phần 2
kết cấu
45%
giáo viên hướng dẫn : lại văn thành
sinh viên thực hiện : nguyễn mạnh hùng
mssv : 9540hn
lớp : 40xdb
Nhiệm vụ thiết kế:
Chọn phương án kết cấu cho công trình
tính toán khung trục 5
Tính toán sàn tầng điển hình
Tính toán cầu thang bộ
Tính toán thiết kế móng khung trục 5
chương i:
giải pháp kết cấu và chọn kích thước cấu kiện
I. lựa chọn giải pháp kết cấu:
1. Các giải pháp kết cấu
Một trong những công việc quan trọng nhất trong quá trình thiết kế đó là lựa
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nhà ở học viên - Học viện kỹ thuật quân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chọn giải pháp kết cấu cho công trình, là tiền đề cơ bản cho việc thiết kế cấu kiện quyết định đến chất lượng cũng như giá thành công trình.
Để lựa chọn được một giải pháp kết cấu phù hợp cần phải dựa trên những điều kiện cụ thể của công trình.Sau đây ta sẽ đi mô tả hai phương án chịu lực chính.
a. Hệ kết cấu khung bêtông cốt thép toàn khối.
Kết cấu khung bêtông cốt thép toàn khối được sử dụng rất rộng rãi vì có nhiều công trình đòi hỏi không gian lớn, nhịp lớn. Trong nhà dân dụng và công nghiệp kết cấu khung cho phép biến đổi linh hoạt không gian sử dụng vì tường ngăn các phòng chỉ là tường tự mang có thể phá bỏ để thay đổi diện tích phòng
Kết cấu khung chịu lực được tạo nên bởi cột và dầm liên kết với nhau bằng mắt cứng hoặc khớp, chúng cùng với sàn và mái tạo nên một kết cấu không gian có độ cứng lớn. Hệ kết cấu khung tiếp nhận tải trọng thẳng đứng và tải ngang rồi truyền xuống móng.
Trong khung các cấu kiện chịu uốn là: dầm, xà ngang; Các cấu kiện chịu nén(kéo) lệch tâm thường là: cột, xà ngang gẫy khúc, xà ngang cong.
Ưu điểm:
Tạo được không gian rộng.
Dễ tạo được nút cứng so với khung lắp ghép và khung làm bằng vật liệu khác.
Dễ bố trí mặt bằng và thoả mãn các yêu cầu chức năng
Nhược điểm:
Độ cứng ngang nhỏ.
Tỷ lệ thép trong các cấu kiện thường cao.
Hệ kết cấu này phù hợp với những công trình chịu tải trọng ngang nhỏ.
b. Hệ kết cấu khung bê tông cốt thép lắp ghép.
Kết cấu khung bêtông cốt thép lắp ghép cũng được sử dụng rộng rãi, nhưng thường dùng hơn đối với nhà công nghiệp một tầng.
Hệ kết cấu này được tạo nên bởi: Cột bêtông cốt thép lắp ghép kết hợp với dầm mái, dàn mái (có thể bằng thép hoặc bêtông), tạo cho nhà có nhịp lớn.
Đối với nhà lắp ghép thì yêu cầu về kỹ thuật đối với các mối nối là rất cần thiết. Mối nối có thể là khớp (chỉ truyền lực cắt và lực dọc), cũng có thể là cứng (phải truyền cả lực cắt lực dọc và mômen). Nhưng dù là mối nối khớp hay cứng thì sau khi nối chúng phải đảm bảo cho kết cấu có đặc trưng làm việc như sơ đồ tính toán, nghĩa là làm việc như một kết cấu không bị chia cắt.
2. Lựa chọn kết cấu cho công trình
a. Lựa chọn kết cấu chịu lực chính của công trình
Việc lựa chọn phương án kết cấu dựa vào các giải pháp kiến trúc đã đề ra kết hợp với sự làm việc hợp lý của kết cấu vừa đảm bảo yêu cầu về cường độ, độ cứng, độ bền vững...vừa thoả mãn yêu cầu về kinh tế.
Đây là nhà thấp tầng (5 tầng), do đó tải trọng ngang tác dụng vào công trình không lớn không có gió động và động đất). Ta thấy cả hai phương án này đều có khả năng chịu lực được, tuy vậy xét về góc độ kỹ thuật và kinh tế ta có:
+Kỹ thuật: đối với khung lắp ghép, việc tạo nút cứng là khó khăn hơn nhiều so với khung toàn khối, kỹ thuật chế tạo và lắp ghép cũng đòi hỏi cao hơn. Và nếu như sử dụng sàn panel lắp ghép thì việc xử lý các khe, khe chống thấm gặp nhiều khó khăn.
+Kinh tế: Chi phí thép và nhân công cho một mối nối lắp ghép thường lớn hơn
Từ những phân tích trên ta nhận thấy việc sử dụng phương án hệ kết cấu khung bêtông cốt thép là tối ưu hơn, do vây ta quyết định chọn phương án này:
Lựa chọn hệ kết cấu khung bêtông cốt thép toàn khối chịu lực.
b. Lựa chọn phương án sàn
Trong kết cấu nhà sàn BTCT, tính tổng thể yêu cầu tương đối cao. Hệ kết cấu sàn được lựa chọn chủ yếu phụ thuộc vào, chiều cao tầng, nhịp và điều kiện thi công.
Sàn sườn toàn khối
Là hệ kết cấu sàn thông dụng nhất áp dụng được cho hầu hết các công trình, phạm vi sử dụng rộng, chỉ tiêu kinh tế tốt thi công dễ dàng thuận tiện.
Sàn nấm
Tường được sử dụng khi tải trọng sử dụng lớn, chiều cao tầng bị hạn chế, hay do yêu cầu về kiến trúc sàn nấm tạo được không gian rộng, linh hoạt tận dụng tối đa chiều cao tầng. Tuy nhiên sử dụng sàn nấm sẽ không kinh tế bằng sàn sườn.
Với sàn ô cờ :
Tuy khối lượng công trình là nhỏ nhất nhưng rất phức tạp khi thi công lắp ván khuôn, đặt cốt thép, đổ bê tông . . nên phưong án này không có tính khả thi cao.
* Lựa chọn phương án:
Đối với công trình này để đảm bảo tính linh hoạt khi bố trí các vách ngăn mềm, tạo không gian rộng, ta chọn phương án sàn sườn toàn khối.
3. Quan niệm và sơ đồ tính:
Mặt bằng công trình theo phương cạnh ngắn khá bé so với phương cạnh dài nên hệ kết cấu làm việc chủ yếu theo phương cạnh ngắn. Trong đồ án này chỉ xét sự làm việc của hệ theo các khung phẳng với giả thiết mà việc tính toán theo sơ đồ khung phẳng cho các kết quả không sai khác nhiều so với sự làm việc thực tế của công trình: xem hệ sàn là cứng vô cùng trong mặt phẳng của nó
Khi phân tải vào khung ta bỏ qua tính liên tục của các dầm dọc, coi các dầm này là dầm đơn giản gối lên dầm chính
Khung sẽ chịu tải trọng đứng trực tiếp ở 2 ô sàn liền kề và chịu lực tập trung từ các dầm dọc
Sơ đồ tính là sơ đồ khung cứng, ta tính khung điển hình là khung trục 5 (khung K5) gồm 2 nhịp, 5 tầng.
II. Chọn vật liệu và sơ bộ kích thước cấu kiện.
1. Chọn vật liệu cho công trình:
- Chọn bê tông mác 200 có Rn = 90 kG/cm2.
- Cốt thép sử dụng:
* Thép chịu lực: AII có Ra = R'a = 2800 kG/cm2
* Thép đai và thép sàn: AI có Ra = R'a = 2300 kG/cm2 và Rađ = 1800 kG/cm2
2. Sơ bộ chọn kích thước tiết diện:
a. Chọn chiều dày sàn:
- Dựa vào khoảng cách cột theo hai phương, ta chọn chiều dày sàn theo bản kê 4 cạnh
hs = .l
Trong đó:
m = (40 á 45) với bản 4 cạnh, chọn m = 40
D = (0,8 á 1,4) phụ thuộc vào tải trọng, chọn D = 1,1
l: Cạnh ngắn của bản.
Chọn ô bản có kích thước 3.3m x 3.9m đ l = 3300 mm
đ hs =x1,1 = 91(mm)
Vậy chọn hs = 100 mm
b. Chọn kích thước tiết diện dầm:
Dầm khung trục 5:
Công thức sơ bộ: hd = .l
Với: = á; l (nhịp dầm) = 7350 mm
hd = ( á) 7350 = 612 á918 mm
Do yêu cầu về cấu tạo cũng như thẩm mỹ đối với công trình, chọn tiết diện dầm khung như sau : chọn hd = 700 mm, bề rộng bd chọn là bd = 220
Dầm dọc nhà:
Công thức sơ bộ: hd = .l
Với: = á; l (nhịp dầm) = 3300
hd = ( á)x3300 đ Chọn hd = 350
Bề rộng bd trong khoảng ( 0,3á0,5)hdđ Chọn bd = 220
- Đây cũng chính là kích thước tiết diện ta chọn cho dầm của hành lang,
với nhịp l = 1,7m.
c. Sơ bộ chọn kích thước tiết diện cột:
- Diện tích tiết diện cột xác định sơ bộ theo công thức: F =
Trong đó:
a: hệ số kể đến độ lệch tâm do mômen, a = 1,2 - 1,5
Nsb: lực nén sơ bộ tại tiết diện chân cột ở tầng 1, lấy sơ bộ bằng tổng tải trọng trên phần diện tích chịu tải
N = n x S x q
n: là số tầng n = 5
S: là diện tích chịu tải của cột (cột D7) S = m2
q: là tải phân bố trên sàn lấy sơ bộ q = 1000 kg
-> N = 5x14,85x1000 = 74250 kg
Vậy Nsb = 74,25 T
Rn: cường độ chịu nén của bê tông Rn = 90 kg/cm2
Fsb = = = 880 cm2
Công trình chủ yếu làm việc theo phương ngang do có chiều dài lớn hơn chiều rộng khá nhiều, vì vậy ta chọn tiết diện cột như sau cho tầng 1:
Tầng 1,2:
Cột trục B, E: Cột chữ nhật có b x h = 0,22m x 0,50m có F = 1100 cm2
Cột hành lang trục A: Cột chữ nhật có b x h = 0,22m x 0,30m có F = 660 cm2
Tầng 3,4,5:
Cột trục B, E: Cột chữ nhật có b x h = 0,22m x 0,40m có F = 880 cm2
Cột hành lang trục A: Cột chữ nhật có b x h = 0,22m x 0,30m có F = 660 cm2
Do tiết diện cột chọn tương đối lớn so với yêu cầu, nên không cần kiểm tra về độ mảnh, điều kiện ổn định của cột.
Iii. Xác định tải trọng tác dụng lên công trình.
Tải trọng truyền vào khung bao gồm tĩnh tải và hoạt tải dưới dạng tải phân bố và tải tập trung.
Tĩnh tải bao gồm trọng lượng bản thân các cấu kiện cột, dầm, sàn và các lớp cấu tạo, tường ngăn và vách cửa.
Hoạt tải bao gồm hoạt tải sử dụng và thiết bị, hoạt tải gió
Tải trọng phân bố lên khung bao gồm: Hoạt tải gió, tải trọng được truyền từ các ô sàn 2 bên vào dầm khung
Tải tập trung là các phản lực từ các dầm dọc kê lên dầm ngang. Để đơn giản trong tính toán ta quy đổi các tải trọng phân bố tam giác, và phân bố hình thang thành lực phân bố đều
Với tải trọng tam giác
qtđ = (l2 là cạnh ngắn)
Với tải phân bố hình thang
qtđ = (1 - 2b2 + b3).q.l2
trong đó b phụ thuộc vào tỷ lệ l1/l2
b =
I. Xác định tải trọng đơn vị:
Tải trọng tác dụng lên công trình trong tính toán kiểm tra được xác định theo Tải trọng và tác động TCVN 2737 - 1995 .
Bảng 1: Kết quả tính tĩnh tải (phân bố) :
Số TT
Loại tải trọng
Tải trọng tiêu chuẩn
(kG/m2)
Hệ số vượt tải
Tải trọng tính toán
(kG/m2)
1
2
3
Sàn nhà
- Lớp lát nền gạch Ceramic dày 10mm
2000´0,01
- Lớp vữa lót và trát dày 2x2mm
2000´0,04
- Lớp bản sàn BTCT dày 100m
2500´0,10
Cộng (đã làm tròn) :
20
80
250
350
1,1
1,3
1,1
22
104
275
401
1
2
3
4
5
Sàn vệ sinh
- Lớp lát nền gạch Ceramic dày 10mm
2000´0,01
- Lớp vữa lót , trát dày 2x2mm
2000´0,04
- Lớp bản sàn BTCT dày 100mm
2500´0,10
- Lớp chống thấm
10
- Lớp tường ngăn quy đều
200
Cộng (đã làm tròn) :
20
80
250
10
200
560
1,1
1,3
1,1
1,1
1,1
22
104
275
11
220
632
1
2
3
Sàn mái
- Bản sàn BTCT dày 100mm
2500 x 0,10
- Lớp vữa trát trần
2000 x 0,015
Cộng (đã làm tròn) :
250
30
280
1,1
1,3
275
39
314
Cầu thang
- Lớp lát nền đá Ceramic dày 10mm
2000´0,01
- Bậc gạch
1800x0,15
- Lớp bản sàn BTCT dày 100mm
2500´0.10
- Lớp vữa lát, trát trần dày 20mm
2000´0,02
Cộng (đã làm tròn) :
20
270
250
40
580
1,1
1.1
1.1
1,3
22
297
275
52
646
Kết quả tính tĩnh tải tập trung:
- Tải trọng tĩnh do tường xây 220
Phần xây gạch : 1800´0,22´1,1 = 435,6kg/m2
Lớp trát 1800´0,03´1,3 = 70,2kg/m2
Cộng = 505,8kg/m2
- Tải trọng tĩnh do tường xây 110
Phần xây gạch : 1800´0,11´1,1 = 217,8kg/m2
Lớp trát 1800´0,03´1,3 = 70,2kg/m2
Cộng = 288 kg/m2
- Tải trọng do dầm dọc 220x450
1,1x2500x0,22x0,45 = 272,25 kG/m.
- Tải trọng do xà gồ mái:
40x1,2 = 48 kG/m2
- Tải trọng do mái tôn
1,2x30 = 36KG/m2
2. Hoạt tải sử dụng:
Bảng 2 – Kết quả tính hoạt tải:
Tên loại hoạt tải
Ptc
(HT tiêu chuẩn)
(KG/m2)
n
(hệ số vượt tải)
P
(HT tính toán) (KG/m2)
Sàn mái
Sàn phòng ở
Sàn vệ sinh
Hành lang
75
200
200
300
1,3
1,2
1,2
1,2
97,5
240
240
360
Khi phân tải vào khung K5 chỉ có hoạt tải phòng làm việc và hoạt tải hành lang
3. Tải trọng gió:
Do chiều cao của công trình H = 20,80m < 40m, nên trong tính toán ta không kể đến thành phần gió động.
Nhà có sơ đồ là sơ đồ khung chịu lực do đó các khung chịu tải trọng gió theo độ cứng của khung. ở đây các khung ngang có độ cứng là tương đương nhau nên tải trọng gió phân bố vào khung phụ thuộc vào diện chịu tải trên mặt đứng:
q = n.C.k.W0.B
Thị xã Hà Đông ở trong vùng II trên bản đồ phân vùng gió theo TCVN 2737-1995. Có các chỉ tiêu về tải trọng gió như sau :
- áp lực gió tiêu chuẩn Wo = 95kG / m2
- Hệ số vượt tải n = 1,2
- Hệ số khí động C
Phía gió đẩy C = 0,8; Phía gió hút C = 0,6
- Hệ số độ cao k xác định với dạng địa hình B
- B là bước cột B = 3.3m
Coi tải trọng gió phân bố đều theo từng đoạn chiều cao nhà
Tải trọng gió ở mái quy về tải ở mức sàn tầng trên cùng
Chương ii
tính toán khung
I. Phân loại khung chịu lực:
Căn cứ vào mặt bằng kết cấu ta phân loại ra làm các khung chịu lực như sau:
1. Khung đầu hồi (khung K1):
2. Khung trục 2, 4, 6 (khung K2)
3. Khung trục 3 (khung K3)
4. Khung trục 5 (khung K5)
5. Khung trục 7,8 (khung K4)
6. Khung trục 12 (khung K6)
Diện truyền tải khung K1 Diện truyền tải khung K5
Diện truyền tải khung K6 Diện truyền tải khung K2
Lập bảng thống kê toàn bộ kết cấu:
STT
Khung kết cấu (loại)
Số lượng (khung)
1
Khung K1
3
2
Khung K2
11
3
Khung K3
2
4
Khung K4
5
5
Khung K5
3
6
Khung K6
1
II. Xác định tải trọng truyền lên khung K5:
II.1. Phân tích sự truyền tải từ sàn vào:
Từ sơ đồ truyền tải của khung K5, ta thấy: khung K5 tiếp nhận tải trọng từ các ô sàn 2 bên truyền vào, có 2 loại ô sàn truyền tải trọng đứng lên khung K5.
+) Ô sàn loại 1: Ô 1 có kích thước l1 x l 2 = 1650x3300
vì = 2 nên ô sàn làm việc theo một phương cạnh ngắn (phưong của l1)
ô loại 1 truyền tải vào dầm D2 theo tải phân bố hình hình chữ nhật
+) Ô sàn loại 2: Ô 2 có kích thước l1 x l 2 = 3300x7350
vì >2 nên ô sàn làm việc theo một phương cạnh ngắn (phương của l1)
ô sàn loại 2 truyền tải vào dầm D5 theo tải phân bố hình chữ nhật.
II.2. Phân phối tải trọng đứng:
II.2.1. Phân phối tải trọng đứng vào khung K5 trên sàn tầng 2:
a.tĩnh tải do tường ngăn:
- Trên sàn tầng 2, đoạn dầm chính BE trực tiếp đỡ tường 220 do đó chịu tải tường phân bố đều qt = gt x h
qt = gt x h = 505,8x(3,6 – 0,7) = 1467 (kg/m)
- Tưòng 220 trên dầm trục B,E truyền tải lên dầm chính dưới dạng lực tập trung,vì tường có cửa sổ, cửa đi nên ta nhân thêm hệ số 0,7:
P = gt . ht . B = 0,7 x 505,8x(3,6 – 0,35) x 3,3 = 3797 Kg
- Tường lan can 220 cao 0,9m trên dầm trục A truyền lên dầm chính thành lực tập trung (qua dầm phụ)
PA = 505,8x0,9x3,3 = 1502,23 kg
tính tải do tường ngăn
b. Tĩnh tải do khối lượng của dầm giằng:
Khối lượng dầm giằng trục A,B,C có nhịp 3,3m sẽ phân bố về khung K5 thành các lực tập trung đặt tại các nút A,B,C với độ lớn:
P =1,1x 0,22x0,35x3,3x2500 =699 Kg
Chú ý: phần khối lượng của khung K5 (bao gồm cả cột và dầm) sẽ được chương trình Sap tự động đưa vào, không cần phải tính toán ở đây.
c. Tĩnh tải sàn phân bố trên sàn:
g0 = 401 kg/m2;
c1) Xét ô sàn loại 1:
Tải trọng phân bố trên dầm phụ dạng chữ nhật (làm việc theo một phương)
q = 0,5. g0. l1 = 0.5 x 401 x 1,65 = 331 kg/m
Tải từ dầm phụ truyền lên dầm chính thành lực tập trung (tại A,B):
PA = PB = q. l2 = 331 x 3,3 = 1092 kg
g0 = 401 kg/m2;
c2) Xét ô sàn loại 2:
Tải trọng phân bố trên dầm D5 dạng chữ nhật (làm việc theo một phương)
q = 2.0,5. g0. l1 = 2 x 0,5 x 401 x 3,3 = 1323 kg/m
tĩnh tải sàn phân bố vào khung K5
d. Tổng tĩnh tải phân về dầm tầng 2 khung K5:
lực tập trung: P = Pt + Ps
PA = 1502+ 699 + 1092 = 3293 Kg
PB = 3797 + 699 + 1092 = 5588 Kg
PE = 3797 + 699 = 4496 kg
Tải phân bố:
pAB = 0 (ô sàn 1 làm việc theo một phương)
pBE = 1467+1323 = 2790 kg/m
tổng tĩnh tải tác dụng vào khung K5
e. Hoạt tải sàn truyền vào khung:
Quy tắc phân tải giống như tĩnh tải với hoạt tải khác nhau
+Hoạt tải Ô1 là hoạt tải hành lang p = 360 kg/m2
+ Hoạt tải Ô2 là hoạt tải phòng ở p = 240 kg/m2
e1) với ô sàn O1:
- tải phân bố lên dầm chính q = 0 (làm việc theo 1 phương)
- tải tập trung từ dầm phụ lên dầm chính:
PA = PB = 1092x = 980,35 kg
e2) với ô sàn O2:
- tải phân bố lên dầm chính q = 2x0,5x240x3,3 = 792 kg/m
(làm việc theo 1 phương)
II.2.2.phân phối tải trọng sàn tầng 3,4,5 vào khung K5:
Sàn tầng 3,4,5 có cấu tạo hoàn toàn giống với sàn tầng 2 nên tĩnh tải và hoạt tải được lấy từ kết quả tính toán từ sàn tầng 2.
II.2.3.Phân phối tải sàn tầng mái vào khung K5:
a)tĩnh tải do tường thu hồi:
Tầng mái có xây tường thu hồi 110 để đỡ mái nhà, mái nhà dốc với chổ cao nhất là 2,2m, ta xem chiều cao trung bình của tường thu hồi mái là 1,7m
Đoạn dầm chính AB và BC trực tiếp đỡ tường 110 do đó chịu tải tường phân bố đều qt= gt x h
qt = gt x h = 288x1,7 = 490 (Kg/m)
tường mái thu hồi phân phối vào khung K5
b. tĩnh tải do khối lượng của dầm giằng:
Khối lượng dầm giằng trục A,B,E có nhịp 3,3m sẽ phân bố về khung K5 thành các lực tập trung đặt tại các nút A,B,E với độ lớn:
P =1,1x 0,22x0,35x3,3x2500 =699 Kg
b)tĩnh tải phân phối trên sàn mái:
gm = 314 + 36 + 48 = 398 (kG/m2)
c1) với ô sàn O1:
- tải phân bố lên dầm chính q = 0 (làm việc theo 1 phương)
- tải tập trung từ dầm phụ lên dầm chính:
PA = PB = 1092x = 1084 kg
c2) Với ô sàn O2:
Tải trọng phân bố trên dầm D5 dạng chữ nhật (làm việc theo một phương)
q = 0,5. g0. l1 = 2.0.5 x 398 x 3,3 = 1314 kg/m
tĩnh tải sàn mái phân phối lên khung K5
d)Tổng tĩnh tải mái phân về khung K5:
+ Lực tập trung tại A,B: P = 1084 + 699 = 1783 kg
+ Lực tập trung tại E : 699 Kg
+ Lực phân bố trên BE: p = 1314+490 = 1804 Kg/m
Tổng tĩnh tải mái phân vào khung K5
e) Hoạt tải sàn mái truyền vào khung:
- Hoạt tải mái là pm = 75x1,3 = 97,5 kg/m2, phân phối vào khung như hoạt tải của các tầng điển hình, phụ thuộc vào việc chất hoạt tải, và lấy theo giá trí tĩnh tải tính với từng ô sàn nhân với hệ số:
=
e1) với ô sàn O1:
- tải phân bố lên dầm trục A,B q = 0 (làm việc theo 1 phương)
- tải tập trung từ dầm phụ lên dầm chính:
PB = PC = 1092x = 265,5 kg
e2) với ô sàn O2:
- tải phân bố lên dầm D5 q= 97,5.3,3 = 322 kg/m2
II.2.4.Hoạt tải gió:
Nhà có sơ đồ là sơ đồ khung chịu lực do đó các khung chịu tải trọng gió theo độ cứng của khung. ở đây các khung ngang có độ cứng là tương đương nhau (khác nhau không đáng kể) nên tải trọng gió phân bố vào khung phụ thuộc vào diện chịu tải trên mặt đứng:
q = n.C.k.W0.B
Thị xã Hà Đông ở trong vùng II trên bản đồ phân vùng gió theo TCVN 2737-1995. Có các chỉ tiêu về tải trọng gió như sau :
- áp lực gió tiêu chuẩn Wo = 95kG / m2
- Hệ số vượt tải n = 1,2
- Hệ số khí động C
Phía gió đẩy C = 0,8; Phía gió hút C = 0,6
- Hệ số độ cao k xác định với dạng địa hình B
- B là bước cột B = 3.3m
Coi tải trọng gió phân bố đều theo từng đoạn chiều cao nhà
=> Tầng 1 (từ 0,0 đ +3.9 m) ta có k = 0,8
đ Gió đẩy q1,2 = 1,2x0.8x0.8x95x3,3 = 240,8 kG/m
đ Gió hút q’1,2 = 1,2x0.6x0.8 x95x3,3 = 180,6 kG/m
Tầng 2,3 (từ +3.9 đ +11,1 m) ta có k = 1,00
đ Gió đẩy q1,2 = 1,2x0.8x1,00x95x3,3 = 301,0 kG/m
đ Gió hút q’1,2 = 1,2x0.6x1,00x95x3,3 = 225,7 kG/m
Tầng 4,5 (từ +11,1 đ +18,3 m) ta có k = 1,10
đ Gió đẩy q1,2 = 1,2x0.8x1,10x95x3,3 = 331,1 kG/m
đ Gió hút q’1,2 = 1,2x0.6x1,10x95x3,3 = 248,3 kG/m
Tải trọng gió ở mái quy về tải ở mức sàn tầng trên cùng:
q = n x k x W0 x B x ồ hiCi
đ S1 = 1,2 x 1,14 x 95 x 2,2 x 0,8 x 3,3 = 754,8 kG
đ S2 = 1,2 x 1,14 x 95 x 2,2 x 0,6 x 3,3 = 566,1 kG
Tải trọng gió quy về các lực phân bố trên cột biên
Có hai trường hợp gió trái và gió phải gây ra nội lực ngược dấu nhau.
II.2.5.Chất tải sàn;
- Đối với tĩnh tải: ta xếp toàn bộ tĩnh tải tác dụng lên khung K5 để tính toán
- Đối với hoạt tải sàn: ta chất lệch tầng lệch nhịp (2 trường hợp)
a) Trường hợp 1:
Chất hoạt tải lên ô sàn O1 của tầng mái, tầng 4, tầng 2; chất hoạt tải lên ô sàn O2 tầng 5, tầng 3;
b) Trường hợp 2:
Chất hoạt tải lên ô sàn O2 của tầng mái, tầng 4, tầng 2; Chất hoạt tải lên ô sàn O1 của tầng 5, tầng 3;
c) Sơ đồ tính tải:
d)Sơ đồ chất tĩnh tải:
e) Sơ đồ chất hoạt tải:
+Trường hợp 1:
+Trường hợp 2:
f) tải trọng gió trái:
f) tải trọng gió phảii:
._.