BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phan Thị Thanh Trúc
NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA CHU LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quí thầy cô và
bạn bè. Xin chân thành cảm ơn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Phùng Quý Nhâm, người thầy hướng
dẫn khoa học tận tình, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi ho
109 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4002 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Phan Thị Thanh Trúc
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T ................................................................................................................................................... 2
0TMỤC LỤC0T ......................................................................................................................................................... 3
0TDẪN NHẬP0T ...................................................................................................................................................... 4
0T1.Lí do chọn đề tài0T ......................................................................................................................................... 4
0T2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu0T .......................................................................................................................... 5
0T3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu0T ................................................................................................................. 7
0T4.Phương pháp nghiên cứu0T ............................................................................................................................. 8
0T5. Đóng góp của luận văn0T .............................................................................................................................. 8
0T6. Kết cấu của luận văn0T .................................................................................................................................. 9
0TCHƯƠNG 1: NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO NHÂN VẬT VĂN HỌC TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM SAU 19750T .................................................................................................................................... 10
0T1.1. Nhân vật văn học và nhân vật văn học trong tiểu thuyết 0T ........................................................................ 10
0T1.1.1. Nhân vật văn học0T ............................................................................................................................ 10
0T1.1.2. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết 0T ................................................................................................. 14
0T1.2. Diện mạo nhân vật văn học trong tiểu thuyết sau 19750T .......................................................................... 19
0T1.2.1. Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam sau 19750T ................................................................................ 19
0T1.2.2. Diện mạo nhân vật văn học trong tiểu thuyết Việt Nam sau 19750T ................................................... 28
0TChương 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI0T ..................................................... 38
0T2.1. Nhân vật có xu hướng lí tưởng0T .............................................................................................................. 39
0T2.2. Nhân vật với những cảnh ngộ bi kịch0T .................................................................................................... 49
0T2.2.1. Nhân vật với bi kịch tổn thương0T ..................................................................................................... 51
0T2.2.2. Nhân vật với bi kịch lạc lõng0T .......................................................................................................... 56
0T2.2.3. Nhân vật với bi kịch tự đánh mất mình0T ........................................................................................... 59
0T2.3. Nhân vật hiện thân cho cái ác0T ................................................................................................................ 65
0TCHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI0T....................... 75
0T3.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật 0T .................................................................................................................. 75
0T3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình của nhân vật 0T .................................................................................... 75
0T3.1.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhân vật 0T ........................................................................................ 80
0T3.2. Lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai0T ................................................................................... 86
0T3.2.1. Lời đối thoại0T ................................................................................................................................... 86
0T3.2.2. Lời độc thoại0T .................................................................................................................................. 93
0TKẾT LUẬN0T ................................................................................................................................................... 102
0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T.............................................................................................................................. 106
DẪN NHẬP
1.Lí do chọn đề tài
Chu Lai vốn là một cái tên quen thuộc với người đọc tiểu thuyết Việt Nam những năm sau 1975.
Cùng với Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Khuất Quang Thụy, Dương
Hướng, ...thế hệ nhà văn khẳng định mình trong giai đoạn văn học sau 1975, nhà văn quân đội Chu Lai
được người đọc biết đến với tư cách là một tác giả tiểu thuyết khá thành công. Là con trai của nhà viết
kịch Học Phi, Chu Lai từng công tác ở đoàn kịch nói Tổng cục chính trị nhưng sau đó ông vào Nam
chiến đấu và trở thành chiến sĩ đặc công chiến trường miền Đông Nam Bộ. Chiến tranh kết thúc, Chu
Lai trở về Hà Nội học khóa 1 ở trường viết văn Nguyễn Du và từ đó ông gắn cuộc đời mình với nghề
văn. Ông vừa biên tập vừa sáng tác cho tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông còn viết một số kịch bản sân
khấu, kịch bản phim nhưng cái tên Chu Lai trước nhất vẫn được khẳng định ở lĩnh vực tiểu thuyết
Có thể nói Chu Lai là nhà văn có sức viết khỏe và bền bỉ. Trong khoảng thời trên dưới hai
mươi năm, Chu Lai đã liên tục cho ra đời nhiều tiểu thuyết như Nắng đồng bằng (1978), Đêm tháng
hai (1982), Gió không thổi từ biển (1985), Sông xa (1986), Vòng tròn bội bạc (1990), Bãi bờ hoang
lạnh (1990), Ăn mày dĩ vãng (1992), Phố (1993), Ba lần và một lần (1999), Cuộc đời dài lắm (2001),
Khúc bi tráng cuối cùng (2004), Chỉ còn một lần (2006), Hùng Karo (2007),…Trong số đó, có những
tiểu thuyết nhận được những giải thưởng cao như giải thưởng hội đồng văn học chiến tranh cách mạng
và lực lượng vũ trang cho tiểu thuyết “Ăn mày dĩ vãng” (1992), giải thưởng tiểu thuyết nhà xuất bản Hà
Nội với tiểu thuyết “Phố” (1993). Ngoài ra nhà văn Chu Lai còn vinh dự nhận được giải thưởng văn
học Bộ quốc phòng năm 1994, giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Từng là một chiến sĩ đặc công, sau hơn mười năm cầm súng, trở về cuộc sống đời thường, Chu
Lai hăm hở lao vào cầm bút. Thực tế cũng như những trải nghiệm trong khoảng đời chiến tranh đã trở
thành hành trang thiết thực cho nhà văn trên con đường sáng tác của mình. Chu Lai viết nhiều tiểu
thuyết về đề tài chiến tranh và người lính. Tiểu thuyết của ông đề cập đến nhiều vấn đề, thể hiện cuộc
sống của con người nhất là người lính ở cả hai giai đoạn trong và sau chiến tranh. Ở mỗi tiểu thuyết,
nhà văn đều xây dựng những hình tượng nhân vật sinh động, để lại ấn tượng đậm nét trong lòng người
đọc và chuyển tải những vấn đề cuộc sống, con người mà ông quan tâm.
Vấn đề tìm hiểu nhân vật trong một tác phẩm, một thể loại văn học hay trong những sáng tác của
một tác giả không phải là vấn đề xa lạ, mới mẻ. Trong sáng tác văn học, nhân vật luôn là yếu tố nghệ
thuật có vai trò quan trọng và được nhà văn dụng công xây dựng. Nhân vật là sự hình tượng hóa và cụ
thể hóa ý tưởng nghệ thuật của nhà văn, nhân vật nói lên rất nhiều điều về nội dung tác phẩm, về những
vấn đề nhà văn trăn trở và muốn hướng đến người đọc. Mặt khác, hình tượng nhân vật còn cho thấy
quan niệm nghệ thuật về con người và cách nhìn nhận những vấn đề cuộc sống của nhà văn. Nhân vật
trong tiểu thuyết Chu Lai cũng thế. Với hệ thống nhân vật chủ yếu là nhân vật người lính, Chu Lai đã
xây dựng thật sinh động hình ảnh người lính ở cả hai giai đoạn trong và sau chiến tranh. Tìm hiểu nhân
vật trong tiểu thuyết Chu Lai, chúng tôi muốn góp một tiếng nói để chỉ ra những thành công trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của nhà văn cũng như qua đó khái quát lên một số đặc điểm tiêu
biểu của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai nói chung. Hơn nữa tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết
Chu Lai còn để thấy được những nỗi trăn trở về cuộc sống và con người mà nhà văn quân đội này thể
hiện thông qua hình tượng nhân vật. Đó là lí do để chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật trong tiểu thuyết
của Chu Lai” làm đề tài nghiên cứu.
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nằm trong xu hướng phát triển của tiểu thuyết giai đoạn sau 1975, tiểu thuyết Chu Lai ngay từ
khi xuất hiện đã nhận được sự đón nhận của độc giả cũng như sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê
bình văn học. Có thể tìm thấy một số bài viết về tiểu thuyết Chu Lai nói chung và những ý kiến về nhân
vật của tiểu thuyết Chu Lai nói riêng trên một số báo, tạp chí như báo Văn nghệ hay tạp chí Văn nghệ
quân đội. Các ý kiến được trình bày ở những cuộc hội thảo về các tác phẩm của Chu Lai cũng phần nào
tập trung nói đến những vấn đề này. Ngoài ra, tiểu thuyết Chu Lai cũng trở thành đề tài nghiên cứu của
một số luận văn chuyên ngành. Nhìn chung, qua những bài viết và luận văn trên các tác giả đều khẳng
định sự thành công của tiểu thuyết Chu Lai ở đề tài chiến tranh và người lính cũng như khẳng định
những thành công và đóng góp của tiểu thuyết Chu Lai nói chung. Riêng về nhân vật của tiểu thuyết
Chu Lai, tuy chưa có một bài viết hay công trình nào nghiên cứu chuyên sâu nhưng chúng tôi vẫn ghi
nhận được một số ý kiến quan trọng.
Ở bài viết “Nội lực Chu Lai” in trên tạp chí Nhà văn số 8 năm 2006, tác giả Bùi Việt Thắng đã
đưa ra những nhận định khá bao quát về tiểu thuyết Chu Lai nói chung, trong đó ông đặc biệt chú ý đến
hai phương diện nghệ thuật là nhân vật và giọng điệu. Riêng về yếu tố nhân vật, Bùi Việt Thắng
khẳng định nhân vật người lính và nhân vật nữ là hai nhân vật thành công của tiểu thuyết Chu Lai.
Trong bài viết “Trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai” in trên báo Văn nghệ số 29
năm 1992, một số nhà nghiên cứu và các tác giả như Bùi Việt Thắng, Lê Thành Nghị, Hồng Diệu,
Nguyễn Trí Huân, Lê Minh Khuê,… đã nêu ra những ý kiến về tác phẩm được đánh giá cao này của
Chu Lai. Trong đó, Nguyễn Trí Huân cho rằng thành công của Ăn mày dĩ vãng chính là “những trang
viết xúc động về chiến tranh và người lính” [67,6]. Còn nhà nghiên cứu Lê Thành Nghị lại đi vào nhận
xét về những nhân vật của tiểu thuyết và ông khẳng định rằng “nhân vật của Chu Lai quyết không phải
là những viên gạch nung ra từ một lò” [67,6].
Lý Hoài Thu ở bài viết “Tập truyện ngắn Phố nhà binh” in trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 7
năm 1993 cũng nhận xét về nhân vật trong sáng tác của Chu Lai nói chung thông qua tập truyện Phố
nhà binh. Theo Lý Hoài Thu thì nhân vật trong sáng tác của Chu Lai có sự thay đổi. Nếu như trước kia
các nhân vật của Chu Lai chủ yếu được mô tả ở cốt cách anh hùng trận mạc thì hiện nay Chu lai lại tập
trung đi vào khai thác cuộc sống thời bình nhưng lại không hề bình lặng của những con người trở về từ
chiến tranh.
Tác giả Nguyễn Thanh Tú trong bài viết “Cuộc đời dài lắm - một tiểu thuyết có tính hấp dẫn” in
trên tạp chí Văn nghệ quân đội số ra tháng 01 năm 2002 cũng nêu ra những nhận xét mang tính đúc kết
về nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai: “Ngòi bút tiểu thuyết Chu Lai vẫn cách xây dựng nhân vật đẩy đến
tận cùng của bi kịch. Có thể nói một cách khái quát là con người trong tiểu thuyết Chu Lai là con
người của bi kịch, con người của những mâu thuẫn, có khi thật quyết liệt dữ dội, có khi số phận tận
cùng ngang trái, có nhân cách vô cùng cao thượng, lại có loại người tận cùng của sự gian xảo”
[82,101].
Ngoài ra, các bài viết “Vấn đề tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc” in trên tạp chí Văn nghệ quân đội
số 5 năm 1991, “Những trang viết về người lính” của Nguyễn Trí Huân in trên báo Văn nghệ số 41
năm 1994, “Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới” của Nguyễn Hương
Giang in trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 4 năm 2001 hay “Hình tượng người lính trong văn học cần
một cái nhìn thực tế” của Bùi Vũ Minh in trên báo Văn nghệ số 6 năm 2006 cũng ít nhiều đề cập đến
một số nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai.
Trong số những bài viết hay đề tài nghiên cứu về tiểu thuyết Chu Lai kể trên, có lẽ đề tài nghiên
cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu Lai” của tiến sĩ Nguyễn
Đức Hạnh trường Đại học sư phạm Thái Nguyên năm 2006 là một công trình khá công phu. Ở đề tài
nghiên cứu này, Nguyễn Đức Hạnh đi vào tìm hiểu hành trình sáng tác tiểu thuyết và sự chuyển đổi
quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Chu Lai cũng như sự thể hiện của
những yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết. Đặc biệt hơn, ở đề tài này, Nguyễn
Đức Hạnh còn đi vào khái quát các loại cảm hứng nghệ thuật song hành - hô ứng với kiểu nhân vật
trung tâm trong tiểu thuyết của Chu Lai. Theo Nguyễn Đức Hạnh, tiểu thuyết Chu Lai có các kiểu cảm
hứng tương ứng với các kiểu nhân vật sau: cảm hứng anh hùng và cảm hứng lãng mạn hô ứng - tương
giao với kiểu nhân vật anh hùng - lãng tử trong chiến tranh, cảm hứng bi kịch và cảm hứng cảm thương
hô ứng - tương giao với kiểu nhân vật bi kịch, cảm hứng phê phán hô ứng - tương giao với kiểu nhân
vật phản diện, lưỡng diện hoặc tha hóa. Qua sự khái quát đó, Nguyễn Đức Hạnh đã phần nào chỉ ra và
phân tích cặn kẽ những điểm nổi bật của các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai.
Có thể thấy đã có nhiều bài viết và một số đề tài nghiên cứu nhưng nhìn chung lại chưa có nhiều
những công trình nghiên cứu tổng thể, đầy đặn về tiểu thuyết Chu Lai nói chung và nhân vật của tiểu
thuyết Chu Lai nói riêng. Đây thật sự là “khoảng trống” mà những ai quan tâm đến tiểu thuyết Chu Lai
cần phải bổ sung. Thực hiện đề tài “Nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai”, dựa trên cơ sở những ý
kiến đã có được, chúng tôi đi vào tìm hiểu một cách khá khái quát về nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai
với mong muốn góp một tiếng nói để chỉ ra những điểm nổi bật và thành công trong hình tượng nhân
vật của nhà văn quân đội này.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Là một nhà văn có sức viết khỏe, Chu Lai viết và khẳng định tài năng của mình ở khá nhiều tiểu
thuyết. Có thể thấy nổi rõ lên thành đề tài chủ đạo trong sáng tác của nhà văn quân đội này không gì
khác hơn là đề tài chiến tranh và người lính, mà theo như cách mọi người vẫn gọi đùa thì Chu Lai là
nhà văn “thâm canh” ở mảng đề tài này. Thế nhưng những vấn đề đặt ra trong tiểu thuyết Chu Lai lại
khá phong phú. Dù viết về giai đoạn trong hay sau chiến tranh thì người đọc luôn nhận thấy rằng cuộc
sống và con người trong tiểu thuyết Chu Lai không hề đơn điệu mà luôn được nhà văn nhìn nhận và thể
hiện ở nhiều chiều hướng và góc độ khác nhau. Từ đó, thế giới nhân vật hiện lên trong tiểu thuyết Chu
Lai cũng vô cùng đa dạng. Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đi vào tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết
Chu Lai với đối tượng khảo sát là những tiểu thuyết đã xuất bản của ông. Trong đó, chúng tôi tập trung
nhiều vào những tác phẩm được cho là tiêu biểu như Nắng đồng bằng, Sông xa, Vòng tròn bội bạc, Ăn
mày dĩ vãng, Phố, Cuộc đời dài lắm, Ba lần và một lần. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu nhân vật trong tiểu
thuyết Chu Lai chúng tôi cũng có sự liên hệ đến nhân vật trong một số tiểu thuyết của các tác giả khác
cùng thời và viết cùng đề tài để tìm ra những đặc điểm riêng của nhân vật tiểu thuyết Chu Lai.
Với khoảng thời gian trên dưới hai mươi năm, số lượng tiểu thuyết xuất bản của Chu Lai vượt
trên con số hàng chục và số lần tái bản cũng ở mức cao. Từ Nắng đồng bằng đến Hùng Karo đánh dấu
quá trình “lăn xả” vào văn chương hăng hái và nhiệt huyết của nhà văn quân đội Chu Lai. Nhận định
một cách khách quan, có những tác phẩm được đánh giá cao cũng như có tác phẩm chưa thật sự tạo
được tiếng vang nhưng nhìn chung sự ra đời của số lượng lớn tiểu thuyết Chu Lai trong khoảng thời
gian nhất định đã cho thấy sự đón nhận của đông đảo người đọc đối với tiểu thuyết của nhà văn quân
đội này. Như đã nói, nhân vật trong các tiểu thuyết của Chu Lai chủ yếu là nhân vật người lính nên khi
thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi cũng chủ yếu tập trung vào nhân vật người lính để từ đó khái
quát lên những đặc điểm của nhân vật, nêu ra những vấn đề nhà văn thể hiện qua hình tượng nhân vật
cũng như chỉ ra những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Chu Lai. Có
được một tiểu thuyết hay không phải là điều dễ dàng, trong đó việc xây dựng được những hình tượng
nhân vật thành công càng không phải là điều đơn giản. Ở tiểu thuyết Chu Lai, người đọc nhận thấy các
nhân vật đều được nhà văn chăm chút kĩ càng và ít nhiều đều để lại những ấn tượng nhất định trong
lòng người đọc. Có thể khẳng định rằng nhân vật là một trong những yếu tố nghệ thuật thành công của
tiểu thuyết Chu Lai.
4.Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, khi thực hiện đề tài chúng tôi sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: phương pháp này được sử dụng để làm rõ sự ra
đời và đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai trong tương quan với hoàn cảnh xã hội và văn
học
Phương pháp phân tích: phương pháp phân tích được sử dụng nhiều trong quá trình khảo sát để
đi sâu vào tìm hiểu nhân vật, từ đó khái quát lên thành những đặc điểm nổi bật của nhân vật trong tiểu
thuyết Chu Lai.
Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được sử dụng để khu biệt những đặc điểm của nhân
vật trong tiểu thuyết Chu Lai với nhân vật của các nhà văn khác cùng thời và viết cùng đề tài.
Ngoài ra, các phương pháp và thao tác khác cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài
như tổng hợp, thống kê, vận dụng những lí thuyết của thi pháp học trong nghiên cứu nhân vật,…
5. Đóng góp của luận văn
Như đã nói, nhân vật là yếu tố nghệ thuật không thể thiếu trong tác phẩm văn học, đặc biệt đối
với tiểu thuyết thì vấn đề nhân vật càng có vai trò quan trọng. Thông qua hình tượng nhân vật người
đọc nhận ra được những vấn đề nhà văn quan tâm và muốn chuyển tải. Là một nhà văn đi qua chiến
tranh, sống và viết phần nhiều bằng sự trải nghiệm và chiêm nghiệm, Chu Lai đã xây dựng được những
hình tượng nhân vật thành công và qua những nhân vật đó ông luôn thể hiện sự nhìn nhận và trăn trở
của mình về những vấn đề cuộc sống, con người. Tiếp xúc với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu
Lai, người đọc thấy được cuộc sống không lúc nào bình lặng, cũng như con người cả trong và sau chiến
tranh luôn phải đối mặt với những vấn đề không hề đơn giản, dễ dàng. Chiến tranh là một hoàn cảnh
không bình thường, ở đó hàng ngày, hàng giờ con người phải luôn đối mặt với mất mát, hi sinh thế
nhưng trong cuộc sống thời bình thì vấn đề mà con người, nhất là những con người vừa bước ra từ cuộc
chiến gặp phải cũng có lắm mất mát và đau đớn. Vì thế, cuộc sống và con người trong tiểu thuyết luôn
được Chu Lai nhìn nhận bằng cái nhìn đa diện, đa chiều mà cái trục chính dùng để soi chiếu không gì
khác hơn chính là phẩm chất người lính, những người đã hi sinh rất nhiều cho cuộc chiến để rồi khi
chiến tranh kết thúc không ít người trong số họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ hay sa ngã vì nhiều lí do. Trên
cơ sở đó, qua việc tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai chúng tôi không chỉ nhằm khái quát
những đặc điểm chung của hệ thống nhân vật cũng như chỉ ra những thành công nghệ thuật của nhà
văn mà còn nhằm vào một mục đích không kém phần quan trọng khác. Tìm hiểu nhân vật trong tiểu
thuyết Chu Lai để thấy được cái nhìn đa diện và nhân bản của nhà văn về con người nói chung và
người lính nói riêng ở cả hai giai đoạn trong và sau chiến tranh. Chiến tranh luôn đầy rẫy hiểm nguy,
chết chóc nhưng cuộc sống đời thường cũng là một hành trình không hề đơn giản đối với những nhân
vật của tiểu thuyết Chu Lai, nhất là những nhân vật người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến và phải đối
mặt với rất nhiều những vấn đề có tên và không tên để có thể hòa nhập với cuộc sống mới thời hậu
chiến. Tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai để một lần nữa thấy được rằng dù trong bất kì hoàn
cảnh nào thì bản lĩnh và phẩm chất người lính cũng luôn là vấn đề được nhà văn quan tâm. Tiểu thuyết
Chu Lai đã xây dựng thành công những hình tượng nhân vật mà thông qua đó nhà văn đã thể hiện một
cách sinh động, chân thực nhiều mảng hình ảnh về con người và cuộc sống.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn “Nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai” gồm có ba
chương:
Chương 1- Nhân vật văn học và diện mạo nhân vật văn học trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Chương 2- Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai
Chương 3- Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai
CHƯƠNG 1: NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO NHÂN VẬT VĂN HỌC TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975
1.1. Nhân vật văn học và nhân vật văn học trong tiểu thuyết
1.1.1. Nhân vật văn học
1.1.1.1. Văn học là hoạt động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn và tác phẩm văn học là thành quả
của hoạt động sáng tạo đó. Tác phẩm văn học được tạo nên từ sự phức hợp của nhiều yếu tố dưới ngòi
bút nghệ thuật của nhà văn, tất nhiên trong đó không thể thiếu yếu tố nhân vật. “Văn học không thể
thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng”
[53,277]. Thật vậy, một tác phẩm văn học có thể có nhiều hoặc ít nhân vật nhưng không tác phẩm nào
lại hoàn toàn không có nhân vật. Nhân vật hiển nhiên xuất hiện trong tác phẩm như một mặc định nghệ
thuật. Và trong tác phẩm văn học thì “hình tượng nhân vật là kết quả của sự sáng tạo có tính chất hư
cấu của tác giả về những đối tượng có một đời sống riêng” [19,184]. “Những đối tượng” này có thể là
con người nhưng cũng có thể là con vật, đồ vật hay thiên nhiên được nhân hóa giống như con người.
Tuy nhiên khái niệm “nhân vật” chủ yếu nhất vẫn được dùng để chỉ những con người được nói đến
trong tác phẩm văn học vì “nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong
tác phẩm bằng phương tiện văn học” [53,277]. Nhân vật - con người ở đây có thể là nhân vật được
miêu tả đầy đủ từ tên tuổi, lai lịch, ngoại hình đến hành động, nội tâm,…vì thế chúng hiện lên trong tác
phẩm như những con người thật của cuộc đời. Hoặc đó cũng có thể là những nhân vật được nhắc đến
gián tiếp qua lời của nhân vật khác hay chỉ được thể hiện qua các yếu tố như giọng điệu, cảm xúc, nỗi
niềm…Chính vì vậy, hình tượng nhân vật được xây dựng trong tác phẩm văn học luôn đa dạng.
Trong tác phẩm văn học, nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là sự hình tượng hóa và
cụ thể hóa ý tưởng nghệ thuật của nhà văn, là nơi để qua đó nhà văn chuyển tải và người đọc tiếp nhận
những vấn đề nội dung tác phẩm. Do đó, nhân vật luôn là yếu tố được nhà văn dụng công xây dựng và
là yếu tố thường để lại ấn tượng nhiều nhất cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm. Nhân vật nói lên sự
nhìn nhận và đánh giá về con người của nhà văn nhưng nó không đơn giản chỉ là sự thể hiện quan niệm
nghệ thuật về con người mà nhân vật còn là nơi khái quát và thể hiện mọi giá trị tư tưởng thẩm mĩ của
tác phẩm văn học cũng như tư tưởng của nhà văn. Có thể nói tài năng của nhà văn và sự thành công của
tác phẩm thể hiện ở chỗ nhà văn có xây dựng được những nhân vật thành công hay không. Không phải
ngẫu nhiên mà tên tuổi của nhà văn luôn gắn liền với tên tuổi của nhân vật này hay nhân vật khác do
nhà văn tạo ra và khi nhắc đến nhà văn thì người đọc lại nhớ ngay đến những nhân vật điển hình - đứa
con tinh thần ưu tú của họ. Chính sự thành công trong xây dựng hình tượng nhân vật là một dấu hiệu
chứng tỏ tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Không chỉ là con người được miêu tả trong văn học bằng các phương tiện văn học, không chỉ là
tiêu chí đánh giá tài năng nghệ thuật của nhà văn, nhân vật trong tác phẩm văn học còn là phương tiện
khái quát hiện thực. “Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người,
thể hiện những hiểu biết, những ao ước và kì vọng về con người” [53,279]. Nói cách khác nhân vật là
phương tiện nghệ thuật để qua đó nhà văn khái quát các vấn đề đời sống và con người, là nơi để nhà
văn gởi gắm những quan niệm, những băn khoăn, trăn trở trước các vấn đề cuộc sống. Tùy vào mục
đích nghệ thuật, nhà văn có thể xây dựng những hình tượng nhân vật khác nhau và những nhân vật
được xem là thành công, có sức sống với thời gian thường là những nhân vật được xây dựng với những
nét tính cách độc đáo riêng biệt.
Nhân vật trong tác phẩm văn học là một hiện tượng vừa có tính độc đáo lại vừa đa dạng. Vì
vậy việc phân chia loại hình nhân vật cũng không phải là điều dễ dàng và cũng không thể dựa vào một
tiêu chí duy nhất. Tuy thế, dựa vào những tiêu chí nhất định có thể phân chia nhân vật trong tác phẩm
văn học thành các loại nhân vật khác nhau như nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm (dựa
vào vai trò của nhân vật đối với kết cấu và cốt truyện của tác phẩm); nhân vật chính diện, nhân vật
phản diện, nhân vật trung gian (dựa vào phương diện hệ tư tưởng và quan hệ đối với lí tưởng); nhân vật
chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng (dựa vào cấu trúc nhân vật)…
Với những đặc điểm và vai trò như thế, rõ ràng trong tác phẩm văn học nhân vật là một yếu tố
không thể thiếu. Dù văn học có những cách tân hay thay đổi thế nào thì hình tượng nhân vật vẫn là cơ
sở để thông qua đó nhà văn thể hiện những vấn đề đời sống một cách nghệ thuật. Trong tác phẩm văn
học nhân vật bao giờ cũng là nơi tập trung mọi sự miêu tả của nhà văn và sự chú ý của người đọc.
1.1.1.2. Bàn về vấn đề nhân vật, tuy không phải là sự tranh luận gay gắt nhưng lí luận văn học vẫn
tồn tại hai ý kiến khác nhau về nhân vật trong tác phẩm văn học và nhân vật văn học. Theo suy nghĩ
thông thường, người ta vẫn quen gọi tất cả những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm văn học là nhân
vật văn học. Cách gọi như thế từ trước đến giờ vẫn được chấp nhận, tuy nhiên có lẽ nó chưa thể hiện
được hết nội hàm của khái niệm nhân vật văn học.
Rõ ràng xét trên phương diện lí luận, ta thấy khái niệm nhân vật văn học không hoàn toàn
đồng nhất với khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học có thể có một, một số
nhân vật hay có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm nhân vật. Chẳng hạn những tác phẩm có qui mô lớn
như Chiến tranh và hòa bình (L.Tônxtôi) có hơn 570 nhân vật hay Thủy hử (Thi Nại Am) cũng có hơn
400 nhân vật nhưng không phải tất cả những nhân vật đó đều là nhân vật văn học. Vậy nhân vật văn
học là gì? Nhân vật văn học có gì khác so với nhân vật trong tác phẩm văn học?
Trước hết, nhân vật văn học là nhân vật trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học không gì
khác hơn chính là những nhân vật đã được nhà văn xây dựng trong tác phẩm bằng các phương tiện văn
học để chuyển tải những giá trị tư tưởng, thẩm mĩ và khái quát các vấn đề đời sống. Tác phẩm văn học
thường không chỉ có một mà có nhiều nhân vật. Các nhân vật này tạo thành một hệ thống nhân vật
hoàn chỉnh và chính mối liên hệ giữa chúng thông qua những sự kiện đã làm nên nội dung tác phẩm.
Mỗi nhân vật xuất hiện trong tác phẩm thường có một vai trò nhất định nhưng không phải bất cứ nhân
vật nào cũng được chăm chút như nhau. Có nhân vật được nhà văn miêu tả kĩ càng với đầy đủ các yếu
tố từ lai lịch, ngoại hình, hành động đến diễn biến tâm tư, tình cảm nhưng cũng có nhân vật chỉ được
nhắc thoáng qua. Vì thế nên có nhân vật xuất hiện đậm nét nhưng cũng có nhân vật mờ nhạt. Và cũng
vì thế mà không phải bất cứ nhân vật nào xuất hiện trong tác phẩm văn học cũng là nhân vật văn học.
Nhân vật văn học vốn có những đặc trưng riêng của nó. Nhìn chung cũng đã có nhiều ý kiến
khác nhau bàn về nhân vật văn học. Xét về loại hình nhân vật thì nhân vật văn học có thể là nhân vật
trung tâm, nhân vật chính hay thậm chí cũng có thể là nhân vật phụ. Nhân vật văn học cũng có thể là
nhân vật chính diện hay nhân vật phản diện nhưng đặc biệt một nhân vật chỉ trở thành nhân vật văn
học khi nó thật sự “sống” trên trang viết. Nói cách khác nhân vật văn học phải được xây dựng một
cách chân thực với những nét tính cách rõ rệt, với những hành động và tâm tư, suy nghĩ và tình cảm
đậm chất người chứ không phải chỉ là những nhân vật mờ nhạt hay minh họạ cho một tư tưởng nào đó
của nhà văn.
Trong tác phẩm văn học, nhân vật văn học hiện lên với tư cách vừa là “những bản dập của
những con người sống” vừa là “những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác
giả” (dẫn lại theo Pospelov, [74,210]). Đã là nhân vật văn học thì một yêu cầu tất yếu là nhân vật đó
phải có sức sống, phải chân thực. Nhân vật có thể xuất hiện với tần số ít hoặc nhiều trong tác phẩm,
cuộc đời nhân vật có thể ngắn hay dài, có thể yên bình hay trải qua những biến cố, thăng trầm nhưng
một điều bắt buộc là nhân vật phải hiện lên sinh động và chân thực. Những suy nghĩ, hành động của
nhân vật trong tác phẩm phải xuất phát từ động cơ, tình cảm của bản thân nhân vật và phù hợp với sự
phát triển tính cách nhân vật ngay từ đầu được nhà văn thể hiện chứ đó không thể là sự gán ghép tùy
tiện của nhà văn. Nhân vật văn học vì thế không thể là những nhân vật thụ động, mờ nhạt hay đơn giản
chỉ mang tính minh họa cho một ý đồ nghệ thuật nào đó mà nó sẽ có một quá trình phát triển tính cách
và có con đường đi riêng của._. mình trong tác phẩm. Tất nhiên quá trình phát triển tính cách này không
thể hoàn toàn do nhân vật tự quyết mà phải được diễn ra dưới ngòi bút có chủ ý hay không chủ ý của
nhà văn nhưng nó phải phù hợp với logic vận động của tính cách nhân vật. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc khẳng định yêu cầu về tính cách là một yêu cầu thiết yếu đối với một nhân vật văn học. Thuật
ngữ tính cách ở đây được hiểu với nghĩa là một phương diện quan trọng của nhân vật để phân biệt với
các phương diện khác như chân dung, ngoại hình hay hành động. Tính cách là nhân vật được khắc họa
có chiều sâu với những đặc điểm rõ nét, là cơ sở để nhận ra nhân vật và để phân biệt nhân vật này với
nhân vật khác. Nhân vật văn học là nhân vật phải có tính cách và tính cách này cũng phải được thể hiện
rõ nét trong tác phẩm.
Nhân vật văn học còn là nhân vật có đời sống nội tâm phong phú. Đời sống nội tâm này thể
hiện ở những suy nghĩ, tình cảm, ở diễn biến tâm trạng của nhân vật trong quá trình tác phẩm. Mỗi
nhân vật văn học phải là một con người với những băn khoăn, trăn trở nội tâm, với những suy nghĩ rất
người chứ đó không thể là những nhân vật chỉ được chăm chút bề ngoài mà nội tâm trống rỗng hay chỉ
được nói đến một cách sơ lược. Nếu không được khắc họa thế giới nội tâm, không có đời sống tinh
thần phong phú thì nhân vật chỉ là những hình mẫu mang tính đơn điệu hay chỉ có tính chất phụ họa mà
không có chiều sâu và độ sắc nét cần có của một nhân vật văn học. Vì thế, nhân vật đó cũng không để
lại nhiều ấn tượng hay thậm chí không đọng lại được lâu trong tâm thức người đọc. Sự khác nhau của
hình tượng nhân vật Thúy Kiều và Thúy Vân, Từ Hải và Kim Trọng trong tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du có lẽ cũng chính ở điểm này. Nếu như Thúy Vân hay Kim Trọng được thể hiện chủ yếu
qua những sự kiện tác phẩm, qua hành động hay lời nói mà ít được chú trọng thể hiện nội tâm thì
ngược lại Thúy Kiều, Từ Hải là những nhân vật văn học có đời sống nội tâm phong phú. Thế giới nội
tâm của nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa kĩ càng và sắc nét từ buổi đi hội đạp thanh gặp
nấm mồ Đạm Tiên và chàng nho sinh Kim Trọng đến những rung động và say đắm trong tình yêu,
những dằn vặt và đau đớn khi phải trao duyên lại cho Thúy Vân để làm tròn chữ hiếu. Để rồi từ đó
trong suốt mười lăm năm lưu lạc “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”, trải qua không biết bao nhiêu
đắng cay và xót xa tủi nhục không lúc nào nội tâm nhân vật không có những trăn trở, dằn vặt, những
suy nghĩ rất con người. Chính sự phong phú trong đời sống nội tâm này đã làm cho hình tượng nhân
vật Thúy Kiều trở nên chân thực và sinh động hơn bao giờ hết. Là một tiểu thư con nhà nền nếp,
“tường đông ong bướm đi về mặc ai” nhưng khi phải đem thân vào chốn phong trần và đối mặt với đủ
mọi hạng người trong xã hội thì suy nghĩ và hành động của Thúy Kiều cũng thật phù hợp và “đời
thường” như những con người thật của cuộc đời. Nhân vật Từ Hải cũng được Nguyễn Du xây dựng với
những diễn biến nội tâm phong phú. Điều này đã làm cho Thúy Kiều và Từ Hải trở thành những nhân
vật văn học sinh động và có sức sống mạnh mẽ qua cả thời gian và không gian. Và như thế càng có cơ
sở để khẳng định rằng đời sống nội tâm là một đặc trưng tiêu biểu của nhân vật văn học.
Tóm lại, tuy không có sự đối lập một cách gay gắt nhưng khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn
học và nhân vật văn học là hai khái niệm không hoàn toàn giống nhau. Khái niệm nhân vật trong tác
phẩm văn học là một khái niệm rộng bao hàm cả khái niệm nhân vật văn học nhưng ngược lại khái
niệm nhân vật văn học lại có một độ sâu riêng mà khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học có thể
không thể hiện được trọn vẹn. Nhân vật văn học là nhân vật trong tác phẩm văn học được nhà văn xây
dựng với những nét tính cách tiêu biểu và đời sống nội tâm phong phú. Nhân vật văn học hiện lên trong
tác phẩm vừa là những con người văn học để qua đó nhà văn thể hiện và chuyển tải ý đồ nghệ thuật
vừa là những con người chân thực như con người thật của cuộc đời. Nhân vật văn học vì thế bao giờ
cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Có thể mượn ý kiến của Phùng Quý
Nhâm sau đây như một nhận định có tính chất khái quát để kết luận về nhân vật văn học:
- Nhân vật văn học là nhân vật phải có những nét tính cách hoặc tính cách nhất định được nhà
văn thể hiện trong tác phẩm.
- Nhân vật văn học là nhân vật phải có đời sống tâm linh, một đời sống tư tưởng - tình cảm
phong phú.
- Nhân vật văn học là nhân vật phải để lại ở người đọc những ấn tượng nhất định, ấn tượng này
có thể là thiện cảm hay ác cảm.
(Bài giảng chuyên đề Cao học 2010)
1.1.2. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết
“Tiểu thuyết là một thể loại lớn trong phương thức tự sự, có năng lực phản ánh hiện thực một
cách bao quát và sinh động, tái hiện những bức tranh về đời sống thông qua những tính cách và hoàn
cảnh điển hình rộng rãi” [7,78]. Trong tiến trình văn học tiểu thuyết đặc biệt phổ biến trong thời kì cận
và hiện đại. Ngày nay tiểu thuyết vẫn là mảnh đất được nhiều nhà văn hướng đến và là thể loại thu hút
nhiều sự quan tâm của công chúng văn học.
Nếu như nhân vật là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm văn học thì tiểu thuyết lại
càng không thể không có nhân vật. Hơn nữa với đặc trưng là thể loại có qui mô lớn nên trong tiểu
thuyết số lượng nhân vật thường nhiều hơn và được xây dựng đậm nét hơn so với nhân vật trong các
thể loại văn học khác. Ở tiểu thuyết, nhân vật hầu như luôn được nhà văn miêu tả tỉ mỉ từ ngoại hình
đến đời sống nội tâm. Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết cũng vô cùng quan trọng. Điều này đã
được khẳng định một cách rõ ràng trong ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Vấn đề trung tâm của
nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu
thuyết nghĩ mọi vấn đề phải thông qua nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc. Một cuốn tiểu
thuyết có đứng được hay không là ở chỗ nó có tạo ra được những nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được
hay không” [76,103].
Đi vào tìm hiểu nhân vật văn học trong tiểu thuyết (xin được gọi tắt là nhân vật tiểu thuyết),
chúng tôi nhận thấy nhân vật văn học trong tiểu thuyết trước hết là nhân vật văn học. Vì thế, nó có
những đặc điểm của nhân vật văn học nói chung nhưng bên cạnh đó nhân vật văn học trong tiểu thuyết
còn mang những đặc trưng riêng.
Nhân vật văn học trong tiểu thuyết trước tiên cũng phải là một nhân vật sống. Khái niệm “nhân
vật sống” này được lí giải khá rõ trong ý kiến của nhà văn Vũ Bằng: “Một nhân vật sống là một nhân
vật phản chiếu cái hình ảnh của đời, là một nhân vật như chúng ta đây, một nhân vật rất gần, rất thân
thiết chúng ta, một nhân vật mà nhìn vào lòng thấy như nhìn vào lòng ta vậy. Một nhân vật sống cứ
không phải nói nhiều, hò hét nhiều, hành động nhiều nhưng tự gây ra sự tình, biến cố, chỉ định lấy
những cảnh ngộ và cảm nghĩ rất phiền phức. Sống ở đây là sống cả vật chất lẫn tinh thần, sống cái đời
sống bên ngoài và sống cả cái đời sống bên trong nữa, mà có khi lại sống cái đời sống bên trong nhiều
hơn bên ngoài” [6,73]. Hay nói cách khác, “nhân vật sống” trong tiểu thuyết là nhân vật được khắc họa
một cách sinh động và chân thật, vì thế hình ảnh nhân vật hiện lên trong tác phẩm cũng thật cụ thể và
sắc nét. Bên cạnh đó, nhân vật còn phải có một đời sống nội tâm phong phú. Nhân vật văn học trong
tiểu thuyết không thể xa lạ mà phải được đặt trong những mối quan hệ cụ thể, đời thường. Nó không gì
khác hơn chính là hình ảnh của con người đời thường với những nỗi niềm, suy tư, trăn trở được phản
chiếu thông qua lăng kính văn học. Chính những đặc điểm này đã làm cho nhân vật văn học xuất hiện
trong tiểu thuyết trở nên cụ thể và chân thực như những con người thật của cuộc đời. Những nhân vật
văn học trong tiểu thuyết thường không nguyên phiến, một chiều mà nó lại hiện lên với tất cả sự phong
phú, sâu sắc. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết thường không chỉ có một tính cách duy nhất mà nó có
thể mang trong mình tất cả những đức tính tốt xấu đời thường như những con người thật của cuộc đời.
Những nhân vật này có thể vừa là thánh nhân lại vừa là những kẻ tính toán nhỏ nhen, ti tiện, có thể tiêu
biểu cho một phẩm chất nào đó nhưng không hoàn toàn chỉ mang một phẩm chất duy nhất. Nhân vật
văn học trong tiểu thuyết phải là sự tổng hợp tất cả những phẩm chất của con người. Nói như nhà
nghiên cứu M.Bakhtin thì “nhân vật tiểu thuyết cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc
điểm chính diện lẫn đặc điểm phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái
nghiêm túc” [4,31].
Nhân vật văn học trong tiểu thuyết là nhân vật có quá trình phát triển tự thân. Tất nhiên
không có nhân vật tiểu thuyết nào là tự thân sinh ra mà không do nhà văn sáng tạo cũng như không có
tính cách nào của nhân vật tiểu thuyết là tự có mà không xuất phát từ ý định ban đầu của nhà văn. Tuy
nhiên, vì có một cuộc đời khá dài và sinh động như cuộc đời thật nên nhân vật văn học trong tiểu
thuyết cũng có một quá trình phát triển tính cách như con người thật. Và xét ở một góc độ nhất định thì
quá trình phát triển tính cách này nhiều khi không phụ thuộc vào ý định chủ quan ban đầu của nhà văn
mà lại do bản thân nhân vật qui định, lại phụ thuộc vào những hoàn cảnh, sự kiện tác động đến nhân
vật và những gì mà nhân vật đã thể hiện trước đó. Nhiều hình tượng nhân vật tiểu thuyết trong quá
trình phát triển tính cách của mình đã trở thành những hình tượng độc lập hay thậm chí có thể đối lập
với ý định ban đầu của nhà văn. Điều này chứng tỏ bản thân nhân vật văn học trong tiểu thuyết có một
sức sống nội tại và có khả năng phong phú trong việc tham gia vào các hành động, các tình huống để
có thể tìm lấy cho mình con đường đi phù hợp với quá trình phát triển tính cách chứ không chỉ là hoàn
toàn thụ động.
Là yếu tố nghệ thuật do nhà tiểu thuyết tạo ra, tất nhiên nhân vật văn học trong tiểu thuyết ít
nhiều phải là hình ảnh, là hiện thân cho tư tưởng của nhà văn. Thế nhưng tư tưởng của nhân vật văn
học trong tiểu thuyết không phải bao giờ cũng luôn đồng nhất với tư tưởng nhà văn. Khi nhà văn tạo ra
nhân vật văn học nghĩa là nhà văn đã tạo cho nhân vật một hình hài và một đời sống riêng, từ đó nhân
vật sẽ có thể định liệu lấy số phận của mình một cách hợp lí. Về nhân vật trong tiểu thuyết, nhà nghiên
cứu M.Bakhtin có nêu lên nhận xét: “Trong tiểu thuyết con người được giao cho tính chủ động về tư
tưởng và ngôn ngữ, tính chủ động này sẽ làm biến đổi hình tượng con người” [4,73]. Có thể thấy tính
chủ động được nói đến ở đây không gì khác hơn chính là khả năng phát triển tự thân của nhân vật văn
học trong tiểu thuyết. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết không thể là những con người thụ động, là sự
minh họa đơn thuần cho tư tưởng của nhà văn mà nó phải là những con người như con người thực thụ
của cuộc đời và “nhân vật tiểu thuyết thường ở mức này hay mức kia phải là một nhà tư tưởng”[4,74].
Biết được điều này, chúng ta càng thấy được rằng hình tượng nhân vật văn học trong tiểu thuyết luôn
sinh động và có sự vận động về tính cách, tư tưởng cũng như “nhiệm vụ của nhà tiểu thuyết là phải mở
đường cho nhân vật phát triển theo đúng logic nội tại của nó và cũng là logic của đời sống” [7,97].
Nhân vật văn học trong tiểu thuyết còn là những con người nếm trải. Nếm trải ở đây được hiểu
với nghĩa là sự đối mặt với những biến cố, sự kiện của cuộc đời mà nhân vật tiểu thuyết trải qua. Tiểu
thuyết là thể văn tự sự xây dựng khá tỉ mỉ về cuộc đời nhân vật với nhiều sự kiện diễn ra trong một
đoạn đời hay trong cả cuộc đời của nhân vật từ lúc thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Có thể thấy dù tiểu
thuyết ít hay nhiều trang, đề cập đến khoảng thời gian ngắn hay dài thì nhân vật văn học trong tiểu
thuyết luôn có một cuộc đời mà thường thì cuộc đời này lại ít khi nào bình lặng. Cuộc đời của nhân vật
tiểu thuyết luôn gắn với những biến cố, thăng trầm, ở đó có cả những điều được và mất, những niềm
vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, cay đắng và vinh quang. Dường như tất cả những buồn vui
sướng khổ của cuộc đời con người đều được nhà văn thể hiện ở cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết. Có
thể thấy trong quá trình diễn biến cốt truyện, nhân vật tiểu thuyết luôn phải đối mặt với hàng loạt
những sự kiện, những vấn đề có khi quyết liệt, có khi lại diễn ra âm thầm. Từ đầu đến cuối, nhân vật
văn học trong tiểu thuyết như một con người luôn nếm trải những điều cuộc đời tác động và trưởng
thành lên sau những tác động ấy. Đây là một đặc trưng nổi bật của nhân vật văn học trong tiểu thuyết
so với nhân vật của các thể loại tự sự khác. Nếu như nhân vật của các thể văn tự sự khác thường là
nhân vật hành động thì nhân vật tiểu thuyết lại là những con người nếm trải. Nói như thế không có
nghĩa là nhân vật trong tiểu thuyết không có hành động, trái lại ở tiểu thuyết hành động của nhân vật
được xây dựng khá nhiều và hành động còn là yếu tố làm nên diễn biến cốt truyện. Nhưng điều quan
trọng là sau những hành động ấy thì cái chính mà các nhà tiểu thuyết muốn thể hiện ở nhân vật là
“miêu tả nhân vật như một con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo”[53,387]. Nhân
vật văn học trong tiểu thuyết vì thế luôn là những con người nếm trải, chịu mọi sự tác động của cuộc
đời và lớn lên cùng với những tác động ấy.
Tóm lại, có thể thấy trong tiểu thuyết nhân vật văn học được nhìn nhận, miêu tả cặn kẽ từ góc độ
đời tư. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết là nhân vật sinh động như con người thật của cuộc đời, là
nhân vật có quá trình phát triển tự thân và là nhân vật nếm trải. Đây là những đặc trưng của nhân vật
văn học trong tiểu thuyết, làm cho nhân vật tiểu thuyết có phần đặc biệt hơn so với nhân vật trong các
thể loại khác. Nhưng thật khách quan mà nói, từng đặc điểm trên có lẽ cũng không phải chỉ riêng có ở
nhân vật tiểu thuyết. Nhân vật văn học trong truyện ngắn, truyện vừa cũng có thể là nhân vật sống,
nhân vật có quá trình phát triển tính cách hay chịu nhiều sự tác động của cuộc đời. Như thế thì đâu mới
là điều đặc biệt nhất của nhân vật văn học trong tiểu thuyết? Có lẽ điều làm nên sự đặc biệt cho nhân
vật văn học trong tiểu thuyết chính là khả năng tổng hợp nhiều đặc điểm của các loại nhân vật trong
nhân vật tiểu thuyết. Nhân vật tiểu thuyết không hiện lên như nhân vật chỉ mang một đặc điểm mà nó
còn có khả năng to lớn trong việc tổng hợp các đặc điểm của các nhân vật trong các thể loại văn học.
Nghiên cứu về tiểu thuyết, nhà nghiên cứu M.Bakhtin đã từng nhận định “tiểu thuyết là thể loại
văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình” [4,21]. Nhận định này cũng đồng nghĩa
với việc khẳng định rằng thể loại tiểu thuyết vẫn còn nhiều tiềm năng và vẫn là “miền đất hứa” của văn
học nói chung. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết vì thế cũng sẽ còn hứa hẹn rất nhiều điều mới mẻ
trong nghiên cứu, mà có lẽ một trong những điều mới mẻ ấy là tính chất chưa hoàn tất. Bakhtin cho
rằng nhân vật trong tiểu thuyết còn là một điều bí ẩn, ở nó bao giờ cũng còn lại “những tiềm năng chưa
thành hiện thực và những đòi hỏi chưa được đáp ứng [4,72]”. Điều này có nghĩa nhân vật văn học
trong tiểu thuyết không hiện ra như một con người đã giải quyết xong xuôi, rốt ráo mọi vấn đề. Tiểu
thuyết có thể đã kết thúc, cuộc đời của các nhân vật tiểu thuyết có thể đã được nhà văn giải quyết theo
xu hướng “có hậu” nhưng dường như nó vẫn chưa hoàn toàn xong xuôi. Thành công của nhà tiểu
thuyết chính là ở chỗ tạo nên được sức ám ảnh và buộc người đọc phải suy nghĩ về nhân vật sau khi
ông ta đã “mở nút” cho những biến cố của cuộc đời nhân vật. Nói cách khác, sức sống của nhân vật văn
học trong tiểu thuyết không chỉ được gói gọn ở việc nhà văn đã giải quyết cuộc đời nhân vật ra sao mà
nó được thể hiện ở chỗ nhân vật đó tồn tại như thế nào trong suy nghĩ của người đọc. Ở tiểu thuyết,
không phải bất cứ nhân vật nào trong quá trình xây dựng được nhà văn giải quyết rốt ráo mọi vấn đề
cũng là nhân vật thành công và để lại ấn tượng cho người đọc. Nhân vật văn học trong tiểu thuyết là
nhân vật phải có sức gợi, phải tiềm tàng nhiều khả năng trong suy nghĩ và hành động. Nó chỉ thật sự là
những nhân vật thành công và có được sức sống mạnh mẽ khi nó “thực sự là những con người từ đời
sống bước vào trang văn và từ trang văn trở lại với cuộc đời”[1].
Nhân vật văn học trong tiểu thuyết rõ ràng có những ưu thế và tiềm năng nhất định so với nhân
vật của các thể loại văn học khác. Có lẽ đây chính là một trong những lí do để tiểu thuyết luôn là thể
loại thu hút được nhiều sự quan tâm của người đọc. Cùng với sự phát triển của văn học, nghệ thuật tiểu
thuyết cũng có nhiều đổi mới và sự đổi mới này trước hết thường được diễn ra ở yếu tố nhân vật. Một
trong những sự đổi mới về nhân vật tiểu thuyết được nói đến là quan điểm của các nhà tiểu thuyết mới
ở Pháp thế kỉ XX. Các nhà tiểu thuyết này muốn loại bỏ nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu
thuyết, muốn thay thế thế giới nhân vật là con người bằng thế giới đồ vật hay ngôn từ. Tuy nhiên thực
tế sáng tác đã chứng minh rằng đây là một điều không thể thực hiện. Tiểu thuyết không thể không có
nhân vật. Nhân vật là yếu tố nghệ thuật để qua đó nhà tiểu thuyết thể hiện và chuyển tải những vấn đề,
tư tưởng về cuộc sống, con người. Nhân vật cũng chính là chiếc cầu nối để người đọc bước vào và tiếp
cận với những vấn đề nội dung tác phẩm. Và đối với bản thân cấu trúc của thể loại tiểu thuyết thì nhân
vật lại luôn đóng một vai trò quan trọng. Biết được điều này cũng như nắm được những đặc trưng của
nhân vật văn học trong tiểu thuyết, chúng ta càng thấy được rằng trong tiểu thuyết nhân vật là yếu tố
không thể phủ nhận. Đối với nhân vật, các nhà tiểu thuyết chỉ có thể đổi mới bằng nhiều thủ pháp nghệ
thuật trong quá trính xây dựng. Nhân vật hiển nhiên xuất hiện trong tiểu thuyết và nó cũng hiển nhiên
trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá sự thành công của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của
nhà tiểu thuyết nói chung.
1.2. Diện mạo nhân vật văn học trong tiểu thuyết sau 1975
1.2.1. Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Năm 1975 là thời điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử dân tộc. Thời điểm này
với chiến thắng mùa xuân lịch sử đã mở ra một thời kì mới và đem lại những chuyển biến sâu sắc trong
mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có cả văn học. Văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói
riêng trong giai đoạn này đã có những bước chuyển mình đáng kể. Dường như không quá bỡ ngỡ trước
những thay đổi lớn lao, tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 tiếp tục phát triển trên cái nền vững chải của
tiểu thuyết giai đoạn trước đồng thời có những bước chuyển cho phù hợp với tình hình mới. Sau ba
mươi năm dốc hết sức phục vụ cho lí tưởng độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, ở giai đoạn
sau 1975 tiểu thuyết dường như đã có điều kiện để phát triển với tất cả ưu thế và nội lực tiềm tàng của
nó. Nhìn chung, đây là giai đoạn tiểu thuyết “bội thu” về nhiều mặt: tác giả, số lượng và chất lượng tác
phẩm.
1.2.1.1. Về đội ngũ tác giả tiểu thuyết, có thể thấy giai đoạn sau 1975 đánh dấu sự thành công của
rất nhiều những tên tuổi tác giả tiểu thuyết như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Ma Văn
Kháng, Chu Lai, Nguyễn Trọng Oánh, Thái Bá Lợi, Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy, Trung
Trung Đỉnh, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng,…Trong số đó, Nguyễn Khải và Nguyễn
Minh Châu là hai tác giả đã rất thành công ở giai đoạn trước và tiếp tục có nhiều đóng góp cho tiểu
thuyết giai đoạn này. Tiếp tục những Mảnh trăng cuối rừng, Dấu chân người lính của giai đoạn trước
1975, Nguyễn Minh Châu liên tục cho ra đời nhiều tiểu thuyết như Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà,
Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu khẳng định sức viết cũng như tình cảm đối với
cuộc sống và con người sau chiến tranh. Có thể nói Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn đi
tiên phong và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 và nhất là thời kì
đổi mới văn học. Cùng với Nguyễn Minh Châu, trong giai đoạn này nhà văn Nguyễn Khải có Cha và
con và…, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Điều tra về một cái chết, Một cõi nhân gian bé tí.
Với những sáng tạo nghệ thuật của mình, Nguyễn Khải dường như đang tìm đến sự thể hiện mới cho
tiểu thuyết khi ông cố gắng và thành công trong việc đổi mới tiểu thuyết ở một số phương diện nghệ
thuật. Đồng thời, cũng phải khẳng định Nguyễn Khải là một trong những nhà văn đi đầu trong việc đưa
tiểu thuyết trở về với cảm hứng đời thường và các đề tài thế sự ở giai đoạn sau 1975.
Bên cạnh những nhà văn đã thành danh ở giai đoạn trước như Nguyễn Khải hay Nguyễn Minh
Châu, tiểu thuyết giai đoạn này còn đánh dấu sự góp mặt của đội ngũ đông đảo những tác giả mà tài
năng chỉ thật sự nở rộ ở giai đoạn sau 1975. Một trong những tác giả tiêu biểu đó là Ma Văn Kháng.
Trong giai đoạn này nhà văn vốn có sở trường ở mảng đề tài miền núi cho ra đời hàng loạt tác phẩm
chứng tỏ sức viết dồi dào của một tài năng đang vào độ chín. Từ Đồng bạc trắng hoa xòe đến Gió
rừng, Mưa mùa hạ, Vùng biên ải, Trăng non, Mùa lá rụng trong vườn, Côi cút giữa cảnh đời, Đám
cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ cho thấy Ma Văn Kháng đã không ngừng tìm tòi trong
sáng tạo nghệ thuật. Những tiểu thuyết thế sự với xu hướng khẳng định con người cá nhân trong những
mối quan hệ đời thường như Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn
Kháng thật sự là một trong những thành công của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Chu Lai cũng là nhà
văn có sức viết vô cùng khỏe khoắn. Nếu xét về số lượng tác phẩm thì có lẽ nhà văn quân đội này là
một trong những người dẫn đầu vì ở giai đoạn này số lượng tiểu thuyết xuất bản của ông vượt trên con
số hàng chục. Trong đó, có không ít tác phẩm được đánh giá cao như Nắng đồng bằng, Sông xa, Vòng
tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng, Phố, Ba lần và một lần. Trong giai đoạn này, Lê Lựu thật sự là một tác
giả thành công với các tiểu thuyết Mở rừng, Ranh giới, Thời xa vắng, Đại tá không biết đùa, Chuyện
làng Cuội, Sống ở đáy sông. Nhưng đặc biệt nhất trong số các tiểu thuyết ấy là Thời xa vắng. Có thể
nói Thời xa vắng là một thành công lớn của Lê Lựu mà với nó ông đã đi sâu vào thể hiện con người
trong những mối quan hệ riêng tư đời thường cũng như nhu cầu nhận thức lại về bản thân và cuộc sống
trong sự chuyển động của dòng chảy xã hội. Và cũng với Thời xa vắng Lê Lựu đã chứng tỏ được tài
năng của một nhà tiểu thuyết đồng thời khẳng định vị trí của mình trong giai đoạn tiểu thuyết sau 1975.
Nguyễn Mạnh Tuấn cũng là nhà văn được người đọc tiểu thuyết giai đoạn này biết đến với nhiều tác
phẩm, trong đó tiêu biểu nhất là Đứng trước biển và Cù lao Tràm. Không khẳng định được vị trí như
Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng hay Thời xa vắng của Lê Lựu nhưng Đứng trước
biển và Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn là hai tác phẩm đã gây được tiếng vang và làm xôn xao
văn học một thời bởi những tranh luận đặt ra từ những vấn đề nội dung tác phẩm. Nguyễn Trọng Oánh
trong giai đoạn này cũng khẳng định mình với tiểu thuyết hai tập Đất trắng được đánh giá cao. Bên
cạnh đó, Thái Bá Lợi, Nguyễn Trí Huân cũng có những tác phẩm được người đọc tiểu thuyết đón nhận
như Thung lũng thử thách, Họ cùng thời với những ai, Còn lại với thời gian của Thái Bá Lợi hay Năm
75 họ đã sống như thế nào, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân. Khuất Quang Thụy cũng là nhà văn có
nhiều sáng tác thành công và được yêu thích như Trong cơn gió lốc, Trước ngưỡng cửa bình minh,
Không phải trò đùa hay Góc tăm tối cuối cùng.
Trong giai đoạn này, một số tác giả trước đây vốn chưa sáng tác hoặc sáng tác ở thể loại khác
cũng tìm đến và thử sức mình với tiểu thuyết như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Đức Mậu, Võ Văn
Trực, Trần Huy Quang,...Và một điều không thể phủ nhận là họ cũng đã có được một số thành công
nhất định. Cũng nằm trong nhóm các tác giả tiểu thuyết này, Trung Trung Đỉnh có Ngược chiều cái
chết, Tiễn biệt những ngày buồn, Lạc rừng. Hoàng Lại Giang có Gương mặt cuộc đời, Ký ức tình yêu.
Phạm Thị Hoài có Thiên sứ. Dương Thu Hương có Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù. Và còn
nhiều, rất nhiều những tác giả khác xuất hiện và sáng tác sung sức ở giai đoạn tiểu thuyết sau 1975.
Qua hàng loạt tác phẩm họ đã chứng tỏ được sức viết khỏe khoắn và sự bắt nhịp kịp thời với tình hình
mới của văn học.
Và sẽ là một thiếu sót không nhỏ khi nói về các tác giả tiểu thuyết sau 1975 mà lại không nhắc
đến Bảo Ninh, Dương Hướng hay Nguyễn Khắc Trường. Trong giai đoạn này, Bảo Ninh thật sự trở
thành một hiện tượng văn học với tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh. Đây là quyển tiểu thuyết
được đánh giá cao và vừa ra mắt đã được trao giải thưởng của Hội nhà văn nhưng đồng thời cũng tạo ra
rất nhiều ý kiến khen chê và tranh luận trái chiều. Có người đồng tình với Bảo Ninh cũng như khẳng
định những đóng góp của Nỗi buồn chiến tranh đối với sự phát triển của tiểu thuyết trên nhiều phương
diện nghệ thuật. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến phê phán gay gắt cho rằng Bảo Ninh đã có
cái nhìn phiến diện đối với cuộc chiến anh hùng của dân tộc và chân dung người lính tham gia chiến
tranh. Và cho dù tác phẩm được khen hay chê, được đánh giá cao hay phê phán thì cho đến hôm nay tự
bản thân mỗi người quan tâm đến Nỗi buồn chiến tranh cũng đã có được câu trả lời cho mình. Quả thật
Nỗi buồn chiến tranh là một thành công của Bảo Ninh nói riêng và cũng là thành công của tiểu thuyết
Việt Nam sau 1975 nói chung mà những đóng góp của nó là không thể phủ nhận.
Không ồn ã và có nhiều ý kiến tranh luận như trường hợp của Bảo Ninh, Dương Hướng và
Nguyễn Khắc Trường nhận được sự đón nhận của người đọc tiểu thuyết sau 1975 với hai tác phẩm Bến
không chồng và Mảnh đất lắm người nhiều ma cùng ra đời vào năm 1990. Đây là hai trong một số
những tác phẩm được đánh giá là rất thành công của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Có thể thấy có
những nhà văn sáng tác không nhiều nhưng chỉ cần một tác phẩm thành công cũng đủ để làm nên tên
tuổi và khẳng định vị trí của họ trong đời sống văn học. Bảo Ninh, Dương Hướng và Nguyễn Khắc
Trường là những trường hợp như thế.
Nhìn chung, giai đoạn tiểu thuyết sau 1975 ghi nhận sự có mặt của đội ngũ đông đảo các tác
giả tiểu thuyết, bao gồm những người đã thành danh trong giai đoạn trước, những người mà tài năng
thật sự vào độ chín ở giai đoạn sau 1975 và cả những người viết tiểu thuyết chỉ mới xuất hiện trong giai
đoạn sau 1975, đặc biệt là thời kì đổi mới văn học. Chính sự góp mặt của lực lượng tác giả đông đảo
như thế đã làm cho tiểu thuyết giai đoạn này có được sự phát triển và diện mạo mới với sự phong phú
về số lượng tác phẩm, sự đa dạng về nội dung, đề tài cũng như sự sâu sắc của những tác giả và tác
phẩm tiểu thuyết thành công.
1.2.1.2. Nếu xem tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 như một lươc đồ thì nhìn vào lược đố ấy chúng ta
nhận thấy tiểu thuyết không đứng yên hay chuyển động tịnh tiến mà lại có sự vận động và phát triển
một cách linh hoạt. Lược đồ ấy cũng cho thấy sau 1975 tiểu thuyết Việt Nam không đi theo một đường
thẳng duy nhất mà lại chia thành hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn tiểu thuyết từ 1975 đến 1985 và giai đoạn
tiểu thuyết từ 1986 đến nay. Sở dĩ có sự phân chia như thế vì mỗi giai đoạn tiểu thuyết có những đặc
điểm riêng và sự tổng hợp của những đặc điểm ấy đã làm nên diện mạo của nền tiểu thuyết sau 1975.
Trước hết, có thể thấy giai đoạn tiểu thuyết từ 1975 đến 1985 chủ yếu vẫn mang tính chất sử
thi của giai đoạn tiểu thuyết ba mươi năm trước đó. Ba mươi năm cả nước đánh giặc, ba mươi năm văn
học cũng góp hết sức mình vào sự nghiệp chung. Chính điều này đã tạo nên một nền văn học mang
đậm khuynh hướng sử thi nói chung và một dòng tiểu thuyết sử thi nói riêng. Dòng tiểu thuyết sử thi
này là một thành tựu lớn của văn học những năm chống Mĩ và là cái nền vững chải để từ trên cái nền
ấy tiểu thuyết những năm 1975-1985 có sự kế thừa. Như một điều hết sức tự nhiên, tiểu thuyết Việt
Nam trong khoảng mười năm đầu sau chiến tranh cơ bản vẫn phát triển trên cái nền tiểu thuyết sử thi
sẵn có bởi lẽ văn học giai đoạn này vẫn chưa có nhiều những thay đổi lớn và thi pháp tiểu thuyết sử thi
vốn cũng đã trở thành thi pháp quen thuộc. Hơn nữa, phần lớn đội ngũ các nhà tiểu thuyết trong giai
đoạn này là những người đã từng tham gia chiến tranh. Chính đời sống chiến tranh và tính chất của văn
học một thời đã làm cho sáng tác của họ ít nhiều vẫn in đậm dấu ấn sử thi. Cuộc sống chiến tranh và
chân dung người lính vẫn là đề tài và nguồn cảm hứng lớn mà nhiều tác giả tiểu thuyết giai đoạn này
quan tâm. Trong giai đoạn này các tiểu thuyết Mùa gió chướng (Nguyễn Quang Sáng), Miền cháy, Lửa
từ những ngôi nhà, Những người đi từ trong rừng ra (Nguyễn Minh Châu), Nắng đồng bằng (Chu Lai),
Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Năm 75 họ đã sống như thế nào (Nguyễn Trí Huân), Họ cùng thời
với những ai (Thái Bá Lợi),… là những tiểu thuyết mà tính chất sử thi vẫn còn được thể hiện khá rõ.
Dường như đây là sự tiếp nối của những Hòn Đất (Anh Đức), Mẫn và tôi (Phan Tứ), Dấu chân người
lính (Nguyễn Minh Châu) - những tác phẩm tiêu biểu của dòng tiểu thuyết sử thi trước đó.
Như thế rõ ràng trong khoảng thời gian mười năm đầu sau chiến tranh, tiểu thuyết sử thi là
mảnh đất vẫn còn hứa hẹn nhiều tiềm năng. Tiểu thuyết sử thi cũng là thể loại được các tác giả cũng
như độc giả tiểu thuyết giai đoạn này quan tâm. Nhưng cùng với những thay đổi đang dần diễn ra trong
đời sống xã hội và văn học, tiểu thuyết Việt Nam những năm 1975-1985 cũng bắt đầu có những chuyển
biến mới. Khuynh hướng sử thi với cảm hứng ngợi ca vẫn là nguồn cảm hứng lớn tuy nhiên nó đã
không còn là nguồn cảm hứng duy nhất. Bên cạnh cảm hứng ngợi ca, cảm hứng đời thường và cảm
._. chẳng xứng đáng để anh làm lụng nuôi anh suốt đời nữa đâu…Cuộc chiến tranh dai dẳng này
không chịu nổi nữa rồi! Khi con đi, bố không hài lòng: cái kiểu đi như thế thì có thể trở thành anh
hùng và cũng có thể trở thành kẻ phản bội. Phản bội…Phải rồi! Ở đây sát ấp lắm, chỗ chó sủa kia kìa,
chỉ cần đi mấy bước, hay cứ ngồi đây, sáng ra chỉ việc đưa cái áo này vẫy trên đầu là trực thăng chúng
nó sẽ đổ xuống mang đi…Không! Không thể như bố nói được đâu. Con không trở thành anh hùng
nhưng cũng không bao giờ phản bội đầu hàng. Anh con đã ngã xuống năm xưa, không được như anh,
không đi tới cái chết trong trận đánh được, con xin chết thầm lặng không tăm hơi như thế này! Cha mẹ
tha lỗi cho con! Hương ơi! Mong em đừng buồn…Các đồng chí ơi! Tùng ơi! Toàn ơi!...Hãy tha lỗi cho
mình nhé!...” [37,88-89].
Đó là những lời độc thoại nội tâm của Linh trong hoàn cảnh gần như tuyệt vọng. Từ một chiến
sĩ đặc công trực tiếp cầm súng Linh bị chuyển sang làm công tác sản xuất ở hậu cần vì bị hiểu lầm bởi
những lời bêu xấu của tên Kiêu thâm hiểm. Căn bệnh sốt rét quái ác lại đeo bám lấy anh ngay trong lúc
đơn vị di chuyển. Không còn sức khỏe, không còn đồng đội bên cạnh, không còn cơ hội thổi bùng ngọn
lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ vẫn cháy rực trong tim, Linh đã có ý định bỏ cuộc. Và xoáy vào đầu Linh
lúc này còn là cái cảm giác hổ thẹn. Hổ thẹn với tình cảm của những người thân, hổ thẹn với sự hi sinh
của những đồng đội đã anh hùng ngã xuống trong khi anh lại không thể đi đến tận cùng cuộc chiến.
Những lời độc thoại nội tâm ở đây như những lời tâm huyết sau cùng của Linh khi anh quyết định sẽ
chọn lấy cho mình cái chết. Dù đó là cái chết lặng thầm không ai biết đến chứ nhất quyết anh không thể
trở thành một kẻ phản bội, đầu hàng. Rõ ràng những suy nghĩ này càng làm người đọc thấu hiểu và trân
trọng hơn những phẩm chất cao đẹp ở con người Linh.
Hay ở một đoạn khác, những lời độc thoại nội tâm của Tám Linh cũng được thể hiện khi anh
bày tỏ những cảm xúc đang diễn ra trong tâm hồn về người đồng đội Năm Thúy:
“Quái lạ! Sao đôi mắt cô ấy như là… gì nhỉ? Khó tả quá! Tại sao mình ngài ngại nhìn vào mắt
Thúy? Cặp mắt Hương cũng đẹp lắm, thơ ngây lắm nhưng mình có cảm giác này bao giờ đâu. Cái nhìn
sâu thẳm, cái nhìn như biết nhắn nhủ, nó cứ hút hút như xoáy nước ấy! Thúy chưa chắc đã đẹp bằng
Hương nhưng hình như bên trong cô ấy có cái gì làm mình… Ờ! Ai lại đi so sánh một thiếu nữ thủ đô,
một cô sinh viên với một cô gái ngày đêm lăn lộn phong trào…Ừ! Hay chính là cái chất dạn dày lăn
lộn đó?...” [32,119].
Mang theo tình cảm của ngưòi con gái thủ đô qua những chặng đường hành quân nhưng cái
hình ảnh của cô chiến sĩ địa phương Năm Thúy không biết từ lúc nào đã nhẹ nhàng len lỏi sâu vào suy
nghĩ của chàng trai Hà Nội. Linh thầm yêu mến và nể phục cái cô gái có vẻ nhỏ nhắn, dịu dàng nhưng
lại rất đỗi kiên cường vẫn luôn sát cánh cùng đơn vị chiến đấu của anh. Một tình cảm trong sáng đang
dần lớn lên trong tâm hồn Linh và anh luôn phải đè nén. Bởi lẽ ngay cả khi biết tin Hương đã có gia
đình thì “bây giờ cũng chưa phải lúc”, “phải dành cho trận đánh ngày mai”. Dành nhiều tình cảm cho
Năm Thúy nhưng một lần nữa người đọc lại nhận thấy được ở Linh một con người luôn nghĩ đến việc
chung, luôn đặt việc chung lên trước tình cảm riêng tư.
Nhân vật Hai Hùng ở tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng cũng là nhân vật được thể hiện với rất nhiều
những lời độc thoại nội tâm. Một mình bôn ba trong cái hành trình đi tìm dĩ vãng gần như vô vọng,
không ít lần Chu Lai đã để cho Hai Hùng bật lên những suy nghĩ, nỗi niềm sâu tận đáy lòng:
“Chiến tranh mới đó với đó, hơn chục năm chứ nhiều nhặn gì đâu mà sao cả người ngoài lẫn
người trong cuộc đều chóng vánh quên đi quá thể vậy? Sao cái miệng lưỡi của thằng cha nức tiếng tốt
bụng kia nhắc đến mọi kỉ niệm đau thương lại ráo hoảnh như nhắc đến cuộc chiến tranh của người
khác, của quốc gia khác? Hay là chính tôi lẩm cẩm, cứ vô duyên lội ngược dòng đời tìm về quá khứ mà
thiên hạ đang quên đi, cố quên đi, để mình tôi lội đến đâu thì chỉ nghe tiếng chân mình kêu lõm bõm
đến đó?” [39,148].
Câu hỏi được Hai Hùng đặt ra đó luôn vang lên trong suốt hành trình tìm về quá khứ của ông.
Dường như chỉ có mỗi Hai Hùng là vẫn nhớ, vẫn lặn lội, lục tìm cái quá khứ mà mọi người đang muốn
lãng quên và đã lãng quên. Chiến tranh chưa lùi xa nhưng sao con người ở đây lại nhanh chóng quên đi
quá thể! Ba Thành, Tám Tính, những người đồng đội gắn bó ngày xưa giờ nhắc lại chuyện cũ cũng chỉ
bình thản như đang nói về một điều gì đó xa xôi, không còn đọng lại nhiều trong kí ức. Còn Ba Sương,
người con gái gắn với cả cuộc đời mà hiện tại Hai Hùng đang tìm kiếm cũng ngoảnh mặt quay lưng với
quá khứ. Tại sao? Không biết bao lần Hai Hùng đã tự hỏi mình nhưng ông vẫn không sao tìm thấy câu
trả lời cho câu hỏi ấy. Chỉ biết là khi lội ngược dòng quá khứ thì vang vọng bên tai Hai Hùng cũng chỉ
là âm thanh lõm bõm của những tiếng bước chân lẻ loi, đơn độc. Một Hai Hùng đơn độc và lạc lõng ở
hiện tại đi tìm quá khứ để mong có được chút an ủi, thanh thản cho tâm hồn thì lại càng trở nên hụt
hẫng và lạc lõng hơn khi cái quá khứ ấy đã được tìm thấy. Trong Ăn mày dĩ vãng, nội tâm của Hai
Hùng là cả một khoảng không rộng lớn với quá nhiều những diễn biến tâm trạng, những suy ngẫm, tự
vấn. Và có thể nói những lời độc thoại nội tâm ở đây đã có một vai trò không nhỏ khi nói lên điều đó .
Linh trong Vòng tròn bội bạc cũng là con người lạc lõng ở cuộc sống sau chiến tranh. Giã từ
binh nghiệp, Linh trở về trong niềm vui đoàn tụ của gia đình nhưng niềm vui ấy không kéo dài được
lâu khi khoảng đời trận mạc đã vô hình tạo nên một khoảng cách giữa anh và những người thân. Vì thế
mà có nhiều lần Linh đã băn khoăn tự hỏi về sự trở về của mình, phải chăng điều đó là một sai lầm? Và
cũng đã có những lúc Linh vô cùng thất vọng khi nhận ra sự lạc lõng của mình ngay giữa ngôi nhà thân
thuộc:
“Hay lại xách ba lô đi?...Nhưng đi đâu? Làm gì còn đại đội nữa mà về! Đến tòa soạn nằm ư?
Không ổn! Chật chội thế, nằm ở đâu? Chưa nói đến sự khinh thị của mọi người. Hay đến tạm trú nhà
bạn bè? Cũng không ổn nốt. Biết mỗi nhà thằng Khâm nhưng bản thân nó đã không xong còn nói chi
đến chuyện chứa thêm mình. Thuê một chỗ cốt để có cái nơi chui ra chui vào vậy? Ngớ ngẩn nốt. Hà
Nội chật hẹp, những đôi vợ chồng mới cưới còn chưa có chỗ để hưởng tuần trăng mật với nhau kia kìa,
trong khi toàn bộ tài sản vốn liếng của mình chỉ có chiếc xe đạp bó lốp đến kẻ trộm cũng chê. Vậy là
tận đường rồi chăng?” [37,57].
Những câu hỏi như thế cứ nhảy múa trong đầu Linh. Anh phải đi dâu, làm gì bây giờ? Chả lẽ
không còn một sự lựa chọn, không còn một con đường nào để Linh hòa nhập vào gia đình, vào cái cuộc
sống với quá nhiều đổi thay vẫn đang diễn ra mỗi ngày? Mà theo như lời nói của em Linh thì: “Cuộc
sống cứ trôi chảy cuồn cuộn với tất cả những cái nhố nhăng, cao đẹp và xô bồ của nó. Riêng anh anh
cứ thích dừng lại trên bờ gặm nhấm những giá trị cũ và sau đó chua cay nói: Hỏng! Tất cả đều hỏng,
hỏng từ trong ra ngoài.” [37,243]. Gia đình vốn là nơi Linh yêu thương gắn bó, là nơi những năm
tháng chiến tranh khi từng phút từng giờ đối mặt với cái chết Linh luôn khao khát được quay về.
Nhưng tại sao giờ đây cũng chính gia đình lại trở thành nơi không còn phù hợp, không còn dành cho
Linh nữa. Điều gì đã tạo nên khoảng cách giữa anh và những người thân? Trở về sau chiến tranh, có lẽ
đây là nỗi day dứt âm ỉ và dai dẳng nhất trong lòng Linh:
“Nhiều khi anh muốn ôm lấy mẹ, muốn nói với mẹ một câu gì đó thật dịu ngọt, thật trẻ thơ
nhưng không nói được. Cứ sợ nó ngẩn ngơ, nó mềm yếu thế nào ấy. Chả lẽ những trận đánh liên miên,
những mệnh lệnh chết chóc, những năm tháng khốc liệt quen lèn chặt tình cảm để gồng lên từng giờ,
để đừng cúi mặt gục ngã, để đương đầu với tất cả đã làm méo mó tâm hồn, tính tình lẫn khẩu khí của
mình đi đến thế? Hay là do chính những năm tháng nghiệt ngã đời thường nhào nặn nên?” [37,20].
Quả thật đã có quá nhiều thay đổi xảy ra. Và cho dù có trở về với con người nguyên vẹn thì Linh
cũng đã không còn là Linh ngày trước. Những năm tháng trận mạc đã rèn cho Linh cái thói quen phải
biết nén cảm xúc vào lòng và những bộn bề thời hậu chiến cũng đã ít nhiều làm cho tâm hồn anh xơ
cứng đi đôi chút. Vì thế nhiều lần Linh đã làm cho mẹ phải buồn. Cái gì đang xảy ra trong mối quan hệ
giữa Linh với những người thân trong gia đình? Rõ ràng những lời độc thoại nội tâm ở đây đã giúp
cho Linh nói lên những suy nghĩ sâu kín vẫn luôn dằn vặt trong tâm hồn anh.
Với những lời độc thoại nội tâm, Chu Lai đã tạo điều kiện cho nhân vật tự đối thoại với bản
thân mình để nói lên những vấn đề mình băn khoăn, trăn trở. Độc thoại nội tâm còn là phương thức
hiệu quả nhất để thể hiện đời sống nội tâm nhân vật. Chính vì thế mà qua độc thoại nội tâm, người đọc
có thể tiếp cận, khám phá những diễn biến tâm trạng, những suy nghĩ đang diễn ra trong tâm hồn nhân
vật mà không phải lúc nào nhà văn cũng là người trực tiếp nói ra. Điều này một cách hữu ý đã thật sự
rút ngắn khoảng cách vốn có giữa người đọc và nhân vật tiểu thuyết. Và đây rõ ràng là điều mà Chu
Lai nói riêng và các tác giả tiểu thuyết nói chung đều muốn hướng đến.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật không chỉ là cách thể hiện nhân vật mà nó còn là một trong
những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của tiểu thuyết nói chung. Có thể nói mỗi nhà văn đều có
những thế mạnh và những biện pháp nghệ thuật riêng trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. Nếu
như Bảo Ninh chú ý nhiều đến việc khai thác thế giới nội tâm, Lê Lựu luôn đặt nhân vật vào trong
những mối quan hệ, tình huống đời thường để nhân vật tự thể hiện mình thì nhân vật của tiểu thuyết
Chu Lai lại được chú tâm nhiều trong việc miêu tả ngoại hình, nội tâm và xây dựng lời thoại. Tất cả
những yếu tố đó đã tạo nên sự chân thực, sinh động cho nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai. Vì thế bao
giờ trong tiểu thuyết Chu Lai, nhân vật cũng hiện lên là những con người có hình, có nét, có đời sống
nội tâm phong phú. Đây quả thật là một thành công đáng ghi nhận của nghệ thuật tiểu thuyết Chu Lai
khi xây dựng được những nhân vật tiểu thuyết mang dáng dấp và hơi thở con người.
KẾT LUẬN
Giai đoạn văn học sau 1975 đánh đấu bước phát triển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết với
những cách tân và thành công nhất định về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong đó, có thể
khẳng định nhân vật văn học là một trong những yếu tố có nhiều thành công đáng ghi nhận. Như đã
nói, nhân vật văn học nói chung và nhân vật văn học trong tiểu thuyết nói riêng có một vị trí quan trọng
mà không một yếu tố nào có thể thay thế. Là kết quả của hoạt động sáng tạo có tính chất hư cấu về
những đối tượng có một đời sống riêng, nhân vật văn học vừa là phương tiện khái quát hiện thực đồng
thời cũng vừa là nơi để nhà văn chuyển tải những quan niệm về các vấn đề con người và cuộc sống.
Nói cách khác, nhân vật văn học chính là sự khái quát và thể hiện các giá trị tư tưởng của nhà văn và
giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học nói chung. Nhân vật văn học do vậy luôn có những đặc trưng
nhất định. Và riêng với nhân vật văn học trong tiểu thuyết, do đặc điểm thể loại nên những đặc trưng
này càng được thể hiện rõ hơn. Ngoài là nhân vật chân thực với những nét tính cách rõ rệt và có đời
sống nội tâm phong phú thì nhân vật văn học trong tiểu thuyết còn là những nhân vật có quá trình phát
triển tự thân, nhân vật nếm trải và có khả năng tổng hợp nhiều đặc điểm của các loại hình nhân vật
khác. Nhân vật văn học xuất hiện trong tiểu thuyết như một mặc định nghệ thuật và nó cũng hiển nhiên
trở thành tiêu chí đánh giá sự thành công của tác phẩm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Cùng với sự phát triển của tiểu thuyết, diện mạo nhân vật văn học trong tiểu thuyết Việt Nam
sau 1975 cũng vô cùng phong phú. Nhân vật của tiểu thuyết sau 1975 đa dạng và có những điểm khác
trước rõ nét. Nếu như trước đây nhân vật văn học trong tiểu thuyết xuất hiện chủ yếu với tư cách con
người công dân thì sau 1975, nhân vật tiểu thuyết lại trở về là những con người cá nhân với cuộc đời,
số phận và những mối quan hệ riêng tư, đời thường. Có thể thấy ở những nhân vật tiểu thuyết giai đoạn
này, ý thức cá nhân với những nhu cầu và khát vọng riêng tư đã được các tác giả tiểu thuyết quan tâm
thể hiện đúng mức. Các kiểu loại nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết sau 1975 cũng nhiều hơn trước.
Ở tiểu thuyết giai đoạn này, người đọc có thể bắt gặp các kiểu nhân vật như nhân vật với bi kịch nhận
thức, nhân vật cô đơn, nhân vật lạc lõng, nhân vật tự vấn, nhân vật tha hóa, nhân vật thiên về đời sống
tâm linh,…Đặc biệt nhân vật được nhìn nhận và thể hiện với những tổn thương và mất mát do chiến
tranh gây ra là kiểu nhân vật xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của các tác giả tiểu thuyết sau 1975. Đó
là các nhân vật trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, Dương Hướng, Khuất Quang Thụy, Chu Lai, Nguyễn
Trí Huân,…Thể hiện nhân vật với những mất mát, tổn thương này, các tác giả tiểu thuyết đã có cái
nhìn đa diện, đa chiều và sự phản ánh trọn vẹn, chân thật hơn về con người cũng như cuộc chiến tranh
một thời của dân tộc.
Tiểu thuyết sau 1975 cũng gắn liền với tên tuổi của nhiều tác giả được người đọc yêu mến và
trong số đó không thể không nói đến Chu Lai. Là nhà văn khẳng định mình với hàng loạt tiểu thuyết ra
đời và được đón nhận trong thời gian ngắn, Chu Lai đã chứng tỏ được nội lực của một nhà văn có tài.
Và có thể nói cái tài của Chu Lai được thể hiện rõ nhất ở việc xây dựng hệ thống nhân vật tiểu thuyết.
Nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai vừa mang những đặc điểm chung của nhân vật tiểu thuyết sau 1975
nhưng đồng thời nó cũng có những đặc điểm riêng biệt, độc đáo. Đó là những nhân vật được thể hiện
khá trọn vẹn với cái nhìn đa diện, đa chiều. Đó cũng là những nhân vật được Chu Lai xây dựng theo xu
hướng lí tưởng, là nhân vật với những cảnh ngộ bi kịch và là nhân vật hiện thân cho cái ác.
Nổi bật lên giữa rất nhiều những nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai là nhân vật người lính. Nhà
văn quân đội này dường như luôn dành trọn những tình cảm ưu ái cho những con người đã từng một
thời là đồng đội của ông. Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Chu Lai được thể hiện ở cả giai đoạn
chiến tranh và cuộc sống thời bình. Và có thể nói, dù ở giai đoạn nào thì người lính của tiểu thuyết Chu
Lai cũng được nhà văn tập trung khắc họa với đặc điểm tiêu biểu và những tình cảm yêu mến, trân
trọng.
Trước hết nhân vật người lính của tiểu thuyết Chu Lai là những nhân vật mang vẻ đẹp lí tưởng
của con người trong chiến tranh. Tìm hiểu những nhân vật này, bao giờ người đọc cũng nhận thấy ở họ
tinh thần dũng cảm, kiên gan và luôn hết mình vì nhiệm vụ. Trong những cánh rừng và bom đạn chiến
tranh khốc liệt, họ nổi bật lên và trở thành hình ảnh tiểu biểu của những con người ra đi vì lí tưởng của
dân tộc một thời. Đành rằng cũng có những giây phút nào đó họ trở nên yếu đuối, họ cũng mệt mỏi và
cảm thấy không còn phơi phới niềm tin bởi cuộc chiến vẫn đang kéo dài phía trước. Thế nhưng đó
cũng chỉ là những suy nghĩ thoáng qua. Đọng lại ấn tượng trong lòng người đọc ở đây là chân dung của
những con người không ngại ngần gắn cuộc đời mình với cuộc chiến hào hùng của dân tộc.
Nhưng cũng không chỉ có hào hùng và lí tưởng, tiểu thuyết Chu Lai còn có cả những mất mát,
đau thương do chiến tranh gây ra. Quả thật, Chu Lai đã có cái nhìn toàn diện và chân thực về hiện thực
chiến tranh. Chính vì thế mà ông đã không ngần ngại nói đến những mất mát, hi sinh, nói đến cái chết
của những lính ngã xuống chiến trường cũng như nói đến cuộc đời còn lại của họ trong những năm
tháng hòa bình. “Cuộc chiến tranh vừa qua có thể là trò đùa nhưng sự mất mát lại là có thật. Cuộc đời
hôm nay có thể chỉ là tấn tuồng nhưng nỗi buồn không bao giờ là một màn kịch cả” [39,444]. Sự trải
nghiệm trong quãng đời cầm súng và cuộc sống thời bình đã giúp Chu Lai ngẫm ra nhiều điều về cuộc
sống, con người và ông đã thể hiện khá trọn vẹn những điều ấy qua nhân vật tiểu thuyết. Nếu như chiến
tranh là tàn khốc và dữ dội, chiến tranh làm tổn thương không chỉ cơ thể mà còn gây ra nỗi mất mát
tinh thần lớn lao cho những con người đã gắn đời mình vào cuộc chiến thì cuộc sống thời bình đối với
những nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai cũng có quá nhiều đau buồn, xót xa. Chu Lai đặt nhân vật của
mình vào muôn nẻo đường của cuộc sống thời bình nhưng thật sự có phút giây nào nhân vật của ông
được bình yên.
Bước ra khỏi chiến tranh, không ít nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai mang trên mình những vết
thương cả về thể xác lẫn tâm hồn, mà với những vết thương đó thì thời gian chỉ có tác dụng khoét sâu
thêm và làm tăng thêm nhức nhối. Cũng không ít nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai lại rơi vào hoàn
cảnh hụt hẫng và lạc lõng ở cuộc đời hiện tại. Hàng ngày họ vẫn sống, vẫn có những mối quan hệ nhất
định nhưng dù có cố gắng đến mấy thì họ cũng không tránh khỏi cảm giác là một người đi bên lề của
cái cuộc sống thời hậu chiến với quá nhiều bộn bề phức tạp. Cuộc sống ấy dường như không có chỗ để
dành cho những con người mà cả thể xác lẫn tâm hồn đã nhàu nát và mang nhiều thương tật chiến
tranh. Cho nên dù có mãi loay hoay thì cuối cùng họ cũng chỉ là những người thừa. Thể hiện những
điều này, rõ ràng Chu Lai đã có sự cảm thông sâu sắc và sự trăn trở, day dứt khôn nguôi về cuộc đời, số
phận của những con người một thời đi qua chiến tranh. Và còn nhiều, rất nhiều những hoàn cảnh,
những con người khác được thể hiện trong tiểu thuyết Chu Lai. Có thể thấy mỗi con người bước ra từ
chiến tranh trong tiểu thuyết Chu Lai là một số phận, một mảnh đời. Có người tốt, kẻ xấu, có người thất
bại, có kẻ thành công, có người thủy chung nhưng cũng có người phản bội, có người cao cả và cũng có
cả những kẻ thấp hèn. Điều này cho thấy cuộc sống thời hậu chiến đối với không ít nhân vật của tiểu
thuyết Chu Lai cũng không hề đơn giản. Nó chắc gì không là một mặt trận chiến đấu mới mà những
con người vừa bước ra từ chiến tranh nếu không đủ bản lĩnh sẽ dễ dàng sa ngã.
Tiểu thuyết Chu Lai còn có cả những nhân vật tha hóa, những con người hiện thân cho cái ác,
cái xấu. Những con người này xuất hiện và len lỏi khắp nơi, cả trong chiến tranh và cuộc sống thời
bình. Chu Lai đã không ngần ngại nói đến sự tha hóa ngay ở bản thân của những con người tốt đẹp hay
ông cũng “mạnh tay” trong việc thể hiện cái ác, cái xấu tàn bạo, tinh vi thuộc về bản chất ở những kẻ
ác, kẻ xấu. Thế nhưng cái ác, cái xấu ở đây chỉ là phương tiện để qua đó cái tốt, cái thiện được soi
chiếu rõ hơn. Chu Lai nói đến cái ác, cái xấu để nhằm gióng lên hồi chuông cảnh báo và qua đó khẳng
định giá trị của những điều tốt đẹp. Thông qua những nhân vật tiểu thuyết, thông điệp Chu Lai muốn
chuyển tải đến người đọc bao giờ cũng là những lời nhắn gửi thấm đẫm nhân sinh.
Xây dựng nhân vật tiểu thuyết, Chu Lai thường tạo được thành công bởi những thủ pháp nghệ
thuật riêng độc đáo. Trong số đó, đáng chú ý nhất là nghệ thuật miêu tả nhân vật và tạo dựng lời thoại.
Nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai thường được miêu tả kĩ càng về dáng vẻ ngoại hình, hay ít nhất đó
cũng là những nhân vật có một hoặc một vài nét ngoại hình đáng chú ý nào đó. Điều này đã làm cho
nhân vật của Chu Lai luôn tạo được ấn tượng nhất định đối với người đọc tiểu thuyết. Hơn nữa, nhân
vật của tiểu thuyết Chu Lai còn là những con người có đời sống nội tâm phong phú, có những trăn trở,
suy tư. Chính vì thế mà bao giờ nhân vật của Chu Lai cũng hiện ra chân thực, sinh động như những con
người thực của cuộc đời. Lời thoại cũng là một trong những yếu tố góp phần xây dựng thành công hình
tượng nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai. Lời thoại ở đây bao gồm cả lời đối thoại và lời độc thoại. Có
thể thấy Chu Lai đã có sự tổ chức và xây dựng lời thoại nhân vật khéo léo, phù hợp. Lời thoại của nhân
vật trong tiểu thuyết Chu Lai không chỉ là hình thức giao tiếp hay phương thức tự sự mà nó còn là yếu
tố thể hiện rõ nét ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Qua những gì Chu Lai đã mang đến cho người đọc và góp vào giai đoạn tiểu thuyết Việt Nam
sau 1975, chúng tôi nhận thấy ông thật sự là một nhà văn có tài và có tâm đối với sự phát triển của tiểu
thuyết cũng như đối với những con người đã góp máu xương cho cuộc chiến của dân tộc. Chu Lai đã
từng nói “còn sống sẽ còn viết về chiến tranh để đền đáp ân tình đồng đội” và quả thật lời khẳng định
đó đã được chứng minh qua các tác phẩm của ông. Chu Lai viết nhiều về chiến tranh và người lính.
Những vấn đề ông trăn trở, băn khoăn và đặt ra trong sáng tác của mình cũng không gì khác hơn ngoài
những vấn đề liên quan đến cuộc đời và số phận của những con người bước ra từ chiến tranh. Thấy
được điều này, chúng tôi mới cảm nhận được hết những tình cảm, yêu thương mà nhà văn quân đội này
dành cho nhân vật người lính, người đồng đội của ông.
Tìm hiểu về nhân vật trong sáng tác của một tác giả văn học không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Hơn nữa đối với những tác giả mà sự nghiệp sáng tác vẫn còn có nhiều diễn biến như Chu Lai lại càng
gặp phải một số vấn đề khó khăn. Với đề tài “Nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai”, chúng tôi
không dám khẳng định có thể trình bày được hết những vấn đề liên quan đến nhân vật của tiểu thuyết
Chu Lai mà chỉ hi vọng trong khả năng của mình đã phần nào khái quát được những đặc điểm quan
trọng, tiêu biểu của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai. Dù rất cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót hay võ đoán trong cách thể hiện. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được những sự
đóng góp quí báu để có thể có được sự đánh giá toàn diện và sâu sắc hơn về nhân vật của tiểu thuyết
Chu Lai cũng như rút ra được cho mình những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích về đề tài và công việc
nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hoài Anh (2009), “Tiểu thuyết trong quan niệm của lí luận phê bình văn ở đô thị miền
Nam 1954 – 1975”, www.vannghesongcuulong.org
2. Lê Tuấn Anh (2004), “Chung quanh tác phẩm Ăn mày dĩ vãng”, Cuộc đời và trang viết, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nôi.
3. Lại Nguyên Ân (1986), “Văn xuôi gần đây diện mạo và vấn đề”, Tạp chí Văn nghệ quân đội,
(1).
4. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, (bản dịch của Phạm Vĩnh Cư), Trường viết
văn Nguyễn Du, Hà Nội.
5. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Dostoievski (bản dịch của Trần Đình Sử, Lại Nguyên
Ân, Vương Trí Nhàn), NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Vũ Bằng (1996), Khảo về tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
7. Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức (1976), Cơ sở lí luận văn học (tập 3),
NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Minh Châu (1977), Miền cháy, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
9. Hồng Diệu (1991), “Vấn đề của tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (5).
10. Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, NXB Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
11. Đinh Xuân Dũng (2001), “Văn học Việt Nam về chiến tranh hai giai đoạn của sự phát triển”,
Tạp chí Văn nghệ quân đội, (4).
12. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
13. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Hà Minh Đức (chủ biên, 1995), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Phan Hương Giang (2001), “Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi
mới”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (4).
16. Nguyễn Hải Hà – Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi
Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (Đề tài nghiên cứu khoa học), Hà Nội.
17. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Đức Hạnh (2006), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai (Đề tài nghiên cứu
khoa học và công nghệ cấp Bộ), Trường ĐHSP Thái Nguyên.
19. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương (1995), Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
20. Ngọc Hiền (thực hiện) (2009), “Nhà văn Chu Lai: “Phi đàn bà bất thành văn học””, http://
www.vnmedia.vn.
21. Nguyễn Trí Huân (2007), Chim én bay, NXB Văn học, Hà Nội.
22. Nguyễn Trí Huân (1994), “Những trang viết về người lính”, Báo Văn nghệ, (41)
23. Nguyễn Mạnh Hùng (2000), Sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 (qua đề tài và
nhân vật), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Khoa học xã hội và nhân văn, TP HCM.
24. Dương Hướng (1998), Bến không chồng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
25. Ma Văn Kháng (2003), Mùa lá rụng trong vườn, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
26. Ma Văn Kháng (2003), Đám cưới không có giấy giá thú, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
27. M.Kundera (2001), Nghệ thuật tiểu thuyết (bản dịch của Nguyên Ngọc), NXB Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
28. Chu Lai (1987), “Vài suy nghĩ về phản ánh sự thật trong chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ quân
đội, (4).
29. Chu Lai (1995), “Thử ngẫm về mình”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (105).
30. Chu Lai, “Nhân vật người lính trong văn học” (1995), Tạp chí Văn nghệ quân đội, (6).
31. Chu Lai (2004), “Viết về chiến tranh đôi điều suy ngẫm”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (8).
32. Chu Lai (2000), Nắng đồng bằng, NXB Văn học, Hà Nội.
33. Chu Lai (2003), Sông xa, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
34. Chu Lai (2003), Truyện ngắn, NXB Hội nhà Văn, Hà Nội.
35. Chu Lai (2004), Gió không thổi từ biển, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
36. Chu Lai (2004), Bãi bờ hoang lạnh, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
37. Chu Lai (2003), Vòng tròn bội bạc, NXB Văn học, Hà Nội.
38. Chu Lai (2001), Phố, NXB Văn học, Hà Nội.
39. Chu Lai (2004), Ăn mày dĩ vãng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
40. Chu Lai (2004), Ba lần và một lần, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
41. Chu Lai (2002), Cuộc đời dài lắm, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
42. Chu Lai (2004), Út Teng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
43. Chu Lai (2004), Khúc bi tráng cuối cùng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
44. Chu Lai (2005), Người im lặng, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
45. Chu Lai (2006), Chỉ còn một lần, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
46. Tôn Phương Lan (1994), “Chiến tranh qua những tác phẩm văn xuôi được giải”, Tạp chí Văn
học, (12).
47. Tôn Phương Lan (1995), “Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của những nhà văn cầm
súng”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (4).
48. Tôn Phương Lan (1995), “Tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975", Tạp chí văn nghệ quân đội, (8)
49. Nguyễn Quang Lập (1989), Những mảnh đời đen trắng, NXB Nghệ Tĩnh.
50. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
51. Lê Lựu (2004), Thời xa vắng, NXB Văn học, Hà Nội.
52. Lê Lựu (1993), Chuyện làng Cuội, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
53. Phương Lựu (chủ biên, 2002), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
54. Bùi Vũ Minh (2006), “Hình tượng người lính trong văn học - cần một cái nhìn thực tế”, Tạp chí
Văn nghệ, (16).
55. Song Nga (1990), “Đọc Vòng tròn bội bạc”, Báo Văn nghệ, (27).
56. Lê Thành Nghị (2001), “Tiểu thuyết về chiến tranh mấy ý kiến góp bàn”, Tạp chí văn nghệ quân
đội, (4).
57. Phan Huy Nghiêm (1997), Thành công của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh trong mười năm đổi
mới văn học (1986 – 1996), Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm TPHCM.
58. Phạn Xuân Nguyên (1991), “Phân tích tâm lí trong tiểu thuyết”, Tạp chí văn học, (2).
59. Mai Ngữ - Chu Lai - Khuất Quang Thụy (2001), “Các nhà văn bàn về tiểu thuyết”, Tạp chí Văn
nghệ, (2).
60. Vương Trí Nhàn (1996), Khảo về tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
61. Phùng Quý Nhâm (1998), “Tinh thần phân tích tâm linh, một đặc trưng của chủ nghĩa hiện
thực”, Tạp chí Văn học, (4).
62. Phùng Quý Nhâm (2000), “Cái nhìn của nhân vật”, Tạp chí văn học, (10).
63. Phùng Quý Nhâm, Bài giảng chuyên đề Cao học, Trường Đại học Sư phâm TPHCM.
64. Bảo Ninh (2008), Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội.
65. Nhiều tác giả, Số phận của tiểu thuyết (bản dịch của Lại Nguyên Ân, Nguyễn Linh, Phong Vũ),
NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
66. Nhiều tác giả (1990), “Hội thảo về chiến tranh và người lính trong văn học gần đây”, Báo Văn
nghệ, (47).
67. Nhiều tác giả (1992), “Trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”, Báo Văn nghệ,
(29).
68. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
69. Nhiều tác giả (1997), Văn học Việt Nam 1975-1985: Tác phẩm và dư luận, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội.
70. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
71. Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
72. Nguyễn Trọng Oánh (1984), Đất trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
73. Hồ Phương (2001), “Có gì mới trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh hôm nay”, Tạp chí
Văn nghệ quân đội, (4).
74. G.N.Pospelov (chủ biên, 1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học (bản dịch của Trần Đình Sử - Lại
Nguyên Ân – Lê Ngọc Trà), NXB Giáo dục, Hà Nội.
75. Bùi Việt Thắng (2006), “Nội lực Chu Lai”, Tạp chí Nhà văn, (8).
76. Nguyễn Đình Thi (1964), Công việc của người viết tiểu thuyết, NXB Văn học, Hà Nội.
77. Lý Hoài Thu (1991), “Tiểu thuyết - tầm vóc hiện thực và số phận con người”, Tạp chí văn nghệ
quân đội, (2).
78. Lý Hoài Thu (1993), “Tập truyện ngắn Phố nhà binh”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (7).
79. Khuất Quang Thụy (2006), Không phải trò đùa, NXB Văn học, Hà Nội.
80. Khuất Quang Thụy (1989), Góc tăm tối cuối cùng, NXB Thanh niên, Hà Nội.
81. Nguyễn Khắc Trường (1999), Mảnh đất lắm người nhiều ma, NXB Văn nghệ, TPHCM.
82. Nguyễn Thanh Tú (2002), “Cuộc đời dài lắm là một tiểu thuyết có sức hấp dẫn”, Tạp chí Văn
nghệ quân đội, (542).
83. Nguyễn Mạnh Tuấn (1982), Đứng trước biển, NXB Văn nghệ, TPHCM.
84. Nguyễn Mạnh Tuấn (1984), Cù lao Tràm, NXB Văn nghệ, TPHCM.
85. Nguyễn Văn Tùng (tuyển chọn và biên soạn, 2008), Tuyển tập các bài viết về tiểu thuyết ở Việt
Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5755.pdf