Lời mở đầu
Nông thôn Việt Nam là một bộ phận hợp thành chủ yếu của đất nước, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bắt đầu từ công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nguồn nhân lực nông thôn là bộ phận cơ bản trong nội lực của đất nước. Phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lực nông thôn không chỉ có ý nghĩa là quan trọng mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội trọng đại.
Ngày nay dân tộc
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nguồn lao động và việc làm ở huyện Triệu Sơn - Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta, nhân dân ta đang bước vào một cuộc chiến đấu mới vì cuộc sống ấm no hạnh phúc, vì công bằng xã hội. Đất nước ta, thời cơ lịch sử của sự phát triển đã đến. Công cuộc đổi mới đang diễn ra nhanh chóng và vững chắc. Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra động lực và môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình tổ chức sản xuất-kinh doanh thật sự bình đẳng trước pháp luật và hoạt động có hiệu quả. Nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá hiện đại hoá được tạo ra. Nhưng thách thức lớn với nước ta là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực là nguy cơ nổi lên rất gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp kéo theo hiệu quả xấu về công ăn việc làm.
Lao động và việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia. Việc làm ở nước ta là một trong những vấn đề xã hội gốc rễ căn bản nhất. Giải quyết đủ việc làm cho người lao động tiến tới việc làm ổn định có hiệu quả được tự do lựa chọn việc làm chính là giải quyết tận gốc những căn nguyên, nguồn gốc sâu xa nhất của các vấn đề xã hội gay cấn, đảm bảo giữ gìn trật tự kỷ cương và an toàn xã hội.
Triệu Sơn là huyện có dân số khá đông đứng thứ sáu trong tỉnh, và là huyện có tập quán canh tác thuần nông kinh tế chậm phát triển, hàng năm có một số lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động song chất lượng nguồn lao động còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Do đó việc đưa ra các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm là cần thiết và rất quan trọng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề lao động và việc làm trong giai đoạn hiện nay cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS Mai Quốc Chánh
Chú: Nguyễn Xuân Khâm trưởng phòng lao động TB XH huyện Triệu Sơn
Chú: Lê Ngọc Long phụ trách công tác lao động việc làm phòng LĐ TBXH huyện Triệu Sơn.
Cùng các bác các chú phòng lao động TBXH huyện Triệu Sơn.
Nên tôi đã đi sâu nghiên cứu thực hiện đề tài: “Nguồn lao động và việc làm ở huyện Triệu Sơn -Thanh Hoá” làm luận văn tốt nghiệp.
Nội dung luận văn gồm có ba phần:
Phần I : Mối quan hệ giữa lao động và việc làm.
Phần II : Thực trạng nguồn lao động và việc làm ở huyện Triệu Sơn.
Phần III : Các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa lao động và việc làm ở huyện Triệu Sơn.
Sự cần thiết của đề tài
Huyện Triệu Sơn hiện nay, hàng năm có khoảng trên 5 nghìn người bước vào độ tuổi lao động cùng với số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường phổ thông chuyên nghiệp dạy nghề và đại học chưa tìm việc làm tồn tại qua nhiều năm, cộng với một số lượng thanh niên hết nghĩa vụ quân sự xuất ngũ và những người dôi dư do sắp xếp lại cơ quan, doanh nghiệp đã tạo thành một lực lượng khá đông những người có nhu cầu làm việc.
Trước một thực tế như trên đòi hỏi phải có một giải pháp toàn diện và đồng bộ cho vấn đề giải quyết việc làm ở huyện Triệu Sơn. Tuy nhiên do tính chất phức tạp và khó khăn của nền kinh tế, chúng ta chưa thể giải quyết một cách triệt để tất cả các vấn đề mấu chốt trong đó lấy chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là trọng tâm để từng bước giải quyết vấn đề việc làm ở huyện Triệu Sơn trong giai đoạn năm 2000-2010
Mục đích của đề tài :
Đánh giá được nguồn nhân lực trên địa bàn huyện về:
- Thực trạng nguồn nhân lực
- Thực trạng thiếu việc làm, nguyên nhân và cơ cấu lao động thiếu việc làm
- Tác động về chính sách và giải pháp về lao động việc làm
- Những vấn đề cần quan tâm về chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động, tư vấn việc làm, dạy nghề cho người lao động ở địa bàn huyện.
Trên cơ sở đó cung cấp những căn cứ có thực tiễn, đề xuất nhứng giải pháp thích hợp phục vụ cho công việc lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương về chiến lược phát triển nguồn lao động giải quyết việc làm giai đoạn 2000-2010.
Phương pháp tiến hành :
- Tham khảo nghiên cứu số liệu về lao động việc làm các năm 1997-1998 ở huyện
- Chọn địa bàn điểm, đại diện cho tính đặc thù các vùng về lao động việc làm ở huyện Triệu Sơn là:
+ Thị trấn Triệu Sơn: Đại diện cho vùng trung tâm văn hoá dịch vụ thương mại
+ Xã Bình Sơn: Đại diện cho 4 xã miền núi
+ Xã Dân Quyền: Đại diện cho các xã đồng bằng trồng lúa
+ Xã Thọ Vực: Đại diện cho các xã có tập quán canh tác cây màu chăn nuôi gia súc và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
Từ đó điều tra khảo sát, thu nhập tình hình lao động việc làm nhằm rut ra các yêu cầu cần thiết để phục vụ đề tài.
Phần I
Mối quan hệ giữa lao động và việc làm
I-Khái niệm cơ bản
1-Khái niệm nguồn lao động
1.1- Khái niệm về lao động
Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học:
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
1.2- Khái niệm nguồn lao động
Nguồn lao động gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng đang thất nghiệp, những người đang đi học đang làm nội trợ trong gia đình mình, hoặc không có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Bộ luật lao động)
Quy mô về nguồn lao động phụ thuộc vào 3 yếu tố sau đây:
- Quy mô phát triển dân số: Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại
- Tỷ lệ nguồn lao động trong dân số
- Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước
Dân số và nguồn lao động là hai phạm trù có tính tương đối độc lập với nhau. Quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến quy mô và cơ cấu của nguồn lao động, dân số đông tỷ lệ nguồn lao động trong dân số lớn và ngược lại. Nguồn lao động trong dân số bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động không kể đến tình trạng có việc làm hoặc không có việc làm. Có nghĩa là tất cả những người có khả năng lao động trong dân số, tính theo tuổi lao động quy định đều thuộc nguồn lao động.
Tuỳ theo đặc điểm dân số từng nước mà tỷ lệ nguồn lao động trong dân số có khác, nhưng nhìn chung tỷ lệ này thường lớn hơn 50% dân số (xấp xỉ 52%)
Xuất phát từ đặc điểm dân số của từng nước như vậy mà số người trong độ tuổi lao động của mỗi nước cũng khác. Các nước có nền kinh tế chậm phát triển tỷ lệ nguồn lao động thấp (khoảng 55 - 57%) so với các nước công nghiệp phát triển (khoảng 64 - 66%) chính vì thế mà gánh nặng về số người không lao động ở các nước nghèo càng nặng hơn, sức ép về lao động và việc làm ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển ngày càng nặng nề. Đối với những người trong độ tuổi lao động theo quy định của nhà nước ta là: 15 - 55 tuổi đối với nữ và 15 - 60 tuổi đối với nam.
Để xác định khả năng lao động của xã hội, người ta quy định ra loại lao động chính theo tỷ lệ 1: 3 đối người dưới tuổi và 1: 2 đối với người trên tuổi lao động
Tiềm năng nguồn lao động và việc sử dụng hợp lý nguồn lao động ở mỗi quốc gia, mỗi hình thái kinh tế xã hội khác thì có quan điểm khác về lao động từ đó xây dựng tiềm năng về nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động đã được giới hạn độ tuổi trong dân số tuỳ theo từng nước mà nó được bao gồm nguồn lao động đang tham gia vào hoạt động kinh tế và nguồn lao động có khả năng lao động nhưng vì nhiều lý do khác nhau chưa tham gia vào hoạt động kinh tế (nguồn lao động dự trữ).
Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế. Đây là số người có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế và văn hoá xã hội.
Như vậy, giữa nguồn nhân lực sẵn có trong dân số và nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế có sự khác nhau. Sự khác nhau này là do có một bộ phận những người trong độ tuổi có khả năng lao động, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau chưa tham gia vào hoạt động kinh tế (thất nghiệp, có việc làm nhưng không muốn làm việc, còn đang học tập, có thu nhập khác không cần đi làm...)
Nguồn nhân lực dự trữ: Các nguồn nhân lực dự trữ trong nền kinh tế bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì các lý do khác nhau, họ chưa có công việc làm ngoài xã hội. Số người này đóng vai trò của một nguồn dự trữ về nhân lực gồm có:
+ Những người làm công việc nội trợ trong gia đình: Khi điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi nếu bản thân họ muốn tham gia lao động ngoài xã hội, họ có thể nhanh chóng rời bỏ hoạt động nội trợ để làm công việc thích hợp ngoài xã hội. Đây là nguồn nhân lực đáng kể, tuyệt đại bộ phận là phụ nữ, hằng ngày vẫn đảm nhiệm những chức năng duy trì bảo vệ, phát triển gia đình về nhiều mặt. Đó là những hoạt động có ích và cần thiết. Công việc nội trợ gia đình đa dạng, vất vả đối với phụ nữ ở các nước chậm phát triển (do còn phải làm bằng chân tay nhiều). Từ đó dẫn đến mức năng suất lao động thấp so với những công việc tương tự được tổ chức ở quy mô lớn hơn, có trang bị kỹ thuật cao hơn.
+ Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng và có chất lượng. Đây là nguồn nhân lực ở độ tuổi thanh niên, có học vấn, có trình độ chuyên môn (nếu độ tuổi này được đào tạo tại các trường dạy nghề và các trường trung cấp, đại học). Tuy nhiên, khi nghiên cứu nguồn nhân lực này cần phân chia tỷ mỷ hơn.
- Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, tốt nghiệp trung học phổ thông, không tiếp tục học nữa, muốn tìm việc làm.
- Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, chưa học hết phổ thông, không tiếp tục học nữa, muốn tìm việc làm.
- Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động đã tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp (trung cấp, cao đẳng, đại học) thuộc các chuyên môn khác nhau tìm việc làm.
+ Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự cũng thuộc nguồn nhân lực dự trữ, có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế. Số người thuộc nguồn nhân lực dự trữ này cũng cần phân loại để biết rõ có nghề hay không có nghề, trình độ văn hoá sức khoẻ ... để từ đó tạo công ăn việc làm thích hợp.
+ Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có nghề hoặc không có nghề) muốn tìm việc làm cũng là nguồn nhân lực dự trữ sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế. Đây là nguồn lao động dự trữ quan trọng có trình độ văn hoá, có chuyên môn khoa học kỹ thuật khi có điều kiện tham gia lao động xã hội họ sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất.
Qua nghiên cứu người ta đưa ra kết luận: ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển tiềm năng về nguồn lao động là hết sức to lớn, nguồn lao động dự trữ có khả năng lao động, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải tạo nhiều việc làm để đảm bảo mọi người lao động đều có quyền làm việc.
Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động thực chất là việc phân bố nguồn lao động một cách hợp lý sao cho việc sử dụng các nguồn lao động này đạt được mục đích là tăng trưởng và phát triển nền kinh tế xã hội.
Phân bố nguồn lao động chính là việc phân phối, bố trí hình thành các nguồn lao động theo quy luật, xu hướng tiến bộ vào các lĩnh vực hoạt động, các ngành kinh tế các vùng lãnh thổ, xét về bản chất thì đó chính là sự đổi mới tình trạng phân công lao động xã hội ngày càng tiến bộ hơn và đạt trình độ ngày càng cao hơn.
Phân bố nguồn lao động hợp lý phải phối hợp, kết hợp hài hoà nhiều biện pháp: Phân bố theo từng lĩnh vực sản xuất từng ngành và từ nội bộ ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ trong phạm vi toàn quốc gia. Một xu hướng có tính quy luật là lực lượng lao động được phân bổ vào lĩnh vực không sản xuất vật chất ngày một tăng và lực lượng lao động phân bổ vào lĩnh vực sản xuất vật chất ngày càng giảm. Vì khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu hưởng thụ về văn hoá và tinh thần ngày một cao đây là nhu cầu vô hạn.
Mặt khác lao động sản xuất trong lĩnh vực không sản xuất vật chất nếu đạt được hiệu quả cao sẽ có vai trò hết sức to lớn để nâng cao năng suất lao động cho lĩnh vực sản xuất vật chất. Như đào tạo nâng cao trình độ lành nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức sản xuất. Trong lĩnh vực tổ chức sản xuất vật chất trong điều kiện kỹ thuật phát triển ở trình độ tiên tiến sẽ có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất lao động, lao động giảm nhưng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng. Nhu cầu của con người trong lĩnh vực này là có hạn. Trong lĩnh vực phi sản xuất vật chất phân bố tỷ trọng lớn lao động vào các ngành nghiên cứu khoa học, y tế, giáo dục, thể thao văn hoá, giảm lao động hành chính lao động quản lý. Trong sản xuất vật chất tăng tỷ trọng phân bố lao động vào các ngành công nghiệp giao thông vận tải, xây dựng giảm lao động trong ngành nông nghiệp vì điều kiện tăng năng suất lao động thuận lợi hơn các ngành khác.
Mỗi vùng lãnh thổ đều có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau trong phát triển kinh tế, phân công sử dụng lao động hợp lý giữa các vùng lãnh thổ là điều kiện để phát huy các thế mạnh, khắc phục điểm yếu đối với từng vùng lãnh thổ.
Đối với Việt Nam: Trình độ sản xuất còn ở mức thấp khoa học kỹ thuật chưa phát triển, đời sống của nhân dân còn nghèo nàn, nhu cầu hưởng thụ về vật chất còn đòi hỏi cao hơn nhu cầu về tinh thần. Do vậy, nguồn lao động được phân bố vào lĩnh vực sản xuất vật chất phải lớn hơn rất nhiều so với lĩnh vực không sản xuất vật chất (lĩnh vực sản xuất vật chất phân bổ chủ yếu vào hai ngành là công nghiệp và nông nghiệp). Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu của sản xuất phát triển phải giảm mạnh nguồn lao động ở lĩnh vực này.
Khái niệm việc làm
2.1-Việc làm
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực nhà nước và kinh tế tập thể. Trong cơ chế đó Nhà nước bố trí việc làm cho người lao động từ A đến Z. Do đó trong xã hội không thừa nhận có hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động dư thừa, việc làm không đầy đủ... Nay chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quan niệm về việc làm thay đổi một cách căn bản. Trên cơ sở vận dụng khái niệm việc làm của ILO và nghiên cứu điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta có thể hiểu được khái niệm việc làm mới được nhiều người đồng tình: Người có việc làm là người đang làm việc trong lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội.
Với khái niệm nêu trên sẽ cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng, giải quyết việc làm cho người lao động. Điều này thể hiện trên hai góc độ sau:
- Thị trường việc làm đã được mở rộng rất lớn bao gồm tất cả các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, tư nhân... ) trong mọi hình thức và cấp độ của tổ chức sản xuất kinh doanh (kinh tế hộ gia đình, tổ hợp, hợp tác tự nguyện, doanh nghiệp...) và sự đan xen giữa chúng. Nó cũng không bị hạn chế về mặt không gian (vùng, trong và ngoài nước, các tầng sinh thái...)
- Người lao động được tự do hành nghề, tự do kinh doanh liên kết, tự do thuê mướn lao động theo luật pháp và theo sự hướng dẫn của Nhà nước để tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường lao động.
Chính từ khái niệm trên về việc làm trong cơ chế thị trường, trong bộ luật lao động của Việt Nam ban hành năm 1994 được Quốc hội phê duyệt, đã khẳng định:
“Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm “
(Nguồn: Điều 13 Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam trang 11 nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 1994)
Để hiểu rõ hơn khái niệm việc làm cần làm sáng tỏ khái niệm việc làm đầy đủ và thiếu việc làm.
Từ khái niệm việc làm của nước ta thì có thể hiểu người có việc làm là người làm việc trong lĩnh vực ngành nghề hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Tuy nhiên, việc xác định người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh đầy đủ quá trình sử dụng lao động xã hội, vì chưa đề cập đến số lượng chất lượng của việc làm. Bởi vì thực tế có nhiều người đang làm việc nhưng chỉ làm việc nửa ngày, làm việc cho năng suất thấp và mang lại mức thu nhập dưới mức tối thiểu (180.000đồng / tháng). ở nước ta nói chung số lượng việc làm ít hơn nhu cầu làm việc đồng thời chưa có chế độ trợ cấp thất nghiệp thì việc làm có chất lượng thấp là khá phổ biến. Để tồn tại nhiều người phải chấp nhận làm đủ mọi công việc để kiếm sống tạm thời. Do vậy, cần phải chia ra:
Việc làm đầy đủ: Là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Hay nói cách khác, việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn.
(Nguồn: Trần Đình Hoan - Lê Mạnh Khoa - Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam - NXB sự thật 1991 trang 23)
Đương nhiên, để đạt được mức độ đảm bảo việc làm đầy đủ phải có một quá trình nhất định. Quá trình đó là ngắn hay dài là phụ thuộc vào trình độ, hoàn cảnh khác nhau chủ quan của mỗi nước. Một nước có điểm xuất phát càng thấp, trong quá trình phát triển, vấn đề đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động càng khó khăn và cấp thiết.
Thiếu việc làm: Được hiểu là việc làm không tạo điều kiện (không đòi hỏi) cho người lao động sử dụng hết thời gian lao động theo chế độ và mang lại mức thu nhập dưới mức tối thiểu, muốn tìm thêm việc làm bổ sung.
Thiếu việc làm có thể được hiểu là trạng thái trung gian giữa có việc làm đầy đủ và thất nghiệp.
Tình trạng thiếu việc làm được chia thành hai loại:
- Thiếu việc làm hữu hình: Khi thời gian làm việc thấp hơn mức bình thường.
- Thiếu việc làm vô hình: Khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, dẫn đến thu nhập thấp, không đủ sống người lao động muốn tìm thêm việc làm bổ xung.
Tình trạng thiếu việc làm (vô hình hay hữu hình) là khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Vì vậy cần từng bước tạo việc làm đầy đủ cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống cho người lao động.
Việc làm đầy đủ chủ yếu nói lên sự có việc làm về mặt số lượng, còn việc làm hợp lý không những hàm chứa nội dung việc làm đầy đủ mà còn nói rõ việc làm đó phải phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người lao động. Do vậy việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu qủa kinh tế xã hội cao hơn so với việc làm đầy đủ. Tuy nhiên khái niệm việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Vì trong nền kinh tế thị trường có điều tiết thì việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý thì không có ý nghĩa là không có người thất nghiệp. Đối với những nước kinh tế phát triển, có điều kiện phát triển sản xuất là có hạn nguồn lao động dồi dào, dẫn đến một bộ phận lao động muốn làm việc nhưng không có việc làm nghĩa là thất nghiệp.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình, nhưng không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho công việc đó.
2.2- Khái niệm thất nghiệp
Đối với mọi quốc gia, việc nghiên cứu vấn đề thất nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thị trường lao động và giải quyết việc làm
Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, thất nghiệp được hiểu là “Thất nghiệp là hiện tượng người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng chưa có việc làm và đang tìm việc làm”.
Nguồn: Cao Minh Châu chủ nhiệm đề tài: Hiện trạng lao động chưa có việc làm tại Hà Nội 1997
2.3- Người thất nghiệp:
Là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
2.4- Tỷ lệ người có việc làm:
Là tỷ lệ phần trăm của số người có việc làm so với tổng dân số hoạt động kinh tế .
2.5- Tỷ lệ người thất nghiệp:
Là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với tổng dân số hoạt động kinh tế.
Những người này bao gồm: Công nhân viên ở các cơ quan xí nghiệp nhà nước bị dôi ra trong quá trình sắp xếp sản xuất hiện đang tìm việc làm nhưng chưa có việc làm . Học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và học nghề trong nước, người đi làm việc ở nước ngoài về đang tìm việc làm. Những người lao động hết hạn hợp đồng lao động đang liên hệ tìm việc làm mới... những người đến tuổi lao động.
Như vậy, không phải bất kỳ ai có sức lao động, chưa có việc làm đều được coi là thất nghiệp. Để biết người lao động trong độ tuổi lao động có thất nghiệp hay là không phải nắm được người ấy có muốn đi làm hay là không? Trên thực tế tồn tại người có sức lao động, trong độ tuổi lao động, có trình độ tay nghề song không có nhu cầu đi làm việc. Họ sống nhờ vào nguồn thu nhập hợp pháp. Giai đoạn không có nhu cầu đi làm việc là có thời gian nhất định. Vì vậy đối tượng trước hết của vấn đề tạo việc làm là những người chưa có việc làm.
II- Mối quan hệ giữa lao động và việc làm
Ta biết rằng giữa lao động và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Muốn giải quyết được việc làm cho người lao động thì trước hết phải biết được số lượng người lao động, chất lượng lao động .
Lao động và việc làm có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới việc bố trí sắp xếp tạo việc làm và ngược lại.
Trước hết phải hiểu lao động là gì và vai trò của lao động. Theo Mác: “Lao động trước hết là một quá trình trong đó bằng mọi hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Con người phải vận dụng sức lực và tiềm năng trong cơ thể mình sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách có mục đích, có ý thức nhằm biến đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình. Vì vậy trong bất cứ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội loài người, là sự tất yếu vĩnh viễn, một điều kiện chung của sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên.
Trong quá trình lao động diễn ra việc sử dụng lao động. Nói cách khác sử dụng lao động diễn ra việc sử dụng sức lao động chính là lao động. Vậy sức lao động là gì? Mác viết “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồi tại trong cùng một cơ thể, trong một con người đang sống và được con người đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Như vậy sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình lao động. Nó là yếu tố chi phí của qúa trình sản xuất, đồng thời cũng là yếu tố mang lại lợi ích cho quá trình lao động sản xuất. Sự phân công lao động xã hội phát triển càng sâu sắc, sự xã hội hoá nền sản xuất càng cao thì tính chất xã hội của sức lao động của mỗi người càng nhiều hơn.
Vai trò của lao động: lao động là hoạt động cơ bản của con người. Xã hội loài người đã trải qua 5 phương thức sản xuất xã hội khác nhau, phương thức sản xuất sau ra đời bao giờ cũng tiến bộ hơn phương thức sản xuất trước nó, phương thức sản xuất là điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho một trật tự xã hội. Trong mỗi phương thức sản xuất thì vai trò của con người và hoạt động lao động của họ là điều kiện hết sức quan trọng. Lao động là hoạt động cơ bản của con người, thông qua lao động và cùng với lao động con người cải tạo tự nhiên và cải tạo chính bản thân mình làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn. Triết học Mác- Lênin đã chỉ rõ: Ngay từ khi thoát thai khỏi thế giới động vật con người muốn duy trì sự tồn tại và phát triển thì không thể trông chờ vào tự nhiên, cải tạo yếu tố của tự nhiên thành những sản phẩm để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
Để đáp ứng yêu cầu này con người phải tiến hành lao động để sản xuất ra của cải vật chất.
Tạo việc làm cần:
- Tạo tư liệu sản xuất : Biểu hiện rõ nhất là vốn
- Tạo ra sức lao động: Số lượng phù hợp, chất lượng không ngừng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, cách thức làm ăn của các hộ nông dân đồng thời còn bao gồm yếu tố di chuyển di dân giữa các vùng phù hợp với đòi hỏi phát triển kinh tế của vùng.
- Tạo điều kiện môi trường kinh tế chính trị xã hội như hệ thống chính sách, các văn bản pháp luật, đảm bảo cơ sở hạ tầng... để kết hợp hài hoà giữa sức lao động với tư liệu sản xuất.
Trong qúa trình phát triển con người đóng vai trò hai mặt một mặt là con người hưởng thụ, mặt khác con người cung cấp đầu vào quan trọng cho qúa trình biến đổi và phát triển sản xuất. Hoạt động lao động ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của loài người. Đó là một hoạt động thuộc về bản năng sinh tồn, con người chỉ có thể tồn tại, phát triển và hoàn thiện không ngừng thông qua lao động sản xuất. Do vậy, nhu cầu có việc làm là tất yếu khách quan và chính đáng của mọi người.
Bất cứ một quốc gia nào đều có nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn lao động của mình để khai thác hết tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế đất nước. Người lao động là một nguồn lực quan trọng, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển đất nước. Mọi chủ trương đường lối, chính sách đúng đắn trong lĩnh vực kinh tế phải tập trung phát huy cao độ khả năng của nguồn lực quan trọng đó. Nếu có những sai phạm về chủ trương đường lối chính sách và biện pháp mà không sử dụng nguồn lao động đó thì nguồn lao động rất có thể trở thành một gánh nặng thậm chí gây tổn thất cho nền kinh tế.
Mặt khác lao động nguồn tài sản đặc biệt, không thể coi là nguồn vốn ứ đọng, không có đầu ra là giá trị vật chất hay tinh thần cho xã hội, nhưng phải có nguồn đầu vào như việc chi tiêu hàng hoá công cộng, sử dụng tài nguyên và vấn đề xã hội khác.
Lao động và việc làm có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nếu cũng số lượng ấy mà giải quyết được việc làm cho họ thì sẽ đem lại lợi ích kinh tế. Còn không vì chất lượng lao động ... mà không giải quyết được việc làm cho họ tức là thiếu việc làm sẽ không đủ trang trải chi phí học hành cho trẻ nhỏ, y tế cho người bệnh, nuôi dưỡng người già, người mất sức lao động. Sức ép thường trực về việc làm góp vào nguyên nhân gây ra nhiều tiêu cực xã hội trong bộ máy quản lý hạn chế lòng nhiệt tình, lòng tin của nhân dân gây bất ổn định về đời sống kinh tề xã hội.
Sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên nguồn lao động và nguồn vốn... Trong đó việc sử dụng nguồn lao động có vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển đó.
Vấn đề việc làm luôn là một vấn đề kinh tế xã hội mà chúng ta cần giải quyết hợp lý và đúng đắn. Nếu sử dụng tốt và phát huy tốt khả năng lao động của con người thì chúng ta sẽ tạo ra được khả năng và sức mạnh to lớn để phát triển nền kinh tế. Hơn nữa giải quyết tốt việc làm cho người lao động, chúng ta cũng góp phần giải quyết tốt các vấn đề mang tính chất xã hội như nâng cao và cải thiện đời sống về mặt vật chất và tinh thần cho nhân dân và giảm các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Để tạo được việc làm cho người lao động và khai thác tốt khả năng của họ cần xem xét kỹ về chất lượng nguồn lao động. Nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt : Trình độ sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất ... Cũng giống như các nguồn lực khác số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong tất cả các ngành nghề đều cần quan tâm đến trình độ của người lao động để sắp xếp công việc cho hợp lý. Cùng một công việc nhưng được bố trí cho người có trình độ, năng lực phẩm chất tốt sẽ đạt được hiệu quả cao hơn người lao động không có chuyên môn.
Chẳng hạn như tạo việc làm trong nông nghiệp. Từ xưa đến nay ta thường quan niệm nông nghiệp là cái túi chứa lao động dư thừa của nền sản xuất xã hội. Mọi người đến tuổi lao động nếu không tìm được việc làm ở ngành nghề khác thì đương nhiên có việc làm trong nông nghiệp vì lẽ đó mà năng suất thấp. Điều này chứng tỏ rằng lao động và việc làm có mối quan hệ mất thiết, nó có tác động qua lại lẫn nhau.
Phần II
Thực trạng nguồn lao động và việc làm ở huyện Triệu Sơn
i- Đặc điểm của huyện Triệu Sơn
1-Đặc điểm tự nhiên dân số của huyện Triệu Sơn
Triệu Sơn là huyện bán sơn địa tiếp giáp với miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 19 km. Phía Đông giáp huyện Như Xuân, phía Bắc giáp huyện Thọ Xuân, phía Nam giáp huyện Nông Cống. Diện tích tự nhiên là 2.920.839 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 43,7%. Toàn huyện có 35 xã và một thị trấn với 537 xóm, trong đó có 4 xã miền núi là: Thọ Sơn, Thọ Bình, Bình Sơn, và Triệu Thành. Là huyện có tập quán canh tác thuần nông.
Về khí hậu thời tiết: Triệu Sơn chịu ảnh hưởng của khí hậu miền trung thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có mùa mưa phùn và gió bắc. Nhiệt độ không khí: nhiệt độ tối đa là 41,5 độ, trung bình 23,1độ, thấp nhất là 6,5độ. Lượng mưa trung bình trong năm 1864 mm (cao nhất là 2930mm và thấp nhất là 1326mm)
Về dân số của huyện: Năm 1965 thành lập huyện Triệu Sơn khi đó dân số toàn huyên là 106.886 người. Sau 33 năm dân số của huyện tăng 1,99 lần đạt 213.322 người. Mức độ gia tăng dân số nêu trên ở từng giai đoạn, từng năm một diễn ra theo xu hướng giảm dần. Dân số thời điểm 1/4/1999 có 211.372 người.
Sự phân bố dân cư trên địa bàn, mật độ dân cư:
Trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 3 dân tộc anh em chung sống trong đó dân tộc kinh chiếm 98,13% dân số và sinh sống ở tất cả các xã trong huyện từ đồng bằng lên miền núi. Các dân tộc ít người gồm có Mường, Thái với khoảng 4000 người chiếm khoảng 1,87% dân số chủ yếu sinh sống ở các xã miền núi. Nguồn gốc dân cư: Đa số là người gốc Triệu Sơn Thanh Hoá sống thuỷ chung gắn bó với quê hương. Ngoài ra còn có một bộ phận không nhỏ dân di cư từ các tỉnh đến và từ các huyện trong tỉnh đến.
Bốn xã miền núi của huyện có tổng dân số là 19.760 người diện tích tự nhiên là 5.819,9ha, mật độ 340người/k. Mật độ dân số chung toàn huyệ._.n là 735 người/k. So với mật độ của cả nước khoảng 240người/k, tỉnh 340 người/k thì mật độ của huyện cao gấp 2 đến 3 lần. Trong huyện với 826 người/k, như ở đồng bằng là quá đông còn ở miền núi với điều kiện canh tác khó khăn lại có mật độ bằng mật độ chung của cả tỉnh do vậy miền núi của huyện cũng đang tiềm ẩn những khó khăn cho việc đảm bảo giữa vấn đề về di dân với sự cân bằng tài nguyên đất, hệ sinh thái.
Tóm lại: Huyện Triệu Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, đất đai đa dạng, tài nguyên tương đối phong phú, có đồng bằng, trung du và miền núi, hệ thống giao thông tiện lợi ... Đó là những thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế xã hội.
2- Đặc điểm về kinh tế
Hơn 10 năm qua với sự phấn đấu vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân huyện Triệu Sơn đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ đạt được thành tựu quan trọng về kinh tế xã hội.
Từ 1991-1999 nền kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng liên tục bình quân hàng năm GDP tăng 6,2%. Riêng năm 1999 ước tăng 5,4% cao hơn mức bình quân của tỉnh 0,4%. Là huyện có cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ nhưng chủ yếu vẫn là thuần nông. Sản xuất nông nghiệp có bước tiến quan trọng về cả cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng. Sản lượng lương thực quy thóc năm 1999 ước đạt 103 nghìn tấn (mức cao nhất từ trước tới nay) tăng 39 nghìn tấn so với năm 1990 và tăng 18 nghìn tấn so với năm 1995. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 1999 ước gấp hơn 1,5 lần so với năm 1995.
Một trong những thắng lợi của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là chính sách chuyển dân lên vùng kinh tế mới phía Tây Nam, đã mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội. Ngoài việc khai thác tiềm năng đất đai, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, cái được lớn hơn, lâu dài hơn của vùng kinh tế mới này là đã góp phần tích cực bảo vệ đất, bảo vệ rừng, cải tạo môi trường sinh thái, góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng và sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ ở vùng nông thôn miền núi. Kinh tế phát triển, tạo điều kiện ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Sau 5 năm từ 1995 đến 1999 đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người năm 1999 ước đạt 2,1 triệu đồng, tăng 300.000 đồng so với năm 1995. Lương thực quy thóc bình quân đầu người năm 1999 có khả năng đạt 480 kg tăng 70 kg so 1998 và 100 kg so 1994.
Tình trạng nhà ở của dân cư có sự thay đổi cả về tốc độ và chất lượng. Phong trào xây dựng nhà mới không chỉ xây nhà ngói mà một bộ phận nông dân đã xây được nhà mái bằng, nhà tầng. Thời kỳ 1991-1999 có tốc độ xây dựng nhanh chiếm 47,1% trong tổng số nhà kiên cố và có bán kiên cố. Riêng nhà kiên cố được xây dựng từ 1991 đến 4/1999 là 2.037 cái chiếm 71% còn xây dựng từ 1990 về trước chỉ có 832 cái chiếm 29%.
Như vậy sau gần 9 năm từ 1991-1999, nhân dân Triệu Sơn đã bỏ ra lượng vốn không nhỏ để xây dựng 16.829 nhà kiên cố và bán kiên cố. Toàn huyện có 75,8% số hộ được ở nhà kiên cố và bán kiên cố (toàn tỉnh 71,6%)
Tỷ lệ số hộ được dùng điện tăng từ 58%năm 1994 len 93,7% năm 1999( toàn tỉnh 84,1%)
3-Đặc điểm về xã hội :
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế những năm qua có nhiều chuyển biến về kinh tế, văn hoá giáo dục. Nhưng vấn đế đáp ứng nhu cầu nhất là ở 4 xã miền núi, vùng đồng bằng công giáo còn hạn chế .
Hệ thống trường phổ thông phát triển tương đối hoàn chỉnh. Đến nay có 36/36 đạt chuẩn về phổ cập tiểu học - chống mù chữ 17/36 xã đạt chuẩn về phổ cập phổ thông cơ sở. Công tác xã hội hoá giáo dục đã có những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Các vấn đề bức xúc trong ngành giáo dục và đào tạo đã được khắc phục có hiệu quả đặc biệt là việc dạy thêm học thêm và các khoản thu ngoài quy định.
Do tác động của nhiều yếu tố nhất là yếu tố về kinh tế xã hội dẫn đến dao động về động cơ học tập, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế nhất là vùng miền núi.
Việc phổ đưa khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm trên tất cả các lĩnh vực, chưa có cơ chế chính sách thích hợp để khuyến khích các hoạt động khoa học kinh tế và sự thiếu chỉ đạo tập trung có hiệu quả.
Đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, số hộ có đời sống khá giả tăng nhiều, số hộ thiếu đói ngày càng giảm còn khoảng 18,42% số hộ đang sống dưới mức trung bình của xã hội mà một trong những nguyên nhân quan trọng là đông con, thiếu vốn, thiếu việc làm.
Trong điều kiện tình hình quốc tế diễn biến rất phức tạp tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung và ở các địa phương nói riêng còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung huyện Triệu Sơn vẫn giữ được ổn định chính trị, chủ động bám sát cơ sở nắm chắc tình hình, kết hợp phòng ngừa, đấu tranh xử lý các loại tội phạm kịp thời, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
Bên cạnh đó các hoạt động văn hoá thông tin đã tập trung tuyên truyền phổ biến sâu rộng đén nhân dân, các chủ trương, chính sách của Đảng. Đài truyền thanh truyên hình đã chú ý nâng cao chất lượng tin bài phóng sự ngắn và các chuyên mục của địa phương...
Về công tác y tế, dân số KHHGĐ và chăm sóc trẻ em
Hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo cề sức khoẻ cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, y tế cơ sở hoạt động đạt kết quả khá thường xuyên vân động, hướng dẫn nhân dân giữ gìn về sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tiêm chủng mở rộng. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế được tăng cường nhằm phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân khám chữa bệnh cho người bệnh tốt hơn.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ en tiếp tục được quan tâm đang thực hiện có hiệu quả 2 chương trình: Chống suy dinh dưỡng trẻ em và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Công tác dân số KHHGĐ có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thống dân số tiếp tục triển khai chương trình dân số sức khoẻ và gia đình.
Nói tóm lại tình hình kinh tế xã hội trong những năm qua có đạt được một số tiến bộ đáng kể. Nhưng nhìn chung huyện Triệu Sơn vẫn gặp một số khó khăn. Kinh tế xã hội chậm phát triển có mặt yếu kém, chương trình giải quyết việc làm phải đi kèm với chương trình phát triển kinh tế xã hội.
II- Thực trạng nguồn lao động ở huyện Triệu Sơn
1- Quy mô nguồn lao động
Ta biết rằng dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực. Quy mô nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô dân số và quy mô dân số tại thời kỳ nào đó lại phụ thuộc vào sự tăng tự nhiên (số sinh trừ đi số chết) và tăng, giảm cơ học. Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số nhanh sẽ báo hiệu quy mô lớn và tốc dộ tăng trưởng nhanh của nguồn nhân lực trong tương lai. Nhưng sự ảnh hưởng giữa dân số tới nguồn nhân lực phải sau một thời gian nhất định phụ thuộc vào việc xác định giới hạn của độ tuổi lao động (thời gian đứa trẻ sinh ra ở thời kỳ này sẽ bước vào độ tuổi lao động của huyện thế nào ta cần phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới số lượng lao động sinh chết, tăng tự nhiên, tăng cơ học.
Tốc độ tăng dân số của toàn huyện: Từng năm một diễn ra theo xu hướng giảm dần đặc biệt là từ năm 1991 trở lại đây. Thời kỳ 1991-1998 tăng bình quân 2667 người /năm. Trong đó 6 năm 1993-1998 bình quân mỗi năm tăng 1423 người. Riêng năm 1998 so với 1997 tăng 938 người. Mặc dù vậy tốc độ tăng dân số vẫn có sự cách biệt chậm trễ giữa địa bàn miền núi với địa bàn đồng bằng của huyện.
Mức sinh có ảnh hưởng lớn đến số lượng lao động của huyện, mức sinh cao thì số lượng lao động trong tương lai sẽ lớn và ngược lại. Năm 1991 tỷ suất tăng tự nhiên của huyện là 2,4% thì địa bàn đồng bằng là 0,9% thì 4 xã miền núi còn ở mức 1,09-1,2%. Tình hình biến động dân số: Là huyện đông dân cư đứng thứ 6 trong tỉnh nhưng dân cư phân bố không đồng đều. Điều này gây ra khó khăn cho vấn đề sử dụng nguồn lao động, dân số đông dẫn đến số lượng lao động lớn gây sức ép về việc làm.
Do thực hiện chương trình dân số KHHGĐ tốt, nên tỷ lệ tăng dân số của toàn huyện Triệu Sơn trong mấy năm qua đã giảm dần ... và đang ở mức độ thấp.
Biểu 1: Tình hình phát triển dân số của huyện
Năm
1991
1995
1999
Dân số trung bình theo nam nữ
- Nữ
- Tỷ lệ (%)
193.688
210.761
107.968
51,23
212.949
108.202
50,81
Số sinh trong năm (người)
5.260
4.938
2.684
Tỷ lệ sinh (%)
2,73
2,342
1,26
Số chết trong năm (người)
1.038
909
917
Tỷ lệ chết (%)
0,49
0,43
0,4306
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)
2,24
1,912
0,83
Tăng giảm cơ học (người)
Tỷ lệ (%)
-118
-0,06
-264
-0,13
-2310
-1,08
Tăng (+)
Tỷ lệ (%)
2.569
1,33
788
0,37
760
0.36
Giảm (-)
Tỷ lệ (%)
2.687
1,39
1.052
0,5
3.070
1,44
Nguồn: UBDS - KHHGĐ huyện Triệu Sơn
Các biện pháp nhằm hạ tỷ lệ tăng dân số mà huyện đã thực hiện mấy năm gần đây được thực hiện tốt nhờ sự lãnh đạo của các cấp, phối hợp giữa các ngành nên tỷ lệ tăng tự nhiên giảm rất nhiều năm 1999 tỷ lệ tăng tự nhiên chỉ còn 0,83%. Mặt khác do vấn đề nhận thức của nhân dân đã rõ ràng họ đã thấy được mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức ép của dân số đối với mọi mặt đời sống kinh tế xã hội nhất là sức ép về việc làm. Hơn nữa mức giảm cơ học về dân số của huyện hàng năm là chưa cao. Mặc dù mức độ tăng dân số của huyện là thấp nhưng hiện tại số lượng lao động của huyện rất lớn bởi lẽ con người sinh ra phải sau một khoảng thời gian (15 năm) mới tham gia vào lực lượng lao động. Nên phải có biện pháp giảm cơ học về dân số mạnh mẽ hơn như: biện pháp khai hoang để đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ngoài tỉnh.
Mặt khác để góp phần tích cực trong việc phân bổ nguồn lao động giữa các vùng lãnh thổ trong phạm vi cả nước. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới chính sách đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới như đầu tư, hỗ trợ về vốn và các cơ sở vật chất khác. Song trong thực tế vấn đề này huyện đã làm những năm qua, hiện nay chủ yếu đưa người lao động đi làm ở ngoài tỉnh.
Việc giảm cơ học chủ yếu do các nguyên nhân học sinh di học ở các trường chuyên nghiệp, thanh niên đến tuổi đi làm nghĩa vụ quân sự, lao động đi hợp tác lao động ở nước ngoài và di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, và đi làm ở các tỉnh khác chủ yếu là các tỉnh phía nam ...
-Việc tăng cơ học chủ yếu do học sinh đi học trở về làm việc ở địa phương (giáo viên và một số ngành khác) bộ đội hết nghĩa vụ quân sự cũng trở về địa phương, một phần là những người đi lao động trở về.
Dân số năm 1995 tăng so với năm 1991 là 17.073 người trong khi đó giảm cơ học chỉ có 1052 người bằng 0,5% dân số, mặt khác tăng cơ học của năm 1995 là 788 người bằng 0,37% dân số.
Dân số năm 1999 tăng so với năm 1995 là 2188 người trong khi đó giảm cơ học là 3070 người bằng 1,44% dân số, tăng cơ học của 1999 là 760 người bằng 0,36% dân số.
Qua so sánh ta thấy tốc độ giảm cơ học của huyện năm sau tăng cao hơn năm trước rất nhiều, trong khi đó tốc độ tăng cơ học lại tương đối ổn định. Điều này rất có lợi cho huyện trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
Trong mấy năm trở lại đây tuy số lượng lao động vẫn còn lớn là do những năm trước đây tỷ lệ tăng tự nhiên cao. Nhưng từ năm 1991 đến nay sự gia tăng dân số này diễn ra đồng thời và là kết quả của việc đẩy mạnh có hiệu quả công tác dân số KHHGĐ trên địa bàn toàn huyện. Tỷ suất tăng tự nhiên vủa huyện từ mức trên 3% những năm 60, giảm xuống còn trên 2% trong những năm đầu thập kỷ 90 rồi dưới mức 2% giữa thập niên và đạt tới 0,99% vào năm 1998.
Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà đời sống nhân dân nói chung và huyện Triệu Sơn nói riêng đang được cải thiện, các điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho người dân ngày càng được tốt hơn nên giảm mức chết dẫn đến giảm mức sinh và nguồn lao động sau 15 năm sau sẽ giảm.
Triệu Sơn có nguồn lao động dồi dào là do trước đây còn có nhiều khó khăn, mức chết lớn, mức sinh cao nên số lượng lao động hiện tại đang đông đảo gây khó khăn cho việc tạo việc làm cho số lượng lao động đó và ổn định cuộc sống của nhân dân trong huyện.
Qua đây cho ta thấy rằng mức sinh chết, tỷ lệ tăng tự nhiên, tăng cơ học có ảnh hưởng lớn tới số lượng lao động của toàn huyện.
- Vấn đề nguồn lao động của huyện
Dân số của huyện không ngừng tăng lên qua các năm đã làm cho nguồn lao động của huyện cũng tăng theo tỷ lệ thuận và nó tuân theo quy luật chung về dân số lao động.
Dân số huyện Triệu Sơn năm 1998 có 212.751 người trong đó trong độ tuổi lao động là 111.356 người chiếm tỷ lệ là 52,34%dân số. Số người trong độ tuổi lao động không còn khả năng lao động do chiến tranh để lại là thương bệnh binh và người tàn tật do tai nạn, bẩm sinh là 7556 người.
Như vậy số khả năng lao động là 103.800 người chiếm 48,7% dân số. Trong đó có 600 người là bộ đội đang tại ngũ, 3155 người là học sinh đang học ở các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và phổ thông trung học, 4200 người là học sinh tốt nghiệp các cấp đang chờ tìm việc làm. Số còn lại đang làm việc ở các thành phần kinh tế là 95.845 người chiếm 45% dân số.
Biểu 2: Biến động nguồn lao động của huyện
Đơn vị: Người
STT
Nội dung
1989
1998
98/99(lần)
Dân số trung bình
183.929
212.949
1,16
1
Dân số trong độ tuổi LĐ
85.688
111.356
1,3
1.1
Trong độ tuổi có việc làm
74.867
95.845
1,28
1.2
Đi học
3.427
4.454
1,29
1.3
Nội trợ
1.713
2.226
1,29
1.4
Không có nhu cầu làm viêc
2.225
2.930
1,3
1.5
Không có khả năng LĐ
2.370
3.340
1,41
1.6
Tình trạng khác
1.056
2.561
2,43
2
Tỷ trọng dân số trong độ tuổi LĐ trên tổng dân số (%)
46,59
52,34
1,12
Nguồn: Phòng thống kê huyện Triệu Sơn
Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1989 huyện Triệu Sơn có 85688 người trong độ tuổi lao động chiếm 46,59% dân số.
Năm 1995 có 109614 người trong độ tuổi lao động chiếm 52% dân số toàn huyện. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động trên tổng dân số năm sau tăng không đáng kể so với năm trước.
Ngoài số lượng người trong độ tuổi lao động có việc làm ra phần còn lại là vì các lý do khác họ không tham gia vào sản xuất. Qua số liệu ở biểu trên ta thấy một xu hướng có tính quy luật là dân số trong độ tuổi lao động mỗi năm một tăng. Dân số trong độ tuổi lao động năm 1999 là 111356 người nhưng thực chất số người tham gia vào lao động là 95845 người số còn lại vì các lý do khác như đi học, làm nội trợ, bộ đội tạo ngũ chờ việc. Chính vì thế mà huyện gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm để đảm bảo đời sống cho nhân dân.
- Về cơ cấu nguồn lao động:
Qua số liệu các năm thì số lao động nữ thường chiếm khoảng trên 52% so với tổng số lao động trong độ tuổi. Năm 1995 lao động nữ là 58852người chiếm 52,85%.
- Về lứa tuổi: Nhóm tuổi từ 15-24 là 31837 người năm 1995. Nhóm tuổi này phần lớn đang đi học tại các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Hoặc có tham gia lao động nhưng chưa thật yên tâm và kinh nghiệm sản xuất, trình độ tay nghề chưa cao còn hạn chế.
Nhóm tuổi từ 25-55 năm 1995 có 59645, năm 1999 có 60513. Đây là lực lượng lao động chủ lực trong sản xuất kinh doanh. Vì không những có số lượng đông đảo chiếm tỷ lệ cao trong lao động, mà quan trọng hơn là lực lượng lao động ở nhóm tuổi này vừa có sức khoẻ, vừa có trình độ vănhoá chuyên môn kỹ thuật, nhanh nhạy tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời nhóm tuổi này có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Nhóm tuổi từ 56 trở lên lực lượng lao động thuộc nhóm tuổi này có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh nhưng sức khoẻ có hạn do đó phải bố trí và sử dụng hợp lý.
Biểu 3: Lực lượng lao động theo nhóm tuổi và giới tính của huyện
Đơn vị: Người
Nhóm tuổi
1995
1998
Tổng
Nữ
%
Tổng
Nữ
%
15-24
31387
16922
53,91
31940
17191
53,82
25-55
59645
32497
54,48
60513
32982
54,5
56-60
6430
3577
55,63
6583
3634
55,2
Trên 60
8864
4935
55,67
8980
5045
56,18
Tổng số
106326
57931
54,48
108016
58852
54,49
2. Chất lượng lao động
Chất lượng lao động được phản ánh thông qua hai khía cạnh:
+ Trình độ văn hoá của người lao động
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của huyện Triệu Sơn còn quá thấp chỉ chiếm 5, 8% số lao động đang làm việc. Trong đó: trình độ đại học trở lên 0,48%; trình độ cao đẳng và trung cấp là 1,74%; công nhân kỹ thuật và sơ cấp là 3,4%.
Biểu 4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Nội dung
1991
1995
1998
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Lao động đang làm việc
78095
87002
95845
Trong đó:
- Đại học
380
0,48
410
0,87
460
0,48
- Cao đẳng trung học
1327
1,7
1510
1,73
1674
1,74
- Sơ cấp công nhân kỹ thuật
1885
2,4
2430
2,79
3271
3,4
Nguồn: Theo số liệu điều tra lao động - việc làm năm 1997 của huyện
Biểu 5: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
1995
1998
Số lượng
%
Số lượng
%
Không có chuyên môn kỹ thuật
101976
95,91
102611
95
Có chuyên môn kỹ thuật
4350
4,09
5405
5
Trong đó:
- Sơ cấp CNKT có bằng
2430
2,29
3271
3,03
- THCN, cao đẳng
1510
1,42
1674
1,55
- Đại học
410
0,38
460
0,42
Tổng số
106326
100
108016
100
Qua biểu số liệu trên ta thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở huyện còn rất thấp. Lực lượng lao động của huyện năm 1995 là 106326 người thì có tới 101976 người không có chuyên môn kỹ thuật. Như vậy phần lớn lao động của huyện là không có chuyên môn kỹ thuật là 102611 chiếm 94% trong tổng số lực lượng lao động.
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế được chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã thúc đẩy nền sản xuất phát triển nhanh hơn công nghệ sản xuất sẽ thay đổi thì trình độ người lao động như hiện nay sẽ không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Mặt khác khi sức lao động đã trở thành hàng hoá, hàng hoá muốn tiêu thụ chất lượng cần phải tốt. Vì vậy, đặt ra yêu cầu đối với huyện là phải có biện pháp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động để phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Đào tạo phải bằng nhiều biện pháp kết hợp chặt chẽ tổng hợp các biện pháp từ giáo dục hướng nghiệp phổ thông dạy nghề bằng các trung tâm dạy nghề của huyện, tạo điều kiện để học sinh đã tốt nghiệp và cán bộ công nhân viên đang làm việc ở các thành phần kinh tế khác nhau được đi học ở các trường lớp của tỉnh của trung ương để có công nhân kỹ thuật có tay nghề ngày càng cao cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều, cán bộ lãnh đạo quản lý ở mọi lĩnh vực sản xuất, mọi thành phần kinh tế có chuyên môn kỹ thuật giỏi, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất theo cơ chế mới, khắc phụ tình trạng mất cân đối trong phân bổ sử dụng lao động trong thời gian qua.
Hơn nữa huyện Triệu Sơn là huyện sản xuất độc canh cây lúa nên từ xưa đến nay ta thường có quan niệm nông nghiệp là cái túi chứa lao động dư thừa của nền sản xuất xã hội.
Mọi người khi đến tuổi lao động nếu không tìm được việc làm ở ngành nghề khác thì đương nhiên có việc làm trong nông nghiệp. Song để nâng cao được năng suất lao động thì lao động trong nông nghiệp phải có trình độ hiểu biết nhất định nào đó.
Trình độ văn hoá:
Đây là yếu tố thứ hai cũng không kém phần quan trọng để góp phần phản ánh chất lượng nguồn lao động của huyện Triệu Sơn.
Theo số liệu điều tra lao động việc làm năm 1997 thì trình độ văn hoá của người lao động còn rất thấp.
Biểu 6: Trình độ văn hoá của dân số trong độ tuổi lao động ở huyện Triệu Sơn
Nội dung
1995
1998
Số lượng
%
Số lượng
%
Dân số trong độ tuổi lao động
109614
100
111356
100
Chưa tốt nghiệp cấp I
19182
17,5
15590
14
Tốt nghiệp cấp I + II
80566
73,5
77949
70
Tốt nghiệp cấp III
9866
9
17817
16
Qua số liệu biểu trên ta thấy rằng trình độ văn hoá của người lao động rất thấp năm 1995 là 17,5% và lao động chưa tốt nghiệp cấp một là 14% năm 1998; tốt nghiệp cấp 1 và cấp 2 là 70%; tốt nghiệp cấp 3 là 16%.
Như vậy hiện nay tỷ lệ chưa tốt nghiệp cấp 1 chiếm trong lực lượng lao động ở huyện Triệu Sơn vẫn còn tới 14% trong khi tỷ lệ người đã tốt nghiệp cấp 3 mới chỉ đạt 16%. Do vậy, nếu không có những chính sách và giải pháp hỗ trợ tích cực đồng bộ và có hiệu quả để tăng nhanh số lượng và tỷ lệ lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp cấp 2,3 kết hợp vừa đào tạo nghề vừa nâng cao trình độ học vấn cho lao động của huyện thì khó có thể thực hiện được các mục tiêu gia tăng về số lượng và chất lượng lao động có trìng độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng kịp nhu cầu về đội ngũ nhân lực phục vụ sự nghiệp tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ngoài ra về mặt thể lực của lao động cũng còn hạn chế do kinh tế chậm phát triển đời sống của nhân dân Triệu Sơn còn rất nhiều khó khăn nên chưa có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho người lao động.
Chính vì vậy mà có thể nói nguồn lao động nủa huyên tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn rất thấp. Đây cũng là những khó khăn và bất lợi đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của huyện.
III- Thực trạng việc làm ở huyện Triệu Sơn Thanh Hoá
Lực lượng lao động đang làm việc chủ yếu là lao động làm việc nông nghiệp hoặc nông lâm nghiệp kết hợp chiếm tỷ lệ 99% lao động làm việc ở địa bàn nông thôn miền núi thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chủ yếu là kinh tế hộ gia đình. Chỉ có 1% lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh.
Để tạo công ăn việc làm cho người lao động huyện đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp tiểu thủ công nghiệp nhiều năm qua huyện Triệu Sơn đã trăn trở với việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở từng xã, từng thôn trên địa bàn xác định rõ tầm quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, kinh tế xã hội, kinh tế xã hội muốn phát triển được dứt khoát phải có nhiều ngành, nhiều nghề. Vì vậy trong những năm qua huyện Triệu Sơn đã đề ra những chủ trương là: Khảo sát, xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đề án phát triển làng nghề, ngành nghề nhằm phát huy thế mạnh ở từng địa phương và xác định cơ cấu cây công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo từng vùng lãnh thổ. Từ những chủ trương đúng đắn huyện đã tổ chức, chỉ đạo triển khai các cấp, các ngành thực hiện tốt chương trình phát triển ngành nghề cụ thể. Trong những năm qua huyện đã tổ chức cho các xã đi thăm quan các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện tỉnh ngoài để ứng dụng vào địa phương sao cho phù hợp. Năm 1997, 1998 huyện đã tổ chức mở được bốn lớp dạy nghề gồm khoảng 300 lao động tham gia chủ yếu là nghề đan lát, nghề đan len, nghề làm hương... mở nhiều lớp học về khâu kỹ thuật và vận hành điện.
Khôi phục nhiều làng nghề trước đây đã có, nay trở lại hoạt động bình thuờng, xây dựng dự án, tổ chức lại việc khai thác đá ở Đồng Thắng, huyện luôn luôn quan tâm đến chính sách đầu tư vốn trong hai năm qua số vốn lên tới hơn 100 triệu đồng, thu hút từ 1300 đến 1500 lao động ổn định phần nào cho một bộ phận lao động thiếu việc làm.
Trong sản xuất kinh doanh như sản xuất gạch, ngói sản xuất đá, nghề xay xát, nghiền may mặc, thợ mộc, thợ xây dựng. Trong những năm qua huyện đã chú trọng đầu tư vốn cho phát triển, cuốn hút một số lượng lao động không nhỏ. Trong sản xuất kinh doanh, năm 1997 có tổng số lao động là 7500 người thì đến năm 1998 lên tới 8500 người.
Qua số liệu cho thấy việc phát triển ngành nghề trong từng địa phương là cần thiết, không những làm ra nhiều mặt hàng, sản phẩm có giá trị phục vụ cho địa bàn mà còn giải quyết cơ bản về khâu nhân lực lao động dư thừa thiếu việc làm, có thể nói việc khai thông và phát huy ngành nghề cua huyện đang được đánh thức và xu hướng phát triển ngày một cao hơn.
Bên cạnh đó tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu lao động của các khu công nghiệp tập trung, liên kết với trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh, đã tư vấn giới thiệu cho 80 người đi học nghề và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng. Hình thành được địa chỉ tin cậy để người lao động cần tìm việc làm đăng ký và được giới thiệu việc làm.
Việc làm cho người lao động là yếu tố quan trọng trong qúa trình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cần tạo việc làm lúc nông nhàn cho hơn 7 vạn lao động nông nghiệp để tăng thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua huyện đã giải quyết việc làm cho một số lực lượng lao động.
Biểu 7: Số người được giải quyết việc làm qua các năm
Đơnvị: Người
Nội dung
1997
1998
Số người được giải quyết việc làm trong năm
5423
6415
Số nữ được giải quyết việc làm trong năm
2445
3080
Tỷ lệ %
45,09
48,01
Nguồn: Số liệu của phòng lao động huyện Triệu Sơn-Thanh Hoá
Số lao động được giải quyết việc làm năm 1997 là 5423 người trong đó vào khu vực Nhà nước là 725 người, đi làm việc ở nước ngoài là 4 người số còn lại là 4694 người đi làm việc tại các thành phố lớn như đi làm may tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng... Huyện có quan tâm đến giải quyết việc làm cho người lao động nhưng vì trình độ của người lao động không đáp ứng được với yêu cầu của công việc nên gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm của huyện. Tại huyện có mỏ crôm, đây là nguồn tài nguyên dồi dào nơi đây hàng năm thu hút khoảng 4000 lao động dư thừa song vì trình độ thấp cho nên chỉ khai thác thủ công, hơn nữa khai thác chỉ theo đợt nên việc làm của người lao động không ổn định.
Lao động phân theo ngành kinh tế của huyện trong mấy năm qua được thể hiện ở bảng sau:
Biểu 8: Lao động phân theo ngành kinh tế chủ yếu
Nội dung
1991
1995
1998
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Dân số trung bình
193688
210761
212751
Lao động trong độ tuổi
99846
51,5
109614
52
111356
52,3
Lao động có khả năng LĐ
88940
45,9
100858
47,8
103800
48,8
Lao động đang làm việc
78095
40,3
87002
41,3
95845
45,1
Trong đó:
*Khu vực sản xuất vật chất
74190
95
82565
94,9
90830
94,8
+Nông - lâm nghiệp
67350
86,2
73855
85
74630
78
+Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
3700
4,73
4000
4,59
8400
8,75
+Xây dựng cơ bản
1200
1,5
1500
1,8
2600
2,79
+Giao thông vận tải
390
0,5
870
1
1200
1,25
+Thương mại dịch vụ
620
0,8
1300
1,5
2800
2,92
+Sản xuất vật chất khác
930
1,2
1040
1,2
1200
1,25
*Khu vực không sản xuất vật chất
3905
5
4437
5,1
5015
5,24
+Giáo dục - đào tạo
1557
1,99
1707
1,96
1967
2,05
+Văn hoá - TDTT - y tế
653
0,84
696
0,81
808
0,74
+Quản lý nhà nước+tổ chức
703
0,4
684
0,8
850
0,86
+Các ngành không sản xuất vật chất khác
992
1,27
1350
1,5
1202
1,56
Nguồn: Theo số liệu của phòng LĐTBXH của huyện
Qua bảng trên ta thấy phần lớn lao động của huyện tập trung vào khu vực sản xuất vật chất trong đó ngành nông - lâm nghiệp có 74630 người chiếm 78% song trình độ chuyên môn kỹ thuật lại thấp. lao động trong công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 8,75%.
Lao động làm việc trong các ngành xây dựng cơ bản chiếm 2,25% làm việc trong ngành giao thông vận tải chiếm 1,25%. Ngoài ra làm việc trong ngành thương mại dịch vụ và các ngành sản xuất vật chất khác chiếm 4,17%.
Ta thấy rằng lực lượng lao động phân bố không đều giữa các ngành các lĩnh vực sản xuất, tạo nên sự mất cân đối trong phân bố và sử dụng nguồn lao động. ở khu vực sản xuất vật chất lao động chiếm một tỷ trọng lớn nhất là trong nông lâm nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Đây là các ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tổng sản lượng của các ngành này thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản lượng của huyện. Vì vậy cần quan tâm hơn nữa tới trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Khu vực không sản xuất vật chất lao động làm việc trong các ngành y tế giáo dục, quản lý nhà nước, công tác Đảng, đoàn thể ... chiếm 5,24% nhưng lao động trong lĩnh vực này chủ yếu là lao động có trình độ và chuyên môn kỹ thuật.
Đối với lĩnh vực không sản xuất vật chất để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới nền kinh tế cả nước trong tinh giảm biên chế hành chính, nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ công nhân viên nguồn lao động trong các ngành này qua các năm vẫn tăng nhưng về chất lượng cũng được quan tâm hơn. Các ngành giáo dục đào tạo và y tế, nguồn lao động được tăng lên qua các năm như ngành giáo dục năm 1991 toàn huyện có 1557 người đến năm 1995 là 1707 người và năm 1998 đã có 1967 người. Điều này chứng tỏ Triệu Sơn đã có rất nhiều cố gắng và quan tâm tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đội ngũ những người làm công tác giáo dục. Đội ngũ những người làm công tác y tế cũng được bổ sung hàng năm để đáp ứng yêu cầu phòng và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người lao động.
Trong những năm tiếp theo Triệu Sơn cần có biện pháp cụ thể thiết thực để phân bổ nguồn lao động cho phù hợp đúng quy luật. Cần phải tăng cường hơn nữa lực lượng lao động ở lĩnh vực không sản xuất vật chất, đặc biệt là công tác giáo dục, y tế, văn hoá xã hội để đáp ứng yêu cầu hưởng thụ về tinh thần của nhân dân đang đòi hỏi ngày một nâng cao hơn nhu cầu nâng cao dân trí cũng như nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tại chỗ cho người lao động để phát triển kinh tế xã hội của huyện Triệu Sơn ngày một tốt hơn.
Qua số liệu ở biểu trên ta thấy phần lớn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Quy mô tạo việc làm theo ngành của huyện còn rất thấp. Còn quy mô tạo việc làm theo vùng kinh tế còn nhiều hạn chế. Vùng đồng bằng của huyện chủ yếu là làm nông nghiệp, vùng núi huyện có chủ trương trồng mía, chè cũng thu hút được một số lao động mặc dù vậy năng suất lao động không cao và người lao động vẫn thiếu việc làm. Vì vậy mà đời sống của nhân dân bốn xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn hơn so với các xã khác trong huyện.
Tuy nhiên trong mấy năm qua thành tựu nổi bật, tạo ra bước ngoặt trong phân công và sử dụng lao động là đã từng bước giải phóng tiềm năng lao động. Người lao động trở thành người chủ thực sự trong hoạt động sản xuất-kinh doanh trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ phát triển đa dạng các hình thức hợp tác trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra động lực to lớn phát triển kinh tế giải quyết việc làm và sử dụng lao động có hiệu quả hơn. Hiện nay ở huyện kinh tế hộ gia đình đang giữ vai trò chủ đạo, đồng thời cũng xuất hiện nhiều hinh thức hợp tác tự nguyện tổ chức sản xuất-kinh doanh theo hướng tổng hợp lợi dụng ưu thế của các điều kiện môi trường sinh thái để phát triển dịch vụ và phi nông nghiệp nhất là khôi phục các làng nghề như tre đan ở xã Dân lực. .. Phân công lao động ngày càng đi vào chuy._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29803.doc