A-LỜI GIỚI THIỆU
Không còn nghi ngờ gì nữa, cho đến nay trên thế giới những nước có nền kinh tế phát triển nhất cũng chính là những nước có bề dày phát triển kinh tế thị trường dài nhất. Cả thế giới ngày nay đang bị sức hút bởi trình độ phát triển ngoạn mục của các nước ở đỉnh cao của sự phát triển kinh tế thị trường. Một số nước đi sau chỉ trong một thời gian ngắn (chừng 30 năm) đã phát triến nhanh chóng đó là các nước NICS bởi vì trước hết họ đã chấp nhận và đi theo con đường kinh tế thị trườ
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nguyên tắc khách quan với vấn đề xây dựng nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngay từ đầu, họ biết khai thác tối đa kinh nghiệm và có sự hỗ trợ của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trái lại, mô hình kinh tế hoá tập trung qua thực tiễn trên 70 năm tồn tại cuối cùng đẩy CNXH lâm vào khủng hoảng.
Đối với Việt Nam, do hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, của nền kinh tế kém phát triển, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp... đã khiến cho nền kinh tế nước ta tụt hậu nghiêm trọng so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong bối cảnh trong và ngaòi nước tại đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản việt nam đã xác định mô hình của kinh tế VN trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn CNTB đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Qua 20 năm đổi mới với nhiều thành tựu đạt được thì nền kinh tế thị trường nước ta là một tồn tại tất yếu khách quan. Vì vậy phải xuất phát từ quy luật khách quan thì chúng ta mới thành công trong quá trình xây dựng nền kinh tế.
Trước những thành tựu và khó khăn, hạn chế đang còn tồn tại trong nền kinh tế thị trường ở VN em đã quyết định chọn đề tài: Nguyên tắc khách quan với vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN hiện nay. Với mục đích là tìm hiểu thêm về nền kinh tế nước ta, cũng như các chính sách biện pháp của nhà nước để giải quyết các biện pháp còn tồn tại.
Đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận, được sự chỉ dẫn và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo. Nhưng do kinh nghiệm và nhận thức còn hạn chế cho nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy thông cảm và chỉ bảo cho em những phần thiếu dể bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
B-N ỘI DUNG
I-Nguyên tắc khách quan-hệ quả tất yếu của quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1.1. Quan điểm về chất và ý thức
1.1.1. Quan điểm về vật chất
*Vật chất với tư cách phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2500 năm. Ngay từ lúc mới ra đời xung quanh phạm trù vật chất luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Theo quan điểm của CNDT thì thực thể của thế giới cơ sở của mọi tốn tại là một bản nguyên linh thần nào đó có thể là: ý chí của thượng đế, là ý niệm của tuyệt đối...như Platon-nhà triết học duy tâm lớn nhất thời cổ đại cho rằng vật chất bắt nguồn từ ý niệm sự vật cảm tính là cái bóng của ý nệim. Hêghen-nhà duy tâm khách quan của triết học cổ điển Đức cho rằng vật chất do ý niệm tuyệt đối sinh ra
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật chất. Vào thời cổ đại các nhà duy vật đã đồng nhất các vật chất nói chung với những dạng cụ thể của nó, với những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới quan bên ngoàinhư: đất, nước, lửa, không khí...với các đại diện như: Lơxip, Đêmôcrit. Vào thời kỳ phục hưng thì phạm trù vật chất đã chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng đã có bước phát triển mới như: Đêcactơ cho rằng vật chất bao gồm các hạt nhỏ có thể phân chia được và luôn vận động thường xuyên thay đổi vị trí trong không gian.
Nói chung, các quan niệm về vật chất của các nhà CNDT và CNDV trước Mac đều mắc phải những sai lầm và hạn chế nhất định như mang tính trực quan siêu hình máy móc.
Lênin đã đưa ra định nhĩa về vật chất một định nghĩa mà cho tới nay các nhà khoa học hiện đại vẫn thừa nhận: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thực tại khách quan được đem lại cho con ngứời trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
*Trong triết học bàn về phạm trù vật chất luôn gắn liền với việc phải bàn tới các phạm trù liên quan đến sự tồn tại của nó. Đó là phạm trù vận động không gian và thời gian
Vận động theo quan điểm của Mac – Lênin thì: Vận động được hiểu theo nghĩa chung nhất, là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ vị trí giản đơn đến tư duy
Vật chất là vô tận, vô hạn không sinh ra không mất đi và vận động là một thuộc tính không thể tách rời vật chất cho nên bản thân sự vận động không thể mất đi hoặc sáng tạo ra. Vì vậy một khi chúng ta nhận thức được hình thức vận động của vật chất thì sẽ nhận thức được bản thân vật chất.
Cùng với phạm trù vận động thì không gian và thời gian là những phạm trù đặc trưng cho phương thức tồn tại của vật chất. Lênin nhận xét rằng: trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian
1.1.2 Quan điểm về ý thức
*Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: yâ thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử - xã hội. Vì vậy, để hiểu đúng nguồn gốc của ý thức cần phải xem xét nó trên cả hai mặt: tự nhiên và xã hội
- Nguồn gốc của tự nhiên của ý thức: não người và hiện tượng khách quan
Não ngưỡi là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất. Hoạt động của ý thức chỉ xảy ra trên cơ sở hoạt động của não người. Nếu não người bị tổn thương một phần hay toàn bộ thì hoạt động của ý thức cũng bị ảnh hưởng theo. Chỉ có con người mới có ý thức, động vật bậc cao cũng không thể có ý thức được.
Sự phản ánh của thế giới khách quan bằng ý thức của con người là hình thức phản ánh cao nhất, hình thức đặc biệt chỉ có ở con người trên cơ sở phản ánh tâm lý ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Các sự vật hiện tượng tác động lên giác quan của con người và truyền những tác động đó lên trung ương thần kinh đó là bộ óc của con người do đó con người có một hình ảnh về các sự vật đó
Nguồn gốc xã hội của ý thức: Lao động và ngôn ngữ
Nhờ có quá trình lao động mà vượn người mà vượn người trở thành người và xuất hiện não người. Trong quá trình lao động con người buộc giới tự nhiên biến đổi tức là buộc giới tự nhiên bộc lộ những bản chất đặc trưng của nó ra bên ngoài để con người có thể phát hiện.
Trong quá trình lao động các cơ quan cảm giác khác nhau của con người càng trở nên hoàn thiện hơn và do đó có khả năng phản ánh thế giới khách quan ngày càng trở nên chính xác hơn.
Chính trong quá trình lao động mà ngôn ngữ dần được hình thành. Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư duy. Nhờ ngôn ngữ mà con người ngày càng bớt lệ thuộc vào tự nhiên. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể truyền đạt trực tiếp kinh nghiệm từ người này sang người khác từ thế hệ này sang thế hệ khác và như vậy không những làm cho ý thức ngày càng phát triển, và nhờ có ngôn ngữ mà con người ngày càng có thể đi sâu khám phá thế giới quan
Vì vậy nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội là hai điều kiện cần đủ cho sự ra đời của ý thứ. Nếu thiếu một trong 2 điều kiện đó thì không thể có ý thức.
*Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý. Ý thức là cái khách quan làm tiền đề. Nội dung của ý thức là do thế giới quan quy định. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan có ý nghĩa ý thức là sự phản ánh sáng tạo tích cực của thế giới khách quan. Ý thức là sự thống nhất của khách quan và chủ quan. Phản ánh ý thức là sáng tạo do nhu cầu thực tiễn quy định
C.mác nói: ý thức là cái vật chất được di chuyển vào não người và được cải biến trong đó. Ý thức là hình thức phản ánh có mục đích và vì thế có chọn lọc và có khả năng chỉ ra bản chất và quy luật của sư vật từ đó giúp cho chủ thể hoạt động và có thể dự đoán được tương lai phát triển của chúng. Nhờ có ý thức mà con người có thể tạo ra dưới dạng hình nảh của tinh thần mà các sự vật, hiện tượng không tồn tại trong thực tế.
Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên quá trình phản ánh hiện thự khách quan vào bộ óc của con người là quá trình năng động sáng tạo ở 3 mặt:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh, sự trao đổi này mang tính chất 2 chiều có định hướng có chọn lọc các thông tin cần thiết
Hai là, mô hình hoà đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Đây là quá trình sáng tạo lại hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hoá các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan tức là quá trình hiện thực hoá tư tưởng thông qua quan niệm thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện tượng
Ý thức còn mang tính lịch sử-xã hội vì: ngay từ đầu ý thức mang bản tính xã hội nó mang tính lịch sử vì nó là sự phản ánh và nội dung của sự phản ánh đó là do thế giới khách quan quy định mà thế giới vật chất đó luôn nằm trong quá trình vận động biến đổi và phát triển không ngừng
Vì vậy ta khẳng định rằng: ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người là hình thức phản ánh và là hình thứuc phản ánh cao nhất của thế giới vật chất phản ánh mang tính tích cực và sánh tạo
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức hai phạm trù triết học khác nhau nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ gắn bó tác động qua lại biện chứng lẫn nhau thể hiện:
1.2.1 Vật chất quyết định ý thức
Vật chất có trước ý thức có sau. Vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức và là nguồn sinh ra ý thức. Não người là dạng vật chất có tổ chức cao, là cơ quan phản ánh hình thành ý thức ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não con người trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người là hình ảnh của thế giới khách qua. Thế giới khách quan là nguồn gốc của ý thức quyết định nội dung của ý thức.
1.2.2 Ý thức có tính độc lập tương đôi tác động trở lại vật chất
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức đồng thời vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất
Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định sang ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực sâu sẵc hiện thực khách quan thì sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải biến thế giới vật chất còn nếu ý thức không phản ánh đúng hiện thực khách quan ở mức độ nhất định có thể kìm hãm hoạt động của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội
Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người dựa trên những tri thức của mình về thế giới khách quan hiểu biết những quy luật khách quan từ đó đề ra mục tiêu phương hướng biện pháp thực hiện và ý chí thực hiện mục tiêu ấy
Vai trò tích cực chủ động sáng tạo của ý thức con người trong quá trình cải tạo thế giới hiện thực được phát triển đến mức độ nào chăng nữa vẫn phải dựa trên sự phản ánh của thế giới khách quan và các điều kiện khách quan
1.3 Nguyên tắc khách quan rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Nguyên tắc khách quan là hệ quả tất của quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vật chất quyết định ý thức ý thức là sự phản ánh của vật chất. Cơ sở để phát huy tính năng động chủ quan của ý thức là việc tôn trọng và thừa nhận tính khách quan của vật chất các quy luật tự nhiên và xã hội. Nếu như thế giới vật chất với những quy luật và thuộc tính của nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình
Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải luôn xuất phát từ sự vật hiện tượng thực tế khách quan không được xuất phát từ ý muốn chủ quan không lấy ý muốn chủ quan định ra chính sách, không lấy ý chí áp đặt cho thực tế lấy ảo tưởng thay cho hiện thực. Nắm vững nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tôn trọng sự thật tránh thái độ chủ quan, duy ý chí, nóng vội, định kiến, không trung thực.
Vì vậy yêu cầu của nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan.
Nguyên tắc khách quan còn phải gắn bó với tính năng động chủ quan, phát huy tính sáng tạo của ý thức. Vai trò tích cực của ý thức là ở chỗ nhận thức được thế giới khách quan làm cho con người hình thành được mục đích, phương hướng biện pháp và ý chí cần thiết cho hoạt động thực tiễn của mình. Để thực hiện phải vận dụng đúng quan hệ lợi ích phải có động cơ trong sáng thái độ thực sự khách quan khoa học và không vụ lợi tránh thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ
Thực hiện nguyên tắc khách quan tức là phải ngăn ngừa bệnh chủ quan duy ý chí. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách sáng tạo nếu cường điệu tính sáng tạo đó thì sẽ rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí đó là khuynh hướng tuyệt đối hoá vai trò của nhân tố chủ quan của ý chí xa rời hiện thực khách quan bất chấp quy luật khách quan lấy nhiệt tình thay cho sự yếu kém về khoa học. Sai lầm của nó chính là những suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy ddua theo nguyện vọng chủ quan
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì ý nghĩa của phương pháp luận rút ra là rất quan trọng đó là chúng ta luôn phải đảm bảo nguyên tắc khách quan và lấy nó cho căn cứ mọi hoạt động
II. Tác động của điều kiện khách quan trong quá trình xây dựng nên kinh tế định hướng XHCN ở VN hiện nay
2.1 Sự cần thiết xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN hiện nay
2.1.1 Lý luận chung về nền kinh tế thị trường
* Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong nền kinh tế hàng hóa không phải để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra mà nhằm để bán tức là để thoả mãn nhu cầu của người mua đáp ứng nhu cầu của xã hội
Kinh tế hàng hoá chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện đó là:
Một là, phân công lao động xã hội: Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành nhiều ngàn nghề khác nhau của một nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội sẽ tạo nên sự chuyên môn hoá lao động do đó là chuyên môn sản xuất thành những ngành nghề khác nhau, mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài sản phẩm khác nhau để thoả mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau trao đổi sản phẩm cho nhau
Hai là, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. Sự tách biệt này là do các quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX, từ đó làm cho người sản xuất độc lập, đối lập nhau nên họ nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộclẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua bán hàng hoá tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hoá
sản xuất hàng hoá chỉ ra đời hki có đủ cả hai điều kiện nói trên nếu thiếu một trong 2 điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hoá và san phẩm không mang hình thái hàng hoá
*Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều phải thông qua thị trường, kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau chúng khác nhau về trình độ phát triển, nhưng về cơ bản chúng có chung nguồn gốc và bản chất
Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
2.1.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam
2.1.2.1 Tính tất yếu khách quan tác động đến nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam
Hiện nay trên thế giới rất nhiều nước có nền kinh tế rất phát triển tốc độ tăng trưởng cao. Họ đi trước VN hàng chục năm và cả hàng trăm năm so về sự phát triển, thực tế chứng minh đây là những nước có bề dày phát triển kinh tế thị trường
Ở Việt nam khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH thì nền kinh tế nước ta đang còn trong tình trạng lạc hậu kém phát triển nền kinh tế còn mang tính tự cung tự cấp. trước tình ìhn trong nước và trên thế giới tại đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định mô hình kinh tế của việt nam trong thời kỳ quá độ đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là nhận thức hoàn toàn đúng đắn và phát triển kinh tế thị trường là một yếu tố khách quan đối với nước ta không thể lấy ý chí chủ quan mà xoá bỏ nó được. Điều đó dựa trên cơ sở chung của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở VN là:
Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi mà trái lại còn được phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực từng địa phương ngày càng phát triển, sự phát triển đó thể hiện ở tính phong phú đa dạng chất lượng sản phẩm ngày càng cao đưa ra trao đổi trên thị trường.
Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập lợi ích riêng nên quan hệ giữa họ chỉ có thể là quan hệ hàng hoá tiền tệ
Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nhưng các đơn vị kinh tế vẫn còn sự khác biệt nhất định có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh có lợi ích riêng. MẶt khác các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý, nên chi phí sản xuất và hiệu quả cũng khác nhau
Quan hệ hàng hoá- tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là chủ sở hữu đối với hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới sự trao đổi ở đây trên nguyên tắc ngang giá
Dựa trên những phân tích trên ta càng khẳng định tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường nước ta. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường còn có vai trò rất to lớn đó là: thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có xã hội hoá cao đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, lao động lành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng việc chuyển sang nền kinh tế thị trường là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần mà chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước, thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ của nước ngoà, giải phóng được năng lực sản xuất góp phần vào việc quyết định đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua
Vì vậy phát triển nền kinh tế thị trường ở VN là nhiệm vụ cấp bách để đưa nền kinh tế lạc hậu nước ta thành nền kinh tế hiện đại hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế
Bản chất đặc trưngcủa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN
*Bản chất
Trên thực tế lý luận về mô hình thể chế kinh tế thị trường của các quốc gia hết sức đa dạng và phong phú, phức tạp. Hầu như không thể tìm được hai quốc gia nào có hệ thống thể chế kinh tế hoàn toàn giống nhau và cũng không thể áp dụng mô hình thể chế kinh tế thị trường của nước này cho nước khác. Vì vậy mỗi quốc gia phải tự chủ động nghiên cứu tìm tòi mô hình thể chế riêng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh về kinh tế, xã hội, chính trị, truyền thống văn hóa...của quốc gia mình dân tộc mình và xu thế khách quan của thời đại
Như vậy mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự kết hợp giữa cái chung là nền kinh tế thị trường với cái đặc thù là định hướng XHCN ở VN.
Tính chất chung của nền kinh tế thị trường đó là: các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Giá cả do thị trường quyết định hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ làm cơ sở cho việc phân phối nguồn nhân lực kinh tế vào các ngành các lĩnh vực. nền kinh tế vận động theo quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luậ cạnh tranh...Nền kinh tế có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua pháp luật kinh tế kế hoạch hoá các chính sách kinh tế.
Tính đặc thù của nền kinh tế nước ta thể hiện: Đó không phải là kinh tế bao cấp quản lý theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp như trước đây nhưng đó cũng không phải là nền kinh tế thị trường tự do theo cách của các nước tư bản và cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường XHCN bởi chúng ta đang còn trong thời kỳ quá độ lên CNXH còn có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới vừa có, vừa chưa có đầy đủ yếu tố XHCN.
Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCn ở nước ta đã thể hiện quyết tâm khắc phục triệt để hệ thống kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp để xây dựng kinh tế thị trường hiện đại
*Đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở nước ta
Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường: giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội cải thiện từng bước đời sống nhân dân, Ở nước ta tư tưởng HCM và đường lối đổi mới của đảng lấy sản xuất gắn liền với việc cải thiện đời sống nhân dân tăng trưởng kinh tế đối với việc tiến bộ với công bằng xã hội khuyến khích làm giàu hợp pháp gắn liền với xoá đói giảm nghèo.
Kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sáu thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế cá thể- tiểu thủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước. Các thành phần kinh tế tồn tại một cách khách quan và là một bộ phận cần thiết của nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ lên CNXN, vì vậy phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là một tất yếu đối với nước ta. Có như vậy chúng ta mới khai thác được mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế vào sự phát triển chung của đất nước nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Trong đó nền kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính căn bản giữa kinh tế thị trường XHCN và TBCN. Bởi lẽ mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng nó kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới XHCN ở nước ta
Thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập trong đó lấy phân phối lao động là chủ yếu: Mỗi chế độ xã hội có chế độ phát triển tương ứng với nó, chế độ phan phối do quan hệ sản xuất thống trị trước hết là do quan hệ sở hữu quyết định. Ở nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu tương ứng với bốn hình thức phân phối thu nhập là: phân phối lao động, phân phối theo vốn hay tài sản đóng góp, phân phối theo giá trị sức lao động, phân phối theo giá trị sức lao động, phân phối thông qua các phúc lợi tập thể và xã hội. Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế định hướng XHCN với TBCN là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao động. Đây là dặc trưng cơ bản là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu và được xác định là hình thức phân phối chủ yếu trong thời kỳ quá độ.
Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN. Hiện nay nền kinh tế nước ta cũng vận động theo cơ chế vốn có của nền kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh...Hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều có sự quản lý của nhà nước. Nhưng sự khác biệt trong cơ chế vận hành nền kinh tế nước ta là ở chỗ nhà nước quản lý là nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân, vì dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN. Vai trò quản lý của nhà nước là hết sức quan trọng nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định đạt hiệu quả cao và đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước ta quản lý bằng cách kết hợp kế hoạch với thị trường là sự tự điều tiết của bản thân nền kinh tế. Sự kết hợp này được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Ở tầm vi mô thị trường là căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, thoát ly yêu cầu thị trường thì các kế hoạch của thị trường không thực hiện được. Ở tầm vĩ mô mặc dù thị trường không phải là căn cứ duy nhất có tính quyết định nhưng nếu thoát ly thị trường thì kế hoạch vĩ mô trở thành duy ý chí
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế mở, hội nhập. Mở cửa kinh tế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác được tiềm năng và thế mạnh của đất nước, phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn. Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đa phương, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, đồng thời chú trọng mở rộng thị trường, cải thiện môi trường đầu tư với nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài...
Tóm lại, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta với mục tiêu cơ bản là xây dựng XHCN thực hiện: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột có cuộc sống ấm no hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện
2.2 Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay
2.2.1 Những thành tựu quan trọng dạt được trong những năm qua
Sau hơn 20 năm đổi mới thực hiện các đường lối chính sách của đảng và nhà nước đề ra đặc biệt là việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không những đã đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế mà còn đạt được nhiều thành tựu quan trọng ngày càng khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Thể hiện:
Tốc độ tăng trưởng GDP là 7%/năm cứ sau 10 năm tổng GDP tăng hơn 2 lần và đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,4% cao nhất trong 10 năm qua, tỷ lệ lạm phát là 8,4% giảm 1,1% so với 2004(trong khi đó tốc độ GDP năm 2003 là 7,3% năm 2004 là 7,7%)
Các ngành kinh tế có bước phát triển khá
Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng cao trong những thánh cuối năm từ 18,3% tháng 10/2005 lên 18,8% tháng 11/2005 so với cùng kỳ năm 2004, góp phần vào nhịp độ tăng ước tính cả năm là 17,2% so với 16% của năm 2004
Ngành nông nghiệp và dịch vụ cũng ghi nhận được những phấn đấu vượt bậc với tốc độ tăng giá trị gia tăng lần lượt là 4,1 và 8,4% bất chấp thiên tai và dịch bệnh
Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu để phát huy tiềm năng của từng vùng, ngành trong từng khu thành phần kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng làm ăn hiệu quả và chất lượng phát tiển. Tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm từ 24,5% năm 2000 xuống òn 20,89% năm 2005 công nghiệp và xây dựngtăng từ 36,7% năm 2000 lên đến 40,04% năm 2005, dịch vụ từ 38,8% năm 2000 lên 38,07% năm 2005
Cơ cấu vùng chuyên dịch theo hướng phát huy các lợi thế so sánh. Hiện nay các vùng kinh tế trọng điểm gióp khoản 63,16% GDP cả nước vào năm 2005 góp khoảng 70% giá trị gia tăng công nghiệp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu và 73% thu ngân sách nhà nước
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng phát giảm tỉ lệ lao động trong sản xuất thuần nông tăng tỉ leej lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ . Tỉ trọng lao động trong nông- lâm –ngư nghiệp từ 68,2% năm 2000 và giảm 56,8% năm 2005; Lao động công nghiệp tăng từ 12,1% năm 2000 lên 17.9% năm 2005; lao động trong ngành dịch vụ từ 19,7% năm 2000 lên đến 25,3% năm 2005
Cơ cấu các thành phần kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực doanh nhgiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước sau khi đã sắp xếp lại đều hoạt động có hiệu quả hơn. Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển với nhiều hình thức đa dạng. Kinh tế cá thể tư nhân phát triển khá, nhất là trong các lĩnh vực nông- lâm nghiệp,thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tiếp tục có bước phát triển thực sự trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế
*Tạo dựng được những tiền đề phát triển kinh tế XH trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Cân đối tích luỹ tiêu dùng được cải thiện theo hướng giảm dần tỷ lệ tiêu dùng trong cơ cấu tích luỹ tiêu dùng, tăng khả năng tích luỹ đầu tư phát triển, bảo đảm mục tiêu vừa cải thiện mức sống của người dân và tăng khả năng tích luỹ để công nghiệp hoá. tổng tích luỹ bình quân trong thời kỳ 2001-2005 là 11,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách nhà nước năm 2005 là 24,4% tỷ lệ đầu tư GDP tăng nhanh năm 2005 huy động lên đến 38,9% GDP
- Cải thiện tốt kết cấu hạ tầng giao thong, điện, thuỷ lợi thúc đẩy khă năng phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân
Hệ thống giao thông vận tải đã được đầu tư phát triển, nâng cấp, mở rộnh và làm mới các tuyến giao thông huyểt mạch và trọng yếu bảo đảm thông suốt trong cả nước. Cho đến cuối năm 2005 tổng chiều dài quốc lộ trên cả nước là khoảng 17300km, tổng chiều dài đường sắt là khoảng 3400km tổng năng lực vận tải hành khách thông qua các sân bay khoảng trên 12 triệu hành khách năm
Công suất nguồn điện tăng nhanh, hệ thống tải điện được xây dựng đồng bộ hoà trong mạng lưới tất các các vùng Bắc-Nam, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. cho đến nay tổng công suất nguồn điện vào khoảng 11440MW trong đó thuỷ điện chiếm 42,5% nhiệt điện chiếm 66,5% sản lượng điện thương phẩm năm 2005 vào khoảng gần 46 tỉ kwh
Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh trên các vùng tẩo nhiều khả năng thâm canh tăng năng suất và chuyển đổi mùa vụ, cây trồng vật nuôi ở nông thôn...chỉ tính riêng trong 5 năm 2001-2005 năng lực tưới tạo nguồn nước tăng thêm 300.000ha, năng lực tiêu tăng 146000ha.
Kết cấu hạ tầng ở nông thôn có nhiều cải thiện đến cuối năm 2005 trên 89,7% số xã có điện lưới; 94,2% có đường ôtô đến trung tân; 100% xã có điện thoại;83% số xã có trạm văn hoá; bưu điện; 99,45% số xã có trạm ytế;85,1% có lớp mẫu giáo;100% có trường tiểu học..
Cơ sở vật chất một số ngành như du lịch, bưu chính viễn thông, vận tải, tìa chính ngân hàng, bảo hiểm... phát triển nhanh
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ phát triển khá. Đã hoàn thiện thêm việc xoá mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và phổ cập giáo dục trung học cơ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0359.doc