Lời mở đầu
Việc làm- Phương tiện để hoàn thiện cuộc sống của con người, nhu cầu có việc làm là một nhu cầu thiết yếu của mọi người dân. Việt Nam đang trong giai đoạn đi lên, là một nước đang phát triển với ngành nghề sản xuất đặc trưng là nông nghiệp, phần lớn lao động tập trung ở nông thôn. Những năm gần đây khoa học kỹ thuật phát triển, lao động được giải phóng thất nghiệp trở thành một đại nạn của quốc gia .
Sinh viên là tầng lớp kế cận gia nhập vào lực lượng lao động của đất nước, nên việ
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c làm cũng được quan tâm rất đặc biệt .
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giải quyết việc làm nước ta luôn có sự quan tâm sâu sắc đưa ra các giải pháp, chính sách, chương trình hỗ trợ để giải quyết việc làm trong mọi thời kỳ, cho mọi đối tượng với mục tiêu ổn định chính trị, xã hội để phát triển kinh tế .
Với cương vị là một sinh viên ,để hiểu rõ hơn về việc làm cũng như thực trạng giải quyết việc làm, phương hướng nhiệm vụ giải quết việc làm trong thời gian tới em chọn đề tài nghiên cứu cho đề án là : “Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 ở Việt Nam ” .
Nội dung của đề án bao gồm 3 chương như sau :
Chương I : Những vấn đề cơ bản về việc làm và kế hoạch giải quyết
việc làm.
Chương II : Thực trạng giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 1996 - 2 000 .
Chương III : Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế
hoạch 5 năm 2001 – 2005.
Đề án được hoàn thành với sự hướng dẫn của Tiến sỹ : Nguyễn thị Kim Dung . Do thời gian có hạn cũng như việc nắm bắt vấn đề chưa thật sâu nên đề án của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có sự tham gia đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề án được hoàn thiện hơn.
Chương I:
Những vấn đề cơ bản về việc làm và kế hoạch
giải quyết việc làm
Việc làm và những vấn đề liên quan đến việc làm
Việc làm
Trước khi đi sâu nghiên cứu vào các giải pháp giải quyết việc làm, xin được làm rõ một số khái niệm về việc làm và các vấn đề liên quan đến việc làm như sau
Trước tiên là khái niệm về dân số trong độ tuổi lao động, tuỳ theo quy định của từng quốc gia mà độ tuổi lao động được quy định khác nhau. Đối với Việt Nam, dân số trong độ tuổi lao động là những người từ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ và từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam.
Thứ hai là khái niệm về dân số hoạt động kinh tế: Là những người trong độ tuổi lao động đang làm việc và những người chưa có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và đang tích cực tìm kiếm việc làm. Theo khái niệm như trên thì có thể chia dân số hoạt động kinh tế ra làm hai bộ phận như sau:
Bộ phận thứ nhất: Đó là những người đang làm việc hay những người đang có việc làm. Việc làm ở đây được hiểu là:” Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” (1). Các công việc có thể là ở trong các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác Việt Nam với đặc trưng là một nước đang phát triển, sản xuất chủ yếu còn là sản xuất nhỏ, cá thể nên các công việc trong khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình thuộc các ngành: Nông, lâm, ngư nghiệp là khá lớn.
Bộ phận thứ hai: Đó là những người chưa có việc làm nhưng có nhu cầu tìm kiếm việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm. Đây là bộ phận dân số hoạt động kinh tế liên quan đến rất nhiều vấn đề của đất nước, các chính sách giải quyết việc làm, các vấn đề
(1): Điều 13_ Bộ luật lao động Việt Nam
xã hội…Nó luôn là gánh nặng và gây sức ép đối với nền kinh tế nếu không được giải quyết kịp thời.
Khái niệm thứ ba cần quan tâm đó là khái niệm về dân số không hoạt động kinh tế. Những người trong độ tuổi lao động không phải dân số hoạt động kinh tế, nó bao gồm các đối tượng như: Người tàn tật, người mất sức lao động, học sinh, sinh viên, những người nội trợ chính, những người lười lao động…
Một khái niệm cuối cùng xin được đề cập là khái niệm về nguồn nhân lực: Đó là dân số trong độ tuổi lao động và có khả nang làm việc.
Theo khái niệm này thì nguồn nhân lực nó bao quát cả dân só hoạt đọng kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế chỉ loại trừ những người không có khả năng làm việc như những người bị tàn tật, mất sức ao động.
Trên đây là toàn bộ những khái niệm liên quan đến việc làm và các vấn đề khác có liên quan . Trong phạm vi mà đề án nghiên cứu chỉ xin dược đi sâu đề cập tới vấn đề thất nghiệp và giải quyết việc làm.
Vai trò của giải quyết việc làm:
Giải quyết việc làm có thể dược hiểu là quá trinh nâng cao chất lượng việc làm và tạo thêm việc làm thu hút người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất , dịch vụ của nền kinh tế.
Theo khái niệm này thì giải quyết việc làm không những đề cập đến vệc tạo thêm chỗ việc làm mới mà còn đề cập tới vấn đề nâng cao chất lượng của việc làm. Giải quyết việc làm mang một ý nghĩa quan trọng đối với cả nhà nước và đối vơí người lao động. Có thể nêu một số vai trò cơ bản của công tác giải quyết việc làm như sau:
Giải quyết việc làm là một trong những nhân tố rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thật vậy, nếu công tác giải quyết việc làm được tiến hành tốt nó sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao chất lượng những chỗ làm hiện có từ đó tạo cơ sở tăng thu nhập cho người lao động. Mặt khác nếu hiểu lao động theo khía cạnh là một yếu tố nguồn lực thì giải quyết việc làm tốt sẽ huy động được tối đa nguồn lực vào sản xuất, nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn nhân lực , là cơ sở cho phát triển kinh tế.
Giải quyết việc làm theo một định hướng trước sẽ cho phép chúng ta tạo được một cơ cấu lao động hợp lý,từ đó hình thành nên một cơ cấu kinh tế phát triển tích cực .
Giải quyết việc làm ngoài tác động trực tiếp đến các vấn đề kinh tế nêu trên nó còn tác động đến một số lĩnh vực xã hội quan trong như:
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay như đã biết, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao, tỉ lệ huy động thời gian lao động ở nông thôn còn thấp vì vậy giải quyết việc làm có hiệu quả sẽ làm giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống, giảm sức ép về việc làm cho nền kinh tế, giảm tệ nạn xã hội, làm cho môi trường kinh tế, chính trị xã hội ngày càng ổn định.
Việc làm cũng rất quan trọng không chỉ về vấn đề thu nhập mà còn là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý của con người. Có được việc làm mang đến sự thoải mái về tâm lý từ đó giúp cho người lao động nâng cao được hiệu suất lao động của mình.
Giải quyết việc làm đưa người dân ra khỏi nghèo đói, dần nâng cao mức sống của người lao động đặc biệt là lao động ở các vùng sâu vùng xa của đất nước.
Trên đây là những nét cơ bản về vai trò của công tác giải quyết việc làm, qua các vai trò này ta thấy được một cách tổng quan về tầm quan trọng của công tác này. Với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và riêng với Việt Nam ta nhiệm vụ giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ luôn được đặt lên hàng đầu. Có thể có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết việc làm tuỳ vào điều kiện riêng và con đường đi lên của mỗi nước . Trong khuôn khổ của bài viết này và trong điều kiện của Việt Nam xin được đề cập đến phương án giải quyết việc làm bằng kế hoạch
Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch giải quyết việc làm
Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là sự cụ thể hoá các mục tiêu của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, bằng một hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu, các chỉ tiêu biện pháp, các cân đối vĩ mô, các cơ chế chính và sách cần thiết để thực hiện các chỉ tiêu đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội bao gồm hai phần: Mục tiêu và giải pháp.
Phần mục tiêu: Đưa ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cần đạt được trong thời kỳ kế hoạch.
Phần giải pháp: Đưa ra các chính sách, các công cụ, các giải pháp tổng hợp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Hai nội dung cơ bản này của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho ta thấy một vị trí rất quan trọng của nó trong công cụ kế hoạch hoá của nhà nước. Kế hoạch phát triển KT_XH được lập ra sẽ cụ thể hoá các mục tiêu của chiến lược và quy hoạch phát triển, đồng thời nó cũng là căn cứ, nó như một cái phông để từ đó đặt ra mục tiêu cho các chương trình các dự án phát triển của đất nước.
Kế hoạch giải quyết việc làm
Kế hoạch giải quyết việc làm là một bản các chỉ tiêu về giải quyết việc làm và các chương trình, chính sách, giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu đó trong một thời gian nhất định
Về cơ bản nội dung của kế hoạch giải quyết việc làm cũng bao gồm hai phần như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung
Phần mục tiêu: Đưa ra các mục tiêu về nâng cao chất lượng việc làm và số lượng cần được giải quyết việc làm trong kỳ kế hoạch.
Phần giải pháp: Đưa ra các giải pháp, chính sách để giải quyết việc làm thực hiện mục tiêu của kế hoạch.
Kế hoạch giải quyết việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với các kế hoạch khác trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nó là một trong những kế hoạch biện pháp đắc lực để thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế. Mặt khác nó cũng là cơ sở để đề ra mục tiêu của một số kế hoạch khác như: Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng, kế hoạch phát triển ngành…
Chương II:
Thực trạng giải quyết việc làm trong
kế hoạch năm năm 1996_2000
Kế hoạch giải quyết việc làm 1996_2000
Mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ
Kế hoạch giải quyết việc làm do đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII thông qua bao gồm một số chỉ tiêu chính như sau:
Số người cần giải quyết việc làm trong thời kỳ: 6,5_7 triệu người (1)
Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% (1)
Tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên trên 75%(1)
Tình hình thực hiện
Trong giai đoạn 1996_2000 như đã biết các nước thuộc khu vực Đông Nam á lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nền kinh tế các nước bị ảnh hưởng nặng nề. Các chỉ tiêu đặt ra về kinh tế xã hội đều không đạt được. Đây cũng là một trong những ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội trong giai đoạn 1996_2000 của Việt Nam.
Thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm trong năm năm đạt được một số kết quả cơ bản sau:
Số chỗ việc làm mới được tạo ra: 6,1 triệu việc làm(2).
Tổng số việc làm năm 2000 : 40,6 triệu việc làm(2).
Con số việc làm tăng mỗi năm: 1,2 triệu việc làm(2).
Lao động kỹ thuật ( Lao động qua đào tạo): 20%(2)
(1):Văn kiện đại hội đảng VIII.
(2): Văn kiện đại hội đảng IX.
Cơ cấu lao động theo ngành: Đã có sự chuyển dịch, số liệu được thể hiện ở bảng như sau:(1)
.
Ngành
Cơ cấu(%)
Nông nghiệp
61,3
Công nghiệp
16,7
Dịch vụ
22,0
(1): Tạp chí thông tin thị trường lao động
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của cả nước,các khu vực và một thành phố lớn được thống kê như sau:(1) đơn vị: ( %)
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Cả nước
5,88
6,01
6,85
7,04
6,44
Phân theo vùng
Đồng bằng sông hồng
5,57
7,56
8,25
9,34
7,34
Đông bắc
6,42
6,34
6,60
8,72
6,49
Tây nguyên
4,51
4,73
5,92
6,58
6,02
Bắc trung bộ
6,96
6,68
7,26
8,62
6,87
Duyên hải nam trung bộ
5,57
5,42
6,67
7,07
6,31
Tây nguyên
4,24
4,99
5,88
5,95
5,16
Đông nam bộ
5,43
5,89
6,44
6,82
6,20
Đồng bằng sông cửu long
4,73
4,72
6,35
6,53
6,15
Một số thành phố lớn
Hà Nội
7,71
8,56
9,09
10,31
7,95
Đà Nẵng
5,53
5,42
6,35
6,64
5,95
Thành phố Hồ Chí Minh
5,68
6,13
6,76
7,04
6,48
(1): Trang 61 Niên giám thống kê 2000
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên khu vực nông thôn cả nước và các khu vực được thống kê như sau(1): đơn vị (%)
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Cả nước
72,11
73,14
71,13
73,49
73,86
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng
75,69
72,88
72,51
73,98
74,98
Đông Bắc
79,01
74,38
67,19
71,40
72,67
Tây Bắc
66,46
72,62
73,23
Bắc Trung Bộ
73,35
72,92
69,20
72,28
71,78
Duyên hải Nam Trung Bộ
70,69
71,58
72,56
74,02
73,50
Tây nguyên
74,98
74,05
77,23
78,65
76,74
Đông Nam Bộ
61,76
74,52
74,55
76,20
76,44
Đồng bằng sông Cửu Long
68,16
71,56
71,40
73,16
73,10
(1): Trang 62 Niên giám thống kê 2000
Dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế và không hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua tại thời điểm 1/4/1989 và 1/4/1999.(*)
Đơn vị: Nghìn người
chỉ tiêu
1/4/1989
1/4/1999
Tổng số
Chia ra
Tổng số
Chia ra
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Tổng số
38108,9
17428,1
20680,8
51051,2
24497,7
26553,5
Hoạt động kinh tế
29537,0
14221,5
15315,5
37503,9
19596,1
17907,8
Làm việc
28050,7
13463,4
14587,3
35847,4
18632,1
17215,3
Không có việc làm
1486,3
758,1
728,2
1656,5
964,0
692,5
Không hoạt động kinh tế
8571,9
3206,6
5365,3
13547,3
4901,6
8645,7
Nội trợ
2482,2
218,5
2263,7
4135,1
217,3
3917,8
Đi học
1948,5
1125,7
822,8
4369,6
2463,6
1906,0
Không có khả năng lao động
2210,0
971,8
1238,2
3199,8
1341,8
1858,0
Khác
1931,2
890,6
1040,6
1842,8
878,9
963,9
(*): Niên giám thống kê 2000
Một vài đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm 1996_2000
Số lượng chỗ việc làm được tạo ra là 6,1 triệu việc làm, so với con số kế hoạch là: 6,5_7 triệu chỗ làm đạt 87,14%. Bình quân một năm giải quyết việc làm cho 1,2 triệu lao động, đây là một kết quả khá tốt nhưng do tốc độ tăng trưởng lao động nhanh nên tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng trở lại ở cả thành thị và nông thôn. Đặc biệt trong các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Con số thất nghiệp 10,31% ở Hà Nội năm 1999 là đáng báo động cho công tác giải quyết việc làm của thủ đô.
Về tốc độ tăng lao động trong các khu vực còn chậm, chủ yếu tập chung vào hai khu vực là: Công nghiệp và dịch vụ.
Tốc độ tăng lao động trong khu vực nông nghiệp là: 1,7%(1)
Tốc độ tăng lao động trong khu vực công nghiệp là: 4,1%(1)
Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ là: 4,8%(1)
Về cơ cấu lao động giữa các khu vực: Đã có sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực, nhưng tốc độ chuyển dịch còn rất chậm. Lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (61,3%), lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ có tăng nhưng tốc độ tăng còn rất chậm.
Nhiều chính sách, giải pháp giải quyết việc làm không có hiệu quả, một số khácdo công tác triển khai thực hiên chậm.
Các giải pháp giải quyết việc làm đã được thực thi trong kế hoạch giải quyết việc làm 1996_2000 .
Quá trình thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm giai đoạn 1996_2000 đã tiến hành một số nhóm giải pháp chính như sau:
Các chương trình kinh tế trọng điểm
Khu vực nông thôn: Mục tiêu chung là từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, sử dụng ngày một hợp lý nguồn lao động hiện có. Các chương trình đã được thực hiện trong khu vực này có thể kể đến là:
Đối với nông nghiệp: Khuyến khích quảng canh, thâm canh,đầu tư mạnh vào phát triển kỹ thuật sản xuất, lai tạo giống tạo giống mới có năng suất chất lượng cao. Với chăn nuôi, chuyển hướng chăn nuôi theo kiểu chăn thả tự nhiên sang chăn nuôi theo quy trình công nghiệp chặt chẽ. Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá cả trong trồng trọt và chăn nuôi.
Đối với các ngành nghề phi nông nghiệp: Trong các năm qua nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để khôi phục và phát triển các làng nghề, đầu tư vốn kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.( Các làng nghề: Đan lát của Bắc Giang, đổ gỗ trạm khảm, đồ thủ công mỹ nghệ của Nam Định, chiếu cói của Thái Bình…)
Đối với ngành thuỷ sản: Có chương trình đánh bắt cá xa bờ. Nhà nước cho ngư dân vay vốn theo các chế độ ưu đãi để trang bị các phương tiện hiện đại mở rộng phạm vi đánh bắt nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của hải sản.
Đối với ngành lâm nghiệp: Nhà nước tiếp tục thực hiện dự án 327_Dự án trồng 5 triệu hécta rừng, tiến hành giao khoán rừng đến từng hộ dân, tạo công ăn việc làm đồng thời tạo sự cân bằng trong môi trường sinh thái.
Đối với người dân làm muối ở các tỉnh miền biển, nhà nước có các biện pháp giúp đỡ như: Trợ cấp, trợ giá, bao tiêu sản phẩm để duy trì công ăn việc làm cho người dân.
Khu vực thành thị: Nhà nước cho phép thành lập các khu công nghiệp, mở rộng sản xuất trong nước đồng thởi thu hút lực lượng lao động giải quyết việc làm. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, các văn bản pháp luật, tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho các pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư thành lập các doanh nghiệp thu hút nhân công giải quyết việc làm.
Các chương trình mục tiêu quốc gia vể giải quyết việc làm
Trong kế hoạch giải quyết việc làm 1996_2000 nhà nước đã thực hiện ba chương trình mục tiêu như sau:
Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật các chủ trương chính sách đồng bộ, thúc đẩy nền kinh tế hướng về xuất khẩu phát triển bền vững. Kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.
Duy trì và bảo đảm việc làm cho người lao động, chống sa thải nhân công hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và những đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.
Các chính sách:
Ngoài các chương trình kinh tế trọng điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, nhà nước còn thực thi một số chính sách về việc làm như sau:
Chính sách phát triển thị trường lao động: Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để người có nhu cầu sử dụng lao động và người lao động gặp nhau trên thị trường dựa trên mối quan hệ cân bằng cung _cầu _giá cả lao động. Tổ chức các hội chợ việc làm trên phạm vi cả nước, các tỉnh, giúp người lao động biết được những yêu cầu mà người sử dụng lao động đòi hỏi.
Nhà nước ban hành hàng loạt các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Khôi phục, mở rộng và nâng cao dần chất lượng của các trường đào tạo nghề, tăng số lượng công nhân có tay nghề cao trong mọi lĩnh vực công việc.
Chính sách xuất khẩu lao động và chuyên gia: Căn cứ vào sự hợp tác lao động quốc tế, trong những năm gần đây nhà nước đã cấp phép cho một số doanh nghiệp có quyền xuất khẩu lao động trực tiếp ra nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người với thu nhập khá cao. thị trường nhập khẩu lao động chủ yếu của Việt Nam bao gồm: Đài Loan, Malaisia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Chính sách khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, cho phép đầu tư vào các loại hình đa dạng như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, liên doanh liên kết, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài…Mục tiêu thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Chương III:
Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch năm năm 2001_2005
Kế hoạch giải quyết việc làm thời kỳ 2001_2005
Kế hoạch giải quyết việc làm được đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua bao gồm một số chỉ tiêu cơ bản như sau:
Số chỗ làm việc mới cần giải quyết: 7,5 triệu việc làm(1)
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị: 5,4%(1)
Tỷ lệ thởi gian sử dụng lao động ở nông thôn vào khoảng: 80%(1)
Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2000(1)
Cơ cấu lao động trong các ngành(1)
Ngành
Cơ cấu(%)
Nông nghiệp
56-57
Công nghiệp
20-21
Dịch vụ
22-23
(1): Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX
Có thể thấy mục tiêu chi tiết đến từng khu vực từng ngành qua bảng thống kê như sau: ( Tạp chí Lao động_ Xã hội số tháng 2/2001).
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực tế đến năm
2000
Mục tiêu phát triển
(theo dự kiến)
Đến năm 2005
Tăng giảm bình quân hàng năm
2001_2005
Dân số
*Chia ra: -Thành thị
- Nông thôn
* Hệ số đô thị hoá
1000người
,,
,,
%
77697,0
18647,3
59049,7
24,0
83000,0
22825,0
60175,0
27,5
1060,6
835,5
225,1
0,7
Lực lượng lao động
* Chia ra:-Thành thị
- Nông thôn
*Tỷ lệ LLLĐ thành thị chiếm trong tổng LLLĐ cả nước
1000người
,,
,,
%
38643,0
8726,0
29917,0
22,6
42665,0
11092,9
31572,1
26,0
804,4
473,4
331,0
0,68
Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên
* Tổng số
* chia theo nhóm ngành
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
1000người
,,
,,
,,
36205,0
22670,0
4743,7
8791,9
40000,0
22600,0
8000,0
9400,0
758,9
-14,0
651,3
212,8
Cơ cấu lao động có VLTX chia theo nhóm ngành
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
%
%
%
62,56
13,15
24,29
56,5
20,0
23,5
-1,2
1,4
-0,16
Lao động không có việc làm thường xuyên
Trong đó chia ra:
Đi xuất khẩu lao động và chuyên gia
GQVL thông qua các hoạt động hỗ trợ trực tiếp
Thất nghiệp
1000người
,,
,,
,,
2437,4
200,0
1351,7
885,7
2665,0
300,0
1550,0
815,0
45,5
20,0
39,7
-14,1
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
%
6,44
5,5
_
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
%
73,86
80,0
_
Các nhiệm vụ và giải pháp giải quyết việc làm
1.Tiếp tục thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm để tạo việc làm.
Với khu vực nông thôn: một mặt tiếp tục sử dụng có hiệu quảlao động trong cac ngành nghề.mặt khác thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn. Các giải pháp áp dụng với v\các ngành cụ thể như sau:
Ngành nông nghiệp:
Khuyến khích quảng canh,khai hoang,phục hoá gia tăng diện tích đất gieo trồng .Góp phần tăng diện tích đất trên đàu ngườidân, tăng sản lượng nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm.
Đầu tư cho thâm canh, tăng vụ,huy động sử dụng tối đa nguồn lực đất đai. Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi nhà nước đầu tư vốn, kỹ thuật cho các viện nông nghiệp nghiên cứu, lai tạo để phát triển các loại giống mới có năng suất chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn có khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường nhất định tương ứng với các mùa trong năm. Ngoài ra nhà nước cũng phải tổ chức các chương trình đào tạo các cán bộ kỹ thuật tại địa phương, trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân, tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn trực tiếp tại các làng xã, thôn bản .
Ngành chăn nuôi: Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Đầu tư vào phát triển các nhà máy thức ăn gia súc, cung cấp đầu vào cho bà con nông dân. Cung cấp các con giống tốt nhập từ các nước như: Lợn siêu nạc, gà siêu thịt, siêu trứng, bò sữa, cá trê lai, ba ba… Phát triển chăn nuôi theo xu hướng trang trại quy mô lớn thu hút nhân công mùa vụ trong nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm tăng thu nhập cho nông dân.
Ngành thuỷ sản: Tiếp tục đầu tư cho chương trình đánh bắt cá xa bờ của ngư dân. Những năm gần đây mặt hàng thuỷ sản luôn là một trong những mặt hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu. Do đó nhà nước nên có chính sách đầu tư cho ngư dân về phương tiện đánh bắt, kỹ thuật sơ chế, về thu mua sản phẩm đánh bắt. Lập quy hoạch cụ thể để nuôi trồng thuỷ, hải sản tránh tình trạng nuôi trồng bừa bãi như thời gian vừa qua.
Ngành lâm nghiệp: Hoàn thành tiếp các khâu của dự án 327, hạn chế tối đa hiện tượng du canh du cư, đốt rừng làm rãy của nhân dân vùng núi. Có các biện pháp phòng chống cháy rừng hiệu quả, giao tiếp diện tích rừng còn lại cho người dân làm cho họ phải có trách nhiệm với khu rừng của mình, đồng thời tạo việc làm cho họ.
Ngành tiểu thủ công nghiệp: Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong khu vực nông thôn, có thể nói đó là một hướng rất quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn giải quyết việc làm, giảm sức ép của luồng di dân từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm. Theo chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của đảng và nhà nước ta là: Tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong GDP của nông thôn và tỷ trọng đó sẽ đạt 70 % vào năm 2010 (1) (Tạp chí thực tiễn kinh nghiệm Tr 53 số 6 tháng 3_2001) hàng năm sẽ thu hút thêm 400000_500000 lao động nông thôn vào các hoạt động ngành nghề. Thực hiện mục tiêu này, các giải pháp cần thực hiện là:
Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tiểu thủ công nghiệp nông thôn đăng ký sản xuất, hỗ trợ các hộ phát triển và chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc tham gia các hợp tác xã.
Tạo môi trường bình đẳng thực sự giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong các lĩnh vực: Thuê hoặc cấp đất phục vụ sản xuất kinh doanh, vay vốn tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng, xuất khẩu trực tiếp, hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ dịch vụ kỹ thuật…
Khuyến khích các hình thức hợp tác, phân công sản xuất và hình thành hệ thống chuyên môn hoá trong cùng một ngành hàng của các hộ ngành nghề nông thôn như: Phân công một số hộ chuyên lo về nguyên liệu đầu vào, một số hộ chuyên lo sản xuất, một số hộ chuyên lo tiêu thụ sản phẩm.
Khuyến khích thành lập các hội nghề nghiệp để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ và tránh cạnh tranh không lành mạnh.
Khôi phục phát triển các làng nghề cũ cùng với việc giải quyết các vấn đề về môi trường, đổi mới công nghệ thiết bị, bồi dưỡng nghệ nhân, đào tạo thợ trẻ.
Xây dựng và phát triển các làng nghề mới theo quy hoạch và gắn với quy hoạch nông thôn. Đối với những làng xã chưa phát triển ngành nghề cần lựa chọn bồi dưỡng, hỗ trợ một số doanh nghiệp trẻ năng động, biết cách làm ăn để làm nòng cốt thu hút các hộ, các cá nhân tham gia phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm dần dần hình thành các cụm, trung tâm tiểu thủ công nghiệp trong mỗi xã, tạo cho mỗi xã có một sản phẩm tiêu biểu.
Có biện pháp giúp các hộ tiểu thủ công nghiệp tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài bằng các: Ưu tiên về quảng cáo, triển lãm, cung cấp thông tin về thị trường, cho quyền đăng ký kinh doanh xuất khẩu trực tiếp.
Khuyến khích các chủ đầu tư từ thành phố hoặc nước ngoài đầu tư vào phát triển nông thôn bằng việc miễn thuế trong 3_5 năm đầu ( Tuỳ theo loại nghề, loại sản phẩm ) và tiếp tục giảm thuế 50% trong 2_3 năm tiếp theo.
Thành lập quỹ phát triển ngành nghề nông thôn, quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho các hộ, các cơ sở ngành nghề vay vốn phát triển sản xuất, phát triển các quỹ tín dụng nông thôn để huy động vốn nhàn rỗi quay trở lại đầu tư vào sản xuất.
Với khu vực thành thị: các chương trình kinh tế trọng điểm để tạo việc làm cho khu vực thành thị trong thời gian tới như sau:
Đầu tư xây dựng phát triển các khu công nghiệp, các khu kinh tế mở để thu hút lao động có trình độ kỹ thuật như:
Các dây truyền sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy.
Các dây truyền sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử.
Xây dựng mạng lưới các trung tâm văn hoá thể dục thể thao và mạng lưới các điểm du lịch. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng cao, nhu cầu về tinh thần của mọi người ngày càng lớn, ngành du lịch trở thành một ngành công nghiệp_Ngành công nghiệp không khói. Do đó đây cũng là một hướng tốt cho giải quyết việc làm thu hút lao động vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch.
Các công trình trọng điểm quốc gia: Phát triển các công trình trọng điểm của quốc gia cũng sẽ góp phần giải quyết một lượng lao động lớn cho đất nước. Các công trình trọng điểm đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới là:
Khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất.
Công trình thuỷ điện Tà Pú_ Sơn La.
Đường Hồ Chí Minh.
…..
2. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước về phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.
Để tăng cường vai trò quản lý của nhà nước về phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, trong thời gian tới cần thực hiện một số yêu cầu sau:
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm. Đây một trong những yếu tố hết sức quan trọng do đặc thù của nước ta là nước đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo yêu cầu này thì kế hoạch giải quyết việc làm phải:
Nhận thức đúng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và khả năng tạo việc làm.
Cần tính toán chi tiết đến từng ngành, nghề, nhóm trình độ, giới tính, nhóm tuổi để đảm bảo độ chính xác trong lập và thực hiện kế hoạch.
Trang bị các điều kiện kỹ thuật hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch. Đào tạo đội ngũ cán bộ lập kế hoạch có năng lực chuyên môn, đủ khả năng phân tích và dự báo các chỉ tiêu kế hoạch.
Nâng cao chất lượng thông tin cho kế hoạch, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ ngành có liên quan.
Chuyển từ hình thức lập kế hoạch theo giai đoạn cố định sang lập kế hoạch theo kiểu quấn chiếu, góp phần làm cho các giải pháp sát thực, tạo cho kế hoạch được lập ngày một chính xác, linh hoạt đáp ứng các yêu cầu thực tế về giải quyết việc làm.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm. Trong giai đoạn 2001_2005, nhà nước đưa ra ba chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm như sau:
Phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm.
Xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm và các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động có nhu cầu việc làm.
Đổi mới và thực hiện cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở mọi cấp.
Tổ chức thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà bản thân người lao động cũng phải tự tạo cơ hội cho mình để tìm kiếm việc làm.
3. Các chính sách.
ở trên đã nêu lên các chương trình kinh tế trọng điểm ở từng khu vực, từng ngành, các chương trình mục tiêu quốc gia. ở phần này xin được đi sâu vào các chính sách cụ thể cần được thực hiện trong thời gian tới như sau:
Các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình: Chính sách ruộng đất, chính sách khoán…
Tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách vào nông thôn thông qua các chương trình,dự án phát triển cơ sở hạ tầng ( Giao thông, điện nước, thuỷ lợi, cơ sở dịch vụ sản xuất…). Tạo điều kiện cho các hộ gia đình chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hoá.
Lập quỹ tín dụng cho các hộ gia đình vay theo món nhỏ lãi suất hợp lý và theo chu kỳ sản xuất. Tăng dần tỷ lệ cho vay trung hạn để người dân có điều kiện tập trung đầu tư theo chiều sâu. Đặc biệt khuyến khích sản xuất theo kiểu nông trại.
Thiết lập hệ thống chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào các hộ gia đình để sản xuất các mặt hàng nông sản gắn với xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Chính sách di dân và xây dựng các vùng kinh tế mới. Các hướng di dân trong thời gian tới là: Di dân tới các vùng núi phía bắc, Tây Nguyên, Đông nam Bộ, ven biển hải đảo có tiềm năng lớn thiết lập các vùng kinh tế mới, cơ cấu lại lao động làm cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế và giải quyêt việc làm tại các vùng tập trung quá đông dân cư.
Chính sách đào tạo nguồn lao động:
Hoàn thiện cơ cấu hệ thống theo ba cấp độ trình độ đào tạo:
Cấp một: ( Bán lành nghề_ Đào tạo ngắn hạn ). Đào tạo lao động ở cấp độ này nhằm cung cấp lao động cho nhu cầu phát triển ngành nghề giản đơn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển dịch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV431.doc