Những giải pháp chủ yếu để áp dụng chính sách thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Những giải pháp chủ yếu để áp dụng chính sách thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam Lời nói đầu Chính sách thuế quan của Việt nam được Quốc hội thông qua ngày 29-12-1987, được sử đổi và bổ sung vào năm 1991-1993 để phù hợp với chính sách kinh tế hướng ngoại và thực thi thương mại trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế. Hàng năm chính sách thuế quan đã có những hoạt động nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam và nó đã

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những giải pháp chủ yếu để áp dụng chính sách thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Tuy thời gian qua chính sách thuế quan của Việt nam đã phát huy được tác dụng tích cực của nó. Nhưng trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới, đặc biệt là xu thế thương mại hoá toàn cầu, thì thuế suất của ta bộc lộ nhiều yếu điểm còn tồn tại. Cho nên cần phải có những chính sách, giải pháp về thuế quan thích hợp để khắc phục những yếu kém còn tồn tại, nhằm thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam. Với tầm quan trọng của thuế quan vào sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam, cùng những hiểu biết nhỏ của mình và sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Thường Lạng Em xin trình bày vấn đề: “Những giải pháp chủ yếu để áp dụng chính sách thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.” Đây là một vấn đề đang được các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm. Đây là một bài viết có nội dung rộng, đầu tay cùng với tầm quan trọng của nó nên bài viết không thoát khỏi những sai sót, yếu điểm. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của thầy, cô giáo cùng các bạn. Để bài viết sau được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Lý luận chung về thuế quan I. Khái niệm - vai trò của thuế quan. 1. Khái niệm: Thuế quan là loại thuế gián thu vào hàng hoá (hũu hình, vô hình) khi đi qua cửa khẩu của một nước, nhằm những mục đích nhất định. Thuế quan là một công cụ lâu đời của chính sách thương mại quốc tế và có tính chất truyền thống, thuế quan được sử dụng gắn với hệ thống các công cụ khác trong chính sách thương mại như: Hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh... Phân loại và vai trò của thuế quan: Chính sách thuế quan có thể nhằm mục đích tài chính hay bảo hộ. Trên thực tế, khi đánh thuế quan đều có hai mục đích này. Tuy vậy, trong những điều kiện khác nhau và theo những yêu cầu về lợi ích mà chính sách thuế quan có thể nhằm mục đích bảo hộ và chính sách thuế quan trở thành công cụ quan trọng nhằm đạt mục đích kinh tế, chính trị trong quan hệ buôn bán với nước ngoài. Xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau, thuế quan được phân chia thành nhiều loại: Theo mục đích đánh thuế: Thuế quan chia thành thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ. Thuế quan tài chính: Là loại thuế nhằm làm tăng nguồn thu cho ngân sách. Thường thì loại thuế này thấp. Thuế quan NK đánh vào những hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được xếp vào thuế quan tài chính. Tuy vậy, trên thực tế khó có thể xác định ranh giới một cách cụ thể. Gọi là thuế quan bởi vì về mặt lịch sử từ lâu Nhà nước đã bổ sung cho Ngân sách của mình bằng thu nhập từ thuế nhập khẩu đánh vào những hàng hoá tiêu dùng cần thiết. Ngày nay, loại thuế này chỉ có ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển. - Thuế quan bảo hộ: Là loại thuế nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước thông qua việc đánh thuế để làm tăng giá hàng NK. Vì vậy, mức thuế phải được quy định sao cho để giá hàng nhập khẩu, bao gồm cả thuế, bằng hoặc cao hơn giá của hàng tương ứng trong nước. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, thuế quan bảo hộ mang tính chất tấn công và biến thành công cụ xâm lược trong cuộc đấu tranh chống nước mạnh chống nước yếu. Thuế quan bảo hộ còn chia thành thuế quan trừng phạt, thuế quan chống phá giá... Theo đối tượng đánh thuế: Thuế quan chia thành thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu, thuế quan quá cảnh: - Thuế quan xuất khẩu: Là thuế quan đánh vào hàng hoá XK ra nước ngoài. Thuế quan XK chủ yếu nhằm mục đích hạn chế hàng hoá XK ra nước ngoài. Loại thuế quan này hiện chỉ còn một số ít nước đang phát triển dùng để tạo nguồn thu Ngân sách và dòng vận động hàng hoá giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, nhất là những hàng hoá để đưa đến sự khan hiếm (gạo), hoặc ảnh hưởng đến môi trường sinh thái (gỗ)... - Thuế quan nhập khẩu: Là loại thuế đánh vào hàng hoá NK từ nước ngoài vào. Nó hoàn thành cả chức năng bảo hộ lẫn chức năng tài chính. Về mặt lịch sử, thuế quan NK xuất hiện sớm hơn các biện pháp khác của chính sách mậu dịch và ngày nay tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại thương của các nước. Nó được sử dụng như một công cụ quan trọng trong cuộc đấu tranh chống sự cạnh tranh của nước ngoài và đảm bảo cho tổ chức độc quyền đạt được lợi nhuận tối đa ở thị trường trong nước. - Thuế quan quá cảnh: Là thuế đánh vào hàng hoá nước ngoài khi qua lãnh thổ của một nước. Nhằm khuyến khích chuyên chở hàng hoá quá cảnh, ngày nay các nước ít dùng loại thuế này. Theo phương pháp đánh thuế. Thuế quan chia thành: Thuế quan tính theo giá cả hàng hoá, thuế quan tính theo lượng, thuế quan hỗn hợp. - Thuế quan tính theo giá: Đây là mức thuế tính theo tỷ lệ phần trăm giá hàng trả cho người XK. Số tiền tỷ lệ thuận với giá hàng P1 = P0 (1 + t) Trong đó: P1: Giá nhập khẩu sau khi đã tính thuế . P0: Giá nhập khẩu (giá tham khảo) chưa đánh thuế. t : Tỷ lệ thuế đánh vào giá hàng (%). - Thuế quan tính theo lượng: Là thuế được tính ổn định theo một đơn vị vật chất (số lượng, khối lượng, trọng lượng) của hàng hoá NK. Số tiền nộp không tỷ lệ thuận với sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường. P1 = P0 + Ts Với Ts: mức thuế tuyệt đối tính cho từng đơn vị hàng hoá nhập khẩu. Đặc điểm của loại thuế này là dễ tính toán nhưng không phân biệt được các mặt hàng có mức giá khác nhau để điều tiết. - Thuế quan hỗn hợp: Là loại thuế được tính phối hợp cả cách tính theo lượng và cách tính theo giá hàng. Ngày nay, thuế quan của các nước thường được tính theo giá hàng hoặc tính theo hỗn hợp. Thuế quan của một nước đánh vào hàng hoá nào và mức độ cao hay thấp được biểu hiện ở biểu thuế quan. Biểu thuế quan: Là một bảng tổng hợp phân loại có hệ thống mức thuế quan đối với tất cả hàng hoá chịu thuế khi đưa vào lãnh thổ thuế quan của một nước. Biểu thuế có thể được cấu tạo từ một cột thuế gọi là biểu thuế đơn hoặc là nhiều cột thuế gọi là biểu thuế kép. + Biểu thuế đơn: Là biểu thuế trong đó chỉ có một mức thuế cho từng loại hàng NK từ tất cả các nước. + Biểu thuế kép: Là biểu thuế trong đó được cấu tạo từ hai mức thuế trở lên cho từng loại hàng hoá. Hàng hoá NK từ các nước khác nhau có thể chịu những mức thuế khác nhau. Việc sử dụng biểu thuế kép thể hiện sự phân biệt đối xử rõ rệt và thường dẫn đến chiến tranh về thuế quan giữa hai nước. Mức thuế trong biểu thuế quan có thể mang tính chất tự định hoặc mang tính chất thương lượng. Các mức thuế thương lượng chỉ áp dụng cho hàng hoá trao đổi của các bên tham gia. Từ lâu, việc phân loại hàng hoá trong biểu thuế của các nước không thống nhất và gây trở ngại cho trao đổi hàng hoá giữa các nước. Nhằm mục đích thống nhất phân loại trong biểu thuế quan, các nước tư bản họp ở Bruc- xen và đưa ra một cách phân loại thống nhất trong biểu thuế gọi là biểu thuế Bruc- xen. Hàng hoá trong biểu thuế Bruc- xen được chia thành 21 mục và 99 nhóm. Trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, biểu thuế quan của các nước đế quốc mang tính chất bảo hộ rõ rệt. Điều này biểu hiện ở một số loại hàng chịu thuế tăng lên, sự phân loại ngày càng tinh vi, mỗi loại hàng có nhiều mức thuế... Xu hướng này phản ánh những yêu cầu của chính sách thuế quan chủ nghĩa siêu bảo hộ. Mục Hàng hoá được phân loại Nhóm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX XX XXI Súc vật sống và sản phẩm súc vật. Thực vật và sản phẩm thực vật. Dầu và mỡ động thực vật. Sản phẩm công nghiệp thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Sản phẩm khoáng sản. Sản phẩm công nghiệp hoá và các ngành công nghiệp có liên quan. Chất dẻo nhân tạo, xen- lu- lô, cao su. Da và sản phẩm của da. Gỗ và sản phẩm của gỗ. Nguyên liệu giấy, giấy và sản phẩm của giấy. Sợi dệt và hàng dệt. Giầy dép. Sản phẩm từ da. Ngọc quý, đá quý. Kim loại thông dụng và hàng hoá từ kim loại thông dụng. Máy móc, dụng cụ, hàng kỹ thuật điện. Phương tiện vận tải. Dụng cụ quang học. Vũ khí và dụng cụ chiến tranh. Những hàng hoá và sản phẩm khác. Công cụ nghệ thuật, đồ cổ, sưu tập. 5 6- 14 15 16- 24 25- 27 28- 38 39- 40 41- 43 44- 46 47- 49 50- 63 64- 67 68- 70 71- 72 73- 83 84- 85 86- 89 90- 92 93 94- 98 99 Biểu thuế Bruc- xen. 3. Phân biệt giữa thuế, lệ phí và phí. Điểm giống nhau cơ bản: Cả ba khoản thu nói trên, tuy ở mức độ khác nhau, đều mang tính “cưỡng bức” mà mọi đối tượng trong quy định của pháp luật, kể cả trường hợp quy định không đúng pháp luật đều bắt buộc phải nộp. Đối với người nộp thì cả ba khoản thu này dù mang tên gì, đều là những khoản mà họ phải nộp từ túi tiền của mình. Họ không cần biết là nộp cho Ngân sách Trung ương hay Ngân sách địa phương, vì nhu cầu chi tiêu cho lợi ích chung hay lợi ích cục bộ của địa phương, của ngành. Số tiền thuế, lệ phí và phí phải nộp đều được quy định rõ trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, bằng tỷ lệ hoặc bằng mức thu nhất định. Từ đó, về nguyên tắc, các đối tượng trong diện đều có thể biết được mức tiền phải nộp trong từng trường hợp cụ thể. Điểm khác nhau cơ bản: Về thuế: Điểm khác nhau nổi bật của thuế là tính không hoàn trả trực tiếp, ngang giá. Người nộp thuế không được hưởng quyền lợi trực tiếp phục vụ của Nhà nước và không được đòi hỏi Nhà nước “hoàn lại” cho mình tương ứng với số tiền phải nộp. Về lệ phí: Đây là khoản thu của Nhà nước vừa mang tính chất bù đắp những chi phí phục vụ cho người nộp lệ phí, cho việc thực hiện một số thủ tục hành chính, pháp lý xã hội... Vừa mang tính chất động viên một phần đóng góp hợp lý của họ cho Ngân sách Nhà nước để chi dùng vào lợi ích chung. Nên lệ phí mang tính hoàn trả trực tiếp. Về phí: Đây là khoản thu của Nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên hoặc không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của Nhà nước đối với hoạt động người nộp phí. Phí có đối khoản rõ ràng. Khoản thu phí nào được phân bổ cho việc bù đắp các khoản chi phí của Nhà nước để phục vụ cho loại đó, nên phí mang tính chất là khoản thu giảm chi của Ngân sách Nhà nước. II. Tác động của thuế quan. Theo cách nhìn nhận của những người XK, NK hàng hoá, thuế quan chỉ là một loại chi phí vận chuyển. Nếu như, Nội địa đánh thuế 2$ đối với mỗi giạ (bushel) lúa mì được nhập, các nhà XK sẽ không sẵn sàng vận chuyển lúa mì, trừ khi chênh lệch giữa hai thị trường ít nhất là 2$. Biểu Đồ 1-1: Tác động của thuế quan. Thị trường Nội địa Thị trường thế giới Thị trường nước ngoài Giá. P Giá.P Giá.P Pt Pw t PK QT QW Số lượng Q Số lượng Q Số lượng Q Biểu đồ 1-1 minh họa cho các tác động của một loại thuế quan đánh theo số lượng với mức $t đối với mỗi đơn vị hàng hoá (lúa mì). Khi không có thuế, giá lúa mì ở Nội địa và Nước ngoài sẽ cân bằng ở Pw. Tuy vậy, khi có thuế quan các nhà vận chuyển sẽ không muốn chuyển lúa mì từ Nước ngoài vào Nội địa trừ khi giá ở Nội địa vượt giá ở Nước ngoài ít nhất là $t. Việc ban hành thuế quan sẽ tạo ra một cái nệm ngăn cách các mức giá trên hai thị trường. Thuế quan làm nâng mức giá của Nội địa lên Pt và hạ giá ở nước ngoài xuống PK = Pt - t. ở Nội địa khi giá cao hơn các nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn, trong khi người tiêu dùng có nhu cầu ít hơn, nên lượng cầu NK sẽ giảm xuống. ở Nước ngoài giá hạ xuống sẽ đưa đến tình trạng giảm cung và tăng cầu, do đó làm giảm mức cung XK. Vì vậy, khối lượng lúa mì trao đổi sẽ giảm từ Qw(khối lượng khi buôn bán tự do) xuống Qt (khối lượng khi có thuế quan). ở khối lượng trao đổi Qt, lượng cầu NK ở Nội địa bằng lượng cung XK ở Nước ngoài khi Pt - PK = t. Mức giá ở Nội địa, từ Pw lên Pt, ít hơn mức thuế bởi vì một phần thuế được thể hiện qua sự giảm giá hàng XK của Nước ngoài và không được chuyển sang cho người tiêu dùng ở Nội địa. Đây là kết quả thường tình của thuế quan và bất kỳ chính sách thương mại nào dùng để hạn chế NK. Tuy vậy, trong thực tế mức độ ảnh hưởng kiểu này rất nhỏ. Để hiểu rõ hơn về tác động của thuế quan ta tiến hành theo 3 bước sau: Thuế quan trong một nước nhỏ: Giả sử một nước sản xuất và tiêu thụ hai loại hàng hoá, hàng công nghiệp và thực phẩm. Đây là một nước nhỏ, không có khả năng tác động đến điều kiện mậu dịch. Nước này XK hàng công nghiệp và nhập thực phẩm. Vì vậy, nước này sẽ bán hàng công nghiệp của mình ra thị trường thế giới theo mức giá thế giới là P*M và mua thực phẩm theo giá thế giới là P*F. Biểu đồ 1- 2a: Cân bằng trong điều kiện mậu dịch tự do đối với nước nhỏ.Nước này sản xuất tại điểm mà đường giới hạn khả năng sản xuất tiếp xúc với một đường có độ dốc bằng với giá tương đối và tiêu thụ ở điểm mà đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất, có thể. Sản xuất và tiêu dùng Thực phẩm QF ,DF D1 Q1 độ dốc = - PM*/P*F Sản xuất và tiêu dùng hàng công nghiệp QM , DM Biểu đồ 1- 2a: Minh hoạ tình trạng của nước này khi không có thuế quan. Nền kinh tế nước này sẽ sản xuất ở một điểm nằm trên đường giới hạn khả năng của nó, đường này tiếp xúc với đường thẳng có độ dốc - P*M/P*F, thể hiện ở Q1. Đường thẳng này cũng xác định ràng buộc ngân sách của nền kinh tế, tức là tất cả những điểm tiêu dùng mà nó có thể đạt được. Nền kinh tế sẽ chọn một điểm trên đường ràng buộc ngân sách nơi đường này tiếp xúc với đường bàng quan có khả năng cao nhất; điểm này được biểu thị là D1.Bây giờ giả sử Chính phủ đưa ra một loại thuế quan sản xuất trong nước lẫn người tiêu thụ sẽ tăng lên P*F (1+ t) và vì vậy đường biểu thị giá tương đối sẽ trở nên bằng phẳng hơn, với độ dốc là - P*M/P*F ´ (1+ t). Việc giảm giá tương đối của hàng công nghiệp sẽ có tác động trực tiếp đối với sản xuất: Sản lượng hàng công nghiệp giảm, trong khi sản lượng lương thực thực phẩm tăng trong biểu đồ 1- 2b, thay đổi này trong sản xuất được thể hiện bằng sự di chuyển của điểm sản xuất Q1 (thể hiện ở biểu đồ 1-2a) sang Q2. Tác động đối với tiêu dùng sẽ phức tạp hơn, thuế quan sẽ tạo nên thu nhập, mà thu nhập này sẽ được sử dụng phần nào. Nói chung, tác động chính cách của thuế quan sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc Chính phủ sử dụng thu nhập từ thuế quan như thế nào. Hãy xem xét trường hợp Chính phủ trả lại tất cả thu nhập từ thuế trở lại cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này đường ràng buộc ngân sách cho người tiêu dùng sẽ không phải là đường thẳng có độ dốc -P*M/PF(1 + t) đi qua điểm sản xuất Q2; người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều hơn, bởi vì bên cạnh thu nhập có được từ sản xuất hàng hoá họ còn có được thu nhập từ thuế quan do Nhà nước cung cấp. QF , DF D2 Q2 QM , DM P*M độ dốc =- P*F (1+ t) Làm thế nào chúng ta có thể tìm được ràng buộc ngân sách thực? Cần phải chú ý rằng thương mại phải cân bằng với mức giá thế giới. Điều đó có nghĩa là: P*M´(QM-DM)= P*F´(PF-QF) tại đó Q là sản lượng và D là lượng tiêu thụ của hàng công nghiệp và thực phẩm; vì vậy phần bên trái biểu thức này biểu thị giá trị của XK tại mức giá thế giới, trong khi phần bên phải biểu thị giá trị của NK. Biểu thức này có thể sắp xếp lại để thấy rằng giá trị sản xuất bằng giá trị tiêu dùng ở mức giá thế giới: P*M ´ QM + P*F ´ QF = P*M ´ QM + P*F ´ QF. Sản xuất Q2, với độ dốc là P*M/DF điểm tiêu thụ phải nằm trên đường ràng buộc ngân sách mới (biểu đồ 1- 2b). Tuy vậy người tiêu dùng sẽ không chọn điểm trên đường ràng buộc ngân sách mới mà tại đó đường này sẽ tiếp xúc với một đường bàng quan. Thay vào đó, thuế quan làm cho họ mua ít thực phẩm và nhiều hàng công nghiệp hơn. Trong biểu đồ 1- 2b điểm tiêu thụ sau khi có thuế quan được thể hiện ở D2: Nó nằm trên đường ràng buộc ngân sách mới, nhưng đồng thời lại nằm trên một đường bàng quan tiếp xúc với đường thẳng có độ dốc - P*M /P*F (1 + t). Đường thẳng này nằm ở phía trên đường thẳng có cùng độ dốc và đi qua điểm sản xuất Q2: khoảng cách ở đây là thu nhập từ thuế quan sẽ được phân phối cho người tiêu dùng. Qua hai biểu đồ 1-2a; 1-2b ta có thể nhận thấy ba điểm quan trọng: Một là: Khi có thuế quan thì phúc lợi xã hội sẽ trở nên ít hơn so với tự do mậu dịch. Đó là D2 nằm trên đường bàng quan thấp hơn so với D1. Hai là: Phúc lợi giảm là kết quả của hai tác động: (a) Nền kinh tế không còn sản xuất ở điểm có thể tối đa hoá giá trị thu nhập theo giá thế giới. Đường ràng buộc ngân sách đi qua Q2 nằm trên đường ràng buộc đi qua Q1 (b). Người tiêu dùng sẽ không chọn điểm phúc lợi cao nhất trên đường ràng buộc ngân sách; họ sẽ không chuyển lên đường bàng quan tiếp xúc với đường ràng buộc ngân sách thực của nền kinh tế. Cả (a) và (b) đều là kết quả của việc các nhà sản xuất và tiêu dùng trong nước đều phải chịu những mức giá khác so với mức giá thế giới. Tổn thất về phúc lợi là do sản xuất không có hiệu quả (a), là phần cân bằng chung tương ứng của tổn thất do lệch lạc trong sản xuất và tổn thất về phúc lợi do tiêu dùng không hiệu quả (b), là phần tương ứng của tổn thất do lệch lạc trong tiêu thụ.Ba là: Thuế quan làm thu hẹp buôn bán. Sau khi có thuế quan XK và NK đều giảm. 2.Thuế quan trong một nước lớn Thuế quan làm cho đất nước buôn bán ít hơn trong bất kỳ điều kiện mậu dịch được đặt ra nào, vì vậy đường chào hàng của nó dịch chuyển vào. Tuy vậy, điều này hàm ý rằng, điều kiện mậu dịch phải được cải thiện. Cái lợi có từ điều kiện buôn bán được cải thiện có thể bù cho tổn thất từ sự lệch lạc trong sản xuất và tiêu thụ, đều làm giảm phúc lợi ở bất kỳ điều kiện mậu dịch xác định nào. Nhập khẩu thực phẩm nội địa DF - QF NKTP Nước ngoài QF* - D*F . độ dốc =(P*M / P*F)2 M1 M2 3 1 F độ dốc =(P*M/P*F)1 2 0 Xuất khẩu hàng công nghiệp nội địa QM- DM Nhập khẩu hàng công nghiệp nước ngoài D*M - Q*M Chúng ta xét hai nước: Nội địa là nước XK hàng công nghiệp và NK thực phẩm và bạn hàng buôn bán của họ là nước ngoài. Trong biểu đồ 1- 4b đường chào hàng của nước ngoài là OF, đường chào hàng nội địa khi không có thuế quan là OM1. Cân bằng trong tự do buôn bán được xác định bởi giao điểm của OF và OM1, ở điểm 1, với giá tương đối của hàng công nghiệp trên thị trường thế giới (P*M / P*F)1. Bây giờ hãy giả định rằng nội địa đưa ra một loại thuế quan. Đầu tiên chúng ta đặt câu hỏi, nếu như không có thay đổi trong điều kiện mậu dịch thì thương mại sẽ thay đổi như thế nào? Chúng ta đã biết câu trả lời từ phân tích trường hợp nước nhỏ; ở mức giá được ấn định ở thế giới, thuế quan làm giảm cả NK lẫn XK. Vì vậy nếu như giá tương đối của hàng công nghiệp trên thế giới vẫn ở mức (P*M / P*F)1, chào hàng của nội địa sẽ chuyển từ điểm 1 sang điểm 2. Nói một cách chung hơn, nếu như nội địa đặt ra thuế quan toàn bộ đường chào hàng của nó sẽ giãn ra thành OM2, đi qua điểm 2. Những thay đổi này trong đường chào hàng của nội địa sẽ làm thay đổi điều kiện mậu dịch cân bằng. Trong biểu đồ 1- 4b, cân bằng mới là ở điểm 3, với giá tương đối của hàng công nghiệp là (P*M / P*F)2 > (P*M / P*F)1 Như vậy, thuế quan cải thiện điều kiện mậu dịch của nội địa. 3. Đánh giá mức bảo hộ của thuế quan Một loại thuế đánh vào hàng NK làm tăng giá hàng hoá do các nhà sản xuất trong nước làm ra. Tác động này thường là mục tiêu cơ bản của thuế nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước tránh khỏi mức giá thấp, kết quả tất yếu do cạnh tranh trong nhập khẩu. Khi phân tích chính sách ngoại thương trong thực tiễn, cần phải xem xét một loại thuế hay một chính sách ngoại thương khác cuối cùng có mức bảo hộ đến đâu. Khi cố gắng tránh toàn mức bảo hộ dường như đơn giảm này sẽ xuất hiện hai vấn đề. Thứ nhất, nếu như giả định về một nước nhỏ không sát thực tế, một phần tác động của thuế quan làm giảm giá XK ở nước ngoài hơn là làm tăng giá trong nước và tác động của chính sách ngoại thương đối với giá XK của nước ngoài đôi khi khá có ý nghĩa. Thứ hai, các loại thuế có thể có tác động rất khác nhau đối với các giai đoạn sản xuất khác nhau của một sản phẩm. Mức bảo hộ thực tế được tính bởi: t- aiti F = 1-ai Trong đó: t: Thuế quan đánh vào hàng hoá hoàn chỉnh ti: Thuế quan đánh vào hàng hoá trung gian ai: Tỷ lệ giữa sản phẩm trung gian với giá trị sản phẩm cuối cùng khi chưa có thuế quan. III- Chi phí và lợi ích của thuế quan. Thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất. Thặng dư của người tiêu dùng khi mua hàng do sự chênh lệch về giá thực tế phải trả giá và người đó sẵn sàng trả. Ví dụ: nếu như một người sẵn sàng trả 8 đôla cho một giạ lúa mì, nhưng giá thực tế chỉ có 3 đôla, thặng dư tiêu dùng có được từ việc mua hàng sẽ là 5 đô la. Có thể xác định thặng dư của người tiêu dùng từ đường cầu của thị trường (biểu đồ 1-3). Ví dụ, hãy cho rằng giá cao nhất mà ở mức đó người tiêu dùng sẽ mua 10 đơn vị hàng hoá là 10 đôla. Lúc đó đơn vị hàng hoá thứ 10 phải có giá trị 10 đôla đối với người tiêu dùng. Nếu như nó đánh giá ít hơn, họ sẽ không mua đơn vị này; nếu như nó đáng giá nhiều hơn, họ sẽ sẵn sàng mua ngay cả khi giá cao hơn. Bây giờ cho rằng để làm cho người tiêu dùng mua 11 đơn vị hàng hoá giá sẽ phải giảm xuống 9 đôla. Lúc này đơn vị thứ 11 chỉ đáng giá 9 đôla đối với người tiêu dùng. Biểu đồ 1- 3a: xác định thặng dư của người tiêu dùng từ cầu. Thặng dư của người tiêu dùng từ mỗi đơn vị được bán ra là chênh lệch thực tế và giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả. Giá P 11 10 9 9 Q số lượng Q Biểu đồ 1- 3b: Thặng dư của người tiêu dùng biểu diễn băng hình học. Thặng dư của người tiêu dùng tương ứng với diện tích khu vực dưới đường cầu và bên trên mức giá. Giá P a P1 b P2 Q1 Q2 Số lượng Q Hãy cho rằng giá là 9 đô la. Lúc này người tiêu dùng chỉ sẵn sàng mua đến hàng hoá thứ 11 và sẽ không có thặng dư từ việc mua đơn vị hàng hoá này. Họ sẵn sàng trả 10 đô la cho đơn vị hàng hoá thứ 10 và nhận được 1 đô la thặng dư tiêu dùng từ đơn vị đó. Họ sẽ sẵn sàng trả 11 đô la cho đơn vị thứ 9; Nếu như vậy, họ sẽ có 3 đô la thặng dư tiêu dùng từ đơn vị này.v.v... Khái quát hoá từ ví dụ này, nếu như P là giá của một hàng hoá và Q là số lượng được yêu cầu ở mức giá này, thì thặng dư của người tiêu dùng sẽ được tính theo cách trừ đi P nhân với Q từ diện tích miền bên dưới đường cầu tính đến điểm Q (Biểu đồ 1- 3b). Nếu như giá là P1, số lượng cầu là Q1 và thặng dư của người tiêu dùng được đo bằng diện tích có vùng tên là a. Nếu như giá là P2 số lượng cầu tăng lên Q2và thặng dư của người tiêu dùng sẽ tăng lên bằng diện tích a cộng với diện tích bổ sung b. Thặng dư của người sản xuất cũng là một khái niệm tương tự. Một nhà sản xuất sẵn sàng bán hàng với giá là 2 đô la như lại bán được giá là 5 đô la sẽ có thặng dư sản xuất là 3 đô la. Cách thức dùng để biểu diễn thặng dư của người tiêu dùng từ đường cầu có thể được sử dụng để xác định thặng dư của người sản xuất từ đường cung. Nếu P là giá và Q là số lượng được cung cấp từ mức giá này, thì thặng dư của người sản xuất là P nhân với Q trừ đi diện tích khu vực nằm dưới đường cung tính tới Q (biểu đồ 1- 3c). Nếu như giá là P1 , số lượng được cung cấp sẽ là Q1 và thặng dư của người sản xuất sẽ được đo bằng diện tích c. Nếu như giá tăng lên P2 số lượng cung cấp Q2 và thặng dư của người sản xuất sẽ tăng lên bằng c cộng với diện tích bổ sung d. Giá P S P2 P1 Q1 Q2 Số lượng Q Biểu đồ 1- 3c: Thặng dư của người sản xuất biểu diễn bằng hình học. Thặng dư của người sản xuất bằng diện tích miền bên trên đường cung và bên dưới mức giá. Đo lường chi phí và lợi ích. Biểu đồ 1- 3d: Minh hoạ chi phí và lợi ích của một loại thuế quan đối với nước nhập khẩu. Thuế quan nâng giá trong nước từ Pw lên PT nhưng làm giảm giá xuất khẩu của nước ngoài từ Pw xuống PK. Sản xuất trong nước tăng từ S1 lên S2, trong khi tiêu thụ trong nước giảm từ D1 xuống D2. Chi phí và lợi ích đối với các nhóm khác nhau có thể thể hiện bằng tổng diện tích của 5 vùng, được gọi là a, b, c, d, e. Trước hết hãy xét cái lợi ích đối với nhà sản xuất trong nước. Họ nhân giá cao hơn và vì vậy có thặng dư sản xuất lớn hơn. Nhớ lại 1- 3c, cái lợi của họ có thể đo được bởi a, đó là mức tăng trong chênh lệch giữa P ´ Q và diện tích miền bên dưới đường cung. Những người tiêu dùng trong nước cũng phải đối diện với một mức giá cao hơn và vì vậy sẽ bị thiệt. Liên hệ với 1- 3b thua thiệt của người tiêu dùng trong nước bằng tổng a + b + c + d, đó là mức giảm trong chênh lệch giữa diện tích bên dưới đường cầu và P x Q. ở đây còn có nhân vật thứ ba: Đó là Chính phủ, Chính phủ được lợi từ việc thu thuế NK. Doanh thu thuế bằng tỷ lệ thuế quan t nhân với số lượng nhập khẩu QT = D2 - S2 . Do t = PT - PK thu nhập của Chính phủ tương ứng với c + e. Biểu đồ 1- 3d. Chi phí và lợi ích của một loại thuế quan. Chi phí và lợi ích của một loại thuế quan đối với những nhóm người khác nhau có thể hiện bằng các tổng của năm diện tích a, b, c, d, và e. P S PT a b c d Pw e D PK S1 S2 D2 D1 Q Sự mất mát của khách hàng = S(a + b + c + d) Cái được của người sản xuất = (a) Nguồn lợi về thu nhập của Chính phủ (c + e) Do những cái lợi và mất mát này được phân bổ vào những người khác nhau, nên việc đánh giá chi phí lợi ích tổng thể của một loại thuế quan phụ thuộc vào việc đánh giá như thế nào giá trị lợi ích tính bằng đồng đô la đối với mỗi nhóm. Ví dụ, nếu mỗi lợi ích của người sản xuất chủ yếu dồn vào những người chủ sở hữu giàu có, trong khi người tiêu dùng lại là những người nghèo thì người ta sẽ nhìn nhận về thuế quan theo một cách khác so với khi hàng hoá là một thứ xa sỉ được mua sắm bởi những người giàu và được sản xuất ra bởi những công nhân có mức lương thấp. Vai trò của Chính phủ tạo nên sự mơ hồ nhiều hơn: Liệu Chính phủ có sử dụng thu nhập của mình để cung cấp tài chính cho các ngành dịch vụ công cộng quan trọng hay lại lãng phí nó vào những chi tiêu quá mức của mình ? Bất chấp những vấn đề này, các phân tích về chính sách ngoại thương thường cố gắng tính toán các tác động ròng của một loại thuế đối với phúc lợi của một quốc gia bằng cách giả định rằng ở mức biên thì giá trị lợi ích hay tổn thất đối với mỗi nhóm cũng là giá trị của xã hội. Lúc này, hãy xem xét tác động ròng của một loại thuế quan đối với phúc lợi. Chi phí ròng của một loại thuế quan là: Tổn thất của người mua- nguồn lợi của người sản xuất- thu nhập của Chính phủ hay thay thế các khái niệm này bằng các diện tích trong biểu đồ 1- 3d. (a + b + c + d)- a- (c + e) = b + d - e. ở đây sẽ có hai “tam giác” mà diện tích của chúng để đo lường tổn thất và một hình “chữ nhật” mà diện tích của nó dùng để đo lường khoản lời đền bù. Một cách có ích để giải thích các khoản lợi và các tổn thất là như sau: Các tam giác thể hiện sự mất mát cho tổn thất hiệu năng hiện do thuế quan làm sai lạc những khuyến khích, trong khi hình chữ nhật tiêu biểu cho nguồn lợi ngoại thương xuất hiện do thuế quan làm giảm hàng XK của nước ngoài. Nếu như nước đó không có khả năng tác động đến giá của thế giới (trường hợp nước nhỏ), miền e, tiêu biểu cho các khoản lợi ngoại thương, sẽ mất đi và rõ ràng là thuế quan sẽ làm giảm phúc lợi. Nó làm lệch lạc những khuyến khích đối với cả những người sản xuất lẫn người tiêu dùng bằng cách thức đẩy họ hành động như thế hàng NK đắt hơn thực tế. Chi phí về một đơn vị hàng tiêu dùng có thêm đối với nền kinh tế là gia của một đơn vị hàng NK có thêm, nhưng do thuế quan trong nước nâng giá cao hơn so với mức giá thế giới, những người tiêu dùng sẽ cắt giảm tiêu dùng của họ đến một mức giá mà tại đó đơn vị biên sẽ tạo ra phúc lợi cho họ bằng với giá nội địa bao gồm cả thuế. Giá trị của một đơn vị sản xuất có thêm đối với nền kinh tế là giá trị hàng NK mà nền kinh tế đó tiết kiệm được, nhưng các nhà trong nước sẽ mở rộng đến mức mà tại đó chí phí biên ngang bằng với giá bao gồm cả thuế. Do vậy, trong nước nền kinh tế sẽ sản xuất ra các đơn vị hàng hoá mà nó có thể mua với giá rẻ hơn ở nước ngoài. Biểu đồ 1- 3e. Các tác động phúc lợi thật của một loại thuế quan. Giá P S PT b d Pw PK e D Nhập khẩu Sản lượng Q Tổn thất hiệu nang = S(b + d) Các khoản lãi ngoại thương = S(e) Các tác động phúc lợi ròng của một loại thuế quan sẽ được tóm tắt ở biểu đồ 1- 3e. Các tác động tiêu cực được thể hiện bằng hai tam giác b và d. Tam giác thứ nhất (b) là tổn thất do sự lệch lạc trong sản xuất, do việc thuế quan làm cho các nhà sản xuất trong nước sản xuất quá nhiều loại hàng hoá này. Hình tam giác thứ hai (d) là tổn thất do sự lệch lạc trong tiêu dùng kết quả của việc thuế quan làm cho người tiêu dùng mua quá ít hàng. Đổi lại với những tổn thất này là các khoản lợi ngoại thương được thể hiện bằng hình chữ nhật (e), kết quả của việc thuế quan làm giảm giá XK của nước ngoài. Chương II Thực trạng chính sách thuế quan hiện hành của Việt nam I. Nội dung chủ yếu của chính sách thuế quan hiện hành Cơ cấu thuế quan XK, NK chính thức của Việt nam bao gồm khoảng 3200 loại thuế. Mức thuế thấp nhất là 0% và cao nhất là 150%, giữa hai mức này có khoảng 100 mức ở giữa. Trong đó thuế XK ở Việt nam cao nhất là 45% (áp dụng đối với hàng phế liệu kim loại màu), 35% (phế liệu kim loại đen), 0% đối với các mặt hàng nông sản (gạo, ngô, cà phê, đào lộn hột, ớt, tiêu, điều), 1% áp dụng đối với: cá, mực, mủ cao su tự nhiên... , 3% với tôm, cua tươi; 4% đối với dầu thô; 5% đối với đá quý. Tổng là có 11 mức thuế suất tính trên giá FOB. Đối với thuế nhập khẩu có khoảng 28 thuế suất danh nghĩa khác nhau tính theo giá CIF. Mức thuế cao nhất áp dụng cho ô tô, đồ uống và các hàng sa sỉ khác, cụ thể: 150% áp dụng với: bia, rượu mạnh, ô tô < 5 chỗ; 100% đối với ô tô từ 5 đến 24 chỗ; xe máy, máy thu hình từ 40 đến 50%. Còn thuế quan đánh vào các nguyên liệu thô, các thiết bị cơ bản và các sản phẩm trung gian nói chung thấp hơn nhiều, ví dụ như 0% đối với: thiết bị dụng cụ y tế; 5% đối với dầu ăn; 8% đối với sơn chống rỉ... Trên một nửa thuế quan thuộc các hạng mục sau và điều đó có nghĩa là thuế quan trung bình tương đối thấp. II. Đánh giá chính sách thuế quan hiện hành. Ưu điểm và những hạn chế. Luật thuế xuất nhập khẩu của Nhà nước ta ban hành năm 1987, đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần. Trong quá trình thực hiện luật thuế xuất nhập khẩu đã phát huy được tác dụng tích cực trong việc bảo hộ sản xuất trong nước hướng dẫn người tiêu dùng và đạt kết quả khá cao trong việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước. So với tổng thu thuế thì thuế xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ 10,4% năm 1991; 11,8% năm 1992; 19% năm 1993 và 26,4% năm 1994. Điều đó chứng tỏ, thuế quan hiện hành về cơ bản đã phù hợp với yêu cầu đổi mới và thực trạng nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua cho nên đã phát huy được tác dụng tích cực._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0033.doc