Mục lục
Trang
Nội dung
I. Khái niệm nguồn nhân lực
II. Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đối với nền kinh tế tri thức ở nước ta
III. Thực trạng thách thứ và xu hướng phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam
1. Số lượng (quy mô) nguồn nhân lực Việt Nam
2. Về giá nhân công
3. Về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
4. Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực nước ta
5. Phân bố nguồn nhân lực của nước ta
6. Lợi thế và thách thức nguồn nhân lực nước ta
IV
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nguồn nhân lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chiến lược và giải pháp phát triển nguồn nhân lực của nước ta
1. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nước ta
2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nước ta
Nội dung
I. Khái niệm nguồn nhân lực (NNL).
Ngày nay, khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận như một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăng trưởng thì một trong những yêu cầu để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới là phải có được một nguồn nhân lực có đủ sức đáp ứng được những yêu cầu của trình độ phát triển của khu vực, của thế giới, của thời đại.
Nguồn nhân lực là toàn bộ những người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình lao động và các thế hệ nối tiếp sẽ phục vụ cho xã hội.
Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế-xã hội là khả năng lao động cả xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguần lao động.
Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người muốn phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động).
Khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế-xã hội, con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nó tới mục tiêu nhất định. Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc... tất cả các yếu tố đó ngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hoá lao động. Ngoài ra, khi xem xét nguồn nhân lực, cơ cấu của lao động-bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng.
Cũng giống như các nguần lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng lao động, những người lao động phải được đào tạo, phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả cao trong sử dụng. Một quốc gia có lực lượng lao động đông đảo, nhưng nếu phân bổ không hợp lý giữa các ngành, các vùng, cơ cấu đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì lực lượng lao động đông đảo đó không những không trở thành nguần lực để phát triển mà nhiều khi còn là gánh nặng cản trở sự phát triển.
II.Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đối với nền kinh tế tri thức ở nước ta.
Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và thông tin, sự giao lưu trí tuệ và tư tưởng liên minh kinh tế giữa các khu vực trên thế giới. Sự ra đời của nhiều công ty xuyên quốc gia đã tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy. Tình hình đó đã dẫn đến sự quốc tế hoá kinh tế thế giới, gây nên những đảo lộn về chính trị xã hối sâu sắc mang tính toàn cầu và đang đi đến thiết lập một trật tự thế giới mới. Trong bối cảnh đó, khu vực châu á-Thái Bình Dương đang nổi lên là khu vực kinh tế năng động nhất. Một trong những yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là vai trò của nguồn nhân lực.
Nền kinh tế tri thức là kinh tế dựa trên các trụ cột chủ yếu là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... Để có được nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc để phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; đồng thời phải đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo. hay nói cách khác phải đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Suy cho cùng tri thức là hệ quả, là tất yếu của sự phát triển nguồn nhân lực. Các nước muốn phát triển nền kinh tế tri thức cần phải đầu tư cho phát triển con người mà cốt lõi là phát triển giáo dục và đào tạo,đặc biệt là đầu tư phát triển nhân tài. Nhà kinh tế học người Mỹ, ông Garry Becker-người được giải thưởng Nobel về kinh rế năm 1992, đã khẳng định:''không có đầu tư nào mang lại nguần lợi lớn như đầu tư cho giáo dục’’ (Nguồn: The Economist 17/10/1992). Nhờ có sự đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển.
Việt nam là nước đang phát triển có lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam là khái niệm hoàn toàn mới mẻ. Do vậy, có ý kiến cho rằng nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam hiện nay quá xa và không hiện thực; cho rằng Việt Nam phải xây dựng xong CNH, HĐH để làm tiền đề cho kinh tế tri thức ra đời và phát triển, kinh tế tri thức không chỉ bao gồm các ngành mới xuất hiện dựa trên công nghệ cao, mà còn cả các ngành truyền thống được cải tạo bằng khoa học công nghệ cao. Do đó không nên chờ cho đến khi sự nghiệp CNH, HĐH kết thúc mới tiến hành xây dựng kinh tế tri thức, mà ngay trong giai đoan này, để phát triển và theo kịp các nước trên thế giới, chúng ta phải đồng thời quan tâm tới những lĩnh vực mà chúng ta có thể tiếp cận.
Đối với Việt Nam, một đất nước nông nghiệp, rõ dàng chúng ta không thể xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức như các nước công nghiệp phát triển. Thực ra đó là sự tiếp tục quá trình CNH, HĐH đất nước ở một trình độ cao hơn, dựa trên chất xám của con người. Mặt khác do xuất phát điểm của lực lượng sản xuất của ta thấp, mà tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tức mang những đặc thù của mình. Do đó việc xác định nội dung các ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH, chuẩn bị các điều kiện vật chất và con người để tiếp cận kinh tế tri thức trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi cấp, mọi ngành, nhất là các cấp hoạch định chiến lược. Trong việc chuẩn bị ấy việc nghiên cứu thực trạng mạnh, yếu và tìm ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực là quan trọng và cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì nếu chỉ có lực lượng lao động đông và rẻ thì không thể tiến hành công nghiệp hoá, mà đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. Chính nhờ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao mà Nhật Bản và các nước Nics (các nước công nghiệp mới) vận hành có hiệu quả công nghệ nhập khẩu hiện đại, sản xuất ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh cao với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
Để đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Với tư cách là mục tiêu và động lực phát triển, con người có vai trò to lớn không những trong đời sống kinh tế mà còn trong lĩnh vực hoạt động khác. Bởi vậy phải quan tâm, nâng cao chất lượng con người, không chỉ với tư cách là người lao động sản xuất, mà với tư cách là công dân trong xã hội, một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong cộng đồng nhân loại... không thể thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu không có đội ngũ đông đảo những công nhân lành nghề, những nhà khoa học kỹ thuật tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, biết nhìn xa trông rộng.
Vào những năm 80, quan điểm phát triển nguồn nhân lực đã trở thành vấn đề quan tâm đặc biệt ở châu á-Thái Bình Dương. Con người được coi là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển. Trong thời đại mới, muốn giải quyết hài hoà các yếu tố ciung và cầu có liên quan đến chiến lược phất triển nguồn nhân lực thì cần xem xét khía cạnh nguồn nhân lực theo quan hệ một phía. Phải thấy được vai trò sản xuất của nguồn là vấn đề cốt lõi của học thuyết vốn con người. Và vai trò sản xuất của nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với vai trò tiêu dùng được thể hiện bằng chất lượng cuộc sống. Cơ chế nối liền hai vai trò là trả công cho người lao động tham gia các hoạt động kinh tế và thu nhập đầu tư trở lại để nâng cao mức sống của con người tạo nên khả năng nâng cao mức sống cho toàn xã hội và làm tăng năng suất lao động... các nước nghèo ở châu á đều nhận thức do tốc độ tăng dân số quá nhanh nhiều quốc gia coi việc giảm đói nghèo còn quan trọng hơn cả giáo dục, đó là một thiệt thòi to lớn.
Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước với mục tiêu bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, an ninh quốc gia và sự bền vững của môi trường. Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế-xã hội cao khi nền kinh tế ấy thực sự dựa trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá. trong đó phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững.
III. Thực trạng, thách thức và xu hướng phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam.
Số lượng (quy mô) nguồn nhân lực Việt Nam.
Quy mô nguồn nhân lực Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước đông dân số với quy mô dân số đứng
thứ hai Đông nam á và thứ mười ba trên thế giới. Một đất nước với cơ cấu dân số trẻ với số người trong độ tuổi 16-34 chiếm 60% trong tổng số 35,9 triệu người lao động: nguần bổ sung hàng năm là 3%-tức khoảng 1,24 triệu người. Theo tổng điều tra dân số ngày 1-4-1999, quy mô dân số nước ta là 76,3 triệu người và dự tính đến năm 2010 quy mô dân số nước ta vào khoảng 95 triệuvà số người trong tuổi lao động gần 58 triệu, chiếm 60,7% dân số. Dự báo thời kỳ 2001 đến 2010 cần tạo thêm chỗ làm việc mới cho khoảng 11-12 triệu lao động (chưa kể số lao đông tồn động các năm chuyển sang), bình quân mỗi năm phải tạo thêm 1,1 đến 1,2 triệu chỗ làm việc mới. Tính đến 1/7/2000, tổng lực lượng lao động cả nước có 38.643.089 người, so với kết quả điều tra tại thời điểm 1/7/1996 tăng bình quân hàng năm là 975.645 người, với tốc độ tăng 2,7% một năm, trong khi tốc độ tăng bình quân hàng năm của thời kỳ này là 1,5% một năm.
Chỉ tính riêng số lượng cán bộ chính quyền cơ sở ( bao gồm cán bộ công tác ở các xã, phường, thị trấn) cũng cho ta thấy nước ta có số lượng lao đông đảo, số lượng lao động ngày một gia tăng. Theo quy định trong Nghị định 174/CP ban hành tháng 9 năm 1994, cơ cấu số lượng của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn gồm có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 5 uỷ viên uỷ ban. Với khoảng 1 vạn xã, đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở gồm có số lượng trên dưới 70000 người. Tuy nhiên, nếu tính theo cách định biên theo cơ cấu cán bộ cơ sở theo Nghị định 50-CP ngày 26-7-1995 thì ngoài số uỷ viên uỷ ban đã nêu trên, còn có chức danh khác được bố trí theo yêu cầu của từng địa phương với mức quy định như sau:
- Dưới 5000 dân: 12 cán bộ.
- Từ 5000 dân đến dưới 10000 dân : 14 cán bộ.
- Từ 10000 dân đến 15000 dân :16 cán bộ.
- Từ 15000 dân đến 20000 dân :18 cán bộ.
- Từ 20000 dân trở lên tối đa không quá 20 cán bộ.
Từ số cán bộ làm công tác đoàn thể, số cán bộ chính quyền cơ sở gồm chủ tịch uỷ ban nhân dân, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân và các thành viên của uỷ ban dao động từ khoảng 7 đến 13 người tuỳ theo từng loại xã.
Đến Nghị định 09/1998/NĐ-CP ban hành ngày 23-1-1998 số lượng cán bộ chính quyền cơ sở loại xã sau đây được ấn định như sau :
- Dưới 10000 dân :17-19 cán bộ.
- Từ 10000 đến 20000 dân: 19-21 cán bộ.
- Trên 20000 dân cứ thêm 3000 dân thêm 1 cán bộ, tối đa không quá 25 cán bộ.
Như vậy, nếu trừ số cán bộ làm công tác đoàn thể, số lượng cán bộ làm công tác chính quyền cơ sở đã tăng lên ở từng loại xã từ 3 đến 5 người và nếu lấy bình quân mỗi xã có khoảng 20 cán bộ, thì tổng số cán bộ chính quyền cơ sở trong cả nước sẽ vào khoảng trên dưới 150.000 người. So với đội ngũ công chức hành chính trong cả nước từ cấp huyện lên trung ương hiện có khoảng trên dưới 200.000 người, thì đội ngũ cán bộ làm công tác chính quyền cơ sở không phải là nhỏ. Ngoài số đó ra còn có khoảng 200.000 là đại biểu hội đồng dân cư, những người đang được chính quyền cơ sở trao những quyền hạn nhất định về mặt chính quyền, hợp thành một đội ngũ cán bộ đông đảo ở cơ sở và trong toàn quốc.
So với các nước trong khu vực, quy mô dân số Việt Nam cùng với Philippin và Thái Lan ở vào khoảng trung bình. Nhưng nếu so sánh với thế giới thì về quy mô dân số, Việt Nam đứng thứ 13, còn trong ASEAN, Việt Nam xếp thứ hai, chỉ sau Inđônêxia. điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Một số chỉ tiêu về dân số và lao động của các nước ASEAN
Nước
Dânsố 1994
(Triệu người)
Tỷ lệ tăng dân số(%)
Lực lượng lao động
1960-1992
1992-2000
1994 (triệu người)
% tăng giai đoạn 90-94
% trong dân số
Brunây
0,284
3,8
2,1
0,112
---
Inđônêxia
192,2
2,2
1,7
81,2
1,1
43
Malaixia
19,5
2,6
2,1
7,85
2,8
38
Philippin
68,6
2,7
2,0
27,48
3,0
56
Thái Lan
59,4
2,4
1,1
32,84
1,1
56
Việt Nam
72,5
2,2
2,1
33,7
2,8
49
Xingapo
2,93
1,7
1,7
1,69
2,9
56
Nguồn: - Chỉ tiêu và chỉ số phát triển con người,Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995.
Xem bảng trên ta thấy dân số trong toàn khối giai đoạn 1960-1992 còn khá cao, trừ Xingapo có tỷ lệ là 1,7% và trải qua thời kỳ chuyển tiếp dân số. Trong giai đoạn 1992-2000, có thêm Inđônêxia và Thái Lan giảm được tỷ lệ tăng dân số. Riêng Việt Nam luôn nằm ở nhóm có tỷ lệ gia tăng dân số cao trong khu vực: 2,2% trong giai đoạn 1992-2000. điều này dẫn đến sự gia tăng lực lượng lao động trong những năm 90 còn cao ở phần lớn các nước trong khối: Malaixia là 2,8%; Philippin là 3%; Việt Nam là 2,8%; Xingapo là 2,9%. Với tốc độ tăng dân số nhanh và còn được duy trì như vậy, tỷ lệ gia tăng lực lượng lao động của Việt Nam trong cả giai đoạn 1960-1992 và tiếp theo cho đến nay là điều khó tránh khỏi. Năm 1986, Việt Nam mới có 30,3 triệu người trong độ tuổi lao động thì đến năm 1995 đã tăng đến 40,2 triệu người, bình quân mỗi năm tăng khoảng một triệu người, tức là khoảng 3,22%. Ngoài ra còn phải kể đến số người ngoài độ tuỏi lao động nhưng thực tế có làm việc cũng tăng lên, tạo thành một nguần cung cấp về lao động khá dồi dào: cuối năm 1995 có 3,7 triệu người, trong đó có 1,3-1,4 triệu trẻ em (nguần: kim Ngọc Cương, ''phân tích và dự báo thị trường lao động ở nước ta'', Bộ kế hoạch và đầu tư, tạp chí kinh tế và dự báo, số 5/1997, tr.19).
Đối với Việt Nam, ngoài hai yếu tố về số người trong và ngoài độ tuổi lao động kể trên, còn có thể tính đến một số yếu tố mang tính chất biến động cơ học làm tăng nguần lao động của Việt Nam hiện nay như: số bộ đội giải ngũ; số lao động đi làm ở các nước Đông Âu, Trung Đông trở về; số người tỵ nạn ở Thái Lan, Hồng Kông, Malaixia, Việt kiều ở Campuchia hồi hương…
Như vậy, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và thường xuyên được bổ sung bằng đội ngũ lao động trẻ, hùng hâụ, tạo nên một trong những ưu thế cho Việt Nam trong việc tham gia và hoà nhập vào nền kinh tế khu vực va thế giới.
Quy mô nguồn nhân lực qua đào tạo cuả Việt Nam và việc sử dụng nguồn nhân lực này.
Việt Nam tuy có lực lượng lao động dồi dào nhưng lực lượng lao động đã qua đào tạo thực tế lại thiếu. đó là mâu thuẫn về quy mô của nguồn nhân lực nước ta, chúng ta vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực.
Hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các bộ, các ngành ở các cơ quan trung ương có 129763 người, trong đó có 74% công chức có trình độ từ đại học trở lên.
Khi nói đến nguồn nhân lực của một quốc gia thường người ta hay quan tâm đến số lượng học sinh, sinh viên được đào tạo hàng năm ở các trường trung học chuyên nghiệp, trường công nhân kỹ thuật, các trường đại học, cao đẳng trong quốc gia đó. Bởi đó là con số nói lên số lao động được đào tạo hàng năm và chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia. ở Việt Nam, số học sinh và sinh viên thuộc các trường trung học chuyên nghiệp, kỹ thuật, cao đẳng và đại học trong cả nước từ năm 1992 đến năm 1997 (chỉ tính học sinh, sinh viên hệ chính quy) như sau: Đơn vị tính: 1.000 người
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Trung học chuyên nghiệp
107,8
119,0
155,6
170,5
172,4
164,1
Số tốt nghiệp
43,5
44,9
49,0
56,3
59,3
68,3
Công nhân kỹ thuật
57,6
68,7
74,7
58,7
69,9
102,5
Số tốt nghiệp
35,2
38,0
64,9
66,4
75,1
70,6
Cao đẳng, đại học
136,8
157,1
203,3
297,9
509,3
662,8
Số tốt nghiệp
24,8
29,1
36,9
58,5
78,5
74,1
Nguồn: niên giám thống kê 1998-Nxb Thống kê, 1999, tr342, 345 &349
Theo bảng trên ta thấy, cơ cấu đào tạo ở các cấp bậc rất khác nhau, số sinh viên cao đẳng,đại học tăng nhanh trong những năm gần đây, trong khi đó số học sinh trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật tăng rất chậm và biến đổi bất thường khi lên khi xuống nhất là số công nhân kỹ thuật. Nếu năm 1994 các trường công nhân kỹ thuật có 74.700 học sinh, thì năm 1995 còn 58.700 học sinh , song đến năm 1997 lại tăng lên 102.500 học sinh. Chính điều đó tạo nên sự thiếu hụt lớn số công nhân kỹ thuật và cán bộ có trình độ trung cấp, và ngược lại dẫn tới sự lãng phí chất xám, bởi sẽ có những sinh viên có trình độ cao đẳng hoặc đại học đảm nhận những công việc của công nhân kỹ thuật hoặc trung cấp. Hiện nay số sinh viên đại học, cao đẳng vẫn tiếp tục tăng nhanh, năm 2000 số sinh viên cao đẳng, đại học là gần 1 triệu bằng 1,8 lần năm 1995, vượt dự kiến kế hoạch 5 năm (1996-2000) là 13% (Lê Quang Trung: biện pháp cho vấn đề lao động thất nghiệp ở thành thị-Vụ chính sách lao động và việc làm) và năm học 2001-2002 tổng chỉ tiêu cho các trường cao đẳng, đại học tăng 5% tức khoảng 160.000 sinh viên, tăng 10.000 sinh viên so với năm trước.
Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, kỹ thuật, cao đẳng và đại học năm 1992 là 103.500 người, thì đến năm 1996 là 212.900 người và năm 1997 là 213.000 người bổ sung cho nguồn nhân lực của đất nước.
Tỷ lệ lao động được đào tạo trong tổng lực lượng lao động xã hội tăng lên hằng năm được thể hiện qua bảng sau:
Năm
Tỷ lệ lao động được đào tạo/tổng lực lượng lao động xã hội(%)
1988
9,45
1992
11
1995
13,8
1997
16
Nguồn: dự thảo Nghị quyết Trung ương 4 khoá 8-Bộ chính trị.
Tính đến năm 1998, số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học là trên 930.000 người, trong đó khoảng trên 10.000 người là cán bộ có trình độ trên đại học. đội ngũ này chiếm 2,3% lực lượng lao động xã hội. Số sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm khoảng 25.000 người có học vị trên đại học bổ xung vào nguồn nhân lực chất lượng câo. Hàng năm ở Việt Nam tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trên 1000 dân đang tăng lên:
Năm
Tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học/1000 dân
1994
9
1996
11
1997
12
Trong khi đó ở các nước khác là:
Nước
Tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học/1000 dân
Hàn quốc
52
Singapo
16
Italia
21
Nhật bản
70
Nguồn:Võ Đại Lược-CNH, HĐH ở Việt Nam đến năm 2000. Nxb KHXH,Hà Nội.
So sánh các số liệu trên ta thấy giữa số lượng nguồn nhân lực được đào tạo ở Việt Nam so với các nước khác vẫn đang còn khoảng cách khá xa, chứ chưa nói đến nguồn nhân lực có chất lượng cao. Mặt khác cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực cũng chưa phù hợp, thể hiện ở cỗ một số ngành được đào tạo ồ ạt như ngành kinh tế, luật trong khi đó các ngành kỹ thuật, công nghệ tin học, khoa học cơ bản chưa được coi trọng đúng mức.
Do đó, xét cả những điều kiện kinh tế-xã hội lẫn những điều kiện về nguồn nhân lực cho thấy chúng ta chưa đủ điều kiện để xây dựng nền kinh tế tri thức, mà chỉ tiếp cận nó trên một số lĩnh vực chúng ta có khả năng.
Về giá nhân công.
Hiện nay, giá nhân công ở Việt Nam vẫn còn rất thấp không chỉ so với các nước trên thế giới mà ngay cả với các nước trong khu vực.
Bảng:Lương tháng trung bình trong công nghiệp của một số nước ASEAN
Nước
1985
1987
1992
1992 (tính theo ftăng)
Inđônêxia
83000
98600
180000
468
Malaixia (riggits)
639
637
800
1800
Xingapo ($ Sin)
730
770
1200
4200
Philippin (peso)
1951
2537
3800
800
Thai Lan (bạt)
5240
5360
7200
1700
Việt Nam (đồng)(*)
-
-
220340
110
* Là số thu nhập bình quân/người/tháng năm 1993.
Nguồn: Thái Lan, ISEAS, Việt Nam, Điều tra giầu nghèo 1993.
Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay, trừ một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, còn phần lớn các doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước, mức lương chỉ phổ biến là 250000-350000 đồng/tháng ( tức là gần 24-34 đô la/ tháng hay xấp xỉ trên dưới 1 đô la/ngày). trong khi đó, ngày công ở Băng Cốc (Thái Lan) năm 1992 đã là 115 bạt, tức là 30 frăng hay hơn 5 đô la; ở Jakarta (Inđônêxia) là 3000 rubi, tức là 8 frăng hay 11,5 đô la. Còn theo số liệu cả một cuộc điều tra năm 1996 của côg ty Werner International tại 51 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới thì lương trung bình trong ngành dệt Việt Nam, là 0,39 đô la/giờ. Mức lương này là thấp nhất so với các quốc gia và lãnh thổ khác. Chỉ số này chỉ bằng 11/1,18 của InđônêXia; 1/1,23 của Trung Quốc; 1/1,49 của Ân Độ; 1/1,64 của Ai Cập; 11/34 của Pháp; 1/40 của Italia; 1/65,7 của Nhật Bản…
Mặc dù các số liệu về chi phí nhân công thường tản mạn và không đồng nhất, nhưng nó cũng phần nào cho thấy Xingapo Malaixia cũng như Thái Lan đã không còn lợi thế tương đối quyết định về chi phí nhân công trong khu vực các nước ASEAN nữa. Và Nếu trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, ưu thế này thuộc về Inđônêxia và Philippin, thì hiện nay, với chi phí nhân lực cuả mình, Việt Nam đã chiếm ưu thế.
Về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.
Nếu như trong các thập niên trước đây, nhân công nhiều và rẻ được coi như thế mạnh hàng đầu khi xem xét các lợi thế về nguồn nhân lực thì trong những năm gần đây, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nhấn mạnh. Các yếu tố được xem xét trước hết là thể chất, thể lực, năng lực của nguồn nhân lực.
Về trí lực và thể lực.
Người Việt Nam có truyền thống cần cù, thông minh, ham học hỏi, cầu tiến bộ, có ý chí và tinh thần tự lực tự cường dân tộc phát triển khá về thể lực, trí lực, có tính cơ động cao có thể tiếp thu nhanh kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Có thể nói đây là một trong số các lợi thế so sánh cuẩ ta trong quá trình hội nhập.
Bảng: một số chỉ tiêu về sức khoẻ, y tế của các nước ASEAN.
Chỉ tiêu
Thời gian
Việt Nam
Brunây
Inđônêxia
Malaixia
Philippin
Thái Lan
Xingapo
Tuổi thọ bình quân
1992
63,4
74
62
70,4
64,4
68,7
74,2
Cung cấp calo bình quân/người
1988-1990
2220
2860
2610
2670
2340
2280
3210
Tỷ lệ cung cấp calo /người so với nhu cầu tối thiểu(%)
1988-1990
102
-
112
124
108
100
144
Tỷ lệ được dịch vụ y tế (%)
1985-1991
90
96
80
90
75
70
100
Tỷ lê được dùng nước sạch (%)
1988-1991
27
95
51
72
82
76
100
Nguồn: chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người. Nxb Thống Kê, Hà Nội, 1995.
Bảng: Qua bảng trên ta thấy: các chỉ số của Việt Nam luôn luôn ở mức thấp, có những chỉ số ở mức thấp nhất trong khu vực. Những chỉ tiêu liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất, thể lực của người lao động Việt Nam tất thấp: cung cấp calo bình quân đầu người chỉ có 2220 calo, thấp nhất trong khu vực. Về tỷ lệ cung cấp calo bình quân đầu người so với nhu cầu tối thiểu, Việt Nam, chỉ cao hơn Thái Lan 100%, kém Inđônêxia 122%, Xingapo 144%, Philippin 108%, Malaixia 124%. Một loạt các chỉ tiêu khác liên quan đến y tế, chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam cũng còn ở mức thấp. điều đó lý giải phần nào sự hạn chế về mặt thể lực của nguồn nhân lực của Việt Nam. Cho đến nay, thể lực của người lao động Việt Nam còn chưa đáp ứng được những yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp lớn và ở đây đã bộc lộ một trong những yếu điểm cơ bản của nguồn nhân lực Việt Nam.
Những mặt mạnh từ trước đến nay của người lao động Việt Nam vẫn được nhắc đến là : có truyền thống là động cần cù, có tinh thần vượt khó và đoàn kết cao, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, có khả năng thích ứng với những tình huống phức tạp. Nhưng thực tế cũng cho thấy những điểm yếu không thể không thừa nhân là trình độ kỹ thuật, tay nghề, kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm quản lý của người lao động Việt Nam còn rất thấp, chưa kể những tác hại của thói quen và tâm lý của người sản xuất nhỏ.
Tương quan so sánh về trình độ giáo dục của lực lượng lao động cuả Việt Nam với các nước ASEAN có thể hình dung được qua các số liệu trong bảng sau:
Một số chỉ tiêu về giáo dục của các nước ASEAN.
Chỉ tiêu
Thời gian
Việt Nam
Brunây
Inđônêxia
Malaixia
Philippin
Thái Lan
Xingapo
Đại học và sau trung học(*)
5,1
-
-
5
-
-
22
Trung học(*)
8,8
-
-
48
-
-
30
Tiểu học và thấp hơn(*)
85,1
-
-
47
-
-
47
Tỷ lệ người biét chữ từ 15 tuổi trở lên(%)
1992
89
-
84
80
90
94
-
Số năm đi học tính cho người từ 25 tuổi trở lên(năm)
1992
4,9
5,0
4,1
5,6
7,6
3,9
4,0
Số cán bộ khoa học kỹ thuật trên 1000 người
1986-1991
-
21,7
12,1
-
-
1,2
22,9
Tỷ lệ chi cho giáo dục trong GNP(%)
1991
1,6
-
2,5
6,9
2,9
3,8
3,4
GNP bình quân đầu người cho giáo dục($ Mỹ)
1991
4
-
21,9
510,6
21,46
62,7
480,8
(*) Trình độ giáo dục cuả dân số trong độ tuổi lao động (%). Nguồn: chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995.
Như vậy, bên cạnh một vài chỉ tiêu đáng mừng như tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt được 89% năm 1992, tăng 6% so với năm 11989, thực trạng trình độ nguồn nhân lực Việt Nam còn nhiều vấn đề đáng lo ngại: số người mù chữ từ 15 tuổi trở lên còn 4,7 triệu năm 1992; trong toàn bộ dân số ở độ tuổi lao động, chỉ có 5,1% là có trình độ đại học và sau trung học, 8,8% có trình độ trung học; trong tổng số lực lượng lao động, số lao động kỹ thuật chỉ chiếm có 12%: năm 1995, trong số 40,2 tiệu người chỉ có 4,7 triệu người là lao động có kỹ thuật. Một mặt, Việt Nam đã có những cố gắng không thể không ghi nhân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nói chung, chất lượng nguồn nhân lực nói riêng như: số học sinh cao đẳng và đại học đã tăng từ 129.600 người năm 1990 lên 279900 người năm 1995, tức là tăng gần 2,3 lần trong 5 năm; số tốt nghiệp đại học từ 20.500 năm1990 tăng lên 58.500 năm 1995; số học sinh trung học chuyên nghiệp từ 135.400 năm 1990 lên 197.500 năm 1995, số tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp từ 39.900 năm 1990 lên 56.300 năm 1995. Chưa kể đến tỷ lệ chi cho giáo dục trong GDP đã tăng nhanh từ 1,6% năm 1991 lên 2,75% năm 1993, gần 6% năm 1994. Nhưng để đạt được mức độ chung như các nước khác ngay trong khối ASEAN, rõ ràng chúng ta còn phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, tiền của cho công tác giáo dục đào tạo để biến những tiềm năng của nguồn nhân lực Việt Nam thành hiện thực.
Khả năng tư duy của lao động nước ta.
Nguồn nhân lực Việt Nam với xuất phát điểm thấp, trước yêu cầu lớn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế tỏ ra bất cập. Từ nền kinh tế nông nghiệp, phong cách, tư duy con người Việt Nam còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu. Sản xuất và quản lý bằng kinh nghiệm theo kiểu trực giác, lấy thâm niên công tác, cụ thế nghề nghiệp và lòng trung thành để đánh giá kết quả lao động và phân chia thu nhập. Lao động chưa được đào tạo và rèn luyện trong môi trường sản xuất công nghiệp nên hiệu suất lao động chưa được đề cao và đánh giá đúng mức. Khi tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ hiện đại được thâm nhập và chuyển giao vào Việt Nam thì mâu thuẫn giữa trình độ hiện đại của trang thiết bị kỹ thuật-công nghệ với trình độ lạc hậu của người sử dụng xuất hiện. Người quản lý, người sử dụng công nghệ thì không thể tiếp thu, càng không thể khai thác có hiệu quả công nghệ, nên làm giảm hiệu suất của vốn đầu tư.
Hiện nay, công nghệ Việt Nam ở mức trung bình kém. Trong các ngành công nghiệp, hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới. Các chỉ tiêu chủ yếu về tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu gấp 1,5 đến 2 lần mức chung của thế giới, giá thành sản phẩm cao, năng suất lao động công nghiệp chỉ đạt 30% mứ trung bình của thế giới( theo số liệu báo cáo của GS Đặng Hữu tại Hội nghị cán bộ khoa học-công nghệ toàn quốc ngày 12-2-1995). Số nhân công có trình độ bậc 4 trở lên chỉ bằng 1/3 tổng số công nhân kỹ thuật, công nhân có trình độ bậc 7 chỉ có 4000 người mà đa phần tuổi đã cao. Thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân bậc cao là nhân tố trưc tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, làm giảm hiệu suất sử dụng của thiết bị công nghệ.
Hiện nay các nhà công nghệ, công trình sư, kỹ sư thực hành nước ta rất thiếu, nhất là cán bộ ở các gành công nghệ thông tin, vi điện tử, sinh học tự động hoá sản xuất... Số cán bộ khoa học thuộc các ngành kỹ thuật liên quan đến công nghệ chỉ chiếm 11% tổng cán bộ trong cơ chế kinh tế cũ nên kinh nghiệm, năng lực sáng tạo thực tiễn, khả năng sáng tạo công nghệ yếu.
Sự lạc, non yếu về trình độ của nguồn nhân lực Việt Nam so với nguồn nhân lực trong khu vực và tế giới.
Trình độ của lao động kỹ thuật nước ta vừa yếu, vừa thiếu, vừa bất hợp lý về cơ cấu đào tạo, vừa phân bố không đồng đều giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế. Trình độ non kém, lạc hậu về khoa học công nghệ, tác phong lao động, kỷ luật, sự thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường, tính từ chịu trách nhiệm cá nhân thấp ảnh hưởng đến sức cành tranh của nguồn nhân lực Việt Nam khi hoà nhập vào thị trường nhân lực tiên tiến của thế giới.
Hiện nay, nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ, về lâu dài không thể là lợi thế phát triển của Việt Nam, vì lợi thế nhân công rẻ trên thế giới đang dần mất đi và thay vào đó là trình độ trí tuệ cao đồng đều của nhân công.
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, trình độ, năng lực của các bộ đối tác, sự sắc sảo mềm dẻo, nhạy bén, linh hoạt trong ngoại giao của cán bộ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của những quốc gia. Để giảm được những bất lợi, tạo ra sự tương đồng trong hoà nhập, cạnh tranh với thị trường nhân lực khu vực và thế giới, người lao động Việt Nam phải được trang bị các kiến thứ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0185.doc