Những biện pháp chủ yếu tạo việc làm góp phần nâng cao đời sống nhân dân ở huyện Hải Hà - Quảng Ninh

MỞ ĐẦU Hoạt động lao động của con người là động cơ chính để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm đang là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển và những nước có nguồn nhân lực lớn. Ở nước ta vấn đề lao động việc làm đang là những vấn đề kinh tế - xã hội được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Hải Hà là một trong những huyện có dân số tương đối lớn của tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những biện pháp chủ yếu tạo việc làm góp phần nâng cao đời sống nhân dân ở huyện Hải Hà - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua, chấp hành chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước Hải Hà cũng đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực lao động, việc làm, đã huy động được phần nào nguồn lực. Động viên, khuyến khích các cấp, các ngành, các đơn vị cá nhân lao động, chủ động giải quyết việc làm trong từng cơ quan đơn vị và từng cá nhân để không ngừng đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động. Do đó những năm qua Hải Hà nói riêng và Quảng Ninh nói chung đã thu được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực lao động - vịêc làm. Tuy nhiên, sau quá trình thực tập, nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu, xem xét một các tổng quát có hệ thống về dân số và lao động của huyện Hải Hà em nhận thấy rằng vấn đề lao động và giải quyết việc làm cho người lao động đang là một gánh nặng, một sức ép lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhận thức được tầm quan trọng, tình hình thời sự và những hạn chế của công tác giải quyết việc làm cho người lao động nhằm sử dụng hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của huyện Hải Hà em đã mạnh dạn chọn vấn đề này làm chuyên đề tốt nghiệp. Thông qua đề tài này em đã cố gắng đánh giá tình hình thực tế công tác tạo vịêc làm cho người lao động của huyện đồng thời đề xuất một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả cho công tác này. Tuy vậy do thời gian thực tập ngắn, kiến thức còn có những hạn chế nên nội dung chuyên đề không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy em rất mong các thấy cô giáo, ban lãnh đạo phòng Lao động - TBXH huyện Hải Hà cùng các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Chuyên đề này ngoài phần mở đầu và kết luận có kết cấu như sau: Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận của vấn đề tạo việc làm cho người lao động- một phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Phần thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động của huyện Hải Hà trong những năm qua. Phần thứ ba: Phương hướng giải quyết việc làm và những giải pháp tạo việc làm cho người lao động của huyện Hải Hà trong thời gian tới. PHẦN THỨ NHẤT CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG- MỘT PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Nước ta thuộc vào nước có nền kinh tế chậm phát triển nên việc giải quyết việc làm là đặc biệt khó khăn. Do những điều kiện đặc thù của việc quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, đó là từ một nước nông nghiệp lạc hậu không qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa, lại chịu hậu quả của việc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm làm cho nền kinh tế kiệt quệ nặng nề. Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và sản xuất nhỏ là phổ biến, phân tán, lạc hậu và mang nặng tính tự cung tự cấp. Lực lượng sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, trong công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và mới chỉ là sản xuất công nghiệp nhỏ, trình độ trang bị kỹ thuật trong sản xuất cũng như kết cấu hạ tậng, kinh tế văn hoá- xã hội lạc hậu, năng suất lao động thấp. Cơ cấu kinh tế vấn mang đặc trưng của một nước Công nghiệp lạc hậu, mất cân đối, chưa tạo được tích luỹ trong nước và lệ thuộc nhiều vào bên ngoài. Dưới ánh sáng nghị quyết đại hội VII của Đảng đã khẳng định: "Phương hướng quan trọng nhất để giải quyến việc làm là thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với giải quyết việc làm tại chỗ với phân bố theo vùng lãnh thổ, xây dựng các khu kinh tế kỹ thuật dich vụ, nhà ở nông thôn, thị trấn. Đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động, đa dạng hoá việc làm và thu nhập để thu hút lao động của mọi thành phần kinh tế, phương hướng mục tiêu quan trọng để giải quyết việc làm thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số, khai thác các nguồn lực tại chỗ, chủ động mở rộng quan hệ phân công hợp tác, liên kết với các vùng khác và với nước ngoài, xây dựng các khu kinh tế mới, coi trọng phát triển sản xuất và các cụm kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ nhỏ ở vùng nông thôn, ở các thị trấn, đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động đa dạng hoá việc làm và thu nhập để thu hút lao động của mọi thành phần kinh tế, của từng gia đình, từng người với sự đầu tư của Nhà nước, các đơn vị kinh tế và của nhân dân” Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm những 2000 của đất nước ta đã nêu rõ: "Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng của chiến lược, là tiêu chuẩn ưu tiên trong định hướng kinh tế, cơ cấu công nghệ và cơ cấu đầu tư ". Để thực hiện tốt nghị quyết của Đại hội Đảng cũng như mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta thì những vấn đề về nguồn lao động là việc làm có ý nghĩa không nhỏ. Trước hết ta cần phải rõ các khái niệm trong lĩnh vực lao động và việc làm. 1. Các khái niệm cơ bản. Ngày nay khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị truờng phát triển kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế xã hội vấn đề giải quyết việc làm cũng được xem lại như một yếu tố khách quan trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phát triển kinh tế - xã hội và chính sách và giải quyết việc làm có mối quan hệ hưu cơ với nhau. Thành công hay thất bại trong nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc rất lớn vào chính sách việc làm. Ngược lại nền kinh tế xã hội có phát triển thì mới có được những chính sách việc làm phù hợp mang lại hiệu quả cao. Do vậy việc phân tích và làm rõ các khái niệm và phạm trù liên quan đến vấn đề lao động việc làm là rất cần thiết. 1.1 Nguồn lao động Nguồn lao động là toàn bộ nhóm dân cư có khả năng lao động đã hoặc chưa tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội. Bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài tuổi lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Ở mỗi quốc gia khác nhau thi qui mô về nguồn lao động cũng khác nhau. Song qui mô về nguồn lao động phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: - Qui mô phát triển dân số, dân số càng phát triển nhanh thì nguồn lao động càng lớn. - Tỷ lệ nguồn lao động trong dân số. - Chế độ chính trị xã hội điều kiện tự nhiên của đất nước. Nguồn lao động được thể hiện khả năng lao động xã hội nói lên lực lượng xã hội đang sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Nguồn lao động Việt Nam biểu hiện số lao động sản xuất ở các ngành kinh tế của Việt Nam. Nguồn lao động bao gồm: - Nguồn lao động sắn có trong dân số: Đây là dân số hoạt động bao gồm những người có khả năng lao động đã hoặc chưa tham gia vào quá trình sản xuất xã hội. Bao gồm toàn bộ những người năm trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, không kể đến trạng thái có việc làm hay không có việc làm. - Nguồn lao động đang tham gia vào hoạt động kinh tế. Đó là những người có khả năng lao đông, đang hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân. Như vậy giữa nguồn lao động sắn có trong dân cư và nguồn lao động tham gia vào hoạt động kinh tế có sự khác nhau.Sự khác nhau này là do một bộ phận những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau chưa tham gia vào hoạt động kinh tế như: thất nghiệp, có việc làm nhưng chưa muốn làm, còn đang đi học, có nguồn thu nhập khác không cần đi làm… - Nguồn lao động dự trữ: Là những người có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động. Bao gồm: người làm công việc nội trợ, người tốt nghiệp các trường phổ thông trung học chuyên nghiệp, người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự… Cơ cấu nguồn lao động được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Dân số Trong độ tuổi lao động Ngoài tuổi lao động Không có khả năng lao động Có khả năng lao động Thực tế đang làm việc Không có khả năng làm việc Nguồn lao động Đối với Việt Nam là một nước có đặc điểm dân số trẻ, tỷ lệ tăng dân số hàng năm ở mức độ cao, nên nền sản xuất xã hội đang ở giai đoạn thấp. Mặt khác chúng còn đang đứng trước một nền kinh tế dư thừa về lao động số người chưa có việc làm và có việc làm nhưng không ổn định thường xuyên còn cao. Hiệu quả sử dụng lao động kém: lãng phí nguồn lao động ở mức độ cao, năng suất lao động thấp . Thu nhập quốc dân tính theo đầu người thuộc những nước đứng cuối cùng trong số những nước có nền kinh tế chậm phát triển. Sự phân bổ lao động giữa thành thị và nông thôn, trong nội bộ các vùng, các ngành chưa phù hợp, mất cân đối. Các nguồn nhân lực có trình độ lành nghề, cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn bậc đại học và trên đại học chưa được bố trí sử dụng hợp lý. Đó chính là vấn đề đặt ra đối với mọi cấp, mọi ngành quan tâm nghiên cứu đặc biệt là các ngành chuyên môn về tổ chức lao động, giải quyết việc làm cho dân số nước ta. 1.2 Khái niệm việc làm Việc làm là một khái niệm thuộc phạm trù hoạt động của con người, mọi hoạt động của con người đựơc biểu hiện đa dạng và sinh động qua các dạng việc làm trong các hình thái kinh tế – xã hội: Nói đến việc làm là nói đến một nơi làm việc, mọi đối tượng lao động , mọi công cụ lao động một quá trình đào tạo cụ thể:. Khi đề cập đến vấn đề việc làm thì sức lao động có vai trò rất quan trọng, nó là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất, chiếm vị trí quyết định sự phát triển. Mỗi hình thái xã hội, mỗi giai đoạn của sự phát triển kinh tế khái niệm việc làm được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Đối với nước ta hiện nay theo Bộ luật lao động thì khái niệm việc làm chung nhất, phù hợp nhất là: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” (tại Điều 13- Bộ luật lao động của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Việc làm là trạng thái phù hợp về số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất và sức lao động. Như chúng ta đã biết hai phạm trù “việc làm”và“ lao động”có liên quan đến nhau và cùng phản ánh một loại lao động có ích của một người, nhưng hai phạm trù đó lại hoàn toàn không giống nhau. Vì có việc làm thì chắc chắn có lao động nhưng ngược lại có lao động thì chưa chắc có việc làm vì nó phụ thuộc vào mức ổn định của công việc mà lao đông đang làm. Trước đây người ta cho rằng chỉ có việc làm trong các xí nghiệp quốc doanh và được trong biên chế Nhà nước thì mới có việc làm ổn định còn làm việc trong các thành phần kinh tế khác thì bị coi là không có việc làm ổn định. Với những quan điểm đó nên họ cố gắng xin vào làm việc trong các cơ quan xí nghiệp này. Nhưng hiện nay quan điểm ấy không còn tồn tại nhiều trong số những người đi tìm việc làm. Những người này sắn sàng tìm bất cứ công việc gì, ở đâu, thuộc thành phần kinh tế nào cũng được miễn là hành động lao động của họ được Nhà nước khuyến khích, không ngăn cấm và đem lại thu nhập cao cho họ là được. 1.3 Việc làm đầy đủ Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người đang có hoạt động nghề nghiệp , hoạt động lao động, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên việc xác nhận số người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề cập đến chất lượng của công việc làm. Trên thực tế nhiều người đang có việc làm nhưng việc làm nửa ngày, việc làm có năng xuất thấp và thu nhập cũng quá thấp. Đây chính là việc làm không hợp lý trong khái nịêm người có việc làm và cần được bổ xung có ý nghĩa đầy đủ của nó, đó là việc làm đầy đủ. Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu là mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng xuất và thu nhập. Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo qui định ( Việt Nam hiện nay qui định 8h/ ngày). Mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu (từ 1/10/2006 đến 31/12/2007 của khu vực nội địa ở Nước ta mức lương tối thiểu là 450.000 đồng/ tháng). Như vậy những người làm việc đủ thời gian qui định và thu nhập lớn hơn tiền lương tối thiểu đó là những người có việc làm đầy đủ. 1.4 Thiếu việc làm Với khái niệm việc làm đầy đủ như trên thì thiếu việc làm là những việc làm không tạo ra điều kiện cho người tiến hành nó sử dụng hết thời gian qui định, mang lại thu nhập thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm. Theo tổ chức lao động quốc tế ( viết tắt là ILO) thì khái niệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới 2 dạng: Hữu hình và vô hình. - Thiếu việc làm vô hình là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian thậm trí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp, điều kiện lao đông xấu, tổ chức lao động kém cho năng suất lao động thấp và thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn. Thước đo của thiếu việc làm vô hình là: Thu nhập thực tế K1 = x 100% Mức lương tối thiểu hiện hành - Thiếu việc làm hữu hình: là hiện tượng lao động làm việc với thời gian ít hơn thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốn tìm kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc. Thước đo của thiếu việc làm hữu hình là: Số giờ làm việc thực tế K2 = x 100% Số giờ làm việc theo qui định 1.5 Thất nghiệp Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm, có khả năng lao động hay nói cách khác là sẵn sàng làm việc và đang đi tìm việc làm. Hiện tượng thấp nghiệp được chia thành nhiều loại. - Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển không ngừng của sức lao động giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Thất nghiệp loại này được xếp vào loại " thất nghiệp tự nguyện" và thường rơi vào thanh niên. - Thất nghiệp cơ cấu: Xẩy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu việc làm. Sự không ăn khớp giữa khối lượng và chất lượng đào tạo và cơ cấu về yêu cầu của việc làm mất cân đối giữa cung và cầu lao động. - Thất nghiệp chu kỳ: Phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp và thường là không ổn định. Những giai đoạn mà cầu lao động thấp nhưng cung lao động cao sẽ xẩy ra thấp nghiệp chu kỳ. Ở một số nước phát triển có chế độ trợ cấp thất nghiệp thì số người thấp nghiệp được xác định một cách tương đối thuận lợi và chính xác vì hầu hết những người cần việc làm đều đăng ký ở các cơ quan môi giới, giới thiệu việc làm để tìm việc và hưởng bảo hiểm thấp nghiệp. Ở nước ta thị trường lao động mới hình thành và còn kém phát triển và chưa có báo hiệu thất nghiệp, nếu chỉ căn cứ vào số người tìm vịêc ở cơ quan môi giới để xác định số thất nghiệp thì hoàn toàn không chính xác, bởi vì phần đông số người chưa có việc làm tự đi làm việc không qua cơ quan môi giới. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm Tạo việc làm cho người lao động là một việc làm hết sức khó khăn và nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Việc làm là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên kết các quá trình phát triển kinh tế xã hội và nhân khẩu với nhau. Ta có thể biểu thị mối quan hệ giữa việc làm với một số nhân tố cơ bản qua hàm số sau. Y= ( X, Z, K...N) Trong đó: Y: Là số lượng công việc làm được tạo ra X: Là số vồn đầu tư Z: Là đối tượng lao động K: Nhu cầu của thị trường về sản phâm của hãng Ta thấy rằng khối lượng việc làm được tạo ra tỷ lệ thuận với các yếu tố trên. Chẳng hạn như vốn đầu tư để mua sắm thiết bị máy móc, nhà xưởng mở rộng qui mô sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn. Khi vốn đầu tư tăng sẽ tạo được nhiều chỗ làm vịêc mơi và ngược lại vốn đầu tư ít thi qui mô bị thu nhỏ lại kéo theo sự giảm đi về số lượng việc làm được tạo ra. Mặt khác nhu cầu của thị trường sản phẩm sản xuất ra còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo chỗ làm mới. Nếu sản phẩm sản xuất ra đưa ra thị trường bảo đảm cả về chất lượngvà số lượng được thị trường chấp nhận và tiêu thụ nhiều sẽ là điều kiện tạo ra nhiều chỗ làm việc. Bởi vì sản phẩm tiêu thụ được sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, các doanh nghiệp sẽ mở rộng qui mô sản xuất, đi đôi với mở rộng sản xuất là cầu về lao động tăng lên. ngược lại khi cầu về sản phẩm hành hoá giảm sẽ làm ngừng trệ sản xuất làm cho lao động không có việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới việc làm ở tầm vĩ mô: Gồm các chính sách kinh tế của Nhà nước có tác dụng quan trọng vì khi chính sách kinh tế phù hợp sẽ tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển là cho cầu về lao động tăng lên đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều chỗ làm mới. Dân số và lao động là hai vẫn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau, qui mô dân số càng lớn thì nguồn lao động càng nhiều và ngược lại. Khi nguồn lao động lớn lại là một sức ép lớn đối với công tác tạo việc làm cho người lao động. Bởi vì khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động sẽ tạo ra lượng lao động dư thừa cần giải quyết việc làm. ngược lại khi cầu lao động lớn hơn cung lao động sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động tham gia vào các ngành kinh tế. Vì vậy tỷ lệ tăng dân số là một nhân tố có ảnh hưởng lớn tới vấn đề lao động và tạo việc làm cho lao động. II/ SỰ CẦN THIẾT, Ý NGHĨA CỦA VIỆC TẠO VIỆC LÀM VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LAO ĐỘNG. 1. Cần thiết phải tạo việc làm trong xã hội. Tạo việc làm trong xã hội do yêu cầu chủ quan của người lao động và yêu cầu khách quan của xã hội. Đối với người lao động trong quá trình phát triển con người đóng vai trò là hai mặt, một mặt con người là người hưởng thụ, mặt khác con người cung cấp đầu vào quan trọng cho quá trình biến đổi phát triển sản xuất. Hoạt động lao động ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của loài người, đó là bản năng sinh tồn. Con người chỉ có thể tồn tại phát triển và hoàn thiện không ngừng thông qua hoạt động lao động sản xuất. Do đó nhu cầu có việc làm là nhu cầu tất yếu khách quan và chính đáng của con người. Đối với xã hội thì bất cứ một quốc gia hay một địa phương nào đều có nhu cầu sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn lao động để khai thác tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên phát triển đất nước. Con người là trung tâm của xã hội, nguồn lao động là nguồn lực quan trọng là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội. Do đó mọi chủ trương chính sách đúng đắn là phải phát huy cao độ khả năng của nguồn lực quan trọng này. nếu có những sai phạm thì nguồn lao động trở thành gánh nặng, thậm trí gấy ngại tổn thất lớn cho nền kinh tế cũng như xã hội. Vì vậy một quốc gia giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động là một thành công lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế – chính trị và xã hội của mình. 2. Ý nghĩa của tạo việc làm, sử dụng hợp lý nguồn lao động Tạo việc làm là quá trình đưa người lao động vào làm việc, là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất công cụ và sức lao động bao gồm điều kiện vật chất, tư liệu sản xuất công cụ và sức lao động có khả năng lao động. Giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao động và toàn xã hội hay nói cách khác tạo việc làm cho người lao động vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa xã hội. Về mặt kinh tế khi con người có việc làm sẽ được các nhu cầu thông qua hoạt động lao động hay nói cách khác việc làm mang lai thu nhập cho người lao động để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ổn định và nâng cao đời sống của người lao động. Việc làm hiện nay gắn chặt với thu nhập. Người lao động không muốn làm ở những nơi có thu nhập thấp đó là một thực tế do nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Thực tế hiện nay nhiều người lao động được trả công rất rẻ mạt, tiền công không đủ sống dẫn đến tâm lý không thích đi làm, tâm lý ỷ lại ngại đi xa các thành phố thị xã. Một mặt thất nghiệp nhiều ở thành thị nhưng ở nông thôn lại thiếu cán bộ thiếu người có trình độ chuyên môn. Bởi vậy tạo điều kiện có việc làm cho người lao động thôi chưa đủ mà còn tạo việc làm gắn với thu nhập cao mang lại sự ổn định cuộc sống cho người lao động. Một mặt kinh tế khác là việc làm sẽ khai thác hết nguồn lực các tiềm năng kinh tế, tránh láng phí nâng cao hiệu quả kinh tế của các nguồn lực tạo ra của cải vật chất thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Về mặt xã hội việc làm có ý nghĩa rất lớn nó giúp con người nâng cao vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế, giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội: không có việc làm là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội: chộm cắp, lừa đảo, nghiện hút…giải quyết việc làm cho người lao động nhất là thanh niên là hạn chế các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đòi hỏi. Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động và nguồn vốn. Trong đó việc sử dụng nguồn lao động có vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển đó. Dân số và lao động không những là chủ thể của quá trình sản xuất trong xã hội mà còn là nhân tố hành đầu của lực lượng sản xuất, là nhân tố lao động qui định sự phát triển của nền sản xuất. Như chúng ta đã biết mọi quá trình sản xuất đều phải có ba yếu tố: đối tượng lao đông, tư liệu lao động và lao động. Trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất là chiếc cầu nối tư liệu sản xuất và đối tượng lao động. Quá trình phát triển lịch sử của loài người trên thế giới ta thấy rằng trong phát triển kinh tế thì khu vực nào biết sử dụng tiềm năng nguồn lao động, biết phát huy được nhân tố con người trong lĩnh vực phát triển kinh tế thì khu vực đo, nước đo có nền kinh tế phát triển nhanh chóng mặc dù khu vực đó có nhiều điều kiện không thuận lợi như ít tài nguyên thiên nhiên, bị chiến tranh tàn phá hay bị đe doạ bởi thiên tai Nếu sử dụng và phát huy tốt khả năng lao động của con người thì sẽ tạo ra khả năng to lớn để phát triển kinh tế. Hơn nữa giải quyết tốt việc làm cho người lao động sẽ góp phần giải quyết tốt các vấn đề mang tính xã hội như nâng cao và cải thiện đời sống, hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Hoàn thiện hệ thông quản lý sẽ đưa đến một hệ thông cơ cấu lao động hợp lý có sự phối hợp hài hoà giữa các bộ phận tổ chức, bố trí lao động hợp lý phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc sẽ nâng cao năng suất lao động của các cá nhân, giúp họ phát huy hết khả năng, sự sáng tạo của mình cho quá trình sản xuất phát triển. Đối vơi huyện Hải Hà do đặc trưng là một huyện nông nghiệp thuần tuý nằm trong vùng kinh tế chậm phát triển nên trong thời gian qua các nguồn lực của Huyện chưa được khai thác tốt và sử dụng lao động chưa đạt hiệu quả cao còn nhiều bất hợp lý. Vấn đề đặt ra là phải tìm mọi biện pháp để sử dụng đầy đủ , hợp lý, có hiệu quả nguồn nhân lực để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của huyện nhà. Giải quyết việc làm cho người lao động giúp họ tham gia vào quá trình sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của phát triển nền sản xuất, điều kiện cơ bản cho sự tồn tại phát triển của xã hội loài người. PHẦN THỨ HAI PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN HẢI HÀ TRONG NHỮNG NĂM QUA I/ TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HẢI HÀ- QUẢNG NINH 1. Đặc điểm tự nhiên - Hải Hà là một huyện miền núi biên giới thuộc khu vực đông Bắc tỉnh Quảng Ninh với toàn bộ địa lý. - Từ 210 12' " đến 210 38' 27" vĩ độ Bắc. - Từ 1070 30' 45" đến 1070 51' 49" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía đông giáp thị xã Móng Cái, phía Nam giáp biển, phía tây giáp huyện Đầm Hà và huyện Bình Liêu. Hải Hà cách thành phố Hạ Long 150 km và cách cửa khẩu Móng Cái 40 km theo quốc lộ 18A. Hải Hà có tổng diện tích tự nhiên là 51.250,34 ha gồm thị trấn Quảng Hà và 15 xã trong đó có xã đảo Cái Chiên. Dân số Hải Hà tính đến 30/6/2005 dân số toàn huyện có 51.078 người trong đó: Nam: 25.425 người chiếm 49,8% tổng dân số. Nữ : 25.633 người chiếm 50,02 % tổng dân số. Bao gồm 8 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn trong đó: - Dân tộc kinh: 39.262 người chiếm 76,8 % tổng dân số. - Dân tộc Dao: 8.888 người chiếm 17,4% tổng dân số. - Dân tộc Tày : 1.909 người chiếm 3,7 % tổng dân số. - Dân tộc Sán Dìu: 344 người chiếm 0,7 % tổng dân sô. - Dân tộc Sán Chỉ: 102 người chiếm 0,2% tổng dân số. - Dân tộc Hoa: 363 người chiếm 0,7% tổng dân số. - Dân tộc Nùng: 190 người chiếm 0,4 % tổng dân số. - Dân tộc Mường 17 người chiếm 0,1% tổng dân số. Toàn huyện có 11.343 hộ, bình quân 4,5 người / hộ. Năm 2004 tỷ suất sinh trong hộ là 1,63%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,36%. Trong đó mật độ dân số bình quân toàn huyện là 100 người/ km2 . Tuy nhiên dân số phân bổ không đều, nơi có mất độ dân số cao là thị trấn Quảng Hà có 4.815 người/ km2, xã Quảng Trung có 597 người/ km2, xã Tiến Tới có 477 người/ km2, xã Quảng Chính 419 người/ km2, xã Quảng Đức 33 người / km2. Tổng số lao động trong độ tuổi hiện nay có 24.505 lao động , trong đó: - Nam có 12.864 người chiếm 52,2% tổng số lao động - Nữ 11.461 người chiếm 47,5% tổng số lao động Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 92%, còn lại là công chức Nhà nước. Số lao động có trình độ Đại học, cao đẳng là 480 người. Trong những năm qua huyện đã thu hút 248 dự án tạo việc làm cho hơn 2 nghìn lao động, cơ bản giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân. Thị trấn Quảng Hà là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của huyện. Có quốc lộ 18A chạy qua tạo điều kiện thuân lợi giao lưu với bên ngoài, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, của khẩu Bắc Phong Sinh và bờ biển dài là tiềm năng thế mạnh để phát triển thương mại, dịch vụ và thuỷ sản. Vị trí địa lý của huyện Hải Hà là 1 trong những thuận lợi để phát huy nội lực, giao lưu trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội và phát huy triệt để khả năng tiềm tàng của huyện. 2. Các nguồn tài nguyên: 2.1 Tài nguyên đất. Đất đai Hải Hà được chia thành hai vùng chính là vùng đồi núi và vùng đồng bằng ven biển. 2.1.1 Vùng đồi núi: bao gồm các loại đất sau: a. Đất nâu tím: Nhóm đất này hình thành và phát triển trên sa phiên thạch tím hạn mịn. Nhóm đất nay có diện tích 2167,6 ha chiếm 4,2% diện tích tự nhiên, phân bổ ở các xã Quảng Đức, Quảng Sơn, Quảng Long, Đường Hoa, Quảng Chính, Quảng Thịnh, Quảng Thành. Đất có phản ứng chua, pHKCL ở tầng mặt là 4,4 hàm lượng chất hữu cơ ở mặt tầng giàu và rất nghèo ở tầng dưới. Đạm tổng số tầng mặt trung bình và giảm dần theo chiều sâu. Lân tổng số dễ tiêu nghèo. Kali tổng số nghèo nhưng Kali dễ tiêu lại nghèo. Thành phần hữu cơ thịt nặng đất sét. Loại đất này phù hợp với trồng hoa màu ở độ dốc < 80, trồng cây lâu năm ở độ dốc từ 8-150 phát triển nông lâm kết hợp ở độ dốc từ 15-250 , trồng rừng ở độ dốc trên 250 b) Đất vàng đỏ: Nhóm đất này có diện tích 25580,16 ha chiếm 49,91% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần hữu cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nhẹ, mức độ phong hoá feralit từ trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao. Đất có phản ứng chua đến ít chua pHCKL từ 4,72 đến 5,05. Hàm lượng chất hữu cơ có ở tầng mặt đạt từ khá đến giàu, hàm lượng mùn giảm dần theo độ sâu. Kali tổng số và dễ tiêu chung bình, lân tổng số trung bình. Loại đất này phù hợp với phát triển nhiều loại cây lâu năm như chè, cây ăn quả cây đặc sản như hồi, quế, trám vũ, cây lấy gỗ quí như nghiến, đinh hương. c) Đất vàng mùn vàng đỏ trên núi: Đất này hình thành ở độ cao 700m, khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi núi thấp, diện tích này có 4674,47 ha phân bổ chủ yếu ở Quảng Sơn, Quảng Đức. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, đất bị xói mòn rửa trôi mạnh.Đất chua pHCkl 4,76- 4,96 hàm lượng hữu cơ tầng mặt giàu, giảm dần theo chiều sâu. Đạm và Lân tổng hợp nghèo đến trung bình. Lân, kali dễ tiêu nghèo. Loại đất này có ở vùng núi cao và có độ dốc lớn > 200 nên phù hợp với trông rừng phòng hộ và khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn. d) Đất nhân tác: Đất hình thành do tác động của con người san ủi làm ruộng bậc thang, diện tích có 1216,34 ha. Đất có sự thay đổi về chế độ nhiệt, chế độ không khí, chế độ nước, chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên đây là loại đất tốt ở địa hình bằng thoải, hầu hết có độ phì nhiêu khá. Đất có phản ứng chua pHCKL từ 4,5- 4,6 có sự thay đổi lớn giữa các tầng đất. Hàm lượng chất hưũ cơ giảm dần theo chiều sâu. Đạm lân tổng số trung bình , kali tổng số dễ tiêu nghèo, thành phần thịt cơ giới trung bình. Loại đất này phù hợp với sản xuất nông nghiệp khi có đủ nước. 2.1.2 Đất đồng bằng ven biển: bao gồm các loai đất: a) Đất cát ven sông biển: Nhóm đất này có diện tích 2205,78 ha chiếm 4,3% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành ở ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động trầm tích phù sa của hệ thông sông và biển. Đất thường ở địa hình thấp ngoài đê biển và thường xuyên ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều. Đất nghèo dinh dưỡng, loại đất này có thể trồng rừng ngập mặn chắn sóng. b) Đất mặn: Đất hình thành từ những sản phẩm phù sa sông biển, lắng đọng trong môi trường nước biển, do trầm tích biển hoặch ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mạch ven biển, diện tích1762,39 ha phân bổ ở các xã ven biển.Đất có phản ứng trung tính ít chua, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số khá, lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và dễ tiêu giàu tăng lên theo chiều sâu. Thành phần hữu cơ nặng đến trung bình. Đối với vùng đất mặn ít nếu chủ động nước sẽ phù hợp với cây lúa, vừng mặn nhiều chủ yếu phát triển sú, vẹt, đước. c) Đất phèn tiềm tàng: Được hình thành dưới rừng ngập măn và vùng đầm trũng, chứa tỷ lệ hữu cơ cao, bị gây yếm khí, đất bị nhiễm mặn nặng hàm lượng mùn tầng mặt rất giàu đạm, lân, kali tổng số từ khá đến giàu. Đất phèn được cải tạo để trồng lúa 2 vụ trong điều kiện thuận lợi về nước ngọt. d) Đất phù sa không được bồi: có diện tích 825,55 ha Đây là loại đất phù sa đã được cách ly khỏi ảnh hưởng của sự bồi đắp hàng năm của các hệ thống sông. Đất ít chua, đạm tổng số trung bình, lân tổng số giàu, kali tổng số dễ tiều giàu, thành phần thịt cơ giới trung bình. Loại đất này phù hợp với cây trồng cây công nghiệp. e) Đất có tầng đất loang lổ: diện tích 1136,08 ha Đất được hình thành do sự di chuyển mạnh lên và xuống của sắt, nhôm trong đất. Tác động của các dạng sắt, nhôm kết hợp với sự đọng và thoát nước tạo ra thành tầng loang lổ. Đất có phản ứng chua, hàm lượng hữu cơ trung bình, lân kali tổng số nghèo, đất có tầng dày, thành phần cơ giới nhẹ, thấm nước tốt, phù hợp với sản xuất nông nghiệp. g) Đất xám: diện tích 563,67 ha Đất hình thành trên đa cát và kết và phù xã cổ, ở địa hình bậc thang thấp, đất có phản ứng chua, đạm tổng số trung bình, lân kali tổng số nghèo. Những nơi thấp đủ nước phù hợp cho trồng lúa. 2._..2 Tài nguyên rừng: Hải Hà là một huyện miền núi có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tổng số diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2005 là 26133,97 ha chiếm 50% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện bao gồm: Đất rừng sản xuất: 1456,65 ha. Trong đó: + Đất có rừng trồng tự nhiên sản xuất: 11127,8 ha. + Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 2204,76 ha. + Đất khoanh nuôi trồng phục hồi trồng rừng sản xuất:243,08 ha + Đất trồng rừng sản xuất: 947,01ha. - Đất rừng phòng hộ: 11566,32 ha Trong đó: + Đất có rừng tự nhiên phòng hộ: 7636,3 ha + Đất có rừng trồng phòng hộ: 3564,87 ha + Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: 187,99 ha + Đất trồng rừng phòng hộ: 177,16 ha Đất rừng sản xuất phân bổ ở khu đồi núi phía Bắc quốc lộ 18 A. Tập trung nhiều ở xã Quảng Sơn, Quảng Đức. Đất có rừng phòng hộ gồm rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực hồ Trúc Bài Sơn, đầu nguồn các sông lớn và rừng phòng hộ ven biển. Thực vật rừng bao gồm các loai cây tre nữa và cây gỗ như keo, bạch đàn, cây đặc sản như quế. Rừng phòng hộ gồm thông sú ,vét,đâng. Thực vật rừng có các lùm cây bụi gồm các cây chịu hạn , lá nhỏ như sim, mua, cỏ tranh… 2.3 Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có nguồn tai nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể đó là: Mỏ đá cao lanh diện tích 22,51 ha, phân bổ ở các xã Quảng Sơn, Quảng Đức. Đây là nguồn khoáng sản có hàm lượng allumin cao phù hợp cho sản xuất phụ gia xi măng, gạch chịu lửa đá xẻ và một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác. Đồng thời ở Hải Hà còn có nguyên liệu đất sét diện tích 43,73 ha phân bổ các xã: Quảng Minh, Quảng Chính, Quảng Trung, Đường Hoa, Quảng Long, Quảng Thành. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn. 2.4 Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặn : Hải Hà có hệ thống sông suối khá dày đặc, có hồ Trúc Bài Sơn diện tích 110 ha dung tích 15 triệu km3, hồ Cái Chiên diện tích 23 ha và cac đập nước. Đây là nguồn nước mặn với trữ lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các xã trong toàn huyện. Từ các hồ, đập, nước được dẫn tới các khu sản xuất nông nghiệp nhờ hệ thống kênh mương dẫn nước bao gồm: - Hệ thông kênh Trúc Bài Sơn dài 108,4 km - Hệ thông kênh Quảng Thành dài 58 km - Hệ thông kênh Đường Hoa dài 15 km - Hệ thông kênh Cái Chiên dài 15 km - Hệ thông kênh nội đồng dài 332,5km Qua kết quả quan trác cho thấy chất lượng nước sông, hồ còn tốt, các thông số quan trắc đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội tới chất lượng nước không lớn. - Nguồn nước ngầm: Hải Hà có trữ lượng nước ngầm khá lớn , chất lượng tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đây là nguồn nước được nhân dân sử dụng qua hệ thống giếng khơi. 2.5 Tài nguyên biển: Hải Hà có chiều dài bờ biển là 35 km, diện tích bãi biển khoảng 5000 ha với nhiều loại hải sản quí như tôm, của, cá, sò huyết , sá sùng… nơi đây đã được khoanh vùng nuôi trồng thuỷ sản ở một khu vưc như xã Đường Hoa 163 ha, Tiến Tới 12,0 ha Quảng Phong 150 ha, Quảng Điền 64 ha Quảng Minh 252 ha, Quảng Thắng 80 ha, Quảng Thành 48 ha. - Vùng biển Hải Hà hàng năm cho phép khai thác khoảng 3000 tấn/ năm ở cả vùng lộng và vùng khơi. Hải sản đánh bắt gồm nhiều loài như tôm cá quí hiếm có gia trị cao như tôm he đuôi xanh ở ngư trường núi Miều, mực xânh ở ngư trường Thoi Xanh và một số loài cá khác như cá song, cá vược, cá tráp. Khu vực biển đảo Cái Chiên có những ngư trường tập trung lớn nhiều tàu thuyền đến khai thác cho sản lượng cao. 3. Thực trạng môi trường Hải Hà vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven biển tạo nên một môi trường có khí hậu trong lành và mát mẻ. Hệ thống cơ sở hạ tầng đang từng bước được xây dựng và nâng cấp như: Giao thông chủ sở, khu vui chơi, điện nước, trường học, làng văn hoá. Một số khu đô thị mới đang tiếp tục được hình thành nên diện mạo mới của một huyện đông bắc tỉnh Quảng Ninh. Qua kiểm tra đánh giá chất lượng môi trường biển của Hải Hà tương đối tốt, nước trong, số lượng các vi khuẩn gây bệnh không đáng kể. II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HẢI HÀ 1. Tăng trưởng kinh tế. Thời kỳ 2002- 2006 Hải Hà có bước tăng trưởng mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,75 %/năm. Trong đó tăng trưởng các khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 7,01%, công nghiệp xây dựng đạt 11,05%, thương mại dịch vụ đạt 9,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 đạt 5,75 triệu đồng đến năm 2005 đạt 7,58 triệu đồng tăng bình quân 9,62%. 2. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế đang có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp. Ngành thương mại dịch vụ từ 27,56% năm 2002 tăng lên 30,32%/năm 2005. Ngành nông lâm ngư nghiệp từ 54,99%/năm 2002 giảm xuống 53,14%/năm 2005. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng năm 2002 chiếm 17,54% năm 2005 chiếm 16,54%. 3. Phát triển của các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp Trong những năm qua 2002- 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 7,01%. Giá trị sản xuất tăng dần qua các năm. - Về sản xuất nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2002-2005 đạt 4,5%. Trong nông nghiệp, huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dắn sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt giá trị cao trên 1 đơn vị diện tích. Đẩy mạnh đưa giống nuôi có năng suất cao vào sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ đầu tư thâm canh tổng sản lượng lương thực năm 2002 đạt 20905 tấn đến năm 2005 tăng lên 204000 tấn. Năm 2002 diện tích trồng chè là 554 ha, đạt sản lượng chè sơ chế 516 tấn đến năm 2005 diện tích trồng chè tăng lên 928 ha đạt sản lượng 560 tấn chè sơ chế - Về sản xuất lâm nghiệp: Trong những năm qua sản xuất lâm nghiệp có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,01%. Huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng, tổ chức khoanh nuôi bảo vệ rừng và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng. Trong 3 năm qua đã trồng mới 961 ha rừng các loại. - Về thuỷ sản: Thời kỳ 2002- 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản bình quân đạt 9,55%. Sản lượng năm 2002 đạt 4930 tấn đến năm 2005 đạt 8800 tấn huyện đã tập trung rà soát tình hình quản lý mặt nước bãi chiều, tiến hành quy hoạch và giao cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp sử dụng, mở rộng diện tích nuôi thả và các họat động đánh bắt và khai thác thuỷ sản. Đến nay đã giao 1334 ha diện tích mặt nước bãi chiều cho nhân dân và các tổ chức để nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005 toàn huyện có 730 phương tiện đánh bắt các loại với tổng công suất 11550 CV. * Khu vực kinh tế công nghiệp Trong những năm qua huyện đã chỉ đạo thực hiện quy hoạch và đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu ở địa phương như: Chế biến chè, gỗ, gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, đá xây dựng, quy hoạch cụm công nghiệp Quảng Thành. Khai thác đá tấn mài năm 2002 đạt 60400 tấn năm 2005 ước đạt 9000 tấn. Sản xuất gạch nung năm 2002 đạt 11,6 triệu viên năm 2005 ước đạt 14,4 triệu viên. * Khu vực kinh tế dịch vụ: Trong những năm qua kinh tế thương mại dịch vụ có bước chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,6% Chợ trung tâm, hệ thống thương mại dịch vụ tại thị trấn và các khu dân cư cửa khẩu bắc Phong Sinh được đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu cung ứng hàng hóa tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch được coi trọng bước đầu tạo sự quan tâm đối với các nhà đầu tư. Dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ kỹ thuật sửa chữa điện tử, dịch vụ internet phát triển mạnh, các dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm phát triển phát huy tác dụng trong giao dịch, thanh toán, phục vụ nh cầu phát triển trên địa bàn. Bảng 1: Cơ cấu kinh tế của Hải Hà (2006- 2010) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Nông lâm nghiệp Công nghiệp XDCB Du lịch, dịch vụ 47,09 27,27 25,64 45,99 27,33 26,68 46,63 27,76 26,61 41,83 29,17 29,0 Nhìn chung ta thấy 4 năm tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng lên đáng kể 27,27% năm 2004 tăng lên 27,33% năm 2005 tăng lên 27,76% năm 2006 và dự kiến năm 2007 đạt 29,17%. Còn nông nghiệp giảm từ 47,67% đến năm 2005 và dự kiến năm 2007 xuống 47.09 % năm 2006 đạt 45,99% năm 2006 và mục tiêu năm 2007 đạt 41,3%. Đây là chiều hướng tốt của sự phát triển kinh tế Hải Hà đạt mục tiêu kế hoạch mục tiêu của tỉnh đề ra . 4. Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn. 4.1. Phát triển đô thị. Hải Hà có một đô thị loại V, đó là thị trấn Quảng Hà với tổng diện tích tự nhiên là 144,44 ha trong đó: - Đất nông nghệp: 30,76 ha chiếm 21,29% diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 88,3 ha chiếm 61,13% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 25,38 ha chiếm 17,58% diện tích tự nhiên. Tổng số nhân khẩu của thị trấn năm 2005 là 6934 người = 1623 hộ bình quân 4,2 người trên một hộ, mật độ dân số cao 4815 người/km2 vì thế diện tích đất ở thấp: 158m2/hộ Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân như giao thông điện nước và công cụ phúc lợi, công cộng. Tuy nhiên có những nơi tập trung đông dân cư như chợ trung tâm và các khu phố, vấn đề môi trường cần được xem xét và giải quyết để không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân trong khu vực. 4.2. Phát triển các khu dân cư nông thôn: Hải Hà có 15 xã trong đó có 1 xã Đảo Cái Chiên. Do địa hình đồi núi phức tạp nên các khu dân cư nông thôn ở các xã không tập trung, hệ thống giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhất là các xã Quảng Sơn, Quảng Đức. Các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng đã và đang được đầu tư nhưng còn chậm. Và hiệu quả chưa cao. Tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn là 1046,57 ha Trong đó: - Đất nông nghiệp 277,7 ha - Đất phi nông nghiệp 768,78 ha Tổng dân số năm 2005 trong các khu dân cư nông thôn là 44144 người = 9720 hộ. Bình quân diện tích đất ở là 312 m2/hộ, toàn huyện có 98 thôn bản. Do sản xuất nông nghiệp là chính nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là những vùng xa xôi hẻo lánh. 5. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 5.1. Giao thông. - Về quốc lộ: Hải Hà có quốc lộ 18A chạy qua với chiều dài 27 km, đã được nâng cấp, bao gồm địa bàn các xã Đường Hoa, Quảng Long, Quảng Chính, thị trấn Quảng Hà, Quảng Minh và Quảng Thành. - Tỉnh lộ 340 dài 18,3 km chạy qua các xã Quảng Thành, Quảng Đức, nối quốc lộ 18A với cửa khẩu Bắc Phong Sinh. - Đường huyện có 117,7 km, nối trung tâm huyện với các xã, hiện nay đã và đang đầu tư để nâng cấp. - Đường liên xã liên thôn với tổng chiều dào 572 km rộng từ 3 đến 5m hiện tại là đường cấp phối và đường đất. Cùng với hệ thống đường bộ, huyện còn có hệ thống đường thuỷ, thuận lợi cho việc chu chuyển hàng hoá với khối lượng lớn. 5.2. Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi của huyện gồm: 3 hộ chứa nước trong đó: Hồ Trúc Bài Sơn diện tích 110 ha Hồ Khe Dầu Cái Chiên diện tích 18 ha Hồ Khe Đình Cái Chiên diện tích 5 ha Ngoài ra ở các xã còn có các đập nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đến nay đã kiên cố hoá đập Sơn Tiến và đâpk Lý Nà và đang tiếp tục đầu tư để kiên cố hoá các đập nước còn lại. - Hệ thống kênh mương có 332,5km bao gồm: + Hệ thống kênh Trúc Bài Sơn dài 108,4 km + Hệ thống kênh Quảng Thành dài 58,0 km + Hệ thống kênh Đường Hoa dài 15,0 km + Hệ thống kênh Cái Chiên dài 15,0 km + Hệ thống kênh Nội Đồng dài 136,1 km - Hệ thống đê điều có 32 km đê ở các xã ven biển đã đầu tư nâng cấp 5 km, còn 27 km cần được tiếp tục đầu tư nâng cấp trong thời gian tới để đáp ứng công tác phòng chống bão lũ. 5.3. Giáo dục đào tạo: Toàn huyện có 40 trường học phổ thồn trong đó: - Tiểu học: 14 trường - THCS: 11 trường - PTCS: 12 trường ` - THPT: 1 trường - Mầm non: 2 trường Trong 3 năm qua, sự nghiệp giáo dục đã được các cấp, các ngành hết sức quan tâm, nên đã có bước phát triển mới về số lượng và chất lượng. 3 trường với 26 phòng học đã được đầu tư xây mới, nhiều phòng học được sửa chữa nâng cấp. Năm 2004 huyện đã hoàn thành phổ cập THCS trước 1 năm so với kế hoạch tỉnh giao. Đội ngũ giáo viên được bố trí đầy đủ và từng bước tiêu chuânt hoá, công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm. 5.4. Y tế: Trên địa bàn huyện hiện có 1 trung tâm y tế huyện với 60 giường bệnh 16 trạm y tế xã, thị trấn, với 35 giường bệnh. Số cán bộ y tế trong toàn huyện có 109 người trong đó 18 bác sĩ, 35 y sỹ, 41 y tá, 8 nữ hộ sinh và 7 cán bộ ngành dược ( 1 Dược sĩ cao cấp, 2 trung cấp và 4 dược tá ) Kế hoạch xây dựng các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đang từng bước được thực hiện. Ngành y tế thường xuyên kết hợp với các lực lượng quân y trên địa bàn, khám chữa bệnh cho nhân dân vùng cao, vùng dân tộc. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, tăng cường, đã có 3 xã có bác sỹ, 100% thôn bản có cán bộ y tế. 5.5. Văn hoá: Hiện tại trên địa bàn huyện có 1 rạp chiếu bóng, 1 thư viện và 33 nhà văn hóa thôn. Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện cuộc vận động " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư " và phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Đến nay toàn huyện đã có 110/110 quy ước làng, Được huyện ký duyệt. Có 3 làng đạt danh hiệu làng văn hoá. 5.6. Thể dục thể thao: Trên địa bàn huyện hiên có 1 sân vận độn huyện diện tích 2,7 ha. 1 nhà thi đấu trung tâm huyện và 10 sân luyện tập TDTT ở các xã. Các phong trào rèn luyện thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên và có hiệu quả. Một số môn truyền thống đạt thành tích được giữ vững và phát triển như cầu lông, cờ tướng, bóng bàn... Các giải bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn được tổ chức gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn. Trong 3 năm qua huyênk đã đạt 24 giải tại các cuộc thi đấu thể thao do tỉnh tổ chức. Công tác giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường cũng được diễn ra thường xuyên và ngày càng được trú trọng. 5.7. Năng lượng: Đến nay đã có 15/16 xã, thị trấn được dùng điện quốc gia, riêng xã Đảo Cái Chiên dùng máy phát điện. Tỷ lệ hộ dùng điện lưới đạt 85%. Hiện nay đang tiến hành xây dựng trạm biến áp 110KV tại Quảng Chính để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân trong huyện. Ngoài ra ở các xã có trên 40 trạm biến thế treo phục vụ cung cấp điện cho nhân dân trong xã. 5.8. Bưu chính - Viễn thông: Trên địa bàn huyện có 1 bưu điện trung tâm và 1 bưu điện khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Ngoài ra trên địa bàn các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân trong xã. Bình quân số máy điện thoại trong toàn huyện là 4,5 máy/100 dân. 6. Quốc phòng an ninh: Hải Hà là huyện miền núi có đường biên giới giáp Trung Quốc dài 22,8km nên có vị trí rất quan trọng trong việc giữ vững an ninh quốc phòng cùng đông bắc của Tổ Quốc. Trong thời gian qua, quán triệt chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, huyện đã thực hiện nghiêm túc công tác quốc phòng địa phương. Hàng năm tổ chức diễn tập, phòng thủ khu vực đạt kết quả tôt. Thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu của các lợc lượng vũ trang trong địa phương, lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ. Công tác di giãn dân ra khu vực biên giới được tổ chức tốt, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội đồng thời xây dựng vành đai biên giới vững chắc về quốc phòng. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phát triển rộng khắp. Phong trào tự quản bảo vệ an ninh được duy trì và củng cố trong các khu vực dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội được quan tâm. Những đặc điểm tình hình trên đã đưa đến những thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm ở huyện Hải Hà đó là: - Về khó khăn: Là huyện miền núi giao thông thuỷ lợi ở những xã vùng xâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn trình độ dân trí thấp, chương trình đầu tư dự án phát triển kinh tế xã ở những vùng này còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp, kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng đầu tư kinh phí còn ít nhỏ lẻ phân tán, thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu sản xuất. Giao thông chậm phát triển. Lực lượng lao động qua đào tạo có trình độ, tay nghề của huyện còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông ở các vùng nông thôn do vậy khó có cơ hội tìm việc làm nhất là các ngành nghề có thu nhập khá ổn định. - Về thuận lợi: Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện đã có bước phát triển ổn định, bộ máy chính quyền các cấp, các cơ quan ban ngành đã có sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả cơ chế ( một cửa) được thực hiện có kết quả. Đầu tư cơ sở hạ tầng ngày một tăng, nhất là công trình phúc lợi xã hội: giao thông,thuỷ lợi, trường học điện sinh hoạt: đặc biệt là cụm Công nghiệp - dịch vụ cảng biển Hải Hà được khởi công xây dựng, đã tạo động lực thúc đẩy một số ngành nghề sản xuất phát triển, thu hút lao động. Năm 2007 Công ty đóng tàu Hải Hà được thành lập đã tuyển một lực lượng lớn lao động phổ thông của huyện đi học nghề đây là điêù kiện thuận lợi để giải quyết nhiều việc làm cho lao động phổ thông trên địa bàn. Điều kiện thời tiết thuận lợi sản xuất nông nghiệp, thu nhập nghề nông ổn định, tập trung khai thác tiềm năng nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển nhiều mô hình kinh tế vườn đồi, kinh tế hộ gia đình và khả năng tự giải quyết việc làm có xu hướng phát triển mạnh. III/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN HẢI HÀ TRONG NHỮNG NĂM QUA. 1. Quá trình phát triển dân số và nguồn lao động Từ nửa thế kỷ XX dân số Việt Nam nói chung và huyện Hải Hà nói riêng phát triển nhanh. Thời kỳ 1945- 1960 dân số cả nước tăng với tốc độ kỷ lục là: 3,9% năm. Sau đó chiều hướng giảm dần. Thời kỳ 1976 -1980 tốc độ phát triển với xu hướng giảm nhanh hơn, mức độ tăng dân số bình quân trong vòng 10 năm từ năm 1981 - 1990 tăng 2,15 %. Trong những năm gần đây tốc độ tăng dân số giảm hẳn, vì nguồn lao động hiện nay là những người được sinh ra cách đây ít nhất là 15 năm . Dân số lao động là hai vẫn đề có mỗi quan hệ chặn chẽ với nhau , dân số càng đông thì nguồn lao động càng lớn, quy mô và cơ cấu dân số quyết định qui mô và cơ cấu kinh tế nguồn nhân lực. Sự vận động và phát triển của dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực. Nguồn lao động là nhân lực. Nguồn nhân lực là cơ sở quan trọng cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước lại có trình độ sử dụng khai thác lao động ở nước đó. Vì vậy việc nghiên cứu qui mô, cơ cấu cũng như tốc độ tăng dân số là rất cần thiết giúp cho việc hiểu rõ hơn về tình hình lao động của huyện. Bảng 2: Qui mô và tốc độ tăng dân số của huyện Hải Hà ( 2004- 2007) Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 Tổng diện tích Km2 690,13 690,13 690,13 690,13 Tổng dân số Người 50,267 51,036 51,909 52,250 Mật độ Người/km2 73 74 75 76 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,36 1,34 1,32 1,3 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy qui mô dân số của huyện Hải Hà khá lớn nhưng số liệu không biến đổi nhiều qua các năm. Năm 2004 Tổng dân số toàn huyện là 50,267 người, năm 2006 con số này là 51,036 người tức là nhưng đến năm 2006 giảm xuống 1,3% người so với năm 2004. Sự tăng giảm không đều này do tỷ lệ tăng tự nhiên và tỷ lệ chốt qui định. Tỷ lệ tăng dân sô tự nhiên hàng năm của huyện có chiều hướng giảm rõ rệt từ 2004 giảm xuống 1,3% năm 2007. Đây là một con số đáng mừng của huyện Hải Hà.Trong những năm qua Hải Hà luôn đi đầu trong việc thực hiện chính sách dân số KHHGĐ. Điều này cho ta thấy qui mô dân số của huyện trong những năm tới sẽ thu nhỏ tương đương với sự thu hẹp quy mô, cơ cấu nguồn lao động. Đồng thời sẽ giảm đi sức ép về việc làm của người lao động. Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tới. Con hiện nay số lao động trong độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm của huyện khá lớn. Những năm trước đây tỷ lệ tăng dân số của huyện còn cao mà dân số cơ sở tự nhiên hình thành nguồn lao động, mặt khác dân số cũng là đối tượng chủ yếu của nguồn lao động. Quy mô và cơ cấu dân số quyết định qui mô và cơ cấu nguồn lao động. Ngược lại bản thân nguồn lao động cũng có tác động ngược lại đối với qui mô và cơ cấu dân số. Với số liệu của bảng dân số ta thấy dân số tăng, giảm không đều không theo một xu thế hay một tỷ lệ nhất định nào. Còn nguồn lao động của huyện lại được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Nguồn lao động của huyện Hải Hà. Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 1. Dân số trung bình Người 50,267 51,036 51,909 52,250 2. Nguồn lao động Người 23.593 26.228 25.846 26.000 3. Tỷ lệ LĐ/TDS % 46,93 51,4 49,8 49,6 Qua đây ta thấy rằng xu thế có tính qui luật là nguồn lao động tăng lên qua các năm, tỷ lệ tăng hàng năm là khác nhau do tốc độ tăng dân số khác nhau. Trong khi đó Hải Hà là một huyện nông nghiệp, ruộng đất tự nhiên, không đổi thậm trí còn giảm đi do nhu cầu đất và nhà ở, đất xây dựng do các năm tăng thêm. Nguồn lao động của huyện tăng khá cao qua các năm, năm 2004 nguồn lao động của Huyện là 25,593 lao động chiếm 46,93% trong tổng dân, đến năm 2006 số lao động tăng lên tới 26.000 người chiếm 49,76% tổng số dân. Tỷ lệ lao động trên tổng số dân của huyện tăng lên qua các năm cho thấy rằng nguồn lao động của huyện ngày càng mạnh mẽ. Số lao động tăng thêm đòi hỏi tạo công ăn việc làm để có thu nhập ổn định đời sống. Đây là một vấn đề đang được quan tâm đặc biệt là các cấp , các ngành. Chính sách tạo việc làm liên quan đến tất cả các hoạt động của xã hội như là an ninh trật tự, an toàn xã hội, văn hoá và tinh thần. Thất nghiệp không có nhu cầu chính đáng, đời sống khó khăn và thiếu thốn là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội do vậy sức ép việc làm là hết sức gay gắt đó chính là sự báo động về bùng nổ dân số, về chính sách KHHGĐ nhằm hạ thấp tỷ lệ tăng dân số hàng năm. Về cơ cấu nguồn lao động của huyện được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu nguồn lao động phân theo giới tính và nhóm tuổi Tiêu thức 2005 2006 2007 Chung Trong đó nữ Chung Trong đó nữ Chung Trong đó nữ Tổng số % so với tổng 26.288 84,4 12.079 25.486 47,8 12.399 27.000 48,2 13.032 15-26 tuổi % so với tổng 8.759 33,39 4.388 36,33 8.632 33,38 4.359 35,15 9.018 33,4 4.626 38,44 25-34 tuổi % so với tổng 6.950 26,49 3.662 30,31 6.848 26,68 3.547 28,6 7.155 26,5 3.700 28,39 35-44 tuổi % so với tổng 4.406 16,79 2.333 19,312 4.341 17,03 2.288 18,45 4.536 16,8 2.377 18,23 45-54 tuổi % so với tổng 2.596 9,89 1.313 10,87 2.557 10,03 1.310 10,56 2.673 9,9 1.403 10,76 55-60 tuổi % so với tổng 1.783 6,79 904 7,48 1757 6,89 894 7,21 1.836 6,8 951 7,29 Với cơ cấu nguồn lao động như trình bày ở trên ta thấy có nhiều thuận lợi cho một Huyện mà chủ yếu là lao động nông nghiệp. + Về tỷ lệ lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động. Năm 2005 số lao động nữ là 12.079 lao động chiếm 48,4%. Năm, 2006, 2007 tỷ lệ lao động nữ chiếm 47,8- 48,2% như đã trình bày trên bảng và đến năm 2007 số lao động nữ là 12.399 người chiếm 45,2% . Với tỷ lệ có động nữ như vậy là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của huyện Hải Hà. Bởi vì trong sản xuât nông nghiệp rất cần nhiều lao động nữ, đòi hỏi sự cần cù siêng năng và khéo léo trong sản xuất, có những khâu sản xuất nông nghiệp mà nam giới đa phần là không làm được như cày, làm cỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của địa phương rất cần phát huy và khai thác hết tiềm năng to lớn này để phục vụ cho sản xuất. 2. Tình hình sử dụng lao động ở huyện Hải Hà Vấn đề sử dụng lao động là một vấn đề quan trọng của nền kinh tế , với những nước , những địa phương biết sử dụng lao động hợp lý khai thác hết tiềm năng về con người thì nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ. Thực chất của việc sử dụng lao động là đưa các bộ phận lao động xã hội vào các hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn lao động của huyện Hải Hà chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động của tỉnh Quảng Ninh. Mỗi năm có khoảng 2000 người bổ xung vào nguồn lao động của huyện . Nguồn lao động này phân bổ không đồng đều giữa các lĩnh vực , các ngành, các khu vực chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Đât là một trong những vấn đề nan giải của quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện. Trong những năm qua việc phân bổ lao động trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng , liên tục tinh giảm biên chế ở lĩnh vực không sản xuất vật chất, đua phân công lại lao động trong các ngành kinh tế mũi nhọn. Hải Hà đang từng bước quan tâm đến hướng phát triển kinh tế theo hướng trồng trọt, chăn nuôi, hàng hoá thông qua việc sử dụng hợp lý nguồn lao động trong các ngành. Đây là biện pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng mục tiêu kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đã đạt được chưa lấy gì làm thoả đáng lắm. Điều này được thể hiện qua bảng sau. Bảng 5: Sự phân bố lao động theo các ngành nghề Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động thực tế tham gia vào các ngành SX 23,658 24.994 25,692 Lao động nông nghiệp 17.642 74,5 18.420 73,7 18.420 71,6 Lao động lâm nghiệp 935 3,9 942 3,8 989 3,8 Lao động công nghiệp và xây dựng cơ bản 1.573 6,64 1.702 6,8 1.961 7,6 Lao động dịch vụ và du lịch 1.824 7,7 1.939 7,76 2.111 8,2 Qua số liệu bảng trên ta thấy sự dịch chuyển lao động ở các ngành còn ở mức độ thấp. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 74,5% (năm 2004) trong hai năm 2005 – 2006 tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp có chiều hướng giảm nhưng không đáng kể giảm 1% của năm 2005 và 2% của năm 2006. Do chủ trương chính sách của Huyện là phân bổ lại lao động các ngành nghề kinh tế, song lao động trong nông nghiệp vẫn là chủ yếu vì theo điều kiện vì là một huyện nông nghiệp. Nên số lao động trong nông nghiệp những năm gần đây tương đối ổn định năm 2004 là 17.642 lao động, năm 2005 là 18.420 lao động, trong tổng số lao động tham gia trong các ngành kinh tế. Đây là một cố gắng lớn của huyện trong việc giảm bớt lao động trong nông nghiệp bởi vì nếu số lao động trong nông nghiệp không cân đối lại sẽ gặp nhiều khó khăn như: Diện tích đất canh tác bình quân trên 1 lao động giảm, năng suất lao động kéo theo thu nhập thấp, đời sống nhân dân bấp bênh. Còn số lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ có tăng lên đáng kể theo xu hướng chung của xã hội. Năm 2004 số lao động tham gia vào ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản là 1.573 lao động chiếm 6,64% trong tổng số lao động. Điều này chứng tỏ rằng ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản đã và đang được trú trọng trong đầu tư, phát triển mở rộng quy mô sản xuất trong cơ cấu kinh tế của huyện. Đi đôi với sự phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản là sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ. Mặc dù tiềm năng về du lịch của huyện Hải Hà còn hạn chế nhưng không phải là không có nếu như chúng ta biết khai thác, tận dụng tiềm năng du lịch xã hội đang ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày được nâng cao nên nhu cầu sinh hoạt, ăn uống cũng tăng lên. Các dịch vụ ăn uống - vui chơi - giải trí trong huyện những năm gần đây cũng gia tăng đáng kể ở thành thị cũng như ở nông thôn. Trong những năm tới huyện cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách phát triển ngành lâm nghiệp để khai thác hết tiềm năng của rừng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhìn chung tỷ lệ lao động tham gia vào các ngành kinh tế trong những năm qua của Huyện đã có sự chuyển dịch đáng kể. Từ sự phân bố lao động như trên làm cho giá trị sản xuất của các ngành kinh tế cũng khác nhau và được thể hiện rõ trong bảng. Bảng 6: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế. Đơn vị tính: Triệu đồng ơ TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Giá trị sản xuất 347,2 100 367,9 100 41,2 100 1.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp 94,6 27,2 99,1 26,3 105,2 26,6 2.2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp 7,5 2,2 7,8 2,1 7,8 1,9 1.3 Giá trị sản xuất công nghiệp và XDCB 94,7 27,3 103,0 27,3 113,9 27,8 1.4 Giá trị sản xuất du lịch và dịch vụ 89,0 25,6 100,4 26,6 109,1 26,7 Bảng trên cho ta thấy tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong tổng GDP chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này là hợp lý và dân số hoạt động trong lĩnh vực của huyện chiếm trên 347,2 tỷ đồng năm 2004. Tỷ trọng nông nghiệp từ 94,6% năm 2004 lên 99,1% năm 2005, chính tỏ năng suất lúa nói chung của huyện ngày càng tăng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cũng như trình độ lao động trong nông nghiệp đang ngày một nâng cao. Đối với ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành này từ 94,7% năm 2004 lên 103,0% năm 2005 tăng lên so với năm 2004. Đây là một con số đáng mừng vì ngành công nghiệp đã có bước đầu khởi sắc, trong những năm qua các cấp, các ngành của huyện đã trú trọng phát triển ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. Với tỷ lệ % của các ngành trong GDP toàn huyện như trên cho ta thấy có sự chênh lệch giữa các ngành nông nghiệp và các ngành khác. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế song đây là một vấn đề đòi hỏi cần đầu tư vốn cũng như thời gian chứ không phải ngày một ngày hai mà có thể giải quyết được. Nhìn chung giá trị sản xuất của các ngành đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chưa cao, phản ánh sự không ngừng tăng lên về năng suất lao động. Đây là xu hướng theo quy luật cung của quá trình phát triển kinh tế. Để trong những năm tới nền kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà đạt tỷ lệ tăng trưởng cao hơn nữa các ngành, các cấp, các nhà lãnh đạo huyện cần quan tâm hơn nữa đến việc phân bổ nguồn lao động cũng như việc sử dụng lao động trong các ngành kinh tế phải hợp lý hơn để đem lại hiệu quả lao động sử dụng cao hơn. IV- PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN HẢI HÀ TRONG NHỮNG NĂM QUA. Việc làm cho người lao động là một vấn đề hết sức quan trọng của nền kinh tế. Đặc điểm của nguồn lao động huyện Hải Hà là tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, lao động đa số là lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn kĩ thuật nếu có thì chiếm tỷ lệ thấp. Do vậy việc làm cho người lao động của huyện trong những năm qua là vấn đề nan giải và còn nhiều tồn tại, v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4563.doc
Tài liệu liên quan