Tài liệu Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên: ... Ebook Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
113 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----o0o-----
TRẦN THỊ THANH XUÂN
NGUỒN LỰC VÀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ
NÔNG DÂN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ ANH TÀI
Thái Nguyên, 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----o0o-----
TRẦN THỊ THANH XUÂN
NGUỒN LỰC VÀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ
NÔNG DÂN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Anh Tài.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái nguyên, tháng 11 năm 2007
Học viên
Trần Thị Thanh Xuân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các cơ quan các
đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học Trường Đại học Kinh
tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy giáo Tiến sĩ Đỗ Anh Tài
Trưởng Phòng đào tạo - Khoa học & Quan hệ Quốc tế Trường Đại học Kinh tế
& Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện, Phòng Tài nguyên
và Môi trường, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính Huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên.
Xin cảm ơn các cơ quan, các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp và
gia đình đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Trần Thị Thanh Xuân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa.
Lời cam đoan.
Lời cảm ơn.
Mục lục.
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục các bảng.
Danh mục các biểu.
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3
3.2. Về không gian nghiên cứu ......................................................................... 4
3.3. Về nội dung nghiên cứu ............................................................................ 4
3.4. Về thời gian nghiên cứu ............................................................................ 4
4. Kết quả mong đợi .......................................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 5
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các nguồn lực ................................. 5
1.1.1. Khái niệm nghèo đói và nguồn lực ........................................................ 5
1.1.2. Tổng quan về mối quan hệ giữa nguồn lực và vấn đề nghèo đói
của hộ nông dân ..................................................................................... 10
1.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15
1.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu cơ bản ....................................... 15
1.2.2. Công cụ và kỹ thuật xử lý số liệu .......................................................... 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.2.3. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 21
1.3. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu .................................................... 21
1.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá mức sống .................................................. 21
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất của việc sử dụng các
nguồn lực trong hộ ................................................................................. 22
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất của việc sử dụng các
nguồn lực trong hộ ................................................................................ 22
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................... 23
2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 23
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 23
2.1.2. Địa hình địa mạo ................................................................................... 23
2.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 24
2.1.4. Thủy văn ................................................................................................ 26
2.1.5. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 26
2.1.5.1. Tài nguyên đất .................................................................................... 26
2.1.5.2. Tài nguyên nước ................................................................................. 30
2.1.5.3. Tài nguyên rừng ................................................................................ 31
2.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản ..................................................................... 32
2.1.5.5. Tài nguyên nhân văn .......................................................................... 33
2.1.5.6. Cảnh quan và môi trường .................................................................. 33
2.1.5.7. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và các nguồn lực ................... 34
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai ......................................... 35
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ................................................................. 35
2.2.2. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 35
2.2.3. Lĩnh vực xã hội ..................................................................................... 37
2.2.4. Tình hình dân số lao động ..................................................................... 38
2.2.5. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội ........................ 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
Chƣơng 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN LỰC VÀ ĐỜI SỐNG
KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN ................................. 41
3.1. Thực trạng kinh tế xã hội của các hộ nghiên cứu .................................... 41
3.1.1. Thực trạng nghèo đói của các hộ điều tra ............................................. 41
3.1.2. Nguồn lực của các hộ ............................................................................ 42
3.1.2.1. Đất đai ................................................................................................ 42
3.1.2.2. Rừng ................................................................................................... 45
3.1.2.3. Nguồn nước ........................................................................................ 49
3.1.2.4. Nguồn lực con người .......................................................................... 50
3.1.2.5. Vốn ..................................................................................................... 54
3.1.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ ............................................. 59
3.1.3.1. Hệ thống cây trồng, vật nuôi ............................................................. 60
3.1.3.2. Doanh thu từ sản xuất nông lâm nghiệp của các hộ .......................... 63
3.1.3.3 Chi phí cho sản xuất nông, lâm nghiệp của các hộ ............................ 65
3.1.3.4. Thu nhập từ sản xuất ......................................................................... 65
3.2. Quan hệ giữa nguồn lực và thu nhập của hộ ............................................ 67
3.2.1. Mô tả mối quan hệ ................................................................................. 67
3.2.2. Kết quả phân tích ................................................................................. 68
3.3. Các giải pháp đối với các nguồn lực để nâng cao thu nhập và xoá
đói giảm nghèo cho hộ nông dân ............................................................ 70
3.3.1. Các giải pháp chung .............................................................................. 70
3.3.1.1. Nâng cao kiến thức cho các hộ gia đình ............................................ 70
3.3.1.2. Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các hộ nông dân với các
nguồn lực chủ yếu bao gồm đất đai, rừng, tín dụng, nguồn nước ....... 71
3.3.1.3. Tăng cường kiến thức về khoa học kỹ thuật và đội ngũ cán bộ
kỹ thuật nông nghiệp ........................................................................... 72
3.3.2. Các giải pháp cụ thể cho hộ nông dân .................................................. 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
3.3.2.1. Hỗ trợ vốn cho sản xuất ..................................................................... 72
3.3.2.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng ................................................................... 74
3.3.2.3. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và nghề phụ ......................... 76
3.3.3. Kết hợp sử dụng hợp lý các nguồn lực của hộ đặc biệt là nguồn
lực tự nhiên. ........................................................................................ 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt Nghĩa
BLĐTB-XH Bộ lao động thương binh - xã hội
CD Cobb-Douglas
KHKT Khoa học kỹ thuật
LUT Loại hình sử dụng đất
NLTN Nguồn lực tự nhiên
NHNN Ngân hàng nông nghiệp
NNPTNN Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn
TCTK Tổng cục thống kê
TNMT Tài nguyên môi trường
Trđ Triệu đồng
VAC Vườn - Ao - Chuồng
VACR Vườn - Ao - Chuồng - Rau
FAO Tổ chức nông lương thế giới
UBND Uỷ ban nhân dân
WB Ngân hàng thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Cấu trúc của mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính cơ bản của hộ 19
Bảng 2.1. Các yếu tố khí hậu huyện Võ Nhai 25
Bảng 2.2. Một số loại đất chính của huyện Võ Nhai năm 2005 27
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Võ Nhai năm 2005 28
Bảng 2.4. Hiện trạng rừng ở huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên năm
2005
31
Bảng 2.5. Tình hình tăng trưởng kinh tế huyện Võ Nhai năm 2006 35
Bảng 2.6. Hiện trạng dân số và đất ở Huyện Võ Nhai năm 2005 40
Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai bình quân của các hộ điều tra - H.Võ Nhai
năm 2006
42
Bảng 3.2. Hiện trạng chất lượng đất đai của các hộ điều tra huyện Võ
Nhai năm 2006
44
Bảng 3.3. Tình hình nguồn lực rừng của các hộ điều tra huyện
Võ Nhai năm 2006
46
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng rừng của các hộ điều tra tra huyện Võ
Nhai năm 2006
46
Bảng 3.5. Tình hình thu nhập rừng của các hộ điều tra tra huyện
Võ Nhai năm 2006
48
Bảng 3.6. Qui mô gia đình trung bình của vùng nghiên cứu năm 2006 52
Bảng 3.7. Tài sản trung bình hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 55
Bảng 3.8. Nhà của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 56
Bảng 3.9. Tình hình vốn tự có của hộ điều tra
huyện Võ Nhai năm 2006
57
Bảng 3.10 Tình hình vốn vay trung bình của hộ điều tra
huyện Võ Nhai
58
Bảng 3.11 Hệ thống cây trồng hàng năm của hộ điều tra Huyện Võ Nhai
năm 2006
60
Bảng 3.12 Hệ thống cây trồng lâu năm của hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm
2006
61
Bảng 3.13 Trung bình đàn gia súc, gia cầm của hộ điều tra Huyện Võ
Nhai năm 2006
62
Bảng 3.14 Trung bình doanh thu của hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm
2006
64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
Bảng 3.15 Chi phí trung bình sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp
của các hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm 2006
65
Bảng 3.16 Trung bình thu nhập của hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm 2006 66
Bảng 3.17 Bảng phân tích hồi quy về nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
điều tra huyện Võ Nhai năm 2006
68
Bảng 3.18 Sự so sách giữa kết quả mô hình tối ưu số liệu điều tra hộ tai huyện
Võ Nhai năm 2006
77
Bảng 3.19 Sự so sánh của các nguồn lực sử dụng và sự kết hợp giữa các hoạt
động trong hộ ở huyện Võ Nhai
78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa nguồn lực và những lợi ích của nó 12
Sơ đồ 3.1 Nhân tố tác động đến việc nâng cao thái độ cho các hộ gia đình 71
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các loại đất huyện Võ Nhai năm 2006 27
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ dân tộc Huyện Võ Nhai năm 2005 39
Biểu đồ 3.1 Thu nhập của hộ và thu nhập bình quân / nhân khẩu của
các hộ điều tra năm 2006
41
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu diện tích đất của các hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 43
Biểu đồ 3.3 Lao động bình quân trong gia đình hộ điều tra H. Võ Nhai
năm 2006
53
Biểu đồ 3.4 Trình độ văn hoá hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 54
Biểu đồ 3.5 Nguồn vốn vay của các hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm 2006 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, 1/4 dân số thế giới đang sống trong điều kiện cùng cực của
sự nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu cơ bản. Hàng
triệu người khác cũng có cuộc sống trong điều kiện ngấp nghé ranh giới của
sự tồn tại [2].
Trong một thế giới mà khoa học kỹ thuật đang phát triển với tốc độ
cao như ngày nay mỗi ngày lại có tới 35.000 đứa trẻ chết vì những chứng
bệnh lẽ ra có thể phòng chống được bằng những phương pháp dinh dưỡng
và sự chăm sóc y tế sơ đẳng nhất. Những dữ liệu và ngôn từ không bao giờ
nói lên hết được những đau khổ do nghèo đói gây ra như những bi kịch khi
1/6 trẻ em ở Châu Phi không được sống để có ngày sinh nhật thứ năm, hay
hàng năm phải có nửa triệu phụ nữ chết vì những nguyên nhân liên quan
đến thai ngén và thiếu những điều kiện y tế phù hợp. Cũng không thể nào
đánh giá được những lãng phí về tiềm năng khi 130 triệu đứa trẻ không
được đến trường tiểu học. Nghèo đói đang là mối quan tâm lớn của cộng
đồng quốc tế và của mỗi quốc gia [27].
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định việc xóa đói giảm ngèo là
một trong những quốc sách hàng đầu, góp phần ổn định và phát triển kinh tế
xã hội là tiền đề để phát triển nền kinh tế Quốc dân. Do vậy trong nhiều thập
kỷ qua, trên bình diện Quốc Gia, đã tập chung giải quyết đồng bộ một hệ
thống giải pháp quan trọng và đã thu được những thành tựu to lớn trên lĩnh
vực xóa đói giảm nghèo nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên bên cạnh
những thành tựu đã đạt được như vậy vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
giải quyết. Cả nước còn hàng nghìn xã đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ đói
nghèo cao là đối tượng cần phải quan tâm trong thời gian tới, những xã này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi nơi đa phần là đồng bào dân tộc thiểu
số đang sinh sống.
Nước ta là một quốc gia nông nghiệp, sản xuất lương thực là chủ yếu
và dựa nguồn lực sẵn có trong đó phải kể đến các nguồn lực tự nhiên như đất
đai và vốn rừng. Nhiều công trình đã cho thấy ở khu vực miền núi nơi mà yếu
tố khoa học kỹ thuật còn ít tác động đến cuộc sống của đồng bào thì những hộ
có nhiều nguồn lực sẽ có cuộc sống đảm bảo hơn so với các hộ khác [34].
Tuy nhiên ngoài việc các nguồn lực sẵn có thì việc sử dụng các nguồn
lực này sẽ như thế nào trong mối quan hệ với đời sống kinh tế xã hội của
người dân khu vực miền núi hiện nay đang là câu hỏi bỏ ngỏ cần phải nghiên
cứu [32].
Huyện Võ Nhai là một huyện vùng núi của Tỉnh Thái Nguyên, có
tổng diện tích tự nhiên là 84.510,41ha, cách thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 3
và quốc lộ 1 là 120km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50km và thị
trấn Đồng Đăng Lạng Sơn 80km. Mặc dù thuận tiện giao thông và có
nguồn tài nguyên phong phú nhưng trên thực tế Võ Nhai lại gặp rất nhiều
khó khăn trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội bởi một lẽ do địa hình phức
tạp, thành phần chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ học vấn, trình độ dân
trí thấp... Thời gian gần đây để ổn định đời sống nhân dân Đảng và Nhà
nước quan tâm đầu tư mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng cho các dự án xóa đói
giảm nghèo, dự án 135, đầu tư vào cơ sở hạ tầng như điện - đường - trường
- trạm, xây dựng quy hoạch đất đai cho các xã, nhưng đời sống của nhân
dân nơi đây còn gặp khó khăn. Đây là những bức xúc, trăn trở của không ít
các nhà hoạch định chính sách. Qua nghiên cứu thực tế nhiều câu hỏi đặt ra
cho chúng ta: Nguồn lực có vai trò như thế nào đối với các hộ nông dân
trong huyện? Thực trạng việc sử dụng các nguồn lực đó trong phát triển
kinh tế nông dân hiện nay ra sao? Giải pháp nào nhằm tháo gỡ những khó
khăn mà các hộ nông dân đang gặp phải? Đó là những câu hỏi không phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
chỉ riêng ở một địa phương nào mà là đối với các hộ nông dân ở Việt Nam.
Chính vì vậy, nghiên cứu về vấn đề Nguồn lực của hộ nông dân và mối
quan hệ của chúng đến đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình nông
dân ở huyện Võ Nhai được đặt ra như một yêu cầu cấp bách, phải giải
quyết vấn đề này với nhiều phương pháp tiếp cận cả trên bình diện vĩ mô
và vi mô từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao việc
sử dụng các nguồn lực và qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông
thôn theo hướng chuyên môn hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nguồn lực và vấn đề
nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên".
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đặc điểm, vai trò của các nguồn lực của hộ đối với phát
triển kinh tế hộ, tìm ra các giải pháp tạo điều kiện giúp hộ nông dân khai thác,
phát huy thế mạnh của nguồn lực để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1- Tìm hiểu hiện trạng nguồn lực và sử dụng nguồn lực cho sản xuất
nông, lâm nghiệp của các hộ nông dân huyện Võ Nhai.
2- Tìm hiểu tác động của các nguồn lực đến mức sống của các hộ
trong Huyện.
3- Đề xuất những giải pháp sử dụng các nguồn lực cho phù hợp, có hiệu
quả và bền vững nhằm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân ở
huyện Võ Nhai.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Các nguồn lực trong hộ nông dân vai trò và tác động đối với đời sống
kinh tế của các hộ nông dân thuộc huyện Võ Nhai - Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
3.2. Về không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện Võ Nhai trong đó tập chung
nghiên cứu chủ yếu một số xã đại diện.
3.3. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập chung nghiên cứu các nguồn lực như: lao động, vốn, đất, rừng,
nước và mối quan hệ của các nguồn lực đó trong phát triển kinh tế hộ. Các
yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói của hộ trong phát triển kinh tế. Đề xuất các
giải pháp chủ yếu để phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực của hộ trong
thời gian tới.
3.4. Về thời gian nghiên cứu
Các thông tin thứ cấp và tài liệu về tình hình kinh tế, nguồn lực và vấn
đề nghèo đói của cả Tỉnh nói chung và của huyện Võ Nhai nói riêng được
thu thập từ năm 2005 đến năm 2006. Số liệu điều tra hộ được thu thập cho
toàn bộ năm 2006. Các giải pháp đề xuất có thể dự kiến áp dụng cho các
năm từ 2006-2010.
4. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Về mặt lý luận: Xác định được thực trạng tình hình kinh tế xã hội, các nguồn
lực trong các hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai; xác định được nguyên
nhân dẫn đến sự khác biệt về điều kiện kinh tế của các hộ.
Về mặt thực tiễn: Xác định các giải pháp có tính thực tiễn áp dụng cho các
hộ nông dân trên địa bàn huyện để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hộ
nông dân trên địa bàn nghiên cứu trong tương lai.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương chính:
Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Mối quan hệ giữa nguồn lực và đời sống kinh tế của các hộ nông
dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC NGUỒN LỰC
1.1.1. Khái niệm nghèo đói và nguồn lực.
* Khái niệm nghèo đói.
Không có một khái niệm duy nhất về nghèo đói, và do đó cũng không
có một phương pháp hoàn hảo để đo được nó. Nghèo là tình trạng bị thiếu
thốn ở nhiều phương diện. Thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu
nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị
tổn thương trong những lúc đột biến bất lợi, ít được tham gia vào quá trình
ra quyết định, cảm giác bị sỉ nhục, không được người khác tôn trọng... đó là
những khía cạnh của nghèo.
Trong hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993. Việt Nam có đưa ra
định nghĩa chung về đói nghèo là: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư
không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những
nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã
hội và phong tục tập quán của địa phương [1]
Để tìm hiểu rõ hơn về “Nghèo đói”, ta tìm hiểu thêm về các chỉ tiêu về
nghèo. Một loạt các chỉ tiêu về nghèo đói và phát triển xã hội hiện đang được
sử dụng ở Việt Nam. Bộ lao động thương binh xã hội dùng phương pháp dựa
trên thu nhập của hộ. Các hộ được xếp vào diện nghèo nếu thu nhập đầu người
của họ ở dưới mức chuẩn được xác định, mức này khác nhau giữa thành thị và
nông thôn và miền núi. Tỷ lệ nghèo được xác định bằng tỷ lệ dân số có thu
nhập dưới ngưỡng nghèo. Tổng cục thống kê (TCTK) thì dựa vào cả thu nhập
và chi tiêu theo đầu người để tính tỷ lệ nghèo. TCTK xác định ngưỡng nghèo
dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
trong đó chi tiêu lương thực phải đảm bảo 2.100 calo mỗi ngày cho một
người. Các hộ được coi là thuộc diện nghèo nếu mức thu nhập và chi tiêu
không đủ để đảm bảo giỏ tiêu dùng này [8] (Bảng 1: Chuẩn nghèo đói - theo
Bộ lao động thương binh xã hội - phần phụ lục).
* Khái niệm nguồn lực.
- Nguồn lực: là nhân tố cơ sở là khả năng, động lực của nước được huy
động vào mục đích phát triển kinh tế – xã hội. Nguồn lực là tiền đề vật chất
quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Quy mô và tốc độ
phát triển kinh tế – xã hội của một nước, ở mức độ lớn phụ thuộc vào khai
thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, đặc
biệt là đối với các nước đang phát triển như nước ta.
Để phát triển kinh tế – xã hội của một nước cần tận dụng và phát huy
nhiều nguồn lực. Người ta chia ra làm hai nhóm nguồn lực chính:
- Nhóm nguồn lực xuất phát từ bản thân nó – Nội lực
- Nhóm nguồn lực xuất phát từ tình hình kinh tế – xã hội của khu vực
và thế giới – Ngoại lực.
Trong nhóm nguồn lực thứ nhất bao gồm hai nhóm nhỏ: Nhóm nguồn
lực tự nhiên và nhóm nguồn lực kinh tế – xã hội nhân văn [11].
+ Nguồn lực tự nhiên:
Theo E.F.Schumacher, 1970. NLTN là một loại vật chất tự nhiên
được xem là có giá trị khi nó dưới dạng không bị tác động của con người
làm biến đổi, giá trị NLTN là khối lượng tài nguyên sẵn có đáp ứng nhu
cầu về một loại nguyên liệu nhất định và được xác định lợi ích của nó trong
quá trình sản xuất.
NLTN bao gồm: khoáng sản, dầu mỏ, thủy sản, rừng, thú rừng đất đai
và nước... được xem là các nguồn lực tự nhiên. Đối với một quốc gia nguồn
lực tự nhiên được xem như là tài sản của quốc gia đó. Lịch sử cũng đã chứng
kiến nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới qua nhiều thời đại khác nhau để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
chiếm đoạt các tài sản thiên nhiên hay vì mục đích đó của quốc gia này đối
với quốc gia khác.
Các NLTN thường được chia ra làm 2 nhóm: Có thể tái tạo và không
thể tái tạo. Các NLTN có thể tái tạo bao gồm các nguồn lực cho cuộc sống
như nguồn thủy sản, rừng... có thể tái tạo được nếu như con người không
khai thác triệt để. Nếu nguồn lực có thể tái tạo mà sử dụng quá thì có thể sẽ
bị mất đi.
Các NLTN không thể tái tạo như đất, nước, khoáng sản như dầu mỏ,
than đá... do sự hạn chế của nó trong tự nhiên và do quá trình để hình thành
phải mất hàng tỷ năm. Như vậy, việc khai thác các nguồn lực này phải hết sức
chú ý tránh làm tổn hại và khai thác bừa bãi dẫn đến việc thoái hóa của các
nguồn lực này. Ngoài ra các NLTN như gió, dòng chảy của nước và năng
lượng mặt trời cũng được coi là tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo vì nó ít bị
hạn chế so với các nguồn lực khác.
Trong các NLTN thì đất đai là nguồn lực bị sử dụng nhiều nhất bởi
con người cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp [34]. Vì vậy nó
đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển bền vững của các vùng khu vực
khác nhau. Chính những tác động tiêu cực của con người đến các NLTN
mà đòi hỏi chúng ta phải quan tâm tới sự phát triển bền vững tức là đảm
bảo cho thế hệ sau này có cuộc sống ổn định trên cơ sở những tài sản thiên
nhiên sẵn có hiện nay.
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, là một
trong những nguồn lực chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội.
Tài nguyên thiên nhiên tuy không có ý nghĩa quyết định đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, song đó là điều kiện thường xuyên
cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất, là một yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất. Tài nguyên thiên nhiên còn là một yếu tố tạo vùng quan trọng, có ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
nghĩa to lớn đối với việc hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hoá,
các ngành mũi nhọn.
Khi nghiên cứu nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân còn
phải xét mối quan hệ xã hội, bởi hộ là đơn vị kinh tế nhỏ của nền kinh tế.
(Theo Frank Ellis, 1988) thì kinh tế hộ nông dân là: “Các hộ nông dân thu
hoạch các phương tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong
sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản
được đặc trưng bằng việc tham gia một phần thị trường, hoạt động với một
trình độ không hoàn chỉnh cao”. Kinh tế hộ nông dân được phân biệt với các
hình thức kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường bởi các đặc trưng sau chủ
yếu sau:
- Đất đai: Đây là đặc điểm phân biệt hộ nông dân với những người lao
động khác. Như vậy, nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những người sản
xuất có tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai.
- Lao động: Lao động chủ yếu là do các thành viên trong hộ tự đảm
nhận. Sức lao động của các thành viên trong hộ không được xem là lao động
hàng hoá, họ không có khái niệm tiền công, tiền lương.
- Tiền vốn: Do họ tự tạo ra chủ yếu là từ sức lao động của họ. Mục đích
sản xuất của hộ chủ yếu là phục vụ yêu cầu tiêu dùng trực tiếp của hộ, không
phải là lợi nhuận, họ không quan tâm đến giá trị thặng dư. Có lúc hộ nông dân
phải duy trì mức tiêu dùng tối thiểu, để đầu tư cho sản xuất với chi phí rất cao
để đảm bảo cuộc sống gia đình.
Sự hiểu biết về kinh tế hộ nông dân được thông qua các đặc trưng của
hộ nông dân nói chung. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng
mà hộ nông dân có những đặc trưng cụ thể. Tóm lại, kinh tế hộ nông dân luôn
gắn liền với đất đai và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Mục đích chủ
yếu nhất của sản xuất trong nông hộ là đáp ứng cho tiêu dùng trực tiếp của hộ,
sau đó mới là sản xuất hàng hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Ở Việt Nam theo thống kê năm 2005 cả nước có 7.656.165 hộ nông
nghiệp ngoài hợp tác xã. Với một số lượng lớn trong một nước nông
nghiệp, hộ nông dân Việt Nam ngoài những đặc điểm chung còn có một số
nét đặc thù như:
- Trong kinh tế hộ sản xuất còn tự cung tự cấp là chủ yếu. Tuy nhiên
kinh tế hộ đang chuyển dần sang kinh tế hàng hoá, sản xuất ngày càng gắn với
thị trường.
- Quy mô sản xuất của hộ cả về đất đai và lao động còn nhỏ, kỹ thuật
canh tác còn lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Tuy nhiên những kỹ
thuật mới đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các hộ nông dân. Sản
xuất công nghiệp và các ngành nghề khác ở nông thôn chưa phát triển để hỗ
trợ cho kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập cho nông hộ.
Ở miền núi nước ta kinh tế hộ có các đặc trưng sau:
- Do đặc điểm tự nhiên xã hội và nơi cư trú, hộ gia đình miền núi
thường phát triển kinh tế tổng hợp, đa dạng nhiều ngành nghề, mức độ chuyên
môn hoá chưa cao.
- Lao động miền núi thường gắn liền với sản xuất nông, lâm nghiệp,
nương rẫy, theo hệ thống Vườn - ao - chuồng (VAC), Vườn - ao - chuồng -
rau ( VACR)....Việc canh tác ở các vùng cao, vùng rừng đầu nguồn các sông
suối gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
- Địa bàn miền núi là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số và
đồng bào Kinh ở các vùng mới được quy hoạch._.. Nguồn lao động được sử
dụng chủ yếu là trong gia đình hoặc người thân. Tuy vậy, trong điều kiện thời
vụ vẫn có thuê mướn nhân công nhưng không nhiều.
Với quy mô nhỏ, lao động và vốn ít nên năng suất lao động cũng như
khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ở giai đoạn đầu còn hạn chế. Tuy
nhiên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng nơi của sự phát triển kinh
tế mà hộ mà những đặc trưng trên được thể hiện ở những mức độ khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
1.1.2. Tổng quan về mối quan hệ giữa nguồn lực và vấn đề nghèo đói của
hộ nông dân.
* Trên thế giới
Tất cả các nghiên cứu trên thế giới đều nhất trí rằng sự kết nối của tự
nhiên và nghèo đói là quyết định then chốt trọng việc xác định rõ ràng kết quả
của sự phát triển. Người nghèo ở các quốc gia đang phát triển lệ thuộc một
cách đặc biệt vào tài nguyên thiên nhiên và sự giúp đỡ của hệ sinh thái cho kế
sinh nhai của họ. Số lượng người nghèo sống ở những vùng núi cao và những
khu vực có sự sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên đang ngày càng gia
tăng [38].
Tài nguyên thiên nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc
sống của người nghèo. Hơn 1,3 tỉ người đang sống phụ thuộc vào đánh bắt
thuỷ sản, nghề rừng và sản xuất nông nghiệp. Gần một nủa trong số đó là khai
thác thủ công. Theo WB tương ứng khoảng 1,1 tỷ người đang sống với mức
thu nhập dưới 1USD/ngày dựa vào rừng và các thu nhập khác của họ. Năm
2002 sự phát triển của thế giới đã được đánh giá ước lượng 90% của 15 triệu
người đang làm việc với nghề cá tự nhiên trong quy mô nhỏ, hầu hết trong số
đó là người nghèo trong đó không bao gồm khoảng 10 phần triệu người nghèo
đang đánh bắt khai thác thuỷ sản tại các đảo nhỏ trên sông, hồ và thậm chí là
ở các vùng trồng lúa.
Trong khi mà hầu hết xã hội loài người là sự liên kết giữa các quy luật
lôgic với sức khoẻ của hệ sinh thái đã tạo ra yêu cầu của cuộc sống và những
ngườii nông dân nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên nhiên
hơn là những người khác trong cộng đồng. Ở Châu Phi, 7 trong tổng số 10
người nghèo sống ở khu vực nông thôn với sự phụ thuộc lớn vào tài nguyên
có quy mô sản xuất nhỏ, chăn nuôi, đánh bắt cá, săn bắn, nghề thủ công, khai
khoáng và khai thác lâm sản. Người nghèo trông chờ phần lớn vào giá trị của
sự thu hoạch nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên khi mà những giá trị khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
đã cạn kiệt. Những vấn đề phát triển đang được điều kiển bởi một số ít các
phương pháp tiếp cận và các chính sách. Việc này bao gồm cả Mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ - Millennium Development Goals (MDGs) của Liên Hợp
Quốc (UN) và Kế hoạch Giảm bớt đói nghèo - Poverty Reduction Strategy
Papers (PRSPs) của ngân hàng Thế Giới (WB). Đó có thể chưa phải là những
tính toán đầy đủ về sự liên kết giữa quản lý tài nguyên với xoá đói giảm
nghèo và cũng có thể là chưa nhận thức đầy đủ về tiềm năng của tài nguyên
thiên nhiên (hàng hoá và dịch vụ) như là tài sản tái sinh dồi dào cho người
nghèo. (USAID, 2006.).
Các nghiên cứu của Liên hợp quốc tại khu vực vùng Rừng châu Phi cho
thấy: Vùng Rừng châu Phi rộng 2 triệu km2, là nơi sinh sống của khoảng 150
triệu người thuộc các quốc gia Ethiopia, Sudan, Somalia, Djibouti, Kenya và
Eritrea. Theo thống kê của Liên hiệp quốc, hơn 70 triệu người, chiếm 45%
tổng dân số của vùng Rừng châu Phi, thuộc diện nghèo khổ và thiếu lương
thực. 6 năm qua, 4 đợt hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra ở khu vực này, khiến
tình trạng thiếu lương thực đang diễn ra rất nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân
từ đâu? Câu trả lời là: Từ sự bùng nổ dân số, chiến tranh triền miên... và một
trong số những nguyên nhân quan trọng là tài nguyên thiên nhiên bị khai thác
cạn kiệt: rừng bị tàn phá; hệ sinh thái đầm lầy bị phá vỡ dẫn đến thiên tai hạn
hán mà hệ quả của nó là sự đói nghèo [21]. Điều đó cho thấy sự liên quan mật
thiết của tài nguyên thiên nhiên và vấn đề nghèo đói.
Tạp chí The Wooden Bell số 17 tháng 8 năm 2006 cũng chỉ ra rằng
nguyên nhân của sự đói nghèo ở Châu Phi là tình trạng thiếu tài nguyên thiên
nhiên và tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái nghiêm trọng " Những người
nông dân nghèo nhất phải canh tác trên những mảnh đất nhỏ bé, manh mún và
nghèo kiệt. Sự thách thức cho những hộ gia đình nông dân nghèo là sự mót
nhặt từng giọt nước, từng vuông đất đó là tất cả tiềm lực sản xuất của họ".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Điều đó có nghĩa là một nguyên nhân quan trọng của sự nghèo đói là vấn đề
thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên mà cụ thể ở đây là vốn đất và nguồn nước.
Năm 1992, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Các
nước Tiểu vùng sông Mêkông Mở rộng (GMS) (gồm Campuchia, Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa, Cộng Hoà dân chủ nhân dân Lào, Myanmar, Thái Lan
và Việt Nam) cũng đã tiến hành các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn
lực tự nhiên và vấn đề nghèo đói. Báo cáo cũng cho thấy rằng với 300 triệu
dân, phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn nơi mà sinh kế của họ dựa hoàn
toàn hoặc một phần vào nông nghiệp. Chẳng hạn, ở Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào có đến hơn 75% dân số sống ở nông thôn. Thậm chí Thái Lan, một
nước đô thị hoá mạnh nhất trong số các nước tiểu vùng sông Mêkông vẫn tồn
tại các cộng đồng nông nghiệp lớn, đặc biệt tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc
của đất nước Một trong các thách thức của cho sự phát triển của vùng là:
Thiếu quan tâm thích đáng đến vấn đề bảo vệ các nguồn lực tự nhiên mà sinh
kế truyền thống phụ thuộc vào. Rõ ràng rằng, tiềm năng dồi dào của các nước
tiểu vùng sông Mêkông chỉ được phát huy khi mà những vấn đề liên quan đến
nghèo đói được giải quyết một cách thoả đáng. (GMSAIN- Greater Mekong
Subregion Agriculture Information network).
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa nguồn lực và những lợi ích của nó
Tài nguyên đất, nước, rừng, cuộc sống hoang rã là động lực tác động lên xã
hội, kinh tế chính trị. Nhiệm vụ của con người xác định rõ nguồn tài nguyên
và sự sử dụng của chúng
Nguồn lực
Quản lý môi trường là sự
phân bổ, sử dụng và quản lý
nguông lực và các hoạt động
của tự nhiên. Quan tâm của
Chính phủ và hầu hêt người
dân ở nông thôn là tiếp cận
và điều khiển TNTN
Lợi ích
Những sự cung cấp của tự nhiên như là
các hoạt động sản xuất nông nghiệp đơn
thuần và các hệ thống kinh tế. Trong các
hệ thống kinh tế nó đóng vai trò như một
tài sản quan trọng của quốc gia. Sự đầu
tư vốn vào tài nguyên thiên nhiên có giá
trị cao ở cấp độ quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
* Tại Việt Nam
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn lực và vấn đề nghèo đói của
nông hộ cũng đã được các Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế
nghiên cứu tại Việt Nam để tìm những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm quản
lý tài nguyên thiên nhiên và xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là đối với các
vùng nông thôn và miên núi. Trong số đó có các nghiên cứu của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn với chương trình, Ngân hành Thế giới
(WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Nông Lương thế giới
(FAO), Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), các tổ chức phi
chính phủ như GCAP, SAM...
Trong Báo cáo nghiên cứu Đảm bảo bền vững về môi trường của nhóm
Hành động chống đói nghèo tháng 6 năm 2006 cho thấy có một mối liên hệ
mật thiết giữa nghèo đói và nguồn lực. Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có
những bước tiến đáng kể trong việc giảm đói nghèo, các nguồn lực đang có
xu hướng giảm sút. Nhóm cộng đồng nghèo phải chịu đựng vấn đề này nhiều
hơn là cộng động có thu nhập khá hơn trong xã hội. Tại sao lại như vậy? Nhìn
chung là người nghèo phải phụ thuôc nhiều hơn vào nguồn lực nhiều hơn là
những người khá giả. Hầu hết những người nghèo ở Việt Nam vẫn phụ thuộc
vào canh tác nông nghiệp nhỏ bé để sinh sống và khi chất lượng đất, nước,
rừng và các nguồn lực khác bị giảm sút, chất lượng cuộc sống của hộ cũng bị
giảm đi theo. Tuy nhiên mối liên hệ giữa các nguồn lực và nghèo đói là mối
quan hệ hai chiều và cải thiện chất lượng của các nguồn lực tự nhiên cũng góp
phần làm giảm đói nghèo [13].
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn lực và vấn đề nghèo đói của
hộ nông dân ở một số tỉnh.
•Nghiên cứu ở Đăk Lăk.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn lực với đói nghèo ở Buôn Ma
Thuật tỉnh Đắk Lắk cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo cho các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
hộ nông dân là tình trạng khai thác một cách quá mức nguồn lực tự nhiên dẫn
đến sự xuống cấp của nguồn lực tự nhiên và hậu quả là dẫn đến đói nghèo,
đặc biệt là đối với nhóm người dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn. Trong một
nỗ lực thiết kế kế sinh nhai cho người dân ở vùng nông thôn, cho đồng bào
dân tộc thiểu số và để đảo ngược lại tình hình xuống cấp của nguồn lực đang
diễn ra hiên nay. Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã xem xét lại một số mặt: [19].
- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
- Giảm thiểu quản lý bền vững nguồn lực tự nhiên
- Cho người dân nông thôn và đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số tham
gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện việc sử dụng đất, phát triển kinh tế
xã hội [18].
• Nghiên cứu ở Lào cai
Theo nghiên cứu của tổ chức Oxfam cho thấy ở các vùng xa sôi hẻo lánh,
đặc biệt là đối với các hộ nông dân nghèo thì nguồn lực là kế sinh nhai chính
của nông hộ. Vì vậy, đối với những hộ nông dân nghèo, đặc biệt là những hộ
đồng bào dân tộc ít người có nguồn vốn và tài sản ít ỏi cho sản xuất nông
nghiệp, thuỷ sản và kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên họ lại rất khó tiếp cận và
khai thác các nguồn lực này vì nhiều lý do như vốn, kỹ thuật, nhân lực và các
rủi ro do thiên tai...(
• Nghiên cứu ở các tỉnh ven biển:
Nghiên cứu tại các địa điểm: thôn Vĩnh Tường (Ninh Thuận) tới 61% hộ
nghèo, các xã Thạch Hải và Tượng Sơn (Hà Tĩnh) có tới 52% và 42,6% hộ
nghèo, các xã Hiệp Mỹ Đông và Mỹ Nam Long (Trà Vinh) cũng có tới hơn
23% số hộ nghèo. Xu hướng giảm nghèo chưa được cải thiện đáng kể ở các
cộng đồng này[20].
Nhóm dân tộc Kinh chiếm đa số trong các cộng đồng khảo sát, có tỷ lệ
hộ nghèo thấp hơn so với các dân tộc khác. Ở các xã Đường Hoa và Quảng
Điền (Quảng Ninh) có các dân tộc Sán Rìu, Tày, Nùng và Hoa. Hầu hết các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
hộ trong nhóm cư dân này đều là các hộ nghèo. Dân tộc Khơme chiếm tỷ lệ
lớn ở các xã Mỹ Long Nam và Hiệp Mỹ Đông (huyện Cầu Ngang tỉnh Trà
Vinh). Nhóm hộ Khơme có tỷ lệ hộ nghèo khá cao, trên 58% số hộ của các
địa phương được lựa chọn khảo sát ở Trà Vinh.
Nguyên nhân nghèo đói được cộng đồng dân cư nhấn mạnh là điều kiện
sản xuất và mở rộng các sinh kế ngoài nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Người nông dân và ngư dân nghèo khó tiếp cận khai thác có hiệu quả các
nguồn lực tự nhiên (đất đai canh tác nông nghiệp, đất đai để nuôi trồng thuỷ
sản, nguồn nước sản xuất nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên xã bờ,...) để phát triển
các sinh kế bền vững giúp họ thoát nghèo, mặc dầu chính quyền các cấp đã có
các chương trình hỗ trợ nhất định cho các cộng đồng thực hiện [17].
1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu cơ bản
* Số liệu thứ cấp
Thu thập các tư liệu và số liệu có sẵn từ các cơ quan trong tỉnh và
huyện:(Sở nông nghiệp phát triển nông thôn, Cục thông kê, Sở Lao động
thương binh và xã hội (LĐ-TB-XH), Qũy hỗ trợ người nghèo và các phòng
ban chức năng của huyện(Phòng Thống kê, Phòng nông nghiệp, Phòng Tài
nguyên và môi trường, Phòng Thương binh xã hội, Các cấp Hội, Uỷ ban nhân
dân xã).
Thu thập các bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng
rừng, bản đồ và các loại số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa
bàn Huyện.
* Số liệu sơ cấp
Điều tra số liệu thực tế tại các hộ nông dân trên địa bàn nghiên. Để có
được số liệu này chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ điều
tra đã được chọn theo bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Phương pháp lựa chọn mẫu điều tra theo 3 cấp:
+ Đầu tiên các xã được lựa chọn đại diện cho toàn huyện
+ Trên cơ sở các xã đã lựa chọn sẽ lựa chọn đại diện các thôn
+ Cuối cùng tại mỗi thôn sẽ tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên để
đảm bảo tính đại diện và có thể suy rộng của mẫu điều tra.
Số lượng mẫu điều tra: Do chưa có các đề tài điều tra trước đó do vậy
theo lý thuyết thống kê để đảm bảo cho các mẫu có lượng đủ lớn mỗi một
nhóm nên có số lượng mẫu n > 30. Theo mục đích của đề tài sẽ phân tổ ra làm
3 nhóm (theo vùng đại diện cho 3 khu vực/xã: Nghèo, trung bình và khá theo
mức sống) để dễ dàng so sánh và phân tích nhằm tìm hiểu những tác động và
ảnh hưởng của vấn đề nghiên cứu do vậy chúng tôi tiến hành điều tra tại mỗi
xã là 30-35 mẫu.
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: được sử dụng để có những thông
tin tổng quát nhất về khu vực nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài.
Chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến các chuyên gia và những người có kinh
nghiệm trong vùng.
Phương pháp chuyên khảo: Xem xét, nghiên cứu các đơn vị điển hình,
riêng biệt từ đó có thể thấy được tính khách quan và tổng quát vùng
nghiên cứu.
1.2.2. Công cụ và kỹ thuật sử lý số liệu
Với số liệu thứ cấp: Chọn lọc số liệu trên các báo cáo, văn kiện, sách
báo... sao chép hoặc trích dẫn các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Với số liệu sơ cấp: Sau khi điều tra thu thập số liệu qua phiếu điều tra
tiến hành tổng hợp và xử lý bằng công cụ Excel và phần mềm SPSS. Quá
trình so sánh sẽ được kiểm định thống kê theo kiểm định phi tham số tại mức
xác suất 90%.
Phương pháp kinh tế lượng và toán kinh tế: Sử dụng mô hình hàm hồi
qui và bài toán qui hoạch tuyến tính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Mô hình hồi quy để giúp ta xác định mối quan hệ và sự tác động giữa
các nguồn lực với nghèo đói của hộ.
Hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas (CD) là dạng hàm mà nó phù hợp
cho các vấn đề tuân theo quy luật hiệu suất biên giảm dần, mà trong thực tế
rất nhiều vấn đề nghiên cứu tuân theo quy luật này. Với suy luận như vậy việc
ứng dụng hàm hồi quy dạng Cobb-Douglas là hợp lý nhất. Vì vậy trong
nghiên cứu này chúng tôi sẽ vận dụng dạng hàm CD để tìm hiểu mối quan hệ
giữa các nguồn lực với thu nhập của hộ.
Dạng của hàm sản xuất CD:
Y = aX1
a1
.X1
a2
....X1
an
.e1
1D1 +
2D2+
mDm
Trong đó biến phụ thuộc là Thu nhập/đầu người (đặc trưng cho mức độ
nghèo của hộ
Các biến độc lập là thể hiện cho các nguồn lực của hộ dưới hai góc độ
số lượng và chất lượng. Để sử lý mô hình hồi quy trong đề tài sử dụng công
cụ EXCEL.
Bài toán quy hoạch tuyến tính là mô hình tối ưu với mục đích giúp ta
bố trí việc sử dụng các nguồn lực một cách tốt nhất mang lại thu nhập cao
nhất cho hộ.
Mô hình tổng quát bài toán quy hoạch tuyến tính có thể được minh hoạ
như sau:
Max Z =
n
j
jj XC
1
Phụ thuộc vào
n
j
aijX j () bi ( 1i đến m )
,0jX
(
1j
đến
n
)
Trong đó:
Z = Hàm mục tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Xj = Hoạt động mang lại thu nhập thứ j
Pj = Thu nhập từ hoạt động j
n = Số lượng các hoạt động có thể
m = Number of resources and constraints
aij = Hệ số kỹ thuật (số lượng đầu vào thứ i cần thiết cho một đơn vị
sản xuất thứ J)
bi = Số lượng nguồn lực thứ i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Hàm mục tiêu
Trong bài toán hàm mục tiêu sẽ thể hiện là thu nhập của hộ đạt đến max
đây là mục tiêu quan trọng nhất của các hộ gai đình nông dân quy mô nhỏ lấy
công làm lãi.
Ràng buộc:
Giả thiết là các nguồn lực trọng hộ bị hạn chế, đặc biệt là các nguồn lực
tự nhiên. Trong đó có một số hạn chế là cố định tức là không thể lớn hơn hoặc
nhỏ hơn, còn một số hạn chế trong khoảng.
Ràng buộc về đất: đai trong vụ mùa và trong vụ xuân, nó cũng thể hiện
các ràng buộc khác nhau về các loại đất khác nhau như đất dốc, đất bằng ....
Ràng buộc về lao động: Hai nguồn lao động khác nhau được sử dụng
đó là lao động gia đình và lao động thuê mướn. Với ràng buộc này đòi hỏi
việc sử dụng không được vượt quá khả năng của hộ, còn lao động thuê ngoài
được giả thuyết là không bị hạn chế.
Ràng buộc về cung cấp lương thực và chi tiêu trong hộ: Lương thực
được cung cấp từ hai nguồn khác nhau là tự cung tự cấp và mua ngoài, nó thể
hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tự cung tự cấp và thị
trường. Nhu cầu lương thực được tính toán dựa trên nhu cầu về dinh dưỡng
cho hộ cũng như sự cân bằng nhu cầu này trong mỗi bữa ăn. Ràng buộc này
cũng còn phụ thuộc nhiều vào chi tiêu trong hộ.
Ràng buộc cân bằng dòng tiền: Nó bao gồm có dòng tiền ra và dòng tiền
vào. Dòng vào bao gồm từ việc bán sản phẩm đến tiền vay và tiền ra bao gồm
cả việc chi cho sản xuất và tiêu dùng. Cân bằng tiền có thể kết chuyển từ
tháng này qua tháng khác trong năm.
Ràng buộc vay vốn: Hai nguồn vay vốn là vay trong ngân hàng và vay
các tổ chức cá nhân được xem xét trong mô hình.
Các hoạt động: Bao gồm các hoạt động diễn ra trong hộ cũng như các
hoạt động phi nông nghiệp.
* Phần mềm sử dụng để chạy mô hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Hiện nay có nhiều phần mềm để chạy mô hình bài toán quy hoạch
tuyến tính như: Lindo, XA, GAMS ... trong đề tài chúng tôi sử dụng chương
trình XA để sử lý mô hình bài toán.
1.2.3. Mẫu nghiên cứu
Với sự tư vấn của các cán bộ có trách nhiệm thuộc phòng Tài nguyên
môi trường (TNMT) của huyện, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn
(NNPTNN) của Tỉnh, 3 xã đã được chọn vào mẫu nghiên cứu gồm: Xã Vũ
Chấn đại diện cho vùng I là vùng nghèo của Huyện, Xã Dân Tiến đại diện cho
vùng II vùng trung bình và Xã Tràng Xá đại diện cho vùng III là vùng có mức
sống khá của huyện.
Chọn hộ điều tra: Đây là bước quan trọng vì hộ là nơi cung cấp số liệu
để tổng hợp, đánh giá tình hình chung cũng như việc sử dụng các nguồn lực
của các hộ gia đình trên địa bàn Huyện. Hộ được một cách hoàn toàn ngẫu
nhiên nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu có thể suy rộng được.
1.3. CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá mức sống:
Sử dụng 8 chỉ tiêu đánh giá mức sống (Doppler, 2000)
- Thu nhập của hộ (IC): Phản ánh toàn bộ số tiền mà hộ thu được trong
năm sau khi trừ đi chi phí, có thể sử dụng tái sản xuất và cho sinh hoạt của gia
đình trong năm sau.
- Dòng tiền
- Mức độ độc lập về các nguồn lực của hộ
- Cung cấp và an toàn lương thực
- Nước sinh hoạt và nhà cửa
- Tình hình chi tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất của việc sử dụng các nguồn
lực trong hộ
- Chi phí cho sản xuất (TC)
- Doanh thu (R)
- Thu nhập (IC) (bao gồm thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp và từ các
hoạt động phi nông nghiệp)
- Thu nhập / nhân khẩu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía Đông - Bắc của tỉnh
Thái Nguyên. Có toạ độ địa lí.
- 105
o
45
’
- 106
o
17
’ Kinh độ Đông
- 21
o
36
’
- 21
o
56
’
Vĩ độ Bắc
- Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Tỉnh Lạng Sơn)
- Phía Tây giáp với huyện Đồng Hỷ và Huyện Phú Lương
- Phía Nam giáp với Huyện Đồng Hỷ và Huyện Yên Thế (Tỉnh Bắc Giang)
- Phía Bắc giáp huyện Na Rì (Tỉnh Bắc Kạn)
Thị trấn Đình Cả, trung tâm huyện cách TP Thái Nguyên 37km và cách
thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn 80km.
Huyện gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 6 xã vùng I, 3xã vùng II, còn
lại 5 xã vùng III [20].
2.1.2. Địa hình địa mạo
Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao - Dãy Ngân Sơn
chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và Dãy Bắc
Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cho nên huyện có địa hình khá
phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít.
Là huyện có địa hình phức tạp, phần lớn là diện tích vùng núi đá vôi
(chiếm 92%) những vùng đất bằng phẳng, tiện cho sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu dọc theo các khe suối, các triền sông và các
thung lũng ở vùng núi đá vôi.
Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100m đến 800m so với mặt biển, đất
nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân từ 100m đến 450m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Căn cứ vào địa hình địa mạo đất đai huyện chia thành 3 tiểu vùng có
những đặc điểm sau:
- Tiểu vùng I: Gồm 6 xã (Nghinh Tường, Thượng Nung, Cúc Đường,
Thần Xa, Vũ Chấn, Sảng Mộc), địa hình núi cao dốc, phần lớn là núi đá vôi
(72%) độ dốc lớn (Đa phần từ 25o trở lên). Một số vùng phân bố dọc theo các
khe suối và thung lũng có độ dốc từ 0o - 25o là vùng thích hợp để sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng nông, lâm kết hợp.
- Tiểu vùng II: Gồm 3 xã (La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Dân
Tiến) và Thị Trấn Đình Cả có dạng địa hình thung lũng tương đối bằng phẳng
chạy dọc theo quốc lộ 1b với hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn. Đất đai
của vùng II đã sử dụng hầu hết vào nông nghiệp.
- Tiểu vùng III: Gồm 5 xã (Tràng Xá, Lâu Thượng, Liên Minh, Bình
Long, Phương Giao), có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối,
sông và xen lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tương đối
bằng phẳng hơn các xã vùng I. Độ dốc từ 10-20o, có thể sử dụng phát triển cây
hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả [29].
2.1.3. Khí hậu
Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp bởi có 3 vùng khác nhau nhưng
điều kiện khí hậu tương đối đồng nhất. Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành
đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu của huyện Võ Nhai chia làm hai
miền rõ rệt:
- Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 25,2 -
28,6
0
C.
- Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình từ 14 -
20,1
0
C.
Chế độ nhiệt, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi, số giờ nắng được thể
hiện qua bảng 2.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Bảng 2.1. Các yếu tố khí hậu huyện Võ Nhai.
Tháng
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TB
Nhiệt độ trung bình (oC) 16,6 18,6 20,1 24,7 25,2 28,4 28,6 27,4 26,8 24,1 20,6 14,4 22,9
Nhiệt đô tối cao TB(oC) 29,1 28,1 30,0 32,8 37,6 39,7 35,7 36,7 34,0 33,9 34,8 30,7 33,6
Nhiệt độ tối thấp TB(oC) 10,4 12,2 15,6 18,0 21,8 23,8 24,7 23,4 18,0 17,9 13,9 12,5 17,7
Độ ẩm (%) 83,0 85,0 87,0 81,5 81,0 82,0 88,0 86,0 87,0 86,0 79,0 79,0 84,0
Tổng lượng mưa(mm) 27 5 53 65 24,2 237 148 278 103 128 64 40 1390
Lượng bốc hơi (mm) 64,4 49,1 54,4 73,3 1133 110,9 68,8 78,2 60,2 59,2 99,6 77,6 908,8
Số giờ nắng(giờ) 60 53 39 78 90 163 158 140 207 121 105 51 1265
(Nguồn: Trạm thủy văn huyện Võ Nhai, 2006)
Qua bảng cho thấy:
* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,90C, Tổng tích ôn
trong năm khoảng 8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 33,60C, nhiệt độ tối
thấp trung bình là 17,70C. Tháng 6 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất
39,7
0C, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất 10,40C, số giờ nắng
trong năm 1.265 giờ.
* Chế độ mưa:
Cũng như các huyện khác ở Võ Nhai mưa tập chung từ tháng 4 đến
tháng 10, lượng mưa trong thời gian này chiếm 90% tổng lượng mưa trong
năm, lượng mưa đạt 115,83mm trong tháng. Tháng 1,2 có lượng mưa ít nhất
trong tháng khoảng (5-27mm/tháng), tháng 8 là tháng có lượng mưa cao nhất
278mm/tháng đáp ứng nhu cầu về nước của các loại cây trồng.
* Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình năm của Huyện đạt 985mm, tháng 5 có
lượng bốc hơi lớn nhất tới 100mm, các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn
hơn lượng mưa nhiều, chỉ số ẩm ướt <0,5, dẫn đến tình trạng khô hạn gay gắt,
rất cần có các biện pháp tưới nước, giữ ẩm nếu không sẽ ảnh hưởng nhiều đến
sinh trưởng và năng suất các loại cây trồng.
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm bình quân của Huyện dao động từ 80 - 87%. Các tháng mùa
khô, nhất là các tháng cuối năm (11,12), độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
phát triển cây vụ Đông muộn, nhưng cũng tạo điều kiện cho việc thu hoạch và
bảo quản nông sản trong thời kỳ này[23].
2.1.4. Thủy văn
Trong huyện có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu
và sông Thương được phân bố ở hai vùng phía Bắc và phía Nam huyện.
- Hệ thống sông Nghinh Tường: Phân bố ở phía Bắc huyện, là nhánh
của sông Cầu bắt nguồn từ những dãy núi của vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn),
chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Xa và đổ ra
sông Cầu.
+ Tổng diện tích lưu vực: 397km2.
+ Tổng dòng chảy bình quân: 5,7 x 108m/s
+ Lưu lượng bình quân năm: 3,9m/s
+ Lưu lượng mùa kiệt:1,1 - 3,5m/s
- Hệ thống sông Rong: Phân bố ở phía Nam của Huyện là nhánh của sông
Thương. Bắt nguồn từ xã Phú Thượng chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá,
Dân Tiến, Bình Long và chảy sang tỉnh Bắc Giang.
+ Tổng diện tích lưu vực: 228km2.
+ Tổng dòng chảy bình quân: 12,4 x 108m/s
+ Lưu lượng bình quân năm: 3,0m/s
+ Lưu lượng mùa kiệt: 0,7m/s
Bên cạnh đó còn có các hệ thống hồ, đập, mạng lưới suối nhỏ góp phần
nhằm đáp ứng cho sản xuất nông lâm nghiệp.
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
2.1.5.1. Tài nguyên đất
Với diện tích đất tự nhiên 84.510,41ha Võ Nhai là huyện lớn thứ nhất
trong tỉnh, bình quân diện tích bình quân trên người là 1,34ha/người cao hơn
bình quân cả tỉnh (0,33ha/người).
Cơ cấu diện tích các loại đất được thể hiện qua biểu đồ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
68,31
11,09
0,19
17,67
2,74
Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản Đất phi NN
Đất chưa sử dụng
17,67
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các loại đất huyện Võ Nhai năm 2006
Trong giai đoạn 2004 - 2006, diện tích các loại đất có sự thay đổi thích
ứng với sự phát triển chung của tình hình kinh tế xã hội: Cụ thể qua 3 năm
diện tích đất lâm nghiệp tăng hơn 2%, diện tích đất chưa sử dụng giảm 6,7%,
trong khi đó các diện tích khác tăng lên, diện tích đất nông nghiệp tăng
2,65%, diện tích đất dân cư tăng lên mạnh 17,80% do quá trình tăng dân số và
đô thị hóa mạnh.
Tổng diện tích của huyện là 84.510,41ha trong đó gồm nhiều loại đất
khác nhau: Đất phù sa, đất đen, đất xám bạc mầu, đất đỏ.
Bảng 2.2: Một số loại đất chính của huyện Võ Nhai năm 2005
Các loại đất Diện tích (ha)
% so với diện
tích tự nhiên
I. Đất phù sa 1.816,0 2,15
II. Đất đen 935,5 1,11
III. Đất xám bạc màu 63.917,7 76,0
1. Đất dốc tụ trồng lúa nước bậc màu 1.361,6
2. Đất đỏ vàng 54.825,6
3. Đất nâu vàng 709,5
4. Đất vàng nhạt 7.021,0
IV. Đất nâu đỏ 3.770,8 4,09
V. Các loại đất khác 14.070,41 16,65
Cộng: 84.510,41 100
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Võ Nhai
Về độ dốc tầng dầy:
Diện tích đất của Huyện được phân cấp thành 4 mức độ như sau:
+ 0 - 8
o
chiếm 6% tổng quỹ đất
+ 8 - 15
o
chiếm 13% tổng quỹ đất
+ 15 - 25 chiếm 13% tổng quỹ đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
+ > 25
o
chiếm 51 % tổng quỹ đất
+ Các loại đất khác chiếm 17%
Diện tích đất có tầng dầy chiếm 8,3%, tầng trung bình 35,5% và tầng
mỏng chiếm tới 50%.
Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác song chủ yếu là đất đồi
núi phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, những diện tích
đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất ít (đất ruộng lúa chỉ còn
2.916,81ha chiếm chưa đầy 4% trong tổng diện tích của huyện).
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất đai Huyện Võ Nhai năm 2005
Đơn vị tính:ha
Tên xã
Tổng
diện tích
tự nhiên
Đất nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất nuôi
trồng
thủy sản
Đất ở
Đất
chuyên
dùng
Đất chƣa
sử dụng
Tổng số: 84.510,41 7.723,64 56.127,03 155,28 615,90 1.596,92 18.291,64
01. TT Đình Cả 1.015,66 164,78 203,67 14,40 41,81 79,97 511,04
02. Xã Phú Thượng 5.440,00 612,95 3.682,34 12,00 39,13 76,72 1.016,86
03. Xã La Hiên 2.360,00 539,54 1.243,13 4,00 65,72 106,97 400,64
04. Xã Lâu Thượng 3.452,75 472,21 1.148,19 15,80 59,49 131,74 1.625,32
05. Xã Tràng Xá 4.609,00 1.865,64 1.380,18 75,00 115,69 224,86 947,63
06. Xã Phượng Giao 5.926,00 359,57 5.356,69 2,50 30,02 109,53 67,69
07. Xã Liên Minh 7.290,00 467,86 3.814,98 4,00 38,48 75,55 2.889,13
08. Xã Dân Tiến 5.535,00 1.002,69 2.481,36 3,00 48,15 71,74 1.928,06
09. Xã Bình Long 2.653,00 399,44 1.597,83 4,00 63,30 91,53 496,90
10. Xã Sảng Mộc 10.756,00 235,93 9.545,92 2,25 20,04 252,40 699,46
11. Xã Nghinh Tường 9.850,00 330,76 6.089,31 2,50 19,89 43,40 3.364,05
12. Xã Thần Xa 10.144,00 422,35 8.815,22 4,19 15,07 103,88 783,29
13. Xã Vũ Chấn 7.340,00 243,76 4.738,62 5,00 20,51 49,62 2.282,49
14. Xã Thượng Nung 4.368,00 353,49 3.793,36 2,14 17,74 91,11 101,16
15. Xã Cúc Đường 3.771,00 252,67 2.236,23 4,50 20,78 87,90 1.168,92
(Nguồn số liệu: Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính- Sở NNPTNN 2005)
Hiện nay tổng quỹ đất của huyện đã được sử dụng vào các mục đích phát
triển kinh tế - xã hội là 66.218,77ha, chiếm 78,36% tổng quỹ đất trong đó:
- Đất nông nghiệp: 7.723,64ha chiếm 9,14%
- Đất lâm nghiệp: 56.127,03ha chiếm 66,41%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
- Đất chuyên dùng: 631,82ha chiếm 0,75%
- Đất ở: 615,90ha chiếm 0,73%
So với toàn tỉnh thì tổng quỹ đất đai bình quân trên đầu người của huyện
cao gấp 4,6 lần. Nhưng tỷ trọng diện tích đất đai sử dụng vào các mục đích
kinh tế-xã hội xấp xỉ bằng toàn tỉnh (Tỷ lệ này của toàn tỉnh là 70,52%)
Tình trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện hiện nay không đồng đều
giữa các xã. Xã Thượng Nung là xã có tỷ lệ đất đã sử dụng cao nhất (96,11%).
Các xã có tỷ sử dụng đất thấp là: TT Đình Cả (40.29%) và xã Lâu thượng
(50,47%).
Hiện nay toàn huyện còn 18.291,64 ha đất chưa sử dụng chiếm 21,64%
tổng quỹ đất, trong đó._.ộng trong hộ ở huyện Võ Nhai
Chỉ tiêu Vùng I Vùng III
Điều tra Mô hình
tối ƣu
Điều tra Mô hình
tối ƣu
Diện tích canh tác (ha) 1,07 1,07 1,40 1,40
- Lúa ruộng 0,31 0,20 0,66 0,40
- Ngô 0,40 0,25 NA NA
- Đỗ 0,02 0,15 0,01 NA
- Lạc 0,01 0,1 0,2 NA
- Rau 0,01 0,04 0,01 0,3
- Sắn 0,11 NA 0,25 NA
- Khoai 0,01 NA 0,01 NA
- Nhãn 0,13 0,13 0,11 0,55
- Chè 0,07 0,07 0,15 0,15
Ao (ha) NA NA 0,05 0,05
Lợn (đầu con) 3,00 2,00 5,00 4,00
Gà (đầu con) 23,0 40 16,0 40,0
Diện tích rừng (ha) 2,12 2,12 0,623 0,623
Lao động thuê (Ngày
công)
65,0 130 9 10
Vay vốn (1000đ) 1840 626,7 2218 228,63
Ghi chú: NA - không có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Tóm lại: Việc kết hợp sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý sẽ giúp
hộ có được thu nhập cao hơn bằng chính những nguồn lực hạn chế hiện nay
mà hộ đang có, như vậy đây là một trong những giải pháp quan trọng mà các
hộ có thể áp dụng, tuy nhiên vấn đề là khả năng áp dụng mô hình toán đòi hỏi
phải có sự tham gia của các nhà khoa học quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
* Kết luận
Ngiên cứu nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyên Võ
Nhai chúng tôi có những kết luận như sau:
Huyện Võ Nhai có điều kiện địa hình, khí hậu thời tiết và đất đai rất
thuận lợi cho cây trồng phát triển, cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Huyện Võ Nhai có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, đặc biệt Huyện Võ
Nhai là địa phương có diện tích đất trồng chè và cây ăn quả phong phú, người
dân có nhiều kinh nghiệm trong cây trồng. Sản phẩm cây ăn quả đã chiếm
lĩnh được thị trường trong Tỉnh và các địa phương lân cận đó là lợi thế đảm
bảo cho cây trồng phát triển bền vững.
Huyện có quỹ đất để phát triển nông lâm nghiệp đứng đầu tỉnh. Với tổng
diện tích tự nhiên là 84.510,41 ha, trong đó đất nông nghiệp có 9.738,65
chiếm 11,5% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 57.730,99 ha, chiếm
68,31% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là nguồn tiềm năng có thể tận dụng
và khai thác triệt để sản xuất nông - lâm nghiệp trên cơ sở khí hậu, thời tiết, vị
trí địa lý của huyện đảm bảo cho việc phát triển nông lâm nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa cây trồng như cây công nghiệp lâu năm, cây
công nghiệp...
Nguồn nước còn hạn chế bởi phân bố không đều giữa các vùng rất gặp
nhiều khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.
Số lượng lao động ở các vùng sâu, vùng hẻo lánh (<16 tuổi) tình trạng
các em nghỉ học để đi làm là khá cao. Cơ cấu lao động của huyện thuộc dạng
trẻ, tổng số lao động trong vùng chiếm 47,34%.
Nguồn vốn nhiều hộ gia đình còn gặp khó khăn thiếu vốn trong sản xuất
nên hiệu quả phát triển sản xuất không cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Thu nhập bình quân trên/người/tháng (bình quân 291.600ngđ), tích lũy
của hộ không đáng kể, cơ cấu thu nhập chưa hợp lý (chủ yếu từ trồng trọt) chi
cho sản xuất đời sống còn thấp.
Cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém. Điều kiện sống gặp nhiều khó khăn,
tư liệu sản xuất của hộ thiếu thốn.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lực của các hộ
gia đình. Theo chúng tôi yếu tố mang tính nguyên nhân chính là: Thiếu
chính sách cho phát triển nguồn nhân lực, tồn tại những quan niệm lạc hậu,
trình độ học vấn của người dân còn thấp, tác động của môi trường xã hội,
không có sự tham gia của các tổ chức xã hội, qui mô gia đình cao. Cần thực
hiện tốt 5 giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng sử dụng nguồn có hiệu
quả là:
- Nâng cao kiến thức chuyển giao công nghệ sử sụng khai thác phát
triển các nguồn lực.
- Hỗ trợ vốn sản xuất để khuyến khích người dân phát triển kinh tế
hộ gia đình.
- Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp nhỏ, tạo điều kiện về mặt
bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện mạng lưới đường
giao thông, nâng cấp các tuyến đường huyện, xã và các tuyến đường
thôn bản, hoàn chỉnh mạng lưới điện hạ thế, tiếp tục đầu tư nâng cấp các
công trình thủy lợi hiện có...
- Cơ chế chính sách
* Đề nghị
Kết quả nghiên cứu trên mới chỉ xác định được vùng phân bố, qui mô,
diện tích và chất lượng các nguồn lực tự nhiên ở mức bán chi tiết. Để khai
thác được tiềm năng các nguồn lực cho các mục đích, cần có các nghiên cứu
đánh giá chi tiết hơn ở các dự án cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Cần có những chính sách về kinh tế, xã hội để hỗ trợ và khuyến khích
những đầu tư, khai thác các nguồn lực: đất, rừng, lao động, vốn... có hiệu quả.
Ngăn chặn việc đốt phá rừng, quản lý và khoanh nuôi tái sinh rừng ở
những nơi chưa có điều kiện khai thác.
Hỗ trợ sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Việc sử dụng tài nguyên rừng
như rừng trồng, rừng tự nhiên để sử dụng có hiệu quả.
Tận dụng các nguồn tài nguyên đất (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp...
chưa sử dụng hết để trồng rau, đậu tăng nguồn thực phẩm ở các vùng đồng
bào dân tộc chưa có tập quán trồng vườn, trồng rau...)
Đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ gia đình chống rủi ro (trồng xen
canh, việc làm phi nông nghiệp, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, chế biến và
làm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp)
Tăng cường đào tạo nguồn lực con người có trình độ học vấn và kỹ thuật
để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba, Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam.
NXB Subur Printing, Jakarta, 2005.
2. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt
Nam(2003), Nghèo, Báo cáo phát triển Việt Nam 2004
3. Báo cáo tham luận/Thái Nguyên (2005), Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức triển
khai các dự án phát triển cộng đồng và xóa đói, giảm nghèo khu vực miền núi
đông bắc bộ.
4. Báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ huyện khóa XVIII trình đại
họi đại biểu đảng bộ Huyện Võ Nhai lần thứ XIX, 10/2005.
5. Báo điện tử, Thời Báo kinh tế Việt Nam - Chống đói nghèo cho "lục địa
đen", 6/2007).
6. Báo điện tử, Bảo Huy và Võ Hùng, Kiến thức sinh thái địa phương trong
quản lý và sử dụng tài nguyên rừng của cộng đồng dân tộc thiểu số Tây
nguyên, 2002.
7. Báo điện tử, Các chuyên gia của Qũy tiền tệ quốc tế và Hiệp hội phát triển
quốc tế thực hiện, Đánh giá chung về chiến lược giảm nghèo của Việt Nam,
6/2002.
8. Các chuyên gia của Qũy tiền tệ quốc tế và Hiệp hội phát triển quốc tế thực
hiện, Đánh giá chung về chiến lược giảm nghèo của Việt Nam, 6/2002.
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB CTQG, Hà Nội, trang 126.
10. Đề án phát triển kinh tế xã hội huyện Võ Nhai giai đoạn 2006 -
2010,1/2007
11. Hà Xuân Linh, Bài giảng Địa lý Kinh tế Việt Nam, 2006.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
12. Hồ Uy Liêm (2005), Báo cáo dẫn đề tại tọa đàm " Chia sẻ kinh nghiệm
tổ chức triển khai các dự án phát triển cộng đồng và xóa đói, giảm nghèo
khu vực miền núi đông bắc bộ",Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt
Nam, Hội thảo khoa học" Xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiếu số:
Phương pháp tiếp cận".
13. Hiệp hội quốc tế và Qũy tiền tệ quốc tế soản thảo, Đánh giá về văn bản
chiến lược giảm nghèo tạm thời, 2001
14. Luật đất đai, NXB Chính trị quốc gia, trang 13, 1993.
15. Luật đất đai, Luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật đất đai, NXB Bản
đồ Hà Nội, trang 32, 2001.
16. Lê văn Khoa, Vấn đề sử dụng đất và bảo vệ môi trường ở vùng trung du
phía Bắc Việt Nam, Tạp chí khoa học Đất số 3. TR45-49, 1993.
17. Nhóm hành động chống đói nghèo, Đảm bảo bền vững về môi trường,
NXB in và văn hóa phẩm, 6/2002.
18. Nhóm hành động chống đói nghèo, Đánh giá nghèo có sự tham gia của
cộng đồng tại Nghệ An, NXB Lao động xã hội, 2003
19. Nhóm hành động chống đói nghèo, Đánh giá nghèo có sự tham gia của
cộng đồng tại Dak lak, NXB Lao động xã hội, 2003
20. Nhóm hành động chống đói nghèo, Qúa trình thực hiện các mục tiêu phát
triển của Việt Nam, tóm tắt triển khai và cách thức, NXB Lao động xã hội,
6/2002.
21. Nhóm hành động chống đói nghèo, Ý kiến của cộng đồng về chiến lược
giảm nghèo (tập 3), 5/2006.
22. Nguyễn Xuân Trạch, Phạm Thị Hồng Vân, Chris London - Lane, Báo cáo
số 5, Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, 1/2001.
23. Niên giám thống kê năm 2006, Phòng thống kê Huyện Võ Nhai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
24. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê năm 2003, 2004, 2005, NXB
thống kê - Hà Nội.
25. James Beard và Nisha Agrawal, Chống đói nghèo ở Việt Nam, 2001.
26. Edwin Shanks và Carrie Turk, Các đề xuất của người nghèo về chính
sách, Tập 1, 2001.
27. KEVIN WATKINS(1997), Báo cáo của OXFAM Về tình trạng nghèo khổ
trên thế giới.
28. UBND Tỉnh Thái Nguyên, Kết quả và giải pháp đã thực hiện chương
trình xóa đói, giảm nghèo của Thái Nguyên giai đoạn 2001-2205, Báo cáo
tham luận/ Thái Nguyên.
29. UBND Huyện Võ Nhai, Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đai Huyện Võ
Nhai, Tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2000-2010, 2001.
30. Đặng Kim Vui, Tài liệu đánh giá nguồn tài nguyên rừng có sự tham
gia của người dân (PRA). Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, 1998.
31. Vi văn Thư, Tình hình sử dụng và quản lý đất dốc Tỉnh Thái Nguyên,
Khoa học và Công nghệ bảo vệ và sử dụng bền vững trên đất dốc, NXB Nông
nghiệp - Hà Nội, 2001.
32. Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thái Nguyên, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội Tỉnh Thái Nguyên 1998-2010, 1997.
II Tiếng Anh
33. Asian Development Bank, Agriculture Sector Development
Programmer, 2002.
34. Do Anh Tai, 2004: Family resources and their impact on household living
standard and food security of farmers in the mountainous region of Vietnam,
Stuttgart, Germany
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
35. Doppler, 2000: Farming system research, handout material for master
student, Hohenheim, Stuttgart, Germany
36. Resources and Livelihood in Mountain Areas of South East Asia, Farming
anh rural systems in a changing environment, 2006.
37. Issuer in Poverty Reduction and Natural Ressource management, USAID,
From the american people, 2006.
38.Subtainable Development Department - Improving cress to natural
resoursr for the ruler poor- FAO, 2000.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chuẩn xác định nghèo
Địa bàn BQ/ngƣời/tháng
2001-2005 2006-2010
Nông thôn, miền núi, hải đảo 80.000đ 180.000đ
Nông thôn, trung du, đồng bằng 100.000đ 200.000đ
Đô thị 150.000đ 260.000đ
Nguồn: BLĐTB-XH
Phụ lục 2: Cơ cấu huyện Võ Nhai phân theo khu vực 5,41%
94,59
0
20
40
60
80
100
Thành
thị
Nông
thôn
Phụ lục 3:
Cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động huyện Võ Nhai, 2005
90,76
7,11
2,451,69
Chưa qua đào tạo
Đã qua đào tạo nghề và tương đương
CNKT Có bằng
THCN trở lên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
Phụ lục 4:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI
CHỦ YẾU NĂM 2003 - 2006.
Chỉ tiêu ĐVT
Thực hiện giai đoạn năm 2003 - 2006
2003 2004 2005 2006
A B 1 2 3 4
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TĂNG THÊM Trđ 160.745 178.437 193.847 214.868
Trong đó:
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp '' 83.276 87.523 91.462 97.130
- Công Nghiệp - Xây dượng '' 49.512 59.462 67.786 77.950
- Dịch vụ '' 27.957 31.452 34.599 39.788
* Tốc độ tăng trƣởng % 8.8 9.0 9.8 10.2
* Thu nhập bình quân đầu ngƣời Trđ 2.94 3.25 3.5 4.1
A. Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp
1. Giá trị sản xuất(Gía cố định 1994) Trđ 113.509 119.268 124.635 132.000
2. Sản phẩm chủ yếu:
- Sản lượng lương thực có hạt Tấn 26.977 27.851 28.000 28.500
Trong đó: + Thóc '' 19.143 18.617 18.700 19.100
+ Ngô '' 7.834 9.234 9.300 9.400
+ Đậu trương '' 634.6 692 710 780
+ Lạc '' 140 179 190 204
+ Chè búp tươi '' 2.145 2.340 2.340 2.500
+ Cây khác '' 29.393 23.504 24.120 23.000
3. Diện tích cây trồng chủ yếu
- Lúa cả năm ha 4.442 4.443 4.445 4.450
- Chè trồng mới '' 30 48 30 40
- Cây khác '' 245.4 235 30 0
4. Lâm nghiệp
Trồng rừng tập trung '' 295.64 280 300 350
Trồng cây phân tán '' 161 354 300 300
Diện tích chăm sóc rừng trồng '' 560 855 866 875
Tỷ lệ che phủ rừng % 64.3 64.7 65 65.5
Khai thác lâm sản: Gỗ m3 2.800 3.550 3.700 3.980
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
Chỉ tiêu ĐVT
Thực hiện giai đoạn năm 2003 - 2006
2003 2004 2005 2006
A B 1 2 3 4
- Nguyên liệu giấy Tấn 200 300
- Tre luồng '' 600 650 700 750
5. Chăn nuôi
Tổng đàn Trâu Con 15.172 14.710 16.000 16.200
Tổng đàn bò '' 1.450 2.281 2.500 3.000
Tổng đàn Lợn '' 30.659 31.284 33.000 33.200
6. Nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản ha 152 152 152 153
Sản lượng thủy sản khai thác Tấn 145 150 150 152
B - CÔNG NGHIỆP - TTCN
1. Gía trị sản xuất(Theo giá hiện hành) Trđ 11.933 12.723 15.300 -
2. Sản lượng sản phẩm chủ yếu
Điện thương phẩm Trkwh 4.8 6.7 7.0 7.2
Gạch các loại Tr.viên 17.55 18.70 21.89 24.52
Vôi xây dựng Tấn 2.600 2.900 3.900 4.329
Khai thác cát sỏi m3 5.800 5.300 6.900 7.500
Khai thác đá các loại m3 40.500 31.800 35.770 40.000
Sản phẩm may mặc 1000sp 14.5 18.36 19.6 20.2
SP khác 1000sp 9.7 11.4 20.5 21.1
C-THU NGÂN SÁCH Trđ 5.907,7 5.760,9 6.336 6.969
D-VĂN HÓA XÃ HỘI
Tổng số học sinh đầu năm HS 17.619 17.534 17.463 17.846
- Mầm non Cháu 2.000 2.365 2.595 2.525
- Tiểu học HS 7.872 7.318 6.765 6.750
- THCS '' 6.166 6.071 5.920 6.025
- THPT '' 1.581 1.780 2.183 2.546
Số trường đạt chuẩn quốc gia Trường 1 3 3
Số giường bệnh trên vạn dân Giuong 10 10 10 10,7
Số bác sĩ trên vạn dân BS 5.4 5.6 5.6 5.6
Dân số trung bình Người 62.612 62.623 63.411 64.144
Mức giảm tỷ suất sinh thô % 0,34 0.31 0.35 0.32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
Chỉ tiêu ĐVT
Thực hiện giai đoạn năm 2003 - 2006
2003 2004 2005 2006
A B 1 2 3 4
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên '' 1.29 1.21 1.25 1.26
Tỷ lệ hộ nghèo '' 18.23 17.13 15.75 14.54
Số lao động được giải quyết việc làm LĐ 450 571 720 750
Tổng mức bán lẻ hàng hóa Tỷ đ 40.9 45.5 50.5 56.4
Số điện thoại/100 dân máy 1.8 2.4 3.0 3.7
Tỷ lệ hộ được dùng điện % 74 79 80.5 82
Tỷ lệ hộ dùng nước sạch '' 72 73 75 78
Số làng bản văn hóa xóm 53 57 106 120
Số gia đình văn hóa GĐ 6.709 4.500 8.730 9.000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
Phụ lục 5:
CHỈ TIÊU BÌNH QUÂN DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT
Năm 2005
Tổng số hộ: 14.193 Tổng số khẩu: 63.411 Tổng số LĐNN: 31.940
Tổng số NKNN:59.665
Loại đất
Diện tích
năm 2006
m2/nhân
khẩu tự
nhiên
m2/khẩu
nông
nghiệp
Bình
quân/lao
động NN
(m2/LĐ)
Bình
quân/hộ
gia đình
Ghi
chú
Đất nông nghiệp 84.510,41 13.327,4 5.95
Đất nông nghiệp 9.378,65 1.479,0 1.571,9 2.936,3 0.66
Đất trồng cây hàng năm 7.813,16 1.232,1 1.309,5 2.446,2 0.53
Đất trồng Lúa 3.328,19 524,9 557,8 1.042,0 0.23
Đất trồng cây lâu năm 1.565,49 246,9 262,4 490,1 0.1
Đất Lâm Nghiệp 57.730,99 -
Đất có rừng tự nhiên 52.802,40 -
Đất có rừng trồng 3.729,59 -
Đất chuyên dùng 689,31 -
Đất ở 619,15 -
Đất chƣa sử dụng 14.413,97 -
Ngày tháng năm 200
Ngƣời lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày tháng năm 200
Cơ quan địa chính
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày tháng năm 200
Chủ tịch ủy ban nhân dân
(Ký, ghi rõ họ tên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
Phụ lục 6:
SO SÁNH DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT
Năm 2005 với 2000
Biểu 08 - TK
Đơn vị tính: ha
Loại đất Diện tích
năm 2005
So với năm 2000 Ghi
chú Diện tích
2000
Tăng(+)
Giảm(-)
TỔNG DIỆN TÍCH 84.510,41 84.510,41
Đất nông nghiệp 9.378.65 6384.08 2994.6
Đất trồng cây hàng năm 7813.16 5384.77 2428.4
Đất lúa 3328.19 2916.81 411.4
Đất trồng cây lâu năm 979.60 290.99 688.6
Cây công nghiệp 369.60 147.95 221.7
Cây ăn quả 610 143,04 467.0
Đất lâm nghiệp 57730,99 54317.73 3413.3
Đất có rừng tự nhiên 52802.40 50595.87 2206.5
Đất rừng trồng 3729.59 3714.86 14.7
Đất chuyên dùng 689.31 790.28 -101
Đất ở 615,9 439.64 176.3
Đất thành thị 41.80 20.40 21.40
Đất nông thôn 574.1 419.24 154.9
Đất chƣa sử dụng 18291.64 22578.68 -4287.0
Ngày tháng năm 200
Ngƣời lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày tháng năm 200
Cơ quan địa chính
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày tháng năm 200
Chủ tịch ủy ban nhân dân
(Ký, ghi rõ họ tên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
CÂU HỎI ĐIỀU TRA NGUỒN LỰC VÀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI
CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
Phần I: Thông tin chung về hộ gia đình
1. Họ tên chủ hộ:................................................................................................
2. Địa chỉ:............................................................................................................
- Xóm (thôn, bản, tổ dân phố):............................................................................
- Xã (phường):.....................................................................................................
- Huyện (quận):...................................................................................................
- Tỉnh (Thành phố):.............................................................................................
- Tên người phỏng vấn:.......................................................................................
- Ngày phỏng vấn:...............................................................................................
3. Thành phần dân tộc củachủ hộ (đánh dấu x vào các ô tương ứng):
1. Kinh
2. Tày
3. Nùng
4. Dao
5. Mông
6. Sán chí
7. Hoa
8. Khác, ghi cụ thể
4. Loại hộ (đánh dấu x vào các ô tương ứng):
1. Hộ thuần nông - lâm thủy sản
2. Hộ kiêm nghề
3. Hộ phi nông nghiệp
4. Hộ không hoạt động kinh tế
5. Hộ có thành viên đang được hưởng trợ cấp người có công thường xuyên
6. Hộ có thành viên đang được hưởng trợ cấp thường xuyên cho đối tượng chính
sách XH( người già cô dơn, người tàn tật, trẻ mô côi, chất độc màu da cam...)
7. Hộ không thuộc loại trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
5. Danh sách các thành viên trong gia đình:
TT Họ và tên
Quan
hệ với
chủ hộ
Giới
tính
Tình
trạng
hôn
nhân
Trình độ
văn hóa
(cấp1,2,3)
Trình độ
chuyên
môn
( SC, TC,
CĐ,ĐH)
Lĩnh
vực
làmviệc
A vvvvvvvvvBvvvvvv 1 2 3 4 5 6
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Mã cột 1:
Quan hệ với chủ hộ
Mã cột 2:
Giới tính
Mã cột 3:
Tình trạng
hôn nhân
Mã cột 4:
Trình độ
văn hóa (cấp1,2,3)
Mã cột 5:Trình độ
chuyên môn
( SC, TC, CĐ,ĐH)
Mã cột 6:
Lĩnh vực
làmviệc
- Là chủ hộ: 1
-Vợ/chồng chủ hộ:2
- Con:3
- Bố/ mẹ: 4
- Khác:5
- Nam:1
- Nữ: 2
-Có
vợ/chồng:1
- Khác: 2
-Chưa TN Tiểu học: 1
- TN cấp1: 2
- TN cấp2: 3
- TN cấp3: 4
- Sơ cấp: 1
- Trung cấp: 2
- Cao Đẳng: 3
- Đại học: 4
- Ko LV do
già yếu:1
-NNghiệp:2
-CN-XD:3
- Khác:4
Phần II: Nguồn lực và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình
1. Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp của hộ đƣợc sử dụng SXKD - DV
( Gồm cả đất được giao sử dụng lâu dài và đất thuê, mướn, đấu thầu)
Loại đất
Tổng diện
tích (m
2
)
Tổng diện tích
đất gieo trồng (1
vụ, 2 vụ,...)
1.1. Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây lâu năm: Cây CN lâu năm(chè, cây ăn quả)
- Đất trồng cây hàng năm:(lúa, rau, màu, đậu tương,vừng..)
1.2. Đất lâm nghiệp
- Đất có rừng
- Đất trống
- Đất ao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
2. Gía mua và thuê đất
Gía mua Tổng diện tích(ha)
1. Đất bằng có độ màu cao (trđ)
2. Đất dốc (trđ)
3. Đất rừng (trđ)
4. Đất khác (trđ)
Ý kiến của người nông dân về nguồn lực đất:
- Diện tích đất cảu hộ đủ cho nhu cầu tự cấp tự túc của hộ? đủ (1); không (2)
- Nếu ko làm cách nào có thể thỏa mãn các nhu cầu của gia đình? lấy từ rừng(1),
thuê đất(2), thu nhập từ PNN(3), Khác(4)
- Gia đình cảm thấy đủ đất cho NN chưa?đủ (1); không (2)
- Nếu chưa gia đình cần thêm bao nhiêu nữa? (ha)
- Gia đình có kế hoạch thay đổi sử dụng đất không? Có (1); không có(2)
- Lý do? Nhu cầu thị trường(1), chất lượng đất bị giảm(2), cơ sở hạ tầng thấp(3), ko
phù hợp cho sản xuất cây trồng(4), chính sách của nhà nước (5), khác (6)
- Gia đình sẽ sử dụng diện tích đó như thế nào?.....................................................................
3. Rừng của gia đình, rừng cộng đồng
a. Rừng của gia đình
- Rừng tự nhiên (ha)
- Rừng thoái hóa (ha)
- Rừng trồng (ha)
- Gia đình được quyền sử dụng diện tích rừng này trong bao lâu (năm)
- Gia đình có tham gia các chương trình trồng rừng của nhà nước như( ctình 327)?
Có (1); không có(2)
- Gia đình nhận được thu nhập bao nhiêu một năm(trđ)
b. Rừng cộng đồng
- Gia đình có quyền như thế nào trong sử dụng rừng cộng đồng?.....................
.............................................................................................................................
- Gia đình sử dụng rừng đó như thế nào?...........................................................
.............................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
4. Nguồn nƣớc
- Gia đình sử dụng nguồn nước gì cho tưới tiêu? Ao của GĐ(1),Sông hoặc suối(2),
nước mưa(3), khác(4).
- Bao nhiêu m3 nước GĐ sử dụng cho tưới tiêu?
- Mức độ thường xuyên của gia đình hàng tháng?
- Vận chuyển nước tưới tiêu? Máy bơm(1), bằng sức người(2), dùng ống nước(3), hệ
thống tưới tiêu(4)
- Gia đình thường phải trả bao nhiêu tiền cho nước tưới tiêu hàng tháng?
5. Nguồn vốn
Loại tài sản Số lƣợng Ƣớc tính giá trị hiện tại
1. Máy móc
- Máy cày, bừa
+ Đầu tư ban đầu
+ Gía trị hiện tại
+ Chi phí cho xăng dầu bảo hiểm trong năm
+ Chi phí bảo dưỡng (năm)
- Máy tuốt lúa
+ Đầu tư ban đầu
+ Gía trị hiện tại
+ Chi phí bảo dưỡng (năm)
- Máy bơm nước, Máy phát điện
- Máy phát điện
- Bình phun thuốc trừ sâu
2. Công cụ
- Xe bò/ xe cải tiến
- Xe công nông
- Thuyền máy, xuòng, ghe
- Xích lô
- Xe máy chở khách
- Máy dệt, máy khâu
- Máy móc khác
+ Đầu tư ban đầu
+ Gía trị hiện tại
+ Chi phí bảo dưỡng (năm)
- Thuê và cho thuê công cụ dụng cụ
+ Chi phí cho thuê dụng cụ một năm
+Thu từ việc cho thuê dụng cụ của gia đình
+ Loại dụng cụ cho thuê
3. Nguồn gia súc
Trâu/bò/ ngựa
Lợn
Gia cầm
Dê
Khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
4. Nhà cửa
- Tổng diện tích đất ở của hộ gia đình:...............................................................m2
- Tổng diện tích nhà ở ( gồm cả nhà và công trình phụ).....................................m2
a. Nhà ở
Hình thức sở hữu đất và nhà ở(đánh dấu x vào ô
tương ứng)
Loại nhà ở( đánh dấu x vào ô tương ứng)
- Sở hữu của gia đình - Nhà kiên cố
- Nhà thuê - Nhà bán kiên cố/nhà sàn loại tốt
- Ở nhờ - Nhà tạm
- Khác cụ thể là:.........................................
Gía trị hiện tại của tổng diện tích đất và nhà ở (trđ)
- Nguồn nước sinh hoạt chính của hộ? Nước máy(1),nước giếng(2),nước sông, suối,ao...
- Loại nhà vệ sinh của hộ dang sử dụng?
+ Nhà vệ sinh tự hoại
+ Nhà vệ sinh bán tự hoại
+ Hố xí thô sơ
+ Không có nhà vệ sinh
- Hộ có dùng điện cho sinh hoạt không? có(1), không(2)
b. Chuồng trại (đánh dấu x vào ô tương ứng) c. Nhà kho(đánh dấu x vào ô
- Nhà kiên cố - Nhà kiên cố
- Nhà tạm - Nhà tạm
- khác cụ thể là:................... - khác cụ thể là:...................
d. Nhà kho e. Duy tu nhà cửa
- Nhà kiên cố Chi phí cho sử chữa một năm
- Nhà tạm
- khác cụ thể là:...................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
5. Loại tài sản dùng lâu bền trong sinh hoạt hộ gia đình
Loại tài sản Số lƣợng Ƣớc tính giá trị hiện tại
- Máy thu thanh, Radio
- Tivi
- Đầu VCD
- Tủ lạnh
- Quạt điện
- Máy khâu, máy dệt
- Xe đạp
- Xe máy
- Điện thoại
- Giường các loại
- Tủ các loại
- Khác
Phần III: Tính thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình
1. Thu của hộ trong 12 tháng qua:
Nguồn thu ĐVT
Sản phẩm
Số
lƣợng
Gía trị(trđ)
1.1. Thu từ trồng trọt
- Thu từ cây lương thực và thực phẩm
+ Thu từ lúa, ngô, khoai, sắn
+ Thu từ các loại rau , củ, quả
- Thu từ cây công nghiệp hàng năm
- Thu từ cây công nghiệp lâu năm
- Thu từ cây ăn quả
- Thu từ sản phẩm phụ trồng trọt( thân, la, ngọn, cây, rơm,...)
- Sản phẩm trồng trọt khác(cây giống, cây cảnh...
1.2. Thu từ chăn nuôi
- Lợn
- Trâu, bò, ngựa
- Gia súc khác (Dê, cừu, thỏ...)
- Gia cần
- Thu từ giống gia cầm(ngan,vịt,gà, ngỗng...)
- Thu từ gióng gia súc(lợn, trâu, bò, dê, cừu...)
- Thu từ sản phẩm khác(trứng, sữa, kén tằm, mật ong...)
- Thu từ các sản phẩm phụ chăn nuôi(lông, da, phân...)
1.3. Thu từ lâm nghiệp
- Thu từ bán sản phẩm(cây lấy gỗ, cây lấy dầu, tre, nứa...
- Thu từ công trồng rừng, quản lý bảo vệ, chăm sóc
rừng, ươm các loại giống cây lâm nghiệp, thu các sản
phẩm thu nhặt từ rừng(măng, nấm...)
1.4. Thu từ thủy sản (cá, tôm, thủy sản khác)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
- Nuôi trồng thủy sản
- Đánh bắt thủy sản
1.5. Các nghành ngề: Sản xuát kinh doanh phi nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chế biến sản phẩm nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
1.6. Thu các hoạt động dịch vụ: Dịch vụ cày sới, làm
đất, dịch vụ tưới tiêu, phòng trờ sâu bệnh, tuốt lúa, sơ
chế sản phẩm, cắt tóc, may đo, sửa xe...
1.7. Thu từ tiền lƣơng, tiền công
1.8. Thu từ các khoản khác
- Lương hưu
- Trợ cấp xã hội có tính chất thường xuyên
- Lãi suất tiết kiêmk. lãi suất cho vay
- Thu nhập khác(quà, tiền cho, biếu mừng, giúp từ trong
nước, nước ngoài, đi vay, rút tiết kiệm, thu nợ, tạm ứng...)
1.9. Các khoản thu lớn đột xuất trong năm: thu từ
bán chuyển nhượng cho thuê tài sản( đất đai, nhà
ở,xưởng, máy móc, thiết bị, đồ dùng, bán vàng bạc, đồ
trang sức, trúng sổ số...
Tổng thu (A)
2. Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ
Các khoản chi
(Tính cả phần đi mua ngoài + phần hộ gia đình tự tạo ra)
Ƣớc tính
tổng chi phí(trđ)
- Cây con giống
- Phân bón
- Thức ăn cho chăn nuôi
-Thuốc trừ sâu diệt cỏ
- Thuốc phòng chữa bệnh gia súc, gia cầm
- Công cụ vật rẻ tiền mau hỏng
- Nguyên vật liêu
- Năng lượng, nhiên liệu (điện xăng, chất đốt...)
- Sửachữa nhỏ, bảo dưỡng
- Thu đất, tài sản, máy móc thiết bị, phương tiện, thuê vận chuyển...
- Thuê súc vật cày kéo
- Trả công lao động thuê ngoài
- Các loại thuế( thuyế NN, thuế kinh doanh, thuế sát sinh...)
- Thủy lợi phí, lệ phí liên quan đến hoạt động sản xuất KD
- Các loại chi khác liên quan đến hoạt động SXKD
Tổng cộng (B):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
3. Thu nhập trong năm:
* Tổng thu nhập của hộ gia đình(C) = Tổng cộng (A) - Tổng cộng (B)
=..............................trđ
* Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng(D) = Tổng thu nhập của hộ gia đình(C)/tổng
nhân khẩu/12tháng = ..............................trđ
4. Chi tiêu ăn uống cảu hộ gia đình
Các khoản chi
(Tính cả phần đi mua ngoài + phần hộ gia đình tự tạo ra)
Ƣớc tính
tổng chi phí
(trđ)
Trong đó % chi phí
hộ phải mua ngoài
1. Chi cho lương thực
2. Chi cho rau quả
3. Chi cho thực phẩm (thịt, cá, tôm...)
4. Chi cho mắm muối, mì chính, gia vị khác...
5. Chi cho uống, hút các loại
6. Chi cho chất đốt phục vụ ăn uống
7. Các khoản chi cho ăn uống khác
Tổng cộng (E)
5. Các khoản chi tiêu ngoài ăn uống của hộ gia đình trong năm
Các khoản chi
(Tính cả phần đi mua ngoài + phần hộ gia đình tự tạo ra)
Ƣớc tính
tổng chi phí(trđ)
1. Chi cho giáo dục( học phí, xây dựng trường, sách vở, đồ dùng học tập..
2. Chi cho y tế( khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, KHHGĐ)
3. Chi văn hóa, văn nghệ, TDTT
4. Chi cho mặc( quần, áo...)
5. Chi cho sinh hoạt, đèn thắp sáng
6. Cho cho sử dụng nước sinh hoạt
7. Chi mua sắm thường xuyên đồ dùng sinh hoạt
8. Chi cho sửa chữanhà cửa có tính chất thường xuyên (sửa chữa nhỏ)
9. Xây, sửa chữa lớn tài sản, mua sắm đồ dùng lâu bền, đát tiền(TV, TL..)
10. Thuê đất thổ cư
11. Các khoản chi khác có tính chất thường xuyên( giỗ, tết, hiếu, hỉ...)
12. Các khoản đóng góp tại địa phương không liên quan đến SXKD: dân
công, nghĩa vụ, lao động công ích, quỹan ninh quốc phòng, đóng góp cho
các tổ chức đoàn thể...
13. Các khoản chi khác(cụ thể) chưa tính ở trên
Tổng công (F)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
6. Tổng cộng cho sinh hoạt của hộ gia đình:
* Tổng chi phí cho sinh hoạt của hộ gia đình(G) = Tổng cộng(E) + Tổng công (F)
= ............trđ
* Chi phí cho sinh hoạt BQ/ngƣời/tháng(H) = (G)/Tổng nhân khẩu/12 tháng
= ............trđ
7. Những thông tin khác về hộ gia đình
a. Những khó khăn hiện tại của hộ gia đình là gì?(nêu tối đa 3 khó khăn theo thứ tự
quan trọng, với khó khăn quan trọng nhất là 1)
Khó khăn của hộ gia đình Xếp thứ tự
1. Thiếu đất sản xuất
2. Thiếu vốn sản xuất
3. Thiếu thông tin và kiến thức làm ăn
4. Có ốm đau thường xuyên, có người tàn tật
5. Có nhiều người ăn theo(đông con, nhiều người già)
6. Có người mắc tệ nạ xã hội
7. Rủi ro thiên tai
8. Không tìm được việc làm
b. Để cải thiện đời sống gia đình cần trợ giúp gì?(nêu tối đa 3 khó khăn theo thứ tự quan
trọng, với khó khăn quan trọng nhất là 1)
Nhu cầu hỗ trợ của hộ gia đình Xếp thứ tự
1. Vay vốn ưu đãi
2. Đào tạo ngề giới thiệu việc làm
3. Hướng dẫn thông tin, hỗ trợ việc làm
4. Tập huấn kiến thức kinh nghiệm làm ăn
5. Hỗ trợ về giáo dục (miễn giảm học phí)
6. Hỗ trợ về y tế( khám chữa bệnh miễn phí)
7. Hỗ trợ nhà ở ( Xây mới, sửa chữa nhà ở)
8. Cấp đất
9. Hỗ trợ tạo việc làm tại địa phương
Xác nhận của hộ gia đình Điều tra viên
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9367.pdf