BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ THUẬN
NHỮNG ÂM VANG CỦA TIẾNG
THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
(NGHIÊN CỨU SỰ TIẾP NHẬN THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG)
Chuyên Ngành : Văn Học Việt Nam
Mã số : 60.22.34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thành Phố Hồ Chí Minh - năm 2005
Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, phòng
Khoa học Công nghệ – Sau đại học, Thư viện Trường. Tôi xin
trân trọng cả
114 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3470 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Những âm vang của tiếng thơ Hồ Xuân Hương (Nghiên cứu sự tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m ơn quý thầy cô Khoa Sử trường Đại học sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi lĩnh hội kiến thức
khoa học và hoàn tất các học phần sau đại học.
Đặc biệt tôi xin dành phần trang trọng để bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn của tôi đối với Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thanh, người đã chỉ dẫn tận
tình, giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn bạn bè đồng học đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn Viện Bảo Tàng Bến
Tre, Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, Thư viện Nguyễn Đình Chiểu
Bến Tre, phòng Văn Hóa Thông Tin huyện Mỏ Cày, huyện
Thạnh Phú, Ban Tuyên giáo huyện Ba Tri, Thư viện trường
Cao Đẳng Bến Tre, vị Thượng Tọa trụ trì chùa Hội Tôn Cổ
Tự, chùa Huệ Quang đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu để
nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu
Tiếp nhận văn học với hàm nghĩa tiếp thu, lĩnh hội một đối tượng nghệ thuật là tác
phẩm. Tác phẩm văn học không chỉ là kết quả sáng tạo của nhà văn mà còn là đối tượng
tiếp nhận của bạn đọc, đối tượng khảo sát của nghiên cứu văn học, đối tượng phân tích
giảng dạy. Điều này có nghĩa là nghiên cứu ý nghĩa của tác phẩm nằm trong sự vân
động, tiếp thu của người đọc.
Tiếp nhận còn được hiểu là một trạng thái tích cực của người tiếp nhận, người đọc.
Người tiếp nhận ở đây không phải là người thụ động, bị động mà là một nhân vật chính
rất chủ động trong việc lựa chọn những tác phẩm phù hợp cho mình. Điều đó đã làm cho
tác phẩm có ý nghĩa và làm cho nó tồn tại. Nhưng lí luận văn học từ trước đến nay chỉ tập
trung nghiên cứu khâu sáng tác hoặc tác giả tách rời các quy luật tiếp nhận. Trong nhiều
năm trở lại đây, xu thế phối hợp liên ngành đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình
phát triển khoa học. Văn học không thể không lưu ý đến vấn đề tiếp nhận với ý nghĩa
mới nhất và đầy đủ nhất. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh cũng rất lưu ý đến vấn đề này và
xem đó là “một hành động sống, có tính chất trực tiếp, là một sự đồng cảm” [40, 124] .
Thật vậy, ở Việt Nam trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu nhìn chung đã
quen và ý thức cao về thiên chức đánh giá trước mỗi hiện tượng sáng tác. Hàng loạt các
bài viết, các công trình khảo cứu của các nhà lí luận như: Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn
Văn Dân, Hoàng Trinh, Huỳnh Văn Vân, Nguyễn Thanh Hùng, Huỳnh Như Phương,… đã
thể hiện sự quan tâm của họ đối với vấn đề tiếp nhận. Trong công trình nghiên cứu của
mình, họ đã cố gắng đi sâu tìm hiểu vấn đề tiếp nhận và đưa ra những khám phá rất đáng
trân trọng như: mối quan hệ giữa sáng tác và tiếp nhận, giữa tác phẩm và người đọc, vai
trò của người tiếp nhận trong sự phát triển của văn học,… Từ đó, đặt ra yêu cầu đối với
nghiên cứu văn học là không chỉ tìm hiểu những “bí ẩn” của sáng tác mà còn phải “giải
mã” ý nghĩa của tác phẩm trong những hoàn cảnh cụ thể, những quy luật vận động của
tác phẩm cũng như tác dụng thực tế của nó đối với người đọc. Nói về điều này,
Khaptrencô đã từng nhấn mạnh “sự sống của nhiều tác phẩm lớn nhất trong suốt nhiều
thế kỷ, việc chúng có năng lực thỏa mãn những nhu cầu thẩm mỹ của rất nhiều thế hệ
của con người chính là đã bộc lộ những giá trị nghệ thuật chứa đựng trong đó như là
những thuộc tính, những phẩm chất thực tế của chúng” [52, 223]. Nắm được điều này,
chúng ta sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn về ý nghĩa của tác phẩm cũng như “ số phận” của
nó. Và có lẽ, đây cũng chính là lí do gợi mở chúng tôi đi vào nghiên cứu “Những âm
vang của tiếng thơ Hồ Xuân Hương”, một hiện tượng được xem là khá phức tạp trong nền
văn học Việt Nam.
Nói đến vấn đề tiếp nhận là nói đến vai trò quan trọng của tiếp nhận “Văn học sẽ
không có tác dụng gì nếu nó được viết ra mà không được người đọc tiếp nhận” [Huỳnh
Vân, 108, 10]. Chính nhu cầu của người đọc nói chung mới làm cho tác phẩm nghệ thuật
trở nên có ý nghĩa thiết yếu. Chỉ khi được tiếp nhận, tức được người đọc cảm nhận, tưởng
tượng, liên tưởng, nhận ra thế giới nghệ thuật và các lớp ý nghĩa của nó thì tác phẩm mới
thật sự xuất hiện dưới dạng sống động, toàn vẹn. Do vậy, vai trò của công chúng rất
quan trọng. Có những tác phẩm “sống” mãi với thời gian và đi vào lịch sử văn học dân
tộc nhưng cũng có những tác phẩm khi mới “ra đời” đã hoàn toàn bị quên lãng. Cái gì đã
làm cho tác phẩm có sức sống và sự trường tồn như vậy ? Đó phải chăng chính là tài
năng của tác giả đã làm nên giá trị cho tác phẩm ?
Giá trị của tác phẩm thể hiện ở chỗ tác phẩm ấy mang đến sự hiểu biết cho người
đọc về những tri thức, những kiến thức mới mẻ về đời sống đồng thời giúp người đọc
nhận thức được những vấn đề đang được đặt ra trong xã hội. Đọc thơ Hồ Xuân Hương,
chúng ta không chỉ thấy được bộ mặt ham mê tửu sắc của bọn đạo đức giả phong kiến mà
còn thấy được thân phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ, giúp ta hiểu được sự bất
công, vô lý mà xã hội phong kiến sẳn dành cho người phụ nữ. Từ chính bản thân cuộc đời
của nhân vật, người đọc có thể tự soi mình để rồi tự nhận thức về chính mình từ giá trị
mà tác phẩm văn học mang lại. Nhờ đó, mà đời sống tình cảm của con người ngày càng
phong phú hơn, tinh tế hơn. Con người sẽ không còn thờ ơ, bàng quan trước sự bất hạnh
của đồng loại. Đọc thơ của Hồ Xuân Hương, “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia
Thiều, hay tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người đọc như cảm được nỗi đau
nhức nhối trước những cảnh ngộ, cảnh đời nghiệt ngã, những bất hạnh khổ đau của những
số phận “hồng nhan bạc mệnh”, “tài hoa đa truân”. Từ đó cũng giúp ta thấy được sức
sáng tạo diệu kỳ cùng tấm lòng nhân đạo của người sáng tạo ra nó. Có thể nói về
phương diện này, văn học là một công cụ có ý nghĩa tác động, ý nghĩa giáo dục đạo đức
to lớn đối với con người, đối với xã hội.
Nhà văn hào Gorki cũng đã từng nhấn mạnh “Chính do chỗ hòa hợp, trùng hợp
những kinh nghiệm của nhà văn và kinh nghiệm của bạn đọc mà ta có chân lý nghệ thuật
– cái sức thuyết phục đặc biệt của văn học vốn là cội nguồn ảnh hưởng của nó đối với
con người”. “Chân lí nghệ thuật” mà Gorki muốn nói chính là vai trò tích cực của người
tiếp thu nghệ thuật, hành động thưởng thức .
Như vậy, hầu như các tác giả đều rất quan tâm và nhấn mạnh đến vai trò quan
trọng của người tiếp nhận. Tiếp nhận văn học đòi hỏi tính tích cực sáng tạo của người
đọc để cảm nhận hình tượng một cách toàn vẹn, phát hiện cái nhìn của tác giả, cắt nghĩa
các hiện tượng được miêu tả, nhận ra ý nghĩa nhận thức thẩm mỹ của tác phẩm cũng như
đóng góp nghệ thuật vào lịch sử văn học. Là con đẻ của nhà văn, nhưng khi ra đời tác
phẩm lại được nuôi dưỡng bởi bàn tay của người đọc. Nó có thể “chết” khi nhà văn còn
sống và ngược lại, nó có thể “sống” và trở thành bất tử cả khi nhà văn không còn nữa.
Biết bao văn sĩ đã biến mất khỏi kí ức của nhân loại vì tác phẩm của họ chưa đủ lưu dấu
với thời gian. Bởi vì theo Nguyễn Ngọc Thiện sáng tạo nghệ thuật chính là “sự thôi thúc
tự bên trong của người nghệ sĩ, nó đòi hỏi tài năng và công phu, sự thăng hoa, vẻ tự
nhiên, sinh động và mới mẻ trong biểu hiện” và tác phẩm nghệ thuật có giá trị là “thỏa
mãn nhu cầu cả về phía người sáng tạo lẫn chủ thể tiếp nhận”. Tác phẩm ấy thể hiện sự
“ gắn kết con người từ cội rễ sâu xa của bản chất loài người, bộc lộ quy luật của sự sống,
của cái đẹp”[92, 31].
Khởi nguồn từ Cộng hòa liên bang Đức với trường phái Konstanz, lý luận tiếp nhận
hiện đại đã được nhiều nước trên thế giới tiếp thu, ghi nhận và phát triển. Cống hiến của
lý luận tiếp nhận là khẳng định vai trò không thể thiếu của người đọc trong đời sống của
tác phẩm. Chính cuộc sống lịch sử lâu dài của tác phẩm cho thấy được những vấn đề bản
chất, đặc trưng, chức năng, cấu trúc, giá trị của văn học mà lý luận văn học theo hướng
phát sinh không giải thích đầy đủ được. Lý luận tiếp nhận được bắt đầu từ sự ý thức về
đối tượng thẩm mỹ. Tiếp nhận thẩm mỹ không phải là sự tái hiện giản đơn mà là quá
trình phức tạp : quá trình tham dự và đồng sáng tạo của người tiếp nhận. Ở đó, quyết định
số phận sáng tác của mỗi thời đại là “tầm đón nhận” (Erwrtungshorizont) của người đọc.
Jauss rất quan tâm và phân tích khá tỉ mỉ về khái niệm này. Theo ông, “tầm đón nhận”
của công chúng là “hệ quy chiếu” có thể trình bày được một cách khách quan đối với
mỗi tác phẩm ở mỗi thời điểm lịch sử mà nó xuất hiện. Hệ quy chiếu gồm ba yếu tố cơ
bản. 1. Kinh nghiệm có trước của công chúng về thể loại của tác phẩm. 2. Hình thức và
hệ đề tài của tác phẩm trước nó yêu cầu phải tìm hiểu. 3. Sự đối lập giữa ngôn ngữ thi ca
và ngôn ngữ thực tế, giữa thế giới tưởng tượng và thực tế hàng ngày. Điều này có nghĩa
là mỗi độc giả đều có “tầm hiểu biết” của mình về văn học và “tầm hiểu biết” đo sẽ
luôn thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Theo đó, tùy vào tác động của tác phẩm được
tiếp nhận, sự thay đổi “tầm hiểu biết” được Jauss diễn đạt bằng khái niệm “sự thay đổi
tầm đón nhận”.
Văn bản là hình thức tồn tại đầu tiên của tác phẩm mà qua đó, người đọc bắt gặp
cả một bức tranh đời sống cũng như nhận ra tư tưởng, cảm hứng, chủ đề, đề tài,…của tác
phẩm. Nó cho phép người đọc hiểu được những gì mà tác phẩm đề cập, tư tưởng mà nhà
văn gửi gắm. Do vậy, văn bản có vai trò của nó trong quá trình tiếp nhận. Jauss đã phân
biệt tầm đón nhận từ bên trong văn bản, cái ảnh hưởng được quyết định thông qua văn
bản. Trong đó, sự tiếp nhận có liên quan đến yêu cầu xã hội, nghĩa là có liên quan đến
người đọc của một xã hội nhất định trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy, để đọc một tác phẩm văn học trước hết phải đọc văn bản mới thấy hết
được giá trị của tác phẩm cũng như tầm vóc của nhà văn. Không thể hiểu được thơ Hồ
Xuân Hương, thậm chí đánh giá sai thơ bà nếu như không tiếp cận tác phẩm văn bản,
cũng như chỉ hiểu ý nghĩa nội tại mà không hiểu nghĩa tiềm ẩn ở từng câu chữ trong thơ
bà. Khoa chú giải học đã làm rõ hai cách tiếp nhận. Một mặt, cần làm rõ ảnh hưởng và
nghĩa của văn bản đối với người đọc đương thời. Mặt khác, cần làm sống lại giá trị lịch
sử mà văn bản được tiếp nhận do yêu cầu của thời đại. Cho nên có thể nói, người đọc là
đồng tác giả với nhà văn, người tham gia và cùng sáng tạo thông qua văn bản. Jauss đã
đưa ra quan niệm “tầm đón nhận” và “hội nhập các tầm đón nhận” để lý giải mối tương
tác giữa tác phẩm nghệ thuật và người đọc, đến trình độ tiếp nhận của người đọc. Tác
phẩm do vậy mà xuất hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau như : một đề án tiếp nhận, một
tiềm năng tiếp nhận, một cấu trúc mời gọi, một chương trình nhận thức,… Dù mỗi nhà
nghiên cứu có cách nhìn nhận khác nhau về tác phẩm nhưng nhìn chung tác phẩm được
xem như là sự biểu hiện, ghi nhận về sự sống và thể hiện cá tính của người đọc.
Tiếp nhận văn học còn là một quá trình bởi nó thật sự diễn ra theo một hoạt động
nổi bật là đọc. Nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên, số phận lịch sử của tác
phẩm văn học lại được quyết định bởi quá trình đọc. Nói đọc tác phẩm văn học là nói
đến mối quan hệ giữa văn bản – người đọc. Đọc có nghĩa là “tháo gỡ” mã của các kí
hiệu văn chương trong văn bản, là tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm thông qua cấu trúc văn
bản. Đọc có nghĩa là phân tích, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá, phát hiện,…Người đọc
“nhập cuộc”, “hoá thân” với những cảm xúc riêng của mình và cũng có nghĩa là chuyển
đổi tác phẩm nghệ thuật thành một thế giới tình cảm, cảm xúc, tư duy, hình tượng riêng
của người đọc. Mỗi cách đọc giúp người đọc phát hiện ở tác phẩm những nét riêng. Một
tác phẩm hay bao giờ cũng chấp nhận nhiều cách đọc trong nhiều thời điểm khác nhau.
Cho đến hôm nay, người ta còn tìm thêm cách để đọc thơ Hồ Xuân Hương và những bài
thơ của bà sẽ không bao giờ cạn đến đáy trước bất cứ cách đọc nào. Ở đó “mỗi sự lý giải
có giá trị bao giờ cũng là sự phát hiện ra một thuộc tính, một phương diện vốn có trong
tác phẩm, đồng thời là cách đọc phù hợp và tiêu biểu hơn của thời đại mình” [1, 223 ].
Người phê bình là loại người đọc đặc biệt có trách nhiệm trước xã hội. Người phê
bình xây dựng từ thế giới này một văn bản thứ hai, một bản viết thứ hai. “Phê bình là
một khoa học: khoa học phân tích tác phẩm, là một vũ khí: vũ khí đấu tranh tư tưởng, là
một phương thức lãnh đạo: lãnh đạo bằng sự thuyết phục, là sự hổ trợ cho sáng tác: sự hổ
trợ của người đỡ đẻ” [78, 29] . Do vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của phê bình là
phải đánh giá đúng giá trị của tác phẩm. Nhiệm vụ này tưởng chừng như đơn giản nhưng
lại vô cùng khó khăn đòi hỏi người phê bình phải có cảm xúc nhanh nhậy và có năng lực
hiểu biết con người, xã hội, có kiến thức về nhiều ngành khoa học. Có như vậy, nhà phê
bình mới có thể “làm sống lại một lần nữa những từng trải và cảm xúc của tác giả” [
Phong Lê, 21, 358]. Mỗi tác phẩm, ngoài giá trị đích thực của nó còn phụ thuộc vào thời
đại, thị hiếu của công chúng. Sự đánh giá kịp thời bao giờ cũng có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển cùa văn học. Loại hình học
người đọc đã phân chia người đọc thành các lớp sau :
Thứ nhất, người đọc tiêu thụ tác phẩm như một thú vui giải trí với những cách đánh
giá đơn giản.
Thứ hai, những người tìm ở văn chương những thông tin mới về cuộc sống, suy nghĩ
đôi chút về thế sự, đạo đức từ tác phẩm văn chương.
Thứ ba, những người đọc chuyên nghiệp, người giảng dạy văn học, người phê bình,
nghiên cứu còn gọi là “siêu độc giả”.
Như vậy, tác phẩm là một chỉnh thể được hình thành trên cơ sở liên kết các yếu tố
theo những quan hệ nhất định. Mặt khác, nó cũng trở thành một yếu tố trong chỉnh thể :
Hiện thực – Nhà văn – Tác phẩm – Bạn đọc – Hiện thực. Do vậy, nghiên cứu tác phẩm
không chỉ nghiên cứu các yếu tố nội tại của nó mà còn nghiên cứu các yếu tố có liên
quan đến sự tồn tại và hình thành tác phẩm như : Hiện thực, nhà văn, bạn đọc,…Có như
vậy ta mới có đủ điều kiện để khám phá và nhận thức một cách đúng đắn.
Do sự tích cực của người đọc, tác phẩm bộc lộ tính nhiều vẻ, tính đa nghĩa, phụ
thuộc vào trình độ văn hóa, vốn sống, động cơ xã hội và thị hiếu văn nghệ thuật. Điều
này thể hiện ở cùng một tác phẩm nhưng cách cảm thụ và đánh giá của công chúng rất
khác nhau. Chẳng hạn, thơ Hồ Xuân Hương, bên cạnh một số người yêu thích và đề cao
thì không ít kẻ chê bai thậm chí mạt sát thơ bà. Do vậy, cách lý giải thơ Hồ Xuân Hương
cũng rất khác nhau. Có người xem thơ Hồ Xuân Hương là loại thơ có tính chất hiếu dâm,
chớt nhả. Cũng có ngưòi xem thơ bà như là một tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống, đòi
hưởng hạnh phúc ái ân, chống áp bức bất công đối với người phụ nữ. Rồi đến lượt mình,
bản thân tác giả cũng được đánh giá khác nhau. Người thì thấy ở Xuân Hương một tài
hoa nhưng gặp nhiều trắc trở. Người thì thấy ở Xuân Hương một phụ nữ có tính cách
mạnh mẽ, dám sống, dám nói những điều mà người ta không dám nói. Cũng có người
xem Hồ Xuân Hương như một phụ nữ xấu xí và thiếu thốn tình cảm nên tìm cách toát ra
trong văn chương. Điều này có lẽ xuất phát từ sự phong phú của nội dung và tính đa
nghĩa của ngôn ngữ. Vì vậy có thể nói, nội dung tác phẩm càng phong phú, hình tượng
nghệ thuật càng phức tạp thì tiếp nhận của công chúng về tác phẩm càng nhiều vẻ, đa
dạng.
Sự tiếp nhận văn học chẳng những phụ thuộc vào trình độ, thị hiếu của người đọc
mà còn phụ thuộc vào xu hướng tiếp nhận của thời đại, xã hội. Thời đại định hướng cho
sự tiếp nhận và chi phối vận mệnh tác phẩm. Tiếp nhận văn học vì vậy làm cho tác phẩm
văn học hoàn tất, sinh sôi tạo thành đời sống lịch sử lâu dài cho tác phẩm.
Tất nhiên, những vấn đề nói ra về tác phẩm đều có cơ sở nào đó của nó và đều
hướng đến những mục đích nhất định trong hoàn cảnh lịch sử nhất định. Chẳng hạn, chủ ý
của Ngô Đức Kế khi đánh giá “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mà mục đích là mượn Kiều
để phê phán Phạm Quỳnh đồng thời cũng là cái cớ để tác giả bộc lộ thái độ trước thời
cuộc. Điều này có giá trị tác động tích cực về mặt lịch sử. Cũng vậy, trong tiếp nhận thơ
Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu, phê bình thuộc trường phái phân tâm học như
Trương Tửu và Nguyễn Văn Hanh chẳng hạn cũng đi theo hướng này, nhưng chủ ý của
họ là nhằm mục đích tạo nên tác động ngược lại.
Nói đến mối quan hệ giữa người sáng tác và người tiếp nhận cũng là nói đến mối
quan hệ giữa người bày tỏ và người cảm thông, chia sẻ. Ở đây, người đọc có thể là tri
âm của tác phẩm hoặc mượn tác phẩm làm nơi kí thác tâm sự của mình. Tri âm là sự
trùng hợp, đồng điệu của hai tâm hồn. Nói cách khác, đó còn là sự đồng điệu giữa nhà
văn và độc giả. Vì vậy, tri âm vừa dễ lại vừa khó. “Câu thơ viết, đắn đo muốn viết. Viết
đưa ai, ai viết mà đưa ?”. Câu thơ khóc bạn của Nguyễn Khuyến cũng chính là sự “tri
âm” của người đọc và người sáng. Cũng như Cao Bá Quát khi xưa đã từng nói “Xưa nay
nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng gặp gỡ ”.
Quả thật, để quen và biết một người thì dễ nhưng mà để hiểu một người và để cho hai
tâm hồn trở thành đồng điệu thì thật là khó, thậm chí chẳng bao giờ đạt được. Mối tình
“tri kỉ”, “tri âm” của Bá Nha và Tử Kỳ là một minh chứng. Bác Hồ là người luôn quan
tâm đến vấn đề “viết cho ai” tức là đối tượng phục vụ, vấn đề người đọc và đưa nó lên
hàng đầu, xem đó là nguyên tắc cao nhất của sáng tác. Nguyễn Văn Hạnh cũng từng
nhấn mạnh đến ý nghĩa xã hội thực tế của tác phẩm nằm trong sự vận động của “thưởng
thức”, trong “quan hệ với người đọc” [39, 125].
Tóm lại, tác phẩm văn chương là thành quả sáng tạo của con người. Tuy nhiên, để
hiểu và cảm thụ nó không phải là chuyện dễ. Tình yêu đối với cái đẹp, sự say mê, rung
cảm cùng sự hiểu biết, vốn sống đối với văn chương sẽ giúp người đọc nghe được, cảm
được tiếng nói của nhà văn, cái hồn trong từng câu chữ, từ đó, nhận ra giá trị đích thực
của tác phẩm. Đồng thời đến lượt mình, người đọc cảm thấy trở nên phong phú, sâu sắc
và tinh tế hơn từ sự cảm thụ cái hay, cái đẹp từ tác phẩm văn chương.
Đứng ở góc độ người tiếp nhận, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu sự tiếp nhận thơ
Hồ Xuân Hương nhằm góp phần tìm hiểu một số vấn đề mà lâu nay nhiều nhà, nghiên
cứu, phê bình quan tâm. Từ những tiền đề lý luận tiếp nhận của những người đi trước,
chúng tôi chọn và lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận văn, những mong góp
một cái nhìn khoa học dẫu còn nhiều thiếu sót trong việc xem xét, phân tích, lý giải và
đánh giá sự tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương.
Thật vậy, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng khá đặc biệt trong nền văn học Việt
Nam. Hồ Xuân Hương mất cách nay hơn 200 năm mà vấn đề Hồ Xuân Hương luôn là đề
tài mới mẻ, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Có thể nói trong lịch sử văn học Việt Nam,
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ gây nhiều tranh cãi và bình phẩm. Dẫu rằng
không ít người chê, thậm chí mạt sát thơ bà thậm tệ nhưng theo thời gian trong sự phẩm
bình của người đọc chúng ta không thể không thừa nhận Hồ Xuân Hương là “một nhà thơ
kiệt xuất”, “một tài năng văn học độc đáo, hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam”[85,
380]. Dĩ nhiên, nếu như không có người đọc thì tiếng thơ Hồ Xuân Hương đâu có “âm
vang” mãnh liệt đến như vậy. Người ta không chỉ đọc, phân tích, bình giá thơ Hồ Xuân
Hương mà còn mang nó vào cả sáng tác thơ ca mới, họa, sân khấu, … Thơ Hồ Xuân
Hương đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ quả cau, miếng trầu, con ốc, quả mít,
bánh trôi, … là vũ khí đấu tranh chống phong kiến, đòi quyền sống cho người phụ nữ. Nhà
thơ Xuân Diệu không hề quá đáng khi gọi Hồ Xuân Hương là nhà thơ của dân tộc và đặt
bà cạnh hai thi hào vĩ đại của dân tộc : Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.
Trên đây là một vài lý thuyết tiếp nhận mà chúng tôi lấy làm cơ sở cho việc
nghiên cứu, tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương.
Luận văn nhằm hướng đến các mục đích sau :
a. Thử khái quát toàn diện quá trình tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương từ đầu thế kỷ
XX cho đến nay và phân tích các hình thức tiếp nhận thơ bà.
b. Tìm hiểu nguyên nhân đưa đến những cách hiểu khác nhau về thơ Hồ Xuân
Hương. Phê phán những quan điểm sai lầm trong đánh giá thơ Hồ Xuân Hương.
2. Phạm vi của đề tài và tư liệu nghiên cứu:
2.1 Giới hạn của đề tài:
Do giới hạn của thời gian và dung lượng đề tài, luận văn chỉ đi vào khái quát
nghiên cứu sự tiếp nhận tiếng thơ Hồ Xuân Hương ở ba giai đoạn. 1. Tiếp nhận của các
nhà nghiên cứu, phê bình từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945. 2. Tiếp nhận thơ Hồ Xuân
Hương từ năm 1945 đến năm 1975. 3. Tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương từ năm 1975 đến
nay.
2.2. Về tư liệu nghiên cứu:
Có thể nói, thơ Hồ Xuân Hương là mảnh đất khá màu mở, lắm người “khai
hoang”. Và cho đến nay, công việc ấy vẫn còn đang tiếp diễn và vẫn còn nhiều điều bí
ẩn chưa thể khai thác hết. Do giới hạn dung lượng luận văn, đề tài chỉ tập trung đi vào
tìm hiểu các ý kiến, các bài viết, các công trình nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương ở ba giai
đoạn nêu trên. Bài viết chủ yếu hướng đến những phân tích, lý giải, đánh giá giá trị tác
phẩm dưới tác động những quan điểm, những thời kỳ lịch sử và hoàn cảnh xã hội khác
nhau.
3. Lịch sử vấn đề :
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ gần gũi, quen thuộc đối với độc giả Việt Nam. Tuy
nhiên, có thể nói, chưa có một công trình khoa học nào đi sâu vào nghiên cứu tiếp nhận
thơ Hồ Xuân Hương ở cả hai phương diện: Sự tiếp nhận của giới phê bình văn học và sự
tiếp nhận của giới sáng tác. Do đó, có thể nói đây là thử nghiệm đầu tiên, một dò dẫm
tìm tòi bước đầu mà chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi sơ suất thiếu
sót.
4. Điểm qua tình hình nghiên cứu tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương từ đầu thế kỷ
XX đến nay:
Phần này đáng lẽ được đặt ở các chương nhưng chúng tôi sắp vào vị trí của phần
mở đầu của luận văn với tính chất tổng hợp lại các công trình nghiên cứu thơ Hồ Xuân
Hương. Qua đó khái quát được những hướng nghiên cứu chính về thơ Hồ Xuân Hương, do
cấu trúc luận văn là đi theo lịch sử xã hội để nhận ra lịch sử phát triển của tiếp nhận thơ
bà. Cho nên, các chương của luận văn được phân theo các giai đoạn lịch sử. Vì thế, phần
này có ý nghĩa hệ thống nhằm thấy được một cách khái quát những chuỗi vấn đề nghiên
cứu khác nhau về thơ Hồ Xuân Hương. Những chuỗi vấn đề này có thể chỉ diễn ra ở một
giai đoạn nhưng cũng có những chuỗi vấn đề được bàn đi bàn lại trong nhiều giai đoạn
lịch sử văn học khác nhau. Trong mục này với tính chất khái quát, chúng tôi muốn chỉ ra
những sự thay đổi nào đó về cách đánh giá thơ Hồ Xuân Hương ở một vài chuỗi vấn đề
nhất định. Dù số lượng tác phẩm không nhiều, nhưng thơ Hồ Xuân Hương đã gây được
âm vang to lớn, có một sự hô hứng mạnh mẽ, lôi cuốn mọi người tìm hiểu.
Về nghiên cứu, phê bình:
Có thể xem “ Giai nhân di mặc” ( 1916) của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến là cuốn
sách mở đầu. Tác giả đã dựa vào các giai thoại để ghép cho mỗi bài thơ đượcc xem là
của Hồ Xuân Hương là một chuyện rồi xâu chuỗi những mẫu chuyện đó lại, sắp xếp
thành cuốn “Tiểu thuyết” về cuộc đời Hồ Xuân Hương. Mười năm sau ( 1925), trong
quyển “Việt văn hợp tuyển giảng nghĩa”, cùng với Lê Thành ý, Nguyễn Hữu Tiến đã có
chú ý nhiều hơn về tiểu sử Hồ Xuân Hương và nhấn mạnh bà là “một bậc tài nữ có tiếng
hay thơ” và “ giọng thơ bà có vẻ tài tình đặc sắc riêng”.
Cũng vào năm này (1925), trong quyển “Quốc văn trích diễn”, Dương Quảng Hàm
cũng đi vào nghiên cứu tiểu sử và thơ Hồ Xuân Hương nhưng cũng chưa có sự quan tâm
lắm. Năm 1927, trong “Nam thi hợp tuyển”, Nguyễn văn Ngọc có đề cập đến tiểu sử và
thơ Hồ Xuân Hương. Năm 1929, trong “Nữ lưu văn học sử” , Sở Cuồng Lê Dư cũng đã
nghiên cứu tiểu sử và thơ Hồ Xuân Hương nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính.
Năm 1932 , trên “An Nam tạp chí” số 3/1932, Thi sĩ Tản Đà đã có nhận xét khá thú vị
về thơ Hồ Xuân Hương . Với cảm nhận “Thi trung hữu quỷ” , Thi sĩ đã thể hiện thái độ
vừa khen vừa chê về bài thơ Hồ Xuân Hương một cách độc đáo. Năm 1934 , trong “Mor
ceaux cheisis dauteurs annamites (Tuyển tập văn thơ An Nam ) , G.Coócdiê Đã giới
thiệu bài thơ Xuân Hương . Năm 1936, trên một số tờ “Tiến Hóa”, Trương Tưủ có bài
“Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương”. Tác giả là người đầu tiên đã áp dụng thuyết phân
tâm học vào nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương. Ông cho nữ sĩ mắc bệnh thần kinh do dục
tình không đưọc thỏa mãn .
Cũng năm 1936, trong quyển “Hồ Xuân Hương, Tác phẩm, thân thế và văn tài”,
Nguyễn Văn Hanh đã dùng thuyết Freud để giải thích thơ Hồ Xuân Hương .
Phải chờ đến năm 1940, trong quyển “Việt văn giáo khoa thư” Dương Quảng Hàm
cho thấy tiểu sử Hồ Xuân Hưông một cách khá đầy đủ . Năm 1944, trong “Kinh Thi Việt
Nam”, chịu ảnh hưởng của học thuyết Freud , cùng với trường phái Nguyễn Văn Hanh,
Trương Tửu tỏ ra thái quá khi nhận xét thơ Hồ Xuân Hương. Năm 1943, trên báo “Tri
Tân”, Bạch Diện có bài “Thân oan cho Hồ Xuân Hương”. Bài viết như một tiếng chuông
cảnh tỉnh cho những ai phỉ báng thơ Bà . Năm 1945 , trong quyển “Kinh thi Việt Nam”,
dưới một bút danh khác – Nguyễn Bách Khoa , Trương Tửu lại cho Hồ Xuân Hương có
căn tính dâm nên nhà thơ nhìn cái gì cũng ra “cái ấy”.
Như vậy,cả Trương Tửu và Nguyễn Văn Hanh với thuyết phân tâm đã thiên nhìn
Hồ Xuân Hương như một con bệnh và thơ bà là những triệu chứng bệnh lý nhằm chửa
bệnh.
Năm 1950, trong quyển “Thân thế và thơ ca Hồ Xuân Hương”, Lê Tâm có bài “Bà
Chúa thơ Nôm”. Tác giả nhấn mạnh giá trị thơ Hồ Xuân Hương có thể ngang Nguyễn Du
hoặc ở phương diện nào đó có thể hơn cả Nguyễn Du .
Năm !950, trong quyển “Hồ Xuân Hương, nhà thơ cách mạng”, Hoa Bằng khẳng
định Hồ Xuân Hương chẳng những là một đại thi hào mà còn là một nhà đai tư tưởng, đại
cach mạng. Năm 1952, trong quyển “Luận đề về Hồ Xuân Hương”, hai tác giả Nguyễn
Duy Diễn – Nguyễn Sĩ Tế đã trân trọng coi Hồ Xuân Hương là “Một nữ thi sĩ và bậc
nhất nước Việt Nam chúng ta” Năm1953, trong quyển “Khởi thảo văn học sử Việt Nam”
, Thanh Lãng đã có đề cập đến tiểu sử, tư tưởng cũng như hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng
đến thơ Hồ Xuân Hương. Cũng năm 1953, trên tạp chí “nhân loại” số 2, Hồng Tú Hồng
có bài “Có nữ sĩ Hồ Xuân Hương hay không”. Tác giả đã bày tỏ quan điểm của mình khi
lý giải “Có hay không thơ của một bà Hồ Xuân Hương đích thực”.
Năm 1955, trên tập san “Văn sử địa”, số 12, Đái Xuân Ninh có bài “Chủ nghĩa
nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương”. Tác giả đã đề cập và nhấn mạnh tính nhân đạo
trong thơ Hồ Xuân Hương. Năm 1956, trong quyển “Hồ Xuân Hương”, Nguyễn Sĩ Tế cho
thấy tính dân tộc trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Cũng năm 1956, trong quyển
“Thơ ca Hồ Xuân Hương”, Tiêu Diêu cũng góp tiếng nói trong việc tìm hiểu tính độc đáo
trong thơ Hồ Xuân Hương. Cũng đồng thời năm ấy, Vân Cương trên “Văn hoá nguyệt
san” có bài “Nữ sĩ Hồ Xuân Hương”. Tác giả nhấn mạnh tính chất bình dân trong thơ
Nôm Hồ Xuân Hương. Năm 1957, trong quyển “Hai nữ sĩ cận đại Thanh Quan và Hồ
Xuân Hương”, Văn Tân cùng Phạm Xuân Độ một lần nữa nhấn mạnh thơ Hồ Xuân
Hương nghiêng về phía bình dân. Năm 1958, Lữ Hồ trên tạp chí “Sáng Tạo” số 24 có bài
“Có chăng một bà Hồ Xuân Hương”. Tác giả có sự quan tâm đến tiểu sử Hồ Xuân
Hương và lên tiếng bênh vực cho bà. Cũng năm 1958, trong quyển “Giáo trình về Hồ
Xuân Hương” của trường Đại học Tổng hợp có đề cập đến vấn đề “tục” trong thơ Hồ
Xuân Hương. Năm 1959 , trong quyển “ Bà Huyện Thanh Quan- Hồ Xuân Hương thi
tập”, Hoàng Xuân có sự đề cập sự tiếp xúc thân mật giữa thơ Nôm Hồ Xuân Hương và
văn chương bình dân, văn chương truyền miệng. Cũng năm 1959, trong quyển “Ba thi
hào dân tộc”, Xuân diệu có bài “Hồ Xuân Hương- Bà Chúa thơ Nôm”, nhà thơ Xuân
Diệu đã góp một tiếng nói rất đáng trân trọng trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương,
trả lại vị trí lại vị trí xứng đáng cho bà trên thi đàn văn học.
Năm 1960, trong quyển “Quan điểm văn học và triết học”, Nguyên Sa Trần Bích
Lan có bài “Hồ Xuân Hương, người lạ mặt”. Tác giả xoay quanh cuộc đời sáng tác Hồ
Xuân Hương và khẳng định thiên tài của bà. Năm 1961, Trần Thanh Mại trên tạp chí
“Nghiên Cứu văn học” số 4 có bài “Thử bàn lại vấn đề dâm tục trong thơ Hồ Xuân
Hương”. Bài viết thâu tóm được nhiều vấn đề có liên quan đến Hồ Xuân Hương như :
tiểu sử, tính chất, phong cách, hoàn cảnh lịch sử xã hội đã nảy sinh ra thơ Hồ Xuân
Hương. Cũng năm 1961, trên tập san “ Nghiên cứu văn học” số 9, Nguyễn Nghiệp và
Trương Quang Kiển có bài “Thử tìm hiểu ý thức tư tưởng chủ đạo trong thơ Hồ Xuân
Hương”, trong đó có vấn đề tục và dâm trên cơ sở đặt vị trí vấn đề Hồ Xuân Hương trong
yêu cầu chung của thời đại và nêu ra một vài ý kiến về nguyên nhân đã sinh ra “hiện
tượng bí hiểm về Hồ Xuân Hương”.
Năm 1962, trên “Tạp chí văn nghệ” số 10, Nguyễn Đức Bính có bài “Người Cổ
Nguyệt, Chuyện Xuân Hương”. Bài viết đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi trong giới
nghiên cứu, phê bình văn học như : Năm 1962, trên báo “văn nghệ” số 11, Chế Lan
Viên có bài “ Một bức thư ”. Năm 1963, trong tập san “ Nghiên cứu văn học” số 3-1963,
Đặng Thanh Lê và Nguyễn Đức Dũng có bài “Góp thêm một tiếng nói trong việc đánh
giá thơ Hồ Xuân Hương”. Cũng vào năm này, trên tập san “Nghiên cứu văn học” số 6-
1963, Vũ Đức Phúc có bài “ Xung quanh vấn đề Hồ Xuân Hương”. Năm 1963, trên tập
san “Nghiên cứu văn học” số 9, Như Thuyết có bài “Góp thêm với ông Nguyễn Đức
Bính một số vấn đề về Hồ Xuân Hương”.
Năm 1962, trên tập san “Nghiên cứu văn học” số 3, Tảo Trang có bài “Chiêu Hổ
và Phạm Đình Hổ”. Tác giả đã chứng minh một cách thuyết phục rằng Chiêu Hổ không
phải là Phạm Đình Hổ”
Năm 1963, trên tập san “Nghiên cứu văn học” số 3, Trần Thanh Mại có bài “ Phải
chăng Hồ Xuân Hương còn là nhà thơ chữ Hán”. Ở bài viết này tác giả đưa ra kết luận
“Dù thế nào mặc lòng, tôi nghĩ rằng hướng tìm tòi tra cứu của chúng ta về mặt thơ chữ
Hán của Hồ Xuân Hương vẫn là một hướng đúng và khả năng tìm ra thơ chữ Hán của Hồ
Xuân Hương có lẽ còn nhiều hơn khả năng phân biệt trong thơ Nôm xưa nay được xem là
của Hồ Xuân Hương phần nào đúng là của bà”. Năm 1966, trên tạp chí “Văn hóa nước
ngoài” số 6, ._.1966, Gri-rô – Xlap – Xep, nhà thơ, nhà Trung Quốc học người Nga trong
bài “Bà Chúa thơ Nôm” đã phát hiện ở Xuân Hương mà sáng tác gần gũi với sáng tác
dân gian. Năm 1968, trong quyển “Thơ Hồ Xuân Hương”( Bản dịch Triêu Dương), nhà
Việt Nam học N. Niculin có bài “Thơ Hồ Xuân Hương”. Tác giả nhấn mạnh “Chúng ta
có thể xem sáng tác của Hồ Xuân Hương như là sự xâm nhập của nền văn hóa dân gian
không được thừa nhận ở thời Trung cổ vào lãnh vực nghệ thuật ngôn từ cao cấp”.
Năm 1970, trên tạp chí “Bách khoa” số 335, Bùi Hữu Sủng có giới thiệu tóm lược
quyển “Một quan niệm mới về văn học sử Việt Nam” của đồng tác giả M. Durand và
Nguyễn Hữu Huân. Tác giả cho biết một số vấn đề về tiểu sử Hồ Xuân Hương. Cũng vào
năn 1970, trong quyển “Nữ thi hào Việt Nam”, Phạm Xuân Độ có nhận xét “Đặc điểm
của bà là dùng những tiếng thông dụng, những lời nôm na nhưng tinh tế, để từ một lời thơ
quý phái, kiêu kỳ đã biến thành một thể giản dị, bình dân, nhẹ nhàng, linh động lại
nhuốm màu quê hương, xứ sở. Đó mới là điều kỳ lạ, có lẽ ít thấy trong văn học sử toàn
cầu”. Cũng vào năm ấy, trên “Tạp chí văn học” số 107 Sài Gòn, giáo sư Nguyễn Văn
Trung có bài “Trường hợp có tác phẩm, tác giả nhưng chỉ là tục truyền Hồ Xuân Hương”.
Tác giả cho biết sự nghi ngờ về một Hồ Xuân Hương thực, một bà chúa thơ Nôm chỉ có
trong truyền thuyết. Năm 1972, trên tạp chí “Văn học” số 2-1972, Hồ Tuấn Niêm có bài
“Bàn lại đôi điều về Hồ Xuân Hương”. Tác giả đã có phản ứng trước những kết luận Hồ
xuân Hương là một nhà thơ chữ Hán của Trần Thanh Mại. Cũng năm 1973, trên tạp chí
“Lịch sử” số 152, ông lại có bài “Chung quanh vấn đề tiểu sử Hồ Xuân Hương”. Tác giả
đã công phu tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ họ hàng giữa Hồ Xuân Hương và Nguyễn
Huệ. Năm 1974, trên tạp chí “Văn học” số 3 trong mục “Sưu tầm” có bài Tản Văn
“Xuân đường đàm thoại” của Tam Nguyên Trần Bích San là một bằng chứng sinh động,
là một nhịp nối trên bước đường huyền thoại dân gian hóa về tiểu sử và thơ ca Hồ Xuân
Hương.
Năm 1982, trong quyển “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”, nhà thơ Xuân Diệu có
bài “Hồ Xuân Hương-Bà chúa thơ Nôm”. Tác giả đã nhận xét “Trong văn học Việt Nam
có một nhà thơ kể về độc đáo thì đứng vào hàng bậc nhất, mà lại hai lần độc đáo : đó là
Hồ Xuân Hương một cái tên kỳ diệu, sừng sững trong làng thơ Việt Nam xưa nay…”.
Năm 1983, Hoàng Xuân Hãn với chuyên khảo “Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long”. Bên
cạnh việc tiếp thu nhũng kết quả đã đạt được, tác giả đã bổ sung thêm một số tư liệu
mới, đặc biệt là tiểu sử Hồ Xuân Hương. Năm 1984, Hữu Ngọc và Francoise Corré
(Pháp) có bài “Hồ Xuân Hương hay bức mành che rách toạc” đã nhận xét “Tên họ Hồ
Xuân Hương nổi lên như một bông hoa trong nền văn học cổ điển Việt Nam mà bà là
“Đứa con kinh khủng”. Hồ Xuân Hương thật độc đáo. Cái độc đáo ấy - với tư cách là nhà
văn, bà công kích quyết liệt những quan niệm Trung Quốc”. Năm 1986, trong quyển
“Hồ Xuân Hương,Vi-Lông và Đônxtôi-exki”, Vương Trí Nhàn đã so sánh tài Xuân
Hương với các nhà văn nổi tiếng như Rabelais Vi-Lông và Đônxtôi-expki. Năm 1987,
trong quyển “Nghị luận phê bình văn học”, giáo sư Lê Trí Viễn và Nguyễn Xuân Lít
cũng cho thấy quá trình khám phá, tìm hiểu nhận thức thơ Nôm Hồ Xuân Hương theo góc
độ nền văn hóa dân gian Việt Nam.
Cũng năm 1987, trong quyển “Tuyển tập phê bình bình luận thơ Hồ Xuân Hương”,
giáo sư Lê Trí Viễn có bài “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương”. Tác giả đã đánh giá về thân
thế và tài thơ của nữ sĩ kèm theo những ý kiến trích lại của các nhà văn, nhà nghiên cứu
có tên tuổi. Năm 1989, trong quyển “Thơ Hồ Xuân Hương”, ông tiếp tục tóm lược một
cách sâu sắc những vấn đề cơ bản đã nghiên cứu và những vấn đề được đặt ra trong
nghiên cứu Hồ Xuân Hương. Ông cũng nhấn mạnh việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ Hồ
Xuân Hương từ ngọn nguồn văn hóa dân gian.
Năm 1990, trên tạp chí “Văn học” số 5, Đỗ Đức Hiểu có bài “Thế giới thơ Nôm
Hồ Xuân Hương”. Tác giả phản đối những ai cho thơ Hồ Xuân Hương là tục và đề cao
triết lý tự nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương. Năm 1991, trên tạp chí “Văn học” số 3, Tam
Vị có bài “Tinh thần Phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương”. Tác giả đề cao cái tự nhiên
theo tinh thần Phục Hưng trong thơ Hồ Xuân Hương. Năm 1993, trong quyển “Thơ Hồ
Xuân Hương”, tác giả Đào Thái Tôn một lần nữa khẳng định “Thơ Hồ Xuân Hương vẫn
dạt dào một sự sống và ngày càng khoe bày sức sống đến diệu kỳ của mình trong lòng
dân tộc.
Năm 1994, trong cuốn “Thơ Hồ Xuân Hương”, Tác giả Vũ Tiến Quỳnh nhấn mạnh
từ các bài nghiên cứu, các nhà thơ, nhà phê bình cho thấy có sự đổi mới trong cách nhìn
hay quan điểm đánh giá về thơ Hồ Xuân Hương theo khuynh hướng trở về nguồn gốc với
văn hóa dân gian hay văn học dân gian nói riêng. Cũng năm 1994, trên báo “Văn nghệ”
của hội nhà văn Việt Nam, giáo sư Mai Quốc Liên có bài “Bàn lại chuyện Xuân Hương”.
Tác giả đã khái quát một cách súc tích phương hướng nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân
Hương từ nền văn hóa dân gian Việt Nam.
Năm 1996, nhà nghiên cứu Trung Quốc La Trường Sơn trong quyển “Tuyển tập
thơ chữ Hán Nôm Hồ Xuân Hương” đã có bài “Vì sao tôi dịch thơ Nôm Hồ Xuân
Hương”. Tác giả đã thể hiện cách nhìn nhận của ông về Hồ Xuân Hương đồng thời giới
thiệu 63 bài thơ Nôm và Hán được cho là của Hồ Xuân Hương.
Năm 2000, Nhan Bảo có bài “Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương”. Tác giả đã giới
thiệu những bài thơ Nôm truyền tụng được cho là của Hồ Xuân Hương. Năm 2002, trong
quyển “Lạm bàn về thơ Hồ Xuân Hương”, tác giả Trần Khải Thanh Thủy đã hệ thống
hoá toàn bộ thơ Hồ Xuân Hương kèm theo những lời bình. Năm 2003, trong quyển “Hồ
Xuân Hương- con người- tư tưởng- tác phẩm”, nhà khoa học tự nhiên Hoàng Thị Bích
Ngọc đã hiện diện một Hồ Xuân Hương đẹp người, đẹp nết, thanh tao, đôn hậu đầy ấp
tính nhân văn, tài năng xuất chúng, văn chương kiệt tác, tâm hồn khoáng đạt,… Nối tiếp
những người đi trước, tác giả đã trả lại cho Hồ Xuân Hương những giá trị đích thực, tôn
vinh thêm con người, tư tưởng, tác phẩm của bà. Tác giả đã xuyên suốt và kết dính thơ
chữ Hán và chữ Nôm của Hồ Xuân Hương về một mối, gắn bó nhau, bổ sung cho nhau.
Về thân thế và cuộc đời nhà thơ, tác giả đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề mang tính khoa học
và chuẩn xác.
- Về ảnh hưởng của văn học dân gian và sinh hoạt văn hoá đối với sáng tác thơ Hồ
Xuân Hương:
Năm 1961, trên tạp chí nghiên cứu “Văn học”, Trần Thanh Mại có bài “Thử bàn
lại vấn đề dâm và tục trong thơ Hồ Xuân Hương”. Tác giả đã nhìn thấy sự tiếp thu sáng
tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương được bắt đầu trên cơ sở của nền văn học dân gian và
thơ Hồ Xuân Hương còn có sự chi phối, ảnh hưởng của sân khấu dân gian, hề Mồi, hề
Gậy, hội họa dân gian…Năm 1983, trong cuốn “Lịch sử văn học Việt Nam” ( Tập 3 ), tác
giả Lê Hoài Nam cũng cho rằng những yếu tố được coi là “ dâm”, “tục” trong thơ Hồ
Xuân Hương chịu ảnh hưởng trực tiếp của lối đố tục giảng thanh hay đố thanh giảng tục
của nhân dân. Năm 1970, trong quyển “Việt Nam văn học bình dân”, Nguyễn Trúc
Phượng đã chứng minh một điều : Hồ Xuân Hương đã tiếp thu được từ nguồn thi liệu của
ca dao, tục ngữ Việt Nam trong sáng tác. Năm 1983, giáo sư Đặng Thanh Lê có bài “Mời
Trầu- cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian,
văn học viết”. Tác giả cho thấy bài thơ “Mời Trầu” của Hồ Xuân Hương có sức sống từ
lâu đời trong truyền thống văn hóa, văn học dân gian từ thời xa xưa.
Năm 1991,trên tạp chí “Văn học” số 2, Nguyễn Hữu Sơn có bài “ Tâm lý sáng tạo
trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương”. Tác giả đề cập đến tiếng cười đặc biệt trong thơ Nôm
Hồ Xuân Hương ở cách nói nước đôi, ở lối câu đố tục giảng thanh. Ông cũng cho thấy
sức sáng tạo của thơ Nôm Hồ Xuân Hương được hình thành từ chính cơ sở của nền văn
hóa dân gian. Cũng năm 1991, trên tạp chí “Văn học” số 2, Nguyễn Đăng Na có bài
“Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian”. Tác giả cũng cho thấy sức sáng tạo diệu kỳ
của thơ Hồ Xuân Hương trong quan hệ với văn học dân gian trên ba hệ thống đề tài :
người có học, nhà chùa, phụ nữ.
Năm 1994, trong quyển “Tục ngữ, ca dao Việt Nam”, Vũ Ngọc Phan đã cho biết
nghệ thuật tài tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương bắt nguồn từ kho tàng tục ngữ, ca dao
dân ca Việt Nam. Cũng năm 1994, trên tạp chí “Văn học” số 10, Đỗ Lai Thúy có bài
“Hồ Xuân Hương- Hoài niệm phồn thực”. Tác giả đã đề ra một hệ phương pháp nghiên
cứu thơ Hồ Xuân Hương từ tín ngưỡng phồn thực- thờ cúng phồn thực- lễ hội phồn thực.
Năm 1995, trên tạp chí “Văn hoá dân gian”, Đỗ Lai Thúy có bài “Tiếp cận thơ Hồ Xuân
Hương từ nguyên lý hội hóa trang” của M. Bakhtin. Tác giả đã nhấn mạnh thơ Hồ Xuân
Hương cũng xuất phát điểm từ lễ hội dân gian.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn lấy quan điểm duy vật, quan điểm lịch sử và phương pháp biện chứng
làm nền tảng lý luận trong nghiên cứu tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương.
5.1 Phương pháp lịch sử:
Luận văn khảo sát “Những âm vang của tiếng thơ Hồ Xuân Hương” là đề cập đến
tác gia và tác phẩm văn học trong sự tiếp nhận của người đọc. Đặt tác giả, tác phẩm vào
một hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể để xem xét, đánh giá là một hướng nghiên cứu tích
cực. Phương pháp lịch sử hướng đến việc tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, môi trường văn hóa,
tư tưởng, thời đại đã ảnh hưởng tác động đến nhà phê bình. Từ đó có cách nhìn nhận
đánh giá đúng đắn đối với giá trị tác phẩm cũng như vị trí của tác gia trong lịch sử văn
học.
5.2. Phương pháp hệ thống:
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng phong phú và cũng rất phức tạp. Phương pháp
hệ thống giúp chúng tôi có cái nhìn hệ thống trong quá trình nghiên cứu tiếp nhận thơ Hồ
Xuân Hương. Từ đó, cho thấy sức sống, âm vang cũng như ảnh hưởng của tác phẩm đối
với nền văn học dân tộc.
5.3. Phương pháp so sánh:
Lâu nay, vấn đề Hồ Xuân Hương luôn là vấn đề tranh luận sôi nổi ở mỗi thế hệ
người đọc trong mọi thời đại tạo ra nhiều cách hiểu, cách đánh giá khác nhau về thơ Hồ
Xuân Hương. So sánh là cơ sở của bất cứ khoa học nào. Không có so sánh thì nói chung
không thể có giá trị nhận thức cũng như không thể phát hiện được bản sắc của một nền
văn học dân tộc nếu không có sự so sánh nó với các nền văn học khác. Trước hết là
những nền văn học gần gũi với nó về mặt này hay mặt khác. Thiếu sự đối chiếu ấy thì
không thể nhận định được các giá trị nghệ thuật cho một nền văn học dân tộc tạo nên
không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc đó. Phương pháp so sánh giúp người đọc khám phá,
nhìn nhận những giá trị đích thực của tác phẩm đối với nền văn học dân tộc đồng thời
loại bỏ những cách đánh giá, lý giải sai lầm, tùy tiện dẫn đến cách hiểu sai lầm.
Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích-
tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
6. Những đóng góp của luận văn:
Luận văn tập trung tìm hiểu và phân tích các hình thức tiếp nhận thơ Hồ Xuân
Hương. Từ đó, góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị độc đáo của tác phẩm và tài năng bậc
thầy của nhà thơ khẳng định giá trị độc đáo của tác phẩm và tài năng bậc thầy của nhà
thơ
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo”, luận văn gồm 3
chương:
Chương I : Thơ Hồ Xuân Hương trong sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu, phê
bình thế kỷ XX-1945
Chương II : Sự tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945
đến năm 1975
Chương III : Sự tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương từ sau năm 1975
CHƯƠNG I
THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG TRONG SỰ TIẾP NHẬN CỦA CÁC NHÀ
NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH ĐẦU THẾ KỶ XX-1945
1.1. Cơ sở xã hội và cơ văn học của việc tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương từ đầu
thế kỷ đến năm 1945:
Có thể nói, lịch sử nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương là lịch sử chưa bao giờ đứt đoạn
về vấn đề tiểu sử, văn bản cũng như ý nghĩa, giá trị thơ văn bà. Nhưng từ đầu thế kỷ XX
trở về trước, vấn đề Hồ Xuân Hương chỉ được nghiên cứu ở khía cạnh chung chung chứ
chưa quan tâm về vấn đề tác giả – tác phẩm, tác phẩm-người đọc. Chọn mốc đầu thế kỷ,
chúng tôi muốn gắn vấn đề tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương với việc nghiên cứu có ý thức
theo một hướng tiếp cận mới. Đồng thời đây là thời điểm mà vấn đề Hồ Xuân Hương
được nghiên cứu trong bối cảnh tình hình chính trị, xã hội có những biến đổi sâu sắc từ
đầu thế kỷ XX đến khi Cách mạng tháng Tám thành công.
1.1.1 Tình hình xã hội:
Năm 1858 cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẳng không chỉ mở đầu cho
cuộc xâm lược nước ta mà còn báo hiệu một sự chuyển biến lớn trong lịch sử dân tộc.
Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
của nhân dân ta diễn ra khắp nơi. Từ năm 1858 đến hết thế kỷ XIX, thực dân Pháp chủ
yếu hoạt động về quân sự. Đến đầu thế kỷ ấy, chúng mới thật sự tiến hành khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp. Xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp sâu sắc và cùng
với nó là sự xuất hiện của một hệ thống thành phố kiểu Phương Tây.
Cùng với sự khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sống kinh tế xã hội nước ta
có những chuyển biến mạnh mẽ. Một nền kinh tế với cấu trúc đa ngành xuất hiện. ở
đấy ra đời nhiều tầng lớp xã hội mới : Tư sản, tiểu tư sản, công nhân. Họ có nhu cầu văn
hóa, thẩm mỹ mới. Tầng lớp này tạo thành một công chúng văn học ngày càng đông đảo
với đòi hỏi một thứ văn chương mới…Đặc biệt, sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Tây học
đã đánh dấu sự phát triển của các trào lưu tưởng, văn hóa hết sức mới mẻ là những tiền
đề tiếp nhận những trào lưu tư tưởng mới, những thành tựu khoa học kỷ thuật, văn hóa
của thế giới Phương Tây hiện đại ngày càng thấm sâu vào ý thức người sáng tác cũng
như độc giả. Cho nên, có thể xem thế kỷ XX là “giai đoạn giao thoa, đan xen giữa các
giá trị văn hoá truyền thống và văn hoá ngoại nhập, giữa nền văn hoá thực dân, nền văn
hoá chính thống và văn hóa mới, văn hoá tiến bộ, cách mạng đang định hình” [71, 154].
Và đó cũng chính là “Những cuộc chiến đấu không tuyên bố trên mặt trận văn hóa, tư
tưởng” [7 , 154].
Vượt ra ngoài ảnh hưởng của văn hoá truyền thống phong kiến Trung Quốc, các
tầng lớp mới này đòi hỏi “những món ăn tinh thần mới” trên sự tiếp thu mạnh mẽ, rộng
rãi và sâu sắc văn hóa thế giới, nhất là văn hóa hiện đại Phương Tây. Điều này không có
nghĩa là phủ nhận hoàn toàn văn hoá cổ điển Trung Quốc. Các cựu nho vẫn còn đó,
thậm chí các trí thức Tây học cũng tìm đến nó nhưng tiếp thu trên tinh thần hoàn toàn
khác. Tuy nhiên, tuỳ vào nhu cầu và ý thức của các nhà trí thức mà họ tìm đến những
luồng văn hóa khác nhau.
Từ năm 1930, xung đột giai cấp trong xã hội ngày càng trở nên trầm trọng. Thực
dân Pháp ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân lao động và đàn áp các phong trào cách mạng.
Để duy trì và củng cố sự thống trị, phát xít Pháp – Nhật đã thi hành chính sách phản động
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy trong thời gian này, các lực lượng yêu
nước đều có ý thức dùng văn hóa để đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Để thực hiện âm mưu thâm độc, bên cạnh việc bóp nghẹt tự do ngôn luận nhằm
ngăn cách ảnh hưởng tư tưởng văn hóa cách mạng đến quần chúng nhân dân, bọn thực
dân còn tung ra đủ các loại văn hóa Tư sản đồi trụy, phản động kiểu Phương Tây và văn
hóa phong kiến thối nát. Nhằm mục đích đó, chúng sử dụng các loại báo chí phản động,
lớp trí thức tay sai kiểu Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Phan Lang, Nguyễn
Tiến Lãng,… để truyền bá thứ văn hóa phản khoa học, phản dân tộc và gieo rắc tư tưởng
nô dịch. Các tờ báo như : Nam Phong, Phong hóa, Ngày Nay và việc thành lập “Hội khai
trí Tiến Đức” đã thể hiện tư tưởng phản động ấy. Ngoài ra, chúng còn sử dụng nhiều loại
phương tiện khác như : sách báo, phim ảnh, âm nhạc đồi trụy để thực hiện âm mưu thâm
độc trụy lạc hóa thanh niên .
Trước tình hình đó, Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời đã cổ vũ mạnh mẽ cho
phong trào đấu tranh giai cấp. Trong những năm này, các giai tầng xã hội đã bước lên vũ
đài chính trị với những đòi hỏi, yêu cầu, những cuộc vận động cách mạng. Đảng luôn
quan tâm đến nền văn hóa dân tộc, cách mạng, phấn đấu xây dựng nền văn hóa mới
mang tính dân tộc. Bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” của Đảng ra đời có ý nghĩa như
một cương lĩnh trên mặt trận văn hóa nhằm hướng mọi hoạt động vào xây dựng một nền
văn hóa mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Và cuối cùng, lịch
sử đã chứng kiến sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ Tư sản và sự chuyển giao ngọn cờ
giải phóng vào tay giai cấp công nhân với đội tiền phong của nó là Đảng cộng sản. Sự ra
đời của Đảng đã tạo một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử hàng
nghìn năm của dân tộc, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho lịch sử dân tộc.
Như vậy, xã hội Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ cho đến cách mạng tháng
Tám thành công có một vị trí đáng chú ý trong lịch sử Việt Nam. Xã hội Việt Nam có
nhiều chuyển biến sâu sắc dẫn đến những biến đổi trong ý thức và tâm lý con người Việt
Nam. Mặt khác, nền văn hóa và tâm hồn con người Việt Nam có điều kiện vượt ra ngoài
giới hạn của khu vực để tiếp xúc, hòa nhập với xu hướng phát triển của thời đại.
1.1.2. Tình hình văn học:
Trên cơ sở tình hình xã hội đó, lịch sử văn học Việt Nam thời kỳ này cũng gắn chặt
với lịch sử xã hội, lịch sử cách mạng. Do vậy, tình hình văn học giai đoạn này cũng rất
phức tạp. Văn học Việt Nam đã phát triển với những đặc điểm mới mẻ, giữ vị trí đáng
chú ý trong lịch sử văn học dân tộc. Đó là thời kỳ mà văn học Việt Nam chuyển sang
thời kỳ hiện đại. Bước chuyển đã đánh dấu nền văn học nước nhà thoát khỏi hệ thống thi
pháp của văn học thời phong kiến Trung đại.
Trước thế kỷ XVIII, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung
Quốc và Nho giáo. Trong xã hội phong kiến, trật tự, kỷ cương , đạo đức và lễ giáo phong
kiến là “món ăn tinh thần của tất cả mọi người ” [94, 433]. Trong sáng tác cũng như cảm
thụ văn chương, họ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho gia. Văn chương theo họ
phải là “thi ngôn chí”, “ văn dĩ tải đạo”. Quan niệm “văn dĩ tải đạo” trong tư tuởng Nho
gia đã trở thành truyền thống có sức mạnh “bất di bất dịch”. Văn là biểu hiện của đạo.
Văn chương là phương tiện truyền đạt đạo lý thánh hiền, nêu gương sáng đạo đức để giáo
hóa. Vì vậy, trong sáng tác văn học, nội dung chủ đề sẽ là “trung, hiếu, tiết, nghĩa”, “tu,
tề, trị, bình”, “hành, tùng, xuất, xử”, “công, dung, ngôn , hạnh” ,v.v…Văn nhân gắn với
thánh hiền hơn là nghệ sĩ. Những tác phẩm “ Nhị thập tứ hiếu” của Lí Văm Phức, “Tự
tình khúc” của Cao Bá Nhạ, ý kiến phê phán truyện Nôm, ý kiến phê phán thơ Hồ Xuân
Hương, phê phán “Truyện Kiều” là những bằng chứng. Có thể nói, các nhà nho đã sống
với nó, quen với nó, tâm tình bằng nó. Một nhà nho ngang tàng như Cao Bá Quát khi
nhuận sắc truyện “Hoa Tiên” khen nó là “tiếng răn đời”. Một nhà nho yêu nước như Ngô
Đức Kế cũng đã lên án “Truyện Kiều” là “dâm thư”, là “ai dâm sầu oán, tăng dục bi ai”,
là “thứ văn chương ngâm vịnh, tiêu khiển, không phải thứ văn chương chính đại theo
đường chính học, đem ra dạy đời được” [102, 31]. Một nhà nho giao thời như Tản Đà khi
đọc thơ Hồ Xuân Hương cũng đã phê “Thi trung hữu quỷ”. Với quan niệm này, các nhà
nho nhân văn đã không quan tâm đến thực tế, không làm cho văn học chú ý đến con
người thực, cuộc sống thực. Điều đó đã kềm hãm sự phát triển của văn học chân chính.
Những biến cố lịch sử đầy bão táp của dân tộc đã làm rung chuyển, đảo lộn đời
sống, tư tưởng xã hội. Văn học đấu tranh giải phóng dân tộc bắt đầu từ đây. Điều đó đã
tạo một sự chuyển biến cách mạng về tư tưởng, cách sống và quan niệm sáng tác của
các nhà văn. Văn học đã phát triển mạnh mẽ và độc đáo với một phẩm chất mới về nội
dung và hình thức. Một nền văn học lấy đề tài từ cuộc sống bình thường trong đời sống
xã hội con người. Khách thể phải được coi trọng. Văn không còn gắn với sử, triết mà tách
ra thành một nghệ thuật theo quan niệm là phải coi trọng cái đẹp. Cuộc sống văn học
ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc như chính cuộc sống thực. Và vì
vậy, phương pháp sáng tác cũng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống mới,
thời đại mới.
Gắn với tình hình chính trị, xã hội từ năm 1930 trở đi khi mà xung đột giai cấp
trong xã hội trở nên quyết liệt và toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì các
giai cấp đều có ý thức dùng văn học để đấu tranh cho qutyền lợi của giai cấp mình.
Nhìn chung, văn học thời kỳ này gắn liền với đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải
phóng dân tộc. Trong nhưĩng năm đầu thế kỷ “Trước nguy cơ nước mất nhà tan”, việc
giết giặc cứu nước được đưa lên trên mọi việc thì dòng văn học chính gắn liền với những
tên tuổi của những cây bút là những nhà nho đồng thời cũng là những chí sĩ cách mạng
trong các phong trào Duy Tân, Đông Du, Đông kinh nghĩa Thục như: Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế,…
Từ năm 1930, cuộc xung đột giai cấp trở nên sâu sắc và toàn diện. Bọn Đế quốc
tiếp tục thực hiện chính sách ngu dân. Sách báo là phương tiện để chúng tuyên truyền tư
tưởng phản động, phản dân tộc, với các học giả trí thức kiểu Phạm Quỳnh. Các xu hướng
văn học thoát ly hưởng lạc tư sản được hình thành. Xu hướng này lấy chủ nghĩa cá nhân
hưởng lạc làm nội dung cơ bản. Chính bản chất hèn yếu, thái độ thỏa hiệp, xa rời con
đường chân chính của dân tộc, sùng bái văn hóa tư sản Âu Mỹ của một số người đã góp
phần tiếp tay cho hành động âm mưu trụy lạc hóa thanh niên rất thâm độc của kẻ thù.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước bấy giờ, khi mọi lĩnh vực đời sống đều chịu sự
tác động mạnh mẽ và sâu sắc của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì sự phân hóa nền
văn học cũng chịu sự tác động ở mặt chính trị của nó. Điều đó còn thể hiện ở thái độ
chính trị đối với chủ nghĩa thực dân và quan niệm về mối quan hệ giữ văn học và chính
trị của người cầm bút. Trên cơ sở này, văn học công khai hợp pháp đã thể hiện vai trò
quan trọng của người cầm bút đối với thời cuộc. Tuy không thể hiện trực tiếp tinh thần
chống đối chế độ thực dân nhưng qua ngòi bút của mình họ đã thể hiện tinh thần dân
tộc sâu sắc, một tư tưởng lành mạnh, tiến bộ. Có điều kiện đầu tư công sức vào nghệ
thuật, bộ phận văn học này có những đóng góp mang ý nghĩa quan trọng đối với quá trình
hiện đại hóa nền văn học.
Cùng với sự ra đời của Đảng, văn học có ý thức cao hơn về trách nhiệm ngòi bút,
về quan điểm và khuynh hướng thẩm mỹ. Sự ra đời của ngành phê bình văn học với
nhiều cây bút chuyên nghiệp tài năng như : Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Hải
Triều,…đã thể hiện rõ ràng sự ý thức đó. Phê bình và sáng tác là hai loại tư duy nghệ
thuật khác nhau nhưng lại dựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Ở mỗi thời kỳ lịch
sử, mỗi thế hệ các nhà lý luận, phê bình, nghiên cứu có những nhiệm vụ và đóng góp
khác nhau. Trong đó, phê bình văn học là một công tác tư tưởng mang tính chất định
hướng cho sáng tác và công chúng văn học. Những cuộc tranh luận trong văn học đòi hỏi
các nhà phê bình phải có tiếng nói riêng nhằm phê phán những tư tưởng lạc hậu, phản
động và khẳng định chân lý đúng đắn của tác phẩm.
]Tình hình văn học trong những năm đầu thế kỷ XX cho đến cách mạng tháng Tám
là giai đoạn khá phức tạp, xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau. Phê phán tư tưởng
theo hướng phân tâm học của chủ nghĩa Freud của nhóm Trương Tửu và những quan
điểm nghệ thuật Tư sản phản động là điều kiện có ý nghĩa quyết định trong việc phát
triển nền văn học cách mạng.Với lối bút chiến mạnh mẽ, thuyết phục của các nhà lý
luận, phê bình theo quan điểm của Đảng đã đánh bại âm mưu xuyên tạc, chống đối
đường lối của Đảng của bọn phản động. Và cũng chính sự khác nhau về quan điểm nghệ
thuật đã dẫn đến sự phân hóa thành nhiều xu hướng khác nhau trong nội bộ nền văn học
và gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi như: Tranh luận về thơ Mới – Thơ cũ, tranh luận
“Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh”, tranh luận về Nho giáo giữa
Phan Khôi, Trần Trọng Kim và Tản Đà, tranh luận về hôn nhân và gia đình trong xã hội
phong kiến,…Tất cả những cuộc tranh luận đó đã phản ánh cuộc đấu tranh giữa lễ giáo và
chủ nghĩa cá nhân Tư sản, giữa tình cảm ý thức cá nhân với khuôn khổ, lề lối phong kiến
đã lỗi thời lạc hậu. Có thể nói ngành phê bình nước ta ra đời tuy muộn nhưng nó đã thể
hiện được vai trò không thể thiếu được trong đời sống văn học. Nhiều tác phẩm văn học
có giá trị đã được nhân lên và mở rộng thêm ý nghĩa của tác phẩm đến nhiều lớp người
đọc qua hoạt động phê bình.
Văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu xuất
sắc. Mâu thuẫn xã hội được phản ánh rõ nét, nhiều vấn đề xã hội được đặt ra trên tinh
thần dân chủ. Đặc biệt, dòng văn học lãng mạn cũng phân hóa theo những hướng khác
nhau của các lực lượng sáng tác trong nội bộ trào lưu văn học gắn với tình hình chính trị
lúc bấy giờ. Thơ Mới đã sản sinh ra hàng loạt các nhà thơ trẻ, tài năng đồng thời nó đóng
vai trò quyết định trong công cuộc hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. “Thi nhân Việt Nam”
là một công trình thật sự có giá trị, là tác phẩm đầu tiên tổng kết một cuộc tranh luận kéo
dài mười năm một cách giàu thuyết phục cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Tóm lại, đây là thời kỳ mà văn học nước ta có những bước chuyển khá mạnh mẽ
và độc đáo trên đường hiện đại hóa gắn liền với những biến cố lịch sử, số phận toàn dân.
Tác động của văn học Phương Tây đến các khuynh hướng văn học nước nhà cũng rất đa
dạng và phức tạp. Thế giới quan của các nhà văn cũng rất phức tạp, đầy mâu thuẫn và
không thống nhất. Điều đó đã làm xuất hiện trên văn đàn công khai nhiều khuynh hướng,
phong cách đa dạng, phức tạp. Không thấy hết được điều đó sẽ rơi vào lối phê bình,
nghiên cứu đơn giản, cứng nhắc. Mặt khác, văn học giai đoạn này chịu ảnh hưởng sâu
sắc phong trào cách mạng. Mỗi bài thơ, mỗi trang viết đều thắm đượm nỗi niềm trăn trở
từ những cuộc đời, những số phận trong quá trình vận động đi lên của đấu tranh giai cấp,
đấu tranh giải phóng dân tộc.
1.2. Khái quát quá trình tiếp nhận thơ Hồ xuân Hương:
Thế kỷ XX, theo Nguyễn Ngọc Thiện “đã thật sự là nơi trường văn trận bút” [92,
23]. Cùng với sự ra đời của một lớp trí thức Tây học và ngành phê bình văn học, lĩnh vực
tiếp nhận văn học cũng có nhiều thay đổi. Qua những cuộc tranh luận, văn học đã thật sự
thu hút một đội ngũ đông đảo người viết với những cây bút xuất sắc. Mặt khác, chính sự
cọ xát, bút chiến đã khơi nguồn cho những tìm tòi, sáng tạo. Từ đây, trên văn đàn đã nảy
nở những cây bút tài hoa đồng thời người đọc cũng hình dung được khá đầy đủ tình hình
văn học thông qua những cuộc tranh luận.
Theo tư liệu thì vấn đề Hồ Xuân Hương bắt đầu được nghiên cứu vào những thập
niên đầu của thế kỷ XX. Nhưng việc nghiên cứu có ý thức về thơ Hồ Xuân Hương theo
phương pháp mới có thể được khởi đầu từ các quyển “Việt Nam hợp tuyển giảng nghĩa”
của Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Thành ý (1925), “Quốc văn trích diễn” ( 1925) của
Dương Quảng Hàm, “Nam thi hợp tuyển” ( 1927) của Nguyễn Văn Ngọc, “Nữ lưu văn
học sử” ( 1929) của Lê Dư. Với một phương pháp tiếp cận mới này, các tác giả đã phác
họa những nét khái quát về tiểu sử và văn bản, nội dung và nghệ thuật trong thơ Hồ
Xuân Hương.
Nối tiếp thời gian này, vấn đề con người và đặc điểm thơ Hồ Xuân Hương tiếp tục
được khai thác. Trên “An Nam tạp chí” số 3, 1936, nhà thơ Tản Đà có nhận xét khái quát
về thơ Hồ Xuân Hương “Thi trung Hữu quỷ”.
Năm 1936, trên tờ “Tiến hóa” số 1, Trương Tửu đã vận dụng thuyết phân tâm học
của Freud vảo việc phân tích cội nguồn tâm thức sáng tạo thơ Hồ Xuân Hương qua bài
“Cái ám ảnh của Xuân Hương”.
Đáng lưu ý là nhà giáo Dương Quảng Hàm tiếp tục khảo cứu đề tài thơ Hồ Xuân
Hương trong cuốn “Việt văn giáo khoa thư” (1940) và đánh giá khái quát trong cuốn
“Việt Nam văn học sử yếu” ( 1942).
Đặc biệt là năm 1943, trong bài “Thân oan cho Hồ Xuân Hương”, Bạch Diện đã thể hiện
tấm lòng trân trọng và đánh giá cao tài thơ Hồ Xuân Hương.
Tóm lại, đây là thời kỳ mà phê bình thơ Hồ Xuân Hương gắn bó mật thiết với tình
hình đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc. Bước chuyển mình của lịch sử đã
tạo ra nhiều biến đổi sâu sắc trong đời sống tư tưởng, tâm lý con người. Thơ Hồ Xuân
Hương cũng chịu tác động của điều kiện lịch sử ấy và dĩ nhiên nó cũng chịu sự chi phối
của nhiều quan điểm khác nhau của người đọc.
1.3. Hai xu hướng đối lập trong tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương:
Từ trước đến nay, khi nói đến thơ Hồ Xuân Hương có rất nhiều nguồn dư luận khác
nhau. Có người xem thơ Hồ Xuân Hương là “tục tĩu”, “lả lơi”, “để lại cho đời một tiếng
danh nhơ” [38, 11]. Cũng có người xem Hồ Xuân Hương là nhà thơ “độc đáo vô song”
[111, 185], Hồ Xuân Hương “ ngọn hải đăng” [87, 440], Hồ Xuân Hương “sừng sững
trong làng thơ Việt Nam xưa nay” và “chiếm một vị trí đặc biệt trong văn học Việt
Nam” [19, 407]. Một số người ủng hộ thì khen thơ Hồ Xuân Hương “mang một tính tình
cao thượng, một tư tưởng siêu phàm”, “một tâm hồn khinh thế ngạo vật” [20, 16]. Ngược
lại, một số người phê phán lại cho rằng thơ Hồ Xuân Hương đã làm suy đồi đạo đức
truyền thống của người Việt Nam “khiến các thầy luân lý nhà ta nghe đến tên, đọc đến
thơ đã trề môi bảo đồi phong bại tục [ 38, 11 ]. Trước hai nguồn dư luận tương phản, giới
nghiên cứu, phê bình thơ Hồ Xuân Hương cũng chia thành hai quan điểm: Quan điểm
đạo đức của các nhà nho và quan điểm nghệ thuật.
1.3.1 Nhóm phê bình thơ Hồ Xuân Hương theo quan điểm đạo đức của các nhà
nho:
Nhà nho là những người theo nho học, chủ trương sống theo đạo lý. Họ là tác gia
đồng thời cũng là công chúng, là nhân vật của văn học. Bên cạnh đó, họ cũng là những
nhà phê bình mang sứ mệnh cao quý về văn chương. Trong sáng tác cũng như cảm thụ
văn học, họ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng nho giáo. Văn chương theo họ phải là
“thi ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”. Văn nhân phải có tài “nhả ngọc, phun châu”. Lời phải
hay, ý phải._.c nào của người đọc, vẫn không phủ
nhận phương diện ý nghĩa khác quan của tác phẩm. Lịch sử tiếp nhận là quá trình không
ngừng khám phá những ý nghĩa mới mẻ của tác phẩm trên cơ sở khả năng hấp dẫn
không ngừng từ tác phẩm.
5. Tác phẩm văn chương mở ra vô vàn khía cạnh của đời sống và người đọc, bằng
khả năng và tri thức của mình chuyển tải cá giá trị “tiềm ẩn” của tác phẩm thành những
tri thức sống động mang ý nghĩa. Tài năng nghệ thuật vốn là phẩm chất đặc biệt của nữ
sĩ Hồ Xuân Hương. Thơ Hồ Xuân Hương vốn đa nghĩa. Các yếu tố giá trị thường nằm sâu
dưới bề mặt chữ nghĩa, tạo nên bề dày cho tác phẩm. Trong đó, nổi bật nhất là tính biểu
tượng hai mặt. Tính biểu tượng hai mặt ở mỗi giai đoạn lịch sử, tùy theo quan điểm của
mỗi người cùng với nhu cầu và thị hiếu xã hội nó sẽ được phát hiện từ nhiều góc độ.
Điều này đòi hỏi người đọc phải có tri thức văn hóa rộng lớn, không chỉ nhìn nhận“bề
nổi” của tác phẩm mà còn phải thấu đáo “mặt chìm” bên trong của tác phẩm. Thực tế,
khi thẩm định thơ Hồ Xuân Hương đã có không ít khuynh hướng gán ghép chuyện sinh lý
hoặc “táy máy” ở nghĩa thứ hai. Nhưng tranh luận là cuộc chạy đua không cân sức mà
kết quả là chân lý thuộc về nghệ thuật chân chính. Một sự tiếp nhận thật sự có ý nghĩa
khi nó tôn trọng tiếng nói khách quan của tác phẩm mà trong đó là bức “thông điệp” mà
tác giả đã ký thác vào. Thơ Hồ Xuân Hương đích thực không thể bị coi là loại sáng tác
khiêm dâm hay tục tĩu, nếu như người đọc hiểu rõ dụng ý của loại “vũ khí” mà nhà thơ
đang sử dụng vào mục gì, nếu như người đọc rút ra ngoài sự lieân tưởng gán ghép cố
tình, hoặc lẫn lộn thơ Hồ Xuân Hương đích thực với thơ được sáng tác theo phong cách
Hồ Xuân Hương.
Quả thật, thơ Hồ Xuân Hương nhiều lúc bị lợi dụng cho những sáng tác không
chính đáng như bài thơ “Đánh Cờ Người” mà theo Nguyễn Lộc là một bài thơ “nhầy
nhụa”, “bẩn thỉu”. Hoặc một số bài thơ khác như “Lời anh thuyền chày”, “Lời cô cắt cỏ”
cũng bị gán ghép cho là thơ của Hồ Xuân Hương.
6. Với nhiều cách tiếp cận mới, thơ Hồ Xuân Hương cũng được tiếp nhận ở nhiều
chiều hơn. Đến với phê bình mới, người tiếp nhận không chỉ quan tâm đến những tầng
nghĩa biểu hiện trên bề mặt chữ nghĩa mà còn chú ý đến những nghĩa còn ẩn trong cấu
trúc của tác phẩm. Bởi ngôn ngữ không đơn thuần chỉ là chữ nghĩa mà còn là cả một cả
kho kiến thức và cả một chiều sâu thẩm mỹ mà muốn chiếm lĩnh được nó người đọc phải
luôn tự nâng mình lên. Có như thế, khoảng cách không gian, thời gian giữa người đọc và
tác giả cũng như xã hội được rút ngắn lại. “Một quyển sách hay làm nảy sinh ra trong óc
ta nhiều vấn đề”[Chế Lan Viên, 110, 52]. Do đó, thơ Hồ Xuân Hương càng bình luận mới
thấy càng hay. Thơ bà ngày càng sống dậy một sức sống mới, đầy năng động và sáng
tạo, có sức mạnh “đột phá” trong nhận thức của người đọc. Nói như Xuân Diệu “thứ thơ
ấy muốn lặn sâu vào sự vật, vào những đáy rất kín của tâm tư, những đáy kín thẳm ấy
không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa mà trái lại, được hàng vạn, hàng vạn
người đồng tình, thông cảm” [20, 336 – 327]. Thơ Hồ Xuân Hương trở thành một biểu
tượng sống động của nền văn hóa dân tộc của người Việt Nam, tạo nên một nét đẹp
truyền thống trong dân gian. Thơ Hồ Xuân Hương được xem là tiếng nói dân gian sinh
động. Ở Xuân Hương, ta bắt gặp một con người hết sức thiết tha với cuộc sống. Điều đó
đã tạo nên cái sinh khí, rạo rực trong thơ Hồ Xuân Hương. Dân gian đã tìm thấy ở Xuân
Hương một tiếng nói đồng cảm, một sự sẻ chia không thể giải bày trong điều kiện xã hội
không cho phép. Trong lòng người đọc, tiếng nói trong thơ Hồ Xuân Hương là tiếng cười
lạc quan, ham sống được thể hiện độc đáo trong những “câu “đố tục giảng thanh”, “giảng
thanh đố tục”. Hồ Xuân Hương đã nâng Tiếng Việt lên tầm cao trong việc sử dụng một
cách rất tài tình lời ăn tiếng nói của nhân dân, sử dụng và biến đổi thành ngữ, tục ngữ tài
tình sáng tạo, khai thác triệt để từ láy, nghệ thuật chơi chữ… Do vậy, phủ nhận thơ Hồ
Xuân Hương, phủ nhận những giá trị thơ Hồ Xuân Hương, người đọc đã tự “co mình” để
đón nhận nền văn hóa của dân tộc.Trải qua hơn hai thế kỷ chìm nổi, “số phận” tiếng thơ
hồ Xuân Hương cùng người sáng tạo ra nó được xem xét trong sự cảm thông của thờ đại.
Hơn thế nữa, Hồ Xuân Hương được xem như một nhà thơ dân tộc, đồng hành cùng dân
tộc trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Thơ Hồ Xuân Hương như một “Cảo thơm, lần giở
trước đèn”. Càng đi sâu vào thơ bà, độc giả càng thấy ánh sáng của lòng nhân đạo. Và
chính giá trị này “là ngọn nguồn quan trọng nhất khiến cho thơ Hồ Xuân Hương tươi
thắm với thời gian, vượt qua biên giới, hấp dẫn cả những bạn bè xa gần trên thế giới”
[115, 73]. Đối với người đọc, vấn đề Hồ Xuân Hương mãi mãi là một vấn đề đầy sức hấp
dẫn và mới mẻ và Xuân Hương “ mỗt chiến sĩ đấu tranh cho nữ quyền và là hiện thân
của sáng tạo, của quật cường, của niềm tin, của tài hoa và của thanh xuân muôn thuở”
[Phan Ngọc Chiến, 54, 310] vẫn nồng nàn tỏa ngát hương thơm như chính cái tên của
nàng vậy. Trải qua nhiều lần “lột xác” mạnh mẽ trong cách đánh giá của người đọc,
những vần thơ Hồ Xuân Hương vẫn “sừng sững” với bản sắc riêng của mình và ăn sâu
vào tiềm thức của người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân ( 1984), Văn học và phê bình, Nhà xuất bản tác phẩm mới, hội nhà
văn Việt Nam.
2. Lại Nguyên Ân ( 1998), 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà
Nội.
3. Ăngghen, P.H, LêNin, V.I (1997), Văn học và nghệ thuật, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà
Nội
4. Nguyễn Duy Bắc (1994), “Mấy suy nghĩ về hướng nghiên cứu văn học nghệ thuật
trong mối quan hệ với văn học”, Văn học nghệ thuật (7), Tr 54 –56.
5. Hoa Bằng (1970), Hồ Xuân Hương - Nhà thơ cách mạng, Nhà xuất bản Bốn Phương,
Hiên Phổ Thông, Viện học thuật, Sài Gòn.
6. Nhan Bảo (2000), Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội.
7. Lưu Văn Bổng (2003), “Văn học so sánh và thế giới hậu thực dân”, Tạp chí văn học
(8), Tr 39 –47.
8. Lưu Văn Bổng ( chủ biên), Nguyễn Văn Dân, Lê Phong Tuyết (2001), Văn học so
sánh lí luận và ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
9. Nguyễn Sĩ Cẩn ( 2001),“Thơ Hồ Xuân Hương từ một văn bản chữ Nôm mới tìm thấy”,
Tạp chí văn học (11), Tr 41 –43.
10.Nguyễn Huệ Chi ( 1990), “Đổi mới nhận thức lịch sử trong nghiên cứu khoa học xã
hội nói chung, nghiên cứu văn học nói riêng”, Tạp chí văn học (6), Tr 1 –9.
11. Hà Như Chi (2000), Việt Nam thi văn giảng luận, Nhà xuất bản văn hoá thông tin.
12. Nguyễn Thị chiến ( 1992), “Tính bi kịch xã hội qua hình tượng phụ nữ trong thơ ca thế
k ỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí văn học,( 2), Tr 9 –12.
13. Mai Ngọc Chừ (1991), “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam”, Tạp chí văn học, (2), Tr 24 –
28.
14. Nguyễn Văn Dân ( 2003), “Phân Tâm học vô thức với việc phân tích cấu trúc tác
phẩm văn học”, Tạp chí văn học, (4), Tr 26 –31.
15. Nguyễn Văn Dân, (1986), “Nghiên cứu sự tiếp nhận văn chương trên quan điểm liên
ngành”, Tạp chí văn học, (4), Tr 23 – 29.
16. Nguyễn Văn Dân ( 1991), “Khoa học phê bình với tình hình đổi mới văn học hiện
nay”, Tạp chí văn học, (2), Tr 83-86.
17. Bạch Diện (1943), “Thân oan cho Hồ Xuân Hương”, Tri Tân, Tr 16 –17.
18. Tiêu Diêu ( 1956), Thơ ca Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản Phạm Văn Thơi.
19. Xuân Diệu (1958), Ba thi hào dân tộc Nguyễn Du - Nguyễn Trãi- Hồ Xuân Hương,
Nhà Xuất Bản Phổ Thông.
20. Xuân Diệu (1987), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nhà Xuất Bản văn học.
21. Trương Đang Dung – Nguyễn Cương ( chủ biên) (1990) , Vài suy nghĩ về phê bình
văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội .
22. Nguyễn Đức Dũng, Đặng Thanh Lê ( 1963), “Góp thêm tiếng nói trong việc đánh giá
thơ Hồ Xuân Hương”, Nghiên cứu văn học, (3), Tr 78-83.
23. Dzuy Dzao (1998), Sự thật thơ và đời Hồ Xuân Hương, Nhà Xuất Bản văn học.
24. Đại học quốc gia Hà Nội, Trường viết văn Nguyễn Du, Tạp chí văn nghệ quân đội (
1996), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám, Nhà xuất bản đại học
quốc gia Hà Nội.
25. Trấn Thanh Đạm ( 1995), Dẫn luận văn học so sánh, Nhà xuất bản Đại học tổng hợp,
Thành Phố Hồ Chí Minh.
26. Đặng Anh Đào ( 1991), “Hai bí quyết của phê bình văn học”, Tạp chí văn học, ( 3),
Tr 6-7
27. Hữu Đạt ( 2000), Ngôn ngữ thơ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
28. Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung (1988), Văn học Việt Nam, Tập 1,
Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.
29. Phạm Xuân Độ (1960)#, Nữ văn hào Việt Nam Sương Nguyệt Anh, Bà Huyện Thanh
Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nhà Xuất Bản Trung tâm học liệu Sài Gòn.
30. Hà Minh Đức ( 2001), “Giáo sư N.I Niculin nhà nghiên cứu uyên bác, người bạn
thân thiết của giới nghiên cứu Văn học Việt Nam”, Tạp chí văn học, (11), Tr 8 –14.
31. Freud S ( 1970), Phân tâm học về tình dục, Bản dịch của Thụ nhân, Nhà Xuất Bản
Nhị Nùng, Sài Gòn.
32. Freud S ( 1970), Phân tâm học nhập môn, Bản dịch của nguyễn Xuân Hiếu ( Không
đề nhà xuất bản), Sài Gòn.
33. Bùi Giáng ( 1957), “Hồ Xuân Hương”, Bách Khoa, Sài Gòn, ( 9), Tr 39
34. Ninh Viết Giao ( 1963), Hát phường vải, Nhà xuất bản văn hóa, Hà Nội.
35. Dương Quảng Hàm (1997), Việt Nam thi văn hợp tuyển, Nhà Xuất Bản hội nhà văn.
36. Lê Mậu Hãn ( chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (2003), Đại cương lịch sử
văn học Việt Nam, Tập 3, Nhà xuất bản giáo dục.
37. Hoàng Xuân Hãn (1995), Hồ Xuân Hương thiên tình sử, Nhà xuất Bản văn học, Hà
Nội.
38. Nguyễn Văn Hanh ( 1970) ( tái bản lần 3), Hồ Xuân Hương tác phẩm thân thế và văn
tài, Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn.
39. Nguyễn Văn Hạnh ( 1972),“Một số điểm cần nói rõ thêm về vấn đề nghiên cứu tác
phẩm văn học”, Tạp chí văn học,( 6), Tr 117 – 123.
40. Nguyễn Văn Hạnh (1979), Suy nghĩ về văn học, Hà Nội.
41. Đỗ Đức Hiểu (1990), Thi pháp hiện đại ( 2000), Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội.
42. Đỗ Đức Hiểu (1989), “Rabelais”, Nghiên cứu văn học, ( 3), Tr 61 -69.
43. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nhà Xuất Bản Khoa Học xã Hội.
44.Trần Hùng chủ biên ( 1996), Văn học dân gian Quảng Bình, Nhà xuất bản văn hóa
thông tin, Hà Nội.
45. Nguyễn Thanh Hùng ( 2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nhà Xuất Bản giáo dục.
46. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), “Về mối quan hệ giữa sự tác động của văn chương
và sự tiếp nhận của độc giả”, Tạp chí văn học, (11), Tr 41 –49.
47. Trần Đình Hượu (1991), “Ảnh hưởng nhiều mặt nho giáo trong văn học cổ, cận đại”,
Tạp chí văn học, ( 3), Tr 18-20-75.
48. Trần Đình Hượu ( 1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nhà Xuất Bản
thông tin.
49. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng ( 1998), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 –
1930, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.
50. Nguyễn Bách Khoa (1950), Kinh thi Việt Nam, Hàn Thuyên.
51. Nguyện Bỉnh Khôi ( 1993), Thơ Hồ Xuân Hương, Nhà Xuất Bản văn học.
52. Phraptrenkô, M.B ( 1995), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, Nhà xuất bản
khoa học xã hội, Hà Nội.
53. Phraptrenkô, M.B (1979), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học,
Nhà xuất bản tác phẩm mới hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội.
54. Trần Khuê (1996), Nghiên cứu và tranh luận, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.
55. Lê Đình Kỵ (1992), Bình luận văn học, Nhà Xuất Bản tổng hợp Khánh Hoà.
56. Đinh Xuân Lãm chủ biên Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đinh lễ ( 2000), Đại cương
lịch sử văn học Việt Nam, Tập 1,2, Nhà xuất bản giáo dục.
57. Mã Giang Lân (2003), Văn học Việt Nam thời kỳ 1945 –1954, Nhà xuất bản giáo dục.
58. Đặng Thanh Lê ( 1963), “Góp thêm một tiếng nói trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân
Hương, Nghiên cứu văn học, ( 3 ), Tr 72 – 83.
59. Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận (1989), Văn học Việt Nam nửa cuối
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Nhà Xuất Bản giáo dục.
60. Mai Quốc Liên (1994) , “Bàn lại chuyện Xuân Hương”, Văn nghệ, Tr 7.
61. Quang Long ( 2003), “Hồ Xuân Hương nỗi oan thế kỷ”, Văn hoá Thông Tin, Tr 7 –
22.
62. Nguyễn Văn Long ( 2003), Tiếp cận và đánh giá, Nhà xuất bản giáo dục.
63.Nguyễn Lộc (1982), Thơ Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản văn học hà Nội.
64. Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu Thế kỷ XIX, Tập
1,2,Nhà Xuất Bản Đại học, và trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
65. Phương Lựu (2001), Tìm hiểu lý luận văn học Phương Tây hiện đại, Nhà xuất bản văn
học.
66. Hồ Chí Minh ( 2002), Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, Nhà xuất bản chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
67. Nguyễãn Đăng Na (1991), “Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân” gian, Tạp chí văn
học, (2), Tr 36-43
68. Lê Hoài Nam (1963), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam,Tập 3, Nhà Xuất Bản Hà
Nội, 1963.
69. Nguyễn Nghiệp, Trương Quang Kiển (1961), “Thử tìm hiểu ý thức tư tưởng chủ đạo
trong thơ Hồ Xuân Hương”, Nghiên cứu văn học, (9), Tr 12-27.
70. Hoàng Bích Ngọc (2002), Hồ Xuân Hương con người tư tưởng, tác phẩm, Nhà Xuất
Bản văn hóa Thông Tin.
71. Nguyễn Quang Ngọc chủ biên (2002), Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, Nhà xuất
bản Giáo dục.
72.Bùi Mạnh Nhị chủ biên ( 1999), Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu, Nhà
xuất bản giáo dục.
73. Nhiều tác giả ( 1976), Lịch sử văn học việt Nam, tập 4, Nhà xuất bản giáo dục.
74. Nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 5, Nhà xuất bản Giáo dục.
75. Nhiều tác giả ( 1997), Đến với thơ Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà
Nội.
76.Nhiều tác giả ( 1983), Từ điển văn học, tập 1, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.
77. Nhiều tác giả (2000), Văn học Việt Nam lớp 11, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.
78. Nhiều tác giả (1984), Về lý luận phê bình văn học nghệ thuật, nhà xuất bản sự thật,
Hà Nội.
79. Phạm Thế Ngũ (1997), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Tập 2, Nhà xuất bản
Đồng Tháp.
80.Lữ Huy Nguyên ( 1998), Hồ Xuân Hương thơ và đời, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội.
81. Triều Nguyên (2000), Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt, Nhà Xuất Bản
Thuận Hóa.
82.Vũ Ngọc Phan ( 2003), Truyện cổ Việt Nam, tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nhà
xuất bản khoa học xã hội Hà Nội.
83. Như Phong ( 1963), “Suy nghĩ về công tác phê bình văn học”, nghiên cứu văn học,
(3), Tr 20 -30.
84. Vũ Đức Phúc (1963), “Ông Nguyễn Đức Bính và thơ Hồ Xuân Hương”, Nghiên cứu
văn học, (6), Tr 49-5.5.
85. Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn (2000), Lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh.
86. Nguyễn Hữu Sơn (1991), “Tâm lý sáng tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương”, Tạp chí
văn học,( 2), Tr 29-34.
87. Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh (2001), Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, Nhà
xuât bản giáo dục, Hà Nội.
88. Lê Tâm (1950), Thân thế và thơ ca Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản Cây Thông.
89. Văn Tân ( 1957), Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, Nhà Xuất bản Sông Lô.
90. Văn Tân (2004),Văn học trào phúng Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến năm 1958, Nhà
xuất bản khoa học xã hội.
91. Vũ Minh Thêu (2000), Đến với thơ hay và và lời bình, tập V, Nhà xuất bản Thanh
Niên.
92. Nguyễn Ngọc Thiện (2001), “Tranh luận nghệ thuật nửa đầu thế kỷ XX, Tạp chí văn
học, (12), Tr 23 -32.
93. Lã Nhâm Thìn (1998), Thơ Nôm Đường luật, Nhà xuất bản giáo dục.
94. Đỗ Lai Thuý (1999), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, Nhà xuất bản văn hoá
Thông Tin.
95. Trần Khải Thanh Thủy (2002), Lạm bàn về thơ Hồ Xuân Hương, Nhà xuất bản văn
hoá dân tộc.
96. Phan Trọng Thưởng ( 2003), “Văn học kịch thời kỳ 1975 – 1985 hậu chiến”, Tạp chí
văn học, ( 10 ) , Tr 4 – 18.
97. Trương Xuân Tiếu (1999), “ Thành ngữ, Tục ngữ Tiếng Việt với thơ Nôm Đường
luật Hồ Xuân Hương”, Tạp chí văn hóa dân gian, (1), Tr 73 -77.
98. Nguyễn Văn Toại (2003), “Tôi thấy Hồ Xuân Hương bị oan”, Thể thao và văn hóa,
(52), Tr 41.
99. Đào Thái Tôn (1993), Hồ Xuân Hương - Tiểu sử văn bản, tiến trình huyền thoại dân
gian hóa, Nhà xuất bản hội nhà văn Việt Nam.
100. Đào Thái Tôn ( 1993), Thơ Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục, Nhà Xuất
Bản giáo dục, Hà Nội.
101. Phương Tri (1974), “Tài liệu về Hồ Xuân Hương trên đất Nam Hà” , Tạp chí văn
học,( 3), Tr 153-154.
102. Nguyễn Văn Trung ( 1962), Vụ án Truyện Kiều, Tài liệu tham khảo dành cho sinh
viên văn khoa sư phạm lớp lý luận văn học ( không đề năm).
103. Nguyễn Văn Trung ( 1962), Lược khảo văn học, Tập 1, Nhà xuất bản Nam Sơn.
104. Trường Đại hoc khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Khoa ngữ
văn và báo chí ( 2003), Văn học so sánh và dịch thuật, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
105. Cù Đình Tú ( 1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, Nhà xuất bản
Đại học và trung học chuyên nghiệp.
106. Vương Anh Tuấn ( 1990), “Xung quanh việc tiếp nhận văn học hiện nay”, Tạp
chí văn học, (6), Tr 16 – 21.
107. Lê Hồng Vân ( 2004), “Người đọc như một nhân tố tất yếu của tác phẩm văn
học”, Tạp chí văn học, (1), Tr 98 -112.
108. Huỳnh Vân (1990), “Nhà văn, bạn đọc và hàng hoá sách hay văn học và sự dị trị”,
Tạp chí văn học,( 6), Tr 10 – 13.
109. Tam Vị (1991),“Tinh thần Phục Hưng trong thơ Hồ Xuân Hương”, Tạp chí văn học,
( 3), Tr 21-27.
110. Chế Lan Viên ( 1962), Phê bình văn học, Nhà xuất bản văn học.
111. Lê Trí Viễn, Lê Xuân Lít, Nguyễn Đức Quyền (1998), Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương,
Nhà Xuất bản Giáo dục.
112. Lê Trí Viễn ( 1984 ), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, Nhà Xuất bản trường
Đại học sư phạm TPHCM.
113. Viện văn học (1999), Tuyển tập 40 năm tạp chí văn học, Nhà xuất bản thành phố
Hồ chí Minh.
113. Đỗ Thúc Vịnh, Hồ Xuân Hương, tác giả thế kỷ XIX, Nhà Xuất bản Bốn Phương,
Viện Giáo Khoa, Tân Biên, Sài Gòn.
114. Ngô Gia Võ (2000), “Nghệ thuật với ý nghĩa khẳng định khát vọng nhân văn trong
thơ Nôm Hồ Xuân Hương”, Tạp Chí văn học ,(Tr 72-78
115. Ngô Gia Võ (2000), “Góp phần lý giải hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương”, Tạp chí
văn học, ( 10), Tr 44-49
116. Nguyễn Khắc Xương (1995), Tản Đà thơ và đời, Nhà Xuất bản văn hoá.
PHỤ LỤC 16
ĐỊA GIỚI VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA HUYỆN TÂN AN
THUỘC PHỦ ĐỊNH VIỄN, TRẤN VĨNH THANH
DƯỚI THỜI VUA GIA LONG
Nguồn: Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, trang 75, 76, 77 Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn
hóa xuất bản năm 1972
Vào năm 1808, Gia Long năm thứ 7, Châu Định Viễn được thăng lên thành phủ Định Viễn. Đất
cù lao Bến Tre là Tổng Tân An được thăng lên thành huyện Tân An thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh
Thanh. Huyện tân An mới lập chia thành hai tổng: Tổng Tân Minh (tức cù lao Minh) với 72 thôn trại;
Tổng An Bảo (tức cù lao Bảo) với 63 thôn trại. Huyện lỵ đầu tiên đặt tại thôn Phước Hạnh, xứ Ba Việt
(Ba Vác) nay thuộc xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày. Như vậy, thời kỳ đầu tiên triều đại nhà
Nguyễn, huyện Tân An mới lập gồm 2 tổng, 135 thôn, trại trên hai cù lao Minh và Bảo.
Phía Đông giáp với cửa biển Ba Lai, Ngao Châu, Băng Cung, Cổ Chiên. Phía Tây giáp thượng
khẩu sông Cần Đài đến sông cái Hàm Luông. Phía Nam giáp thượng khẩu sông Cần Đài đến cửa sông
Cổ Chiên làm ranh giới. Phía Bắc giáp những sông Tiền Giang, Hàm Luông, Súc Sĩ (Sóc Sãi) và Ba Lai
làm ranh giới.
Tổng Tân Minh (mới đặt) có 72 thôn.
1. Bình An, 2. Bình Thanh, 3. Thanh Tịnh, 4. Tân Hương Bình Chánh Nhị, 5. Bình Trung, 6.
Thanh An, 7. Thanh Hòa, 8. Phú Thạnh, 9. Tân Nhuận, 10. Tân Quới, 11. Vĩnh Khánh, 12. Bình Hiệp,
13. Bình Phụng (mới lập trước là Bình Long Nhị Thôn), 14. An Lộc, 15. Lộc Hòa, 16. Phú Thuận (hiệp
cả thôn Tân, thôn Cựu), 17. Vĩnh Hội, 18. Vĩnh Hòa, 19. Vĩnh Thuận, 20. Tân Phụng, 21. Long An, 22.
Gia Khánh, 23. Tân Nhơn, 24. Ngươn Khánh, 25. Tân Cù, 26. Đông Thành, 27. Khánh Hòa (mới lập,
trước là An Mỹ), 28. Tân Phú Đông, 29. Phước Hạnh, 30. Trung Mỹ, 31. Phú Mỹ, 32. Mỹ Sơn, 33. Mỹ
Thạnh, 34. Tân Ngãi, 35. Gia Thạnh (mới lập, sáp với Tân Thạnh Thôn), 36. Thanh Long, 37. Tân
Thiện, 38. Tân Thông, 39. Thanh Xuân, 40. Thanh Sơn, 41. Tân Viên, 42. An Hòa, 43. Bình Trạch, 44.
Tân Điền, 45. An Thới, 46. Phú Thạch, 47. Cẩm Sơn, 48. Thới Hòa (mới lập) 49. Trường Lộc, 50. Tân
Thanh Tây, 51. Tân Thành, 52. Tân Đức, 53. Thới Thủy, 54. Long Thạnh (trước là Long Hóa), 55. Định
Phước, 56. Tân Hậu, 57. Phước Khánh, 58. Phú An Định, 59. Tân Trung, 60. Tân Hương, 61. Mỹ Điền,
62. Phú Khánh, 63. An Quy, 64. Long Điền (mới lập), 65. Giao Thạnh (mới lập), 66. Toàn Phú Đông
(mới lập), 67. Tân Lộc Trung, 68. Giao Long (mới lập), 69. An Vĩnh, 70. An Thạnh, 71. Vĩnh Thành, 72.
Hòa Thạnh.
Tổng An Bảo (mới lập) có 63 thôn trại:
1. Hàm Luông, 2. Hòa Thủy, 3. Phụ Long, 4. Mỹ Phú, 5. Tiên Thủy, 6. Tiên Thủy Tây, 7. Sơn
An, 8. Sơn Hòa, 9. Sơn Thuận, 10. Mỹ Thành, 11. Phú Lợi, 12. Phú An Nhuận Đức, 13. Phú Khương, 14.
Tân Thành Đông, 15. Phú Tự, 16. Phú Hưng, 17. Tân Sơn, 18. Tân Điền, 19. Mỹ An, 20. Long Thạnh,
21. Long Hưng, 22. Đống Da Trại, 23. Tân Xuân, 24. Hưng Thạnh, 25. Tân Hào, 26. Tân Hào Đông, 27.
Tân Định, 28. Tân Thanh Đông, 29. Tân Thanh Trung, 30. Tân Hưng, 31. An Toàn (trước là An Lý
Thôn), 32. An Ngãi Tây, 33. An Ngãi Trung, 34. An Hòa Đông, 35. Vĩnh Đức Tây, 36. Vĩnh Đức Đông,
37. Vĩnh Đức Trung, 38. An Bình Đông, 39. An Bình Tây, 40. Phú Long, 41. An Hòa, 42. An Thủy, 43.
Tân Thuận, 44. Tân Thủy, 45. Bình Thủy Tây – Bình Thủy Đông nhị thôn, 46. Phú Quý, 47. Phước Đức,
48. Phức Lộc, 49. Phước Tường, 50. Phước An Trung – Phước An Chánh nhị thôn, 51. Phước An Thạnh,
52. Phú An Thuận, 53. Định Hòa, 54. Châu Thới, 55. Bình Hòa, 56. Phước Thạnh – Long Thạnh nhị
thôn, 57. Châu Bình, 58. Mỹ Nhơn, 59. Tân Trang, 60. Bình Định (mới lập, trước Tân Long thôn), 61.
Phước Long, 62. Phú Long Đông, 63. Tân Thạnh (mới lập).
PHỤ LỤC 17
ĐỊA GIỚI VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BẾN TRE
(1899 –1900)
Nguồn tư liệu: Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Vĩnh Long, trang 96, 97, 98, NXB Tp.
HCM, năm 1994
Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ký nghị định chính thức đổi các Hạt là Tỉnh
(Province). Toàn Nam Kỳ lúc ấy được chia thành 20 tỉnh. Tỉnh Vĩnh Long thời triều Nguyễn nay là 3
tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre, và Trà Vinh. Quyết định này có hiệu lực pháp lý bắt đầu từ ngày 1-1-1900.
Như vậy, Hạt Bến Tre gồm có cù lao Minh và cù lao Bảo nay chính thức thành đơn vị hành chính cấp
Tỉnh với 21 tổng và 144 làng.
1. Tổng Bảo An có 6 làng: An Bình Đông, An Điền, An Ngãi Trung, An Bình Tây, An Lái, Vĩnh
Đức Tây.
2. Tổng Bảo Lộc có 9 làng: Bình Chánh, Châu Bình, Châu Phú, Châu Thới, Bình Hoà, Tân Hào
Đông, Bình Thành, Tân Thanh Đông, Tân Thanh Trung.
3. Tổng Bảo Phước có 7 làng: An Ngãi Tây, Hưng Nhượng, Tân Hưng, Thạnh Phú Đông, Hưng
Lễ, Hưng Phong, Tân Hào.
4. Tổng Bảo Thuận có 8 làng: Đồng Xuân, Mỹ Nhơn, Phú Ngãi, Phước Tuy, Mỹ Chánh, Mỹ
Hoà, Mỹ Thạnh, Tân Trang.
5. Tổng Bảo Trị có 8 làng: An Hoà Tây, An Thuỷ, Tân Hoà, Vĩnh Đức Đông, Vĩnh Đức Trung,
Bảo Hoà, Bảo Thạnh, Phú Lễ.
6. Tổng Bảo Đức có 4 làng: Hàm Luông, Tiên Long, Phú Quí, Tân Thủy.
7. Tổng Bảo Hòa có 4 làng: Quới Thành, Tân Lợi, Thành Triệu, Tường Đa.
8. Tổng Bảo Hựu có 7 làng: An Hội, Long Hưng, Bình Phú, Mỹ An, Phú Nhuận, Phước Mỹ, Sơn
Phú.
9. Tổng Bảo Khánh có 5 làng: Thạnh Hựu, Phong Mỹ, Phong Nẫm, Hữu Định, Phước Hậu.
10. Tổng Bảo Ngãi có 5 làng: An Hiệp, Mỹ Thành, Sơn Hóa, Sơn Thuận, Tân Thanh Đông.
11. Tổng Bảo Thành có 11 làng: Hưng Điền, Lương Mỹ, Phú Tư, Lương Thạnh Tây, Lương
Hoà, Lương Quới, Lương Thạnh, Nhơn Sơn, Long Mỹ, Lương Phú, Thuận Điền.
12. Tổng Minh Đạo có 9 làng: An Thạnh, Khánh Thạnh, Tân Hưng, Tân Thạnh, Vĩnh Khánh,
Phú Hựu, Tân Nhuận, Tân Quới, Tân Khánh.
13. Tổng Minh Đạt có 9 làng: An Khánh, Đinh Phước, Thanh Bình, Tân Phước, Thanh Hóa,
Thanh Thủy, Đa Phước, Hội An, Tân Hiệp.
14. Tổng Minh Hóa có 6 làng: Tân Hòa, Tân Lộc, Tân Thông, Tân Long, Thanh Sơn, Thanh
Xuân.
15. Tổng Minh Huệ có 6 làng: An Thới, Ngãi Đăng, Thới Trạch, Phú Trạch, Thanh Thiện, Tú
Son.
16. Tổng Minh Lý có 6 làng: Gia Thạnh, Mỹ Sơn, Phú Hiệp, Tân Ngãi, Tường Thạnh, Vĩnh
Thành.
17. Tổng Minh Quới có 9 làng: An Bình, An Định, Phước Khánh, Hương Mỹ, Tân Hoà, Tập
Khánh, Tân Hương, Tân Lập, Tân Trung.
18. Tổng Minh Thiện có 6 làng: Phú Mỹ, Phước Hạnh, Tân Phú Tây, Trung Mỹ, Vĩnh Hoà,
Vĩnh Thuận.
19. Tổng Minh Thuận có 8 làng: Bình Thành, Đồng An, Tân Thành, Tân Thanh Tây, Đông
Thành, Gia Khánh, Hưng Nhơn, Thanh Trung.
20. Tổng Minh Phú có 5 làng: Đại Điền, Đồng Phú, Quới Điền, Tân Khánh, Thới Thạnh.
21. Tổng Minh Trị có 7 làng: An Nhơn, An Thuận, Giao Thạnh, Thạnh Phong, An Qui, An
Thạnh, Thạnh Phú.
PHỤ LỤC 18
TỈNH BẾN TRE NĂM 2000
Toàn tỉnh Bến Tre: 1 thị xã và 7 huyện; 153 đơn vị hành chính cơ sở gồm:
9 phường, 7 thị trấn, 137 xã.
Số liệu lấy từ nguồn Địa chí Bến Tre, trang 277, 278, 279
NXB KHXH Hà Nội, năm 2001
S
TT
Đơn vị hành chính Diện tích
Tổng
số hộ
1/4/1999
Nhân
khẩu
1/9/1999
Ghi chú
* Toàn tỉnh 2.238.85 300.584 1.296.914
- Thành thị 25.919 108.030
- Nông thôn 274.665 1.188.884
I THỊ XÃ 66,33 26.068 107.524
1 Phường 1 1.076 5.030
2 Phường 2 716 2.755
3 Phường 3 1.352 5.611
4 Phường 4 1.236 5.417
5 Phường 5 1.529 6.593
6 Phường 6 1.511 6.312
7 Phường 7 1.764 7.167
8 Phường 8 1.566 6.508
9 Phú Khương 3.876 14.751
10 Xã Sơn Đông 2.378 10.314
11 Xã Bình Phú 1.220 4.888
12 Xã Phú Hưng 2.630 11.267
13 Xã Nhơn Thạnh 1.731 6.832
14 Xã Mỹ Thạnh An 2.593 10.504
15 Xã Phú Nhuận 890 3.575
II HUYỆN CHÂU
THÀNH
221,46 39.540 162.294
1 Thị trấn Châu Thành 736 2.714
2 Xã Tân Thạch 3.102 12.309
3 Xã An Khánh 2.330 9.034
4 Xã Phú Túc 2.372 10.118
5 Xã Phú Đức 2.034 8.716
6 Xã Tân Phú 3.081 13.559
7 Xã Tiên Long 1.794 7.611
8 Xã Tiên Thuỷ 33.462 14.137
9 Xã Quới Thành 1.254 5.397
10 Xã Thành Triệu 1.445 5.932
11 Xã Tường Đa 1.438 5.496
12 Xã An Hiệp 1.398 5.714
13 Xã Sơn Hoà 1.305 5.420
14 Xã Mỹ Thành 561 2.255
15 Xã Tam Phước 2.173 8.938
16 Xã Phú An Hoà 1.105 4.508
17 Xã Hữu Định 2.028 8.191
18 Xã Phước Thạnh 1.510 6.131
19 Xã An Phước 969 3.916
20 Xã Quới sơn 2.700 10.805
21 Xã Giao Long 881 3.781
22 Xã Giao Hoà 838 3.390
23 Xã An Hoá 1.024 4.222
III HUYỆN CHỢ LÁCH 172,72 30.374 130.090
1 Thị trấn Chợ Lách 1.988 8.222
2 Xã Phú Phụng 2.279 10.483
3 Xã Vĩnh Bình 2.337 10.618
4 Xã Sơn Định 2.701 11.895
5 Xã Hoà Nghĩa 2.577 11.286
6 Xã Tân Thiềng 2.654 11.375
7 Xã Long Thới 3.691 15.319
8 Xã Vĩnh Thành 3.666 15.925
9 Xã Vĩnh Hóa 1.712 7.086
10 Xã Hưng Khánh Trung 3.599 14.794
11 Xã Phú Sơn 3.170 13.087
IV HUYỆN MỎ CÀY 341,97 63.064 265.983
1 Thị trấn Mỏ Cày * 2.922 11.575
2 Xã Thanh Tân 2.690 11.064
3 Xã Thạnh Ngãi 2.128 8.920
4 Xã Phước Mỹ Trung 1.804 7.329
5 Xã Tân Phú Tây 1.736 7.274
6 Xã Tân Thành Bình 3.143 13.029
7 Xã Thành An 1.974 8.104
8 Xã Tân Thanh Tây 1.586 6.606
9 Xã Nhuận Phú Tây 2.945 13.136
10 Xã Tân Bình 2.040 8.480
11 Xã Hoà Lộc 2.183 9.244
12 Xã Định Thủy 2.719 11.381
13 Xã Phước Hiệp 1.888 7.774
14 Xã Bình Khánh Tây 1.119 4.416
15 Xã Bình Khánh Đông 1.769 7.298
16 Xã Đa Phước Hội 3.640 14.779
17 Xã Khánh Thạnh Tân 2.842 12.801
18 Xã An Thạnh 2.994 12.982
19 Xã Thành Thới B 2.045 9.013
20 Xã Thành Thới A 2.482 10.621
21 Xã An Thới 1.877 7.770
22 Xã An Định 2.931 12.490
23 Xã Tân Trung 2.112 9.010
24 Xã Ngãi Đăng 1.343 5.712
25 Xã Cẩm Sơn 2.777 11.942
26 Xã Hương Mỹ 3.016 13.073
27 Xã Minh Đức 2.359 10.160
V HUYỆN GIỒNG
TRÔM
309,14 42.952 181.894
1 Thị trấn Giồng Trôm * 2.586 10.534
2 Xã Phong Nẫm 1.416 5.817
3 Xã Phong Mỹ 971 3.900
4 Xã Mỹ Thạnh 2.057 8.690
5 Xã Lương Phú 1.588 6.760
6 Xã Thuận Điền 1.536 6.254
7 Xã Sơn Phú 1.776 7.283
8 Xã Phước Long 2.223 9.093
9 Xã Hưng Phong 1.342 5.560
10 Xã Long Mỹ 1.802 7.643
11 Xã Lương Hòa 2.828 11.571
12 Xã Lương Quới 1.212 4.735
13 Xã Châu Hoà 2.352 10.054
14 Xã Châu Bình 2.014 8.790
15 Xã Bình Hoà 2.193 9.341
16 Xã Bình Thành 2.259 10.057
17 Xã Tân Thanh 2.773 12.288
18 Xã Tân Hào 1.669 7.111
19 Xã Tân Lợi Thạnh 1.697 7.094
20 Xã Thạnh Phú Đông 2.414 10.457
21 Xã Hưng Lễ 1.624 7.488
22 Xã Hưng Nhượng 2.620 11.284
VI HUYỆN BÌNH ĐẠI 388,73 29.191 126.448
1 Thị trấn Bình Đại * 1.974 8.417
2 Xã Tam Hiệp 928 3.970
3 Xã Long Định 1.285 5.410
4 Xã Long Hoà 1.113 4.680
5 Xã Phú Thuận 1.193 4.687
6 Xã Châu Hưng 1.227 5.502
7 Xã Vang Quới Tây 1.498 6.571
8 Xã Vang Quới Đông 990 4.359
9 Xã Thới Lai 1.228 5.616
10 Xã Phú Vang 967 4.028
11 Xã Lộc Thuận 1.714 7.352
12 Xã Định Trung 1.967 8.083
13 Xã Phú Long 1.431 5.844
14 Xã Bình Thới 1.677 7.178
15 Xã Thành Trị 1.622 7.149
16 Xã Đại Hoà Lộc 1.749 7.556
17 Xã Bình Thắng 2.214 9.976 Vùng biển
18 Xã Thạnh Phước 1.889 8.669 //
19 Xã Thừa Đức 1.295 6.128 //
20 Xã Thới Thuận 1.230 5.723 //
VII HUYỆN BA TRI 351,81 41.256 192.133
1 Thi trấn Ba Tri * 2.585 10.924
2 Xã Tân Xuân 2.415 11.283
3 Xã Mỹ Hoà 1.955 8.468
4 Xã Mỹ Chánh 1.611 7.213
5 Xã Mỹ Nhơn 1.513 6.646
6 Xã Mỹ Thạnh 1.189 5.509
7 Xã An Phú Trung 1.608 7.449
8 Xã An Ngãi Trung 2.097 9.807
9 Xã Tân Hưng 1.414 6.176
10 Xã An Ngãi Tây 1.423 6.547
11 Xã An Hiệp 2.364 11.044
12 Xã An Bình Tây 2.400 11.358
13 Xã Phú Lễ 1.528 7.317
14 Xã Phú Ngãi 1.277 5.895
15 Xã Phước Tuy 821 3.921 Vùng biển
16 Xã Bảo Thạnh 2.187 10.494
17 Xã Bảo Thuận 1.710 8.361
18 Xã Tân Thủy 2.002 9.598 Vùng biển
19 Xã Vĩnh Hòa 1.274 5.970
20 Xã Vĩnh An 1.214 5.811
21 Xã An Đức 1.528 7.119
22 Xã An Hoà Tây 2.046 10.109
23 Xã An Thủy 3.095 15.114 Vùng biển
24 Xã Tân Mỹ Mới lập
VIII THẠNH PHÚ 383,69 28.139 130.548
1 Thị trấn Thạnh Phú *ù 2.378 10.251
2 Xã Phú Khánh 1.525 6.767
3 Xã Đại Điền 1.539 6.540
4 Xã Tân Phong 1.887 8.097
5 Xã Thới Thạnh 1.792 7.983
6 Xã Mỹ Hưng 2.440 11.046
7 Xã Hoà Lợi 1.812 8.609
8 Xã Bình Thạnh 1.797 8.683
9 Xã An Thạnh 1.976 9.519
10 Xã An Thuận 1.679 8.621
11 Xã An Điền 1.082 5.093
12 Xã An Quy 1.211 5.913
13 Xã An Nhơn 968 4.816
14 Xã Thạnh Hải 1.482 7.080 Vùng biển
15 Xã Thạnh Phong 1.781 8.699 Vùng biển
16 Xã Quới Điền 1.521 7.107
17 Xã Giao Thạnh 1.269 5.724
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5667.pdf