Phần I: lời mở đầu
Từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa và những kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh chúng ta đã xác định được rằng cải cách doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn.
Trong nhiều năm Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì tập trung tiến hành công tác sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước và đã đạt được một số két quả nhất định như giảm mạnh số lượng doanh nghiệp Nhà nước, nâng quy
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Những biện pháp để thực hiện quá trình Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô vốn bình quân, giảm bớt được sự tài trợ của ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bước đầu đã phát huy được quyền sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở, giảm mạnh sự can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên do đặc điểm và thực trạng doanh nghiệp Nhà nước của nước ta việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn phải tiến hành một cách thận trọng và lâudài vì phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề phức tạp trong cả lĩnh vực kinh tế và trong lĩnh vực đời sống xã hội mới đạt được kếtquả mong muốn.
Hiện nay, bên cạnh những khó khăn chủ quan xuất phát từ nội bộ nền kinh tế, thì biến động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đang tiếp tục lan rộng và theo chiều sâu, cũng sẽ đồng thời ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đến nền kinh tế nước ta. Điều này cho thấy tính cấp bách phải khẩn trương nêu cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển đất nước một cách ổn định, vững chắc không những cho những năm trước mắt mà cho cả tương lai lâu dài.
Chính phủ đã có chỉ thị số 20/Ttg ngày 21-4-1998 trong đó đã đề ra chương trình, kế hoạch cụ thể khai thực hiện và quyết tâm thông qua đợt sắp xếp này để hình thành một cơ cấu doanh nghiệp hợp lý, mạnh được quản lý tốt, mà trong đó cổ phần hoá là một trong những nội dung quan trọng của quá trình đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước. Sau đây tôi xin trình bày một số nội dung quan trọng mang tính cấp thiết và những biện pháp để thực hiện quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.
Phần II. Nội dung
Cơ sở khoa học và kinh nghiệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
I. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là sự lựa chọn tất yếu.
Thực chất của cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước
Hầu hết trong các tài liệucủa các học giả nước ngoài khi xem xét vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đều bắt đầu từ nhân hoá theo nghĩa rộng và tư nhân hoá theo nghĩa hẹp. Liên hợp quốc có đưa ra định nghĩa về tư nhân hoá theo nghĩa rộng: “Tư nhân hoá là sự biếnđổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường”. Theo cách hiểu này thì toàn bộ những chính sách luật lệ, thể chế nhằm khuyến khích, mở rộng và phát triển kinh tế tư nhân hay các thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, dành cho thị trường vai trò điều tiết đáng kể qua tự do hoá giá cả… đều có thể coi là biện pháp tư nhân hoá.
Tư nhân hoá theo nghĩa hẹp thường dùng để chỉ quá trình giảm bớt quyền sở hữu Nhà nước hoặc sự kiểm soát của Chính phủ trong một xí nghiệp, việc giảm bớt quyền sở hữu, quyền kiểm soát của Chính phủ có thể thông qua nhiều biện pháp và nhiều phương thức khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là biện pháp cổ phần hoá. Xét về mặt hình thức cổ phần hoá là việc Nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong xí nghiệp cho các đối tượng tổ chức hoặc tư nhân trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ quản lý và công nhân của xí nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành các công ty trách nhiệm hữ hạn hoặc công ty cổ phần. Xét về mặt thực chát, cổ phần hoá chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại.
Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay
Theo “đề án thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần” ban hành theo quyết định 202- HĐBT của chủ tịch HĐBT (nay là thủ tướng Chính phủ) thì mục tiêu của cổ phần hoá bao gồm:
Chuyển một phần quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Huy động một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp.
Với ba mục tiêu được nêu ra trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ có thể thấy rằng vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được giải quyết một cách cơ bản. sự lựa chọn cho giải pháp cổ phần hoá là con đường hiệu quả để giải quyết mộtc cách cơ bản này đồng thời tạo ra mô hình doanh nghiệp hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường và đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh hiện đại - đó là công ty cổ phần. Tuy nhiên nếu thực hiện được các mục tiêu trên sẽ tạo điều kiện thực hiện các mục tieu khác như: giảm gánh nặng trợ cấp từ ngân sách Nhà nước, thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, hình thành từng bước thị trường chứng khoán và các sở giao dịch chứng khoán.
Mô hình công ty cổ phần đã đáp ứng được một cách khá lý tưởng sự tách biệt giữa 2 mặt sở hữu: giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng ( hay quyền kinh doanh) trong doanh nghiệp, là mô hình hữu hiệu để huy động và sử dụng vốn đầu tư cũng như di chuyển linh hoạt các nguồn vốn sang lĩnh vực khác nhau, theo yêu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường, là nơi lựa chọn các cơ hội đầu tư và phân tán rủi ro với tất cả mọi người… vì vậy các mụctiêu của cổ phần hoá thực chất là nhằm chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước toàn phần trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước tư nhân hoặc công ty cổ phần tư nhân và tạo điều kiện xác lập thị trường tài chính mà cốt lõi là thị trường chứng khoán để chuyển phương thức vay mượn từ ngân hàng sang huy động vốn trên thị trường tài chính.
Thay đổi cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp cũng có nghĩa là thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội vào trong doanh nghiệp nhưng cũng cần pải thấy rằng vấn đề đa dạng hoá sở hữu trong các doanh nghiệp cổ phần hoá không thể diễn ra trong thời gian ngắn mà nó sẽ hình thành từng bước cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Đồng thời với quá trình đa dạng hoá trong doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển sang huy động vốn bằng phương thức bán cổ phiếu trong các công ty cổ phần. Khả năng huy động vốn trong nhân dân có những hạn chế nhất định. Nhưng ngay cả khả năng huy động vốn nước ngoài cũng gặp nhiều trở ngại kể từ khi có luật Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư của nước ngoài tuy có tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây với nhiềudự án liên doanh quy mô lớn. Tính chung trong thời gian 7 năm 1988-1994 chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép cho 1200 dự án, với tổng số luôn gần 12tỷ USD. Tuy nhiên số vốn đầu tư thực tế là 3,6 tỷ USD so với nhiêu nước trong khu vực thì khả năng thu hút nước ngoài ở nước ta hiện nay còn rất thấp các nguồn vốn này phần lớn là liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp còn dưới hình thức cổ phiếu thì hầu như chưa thực hiện được do thiếu các điều kiện cần thiết.
Vì vậy trong giai đoạn làm thí điểm Nhà nước cần ban hành một số văn bản cụ thể quy định các điều kiện và cách thức các tổ chức và có nhân nước ngoài mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu và tham gia quản lý các công ty cổ phần được thành lập ở Việt Nam, trong đó cácdoanh nghiệp (DNNN) Nhà nước được cổ phần hoá.
Như vậy, quá trình thực hiện các mục tiêu cổ phần hoá các DNNN sẽ tạo ra các mô hình công ty cổ phần trong đó cổ phần của Nhà nước chiếm những tỷ lệ khác nhau. Về cơ bản sẽ đi đến hai loại: công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước tư nhân và Công ty cổ phần tư nhân cũng giống như ở các nước số doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta đó là mô hình và phươong thức đổi mới hữu hiệu để đặt các DNNN trên cơ sở thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thưòi Nhà nước vẫn thực hiện được sự kiểm soát và điều tiết định hướng hoạt động nền kinh tế. Đây thực sự là một xu hướng khách quan trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta.
II. Kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN của một số nước
Để có thể hình dung những vấn đề gì được đặt ra và giải quyết trong quá trình cổ phần hoá DNNN chungs ta sữ đi sâu xem xét kinh nghiệm của một số nướoc sau.
Xem xét những vấn đề cụ thể thông qua khảo cứu các trường hợp cổ phần hoá DNNN của nhật bản và Hàn Quốc vì có sự tương đồng và tiêu biểu cho các nước có những điều kiện quan niệm kiểu châu á.
1. Quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Nhật Bản
Giống như các nước tư bản khác, Nhật Bản cũng có khu vực các DNNN sở hữu toàn phần hay từng phần của Nhà nước. Đến năm 1985 khi bước vào quá trình cổ phần hoá rộng khắp ỏ Nhật Bản khu vực này có khoảng 120 DNNN lớn thuộc trung ương và gần 1000 DNNN thuộc địa phương, chiếm 11% tư bản cố định và 9,2 tổng số lao động trong toàn bộ nền kinh tế.
Các doanh nghiệp Nhà nước có 100% vốn gồm các doanh nghiệp trực thuộc Bộ hoặc các tổ chức tự quản địa phương; loại DNNN có một phần vốn góp dưới hình thức Công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước tư nhân
Quá trình cổ phần hoá DNNN ở Nhật Bản có một phong canchs riêng so với các nước tây âu. Đầu những năm 1980 ở Nhật Bản đã thành lập uỷ ban lâm thời trực thuộc thủ tướng. Nhiệm vụ của uỷ van này là nghiên cứu tình hình hoạt động và phát triển khu vực kinh tế Nhà nước đề xuất các vấn đề về cổ phần hoá và những kiến nghị về giải pháp để thay đổi sự can thiệp của Nhà nước. Uỷ ban lâm thời sau một thời gian nghiên cứu , khảo sát trên cơ sở phân tích tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước đã đưa ra một danh mục các doanh nghiệp sẽ cổ phần hoá dưới nhiều hình thức. Trong đó có 16 Công ty quốc doanh thuộc Trung ương đã được triển khai cổ phần hoá sau năm 1995 với 3 trường hợp chuyển thành dạng Công ty cổ phần Nhà nước tư nhân 13 trường hợp chuyển thành Công ty cổ phần tư nhân
Trong phạm vi nghiên cứu về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước chúng tâ sẽ chỉ đi vào xem xét có tính chất điển hình một Công ty quốc doanh lớn đã được tiến hành cổ phần hoá như thế nào. Đó là Công ty điện thoại điện tín quốc gia (Nippon telephone and Teleglph -NTT). Có thể thấy mục đích của quá trình đi đến quyết định cổ phần hoá Công ty quốc doanh lớn này(1) là tăng cường hiệu quả quản lý(2) thúc đẩy cạnh tranh thông qua việc điều chỉnh lại luật lệ để xoá bỏ độc quyền, giảm cước phí thôngtin và vận tải (3) giảm bớt gánh nặng tài chính của chính phủ: (4) cải thiện mối quan hệ giữa người chủ và người làm công bằng thay đổi các quan hệ lợi ích trong Công ty cổ phần.
+ Tiến hành cổ phần hoá của Công ty NTT
Công ty NTT cũng làm ra một lợi nhuận đáng kể ngay cả trước khi nóđược cổ phần hoá. Sự thu lợi này dựa trên địa vị độc quyền mà nó có được nhờ quy định của Nhà nước trong ngành thông tin viễn thông. Trước tiên để nâng cao hiệu quả hoạt động cuât ngành này Nhà nước đã bãi bỏ các quy định về độc quyền vào năm 1985 cho phép ra đời các đối thủ cạnh tranh của NTT. Ba đối thủ cạnh tranh của NTT tronglĩnh vực điện thoại từ năm 1986 goij là các cơ sở tải thông tin mới (Newcommon caviers - Nccs). Cacs Công ty mới thâm nhập thị trường gây ra tác động kiến thiết cạnh tranh và buộc NTT phải giảm giá cước đàm thoại vì các Công ty mới này đã định giá trên các thuyến đặc biệt thấp hơn 20% so với NTT. Vì vậy trong năm gần đây sau khi tiến hành cải tổ và cổ phần hoá giá cước phí song lợi nhuận thường kỳ khoảng 500 tỷ yên, đứng hàng thứ 2 ở Nhật Bản.
Để có được thành tích này là do sự thay đổi là do sự thay đổi quy chế NTT thành Công ty cổ phần cho phép Công ty được quyền tự chủ tiến hành những cải cách về tổ chức như áp dụng hệ thống các chi nhánh tự chủ, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm bằng việc xây dựng các Công ty nhánh và khai thjác các hình thức dịch vụ mới sắp xếp và tổ chức lại ccs chi nhánh và các viện nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng các nguyên tắc trả theo khả năng . ngoài ra thi hành các biện pháp giảm chi phí như tổ chức lại lao động hợp lý và tinh giảm chế biến được 6000 công nhân; tiến kiệm vốn đầu tư bằng việc mua sắm các thiết bị có hiệu quả cao như tổ chức mạng lưới dịch vụ thông tin hợp lý…
theo luật pháp thành lập Công ty việc cổ phần hoá Công ty NTT phải có một phần ba tổng số vốn của Công ty (khoảng 780.000 tỷ yên) thuộc sở hữu chính phủ, số còn lại được bán cho các đối tượng tư nhân. Trong các năm 1986-1988 với 3 đợt phát hành Chính phủ đã bán được 5,4 triệu cổ phần trong tổng số 16,5 triệu cổ phần tương đương khoảng 35% tổng số cổ phần củ Công ty NTT nhờ việc bán này Nhà nước đã thu về 1.200 tỷ yên. nếu đem so sánh ngân sách Nhật Bản trong năm tài chính 1991 khoảng 70.000 tỷ yên, thì nó chiếm khoảng 15% ngân sách. Số tiền này dùng thanh toán các khoản nợ Nhà nước trả nợ cho các hoạt động công cộng và kích thích hoạt động kinh doanh tư nhân. ngoài ra, chính phủ còn có nguồn thu nhập dưới hình thức lợi tức twf các cổ phần của mình trong Công ty NTT, chưa kể một khoản thuế tawng do hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Công ty.
Nhờ việc bãi bỏ các quy định độc quyền và tiến hành cổ phần hoá để chuyển Công ty NTT sang hình thức Công ty côt phần đã thúc đầy chúng tôi đầu tư mạnh hơn trươcs: năm 1988 là 1.713 tỷ yên, năm 1989 là 1.736 tỷ yên và năm 1990 là 1823 tỷ yên. điều này gián tiếp góp phần tácđộng đến việc phát triển mạnh mẽ Công ty và tăng trưởng chung của đất nước mà không phải dựa vào nguồn vốn tài trợ của ngân sách.
2. Quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Hàn Quốc.
Khu vực kinh tế Nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong 30 năm qua kê từ naưm 1960 trở lại đây
Sự cân thiệp mạnh mẽ của Chính phủ vào quá trình phát triển kinh tế trong những năm 1960 là sự lựa chọn tất yếu vì nhiệm vụ đẩy nhanh phát triển kinh tế đặt ra lúc bây giờ không thêt đạt được bằng cách nhờ cậy vào giới kinh doanh tư nhân còn ít vốn và thiếu kinh nghiệm.
Các doanh nghiệp Nhà nước được hình thành trong quá trình quôc shữu hoá và xây dựng mới đã trở thành một công cụ can thiệp trực tiếp của chính phủ nhằm phát triển nhữngngành công nghiệp chiến lược, mặc dù cơ cũng sử dụng nhiều côngcụ tài chính và tiền tệ để khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh trong những ngành này nhờ giảm thuế đẩy nhanh khấu hao ưu tiên phân phối các nguồn đầu tư.
Trongnhững năm 1980 các chính sách của Chính phủ đều tập trung vào khuyến khích thị trường và phát triển khu vực kinh tế tư nhân. tuy vậy khu vực kinh tế Nhà nước hiện vẫn tạo ra 11% GDP và chiếm khoảng 23% tổng số vốn đầu tư của cả nước chủ yếu tập trung ở các ngành công nghiệp chiến lược và các trang thiết bị đắt giá.
Có thể hiình dung sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư và sản xuất của kinh tế Nhà nước qua các số liệu về tổng sản phẩm khu vực kinh tế Nhà nước qua các số liệu về tổng sản phẩm kiểm tra phân theo ngành kinh tế. Sự chuyển dịch này cho thấy sự thay đổi trong quan niệm của Chính phủ về những lĩnh vực mà kinh tế Nhà nước cần nắm giữ.
(Bảng 1) (đơn vị %)
1964
1970
1975
1980
1986
Nông lâm ngư nghiệp
1,9
1,2
0,1
0,3
Mỏ và khai thác quặng
8,3
3,0
2,5
0,,8
2,5
Công nghiệp chế biến
34,5
39,2
46,6
37,6
15,8
điện khí đốt và nước
1,5
13,9
12,1
19,5
31,1
Xây dựng
0,9
2,2
3,3
4,6
5,9
Bán buôn bán lẻ
4,1
1,6
1,9
1,3
0,1
Vận tải, kho tàng, thông tin
24,5
21,6
13,2
5,6
28,9
Dịch vụ tài chính bất động sản
14,4
16,2
19,2
19,1
11,2
Dịch vụ dân sự, cá nhân và xã hội
0,4
1,2
1,,2
1,2
1,2
Tổng số
100
100
100
100
100
Trong những năm 1970 các xí nghiệp Nhà nước trong ngành chế tạo chiếm trên dưới 40% tổng sản phẩm của cả khu vực kinh tế Nhà nước còn trong các ngành thuộc hạn tầng cơ sở như điện nước, vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính và bảo hiểm khoảng 54% . Đến năm 1986 tỷ trọng của ngành công nghiệp chế toạ giảm suống còn 15,8% còn tỷ trọng các ngành hạ tầng cơ sở đã tăng lên 71,2% đặc biệt ngành điệnm khí đốt, nươcs chiếm 31,1%, ngành vận tải thông tin liên lạc 28,9%
Sự thay đổi trong cơ cấu các lĩnh vực hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước liên quan một phần đến quá trình tư nhân hoá và cổ phần hoá của Chính phủ nhằ kích thích việc chuyển mạnh nền kinh tế hoạt động trên cơ sở thị trường. Ngay từ những năm 1986-1973, Chính phủ đã thực hiện việc cổ phần hoá 11 DNNN trong đó có hãng hàng không đầu tiên, Công ty thép Inchon, Ngân hàng thương mại Triều tiên. phần lớn các doanh nghiệp trên hình thành từ quá trình quốc hữu hoá nên Chính phủ muốn cải tổ thành các xí nghiệp này hoạt động có hiệu quả bằng cách bán các côt phần không hạn chế của mình cho các hãng tư nhân và các tổ chức tài chính.
Trong những năm 1981-1983, Chính phủ đã thực hiện chương trình cổ phần hoá lần thứ hai như là một bộ phận của thực hiện chính sách đẩy mạnh nền kinh tế hướng theo thị trường. Trong thời kỳ này Chính phủ đã bán cổ phần của mình ở 6 doanh nghiệp Nhà nước và 4 tổ chức tài chính thông qua bán đấu giá công khai. Số tiền thu được qua các đợt cổ phần hoá đều được Chính phủ đầu tư vào các xí nghiệp xét thấy cần phải được kiểm soát để điều tiết nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng nhanh và ổn định.
Chương trình cổ phần hoá toàn dân các doanh nghiệp Nhà nước lớn nên giứ vị trí độc quyền, đang ssược sự quan tâm của nhiều nước Nước Anh đã có những bước đi tiên phong vấn đề này Chính phủ Hàn Quốc cũng đã tuyên bố một chương trình này đạt tới 10 tỷ USD. Riêng công ty Gang Thép PoHang đã có hơn 3 triệu người tham gia mua cổ phần. Chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra cho trương trình cổ phần hoá toàn dân 7 doanh nghiệp lớn của Nhà nước những mục tiêu sau.
Thứ nhất: phân phối lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước chô quần chúng có thu nhập thấp nhằm đạt đến sự công bằng hơn giữa các tầng lớp nhân dân. Chính phủ đã phân chia toàn bộ số cổ phần đem bán của các doanh nghiệp trêntheo tỷ lệ công nhân làm việc trong cacs doanh nghiệp Nhà nước được quyền mua 20% giá trị cổ phần đem bán. các gia đình nghèo có thu nhấp thấp nhất (dưới 600.000Won/tháng) nông dân kkhông quá 2 ha đát và 20 con bò sưã, các ngư dân, những người về hưu… được mua 75% giá trị cổ phần đem bán, số còn lại 5% giá trị cổ phần bán cho mọi người theo giá trị thoả thuận trên thị trường chứng khoán. các cổ phần của Công ty Gang thép PaHang bán với giá 15000Won, trong khi giá thị trường là 40000Won.
Với cách phân phối mà công nhân làm việc trong doanh nghiệp được lựa chọn cổ phần hoá rất hoan ngênh vì họ có cơ hội thu nhập được một khoản đáng kể mà vẫn đảm bảo an toàn về việc làm cho họ. Những người nằm trong chương trình cổ phần hoá toàn dân cũng hoan nghênh vì họ quan tâm đến khoản chênh lệch giá mua và bán trên thị trường vì Chính phủ cố tình bán giá thấp cho họ.
Thứ 2: Nhờ cách thực hiện trên Chính phủ muốn nhằm hữu sản hoá người lao động tạocho họ cơ hội cải thiện thu nhập của mình. Những người có thu nhập thấp muốn tham gia vào chương trình cổ phần hoá toàn dân được đề nghị mở tài khoản tiết kiệm qua các quỹ ký thác cổ phần nhân dân để thẩm tra trước và tạo điều kiện giúp vốn cho nhứng người này. những người mua cổ phần nhờ sự trợ giúp của quỹ ký thác cổ phần nhân dân phải giữ cổ phần đó ít nhất trong vòng 3 năm
Thứ 3: Tăng cường sức tham gia của quần chúng vào quản lý các doanh nghiệp Nhà nước tao sức ép cảu các cổ đông để doanh nghiệp tự chủ hoạt động kinh doanh hạn chế sự can thiệp của Chính phủ bằng những mệnh lệnh quan liêu làm phương hại đến hiệu quả của doanh nghiệp đồng thời điều này được coiu như chiến lược nhằm ngăn ngừa những bất đồng có thể xãy ra của gới lao độg và các đảng phái chính trị ủng hộ người lao động trong quá trình cổ phần hoá
Thứ 4: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp được cổ phần hoá hoàn toàn vì chúng là những công ty lớn có vị trí chiến lược trong công nghiệp và trong tiêu dùng công cộng của xã hội. Trong các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá
Toàn dân Chính phủ vẫn giữ vai trò cổ đông đa số những giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ đóng vai trò như một chỉ bảo và gây ra sức ép đáng kể đối với việc quản lý hiệu quả các doanh nghiệp này.
Thứ 5: với quá trình cổ phần hoá
Toàn dân Chính phủ muốn thức đẩy sự phát triển vững chắc của thị trường chứng khoán trong nưóc tạo điều kiện cho quá trình phân phối vốn một cách hợp lý, hiệu quả trong các khu vực, các ngành kinh tế của đất nước
Thứ 6: Một mục tiêu quan trọng nữa của chương trình này là ngưn ngừa khả năng gia tăng tập trung quyền lực của một vài nhóm kinh doanh lớn nếu các doanh nghiệp Nhà nước quan trọng này nằm trong tay các nhóm tư nhân có nguồn lực và sức mạnh tài chính chi phối.
3. Một số điểm rút ra từ kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước trên thế giới
Kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước trên thế giới có thể gợi ý một số vấn đề có tính chất chung cho quá trình tiến hành cổ phần hoá Các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta.
Thứ nhất: Tính phổ biến của quá trình cổ phần hoá
Sự triển khai có tính chất toàn cầu quá trình cổ phần hoá Có tính chất mạnh mẽ từ những namư 80 đến nay đã chứng tỏ rằng hầu hết các Chính phủ đều thấy sự cần thiết phải xem xét và xác lập lại mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân theo hướng giảm bớt mức độ sở hữu và kiể soát trực tiếp của Nhà nước giannhf sự điều tiết mạnh mẽ hơn cho cơ chế thị trường. Sự khắc phục những biện hiện tượng trì trệ trong nền kinh tế do hoạt động kém hiệu quản của khu vực kinh tế Nhà nước, thâm hụt ngân sách kéo dài và gánh nặng nợ của Nhà nước ngày càng tăng đã buộc hầu hết các Chính phủ có khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tư bản xã hội đều phải tìm cách giảm bớt xuống một tỷ trọng nhất định trong nền kinh tế bằng các phương pháp tư nhân hoá và cổ phần hoá. Sự giảm bơt này nhằm mục đích tạo ra một tương quan hợp lý giữa sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân, giữa điều tiết cảu Nhà nước và thị trường đối với hoạt động của các doanh nghiệp.
Tiến trình đổi mới kinh tế Việt Nam không thể có nội dung cơ cấu nền kinh tế trong đó có vấn đề thu hẹp sở hữu Nhà nước và hạn chế sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với sỡ hữu tư nhân và sỡ hữu hỗn hợp, coi trọng hơn vai trò điều tiết của cơ chế thị trường. Vì vậy tiền hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam là một vấn đề không thể bỏ qua một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và cũng là một đòi hỏi khách quan để chuyển sang nền kinh tế thị trường dựa trên các độg lực của thị trường và vai trò định hướng của Nhà nước.
Thứ hai: Tính đặc thù của quá trình cổ phần hoá
Quá trình cổ phần hoá phản ánh các sắc thái khác nhau về mục tiêu, cách tổ chức bước đi và các biện pháp cụ thể do những đặc điểm về hoàn cảnh chình trị, kinh tế xã hội của mỗi nước cũng như quan niệm xây dựng và phát triển nền kinh tế cảu mỗi Chính phủ quy định. Sự tương đồng về quá trình cổ phần hoá ở mỗi nước chủ yếu là những vấn đề có tính kỹ thuật về tài chính, phương pháp và các điều kiện thực hiện còn những vấn đề về quan điểm tổ chức và vận dụng thì hết sức khác nhau và linh hoạt ở mỗi nước. ở các nứoc có nền kinh tế thị trường phát triển nhất là đã có sự hoạt động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thì việc tiến hành cổ phần hóa gặp nhiều thuận lợi hơn so với những nước có nền kinh tế chậm phát triển và thị trường chứng khoán chưa hình thành. Chẳng hạn như ở các nước đang phát triển và Đông ÂU do thiếu những điều kiện hết sức quan trọng nêu trên đã buộc các nước này tiến hành cổ phần hóa với những phương pháp đặc thù và quá trình phải diễn ra lâu dài và phức tạp hơn nhiều so với các nươvs tư bản phát triển. Cùng với việc tiến hành cổ phần hóa, các nước này đồng thời phải thực hiện quá trình chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế và các doanh nghiệp hoạt động trên quan hệ thị trường tức là khuyến khích cạnh tranh và thương mại hoá toàn bộ các nhân tố sản xuất.
Trong những điều kiện như vậy, các tổ chức Ngân hàng, các quỹ tín dụng hết sức được coi trọng vì chúng đóng vai trò đắc lực với tư cách là tổ chức tài chính trung gian hỗ trợ quá trình Cổ phần hoá ở các nước này.
Quan niệm về vai trò và các lĩnh vực cần được khu vực kinh tế Nhà nước nẵm giữ cũng như hình thức tổ chức các doanh nghiệp này cũng khác nhau tuỳ theo đặc điểm của mỗi nước. ở các nước tư bản phát triển và một số nước đang phát triển khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp và các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước, tư nhân hoạt sống trên cơ sở thị trường chiếm đa số, nên quá trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp này cũng đồng thời là quá trình Nhà nước bố trí lại cơ cấu sở hữu và các lĩnh vực cần nắm giữ. Bằng việc dùng số tiền bán cổ phần để tham dự vào Công ty cổ phần thuộc các lĩnh vực chiến lược cần được kiểm soát và trợ giúp, Nhà nước đã thực hiện chuyên môn hoá linh hoạt của đồng thời hai quá trình đa dạng hoá sở hữu bằng hình thức “Cổ phần hoá ” và Nhà nước hoá. Điều này góp phần thực hiện cơ cấu sở hữu lại chế độ sở hữu giữa Nhà nước với tư nhân để xácđịnh mỗi tương quan hợp lý giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường hỗn hợp. Trong khi đó ở đa số các nước đang phát triển và các nước đông Âu, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và số lượng doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn chiếm hầu như tuyệt đối nên quá trinhf Cổ phần hoá tư nhân hay công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước tư nhân để phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở các nước này.
Như vậy, ở Việt Nam cũng không thể không chú ý đến tính đặc thù về điêu kiện quy định mục tiêu, phương pháp, bước đi trong quá trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Trong điều kiện nước ta chưa có thị trường chứng khoán khu vực kinh tế Nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn thì có thể học tập kinh nghiệm tiến hành Cổ phần hoá ở các nươcs tương đồng (điều kiện). Tuy nhiên sự vận dụng những kinh nghiện này cũng cần chú yư đến tính đặc thù của môixx nước để sàng lọc và thử nghiệm trong điều kiện của nước ta.
Thứ ba: Tính chiến lược của quá trình thực hiện Cổ phần hoá
Nhiều công trình nghiên cứu và kinh nghiệm của nhiều nước về vấn đề này đều thấy rằng Cổ phần hoá là một bộ phận của quá trình cải cách toàn bộ nền kinh tế và vì vậy nó đòi hỏi phải được suy xét và hành độg mang tính chiến lược cao. Đó là việc phải lựa chọn và cân nhắc trên cơ sở định hướng các mục tiêu lâu dài về xác lập Cơ cấu kinh tế và tương quan giữa các lĩnh vực và khu vực kinh tế để chuyển dịch và phân bổ các nguồn lực và quyền lực cho các nhóm người sở hữu và quản lý khác nhau. điều này giải thích tại sao quá trình Cổ phần hoá DNNN lại đễ gây súc động đến các tầng lớp khác nhau trong xã hội những người chịu ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ những thay đổi này thường không thể ở về mặt chính trị mà trái lại hành động một cách mẫu mực để nầng cao và bảo vệ quyền lợi của họ bằng các áp lực chính trị khác nhau. Vì vậy ở hầu hết các nước để cho chương trình được thực hiện thành công, Chính phủ đều lập là một cơ quan đại diện đứng đầu hoàn toàn chiu trách nhiệm đối với quá trình Cổ phần hoá cơ quan địa diện đứng đầu hoàn toàn chịu trách nhiêm đối với quá trình Cổ phần hoá cơ quan này phải quản lý toàn bộ quá trình theo những quan điểm có tính chiến lược trong việc đánh giá soạn thảo, chỉ đạo tổ chức thực hiện kiểm tra và điều chỉnh. Đây là một yếu tố cốt yếu cho sự thành công của chương trình Cổ phần hoá ở nhiều nước.
Đối với nước ta, thiết nghĩ công cuộc đổi mới quản llý kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mở cửa không thể gắn liền với quá trình cải tổ khu vực kinh tế Nhà nước. với quy mô rộng lớn và tính chất quan trọng của chương trình Cổ phần hoá Chính phủ không thể lập ra hoặc uỷ quyền cho một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và giải quyết toàn bộ các vấn đề đmr bạ thành công của chương trình Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta.
Thứ 4: Tính quá trình của việc thực hiện cổ phần hoá:
Việc khảo cứu ở các nước cho thấy, cổ phần hoá diễn ra như một quá trình gồm nhiều giai đoạn: chuẩn bị các điều kiện về mặt tổ chức: lựa chọn các mục tiêu phương pháp thực hiện kiểm soát và điều chỉnh. Trên thực tế khôngthể có sự phân định rõ rệt, chắc chắn giữa các giai đoạn. nhiều công trình nghiên cứu đều cho rằng việc quan niệm Cổ phần hoá như một quá trình với nhiều gại đoạn có ý nghĩa chỉ đạo về mặt thực tiến.
- Nó truyền đạt một cách rõ ràng và dễ hiểu những bọn pháp và nhiệm vụ cơ bản phức tạp đến những người còn chưa quen với Cổ phần hoá.
- Nó cho phép các nhà phân tích hoạch định và phối hợp chính sách lường định được những gì sẽ xãy ra trong giai đoạn hiện kế tiếp.
- Nó cho thấy cần phải gạt bỏ những ảo tưởng nóng vội “muốn làm tất cả trong một lúc” của những người cực đoan cấp tiến và khuyến khích tính thận trọng với các giải pháp trình tự phù hợp đối với một công việc còn chưa quen với các quan chức Chính phủ
Quá trình vừa làm vừa điều chỉnh và hoàn thiện trong công việc này tỏ ra thích hợp với cả Chính phủ đang cần thời gian để nắm bắt và kiểm soát cũng như công chúng đang cần có thời gian để tin vào sự ổn định lâu dài về chính sách của Chính phủ. Riêng đối với nhiều nước đang phát triển và Đông Âu, nơi mà các điều kiện để cổ phần hoá còn rất thiếu như kinh tế thị trường chưa phát triển, thị trường chứng khoán chưa hình thành khu vực kinh tế tư nhân còn rất yếu ớt.. thì tính chất lâu dài, nhiều giai đoạn và phải thực hiện trong nhiều năm là điều không thể tránh khỏi,. Tính quá trình càng được nhấn mạnh khi các Chính phủ lưu ý đến quan hệ tác động nhân quả giữa cổ phần hoá với các điều kiện cho phép thực hiện để thúc đẩy tiến trình cải cách nền kinh tế. Mặt khác nó còn bao hàm cả một quá trình được tiến hành thường xuyên liên tục để di chuyển sở hữu Nhà nước sang các lĩnh vực khác nhau nhằm cơ cấu lại nền kinh tế giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân trong nền kinh tế thị trường hỗn hợp.
Cần xác định việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam sẽ là một quá trình lâu dài, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và có những bước đi cụ thể. Trong hoàn cảnh còn thiếu điều kiện quan trọng để cổ phần hoá như ở nước ta thì đây là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải thực hiện trong nhiều năm. vì vậy việc quán triệt quan điểm quá trình. Trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là cần thiết để chỗng những tư tưởng và biểu hiện nóng vội, chủ quan._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0585.doc