Mục lục
Mục lục
Phần thứ nhất: Những luận cứ khoa học về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinhoạt động tế trong các doanh nghiệp…………………………………………………………….…..………...5
Khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế.
2. Những quan điểm về hiệu quả kinh tế……………………….…..…....7
3. Những nguyên tắc để xem xét hiệu quả kinh tế……………….………9
Về mặt thời gian.
Về mặt không gian.
Về mặt định lượng.
Về mặt định tính.
4. Mục tiêu và ý nghĩa của
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty vận tải ô tô số 3 trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế…12
Mục tiêu của việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
ý nghĩa của việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
5. Nội dung chủ yếu của việc xác định hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp…………………………………………………………………….15
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp.
6. Một số kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao và bảo đảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp vận tải ô tô…………………………………………23
Phần thứ hai: Phân tích thực trạng tình hình hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty vận tải ô tô số 3 trong thời gian qua.
I. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Quá trình hình thành công ty………………………………………27
Quá trình phát triển………………………………………………….…25
3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có liên quan và ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty……………………………..26
3.1 Về tổ chức bộ máy quản trị của công ty.
3.2 Về công tác quản lý lao động tiền lương.
3.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật.
3.4 Về khách hàng của công ty.
3.5 Về địa bàn hoạt động và mặt hàng vận chuyển.
II. Phân tích thực trạng tình hình hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian qua.
1. Phân tích thực trạng tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua…………………………………………………………………………27
Về sản lượng.
Về doanh thu.
Về nộp ngân sách.
Về lợi nhuận.
Về thu nhập bình quân.
Về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ.
2. Phân tích thực trạng tình hình hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian qua……………………………………………………………………31
Xét hiệu quả kinh doanh theo hiệu quả sử dụng lao động.
Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn cố định.
Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động.
Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp.
III. Đánh giá thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty vận tải ô tô số 3 trong thời gian qua.
Về mặt hoạt động………………………………………………………38
Những mặt làm được.
Những mặt chưa làm được.
Về hiệu quả hoạt động………………………………………………...42
a. Những mặt làm được.
b. Những mặt chưa làm được.
Các nguyên nhân tương ứng……………………………..…………….50
Nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan.
Phần thứ ba: Những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty vận tải ô tô số 3 trong thời gian tới.
Triển vọng phát triển vận tải ô tô Việt Nam và các chính sách của Nhà nước.
Triển vọng phát triển vận tải ô tô Việt Nam…………………….……..60
Các chính sách của Nhà nước đối với ngành vận tải ô tô quốc doanh…61
Chính sách giải quyết tổ chức-lao động.
Chuyển hướng kinh doanh theo phương châm đa dạng hoá sản phẩm.
Đổi mới phương tiện vận chuyển.
Chính sách huy động vốn và cấp vốn.
Các chính sách về tạo nguồn hàng khai thác.
Phương hướng, mục tiêu hoạt động của công ty vận tải ô tô số 3 trong thời gian tới.
Mục tiêu………………………………………………………………..63
Mục tiêu chung.
Mục tiêu cụ thể.
Định hướng khách hàng………………………………………………..64
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001……………………….……..65
Lao động
Phương tiện vận tải.
Hàng hoá.
Kế hoạch đầu tư.
4. Phương hướng thực hiện kế hoạch năm 2001…………………………67
Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty vận tải ô tô số 3 trong thời gian tới.
Biện pháp 1: Về quản trị nhân sự trong công ty…………………………..68
Biện pháp 2: Về huy động và sử dụng vốn………………………………..75
Biện pháp 3: Về thành lập phòng Marketing……………...………………83
Biện pháp 4: Về đầu tư cho phương tiện vận tải……………………...…...86
Một số kiến nghị…………………………………………………………..89
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………95
Lời nói đầu
Sau khi nền kinh tế thị trường chính thức được xác lập ở Việt nam, các doanh nghiệp đều gặp những khó khăn găy gắt chưa từng có, làm giảm sút lợi nhuận và có nguy cơ phá sản “hoạt động kém hiệu quả “ là cụm từ quen thuộc đối với các doanh nghiệp. Đâu là nguyên nhân của vấn đề và biện pháp nào cần được thực thi nhằm đưa các doanh nghiệp đến tồn tại và phát triển. Mục đích của bài viết là áp dụng những lý thuyết đã được trang bị để thực tập giải quyết và công ty vận tải ô tô số 3 được lấy làm cơ sở cho việc phân tích. Kết quả của việc phân tích là thực trạng hiệu quả hoạt động của công ty và sau đó là các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian tới.
Nội dung cơ bản và kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Những luận cứ khoa học về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Phần thứ hai: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của công ty vận tải ô tô số 3 số 3 trong thời gian qua.
Phần thứ ba: Những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty vận tải ô tô số 3 số 3 trong thời gian tới.
Bài viết khó tránh khỏi những đánh giá chưa sát thực hoặc phiến diện do chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm. Tuy nhiên những vấn đề được nêu và đánh giá trên tinh thần của nguyên tắc khách quan căn cứ vào thực tiễn để tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp.
Em xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo TS Phạm Văn Dũng vì đã hết sức tận tình giúp em thực hiện chuyên đề trong việc đưa ra những chỉ dẫn về phương pháp và kinh nghiệm. Xin chân thành cảm ơn chú trần phong thuỷ , chú DƯ... và các cô chú trong cơ quan đã nhiệt tình cung cấp các số liệu và trả lời những vướng mắc trong thời gian thực tập.
Phần thứ nhất:
Những luận cứ khoa học về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
A
1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp.
s. a. Khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Từ trước tới nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
-Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức giá trị sử dụng của nó( hoặc là doanh thu thuần và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh ). Quan đIểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh.
-Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này là phiến diện, chỉ đứng trên mức độ biến động của thời gian.
-Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế.
-Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí. Định nghĩa như vậy chỉ muốn nói về cách xác lập các chỉ tiêu, chứ không toát lên ý niệm của vấn đề.
-Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của sản xuất kinh doanh. Quan điểm này muốn quy hiệu quả về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó, bởi vậy cần có một khái niệm bao quát hơn.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Cụ thể ra hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn ) nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định tức là tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí.
Bản chất của hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm các nguồn lực và sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để các nguồn lực. Để đạt được các mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiện có của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệi quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của việc hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thật sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn.
A 2. Những quan điểm về hiệu quả kinh tế
-Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên nhiều góc độ khác nhau để xem xét. Nếu hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Trên góc độ này mà xem xét thì phạm trù hiệu quả có thể đồng nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý trong doanh nghiệp
-Nếu đứng trên từng yếu tố riêng lẻ để xem xét thì hiệu quả là thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh.
-Cũng giống như một số chỉ tiêu khác, hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt được hiệu quả cao hay thấp. Biểu hiện của hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản của lợi ích là “tiền”. Vấn đề cơ bản trong lĩnh vực quản lý là phải biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích trung ương và địa phương, giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích nhà nước
-Hiệu quả kinh doanh vừa là một phạm trù cụ thể vừa là phạm trù trừu tượng. Nếu là phạm trù cụ thể thì trong công tác quản lý phải định lượng thành các con số, chỉ tiêu để tính toán so sánh; nếu là phạm trù trừu tượng phải định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng phạm trù hiệu quả là kiến thức thường trực của mọi cán bộ quản lý, được ứng dụng rộng rãi vào mọi khâu, mọi bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trên các nội vừa phân tích, ta có thể chia hiệu quả làm hai loại:
-Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì có phạm trù hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh doanh.
-Nếu đứng trên phạm vi xã hội và nền kinh tế quốc dân để xem xét thì có hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.
Cả hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới có điều kiện thực hiện được hai loại hiệu quả trên, còn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế. Đứng trên góc độ này mà xem xét thì sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế hiện nay là một tất yếu khách quan
Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau:
-Kết quả tăng, chi phí giảm
-Kết quả tăng, chi phí tăng, nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh. Trường hợp thứ hai diễn ra chậm hơn và trong sản xuất kinh doanh có lúc chúng ta phải chấp nhận: thời gian đầu tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tố độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh, nếu không thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được.Trường hợp này diễn ra vào thời điểm khi chúng ta đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng hoặc phát triển thị trường mới.. . Đây chính là bài toán cân nhắc giữa kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Thông thường thì mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện tối thiểu nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tạo ra thu nhập về tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ, đủ bù đắp chi phí bỏ ra sản xuất hàng hoá và dịch vụ ấy. Còn mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi quá trình sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo bù đắp chi phí bỏ ra vừa có tích luỹ để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là mục tiêu cơ bản cuả doanh nghiệp.
3. Những thước đo hiệu quả kinh tế
a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụnglao động của doanh nghiệp.
Tổng số lao động được sử dụng
Tổng số lao động hiện có
Hệ số sử dụng lao động =
Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp, số lao động của doanh nghiệp đã sử dụng hết chưa, tiết kiệm hay lãng phí nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lao động của doanh nghiệp.
Lao động trong kỳ
Doanh thu trong kỳ
-Năng suất lao động =
Chỉ tiêu này cho thấy với một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ
Lợi nhuận trong kỳ
Lao động trong kỳ
-Lợi nhuận bình quân/ 1 lao động =
Chỉ tiêu này phản ánh với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ.
A b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đối với ngành vận tải ô tô ta sử dụng hai chỉ tiêu sau:
Doanh thu trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
-Sức sản xuất của vốn cố định =
Lợi nhuận ròng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bình quân tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
Vốn cố định bình quân trong kỳ
-Sức sinh lời của vốn cố định =
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ac. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Doanh thu trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
-Sức sản xuất của vốn lưu động =
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng.
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
-Sức sinh lời của vốn lưu động =
Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn lưu động.
-Tốc độ luân chuyển vốn: trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau. Có khi là tiền, hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm... đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Do đó việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết ách tắc, đình trệ của vốn, giải quyết nhanh nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Thông thường sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp.
Doanh thu trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
+Số vòng quay của vốn lưu động=
Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn lưu động tăng nhanh, điều này thể hiện việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại.
365 ngày
Số vòng quay vốn lưu động
=
+Số ngày luân chuyển bình quân
một vòng quay
Thời gian này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu trong kỳ
+Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Chỉ tiêu này cho biết phải mất bao nhiêu đồng vốn lưu động để tạo ra được một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.
d. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp.
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ doanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không.
Lợi nhuận trong kỳ
Doanh thu trong kỳ
-Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu =
Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng, cho biết hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu. Nó khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí. Nhưng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
-Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu =
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh mức độ lợi ích của chủ sở hữu.
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn kinh doanh trong kỳ
-Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất =
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố vốn kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
-Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí =
Doanh thu trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất. Nó cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.
Doanh thu trên một đồng chi phí sản xuất
=
Vốn sản xuất trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
=
-Doanh thu trên một đồng Doanh thu trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
vốn sản xuất
Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Công thức xác định các chỉ tiêu trên được hệ thống theo biểu sau đây:
Bảng 1: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Tên chỉ tiêu
Công thức xác định
Lợi nhuận trong kỳ
Lao động bình quân trong kỳ
Doanh thu trong kỳ
Lao động bình quân trong kỳ
Tổng số lao động hiện có
Tổng số lao động được sử dụng
1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
-Hệ số sử dụng lao động
-Năng suất lao động
-Lợi nhuận bình quân/1 lao động
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Lợi nhuận trong kỳ
Doanh thu trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
-Sức sản xuất của vốn cố định
-Sức sinh lời của vốn cố định
3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
-Sức sản xuất của vốn lưu động
-Sức sinh lời của vốn lưu động
-Số vòng quay của vốn lưu động
-Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay
-Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
trong kỳ
Lợi nhuận trong kỳ
Lợi nhuận trong kỳ
Doanh thu trong kỳ
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn kinh doanh trong kỳ
Doanh thu trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
365 ngày
Số vòng quay vốn lưu động
Doanh thu trong kỳ
Doanh thu trong kỳ
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp
-Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
-Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu
-Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất
-Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
-Doanh thu trên một đồng chi phí
-Doanh thu trên một đồng vốn sản xuất
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Doanh thu trong kỳ
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
trong kỳ
Doanh thu trong kỳ
e. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế-xã hội
Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:
-Tăng thu ngân sách: mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức các loại thuế như thuế GTGT, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhà nước sử dụng những khoản thu này đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân, lĩnh vực phi sản xuất, xây dựng các công trình công cộng, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
-Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động: để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và kinh doanh tổng hợp.
-Nâng cao đời sống người lao động: xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội.
-Tái phân phối lợi tức xã hội: sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng
Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua chỉ tiêu: bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4. Một số kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao và bảo đảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp vận tải ô tô.
Bên cạnh những vướng mắc còn tồn tại của ngành nói chung và của công ty vận tải ô tô số 3 nói riêng, công ty cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thích ứng với cơ chế mới.
+Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước được công ty tiếp nhận kịp thời và quán triệt đến từng bộ phận, cán bộ, đảng viên, công nhân. Từ đó thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng bộ cơ quan.
+Công ty vận tải ô tô số 3 có truyền thống đoàn kết nhất trí giữa chính quyền đoàn thể dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ và ban Giám đốc, tạo sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn trong quá trình đổi mới.
+Khuyến khích mọi người tham gia khai thác hàng hoá kể cả trạm tuyến để không ngừng đạt hiệu quả cao.
+Chủ động mở rộng ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm phát huy thế mạnh nội lực của công ty, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên chức trong công ty, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhằm duy trì và phát triển công ty lớn mạnh, đứng vững trên thị trường, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+Tích cực đổi mới phương tiện vận tải gắn liền với sự sắp xếp hợp lý và đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên chức trong công ty để họ chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
+Phát động các phong trào thi đua “ Giữ gìn xe tốt, lái xe an toàn, giao hàng đúng hẹn”. Bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời những xe hư hỏng để đưa vào sử dụng, tăng ngày xe tốt lên, giảm tối đa các vụ tai nạn mà nguyên nhân do lái xe trong tình trạng say rượu, bia, không làm chủ tốc độ.
+Xử lý nghiêm khắc các trường hợp lái xe vi phạm hoặc phá vỡ hợp đồng với chủ hàng do thiếu tinh thần trách nhiệm như chở hàng dễ hỏng do tác động của thời tiết mà không che chắn, chở hàng dễ vỡ mà không cẩn thận... phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn.
+Giáo dục tinh thần “Nhiệt tình, chu đáo, đáng tin cậy” của lái xe khi nhận hàng cũng như giao hàng để nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.
Phần thứ hai :
thực trạng hoạt động và
Hiệu quả hoạt động của công ty vận tải ô tô số 3
Trong thời gian qua.
A I. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1. Quá trình hình thành công ty.
Công ty vtot số 3 là một doanh nghiệp nhà nước.Từ năm 1975 về trước công ty phục vụ chiến đấu. Đến tháng 12-1982 công ty VTOT số 3 được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 xí nghiệp, đó là:
-Xí nghiệp vận tải hàng hoá số 2.
-Xí nghiệp vận tải ô tô số 20.
-Xí nghiệp vận tải quá cảnh C1.
Khi thành lập công ty có khoảng 1000 xe và hơn 2000 công nhân.
Ngày 4/3/1993 bộ trưởng Bộ GTVT căn cứ luật tố chức chính phủ ngày 30/9/1992, căn cứ vào quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 (nay là Chính phủ), căn cứ vào thông báo đồng ý thành lập doanh nghiệp nhà nước số 09/TB ngày 26/01/1993 của văn phòng Chính phủ, quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước: công ty VTOT số 3 trực thuộc Cục đường bộ Việt Nam đặt trụ sở chính tại số 1- Phố Cảm Hội- Phường Đông Mác-Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội.
-Trạm vận tải, đại lý Vinh.
-Trạm vận tải đại lý Mộc Châu.
-Trạm vận tải, đại lý Sơn La.
-Trạm vận tải, đại lý Điện Biên.
-Trạm vận tải, đại lý Tuần Giáo.
-Vốn kinh doanh: 5837 triệu đồng.
Trong đó:
+ Vốn cố định : 5584 triệu đồng.
+ Vốn lưu động : 253 triệu đồng.
Bao gồm các nguồn vốn:
+ Vốn ngân sách nhà nước cấp : 972 triệu đồng.
+ Vốn doanh nghiệp tự bổ sung : 3913 triệu đồng.
+ Vốn vay : 952 triệu đồng.
-Ngành nghề kinh doanh:
+ Vận tải hàng hoá đường bộ.
+ Sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ.
+ Đại lý vận tải hàng hoá.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp phương tiện, vật tư đường bộ, hàng thủ công mỹ nghệ, lâm sản.
+ Garage trông giữ xe, dịch vụ nhà nghỉ.
+ Đại lý xăng dầu.
2. Quá trình phát triển
- Giai đoạn từ 1983 đến 1986: công ty VTOT số 3 hoạt động theo kế hoạch của nhà nước như hầu hết các doanh nghiệp khác. Các luồng tuyến đã được quy định sẵn, vật tư cho sửa chữa phương tiện, đảm bảo hậu cần cho xe hoạt động như xăng, dầu đã có Nhà nước lo. Do vậy công ty luôn hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao.
- Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Cơ chế thị trường được xác lập, bao cấp dần được xoá bỏ. Nhiều khó khăn đặt ra trước công ty VTOT số 3. Cạnh tranh tăng lên rất mạnh bởi các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là tư nhân. Phụ tùng, vật tư, nhiên liệu không còn giá bao cấp nữa. Hậu quả của cơ chế bao cấp để lại cho công ty một cơ cấu hết sức cồng kềnh và kém hiệu quả. Sản lượng vận chuyển giảm, số lái xe trả xe nhiều gây khó khăn cho công ty trong việc duy trì đội ngũ lái xe và nâng cao năng lực vận chuyển. Năm 1991, Nhà nước xoá bỏ hẳn bao cấp đối với ô tô vận tải. công ty phải hạch toán độc lập, đồng thời với việc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao.Trước những khó khăn đó công ty VTOT số 3 đã thực hiện một số vấn đề sau:
+ Đầu tư nâng cấp phương tiện để nâng cao chất lượng xe, tăng ngày xe tốt. A + Tinh giảm liên tục bộ máy quản lý.
+ Thực hiện chế độ khoán quản đến từng lái xe để nâng cao tính chủ động sáng tạo của họ.
Với những nỗ lực như vậy, từ năm 1996 đến năm 2000 công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước giao, kế hoạch về doanh thu, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận thấp.
Năm 1998, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành các công ty cổ phần.Tiến trình cổ phần hoá được công ty quan tâm. Bước đầu đã triển khai tốt một số nội dung theo nghị định 44/CP của Chính phủ.
Năm 2001, công ty tiếp tục thực thi những biện pháp thực hiện trước đó, đồng thời định hướng những vấn đề mới:
+ Cổ phần hoá công ty theo chủ trương củaNhà nước.
+ Mở rộng ngành nghề kinh doanh, vận chuyển hành khách.
+ Triển khai kế hoạch xuất nhập khẩu.
+ Nâng cao chất lượng người lao động.
Ngoài ra còn vấn đề về khắc phục, ngăn chặn sự giảm sút của sản lượng sản phẩm chính là vận tải hàng hoá, tận dụng diện tích đất đai của công ty để trở thành một nguồn thu thông qua cho thuê, góp liên doanh hay mở dịch vụ khác.
II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có liên quan và ảnh hưởng tới hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty.
1. Về tổ chức bộ máy quản trị của công ty.
Trong thời kỳ bao cấp các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và công ty VTOT số 3 nói riêng đều có một cơ cấu bộ máy hết sức cồng kềnh, kém hiệu quả (nhiều phòng ban chức năng, số người trong mỗi phòng lại nhiều, riêng công ty VTOT số 3 có tới 11 phòng, 15 đội xe...) đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung gian nhiều song về trình độ lại rất hạn chế, đặc biệt là ít được phân quyền nên khó có thể để hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác hệ thống phòng ban không thống nhất, không gắn bó kết hợp được với nhau.
Đứng trước yêu cầu của sự đổi mới. công ty VTOT số 3 cũng như các doanh nghiệp Nhà nước cần thiết phải có sự đổi mới đồng bộ toàn diện. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã đặt ra hàng loạt yêu cầu mới đòi hỏi cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty vừa phải gọn nhẹ, năng động, linh hoạt, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, nhằm thực hiện tốt những những mục tiêu, kế hoạch của công ty đã đề ra và để thích ứng với những quan hệ thị trường thường xuyên biến động.
Đáp ứng những đòi hỏi đó, trong những năm qua công ty vận tải ô tô số 3 đã kiện toàn bộ máy quản lý, kết hợp với việc bố trí lại lao động theo hướng giảm dần nhưng vẫn bảo đảm chất lượng phòng ban.
Sơ đồ tổ chức công ty VTOT số 3
đảng uỷ
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kinh doanh
B.C.H
Công đoàn
Các trung tâm bdsc
Ban
kcs
Phòngkỹ thuật
Các trạm
ĐLVt
Các đội xe garage
Phòng kế hoạch
Phòng hành chính
Phòng tài
chính
kế
toán
Xí nghiệp KD thương mại
Phòng tổ chức lao động
Ta biết rằng bộ máy quản trị là trung tâm đầu não chỉ huy mọi hoạt động của công ty và hiệu quả hoạt động của nó hoàn toàn do nó quyết định, mọi phương hướng, kế hoạch hành động, biện pháp cụ thể trong mọi hoàn cảnh, thời gian, lúc thuận lợi cũng như khó khăn công ty phải vượt qua. Điều quan trọng của bộ máy quản trị là biết đưa ra giải pháp đúng đắn, kịp thời, hợp tình, hợp lý trước bất cứ tình huống nào. Có thể nói rằng đường lối mà bộ máy quản trị vạch ra không đơn thuần có tác dụng tức thời mà có ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty, nếu những kế hoach, định hướng đúng sẽ đưa công ty vượt qua những thử thách và phát triển nhanh chóng vượt bậc, ngược lại nếu sai lầm có thể làm công ty phá sản là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chẳng hạn, hiện tai công ty đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như cạnh tranh quá găy gắt đẩy công ty vào tình thế một mất một còn, thiếu vốn trong khi phương tiện vận tải cũ nát, lạc hậu và không có sức cạnh tranh, thêm vào đó là giá cước giảm, chi phí tăng... nếu bộ máy quản trị không đưa ra được những biện pháp kịp thời, đúng đắn thì hậu quả thật khó lường. Khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bộ máy quản trị để từ đó chúng ta phải có những biện pháp thiết thực để tổ chức một bộ máy quản trị đủ sức để điều hành, quản lý công ty có hiệu quả nhất.
Hiệu quả của một bộ máy quản trị thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là qua doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người l._.ao động trong công ty và mức nộp ngân sách.
--Phòng tổ chức lao động:
Trong lĩnh vực quản lý kinh tế-tài chính. Phòng tổ chức lao động làm tham mưu cho Đảng uỷ, GĐ trong việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý công ty, quản lý nhân sự, xây dựng, bồi dưỡng bộ máy quản lý, tổ chức lao động khoa học cho cán bộ công nhân viên chức, lập kế hoạch và quản lý quỹ lương, thưởng, làm thủ tục đóng và chi trả BHXH, giải quyết bảo hiểm lao động, an toàn giao thông phù hợp với chính sách, chế độ của Nhà nước và đặc điểm của công ty. Phòng tổ chức lao động đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc công ty.
- Phòng kế toán tài chính:
Phòng có chức năng phản ánh và giám đốc tất cả hoạt động kinh tế trong toàn công ty. Là phòng giữ vị trí quan trọng trong việc điều hành quản lý kinh tế, thông tin kinh tế trên mọi lĩnh vực kinh doanh vận tải và dịch vụ khác phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo công ty điều hành chỉ đạo sản xuất.
Phòng có chức năng kiểm tra việc sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn đưa vào sản xuất phải bảo đảm đúng chế độ, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao.
-Phòng kỹ thuật:
Phòng kỹ thuật làm tham mưu cho ban Giám đốc công ty về bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, đầu tư, nâng cấp. Phòng đặt dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
-Phòng kế hoạch:
+Xây dựng các định hướng kế hoạch vận tải và dịch vụ theo nhiệm vụ được giao và năng lực thực tế của công ty.
+Xây dựng hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật phù hợp với từng thời điểm cụ thể của các lĩnh vực sản xuất vận tải và các ngành kinh tế dịch vụ được giao, trình Giám đốc phê duyệt.
-Phòng hành chính:
Là phòng nghiệp vụ làm tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý đất đai, hộ khẩu, sức khoẻ và các tài sản khác phục vụ sinh hoạt, đời sống của cán bộ công nhân viên chức. Phòng hành chính đặt dưới sự lãnh đạo của phó Giám đốc kinh doanh. Ngoài ra còn phục vụ tiếp khách, hội họp, tổng kết ngày lễ và các công việc đột xuất khác.
2. Về công tác quản lý lao động-tiền lương.
Trong thời kỳ bao cấp đa phần lực lượng lao động đều có trình độ chuyên môn. Hầu hết các lái xe đều được đào tạo chính quy qua các trường đào tạo của Bộ GTVT, Bộ Quốc Phòng... Số cán bộ công nhân viên tốt nghiệp đai học, trung cấp giao thông theo các chuyên ngành cơ khí ô tô, kinh tế vận tải chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số cán bộ công nhân viên chức của công ty.
Dưới thời bao cấp lực lượng lao động của công ty khá lớn nhưng không được sử dụng hết khả năng. Ngày nay lực lượng lao động đã giảm, tuy nhiên công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng và tận dụng hết năng lực của đội ngũ lao động. Thiếu việc làm, dư thừa lao động trong công ty do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là do chuyên môn của một số nhân viên không đủ và không phù hợp với nhu cầu công việc trong hoạt động kinh doanh. Vì để tồn tại được công ty không chỉ có vận tải hàng hoá mà còn phải mở rộng ngành nghề kinh doanh. Chẳng hạn ở các trạm bảo dưỡng sửa chữa nhiều xe đưa đến công nhân không sửa được vì chỉ quen với các xe đời cũ.
Vấn đề lao động, việc làm, chính sách và đời sống xã hội luôn làm nảy sinh những mâu thuẫn phức tạp đòi hỏi giải quyết từng bước một không thể ngày một ngày hai mà xong. Yêu cầu tinh giảm đội ngũ lao động, chỉ giữ lại những người có khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc quan hệ chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng cũng như đời sống của người lao động vì thế công tác tổ chức lao động phải luôn đi trước một bước trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Song đi sâu vào từng việc, từng trường hợp, từng con người cụ thể lại không phải là điều dễ dàng vì nó liên quan đến đời sống, danh dự, chính sách về lao động của từng cán bộ nhất là những người đã từng gắn bó với công ty trong thời kỳ gian khổ mà vinh quang. Chính vì vậy việc giải quyết phải hết sức thận trọng, song không có nghĩa là không giải quyết được.Vì trong điều kiện hiện nay công ty hoạt động theo cơ chế thị trường, hoạch toán kinh tế độc lập thì phải hiệu quả phải đặt lên hàng đầu, thực hiện nó chỉ là vấn đề thời gian.
Lao động là nhân tố quan trọng nhất trong ba nhân tố tham gia vào hoạt động sản xuất. Chất lượng lao động, bố trí, sử dụng đúng người, đúng việc, có cơ chế đãi ngộ hợp lý sẽ là nhân tố quyết định đến việc tăng năng suất lao động.
Nói tóm lại con người là yếu tố quan trọng nhất. Chính nó quyết định trình độ sử dụng các nguồn lực khác. Trình độ sử dụng vốn cố định, vốn lưu động tạo ra doanh thu, lợi nhuận bao nhiêu cho công ty, nộp ngân sách cho Nhà nước đúng và đủ, hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận tải tốt hay xấu đều do nhân tố con người quyết định.
Trong những năm qua công ty đã có nhiều thay đổi trong bố trí, sắp xếp công việc cho cán bộ công nhân viên.
Bảng1: Tình hình sử dụng lao động.
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Số lượng lao động đầu kì
541
448
473
Tăng trong kỳ
39
93
28
Giảm trong kì, trong đó:
132
68
50
-Nghỉ hưu
15
31
11
-Nghỉ chờ hưu
50
11
-Chấm dứt hợp đồng lao động
64
31
25
-Thuyên chuyển
2
3
-Giảm khác
1
2
3
Tổng số lao động cuối kì trong đó
448
473
451
-Tổng số lđ đang làm việc
406
387
376
- Số chờ giải quyết chế độ
42
57
54
-Số chờ giải quyết việc làm
10
29
21
Nguồn: Phòng tổ chức lao động
Hiện nay ở công ty VTOT số 3 còn có gần 100 lao động không trực tiếp làm việc ở công ty mà đóng bảo hiểm. Điều này liên quan chính sách xã hội, chính sách lao động của nhà nước (chủ yếu những người này vẫn còn ở lại thời kì bao cấp). Đây là vấn đề công ty đang xem xét và chờ những chính sánh giải quyết hợp lý từ cấp trên.
Để gắn bó trách nhiệm và quyền lợi của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, ban Giám đốc đã ban hành quy chế quản lý quỹ lương và trả lương cho cán bộ công nhân viên (quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/1998). Nguyên tắc chung của công tác tiền lương được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
-Các sản phẩm vận tải, bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô đều phải được xây dựng theo các định mức lao động và đơn giá tiền lương của ngành GTVT.
-Kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ đều xây dựng tiền lương trên cơ sở định biên công việc và phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm, dịch vụ, năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tiền lương, nó chính là thành quả của người lao động tạo ra. Nếu tiền lương tương xứng với sức lao động bỏ ra, tương đương với tính chất công việc sẽ thúc đẩy người lao động hoàn thành công việc một cách sớm nhất và tốt nhất, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động, một người làm việc bằng hai và vì thế có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất.
Tóm lại, nếu như cách trả lương phù hợp sẽ nâng cao được năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty. Chính vì vậy công ty đã áp dụng một số hình thức trả lương thích hợp với từng loại lao động.
- Trả lương theo thời gian áp dụng đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên gián tiếp.
- Trả lương theo sản phẩm được áp dụng với công nhân sửa chữa, lái xe.
Các hình thức trả lương nói trên được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy định chi tiết dưới đây:
+ Đơn vị tính lương cho sản phẩm hàng hoá là đ/1000TKm trong đó sản phẩm vận tải tổng hợp xác định là 1000TKm; nhưng đối với xuất nhập khẩu, dịch vụ thì được tính theo đ/1000 đ doanh thu.
+ Quỹ lương được xác định từ tổng doanh thu của công ty.
+ Lương bậc xưởng sửa chữa : công ty giao khoán định mức đối với các trung tâm. Do vậy tiền lương được chi trả theo hợp đồng lao động đã ký kết.
+ Lái xe điều hành trực tiếp được trả theo sản phẩm, trên cơ sở doanh thu của từng tháng, từng chuyến của lái xe.
Công tác nâng bậc lương qua các năm làm khá tốt. Năm 1998 lần đầu tiên công ty áp dụng thi nâng bậc đối với lao động gián tiếp. Qua xét tuyển công ty đã nâng bậc lương cho 43 người. Năm 1999 tổ chức thi nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên được 68 người, trong đó: thợ sửa chữa 21 người, lái xe 12 người, gián tiếp + phục vụ 35 người. Năm 2000 thực hiện tốt chế độ nâng bậc lương cho 40 người.
3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Là một doanh nghiệp vận tải cho nên cơ sở vật chất-kỹ thuật chủ yếu: phương tiện vận tải, máy móc thiết bị sửa chữa, thay thế. Ngoài ra còn nhà cửa, kho tàng bến bãi và các trạm chu chuyển hàng hoá.
-Phương tiện vận tải :
Bảng 2: Tình hình về phương tiện vận tải.
Mác xe
Trọng tải
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Kamaz
9
9
9
7
Hino
7
3
7
3
Cheng long
6
10
6
10
IFA- W50
5
50
45
50
Zil_130
6
63
58
51
Huyndai
11
15
8
11
Huyndai dk
27
-
-
2
Tổng số
150
140
130
Nguồn :phòng kỹ thuật công ty VTOT số 3.
Phương tiện vận tải có vai trò rất lớn trong việc để đạt được hiệu quả kinh tế hay không. Trước hết nó là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả vì chính nó mang lại doanh thu, lợi nhuận, tiền lương cho người lao động và quyết định mức chi phí qua vận tải hàng hoá. Để làm rõ vấn đề này,trước hết chúng ta xem xét hiệu quả hoạt động của công ty khi mà phương tiện vận tải trong điều kiện cũ, lạc hậu, mức tiêu hao nhiên liệu lớn, chi phí cho sửa chữa bảo dưỡng lớn tức chi phí để cho nó hoạt động là cao, số ngày nằm để sửa lớn tức số ngày vận doanh thấp. Đi cùng với những vấn đề này là sự tin tưởng của khách hàng vào công ty cũng như vào phương tiện là rất thấp và họ sẽ không ký hợp đồng vận chuyển với công ty. Kết cục là xe không có hàng, công nhân không có việc làm cũng như thu nhập. Ngược lại với phương tiện hiện đại thì sức cạnh tranh của công ty tăng lên và hiệu quả tăng lên rõ rệt.
Thực trạng hiện nay số xe IFA và Zil 130 đã cũ, đầu tư từ năm 1990 vì vậy chất lượng kém, trọng tải thấp, kinh doanh không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.với tổng số phương tiện vận tải hiện có tính đến ngày 31/12/2000 là 130 xe. Số xe còn trên 80% là 9 xe, 17 xe còn 50% còn lại dưới 50%.
Đa số xe Zil 130 máy ifa đã hết khấu hao. Trong khi yêu cầu thị trường lai cần xe tốt và trọng tải lớn. Vì vậy yêu cầu đầu tư phương tiện mới là chính đáng và cấp bách với công ty hiện nay.
-Xưởng bảo dưỡng-sửa chữa :
Hiện nay công ty có 2 xưởng bảo dưỡng sửa chữa. Xưởng số một nằm trên quốc lộ 6 thuộc địa phận Chương Mỹ-Hà Tây. Xưởng có 50 cán bộ công nhân viên. Thiết bị máy móc ở đây lạc hậu và rất ít. Xưởng thứ hai đặt tại số 2 xã Hoàng Liệt-thị trấn Văn Điển cũng nằm trong tình trạng chung.
-Trụ sở giao dịch và các trạm điều độ, vận tải của công ty.
Trụ sở chính là dãy nhà 5 tầng ở số 1 phố Cảm Hội-phường Đông Mác-Quận Hai Bà Trưng. Được đầu tư những trang thiết bị cơ bản để phục vụ quản lý, giao dịch, hội họp. Hiện nay do chưa sử dụng hết công suất nên công ty đã cho trường ĐH Dân lập Quản Lý và Kinh Tế thuê 1/2 khu nhà.
Ngoài ra công ty còn có một trạm điều độ và đại lý hàng hoá đặt tại 321 phố Minh Khai. Các trạm vận tải, kho chứa hàng được đặt ở nhiều nơi:
Nhật Tân (Tây Hồ), Văn Điển (Thanh Trì), Quán Gánh (Hải Phòng), Điện Biên, Mai Châu, Sơn La...Đây là những địa điểm mà công ty luôn cần và đều nằm ở những nơi mà công ty đến nhận và giao hàng hoá, hơn nữa nó tạo thành những trạm chu chuyển hành hoá, khai thác nguồn hàng và là nơi cho anh em lái xe nghỉ chân.
3.4. Khách hàng của công ty.
Trong vài năm gần đây khách hàng chủ yếu của công ty là:
*Công ty xi măng Bỉm Sơn
*Công ty phân lân Văn Điển
*Tổng công ty than Việt Nam
*Các công ty lâm sản Lai Châu, Điện Biên, Sơn La
*Công ty Honda, Suzuki, Yamaha
*Công ty dệt kim Thắng Lợi
*Công ty vật tư Vĩnh Phúc
Để tăng sản lượng hàng hoá vận chuyển công ty cần mở rộng danh mục khách hàng có quy mô lớn. Công ty cần chú trọng tới những khách hàng truyền thống của mình vì nó sẽ tạo ra nguồn hàng ổn định cho công ty, đồng thời công ty phải tìm những khách hàng mới để tăng sản lượng vận chuyển.
Ngoài ra công ty phải chọn lựa khách hàng để nâng cao hiệu quả vận chuyển. Thực tế đã cho thấy cùng một xe chở cùng trọng tải nhưng thu nhập mà nó mang lại hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn vận chuyển hàng công nghiệp như xi măng, sắt thép thì việc giảm chi phí để bảo quản hầu như không có trong khi nếu chở hàng thuỷ sản, lâm sản thì chi phí này tăng, nhiều lúc công ty phải bồi thường do hư hỏng trong khi vận chuyển. Chú ý đến vấn đề khách hàng để nâng cao hiệu quả cũng phải chú ý đến tính cồng kềnh và trọng tải của nó. Nếu cước vận tải tính theo khối lượng vận chuyển như công ty đang áp dụng hiện nay sẽ không có lợi nếu hàng vận chuyển cồng kềnh, chiếm chỗ, trọng tải thấp.
3.5. Địa bàn hoạt động và mặt hàng vận chuyển của công ty.
-Vận chuyển tuyến Tây Bắc :
+Hàng đi: than, phân bón các loại, muối, xi măng, sắt thép, hàng bách hoá rượu, bia các loại.
+Hàng về: ngô, khoai, sắn, mía, lâm sản.
-Vận chuyển tuyến Bắc Nam:
+Hàng vào : phân bón, hàng thủ công, da thuộc, bao bì.
+Hàng ra: thuỷ sản, nước mắm, hoa quả các loại.
địa bàn hoạt động có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của công ty. Trước hết ta xem xét vấn đề chi phí trên mỗi luồng, tuyến. Như hiện nay, nêú hoạt động trên quốc lộ 5 thì chi phí cầu đường sẽ rất cao.
Cũng xét tới vấn đề chi phí nhưng là chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Nếu hoạt động trên các tuyến đường xấu thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa sẽ tăng. Vì vậy công ty phải xem xét địa bàn hoạt động để áp dụng giá cước linh hoạt và mức khấu hao phù hợp với từng xe hoạt động trên từng tuyến đường để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của đội xe.
II. Phân tích thực trạng tình hình hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian qua.
1. Phân tích thực trạng tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua.
Trong những năm gần đây công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. công ty không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến phương tiện vận tải. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3: Kết quả hoạt động của công ty 1998-2000.
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
1998
1999
2000
So sánh (%)
1999/1998
2000/1999
-Tấn hàng v/c
Tấn
90555
95712
97380
5,69
1,74
- Tấn hàng l/c
TKm
22940874
26860000
25090000
17,08
-6,58
-Tổng doanh thu
Tr.đ
44801
19300
47260
-56,92
144,87
+Vận tải
-
10716
12700
12747
18,51
0,37
+Xnk+dv
-
34085
6600
34513
-80,636
422,92
-Tổng cp
-
43831
18980
46935
43,3
247,28
-Tổng nộp NS
-
12164
1014
1266
-91,67
24,85
+Vận tải
-
512
299
514
-41,6
71,9
+Xnk+dv
-
11652
320
752
-93,86
1,05
-Tổng lợi nhuận
-
970
320
325
-67
1,56
+Vận tải
-
120
-168
20
-140
111,9
+Xnk+dv
-
850
488
305
-42,5
-37,5
LĐ BQ năm
Người
406
387
376
-4,67
-2,84
Thu nhập BQ
Nghìn
452
500
620
10,6
24
Nguồn : Báo cáo tổng kết các năm 1998-2000
Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh găy gắt nhưng công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định. Qua biểu trên ta thấy trong ba năm 1998-2000 công ty đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu kinh doanh như sau:
-Về sản lượng : năm 1999 vượt năm 1998 là 5,69 %, năm 2000 vượt năm 1999 là 1,74%. Như vậy tấn hàng vận chuyển của công ty tăng liên tục qua các năm. Trong khi đó phương tiện vận tải tham gia kế hoạch bình quân năm 1998 là 150 xe với tổng trọng tải là 10920 tấn, năm 1999 là 140 xe với tổng trọng tải là 9972 tấn. Điều này chứng tỏ công ty đã thanh lý hết xe cũ, lạc hậu, kém hiệu quả, đầu tư đổi mới phương tiện, bảo dưỡng sửa chữa tăng ngày xe tốt lên, tăng lần chạy của các phương tiện lên và tạo được nguồn hàng ngày càng ổn định.Thêm vào đó công tác điều độ và quản lý các đội xe rất tốt.
-Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của công tăng đáng kể trong năm 2000 so với năm 1998, tuy năm 1999 doanh thu là 19,3 tỷ chỉ đạt 49,48% kế hoạch nhưng do nguyên nhân khách quan là cả năm 1999 kinh doanh xuất nhập khẩu không triển khai được do Nhà nước thay đổi chính sách nhập khẩu. Điều đáng mừng là doanh thu về vận tải của các năm đều vượt mức kế hoạch. Năm 1998 là 19,2%, năm 1999 là 28,28% và năm 2000 là 18,02% và tăng liên tục qua các năm. Năm 1999 vượt năm 1998 là 18,51% và năm 2000 vượt năm 1999 là 0,37%.
-Trong tổng doanh thu đạt được thì doanh thu về hoạt động xuất nhập khẩu và dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn so với doanh thu về vận tải trong khi vận tải là hoạt động chính của công ty. Điều đó vừa phản ánh những khó khăn của sản xuất vận tải hiện nay vừa đề ra mục tiêu phấn đấu hơn nữa trong lĩnh vực vận tải. Đồng thời qua đó cũng khẳng định chủ trương đa dạng hoá sản phẩm là đúng hướng và phát huy thế mạnh của các đơn vị sản xuất kinh doanh ngoài vận tải.
-Về nộp ngân sách: năm 1998 công ty đạt mức nộp ngân sách cao nhất 12,164 tỷ đồng đạt 121,9% kế hoạch trong đó mức nộp của vận tải vượt 112,9% kế hoạch, của xuất nhập khẩu và dịch vụ vượt 19,6% kế hoạch.
Năm 1998 công ty hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước, tuy nhiên năm 1999 mức nộp ngân sách của công ty là 1,014 tỷ đạt 10,74% kế hoạch, nguyên nhân như đã nói ở trên là do năm 1999 không triển khai được hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2000 tổng nộp ngân sách là 1,226 tỷ trong đó VAT: 752 triệu đồng, công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định.
-Về lợi nhuận: trong năm 1998 là năm công ty đạt mức lợi nhuận cao nhất 970 triệu đồng đạt 215.5% kế hoạch, tuy nhiên lợi nhuận của vận tải chỉ đạt 80% kế hoạch. Sang năm 1999 do có nhiều khó khăn nên lợi nhuận của công ty giảm sút, chỉ đạt 53,5% kế hoạch. Trầm trọng hơn là hoạt động vận tải lỗ 168 triệu đồng, lợi nhuận chủ yếu do chênh lệch nhượng bán tài sản và hoạt động tài chính đem lại. Năm 2000 tình hình không mấy khả quan, lợi nhuận vận tải đạt thấp: 20 triệu đồng, chủ yếu lợi nhuận kinh doanh khác: 305 triệu đồng. Tuy tình hình được cải thiện song chứng tỏ hoạt động vận tải của công ty gặp rất nhiều khó khăn như phương tiện vận tải cũ, trọng tải thấp, ăn nhiên liệu lớn và phải chịu sự cạnh tranh rất mạnh. Các hoạt động khác đã hỗ trợ cho hoạt động chính của công ty rất nhiều, có thể nói đây là một vấn đề vừa mừng vừa lo cho công ty. Năm 2000 giống như năm 1999, tuy kế hoạch xuất nhập khẩu không triển khai được song công ty đã tập trung cao độ chỉ đạo các đơn vị dịch vụ - đại lý hoạt động tích cực có hiệu quả nên đạt lợi nhuận về vận tải tuy là thấp.
-Thu nhập bình quân đầu người lao động trong công ty được cải thiện rõ rệt qua các năm. Năm 1998 là 452000 đồng/tháng, năm 1999 là 500.000 đồng/tháng và năm 2000 là 620.000 đồng /tháng. Như vậy thu nhập bình quân năm 1999/1998 tăng 10,6%, năm 2000/1999 tăng 24%.
Công ty không ngừng quan tâm tới lợi ích của cán bộ công nhân viên và đã áp dụng đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động làm việc hết mình. Qua các phong trào thi đua phát động trong năm như giữ gìn xe tốt, lái xe an toàn...Trong năm 1998 về tập thể có 3 đơn vị được tặng cờ thi đua, xét công nhận 5 tổ đạt danh hiệu tổ lao động xuất sắc, về cá nhân công nhận 37 đồng chí đạt danh hiệu lao động xuất sắc, 45 lái xe đạt danh hiệu lái xe an toàn. Năm 1999 công nhận 5 tổ xuất sắc, về cá nhân xét công nhận 38 đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, công nhận 195 lao động đạt danh hiệu lao động giỏi và 46 lái xe đạt danh hiệu lái xe an toàn. Năm 2000 công ty công nhận 5 tổ xuất sắc, xét và đề nghị công nhận 37 đồng chí đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua, 133 đồng chí đạt danh hiệu lao động giỏi, 22 lái xe đạt danh hiệu lái xe an toàn. Tổng tiền thưởng: 20,63 triệu đồng.
-Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ tạo ra doanh thu chủ yếu cho công ty:
Bảng 4: So sánh kết quả doanh thu của một số lĩnh vực hoạt động.
Năm
Doanh thu (tỷ)
Tỷ trọng (%)
Vận tải
XNK-Dịch vụ
Vận tải
XNK-Dịch vụ
1995
8.878
33.556
20,9
79,1
1996
10.325
28.244
26,8
73,2
1997
9.123
49.222
15,5
84,5
1998
10.716
34.085
23,9
76,1
1999
12.700
6.600
65,8
34,2
2000
12.744
34.513
26,97
73,03
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
Trong hai năm 1999-2000 công ty không triển khai được hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2001 công ty cố gắng đạt doanh thu về xuất nhập khẩu hỗ trợ cho hoạt động chính của công ty và nâng cao đời sống choi người lao động, giúp công ty đứng vững và phát triển trên thị trường.
Mặc dù những chỉ tiêu cơ bản của năm 2000 đều tăng so với năm 1998 nhưng xét về mặt định tính thì ta thấy tốc độ tăng năm2000 chậm hơn so với năm 1998, chứng tỏ năm2000 hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có phần giảm hơn so với năm 1998. Vì vậy công ty cần phải cố gắng hơn nữa để đạt được mức tăng trưởng ổn định qua các năm.
2. Phân tích thực trạng tình hình hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian qua.
Năm 1999, công ty gặp rất nhiều khó khăn cả trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động vận tải. Doanh thu về xuất nhập khẩu không có hoạt động vận tải lỗ 168 triệu đồng.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu cơ bản về doanh thu, lợi nhuận, chi phí.
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Doanh thu
44801
19300
47260
Chi phí
12164
1014
1266
Lợi nhuận
970
320
325
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh.
Nhìn vào bảng ta thấy về mặt tuyệt đối các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của công ty năm 2000 đều tăng hơn so với năm 99.
Xét về mặt lượng thì doanh thu năm 2000 cao hơn năm 1999 là 27,96 tỷ, lợi nhuận năm 2000 cao hơn lợi nhuận năm 1999 là 5 triệu. Cả hai chỉ tiêu đều tăng chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả.
Xét về mặt định tính phản ánh chất lượng kinh doanh thì doanh thu năm 2000 tăng 144,87% so với năm 1999 trong khi đó lợi nhuận của năm 2000 chỉ tăng hơn so với lợi nhuận năm 1999 là 1,56%. Nếu xét chung ta thấy năm 2000 công ty làm ăn có hiệu quả hơn so với năm 1999, đặc biệt đã khắc phục được tình trạng thua lỗ về vận tải. Nhưng nếu lấy năm 2000 so với năm 1998 ta có kết quả sau:
Về doanh thu: năm 2000 cao hơn năm 1998 là 2,459 tỷ nhưng năm 2000 lợi nhuận giảm 615 triệu đồng so với năm 1998. Điều này chứng tỏ về quy mô sản xuất thì năm 2000 tăng hơn so với năm 1998 nhưng về mặt hiệu quả lại thấp hơn năm 1998.
Ta có thể xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng chi phí của công ty
Bảng 6: Tốc độ tăng một số chỉ tiêu.
Chỉ tiêu
99/98
2000/99
Tốc độ tăng doanh thu
0,43
2,44
Tốc độ tăng chi phí
0,41
2,5
Tốc độ tăng lợi nhuận
0,32
1,015
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Như vậy, tốc độ tăng doanh thu năm 2000 nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí. điều này chứng tỏ công ty hoạt động trong năm 2000 không bằng năm 1999 về hiệu quả. Nhưng tốc độ tăng chi phí cao hơn không đáng kể so với tốc độ tăng doanh thu. Đây là một yếu tố để ta có thể tăng hiệu quả cao hơn nữa. Riêng năm 1999 công ty đã đạt được nhiều kết quả trong việc giảm chi phí.
Tốc độ tăng lợi nhuận giảm sút trong năm 1999 và hầu như không tăng trong năm 2000. Nguyên nhân chính của vấn đề là trong năm 1999 cũng như năm 2000 côn ty không triển được hoạt động xuất nhập khẩu và nó chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu trong khi hoạt động vận tải là hoạt động chính của công ty. Sự hẫng hụt sẽ xảy ra là điều đương nhiên.
Năm 2000 tuy chi phí quản lý doanh nghiệp giảm được 256 triệu so với 1262 triệu của năm 1999 nhưng chi phí nguyên vật liệu lại tăng vọt 701 triệu so với 472 triệu năm 1999. Có thể nói đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Ngoài ra, chi phí tăng còn do công ty liên tục đổi mới, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận tải làm chi phí tăng đáng kể, công ty còn chưa sử dụng hết năng lực, công suất của phương tiện là một nguyên nhân làm tăng chi phí, giảm sức sinh lời cũng như sức sản xuất của vốn cố định và làm giamr hiệu quả kinh doanh của công ty. Như vậy, việc tăng chi phí có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Đây là vấn đề cần xem xét trong thời gian tới.
a. Xét hiệu quả kinh doanh theo hiệu quả sử dụng lao động.
Bảng 7: Tình hình sử dụng lao động của công ty
Năm
Số lao động bình quân
Tổng quỹ lương (tr.đ)
1998
406
2202
1999
387
2322
2000
376
2331
Nguồn: Phòng tài chính-kế toán.
Bảng 8: Tình hình hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1998
1999
2000
NSLĐbq
Tr.đ/ng
110,34
49,87
125,69
Lợi nhuận bq/1Lđ
Tr.đ/ng
2,389
0,826
0,93
Kqsx/1đồng tiền lương
đ/đ
20,3
8,31
20,27
Hệ số sd lao động
%
97
92
91,5
Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo lao động tiền lương.
Bảng 9: Tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận, chi phí tiền lương.
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng doanh thu
Tốc độ tăng lợi nhuận
Tốc độ tăng chi phí tiền lương
1999/1998
- 56,92
- 67
1,054
2000/1999
247,36
1,56
1,0238
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh.
Năm 1999, công ty đặc biệt gặp khó khăn do không triển khai được hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất vận tải bị thua lỗ do giá cước vận chuyển giảm, chi phí tăng và nguồn hàng không ổn định nên năng suất lao động bình quân, lợi nhuận bình quân tính trên một lao động, kết quả sản xuất trên một đồng tiền lương giảm mạnh so với năm 1998 cũng như với năm 2000 là điều hiển nhiên. Đánh giá chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 1999 là kém hiệu quả. Vì vậy khi xác định hiệu quả hoạt động của công ty trong 3 năm qua chúng ta phải so sánh các chỉ tiêu của năm 2000 so với năm 1998 mới phản ánh chính xác thực trạng hiệu quả hoạt động.
Năng suất lao động bình quân năm 2000 là 125,69 tr.đ/người cao hơn năm 1998 là 110,34 tr.đ/người chủ yếu là do giảm số lao động dư thừa, tinh giảm bộ máy quản lý, chú trọng về chất lượng lao động, nâng cao thu nhập, đời sống và tạo việc làm. Đây là một yếu tố có thể khai thác để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Nhưng khi xét về lợi nhuận bình quân trên một lao động thì năm 1998 gấp 2,57 lần năm 2000. Để xét về hiệu quả thì chỉ tiêu lợi nhuận bình quân trên một lao động là có ý nghĩa hơn cả đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường. Trường hợp này chứng tỏ công ty chỉ chú trọng tới vấn đề quy mô mà chưa quan tâm đến vấn đề hiệu quả cũng như vấn đề kiểm soát chi phí và hạ giá thành vận tải, cần phải chú trọng hơn nữa trong thời gian tới.
Theo bảng phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy cứ một đồng chi phí tiền lương công ty trả cho người lao động đem lại 20,3 đồng doanh thu trong năm 1998; 8,31 đồng năm 1999 và 20,27 đồng năm 2000. Đây là con số khá cao chứng tỏ lao động trong công ty làm việc khá hiệu quả. Có một vấn đề cần xem xét là hiệu quả hoạt động trong năm 1998 khá cao, như là mức kỷ lục mà công ty đạt được, tuy nhiên tiền lương rất thấp, bình quân 452.000 đ/ tháng trong khi năm 1999 và năm 2000 hiệu quả giảm mạnh, tốc độ tăng lợi nhuận cả hai năm so với năm1998 thua xa nhưmg tiền lương bình quân tăng năm 1999, năm 2000 so với năm 1998 là 1,106 và 1,37. Tốc độ tăng lợi nhuận trong cả hai năm 1999 và 2000 nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí tiền lương và nó gây ảnh hưởng xâú tới kết quả kinh doanh.
b. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn cố định.
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
-Sức sản xuất vốn cố định =
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn cố định trong kỳ
-Sức sinh lời của vốn cố định =
Bảng 10: Tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Sức sản xuất của VCĐ
3,127
1,562
4,173
Sức sinh lời của VCĐ
0,0677
0,0259
0,0287
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh.
Nhìn bảng, ta thấy rằng doanh thu mà một đồng vốn cố định mang lại năm 2000 là cao nhất: 4,173 đồng. Nhưng lợi nhuận do một đồng yếu tố đầu vào này tạo ra chỉ tăng hơn năm 1999 chút ít và giảm tới 2,35 lần so với năm 1998. Lợi nhuận mới là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Như thế có thể nói mục tiêu sử dụng hiệu quả tài sản cố định của công ty chưa đạt kết quả tốt. Nguyên nhân là do phương tiện vận tải của công ty quá cũ nát, hoạt động kém hiệu quả, phát sinh nhiều chi phí làm giảm lợi nhuận và tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
c. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động.
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
-Sức sản xuất của vốn lưu động =
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn lưu động trong kỳ
-Mức sinh lời của vốn lưu động =
Doanh thu trong kỳ
Vốn lưu động
-Số vòng quay của vốn lưu động =
365 ngày
=
-Số ngày luân chuyển bình quân
Số vòng quay của vốn lưu động
một vòng quay
Vốn lưu động trong kỳ
Doanh thu trong kỳ
-Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Bảng 11: Tình hình hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1998
1999
2000
Sức sản xuất của VLĐ
đ/đ
8,745
5,999
13,502
Mức sinh lời của VLĐ
đ/đ
0,189
0,0994
0,0928
Số vòng quay của VLĐ
Vòng
8,745
5,999
13,502
Số ngày luân chuyển bq một vòng quay
Ngày
41,7
60,84
27,03
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
đ/đ
0,114
0,166
0,074
Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán.
Sức sản xuất của vốn lưu động trong năm 2000 tăng vọt chứng tỏ tổng số thu nợ của công ty giảm xuống làm tăng vòng quay của vốn lưu động. Chứng tỏ công ty quan hệ tốt với khách hàng, không để nợ đọng kéo dài ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, áp dụng nhiều hình thức thanh toán tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và cho cả công ty. Tuy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm chứng tỏ cần ít vốn lưu động hơn, cụ thể là trong năm 2000 hệ số này là 0,074 tức cần 74 đồng vốn lưu động tạo ra được 1000 đồng doanh thu trong khi năm 1999 cần tới 166 đồng vốn lưu động để tạo ra được 1000 đồng doanh thu. Tuy nhiên, khi đánh giá sức sinh lời của vốn lưu động thì năm 2000 thấp nhất trong ba năm, giảm 2,036 lần so với năm 1998 và 1,07 lần so với năm 1999. Mức sinh lời của vốn lưu động có xu hướng giảm và công ty phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp.
Tổng doanh thu
Lợi nhuận
-Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu =
Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu
-Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận
Tổng vốn sản xuất
-Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất =
Lợi nhuận
Tông chi phí
-Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí =
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
-Doanh thu trên một đồng chi phí =
Bảng 12: Một số chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1998
1999
2000
Tỷ suất Ln the._.không ít khó khăn trong việc củng cố sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực vận chuyển cũng như khả năng cạnh tranh của công ty.
+ Nguồn vốn huy động được phải dài hạn. Yêu cầu nàyđặt ra là do công ty đầu tư vào tài sản cố định là phương tiện vận tải thì thời gian thu hồi vốn chậm. Vì vậy công ty cần vốn nhưng phải đảm bảo ổn định trong thời gian dài công ty mới có khả năng hoàn trả.
+ Nguồn vốn huy động được phải ở mức lãi suất thấp. Thực tế là hiện nay như đã phân tích ở trên khó khăn của vận tải quốc doanh rất rõ ràng, đặc biệt là phải cạnh tranh với vận tải tư nhân. Dường như tất cả nguyên nhân đều xuất phát từ việc thiếu vốn gây nên.
Như vậy công ty phải huy động được nguồn vốn lớn, trong dài hạn và chỉ có thể chịu được với mức lãi suất thấp. Đây là những yêu cầu mà khi vay ai cũng mong muốn có được. Thực hiện nó quả là một vấn đề cực kỳ khó khăn, tuy nhiên để có vốn đầu tư có hiệu quả, vực dậy sản xuất vận tải thì công ty không thể không thực hiện. Hiện nay có một số ý kiến cho rằng “từ lâu công ty đã lãng phí nguồn vốn rất lớn, đó là không huy động vốn từ bản thân các cán bộ công nhân viên trong công ty qua các hình thức vay trả chậm ”. Theo tôi hình thức vay vốn của công ty nếu triển khai như trên là không căn cứ vào thực tế vì những lẽ sau:
+Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty là rất thấp, bình quân năm 2000 là 620000 đồng/tháng. Với số tiền này sống ở Hà nội trang trải cho bản thân mình còn khó huống chi còn cả gia đình. Đời sống nói chung của người lao động thấp vì vậy tiền tiết kiệm được không có, nếu có thì cũng không đáng kể.
+ Khi huy động vốn từ công nhân viên trong công ty thì lãi suất trả cho họ phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng có như vậy mới kích thích họ cho công ty vay. Tuy nhiên lãi suất mà công trả cho công nhân viên phải thấp hơn lãi vay của ngân hàng. Nếu không thì không thể chấp nhận được.
Đứng trước tình hình như vậy ta có các hình thức tạo vốn cho công ty VTOT số 3 như sau:
2.1. Về huy động vốn.
-Thứ nhất, công ty VTOT số 3 phải nhanh chóng cổ phần hoá theo chủ trương của Nhà nước để thu hút nguồn vốn của cán bộ công nhân viên và ngoài công ty để tạo nguồn vốn lớn phục vụ sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là hoạt độnh vận tải hàng hoá đương bộ. Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng gì thực hiện được tuy nhiên dù sớm hay muộn công ty cũng phải triển khai, có như vậy công ty mới tạo được nguồn vốn và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động đối với vấn đề tiết kiệm, bảo toàn và phát triển vốn cũng như trong công việc hàng ngày.
Khi tiến hành cổ phần hoá công ty VTOT số 3, trước hết xem xét cổ đông là người lao động trong công ty. Như đã phân tích mức thu nhập bình quân rất thấp dẫn đến tích luỹ không có hoặc không đáng kể thì việc bỏ tiền ta mua cổ phần sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng để có được việc làm và thu nhập tương đối ổn định thì người lao động bắt buộc phải mua cổ phần. Để giải quyết vấn đề nảy sinh này theo tôi việc mua cổ phần của người lao động chỉ nên là hình thức, mua ít cổ phiếu để trở thành cổ đông của công ty. Phần còn lại chủ yếu là các cán bộ chủ chốt trong công ty như Giám đốc, phó Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng, phó và nhân viên các phòng ban.
Bản thân mỗi người, ai xem xét có lợi nhiều, rủi ro ít thì đầu tư nhưng ở công ty VTOT số 3 vấn đề không phải chỉ đơn thuần như vậy. Việc mua cổ phiếu ngoài tự nguyện và khả năng của mỗi người ra cần phải đề cập đến vấn đề trách nhiệm đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Hơn nữa những người giữ vị trí chủ chốt của công ty luôn phải là những người “đứng mũi chịu sào” để noi gương cho người lao động.
Để quá trình cổ phần hoá tiến hành thuận lợi, suôn sẻ thì ban giám đốc công ty phải làm rõ thực trạng tình hình hoạt động và hiệu quả hoạt động, nêu ra những tồn tại và nguyên nhân trong đó nổi bật khó khăn là về nguồn vốn và yêu cầu cổ phần hoá công ty là hoàn toàn hợp lý và đúng lúc. Từ đó mới có sự ủng hộ và mong muốn của người lao động đối với việc phần hoá công ty.
Cổ phần hoá thu hút nguồn vốn từ bên ngoài đối với nhiều công ty như Bưu Điện, Tin Học, Điện tử ...không phải là khó nếu không muốn nói là dễ vì ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của nó hiện tại rất hấp dẫn, cho lợi tức cao. Nhưng đối với ngành vận tải ô tô hiện nay thì có nhiều khó khăn. Số liệu qua các năm ở công ty VTOT số 3 cho thấy lợi nhuận chủ yếu do chênh lệch nhượng bán tài sản.
Với thành tích hoạt động khá khiêm tốn như vậy khi cổ phần hoá việc thu hút vốn từ bên ngoài rất khó vì ít chủ đầu tư nào lại dại dột ném tiền vào một nơi mà lợi tức rất thấp, rủi ro cao.
Để thu hút được nguồn vốn bên ngoài đòi hỏi côngty phải có nhiều nỗ lực hơn nữa. Trước hết phải chứng minh được rằng hoạt động vận tải của công ty hiệu quả thấp không phải là đặc trưng của ngành mà cơ bản là do thiếu vốn để đầu tư đổi mới, nâng cấp phương tiện vận tải đã cũ nát, tiêu hao nhiên liệu lớn, trọng tải thấp gây ra. Gây dựng niềm tin vào khả năng phát triển của ngành trong tương lai và những thuận lợi của nó.
Chưa hết, công ty còn phải lập những dự án khả thi về đầu tư nâng cấp phương tiện vận tải, kế hoạch và chiến lược kinh doanh của công ty để đảm bảo một sự chắc chắn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra công ty phải thừa nhận những tồn tại trong công ty và cam kết sửa đổi để thích nghi với cơ chế và cách làm ăn mới.
-Thứ hai, tăng cường liên doanh, liên kết.
Huy động vốn nhằm mục đích đầu tư đổi mới phương tiện, tăng năng lực vận chuyển và củng cố sản xuất kinh doanh. Hiện nay công ty thực hiện liên doanh để tạo vốn trực tiếp, có các hình thức sau đây:
+Hình thức góp vốn 100% của bên liên doanh (lái xe). Theo hình thức này công ty có trách nhiệm cung cấp giấy tờ hợp lệ để xe có thể hoạt động trên danh nghĩa là xe công ty nếu có điều kiện thì công ty còn cung cấp hàng hoá. Ngược lại bên liên doanh phải trả cho công ty một khoản phí nhất định theo thoả thuận.
+Hìnhthức cùng góp vốn: bên góp vốn với công ty góp một phần dựa vào khả năng tài chính của mình. Phần còn lại công ty sẽ chịu trách nhiệm đóng góp. Mọi sự phân chia quyền lợi và trách nhiệm liên quan đều được thoả thuận trong hợp đồng giữa hai bên.
Theo đánh giá của các chủ xe thì mức phí đóng góp cho công ty là khá cao, chính điều này không khuyến khích họ làm việc với công ty. Có nhiều lái xe rút khỏi liên doanh, trả xe làm cho năng lực vận chuyển của công ty giảm sút. Phương tiện vận tải đã thiếu nay càng găp nhiều khó khăn hơn.
Để duy trì được năng lực vận chuyển và tăng mạnh trong các năm tới đòi hỏi công ty phải áp dụng mức phí thấp hơn, nhièu lúc phải chịu thiệt về mình để lấy lợi lâu dài về sau. Hạ thấp mức phí hiện nay là 610000 đồng/tháng đối với xe khoán. Phải lấy số lượng đầu xe tăng lên bù đắp những chi phí mất đi do việc giảm phí. Nếu làm được điều này thì việc huy động vốn đầu tư phương tiện mới tăng năng lực vận chuyển, tăng hiệu quả hoạt động gặp nhiều thuận lợi.
Như vậy với việc tạo ra nhiều lợi ích hơn nữa cho các lái xe sẽ hạn chế việc lái xe rút khỏi liên doanh, trả xe. Hơn nữa nó còn kích thích các chủ xe liên doanh với công ty và tăng năng lực vận chuyển của công ty lên.
Ngoài ra bằng tận dụng nguồn vốn của công ty khác để tăng năng lực vận chuyển và thu lợi nhuận. côngty liên kết với các công ty vận tải khác trong vấn đề vận chuyển hàng hoá có tính chất mùa vụ cụ thể như sau :
Khi công ty huy động hết các xe vận chuyển hàng hoá mà không hết thì có thể nhường lại cho công ty khác vận chuyển dưới danh nghĩa của công ty VTOT số 3 và công ty thu một khoản phí nhất định. Ngược lại công ty VTOT số 3 cũng vận chuyển hàng hoá cho công ty khác khi công ty có xe nằm chờ hàng.
Việc liên kết trên tạo điều kiện thuật lợi cho các bên vừa tăng dianh thu, lợi nhuẫn, sản lương vận chuyển và uy tín đối với khách hàng mà không cần đầu tư cho phương tiện mới.
-Thứ ba, công ty phải giải quyết tốt như công việc thu hồi nợ từ khách. không để nợ dây dưa kéo dài, thanh lý hợp đồng dứt khoát. tuy nhiên để thu nợ đúng hạn đòi hỏi công ty có nhiều khéo léo. Không chỉ đơn thuần dựa tính pháp lý đã ký kết trong hợp đồng mà áp dụng. Nếu như vậy sớm hay muộn cũng mất khách. Điều mấu chốt ở đây là phải thoả thuật đàm phán vì trong cơ chế ngày nay phải cho nợ mới tính chuyện làm ăn lâu dài. Trước hết công ty phải dựa vào hợp đồng ký kết để thu hồi nợ, sau đó phải trình bày, làm cho khách hàng hiểu được khó khăn của công ty lớn nhất hiện nay là vấn đề vốn và nếu thiếu nó sẽ gây đình trệ sản xuất, vốn của công ty ít vì vậy việc thu hồi nợ đúng thời hạn có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Kết quả cuối cùng là khách hàng thông cảm và chấp nhận thanh toán. Trong quá trình thu nợ thì công ty phải luôn nhắc nhở khách hàng để khách hàng có sự chuẩn bị trước, tránh tình trạng bị động và không thanh toán đúng thời hạn gây khó khăn cho công ty.
Tóm lại để thu hồi vốn đúng hạn thì công ty phải kết hợp cả hai biện pháp. đó là “cả tình cả lý”
-Thứ tư, công ty có thể huy động vốn từ việc thanh lý các phương tiện vận tải. Trong số xe ô tô của công ty thì hầu hết số xe IFA và ZIL 130 đã cũ, đầu tư từ năm 1990 và đã hết khấu hao. Việc thanh lý các xe sẽ tạo cho công ty một nguồn vốn nhất định để đầu tư phương tiện mới.
Tóm lại để huy động vốn một cách có hiệu quả thì công ty VTOT số 3 phải thực hiện những biện pháp sau:
Nhanh chóng cổ phần hoá công ty VTOT số 3 thành công ty cổ phần VTOT số 3.
+Tăng cường liên doanh liên kết.
+giải quyết tốt công tác thu hồi nợ từ khách hàng, tránh để tình trạng nợ quá hạn.
+Huy động vốn từ việc thanh lý các phương tiện vận tải cũ.
2.2. Về sử dụng vốn.
Sử dụng vốn một cách có hiệu quả sẽ làm giảm nhu cầu về vốn đầu tư. ở công ty VTOT số3 theo đánh giá trong thời gian qua việc hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng suy giảm, vì vậy yêu cầu phải chú trọng đến vấn đề này :
+Trước hết với một số vốn không tăng có thể tăng được doanh số hoạt động, tạo điều kiện tăng lợi nhuận nếu như công ty tăng được tốc độ vốn luân chuyển, ta có:
Tổng doanh thu = Vốn lưu động bình quân x Hệ số luân chuyển
Như vậy trong điều kiện vốn không đổi, nếu tăng được hệ số luân chuyển sẽ tăng được doanh thu.Chẳng hạn năm 2000 nếu hệ số luân chuyển là 14 thì doanh thu của công ty là 49,003 tỷ.
+Với một số vốn lưu động ít hơn nếu tăng tốc độ luân chuyển sẽ đạt được doanh số như cũ, thậm chí còn cao hơn. Nếu năm 1998 số vòng quay của vốn lưu động là 13,5 thì doanh thu là 69,17 tỷ.
Ta thấy các yếu tố sau ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn ở công ty VTOT số 3 :
+Tình hình thu mua, cung cấp, dữ trự nguyên vật liệu lỏng và rắn.
+Tình hình thanh toán công nợ.
Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại ở khâu dự trữ vật tư rắn và lỏng. Có thể nói việc tồn đọng vật tư rắn do không bán được ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để tránh tình trạng này đòi hỏi công ty phải dự báo chính xác nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ và từ đó dự trữ lượng vật tư hợp lý không để tồn đọng quá lớn. Không nên mua ồ ạt vật tư với khối lượng lớn mà không có sự tính toán và dự báo chính xác.
Đối với nguồn vốn cố định như phương tiện vận tải. để sử dụng có hiệu quả trước hết công ty phải tăng được ngày xe vận doanh tốt lên tức tăng số ngày xe hoạt động tốt đến mức tối đa,tránh tình trạng xe phải nằm vì hư hỏng. Muốn làm được điều này công ty phải làm tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời những sai hỏng xảy ra,kiểm tra xe trước khi đưa vào vận hành và tiến hành bảo dưỡng theo định kỳ.
Không để xảy ra hiện tượng khi nào xe hỏng mới đem vào sửa chữa.Làm được điều này công ty còn tiết kiệm được chi phí sửa chữa lớn,bảo toàn được nguồn vốn.
Việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn thể hiện ở các chỉ tiêu như sức sản xuất của vốn cố định, sức sinh lời của vốn cố định, sức sản xuất của vốn lưu động,mức sinh lời của vốn lưu động ... đều tăng so với những năm trước. Để có được kết quả một cách tốt nhất đòi hỏi công ty phải tính toán các chỉ tiêu theo định kỳ để so sánh, đánh giá những tiến bộ đạt được, nếu không phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục và không mắc phải sai lầm trong thời gian tới.
Việc sử dụng vốn hiệu quả có tác dụng trên cả hai phương diện, thứ nhất nó làm giảm nhu cầu về vốn, công ty sẽ phải huy động vốn ít hơn do đó lãi suất mà công ty phải trả ít hơn và công ty có điều kiện đầu tư cho lĩnh vực khác mà không cần gia tăng vốn vay. Thứ hai, việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ trực tiếp tác động tới tăng doanh thu, lợi nhuận làm cho hiệu quả hoạt động của công ty tăng lên.
Biện pháp 3 : Về đầu tư cho phương tiện vận tải.
Qua phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian qua (1998-2000) và tìm ra nguyên nhân, ta thấy yêu cầu đầu tư phương tiện mới là yêu cầu bức thiết của công ty và cần phải đáp ứng kịp thời.
Khi đầu tư mua phương tiện mới công ty phải căn cứ vào:
+Nhu cầu thị trường hiện tại và trong tương lai. Đây là yếu tố hàng đầu vì công ty đầu tư phương tiện mới nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của thị trường. công ty phải xem xét loại xe, trọng tải, nguồn gốc và độ tin cậy mà khách hàng ưa chuộng như Huyndai của Hàn Quốc trọng tải 11 tấn, Kamaz của Liên Xô cũ trọng tải 9 tấn, từ đó mới tăng được khả năng cạnh tranh của công ty lên. Đây là yêu cầu phải được xét đến đầu tiên vì tầm quan trọng của nó và ảnh hưởng về lâu dài đối với hiệu quả hoạt động của công ty.
Nhu cầu thị trường hiện nay là các xe trọng tải lớn như xe Hyundai, Kamaz, và đặc biệt là xe Đầu kéo có trọng tải 27 tấn chuyên vận chuyển container, loại xe này công ty hiện tại chỉ có hai chiếc, quá ít để có thể đáp ứng được nhu cầu. Có nhiều lúc có hàng nhưng không có xe và đây là một điều đáng tiếc,nó đòi hỏi công ty phải nhanh chóng đầu tư mới.
+ Khả năng tài chính của công ty : vốn để đầu tư đổi mới phương tiện vận tải đối với công ty VTOT số 3 rất khan hiếm vì vậy khi đầu tư phải chú ý đến vấn đề giá của xe, nếu không sẽ vượt quá khả năng của công ty và dự án đầu tư không có tính khả thi. Xe Mỹ, Nhật giá thành quá cao trên 400 triệu mà trọng tải chỉ 7,5 tấn nên sẽ không nằm trong kế hoạch đầu tư của công ty. Tuy nhiên song song với giá là vấn đề chất lượng xekhông được xem nhẹ. Qua nghiên cứu ta thấy xe Trung Quốc tuy giá rẻ nhưng chất lượng lại không đạt yêu cầu, tuổi thọ các cua tổng thành thấp.
Như vậy để đầu tư công ty cần phải xem xét trọng tải, giá cả, chất lượng phù hợp với khả năng tài chính của công ty. Các loại xe mà công ty nên mua là xe Hyundai của Hàn Quốc đã qua sử dụng còn trên 80% là phù hợo về giá cả, chất lượng cao, trọng tải lớn, có kích thước thùng bệ dài 6,5 m là phù hợp với thị trường và đạt hiệu quả kinh doanh cao.
+ Phụ tùng thay thế: trong quá trình hoạt động thì xe không thể tránh khỏi hao mòn, hỏng hóc cần sửa chữa và có phụ tùng thay thế. Xe Trung Quốc và xe Kamaz của Liên Xô cũ phụ tùng thay thế rất khan hiếm. Vì vậy hai loại xe này công ty không nên đầu tư.
+Khả năng thích ứng với điều kiện đường xá, khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là những vùng xe của công ty hoạt động. Trước hết về đường bộ mà công ty hoạt động như trên tuyến đường Tây Bắc hạn chế xe có trọng tải lớn hoạt động như xe Hyundai DK trọng tải 27 tấn. Ngoài ra khí hậu nóng ẩm nhiệt đới của Việt Nam làm ăn mòn nhanh máy móc thiết bị.
+Kế hoạch và chiến lược của công ty trong thời gian tới. Để đầu tư có hiệu quả, tăng năng lực vận chuyển phù hợp, không để tình trạng mua xe về nhưng không có hàng chở thì công ty phải dựa vào số đầu xe, trọng tải mà công ty đã có đáp ứng được hết nhu cầu vận chuyển hay không và sản lượng dự kiến của công ty. Bộ phận đầu tư cần phải kết hợp chặt chẽ với phòng kế hoạch và phòng marketing để xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể.
+Công ty cần nắm bắt thông tin về giá cả của thị trường để tránh tình trạng mua “ hớ”.Một vấn đề quản trọng nữa là công ty phải đánh giá chính xác giá trị của xe, tình trạng của xe về máy móc thiết bị, thùng bệ … Như vậy bộ phận đầu tư phải kết hợp với các xưởng sửa chữa có kinh nghiệm trong công việc này để thực hiện kế hoạch đầu tư một cách tốt nhất.
Để thực hiện nhiệm vụ trên công ty mua 6 xe Hyundai do Hàn Quốc sản xuất đã qua sử dụng loại 3 trục trọng tải 10-15 tấn.
380.800.000 đồng
15.200.000 đồng
30.000.000 đồng
24.000.000 đồng
24.000.000 đồng
450.000.000 đồng
2.700.000.000 đồng
* Giá mua
* Thuế 4%
* Cải tạo thùng bệ
* Đầu tư 10 bộ lốp
* Tổng một xe
* Tổng đầu tư 6 xe
Kế hoạch vận tải khi đầu tư 6 xe ô tô Hyundai
- Thời hạn thu hồi vốn 9 năm, tính ra một năm là 50 triệu, bình quân một tháng 4.167.000 đồng
-Ngày xe tốt 27 ngày /tháng
-Ngày xe doanh vận 25 ngày
-Tổ chức vận chuyển Hà nội -TP Hồ Chí Minh:1 tháng 2 vòng = 4 chuyến
-Trọng tải hàng hoá bình quân =13 tấn
-Cự ly vận chuyển bình quân =1750 Km /lượt
-Đơn giá vận chuyển 600.000 đồng /tấn tới đích
Tính toán cụ thể cho một xe như sau
-Sản lượng
+Tấn hàng vận chuyển : 13 tấn x 4 = 52 tấn
+Tấn hàng luân chuyển :52 tấn x 1750 =91000TKm
-Tổng doanh thu: 600.000 đồng x 52tấn =31.200.000 đồng
-Tổng chi phí : 28.515.000 đồng
trong đó : +lương 13% 4.056.000 đồng
+BHXH + BHYT 84.000 đồng
+ nhiên liệu 8.845.000 đồng
+dầu mỡ phụ 370.000 đồng
+trích săm lốp 2.800.000 đồng
+sửa chữa thường xuyên 1.000.000 đồng
+khấu hao cơ bản 4.167.000 đồng
+khấu hao SCL 500.000 đồng
+quản lý phí 1.012.000 đồng
+ chi phí cầu đường 2.036.000 đồng
+nộp lãi vay 3.645.000 đồng
-Thuế GTGT : 635.000 đồng
-Lợi nhuận của doanh nghiệp 2.050.000 đồng
Như vậy khi đầu tư cho phương tiện mới hiệu quả của công ty tăng một cách rõ rệt. Cụ thể là sản lượng vận chuyển tăng làm tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và các khoản nộp cho ngân sách.
Biện pháp 4 : Về thành lập phòng marketing.
Sự đình trệ trong hoạt đông vận tải hàng hoá của công ty VTOT số 3 ngoài một số nguyên nhân như phương tiện vận tải lạc hậu, giá cước vận tải thấp …thì sự biến động liên tục của hàng hoá trên các tuyến đã cản trở công ty rất nhiều trong việc tăng sản lượng vạn chuyển, tăng doanh thu và lợi nhuận cho. công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tạo nguồn hàng ổn định vì sự cạnh tranh rất mạnh của vận tải tư nhân, vì vậy số xe nằm chờ hàng khá cao.
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì hoạt động marketing càng giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Thời bao cấp đã là quá khứ và công ty phải hoàn toàn chủ động quyết định lấy số phận của chính mình. Đặc biệt với công ty VTOT số 3 thì đầu ra chính là sản lượng hàng hoá vận chuyển. Nếu có hàng cho xe chạy thì công ty mới có doanh thu, tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong công ty và ngược lại xe nằm chờ và người lao động không có thu nhập.
Công ty luôn mong muốn tăng sản lượng hàng hoá vận chuyển, tăng doanh thu nhưng lại không có biện pháp cụ thể nào. Hàng hoá vận chuyển chủ yếu dựa vào các khách hàng truyền thống. Vì vậy trong những năm qua sản lượng vận chuyển của công ty tăng không đáng kể. Đã đến lúc công ty cần có một hướng mới trong việc tìm kiếm nguồn hàng vận chuyển ở bên ngoài khách hàng quen thuộc, có như vậy công ty mới tăng được nhanh, mạnh sản lượng hàng hoá vận chuyển.
Thực tế hiện nay công ty chưa có một phòng nào riêng biệt nào đứng ra đảm trách về công tác marketing và tìm hiểu thị trường. Một câu hỏi rất khó trả lời là tại sao trong một thời gian dài và cho đến tận thời điểm hiện nay từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước không còn bao cấp nữa tức công ty phải tự tìm đến khách hàng và tự lo cho mình hàng hoá để vận chuyển trong khi hầu hết các doanh nghiệp khác thì không thể thiếu.Phải chăng công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác marketing và tìm hiểu nhu cầu thị trường.Tình trạng xe nằm chờ hàng kéo dài với nhiều xe gây cho công ty nhiều khó khăn, sức ép về tạo việc làm cho lao động, hoạt động vận tải thua lỗ và nếu có lời thì lợi nhuận cầm chừng như đã trình bày ở trên và rất thấp.
Yêu cầu huy động vốn để đầu tư đổi mới phương tiện đặt ra rất cấp thiết và cần được nhanh chóng triển khai để đưa công ty ra khỏi giai đoạn trì trệ như hiện nay.Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là hàng hoá ở đâu cho những xe mới đầu tư này trong khi với tiện vận tải hiện có thì công ty không đủ hàng cho xe chạy và có một số xe nằm chờ.
Trước những vấn đề như vậy tính cấp thiết của việc thành lập một bộ phận chuyên về công tác marketing và nghiên cứu thị trường là hết sức đúng đắn và cần được sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty trong việc chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí để nhanh chóng thành lập một phòng marketing.Tuy nhiên khó khăn ở đây là khái niệm về marketing xem ra còn khá mới mẻ với công ty. Việc nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường về vận chuyển hàng hoá,ký kết hợp đồng do phòng marketing đảm nhiệm từ trước tới nay chưa có ở công ty. Xác định bước đầu thành lập phòng marketing và đưa nó đi vào hoạt động ở công ty VTOT số 3 là cả một vấn đề nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng với công ty và yêu cầu phải nhanh chóng thành lập.
Việc thành lập phòng marketing bước đầu phải thử nghiệm tính thiết thực mà nó mang lại, vì vậy theo tôi phòng nên chỉ có ba người, một trưởng phòng làm công tác chỉ đạo và tổng hợp kết quả và hai nhân viên chuyên vào tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu vận tải hàng hoá của các doanh nghiệp, các nhu cầu hiện tại và trong tương lai. Từ đó mới tiếp cận với khách hàng và ký hợp đồng vận chuyển. Ngoài ra phòng marketing còn có nhiệm vụ quảng cáo về công ty cho khách hàng hiểu và giúp khách hàng có đủ thông tin cần thiết để tạo dựng mối làm ăn lâu dài.
Công việc đầu tiên là tuyển nhân viên. Do lần đầu tiên thành lập nên đòi hỏi phải là những người có kinh nghiệm từ 2-3 năm trở lên, kỹ năng ưu tiên là năng động, giao tiếp tốt, có thể làm việc độc lập và thành thạo về chuyên môn marketing. Nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên marketing như sau:
-Điều tra thị phần các tuyến xác định, các tuyến cơ bản và tuyến triển vọng, xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp.
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường mà trực tiếp là các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hoá hoặc nguyên vật liệu như nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất phân bón, các doanh nghiệp sản xuất xe máy… đặc biệt các công ty hoạt động xuất nhập khẩu.
-Tìm được khách hàng có nhu cầu để ký hợp đồng vận chuyển nhằm tăng sản lượng vận chuyển cho công ty.
-Thiết kế hệ thống thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp.
- Phải làm cho khách hàng nắm được những thông tin đầy đủ về công ty, tạo dựng niềm tin với khách hàng để giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài.
-Điều tra thường xuyên, theo dõi động thái và thực trạng của các đối thủ canh tranh để có những đối sách hợp lý.
-Ngoài công việc về vận tải ra thì phòng marketing còn có nhiệm vụ nghiên cứu và dự báo nhu cầu về vật tư lỏng và rắn để có lượng dự trữ tối ưu, tránh tình trạng tồn đọng vật tư dẫn đến ứ đọng vốn.
Mặt khác để khuyến khích phòng marketing trong việc tạo ra nguồn hàng thì công ty cần phải có một chính sách hợp lý. Theo tôi ngoàitiền lương làm việc theo thời gian ra côngty cần trích thưởng theo phần trăm doanh thu của hợp đồng mà phòng marketing ký kết được.Với cơ chế đãi ngộ này chắc chắn sản lượng vận chuyển của công ty nhất định tăng mạnh.
Chưa hết, để đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận marketing và có những điều chỉnh kịp thời công ty phải xây dựng các chỉ tiêu đánh giá như sau :
* Tốc độ tăng sản lượng hàng hoá vận chuyển
* Tốc độ tăng doanh thu
* Tốc độ tăng lợi nhuận
Các chỉ tiêu này phải so sánh với những năm trước để thấy rõ những kết quả mà phòng marketing đạt được.
Tóm lại, mục đích cuối cùng của việc thành lập phòng marketing là tăng sản lượng không ngừng, dự báo chính xác nhu cầu vật tư lỏng, rắn và nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty.
Một số kiến nghị:
1. Công ty đã có công văn số 52/TCKT ngày 29/2/2000 gửi Cục ĐBVN về việc xác định thuế GTGT đối với dịch vụ vận tải và sửa chữa theo tinh thần công văn số 7008 tcn/nv2 ngày 6/12/1999 là không hợp lý và rất phức tạp trong khâu tập hợp hoá đơn chứng từ, hạch toán và thanh quyết toán với khách hàng. Đề nghị Cục ĐBVN kiến nghị với Tổng cục thuế về những khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện công văn số 7088 tct/nv2 và cho áp dụng một mức thuế suất là 5% đầu ra đối với kinh doanh dịch vụ vận tảivà sửa chữa không bóc tách những hoá dơn đầu vào hay không có hoá đơn đầu vào.
2. Loại hình vận chuyển container qua cảng Hải Phòng ngày càng tăng và hình thức vận chuyển rất ưu việt. Hiện nay công ty đã đầu tư xe vận chuyển loại hàng này và cũng dần tăng lên, song sự vận hành loại xe này hiện nay còn một số trắc trở do một số giấy phép tồn tại từ lâu xem ra không còn phù hợp nữa.Đặc biệt là giấy phép lưu hành thủ tục khá phiền hà mà thời hạn tạm cấp tối đa là 3 tháng. Việc quy định chiều rộng, chiều cao, trọng tải trên xe xem ra không cầnthiết vì cấu tạo của xe container đã được chuẩn theo tiêu chuẩn các loại container 20 hoặc 40. Xe đầu kéo và rơmoóc đă được kiểm định nghiêm ngặt thông qua “đăng kiểm”. Lái xe căn cứ vào biển báo chỉ dẫn trên các tuyến mà chấp hành. Nếu vi phạm đương nhiên xử lý theo luật định, vì vậy đề nghị Cục ĐBVN,Bộ GTVT xem xét bỏ các loại giấy phép này.
3. Về việc thu phí giao thông
Qua thực tế sản xuất kinh doanh hiện nay việc hình thành các trạm thu phí trên các tuyến quá nhiều, đầu tư lớn và hiệu quả thấp, phí giao thông trên một số tuyến quá cao chiếm trên dưới 10% doanh thu làm cho sản xuất vận tải đã khó khăn nay lại khó khăn hơn. Đề nghị Cục ĐBVN, Bộ GTVT xem xét giảm mức thu phí giao thông trên quốc lộ 5 và quốc lộ 1A và nên nghiên cứu thu phí giao thông qua xăng dầu là hợp lý nhất, không gây phiền hà và tốn kém, chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao.
4. Giá cước vận tải
Hiện nay giá cước vận tải ô tô rất thấp và có xu hướng giảm dần, thị trường vận tải hầu như không kiểm soát được do sự biến động liên tục về giá cước vận chuyển vì vậy không xác định được doanh thu vận tải nên việc thu thuế (theo khoán) chắc chắn Nhà nước thâts thoát lớn. Kể từ khi có giá cước theo QĐ36/VGCP-CNTDDN các chủ vận tải khi vận chuyển hàng cho miền núi hoặc hàng có vốn ngân sách hầu như không được hưởng trợ giá cước, vì Nhà nước chuẩn tiền trợ giá cho các địa phương,khi các địa phương thuê xe lại áp dụng giá cước theo thoả thuận giữa hai bên.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm khắc những xe chở quá tải trên tất cả các tuyến mới quả lý được giá cước và bảo vệ được đường cũng như các công trình giao thông.
Như vậy những lợi ích có được từ việc thành lập phòng marketing là rất lớn. Thử tưởng tượng xem nếu không có phòng marketing thì hiệu quả của hoạt động vận tải sẽ không được cải thiện, lợi nhuận thấp và có tính cầm chừng thậm chí còn thua lỗ, đặc trưng là trong năm 1999 vận tải lỗ 168 triệu đồng. Còn trong năm 2000 lợi nhuận vận tải rất thấp, chỉ đạt 20 triệu đồng.Tính bình quân mỗi xe chỉ đạt mức lợi nhuận là 12307 đồng/tháng.
Ngoài việc tác động một cách trực tiếp tới sản lượng hàng hoá vận chuyển, tăng doanh thu, lợi nhuận, thu nhập cho người lao động và đặc biệt là lợi nhuận thìó còn mang ý nghĩa quyết định tới việc thực thi các giải pháp khác như giải pháp huy động vốn cho công ty trong thời gian tới cũng như giải pháp đầu tư đổi mới phương tiện vận tải.Thực tế mà nói nếu không tăng được sản lượng hàng hoá vận chuyển thì việc huy động vốn để đầu tư cho phương tiện là không có ý nghĩa.
Kết luận.
Trong cơ chế thị trường thì hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì vậy nó bắt buộc mọi doanh nghiệp phải huy động tối đa và sử dụng mọi nguồn lực hiện có một cách tối ưu nhất để đạt được hiệu quả và lợi nhuận là yếu tố hàng đầu để đánh giá, xem xét một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không.
Mặc dù công ty vận tải ô tô số 3 với ưu thế hoạt động lâu năm như uy tín, tay nghề lái xe, trình độ của các thợ sửa chữa và các mối khách hàng quen thuộc, có thể nói rằng trong những năm qua công ty vận tải ô tô số 3 hoạt động chưa thực sự có hiệu quả, cụ thể biểu hiện qua kết quả hoạt động là lợi nhuận vận tải rất thấp, thậm chí lỗ và chủ yếu do chênh lệch nhượng bán tài sản.
Trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã có dịp nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty thời gian qua, tìm ra được nguyên nhân thấy rõ được tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động đối với công ty và tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian tới.
Dựa trên lý luận về hiệu quả kinh tế và qua phân tích thực trạng của công ty các giải pháp tập trung vào nhân lực đề cập đến vấn đề tuyển mộ, giải quyết lao động dư thừa, bố trí, sắp xếp lại lao động, khuyến khích vật chất, tinh thần và kỷ luật người lao động. Giải pháp huy động và sử dụng vốn làm rõ các nguồn vốn để công ty có thể huy động với chi phí thấp nhất và sử dụng có hiệu quả. Giải pháp đầu tư đổi mới phương tiện vận tải để củng cố và nâng cao năng lực vận chuyển của công ty. Giải pháp thành lập phòng marketing nhằm tạo và tăng nguồn hàng nhanh chóng cho công ty trong thời gian tới.
Bên cạnh những vấn đề được giải quyết, bài viết còn chưa đề cập đến hoặc đề cập chưa đầy đủ các vấn đề sau: tìm hiểu chi phí, lợi nhuận và thi phần các tuyến để chỉ ra các tuyến cơ bản, các tuyến tiềm năng đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cụ thể để thu hút và giữ khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Chưa xây dựng được chương trình phát triển nhân lực đồng bộ gồm hai phần chủ yếu tuyển mộ, khuyến khích tinh thần làm việc, chỉ dừng lại ở phương hướng mà chưa cụ thể số lượng đào tạo lại, tuyển mộ hàng năm, các bước đi trong khích lệ tinh thần làm việc và đào tạo đội ngũ kế vị.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp.
PGS.TS Nguyễn Hữu Huy (chủ biên) Nhà xuất bản Giáo dục-1998.
Kinh tế và quản lý Công nghiệp.
GS.TS Nguyễn đình Phan (chủ biên) Nhà xuất bản Giáo dục-1998.
Giáo trình Quản trị Doanh nghiêp.
PGS.PTS Lê văn Tâm (chủ biên) Nhà xuất bản Giáo dục –1998.
4. Tạp chí GTVT các số năm 1999, 2000.
5. Các tài liệu có liên quan .
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0098.doc