LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang phát triển mạnh trên thế giới. Những quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng vượt qua biên giới quốc gia và vươn tới nhiều lĩnh vực, không chỉ giới hạn trong thương mại hàng hoá mà lan toả sang các lĩnh vực dịch vụ, quyền sở hữu chí tuệ, chính sách cạnh tranh…Hoạt động thương mại quốc tế được coi là vấn đề được ưu tiên quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay.
Thương mại quốc tế luôn mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, c
29 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Những cơ hội đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và giải pháp để khai thác cơ hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính bời vì thế mà trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại; hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, chủ động tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, phải làm sao có thể khai thác triệt để những cơ hội mà hoạt động thương mại quốc tế đem lại là một vấn đề hết sức thiết thực và khá phức tạp nhất là trong tình hình mới Việt Nam đã hội nhập vào sân chơi toàn cầu WTO. Đề tài “Những cơ hội đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và giải pháp để khai thác cơ hội ” mong muốn đi đến giải đáp một phần vấn đề đó.
Đề tài này tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về thương mại quốc tế; phân tích, đánh giá thực trạng và các cơ hội, đề xuất các giải pháp nhằm khai thác các cơ hội đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam chủ yếu là trên khía cạnh xuât nhập khẩu và số liệu dùng để phân tích được lấy từ năm 1990 đến nay.
Trong bài viết này tác giả dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Các phương pháp nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài là: Phương pháp so sánh, phân tích, thống kê.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1
:
Những vấn đề lí luận cơ bản về thương mại quốc tế
Chương 2
:
Thực trạng và Những cơ hội đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Chương 3
:
Các giải pháp để khai thác cơ hội trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Do hạn chế về kiến thức nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, mong được sự thông cảm và góp ý của bạn đọc để tác giả có cơ hội hoàn thiện hơn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng – Bộ môn Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn giúp hoàn thành đề tài này.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Khái niệm và các lý thuyết thương mại quốc tế
Tổng quan về thương mại quốc tế
Khái niệm
Trước khi đi tìm hiểu khái niệm về thương mại quốc tế, ta xem xét qua các khái niệm về thương mại:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác” Luật Thương mại (Điều 3 khoản 1) năm 2005
“Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hoá, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ … giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hoá, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó” Wikimimedia.com
“Khái niệm thương mại cần phải được giải thích theo nghĩa rộng, bao gồm các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương mại, dù có hợp đồng hay không có hợp đồng. Quan hệ có bản chất thương mại bao hàm nhưng không chỉ giới hạn đối với các giao dịch sau đây: bất kỳ giao dịch buôn bán nào nhằm cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hay dịch vụ, hợp đồng phân phối, đại diện thương mại hay đại lý, các công việc sản xuất, thuê máy móc thiết bị, xây dựng, tư vấn, thiết kế cơ khí, li-xăng, đầu tư, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các hợp đồng khai thác hoặc chuyển nhượng, liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ” Theo Ủy ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)
Vây thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ quan biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trong kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".
Thương mại quốc tế có tính chất sống còn vì một lý do cơ bản: Ngoại thương mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Thương mại cho phép một nước tiêu dùng tất cả mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước đó dưới chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế
Là một khía cạnh của kinh tế quốc tê, thương mại
Điều kiện tự nhiên
Trình độ phát triển kinh tế
Hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế
Hệ thống chính trị
Lợi thế so sánh quốc gia
Các nguồn lực phát triển
Chính sách tài chính- tiền tệ
Trình độ nghiệp vụ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ
Tình trạng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh quốc gia
Các lý thuyết thương mại quốc tế
Lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế.
Lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương cho rằng sự giàu có, hùng mạnh của mỗi quốc gia là do khối lượng vàng bạc mà quốc gia đó tích luỹ được, Sự giàu có của dân tộc này là sự hy sinh lợi ích của dân tộc khác. Các tác giả lập luận rằng xuất khẩu đối với một quốc gia là rất có ích vì nó kích thích sản xuất trong nước, đồng thời làm gia tăng lượng của cải quốc gia. Ngược lại, nhập khẩu là gánh nặng vì nó làm giảm nhu cầu với hàng hoá sản xuất trong nước, và hơn nữa nó dẫn tới sự thất thoát của cải quốc gia. Như vậy, để giàu có, các quốc gia cần tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
Chính phủ đóng vai trò quan trọng để đạt mục tiêu hạn chế nhập khẩu bằng các công cụ bảo hộ mậu dịch, đồng thời có các biện pháp để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thông qua trợ cấp.
Ưu điểm của chủ nghĩa trọng thương là sớm nhận thức được tầm quan trọng của thương mại, các quốc gia giàu lên nhờ buôn bán, thấy được vai trò của nhà nước trong điều tiết hoạt động thương mại, tạo được nền tảng khoa học để giải thích các vấn đề về thương mại
Hạn chế là quan niệm giản đơn về sự giàu có của các quốc gia, đề cao chủ nghĩa dân tộc trong ngoại thương.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.
Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
Ví dụ 1 Lợi thế so sánh
Việt Nam
Hoa Kỳ
Gạo (kg/h)
6
1
Thép(kg/h)
2
5
Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về gạo, Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối về thép. Nếu đổi 6kg gạo = 6kg thép, Việt Nam có lợi 4 kg thép, Hoa Kỳ lợi 4,8 kg gạo. Cả hai bên cùng có lợi.
Tỷ lệ trao đổi quốc tế nằm giữa hai tỷ lệ trao đổi quốc gia (6/2,1/5)
Mô hình đơn giản nhất theo giả định sau:
Thế giới có hai quốc gia và mỗi quốc gia sản xuất hai mặt hàng.
Đồng nhất chi phí sản xuất với tiền lương cá nhân.
Giá cả hoàn toàn do chi phí sản xuất quyết định.
Từ đây rút ra kết luận:
Quá trình trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối làm khối lượng tổng sản phẩm toàn xã hội tăng lên, làm cho các nguồn lực trong nước được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện để phát triển những ngành có lợi thế và thu hẹp những ngành bất lợi thế, là cơ sở lý luận sau này cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, lý thuyết này có một số điểm bất ổn, chẳng hạn:
Nếu một quốc gia bị bất lợi trong sản xuất cả hai mặt hàng thì có nên tham gia vào thương mại quốc tế không? Điều này lý thuyết không trả lời được. Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, trong khi lao động lại không đồng nhất giữa các ngành, do đó lý thuyết này cần được tiếp tục được hoàn thiện.
Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo.
Một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối vẫn có thể tham gia vào thương mại nếu dựa vào lợi thế so sánh
Một quốc gia có lợi thế so sánh về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về một số mặt hàng khác
Mặt hàng có lợi thế so sánh là mặt hàng có chi phí sản xuất thấp hơn tương đối so với mặt hàng khác
Giả định
Thế giới có 2 quốc gia và có hai loại hàng hoá
Lao động không di chuyển giữa hai quốc gia
Chi phí sản xuất và công nghệ không đổi
Không có chi phí vận tải
Ví dụ 2 Lợi thế tuyệt đối
Việt Nam
Hoa Kỳ
Thép(kg/h)
1
6
Vải (m2/h)
2
4
Việt Nam bất lợi thế tuyệt đối cả hai mặt hàng, Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối cả hai. Chi phí sản xuất tương đối mặt hàng vải ở Việt Nam thấp hơn sản xuất vải ở Hoa Kỳ =>Việt Nam có lợi thế so sánh về vải, Hoa Kỳ có lợi thế so sánh về thép. Nếu đổi 6kg thép = 6m2 vải, Việt Nam có lợi 3kg thép, Hoa Kỳ có lợi 2m2 vải, cả hai quốc gia đều có lợi.
Thương mại hoàn toàn tự do
Kết luận:
Các bên cùng có lợi khi tham gia trao đổi trên cơ sở lợi thế so sánh
Tỷ lệ trao đổi quốc tế nằm giữa tỷ lệ trao đổi của 2 quốc gia(1/2, 6/4)
Các quốc gia có thể mở rộng và phát triển các ngành có lợi thế so sánh
Ưu điểm của lý thuyết này là đã chứng minh được trường hợp than gia vào thương mại của một nước bất lợi về các mặt hàng
Nhược điểm là coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất chỉ di chuyển trong phạm vi quốc gia, đồng nhất lao động giưa các nước về mọi mặt, chưa giải thích được trường hợp các nền kinh tế có lợi thế so sánh như nhau.
Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler.
Chi phí cơ hội tăng dần
Chi phí cơ hội giảm dần
Đường giới hạn khả năng sản xuất
X
0 Y
Theo Heberler, chi phí cơ hội của mặt hàng X là số lượng mặt hàng Y cần được cắt giảm để sản xuất thêm một hàng hoá X. Trong hai quốc gia thì quốc gia nào có chi phí cơ hội của X thấp hơn thì sẽ có lợi thế so sánh về măt hàng này
Chi phí cơ hội không đổi và đường giới hạn khả năng sản xuất
Khái niệm chi phí cơ hội cho phép minh hoạ lý thuyết thương mại cổ điển bằng đồ thị thông qua đường giới hạn khả năng sản xuất.
Đường giới hạn khả năng sản xuất của một quốc gia là tập hợp tất cả những điểm biểu thị cho mức sản lượng của hai mặt hàng có thể sản xuất ra khi quốc gia đó sử dụng tất cả các nhuồn lực và công nghệ sản xuất tốt nhất mà mình có được.
Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế.
Lý thuyết H – O (Heckscher – Ohlin).
Các giả thiết mô hình H-O
Thế giới bao gồm hai quốc gia, hai yếu tố sản xuất, và hai mặt hàng, mức độ trang bị sản xuất ở hai quốc gia là cố định.
Công nghệ sản xuất giống nhau giữa hai quốc gia
Các mặt hàng khác nhau sẽ có hàm lượng các yếu tố khác nhau.
Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên cả thị trường hàng hoá lẫn thị trường yếu tố sản xuất
Chuyên môn hoá là không hoàn toàn
Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia, nhưng không thế di chuyển giữa các quốc gia
Sở thích là giống nhau giữa hai quốc gia
Thương mại được thực hiện tự do, chi phí vân chuyển bằng 0
Lý thuyết H-O được xây dựng dựa trên hai khái niệm cơ bản là hàm lượng (mức độ sử dụng) các yếu tố và mức độ dồi dào các yếu tố. Một mặt hàng được coi là sử dụng nhiều (một cách tương đối) lao động nếu tỷ lệ giữa lượng lao động và yếu tố khác sử dụng để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng thứ hai.
Định lý H-O: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó.
Bổ sung của một số lý thuyết mới:
Lý thuyết lợi thế theo quy mô: Khắc phục giả định của H-O dựa vào hiệu suất không đổi theo quy mô, lý thuyết này coi sản xuất đạt hiệu quả nhất được tổ chức trên quy mô lớn. Tổ chức trên quy mô lớn dẫn tới giảm chi phí. Giả sử hai quốc gia giống nhau mọi khía cạnh (công nghệ sản xuất, mức trang bị các yếu tố, sở thích), cùng sản xuất 2 mặt hàng A và B, tỷ lệ giá tương đối giống nhau. Khi tham gia thương mại, nếu mỗi nước chuyên môn hoá một mặt hàng thì cả hai đầu có lợi.
Xuất Khẩu
Nhập Khẩu
+
+
+
_
_
Công nghệ
Các nước công nghiệp phát triển
Các nước đang phát triển
Các nước chậm phát triển
Lý thuyết về khoảng cách công nghệ: Sự khác biệt về mức độ công nghệ chính là lý do cho thương mại. Lý thuyết trên có thể giải thích cho hai dạng thương mại. Thứ nhất, nếu cả hai quốc gia đều có tiềm năng công nghệ như nhau thì vẫn có thể hình thành quan hệ thương mại, bởi vì phát minh sáng chế trong một chừng mực nào đó là một quá trình ngẫu nhiên. Dạng thương mại thứ hai được hình thành khi một nước tỏ ra năng động hơn về công nghệ so với nước kia.
Chu kỳ sống của sản phẩm (Product Life-cycle) của Raymond Vernon: Theo Vernon, các nhân tố cần thiết cho việc sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tuỳ theo vòng đời của sản phẩm đó.
Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình kim cương của Micheal Porter: Lý thuyết này được xây dựng dựa trên cơ sở lập luân rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới ngành đó. Và điều này được khái quát hoá cho một thực thể lớn hơn - một quốc gia. Theo lý thuyết này, khả năng cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố:
Điều kiện về các yếu tố sản xuất
Điều kiện về cầu
Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành công nghiệp hỗ trợ
Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành.
Cả bốn yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh của một quốc gia.
Đánh giá các lý thuyết thương mại
Kết quả đạt được: Luận giải được lý do hoạt động thương mại của các quốc gia, xác định được danh mục sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu, đánh giá được khoản lợi từ thương mại. Các quốc gia tham gia hoạt động thương mại vì:
Để có hàng hoá và dịch vụ trong nước không sản xuất được
Để có hàng hoá và dịch vụ rẻ hơn so với sản xuất trong nước
Để đạt lợi thế kinh tế theo quy mô: lợi ích tĩnh
Để tăng trưởng nhanh hơn: lợi ích động
Nhược điểm: thiếu cách tiếp cận hệ thống về thương mại quốc tế, những yếu tố mới của thương mại quốc tế : thương mại dịch vụ, nhãn hiệu, marketing, thương mại điện tử…chưa được xem xét.
Vai trò của thương mại quốc tế
“ Ích lợi của thương mại quốc tế - sử dụng có hiệu quả hơn các lực lượng sản xuất của thế giới ” John Stuart Mill
Hoạt động thương mai quốc tế giữ vai trò trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Sở dĩ thương mại quốc tế có vai trò quan trọng như vậy bởi vì kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế khác cuối cùng cũng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan hệ hàng hoá tiền - tệ vẫn là quan hệ phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Thương mại quốc tế mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước.
Không một quốc gia nào có thể phát triển không tham gia vào thương mại quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế các quốc gia thành viên: góp phần phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống kinh tế xã hội.
Những xu hướng cơ bản của thương mại quốc tế
Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra một cách mạnh mẽ, thương mại quốc tế là một bộ phận của kinh tế quốc tế nên không nằm ngoài xu hướng đó.
Thương mại quốc tế được tự do hoá trên cơ sở đa phương: tiếp cận tự do hoá thương mại quốc tế trên quy mô toàn cầu là phương thức tốt nhất để vừa bao trùm được một cách tối đa các quốc gia, vừa tạo khả năng tránh được những sai lầm và những rủi ro kinh tế liên quan đến sự phân biệt đối xử trong quan hệ giữa các đối tác
Thương mại quốc tế được tự do hoá trên cơ sở song phương: đối thoại song phường là cách hiệu quả nhất góp phần xoá bỏ các rào cản thương mại, điều chỉnh mối quan hệ với các đối tác thương mại chủ yếu và có triển vọng.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Thương mại quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2000
Đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu có sự thay đổi căn bản trong đường lối phát triển kinh tế xã hội. Nếu như trước năm 1990, Việt Nam chủ yếu có quan hệ thương mại với các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa mà chủ yếu là Liên Xô (cũ) và nước láng giềng Trung Quốc, hoạt động thương mại mang chiều hướng một chiều. Thì từ sau sự kiện nhà nước Liên bang Xô Viết sụp đổ, tình hình thế giới có nhiều biến động, Việt Nam đã mở rộng quan điểm hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã tăng cường quan hệ thương mại với nhiều nước, và tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. Tuy nhiên, mực độ quan hệ thương mại còn nhỏ lẻ, chủ yếu là tăng cường về mặt ngoại giao.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn này liên tục tăng qua các năm. Nếu năm 1990, tổng kim ngạch xuất khẩu là 2404 triệu USD và nhập khẩu là 2752,4 triệu USD, thì đến năm 1995 con số này là 5448,9 triệu USD về xuất khẩu và 8155,4 triệu USD về nhập khẩu (tăng 1,27 lần về xuất khẩu và gần gấp 2 lần về nhập khẩu so với năm 1990). Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 14482,7 triệu USD (tăng gấp 5 lần so với năm 1995) và kim ngạch nhập khẩu là 15636,5 triệu USD (tăng gấp 4,7 lần so với năm 1995).
Nguồn: Tổng cục thống kê(2000)
Các mặt hàng xuất khẩu trong thời kỳ này chủ yếu là lương thực (gạo), động vật sống, thuỷ hải sản… và nguyên liệu thô chủ yếu là: dầu thô, than đá và thiếc, hàng chế biến chủ yếu là: hoá chất, chế biến theo phân loại nguyên liệu, một số phụ tùng cơ khí, hàng chế biến khác trong đó phải kể đến dệt may, giầy da .... Chưa thấy sự có mặt của các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như hàng điện tử…Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, xăng dầu, sắt thép, phân bón…
Nguồn Tổng cục thống kê (2000)
Nhìn vào sơ đồ, có thể thấy khối lượng giá trị hàng mới sơ chế còn chiếm tỷ trọng rất cao. Các mặt hàng chế biến và tinh chế đã bắt đầu được chú trọng đầu tư phát triển, khối lượng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này có tăng nhưng vẫn ơ mức chậm.
Nhập khẩu tập trung vào các mặt hàng: nguyên nhiên liệu, phương tiện giao thông, trong đó nhập khẩu xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Bảng 1: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam (1995-2000)
Đơn vị
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Xăng, dầu các loại
Nghìn tấn
5003.2
5933.1
5960.0
6852.0
7425.4
8747.3
Phân bón
Nghìn tấn
2311.0
2787.1
2526.7
3448.0
3702.8
3971.3
Sắt, thép
Nghìn tấn
1116.2
1548.5
1400.9
1786.0
2253.6
2845.0
Clanke
Nghìn tấn
959.3
635.6
861.6
785.8
243.7
214.5
Xe máy
Triệu USD
458.5
472.1
247.2
383.8
502.3
787.0
Nguồn Tổng cục thống kê (2000)
Ngày 28-7-1995 Việt Nam gia nhập Asean và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này.
Asean là một liên kết khu vực về mặt ngoại giao, kinh tế, văn hoá, với mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực, nâng cao vị thế của Asean, là đối trọng của các quốc gia lớn…xây dựng một mái nhà chung của tất cả các nước Đông Nam Á, một khu vực đoàn kết gắn bó để cùng chung sống hoà bình, thịnh vượng.
Năm 1995, đánh dấu một bước hội nhập quan trọng của Việt Nam là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Sau thời điểm này hoạt động thương mại của Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc, kim ngách xuất nhập khẩu tăng lên nhanh tróng.
Nguồn Tổng cục thống kế (2000)
Điểm là điểm mốc Việt Nam gia nhập ASEAN
Đường kẻ đậm thể hiện tăng trưởng thương mại sau khi gia nhập ASEAN
Có thể dễ dàng nhận thấy, kể từ khi gia nhập ASEAN, thương mại tăng trưởng nhanh chóng cao gấp nhiều lần so với trước khi gia nhập tổ chức này, và xu thế ngày một tăng, điều đó thể hiện đúng đây là một khu vực kinh tế năng động mà Việt Nam cần phải triệt để khai thác nó. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rõ là đường Nhập khẩu luôn nằm trên đường Xuất khẩu, cho thấy cán cân thương mại còn nghiêng về nhập khẩu (nhập siêu). Việt Nam chỉ xuất siêu sang các nước Cambodia, Malaisia và Philippin các nước còn lại ta đều nhập siêu, đặc biệt ta nhập khẩu rất nhiều hàng hoá từ Singapore khoảng trên 50% tổng giá trị nhập khẩu và cũng xuất khẩu sang đây lượng hàng hoá gần 50% tổng giá trị xuất khẩu sang ASEAN trong thời kỳ này.
Bảng 2: Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN (1995-2000)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Export (USD million)
Total export
996.9
1652.8
1913.5
1945.0
2516.3
2619.0
Cambodia
23.5
17.9
24.7
42.1
12.7
37.3
Indonesia
190.0
149.0
200.0
256.5
286.8
345.4
Lao
84.0
68.1
52.7
131.4
197.4
105.7
Malaisia
190.5
200.3
226.8
249.0
305.0
388.9
Myanma
0.6
1.4
1.5
1.2
3.6
Philippin
24.7
28.9
36.3
67.7
47.5
62.9
Singapore
1425.2
2032.6
2128.0
1964.0
1878.5
2694.3
Thailand
439.8
494.5
575.2
673.5
561.8
810.9
Import (USD million)
Total import
2270.1
2905.5
3220.5
3344.4
3290.9
4449.0
Cambodia
94.6
99.0
108.9
75.2
90.2
141.6
Indonesia
53.8
45.7
47.6
317.2
420.0
248.6
Lao
20.6
24.9
30.4
73.4
165.3
70.7
Malaisia
110.6
77.7
141.6
115.2
256.5
413.9
Myanma
5.7
Philipin
41.5
132.0
240.6
401.1
393.2
478.4
Singapore
689.8
1290.0
1215.9
740.9
876.4
885.9
Thailand
101.3
107.4
235.3
295.4
312.7
372.3
Nguồn: Tổng cục thống kê (2005)
Tháng 3 năm 1996, Việt Nam tham gia vào sáng lập Hội nghị thượng đỉnh Á- Âu (ASEM), đây là bước tiến quan trọng để Việt Nam tiến gần hơn nữa với các tổ chức kinh tế quốc tế. Thông qua ASEM, hai khu vực Á, Âu sẽ tiến lại gần nhau trong các quan hệ thương mại.
Tháng 14-11-1999, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), với 21 quốc gia, 2,5 tỷ người, khoảng 17 nghìn tỷ USD (GDP 56% GDP toàn cầu). Tổng giao dịch thương mại khoảng 5,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 55% tổng giao dịch thương mại toàn cầu Số liệu thống kê năm 1999
. Đây là một bước tiến hết sức quan trọng trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Thông qua tổ chức này, Việt Nam sẽ có thêm được nhiều kinh nghiệm hợp tác, quản lý trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, tiến tới cải cách căn bản hệ thống kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng kinh tế, tiến tới gia nhập sân chơi WTO, mà ta đã bắt đầu đàm phán từ năm 1994.
Kể từ khi trở thành thành viên APEC, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tăng mạnh. Thương mại quốc tế được đẩy lên một tầm cao mới. Trong khối APEC, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3998,2 triệu USD năm 1995 lên 10.097, 6 triệu USD năm 2000, nhập khẩu tăng từ 6493,6 triệu USD lên 12.998 triệu USD.
Bảng 3: Xuất nhập khẩu của Việt Nam với tổ chức kinh tế thế giới (1995-2000)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Export (USD million)
APEC
3998.2
5262.2
6322.6
6129.1
7486.2
10097.6
EU
664.2
848.5
1607.8
2079.0
2515.3
2845.1
OPEC
131.7
212.4
199.3
554.8
713.4
643.2
Import (USD million)
APEC
6493.6
8959.1
9391.5
9444.5
9578.8
12998.0
EU
710.4
1153.2
1335.2
1246.3
1094.9
1317.4
OPEC
213.7
207.2
317.7
337.2
396.8
525.9
Nguồn: Tổng cục thống kê (2005)
Đối với một số tổ chức kinh tế quốc tế khác như Liên minh Châu Âu (EU), tổ chức xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC)…kinh ngạch thương mại hai bên liên tục tăng, đặc biệt là với các nước EU - một thị trường đầy tiềm năng nhưng rất khó tính. Đối với thị trường này Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng nguyên liệu như cao su, hạt tiêu, cà phê….và thuỷ sản, gạo, hàng dệt may, mũ và giầy da - mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này, còn nhập khẩu máy móc thiết bị.
Trong quan hệ với EU, chủ yếu Việt Nam có quan hệ bạn hàng lớn với các nước Anh, Pháp và Đức - những nước là cửa ngõ để hàng hoá Việt Nam vào thị trường EU. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều liên tục tăng nhưng chủ yếu cán cân thương mại vẫn nghiêng về nhập siêu.
Bảng 4 Xuất nhập khẩu của Việt Nam với Anh, Pháp Đức và Hoa Kỳ(1995-2000)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Export (USD million)
England
74.6
125.1
265.2
335.8
421.2
479.4
Gemany
218.0
228.0
411.4
552.5
654.3
730.3
Franch
169.1
145.0
238.1
297.3
354.9
380.1
USA
169.7
204.2
286.7
468.6
504.0
732.8
Import (USD million)
England
50.7
83.7
103.9
96.4
109.2
149.9
Gemany
175.5
288.2
280.8
359.9
268.7
295.2
Franch
276.6
416.8
550.8
379.8
309.3
334.2
USA
130.4
245.8
251.5
324.9
322.7
363.4
Nguồn: Tổng cục thống kê (2005)
Trong quan hệ với Hoa Kỳ, kể từ khi hai nước chính thức bình thường hoá quan hệ, hoạt động trao đổi, buôn bán và đầu tư diễn ra theo chiều hướng tích cực. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ luôn tăng trưởng với tốc độ cao, quan trọng hơn nữa đây là một nước có nền kinh tế thị trường hoàn toàn và các quy tắc kinh doanh trong nền kinh tế phù hợp với các điều kiện của WTO.
Với thị trường một số nước Châu Á, Việt Nam chủ yếu là nhập siêu từ Đài Loan, Hồng Kông và nhập khẩu rất nhiều từ Hàn Quốc. Riêng đối với hai thị trường Trung Quốc và Nhật Bản cán cân thương mại có vẻ nghiêng về xuất siêu. Các mặt hàng nhập khẩu từ khu vực này chủ yếu là máy móc thiết bị công nghệ, đồ điện tử gia dụng và hàng dệt may cao cấp…còn các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là lương thực, dệt may và một số sản phẩm nguyên liệu thô.
Bảng 5 Xuất nhập khẩu của Việt Nam với một số nước Châu Á (1995-2000)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Export (USD million)
Taiwan
439.4
539.9
814.5
670.2
682.4
756.6
Korea
235.3
558.3
417.0
229.1
319.9
352.6
Hongkong (China)
256.7
311.2
430.7
318.1
235.7
315.9
Japan
1461.0
1546.4
1675.4
1514.5
1786.2
2575.2
China
361.9
340.2
474.1
440.1
746.4
1536.4
Import (USD million)
Taiwan
901.3
1263.2
1484.7
1377.6
1566.4
1879.9
Korea
1253.6
1781.4
1564.5
1420.9
1485.8
1753.6
Hongkong (China)
419.0
795.4
598.9
557.3
504.7
598.1
Japan
915.7
1260.3
1509.3
1481.7
1618.3
2300.9
China
329.7
329.0
404.4
515.0
673.1
1401.1
Nguồn: Tổng cục thống kê (2005)
Các hoạt động xúc tiến đầu tư, di chuyển nguồn lực, trong gia đoạn này diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam đã dần trở thành một điểm đến đầu tư của các tổ chức kinh tế quốc tế và các quốc gia, trong đó phải kể đến đầu tư từ các nước APEC tiêu biểu là Nhật Bản và Singapore, ngoài ra còn một khối lượng đầu tư rất lớn từ các nước EU và Mỹ. Di chuyển nguồn lực lao động diễn ra một chiều, thông qua một số tổ chức, công ty xuất khẩu lao động, lao động Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các nước phát triển, tuy nhiên hầu hết là thực hiện các công việc giản đơn, ít có hàm lượng công nghệ.
Nhìn chung, hoạt động thương mại quốc tế cũa Việt Nam trong giai đoạn này diễn ra khá mạnh mẽ, hiệu quả phù hợp với chủ trương đường lối phát triển của Việt Nam. Việt Nam đã tham gia đầy đủ hoặc không chính thức vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới trong đó phải kể đến tổ chức ASEAN, APTA, APEC, ASEM, Cộng đồng Pháp ngữ,…và có tiếng nói khá quan trọng trong các tổ chức này.
Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 đến trước thời điểm gia nhập W TO (7/12/2006)
Đây là giai đoạn phát triển các hoạt động thương mại quốc tế, khi mà Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên quan trọng của các tổ chức kinh tế toàn cầu, và đang tiến nhanh trong giai đoạn đàm phám cuối cùng trước khi gia nhập vào tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 15.029,2 triệu USD năm 2001 lên 32.223 triệu USD năm 2005, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 16,3%/năm. Nhập khẩu cũng tăng từ 16.218 triệu USD lên 36.881 triệu USD tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân 17,4%/ năm. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2006 đạt 18,7 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu đạt 20,7 tỷ USD, tăng 14%.Tuy nhiên cơ cấu vẫn là nhập siêu.
Nguồn: Tổng cục thống kê (2005)
Giá trị mặt hàng sơ chế đã chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với mặt hàng đã chế biến, điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là: gạo, cà phê, cao su luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu, các mặt hàng nguyên liệu: dầu thô, crôm, than đá, quặng thiếc…và đặc biệt là thành công của ngành dệt may và ngành chế biến thuỷ hải sản, đã chiếm lĩnh được nhiều thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ…bắt đầu có sự xuất hiện của ngành điện tử đóng góp giá trị khá lớn cho xuất khẩu.
Bảng 6: Trị giá mặt hàng xuất khẩu Việt Nam theo lĩnh vực sản xuất, chế biến
2001
2002
2003
2004
TỔNG TRỊ GIÁ
15029.2
16706.1
20149.3
26485.0
Hàng thô hay mới sơ chế
8009.8
8289.5
9397.2
12554.1
Hàng chế biến hoặc đã tinh chế
7019.1
8414.6
10747.8
13927.6
Hàng hoá không thuộc các nhóm trên
0.4
2.0
4.3
3.3
Nguồn: Tổng cục thống kê (2005)
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu may, máy móc thiết bị, phụ tùng linh kiện, xăng dầu, phân bón, phôi thép, clanke…
Quan hệ thương mại với các nước ASEAN tiếp tục được nâng cao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Giá trị xuất khẩu tăng từ 2.553,6 triệu USD năm 2001 lên 5.450,1 triệu USD năm 2005, nhập khẩu tăng từ 4.172,3 triệu USD lên 9,459.6 triệu USD. Dự báo hết năm 2006, con số này còn tiếp tục tăng.
Về quan hệ thương mại song phương trong khu vực, Việt Nam là bạn hàng lớn của Singapore, Thailand, Malaisia, riêng đối với Singapore còn là một trong những nước đứng đầu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Malaisia là thị trường xuất khẩu lao động lớn.
Bảng 7: Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN (2001-2005)
2001
2002
2003
2004
2005
Export (USD million)
ASEAN
2553.6
2434.9
2953.3
4056.1
5450.1
Cambodia
146.0
178.4
267.3
384
536
Indonesia
264.3
332
467.2
452.9
468.9
Lao
64.3
64.7
51.8
68.4
66.8
Malaisia
337.2
347.8
453.8
624.3
949.3
Myanma
5.4
7.1
12.5
14
12
Philippin
368.4
315.2
340
498.6
829
Singapore
1043.7
961.1
1024.7
1485.3
1808.5
Thailand
322.8
227.3
335.4
518.1
779.7
Import (USD million)
ASEAN
4172.3
4769.2
5949.3
7768.5
9459.6
Cambodia
22.8
65.4
94.7
130.6
156.7
Indonesia
288.9
362.6
551.5
663.3
702.4
Lao
68.0
62.6
60.7
74.3
95.4
Malaisia
464.4
683.3
925.0
1215.3
1258.6
Myanma
4.0
5.9
18.3
19.3
45.8
Philippin
53.5
100.6
140.9
188.4
209.9
Singapore
2478.3
2533.5
2875.8
3618.4
4597.6
Thailand
792.3
955.2
1282.2
1858.6
2393.2
Nguồn: Tổng cục thống kê (2005)
Trong thương mại với APEC, EU, so với thời điểm những năm 90, kim n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35751.doc