NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CÁC CHẾ ĐỘ CỦA LOẠI HÌNH BHXH BẮT BUỘC TRONG LUẬT BHXH SO VỚI NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN NAY VỀ BHXH
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau mười một năm không ngừng nỗ lực và phấn đấu, cuối cùng Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của đất nước. Chính điều đó sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Để đảm bảo cho quá t
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Những điểm mới trong các chế độ của loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong luật Bảo hiểm xã hội so với những quy định hiện nay về Bảo hiểm xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình phát triển đó, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, một loạt các Luật đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006, trong đó có Luật BHXH.
Luật BHXH ra đời nhằm mục đích đảm bảo an sinh xã hội, cũng như điều chỉnh quan hệ xã hội cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Vậy, để thực hiện được mục đích đó Luật BHXH đã có những gì thay đổi so với những quy định hiện nay về BHXH. Đó chính là lý do mà nhóm chúng tôi chọn đề tài này.
Theo Luật BHXH, BHXH bao gồm 3 loại hình sau:
BHXH bắt buộc: sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2007.
BHXH tự nguyện: sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2008
BH thất nghiệp: sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.
Trong ba loại hình đó, trong bài thảo luận này chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu vào loại hình BHXH bắt buộc - loại hình sẽ có hiệu lực sớm nhất. Và cụ thể là chúng tôi sẽ trình bày những điểm mới của loại hình này trong 5 chế độ: trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất so với những quy định hiện nay về 5 chế độ này.
NỘI DUNG
CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
a. Về điều kiện hưởng
Trường hợp người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con:
+ Quy định hiện nay: Khống chế chỉ thực hiện với con thứ nhất và thứ hai (kể cả con nuôi)
+ Luật BHXH: Không khống chế ( Điều 22 - khoản 2)
b. Về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau:
Trường hợp lao động bị ốm đau đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên, thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm được quy định như sau:
Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Quy định hiện nay: Được hưởng 50 ngày
+ Luật BHXH: Được hưởng 60 ngày (Điều 23 - khoản 1 - điểm a)
Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
+ Quy định hiện nay: Được hưởng 60 ngày
+ Luật BHXH: Được hưởng 70 ngày (Điều 23 - khoản 1 - điểm b)
Như vậy, so với quy định hiện nay, Luật BHXH đã tăng thêm thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm lên 10 ngày.
Trường hợp người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, mà cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH:
Quy định hiện nay: Chỉ một người được hưởng trợ cấp BHXH trong thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau.
Luật BHXH: (bổ sung) Nếu một người đã hết hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ ốm đau theo quy định. (Điều 24 - khoản 2)
c. Về mức hưởng chế độ ốm đau:
Trường hợp người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành đã hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiệp tục điều trị:
Quy định hiện nay: Được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn
Luật BHXH: (bổ sung) Nếu số tiền hưởng theo tỷ lệ quy định thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung (Điều 25 - khoản 4)
d. Về dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau:
Quy định hiện nay: không có
- Luật BHXH: Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 đến 10 ngày trong một năm (Điều 26)
2. CHẾ ĐỘ THAI SẢN
a. Về điều kiện hưởng trợ cấp:
Quy định hiện nay: lao động nữ mang thai, sinh con.
Luật BHXH:
Bổ sung hai trường hợp nữa cũng được hưởng chế độ này:
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi
+ Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản (Quy định hiện nay: trường hợp này thuộc chế độ ốm đau)
Đưa ra điều kiện với trường hợp lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi: Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con (Điều 28 - khoản 2)
Như vậy, so với quy định hiện nay, luật BHXH đã quy định thời gian tối thiểu tham gia BHXH trước khi hưởng chế độ thai sản trong một số trường hợp. Do đó nó đã khắc phục được hiện tượng lạm dụng chế độ thai sản.
b. Về thời gian hưởng chế độ thai sản
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
Quy định hiện nay: 3 lần, mỗi lần một ngày
Luật BHXH: 5 lần, mỗi lần một ngày (Điều 29)
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoạc thai chết lưu:
Quy định hiện nay: chỉ quy định trong trường hợp sảy thai:
+ Nếu thai dưới 3 tháng: nghỉ việc 20 ngày
+ Nếu thai từ 3 tháng trở lên: nghỉ việc 30 ngày
Luật BHXH: quy định cho các trường hợp sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:
+ Nếu thai dưới 1 tháng: nghỉ việc 10 ngày
+ Nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng: nghỉ việc 20 ngày.
+ Nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng: nghỉ việc 40 ngày.
+ Nếu thai từ 6 tháng trở lên: nghỉ việc 50 ngày (Điều 30)
Như vậy, so với quy định hiện nay thì luật BHXH đã quy định cụ thể hơn nhiều về thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
Đối tượng:
So với quy định hiện nay, luật BHXH:
+ Bỏ đối tượng lao động nữ làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại khi sinh con được nghỉ 6 tháng (Vì theo quy định tại Điều 113 - Bộ luật lao động quy định không được sử dụng lao động nữ làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh đẻ và nuôi con)
+ Thêm đối tượng lao động nữ là người tàn tật được nghỉ việc 6 tháng. (Điều 31 - khoản 1 - điểm c)
Trường hợp sau khi sinh con, con bị chết:
+ Quy định hiện nay:
Con dưới 60 ngày tuổi: mẹ được nghỉ việc 75 ngày (tính từ ngày sinh con)
Con từ 60 ngày tuổi trở lên: mẹ được nghỉ việc 15 ngày
+ Luật BHXH: tương ứng là 90 ngày và 30 ngày ( Điều 31 - Khoản 2)
Trường hợp sau khi sinh, mẹ chết:
+ Quy định hiện nay: không có
+ Luật BHXH: Chỉ có cha hoặc mẹ tham gia BHXH hoặc cả 2 đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 4 tháng tuổi (Điều 31 - khoản 3)
Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
+ Quy định hiện nay: Không có
+ Luật BHXH: Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
- Quy định hiện nay: Không có
- Luật BHXH: Quy định:
+ Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc 7 ngày
+ Khi thực hiện các biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc 15 ngày (Điều 33 - Khoản 1, 2)
c. Về trợ cấp thai sản
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi:
+ Quy định hiện nay: Trợ cấp một lần bằng 1 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con
+ Luật BHXH: Trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con (Điều 34)
Thực chất của trợ cấp một lần khi sinh con là khoản tiền để mua đồ dùng cho trẻ sơ sinh. Như vậy, so với quy định hiện nay, luật BHXH đưa ra mức 2 tháng lương tối thiểu là hợp lý hơn.
3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
a. Về điều kiện hưởng trợ cấp
Trường hợp người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc:
Luật BHXH: (bổ sung) Điều đó phải xảy ra trong khoảng thời gian, tuyến đường hợp lý (Điều 39 - khoản 1 - điểm c)
Như vậy, trong trường hợp này, so với quy định hiện nay thì luật BHXH đã quy định cụ thể hơn. Tuy nhiên, trong cái cụ thể đó lại nảy sinh một số vấn đề như sau:
+ Thứ nhất: Khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý ở đây được hiểu như thế nào? Đây là vấn đề còn gây tranh cãi.
+ Thứ hai: Việc quy định này còn có sự trùng lặp và chưa rõ ràng giữa BHXH và BH tai nạn lao động, dễ tạo ra sự lạm dụng chế độ này.
b. Về giám định mức suy giảm khả năng lao động
Giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động:
- Quy định hiện nay: Không có
- Luật BHXH: Quy định người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp
+ Bị tai nạn lao động nhiều lần
+ Bị nhiều bệnh nghề nghiệp
c. Về mức trợ cấp
Trợ cấp một lần:
Áp dụng với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30 %. Mức trợ cấp:
- Quy định hiện nay:
Mức suy giảm khả năng lao động
Mức trợ cấp một lần
Từ 5 % đến 10 %
4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 11 % đến 20 %
8 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 21 % đến 30 %
12 tháng tiền lương tối thiểu
- Luật BHXH: Suy giảm 5 % khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng tiền lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung (Điều 42 - khoản 2 - điểm a)
Trợ cấp hàng tháng:
Áp dụng với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31 % trở lên:
- Quy định hiện nay:
Mức suy giảm khả năng lao động
Mức trợ cấp hàng tháng
Từ 31 % đến 40 %
0.4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 41 % đến 50 %
0.6 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 51 % đến 60 %
0.8 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 61 % đến 70 %
1.0 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 71 % đến 80 %
1.2 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 81 % đến 90 %
1.4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 91 % đến 100 %
1.6 tháng tiền lương tối thiểu
- Luật BHXH: Suy giảm 31 % khả năng lao động thì được hưởng bằng 30 % mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1 % thì được hưởng thêm 2 % mức lương tối thiểu chung (Điều 43 - khoản 2 - điểm a)
Nhận xét:
Quy định hiện nay có nhược điểm:
+ Mức suy giảm khả năng lao động để nhận trợ cấp được chia ra thành 10 nhóm, mỗi nhóm cách nhau 10% là quá rộng làm cho người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ thương tật ở cận trên của nhóm dưới thiệt thòi nhiều so với người cận dưới nhóm trên.
+ Mức trợ cấp hàng tháng áp dụng từ 61 % trở lên mới được ≥ lương tối thiểu. Như vậy không đủ bù đắp chi phí, đảm bảo cuộc sống cho người lao động vì với mức độ mất khả năng lao động như vậy họ ít có khả năng lao động tiếp mà mức bù đắp lại quá ít.
- Luật BHXH: với quy định như trên mới chỉ khắc phục được nhược điểm 1, chưa khắc phục được nhược điểm 2.
d. Về trợ cấp phục vụ:
Người bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ:
- Quy định hiện nay: Bằng 0.8 mức luơng tối thiểu chung
- Luật BHXH: Bằng mức lương tối thiểu chung (Điều 46).
Như vậy, so với quy định hiện nay, luật BHXH đã có sự tiến bộ hơn. Tuy nhiên việc quy định mức trợ cấp trên nền tiền lương tối thiểu là chưa gắn được với mức độ cống hiến của người lao động theo trình độ, năng lực, nghề nghiệp và không gắn với mức đóng BHXH.
4. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
a. Về điều kiện hưởng lương hưu:
- Quy định hiện nay: 30 năm đối với nam, 25 năm đối với nữ
- Luật BHXH:
+ Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (Điều 50 - khoản 1).
+ Bỏ trường hợp những người 10 năm công tác ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30/04/1975 hoặc ở Campuchia trước ngày 31/08/1989.
b. Về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
Mức trợ cấp một lần:
Cả quy định hiện nay và luật BHXH đều quy định tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm 31 trở đi đối với nam, năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0.5 tháng tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH đối với quy định hiện nay và 0.5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH đối với luật BHXH (Điều 54 - khoản 2). Nhưng:
- Quy định hiện nay: Khống chế mức tối đa là 5 tháng
- Luật BHXH: Không khống chế.
c. BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Mức hưởng BHXH một lần: cả quy định hiện nay và luật BHXH đều tính theo số năm đã đóng BHXH. Nhưng:
- Quy định hiện nay: Cứ mỗi năm tính bằng 1 tháng mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.
- Luật BHXH: Cứ mỗi năm tính bằng 1.5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH,
d. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần:
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
- Quy định hiện nay: Quy định chung là 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Luật BHXH: Theo thời điểm tham gia BHXH như sau:
+ Trước ngày 1/1/1995 : Bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu
+ Từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000: Bình quân 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu
+ Từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006: Bình quân 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu
+ Từ ngày 1/1/2007 trở đi: Bình quân 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu
(Điều 58, 59, 60 - khoản 1)
e. Điều chỉnh tiền lương, tiền công đóng BHXH:
Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương tiền công đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức tiền lương, tiền công đuợc điều chỉnh như sau:
- Quy định hiện nay: Không có
- Luật BHXH: Điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ (Điều 61 - khoản 2)
5. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
a. Về trợ cấp mai táng:
- Quy định hiện nay: Bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu chung
- Luật BHXH: Bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung.
Như vậy, so với quy định hiện nay, Luật BHXH tăng thêm mức trợ cấp mai táng 2 tháng (Điều 63- khoản 2)
b. Về mức trợ cấp tuất một lần:
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH:
Theo quy định hiện nay và luật BHXH đều căn cứ theo thời gian đóng BHXH và mức tối thiểu bằng 3 tháng mức tiền lương, tiền công đóng BHXH. Tuy nhiên:
- Quy định hiện nay: Cứ mỗi năm đóng BHXH tính bằng 0.5 tháng mức bình quân của tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH; tối đa không quá 12 tháng.
- Luật BHXH: Cứ mỗi năm đóng BHXH tính bằng 1.5 tháng mức bình quân của tiền lương, tiền công tháng. (Điều 67 - khoản 1)
Như vậy, so với quy định hiện nay, luật BHXH đã tăng thêm mức trợ cấp 1 tháng và không khống chế mức tối đa.
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang hưởng lương hưu chết (Luật BHXH không đề cập đến người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng chế nhưng quy định hiện nay thì có):
- Quy định hiện nay: Nếu người lao động chết trong năm thứ nhất thì tính bằng 12 tháng lương hưu hoặc trợ cấp đang hưởng; nếu chết từ năm thứ 2 trở đi, mỗi năm giảm đi 1 tháng nhưng tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu hoặc trợ cấp.
- Luật BHXH: Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu nhưng tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng. (Điều 67 - khoản 2)
Như vậy, so với quy định hiện nay thì luật BHXH mang tính công bằng hơn rất nhiều. Quy định hiện nay xác định khoảng thời gian để tính mức trợ cấp là theo năm, thì luật BHXH là theo tháng. Và mức tối đa của luật BHXH là 48 tháng cao gấp 4 lần so với quy định hiện nay là 12 tháng.
c. Về mức trợ cấp tuất hàng tháng
Quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
Về cơ bản quy định hiện nay và luật BHXH là giống nhau, riêng đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng thì:
- Quy định hiện nay: Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi người lao động bị suy giảm từ 31 % trở lên khả năng lao động.
- Luật BHXH: Con số này là 61 % trở lên (Điều 64 - khoản 1 - điểm d)
Quy định về thân nhân của người lao động được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng:
Về con:
+ Quy định hiện nay: Con chưa đủ 15 tuổi hoặc còn đang đi học mà chưa đủ 18 tuổi.
+ Luật BHXH: (Bổ sung) Trường hợp con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên (Điều 64 - khoản 2- điểm a).
Về vợ hoặc chồng:
+ Quy định hiện nay: Vợ hoặc chồng đã hết tuổi lao động (trên 55 tuổi đối với nữ, trên 60 đối với nam)
+ Luật BHXH: (Bổ sung) Vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên (Điều 64 - khoản 2 - điểm b)
Về cha, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ) chồng và đối tượng khác mà người lao động phải nuôi dưỡng:
+ Quy định hiện nay: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha chồng, mẹ chồng; cha vợ, mẹ vợ và đối tượng khác mà người lao động phải nuôi dưỡng đã hết tuổi lao động.
+ Luật BHXH: (Bổ sung) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha chồng, mẹ chồng; cha vợ, mẹ vợ và đối tượng khác mà người lao động phải nuôi dưỡng chưa hết tuổi lao động nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên (Điều 64 - khoản 2 - điểm d).
Về số người được hưởng:
Cả quy định hiện nay và luật BHXH đều quy định không quá 4 người. Nhưng luật BHXH thêm trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp tuất hàng tháng (Điều 65 - khoản 2).
Mức trợ cấp tuất hàng tháng( đối với mỗi thân nhân):
- Quy định hiện nay: Bằng 40 % mức lương tối thiểu chung
- Luật BHXH: Bằng 50 % mức lương tối thiểu chung (Điều 65 - khoản 1).
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0106.doc