BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THỊ KIỀU OANH
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH
TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THỊ KIỀU OANH
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH
TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 66 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
153 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Những đặc điểm của địa danh tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS.TS. LÊ TRUNG HOA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực không mới với thế giới nhưng lại khá mới mẻ
với Việt Nam chúng ta. Những bí ẩn về ngành địa danh học cùng với niềm khao khát muốn
tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của quê hương dưới góc nhìn ngôn ngữ học thông qua hệ thống
địa danh của tỉnh khiến tôi mạnh dạn đăng ký đề tài luận văn: “Những đặc điểm của địa
danh tỉnh Tiền Giang”.
Qua đây, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Lê Trung Hoa – giảng viên
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh – đã tận tình chỉ dẫn tôi
từng tí một trong quá trình thực hiện luận văn và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu khoa học
quý báu.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô ngành Ngôn ngữ học, trường Đại học
Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền cho tôi những kiến thức sâu sắc và hướng
dẫn nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Cảm ơn các cơ quan, ban ngành trong tỉnh Tiền Giang đã giúp đỡ tôi trong việc tìm
kiếm những tư liệu cần thiết để hoàn thành luận văn.
Chắc vẫn còn nhiều thiếu sót trong luận văn này, vì thế, kính mong quý thầy cô tiếp
tục chỉ dẫn để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tân Hòa, ngày 01 tháng 8 năm 2011
Nguyễn Thị Kiều Oanh
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T ........................................................................................................... 3
0TMỤC LỤC0T ................................................................................................................ 4
0TMỞ ĐẦU0T ................................................................................................................... 7
0T1. Lý do chọn đề tài0T .................................................................................................................... 7
0T2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề0T ...................................................................................................... 7
0T1.1.Sơ lược vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới0T .............................................................. 7
0T1.2.Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam0T ..................................................................................... 8
0T1.3.Nghiên cứu địa danh ở Tiền Giang0T ................................................................................. 10
0T4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu0T ............................................................................................. 11
0T5. Mục đích nghiên cứu0T ............................................................................................................ 12
0T6. Phương pháp nghiên cứu0T ...................................................................................................... 12
0T6.1.Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu0T ............................................................................ 12
0T6.2.Phương pháp thống kê, phân loại, miêu tả0T ...................................................................... 13
0T6.3.Phương pháp so sánh, đối chiếu0T...................................................................................... 13
0T6.3.1.So sánh, đối chiếu đồng đại0T ..................................................................................... 13
0T6.3.2.Phương pháp điền dã0T .............................................................................................. 13
0TChương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN0T .............................. 15
0T1.1.Những tiền đề lý luận0T .......................................................................................................... 15
0T1.1.1.Định nghĩa địa danh0T .................................................................................................... 15
0T1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học0T ...................................................................... 17
0T1.1.3. Phân loại địa danh0T ...................................................................................................... 18
0T1.2. Những tiền đề thực tiễn0T ...................................................................................................... 21
0T1.2.1. Vài nét về lịch sử và địa giới hành chính tỉnh Tiền Giang0T ........................................... 21
0T1.2.2. Tổng quan về địa lí, kinh tế, xã hội0T ............................................................................. 27
0T1.2.2.1. Địa lí Tiền Giang0T ................................................................................................ 27
0T1.2.2.2. Kinh tế - xã hội Tiền Giang0T ................................................................................. 30
0T1.2.3. Đặc điểm dân cư0T ......................................................................................................... 32
0T1.2.4. Đặc điểm ngôn ngữ0T .................................................................................................... 34
0T1.2.5. Kết quả thu thập và phân loại địa danh ở tỉnh Tiền Giang0T ........................................... 35
0T1.2.5.1. Phân loại theo đối tượng0T ..................................................................................... 35
0T1.2.5.2. Phân loại theo nguồn gốc ngữ nguyên0T ................................................................. 36
0T1.2.5.3. Phân loại theo số lượng âm tiết 0T ........................................................................... 36
0TChương 2: CẤU TẠO VÀ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỊA DANH TỈNH TIỀN
GIANG0T .................................................................................................................... 39
0T2.1. Cấu tạo của địa danh tỉnh Tiền Giang0T................................................................................. 39
0T2.1.1. Phương thức cấu tạo của địa danh tỉnh Tiền Giang0T ..................................................... 39
0T2.1.1.1. Phương thức tự tạo0T .............................................................................................. 40
0T2.1.1.2. Phương thức chuyển hóa0T ..................................................................................... 53
0T2.1.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh tỉnh Tiền Giang0T .......................................................... 56
0T2.1.2.1. Danh từ chung và tên riêng0T ................................................................................. 56
0T2.1.2.2. Thành tố chung0T ................................................................................................... 59
0T2.1.2.3. Giải thích một vài danh từ chung và thành tố chung trong địa danh ở tỉnh Tiền
Giang0T .............................................................................................................................. 60
0T2.1.2.4. Về mặt cấu tạo địa danh tỉnh Tiền Giang0T ............................................................. 62
0T2.1.3. Tiểu kết0T ...................................................................................................................... 66
0T2.2. Chuyển biến của địa danh tỉnh Tiền Giang0T ......................................................................... 67
0T2.2.1. Một số nguyên nhân làm biến đổi địa danh0T ................................................................. 67
0T2.2.1.1. Nguyên nhân bên ngoài ngôn ngữ0T ....................................................................... 67
0T2.2.1.2. Nguyên nhân bên trong địa danh0T ......................................................................... 70
0T2.2.2. Đặc điểm chuyển biến của địa danh tỉnh Tiền Giang0T .................................................. 72
0T2.2.2.1. Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ địa hình0T ................................................. 72
0T2.2.2.2. Đặc điểm chuyển biến của địa danh hành chính0T .................................................. 74
0T2.2.2.3. Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ công trình xây dựng0T ............................... 81
0TChương 3 : NGUỒN GỐC – Ý NGHĨA CỦA MỘT SỐ ĐỊA DANH TỈNH TIỀN
GIANG VÀ GIÁ TRỊ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC0T ................................................ 87
0T3.1. Nguồn gốc – ý nghĩa của một số địa danh tỉnh Tiền Giang0T ................................................. 87
0T3.1.1. Một số địa danh có nguồn gốc rõ ràng0T ........................................................................ 87
0T3.1.2. Một số địa danh có nguồn gốc, ý nghĩa còn đang tranh cãi0T.......................................... 90
0T3.1.3. Một số địa danh là truyền thuyết, sự tích0T .................................................................... 92
0T3.2. Giá trị phản ánh hiện thực0T .................................................................................................. 94
0T3.2.1. Phản ánh về lịch sử0T ..................................................................................................... 95
0T3.2.2. Phản ánh về địa lý0T ...................................................................................................... 96
0T3.2.3. Phản ánh về ngôn ngữ0T ................................................................................................ 97
0T3.2.3.1. Tiếng dân tộc0T ...................................................................................................... 97
0T3.2.3.2. Từ ngữ địa phương0T.............................................................................................. 98
0T3.2.3.3. Từ ngữ lịch sử0T ..................................................................................................... 98
0T3.2.4. Phản ánh về văn hóa0T ................................................................................................. 100
0T3.2.5. Phản ánh hoạt động kinh tế0T ....................................................................................... 103
0T3.2.5.1. Tên chợ0T ............................................................................................................. 103
0T3.2.5.2. Tên nghề nghiệp và sản phẩm0T ........................................................................... 107
0T3.2.6. Phản ánh hoạt động giao thông0T ................................................................................. 107
0T3.2.6.1. Địa danh phản ánh phương thức hoạt động giao thông0T ...................................... 107
0T3.2.6.2. Tên các công trình giao thông0T ........................................................................... 107
0T3.2.7. Phản ánh hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng0T .................................................................. 109
0T3.2.7.1. Địa danh gắn với hoạt động tôn giáo 0T ................................................................. 109
0T3.2.7.2. Địa danh gắn với hoạt động tín ngưỡng0T ............................................................. 111
0T3.2.8. Phản ánh hoạt động quân sự0T ..................................................................................... 111
0T3.2.9. Phản ánh hoạt động giáo dục và vui chơi giải trí0T ....................................................... 113
0T3.2.9.1. Địa danh phản ánh hoạt động giáo dục0T .............................................................. 113
0T3.2.9.2. Địa danh phản ánh hoạt động vui chơi giải trí0T ................................................... 114
0T3.2.10. Phản ánh văn học0T.................................................................................................... 114
0TKẾT LUẬN0T ........................................................................................................... 118
0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ................................................................................... 121
0TPHỤ LỤC0T ............................................................................................................. 128
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Địa danh là một bộ phận đặc biệt của từ vựng nhưng có nguồn gốc và ý nghĩa riêng,
nằm trong đối tượng của bộ môn từ vựng học. Bên cạnh việc nhận biết, hiểu rõ những đặc
điểm ngôn ngữ trong các phương thức cấu tạo của hàng loạt tên gọi, địa danh còn cung cấp
nguồn tư liệu quý cho nhiều ngành khoa học khác như dân tộc học, địa lý học, lịch sử học,
khảo cổ học, văn hóa học…Vì vậy, việc nghiên cứu địa danh có ý nghĩa và giá trị rất lớn.
Nghiên cứu địa danh có thể phác thảo bức tranh toàn cảnh về sự ra đời của một tộc
người, một dân tộc; về sự giao thoa, tiếp xúc, bảo lưu những giá trị lịch sử, văn hóa của một
địa bàn trong những giai đoạn, thời kỳ khác nhau. Nghiên cứu địa danh không những góp
phần phản ánh đời sống ngôn ngữ mà còn phản ánh những biểu hiện của sự biến đổi và phát
triển tiếng Việt.
Địa danh Tiền Giang cũng mang những đặc điểm đó. Trong quá trình hình thành và
phát triển, vùng đất Tiền Giang đã sản sinh ra những tên đất, tên làng tạo thành một hệ
thống địa danh phản ánh những nét đặc trưng của vùng đất này. Theo quy luật tất yếu của
cuộc sống, nhiều tên gọi vẫn bền vững theo thời gian dẫu có bao thăng trầm nhưng cũng có
những địa danh dần dần ít được nhắc đến rồi đi vào quên lãng. Chúng tôi nghĩ rằng quá
trình khảo sát, sưu tầm, phân tích, giải thích địa danh tỉnh Tiền Giang sẽ giúp chúng ta hiểu
rõ hơn về lịch sử, văn hóa, địa hình, và những di tích…của địa phương. Bên cạnh đó, việc
nghiên cứu địa danh Tiền Giang còn bổ sung một phần tư liệu cho ngành địa danh học Việt
Nam, để từ đó có thể hoàn thành công trình nghiên cứu về toàn bộ địa danh cả nước.
Viết về địa danh Tiền Giang đã có vài người thực hiện qua một số công trình, bài viết
khác nhau nhưng hiện tại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu địa danh ở Tiền Giang
dưới góc độ ngôn ngữ. Dẫu biết rằng đây là một đề tài không đơn giản vì còn nhiều vấn đề
lý luận phức tạp, nhiều ý kiến chưa thống nhất nhưng với mong muốn thỏa mãn những thắc
mắc về những cái tên rất đỗi gần gũi ấy nên tôi quyết định chọn đề tài “Những đặc điểm
của địa danh tỉnh Tiền Giang”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.Sơ lược vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới
Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu địa danh đã được đặt ra từ rất sớm. Nhiều sách lịch
sử, địa chí của Trung Quốc ghi chép tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa cũng như diễn biến của địa
danh. Chẳng hạn, đầu thời Đông Hán (25 – 220 SCN), Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa
danh trong Hán thư, một số trong đó được thuyết minh lý do gọi tên và quá trình diễn biến,
trong Thủy kinh chú của Lệ Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy (420 – 589) có ghi chép hơn 2 vạn
địa danh và có khoảng 2.300 địa danh đã được giải thích.
Ở phương Tây, vào thế kỷ XVII, ở Ý đã xuất hiện quyển từ điển địa danh đầu tiên
(Poyares dicionario de nomes proprios de regions, Rome, 1667), nhưng địa danh học
(toponymie) thì đến thế kỷ XIX mới ra đời. T.J. Egli, người Thụy Sĩ có tác phẩm Địa danh
học, công bố 1872. J.W. Nagl, người Áo, cũng công bố công trình nghiên cứu Địa danh học
(1903). Thời kỳ đầu, các tác phẩm địa danh học chú trọng khảo chứng nguồn gốc địa danh,
mãi đến thế kỷ XX, việc nghiên cứu địa danh mới mang tính chất tổng hợp, liên quan đến
nhiều ngành khác nhau như ngôn ngữ học, lịch sử học, địa lý học…Trong đó, có việc
nghiên cứu địa danh theo hướng địa lý học của Gillienon, nghiên cứu các lớp niên đại của
địa danh theo phương pháp văn hóa địa lý của A. Dauzat (người Pháp)…Từ những năm 60
của thế kỷ XX, việc xây dựng hệ thống lý luận của ngành địa danh học bước đầu hoàn thiện,
hàng loạt các công trình về lĩnh vực này đã được ra đời, trong đó có những tác phẩm tiêu
biểu: Những nguyên tắc của địa danh học (1964), công trình tập hợp bài viết của nhiều tác
giả theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, Địa danh học là gì? (1985), tác phẩm giới
thiệu những lý luận chủ yếu về địa danh học như những phương thức cơ bản đặt địa danh,
cấu tạo địa danh…Ngoài ra, còn phải kể đến các chuyên luận nghiên cứu địa danh ở Pháp,
Anh, Mỹ, Trung Quốc…trong đó đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Superanskaja,
A. Dauzat và Rostaing…
1.2.Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Cũng như địa danh học thế giới, địa danh Việt Nam cũng đã có một quá trình sưu tập
khá lâu đời nhưng phát triển rất chậm và chưa đạt tới trình độ hiện đại. Để phục vụ cho công
cuộc xâm lược và thống trị nhân dân ta, phong kiến phương Bắc đã nghiên cứu địa danh
Việt Nam trong các sử sách và tài liệu như: Tiền Hán thư, địa lý chí; Hậu Hán thư, địa lý
chí; Tấn thư, địa lý chí; Thủy kinh chú của Tang Khâm (đời Hán); Thông điển của Đỗ Hựu
(đời Đường)…Cũng với mục đích xâm lược, thực dân Pháp cũng đưa nhiều chuyên gia có
khi dưới hình thức giáo sĩ truyền giáo để nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam,
trong đó có Lịch sử vương quốc Đông Kinh của giáo sĩ A.de Rhodes (1951),…
Từ thời kỳ độc lập tự chủ, ở đời Lê, các nhà nghiên cứu trong nước cũng bắt đầu
nghiên cứu địa danh và có một số tác phẩm quan trọng như: Dư địa chí (1435) của Nguyễn
Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư (thế kỷ XV) của Ngô Sĩ Liên, Phủ biên tạp lục (1776) của Lê
Quý Đôn, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) của Lê Quang Định, Lịch triều hiến
chương loại chí (1809 – 1819) của Phan Huy Chú, Gia Định thành thông chí (1820) của
Trịnh Hoài Đức, Đại Nam nhất thống chí (1882) của Quốc sử quán triều Nguyễn…Các tác
phẩm đều có ghi chép nhiều về địa danh và có giải thích một số địa danh nhưng chưa quan
tâm đến vấn đề địa danh một cách đúng mức.
Đầu thế kỷ XIX, có tập sưu tầm 10.994 địa danh tên làng xã Việt Nam (thuộc các
tỉnh từ Nghệ An trở ra), sau này Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch và cho xuất bản
(1981). Đầu thế kỷ XX, đã có một số công trình tổng hợp, khảo cứu địa danh nhưng tất cả
chỉ dừng lại ở góc độ địa lý, lịch sử nhằm tìm hiểu đất nước, con người từ một góc độ nào
đó. Từ những năm 1960, các khía cạnh vấn đề có liên quan đến địa danh Việt Nam đã được
đề cập, nghiên cứu mang tính lý luận cao hơn so với những công trình chuyên khảo trước
đó. Tác giả Đào Duy Anh với tác phẩm Đất nước Việt Nam qua các đời (1964) đã làm rõ
quá trình xác lập, phân định lãnh thổ từng khu vực, trong đó địa danh được xem là chứng cứ
quan trọng. Với công trình Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên
sông (1964), tác giả Hoàng Thị Châu là người đầu tiên đã sử dụng phương pháp ngôn ngữ
học để khảo sát đối tượng, và trong các công trình tiếp theo như Tiếng Việt trên các miền
đất nước, Địa danh Tây nguyên trên bản đồ…, tác giả cũng nghiên cứu theo hướng này
nhưng đi sâu vào phương ngữ nhiều hơn. Công trình Thử bàn về địa danh Việt Nam (1976)
của Trần Thanh Tâm đã tập trung ý kiến vào phần lý luận của địa danh học, nêu một số vấn
đề cơ bản về địa danh và địa danh học Việt Nam. Năm 1990, sau khi bảo vệ luận án Những
đặc điểm chính của địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Lê Trung Hoa in thành sách
Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1991. Với công trình này, tác giả đã đưa ra
những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho sự phân tích và chỉ ra các đặc điểm cấu tạo, nguồn
gốc, ý nghĩa và sự chuyển biến của địa danh một thành phố lớn ở miền Nam. Năm 1996,
Nguyễn Kiên Trường với luận án Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng đã bổ
sung thêm những vấn đề lý thuyết định danh mà tác giả Lê Trung Hoa đã dẫn ra trước đó.
Đặc biệt, luận án đã khái quát được những đặc điểm về cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc và sự
biến đổi của địa danh Hải Phòng trong sự đối sánh với địa danh các vùng khác ở Việt Nam.
Tiếp theo là hai luận án tiến sĩ về địa danh đã được bảo vệ: Nghiên cứu địa danh Quảng Trị
(2003) của Từ Thu Mai và Những đặc điểm chính của địa danh Daklak (2005) của Trần
Văn Dũng.
Ngoài các luận án trên còn có một số sách, từ điển viết về địa danh như: Một số vấn
đề về địa danh học Việt Nam (2000) của Nguyễn Văn Âu đã nêu khái quát về đặc điểm cũng
như phân loại và phân vùng địa danh Việt Nam. Các công trình Lược sử nguồn gốc địa danh
Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh (1999); Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn
học của Lê Trung Hoa (2002); Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả
thuyết của Nguyễn Hữu Hiếu (2004)…Đặc biệt, có bốn cuốn từ điển địa danh đáng chú ý
như: Sổ tay địa danh Việt Nam (1995) của Đinh Xuân Vịnh; Sổ tay địa danh Việt Nam
(1998) của Nguyễn Dược – Trung Hải đã tập trung giải thích một cách cụ thể một số địa
danh tiêu biểu ở Việt Nam; Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng (1998) do Ngô Đăng
Lợi chủ biên. Năm 2003, cuốn Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh do Lê
Trung Hoa (chủ biên) – Nguyễn Đình Tư được xuất bản, trong đó các tác giả rất chú ý tới
nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh. Năm 2006, Lê Trung Hoa cho xuất bản cuốn
sách lý luận đầu tiên về địa danh: Địa danh học Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện nay, các công trình về địa danh học ở nước ta đã xác lập
được cơ sở lý luận, cũng như đối tượng và phương pháp nghiên cứu địa danh.
1.3.Nghiên cứu địa danh ở Tiền Giang
Nhìn chung, các công trình viết về địa danh ở Tiền Giang cũng không nhiều. Có thể
kể ra một số tác phẩm sau đây:
Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn có nói đến địa danh Chợ Gạo, cho đây là
một trung tâm mua bán gạo…
Gia Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức khi viết về trấn Định Tường có
đề cập đến một số địa danh của Tiền Giang hiện nay như Mỹ Tho, Gò Công, Cái Bè…
Năm 1994, hai công trình Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – Định Tường, Tổng kết
nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã nghiên cứu về
vùng đất Định Tường xưa với nhiều giai đoạn thay đổi địa bàn khác nhau, trong đó ông nói
đến rất nhiều địa danh của tỉnh Tiền Giang hiện nay với danh mục các xã, phường, thị
trấn…
Tác giả Huỳnh Minh với tác phẩm Gò Công xưa và nay xuất bản năm 1969, đã miêu
tả sinh động mọi mặt đời sống của vùng đất Gò Công (Tiền Giang) về lịch sử địa lý, huyền
sử giai thoại danh nhân, văn hóa, phong tục tập quán…Năm 2001, tác giả Huỳnh Minh còn
xuất bản sách “Loại sách sưu khảo các tỉnh thành năm xưa” trong đó có Định Tường (Mỹ
Tho) xưa, ông miêu tả vùng đất Định Tường trải qua các thời đại, các nhân vật, anh hùng
liệt sĩ kháng Pháp, các di tích lịch sử, lăng mộ nhân vật, huyền thoại, giai thoại…
Năm 1999, sách Gò Công cảnh cũ người xưa của hai tác giả Việt Cúc – Sơn Nam
được xuất bản, miêu tả vùng đất Gò Công xưa với nhiều địa danh gắn liền với các sự kiện
lịch sử. Non nước Việt Nam của Tổng cục du lịch, xuất bản vào năm 2000 cũng nói đến một
số địa danh của tỉnh Tiền Giang.
Từ năm 2005 – 2007, bộ sách Địa chí Tiền Giang đã được xuất bản. Bộ sách gồm 2
tập: Địa chí Tiền Giang, tập I (2005) và Địa chí Tiền Giang, tập II (2007), đề cập nhiều vấn
đề cốt yếu về các lĩnh vực như địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội của vùng đất Tiền
Giang từ thuở khai hoang lập ấp cho đến những năm đầu thế kỷ XXI. Công trình đề cập một
cách có hệ thống theo trình tự thời gian bằng nhiều nguồn tư liệu và bằng các phương pháp
khoa học.
Năm 2006, Sở văn hóa thông tin Tiền Giang xuất bản tác phẩm Các di tích lịch sử
văn hóa quốc gia tại Tiền Giang. Tác phẩm cung cấp thêm tư liệu về 20 di tích được nhà
nước xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa quốc gia trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Ngoài ra, còn có bài viết Một số địa danh ở Tiền Giang của tác giả Trương Ngọc
Tường trong Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Tiền Giang tháng 11/2000, miêu tả và giải thích
nguồn gốc một số địa danh như Mỹ Tho, Ba Giồng, Chợ Gạo, Cai Lậy, Cái Bè…
Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống
về khía cạnh ngôn ngữ của địa danh tỉnh Tiền Giang. Hiện tại chỉ có công trình nghiên cứu
địa danh Tiền Giang về mặt văn hóa của Nguyễn Văn Diệp (luận văn Thạc sĩ, 2010). Vì thế,
nghiên cứu địa danh tỉnh Tiền Giang về mặt ngôn ngữ hiện nay là cần thiết.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ hệ thống địa danh tỉnh Tiền Giang.
Luận văn sẽ tập trung khảo sát tên gọi các đối tượng địa lý tồn tại trên địa bàn. Cụ thể là địa
danh chỉ các đối tượng tự nhiên hay còn gọi là địa danh chỉ địa hình (kinh, sông, rạch…),
địa danh chỉ công trình xây dựng (cầu, đường, bến đò, chợ…), địa danh hành chính hay còn
gọi là địa danh chỉ đơn vị dân cư (thành phố, thị trấn, thị xã, phường, xã, ấp…) và địa danh
vùng.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn chủ yếu sưu tầm, miêu tả, khảo sát các loại địa
danh trên phạm vi hành chính hiện hành của tỉnh Tiền Giang tính đến tháng 3/2007. Tư liệu
khảo cứu chủ yếu trên diện đồng đại và sẽ tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa một số địa danh trên
địa bàn Tiền Giang.
5. Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung tìm hiểu về phương thức đặt địa danh,
phương thức cấu tạo, những chuyển biến về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa cũng như một số nguồn
gốc, ý nghĩa của địa danh tỉnh Tiền Giang. Nội dung được trình bày một mặt miêu tả những
địa danh thuần Việt, Hán Việt, địa danh ngoại lai và địa danh dân tộc thiểu số nhằm minh
họa thêm một số vấn đề có tính chất lý luận về địa danh học; một mặt làm sáng rõ những giá
trị phản ánh hiện thực của địa danh. Từ đó, thấy được mối quan hệ giữa địa danh học với
các ngành khoa học khác như địa lý học, văn hóa học, lịch sử học, xã hội học…
6. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng 4 phương pháp sau đây:
6.1.Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu
Thu thập tư liệu là công việc đầu tiên của người nghiên cứu địa danh. Tư liệu chúng
tôi có được bao gồm nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
- Các sách lý luận về địa danh học và ngôn ngữ học cũng như nguồn tư liệu từ các
loại từ điển khác nhau rất cần thiết cho việc nghiên cứu địa danh. Sách viết về ngôn ngữ học
và địa danh học trong và ngoài nước là những nguồn tư liệu cơ bản và cần thiết giúp người
nghiên cứu xác định đúng hướng. Còn các từ điển viết về địa danh, từ điển từ cổ, từ điển
phương ngữ…giúp xác định được thời điểm và thời gian ra đời của các địa danh.
- Bộ sách gồm 2 tập: Địa chí Tiền Giang, tập I (2005) và Địa chí Tiền Giang, tập II
(2007) là tư liệu lưu trữ hành chính từ trước đến nay của tỉnh, thành phố, huyện, xã,
ấp…Đây là nguồn tư liệu quý giá có tính pháp lý và tính chính xác cao.
- Bản đồ các loại của tỉnh Tiền Giang và các huyện thị trong tỉnh qua các thời kỳ là
tư liệu quý giá giúp cho việc xác định tọa độ, vị trí địa điểm của từng địa danh, sự ra đời,
biến đổi và mất đi của chúng.
- Các báo địa phương, sách viết về địa bàn và một số tác phẩm văn học viết về địa
phương…giúp người nghiên cứu địa danh tiết kiệm được thời gian khi tìm hiểu về địa danh.
Đây là những nguồn tư liệu đáng tin cậy do chính người địa phương viết hay người am hiểu
về địa phương thực hiện.
- Tư liệu điền dã được người nghiên cứu quan sát, thu thập, ghi chép và chọn lọc
trong quá trình đi thực tế. Những tư liệu này phục vụ cho việc giải thích nguồn gốc, ý nghĩa,
thời điểm ra đời cũng như những biến đổi của địa danh một cách chính xác.
6.2.Phương pháp thống kê, phân loại, miêu tả
Đây là phương pháp bắt buộc phải có khi bắt tay vào nghiên cứu địa danh và cũng là
phương pháp chủ yếu được vận dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Dựa vào nguồn
tư liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại và miêu tả để thấy rõ số lượng
từng loại. Từ đó có thể rút ra đặc điểm riêng của từng loại và đặc điểm chung của địa danh
toàn vùng. Cụ thể là sau khi phân loại, chúng tôi chia địa danh thành các loại như địa danh
chỉ địa hình tự nhiên, địa danh hành chính, địa danh chỉ công trình xây dựng và địa danh
vùng. Về từ nguyên, địa danh Tiền Giang có thể chia làm ba loại: địa danh thuần Việt, địa
danh Hán Việt, địa danh gốc Khmer…Trên kết quả phân loại, tiếp theo là việc miêu tả
những phương thức tạo địa danh, cách cấu tạo địa danh và những chuyển biến của nó.
6.3.Phương pháp so sánh, đối chiếu
6.3.1.So sánh, đối chiếu đồng đại
Phương pháp so sánh, đối chiếu đồng đại là phương pháp tìm ra những nét tương
đồng và dị biệt của địa danh Tiền Giang so với địa danh tỉnh khác.
1.1.1. So sánh, đối chiếu lịch đại
Dùng phương pháp này để xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh, tức
quan tâm đến mặt ngữ âm của tiếng Việt và quy luật biến đổi của nó trong lịch sử. Tuy
nhiên, ở phương pháp này, chúng tôi chỉ chú ý đối với một số đối tượng nhất định nếu có cứ
liệu cụ thể.
6.3.2.Phương pháp điền dã
Chúng tôi đi về một số địa phương để xác định hoặc cải chính nguồn gốc và ý nghĩa
của một số địa danh nghi ngờ hoặc còn có nhiều ý kiến, chưa nhất trí và để tìm thêm cách lý
giải một số địa danh mới.
Địa danh vốn mang trong mình những đặc điểm về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử…Vì
vậy, nghiên cứu địa danh cần áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, liên ngành, đa
ngành. Có như vậy, kết quả nghiên cứu mới đầy đủ, rõ ràng và mang tính khoa học.
2. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần chính của luận văn
gồm có ba chương:
Chương 1: Những tiền đề lý luận và thực tiễn
Chương 2: Cấu tạo và chuyển biến của địa danh tỉnh Tiền Giang
Chương 3: Nguồn gốc – ý nghĩa của một số địa danh tỉnh Tiền Giang và giá trị phản
ánh hiện thực.
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Những tiền đề lý luận
1.1.1.Định nghĩa địa danh
Định nghĩa địa danh tuy đã có rất nhiều nhưng cho đến nay vẫn còn chưa thống nhất.
Theo tác giả An Chi thì Toponymie là một danh từ của tiếng Pháp hiện đại, có nghĩa
là địa danh học. Đây là một từ phái sinh bằng hậu tố “-ie” từ danh từ Toponyme, có nghĩa là
địa danh. Toponymie gồm hai hình vị căn tố (top(o) và onymie) bắt nguồn từ hai danh từ Hy
Lạp cổ là topos (có nghĩa là nơi chốn) và onoma (có nghĩa là tên) [2002]. Vậy địa danh là
gì? Có phải chỉ đơn giản được hiểu là tên nơi chốn, hay tên các đối tượng địa lý hoặc tên
đất?
A.V.Superanskaja định nghĩa “Địa danh l._.à tên gọi các địa điểm được biểu thị bằng
những từ riêng. Đó là các tên gọi địa lý, địa danh hay toponyme” [Đinh Lan Hương dịch,
2002: 1] và chỉ ra một cách cụ thể “Những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là những vật thể tự
nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất
(các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng
riêng lẻ) đều có tên gọi” [2002: 13]. Như vậy, theo cách hiểu của tác giả thì địa danh là
những từ ngữ biểu thị tên gọi các địa điểm, đối tượng địa lý (vật thể tự nhiên hay nhân tạo)
có vị trí xác định trên bề mặt trái đất.
Nhìn chung, các tác giả nước ngoài chỉ mô tả một cách khái quát địa danh và xem địa
danh là tên gọi các đối tượng địa lý.
Riêng ở nước ta, một số nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra định nghĩa về địa danh theo
cách hiểu của mình.
Tác giả Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển thì cho rằng “Địa danh là tên các miền
đất” [1932]. Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê cũng định nghĩa: “Địa danh là tên đất,
tên địa phương” [2002]. Từ điển bách khoa Việt Nam giải thích: “Địa danh là tên gọi các
lãnh thổ, các điểm quần cư (làng, xã, huyện, thành phố), các điểm kinh tế (vùng nông thôn,
khu công nghiệp), các quốc gia, các châu lục, các núi, đèo, cao nguyên, thung lũng, đồng
bằng, châu thổ, sông, hồ, vịnh, biển, eo biển, đại dương có tọa độ địa lý nhất định ghi lại
trên bản đồ. Địa danh có thể phản ánh quá trình hình thành, đặc biệt của các yếu tố địa lý
tự nhiên và lịch sử với những nét đặc sắc về kinh tế, xã hội của các lãnh thổ” [1995]. Các
dịch giả của tác phẩm Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX cho rằng: “Địa danh của một
vùng hay của một nước là tổng thể các tên riêng đặt ra để gọi tên các đơn vị địa lý tự nhiên
hay nhân văn của vùng đất ấy hay nước ấy. Đồng thời đó còn là những chứng tích về ngôn
ngữ và có thể cả về văn tự mà các cộng đồng có thể đã đặt, đã dùng và lưu lại trên địa bàn
cư trú và phát triển của mình”. [Dương Thị The - Phạm Thị Thoa, 1981: 1].
Tác giả Bùi Đức Tịnh trong Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ định nghĩa địa
danh như sau: “Địa danh là một danh từ có nghĩa tổng quát để chỉ tên gọi các loại vật thể tự
nhiên được phân biệt về phương diện địa lý, các vị trí cần phân biệt trong sinh hoạt xã hội
và các đơn vị được xác định trong tổ chức hành chính hay quân sự” [1999: 10]. Như vậy,
bên cạnh những địa danh gắn với yếu tố địa lý, tác giả còn đề cập đến những địa danh gắn
với hành chính quân sự.
Tác giả Nguyễn Hữu Hiếu trong công trình Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ
qua chuyện tích và giả thuyết thì cho rằng: “Địa danh là danh từ riêng, không những chỉ để
gọi tên một vùng đất, mà còn là tên để gọi tên nhiều đối tượng khác nhau như địa hình tự
nhiên (sông, rạch, núi, đồi…), công trình xây dựng (cầu, đường,…), các đơn vị hành chính
(tỉnh, huyện, quận, tổng, làng, xã,…), các vùng, xóm, xứ…” [2004: 11].
Tiếp cận địa danh theo góc độ địa lý – văn hóa, tác giả Nguyễn Văn Âu quan niệm:
“Địa danh học (toponymie) là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lý các địa
phương” [2000], “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc…hay là tên các địa
phương, các dân tộc” [1993: 5].
Tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học, có các tác giả sau:
Hoàng Thị Châu định nghĩa: “Địa danh hay là tên địa lý (toponym, geographical
name) là tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên
hành chính,…được con người đặt ra” [2007].
Sau khi phân loại địa danh theo các đối tượng địa lý (theo tiêu chí tự nhiên và không
tự nhiên) và theo nguồn gốc ngữ nguyên của địa danh, tác giả Lê Trung Hoa đã đưa ra định
nghĩa: “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình tự nhiên,
các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian
hai chiều. Trước địa danh, ta có thể đặt một danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh đó: sông
Hương, huyện Mộ Đức, vùng Ba Vì, thành phố Cần Thơ, đường Nguyễn Du…” [2006: 28].
Trong luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn Những đặc điểm chính của địa danh Hải
Phòng năm 1996, Nguyễn Kiên Trường viết: “Địa danh là tên riêng chỉ các đối tượng địa lý
tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [1996: 16].
Trần Văn Dũng quan niệm: “Địa danh là tên gọi những đối tượng địa lý tự nhiên và
địa lý do con người kiến tạo” và “Các đối tượng do con người kiến tạo (có thể gọi là địa lý
nhân văn) bao gồm: địa lý nơi cư trú, địa lý chỉ các công trình xây dựng” [2004].
Có thể thấy khái niệm địa danh tuy đã có nhiều ý kiến, song các tác giả đều hiểu địa
danh là tên gọi các đối tượng địa lý (trong tự nhiên và nhân tạo) hay cụ thể hơn là tên đất
như là chấp nhận một điều hiển nhiên. Các định nghĩa trên đều nêu được các nét đặc trưng
cơ bản của địa danh, nhưng vẫn còn một số vấn đề cần bàn thêm. Chẳng hạn, định nghĩa của
Nguyễn Văn Âu đã nêu được những nét khái quát nhất về địa danh. Tuy nhiên, tác giả chưa
đề cập đến những đối tượng do con người kiến tạo mà chủ yếu chỉ đề cập đến những đối
tượng tự nhiên. Một số tác giả đặt vấn đề các đối tượng địa lý của địa danh phải “có vị trí
xác định trên bề mặt trái đất”. Về đối tượng, sự vật được gọi tên, cần lưu ý đến một đặc
điểm tuy rất hiển nhiên là chúng có một vị trí cố định hay xác định nhưng không ở ngoài trái
đất, theo A.V. Superanskaja thì “tính định vị của địa danh nói lên rằng, lãnh thổ là chu
cảnh thực tế của chúng”. Đặc điểm này giúp chúng ta loại trừ những tên gọi không phải địa
danh, tuy nhiên cũng cần xem xét lại vấn đề này vì trong thực tế, nhiều nơi trên trái đất có
cùng một địa danh.
Theo chúng tôi, địa danh dù xem xét ở góc độ nào thì cũng là một sản phẩm do con
người tạo ra như Trần Ngọc Thêm đã cho rằng: “các đối tượng tự nhiên hay nhân tạo đều
mang dấu ấn của con người. Sự tác động của con người đối với tự nhiên có thể mang tính
vật chất (như việc luyện quặng để chế tạo đồ dùng, đẽo tạc tượng) hoặc mang tính tinh thần
(như việc đặt tên tạo truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên: vịnh Hạ Long, núi Ngũ
Hành, hòn Vọng Phu…)” [2001a: 23].
Như vậy, có thể hiểu địa danh là tên gọi các đối tượng địa lý tự nhiên hay nhân tạo
do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Đây là đối tượng khảo cứu của chúng tôi
trong luận văn này.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học
Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu ý nghĩa, nguồn gốc
và những biến đổi của địa danh. Bên cạnh đó, nghiên cứu địa danh học còn cần phải chỉ ra
được các phương thức đặt địa danh và phân tích cách cấu tạo địa danh, phát hiện những
nguyên nhân chi phối sự ra đời, hành chức và tiêu vong của địa danh. Như vậy, đối tượng
của địa danh học chính là địa danh.
Như đã trình bày ở trên, địa danh bao gồm các đối tượng tự nhiên và các đối tượng
nhân tạo.
Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là đối với những tên đình, chùa, miếu, miễu, nhà
thờ, nhà hát, công ty, trường học, cơ quan, viện, khách sạn…chúng ta có nên xem là địa
danh hay không? Một số tác giả cho là có (như các tác giả trong Từ điển bách khoa địa danh
Hải Phòng, Từ điển Hà Nội – Địa danh) nhưng phần lớn, nhiều nhà nghiên cứu lại không
đồng tình với quan điểm này.
Thực ra, ngành từ vựng học có một ngành nhỏ là danh xưng học (onomasiologie)
chuyên nghiên cứu tên riêng chia ra ba nhánh nhỏ là nhân danh học, hiệu danh học và địa
danh học. Trong đó, nhân danh học chuyên nghiên cứu tên riêng của con người gồm họ, tên
chính, tên đệm, tự, hiệu, bút danh…Còn hiệu danh học chuyên nghiên cứu các thiên thể,
nhãn hiệu, biển hiệu, tổ chức…Địa danh học cũng nghiên cứu tên riêng nhưng liên quan đến
một vùng lãnh thổ nhất định và có tính bền vững. Như đã nói ở trên, địa danh học chuyên
nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và những chuyển biến của địa danh; tức là lấy những từ,
ngữ được dùng để đặt tên riêng của địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các công
trình xây dựng, các vùng lãnh thổ về không gian hai chiều làm đối tượng nghiên cứu. Điều
này có nghĩa là giữa địa danh học và hiệu danh học có đối tượng nghiên cứu khác nhau. Vì
vậy, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Lê Trung Hoa rằng “Tên các công trình
thiên về không gian hai chiều là địa danh (như tên cầu, đường, công viên…), còn tên các
công trình thiên về không gian ba chiều (như tên chùa, nhà thờ, trường học, cơ quan…) là
hiệu danh” [2000a: 14-15].
1.1.3. Phân loại địa danh
Phân loại địa danh là vấn đề phức tạp. Hiện nay, vẫn chưa có mô hình phân loại khái
quát tối ưu nào để có thể dùng chung, phổ biến cho mọi công trình nghiên cứu với những
cách tiếp cận, những quan điểm nghiên cứu khác nhau mà người ta thường chỉ quan tâm đến
một loại đối tượng cụ thể theo hướng khai thác của từng cá nhân. Do đó, việc hệ thống hóa
các cách phân loại đã có sẽ đưa đến cho người nghiên cứu địa danh có được cách phân loại
phù hợp với nội dung và phương pháp làm việc. Mặc dù mỗi nhà nghiên cứu đều tìm cho
mình một hướng đi riêng, song chung quy lại có những cách phân loại sau:
Theo Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường thì các nhà địa danh học người Pháp
thường trình bày địa danh theo lớp ngữ nguyên hoặc đối tượng phản ánh. A. Dauzat trong
La toponymie franscaise nghiên cứu địa danh theo 4 nhóm ngữ nguyên: 1.Vấn đề cơ sở tiền
Ấn – Âu; 2.Các danh từ tiền Latinh về nước trong thủy danh học; 3.Các từ nguyên Gôloa –
La Mã; 4.Địa danh học Gôloa – La Mã của vùng Auvergne và Velay. Ch. Rostaing trong
Les noms de lieux lại lấy tiêu chí của sự kết hợp giữa nguồn gốc ngôn ngữ và đối tượng địa
lý để nghiên cứu, bao gồm các vấn đề: 1.Những cơ sở tiền đề Ấn – Âu; 2.Các lớp tiền Xên
tích; 3.Lớp Gôloa; 4.Những phạm vi Gôloa – La Mã; 5.Các sự hình thành La Mã; 6.Những
đóng góp của tiếng Giéc-manh; 7.Các hình thức của thời phong kiến; 8.Những danh từ có
nguồn gốc tôn giáo; 9.Những hình thái hiện đại; 10.Các địa danh và tên đường phố; 11.Tên
sông và tên núi. Có thể thấy cách phân chia thành 11 vấn đề trên còn thiếu tính hệ thống, bởi
chưa xác định rõ ràng về tiêu chí phân loại.
Một số nhà nghiên cứu địa danh Xô Viết lại đưa ra cách phân loại địa danh theo nội
dung biểu thị. G.P Smolisnaja và M. V Gorbanevskij chia địa danh thành 4 loại: 1.Phương
danh (tên địa phương); 2.Sơn danh (tên núi, đồi, gò…); 3.Phố danh (tên các đối tượng trong
phố); 4.Thủy danh (tên các dòng chảy, ao, vũng…). A.V.Superanskaja lại chia địa danh
thành 7 loại: 1.Phương danh; 2.Thủy danh; 3.Sơn danh; 4.Phố danh; 5.Viên danh (tên các
quảng trường công viên); 6.Lộ danh (tên các đường phố); 7.Đạo danh (tên các đường giao
thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không). Hai cách phân loại của tác giả trên đã đưa
ra được những nhóm địa danh cơ bản nhất nhưng vẫn thiếu tính khái quát. Khi quan sát hai
bảng phân loại trên đây, Lê Trung Hoa cho rằng “chưa bao trùm được tên các công trình
xây dựng ở nông thôn (như cầu, cống, sân vận động…) và trong phương danh chưa tách
bạch giữa địa danh hành chính và địa danh chỉ một vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ
ràng” [2003a: 23].
Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Thanh Tâm trong công trình Thử bàn về địa danh
Việt Nam chia địa danh Việt Nam thành 6 loại: 1.Loại đặt theo địa hình và đặc điểm; 2.Loại
đặt theo vị trí không gian và thời gian; 3.Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử; 4.Loại
đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu; 5.Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế;
6.Loại đặt theo sinh hoạt xã hội.
Nguyễn Văn Âu, trong tác phẩm Một số vấn đề về địa danh Việt Nam [2000: 38-40],
đã phân loại địa danh theo 3 cấp: loại, kiểu và dạng. Theo đó, loại địa danh bao gồm 2 loại
là: địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội. Kiểu địa danh gồm 7 kiểu: 1.Thủy danh;
2.Sơn danh; 3.Lâm danh; 4.Làng xã; 5.Huyện thị; 6.Tỉnh, thành phố; 7.Quốc gia. Dạng địa
danh gồm 12 dạng: 1.Sông ngòi; 2.Hồ đầm; 3.Đồi núi; 4.Hải đảo; 5.Rừng rú; 6.Truông,
trảng; 7.Làng, xã; 8.Huyện, quận; 9.Thị trấn; 10.Tỉnh; 11.Thành phố; 12.Quốc gia.
Nhìn chung, cách phân loại của hai tác giả trên khá phức tạp và còn hạn chế.
Trong tác phẩm Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (Địa danh thành
phố Hồ Chí Minh), tác giả Lê Trung Hoa đã nêu ra hai tiêu chí để phân loại:
Theo đối tượng, căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên, tác giả chia địa danh
thành 2 nhóm lớn: Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên; Địa danh chỉ các đối tượng nhân
tạo.
* Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên bao gồm tên các địa hình núi, đồi, gò, sông,
rạch. Thí dụ: sông Tiền, rạch Ba Rài…
* Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo có thể chia làm 3 loại nhỏ:
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều như tên cầu,
cống, chợ, đường phố, công viên…Thí dụ: cầu Quay, cống Huế, chợ Giữa…
- Địa danh chỉ các đơn vị hành chính như tên ấp, xã, phường, huyện, quận…Thí dụ:
ấp Bắc, xã Tân Phú (CL), huyện Cai Lậy…
- Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng như xóm Dừa (GCT)…
Theo ngữ nguyên, tác giả chia địa danh Việt Nam thành 4 nhóm lớn:
- Địa danh thuần Việt
- Địa danh Hán Việt
- Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số như Chăm, Khơme, Ba Na, Ê Đê, Gia
Rai, Tày, Thái, Mường…
- Địa danh bằng các ngoại ngữ chủ yếu là địa danh gốc Pháp, một số là địa danh
Inđônesia, Malaysia…[2003: 17-21].
Nguyễn Kiên Trường trong luận án Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng
đã đưa ra ba tiêu chí và phân loại địa danh như sau:
- Tiêu chí 1: Dựa vào thuộc tính đối tượng, tác giả chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm địa danh chỉ đối tượng tự nhiên
+ Nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn
- Tiêu chí 2: Căn cứ vào nguồn gốc ngữ nguyên, có thể phân chia thành 7 nhóm:
+ Địa danh Hán Việt
+ Địa danh thuần Việt
+ Địa danh có nguồn gốc tiếng Pháp
+ Địa danh có nguồn gốc Tày-Thái, Việt-Mường, Môn-Khơme, Chăm
+ Đại danh có nguồn gốc hỗn hợp
+ Địa danh chưa xác định được nguồn gốc
+ Địa danh có nguồn gốc phương ngữ Quảng Đông
- Tiêu chí 3: Căn cứ vào chức năng giao tiếp, tác giả chia làm 4 loại:
+ Địa danh có tên gọi chính thức do nhà nước đặt và có trong các văn bản hành chính
+ Loại địa danh theo cách gọi dân gian
+ Loại địa danh là những tên cũ, cổ
+ Loại địa danh tên khác [1996: 45-50]
Có thể thấy, tác giả Nguyễn Kiên Trường rất quan tâm đến chức năng giao tiếp nên
đã đưa thêm cách phân loại theo chức năng này. Cách phân loại của tác giả rất cụ thể, chi
tiết và có tính khoa học.
Trong tác phẩm Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết,
tác giả Nguyễn Hữu Hiếu đã phân loại địa danh theo dạng cấu trúc, địa danh có cấu trúc
thông thường và địa danh có cấu trúc đặc biệt.
- Địa danh có cấu trúc thông thường được chia làm 4 nhóm:
+ Địa danh chỉ địa thế tự nhiên hoặc nhân tạo
+ Địa danh chỉ công trình xây dựng
+ Địa danh hành chính
+ Địa danh chỉ vùng
- Địa danh có cấu trúc đặc biệt được tác giả tập trung đi phân tích, so sánh, đối chiếu
để tìm ra cách hiểu hợp lí cho những địa danh có yếu tố “cái” [2004: 24-36].
Có thể thấy, các cách phân loại địa danh phụ thuộc vào mục đích và phương pháp
tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Theo chúng tôi, cách phân loại địa danh của tác giả Lê
Trung Hoa là hợp lí, phù hợp với mục đích và cách làm việc của chúng tôi. Từ cách phân
loại theo tiêu chí tự nhiên – không tự nhiên kết hợp với phân loại theo nguồn gốc ngôn ngữ,
qua quá trình mô tả, phân tích, chúng ta sẽ chứng minh được sự ảnh hưởng của lịch sử, địa
lý, ngôn ngữ, văn hóa và xã hội đến sự tồn tại và phát triển địa danh của một vùng đất, góp
phần làm sáng tỏ những đặc trưng văn hóa của địa danh Tiền Giang.
1.2. Những tiền đề thực tiễn
1.2.1. Vài nét về lịch sử và địa giới hành chính tỉnh Tiền Giang
Vào đầu thế kỷ thứ I (SCN), vương quốc Phù Nam được hình thành và phát triển trên
vùng đất miền Nam bán đảo Hoa - Ấn, vùng hạ lưu sông Cửu Long và phần đất cận bờ vịnh
Xiêm La. Vương quốc này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ VI.
Vào cuối thế kỷ thứ VI, trước sự tấn công của thuộc quốc Chân Lạp, vương quốc Phù Nam
tan rã. Nước Phù Nam gồm nhiều dân tộc thiểu số được dồn lên phía đông bắc (miền Bà Rịa
và Chu Nại) đến dọc bờ biển Đông (Trung Bộ) rồi sau đó bị phân liệt và mất hẳn tính cách
vương quốc vào khoảng 635. Từ đấy, phần đất thấp Phù Nam cũ, tức vùng hạ lưu sông Cửu
Long mang tên Thủy Chân Lạp từ cuối thế kỷ VI đến cuối thế kỷ XVI.
Do nạn chiến tranh giành ảnh hưởng giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn,
vào khoảng thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, đã có nhiều đoàn người từ vùng Ngũ Quảng hàng
loạt vượt biển vào Nam khai khẩn đất hoang, lập làng, mở ruộng. Tiến trình nhập cư của lưu
dân Việt từ miền ngoài diễn ra liên tục, số lượng lưu dân Việt di cư vào vùng đất này tăng
dần theo thời gian, và đến cuối thế kỷ XVII đã lên tới con số 40.000 hộ [Nam Bộ Đất và
Người, tập 3, 2005: 26].
Năm Mậu Dần (1698), đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, đó là sự kiện chúa Ninh
vương Nguyễn Phúc Chu sai Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm thống soái
đem binh vào kinh lược đất Chân Lạp, xác lập chủ quyền của người Việt trên vùng đất mới,
đặt cơ sở hành chính, ông chia đất Đông phố, lấy đất Đồng Nai đặt huyện Phước Long, lập
dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh chúa
Nguyễn đều đặt dinh lưu thủ, cai bạ và ký lục cai trị. Bên cạnh số lưu dân người Việt đến
vùng đất mới, còn có một số người Hoa mà phần đông là quan quân nhà Minh không chịu
khuất phục triều đình nhà Thanh đến nước ta xin tị nạn và sinh sống. Năm (1679), nhóm
Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cầm đầu khoảng 3000 người được chúa Nguyễn
Phúc Tần cho vào ở Phước Long và Mỹ Tho. Năm 1680, nhóm Mạc Cửu thống lĩnh khoảng
200 người đến đất Hà Tiên, đến lúc bấy giờ, số lượng người Hoa cũng khá đông, nên lập xã
Thanh Hà cho người Hoa ngụ tại Trấn Biên, lại lập xã Minh Hương cho những người Hoa
ngụ tại Phiên Trấn.
Lúc bấy giờ, người dân phải nộp thuế theo nghề nghiệp nhưng ở Gia Định chỉ có kho
Tân Định trong khi nông dân thì ở rất xa xôi, rải rác nên vào năm Tân Dậu (1641) chúa
Nguyễn cho lập 9 trường biệt nạp, dân ở gần trường nào thì nộp thuế cho trường ấy. Trịnh
Hoài Đức viết: “…mà đất ấy cách trấn Biên Hòa, trấn Phiên An là rất xa, thế tất không thể
vội bắt buộc theo phép được cho nên lại mưu tính nhiều cách, bèn lập chín trường biệt nạp
biệt tái là Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Giản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch,
Bả Canh, Tân Tịnh cho dân tùy tiện lập ấp cày cấy, để cho rải khắp, nhưng những nơi dựa
núi, sát biển hẻo lánh lẻ tẻ, còn có dân sống bằng lợi rừng biển mà không có ai quản thì lại
lập trang, trại, man, nậu…để thu thập lấy, đều theo nghề nghiệp của mình mà cung nộp
thuế, cho có hệ thống, cốt cho đồng ruộng được mở mang, lợi đất được khai thác mà thôi,
tuy phức tạp, lôi thôi nhưng đều có manh mối…”[1998: 103]. Như vậy, Mỹ Tho lúc bấy giờ
nằm ngoài đất Gia Định. Trong 9 trường biệt nạp, ba trường Bả Canh, Quy An, Quy Hóa ở
xứ Mỹ Tho, trường Tam Lạch ở đất Ba Giồng, trường Bả Canh được xác định cụ thể ở rạch
Cá Chốt nay thuộc xã Thạnh Nhựt - Gò Công Tây. Chín trường biệt nạp chỉ quản lí người
khai hoang ở góc độ kinh tế, chưa thật sự là một đơn vị hành chính.
Năm 1732, chúa Nguyễn cho thành lập dinh thứ 3 tại miền Nam là dinh Long Hồ và
một châu mới là châu Định Viễn, chưa lập phủ, huyện. Chúa Nguyễn còn cho lập thêm 3
đạo: Châu Đốc ở An Giang, Tân Châu ở Tiền Giang và Đông Khẩu ở Sa Đéc, cả 3 đạo đều
thuộc dinh Long Hồ.
Năm Nhâm Tý (1772), chúa Nguyễn Phúc Thuần quyết định thành lập ở Mỹ Tho một
đơn vị hành chính mang tính quân quản là đạo Trường Đồn. Lỵ sở đạo Trường Đồn đặt tại
giồng Kiến Định (nay là khu vực thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành). Tháng 11 năm Kỷ
Hợi (1779), thế tổ Cao hoàng đế năm thứ 2 chia vạch địa giới Trấn Biên, Phiên Trấn, Long
Hồ, Hà Tiên, bãi bỏ chín trường biệt nạp, kết hợp với đạo Trường Đồn để lập dinh Trường
Đồn. Lỵ sở dinh Trường Đồn cũng đặt tại giồng Kiến Định như cũ, gồm có 1 huyện Kiến
Khương và ba thuộc (tương đương với tổng): thuộc Kiến Hưng: gồm vùng đất đai khai phá
sớm, dọc theo Ba Giồng (vùng đất từ thị xã Tân An đến thị trấn Tân Hiệp và qua vùng Rạch
Rầm); thuộc Kiến Hoà: gồm vùng đất chợ cũ (Mỹ Tho) đến Tân An, Chợ Gạo, Gò
Công…,2 huyện Châu Thành và Bình Đại của tỉnh Bến Tre ngày nay; thuộc Kiến Đăng gồm
khu vực vùng Cai Lậy, Cái Bè (Tiền Giang), Cao Lãnh đến Hồng Ngự (Đồng Tháp), Chợ
Mới (An Giang) ngày nay. Năm 1781, dinh Trường Đồn được đổi tên thành dinh Trấn Định,
dời lỵ sở về thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho), đặt chức lưu thủ, cai bạ và ký lục cai trị như các
dinh khác.
Đời Gia Long (1802), đơn vị dinh được đổi thành trấn. Dinh Trấn Định được đổi
thành trấn Định Tường. Ở Nam Kỳ có 5 trấn: Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long
và Hà Tiên, lại đặt thêm thành Gia Định thống lĩnh 5 trấn này, thăng huyện Kiến An làm
phủ Kiến An, đem 3 tổng sở thuộc: Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng thăng làm huyện.
Như vậy, trấn Định Tường gồm: 1 phủ: Kiến An; 3 huyện: Kiến Đăng, Kiến Hưng, Kiến
Hòa; và 6 tổng. Huyện Kiến Hưng có lỵ sở đóng tại thôn Mỹ Hóa (Mỹ Phong – tp. MT)
gồm tổng Kiến Thạnh (vùng đất từ Mỹ Tho, Chợ Gạo, huyện Vàm Cỏ - Long An) 65 thôn;
tổng Hòa Bình (vùng đất Gò Công, huyện Châu Thành, Bình Đại của Bến Tre ngày nay).
Huyện Kiến Đăng lỵ sở đóng tại thôn Mỹ Đức Đông (Cái Thia – Cái Bè) gồm tổng Kiến
Lợi (Cai Lậy) có 44 thôn, tổng Kiến Phong (nay là vùng Cái Bè, Cao Lãnh, Chợ Mới – An
Giang) có 43 thôn.
Năm Đinh Mão (1831), Minh Mạng đổi đơn vị trấn thành đơn vị tỉnh và bắt đầu xây
dựng chế độ phong kiến theo mô hình trung ương tập quyền, đặt 3 tỉnh kiêm nhiếp và 3 tỉnh
phân hạt: tỉnh Gia Định kiêm nhiếp tỉnh Biên Hòa (phân hạt); tỉnh Vĩnh Long kiêm nhiếp
tỉnh Định Tường (phân hạt), tỉnh An Giang kiêm nhiếp tỉnh Hà Tiên (phân hạt). Do địa bàn
quá rộng, giao thông bất tiện nên vào năm Nhâm Thìn (1832) thì vùng Gò Công tách khỏi
Định Tường để lập huyện Tân Hòa trực thuộc phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Huyện Tân Hòa
có 4 tổng (Hòa Đồng, Hòa Lạc, Thạnh Hội, Thạnh Mục) trong đó có 2 tổng Hòa Đồng và
Hòa Lạc thuộc địa phận Gò Công Tây và Gò Công Đông ngày nay.
Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) toàn bộ địa bạ tỉnh Định Tường gồm có 1 phủ, 3
huyện, 15 tổng (1 phủ Kiến An, huyện Kiến Hưng có 5 tổng: Thuân Trị, Thuận Bình, Hưng
Nhơn, Hưng Nhượng, Hưng Long, 75 thôn; huyện Kiến Hòa có 5 tổng: Hòa Hảo, Hòa
Hằng, Hòa Thinh, Thạch Phong, Thạch Quơn, 76 thôn; huyện Kiến Đăng gồm 5 tổng Lợi
Trinh, Lợi Trường, Phong Hòa, Phong Phú, Phong Thạnh).
Minh Mạng thứ 19 (1838) trích 4 tổng của huyện Kiến Đăng để lập huyện Kiến
Phong (tỉnh Định Tường). Huyện cũ Kiến Đăng và huyện mới Kiến Phong thành phủ Kiến
Trường, huyện lỵ Kiến Đăng được dời từ thôn Mỹ Đức Đông về thôn Mỹ Trang (nay thuộc
khu 3, thị trấn Cai Lậy).
Sau khi đánh chiếm Gia Định và Định Tường, theo báo cáo của quân viễn chinh
Pháp vào năm 1863 có 2 phủ (Kiến An, Kiến Tường) và 4 huyện:
- Phủ Kiến An có 2 huyện: huyện Kiến Hưng đặt tại thôn Tân Hiệp có 4 tổng (Hưng
Trị, Hưng Bình, Hưng Nhơn, Hưng Nhượng); huyện Kiến Hòa đặt tại thôn Tân Hóa (Chợ
Gạo) có 5 tổng (Thạnh Phong, Thạnh Quơn, Hòa Hảo, Hòa Quới, Hòa Thinh).
- Phủ Kiến Tường có 2 huyện: huyện Kiến Phong đặt tại thôn Mỹ Trà (Cao Lãnh) có
4 tổng (Phong Hòa, Phong Phú, Phong Thạnh, Phong Nẫm); huyện Kiến Đăng đặt tại Cai
Lậy có 5 tổng (Lợi Trinh, Lợi Trường, Lợi Mỹ, Lợi Thuận, Lợi Thạnh).
Riêng vùng Gò Công lúc đó thuộc huyện Tân Hòa, phủ Tân An, Gia Định gồm 4
tổng (Hòa Đồng Thượng, Hòa Đồng Hạ, Hòa Lạc Thượng, Hòa Lạc Hạ).
Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế chuyển nhượng cho Pháp 3 tỉnh
miền Đông: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Năm 1865, Pháp chia tỉnh Định Tường thành
4 khu gọi là khu thanh tra tham biện: Mỹ Tho, Cai Lậy, Chợ Gạo, Cần Lố (ứng với 4 huyện
cũ: Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng, Kiến Phong). Khu tham biện Cần Lố quản lý cả
huyện Kiến Phong và vùng Cái Bè.
Năm 1867, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên và xóa
bỏ Nam Kỳ lục tỉnh của nhà Nguyễn mà chia ra nhiều địa hạt hay khu tham biện (tỉnh Gia
Định chia 7 hạt thanh tra, tỉnh Biên Hòa chia 3 hạt thanh tra, tỉnh Vĩnh Long chia 3 hạt
thanh tra, tỉnh Định Tường chia 4 hạt thanh tra, tỉnh An Giang chia 7 hạt thanh tra, tỉnh Hà
Tiên chia 3 hạt thanh tra). Ngày 5/7/1867, thống đốc Nam Kỳ ban hành nghị định thực hiện
sửa đổi toàn xứ, các hạt thanh tra đổi thành hạt tham biện trực tiếp điều khiển các địa
phương. Xứ Nam Kỳ được chia thành 4 khu vực hành chính (thường được gọi là 4 hạt tham
biện: Chợ Lớn, Tân An, Gò Công và Mỹ Tho).
* Hạt tham biện Gò Công (hay còn gọi là tiểu khu hành chính Gò Công) gồm 4 tổng
(Hòa Đồng Thượng, Hòa Đồng Hạ, Hòa Lạc Thượng, Hòa Lạc Hạ).
* Hạt tham biện Mỹ Tho (tiểu khu hành chính Mỹ Tho) có 3 trung tâm hành chính:
- Trung tâm hành chính Mỹ Tho gồm 4 tổng: Thuận Trị, Thuận Bình, Hưng Nhơn,
Hưng Nhượng.
- Trung tâm hành chính Chợ Gạo có 5 tổng: Thạnh Phong, Thạnh Quơn, Hòa Hảo,
Hòa Quới, Hòa Thinh.
- Trung tâm hành chính Cai Lậy có 6 tổng: Lợi Trinh, Lợi Trường, Lợi Mỹ, Lợi
Thuận, Phong Hòa, Phong Phú.
Ngày 20/12/1899, toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định đổi các hạt tham biện
thành tỉnh kể từ ngày 01/01/1900. Theo đó, Nam Kỳ có 21 tỉnh, và Gò Công và Mỹ Tho là 2
tỉnh riêng biệt.
+ Tỉnh Gò Công có 4 tổng: Hòa Đồng Thượng, Hòa Đồng Hạ, Hòa Lạc Thượng, Hòa
Lạc Hạ.
+ Tỉnh Mỹ Tho có 3 trung tâm hành chính và 15 tổng:
* Trung tâm hành chính Châu Thành có 4 tổng: Thuận Trị, Thuận Bình, Hưng Nhơn
và Hưng Nhượng.
* Trung tâm hành chính Chợ Gạo có 5 tổng: Thạnh Phong, Thạnh Quơn, Hòa Hảo,
Hòa Quới, Hòa Thinh.
* Trung tâm hành chính Cai Lậy có 6 tổng: Lợi Trinh, Lợi Trường, Lợi Mỹ, Lợi
Thuận, Phong Hòa, Phong Phú.
Sau thời gian thực hiện chính sách trực trị không thành công, thực dân Pháp bắt buộc
lập cấp quận làm trung gian giữa tỉnh và tổng, gồm các quận: Cai Lậy, An Hóa, Cái Bè, Bến
Tranh, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công. Đến ngày 9/12/1924, Gò Công trở thành một tỉnh
trở lại như cũ gồm 5 tổng (Đồng Thượng, Đồng Trung, Đồng Hạ, Lạc Thượng, Lạc Hạ).
Ngày 9/10/1945, Hội đồng chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị
quyết: các kỳ, các thành phố, các tỉnh và các phủ huyện trong khắp nước Việt Nam vẫn giữ
tên cũ. Tiền Giang bấy giờ có 2 tỉnh: Mỹ Tho và Gò Công.
Năm 1951, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ ra quyết định sáp nhập 3 tỉnh:
Mỹ Tho, Tân An, Gò Công thành tỉnh Mỹ Tho, trong nhân dân có nơi gọi là Tân Mỹ Tho
nhưng sau năm 1954 trở về như cũ. Từ năm 1957 để tiện đấu tranh với địch, ta cũng nhập 2
tỉnh Gò Công và Mỹ Tho làm một đơn vị và gọi là tỉnh Mỹ Tho với các huyện: Cái Bè, Cai
Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công. Cuối năm 1967, thị xã Mỹ Tho được nâng lên thành
phố Mỹ Tho, trực thuộc khu 8. Đến tháng 8 năm 1968, quận Gò Công tách khỏi tỉnh Mỹ
Tho để lập lại tỉnh Gò Công, trở lại 3 đơn vị tương đương nhau như trước là tỉnh Mỹ Tho,
tỉnh Gò Công, thành phố Mỹ Tho. Ba đơn vị này tồn tại đến ngày 30/4/1975 thì hợp nhất lại
thành tỉnh Tiền Giang.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi vào ngày
30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam trong đó có tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) và tỉnh
Gò Công. Ngày 20/12/1975, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp
tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công
hợp lại thành một tỉnh. Tỉnh Tiền Giang bấy giờ có 6 đơn vị hành chính trực thuộc là các
huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công và thành phố Mỹ Tho. Từ đó, trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang có nhiều sự điều chỉnh phân tách và lập huyện, xã mới như: ngày
26/3/1977 hạ thị xã Gò Công xuống thành thị trấn Gò Công. Ngày 13/4/1979 chia huyện Gò
Công thành 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây. Ngày 16/02/1987, thành lập lại thị xã
Gò Công trên cơ sở thị trấn Gò Công cũ. Ngày 11/7/1994, thành lập huyện mới Tân Phước
trên cơ sở phần đất và dân số trích từ 2 huyện Cái Bè và Châu Thành…
Hiện nay (2007), Tiền Giang có thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, 7 huyện: Cái
Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phước, Gò Công Đông và Gò Công Tây.
1.2.2. Tổng quan về địa lí, kinh tế, xã hội
1.2.2.1. Địa lí Tiền Giang
a. Vị trí địa lí
Tiền Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, ở vào tọa độ 10P0P11’43” và
10P0P35’19” vĩ tuyến Bắc, 105P0P49’12” và 106P0P48’32” kinh tuyến Đông, có diện tích 2.366,600
kmP2P (chiếm 0,71% diện tích cả nước, 5,88% diện tích đồng bằng sông Cửu Long). Phía bắc
giáp với tỉnh Long An, phần đông bắc tiếp giáp huyện Cần Giờ (tp. HCM), phía nam giáp 2
tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, lấy sông Tiền làm ranh giới tự nhiên, phía đông giáp với biển
Đông với 32 km bờ biển, phía tây giáp với tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh Tiền Giang nằm dọc theo
bờ bắc sông Tiền, hướng đông tây theo hướng chim bay dài khoảng 120 km, chiều rộng theo
hướng nam bắc nơi rộng nhất khoảng 40 km, nơi hẹp nhất khoảng 10 km. Tỉnh Tiền Giang
nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía nam, giữa tỉnh Cần Giờ và thành
phố Hồ Chí Minh. Tỉnh chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, đây là trung tâm kinh tế
của cả nước, là hạt nhân phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam. Thành phố Hồ
Chí Minh sẽ có tác đông mạnh đến sự phát triển kinh tế xã hội của Tiền Giang.
b. Địa hình
Địa hình tỉnh Tiền Giang tương đối bằng phẳng, không đồi núi, với độ dốc dưới 1%
và độ cao biến thiên từ 0,20m – 2,00m so với mặt nước biển trung bình, phổ biến từ 0,5m –
1,6m. Tuy nhiên, có những khu vực có địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình
chung toàn tỉnh như khu vực đất cao ven sông Tiền phân bố dọc theo tuyến sông Tiền kéo
dài từ xã Tân Hưng, huyện Cái Bè đến xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo có độ cao phổ biến
0,9m – 1,3m, trong khi đó, khu vực Đồng Tháp Mười._. ttr. Vĩnh Bình-GCT
737 Thượng ttr. Vĩnh Bình-GCT
738 Bình Đông Trung Bình Nhì-GCT
739 Bình Hòa Đông Bình Nhì-GCT
740 Bình Hòa Long Bình Nhì-GCT
741 Bình Khánh Bình Phú-GCT
742 Bình Phú Bình Phú-GCT
743 Thọ Khương Bình Phú-GCT
744 Hòa Thạnh Bình Tân-GCT
745 Lợi An Bình Tân-GCT
746 Thạnh Lợi Bình Tân-GCT
747 Thuận Trị Bình Tân-GCT
748 Xóm Thủ Bình Tân-GCT
749 Bình Trinh Đồng Sơn-GCT
750 Khương Thọ Đồng Sơn-GCT
751 Ninh Đồng Đồng Sơn-GCT
752 Thạnh Thới Đồng Sơn-GCT
753 Hòa Bình Đồng Thạnh-GCT
754 Lợi An Đồng Thạnh-GCT
755 Thạnh Hưng Đồng Thạnh-GCT
756 Thạnh Lạc Đồng Thạnh-GCT
757 Thạnh Phú Đồng Thạnh-GCT
758 Hòa Phú Long Bình-GCT
759 Long Hải Long Bình-GCT
760 Long Thới Long Bình-GCT
761 Khương Ninh Long Bình-GCT
762 Ninh Quới Long Bình-GCT
763 Phú Trung Long Bình-GCT
764 Quới An Long Bình-GCT
765 Thới Hòa Long Bình-GCT
766 Hưng Hòa Long Vĩnh-GCT
767 Phú Quới Long Vĩnh-GCT
768 Thới An A Long Vĩnh-GCT
769 Thới An B Long Vĩnh-GCT
770 Vĩnh Quới Long Vĩnh-GCT
771 Bà Lắm Phú Thạnh-GCT
772 Bãi Bùn Phú Thạnh-GCT
773 Cả Thu 1 Phú Thạnh-GCT
774 Cả Thu 2 Phú Thạnh-GCT
775 Giồng Keo Phú Thạnh-GCT
776 Kênh Nhiếm Phú Thạnh-GCT
777 Tân Phú Phú Thạnh-GCT
778 Tân Bình Tân Thạnh-GCT
779 Tân Đông Tân Thạnh-GCT
780 Tân Hòa Tân Thạnh-GCT
781 Tân Lập Tân Thạnh-GCT
782 Tân Thành 1 Tân Thạnh-GCT
783 Tân Thành 2 Tân Thạnh-GCT
784 Tân An Tân Phú-GCT
785 Tân Ninh Tân Phú-GCT
786 Tân Thành Tân Phú-GCT
787 Tân Thạnh Tân Phú-GCT
788 Tân Xuân Tân Phú-GCT
789 Tân Bình Tân Thới-GCT
790 Tân Hiệp Tân Thới-GCT
791 Tân Hưng Tân Thới-GCT
792 Tân Hương Tân Thới-GCT
793 Tân Định Tân Thới-GCT
794 Tân Lợi Tân Thới-GCT
795 Tân Phú Tân Thới-GCT
796 Tân Quý Tân Thới-GCT
797 Bình Hưng Thành Công-GCT
798 Bình Lạc Thành Công-GCT
799 Bình Nhựt Thành Công-GCT
800 Thành Nhì Thành Công-GCT
801 Thành Nhứt Thành Công-GCT
802 Bình Đông Thạnh Nhựt-GCT
803 Bình Tây Thạnh Nhựt-GCT
804 Bình Trung Thạnh Nhựt-GCT
805 Tân Thạnh Thạnh Nhựt-GCT
806 Thạnh Lạc Đông Thạnh Nhựt-GCT
807 Thạnh An Thạnh Trị-GCT
808 Thạnh Bình Thạnh Trị-GCT
809 Thạnh Hiệp Thạnh Trị-GCT
810 Thạnh Hòa Đông Thạnh Trị-GCT
811 Thạnh Hòa Tây Thạnh Trị-GCT
812 Thạnh Hưng Thạnh Trị-GCT
813 Thạnh Phú Thạnh Trị-GCT
814 Thạnh Yên Thạnh Trị-GCT
815 An Ninh Vĩnh Hựu-GCT
816 Bình An Vĩnh Hựu-GCT
817 Hòa Bình Vĩnh Hựu-GCT
818 Phú Quý Vĩnh Hựu-GCT
819 Thạnh Thới Vĩnh Hựu-GCT
820 Bình Cách Yên Luông-GCT
821 Long Bình Yên Luông-GCT
822 Phú Quới Yên Luông-GCT
823 Thạnh Phong Yên Luông-GCT
824 Hưng Điền Hưng Thạnh-TP
825 Hưng Phú Hưng Thạnh-TP
826 Hưng Quới Hưng Thạnh-TP
827 Mỹ Đức Mỹ Phước-TP
828 Mỹ Thành Mỹ Phước-TP
829 Mỹ Trường Mỹ Phước-TP
830 Phú Hữu Phú Mỹ-TP
831 Phú Nhuận Phú Mỹ-TP
832 Phú Thạnh Phú Mỹ-TP
833 Phú Xuân Phú Mỹ-TP
834 2 Phước Lập-TP
835 Kinh 2A Phước Lập-TP
836 Kinh 2B Phước Lập-TP
837 Long Hòa B Phước Lập-TP
838 Mỹ Bình Phước Lập-TP
839 Mỹ Đức Phước Lập-TP
840 Mỹ Lợi Phước Lập-TP
841 Mỹ Thành Phước Lập-TP
842 Mỹ Trường Phước Lập-TP
843 Tân Long Tân Hòa Đông-TP
844 Tân Phát Tân Hòa Đông-TP
845 Tân Thành Tân Hòa Đông-TP
846 Tân Thuận Tân Hòa Đông-TP
847 Tân Hưng Đông Tân Hòa Tây-TP
848 Tân Hưng Phú Tân Hòa Tây-TP
849 Tân Hưng Phước Tân Hòa Tây-TP
850 Tân Hưng Tây Tân Hòa Tây-TP
851 1 Tân Hòa Thành-TP
852 2 Tân Hòa Thành-TP
853 3 Tân Hòa Thành-TP
854 4 Tân Hòa Thành-TP
855 Tân Lợi Tân Hòa Thành-TP
856 Tân Phú Tân Hòa Thành-TP
857 Tân Quới Tân Hòa Thành-TP
858 Tân Vinh Tân Hòa Thành-TP
859 1 Tân Lập 1-TP
860 2 Tân Lập 1-TP
861 3 Tân Lập 1-TP
862 4 Tân Lập 1-TP
863 5 Tân Lập 1-TP
864 Tân Bình Tân Lập 2-TP
865 Tân Hòa Tân Lập 2-TP
866 Tân Phong Tân Lập 2-TP
867 Tân Vinh Tân Lập 2-TP
868 Hòa Đông Thạnh Hòa-TP
869 Hòa Thuận Thạnh Hòa-TP
870 Hòa Xuân Thạnh Hòa-TP
871 Mỹ Hòa Thạnh Mỹ-TP
872 Mỹ Lộc Thạnh Mỹ-TP
873 Mỹ Thiện Thạnh Mỹ-TP
874 Mỹ Thuận Thạnh Mỹ-TP
875 1 Thạnh Tân-TP
876 2 Thạnh Tân-TP
877 3 Thạnh Tân-TP
878 4 Thạnh Tân-TP
879 5 Thạnh Tân-TP
Phường (16 địa danh)
1 1 tp. MT
2 2 tp. MT
3 3 tp. MT
4 4 tp. MT
5 5 tp. MT
6 6 tp. MT
7 7 tp. MT
8 8 tp. MT
9 9 tp. MT
10 10 tp. MT
11 Tân Long tp. MT
12 1 tx. GC
13 2 tx. GC
14 3 tx. GC
15 4 tx. GC
16 5 tx. GC
Thị xã (1 địa danh)
1 Gò Công
Thành phố (1 địa danh)
1 Mỹ Tho
Thị trấn (7 địa danh)
1 Cai Lậy CL
2 Cái Bè CB
3 Chợ Gạo CG
4 Mỹ Phước TP
5 Tân Hiệp CT
6 Tân Hòa GCĐ
7 Vĩnh Bình GCT
Khu phố (97 địa danh)
1 1 p.2 - tp. MT
2 2 p.2 - tp. MT
3 3 p.2 - tp. MT
4 4 p.2 - tp. MT
5 5 p.2 - tp. MT
6 1 p.4 - tp. MT
7 2 p.4 - tp. MT
8 3 p.4 - tp. MT
9 4 p.4 - tp. MT
10 5 p.4 - tp. MT
11 6 p.4 - tp. MT
12 7 p.4 - tp. MT
13 8 p.4 - tp. MT
14 9 p.4 - tp. MT
15 10 p.4 - tp. MT
16 11 p.4 - tp. MT
17 1 p.5 - tp. MT
18 2 p.5 - tp. MT
19 3 p.5 - tp. MT
20 5 p.5 - tp. MT
21 6 p.5 - tp. MT
22 7 p.5 - tp. MT
23 8 p.5 - tp. MT
24 9 p.5 - tp. MT
25 2 p.6 - tp. MT
26 4 p.6 - tp. MT
27 1 p.7 - tp. MT
28 2 p.7 - tp. MT
29 3 p.7 - tp. MT
30 4 p.7 - tp. MT
31 5 p.7 - tp. MT
32 6 p.7 - tp. MT
33 7 p.7 - tp. MT
34 1 p.8 - tp. MT
35 2 p.8 - tp. MT
36 3 p.8 - tp. MT
37 4 p.8 - tp. MT
38 5 p.8 - tp. MT
39 6 p.8 - tp. MT
40 7 p.8 - tp. MT
41 8 p.8 - tp. MT
42 1 p.9 - tp. MT
43 2 p.9 - tp. MT
44 3 p.9 - tp. MT
45 4 p.9 - tp. MT
46 5 p.9 - tp. MT
47 6 p.9 - tp. MT
48 1 p.10 - tp. MT
49 2 p.10 - tp. MT
50 3 p.10 - tp. MT
51 4 p.10 - tp. MT
52 5 p.10 - tp. MT
53 Trung Lương p.10 - tp. MT
54 Tân Bình p.Tân Long- tp. MT
55 Tân Hà p.Tân Long- tp. MT
56 Tân Hòa p.Tân Long- tp. MT
57 Tân Thuận p.Tân Long- tp. MT
58 1 p.1 - tx. GC
59 2 p.1 - tx. GC
60 3 p.1 - tx. GC
61 4 p.1 - tx. GC
62 1 p.2 - tx. GC
63 2 p.2 - tx. GC
64 3 p.2 - tx. GC
65 4 p.2 - tx. GC
66 5 p.2 - tx. GC
67 1 p.3 - tx. GC
68 2 p.3 - tx. GC
69 3 p.3 - tx. GC
70 4 p.3 - tx. GC
71 1 p.4 - tx. GC
72 2 p.4 - tx. GC
73 3 p.4 - tx. GC
74 4 p.4 - tx. GC
75 5 p.4 - tx. GC
76 1 p.5 - tx. GC
77 2 p.5 - tx. GC
78 3 p.5 - tx. GC
79 4 p.5 - tx. GC
80 1 ttr. Cai Lậy-CL
81 2 ttr. Cai Lậy-CL
82 3 ttr. Cai Lậy-CL
83 4 ttr. Cai Lậy-CL
84 5 ttr. Cai Lậy-CL
85 6 ttr. Cai Lậy-CL
86 7 ttr. Cai Lậy-CL
87 1 ttr. Cái Bè-CB
88 2 ttr. Cái Bè-CB
89 3 ttr. Cái Bè-CB
90 4 ttr. Cái Bè-CB
91 1 ttr. Chợ Gạo-CG
92 2 ttr. Chợ Gạo-CG
93 3 ttr. Chợ Gạo-CG
94 1 ttr. Mỹ Phước-TP
95 2 ttr. Mỹ Phước-TP
96 3 ttr. Mỹ Phước-TP
97 4 ttr. Mỹ Phước-TP
TÊN CÁC CÔNG TRÌNH
NHÂN TẠO
1. ĐỊA DANH CÁC CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG
Đường (171 địa danh)
1 Ấp Bắc tp. MT
2 Ấp 1 Đạo Thạnh tp. MT
3 30 Tháng 4 tp. MT
4 Bến Đò Nhà Thiếc tp. MT
5 Biên Phòng tx. GC
6 Cầu Ván tp. MT
7 Cây trâm Long Khánh CL
8 Chín Hấn TP
9 Cô Giang tp. MT
10 Cổ Cò-Mỹ Lương CB
11 Dưỡng Điềm-Bình Trưng CT
12 Đê Bao Trong tx. GC
13 Đinh Bộ Lĩnh tp. MT
14 Đốc Binh Kiều tp. MT
15 Đường Trạm tx. GC
16 Giồng Dứa tp. MT
17 Giồng Dứa CT
18 Giồng Tre CL
19 Hai Bà Trưng tx. GC
20 Hòa Định CG
21 Hòa Định-Xuân Đông CG
22 Hòa Khánh-Miếu Cậu CB
23 Hoàng Hoa Thám tp. MT
24 Hóc Đùn tp. MT
25 Học Lạc tp. MT
26 Hùng Vương tp. MT
27 Huyện 03 tx. GC
28 Huyện 26-3 CG
29 Huyện Ấp 1 Tân Bình CL
30 Huyện Ba Dừa CL
31 Huyện Bắc Đông TP
32 Huyện Bến Cát CL
33 Huyện Bình Phan CG
34 Huyện Bình Phú CL
35 Huyện Bình Phục Nhứt CG
36 Huyện Cả Gáo CL
37 Huyện Cặp Rằn Núi TP
38 Huyện Số 1 GCĐ
39 Huyện Số 2 GCĐ
40 Huyện Số 3 GCĐ
41 Huyện Số 4 GCĐ
42 Huyện Số 5 GCĐ
43 Huyện Số 6 CG
44 Huyện Số 7 GCT
45 Huyện Số 8 GCT
46 Huyện Số 9 GCT
47 Huyện Số 10 GCT
48 Huyện Số 11 GCT
49 Huyện Số 12A GCT
50 Huyện Số 13 GCT
51 Huyện Số 14 GCT
52 Huyện Số 15 GCĐ
53 Huyện Số 18 CT
54 Huyện Số 21 GCT
55 Huyện Số 23A-Cái Thia CB
56 Huyện Số 23B-Chợ Giồng CB
57 Huyện Số 24 cũ CG
58 Huyện Số 30 CT
59 Huyện Số 31 CG
60 Huyện Thoại tp. MT
61 Huỳnh Tịnh Của tp. MT
62 Kinh Chợ Gạo CG
63 Kinh Kháng Chiến tp. MT
64 Kinh Mới CL
65 Kinh Mới TP
66 Kinh Năn TP
67 Kinh Nổi tp. MT
68 Kinh Ngang 1 tp. MT
69 Kinh Ngang 2 tp. MT
70 Kinh Ngang 3 tp. MT
71 Kinh Ngang 6 tp. MT
72 Kinh Tây TP
73 Kinh 03 TP
74 Kinh 1/5 CL
75 Kinh 6 - Bằng Lăng CB
76 Kinh 8 CB
77 Ký Con tp. MT
78 Lãnh Binh Cẩn tp. MT
79 Lê Đại Hành tp. MT
80 Lê Lợi tp. MT
81 Lê Lợi tx. GC
82 Lê Thị Hồng Gấm tp. MT
83 Lê Thị Hồng Gấm tx. GC
84 Lê Thị Phỉ tp. MT
85 Lê Văn Duyệt tp. MT
86 Liên 6 Xã CT
87 Long Hưng CT
88 Long Khánh-Cẩm Sơn CL
89 Long Tiên-Mỹ Long CL
90 Lộ Đài tp. MT
91 Lộ Đình tp. MT
92 Lộ Làng tp. MT
93 Lộ Me tp. MT
94 Lộ Nghĩa Trang tp. MT
95 Lộ Vàm tp. MT
96 Lợi An GCT
97 Lưu Thị Dung tx. GC
98 Lý Công Uẩn tp. MT
99 Lý Thường Kiệt tp. MT
100 Lý Tự Trọng tx. GC
101 Miếu Cây Dông tp. MT
102 Mỹ Lợi A-B CB
103 Mỹ Phước Tây CL
104 Mỹ Tân CB
105 Nam Kinh-Chợ Gạo CG
106 Nam Kỳ Khởi Nghĩa tp. MT
107 Nam Trương Văn Sanh TP
108 Ngô Quyền tp. MT
109 Nhị Quý-Phú Quý CL
110 Nguyễn An Ninh tp. MT
111 Nguyễn Bỉnh Khiêm tp. MT
112 Nguyễn Đình Chiểu tx. GC
113 Nguyễn Huệ tp. MT
114 Nguyễn Huệ tx. GC
115 Nguyễn Huỳnh Đức tp. MT
116 Nguyễn Thái Học tx. GC
117 Nguyễn Trãi tp. MT
118 Nguyễn Trãi tx. GC
119 Nguyễn Tri Phương tp. MT
120 Nguyễn Tri Phương tx. GC
121 Nguyễn Trọng Dân tx. GC
122 Nguyễn Trung Trực tp. MT
123 Nguyễn Trường Tộ tx. GC
124 Nguyễn Văn Côn tx. GC
125 Nguyễn Văn Giác tp. MT
126 Nguyễn Văn Nguyễn tp. MT
127 Nguyễn Văn Tiếp B CB
128 Phan Bội Châu tp. MT
129 Phan Bội Châu tx. GC
130 Phan Chu Trinh tx. GC
131 Phan Đình Phùng tx. GC
132 Phan Hữu Đạo tp. MT
133 Phan Thanh Giản tp. MT
134 Phan Văn Trị tp. MT
135 Phạm Ngũ Lão tx. GC
136 Phú An CL
137 Phú Nhuận-Kinh 10 CL
138 Rạch Gầm tp. MT
139 Sông Cũ CL
140 Tân Đông tx. GC
141 Tân Hội-Mỹ Hạnh Đông CL
142 Tân Hưng CB
143 Tân Thành-Vàm Láng GCĐ
144 Tân Trung-Tân Phước GCĐ
145 Tết Mậu Thân tp. MT
146 Thái Văn Đẩu tp. MT
147 Thanh Hòa CG
148 Thanh Hòa-Phú An CL
149 Thanh Niên-Nhị Mỹ CL
150 Thanh Niên-Phú Quý CL
151 Thân Cửu Nghĩa CT
152 Thiên Hộ Dương tp. MT
153 Thiện Trí-Thiện Trung CB
154 Thủ Khoa Huân tp. MT
155 Thủ Khoa Huân tx. GC
156 Tràm Mù TP
157 Trần Hưng Đạo tp. MT
158 Trần Hưng Đạo tx. GC
159 Trần Quốc Toản tp. MT
160 Trịnh Hoài Đức tp. MT
161 Trưng Trắc tp. MT
162 Trương Định tp. MT
163 Trương Định tx. GC
164 Trương Vĩnh Ký tp. MT
165 Việt Hùng tx. GC
166 Võ Tánh tp. MT
167 Võ Việt Tân CL
168 Xã N5 tp. MT
169 Xoài CG
170 Yersin tp. MT
171 07 tx. GC
TỈNH LỘ (27 địa danh)
1 861 CB
2 862 tx. GC
3 863 CB
4 864 tp. MT
5 865 TP-CL-CB
6 866 CT-TP
7 866 B TP
8 867 TP
9 868 CL
10 868 B CL
11 869 CL
12 870 CL
13 870 B tp. MT-CT
14 871 tx. GC
15 872 GCT
16 873 GCT
17 873 B tx. GC
18 874 CT-CL-TP
19 874 B CL
20 875 CL
21 876 CT
22 877 tx. GC-CG
23 877 B GCT
24 878 CT
25 879 tp. MT-CG
26 879 B tp. MT-CT
27 879 C CG
QUỐC LỘ (3 địa danh)
1 1A
2 50
3 60
CẦU (337 địa danh)
1 An Cư Hội Cư-CB
2 An Hữu An Hữu-CB
3 An Thạnh Thủy An Thạnh Thủy-CG
4 Ấp Hộ Tân Thành-GCĐ
5 Ấp 1 Phú An Phú An-CL
6 Ấp 6 Tân Phước-GCĐ
7 Ấp Tân Hiệp Tân Phú-CL
8 30-4 Quơn Long-CG
9 Ba Râu Long Định-CT
10 Ban Sang Bình Phú-CL
11 Ba Vùng Tân Hội-CL
12 Bà Bốn Phú An-CL
13 Bà Chống Hiệp Đức-CL
14 Bà Đắc Hội Cư-CB
15 Bà Gảnh Phú Tân-GCĐ
16 Bà Lắm Phú Tân-GCĐ
17 Bà Lâm An Thái Trung-CB
18 Bà Lọ Hòa Tịnh-CG
19 Bà Ngòi Lương Hòa Lạc-CG
20 Bà Phú Hòa Khánh-CB
21 Bà Rảnh Tân Hòa Tây-TP
22 Bà Tắc Mỹ Lợi-CB
23 Bà Thể Mỹ Tịnh An-CG
24 Bà Thiên Mỹ Lợi A-CB
25 Bà Tồn Mỹ Thành Nam-CL
26 Bà Thơ Nhỏ Mỹ Lợi A-CB
27 Bà Trà Long Tiên-CL
28 Bà Trần Thạnh Lộc-CL
29 Bà Từ Phú Tân-GCĐ
30 Bà Tứ An Thái Trung-CB
31 Bào Giai An Thái Đông-CB
32 Bảy Đèo Mỹ Lợi A-CB
33 Bảy Sơn Mỹ Hạnh Đông-CL
34 Bảy Thước Hậu Mỹ Trinh-CB
35 Bằng Lăng Hậu Mỹ Bắc B-CB
36 Bần Mỹ Phong- tp. MT
37 Bến Chùa Long An-CT
38 Bến đò Nhà Thiếc Đạo Thạnh- tp. MT
39 Bến Tranh Thân Cửu Nghĩa-CT
40 Bình Đức tp. MT
41 Bình Khương Bình Phục Nhứt-CG
42 Bình Nghị GCĐ
43 Bình Phan ttr. Chợ Gạo-CG
44 Bình Phong tp. MT
45 Bình Phú Bình Phú-CL
46 Bình Phục Nhứt Bình Phục Nhứt-CG
47 Bình Tân Bình Tân-GCT
48 Bình Trị Bình Phú-CL
49 Bờ ấp Năm Tân Bình-CL
50 Cà Dăm Hậu Mỹ Phú-CB
51 Cà Mau Tân Bình-CL
52 Cá Thu Phú Tân-GCĐ
53 Cả Nứa Thanh Hòa-CL
54 Cả Rắn Phú Nhuận-CL
55 Cai Đông GCT
56 Cai Lậy ttr. Cai Lậy-CL
57 Cái Bè ttr. Cái Bè-CB
58 Cái Lân Tân Hưng-CB
59 Cái Nứa Hậu Thành-CB
60 Cái Sơn Tam Bình-CL
61 Cặp Rằn Núi Mỹ Phước Tây-CL
62 Cẩm Sơn Cẩm Sơn-CL
63 Cầu Chợ Long Định-CT
64 Cầu Chùa Nhị Mỹ-CL
65 Cầu Cống Tam Bình-CL
66 Cầu Dừa Long Định-CT
67 Cầu Dừa Mỹ Phước Tây-CL
68 Cầu Đỏ tp. MT
69 Cầu Sao Điềm Hy-CT
70 Cầu Sắt Bình Xuân Bình Xuân-GCĐ
71 Cầu Trắng Bình Phú-CL
72 Cây Dông Hậu Mỹ Trinh-CB
73 Cây Kho Hiệp Đức-CL
74 Cây Me Tân Phú-GCT
75 Cây Sung Hậu Thành-CB
76 Chà Dưới Hậu Mỹ Bắc B-CB
77 Chà Là Phú Nhuận-CL
78 Chà Sáu Mỹ Phong- tp. MT
79 Chín Hấn Hưng Thạnh-TP
80 Chín Ơn Mỹ Long-CL
81 Chợ Bình Thạnh Bình Phú-CL
82 Chợ Bưng Tam Hiệp-CT
83 Chợ Cầu Long Tiên-CL
84 Chợ Gạo ttr. Chợ Gạo-CG
85 Chợ Nhị Quý Nhị Quý-CL
86 Chợ Phú Mỹ Phú Mỹ-TP
87 Chợ Tân Phước Tân Phước-GCĐ
88 Cổ Chi Tân Hội Đông
89 Cổ Cò An Thái Đông-CB
90 Cổ Lịch Hòa Hưng-CB
91 Công Dân Đạo Thạnh- tp. MT
92 Cống Bộng Hưng Thạnh-TP
93 Cống Chùa Tam Bình-CL
94 Cống Chùa Phú Cường-CL
95 Cống Huế Mỹ Hạnh Đông-CL
96 Cống Trâu Hậu Mỹ Trinh-CB
97 Cựa Gà Đăng Hưng Phước-CG
98 Đập Lầu Phú Quý-CL
99 Đập Ruộng Mỹ Long-CL
100 Đập Vàm Giồng Vĩnh Hựu-GCT
101 Đất Sét Hậu Thành-CB
102 Đê bao Tân Phước Tân Phước-GCĐ
103 Điềm Hy Điềm Hy-CT
104 Đường Bộ Hưng Thạnh-TP
105 Đường Củi Lớn Thiện Trung-CB
106 Gia Thuận Gia Thuận-GCĐ
107 Giáo Hộ Tân Tây-GCĐ
108 Gò Cát Mỹ Phong- tp. MT
109 Gò Công tx. GC
110 Gò Xoài Tân Trung-GCĐ
111 Gòn GCT
112 Hai Chùa Thiện Trung-CB
113 Hai Hạt Phú Cường-CL
114 Hai Sách Mỹ Lợi B-CB
115 Hai Sanh Tân Phú-GCT
116 Hai Sơn Mỹ Hạnh Đông-CL
117 Hai Sự Mỹ Tân-CB
118 Hai Tân Tam Bình-CL
119 Hai Thỏ Thiện Trung-CB
120 Hai Xẹt Hậu Thành-CB
121 20-7 Đăng Hưng Phước-CG
122 26-3 Long Tiên-CL
123 26-3 Phú Cường-CL
124 Hòa Tịnh Hòa Tịnh-CG
125 Hồng Xi-Na Thiện Trung-CB
126 Huyện Chi Long Hòa-tx. GC
127 K.120 tp. MT
128 Kháng Chiến An Thái Đông-CB
129 Kháng Chiến Mỹ Hạnh Trung-CL
130 Kháng Chiến Mỹ Phước Tây-CL
131 Kháng Chiến Mỹ Thành Nam-CL
132 Kháng Chiến Mỹ Trung-CB
133 Khu 7 Thị trấn ttr. Cai Lậy-CL
134 Kinh Bình Đông Tân Trung-GCĐ
135 Kinh Chà Mỹ Trung-CB
136 Kinh Chà Trên Hậu Mỹ Bắc B-CB
137 Kinh Cống Dứa Tân Hội-CL
138 Kinh Cũ Hậu Thành-CB
139 Kinh Đào Hiệp Đức-CL
140 Kinh Đồng Huyền GCĐ
141 Kinh Giữa Hậu Mỹ Bắc B-CB
142 Kinh Hội Đồng Nhị Mỹ-CL
143 Kinh Kháng Chiến Mỹ Phước Tây-CL
144 Kinh Kho Mỹ Lợi B-CB
145 Kinh Kho Mỹ Phước Tây-CL
146 Kinh Kho Phú Cường-CL
147 Kinh Long Thạnh GCT
148 Kinh Lộ Mới Mỹ Phước-TP
149 Kinh Mới Tân Hòa Tây-TP
150 Kinh Mới Bình Phú-CL
151 Kinh Mới Thanh Hòa-CL
152 Kinh Mỹ Long Phú Quí-CL
153 Kinh N5 Tân Mỹ Chánh-tp. MT
154 Kinh Năng Tân Lập 1-TP
155 Kinh Nổi Tam Hiệp-CT
156 Kinh Ngang Điềm Hy-CT
157 Kinh Ngang 1 Mỹ Phong-tp. MT
158 Kinh Nhỏ Phú Kiết-CG
159 Kinh Ông Mười Mỹ Long-CL
160 Kinh Tây Tân Hòa Tây-TP
161 Kinh Thủy Lợi GCT
162 Kinh Tỉnh tx. GC
163 Kinh Xáng Long Định-CT
164 Kinh Xáng Song Thuận-CT
165 Kinh Xáng Mỹ Hạnh Trung-CL
166 Kinh Xóm Giồng Tân Phước-GCĐ
167 Kinh 1 Mỹ Phước Tây-CL
168 Kinh 2 Phước Lập-CT
169 Kinh 9 Mỹ Thành-CL
170 Kinh 10 Mỹ Phước-TP
171 Kinh 10 Mỹ Thành-CL
172 Kinh 10 Mỹ Thành Nam-CL
173 Kinh 12 Mỹ Hạnh Trung-CL
174 Kinh 12 Mỹ Phước Tây-CL
175 Kinh 13 Mỹ Phước-TP
176 Kinh 14 GCT
177 Kinh 14 Vĩnh Hựu-GCT
178 Kinh 16 Long Thuận- tx. GC
179 Kinh 17 Mỹ Phước-TP
180 Kinh 21 Mỹ Phước-TP
181 Kinh 24 Mỹ Phước-TP
182 Kinh 500 ttr. Mỹ Phước-TP
182 Kinh 1000 Mỹ Trung-CB
184 Láng Chim Tân Phước-GCĐ
185 Lò Rèn Nhị Quý-CL
186 Long Bình Long Bình-GCT
187 Long Chánh tx. GC
188 Long Điền Mỹ Long-CL
189 Long Hải GCT
190 Long Khánh Long Khánh-CL
191 Long Lương Phú Nhuận-CL
192 Lồ Ô Tân Phú-GCT
193 Lộ Đài Tân Mỹ Chánh-tp. MT
194 Lộ Đình Mỹ Phong-tp. MT
195 Lộ Ngang Bình Đức-CT
196 Lớn Tân Hòa Thành-TP
197 Lương Phú Thân Cửu Nghĩa-CT
198 Lý Quàn Phú Tân-GCĐ
199 Móng Tân Phước Tân Phước-GCĐ
200 Một Thước Hậu Mỹ Trinh-CB
201 Một Thước Mỹ Phước Tây-CL
202 Một Thước Mỹ Thành Bắc-CL
203 Mương Điều Mỹ Lợi A-CB
204 Mương Lộ Tam Bình-CL
205 Mướp Lớn Mỹ Lợi B-CB
206 Mỹ Đông Mỹ Phước Tây-CL
207 Mỹ Đức Tây Mỹ Đức Tây-CB
208 Mỹ Hưng CB
209 Mỹ Phong Mỹ Phong-tp. MT
210 Mỹ Quý Tân Hội-CL
211 Mỹ Thiện Thiện Trí-CB
212 Nàng Chưng Tân Bình-CL
213 Năm Trinh Tân Hội-CL
214 Năm Truyền Tân Hội-CL
215 Ngã 3 Long Tiên-CL
216 Ngã tư Giồng Tre Bình Phú-CL
217 Ngang GCT
218 Ngọc Lan Mỹ Lợi A-CB
219 Nguyễn Trãi tp. MT
220 Nguyễn Văn Đừng Phước Lập-TP
221 Nhị Mỹ Nhị Mỹ-CL
222 Nước Chùa Thiện Trung-CB
223 Nước Đục Hòa Hưng-CB
224 Ông Bồi Mỹ Hạnh Trung-CL
225 Ông Chủ Hưng Thạnh-TP
226 Ông Dú Phú Quý-CL
227 Ông Dưng Hòa Khánh-CB
228 Ông Hưng Mỹ Đức Đông-CB
229 Ông Nam Tân Trung-GCĐ
230 Ông Ngữ An Cư-CB
231 Ông Nhì Mỹ Hạnh Trung-CL
232 Ông Quý Hiệp Đức-CL
233 Ông Tải Hậu Mỹ Phú-CB
234 Ông Tỉnh Hậu Mỹ Trinh-CB
235 Ông Tùng Long Trung-CL
236 Ông Thạch Hậu Thành-CB
237 Ông Văn Đăng Hưng Phước-CG
238 Ông Vẽ Mỹ Đức Đông-CB
239 Phan Đình Lân Tân Phú-CL
240 Phật Đá ttr. Mỹ Phước-TP
241 Phú An Phú An-CL
242 Phú Kiết Phú Kiết-GC
243 Phú Mỹ Phú Mỹ-TP
244 Phú Phong Phú Phong-CT
245 Phú Quí Phú Quí-CL
246 Phú Thuận Phú Thuận-CL
247 Phú Trung Trung Hòa-CG
248 Phụng Thớt Hậu Mỹ Bắc B-CB
249 Quan Cư Hậu Mỹ Trinh-CB
250 Quan Cư Mỹ Trung-CB
251 Quản Oai Mỹ Phước Tây-CL
252 Quản Thọ Tân Lý Đông-CT
253 Quay tp. MT
254 Rạch Bùn Phú Tân-GCĐ
255 Rạch Cầu Tân Phú-GCT
256 Rạch Chanh An Thái Trung-CB
257 Rạch Chợ Phú Mỹ-TP
258 Rạch Chợ Xuân Đông-CG
259 Rạch Chùa Hội Xuân-CL
260 Rạch Cò Tân Thới-GCT
261 Rạch Cóc Hiệp Đức-CL
262 Rạch Đào Hưng Thạnh-TP
263 Rạch Đào Tân Hưng-CB
264 Rạch Đình Hưng Thạnh-TP
265 Rạch Đường Trâu GCT
266 Rạch Giồng An Hữu-CB
267 Rạch Lá GCT
268 Rạch Miễu An Thái Đông-CB
269 Rạch Nhiếm Tân Phú-GCT
270 Rạch Rầm Kim Sơn-CT
271 Rạch Ruộng Tân Hưng-CB
272 Rạch Sơn Hội Xuân-CL
273 Rạch Vách Tân Phú-GCT
274 Rượu Phước Thạnh-CT
275 Sa Rài Tân Bình-CL
276 Sáu Bình Mỹ Lợi B-CB
277 Sắt Hiệp Đức-CL
278 Song Thuận Song Thuận-CT
279 Số 6 Thanh Bình-CG
280 Sơn Qui Tân Trung-GC
281 Tam Bản Tân Điền-GCĐ
282 Tam Bình Tam Bình-CL
283 Tám Dư Thạnh Lộc-CL
284 Tám Thước Mỹ Lợi B-CB
285 Tân Bình Tân Bình-CL
286 Tân Hòa Long Thuận-tx. GC
287 Tân Hội Tân Hội-CL
288 Tân Hương Tân Hương-CT
289 Tân Thành Long Thuận-tx. GC
290 Tham Rôn Cẩm Sơn-CL
291 Thanh Bình Thanh Bình-CG
292 Thanh Niên Long Khánh-CL
293 Thành Công Thành Công-GCĐ
294 Thạnh Hưng Mỹ Phong-tp. MT
295 Thạnh Lợi Long Bình Điền-CG
296 Thạnh Trị GCT
297 Thầy Cai Long Trung-CL
298 Thầy Cai Thạnh Lộc-CL
299 Thiên Hộ Hậu Mỹ Bắc A-CB
300 Thông Lưu Hậu Thành-CB
301 Thông Lưu Hiệp Đức-CL
302 Thủ Ngữ Hậu Thành-CB
303 Thủ Ngữ Xuân Đông-CG
304 Thường Tín ttr. Cai Lậy-CL
305 Trà Lọt Hòa Khánh-CB
306 Trà Lân Long Trung-CL
307 Tràm Mù Thạnh Mỹ-CB
308 Tràm Sập Phú Mỹ-TP
309 Trần Văn Dũng Bình Ân-GCĐ
310 Tre Phú Đông-GCĐ
311 Triển Lãm Đạo Thạnh-tp. MT
312 Trung An Trung An-tp. MT
313 Trung Lương tp. MT
314 Trừ Văn Thố ttr. Cai Lậy-CL
315 Trương Văn Sanh Thạnh Mỹ-TP
316 Tư Thanh Mỹ Trung-CB
317 Út Đẹp Hòa Khánh-CB
318 Vàm Kinh Tân Thành-GCĐ
319 Ván Long Định-CT
320 Ván Phú Tân-GCĐ
321 Ván Tân Trung-GCĐ
322 Văn U Long Khánh-CL
323 Vĩ Mỹ Phong-tp. MT
324 Vĩ Tân Hội-CL
325 Việt Hùng GCĐ
326 Vĩnh Biệt Mỹ Phong-tp. MT
327 Vĩnh Bình Vĩnh Bình-GCT
328 Vĩnh Kim Vĩnh Kim-CT
329 Xáng Cụt Hưng Thạnh-TP
330 Xoài Hột Bình Đức-CT
331 Xóm Bún Trung Hòa-CG
332 Xóm Chòi Mỹ Hạnh Trung-CL
333 Xóm Dừa GCT
334 Xóm Gồng GCĐ
335 Xóm Sọc tx. GC-GCĐ
336 Xóm Thủ Bình Tân-GCT
337 Xóm Vuông Mỹ Hạnh Đông-CL
2. CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
BẾN XE (4 địa danh)
1 Bình Ân Bình Ân-GCĐ
2 Hưng Hòa Long Hưng-tx. GC
3 Tân Phước Tân Phước-GCĐ
4 Tiền Giang tp. MT
BẾN ĐÒ (37 địa danh)
1 An Ninh ttr. Cái Bè-CB
2 An Thái Đông An Thái Đông-CB
3 Bà Hương Hậu Mỹ Lợi A-CB
4 Bà Thơ Hậu Mỹ Lợi A-CB
5 Ban Mậu Hậu Mỹ Lợi A-CB
6 Bình Đức-Thới Sơn Bình Đức-CT
7 Bình Long Ninh Bình-CG
8 Bình Phú CL
9 Cá Chốt Vĩnh Hựu-GCT
10 Chợ Dinh Đồng Sơn-GCT
11 Gia Thuận Gia Thuận-GCĐ
12 Hai Hạt-Bằng Lăng Hậu Mỹ Bắc B-CB
13 Hòa Phú Ninh Bình-CG
14 Hội Lễ Cẩm Sơn-CL
15 La Cua Mỹ Phước Tây-CL
16 Lồ Ô Long Vĩnh-GCT
17 Lộ Láng Song Bình-CG
18 Lợi Trường Hậu Mỹ Lợi A-CB
19 Mỹ Trung-Mỹ Thuận Hậu Mỹ Bắc B-CB
20 Mỹ Xuân-Kinh Nước mặn Tân Trung-GCĐ
21 Ngã 6-Phú Điền Mỹ Trung-CB
22 Ngô Quyền tp. MT
23 Ngũ Hiệp-Tân Phong Ngũ Hiệp-CL
24 Nghĩa Chí Phước Trung-GCĐ
25 Ninh Đồng Đồng Sơn-GCT
26 Phú Đông-Phước Trung Phú Đông-GCĐ
27 Phú Mỹ TP
28 Rạch Vách Tân Phú-GCT
29 Song Thuận Song Thuận-CT
30 Tân Hương Tân Hương-CT
31 Tân Long tp. MT
32 Tân Phong-Cái Bè Tân Phong-CL
33 Tân Phong-Hiệp Đức Tân Phong-CL
34 Tân Phước-Lý Nhơn Tân Phước-GCĐ
35 Tây Hòa-Ngũ Hiệp Tam Bình-CL
36 Trần Minh Kỳ tp. MT
37 Vàm Giồng Vĩnh Hựu-GCT
BẾN PHÀ (8 địa danh)
1 Hiệp Đức-Tân Phong Hiệp Đức-CL
2 Hưng Long Long Trung-CL
3 Hưng Long-Ngũ Hiệp Tam Bình-CL
4 Mỹ Lợi Bình Đông-GCĐ
5 Ngũ Hiệp Long Trung-CL
6 Tân Long Long Bình-GCT
7 Vàm Giồng Tân Thới-GCT
8 Vàm Trà Lọt Hòa Khánh-CL
CÔNG VIÊN (1 địa danh)
1 Giếng Nước tp. MT
CHỢ (160 địa danh)
1 An Cư An Cư-CB
2 An Hữu An Hữu-CB
3 An Khương Mỹ Tịnh An-CG
4 An Thái Đông An Thái Đông-CB
5 An Thái Trung An Thái Trung-CB
6 Ấp Bắc Tân Phú-CL
7 Ấp Hòa Hòa Hưng-CB
8 Ấp Thới Điềm Hy-CT
9 Ấp 1 Tân Tây-GCT
10 Ấp 4 Tân Tây-GCĐ
11 Ba Dừa Long Trung-CL
12 Ba Rài Hội Xuân-CL
13 Bà Gòn Hội Xuân-CL
14 Bà Tồn Mỹ Thành Nam-CL
15 Bà Từ Phú Tân-GCĐ
16 Bàn Long Bàn Long-CT
17 Bến Tranh Lương Hòa Lạc-CG
18 Bình Ân Bình Ân-GCĐ
19 Bình Đông Thạnh Nhựt-GCT
20 Bình Long Song Bình-CG
21 Bình Nghị Bình Nghị-GCĐ
22 Bình Nhì Bình Nhì-GCT
23 Bình Ninh Bình Ninh-CG
24 Bình Phan Bình Phan-CG
25 Bình Phú Bình Phú-CL
26 Bình Phú Bình Phú-GCT
27 Bình Tân Bình Tân-GCT
28 Bình Tây Thạnh Nhựt-GCT
29 Bình Trưng Bình Trưng-CT
30 Bình Xuân Bình Xuân-GCĐ
31 Bình Yên Tân Hưng-CT
32 Bưng Tam Hiệp-CT
33 Bưng Môn Tân Hội-CL
34 Cá Chốt Vĩnh Hựu-GCT
35 Cà Dăm Mỹ Phú-CB
36 Cả Thu Phú Thạnh-GCT
37 Cai Lậy ttr. Cai Lậy-CL
38 Cái Bè ttr. Cái Bè-CB
39 Cẩm Sơn Cẩm Sơn-CL
40 Cầu Đúc Xuân Đông-CG
41 Cổ Chi Tân Hội Đông-CT
42 Cộng Lạc Bình Đông-GCĐ
43 Cũ p.8 - tp. MT
44 Dinh Đồng Sơn-GCT
45 Gạo ttr. Chợ Gạo-CG
46 Giồng Mỹ Hội-CB
47 Giữa Vĩnh Kim-CT
48 Đạo Thạnh p.10 - tp. MT
49 Đắc Nông Thạnh Mỹ-TP
50 Đăng Hưng Phước Đăng Hưng Phước-CG
51 Đầu Giồng Dứa Long Định-CT
52 Đông Hòa Đông Hòa-CT
53 Gia Thuận Gia Thuận-GCĐ
54 Giám Hạt An Thạnh Thủy-CG
55 Giồng Tân Phước Trung-GCĐ
56 Gò Dừa Thành Công-GCT
57 Hai Hạt Hậu Mỹ Bắc B-CB
58 Hàng Bông p.1 - tp. MT
59 Hàng Còng p.2 - tp. MT
60 Hậu Thành Hậu Thành-CB
61 Hòa Định Hòa Định-CG
62 Hòa Hưng Hòa Hưng-CB
63 Hòa Tịnh Hòa Tịnh-CG
64 Hội Xuân Hội Xuân-CL
65 Hưng Thạnh Hưng Thạnh-TP
66 Hữu Đạo Hữu Đạo-CT
67 Khu 1 ttr. Tân Hiệp-CT
68 Kiểng Phước Kiểng Phước-GCĐ
69 Kim Sơn Kim Sơn-CT
70 Kinh 4 Vĩnh Hựu-GCT
71 Kinh Nhiếm Phú Thạnh-GCT
72 Liên Ấp ttr. Tân Hiệp-CT
73 Lò Gạch p.6 - tp. MT
74 Long An Long An-CT
75 Long Bình Long Bình-GCT
76 Long Định Long Định-CT
77 Long Khánh Long Khánh-CL
78 Long Thới Long Bình-GCT
79 Long Tiên Long Tiên-CL
80 Lợi An Đồng Thạnh-GCT
81 Mỹ Đức Đông Mỹ Đức Đông-CB
82 Mỹ Đức Tây Mỹ Đức Tây-CB
83 Mỹ Hạnh Đông Mỹ Hạnh Đông-CL
84 Mỹ Hạnh Trung Mỹ Hạnh Trung-CL
85 Mỹ Thành Bắc Mỹ Thành Bắc-CL
86 Mỹ Lợi Bình Đông-GCĐ
87 Mỹ Lợi A Mỹ Lợi A-CB
88 Mỹ Lợi B Mỹ Lợi B-CB
89 Mỹ Lương Mỹ Lương-CB
90 Mỹ Phú Mỹ Hạnh Đông-CL
91 Mỹ Phước Mỹ Phước-TP
92 Mỹ Tân Mỹ Tân-CB
93 Mỹ Thiện Thiện Trí-CB
94 Mỹ Tho p.1 - tp. MT
95 Mỹ Trinh Hậu Mỹ Trinh-CB
96 Năm Châu Bình Đông-GCĐ
97 Ngã ba Thân Cửu Nghĩa-CT
98 Ngã tư Tân Hưng-CT
99 Ngã tư Mỹ Thiện Thiện Trung-CB
100 Ngũ Hiệp Ngũ Hiệp-CL
101 Nhị Bình Nhị Bình-CT
102 Nhị Quý Nhị Quý-CL
103 Phú An Phú An-CL
104 Phú Cường Phú Cường-CL
105 Phú De p.2 - tp. MT
106 Phú Đông Phú Đông-GCĐ
107 Phú Hưng Phú Quý-CL
108 Phú Kiết Phú Kiết-CG
109 Phú Mỹ TP
110 Phú Phong Phú Phong-CT
111 Phú Quý Phú Quý-CL
112 Phú Nhuận Phú Nhuận-CL
113 Phước Lập Phước Lập-TP
114 Phước Thạnh Phước Thạnh-CT
115 Quới An Long Bình-GCT
116 Quơn Long Quơn Long-CG
117 Rạch Giá Tân Phước -GCĐ
118 Rạch Vách Tân Phú-GCT
119 Song Thuận Song Thuận-CT
120 Tam Bình Tam Bình-CL
121 Tăng Hòa Tăng Hòa-GCĐ
122 Tân Bình Tân Bình-CL
123 Tân Bình Thạnh Tân Bình Thạnh-CG
124 Tân Điền Tân Điền-GCĐ
125 Tân Đông Tân Đông-GCĐ
126 Tân Hòa ttr. Tân Hòa-GCĐ
127 Tân Hòa Đông Tân Hòa Đông-TP
128 Tân Hòa Tây Tân Hòa Tây-TP
129 Tân Hội Tân Hội-CL
130 Tân Hưng Tân Hưng-CB
131 Tân Hương Tân Hương-CT
132 Tân Phong Tân Phong-CL
133 Tân Phú Tân Tây-GCT
134 Tân Phước Tân Phước -GCĐ
135 Tân Phước ttr. Mỹ Phước-TP
136 Tân Quới Tân Hòa Thành-TP
137 Tân Quới Tân Lý Đông-CT
138 Tân Thanh Tân Thanh-CB
139 Tân Thành Tân Thành-GCĐ
140 Tân Thạnh Tân Thạnh-GCT
141 Tân Thới Tân Thới-GCT
142 Tân Thuận Bình Tân Thuận Bình-CG
143 Tân Xuân Tân Phú-GCT
144 Thanh Bình Thanh Bình-CG
145 Thanh Hòa Thanh Hòa-CL
146 Thạnh An Thạnh Trị-GCT
147 Thạnh Hòa Thạnh Hòa-TP
148 Thạnh Lạc Đông Thạnh Nhựt-GCT
149 Thạnh Phú Thạnh Phú-CT
150 Thạnh Tân Thạnh Tân-TP
151 Thạnh Trị p.2 - tp. MT
152 Thiên Hộ Dương Hậu Mỹ Bắc A-CB
153 Thới Sơn Thới Sơn-CT
154 Tịnh Hà Mỹ Tịnh An-CG
155 Trung Hòa Trung Hòa-CG
156 Trung Lương p.10 - tp. MT
157 Vạn Thành Vạn Thành-GCĐ
158 Vĩnh Bình ttr. Vĩnh Bình-GCT
159 Vòng Nhỏ p.6 - tp. MT
160 Xã Lới Tân Trung-GCĐ
CỐNG (112 địa danh)
1 Ba Diệp Song Thuận-CT
2 Ba Hùng Phú Kiết-CG
3 Ba Khanh Song Bình-CG
4 Ba Khanh Thiện Trung-CB
5 Ba Lòng ttr. Tân Hiệp-CT
6 Ba Quỳnh Tân Hội-CL
7 Ba Tui Song Bình-CG
8 Bà Kỳ CL
9 Bà Láng Mỹ Lợi A-CB
10 Bà Lắm Phú Đông-GCĐ
11 Bà Lắm Phú Thạnh-GCT
12 Bà Tài Phú Thạnh-GCT
13 Bà Từ Phú Đông-GCĐ
14 Bà Xá Thanh Hòa-CL
15 Bảo Định Đạo Thạnh-tp. MT
16 Bay Lương Hòa Lạc-CG
17 Bảy Đèo Mỹ Lợi A-CB
18 Bảy Hiền Thiện Trung-CB
19 Bể Long Định-CT
20 Bình Đông Bình Đông-GCĐ
21 Bộ Bảng Thạnh Trị-GCT
22 Bờ Cái 9 Bình Đức-CT
23 Cả Sơn Thanh Hòa-CL
24 Cần Lộc Kiểng Phước-GCĐ
25 Cần Lộc Vàm Láng-GCĐ
26 Cầu Kiều Phước Trung-GCĐ
27 Cây Sộp Tân Trung-GCĐ
28 Chín Sọ Tân Hương-CT
29 Chín Thui Song Thuận-CT
30 Chủ Khá Dương Hòa Phước Trung-GCĐ
31 Đập Tân Trung-GCĐ
32 Đập Bà Minh Phú Mỹ-TP
33 Đập Bà Nhì Đông Hòa Hiệp-CB
34 Đập Cầu Khỉ Đông Hòa Hiệp-CB
35 Đình Cháy Tân Hương-CT
36 Đập 2 Banh Đông Hòa Hiệp-CB
37 Đập Kinh Kháng Chiến Đông Hòa Hiệp-CB
38 Đập Gò Công Long Chánh- tx. GC
39 Gia Thuận Gia Thuận-GCĐ
40 QL 50 ttr. Chợ Gạo-CG
41 QL 50 Đạo Thạnh- tp. MT
42 Gò Cát Mỹ Phong- tp. MT
43 Gò Công tx. GC
44 Gò Gừa Thành Công-GCT
45 Hội Trí Cẩm Sơn-CL
46 Hộp p.9 - tp. MT
47 Hở Bà Thiêm Đông Hòa Hiệp-CB
48 Hở Cây Da Đông Hòa Hiệp-CB
49 Huế Mỹ Hạnh Đông-CL
50 Kênh Cùng Yên Luông-GCT
51 Kinh 7 Dân Long Hưng-tx. GC
52 Kinh Chiến Lược Hiệp Đức-CL
53 Kinh Chuối Hậu Mỹ Bắc A-CB
54 Kinh Đất Làng Mỹ Thành Nam-CL
55 Kinh Kho Hậu Mỹ Bắc A-CB
56 Kinh 10 Mỹ Thành Nam-CL
57 Kinh N4 Bình Nhì-GCT
58 Kinh N5 Bình Nhì-GCT
59 Kinh T5 Bình Nhì-GCT
60 Kinh Sáu Tòng Tân Hội Đông-CT
61 Long Hiệp Quơn Long-CG
62 Long Hòa Quơn Long-CG
63 Long Uông Phước Trung-GCĐ
64 Long Uông ttr. Tân Hòa-GCĐ
65 Lộ Xoài Song Bình-CG
66 Lý Nhơn Phú Đông-GCĐ
67 Mỹ Chánh Mỹ Long-CL
68 N8 Thạnh Trị-GCT
69 Năm Bền Song Thuận-CT
70 Năm Mạnh Long Tiên-CL
71 Ngọc Thuận Phước Trung-GCĐ
72 Nghị Tĩnh Quơn Long-CG
73 Ông Cửu Mỹ Tịnh An-CG
74 Ông Khánh Hòa Khánh-CB
75 Rạch Bà Đắt Đạo Thạnh-tp. MT
76 Rạch Băng Bình Đông-GCĐ
77 Rạch Bùn Tân Điền-GCĐ
78 Rạch Chùa Phú Mỹ-TP
79 Rạch Đung Bình Xuân-GCĐ
80 Rạch Giá Bình Đông-GCĐ
81 Rạch Giá Phước Trung-GCĐ
82 Rạch Gốc Tân Hòa Thành-TP
83 Rạch Gốc Tân Thành-GCĐ
84 Rạch Lá Phước Trung-GCĐ
85 Rạch Mương Phú Thạnh-GCT
86 Rạch Rẩy Mỹ Lợi A-CB
87 Ranh Phú Phong-CT
88 Rầm Vé Bình Xuân-GCĐ
89 Rầm Vé Thành Công-GCT
90 Sáu Sinh Song Thuận-CT
91 Số 1 Vàm Láng-GCĐ
92 Số 2 Yên Luông-GCT
93 Số 2 Đồng Sơn-GCT
94 Số 03 p.9- tp. MT
95 Số 7 Long Bình Điền-CG
96 Sơ Kỷ Tân Trung-GCĐ
97 Tám Bì Thạnh Lộc-CL
98 Tân Hiệp ttr. Tân Hiệp-CT
99 Tây Hòa Song Thuận-CT
100 Thợ Tiện Tân Tây-GCĐ
101 Thợ Tiện Xuân Đông-CG
102 Tỉnh Lộ 24 ttr. Chợ Gạo-CG
103 Trà Lượt Phú Quý-CL
104 Tư Giàu Song Thuận-CT
105 Vàm Giồng Vĩnh Hựu-GCT
106 Vàm Kinh Tân Thành-GCĐ
107 Vàm Tháp Tân Phước-GCĐ
108 Xã Sách Tân Phước-GCĐ
109 Xóm Chòi Tân Thành-GCĐ
110 Xóm Đen Bình Ân-GCĐ
111 Xóm Gồng Tân Phước-GCĐ
112 Xuân Hòa Xuân Đông-CG
ĐỊA DANH CHỈ VÙNG (7 địa danh)
1 Xóm Bún Trung Hòa-CG
2 Xóm Chòi Mỹ Hạnh Trung-CL
3 Xóm Dừa GCT
4 Xóm Gồng Tân Đông-GCĐ
5 Xóm Sọc tx. GC
6 Xóm Thủ Bình Tân-GCT
7 Xóm Vuông Mỹ Hạnh Đông-CL
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5700.pdf