Nguyên lý mối liên hệ phổ biến

Đặt vấn đề Hiện nay theo điều tra của liên hiệp quốc về thu nhập bình quân theo đầu người thì bình quân thu nhập theo đầu người ở nước ta khoảng 200 USD/người, là môt trong 12 nước có thu nhập thấp nhất thế giới. Do vậy một vấn đề đặt ra đối với nước ta hiện nay là nâng cao mức thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện đời sống của nhân dân theo chiều hướng tốt lên. Đồng thời nâng vị trí của nước ta cao lên trên thị trường thế giới tạo ra một bộ mặt mới. Yếu tố quyết định đến mức thu nhập của ngư

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nguyên lý mối liên hệ phổ biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời dân là nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy chúng ta cần phải xây dựng một nền kinh tế mới. Qua sự nghiên cứu của Đảng và Nhà nước cùng với lý tưởng của Hồ Chí Minh, thì nền kinh tế độc lập tự chủ hoà nhập với quốc tế là nền kinh tế phù hợp với hoàn cảnh nước ta nhất. Để xây dựng nền kinh tế đó từ đại hội lần thứ VI của Đảng chúng ta đã kiên quyết xoá bỏ nền kinh tế cũ xác định lại sai lầm và xây dựng kế hoạch kinh tế mới, đó là một nhiệm vụ quan trọng. Nền kinh tế đó có ưu điểm là nhờ sự trợ giúp của các nước bè bạn. Chúng ta sẽ tận dụng triệt để nguồn tài nguyên sẵn có, nguồn nhân lực dồi dào và tiếp thu được phương thức quản lý cũng như nền khoa học của thế giới. Trong điều kiện ngày nay nền kinh tế nước ta đang phát triển rất trì trệ so với thế giới. Chúng ta cần phải hội nhập hoà đồng để cùng phát triển. Vì nền kinh tế thế giới hiện nay nhìn chung là rất phát triển. Từ đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định: "Tất cả những gì đã làm được và chưa làm được của Đảng đã chứng tỏ sự chưa ngang tầm với nhiệm vụ đề ra".Trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng xác định đường lối phát triển kinh tế tiếp đó là phát triển theo công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Dưới góc độ triết học xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là đưa nền kinh tế của nước ta sang một cơ chế phù hợp với quy luật của lịch sử và điều kiện của Đất nước ta để theo kịp sự phát triển của thời đại. Còn hội nhập đó là một yêu cầu tất yếu đối với bất cứ một nền kinh tế nào. Trước sự phát triển của thế giới và bước đầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước ta đã thấy được kết quả bước đầu. Điều đó cho thấy trong thời đại ngày nay không một dân tộc nào một đất nước nào có thể phát triển độc lập được. Sự hợp tác nhiều mặt nhiều chiều tuỳ thuộc lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng cả hai bên cùng có lợi đã trở thành một xu thế tất yếu của xã hội ngày nay. Giải quyết vấn đề I. Nội dung của nguyên lý liên hệ phổ biến 1.1. Đây là một nguyên lý lớn nhất trong lịch sử và là cơ sở cho việc xây dựng các nguyên lý khác. Trong chủ nghĩa duy tâm của các nhà khoa học trước Mác, khi nghiên cứu về hai phạm trù sự vật và hiện tượng đã kết luận rằng: sự vật và hiện tượng rời rạc, không liên quan đến nhau khi mà trình độ của khoa học tự nhiên còn bị hạn chế ở phương pháp sưu tập tài liệu nghiên cứu tách rời từng bộ phận riêng rẽ. Quan niệm trên đã dẫn đến sai lâmf về thế gioiứ quan triết học, dựng lên ranh giới giả tạo giữa sự vật và hiện tượng. Phương pháp này chưa phát hiện ra cái bản chất chung của quy luật vận động và sự phát triển của các sự ạt và hiện tượng trong thế giới. Khi Mác nghiên cứu về phạm trù này trên cơ sở kế thừa các giá trị về tư tưởng biện chứng. Trong kho tàng lý luận của nhân loại cùng với những khái quát mới nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX. Phép biện chứng duy vật (BCDV) đã phát hiện ra mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng. Khái niệm liên hệ là sự giàng buộc lẫn nhau, trong phép biện chứng mối liên hệ nghĩa là biện chứng đó là một sự giàng buộc không thể tách dời nhau. Đồng thời còn là sự tác động và làm thay đổi lẫn nhau của các sự vật và hiện tượng. Vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta trong hoạt động thực tiễn của nền kinh tế. Ví dụ: Mối liên hệ giữa cung và cầu được biểu hiện ở sự vận động của giá cả, khi giá cả cao thì cung nhở hơn cầu và ngược lại. Mối liên hệ này diễn ra ở tất cả các sự vật và hiện tượng. Trong khoa học tự nhiên giữa động vật và thực vật. Trong đời sống hàng ngày mói liên hệ giữa cá nhân và tập đoàn... Mối liên hệ phổ biến theo quan điểm hiện đại là mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên xã hội và tư duy). Dù phong phú đa dạng đến đâu cùng tồn tại trong một mối liên hệ với sự vật khác, không có sự vật - hiện tượng nào tồn tại cô lập riêng biệt được mà phải trong mối liên hệ giàng buộc với sự vật khác. Ví dụ: Nền kinh tế của các vùng ở nước ta muốn tồn tại va phát triển được thì phải trao đổi sản phẩm với vùng khác. Nấu không trao đổi thì không có các điều kiện để phát triển như giống, lương thực. 1.2. ý nghĩa của nguyên lý trong mối liên hệ giữa nền kinh tế của nước ta với thế giới Muốn nhận thức một sự vật nào đó phải xét nó trong mối liên hệ với sự vật khác để chúng ta nắm bắt được bản chất của sự vật. Trước đây, trong giai đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, Đảng ta đã phân tích một cách toàn diện bản chất xã hội nửa thuộc địa và nửa phong kiến và Đảng ta đã chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản mà cách mạng phải giải quyết: Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai, đó là mâu thuẫn cơ bản cần tập trung lực lượng để giải quyết và mâu thuẫn chính ngay trong nhân dân ta, giữa nhân dân lao động và địa chủ phong kiến. Nhờ cuộc cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng chúng ta đã thắng lợi hoàn toàn. Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện đồng bộ, phải tập trung đúgn then chốt để tập trung sức giải quyết, làm cơ sở cho đổi mới các khâu khác. Vì vậy Đảng ta xác định đổi mới kinh tế trước coi đó là điều kiện để tiến hành thuận lợi đổi mới các lĩnh vực khác, đặc biệt là chính trị. Trong bối cảnh quốc tế ngày nay gần đây nhiều nước XHCN lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng một số nước tư bản lại phát triển về lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó lối xem xét phiến diện một chiều sẽ làm cho nước ta có nền kinh tế đã kém phát triển lại càng chậm phát triển. Nhận thức được điều đó Đảng ta đã đề ra chính sách phát triển kinh tế phải kết hợp với hội nhập quốc tế không trừ các nước tư bản chủ nghĩa. Có như vậy nền kinh tế nước ta mới phát triển nhanh chóng được không như trước đây chúng ta không chịu hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa và đế quốc làm cho nền kinh tế nước ta trong thời gian dài chậm phát triển. Nhìn lại mối liên hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới và trong nguyên lý mối liên hệ phổ biến chúng ta thấy nền kinh tế suy thoái của nước ta. Do đó chủ trương của Đảng bị sai lệch xây dựng nền kinh tế tập trung theo lối đơn giản chưa có khoa học kỹ thuật phát triển. Nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè các nước và sự thay đổi trong chính sách của Đảng trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta bắt đầu có sự thay đổi lớn lao. Trong [văn kiện đại hội Đảng lần thứ 9] có các mục tiêu: "phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm, chủ động hội nhập kinh tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác đảm bảo độc lập tự chủ" và đã đề ra mục tiêu của phát triển kinh tế trong 10 năm tới tức đến năm 2010. "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ dệt đời sống vật chất và tinh thần, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước hiện đại. Nguồn lực con người năng lực khoa học công nghệ kết cấu hạ tầng ngày càng đa dạng phát triển ". Mục tiêu đến 2010 sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt 9 -10% mức GDP bình quân trên đầu người đạt 1000 USD 1.3. Các kết quả đạt được và kế hoạch xây dựng tiếp Trong đại hội lần VI của Đảng nêu lên một số sai lầm như sau: + Sai lầm trong cách đánh giá tình hình kinh tế của nước ta. + Sai lầm trong quan hệ hợp tác với nước ngoài. Kết quả nền kinh tế nước ta trước những năm 1987 ở trong tình trạng trì trệ bước vào những năm 1981 - 1985 nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đó là nền kinh tế bảo thủ lạc hậu đã có từ lâu đời. Do đó không mang lại hiệu quả cao. Từ đại hội Đảng lần thứ VI trở đi đã tuyên bố lại chính sách trong cơ cấu sản xuất của nền kinh tế với việc thực hiện ba chương trình lớn là sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu qua 5 năm thực hiện trong đại hội Đảng năm 1991 đã đạt được một số kết quả sau: Về sản xuất lương thực thực phẩm nhờ có sự quản lý của Đảng và Nhà nước về vốn và sự cần cù lao động của nhân dân ta mà lương thực thực phẩm không những đủ dùng trong dân mà còn của để dư xuất khẩu ra nước ngoài đời sống nhân dân ấm no hơn yên tâm sản xuất đặc biệt là xuất khẩu gạo nước ta đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam á sau Thái Lan. Về hàng tiêu dùng phải tăng cường sản xuất tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vốn mà mặt hàng tiêu dùng ngày càng đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu thị yếu của nhân dân cả ở thành thị và nông thôn. Về hàng xuất khẩu: nhờ quan hệ với các nước trên thế giới được tốt mà lượng hàng xuất khẩu của ta ngày càng tăng. Chúng ta đã tạo ra được một số mặt hàng chủ lực đạt kim gạch xuất khẩu cao. Đối với kế hoạch 1991 - 1995 mục tiêu là vượt qua khó khăn thử thách để ổn định và phát triển kinh tế tăng cường ổn định chính trị đẩy lùi các tiêu cực và bất công trong xã hội đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay". Trong đại hội lần thứ VII của Đảng đã nêu rõ "phát triển kinh tế nhiều thành phần phải theo định hướng XHCN ". Đó là một nền kinh tế mà Đảng và nhân đan ta đang trong đại hội lần thứ IX của Đảng xác định rõ "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN ." Kết quả nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi tích cực mặc dù gặp rất nhiều khó khăn kể từ khi Đông Âu và Liên Xô (cũ) sụp đổ. Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách mở rộng kinh tế và chuyển hoạt động của nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Nhờ vậy tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc nội tăng năm 1991 đạt 6,1% năm 1992 đạt 8,1% đến năm 1993 đạt 7,3%. - Thành tựu là lạm phát đã giảm nhanh năm 1993 lạm phát là 5% so với những năm trước đây là con số đáng phấn khởi năm 1987 lạm phát 700% năm 1991là 67%. Qua kết quả bước đầu cho thấy chính sách của Đảng ta đưa ra là hoàn toàn chính xác và tiến bộ trong các chính sách trước phát triển nền kinh tế theo hướng tập trung hay hợp tác xã. Tất cả chỉ là chính sách tạm thời bởi kết quả đạt được không cao đời sống nhân dân còn đói kém. Mà đất nước ta lại phải mất một thời gian dài để thực hiện nó đã bỏ phí thời cơ tận dụng thời gian đó để xây dựng nên độc lập tự chủ và hội nhập. Tuy nhiên các nền kinh tế đó cũng có ưu điểm giúp Đảng ta nhận ra sai lầm của mình và tạo một nền tảng tuy chưa đầy đủ cho sự phát triển và xây dựng nền kinh tế sau này. II. Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay các khó khăn thuận lợi và các phương thức hội nhập. 2.1. Khó khăn - Trước hết phải nói tới tốc độ phát triển kinh tế còn thấp 3-4% trong khi các nước phát triển trong khu vực đạt 9-10% - Lực lượng sản xuất phát triển chậm - Tỷ lệ thất nghiệp cao - Trình độ quản lý kinh doanh của nhân dan ta còn kém, chậm chạp, chưa nhanh nhậy so với nền kinh tế thị trường và yêu cầu của nó. - Khoa học kỹ thuật ở thế giới thì đã phát triển rất cao so với nền khoa học kĩ thuật ở nước ta. - Thên vào đó là sai lầm trong chủ trương chính sách của Đảng: đó là chủ quan duy ý chí nóng vội muốn tiến hành nhanh xoá bỏ nhanh các thành phần phi XHCN. - Đảng chính quyền và nhân dân còn chậm và lúng túng trong đổi mới [Bài nói chuyện của tổng bí thư Đỗ Mười tại đại hội lần thứ VIII của Đảng ] - Đời sống của nhân dân còn kém, trình độ chưa cao. - Đặc biệt là chiến tranh nó huỷ diệt gần hết cơ sở hạ tầng của nước ta nước ta đã chiếm một thời gian dài mã lẽ ra thời gian chúng ta để xây dựng kinh tế không nhưng thế chiến tranh phá huỷ tài nguyên thiên nhiên. Chiến tranh là một thử thách lớn nhất là thử thách khắc nghiệt nhất để kiểm chứng năng lực chính trị của nhân dân và Đảng. Chiến tranh giải phóng dân tộc ở nước ta do Đảng cộng sản lãnh đạo lại diễn ra lâu dài suốt 30 năm chống những thế lực đế quốc lớn mạnh nhất với nhiều âm mưu và thủ đoạn. Do vậy để đi đến thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng diễn ra hết sức quyết liệi đòi hỏi Đảng ta phải bền bỉ và quyết tâm to lớn đồng thời phải đầu tư tiền của và thời gian. 2.2. Sở dĩ có những khó khăn trên là do những nguyên nhân - Trong một thời gian dài đất nước ta - đấu tranh chống giặc ngoại xâm phải bỏ ra tiền của sức lực và thời gian của nhân dân. Chính vì vậy ta chưa có điều kiện để nhập các thiết bị khoa học: nên tốc độ phát triển kinh tế còn chậm lực lượng sản xuất phát triển chưa cao. - Tỷ thất nghiệp cao do dân số nước ta là dân số trẻ trên 50%, trong khi nền kinh tế phát triển chưa cao tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng của dân dố. Chính vì vậy số người có việc làm chiếm tỷ lệ nhỏ, số còn lại chưa có việc làm. Hơn nữa do ảnh hưởng tập quán đông con là thích. - Nhân dân ta mất một thời gian dài đẻ đấu tranh bảo vệ tổ quốc chưa có điều kiện đi học , hơn nữa nếu có thời gian thì lại không có lớp có thầy để học do vậy trình độ quản lý của dân chưa cao, còn chậm và lúng túng. - Khoa học nước ta chưa phát triển một phần do dân tử , một phần là thiếu vốn. - Sai lầm trong đường lối chính sách của Đảng, một phần do khuôn mẫu của Nhà nước phong kiến còn để lại dẫn đến duy ý chí, chủ quan nóng vội. - Nền kinh tế nước ta trong thời gian dài là nông nghiệp với trên 80% dân cư sống bằng nghề này. Điều đó dẫ đến tác phong công nghiệp còn chậm chạp, sử dụng các máy móc chưa thành thạo. 2.3. Tuy nhiên ngoài những khó khăn trên còn có những thuận lợi để kinh tế nước ta phát triển. 2.3.1 Vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng ta thấy trong suốt quá trình chiến tranh cũng như trong các cuộc cách mạng khoa học và các thay đổi của nền kinh tế nước ta., thì Đảng luôn giữ một vai trò quan trọng. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết dịnh đến thắng lợi của các cuộc đấu tranh đó. Đảng ta đã vượt qua những thách thức chẳng những giữ được vai trò lãnh đạo mà còn lãnh đạo thành công trong quá trình đổi mới. Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta tập trung hoàn chỉnh đường lối đổi mới kiên quyết, không chấp nhận sự tin yêu của nhân dân và một Đảng duy nhất từ các cuộc chiến tranh đến các quá trình đổi mới và tránh xảy ra sự hoang mang trong nhân dân nếu có nhiều Đảng cùng tham gia chính trị. 2.3.2. Về vị trí địa lý. Việt Nam truộc vùng Đông Nam á là vùng có nền kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng đạt 6-7%. Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hoá quốc tế từ SNG, Trung Quốc sang Nam á... - Từ ven biển Việt Nam, nhất là từ Phan Thiết trở vào,có nhiều cảng nước sâu, khí hậu tốt không có bão, sương mù, tàu bè, các nước có thể cập bến an toàn. Việt Nam nằm trên trục đường bộ và đường sắt từ Châu Âu sang Trung Quốc nên rất thuận lợi để vận chuyển hàng hoá. Về vận tải hàng không, nước ta có nhiều sân bay như: Tân Sơn Nhất, nằm ở vị trí lý tưởng, cách đều thủ đô, các thành phố quan trọng Băng Cốc, Gia-các-ta... cho phép mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại thu hút vốn đầu tư. 2.3.3. Về tài nguyên thiên nhiên: Nguồn tài nguyên rất phong phú đó là một nhân tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Về đất đai: có diện tích 330.363km2, có 50% là vùng nông nghiệp và ngư nghiệp và khí hậu nhiệt đới mưa nắng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp. Chiều dài bờ biển 3.260km , trên đất có 2860km sông ngòi phát triển thuỷ lợi. Về khoáng sản: có nhiều dầu mỏ ngoại tệ mang về hàng năm 500USD, đặc biệt là than 3,6 triệu tấn ở Quảng Ninh và một số nơi khác. Kim loại: có nhiều mỏ sắt có vài trăm triệu tấn ở Thái Nguyên. 2.3.4. Về nguồn nhân lực: Nước ta có một nguồn lao động dào sẽ thu hút vốn đầu tư của nước ngoài: Năm 1992 có 70 triệu người trong đó có 35 triệu người lao động. Ngoài ra còn một hệ trống cơ sở hạ tầng cũ do Pháp để lại. 2.3.5. Ngoài ra chúng ta còn gặp thuận lợi khác là vốn đầu tư của nước ngoài. Trong những năm 1950, Miền Bắc được sự viện trợ của các nước XHCN đặc biệt là các nước Liên Xô cũ và Đông Âu. Miền Nam được sự viện trợ của mỹ, ngoài ra còn nguồn viện trợ CDA của Nhật Bản cho Việt Nam. Nhìn chung qua hợp tác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn ổn định kinh tế xã hội và giúp tăng trươngr kinh tế Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng một phần nguyên nhiên vật liệu quan trọng, nhiều công trình then chốt của Viẹt Nam bị phá huỷ trong chiến tranh thuộc các ngành sản xuất và dịch vụ như năng lượng, bưu chính viễn thông... được khôi phục cải tạo. 2.3.6. Đặc điểm luật đầu tư vào Việt Nam. Các nhà nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất thuận lợi ở các chính sách đầu tư vào nước ta. Việt Nam cũng hiểu rằng: hoạt động thu hút vốn và kinh tế nước ngoài đang là một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước. Do vậy luật đầu tư vào Việt Nam thông qua tháng 12/1987 đã thể hiện tính thoáng đãng, hấp dẫn tạo ra lợi thế so sánh trong cuộc cạnh tranh. Nhìn chung các kinh doanh, các nhà đầu tư trên thế giới đón nhân thoáng và hấp dẫn. Năm 1993 tổng số vốn thực hiện là 2084 thiẹu USD, trong đó vốn đầu tư nước ngời là 1672 triệu USD. Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong 6 năm tạo ra 780 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ năm 1992 đạt 162 triệu USD, năm 1997 đạt 170 triệu USD. 2.4. Vai trò của hội nhập 2.4.1. Vai trò của thu hút vốn đầu tư Nền kinh tế nước ta đạt được thu nhập đến 400USD/năm thì cần có số vốn 4,2 tỷ USD trở lên. Đây là con số không nhỏ, muốn đạt đợc nó ta phải thu hút vốn đầ tư nước ngoài, khi đó tốc độ bình quân hàng năm đạt 7%. - Với số vốn hiện nay nước ta có thể mở rộng quy mô sản xuất làm thu nhập quốc dân tăng và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống. Từ năm 1988 - 1993 có trên 500 công ty thuộc 42 nước đầu tư vào Việt Nam. - Thông qua đầu tư tiếp nhận trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến của thế giới rút ngắn khoảng cách giữa nước ta và thế giới. Ngoài ra còn tiếp thu được trình độ quản lý kinh doanh, tác phong công nghiệp của các nước công nghiệp. - Nhờ có vốn đầu tư chúng ta có thể sử dụng có hiệu quả nhưng lợi thế của đất nước như tài nguyên thiên nhiên nguồn lao động dồi dào... Tóm lại mở rộng đầu tư bằng cánh thu hút vốn có ý nghiã cực kỳ quan trọng để đưa nước ta ngang tầm với sự phát triển cuả thế giới 2.4.2. Kết quả của vốn đầu tư trong những năm qua - Trong công nghiệp: nhờ tăng cường vốn và khoa học kĩ thuật. Năm 1992: Sản phẩm đã tăng lên rất nhanh là15%. Cho đến năm 1993 tăng lên 12,1 % so với năm1992. - Trong nông nghiệp: Sản xuất lương thực tăng nhanh, dự trữ lương thực trong dân khá dồi dào và lưu thông không những đủ dùng mà còn xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn trở thành một nước xuất khẩu gạo tương đối lớn đó là cơ sở cho sự ổn định và phát triển kinh tế. - Trong hoạt động xây dựng: Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn rất hạn hẹp nhưng năm 1993 chúng ta vẫn dành 7,6% tích luỹ từ ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản . Nhờ vậy 180 công trình hạng mục trọng điểm của nhà nước vẫn thực hiện đúng kế như hoàn thành tổ máy số 5, số 6 của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình , hoàn thành các nhà máy thuỷ điện Thác Mơ ,Vĩnh Sơn ,xây dựng đường tải 500kv ,những công trình này sẽ góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng cho sự phát triển cácnăm sau thuận lợi hơn. - Trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư: Mặc dù năm 1993 là năm cuối cùng Mỹ thi hành chính sách cấm vận về kinh tế đối ngoại ở Viẹt Nam nhưng lượng vốn đầu tư vẫn tiếp tục gia tăng 40% so với năm 1992, tổng số vốn 2728,4 triệu USD. Những dự án đầu tư bước đầu có tác dụng mở mang ngành nghề, đổi mới thiết bị kỹ thuật, thu hút đầu tư. 2.5. Các phương thức hội nhập Chúng ta hợp tác với nền kinh tế thế giới thông qua trao đổi, buôn bán và các hợp đồng đầu tư. 2.5.1 Các loại hợp đồng đầu tư. + Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên cùng tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước ta. + Xí nghiệp liên doanh là xí nghiệp được thành lập dựa trên sự ký kết giữa một bên là nước ngoài và một bên là Việt Nam. + Xí nghiệp 100% vốn nước ngoìa, là xí nghiệp quyền tổ chức thuộc cá nhân hoặc tập thể được thành lập tại Việt Nam và vốn 100% của nước ngoài. +Hình thức hợp đồng là xây dựng chuyển giao được thực hiện trên cơ sở chủ đầu tư nước ngoài và cơ quan thẩm quyền Việt Nam. 2.5.2.Mở rộng nền kinh tế bên trong và bên ngoài: Việc mở rộng nền kinh tế bên trong và bên ngoài tất yếu dẫn tới hoà nhập từng bước vào nền kinh tế thế giới, nhưng hoà nhập bằng cáh nào. Hiện nay nước ta có hai chủ trương để hội nhập. - Phát triển kinh tế đến mức tối đa có quan hệ kinh tế đối ngoại trong chừng mực có thể phát triển được tìm mọi cách mở rộng quan hệ kinh tế. Thực ra hướng ngoại là cách tốt nhất để hướng nội trong điều kiện ngày nay vì nó đáp ứng những cái cơ bản mà chúng ta đang thiếu như: nguồn vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ... - Từng bước gắn liền giá cả trong nước với giá cả của thế giới điều đó có lợi cho người sản xuất nhờ lợi thế so sánh sức lao động giá cả nội địa thấp hơn giá cả quốc tế như: than, điện... Có lợi cho Nhà nước vì giảm được bao cấp, các vật tư nhờ đó giảm tiêu cạc ách tắc trong khâu lưu thông kích thích nâng cao trình độ quản lý. - Tuy nhiên nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn như: buôn lậu, chảy máu vàng, chảy máu chất xám, sự chống phá các thế lực phản động quốc tế. Bằng sự quản lý của Nhà nước các hành động đó sẽ bị hạn chế. III. Phương hướng và các biện pháp tăng cường xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập 3.1. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư. - Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan thực tiếp đến hoạt động đầu tư của nưóc ngoài tại Việt Nam, bổ sung các chính sách còn thiếu. - Rút ngắn các thủ tục công khai hoá mọi thủ tục. Cân xây dựng rõ ràng quy chế về đền bù, giải phóng các mặt bằng. - Về tài chính, hiện nay giá đất của Việt Nam quá cao. Đó là nhận xét của nhiều nhà kinh tế nước ngoà họ nhận xét: "không thu hút được sự đầu tư của nước ngoài, thu hút người giỏi vào làm tại Việt Nam và không giữ được người giỏi Việt Nam ở lại làm". Do đó càn có cam kết của chính phủ về vay vốn, cho phép họ tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. - Một khó khăn lớn cần khắc phục ở Việt Nam là các phương tiẹn thôg tin ở Việt Nam còn hiếm làm các nhà kinh tế không nắm được tình hình kinh tế của thế giới, do đó không thu hút được các nhà đầu tư vào Việt Nam. Nhà nước ta cần phải tăng cường công tác thông tin. - Phải nhanh chóng hoàn thành quy chế về lao động để tiện cho người sử dụng lao động và người lao động làm thuê. Đó là điều kiện để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vì giá lao động ở nước ta thấp và có lực lượng lao động đông. - Nâng cấp cơ sở hạ tầng. - Khẩn trương đào tạo các bộ và đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu hoạt động đầu tư trực tiếp. 3.2. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật của thế giới vào nền kinh tế của nước ta. 3.3. Về tổ chức của Đảng Đảng là hạt nhân lãnh đạo đưa ra các chính sách phải phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh đất nước. Trên con đường đổi mới cũng như trong chỉ đạo của Đảng, phải chú trọng vận dụng lý luận cách mạng XHCN phải không ngừng tìm tòi hình thức tổ chức cách thức quản lý của Nhà nước. Vì vậy đổi mới và chỉnh đốn Đảng nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm nhiệm vụ là vấn đề then chốt bảo đảm cho quá trình đổi mới đi đúng hướng và đạt thành tưu cao hơn. Chấn chỉnh hệ thống tổ chức của Đảng, bảo đảm bộ máy tinh gọn, có hiệu quả. 3.4. Tổ chức lại có cấu Nhà nước [Trong bài phát biểu tại hội nghị lần thứ 3, ban chấp hành Trung Ương kháo VIII tháng 6 - 1997]. Đồng chí tổng bí thư Đỗ Mười nêu rõ: "việc xây dựng bộ máy Nhà nước phải tiến hành đồng bộ ở các cấp, đặc biệt là ở cấp trung ương và cơ sở". Việc xây dựng một Nhà nước vững chắc là cơ sở cho việc phát triển kinh tế theo hướng độc lập tự chủ. 3.5. Tích cực công tác bài trừ tệ nạn và bảo vệ đất nước. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao là nguyên nhân làm cho tệ nạn xã hội gia tăng. Do đó cần giải quyết việc làm cho lao động và tạo ra một hệ thống pháp luật nhằm giữ trị an cho xã hội. [Trong Nghị quyết đại hội Đảng VII và các Nghị quyết Trung Ương khoáVIII] nêu ra 2 nhiệm vụ chiếm lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phải tập trung phát triển kinh tế coi đó là nhiệm vụ trung tâm, đồng thời phải hết sức coi trọng việc bảo vệ tổ quốc, giữ vững ổn định, chính trị. Thế giới có nhiều biến động bất chắc, chứa đựng nhiều điểm nóng tiềm tàng có thể bùng nổ thêm các xung đột khu vực. Mỹ vẫn chưa từ bỏ chính sách cấm vận đối với Việt Nam, các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu gây mất trật tự ổn định chính trị, phá hoại sự nghiệp các mạng của nhân dân ta. Toàn Đảng toàn dân phải đề cao cảnh giác. Kết luận Mối liên hệ phổ biến đã thể hiện được bản chất của các sự vật và hiện tượng, chúng luôn tác động làm thay đổi lẫn nhau. Không có một sự vật nào có thể tồn tại độc lập được muốn khám phá, nó phải dựa vào các mối quan hệ với sự vật khác. áp dụng nguyên lý này ta thấy nền kinh tế nước ta không thể phát triển độc lập được, phải kết hợp với các nước khác trên thế giới cùng phát triển. Có như vậy nền kinh tế nước ta mới theo kịp nền kinh tế thế giới. Đảng ta nhận thức rõ điều đó đã đưa ra mục tiêu: "xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với hội nhập thế giới". Đó là một mục tiêu đúng đắn nhất được nhân dân ta ủng hộ và ra sức thực hiện cùng với sự lãnh đaọ của Đảng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng chúng ta còn gặp nhiều khó khăn như vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý ... và cũng có những thuận lợi như: sự đầu tư của nước ngoài, nguồn vốn của Đảng và sự giúp đỡ của các nước bè bạn. Đó là những điều kiện để giúp nền kinh tế của nước ta nhanh chóng đi lên, để hội nhập với nền kinh tế thế giới đang phát triển. Đặt vấn đề 1 Giải quyết vấn đề 3 I. Nội dung của nguyên lý liên hệ phổ biến 3 1.1. Đây là một nguyên lý lớn nhất trong lịch sử và là cơ sở cho việc xây dựng các nguyên lý khác. 3 1.2. ý nghĩa của nguyên lý trong mối liên hệ giữa nền kinh tế của nước ta với thế giới 4 1.3. Các kết quả đạt được và kế hoạch xây dựng tiếp 5 II. Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay các khó khăn thuận lợi và các phương thức hội nhập. 7 2.1. Khó khăn 7 2.2. Sở dĩ có những khó khăn trên là do những nguyên nhân 8 2.3. Tuy nhiên ngoài những khó khăn trên còn có những thuận lợi để kinh tế nước ta phát triển. 9 2.3.1 Vai trò lãnh đạo của Đảng. 9 2.3.2. Về vị trí địa lý. 9 2.3.3. Về tài nguyên thiên nhiên: 10 2.3.4. Về nguồn nhân lực: 10 2.3.5. Ngoài ra chúng ta còn gặp thuận lợi khác là vốn đầu tư của nước ngoài. 10 2.3.6. Đặc điểm luật đầu tư vào Việt Nam. 11 2.4. Vai trò của hội nhập 11 2.4.1. Vai trò của thu hút vốn đầu tư 11 2.4.2. Kết quả của vốn đầu tư trong những năm qua 12 2.5. Các phương thức hội nhập 12 2.5.1 Các loại hợp đồng đầu tư. 12 2.5.2.Mở rộng nền kinh tế bên trong và bên ngoài: 13 III. Phương hướng và các biện pháp tăng cường xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập 13 3.1. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư. 14 3.2. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật của thế giới vào nền kinh tế của nước ta. 14 3.3. Về tổ chức của Đảng 14 3.4. Tổ chức lại có cấu Nhà nước 15 3.5. Tích cực công tác bài trừ tệ nạn và bảo vệ đất nước. 15 Kết luận 16 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0076.doc
Tài liệu liên quan