Đặt vấn đề
Toàn bộ giá trị thặng dư (GTTD) của các nhà tư bản bóc lột được của công nhân được phân phối cho các tập đoàn tư bản nhưng không phảI phân phối một cách tuỳ tiện mà theo quy luật .GTTD thể hiện bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản (CNTB) ,nó chỉ là sự trừu tượng hoá để C.mác phân tích, trong điều kiện thực tế GTTD được biểu hiện dưới hình tháI lợi nhuận.
Yêu cầu đặt ra là chúng ta chúng ta phải hiểu rõ những bản chất, nguồn gốc, những yếu tố bên trong nền kinh tế thị trường. Đó chí
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh là lợi nhuận.Vậy thế nào là lợi nhuận? Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận là gì và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế thị trường mà ta có thể xem nó là yếu tố chính yếu ? Đây chính là vấn đề dáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay .
Đây là một vấn đề có tàm quan trọng rất lớn. Quá trình ngiên cứu nó phảI xuất phát từ các quan điểm của các nhà triết học trước C.mác và nó phải kết hợp với quan điểm của Mác và thực tiễn hiện nay. Quá trình nghiên cứu sẽ giảI đáp được các câu hỏi đặt ra trong lý luận cũng như trong thực tiễn về sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp , những biến đổi xã hội… để thấy được quá trình phát triển của Việt nam ta.
Đây là lần đầu tiên em nghiên cứu và thực hiện một đề tài kinh tế lớn song với những kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, em rất mong được sự giúp đỡ và hưỡng dẫn của thầy giáo trong quá trình nghiên cứu của mình .
Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của thầy giáo đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này.
Nội dung
I. Nguồn góc và bản chất của lợi nhuận .
1. Quan điểm của trường phái trọng thương về lợi nhuận .
Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào thời kỳ quá đọ mà nền kinh tế phong kiến bước vào thời kì suy tàn và nền kinh tế TBCN bắt đầu hình thành .Nó ra đời phản ánh những quan điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản vào thời kì tiền tư bản và nó được phát triển rộng rãi ở các nước Tây Âu . Mặc dù thời kì này chưa biết đến quy luật kinh tế và còn hạn chế về tính quy luật những hệ thống quan điểm, học thuyết kinh tế trọng thương đã tạo ra nhiều vấn đề về kinh tế xã hội cho các lý luận kinh tế sau này phát triển. ĐIũu này được thể hiện ở chỗ họ đưa ra quan đIểm: Sự giàu có không phảI là giá trị sử dụng mà là giá trị tiền. Mục đích hoạt động của kinh tế hàng hoá thị trường là lợi nhuận.
“Học thuyết kinh tế trọng thương cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. nó là kết quả mua ít bán nhiều ,mua rẻ bán đắt mà có ”.
Nhưng trong giai đoạn này các nhà kinh tế học chưa hiểu mối quan hệ giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ vì nó ở giai đoạn đầu của thời kì này . Các nhà tư bản đá đưa ra các chính sách làm tăng của cảI tiền tệ , giữ cho khối lượng tiền không ra nước ngoài, tập trung buôn bán để nhà nước dễ kiểm tra, bắt buộc các thương nhân nước ngoài tập trung buôn bán phảI ding số tiền mà họ có mua hàng hoá mang về nước họ …ở giai đoạn sau họ ding chính sách xuất siêu để có chênh loch , mang tiền ra nước ngoàI để để thực hiện mua rẻ bán đắt .
Với chính sách đưa ra nhằm đạt được như trên của các nước tư bản chỉ mang tính chất bề mặt nông cạn. Chứng tỏ quan đIểm về lợi nhuận cũng như kinh tế chưa có chiều sâu thực chất chính điều này đã mang đến nhiều mâu thuẫn trong nền kinh tế đòi hỏi phảI thoát khỏi phân phối kinh nghiệm thuần tuý . PhảI phân tích kinh tế xã hội với tư cách là một chỉnh thể
2. Quan đIểm của trường phái cổ điển về lợi nhuận .
Trong thời kì chủ nghĩa trọng thương sự hoạt động của tư bản chủ yếu là trong lĩnh vực lưu thông. Do quá trình phát triển của công trường thủ công, tư bản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. lúc này các vấn đề kinh tế của sản xuất đã vượt quá khả năng giảI thích của lí thuyết chủ nghĩa trọng thương và học thuyết kinh tế cổ đIún . Các nhà kinh tế học của các trường pháI này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Lần đầu tiên họ xây dựng một hệ thống các phạm trù và các quy luật của nền kinh tế thị trường . Như phạm trù lợi nhuận, địa tô, lợi tức …Trong đó có một số quan đIểm về lợi nhuận nổi bật là quan đIểm của Kene, Smit, Ricacdo.
a.Quan đIểm của kene.
Kene được C.mác đánh giá là cha đẻ của kinh tế chính trị học cổ đIún . Ông có công lao to lớn trong lĩnh vực kinh tế . Kene đã đặt nền tảng tức là nền móng cho việc nghiên cứu quan hệ thặng dư .Sau này ong đã đưa ra những quan đIểm kinh tế để tiến hành phê phán chủ nghĩa trọng thương . Kene cho rằng trao đổi thương mại chỉ đơn thuần là việc đổigiấ trị này lấy giá trị khác sử dụng nguyên tắc ngang giá hai bên không gì để mất hoặc được cả . bởi vậy thương nghiệp không đẻ ra tiền được .Theo ong lợi nhuận thương nghiệp có được do tiết kiệm các khoản chi phí về thương mại và của cảI chỉ có thể tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp . Chính quan đIểm này đã chuyển việc nghiên cứu của cải từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra ông còn có lý luận về sản phẩm thặng dư .Ông cho rằng rản phẩm thặng dư chỉ được tạo ra trong sản xuất nông nghiệp ,kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa bởi vì trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra được chát mới nhờ có sự giúp đỡ của tự nhiên. Đây là một quan điểm sai lầm nhưng ông cũng mạnh dạn bước đầu tìm ra được nguồn gốc của giá trị thặng giư . Ông cho chi phí sản xuất là là tiền lương sản phẩm thuần tuý là sự chênh lệch giữa doanh thu và tiền lương đó chính là do lao động thặng dư tạo ra .
Với petty lợi nhuận là khoản dôi ra so với chi phí sản xuất và petty cho rằng phần lợi nhuận dôI ra phụ thuộc vào nhà tư bản là hợp lý .Đó công lao cho sự mạo hiểm của nhà tư bản bỏ tiền ra sản xuất. Còn A.R.J turogt thì cho rằng lợi nhuạn là thu nhập không lao động do công nhân tạo ra .
A.D Smith thì nghĩa gì ?
Ông cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thư hai vào sản phẩm của người lao động, chúng đều có chung nguồn gốc là lao động không được trả công của công nhân, ông chỉ ra lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận mà nhà tư bản hoạt động bằng tiền đi vay phải trả cho chủ nợ để được sử dụng tư bản. Ông đã nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỉ suet lợi nhuận và xu hướng tỉ suet lợi nhuận giảm sút cho khối lượng tư bản đầu tư tăng lên xuát phát từ sự phân tích giá trị hàng hoá do người công nhân tạo ra A.D Smith thấy một thực tế là công nhân chỉ nhận được một phần tiền lương, phần còn lại là địa tô và lợi nhuận của nhà tư bản .Theo ông địa tô là khoản khấu trừ đuầ tiên vào sản phẩm lao dộng .Về mặt chất nó phản ánh quan hệ bóc lột Ông đã phân biệt địa tô và tiền tô .Theo ông địa tô cộng với lợi tức tư bản đầu tư cải tạo đất bàng tiền tô .Điều này tiến bộ hơn cả học thuyết trước đây. Tuy nhiên ông còn cho rằng sở dĩ nông nghiệp có địa tô vì lao động nộng nghiệp có năng suất cao hơn lao đôngj công nghiệp và ông phủ nhận địa tô tuyệt đối . Ông cho rằng néu thừa nhận địa tô tuyệt đối là vi phạm quy luật giá trị
b. quan điểm của Ricacdo
Nừu như A.D Smith sống trong cong trường thủ công phát triển mạnh mẽ thì Davit Ricacdo sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp . Điều kiện khách quan để ông vượt được ngưỡng giới hạn mà A.D Smith dừng lại ông là người kế tục xuất sắc của A.D Smith .Theo C.Mác A.D Smith là nhà kinh tế của thời kỳ công trường thủ công còn D Ricacdo là nhà tư tưởng của thời đại cách mạng công nghiệp. Ông sử dụng phương pháp khoa học tự nhiên, sử dụng công cụ trừu tượng hoá, đồng thời áp dụng các phương pháp khoa học chính xác, đặc biệt là phương pháp suy diễn để nghiên cứu kinh tế chính trị học.
Về lợi nhuận Ricacdo cho rằng “ lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả công cho công nhân ” Ông đã they xu hướng giảm sút tỷ suet lợi nhuận và giảI thích nguyên nhân của sự giảm sút ,biến đổi thu nhạp giữa ba giai cấp :địa chủ ,công nhân và nhà tư bản . Ông cho rằng do quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm ,giá cả tăng lên làm cho tiền lương công nhân tăng lên và địa tô tăng lên còn lợi nhuận không tăng . Như vậy theo ông địa chủ là người có lợi ,công nhân không có lợi cũng không bị hại , còn nhà tư bản thì có hại vì tỷ suet lợi nhuận giảm xuống nhưng hạn chế của ông là không phân biệt (P) thặng dư .
3. Quan đIểm của trường pháI Samueilson về m lợi nhuận .
Theo samueilson lợi nhuận lãnh doanh là lợi tức ẩn,lợi nhuận là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro của sự đổi mới, lợi nhận là lợi tức độc quyền . bởi ông cho rằng lợi nhuận kinh doanh là tổng hợp của nhiều khoản khác nhau. phần lớn giá trị lợi nhuận kinh doanh được báo cáo chỉ là phần lợi tức của các chủ sở hữu công ty có được do lao động của họ hay do vốn đầu tư của họ mang lại . Nghĩa là tiền trả cho các yếu tố sản xuất do họ cung cấp. Nếu loại bỏ tất cả lợi tức ẩn thì ta được lợi nhuận thuần tuý và đó là phần thưởng cho các hoạt động đầu tư có lợi bất định . Khi phân tích phần thưởng cho sự gáng chịu rủi ro nói chung . Chúng ta không tính tới các rủi ro do vỡ nợ hay những rủi ro có bảo hiểm . Có những rủi ro cần tính đến khi tính đén lợi nhuận đó là rủi ro đầu tư không được bảo hiểm. Doanh thu của công ty phụ thuộc rất lớn vào thăng trầm trong chu kì kinh doanh. Do các nhà đầu tư rất không thích cá trường hợp rủi ro nên phảI có mức phí dự phòng rủi ro cho những đầu tư không chắc chẵn nhằm bù đắp cho những rủi ro của họ .
Lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí ,lợi nhuận kinh doanh được báo cáo chủ yếu là thu nhập công ty .
4. Học thuyết của Mác-Lênin
Mác viết :”tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động biểu hiện trong hàng hoá .sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị lao động vì lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao độnh trừu tượng .
Theo Mác lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có mục đích riêng, đối tượng riêng , thao tác riêng , phương tiện riêng và kết quả riêng, kết quả của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá. Lao dộng cụ thể hợp thanh phân công lao động –xã hội ngày càng chi tiết. Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn ,là một đIũu kiện không thể thiếu được trong một đIũu kiện của xã hội.
Lao động của người sản xuất hàng hoá nếu coi là sự hao phí sức óc , sức thần kinh và bắp thịt của con người. Nhưng bản thân sự hao phí lao động về mặt sinh học đó chưa phảI là lao động trừu tượng chỉ trong xã hội có sản xuất hàng hoá mới có sự cần thiết khách quan phảI quy các loại lao động cụ thhể khác nhau vốn không thể so sánh được với nhau thành một thứ lao động ssòng nhất có thể so sánh với nhau được tức là phảI quy lao động cụ thể thành lao động trừu tượng . Vì vậy lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử , lao động trừu tượng nó tạo ra giá trị hàng hoá là một phạm trù lịch sử .
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội của những người sản xuất hàng hoá đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá giản đơn . Mâu thuẫn này còn biểu hieenj ở lao động cụ thể với lao động trừu tượng ,ở giá trị sử dụng với giá trị của hàng hoá . Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là đIểm chốt để hiểu biết kinh té chính trị học ” nó là sự phát triển vượt bậc so với các học thuyết kinh tế cổ đại
Mác và Aghen là người đàu tiên xây dung lý luận về giá trị thặng giư một cách hoàn chỉnh vì vậy lý luận giá trị thặng giư được xem là hòn đá to lớn nhất trong toàn bộ học thuyết kinh tế .Qua thực tế XHTB lúc bấy giờ mác they rằng giai cáp tư bản càng ngày càng giàu thêm còn giai cấp vô sản thì ngày càng nghèo khổ và ông cũng dã tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng này . Cuối cùng ông đã phát hiện ra rằng nế tư bản đưa ra một lượng tiền là T -Đưa vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá thì số tiền thu về lớn hơn số tiền ứng ra , tagọi là T’ (T’>T) hay T’=T+DT .
Mác gọi DT là giá trị thặng dư, ông cũng they rằng mục đích của lưu thông tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giả trị .Mục đích của lưu thông T-H –T’ là sự lớn lên của giá trị thặng dư nên sự vận động T – H –T’ là không có giới hạn , công thức này Mác gọi là công thức chung của tư bản .
Qua nghiên cứu đi đến kết luận :”Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông “ đó chính là công thức chung của tư bản . Để giảI quyết mâu thuẫn này Mác đã phát hiện ranguồn gốc sinh ra giá trị hàng hoá sức lao động . Quá trình sản xuất ra hàng hoá và tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân – giá trị sức lao động . Vởy quá trình sản xuất ra tư bản là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và sản xuất ra giá trị thặng dư . C.Mác viết :Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hoá , với tư cách là tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình tư bản chủ nghĩa là hình thaí tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá .
Phần giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động nó được tính bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư . Vậy trị thặng dư (m) là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động của người công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt qua đó chúng ta thây tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột người lao động .
Để nghiên cứu yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị thặng dư trong qua trình sản xuất của tư bản ,Mác đã chia tư bảnlàm hai bộ phận : Tư bản bất biến, tư bản khả biến . Bộ phạn tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất là giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm , tức giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất được Mác gọi là tư bản bất biến (C) .Còn bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị sức lao động trong quá trình sản xuất tăng theem về lượng gọi là tư bản khả biến (V) .Như vậy ta they muốn cho tư bản khả biến hoạt động được phải có một tư bản khả biến đá được ứng trước với những tỷ lệ tương đương. Qua sự phân chia ta rút ra kết luận tư bản khả biến tạo ra giá trị hặng giư vì nó được dùng để mua sức lao động, còn tư bản bất biến có vai trò gián tiếp trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Từ đây ta kết luận : Giá trị của một hàng hoá bằng giá trị tư bản bất biến cộng giá trị tư bản khả biến ( tức giá trị thặng dư dã được sản xuất ra ) nó được biểu diễn bằng công thức : GT= C+V+m. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến đã vạch rõ thực chất bóc lột của TBCN, nó có lao động của công nhân làm thuê tạo ra giá trị thặng dư của nhà tư bản , nhà tư bản đã chiếm đoạt một phần giá trị mới do công nhân tạo ra . Nó được biểu diễn qua công thức: GT = C + V +m
C: giá trị tư liẹu sản xuất chuyển vào phẩm
V: Giá trị sức lao động ( Nhà tư bản trả cho người công nhân ).
M: giá trị thặng dư .
Như vậy nhà tư bản bỏ ra một lượng tư bản để tạo ra giá trị C – v, nhưng giá trị mà tư bản thu được là :C-v-m phần m dôI ra là phần nhà tư bản bóc lột của công nhân . ở trên chúng ta đã nghiên cứu nguồn gốc của GTTD ,nhưng muốn hiểu về nó ta phỉa nghiên cứu sự bóc lột tư bản về mặt lượng các phạm trù tỷ suet GTTD và khối lượng GTTD mà ta nghiên cứu sau đây biểu hiện sự bóc lột về mặt lượng .
Tỷ suet GTTD là tỷ số giữa GTTD và tư bản khả biến , kí hiệu là m’
M’= m/v*100%
Tỷ suet GTTD vạch ra một cách chính xác trình độ bóc lột công nhân . thực chất đây là tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư . nhưng nó không biểu hiện lượng tuyệt đối của sự boc lột tức khối lượng GTTD, khối lượng GTTD là tích số giá tỷ suất GTTD và tổng tư bản khả biến . Gọi m là GTTD thì v là một đơn vị tư bản biểu hiện ra bên ngoài như tiền công của công nhân, nó nói lên quy mô bóc lột của tư bản. Nhà tư bản luôn tìm mọi cách tạo ra GTTD một cách lớn nhất bằng mọi cách, nhiều thủ đoạn. Trong đó Mác chi ra hai phương pháp mà nhà tư bản sử dụng đó là sản xuất ra GTTD tương đối và GTTD tuỵêt đối , ngoàI ra còn có phương pháp sản xuất ra GTTD siêu ngạch.
Mác đã chỉ ra trong giai đoạn đàu phat triển của CNTB khi kĩ thuật còn thấp thì việc phát triển GTTD tuyệt đối bằng cách kéo tuyệt đối thời gian lao động . Nhưng phương pháp này có hạn chế về thời gian thể chất và tinh thần người công nhân, sự bóc lột nay dãn đến nhyều cuộc đấu tranh, bãi công của các nghiệp đoàn. Mặt khác đến giai đoạn phát triển cao có thể làm cho năng suất lao động tăng, tăng giá trị thặng dư và nâng cao trình độ bóc lột .
Nhà tư bản sản xuất ngày càng nhiều GTTD bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết do đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài lao dộng không đổi , phương pháp này không có giới hạn.
Bên cạnh đó các nhà tư bản hiện nay đang tìm cách cảI tiến kĩ thuật, áp dụng kĩ thuật mới nâng cao tay nghề công nhân tạo đIũu kiện về tinh thần để năng suất lao động cá biệt lớn hơn năng suất lao động xã hội . phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài GTTD thông thường do thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thơi gian lao động xã hội cần thiết gọi là giá trị thặng dư siêu bền
Phương pháp này sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch .
Quá trình sản xuất ra GTTD chỉ là sự biểu hiện qua sản phẩm còn thực tế để thu được tiền thì rự chuyển hoá GTTD như thế nào vì công thức chung của tư bản là T-H-T nên mục đích cuối cùng của nhà tư bản là thu đượcT còn m chỉ là tiền đề là nền tảng để thu được T’ C Mác đã giúp ta giảI quyết vấn đề này vì ông đã tìm một đại lượng biểu hiện GTTD dó là lợi nhuận (P). Vậy :’ GTTD khi được đem so sánh với tổng tư bản ứng trước thì mang hình thức biến tướng thành lợi nhuânj “ từ đó ta có thể thấy P chính là con đẻ của tổng tư bản ứng trước C + V .Để hiểu rõ hơn về P chúng ta có thể đI sâu vào phân tích chi phí thực tế xã hội và chi phí sản xuất TBCN xuất phát từ giá trị của hàng hoá ( C + V + m).
Muốn sản xuất hàng hoá phảI chi phí lao động nhất định bao gồm chi phí cho mua tư liệu sản xuất C gọi là lao động quá khứ và lao dộng tạo ra giá trị mới ( C –m) .Đứng trên quan đIểm toàn xã hội quan đIểm của người lao động thì chi phí đó là hi phí thực tế để tạo ra giá trị hàng hoá ( C + V +m ) . nhưng đối với nhà tư bản thì họ không hao phí thực tế để sản xuất ra giá trị hàng hoá nên nhà tư bản chỉ xem hết bao nhiêu tư bản chư không quan tâm hế bao nhiêu lao động cần thiết thực té họ chỉ ứng ra số tư bản để mua tư liệu sản xuất ( C) và mua sức lao động ( V ) .Chi phí đó được Mác gọi là chi phí tư bản chủ nghĩa và kí hiệu là K ( K = C + V ) như vậy chi phí TBCN luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế .Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất TBCN có sự chên lệc nhau một lượng đúng bằng m . Do đó nhà tư bản hàng hoá sẽ thu về một phần lời đúng bằng GTTD m, số tiền này gọi là lợi nhuận .
Giá trị = K + P
Về mặt lượng : P có nguồn gốc là kết quả lao động không công của người lam thuê .
Về mặt chát P xem như toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra .do đó P che dấu quan hệ bóc lột TBCN , che dấu nguồn gốc thực sự của nó .
Do đó chi phí sản xuất TBCN luôn luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực té cho nên nhà tư bản có thể bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất TBCN và có thể thấp hơn giá trị hàng hoà . Nếu nhà tư bản bán hàng hoá bằng giá trị của nó thì P =m . Nếu bán với giá trị cao hơn giá trị của nó thì P>m, nếu bán với giá trị nhỏ hơn giá trị của nó thì P < m .Chính đIũu này đă làm cho họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu tập trung tạo ra, do tàI kinh doanh của nhà tư bản mà có. Điều này dẫn đến sự che dấu thực chất bóc lộy của CNTB .Nhưng lòng tham của nhà tư bản là vô đáy vì thế sau khi đã có lợi nhuận rồi thì họ không dừng lại tại đó mà họ còn muốn tìm ra với số tiền mà họ đầu tư đIũu đó cho tháy họ đàu tư vào đầu tư vào đaau dẻ thu được P lớn nhất ,từ đây nảy sinh khái niệm về tỷ suất lợi nhuận .
Tỷ suất lợi nhuận P là tỷ số tính theo phần trăm giữa GTTD và toàn bộ tư bản ứng trước .
P = m *100%/(C +v)
Tỷ suất lợi nhuận không phản ánh trình độ của nhà tư bản mà nó nói lên mức lãI của việc đầu tư. Nó cho nhà tư bản biết đầu tư vào đâu hì có lợi . Do đó việc thu P và hteo đuổi P là động lực thúc đẩy nhà tư bản ,là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản .
Do mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất nên giữa các nhà tư bản luôn luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt . Các quá trình cạnh tranh của nhà tư bản được Mác phân chia thành hai giai đoạn : Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành .Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành , càng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn đẻ thu lợi nhuận siêu ngạch
Do bản chất của cạnh tranh chính là một loại đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất hang hoá dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nhằm giành dật những đIũu kiện có lợi nhất của sản xuất và tiêu thụ hàng hoá .Vì vậy cho nên cạnh tranh rong nội bộ ngành buộc các xí nghiêp phảI tìm cách giảm giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Kết quả là do điều kiện sản xuất bình quân trong một ngành thay đổi ,giá trị xã hội của hàng hoá giảm xuống
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm tìm nơI đầu tư có lợi hơn ở các ngành sản xuất khác nhau có những điều kiện sản xuất khác nhau ,do đó tỉ suất lợi nhuận khác nhau . Các nhà tư bản chọn ngành có lợi nhuận cao để đầu tư .C Mác viết :” Do ảnh hưởng của cạnh tranh những tỉ suất lợi nhuận khác nhau đó san bằng đi thành một tỷ suất lơị nhuận chung ,đó là con số bình quân của tất cả những tỉ suất lợi nhuận khác nhau . Lợi nhuận của một tư bản có một lượng nhất định thu được theo tỉ suất lợi nhuận chung đó .
Quá trình bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận là sự hoạt động của quy luật tỉ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội tư bản. Sự hoạt động của quy luật tỉ suất lợi nhuận bình quân là biểu hiện cụ thể của sự hoạt động của quy luật GTTD trong thời kỳ tự do cạnh tranh tự do của TBCN . Sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che dấu hơn nữa thực chất bóc lột của TBCN Sự hình thanh P và P không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn .
Sự chuyển hoá từ giá trị hàn hoá thành giá cả sản xuất và sự che dấu quan hệ sản xuất TBCN của phạm trù sản xuất. cùng với sự hình thành tỉ suất lợi bình quân ta thấy một bộ phận hàng hoá được bán cao hơn giá trị của chúng, còn bbọ phận khác bán thấp hơn giá trị của chúng cũng theo một tỉ lệ như thế.
Chỉ có bán hàng hoá theo những giá cả đó thì tỉ suất lợi nhuận trong các công ty mới có thể đồng nhất và ngang giá với nhau ,dù cấu thành hữu cơ của các tư bản đều khác nhau. “Nhưng giá cả có được bằng cách lấy chi phí sản xuất của hàng hoá cộng với lợi nhuận bình quân gọi là giá cả sản xuất ”. Vậy : Giá cả sản xuất = K – P .
Tiền đề của giá cá sản xuất là sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân và đIũu kiện để giá trị biến thành giá cả sản xuất gồm có đại công nghiệp cơ khí TBCN.
Sự liên hệ đày đủ giữa các nghành sản xuất ,quan hệ tín dụng ,tư bản tự do chuyển từ ngành này sang ngành khác. Trước đây khi chưa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá cả xoay quanh giá trị hàng hoá . giờ đây giá cả của hàng hoá xoay quanh giá cả sản xuất. Về mặt lượng giá cả sản xuất và giá trị có thể không bằng nhau. Chính trong mối quan hệ này giá trị vấn là cơ sở, là TXT bên trong của nó giá cả sản xuất giá cả thị trường .Thực chất hoạt động của quy luật giá cả sản xuất là sự biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong thời kì tự do cạnh tranh của CNTB.
Lợi nhuận được biểu hiện dươí dạng P công nghiệp, P thương nghiệp,P ngân hàng, lợi tức cho vay.
Trong công nghiệp để cung cấp hàng hoá dịch vụ cho thị trường các nhà sản xuất phảI bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất và kinh doanh họ mong muồn chi phí con số dương dế không chỉ sản xuất ,củng cố và tăng cường vị trí của mình.
Lợi nhuận ở đây chính là phần chênh lệch giữa tổng doanhthu và tổng chi phí. Còn tối đa hoá lợi nhuận hoặc giảm chi phí sản xuất, tức là phải làm gì để đạt được lợi nhuận cực đại cho doanh nghiệp . tổng doanh thu của doanh nghiệp là số tiền mà doanh nghiệp đó kiếm được nhờ bán hàng hoá dịch vụ trong một thời kì nhất định và quá trình bán này cũng được TBCN chia cho một phần lợi nhuận. Lợi nhuận đó sau này được gọi là lợi nhuận thương nghiệp. Chúng ta đã đề cập quan đIểm của công nghiẹp trọng thương ở đó họ cho rằng lợi nhuận là kết quả của của không ngang giá . Họ coi thương nghiệp là lừa gạt (không một người nào thu được lợi nhuận mà không làm hại người khác quan đIểm sai lệch này là do họ tách rời quan đIểm sản xuất. Khác với quan đIểm tư bản thương nghiệp trước CNTB ,tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ pận của tư bản thương nghiệp tách rời ra phục vụ quá trình lưu tập trung hàng hoá của TBCN. Tư bản thương nghiệp chỉ hạn chế ở choc năng mua và bán nó không sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. nó chỉ làm nhiệm vụ thực hiện giá trị và GTTD. Nhìn bề ngoài lợi nhuận thương nghiệp là mua rẻ bán đắt, do lưu tập trung tạo ra. Nhưng thực chất lợi nhuận thương nghiệp là một phần nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp một phần bởi vì tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lưu thông đó là một khâu , một dai đoạn của quá trình sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình sản xuất không thể tiếp diễn được. Và dĩ nhiên tư bản thương nghiệp cũng không phải hoạt động không công mà họ cũng đòi hỏi phải có lợi nhuận. Điều này bắt buộc nhà tư bản công nghiệp phải nhường một phần cho tư bản thương nghiệp .
Vậy lợi nhuậnthương nghiệp là số chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hoá nhưng đIũu đó không có nghĩa là nhà tư bản thương bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó mà nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hoá thấp hơn giá trị và khi bán đúng giá trị của nó .Vì nhà tư bản thươngnghiệp tham gia vào viẹc phân chia m nên đời sống của CNTB hình thành hai loaị giá cả sản xuất : Giá cả sản xuất thương nghiệp và giá cả sản xuất thực tế .Sư hình thành P thương nghiệp đã che giấu thêm một bước TBCN .Do việc phân phối P giữa TBCN và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỉ suất lợi nhuận binhf quân thong qua cạnh tranh .
Lợi tức và tỉ suất lợi tức .
Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của TBCN, luôn có số tiền tệ tạm thời nhàn rỗi vĩ dụ tiền lương quỹ khấu hao của tư bản quyết định ,tiền dùng để mua nguyên liệu vật liêu nhưng chưa đến kì mua : Bộ phan GTTD tích luỹ dưới dạng tiền đẻ mở rộng sản xuất nhưng chưa sử dụng số tiền nhàn rỗi như thế không đem lại một thu nhập nào cho nhà tư bản Nhưng đối với nhà tư bản thì tiền phải đẻ ra tiền. Vì vậy nhà tư bản phải cho người khác vay để kiếm lãi vì trong cùng một thời gian đó có những nhà tư bản khảc rất cần tiền để mở rộng sản xuất do đó họ có nhu cầu vay “ Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời lãi nào đó. Số lời lãi đó được gọi là lợi tức. Bản chất của lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay sử dụng . Nguồn gốc của lợi tức là mộy phần của giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất.
* Nhưng việc nhà TB cho vay thu được lợi tức che dấu mất thực chất bóc lột TBCN. Dựa vào công thức vận động tư bản cho vay, chúng ta hoàn toàn vạch tr ần được điều đó.
- Lợi tức vận động theo quy luật tỷ suất lợi tức. Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ tính theo % giữa tổng số lợi nhuận bình quân, tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và th u nhập của xí nghiệp mà nhà tư bản hoạt động phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của tư bản cho vay.
- Lợi nhuận ngân hàng : Là thu nhập của nhà tư bản ngân hàng, là hình thái biến tướng riêng biệt của m. Nhiệm vụ chính của Ngân hàng là thu nhận tiền gửi cho vay lợi tức cho vay của Ngân hàng cao hơn lợi tức tiền gửi, con số chênh lệch ấy là nguồn gốc của lợi nhuận ngân hàng. Tuy vậy không phải toàn bộ con số chênh lệch ấy đều là lợi nhuận ngân hàng mà lợi nhuận ngân hàng chỉ là con số còn lại sau khi trừ đi một phần để bù vào chi phí nghiệp vụ Ngân hàng. Ngân hàng cho các nhà trực tiếp kinh doanh vay. Nhà tư bản lấy số tiền đó để sản xuất ra giá trị thặng dư hoặc thực hiện giá trị thặng dư (tư bản thương nghiệp) sau đó đem một phần m thu được làm thành lợi tức trả cho ngân hàng. Do đó, lợi nhuận Ngân hàng cũng là giá trị thặng dư.
- Thị trường trái khoản, vốn cổ phần :
Muốn mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp lớn phải hợp nhất nhiều Tư bản cá nhân lại thành những Công ty cổ phần. Công ty cổ phần là những xí nghiệp mà vốn của nó do những người tham gia gọi là cổ đông đóng góp vào. Cổ đông là người mua cổ phiếu, căn cứ vào số tiền ghi trên cổ phiếu, cổ đông sẽ được lĩnh một phần thu thập của xí nghiệp gọi là lợi tức cổ phần. Lợi tức cổ phần không cố định mà phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của Công ty.
Cổ phiếu được mua bán trên thị trường gọi là thị giá cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu không phải là số tiền ghi trên mặt phiếu, mà là một số tiền đem gửi Ngân hàng sẽ thu được một số lợi tức bằng lợi tức cổ phần. Công ty cổ phần ngoài phát hành cổ phiếu còn phát hành trái khoản. Người mua trái khoản được nhận lợi tức cố định nhưng không được dự đại hội cổ đông.
- Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các chứng khoán chi trả một phần còn lại do người môi giới của số dịch vụ ứng trước và hưởng lợi tác về số tiền ứng trước cho người mua.
- Địa tô : Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất và thuê công nhân để tiến hành sản xuất. Do đó nhà tư bản phải trích ra một phần, do công nhân tạo ra để trả cho địa chủ, dưới hình thức địa tô. Địa tô TBCN là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất.
Địa tô = m –P
- Cơ chế kinh tế của CNTB độc quyền từ đó suy ra lợi nhuận độc quyền. Độc quyền ra đời từ tự do cạnh tranh, nó loại bỏ sự thống trị của tự do – cạnh tranh nhưng không thủ tiêu được cạnh tranh mà cạnh tranh càng trở lên gay gắt. Cạnh tranh dẫn đến độc quyền để cạnh tranh tốt hơn. Bản chất kinh tế của CNTB độc quyền vẫn dựa trên cơ sở – chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Độc quyền chiếm vị trí thống trị trong nền kinh tế thể hiện sự độc chiếm các nguồn nguyên liệu, phương tiện vận tải, thị trường vốn, quy luật kinh tế cơ bản vẫn là quy luật GTTD, song biểu hiện ra bên ngoài là quy luật lợi nhuận độc quyền cao.
II. Động lực và vai trò của lợi nhuận.
- Lợi nhuận đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế. Nó ảnh hưởng cả đến chính trị.
- Xã hội và len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội trong mọi nền kinh tế thị trường. Như ta đã biết mọi sự vật hiện tượng đều có tính 2 mặt. Mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vấn đề đặt ra là ta phải phát triển._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0015.doc