Nhân lực trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long

Lời cảm ơn Để có thể hoàn thành tốt bài khoá luận theo đúng mong muốn của bản thân và yêu cầu của nhà trường tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên rất nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Du lịch trường Đại học Dân lập Đông Đô, của các bạn sinh viên lớp QD11, tôi vô cùng biết ơn về điều đó. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công tác tại Sở Du lịch Quảng Ninh, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và thu thập tài liệu. Đặc biệt tô

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nhân lực trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới thầy Nguyễn Quang Vinh người đã định hướng và tận tình hướng dẫn tôi thực hiện bài khoá luận này. mục lục Phần Mở Đầu 1/ Lí do chọn đề tài Du lịch xuất hiện từ khá sớm, có nguồn gốc từ các cuộc hành hương từ nơi này đến nơi khác của người Ai Cập cổ đại xưa kia. Và ngày nay sự phát triển của nền kinh tế trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của “ ngành công nghiệp không khói ” này - Một ngành kinh tế mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà kinh doanh, giải quyết một lực lượng lớn lao động cho xã hội, tạo bước ngoặt lớn về kinh tế cho các vùng, địa phương có điểm du lịch, đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc, làm nổi bật những nét văn hoá đặc sắc của mỗi miền, góp phần quảng bá văn hoá Việt với thế giới. Do vậy từ lâu bên cạnh tài nguyên thì nhân lực phục vụ trong nghành du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng. Trên dải đất Việt Nam tươi đẹp với rất nhiều danh thắng du lịch, trong đó vịnh Hạ Long nổi bật lên như một hình ảnh độc đáo và hấp dẫn bặc nhất đối với du khách. Một Hạ Long- hang động kì ảo; Một Hạ long-Một Bảo tàng địa chất khổng lồ; Một Hạ Long- Đa dạng sinh học và Hạ Long- cái nôi của nền văn hóa cổ. Với những tài nguyên du lịch đó Hạ Long đã hai lần được công nhận là “ Di sản thể giới” với các giá trị về thẩm mĩ và địa chất địa maọ. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, đây mới là thời kỳ sung sức nhất của du lịch vịnh Hạ Long khi hình ảnh của Việt Nam đang được quảng bá rộng rãi trên thế giới thông qua hàng loạt chương trình phát sóng về vịnh Hạ Long, cổ vũ bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan tự nhiên thế giới, đặc biệt là từ sự kiện vịnh Hạ Long được tổ chức phát động cuộc bầu chọn đưa ngay vào danh sách cử khi cuộc bầu chọn mới bắt đầu. Sau khi đoàn làm phim CNN (Mỹ) sang Hạ Long làm videoclip quảng cáo và phát trên sóng đến hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, gần đây lại có thêm nhiều đài truyền hình đến từ những nước phát triển như Tây Ban Nha, úc, Pháp.. tiếp tục đặt chân đến vịnh Hạ Long để bấm máy, khiến cho vị trí và hình ảnh của di sản đã 2 lần được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới càng trở nên gần gũi với cộng đồng hơn. Những giá trị và sự hấp dân của Hạ long không thể phủ nhận, du khách trong và ngoài nước biết đến Hạ Long và tìm đến vói Hạ Long nhiều hơn, có lẽ chưa bao giờ Hạ Long của chúng ta lại phát triển một cách rực rỡ như vậy. Các khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, dịch vụ và đặc biệt là dịch vu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ long- một dịch vụ mới xuất hiện trên vịnh khoảng 10 năm về trước nhưng đã thể hiện được hết ưu điểm và hấp dẫn đặc biệt với các du khách quốc tế khi đến vói Hạ Long. Có lẽ tại Việt Nam, chỉ ở Hạ Long, dịch vụ nghỉ đêm trên những con tàu sang trọng mới phát triển như vậy. Dịch vụ lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long đã có những đóng góp không nhỏ làm phong phú và đặc sắc hơn các chương trình du lịch trên vịnh Hạ Long đồng thời cững giải quyết một lượng lớn lao động cho vùng. Một dịch vụ lưu trú sang trọng với đối tượng khách chủ yếu là các du khách nước ngoài chiếm 90% sẽ có rấ nhiều các kỹ năng đòi hỏi với các vị trí lao động. Là một sinh viên học ngành Quản trị du lịch và đã là một nhân lực ngành du lịch khi làm hướng dẫn viên trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long hơn nữa dịch vụ tầu lưu trú du lịch và nhân lực trên các tầu lưu trú là một đề tài rất mới chưa từng được nghiên cứu nên em đã chọn đề tài “ Nhân lực trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long” 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục tiêu Mục tiêu của khóa luận này là để: - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của các du khách - Nhằm tăng sức hấp dẫn của Hạ long và đặc biệt là dịch vụ lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, khoá luận cần thực hiện những nhiệm vụ, yêu cầu sau: - Tìm hiểu dịch vụ tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long - Khảo sát thực trạng nhân lực làm việc trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long, qua đó đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra xã hội học: +/ Phát ra 200 phiếu điều tra đối với các du khách đã sử dụng dịch vụ lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long + /100 phiếu điều tra đối với các du khách đã sử dụng dịch vụ lưu trú du lịch trên du thuyền Bái Tử Long- Hưng Nguyên +/ Thời gian: 300 phiếu được được phát ra tại thời điểm tháng 03/ 2009 - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp: Một số khảo sát, nghiên cứu trong khóa luận không thuộc chuyên môn của tác giả cũng như thời gian gấp rút của khóa luận nên tác giả đã chọn phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp. - Phương pháp phỏng vấn sâu: +/ Phỏng vấn các chuyên gia +/ Phỏng vấn các nhân viên làm việc trên tầu lưu trú để tìm hiểu công việc của họ - Phương pháp quan sát không tham dự: Tham gia các chương trình lưu trú trên vịnh, quan sát, tìm hiểu dịch vụ và nhân viên làm việc trên các tầu lưu trú du lich 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu +/ Tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long +/ Các tầu du lịch trên vịnh Hạ Long mà có dịch vụ lưu trú - Thời gian nghiên cứu +/ Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 +/ Khảo sát thực địa và số liệu được điều tra tháng 3 năm 2009 +/ Các giải pháp và định hướng về nhân lực được đưa ra cho giai đoạn 2009-2015 vì dịch vụ lưu trú trên vịnh tại thời điểm hiện tại là một dịch vụ đang bùng nổ, phát triển một cách ồ ạt và mạnh mẽ theo nhiều xu hướng khác nhau - Các lao động làm việc trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long nhưng đi vào nghiên cứu sâu hơn các vị trí phục vụ và tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch như: Lễ tân, bàn, bar, buồng, bếp… 5. Bố cục Bố cục khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Tài nguyên du lịch và dịch vụ tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long Chương 2.Lao động trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long Chương 1. Tài nguyên du lịch và dịch vụ tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long 1.1. Tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long 1.1.1.  Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm về phía Đông Bắc Việt Nam là một vùng biển đảo bao gồm phần biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn, là phần rìa của lục địa Châu á bị chìm xuống với độ sâu lớn nhất không quá 200m. Hạ long có một vị trí hết sức thuận tiện về giao thông chỉ cách Hải Phòng 60km và Hà Nội 170km du khách cũng rất dễ dàng để đến Hạ Long bằng đường bộ, đường sắt và cả đường thủy. Tổng diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo chiếm 2/3 tổng số đảo của Việt Nam, trong đó 980 đảo có tên và 989 đảo chưa có tên. Khu vực vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thế giới giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ ( phía Tây), Hồ Ba Hầm( phía Nam) và Đảo Cống Tây (phía Đông) với diện tích 434 km2, gần 775 hòn đảo trong đó có 411 hòn đảo đã được đặt tên. Điều này hết sức có ý nghĩa cho du lịch biển đảo trên vịnh Hạ Long và hứa hẹn rất nhiều tiềm năng, các điểm đến hấp dẫn vì trên thực tế trong những năm gần đây cũng mới chỉ có một số hòn đảo được đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: Đảo Tuần Châu, Đảo TiTop, đảo Cống Tây, hòn Soi Sim, hòn Ba trái đào ... 1.1.1.2. Địa hình Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng, gồm đảo núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng bằng cát mặn có sú vẹt mọc và những đảo đã vôi vách đứng, rất tương phản nhau. Có thể tìm thấy ở Hạ Long những dạng địa hình có ý nghĩa du lịch: - Dạng địa hình đá vôi: được hình thành cách đây khoảng 250 đến 280 triệu năm, qua quá trình vận động tạo sơn vỏ của trái đất. Đây là một phần rìa của đại lục Châu á bị chìm xuống, nơi sâu nhất không quá 200m. Mặt Vịnh rộng khoảng1500 km2, có hàng ngàn đảo đá và hang động được bàn tay kỳ diệu của thiên nhiên sắp đặt đẹp như một bức tranh khổng lồ. Một phần diện tích đáng kể của đảo là núi. Các đảo nhỏ ngoài khơi cũng có ngọn cao tới 150 m đến 200m, thường là những đảo núi dài và hẹp, chủ yếu cấu tạo bằng đá phiến tựa những chiếc mộc bản chạy song song với các rặng núi trong đất liền. Du ngoạn trên vịnh Hạ Long là điều lý thú bởi ngoài hệ thống các đảo và quần đảo một phần được cấu tạo bằng đá phiến và một phần mang đặc trưng của một miền núi đá vôi cổ vốn phát sinh trên đất liền tuổi Cacbon Pecmi sau lại bị nước biển dâng lên làm chìm ngập. Ta có thể thấy các điều đó qua các bồn nước tròn vành vạnh được bao bọc xung quanh bởi các vách núi đá vôi thẳng đứng. Hệ thống các hang động đá vôi cũng thường có tuổi Cacbon pecmi thiên hình vạn trạng, do thiên nhiên tạo ra thành như hang Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ nằm ở độ cao khác nhau và đã làm chứng cho thời kỳ xa xưa về sự xâm thực của nước biển ở mức cao bấy giờ. Chính dạng địa hình đá vôi này đã tạo sự hấp dẫn du khách đến với vịnh Hạ Long: hàng loạt các hang động “ Kast” kì bí độc đáo và các đảo đá vôi xinh đẹp hấp dẫn các du khách khám phá và nghỉ dưỡng. - Địa hình bờ bãi biển: nét đặc trưng chính của bãi biển vùng này là sườn thoải, cát trắng, nước biển trong xanh do nồng độ phù xa ít những yếu tố này rất phù hợp cho việc phát triển du lịch biển. Các bãi biển đẹp đã được khai thác phục vụ du lịch là: Bãi Cháy, Titốp, Quan Lạn, Ba Trái Đào. Các bãi biển này có nhiệt độ nước biển trung bình là 25 độ và đặc biệt thu hút rất nhiều du khách vào mùa hè. 1.1.1.3. Khí hậu Vịnh Hạ Long nằm trong vùng nhiệt đới gần chí tuyến Bắc nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt là mùa hạ và mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm là 200C, độ ẩm trung bình là 82%.Hạ Long còn chịu ảnh hưởng của luồng gió “Đất-Biển” là đặc trưng ở đây, đã góp phần điều hoà khí hậu trong ngày làm cho mùa hạ ở đây mát hơn, mùa đông ấm hơn. Chế độ nhật chiều ở Hạ Long khá thuần nhất, trong một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Thời gian giữa hai lần cách đều nhau. Biên độ thuỷ triều khá lớn 70-90 cm. Vịnh Hạ Long được che chắn ở ba phía cùng với địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng nên đây là vùng vịnh khá tĩnh. Tần suất lặng sóng chiếm khoảng 83-86% ưu thế tuyệt đối. Thời gian lặng gió chiếm khoảng 80-84%. Nhìn chung khí hậu Hạ Long khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là từ tháng 4 đến tháng 11, đây là thời kỳ gió mùa nồm nam rất thuận lợi với các loại hình du lịch biển. 1.1.1.4. Tài nguyên nước Quanh vùng vịnh Hạ Long, lượng nước sông với phù sa đổ vào biển hầu như không có nên nước biển thường trong, có độ mặn cao, đáy cát mịn. Hiếm có nơi nào mặt nước lại trong xanh và đẹp tĩnh lặng như nơi đây. Mầu của trời hoà trộn với của màu núi xanh lục đổ bóng tọa nên mặt nước biển có mầu xanh lam pha mầu lục rất hấp dẫn. Bên cạnh các núi đá, mặt nước như một tấm gương lớn in hình của cả trời và đất. Hạ Long chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều, lớn nhất là 4,5m, nhỏ nhất là 0,2m. Riêng ở vùng Vịnh Cửa Lục sâu 20m rất thuận lợi cho các tầu trọng tải lớn qua lại. Dao động thuỷ triều làm cho khả năng trao đổi nước biển rất tốt, nước ngầm đáp ứng một phần cho nhu cầu khai thác du lịch và sinh hoạt của nhân dân trong vùng, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như: du thuyền, lướt ván, lặn biển, tham quan vãn cảnh biển. 1.1.1.5. Tài nguyên động thực vật Do khu vực Vịnh Hạ Long chịu ảnh hưởng chung của cả chế độ khí hậu lục địa Đông Bắc Việt Nam và chế độ khí hậu biển Bắc Bộ, có sự phân di mạnh cả các yếu tố địa chất, địa hình, thuỷ văn nên hình thành nhiều kiểu cảnh quan đẹp, hấp dẫn, nhiều hệ sinh thái nhiệt đới như hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới ẩm, hệ sinh thái biển và ven bờ. Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Phát triển chủ yếu ở không gian lục địa ven biển và các đảo ven bờ gồm cả đảo đồi núi đá lục nguyên (Đảo Tuần Châu, Hòn Kều, Hòn Gạc) và các đảo đá với tính đa dạng sinh học cao. Tổng số 1224 loài thực vật, trong đó có 27 loài quý hiếm: Chò đãi, Kim giao, Lát khói, Lát hoa, Dẻ hương được ghi nhận vào sách đỏ Việt Nam, Bái Tử Long có: 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ, 20 loài thực vật ngập mặn; đối với động vật người ta cũng thống kê được 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú. - Hệ sinh thái biển và ven bờ: bao gồm hệ sinh thái đất ướt và hệ sinh thái biển khu vực Hạ Long và vùng phụ cận, có khoảng 20 loài thực vật ngập mặn. Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Hải dương học Hải Phòng, đây là môi trường sống cho 169 loài giun nhiều tơ, 91 loài rong biển, 400 loài cá, 200 loài chim,10 loài bò sát và 6 loài khác. Hệ sinh thái san hô là một trong những đặc thù của vùng biển nhiệt đới. Hệ sinh thái này ở Việt Nam khá giầu về thành phần loài, tương đương với các khu vực giầu san hô ở Tây Thái Bình Dương. Vùng biển Hạ Long, khu vực đáy biển bị chia cắt bởi hàng nghìn đảo nhỏ, tạo ra nhiều thuỷ vực tùng, áng, vũng, vịnh. Các rạn san hô ở đây thường có kiểu riềm bờ, với cấu trúc hình thái giống rạn kinh điển như lagun riềm bờ, mặt bằng rạn trong và ngoài, mào rạn, sườn dốc nền chân rạn. các rạn san hô trong vùng vịnh kín cũng phát triển nhiều ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Do đặc điểm địa hình kín, ít gió sóng nhưng có nhiều nước lưu thông nên nhóm san hô dạng càng phát triển với mật độ cao, tạo điều kiện tích tụ nhanh chóng trầm tích từ sinh vật. Hiện nay, người ta đã thống kê được 170 loài san hô trên vùng vịnh Hạ Long. Hạ Long cũng là nơi sinh cư của nhiều loài chân bụng, loài hai mai vỏ, loài giun nhiều tơ và loài cua. Cỏ biển ở Hạ Long là nơi cư trú của nhiều loài có tác dụng chắn sóng và tham gia hấp thụ nhiều chất hữu cơ, làm sạch nước biển. - Đa dạng nguồn gen: Báo cáo kết quả phối họp Việt Nam và Italia vào tháng 4-2003 tại 3 khu vực trọng điểm vịnh Hạ Long là Đầu Bê, Hang Trai và Cống Đỏ cho thấy: chất lượng nước DO (nồng độ oxy trong nước) ở tất cả các khu khảo sát đều cao ( lớn hơn 5mg/l), thể hiện môi trường nước không bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ. Đã tìm thấy một số loài quý hiếm ở khu vực này cũng như ốc đụn cái, ốc đụn đực, ốc xoắn vắt, bàn mai quạt, tu hài, mực thước, mực nang vân hổ. Khoảng 19 loài hải miên lần đầu tiên được xác định ở vịnh Hạ Long. Các loài này không chỉ có giá trị về đa dạng sinh học mà còn là nguồn dược liệu biển quan trọng. 1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.1.2.1. Dân cư và các giá trị văn hoá truyền thống Theo thống kê 01-04-2006 tỉnh Quảng Ninh có 1.091,3 nghìn người với nhiều dân tộc cùng chung sống như: Việt, Tày, Dao, Sán chỉ, Sán Dìu, CaoLan, Hoa mỗi dân tộc cùng có phong tục, tập quán riêng nhưng tất cả đều đoàn kết để xây dựng và bảo vệ quê hương. Thành phố Hạ Long với dân số trên 200.000 người chủ yêú là người Kinh sinh sống, theo đà tăng trưởng của kinh tế, văn hoá nơi đây tập trung dân cư ngày càng đông đúc hơn, là nguồn cung cấp lực lượng lao động ổn định cho các ngành kinh tế ở Hạ Long nói chung và ngành Du lịch nói riêng. ẩn chứa bên trong cái vẻ náo nhiệt của một thành phố công nghiệp trẻ là cả một kho tàng các giá trị văn hoá quý giá, đặc sắc, phong phú phản ánh đậm nét sự tồn tại và phát triển liên tục của vùng đất Hạ Long và của dân tộc ta từ thời tiền sử đến nay. Một trong số những loại hình văn hoá phi vật thể đặc trưng của vùng biển Hạ Long là hát giao duyên của những người làm nghề chài lưới. Người dân chài Hạ Long không chỉ hát trên bờ lúc hội hè, lễ tết, khi thuyền đã về đỗ bến, mà cả hát khi đang chèo thuyền trên Vịnh, hoặc lúc neo thuyền đợi quăng lưới, thả câu, hát cả vào tuần trăng mỗi khi cá ăn tản, thuyền không đánh cá, neo đậu lại trên trũng biển. Lối hát giao duyên của dân chài Hạ Long về cơ bản là hát đúm, nhưng căn cứ vào hình thức và mục đích trình diễn, có thể chia làm ba loại hình: hát hội, hát chèo thuyền, hát đám cưới. 1.1.2.2. Các di tích khảo cổ Vịnh Hạ Long mang trong mình những giá trị về địa chất mang tính ngoại hàng toàn cầu. Các nhà khoa học nhận định, lịch sử địa chất địa mạo của Vịnh Hạ Long được trải qua ít nhất trên 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý khác nhau, nhiều lần tạo sơn, biển thoái, sụt chìm, biển tiến. Vịnh Hạ Long còn giữ lại được những dấu ấn của quá trình sơn tạo, địa mang vĩ đại của trái đất, có cấu tạo địa luỹ, địa hào cổ. Vịnh Hạ Long được biết đến là một trong những nơi cư trú của người Việt cổ, nơi đây đã trải qua liên tục ba nền văn hoá kế tiếp nhau: Văn hóa Soi Nhụ, Cái Bèo, Hạ Long. Và chính các di tích khảo cổ là những điểm dừng chân thú vị cho các du khách đam mê tìm hiểu văn hóa, lịch sử khi đến với vịnh Ha Long. 1.1.2.3. Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội Bên cạnh các di chỉ khảo cổ minh chứng cho một quá trình lịch sử thời kỳ cổ đại, Hạ Long còn có các di tích lịch sử văn hoá ghi dấu thời kỳ lịch sử dân tộc hào hùng: thương cảng Vân Đồn tồn tại dưới thời Lý Anh Tông thế kỷ XII, là thương cảng sầm uất đầu tiên của Việt Nam với các hoạt động trao đổi buôn bán, giao lưu văn hoá suốt một thời gian dài từ thời Lý, Trần đến Lê. Bãi cọc Bạch Đằng Hạ Long là nơi ghi dấu ba trận thắng trên sông Bạch Đằng của quân và dân ta dưới sự chỉ huy của ba vị anh hùng: Ngô Quyền (938), Lê Hoàn (981), Trần Hưng Đạo (1288) cùng với đó là chiến công của nhân dân Quảng Ninh qua hai cuộc kháng chiến chống giặc Pháp và Mỹ. Ngoài ra nơi đây ghi dấu các cuộc viếng thăm của Bác Hồ. Cụm di tích núi Bài Thơ với lễ hội đền Đức Ông, được tổ chức hàng năm tại chùa Long Tiên dưới chân núi Bài Thơ vào ngày 24-3 (âm lịch). Đền thờ Trần Quốc Tuấn và một số tướng lĩnh thời Trần. Đền Cửa Ông toạ lạc trên một ngọn núi nhìn ra vịnh Bái Tử Long, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả. Đền được xây dựng đầu thế kỷ 19, thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng - con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo, người có công trấn giữ vùng Cửa Suốt. Từ lâu đền Cửa Ông đã nổi tiếng linh thiêng, không những với người trong tỉnh mà còn được người dân ở tất cả mọi miền tổ quốc biết đến. Lễ hội đền Cửa Ông diễn ra từ ngày 3-2 âm lịch và kéo dài suốt 3 tháng xuân. Đình Quan Lạn nằm trên đảo Quan Lạn của quần đảo Vàm Thư - Cẩm Phả. Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê (khoảng TK XVII), thờ Thành Hoàng làng là các vị tiên công đã có công lập ra xã Quan Lạn và thờ Trần Khánh Dư, người có công lớn trong trận đánh đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn Cửa Lục góp phần quan trọng trong đại thắng Bạch Đằng 1288. Lễ hội đền Quan Lạn được tổ chức vào ngày 18-6 âm lịch nhưng không khí của lễ hội thì càng kéo dài trong suốt tháng 6. Với nguồn tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn) phong phú và đa dạng, chúng ta có thể tự tin rằng Hạ Long có đủ “lực” để phát triển được nhiều loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá. Du lịch Hạ Long sẽ góp sức mình vào sự phát triển chung của du lịch cả nước, nhằm đạt tới mục tiêu “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn..” 1.2. Hoạt động du lịch tại Hạ Long Hạ Long là một cảnh quan độc đáo tự nhiên với một sự tuyệt mỹ của thiên nhiên ưu đãi. Vẻ đẹp Hạ Long không chỉ được ở dáng núi, sắc nước mây trời mà còn ẩn chứa trong lòng là các đảo đá với một hệ thống hang động vô cùng phong phú. Có lẽ chưa bao giờ du khách đến với Hạ Long lại được thưởng thức đa dạng và phong phú các loại hình và dịch vụ du lịch trên vịnh như hiện nay. 1.2.1 Các loại hình du lịch đang khai thác tại Hạ Long 1.2.1.1. Du lịch khám phá hang động Có tới hàng trăm hang động được mở ra trong lòng các đảo đá phân bố khắp nơi trên vịnh Hạ Long. Những hang động đẹp nổi tiếng và có quy mô rộng lớn hầu như được tập trung ở khu vực trung tâm Di sản như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Bồ Nâu, động Tam Cung, động Mê Cung, động Kim Quy, hồ Ba Hầm... Nhưng có những hang động lại ở khá xa bờ như hang Tiên Ông, hang Hanh, Soi Nhụ...Hang động ở vịnh Hạ Long có dạng địa hình Karst khác nhau như: Kast kín, karst hở, karst treo, karst chìm. Các hang động hiện nay đang đưa vào khai thác sử dụng thuộc vào những loại karst hở (động Thiên Long, động Mê Cung), karst chìm (hồ Ba Hầm, hang Luồn), ngoài ra trong lòng các đảo đá vôi vịnh Hạ Long còn có loại karst kín khi nó hình thành trong các núi đá cacbonat nhưng chưa lộ cửa hang ra, các hang động kiểu karst kín này trong quá trình tác động của con người và tự nhiên chúng đã lộ ra, làm tăng thêm giá trị của Di sản vịnh Hạ Long và nguồn tài nguyên vô tận cho các chuyến tour khám phá hang động. Chương trình du lịch thăm quan khám phá hang động, một chương trình “ cổ điển” nhưng luôn luôn hấp dẫn tất cả các du khách khi đến với Hạ Long..Đi giữa hàng ngàn đảo đá lặng lẽ trầm mặc soi bóng xuống biển xanh, với hơn 30 hang động lớn nhỏ mà có lẽ du khách phải mất cả tháng trời mới khám phá hết được. Các chương trình tour thăm vịnh phổ biến từ 4 tiếng- 6 tiếng- 8 tiếng và 2 ngày theo các tuyến như sau: - Tuyến 1: Cảng tàu Du lịch - Thiên Cung - Đầu Gỗ - Đỉnh Hương - Gà Chọi (thời gian 4h). - Tuyến 2: Cảng tàu Du lịch - Thiên Cung - Đầu Gỗ - Đỉnh Hương - Gà Chọi Sửng Sốt - Ti Tốp. (thời gian 6h). - Tuyến 3: Cảng tàu Du lịch - Tam Cung - Sửng Sốt - Ti Tốp (thời gian 6h). - Tuyến 4: Cảng tàu Du lịch - Mê Cung - Sửng Sốt - làng chài Cửa Vạn - Hồ Ba Hầm ( thời gian 8h). - Tuyến 5: Cảng tàu Du lịch - Ngọc Vừng - Quan Lạn (thời gian 2 ngày, một đêm). Ngoài ra còn một số tuyến điểm, hành trình tham quan khác phù hợp với điều kiện, thời gian và sở thích của từng du khách. Du khách chỉ mất có 30 phút đi thuyền từ cảng tàu là đã có thể khám phá vẻ đẹp lộng lẫy sang trọng của động Thiên Cung hay nét hoang sơ huyền bí của hang Đầu Gỗ ( Giấu Gỗ). Hay xa hơn nữa là hang Sửng Sốt - là cả một thế giới cổ tích với một vẻ đẹp rất lạ được tìm thấy và đầu thế kỉ 20 bởi một nhóm các nhà thám hiểm người Pháp và lần đầu tiên xuất hiện trên một tờ tạp chí du lịch của pháp với cái tên “ Grotto de Surprise”( Hang động của sự ngạc nhiên), và một số hang động gắn với câu chuyện truyền thuyết, dân gian như hang Trinh Nữ, hồ Động Tiên ... 1.2.1.2. Du lịch chèo thuyền kayak Và để cảm nhận được hết sự hùng vĩ của thiên nhiên vịnh Hạ long và khám phá hết những vách núi với những mỏm, ghềnh tuyệt đẹp thì cách tốt nhất là du khách có thể tham gia một tour chèo thuyền kayak. Chèo thuyền kayak đã xuất hiện ở vịnh Hạ long từ những năm đầu của thập kỉ 90. Lúc đầu, phương tiện này chỉ giành cho khách nước ngoài ưa mạo hiểm, nhưng đến nay, đã có nhiều du khách trong nước tham gia chèo thuyền kayak, đặc biệt là nhưng khách trẻ tuổi. Kayak vốn là loại thuyền gỗ của người Eskimo dùng để vượt sông, suối. Ngày nay những chiếc thuyền này được làm bằng nhựa composite hay cao su đúc hoặc phao bơm hơi, thiết kế cho 2 du khách cùng với mái chèo. Được khám phá vịnh Hạ Long bằng thuyền kayak, du khách dường như sẽ thấy được một Hạ Long tuyệt đẹp khác mà khi ngồi trên tàu không thể có được cảm giác đó.Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên qua hình tượng độc đáo và ngộ nghĩnh cuả hàng nghìn đảo đá vôi, các hang động với những nhũ đá huyền ảo đến mê hoặc du khách. Một mình trên chiếc thuyền hay với một tay chèo đồng hành, du khách sẽ khám phá những cảm xúc chưa bao giờ được trải qua khi khua mái chèo đến sát những chân núi đá và cảm nhận sự tĩnh lặng đén tuyệt vời. Khi con thuyền len lỏi qua những đảo chưa được đặt tên, mới tận mắt chiêm ngưỡng được vẻ đẹp cuả những rạn san hô khi nhìn xuyên qua làn nước trong veo, những đàn cá bé xíu tung tăng bơi lội hay những chú khỉ tinh nghịch nô đùa trên những tán cây. ở những hang động thấp, muốn vào được du khách phải ép người sát xuống thuyền, rồi những đoạn nước cạn du khách phải kéo thuyền gợi lên cảm giác khỏe khoắn làm chủ thiên nhiên hoang vu. Các địa điểm thích hợp và hấp dẫn du khách tham gia chèo Kayak tại vịnh Hạ Long là: Các hòn đảo như Ba Trái Đào, Đầu Bê, hang luồn, hồ Ba Hầm hay khu làng chài Của Vạn, hang Tối, hang Sáng. 1.2.1.3. Du lịch văn hóa Những phát hiện tại các di chi khảo cổ dọc ven bờ và trên một số đảo ở vịnh Hạ Long như: Ngọc Vừng, Soi Nhụ, Hà Giắt.. đã chứng minh rằng: Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng là một trong những cái nôi của người Việt Cổ. Những du khách ham mê văn hóa sẽ có nhiều thời gian để thăm quan, tìm hiểu những di chỉ khảo cổ, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vịnh Hạ Long. Ngoài ra du khách còn đặc biệt thích thú với việc thăm quan và khám phá văn hóa sông nước của các cư dân làng chài Cửa Vạn được tìm hiểu các phong tục tập quán, thăm nhà văn hóa - nơi trưng bày các hiện vật giới thiệu về văn hóa, phong tục, lịch sử, thói quan sinh hoạt của cư dân nơi đây. Đến với Cửa Vạn, du khách dễ dàng bị cuốn hút trước vẻ đẹp của những ghe thuyền, những chiếc mủng tre đậu trước cửa nhà, những ngôi nhà, những ngư dân giản dị, chất phác nhưng vô cùng mến khách, những đứa trẻ da sạm đen, dáng nhỏ nhắn mà nụ cười lại rất tươi vui, hồn nhiên. Khung cảnh bình yên, hiền hòa nhưng lại chứa đựng đầy nét nguyên sơ của một làng chài trên biển. Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn (mô hình Trung tâm văn hóa nổi đầu tiên dành cho cộng đồng ngư dân vạn chài được xây dựng tại Việt Nam nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa làng chài thông qua các sinh hoạt truyền thống cũng như hoạt động giao lưu giữa cộng đồng dân cư và du khách), du khách sẽ được tận mắt xem và tìm hiểu hàng trăm hiện vật khảo cổ, trong đó có những dụng cụ, phương tiện đánh bắt hải sản của người Việt cổ, nhiều hình ảnh, phim tư liệu, các ấn phẩm về văn hóa dân gian, đời sống của những cư dân làng chài sống trên Vịnh Hạ Long xưa và nay. 1.2.1.4. Du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long Du lịch sinh thái trên vịnh rất phát triển trong những năm gần đây với các hoạt động chủ yếu như: lặn biển, câu cá..Hạ Long không chỉ hấp dẫn bởi cát vàng, biển xanh, những hòn đảo xinh đẹp, Hạ Long còn nổi tiếng là một trong những “thủy cung” kỳ thú của biển Việt Nam. Con tầu nhỏ sẽ đưa du khách đến những khu có cảnh quan đẹp, với thiết bị như áo bơi, bình oxi.. và cả giáo viên hướng dẫn luôn theo sát các du khách để đảm bảo an toàn. Chỉ cần lặn ở độ sâu hơn 20 mét là có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ những quang cảnh kỳ dị tuyệt vời của chốn thủy cung. Từ vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của “cánh đồng” san hô trải dài ngút tầm mắt với đủ loại san hô như san hô đỏ, san hô sừng nai. Du khách có thể thỏa thích vui đùa cùng với những đàn cá đủ chủng loại, đủ màu sắc ở đây. Đôi khi, bạn còn bắt gặp cả chú cá khổng lồ nặng 7-8 kg hay những đàn cá cơm khổng lồ với diện tích trên 1 km2 lướt qua người. Còn nếu thích phiêu lưu, có thể lặn sâu hơn, ở đây không còn cảnh đẹp của san hô, nhưng có nhiều hang động cho du khách thỏa sức khám phá. Ngoài ra, với đặc điểm cấu tạo địa chất, địa mạo độc đáo, Vịnh Hạ Long có nhiều tùng, áng, vùng kín gió ven bờ và các đảo rất thuận lợi để du khách câu cá thư giãn trong thời gian đi thăm Vịnh. Ban đêm, thú vui tuyệt diệu nhất trên vịnh Hạ Long là câu mực: các nhà tàu sẽ thả đèn xuống mặt biển để dụ cá, phát cần câu, vợt cho hành khách bắt mực. Khách có thể nhìn rõ từng đàn mực say ánh đèn lượn lờ trong nước và chỉ có một công việc duy nhất là thả vợt xuống và kéo lên. 1.2.2. Các dịch vụ du lịch trên vịnh 1.2.2.1. Dịch vụ hướng dẫn du lịch Dịch vụ hướng dẫn du lịch đã hình thành ngay từ những ngày đầu đưa Hạ Long vào khai thác du lịch. Những du khách lẻ từ xa đến không có hướng dẫn viên, hay những khách đi theo đoàn mà hướng dẫn viên suốt tuyến của họ không thể hiểu biết một cách trọn vẹn về Hạ Long hay đơn giản chỉ là du khách muốn có một người bạn đường hiểu biết về Hạ Long ,thông thạo địa hình, tập tính, phong tục tập quán tại địa phương đi theo mình trong suốt cuộc hành trình thì rất dễ dàng khi liên hệ với Ban Quản lý vịnh, tại đây sẽ cung cấp các hướng dẫn viên: Tiếng Anh, Trung, Nhật ,Pháp…hay tại các hang động: Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt…. Những đoàn khách đông, đến sớm có thể liên hệ hướng dẫn viên miễn phí, hoặc khi đi leo núi (trekking), chèo thuyền (kayaking) du khách cũng có thể có những người dẫn đường là các cư dân bản địa rất thông thạo và nhiệt tình. .Ưu điểm nổi trội của các hướng dẫn vên tại đây là hầu hết còn rất trẻ, nhiệt tình và năng động có kiến thức sâu về các điểm thăm quan tại vịnh Hạ Long. Cơ cấu hướng dẫn viên tiếng Việt vẫn là chủ yếu và các hướng dẫn viên tiếng nước ngoài vẫn còn hạn chế về trình độ ngoại ngữvà rất thiếu hướng dẫn viên tiếng Đức, Hàn Quốc… 1.2.2.2. Dịch vụ du thuyền thăm vịnh Một dịch vụ khá sôi động tại vịnh Hạ Long đó là dịch vụ tàu thăm vịnh .Dịch vụ này ngày càng phát triển vì nhu cầu rất lớn của các du khách được đi thăm hang và khám phá vịnh Hạ Long. Tính đến thời điểm thang 3 năm 2009 tại vịnh Hạ Long có hơn 400 tầu du lịch đang hoạt động trong đó: 120 tầu lưu trú du lịch và gần 300 tầu thăm vịnh. Tùy theo thiết kế mà mỗi tầu có thể chở được từ 10- 50 du khách tham gia các tuyến thăm hang động và khám phá vịnh trong 4 tiếng, 6 tiếng hay 8 tiếng với các điểm dừng chân như: Thiên Cung, Đầu Gỗ, Titop, hay hang Sửng sốt.. Du khách đi theo đoàn có thể thuê chọn một chiếc tầu hay các du khách cũng có thể mua vé lẻ để đi ghép với các nhóm khác. mức giá dịch vụ trung bình từ 120.000 VND- 300.000 VND/ 1h nếu là thuê tầu,và mức giá ghép cho khách lẻ là từ 100.000- 200.000/ khách tùy theo chất lượng tầu. Các dịch vụ trên tầu du lịch thăm vịnh cũng khá đa dạng: bao gồm phục vụ nhu cầu ăn uống cho các du khách, dịch vụ bán đồ lưu niệm, dịch vụ chụp ảnh.. 1.2.2.3 Dịch vụ tầu lưu trú du lịch trên vịnh Có một cách khác đi chơi vịnh Hạ Long mà không phải ngủ khách sạn đó là ngủ đêm ngay trên vịnh. Tuy không phải là mới nhưng rất hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Bạn sẽ có cảm giác tuyệt vời khi được thưởng thức phong cảnh thơ mộng của Hạ Long trên du thuyền. Có lẽ tại Việt Nam, chỉ ở Hạ Long, dịch vụ nghỉ đêm trên những con tàu sang trọng mới phát triển như vậy. Một cảm xúc choáng ngợp không thể nào quên khi được ngắm giây phút hoàng hôn buông xuống trên những cánh buồm đỏ thắm. Hay giây phút đón ánh bình minh giữa trời nước mênh mông. Bạn hoàn toàn có thể được đắm mình trong gió biển giữa đất trời bao la. Khi màn đêm buông xuốn._.g là lúc bạn tận hưởng cảm giác tĩnh lặng, nằm ngắm sao đêm trên boong tàu và ngủ giữa trời lộng gió. 1.2.2.4. Kết quả kinh doanh Trong những năm qua tình hình khu vực và thế giới tác động không thuận lợi tới du lịch toàn cầu. Hết khủng bố, xung đột vũ trang, lại đến thiệt hại do đại dịch SARS và cúm gia cầm gây ra, gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Mỹ khiến cả thế giới điêu đứng, rồi dịch cúm A H5N1. Du lịch Việt Nam sụt giảm về cả số lượng khách, doanh thu và thu hút vốn đầu tư. Trước tình hình ấy, Đảng và Chính phủ đã kịp thời có những quyết sách đúng đắn nhằm tháo gỡ khó khăn, chặn đà giảm sút. Du lịch Việt Nam nói chung, Du lịch Hạ Long nói riêng một lần nữa lại vượt qua khó khăn, hoàn thành mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tiếp tục duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá. Nếu như năm 1996 chỉ có 236.248 lượt khách đến tham quan Vịnh Hạ Long (trong đó khách trong nước là 191.248 lượt khách; khách nước ngoài là 45,000 lượt khách, thu phí tham quan đạt 1.185.828.000 đồng) thì đến năm 2003 đã tăng đến 1.306.919 lượt trong đó khách nước ngoài là 611,000 lượt, tổng thu phí đạt xấp xỉ 28 tỷ đồng. Năm 2004, khách du lịch đến Hạ Long đã tăng lên gần 1,4 triệu lượt khách, thu phí tham quan đạt 34,782 tỷ đồng. Và năm 2008 số lượng khách thăm quan Vịnh Hạ Long là 2.640.000 lượt, tăng 46% so với năm 2007. Trong đó doanh thu du lịch: 2.400 tỷ tăng 11,6% so với kế hoạch và 13% so với năm 2007. Nhiều hoạt động du lịch biển diễn ra sôi động như: năm du lịch Hạ Long , các Festival du lịch Hạ Long, canaval du lịch đường phố, chợ phiên du lịch, những hoạt động này đã và đang từng ngày mang du lịch Hạ Long đến với du khách trong và nước ngoài. 1.3. Giới thiệu một số chương trình tour lưu trú trên vịnh Hạ Long Chương trình 2 ngày /1 đêm Ngày 1: Hà Nội- Hạ Long Sáng:Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại khách sạn lúc 8h00 trên đường đi xe sẽ dừng cho du khách nghỉ ngơi tại Hải Dương. Đến Hạ Long lúc 11h30. Tại cảng tàu Hạ Long, nhân viên tàu sẽ chào đón quý khách lên tàu, làm thủ tục nhận phòng 12h45: Khởi hành chuyến đi thăm vịnh 13h00: Du khách dùng bữa trưa trên tàu với các mòn ăn hải sản Hạ Long 13h30: Du thuyền thăm vịnh, tham quan đảo Đỉnh Hương, đảo Gà Chọi, đảo Chó… 14h30 : Thăm hang Sửng Sốt và tắm tại bãi Ti Tốp A 17h30 : Ngắm cảnh hoàng hôn xuống biển, hoặc bơi trên vịnh 19h30 : Du khách thưởng thức bữa tối trên tàu 21h00: Một bữa tiệc nhỏ trên tầu, câu cá hoặc nghỉ ngơi và nghỉ đêm trên tàu Ngày 2: Du thuyền- Hạ Long- Hà Nội Đối với những người thức dậy sớm có thể ngắm cảnh vịnh về buổi sáng. Ngồi trên boong tàu phía trước, thưởng thức cảnh đẹp của những dãy đá nhô lên từ mặt nước. Không gian tĩnh mịch. Quý khách có thể nghe thấy tiếng chim hót, những con kền biển kêu quạc quạc và tiếng sóng đập vào mạn tàu như tiếng nhạc. 7h00: Ăn sáng 7h30 : Tầu sẽ đưa du khách đến làng chài Cửa Vạn, thăm bảo tàng và tìm hiểuvăn hóa làng chài nổi hoặc du khách ưa khám phá sẽ chèo kayak khám phá hang Tối, hang Sáng 10h00: Làm thủ tục trả phòng 10h30: Ăn trưa trên tầu 11h45: Về tới Hạ Long. Xe đưa về Hà Nội. Kết thúc chuyến đi. Giá vé bao gồm * Vận chuyển: Xe ô tô du lịch, chất lượng, điều hoà (xe Hyundai hoặc Ford) * Phòng ngủ: Phòng ngủ ốp gỗ, phòng tắm,điều hoà, nóng lạnh, mini bar (2 người / phòng) * Các bữa ăn tiêu chuẩn * *Vé thắng cảnh thăm quan Vịnh Hạ long * Hướng dẫn viên Chương trình 3 ngày /2 đêm Tour ngủ đêm trên vịnh Hạ Long kéo dài 3 ngày 2 đêm, với lịch trình tham quan các tuyến điểm nổi tiếng nhất hiện nay như động Thiên Cung, hòn Gà Chọi, Mê Cung - hang Sửng Sốt - hang Ti Tốp, hang Đầu Gỗ, Bái Tử Long, đảo Ngọc Vừng, đảo Quan Lan. nghỉ một đêm trên tàu và một đêm tại khách sạn 3* trên đảo Cát Bà Ngày 1: Hà Nội- Hạ Long Sáng:Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại khách sạn lúc 8h00 trên đường đi xe sẽ dừng cho du khách nghỉ ngơi tại Hải Dương. Đến Hạ Long lúc 11h30. Tại cảng tàu Hạ Long, nhân viên tàu sẽ chào đón quý khách lên tàu, làm thủ tục nhận phòng 12h45: Khởi hành chuyến đi thăm vịnh 13h00: Du khách dùng bữa trưa trên tàu với các món ăn hải sản Hạ Long 13h30: Du thuyền thăm vịnh, tham quan đảo Đình Hương, đảo Gà Chọi, đảo Chó… 14h30 : Thăm hang Sửng Sốt và tắm tại bãi Ti Tốp 17h30 : Ngắm cảnh hoàng hôn xuống biển, hoặc bơi trên vịnh 19h30 : Du khách thưởng thức bữa tối trên tàu 21h00: Một bữa tiệc nhỏ, câu cá hoặc nghỉ ngơi và nghỉ đêm trên tàu Ngày 2: Du thuyền- Hạ Long- Hà Nội Du khách có thể dậy sớm ngắm cảnh vịnh về buổi sáng. Ngồi trên boong tàu phía trước, thưởng thức cảnh đẹp của những dãy đá nhô lên từ mặt nước. Không gian tĩnh mịch. Quý khách có thể nghe thấy tiếng chim hót, những con kền biển kêu quạc quạc và tiếng sóng đập vào mạn tầu như tiếng nhạc. 7h00: Ăn sáng 7h30 : Tầu sẽ đưa du khách đến làng chài Cửa Vạn, thăm bảo tàng và tìm hiểuvăn hóa làng chài nổi hoặc du khách ưa khám phá sẽ chèo kayak khám phá hang Tối, hang Sáng 10h00: Làm thủ tục trả phòng 10h30: Tàu chuyển tải sẽ đưa du khách khám phá đảo Cát Bà 11h00: Chèo kayak khám phá làng chài 12h00: Du khách thưởng thức bữa trưa trên bãi biển 1h00: Du khách có thể tham gia tour trekking( leo núi) hoặc thư giãn trên tầu Du khách sẽ nghỉ đêm tại khách sạn 3* trên đảo Cát Bà và khám phá thị trấn nhỏ về đêm Ngày 3: Hạ Long- Hà Nội Sau Buffe sáng tại khách du khách sẽ lên tầu về Hạ du khách sẽ có cơ hội khám phá Hạ Long thêm một lần nữa Sau bữa trưa trên tầu du khách sẽ lên xe về Hà Nội. 14h30: Xe đưa Quý khách về Hà Nội. Kết thúc chương trình. Giá vé bao gồm: * Vận chuyển: Xe ô tô du lịch, chất lượng, điều hoà (xe Hyundai hoặc Ford) * Phòng ngủ: Phòng ngủ ốp gỗ, phòng tắm, điều hoà, nóng lạnh, mini bar (2 người / phòng) * Các bữa ăn tiêu chuẩn *Vé thắng cảnh thăm quan Vịnh Hạ long * Hướng dẫn viên Chương 2. Lao động trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long 2.1. Dịch vụ tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long Tầu du hành (tiếng Anh: cruise ship) là một loại tầu hành khách rất lớn, sang trọng, dùng trên những chuyến du ngoạn, vừa để đưa khách đến những thắng cảnh, và vừa để khách hưởng ngoạn các dịch vụ và tiện nghi trên tàu. Tầu du hành thường chạy với điểm xuất tuyến và điểm hồi tuyến chung một cảng. Một loại khác là tầu viễn dương (ocean liner) thường không chạy tuyến khứ hồi mà ghé những bến mới liên tục. Có khi tầu viễn dương ra khơi hằng nhiều tháng trước khi trở lại bến xuất phát. Theo thông lệ thì tầu viễn dương được đóng với tiêu chuẩn cao hơn tầu du hành để chịu những chuyến hải hành dài vượt Đại Tây Dương. Còn loại tầu du hành trên sông, trên 1 vùng biển, trên vịnh cũng cùng một mục đích như tầu đi biển nhưng thường ngắn hơn, hẹp hơn và có trọng lượng nước rẽ ít hơn để dễ đi lại. Năm 1840, chiếc tầu du lịch đầu tiên chạy bằng máy hơi nước Britannia của hãng Cunard khởi hành trên Đại Tây Dương đã mở ra thời kì vàng son cho du lịch đường biển. Kế đến là các con tầu nổi tiếng như Prinzessin Victoria Luise (1900), Titanic (1912).Tiện nghi rất sang trọng gồm có buồng riêng cho khách, thức ăn thượng hạng và những dịch vụ thư giãn giải trí như: phòng nhạc, nhà hàng cao cấp, khu thể thao, khiêu vũ, bể bơi, khu chăm sóc sức khỏe… .Dù vậy, trước chiến tranh thế giới thứ 2 tàu viễn dương vượt Đại Tây Dương đưa khách châu Âu sang châu Mỹ và ngược lại, chủ yếu là phương tiện giao thông chứ không phải là để du ngoạn. Sang thập niên 1950 khi ngành phi vận phát triển và cạnh tranh đưa khách thì các hãng tàu viễn dương phải tìm cách khác sinh lợi và từ đó mới bắt đầu có những chuyến tàu du hành và từ đó du lịch tàu biển bắt đầu phát triển mạnh ở châu Âu, châu Mỹ. Đến thập niên 1970 thì những chuyến viễn dương định kỳ bị bỏ hẳn vì không đủ khách. Cho đến những năm đầu của thập niên 90 lại là thời kì hưng thịnh và phát triển mạnh mẽ của những chuyến du hành dài ngày trên biển. Các điểm dừng chân được du khách ưa thích là Địa Trung Hải, Bắc Mỹ Caribe, ấn độ, Hy Lạp… Số lượng hành khách trên tàu du hành toàn cầu vào năm 2005 là 8 triệu người (80% là cư dân Bắc Mỹ) với tiềm năng tăng trưởng đến năm 2020 thành 15 triệu người. Khu vực hoạt động chính của tàu du hành là biển Caribe với 60% chuyến kế tiếp là vùng Địa Trung Hải. Và điểm hướng tới của các tàu du lịch này trong những năm gần đây là các nước Châu á như ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore,Việt Nam. Riêng khu vực châu á lĩnh vực này chỉ mới phát triển khoảng hai thập niên trở lại đây này với các thương hiệu tàu biển nổi tiếng khác trong khu vực Đông Nam á như Star Cruises của Malaysia, Vayatour của Indonesia, Sun Cruises của Singapore..Và loại hình du lịch tàu biển hứa hẹn mang lại những món lợi nhuận khổng lồ vì thường đối tượng khách của loại hình này là những khách cao tuổi có thu nhập, có thời gian rảnh rỗi với mức chi tiêu bình quân/ ngày/ du khách là 300 USD. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ tầu lưu trú trên vịnh Hạ Long 2.1.1.1. Khái niệm tầu lưu trú du du lịch Tại Quy định quản lý hoạt động tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long ( ban hành kèm theo Quyết định số 410/ 2006/QĐ- UBND ngày 26/1/2006 của ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh) đã giảI thích về khái niệm “ tầu lưu trú du lịch” như sau: Tầu lưu trú du lịch là phương tiện thủy nội địa chuyên dùng để kinh doanh vận chuyển khách tham quan và khách lưu trú qua đêm trên phương tiện. 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long Ngủ đêm trên tàu biển, tham gia những tour du ngoạn dài ngày trên biển,vựơt đại dương khám phá những vùng đất mới trên những con tàu sang trong đạt tiêu chuẩn 5* có sức chứa lên đến hàng nghìn du khách không còn quá xa lạ với các du khách quốc tế ưa khám phá. Nhưng tại Việt Nam dịch vụ lưu trú trên vịnh, trên những con thuyền gỗ cũng chỉ mới xuất hiện cách đây chừng 10 năm và chính thức được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp phép năm 2003. Trước kia khi du khách đến với Hạ Long sẽ chỉ có một lựa chọn duy nhất là : Lưu trú tại một khách sạn trên bờ và tham gia các tour thăm vịnh, thăm hang Sửng Sốt, động Thiên Cung trong 4- 8 h. Dịch vụ tàu lưu trú trên vịnh hình thành xuất phát từ nhu cầu của các khách du lịch họ muốn lưu trú dài ngày ở Hạ Long, muốn có nhiều hơn nữa thời gian để tìm hiểu, ngắm cảnh và khám phá vịnh Hạ long và một chương trình tour thăm hang chỉ trong 4-8h, khám phá một phần rất nhỏ của vịnh Hạ Long thực sự là quá nghèo nàn và một nguyên nhân thứ hai là trong những mùa cao điểm như mùa hè tại Hạ Long do khách nội địa quá đông nên luôn xảy ra tình trạng khan hiểm phòng cho các du khách nên một ý tưỏng nảy ra là tại sao lại không cho khách lưu trú luôn trên những con tàu trên vịnh. Và xuất phát từ ý tưởng đó và nhu cầu của khách du lịch những con tàu lưu trú đầu tiên đã xuất hiện và hoạt động không được cấp phép trên vịnh Hạ Long cách đây khoảng 10 năm. Và những con tầu lưu trú đầu tiên trên vịnh cũng rất sơ sài: được tận dụng từ những con tàu chở khách thăm vịnh, không có thiết kế các cabin (phòng) cho du khách, du khách ngủ đêm ngay trên boong tầu hoặc khoang chở khách. Dần dần dịch vụ tàu ngủ đêm ngày càng phát triển mạnh mẽ và ưu điểm về tính độc đáo của dịch vụ này là không thể phủ nhận.Và đến năm 2003 ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh chính thức cấp phép và quản lý dịch vụ này tại vịnh Hạ Long. Tính đến thời điểm cuối năm 2008 Hạ Long có khoảng 400 tầu du lịch hoạt động trên vịnh trong đó 120 tầu được cấp phép lưu trú trên vịnh vào ban đêm. 2.1.1.3. Mô tả dịch vụ tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long 2.1.1.3.1.Số lượng Bảng2.1: Số lượng tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long năm 2008 Năm Số lượng tầu lưu trú 2007 92 2008 105 3/2009 120 ( nguồn: sở du lịch Quảng Ninh) Qua bảng thống kê số lượng tầu lưu trú trên vịnh Hạ Long các năm 2007, 2008, 2009 trung bình số lượng tầu mỗi năm tăng khoảng 14% ( 14 tầu) so với năm trước và chiếm 1/3 tổng số tầu du lịch đang hoạt động trên vịnh Hạ Long. Điều này thể hiện một vị trí hết sức quan trọng của loại hình dịch vụ lưu trú trên vịnh. Và tính đến thời điểm đầu tháng 3 năm 2009 có khoảng 120 tầu lưu trú tầu lưu trú trên vịnh Hạ Long được sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Quảng Ninh xếp hạng sao như một cơ sở lưu trú du lịch với các mức: Hạng đủ tiêu chuẩn Hạng đạt tiêu chuẩn 1* Hạng đạt tiêu chuẩn 2* Hạng đạt tiêu chuẩn 3* Trong đó 72 tầu đạt tiêu chuẩn 3* và 40 tầu tiêu chuẩn 2*,1* và đạt tiêu chuẩn, chưa có du thuyền đạt tiêu chuẩn 4* vì tiêu chuẩn 4* rất khắt khe về diện tích phòng, số lượng phòng, trang thiết bị tiện nghi và ngoài ra phải có bể bơi trên tầu đó là lí do vì sao tại vịnh Hạ Long có một số du thuyền lớn cực kì sang trọng chất lượng tương đương 4* như Emeraude nhưng cũng chỉ xếp hạng 3*. Chính tính độc đáo của dịch vụ, sự yêu thích của du khách và lợi nhuận mà nó mang lại nên số lượng tầu lưu trú trên vịnh ngày một tăng nhanh trong những năm gần đây. Nhận thức được vấn đề sự gia tăng ồ ạt của dịch vụ này đã có thời điểm Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh ngừng cấp phép cho đóng mới các tầu lưu trú, nhưng theo quết định mới nhất của UBND tỉnh Quảng Ninh từ 5/2008: chỉ cấp phép cho đóng mới và hoạt động lưu trú trên vịnh với những tầu đạt tiêu chuẩn từ 3* trở nên và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường. Điều này vừa tránh được sự dàn trải ồ ạt trong việc phát triển dịch vụ lưu trú trên vịnh một cách thiếu kiểm soát, vừa đảm bảo chất lượng của các tour du lịch, hạn chế đến mức thấp nhất sự phát triển của du lịch dẫn đến phá vỡ cảnh quan thiên nhiên môi trường vịnh Hạ Long. 2.1.1.3.2. Quy mô và đặc điểm Năm 2003 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh chính thức cấp phép cho dịch vụ tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long, và cũng từ đó dịch vụ này được đầu tư và chất lượng cải thiện rất nhiều. Đến nay tại vịnh Hạ Long có hai loại tầu lưu trú chính: Tầu thép và tầu gỗ Tàu thép là loại tầu được đóng với dung tích rất lớn thông thường từ 20- 40 phòng tương đương với 40- 80 du khách và diện tích các phòng cũng khá rộng thường từ 10m2- 15m2 tùy theo loại phòng tiêu chuẩn hay phòng chất lượng cao. Ưu điểm lớn nhất của loại tầu này là được thiết kế và trang trí theo lối kiến trúc phương Tây rất sang trọng giống như một khách sạn nổi trên biển và một chuỗi các dịch vụ hoàn hảo cung cấp cho khách du lịch: dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thể dục, thư giãn, giải trí nhưng cũng có một yếu điểm nhỏ là nhiều khi quá đông du khách lại trở nên ồn ào và xô bồ không có được sự yên tĩnh cần thiết cho những du khách thích nghỉ ngơi thư giãn. Emeraude hay Bhaya, Paradise.. là những con tầu thép tiêu biểu trên vịnh Hạ Long. Loại tầu gỗ có sức chứa nhỏ hơn tầu thép thường chỉ từ 4-20 phòng, diện tích phòng cũng như các khu dịch vụ thường nhỏ hơn. Nhưng ưu điểm lớn nhất của loại tầu này là kiểu kiến trúc và trang trí rất “ Việt Nam” rất dân tộc, đẹp trang nhã nhưng cũng rất sang trọng và tạo được cảm giác gần gũi ấm cho các du khách. Các đội tầu tiêu biểu như: Bái Tử Long, Thành Hưng, Bài Thơ, Hải Phòng… Ngoài ra còn một loại tầu lưu trú nhưng chỉ có 1-2 phòng được thiết kế giành riêng cho gia đình và các cặp đôi đi nghỉ tuần trăng mật vì một số du khách nước ngoài có mức chi trả rất cao họ thường thích có không gian riêng tư và tự do, điều này thì các con tầu lớn không có được. Tàu lưu trú có kết cấu như một khách sạn nổi trên biển với đầy đủ các tiện nghi như một khách sạn đạt tiêu chuẩn 1-3*. Tầu có kết cấu 3 tầng: tầng 1 và một phần của tầng 2 là nơi đặt các “cabin” ( phòng cho du khách) , tầng 2 là không gian đặt nhà hàng , quầy bar phục vụ các bữa ăn cho du khách và tầng ba là không gian với những chiếc ghế giành cho du khách tắm nắng hay ngắm cảnh vịnh. Phòng ngủ được thiết kế như một phòng trên các khách sạn, với diện tích tương đối để đảm bảo không gian sinh hoạt cho du khách, thường thì từ 8-15m2, ốp gỗ,với một phòng tắm riêng, 1 giường đôi hoặc 2 giường đơn, bình nóng lạnh, điều hòa hai chiều, một minibar, một số khu dịch vụ bổ sung đựơc thiết kế trên những con tàu lớn đạt tiêu chuẩn 3*(chưa có tầu lưu trú 4 *): Có cả phòng chiếu phim, phòng đọc sách, phòng chăm sóc sức khoẻ, thẩm mỹ, thậm chí cả một sân chơi, một sàn nhảy giành cho du khách. 2.1.1.3.3. Dịch vụ trên tầu lưu trú trên vịnh Hạ Long Với mức chi phí từ 50$- 200$ / du khách cho một tour 2 ngày một đêm, 70$-300$ cho môt tour 3 ngày 2 đêm du khách sẽ được cung cấp một chuỗi các dịch vụ sau: Một phòng giành cho 2 người được thiết kế trang nhã và lịch sự với các trang thiết bị tiện nghi đạt tiêu chuẩn của một khách sạn từ 1*- 3*. Trên tầu có một nhà hàng nhỏ phục vụ các món ăn âu, á rất ấm cúng, một quầy bar phục vụ đồ uống cho các du khách. Không chỉ đơn thuần là lưu trú trên tầu mà du khách còn được tham gia các chương trình tour rất thú vị: như thăm hang Sửng Sốt, thăm động Mê Cung, hoặc động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ...Du khách sẽ dừng chân khám phá văn hoá sông nước của các cư dân tại làng chài Cửa Vạn - một trong ba làng chài nổi lớn nhất vịnh Hạ Long, hay dưới sự trợ giúp của các cư dân du khách có thể thử sức mình trên những con thuyền kayak dong duổi khám phá những hang động kì bí, một bữa tối dưới ánh nến, đôi khi là một bữa tiệc sinh nhật hay trăng mật của một du khách may mắn nào đó. Một cảm xúc choáng ngợp không thể nào quên khi được ngắm giây phút hoàng hôn buông xuống trên những cánh buồm đỏ thắm hay giây phút đón ánh bình minh giữa trời nước mênh mông. Du khách hoàn toàn có thể được đắm mình trong gió biển giữa đất trời bao la. Khi màn đêm buông xuống là lúc tận hưởng cảm giác tĩnh lặng, nằm ngắm sao đêm trên boong tàu và ngủ giữa trời lộng gió. Ngoài ra ở một số du thuyền lớn 3* du khách còn có thể tham gia các buổi dạy thái cực quyền, chơi thể thao, được lặn biển khám phá thể giới thuỷ cung đầy màu sắc hay một buổi chiếu phim, một buổi tối khiêu vũ với nhạc cổ điển đầy lãng mạn hay đơn giản chỉ là ngồi thư giãn trên tầu lắng nghe tiếng gió biển, thưởng thức một ly coctail và tận hưởng không khí trong lành và tĩnh mịch đến bất ngờ của vịnh Hạ Long về đêm. 2.1.2. Điều kiện được cấp phép kinh doanh lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long Để hoạt động tầu lưu trú trên vịnh thì trước hết tầu lưu trú đó phải đủ tiêu chuẩn của một tầu du lịch, kế đến là các tiêu chuẩn của một tầu lưu trú và các điều kiện, quy định đối với nhân viên làm việc trên tầu. 2.1.2.1. Các tiêu chuẩn của tầu lưu trú du lịch Tại quyết định số 4117/2005/ QĐ- UBND do tỉnh Quảng Ninh ban hành quy định các tiêu chuẩn đối với một tầu du lịch( phụ lục [3,71] )và tại quyết định số 410/2006/ QĐ- UBND do tỉnh Quảng Ninh ban hành quy định các tiêu chuẩn đối với một số tầu lưu trú du lịch như sau: * Tiêu chuẩn kỹ thuật , an toàn -Được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế theo loại tầu có chức năng vận chuyển khách du lịch và kinh doanh cơ sở lưu trú, đảm bảo đồng bộ các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường đối với phưong tiện thuỷ nội địa có cơ sở lưu trú du lịch. - Tàu đóng mới, hoán cải, sửa chữa, đang khai thác phải đảm bảo phù hợp” danh mục các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành áp dụng cho phương tiện thuỷ nội địa”, ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2004 của bộ giao thông vận tải. - Phải có công suất máy chính đạt từ 60CV trở lên, có khả năng hoạt động trong vùng cấp S1; có hệ thống báo mức nứơc ngập tại hầm tầu. - Các điều kiện về an toàn: +/ Có thiết bị thông tin liên lạc bằng di động và VHF đảm bảo liên lạc 24/24h với trung tâm tìm kiếm cứu nạn- Ban Quản Lý vịnh Hạ Long và cơ quan cấp phép rời cảng, bến và cơ quan quản lý điểm neo đậu lưu trú, radio theo dõi thời tiết. +/Tủ thuốc, dụng cụ y tế dự phòng để chữa trị những bệnh thông thường và sư cứu khi có tai nạn, ốm đau xảy ra. +/ Trang thiết bị an toàn, phòng cháy chữa cháy đủ số lương đảm bảo chất lượng, hiệu lực quy định, lắp đặt tại vị trí thuận tiện cho việc sử dụng. +/ Trang thiết bị cầu dãn, tay vịn đưa đón khách lên xuống tầu an toàn. *Tiêu chuẩn về hình dáng kiến trúc, các bộ phận trên tầu - Có hình dáng kiến trúc đẹp, hài hoà, theo quy phạm; được thiết kế và đóng bằng các vật liệu cao cấp; nội ngoại thất được trang trí trang nhã, hài hoà, đồng bộ; dây chuyền phục vụ giữa các bộ phận đảm bảo thuận tiện, liên hoàn, một chiều - Phần trên mớn nứơc và thượng tầng phải đựơc sơn amù trắng chủ đạo - Có đủ các phòng, bộ phận chức năng được thiết kế thông thoáng, an toàn và đáp ứng dịch vụ hục vụ khách, cụ thể: +/ Phòng khách, quầy bar +/ Hành lang dẫn khách đến các khu chức năng, các phòng +/ Tối thiểu 2 phòng vệ sinh +/ Phòng ngủ +/ Bếp, phòng ăn +/ Boong dạo * Tiêu chuẩn về phòng ngủ Tầu có ít nhất 02 phòng ngủ, có phòng vệ sinh khép kín, hành lang đi lại giữa các phòng đảm bảo thuận tiện và đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Diện tích phòng ngủ tối thiểu đạt 8m2/phòng; chiều ngang cảu phòng tối thiểu đạt 2,4 mét. - Các phòng ngủ phải được thiết kế có khả năng thông gió tự nhiên hoặc quạt gió đảm bảo thông thoáng; có điều hoà nhiệt độ. - Trang thiết bị, tiện nghi tối thiểu tại phòng ngủ: Giường ngủ có kích thứơc tối thiểu đạt 0,8x1,9m; bàn đầu giường; đệm nằm, vải chải giường, gối, chăn len( có vỏ bọc), rèm che cửa sổ, thảm chùi chân; đèn phòng, đèn ngủ; bộ ấm chén uống nứơc, phích nứơc; dép đi trong phòng,mắc treo quần áo; bản hướng dẫn khách sử dụng các tiện nghi trong phòng, sử dụng thiết bị an toàn và thoát hiểm khi có sự cố, các quy định về an toàn, an ninh trật tự và các quy định khác bằng tiếng Việt, tiếng Anh , tiếng Trung Quốc; phao cá nhân đủ theo số lượng giường tại phòng ngủ, không kể số lượng phao theo đăng kiểm; hệ thống chuông gọi cấp cứu, chuông gọi cửa, “ mắt thần” trên cửa buồng, dây khoá xích( khoá an toàn cho phòng ngủ); túi kim chỉ, cặp đựng các ấn phẩm và các bản hướng dẫn sử dụng dịch vụ, nội quy * Tiêu chuẩn ,tiện nghi của các phòng, bộ phận chức năng - Phòng khách: phải đựoc bố trí tại boong chính, được ốp trần cách nhiệt, sạch đẹp, trang nhã; sàn tàu lát gỗ xẻ đánh bóng hoặc vật liệu ốp lát khác tạo mầu sắc êm dịu, dễ làm vệ sinh và lau rửa; có đủ ghế ngồi theo đăng kiểm của tầu, ghế ngồi phảI là loại ghế đảm bảo chất lượng, chiều rộngmỗi ghế không nhỏ hơn 50cm; có rèm che nắng; có quầy bar phục vụ đồ uống; quầy dịch vụ có tủ kính trưng bày hàng hoá - Phòng vệ sinh: phải đựoc ốp lát bằng gạch men hoặc vật liệu tương tự từ sàn đến trần; có cửa kín;các thiết bị vệ sinh như: bồn chứa nuớc ngọt ,bàn cầu ,chậu rửa mặt (lavabo), vòi tắm hoa sen, vòi nứơc, hộp đựng xà phòng, cốc đánh răng, giá treo khăn mặt, gương treo, hộp đựng giấy và giấy vệ sinh, thùng rác, khăn tắm, khăn mặt. - Phòng ăn, khu bếp: Phải đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định tại điều 17 bản Quy định quản lý hoạt độngtầu du lịch ban hành kèm theo Quyết định số 4117/2005/QĐ-UBND ngày 03/11/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh - Hành lang bên ngoài phòng khách có lan can đảm bảo chiều cao theo quy định - Boong dạo có số ghế ngồi mềm không ít hơn 1/3 số khách theo đăng kiểm, có lan can đảm bảo chiều cao theo quy định - Cầu thang lên boong dạo có bề rộng không nhỏ hơn 60cm và có tay vịn - Các phòng, bộ phận chức năng trên tầu phải có hệ thống cửa ngăn riêng biệt - Tầu phải có đủ nước sạch, nước giải khát phục vụ khách trong suốt hành trình * Trang thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường - Các thùng rác đựng chất thải rắn hàng ngày, có nắp đậy, đảm bảo mỹ quan, để nơi thuận tiện. - Có két chứa, lắng, lọc chất thải lỏng và nước thải sinh hoạt, tổng dung tích két không nhỏ hơn 400 lít, có thiết bị hút, xả - Có két chứa dầu thải và hệ thống xử lý dầu thải với dung tích và công suất phù hợp với từng tầu và công suất máy. 2.1.2.2. Điều kiện và tiêu chuẩn người làm việc trên tàu lưu trú Quyết định số 410/2006/QĐ- UBND quy định điều kiện và tiêu chuẩn đối với người làm việc trên tàu lưu trú như sau: - Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng kí nhân khẩu tạm trú tại địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh- nơi có cảng, bến mà phương tiện có hợp đồng, đăng ký neo đậu. - Có lý lịch rõ ràng và có các bằng cấp chứng chỉ sau: +/ Bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh làm việc trên tầu +/100% số nhân viên được đào tạo nghiệp vụ du lịch( do Sở Du lịch Quảng Ninh cấp chứng nhận); 50% thuyền viên trên tầu có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu trình độ A tiếng Anh; có ít nhất 02 nhân viên trên tầu có trình độ B ngoại ngữ tiếng Anh; +/ Chứng chỉ nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/ 2003 cảu chính phủ “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy”; chứng chỉ bơi lặn - Phải đựoc chủ tầu kí hợp đồng lao động theo các quy định củaLuật Lao động - Mặc trang phục riêng của đội tầu, đeo thẻ chức danh khi làm việc - Đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ theo quy định tại Quyết định số 4293/2004/QĐ- BYT ngày 01/12/2004 của Bộ Y tế - Nắm vững quy định về quản lý Vịnh Hạ Long - Ngoài số thuyền viên định biên theo quy định, nhân viên làm dịch vụ du lịch trên tầu, phải có số nhân viên phục vụ bàn, buồng theo tỷ lệ1nhân viên/ 2 phòng ngủ và 1 nhân viên nấu bếp, tổng số nhân viên nấu bếp và nhân viên phục vụ phải có ít nhất 2 người trên tầu. 2.1.3. Nguồn khách và kết quả kinh doanh của dịch vụ tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long Bảng 2.2: Số lượng khách lưu trú tại Hạ Long năm 2007 và 2008 Nă Năm 2007 Nă Năm 2008 SL khách QT Lưu trú LTKSvà CSLT khác Lưu trú Trên tầu trên SL khách QT Lưu trú LT KS và CSLT khác Lưu trú trên tầu 992.525 767.199 (77,30%) 225.326 (22,70%) 1.140.998 903.086 (79,15%) 237.912 (20,85%) Đơn vị : khách Trên thực tế thì số lượng khách lưu trú trên vịnh chỉ chiểm có 12% trong tổng số du khách lưu trú tại Hạ Long, còn lại là lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng và các cơ sở lưu trú khác tại Hạ Long và Tuần Châu,12% một con só không lớn nhưng lại góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu du lịch cua vịnh Hạ Long vì đối tượng khách chủ yếu của dịch vụ này la các du du khách quốc tế, hơn nữa nó cũng làm phong phú thêm các dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long, giúp giảm tải cho các cơ sở lưu trú khác trong những mùa cao điểm đông khách du lịch và tạo sự khác biệt và ấn tượng trọng các tour du lịch trên vịnh, 12% một con số hứa hẹn rất nhiều tiềm năng sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa số lượng khách trong tương lai vì du khách quốc tế biết đến với Hạ Long ngày càng nhiều hơn thông wua các chương trình quảng bá du lịch Việt trên kênh CNN, hay tại các quốc gia như úc, Mỹ, Pháp.. Và Hạ Long của chúng ta đang đứng thứ 3 trong danh sách bầu chọn bảy kì quan thiên nhiên của thế giới do to chức Open World phát động. Nhưng xét ở một góc độ khác thì dịch vụ lưu trú trên vịnh nên được kiểm soát chặt chẽ và chỉ nên phát triển một cách có chọn lọc và có giới hạn để không phá vớ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái và đặc biệt là môi trường trên vịnh. Bảng 2.3: số lượng khách lưu trú trên tầu du lịch chia theo khách nội địa và khách quốc tế năm Chỉ tiêu 2007 2008 Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu(%) Khách quốc tế 225.326 87,12 237.912 89,16 Khách nội địa 33.284 12,88 28.912 10.84 (nguồn : sở du lịch Quảng Ninh) Theo số liệu năm 2008 thì số lượng khách lưu trú trên tầu thì có tới gần 90% là du khách quốc tế và chi có >10% là du khách Việt Nam. Số du khách Việt sử dụng dịch vụ này tương đối thấp. Có ba nguyên nhân chủ yếu : thứ nhất là chi phí vì trên thực tế với một khoản chi phí từ 50$- 250$ cho một tour 2 ngày một đêm trên vịnh là khá cao so với thu nhập trung bình của người Việt; thứ hai là do thói quen di du lịch của du khách Việt: đến Hạ Long, lưu trú tại khách sạn, đi tầu thăm vịnh đã là một chương trình đã quá quen thuộc với mỗi du khách Việt Nam kể từ khi Vịnh Hạ Long mở cửa đón du khách hơn là một chương trình lưu trú trên tầu; và một lí do về văn hóa: các du khách nước ngoài thường thích tham gia những tour du lịch mang tính chất khám phá, tìm hiểu và mới lạ còn các du khách Việt lại thích những gì quen thuộc hơn là một sự thử nghiệm những cái mới.Và doanh thu mang lại từ hoạt động lưu trú trên vịnh năm 2007 là 225,326 tỷ VND, năm 2008 là 282 tỷ VND đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu di lịch của Hạ Long, doanh thu từ hoạt động lưu trú trên vịnh năm 2008 là 282 tỷ VND chiếm 11, 75% tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh Quảng Ninh (Doanh thu du lịch của tỉnh Quảng Ninh 2008 là 2400 tỷ VND), doanh thu lưu trú sẽ còn tăng nhanh trong các năm tới vì xu hướng nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trên vịnh và đa dạng hóa các chương trình và dịch vụ du lịch, giải trí đi kèm nhằm tăng sự hấp dẫn du khách và tăng cả mức chi tiêu trung bình của du khách. 2.2.Nhân lực trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long 2.2.1. Đặc điểm và yêu cầu của lao động làm việc trên các tầu lưu trú 2.2.1.1. Điều kiện và thời gian làm việc Lao động trên các tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long hầu hết là các cư dân bản địa hoặc các tỉnh lân cận ,lao động làm việc và cũng lưu trú luôn trên tầu. Điều này cũng khá thuận lợi vì nhân viên luôn có điều kiện chăm sóc cho các du khách nhưng cũng tạo ra những bất lợi vì nhân viên không có một không gian sống ổn định vì diện tích phần không gian sinh sống cho các nhân viên là rất hẹp. Hơn nữa chính vì lưu trú luôn cùng khách nên họ cũng phải theo sát khách, nên thời gian làm việc cũng nhiều và không cố định mặc dù khối lượng khối lượng công việc không phải quá lớn nhưng chỉ khi nào du khách di ngủ và ngừng sử dụng dịch vụ thì lúc đó mới hết giờ làm việc của nhân viên. 2.2.1.2. Khối lượng công việc Mỗi lao động trên tầu thì làm việc ở mỗi vị trí chuyên môn khác nhau như: Thuyền trưỏng, máy trưởng, lễ tân, bàn, bar, bếp, thuỷ thủ...Tính trung bình1nhân viên/ 2,5 khách- lớn hơn mức trung bình là 1 nhân viên/ 2 du khách. Nếu chỉ tính khối lượng công việc riêng ở từng vị trí của mỗi lao động thì khối lượng công việc của mỗi người là ở mức trung bình, nhưng các lao động làm việc trên tầu lưu trú thường xuyên phải tham gia vào các công việc chung của tầu: vận chuyển hành lí cho du khách, vận chuyển thực phẩm, nước, dầu và hỗ trợ du khách khi cần thiết và công việc nhiều và bận rộn nhất là lúc tầu cập cảng trả và đón du khách. Hơn nữa số lượng nhân viên trên tầu thì luôn trong tình trạng thiếu vì các lao động có từ 2- 4 ngày nghỉ trong tháng và phải thay nhau nghỉ, nếu tính tru._.a Quy định này Các loạic xuồng cao tốc, thuyền buồm chuyên dùng để vận chuyển khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long, đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của quy định này Người( hay nhân viên )làm việc trên tầu: Bao gồm thuyền viên, nhân viên và phục vụ trên tầu được chủ tầu hợp đồng lao động và có tên trong danh bạ thuyền viên của tầu Vịnh Hạ Long: là toàn bộ vùng biển , đảo rộng 1553km2, bao gồm cả Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử long và một phần của vùng biển huyện đảo Vân Đồn Chủ tầu( chủ phương tiện): Đựơc quy định tậi khoản 1 điều 6 nghị định số21/2005/ND-CP ngày 1/3/2005 của chính phủ” Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Giao thông đương thuỷ nội địa” Điểm du lịch, điểm tham quan: Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch Tuyến du lịch: Là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch. Tuyến du lịch trên vịnh Hạ Long nằm trong các tuyến, luồng giao thông đường thuỷ nội địa đã được cơ quan có thẩm quyền công bố theo quy định của nhà nước Tuyến , luồng giao thông đường thuỷ nội địa; cảng , bến: Được quy định tại Luật giao thông đường thuỷ nội địa và các văn bản liên quan khác của nhà nước Điều 4: Các quy định hiện hành của nhà nước về hoạt động của phương tiện thuỷ nội địa đều được áp dụng đối với tầu du lịch trên vịnh Hạ Long. Khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, chủ phương tiện pahỉ đảm bảo các điều kiện, quy định hiện hành của nhà nước. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của nhà nước Chương 2 Quy định đối với tầu du lịch Mục 1 Quy định điều kiện, tiêu chuẩn thuyền viên đối với tầu du lịch Điều 5: Tiêu chuẩn an toàn 1- Tầu đóng mới, hoán cải,sửa chữa, đang khai thác phải đảm bảo phù hợp “Danh mục các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành áp dụng cho phương tiện thủy nội địa”, ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ- BGTVT ngày 25/11/2004 của Bộ Giao thông vận tải. 2- Các điều kiện an toàn: 2.1- Radio theo dõi thòi tiết;có hệ thống thông tin liên lạc bằng VHF và điện thoại di động đảm bảo liên lạc 24/24h với trung tâm tìm kiếm cứu nạn- Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và cơ quan cấp phép rời cảng, bến và cơ quan quản lý điểm neo đậu lưu trú 2.2- Có tủ thuốc, dụng cụ y tế dự phòng để chữa trị các bệnh thông thường và sơ cứu 2.3 Trang thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy 2.4- Có cầu dẫn đưa đón khách an toàn và thuận tiện 2.5- Máy chính là loại động cơ diezen thuỷ, có công suất để tầu đạt tốc độ khai thác tối thiểu là 12hm/h; độ ồn, độ rung theo quy phạm quy định . Điều 6: Tiêu chuẩn về hình dáng kiến trúc các bộ phận trên tầu Có hình dáng kiến trúc đẹp , hài hoà , theo quy phạm Thân tầu: Phần trên mớn nứơc và thượng tầng phải được sơn màu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải Được thiết kế có khả năng thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức, đảm bảo thông thoáng Có các phòng, bộ phận chức năng đáp ứng dịch vụ phục vụ khách, cụ thể: 4.1- Phòng khách 4.2- Hành lang dẫn khách đến các khu vực chức năng 4.3- Tối thiểu 01 phòng vệ sinh cho tàu có sức chở từ 20 khách trở xuống và 02 phòng vệ sinh đối với tầu có sức chở trên 20 khách Điều7: Tiêu chuẩn tiện nghi của tầu Phòng khách phải được bố trí tại boong chính, được ốp trần cách nhiệt, sạch đẹp trang nhã; sàn tàu lát gỗ xẻ đánh bóng hoặc vật liệu ốp lát khác tạo mầu sắc êm dịu, dễ làm vệ sinh và lau rửa; có đủ ghế ngồi theo đăng kiểm của tầu, ghế ngồi phải là loại ghế đảm bảo chất lượng, chiều rộng mỗi ghế không nhỏ hơn 50cm; có rèm che nắng Hành lang bên ngoài phòng khách và boong doạ phải có lan can đảm bảo chiều cao theo quy phạm Buồng vệ sinh phải được ốp lát bằng gạch men hoặc vật liệu tương tự từ sàn đến trần, có bàn cầu, có bồn chứa nước ngọt để xả vào bàn cầu, có chậu rửa, vòi nước,gương treo tường, và có cửa kín. Boong dạo có mái che, có số ghế ngồi mềm không quá 1/3 số khách theo đăng kiểm Cầu thang lên boong dạo phải có bề rộng không nhỏ hơn 60cm và coa tay vịn Quầy dịch vụ đặt tại phòng khách, có tủ kính trưng bày hàng hóa Các phòng, bộ phận chức năng trên tầu phải có hệ thống cửa đóng mở được Tầu phải có đủ nước sạch, nước giải khát phục vụ khách trong suốt hành trình Điều 8: Trang thiết bị vệ sinh môi trường Rác thải sinh hoạt trên tầu phải được chứa trong thùng có nắp đậy, đảm bảo mỹ quan; Các loại chất thải nguy hại như: sơn, pin, ắc quy, thuốc diệt côn trùng phải được thu gom xử lý theo quy định Có két chứa lắng, lọc chất thải lỏng và nước thải sinh hoạt Điều 9: Điều kiện của người làm việc trên tầu Nhân viên làm việc trên tầu phải đáp ứng các điều kiện sau: 1- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng kí nhân khẩu tạm trú tại địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh- nơi có cảng, bến mà phương tiện có hợp đồng, đăng ký neo đậu. 2- Có lý lịch rõ ràng và có các bằng cấp chứng chỉ sau: 2.1- Bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh làm việc trên tầu 2.2-100% số nhân viên được đào tạo nghiệp vụ du lịch( do Sở Du lịch Quảng Ninh cấp chứng nhận) 2.3- Chứng chỉ nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP nagỳ 04/4/ 2003 của chính phủ “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy”; chứng chỉ bơi lặn 3-Phải được chủ tầu kí hợp đồng lao động theo các quy định của Luật Lao động 4- Mặc trang phục riêng của đội tầu, đeo thẻ chức danh khi làm việc 5- Đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ theo quy định tại Quyết định số 4293/2004/QĐ- BYT ngày 01/12/2004 của Bộ Y tế 6- Nắm vững quy định về quản lý Vịnh Hạ Long 7- Được cơ quan quản lý cảng bến cấp thẻ chức danh Điều 10: Các tiêu chuẩn khác Tầu phải treo cờ tổ quốc theo quy định Phải có bảng nội quy hướng dẫn an toàn và các quy định khác bằng tiếng Việt, Anh, Trung Quốc Có bảng niêm yết giá thuê tầu và giá cả các loại hang hoá dịch vụ trên tầu Có các laọi bảo hiểm: Trách nhiệm dân sự chủ tầu, bảo hiểm hành khách, bảo hiểm thuyền viên Bảo đảm vệ sinh sạch sẽ; toàn bộ tầu và các thiết bị, dụng cụ phục vụ khách phải được làm vệ sinh hàng ngày Khi hoạt động chủ tầu pahỉ bố trí đủ các chức danh theo quy định Điều 11: Chủ tầu, người làm việc trên tầu phải cam kết thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh trật tự và phải chịu trách nhiệm về các hành vi sau nều xảy ra trên tầu : 1-Lợi dụng tầu để mua bán, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, hoá chất độc hại trái phép 2- Tàng trữ, phổ biến văn hoá phẩm cấm lưu hành 3- Tuyên truyền mê tín dị đoan 4- Môi giới, tổ chức, chứa chấp mại dâm , cờ bạc 5- Các hoạt động trái pháp luật khác dưới mọi hình thức Mục 2 Phận loại tầu du lịch Điều 12: Các loại tầu du lịch Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ, tầu du lịch được xếp làm 4 loại như sau: Loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu Loại đạt tiêu chuẩn 1sao Loại đạt tiêu chuẩn 2 sao Loại đạt tiêu chuẩn 3 sao Điều 13: Tầu đạt tiêu chuẩn tối thiểu Đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại các điều 5,6,7,8,9,10,11 của Quy định này Các loại xuồng cao tốc, thuyền buồm có tham gia vào vận chuyển khách du lịch đảm bảo các điều kiện sau sẽ được công nhận đạt tiêu chuẩn tối thiểu 2.1- Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn và đựơc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trương 2.2- Đảm bảo các điều kiện được quy định tại các điểm1,2,3,4 khoản 2 Điều 5; các khoản 1 và 3 Điều 6; các điều9,10,11 của bản quy định này Điều 14: Tầu đạt tiêu chuẩn 1sao Phải đáp ứng các quy định tại khoản 1điều 13 của quy định này và các yêu cầu sau: Dây chuyền phục vụ giữa các bộ phận đảm bảo thuận tiện; chất lượng các trang thiết bị tốt; bài trí hài hoà Có dịch vụ: bán hàng lưu niệm, giải khát 100% nhân viên phục vụ được đào tạo nghiệp vụ do sở Du lịch Quảng Ninh cấp chứng nhận; 50% thuyền viên trên tầu có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu trình độ A tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc; có khả năng và thái độ phục vụ tốt Điều 15: Tầu đạt tiêu chuẩn 2 sao Phải đáp ứng các tiêu chuẩn tại Điều 14 của quy định này và các yêu cầu sau: Được thiết kế và đóng bằng các vật liệu cao cấp, nội goại thất được trang trí trang nhà, hài hào, đồng bộ. Dây chuyền phục vụ giữa các bộ phận đảm bảo thuận tiện, liên hoàn, một chiều Có tối thiểu 02 phòng vệ sinh Có dịch vụ ăn, giữ đồ cho khách, khuân vác hành lý Mức độ phục vụ: Có các dịch vụ phcụ vụ theo yêu cầu của khách Yêu cầu về nhân viên: Có ít nhất 01 nhân viên có trình độ B ngoại ngữ trở nên ( tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc). Có trang phục riêng của đội tầu Điều 16: Tầu đạt tiêu chuẩn 3 sao Phải đáp ứng các tiêu chuẩn tại Điều 15 của quy định này và các yêu cầu sau: Toàn bộ vật liệu của tầu phải đạt chất lượng tốt, đồng bộ , sang trọng Chất lượng trang thiết bị rất tốt, đồng bộ về màu sắc, kiểu dáng, kích thước Mức độ phục vụ: Phục vụ theo yêu cầu của khách với các dịch vụ có trên tầu Yêu cầu về nhân viên: 50% nhân vien phục vụ được đào tạo nghiệp vụ du lịch về các lĩnh vực buồng , bàn, lễ tân ( do các trường đào tạo về du lịch cấp chứng chỉ) ; có ít nhất 50% số nhân viên đạt trình độ B ngoại ngữ( tiếng Anh hoặc tiếng trung Quốc) trở lên có trang phục riêng cho từng bộ phận phục vụ của đội tầu . Phụ lục 5: Quy định quản lý hoạt tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long ( Ban hành kèm theo Quyết định số 410/2006/ QD- UBND ngày 26/01/2006 Của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ủy ban nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam tỉnh Quảng ninh Độc lập - Tự do- Hạnh phúc quy định Quản lý hoạt động tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long ( Ban hành kèm theo Quyết định số 410/2006/ QD- UBND ngày 26/01/2006 Của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh) Chương 1 Quy định chung Điều 1: Phạm vi điều chỉnh , đối tượng áp dụng Bản quy định này quy định tiêu chuẩn, hoạt động và công tác quản lý nàh nước đối với tàu du lịch có kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long( sau đây gọi là tầu lưu trú du lịch) Tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài kinh doanh tầu lưu trú du lịch đều phải thực hiện bản quy định này, Quy định quản lý hoạt động tầu du lcihj ban hành kèm theo Quyết định số 4117/2005/QĐ - UBND ngày 03/11/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các Quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam. Các tầu chở khách du lịch, quá cảnh qua cửa khẩu cảng Quốc tế Hồng Gai không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy định này Điều 2: Tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long ngoài việc tuân theo bản quy định này phải thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước về hoạt động của phương tiện thủy nội địa, về kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh tầu lưu trú du lịch phải đăng ký kinhd oanh theo quy định hiện hành. Điều 3: Giải thích từ ngữ Tầu lưu trú du lịch : Là phương tiện thủy nội địa chuyên dùng đẻ kinh doanh vận chuyển khách tham quan và khách lưu trú qua đêm trên phương tiện. Người làm việc trên tầu : Bao gồm thuyền viên, nhân viên phục vụ trên tầu, được chủ tầu hợp đồng lao động và có tên trong danh ba thuyền viên của tầu Vịnh Hạ Long: Là toàn bộ vùng biển, đảo rộng 1553km2, bao gồm Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và một phần vùng biển, đảo huyện Vân Đồn Chủ tầu( chủ phương tiện): Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 21/2005/ND-CP ngày 1/3/2005 của chính phủ “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa” Điểm neo đậu lưu trú: Là khu vực dành cho các tầu lưu trú du lịch neo đậu qua đêm Chương 2 Quy định điều kiện, tiêu chuẩn đối với tầu lưu trú du Điều4: Điều kiện kỹ thuật ,an toàn Được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiêt theo loại tầu có chức năng vận chuyển khách du lcihj vfa kinhd oanh cơ sở lưu trú du lịch , đảm bảo đồng bộ các tiêu chuẩn về kỹ thuật , an toàn, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy nội địa có cơ sở lưu trú du lịch. Tầu đóng mới , hoán cải sửa chữa, đang khai thác phảI đảm bảo phù hợp” Danh mục quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành áp dụng cho phương tiện thủy nội địa” Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QD- BGTVT ngày 25/11/2004 của bộ giao thông vận tải. Phải có công suất máy chính đạt từ 60 CV trở nên, có khả năng hoạt động trong vùng cấp S1; có hệ thống báo mức nước ngập tại hầm tầu Các điều kiện an toàn 4.1- Radio theo dõi thời tiết; có hệ thống thông tin liên lạc bằng VHF và điện thoại di động đảm bảo liên lạc 24/24h vơI strung tâm tìm kiếm cứu nạn- Ban Quản lý vịnh Hạ Long và cơ quan cấp phép rời cảng, bến và cơ quan quản lý điểm neo đậu 4.2- Có tủ thuốc, dụng cụ y tế dự phòng để chữa trị những bệnh thông thường và có sơ cứu khi có tai nạn, ốm đau xảy ra 4.3- Có trang thiết bị an toàn,phòng cháy chữa cháy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, hiệu lực theo quy định, lắp đặt tại vị trí thuận tieenjc ho việc sử dụng 4.4- Có cầu dẫn đưa đón khách lên xuống tầu an toàn, thuận tiện Điều 5: Tiêu chuẩn về hình dáng kiến trúc, các bộ phận trên tầu Có hình dáng kiến trú đẹp, hài hòa, theo quy phạm; được thiết kề và đóng bằng vật liệu cao cấp; nội ngoại thất được trang trí trang nhã, hài hào; đồng bộ, dậy chuyền phục vụ giữa các bộ phận đảm bảo thuận tiện, liên hoàn 2- Có đủ các phòng, bộ phận chức năng được thiết kế thông thoáng, an toàn và đáp ứng dịch vụ phục vụ khách, cụ thể: 2.1- Phòng khách, quầy bar; 2.2- Hành lang dẫn khách đến các khu chức năng, các phòng; 2.3- Tối thiểu có 02 phòng vệ sinh; 2.4- Phòng ngủ; 2.5- Bếp, phòng ăn; 2.6- Boong dạo; Điều 6: Tiêu chuẩn phòng ngủ Tầu phải có ít nhất 02 phòng ngủ, có phòng vệ sinh khép kín, hành lang đi lại giữa các phòng đảm bảo thuận tiện và đáp ứng đủ các điều kiện sau: Diện tích phòng ngủ tối thiểu đạt 8m2/ phòng; chiều ngang của phòng tối thiểu đạt 2,4m 2-Các phòng ngủ phải được thiết kế có khả năng thông gió tự nhiên hoặc quạt gió cưỡng bức đảm bảo thông thoáng; có điều hòa nhiệt độ; 1- Trang thiết bị tiện nghi tối thiểu tại phòng ngủ: Giường ngủ có kích thước tối thiểu đạt 0.8x 1.9m; bàn đầu giường; đệm nằm; vải trải giường; gối ; chăn len( có vỏ bọc); rèm che cửa sổ; đèn phòng; thảm chùi chân;đèn ngủ; bộ ấm chén uống nước;phích nước;dép đi trong phòng;mắc treo quần áo;bản hướng dẫn khách sử dụng các tiện nghi trong phòng, sử dụng thiết bị an toàn và thoát hiểm khi có sự cố, các quy định về an toàn, an ninh trật tự và các quy định khác bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc; phao cá nhân đủ theo số lượng, giường tại phòng ngủ, không kể số lượng phao đăng kiểm; hệ thống chuông gọi cấp cứu, chuông gọi cửa, “mắt thần” trên cửa buồng, dây khóa xích (khóa an toàn cho phòng ngủ),túi kim chỉ, cặp đựng các ấn phẩm và các bản hướng dẫn sử dụng dịch vụ, nội quy dịch vụ Điều 7: Tiêu chuẩn tiện nghi của các phòng, bộ phận chức năng Phòng khách Phải được bố trí tại boong chính, được ốp trần cách nhiệt,sạch đẹp, trang nhã, sàn tàu lát gỗ xẻ đánh bóng hoặc vật liệu ốp lát khác tạo màu sắc êm dịu,dễ làm vệ sinh và lau rửa; có đủ ghế ngồi theo đăng kiểm của tầu, ghế ngồi phải là loại ghế đảm bảo chất lượng,chiều rộng mỗi ghế không nhỏ hơn 50cm,có rèm che nắng; có quầy bar phục vụ đồ uống; quầy dịch vụ có tủ kính trưng bày hàng hóa Phòng vệ sinh Phải được ốp lát bằng gạch men hoặc các vật liệu tương tự từ sàn đến cổ trần; có cửa kín; có bồn chứa nước ngọt để xả vào bàn cầu; chậu rủa mặt; vòi tắm hoa sen;vòi nước; hộp đựng xà phòng và xà phòng 20gram,khăn mặt; gương treo; cốc đảnh răng; giá treo khăn mặt;gương treo; hộp đựng giấy vệ sinh; thùng rác; khăn tắm; khăn mặt 3-Phòng ăn, khu bếp: Phải đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 17 bản Quy định hoạt động tầu du lịch ban hành kèm theo Quyết định số 4117/2005/ QĐ- UBND ngày 30/11/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh. 4-Hành lang bên ngoài phòng khách có lan can đảm bảo chiều cao theo quy định. 5- Boong dạo: có số ghế ngồi mềm không ít hơn 1/3 số khách theo đăng kiểm, có lan can đảm bảo chiều cao theo quy định. 6- Cầu thang lên boong dạo có bề rộng không nhỏ hơn 60cm và có tay vịn. 7- Các phòng, bộ phận chức năng trên tầu phải có hệ thống cửa ngăn riêng. 8-Tầu phải có đủ nước sạch, nước giải khát phục vụ khách trong suốt hành trình. Điều 8: Trang thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường Có thùng rác đựng chất thải rắn hàng ngày, có nắp đậy, đảm bảo mỹ quan, để nơi thuận tiện. Có két chứa, lắng , lọc chất thải lỏng và nước thải sinh hoạt, tổng dung tích két không nhỏ hơn 400 lít, có thiết bị hút, xả. Có két chứa dầu thải và hệ thống xử lý dầu thải với dung tích và công suất phù hợp với từng tầu và công suất máy. Điều 9: Điều kiện và tiêu chuẩn người làm việc trên tầu Người làm việc trên tầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: 1- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng kí nhân khẩu tạm trú tại địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh- nơi có cảng, bến mà phương tiện có hợp đồng, đăng ký neo đậu. 2- Có lý lịch rõ ràng và có các bằng cấp chứng chỉ sau: 2.1- Bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh làm việc trên tầu 2.2-100% số nhân viên được đào tạo nghiệp vụ du lịch( do Sở Du lịch Quảng Ninh cấp chứng nhận); 50% thuyền viên trên tầu có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu trình độ A tiếng Anh; có ít nhất 02 nhân viên trên tầu có trình độ B ngoại ngữ tiếng Anh; 2.3- Chứng chỉ nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP nagỳ 04/4/ 2003 cảu chính phủ “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy”; chứng chỉ bơi lặn 3-Phải đựoc chủ tầu kí hợp đồng lao động theo các quy định củaLuật Lao động 4- Mặc trang phục riêng của đội tầu, đeo thẻ chức danh khi làm việc 5- Đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ theo quy định tại Quyết định số 4293/2004/QĐ- BYT ngày 01/12/2004 của Bộ Y tế 6- Nắm vững quy định về quản lý Vịnh Hạ Long 7- Ngoài số thuyền viên định biên theo quy định , nhân viên làm dịch vụ du lịch trên tầu, phải có số nhân viên phục vụ bàn, buồng theo tỷ lệ1nhân viên/ 2 phòng ngủ và 1 nhân viên nấu bếp, tổng số nhân viên nấu bếp và nhân viên phục vụ phải có ít nhất 2 người trên tầu. Điều 10: Các điều kiện khác Tầu phải treo cờ tổ quốc và cờ di sản theo quy định Phải có bảng nội quy hướng dẫn an toàn và các quy định khác bằng tiếng việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc Có bảng niêm yết giá thuê tầu và các loại hàng hóa dịch vụ trên tầu Có các loại bảo hiểm: trách nhiệm dân sự chủ tầu,bảo hiểm hành khách, bảo hiểm thuyền viên. Bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, toàn bộ tầu và và thiết bị, dụng cụ trên tầu, đảm bảo độ ồn, độ rung không quá tiêu chuẩn cho phép. Két sắt bảo quản đồ quí cho khách. Có giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường do sở Tài nguyên- Môi trường Quảng Ninh cấp Khi hoạt động chủ tầu phải bố trí đủ các chức danh theo qui định, người làm việc trên tầu phải có tên trong danh bạ thuyền viên theo qui định. Có máy phát điện đủ công suất cấp điện cho các thiết bị trên tầu, đảm bảo độ ồn, độ rung không quá tiêu chuẩn cho phép. Tầu, chủ tầu phải đảm bảo các qui định theo Nghị định số 08/2001/ND- CP ngày 22/02/2001 của chính phủ “ Về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện”; có giấy cam kết thực hiện đúng các quy định về an ninh trựt tự với công an tỉnh Quảng Ninh( phòng quản lý hành chính về trật tự xã hội- PC13) Có giấy chứng nhận cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn do Sở Du lịch Quảng Ninh cấp khi phương tiện đáp ứng các điều kiện quy định tại chương 2 của bản Quy định này. Giấy chứng nhận này chỉ có giá trị khi các điều kiện về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường , an ninh trật tự còn hiệu lực. Có hợp đồng neo đậu lưu trú nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long với Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Chương 3 Quản lý khách, tầu lưu trú du lịch Điều 11: Khách lưu trú du lịch phải đảm bảo: Có giấy tờ tùy thân hợp lệ( chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu) Đã làm thủ tục khai báo tạm trú theo quy định và được cơ quan Công an xác nhận. Đã mua vé thăm quan và nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long Điều 12: Tầu lưu trú du lịch có đủ điều kiện, tiêu chuẩn ghi tại chương 2 của quy định này được phép đón khách lưu trú qua đêm trên Vịnh , nhưng phải thực hiện các quy định dưới đây: Chỉ được đón, đưa khách lưu trú qua đêm trên vịnh khi khách đã thực hiện điều 11 của Quy định này. Số lượng khách lưu trú qua đêm trêm Vịnh không vượt quá số giường dăng ký. Trường hợp có trẻ em ( dưới 12 tuổi) đi cùng thì chỉ được phép không quá 01 trẻ em/ 1 phòng và phương tiện phải có đủ phao cứu sinh, các thiết bị an toàn khác cho số khách ghép này. Phải thực hiện việc neo đậu, thời gian lưu trú theo quy định. Phải làm thủ tục xin phép dời cảng, bến, đăng ký lưu trú qua đêm tại các điểm neo đậu và rời điểm neo đậu Điều 13: Thời gian lưu trú, vị trí neo đậu 1-Thời gian lưu trú là khoảng thời gian tính từ khi thả neo theo quy định tại khoản 2 điều này đến 6 giờ sáng hôm sau. 2- Thời gian thả neo: 2.1- Mùa hè: Từ 18h30( tính từ ngày 16/4 đến hết ngày 31/10 hàng năm) 2.2- Mùa đông: Từ 18h00 ( tính từ ngày 01/11 năm trước đến hết ngày 15/4 năm sau) 3- Vị trí neo đậu: Tại các điểm đã được sở giao thông- Vận tải Quảng Ninh công bố và được ghi trong giấy phép rời cảng, bến Điều 14: Thủ tục xin phép rời cảng, bến Chủ tầu hoặc thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải làm thủ tục xin cấp giấy phép rời cảng , bến: 02 bản danh sách khách lưu trú qua đêm trên vịnh ( theo mẫu thống nhất của cơ quan quản lý cảng bến) Giấy khai báo tạm trú của khách theo hướng dẫn của cơ quan công an Giấy đề nghị cơ quan quản lý cảng, bến cấp giấy rời cảng có ghi rõ số lượng khách, lịch trình, địa điểm neo đậu( theo mẫu thống nhất của cơ quan quản lý cảng bến) Toàn bộ giấy tờ trên chuyển tới cơ quan quản lý cảng bến. Điều 15: Thủ tục cấp giấy phép rời cảng bến Khi nhận được giấy đề nghị cấp giấy phép rời cảng bến, cơ quan quản lý cảng, bến tiến hành làm thủ tục sau: Kiểm tra các giấy tờ của tầu, chứng chỉ, bằng cấp thuyền viên, danh sách hành khách, danh sách thuyền viên, xác nhận vào sổ nhật trình, sổ đi lại,các giấy tờ, điều kiện khác theo quy định và cấp giấy phép rời cảng , bến Việc cấp giấy phép rời cảng chỉ được thực hiện tại các cảng, bến được cơ quan có thẩm quyền cho phép, theo đúng quy định , hành trình, tuyến, luồng, điểm thăm quan, điểm neo đậu đã quy định và kết thúc trước 16h30 hàng ngày. Thời gian cho phép lưu trú của tầu không quá 5 đêm cho một lần cấp giấy phép Tầu được cấp phép lưu trú ban đêm phải thực hiện việc lưu trú như quy định ở điều 13 cảu Quy định này; ngoài thời gian lưu trú nghỉ đêm, tầu được phép đưa khách thăm vịnh theo tour, tuyến đã quy định Điều 16: Ngừng cấp giấy phép rời cảng bến Cơ quan có thẩm quyền ngừng câp giấy phép rời cảng ,bến cho tầu lưu trú du lịch khi: Có tin bão khẩn cáp; thời tiết khong đảm bảo an toàn( sương mù, sóng,gió lớn từ cấp 5 trở lên) theo thông báo của trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Ninh; thời tiết diễn biến bát thường, phức tạp có thể gây mất an toàn cho phương tiện Số lượng tầu đăng ký tại các điểm neo đậu đã đủ số lượng theo quy định Có thông báo của cơ quan quản lý điểm neo đậu vè điều kiện không an toàn, an ninh..... tại các điểm neo đậu Tầu đang chịu chế taig xủ lý dừng cấp giấy phép rời cảng theo điều 47 của Quy định quản lý hoạt động tầu lưu trú ban hành kèm theo Quyết định số 4117/2005/ QD- UBND ngày 03/11/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh và điều 34 của văn bản quy định này Không đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự thủ tục đối với tầu lưu trú du lịch theo bản quy định này và các quy định khác có liên quan Điều 17: Quản lý phương tiện vận chuyển Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm điều khiển tầu đi đúng hành trình, tuyến, luồng, điểm thăm quan, neo đạu đã quy định Trên tầu phải có sổ nhật trình( theo mẫu thống nhất được quy định tại phụ lục, sổ nhật trình phải được cơ quan cấp giấy phép rời cảng đóng dấu giáp lai) . Hành trình của tầu phải được ghi chép đầy đủ chính xác, có xác nhận của cơ quan cấp giấy phép rời cảng và cơ quan quản lý điểm neo đậu 3-Thuyền trưởng phải đón, trả khách, neo đậu đúng điểm đã được ghi trong Giấy phép rời cảng Điều 19: Thủ tục dăng ký đến và rời điểm neo đậu Khi đến điểm neo đậu, chủ tầu hoặc người đại diện hợp pháp phải hoàn tát các thủ tục sau với cơ quan quản lý điểm neo đậu 1 - Thủ tục đăng ký neo đậu: 1.1- Xuất trình giấy phép rời cảng; danh sách hành khách dã được cơ qun công an xác nhận; vé thăm quan vịnh Hạ Long hợp lệ của khách du lịch 1.2- Đăng ký thời điểm kết thúc neo đậu; ký tên vào sổ đăng ký neo đậu 1.3 Nộp các phí theo quy định. 2- Tại điểm neo đậu 2.1- Tầu lưu trú du lịch phải được neo bằng neo của tầu hoặc buộc vào phao neo đã trang bị tại nơi neo đậu; tuân thủ nội quy và hướng dẫn của cơ quan quản lý điểm neo đậu 2.2- Căn cứ vào sức chứa và tình hình an ninh trật tự tại mỗi điểm neo đậu, tầu lưu trú du lịch phải cháp hành sự điều chuyển vị tri neo đậu của cơ quan quản lý điểm neo đậu 3- Thủ tục rời cảng , bến 3.1- Trước khi rời điểm neo đậu, tầu lưu trú phải có xác nhận của cơ quan quản lý điểm neo đậu vào sổ nhật trình của tầu 3.2- Ký tên vào sổ theo dõi neo đậu cảu cơ quan quản lý điểm neo đậu 3.3- Đưa rác đến đúng nơi quy định Điều 20: Chuyển tải khách 1- Những tầu du lịch có mớn nước sau, khi thủy triều cạn không thể cập vào cầu cảng được phép chuyển tải khách: Nơi chuyển tải: trong phạm vi vùng nước thuộc cảng, bến quản lý Chủ tầu hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải làm giấy đề nghị chuyển tải khách, giấy đề nghị ghi rõ số lượng khách cần chuyển tải, thuyền trưởng tầu làm nhiệm vụ chuyển tải và có chữ ký của thuyển trưởng tầu chuyển tải 2- Chuyển tải khách tại điểm neo đậu lưu trú Là việc chuyển tải khách lưu trú qua đêm giữa các tầu lưu trú du lịch hoặc giữa tầu lưu trú du lịch và tầu du lịch trở khách thăm quan kết hợp đưa khách ra tầu lưu trú du lịch 2.1- Chuyển tải khách giữa các tầu lưu trú du lịch: 2.1.1- Việc chuyển tải phải được sự đồng ý của khách lưu trú 2.1.2- Khách phải thực hiện các nội dung ghi tại điều 11 của quy định này trừ các trường hợp khác theo quy định 2.1.3- Chủ tầu hoặc người đại diện hợp pháp của các tầu phải làm thủ tục bỏ sung việc đến và dời điểm neo đậu vơi cơ quan quản lý điểm neo đâu. Điều 21: Bảo vệ môi trường Chất thải trên tầu phải được thu gom, xử lý và chuyển đến nơi quy định Không xả chất thải lỏng, rắn ra vịnh Hạ Long, các loại chất thải nguy hiểm như: sơn,pin, ắc quy, thuốc diệt côn trùng... phải được thu gom xử lý theo quy định Cơ quan quản lý điểm nwo đậu có trách nhiệm làm vệ sinh, đảm bảo các yêu cầu về môi trường tại các khu vực tầu lưu trú du lịch Chương 4 Điểm neo đậu, cơ quan quản lý điểm neo đậu Điều 22: Quy định về điểm neo đậu Là khu vực đã được sở giao thông vận tải Quảng Ninh công bố theo quy định của pháp luật sau khi đã được các ngành Giao thông vận tải, Công an, Du lịch, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long kiểm tra các điều kiện hoạt động Phỉa có hệ thống phao khống chế neo đậu, phao neo tầu, biển nội quy, biển được phép neo đậu, các điều kiện khác theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cho phép neo đậu Điều kiện hoạt động, quản lý điểm neo đậu cho tầu lưu trú du lịch thực hiện theo Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa bân hành kèm theo quyết định số 07/2005/QD-BGTVT ngày 7/1/2005 của Bộ trưỏng Bộ Giao thông vận tải và các qui định pháp luật khác có liên quan Ban quản lý vịnh Hạ Long có trách nhiệm thành lập đơn vị quản lý điểm neo đậu theo quy định Điều 23: Đơn vị quản lý điểm neo đậu Đơn vị quản lý điểm neo đậu cho tầu lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long trực thuộc Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, thực hiện việc quản lý trực tiếp tại điểm neo đậu với nhiệm vụ chủ yếu sau: Quản lý cơ sở vật chất tại điểm neo đậu Hưóng dẫn các tầu có cơ sở lưu trú du lịch chấp hành nội quy, các quy định về hạot động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch trên vịnh Hạ Long, về an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trưòng và các quy định khác có liên quan tại điểm neo đậu Làm thủ tục đăng ký neo đậu và rời điểm neo đậu cho tầu lưu trú du lịch theo quy định; điều hành các phương tiện ra vào, neo đậu tại các điểm neo đậu Kiểm tra và lập biên bản khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm của tầu lưu trú du lịch khi kiểm tra tại điểm neo đậu Bán vé thăm quan vịnh Hạ Long, thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Hoàn tất các thủ tục hành chính cho tầu theo quy định tại Điều 19 của Quy định này. Lập sổ sách theo dõi tình hình hoạt động của tầu thuyền nghỉ đêm trên vịnh, định kì hàng tháng, quý, năm báo cáo tình hình hoạt động của tầu thuyền tại điểm neo đậu Tổ chức thu dọn vệ sinh, giải quyết môi trường tại các điểm neo đậu cho tầu lưu trú trên vịnh Xác nhận vào danh sách hành khách đối với tầu từ cảng, bến khác ngoài thành phố Hạ Long đến lưu trú trên vịnh Hạ Long Chương 5 Trách nhiệm của các tổ chức cá nhân liên quan Mục 1: Trách nhiệm của chủ tầu, thuyền trưỏng, khách lưu trú du lịch Điều 24: Trách nhiệm của chủ tầu lưu trsu du lịch Thực hịên trách nhiệm của chủ tầu du lịch quy định tại Điều 33 Quy định quản lý hoạt động của tầu du lịch ban hành kèm theo quyết định số 4117/2005/QD-UBND ngày 3/11/2005 của uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Trực tiếp hoặc uỷ quyền hợp pháp cho người đại diện chủ tầu ở trên tầu khi có khách lưu trú, bố trí đủ thuyền viên và người phục vụ trên tầu. Ký hợp đồng với đơn vị lữ hành( hoặc khách du lịch), với đoàn khách đi trên nhiều tầu phải thể hiện rõ trong hợp đồng Trực tiếp hoặc liên đới chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của tầu lưu trú du lịch. Không để phương tiện đón ,trả, chuyển, ghép, sang nhượng khách trái quy định, số khách lưu trú không vượt quá số giường đăng ký Trực tiếp hoặc uỷ quyền hợp pháp lập danh sách, khai báo tạm trú cho khách theo đúng quy định Trách nhiệm đã đựơc quy định tại bản Quy dịnh này và quy định pháp luật khác có liên quan. Điều 25: Trách nhiệm của thuyền trưởng tầu lưu trú du lịch 1-Thực hiện trách nhiệm thuyền trưởng tầu du lịch quy định tại điều 34 Quy định quản lý hoạt động tầu du lịch ban hành kèm theo quyết định số 4117/2005/QD-UBND ngày 3/11/2005 của uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh 2- Quản lý sổ nhật trình, ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung trong sổ; lưu trữu sổ nhật trình, dánh sách khách nghỉ lưu trú ít nhất 6 tahngs và xuất trình cơ quan chức năng khi có yêu cầu 3- Chỉ nhận khách có giấy tờ tuỳ thân hợp lệ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21484.doc
Tài liệu liên quan