Lời mở đầu
Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước điện lực là một ngành đóng vai trò rất quan trọng, nó là điều kiện là cơ sở để cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Do vậy đầu tư phát triển ngành điện là chủ trương đi trước một bước của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành điện.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, cùng với xu thế toàn cầu hoá khu vực hoá đặ
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Những biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp xây lắp điện – Công ty điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t các doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh lớn. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp nói chung và công ty xây lắp điện lực nói riêng phải tự tìm cách để giành vị thế trên thị trường.
Một vũ khí cạnh tranh mà các doanh nghiệp xưa nay vẫn dùng là tìm cách hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất kinh doanh so với các đối thủ khác trên thị trường từ đó có cơ hội giảm giá bán. Xác định được vai trò to lớn của công tác hạ giá thành và ý nghĩa thiết thực mà công tác hạ giá thành đem lại, ban lãnh đạo Xí nghiệp xây lắp điện đã không ngừng tìm ra các biện pháp để hoàn thành tốt công tác này góp phần giúp Xí nghiệp từng bước khẳng định vị trí của mình trong toàn Công ty cũng như toàn nghành Điện, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín chất lượng và khả năng thắng thầu các công trình.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác hạ giá thành của xí nghiệp, được sự đồng ý và hướng dẫn nhiệt tình của thầy GS –TS Phạm Hữu Huy cùng toàn thể nhân viên cán bộ trong xí nghiệp em quyết định chọn đề tài:
“Những biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp điện – Công ty điện lực I”
Nội dung luận văn gồm hai phần:
Phần I. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của xí nghiệp xây lắp điện trong thời gian qua.
Phần II. Một số biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành sản phẩm ở xí nghiệp Xây lắp điện
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS – TS Phạm Hữu Huy cùng các cô chú cán bộ của Xí nghiệp xây lắp điện đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Phần 1
Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và giá thành của xí nghiệp xây lắp điện trong thời gian qua
I. tổng quan về xí nghiệp xây lắp điện.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp.
Xí nghiệp Xây Lắp Điện trực thuộc công ty Điện Lực I, là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 23/10/1993 theo quyết định số 532 NL/TCCB - LD của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công nghiệp) trên cơ sở sáp nhập hai Xí nghiệp là Xí nghiệp Xây Lắp Điện Lực và Xí nghiệp Lắp đặt điện hạ thế trực thuộc Sở Điện lực Hà Nội. Trụ sở của doanh nghiệp đặt tại số 1, đường An Dương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Xí nghiệp Xây Lắp Điện là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với ngành nghề sản xuất chính là xây dựng, sửa chữa các công trình công nghiệp và dân dụng.
Xí nghiệp Xây Lắp Điện là một đơn vị kinh tế cơ sở có tư cách pháp nhân không đầy đủ, thực hiện hạch toán kinh tế phụ thuộc trong Công ty Điện lực I, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, được đăng ký kinh doanh theo nhiệm vụ của Bộ qui định.
- Nguồn vốn kinh doanh ban đầu của Xí nghiệp là 2.119 triệu đồng, Trong đó :
Vốn cố định : 1519 triệu đồng
Vốn lưu động: 600 triệu đồng.
- Theo nguồn vốn :
Vốn ngân sách cấp: 2147 triệu đồng.
Vốn tự bổ xung: 72 triệu đồng
Xí nghiệp Xây Lắp Điện lực là một đơn vị của Công ty Điện lực I, thuộc ngành công nghiệp nặng, được thành lập lại từ năm 1993 đến nay chưa phải là dài, do đó nó đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Xí nghiệp Xây Lắp Điện ngày càng mở rộng về quy mô cũng như cơ cấu, hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho Đất nước, góp phần làm giảm tổn thất điện năng, đem ánh sáng đến mọi miền Tổ quốc đặt biệt là đồng bào vùng sâu vùng xa, và cũng đã tham gia xây dựng công trình với nước bạn Lào. Trong tương lai Xí nghiệp chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành tựu hơn nữa.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp Xây Lắp Điện
Là đơn vị phụ trợ thuộc Công ty Điện lực I, Xí nghiệp Xây Lắp Điện có đăng ký ngành nghề kinh doanh:
Xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình đường dây và trạm điện.
Xây dựng, sửa chữa công trình công nghiệp và dân dụng.
Theo chứng chỉ hành nghề xây dựng số 53 BXD/CSXD ngày 14/4/1999 của Bộ Xây dựng và quyết định số 2163 EVN/ĐLI-3 ngày 3/5/1999 của Công ty Điện lực I, Xí nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
Xây lắp các kết cấu công trình, thi công móng công trình.
Gia công, lắp đặt các kết cấu kim loại hòm tủ, bảng điện, cấu kiện bê tông đúc sẵn cho đường dây và trạm điện đến 35KV.
Xây dựng đường dây và trạm điện đến 110KV và một số hạng mục (gói thầu) đường dây có điện áp đến 220KV.
Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp nhóm C.
Phạm vi hoạt động trên toàn quốc
3. Quy trình thực hiện tác nghiệp để hoàn thành một công trình xây lắp điện
Căn cứ vào các văn bản quy định về công tác xây dựng cơ bản hiện hành nhằm đưa công tác thi công và hoàn thành một công trình xây lắp điện trong xí nghiệp được đồng bộ và hiệu quả. Việc hoàn thành một công trình xây lắp cần trải qua các bước sau:
Bước 1 Chuẩn bị
(Sau khi đã nhận quyết định thực hiện đề án của công ty điện lực 1 )
Nhiệm vụ của phòng kế hoạch:
Ký hợp đồng với bên A
Làm lệnh giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công
Tổ chức giao nhận tuyến công trình
Nhiệm vụ của đơn vị thi công
Xây dựng kế hoạch tiến độ thi công
Xây dựng kế hoạch tiến độ cung cấp vật tư
Thống kê vật tư
Khảo sát địa bàn thi công
Nhiệm vụ của phòng vật tư
Căn cứ vào lệnh giao nhiệm vụ của phòng kế hoạch để có kế hoạch cung ứng
Đối chiếu giữa lệnh cấp vật tư và hàng tồn kho theo dõi đôn đốc các đơn vị gia công chế tạo
Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán
Căn cứ vào tiến độ thi công để cung cấp tài chính
Căn cứ vào lệnh giao nhiệm vụ cho đơn vị thi công mở sổ theo dõi công trình
Nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động tiền lương
Căn cứ vào lệnh giao nhiệm vụ để điều động nhân lực
Bước 2 Thực hiện
Nhiệm vụ của các bộ phận trong giai đoạn này như sau:
Đối với đơn vị thi công
Căn cứ vào tiến độ thi công, tiến độ cung cấp vật tư để viết phiếu lĩnh vật tư ( yêu cầu vật tư đến đâu viết phiếu đến đó)
Phải thực hiện đúng tiến độ thi công nếu có phát sinh phải báo ngay với xí nghiệp( phát sinh về khối lượng chất lượng quy cách báo cho phòng kế hoạch.)
Đăng ký trực tiếp với đội xe khi có yêu cầu xe chở vật tư xuống công trình
Đối với phòng kế hoạch
Đôn đốc các đơn vị thi công
Cử cán bộ kỹ thuật xuống giám sát công trình, quản lý tiến độ và chất lượng
Có biện pháp xử lý kịp thời các phát sinh khi đơn vị thi công thông báo
Hàng ngày báo cáo với giám đốc về tiến độ thi công
Đối với phòng tài chính kế toán
Đảm bảo tài chính cho mua sắm vật tư
Cấp tiền lương tạm ứng, tiền giao dịch theo quy chế cho xí nghiệp đề ra
Khi có vướng mắc về nguyên tắc tài chính báo ngay với giám đốc để giải quyết
Đối với phòng vật tư
Khi có thông báo gia công chế tạo xong báo phòng kế hoạch nghiệm thu
Cấp phát vật tư theo yêu cầu tiến độ thi công
Nếu có vướng mắc báo với phòng kế hoạch
Đối với phòng tổ chức lao động tiền lương
Giải quyết kịp thời quyền lợi của người lao động
Thường xuyên xuống công trường kiểm tra việc thực hiện kỷ luật lao động và xuống đội lao động
Phối hợp với phòng hành chính kịp thời xử lý những hiện vi phạm kỷ luật lao động tài sản vật tư
Bước 3 Kết thúc
Đối với đơn vị thi công
Khi công trình hoàn thành lập hồ sơ nghiệm thu theo quy định
Đối với phòng kế hoạch
Nghiệm thu nội bộ
Trong quá trình nghiệm thu phòng kế hoạch thay mặt xí nghiệp lập các biên bản với bên A
Đối với phòng tài chính kế toán( nhóm quyết toán)
Nhận đầy đủ hồ sơ quyết toán công trình của phòng kế hoạch( gồm: dự toán đề án thiết kế, bản vẽ thi công, biên bản nghiệm thu bàn giao công trình, quyết toán vật tư)
Căn cứ hồ sơ quyết toán sau 3 – 7 ngày nhóm quyết toán duyệt khối lượng vật tư, nhân công đối với đơn vị thi công.
4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm xây lắp
4.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất của Xí nghiệp
4.1.1 Mô hình tổ chức quản lý
Với tính chất sản xuất của xí nghiệp là xây lắp các công trình điện có quy mô nhỏ phổ biến ở mức 100 – 900 triệu đồng phân tán hầu hết ở các tỉnh phía bắc từ nghệ tĩnh trở ra. Để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hóa cũng như đảm bảo thực hiện tốt phương án sản xuất kinh doanh xí nghiệp thực hiện mô hình tổ chức quản lý như sau: ( Sơ đồ 1)
Giám đốc
Phòng hành chính (P1)
Phòng kế hoạch (P2)
Phòng tổ chức lao động (P3)
Phòng kỹ thuật (P4)
Phòng tài vụ (P5)
Phòng vật tư (P6)
Ban an toàn
Ban máy tính
Đội xây dựng 2
Đội xây dựng 1
Xưởng cơ khí
Đội điện 9
Đội điện 10
Đội điện 11
Đội điện 2
Đội điện 12
Đội điện 8
Đội điện 14
Đội điện 15
Đội điện 7
Đội điện 6
Đội điện 5
Đội điện 4
Đội điện 3
Đội điện 1
Phó giám đốc Kế hoạch sx
Phó giám đốc XDCB -HC
Phó giám đốc kỹ thuật
Sơ đồ 1. Bộ máy tổ chức quản lý của Xí nghiệp
4.1.2 Mô hình tổ chức sản xuất
Do đặc tính riêng có của hoạt động xây lắp Xí nghiệp xây lắp điện đã tổ chức thành lập các đội chuyên thực hiện xây lắp các công trình điện gọi tắt là các đội điện. Xí nghiệp có 15 đội điện được đánh theo số thứ tự từ 1 đến 12 và đội 14, 16, 18. Mỗi đội có khoảng 15 đến 30 người bao gồm đội trưởng phụ trách chung, 1 kỹ thuật viên và một nhân viên kế toán.
Các đội điện tổ chức thi công công trình theo hợp đồng kinh tế do Xí nghiệp ký kết và theo thiết kế được duyệt.
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức quản lý ở các đội điện
Đội trưởng
Kỹ thuật viên
Nhân viên kinh tế
Nhóm trưởng
Công nhân
Bởi tính chất và nhu cầu của hoạt động xây lắp, ngoài các đội điện xí nghiệp còn thành lập các đơn vị phục vụ cho công tác thi công các công trình gồm:
Đội xe: có nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu
Xưởng cơ khí: có nhiệm vụ gia công chế biến xà sắt, hộp bảo vệ công tơ, hòm Composition
Đội xây dựng chuyên xây vỏ trạm đúc cột điện loại nhỏ, làm móng cột…
4.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là xây dựng mới và sửa chữa các công trình, đặc điểm sản phẩm mang tính đơn chiếc nên mỗi công trình có một quy trình công nghệ riêng, đòi hỏi sử dụng những máy móc thiết bị phương tiện vận tải khác nhau.
Xí nghiệp xây lắp điện đã và đang áp dụng phương pháp tính khấu hao bình quân đối với các loại tài sản cố định.
Do đặc điểm, tính chất kinh doanh đòi hỏi xí nghiệp phải có những chủng loại tài sản cố định khác nhau để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các tài sản cố định, máy móc thiết bị cỡ lớn như: máy khoan cần K125, máy cắt đột liên hợp, máy đột dập và một số phương tiện vận tải truyền dẫn khác như: xe canter 2 tấn, cẩu ZIL 130, KCZ 561K, cẩu IFA ADK70 7tấn … một số vật kiến trúc, nhà cửa thuộc tài sản cố định như: nhà kho tầng một mái bằng, nhà làm việc đội 5, nhà 2 tầng khu B, garage ô tô và phòng y tế … phần lớn đều do vốn tự có của xí nghiệp.
Nhìn chung, hệ thống máy móc thiết bị của xí nghiệp đã cũ, phần lớn là loại trước 1990, phần lớn số máy này đều đã khấu hao hết, công suất thực tế thấp so với thiết kế. Cụ thể, máy khoan cần K125, máy cắt đột liên hợp, máy đột dập, máy khoan bê tông cầm tay, máy trộn bê tông đều đã khấu hao hết. Bên cạnh đó xí nghiệp cũng bổ xung một số máy móc thiết bị mới như : đầu ép cột thuỷ lực 14325mm HQ, bơm thuỷ lực hoạt động bằng tay … một số phương tiện vận tải mới như: xe ô tô Toyota Camry (Năm 2001) xe ô tô tải tự cẩu Ford Tarder …
Cũng như hệ thống máy móc thiết bị hầu hết phương tiện vận tải của xí nghiệp được sử dụng từ năm 1989 khi xí nghiệp mới được thành lập đến nay đã khấu hao hết. Số lượng và chủng loại ít, hầu hết là xe nhỏ. Là một xí nghiệp xây lắp, việc vận chuyển nguyên vật liệu là nhiều hơn so với các ngành nghề khác, nguyên vật liệu có trọng lượng lớn, cồng kềnh như cột bê tông, dây cáp… do đó xí nghiệp nên đầu tư mua sắm các phương tiện vận chuyển có trọng tải lớn để đáp ứng cho công việc vận chuyển nguyên vật liệu kịp thời.
Giá thành sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản cố định. Với công nghệ tiên tiến khép kín, máy móc thiết bị hiện đại càng làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí tiêu hao NVL, năng lượng làm tăng sản lượng sản phẩm…điều đó cho phép giảm chi phí sản xuất, góp phần hạn giá thành sản phẩm. Nhưng tình hình máy móc thiết bị như hiện nay chất lượng và tiến độ thực hiện công trình sẽ không đảm bảo. Trong những năm tới xí nghiệp nên đầu tư nhiều hơn cho công tác hiện đại hoá máy móc thiết bị.
4.3 Về Nguyên vật liệu của Xí nghiệp
Nguyên vật liệu là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ một quy trình sản xuất kinh doanh nào, đối với kinh doanh xây lắp các công trình điện cũng vậy vì chi phí nguyên vật liệu trong xây dựng công nghiếp chiếm tỷ trọng lớn từ 60 đến 70 % tổng chi phí cho công tác xây lắp, khối lượng vận chuyển trong xây lắp cũng lớn hơn nhiều ngành khác. vì vậy, công tác quản lý nguyên vật liệu là một công tác quan trọng xí nghiệp cần chú ý.
Vật liệu trong xây dựng, xây lắp sửa chữa các công trình điện là rất lớn lại thường cồng kềnh, đa dạng về chủng loại. Vật tư phục vụ thi công công trình thường lấy từ các nguồn sau:
- Bên A cấp
- Xí nghiệp mua. Xí nghiệp thường mua những nguyên vật liệu chính sau đó có thể chuyển thẳng đến công trình thi công hoặc có thể nhập kho khi cần sử dụng thì xuất dùng, những nguyên vật liệu được nhập vào kho được bảo quản cẩn thận đảm bảo chất lượng và số lượng, chi phí bảo quản nguyên vật liệu từ 0,1 –0,3 % tổng giá trị nguyên vật liệu.
Một số nguyên vật liệu và đơn vị cung ứng của xí nghiệp:
Cột bê tông – Công ty bê tông Chèm
Máy biến thế – nhà máy thiết bị điện Đông Anh
Cầu trì rơi, công tơ một pha – Công ty cổ phần thiết bị điện Hà nội
Cáp nhôm bọc, cáp Myle – Công ty TNHH Thượng Đình
Máy biến áp dầu 3 pha – Nhà máy chế tạo thiết bị điện
Khoá néo, khóa đỡ – Công ty TNHH cơ khí đúc Tiến Mạnh
Chống sét ống PT – Công ty TNHH Thương mại Vũ Cường
Cột điện bê tông cốt thép chữ H – Công ty vật tư xây lắp Vũ Cường
Cách điện thuỷ tinh – Công ty TNHH Năng lượng và dụng cụ
Sứ cách điện VHĐ, sứ đỡ – Công ty sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
- Đơn vị thi công tự mua: Đối với nhưũng vật liệu phụ xí nghiệp không mua mà đơn vị thi công phải tự mua, do mua với khối lượng nhỏ nên các đơn vị thường mua lẻ ở các cửa hàng đồ điện hoặc mua ở chợ .
Số lượng, chất lượng và chủng loại vật tư thiết bị tuỳ thuộc vào hợp đồng ký kết mà có mức mua và dự trữ khác nhau.
Chính vì vậy, các loại nguyên vât liệu xây dựng đòi hỏi phải được cung cấp đồng bộ, hàng loạt lớn, bởi lẽ sản phẩm công trình làm ra là tổng hợp của tất cả các nguyên vât liệu một cách đồng bộ và đầy đủ, vì thông thường nơi xây dựng, lắp đặt công trình và nơi cung cấp nguyên vât liệu ở cách xa nhau.
Mặt khác khi sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vât liệu, sử dụng theo đúng yêu cầu kỹ thuật của sản xuất thì chất lượng công trình sẽ nâng cao và hạ gía thành xây lắp. Đặc biệt khi tiến hành xây dựng, nên khai thác nguyên vât liệu ở gần công trình , điều đó góp phần đáng kể để giảm chi phí vận chuyển nguyên vât liệu dẫn tới hạ gía thành xây lắp.
4.4 Đội ngũ lao động của Xí nghiệp
Lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong các yếu tố của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất và là nguồn sáng tạo ra của cải vật chất. Các phương tiện sản xuất, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại thì trình độ lao động đòi hỏi ngày càng cao. Và như vậy, yếu tố lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Do chi phí nhân công là một yếu tố cơ bản trong chi phí giá thành nên việc tổ chức và sử dụng lao động sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc phấn đấu hạ giá thành. Tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý loại trừ tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, thúc đẩy tăng NSLĐ. Chất lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và chất lượng công trình nên cán bộ quản lý lao động phải bố trí lao động hợp lý đúng người đúng việc khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong mỗi con người làm cho họ thực sự gắn bó và cống hiến tài năng sức lực cho xí nghiệp. Người sử dụng lao động phải biết sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, áp dụng chế dộ thưởng phạt một cách khéo léo và tế nhị để người lao động cảm thấy thoải mái, hứng khởi và làm việc có trách nhiệm. Là một xí nghiệp thành viên của Công ty nên lực lượng lao động không quá lớn, lực lượng lao động của xí nghiệp được thể hiện dưới bản sau:
Bảng 1: Cơ cấu lao động của xí nghiệp
Đơn vị:Người
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Tổng số cán bộ CNV
384
100
407
100
444
100
– Khối sx
300
78,125
325
79,85
358
80,63
-Khối phòng ban
84
21,875
82
20,15
86
19,37
2. – Lao động hợp đồng
135
35,16
142
34,89
176
39,64
- Lao động biên chế
249
64,84
265
65,11
268
60,36
3. Giới tính: - Nữ
54
14,06
77
18,92
88
19,82
- Nam
330
85,94
330
81,08
356
80,18
5.Độ tuổi:+<30
142
36,96
159
39,07
186
41,89
+31-45
184
47,92
171
42,01
175
39,41
+46-55
50
13,02
70
17,2
76
17,12
+Trên 56
8
2,08
7
1,72
7
1,58
6.Trình độ chuyên môn
+Đại học
70
18,23
87
21,37
100
22,52
+Trung cấp
52
13,54
65
15,97
70
15,77
+ Công nhân KT
262
68,23
255
62,66
274
61,71
(Nguồn: phòng tổ chức lao động tiền lương )
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lao động của xí nghiệp ngày càng hùng hậu ,lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2000 tổng lao động của xí nghiệp là 384 người đến năm 2001đã tăng lên 407 người (tăng 6%) năm 2002 tăng lên 444 người (tăng 9% so với năm 2001).
Đội ngũ lao động của xí nghiệp có xu hướng tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ đại học. Năm 2000 có 70 người có trình độ đại học con số này đã tăng lên 100 người năm 2002, điều đó cho thấy xí nghiệp không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lương lao động .
Bên cạnh việc trình độ chuyên môn của người lao động được nâng lên việc trẻ hoá đội ngũ lao động cũng được chú trọng. Phần lớn lao động mới tuyển đều là lao động trẻ có tuổi đời dưới 30, có trình độ đại học. Một số lao động trong biên chế của xí nghiệp có năng lực được xí nghiệp gửi đi học hoặc được tạo điều kiện được học tiếp trong các trường chính quy hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn góp phần nâng cao chất lượng lao động của xí nghiệp .
Lao động trực tiếp sản xuất là lực lượng tạo ra của cải vật chất cho xí nghiệp do vậy tỷ trọng lao động trực tiếp phải lớn. ở xí nghiệp tỷ trọng này tăng dần từ 78,125% năm 2000 lên 79,85% năm 2001 và 80,63% năm 2002 tỷ trọng lao động sản xuất tăng giữa các năm nhưng mức tăng không đáng kể. Cần phải tổ chức lại khối phòng ban đảm bảo tinh, gọn, hiệu quả để giảm chi phí quản lý trong khoản mục giá thành nhằm góp phần hạ giá thành sản phẳm xây lắp .
Chất lượng lao động của xí nghiệp tăng lên đã làm cho năng suất lao động tăng thúc đảy hoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển tốt,năng cao năng lực thi công và góp phần hạ giá thành sản phẩm .
Việc tăng lao động và tăng cường lao động có trình độ kỹ thuật cao vừa có thể hạ được giá thành sản phẩm vừa không hề giảm thu nhập ,đời sống người lao động ngày càng được cải thiện
Bảng 2: Bảng thu nhập của người lao động
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Tổng thu nhập
3.508.456
4.638.142
5.768.434
a. Quỹ tiền lương
2.916.122
3.825.015
5.460.166
b. BHXH
11.617
20.985
25.628
c. Thu nhập khác
580.716
792.125
282.640
2. Lao động BQ năm
365
378
382
3. Thu nhập bình quân
801
1.022
1.258
4. Tiền lương bình quân
666
843
1.191
(Nguồn phòng tổ chức lao động tiền lương)
Thu nhập của người lao động tăng ở mức khá và tăng tương đối đều năm 2001 tăng 177 nghìn đồng / 1 người / 1 tháng so với năm 2000. Năm 2002 tăng 236 nghìn đồng/ 1 người / 1 tháng so với năm 2001.
Có những công trình do tiến độ thi công không hợp lý vào lúc cao điểm cần rất nhiều lao động nên phải thuê thêm lao động bên ngoài với giá tiền công khá cao ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân trong đơn vị vì vậy muốn vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động vừa hoàn thành nhiêm vụ hạ giá thành sản phẩm xây lắp cần phải quản lỹ chặt chẽ người lao động, bố trí lao dộng hợp lý, thực hiện công tác chấm công khoa học, chấm dứt tình trạng cứ chấm công chung theo chế độ, để hưởng những chế độ đaĩ ngộ của xí nghiệp và phải kiên quyết loại trừ trường hợp một đơn vị có hai bảng chấm công, đồng thời phòng kế hoạch phải phân phối các công trình một cách hợp lý cho các đội, điều động kịp thời lao động chờ việc đến các công trình lớn, hạn chế tình trạng thuê lao động ở ngoài còn công nhân xí nghiệp ở tình trạng nghỉ việc không lương.
Tóm lại, Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong khoản mục chi phí giá thành nên để hoàn thành công tác hạ giá thành xí nghiệp phải nâng cao số lượng chất lượng lao động nhằm tăng năng suất lao động.
4.5. Về vốn của Xí nghiệp
Vốn là một trong bốn yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Không có vốn doanh nghiệp sẽ không tiến hành được bất cứ hoạt động kinh doanh nào. vốn như huyết mạch của doanh nghiệp. Vì vậy để doanh nghiệp hoạt động thuận tiện và có hiệu quả cần phải có chính sách huy động, quản lý sử dụng vốn một cách hợp lý.
Xí nghiệp xây lắp điện là một DNNN nên phần lớn vốn của Xí nghiệp là do nhà nước cấp, một phần nhỏ còn lại là do xí nghiệp tự bổ sung. Xí nghiệp không tham gia vào hoạt động liên doanh liên kết nào nên nguồn vốn của Xí nghiệp còn rất hạn chế không đáp ứng nhu cầu của xí nghiệp . Chủ yếu Xí nghiệp sử dụng vốn vay và tín dụng thương mại, một số nguyên vật liệu chính Xí nghiệp mua chịu của các nhà cung ứng quen thuộc và có khả năng tài chính. Thực tế trong thời gian gần đây nguồn vốn của Xí nghiệp không ngừng được bổ sung. Cụ thể là:
Bảng 3: Cơ cấu vốn của Xí nghiệp
Đơn vị: 1000000đ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Vốn cố định
2379
3530
3821
Vốn lưu động
91705
94936
166420
Tổng
94085
98463
170241
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng trên cho ta biết nguồn vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng. Tổng số vốn của xí nghiệp năm 2000 là 4,5 tỷ đồng. So với năm 2000 thì năm 2001 tăng lên 4,378 tỷ đồng( tăng 4,65 %) trong đó vốn cố định tăng 1,151 tỷ đồng (tăng 48,38 %) vốn lưu động tăng 3,231% tỷ đồng( tăng 3,52%)
So với năm 2001 năm 2002 tổng vốn tăng thêm là 71,778 tỷ đồng( tăng 72,9%). Trong đó: vốn cố định tăng 0,291 tỷ đồng( tăng 8,24%) vốn lưu động tăng 71,484 tỷ đồng ( tăng 75,29%).
Như vậy năm 2002 tổng vốn của Xí nghiệp tăng vọt trong đó chủ yếu là tăng vốn lưu động vốn cố định có tăng nhưng không đáng kể so với mức độ tăng của vốn lưu động. Vốn cố định không tăng nên trong năm vừa qua vì Xí nghiệp không có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm máy móc thiết bị mới. Vốn lưu động tăng là do cuối năm 2002, một số công trình đã đi vào giai đoạn kết thúc hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán và 1 phần là do tăng khoản phải thu của khách hàng.
Với sự tăng lên của nguồn vốn trong những năm trở lại là một dấu hiệu tốt, nhưng xí nghiệp nên huy động từ nhiều nguồn khác nữa để tạo nên sự đa đang và tránh được các rủi ro tài chính khi mà nền kinh tế luôn luôn biến động khôn lường.Nên chăng xí nghiệp nên tạo ra sự dồi dào trong nguồn vồn XDCB và ĐMCN để có điều kiện đổi mới hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu cũ kỹ ,thêm mới thiết bị hiện đại để công tác thi công được dễ dàng hơn.
4.6. Về thị trường kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp
Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm và cũng là thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định giá cả thị trường. Vì vậy thị trường giá cả có ảnh hưởng quan trọng đến giá thành sản phẩm.
Đối với thị trường đầu ra nếu làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, có nghĩa là doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, làm cơ sở cho việc tăng NSLĐ tăng thời gian sử dụng máy móc thiết bị …điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm.
Đối với thị trường đầu vào: Nơi cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhiên liệu…để doanh nghiệp tiến hành sản xuất. Sự biến động và tính chất giá cả thị trường có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải luôn chủ động tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, phán đoán khả năng diễn biến của thị trường về giá cả và khối lượng vật tư hàng hoá trên thị trường từ đó có những biện pháp ứng phó thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí góp phần hạ giá thành.
Thị trường đầu ra của xí nghiệp là các công trình điện từ Hà tĩnh trở ra.Trong 2 năm 1996-1997 Xí nghiệp có thi công một công trình bên nước bạn Lào. Nhìn chung thị trường tiêu thụ sản phẩm không giống như thị trường tiêu thụ của các loại sản phâm da giày, dệt may, thuỷ hải sản… không phải là những hội chợ, những của hàng, những đại lý mà nó hoạt động trong ngành đặc thù nên sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng. Nghĩa là có hợp đồng ký kết có công trình thì mới tiến hành sản xuất sản phẩm.Theo hình thức giao nhận công trình nên vấn đề tiêu thụ sản phẩm không phải là việc xí nghiệp cần nghiên cứu mà ở đây xí nghiệp chỉ tập trung ở khâu thực hiện hoàn thành các công trình đạt tiêu chuẩn, vượt tốc độ thi công và sẽ kết thúc sau khi bàn giao công trình.
Với hoạt động sản xuất đặc thù của ngành nên ngoài những công trình được giao, chỉ định thầu, Xí nghiệp còn tham gia đấu thầu rất nhiều công trình trên phạm vi khu vực miền Bắc. Điều đó có nghĩa là địa bàn tiêu thụ của Xí nghiệp là rất rộng. Là một Xí nghiệp có hiệu quả kinh doanh nổi trội nhất trong công ty điện lực I, nên Xí nghiệp cũng giành được nhiều công trình. Để khẳng định điều đó trong năm qua xí nghiệp đã hoạt động lên tục để hoàn thành kịp tiến độ bàn giao đúng tiến độ.
Nhưng hiện nay trên thị trường có không ít các doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động xây lắp như:
Công ty xây lắp I,II,III,IV trực thuộc công ty điện lực
Xí nghiệp khảo sát thiết kế điện (Hà Đông)
Xí nghiệp xây lắp điện của công ty điện lực Hà Nội (Mai Động)
Công ty xây lắp điện của bộ quốc phòng (Đường Trường Chinh).
Còn đối với thị trường đầu vào xí nghiệp đã tạo được mối quan hệ tốt đối với một số công ty chuyên cung ứng nguyên vật liệu cho xí nghiệp như:
Công ty bê tông Chèm
Nhà máy thiết bị Đông Anh
Công ty cổ phần thiết bị điện Hà Nội
Công ty thép Thái Nguyên…
Ii. Phân tích thực trạng SXKD và công tác hạ giá thành sản phẩm của xí nghiệp.
1. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm gần đây.
Là một trong những đơn vị thành viên của công ty điện lực I, xí nghiệp xây lắp điện là một đơn vị không có đủ tư cách pháp nhân phải hoạch toán phụ thuộc. Do quy mô và phạm vi có hạn nên xí nghiệp không thực hiện một cách bài bản các quy trình của hoạt động kinh doanh, xí nghiệp chỉ có kế hoạch sản xuất không có kế hoạch kinh doanh. Mọi sản phẩm ( công trình ) của xí nghiệp làm ra phần lớn là do chỉ định và số còn lại là do đấu thầu.
Được thành lập cách đây 10 năm nhưng xí nghiệp đã tạo lập cho mình một chỗ đứng vững chắc trong công ty và trên thị trường, đưa đơn vị lên vị trí dẫn đầu về uy tín chất lượng sản phẩm, tiến độ thi công và hiệu quả kinh tế trong toàn công ty. Dưới đây là một số thông tin về tình hình tài chính của Xí nghiệp.
Bảng 4: Báo cáo tình hình tài chính của xí nghiệp trong ba năm qua.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2001/2000(%)
2002
2002/2001(%)
Doanh thu
25968
39871
153,54
51349
128,79
Lãi gộp
1301
1633
125,52
2495
152,78
Lãi thuần
1079
1425
132,07
1947
204,35
Tổng vốn
94085
98463
104,65
170241
172,89
Nộp ngân sách
218,7
238,9
109,19
266,3
111,47
Thu nhập bình quân
0,801
1,022
127,59
1,258
123,09
Lãi thuần/ doanh thu
0,041
0,036
87,81
0,038
105,32
Doanh thu/ tổng vốn
0,276
0,405
146,71
0,302
74,47
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhìn vào bảng bảng số liệu trên ta thấy tình hình tài chính của xí nghiệp trong ba năm qua như sau: Doanh thu tăng, lãi thuần tăng, nhu nhập bình quân đầu người tăng đều và tương đối mạnh.
Trong ba năm vừa qua tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động nhưng một cách tổng quát thì tình hình kinh doanh của xí nghiệp là khá tốt, lãi sau thuế luôn là một số dương.
Năm 2000 doanh thu của xí nghiệp chỉ đạt 25,968 tỷ đồng, mặc dù khối lượng xây lắp thì tương đối lớn. Trong kế hoạch năm 2000 xí nghiệp đạt mục tiêu đưa tổng doanh thu phải là 34,150 tỷ đồng nhưng trong báo cáo kết quả kinh doanh tổng doanh thu thực tế đạt được là 25,968 tỷ đồng đạt 76,041%. Vậy là năm 2000 xí nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch vì trong báo cáo thanh quyết toán công trình cuối năm, xí nghiệp chỉ đưa ra và báo cáo các công trình đã quyết toán và đã nhận đủ tiền, còn các công trình chưa quyết toán hoặc bên A chưa thanh toán được chuyển sang năm 2001.
Năm 2001 thực sự là một năm mà xí nghiệp gặt hái được rất nhiều thành công trong công tác sản xuất kinh doanh, một năm làm ăn có hiệu quả và tạo được uy tín lớn đối với các điện lực trong ngành. Đây là lợi thế to lớn giúp cho xí nghiệp có thêm nhiều cơ hội mới trong tương lai nhằm không ngừng phát triển nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Thành công của xí nghiệp thể hiện ở khối lượng công việc mà xí nghiệp đã hoàn thành. Năm 2001, xí nghiệp đã nhận được 166 hạng mục công trình với nguồn vốn do ngành điện làm chủ đầu tư trị giá 65.343.912.000 đ. Trong đó có 88 hạng mục công trình sửa chữa lớn và 78 hạng mục chống quá tải, XDCB. Xí nghiệp đã hoàn thành 132 hạng mục với trị giá 51.407.706.000 đ còn lại 34 hạng mục còn dở dang được chuyển tiếp sang năm 2002. đối với các công trình có nguồn vốn khách hàng, xí nghiệp nhận được 19 công trình và hoàn tất trong năm với trị giá là 5.006.599.000 đ. Ngoài ra xí nghiệp còn tự sản xuất ra 8482 hộp công tơ trị giá 3.394.083.000 đ. Như vậy trong năm 2001 xí nghiệp đã hoàn thành 151/ 185 hạng mục công trình trị giá 59.808.388.000đ đạt doanh thu 39.871.000.000đ. hầu hết các công trình xí nghiệp đều hoàn thành đúng tiến độ đảm bảo về chất lượng được công ty điện lực I khen thưởng đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm cho công nhân. Một số công trình tiêu biểu xí nghiệp đã hoàn thành trong năm như mở rông trạm biến áp Núi Một, trạm biến áp Tình Xuyên, Trạm biến áp Đồi Cốc.
Năm 2002 là một năm xí nghiệp thường xuyên gặp phải những khó khăn về vốn hoạt động. Việc triển khai nhiệm vụ thi công và quản lý tiến độ chất lượng công trình có nhiều khiếm khuyết, công tác nghiệm thu thanh quyết toán giải ngân còn nhiều trở ngại có nhiều khuyết điểm chậm được sửa chữa khắc phục. Song với sự đoàn kết nhất trí cao của tập th._.ể lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, xí nghiệp đã tiếp tục ổn định sản xuất và phát triển năng lực thi công đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu kế hoạch của công ty điện lực I giao. Ngoài việc hoàn thành 34 công trình dở dang của năm 2001 với sự đầu từ giúp đỡ của công ty điện lực I và các điện lực địa phương xí nghiệp đã ký được 150 hợp đồng chỉ định thầu là các hạng mục sửa chữa lớn, chống quá tải với tổng giá trị 55.754.201.000đ xí nghiệp cũng đã nhận được 11 công trình có nguồn vốn khách hàng với tổng giá trị 1.934.599.000đ, sản xuất hòm công tờ của xí nghiệp đạt 2.409.722.000đ. Năm 2002 xí nghiệp đã hoàn thành 152 hạng mục với tổng giá trị 60.098.523.000đ. cũng như năm 2000, 2001 xí nghiệp đã không hoàn thành mục tiêu doanh thu như kế hoạch( 70 tỷ vào năm 2002). Nhưng do xí nghiệp luôn hoàn thiện công tác quản lý tổ chức thi công nên doanh thu các năm vẫn liên tục tăng. Năm 2002 doanh thu là 51.349.000.000đ tăng 128,79% so với năm 2001.
Xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua các năm ta thấy có nhiều biến động, năm 2000 1 triệu doanh thu thu được 41000đ lãi thuần, đến năm 2001 giảm xuống còn 36000đ đến năm 2002 tăng 38000đ. Năm 2001 tuy sức sản xuất của xí nghiệp là lớn nhất nhưng do trong năm phát sinh nhiều chi phí nên hiệu quả không cao.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp còn được một lần nữa khẳng định qua việc thu nhập của người lao động tăng lên qua các năm, mức tăng này rất đều và khá cao, đến năm 2002 thu nhập bình quân đầu người là 1,258 triệu đồng mức thu nhập này so với mức thu nhập bình quân trên đầu người của quốc gia là cao hơn gấp 2 lần so với mức lương tối thiểu của năm 2002 là 0,21 triệu thì gấp gần 6 lần.
Còn tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, xí nghiệp đã làm tròn nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước thể hiện năm 2000 xí nghiệp nộp ngân sách 2,188 tỷ đồng sang năm 2001 khoản nộp tăng lên 2,389 tỷ đồng tăng 201 triệu đồng(9% ) năm 2002 khoản nộp ngân sách là 2,663 tỷ đồng tăng so với năm 2001 là 274 triệu đồng ( 11,50% ). Với khoản nộp ngân sách tăng dần qua các năm cho thấy xí nghiệp hoạt động rất hiệu quả và thực hiện rất tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
Như vậy, có thể khẳng định trong những năm gần đây tình hình hoạt động sản xuất của xí nghiệp luôn vượt mức kế hoạch đặt ra. Xí nghiệp đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí, uy tín của mình trong công ty và trong ngành điện lực
2. Phân tích giá thành sản phẩm của xí nghiệp
2.1 Cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp
Cơ cấu giá thành xây lắp là tỷ trọng phầm trăm của các khoản mục chi phí trong giá thành xây lắp so với toàn bộ giá thành xây lắp. Tuỳ thgeo điều kiện và chính sách cụ thể, nhưng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ xu hướng biến đổi tiến bộ của cơ cấu giá thành xây lắp là giảm % các khoản chi phí chung và nhân công và tăng các chi phí vật liệu và máy thi công. Có thể biểu diến cơ cấu giá thành công tác xây lắp theo sơ đồ sau:
Chi phí vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí quản lý
Chi phí phục vụ thi công
Chi phí máy thi công
Chi phí gián tiếp khác
Chi phí trực tiếp
Giá thành xây lắp
Chi phí chung
Sơ đồ 3: Cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá phản ánh lượng giá trị của những lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chỉ ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nó là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động ... trong sản suất. Trong giá thành sản phẩm của xí nghiệp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, thuế ngoài và các chi phí khác.
2.1.1. Chi phí trực tiếp
Chi phí vật liệu
Vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất nó có vai trò to lớn trong quá trình sản xuất, nó trực tiếp cấu thành nên thực tế của sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Có thể nói, đối với một doanh nghiệp xây lắp như xí nghiệp xây lắp điện, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản lượng (70-80%). Do đó đặt ra cho xí nghiệp, một nhiệm vụ hết sức nặng nề trong công tác thu mua và quản lý, vận chuyển, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu.
Vật liệu được sử dụng trong công tác xây lắp nói chung rất đa dạng, nó là những vật liệu xây dựng có tính chất lý hoá của chúng rất khác nhau.
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xí nghiệp đã sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau, mỗi loại vật liệu lại có nhiều chủng loại khác nhau như:
Dây cáp có: cáp trần, cáp bọc PVC, cáp vặn xoắn, cáp thép, cáp điều khiển.
Dây điện thì có: dây PVC, dây bọc PVC, dây M8, dây nhôm lõi thép, dây đồng buộc.
Sứ cách điện có: Sứ cao thế, sứ chuỗi thuỷ tinh PCB, sứ OA hạ thế ...
Đơn vị của mỗi loại nguyên vật liệu xây lắp cung khác nhau dây cáp tính bằng mét, sứ tính bằng quả, chống sét tính bằng bộ, cầu chì cầu dao, áttômát tính bằng cái ...
Nguyên vật liệu thường được phân chia thành nguyên vật liệu chính, phụ căn cứ vào sự tham gia của chúng vào cấu thành sản phẩm. Nhưng tại xí nghiệp nguyên vật liệu không được chia thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ mà gọi chung là nguyên vật liệu.
Không như các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm giống nhau có chung một đầu vào sau đó phân bố cho từng khối lượng sản phẩm mà ở những doanh nghiệp xây dựng nói chung và xí nghiệp xây lắp điện nói riêng sau khi nhận công trình, những nguyên vật liệu cần dùng sẽ được liệt kê ra và sau đó được cung cấp toàn bộ. Do vậy không phân bố như các doanh nghiệp thông thường. Sản phẩm của xí nghiệp, một công trình xây lắp sau khi hoàn thành bàn giao thì tập hợp chi phí giá thành bằng cách cộng tất cả các khoản chi phí bỏ ra bao gồm: Chi phí vật liệu ( VL ), chi phí nhân công ( NC ), chi phí máy thi công + thuế ngoài ( MTC ) và chi phí khác ( CPK ).
Vậy ta có: Z = VL + NC + MTC + CPK.
Tỷ trọng vật liệu trong giá thành sản phẩm là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí vật liệu và giá thành của sản phẩm.
Dưới đây chúng ta đi xem xét tỷ trọng vật liệu trong giá thành xây lắp của 4 công trình tiêu biểu.
-Tỷ trọng vật liệu trong giá thành công trình đưa điện về xã Giao An-Long Chánh-Thanh Hoá.
-Công trình các hạng mục xây dựng TBA 110/35/22kV.
-Công trình ĐZ 35kV và TBA Yên Bình I - Hải Hậu - Nam Định.
-Công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành - Yên Bái.
Qua việc nghiên cứu 4 công trình tiêu biểu trên ta thấy tỷ trọng nguyên vật liệu trong giá thành rất lớn, chiếm trên dưới 70% nhưng tuỳ theo tính chất của công trình mà tỷ trọng vật liệu có sự khác nhau. Với những công trình xây lắp mới như TBA, tuyến cáp ngầm, đưa điện ( kéo đường dây mới) ... Chi phí vật liệu thường lớn hơn những công trình cải tạo, tu bổ, sửa chữa.
Vấn đề đặt ra là vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Muốn giá thành sản phẩm có thể bằng nhiều cách, nếu giảm được chi phí vật liệu thì giá thành sản phẩm giảm đi rất lớn.
Chi phí nhân công
Chi phí nhân công là một bộ phận cấu thành nên giá thành xây lắp. Tại xí nghiệp xây lắp điện tiền lương công nhân được tính theo sản phẩm nếu xí nghiệp làm được nhiều công trình, doanh thu lớn thì công nhân được trả lương cao và ngược lại. Tuy vậy, trong thực tế xí nghiệp vẫn trả lương cho công nhân ổn định và tăng dần qua các năm bằng cách lấy tháng có doanh thu lớn bù cho tháng có doanh thu thấp ( nếu tháng ít việc thì được lấy tạm ứng trước) bên cạnh đó còn thực hiện chế độ khoán, khoán cụ thể cho từng đội, tổ, từ đó người đứng đầu phải tự có kế hoạch bố trí công việc để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Do đặc điểm của sản xuất, ngoài số lao động trực tiếp của xí nghiệp ở các đơn vị thi công, đối với những công trình có khối lượng công việc lớn, xí nghiệp cũng thuê thêm công nhân bên ngoài.
Với bảng số liệu của 4 công trình ta sẽ tính được tỷ trọng của chi phí nhân công trong giá thành xây lắp như sau:
-Đối với công trình đưa điện về xã Giao An Long Chánh Thanh Hoá
-Công trình các hạng mục xây dựng TBA 110/35/22 kV Tiên Sơn.
-Công trình đường dây 35kV và TBA Yên Bình I Hải Hậu Nam Định.
-Công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành Yên Bái.
Nếu so với vật liệu thì tỷ trọng chi phí nhân công chiếm phần nhỏ hơn trong tổng giá thành.
Thường những công trình mới chi phí nhân công bỏ ra thấp hơn những công trình đại tu, sửa chữa nâng cấp lại ( như công trình ĐZ 35kV ... tỷ trọng chi phí nhân công là 7,98% còn tỷ trọng chi phí nhân công của công trình cải tạo lưới điệnyax Việt Thành là 13,26% bởi lẽ những công trình đại tu chi phí vật tư thay mới chiếm tỷ trọng nhỏ, nhân công bỏ ra để phục hồi, đại tu những công trình đã xuống cấp, hư hỏng chiếm tỷ trọng lớn.
Như vậy, trong cơ cấu giá thành, nếu quỹ tiền lương tăng lên là một mạnh chứng tỏ xí nghiệp làm ăn hiệu quả, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Trong khi đó giá thành tăng lên không lớn lắm.
Chi phí sử dụng máy thi công.
Trong giá thành xây lắp, chi phí máy thi công chiếm tỷ trọng đáng kể bởi lẽ tất cả các công trình điện đều phải sử dụng máy thi công. Nhưng tại xí nghiệp xây lắp điện tỷ trọng này là nhỏ nhất lý do là:
-Các máy thi công hầu như đã khấu hao hết nên tính vào giá thành ít.
-Trong các công trình điện nói là sử dụng máy móc thi công nhưng chủ yếu là cẩu chuyên dùng. Còn đối với những công trình đòi hỏi phải huy động thêm máy móc thiết bị thì xí nghiệp đi thuê ngoài. Cũng vì lý do đó mà trong cơ cấu giá thành sản phẩm của xí nghiệp bộ phận máy thị công có cộng thêm chi phí thuê ngoài.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy được tỷ trọng của chi phí thuế ngoài chi phí máy thi công ( MTC ) trong giá thành công trình như sau:
-Đối với công trình đưa điện về xã Giao An Long Chánh Thanh Hoá:
-Đối với công trình các hạng mục xây dựng TBA 110/35/22kV Tiên Sơn:
-Đối với công trình ĐZ 35 kV và TBA Yên Bình I Hải Hậu Nam Định:
-Đối với công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành - Yên Bái:
Qua tính toán trên ta thấy tỷ trọng chiếm một phần quá nhỏ trong tổng chi phí giá thành có công trình chiếm lượng quá nhỏ 0,157% ( như công trình đưa điện về xã Giao An ).
2.1.2 Chi phí chung
Đây là những chi phí không thể tính vào các yếu tố trên nhưng nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn khoảng trên dưới 10%, đó là những khoản chi: trả tiền lãi vay ngân hàng, công tác phí, van phòng phí tiền thăm dò địa chất....
Những khoản chi phí này thường rất khó tính vì vậy người ta tổng hợp vào một khoản mục gọi là chi phí chung, nhưng xí nghiệp xây lắp điện người ta gọi khoản mục chi phí này là chi phí khác.
Xem bảng giá thành 4 công trình ta thấy được tỷ trọng của khoản mục chi phí khác như sau:
-Đối với công trình đưa điện về xã Giao An Long Chánh Thanh Hoá:
-Đối với công trình các hạng mục xây dựng TBA 110/35/22kV Tiên Sơn:
-Đối với công trình ĐZ 35 kV và TBA Yên Bình I Hải Hậu Nam Định:
-Đối với công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành - Yên Bái:
Như vậy trong cơ cấu giá thành tại xí nghiệp điện khoản mục chi phí giá thành chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là chi phí công nhân, chi phí khác và cuối cùng là khoản mục chi phí máy móc thi công. Để hạ được giá thành sản phẩm xí nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để giảm các khoản mục chi phí trên, đặc biệt phải chú ý đến vấn đề sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, bố trí hợp lý lao động và giảm thiểu các khoản chi phí khác.
2.2 Phân tích phương pháp xây dựng giá thành sản phẩm của xí nghiệp.
Phương pháp chung trong việc tính giá thành là phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của từng sản phẩm và công việc đã hoàn thành theo các khoản mục chi phí. Tuy nhiên trong thực tế tuỳ theo phương pháp hạch toán chi phí và đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh của từng đơn vị người ta có thể áp dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tính giá thành đơn giản: áp dụng với những sản phẩm công việc có quá trình khép kín đơn giản, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ liên tục.
Phương pháp loại trừ chi phí: áp dụng với những sản phẩm công việc sử dụng quy trình công nghệ đồng thời tạo ra sản phẩm chính và các sản phẩm phụ nhưng đối tượng tính giá thành là các sản phẩm chính.
Phương pháp tính giá thành theo hệ số: áp dụng trong trường hợp sử dụng quy trình công nghệ liên sản phẩm như công nghệ hoá dầu, hoá chất.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ áp dụng trong trường hợp dùng một công nghệ sản xuất cho kết quả là một nhóm sản phẩm với nhiều chủng loại kích cỡ quy cách khác nhau.
Phương pháp tính giá thành theo khoản mục tính toán từng loại chi phí thường áp dụng cho việc tính giá thành trong ngành xây dựng, xây lắp.
ở Xí nghiệp xây lắp Điện, các công trình chủ yếu được thực hiện, hoàn thành và quyết toán, bản kế hoạch sản xuất không cụ thể hay nói đúng hơn là Xí nghiệp không xây dựng kế hoạch giá thành cụ thể, chỉ có kế hoạch sản xuất quý, năm. Trên thực tế, những nhà quan lý của xí nghiệp chỉ quan tâm đến việc nhận được nhiều công trình, họ không quan tâm đến việc phải xây dựng kế hoạch chi tiết để thi công công trình. Nhà quản lý sẽ giao khoán cho đơn vị là những đội thực hiện sau đó quyết toán thu hồi chi phí, việc xây dựng tiến độ thi công do đơn vị thi công xây dựng, việc ghi chép chi phí thu mua, nhận cáp, phát nguyên vật liệu, thuê máy do kế toán đội phụ trách sau đó sẽ gửi lên phòng kế toán tài chính của Xí nghiệp, bộ phận kế toán giá thành chỉ làm nhiệm vụ vào sổ sách chứng từ, kết thúc các công trình có nhiệm vụ tính tổng chi phí từ các khoản mục chi phí. Và từ đó xác định giá thành cụ thể của công trình.
Lý do sản xuất của xí nghiệp là đơn chiếc, không cái nào giống cái nào, dẫn đến chi phí của mỗi công trình hoàn toàn khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp và quy mô của từng công trình, cũng vì thế Xí nghiệp không lập ra một kế hoạch giá thành cụ thể nào, có chăng chỉ dựa trên dự toán, đây là vấn đề chung của các doanh nghiệp xây lắp. Việc tính toán giá thành sản phẩm theo cách sau:
TT
Các khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
1
Chi phí vật liệu.
VL
2
Chi phí nhân công.
NC
3
Chi phí máy thi công.
MTC
4
Chi phí khác
CPK
KCPK.NC
5
Giá thành xây lắp
ZXL
VL+NC+MTC+CPK
Năm 2001 Xí nghiệp đã tiến hành thực hiện công trình sửa chữa cải tạo nhà ABCD-cơ quan công ty. Giá thành xây lắp của công trình này được tính như sau:
Bảng 6: Giá thành xây lắp của công trình sửa chữa cải tạo nhà ABCD
Đơn vị: đồng
TT
Các khoản mục chi phí
Ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
1
Chi phí vật liệu.
VL
586645125
2
Chi phí nhân công
NC
105741271
3
Chi phí máy thi công
MTC
11630000
4
Chi phí khác
CPK
109554494
5
Giá thành xây lắp
ZXL
813571390
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Xí nghiệp xây lắp điện là một đơn vị phụ thuộc công ty Điện lực I, hàng năm lắp đặt sửa chữa các công trình công ty giao cho, bên cạnh đó còn tham gia đấu thầu một số công trình. Xí nghiệp không có các bản kê khai chi tiết, cụ thể nào, mọi chi phí sau khi kết thúc công trình đều được thanh quyết toán đầy đủ. Xí nghiệp lấy luôn giá dự toán làm giá thành kế hoạch, để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành chúng ta sử dụng giá dự toán so sánh với giá thành thực tế bao gồm các khoản mục chi phí: Chi phí vật liệu + Chi phí khác, được tính trong dự toán công trình.
Trong công tác xác định giá thành, xí nghiệp chỉ tập hợp các chi phí để tính giá thành, xí nghiệp không xác định mức hạ và tỷ lệ hạ. Nhưng với bảng số liệu về giá dự toán và giá thực tế chúng ta sẽ đi tính toán và phân tích tình hình.
Mức hạ giá thành thực tế = giá thành thực tế - giá dự toán.
Trong cơ chế thị trường việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất gay gắt nên hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất ở các yếu tố đầu vào đã thực sự trở thành mối quan tâm của ban lãnh đạo xí nghiệp.
Thật vậy, Xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác hạ giá thành xây lắp. Bộ máy quản lý tại Xí nghiệp và tại công trường được đơn giản hoá. Quá trình thi công được tổ chức khoa học, tổ chức mặt bằng thi công hợp lý, thực hiện tiết kiệm và hợp lý hoá cung ứng và tiêu hao vật liệu. Xí nghiệp cũng quan tâm giáo dục đội ngũ lao động có ý thức tiết kiệm chi phí, tinh thần thi đua trong sản xuất, giảm công phí, khoản chi phí văn phòng. Do đó, phần lớn các công trình có chi phí thấp hơn dự toán, đặc biệt là chi phí khác giảm rõ dệt. Đây là kết quả tốt mà xí nghiệp cần phải tiếp tục phát huy trong thời gian tới.Trước hết ta đi phân tích tình hình thực hiện các khoản mục chi phí của 4 công trình tiêu biểu mà chúng ta đã xem xét ở phần trên để từ đó hiểu rõ thực hiện công tác hạ giá thành xây lắp thực tế của xí nghiệp trong những năm qua.
2.3.1. Tình hình thực hiện chi phí trực tiếp trong giá thành xây lắp
Tình hình thực hiện chi phí vật liệu trong giá thành xây lắp
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí vật liệu trong giá thành thực tế với chi phí vật liệu trong giá thành dự toán, ta sử dụng công thức sau:
TVL- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi phí khoản mục vật liệu trong giá thành xây lắp.
Mức tiết kiệm hay lãng phí về chi phí vật liệu trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch ( DZVL ).
DZVL = Chi phí vật liệu thực tế - Chi phí vật liệu dự toán.
Nếu: TVL > 100% và DZVL > 0 thì Xí nghiệp đã sử dụng lãng phí vật liệu.
TVL < 100% và DZVL < 0 thì Xí nghiệp đã sử dung tiết kiệm vật liệu.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chi phí vật liệu trong giá thành, với 2 nhân tố cơ bản sau:
Mức tiêu hao vật liệu trong thi công xây lắp.
Đơn giá vật liệu.
Ngoài ra còn các yếu tố: Sự biến động của giá cả, chi phí vận chuyển, bảo quản...
Bảng 7: Tình hình thực hiện chi phí vật liệu ở 4 công trình.
Đơn vị: đồng
TT
Tên công trình
Dự toán
Thực tế
DZVL
TVL%
1
Đưa điện về xã Giao An
592268875
578282837
-14324561
97,58
2
Xây dựng TBA 110/35/22kV
851212073
841790338
- 9421735
98,89
3
ĐZ 35kV và TBA Yên BìnhI
644221468
631579151
-12642318
98,04
4
Cải tạo lưới điện xã Việt Thành
667282266
663560840
- 3721426
99,44
( Theo số liệu phòng tài chính kế toán )
Dựa vào bảng trên ta có nhận xét sau: Tất cả 4 công trình chi phí vật liệu thực tế đều nhỏ hơn chi phí vật liệu dự toán, tức là 4 công trình đều tiết kiệm được chi phí vật liệu.
-Công trình đưa điện về xã Giao An Long Chánh Thanh Hoá tiết kiệm được 14324561 đồng hay 2,42% chi phí dự toán.
-Công trình các hạng mục xây dựng TBA 110/35/22kV Tiên Sơn tiết kiệm được 9421735 đồng tương đương với giảm 1,11% so với dợ toán.
-Công trình ĐZ 35kV và TBA Yên BìnhI Hải Hậu Nam Định tiết kiêm 12642318 đồng tương đương với giảm 1,96% so với dự toán.
-Công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành - Yên Bái tiết kiệm được 3721462 đồng hay 0,56%.
Mặc dù số tương đối về mức hạ giá thành ( TVL ) so với dự toán không lớn lắm có công trình có chưa đến 1% như công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành tiết kiệm được 0,56% nhưng do chi phí vật liệu trong giá thành có tỷ trọng lớn ( 70%-80% ) nên số tuyệt đối (DZVL ) là khá lớn.
Tuỳ vào tính chất công trình chủng loại vật liệu được sử dụng là khác nhau, tuỳ theo địa điểm thực hiện thi công mà chịu nhưng khoản chi phí nằm trong chi phí vật liệu khác nhau ( như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản…), những công trình tập chung rễ quản lý, bảo quản và ít mất mát hao hụt nguyên vật liệu hơn những công trình phân tán ví như công trình đưa điện về xã Giao An - Long Chánh theo dự toán xí nghiệp sẽ cung cấp vật liệu và lấy vật liệu từ Thái Nguyên, điều này có ý nghĩa chi phí vận chuyển cao. Nhưng đến khi giao nhận công trình thì bên chủ đầu tư yêu cầu thiết bị nhập ngoại và do chủ đầu tư cung cấp, có sự thay đổi rất lớn trong quá trình thi công nhưng do quá trình thi công đơn vị thi công đã làm tốt công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng nên tiết kiệm được 2,42% tương đương 14324561 đồng.
Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch nguyên vật liệu
Đơn vị:1000đ
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
DZVL
TVL(%)
1
2000
15327150
15036394
-290756
98,103
2
2001
20456215
20206649
-249566
98,780
3
2002
38263372
37609402
-653950
98,291
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Qua bảng trên chứng tỏ xí nghiệp đã rất cố gắng trong công tác giảm chi phí vật liệu xuống. Trong 3 năm liên tiếp tổng chi phí nguyên vật liệu thực tế đều nhỏ hơn tổng chi phí vật liệu của dự toán điều đó cho thấy công tác thu mua, sử dụng vật liệu rất hiệu quả. Dù đây là khoản chi phí rất khó giảm, nhất là đối với một xí nghiệp hoạt động trong một ngành đặc thù như xí nghiệp xây lắp điện sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu với nhiều chủng loại kích cỡ khác nhau.
Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trong giá thành xây lắp.
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trong giá thành thực tế so với chi phí nhân công trong giá thành dự toán, ta sử dụng công thức sau:
Và mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí nhân công trong việc thực hiên khối lượng công tác xây lắp thực tế so với dự toán là DZNC .
DZNC = Chi phí nhân công thực tế - Chi phí nhân công dự toán.
Nếu: TNC > 100% và DZNC > 0 xí nghiệp đã lãng phí chi phí nhân công.
TNC < 100% và DZNC < 0 xí nghiệp đã tiết kiệm chi phí nhân công.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí nhân công trong giá thành:
-Khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác xây lắp thực hiện trong kỳ.
-Đơn giá tiền lương cho việc thực hiện một đơn vị khối lượng công tác.
Sau đây là phân tích tình hình sử dụng chi phí nhân công của 4 công trình.
Bảng 9: Tình hình thực hiện chi phí nhân công ở 4 công trình.
Đơn vị: đồng
TT
Tên công trình
Dự toán
Thực tế
DZNC
TNC (%)
1
Đưa điện về xã Giao An
100318950
97164169
-3154781
96,86
2
Xây dựng TBA 110/35/22kV
141929130
143806048
1976918
101,32
3
ĐZ 35kV và TBAYên Bình
87041781
89465421
2423640
102,78
4
Cải tạo lưới điện xã Việt Thành
144394750
148662282
4267532
102,96
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán-Báo cáo quyết toán tài chính ).
Ta thấy 3/4 công trình chi phí nhân công thực tế vượt quá dự toán. Có thể một phần là do klhông xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể chi tiết nên việc bố trí nguồn nhân lực ở một số công trình còn chưa hợp lý bên cạnh đó xí nghiệp sử dụng tương đối nhiều lao động thuê bên ngoài nên việc dự toán nhân công thuê bên ngoài không thật sát với thực tế dẫn đến vượt dự toán.
-Công trình đưa điện về xã Giao An xí nghiệp đã tiết kiệm được 3154781 đồng hay 3,14%.
-Công trình các hạng mục xây dựng TBA 110/35/22kV Tiên Sơn đã vượt dự toán 1976918 đồng hay tương đương vượt dự táon 1,32%.
-Công trình ĐZ 35kV và TBA Yên Bình đã vượt dự toán 2423640 đồng hay 2,78%.
-Công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành vượt dự toán 4267532 đồng hay 2,96%.
Trong công trình đưa điện về xã Giao An, đội thi công xác định đây là một công trình thi công không phức tạp nhưng có nhiều việc phụ như chặt nhiều cành cây vướng vào đường dây, đào bới khối lượng đất đá lớn nhưng khi thi công thì tiến hành rễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều so với việc xác định ban đầu nên đã vượt tiến độ và đã tiết kiệm được 3,154 triệu đồng.
Công trình xây dựng TBA 110/35/22kV Tiên Sơn do có rất nhiều hạng mục nên việc dự kiến chi phí nhân công ban đầu rất khó, có nhiều chi phí nhân công nảy sinh như phải chi thêm chi phí để thuê nhân công lao đông phổ thông bên ngoài vận chuyển vật liệu, phế liệu nên chi phí tăng lên so với dự toán là 1,32%.
Công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành, chi phí lao động đã vượt dự toán 3%. Do đây là công trình cải tạo sửa chữa nên quá trình thi công nảy sinh nhiều công việc, hỏng hắc bộ phận này sửa chữa xong thì thấy bộ phận phận bên cạnh không hư hỏng nhưng để như vậy vận hành sẽ không tốt, công suất sẽ không đạt hiệu quả nên lại phải bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ những bộ phận mà ban đầu dự kiến để nguyên nên không lường hết mọi chi phí nhân công.
Nói chung, tình hình sử dụng chi phí nhân công ở xí nghiệp xây lắp điện còn rất nhiều tồn tại như đã phân tích. nhưng để hiểu thêm tình hình sử dụng chi phí nhân công ta xem bảng số liệu trong 3 năm gần đây.
Bảng 10: Tình hình sử dụng chi phí nhân công trong giá thành 3 năm gần đây.
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
DZNC
TNC (%)
1
2000
3065430
3301854
231747
107,56
2
2001
4091243
3297177
118482
102,89
3
2002
5224702
5332351
107649
102,06
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán-Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm )
Như vậy nhìn chung là chi phí nhân công qua các năm đều vượt dự toán với tỷ lệ tương đối cao. Nên xí nghiệp cần phải xem xét lại vấn đề bố trí lao động hợp lý, xem xét lại định mức lao động, nâng cao trình độ tay nghề người lao động để tiết kiệm chi phí nhân công góp phần hạ giá thành xây lắp trong giai đoạn tới.
Phân tích tình hình thực hiện chi phí sử dụng máy thi công.
Với phân tích ở phần I, chúng ta thấy hệ thống máy móc thiết bị của xí nghiệp có rất nhiều hạn chế về số lượng và chủng loại, chủ yếu là đưa vào sử dụng từ năm 1990 rất cũ kỹ lạc hậu. Bên cạnh đó, cùng một lúc có nhiều công trình được thi công nên xí nghiệp phải thuê ngoài trong một số trường hợp, do đó dẫn đến có thêm chi phí thuê ngoài được tính trong chi phí máy thi công.
Do chi phí máy thi công chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí giá thành nên sự thay đổi về chi phí này không ảnh hưởng lớn đến công tác giá thành của xí nghiệp, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta bỏ qua không quan tâm. Chi phí sử dụng máy phụ thuộc vào mức độ cơ giới hoá thi công càng cao sẽ làm cho chi phí sử dụng máy càng tăng lên, giảm chi phí nhân công xây lắp trực tiếp trong giá thành xây lắp.
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí máy thi công trong giá thành dự toán ta sử dụng công thức sau:
Và mức tiết kiệm hay lãng phí về chi phí máy móc thi công trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch là DZMTC.
DZMTC = Chi phí máy móc thi công thực tế - Chi phí máy móc thi công dự toán.
Nếu TMTC > 100% và DZMTC > 0 thì lãng phí chi phí máy thi công.
TMTC < 100% và DZMTC < 0 Tiết kiệm chi phí máy thi công.
Chi phí máy thi công chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
-Khối lượng công việc mà máy móc đảm nhiệm.
-Chi phí máy cho một đơn vị công việc.
Tổng hợp của hai nhân tố này là mức lãng phí hay tiết kiệm của chi phí máy thi công.
Phân tích tình hình sử dụng chi phí máy thi công (cả chi phí thuê ngoài) của 4 công trình.
Bảng 11 : Tình hình thực hiện chi phí máy thi công ở 4 công trình.
Đơn vị: đồng
TT
Tên công trình
Thực tế
Dự toán
DZMTC.
TMTC (%)
1
Đưa điện về xã Giao An
1206910
1278518
-71608
94,39
2
Xây dựng TBA 110/35/22kV
17358011
17705656
-374645
98,04
3
ĐZ 35kV và TBA Yên Bình I
2538527
3787369
-1248842
67,03
4
Cải tạo lưới điện xã Việt Thành
30049617
34071380
-4021763
88,19
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Trong cả 4 công trình trên chi phí máy thi công thực tế đều thấp hơn chi phí dự toán.
-Công trình đưa điện về xã Giao An tiết kiệm được 71608 đồng chi phí máy thi công.
-Công trình xây lắp TBA 110/35/22kV chi phí máy thi công tiết kiệm 347645 đồng hay 1,96%.
-Công trình ĐZ 35kV và TBA Yên BìnhI chi phí máy thi công tiết kiệm được 1248842 đồng hay 32,97%.
-Công trình cải tạo lưới điện xã Việt Thành chi phí máy thi công tiết kiệm được 4021763 đồng hay 11,91%.
Do tỷ trọng chi phí này quá nhỏ nên có những công trình giảm chi phí xuống 32,97% nhưng về giá trị bằng tiền không có ý nghĩa nhiều ( tiết kiệm được hơn 1 triệu đồng ).
Việc chi phí thực tế thấp hơn chi phí dự toán do những nguyên nhân sau:
-Các tổ đội thi công đều có kế hoạch sử dụng máy tiết kiệm nhất là số giờ thực hiện bằng cách nâng năng suất cho từng giờ thi công. Xí nghiệp đã sử dụng biện phát sử dụng và bảo quản máy móc tốt,thiết bị thi công hạn chế tối đa trường hợp phải sửa chữa ngoài dự toán.
-Sử dụng tiết kiệm không gây hao hụt, lãng phí xăng dầu, động lực vận hành máy.
Bảng12: Tình hình sử dụng chi phí máy thi công trong giá thành
Đơn vị: nghìn đồng
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
DZMTC.
TMTC (%)
1
2000
85435
81530
-3905
95,43
2
2001
69768
63715
-6053
91,32
3
2002
337084
322431
-14653
95,65
(Nguồn Báo cáo quyết toán hàng năm)
Qua đây, ta thấy trong những năm qua xí nghiệp đã làm tốt công tác quản lý và sử dụng máy, đã liên tục giảm được chi phí máy thi công trong ba năm liên tiếp.
2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí chung trong giá thành xây lắp.
Chi phí khác bằng tiền gồm những chi phí không thuộc chi phí trực tiếp, không tình vào các yếu tố trên như lãi vay tiền ngân hàng, cồn tác phí, văn phòng phí, y tế, tiền thuê đất, tiền mua sách báo, tài liệu nghiên cứu... nói chung khoản mục này rất phức tạp và khó quản lý.
Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới chi phí của khoản mục chi phí khác. Khi phân tích khó có thể phân biệt được mức độ ảnh hưởng của nhân tố này ra khỏi ảnh hưởng của các nhân tố khác bởi vì các nhân tố có mối quan hệ biện chứng hưu cơ với nhau, ảnh hưởng của nhân tố này có thể bị che lấp bởi nhân tố khác. Do đó, khi phân tích khoản mục chi phí khác ( chi phí chung) hoàn toàn cho phép so sánh sự biến đổi mức độ chi phí khác với nhân tố chính.
Để đánh giá tình hình thực hiện chi phí khác trong giá thành thực tế so với giá thành dự toán ta sử dụng công thức sau:
Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí khác so với dự toán: DZCPK.
DZCPK = Chi phí khác thực tế - Chi phí khác dự toán.
Nếu: - TCPK > 100% và DZCPK > 0 : Lãng phí chi phí khác.
- TCPK < 100% và DZCPK < 0 : Tiết kiệm chi phí khác.
Bảng13 : Tình hình sử dụng chi phí khác ở 4 công trình.
Đơn vị: đồng
TT
Tên công trình
Dự Toán
Thực tế
DZCPK
TCPK(%)
1
Đưa điện về xã Giao An
100850378
91726900
-9123478
90,95
2
Xây dựng TBA 110/35/22kV
88026764
67594097
-10432667
76,79
3
ĐZ 35kV và TBA Yên BìnhI
85845149
82173467
-3671682
95,72
4
Cải tạo lưới điện xã Việt Thành
80206918
75845584
-4361334
94,56
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Cả 4 công trình đều giảm được chi phí chung, đặc biệt là công trình xây dựng trạm biến áp 110/35/22kV Tiến Sơn đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí, đặc biệt là công tác phí giảm được 10,432 triệu đồng hay giảm 23,21%.
Thực tế là để hạ giá thành xây lắp công trình tại xí nghiệp này thì khoản mục có thể dễ giảm chi phí nhất trong ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9532.doc