Tên đề tài : Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận ở trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.Tại sao lợi nhuận lại là động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển , đồng thời nó lại làm tăng mâu thuẫn ở trong chủ nghĩa tư bản.
Nhận xét của giáo viên
Điểm
Lời mở đầu
Đời sống xã hội loài người có nhiều mặt hoạt động khác nhau và có quan hệ với nhau như : chính trị ,văn hoá , nghệ thuật ,tôn giáo , khoa học – kỹ thuật ... Xã hội ngày càng phát triển , các hoạt động
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tại sao lợi nhuận lại là động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường.., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày càng phong phú và phát triển ở trình độ cao hơn. Nhưng trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử , trước khi tiến hành các hoạt động đó loài người cũng phải sống. Muốn sống con người phải có thức ăn , đồ mặc , nhà ở và các thứ cần thiết khác . Để có những thứ đó thì phải tạo ra nó, nghĩalà phải sản xuất ra nó. Hơn thế nữa không phải sản xuất một lần mà phải sản xuất không ngừng với quy mô ngày càng mở rộng và phải sinh lợi nhuận để xã hội loài người tồn tại và phát triển hơn.Ta thấy trong nền kinh tế thị trường ,lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của kinh doanh . Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến các khu vực sản xuất hàng hoá mà người tiêu dùng cần nhiều hơn , bỏ các khu vực có ít người tiêu dùng. Lợi nhuận đưa các nhà doanh nghiệp đến việc sử dụng kỹ thuật sản xuất hiệu quả nhất. Nó là sự sống còn của doanh nghiệp , bởi thế em chọn đề tài “ Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận ở trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tại sao lợi nhuận là động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển , đồng thời nó lại làm tăng mâu thuẫn ở trong chủ nghĩa tư bản”.
Với trình độ có hạn nên bài viết này em khó tránh khởi sai sót, em mong nhận được sự bổ sung phê phán của thầy. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Thành đã cung cấp phần lớn kiến thức để em hoàn thành bài viết này.
PHầN I
NGUồN GốC , BảN CHấT CủA Lợi NHUậN
I – CáC QUAN ĐIểM TRƯớC MáC Về LợI NHUậN .
1- Quan điểm của trường phái trọng thương .
Chủ nghĩa trọng thương hay trường phái coi trọng thương mại là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản ra đời trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến phát sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường . Về mặt lịch đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản .
Học thuyết kinh tế trọng thương cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua bán ,trao đổi sinh ra . Nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều , mua rẻ bán đắt mà có.
2- Quan điểm của trường phái trọng nông .
Trường phái trọng nông đã chuyển việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế từ lĩnh vưc lưu thông sang lĩnh vực sản xuất . ủng hộ quan điểm “quy luật sắt về tiền lương ” ông cho rằng tiền lương của công nhân phải thu hẹp ở mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu .
Nguyên nhân là ở chỗ cung lao động luôn luôn lớn hơn cầu lao động .Vì vậy, công nhân cạnh tranh với nhau để có việc làm , nhà tư bản có điều kiện trả lương ở mức tối thiểu.Vì trả lương ở mức tối thiểu nên sản phẩm lao động của công nhân nông nghiệp bằng tổng của tiền lương và sản phẩm thuần . ở đâytiền lương công nhân là thu nhập theo lao động , còn sản phẩm thuần tuý là thu nhập của nhà tư bản gọi nó là lợi nhuận .Vậy lợi nhuận là thu nhập không lao động do công nhân tạo ra.
3 - Quan điểm của trường phái cổ điển Anh
Các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh như : Adam Smithvà David Ricardo đều phân tích lý luận về lao động . Trên thực tế họ coi lợi nhuận là kết quả của lao động thàng dư . Nhưng họ không trình bày nguyên lý đó một cách rõ ràng , chưa nêu ra được một lý luận hoàn chỉnh về lợi nhuận .
+Theo Adam Smith ,lợi nhuận tham gia vào việc hình thành giá trị với tư cách một nhân tố hình thành giá cả nhưng chưa nêu được nguồn gốc của lợi nhuận.
+Ricado đã đi xa hơn Smith .Theo ông lợi nhuận và tiền công là 2 bộ phận của giá trị do lao động tạo nên . Ông đã đưa ra một số kết quả quan trọng là : lợi nhuận và tiền công đối lập nhau . Sự tăng hay giảm của một trong hai yếu tố đó đều sẽ gây ra sự giảm hay tăng của yếu tố kia . Từ đó, Ricado cũng khẳng định việc tăng hay giảm lợi nhuận hoặc tiền công không có ảnh hưởng gì đến giá cả mà chỉ ảnh hưởnh đến sự phân phối giá trị giữa công nhân với các nhà tư bản . Vậy Ricado đã quy lợi nhuận thành giá trị thặng dư .Tuy nhiên ,Ricardo vẫn không nêu ra được khái niệm giá trị thặng dư .Khi nói đến năng suất lao động , ông không có ý định coi đó là nguyên nhân tồn tại của giá trị thặng dư , mà chỉ có ý định coi là nguyên nhân quyết định của lượng giá trị thặng dư mà thôi . Như vậy ,Ricado đã bỏ qua giá trị thặng dư và chỉ quan tâm đến hình thái học của nó : lợi nhuận , lợi tức , lợi tô , những cái mà ông đã quy về nguồn gốc của chúng , về lao động không được trả công . Sai lầm ricardo ở chỗ coi chủ nghĩa tư bản là một hình thức tư bản của nền sản xuất xã hội nên ông đã có nhiều luận điểm sai lầm và mâu thuẫn.
-Mức tăng của lợi nhuận phụ thuộc vào mức năng suất lao động ,nhưng Ricardo lại hoàn toàn không hiểu rõ thực chất của lợi nhuận ở chỗ : một mặt lợi nhuận là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư , mặt khác nó là hình thái đặc biệt của giá trị thặng dư .
- Lợi nhuận và tiền công là hai bộ phận của cùng một giá trị do lao động quyết định.
Nhìn chung , các nhà kinh tế cổ điển đã chuyển việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất nên họ đã xây dựng khoa kinh tế chính trị học với tư cách là một môn khoa học . Do không hiểu được đặc điểm của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nên họ không thể giải quyết cả vấn đề tư bản lẫn vấn đề lợi nhuận . Chỉ có Mac sau khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa như là sự thống nhất giữa hai giai đoạn sản xuất tư bản chủ nghĩa và giai đoạn lưu thông tư bản chủ nghĩa mới quy được lợi nhuận thành giá trị thặng dư tức là nghiên cứu lợi nhuận dưới hình thái chung nhất của nó .
II - HọC THUYếT GIá TRị THặNG DƯ Và Lý LUậN LợI NHUậN CủA CACMAC .
1 - Sự tạo ra giá trị thặng dư
Trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất , giá trị sử dụng không phải là mục đích .Giá trị sử dụng được sản xuất chỉ vì nó là vật mang giá trị trao đổi . Nhà tư bản muốn sản xuất ra một giá trị sử dụng có một giá trị trao đổi , nghĩa là một hàng hoá . Hơn nữa , nhà tư bản muốn sản xuất ra một hàng hoá có giá trị tổng giá trị những tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã bỏ ra để mua , nghĩa là muốn đem sản xuất ra giá trị thăng dư . Để hiểu rõ quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư ,nggười ta nghiên cứu bài toán sau đây:
Chi phí tư bản chủ nghĩa để sản xuất ,gồm có chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả biến ,tức là những chi phí về tư liệu sản xuất và tiền lương công nghiệp . Đối với tư bản hàng hoá đáng giá bao nhiêu là tính theo lao động đã hao phí . Bởi vậy ,những chi phí tư bản chủ nghĩa để sản xuất ra hàng hoá,thấp hơn giá trị của hàng hoá ấy ,tức là thấp hơn những chi phí sản xuất thực tế . Chỗ chênh lệch giữa giá trị hay chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ,là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm không để hiểu rõ hơn quá trình này ta nghiên cứu bài toán sau:
Giả định để sản xuất 10 kg bông ,giá trị 10 kg là 10.000đ. Để biến số bông đó thành sợi ,một công nhân phải làm việc trong 6h và hao mòn máy móc là2000đ.Giá trị sức lao động trong một ngày của công nhân là 6000đ ,trong một giờ lao đông công nhân tạo ra một giá trị là1000đ, cuối cùng ta giả định rằng : “Trong quá trình sản xuất toàn bộ bông biến thành sợi ”.Vậy nếu người công nhân làm việc trong 6giờ thì không tạo ra giá trị thặng dư.Tuy nhiên sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị sức lao động có thể tạo ra cho nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau mà nhà tư bản đã tính đến trước khi mua sức lao động trong ngày.Việc sử dụng sức lao đông trong ngày đó thuộc về nhà tư bản.Trên thực tế nhà tư bản bắt công nhân làm việc hơn 6giờ, giả sử là 12giờ trong ngày.
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa Giá trị của sản phẩm mới( 20 kg sợi )
-Tiền mua bông là 2000đ -Giá trị của bông được chuyển vào sợi
-Hao mòn máy móc 4000đ -Giá trị của máy móc được chuyển vào 4000đ
-Tiền mua sức lao động 1 ngày -Giá trị lao động của công nhân trong 12hLĐ
1 ngày 6000 đ 1000đ x12=12.000đ
30.000đ 36.000đ
Như vậy toàn bộ chi phí của nhà tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động là 30.000đ. Trong 12giờ lao động ,công nhân tạo ra một sản phẩm mới (20 kg sợi ) có giá trị bằng 36.000đ, lớn hơn giá trị ứng trước của nhà tư bản 36.000-30.000=6.000đ.Vậy 30.000 đứng trước chuyển hoá thành 36.000đ, đem lại một giá trị thặng dư là 6.000đ.Vậy tiền đã biến thành tư bản . Phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động gọi là giá trị thặng dư .
Thông qua viêc nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư trên ,ta thấy rằng : giá trị sản phẩm mới được sản xuất ra có 2 phần :
+ Giá trị cũ: Giá trị nhưng tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của người nông dân mà được bảo tồn và di chuyển vào giá trị của sản phẩm mới (24.000đ).
+ Giá trị mới: Giá trị do lao động trừu tượng của của công nhân tạo ra trong quá trình lao động (6.000đ).
Như vậy ,giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không .
Nhận xét về học thuyết giá trị thặng dư của CMac –Lênin đã từng đánh giá học thuyết giá trị thặng dư là “ Hòn đá tảng ” của toàn bộ học thuyết kinh tế của Mac ở trong học thuyết giá trị thặng dư , Mac đã vạch rõ bản chất bóc lột của nhà tư bản , đã chứng minh công thức của nhà tư bản và giá trị thặng dư là do công nhân sáng tạo ra bị nhà tư bản chifếm không. Nếu xét trên góc độ kinh tế ,giá trị thuộc về nhà tư bản nhưng giá trị sử dụng lại thuộc về xã hội .Do đócông nhân càng tạo ra nhiều giá trị thặng dư thì xã hội ngày càng nhiều của cải. Nếu công nhân không tạo giá trị thặng dư người tư bản không được gì ,sản phẩm xã hội không tăng lên, kinh tế không phát triển. Chính vì thế giai cấp tư bản tìm thấy lao động thặng dư là một phát minh vĩ đai bước tăng trưởng kinh tếvà chính lòng khao khát lao động thặng dư bằng mọi cách đã làm cho nền kinh tế phát triển nhảy vọt từ khi họ nên lắm đia vị chính trị, ở bề ngoài xã hội không có giá trị thặng dư mà chỉ có lợi nhuận mà thôi.
2- Lợi nhuận
Giá trị của hàng hoá sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bao gồm ba bộ phận :
-Giá trị của tư bản bất biến (c).
-Giá trị của tư bản khả biến (v).
-Giá trị thặng dư (m).
Lượng giá trị của hàng hoá là do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá quyết định .Nhưng nhà tư bản không hao phí lao động bản thân vào sản xuất hàng hoá ,mà chỉ bỏ tư bản vào đó thôi .
Chi phí tư bản chủ nghĩa để sản xuất hàng hoá ,gồm có những chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả biển (c+v) ,tức là những chi phí về tư liệu sản xuất và tiền lương công nhân . Đối với nhà tư bản ,hàng hoá đáng giá bao nhiêu là tính theo tư bản đã chi phí .Bởi vậy những chi phí tư bản chủ nghĩa để sản xuất hàng hoá ,thấp hơn giá trị sản xuất thực tế (c+v+m). Chỗ chênh lệch giữa giá trị hay chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ,là giá trị thặng dư (m) mà nhà tư bản chiếm không .
Khi nhà tư bản hàng hoá do xí nghiệp sản xuất ra , thì giá trị thặng dư biểu hiện thành một số thừa ngoài chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa .Khi xác định mức thu nhập của xí nghiệp ,nhà tư bản so sánh số thừa đó với số tư bản đã ứng trước tức là tổng tư bản đã bỏ vào sản xuất .Giá trị thặng dư ,khi so sánh với tổng tư bản thì biểu hiện thành hình thức lợi nhuận .Vì giá trị thặng dư bị đem so sánh không phải với tư bản khả biến mà có toàn bộ tư bản cho nên chỗ khác nhau giữa tư bản bất biến dùng vàoviệc mua tư liệu sản xuất và tư liệu khả biến dùng vào việc mua sức lao động bị xoá mờ đi. Do đó mà sinh ra cái vẻ bề ngoài giả dối khiến cho người ta lầm tưởng rằng : lợi nhuận là do tư bản đẻ ra. Nhưng thực chất thì nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dưvà giá trị thặng dư chỉ do động của công nhân sáng tạo ra trong quá trình sử dụng sức lao động , mà giá trị của nó thể hiện ở tư bản khả biến.Lợi nhuận là giá trị thặng dư so sánh với số tư bản đã bỏ vào sản xuất : nhìn bề ngoài gtá trị thặng dư có vẻ như là kết quả của số tư bản ấy .Vì vậy Mac gọi lợi nhuận là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư .Và như vậy hình thức lợi nhuận đã che dấu quan hệ bóc lột bằng cách tạo ra quan niệm sai lầm rằng : lợi nhuận là do chính bản thân tư bản đẻ ra .Chính các hình thức của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm lu mờ và che dấu thực chất bóc lột của nó.
Nếu gọi lợi nhuận là p ,thì công thức GT = c+v+m = k+m sẽ chuyển hoá thành GT= k+p hay giá trị hàng hoá = chi phí sản xuất +lợi nhuận .Vậy cứ thoạt nhìn ta thấy rằng p và m cùng là một .Tuy nhiên giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư không phải là hoàn toàn thống nhất mà giữa chúng có sự khác nhau :
Về mặt chất : giá trị thặng dư phản ánh nguồn gốc sinh ra từ tư bản lưu động , là biểu hiện của lao động thặng dư ; còn lợi nhuận được xem là do toàn bộ tư bản ứng trước đề ra . Giá trị thặng dư là biểu hiện của quan hệ giai cấp , còn lợi nhuận biểu hiện mối quan hệ giữa vật với vật
Về mặt lượng : Nếu hàng hoá bán đúng giá trị của nó thì người ta đã thực hiện được một lợi nhuận rồi . Lợi nhuận đó bằng giá trị thừa ra ngoài chi phí sản xuất hàng hoá , tức là bằng toàn bộ giá trị thặng dư chứa đựng trong giá trị của hàng hoá ( m=p ) . Nhưng nhà tư bản có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó mà vẫn có lợi nhuận . Bởi vì chừng nào có giá bán của hàng hoá còn cao hơn chi phí sản xuất của nó , dù giá bán thấp hơn giá trị của nó thì bao giờ cũng vẫn thực hiện được một bộ phận giá trị dư chứa đựng trong đó . Như vậy , lợi nhuận là một phạm trù trong lưu thông . Nhà tư bản thu được lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị hàng hoá . Lợi nhuận xoay quanh giá trị thặng dư cũng như giá cả dao động quanh giá trị nhưng tổng giá trị thặng dư bằng tổng lợi nhuận cũng như tổng giá trị bằng tổng giá cả .
Tóm lại sự khác nhau giữa lợi nhuận giá trị thặng dư cũng giống như sự khác nhau giữa giá trị và giá trị trao đổi . Lợi nhuận là sự thể hiện , tức là ‘hình thái biến tướng’ của giá trị thặng dư. Và cũng như khi nghiên cứu giá trị, thoạt tiên Mác gạt bỏ hình thái giá trị của nó, tức giá trị trao đổi. Chỉ sau khi lần mò vết tích của giá trị , Mác mới trở lại giá trị trao đổi. ở đây cũng thế, thoạt tiên Mác nghiên cứu giá trị thặng dư mà không đả động gì đến các hình thái của nó, Mác chỉ giải thích thực chất của giá trị thặng dư, xét xem nó đươc sản xuất như thế nào và ai sản xuất nó. Chỉ sau khi nghiên cứu như thế , Mác mới chuyển sang nghiên cứu hình thái của nó tức là nghiên cứu lợi nhuận . Nhưng lúc này phạm vi sản xuất sang một bên và chuyển sang phạm vi lưu thông , vì giá trị thặng dư chỉ chuyển hoá thành lợi nhuận trong lưu thông . Như vậy , Mác đã chỉ ra rằng : giá trị thặng dư biểu hiện thực chất của phương thức sản xuất TBCN . Còn lợi nhuận là một trong những “hình thái cụ thể ” mà dưới hình thái đó tư bản hiện ra ở bề mặt của xã hội .
3. Tỷ suất lợi nhuận .
Đối với người chủ xí nghiệp thì mức lãi của xí nghiệp TBCN cao hay thấp là do tỷ suất lợi nhuận quyết định . Tỷ suất lợi nhuận là biểu hiện tỷ số giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản (p’= m/k.100%) ví dụ : Nếu tư bản ứng trước là 20000$ , nếu lợi nhuận hàng năm là 40000$ thì tỷ suất lợi nhuận là 40000/20000.100% = 20% .
Sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận được hoàn thành ở sự chuyển hoá tỷ suất giá trị thặng dư thành tỷ suất lợi nhuận . Sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận đã nằm trong việc chia giá trị của hàng hoá thành chi phí sản xuất kinh tế tăng thêm ngoài chi phí sản xuất , nhưng sự chuyển hoá đó được biểu hiện một cách độc lập và đặc thù trong tỷ suất lợi nhuận . Tỷ suất lợi nhuận biểu hiện tỷ số giữa số tăng thêm nói trên với tổng tư bản . Do đó , nó củng ấn tượng cho rằng lợi nhuận là “con đẻ ” của tư bản .
Dưới chế độ TBCN , mức độ bóc lột lao động của người khác mang hình thức mức tăng giá trị , biểu hiện ở tỷ suất giá trị thặng dư , như vậy sẽ không tránh khỏi việc phải chuyển tỷ suất giá trị thặng dư thành tỷ suất lợi nhuận bởi vì cả bản thân giá trị lẫn mức tăng giá trị đều chỉ có thể hiện trong lưu thông . Nhưng trong lưu thông còn có sự khác nhau giữa tư bản khả biến và tư bản bất biến , giá trị của hàng hoá chia ra thành chi phí sản xuất và số tăng thêm ngoài chi phí sản xuất .
Do đó trong biểu thức về mức độ bóc lột tỷ số giữa giá trị thặng dư với tư bản khả biến (m/v) , đã chứa đựng sự chuyển hoá tỷ số ấy thành tỷ số giữa giá trị thặng dư với tổng tư bản (m/(c+v)) hay (m/k) trên thực tế , các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm nhiều hơn đến suất lợi nhuận . Bởi vì tỷ suất lợi nhuận cho biết nhà tư bản đầu tư và đâu thì có lợi . Đối với nhà tư bản nếu P’= 100% thì đầu tư khắp nơi , nếu P’=200% thì sẽ bất chấp cả pháp luật và còn nếu P’=300% thì treo cổ nhà tư bản vẫn cứ làm .
Do đó , tỷ suất lợi nhuận không chỉ là mục tiêu theo đuổi mà còn là động lực chính , là yếu tố để cạnh tranh , là sự thèm khát vô hạn . Trên thực tế thì tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan như suất giá trị thặng dư , tiết kiệm tư bản bất bién , cấu tạo hữu cơ , tốc độ chu chuyển ...Bởi thế , các nhà tư bản dầu tư vào Việt Nam đang tập trung vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao , thu lợi nhuận nhanh như chủ nghĩa khai thác , du lịch .
4. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Trong cuộc đấu tranh giành chỗ đầu tư có lợi nhất , các nhà tư bản cạnh tranh với nhau kịch liệt . Họ muốn đầu tư vào những ngành sản xuất có triển vọng thu được nhiều lợi nhuận hơn trong khi theo đuổi lợi nhuận cao , tư bản chuyển từ ngành này sang ngành khác , kết quả là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và tiến hành phân phối lao dộng và tư bản sản xuất giữa các ngành sản xuất tư bản chủ nghĩa .
Giả sử trong xã hội có ba ngành: Ngành da,ngành dệt và ngành chế tạo máy móc,với số tư bản bằng nhau,nhưng cấu tạo hữu cơ lại khác nhau. Tư bản ứng trước trong mỗi ngành ấy là 100 đơn vị (thí dụ là 100 triệu đồng đo la). Tư bản của ngành da gồm có 70 đơn vị là tư bản bất biến và 30 đơn vị là tư bản khả biến; tư bản của ngành dệt gồm có 80 đơn vị là tư bản bất biến và 20 đơn vị là tư bản khả biến ;và tư bản của ngành chế tạo máy móc gồm có 90 đon vị là tư bản bất biếnvà 10 đơn vị là tư bản khả biến . Giả thử tỉ suất giá giá trị thặng dư trong cả 3 ngành đều như nhau: 100%.Như thế thì giá trị thặng dư tạo ra trong ngành da sẽ là 30 đơn vị, trong ngành dệt là 20 và trong ngành chế tạo máy móc là 10. Giá trị của hàng hoá trong ngành thứ nhất sẽ là 130, trong ngành thứ hai là 120 trong ngành thứ 3 là 110, và trong toàn bộ cả 3 ngành là 360 đơn vị.
Nếu hàng hoá bán ra theo giá trị của nó, thì tỉ suất lợi nhuận trong ngành da sẽ là
30% ( (30/100).100), trong ngành dệt là 20% ((20/100).100), trong ngành chế tạo máy móc là 10% ((10/100).100).Phân phối lợi nhuận như thế thì sẽ rất có lợi đối với các nhà tư bản thuộc ngành da nhưng không có lợi đối với các nhà tư bản thuộc ngành chế tạo máy móc .Khi ấy thì các chủ xí nghiệp ngành chế tạo máy móc sẽ đi tìm nơi có lợi hơn để đầu tư .Và họ sẽ thấy ngành da là nơi có lợi hơn cả.Thế là họ chuyển tư bản ở ngành máy móc sang ngành da .Kết quả là số lượng hàng hoá sản xuất ra trong ngành da sẽ tăng lên ,sự cạnh tranh tất nhiên sẽ sâu sắc thêm và sẽ bắt buộc các chủ xí nghiệp của ngành này phải giảm giá hàng hoá của họ xuống , điều đó sẽ đi đến chỗ hạ thấp tỷ suất lợi nhuận .Trái lại trong ngành chế tạo máy móc ,số lượng hàng hoá sản xuất ra sẽ ít đi và sự thay đổi tương quan giữa cung và cầu sẽ giúp cho các xí nghiệp nâng cao được giá hàng của họ lên và do đó tỷ suấtlợi nhuận cũng tăng lên .
Tình trạng sụt giá trong ngành da và lên giá trong ngành chế tạo máy móc ,sẽ tiếp diễn cho đến khi nào tỷ suất lợi nhuận trong cả ba ngành xấp xỉ nhau mới thôi .Điều đó sẽ xảy ra khi hàng hóa cả ba ngành đều bán theo giá 120đơn vị (130 +120+110 )/3
Lợi nhuận bình quân của mỗi ngành ,trong những điều kiện ấy là 20 đơn vị .lợi nhuận bình quân là một lợi nhuận bằng nhau của những số tư bản bằng nhau bỏ vào các ngành sản xuất khác nhau .
Việc bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận và việc biến giá trị thành giá cả sản xuất càng che dấu thêm quan hệ bóc lột ,càng che dấu thêm nguồn gốc làm giàu thực sự của bọn tư bản .Thực ra thì sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân có nghĩa là phân phối lại giá trị thặng dư giữ các nhà tư bản trong ngành sản xuất khác nhau.Nhầ tư bản thuộc ngành có cấutạo hữu cơ tư bản cao ,chiếm đoạt được một phần giá trị thặng dư do các ngành có cấu tạo hữu cơtư bản thắp sáng tạo ra .Bởi vậy, công nhân không những bị nhà tư bản thuê mình bóc lột .Toàn bộ giai cấp các nhà tư bản đều quan tâmđén việc nâng cao bóc lột công nhân ,vì điều đó làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận bình quân .Như Mác đã vạch rõ ,tỷ suất lợi nhuận bình quân thay đổi tuỳ theo mức độ bóc lột của toàn bộ tư bản đối vớitoàn bộ lao động .
III - QUAN ĐIểM CủA CáC NHà KINH Tế TƯ SảN HIệN ĐạI Về LợI NHUậN .
1 - Quan điểm của các nhà kinh tế tư sản hiện đại về lợi nhuận .
Các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng :lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so với chi phí.
Trong đó ,doanh thu của một hãng là số tiền mà nó kiếm được qua việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ trong một giai đọan nhất định ,ví dụ như một năm .Chi phí của hãng là những phí tổn phải chịu khi sản xuất ra hàng hoá hoặc dich vụ trong thời kỳ đó .
Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất ,là điều kiện tồn tại và phát thiển của doanh nghiệp .Để cung cấp hàng hoá cho thị trường các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất và kinh doanh .Họ mong muốn chi phí cho các đầu vào thấp nhất và bán hàng hoá với giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí còn số dư dôi ra không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng ,không ngừng tích luỹ phát triển sản xuất ,củng cố và tăng cường vị trí của mình trên thị trường.
+Ngày nay ,để thu được nhiều lợi nhuận nhà tư bản sẽ không đầu tư nhiều vốn để thuê lao động mà đầu tư vào máy móc hiện đại ,tự động khi mà lợi nhuận thu được phải tương xứng với lợi nhuận bình quân xã hội ,mặc dù giá trị được tạo ra trong đó có giá trị thặng dư nhỏ hơn nhiều so với giá trị của hàng hoá .Vì vậy lợi nhụân nhà tư bản thu được trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật ,tự động hoá là do sự chuyển hoá giá trị thặng dư được tạo ra trong xã hội dưới hình thức giá trị thặng dư siêu ngạch được san đi bù lại giữa các nhà tư bản.
Việc áp dụng rộng rãi máy móc hiện đại ,tự động trong điều kiện ngày nay đã khiến không ít người đặt câu hỏi rằng :”phải chăng trong các dây truyền sản xuất tư động đó không còn bóc lột thặng dư và chính máy móc đã sáng tạo ra lợi nhuận ?”
2-Lý luận về máy móc tạo ra lợi nhuận .
Trước hết ,ta cần khẳng định rằng máy móc và hệ thống máy móc dù có tinh vi ,hiện đại đến đâu cũng chỉ là sản phẩm lao động của con người .Con người không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu .Trong dây chuyền sản xuất tư động ,giá trị thặng dư được tạo ra không chỉ là sản phẩm của lao động quá khứ mà vẫn cần đến lao động hiện tại .Mac viết rằng :”lao động được biểu hiện ra không phải chủ yếu với tư cách là được nhập vào quá trình sản xuất nữa mà là chủ yếu với tư cách là một loại lao động được nhập vào quá trình sản xuất nữa ,mà là chủ yếu với tư cách một loại lao động trong đó con người ngày càng đứng sang bên cạnh với chức năng giám sát ,điều khiển ,sáng tạo mà máy móc không làm nổi “
Lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản thu được khi áp dụng máy móc hiện đại hơn so với các nhà tư bản khác chẳng qua chỉ là sự phân phối lại giá trị thặng dư sẵn có trên phạm vi toàn xã hội .Do đó áp dụng máy móc hiên đại nên lao động ở đây có năng suất cao hơn thì giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn . Song trên thị trường giá bán cùng loại vẫn theo giá thị trường nên nhà tư bản có máy móc hiện đại hơn sẽ thu dươc nhiều lợi nhuận siêu ngạch hơn .Thực tế trên quy mô thị trường thế giới ,các nhà tư bản phát triển sản xuất bằng máy móc hiện đại và đêm bán hàng hoá tại các nước kinh tế chậm phát triển đã thu được lợi nhuận khổng lồ khó có thể hình dung được . Lượng lợi nhuận siêu ngạch mà một nhà tư bản thu được là do phần lợi nhuận của các nhà tư bản khác mất đi mà thôi .Nếu mọi cơ sở sản xuất đều trang bị máy móc hiện đại như nhau thì hiện tượng lợi nhuận siêu ngạch sẽ biến mất và người tiêu dùng được lợi vì giá cả hành hoá đươc hạ thấp .Nhưng chỉ khi cần một nhà tư bản nào đó áp dụng máy móc hịên đại hơn và thu được lợi nhuân siêu ngạch thì lập tức dẫn đến sự cạnh tranh để rồi sớm hay muộn sẽ làm triệt tiêu lợi thế cá biệt ,triệt tiêu lợi nhuận siêu ngạch .
Tóm lại ,nguồn gốc của lợi nhuận cũng như lơi nhuận siêu ngạch là từ giá trị thặng dư muốn lao động không công do công nhân sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt đúng như Mac đã nhân đinh và chứng minh.
IV – CáC HìNH THức CủA LợI NHUậN .
Như ta đã biết , giá trị thặng dư lợi nhuận không hoàn đồng nhất nhưng chúng đều có chung nguồn gốc từ lao động thặng dư .Giá trị thặng dư là phần giá trị mà nhà tư bản bóc lột không công của người công nhân còn lợi nhuận là số tiền thu được sau khi bán sản phẩm trên thị trường so với số tiền bỏ vào sản xuất .Có thể nói chính giá trị thặng dư biểu hiện sự bóc lột sản xuất, chứng minh công thức ,mâu thuẫn của nhà tư bản một cách chính xác và khoa học .Trước Mác ,các nhà kinh tế học đã hình dung ra giá trị thặng dư nhưng họ chưa có đủ lý luận để diễn đạt mà chỉ biểu hiện quan điểm của mình trong vấn đề thu nhập , tiền lương .Chỉ đến Mác, ông mới chứng minh xây dựng lý thuyết giá trị thặng dư một cách hoàn chỉnh ,khoa học và các vấn đề liên quan .Có thể nói lý thuyết giá trị thặng dư là phát minh vĩ đại của Mác mà như Lênin nói “Hòn đá tảng”trong học thuyết kinh tế. Tuy nhiên ,chúng ta phải hiểu rằng Mác không phải là người phát minh ra giá trị thặng dư ,càng không phải là người tìm ra nó :chính người tìm ra giá trị thặng dưlà nhà tư bản và người lao động thặng dư là công nhân giá trị thặng dư rất rõ rằng nhưng nó được che dấu bởi lợi nhuận và nó tồn tại trong xã hội tư bản bởi các hình thái sau :
1-Lợi nhuận công nghiệp .
Về bản chất là phần giá trị do công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm không và phần giá trị này bán trên thị trường thu được một số tiền lời sau khi trừ đi chi phí sản xuất . Ngày lao động của công nhân (giả sử 8 h)được chia ra làm hai phần : một phần làm ra giá trị tương đương với số tiền lương của anh ta và làm ra giá trị thặng dư . Vì thèm muốn lợi nhuận nên nhà tư bản công nghiệp luôn tìm cách tăng phần thời gian lao động thặng dư như tăng giờ làm ,tăng năng suất lao động .Thời gian lao động thặng dư càng nhiều thì càng thuộc về nhà tư bản và sẽ thu được lợi nhuận cao . Như vậy, lợi nhuận công nghiệp là hình thái gần nhất , dễ thấy nhất với giá trị thặng dư và lợi nhuận công nghiệp ,là động lực mạnh mẽ nhất để phát triển sản xuất .
2-Lợi nhuận thương nghiệp
Trong lưu thông trao đổi không tạo ra giá trị nhưng nhà tư bản thương nghiệp làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá , làm cho hàng hoá được bán đi nhanh hơn .Tư bản thương nghiệp thực hiện khâu tiêu thụ cho tư bản công nghiệp .Vì thế ,họ phải thu được một phần lợi nhuận mà nhà tư bản thương nghiệp chiếm được .Về thực chất , lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp . Sở dĩ nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư trong lúc họ luôn khát khao ,thèm muốn là bởi vì : Nhà tư bản thương nghiệp rất am hiểu thị trường ,khách hàng do đó giúp cho hàng hoá bán đi nhanh hơn ,tốc độ chu chuyển nhanh hơn nhà tư bản công nghiệp rảnh tay để sản xuất .Do có vai trò quan trọng như vậy , nhà tư bản công nghiệp phải nhường một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp .Lợi nhuận thương nghiệp là sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá . Điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán giá cao hơn giá trị mà họ mua hàng hoá thấp hơn giá trị và khi bán thì đúng giá trị .
3-Lợi tức cho vay .
Nhà tư bản muốn hoạt động nhưng bản thân họ không đủ vốn hoặc không có vốn nên họ phải đi vay để lấy vốn đêm vào sản xuất .Một số nhà tư bản có tiền nhưng chưa đến chu kỳ sử dụng hoặc chưa sử dụng nên họ cho vay và nhận được một khoản tiền ứng với số tiền cho vay từ tay nhà tư bản ,gọi làlợi tức .
Lợi tức cho vay là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay ứng với món tiền mà nhà tư bảncho vay đã đưa cho nhà tư bản đi vay , lợi tức cao hay tháp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự cất thiết ,hoàn cảnh lịch sử ,sự thoả thuận giữa các tư bản . .. đối với tư bản thì tiền không thể chết trong két sắt mà nó đẻ ra liên tục .
4 - Lợi nhuận ngân hàng .
Ngân hàng là cơ quan kinh doanh tiền tệ ,làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay . Tuy nhiên tư bản ngân hàng khác tư bản cho vay ở chỗ : tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động , ngoài nguồn vốn nhàn rỗi còn có các chứng khoán .Ngân hàng tham gia vào sản xuất với tư bản và cả hai bên chi phí liên quan đến nhau cùng chia lợi nhuận .Lợi nhuận ngân hàng là phần lợi nhuận thu được ứng với số tiền mà ngân hàng chung vốn với nhà tư bản tham gia sản xuất . Ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng với nhà sản xuất .Một đất nước có phát triển thì hệ thống ngân hàng phải phát triển bởi vì vai trò của ngân hàng trong cơ chế thị trường là yếu tố đặc biệt quan trọng .
5 - Địa tô .
Tư bản không chỉ hình thành và thống trị trong lĩnh vực công nghiệp mà còn mở rộng cả trong nông nghiệp .Địa chủ có nhiều ruông đất còn nhà tư bản cần ruộng để kinh doanh . Nhà tư bản kinh doanh ruộng đất phải thu thêm một phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân ,tức là lợi nhuận siêu ngạch .Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài và nhà tư bản phải cho chủ ruộng đất dưới hình thái địa tô tư bản chủ nghĩa .Như vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất .
PHầN II
VAI TRò CủA LợI NHUậN TRONG NềN KINH Tế THị TRƯờNG
I - NềN KINH Tế THị TRƯờNG Và ảNH HƯởNG CủA CƠ CHế THị TRƯờNG
ĐếN VIệC THU LợI NHUậN .
1-Khái niệm kinh tế thị trường .
Kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu ;lấy lợi ích vật chất ,cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế nó là phương thức vận hành kinh tế xã hội .Kinh tế thị trường là “phương thức”, “:phương tiện “ , “công cụ ” vận hành nền kinh tế có hiệu quả._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35221.doc