Nhận xét các phương pháp xác định giá trị Doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hoá ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp hoàn thiện

MỞ ĐẦU Trong bài viết này đã trình bày một số ý kiến về các phương pháp xác định giá trị DNNN thực hiện CPH. Học viên cũng cho rằng , việc cải cách chính sách CPH chỉ mới là điều kiện cần cho quá trình CPH. Điều kiện đủ là phải cải thiện môi trường vĩ mô về thể chế, luật pháp, về các yếu tố tạo lập môi trường. Có như vậy, quá trình CPH mới thực sự diễn ra trôi chảy và đạt được các mục tiêu ban đầu là nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của từng doanh nghiệp Việt Nam. Giải pháp được

doc8 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nhận xét các phương pháp xác định giá trị Doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hoá ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
coi là có ý nghĩa đột phá nhằm nâng cao hiệu quả , sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng là của nền kinh tế đó là cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, quá trình cổ phần hoá lại đang gây rất nhiều tranh cãi do những vướng mắc trong quá trình thực hiện và kết quả thực tế còn rất hạn chế so với mục tiêu. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân làm quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm và kém hiệu quả , nhìn từ góc độ các phương pháp định giá doanh nhiệp thực hiện cổ phần hoá (CPH ) hiện đang được áp dụng. Theo Thông tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 v/v “ Hướng dẫn xác định giá trị doanh nhiệp khi chuyển doanh nhiệp Nhà nước thành công ty cổ phần “ theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002, hiện có 2 phương pháp định giá doanh nghiệp : (1) Phương pháp xác định giá trị theo tài sản; (2) Phương pháp dòng tiền chiết khấu. Với phương pháp xác định giá trị theo tài sản, đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và các đơn vị phụ thuộc của DNNN hoạt động trong ngành nghề sản xuất , kinh doanh . Theo học viên, việc đánh giá một số loại tài sản của doanh nghiệp theo phương pháp này có những ưu điểm và hạn chế sau: Mặt ưu điểm: là phương pháp có tính truyền thống, dựa chủ yếu trên những số liệu thực tế, nên dễ được tiếp nhận. Và vì vậy đây cũng là phương pháp chính được dùng trong định giá doanh nghiệp thời gian qua. Điểm chưa hợp lý : chính những điểm này làm quá trình định giá gặp nhiều vướng mắc và có những hậu quả tiêu cực. Cụ thể như sau: Đối với tài sản là hiện vật, giá trị thực tế của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở giá trị thị trường và chất lượng tài sản tại thời điểm định giá: - Chất lượng tài sản được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng. Như vây, đối với tài sản loại này , tỷ lệ và mức khấu hao đã áp dụng sẽ là cơ sở để đánh giá chất lượng của tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng tỷ lệ khấu hao của doanh nghiệp không hoàn toàn phụ thuộc vào chu kỳ sống thực tế của tài sản và sản phẩm được sản xuất ra, và nếu chỉ dựa vào đó để đánh giá chất lượng tài sản là chưa chính xác. Thêm vào đó, việc quy định “phải đánh giá lại” đối với tài sản cố định hết khấu hao hoặc dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị nhưng đến thời điểm CPH vẫn đang sử dụng để tính bổ sung vào giá trị doanh nghiệp, cũng dễ gây ra sự bất nhất trong thực hiện . - Giá thị trường dùng để xác định giá trị thực tế tài sản , đối với các công trình mới hoàn thành đầu tư xây dựng trong 3 năm trước khi CPH thì sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt . Trên thực tế, nhiều công trình đã đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng do nhiều nghuyên nhân chưa quyết toán được hoặc đã quyết toán nhưng lại đang trong quá trình thanh tra, kiện cáo . Đối với những công trình đã quyết toán thì giá trị thực tế của công trình đang là vấn đề nổi cộm gây nhiều tranh cãi do các vấn đề tham nhũng. 2. Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả, chi phí dở dang: Phần lớn các DNNN được thành lập từ rất lâu, có rất nhiều tồn đọng về tài chính : treo gác các khoản chi phí, công nợ dây dưa lòng vòng , nợ quá hạn, nợ khoanh với ngân hàng chồng chất; chứng từ lưu giữ không đảm bảo. Thực tế này gây rất nhiều khó khăn cho quá trình định giá. 3. Đối với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn là các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Theo quy định, phải xác định lại giá trị cổ phần và giá trị vốn góp theo giá trị vốn chủ sở hữu thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhận vốn. Tuy nhiên, quy định lại không đề cập đến yêu cầu về tính xác thực của báo cáo tài chính này trong khi nó là yếu tố quyết định tính chính xác giá trị khoản đầu tư của doanh nghiệp thực hiện CPH. 4.Việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định, các doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh như vị trí địa lý , uy tín, tính chất độc quyền về sản phẩm , mẫu mã, thương hiệu và có tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm , thì phải tính thêm giá trị lợi thế kinh doanh vào giá trị thực tế của doanh nghiệp. Những quy định này còn rất chung chung , và trong điều kiện của doanh nghiệp hiện nay ( hoạt động tài chính nói chung, hoạt động kế toán nói riêng của doanh nghiệp vẫn chưa đạt một chuẩn mực nhất định, tình trạng lãi giả lỗ thật hay lỗ giả lãi thật còn phổ biến); cũng như môi trường vĩ mô với hệ thống thị trường chưa hoàn chỉnh ( thị trường bất động sản chính thức, thị trường khoa học-công nghệ, thị trường tài nguyên...), quyền sở hữu trí tuệ chưa được đảm bảo , giá trị thương hiệu chưa có căn cứ nào để xác định , thì việc tính giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp CPH còn là một thách thức. Đây cũng chính là một nguyên nhân chủ yếu khiến giá trị doanh nghiệp theo tính toán và giá trị thực tế được xã hội thừa nhận có sự chênh lệch lớn. 5.Về giá trị quyền sử dụng đất . Được xác định trên cơ sở khung giá chuyển quyền sử dụng đất hiện hành do cấp có thẩm quyền công bố . Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản chính thức chưa phát triển thì các mức giá đưa ra đều chưa thể phản ánh đúng giá trị thực của loại tài sản này. Phương pháp thứ (2) là xác định giá trị doanh nghiệp theo dòng tiền chiết khấu. Phương pháp này áp dụng cho việc xác định giá trị các DNNN hoạt động trong ngành dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, dịch vụ tài chính, kiểm toán, tin học và chuyển giao công nghệ: có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề của doanh nghiệp trước CPH cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm. Theo phương pháp này giá trị thực tế của doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được xác định trên cơ sở :(1) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề ; (2) Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3-5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần;(3) Lãi suất Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp . ưu điểm của phương pháp này: có tính khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế. Kết quả định giá đúng sẽ phản ảnh dược một cách toàn diện giá trị của một doanh nghiệp . Mặt chưa hợp lý: Đây là một phương pháp còn quá mới ở Việt Nam. Vì vậy, những điều kiện cơ bản cho việc áp dụng phương pháp này chưa đảm bảo: - Thứ nhất, khi lựa chọn tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần được xác định theo công thức K = R + R. Với R là tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của các công ty ở Việt Nam. Hiện chúng ta chưa có tổ chức chuyên ngành hợp pháp nào tính toán tỷ lệ này mà lại phải sử dụng bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế . - Thứ hai, nếu giả định rằng báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam là “ đáng tin cậy “ thì phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3-5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần theo học viên là căn cứ thiếu thuyết phục, vì có thể nói chuyển từ loại hình DNNN sang loại hình công ty cổ phần là sự thay đổi về chất trên tất cả các phương diện : quản trị, vốn, mục tiêu, chiến lược kinh doanh , môi trường, thể chế cho hoạt động kinh doanh. Dó đó, việc xây dựng một phương án SXKD cho 3-5 năm hậu CPH và lấy đó làm cơ sở để xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm CPH là chưa hợp lý. Với những điểm chưa phù hợp với thực tế doanh nghiệp của bản thân các phương pháp định giá, cùng những vướng mắc của môi trường vĩ mô, đã khiến việc xác định giá trị doanh nghiệp thực sự khó khăn , làm thất thoát vốn của Nhà nước , suy giảm lòng tin của nhà đầu tư. Thực trang trên cho thấy việc cải cách , đổi mới chính sách CPH , trong đó có các quy định về định giá doanh nghiệp, trở thành yêu cầu cấp bách. Theo quan điểm học viên, việc cải cách có thể theo hướng sau : Thứ nhất , không thành lập Hội đồng định giá doanh nghiệp như hiện nay gồm những thành viên kiêm nhiệm, không phải chuyên trách, với quy định không rõ ràng về trách nhiệm, mà việc định giá phải do một tổ chức độc lập có chức năng định giá thực hiện. Thứ hai, không quy định cụ thể phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mà chỉ đưa ra những nguyên tắc cơ bản tính đến đặc thù của doanh nghiệp và môi trường vĩ mô của Việt nam, làm cơ sở cho việc định giá, ví dụ như khi đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp, thì bất kể đã khấu hao hết hay chưa đều phải tiến hành đánh giá lại tài sản và tỷ lệ cũng như mức khấu hao thực hiện chỉ là một trong những yếu tố để tham khảo, hay yêu cầu mọi doanh nghiệp thực hiện CPH đều phải tiến hành kiểm toán trước khi định giá... Khi đó, trách nhiệm của các tổ chức định giá sẽ rất lớn . Vì vậy, phải có chế tài rõ ràng, cụ thể và đủ mạnh để xử lý các trường hợp định sai giá trị doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, cổ đông và nhà đầu tư. Thứ ba, đối với việc xác định lợi thế kinh doanh , đặc biệt là giá trị thương hiệu, là những vấn đề còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam , nên thuê tư vấn nước ngoài trong việc xây dựng các căn cứ để xác định các lợi thế này, vì theo chuẩn mực kế toán quốc tế, lợi thế thương mại nói chung (quan hệ khách hàng, thương hiệu, tính sẵn sàng của các kênh phân phối...) được hạch toán như một loại tài sản. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28384.doc
Tài liệu liên quan