Những chuyển biến kinh tế - Xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến năm 2005

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN HIỆP NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ 1945 ĐẾN 2005 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007 MỤC LỤC DẪN LUẬN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................. 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .............................................. 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................

pdf274 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Những chuyển biến kinh tế - Xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.. 5 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 6 5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN................................. 8 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN.............................................................. 9 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN..................................................................... 11 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................................ 15 1.2.1. Đặc điểm kinh tế........................................................................ 15 1.2.2. Đặc điểm xã hội......................................................................... 18 1.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHÍNH ............................................................... 23 CHƯƠNG 2 NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ 1945 ĐẾN 1975 2.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THỦ DẦU MỘT GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 ............................................... 29 2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Thủ Dầu Một giai đoạn 1945-1954............................................................... 29 2.1.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội trong vùng tạm chiếm............................ 31 Chuyển biến về kinh tế ....................................................................... 31 Chuyển biến xã hội ............................................................................. 39 2.1.3. Chuyển biến về kinh tế - xã hội ở vùng kháng chiến.......................... 46 Chuyển biến kinh tế ............................................................................ 47 Chuyển biến xã hội .............................................................................. 55 2.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 .......................................................................................... 63 2.2.1. Chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Thủ Dầu Một trong vùng tạm chiếm.................................................................................................... 64 Chuyển biến kinh tế ............................................................................. 64 Chuyển biến xã hội .............................................................................. 81 2.2.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội ở chiến khu, vùng giải phóng................ 92 Chuyển biến kinh tế ............................................................................. 92 Chuyển biến xã hội ............................................................................. 99 CHƯƠNG 3 NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1975 - 2005 3.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1975 - 1986....................................................................................................... 108 3.1.1. Tình hình Bình Dương sau ngày giải phóng và những định hướng phát triển kinh tế- xã hội .............................................. 108 3.1.2. Chuyển biến kinh tế .................................................................. 111 3.1.3. Chuyển biến xã hội ................................................................... 117 3.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1986 - 1996 ...............................................................................................122 3.2.1. Định hướng phát triển .............................................................. 122 3.2.2. Chuyển biến kinh tế .................................................................. 124 3.2.3. Chuyển biến xã hội ................................................................... 132 3.3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2005 ....................................... 137 3.3.1. Tình hình Bình Dương sau khi tái thành lập và những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 137 3.3.2. Chuyển biến kinh tế .................................................................. 140 3.3.3. Chuyển biến xã hội ................................................................... 165 KẾT LUẬN............................................................................................... 184 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 200 PHỤ LỤC ................................................................................................ 223 1 DẪN LUẬN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự chuyển biến kinh tế - xã hội không những là quy luật vận động, phát triển của nền văn minh nhân loại mà nó còn minh chứng cho khát vọng vươn lên và khả năng thực hiện của con người. Tất nhiên, quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, mà điển hình là tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đối với Bình Dương, sự thăng trầm của nền kinh tế - xã hội trong suốt hơn 300 năm qua cũng không nằm ngoài quy luật trên. Dưới tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng đất phương Nam, của cả nước, từ năm 1698 đến nay, sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Bình Dương trải qua nhiều thăng trầm và ẩn chứa cả trí thông minh, lòng quả cảm, sự năng động, tính dám nghĩ, dám làm, sự chịu thương, chịu khó của cư dân Bình Dương. Suốt trong chiều dài lịch sử đó, mồ hôi, nước mắt và cả máu của nhiều thế hệ cư dân Bình Dương nối tiếp nhau đổ xuống và xây dựng nên tỉnh Bình Dương hôm nay. Dù đã và đang trở thành một điểm sáng trong vùng kinh tế trọng điểm ở phương Nam, dù cánh buồm kinh tế - xã hội Bình Dương đang no gió và lao nhanh ra biển lớn, nhưng hiện nay nền kinh tế - xã hội Bình Dương vẫn còn ẩn chứa nhiều bất cập. Điều này không chỉ xảy ra ở Bình Dương mà còn xảy ra ở nhiều địa phương khác trên khắp cả nước, nhất là ở các tỉnh công nghiệp. Do đó, sự chuyển biến kinh tế - xã hội đang trở thành đề tài khoa học nóng hổi, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho sự phát triển đi lên của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Về vấn đề này, trong chuyến đi thăm và làm việc tại Bình Dương, 2 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã chỉ đạo: “Bình Dương cần tổng kết kinh nghiệm không chỉ cho riêng mình mà cho cả nước khi bước vào ngưỡng cửa công nghiệp hóa, có thể từ thực tiễn nâng lên thành lý luận, góp phần tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và nên tiếp tục nghiên cứu vị trí vai trò của mình và biết cách khai thác tiềm năng, thu hút trí tuệ, công nghệ hiện đại...” [50, tr.235]. Vì vậy, việc nghiên cứu về những chuyển biến kinh tế - xã hội trong chiều dài lịch sử 60 năm qua ở Bình Dương trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm lý giải những thành công cũng như những hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, từ đó rút tỉa những bài học kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó cũng là lý do để tác giả luận án chọn đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” làm luận án tiến sĩ sử học, chuyên ngành lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẦN ĐỀ Là những lĩnh vực trọng yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như của từng địa phương, nên những vấn đề kinh tế - xã hội luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu cũng như của các cơ quan nghiên cứu, kể cả của các cấp chính quyền từ trước tới nay. Trước năm 1975 ở miền Nam, cũng như sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam đến nay, trên phạm vi cả nước, đã có không ít công trình khoa học, luận án, luận văn, sách, bài báo khoa học… đề cập đến những nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài của luận án này. 3 Có thể kể đến một số công trình và tác phẩm được công bố ở miền Nam trước năm 1975 nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội của Thủ Dầu Một - Bình Dương như: Vấn đề cao su Việt Nam của Đỗ Văn Minh (Luận án tốt nghiệp Trường QGHC Sài Gòn), Việc mậu dịch lúa gạo và cao su tại Việt Nam Cộng hòa từ 1954 đến 1968 của Trần Thị Khánh Vân (Luận văn cao học, Đại học Văn khoa, Sài gòn, 1970); Thực trạng kinh tế quận Bến Cát trước ngày đóng quân của quân đội Hoa Kỳ: tình hình an ninh, chính trị, đồn điền cao su, lúa gạo, ngũ cốc, tiểu công nghệ, chăn nuôi…của Huỳnh Viết Sơn (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính Sài Gòn, 1973); Thực trạng nền giáo dục tại tỉnh Bình Dương hiện nay - vấn đề giáo dục tỉnh Bình Dương của Lâm Châu Ngọc Bửu (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính Sài Gòn, 1973); Chăn nuôi gà tại Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương (phúc trình của sinh viên Lê Việt Dũng, Viện đại học Đà Lạt, 3/1975) v.v... Ở một phạm vi không gian rộng lớn hơn là toàn miền Nam, có các công trình và tác phẩm như Nền kỹ nghệ Việt Nam của Nguyễn Trọng Đạt (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính Sài Gòn, 1969); Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam từ 1955 đến 1970 của Nguyễn Văn Hảo (Ngân hàng Quốc gia Sài Gòn, 1972); Kinh tế Việt Nam cộng hoà của Nguyễn Văn Ngôn (Nhà xuất bản Cấp Tiến, Sài Gòn , 1972); Nhân lực trong công cuộc tái thiết và phát triển quốc gia của Nguyễn Văn Ánh (Sài Gòn, 1973)… Ngoài ra còn có nhiều bài báo có liên quan được đăng tải trên Việt Nam kinh tế tập san, Chấn hưng kinh tế, Phát triển xã hội và báo Công luận… Nội dung các ấn phẩm trên đây đã cung cấp được những số liệu và nhận định đáng chú ý về thực trạng và kế hoạch phát triển kinh tế của chính quyền Sài Gòn; làm rõ diện mạo kinh tế và hoạt động thương mại của tỉnh Bình Dương hoặc một số đơn vị hành chính trực thuộc; giới thiệu thực trạng giáo 4 dục và nguồn nhân lực của địa phương trong "công cuộc tái thiết, phát triển"…Tuy nhiên, do đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể nên các công trình này chưa thể hiện được toàn cảnh đời sống kinh tế - xã hội ở Thủ Dầu Một - Bình Dương với những chuyển biến của nó qua các giai đoạn lịch sử. Mặt khác, một số nhận định đánh giá trong các công trình, tác phẩm này cũng cần được xem xét theo quan điểm sử học mác xít để có cách nhìn khách quan, khoa học hơn. Từ năm 1975 đến nay, nếu không kể những công trình và tác phẩm nghiên cứu về toàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam hoặc của khu vực Nam bộ (trong đó có đề cập đến Bình Dương với một liều lượng nhất định) thì số lượng các đề tài khoa học, các ấn phẩm viết về đời sống kinh tế - xã hội Sông Bé - Bình Dương cũng còn khá khiêm tốn. Đáng chú ý, có thể kể đến một số công trình như: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương - thực trạng và giải pháp phát triển (Tỉnh ủy Bình Dương, 2000); Tác động của cải cách hình chính đối với sực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương do Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ nghiên cứu (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phát hành, 2002), Thủ Dầu Một - Bình Dương đất lành chim đậu của Vũ Đức Thành (chủ biên, 1999), Bình Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI của Chu Viết Luân (chủ biên, 2003). Bên cạnh đó là một số luận văn, luận án nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các ngành sơn mài, gốm sứ… trên địa bàn Thủ Dầu Một - Bình Dương; cùng các bài báo viết về tình hình kinh tế - xã hội Sông Bé - Bình Dương trên các tạp chí, tập san, nhật báo: Học tập, Cộng sản, Nhân dân, Xưa và Nay, Văn hóa Nghệ thuật… Qua danh mục trên đây, có thể thấy tuy Bình Dương đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu và nhiều nhà khoa học, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu tái hiện và phân tích những chuyến biến kinh tế xã hội trên địa bàn Bình Dương trong quãng 5 thời gian 60 năm (từ 1945 đến 2005). Chính vì vậy, tác giả luận án này mong muốn được tập hợp nhiều nguồn tài liệu và kế thừa những kết quả đã có, để tiếp cận và nghiên cứu đề tài "Những chuyển biến Kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005" một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ hơn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án đã được xác định như đúng tên gọi của đề tài, đó là những chuyển biến trên hai lĩnh vực chính - kinh tế và xã hội - của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005. Trên lĩnh vực kinh tế, luận án sẽ tập trung nghiên cứu những chuyển biến về cơ cấu kinh tế, sự phát triển của các ngành kinh tế, sự chuyển dịch của các thành phần kinh tế. Trên lĩnh vực xã hội, luận án đi sâu nghiên cứu các vấn đề về cơ cấu dân cư, thiết chế xã hội (đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của cư dân), về hiện trạng và những vấn đề xã hội gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Bình Dương. Từ hai lĩnh vực trên, luận án sẽ tiến hành phân tích và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời, tìm ra những tồn tại, những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương một cách toàn diện và bền vững hơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian 6 Luận án nghiên cứu những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005, qua các giai đoạn 1945-1954, 1954-1975, 1975- 1986, 1986-1996 và 1997-2005. Đồng thời, để có cái nhìn tổng thể, biện chứng hơn về những bước phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong một chừng mực nhất định, luận án có mở rộng thời gian về trước năm 1945, nhằm khắc họa rõ nét hơn các đặc điểm về tự nhiên, dân cư và những yếu tố xã hội khác ảnh hưởng đến những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 1945 - 2005. - Phạm vi không gian Luận án lựa chọn phạm vi không gian là địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay (mặc dù qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, địa bàn tỉnh có nhiều biến đổi với nhiều tên gọi khác nhau: Thủ Dầu Một, Sông Bé, Bình Dương...; trong đó, một số địa phương trong từng thời kỳ đã cắt - nhập vào các tỉnh xung quanh). Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, luận án cũng đề cập đến một số địa bàn phụ cận nhằm so sánh, làm rõ sự chuyển biến kinh tế - xã hội trong mối tương quan, sự tác động lẫn nhau giữa tỉnh Bình Dương với các tỉnh khác ở miền Đông Nam Bộ, Nam Bộ và cả nước. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” gồm ba nguồn chính sau đây: - Một là, các văn bản, nghị quyết, báo cáo, báo cáo tổng kết, tài liệu lưu trữ (của ta và của chế độ cũ), hiện đang lưu giữ tại các kho lưu trữ địa phương 7 và Trung ương như Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành, Viện nghiên cứu Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,… Đây chính là nguồn tư liệu gốc và có vai trò “xương sống” để thể hiện nội dung luận án. - Hai là, các tác phẩm chuyên khảo về kinh tế - xã hội, địa chí văn hóa... của các tỉnh, thành, đã được xuất bản; các công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế - xã hội đã được công bố và các bài viết về kinh tế - xã hội đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành; các bài tham luận về kinh tế - xã hội in trong các kỷ yếu hội thảo khoa học liên quan, hiện được lưu giữ tại các thư viện của các tỉnh, thành địa phương và Trung ương. - Ba là, nguồn tư liệu được khai thác từ các nhân chứng lịch sử - những người đã từng sống, lao động, chiến đấu trong 30 năm kháng chiến chống xâm lược và trong hơn 30 năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, nguồn tư liệu còn được khai thác trong những tài liệu thu thập từ các chuyến khảo sát thực địa tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận Mácxít, đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp lôgic. Mặt khác, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp liên ngành nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mang tính đặc thù, riêng biệt về những 8 chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương so với các địa phương khác ở Nam Bộ và trong cả nước. 5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” có những đóng góp khoa học cụ thể như sau: - Sưu tầm, tập hợp, hệ thống nhiều nguồn tư liệu lịch sử, trong đó có một số tư liệu lần đầu tiên được phát hiện và công bố. Trên cơ sở đó, luận án phục dựng bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong 60 năm (1945-2005) ; đồng thời, góp phần hiệu đính những sự kiện lịch sử chưa chính xác đã công bố trong các ấn phẩm xuất bản trước đây. - Làm rõ những thành quả và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005 ; từ đó, rút tỉa một số kinh nghiệm cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong mối quan hệ, tác động qua lại với các địa phương khác ở Nam Bộ và cả nước qua từng thời kỳ lịch sử. - Làm rõ hơn về vai trò, vị trí của kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong nền kinh tế - xã hội cả nước, nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại đất nước hiện nay. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn của Bình Dương, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện đường lối đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Tạo tiền đề cho việc tiếp cận, nghiên cứu các công trình khoa học về sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương nói riêng, của Nam Bộ và cả nước nói chung. 9 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 199 trang, bao gồm: dẫn luận (10 trang), ba chương nội dung (173 trang), kết luận (16 trang). Ngoài ra, còn có tài liệu tham khảo (23 trang) và phụ lục (48 trang). Chương 1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG Trình bày các đặc điểm về tự nhiên, dân số, dân cư và sự phân bố dân cư, cũng như trình bày các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội và sự biến đổi địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử của tỉnh đã tác động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội Bình Dương giai đoạn từ 1945 đến 1975. Chương 2 NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 (Chia thành 2 mục lớn) Mục 2.1. Trình bày những chính sách kinh tế - xã hội của Pháp thực thi ở Thủ Dầu Một; các hoạt động và sự chuyển biến của các ngành, các thành phần kinh tế ở vùng tạm chiếm; cơ cấu giai cấp, tầng lớp xã hội, đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của cư dân; những chính sách kinh tế - xã hội của Pháp, của Chính phủ kháng chiến tác động đến vùng kháng chiến; hoạt động của các ngành và các thành phần kinh tế; những thay đổi nổi bật về kinh tế - xã hội. Mục 2.2. Trình bày chính sách kinh tế - xã hội của Mỹ - ngụy trên địa bàn Bình Dương; diễn biến tình hình kinh tế - xã hội; hoạt động của các ngành và các thành phần kinh tế; cơ cấu giai cấp, tầng lớp và đời sống vật chất, tinh thần của dân cư ở vùng tạm chiếm; chính sách của Mặt trận Dân tộc giải 10 phóng, của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội ở vùng chiến khu, vùng giải phóng; hoạt động của các ngành và các thành phần kinh tế; đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của cư dân ở vùng chiến khu, vùng giải phóng. Chương 3 NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1975 - 2005 (chia thành 3 mục lớn) Mục 3.1. Trình bày chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ bao cấp và những hệ quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương; những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương trong thời kỳ 1975 – 1986 ; Hoạt động của các ngành và các thành phần kinh tế ở Bình Dương; những thay đổi về mặt cơ cấu xã hội, đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần. Mục 3.2. Trình bày những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước từ sau năm 1986; những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương thời kỳ sau 1986; sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trong thời kỳ đổi mới; những biến đổi về mặt văn hóa - xã hội. Mục 3.3. Trình bày quá trình tái lập tỉnh Bình Dương; những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương trong thời kỳ 1997 - 2005; cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế; sự phát triển của một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu ở Bình Dương trong thời kỳ 1997 - 2005; sự thay đổi cơ cấu dân cư, sự phân tầng xã hội và phân hóa giai cấp ở Bình Dương; những phát triển về xã hội của Bình Dương trên các mặt đời sống xã hội. 11 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN Bình Dương nằm ở miền Đông Nam bộ, “là một trong mấy tỉnh tốt đẹp và trong lành nhất Nam kỳ” [34, tr.214-215], là địa bàn nằm ở vị trí chuyển tiếp nối Nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.695,54 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh và giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn tổng thể, Bình Dương là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao đến thấp xuống dần từ 5m đến 10m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o 50’ 27’’ đến 11o 24’ 32’’ vĩ độ Bắc và từ 106o 20’ đến 106o 25’ kinh độ Đông [58, tr.10]. Bình Dương còn là tỉnh có nhiều vùng địa hình khác nhau, bao gồm: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi... Ngoài ra, tỉnh còn có hai ngọn núi thấp đó là núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng và một số đồi gợn sóng, cao thấp khác nhau nằm rải rác khắp trên địa bàn của tỉnh. Đất đai Bình Dương rất đa dạng, phong phú về chủng loại và rất màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng như: lúa, mía, đậu phộng, khoai mì, dưa, thuốc lá, cà phê và đặc biệt là cao su [34, tr.214-215]. Trong đó, đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha, phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến 12 Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã, Thuận An và một ít chạy dọc Quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, cây ăn trái chịu được hạn như cây mít, cây điều. Đặc biệt, ở vùng Lái Thiêu, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, đã hình thành những vườn cây trái đặc sản nổi tiếng như sầu riêng, măng cụt…, đồng thời tạo cho nơi đây một cảnh quan môi trường sinh thái trong lành, hấp dẫn. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía Bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An. Đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối, có cả phèn và a-xít nên chỉ có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái... Khí hậu ở Bình Dương cùng chung với chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hưởng những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26oC - 27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39oC và thấp nhất từ 16oC -17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm [58, tr.11]. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (tỉnh Lâm Đồng) dài 635 km, nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân. Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn 13 từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sông có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, suối và chảy qua Bình Dương về phía Tây. Đoạn sông từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, phát triển thủy sản và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Sông Thị Tính chính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn từ đồi Cam Xe, huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt. Sông Sài Gòn chẳng những có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về mặt quân sự. Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc Rơ-Láp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1.000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn con sông chảy vào đất Bình Dương dài 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại. Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai màu mỡ và nhiều sông suối nên rừng ở Bình Dương xưa phát triển mạnh và rất đa dạng, phong phú về chủng loại. Rừng mọc thành miền, khu liền khoảnh, bạt ngàn với nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương [58, tr.14]... Rừng còn có nhiều loài thảo mộc quý có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, có nhiều loài cây thực phẩm như: củ nần, cù mài, củ chụp, tàu bay, lá bướm, lá bép cùng nhiều loại trái cây khác như: ươi, dâu, guồi… và nhiều loài động vật quý hiếm. Cư dân nơi đây có thể “thu được một nguồn lợi rất lớn nhờ khai thác lâm sản, bán gỗ súc”, cũng như khai thác được “nhiều phó sản dầu, nhựa, mủ" và săn bắt được nhiều “dã thú như: hổ, báo, thỏ rừng, sóc, lợn lòi, nai, hươu, trâu rừng, tê giác, voi…” [34, tr.214-215]. Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên 14 rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú, tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một. Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp... Do vậy, Bình Dương sớm trở thành cái nôi của các ngành nghề truyền thống như: gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài và sản phẩm của nó từ rất sớm đã nổi tiếng khắp cả lục tỉnh Nam kỳ. Tỉnh Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường Quốc lộ 13 - con đường chiến lược rất quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ Nam lên Bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối liền Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường Quốc lộ 14 chạy từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên rộng lớn. Quốc lộ 14 chính là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra, còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (tỉnh Bình Phước); liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; liên tỉnh lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh. 15 Hệ thống giao thông đường thủy cũng như đường bộ của Bình Dương có thể nối liền với các cảng lớn ở phía Nam, với thành phố Hồ Chí Minh, với các tỉnh ở Đông Nam Bộ, với vùng Tây Nguyên rộng lớn và có thể giao lưu hàng hóa với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói, các yếu tố tự nhiên trên đã tác động không nhỏ đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ lịch sử. Đầu tiên, là tác động đến sự lựa chọn địa bàn định cư, tiếp đó là ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh tế và sau đó là tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cư dân Bình Dương. 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Đặc điểm kinh tế Cũng như các vùng khác ở Nam bộ, xuất phát điểm của kinh tế Bình Dương là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. Điều khác biệt là, kinh tế ở đây hình thành sớm hơn, ngay từ thời cổ sử chứ không phải chỉ mới hình thành từ khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thay mặt Chúa Nguyễn xác lập địa lý hành chính. Tiếp đó, cho đến thế kỷ XVII, qua nhiều đợt di dân, mộ dân của Chúa Nguyễn, dân xiêu tán với truyền thống canh tác lúa nước vùng đồng bằng miền Bắc, miền Trung đã có mặt ở vùng đất Bình Dương xưa ngày càng nhiều. Đặc biệt, các cuộc di dân sau này ngày càng mạnh mẽ hơn, lực lượng nông dân do vậy được bổ sung không ngừng cho vùng đất mới, nên đất khẩn hoang phục vụ nghề nông ngày càng được mở rộng, đó 16 chính là cơ sở đầu tiên để hình thành nên nền kinh tế nông nghiệp lúa nước của vùng đất Bình Dương. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ghi rõ, ruộng lúa._. ở Bình An thời kỳ này chia ra làm hai loại, sơn điền và thảo điền. Điều này minh chứng rằng, đất đai ở Bình Dương có nhiều đồi gò, không có những miệt ruộng thẳng cánh cò bay như ở các vùng đất khác. Yếu tố địa hình đã chi phối mạnh mẽ đến tiến trình tụ cư và quá trình tích chiếm ruộng đất làm cho Bình Dương xưa hầu như không, hoặc rất ít địa chủ lớn. Do ruộng đất canh tác không lớn, nên người nông dân Bình Dương thường gắn chặt với những khu đất nông nghiệp vừa hoặc nhỏ. Đặc điểm này đã tạo ra nét đặc trưng riêng cho cơ cấu nông nghiệp và các hình thái sở hữu ruộng đất của cư dân Bình Dương trong các giai đoạn sau. Mặt khác, cung cách tụ cư và phương thức sử dụng đất làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cư dân Bình Dương gắn chặt với loại hình kinh tế vườn như trồng các loại cây ăn trái, cây lương thực, thực phẩm… phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cư dân Bình Dương. Điều đặc biệt là, loại hình kinh tế vườn ở đây từ rất sớm đã vượt qua giới hạn của cơ chế tự cung, tự cấp để tiến tới một thị trường hàng hóa, buôn bán, trao đổi giữa cư dân các vùng trong và ngoài tỉnh. Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí giao thông thuận lợi và có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đó chính là các mỏ cao lanh và rừng gỗ nhiệt đới bạt ngàn - nguồn nguyên liệu mang tính quyết định để các ngành nghề thủ công ra đời, tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, các nghề thủ công ở Bình Dương ra đời không chỉ đơn thuần xuất phát từ nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và 17 từ nhu cầu của cư dân, mà còn do sự năng động, tính dám nghĩ, dám làm của dân lưu tán đối mặt với gian lao, khó khăn để sinh tồn và phát triển trên vùng đất mới. Sự cải biến để thích ứng với môi trường tự nhiên, khả năng nhận biết, khai thác và sử dụng các vật liệu sẵn có của tự nhiên, cùng với kinh nghiệm mang theo trong hành trang văn hóa của mình chính là những yếu tố mang tính tiên quyết để người dân xiêu tán làm ra những vật dụng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày. Để rồi, theo dòng thời gian, sản phẩm các nghề thủ công như: gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài, vẽ tranh kiếng… ngày một nổi tiếng và trở thành hàng hóa thương mại trên khắp Nam kỳ. Năm 1861, sau khi đánh chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, cùng với việc khai thác nguồn lợi tự nhiên, Pháp tiến hành lập hệ thống đồn điền cao su, cà phê và thành lập trường Bá Nghệ nhằm đào tạo ra đội ngũ thợ thủ công có tay nghề cao cho việc làm các sản phẩm thủ công xuất khẩu. Bên cạnh đó, để tiến hành quá trình khai thác thuộc địa được thuận lợi, Pháp tiến hành đầu tư mạnh mẽ vào giao thông và công nghiệp chế biến. Đến năm 1902, Pháp khởi công xây dựng nhà máy đề pô xe lửa Dĩ An, đồng thời tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ để tiện việc vận chuyển tài nguyên khai thác được từ vùng đất Bình Dương về Sài Gòn. Dù chưa hình thành rõ nét nhưng từ 1862 đến 1945, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp, các cơ sở công nghiệp Bình Dương đã dần xuất hiện và ngày một có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thuộc địa của tỉnh lúc bấy giờ. Sự ra đời của hệ thống đồn điền cao su, nhà máy chế biến và các cơ sở công nghiệp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa của tư bản Pháp, nhưng chính nó đã làm xuất hiện thêm một hình thức sở hữu đất đai mới (hình thức trang trại, đồn điền), một lực lượng lao động mới (lực lượng công 18 nhân) và mang lại cho người dân Bình Dương một góc nhìn đa chiều hơn về cung cách làm ăn, phương thức quản lý kinh tế và tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất. Mặc dù đời sống vật chất của cư dân không khá lên được bao nhiêu so với thời gian trước đây, nhưng chính trong thời gian này, các loại giống mới như: mía, trà, ca cao, dứa, bông vải, thuốc lá, cà phê, hồ tiêu…, sau thời gian thử nghiệm thành công đã được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ. Nếu xét tổng thể, đây chính là thời kỳ mở đầu cho việc đa đạng hóa và thay đổi cơ cấu trồng trọt truyền thống ở Bình Dương. Dù thế, tính đến năm 1945, chính sách canh tân nền kinh tế thuộc địa ở Bình Dương hoàn toàn bị thất bại bởi phương pháp khai thác nguồn tài nguyên theo kiểu vắt kiệt của giới tư bản Pháp. Do đó, cùng với việc giành được độc lập trong cuộc cách mạng tháng Tám, nhân dân Bình Dương cũng thừa hưởng luôn của chế độ cũ một nền kinh tế thực dân mục nát, què quặt, phiến diện. Đó chính là những xuất phát điểm của nền kinh tế Bình Dương trước khi bước vào giai đoạn 1945-2005. 1.2.2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI Dân cư, dân số Thuở xa xưa, Bình Dương là một vùng đất hoang vu, núi rừng rậm rạp, đất đai chưa mấy được khai phá, chỉ có số ít cư dân bản địa người Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mơ-nông... sinh sống. Đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, vùng đất Bình Dương lại đón thêm nhiều cư dân mới, đó là những dân xiêu tán vùng Ngũ Quảng rời bỏ quê quán do không chịu nổi sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến hà khắc. Tiếp đó, vào năm 1679, sau khi người Mãn đánh bại nhà Minh, một đoàn người Trung Quốc khoảng 3.000 người đi trên 50 chiếc thuyền do Tổng binh Cao Châu, Lôi Châu, Liêm Châu, Long Môn cầm đầu đã chạy sang nước Đại Việt 19 xin tỵ nạn. Sau khi được chúa Nguyễn chấp thuận, một bộ phận người Hoa trên đã "an sáp" vào vùng đất Bình Dương. Đặc biệt, khi Hòa ước Thiên Tân (1885) giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh được ký kết, một bộ phận người Hoa đã đến vùng đất Bình Dương sinh sống và trở thành cư dân nơi đây. Do quá trình Nam tiến diễn ra liên tục từ thế kỷ XVI đến vùng đất Đồng Nai - Gia Định nói chung và vùng đất Bình Dương nói riêng, nên đến năm 1943, cư dân sinh sống ở Bình Dương xưa (Thủ Dầu Một) lên tới 230.000 người [67, tr.36]. Điều đáng chú ý là, trước khi bước vào giai đoạn sau năm 1945, cùng với cư dân nông nghiệp, thợ thủ công, tiểu thương, quan lại, địa chủ, ở Bình Dương còn có thêm lực lượng công nhân. Dưới ách cai trị và chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, dân cư Bình Dương ngày một phân hóa sâu sắc và chính điều này đã tác động quan trọng đến sự biến đổi kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 1945-1975. Sau năm 1975, dân cư Bình Dương (Sông Bé) có sự biến động lớn; một phần do người chạy loạn tránh chiến tranh nay quay về quê cũ ; một phần do đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc, miền Trung di dân đến Bình Dương lập nghiệp, theo chính sách kinh tế mới của Nhà nước. Trong giai đoạn đầu, cuộc sống của dân kinh tế mới gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những gia đình nào bám trụ được thì sau đó cuộc sống dần được cải thiện và một số đã trở thành những chủ trang trại lớn. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống du canh du cư trước đây chấm dứt hẵn từ sau giải phóng do các chương trình, dự án định canh, định cư. Đời sống vật chất, tinh thần ngày một được cải thiện do họ càng ngày càng thích nghi hơn với điều kiện sinh hoạt và canh tác mới. Trong giai đoạn tỉnh phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, hầu hết di dân từ các tỉnh đến Bình Dương tham gia lao động tại các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp; tập trung nhiều nhất ở các huyện Dĩ An, Thuận An, kế đến là thị 20 xã Thủ Dầu Một và huyện Bến Cát. Năm 2005, toàn tỉnh có khoảng 300.000 lao động nhập cư. Đây là lực lượng lao động, là nguồn nhân lực hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều người trong số đó đã có cuộc sống ổn định và trở thành cư dân của tỉnh, vừa góp phần tăng dân số, vừa thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Bình Dương trở nên nhanh chóng hơn. Tính đến cuối tháng 12 năm 2005, dân số toàn tỉnh Bình Dương là 1.030.722 người, trong đó, nam là 493.527 người, chiếm 47,9%; nữ là 537.195 người, chiếm 52,1% [20, tr.8]. Ngoài người Việt (người Kinh), Bình Dương có khoảng gần 7.700 người dân tộc ít người (bao gồm 16 dân tộc: Khơme, Chăm, Tày, Nùng, Tà mun, Stiêng, Châu Ro, Mường, Thái, Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Tà ôi, Ê Đê, Raglai...) và gần 20.000 người Hoa. Như vậy, dân cư Bình Dương được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau, xuất thân họ là dân "tứ chiếng" vốn được kế thừa truyền thống lao động cần cù, tính chịu thương, chịu khó của người nông dân lao động nghèo khổ, một nắng hai sương. Hơn nữa, họ được kế thừa đức tính dám nghĩ, dám làm của các thế hệ cha anh - những người dám vượt biển, trèo non, đối mặt với rừng sâu, thú dữ để khai phá vùng đất phương Nam. Những tính cách đó dưới tác động của các điều kiện tự nhiên, xã hội phương Nam, làm cho cư dân Bình Dương có thêm lòng nghĩa hiệp, mến khách và lòng chân thành... Rồi trải qua các quá trình khai phá, lập làng, đấu tranh chống áp bức bất công và chống xâm lược, người Bình Dương ngày càng trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đời sống vật chất Do điều kiện tự nhiên thích hợp, nên Bình Dương xưa có nền kinh tế nông nghiệp phát triển, lương thực dư thừa, cuộc sống no đủ, sung túc. Bên cạnh đó, các nghề thủ công cũng làm cho cuộc sống cư dân Bình Dương có thêm thu nhập 21 lúc nông nhàn. Suốt hơn hai thế kỷ tiếp theo, kể từ khi dân xiêu tán tiến vào phương Nam khai hoang lập ấp, vùng đất Bình Dương vốn hoang dã dần dần trở thành một vùng dân cư đông đúc, kinh tế trù phú, xã hội ổn định. Ở khắp nơi, chợ búa, dinh thự, đình, chùa ... lần lượt được xây dựng với quy mô ngày một lớn hơn. Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp xâm lược, áp đặt ách thống trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa, cuộc đời nô lệ và chính sách bóc lột bằng sưu cao thuế nặng của Pháp đã làm cho cuộc sống của người dân Bình Dương lúc này trở nên khó khăn. Dù sau đó, các chính sách kinh tế - xã hội của Pháp từ 1862 đến 1945, làm cho sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp Bình Dương phát triển và ngày một có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thuộc địa của tỉnh lúc bấy giờ, nhưng cuộc sống của người dân được cải thiện không nhiều. Đời sống văn hóa tinh thần Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Bình Dương có nhiều nét tương đồng với đời sống văn hóa tinh thần của các tỉnh khác ở Nam Bộ. Điều này thể hiện rõ khi nghiên cứu cấu trúc văn hóa - xã hội và những luật, tục, gia phong có nguồn gốc lâu đời vẫn tồn tại nơi đây như những triết lý sống không thể gỡ bỏ. Đó là việc thực hành các lễ tục trong đời người như: sinh nhật, đáo tuế, thượng thọ, ma chay, cưới hỏi, hay cơ cấu tổ chức của một gia đình... Dù trải qua thời gian, cuộc sống cởi mở của người dân ở một vùng đất mới cũng làm cho phong hóa gia đình có phần biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới. Nhưng sự biến đổi này không theo xu hướng “biến mất” mà là sự “cải biến” những tục lệ cũ sao cho giản đơn, dễ thực hiện hơn trong nhịp sống sôi động, hối hả thường nhật diễn ra ở cả thành thị lẫn vùng thôn quê hẻo lánh. 22 Cũng như phần đông các tỉnh Nam Bộ, cùng với tín ngưỡng dân gian của người dân, ở Bình Dương còn có nhiều tôn giáo khác nhau. Đạo Phật được truyền vào Bình Dương khoảng cuối thế kỷ XVI và phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng cư dân. Đạo Công giáo vào Bình Dương khoảng đầu thế kỷ XVII, dù không mạnh như Phật giáo, nhưng số lượng tín đồ cũng khá lớn và phát triển tương đối nhanh, nhất là sau khi thực dân Pháp hoàn tất việc tổ chức bộ máy cai trị. Đặc biệt, từ năm 1954, hàng chục nghìn giáo dân từ các tỉnh miền Bắc vào định cư ở Bình Dương. Đạo Tin Lành phát triển ở Bình Dương vào những năm 1923-1924; đa số thuộc Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) [345, tr.10]. Ngoài ra, ở Bình Dương còn có tín đồ Đạo Cao đài với các hệ phái như: Cao đài Tây Ninh, Cao đài Chơn Lý, Cao đài Ban Chỉnh, Cao đài Tiên Thiên. Cùng với tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng, tôn giáo, các lễ hội văn hóa truyền thống cũng được cư dân ở Bình Dương quan tâm. Đó là lễ hội đình, lễ hội miếu, lễ hội võ, lễ hội tổ nghề, lễ hội chùa Phật, lễ hội thờ Mẫu của đồng bào miền Bắc, lễ hội chùa Bà của người Hoa... Hàng năm cư dân Bình Dương còn tổ chức các lễ hội ở đình làng, đó là lễ Tiết tứ thời: Đưa thần (25/12), Rước thần (30/12), Nguyên đán (1/1), Đoan ngọ (5/5), Khai sơn (7/7)... và các lễ Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên mang tính chất tôn giáo. Các ngày lễ mang tính dân gian như lễ cúng miếu, cầu an tống phong. Nhưng quan trọng nhất là lễ Kỳ yên theo tập tục xưa được phân ra hai kỳ lễ: lễ Hạ điền và lễ Thượng điền [58, tr.26]. Tuy nhiên, bên cạnh cơ cấu văn hóa cổ truyền của cư dân Bình Dương, trong hơn 80 năm cai trị, thực dân Pháp đã làm cho hơn 90% dân số trong toàn tỉnh không biết chữ. Đó cũng chính là vấn nạn văn hóa - giáo dục mà cư dân 23 Bình Dương mang theo trước khi bước vào các giai đoạn lịch sử sau năm 1945. 1.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHÍNH Do tác động của những biến cố chính trị - xã hội, kể từ khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, xác lập địa lý hành chính cho đến ngày nay, địa lý hành chính Bình Dương luôn thay đổi. Dưới triều Nhà Nguyễn, vùng đất Bình Dương thuộc tổng Bình An, tỉnh Biên Hòa. Đến thời Gia Long, tổng Bình An được nâng lên thành huyện Bình An, có hai tổng là An Thủy và Phước Chánh, bao gồm các vùng đất: Bến Cát, Dầu Tiếng, Hớn Quản, Lộc Ninh, Lái Thiêu và một phần đất của huyện Ngãi An (Thủ Đức ngày nay), huyện lỵ đặt tại Phú Cường. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu: “Từ năm 1808 đến năm 1837, huyện Bình An chia làm 10 tổng là: Bình Chánh, Bình Điền, Bình Thiện, Bình Thổ, Bình Hưng, An Bình, An Điền, An Thành, An Thổ, An Thủy. Từ năm 1837 về sau, 4 tổng bắt đầu từ chữ An được tách ra thành lập huyện Ngãi An” [58, tr.16]. Tổng Bình Điền nêu trên là một tổng mới của huyện Bình An (được lập ra để thay thế tổng Bình Chánh Trung trước đó), có địa bàn gần như toàn bộ vị trí của thị xã Thủ Dầu Một hiện nay. Sau khi chiếm được Nam kỳ, thực dân Pháp cải tổ các đơn vị hành chính cho phù hợp với chế độ thuộc địa. “Ngày 5 tháng 1 năm 1876, đô đốc Đuyperê (Duperré), Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tại Nam kỳ, ra nghị định phân chia toàn bộ Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn (Circonscription administrative) là: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xắc (Bassac). Mỗi khu vực hành chính lớn lại được chia nhỏ thành nhiều tiểu khu hành chính (Arrondissement administratif). Trong đó, khu vực Sài Gòn gồm 5 tiểu khu: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa và Gia Định (ngoại vi Sài Gòn)” [58, tr.17]. Đến ngày 20 tháng 12 24 năm 1899, đổi tiểu khu (Arrondissment) thành tỉnh (Province), tiểu khu Thủ Dầu Một lúc đó thành tỉnh Thủ Dầu Một. Đến khi Mỹ thay chân Pháp, theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn chia Thủ Dầu Một ra thành hai tỉnh Bình Dương, Bình Long và một số xã nhập vào tỉnh Phước Long. Năm 1959, địch cắt một phần đất của tỉnh Biên Hòa và Bình Dương thành lập tỉnh Phước Thành, nhưng đến năm 1965, chính quyền Sài Gòn giải thể tỉnh này. Về phía chính quyền kháng chiến, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Ủy ban nhân dân và sau đó là Ủy ban Kháng chiến Hành chánh được thành lập. Đến tháng 5/1951, để thuận lợi trong việc lãnh đạo toàn dân tham gia kháng chiến chống Pháp, Trung ương Cục miền Nam phân chia lại chiến trường Nam bộ, thành Phân liên khu miền Đông và Phân liên khu miền Tây, đồng thời sáp nhập một số tỉnh, trong đó tỉnh Thủ Dầu Một được sáp nhập với tỉnh Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên. Tháng 1 năm 1955, Xứ ủy Nam Bộ quyết định tách tỉnh Thủ Biên thành hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa. Thủ Dầu Một lúc đó gồm các huyện: Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh và các đồn điền cao su: Dầu Tiếng, Quản Lợi, Lộc Ninh với tổng số 65 xã và hơn 30 làng công nhân cao su. Tháng 9 năm 1960, Xứ ủy Nam bộ quyết định nhập Thủ Dầu Một và Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên lần thứ hai. Tháng 6 năm 1961, Xứ ủy lại tách Thủ Biên thành 2 tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa và thành lập thêm 3 tỉnh mới: Phước Thành, Bình Long, Phước Long theo địa bàn hành chính của chính quyền Sài Gòn. Tỉnh Thủ Dầu Một bấy giờ gồm các huyện: Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát, Dầu Tiếng. Tháng 10 năm 1967, Trung ương Cục bố trí lại chiến trường, thành lập 5 phân khu thành 5 mũi tiến công vào Sài Gòn và phân khu 6 nội đô Sài Gòn để chuẩn bị cho cuộc 25 tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Thủ Dầu Một lúc bấy giờ thuộc phân khu 5 gồm các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo, quận 5 (Bù Cháp, Lý Lịch), Châu Thành, Lái Thiêu, Bắc Thủ Đức, Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một (Bến Cát và Dầu Tiếng thuộc phân khu 1). Tháng 5 năm 1971, Phân khu 5 giải thể rồi thành lập phân khu Thủ Biên. Thực hiện Chỉ thị 08/CT ngày 30 tháng 8 năm 1972 của Thường vụ Trung ương Cục, Khu ủy miền Đông được thành lập lại, giải thể các phân khu, thành lập lại các tỉnh. Tỉnh Thủ Dầu Một được tái lập vào tháng 10 năm 1972. Tháng 10 năm 1973, Trung ương cục quyết định tách các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo, quận 5 của Thủ Dầu Một (gồm 2 xã Bù Cháp và Lý Lịch); các xã phía Nam và Đông Nam của Phước Long; Định Quán, Độc Lập của Biên Hòa để thành lập tỉnh căn cứ Tân Phú. Đến cuối năm 1974, Phú Giáo và Tân Uyên lại trả về Thủ Dầu Một. Như vậy đến đầu năm 1975, tỉnh Thủ Dầu Một gồm các huyện, thị: Bến Cát (Nam, Bắc Bến Cát), Lái Thiêu, Châu Thành, Tân Uyên, Dĩ An, Phú Giáo, Dầu Tiếng và thị xã Thủ Dầu Một [58, tr.19]. Ngoài sự thay đổi về địa giới hành chính, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mảnh đất Bình Dương còn chia thành ba vùng, đó là vùng tạm chiếm, vùng tranh chấp và vùng kháng chiến. Vùng tạm chiếm là vùng đất tạm đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, theo cách gọi của chính quyền cách mạng thì vùng tạm chiếm còn gọi là vùng địch hậu, hay vùng tề ngụy - vùng được thiết lập và quản lý bởi hội đồng tề - bộ máy hành chính cấp địa phương của chính quyền thuộc địa. Trong văn bản hành chính của Pháp, Pháp thường gọi vùng tạm chiếm là vùng quản lý, vùng do chính phủ kiểm soát, vùng Chính phủ, hoặc vùng Quốc 26 gia... Dù với nhiều tên gọi, nhưng trong vùng tạm chiếm có đặc điểm chung là, luôn luôn tồn tại lực lượng cách mạng bí mật hay tổ chức chính quyền cách mạng bí mật, nhiều cơ sở cách mạng và có các tổ chức quần chúng yêu nước khác. Về vấn đề này, Đảng ta giải thích rõ: “ vùng tạm chiếm là những nơi tạm thời địch đã kiểm soát hoàn toàn. Chính quyền địch, ngụy đã thành lập và hoạt động công khai, chính quyền ta thì hoặc bị địch phá hoặc vẫn còn, nhưng không thể hoạt động công khai” [328, tr.538-539]. Ở Thủ Dầu Một, vùng tạm chiếm chủ yếu là vùng tỉnh lỵ, quận lỵ và một số xã xung quanh các quận lỵ Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên... Vùng tranh chấp còn gọi là vùng du kích, đó là những vùng tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. “Vùng du kích là vùng ta và địch giằng co nhau, sự đấu tranh ở đây rất ác liệt và phức tạp” [328, tr 538-539]. Tại vùng này, chính quyền cách mạng và chính quyền Sài Gòn tồn tại vừa công khai, vừa bán công khai nhưng cả hai bên đều không đủ sức để kiểm soát toàn bộ địa bàn. Cư dân sống trên địa bàn này thường chịu sự chi phối, kiểm soát của cả chính quyền hai bên. Đặc biệt, trong vùng tranh chấp, thường có các căn cứ du kích, “lõm” cách mạng, về thực chất đó là vùng tự do, là hậu cứ nhỏ sau lưng địch của lực lượng cách mạng. Ở Thủ Dầu Một, vùng du kích thường là dải đất làm vùng đệm giữa các tỉnh lỵ, quận lỵ, hệ thống giao thông, đồn điền, nơi đông dân cư... với các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực xung quanh căn cứ kháng chiến, chiến khu cách mạng như Tân Tịch, Đất Cuốc, An Sơn, Thuận Giao... Vùng kháng chiến là nơi mà chính quyền cách mạng hoàn toàn kiểm soát, bao gồm vùng căn cứ, vùng chiến khu và vùng tự do. Riêng vùng tự do, trong kháng chiến chống Pháp, còn gọi là vùng độc lập hay khu độc lập. Ở Thủ Dầu Một, ban đầu vùng căn cứ, vùng tự do mới chỉ là những vùng rừng rậm và một 27 số xã vùng sâu, vùng xa - nơi mà chính quyền thực dân không thể kiểm soát. Vùng căn cứ, vùng tự do ngày một được mở rộng theo đà phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp, đó là sự ra đời của chiến khu Đ, Thuận An Hòa, Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Tịch, Đất Cuốc... Có thể khẳng định rằng, ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cho đến năm 1975, với sự ra đời của chiến Khu An Sơn, chiến khu Đ, Thuận An Hòa... với các xã Tân Thới, Phú Long, Đường 13, An Điền, Phú An, An Tây, Dầu Tiếng, Bến Củi... làm thành những hành lang nối thông với Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Tây Ninh, Tân An... với vùng chiến khu Đồng Tháp Mười rộng lớn. Từ cuối năm 1945 đến năm 1975, thực dân Pháp rồi đến đế quốc Mỹ thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng kháng chiến; mặt khác, cuộc kháng chiến chống xâm lược của quân dân Thủ Dầu Một ngày một phát triển mạnh mẽ, làm cho ranh giới giữa các vùng trên chỉ mang ý nghĩa tương đối, nhiều vùng nằm ở thế da beo, cài răng lược, co giãn tùy theo tình hình chiến sự, đặc biệt là vùng tranh chấp. Tất cả các đặc điểm trên đã chi phối mạnh mẽ đến sự biến đổi kinh tế - xã hội thời chiến của tỉnh Thủ Dầu Một trong suốt thời kỳ 1945 - 1975. Sau ngày giải phóng, Trung ương Cục ra quyết định số 16/QĐ.75 (ngày 20/9/1975) nhằm giải thể các khu, phân khu, lập lại các đơn vị hành chính mới. Lúc này, tỉnh Bình Thủ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Thủ Dầu Một với Bình Long và Phước Long. Ngày 02 tháng 7 năm 1976, Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập các tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và 4 xã An Bình, Bình An, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp (thuộc huyện Thủ Đức) thành tỉnh Sông Bé, chia thành 8 huyện (Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long, Bù Đăng, Đồng Phú, Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An) và một thị xã (Thủ Dầu Một) gồm 141 xã. Tỉnh lỵ 28 đặt tại thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Trên cơ sở đó, ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Dương chính thức được thành lập gồm 7 huyện, thị và tồn tại cho đến ngày nay. Sự thiếu ổn định về địa giới hành chính của tỉnh Bình Dương trong suốt tiến trình lịch sử 300 năm minh chứng rằng Bình Dương là mảnh đất sôi động và đầy ắp những biến cố lịch sử. “An cư mới lạc nghiệp”, do vậy, sự thay đổi về địa giới hành chính dù được dựa trên những cứ liệu khoa học cụ thể của từng giai đoạn lịch sử nhưng đã gây những trở ngại không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa cho vùng đất Bình Dương trong suốt hơn 300 năm qua. Từ năm 1997 đến nay, trên cơ sở ổn định về cương vực địa giới hành chính, Bình Dương đang có những bước tiến nhanh, vững chắc đến một xã hội thịnh vượng và văn minh. 29 CHƯƠNG 2 NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 2.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TỈNH THỦ DẦU MỘT GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Thủ Dầu Một giai đoạn 1945-1954 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra cho nhân dân Thủ Dầu Một một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tự do, độc lập, chính quyền Cách mạng về tay nhân dân. Từ thân phận nô lệ, lần đầu tiên sau gần 100 năm, nhân dân Thủ Dầu Một đã được làm chủ cuộc sống, làm chủ vận mệnh đời mình. Tuy nhiên, với âm mưu cướp nước ta lần nữa, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, nổ súng tấn công vào các cơ quan hành chính Nam bộ. Ngày 25/10/1945, chúng đánh chiếm rộng ra các tỉnh, trong đó có Thủ Dầu Một rồi đặt cả Nam bộ dưới ách đô hộ, trực trị của chúng. Đứng trước thực trạng đó, cùng với cả nước, chính quyền cách mạng non trẻ Thủ Dầu Một lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Cùng với việc giành độc lập trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Thủ Dầu Một cũng “thừa hưởng” của Pháp một nền kinh tế - xã hội trống rỗng, mục nát. Có thể nói rằng, sau gần 100 năm, chính sách vơ vét, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sau đó có thêm cả phát xít Nhật đã làm cho tỉnh Thủ Dầu Một vốn đã nghèo nàn, lạc hậu nay lại càng kiệt quệ hơn. 30 Ngân khố của tỉnh hầu như trống rỗng, nền nông nghiệp thì tiêu điều vì ruộng đất trước đây phần lớn nằm trong tay giới địa chủ nay trở nên hoang hóa. Cơ sở vật chất của các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền thì quá lạc hậu. Hoạt động thương nghiệp ngừng trệ, bế tắc, một phần do sự chèn ép của giới tư bản Pháp và Hoa kiều, một phần do ảnh hưởng của cuộc chiến khốc liệt đã làm cho hàng hóa trở nên khan hiếm, thiếu thốn. Giai cấp địa chủ số thì bỏ trốn, số còn lại thì đem cất giấu của cải rồi nằm yên chờ thời. Nông dân Thủ Dầu Một phần lớn thiếu hoặc không có ruộng cày, phần thì do sự bao chiếm ruộng đất của địa chủ, quan lại, phần do chiến tranh kéo dài nên của cải khánh kiệt, đói kém. Hàng vạn công nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng, nhà Đèn, nhà máy xe lửa Dĩ An... trở nên thất nghiệp, không có việc làm, đời sống vô cùng bấp bênh, khó khăn. Thợ thủ công các xưởng chế biến đường, các xưởng mộc, lò gốm... nay lâm vào khủng hoảng vì sản phẩm làm ra không thể tiêu thụ được. Bên cạnh đó, Ngân hàng Đông Dương lại còn nằm trong tay giới tư bản Pháp, cộng với đồng “Quan kim”, “Quốc tệ” của quân đội Tưởng đã làm lũng loạn thêm nền kinh kế Việt Nam nói chung và ở Thủ Dầu Một nói riêng [38, tr.11]. Bên cạnh sự hoang tàn, cạn kiệt của nền kinh tế, khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân Thủ Dầu Một còn “được thừa hưởng” một cơ sở xã hội tiêu điều. Với chính sách “ngu dân về giáo dục, đầu độc về văn hóa”, trong hơn 80 năm cai trị, thực dân Pháp đã làm cho hơn 90% dân số trong toàn tỉnh Thủ Dầu Một không biết chữ. “Ánh sáng văn minh khai hóa đã không tới được nơi cần thiết, nhất là việc đổi đời cho 80, 90% dân cư nghèo khổ và dốt nát ở nông thôn và thành thị” [54, tr.19]. Bên cạnh đó, văn hóa, sách báo đồi trụy, phản động tràn lan, không chỉ có ở tỉnh lỵ, thị trấn, thị tứ mà còn tràn về cả các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Đồng hành với văn hóa, sách báo đồi 31 trụy, phản động là nạn nghiện rượu, hút thuốc phiện, cờ bạc, mê tín dị doan... xuất hiện tràn lan ở khắp mọi nơi. 2.1.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội trong vùng tạm chiếm Chuyển biến về kinh tế - Nông nghiệp Nông nghiệp vốn là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nói chung, của tỉnh Thủ Dầu Một nói riêng. Dù trước đó, nông nghiệp bị thực dân Pháp “ru ngủ trong trình trạng lạc hậu vì thiếu sự va chạm với kỹ thuật mới và nhứt là thiếu nỗ lực canh tân” [49, tr.61] nhưng số diện tích đất nông nghiệp của tỉnh cũng khá lớn so với các tỉnh khác ở Nam Bộ. Nếu như năm 1944, diện tích đất nông nghiệp là 14.000ha, thì đến năm 1945, do tác động của cuộc Cách mạng tháng Tám và chính sách ruộng đất của Việt Minh, nên vào thời điểm Pháp tái chiếm Thủ Dầu Một, tổng diện tích đất nông nghiệp đã lên tới con số 20.000 ha [67, tr.60]. Về cơ cấu cây trồng, Thủ Dầu Một giai đoạn này, cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ lực, bên cạnh đó, nông dân còn có các loại cây trồng khác như: mía, thuốc lá, cà phê, tiêu, điều, đậu phộng, khoai mì cùng nhiều loại rau màu và các loại cây ăn trái khác. Trong đó, mía, thuốc lá, cà phê, tiêu, điều, đậu phộng... phục vụ cho xuất khẩu, riêng hoa màu và các loại cây ăn trái chủ yếu để phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh và một số ít cung cấp cho thị trường Sài Gòn - Chợ Lớn, tuy nhiên số lượng không nhiều lắm. Khi thực dân Pháp tái xâm lược Thủ Dầu Một, sản xuất nông nghiệp giảm sút nhanh chóng. Theo Niên giám thống kê, đến năm 1946 diện tích trồng lúa của Thủ Dầu Một chỉ còn khoảng 12.000 ha, giảm 8.000 ha so với năm 1945 và năng suất bình quân năm 1946 là 8,3 tạ/ha [67, tr.62], giảm 1,7 tạ/ha so với năm 1945. Các số liệu trên cho thấy nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 32 kháng chiến chống thực dân Pháp ở Thủ Dầu Một giảm mạnh cả diện tích lẫn năng suất. Sự giảm sút này phản ánh rõ nét sự ảnh hưởng sâu sắc của cuộc kháng chiến chống Pháp đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Sự giảm sút này không chỉ diễn ra ở Thủ Dầu Một mà trên khắp các tỉnh Nam Bộ. Bảng thống kê dưới đây cho ta thấy rõ điều đó. Diện tích và năng suất lúa ở một số tỉnh Nam Bộ năm 1945 1946 DT, Năng suất DT(ngàn ha) NS(tạ/ha) DT(ngàn ha) NS(tạ/ha) Thủ Dầu Một 20 10,0 12 8,3 Chợ Lớn 85 12,9 74 11,1 Tây Ninh 55 11,0 28 8,0 Gia Định 53 10,0 32 10,0 Nguồn: Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX Kể từ năm 1946 đến năm 1954, số diện tích đất trồng lúa hầu như không thay đổi. Điều này nói lên sự ổn định của cư dân nông nghiệp trong vùng tạm chiếm và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với cư dân Thủ Dầu Một, vì đó là nguồn lương thực chính của họ. Người dân phải tiếp tục sản xuất để duy trì cuộc sống dù phải làm việc trong cảnh chiến tranh khốc liệt đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Theo thống kê, diện tích trồng lúa của tỉnh Thủ Dầu Một năm 1946 là 12.000 ha, đến năm 1949 cũng 12.000 ha và đến năm 1953, 1954 cũng là 12.000 ha. Năng suất lúa năm 1950 là 10 tạ/ha; 1951 là 10,8 tạ/ha, năm 1952 là 9 tạ /ha, năm 1953, 1954 là 10 tạ/ha [67, tr.61]. Điều đáng nói là, suốt từ năm 1946, đến năm 1954, dù thực dân Pháp có áp dụng một số biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp như phát triển thủy nông, cung cấp giống mới, tín dụng... nhưng cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp đã tàn phá 33 nặng nề nền nông nghiệp ở Thủ Dầu Một. Theo các chuyên gia kinh tế của chính quyền Sài Gòn, “trong suốt cuộc chiến tranh Đông Dương 1945-1954, mức sản xuất chưa đạt tới mức độ của thời tiền chiến”. Nếu như năm 1940, sản lượng lúa gạo là 3.800.000 tấn, thì đến năm 1947 chỉ còn 1.900.000 tấn và đến 1953, 1954 mỗi năm chỉ đạt tới 2.100.000 tấn mà thôi”. Sau khi tái chiếm Thủ Dầu Một, cái đích ngắm chính của thực dân Pháp không phải là lúa và các sản phẩm nông nghiệp khác, do vậy, thực dân Pháp đã “áp dụng một chính sách kinh tế._.liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, P. Đệ nhất cộng hoà, hồ sơ 3426. 281. Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sông Bé (1990), Bản đóng góp đánh giá tình hình kinh tế xã hội 1986 - 1990 và định hướng mục tiêu kinh tế xã hội 1991 - 1995 tỉnh Đảng bộ Sông Bé, số 65/CN. 282. Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sông Bé (1991), Báo cáo nhanh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1991 ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Sông Bé, Báo cáo số 102/BC-CN 283. Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sông Bé (1992), Báo cáo tình hình quản lý và sản xuất kinh doanh năm 1992 - phương hướng mục tiêu và biện pháp kế hoạch năm 1993 của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sông Bé, Báo cáo số 383/BC-CN. 284. Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sông Bé (1993), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 1993 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sông Bé, số 284/BC-CN. 285. Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sông Bé (1994), Báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 1994 và phương hướng nhiệm vụ năm 1995, Báo cáo số 228/BC- CN. 286. Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương (1997), Báo cáo hoạt động công nghiệp Bình Dương năm 1997, Báo cáo số 368/BC-CN. 287. Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương (1999), Báo cáo tình hình năm 1998 và kế hoạch năm 1999 của ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương, Báo cáo số 63/BC-CN. 288. Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương (2000), Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ VI và phương 219 hướng đến năm 2005 của ngành công nghiệp Bình Dương, Báo cáo số 153/BC-CN. 289. Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương (2002), Báo cáo tình hình năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002 của ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương, Báo cáo số 430/BC-CN. 290. Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương (2003), Bản tổng hợp các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 291. Sở Công nghiệp, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đọan 2006- 2010. 292. Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương (2003), Báo cáo tình hình năm 2002 và kế hoạch năm 2003. 293. Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương (2003), Báo cáo tình hình thực hiện năm 2003, phương hướng nhiệm vụ năm 2004 của ngành công nghiệp Bình Dương. 294. Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương (2004), Báo cáo quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, số 460/BC-SCN. 295. Sở Công nghiệp tỉnh Sông Bé (1995), Báo cáo ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sông Bé năm 1995, Báo cáo số 232/BC-CN. 296. Sở Công nghiệp tỉnh Sông Bé (1996), Báo cáo hoạt động công nghiệp Sông Bé năm 1996, Báo cáo số 320/BC-CN. 297. Sở Công nghiệp tỉnh Sông Bé (1996), Báo cáo tổng kết thời kỳ 1991 - 1995 và phương hướng phát triển thời kỳ 1996 - 2000 của ngành công nghiệp tỉnh Sông Bé. 298. Sở Công nghiệp, Báo cáo tổng kết công tác năm, Báo cáo tổng kết công tác 05 năm các năm từ 1976 đến 2003. 299. Sở Điện lực Bình Dương, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005. 300. Sở Giáo dục - Đào tạo, Báo cáo tổng kết năm học 2004-2005. 301. Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương, 1999, Tài liệu địa lý địa phương tỉnh Bình Dương, Nxb Sông Bé. 302. Sở Giao thông - Vận tải, Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020. 303. Sở Giao thông - Vận tải, Báo cáo tổng kết công tác năm, Báo cáo tổng kết công tác 05 năm các năm từ 1976 đến 1999. 220 304. Sở Giao thông - Vận tải, Báo cáo tổng kết phong trào giao thông nông thôn- chỉnh trang đô thị năm 2005. 305. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương (2003), Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2002 dự kiến phương hướng phát triển đến năm 2010. 306. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Bình Dương (2000), Hiện trạng kinh tế – xã hội và môi trường tự nhiên tỉnh Bình Dương (1995-2000). 307. Sở Lao động - Thương binh xã hội, Báo cáo tổng kết công tác năm 2000. 308. Sở Lao động - Thương binh xã hội, Báo cáo tổng kết công tác năm 2005. 309. Sở Nội vụ, Báo cáo tổng kết các năm 2000. 310. Sở Nội vụ, Báo cáo tổng kết năm 2005. 311. Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Báo cáo tổng kết công tác 05 năm các năm từ 2000 đến 2005. 312. Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở các vùng chuyên canh nông nghiệp tỉnh Bình Dương. 313. Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Tóm tắt một số nội dung chính về Điều chỉnh quy hoạch nông- lâm- ngư nghiệp đến năm 2010. 314. Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2003), Điều chỉnh qui hoạch nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. 315. Sở Tài chính- Vật gía tỉnh Bình Dương (2002), Ngành tài chính tỉnh Bình Dương lịch sử truyền thống 1945-1975- Tài liệu lưu hành nội bộ. 316. Sở Thể dục - Thể thao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2000. 317. Sở Văn hoá - Thông tin, Báo cáo tổng kết công tác năm 2000. 318. Sở Văn hoá - Thông tin, Báo cáo tổng kết công tác năm 2003. 319. Sở Văn hoá - Thông tin, Báo cáo tổng kết công tác năm, Báo cáo tổng kết công tác 05 năm các năm từ 1976 đến 1999. 320. Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Bình Dương (1998), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Thủ Dầu Một – Bình Dương 300 năm hình thành và phát triển. 321. Sở Y tế tỉnh Bình Dương (2003), Lược sử Ngành Y tế tỉnh Bình Dương 1945-1975. 322. Sở Y tế, Báo cáo tổng kết công tác năm 2005. 323. Sở Y tế, Báo cáo tổng kết công tác năm, Báo cáo tổng kết công tác 05 năm các năm từ 1976 đến 1999. 221 324. Sở Y tế, Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Bình Dương giai đọan 2006-2020. 325. Tài liệu tham khảo Lịch Sử Đảng, bộ môn Lịch sử Đảng và chủ nghĩa xã hội khoa học, Trường Đại học Kinh tế - Kế hoạch, Hà Nội, 1969. 326. Tình hình kinh tế (trích báo cáo tình hình Nam Bộ), Phông UBTNCP, HS 201. 327. Tình hình kinh tế ngụy quyền sài gòn năm 1971, Phông UBTNCP, HS 418. 328. Tỉnh Thủ Dầu Một, Nguyệt trình tháng 11 D.L 1956, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Đệ nhất cộng hòa, HS: 31. 329. Tỉnh uỷ Bình Dương, Báo cáo tổng kết mười năm đổi mới- phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong các ngành và lĩnh vực kinh tế tỉnh Bình Dương (từ 1986-1996). 330. Tỉnh uỷ Bình Dương, Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 8B của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa VI) về “đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” (1999- 2002). 331. Tờ trình nguyệt đế năm 1968 của tỉnh Bình Dương, Biên Hoà, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IIP. Đệ nhị cộng hoà, hồ sơ 27. 332. Tờ trình nguyệt đế tháng 1-12/1966 của tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, P.TT, hồ sơ 269. 333. Tờ trình nguyệt đế tháng 1-12/1968 của tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, P.TT, hồ sơ 483. 334. Tờ trình nguyệt đế tháng 1-12/1969 của tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, P.TT, hồ sơ 591. 335. Tờ trình nguyệt đế tháng 1-12/1970 của tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II P.TT, hồ sơ 699. 336. Tờ trình nguyệt đế tháng 1-12/1971 của tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IIP.TT, hồ sơ 812. 337. Tờ trình nguyệt đế tháng 12/1965 của tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, P.TT, hồ sơ 165. 338. Tòa đại biểu Nam phần, Phúc trình thanh tra tỉnh Bình Dương ngày 2,3, và 4 tháng 12 D.L nà ngày 17 tháng 1 DL. 1958, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Đệ nhất cộng hòa, HS: 5516. 339. Trung ương Cục, Báo cáo tình hình kinh tế nông nghiệp miền Nam, phông UBTNCP, HS: 5201. 222 340. Trung ương cục, Nghị quyết hội nghị trung ương cục lần thứ nhất năm 1961, Trung tâm lưu trữ Trung ương III, HS: 1612. 341. Ty Công nghiệp tỉnh Sông Bé (1976), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 1976 và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 1976 của Ty công nghiệp. 342. UBND tỉnh Bình Dương (2002), Sổ tay công tác tôn giáo (Lưu hành nội bộ). 343. UBND tỉnh Bình Dương (2003), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 2001-2010. 344. UBND tỉnh Sông Bé (1988), Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 năm (1986 - 1988) thực hiện nghị quyết Đại hội IV tỉnh Sông Bé. 345. UBND tỉnh Sông Bé (1994), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 1994 - định hướng phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996 - 2000 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1995, Báo cáo số 31/BC-UB. 346. UBTNCP, Tình hình kinh tế (trích báo cáo tình hình Nam Bộ) Phông UBTNCP, HS 201. 347. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng năm 1997. 348. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng năm 2005. 349. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình phát triển các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 1986-2003. 350. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương, vai trò và tác động. 351. Văn phòng Trung ương Cục miền Nam, Tình hình vùng tạm chiếm Miền nam tài liệu lưu trữ tại trung tâm lưu trư Quốc gia III, phông UBTNCP, HS 2081. 352. Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Bình Dương, Tờ tình nguyện A tháng 11/1967, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, phông Đệ nhất cộng hòa, HS: 06. 223 PHỤ LỤC I. MỘT SỐ BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH QUA CÁC THỜI (Nguồn: Bảo tàng Bình Dương) 224 (Nguồn: Bảo tàng Bình Dương) 225 VIỆT NAM CỘNG HOÀ TỈNH BÌNH DƯƠNG TỔNG NHA ĐIỀN ĐỊA (Nguồn: Bảo tàng Bình Dương) 226 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH SÔNG BÉ Tỷ lệ: 1/714.000 (Nguồn: Bảo tàng Bình Dương) 227 228 II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI (Nghiên cứu sinh tổng hợp số liệu từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương) 1. SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH VÀ DIỆN TÍCH Số phường Diện tích Số xã thị trấn (Km2) Tổng số 75 14 2.695,54 - Thị xã TDM 6 6 87,88 - Huyện Dầu Tiếng 11 1 719,84 - Huyện Bến Cát 14 1 588,37 - Huyện Phú Giáo 10 1 541,45 - Huyện Tân Uyên 20 2 613,44 - Huyện Thuận An 8 2 84,26 - Huyện Dĩ An 6 1 60,30 2. DÂN SỐ TRUNG BÌNH Người Trong đó Tổng số Nữ Nông thôn 351.069 491.133 1997 679.044 361.779 487.756 1998 700.160 372.815 512.573 1999 721.933 383.573 518.002 2000 742.790 398.288 540.775 2001 769.946 425.456 570.341 2002 810.190 448.582 602.257 2003 853.807 486.073 654.627 2004 9.250.318 537.195 732.999 2005 1,030,722 297.723 732.999 3. DÂN SỐ TRUNG BÌNH NĂM 2005 PHÂN THEO HUYỆN Năm Tổng số Trong đó Nữ Nông thôn - Thị xã TDM 171.331 90.120 59.869 229 - Huyện Dầu Tiếng 98.229 51.422 79.718 - Huyện Bến Cát 135.084 70.986 118.934 - Huyện Phú Giáo 70.031 36.661 57.509 - Huyện Tân Uyên 153.519 80.173 125.219 - Huyện Thuận An 224.469 114.228 164.678 - Huyện Dĩ An 178.059 93.605 127.072 4. LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 315,4 320,0 341,7 374,9 406,4 460,8 495,1 591,4 659.022 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản 182,7 177,4 168,5 167,7 165,5 159,2 150,2 143,98 138,521 Công nghiệp và xây dựng 76,3 84,8 101,9 133,9 162,0 213,9 241,6 342,56 398,558 Thơng nghiệp, KS và Nhà hàng 14,2 14,7 15,4 18,1 23,5 31,8 44,1 42,799 49,125 Vận tải; Kho bãi và Thông tin liên lạc 3,6 4,3 5,3 6,2 6,3 6,4 7,6 9,897 13,995 Tài chính, tín dụng 0,5 0,5 0,5 0,6 0,9 0,9 1,1 1,165 1,396 QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 19,7 18,3 28,1 26,8 26,4 26,5 26,9 25,45 26,865 Giáo dục và đào tạo 8,0 8,2 8,5 9,9 10,1 10,2 11,3 12,84 13,568 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2,0 2,0 2,0 2,4 2,4 2,5 2,6 2,864 3,296 Khác 2,9 3,2 3,5 9,3 9,3 9,4 9,7 9,819 13,698 230 5. CÂN ĐỐI LAO ĐỘNG XÃ HỘI Đơn vị tính: Nghìn người 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 A. Nguồn lao động Số người trong độ tuổi lao động 348 353,0 402 422,3 457,5 509,7 544,4 649,6 735,0 TĐ: Có khả năng lao động 344,1 348,6 397,0 417,7 452,7 504,8 540 644,8 730,1 Số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động 20,9 22,2 23,1 23,5 23,7 24 24 4,826 4,865 B. Phân phối nguồn lao động Lao động đang làm việc 315,4 320,0 363,7 374,9 406,4 460,8 495 591,4 659,0 Số người trong độ tuổi có KNLĐ đang đi học 20,8 24,6 29,2 41,8 45,5 48,4 50 54,69 65,88 Số người trong độ tuổi có KNLĐ làm nội trợ, chưa có việc làm, tình trạng khác 28,8 26,2 27,2 24,5 24,5 19,6 18,4 21,96 28,27 6. TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THEO GIÁ THỰC TẾ Đơn vỊ tính: Tỷ đồng Chia ra Nông, Lâm nghiệp Công nghiệp Tổng số và thuỷ sản và Xây dựng Dịch vụ 1997 3.919,2 894,1 1.974,9 1.050,2 1998 4.572,1 962,4 2.392,2 1.217,5 231 1999 5.238,7 990,2 2.896,4 1.352,1 2000 6.067,0 1.012,5 3.524,0 1.530,5 2001 6.976,7 1.053,6 4.145,1 1.778,0 2002 8.229,7 1.109,4 4.980,9 2.139,4 2003 9.887,4 1.186,7 6.126,2 2.574,4 2004 12.602,081 1.262,4 7.928,5 3.411,2 2005 15.916,65 1.278,0 10.148,74 4.489,92 Cơ cấu (Tổng số = 100) - % 1997 100,0 22,8 50,4 26,8 1998 100,0 21,1 52,3 26,6 1999 100,0 18,9 55,3 25,8 2000 100,0 16,7 58,1 25,2 2001 100,0 15,1 59,4 25,5 2002 100,0 13,5 60,5 26,0 2003 100,0 12,0 62,0 26,0 2004 100,0 10,0 62,9 27,1 2005 100,0 8,0 63,8 28,2 7. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP TÍNH THEO GIÁ THỰC TẾ Đơn vị tính: Tỷ đồng Chia ra Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1997 1.227,2 995,8 199,6 31,8 1998 1.370,1 1.070,1 261,5 38,5 1999 1.465,0 1.105,9 320,0 39,1 232 2000 1.588,6 1.197,5 348,8 42,3 2001 1.708,6 1.284,2 378,7 45,8 2002 1.854,9 1.377,9 429,2 47,8 2003 1.975,3 1.454,0 470,6 50,7 2004 2.240,3 1.628,7 548,6 63,0 2005 2.715,2 1.935,7 689,8 89,8 Cơ cấu % 1997 100,0 81,1 16,3 2,6 1998 100,0 78,1 19,1 2,8 1999 100,0 75,5 21,8 2,7 2000 100,0 75,3 22,0 2,7 2001 100,0 75,1 22,2 2,7 2002 100,0 74,3 23,1 2,6 2003 100,0 73,6 23,8 2,6 2004 100,0 72,7 24,5 2,8 2005 100,0 71,3 25,4 3,3 8. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ SO SÁNH 1994 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chia ra Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1997 894,2 750,7 123,2 20,3 1998 944,2 776,4 146,6 21,3 233 1999 1.083,2 891,3 170,5 21,4 2000 1.144,2 927,4 195,1 21,7 2001 1.207,3 968,5 216,8 22,0 2002 1.285,1 1.018,5 244,4 22,2 2003 1.368,1 1.069,1 276,2 22,8 2004 1.445,4 1.104,2 317,7 23,5 2005 1.528,7 1.141,0 362,9 24,9 Chỉ số phát triển ( năm trước = 100 ) - % 1997 104,4 103,4 111,0 103,6 1998 105,6 103,4 119,0 104,5 1999 106,5 105,3 113,6 100,5 2000 105,6 104,0 114,4 101,5 2001 105,5 104,4 111,1 101,2 2002 106,4 105,2 112,7 101,3 2003 106,5 105,0 113,0 102,5 2004 105,6 103,6 113,8 103,2 2005 105,8 103,3 114,2 105,7 234 9. DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ha Trong đó Cà phê Cao su Hồ tiêu Điều Tổng số 1997 102.783 459 83.855 244 17.824 1998 107.828 475 89.813 249 16.890 1999 108.441 491 92.174 262 15.113 2000 110.184 615 94.585 786 13.849 2001 112.116 574 98.108 890 12.208 2002 113.234 554 98.970 884 12.487 2003 114.687 547 100.125 922 12.753 2004 116.188 536 102.574 985 11.780 2005 119.254 432 106.974 814 10.791 Chỉ số phát triển ( năm trước = 100 ) - % 1997 106,3 364,3 113,7 139,4 80,2 1998 104,9 103,5 107,1 102,0 94,8 1999 100,6 103,4 102,6 105,2 89,5 2000 101,6 125,3 102,6 300,0 91,6 2001 101,8 93,3 103,7 113,2 88,2 2002 101,0 96,5 100,9 99,3 102,3 2003 101,3 98,7 101,2 104,3 102,1 2004 101,3 98,0 102,4 106,8 92,4 2005 102,6 80,6 104,3 82,6 91,6 235 10. SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 2.869 2.986 3.053 3.342 3.608 3.845 4.081 4.830 5.110 Khu vực kinh tế trong nước 2.806 2.876 2.906 3.141 3.303 3.443 3.602 4.224 4.424 Nhà nước 22 20 23 19 15 14 13 15 14 + Trung ương 7 7 10 8 6 5 5 7 7 + Địa phương 15 13 13 11 9 9 8 8 7 Tập thể 2 2 3 5 7 10 11 15 15 Tư nhân 200 204 210 229 259 273 295 327 345 Cá thể 2.478 2.539 2.535 2.723 2.777 2.841 2.926 3.381 3.446 Hỗn hợp 104 111 135 165 245 305 357 486 604 Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN 63 110 147 201 305 402 479 606 686 236 11. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ Tỷ đồng Chia ra Ngoài Khu vực có Tổng số Nhà nước nhà nước vốn đầu tư nước ngoài 5.456,0 978,7 2.081,7 2.395,6 6.512,1 885,5 2.439,0 3.187,6 9.832,9 1.457,2 3.557,4 4.818,3 14.557,4 1.823,5 5.023,7 7.710,2 20.225,4 1.933,8 6.405,9 11.885,7 29.122,1 2.229,7 9.421,8 17.470,6 40.430,8 2.593,0 11.771,5 26.066,3 65.109,0 22.011,8 3.799,5 43.097,2 88.633,97 27.336,62 4.500,013 61.297,34 Cơ cấu % 1997 100,0 17,94 212,70 115,08 1998 100,0 13,60 275,44 130,69 1999 100,0 14,82 36,18 49,00 2000 100,0 12,53 34,51 52,96 2001 100,0 9,56 31,67 58,77 2002 100,0 7,66 32,35 59,99 2003 100,0 6,41 29,12 64,47 2004 100,0 33,81 27,97 66,19 2005 100,0 30,84 25,77 69,16 237 12. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ SO SÁNH 1994 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chia ra Tổng số Ngoài Khu vực có Nhà nước nhà nước vốn đầu tư nước ngoài 1997 3.977,9 700,2 1.392,9 1.884,8 1998 4.663,8 652,7 1.583,8 2.427,3 1999 6.512,6 1.016,2 2.235,3 3.261,1 2000 9.282,1 1.281,3 3.186,0 4.814,8 2001 12.347,5 1.394,6 3.925,1 7.027,8 2002 17.309,3 1.448,2 5.670,5 10.190,6 2003 23.564,7 1.570,6 6.978,8 15.015,3 2004 32.011,3 10.547,8 8.714,5 21.463,4 2005 42.536,3 12.529,5 1.533,4 30.006,8 Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - % 1997 148,0 115,1 130,6 186,0 1998 117,2 93,2 113,7 128,8 1999 130,1 102,3 141,1 134,4 2000 142,5 126,1 142,5 147,6 2001 133,0 108,8 123,2 146,0 2002 140,2 103,8 144,5 145,0 2003 136,1 108,5 123,1 147,3 2004 134,0 120,7 125,75 141,6 2005 132,9 118,8 125,5 139,8 238 13. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THEO GIÁ THỰC TẾ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG Đơn vị tính: Tỷ đồng 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 362,8 471,9 628,9 670,2 935,6 1.242,6 1.537,7 2.240,25 3.252,12 Khu vực kinh tế trong nước 362,8 471,9 445,7 638,3 874,0 1.137,9 1.414,3 1.779,60 2.653,37 - Nhà nước 295,7 309,9 445,7 445,3 530,8 564,7 603,6 866,09 1.431,9 + Trung ương quản lý 74,0 79,0 146,6 206,1 128,7 151,7 160,4 201,53 214,1 +Địa phương quản lý 221,7 230,9 299,1 239,2 402,1 413,0 443,2 664,56 1.217,8 - Tập thể 0,30 0,02 1,8 3,1 5,9 45,95 39,1 - Tư nhân 16,7 26,3 14,5 14,9 30,3 41,0 52,7 37,57 40,6 - Cá thể 1,2 7,9 12,7 73,98 75,4 - Hỗn hợp 50,5 135,7 145,0 178,1 309,9 521,2 739,4 756,01 1.066,3 Khu vực kinh tế có đầu tư nuớc ngoài 23,4 31,9 61,6 104,7 123,4 460,65 598,7 14. SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP (1988 - 2005) Đơn vị tính: Triệu đôla Mỹ Số dự án Tổng số vốn đăng ký (Triệu đôla Mỹ) Trong đó: Vốn pháp định (Triệu đôla Mỹ) Tổng số 812 3.621,27 1.583,23 1989 1 1,20 1,20 1990 2 1,82 1,40 1991 4 7,30 6,75 239 1992 3 31,96 10,29 1993 13 49,40 23,15 1994 21 399,93 240,45 1995 24 183,66 79,26 1996 53 614,21 285,98 1997 50 339,52 154,18 1998 41 253,12 98,78 1999 67 363,84 163,46 2000 116 478,94 176,18 2001 116 262,77 101,14 2002 155 346,87 127,83 2003 146 286,73 113,18 2004 149 437,50 162,90 2005 159 367,70 159,30 Chỉ số phát triển ( năm trước = 100 ) - % 1990 200,0 151,7 116,7 1991 200,0 401,1 482,1 1992 75,0 437,8 152,4 1993 433,3 154,6 225,0 1994 161,5 809,6 1038,7 1995 114,3 45,9 33,0 1996 220,8 334,4 360,8 1997 94,3 55,3 53,9 1998 82,0 74,6 64,1 1999 163,4 143,7 165,5 2000 173,1 131,6 107,8 2001 100,0 54,9 57,4 2002 133,6 132,0 126,4 2003 94,2 82,7 88,5 2004 100 117 109,4 2005 106 84 97,8 240 15. SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾPCỦA NƯỚC NGOÀI (1988-2005) Số dự án Tổng số vốn đăng ký (Triệu đôla Mỹ) Trong đó: Vốn pháp định (Triệu đôla Mỹ) Tổng số 1.122 4.754,40 2.026,20 Đã hoàn thành giai đoạn đầu tư xây dựng 705 3.423,22 1.409,26 Đang đầu tư xây dựng 93 501,61 193,26 Đang trong giai đoạn làm thủ tục, cha 234 573,00 305,38 đầu tư xây dựng Đã rút vốn và giải thể 90 256,57 118,30 16. KINH DOANH THƯƠNG MẠI, DU LỊCH, DỊCH VỤ 1997 1999 2001 2003 2005 Tổng số 12.033 13.953 22.445 37.014 Khu vực kinh tế trong nước 11.409 12.032 13.950 22.439 37.008 - Nhà nước 15 15 14 12 8 + Trung ương quản lý 3 3 3 2 1 + Địa phương quản lý 12 12 11 10 7 - Tập thể 2 2 2 3 3 - Tư nhân 174 228 325 407 505 - Cá thể 9.575 11.759 13.517 21.858 36.156 - Hỗn hợp 16 28 92 159 336 Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN 1 1 3 6 6 241 17. TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ 1997 1999 2001 2003 2005 Tổng số 3.042,4 3.519,5 4.774,0 6.548,4 10.172,82 Khu vực kinh tế trong nước 2.905,7 3.319,6 4.393,3 6.042,9 9.109,26 - Nhà nước 900,0 981,7 1.067,7 1.230,9 1.105,14 + Trung ương quản lý 74,6 90,5 139,1 116,9 364,164 + Địa phương quản lý 825,4 891,2 928,6 1.114,0 740,975 - Tập thể 10,4 14,5 22,6 17,1 8,362 - Tư nhân 249,2 385,4 637,7 1.015,3 1.480,68 - Cá thể 1.547,8 1.719,9 2.279,7 3.235,7 5.200,71 - Hỗn hợp 198,3 281,1 385,6 543,9 1.314,37 Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN 136,7 199,9 380,7 505,5 1.036,56 18. TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ 1997 1999 2001 2003 2005 Trị giá xuất khẩu- Triệu USD 362,7 430,2 684,4 1.418,6 3.100,22 - Trung ương 40,8 29,2 31,9 60,0 91,876 - Địa phương 236,8 257,8 326,2 474,4 799,974 - Đầu tư nước ngoài 85,1 143,2 326,3 884,2 2.208,37 Mặt hàng chủ yếu Cao su - nghìn Tấn 46,5 58,6 59,6 67,7 89,15 Cà phê - nghìn Tấn 9,2 4,6 8,3 5,6 29,843 Đậu phộng - nghìn Tấn 2,5 2,2 1,1 0,02 1,800 Hạt điều nhân - nghìn Tấn 10,4 4,9 11,7 15,8 12,721 Thuốc lá - Triệu gói 1,1 7,0 0,1 226 242 Giấy vàng mã - Nghìn Tấn 14,1 15,3 12,9 12,7 5,689 Sứ gia dụng các loại - Triệu USD 13,3 21,3 49,9 80,8 267 Hàng may mặc - Triệu SP 9,6 13,0 21,7 82,0 96,379 Hàng giày dép - Triệu đôI 13,9 21,5 29,6 38,5 65,897 Túi xách da các loại - Triệu SP 2,9 5,4 2,4 10,4 30,382 Hàng linh kiện điện tử - Triêu USD 15,7 16,6 33,8 37,3 114,912 19. NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 1997 1999 2001 2003 2005 Trị giá nhập khẩu - Triệu USD 305,4 417,5 762,3 1.345,9 2.705,56 Theo cấp quản lý - Trung ương 0,2 0,2 0,2 3,182 - Địa phương 109,5 138,5 211,0 319,2 580,145 - Đầu tư nước ngoài 195,9 278,8 551,1 1.026,5 2.122,24 Theo nhóm hàng - Tư liệu sản xuất 301,6 416,5 761,8 1.344,9 2.703,21 - Hàng tiêu dùng 3,9 5,4 0,5 1,0 2,356 20. KHỐI LỢNG HÀNH KHÁCH LUÂN CHUYỂN THỰC HIỆN 1997 1999 2001 2003 2005 Tổng số 223.730 190.021 119.979 155.342 386,52 Khu vực kinh tế trong nước 223.730 190.021 119.979 155.342 243 - Nhà nước 137.425 40.600 1.666 3.165 386,52 - Tập thể 39.788 120.745 67.962 89.855 149 - Tư nhân 254 605 765 19,5 - Cá thể 46.517 28.375 34.822 42.495 50,185 - Hỗn hợp 47 14.923 19.062 159,74 21. KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA LUÂN CHUYỂN THỰC HIỆN 1997 1999 2001 2003 2005 Tổng số 56.499 96.724 158.994 197.319 248.284 Khu vực kinh tế trong nước 56.499 92.961 138.490 176.419 243.379 - Nhà nước 3.204 2.513 45 54 3,105 - Tập thể 623 36.219 54.814 64.022 101,799 - Tư nhân 398 29 6.755 9.192 29,8 - Cá thể 52.219 45.512 49.064 62.424 60 - Hỗn hợp 55 8.488 27.812 40.727 48,675 Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN 3.763 20.504 20.900 4,905 22. SẢN LƯƠNG VÀ DOANH THU DIỆN THỰC HIỆN 1997 1999 2001 2003 2005 * Số bưu phẩm đi có cước (Triệu bưu phẩm) 0,121 0,162 0,234 0,332 4 * Bưu kiện đi có cước (Nghìn bưu kiện) 1,13 2,15 5,37 8,5 10,5 244 *Số thư và điện chuyển tiền (Nghìn chiếc ) 39,75 59,25 125,4 278,0 360 * Báo chí phát hành (Triệu tờ) 1,56 1,28 1,96 1,89 4 Trong đó : Báo Trung ương (Triệu tờ) 1,28 1,05 1,71 1,55 1,7 * Điện báo có cước (Triệu tiếng) 0,41 0,25 0,2 0,24 0,4 * Điện thoại đường dài (Nghìn phút) 39.699 53.359 89.451 253.861 130.000 * Doanh thu bưu điện (Tỷ đồng) 91,9 132,2 252,3 389,5 603.000 23. TRƯỜNG LỚP, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Năm học 1997 - 1998 Năm học 1999 - 2000 Năm học 2001 - 2002 Năm học 2003 - 2004 Năm học 2005 - 2006 Số trường 169 181 187 189 205 Số lớp học 4.043 4.246 4.332 4.435 4.463 Số giáo viên (Người) 5.047 5.180 5.794 6.721 6.852 Số học sinh 143.345 150.434 153.530 152.340 153.421 - Nữ 69.268 72.731 75.184 75.116 75.574 Tiểu học 82.618 79.744 76.313 73.158 68.992 - Nữ 39.162 37.802 36.114 34.728 32.742 Trung học cơ sở 48.417 51.066 53.877 54.675 55.467 - Nữ 23.775 24.945 26.617 27.118 27.215 THPT 12.310 19.624 23.340 24.507 28.962 - Nữ 6.331 9.984 12.453 13.270 15.617 245 24. TRƯỜNG HỌC, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH CHUYÊN NGHIỆP 1997 1999 2001 2003 2005 Trung học chuyên nghiệp - Số trường học 4 5 5 5 6 - Số giáo viên (Người) 75 86 90 171 181 - Số học sinh (Học sinh) 1.718 2.487 2.945 4.431 7.018 Cao đẳng và đại học - Số trường học 1 3 3 3 3 - Số giáo viên (Người) 102 182 187 241 420 - Số học sinh (Học sinh) 888 2.037 4.370 6.096 6.477 25. CƠ SỞ Y TẾ VÀ GƯỜNG BỆNH 1997 1999 2001 2003 2005 Số cơ sở y tế 92 93 89 94 106 - Bệnh viện 7 7 7 12 11 - Phòng khám đa khoa khu vực 8 7 3 3 6 - Trạm điều dưỡng - Trạm y tế xã , phường 77 79 79 79 89 246 Số giường bệnh (Giường) 995 1199 1.111 1.516 2.075 - Bệnh viện 700 700 680 1.085 1.550 - Phòng khám đa khoa khu vực 64 104 36 36 80 - Trạm điều dưỡng - Trạm y tế xã, phường 231 395 395 395 445 26. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHĂM SÓC TRẺ EM 1997 1999 2001 2003 2005 Tỉ suất trẻ em < 1 tuổi tử vong - %o 12,94 17,36 16,45 14,81 13 Tỉ suất trẻ em < 5 tuổi tử vong - %o 40 18,28 18,08 17,18 16 Tỉ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ - % 100,0 95,0 100,0 100,0 100 Tỉ lệ trẻ sơ sinh cân nặng < 2.500 g - % 6,22 6,5 8,4 5,99 6 Tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đến nhà trẻ - % 5,9 6,4 6,9 8,03 7,2 Tỉ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo 69,3 78,8 69,6 70,46 65,4 Tỉ lệ trẻ em < 15 tuổi được phổ cập tiểu học - % 85,6 87,0 100,0 100,0 100 247 27. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH VÀ XÂY DỰNG TRẠM TRUYỀN THANH Trong đó Tổng số Được Được Có trạm xã, phường phủ sóng phủ sóng truyền thanh thị trấn truyền thanh truyền hình Tổng số 89 89 89 89 - Thị xã Thủ Dầu Một 12 12 12 12 - Huyện DầuTiếng 12 12 12 12 - Huyện Bến Cát 15 15 15 15 - Huyện Phú Giáo 11 11 11 11 - Huyện Tân Uyên 22 22 22 22 - Huyện Thuận An 10 10 10 10 - Huyện Dĩ An 7 7 7 7 248 1997 1999 2001 2003 2005 Hoạt động văn hóa - Số Trung tâm văn hoá tỉnh 2 2 2 2 2 - Số Trung tâm văn hoá huyện, thị xã 3 3 4 4 4 - Số đơn vị nghệ thuật 1 1 1 1 1 + Chuyên nghiệp 1 1 1 1 1 + Không chuyên nghiệp - Số buổi biểu diễn 152 85 120 180 272 - Số đơn vị chiếu phim 3 2 2 1 2 - Số rạp chiếu phim 2 1 1 1 1 - Số buổi chiếu phim 80 65 109 186 286 Thư viện - Số thư viện 5 5 8 8 8 - Số sách có trong thư viện – 1.000 bản 80,5 96,8 118,5 156,0 202.420 - Số thẻ bạn đọc - thẻ 900 870 1.950 2.691 3.800 249 III. MỘT SỐ BIỂU ĐỒ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (Nghiên cứu sinh tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê Bình Dương) (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương) 27.71 45.81 26.48 9.40 14.50 76.10 13.98 13.76 72.26 17.73 27.12 55.15 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1976 1980 1986 1996 Cơ cấu Tổng sản phẩm (%) Nông lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 22,8 50,4 26,8 16,9 58,0 25,1 8,0 63,8 28,2 0 20 40 60 80 1997 2000 2005 Cơ cấu Tổng sản phẩm (%) Nông lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 250 45,5 54,5 50,7 49,3 42,8 57,2 64,8 35,2 71,8 28,2 1976 1980 1985 1986 1990 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (%) Ngoài nhà nước Nhà nước 39,7 37,7 22,6 39,3 43,9 16,8 36,6 53,6 9,8 25,7 69,2 5,1 1996 1997 2000 2005 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (%) Ngoài nhà nước Đầu tư nước ngoài Nhà nước 251 76.7 23.3 65.5 34.5 89.8 11.1 1976 1980 1985 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản (%) Quốc doanh Ngoài quốc doanh 6.7 9.8 83.5 8.5 18.6 72.9 5.9 23.3 70.8 5.9 41.0 53.1 1996 1997 2000 2005 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản (%) Quốc doanh Ngoài quốc doanh Đầu tư nước ngoài 252 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương) 95,9 4,1 92,3 7,7 80,9 19,1 85,3 14,7 83,4 16,6 82,3 15,8 1,9 0 20 40 60 80 100 1976 1980 1985 1986 1990 1996 trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ CƠ CẤU GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (%) 253 Năm 1997 2,6 16,3 81,1 Năm 2000 2,6 22,0 75,4 Năm 2005 71,3 3,3 25,4 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ CƠ CẤU GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (%) 254 IV. ẢNH TƯ LIỆU VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI (Nguồn: Kho tư liệu Bảo tàng Bình Dương) Chợ Thủ Dầu Một trước 1975 Nhà cổ Đốc Phủ Đẩu 255 Phụ nữ tỉnh lỵ Phú Cường trước 1975 256 Xe kéo Xe thổ mộ 257 Cạo mủ cao su thời Pháp thuộc 258 Công trường kênh thuỷ lợi 259 Thu hoạch lúa Vườn tiêu 260 Vùng rau xanh Hợp tác xã Tân Ba 261 Vườn cao su mới trồng 262 Xẻ gỗ Bến chở gốm sứ 263 Cảnh phơi lu khạp Vẽ lên gốm 264 Khởi công dự án Thư viện tỉnh 265 Xưởng bê tông làm trụ điện 266 Chế biến hạt điều Đại lộ Bình Dương 267 Nhà máy điện Khu công nghiệp VSIP Khu công nghiệp VSIP 268 Đường trong khu công nghiệp Đồng An Lễ hội chào mừng Đại hội Thể dục - thể thao 2005 269 Lễ hội kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4-2005 Khu Du lịch văn hoá, lịch sử Đại Nam 270 Chùa Thái Sơn- Núi Cậu Dầu Tiếng Khu Du lịch văn hoá, lịch sử Đại Nam ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7057.pdf
Tài liệu liên quan