Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - Tỉnh Tuyên Quang

Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài . Huyện chiêm hoá là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang.Đây là một huyên có nhiều đặc thù và là huyện có nhiều tài nguyên phong phú và vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Chiêm Hoá đã có những bước tiến dài và có những thành tựu nổi bật đặc biệt là đời sống nhân dân được nâng cao, công bằng xã hội được duy trì ổn định ,... Tuy nhiên do quá trình phát triển kinh tế cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như: nền kinh tế phổ bi

doc123 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - Tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến là sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc mang nặng dấu ấn của nền kinh tế tự nhiên, năng suất cây trồng vật nuôi, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp- cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng sản xuất dịch vụ thấp, các nhu cầu cần thiết cho đời sống nhân dân chưa được đảm bảo, văn hóa- xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí thấp. Đúng như nhận định nghị quyết trung ương 5 (khoá VII) : cơ chế quản lý chính sách của nhà nước để phát triển chưa phù hợp, lợi ích của người lao động chưa được đảm bảo, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chưa thoát khỏi độc canh và thuần nông, chăn nuôi chưa phát triển manh, lâm nghiệp nặng về khai thác để lại hậu quả năng nề (lũ lụt) rừng trồng và bảo vệ rừng chưa thành ngành kinh doanh làm giàu cho người lao động công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ nông thôn chưa phát triển, các ngành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, thương nghiệp dịch vụ chuyển hướng chậm . Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các xã vùng sâu vùng xa. Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện thì chúng ta thấy qua quá trình phát triển huyện Chiêm Hoá còn gặp nhiều khó khăn, nên vấn đề phát triên kinh tế - xã hội trở nên hết sức cấp thiết và đặc biệt quan tâm hơn để góp phần cải thiện mức sống của nhân dân ,giảm mức nghèo đói, chính vì những lẽ đó mà em tiến hành chọn nghiên cứu đề tài : "Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang". Đây là vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học với những vấn đề thực tiễn, cấp bách đang được đặt ra trong phát triển kinh tế Tuyên Quang nói chung và huyên Chiêm Hoá nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài : Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và phương pháp luận để xem xét đánh giá vấn đề phát triển kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá. Phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Từ đó rút ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài : Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, thực trạng đời sống của dân cư, điều kiệt sản xuất và phương hướng phát triển sản xuât ở huyện Chiêm Hoá. 4.Phương pháp nghiên cứu : Để đảm bảo mục đích nghiên cứu nêu trên của đề tài tập trung áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: -Dùng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét vận động của sự vật trong mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. -Dùng các phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích,.....Nhằm xem xét đối tượng nghiên cứu một cách toàn vẹn và trong trạng thái động . 5. Kết cấu của đề tài : Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn. Chương II: Thực trạng đói nghèo và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn huyện Chiêm Hoá . Chương III: Phương hướng và những giải pháp cơ bản thúc đẩy kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo :PGS.TS. Hoàng Việt và sự nỗ lực của bản thân, luận văn đã được hoàn thành. Tuy nhiên do khả năng có hạn, thời gian thực tập ngắn nên chắc chắn luận văn còn nhiều hạn chế, em mong được sự góp ý thêm của các thầy, Cô giáo và các bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dấn : PGS.TS. Hoàng Việt và các thầy cô giáo trong khoa KTNN-PTNT trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Chương I Một số vấn đề lý luận và thực tiễn và phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn 1. Quan niệm và tiêu chí xác đinh đói nghèo 1.1 Quan niệm về đói nghèo Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ sản xuất quy đinh. Bằng lao động sản xuât con người khai thác thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, và những nhu cầu khác. Năng suất lao động ngày càng tăng thì của cải ngày càng nhiều, các nhu cầu sống được đáp ứng đầy đủ hơn; trái lại năng s1uất lao động thấp, của cải vât chất thu được ít, con người rơi vào cảnh đói nghèo. Đói nghèo không chỉ xuất hiện và tồn tại dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, chế độ chiếm hữu nô lệ,chế độ phong kiến với trình độ lực lượng sản xuất kém phát triển mà ngay trong thời đại ngày nay với công cuộc cách mang khoa học hiện đại, với lực lượng sản xuất cao trưa từng thấy, trong từng quốc gia kể cả các quốc gia đã phát triển nhất trên thế giới, đói nghèo vẫn tồn tại một cách hiển nhiên. Do đó loài người đã phải luôn tìm mọi cách để nâng cao trình độ sản xuất của mình, nâng cao đời sống của nhân dân ..... Đối với nước ta Bác Hồ đã từng nói: "Đảng và Nhà nước vừa lo những việc lớn như đổi nền kinh tế văn hoá tiên tiến, vừa đồng thời quan tâm đến những việc nhỏ như, tương, cà, mắm muối cấn thiết cho đời sống hàng ngày của nhân dân". Đói nghèo là một vấn đề nóng bỏng và nhức nhối, nó được các giới nghiên cứu, cơ quan hoạch định chính sách của nhiều quốc gia quan tâm nghiên để tìm ra những nguyên nhân của đói nghèo và xác định các biện pháp xoá đói giảm nghèo. Tại các hội nghị bàn về giảm đói nghèo khu vực Châu á thái Bình Dương do ESCAP tổ chức ở Băng Kôk Thái Lan tháng 9 năm 1993 đã đưa ra khái niệm và định nghiã đói nghèo như sau: "Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương". Theo PGS - PTS Đỗ Nguyên Phương thì đói nghèo được nghiên cứu như sau: "Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư có điều kiện thoả mãn một phần các nhu cầu tối thiều, cơ bản của cuộc sống và có mức thu nhập thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện". Trên cơ sở nhất trí với quan điểm xem xét vấn đề nghèo đói của tổ chức Liên Hợp Quốc, Ngân hàng châu á đã đánh giá về thực trạng nghèo đói và đã đưa ra 2 khái niệm nghèo đói là: Nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối. Nghèo tương đối là tình trạng thu nhập không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu, chỉ duy trì cuộc sống cơ thể con người. Nghèo tuyệt đối là tình trạng thu nhập thấp không có khả năng đạt tới mưc sống tối thiểu tại một thời điểm nào đó. Theo uỷ ban kinh tế xã hội khu vưc châu á thái bình Dương (ESCAP) thì "sự thiếu thốn của cải trong mỗi quan hệ với nhu cầu thiết yếu của con người được xem là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét thực trạng mức sống và vị trí ( về kinh tế - xã hội ) các nhóm hoặc cá nhân khác ở phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ sẽ cho ta hình dung được về khèo khổ tương đối " ở nước ta, Bộ lao động thương Binh - xã hội đã đưa ra định nghĩa về hai loại đói nghèo như sau: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. - Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có thu nhập thấp không đủ khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu chỉ để duy trì cuộc sống . - Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt xã hội ở một thời điểm nào đó. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, bên cạnh khái niệm "nghèo " còn sử dụng khái niệm "đói "để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư ."nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không thoả mãn các nhu cầu ăn, mặc, ở, ytế, giáo dục, đi lại giao tiếp; và "đói" là một tình trạng một bộ phận có mức sống dưới mức tối thiểu cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không đảm bảo duy trì cuộc sống. Tuỳ thuộc vào khả năng đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống trong năm, Việt nam còn phân hộ đói ra thành hai nhóm là: hộ thiếu đói và hộ đói gay gắt để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Ngoài khái niệm hộ nghèo, hộ đói, việt Nam còn sử dụng khái niệm "vùng nghèo, xã nghèo" là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều và mức sống dân cư thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước. Tình trạng phổ biên của vùng nghèo là các điểu kiện tự nhiên không thuận lợi (đất xấu, thiên tai thường xuyên), kết cấu hạ tầng kém phát triển. 1.2 Tiêu chí xác định ranh giới đói nghèo. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cư hiện nay, có thể xác lập các chỉ tiêu đánh giá về đói nghèo theo mấy chỉ tiêu sau đây: thu nhập, nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn. Chuẩn mức nghèo đói do bộ lao động thương binh xã hội đề ra năm 1993 như bảng sau: - Theo tiêu chí cũ Mức đói nghèo Chuẩn mực Năng lượng bình quân Nghèo tuỵêt đối < 15 kg gạo / người / tháng < 1765 kcalo/ ngày Nghèo tương đối < mức TB của địa phương Thiếu đói kinh niên < 12 kg gạo / người / tháng < 1412 kcalo /ngày Đói gay gắt kinh niên < 8 kg gạo / người / tháng < 943 kcalo/ ngày Nghèo khổ được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Xét điều kiện sống của người giầu và người nghèo ta thấy: ngưòi giàu thường được ở trong những ngôi nhà sang trọng, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, công cụ lao động hoàn thiện, hiện đại hơn, thể lực cường tráng, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, con cái được học hành tử tế... ngược lại những người nghèo khổ phải chịu điều kiện ăn, ở, tồi tàn, nhà cửa dột nát, xiêu vẹo phương tiện sinh hoạt thiếu thốn, cũ kỹ, công cụ lao động thô sơ, lạc hậu, thể trọng gầy yếu, tác phong châm chạp, tâm tư buồn bã, con cái thường nghỉ học sớm hoặc không có điều kiện để theo học. - Theo tiêu chí mới Sự phân hoá giàu nghèo được xem xét trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể hơn, có thể xem xét sự phân hoá giàu nghèo ở các khu vực khác nhau giữa các tầng lớp dân cư và các vùng theo các lĩnh vực cụ thể như: + Sự khác nhau về sở hữu / chiếm hữu tư liệu sản xuất + Sự chêng lệch về thu nhập / mức sống và việc làm + Sự khác nhau về sở hữu / sử dụng các tài sản như nhà ở, các phương tiện trong cuộc sống và sinh hoạt. + Sự khác nhau về khả năng và hưởng thụ các thành quả phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ( như y tế, giáo dục, giải trí...). + Sự phân biệt về chính tri, tức là khả năng và điều kiện tham gia vào hệ thống chính trị và các quyền chính trị cơ bản. Sau đây là tiêu chí đánh giá sự nghèo đói của một số cơ quan khác nhau: * Theo tiêu chí của liên hợp quốc: theo chuẩn mực đánh của liên hợp quốc, ở các nức đang phát triển nói chung, những người có mức thu nhập dưới 1 USD / ngày là thuộc mức nghèo khổ tuyệt đối. * Theo tiêu chí của ngân hàng thế giới: các nhà kinh tế ngân hàng thế giới đã đề xuất một mức chuẩn quốc tế dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ấn Độ. Theo đó ranh giới đói nghèo là mức thu nhập cần thiết để có mức cung cấp hàng ngày 2250 kcalo / người vào năm 1995. * Theo tiêu chí của tổng cục thống kê: năm 1994 các chỉ tiêu đựơc áp dụng cụ thể như sau: Các hộ gia đình TNBQ Nghèo ở nông thôn < 50.000 đồng / người / tháng Cực nghèo ở nông thôn < 25.210 đồng/ người / tháng Nghèo ở thành thị < 70.000 đồng / người / tháng Cực nghèo ở thành thị < 42.140 đồng / ngưòi / tháng Theo cách tính này, năm 1993 ở nước ta có 20% hộ nghèo và 4,4% hộ cực nghèo. * Theo tiêu chí của Bộ lao động thương binh xã hội : theo thông báo số 1751/ LĐ- XH của Bộ lao động - thương binh xã hội ngày 20/5/1997, chuẩn mực đối với hộ nghèo đói ở nước ta như sau: + Hộ đói: là hộ có TNBQ < 13 kg gạo ( 45.000 đồng) / người/ tháng. + Hộ nghèo có TNBQ < 15 kg gạo ( 55.000 đồng ) / người / tháng. Đối với khu vực nông thôn, vùng núi và hải đảo. + Hộ nghèo đối với khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du có mức TNBQ < 20 kg gạo (90.000 đồng) / người / tháng . + Hộ nghèo đối với khu vực thành thị có mức TNBQ < 25 kg gạo (90.000 đồng) / người / tháng. * Theo tiêu chí mới của tỏng cục thống kê năm 2000 chuẩn mực đói nghèo của nước ta như sau: Các hộ gia đình TNBQ Nghèo ở các vùng hải đảo và vùng núi nông thôn <= 80.000 đồng / ngưòi /tháng Nghèo ở vùng đồng bằng nông thôn <= 100.000 đồng / người / tháng Nghèo ở khu vực thành thị <= 150.000 đồng / người / tháng Nghiên cứu các chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta cũng cần đề cập sự khác biệt giữa các nhóm dân cư về sở hữu / chiếm hữu tư liệu sản xuất, về sở hữu các tài sản, phương tiện phục vụ đời sống vật chất và tinh thần, về khả năng và điều kiện hưởng thụ của các thành quả phát triển trên các lĩnh vực văn hoá xã hội ( y tế, giáo dục, vui chơi giải trí) khả nằng hội nhập với cộng đồng trong quá trình phát triển. 2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến đói nghèo trong nông thôn. 2.1 Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng nghèo khó đó là trình độ học vấn thấp, việc làm chủ yếu trong khu vực nông nghiệp với việc làm không ổn định. Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu và do vậy không có điều kiện dể nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái,... ảnh hưởng không nhỏ đến thế hệ hiện tại và cả thế hệ trong tương lai. Người nghèo có trình độ học vấn thấp khoảng 90% những người nghèo là những người chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra mức sống cho thấy trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ được đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiế 39%, phổ thông có sở chiếm 37%.Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên, 80%số người nghèo làm các công việc trong nông nghiệp có mức độ thu nhập rất thấp.Trình độ học vấn thấp, hạn chế nên khả năng kiếm việc làm trong khu vực, trong các nghành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn. 2.2 Các nguyên nhân về dân số . Quy mô hộ gia đình là "mẫu số" quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ đông con vừa là hệ quả của đói nghèo. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao, đông con là một trong những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo. Năm 1998, số con bình quân /phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm 20% giàu nhất. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ phụ thuộc cao. Tỷ lệ phụ thuộc của nhóm nghèo nhất là 0,95 so với 0,37 của nhóm giàu nhất . Một trong những nguyên nhân tỷ lệ sinh cao trong các hộ nghèo là do hộ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khoẻ sinh sản, tỷ lệ phụ nữ nghèo đặt vòng chánh thai thấp độ hiểu biết của phụ nữ nghèo về an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói và sức khoẻ sinh sản và tăng nhân khẩu còn hạn chế . Tỷ lệ phụ nữ cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao động rất thiếu, và đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của hộ. 2.3 Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn . Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn nhân lực, người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói. Các hộ nghèo có rất ít đất đai, và tình trạng không có đất của họ có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng hoá sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao hơn. Đa số người nghèo lựa chọn phương án tự cung, tự cấp, họ vẫn dữ các phương thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án mang lại lợi nhuận cao hơn. Do vẫn theo phương pháp sản xuất truyền thống nên giá trị sản phẩm và năng suất thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó. Bên cạnh đó, đại đa số người nghèo không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, phòng dịch bệnh, tiếp cận các nguồn nước, hệ thống thuỷ lợi, giống mới, phân bón, thị trường….. các yếu tố này góp phần làm tăng nguồn lực đầu vào cũng như của cải đầu ra của họ. Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cân các nguồn tín dụng là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, đưa công nghệ mới, thay đổi giống, chất lượng cao…Mặc dù trong khuôn khổ dự án tín dụng cho người nghèo thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, khả năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn khá nhiều người nghèo, đặc biệt là người rất nghèo, không có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng. Một mặt những người nghèo do không có tài sản thế chấp, họ phải dựa vào tín chấp với các món vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn trả vốn. Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sử dụng các nguồn vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ không có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn, và cuối cùng cũng làm cho họ nghèo hơn. 2.4 Nguy cơ dễ bị tổn thương và sự cô lập . Các hộ gia đình nghèo dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống trọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khoẻ…). Đối với khả năng kinh tê mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ. Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó và khắc phục các rủi ro của người nghèo cũng rất kẽm do nguồn thu nhập hạn hẹp làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể còn gặp rủi ro hơn nữa. Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai khoảng từ 1- 1,5 triệu người. Bình quân hàng năm, số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo vẫn còn lớn, do ít số hộ đang sống ở bên ngưỡng đói nghèo và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai, ốm đau, mất việc làm …. Các phân tích từ cuộc điều tra hộ gia đình 1992- 1993 và 1997- 1998 cho thấy các hộ gia đình phải chịu nhiều thiên tai nguy cơ dễ lún sâu vào đói nghèo. Điều này chỉ ra vai trò quan trọng của việc giảm nhẹ hậu quả thiên tai như là một thước đo chủ yếu để đánh giá xóa đói giảm nghèo . 2.5 Sức khoẻ yếu kém cũng là nhân tố chính đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng. Vấn đề sức khoẻ kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chỉ tiêu của người nghèo do mất đi nguồn lao động và tăng chi phí cho chữa chạy các đột biến về chi phí y tế, là một trong những nguyên nhân khiến người nghèo rơi vào tình trạng khốn quẫn. Gánh nặng chi phí bảo vệ sức khoẻ đối với người nghèo cũng là một cái bẫy đẩy người nghèo luẩn quẩn trong vòng đói nghèo. Họ phải chịu đựng hai gánh nặng: thứ nhất là mất thu nhập do người lao động đem lại và thứ hai là chi phí thuốc thang chữa bệnh cho người ốm (liên quan đến thu nhập và tài sản gia đình). Không giống như cong nhân và công chức nhà nước, những người có thu nhập cố định, người nghèo phần lớn là tự lao động và do vậy họ mất thu nhập mà hộ không lao động do ốm đau, bệnh tật hay sức khoẻ yếu. Chi phí chữa bệnh là gánh nặng đối với người nghèo và đẩy họ đến chỗ vay mựơn, cầm cố tài sản làm cho họ khó có thể thoát ra khỏi đói nghèo. Tuy có sự cải thiện đáng kể về tình trạng sức khoẻ ở Việt Nam trong thập kỷ qua, song sự bất bình đẳng lại tăng lên. Tỷ lệ người nghèo mắc các bệnh thông thường khác cao. Theo số liệu điều tra mức sống năm 1998, số người ốm bình quân của nhóm người nghèo là 3,07 ngày/ năm so với khoảng 2,4 ngày/năm của nhóm giàu nhất. Điều đáng chú ý là trong thời kỳ 1993- 1997, tình trạng ốm đau của nhóm người giàu được cải thiện đáng kể (giảm 30%), trong khi tình trạng của nhóm người nghèo vẫn giữ nguyên. Năm 1999, số người trong độ tuổi lao động của nhóm người nghèo mất nhiều ngày ốm đau hơn khoảng 55% so với nhóm không nghèo. Sự khác nhau trước đây chỉ 16%. 2.6 Những hạn chế của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách (tự do hóa thương mại, cải cánh doanh nghiệp Nhà nước…) ảnh hưởng đến đói nghèo… Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là một trong những ảnh hưởng lớn tới mức giảm tỷ lệ nghèo. Việt Nam đã đạt được những thành tích giảm nghèo đói rất đa dạng và trên diện rộng. Tuy nhiên, quá trình phát triển và mở cửa của nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực đến đói nghèo. * Tình trạng cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, khiến nhiều người mất việc làm và một bộ phận trong số họ rơi vào tình trạng nghèo khó do không có việc làm, chiếm tỷ trọng cao trong số này là phụ nữ, người không có trình độ và tuổi cao. * Chính sách cải cách nền kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tự do hoá thương mại tạo ra những động lực tốt. Tuy nhiên, đa số những người nghèo chưa có điều kiện nắm bắt cơ hội này, sự thiếu thông tin, trang thiết bị sản xuất lạc hậu, giá thành sản xuất cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp và năng lực sản xuất hạn chế. Vì vậy, không ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị phá sản và trở thành người nghèo. * Người lao động trở nên thất nghiệp một phần do chủ quan của chính họ, mặt khác do chính sách phát triển kinh tế vĩ mô không chú ý đúng mức đến vấn đề công bằng trong tăng trưởng. Tình trạng thu nhập của người nghèo ít được cải thiện. Hệ quả hiển nhiên là tăng trưởng kinh tế giúp cho việc xóa đói giảm nghèo trên diện rộng, song việc cải thiện tình trạng của người nghèo (về thu nhập, khả năng tiếp cận phát triển các nguồn lực) lại phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế, hay nói cách khác, tác động của tăng trưởng kinh tế đối với việc phân phối lợi ích trong các nhóm dân cư. Phân tích tình hình biến đổi của các nhóm dân cư cho thấy, tăng trưởng kinh tế có tác động nhiều hơn so với nhóm người giàu và kết quả đã làm tăng thêm các bất bình đẳng. 3.Vài nét về kết quả và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong nông thôn nước ta giai đoạn hiện nay. Ngay từ khi Việt nam giành được độc lập (1945) chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo như một thứ "giặc", cũng như giặc dốt, giặc ngoại sâm, nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu làm sao để nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và đời sống hạnh phúc. Công việc xóa đói giảm nghèo vẫn là vấn đề kinh tế xã hội cấp bách trước mắt vừa cơ bản vừa lâu dài để tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống tạo việc làm, tiếp cận với các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ… Xóa đói giảm nghèo là vấn đề kinh tế xã hội là chách nhiệm của các cấp các ngành, các tổ chức xã hội, của mọi người dân và của chính người nghèo. Đây là vấn đề chương trình lớn của quốc gia, phục vụ rất hữu ích cho công nghiệp hoá, cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Cho một chủ nghĩa cao cả "vì hạnh phúc của nhân dân". Từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo diễn ra trong thời gian qua đã được thực hiện và đi vào cuộc sống như: tín dụng ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ y tế, giáo dục, hỗ trợ đồng bào dân tộc khó khăn, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đinh canh định cư, di dân kinh tế mới, … tạo hành lang phát lý thuận lợi cho xóa đói giảm nghèo và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các xã nghèo để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của ngân dân, đặc biệt là những xã nghèo miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc. Nhờ vậy mà tỷ lệ hộ đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) giảm từ 20,3% vào cuối năm 1995 xuống 19,2% năm 1996; 17,7% năm 1997; 15,7% năm 1998 ; 13,1% năm 1999; và còn 10% vào cuối năm 2000; trung bình mỗi năm giảm 2% ( khoảng 300.000 hộ ). Tính chung 5 năm qua cả nước đã giảm được 1,5 triệu hộ nghèo tương đương 7,5 triệu người riêng hộ đói kinh niên từ 450 ngàn họ vào cuối năm 1995 giảm còn 150 ngàn hộ vào cuối năm 2000, chiếm tỷ lệ 1% tổng số hộ cả nước. Mặc dù thiên tai diễn ra trên diện rộng gây hậu quả nặng nề, nhưng mục tiêu xóa đói giảm nghèo đề ra trong nghị quyết đại hôi Đảng VIII đã cơ bản hoàn thành. Tổng nguồn vốn huy động cho các chương trình, dự án có liên quan đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong năm qua khoảng 15.000 tỷ đồng riêng hai năm 1999- 2000 gần 9600 tỷ đồng trong đó; + Ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp cho chương trình 3.000 tỷ đồng (TƯ:2100 tỷ đồng và địa phương 900 tỷ đồng). + Lồng ghép các chương trình dự án khác: trên 800 tỷ đồng(năm 1999 là 300 tỷ đồng và năm 2000 là 500 tỷ đồng). + Huy động từ cộng đồng: trên 300 tỷ đồng (trong đó các bộ ngành, tổ chức đoàn thể và doanh nghiệp TƯ và địa phương hỗ trợ 34 tỉnh trên 230 tỷ đồng). + Nguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo trên 5500 tỷ đồng: ngân hàng phục vụ người nghèo 5015 tỷ đồng (trong đó các địa phương tiết kiệm chi tiêu uỷ thác cho ngân hàng người nghèo 338 tỷ đồng), các nguồn khác 485 tỷ đồng. Nhiều mô hình hộ gia đình, thôn bản, xã huyện xóa đói giảm nghèo có hiệu quả đã được nhân rộng, như : mô hình tiết kiệm- tín dụng của hội phụ nữ; mô hình xóa đói giảm nghèo theo hướng tự cứu ở các tỉnh miền trung; mô hình xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc của hộ nông dân;, mô hình phát triển cộng động gắn với xóa đói giảm nghèo ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Sơn La; mô hình gắn kết các hoạt động của tổng công ty (tổng công ty thuốc lá, cao xu với huyện, cụm, xã phát triển sản xuất xóa đói giảm nghèo ở Cao Bằng; Ninh Thuận; Gia Lai; Com Tum… Các dự án thuộc chương trình mực tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo theo quyết định 133/1998/QĐ- TT ngày 23/7/1998 của thủ tướng chính phủ đã đạt được những kết quả quan trọng trong 2 năm 1999- 2000. - Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: trong 2 năm (1999- 2000) đã đầu tư bằng các nguồn vốn 3000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư 6.500 công trình cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo (trong đó ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp cho 1200 xã năm 1999 và năm 2000 là 1878 xã với số vốn gần 1700 tỷ đồng; ngân sách địa phương lồng ghép và các nguồn khác trên 1300 tỷ đồng đầu tư cho 650 xã nghèo khác) bình quân mỗi xã được xây dựng được 2,5 công trình, ngoài ra các địa phương đã huy động được trên 17 triệu ngày công lao động của nhân dân tham gia xây dựng các công trình, huy động đóng góp bằng tiền và hiện vật trong nhân dân trị giá hàng trục tỷ đồng. Đến tháng 4/2001 đã có trên 5000 công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng. - Dự án tín dụng tổng nguồn vốn cho vay người nghèo đạt 5.500 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo 5015 tỷ đồng ( bao gồm cả vốn các tổ chức đoàn thể 350 tỷ đồng, vốn tiết kiệm chi tiêu của các địa phương 338 tỷ đồng, vốn lồng ghép và vốn khác trên 300 tỷ đồng ). Tính đến cuối năm 2000, đã cung cấp vốn tín dụng ưu đãi ( lãi suất thấp, không phải thế chấp ) cho trên 5 triệu lượt hộ nghèo với mức vốn bình quân 1,85 triệu đồng / hộ, góp phần giảm 700 hộ nghèo trong hai năm 1999 - 2000. - Dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: Ngân sách Nhà nước đã bố trí gần 60 tỷ đồng, hỗ trợ đời sống cho 2000 hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn và cho 90.000 hộ vay vốn sản xuất không lấy lãi. - Dự án định canh định cư, di dân, kinh tế mới: Tổng kinh phí thực hiện trên 500 tỷ đồng từ ngân sách trưng ương, định canh định cư cho 118000 hộ; di dân xây dựng vùng kinh tế mới 38925 hộ và sắp xếp ổn định cuộc sống 23543 hộ di dân tự do. - Dự án hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm ngư: kinh phí thực hiện trên 25 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung Ương đầu tư trực tiếp cho chương trình 17 tỷ đồng, hướng dẫn trên hai triệu lượt người nghèo; xây dựng trên 400 mô hình trình diễn về lúa, ngô, lạc, đậu tương… năng suất cao đã được người nghèo áp dụng vào sản xuất . - Dự án đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo và cán bộ xã nghèo: đội ngũ cán bộ xóa đói giảm nghèo chuyên trách đã được quan tâm bố trí, đến cuối năm 2000 đã có 1798 xã thuộc 22 tỉnh, thành phố, có cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo tại chỗ, trong đó 1474 cán bộ được hưởng phụ cấp do ngân sách địa phương chi trả; 14 tỉnh đã tăng cường trên 2000 cán bộ tỉnh, huyện, tri thức trẻ tình nguyện cho các xã nghèo. Đã biên soạn hai tập tài liệu tập huấn cho cán bộ xóa đói giảm nghèo cấp tỉnh, huyện và xã, tổ chức tập huấn cho trên 80.000 lượt cán bộ xóa đói giảm nghèo các cấp ( cấp tỉnh 3000, cấp huyện 5000, cấp xã 72000 ) kinh phí thực hiện khoảng 22 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí khoảng 17 tỷ đồng, ngân sách địa phương và lồng ghép 5 tỷ đồng. Qua các lớp tập huấn, đội ngũ cán bộ cơ sở đã được trang bị những kiến thức cần thiết để tổ chức thực hiện chương trình thực hiện trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo đề ra. - Dự án hỗ trợ người nghèo về y tế: đã xây dựng chính sách miễn phí và mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng quá nghèo; các tỉnh thành phố đã mua và cấp trên 1,2 triệu thẻ BHYT cho người nghèo với kinh phí trên 36 tỷ đồng; đồng thời các tỉnh, thành phố đã cấp thẻ hoặc giấy chứng nhận khám, chữa bệnh miễn phí cho gần 3 triệu người; thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho khoảng hai triệu lượt người nghèo. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 170 tỷ đồng từ nguồn chi đảm bảo xã hội của các địa phương và kinh phí của các ngành y tế ngoài ra hàng vạn trẻ em nghèo, người nghèo được khám chữa bệnh nhân đạo, từ thiện miễn phí ( lắp thủy tinh thể, vá môi, chỉnh hình phục hồi chức năng,…) - Dự án hỗ trợ người nghèo về giáo dục:đã thực hiện miễn, giảm học phí cho hơn 1,3 triệu học sinh nghèo, miễn giảm các khoản học phí khác cho trên một triệu học sinh nghèo, đồng thời đã cấp sách giáo khoa cho gần 1,4 triệu học sinh nghèo với tổng kinh phí thực hiện trên 172 tỷ đồng. - Dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề: kinh phí thực hiện trên 40 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ươ._.ng 2 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương và lồng ghép . Có khoảng 3000 hộ được hỗ trợ sản xuất, hướng dẫn ngành nghề phi nông nghiệp cho trên 40.000 hộ nghèo. Tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp đã thực hiện cho 524 hộ nghèo vay để chuộc đất sản xuất với tổng số tiền là 3 tỷ đồng. Việt Nam đã đạt được những kết quả suất sắc trong xóa đói giảm nghèo. Chủ trương của chính phủ ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn và những thành công trong lĩnh vực này nhất là về sản xuất lương thực bình quân đầu người từ 330 kg năm 1990 tăng lên 455 kg năm 2000, đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nông thôn. Chính sách xóa đói giảm nghèo được sự hưởng ứng tích cực của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và cả bản thân người lao động ; nhiều hoạt động cụ thể đã được triển khai giúp các hộ đói nghèo giảm bớt khó khăn, từng bước vươn lên, thoát khỏi đói nghèo và ổn định cuộc sống. Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam những năm qua đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ về nhiều mặt ( kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn vốn ) dưới dạng không hoàn lại, và tín dụng ưu đã. Đây là yếu tố rất quan trọng, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo . Nhờ thực hiện có kết quả đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế , xã hội do Đảng ta khởi sướng, thời kỳ 1991- 2000 của nền kinh tế nước ta tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay, sau 10 năm tăng gấp đôi tổng sản phẩm trong nước ( GDP ). Đặc biệt sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, sản xuất lương thực 12 năm được mùa liên tục. Năm 2000 sản lượng lương thực quy thóc đạt 34,5 - 35 triệu tấn, đưa sản lượng lương thực bình quân đầu người từ 330 kg năm 1990 lên 435kg năm 2000. Nhờ đó đã biến nước ta thành một nước thiếu lương thực, nay đã không những đảm bảo an ninh lương thực. Những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế xã hội đã cải thiện rõ rệt đời sống đại bộ phận nhân dân , là điều kiện quan trọng thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo . Trong 10 năm qua đã giảm trên 2 triêu hộ đói nghèo, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh, từ gần 30% năm 1992 xuống còn gần 11% vào năm 2000. Mỗi năm bình quân giảm được 250.000, riêng giai đoạn 1996- 2000 mỗi năm giảm đưựoc 300.000 hộ chiếm (2%) , đạt mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra và đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất, trở thành một “điểm sáng” trong cuộc đổi mới của đất nước. Từ thực tiễn xoá đói giảm nghèo ở nước ta những năm qua có thể rút ra một số bài học bước đầu như sau: 1. Qua thực tiễn 10 năm xoá đói giảm nghèo có thể thấy bài học trước tiên là nhận thức về trách nhiệm và quyết tâm cao xoá đói giảm nghèo của các cấp Đảng uỷ và chính quyền, các tổ chức đoàn thể và chính quyền người nghèo. Từ chuyển biến nhận thức đúng đã tạo ra và tăng đầu tư nguồn lực, cán bộ và hình thành hệ thống chính sách, cơ chế, chương trình, dự án, kế hoạch, xoá đói giảm nghèo hàng năm từ TƯ đến địa phương. Xoá đói giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp các tổ chức đoàn thể, không có xã phường nào không có hành động cụ thể về xoá đói giảm nghèo. 2. Đa dạng hoá tạo nguồn lực (Nhà nước và cộng đồng, dân cư hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và hợp tác quốc tế) cho xoá đói giảm nghèo, trước hết và chủ yếu là phát huy nguồn lực tại chỗ. Đồng thời tập trung nguồn lực cho các mục tiêu trọng điểm là xoá các hộ đói kinh niên, xây dựng cơ sở hạ tầng ,tín dụng, y tế, giáo dục …. Nhất là nơi có tỷ lệ hộ nghèo đói cao và nhiều xã đặc biệt khó khăn. 3. Xác định rõ chách nhiệm lánh đạo của các cấp Đảng uỷ, chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành: Vai trò của mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ( hội phụ nữ, hội nông dân , đoàn thanh niên CSHCM, hội cựu chiến binh….), khơi đậy chách nhiệm cộng đồng và của chính người nghèo. Thực hiện cơ chế dân chủ, công khai về nguồn lực, tài chính. Phân công các địa phương khá, đơn vị, cơ quan các tổng công ty hỗ trợ các xã nghèo. Tổ chức công tác thông tin hai chiều từ TƯ đến cơ sơ và với các tổ chức quốc tế. Coi trọng tổng kết, xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo có hiệu quả ở các thôn, bản, xã, huyện. Khen thưởng động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc về xoá đói giảm nghèo. 4. Tổ chức tốt việc điều tra, khảo sát phân tích đúng nguyên nhân, lập danh sách các hộ đói nghèo, xây dựng kế hoạch biện pháp cụ thể, thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, tăng cường đội ngũ cán bộ am hiểu, có tâm huyết làm công tác xoá đói giảm nghèo nhất là các xã đặc biệt khó khăn và quan tâm bồi dưỡng, đào tạo là khâu rất quyết định. 5. Mở rộng hợp tác quốc tế vễ xoá đói giảm nghèo, tranh thủ kinh nghiệm, nguồn lực, kỹ thuật và thông tin. Thành tựu về xoá đói giảm nghèo tốt góp phần thuyết phục và mở rộng hợp tác quốc tế cho xoá đói giảm nghèo và các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta(hội nghị của các nhà tài trợ cho Việt Nam tháng 12 năm1998 ) đã thu hút hàng trăm triệu đô la, hàng trăm dự án quốc tế(chính phủ và phi chính phủ) cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Thành tựu xoá đói giảm nghèo 10 năm qua cho ta những bài học quý giá, nhất là đã hình thành hệ thống chính sách, cơ chế, chương trình mực tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo đã và đang đi vào cuộc sống; nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo được tăng cường; hệ thổng tổ chức và cán bộ xoá đói giảm nghèo được tăng cường và phát triển. 4. Phát triển kinh tế và vai trò phát triển kinh tế trong xoá đói giảm nghèo. Phát triển kinh tế là tạo điều kiện cho con người sinh sống bất kỳ nơi đâu trong một quốc gia hay cả hành tinh trái đất đều trường thọ, đều được thoả mãn các nhu cầu sống đều có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt mà không phải lao động quá cực nhọc, đều có trình độ học vấn cao, đều được hưởng những thành tựu về văn hoá tinh thần, có đủ tiện nghi cho một cuộc sống sung túc, đều được sống trong một môi trường trong lành, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh. 4.1 Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế. * Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm sự tăng về quy mô sản lượng, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế xã hội. Khái niệm trên không phản ánh hết nội dung của phát triển kinh tế, tuy nhiên nó được phản ánh như sau: - Sự phát triển tăng thêm cả về khối lượng, của cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và điều kiện sống xã hội. - Tăng thêm về quy mô sản lượng và kinh tế xã hội là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập của lượng và chất. Kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội là một quá trình vận động khách quan còn mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đề ra là thể hiện sư tiếp cận với các kết quả đó. *Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra, do vậy để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế , người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ so sánh với thời kỳ trước. Đó là mức tăng phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, bình quân trong một giai đoạn. 4.2 Bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống lành mạnh cho người nghèo. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường khác. Tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc, các thành phố lớn và một số vùng nông thôn. Kiểm soát nghiên cứu ô nhiễm và ứng sử sự cố môi trường do thiên tai lũ lụt gây ra, thực hiện các dự án và cải tạo bảo vệ môi trường xây dựng vườn quốc gia, khu rừng cấm, trồng cây xanh, bảo vệ các nguồn gen di truyền xây dựng các công trình làm sạch môi trường. Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước và bảo vệ môi trường đến địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là hợp tác với các nước trong khu vực, trong việc ngăn ngừa môi trường, chuyển giao công nghệ sử lý ô nhiễm môi trường và xây dựng các chương trình sử lý chất thải. Môi trường và nghèo đói có quan hệ hai chiều, cải thiện tốt chất lượng môi trường góp phần làm giảm đói nghèo. Việc cải thiện hệ thống cấp nước sạch có thể nâng cao sức khoẻ làm giảm lượng thời gian tiêu phí và tạo điều kiện có thời gian làm việc khác, làm giảm ảnh hưởng của thiên tai đối với người nghèo sẽ làm cho họ có điều kiện tiếp súc tốt hơn với các sinh kế và nguồn cung cấp thức ăn, nâng cao chất lượng quả lý các nguồn tài nguyên có thể hỗ trợ người nghèo vì những người nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên để nâng cao mức sống của họ. Gắn các chính sách kinh tế với chính sách môi trường, sửa đổi các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến quá trình đầu tư theo hệ thống đưa ra cụ thể và lượng hoá nhằm vừa đảm bảo quyền tự do đầu tư của công dân vừa đảm bảo chống được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua chương trình giáo dục môi trường và khuyến khích mọi tầng lớp dân cư, của doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội và các hoạt động bảo vệ môi trường . Thực hiện các quy định và luật bảo vệ rừng để bảo vệ các khu rừng đầu nguồn loại bỏ các điểm gây ô nhiễm, tăng cường giám sát và thi hành các quy định hiện có của Nhà nước. 4.3 Vai trò của phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Từ hai khái niệm về phát triển kinh tế và đói nghèo thì phát triển kinh tế là nhằm tạo ra của cải vật chất, tạo ra nguồn thu nhập cao để thỏa mãn các nhu cầu ngoài nhu cầu ăn như: nhà ở, mặc, văn hoá, y tế, giáo dục, phương tiện đi lại,... trong khi đó đói nghèo lại là kết quả của sự không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu đó. Do vậy muốn xoá đói giảm nghèo thì nhất thiết phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và muốn phát triển kinh tế xã hội thì phải tiến hành xoá đói giảm nghèo. Phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tương quan tỷ lệ thuận với nhau. Như vậy phát triển kinh tế có một vai trò cực kỳ quan trong việc xoá đói giảm nghèo của cả nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là trong huyện Chiêm Hoá nói riêng. Phát triển kinh tế có vai trò trong xoá đói giảm nghèo được thể hiện qua mấy điểm sau: Một là: xoá đói cho một số hộ hay thiếu ăn thường xuyên để duy trì sự tồn tại của cón nguời như ăn, mặc, ở. Hai là: giúp các hộ nghèo có điều kiện để thực hiện các nhu cầu về xã hội, y tế, giáo dục và đời sống tinh thần nói chung. Ba là: giúp các hộ nghèo có cơ hội làm ăn để phát triển kinh tế gia đình, tiếp cận được với các phương pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến và khoa học, từ đó họ có nguồn thu nhập đủ để trang trải cho cuộc sống và có tiền để tiết kiệm qua hàng tháng trong năm. 5. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước và một số tỉnh trong khu vực. 5.1 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở một số nước trong khu vực. + Trung Quốc: Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới có tới 210 triệu người nghèo đói chiếm 20% dân số, trong đó có 80 triệu sống dưới mức nghèo khổ chiếm 8% dân số và 27 triệu người là bần cùng chiếm 2,6% dân số. Trung Quốc sớm quan tâm đến phát triển nông nghiệp, quan tâm chú trọng tới phát triển kinh tế hộ, khoảng 100 triệu hộ được giao hơn 10 triệu ha đất để sử dụng lâu daì và có quyền chuyển nhượng, khuyến khích tích tụ tập trung ruộng đất hình thành các trang trại sản xuất hàng hoá. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chương trình (đốm lửa nhằm chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn trên cơ sở kết hợp giữa vấn đề khoa học kỹ thuật với kinh tế để huy động mọi tiềm năng sắn có ở nông thôn vào việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá để không ngừng nâng cao mức sống của người nông dân. Trung Quốc chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn(vừa và nhỏ) nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo kinh tế thuần nông, thực hiện khẩu hiệu”ly nông bất ly thương” với chủ chương này Trung Quốc đã thu được những thành tựu rất lớn. Trong thời gian từ năm 1978- 1985 giá trị sản lượng lương thực tăng bình quân 10% mỗi năm. Giải quyết việc làm cho hơn 20% lao động nông thôn. Tuy là một nước đông dân nhất thế giới mà tỷ lệ nghèo đói đã giảm, đến năm 1991 đã còn lại 87 triệu người sống dưới mức nghèo khổ 27 triệu người là bần cùng mà hiện nay Trung Quốc là nước có tỷ lệ số người sống ở mức nghèo khổ thấp nhất. + ấn Độ: ấn Độ đặt ra vấn đề phát triển nông nghiệp toàn diện nhằm khơi dậy những tiềm năng sắn có ở nông thôn. Đặc biệt trong nông nghiệp là “cuộc cách mạng xanh” nhằm đưa tiễn bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng nhanh năng xuất cây trồng. Đi liền với nó chính phủ ấn Độ chủ chương phát triển công nghiệp nông thôn và tiễn hành hoạt động giúp đỡ các gia đình như phổ biến khoa học kỹ thuật, cung cấp vật tư mua bán sản phẩm vàđào tạo tay nghề ... trong 5 năm thực hiện chương trình đãgiải phóng được 15 triệu gia đình với 15 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo + Nam Triều Tiên: Chính Phủ đã ban hành luật cải cách ruộng đất Nhà nước đã thực hiện việc mua lại ruộng đất của Chính Phủ, ruộng đất có trên 3 ha để bán lại cho nông dân theo phương thức trả tiền dần. Chính Phủ đã khởi sướng phong trào phát tiển kinh tế - văn hoá với mục tiêu chính là:"Xây dựng một đất nước Triều Tiên mới và hiện đại". Phong trào này được tổ chức từ TƯ đến địa phương ,làng ,xã,mỗi làng xã đều có cán bộ nòng cốt vàđược định kỳ tập huấn về các mặt khoa học kỹ thuật, tổ chức giáo dục, văn hoá và công tác quần chúng …. Nguồn vốn để thực hiện chủ trương này một phần của Chính Phủ một phần của các tổ chức phi Chính Phủ và tư nhân, còn lại của các hộ gia đình. Biện pháp của phi Chính phủ là hỗ trợ về vật tư, tiền vốn cho làng xã xây dựng đường giao thông, trường học, trạm xã, phát tiển các ngành công nghiệp nông thôn … Kinh nghiệm của các nước cho thấy nghèo đói là một vấn đề xã hội giải quyết nghèo đói không thể thành công nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của Chính Phủ và của các tổ chức xã hội khác. Nhà nước không thể cho không người nghèo tiền hoặc vật tư sản xuất …Được mà phải khai thác khả năng người nghèo có nhiều nhất là sức lao động, sự cần cù … Chính Phủ phải tạo cho họ một cơ hội kiếm được việc làm và khả năng đáp ứng nó. 5.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước. + Yên Bái : là một tỉnh miền núi,có diện tích tự nhiên 6.807 km dân số trên70 vạn người, bao gồm 30 dân tộc anh em cùng chung sống ở 2.179 thôn bản, tổ dân phố/180 xã, phường thị trấn thuộc 9 huyện thị xã; trong đó có 70 xã vùng cao đặc biệt khó khăn,chủ yếu là đồng bào dân tộc HMông sinh sống. Là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát tiển trình độ dân trí thấp không đồng đều, tỷ lệ tăng dân số cao,cơ sở hạ tầng còn yếu kém. - Trong những năm qua tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo chỉ đạo các ngành các cấp cùng toàn thể nhân dân vượt qua những khó khăn thử thách, đoàn thể đổi mới và dành được những thắng lợi tương đối toàn diện trên nhiều mặt, tốc độ tăng trưởng khá và đều, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thực hiện chính sách xã hội, an ninh chính trị được giữ vững,đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện. Tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo cấp huyện và cấp tỉnh giai đoạn 1996 - 2000 và thành lập được ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ tỉnh xuống cơ sở để chỉ đạo thực hiện chương trình bằng nhiều giải pháp và hình thức khác nhau. Vì vậy bằng sự nỗ lực cố gắng của người dân, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của tỉnh uỷ, HĐND UBND và các cấp các ngành,chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đã giảm được tỷ lệ đói nghèo từ trên 30% năm (1992), xuống còn 22,38% năm(2000) bình quân mỗi năm giảm được gần 2% số hộ thuộc diện đói nghèo. + Quảng Trị : là một tỉnh nhỏ của miền trung có diện tích tưj nhiên 4.592 km2 với 566.000 dân. Tỉnh ở vị trí trọng điểm của 2 miền nam Bắc trước đây trong chiến tranh đã bị tàn phá vô cùng nặng nề, còn hiện nay lại thì lại thường xuyên bị thiên tai, riêng năm 1998 với trận hạn hán lịch sử cùng 3 cơn bão, lụt đã làm cho Quảng trị bị tổn thất 252 tỷ đồng, và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân làm thất thu 4 vạn tấn lương thực, làm cho 12 vạn người thiếu ăn.Vì vậy đối với tỉnh Quảng trị vấn đề xóa đói giảm nghèo vừa là vấn đề cơ bản lâu dài, vừa là vấn đề bức xúc và cấp bách. Quảng trị là một trong số tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất Việt Nam (64,5%) và theo tiêu chí của Bộ LĐ - TBXH quy định tỉnh đã mở 3 cuộc điều tra lớn, những cuộc điều tra đó đã giúp cho các cấp các ngành hiểu được nhiều điều về số lượng, mức độ phân bố cũng như các nguyên nhân đói nghèo. Kết quả điều tra đầu năm 1996 cho thấy 530.000 người dân thì đã có 177.298người thuộc diện đói nghèo (gần 23% - tại thời điểm đó trung bình của cả nước là 20%). Từ thực tế đó, tỉnh đã bước vào thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo với một quyết tâm cao. Một mặt là sự cố gắng cao nhất của Nhà nước trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết các chính sách xã hội, mặt khác là xã hội hoá một cách mạnh mẽ thông qua việc lồng ghép với chương trình của các ngành, các đoàn thể trong tổ chức thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại các làng,xã, phường,phố. Vì vậy sau hơn 2 năm tính đến ngày 1/4/2000 toàn tỉnh xoá được 1990 hộ đói giảm được 7.334 hộ nghèo, hạ tỷ lệ đói nghèo chung từ 23% xuống còn 18,88 (bình quân mỗi năm giảm 2%). Mặc dù kết này còn rất khiêm tố,còn thấp so với một số tỉnh,thành phố, nhưng với Quảng trị đây là một chặng đường mở đầy ý nghĩa và để tiếp tục vươn lên trong những năm tiếp theo. Qua thực tế ở Yên Bái, Quảng trị cho thấy có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: - Để xóa đói giảm nghèo phải tổ chức sao cho tất cả các cấp các ngành,toàn xã hội tham gia, không có ai là người ngoài cuộc,trong đó ý trí và quyết tâm của chính các hộ đói nghèo là nhân tố quyết định Trong việc làm cụ thể cần tập trung sử lý theo đúng các nguyên nhân đói nghèo đã kết luận. Chẳng hạn ở Quảng trị có 73% hộ là do thiếu vốn, 27% hộ đói là vì quá đông con,… Việc củng cố và ban hành các cấp, nhất là cấp xã là một trong các yếu tố sống còn về mặt kinh tế và xoá đói giảm nghèo,nếu là nơi làm tốt thì nơi đó có ban chỉ đạo xã mạnh và ngược lại - Muốn tiến hành xóa đói giảm nghèo có hiệu quả thì nhất thiết phải tiến hành điều tra chu đáo,cặn kẽ để xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ với những căn cứ có khoa học Chương II Thực trạng về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn huyện Chiêm Hoá I. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hoá ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của các hộ trong nông thôn. 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, mang đậm nét đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam; phía Bắc giáp huyện Na Hang; phía Nam giáp huyện Yên Sơn; Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn); phía Tây giáp huyện Hàm Yên và huyện Bắc Quang (Hà Giang); huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách tỉnh lỵ Tuyên Quang 65km về phía Bắc. Tính từ các điểm tận cùng theo Bắc - Nam, Đông - Tây, chiều rộng của huyện là 75km, chiều dài là 120km. Tổng diện tích toàn huyện là 1.387km2, trong đó có 20.345 ha đất nông nghiệp đang sử dụng (14,7%) và 102.892 ha đất lâm nghiệp (74%). 1.2. Địa hình Địa hình của Chiêm Hoá bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sông ngòi và nhiều dãy núi lớn, có sự xen kẽ không đồng đều giữa các núi đá vôi và núi đất, được hình thành từ vùng núi thấp tiếp giáp với vùng núi cao, tạo nên một hệ thống đồi núi bao quanh huyện, giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không lớn, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư. Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao điển hình là dãy núi phía Nam có đỉnh cao nhất là núi Quạt (1.229m), dãy núi phía Bắc có đỉnh cao nhất là núi Phia Gioòng (1.229m), dãy núi phía Đông có đỉnh cao nhất là núi Khau Bươn (957m), dãy núi phía Tây có đỉnh cao là núi Chặm Chu (1.587m). 1.3. Thời tiết, khí hậu Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, được phân chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có mưa nhiều và mưa rào tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, với lượng mưa cao nhất là 300,3mm/tháng, mùa này thường xảy ra lũ lụt; mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa đông bắc, sương mù và sương muối, nhiệt độ trung bình năm là 22,6%, cao nhất là 39,70c và thấp nhất là 4,20c; độ ẩm trung bình là 65% thấp nhất là 42,25%. Nhìn chung khí hậu của huyện tương đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi như: cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên lượng mưa trong huyện phân bố không đồng đều . Mùa mưa thường có tình trạng đất đai bị sói mòn, sạt lở gây ách tắc trì trệ giao thông, mùa khô thường hạn hán thỉnh thoảng nhiệt độ xuống thấp thường gây băng giá, sương mù, sương muối ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi và sức khoẻ con người. 1.4 Đất đai: do địa hình huyện Chiêm Hoá phức tạp độ cao trung bình từ 90 - 110m, nằm trên nền địa chất có tuổi rất cổ (thuộc cổ sinh và nguyên sinh).. Đá mẹ là phiến thanh, Sa thạch, đá vôi, đá biến chất, đá cát kết Do địa hình cao thườg có mây mù, độ âm cao nên thuận lợi cho quá trình tích luỹ mùa. Sụ hình thành các loại đất cũng như các đặc tính hoá học của đất chịu ảnh hưởng rất lớn các điều kiện tự nhiên này. Trong huyện có 13 loại đất thuộc 3 nhóm chính cụ thể như sau: - Nhóm đất phù sa: Nhóm này gồm 4 loại đất chính + Đất phù xa được bồi hàng năm + Đất phù xa không được bồi hàng năm + Đất phù xa có tầng loang lổ đỏ vàng + Đất phù xa ngoài suối - Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm này gồm 6 loại đất chính + Đất lâu đỏ trên đá vôi + Đất đỏ vàng trên đá xét và đá biến chất + Đất vàng đỏ trên đát Mác ma axit + Đất vàng nhạt trên đá cát + Đất lâu vàng trên phù xa cổ + Đất vàng biến đổi do trồng lúa nước - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: gồm có 3 loại đất chính + Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất + Đất mùn vàng nhạt trên núi đá cát + Đất mùn vàng đỏ trên đá Mác ma axit Nhìn chung với đặt điểm về tài nguyên đất của huyện như trên tương đối mầu mỡ, phù hợp với phát triển cây lương thực: Lúa, ngô, sắn, các loại cây ăn quả như vải, mận, mơ; cây dược liệu như quế, sa nhân,…và cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê… 1.5 Thuỷ văn, nguồn nước. Chiêm Hoá có một huyện sông suối lớn, độ dốc cao, hướng xảy khá tập trung, các con suối, ngòi đều đổ đồn về sông ngâm,bắt nguồn từ Trung Quốc, sau khi chảy từ cao Bằng , Na Hang, sông Gâm chảy qua Chiêm Hoá trên mật độ dài 40 km mà là con đường thuỷ duy nhất nối từ huyện đến tỉnh lỵTuyên Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Các suối lớn như ngòi Quẵng, ngòi Đài, ngòi Nhụng …. cùng nhiều khe nhỏ khác với tổng chiều dài 317 km, tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân và những con đường giao thông,vận tải khá quan trọng. Tóm lại, sông suối ở Chiêm Hoá được phân bổ tương đối đồng đều trên địa bàn, bình quân 1000 ha đất có 130 km suối chảy qua, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, vận tải đường thuỷ và sinh hoạt, đồng thời là nguồn năng lượng dồi dào cho thuỷ điện nhỏ. 1.6 Thảm động thực vật. Do tình trạng chặt phá rừng bừa bãi nên độ che phủ của rừng hiện còn khoảng 35%. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là song, mây, tre, nhà nứa, …lát, nghiến, trò trỉ, … và một số cây dược liệu như mộc nhĩ, măng khô,… động vật rừng có nhiều lóại quý hiếm như lợn rừng, hưu, nai, khỉ,…. và các loại gặm nhấm chim chóc,… Tập đoàn cây trồng vật nuôi khá phong phú: - Cây lương thực: lúa ngô, khoai, sắn, rong, riềng,… - Cây công nghiệp: chè, cà phê - Cây ăn quả: cam, quýt, nhãn, vải - Cây dược liệu: quế, sa nhân - Cây lấy gỗ: thông, luông, tếch, xoan - Động vật nuôi: trâu, bò, lợn, dê, gia cầm 2- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. 2.1 Quy mô, cơ cấu, chất lượng đất đai. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 145.575 ha chiếm 20,90% diện tích tự nhiên của tỉnh. Huyện nằm trong địa hình núi cao, độ dốc lớn. Địa hình phức tạp, nên quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn hạn chế, quá trình này thể hiện ở việc sử dụng đất đai vào mục đích nông lâm nghiệp ở biểu sau: Biểu 1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chiêm Hoá năm 2000 Hạng mục Số lượng (Ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 145.575 100 I. Đất đang sản xuất nông nghiệp 11.681 8,02 1. Trồng cây hàng năm 8.794 6,04 2. Trồng cây lâu năm 754 0,51 3. Vườn tạp 1.771 1,24 4. Đất khác 362 0,24 II. Đất lâm nghiệp 90.907 62,44 1. Rừng tự nhiên 82.960 56,98 2. Rừng trồng 7.947 5,45 III. Đất chuyên dùng 1.755 0,51 1. Đất xây dựng 220 0,15 2. Đất giao thông 914 0,62 3. Thuỷ lợi + đất khác 621 0,42 IV. Đất ở 890 0,61 V. Đất chưa sử dụng 40.342 27,71 1. Đồi núi 35.990 24,72 2. Đất có mặt nước 6 0,004 3. Đất khác 4.346 2,98 Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện chiêm Hoá cung cấp. Do địa hình của huyện có nhiều núi cao độ dốc lớn nên diện tích đất đai của huyện được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp tương đối lớn so với diện tích đất tự nhiên, chiếm 62,44%. Trong khi đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp lại không lớn, đất nông nghiệp 11.681 ha chiếm 8,02% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện là 912m2. Tuy nhiên sự phân bố lại không đồng đều giữa các xã trong huyện. Một thực tế là tuy diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người như vậy, nhưng đất đai ở đây đang bị xói mòn, bạc màu ở những nơi có độ dốc cao, mặt khác nhân dân lại chưa chủ động được nước tưới tiêu cho cây trồng, trình độ thâm canh nên gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất nông- lâm- nghiệp. Tuy tiềm năng đấ lâm nghiệp trong huyện còn rất lớn nhưng khả năng khai thác đưa vào sử dụng lại không cao vì để đưa đất đai hoang hoá vào sản xuất người nông dân phải tốn rất nhiều công sức, tiền của. Trong khi trình độ trang bị khoa học kỹ thuật của người dân lại rất thấp, vốn cho các công trình khai hoang, định canh, định cư lại không nhiều,... 2.2. Dân số và lao động 2.2.1. Dân số, lao động Hiện nay toàn huyện có tổng dân số là 128.065 người với 26.415 hộ gia đình, bao gồm 22 hộ dân tộc anh em cùng chung sống, có 28 xã và 1 thị trấn với 412 thôn bản, tổ dân phố, trong đó có 15 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, có số lao động nông nghiệp là 61.123 lao động. Theo số liệu điều tra ngày 1/4/2000 tình hình dân số và lao động cho thấy, lao động của huyện là lao động trẻ khoẻ, cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Nếu được đào tạo tốt thì đây là hạt nhân cơ bản của huyện để thoát cảnh đói nghèo. 2.2.2 Tình hình dân tộc Biểu 2: Tình hình phân bố dân tộc của huyện Chiêm Hoá Hạng mục Số hộ Nhân khẩu Số hộ % Nhân khẩu % 1. Kinh 4715 17,84 14.145 11,04 2. Tày 12.388 46,89 49.552 38,69 3. Dao 6.382 24,16 44.541 34,77 4. Hmông 354 1,34 22.832 2,21 5. Nùng 1.768 6,69 12.376 9,66 6. Hoa 367 1,38 1.835 1,43 7. Khác 468 1,77 2.784 2,17 Tổng số 26.415 100 128.065 100 Nguồn: Số liệu phòng Thống kê huyện Chiêm Hoá cung cấp. Dân tộc Tày và Dao chiếm tỷ lệ lớn trong huyện, dân tộc Tày chiếm 46,89%; Dao chiếm 24,16%, sinh sống chủ yếu ở vùng xa và nhiều nhất là ở xã Hồng Quang, Bình An. Dân tộc Hmông sống chủ yếu ở vùng núi cao, dân tộc Kinh sống chủ yếu ở các xã gầ n trung tâm huyện, và ở thị trấn Vĩnh Lộc. Tỷ lệ dân tộc Kinh còn nhỏ chiếm 17,4% điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế của huyện vì người dân tộc Kinh có khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật nhanh, vì vậy họ là những hạt nhân kích thích đồng bào các dân tộc khác tiến hành sản xuất hàng hoá, xoá đói giảm nghèo. 3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 3.1 Giao thông Hệ thống giao thông được củng cố và phát triển, hoạt động thực thi dự án thành phần giao thông chủ yếu là hoạt động xây dựng cơ bản và duy tu bảo dưỡng đường. Xây dựng đường chủ yếu là cải tạo, nâng câp đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 90,03 km (chưa tình đoạn đường Xuân Vân - Kim Bình, đoạn đi qua Kim Bình đang xây dựng). Các xã đều có đường ô tô đến trung tâm và 343/412 thôn bản. Hoàn thành 2 cầu lớn: Cầu Chiêm Hoá, Cầu Quẵng và 1 cầu bản; 80 cầu tạm 358 cống thoát nước; 14 đoạn kè, đá tràn; Đảm bảo giao thông thông suốt. Tuy vậy còn 69 thôn bản chưa có đường ô tô đến trung tâm thôn và các tuyến đường dân sinh từ trung tâm xã đi đến các bản chủ yếu là do nhân dân tự làm mặt đường rộng từ 1-2m, nhằm phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá giữa các bản các xã với nhau. Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của huyện, đặc biệt là các tuyến đường liên xã, liên thôn là đường đất, lắm dốc, nhiều đèo, luôn bị mưa bão, lũ lụt làm sạt lở, sói mòn, gây không ít khó khăn cho giao thông, vận tải, đặc biệt là mùa mưa lũ, gây ách tác giao thông, hạn chế rất lớn đến việc vận chuyển vật tư nông - lâm sản của nhân dân trong huyện. 3.2. Bưu điện Phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của địa phương; 29/29 xã có thư báo đến trong ngày, 16 xã có điện thoại, 14/29 xã có điểm bưu điện văn hoá xã, bình quân 0,5 máy điện thoại/100 dân. 3.3. Thuỷ lợi Từ năm 1994 đến ngày 30/10/2001, hoạt động thành phần thuỷ lợi do dự án đầu tư là một hoạt động thường xuyên và liên lạc được theo dõi chỉ đạo sát sao, được cập nhật kịp thời các thông tin nhất là trong việc xây dựng công trình và hoạt động của nhóm sử dụng nước cũng như việc khai thác, vận hành, duy tu bảo dưỡng các công trình xây dựng thuỷ lợi để khai thác, vận hành, duy tu bảo dương các công trình xây dựng thuỷ lợi để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực vào việc đảm bảo nước tưới. Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi đã đóng góp tích cực vào củng cố hạ tầng cơ sở, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phù hợp với chủ trương chung của tỉnh và của huyện. Diện tích tưới tiêu chắc chắn mà các công trình đem lại đã góp phần tích cực vào việc phát triển lương thực trong mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, khắc phục hậu quả thiên tai và tăng sản lượng, lương thực, góp ._.khác các hộ nông dân có khả năng về vốn, có năng lực sản xuất, có thể cùng với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước để đầu tư khai hoang chuyển nhượng lại ruộng đất đang sử dụng cho các hộ thiếu ruộng đất, không có ruộng đất mà họ thiết tha và có khả năng làm nông-lâm nghiệp. - Nhà nước khai hoang và giao đất cho các hộ nông dân thiếu ruộng đất , không có ruộng đất mà có nguyện vọng thiết tha mong muốn có ruộng đất và có khả năng sản xuất nông-lâm nghiệp. Đồng thời phải kết hợp với việc khuyến khích các hộ có vốn, có sức lao động, có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp đến đầu tư và lập nghiệp tại vùng đất khai hoang. Đặc biệt là khuyến khích thanh niên trong và ngoài vùng đến lập nghiệp, định cư tại nơi khai hoang. Bốn là : UBND tỉnh, huyện giao cho các đơn vị nông lâm trường, quốc doanh và các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn có đất rừng quản lý thuộc địa bàn của huyện có trách nhiệm tiếp nhận đồng bào không có ruộng đất, thiếu ruộng đất, đồng bào du canh du cư và giao khoán cho hộ sản xuất nông-lâm kết hợp giúp đỡ họ về tư liệu sản xuất chính, thực hiện các hình thức chuyển giao công nghệ. Năm là :Trong thời gian tới chính sách ruộng đất cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau : - Nhanh chóng thực hiện giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và ổn định cho các hộ nông dân theo hướng chỉ giao một lần, khuyến khích các hộ mới tách chuyển sang làm ngành khác hoặc đi tới các vùng đất mới khai hoang. - Sớm ban hành hướng dẫn cụ thể để thể chế hoá 5 quyền của người sử dụng đất theo luật đất đai. (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất) - Cần nghiên cứu để xác định quy mô ruộng đất hợp lý cho mỗi loại hộ nông dân đồng thời ký dài hạn để xác định hợp lý. Mức hạn điền có thể được thay đổi tuỳ thuộc vào từng tiểu vùng, từng loại đất, từng đối tựơng mục tiêu sản xuất. -Ưu tiên cấp đất cho các hộ nông dân, cá nhân xây dựng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông lâm nghiệp và trả tiền thuê đất trong nhiều năm. Tóm lại : giải quyết tốt mối quan hệ ruộng đất, sử dụng hợp lý có hiệu quả quỹ đất hiện có là cơ sở thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế huyện Chiêm Hoá. Việc giải quyết quan hệ đó yêu cầu : một mặt phải tiếp tục đổi mới bổ sung và hoàn thiện các chính sách đất đai, mặt khác giải quyết đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế xã hội nhằm làm cho quan hệ ruộng đất vận động phù hợp với cơ chế kinh tế mới, tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo. 4.Tăng cường đào tạo, ứng dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân. Để đào tạo nghề cho nông dân có hiệu quả tiến tới ứng dụng và chuyển giao công nghệ cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau : Một là : Nghiên cứu, hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân nhằm mục đích : - Dạy cho chủ hộ nông dân biết cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch làm ăn. - Để Dảng và Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã họi các cấp có cơ sở giúp đỡ, kiểm tra theo kế hoạch làm ăn. - Để có cơ sở hoàn thiện chính sách vĩ mô và vi mô. Đây là vấn đề cốt lõi và cấp bách, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của việc đào tạo nghề cho nông dân. Khi đã có giáo trình các cấp ngành có liên quan (phòng NN-PTNT huyện, ban khuyến nông, lâm) cần hướng dẫn nông dan vận dụng lý thuyết vào hoàn cảnh cụ thể của từng vùng sinh thái và thực hành. Phần hướng dẫn và thực hành cần có hình vẽ, ảnh sơ đồ, mô hình minh hoạ chỉ dẫn kèm theo, nếu có điều kiện vật chất thì thực hành ngay tại thửa ruộng, địa điểm chăn nuôi … sản xuất có kỹ sư của huyện hướng dẫn cụ thể. Hai là : Tổ chức lực lượng đào tạo nghề cho nông dân cần được tiến hành theo 2 cấp : - Cấp huyện : đào tạo giáo viên sử dụng bộ tài liệu trên cho cán bộ của các cấp cơ sở, ban khuyến nông, lâm, nhân viên phòng NN-PTNT, cán bộ ngân hàng. -Cấp xã, thôn (bản ): Mỗi xã , tuỳ theo bản chọn một đến 2 người (khuyến nôngm lâm viên, nông dân, cán bộ các đoàn thể) đi tập huấn, đào tạo để trở thành tiểu giáo viên về mở lớp đào tạo cho nhân dân tại các xã, thôn (bản). Nội dung đào tạo chủ yếu là các ngành nông nghiệp và thú ý. Ba là : Cơ sở vật chất kỹ thuật để đào tạo : với đặc điểm đời sống của người công dân huyện, xã , bản luôn gắn với sản xuất vào mùa vụ không thể xa nhà lâu ngày được, họ tin vào người thực việc thực vì vậy không thể tập trung họ đến cơ sở đào tạo ở tỉnh được, hơn nữa Nhà nước sẽ phải chi phí rất lớn cho ăn, ở, điều kiện thực hành sẽ bị hạn chế rất nhiều so với mở lớp ở huyện ; các xã dựa vào các cơ sở có sẵn (UBND huyện- xã, HTX) tu sửa trang bị thêm- xây dựng chương trình nội dung học tập sinh hoạt cụ thể trong huyện, các xã theo mùa vụ sản xuất và theo yêu cầu đào tạo của đa số nông dân trong huyện. Như vậy là các khuyến nông, lâm viên có cơ sở trường lớp để thường xuyên hoạt động, dạy nghề cho nông dân, nông dân thì có nơi học tập để rèn luyện, có chỗ để trao đổi kinh nghiệm, yêu cầu giải quyết những vướng mắc trong sản xuất, đời sống. Bốn là : Về chính sách đào tạo và chuyển giao công nghệ trong thời gian tới cần tập trung vào những nội dung sau : - Nhà nước đầu tư kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở huyện, xã thôn (bản) để nâng cao trình độ tổ chức sản xuất quản lý, trình độ lành nghề.Văn kiện Đại hội VIII chỉ rõ : “Các cơ sở đào tạo và các trung tâm dạy nghề của nhà nước thực hiện việc đào tạo nghề miễn phí đối với con em các hộ nghèo, đồng thời hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp nhận tuyển con em các hộ nghèo vào đào tạo và làm việc” - Số hộ nông dân sản xuất giỏi được chọn để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác khuyến nông- lâm nghiệp tại chỗ được hưởng trợ cấp từ chi phí khuyến nông, khuyến lâm - Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy nghề cho con em đồng bào các dân tộc nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. - Nhà nước khuyến khích các lực lượng tình nguyện :học sinh, sinh viên cán bộ có kinh nghiệm giúp đỡ địa phương vận động xây dựng nông thôn mới và xoá đói giảm nghèo. Đồng thời khuyến khích các hộ gia đình trong huyện, xã, bản có kinh nghiệm tổ chức và sản xuất giỏi nhận đỡ đầu, hướng dẫn cho những hộ đói nghèo tiến hành lập kế hoạch và sản xuất kinh doanh. - Nhà nước khuyến khích các cán bộ huyện, xã, bản hướng dẫn các hộ nông dân học tập phương pháp lập kế hoạch làm ăn, chuẩn bị các nguồn lực và công nghệ sản xuất, dịch vụ và hướng dẫn hộ đói nghèo làm ăn có hiệu quả tiến hành ghi chép, theo dõi thu- chi bằng tiền mặt để biết việc sử dụng tiền mặt vào sản xuất, sinh hoạt và số dư cần có trong mỗi tháng để trả nợ lãi vay; lập hạch toán gía thành sản phẩm chính từ đơn giản đến chi tiết, đầy đủ và tập phân tích hiệu quả thực hiện kế hoạch làm ăn sau mỗi mùa vụ, mỗi năm để tự tin, vận động các thành viên trong gia đình phát huy tính tích cực trong lao động sản xuất và tiết kiệm trong tiêu dùng, đồng thời khắc phục những khuyết điểm để phát triển sản xuất, làm dịch vụ cho vụ sau, năm sau tốt hơn. 5.Về chính sách đối với người nghèo vay vốn. Hiện nay nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất của hộ nông dân cao. Nguyên nhân của đói nghèo của hộ nông dân do thiếu vốn chiếm tỷ lệ 4,54%. Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ : “Mở rộng các quỹ tín dụng cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi. Các hộ nghèo được UBND các xã, phường chứng nhận được vay vốn không phải thế chấp… đảm bảo 90-95% số hộ nghèo được vay vốn sản xuất, trong đó các hộ thuộc đối tượng chính sách, các hộ nghèo nhất được vay trước” Trong những năm tới, chính sách tạo vốn cho nhân dân trong huyện cần tập trung vào những nội dung sau : Một là : Đối tượng vay và hình thức cho vay : * Đối tượng vay : Cần ưu tiên trước cho hộ chính sách nằm trong hộ nghèo vay trước, sau đó là hộ đói có sức lao động thì không thể cho vay vốn, đối với những hộ này thì cần có chính sách riêng áp dụng. Đối với những hộ có khả năng sản xuất kinh doanh, có năng lực kinh doanh thì ngân hàng NN và PTNT và ngân hàng người nghèo cần có chính sách tạo điều kiện cho họ vay với thủ tục nhanh, gọn, đơn giản, giảm chi phí trung gian để họ có thể nhanh chóng đưa vốn vào đầu tư. * Hình thức vay : cho vay dưới hình thức ngân sách cấp phát tài chính, đây là hình thức vốn vay không phải trả lãi và chịu lãi suất thấp. Đối với hình thức này Nhà nước nên đầu tư cho việc khai hoang, di dân định canh định cư. Cho vay vốn ngân sách qua hình thức tín dụng, hình thức này được hình thành từ ngân sách Nhà nước sử dụng cho vay với lãi suất ưu đãi. Với hình thức này các ngân hàng NN và PTNT và ngân hàng người nghèo nên mở rộng các hình thức cho vay thông qua hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ chức kinh tế trung gian (HTX) cho vay qua các chương trình dự án, thông qua hội nông dân. Mở rộng các hình thức tín chấp, tiến tới cho vay không cần thế chấp đối với các hộ nông dân có năng lực sản xuất. Bên cạnh đó nhà nước cần cho nông dân vay tín dụng bằng hiện vật : vật tư chất lượng tốt… Vì người nông dân vay tiền về cũng nhằm mua vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Hai là : Mức vay và lãi suất vay. - Mức vốn vay đối với những hộ có năng lực sản xuất nhất thiết phải đáp ứng nhu cầu của họ. Đối với hình thức thế chấp thì mức tối đa là 10 triệu đồng, trên 10 triệu đồng thì áp dụng thế chấp quyền sử dụng ruộng đất hoặc tài sản có giá trị tương đương … Thời hạn vay đối với loại hình này không trên dưới 5 năm.. Mức lãi xuất vay phải được quy định cụ thể rõ ràng qua các năm nhưng mức cao nhất vẫn phải đảm bảo cho người vay tái sản xuất mở rộng. - Mức vay đối với những hộ nghèo tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu của người vay nhưng mức trung bình từ 1,5 - 3 triệu đồng cho một hộ sản xuất kinh doanh với dự án nhỏ, tạo việc làm tại chỗ. Thời gian vay phải phù hợp với đặc điểm và chu kỳ sản xuất nhưng không dưới 3 năm. Ngay từ đầu nhà nước phải tập trung cho người nghèo ý thức có vay có trả, không cho không, trả cả gốc lẫn lãi, tuy nhiên vẫn cho họ thực hiện một số ưu đãi như: Được tín chấp, được xác định mức lãi vay ở ưu đãi hợp lý … Ba là: Tổ chức và cơ chế quản lý nguồn vốn. - Các ngân hàng, tổ chức cho vay cần giảm chi phí hành chính, giảm tính quan liêu, công việc giấy tờ tới mức tối thiểu, tạo ra cơ cấu khuyến khích và đề bạt căn cứ theo mức độ hoàn thành công việc của các nhân viên, tập chung hoá việc soạn thảo các quyết định và sáng kiến đối với các cơ quan ở chi nhánh. - Việc cho vay cần thống nhất các nguồn vốn vay thông qua ngân hàng NN & PTNT và Ngân hàng người nghèo quản lý, giải ngân và thu hồi vốn. Trong cơ chế cần phải lập quỹ rủi ro và quy định mức độ rủi ro thế nào thì được bù đắp từ quỹ rủi ro của Ngân hàng. Bốn là: Ngân hàng phối hợp cùng với các cơ sở bản, xã, huyện giúp đỡ hộ nông dân cách thức vay, cách thức sử dụng đồng vốn vay sao cho đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế cao để họ có khả năng tái sản xuất và để trả nợ ngân hàng. Trong một buổi làm việc với UBND thành phố Hồ Chí Minh đầu tháng 7/1998 tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nhắc rằng: “Vay thì dễ nhưng làm thế nào trả” hoặc như Bộ trưởng tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã cảnh báo: “Đầu tư đúng sức nhưng còn phải tính đến việc trả nợ”. Chính vì vậy để giúp được hộ nông dân vay được vốn, sử dụng vốn một cách hợp lý có hiệu quả thì các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, ngân hàng cùng phối hợp thực hiện một số biện pháp sau: - Dạy cho người nông dân biết cách xây dựng dự án, thực hiện dự án và biết cách sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả. Biện pháp này đòi hỏi các cơ sở phải nâng cao trình độ văn hoá, trang bị kiến thức và cung cấp kinh nghiệm cho hộ nông dân, dạy thanh niên kỹ thuật sản xuất , tiếp thu khoa học kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm…. - Tập hợp những người có trình độ khoa học kỹ thuật, những hộ biết cách làm giàu đã và đang khấm khá nhờ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp quản lý thành các đơn vị tình nguyện giúp đỡ hộ không có trình độ khoa học kỹ thuật,…. - Hàng quỹ có buổi nói chuyện chuyên đề, giới thiệu gương người tốt việc tốt, gương người nông dân làm giàu, khuyến khích bà con nông dân học hỏi kinh nghiệm của nhau và sử dụng vốn vay, quản lý và sản xuất. Có thể sử dụng hình thức tăng trưởng với những cá nhân hộ gia đình làm ăn có hiệu quả. 6. Củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở. Trong bối cảnh hiện nay, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng. Sự quản lý điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp của các ngành chức năng, sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội trong công tác xoá đói giảm nghèo. Đồng thời lại phải tăng cường nhiệm vụ quản lý hành chính trên lĩnh vực kinh tế, quản lý văn hoá - xã hội phát triển lành mạnh trong sạch. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo thì nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là kiện toàn bộ máy quản lý hành chính cấp huyện đến cấp cơ sở với các nội dung sau: Một là: Kiện toàn cơ chế vận hành hành chính, bộ máy quản lý hành chính các cấp từ huyện đến cấp cơ sở bao gồm nhiều chức năng. Ngoài ra huyện còn đặt các trạm, trường tại trung tâm xã. có hiện tượng các trạm trường đặt tại trung tâm xã nhưng không thuộc phạm vi lãnh đạo của xã, xã không quản lý. Trong trường hợp này huyện chỉ quản lý người mà không quản lý việc, không quản lý tài sản của Nhà nước , do vậy huyện có thể cho xã quản lý hoặc ít nhất là để “Song trùng lãnh đạo”. Hai là: Đối với cơ quan Đảng và chính quyền ở xã phải có phân định nhiệm vụ rõ ràng giữa công tác Đảng với công tác chính quyền, thực hiện chế độ kiêm nghiệm. Đối với chức danh chủ chốt ở các xã , thị trấn, không nhất thiết phải phân chia mà có thể kiêm nghiệm. Ví như: bí thư Đảng uỷ xã kiêm chủ tịch UBND xã, bí thư chi Bộ kiêm trưởng thôn (bản) . Ba là: Kiện toàn thể chế cấp xã, bản, nghị quyết TW5 khoá VII khẳng định cấp thôn bản chưa có văn bản Nhà nước xác định như sự vận hành của nó, cho nên sự vận động của mỗi thôn (bản), mỗi địa phương khác nhau. Như vậy nên chăng lập văn phòng thôn (bản) và mỗi đồng chí Đảng uỷ xã và uỷ viên UBND xã phụ trách một số thôn bản nhất định, để nắm bắt ý dân, điều tiết các quan hệ hành chính tránh thị trường cấp thôn (bản) vượt quyền làm lại pháp luật. Bốn là: Đổi mới công tác mặt trận tổ quốc và đoàn thể. Mặt trận tổ quốc phải tham gia quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân đồng thời xây dựng và bảo vệ chính quyền bảo vệ Đảng bảo vệ an ninh xã hội. Huyện các xã cần tăng cường kinh phí và cải thiện phương tiện hoạt động cho mặt trận tổ quốc huyện, các xã. Sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đổi mới toàn diện đất nước ta hiện nay đang đòi hỏi Đảng, nhà nước ta cần sớm hoàn chỉnh những quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở. Nhưng sẽ không thể tăng cường được sức mạnh của chính quyền các cấp huyện xã nếu không chú trọng đúng mức cán bộ cấp huyện, xã , bản, trong thời gian tới nhiệm vụ là phải đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chung về chính trị lãnh đạo về quản lý tài chính - kinh tế - xã hội cho các cán bộ huyện, xã, thôn (bản), kiên quyết loại trừ những cán bộ chưa qua đào tạo đặc biệt là cấp xã (trước hết là cán bộ chủ chốt). Đảng, nhà nước phải có chế độ điều chỉnh các chính sách , chế độ cho phù hợp với từng vùng từng khu vực, trong huyện cụ thể là nên thực hiện chính sách mềm hoá đối với chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ huyện, xã. Ngoài mức phụ cấp cố định của Nhà nước (phần cứng, do địa phương chi trả theo một tỷ lệ nhất định) trên khả năng thu - chi của huyện và các xã. Nhìn chung bộ máy quyền lực ở huyện, xã và đội ngũ cán bộ huyện, xã là khâu trọng yếu trong toàn bộ hệ thống chính trị xã hội nông thôn. Củng cố và kiện toàn được đội ngũ cán bộ huyện, xã, bản thì mới có thể tăng cường khả năng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, huyện phát triển nhanh chóng, xoá đói giảm nghèo. Theo lời dạy bảo của Bác Hồ thì “cán bộ chẳng những phải biết chính trị, mà còn phải biết cả kỹ thuật, trái lại chỉ biết kỹ thuật mà không biết chính trị thì công tác cũng không tốt,…Đối với các cấp lãnh dạo thì phải lãnh đạo chặt chẽ, thiết thực, phải đến tận nơi kiểm tra, đôn đốc và phải đi đúng đường lối quần chúng, không được quan liêu, chỉ lãnh đạo phong trào trên giấy tờ”. 7. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và kinh tế hợp tác trong xoá đói giảm nghèo. Cần phát huy vai trò của các hiệp hội như hội phụ nữ, hội nông dân, tổ chức đoàn, và nâng cao vai trò của kinh tế hợp tác, tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, phong trào xây dựng gia đình văn hoá thôn bản, tổ nhân dân văn hoá, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, tích cực tham gia cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” “Đền ơn đáp nghĩa” “Uống nước nhớ nguồn “…Thông qua các tổ chức quần chúng để vay vốn sản xuất, như thông qua hội phụ nữ phải tuyên truyền vận động đến chị em về ý nghĩa mục đích của dự án cho vay vốn, tổ chức thành lập nhóm, lấy tên là “Nhóm phụ nữ hỗ trợ sản xuất tiết kiệm và vay vốn” Hội phải kết hợp với các đơn vị thực thi dự án tổ chức tốt việc tập huấn về việc quản lý tín dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi,… đến từng cán bộ hội viên để các hội viên phổ biến lại cho các chị em trong chi hội,để các hội viên hiểu được giá trị của vốn vay sản xuất và đề ra phương hướng phát triển kinh tế góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo . Phát huy vai trò của hội nông dân, phải thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật và của Nhà nước, động viên hội viên hội nông dân tích cực sản xuất, nâng cao đời sống xoá đói giảm nghèo (Đây là mục tiêu của Đảng bộ huyện và toàn dân phải chăm lo). Bởi vậy hội nông dân các cấp đều là thành viên của xoá đói giảm nghèo, ban phát triển nông thôn (PRA) nên phải có biện pháp giúp đỡ các hộ đói nghèo vươn lên, hội nông dân phải làm như thế nào để mọi người dân tự nguyện xin ra nhập vào các tổ chức, sinh hoạt để làm cho nhận thức của nông dân được tăng lên. Qua các lớp tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng cây và chăn nuôi,… Hỗ trợ giúp đỡ hội viên nghèo có vốn đầu tư cho sản xuất, biết lập phương án phát triển kinh tế gia đình và biết tiết kiệm, tăng cường kiểm tra những hộ đã vay vốn để biết được người nông dân sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả chưa, để góp phần vào tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, tăng mức sống của người nông dân thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Các tổ chức quần chúng có vai trò rất quan trọng trong xoá đói giảm nghèo nhưng chúng ta phải biết kết hợp giữa các tổ chức đó với nền kinh tế hợp tác và có quan hệ với Ngân hàng phục vụ người nghèo, Ngân hàng NN và PTNT, phải biết kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức này để các tổ chức hướng dẫn người nghèo làm các thủ tục cần thiết, cùng giải quyết các vướng mắc, làm thủ tục vay nhanh gọn để tạo điều kiện cho nông dân vay kịp thời,. Có phát huy tất cả những vai trò trên thì mới có thể thúc đẩy hộ nông dân nghèo tự lực vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện lao động bằng chính sức lao động của mình, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng năng suất sản lượng lương thực thực hiện tốt các mục tiêu đề ra góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo. Kết luận và kiến nghị. 1. Kết luận: Vấn đề phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân ở huyện chiêm hoá là một vấn đề thời sự, bức xúc hiện nay. Thúc đẩy kinh tế và xoá đói giảm nghèo đối với các hộ nông dân ở các thôn (bản) , các xã trong huyện là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định chính trị và ổn định xã hội, đảm bảo công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được thực hiện và phát triển sâu rộng trong phạm vi toàn huyện và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân được Hồ Chí Minh thể hiện cụ thể là: Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì giàu khá. Người giàu khá thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ. Người nào cũng biết đoàn kết. Có thể nói không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được các vấn đề công bằng xã hội, lành mạnh xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng vấn đề còn những hạn chế nhất định như: còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy, năng suất lao động; năng suất ruộng đất thấp; thu nhập của người nông dân chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn… Tuy còn nhiều khó khăn như vậy nhưng huyện Chiêm hoá không thể một sớm một chiều mà có thể hạn chế và thay đổi ngay đời sống kinh tế- xã hội của mình. Mà cần phải xác định quá trình lâu dài và là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Vì vậy huyện Chiêm Hoá cần phải được tổng kết thực tiễn một cách toàn diện đầy đủ, mặt khác cần tiếp tục tìm tòi những chính sách phù hợp và có hiệu quả cao đồng thời cần thiết phải là sự giúp đỡ và chỉ đạo thống nhất từ TW đến địa phương đường lối chính sách và công cụ quản lý kinh tế mới có thể tạo ra những thế và lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân ở huyện Chiêm Hoá. 2. Kiến nghị. Để đạt được mục tiêu đặt ra , xin có một số kiến nghị: - Đề nghị Trung ương, các Bộ ngành và tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, trợ giúp huyện trong việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả. - Mở rộng quan hệ thị trường, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát huy thế mạnh của địa phương. - Các địa phương trong huyện cần xây dựng nhanh chóng các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo để UBND huyện tỉnh duyệt kinh tế và thực hiện. - Nhân dân trong huyện cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để chương trình phát huy hết hiệu quả. - Chỉ đạo việc giao đất cho nông dân theo đúng luật định ổn định, lâu dài để nông dân yên tâm sản xuất. - Huyện chiêm hoá cần được chính phủ, các cấp các ngành có những chính sách ưu tiên đặc biệt so với các huyện khác để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. -Thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá cho nhân dân huyện chiêm hoá.Trong huyện bộ phận lớn dân có đời sống rất khó khăn, các quan hệ hàng hoá, tiền tệ còn rất sơ khai, trao đổi hiện vật vẫn còn nhiều vì thế mặc dù hàng trợ giá, trợ cước của nhà nước đã được đưa về nhưng nhiều hộ gia đình vẫn không mua được hàng trợ giá, trợ cước của nhà nước vì không có tiền hoặc do cơ chế thanh toán còn sơ cứng (trả tiền thì mới nhận được hàng). Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm trước mắt cần giải quyết theo hướng sau: Chính phủ cho phép UBND tỉnh xem xét và quyết định cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu như: muối Iốt, dầu hoả, thuốc chữa bệnh, …sách, vở cho học sinh đi học,..cho bộ phận dân cư ở các xã, bản trong vùng sâu vùng xa. Thực hiện chính sách trợ giá trợ cước các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như: giống cây trồng (giống mới), phân bón,. .. và hạn chế trợ giá, trợ cước cho các loại thuốc trừ sâu vì trình độ người nông dân chưa cao nên khi họ sử dụng ồ ạt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Thực hiện đồng bộ chính sách trợ giá trợ cước bán với chính sách trợ giá trợ cước mua với tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Hai chính sách này không thể tách rời nhau, chính sách nọ là tiền đề của chính sách kia phát huy tác dụng. Phụ lục 1: Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu ngành của huyện Chiêm Hoá. Hạng mục 2000 2005 2010 Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng GTSX 246.363 100 277.825 100 144.5186 100 Nông - lâm nghiệp 182.936 74,25 1.975.056 71,08 1.005.560 69,58 Công nghiệp 18.982 7,70 29.5832 10,64 176.746,2 12,23 Thương mại dịch vụ 44.443 18,03 50.786,41 18,28 262.879,33 18,59 Phụ lục 4 Hiện trạng và dự kiến chăn nuôi của huyện Chiêm Hoá. Hạng mục ĐVT 2000 2003 2005 2010 1. Trâu con 38.643 47.100 55.640 76.563 2. Bò con 985 1.080 1.137 15.678 3. Lợn con 48.089 76.710 111.300 211.400 4. Dê con 4.793 49.502 50.607 56.810 5. Gia cầm con 548.334 1.242.160 1.947.000 2.547.002 6. Nuôi cá lồng lồng 18 40 60 78 Phụ lục 3: Dự báo diện tích năng suất - sản lượng các loại cây trồng chính ở huyện Chiêm Hoá. Loại cây trồng ĐVT 2000 2003 2005 2010 I. Cây hàng năm 1. Lúa xuân DT ha 4.642 4.600 4.600 4.600 NS tạ/ha 48,74 57 64,5 68,76 SL Tấn 22.625 26.210 29.690 32.650 2. Lúa mùa DT ha 100,00 6.280 6.280 6 2.380 NS tạ/ha 102,22 55,5 64,1 68,52 SL tấn 102,22 3 4.890 40.231 62.321 3 . Ngô DT ha 133,73 2.250 2.305 2706 NS tạ/ha 95,84 37,6 45,1 50,2 SL tấn 128,12 8.450 10.385 12.035 4. Lạc DT ha 986,8 1.936,07 1500 1.700 NS tạ/ha 17,44 20,86 25 28 SL tấn 1721,2 2.370 3.750 4.250 5. Khoai lang DT ha 409,45 2.600 3100 3600 NS tạ/ha 109,3 40 40 44 SL tấn 444,30 10.400 12.400 14.400 6. Đậu tương DT ha 250 250 250 250 NS tạ/ha 13,3 16,3 20,0 23,0 SL Tấn 332,5 407,5 500 600 II Cây lâu năm 1. Cây chè DT ha 48 48 48 48 NS tạ/ha 30 33 36 38 SL tấn 114 158,4 172,8 179,63 2. Cây mía DT ha 1000 1000 1000 1000 NS tạ/ha 634 650 700 750 SL tấn 63.440 65.000 70.000 75.000 Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn 3 1. Quan niệm và tiêu chí xác đinh đói nghèo 3 2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến đói nghèo trong nông thôn. 7 3.Vài nét về kết quả và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong nông thôn nước ta giai đoạn hiện nay. 11 4. Phát triển kinh tế và vai trò phát triển kinh tế trong xoá đói giảm nghèo. 17 5. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước và một số tỉnh trong khu vực. 19 Chương II: Thực trạng về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong nông thôn huyện Chiêm Hoá 23 I. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hoá ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của các hộ trong nông thôn. 23 1. Điều kiện tự nhiên 23 2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. 25 3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 28 4. Phong tục tập quán 31 5. Tình hình đội ngũ cán bộ của huyện 32 6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kt - xh của huyện Chiêm Hoá 31 II. Thực trạng phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân huyện chiêm hóa 33 A. Tình hình phát triển kinh tế 33 1. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp 36 2. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp 52 3. Tình hình sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 56 4. Tình hình sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 57 B. Thực trạng đời sống và vấn đề đói nghèo của nhân dân 58 1. Khái quát thực trạng lao động việc làm và thu nhập mức sống dân cư trên địa bàn huyện nói chung 58 2. Đánh giá quá trình đói nghèo trong các hộ gia đình nông dân 60 3. Nguyên nhân đói nghèo. 64 III. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế và đời sống ở huyện Chiêm Hoá 66 1. Những kết quả đạt được. 66 2. Những vấn đề tồn tại. 66 3. Những nguyên nhân chính của những vấn đề tồn tại. 67 Chương III: Phương hướng và những giải pháp cơ bản thúc đẩy kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm hoá. 68 I. Quan điểm chung về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá. 68 1. Phát triển sản xuất của huyện Chiêm Hoá phải bám sát theo nhu cầu thị trường. 68 2. Phát triển sản xuất ở huyện Chiêm Hoá phải khai thác các lợi thế và nguồn lực một cách hiệu quả. 69 3. Cần thường xuyên tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiều về xoá đói giảm nghèo nhằm trực tiếp đưa 69 4. Phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo bền vững 69 II. Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện chiêm hóa 70 1.Phương hướng 70 2.Mục tiêu 70 III.Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và xoá đói giảm nghèo ở huyện chiêm hóa. 71 1.Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hoá theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá. 71 2.Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. 74 3. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong huyện 75 4.Tăng cường đào tạo, ứng dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân. 79 5.Về chính sách đối với người nghèo vay vốn. 81 6. Củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở. 83 7. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và kinh tế hợp tác trong xoá đói giảm nghèo. 84 Kết luận và kiến nghị. 87 1. Kết luận: 87 2. Kiến nghị. 88 Tài Liệu Tham Khảo Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, năm 1997 Văn bản toàn diện về chiến lược tăng trưởng và XĐGN (CPRGS) NXB Hà Nội, tháng 1 năm 2002 Chiến lược XĐGN 2001- 2010 NXB Hà Nội năm 2000 Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2001- 2005, NXB Hà Nội năm 2001 Giải quyết vấn đề phân hoá giàu nghèo ở các nước và Việt Nam NXB Hà Nội năm 2000 Giáo trình kinh tế nông nghiệp NXBNN năm 1996 Giáo trình quả trị kinh doanh nông nghiệp NXB thống kê Hà Nội năm 2001 Nghiên cứu kinh tế số 287/ 2002 Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp nông thô NXBNN Hà Nội năm 2001 Báo cáo kết quả chương trình XĐGN năm 2001 của huyện Chiêm Hoá Đề án chương trình XĐGN năm 2001 của huyện Chiêm Hoá Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Bộ huyện Chiêm Hoá lần thứ XVIII Kỷ yếu chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa Báo cáo tổng kết 8 năm hoạt động dự án PRMD huyện Chiêm hoá năm 1994- 2001 của ban kiểm soát huyện Chiêm Hoá 2001 Đề án chương trình mục tiêu giải quyết lao động việc làm giai đoạn 2000- 2005 của huyện Chiêm Hoá Giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế văn hoá xã hội của huyện Chiêm Hoá năm 2000 Niên giám thống kê năm 2000 của huyện Chiêm Hoá. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33643.doc
Tài liệu liên quan