Tài liệu Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo: ... Ebook Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo
117 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------------
TRẦN THỊ BÍCH VÂN
NHÂN VẬT NỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------------
TRẦN THỊ BÍCH VÂN
NHÂN VẬT NỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
Chuyên ngành:VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 602234
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS.TRỊNH BÁ ĐĨNH
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
TRẦN THỊ BÍCH VÂN
NHÂN VẬT NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
Chuyên ngành:VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 602234
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS.Trịnh Bá Đĩnh
Phản biện 1: ……………VŨ TUẤN ANH
Phản biện 2:…………...NGUYỄN BÍCH THU
Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận văn họp tại:
Trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHTN
Ngày 15 tháng 11 năm 2009
Có thể tìm hiểu luận văn tại thƣ viện Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
UNIVERSITY OF THAI NGUYEN
COLLEGE OF TEACHER’S TRAINING
------------------------
TRAN THI BICH VAN
THE FEMALE CHARACTER IN VO THI HAO’S WRITING
MAJOR: LITERATURE OF VIET NAM
Code :602234
ABSTRACT OF A THESIS FOR MASTER OF PHILOLOGICAL
SCIENCE
THAI NGUYEN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Tất cả mọi sự bí ẩn của thế giới này đều không thể sánh nổi sự bí ẩn
của người phụ nữ ”.Thật vậy, ngƣời phụ nữ- một nửa của nhân loại, là biểu
tƣợng cho đạo đức và vẻ đẹp bền vững của nghệ thuật và của cuộc sống. Vì
thế, tìm hiểu về ngƣời phụ nữ, chính là khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật và
sức sống của nhân loại. Đã có không biết bao nhiêu nhà văn nhà thơ từ cổ chí
kim trên khắp hành tinh này viết về ngƣời phụ nữ với tất cả tấm lòng yêu
thƣơng rộng mở và viết về ngƣời phụ nữ nhƣ là thƣớc đo của những giá trị mĩ
học nhân văn. Ở Việt Nam ngƣời phụ nữ đã đi từ cuộc sống vào văn học và
trở thành một hình tƣợng rất quan trọng của văn học Việt Nam, ở một số giai
đoạn nó là hình tƣợng nổi bật nhất (chẳng hạn văn học thế kỷ cuối 18 đầu
19).Theo dòng chảy đó văn học ngày nay viết về ngƣời phụ nữ là sự tiếp nối
truyền thống văn học dân tộc, góp phần hoàn thiện hơn chân dung ngƣời phụ
nữ Việt Nam, cũng là thể hiện sâu sắc hơn nhận thức về ngƣời phụ nữ nói
chung.
Từ khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội, đời
sống tƣ tƣởng có nhiều thay đổi, đặc biệt là nhà văn có sự thay đổi trong cách
nhìn về cuộc sống, thay đổi trong quan niệm nghệ thuật. Vì vậy mà nền văn
học dân tộc đã có những chuyển mình rõ rệt và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng
ghi nhận. Một trong những thành tựu đó phải kể đến là sự đóng góp lớn của
thể loại tự sự cụ thể là truyện ngắn và tiểu thuyết, trong việc thể hiện nhân vật
ngƣời phụ nữ, nhất là những tác phẩm do chính nhà văn nữ viết. Nhà nghiên
cứu Bùi Việt Thắng coi sự xuất hiện đầy ấn tƣợng của các cây bút nữ là một
hiện tƣợng đáng chú ý của văn xuôi đƣơng đại. Ông viết:“văn học đang mang
gương mặt nữ ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày càng tinh tế và đằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
thắm[55]”. Hay Vƣơng Trí Nhàn trong bài Phụ nữ và sáng tác văn chương
đã nhận xét:“hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời
đại nhanh hơn nam giới [40]”. Phải chăng đây chính là nguyên nhân giúp cho
hàng loạt cây bút nữ trẻ đƣợc bạn đọc mến mộ trong những năm qua nhƣ: Lê
Minh Khuê,Võ Thị Hảo,Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị
Vàng Anh,Võ Thị Xuân Hà,Thuận…Một vấn đề hết sức nổi bật trong sáng
tác của các cây bút nữ, là sự xuất hiện đặc biệt đông đảo và chiếm ƣu thế của
các nhân vật nữ. Các nhà văn nữ với những cố gắng đã khẳng định đƣợc vị trí
của mình trên văn đàn. Nhƣ nhận định của Phạm Xuân Nguyên:“số lượng
nhiều các tác giả nữ lại tỏ ra khá chắc tay trong cái dàn chung, đem đến cho
văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng một sinh khí mới cần thiết để thể
hiện bề sâu của cuộc sống con người hôm nay [41]”. Điều này có cơ sở từ
thực tế xã hội hiện đại, cuộc sống xã hội mà ngày nay với sự phát triển nhƣ vũ
bão của kinh tế, khoa học kỹ thuật, con ngƣời trong khi bị những áp lực cạnh
tranh căng thẳng nên càng mong ƣớc đƣợc sống trong yên bình với những
cảm giác quý giá về hạnh phúc gia đình. Ngƣời phụ nữ hiện đại tuy rất năng
động nhƣng vẫn luôn cần có một cuộc sống tình cảm làm điểm tựa. Luôn khát
khao một tình yêu đẹp, đó không chỉ là nhu cầu tự thân mà còn là khao khát
tự khẳng định tƣ cách tồn tại của họ.Nhạy cảm với mặt trái của cuộc sống với
bao xô bồ hỗn độn, các giá trị về tình yêu- hạnh phúc- gia đình dễ có nguy cơ
bị đảo lộn, ngƣời phụ nữ với bản chất yếu đuối càng khát khao một bến bờ
hạnh phúc bình yên. Thông qua việc tìm hiểu nhân vật nữ trong sáng tác của
các nhà văn nữ, chúng tôi mong muốn tìm đến những“vùng sâu”trong tâm
hồn của một nửa nhân loại. Để việc tìm hiểu và nghiên cứu về nhân vật nữ
trong sáng tác của một nhà văn có hiệu quả nhất, chúng tôi nghĩ nên xuất phát
từ một nhà văn nữ cụ thể.Trong số các nhà văn nữ đƣơng đại,Võ Thị Hảo hiện
lên nhƣ một đại diện xuất sắc, giàu cá tính.Tác phẩm của chị ngày càng chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
đƣợc nhiều tình cảm của độc giả. Có thể nhận thấy rất rõ một điều, ở lĩnh vực
văn xuôi với bảy tập truyện ngắn và tiểu thuyết Giàn thiêu đã in,Võ Thị Hảo
đã thực sự chinh phục ngƣời đọc bằng ngòi bút sắc sảo mà tinh tế, mạnh mẽ
và tài hoa của mình. Chị là ngƣời luôn tin vào một giải thƣởng lớn đó là sự
sàng lọc của thời gian.Thời gian đã sàng lọc và thời gian cũng đã khẳng định
Võ Thị Hảo là một cây bút nổi bật trong đội ngũ các nhà văn nữ và gặt hái
đƣợc khá nhiều thành công với những giải thƣởng:
- Giải thƣởng cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn với tập Biển cứu rỗi -
Nhà xuất bản Hà Nội - 1991.
- Giải thƣởng 5 năm văn học Hà Nội với Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị
Hảo - Nhà xuất bản Hội nhà văn - 1995.
- Ngoài ra tiểu thuyết Giàn thiêu đƣợc trao giải thƣởng Hội nhà văn Hà
Nội năm 2004.
Võ Thị Hảo đƣợc thừa nhận là một trong vài cây bút nổi bật và giàu chất
nữ tính trong làng truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Đọc các sáng tác của chị,
ngƣời đọc dễ nhận thấy bên cạnh những khắc khoải về chiến tranh thì những
mảnh đời ngang trái, những đau đớn khôn nguôi của những con ngƣời bất
hạnh là sự thƣờng trực trong mỗi tác phẩm. Đồng thời đó còn là những cảm
thông, day dứt của một trái tim phụ nữ khi nói về những nỗi đau của ngƣời
đồng giới. Hơn nữa, vấn đề phụ nữ không chỉ là vấn đề riêng của sáng tác Võ
Thị Hảo hay của văn học Việt Nam mà là vấn đề chung của văn học thế giới
hiện nay. Chính vì thế mà những năm gần đây xu hƣớng nghiên cứu nữ quyền
đã thành một trào lƣu phê bình, mới, hấp dẫn gây đƣợc nhiều sự chú ý. Chúng
tôi chọn đề tài nghiên cứu:Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, để
trƣớc hết có cái nhìn sâu hơn về ngƣời phụ nữ trong sáng tác của chị, sau đó
và từ đó đặt vấn đề bƣớc đầu nghiên cứu văn học từ góc nhìn giới tính tiếp
cận một hƣớng nghiên cứu mới .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
2. Lịch sử vấn đề.
Võ Thị Hảo đã từng làm thơ từ rất sớm và từng nghĩ mình sẽ trở thành
một nhà thơ, tuy nhiên chị lại bắt đầu xuất hiện chính thức và đều đặn vào
thập niên 90 ở lĩnh vực văn xuôi và lập tức gây đƣợc sự chú ý cũng nhƣ lấy
đƣợc cảm tình của bạn đọc.Vì có một quá trình sáng tác dài, nên có khá nhiều
bài viết, bài phỏng vấn hay nghiên cứu về các sáng tác của Võ Thị Hảo ở
những khía cạnh, những phƣơng diện và mức độ khác nhau sau:
2 .1.Những ý kiến tiêu biểu về sáng tác của Võ Thị Hảo
2.1.1. Đối với thể loại truyện ngắn
Trong bài giới thiệu tập truyện Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo, Đoàn
Minh Tuấn nhận định về đặc trƣng thể loại và nội dung:“Võ Thị Hảo đã tận
dụng được những đặc trưng lớn nhất, tiêu biểu nhất của thể loại nhỏ này. Mỗi
truyện của chị như một tia nắng chiếu vào tầm rộng và chiều sâu biển cả cuộc
đời”.Theo tác giả:có thể nói ở tập truyện ngắn này,chị tập trung ở hai cái
nhìn:“Cái nhìn thứ nhất vào mặt trái của vầng trăng chiến tranh. Cái nhìn
thứ hai vào những con người nhỏ bé(số đông nhân loại) tồn tại trong im
lặng”. Nhận định đó đánh giá chiều rộng, chiều sâu của phạm vi phản ánh
trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, khái quát đƣợc đối tƣợng phản ánh trong
truyện ngắn của chị. Đồng thời tác giả bài viết còn nhận xét truyện ngắn Võ
Thị Hảo đã “bộc lộ cái nhìn dung dị, bẩm sinh của các cây bút nữ nhưng ở
chị còn sâu sắc hơn bởi khi chấm dứt câu chuyện,chị đã gióng lên trong lòng
người đọc âm vang của sự lo lắng. Những lo lắng mơ hồ về cuộc đời biển
cả”.Về nghệ thuật, Đoàn Minh Tuấn còn nhận xét về:“ lối viết trữ tình để đạt
hiệu quả nhận thức - một trong những đặc điểm của thể loại truyện ngắn hiện
đại”. Nét riêng của bút pháp truyện ngắn Võ Thị Hảo theo ông còn ở:“cốt
truyện vững chắc với xung đột được đẩy tới cao trào”[16]. Trong bài Võ Thị
Hảo giữa những trang viết, trang đời, Lƣơng Thị Bích Ngọc nhận xét khá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
toàn diện về truyện ngắn Võ Thị Hảo:“Truyện ngắn của Võ Thị Hảo phản
ánh hiện thực một cách nghiệt ngã nhưng người đọc lại không nhìn thấy sự
cay nghiệt của một người viết. Lan toả trên những trang viết, một tấm lòng
nhân ái của một người đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và con người.
Chị còn nhận xét:Trong truyện Võ Thị Hảo, cái tôi của tác giả dường như chỉ
thấp thoáng đâu đó, để rồi người đọc thấy cái tôi của hiện hữu” [14,tr.303-
304].
Nguyễn Lƣơng trong bài viết Gương mặt Võ Thị Hảo cũng nêu ấn
tƣợng tổng quát truyện ngắn củaVõ Thị Hảo:“Mỏng manh đến điệu đà, nhạy
cảm đến mức khắt khe, đó cảm giác ban đầu về nữ văn sĩ xứ Nghệ này khi
mới đọc, mới tiếp xúc với chị. Còn ẩn sâu đằng sau những câu chữ trau chuốt
là những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con người, về cuộc đời và
nhân tình thế thái. Đọc truyện của Võ Thị Hảo, người ta thường buồn. Một
nỗi buồn có lẫn ngọt ngào và cay đắng” [12,tr.209-230].
2.1.2. Về tiểu thuyết Giàn thiêu
Trong bài giới thiệu tác phẩm Giàn thiêu, trên báo Ngƣời đại biểu nhân
dân số 3 năm 2005 một tác giả viết:“Giàn thiêu mặc dù hấp dẫn nhưng là
cuốn tiểu thuyết không dễ đọc. Cũng như những truyện ngắn của Võ Thị Hảo
cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu đang đi theo con đường riêng của nó, ngấm dần
vào trái tim người ta, và những tầng lớp ngữ nghĩa cũng như những tầng lớp
nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này thường trở đi trở lại và ám ảnh người đọc”
[15] .
Xuất hiện chƣa lâu trên văn đàn tiểu thuyết Việt Nam, Giàn thiêu một sự
bứt phá đầy ngoạn mục của nhà văn Võ Thị Hảo thực sự thu hút đƣợc sự chú
ý của độc giả, các nhà phê bình và nghiên cứu.Trong lời giới thiệu có tính
chất đề dẫn cho cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu- xứ sở của lối văn chƣơng mê
hoặc và huyền bí, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết:“Văn Võ Thị Hảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
không chỉ là những dòng chữ, không chỉ là truyện ngắn hay tiểu thuyết. Văn
Võ Thị Hảo có nhiều tầng hình tượng mà mỗi lần tiếp cận, người đọc lại ngạc
nhiên thấy mình khám phá ra một tầng lớp ngữ nghĩa khác ẩn mình sau
những câu chữ. Đó là lối văn đã được tác giả thổi linh hồn. Linh hồn đó tạo
lên những câu văn huyền ảo, mê hoặc thậm chí ma quái” [15]. Rõ ràng theo
Phạm Xuân Nguyên, chính lối văn chƣơng mê hoặc ấy là thanh nam châm thu
hút bạn đọc, nhƣng đồng thời cũng là một thách thức đòi hỏi bạn đọc phải có
bản lĩnh, thực sự tự tin khi bƣớc vào khám phá thế giới văn chƣơng huyền bí
của Võ Thị Hảo, phải tìm hiểu phát hiện ra những tầng hình tƣợng, lớp ngữ
nghĩa khác ẩn sau những câu chữ thì mới thấy hết đƣợc cái hay cái hấp dẫn
của tác phẩm và thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.
2.2.Những ý kiến tiêu biểu về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị
Hảo
2.2.1.Về nhân vật nữ trong truyện ngắn
Đã có không ít những ý kiến nhận xét về nhân vật nữ trong truyện ngắn
của Võ Thị Hảo, ở đây chúng tôi dẫn ra một số nhận định tiêu biểu chẳng hạn:
Trong Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn
1975-1995 (luận án tiến sĩ )Lê Thị Hƣờng đã nhận xét về yếu tố kỳ ảo trong
truyện ngắn Võ Thị Hảo:“Bằng câu chuyện nhuốm màu huyền thoại Võ Thị
Hảo đã đề cập một vấn đề rất thực. Đó là số phận, nỗi đau của cả giới đàn
bà.Võ Thị Hảo hay xây dựng nhân vật ảo, song nhân vật ảo lại tượng trưng
cho số phận của những con người thực.Cái kì ảo ở đây không làm phương hại
tới hiện thực được phản ánh. Trái lại nó tô đậm, mở rộng, khơi sâu thêm hiện
thực, mang ẩn ý sâu, tầm khái quát cao” [22].
Trong bài phỏng vấn Võ Thị Hảo suốt đời chỉ mơ một giấc, Nguyễn
Hằng nhận định:“Chị được xếp vào hàng những cây bút sắc sảo và giàu nữ
tính. Những thân phận đàn bà, những con người nhỏ bé trước bão lũ cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
đời, những gì rất riêng tư mà chẳng riêng tư chút nào, là điều mà chị luôn
trăn trở trên các trang viết của mình” [13].
Qua Huyền thoại về tình yêu, Nguyễn Văn Lƣu đã chỉ ra những vấn đề
mà Võ Thị Hảo muốn gửi gắm ở những nhân vật nữ: “Tác giả giành cho trái
tim người phụ nữ, cho số phận người phụ nữ lòng yêu thương đau xót sâu sắc
nhất.Thân phận người phụ nữ trở thành tâm niệm thường xuyên, da diết trong
những trang viết của Võ Thị Hảo” [54].
Ở bài viết Đã đến lúc người đàn bà nổi loạn,Ngọc Anh nhận xét:“Trong
những truyện ngắn của Võ Thị Hảo, có những người đàn bà khổ vì yêu và khổ
vì bị ruồng bỏ” [1] .
2.2.2. Về nhân vật nữ trong tiểu thuyết Giàn thiêu
Trả lời câu hỏi: Thông điệp chính của chị gửi đến độc giả khi viết Giàn
thiêu là gì? Nhà văn Võ Thị Hảo cho biết: “Một trong những thông điệp của
Giàn thiêu: Dựng giàn thiêu người trên đảo Âm Hồn đốt sách, mổ bụng, moi
gan người dưới đoạn đầu đài, hay bất kì một cực hình nào cũng không thiêu
hủy được sự thật, khát vọng tự do và công lý”[18]. Quả thực “Giàn thiêu
mang đến cho người đọc cảm giác đang đứng trước một thế giới va đập bạo
liệt giữa thiện và ác, tốt và xấu, sự bi thảm đến mức trớ trêu của số phận con
người”…[15].
Trong một bài phỏng vấn khác, chị nói: “Rất nhiều thông điệp tôi gửi
vào Giàn thiêu, nhưng một trong những thông điệp quan trọng nhất: Khát
vọng tự do và tình yêu. Sự trường tồn, bất tử của sự thật trước bạo lực và
cường quyền…những lầm lạc thật dễ thương và đau đớn của kiếp người. Tôi
cũng gửi đến qua Giàn thiêu những người đàn bà đẹp, mong manh giữa cuộc
đời mà khuôn khổ tình yêu của họ không khớp với một cái khuôn khổ nào của
hiện thực” [15,tr.559-560] .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
Trong một buổi tọa đàm về sáng tác của Võ Thị Hảo diễn ra vào ngày
19/10/2005 tại Viện Goethe (Hà Nội) nhân sự kiện công ty văn hóa truyền
thông Võ Thị vừa ấn hành bốn tập truyện ngắn, đồng thời tái bản tiểu thuyết
Giàn thiêu. Buổi tọa đàm có sự tham gia của đông đảo nhà văn, nhà phê bình,
nhà nghiên cứu văn học nhƣ Dƣơng Tƣờng, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Hòa,
Châu Diên, Nguyễn Thị Minh Thái...cùng đại diện nhiều tờ báo của Hà Nội
và Trung ƣơng đến dự. Đáng chú ý trong buổi toạ đàm là vấn đề nói về xu
hƣớng nữ quyền thể hiện qua ba nhân vật nữ tuyệt đẹp là Nhuệ Anh, Lê Thị
Đoan và Ngạn La, trong đó đặc biệt là Nhuệ Anh và Lê thị Đoan hầu nhƣ là
hiện thân cho lƣơng tri, tình yêu cao thƣợng và sự khoan dung. Có một điều
cũng đáng lƣu ý là khi trả lời câu hỏi về cái nhãn ngƣời ta gán cho mình là
nhà văn nữ quyền,Võ Thị Hảo đáp rằng khi viết chị không quan tâm đến
những chủ nghĩa, trƣờng phái chẳng hạn nhƣ nữ quyền, nếu có khuynh hƣớng
nữ quyền ấy là một cái gì nằm trong tự thân chị.
Trên đây là những ý kiến, nhận xét, đánh giá và bài viết tiêu biểu về một
số đặc điểm nghệ thuật nói chung và nhân vật nữ nói riêng trong sáng tác của
Võ Thị Hảo. Song đó mới là những ý kiến, đánh giá, hoặc nhận xét bƣớc đầu,
ở những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên đã phần nào thể hiện đƣợc sự cảm
nhận đúng đắn của các nhà nghiên cứu về nhà văn này. Đặc biệt chƣa có công
trình nghiên cứu nào riêng về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo.
Những bài viết và nghiên cứu khác của ngƣời đi trƣớc sẽ là những gợi mở quý
báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1.Mục đích
Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu về nhân vật nữ trong sáng
tác của Võ Thị Hảo, ngƣời viết luận văn muốn cho thấy những vấn đề về sự
quan tâm của văn học đến ngƣời phụ nữ, cách thể hiện nhân vật nói chung,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
nhân vật nữ nói riêng cùng các thủ pháp thể hiện nhân vật nữ trong sáng tác
của Võ Thị Hảo. Đồng thời qua đó để thấy đƣợc mối quan hệ giữa nhân vật
nữ với bản thân hình tƣợng tác giả …
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ khảo sát các tập truyện ngắn sau của Võ Thị Hảo.
- Hồn trinh nữ - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2005
- Goá phụ đen - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2005
-Người sót lại của rừng cười - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2006
-Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - Nhà xuất bản Phụ nữ,
2007 và cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2005.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu chính sau:
4.1.Phương pháp khảo sát - thống kê
Chúng tôi tiến hành khảo sát- thống kê nhân vật nữ trong sáng tác của
Võ Thị Hảo trên nhiều phƣơng diện, để từ đó phân loại nhân vật, tìm hiểu
thấu đáo hơn các đặc điểm của nhân vật nữ cũng nhƣ các thủ pháp thể hiện
nhân vật nữ.
4.2.Phương pháp hệ thống
Là một trong những yếu tố cấu thành chỉnh thể tác phẩm, nhân vật nữ
đƣợc xem xét trong mối tƣơng quan với cả hệ thống nhân vật, với cốt truyện,
với giọng điệu, với hệ thống các yếu tố nghệ thuật thể hiện ngoại hình, nội
tâm…Sử dụng phƣơng pháp này giúp cho việc tìm hiểu nhân vật nữ trong
sáng tác của Võ Thị Hảo đạt đến cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn.
4.3.Phương pháp so sánh
Để thấy đƣợc cái chung cũng nhƣ nét riêng độc đáo của nhân vật nữ
trong sáng tác của Võ Thị Hảo, luận văn cũng dùng phƣơng pháp so sánh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
so sánh bút pháp của chị với các nhà văn nữ khác.
4.4. Phương pháp phân tích- tổng hợp
Từ việc phân tích các dẫn chứng, các vấn đề cụ thể của nội dung và hình
thức tác phẩm, chúng tôi rút ra những vấn đề chung mang tính khái quát.
5.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm các chƣơng sau:
Chương 1
NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN HỌC VI ỆT NAM
1.1 .Nhân vật nữ trong văn học truyền thống
1.2. Nhân vật nữ trong văn học thời kì đổi mới
1.2.1. Phụ nữ qua ngòi bút của các nhà văn nữ
1.2.2.Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn của Võ Thị Hảo
Chương 2
ÂM HƯỞNG NỮ QUYỀN QUA CÁC NHÂN VẬT NỮ
CỦA VÕ THỊ HẢO
2.1. Về vấn đề nữ quyền
2.1.1.Vấn đề nữ quyền, một hiện tƣợng văn hoá xã hội của thời hiện đại
2.1.2. Nữ quyền –Ý thức về hạnh phúc của ngƣời phụ nữ
2.2. Bình diện xã hội- tƣ tƣởng, nhân văn của nhân vật nữ trong sáng tác Võ
Thị Hảo
2.2.1.Vấn đề số phận bi kịch của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
2.2.1.1.Bi kịch là nạn nhân của chiến tranh
2.2.1.2.Bi kịch của cái nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
2.2.1.3.Bi kịch của những mảnh đời tật nguyền
2.2.1.4.Bi kịch của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi
2.2.2.Vấn đề đạo đức của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
2.2.3.Vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
Chương 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG SÁNG TÁC
CỦA VÕ THỊ HẢO
3.1.Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
3.2.Nghệ thuật miêu tả tâm lý
3.3. Nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN HỌC VI ỆT NAM
1.1. Nhân vật nữ trong văn học truyền thống
“Văn học là nhân học”(M.Gorki), nhiệm vụ cơ bản và mục đích cao
nhất của văn học là khám phá, phát hiện, nhận thức về con ngƣời thông qua
những nhân vật văn học.Việc tìm hiểu và thể hiện nghệ thuật về con ngƣời
đƣợc bộc lộ chủ yếu trên phƣơng diện xây dựng nhân vật.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:“Nhân vật văn học chính là con
người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”25. Nhân vật là hình
thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tƣợng. Chức năng của
nó là khái quát những quy luật phong phú của cuộc sống con ngƣời, từ đó bộc
lộ những hiểu biết, quan niệm và những trăn trở, ƣớc mơ của ngƣời nghệ sĩ.
Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện những cá nhân và xã hội nhất
định, bày tỏ quan niệm riêng về các cá nhân, xã hội đó. Nhân vật là “công cụ
khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hóa quan niệm nghệ
thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng” 33. Nhƣ vậy,
nhân vật đóng vai trò là yếu tố hàng đầu của tác phẩm, là phƣơng diện để nhà
văn truyền tải tƣ tƣởng, thể hiện cá tính sáng tạo của mình, đồng thời lại mang
quan niệm có tính nghệ thuật của nhà văn về thời đại, đặc biệt là trong các sáng
tác thuộc thể loại tự sự.
Phụ nữ là một nửa của nhân loại, là biểu tƣợng của cái đẹp, là hiện thân
của sự sinh tồn và luân chuyển sự sống. Trong dòng chảy văn học từ cổ chí
kim, hình tƣợng ngƣời phụ nữ luôn là một trong những đề tài quen thuộc nhất
và dƣờng nhƣ phụ nữ là một nguồn cảm hứng vô tận mà văn học muôn đời
vẫn chƣa khai thác hết.Văn học truyền thống Việt Nam đã nhiều lần quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
tâm, tập trung đến đề tài về ngƣời phụ nữ. Qua hình tƣợng này ngƣời đọc các
thế hệ sau thấy đƣợc giá trị của con ngƣời Việt Nam qua các thời đại, thấy cả
số phận của những “phận đàn bà”, của con ngƣời nhân loại.
Trong văn học dân gian, nhân vật nữ đại diện cho lý tƣởng thẩm mỹ của
nhân dân hiện lên trong các câu chuyện cổ tích thƣờng có số phận bi thảm
nhƣng luôn tỏa sáng những nét đẹp: hiền lành, chăm chỉ, giàu đức hy sinh,
giàu lòng nhân ái và cuối cùng chắc chắn sẽ đƣợc hƣởng hạnh phúc. Ngƣời
phụ nữ trong ca dao lại mang vẻ đẹp đằm thắm, ý nhị, dịu dàng và kín đáo
nhƣng đồng thời cũng là hiện thân cho những bi kịch, phải gánh chịu số phận
bất hạnh, không có quyền tự quyết định cho cuộc đời mình.
Đến văn học Trung đại đã có biết bao tiếng nói xót xa, thƣơng cảm, cho
thân phận ngƣời phụ nữ bị chà đạp, vùi dập trong xã hội phong kiến. Nhƣ
trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là hình ảnh những ngƣời phụ nữ
đức hạnh, đẹp ngƣời, tốt nết luôn khát khao một cuộc sống bình yên, hạnh
phúc nhƣng bị những thế lực cƣờng quyền và cả lễ giáo phong kiến khắc
nghiệt, xô đẩy đến những cảnh ngộ éo le, ngang trái bất hạnh. Ở Cung oán
ngâm của Nguyễn Gia Thiều chúng ta thấy đó là câu chuyện kể về cuộc đời
của một nàng cung nữ xinh đẹp, khi mới vào cung đƣợc vua yêu chiều nhƣng
sau bị thất sủng. Từ trong thâm cung lạnh lẽo nàng hồi tƣởng lại quá khứ và
cất tiếng oán thán cho số phận bạc bẽo của mình. Cả tác phẩm là tiếng than
dài, là sự đau đớn, tấm tức và tâm trạng bế tắc của nàng cung nữ. Nguyễn Gia
Thiều là ngƣời thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông cho số phận bất hạnh của
nàng. Còn Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là tiếng kêu thƣơng đến đứt ruột,
tiếng kêu xé lòng cho thân phận chìm nổi lênh đênh trong kiếp đoạn trƣờng
của nàng Kiều và cho “phận đàn bà” nói chung. Tiếng nói mạnh bạo, dám bày
tỏ khát khao đƣợc yêu và sống hạnh phúc còn vang lên đầy mạnh mẽ, và đó
còn là sự kịch liệt phản đối chế độ năm thê bảy thiếp trong xã hội phong kiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
“chém cha cái kiếp lấy chồng chung” của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hƣơng.
Giai đoạn văn học thế kỉ XVIII - đầu XIX là thời kỳ rất đặc biệt bởi sự xuất
hiện các nữ sĩ nhƣ: Hồ Xuân Hƣơng, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan,
Ngọc Hân công chúa…Trong sáng tác văn chƣơng, nhân vật nữ là trung tâm,
là nơi gửi gắm, bày tỏ những tƣ tƣởng thẩm mĩ của nhà văn. Không có thời kì
nào trong lịch sử văn học Việt Nam lại rực rỡ, lộng lẫy nhƣ thời kì này với sự
biểu hiện nghệ thuật trong sự khám phá đời sống nội tâm nhiều cung bậc của
con ngƣời. Dƣờng nhƣ có mối liên quan giữa tinh thần nữ quyền và sự nở rộ
của sáng tác văn học.
Đến đầu thế kỷ XX, sáng tác của các nhà văn chí sĩ yêu nƣớc nhƣ Phan
Bội Châu đã dựng lên chân dung của những ngƣời phụ nữ, những ngƣời anh
hùng cứu nƣớc nhƣ bà Trƣng Trắc, Trƣng Nhị, nàng Liên Hoa trong vở tuồng
Trưng nữ vương hay hình ảnh cô Chí, Triệu, Tinh, Liên, Hạnh, Lực, trong
tiểu thuyết Trùng quang tâm sử.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 tiếp tục khai thác đề tài về
ngƣời phụ nữ. Sáng tác của Tự Lực Văn Đoàn đã xây dựng hình ảnh những
ngƣời phụ nữ mới, đòi quyền tự do yêu đƣơng vƣợt qua mọi lễ giáo phong
kiến nhƣ Nhung trong Lạnh lùng của Nhất Linh. Văn học hiện thực phê phán
giai đoạn này lại đi sâu tìm hiểu những bi kịch khác nhau trong cuộc đời
ngƣời phụ nữ. Đó là cuộc đời cơ cực lắm đắng cay của chị Dậu trong Tắt đèn
của Ngô Tất Tố, Tám Bính trong Bì vỏ của Nguyên Hồng, hay thân phận của
một“dị nữ” nhƣ Thị Nở trong tác phẩm Chí phèo của Nam Cao. Ngƣời phụ
nữ trong các tiểu thuyết, truyện ngắn của các nhà văn hiện thực hiện lên nhƣ
một biểu tƣợng trong văn học về nỗi khổ đau, bất hạnh chồng chất của kiếp
ngƣời và cuộc đời họ bao giờ cũng kết thúc trong sự tuyệt vọng, bế tắc. Đến
văn học giai đoạn 1945 - 1975, nhân vật ngƣời phụ nữ tiếp tục đƣợc phản ánh
và đƣợc làm nổi bật trong mối quan hệ với những vấn đề chung của thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
đại.Tắm mình trong bầu không khí hào hùng của dân tộc, ngƣời phụ nữ góp
phần không nhỏ làm nên những chiến thắng vẻ vang. Đó là Nguyệt trong
Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, chị Út tịch trong Người mẹ
cầm súng của Nguyễn Thi, chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức. Có thể thấy
ngƣời phụ nữ trong giai đoạn này là con ngƣời của cộng đồng, của xã hội gắn
với cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đƣợc soi dọi dƣới cái nhìn lý tƣởng mang
tính sử thi.
Sau năm 1975, văn học có xu hƣớng trở về với cái đời thƣờng muôn
mặt, cảm hứng sử thi nhạt dần, thay thế vào đó là cảm hứng thế sự- đời tƣ.
Vấn đề các nhà văn quan tâm không phải là cuộc sống, chiến đấu dũng cảm vì
dân vì nƣớc nữa mà là con ngƣời của cuộc sống đời thƣờng với những lo toan
rất nữ, ngƣời phụ nữ hiện lên với tƣ cách con ngƣời cá nhân, những mảnh đời
riêng lẻ. Nhân vật nữ xuất hiện đa dạng, phong phú và mỗi nhà văn tìm thấy
cho mình một hƣớng đi riêng khi khai thác đề tài này. Nhƣ Nguyễn Huy
Thiệp khai thác về thiên tính nữ qua một loạt những truyện ngắn Chảy đi
sông ơi, Con gái thủy thần, Nhà Bua. Còn Nguyễn Minh Châu lại tiếp tục
khai thác vẻ đẹp truyền thống của ngƣời phụ nữ nhƣng chú ý nhiều hơn đến
đời sống nội tâm của họ, Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành,
Thai trong Cỏ lau. Họ là một thế giới đầy bí ẩn và cần đƣợc khám phá với rất
nhiều những khao khát về tình yêu, hạnh phúc. Biết bao cảnh đời khác nhau,
có hạnh phúc ngọt ngào, có bi kịch đắng cay, có tốt có xấu và có cả cao cả lẫn
thấp hèn.
Văn học Việt nam những năm gần đây xuất hiện một đội ngũ đông đảo
các nhà văn nữ trẻ viết về ngƣời phụ nữ nhƣ một sự khám phá chính bản thân
mình nhƣ: Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Lê Minh
Khuê, Võ Thị Hảo…Với cái nhìn mẫn cảm bản năng, các nhà văn nữ thƣờng
quan tâm nhiều đến nỗi bất hạnh, sự cô đơn và khát vọng tình yêu hạnh phúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
của ngƣời phụ nữ. Tác giả Văn Tâm trong bài viết Phụ nữ và sáng tác văn
chương lại khẳng định niềm tin vào sáng tác của các cây bút nữ hiện nay, tin
ở sự đóng góp cho: “cái mảng khá bí ẩn là tâm hồn họ”.
Qua đây, chúng ta thấy hình tƣợng ngƣời phụ nữ là hình tƣợng xuyên
suốt và nổi bật trong nền văn học Việt nam, gắn liền với sự vận động trong
quan niệm nghệ thuật về con ngƣời qua các giai đoạn văn học. Có một đặc
điểm là ngƣời phụ nữ luôn là hình ảnh tích cực, đƣợc nhà văn gửi gắm nhiều
tình cảm thƣơng yêu trân trọng NHẪN NẠI, ĐA CẢM, THUA THIỆT, CHỦ
ĐỘNG, đó dƣờng nhƣ là nét tiêu biểu của nhân vật nữ trong văn học Việt Nam
ở mọi thời đại.
1.2. Nhân vật nữ trong văn học thời kì đổi mới
1.2.1 .Phụ nữ qua ngòi bút của các nhà văn nữ
Với lịch sử đấu tranh không phải chỉ cho việc giải phóng dân tộc, Việt
nam - một nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng phong kiến Trung Hoa
cũng mất nhiều năm cho cuộc đấu tranh về bình đẳng giới. Khi đất nƣớc bƣớc
vào thời kỳ đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội và tƣ tƣởng con ngƣời cũng đổi
thay tận gốc rễ. Bởi vậy trong cách nhìn về cuộc sống, con ngƣời và quan
niệm về nghệ thuật của các nhà văn…cũng tất yếu biến đổi. Trong bối cảnh
xã hội mới, vai trò, vị trí của ngƣời phụ nữ đã đƣợc thừa nhận, đề cao và
khẳng định. Họ tham gia ngày càng đông vào tất cả các lĩnh vực nhƣ kinh tế,
chính trị, y tế, thƣơng mại, xã hội…trong đó có sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt
là văn học, một trong những lĩnh vực nhạy cảm dễ bắt nhịp với những vấn đề
nóng hổi của đời sống mà lúc này cũng đã mở rộng cánh cửa của mình để
chào đón các cây bút nữ.
Trên diễn đàn văn học, sự xuất hiện rầm rộ và đầy ấn tƣợng của các cây
bút nữ đã đem đến một diện mạo mới, một làn gió mới cho nền văn học dân
tộc. Chính sự xuất hiện ngày càng đông đảo các gƣơng mặt nữ cùng với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
tập thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết của họ, đã thổi một luồng gió mới cho
văn học Việt nam sau1975, góp phần tô điểm cho diện mạo nền văn học và
lấy lại thế cân bằng trong sáng tác văn học giữa các tác giả nam và nữ.
Nếu nhƣ ở các giai đoạn trƣớc 1930 - 1945 hay 1945 - 1975 ƣu thế thuộc
về các nhà văn nam nhƣ Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải,
Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu… thì văn học đƣơng đại phần đông gắn với
các tên._. tuổi nữ nhƣ: Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Dạ
Ngân, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Đoàn
Lê, Nguyễn Ngọc Tƣ, Đỗ Hoàng Diệu…Nhƣ lời phát biểu của nhà văn Võ
Phiến: “Chúng ta đang có một nền văn chương đổi phái tính”2. Những trang
viết của các nhà văn nữ thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc
và quyền sống của ngƣời giới mình. Trong cuộc sống hiện nay, theo suy nghĩ
và cảm nhận của họ, ngƣời phụ nữ vẫn còn mang nhiều nỗi khổ cần đƣợc sẻ
chia và họ đã tìm thấy trong văn học nói chung và văn xuôi nói riêng một sức
mạnh để qua thế giới nhân vật nữ họ tìm đƣợc nơi để bày tỏ những tâm tƣ,
suy nghĩ uẩn khúc của lòng mình.Và có lẽ theo quy luật đồng thanh tƣơng
ứng lúc đầu là một vài cây bút nữ viết, rồi những cây bút khác qua tác phẩm
của những ngƣời đi trƣớc tìm thấy ở đó một sự đồng cảm và họ cũng viết để
giãi bày làm thành cả một dòng chảy. Ở dòng chảy đó họ nhƣ đƣợc tự do phơi
mở cái tôi cá nhân của chính mình với một giọng điệu riêng, một cách thức
riêng. Họ thẳng thắn đối thoại lại những quan niệm cũ về những mẫu hình nữ
giới trƣớc đây luôn bị đóng khung trong những đặc điểm dịu dàng, thùy mị,
chỉ viết về những chuyện nhỏ nhặt, không có tầm tƣ tƣởng lớn. Mạnh dạn, họ
thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân, khát vọng bản thể, khẳng định giá trị
sống…của chính mình trên diễn đàn văn học nghệ thuật. Khi viết về tình yêu,
họ khám phá toàn diện về mọi mặt, mọi cung bậc, từ những dƣ vị ngọt ngào
đến những dƣ vị đắng chát, từ đớn đau đến xót xa, từ những nhẹ dạ cả tin đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
những mạnh mẽ, chủ động, già dặn và từng trải…tất cả đều là những bộc bạch
chân thực nhất của các cây bút nữ viết về giới mình. Hơn nữa khi nữ văn sĩ
viết về phái yếu, cũng có nghĩa là họ đã hƣớng ngòi bút vào chính mình, dù
tác giả viết về ngƣời phụ nữ khác thì cái nhìn của họ cũng sẽ có phần sâu sắc,
triệt để và thấu đáo hơn. Nhà văn nữ viết nhiều về phụ nữ vì theo đặc trƣng
tâm lý họ tồn tại với tình cảm hƣớng nội, luôn muốn tìm sự đồng cảm, khác
tâm lý đàn ông với lý trí hƣớng ngoại luôn luôn phân tích chiếm lĩnh. Bên
cạnh đó nhà văn nữ muốn thông qua nhân vật nữ để thể hiện tâm hồn mình,
bản thân mình, vì vậy mà những sáng tác của các tác giả nữ thƣờng mang
màu sắc tự truyện. Diện sống của phụ nữ nói chung không rộng bằng nam
giới, các tác giả nữ lại thƣờng viết tập trung vào những đề tài nhất định, do đó
đôi khi không tránh khỏi việc gây nên cảm giác đơn điệu cho ngƣời đọc, nhƣ
nhà văn Lê Minh Khuê nhận xét: “Nghĩ về những người viết cùng giới mình,
tôi thường bị chi phối bởi cảm giác nước đôi. Một mặt nhiều chị em bộc lộ
một tài năng rõ rệt, không lèm nhèm, không mờ nhạt. Mặt khác sao vẫn cứ
cảm thấy, đặt trong hoàn cảnh chung rồi mỗi người cũng thế thôi, không bao
giờ có sự gọi là đồ sộ, vĩ đại ở những cây bút nữ này cả ”[27,tr.257-258].Và
nhà phê bình Đặng Anh Đào cũng khẳng định: “Phụ nữ thường mạnh ở chỗ
đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trong sách…tuy nhiên phải nói thật là ở
mỗi người nguy cơ lặp lại chính mình, nguy cơ ấy khá rõ”[27].
Thế giới nhân vật nữ của các nhà văn nữ đƣợc xây dựng trên những
trang văn thấm đẫm tình cảm, cảm xúc nhƣ đang tuôn trào từ trái tim, tâm hồn
của họ với giọng điệu khi thì dịu dàng, ấm áp, khi thì xúc động nghẹn
ngào…và tình yêu luôn là đề tài trung tâm trong nhiều sáng tác của các cây
bút nữ. Đặc biệt ngƣời phụ nữ trong văn học thời kì đổi mới hiện lên với khát
vọng yêu đƣơng mãnh liệt, luôn đòi hỏi đƣợc yêu thƣơng che chở, bộc lộ
những phẩm chất tốt trong tình yêu và thƣờng xuyên gặp ngang trái trong ái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25
tình. Nhân vật nữ của các nhà văn nữ thời kì đổi mới không phải là không có
những ngƣời hạnh phúc, những khoảnh khắc vui, song hầu hết trong số họ là
những ngƣời bất hạnh, cô đơn. Với tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động nữ văn sĩ
là ngƣời dễ nhận ra và dễ khắc sâu những nỗi buồn của ngƣời cùng giới hoặc
của chính mình. Qua những trang viết đó, các nhà văn nữ thể hiện sự quan
tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của ngƣời giới mình trong
cuộc sống hiện nay, theo suy nghĩ và cảm nhận của họ ngƣời phụ nữ vẫn còn
mang nhiều nỗi khổ cần đƣợc sẻ chia. Chính vì thế mấy mƣơi năm trở lại đây,
ngƣời đọc đã đƣợc thƣởng thức nhiều giọng điệu mới với những phong cách
khác nhau của các cây bút nữ, trải nghiệm nhƣ Lê Minh Khuê, sắc sảo nhƣ
Phạm Thị Hoài, tinh tế nhƣ Phan Thị Vàng Anh, đằm thắm nhƣ Nguyễn Thị
Thu Huệ, hồn hậu và đậm sắc màu văn hoá nhƣ Nguyễn Ngọc Tƣ ...Chƣa bao
giờ phái nữ lại dành đƣợc sự quan tâm nhiều của ngƣời cầm bút nhƣ hôm nay.
Khuynh hƣớng duy nữ đƣợc thể hiện không chỉ là sự xuất hiện nhiều nhà văn
nữ, nhiều nhân vật nữ trong các tác phẩm mà nó còn chi phối ngay cả cách đặt
tên tác phẩm nhƣ: Người đàn bà trên đảo của Hồ Anh Thái, Bến không
chồng của Dƣơng Hƣớng, Người đàn bà đứng trước gương, Người đàn bà
có ma lực của Y Ban, Hồn trinh nữ, Goá phụ đen của Võ Thị Hảo, Thiếu
phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ, Xưa kia chị đẹp nhất làng của
Tạ Duy Anh…Mỗi tác giả đều cố gắng xác lập một tiếng nói riêng, một giọng
điệu của riêng mình. Dƣờng nhƣ với xu hƣớng duy nữ ngôn ngữ văn chƣơng
của nền văn học đã đổi thay, tinh tế hơn, chất nội cảm nhiều hơn, màu sắc
biểu tƣợng đa dạng hơn.
1.2.2 .Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn củaVõ Thị Hảo
Xem xét văn chƣơng của một nhà văn, phƣơng pháp tiểu sử trong một
chừng mực nào đó cũng có tác dụng, chỉ có điều không nên lấy tiểu sử nhà
văn để giải thích toàn bộ các yếu tố văn chƣơng mà thôi, vì thế những nét sơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26
qua về Võ Thị Hảo, cuộc sống và quá trình sáng tác cũng là hữu ích. Võ Thị
Hảo, tên khai sinh và đồng thời cũng là bút danh của chị, sinh ngày 12/4/1956
tại Diễn Bình - Diễn Châu - Nghệ An. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất xứ Nghệ
khắc nghiệt nhƣng có lẽ cũng chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây đã
tạo nên tính cách con ngƣời chị - một tính cách chịu đựng bền bỉ và kiên
cƣờng.Vì thế khi nói về quê hƣơng mình chị thƣờng nói: “Tôi cảm ơn những
kỉ niệm, mà đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc, vì chính chúng đã tạo ra
tôi”[7]…Chính tính cách đó giúp chị dù ở hoàn cảnh nào cũng có thể thích
nghi và tìm cách vƣợt qua những đoạn trƣờng chìm nổi của cuộc đời. Chị là
ngƣời có niềm ham mê đọc sách từ khi còn nhỏ, nhiều lúc phải đọc trộm gia
đình. Từ niềm đam mê ấy chị đã trở thành cô sinh viên Văn khoa trƣờng Đại
học Tổng hợp Hà Nội, với bao khát vọng và hoài bão văn chƣơng cùng giấc
mộng đẹp về tình yêu đã nuôi dƣỡng chị trong những năm tháng tuổi xuân
phơi phới ấy. Chị từng làm thơ từ rất sớm cũng từng nghĩ mình sẽ trở thành
một nhà thơ, thế nhƣng duyên số lại đƣa chị đến với nghề báo.Tốt nghiệp
khoa Ngữ Văn trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, ra trƣờng chị về công tác ở
nhà xuất bản văn hoá dân tộc, nhập cƣ vào chốn thị thành cùng với tổ ấm yêu
thƣơng, gia đình bé nhỏ của mình. Có lẽ nghiệp văn mới là một sự an bài
trong số phận chị, cho nên từ đây những trang viết bắt đầu thao thức trong chị
và rồi luôn đồng hành với cuộc sống công chức của chị những năm 80-90 của
thế kỉ trƣớc, nhƣ một ngọn lửa cháy âm ỉ giữ cho tâm hồn chị luôn rực nóng
và đam mê. Vì là niềm đam mê nên Võ Thị Hảo hết mực trân trọng cái
khoảng riêng ấy cho dù khi đó văn chƣơng không đủ sức đem lại cho gia đình
một cuộc sống yên ổn, và hạnh phúc gia đình chị bắt đầu có dấu hiệu của sự
bất ổn từ đây. Chính chị đã để cái không khí văn chƣơng đó len lỏi quá sâu
vào đời sống gia đình lại vẫn bƣớng bỉnh, khƣ khƣ giữ lấy cho mình một góc
riêng để thoả mãn niềm đam mê đó. Cuộc sống vật chất khó khăn của những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27
năm tháng đất nƣớc còn trong chế độ bao cấp, để vƣợt qua những năm tháng
ấy Võ Thị Hảo đã viết nhiều và bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn, đó chính là
thời gian chị viết văn mà không có đƣợc sự ủng hộ và đồng thuận của chồng.
Chị đã níu giữ đƣợc cuộc hôn nhân bất ổn trong hai mƣơi năm trời. Khi cuộc
hôn nhân không còn là cái đích đắm say của cả hai ngƣời, chị đã quyết định
giải thoát cho mình và cho ngƣời khác khỏi sự nặng nề của một cuộc hôn
nhân không hạnh phúc, tất cả những điều ấy đều để lại dấu ấn trong sáng tác
của chị. Trong cuộc sống Võ Thị Hảo rất hay có những cuộc ra đi, trong công
việc mƣu sinh, trong tình cảm cũng nhƣ trong sáng tạo văn chƣơng. Chị nói:
mình không phải là ngƣời thích phiêu lƣu hoặc thích thay đổi mà là ngƣời phụ
nữ viết văn, để giữ lòng tự trọng và một trái tim luôn đập cho những điều tốt
đẹp trong cuộc đời. Một trái tim quá ƣ là nhạy cảm bởi vậy rất dễ bị rƣớm
máu và tổn thƣơng nên bất cứ một sự bất tín hay cƣ xử quá đáng của bạn bè
đồng nghiệp hoặc những ngƣời xung quanh với mình đến độ cảm thấy mình
không thể chịu đựng nổi thì tốt hơn cả là rời bỏ để ra đi. Dẫu biết cuộc ra đi
nào cũng đầy bất trắc và lắm trông gai, ngƣời ngoài nhìn vào có thể cho là
mình điên rồ nhƣng đó là cách giải quyết của mình từ trƣớc đến nay.“Nó làm
cho mình cảm thấy thanh thản, giữ được cái tôi của mình trước xô bồ đời
sống quá nhiều cạm bẫy và thói xấu. Sự ra đi giúp cho tâm hồn của mình
không bị cằn cỗi tha hoá, để cố gắng dù cho trong hoàn cảnh nào thuận lợi
hay khó khăn, hạnh phúc hay bi đát thì nhân cách của mình cũng không bị tha
hoá. Mình sợ nếu mình ở lại, mình thoả hiệp và sống chung với những điều
mình cho là giả dối, căm ghét thì mình sẽ bị tha hoá đi lúc nào không hay.
Điều làm mình sợ nhất là khi mình không còn tin vào chính mình nữa thì sống
sao nổi, còn có thể tin được một ai khác” [57].
Về quan niệm nhân cách, nghĩa vụ của nhà văn và sáng tạo văn chƣơng
Võ Thị Hảo cũng có những suy nghĩ nghiêm túc.Theo chị: “Thiên chức nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28
văn là tôn trọng tự nhiên. Tự nhiên nghĩa là sự thật. Như những con sóng
biển và gió vẫn đêm ngày cồn cào đến với đất liền. Khi nhà văn mà chối bỏ sự
thực viết dối trá và đứng ngoài nỗi đau, khát vọng cũng như khát vọng thật
sự của con người khi ấy, nhà văn đó trở nên nguy hiểm cho đồng loại” [7].
Dẫu viết văn hay viết báo thì chị vẫn là một cây bút có sức viết dồi dào nhƣ
một nhu cầu tự thân cần đƣợc nói ra những điều mình trăn trở và tâm huyết.
Chị cho rằng: “Tôi may mắn đƣợc làm đúng nghề mình đã chọn và nghiệp
không trái với nghề. Làm báo là nghề, viết văn là nghiệp. Hơn cả nghề,
nghiệp văn là cái thứ đeo bám,ám ảnh, thậm chí chi phối số phận”[14]. Chị
từng tâm sự: “Tôi có quá ít thời gian dành cho văn chương. Đó là sự thiếu
may mắn. Tôi chỉ còn ban đêm, lúc đi đường và ngày nghỉ cuối tuần là dành
cho văn chương. Nhưng thực sự, làm báo cũng giúp nghề văn. Nhiều khi đi
tìm tư liệu, khai thác sự kiện hay họp hành, ý tưởng chợt hiện. Tôi phác hoạ
chúng vào những mảnh giấy bất kỳ nào đó và đem về nhà ghim lại, chờ dịp
viết thành những truyện hoàn chỉnh”[11]. Với lĩnh vực văn chƣơng ta thấy
Võ Thị Hảo xuất hiện chính thức và đều đặn vào thập niên 90 và gây đƣợc sự
chú ý của ngƣời đọc kể từ truyện ngắn đầu tay Người gánh nước thuê in trên
báo năm1989.Tiếp đó là những truyện ngắn“lạ ”nhƣ: Hồn trinh nữ, Người
sót lại của Rừng Cười, Biển cứu rỗi …Cho đến nay chị đã có bảy tập truyện
ngắn và tiểu thuyết Giàn thiêu đã ấn hành, sắp tới sẽ là sự ra đời của cuốn
tiểu thuyết thứ hai Dạ tiệc quỷ. Các tác phẩm đã in của chị ngày càng chiếm
đƣợc nhiều tình cảm của độc giả và thực sự chinh phục đƣợc ngƣời đọc bằng
ngòi bút sắc sảo, tinh tế mạnh mẽ và tài hoa của mình. Khi đọc sáng tác của
Võ Thị Hảo ta“dễ nhận thấy trong văn chương chị có một cái nhìn ưu ái và
thiên vị đối với phái nữ. Một cô gái sa ngã (Vũ điệu địa ngục), một người
đàn bà nhẹ dạ (Người đàn ông duy nhất), và đến cả một con điếm hết thời
(Biển cứu rỗi) - bao giờ chị cũng tìm cách biện bạch để “bắt” người đọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29
phải yêu và cứu mạng họ”[14]. Bởi vậy mà “chị được xếp vào hàng những
cây bút sắc sảo và giàu nữ tính. Những thân phận đàn bà, những con người
bé nhỏ trước bão lũ cuộc đời, “những gì rất riêng tư mà chẳng riêng tư chút
nào”…là điều mà chị luôn trăn trở trên các trang viết của mình”[13] .Hình
dung về Võ Thị Hảo, ngƣời đọc sẽ thấy một Ngƣời phụ nữ có số phận không
dễ dàng nhƣng đủ nghị lực để vƣợt qua mọi gian khó trên đƣờng đời, cùng ánh
mắt dƣờng nhƣ nhìn thấu cuộc sống nhân sinh và luôn khát khao thể hiện
những điều cảm nhận, suy ngẫm của mình bằng sự phong phú của ngôn từ
nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30
Chương 2
ÂM HƯỞNG NỮ QUYỀN QUA CÁC NHÂN VẬT NỮ
CỦA VÕ THỊ HẢO
2.1. Vài nét về vấn đề nữ quyền
2.1.1.Vấn đề nữ quyền, một hiện tượng văn hóa, xã hội của thời hiện đại
Những năm gần đây vấn đề nữ quyền (feminisme) đƣợc nói đến ở nhiều
lĩnh vực nhƣ: chính trị, xã hội, văn chƣơng, giải trí…Một cách hiểu thông
dụng nhất cho khái niệm nữ quyền là:“Quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi
lĩnh vực kinh tế, xã hội và giáo dục. Khái niệm nữ quyền nếu hiểu ở cấp độ
rộng là quyền lợi của người phụ nữ đặt trong thế tương quan với quyền lợi
của nam giới để đạt đến cái gọi là nam nữ bình quyền. Ở cấp độ hẹp thì nữ
quyền có mối liên quan với các khái niệm như giới tính, phái tính trong văn
học. Nếu giới tính, phái tính là những công cụ để khu biệt đặc tính giữa hai
phái (nam/nữ) thì khái niệm nữ quyền không chỉ dừng lại ở đó mà mục đích
của nó hướng tới là sự bình quyền của nam/nữ đồng thời tạo ra hệ quy chuẩn
riêng của nữ giới” [55]. Thế kỷ XX, nhân loại đƣợc chứng kiến những phong
trào đấu tranh cho nữ quyền rầm rộ ở các nƣớc phƣơng Tây tiêu biểu là Đan
Mạch. Đây là nƣớc mà phong trào nữ quyền nổ ra sớm nhất từ năm1905, phụ
nữ đã đƣợc đi bầu Hội đồng hàng tỉnh và thị xã, năm1910 Hội phụ nữ Đan
Mạch KVINFO cùng viện Gocthe của Đức đã đánh dấu ngày 8-3 bằng Hội
nghị Copenhagen, đòi quyền bình đẳng nam- nữ trong chính trị và việc làm. Ở
bất cứ lĩnh vực nào ngƣời phụ nữ cũng luôn muốn chứng tỏ sự bình quyền
của mình trƣớc nam giới. Ngƣời phụ nữ Châu Mỹ cũng đấu tranh đòi quyền
bình đẳng với nam giới, họ đã dấn thân xuống đƣờng lập nghiệp đoàn, giơ cao
khẩu hiệu “đàn bà là tương lại nhân loại, thế kỷ XXI là thế kỷ đàn bà”[29].
Bên cạnh đó, là những nhân vật phụ nữ lỗi lạc, những ngƣời phụ nữ tiểu biểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31
đã có những hoạt động nhằm khẳng định quyền của ngƣời phụ nữ nhƣ: Ganđi,
Thachơ, Marguerite Durand…
Marguerite Durand là một ngƣời phụ nữ Pháp hăng say tranh đấu dành
quyền bình đẳng cho nữ giới. Năm 1897, bà sáng lập và điều khiển tờ báo La
Fronde(sự nổi loạn).Trụ sở tờ báo nằm trên đƣờng Saint- Georges và tất cả
các việc trong tòa soạn từ quản lý, viết bài, đến in ấn và phát hành đều do phụ
nữ đảm nhận. Tờ báo đƣợc nhiều phụ nữ có uy tín làm trợ bút. Trong lúc đạo
luật năm 1892, cấm phụ nữ làm việc ban đêm thì họ bất chấp cả luật lệ, không
kể đếm gì đến các thanh tra lao động và liên hiệp các đoàn thể làm sách.
Trong các bài xã thuyết, tờ báo đòi hỏi phụ nữ phải đƣợc ghi tên vào danh
sách những ngƣời đƣợc chính phủ Pháp thƣởng Bắc Đẩu bội Tinh, phụ nữ
cũng phải có đƣợc quyền tham dự vào các cuộc tranh cãi tại quốc hội.
Marguerite Durand đã cố gắng tổ chức để đƣa phụ nữ ra tranh cử vào Quốc
hội Pháp trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1910, và cũng là ngƣời phụ nữ đầu
tiên tham dự vào nghiệp đoàn chủ nhân các nhật báo. Bà tích cực đòi hỏi các
quyền lợi của phụ nữ nhƣ: Quyền đƣợc tự do hành nghề, quyền đƣợc hƣởng
lƣơng bằng với nam nhân, làm cùng một công việc, quyền của ngƣời vợ đƣợc
giữ lƣơng do chính mình làm ra và quyền đƣợc bảo vệ trong các công việc
trong nhà…Trƣớc làn sóng đấu tranh mạnh mẽ nhƣ thế, nhiều hội nghị bàn về
vấn đề nữ quyền đã đƣợc triệu tập. Phê bình nữ quyền luận đƣợc hình thành,
trong môi trƣờng của những tiếng nói đòi quyền lợi cho ngƣời phụ nữ; các lý
thuyết về giới đƣợc nhiều ngƣời quan tâm từ đấy, trong đó có lí thuyết nữ
quyền trong văn học.
Ở Việt Nam, cùng với quá trình giao lƣu và hội nhập vào đầu những năm
90 của thế kỷ XX, bằng nhiều con đƣờng khác nhau, quan điểm giới nhanh
chóng đƣợc du nhập và truyền bá vào. Sự xuất hiện, cách tiếp cận giới chính
là bƣớc đột phá quyết định sự phát triển mạnh mẽ và ấn tƣợng của khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32
nghiên cứu về phụ nữ. Cùng với nó là sự biến đổi nhanh chóng quan niệm,
thái độ, hành vi của xã hội và thực tiễn tạo lập bình đẳng giới trong mọi lĩnh
vực của xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới. Nó không chỉ tồn tại nhƣ một hiện
tƣợng xã hội, mà nó còn đƣợc chú ý nhiều trong lĩnh vực văn hóa, văn học.
Xuất phát từ cơ chế dân chủ của xã hội, nhƣ nhà văn Võ Thị Hảo đã phát
biểu: Xã hội văn minh bao giờ cũng có thiên hƣớng nữ khuynh, ngƣời ta
nghiêng về phái yếu để càng thấy mình mạnh. Hơn nữa bản thân nữ giới dám
đứng lên đấu tranh để đòi quyền sống, quyền tự do dân chủ của mình bằng
thứ ngôn ngữ quyết liệt, mạnh mẽ thậm chí có ý thức gây “hấn” và “sốc” với
cách nhìn truyền thống. Đó là những phát ngôn gai góc đầy cá tính thể hiện
chính xác những trải nghiệm cá nhân ở nhiều mối quan hệ trong cuộc sống.
Họ dám công khai xem xét lại cả những chuẩn mực của lịch sử và của nghệ
thuật bằng cái nhìn chủ quan, công khai bày tỏ thái độ chống lại sự lệ thuộc,
sự áp đặt trong văn chƣơng, dám xông vào các đề tài trƣớc kia bị xem là cấm
kỵ vốn là đặc quyền của nam giới. Thực ra thì trong văn chƣơng truyền thống
đã có những yếu tố của văn học nữ quyền. Ở văn chƣơng Việt Nam thời kỳ
trung đại ý thức nữ quyền đến Hồ Xuân Hƣơng đã trở nên gay gắt, nữ sĩ đã
dám nói lên những dồn nén và những đòi hỏi nữ quyền:“ Kẻ đắp chăn bông
kẻ lạnh lùng- chém cha cái kiếp lấy chồng chung”Làm lẽ. Có thể thấy những
năm gần đây, văn học Việt Nam đƣơng đại chịu ảnh hƣởng nhiều luồng văn
hóa mới trong quá trình hội nhập và gần với chúng ta nhất, Trung Quốc- một
đất nƣớc có bề dầy truyền thống đạo đức nho giáo mà nay văn học đã bùng
phát, nổi loạn với cách viết táo bạo của một số cây bút nữ trẻ trong dòng văn
học Linglei (lạc loài) nhƣ: Vệ Tuệ, Xuân Thụ ,Cửu Đan, Miên Miên, Lâm
Bạch…Dung lƣợng văn hóa sex chiếm vị trí không nhỏ trên nhiều mặt báo,
nhiều diễn đàn, nhiều Blog cá nhân. Điều đó cho thấy dần dà ngƣời ta đã có
cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề tình dục. Các văn nữ Việt (cả trong và ngoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33
nƣớc) viết về tình dục cũng thoải mái hơn, đặc biệt các văn nữ Việt Nam
đƣơng đại viết về vấn đề tình dục với nhiều cách thức khác nhau,“có viết
đậm, viết nặng, viết phóng khoáng, viết có pha chế. Vấn đề tình dục được khai
thác cặn kẽ mạnh bạo và “khiêu khích” hơn bao giờ hết”[55], đây chính là
một hiện tƣợng mới trên văn đàn. Ta bắt gặp lối viết “nhẹ nhàng, kín đáo
trong truyện Nguyễn Thị Thu Huệ, trực diện trần trụi trong truyện Y Ban
,mãnh liệt, nhẩn nha đầy thâm thúy và ẩn ý trong truyện Đỗ Hoàng
Diệu,“quê mùa”, “chất phác” nhưng đằm như trong truyện Nguyễn Ngọc Tư.
“Cao tay” khéo léo đụng chạm đến ghetto sex cấm kỵ nhưng người đọc không
cảm thấy đụng chạm đến “taboo”tình dục như trong sáng tác Phạm Thị Hoài,
Mai Ninh. Còn Lê Thị Thấm Vân, Trần Sa v.v… lại nhầy nhụa trong những
đặc tả tỉ mẩn, chi tiết không một chút ngần ngại”[55]. Dù ở mức độ nào thì
họ cũng đã từng bƣớc khẳng định tiếng nói của nữ giới trong văn chƣơng.
Nếu nhƣ trƣớc đây nhà văn nữ chỉ dám khuôn trong những chuyện lặt vặt,
giản dị thì nay họ bung thoát, mổ xẻ cả những vấn đề tế nhị một cách thẳng
thừng. Thực ra nam giới viết về tình dục, giới tính nữ, nhiều khi vẫn áp cái
nhìn chủ quan của phái nam nên việc miêu tả tâm lý cũng nhƣ các vấn đề sinh
lý của nhân vật nữ vì thế không thể chính xác đƣợc bởi dù sao họ cũng là
ngƣời ngoài cuộc. Nhƣ vậy, xét về phƣơng diện khách quan cũng nhƣ chủ
quan đã có sự cởi trói, phá rào trong chính nội lực của các nhà văn nữ. Điều
đó chứng tỏ xu hƣớng dân chủ hóa trong văn chƣơng từ quan niệm thẩm mỹ
đến bình diện nội dung và cả lực lƣợng sáng tác. Đó chính là một dấu hiệu ý
thức nữ quyền rõ nét nhất. Vì một mặt viết trở thành hành động tự xác định,
trở thành phát ngôn viên chính thức của ngƣời phụ nữ, tiếng nói chính thức từ
tình dục, mặt khác thể hiện rõ sự quyết liệt đấu tranh, đòi bình quyền trong
tình cảm và khẳng định giới mình. Qua đây có thể thấy,vấn đề nữ quyền chính
là một hiện tƣợng văn hóa xã hội của thời hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34
2.1.2. Nữ quyền - Ý thức về hạnh phúc của người phụ nữ
Nói đến ý thức về phái tính trong văn học Việt Nam, ta có thể thấy nếu ở
phƣơng Tây, ngự trị trên đỉnh Olempo là thần Zớt thì ở phƣơng Đông các vị
thần tối cao chủ yếu cũng gắn với đàn ông. Vị thế kẻ mạnh của đàn ông còn
thể hiện ở khâu sáng tạo và tiếp nhận văn học. Những cuộc thù tạc, đàm đạo
văn chƣơng chỉ diễn ra giữa những ngƣời đàn ông với nhau, nó không có chỗ
cho nữ nhi thƣờng tình…Văn hóa khổng giáo (tiêu biểu là Trung Hoa và Việt
Nam) cũng đặc biệt chú trọng đến vai trò áp chế của đàn ông so với đàn bà
“Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.Tƣ tƣởng trọng nam
khinh nữ “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”…còn ảnh hƣởng đến tận ngày
nay khiến cho cấu trúc dân số bị nghiêng lệch trầm trọng ở một số nƣớc nhất
là các nƣớc phƣơng Đông. Vai trò thống trị của đàn ông ngoài sự ủng hộ tuyệt
đối của thiết chế xã hội còn trở thành một nét tâm lí phổ biến kéo dài từ thời
này qua thời khác. Trong dân gian ngƣời đàn ông Việt bao giờ cũng giữ tƣ
cách là kẻ chinh phục, khi ý nhị thì:“Bây giờ mận mới hỏi đào- vườn hồng đã
có lối vào hay chưa”?…Khi táo tợn thì:“Gặp đây anh nắm cổ tay- anh hỏi
câu này có lấy anh không”?...Nhƣ vậy, cho dù là tiếng nói hồn nhiên nhất, ít
bị áp chế bởi tính quy phạm nhất, văn học dân gian vẫn xác nhận vai trò kẻ
mạnh của đàn ông so với đàn bà. Trong văn học trung đại, về cơ bản giới cầm
bút vẫn thuộc về đàn ông. Thực ra, trong vòng cƣơng tỏa của tƣ tƣởng nam
quyền đã bắt đầu xuất hiện những tài năng văn học là nữ giới nhƣ: Đoàn Thị
Điểm, Bà Huyện Thanh Quan và đặc biệt là Hồ Xuân Hƣơng. Mặc dù giàu
tinh thần nổi loạn và phản kháng nhƣng những khúc tự tình của nữ sĩ họ Hồ
vẫn chủ yếu là những tiếng than thân trách phận. Đó chính là lí do khiến Bà
chúa thơ Nôm phải ao ƣớc:“Ví đây đổi phận làm trai được- thì sự anh hùng
há bấy nhiêu” Đề Đền Sầm Nghi Đống. Có thể nói ẩn chứa trong câu thơ đó
một trạng thái tâm lý không chỉ riêng của Hồ Xuân Hƣơng mà là của giới nữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35
bởi muốn lên sự nghiệp, muốn có sự nghiệp thì ngƣời phụ nữ phải đổi thân
phận. Song thực tế đó chỉ là mong ƣớc và mong ƣớc kia một mặt cho thấy sự
đổi phận ấy dƣờng nhƣ là bất khả trong thực tế, mặt khác gián tiếp xác nhận
vị thế ƣu thắng của đàn ông. Phải bƣớc sang xã hội hiện đại khi trình độ dân
trí đƣợc nâng cao, ngƣời phụ nữ bắt đầu đƣợc đi học, đƣợc tự do bầu cử, tầng
lớp công chức đã có sự tham gia của phụ nữ thì cán cân công bằng về giới
mới bắt đầu đƣợc hiện thực hóa và ngƣời ta đã bắt đầu bàn đến vai trò của
ngƣời phụ nữ. Đặc biệt là giờ đây ngƣời phụ nữ có quyền li hôn chính đáng
và đƣợc pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên quá trình ấy không phải lúc nào cũng
diễn ra thuận lợi và nhanh chóng mà phải trải qua rất nhiều quanh co, sóng
gió.
Vai trò của ngƣời phụ nữ đặc biệt đƣợc đề cao trong chính thể mới sau
1945 với sự ra đời của Hội phụ nữ Việt Nam. Đó là tiền đề văn hóa và xã hội
thuận lợi để văn học nữ tính có cơ hội phát triển, so với trƣớc đây đội ngũ các
nhà văn nữ cầm bút đã đông hơn và tài năng của họ đƣợc thừa nhận rộng rãi
hơn. Nhiều tác phẩm của họ có ảnh hƣởng đến công chúng và đƣợc giảng dạy
trong nhà trƣờng từ phổ thông đến đại học. Những thay đổi trên đây trong lĩnh
vực văn học thể hiện sự thay đổi rất lớn về ý thức phái tính và thái độ đề cao
vai trò của nữ giới. Trong nhiều tác phẩm, ngƣời phụ nữ đƣợc hình dung nhƣ
những anh hùng tiêu biểu cho vẻ đẹp của thời đại nhƣ Chị Sứ (Hòn đất của
Anh Đức), Chị út Tịch (Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi), Nguyệt
(Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu)…Tuy nhiên do yêu cầu của
phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, đời sống tinh thần của nữ
giới mới đƣợc khai thác nhiều ở khía cạnh xã hội mà chƣa đƣợc chú ý nhiều
đến đặc trƣng về giới. Vấn đề âm hƣởng nữ quyền chủ yếu nằm trong hệ tƣ
tƣởng chung của thời đại chứ chƣa trở thành mối quan tâm thực sự của nhà
văn với tƣ cách là ngƣời kiến tạo những tƣ tƣởng nghệ thuật riêng của chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
mình. Trong sự phát triển mạnh mẽ của đất nƣớc và những nỗ lực tạo nên sự
bình đẳng về giới kể từ 1986 đến nay đã tạo nên những tiền đề cơ bản để giúp
ngƣời đàn bà thoát khỏi sự áp chế của đàn ông, giúp họ có khả năng tồn tại
độc lập và có khả năng tự quyết số phận của mình. Ngƣời phụ nữ khi này
không còn quanh quẩn nơi xó bếp, góc nhà mà đã tham gia nhiều hơn vào các
hoạt động xã hội. Nhiều phụ nữ đƣợc cử giữ những chức vụ cao trong hệ
thống chính trị. Nhƣng quan trọng hơn ý thức về giới một cách tự giác đã ăn
sâu vào tâm thức của đội ngũ cầm bút và tạo nên âm hƣởng nữ quyền trong
văn học. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ vốn xuất hiện từ rất lâu trong văn học,
nhƣng những phẩm chất, giá trị, cũng nhƣ đời sống tinh thần và thể xác của
họ luôn đƣợc nhìn bằng đôi mắt của ngƣời đàn ông. Chỉ khi những vấn đề
trên thoát khỏi hệ quy chiếu giá trị theo quan điểm nam quyền thì văn học nữ
tính mới xuất hiện đầy đủ với đúng nghĩa của nó. Nhƣ vậy văn học nữ tính chỉ
có thể xuất hiện trong điều kiện xã hội đạt đến một trình độ dân chủ nhất định.
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì văn học nữ tính Trung Quốc bắt đầu từ phong
trào Ngũ Tứ và đặc biệt phát triển mạnh vào thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc. Ở
Việt Nam, văn học sau 1986 cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của văn
học nữ tính và đến nay nó phát triển đến mức có ngƣời cho rằng nền văn học
đƣơng đại Việt Nam “Âm thịnh dương suy” với sự góp mặt của những cây bút
có thực tài nhƣ: Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị
Thu Huệ…và gần đây là Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thƣ, Nguyễn Ngọc Tƣ…
những cây bút này đã đem đến cho văn đàn những tiếng nói mới mẻ, buộc các
nhà văn và các nhà phê bình nam giới phải thừa nhận tài năng của họ.
Trong bài viết Tản mạn về dục tính và nữ quyền Nguyễn Vy Khanh chỉ
ra: “ Nữ quyền có khuynh hướng đi với văn chương dục tính” [29]. Tuy nhiên,
ở đây ngƣời viết không có ý đồng nhất nữ quyền với khuynh hƣớng văn
chƣơng dục tính, mà chỉ nhìn nhận ở khía cạnh dục tính là một lĩnh vực để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37
ngƣời nữ thể hiện quyền của mình. Lý do: “ tính dục có vẻ là mặt trận duy
nhất mà phái nam có và chịu thua phái nữ. Thành trì bảo vệ cho phái nam
còn một góc hớ hênh là tính dục. Do đó không có gì lạ khi phái nữ cần nói lên
tiếng nói phản kháng hay nữ quyền thì họ dùng ngay lợi khí tính dục” [53].
Phan Huyền Thƣ, một giọng thơ nữ trẻ trƣớc đây quan niệm: “Từ vô thức, tôi
không bao giờ dám nói về tính dục một cách trắng trợn. Về khía cạnh nào đó,
tôi vẫn dùng ý thức để kiềm nén, dùng cái khôn ngoan để lấp liếm nó đi”. Còn
bây giờ: “Tình dục là căn bản để nhận diện thơ trẻ. Thơ nói về tình yêu, chăn
gối thời nào cũng có nhưng để tình dục bước chân mạnh mẽ vào văn chương
thì phải tìm ở ngôn ngữ thơ ca hiện đại” [24]. Dục tính không có gì là xấu nó
nhƣ một giá trị ngƣời muôn thủa đi vào văn chƣơng, nó muốn vƣơn tới một
tiêu chí xác lập nhân văn, chống lại những tín niệm đạo đức lỗi thời bóp nghẹt
tự do của con ngƣời. Chủ đề tình dục trong văn chƣơng rất phổ biến ở văn học
phƣơng Tây nhƣng ở Việt Nam do ảnh hƣởng của đạo đức nho giáo và tinh
thần khắc kỷ của một thời chiến tranh nghiệt ngã, chủ đề này gần nhƣ một
vùng cấm trong văn chƣơng chính thống. Năm 2005 bạn đọc Châu Á phải
sững sờ trƣớc hiện tƣợng phái nữ "vùng lên" trong văn chƣơng, tiêu biểu là
Trung Quốc. Thế rồi, một loạt sách của các nhà văn nữ Trung Quốc đƣợc dịch
và giới thiệu tại Việt Nam gây sửng sốt cho ngƣời đọc. Tình dục trở thành chủ
đề trọng tâm khiến nhiều tác phẩm đƣợc bàn tán ồn ào, đƣợc xếp vào loại
"sốt" nhƣ: Điên cuồng như Vệ Tuệ, Quạ đen, Búp bê Bắc Kinh,…đại diện
cho các tác phẩm vừa kề là Búp bê Bắc Kinh của Xuân Thụ, một cô gái mƣời
bẩy tuổi. Cuốn sách này đã gây chấn động Trung Quốc vì mô tả một cách bộc
trực sự thức tỉnh về mặt tình dục của một cô gái trẻ .Qua đó nói lên khát vọng
làm chủ: Tôi là của tôi và tôi có quyền sử dụng tôi, bất chấp dƣ luận. Sự say
mê nhục cảm của Xuân Thụ, thái độ điềm nhiên khi nói về tình dục và phong
cách viết vừa trữ tình, vừa thô ráp dƣờng nhƣ gây sốt cho giới trẻ Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38
Quốc. Cùng với Quạ Đen của Cửu Đan, Điên cuồng như Tệ Tuệ của Vệ
Tuệ, Búp bê Bắc Kinh nhƣ một cuộc đột phá về đạo đức, một thái độ thách
thức của giới trẻ đối với những chuẩn mực đạo đức đậm màu sắc của phong
kiến của Trung Quốc xƣa. Nó phô bày những đổi thay, rạn vỡ dữ dội của xã
hội hiện đại.
Ở Việt Nam, theo một nguồn tin trên trang www evan.com.vn ngày
25/01/2007 có ngƣời viết: “Cách đây khoảng 20 năm, một tác phẩm của nhà
văn Đào Hiếu từng bị dư luận tẩy chay, phê phán nặng nề. Chỉ vì trong đó,
tác giả viết nhân vật chính quá bản năng về tính dục, nhớ người yêu đến nỗi
phải ôm ấp, hít ngửi chiếc quần lót của nàng cho đỡ nhớ ”[32]. Tuy nhiên,
vài năm sau đó, cùng với làn sóng đổi mới mở cửa hội nhập, dƣ luận xã hội
dần tỏ ra cởi mở, dân chủ hơn trƣớc những nhu cầu đa dạng của cá nhân,
trong đó có nhu cầu tình dục. Tuy nhiên, phải có thời gian những động thái
của đời sống mới đƣợc biểt đạt trong văn họ._.g đã đầy đoạ ta thêm một lần nữa Và lần này
mới ác độc làm sao. Chàng là một ông vua còn trai trẻ, được vây quanh bởi
lớp lớp cung tần mỹ nữ lại đang si mê một cung nữ nửa người nửa phù thuỷ
có thể mê hoặc được cả Niết Bàn lẫn địa ngục. Thế mà ngọn lửa từ kiếp trước
vẫn cháy trong tim chàng khiến chàng không thể rời xa ta”…[15]. Đau xót
hơn cả đó là khi Nhuệ Anh nhận ra “nàng không là một chấm nhỏ nào trong
mục đích tối thượng của Từ Lộ,cái mục đích đã thiêu đốt cả hai kiếp
người”[15]. Nỗi đau khổ dày vò trái tim Nhuệ Anh khiến cho nàng luôn sống
trong niềm tự vấn khôn nguôi: “Ôi! Đoạ xứ mà chàng đã dìm ta vào! một
ngày chàng tự vấn hàng trăm lần không biết nên gọi ta là sư bà ,là mẹ hay là
một người tình?” [15] …Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật còn thấy rất rõ ở
những dằn vặt, những ám ảnh, mộng mị qua nhân vật Ỷ Lan .Những năm
tháng cuối đời, dù ngự trên đỉnh cao của quyền lực nhƣng Thái hậu Ỷ Lan đã
phải sống trong những day dứt khôn nguôi của lƣơng tâm. Những ám ảnh
khủng khiếp về tội ác mà mình gây ra, cho đến chết mà không thể nhắm
mắt.Vì tội bức tử Dƣơng Thái hậu và bẩy mƣơi sáu cung nữ trong cung
Thƣợng Dƣơng năm nào mà cả đời bà bị ám ảnh và dày vò lƣơng tâm “tiếc
thay suốt đời ta không đánh lừa được lương tâm mình” [15]. Bà đã chịu sự
phán xét của lƣơng tâm, sự trả thù ở cõi âm, bị đàn chuột cắn xé da thịt hằng
đêm, những oan hồn ngƣời phụ nữ đòi trả mạng …Chính vì vậy mà Thái hậu
Ỷ Lan thƣờng nằm mơ thấy Dƣơng Thái hậu và oan hồn của bẩy mƣơi sáu
cung nữ, đêm đêm không ngủ yên: “Ruột như có ai bào. Canh ba là Thái hậu
bật dậy, cuống cuồng đi lại, có lúc chạy điên loạn như bị người đuổi bắt, rồi
cuốn hàng chục lớp chăn gấm ôm chân ngồi co trên giường mà khóc kể, gào
thét”[15], đó là nỗi sợ hãi khiếp đảm và ám ảnh do những hành vi tội ác của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101
bà và còn trở thành những cơn mê sảng mỗi lúc một bấn loạn trong những
ngày cuối cùng ở thế gian của Ỷ Lan: “Gương mặt đẹp đẽ thường ngày bắt
đầu biến dạng, nằm trên giường thỉnh thoảng lại đứng phắt dậy, kêu rú lên,
luôn miệng thét đuổi chuột,chân giẫy đành đạch, tay hoảng loạn đưa qua đưa
lại quanh mình như cố sức rứt một vật gì ra khỏi ra thịt… thỉnh thoảng khóc
gọi tên Dương Thái hậu rồi nghiến răng kèn kẹt”[15] .Thái hậu Ỷ Lan phải
sống trong những giấc mơ hãi hùng đó đến tận lúc chết mà không nhắm mắt
đƣợc, chỉ khi vua Nhân Tông khấn tên Dƣơng Thái hậu lần thứ ba đôi mắt ấy
mới tự khép lại nhƣ đƣợc sự chấp thuận của Dƣơng Thái hậu khi Ỷ Lan bƣớc
vào thế giới cõi âm. Qua đây chúng ta thấy nhà văn Võ Thị Hảo đã kín đáo
thể hiện quan niệm về luật nhân- quả, kẻ gieo gió ắt gặt bão, những ngƣời
sống và làm trái với lƣơng tâm, trƣớc sau cũng sẽ chịu sự phán xét của lƣơng
tâm.
Nhƣ vậy cùng với nghệ thuật riêng biệt trong việc miêu tả ngoại hình và
nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, Võ Thị Hảo nhằm khắc hoạ sâu đậm và
rõ nét hơn về ngoại hình, tính cách cũng nhƣ cuộc đời và số phận bất hạnh
của các nhân vật nữ.
3.3. Nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại
Những năm gần đây, văn học có xu hƣớng chối bỏ hiện thực đơn điệu
cùng phƣơng thức phản ánh hiện thực đơn giản, một chiều. Các nhà văn tìm
đến huyền thoại để thoát khỏi giới hạn chật hẹp của quan niệm hiện thực
truyền thống. Huyền thoại ở đây không phải là lối tự sự dân gian cổ xƣa rất
gây thơ, ấu trĩ, mà chính là “sự ý thức về huyện thoại, là sự khai thác huyền
thoại thành một phương thức nghệ thuật, chứa đựng cả quan niệm của nhà
văn về đời sống lẫn khát vọng kiếm tìm những hình thức tự sự mới lạ cho
nghệ thuật văn xuôi” [18] …Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Xuân
Khánh… đều có xu hƣớng tráng cho tác phẩm của mình một lớp men huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
thoại, hoặc là lấy huyền thoại làm thành chất liệu chủ yếu. Ở các tiểu thuyết
lịch sử, khoảng cách hoặc quá xa về thời gian sẽ làm sự kiện ít nhiều mơ hồ
đi, rất thuận lợi cho việc sử dụng huyền thoại, không nằm ngoài dòng chảy
chung của văn học, Võ Thị Hảo cũng nhuộm lên Giàn thiêu màn sƣơng khói
huyền thoại khá dày. Nhƣng trƣớc khi viết Giàn thiêu Võ Thị Hảo đã từng
viết khá nhiều truyện ngắn“giả cổ tích” đậm chất trữ tình ngƣời đọc cảm nhận
một chất thơ thơm tho trong sáng bay lên từ những trang văn lấp lánh huyền
thoại nhƣ: Tim vỡ, Nàng tiên xanh xao, Khát của muôn đời, Hồn trinh nữ,
Nữ hoàng cô đơn, Hành trang của người đàn bà Âu Lạc…Ở truyện ngắn
của Võ Thị Hảo, chất huyền thoại thể hiện rất rõ không chỉ ở loại truyện “giả
cổ tích” mà còn thể hiện ở những cốt truyện kỳ ảo. Loại cốt truyện kỳ ảo là
đặt trong sự đối sánh với cốt truyện hiện thực, ở đó chất liệu để nhà văn khai
thác, biểu hiện là một yếu tố kỳ ảo.Yếu tố kỳ ảo thậm chí có khi bao trùm
toàn bộ cốt truyện nhƣ trong Vườn yêu, Lửa lạnh, Giọt buồn giáng sinh,
Biển cứu rỗi, Đêm vu lan, Lãnh cung, Đường về trần…Đọc truyện Vườn
yêu ngƣời đọc nhiều lúc tự hỏi đây là câu chuyện hoang đƣờng hay có thực.
Cô gái xuất hiện ngay từ đầu: “Tôi nhón chân trên đôi giầy thiếu nữ đi vào
vườn yêu”. Trang phục của cô là “một thứ quần áo bằng giấy không sột sọat,
lóng lánh và nhẹ bỗng”…Trong Vƣờn yêu cô đƣợc chứng kiến sự nhẹ dạ của
những cô gái nhƣ cô. Cô nghe thấy tiếng thì thào của những linh hồn, những
chàng trai tự tử vì thất tình. Họ chết nhƣng vẫn khát yêu và theo lũ con gái
mới lớn… yếu tố kỳ ảo phát triển ở mức cao hơn khi cô gái gặp: “người đàn
bà da trắng, răng đen nhánh và mắt sáng ngời đang tiến đến, cặp đùi thon nở
nang được quấn chặt trong một lần váy thâm ướt… trông chị ta thật quyễn rũ,
mặc dù đang hết sức nhợt nhạt” Vườn yêu. Đó là ngƣời dì đã khuất của cô.
Ngƣời dì cũng có những cử chỉ, hành động nhƣ ngƣời bình thƣờng làm cho
câu chuyện trở nên li kỳ hơn …Yếu tố kỳ ảo có khi xuất hiện rất ít trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103
truyện song lại có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện nhƣ ở: Dây
neo trần gian, Tiếng vạc đêm, Góa phụ đen…Ngƣời phụ nữ trong Dây neo
trần gian vì muốn giữ ngƣời yêu của mình lại chốn trần gian mà cô đã làm đủ
mọi cách. Cô tìm đến bà đồng, tìm đến thế giới tâm linh huyền bí, đã là nƣớc
cùng. Cô tin vào lời bà đồng: “vào ban đêm hãy nhớ tóc của chính cô. Bện
chín sợi một thành từng bím rồi nối chúng lại với nhau, quấn chung quanh
tấm ảnh này rồi đặt lên bàn thờ khấn. Xong đâu đó mang tất cả đến cho anh
ta. Anh ta sẽ lưu lại trần gian”. Tình yêu của cô đã cho anh sức mạnh để anh
đến bệnh viện thử máu, kỳ diệu hơn với kết quả âm tính, cô đã níu lại anh ở
đƣợc chốn trần gian bằng tình yêu của mình. Cốt truyện kỳ ảo đặc biệt đƣợc
thể hiện ở loại truyện “giả cổ tích” chị là ngƣời viết truyện cổ tích hiện đại,
với những trang văn đầy chất huyền ảo, thơ mộng của cổ tích nhƣng lại trĩu
nặng những vấn đề của xã hội.
Những câu truyện cổ tích giải thích về nguồn gốc các loài cây nhƣ hoa
Ti gôn trong Tim vỡ, cây bƣởi trong Nàng tiên xanh xao, cây tranh trong
Khát của muôn đời, cây hoa trinh nữ trong Hồn trinh nữ. Điểm chung của
những câu chuyện này là kể về bi kịch tình yêu tan vỡ. Mỗi loại cây là linh
hồn của những ngƣời phụ nữ sau bi kịch ấy. Truyện Hồn trinh nữ thể hiện rõ
nhất tài năng viết truyện cổ tích hiện đại của nhà văn. Cũng nhƣ những kiếp
đàn bà trong gia đình mình chờ đợi chồng đi lính, thì cô gái là kiếp thứ ba chờ
đợi ngƣời yêu đi lính, thủy chung chờ đợi ngƣời yêu những mƣời bẩy năm
trời đến quá lứa lỡ thì. Nhƣng khi chàng trở về lại mang theo một khuôn mặt
lạnh, bàn tay đẫm máu và không còn biết đến nụ cƣời. Trong đêm tân hôn
nàng trông thấy vợ ngƣời bạn của chồng nàng hiện về đòi trả chồng, trả cha
cho con chị. Nàng sợ hãi ôm mặt rú lên. Nàng sống trong nỗi sợ hãi và
chết.Trên mộ nàng mọc lên một “loài cây thấp lòe xòe màu xanh bàng bạc và
nở ra những nụ hoa tròn trên màu tím buồn mang mác”, khi có bƣớc chân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
qua hay va chạm mạnh, những chiếc lá của nó cụp lại nhƣ hình ảnh cô gái
năm xƣa che mặt. Đó là cây hoa trinh nữ.
Trong truyện ngắn Võ Thị Hảo loại truyện “giả cổ tích” có khi sử dụng
để giải thích nguồn gốc của loài ngƣời, của các thần nhƣ Hành trang của
người đàn bà Âu Lạc, Nữ hoàng cô đơn.. Tất cả các thần trên thế gian nhƣ
thần tài, thần quyền, thần tình ái… đều do cha trời tạo ra. Nữ hoàng pháp luật
cũng vậy, nàng ra đời để giữ cho thế gian yên bình. Nhƣng để giữ cho cán cân
công lý thăng bằng, nàng mãi cô đơn không thể thuộc về ai. Chính vì thế pháp
luật ngày nay không là của riêng nàng mà của tất cả. Nàng mang sắc đẹp hấp
dẫn, quyễn rũ và mãi cô đơn nhƣ nhan đề truyện là Nữ hoàng cô đơn. Tính
chất “giả cổ tích” của cốt truyện còn thể hiện ở những cốt truyện xoay quanh
những lời nguyền, những niềm tin vô hình. Hƣơng trong Ngậm cười sinh ra
trong một đêm trời giông quần quật đến sáng. Cả làng ai cũng bảo cô có phúc
thần ẩn trong ngƣời, ai gặp Hƣơng cũng đều gặp may, chính điều đó là tai họa
cho Hƣơng. Cô phải bội bạc với chàng Cam để trao thân cho Tả tƣớng Trịnh
Tùng và bị lão Tiệm cùng mụ đồng Thạo ám hại xúi dân làng phải dìm
Hƣơng xuống biển, trƣớc khi bị dìm cô khấn trời phật, khuấn Long vƣơng nếu
cô bị oan thì sau này Tả tƣớng Trịnh Tùng sẽ quay về giải oan cho cô. Khi
Trịnh Tùng đã lên ngôi chúa biết nỗi oan của cô đã về trừng trị kẻ ác và giải
oan cho cô, linh hồn cô đƣợc siêu thoát, ngƣời ta bảo cô Hƣơng đang ngậm cƣời
ở nơi thủy cung. Những câu chuyện cổ tích khi xƣa đều kết thúc có hậu, cái thiện
chiến thắng cái ác, nhƣng xây dựng trên nền hiện đại, “truyện cổ tích” của Võ
Thị Hảo đi ngƣợc với những kết thúc ấy. Xuyên suốt những câu chuyện là
những bi kịch và kết thúc truyện, bi kịch vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Song
từ trong sâu xa Võ Thị Hảo không hề nhấn mạnh những đau khổ của nhân loại
mà chị muốn khẳng định những khát vọng nhân bản của con ngƣời. Xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
những “truyện cổ tích” mới cũng là cách nhà văn thể hiện hi vọng những câu
chuyện cổ tích sẽ đến, chia xẻ cuộc đời với mỗi con ngƣời trên thế gian.
Xây dựng những cốt truyện kỳ ảo, Võ Thị Hảo giúp ngƣời đọc khám phá
nhiều khía cạnh của cuộc sống con ngƣời trong xã hội. Loại cốt truyện này
thể hiện vốn sống và trí tƣởng tƣợng phong phú của nữ văn sĩ đầy tài năng,
đồng thời cốt truyện kỳ ảo là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự
hấp dẫn cho truyện ngắn của chị. Đến tiểu thuyết Giàn thiêu tác giả lại một
lần nữa tƣới đẫm chất thơ của huyền thoại lên những nhân vật không tì vết
nhƣ Nhuệ Anh, Ngạn La mẹ Dã Nhân. Họ là những nhân vật lý tƣởng của
một khuynh hƣớng lãng mạn trong huyền thoại, những nhật vật đẹp đẽ, hoàn
hảo, màu nhiệm. Nhuệ Anh đẹp nhƣ phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát. Nàng
trong trắng, mảnh mai, và sức mạnh của tình yêu cùng lòng vị tha đã giúp
nàng đắc đạo. Ở Từ Lộ, phép thuật làm nên điều kỳ lạ, còn ở Nhuệ Anh nó
biến thành điều kỳ diệu để cải hóa và cứu vớt nhân sinh. Giọt nƣớc mắt đau
khổ chƣa bao giờ tự ý thức đƣợc về sức mạnh của mình lại chính là giọt nƣớc
cam lồ gột sạch hình hài, lông lá của Thần Tông khi hóa hổ “nước mắt chảy
đến đâu, những đám lông vằn vện tuột ra từng đám, rồi lột hết, lột ra thân
mình của đức Vua với nước da trắng xanh, thư sinh nho nhã”[15]. Cũng trái
tim yêu thƣơng của bà, chứ không phải đài cầu mƣa khổng lồ của Thần Tông
đem mƣa về hồi sinh cho cây cỏ, con ngƣời. Chỉ có điều không ai biết mƣa tới
từ Nhuệ Anh. Nàng hóa gió:“Những bước chân đưa bà đi không còn sức
nặng. Không ngày không tháng không năm. Trên mặt bà, ẩn dấu một nụ cười
rạng rỡ. Một tia hào quang đâm xuyên từ gáy ra đôi mắt.”[15]. Sự hóa thân
thần thánh chính là sự thăng hoa kỳ diệu của tình yêu, từ đây bà sống cuộc
sống của phật bà cứu nhân độ thế. Nếu Nhuệ Anh là hình ảnh kỳ diệu của tình
yêu thì Ngạn La lại là hiện thân của thiên nhiên tinh khiết bí hiểm. Chiếc rốn
xinh xinh của nàng mang màu chu sa của dấu chấm tròn trên cuốn sách da dê,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
nồng nàn hƣơng thơm đồng nội nhƣng lại bị "canh giữ" bởi hồn ma Nhân
Tông. Đôi mắt mèo hoang của nàng nhƣ chiếc cửa sổ mở ra một tâm hồn ban
sơ nguyên thủy. Giây phút cuối cùng của đời nàng cũng vừa giống vừa khác
với sự hóa kiếp của Tƣ Lộ- Từ Đạo Hạnh. Cả hai đều không đi vào cõi chết,
nhƣng một ngƣời bay lên cao để nhập vào nơi tiên giới, một ngƣời là là dƣới
không trung để đợi sa vào một vòng trần khác. Ở Ngạn La, đó là sự siêu
thăng, trong khi Từ Đạo Hạnh với tất cả phép thần thông của mình, chỉ là sự
thoát xác thƣờng tình. Tâm hồn ngƣời con gái bắt cua- Ngạn La thuộc về
vùng thanh tịnh, Còn Từ Lộ lại tự trói hồn mình vào trốn tục lụy. Cuộc sống
và cái chết của nàng khiến ta nghĩ tới những gì thanh tao. Nàng nhƣ Ngọc Nữ
trên thiên đình chịu tội bị đày xuống trần gian rồi mãn hạn lại trở lại trốn linh
thiêng cùng sống với Tiên Đồng của thanh thản, thuần khiết. Dã Nhân- ân
nhân cứu mạng Từ Lộ, là huyền thoại về một lòng vị tha vô bờ bến. Là nhân
vật chƣa thành ngƣời. Dã nhân chỉ có “đôi núm vú đen sẫm và một khuôn
ngực lông lá, đôi tay rậm rịt đầy lông hung hung…Cặp mắt tròn lớn màu hoe
nâu, không lông mày, một cái mũi tẹt dán sát cái miệng bẹt đầy lông lá của
loài dã nhân” [15,tr.358-359]. Sự dị dạng ấy trở thành huyền thoại, bởi nó
mang trong mình nhân tính cao đẹp, hồn hậu hy sinh, nó vắt sữa nuôi Từ Lộ
nhƣ một ngƣời mẹ nuôi con. Sự tƣởng tƣợng của con ngƣời không bờ bến,
nhƣng bao giờ nó cũng cho ta biết ít nhiều về hiện thực. Và cái hiện thực sau
cùng mà chúng ta nhận đƣợc, đó là khát vọng yêu thƣơng của con ngƣời, ở
nhà văn Võ Thị Hảo. Bà đã giúp ta cảm nhận đƣợc nỗi đau trần thế qua những
nhân vật thánh thiện nhƣ thiên thần.
Viết về đề tài lịch sử nên Võ Thị Hảo đã chọn một kiểu nhân vật đặc biệt
đó là: nhân vật bị khát vọng quyền lực, danh vọng hành hạ. Trƣớc tình trạng
con ngƣời đang tha hóa, bị dục vọng lôi kéo vào những hành vi độc ác, những
toan tính lạnh lùng, dửng dƣng khiến con ngƣời ngày càng cạn kiệt nhân tính,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107
tác giả đã không ngần ngại “cầu viện” đến tiếng nói của tâm linh, những sự
báo oán, trả thù hay hiện hồn kỳ dị là sự cảnh báo nghiêm khắc. Võ Thị Hảo
đã sử dụng nghệ thuật huyền thoại hóa, dùng cái kỳ ảo, dùng những mơ tƣởng
và mộng mị, những hồi ức đứt nối, chập chờn để diễn đạt trạng thái mất thăng
bằng của con ngƣời, dập tắt vầng hào quang của nhân vật danh tiếng nhƣ Ỷ
Lan,…đồng thời làm nổi bật trạng thái phi lý, đáng thất vọng của một hiện
thực không phải nhƣ ta mong ƣớc, việc “bắt trƣớc” thi hành điểm lệ thiêu
ngƣời sống man rợ của Vua Tần Thủy Hoàng, Nguyên Phi Ỷ Lan xúi vua Lý
Nhân Tông giam Dƣơng Thái Hậu và bẩy mƣơi sáu cung nữ trong cung
Thƣợng Dƣơng rồi bức tử chết… Việc làm tàn ác này đã khiến cả quãng đời
còn lại của Thái hậu Ỷ Lan luôn sống trong những giấc mơ khủng khiếp, ám
ảnh về những oan hồn hiện về tra vấn, đòi mạng, những con chuột khổng lồ
cắn xé, tâm thần bất ổn… Nó giống nhƣ cuộc chất vấn, day dứt, đay nghiến
của lƣơng tâm thức tỉnh trong con ngƣời. Những ám ảnh ấy rõ ràng có tác
dụng cảnh tỉnh con ngƣời trƣớc điều xấu, điều ác bởi nó khúc xạ những dự
cảm, những nung nấu, những khát vọng mơ hồ hoặc cháy bỏng… theo một
cách nào đấy. Nó thuộc về cái vô thức, siêu thức, vƣợt ngoài lý trí con ngƣời.
Dẫu là kẻ lạnh lung, tàn nhẫn, quyền uy tột bậc song cái vòng u tối trong tâm
linh Ỷ Lan cũng khiến bà sợ hãi, biết hối cải. Cả cuộc đời phải cố gắng làm
điều thiện, thực ra chỉ để che lấp cho hành vi tội ác của mình, để sám hối,
lƣơng tâm đƣợc thanh thản. Huyền thoại là viền nổi "phần tối" của tâm hồn, Ỷ
Lan thái hậu hóa ra cũng là con ngƣời với tất cả những đa đoan, hệ lụy thƣờng
tình và dữ dội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108
C. PHẦN KẾT LUẬN
Sau khi khảo sát nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, luận văn đi
đến những kết luận sau.
1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ là hình tƣợng quen thuộc, xuyên suốt và là
nguồn cảm hứng vô tận mà văn học muôn đời vẫn chƣa khai thác hết.Tƣơng
ứng với những thời kì lịch sử là mỗi thời kì văn học, và ở mỗi thời kì khác
nhau thì văn học khai thác đề tài về ngƣời phụ nữ cũng khác nhau. Nhƣng
chƣa bao giờ ngƣời đọc đƣợc chứng kiến trên diễn đàn văn học, sự xuất hiện
rầm rộ và đầy ấn tƣợng của các cây bút nữ nhƣ những năm gần đây và đã đem
đến một diện mạo mới cho nền văn học dân tộc. Chỉ mấy mƣơi năm trở lại
đây ngƣời đọc đã đƣợc thƣởng thức nhiều giọng điệu mới với những phong
cách khác nhau của các cây bút nữ. Trải nghiệm nhƣ Lê Minh Khuê, sắc sảo
nhƣ Phạm Thị Hoài, tinh tế nhƣ Phan Thị Vàng Anh, đằm thắm nhƣ Nguyễn
Thị Thu Huệ, hồn hậu và đậm sắc màu văn hoá nhƣ Nguyễn Ngọc
Tƣ…Nhƣng trong số các nhà văn nữ đƣơng đại,Võ Thị Hảo hiện lên nhƣ một
đại diện xuất sắc, giàu cá tính. Đọc các sáng tác của chị, ngƣời đọc dễ nhận
thấy bên cạnh những khắc khoải về chiến tranh thì những mảnh đời ngang
trái, những đau đớn khôn nguôi của số phận những con ngƣời bất hạnh, là sự
thƣờng trực trong mỗi tác phẩm. Đồng thời đó còn là những cảm thông, day
dứt của một trái tim phụ nữ khi nói về những nỗi đau của ngƣời đồng giới.
2. Thế kỉ XX nhân loại đƣợc chứng kiến những phong trào đấu tranh cho
nữ quyền rầm rộ ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhằm lên tiếng đòi quyền bình
đẳng cũng nhƣ đòi quyền lợi cho ngƣời phụ nữ. Ở Việt Nam cùng với quá
trình giao lƣu, hội nhập vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX, quan điểm giới
nhanh chóng đƣợc du nhập và truyền bá vào cùng với nó là sự biến đổi nhanh
chóng quan niệm, thái độ, hành vi của xã hội và thực tiễn tạo lập bình đẳng
giới trong mọi lĩnh vực của xã hội Việt Nam thời kì đổi mới. Vấn đề nữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109
quyền đã trở thành một hiện tƣợng văn hoá xã hội của thời hiện đại.Và nữ
quyền- ý thức về hạnh phúc của ngƣời phụ nữ đƣợc khẳng định.Trong sáng
tác của Võ Thị Hảo tính nữ quyền thể hiện rất rõ ở sự quyết liệt đấu tranh
dành giữ tình yêu, sự bình quyền trong tình cảm và khẳng định giới mình.
Những nhân vật nữ trong sáng tác của chị có khi rất mực nhu mì, dịu dàng,
cũng có khi rất mực nhẹ dạ và cuồng si nhƣng khi cần cũng quyết liệt đến
cứng cỏi nhƣng rồi cuộc đời vẫn đầy bất hạnh. Họ là hiện thân của những số
phận bi kịch: bi kịch là nạn nhân của chiến tranh, bi kịch của cái nghèo, bi
kịch của những mảnh đời tật nguyền, bi kịch tình yêu và hạnh phúc lứa đôi…
Trong sáng tác của Võ Thị Hảo có không ít ngƣời phụ nữ có những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp, họ yêu và sống hết mình cho những khát khao hạnh phúc,
khát khao vƣơn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống nhƣng cũng chính
những khát khao ấy đã đẩy họ đến những bi kịch trong cuộc đời khi nó chỉ là
mơ ƣớc mà không thể thực hiện.
Viết về vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác của mình, Võ
Thị Hảo đã đề cập đến con ngƣời bản năng, vấn đề giới tính, những nhân vật
dám sống thật với những khao khát của mình.Nhà văn thể hiện sự trân trọng,
ngợi ca khát vọng tình yêu chân chính đƣợc đẩy tới cùng của sự hoà hợp giữa
thể xác và tâm hồn và coi đó là điều thiêng liêng cao quý nhất.
3. Để xây dựng thành công nhân vật nữ trong sáng tác của mình, nhà văn
Võ Thị Hảo đã kết hợp sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, trong đó tập trung
ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, và nghệ
thuật tạo màu sắc huyền thoại, nhằm khắc hoạ sống động và rõ nét về cuộc
đời, tính cách, và số phận của nhân vật.
4. Nhân vật là con đẻ của nhà văn, đặc biệt đối với các nhà văn nữ thì các
nhân vật nữ lại là nơi để họ gửi gắm những suy nghĩ, nỗi niềm, quan niệm
của họ về giới mình. Qua nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo, chúng ta có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110
cái nhìn sâu hơn về giới nữ, hiểu hơn về thế giới và thêm cảm phục, tin yêu
nhà văn. Những trải nghiệm của chị trên mỗi trang viết thấm đẫm nỗi suy tƣ
và những khắc khoải không phải của riêng chị.Võ Thị Hảo và những nhân vật
của chị không ở bên cạnh mà trong mỗi chúng ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngọc Anh (2003), Đã đến lúc những người đàn bà nổi loạn, Báo Nông
thôn ngày nay.
2. Nguyễn NgọcThuỳ Anh (2007), Phái tính trong thơ nữ sau 1975, Luận
văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
3. Diễn Chi (2005),“Tôi là người nô lệ cho gia đình”,Báo phụ nữ chủ nhật
số 6
4. Trƣơng Chính (1990), Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn, Tạp chí văn học số 5.
5. Đông Dƣơng (2005), Hiện tượng sex trong tác phẩm văn học:ưu thế
thuộc về các cây nữ, Tien phong online.
6. Đặng Anh Đào(1991), Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện
hiện nay,Tạp chí văn học số 6.
7. Minh Đức(2005),“Tôi không định mê hoặc …”Báo ngƣời đại biểu nhân
dân số 3.
8. Nguyễn Đăng Điệp, Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn
học Việt Nam đương đại.
9. Nguyễn Hoàng Đức(2000), Cô đơn con người, cô đơn thi sĩ, Nhà xuất
bản Văn học Dân tộc.
10. Võ Thị Hảo(2005), Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Nhà
xuất bản Phụ nữ.
11. Võ Thị Hảo(2005), Hồn trinh nữ, Nhà xuất bản Phụ nữ.
12. Võ Thị Hảo(2005), Goá phụ đen, Nhà xuất bản Phụ nữ.
13. Võ Thị Hảo(2006), Người sót lại của rừng cười, Nhà xuất bản Phụ nữ.
14. Võ Thị Hảo(2007), Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Nhà xuất
bản Phụ nữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112
15. Võ Thị Hảo(2005), Tiểu thuyết“Giàn thiêu”, Nhà xuất bản Phụ nữ.
16. Võ Thị Hảo(1995), Biển cứu rỗi, Nhà xuất bản Hội nhà văn.
17. Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo,“Trách nhiệm người viết là không né
tránh sự thật”, Nguồn:Xem sách.com.vn
18. Đỗ Thu Hƣơng(2001), Phương thức huyền thoại hoá và sự biểu hiện đời
sống tâm linh trong văn xuôi Việt Nam từ sau1975, Luận văn thạc sĩ Ngữ
văn, Hà Nội.
19. Minh Hà(2002),“Tôi vốn là người đàn bà thích được che chở”, Báo lao
động.
20. Nguyên Hằng(1996), Suốt đời chỉ mơ một giấc (trò chuyện với Võ Thị
Hảo), Tuần báo Công nghiệp Việt Nam số 6.
21. Hoàng Hoa(2001), Tôi ngồi bệt trên đất mà viết, Tạp chí nghề báo số1.
22. Lê Thị Hƣờng(1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam
giai đoạn 1975-1995, Luận án phó tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
23. Võ Thị Hảo(2004),“Nhà văn mà nhẵn nhụi thì mất duyên”,VN Epress.
24. Hiện tƣợng Sex trong tác phẩm văn học(13/9/2005), Ưu thế thuộc về các
cây bút nữ, trang Tienphong online.
25. Nhiều tác giả(2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục
(Tái bản lần 2).
26. Nhiều tác giả(2002),Lý luận văn học tập1,Nhà xuất bản Đại học Sƣ
phạm.
27. Nhiều tác giả(1997), Việt Nam nửa thế kỉ văn học, Nhà xuất bản Hội nhà
văn.
28. Châm Khanh(2000), Phụ nữ và văn chương, Tạp chí Việt, Tienve Org.
29. Nguyễn Vi Khanh(2002), Bài viết “Tản mạn về dục tính và nữ quyền”.
30. Vi Thuỳ Linh(7/10/2005), Những cơn bão tuổi 25 và sự thay đổi, Trang
Vietnamnet.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113
31. Nguyễn Trƣờng Lịch(1997), Huyền thoại và sức sống của huyền thoại
trong văn chương xưa và nay, Tạp chí văn học số 5.
32. Phạm Thị Ngọc Liên(25/1/2007), Nhục cảm trong văn chương, Trang
Web www evan.com.vn.
33. Phƣơng Lựu chủ biên(2003), Lý luận văn học, Nhà xuất bảnGiáo dục.
34. Nguyễn Văn Long(2003),Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nhà xuất
bản Giáo dục.
35. Nguyễn Đăng Mạnh(1995), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Nhà xuất bản Giáodục.
36. Nguyễn Thị Mận(2006), Báo cáo khoa học:Tình yêu, tình dục và vấn đề
phái tính trong tập thơ “Rỗng ngực” của Phan Huyền Thư, trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội.
37. Thụ Nhân, Toạ đàm về sáng tác Võ Thị Hảo, Vietnamnet.
38. Hoài Nam phỏng vấn Tuý Hồng, Phụ nữ và văn chương, Tienve Org.
39. Vƣơng Trí Nhàn Văn học Sex, Chấp nhận để tìm cách đổi khác,
Vietnamnet.
40. Vƣơng Trí Nhàn(1996), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí văn học
số 6.
41. Phạm Xuân Nguyên(1994), Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, Tạp chí
văn học số 2.
42. Phạm Xuân Nguyên(1991), Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết, Tạp chí
văn học số 2.
43. Nghĩ về truyện ngắn(1994), Phỏng vấn các nhà văn,Văn nghệ quân đội
số2.
44. Khánh Phƣơng(2003), Là hạt muối tôi phải mặn (trò chuyệnvới Võ Thị
Hảo), Báo thể thao văn hoá số 53.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114
45. Trần Đình Sử(2001), Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học
Việt Nam thế kỉ XX, Tạp chí văn học số 8.
46. Vnexpress, Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo “Tôi biết mình không được
phép quay đầu”.
47. Vnexpress, Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo “Làm phong ba trên văn đàn
cần tri âm”.
48. Vnexpress, Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo “Tôi khòng thích lối mòn”.
49. Bùi Việt Thắng(1991), Quan niệm về con người trong văn xuôi hiện nay,
Tạp chí văn học số 6.
50. Bùi Việt Thắng(2001), Tuyển chọn giới thiệu, Truyện ngắn bốn cây bút
nữ Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nhà
xuất bản Văn học.
51. Bùi Việt Thắng(1993), Khi ngƣời ta trẻ, tản mạn về truyện ngắn của
những cây bút nữ trẻ, Báo văn nghệ số 43.
52. Nguyễn Thị Thành Thắng(2004), Phác thảo vài nét về diện mạo truyện
ngắn đương đại và sự góp mặt của một số cây bút nữ, Tạp chí Văn thành
phố Hồ Chí Minh số 7.
53. Bích Thu (1995), Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua
hệ thống mô típ chủ đề. Tạp chí văn học 4.
54. Đinh Thị Thu (2007), Báo cáo khoa học: Cảm thức cô đơn trong tập
truyện ngắn Goá phụ đen của Võ Thị Hảo, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội.
55. Bùi Thị Thuỷ, Dấu hiệu nữ quyền trong văn nữ Việt Nam đương đại.
56. Đoàn Minh Tuấn(1993), Lời giới thiệu “Biển cứu rỗi”(Võ Thị Hảo), Nhà
xuất bản Hà Nội.
57. Còn điều chi em mải miết đi tìm(6/2005), Báo An ninh Thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115
58. Blog cá nhân của Trần Văn Toàn, Những diễn ngôn về tính dục trong
văn xuôi hư cấu Việt Nam(từ đầu thế kỉ XX đến 1945).
59. Nguyễn Thị Nhƣ Tƣơi(2007), Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Luận văn thạc
sĩ Ngữ văn, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
60. Đỗ Phƣơng Thảo(2006), Nhân vật nữ trong tác phẩm văn xuôi của Ma
Văn Kháng, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số7.
61. Dƣơng Quỳnh Trang(1994), Một nửa nhân loại qua truyện ngắn dự thi
của một cây bút nữ. Văn nghệ quân đội số 6.
62. Bùi Thanh Truyền(2006), Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt
Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học .
63. Trần Thị Vƣợng(1986), Nhân vật phụ nữ trong sáng tác Nguyễn Minh
Châu, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116
MỤC LỤC
A - PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 4
3. Mục đích phạm vi nghiên cứu ................................................................ 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 9
5. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 10
B - PHẦN NỘI DUNG ................................................................................ 12
Chương 1: Nhân vật nữ trong văn học Việt Nam ………………………...12
1.1. Nhân vật nữ trong văn học truyền thống ................................................. 12
1.2. Nhân vật nữ trong văn học thời kỳ đổi mới ............................................. 16
1.2.1. Phụ nữ qua ngòi bút của các nhà văn nữ.......................................... 16
1.2.2. Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn của Võ Thị Hảo ............... 19
Chương 2: Âm hưởng nữ quyền qua các nhân vật nữ của Võ Thị Hảo.... 24
2.1. Về vấn đề nữ quyền................................................................................ 24
2.1.1. Vấn đề nữ quyền, một hiện tƣợng văn hóa, xã hội của thời hiện đại 24
2.1.2. Nữ quyền - ý thức về hạnh phúc của ngƣời phụ nữ ......................... 28
2.2. Bình diện xã hội- tƣ tƣởng, nhân văn của nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị
Hảo ....................................................................................................................... 35
2.2.1.Vấn đề số phận bi kịch của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị
Hảo ................................................................................................................. .35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117
2.2.1.1.Bi kịch là nạn nhân của chiến tranh ........................................ 36
2.2.1.2.Bi kịch của cái nghèo............................................................. 42
2.2.1.3.Bi kịch của những mảnh đời tật nguyền ................................. 46
2.2.1.4.Bi kịch của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi .............................. 50
2.2.2. Vấn đề đạo đức của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo ...... 66
2.2.3. Vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo ..... 71
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong sáng tác của
Võ Thị Hảo ............................................................................... 78
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ................................................................ 78
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý ...................................................................... 88
3.3. Nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại ....................................................... 95
C - PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 105 A - PHẦN MỞ ĐẦU
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9412.pdf