DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCC
Cán bộ, công chức
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
DVC
Dịch vụ công
DVHCC
Dịch vụ hành chính công
DVCC
Dịch vụ công cộng
GD-ĐT
Giáo dục và đào tạo
HHCC
Hàng hóa công cộng
TBCN
Tư bản chủ nghĩa
TDTT
Thể dục, thể thao
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
WB
Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1:
Chi y tế công theo nguồn tài chính (%) và tổng chi theo giá so sánh (1994), Việt Nam 1991-2003.......................
172 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 9848 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nhà nước dịch vụ công - Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...........................
100
Bảng 2.2:
Đầu tư ngân sách nhà nước cho y tế công theo tuyến trung ương và tuyến tỉnh...........................................................................................
101
Bảng 2.3:
Tỷ lệ nghèo đói theo chuẩn nghèo 2000-2003 theo vùng........
102
Bảng 2.4:
Giáo dục mẫu giáo 2000 - 2005 ở Việt Nam............
105
Bảng 2.5:
Số giáo viên và học sinh phổ thông 2000 - 2005 ở Việt Nam.....
106
Bảng 2.6:
Một số thống kê về giáo dục đại học và cao đẳng........................
107
Bảng 2.7:
Ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho giáo dục.................
108
Bảng 2.8:
Chỉ số phát triển xuất bản 2000-2005 ở Việt Nam......................
110
Bảng 2.9:
Nghệ thuật sân khấu 2002-2004 ở Việt Nam...................................
111
Bảng 2.10:
Số liệu ngành TDTT giai đoạn 2002-2004 ở Việt Nam............
112
Bảng 2.11:
Sản lượng điện của Việt Nam...................................................................
113
Bảng 1.12:
Tỷ lệ dùng nước sạch 2001-2002...........................................................
114
Bảng 2.13:
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng những nguồn nước khác nhau theo khu vực thành thị - nông thôn........................................................
115
Bảng 2.14:
Kết quả cấp nước sinh hoạt cho nông thôn theo vùng tính tới năm 2005........................................................................................................
116
Bảng 2.15:
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức khối sự nghiệp kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2003-2005....................................
119
Bảng 2.16:
Xếp hạng 10 ngành, lĩnh vực được dư luận cho là tham nhũng nhiều nhất ở Việt Nam...................................................................
120
Bảng 2.17:
Lý do không đi khám bệnh khi bị ốm nặng, phân bố theo nhóm thu nhập và khu vực địa lý ở Việt Nam (2001-2002)...
130
Bảng 3.1:
Các chỉ tiêu định hướng xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, và thể dục thể thao đến năm 2010....
176
Hình 2.1:
Thay đổi tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam 1993-2002.........................
129
Hình 3.1:
Ưu nhược điểm của mỗi nền kinh tế đối với lĩnh vực y tế.......
143
Sơ đồ 1.1:
Phân loại dịch vụ dựa theo tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng.............................................................................................
33
Sơ đồ 1.2:
Một số hình thức cung ứng dịch vụ công của Nhà nước..........
43
Sơ đồ 1.3:
Nội dung của quản lý nhà nước về dịch vụ công...........................
46
Sơ đồ 1.4:
Mối liên hệ giữa Nhà nước, xã hội công dân, khu vực tư với người thụ hưởng dịch vụ công ở Anh..................................................
54
Sơ đồ 2.1:
Mối quan hệ giữa các chủ thể trong cung ứng dịch vụ công........
82
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................
1
NỘI DUNG..................................................................................................................................................
Chương 1:
DỊCH VỤ CÔNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG..................................................................................................
16
1.1.
Cơ sở lý luận về dịch vụ công ............................................................................
16
1.2.
Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công.........................................................
33
1.3.
Cung ứng dịch vụ công ở các nước phát triển và chuyển đổi - Bài học rút ra cho Việt Nam ................................................................................
48
Chương 2:
CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA.....................................
69
2.1.
Quá trình nhận thức về cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam ...........
69
2.2.
Một số điểm đặc thù trong cung ứng dịch vụ công của nhà nước ở Việt Nam .....................................................................................................................
72
2.3.
Thực trạng cung ứng dịch vụ công của nhà nước ở Việt Nam........
80
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................
134
3.1.
Mục tiêu và phương hướng...................................................................................
134
3.2.
Một số giải pháp đổi mới cung ứng dịch vụ công của Nhà nước...
141
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................
169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................
172
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Nghiên cứu về NNDVC là chủ trương của Đảng và nhà nước, là yêu cầu quan trọng góp phần đưa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào thực tiễn cuộc sống.
Quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi cần phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp... Trong bối cảnh mà nhà nước tỏ ra không đủ sức gánh vác tất cả các lĩnh vực dịch vụ công như trước đây, đã bộc lộ sự bất cập về năng lực quản lý so với khu vực tập thể và tư nhân thì nảy sinh yêu cầu cần phải chuyển giao những lĩnh vực dịch vụ công (DVC) cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và tư nhân thực hiện.
Nhận thức được yêu cầu này, vấn đề cung ứng DVC của Nhà nước đã được đề cập đến trong các văn kiện của Đảng và được Nhà nước thể chế hoá. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) vần đề này được coi là chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Đại hội đã chỉ ra yêu cầu: “Xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá… Định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, cung cấp dịch vụ công”, “tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng” Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, trang 133, 217.
. Những chủ trương này đã được thể chế hoá thông qua Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 và Nghị định 86/2002/NĐ-CP của Chính phủ Về quản lý nhà nước các tổ chức thực hiện dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực, và đây cũng là nội dung quan trọng trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ đã được phê duyệt.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X cũng đã chỉ ra yêu cầu cần nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm “tách các hoạt động công quyền với các hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng để các tổ chức cung ứng dịch vụ công cộng thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính” Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, trang 255.
.
Xác lập mô hình, cơ chế, nội dung và phương thức cung cấp DVC của Nhà nước trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết, đây là yêu cầu quan trọng, và cũng là nhiệm vụ chính trị đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đưa vào văn kiện. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc triển khai nghiên cứu những vấn đề này sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển DVC; mặt khác, nghiên cứu vấn đề này cũng chính là quá trình đưa nghị quyết của Đại hội Đảng vào thực tiễn cuộc sống.
- Xuất phát từ vai trò của Nhà nước trong cung cấp dịch vụ công đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, trước những thay đổi, biến động của hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại những vấn đề căn bản về Nhà nước: Nhà nước nên đóng vai trò gì, Nhà nước có thể làm gì và không thể làm gì và làm thế nào là tốt nhất?
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, cùng với những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội, nhà nước cũng đang có những thay đổi quan trọng cả về tổ chức lẫn chức năng. Nhà nước đang chuyển từ chức năng chủ yếu là cai trị (quản lý) sang việc tách bạch giữa quản lý với phục vụ, nhấn mạnh chức năng phục vụ, dịch vụ xã hội, thậm chí còn dẫn tới xem toàn bộ hoạt động của nhà nước là hoạt động dịch vụ cho xã hội và công dân. Từ khi xuất hiện tới nay, nhà nước vẫn giữ hai chức năng chủ yếu là chức năng cai trị xã hội và chức năng phục vụ xã hội (theo quan điểm Marxist); ở mỗi một giai đoạn, ở các chế độ chính trị khác nhau có thể người ta nhấn mạnh chức năng này hoặc chức năng khác. Nhưng nhìn chung, quan niệm về chức năng của nhà nước giữa các thời đại, giai cấp vẫn không có những sự khác biệt cơ bản.
Trong bối cảnh hiện nay, việc đánh giá năng lực của Nhà nước không chỉ còn đo bằng hiệu quả quản lý mà chủ yếu bằng kết quả những phúc lợi vật chất, văn hoá tinh thần mà nhà nước đem lại cho người dân. Quá trình dân chủ hoá, sự hiểu biết của người dân ngày càng mở rộng, đòi hỏi nhà nước ngày càng phải "gần dân", "thân dân" hơn thay vì việc cai trị dân. Trong đó, vấn đề nhà nước cung ứng DVC, phục vụ công dân giữ một vị trí hết sức quan trọng và mới mẻ. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi nhà nước đó là nhà nước phục vụ dân, phải là "công bộc" thực sự của nhân dân, với tư cách là người cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, mà không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng làm được. Chính vì vậy, người ta hết sức coi trọng vai trò của Nhà nước trong cung cấp DVC, mặc dù ở các quốc gia và trong từng thời điểm khác nhau vai trò này bị nghi ngờ, song nó chưa bao giờ bị phủ nhận.
Ở các nước phát triển, nhận thức về vai trò của Nhà nước đã có những thay đổi đáng kể trong mấy chục năm vừa qua. Nếu như trước đây mô hình can thiệp của nhà nước, quản lý theo cầu của chủ nghĩa Keynes và lý thuyết nhà nước phúc lợi chung đã làm cho vai trò của nhà nước tăng lên một cách đáng kể, nó trở thành hình mẫu cho các nước kém phát triển theo đuổi, nhưng về sau nó đã bị thất bại, nhà nước phúc lợi trở nên cồng kềnh, sự kỳ vọng của người dân về các dịch vụ mà nhà nước cung cấp ngày càng giảm sút. Mô hình này rơi vào vòng luẩn quẩn, người dân và các doanh nghiệp phản ứng gay gắt trước các loại DVC mà nhà nước cung cấp ngày một kém đi bằng cách tránh bị đánh thuế, và điều này làm cho chất lượng của các DVC ngày càng trở nên tồi tệ hơn Xem World Bank (1997), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi- Báo cáo tình hình phát triển thế giới 1997, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.14
.
Trước sự yếu kém của Nhà nước, người dân lại chú ý đến vai trò của các tổ chức xã hội dân sự và thị trường nhiều hơn; nó hình thành mối quan hệ giữa thị trường, nhà nước và xã hội dân sự trong cung cấp DVC. Tuy nhiên, DVC là thứ hàng hoá mang tính đặc thù, thị trường thì chứa đựng nhiều hạn chế (sự độc quyền, chất lượng phục vụ…) và rủi ro còn xã hội dân sự thì không có những công cụ mang tính thể chế đủ mạnh để thoả mãn nhu cầu của người dân. Điều này dẫn người ta đến chỗ nghi ngờ, vậy thì thị trường và xã hội dân sự có thể thay thế nhà nước trong cung cấp DVC được không? Thực tế ở các nước phát triển cho thấy nếu nhà nước giữ vai trò chi phối trong cung ứng DVC thì hiệu quả sẽ không cao, nhưng nếu không có nhà nước cũng sẽ thất bại. Mặc dù có những hạn chế nhất định, trên một số lĩnh vực cung ứng DVC cụ thể, song thực tế cho thấy rằng chỉ có nhà nước mới có đủ khả năng cung ứng các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ công cộng mà không thể tư nhân nào cũng có thể không vì lợi nhuận mà đảm nhận, và việc đảm nhận tốt vai trò này của Nhà nước là điều kiện cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Ở Việt Nam, cho đến nay nhà nước vẫn là chủ thể chủ yếu trong cung cấp DVC. Trong xu thế hội nhập, với mục tiêu xây dựng “nhà nước của dân, do dân, vì dân” thì việc nhà nước cung cấp các DVC phục vụ nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra sự phát triển bền vững là điều tất yếu. Tuy nhiên, xuất phát từ thực trạng cung ứng DVC hiện nay cho thấy, vai trò của Nhà nước trong cung cấp DVC là hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà khu vực tư nhân vẫn chưa đủ mạnh để có thể đảm nhận được những lĩnh vực thiết yếu. Vì vậy, nghiên cứu các mô hình, các lĩnh vực và phương thức cung cấp DVC của nhà nước, nghiên cứu những nét đặc thù của Việt Nam, nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng cung cấp DVC của nhà nước ở nước ta hiện nay là hết sức cần thiết.
- Xuất phát từ thực trạng cung cấp dịch vụ công của nhà nước
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài nền kinh tế phát triển nền dựa trên chế độ quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, vai trò của Nhà nước trong cung ứng DVC giữ vị trí chủ đạo. Nhà nước là chủ thể chủ yếu đứng ra chăm lo các lĩnh vực sự nghiệp (văn hoá, giáo dục, y tế...), cung cấp các DVHCC như công chứng, chứng thực, thẩm định, cấp phép… Mô hình này trong thực tế đã phát huy hiệu quả nhất định. Nhưng cách thức cung cấp DVC vẫn dự trên phương thức tập trung, quan liêu, bao cấp nên chất lượng không cao, không phân biệt được chức năng quản lý nhà nước và phục vụ công cộng, điều này đã dẫn tới hệ quả nền hành chính cồng kềnh, chi phí nhiều nhưng kết quả mang lại không tương xứng.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước (thuộc Bộ Nội vụ) về thực trạng dịch vụ công ở Việt Nam trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, thể thao Xem Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước (2003), Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra xã hội hóa trên lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và thể thao, đề tài khoa học cấp Bộ.
,... cho thấy rằng mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ công của nhà nước cung cấp là khá thấp, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế và giáo dục. Qua điều tra, khảo sát chỉ có 6% số người được hỏi cho rằng chất lượng giáo dục đào tạo của các trường đại học, cao đẳng hiện nay là tốt; có đến 65% người được hỏi cho rằng nguyên nhân của tình trạng xã hội hoá trên các lĩnh vực nêu trên chưa tốt là do các cấp, ban ngành chưa làm tốt vai trò của mình.
Từ thực trạng trên cho thấy rằng, việc nghiên cứu các mô hình, phương thức cung cấp DVC của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, nó góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục những hạn chế trong cung cấp DVC của Nhà nước hiện nay.
Nhà nước dịch vụ công là vấn đề mới và rất phức tạp, nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ vấn đề này là hết sức khó khăn. Nếu nhận thức không thống nhất và đầy đủ về nội dung, đặc trưng, bản chất, của nhà nước dịch vụ công sẽ dẫn tới tình trạng lúng túng, khó khăn trong nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề Nhà nước dịch vụ công - Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học để giải quyết những vướng mắc vừa nêu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nhà nước cung cấp DVC không phải là chủ đề mới mẻ xét về mặt lịch sử. Cho dù cấu trúc của các nhà nước rất khác nhau giữa các châu lục và giữa các thời kỳ nhưng lập luận về vai trò đích thực của những lĩnh vực nhà nước và tư nhân đảm nhận lại luôn có nét tương đồng. Cho đến tận cuối thế kỷ XIX, ở một nước công nghiệp phát triển nhất như nước Anh, công dân cũng chỉ biết tới hai loại DVC cơ bản mà nhà nước cung cấp là giáo dục và y tế. Chỉ đến đầu thế kỷ XX mới có các nghiên cứu sâu và rộng về sự cần thiết, tầm quan trọng và cách thức cho việc nhà nước cung cung ứng DVC.
Chúng tôi chỉ khảo sát qua chủ đề này từ những nghiên cứu của hai ngành khoa học: kinh tế học và hành chính công. Có một vài căn cứ cho sự lựa chọn này. Thứ nhất, hành chính công với tư cách là một khoa học nghiên cứu các hoạt động của chính phủ vì lợi ích chung, trong đó có việc cung cấp các DVC; trong khi đó kinh tế học nghiên cứu cách thức để các chủ thể trong xã hội phân bổ các nguồn lực khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất, trong đó có chính phủ. Thứ hai, theo quan điểm hiện nay, trong các DVC, nhóm dịch vụ hành chính công cần được cung ứng trên nguyên tắc hiệu quả về mặt xã hội, và đó là mối quan tâm của khoa học hành chính công; trong khi đó, nhóm dịch vụ công cộng, việc cung ứng không thể bỏ qua vấn đề hiệu quả kinh tế, và do vậy thuộc về lãnh địa của kinh tế học. Thứ ba, hành chính công và kinh tế học đang ngày càng có nhiều tiếng nói chung trong cách giải quyết vấn đề này .
Ở nhánh nghiên cứu thứ nhất. Trong suốt thế kỷ XIX, quan điểm của các nhà kinh tế học chịu ảnh hưởng chi phối của trường phái Cổ điển, mà tác giả điển hình nhất là Adam Smith. Smith ủng hộ vai trò hạn chế của chính phủ và chỉ ra rằng cạnh tranh và động cơ lợi nhuận sẽ dẫn dắt con người cá nhân phục vụ tốt nhất cho lợi ích công cộng, mặc dù về bản chất anh ta chỉ theo đuổi lợi ích cá nhân mình. Hay nói cách khác thị trường là phương tiện phân bổ các nguồn lực khan hiếm một cách một cách hữu hiệu nhất.
Nhiều nhà kinh tế học quan trọng khác của thế kỷ XIX cũng ủng hộ lập luận này. John Stuart Mill và Nassau Senior đã đưa ra thuyết lassez faire (mặc cho tư nhân tự do kinh doanh). Mill cho rằng chức năng cần thiết của chính phủ chỉ nên dừng lại ở quyền đánh thuế, bảo hộ và chống lại sự gian lận, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, và cung cấp một số hàng hóa và DVC như cầu đường, kênh đào, đập nước, cảng hải đăng và hệ thống vệ sinh. Tuy nhiên, mặc dù tin chắc vào tính ưu việt của tự do kinh doanh nhưng Mill đã bắt đầu hướng cái nhìn sang các vấn đề xã hội, và do đó ông đã đưa ra một số lĩnh vực có tính tùy chọn cho chính phủ như bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, giáo dục phổ thông, y tế và bảo vệ môi trường. Đây là bước chuyển tiếp quan trọng cho các nghiên cứu sau đó.
Mặc dù vậy, không phải mọi nhà kinh tế đều bị lập luận của Smith thuyết phục. Karl Marx, Leonard Sismondi và Robert Owen quan tâm đến cảnh nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng xung quanh và cố gắng đưa ra các học thuyết giải thích không những cho những gì họ thấy mà còn đề ra các cách thức tổ chức lại xã hội. Trong số đó, Marx là kinh tế có ảnh hưởng lớn trong việc ủng hộ nhà nước kiểm soát tư liệu sản xuất. Đến đây, rõ ràng rằng thị trường chỉ luôn có hiệu quả trong một số giả định hạn chế, có nhiều vấn để thị trường không có khả năng giải quyết một cách thích đáng.
Xuất phát từ những thất bại của thị trường như các ngoại ứng, hàng hóa công cộng, thông tin bất đối xứng hay độc quyền, đầu thế kỷ XX, Arthur Pigou khởi xướng kinh tế học phúc lợi hiện đại. Đây được xem là hướng nghiên cứu lý luận mới mẻ, lấy phạm vi can thiệp của nhà nước là đối tượng nghiên cứu. Với các lĩnh vực thị trường có thể thực hiện được, nó cần được ưu tiên hơn là mở rộng vai trò tác động của nhà nước; nhưng khi thị trường bất lực, nhà nước cần lên tiếng. Đây là cách tiếp cận theo kiểu “tối ưu loại hai”. Tuy vậy, trong thời kỳ này, kinh tế học phúc lợi cũng không giành được nhiều sự chú ý.
Sau Thế chiến II, dưới ảnh hưởng của lý thuyết Keynes nhận thức cũng như các chính sách thay đổi mạnh mẽ. Cải thiện về điều kiện kinh tế và xã hội cho số đông trở thành mối quan tâm chủ yếu của các chính phủ, và với sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa, mục tiêu này dần dần lan tỏa sang các nước nghèo hơn trên thế giới cho dù với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Phát triển kinh tế, trong mối tương qua với xã hội và thể chế, là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu và chiếm vị trí quan trọng nhất trong lý thuyết và chính sách ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Trong khi cả thế giới vẫn đang say sưa với mô hình mới, cuộc khủng hoảng giá dầu nổ ra, chính phủ các nước nhập khẩu dầu rơi vào vòng xoáy của nợ nần do trước đó đã vay nợ lớn để tài trợ cho hoạt động của mình. Lúc đó, những khiếm khuyết của chính phủ, bao gồm cả các yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước lộ rõ. Thực chất, từ trước đó đã có những hồi chuông cảnh báo từ trường phái Lựa chọn công cộng. Họ thừa nhận rằng quả thật thị trường có những khuyết tật, tuy nhiên không vì thế mà tự động cho rằng sẽ hữu hiệu hơn nếu nhà nước đứng ra thực hiện việc sản xuất thay cho thị trường. Nói cách khác, thừa nhận rằng thị trường là không hoàn hảo không tất nhiên dẫn tới chỗ cổ vũ nhà nước can thiệp mạnh hơn nữa. Sự khủng hoảng của các nhà nước trong những năm 1970 thúc đẩy thêm sự phát triển của trường phái này. Họ cho rằng cần tước bỏ sự độc quyền của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công đồng thời khuyến khích cạnh tranh giữa các cơ quan nhà nước trong cung ứng dịch vụ . Và tiếp theo sau đó, một hệ quả không tránh khỏi, trong những năm 1980, là sự trở lại của quan điểm tự do dưới cái tên Chủ nghĩa tự do mới (Neo-liberalism). Đối với những người theo trường phái này thị trường là công cụ tốt nhất để phân bổ nguồn lực, và bàn tay vô hình chỉ mang lại điều tốt đẹp cho con người. Chủ nghĩa tự do mới mang các đặc trưng: (1) ủng hộ tự do hóa thương mại và đầu tư; (2) ủng hộ cắt giảm chi tiêu công đối với các dịch vụ xã hội; (3) khuyến khích phi điều tiết; (4) khuyến khích tư nhân hóa; và (5) thay khái niệm về hàng hóa công cộng bằng khái niệm “trách nhiệm cá nhân”. Trường phái này gồm các nhành chính: (1) Trọng tiền ; (2) Trọng cung; (3) Kỳ vọng hợp lý. Được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trường phái này đang chiếm được địa vị chi phối trong nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Ở nhánh nghiên cứu thứ hai. Hành chính công chỉ thực sự hình thành vào cuối thế kỷ XIX và được đánh dấu bởi tác phẩm của Woodrow Wilson. Trong đó, ông đã chỉ ra rằng cần phải có sự tách biệt giữa việc thiết lập các mục tiêu chung (chính trị) với việc thực thi chúng (hành chính), hay sự tách biệt giữa lập pháp và hành pháp. Ý tưởng này về sau được đơn giản hóa thành "sự phân đôi giữa chính trị và hành chính". Sự phân đôi này khẳng định hành chính công là một khoa học độc lập, và suốt từ đó cho đến cuối những năm 1930, nhiều nhà khoa học đã xây dựng nên hệ thống các quan điểm, nguyên tắc và mẫu hình hành chính.
Kể từ sau đó đến những năm 1970, khoa học hành chính công thoái trào và lại trở về với khoa học chính trị. Tuy nhiên, nền hành chính của hầu hết các nước đã được xây dựng theo mẫu hình hành chính công trước những năm 1930, còn được gọi là mô hình hành chính công truyền thống hay mô hình thư lại (của Max Weber). Mô hình này có các đặc trưng sau: (1) Hệ thống tổ chức công phi chính trị; (2) Hệ thống thứ bậc và các quy định; (3) Có tính lâu dài và ổn định; (4) Hệ thống tổ chức công được thể chế hóa; (5) Các quy định nội bộ phải phục tùng; (6) Tính công bằng.
Mô hình trên được duy trì trong một khoảng thời gian dài và ăn sâu bén rế vào các tổ chức công. Thậm chí nhiều người thấy không cần thiết phải có sự thay đổi vì nó được xem là mô hình hiệu quả nhất đối với các tổ chức lớn. Tuy vậy vào cuối những năm 1950, trào lưu phê phán hành chính công truyền thống bắt đầu xuất hiện. Trường phái Lựa chọn công cộng phê phán cả về mặt phương pháp luận, sự cứng nhắc, tối đa hóa ngân sách chứ không phải lợi ích; tính khó kiểm soát của tổ chức. Trong khi đó, trường phái Chủ nghĩa quản lý lại phê phán hành chính công truyền thống ở ba điểm: (1) quá coi trọng cơ cấu tổ chức và xem nhẹ yếu tố quyết định của con người, đặc biệt là người quản lý; (2) chỉ chú trọng đầu vào mà không coi trọng đầu ra, cái thực sự phản ánh năng suất; (3) đặt yếu tố quy tắc, quy định lên quá cao mà bỏ qua vai trò của yếu tố biểu tượng, yếu tố lễ nghi hay nói cách khác là văn hóa trong tổ chức.
Hai luồng tư tưởng nêu trên kết hợp lại dẫn đến sự hình thành mô hình Quản lý công mới (New public management). Mặc dù bị phê phán trên nhiều khía cạnh như vậy nhưng những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng Quản lý công mới đang trở thành mô hình có tính toàn cầu trong việc cải cách khu vực công và xây dựng nhà nước DVC. Chúng hướng vào không những cải thiện kết quả của khu vực công mà còn xem xét lại vai trò của nó trong nền kinh tế. Động lực chủ yếu của cải cách là: chú trọng hơn vào kết quả, chuyển giao quyền lực và thúc đẩy tính linh hoạt, tăng cường trách nhiệm giải trình và sự kiểm soát, định hướng khách hàng và thị trường,… và thay đổi mối quan hệ giữa các cấp chính quyền".
Sự hội tụ đáng ngạc nhiên của kinh tế học và hành chính công trong vấn đề nhà nước cung ứng dịch vụ công không phải là không có nguyên do:
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra một cách sâu rộng đòi hỏi các chính phủ phải thu hẹp phạm vi ứng xử tùy tiện. Chính phủ phải thực hiện sự chuyển biến từ quan điểm quan liêu sang quan điểm trách nhiệm; từ quan điểm quản chế sang quan điểm phục vụ; từ quan điểm chú trọng đầu vào sang chú trọng đầu ra - kết quả thực sự; từ quan điểm khép kín sang quan điểm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ chung.
Thứ hai, sự thay đổi công nghệ đã mở ra những cơ hội mới cho việc phân tách các dịch vụ và cho phép thị trường có vai trò lớn hơn. Chính quyền không còn là nhà cung ứng DVC một cách đơn độc và chuyển dần sang là người tạo điều kiện thuận lợi và điều phối.
Thứ ba, các chính phủ phình ra quá mức với mức chi tiêu lên tới gần 50% ở các nước OECD và gần 30% ở các nước đang phát triển nhưng chất lượng dịch vụ thì lại rất kém. Trong khi đó những tiến triển trong công nghệ và viễn thông, giáo dục, sự tích lũy của cải nhiều hơn làm cho công dân có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng và đòi hỏi dịch vụ tốt hơn, công dân có trình độ học vấn hơn, có khả năng cảm nhận chính xác hơn chất lượng dịch vụ mà họ đáng được hưởng. Công dân muốn có tiếng nói đánh giá của mình và trông mong dịch vụ tốt nhất với giá rẻ nhất. Điều này tạo ra sức ép mạnh mẽ cách thức cung cấp DVC của chính phủ.
Có thể kể đến các công trình nghiên cứu ở nước ngoài như:
- ADB (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh (sách dịch); NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- Anttonen, A. (1996), Dịch vụ công ở Châu Âu: Liệu có thể xác định các mô hình?; Journal of European Social Policy (6), Longman;
- Atkinson, A.B. (1996), Thu nhập và nhà nước phúc lợi; Cambridge University Press, Cambridge;
- Boston, Jonathan và cộng sự (1996), Quản lý công cộng: Mô hình New Zealand; New York, N.Y: Oxford University Press;
- Boyle, R. (1995), Hướng tới một dịch vụ công mới; Dublin, Institution of Public Administration;
- Buchanan, James (1977), Vì sao chính phủ mở rộng?; Durham, N.C: Duke University Press;
- Flora, Peter (1987), Tăng trưởng đến gới hạn: Các nhà nước phúc lợi ở Phương Tây từ sau Thế chiến II; Volume 4, New;
- Hood, C. (1995), Quản lý công đương đại: Một hình mẫu toàn cầu mới?; Public Policy and Administration (10), tr.104-117;
- Horvatt, Tamas (1997), Phi tập trung hóa trong hành chính công và việc cung cấp các dịch vụ: Một cái nhìn của Trung Đông Âu; Environment and Planning: Government and Policy (15), tr.161-175;
- Humphreys, P. (1998), Cải tiến việc cung ứng dịch vụ công; Discussion Paper 7, Dublin, Institution of Public Administration;
- Huque, Ahmed S. (2004), Cạnh tranh, các hợp đồng và tư nhân hóa: Toàn cầu hóa và hành chính công ở các nước đang phát triển; WP, McMaster University;
- Kessler, Tim (2003), Đánh giá rủi ro của việc tư nhân cung ứng các dịch vụ cơ bản; Discussion Paper for G-24 Technical Group; Geneva, Switzeland;
- Keynes, John, M. (1936), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ; London: Macmillan;
- Martin, B. (1998), Các dịch vụ công và việc hiện đại hóa chúng trong bối cảnh hội nhập ở Châu Âu; Luxembourg; Office for Official Publications of the European Communities;
- Masse, Marcel (1993), Các bên trong quản lý ở Canada: Vai trò thay đổi của chính phủ và dịch vụ công; Canadian Centre for Management Development;
- O’Dwyer, Conor (2002), Dân sự hóa nhà nước thư lại: Lời hứa không được thực hiện của cải cách hành chính công ở Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Séc; WP, University of California, Berkely;
- Pollit, C. (1993), Chủ nghĩa quản lý và dịch vụ công; Second edition, Oxford: Blackwell;
- Pollit, C. và Bouchaert, G. (1995), Cải thiện chất lượng dịch vụ công ở Châu Âu; London, Sage Publications;
- Pigou, A.C. (1920), Kinh tế học phúc lợi; Macmillan;
- Pillinger, Jane (2001), Chất lượng trong dịch vụ xã hội công cộng; European Foundation for the Improvement of Living and Working Conditions; Dublin, Ireland.;
- Stigliz, Joseph (1986), Kinh tế học về các dịch vụ công cộng; New York, N.Y & London: W.W.Norton;
- Tanzi, Vito và Ludger, Schuknecht (1995), Sự lớn lên của chính quyền và cải cách nhà nước trong những nước công nghiệp; IMF, WP/95/130; Washington, D.C.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
- Các đề tài nghiên cứu khoa học
- Tại Việt Nam, khái niệm DVC lần đầu tiên được đặt ra và ghi nhận với thái độ hết sức thận trọng tại Hội nghị Trung ương 7, khoá VIII (năm 1999), và nó trở thành một nội dung quan trọng trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Thực hiện chủ trương “khuyến khích và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công dưới sự giám sát của cộng đồng” và yêu cầu “xây dựng quan niệm đúng đắn về dịch vụ công” trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ. Năm 2004, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Viện Khoa học Tổ chức và Nhà nước (Bộ Nội vụ) thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước Dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ công trong công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước ở Việt Nam, mang mã số ĐTĐL-2004/13.
- Vào những năm cuối thập niên 1990, Học viện Hành chính Quốc gia đã triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ mang tên Quản lý khu vực công và vai trò của Nhà nước do Vũ Huy Từ làm chủ nhiệm.
- Năm 2001, Học viện Hành chính quốc gia đã triển khai nghiên cứu đề tài cấp bộ mang tên Chuyển giao dịch vụ công cho các cơ sở ngoài Nhà nước - Vấn đề và giải pháp do Lê Chi Mai làm chủ nhiệm.
- Năm 2003, Viện Khoa học Tổ chức - Nhà nước (Bộ Nội vụ) đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Điều tra, đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá các._. lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá.
- Năm 2003, nhằm nghiên cứu các mô hình, lý thuyết hành chính (trong đó có vấn đề nhà nước cung cấp dịch vụ công), Viện Nghiên cứu khoa học hành chính (thuộc Học viện Hành chính quốc gia) đã thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ Lịch sử phát triển khoa học hành chính, do Lê Thị Vân Hạnh làm chủ nhiệm và đã nghiệm thu năm 2004.
- Về các công trình nghiên cứu chuyên khảo
Liên quan đến vấn đề này, có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau đây:
- Vũ Huy Từ (chủ biên), Lê Chi Mai, Võ Kim Sơn (1998): Quản lý khu vực công, Nxb. Khoa học và kỹ thuật.
- Nguyễn Ngọc Hiến (2002): Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận thức, thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia.
- Lê Chi Mai (2002): Chuyển giao dịch vụ công cho các cơ sở ngoài Nhà nước - Vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia.
- Chu Văn Thành (2004): Dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia.
- Đinh Văn Mậu (2002): Bàn luận về thẩm quyền hành chính và dịch vụ công, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
- Võ Kim Sơn (2002): Dịch vụ công và một vài cách tiếp cận, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nhà nước dịch vụ công; đánh giá thực trạng cung cấp DVC của Nhà nước, đề tài đề xuất các phương hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cung cấp DVC của Nhà nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức và cung cấp DVC.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, so sánh;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp lô-gíc và lịch sử;
- Phương pháp xã hội học
5. Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu trên, Báo cáo kết quả nghiên cứu tổng hợp của đề tài được kết cấu gồm 3 chương, đi vào nghiên cứu các vấn đề sau:
Chương 1:
DỊCH VỤ CÔNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG
1.1.1. Quan niệm về dịch vụ công
Dịch vụ công (DVC) trong tiếng Anh có nghĩa là “public service”, đây là khái niệm có xuất xứ từ kinh tế học công cộng, nó được sử dụng tương đối phổ biến ở châu Âu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Theo quan niệm của nhiều nước, DVC luôn gắn với vai trò của nhà nước trong việc cung ứng.
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về DVC, Từ điển Petit Larousse của Pháp xuất bản năm 1992 đã định nghĩa: "dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm" Xem: Từ điển Petit Larousse, Librairie Larousse, 1995, tr. 934.
.
Theo Từ điển Oxford: "Dịch vụ công: 1. Các dịch vụ như giao thông hoặc chăm sóc sức khỏe do nhà nước hoặc tổ chức chính thức cung cấp cho nhân dân nói chung, đặc biệt là xã hội; 2. Việc làm gì đó được thực hiện nhằm giúp đỡ mọi người hơn là kiếm lợi nhuận; 3. Chính phủ và cơ quan chính phủ" Xem: Từ điển Oxford (2000), tr. 1024.
.
Còn cuốn Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ cho rằng dịch vụ công được hiểu theo các nghĩa: "1. Sự tham gia vào đời sống xã hội; hành động tự nguyện vì cộng đồng của một người nào đó; 2. Việc làm cho chính phủ, toàn bộ người làm của một cơ quan quyền lực, toàn bộ công nhân viên chức trong khu vực công cộng của quốc gia; 3. Việc mà chính quyền làm cho cộng đồng của mình; sự bảo vệ của cảnh sát, thu dọn rác....; 4. Một cơ sở công ích của địa phương; 5. Nghĩa vụ của một người đối với nhà nước" Xem: Jay M. Shafrizt (2002), Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ. 2002. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 772.
.
Từ quan niệm và cách tiếp cận của nước ngoài chúng ta thấy DVC có các đặc trưng cơ bản như: (1). Là những hoạt động gắn với chính phủ, hoặc là những hoạt động của tư nhân nhưng được chính phủ ủy quyền, quản lý; (2). Các hoạt đồng này hướng tới lợi ích của cộng đồng; (3). Là các hoạt động không lấy lợi nhuận làm mục tiêu chủ yếu (hoặc phi lợi nhuận), mang tính tự nguyện, có tính chất hỗ trợ.
Ở trong nước, hiện nay có nhiều quan niệm không giống nhau về DVC, tùy theo cách tiếp cận, hiện nay có một số quan điểm tiêu biểu sau:
- Tiếp cận dưới góc độ chức năng, vai trò của Nhà nước.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Nhà nước có hai chức năng cơ bản: quản lý (cai trị) và phục vụ xã hội. Chức năng cai trị được thực hiện thông qua các hoạt động như ban hành pháp luật, qui hoạch, kế hoạch, kiểm tra, giám sát, cưỡng chế... Để thực hiện chức năng xã hội, Nhà nước sẽ cung ứng DVC cho xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, Nhà nước đã có những thay đổi cơ bản về chức năng, Nhà nước không chỉ thuần túy cai trị mà còn có trách nhiệm phục vụ nhân dân thông qua các hoạt động cung ứng DVC.
Theo đó, Nhà nước sẽ cung cấp hai loại hình DVC cơ bản: (1). Loại dịch vụ có tính chất công cộng phục vụ nhu cầu chung, tối cần thiết của cả cộng đồng và mỗi công dân; (2). Các hoạt động đáp ứng các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân liên quan đến chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Ở loại hình dịch vụ thứ nhất. Đây là những dịch vụ tối quan trọng, rất cần thiết cho cộng đồng nhưng vì không có khả năng, hoặc không đảm bảo lợi nhuận nên tư nhân không cung ứng mà Nhà nước phải đảm nhận, ví dụ như: tiêm chủng; phòng cháy, chữa cháy... Hoặc có những dịch vụ mà tư nhân có thể cung ứng được nhưng lại tạo ra các ngoại ứng như gây bất bình đẳng, độc quyền... làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm đứng ra cung ứng, nhằm bảo đảm sự điều tiết, kiểm soát; và đáp ứng các nhu cầu về DVC của xã hội và công dân.
Ở loại hình dịch vụ thứ hai. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, sẽ xuất hiện các quan hệ mang tính chất hành chính giữa công dân, tổ chức với Nhà nước. Đây là những DVC mà cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phải cung ứng cho công dân. Theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực công thông qua các hoạt động như: cấp phép, chứng thực, hộ tịch,... theo yêu cầu của người dân, và các hoạt động này được xem như một dịch vụ mà Nhà nước cung ứng cho công dân. Đây là hoạt động mang tính chất đặc thù, nó gắn với quyền lực nhà nước, với chức năng quản lý hành chính của nhà nước, nó thường được gọi là DVHCC.
DVHCC là dịch vụ đặc thù gắn với chủ thể cung ứng đặc thù là nhà nước, thông qua hoạt động cung ứng DVHCC Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình và phục vụ tổ chức, công dân. Tổ chức và công dân có thể phải trả một mức phí nhất định để được thụ hưởng dịch vụ này, song khác với các loại phí dịch vụ khác, đây là loại phí không hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận Xem: Nguyễn Ngọc Hiến. 2002. Dịch vụ công và vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công trong cuốn Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công- Nhận thức, thực trạng và giải pháp, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 9-20.
.
- Tiếp cận dưới góc độ quản lý nhà nước
Từ giác độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng DVC là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội (như cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, điện, nước, giao thông công cộng...). Cách hiểu này nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng (người ta thường gắn DVC, thậm chí đồng nhất với công việc của chính phủ).
- Tiếp cận dưới góc độ đối tượng thụ hưởng
Có quan điểm cho rằng đây là loại hình dịch vụ đặc biệt cung ứng cho một loại "khách hàng đặc biệt". Cách tiếp cận này xuất phát từ đối tượng được hưởng hàng hóa công cộng cho rằng đặc trưng chủ yếu của DVC là hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm. Xã hội có nhiều nhu cầu, theo lý thuyết tiêu dùng có thể chia ra làm các nhóm: nhu cầu xã hội, nhu cầu tập thể, nhu cầu cá nhân.
Các hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng mang tính phổ biến chung cho nhiều người và đem lại lợi ích cung cho số đông được gọi là những hàng hóa DVC. Theo đó, DVC là loại hình dịch vụ đặc biệt cung ứng cho cộng đồng dân cư, nó là hàng hóa công cộng, đáp ứng lợi ích công cộng mà ai cũng cần, không loại trừ ai, không ai từ chối sử dụng, không cạnh tranh trong tiêu dùng. Người sử dụng là "khách hàng đặc biệt" với tư cách là đối tượng phục vụ bắt buộc của Nhà nước theo "thỏa thuận xã hội". Về nguyên tắc, họ đã "trả tiền trước" qua đóng thuế và góp bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT), và cơ quan cung ứng phải trả tiền sau. Mặt khác, tính đặc biệt còn thể hiện ở chỗ mặc dù có những mặt hàng không có nhu cầu nhưng nhà nước vẫn bắt buộc họ phải mua (ví dụ: giáo dục tiểu học bắt buộc, tiêm chủng...) Xem: Phạm Quang Lê (2002), Quan niệm về dịch vụ công và vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay, trong Nguyễn Ngọc Hiến. 2002. Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công- Nhận thức, thực trạng và giải pháp, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 30-31.
.
- Tiếp cận dưới góc độ chủ thể cung ứng
Tiếp cận dưới góc độ này, các nhà nghiên cứu cho rằng có ba nhóm dịch vụ được phân chia nhằm làm rõ vai trò của nhà nước, cũng như việc sử dụng các nguồn lực của nhà nước, cụ thể:
Nhóm 1: Nhóm các dịch vụ quan trọng, cốt lõi, phục vụ chung cho xã hội và thiếu nó, mọi hoạt động của xã hội sẽ bị ảnh hưởng. Đây là những dịch vụ do nhà nước đảm nhận từ việc tổ chức cung cấp và chi trả. Chi phí cung cấp các dịch vụ này được trả qua thuế.
Nhóm 2: Nhóm dịch vụ do nhà nước, thị trường và tư nhân cùng đảm nhận. Những dịch vụ này về cơ bản nhà nước vẫn phải đảm bảo việc cung cấp cho xã hội, song Nhà nước cũng có thể ủy quyền cho các thành phần ngoài nhà nước cung ứng dưới nhiều hình thức. Trong nhóm này có sự đan xen giữa công và tư; chi phí cho việc cung cấp này được trả theo nhiều cách (một phần hoặc toàn phần), trong đó có cả việc chi trả theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường.
Nhóm 3: Những dịch vụ mang tính chất cá nhân, cho một nhóm người hoặc từng thành viên riêng lẻ trong xã hội. Dịch vụ này do thị trường cung cấp, giá cả các được qui định theo qui luật cung - cầu
Từ cách phân chia trên, các tác giả đi đến định nghĩa: "Dịch vụ công là hoạt động cung cấp những loại hàng hóa, dịch vụ cơ bản cho công chúng, bao gồm cả những loại dịch vụ phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, trong đó nhà nước đóng vai trò không chỉ là nhà quản lý mà còn là một trong những nhà cung cấp bên cạnh nhiều nhà cung cấp khác" Xem: Võ Kim Sơn (2002), Dịch vụ công - một vài cách tiếp cận, trong Nguyễn Ngọc Hiến (2002), Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công- Nhận thức, thực trạng và giải pháp, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 51-53.
.
- Tiếp cận từ lý luận về "hàng hóa công cộng và lựa chọn công cộng".
DVC được xác định dựa trên những phân tích về:
+ Hàng hóa công cộng Hàng hóa công cộng là những hàng hóa, sản phẩm có đặc tính không loại trừ và không cạnh tranh trong tiêu dùng (non- excludable, non rival).
. Xuất phát từ những tính chất đặc thù của hàng hóa công cộng như: tính phi lợi nhuận, không thể chia cắt, nên thị trường không thể cung cấp, hoặc cung cấp không đủ; do đó, buộc chính phủ phải đứng ra thực hiện vai trò là người cung ứng hàng hóa này.
+ Xuất phát từ tính vị kỷ của con người. Những hoạt động, quyết định của con người đều dựa trên sự tính toán có lợi cho riêng mình. Do đó, các vấn đề liên quan đến lợi ích chung, lợi ích gián tiếp đối với cá nhân sẽ ít được quan tâm, chia sẻ với tư cách cá nhân riêng lẻ.
+ Xuất phát từ sự "thất bại của thị trường". Là một thuật ngữ kinh tế học miêu tả tình trạng thị trường không phân bổ thật hiệu quả các nguồn lực. Các nhà kinh tế chính thức sử dụng thuật ngữ này từ năm 1958.
Những "thất bại của thị trường" thường thấy là việc người ta tập trung vào cung ứng những hàng hóa có lợi cho bản thân, mang lại lợi nhuận cao; còn những hàng hóa khác thì không, thị trường không thể tự điều tiết được. Nguyên nhân của "thất bại thị trường" là: độc quyền, ảnh hưởng ngoại lai, tài nguyên thuộc sở hữu chung, thông tin phi đối xứng, chi phí giao dịch...Thất bại của thị trường thể hiện dưới các dạng như: lựa chọn ngược, thất nghiệp, hiện tượng kẻ đi xe không trả tiền, rủi ro đạo đức,...
Có sự tồn tại của "thất bại thị trường" là động lực của việc đề xuất nhà nước phải can thiệp vào thị trường. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà kinh tế không tin rằng có sự tồn tại của thất bại thị trường và rằng sự can thiệp của nhà nước vào thị trường tự do chỉ dẫn tới cái gọi là thất bại của chính phủ.
+ Tình trạng "kẻ đi xe không trả tiền" (hay "kẻ ăn không"). Có ba nhân tố kết hợp với nhau làm nảy sinh tình trạng có "kẻ đi xe không trả tiền". Thứ nhất, hàng hóa công cộng có tính chất không thể loại trừ, nghĩa là không thể ngăn ai đó không sử dụng hàng hóa này một khi nó được cung cấp. Thứ hai, với giả định rằng một người tiêu dùng là con người kinh tế điển hình, người ta sẽ luôn có ý thức tối thiểu hóa chi tiêu cho một mức độ thỏa dụng xác định trước. Điều đó có nghĩa là nếu có thể không trả tiền, thì không nên trả. Và thứ ba, người ta có thể có ý nghĩ rằng khi mọi người khác gánh vác chi phí, mình không gánh thì vẫn có hàng hóa công cộng mà tiêu dùng. Hàng hóa công cộng nào có tính chất không thể bài trừ càng rõ, nhất là những hàng hóa công cộng thuần túy, thì tình trạng này càng nghiêm trọng.
Tình trạng "kẻ đi xe không trả tiền" dẫn tới hậu quả lượng cung hàng hóa công cộng sẽ trở nên thấp hơn mức cần thiết, thậm chí bằng không (không cung cấp), kết quả là mọi người đều bị thiệt (trong kinh tế học gọi là thiếu hiệu suất Pareto). Ví dụ, một làng có kế hoạch xây dựng một con đường và kêu gọi dân cư góp tiền để thực hiện. Khi đường được làm rồi thì khó mà ngăn ai đó không được sử dụng. Và nếu không có biện pháp nào để buộc mọi người đóng góp đủ mức, tất sẽ có người đóng góp ít, thậm chí có người không chịu đóng góp- đây chính là những "kẻ đi xe không trả tiền" Xem thêm:
.
+ Không tính được những "ảnh hưởng ngoại biên" của tiêu dùng và sản xuất hàng hóa. Nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thường chỉ hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận cao, họ không quan tâm đến những ảnh hưởng của việc tiêu dùng hàng hóa. Khi có các ảnh hưởng tích cực trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nhưng do không được tính toán từ trước nên người sản xuất, cung ứng hàng hóa không thu được lợi ích từ những tác động của việc tiêu thụ hàng hóa mang lại; vì vậy, họ không tìm cách thúc đẩy mở rộng việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ này. Ngược lại, đối với việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có những ảnh hưởng tiêu cực thì nhà cung ứng thường không có khả năng khắc phục, vì việc khắc phục sẽ gây tác động đến lợi nhuận, điều kiện kinh doanh, và vì vậy họ thường tìm cách lẩn tránh để trục lợi.
Để khắc phục những vấn đề trên, những người ủng hộ trường phái "lựa chọn công cộng" cho rằng công dân cần phải có những hành động mang tính tập thể, cùng nhau lựa chọn cho mình người đại diện để thúc đẩy những hành động vì lợi ích chung. Nhà nước chính là người đại diện đó, Nhà nước sinh ra để khắc phục những thất bại của thị trường, hay nói cách khác, nó phải khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực từ sự tính toán mang tính vị kỷ của cá nhân. Việc đảm bảo hoạt động cung ứng hàng hóa công cộng của Nhà nước cho các công dân gọi là DVC, cung cấp các dịch vụ, hàng hóa này là chức năng của Nhà nước Xem thêm: Chu Văn Thành (2006), Dịch vụ và xã hội hóa dịch vụ công trong công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước ở Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước, mã số: ĐTĐL- 2004/13, tr. 25-26.
.
Quan niệm về DVC có sự thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Ở Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi là DVC, từ quốc phòng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế- xã hội (tạo việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá, bảo hiểm xã hội,…). Ở Pháp và Italia quan niệm DVC là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do các tổ chức tư nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước.
Tuy nhiên, sự nhận thức về phạm vi của DVC cũng có những sự khác nhau nhất định. Ở Pháp, phạm vi của DVC rất rộng, bao gồm không chỉ các hoạt động phục vụ nhu cầu về tinh thần và sức khoẻ của người dân (như giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao…, thường được gọi là hoạt động sự nghiệp), các hoạt động phục vụ đời sống dân cư mang tính công nghiệp (điện, nước, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường,..thường được gọi là hoạt động công ích), hay các dịch vụ hành chính công, bao gồm hoạt động của cơ quan hành chính về cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch,… mà cả hoạt động thuế vụ, trật tự, an ninh, quốc phòng... Ở Italia DVC được giới hạn chủ yếu ở hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục...) và hoạt động kinh tế công ích (cung cấp điện, nước sạch, vệ sinh môi trường...) và các hoạt động cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch do cơ quan hành chính thực hiện Xem: Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2006), Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr. 10.
.
Ở Việt Nam, mặc dù có nhiều cách quan niệm khác nhau về DVC, nhưng theo chung tôi, DVC là những loại dịch vụ mà nhà nước cung ứng dựa trên chức năng phục vụ xã hội của nhà nước, mà không bao gồm các chức năng công quyền, như lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngoại giao,... Thứ nhất, đó là những dịch vụ tối cần thiết cho cộng đồng nhưng không phải tư nhân nào cũng có thể đảm nhận, vì nó đòi hỏi nguồn lực lớn và thường mang lại lợi nhuận thấp (như tiêm chủng, phòng cháy...). Mặt khác, những dịch vụ này nếu để cho tư nhân cung ứng thì có thể xảy ra các vấn đề như độc quyền, bất bình đẳng xã hội (như y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch...)... Thứ hai, đó là những dịch vụ do Nhà nước cung ứng gắn với chức năng và thẩm quyền quản lý nhà nước mà Nhà nước cần phải đáp ứng vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của công dân (như công chứng, chứng thực, cấp phép, đăng ký...)
Những dịch vụ thuộc nhóm thứ nhất gọi là dịch vụ công cộng, ở nhóm thứ hai gọi là dịch vụ hành chính công.
Thông thường những dịch vụ này do Nhà nước trực tiếp cung ứng, nhưng trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế, thực hiện "xã hội hóa" việc cung ứng DVC, Nhà nước cũng có thể ủy quyền cho khu vực tư nhân cung ứng một phần, hoặc liên kết với tư nhân để cung ứng. Đối với những DVC đặc biệt như an ninh, quốc phòng... Nhà nước vẫn là chủ thể duy nhất cung ứng; với những dịch vụ đòi hỏi vốn lớn, thu hồi chậm, lợi nhuận ít nhưng vì đảm bảo lợi ích cung cho toàn xã hội Nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm chính trong cung ứng. Còn đối với những loại DVC khác, Nhà nước có thể ủy quyền, phối hợp với tư nhân cung ứng; tuy nhiên, Nhà nước vẫn giữ một vi trí quan trọng trong cung ứng DVC thông qua các hoạt động như kiểm tra, giám sát, điều tiết... nhằm tạo môi trường cho hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả nhất, hạn chế tối đa những bất cập khi để cho thị trường và tư nhân đảm nhận việc cung ứng.
Từ những phân tích trên đây cho thấy rằng ở mỗi cách tiếp cận sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, trong nghiên cứu này xuất phát từ bản chất, chức năng, vài trò của Nhà nước; từ việc lựa chọn những phương án tối ưu trong cung ứng DVC, nhóm tác giả tiếp cận DVC dưới góc độ hành chính công và kinh tế học, theo cách tiếp cận này, DVC có thể được hiểu là những dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhận, không vì mục tiêu lợi nhuận, hoặc Nhà nước ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện dưới sự kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ công
Với quan niệm DVC là những dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do nhà nước trực tiếp đảm nhận, không vì mục tiêu lợi nhuận, hoặc Nhà nước ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện dưới sự kiểm soát, điều tiết của Nhà nước, thì DVC có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đây là những hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung mang tính thiết yếu để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân.
Để đảm bảo cho đời sống xã hội diễn ra một cách bình thường, Nhà nước ngoài việc thực hiện chức năng quản lý của mình còn phải đảm nhận việc cung ứng DVC cho công dân và xã hội. Các DVC mà Nhà nước cung ứng có tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế - xã hội, quyền làm làm chủ của người dân; đây là những lợi ích, nhu cầu không thể loại trừ của công dân và xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải có nghĩa vụ cung ứng. Đó là các DVHCC như cấp, công chứng, chứng thực các loại giấy tờ liên quan đến nhân thân (như giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu...), đến tài sản (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ; các hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho tài sản...) và các dịch vụ thiết yếu khác trong cuộc sống như y tế, giáo dục, vận tải, cung ứng điện, nước.... Đây là những hàng hóa dịch vụ thiết yếu của công dân; một mặt, nó cần phải được Nhà nước cung ứng để thỏa mãn nhu cầu của công dân; mặt khác, thông qua hoạt động cung ứng dịch vụ công này (mà cụ thể là DVHCC) Nhà nước sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình đối với xã hội và cũng thông qua đó nó tạo ra cơ sở để công dân thực hiện quyền làm chủ của mình cũng như thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Thứ hai, việc cung ứng DVC gắn liền với vai trò của Nhà nước.
DVC là một loại hàng hóa đặc biệt, việc cung ứng nó luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước. Với tư cách là người tổ chức cung cấp DVC Nhà nước giữa một vai trò đặc biệt quan trọng. Việc thực hiện chức năng cung cấp DVC của Nhà nước cũng dựa trên cùng những nguyên tắc cho phối vai trò quản lý: DVC phải do một cơ quan công quyền thực hiện (đặc biệt đối với DVHCC) mới có đủ khả năng và nguồn lực, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng và đạt được các mục tiêu chung trong cung ứng DVC.
Trong bối cảnh chuyển đổi của nền kinh tế, DVC được cung ứng bởi các chủ thể khác nhau, có thể là Nhà nước, tư nhân, hoặc Nhà nước và tư nhân cùng phối hợp cung ứng, nhưng trong mọi trường hợp Nhà nước đều giữ một vị trí quan trong trong việc cung ứng này. Để đảm bảo hiệu quả của việc cung ứng DVC, nhà nước có thể thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế khác; nhưng với vai trò là người đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm quan trọng trong việc đạt các mục tiêu hoạt động của DVC, điều đó có nghĩa là không thể để cho qui luật thị trường, qui luật thương mại chi phối hoàn toàn lĩnh vực này.
Việc cung ứng DVC có thể do Nhà nước đứng ra cung cấp trực tiếp thông qua các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp, hay DNNN. Việc ung ứng này cũng có thể được Nhà nước chuyển giao cho tư nhân thức hiện tất cả hoặc một phần thông qua các hình thức như giao hẳn cho tư nhân, liên kết với tư nhân, mua lại DVC từ tư nhân... nhưng dù có sự khác nhau về hình thức cung ứng song Nhà nước bao giờ cũng giữ vị trí là chủ thể quan trọng, quyết định đến việc cung ứng DVC.
Trong trường hợp Nhà nước trực tiếp cung ứng DVC thì rõ ràng vai trò của Nhà nước ở đây không cần phải nhiều bàn cãi; trong trường hợp Nhà nước giao hẳn cho tư nhân hoặc phối hợp cùng tư nhân thì Nhà nước vẫn thể hiện vai trò là người tổ chức, thông qua các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước như ban hành tiêu chuẩn chất lượng, qui định điều kiện kinh doanh DVC; giá cả dịch vụ; kiểm tra, giám sát... mà Nhà nước không hoàn toàn buông lỏng vai trò quản lý của mình. Suy cho cùng, trong mọi trường hợp, Nhà nước vẫn là người cuối cùng chịu trách nhiệm về giá cả, chất lượng của các DVC mà Nhà nước đã chuyển giao, phối hợp với khu vực tư cung ứng; thậm chí trong một số trường hợp, Nhà nước còn phải bồi thường, nếu như các chủ thể được ủy quyền này gây thiệt hại.
Thứ ba, việc cung ứng DVC không xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận.
Như đã trình bày ở trên, DVC là những dịch vụ tối cần thiết do Nhà nước cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của công dân và xã hội; mặt khác, việc cung ứng DVC xuất phát từ việc đảm bảo các lợi ích chung; do đó, vấn đề lợi nhuận được đặt xuống hàng thứ yếu.
Khác với các dịch vụ thông thường khác trên thị trường, người cung ứng thường lấy mục tiêu đạt lợi nhuận cao để cung ứng thì DVC do Nhà nước cung ứng không hướng tới mục tiêu thu lợi nhuận. DVC do Nhà nước cung ứng có tính xã hội thông qua việc sử dụng các nguồn lực công, với mục tiêu chính là phục vụ lợi ích cộng đồng đáp ứng nhu cầu của tất cả công dân; do đó, có thể thấy tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ công.
Tuy nhiên, phi lợi nhuận khác với việc miễn phí trong cung ứng DVC. Một số DVC do Nhà nước cung cấp khi thụ hưởng người dân vẫn phải đóng một khoản phí nhất định, trực tiếp tiếp hoặc gián tiếp. Nhưng những đóng góp này được sử dụng phần lớn vào bù đắp các chi phí đã bỏ ra, phần lợi nhuận (nếu có) thường được sử dụng cho việc mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ; đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức... để họ phục vụ tốt hơn.
Đối với khu vực tư nhân. Các tổ chức tư nhân ngoài việc được quyền thu các khoản phí nhất định để đảm bảo hoạt động, hoạt động của họ còn hướng tới mục tiêu có lợi nhuận. Nhưng những khoản lợi nhuận mà họ có được không thuần túy tuân thủ theo qui luật thị trường, mà nó phải chịu sự điều tiết, quản lý của Nhà nước đảm bảo mục tiêu phục vụ, đáp ứng các nhu cầu chung của xã hội.
Thứ tư, sự bình đẳng trong thụ hưởng DVC. Sự bình đẳng trong thụ hưởng DVC bắt nguồn từ nguyên nhân: (1). DVC là những dịch vụ tối cần thiết do Nhà nước cung cấp để đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng; (2). Cho phí cho việc cung cấp DVC được lấy từ các nguồn lực công, và do đó mọi người đều có sự bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng.
Nhà nước là cơ quan quyền lực công do nhân dân lập ra để thực hiện chức năng quản lý đời sống xã hội và cung ứng những DVC mà không phải tổ chức tư nhân nào cũng có thể đảm nhận. Nhà nước có vai trò giữ vững và duy trì sự ổn định, công bằng xã hội; quyền lực nhà nước là quyền lực công, nhà nước sử dụng các nguồn lực công, phân bổ, sử dụng các nguồn lực công vào cung ứng DVC; đo đó, Nhà nước phải đối xử một cách bình đẳng với các công dân trong cung ứng DVC.
Mặt khác, các DVC (đặc biệt là DVHCC) do Nhà nước cung cấp mang tính chất bắt buộc đối với mọi người, nếu Nhà nước có sự phân biệt đối xử thì sẽ dẫn tới sự trốn tránh, không muốn sự dụng các DVC do Nhà nước cung cấp, điều này gây nên những khó khăn trong công tác quản lý của nhà nước và thực hiện quyền làm chủ của công dân (ví dụ, nếu việc công chứng không thuận lợi, có sự phân biệt đối xử thì người dân sẽ không công chứng các loại giấy tờ khi mua bán tài sản, điều này sẽ làm cho Nhà nước thất thu thuế, không quản lý được việc dịch chuyển tài sản; người dân không xác lập được quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với tài sản. Hoặc nếu việc khai sinh, cấp hộ khẩu có sự phân biệt thì người dân cung sẽ không thực hiện, điều này làm cho Nhà nước gặp khó khăn trong quản lý nhân khẩu, và quyền lợi của người dân cũng sẽ không được đảm bảo).
Nhà nước đảm bảo cho mọi người dân đều có thể tiếp cận và sử dụng các DVC một cách bình đẳng, cho dù họ có sự khác nhau về điều kiện kinh tế; không có sự phân biệt giai cấp, địa vị xã hội và bảo đảm công bằng và ổn định xã hội. Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận các DVC với tư cách là đối tượng phục vụ của Nhà nước.
Trong thực tế xuất phát từ nhu cầu đa dạng, có sự phân hóa về điều kiện kinh tế của một bộ phận tầng lớp dân cư; với xu hướng xã hội hóa việc cung ứng DVC, sẽ xuất hiện những DVC có chất lượng cao (chủ yếu là các dịch vụ sự nghiệp công như giáo dục, y tế...), nhưng khách hàng vẫn phải trả mức giá cho việc cung ứng cao hơn (như giáo dục chất lượng cao, khám bệnh chất lượng cao... của tư nhân).
Những người có điều kiện kinh tế họ sẽ tiếp cận các DVC chất lượng cao này, số còn lại sẽ sử dụng các DVC ở mức trung bình do Nhà nước cung cấp. Sự chênh lệch trong hưởng thụ một số DVC là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt. Nhưng nhìn chung, với vai trò của nhà nước việc tạo ra sự bình đẳng trong hưởng thụ DVC là hết sức cần thiết; và trong thực tế, Nhà nước cũng đã có những biện pháp quan trọng để đảm bảo sự bình đẳng này thông qua việc miễn phí, trợ giá, ưu đãi cho người nghèo, cho những vùng gặp khó khăn...
1.1.3. Phân loại dịch vụ công
Một trong những chức năng quan trọng, và cũng là lý do tồn tại của Nhà nước đó là Nhà nước phục vụ cộng đồng thông qua việc cung ứng các DVC cho xã hội. Nhằm cung cấp DVC một cách bình đẳng, kịp thời, ổn định và hiệu quả; cần phải phân loại các DVC để hình thành cơ chế quản lý phù hợp. DVC có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, xét theo tính chất của dịch vụ, hoặc theo các hình thức dịch vụ cụ thể. Theo đó, chúng ta có thể phân chia DVC theo các tiêu chí sau:
- Phân loại theo chủ thể cung ứng
Lấy chủ thể cung ứng làm tiêu chí để phân loại, DVC được chia thành ba loại, gồm: (1). DVC do cơ quan nhà nước trực tiếp cung ứng; (2). DVC do tư nhân và các tổ chức phi chính phủ cung ứng; (3). DVC do Nhà nước phối hợp với tư nhân và các tổ chức phi chính phủ cung ứng.
DVC do cơ quan nhà nước trực tiếp cung ứng. Chủ thể cung cấp các dịch vụ này là cơ quan nhà nước; các dịch vụ được cung cấp ở đây là những dịch vụ về an ninh, công chứng, hộ tịch, giáo dục phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội,…
Dịch vụ công do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cung cấp. Đây là những dịch vụ mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, nhưng xuất phát từ nhiều lý do (như sự không hiệu quả trong việc cung cấp của Nhà nước, khu vực tư nhân và phi chính phủ có nhiều lợi thế) nên Nhà nước không trực tiếp thực hiện mà uỷ nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tư nhân thực hiện, Nhà nước chỉ ban hành thể chế, kiểm tra, giám sát việc cung ứng này.
Dịch vụ công do tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân phối hợp thực hiện. Có những loại DVC đòi hỏi huy động nhiều nguồn lực ._.iện thông tin đại chúng; xin lỗi khách hàng; bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra; kỷ luật nghiêm các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm. Để cơ chế này vận hành có hiệu quả đòi hỏi phải đảm bảo các nguyên tắc như: việc khiếu nại phải được thực hiện dễ dàng về thủ tục, ngắn gọn về thời gian; đảm bảo tính khách quan trong giải quyết, chống lại các hành vi trù dập, gây khó khăn cho người khiếu nại; việc xử lý phải công khai...
3.2.4. Xã hội hoá cung ứng dịch vụ công
Đẩy mạnh xã hội hóa DVC là một chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội lần thứ IX. Đây được xem như là một trong những giải pháp chủ yếu để huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội, kêu gọi khu vực tư cùng tham gia với Nhà nước trong cung ứng DVC nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân trong thụ hưởng các DVC.
Để thực hiện chủ trương xã hội hoá cung ứng DVC thông qua việc huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân, các NGO đòi hỏi Nhà nước phải xác định rõ quan điểm, mục tiêu, và thiết lập hành lang pháp lý vững chăc thì mới có thể thu hút tối được bên ngoài nhà nước vào cung ứng DVC. Muốn vậy, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
- Thứ nhất, Nhà nước cần có quan điểm, chiến lược về xã hội hóa cung ứng DVC đối với từng lĩnh vực cung ứng DVC cụ thể. Ngay từ Đại hội lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định cần phải đẩy mạnh việc đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng DVC, đặc biệt trên lĩnh vực y tế, giáo dục, thể dục - thể thao... Tuy nhiên trong thực tế, việc thể chế hóa những nội dung này còn diễn ra hết sức chậm chạp, điều này đã làm cho quá trình xã hội hóa việc cung ứng DVC bị chậm lại. Mặt khác, trên một số lĩnh vực cung ứng DVC nhạy cảm như: giáo dục, bổ trợ tư pháp..., hoặc có nhiều lợi ích như: cung cấp điện, nước, viễn thông... thì việc xã hội hóa gặp rất nhiều khó khăn xuất phát từ những nguyên nhân như quan điểm, lợi ích cục bộ.
Để đẩy mạnh việc xã hội hóa cung ứng DVC đòi hỏi Nhà nước phải có quan điểm, chiến lược xã hội hóa cung ứng DVC đối với từng lĩnh vực DVC cụ thể. Chiến lược này phải làm rõ được quan điểm về xã hội hóa cung ứng DVC, tránh tình trạng xã hội hóa theo kiểu "nữa vời" như trong thời gian vừa qua; phải qui định cụ thể các lĩnh vực cần ưu tiên xã hội hóa; mục tiêu và lộ trình xã hội hóa đối với từng lĩnh vực; những chế độ ưu đãi đối với các chủ thể khi tham gia xã hội hóa.
- Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính khi tiến hành xã hội hóa. Một trong những rào cản đối với sự phát triển của đất nước trong thời gian vừa qua là sự rườm rà, nhiêu khê của thủ tục hành chính, đây chính là điểm làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những hạn chế của thủ tục hành chính đã làm giảm cơ hội tiếp xúc với các DVC có chất lượng, làm chậm quá trình xã hội hóa cung ứng DVC như mục tiêu đã đặt ra. Để đẩy mạnh xã hội hóa, một trong những ưu tiên hàng đầu là phải tạo ra sự thuận lợi về thủ tục hành chính trong việc thành lập, thay đổi phương thức hoạt động, vay vốn, xin cấp đất... đối với các cơ sở cung ứng DVC dân lập. Để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này, Nhà nước cần phải thực hiện việc công khai hóa các biểu mẫu giấy tờ, trình tự xét duyệt, thời gian thẩm định và cấp phép. Mặt khác, trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý có thể cử chuyên viên sẵn sàng tư vấn cho các tổ chức, cá nhân có ý định tham gia xã hội hóa cung ứng DVC.
- Thứ ba, nhanh chóng tổng kết và nhân rộng các mô hình xã hội hóa cung ứng DVC đang phát huy hiệu quả ở các lĩnh vực, địa phương.
Trong những năm vừa qua, hưởng ứng chủ trương xã hội hóa cung ứng DVC của Đảng và Nhà nước, nhiều mô hình cung ứng DVC dân lập (do người dân, doanh nghiệp hoặc các NGO tổ chức) đã xuất hiện như: phát động nhiều phong trào gây quỹ từ thiện như “ngày vì người nghèo”, “quĩ tấm lòng vàng”, phong trào “nối vòng tay lớn”…; tổ chức nhiều hoạt động quyên góp, cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, bão… ở nông thôn của các doanh nghiệp, cá nhân. Hay hoạt động của các NGO (như Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...) đã có nhiều nỗ lực lớn trong việc xoá đói giảm nghèo thông qua các hoạt động như cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi, hỗ trợ hộ nông dân đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ…Trong những năm vừa qua, đã có khoản 12 triệu nông dân được tiếp cận các khoản tín dụng lên dến 86.000 tỷ đồng; Hội Liên hiệp Phụ nữ và Ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ gần 4 triệu hội viên vay 786 tỷ đồng, trung bình mỗi hội viên được vay khoảng 700.000 VNĐ Viện Những vấn đề Phát triển (VIDS): Đánh giá ban đầu về Xã hội Dân sự tại Việt Nam (2005).
, các khoản tín dụng này đã hỗ trợ rất lớn cho hộ nông dân, phụ nữ nghèo làm ăn, phát triển kinh tế.
Các NGO đã tham gia một cách tích cực vào các hoạt động xã hội khác như bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh tật, đảm bảo sự bình đẳng giới… Điểm nỗi bật trong phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam là các hội này đã tổ chức được mạng lưới hoạt động hết sức rộng lớn, với nhiều hoạt động có ý nghĩa như “chiến dịch mùa Hè xanh”, giúp đỡ đồng bào vùng sâu, vùng xa dựng lại nhà cửa, làm cầu đường, vệ sinh môi trường, giúp trẻ em học tập, khám chữa bệnh của sinh viên trường Y…; phong trào “tiếp sức mùa thi” giúp đỡ học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh đại học; phong trào “thanh niên tình nguyện” đảm bảo trật tự giao thông ở các đô thị; tài trợ cho các chương trình thực hiện bình đẳng giới, hỗ trợ phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội thông qua các hoạt động như ngăn ngừa lạm dụng tình dục; chống buôn bán phụ nữ, trẻ em; tài trợ cho các dự án về giới tính, sức khoẻ sinh sản, tình dục an toàn; nâng cao năng lực cho phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ… các tổ chức nhân đạo, tôn giáo, cá nhân mở các trung tâm khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân (Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên trường y về nông thôn khám chữa bệnh cho nhân dân...).
Cùng với các NGO, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân cũng đã tích cực tham gia hoạt động xã hội hóa cung ứng DVC như: sản xuất và bán điện, bán nước sạch cho nhân dân (ở Ninh Thuận, thành phố Hồ Chí Minh...); ký hợp đồng với UBND địa phương tiến hành thu gom xử lý chất thải sinh hoạt (ở Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh); tổ chức các nghĩa trang dân lập (ở Thừa Thiên Huế, Hà Nội...); lập các trung tâm tư vấn pháp luật và xúc tiến đầu tư (Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương); hiến đất xây dựng trường học, cơ sở thể dục thể thao; góp vốn cùng Nhà nước mua sắm các trang thiết bị xét nghiệm, chụp X-quang cao cấp...
Những mô hình xã hội hóa cung ứng DVC trên đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, và trong thực tế cũng đã có không ít mô hình bị thất bại (mô hình vận tải hành khách công cộng), điều cần thiết ở đây là Nhà nước cần phải có những tổng kết những mô hình thành công để nhân rộng và những mô hình thất bại để rút kinh nghiệm.
Những hoạt động xã hội hóa như đã nêu trên đang có xu hướng phát triển giúp Nhà nước giải quyết những khó khăn về nguồn lực cần được khuyến khích nhân rộng. Để khuyến khích xã hội hóa cung ứng DVC, Nhà nước phải xác định lộ trình, các nguyên tắc, các chuẩn mực phải có đối với mỗi loại DVC để hướng các nhà cung ứng dịch vụ đi theo đúng quỹ đạo nhằm hạn chế mọi tác động xấu có thể xảy ra như: lợi dụng xã hội hóa DVC để độc quyền cung ứng; chiếm đoạt trái phép tài sản của Nhà nước...
- Thứ tư, cần xác định các lĩnh vực DVC ưu tiên xã hội hóa. Việc xác định đúng lĩnh vực DVC ưu tiên xã hội hóa giữ vị trí quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả của xã hội hóa cung ứng DVC. Trong nền kinh tế thị trường việc xác định các lĩnh vực ưu tiên xã hội hóa là hết sức khó khăn, có nhiều loại DVC gắn liền với việc độc quyền cung ứng của Nhà nước, tâm lý và cơ chế xin - cho vẫn tồn tại dai dẳng trong một bộ phận CBCC, do đó việc xác định những lĩnh vực ưu tiên xã hội hóa lại càng trở nên nan giải. Để xác định những lĩnh vực ưu tiên xã hội hóa chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc: Nhà nước kêu gọi sự tham gia của khu vực tư trong cung ứng DVC; những lĩnh vực mà khu vực tư thực hiện tốt hơn, chi phí ít hơn thì xã hội hóa; những lĩnh vực mà tư nhân không đảm nhận được thì Nhà nước vẫn phải có nghĩa vụ cung ứng.
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu định hướng xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, và thể dục thể thao đến năm 2010
Lĩnh vực
Chỉ tiêu định hướng
Giáo dục và đào tạo
- Chuyển phần lớn các cơ sở đào tạo và dạy nghề công lập và một phần các cơ sở giáo dục không đảm nhận nhiệm vụ giáo dục phổ cập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ. Chuyển tất cả các cơ sở bán công sang loại hình dân lập hoặc tư thục.
- Tỷ lệ học sinh nhà trẻ ngoài công lập chiếm 80%, mẫu giáo 70%, trung học phổ thông 40%, trung học chuyên nghiệp 30%, các cơ sở dạy nghề
60%, đại học và cao đẳng khoảng 40%.
Y tế
- Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
- Chuyển hầu hết các các bệnh viện công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; hoàn thành việc chuyển các cơ sở y tế bán công sang dân lập hoặc tư nhân.
- Các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển đều có bệnh viện ngoài công lập.
Văn hóa
Chuyển toàn bộ số cơ sở công lập hiện có thuộc ngành văn hoá sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ.
Thể thao
- Hoàn thành việc chuyển các cơ sở thể dục thể thao công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; chuyển một số cơ sở công lập có đủ điều kiện sang loại hình ngoài công lập. Các cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập chiếm khoảng 80- 85% tổng số cơ sở trong toàn quốc.
- Xây dựng hiệp hội, liên đoàn cấp quốc gia với tất cả các môn thể thao;
80% số môn thể thao có hiệp hội hoặc liên đoàn cấp tỉnh. Việt Nam có đại diện quốc gia trong hầu hết các tổ chức thể thao của khu vực, châu lục và thế giới.
Nguồn: Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ.
Tuân thủ nguyên tắc đó, theo chúng tôi, trong thời gian tới, Nhà nước nên lựa chọn các lĩnh vực DVC sau đây để ưu tiên xã hội hóa:
Thư viện
Quản lý công viên, cây xanh
Thu gom, xử lý nước thải, rác thải
Cung ứng nước sạch
Phòng cháy, chữa cháy
Tham gia các chương trình bảo vệ môi trường
Vận tải hành khách công cộng
Cứu thương
Dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý
Chứng thực
- Thứ năm, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của các tổ chức cung ứng DVC sau khi thực hiện xã hội hóa.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ ra yêu cầu đổi mới cơ chế đối với các cơ sở cung ứng DVC, đó là "tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp" và "thay đổi cơ chế tài chính đối với khu vực sự nghiệp, tạo điều kiện đổi mới chế độ tiền lương của khu vực này thông qua cải cách chế độ tiền lương, thúc đẩy việc tinh giản biên chế bộ máy công quyền". Để đổi mới cơ chế quản lý nhằm tạo động lực để đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng DVC, trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Về cơ chế quản lý tài chính. Nhà nước cần có các quy định tạo hành lang cho việc thu phí và trả lương của các tổ chức cung ứng DVC. Theo đó, chế độ thu phí phải đảm bảo tính công khai, minh bạch; xử lý nghiêm các đơn vị cung ứng thu các khoản thu ngoài chế độ. Nhà nước cần cụ thể hoá chính sách huy động nguồn lực trong xã hội cho phát triển các hoạt động sự nghiệp, các loại hình đơn vị sự nghiệp, thực hiện đa dạng hóa phương thức hoạt động sự nghiệp; thực hiện hỗ trợ cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; những đối tượng chính sách xã hội và người nghèo được thụ hưởng các DVC... Tổ chức cung ứng DVC phải từng bước tiến tới việc tự hạch toán thu - chi; đối với các lĩnh vực mà Nhà nước phải hỗ trợ kinh phí thì mức kinh phí thu bù đắp phải được thực hiện theo nguyên tắc phi lợi nhuận, tiến tới xóa bỏ các khoản thu không chính thức.
Về cơ chế quản lý. Việc đổi mới cơ chế quản lý phải đảm bảo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức cung ứng DVC, đặc biệt về tài chính và nhân sự; thực hiện cạnh tranh bình đẳng theo qui định pháp luật giữa các chủ thể cung ứng DVC, đảm bảo đúng định hướng chính sách mà Nhà nước đề ra.
3.2.5. Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào cung ứng dịch vụ công
Để nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ra được những sản phẩm DVC có chất lượng, chi phí thấp đòi hỏi Nhà nước phải đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ. Mặt khác, việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào cung ứng DVC còn tạo ra sự bình đẳng trong thụ hưởng, tính minh bạch trong cung ứng, qua đó loại trừ tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh trong quá trình cung ứng DVC (ví dụ: việc lấy số xếp hàng điện tử sẽ loại bỏ được tình trạng lộn xộn ở phòng công chứng, bệnh viện; hay bốc số xe qua máy tính sẽ làm giảm tình trạng "cò" xin biển số đẹp...).
Để ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào cung ứng DVC, cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Thứ nhất, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các cơ sở cung ứng DVC áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.
Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là phương pháp quản lý được tổ chức quốc tế phi chính phủ về tiêu chuẩn hóa (International Standardization Organization - ISO) thành lập năm 1946 có trụ sở chính ở Geneve (Thụy Sĩ) mà Việt Nam là thành viên chính thức năm 1977 đưa ra. Tinh thần của quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là: 1) Đưa ra các loại sản phẩm sẽ phục vụ, 2) Đưa ra các cam kết về chất lượng của các sản phẩm sẽ đáp ứng, 3) Nêu rõ các bước và các chuẩn mực nhằm thực hiện cam kết, 4) Tổ chức thực hiện đúng hoặc tốt các điều đã cam kết, 5) Điều chỉnh, nâng cao hơn mức cam kết v.v…Để thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, các cơ quan hành chính cần thực hiện khá nhiều yêu cầu: 1) Lên đủ danh mục các công việc phải làm, 2) Phân tích mọi nhân tố tác động lên chất lượng thực hiện các công việc, 3) Xác định rõ sơ đồ và công nghệ các luồng công việc mà cơ quan phải thực hiện, 4) Thể chế hóa bộ máy cơ quan, 5) Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, 6) Đưa được các công nghệ quản lý hiện đại vào sử dụng.
Kinh nghiệm tại nhiều nước trên thế giới cho thấy để cho nền hành chính nhà nước vận hành một cách hiệu quả, hiệu lực với chi phí hợp lý, tạo ra sự thuận lợi cho người dân khi tiếp xúc thì thì việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9000 và xây dựng hệ thống thông tin điện tử, tiến tới xây dựng "Chính phủ điện tử" là hết sức cần thiết. Ở Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, đến tháng 4/2006, cả nước có 65 cơ quan hành chính đang xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000. Trong đó 30 đơn vị đã được chứng nhận, 28 đơn vị đang xây dựng, 10 đơn vị đang áp dụng; dẫn đầu là tỉnh Bắc Ninh. Năm 2006, quá trình triển khai áp dụng ISO 9000:2000 trên cả nước đang được đẩy mạnh. Ước đoán sẽ không dưới 180 đơn vị hành chính trong cả nước sẽ được chứng nhận theo tiêu chuẩn này Đỗ Thị Hải Hà (2008), Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr. 199
.
Bước đầu khảo sát ở các đơn vị áp dụng cho thấy tiêu chuẩn ISO 9000 đã đem lại nhiều tác động tích cực như: các quy trình hành chính được chuẩn hóa; tinh thần làm việc của công chức đã được cải thiện; trách nhiệm công chức được qui định rõ ràng; tính minh bạch, dân chủ trong quá trình giải quyết công việc được nâng cao,... Nói tóm lại, việc áp dung tiêu chuẩn này đã mang lại những thuận lợi hơn cho người dân khi tiếp cận các DVC do Nhà nước cung ứng.
Để việc ứng dụng tiêu chuẩn này trở nên phổ biến trong các cơ sở cung ứng DVC, đặc biệt ở các cơ sở cung ứng DVHCC Nhà nước cần hỗ trợ các cơ sở cung ứng DVC trong việc tiếp cận ISO thông qua việc đào tạo, tập huấn, tư vấn cho các cơ sở cung ứng DVC về ISO; đầu tư kinh phí, nhân lực cho việc áp dụng rộng rãi và đồng bộ tiêu chuẩn ISO ở các cơ sở cung ứng, tránh tình trạng nơi thì áp dụng, nơi thì không.
- Thứ hai, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào cung ứng DVC, đặc biệt trong cung ứng DVHCC.
Để nền hành chính hoạt động một cách hiệu quả trong bối cảnh hiện nay thì việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đặt ra hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua lĩnh vực này của chúng ta đã được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả mang lại chưa tương xứng. Người dân vẫn chưa nắm bắt được những thông tin cần thiết từ cơ quan nhà nước; các kênh ghi nhận ý kiến phản hồi vẫn còn hạn chế, việc liên kết giữa các cơ quan vẫn còn thiếu sự chặt chẽ. Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cung ứng DVC, Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Tiếp tục củng cố hạ tầng công nghệ viễn thông quốc gia. Đây là nền tảng cho việc thực hiện các ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có cung ứng DVC. Cụ thể, các cơ sở cung ứng DVC cần thiết lập hệ thống máy tính xuyên suốt toàn bộ hoạt động của mình và với các ngành liên quan; đối với hệ thống hành chính cần thiết lập sự xuyên suốt về thông tin để thực hiện điều hành hành chính qua mạng từ cấp trên xuống cấp dưới; giảm dần các cuộc họp, hội nghị, tiếp xúc khách hàng truyền thống thay vào đó là trực tuyến để tiết kiệm chi phí và thời gian.
+ Thực hiện cải tiến những ứng dụng hiện có trên các trang giao dịch điện tử đã có. Cụ thể, cần cải tiến những phần mềm đang sử dụng, đảm bảo tương thích với những đặc thù của DVC cung ứng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng; thiết lập mạng thông tin điện tử thông báo về các dịch vụ cung ứng qua cổng giao dịch điện tử; tạo sự thuận lợi với khách hàng trong giao dịch thông qua các hình thức như email, thanh toán qua mạng, nộp hồ sơ qua mạng, giải quyết khiếu nại qua mạng...
+ Nâng cao chất lượng thông tin đưa lên mạng. Theo đó, cần thông tin cho khách hàng biết các loại DVC cung ứng, trình tự, thủ tục, thời gian, người có thẩm quyền giải quyết... Để hoạt động có hiệu quả thì các thông tin này phải thường xuyên được cập nhật.
+ Mở rộng việc đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Để ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả đòi hỏi đội ngũ CBCC và người dân phải có trình độ, sự hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin. Đối với CBCC, cần tăng cường các khóa đào tạo, đào tạo lại về kiến thức công nghệ thông tin. Đối với người dân, trước mắt cơ quan cung ứng có thể cử cán bộ trực ở trung tâm giao dịch để hướng dẫn họ thực hiện các thao tác cần thiết; về lâu dài, Nhà nước cần có chương trình phổ cập hóa tin học thông qua các hình thức như giáo dục trong nhà trường, phổ biến kiến thức tin học ở các khu, cụm dân cư.
KẾT LUẬN
Nhận thức một cách đúng đắn về vai trò của Nhà nước trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, nở rộng dân chủ và phát triển kinh tế thị trường là vấn còn mới mẻ ở nước ta; đặc biệt là vấn đề vai trò của Nhà nước trong cung ứng DVC. Nhà nước nên làm gì, không nên làm gì và làm như thế nào là hiệu quả nhất; thế nào là DVC, DVHCC, dịch vụ công ích, vấn đề chuyển giao các dịch vụ này cho khu vực tư đảm nhận như thế nào... là vấn đề gây tranh luận nhiều trong những năm gần đây ở nước ta. Và cho đến hiện nay, về mặt lý luận và nhận thức vẫn có những sự khác biệt nhất định xung quanh vấn đề này. Những tranh luận này cho thấy sự tụt hậu của lý luận trước những vấn đề thực tiễn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
Việc nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong cung ứng DVC; với quan điểm cho rằng cung ứng DVC là một chức năng quan trọng của nhà nước trong bối cảnh hiện nay đề tài đã đi vào tìm hiểu và làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của Nhà nước trong cung ứng DVC; lý luận về DVC; những cách thức, phương pháp, nguồn lực mà Nhà nước sử dụng vào cung ứng DVC; tìm hiểu những nét đặc thù có tác động đến cung ứng DVC của Nhà nước ở nước ta hiện nay (chương 1).
Trên cơ sở những nhận thức chung về vai trò của Nhà nước trong cung ứng DVC, đề tài đã khảo sát, phân tích tình hình cung ứng DVC của Nhà nước ở Việt Nam trong những năm vừa qua; rút ra những vấn đề đã giải quyết tốt, chỉ ra những tồn tại cần giải quyết để nâng cao chất lượng DVC trong do Nhà nước cung ứng (chương 2).
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung, từ sự khảo sát tình hình cung ứng DVC của Nhà nước đề tài đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng DVC do Nhà nước cung ứng. Đó là các vấn đề như: xây dựng nhận thức đúng đắn về vai trò của Nhà nước trong cung ứng DVC; tăng cường quản lý nhà nước đối với cung ứng DVC (tạo lập chính sách, môi trường pháp lý, tăng cường kiểm tra, giám sát...); xã hội hóa cung ứng DVC và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào cung ứng DVC.
Hoạt động cung ứng DVC của Nhà nước thể hiện bản chất của chế độ nhà nước, đây là hoạt động không thể thiếu được ở mọi quốc gia. Hoạt động này thể hiện năng lực quản lý xã hội của Nhà nước; mức độ quan tâm của Nhà nước đối với công dân, do đó nghiên cứu vấn đề này để có nhận thức và hành động đúng đắn là hết sức cần thiết, nó góp phần khơi gợi các nguồn lực xã hội để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, để “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” như Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra.
DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO
I. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa- đồng chủ biên (2006), Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ (1999), Chính sách quản lý sự thay đổi và cung cấp dich vụ công, tài liệu hội thảo khoa học, Hà Nội.
Diễn đàn kinh tế – tài chính Việt – Pháp (2000), Dịch vụ công và khu vực quốc doanh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Học viện Hành chính quốc gia (2002), Kỹ năng và cách tiếp cận trong việc cải tiến cung cấp dịch vụ công, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
Học viện Hành chính quốc gia (2002), Kỹ năng và cách tiếp cận trong việc cải tiến cung ứng dịch vụ công, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
Học viện Hành chính quốc gia (1990), Hành chính công: Khái niệm và kinh nghiệm, kỷ yếu hội thảo dự án VIE/92/002.
Nguyễn Ngọc Hiến (2002) Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận thức, thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Hiến (2003), Hành chính công, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Đức Mạnh (2004), Vai trò của dịch vụ công đối với sự phát triển xã hội, tạp chí Lý luận chính trị, số 4/2004.
Lê Chi Mai (2002) Chuyển giao dịch vụ công cho các cơ sở ngoài Nhà nước - Vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Chi Mai (2004), Cải cách dịch vụ hành chính công ở nước ta qua các mô hình thí điểm.tạp chí Quản lý Nhà nước, số 7/2004, tr.13-1.
Lê Chi Mai (2005), Vấn đề phân cấp nguồn lực tài chính cho cung ứng dịch vụ công, tạp chí Quản lý nhà nước, số 4/2005, tr.10-14.
Đinh Văn Mậu (2002) Bàn luận về thẩm quyền hành chính và dịch vụ công, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đặng Thị Minh (2005), Tăng cương vai trò của nhà nước đối với đối với xã hội hoá giáo dục mầm non và phổ thông ngoài công lập.Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 11/2005, tr. 24-27.
Võ Kim Sơn (2002), Dịch vụ công và một vài cách tiếp cận, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Chu Văn Thành (2004), Dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Đào Thị Phương Thảo (2002), Các mô hình trên thế giới về cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Nguyễn Văn Thủ (2002): Dịch vụ công và vai trò của nhà nước trong cung cấp dịch vụ công, trong cuốn Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận thức, thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đinh Thị Minh Tuyết, Hồ Tân (2005): Kỹ năng cung ứng dịch vụ công và mở rộng sự tham gia, tập bài giảng của NAPA, Hà Nội.
Vũ Huy Từ (1998.), Quản lý khu vực công, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
Vũ Huy Từ (chủ biên), Lê Chi Mai, Võ Kim Sơn (1998), Quản lý khu vực công, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Đoàn Trọng Truyến (1997), Hành chính học đại cương, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu Hành chính (2000), Thuật ngữ Hành chính, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu khoa học Tổ chức Nhà nước (2002), Kỷ yếu hội thảo về dịch vụ công ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
Viện Nghiên cứu khoa học Tổ chức Nhà nước (2004), Báo cáo kết quả thăm bò dư luận xã hội về xã hội hoá các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, đề tài khoa học cấp bộ.
Nguyễn Minh Y (2002), Từ điển hành chính công, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
II. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Anttonen, A. (1996), Dịch vụ công ở Châu Âu: Liệu có thể xác định các mô hình?; Journal of European Social Policy (6), Longman.
Atkinson, A.B. (1996), Thu nhập và nhà nước phúc lợi; Cambridge University Press, Cambridge.
Atkinson, A.B. (1997), Kinh tế học về nhà nước phúc lợi: Cuộc tranh luận chưa chấm dứt; European Economic Publications.
Bailey, E. (1986), Sự thay đổi năng suất và giá cả sau phi điều tiết: Kinh nghiệm của Hoa Kỳ; The Economic Journal (96), tr.1-17.
Birdsall, Nancy (2002), Kẻ được và người mất: Đánh giá ảnh hưởng phân phối của tư nhân hóa; WP (6), Global Center for Development.
Boston, Jonathan và cộng sự (1996), Quản lý công cộng: Mô hình New Zealand; New York, N.Y: Oxford University Press.
Boyle, R. (1995), Hướng tới một dịch vụ công mới; Dublin, Institution of Public Administration.
Buchanan, James và Tullock, Gordon (1962), Phép giải tích về sự đồng thuận; Ann Arbor: The University of Michigan Press.
Buchanan, James (1975), Tài chính công và lựa chọn công; National Tax Journal (28), tr.383-394.
Buchanan, James (1977), Vì sao chính phủ mở rộng?; Durham, N.C: Duke University Press.
David Osborne, Ted Gaeble (1997), Đổi mới hoạt động của Chính phủ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Dilulio, John (1994), Việc hủy bỏ cơ quan công cộng: Liệu chính phủ có được cải thiện hay không?; Washington, D.C: Brookings Institute.
Flora, Peter (1987), Tăng trưởng đến gới hạn: Các nhà nước phúc lợi ở Phương Tây từ sau Thế chiến II; Volume 4, New
Geledan, Alain và cộng sự (1996), Lịch sử các tư tưởng kinh tế; Tập II; NXB Khoa học xã hội; Hà Nội.
Hood, C. (1995), Quản lý công đương đại: Một hình mẫu toàn cầu mới?; Public Policy and Administration (10), tr.104-117.
Horvatt, Tamas (1997), Phi tập trung hóa trong hành chính công và việc cung cấp các dịch vụ: Một cái nhìn của Trung Đông Âu; Environment and Planning: Government and Policy (15), tr.161-175.
Horvatt, Tamas (1998), Phi tập trung hóa các dịch vụ con người: Một ví dụ về chuyển đổi của hành chính công ở Trung và Đông Âu; Norwagian Research Concil for Applied Sciences.
Huque, Ahmed S. (2004), Cạnh tranh, các hợp đồng và tư nhân hóa: Toàn cầu hóa và hành chính công ở các nước đang phát triển; WP, McMaster University.
Jay M. Shafritz (1993), Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Jonhson, M. (1995), Chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang các quá trình phân bổ theo thị trường; Aldershot: Avebury.
Kessler, Tim (2003), Đánh giá rủi ro của việc tư nhân cung ứng các dịch vụ cơ bản; Discussion Paper for G-24 Technical Group; Geneva, Switzeland.
Keynes, John, M. (1936), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ; London: Macmillan.
Kikery, S. và cộng sự (1994), Tư nhân hóa: Bài học từ các nền kinh tế thị trường; World Bank Research Observer (9), tr.241-272.
Letowski, Janusz (1993), Cai quản công cộng ở Ba Lan trong thời kỳ giữa khủng hoảng và đổi mới; Administration Journal (71), tr.1-11.
Martin, B. (1998), Các dịch vụ công và việc hiện đại hóa chúng trong bối cảnh hội nhập ở Châu Âu; Luxembourg; Office for Official Publications of the European Communities.
Masse, Marcel (1993), Các bên trong quản lý ở Canada: Vai trò thay đổi của chính phủ và dịch vụ công; Canadian Centre for Management Development.
Milne, R.S. (1992), Tư nhân hóa ở các nước ASEAN: Ai được gì, vì sao và có ảnh hưởng gì?; Pacific Affairs (65), tr.7-29.
Niskanen, W. (1994), Bộ máy thư lại và kinh tế học công cộng; Cheltenham: Edward Elgar Publishing Ltd.
Niznansky, Viktor (2005), Phi tập trung hóa tài chính: Một phần của cải cách một cách căn bản hành chính công ở Slovakia; Union of Slovak Towns and Cities, Bratislava.
O’Dwyer, Conor (2002), Dân sự hóa nhà nước thư lại: Lời hứa không được thực hiện của cải cách hành chính công ở Ba Lan, Slovakia và Cộng hòa Séc; WP, University of California, Berkely.
Osborne, David và Gaebler, Ted (1992), Sáng tạo lại chính phủ (sách dịch); Trung tâm thông tin tư liệu, Viện Nghiên cứu QLKT TW; Hà Nội 1995.
Pollit, C. (1993), Chủ nghĩa quản lý và dịch vụ công; Second edition, Oxford: Blackwell.
Pollit, C. và Bouchaert, G. (1995), Cải thiện chất lượng dịch vụ công ở Châu Âu; London, Sage Publications.
Pollit, C. và cộng sự (1998), Phi tập trung hóa quản lý dịch vụ công; Hampshire: MacMillan.
Pigou, A.C. (1920), Kinh tế học phúc lợi; Macmillan.
Pillinger, Jane (2001), Chất lượng trong dịch vụ xã hội công cộng; European Foundation for the Improvement of Living and Working Conditions; Dublin, Ireland.
Quah, J.S (1993), Khám phá lại thị trường và hành chính công: Một số bài học từ kinh nghiệm của Singapore; Australian Journal of Public Administration (52), tr.320-328.
Scott, Ian (1996), Thay đổi quan niệm về phi tập trung hóa: Hành chính công cũ và quản lý công mới trong bối cảnh Châu Á.
Sinn, H.W (1994), Lý thuyết về nhà nước phúc lợi; NBER WP, 4856.
Snower, D.J (1993), Tương lai của nhà nước phúc lợi; Economic Journal (103), tr.700-717.
Stigliz, Joseph (1986), Kinh tế học về các dịch vụ công cộng; New York, N.Y & London: W.W.Norton.
Weber, Max (1978), Max Weber: Kinh tế và xã hội: Một tóm tắt về xã hội học; Berkeley, University of California Press.
World Bank (1991), Cải cách quản lý khu vực công cộng: Những bài học kinh nghiệm; WB; Washington, D.C.
World Bank (1997), Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi (Sách dịch); NXB Chính trị quốc gia; Hà Nội, 1998.
Yamamoto, Hiromi (2003), Quản lý công mới – Thực tiễn Nhật Bản; Intistute for Policy Studies, Japan.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTKH015.doc