Lời mở đầu
“ Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp ,nó phản ánh kết cấu của quá trình sản xuất và kinh doanh” . Câu nói đó là đúng hay là sai ,nhất là khi nó được đặt trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang dần dần trở nên đầy biến động như nước ta ngày nay .Phải thừa nhận rằng để chúng ta có thể nhìn nhận được vấn đề này một cách rõ ràng thì ,trước hết chúng ta phải biết được: trên cái mà người ta vẫn thường hay gọi là thương trường, các đối thủ đang tranh dành nhau cái gì ? Vâng ,câu tr
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nguồn gốc, bản chất & vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả lời chỉ có thể là lợi nhuận . Nhắc đến lợi nhuận , chắc hẳn ai ai cũng biết .Thế nhưng hiểu được bản chất của nó, nắm được tường tận nguồn gốc của nó ,biết được vai trò của nó, cũng như nhận thức được những mặt trái của việc chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng ;thì không phải ai ai cũng rõ .Và đó cung chính là lý do mà em đã chọn đề tài này để nghiên cứu .
I_ Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận.
Quan niệm về lợi nhuận của các nhà kinh tế học trước Mác .
a.Chủ nghĩa trọng thương :
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản trong giai đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan rã và chủ nghĩa tư bản ra đời .Đứng về mặt lịch sử mà nói ,giai đoạn này bao gồm thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản ,tức là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích lũy tiền tệ ở ngoài phạm vi các nước châu Âu,bằng cách ăn cướp và trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương.
Chính vì được ra đời trong hoàn cảnh như vậy ,mà những người theo chủ nghĩa trọng thương cho rằng : lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá ,là sự lừa gạt như chiến tranh . Họ cho rằng không một người nào thu được lợi mà không làm thiệt kẻ khác .Trao đổi phải có một bên thua một bên được.
Từ những tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng thương ta dễ dàng nhận thấy hạn chế lớn nhất của họ là :họ chưa biết và cũng không thừa nhận quy luật kinh tế .Họ đánh giá cao các chính sách kinh tế của nhà nước ,dựa vào chính quyền nhà nước .Vì họ cho rằng chỉ có thể dựa vào nhà nước mới có thể phát triển kinh tế .
Đánh giá chủ nghĩa trọng thương ,K.Mark víêt :“ Công trình nghiên cứu lý luận đầu tiên về phương thức sản xuất hiện đại _tức học thuyết trọng thương_nhất định phải xuất phát từ những hịên tượng bề ngoài của quá trình lưu thông ,khi những hiện tượng đó trở thành độc lập trong sự vận động của tư bản thương nghiệp .Vì vậy học thuyết đó chỉ nắm cái vỏ bề ngoài của những hiện tượng ”.(tư bản quyển 3, tập 1).K.Marx còn cho rằng chủ nghĩa trọng thương đã đi theo cái hình thái chói lọi của giá trị trao đổi và đã đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thông hang hóa để xem xét nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
b. Chủ nghĩa trọng nông:
Cũng như chủ nghĩa trọng thương ,chủ nghĩa trọng nông cũng xuất hiện trong khuôn khổ thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa ,nhưng ở giai đoạn phát triển kinh tế trưởng thành hơn .Đó là thời kỳ mà tích lũy ban đầu đã chấm dứt và việc dùng thương mại để bóc lột các nước thuộc địa đã mất hết ý nghĩa đặc biệt của nó với tư cách là nguồn làm giàu cho giai cấp tư sản .
Chủ nghĩa trọng nông đã khái quát hóa nhứng tiến bộ mới nhất trong nền kinh tế thế kỷ XVIII,xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa trọng nông. Họ cho rằng ,lợi nhuận thương nghiệp có được chẳng qua là nhờ tiết kiệm các khoản chi phí thương mại .Vì theo họ thương mại chỉ đơn thuần là “việc đổi những giá trị này lấy những giá trị khác ngang như thế ”.K.Marx trong khi phê phán chủ nghĩa trong thương cũng viết : “người ta trao đổi những hàng hóa với hàng hóa hay nhứng hàng hóa với tìên tệ có cùng giá trị với hàng hóa đó,tức là trao đổi những vật ngang giá ,rõ ràng là không ai rút được từ trong lưu thông ra nhiều giá trị đã bỏ vào trong đó .Vậy giá trị thặng dư tuyệt nhiên không thể hình thành ra được ”(Tư bản ,quyển 1,tập 1).Điều này chứng tỏ sự trưởng thành của các quan điểm kinh tế của phái trọng nông. Về giá trị của chủ nghĩa trọng nông ,K.Marx nhận xét : “Phái trọng nông đã chuyển việc nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư ,từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp ,và do đó đã đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa”.(Tư bản Quyển 4).
Trong các tư tưởng kinh tế mà họ phát triển ,thì học thuyết về “sản phẩm ròng” là điểm trung tâm,và được biểu hiện độc đáo nhất. Theo học thuyết này thì sản phẩm thuần túy chỉ đượctạo ra trong nông nghiệp. Còn công nghiệp thì “chỉ có tiêu dùng chứ hoàn toàn không có sản xuất”.Do đó hạn chế của chủ nghĩa trọng nông là đã giải thích nguồn gốc sản phẩm thuần túy theo tinh thần của chủ nghĩa tự nhiên. Phái trọng nông đã tầm thường hóa khái niệm của cải, không thấy tính 2 mặt của nó(hiện vật và giá trị).Tuy nhiên nếu “gạn đục khơi trong”, chúng ta sẽ tìm thấy cái nhân hợp lý trong học thuyết sản phẩm thuần túy của họ là ở chỗ họ đã coi sản phẩm thuần túylà sản phẩm của lao động của người công nhân làm thuê, bộ phận này đã biến thành thu nhập của giai cấp tư sản và địa chủ.
c.Trường phái tư sản cổ điển Anh:
Đến cuối thế kỷ XIV,tất cả những điều kiện kinh tế ,xã hội ,khoa học ,đã chứng tỏ thời kỳ tích lũy ban đầu của tư bản đã kết thúc và thời kỳ sản xuất tư bản bắt đầu.Tính chất phiến diện của học thuyết trọng thương trở nên quá rõ ràng ,đòi hỏi phải có lý luận đáp ứng sự vận động và phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa .Trên cơ sở đó kinh tế chính trị học cổ điển Anh ra đời .Theo Marx ,kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh bắt đầu từ William Petty và kết thúc ở David Ricado.A
c.1. William Petty (1623_1687).
K.Marx nhận xét Petty là nhà tư tưởng nhà thực tiễn lớn ,là nhà nghiên cứu kinh tế thiên tài của giai cấp tư sản Anh. K.Marx còn gọi Petty là cha đẻ của kinh tế chính trị cổ điển .
Trong học thuyết kinh tế của mình , về địa tô_một trong những hình thái biểu hiện của lợi nhuận của các nhà tư bản kinh doanh ruộng đất_ông đã tìm thấy nguồn gốc của đia tô trong lĩnh vực sản xuất.Ông định nghĩa địa tô là số chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm và chi phí sản xuât (bao gồm chi phí tiền lương ,chi phí giống má ).Thực ra ông không rut ra được lợi nhuận của kinh doanh ruộng đất ,không trực tiếp đề cập đến việc bóc lột .Nhưng theo lôgic phân tích của ông chúng t a cũng có thể dễ dàng rút ra được kết luận rằng công nhân chỉ nhận được tiền lương tối thiểu ,số còn lại là lợi nhuận của địa chủ.Lôgic bên trong của quan niệm đó là sự thừa nhận có sự bóc lột .Về giá trị này,K.Marx nhận xét W.petty là người nêu ra mầm mống của lý luận về chế độ bóc lột , dự đoán đúng đắn bản chất của giá trị thặng dư.
c.2. Adam Smith (1723_1790)
Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới .Ông là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản ,muốn thủ tiêu tàn tích phong kiến ,mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, kêu gọi tích lũy và phát triển lực lượng sản xuất theo ý nghĩa tư bản ,xem chế độ tư bản chủ nghĩa là hợp lý nhất .K.Marx gọi A.Smith là nhà kinh tế học tổng hợp của công trường thủ công.
Theo A.Smith ,lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của lao động . Theo cách giải thích của A. Smith thì lợi nhuận ,địa tô và lợi tức chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư .K.Marx đánh giá cao A.Smith ở chỗ đã “nêu được nguồn gốc thật sự chủ giá trị thặng dư , đẻ ra từ lao động ..”Đây cũng là thành tựu của kinh tế chính trị học tư sản trong thời kỳ tiến bộ của nó .Khác với chủ nghĩa trọng nông ,A.Smith cho rằng không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận .
Về lợi tức ông cho rằng ,lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận ,được đẻ ra từ lợi nhuận .Lợi tức của tư bản đi vay được trả bằng cách lấy vào lợi nhuận thuần túy và do mức lợi nhuận thuần túy quyết định .
Lý luận về địa tô :A.Smith có hai luận điểm về khái niệm địa tô : Một là ,địa tô là khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động là kết quả của việc bóc lột người sản xuất trực tiếp ;Hai là địa tô là tiền trả về việc sử dụng đất đai ,phụ thuộc vào mức độ phì nhiêu của đất đai và việc người nông dân có khả năng trả tiền cho ruộng đất .Về các hình thức địa tô ,A.Smith đã phân biệt hai hình thức của địa tô chênh lệch là: địa tô trên những đất đai màu mỡ khác nhau ,và địa tô chênh lệch do vị trí xa ,gần thuận lợi khác nhau của đất đai .Ông không nghiên cứu địa tô chênh lệch II ,nhưng ông có sự phân biệt đìa tô với tiền thuê ruộng .Trong tiền thuê ruộng có địa tô và lợi tức của tư bản đã chi phí vào việc cải thiện đất đai .
A.Smith có nhiều luận điểm đúng đắn ,khoa học về địa tô ,song ông vẫn còn có những sai lầm và hạn chế :coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn ;có những kết luận trái ngược nhau :một là ,coi địa tô là kết quả của giá cả cao ,mặt khác ông coi địa tô là một bộ phận cấu thành giá cả.
A.Smith còn có những hạn chế về lý luận lợi nhuận như: không thấy khác nhau giữa giá trị thăng dư và lợi nhuận , và ông cho rằng lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đẻ ra ,do không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lưu thông ,nên ông cho rằng tư bản trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực lưu thông đều đẻ ra lợi nhuận như nhau ,ông coi lợi nhuận trong phần lớn trường hợi chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo hỉêm và cho lao động khi đầu tư tư bản ,lợi nhuận là một trong những nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như cuả mọi gía trị trao đổi .
c.3. David Ricado (1772_1823)
Những năm cuối thế kỷ XVIII,đầu thế kỷ XIX là thời đại chủ nghĩa tư bản phát triển cao. Chính vì vậy nó đã giúp Ricado nhìn nhận và phân tích các quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản và ông đã đạt tới đỉnh cao của kinh tế chính trị học tư sản .
Về lợi nhuận ,ông xem đó là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công.
Ông chưa biết đến phạm trù giá trị thặng dư ,nhưng trước sau nhất quán quan điểm cho rằng giá trị là do công nhân tạo ra lớn hơn số tiền công mà họ nhận được .Về K.Marx nhận xét “so với A.Smith thì Ricado đã đi xa hơn nhiều”.Ông coi lợi nhuận là lao động không được trả công của công nhân.Ngoài ra Ricado đã có những nhận xét tiến gần đén lợi nhuận bình quân ,ông cho rằng những tư bản có đại lượng bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau .Nhưng ông không chứng minh được , vì ông không hiểu được giá cả sản xuất .Theo ông “sự chênh lệch giữa giá trị và giá cả hàng hóa chỉ là ngoại lệ” , “trên thực tế chỉ có gía trị chứ không có giá cả sản xuất”.
Lý luận về địa tô củ Ricado là một sự kịên lớn trong lịch sử kinh tế chính trị .Ông hoàn toàn dựa vào quy luật giá trị để giải thích địa tô.Ông cho rằng giá trị nông sản phẩm hình thành trên điều kiện ruộng đất xấu, vì ruộng đát là yếu tố có giới hạn nên xã hội phải canh tác cả trên ruộng đất xấu .Do đó tư bản kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình thu được lợi nhuận siêu ngạch ,lợi nhuận siêu ngạch này phải nộp cho địa chủ. Ricado cũng đã phân biệt được địa tô với tiền tô.
Theo ông địa tô và tiền tô phục tùng những quy luật khác nhau và thay đổi theo chiều hướng ngược nhau .Cái hạn chế của ông là :chưa đề cập đến địa tô chênh lệch IIvà phủ nhận địa tô tuyệt đối .
d. Trường phái tầm thường ,có:
d.1. Thomas mathus (1766_1834)
Trong học thuyết kinh tế của mình ,Mathus đã phủ nhận vai trò của laođộng là nguồn gốc tạo ra giá trị và coi lợi nhuận là yếu tố cấu thành khác của giá trị .Từ đó ông giải thích lợi nhuận như khoản thặng dư ngoài số lao động hao phí để sản xuất hàng hóa .Theo cách giải thích này :Lưu thông la lĩnh vực trong đó lợi nhuận xuất hiện ,nhờ bán hàng hóa đắt hơn khi mua .
Vậy lợi nhuận là khoản cộng thêm vào giá cả ,xuất hiện do chuyển nhượng ,nhưng ai là người trả khoản đó ?Theo Mathus , lợi nhuận không thể xuất hiện trong việc trao đổi giữa các nhà tư bản .Mathus nhận định trong phạm vi khả năng những người đảm nhiệm sản xuất (tức là nhà tư bản và công nhân ) không thể tìm ra lượng cầu có khả năng thanh toán phần lượng cung do lợi nhuận đại biểu .Do đó tình trạng thừa hàng hóa sẽ xuất hiện .Xã hội chỉ có nhà tư bản và công nhân thì không thể tránh khỏi tai họa đó .Theo Mathus , lối thoát của chủ nghĩa tư bản là phải tăng mức tiêu dùng của giai cấp sản xuất như quý tộc, tăng lữ ,nhân viên nhà nước ...những người chỉ mua không bán phải hoang phí hơn để tạo nên lượng cầu đầy đủ cho nhà tư bản. Cũng vì vậy ,phải có địa tô,thuế và chi phí cho quân đội và chiến tranh ngày càng tăng .
d.2. Jean Baptiste Say(1766_1832)
Theo J.B.Say có ba nhân tố tham gia vào sản xuất :lao động tư bản và ruộng đất .Mỗi nhân tố đều có công phục vụ , mà cái gì tạo ra sự phục vụ đều là sản xuất ,do đó không chỉ có lao động mà cả tư bản và tự nhiên đều tạo ra giá trị .Cả ba yếu tố đều có công phục vụ :lao động tạo ra tiền lương ,tư bản tạo ra lợi nhuận ,ruộng đất tạo ra địa tô, vì vậy phải có được thu nhập tương ứng :công nhân được tiền lương , nhà tư bản được lợi nhuận , địa chủ được địa tô.
J.B.Say cho rằng nếu tăng thêm đầu tư vào sản xuất sẽ tăng thêm sản phẩm phù hợp với tăng thêm giá trị ,máy móc tham gia vào sản xuất sản phẩm thì cũng tạo ra giá trị .
J.B.Say coi lợi tức của kẻ sở hữu tư bản là con đẻ của bản thân tư bản, còn thu nhập của nhà kinh doanh là “phần thưởng về năng lực kinh doanh về hoạt động của anh ta” , “một hình thức đặc biệt của tiền công” mà nhà tư bản tự trả cho mình .Theo J.B.Say các nhà kinh doanh nhận được “tiền công” là do tài năng ...tinh thần trật tự và công tác lãnh đạo của họ” ,còn công nhân làm những việc giản đơn, thô kệch nên nhận được cái mà công cân cần để sống .Mặc dù J.BSay thừa nhận với số tiền công lúc đó chưa đáp ứng được nhu cầu về thức ăn ,áo mạc và nhà ở của công nhân .Nhưng J.B.Say lại cho rằng xẫ hội tư sản không chịu trách nhiệm về tình hình đó .
e. Trường phái tiểu tư sản mà đại diện là Sismondi (1773_1842)
Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII_đầu thế kỷ XIX dẫn đến sự thay đổi đáng kể về kinh tế –xã hội .Giai cấp vô sản vầ giai cấp tư sản trở thành các giai cấp cơ bản của xã hội .Tại các nước có sự phát triển của chủ nghĩa tư bản yếu và bước vào cuộc cách mạng công nghiêp với nền sản xuất nhỏ chiếm ưu thế thì những mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt hơn. Từ đó ,xuất hiện phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm tư sản .Học thuyết tiểu tư sản xuất hiện ,các đại biểu của trường phái này là Simondi de Sismondi và pierr Joseph Proudon .Ơ đây chỉ nghiên cứu học thuyết của Sismondi.
Công lao của Sismondi là phân tích lợi nhuận ,địa tô và tiền lương . Ông hiểu các vấn đề này rõ hơn A.Smith và Ricado. A. Smith coi lợi nhuận là bộ phận của sản phẩm lao động , Sismondi đã phát triển tư tưởng đó và cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ tư vào sản phẩm lao động .Đó là thu nhập không lao động là kết quả của sự cướp bóc cong nhân ,là tai họa kinh tế của giai cấp vô sản .Ông cho rằng việc san bằng lơi nhuận chỉ đạt được bằng cách :phá hủy những tư bản cố định bằng sự tiêu vong của công nhân trong các ngành bị suy sụp. Về địa tô ,ông cũng cho đó là kết quả của sự cướp bóc công nhân .Ông phê phán quan điểm của Ricado về ruộng đất xấu không đưa lại địa tô. Đó là một tiến bộ .Ông hiểu sâu xắc hơn về vai trò của độc quyền sở hữu ruộng đất và cho rằng ruộng đất xấu cũng phải nộp tô .Điều đó thể hiện Sismondi có tư tưởng về địa tô tuyệt đối .
Tuy nhiên ở Sismondi còn có những hạn chế như :lặp lại luận đỉêm của A.Smith về lợi nhuận doanh nghịêp ,coi đó gần như tiền công ; nghi nghờ ý kiến đúng đắn của Ricađo về mức lợi nhuận trung bình , lặp lại luận điểm sai lầm của Smith về tăng trưởng tự nhiên cho hoạt động của sản xuất thậm chí còn tạo ra giá trị phụ thêm vàđưa ra luận điểm vô lý cho rằng hình như địa tô dưới đất mọc lên ,ông không hiểu nguồn gốc của địa tô tuyệt đối và bộ máy chiếm hữu địa tô đó.
Quan niệm về lợi nhuận của K.Marx:
Khác hẳn với các nhà kinh tế học trước Marx ,ông đã nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư ,đưa ra một khái niệm đầy đủ về quá trình đó. Đồng thời cũng đưa r a một khái niệm về giá trị thặng dư. Cụ thể là:theo ông thì mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị , hơn nữa cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư .Nhưng để sản xuất ra giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản phải tạo ra một giá trị sử dụng nào đó ,vì giá trị sử dụng là vật mang lại giá trị và giá trị thặng dư .
Vậy ,quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư . K.Marx viết: “Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hóa ; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động với quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa ,là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hóa”.
Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư , chúng ta lấy việc sản xuất sợi của nhà tư bản làm ví dụ .Giả định để sản xuất 10kg bông và giá 10kg bông là 10$ . Để biến số bông đó thành sợi , một công nhân cần phải lao động trong 6 h và hao mòn máy móc là 2$, giá trị sức lao động trong một ngày là 3$ và ngày lao động là 12h ; trong một giờ lao công tạo ra một lượng giá trị là 0,5$.
Với giả định như vậy ,nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân laođộng trong 6h thì nhà tư bản phải ứng ra là 15$và giá trị của sản phẩm mới (10kg sợi )mà nhà tư bản thu được cũng là 15$ .Như vậy , nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đến cáu điểm đủ bù đắp lại giá trị sức lao động (6h)tức là bằng thời gian lao đọng tất yếu , thì chưa có sản xuất ra giá trị thặng dư , do đó tiền chưa biến thành tư bản .
Trong thực tế quá trình lao động không dừng lai ở điểm đó .Giá trị sức lao động mà nhà tư sản phải trả khi mua và giá trị mà sức lao động đó là hai đại lượng khác nhau , mà nhà tư bản đã tính trước khi mua sức lao động .Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong một ngày (12h).Việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền của nhà tư bản .
Nếu nhà tư bản bắt công nhân lao động trong 12h /ngày như đã thỏa thuận thì toàn bộ chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra là 27$, còn giá trị của sản phẩm mới do công nhân sản xuất ra trong 12h là 30$.Vậy 27$ ứng trước đã chuyển hóa thành 30$ đã đem lại một giá trị thặng dư là 3$ .Do đó tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản .
Vậy ,giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không .Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giả trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng vật ngang giá mới .
Ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết , và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là laođộng cần thiết .Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư , và lao động trong thời gian đó gọi là lao động thặng dư.
Như vậy ,theo trên ta đã biết giá trị thặng dư là một phạm trù nói lên bản chất bóc lột của sản xuất tư bản chủ nghĩa . Trong thực tế của xã hội tư bản , giá trị thăng dư chuyển hóa và biểu hiện thành lợi nhuận , lợi nhuận công nghiệp , lợi nhuân thương nghiệp , lợi nhuận ngân hàng ,lợi tức cho vay ,địa tô tư bản chủ nghĩa .Chính vì vậy mà sau đó Marx đã nghiên cứu hình thái biểu hiện cua giá trị thặng dư ,trong đó có lợi nhuận .Theo Marx thì giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có một khoảng chênh lệch .Trong đó chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhàtư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa .Cho nên sau khi bán hàng hóa (với điều kiện giá trị bằng giácả ), nhà tư bảnkhông những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra mà còn thu được một số tiền lời ngang với giá trị thặng dư m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận ,ký hiệu là p.
Giá trị thặng dư được sovới toàn bộ tưbản ứng trước được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức chuyển hóa là lợi nhuận .Nói cách khác lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí tư bản .
Vấn đế đặt ra là giữa lợi nhuận và giá trị thăng dư có gì khác nhau?
Về mặt lượng :nếu hàng hóa bán với giá cả đúng giá trị thì m=p ; m và p giống nhau ở chỗ chúng đều có nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê .
Về mặt chất :thực chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là một ,lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí của giá trị thặng dư . K.Marx viết : “Giá trị thặng dư hay lợi nhuận , chính là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó , nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa”. (K.Marx và Angghen toàn tập ,NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1999,tập 25,phần I . trang 71).
Phạm trù lợi nhuận đã phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê , vì nó làm cho người ta lầm tưởng rằng giá trị thặng dư không phải chỉ ro lao động làm thuê tạo ra.Nguyên nhân của hiện tượng đó là :
Thứ nhất , sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhòa sự khác nhau giữa giá trị của tư liệu sản xuất (c) và giá trị sức lao động (v), nên việc sinh ra trong quá trình sản xuất nhờ bộ phận v được thay thế bằng sức lao động , bây giờ lại trở thành con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước .
Thứ hai , do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế ,cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thể thấp hơn giá trị hàng hóa là đã có lợi nhuận rồi .
Đối với nhà tư bản , họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán ,do lưu thông tạo ra ,do tài kinh doanh mà có .Điều này được thể hiện ở chỗ , nếu nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả bằng giá trị thì khi đó m=p,nếu bán với giá cả cao hơn giá trị thì khi đó mp. Nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị , nên tổng lợi nhuận luôn bằng tổng giá trị thặng dư .Chính sự không nhất trí về lượng giữa m và p , càng che dấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản .
Trên thực tế ,các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận , mà còn quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận .Trong đó :
_ Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước :
Nếu ký hiệu tỷ suất lợi nhuận là p’ thì ta có :
p’=m/(c+v) x 100% = p/k x 100%.
Ta đã biết lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư , nên tỷ suất lợi nhuận cũng là sự chuyển hóa của tỷ suất giá trị thặng dư , vì vậy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau .Nhưng giữa m’ và p’ có sự khác nhau cả về lượng lẫn về chất .
Về mặt lượng :p’ luôn luôn nhỏ hơn m’ ,vì :
p’ =m/ (c+v) x 100% ,
còn m’= m/v x100%
Về mặt chất : m’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản với công nhân làm thuê.Còn p’ không thể phản ánh điều đó mà chỉ nói lên mức độ doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
_Vai trò của tỷ suất lợi nhuận là ở chỗ :tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản đầu tư vào đâu thì có lợi hơn .Do đó , việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản .
_Sự thèm khát lợi nhụân của các nhà tư bản là không có giới hạn .Mức tỷ suất lợi nhuận cao bao nhiêu cũng không thỏa mãn được lòng tham vô đáy của chúng .Nhưng mức lợi nhuận cao hay thấp không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nhà tư bản ,mà phụ thuộc vào các nhân tố khách quan sau :
Tỷ suất giá trị thặng dư : tỷ suất giá trị càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng cao và do đó lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được càng lớn.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản :Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi ,nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.
Tốc độ chu chuyển tư bản : Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm tăng lên ,do đó tỷ suất lợi nhuận cũng tăng . Vậy tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản
Tiết kiệm tư bản bất biến : Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi ,nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn .
Bốn nhân tố trên đây đều được nhà tư bản sử dụng khai thác triệt để ,để thu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao nhất .Song với những đặc điểm điều kiện khác nhau ,nên cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau thì tỷ suất lợi nhuận thu được sẽ khác nhau . Vì vậy ,các nhà tư bản ra sức cạnh tranh kịch liệt với nhau và dẫn tới việc hình thành lợi nhuận bình quân.
_Chúng ta đều biết ở các ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên , kinh tế , kỹ thuậtvà tổ chức quản lý khác nhau ,nên tỷ suất lợi nhuận là khác nhau .
Giả sử có ba ngành sản xuất khác nhau ,ba ngành này đều có cùng một lượng tư bản đầu tư ,chỉ khác nhau ở chỗ là có cấu tạo hữu cơ là khác nhau .Do đó sẽ dẫn tới sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận .Kéo theo là việc sẽ có các nhà tư bản đứng ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp , và có các nhà tư bản đứng ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Các nhà tư bản không thể bằng lòng đứng yên ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp ,mà sẽ chạy sang các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Như vậy do hịên tượng do chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, làm cho ngành có cung hàng hóa lớn hơn cầu hàng hóa thì giá cả giảm xuống ,còn ngành có cầu hàng hóa lớn hơn cung hàng hóa thì giá cả tăng lên .Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành .Sự tự do di chuyển này chỉ tạm thời dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở các ngành đều xấp xỉ bằng nhau .Kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân .
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản hội đã đẩu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa .
K.Marx viết : “ ....những tỷ suất lợi nhuận hình thành trong những ngành sản xuất khác nhau ,lúc đầu rất khác nhau .Do ảnh hưởng của cạnh tranh ,những tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó san bằng thành tỷ số lợi nhuận chung ,đó là con số trung bình của tất cả những tỷ suất lợi nhuận khác nhau .Lợi nhuận của một nhà tư bản có một lượng nhất định thu được , căn cứ theo tỷ suất lợi nhuận chung đó ,không kể cấu tạo của nó như thế nào ,gọi là lợi nhuận bình quân”.
Vậy ,lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản khác nhau ,dù đầu tư vào những ngành khác nhau .
Sự bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận chỉ được khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến một trình độ nhất định .Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản .Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản , trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn.
c. Các hình thái biểu hiện của lợi nhuận . Gồm có :lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuân công nghiệp ,lợi nhuận nông nghiệp ,lợi nhuận ngân hàng ,lợi nhuận của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất.
3. Quan niệm của các nhà kinh tế học sau Marx :
a.Alfed Marshall (1842_1924):
A.Marshall là người đứng đầu trường phái Cambridge(Anh) .Đây là một trong năm trường phái “Tân cổ điển” được ra đời và giữ vai trò thống trị vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Cũng giống như trường phái cổ điển ,các nhà kinh tế học trường phái “Tân cổ điển” ủng hộ tự do cạnh tranh ,chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Họ tin tưởng chắc chắn vào cơ chế thị trường tự phát sẽ đảm bảo cân bằng cung_cầu ,đảm bảo cho nền kinh tế phát triển .
Về thân thế ,Marshall là một giáo sư trường Đại học tổng hợp Cambridge .Lý thuyết của ông là sự tổng hợp các lý thuyết đã có đầu thế kỷ XIX như lý thuyết chi phí sản xuất ,cung cầu ,năng suất bất tương ứng ,với lý thuyết mới của thế kỷ XIX như lợi ích giới hạn ,năng suất giới hạn ...
Trong cuộc đời nghiên cứu về kinh tế chính trị học của mình ông đã đưa ra học thuyết “ ba nhân tố của sản xuất”.Thực ra thuyết này chỉ là hình thức đổi mới của thuyết tầm thường về “3 nhân tố sản xuất” của J.B.Say trước kia mà thôi (lao động ,tư bản , đất đai), hay một hình thức có thay đổi chút ít của thuyết “tiết chế” ,theo thuyết này thì lợi nhuận là phần thưởng xứng đáng cho năng lực kinh doanh của các nhà tư bản ,vì họ đã tiết chế được tiêu dùng .Trong việc giải thích về tiền lương ,lợi nhuận , địa tô ,thì theo ông:
_ Thu nhập là phần trả công cho “năng lực chịu trách nhiệm” của các nhân tố lao động ,tư bản và đất đai .
Mỗi nhân tố ấy đều phải nhận được thu nhập tương ứng với năng suất giới hạn của chúng .
Cơ sở của tiền lương là năng suất giới hạn của lao động .Khi các nhân tố khác của sản xuất (tư bản và đất đai ) không đổi thì khi tăng thêm lao động ,năng suất lao động của công nhân tăng thêm sẽ giảm dần ,năng suất của người công nhân cuối cùng là “năng suất giới hạn” của lao động .Nó là cơ sở của tiền lương.
_ Cũng theo trường phái tân cổ điển thì lợi nhuận của chủ xí nghiệp là tiền thưởng cho sự tiến bộ kỹ thuật , tiền thưởng này thuộc về những người chủ xí nghiệp nào áp dụng những phương pháp sản xuất mới làm cho chi phí sản xuất của họ giảm so với chi phí trung bình . Ơ đây họ đã tách lợi nhuận của chủ xí nghịêp ra khỏi lợi tức ,mặc dù trong thực tế ,lơi nhuận và lợi tức là những bộ phận khăng khít của lợi nhuân bình quân.
b. John Maynard Keynes (1883_1946) :
Vào những năm 30 của thế kỷ XX ở các nước phương Tây , khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên .Lý thuyết kinh tế của trường phái cổ điển và trường phái tân cổ điển ,mà nội dung cơ bản của nó là sự điều tiết của cơ chế thị trường sẽ đưa nền kinh tế đến sự cân bằng , không cần có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế đã không thể giúp ích cho việc khắc phục khủng hoảng và thất nghiệp .Lý thuyết kinh tế tự điều chỉnh bị thất bại trước thực tế phũ phàng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa .Mặt khác , vào đầu thế kỷ XX lực lượng sản xuất và sự xã hội hóa sản xuất phát triển ,độc quyền ra đời , bắt đầu thế lực bành trướng thế lực .Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở các nước đối với sự phát triển kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa. Vì thế ,lý thuyết kinh tế “Chủ nghĩa tư bản có điều tiết” ra đời ,người sáng lập ra nó là John Maynard Keynes.
J.M.Keynes là nhà kinh tế học Anh ,được các học giả phương Tây gọi là người có tính sáng tạo ,ông là nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách của các chính phủ .Ông đã đưa ra một lý thuyết tổng quát về việc làm , lãi suất và tiền tệ .Trong đó ông cho rằng :lợi nhuận là hiệu quả của đầu tư tư bản .
Theo ông thì tro._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0352.doc