PHẦN MỞ ĐẦU
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài"(FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Trong đó:
"Nhà đầu tư nước ngoài" là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
"Bên nước ngoài" là một bên gồm một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Vai trò của FDI đối với nền kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư:
- FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng tr
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Những chính sách mà Việt Nam áp dụng để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI.
- FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tư hay không.
- FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ.
- FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.
- FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.
Dưới đây chúng ta sẽ tim hiểu các chính sách mà Việt Nam áp dụng để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam:
B- NỘI DUNG:
I-Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam- thực trạng và triển vọng:
1- Thực trạng:
Sau 20 năm áp dụng Luật đầu tư nước ngoài, được dư luận quốc tế xem là thông thoáng và thu hút giới doanh nghiệp, Việt Nam đã thu hút được hơn 9.500 dự án, với tổng số vốn lên tới 98 tỉ USD.
Riêng trong năm 2006 và 2007, số vốn đầu tư nước ngoài tăng cao, với những dự án qui mô tập trung phần lớn vào công nghiệp nặng và phát triển dịch vụ. Hai trung tâm kinh tế lớn là TP.HCM và Hà Nội hiện đứng đầu danh sách 10 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất nước. Hiện nay có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 68% các dự án, Liên minh châu Âu (EU) chiếm 16% và châu Mỹ 11%. Hàn Quốc là nước đứng đầu về lượng vốn đầu tư vào Việt Nam, với trên 1.800 dự án, trị giá tổng cộng 13,5 tỉ USD.(Việt Nam thu hút 98 tỉ USD sau 20 năm áp dụng Luật đầu tư nước ngoài.htm)
2- Triển vọng của Việt Nam sau khi gia nhâp WTO và thách thức từ phía Trung Quốc:
Đúng là Trung Quốc đang thắng thế trong việc thu hút FDI so với ASEAN nói chung và VN nói riêng... Và rằng Trung Quốc vẫn còn rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài với lực lượng lao động khổng lồ với giá rẻ và có thể đáp ứng khá đầy đủ cho các vị trí công việc (kể cả nhân lực cấp cao). Chất lượng lao động của họ còn không ngừng được cải thiện với sự hiện đại hóa nền giáo dục, sự trở về ngày càng nhiều của các du học sinh... Trong khi đó, các báo cáo cho thấy các nước ASEAN, và kể cả VN, đang bị thiếu hụt trầm trọng lao động bậc cao và chi phí lao động, đất đai cũng đã tăng mạnh. Ngoài ra, các khảo sát cũng cho thấy môi trường đầu tư và kinh doanh, chi phí giao dịch và triển vọng kinh doanh ở Trung Quốc thường được đánh giá cao hơn các nước ASEAN (trừ Singapore)...
Nhưng sự gia nhập WTO của VN trong thời gian tới sẽ nâng cao tính hấp dẫn của VN trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài như kinh nghiệm của Trung Quốc đã cho thấy. Ngoài ra, tương lai thu hút FDI vào VN sẽ còn được cải thiện thêm khi mà hiệu quả tức thời của việc gia nhập WTO của Trung Quốc đã dần yếu đi, lập lại một thăng bằng mới, giống như thời điểm trước năm 2000.
Nói cách khác, bản thân sự hấp dẫn về qui chế thành viên WTO của một nước chỉ có tính ngắn hạn, và về dài hạn, điều hấp dẫn các công ty đa quốc gia chính là những yếu tố làm cho họ có thể phát huy được các lợi thế của họ so với các công ty bản địa, trong đó có lợi thế về công nghệ và quản lý và lợi thế về nội bộ hóa các giao dịch trong mạng lưới công ty thành viên.
Điều này cũng sẽ đúng với VN, và do đó rất có thể trong những năm đầu lượng FDI đổ vào VN sẽ tăng lên tương đối, nhưng sau đó lại giảm đi nếu VN không có những bước đi thích hợp nhằm làm tăng tính hấp dẫn của mình trong dài hạn, trong số đó có việc nâng cao chất lượng lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, mạng lưới cung cấp, các tổ chức thể chế hiệu quả, cải thiện tích cực môi trường kinh doanh, hạ chi phí giao dịch, phá giá nội tệ, khuyến khích vật chất hợp lý cho FDI vào một số ngành...
Mặc khác, sự nổi lên của Trung Quốc như một mảnh nam châm thu hút FDI không chỉ có nghĩa là các nước khác trong khu vực bị thua thiệt. Sự hấp dẫn tăng lên của Trung Quốc còn tạo ra một tác động tích cực có tác dụng kéo thêm FDI đến khu vực, ít nhất là để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu khổng lồ của Trung Quốc, do sản xuất (cả cho xuất khẩu) và tiêu dùng tăng lên.
Vì hàng rào thuế quan đã được hạ xuống nên các công ty đa quốc gia không cần phải thiết lập nhà máy ở Trung Quốc mà có thể chọn các địa điểm khác phù hợp hơn để sản xuất và sau đó nhập khẩu vào Trung Quốc. VN cũng sẽ là một trong những nước được hưởng lợi nếu nắm bắt được cơ hội này (với các biện pháp tăng tính hấp dẫn trong dài hạn nêu trên). Thuận lợi nhất vẫn là những ngành kinh tế hướng vào khai thác tài nguyên (khoáng sản và nông nghiệp), là điều mà Trung Quốc đang rất thiếu hụt.
Cuối cùng, thách thức của yếu tố Trung Quốc lên VN chủ yếu thể hiện trên hai mặt: xuất khẩu và FDI hướng thị trường trong nước. VN có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (một tỉ trọng lớn được sản xuất trong các doanh nghiệp FDI) cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc như dệt may, da giày, tiểu thủ công nghiệp(Triển vọng thu hút FDI của VN Thách thức sau gia nhập WTO và Trung Quốc Hội nhập quốc tế - DDDN_com_vn - Diễn đàn của Doanh nghiệp Việt Nam.htm )
II- Chính sách khuyến khích FDI vào Việt Nam:.
1-Chính sách bảo đảm đầu tư:
Điều 20: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm đối xử công bằng và thoả đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điều 21: Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá.Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
Trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp giấy phép, thì Nhà nước có biện pháp giải quyết thoả đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư.
Điều 22: Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài:
1- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
2- Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ;
3- Tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động;
4- Vốn đầu tư;
5- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Điều 23: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc làm việc cho các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, sau khi nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình.
Điều 24: Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc giữa các bên liên doanh cũng như các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải.
Trong trường hợp các bên không hoà giải được thì vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc Toà án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
Đối với tranh chấp giữa các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc lựa chọn một tổ chức trọng tài khác để giải quyết vụ tranh chấp.
Các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh và hợp đồng xây dựng - chuyển giao được giải quyết theo phương thức do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng( luật đầu tư nước ngoài)
2-Chính sách hỗ trợ đầu tư :
Ðiều 40. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ, để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Nhà nước khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và các công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
Ðiều 41. Hỗ trợ đào tạo
1. Nhà nước khuyến khích lập quỹ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ nguồn vốn góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Chi phí đào tạo của doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các doanh nghiệp thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo.(luật đầu tư)
Điều 8: Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng cho nhà đầu tư như sau:
1. Xây dựng các khu công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ ở các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có đều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để nhà đầu tư sử dụng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh với các điều kiện ưu đãi.
2. Xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Khuýên khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế.
Điều 9: Nhà nước góp vốn vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đóng tại các địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, dịa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội dặc biệt khó khăn thông qua các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức tín dụng của Nhà nước.
Điều 10: Nhà nước lập và khuyến khích các quỹ hỗ trợ đầu tư, quỹ hỗ trợ xuất khẩu từ nguồn ngân sách Nhà nước, từ nguồn góp cuả các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Quỹ hỗ trợ đầu tư cho vay đầu tư trung hạn và dài hạn với lãi xuất ưu đãi, trợ cấp 1 phần lãi xuất cho các dự án đầu tư được ưu đãi, bảo lãnh tín dụng đầu tư. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cấp tín dụng với laĩ xuất ưu đãi nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản xuất hang xuất khẩu, kinh doanh hàng xuất khẩu , mở rộng thị trường xuất khẩu và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.
Hoạt động của quỹ hỗ trợ dầu tư, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thực hiện theo luật các tổ chức tín dụng.
Điêu 12: Nhà nước khuyến khích các hoạt động hỗ trợ đầu tư sau đây:
1. Tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
2. Đầo tào nghề, cán bộ kỹ thuật, bôì thường nâng cao kiến thức chuyên môn và quản lý kinh tế.
3. Cung cấp thông tin về thị trường, khoa học- kỹ thuật, công nghệ, bảo hộ quỳên sở hữu trí tụê và chuỷên giao công nghệ.
4. Tiếp thị, xúc tiến thương mại.
5. Thành lập các hiệp hội ngành nghề sản xuất, kinh doanh, các hiệp hội xuất khẩu.
Điều 13 :Dự án đầu tư của các nhà đầu tư thuộc đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này được áp dụng cùng một mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, chịu cùng mức thuế, được hưởng cùng mức ưu đãi đầu tư.
Điều 14 :Trong trường hợp chuyên gia, lao động kỹ thuật trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ, nhà đầu tư được thuê chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước được chuyển ra nước ngoài phần thu nhập sau khi nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam. ( luật khuyến khích đầu tư trong nước)
3- Chính sách ưu đãi đầu tư :
Điều 15: Dự án đầu tư vào các lĩnh vực sau đây được ưu đãi:
1. Trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng; trồng cây lâu năm trên đất hoang hóa, đồi, núi trọc; khai hoang; làm muối; nuôi trồng thủy sản ở vùng nước chưa được khai thác;
2. Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển vận tải công cộng; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa dân tộc;
3. Sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu;
4. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp;
5. Nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ, dịch vụ khoa học, công nghệ; tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo cán bộ kỹ thuật, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh;
6. Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ; cải thiện sinh thái và môi trường, vệ sinh đô thị; di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị; đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm; đầu tư vào ngành nghề sử dụng nhiều lao động trong nước, trước hết là lao động tại địa bàn đầu tư;
7. Những ngành, nghề cần ưu tiên trong từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 16 :Dự án đầu tư tại các địa bàn sau đây được ưu đãi:
1. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
2. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.( Luật khuyến khích đầu tư trong nước)
3.1- Ưu đãi về đất:
Điều 17:
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này được giảm 50% tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 75% tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất.
Điều 18:
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này được miễn tiền thuê đất từ ba năm đến sáu năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền thuê đất từ bảy năm đến mười năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền thuê đất từ mười một năm đến mười lăm năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất từ mười một năm đến mười lăm năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Điều 19 :
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được miễn thuế sử dụng đất trong trường hợp được giao đất.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này được giảm 50% thuế sử dụng đất từ bảy năm đến mười năm, kể từ khi được giao đất.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế sử dụng đất từ bảy năm đến mười năm, kể từ khi được giao đất.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào lĩnh vực quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế sử dụng đất từ mười một năm đến mười lăm năm, kể từ khi được giao đất.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế sử dụng đất từ mười một năm đến mười lăm năm, kể từ khi được giao đất.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án.( Luật khuyến khích đầu tư trong nước)
3.2- Ưu đãi về thuế:
Điều 20 :Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1. Đầu tư vào lĩnh vực quy định tại Điều 15 của Luật này hoặc đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng thuế suất 25%;
2. Đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc đầu tư vào lĩnh vực quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng thuế suất 20%;
3. Đầu tư vào lĩnh vực quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng thuế suất 15%.
Điều 21 :
1. Nhà đầu tư có dự án thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 15 của Luật này được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Nhà đầu tư có dự án thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa bàn quy định tại Điều 16 của Luật này hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao hoặc hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với mức ưu đãi cao nhất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 22 :Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này ngoài ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 18 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp còn được hưởng ưu đãi bổ sung như sau:
1. Được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm tiếp theo cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại;
2. Được miễn thêm hai năm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong ba năm tiếp theo cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
3. Được miễn thêm ba năm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm năm tiếp theo cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều 23 :Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 hoặc Điều 16 của Luật này không phải nộp thuế thu nhập bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 24 :
1. Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp trong thời hạn năm năm kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập đối với cá nhân.
2. Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp ở địa bàn quy định tại Điều 16 của Luật này trong thời hạn mười năm, kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập đối với cá nhân.
3. Nhà đầu tư góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ được miễn thuế thu nhập có được từ phần góp vốn này.
Điều 25 :Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 hoặc Điều 16 của Luật này được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa sau đây mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu:
1. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ;
2. Phương tiện vận chuyển dùng để đưa đón công nhân.
Điều 26 :Ngoài các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Luật này, nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, còn được hưởng thêm ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1. Được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư xuất khẩu lần đầu tiên, xuất khẩu mặt hàng mới, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường mới;
2. Được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập tăng thêm do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư có doanh thu xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước;
3. Được giảm 20% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư có doanh thu xuất khẩu đạt tỷ lệ trên 50% tổng doanh thu hoặc có thị trường xuất khẩu ổn định trong ba năm liên tục;
4. Nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 hoặc 3 Điều này, nếu thực hiện dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm thêm 25% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính; nếu thực hiện dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính. ( Luật khuyến khích đầu tư trong nước)
3.3- Ưu đãi về tài chính- tiền tệ:
Điều 7: 1- Bên nước ngoài tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng:
a) Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam;
b) Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác;
c) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
2- Bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng:
a) Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài;
b) Giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật;
d) Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác;
đ) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
3- Việc các bên góp vốn bằng các hình thức khác với các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được Chính phủ chấp thuận.
Điều 8: Phần vốn góp của Bên nước ngoài hoặc các Bên nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thoả thuận của các bên, nhưng không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do Chính phủ quy định.
Đối với doanh nghiệp liên doanh nhiều bên, tỷ lệ góp vốn tối thiểu của mỗi Bên Việt Nam do Chính phủ quy định.
Đối với cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, các bên thoả thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó
Điều 15: Các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để thành lập doanh nghiệp liên doanh.
Đối với cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thoả thuận với chủ doanh nghiệp, được mua lại một phần vốn của doanh nghiệp để hình thành doanh nghiệp liên doanh.(luật đầu tư nước ngoài)
Điều 28 :
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 hoặc Điều 16 của Luật này được Quỹ hỗ trợ đầu tư của Nhà nước xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn hoặc trợ cấp một phần lãi suất cho các khoản vay từ các tổ chức tín dụng.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị, cải thiện sinh thái, môi trường, vệ sinh đô thị được Quỹ hỗ trợ đầu tư xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi đáp ứng đến 70% số vốn đầu tư.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được Quỹ hỗ trợ đầu tư của Nhà nước ưu tiên xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi đáp ứng đến 50% số vốn đầu tư hoặc được Quỹ này xem xét bảo lãnh đến 70% khoản tiền vay để đầu tư.
4. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Quỹ hỗ trợ đầu tư của Nhà nước ưu tiên xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi đáp ứng đến 70% số vốn đầu tư hoặc được Quỹ này xem xét bảo lãnh đến 80% khoản tiền vay để đầu tư.
5. Nhà đầu tư có dự án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, ngoài các ưu đãi về tín dụng đầu tư quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều này còn được Quỹ hỗ trợ xuất khẩu xem xét cho vay tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi đáp ứng đến 80% khoản tín dụng xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết hoặc được Quỹ này xem xét bảo lãnh đến 80% khoản tín dụng xuất khẩu.
Điều 29 :Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định danh mục ngành, nghề của từng lĩnh vực ưu đãi đầu tư; danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư; tiêu chuẩn về trình độ công nghệ; quy mô sử dụng lao động để được hưởng ưu đãi đầu tư; các mức ưu đãi đầu tư cụ thể quy định tại Chương III của Luật này.
Điều 39 :Nhà đầu tư có thành tích trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.( Luật khuyến khích đầu tư trong nước)
3.4- Trường hợp mở rộng ưư đãi đầu tư:
Ðiều 39. Trường hợp mở rộng ưu đãi
Trường hợp cần khuyến khích phát triển một ngành đặc biệt quan trọng hoặc một vùng, một khu vực kinh tế đặc biệt, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định về các ưu đãi đầu tư khác với các ưu đãi đầu tư được quy định trong Luật này(luật đầu tư)
v.v…
III- Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách:
1-Mặt tích cực:
Theo Cục đầu tư và nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mười tháng đầu năm 2007, cả nước đã thu hút được 11,26 tỷ USD vốn đăng ký FDI, bao gồm cả vốn cấp mới và bổ sung, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2006. Riêng trong tháng 10, đã có 99 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1,462 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới từ đầu năm đến nay lên 1.144 dự án với tổng vốn đầu tư là 9,75 USD, tăng 33,6% về số dự án và 59% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2006. Các dự án mới cấp phép trong thời gian này vẫn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp với số vốn 5,33 tỷ USD, chiếm 54,6% về vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, với số vốn đăng ký 4,25 tỷ USD, chiếm 43,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngoài ra, còn có 26 lượt dự án bổ sung với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 196 triệu USD, đưa tổng số lượt dự án tăng vốn trong tháng 10 lên 300 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm là 1,512 tỷ USD. Phần lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp, viễn thông, điện tử tin học, nông - lâm nghiệp…
Dư luận báo chí nước ngoài gần đây có nhiều nhận xét sức hấp dẫn do chi phí thấp về nhân công và tay nghề cao của lao động Việt Nam đang thu hút các công ty và nhiều tập đoàn kinh tế sẵn sàng đầu tư nhiều hơn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty, tập đòan kinh tế đầu tư, làm ăn tại Việt Nam, trong đó có hãng Nicon (Nhật Bản), LG (Hàn Quốc), Intel (Mỹ).
Theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, trong thời gian tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp các cơ quan ngoại giao đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với 4 nền kinh tế của APEC là Papua New Guinea, Mêhicô, ChiLê và Pêru, đây là 4 nền kinh tế hiện chưa có dự án đầu tư tại Việt Nam. Qua đó, hai bên sẽ gửi các đoàn doanh nghiệp sang trao đổi để cùng nhau tìm hiểu cơ hôi đầu tư.
Danh mục các dự án lớn đang tìm hiểu xúc tiến đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều với số vốn không ngừng tăng. Tính đến thời điểm này đã có 50 dự án với tổng số vốn đầu tư 50 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án lớn lên tới 5 tỷ USD như đề xuất xây dựng một số khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử cuả tập đoàn Foxconn (Đài Loan); Dự án tổ hợp hóa dầu Naphtha Cracking tại Phú Yên; Dự án sản xuất thép tại Khánh Hòa với số vốn đầu tư 4,5 tỷ USD; Dự án Nhà máy nhiệt điện than Vân Phong trị giá 3,8 tỷ USD do Sumitomo ( Nhật Bản) đầu tư… Hiện nay, có 48 dự án với tổng số vốn 50 tỷ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong số 48 dự án đó, Việt Nam sẽ phải cân nhắc, lựa chọn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cấp phép và triển khai các dự án phù hợp với chủ trương, chính sách, đường lối phát triển và nhu cầu thực tế của nứơc ta. Bên cạnh việc thu hút các dự án FDI vào các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải, viễn thông, điện tử, tin học, Việt Nam đẩy mạnh thu hút các dự án FDI cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các nước có tiềm năng và thế mạnh về nông nghiệp như Mỹ, Canađa, Ôxtraylia, EU chưa đầu tư các dự án FDI cho nông nghiệp nước ta nên ngành nông nghiệp chỉ chiếm 10% trong tổng số dự án FDI vào Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu của ngành nông nghiệp đề được đến năm 2010 thu hút được 1,5 tỷ USD vốn FDI, tháng 8/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành chiến lược và quy hoạch sử dụng FDI đến năm 2010 và đưa ra 3 nhóm giải pháp lớn: Nâng cao hiệu quả, chất lượng quy hoạch phát triển của từng ngành, từng sản phẩm; Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai, xúc tiến thương mại, cơ sở hạ tầng...; Tăng cường, nâng cao hiệu quả vận động, xúc tiến thu FDI…
Những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng trưởng với nhịp độ cao và chất lượng mới. Chính phủ đang nắm bắt cơ hội, khẩn trương rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính bất hợp lý, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, mở rộng phân cấp quản lý đầu tư để khuyến khích, đẩy m._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6200.doc