Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học công nghệ (KHCN) đang phát triển như vũ bão. Nhiều quốc gia đã tận dụng cơ hội đó để phát triển cường thịnh. Việt Nam ta muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh muốn để trở thành, về cơ bản là một nước công nghiệp vào năm 2020, như mục tiêu Đại hội VIII của Đảng ta đã xác định, thì con đường tất yếu phải lựa chọn không thể nào khác hơn là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-HĐH). Bởi vì, CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Công nghiệp hoá, hiện đại hóa tác động bao trùm lên các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong đó có cả du lịch, dịch vụ. Với tư cách là một ngành “công nghiệp không khói”, được xác định là một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch phát triển sẽ góp phần quan trọng đẩy mạnh nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước, xét dưới góc độ là một nhân tố làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông chuyển sang ngày càng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP quốc gia và là nhân tố tạo ra nguồn tích luỹ lớn để góp phần tái sản xuất, mở rộng nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế thì du lịch đang đứng trước một cơ hội phát triển mạnh chưa từng thấy trên phạm vi thế giới cũng như ở đất nước ta. Cách không xa Đà Nẵng, một Cảng biển, một Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, một thành phố có sức phát triển năng động trên hành lang đường Đông – Tây, Hội An, nằm trong vùng kinh tế động lực của Miền Trung, là một Đô thị cửa sông – ven biển, một Di sản văn hoá có sức hấp dẫn trong chuỗi những Di sản thế giới gần nhau từ Quảng Bình đến Quảng Nam, hội đủ điều kiện để phát triển mạnh du lịch. Thực tế hơn 10 năm qua, Hội An đã đưa du lịch lên vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Tuy vậy, vẫn cần phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề tồn tại để phát triển du lịch lên ngang tầm một trung tâm du lịch của Miền Trung vào năm 2010. Với những lý do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá”. Trong phạm vi một tiểu luận, đề tài này sẽ được cố gắng làm rõ một số nội dung chính sau đây: Vai trò, vị trí và chức năng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội; Đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng tình hình phát triển du lịch Hội An trong những năm qua; Xác định phương hướng phát triển và đề xuất những giải pháp điều chỉnh chiến lược phát triển du lịch Thành phố đến năm 2010. Bố cục gồm có các phần: Phần mở đầu; Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận; Phần thứ hai: Du lịch Hội An - Thực trạng và những vấn đề đang đặt ra; Phần thứ ba: Một số biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010; Kết luận và kiến nghị. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Một số khái niệm về du lịch: 1/ Khái lược sự hình thành: Du lịch, khởi thuỷ từ hoạt động lữ hành chủ yếu là để trao đổi hàng hoá và sau đó là nhằm mục đích tôn giáo và mục đích tiêu khiển, đã hình thành từ trong xã hội cổ đại, khi sự phân công lao động xã hội giữa các ngành nông nghiệp, chăn nuôi và thủ công với thương nghiệp diễn ra. Lữ hành phát triển trước tiên ở Trung Quốc, Ai Cập, Babylone, Ấn Độ rồi đến Hy Lạp và La Mã - Những chiếc nôi lớn của nền văn minh cổ đại, với những kỳ quan như Kim Tự Tháp Ai Cập, vườn treo Babylone, những lễ hội tôn giáo tưng bừng như lễ hội Olimpic... Sang thời Trung Đại, lữ hành thương mại, mà tiêu biểu là thương mại hàng hải, tiếp tục phát triển giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời, các hoạt động lữ hành không vì mục đích kinh tế như lữ hành tôn giáo, ngoạn cảnh, tiêu khiển, văn hoá cũng phát triển. Hoạt động lữ hành chủ yếu là của giai cấp thống trị, tầng lớp thương nhân và trí thức, văn nghệ sĩ. Bước vào thời kỳ cận đại, do tác động của cách mạng công nghiệp, hoạt động lữ hành bắt đầu trở thành một ngành kinh tế, mà người đặt dấu ấn đầu tiên vào năm 1841 là Thomas Cook của nước Anh, không chỉ phục vụ cho giới quí tộc, giai cấp Tư Sản mới mà còn cho nhiều người tự do khác. Đến sau thế chiến II thì du lịch chính thức bước vào thời kỳ hiện đại và phát triển mạnh mẽ theo xu hướng xã hội hoá, đại chúng hoá. Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển rộng khắp trên thế giới và càng ngày hiện đại hơn với những công nghệ không ngừng được hoàn thiện. 2/ Một số khái niệm về du lịch: Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Năm 1942, hai giáo sư Thuỵ Sĩ là W. Hunzikeer và K. Kraff đưa ra định nghĩa: “Du lịch là sự tổng hoà các hiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những người không định cư dẫn tới. Số người này không định cư lâu dài, cũng không làm bất kỳ việc gì để kiếm tiền”. Theo Michael M. Coltman thì: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ hỗ trợ do sự tương tác giữa 4 nhóm yếu tố: Du khách, các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền nơi du khách đến du lịch và cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ du khách”. Còn một học giả Mỹ khác, Dennis L.Foster lại cho rằng: “Du lịch nói theo nghĩa hẹp là hoạt động hay tập tục đi đây đi đó để có sự thích thú, học hỏi hay sảng khoái cho cá nhân. Theo nghĩa rộng, du lịch là ngành kinh doanh vận chuyển, cung cấp thông tin, chỗ ở qua đêm và những dịch vụ khác cho du khách”. Với các học giả Trung Quốc: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội nẩy sinh trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng hoà tất cả các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành, nhằm thoả mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển và văn hoá, nhưng lưu động không định cư mà chỉ tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới”. (Đổng Ngọc Minh – Vương Lôi Đình). Năm 1980 WTO - Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra định nghĩa: “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hoà bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về các phương diện kinh tế xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp tác giữa mọi người”. (Kinh tế du lịch và du lịch học - Đổng Ngọc Minh – Vương Lôi Đình – nhà xuất bản trẻ, 2001, tr.12). Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999, du lịch được hiểu là: “Hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Qua tiếp cận với những định nghĩa trên, dưới góc độ du lịch học, có thể hiểu một cách đầy đủ và khái quát nhất: Du lịch là tổng thể những hoạt động với rất nhiều mối quan hệ phát sinh và tác động lẫn nhau giữa du khách, nhà doanh nghiệp du lịch, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư các địa phương trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch, thu hút và lưu giữ du khách từ nơi khác đến tạm trú, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng nhằm thoả mãn nhu cầu của họ, mặc khác nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước, cho địa phương. Hoạt động du lịch có phát triển hay không, tuỳ thuộc vào du khách có đến hay không đến, đến một lần hoặc nhiều lần các địa chỉ du lịch, tuỳ thuộc vào năng lực kinh doanh, vào trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, gắn bó với chính quyền và cộng đồng dân cư các địa phương sở tại của các doanh nghiệp du lịch, tuỳ thuộc chính quyền các cấp có nhận thức và làm tròn trách nhiệm của mình hay không, tác động thuận lợi hay không thuận lợi đến du khách, đến ngành du lịch, tuỳ thuộc vào cộng đồng dân cư địa phương trong mối quan hệ với du khách với các doanh nghiệp du lịch, trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Khách du lịch: là chủ thể của du lịch: Đó là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để có thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch, xét về không gian cư trú, gồm các du khách quốc tế và du khách nội địa; xét về thời gian du hành thì chia ra khách du lịch và khách tham quan. Du khách quốc tế là người nước mình cư trú đi du lịch đến một nước khác. Ví dụ: người nước ngoài đến Việt Nam hoặc người Việt Nam ra ngoài du lịch là khách du lịch quốc tế. Du khách nội địa là công dân của một nước hoặc người nước ngoài cư trú trên 1 năm tại nước đó, đi ra khỏi nơi cư trú của mình đến các nơi khác trong nước đó để du lịch. Khách du lịch là du khách lưu trú qua đêm và có thời gian du lịch tại nơi đến vượt quá 24 tiếng đồng hồ. Khách tham quan là du khách không lưu trú qua đêm và có thời gian du lịch dưới 24 tiếng đồng hồ tại nơi đến. Tài nguyên du lịch: là khách thể du lịch. Đây là yếu tố để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể như các di tích kiến trúc, di chỉ khảo cổ, di tích cách mạng, di tích lịch sử, văn học - nghệ thuật dân gian và hiện đại..., tài nguyên xã hội, là những cộng đồng dân cư, có thể thuần chủng hoặc đa chủng, với những phong tục tập quán biểu hiện trong sinh hoạt thường ngày sinh động. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển, nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Tour du lịch là một chuyến đi và trở về nơi xuất phát để thăm các điểm, các khu du lịch theo một lộ trình nào đó. Chương trình du lịch là lịch trình của chuyến du lịch, bao gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn lưu trú, phương tiện vận chuyển, giá bán chương trình, các dịch vụ miễn phí... Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm trọn vẹn và sự hài lòng. Sản phẩm du lịch là những dịch vụ không mang hình thái vật thể độc lập, cụ thể, ngay cả trong trường hợp nó có tính sản xuất vật chất, nó là sự hoạt động, sự phục vụ của những người làm du lịch đáp ứng những nhu cầu rất riêng của du khách, chẳng hạn như thiết kế một “Tour” du lịch hấp dẫn, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, du ngoạn, .v.v.. Nó là thứ hàng hoá mà du khách phải bỏ ra một thời gian, một lượng tiền và sức lực nhất định để đổi lấy. Du lịch là một ngành tổng hợp và nhu cầu của du khách có nhiều dạng, vì thế sản phẩm du lịch mang tính tổng thể của nhiều loại sản phẩm du lịch với 3 yếu tố cấu thành đó là: Tài nguyên du lịch được khai thác một cách đặc sắc, có hiệu quả, không tuỳ tiện và phải được bảo vệ tốt, cơ sở vật chất của ngành du lịch và dịch vụ du lịch - hạt nhân của sản phẩm du lịch. Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh du lịch là một công nghệ bao gồm các ngành nghề kinh doanh lữ hành, kinh doanh cơ sở lưu trú, kinh doanh vận chuyển du khách và kinh doanh các dịch vụ khác. Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này một cách trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay các văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức mạng lưới các đại lý lữ hành. Đại lý lữ hành được thực hiện các dịch vụ đưa đón khách, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn dịch vụ nhằm hưởng hoa hồng. Kinh doanh lữ hành theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam hiện hành, có hai loại là lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế nhằm vào đối tượng là du khách quốc tế, lữ hành nội địa chỉ phục vụ du khách trong nước. Kinh doanh cơ sở lưu trú: Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm các khách sạn (hotel, motel) được xếp hạng từ thấp – không sao, đến cao – 5 sao, các nhà nghỉ (qui mô nhỏ hơn khách sạn, có 9 phong trở xuống), các biệt thự du lịch, các làng du lịch, các căn hộ kinh doanh du lịch dành cho các gia đình đi du lịch, các bãi cắm trại. Tại các cơ sở lưu trú còn có thể kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, bar rượu, viễn thông, truyền hình nước ngoài qua vệ tinh, thể dục thể thao, vật lý trị liệu, trò chơi điện tử, trò chơi có thưởng cho khách nước ngoài, vũ trường, biểu diễn văn nghệ, karaoke, các dịch vụ Internet... Kinh doanh vận chuyển khách du kịch: Đây là dịch vụ đưa và đón khách đi du lịch bằng các phương tiện: máy bay, tàu thuỷ, thuyền máy, tàu hoả, ô tô, mô tô hoặc các phương tiện khác như xích lô, xe ngựa .v.v... Tham gia kinh doanh dịch vụ này gồm có các ngành vận tải, hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Kinh doanh các dịch vụ khác: Ngoài các hoạt động trên, trong du lịch còn rất phong phú và đang dạng các hoạt động khác, từ vui chơi giải trí, văn hoá, thể dục thể thao, ẩm thực, chăm sóc sức khoẻ, đến thông tin liên lạc, các dịch vụ tài chính ngân hàng .v.v...nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách. Tóm lại, du lịch với tư cách là những hoạt động vật chất và tinh thần nhằm đem lại cho con người sự thích thú, sảng khoái, thư giãn...trong cuộc sống đầy những công việc bận rộn, những lo toan thường ngày, có thể nói là một nghệ thuật sáng tạo và hiển nhiên là một kỹ nghệ phức tạp mà bản chất của nó là biến các tài nguyên du lịch thành các sản phẩm du lịch, kích thích những người có thời gian rỗi, thu nhập khả dĩ và có nhu cầu du lịch thành du khách. II. Các loại hình của du lịch: Xã hội ngày càng phát triển, thời gian lao động ngày càng giảm, nhu cầu của con người ngày càng tăng thì du lịch càng phát triển nhiều loại hình phong phú đang dạng. Trong điều kiện khoa học – công nghệ phát triển nhanh, dịch vụ phát triển nhiều thì mọi sự phân biệt chỉ là tương đối. Tuy nhiên, do sở thích riêng của du khách lại khác nhau, nên có thể kể ra một số loại hình du lịch hiện đại như sau: 1/ Xét về tổng thể: có thể tạm xếp làm 3 loại: - Du lịch hàng không: Dùng máy bay, tàu lượn, khinh khí cầu... để chiêm ngưỡng mặt đất, mặt biển từ trên cao. Ngày nay đã manh nha thêm loại hình du lịch vũ trụ mà du khách phải có một số kỹ năng gần như một phi hành gia. - Du lịch hàng hải: Sử dụng các phức hợp tàu thuỷ - khách sạn (boatel) để du ngoạn hải hành qua các Đại dương và ghé thăm các Châu lục. Ngành công nghiệp này đang phát triển mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách giàu có trên thế giới. - Du lịch lục địa: Là loại hình du lịch chủ yếu hiện nay, đang diễn ra rất đa dạng, phong phú khác nhau trên các đại lục. 2/ Xét theo một số hình thức cụ thể tương ứng với những nội dung nhất định, có thể phân ra: a) Du lịch thiên nhiên: Xu thế của thế giới hiện đại, đặc biệt là ở các quốc gia công nghiệp hoá cao, con người thích quay về với thiên nhiên hoang dã, tìm đến với biển, rừng núi, thác, suối, sông hồ... đắm mình trong thiên nhiên trong lành, con người tận hưởng được sự thư giãn tuyệt vời. Du lịch biển là loại hình có sức hút lớn và ngày càng tăng mạnh. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Biển là mẫu số chung lớn nhất của du lịch. Người ta chia du lịch tắm biển trên thế giới thành 3 vùng lớn. Điah Trung Hải thu hút người Châu Âu; Vùng biển Caribe; Biển Mêhicô thu hút dân Mỹ và Canada; Vùng biển Đông Nam Á thu hút khách Nhật, Úc. Du khách tắm biển thường rất thích phơi nắng, đặc biệt là với những người ở các xứ lạnh, người da trắng. Các khu bảo tồn thiên nhiên cũng không kém phần hấp dẫn đối với nhiều du khách. Đến đó vừa để thư giãn vừa để khám phá hoặc là hang động hoặc là hệ động thực vật mới lạ, kỳ thú. Yellowstone ở Mỹ với diện tích 9000km2 là công viên tự nhiên xếp hàng đầu thế giới. Trung Quốc - Một nước có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với rất nhiều danh sơn, thắng cảnh tuyệt vời như: Ngũ Nhạc, Động Đình Hồ, Hoàng Sơn, Vô Tích, Tô Châu, Vũ Di... là địa danh du lịch nổi tiếng thế giới. Việt Nam ta với bờ biển dài hơn 3000km, nhiều bãi biển đẹp, với Trường Sơn hùng vĩ đầy huyền thoại, với hai Di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Động Phong Nha, cùng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên khác như Cúc Phương, Nam Cát Tiên, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc .v.v... là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch thiên nhiên. b) Du lịch văn hoá: Đây là loại hình đang phát triển rất mạnh trong xu thế giao lưu văn hoá toàn cầu gắn kiền với việc bảo tồn và phát huy các nền văn hoá hkác nhau của các dân tộc trên thế giới. Du lịch văn hoá có nhiều loại hình, trong đó phát huy các di sản văn hoá thế giới có vai trò to lớn. Các bảo tàng, các di tích, các công trình lịch sử, văn hoá nổi tiếng luôn thu hút một lượng khách rất lớn. Ví dụ các công trình văn hoá và bảo tàng ở Pháp hàng năm đón trên 20 triệu du khách. Các loại hình liên quan, lễ hội văn hoá độc đáo của các dân tộc đặc biệt hấp dẫn du khách. Du lịch tôn giáo cũng là một loại hình du lịch văn hoá đáng kể. c) Du lịch giải trí: Kỹ nghệ giải trí trên thế giới ngày nay phát triển rất thịnh vượng, nổi bật nhất là các công viên giải trí mà các quốc gia đều chú ý xây dựng. Điển hình nhất lá công viên Disneyland đã phát triển từ Mỹ sang Nhật. Công viên giải trí khác các làng giải trí ở chỗ công viên giải trí không có lưu trú và thường đóng cửa vào mùa khí hậu không thuận lợi, còn làng giải trí thường gắn với các kỳ lưu trú nghỉ ngơi cuối tuần, kỳ nghỉ ngắn có vui chơi giải trí. Nhà hát, quán Bar ca nhạc cũng là loại hình giải trí thu hút khá nhiều du khách. d) Du lịch thể thao: Du lịch thể thao bao gồm một số loại hình chính như trượt tuyết, đánh golf, săn bắt, câu cá, lướt sóng, nhảy dù ... Đặc biệt thu hút du khách là các cuộc so tài Olimpic, các giải bóng đá quốc tế. e) Du lịch sinh thái, còn gọi là du lịch xanh: Ở các đô thị, mật độ dân số thường rất cao. Khi môi trường đô thị và môi trường các khu công nghiệp bị ô nhiểm thì cư dân sinh sống và làm việc ở đó thường có xu hướng thay đổi không khí bằng cách tìm đến những nơi có môi trường trong lành, xanh sạch của tự nhiên, phóng khoáng của đồng quê thơ mộng hoặc của các lâm viên, công viên nhân tạo thoáng rộng và thường xanh. Trong du lịch xanh có loại hình du lịch nghỉ dưỡng sử dụng các liệu pháp biển, liệu pháp nước nóng, nước khoáng, tắm bùn .v.v... Phát triển loại hình du lịch sinh thái, xây dựng các khu du lịch gắn với thiên nhiên sẵn có hoặc mô phỏng tự nhiên tạo ra những sinh cảnh núi non, sông hồ, cây cỏ, chim thú cùng các loại động vật nước phù hợp để thu hút du khách là kinh nghiệm quý của thế giới và là hướng phát triển mạnh của du lịch Việt Nam. f) Du lịch công việc: Du lịch công việc bao gồm các hoạt động của những người tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tham gia hội chợ, triễn lãm, hội nghị, hội thảo, đi công vụ, thăm viếng người thân... Người ta thống kê được riêng du khách hội nghị, hội thảo trên thế giới hàng năm có khoảng 20 triệu lượt người. Mỹ là nước tổ chức hội nghị quốc tế nhiều đứng đầu thế giới với khoảng 700 hội nghị mỗi năm. Còn Paris là thành phố dẫn đầu thế giới với việc tổ chức hơn 300 hội nghị quốc tế hàng năm. Nhiều khách du lịch công việc thường chi tiêu cao gấp 2 – 3 lần so với khách du lịch bình thường. Đây là một loại hình du lịch nước ta rất cần đầu tư phát triển. Ngoài ra, các nhà xã hội học còn cảnh báo một loại hình du lịch đã trở thành một kỹ nghệ hái ra tiền ở nhiều nước trên thế giới gây ra hậu quả xã hội khôn lường, đặc biệt khi mà đại dịch AIDS đang là hiểm họa toàn cầu, đó là du lịch tình dục. III. Chức năng và ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch: Dưới góc độ du lịch học có thể nhận biết được du lịch có các chức năng sau đây: Chức năng giải trí; Chức năng giao lưu văn hoá; Chức năng tự giáo dục; Chức năng kinh tế; Chức năng xã hội; Chức năng chính trị. Tuỳ theo cách nhìn nhận của du khách mà chức năng giải trí, chức năng giao lưu văn hoá hay chức năng tự giáo dục được coi là quan trọng hàng đầu. Trong các chức năng còn lại thì chức năng kinh tế là quan trọng nhất. Các chức năng này biểu hiện rất rõ thông qua vai trò và ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch: + Thông qua tiêu dùng của du khách trong việc sử dụng khách sạn, phương tiện đi lại, mua sắm, vui chơi giải trí, tham quan..., du lịch tạo ra nguồn doanh thu lớn, lợi nhuận cao cho các nhà kinh doanh, làm tăng thu nhập qua thuế cho nhà nước, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt với việc thu hút khách nước ngoài, du lịch đảm nhiệm vai trò xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tại chỗ rất thuận lợi, thu về một lượng ngoại tệ lớn mà không phải tốn những chi phí xuất khẩu không nhỏ như đối với các hoạt động xuất khẩu thông thường khác. Do lợi thế này, du lịch góp phần đáng kể vào cán cân thanh toán quốc tế của nhiều quốc gia. Một vài con số sau đây có thể nói lên được vai trò tạo nguồn thu lớn của du lịch. Nếu năm 1950, không kể du khách nội địa, cả thế giới đón được 2,5 triệu khách quốc tế, thu vào 2,1 tỉ USD thì đến năm 1991, các con số đó tương ứng là: 450 triệu khách, 278 tỉ USD và đến năm 2002 đã tăng lên vượt trên 700 triệu khách và trên 450 tỉ USD. Châu Âu là khu vực dẫn đầu thế giới về du lịch, những năm gần đây trong GDP của EU du lịch chiếm tỷ lệ bình quân hàng năm 12%. Còn nói chung, đối với các nước đang phát triển, du lịch đem lại trung bình từ 6% đến 10% GDP và độ khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Riêng với nước ta, dù còn kém rất xa các nước đang phát triển, so với năm 2001, năm 2002 cũng đã đón được 2,63 triệu lượt khách quốc tế tăng 11,5%; thu nhập du lịch đạt 23.500 tỷ đồng VN, tăng 14,6%; bình quân trong 3 năm qua ngoại tệ thu được hàng năm đã hơn 1 triệu USD. Quả là những con số đầy ý nghĩa. + Du lịch phát triển làm tăng nguồn đầu tư xã hội và kéo theo các ngành khác phát triển. Trước hết, du khách càng tăng lên nhiều, thì sự thu hút đầu tư các thành phần kinh tế vào chính ngành du lịch càng mạnh. Thông thường, đầu tư phát triển cơ sở vật chất của ngành du lịch đòi hỏi một lượng tiền vốn lớn - đặc biệt là đối với các khách sạn, các khu giải trí cao cấp. Du lịch phát triển lại tác động đến các ngành công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và các ngành dịch vụ khác làm cho các ngành đó phát triển như một hiệu ứng số nhân. Tiêu dùng của du khách sẽ tạo ra thu nhập của ngành du lịch và thông qua tiêu dùng cũng như tích luỹ để tái mở rộng kinh doanh của ngành du lịch sẽ tạo ra thu nhập của các ngành khác, góp phần làm tăng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng các ngành đó. Rất dễ nhận thấy sự tác động của du lịch đối với công nghiệp nhất là trong các ngành xây dựng, vận tải, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng... Trong du lịch, ẩm thực là một thú văn hoá, là một nghệ thuật. Chính nông nghiệp cung ứng nông sản hàng hoá để chế biến các món ngon vật lạ hấp dẫn du khách. Cho nên du lịch là một thị trường quan trọng của nông nghiệp. Qua đó ta thấy việc sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước để cung ứng cho du lịch càng tăng nhiều thì hiệu ứng số nhân sẽ càng lớn. Điều này có tác dụng rất lớn về mặt kinh tế - xã hội trong vùng du lịch và cả trong phạm vi quốc gia. + Du lịch phát triển là tác nhân phân phối lại thu nhập từ nước giàu sang nước nghèo, từ vùng phát triển sang vùng kém phát triển. Đối với các nước kém phát triển có tài nguyên du lịch phong phú như nước ta thì phát triển du lịch là giải pháp hữu hiệu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, giải quyết nhiều công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, bởi đó là một ngành đa dịch vụ thu hút rất nhiều lao động, nhiều vốn. Các vùng sinh thái - nhân văn đặc trưng của đất nước ta vốn còn nhiều khó khăn như miền núi, duyên hải, vùng nông thôn xa...cũng theo đó mà phát triển. + Du lịch là một yếu tố phát triển con người. Ngày nay du lịch không còn chỉ là đặc quyền của người giàu nữa; hội nghị quốc tế du lịch năm 1980 ở Manila – Philipphine đã tuyên bố rằng: “Quyền sử dụng thời gian nhàn rỗi, đặc biệt là quyền được đi nghỉ ngơi theo kỳ và tự do đi tham quan du lịch là kết quả đương nhiên của quyền lao động, được thừa nhận như là yếu tố phát triển con người”. + Du lịch là chiếc cầu nối không gian và thời gian văn hoá, là phương thức giao lưu văn hoá quan trọng diễn ra một cách hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia và dân tộc, nhờ đó tác động tích cực đến chính trị, ngoại giao và kinh tế quốc tế, làm cho các quốc gia dân tộc khác nhau có thể hiểu nhau hơn và xích lại gần nhau hơn để cùng bảo vệ ngôi nhà chung: Trái đất. - Du lịch là phương thức ngoại giao nhân dân tích cực thông qua sự phát triển giao lưu xã hội rộng rãi giữa nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy mối quan hệ chính trị giữa các nước phát triển trên cơ sở hoà bình, hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi. Chiến tranh và sự thù hằn dân tộc ảnh hưởng rất xấu đến đời sống chính trị quốc tế. Vì thế, bảo vệ hoà bình thế giới là nỗi lo chung của nhân loại. Du lịch góp phần quan trọng bảo vệ và phát triển hoà bình hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) coi du lịch là sự đảm bảo của hoà bình. Bên cạnh những tác động tích cực đó, du lịch cũng có mặt trái gây bất lợi về kinh tế xã hội. - Thông thường, phần lớn du khách có xu hướng tiêu dùng cao, chi tiêu rộng rãi, tập trung vào những hàng hoá ưa thích, làm cho giá cả của chúng tăng cao. Giá cả đắt đỏ có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu dùng của một bộ phận dân cư vùng du lịch - nhất là những người có thu nhập thấp. Mặc khác, ở những vùng du lịch phát triển, nạn đầu cơ bất động sản thường xảy ra, giá nhà, giá đất tăng vọt, nhiều khi là giá ảo. - Khách du lịch đổ về vùng nào càng đông thì tác động đến môi trường nơi đó càng lớn. Nếu các địa phương không cẩn trọng, không kiểm soát được quá trình phát triển thì sự ổ nhiễm môi trường, sự phá vỡ cân bằng sinh thái, phá vỡ cảnh quan du lịch là hệ quả tất yếu, thường gây tác hại nghiêm trọng về kinh tế xã hội. - Du lịch là điều kiện thuận lợi để giao văn hoá, nhưng giữa các dân tộc khác nhau, luôn có sự khác biệt về văn hoá. Phát triển du lịch với bất cứ giá nào, không cân nhắc kỹ sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng thương mại hoá, tầm thường hoá văn hóa dân tộc, từ đó đánh mất dần bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, làm đảo lộn hệ giá trị tinh thần trong xã hội. Vì vậy, cần phải hết sức cảnh giác trước xu thế một số người, một số doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận đơn thuần, thoả mãn tính hiếu kỳ của du khách sẵn sàng biến văn hoá dân tộc thành những sản phẩm không chứa đựng nội dung hoặc lẫn lộn nửa giả nửa thật sắc thái dân tộc; sẵn sàng mua vui cho du khách không kể gì đến nhân phẩm, tình cảm và lòng tự tôn dân tộc. - Điều cũng cần cảnh báo cao độ là các tệ nạn xã hội thường đi cùng với du lịch, đi cùng với một bộ phận du khách như là mại dâm - nhất là mại dâm trẻ vị thành niên - ma tuý..., hoặc lợi dụng du lịch để hoành hành như trộm cắp, cướp giật, ăn xin, chèo kéo khách... - Ngoài ra, trào lưu của lối sống thực dụng, vị kỷ, buông thả, bắt chước theo người nước ngoài, đặc biệt là đối với một bộ phận của lớp trẻ và trong quan hệ hôn nhân gia đình cũng cần phải thường xuyên báo động. IV. Tình hình và xu thế phát triển của du lịch quốc tế. Từ sự phát triển lẻ tẻ và tự phát ban đầu ở một số người trong xã hội, du lịch dần dần theo sự phát triển của các nền văn minh, đã trở thành một hoạt động phổ biến của con người, không chỉ là thú vui riêng của tầng lớp thượng lưu mà đã là sở thích của quảng đại quần chúng. Nó ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn và được tổ chức khoa học hơn, đa dạng hơn, đặc biệt là từ khi người lao động được hưởng quyền nghỉ có lương. Ngày nay, đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, du lịch dù trải qua những bước thăng trầm nhất định, đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Ở một số nước, du lịch là ngành xuất khẩu chủ yếu; ở nhiều nước khác du lịch là một trong số các ngành kinh tế động lực của phát triển. Theo số liệu hàng năm của WTO, nếu lấy từ năm 1960, và cứ so sánh sau 1 thập kỷ, sẽ thấy được sự phát triển rất nhanh của du lịch, xét ở hai đại dương khách quốc tế và thu nhập du lịch quốc tế: - Năm 1960: 65,3 triệu lượt khách; 6,86 tỷ USD - Năm 1970: 159,6 triệu lượt khách, tăng hơn 2,3 lần; 17,9 tỷ USD, tang hơn 2,6 lần - Năm 1980: 284,8 triệu lượt khách, gấp hơn 1,7 lần; 102,3 tỷ USD, gấp 5,7 lần; - Năm 1990: 443,8 triệu khách, tăng hơn 1,5 lần; 254,8 tỷ USD tăng hơn 2,2 lần. - Năm 2000: 697 triệu khách, gấp hơn 1,5 lần; 450 tỷ USD gấp hơn 1,7 lần Về lao động, hiện nay người ta cũng tính được có vào khoảng hơn 220 triệu người trực tiếp làm việc trong ngành du lịch, chiếm gần 11% lực lượng lao động thế giới; và cứ 1 lao động trực tiếp trong du lịch, tuỳ theo từng nước, lại tạo thêm từ 1,5 đến 3 việc làm gián tiếp nữa ngoài du lịch. WTO cũng đưa ra dự báo đến năm 2010, số khách du lịch quốc tế tăng lên độ khoảng hơn 1,006 tỷ lượt người, thu nhập lên đến 900 tỷ USD và giải quyết thêm chừng 150 triệu chỗ làm việc. Đối với Đông Nam Á, sức hút du lịch đứng hàng thứ hai trong khu vực, sau Đông Bắc Á, chiếm 34% tổng lượt khách quốc tế và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Năm 2002, lượt khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á tăng được 3,9%. WTO dự báo đến năm 2010 khu vực này sẽ đón được chừng 72 triệu lượt khách quốc tế tăng bình quân hàng năm 6%. Tuy nhiên, sự suy thoái kinh tế, chiến tranh, nạn khủng bố, tình trạng bất ổn chính trị và dịch bệnh nguy hiểm là những tác nhân làm cho du lịch quốc tế suy giảm và có thể rơi vào khủng hoảng. Những năm 2000 – 2001, kinh tế Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á suy giảm đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng của du lịch quốc tế bị chững lại. Năm 2001, lượng khách giảm 0,6% so với năm 2000. Sự biến ngày 11/9/2001 ở Mỹ khiến cho du lịch Châu Mỹ và Nam Á vào những tháng cuối năm 2001 giảm từ 20 – 24%, cả năm giảm 6%. Sáu tháng đầu năm 2003, dịch SARS (suy giảm hô hấp cấp) đã làm cho du lịch ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng. Sau khi nó được khống chế, du lịch ở các khu vực này mới bắt đầu hồi phục dần. Khi xem xét xu thế phát triển của du lịch nói chung, đều rất dễ nhận thấy là khách du lịch nội địa bao giờ cũng chiếm đại bộ phận, đặc biệt là các nước đang phát triển, vì số đông du khách chưa giàu có lắm để du lịch ra nước ngoài. Ngay cả các nước phát triển, 3 – 4 thập niên trước, tỷ trọng du khách nội địa vẫn cao hơn du khách quốc tế. Vài thập niên gần đây tỷ lệ nà._.y thay đổi, khách quốc tế tăng dần và là xu thế phát triển trong tương lai. Ví dụ, lấy năm 1967 và các giai đoạn 1974 – 1975, 1984 – 1985 để so sánh ta thấy các tỷ lệ % sau đây: Nước 1967 1974 - 1975 1984 - 1985 Khách nội địa Khách quốc tế Khách nội địa Khách quốc tế Khách nội địa Khách quốc tế Anh 85,7 14,3 83,4 16,6 67,8 32,2 Pháp 85,8 14,2 89,4 10,6 84,5 15,5 Đức 53 47 43,5 56,5 53,3 64,7 Đan Mạch 72 28 71 29 55 45 Hà Lan 60 40 48,9 51,1 40,8 59,2 Thuỵ Sĩ 71 29 51,3 48,7 49,4 50,6 Cùng với sự gia tăng số lượng du khách, tiêu dùng của du khách cũng có xu thế tăng lên và càng tăng với gia tốc cao. Người ta tính rằng bình quân chi tiêu hằng năm của du khách quốc tế trong 40 năm từ năm 1950 – 1990 là 11,9%; những năm gần đây tăng lên 17,8%/ năm, trong đó riêng vùng Đông Á tăng 36%/năm và Đông Nam Á tăng 24,2%. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tăng cao của du khách, các quốc gia đều có xu hướng tăng đầu tư vào ngành du lịch và các ngành khác phục vụ cho du lịch. Trong ngành du lịch, các ngành khách sạn, các khu nghỉ(Resort) gắn với cảnh quan thiên nhiên hoặc nhân tạo, các khu vui chơi giải trí, các nhà hàng ẩm thực, các sơ sở lữ hành..., luôn được chú ý đầy đủ tiện nghi với công nghệ ngày càng đổi mới hiện đại hơn với một lượng vốn khổng lồ. Các ngành hàng không, hàng hải...cũng được đầu tư rất lớn. Du lịch phát triển phải nhờ có sân bay, bến cảng, đường sắt, đường bộ... Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật này đang trong xu thế ngày càng hiện đại. Một sân bay như thế cần từ 10 đến 20 tỉ USD. Ngành hàng không quốc tế dự kiến đến năm 2020 cần 40.000 – 50.000 máy bay siêu âm, siêu hạng, siêu tải. Các boatel (tàu khách sạn) chứa được từ 2.500 – 3.500 khách du lịch xuyên đại dương cũng sẽ gia tăng. Mặc khác, việc đầu tư để trùng tu bảo quản các di sản văn hoá độc đáo, để giữ gìn và phát huy các lễ hội văn hoá truyền thống của các dân tộc cũng được các quốc gia không ngần ngại chi tiêu lớn để thu hút du khách. Ngoài ra các công trình kiến trúc độc đáo mới lôi cuốn du khách cũng có xu hướng được nhiều quốc gia quan tâm xây dựng. Ví dụ Trung Quốc đang xây dựng đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới như là một kỳ quan mới, hay đang chuẩn bị xây dựng một tháp cao 517m, nhất thế giới... Về mặt các loại hình du lịch thì xu thế đang phát triển rất mạnh là du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, trong đó du lịch biển là trọng tâm. Bên cạnh đó, du lịch văn hoá cũng không ngừng phát triển, bởi văn hoá – như người ta nói – là thiên nhiên thứ hai vô cùng kỳ diệu, là tài nguyên nhân văn vô hình và hữu hình, trong cái vô cùng của sự khám phá. Nhìn chung trong tình hình thế giới còn tiềm ẩn những nhân tố không ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội, những nguy cơ – kể cả những nguy cơ do bản thân các hoạt động du lịch gây ra – đe doạ sự phát triển của du lịch, nhưng xu thế gia tăng du lịch quốc tế vẫn mạnh hơn, vẫn lạc quan hơn. Trong tình hình chung đó, Việt Nam ta cũng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 khẳng định rõ rằng Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về địa lý, kinh tế, chính trị, có tài nguyên du lịch phong phú là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Lãnh thổ Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, vừa gắn liền với lục địa, vừa thông ra đại dương, thuận lợi cả về đường biển, đường không, đường sông, đường sắt và đường bộ trong giao lưu quốc tế. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta đã có sự phát triển khởi sắc trong tiến trình đổi mới, đang mở cửa hội nhập rộng rãi với khu vực và quốc tế. Về kết cấu hạ tầng, đường giao thông, cầu, cảng biển, sân bay, điện, viễn thông... được tăng cường nhiều. Tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, xã hội phong phú đa dạng. Nước ta có hơn 3.200 km bở biển, xếp thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển của thế giới; có nhiều bãi biển đẹp hấp dẫn; có nhiều vịnh nổi tiếng thế giới như Hạ Long, Văn Phong, Cam Ranh...; có hơn 2.700 đảo lớn nhỏ, với nhiều đảo tuyệt đẹp. Có núi rừng hùng vĩ đầy những huyền tích kỳ diệu; có nhiều “Hồ trên núi” tự nhiên và nhân tạo lớn, đẹp; có hơn 450 nguồn nước khoáng thiên nhiên với hơn 12.000 loài thực vật, 7.000 loài động vật, trong đó có nhiều loài động vật quí hiếm ghi vào sách đỏ thế giới... Đến nay, Việt Nam đã có 3 di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận là vịnh Hạ Long - cảnh quan, vịnh Hạ Long - địa hình Karst đặc trưng và động Phong Nha – Kẻ Bàng; ngoài ra, còn có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ, Cù Lao Chàm. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với bản sắc văn hoá độc đáo, với hàng chục ngàn di tích rãi khắp nước, trong đó hơn 2.000 di tích xếp hạng quốc gia và 3 di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, khu phố cổ Hội An, khu đền tháp Chămpa Mỹ Sơn. Việt Nam đang có hệ thống đô thị ngày càng văn minh, hiện đại với Thủ đô Hà Nội - Thủ đô kỳ tích Anh hùng – Thành phố Hoà bình thế giới; Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh quật cường, năng động; Hải Phòng, Đà Nẵng đang vươn mình lớn dậy... Đất nước cũng thơ mộng những vùng nông thôn đồng bằng, đất lành, trái ngọt, tôm cá tươi ngon, nhân tình chơn chất thuần hậu... Với những điều kiện tiền đề và những tài nguyên phân bố tương đối đồng đều trong cả nước có vùng, có cụm, có điểm...thuận lợi đó, hơn 10 năm qua, du lịch Việt Nam không ngừng phát triển từ chỗ chưa có thứ hạng gì nay đang trở thành một đối tượng cạnh tranh với các quốc gia mạnh về du lịch trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore... Trong hơn 10 năm đó, du lịch Việt Nam phát triển tương đối toàn diện. Du lịch quốc tế đã tăng hơn 8,6 lần (từ 300 ngàn lượt lên 2,63 triệu lượt khách), du lịch nội địa cũng tăng hơn 8,3 lần (từ 1,5 triệu lên 12,5 triệu khách). Thu nhập xã hội từ du lịch mỗi năm tăng trên 25%. Cơ sở vật chất toàn ngành đã tăng lên nhanh chóng, nhiều khách sạn tiện nghi hiện đại từ 3 sao đến 5 sao không ngừng tăng lên mỗi năm. Nhiều trung tâm du lịch đã vươn lên mạnh như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang cũng đang phát triển. Nhiều khu du lịch có sức hút lớn như Hạ Long, Cửa Lò, Huế - Lăng Cô, Đà Nẵng - Hội An, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu...Nhiều loại hình du lịch đang phát triển khá, nhất là du lịch văn hoá, du lịch ven biển... Nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch tăng khoảng 9 lần (năm 2001 có chừng 180.000 lao động), số lao động gián tiếp đông đúc hơn gấp bội. Số lượng qua đào tạo đại học và trung học du lịch tăng dần. Cả nước có hơn 46 trường đại học, trung học chuyên nghiệp và những trường dạy nghề đào tạo chuyên nghiệp du lịch. Cơ chế, chính sách về du lịch được bổ sung và thông thoáng hơn trước. Quản lý du lịch có thêm được nhiều kinh nghiệm quí. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và kém nhiều so với các nước xếp thứ hạng có trong khu vực Đông Nam Á. Nhận thức về du lịch trong toàn xã hội còn chưa đầy đủ, sâu sắc và nhất quán, sự phối hợp đa ngành, liên ngành, liên vùng để phát triển du lịch còn thiếu chặt chẽ đồng bộ. Quy hoạch du lịch chưa đảm bảo thật sự khoa học, quản lý quy hoạch chưa tốt. Chưa có được nhiều khu du lịch tổng hợp có tầm cỡ khu vực, nhiều khu du lịch còn na ná nhau, đơn điệu. Trình độ nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển cao; khai thác du lịch còn nặng “hái quả” nhẹ “vun gốc, chăm cây”, nặng “lợi ích riêng” nhẹ “lợi ích cộng đồng”. Cung cách phục vụ ở nhiều nơi, nhiều khâu, nhiều khi còn chậm chạp, thiếu nhiệt tình, làm mất thời gian và gây thất vọng cho du khách. Nhiều vùng có tiềm năng du lịch lớn nhưng kết cấu hạ tầng còn chưa có hoặc còn kém nên chưa được phát huy. Môi trường xã hội, môi trường tự nhiên bắt đầu xấu đi, có một phần nguyên nhân từ du lịch. Quản lý nhà nước chuyên ngành du lịch còn hạn chế, nhất là về xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch và còn tỏ ra lúng túng, chậm đối phó hữu hiệu khi có tình hình xấu xảy ra trong du lịch. Chẳng hạn qua dịch SARS vừa rồi, trong khi Thái Lan, Singapore, Malaixia đối phó quyết liệt, khẩn trương thì Việt Nam ta lại từ từ, bị động. PHẦN II DU LỊCH HỘI AN THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA I/ Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Hội An: 1/ Đặc điểm tự nhiên: Hội An, một Thành phố nhỏ so với 15 huyện, thị xã khác của tỉnh Quảng Nam. Diện tích chỉ có 61 km2, trong đó đảo Cù Lao Chàm chiếm gần 15 km2. Vị trí đại lý có toạ độ 15053, vĩ Bắc, 108020, kinh Đông, cách Đà Nẵng về phía Đông Nam 30 km, cách thị xã Tỉnh lỵ Tam Kỳ về phía Bắc chừng 60 km, Nam giáp huyện Duy Xuyên, Bắc và Tây - Bắc giáp huyện Điện Bàn, Đông và Đông Bắc giáp biển Đông; nằm chủ yếu ở tả ngạn sông Thu Bồn về phía hạ lưu, có Cửa Đại và có bờ biển dài 7 km; khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 25,90C, độ ẩm không khí trung bình 80 – 85%, lượng mưa trung bình 2087 mm/năm tập trung nhiều vào các tháng 9,10,11, dễ gây ngập lũ hàng năm cho những vùng trũng, thấp, địa hình đất liền ven sông, ven biển đặc trưng chủ yếu là cồn – bàu, gò – bãi, bị chia cắt bởi nhiều sông, lạch, địa hình hải đảo là quần đảo núi, vịnh nhỏ, bãi nhỏ. Cù Lao Chàm được chọn để xây dựng khu bảo tồn sinh thái biển - đảo, có rừng nguyên sinh với hàng trăm loài thực vật và dược liệu quí, một số loài có tên trong sách đỏ, có nhiều rặng san hô lớn và đẹp với hệ thuỷ sinh vật phong phú. Cá Cửa Đại nổi tiếng là ngon, Yến Cù Lao Chàm vang danh thế giới về chất lượng cao. Địa hình ven sông, ven biển tạo cho Hội An một vùng sinh thái trong lành với một dãi bờ cát trắng - biển xanh lộng gió, một hệ đảo và bán đảo sông xen lẫn những làng quê đẹp, xanh và thoáng; đặc biệt với địa hình tự nhiên thuận lợi, từ thế kỷ 16 – 17 đã hình thành một đô thị thương cảng quốc tế nổi tiếng Đàng Trong và để lại cho ngày nay một khu phố cổ - Di sản Văn hoá Thế giới. 2/ Về kinh tế - xã hội: Hội An có 12 địa bàn hành chính cơ sở gồm 5 phường và 7 xã. Dân số 8 vạn người, mật độ 1.320 người/km2; ở nội thị, trung bình 3.626 người/km2, riêng trong khu phố cỗ lên đến 13.000 người/km2, ở nông thôn, trung bình có 848 người/ km2, riêng xã đảo Tân Hiệp chỉ có 266 người/km2. Lao động trong độ tuổi của toàn thị xã xó 45.950 người, trong đó, đang làm việc trong các ngành kinh tế chủ yếu tại thị xã, có 27.449 người, chiếm 59,7 % (riêng làm việc trực tiếp trong ngành du lịch có 1500 người), các ngành khác (như công nhân viên chức, học sinh, đi làm ăn xa, học nghề...) có 18.502 người, chiếm 40,26%. Thành Phố Hội An có cơ cấu kinh tế được xác định là thương mại, du lịch, dịch vụ - ngư, nông, lâm nghiệp – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong 3 năm liền, mức tăng GDP của Hội An đều đạt “chỉ số nóng”, từ 16 – 18%/ năm. Tỉ trọng GDP trong 3 năm qua: - Ngành dịch vụ chiếm từ: 54,3 – 56,9 % - Ngành nông – lâm – ngư chiếm từ: 27,5 – 23,8% - Ngành công nghiệp chiếm từ: 18,1 – 19,2% Song song với kinh tế phát triển, văn hoá được tập trung chăm lo, chính trị ổn định, xã hội cơ bản là an toàn. Toàn Thành phố không còn hộ đói, hộ nghèo – theo mức bình quân thu nhập dưới 151.000đ/người/tháng, chỉ còn 6,25%;tỷ lệ thất nghiệp ở mức dười 4%; Hội An là một địa bàn cho đến nay có thể nói về cơ bản là sạch ma tuý và mại dâm. II/ Phân loại và đánh giá tài nguyên du lịch Hội An: Hơn một thập kỷ phát triển của du lịch Hội An, từ những ngày đầu, người Hội An đã nhận ra tài nguyên văn hoá quý giá của mình là quần thể khu đô thị cổ - dù lúc bấy giờ mới chỉ là Di sản Văn hoá Quốc gia - để dựa trên cái nền đó mà xây dựng ngành kinh tế du lịch chưa từng trải qua một tiền nghiệm nào. Trên vùng đất ven biển, nhiều sông hợp lưu ra Cửa Đại, nơi “hội thuỷ” “hội nhân” và hội tụ văn hoá từ phức thể tiền sử Sa Huỳnh, chuyển sang Chămpa rồi Đại Việt, để lại giao thoa, tiếp biến với nhiều nền văn hoá Âu, Á, Đông, Tây thông qua cảng thị Quốc tế Hội An sầm uất một khởi từ thế kỷ XVI, Hội An đương đại vẫn giữ được trong lòng đất, trên mặt đất và trong lòng người một kho tàng văn hoá độc đáo. Khu phố cổ, di sản văn hoá thế giới (từ năm 1999) - một bảo tàng sống, mang dáng dấp điển hình cho kiến trúc đô thị của một cảng thị phồn thịnh xa xưa, với một quần thể gần như nguyên vẹn nhà ở, nhà thờ tộc, hội quán, đình, chùa, cầu, chợ... soi bóng ven sông hay xúm xít 2 bên những con đường nhỏ hẹp, vẫn sống động nhân sinh, hoà quyện cái xưa cũ với cái hiện đại bên dưới nhấp nhô những mái ngói âm dương rêu phong, cùng với những lo toan áo cơm thường ngày của thời mở cửa, những kính ngưỡng lễ nghi, những náo nức hội hè và những gian nan bão lũ năm này qua năm khác. Kho tàng văn hoá vật thể dày đặc ở Hội An với hơn 1.350 di tích, trong đó hơn 1.260 di tích kiến trúc nghệ thuật, đã khiến cho Giáo sư Viện sĩ Kakurai Kiyohiko, Chủ tịch Hội khảo cổ học Nhật Bản, vào năm 1992 phải thốt lên: “Những kiến trúc cổ của Hội An không chỉ là tài sản văn hoá của riêng các bạn; nó còn là tài sản của cả thế giới, của cả nhân loại”. Còn trước đó, Kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowsti, người nước ngoài đầu tiên có công phát hiện khu phố cổ Hội An thì đã nhận xét rất sâu sắc: “... Vẻ đẹp không trùng lắp chứa đựng trong các phố phường lịch sử, sự phong phú của các thể dáng kiến trúc tạo nên cho Hội An những đặc điểm nổi bật trong một không gian riêng biệt. Những đặc điểm này đưa quần thể di tích phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích văn hoá của Việt Nam và cả trong kho tàng di sản văn hoá nhân loại...” Nhiều nhà khoa học Việt Nam thống nhất nhận định rằng nếu từng ngôi nhà cổ, từng kiến trúc cổ Hội An mà đứng biệt lập, dù đẹp đến đâu cũng không là gì cả, không đủ sức thu hút, không thể níu chân du khách, chúng chỉ tạo sự ấm cúng và cảm xúc nghệ thuật khi hoà chung trong không gian cộng đồng cả dãy phố hẹp san sát, nhấp nhô,trồi sụt không thẳng hàng. Ngày nắng, ngày mưa, khi khô ráo, lúc lũ tràn, lúc bình minh hoặc khi chiều xuống hay những đêm khuya tĩnh lặng, những đêm trăng bàng bạc, khu phố cổ đều toát lên những vẽ đẹp riêng lắng đọng khác thường, đôi khi chợt bừng lên đến sững sờ, nhiều khi chỉ hiện ra từ chiêm nghiệm, du khách mỗi người một cảm nhận riêng mê đắm. Nhiều người cứ nghĩ tạt qua cho biết gọi là, nhưng rồi phải nấn ná mấy hôm, nhiều khi dăm bữa nửa tháng... Nhiều người một lần vội, lại tìm đến lần sau và những lần sau nữa. Rất thú vị khi nhìn được những dấu tích của người cổ hơn 3.000 năm trước đã từng sinh sống ở Cù Lao Chàm qua những công cụ lao động và phức hệ nông nghiệp tiền sử đã được phát hiện. Không chỉ có vậy, những di vật Sa Huỳnh tìm thấy ở Hội An được tập hợp thành một bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh thuộc loại tầm cỡ quốc gia tại thị xã và những hiện vật tiền đồng Ngũ Thù, Vương Mãng thời Hán, đồ sắt Tây Hán, Đông Sơn, Óc Eo, đã chứng tỏ từng có một nên văn hoá Sa Huỳnh rực rỡ tồn lại trên mãnh đất này và nơi đây đã từng có từ ngàn xưa, một nền giao thương quốc tế. Những thư tịch cổ và những phế tích Chămpa còn lạ cũng cho thấy đã từng trải qua một thời gian khá dài khi người Chăm nối tiếp người Sa Huỳnh, ở đây, một tiền cảng Lâm Ấp phố được xây dựng để làm cửa ngõ giao thương mậu dịch hàng hải quốc tế quan trọng của kinh thành Trà Kiệu và trung tâm tín ngưỡng Mỹ Sơn của các vương triều Chămpa ngày trước. Cho nên quả là cực kỳ lý thú khi ngày nay chúng ta nối lại trục di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn - Hội An với quần đảo Cù Lao Chàm trên một con đường du lịch đầy hấp dẫn. Bên cạnh những tài sản văn hoá vật thể vô giá đó, những giá trị văn hoá phi vật thể Hội An là hết sức phong phú và đa dạng. Về cơ bản, người Hội An vẫn mang đậm những đặc tính chung của dân tộc Việt Nam, những phong cách, khí chất của người xứ Quảng, nhưng do sinh tồn trên một vùng đất đặc thù của lịch sử mở nước về phương Nam, nên vẫn có một sắc thái riêng. Thực ra, rất khó tách bạch rạch ròi, nhưng trong cảm nhận của bạn bè, của lữ khách, người Hội An có cái gì đó vừa mang tính chất thị, lại vừa có tính chất quê, văn hoá làng quê và văn hoá thị dân hà quyện; vì thế mà chân chất, hiền hoà, cần cù, nhẫn nại, lại vừa nhạy bén, quảng giao, lanh mà không ranh, tiếp thu nhanh cái mới nhưng không dễ dàng buông bỏ cái cũ, lạc quan, thân thiện, dễ gần, ít khi xích mích, nhung không vồ vập, không dễ mất đi cái kín đáo, đằm thắm. Có lẽ từ cái đặc trưng này mà Hội An cho đến nay vẫn giữ được một môi trường xã hội trong lành, an toàn - hiểu theo nghĩa tương đối, trước những áp lực không hề nhỏ, nhẹ của văn hoá ngoại lai và những mặt trái của cơ chế thị trường. Đương nhiên, trong xã hội ấy, vẫn còn những hạn chế nhất định trong nếp nghĩ, cách làm, lối sống... vẫn còn những người ích kỷ, nhỏ nhen, nông cạn..., nhưng người Hội An nói chung, là chủ thể quan trọng nhất làm nên những giá trị văn hoá phi vật thể Hội An, linh hồn của Phố cổ, làm cho Hội An tuy nhỏ nhắn, khiêm nhường, không có gì phô trương, nhưng sâu lắng, thân tình, để nhớ khó phai. - Những giá trị phi vật thể Hội An không chỉ ẩn chứa đằng sau những hình khối, đường nét, sắc màu vốn đã tinh tế, hài hoà của phố mà còn lắng đọng qua những lễ hội và những sinh hoạt làng nghề truyền thống. Ở Hội An, gần như quanh năm đều có lễ hội phản ánh khá chân thực đời sống văn hoá dân gian. Lễ hội Cầu Ngư của dân miền biển, lễ hội Cầu Bông, rước Long Chu của cư dân nông nghiệp, lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thần Tài của cư dân thương nghiệp. Những tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Đoan Ngọ, Trung thu... Những lễ tế Xuân, Thu, tế tổ làng nghề... Những lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Noel và những lễ hội của Ngũ Bang người Hoa... Những năm gần đây, lại có thêm nhiều lễ hội hoành tráng: Giỗ tổ Hùng Vương, Hành trình di sản..., đặc biệt là những “đêm hội Phố Hoài” vào những đêm trăng 14 âm lịch hàng tháng, đêm của bạn bè dù xa hay gần, dù thân hay sơ, đêm vừa mộng vừa thực, đêm đã thành thơ, thành nhạc, thành một sản phẩm du lịch độc đáo của Hội An không dễ nơi nào có được . Những lễ hội ấy làm cho đời sống cộng đồng ngày càng phong phú sinh động và ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn. - Ngày nay, những nghề truyền thống nỗi tiếng ở Hội An từ xa xưa vẫn còn được bảo tồn, tuy hành trình của chúng khá gian nan, vất vả. Nghề mộc Kim Bồng đang hồi phục, thông qua du khách đã tìm được thị trường xuất khẩu. Nghề gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế thì có nhọc nhằn hơn, nhưng vẫn được từng bước đầu tư để phát huy. Làng Yến Thanh Châu nay không còn tên làng nữa, nhưng nghề xưa thì vẫn tồn tại và đóng góp lớn cho kinh tế Thị xã. Bây giờ ở phố đã có thêm những làng nghề mới phát triển nhanh như làm lồng đèn, may mặc, vẽ tranh... tạo thêm phố cổ một sắc thái mới hấp dẫn du khách. - Văn hoá ẩm thực Hội An tuy rất còn khiêm nhường nhưng cũng góp một chút hương sắc ý vị cho du lịch. Món mì Cao Lầu riêng có ở Hội An mấy trăm năm qua vẫn còn đó... Cùng với sự phát triển du lịch, danh mục ẩm thực Hội An ngày càng dài thêm tên những món mới vừa có dân dã, vừa có cao sang, vừa có Á, vừa có Âu, góp phần vào quá trình định hình một sắc thái văn hoá ẩm thực riêng trong thời kỳ mới. Ngoài tài nguyên văn hoá – xã hội, tài nguyên du lịch Hội An còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có những vùng sinh thái trong lành. Đó là 7 km bờ biển phẳng, bãi cát rộng, trắng sạch, nắng ấm, nước trong xanh; đó là khu bảo tồn sinh thái biển đảo, là con tàu bảo tàng văn hoá đảo Cù Lao Chàm chỉ cách bờ 15 hải lý, đang hình thành những khu nghỉ dưỡng, những khu thể thao biển lớn. Đó là nhiều đảo sông lớn nhỏ, nhiều bãi cồn gắn với những làng quê bến nước xanh tươi, êm ả và thơ mộng suốt dọc chiều dài 2 con sông Hoài, sông Cổ Cò và nhiều kênh lạch chằn chịt khác. Đó là những làng hoa kiểng nhiều sắc màu, dáng, thế; là những cánh đồng quê vẫn còn người nông phu nhọc nhằn đánh trâu cày ruộng, vẫn còn có khói đốt đồng thơm phức, vấn mượt xanh khoai lúa điểm trắng những cánh cò... khó tìm thấy ở những xã hội công nghiệp hóa hiện đại. Vâng, những tài nguyên ấy chính là những điều kiện thuận lợi cơ bản để Thị xã tập trung phát triển du lịch bền vững theo hướng CNHHDH với tinh thần: “Tất cả vì du lịch, du lịch có lợi cho tất cả”. III/ Thực trạng tình hình du lịch Hội An và những vấn đề đặt ra. 1/ Những kết quả: Sau hội thảo quốc gia năm 1985 về Khu phố cổ Hội An, năm 1988 Thành phố thành lập Ban quản lý di tích và dịch vụ du lịch trên cơ sở nhận thức: gắn bảo tồn và phát huy giá trị Khu phố cổ với hoạt động dịch vụ - du lịch. Nhưng ngày ấy, du lịch Hội An đâu đã có gì, chỉ vài phòng trọ đơn sơ nằm trong cửa hàng ăn uống giải khát, khách trú chẳng được mấy người. Năm 1991, Thành phố tách riêng hoạt động dịch vụ - du lịch từ Ban quan lý di tích sát nhập với công ty Dịch vụ ăn uống và thành lập mới công ty Du lịch - Dịch vụ Hội An. Ngành kinh tế du lịch Thành phố chính thức ra đời với một khách sạn nhỏ (mini) chỉ có 8 phòng, được ngân sách nhà nước đầu tư 500 triều đồng. Du khách bắt đầu tới thăm phố cổ, nhưng chưa nhiều. Cả năm 1991 mới đón được 600 khách lưu trú (trong đó chỉ có 120 khách quốc tế và 480 khách nội địa) và 3410 lượt khách tham quan. Đến cuối năm 1992, tình hình đã phát triển khả quan, số khách lưu trú tăng hơn 6 lần, riêng khách quốc tế tăng 17,5 lần. Tháng 5 năm 1993, HĐND Thành phố họp ra nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Hội An. Từ đấy khởi đầu một chiến lượt phát triển du lịch quan trọng và hết sức đúng đắn: Du lịch văn hoá, du lịch biển - đảo, du lịch làng quê. Tháng 12 năm 1995, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hội An đến năm 2010, khẳng định định hướng phát triển du lịch Hội An mà Thành phố đã chọn từ năm 1993, đặt du lịch Hội An trong mối quan hệ mật thiết liên vùng Hội An - Đà Nẵng - Huế và khu vực phía Nam, xây dựng du lịch Hội An thành kinh tế mũi nhọn của Thành phố. Đến nay Thành phố đã phân rõ các vùng, các cụm du lịch của Hội An gồm: Khu vực trung tâm 5 phường nội thị mà hạt nhân là Khu phố cổ, không gian du lịch nới rộng về phía Cẩm Phô, Tân An, Thanh Hà, Sơn Phong; khu vực biển - đảo Cẩm An – Cù Lao Chàm; khu vực làng quê, làng nghề, sông nước. Qua 10 năm phát triển, du lịch Hội An đã có những bước chuyển lớn, từ chỗ chỉ là một ngành thứ yếu nay đã cùng với thương mại trở thành mũi kinh tế xếp hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Năm 1995 là năm chuyển biến mạnh mở ra thời kỳ tăng tốc du lịch. Biểu 1: Tình hình du khách Năm Khách nội địa Khách quốc tế Tổng cộng Tỷ lệ % tăng so với năm trước 1997 58.834 81.148 139.982 - 1998 80.039 66.480 146.519 4,7 1999 84.858 73.457 160.314 9,4 2000 97.823 99.617 199.440 24,4 2001 208.133 153.600 363.734 82,4 2002 230.565 212.000 444.567 22,2 2003 277.900 185.296 465.199 4,6 2004 241.868 352.442 596.314 28,2 2005 318.994 329.222 650.221 9,0 2006 453.397 423.395 878.780 35,2 2007 424.320 608.477 1.032.797 17,5 Biểu 2: Tình hình doanh thu du lịch Năm Nguồn doanh thu Buồng Dịch vụ ăn uống Các dịch vụ khác(internet, spa, cà phê,...) Tham quan Doanh thu vận chuyển Lữ hành Tổng cộng 1999 18.431,00 3.840,00 1.410,00 4.419,00 1.285,00 396,00 29.781,00 2000 25.452,00 6.892,00 1.485,00 5.910,00 1.233,00 673,00 41.645,00 2001 45.000,00 18.483,00 3.001,00 7.607,00 1.750,00 1.440,00 77.281,00 2002 65.945,20 26.968,27 4.541,60 7.923,06 2.412,58 1.922,20 109.712,91 2003 75.184,86 29.070,22 5.495,70 7.248,82 2.660,08 2.765,23 122.424,91 2004 109.363,05 39.662,85 9.776,61 10.127,70 4.803,85 3.060,20 176.794,26 2005 171.712,36 67.092,45 15.424,08 16.282,93 7.786,10 4.224,22 282.522,14 2006 224.415,71 91.952,40 21.798,15 18.293,00 10.631,99 5.005,16 372.096,41 2007 321.180,05 38.262,45 27.043,86 13.060,63 7.301,04 550.419,11 Biểu 3: Tình hình cơ sở lưu trú Loại cơ sở lưu trú Số lượng khách sạn/ nhà nghỉ Số lượng phòng Tỷ lệ phần trăm của các phòng (%) Khách sạn từ 3-5 sao 19 khách sạn 1.684 phòng 55,96% Khách sạn từ 1-2 sao 26 khách sạn 843 phòng 28,02% Nhà nghỉ 34 nhà nghỉ 482 phòng 10,02% Rõ ràng, du lịch phát triển đã góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tích cực: tỉ trọng GDP ngành nông – ngư nghiệp giảm dần, tỉ trọng dịch vụ tăng nhanh. Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành khác phát triển, nhất là ngành thủ công mỹ nghệ và các ngành dịch vụ như dịch vụ viễn thông, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ Internet... Góp phần làm cho GDP thành phố từ năm 1999 đến nay tăng bình quân 17%/năm. Tính ở thời điểm hiện nay, bình quân một người dân đón được 6 người khách du lịch. Du lịch phát triển đã làm cho diện mạo đô thị và nông thôn Hội An thay đổi sâu sắc, kết cấu hạ tầng phát triển khá, đời sống nhân dân được cải thiện rất nhiều, số hộ giàu có tăng lên nhanh, hộ nghèo giảm mạnh. Đặc biệt du lịch phát triển đã làm tăng ý thức xã hội về trách nhiệm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Đó là sự cẩn trọng trong việc trùng tu, tôn tạo khu phố cổ, trước hết là đối với các chủ nhân trực tiếp của di tích; hơn 10 năm qua, Nhà nước và nhân dân đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng vào sự nghiệp quan trọng này. Điều đáng tự hào là phát triển du lịch nhưng vẫn giữ được môi trường xã hội lành mạnh, an toàn. Đây là công sức, tâm lực lớn lao của nhân dân, Đảng bộ và chính quyền Thành phố. Đảng bộ có chủ trương đúng, chính quyền quản lý qua trình phát triển khá chặt chẽ, và điều quan trọng là được nhân dân đồng tình ủng hộ. Ở Hội An không được phép tồn tại dịch vụ Massage có người phục vụ và các dịch có “ôm” khác. 2/ Những hạn chế, tồn tại: Tuy nhờ có được những mặt thuận lợi lớn về tài nguyên du lịch, vị trí địa lý du lịch như đã trình bày, nên thời gian qua, du lịch Hội An gặt hái được những thành quả lớn, phát triển nhanh, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Du lịch phát triển thiếu đồng bộ, chưa khai thác tốt tiềm năng và lợi thế nhiều mặt về du lịch của Thành phố. Mặc dù đã sớm nhận ra, nhưng vẫn chưa khắc phục được nhược điểm nặng tập trung đầu tư vào laọi hình kinh doanh cơ sở lưu trú. Đến nay Thành phố vẫn chưa có được một khu vui chơi giải trí nào ngoài một công viên văn hoá nhỏ chưa đáng là một công viên, các hoạt động còn nghèo nàn, ngoài một nhà biểu diễn nghệ thuật quần chúng cũng nho nhỏ, hằng đêm chỉ phục vụ chừng 20 – 30 khách Tây. Du lịch biển, ngoài việc tắm biển và phơi nắng, hoặc thỉnh thoảng ra đảo một vài chuyến bằng thuyền chạy chậm, còn chưa có gì! Du lịch làng nghề phát triển chậm, du lịch làng quê, sông nước chưa có chuyển biến, thực tế chưa được ngành du lịch chú trọng. Ngành du lịch chỉ chăm vào khai thác Khu phố cổ, với dịch vụ lưu trú, tham quan, ăn uống, mua sắm và thưởng thức đêm rằm phố cổ hàng tháng. Dĩ nhiên phải làm như thế, nhưng chỉ có như thế thì chưa ổn. Vả lại, tuy ăn uống tạo ra nguồn doanh thu xếp thứ hai sau lưu trú, nhưng chất lượng ẩm thực nâng lên thành nghệ thuật thì vẫn chưa đạt yêu cầu, món ăn chưa đang dạng và cũng chưa ngon. Hoạt động lữ hành, tuy từ hai năm nay có chuyển biến, nhưng vẫn đang trong tình trạng yếu kém, trừ ra 4 – 5 đơn vị đang có nỗ lực bước đầu, các doanh nghiệp khách sạn ở Hội An đều bị động nguồn khách từ các công ty lữ hành lớn trong nước, vì thế phải chịu phí trung gian lớn. Cơ cấu thành phần du khách thì khách đi tự do, khách balô vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khách đoàn, khách giàu chưa nhiều lắm. Khách nội địa tăng chậm, 3 năm gần đây có khá hơn nhưng vẫn còn ít, chưa vượt qua con số 250 ngàn lượt người, chủ yếu vẫn là khách đi tham quan, khách lưu trú chỉ chiếm một lượng nhỏ, bình quân trên dưới 10%. Hội An chưa tạo được hấp lực để thu hút và lưu giữ khách nội địa - một nguồn khách có tiềm năng rất lớn. Du lịch Hội nghị, Hội thảo, liên hoan văn nghệ, mặc dù đã bắt đầu phát triển, nhiều cuộc hội thảo quy mô miền, quốc gia và quốc tế, nhiều cuộc liên hoan văn nghệ toàn ngành của một số cơ quan Trung ương đã được tổ chức thắng lợi, nhưng điều kiện cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng nhu cầu có chất lượng cao và quy mô lớn. Mặc khác, tuy tập trung vào loại hình lưu trú và có được một doanh nghiệp xếp hạng “topten” nhiều năm liền của ngành du lịch Việt Nam, nhưng thành phố vẫn chưa coa khách sạn nào đạt tiêu chuẩn 5 sao, loại từ 3 sao – 4 sao còn ít, chỉ mới được 4 khách sạn, tuyệt đại bộ phận là loại không sao và 1 sao. Cho đến nay, vẫn chưa có được doanh nghiệp nào có quy mô tầm cỡ quốc gia, tầm cỡ khu vực với những khu nghỉ từ 400 phòng trỏ lên để tham gia cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Nhìn chung, Hội An tuy là trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Nam, có tiếng ở Miền Trung và có tiếng của cả nước, nhưng vẫn chưa xứng tầm một khu du lịch tổng hợp trong chuỗi Huế - Đà Nẵng - Hội An. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, doanh thu du lịch vẫn thấp nhiều so với khu vực, chỉ bằng 15 – 16% so với Đà Nẵng. 18% so với Huế, 17 – 18% so với Khánh Hoà. Cốt lõi du lịch Hội An là du lịch văn hoá, thế nhưng tạo ra các sản phẩm văn hoá độc đáo mới, kiểu như Đêm rằm phố cổ, các lễ hội, nâng cấp các làng nghề truyền thống... thì chưa nói đến yêu cầu tự làm, tự sáng tạo, mà ngay cả việc chỉ cần chủ động phối hợp, tích cực phối hợp với ngành văn hoá, với các ngành khác và với cộng đồng trong tổ chức thực hiện, ngành du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, còn một chút gì đó chưa thực sự tự giác. Dưới góc độ này, xem ra số đông các doanh nghiệp du lịch, nhất là các doanh nghiệp khách sạn, thường có xu hướng thích hái quả hơn trồng cây, chăm cây. Công tác xúc tiến du lịch, tuy có làm được một số việc như là tổ chức Hội thảo, Hội nghị, tổ chức các tuần văn hoá Hội An tại Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia triển lãm, hội chợ du lịch tại Hà Nội, tham gia một số cuộc triển lãm du lịch quốc tế... như là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là báo viết, đã quảng bá, tuyên truyền về văn hoá Hội An, du lịch Hội An khá có hiệu quả bước đầu. Nhưng nhìn chung vẫn chưa mạnh, chưa đều, chưa có bài bản, nhất là quảng bá ra nước ngoài. Sách hướng dẫn du lịch Hội An, các tập gấp, các logo, các hình ảnh, huy hiệu và bản đồ du lịch Hội An chưa có nhiều, lại ít được bổ sung, đổi mới... Thông tin về du lịch Hội An truyền ra nước ngoài từ nước ngoài lại nhiều hơn. Thành phố đã sớm xây dựng một Website về Hội An, ban đầu khá thu hút, nhưng lại thiếu cơ chế duy trì ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2953.doc