Người kể chuyện trong truyện truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ________________ Phạm Thị Thùy Trang NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒNG THỊ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 Lời cảm ơn * Đề tài này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS. Hoàng Thị Văn cùng sự góp ý của các Giáo sư – Tiến sĩ phản biện và các bạn đồng nghiệp.

pdf179 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Người kể chuyện trong truyện truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ chân tình và quý báu đó. Dù đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng và thời gian hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của các Giáo sư – Tiến sĩ và các bạn đồng nghiệp. Người thực hiện Phạm Thị Thùy Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng đặc sắc và nổi bật trong nền văn học Việt Nam thời kỳ văn học đổi mới giai đoạn cuối thế kỷ XX. Ngay từ những sáng tác đầu tay của mình như Tướng về hưu, Những ngọn giĩ Hua Tát, Con gái thủy thần, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm Tiết… phong cách nghệ thuật của nhà văn đã trở thành đề tài bàn luận, tranh luận của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 1987 đến 1989 đã cĩ khoảng 70 bài in trên các báo, tạp chí, sách nhận định về Nguyễn Huy Thiệp. Nhà sưu tầm Phạm Xuân Nguyên trong Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định: “Nguyễn Huy Thiệp cĩ lẽ là người đầu tiên trong văn học Việt Nam lập kỷ lục cĩ được nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình, chỉ trong một thời gian ngắn, và khơng cĩ độ lùi thời gian. Phê bình tức thời theo sáng tác, liên tục, lâu dài. Khơng chỉ trong nước, cả ngồi nước; khơng chỉ người Việt, cả người ngoại quốc” [64, tr.7]. Xung quanh các sáng tác của nhà văn xuất hiện nhiều ý kiến khen chê khác nhau, nhưng sức hấp dẫn của những trang văn này đối với độc giả đã được nhiều nhà phê bình thừa nhận. Bùi Việt Thắng nhận xét: “Mỗi truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều như một “khối thuốc nổ” làm tan vỡ mọi nếp nghĩ bình thường của độc giả”[18, tr.351]. Nguyễn Đăng Mạnh thì cho rằng: “Những truyện của Nguyễn Huy Thiệp cĩ một sức hấp dẫn khĩ cưỡng lại được. Anh cĩ nhiều ngĩn nghề lơi cuốn người đọc cũng “bợm” lắm” [57, tr.347]. Cịn các tác giả của cơng trình Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp - Chân dung phát biểu: “Lịch sử văn học cịn ghi: Vào giữa những năm tám mươi của thế kỷ XX, khi “ hiện tượng Nguyễn Minh Châu” bùng lên và sau đĩ tạm lắng thì phát lộ “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”” [19, tr.767]. Và cho đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Huy Thiệp cùng với các tác phẩm của ơng vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà phê bình nghiên cứu khi tìm hiểu về nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới từ sau năm 1975 nĩi chung, cũng như khi khảo sát phong cách nghệ thuật của nhà văn nĩi riêng. Cĩ thể nĩi, khi nhắc đến những hiện tượng văn học tiêu biểu sau chiến tranh, bất cứ một tác giả nào cũng phải đề cập ít nhiều đến Nguyễn Huy Thiệp như một biểu hiện xuất sắc và độc đáo của dịng văn học đương thời. 2. Nguyễn Huy Thiệp viết cả kịch bản văn học, phê bình văn học, tiểu thuyết, nhưng mảng sáng tác nổi bật và thu được nhiều thành tựu hơn cả là truyện ngắn. Các truyện ngắn của nhà văn từ lâu đã trở thành trung tâm của những bàn thảo, tranh luận sơi nổi mỗi khi hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp được mang ra phân tích, tìm hiểu. Cịn những mảng sáng tác khác thì ít thu hút được sự quan tâm của cơng chúng cũng như giới phê bình hơn. Đã cĩ rất nhiều ý kiến nhận xét về nội dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng nhìn chung, đa số các ý kiến đều khẳng định sự sâu sắc, táo bạo và mới lạ trong nội dung của các tác phẩm này, bên cạnh nghệ thuật tự sự sắc sảo, linh hoạt với một bút pháp biến ảo, một thứ ngơn ngữ trần thuật sắc bén, hàm súc và một giọng điệu kể chuyện đa dạng. Việc khảo sát, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khơng những giúp chúng ta cĩ thể nhìn nhận được những đặc điểm tiểu biểu trong văn phong và tư tưởng nghệ thuật của tác giả, mà cịn cung cấp những dữ liệu quan trọng cho việc tìm hiểu sự vận động của văn xuơi thời kỳ đổi mới sau kháng chiến chống Mỹ với những nét thay đổi tiêu biểu cho nghệ thuật tự sự trong văn học giai đoạn này. 3. Đối với tác phẩm tự sự, người kể chuyện là một nhân tố vơ cùng quan trọng, cĩ ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức cấu trúc trần thuật của tác phẩm. Cùng một câu chuyện, nếu được kể bởi những hình tượng người kể chuyện khác nhau, rất cĩ thể hiệu quả nghệ thuật mang lại sẽ khác nhau. Cách thức trần thuật của người kể khơng chỉ đơn thuần là cách kể chuyện sao cho câu chuyện trở nên đậm đà, ý vị, đĩ cịn là cách thức để nhà văn lý giải sự vật hiện tượng một cách sâu sắc, hiệu quả và thuyết phục. Diện mạo và phong cách trần thuật của người kể chuyện được tạo nên từ sự kết hợp của các yếu tố như ngơi kể, điểm nhìn nghệ thuật, ngơn ngữ kể chuyện và giọng điệu trần thuật. Chính vì vậy, khi khảo sát một hình tượng người kể chuyện, chúng ta phải đi vào phân tích từng yếu tố này để rút ra một cách nhìn nhận xác đáng và trọn vẹn về hình tượng. Xét riêng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì sự đặc sắc của mỗi loại hình tượng người kể chuyện đều gắn liền với những đặc trưng nhất định trong nghệ thuật sử dụng các phương tiện trần thuật, ngơn từ, giọng điệu kể chuyện cũng như sự luân phiên thay đổi ngơi kể và các điểm nhìn trần thuật. Cái hay của nhà văn là ở chỗ, ơng đã thể hiện được tài năng biến hĩa linh hoạt trong việc vận dụng và kết hợp các yếu tố tự sự để kiến tạo nên nhiều dạng người kể chuyện khác nhau, qua đĩ xây dựng nên những cấu tứ tự sự độc đáo, mang tính biểu hiện cao. 4. Nhận xét về phong cách truyện ngắn mới lạ và đặc sắc của Nguyễn Huy Thiệp, các nhà phê bình, nghiên cứu từ trước tới nay thường tập trung nhiều vào việc xem xét những yếu tố khác nhau của nghệ thuật tự sự như: giọng điệu trần thuật, ngơn ngữ, cách kể chuyện, vị trí của người kể, bút pháp, nghệ thuật xây dựng nhân vật… cùng những đặc điểm nội dung, tư tưởng nổi bật như: sự ưu trội của “thiên tính nữ” trong nghệ thuật xây dựng các nhân vật nữ, tính triết lý và chất thơ đặc trưng trong nội dung truyện kể, … Những yếu tố trên đây đều ít nhiều liên quan đến hình tượng người kể chuyện trong các tác phẩm. Tuy nhiên hầu như chưa cĩ cơng trình nào đi sâu vào khảo sát đặc điểm cũng như nghệ thuật xây dựng loại hình tượng này trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Những sự đề cập nếu cĩ đều mang tính nhắc gợi nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu một vấn đề nghệ thuật khác trong sáng tác của nhà văn. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tơi sẽ vận dụng một số kiến thức về Lý luận văn học (đặc biệt là Tự sự học) và những hiểu biết về văn học thời kỳ đổi mới mà bản thân lĩnh hội được trong quá trình tìm hiểu để sắp xếp, hệ thống các vấn đề cĩ liên quan đến người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn chỉ ra được một số nét tiểu biểu trong nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện của nhà văn, cũng như ảnh hưởng của hình tượng này đối với cấu tứ tự sự của truyện kể, gĩp phần vào việc nghiên cứu tác phẩm của ơng một cách sâu sắc và tồn diện hơn. Hy vọng rằng, luận văn cĩ thể gĩp một phần nhỏ trong quá trình nghiên cứu chung về Nguyễn Huy Thiệp để thấy được đĩng gĩp của nhà văn đối với văn học dân tộc trong quá trình đổi mới truyện ngắn cũng như gĩp phần nhìn nhận vị trí của nhà văn trong nền văn học đương đại. 2. Giới hạn đề tài Để tiến hành khảo sát và phân tích các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tơi căn cứ vào các tác phẩm được in trong tổng tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất bản năm 2005, do tác giả Đỗ Hồng Hạnh sưu tầm và tuyển chọn [27]. Cơng trình này bao gồm 42 tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp từ ngày đầu sáng tác đến nay. Đây cũng là tổng tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mới nhất được xuất bản trong thời gian gần đây và đã được sự đồng ý, chỉnh duyệt của chính nhà văn. Trong luận văn này, chúng tơi chọn đi sâu vào khảo sát những hình thức thể hiện tiêu biểu của hình tượng người kể chuyện được khắc họa trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 3. Lịch sử vấn đề Cách đây hơn hai mươi năm, sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp đã gây một chấn động lớn trong giới văn chương và người đọc, và càng ngày nhà văn càng chinh phục trái tim mọi người. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khuấy động trái tim độc giả về nhiều phương diện, đời sống, suy tư, văn học nghệ thuật, triết lý, thân phận con người. Từ một thế giới văn chương ổn định, mang nhiều tính chất hồn nhiên, lạc quan, chúng ta bước vào một thế giới bất ổn của đời sống thật, hằng ngày, đau khổ và của những day dứt bất tận. Nguyễn Huy Thiệp cũng đã cĩ lần trần tình về quan niệm lựa chọn đề tài của mình: “Khơng khí dung tục suy đồi “đương thời” cũng chính là khơng khí sống, khơng khí sáng tác – mặc nhiên là thế - bởi vậy nếu từ chối đối thoại nghĩa là anh tự làm cho mình khĩ thở, tự giam cầm mình” [75, tr.246] và “Thực tế ngày càng trở nên khắc nghiệt. Đừng tưởng rằng ở đấy khơng cĩ trả giá, khơng cĩ đau đớn, khơng cĩ gì để viết. Nĩ là cả một bi hài kịch cuộc đời, cĩ khi là cả một bi hài kịch một thời” [75, tr.247]. Tuy viết nhiều về những sự thật trái ngang, tàn khốc của hiện thực, nhưng những trang viết của nhà văn vẫn thấm đẫm chất nhân văn và lịng yêu thương con người. “Nhịp mạnh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là tình yêu. Tình yêu con người, tình yêu lồi người là tinh thần bao trùm các tác phẩm của anh” (Đỗ Đức Hiểu) [64, tr.479]. Cho đến nay, “gia tài” truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chỉ khoảng hơn 40 truyện, nhưng chỉ cần đọc bấy nhiêu truyện ngắn của ơng, người đọc cũng đã rất ngạc nhiên trước sự phong phú của vốn sống, sự lịch lãm của bản lĩnh, sự sắc sảo của ĩc quan sát, sự sâu sắc của trí tuệ, sự đằm thắm của tình người, sự đa dạng trong bút pháp của nhà văn. Chỉ bấy nhiêu truyện ngắn, anh đã mang đến cho văn học đương thời một diện mạo mới: từ cách chọn đề tài, cách xây dựng nhân vật, cách dựng truyện, lối hành văn… đều mới, để cuối cùng diễn đạt được những chủ đề mới của cuộc sống hơm nay. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gắn liền với quá trình đổi mới truyện ngắn của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, nĩ đem đến cho người đọc những ấn tượng mới mẻ về một phong cách nghệ thuật riêng biệt của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Tùy vào cảm hứng tiếp cận, mục đích và phạm vi khai thác vấn đề, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới một số khía cạnh nổi bật về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của ơng với mức độ đậm nhạt, nhiều ít khác nhau. Một trong những nét nổi trội trong lối tự sự của Nguyễn Huy Thiệp được các nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập tới là lối hành văn mới lạ, sắc sảo, hàm súc của ơng và sự cách tân, tìm tịi cái mới trong cách thức trần thuật. Trong từng tác phẩm khác nhau, ở nhiều gĩc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn luơn cĩ sự đổi mới trong nghệ thuật tự sự, luơn biết cách làm mới tác phẩm của mình. Nhà văn khơng bao giờ bằng lịng đi vào những khuơn khổ sĩi mịn của văn chương, như chính ơng đã khẳng định: “Yếu tố mới lạ của ngơn ngữ được đưa vào tác phẩm hiện đại theo tơi phải là số một cho việc định giá một tác phẩm văn học giá trị” [75, tr.252]. Ở mỗi truyện ngắn của nhà văn, người đọc đều nhận ra những phương diện mới lạ, đặc sắc trong văn phong và cách nhìn nhận hiện thực, nhân sinh của ơng. Đánh giá về những nét mới lạ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến nhiều phương diện khác nhau của nghệ thuật tự sự, từ phương diện đề tài đến cách tổ chức tác phẩm, sử dụng ngơn ngữ, khai thác giọng điệu…, trong đĩ, họ đã ít nhiều đề cập đến những đặc điểm tiêu biểu về người kể chuyện trong các tác phẩm này. Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào khi nhận xét về người kể chuyện trong truyện ngắn Tướng về hưu đã viết: “Cái nhìn dân chủ hĩa của người kể chuyện, ở đây chính là chỗ: tin rằng mình khơng phải mách nước cho ai, lên lớp cho ai, thậm chí, ở nhiều chỗ, đứng thấp hơn nhân vật và bạn đọc” [14, tr.87]. Như vậy, cĩ thể thấy, ngay từ tác phẩm đầu tay của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã cĩ ý thức xây dựng một hình tượng người kể chuyện bình đẳng với các nhân vật khác trong tác phẩm và cả với người đọc. Cịn tác giả Đào Duy Hiệp khi đọc tác phẩm Một thống Xuân Hương đã rút ra một số đặc điểm về điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện trong chùm truyện ngắn này. Ở truyện thứ nhất, “người kể chuyện tuy ở ngơi thứ ba, nhưng do từ vựng của nhân vật nên tuy xưng “tơi” mà người đọc như lại thấy chính Tổng Cĩc đang kể ra những suy nghĩ, những độc thoại, cách ứng xử… của ơng ta. Người kể chuyện do đĩ mất đi vai trị của “ơng biết tuốt”. Lời người kể chuyện đã ít (chủ yếu là tả các hành động của Tổng Cĩc đứng lên, ngồi xuống, quát hỏi Lý Cờ…), lại rất khĩ tách bạch cho ra giọng riêng” [64, tr.77]. Ở truyện thứ hai, “điểm nhìn chủ yếu trong truyện này là từ Ấm Huy. Vẫn là người thuật truyện ở ngơi thứ ba, nhưng thường xuyên di chuyển sang Ấm Huy” [64, tr.81]. Cịn ở truyện thứ ba, người kể chuyện ngơi thứ ba thường xuyên dựa vào điểm nhìn của nhân vật thi sĩ đĩng vai Chiêu Hổ để trần thuật. Theo Đào Duy Hiệp, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng các cách thức kể chuyện như trên để lột tả chân dung của Hồ Xuân Hương một cách đặc sắc: “Xuyên suốt cả ba truyện là những hình tượng phụ nữ - những Hồ Xuân Hương cứ bước dần ra với cuộc đời, rõ nét thêm theo hướng vị tha, bao dung cũng tượng trưng cho người Phụ nữ muơn đời, cái mà Hồng Ngọc Hiến gọi là “tính nữ” trong văn chương của Thiệp. Ngược lại vị trí, tính cách của những người đàn ơng trong truyện lại bị đảo ngược theo chiều hướng yếu dần đi” [64, tr.84]. Trong khi khảo sát bộ ba truyện ngắn lịch sử giả Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu Vương Anh Tuấn cho rằng một trong những phương diện làm nên cái hay, cái độc đáo cho những thiên truyện này là cách xây dựng hình tượng người kể chuyện của nhà văn. Theo tác giả, người kể chuyện trong các tác phẩm này “là một chủ thể khách quan, trung tính, quan sát, kể chuyện với con mắt lạnh lùng, thiếu những đoạn trữ tình ngoại đề, lời bàn luận, đánh giá xen giữa các sự kiện. Nội dung anh ta kể là những điều phi chính sử, với những mặt khác biệt hoặc cĩ khi trái ngược. Đây là cách cấu tạo tác phẩm mang tính chất mâu thuẫn nhằm tạo nên hiệu quả thẩm mỹ ở người đọc (…) Chủ thể ở các truyện khơng xuất hiện rõ ràng nhưng đọc truyện, người đọc lại hướng chú ý về phía anh ta” [64, tr.335- 336]. Tìm hiểu về chùm truyện giả cổ tích Con gái thủy thần, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào đã chỉ ra điểm khác biệt của kiểu người kể chuyện ở đây so với người kể chuyện trong các truyện cổ tích chính thống. “Nhân vật chính cịn khác với truyện cổ tích ở một điểm nữa là anh ta xưng “tơi”. Nhân vật cổ tích được nhìn từ ngồi vào, ta chỉ thấy hành động của anh ta, và đĩ là điểm gần gụi của truyện Nguyễn Huy Thiệp với cổ tích và một số truyện phổ cập ở dân gian (như tiểu thuyết kiểu Tam quốc chí chẳng hạn). Song ở Chương cĩ một nghịch lý phản cổ tích. Anh đầy ắp những huyền thoại mê tín và định kiến, anh sống theo nhịp của mùa màng hội hè lễ tiết và nghi thức cổ xưa, bên những con người cổ sơ với bàn chân giao chỉ, với thế đứng “né chân chèo”, với bao dáng vẻ và lối nĩi đã tồn tại ngàn đời; song ở Chương quả đã xuất hiện một cái “tơi” khơng đơn giản do lối xưng hơ của câu chuyện, nĩ chính là một loại “khe hở” khác, tràn ra từ những giấc mơ của anh” [14, tr.91]. Nhưng nhận xét vừa nêu của các nhà nghiên cứu xuất hiện trong giai đoạn đầu, khi Nguyễn Huy Thiệp vừa cho “trình làng” những truyện ngắn đầu tiên của mình trên văn đàn. Những ý kiến trên tuy xuất hiện rời rạc và chỉ nhằm phân tích những hình tượng người kể chuyện nhất định trong một số truyện tiêu biểu của nhà văn, song chúng cũng đã bước đầu cung cấp cho chúng ta một cách nhìn khái quát về một số đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Càng về sau, các nhà nghiên cứu lại càng cố gắng đi vào những nét khái quát của loại hình tượng này theo cách nhìn hệ thống thơng qua việc khảo sát hàng loạt các truyện ngắn của nhà văn. Tác giả Châu Minh Hùng trong bài viết Cuộc tìm kiếm hình thức đa thanh mới của văn xuơi hiện đại qua cấu trúc truyện của Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn nhận: “Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, người đọc phải lao vào một cuộc chơi mà ở đĩ tất cả đều ở trong quan hệ bình đẳng, dân chủ”, trong đĩ, “Nguyễn Huy Thiệp với tư cách là một nhà văn đã hồn tồn mất thực quyền trong tác phẩm. Ơng ta chỉ cĩ quyền tổ chức tác phẩm mà khơng cĩ quyền lấy phát ngơn của mình định giá cho các phát ngơn khác. Thiệp khơng trân trọng, cũng khơng nhại, khơng mỉa mai ai. Lời kể bao giờ cũng nghiêm túc, nghiêm túc đến dửng dưng. Lời kể trong văn ơng lược bỏ mọi thứ trang hồng của giọng điệu, giảm thiểu đến mức tối đa các trạng từ, tính từ tơ điểm cho đối tượng. Câu văn dồn nén sự kiện để phơi bày sự thật” [50, tr.278]. Bên cạnh đĩ, “lối kể chuyện của của Nguyễn Huy Thiệp luơn luơn biến hình, ơng khơng trú ở một gĩc khuất nào đĩ như Nam Cao, cầm đèn soi rọi vào trái tìm người như Đốt, con người của ơng ẩn trốn từ người này đột nhiên chạy sang người khác, xĩa hẳn tiếng nĩi của riêng mình” [50, tr.280]. Chính sự bình đẳng của nhà văn đối với thế giới hình tượng trong tác phẩm là cơ sở cho việc xây dựng người kể chuyện, quy định diện mạo cũng như cách thức xây dựng loại hình tượng này trong từng truyện. Nhà nghiên cứu La Khắc Hịa đưa ra một cách nhìn nhận khác về đặc điểm người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, trong khi tìm hiểu những dấu hiệu của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hồi. Ơng phát biểu: “Khĩ tìm thấy nhân vật chính diện trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hồi. Đọc truyện ngắn, truyện dài của Phạm Thị Hồi và Nguyễn Huy Thiệp ta thường nghe thấy một giọng điệu kể chuyện lạnh lùng, khinh bạc, thậm chí tàn nhẫn. Trong sáng tác của họ, nhân vật người kể chuyện nhiều khi xuất hiện ở ngơi thứ nhất số ít, tự xưng “tơi”, và cĩ vẻ như khơng tiếc lời tự xỉ vả bản thân. Cấu trúc ấy, giọng điệu ấy xem ra rất phù hợp với câu chuyện mà họ mang đến cho người đọc. Nĩi đến sáng tác của Phạm Thị Hồi hoặc Nguyễn Huy Thiệp, bao giờ tơi cũng nghĩ tới câu chuyện về một thế giới vơ nghĩa, vơ hồn. “Thế giới vơ hồn” là câu chuyện xuyên suốt tồn bộ sáng tác của Phạm Thị Hồi. “Cuộc đời vơ nghĩa” là tứ truyện chi phối mạch vận động của câu chữ, hình ảnh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” [36]. Cịn Cao Kim Lan, tác giả của bài viết Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp Hậu hiện đại, thì nhận xét: “Cĩ một thao tác dễ nhận diện trong truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là các biến cố trong cuộc đời của nhân vật thường được tác giả kể bằng một giả thuyết thiếu chắc chắn nhất (…) Như vậy, tác giả đã khơng cho người đọc cĩ cơ hội chìm đắm vào những diễn biến xảy ra trong truyện. Cảm giác bất khả tín buộc độc giả phải tiếp cận với văn bản một cách tỉnh táo bằng tri thức tích cực thay vì cảm xúc thụ động” [45]. Thực chất, ở đây, Cao Kim Lan đã ít nhiều đề cập tới kiểu người kể chuyện khơng đáng tin cậy trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, một kiểu hình tượng được xem là sáng tạo đặc sắc của nhà văn trong thời kì đổi mới văn học. Với cố gắng đúc rút những đặc điểm cơ bản nhất của nghệ thuật kể chuyện ở Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã cho rằng: “Thật ra nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp gần với lối viết sử (ngắn gọn, chính xác, nhiều thơng tin cĩ tính liệt kê) và đặc biệt sử dụng sáng tạo lối văn truyền kỳ (phối hợp cà văn xuơi - biền văn – thơ tỉ lệ thơ trong truyện Nguyễn Huy Thiệp là rất đậm đặc) (…) Nguyễn Huy Thiệp thích kể từ ngơi thứ nhất và đa số truyện hay đều được kể từ ngơi này” [19, tr.777]. Và “nhân vật Tơi – người kể chuyện khá đa dạng: là một cơng chức cĩ cuộc sống trưởng giả no đủ (Chảy đi sơng ơi), một kĩ sư an phận, cĩ phần nhu nhược (Tướng về hưu), hoặc là người tự do, khơng nghề nghiệp (Con gái thủy thần), là nhà văn (Tội ác và trừng phạt), một học sinh tốt nghiệp phổ thơng (Những người thợ xẻ)… Do người kể chuyện ở ngơi thứ nhất khác nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, địa vị xã hội và văn hĩa nên “điểm nhìn” rất rộng, bao quát được các phạm vi của đời sống từ đỉnh cho đến đáy”[19, tr.778-779]. Cĩ thể nhận thấy, các ý kiến về hình tượng người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trên đây đã đi vào khảo sát hình tượng người kể chuyện cĩ phần sâu sắc, khái quát, hệ thống và dựa trên nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chúng chỉ đĩng vai trị là một phần nhỏ trong mỗi bài viết của các tác giả và khá ngắn gọn, khái lược. Nhìn chung, những nhận xét này cũng chỉ phần nào bổ sung thêm những cho những quan điểm trước đĩ về người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chứ chưa thực sự mang lại một cách nhìn tồn vẹn, đầy đủ. Từ những ý kiến nghiên cứu về người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã gợi ý cho chúng tơi tìm hiểu về vấn đề này. Trên cơ sở tiếp thu những bài viết cĩ liên quan đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tơi muốn đi sâu vào tìm hiểu người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và phát triển ý tưởng đĩ thành một luận văn nghiên cứu khoa học. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp hệ thống Đây là một trong những phương pháp cơ bản của thi pháp học. Trong phạm vi luận văn, chúng tơi áp dụng phương pháp này vào việc tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật làm nên diện mạo chung của người kể chuyện trong truyện kể và phân tích mối liên hệ giữa chúng với nhau. Bên cạnh đĩ, chúng tơi áp dụng phương pháp này trong việc nhìn nhận cách thức xây dựng người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong tương quan với nghệ thuật xây dựng hình tượng này của thời kì văn học đổi mới sau kháng chiến chống Mỹ nĩi chung và trên tiến trình phát triển của thể loại văn xuơi tự sự trong nền văn học dân tộc. 4.2 Phương pháp phân tích Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tơi sử dụng một số dẫn chứng trích ra từ các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để minh họa cho những nhận xét, lập luận của mình. Do đĩ, trong suốt quá trình thực hiện, chúng tơi luơn vận dụng phương pháp phân tích để làm rõ các vấn đề được nêu ra ở các chương. 4.3 Phương pháp thống kê Khi khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tơi áp dụng phương pháp thống kê để phân loại các hình thức ngơi kể và điểm nhìn làm cơ sở cho việc phân tích các đặc điểm của người kể chuyện ở các tác phẩm. 5. Đĩng gĩp của luận văn Người kể chuyện là một phương diện nghệ thuật quan trọng, khơng thể bỏ qua khi tìm hiểu tác phẩm văn xuơi. Hơn nữa, việc khám phá những đặc điểm của người kể chuyện sẽ giúp chúng ta nhận diện được nhiều phương diện liên quan khác trong nghệ thuật tự sự của truyện kể. Khi thực hiện luận văn này, chúng tơi khơng cĩ tham vọng chỉ ra được tất cả những đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, mà chỉ hy vọng mang đến một cái nhìn tồn vẹn, chi tiết hơn về loại hình tượng này trong các truyện kể của nhà văn. Qua đĩ, thấy được vai trị quan trọng của nhân tố này trong việc định hướng cách thức tổ chức trần thuật trong tác phẩm cũng như những nét đặc sắc tiêu biểu ở từng loại hình người kể chuyện. Bên cạnh đĩ cĩ thể gĩp phần khẳng định sự thành cơng nhất định của nhà văn trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật miệt mài, nhìn nhận được diện mạo riêng của Nguyễn Huy Thiệp trong tiến trình sáng tác nĩi chung và trong quá trình đổi mới nĩi riêng của văn học Việt Nam. 6. Cấu trúc luận văn Ngồi phần dẫn nhập và phần kết luận, luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Những vấn đề chung về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. - Chương 2: Người kể chuyện trong các truyện ngắn kể theo ngơi thứ ba của Nguyễn Huy Thiệp. - Chương 3: Người kể chuyện trong các truyện ngắn kể theo ngơi thứ nhất của Nguyễn Huy Thiệp. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ 1.1 Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự 1.1.1 Vai trị của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự Suốt một thời gian dài, khi nghiên cứu tác phẩm tự sự, các lý thuyết văn học chỉ chú trọng đến việc khảo sát thế giới nghệ thuật được nhà văn xây dựng bên trong đĩ. Các phương diện khác cĩ liên quan đến “cuộc sống” của tác phẩm văn học như tác giả, người đọc thì ít được chú ý và xem trọng. Đến khoảng thế kỷ thứ XIX – đầu thế kỷ XX, các nhà lý luận phương Tây đã chú ý nhiều hơn đến việc khảo sát hai nhân tố người đọc và tác giả trong đời sống văn học. Điều này đã làm thay đổi nhận thức trong việc cảm thụ văn học. Từ đây, tiếp nhận văn học là một quá trình tương tác giữa ba thành tố cơ bản là tác giả - tác phẩm – người đọc. Song đến lúc đĩ, vai trị của người kể chuyện vẫn chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng trong quá trình vận động của đời sống tác phẩm văn học. Dù nhân tố này cĩ mối liên hệ mật thiết đối với tác giả thực tế, tức là nhà văn, người trực tiếp sáng tạo nên tác phẩm văn học. Phải đến khi ngành nghiên cứ tự sự học ra đời, phương diện người kể chuyện mới được chú ý đến một cách hệ thống và tồn diện. Tự sự học là một nhánh phát triển từ thi pháp học hiện đại, đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hay nĩi cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của nghệ thuật tự sự để tìm ra một cách đọc. Trong số các yếu tố trong cấu trúc văn bản tự sự, người kể chuyện là yếu tố giữ vai trị trung tâm. Mọi nghiên cứu về nghệ thuật tự sự đều ít nhiều phải động chạm đến phương diện này. Thêm vào đĩ, các khái niệm cơ bản nhất của tự sự học như: điểm nhìn, tiêu điểm, người tiêu điểm hĩa, lời văn nghệ thuật, tình tiết tự sự….đều được phản ánh thơng qua người kể chuyện trong tác phẩm. Tương đương với thuật ngữ người kể chuyện, người đứng ra kể trong tác phẩm tự sự cịn được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác như: người trần thuật, người thuật chuyện, kẻ mang thơng điệp, chủ thể trần thuật, chủ thể kể chuyện…Trong luận văn, chúng tơi thống nhất chọn dùng tên gọi người kể chuyện. Theo các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa, thì “người trần thuật là một nhân vật hư cấu hoặc cĩ thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngơn ngữ của anh ta tạo thành (…) nĩ bị trừu tượng hĩa đi, trở thành một nhân vật hoặc ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự” [25, tr.211-212]. Như vậy, người kể chuyện là một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra trong tác phẩm của mình và văn bản tự sự chính là sản phẩm ngơn từ do hoạt động ngơn ngữ nhân vật này xây dựng nên. Cịn theo nhà nghiên cứu Ngơ Tự Lập thì người kể chuyện cĩ vai trị như một “kẻ mang thơng điệp” chuyển tải những thơng điệp từ người phát ngơn đến người nhận: “Các thơng điệp của một văn bản bao giờ cũng được chuyển đi, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhờ một hay một vài phát ngơn viên (speaker, hoặc narrator), mà tơi gọi là kẻ mang thơng điệp: một người sĩ quan ra mệnh lệnh, người kể chuyện trong tiểu thuyết, hay các đối tác ký vào hợp đồng hợp tác kinh doanh…Những kẻ mang thơng điệp cĩ thể cĩ thật hoặc hư cấu” [48, tr.178]. Với một quan điểm rộng dựa trên nền của lý thuyết hội thoại, tác giả của Văn chương như là quá trình dụng điển đã xác định được vai trị quan trọng của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự: cầu nối trung gian giữa tác giả, tác phẩm và người đọc. Thêm vào đĩ ơng cịn nhấn mạnh “chính đặc điểm và mối quan hệ giữa thơng điệp và kẻ mang thơng điệp là cái quyết định tính chất của văn bản”[48, tr.178] và “trong truyện, thơng điệp mang tính chất khái quát, và kẻ mang thơng điệp là những nhân vật hư cấu” [48, tr.180]. Quan điểm này thống nhất với các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học ở trên. Tác giả Lại Nguyên Ân lại đưa ra một định nghĩa khá sâu sắc về người kể chuyện trong trần thuật tự sự: “Trần thuật tự sự được dẫn dắt bởi một ngơi được gọi là người trần thuật – một loại trung giới giữa cái được miêu tả và thính giả (độc giả), loại người chứng kiến và giải thích về những gì đã xảy ra” [3, tr.360].Trong định nghĩa này, nhà lý luận một lần nữa khẳng định vai trị cầu nối và dẫn dắt câu chuyện của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự, đồng thời nhấn mạnh vai trị chứng kiến và giải thích của hình tượng này. Đây là những dấu hiệu cơ bản nhất để nhận diện người kể chuyện trong các sáng tác tự sự từ xưa đến nay. Tác giả Lê Ngọc Trà đưa ra một quan niệm ngắn gọn hơn về người kể chuyện, dựa trên mối quan hệ giữa chủ thể kể chuyện và lời kể trong tác phẩm tự sự: “Người kể chuyện là chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học” [86,tr.89]. Ở đây, định nghĩa đã nêu bật được vai trị đặc trưng mang tính chức năng của người kể chuyện. Với cách nhìn nhận đặt trong tương quan giữa người kể chuyện và kết cấu tác phẩm, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương khẳng định: “Khái niệm hình tượng tác giả (người kể chuyện – NV) nĩi lên bản chất của tác phẩm nghệ thuật và là nơi tập trung sự thống nhất về tư tưởng, kết cấu, hình tượng và ngơn từ của tác phẩm. Đĩ là phạm trù thi pháp cao nhất quyết định đặc điểm và nội dung của cấu trúc tác phẩm, quyết định cả tính khuynh hướng và sự triển khai tác phẩm đĩ” [26, tr.215]. Cĩ nghĩa là, người kể chuyện giữ vai trị định hướng và quyết định đối với việc tổ chức các yếu tố trong cấu trúc của một văn bản tự sự. Mỗi định nghĩa khai thác khái niệm người kể chuyện ở một phương diện khác nhau, nhưng tựu trung lại, chúng ta cĩ thể khái quát được những đặc điểm cơ bản sau về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự: + Người kể chuyện là một dạng hình tượng do tác giả hư cấu, sáng tạo nên, là người đại diện phát ngơn cho tác giả trong tác phẩm tự sự. + Trong phạm vi tác phẩm, người kể chuyện là chủ thể của lời kể, là người đứng ra kể chuyện và là nhân tố trung tâm chi phối việc tổ chức, kết cấu cấu trúc của văn bản tự sự. + Người kể chuyện giữ vai trị trung giới giữa tác giả, tác phẩm và người đọc. Tác phẩm tự sự nào cũng cĩ hình tượng người kể chuyện của nĩ. Khơng phải lúc nào người đọc cũng được thơng báo về số phận riêng tư, diện mạo h._.oặc mối quan hệ qua lại của người kể chuyện với các nhân vật, hoặc vì đâu, trong tình huống nào mà tiến hành kể chuyện. Nhiều khi người kể chuyện tỏ ra khách quan khơng để lộ mối thiện cảm, ác cảm hay thái độ suy nghĩ của mình. Nhưng bao giờ người đọc cũng cảm thấy được linh hồn của người kể chuyện một cách rõ rệt, gần gũi. Người đọc nhận ra hình tượng người kể chuyện qua cái nhìn, cách cảm thụ, phương thức tư duy, năng lực trí tuệ và chất tình cảm của anh ta. Người kể chuyện khơng phải là một phương diện thuần túy thuộc về hình thức văn học mà là hiện thân của một hình tượng đặc biệt, gắn liền với tư tưởng, thái độ của tác giả về hiện thực, về thế giới và con người.Tuy nhiên, tác giả và hình tượng người kể chuyện là hai thực thể độc lập. Một bên là chủ thể sáng tạo, một bên là hình tượng nghệ thuật. Người kể chuyện mang trong mình nĩ cả nhân vật và người kể. Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm của tác giả trong tác phẩm. Song quan điểm tác giả chỉ cĩ thể được thể hiện qua điểm nhìn, tầm nhận thức của người kể chuyện như một hình tượng ít nhiều tồn tại độc lập. Người kể chuyện cũng cĩ thể cĩ tính cách như nội dung của hình tượng. Khác với hình tượng nhân vật khác, tính cách của người kể chuyện bộc lộ khơng chỉ qua việc trực tiếp tham gia vào hành động trong tác phẩm, hay qua những lời giãi bày tâm sự của chính mình, mà chủ yếu qua thái độ đối với thế giới câu chuyện được kể lại thơng qua một điểm nhìn được xác định. Phần nào cĩ thể nĩi đây là một loại “hình tượng thái độ”. Tuy nhiên, khơng nên đồng nhất tác giả với người kể chuyện. Tác giả khơng bao giờ hiện diện trong truyện kể như một người kể, người phát ngơn mà chỉ xuất hiện như một tác giả hàm ẩn, một cái Tơi thứ hai của nhà văn với tư cách là người mang hệ thống quan niệm và giá trị trong tác phẩm. Tác giả xuất hiện chỉ như người ghi chép hay nghe trộm người kể. Người kể chuyện là kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể. Và sản phẩm của hành vi trần thuật đĩ là văn bản tự sự. Thêm vào đĩ, thái độ của người kể chuyện đối với thế giới câu chuyện được kể lại cĩ thể phần nào trùng với quan điểm của tác giả, nhưng khơng bao giờ trùng khít hồn tồn. Thứ nhất, bởi vì quan điểm tác giả bao giờ cũng rộng hơn, nĩ khơng thể được thể hiện một cách tồn diện qua bất kỳ một chủ thể lời nĩi riêng biệt nào trong tác phẩm. Dù chủ thể lời nĩi đĩ cĩ thể gần gũi với tác giả đến đâu, mà chỉ cĩ thể được thể hiện qua tồn bộ tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật. Thứ hai, bởi vì ngồi phần thái độ chủ quan được thừa hưởng của tác giả, người kể chuyện mang trong mình cả một phần nội dung khách quan của thế giới được phản ánh vào tác phẩm; phần nội dung khách quan đĩ thường thể hiện một loại hình thái độ phản ứng với thực tại điển hình cho thời đại của nhà văn được nhà văn tái hiện và miêu tả lại trong tác phẩm của mình. Bất kỳ người kể chuyện nào về nguyên tắc là một “cái tơi – được sáng tạo nên”, là sự thống nhất thuộc về tác giả với cái khách quan ngồi tác giả để tạo nên cái “chúng ta” chung. Ngay cả trong những tác phẩm cĩ tính tự truyện thì giữa người kể chuyện với tác giả vẫn cĩ những nét khác nhau. Mặc dù tác phẩm tự truyện thường lấy chính cuộc đời tác giả làm chất liệu sáng tác nhưng rõ ràng thế giới tồn tại của người kể chuyện và thế giới tồn tại của nhân vật được kể lại là hồn tồn khác nhau – khác nhau về thời gian, về khơng gian, về cảm xúc, tư tưởng. Người kể chuyện chỉ cĩ thể ý thức lại được thế giới kia chứ khơng thể thâm nhập vào thế giới kia được. Những hành động, tâm trạng, cảm giác mà người kể chuyện kể lại trong tác phẩm tự truyện cĩ thể là của nhà văn nhưng đĩ là những hành động, tâm trạng đã xảy ra với nhà văn trong quá khứ chứ khơng phải là thời khắc hiện tại bây giờ. Thời gian trơi qua dù ít, dù nhiều cũng đã làm cho mọi chuyện khơng cịn được kể nguyên như cũ trong tác phẩm tự truyện. Tương quan giữa cái chủ quan và cái khách quan trong người kể chuyện liên quan đến vấn đề tạo khoảng cách giữa tác giả và thế giới được miêu tả trong tác phẩm tự sự. Tính khách quan của cái được miêu tả khơng loại trừ tính tích cực chủ quan của chủ thể sáng tạo. Việc tạo khoảng cách thực chất chỉ ngụy trang cho quan điểm của tác giả. Trên thực tế, việc tạo khoảng cách giữa tác giả và thế giới được miêu tả lại cĩ thể làm tăng thêm sự chủ động của tác giả trong việc tổ chức tác phẩm. Hình thức tạo khoảng cách giữa tác giả và mạch trần thuật qua người kể chuyện đặc biệt quan trọng với một tác phẩm tự sự. Chính nhờ cĩ hình thức này mà tác giả cĩ thể hiện hình tượng trong tác phẩm mà vẫn đảm bảo khoảng cách với thế giới được miêu tả, đồng thời vừa gián cách vừa hướng đạo được cho người đọc. Tạo khoảng cách như vậy thực chất lại cĩ thể rút ngắn khoảng cách giữa tác giả - tác phẩm – người đọc. Hình thức tạo khoảng cách giữa tác giả và người kể chuyện được phát huy hay khơng phụ thuộc vào tính chất của cấu trúc trần thuật. Để cĩ được cái nhìn tồn diện về vai trị của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự, bên cạnh mối tương quan giữa loại hình tượng này đối với tác giả - nhà văn, người kể chuyện cần được soi sáng từ chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm đặc trưng của anh ta. Mỗi tác phẩm văn học cĩ thể cĩ nhiều khả năng kết cấu và mỗi khả năng kết cấu thích hợp với một quá trình khái quát nghệ thuật của người sáng tác. Người kể chuyện phải thay mặt nhà văn cố gắng tìm cho mình một kết cấu tối ưu để làm cho câu chuyện hấp dẫn, lơi cuốn được người đọc. Vai trị tổ chức kết cấu tác phẩm của người kể chuyện được thể hiện trên nhiều bình diện, trước hết là ở khâu tổ chức hình tượng nhân vật. Người kể chuyện cĩ thể tổ chức các quan hệ của nhân vật theo hình thức đối lập, đối chiếu, tương phản hoặc bổ sung. Anh ta cĩ thể đĩng vai người quan sát đứng ngồi tường thuật lại những hành động của các nhân vật, hoặc “nhảy vào” tham gia vào mạch truyện với tư cách một nhân vật – người kể chuyện. Cĩ khi anh ta xuất đầu lộ diện, cĩ khi lại ẩn mình đằng sau các nhân vật. Với nhiều thủ pháp khác nhau, người kể chuyện sẽ giúp các nhân vật của mình bộc lộ tính cách của chúng dưới những gĩc độ đa dạng, biến hĩa. Qua đĩ, ý nghĩa của thế giới hình tượng nghệ thuật được bộc lộ. Chức năng thứ hai của người kể chuyện là tổ chức hệ thống sự kiện, liên kết chúng lại để tạo thành truyện. Với các cách kể khác nhau, cách tổ chức hệ thống sự kiện khác nhau, người kể chuyện sẽ hình thành nên các dạng cốt truyện khác nhau: cốt truyện tuyến tính, cốt truyện tâm lí, cốt truyện “truyện lồng truyện”…. Chức năng tổ chức tác phẩm của người kể chuyện cịn được thể hiện ở việc kết cấu văn bản nghệ thuật. Đĩ cĩ thể là việc sắp xếp bố cục của trần thuật, việc tạo nên độ lệch giữa phạm vi đầu cuối của trần thuật so với cốt truyện để tạo cho trần thuật những khả năng biểu hiện. Đĩ cũng cĩ thể là việc lựa chọn, kết hợp các thành phần trần thuật. Hoặc là việc tổ chức điểm nhìn trần thuật… Tĩm lại, người kể chuyện cĩ vai trị rất lớn trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm. Chính Timofiev cũng khẳng định: “Hình tượng này cĩ tầm quan trọng hết sức to lớn trong việc xây dựng tác phẩm bởi các quan niệm, các biến cố xảy ra, cách đánh giá các nhân vật và các biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể chuyện” [84, tr.44]. Là người đại diện phát ngơn, thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả trong tác phẩm, người kể chuyện đồng thời đĩng vai trị trung giới giữa người đọc với thế giới nghệ thuật hình tượng và tác giả. Người kể chuyện cung cấp cho người đọc những dấu hiệu, chỉ dẫn để thâm nhập sâu vào trong đời sống của các nhân vật. Những dấu hiệu ấy cĩ khi rõ nét, chi tiết, song cũng cĩ lúc rất cơ đọng, ẩn chứa nhiều tầng bậc ý nghĩa. Các tầng bậc kể chuyện càng đa dạng, phức tạp càng kích thích được khả năng đồng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú ở độc giả. Người kể chuyện cịn hướng người đọc cùng suy ngẫm, chia sẻ và đồng cảm với những chiêm nghiệm, những suy nghĩ của mình về cuộc đời. Những chiêm nghiệm, suy tư ấy cĩ căn cứ từ trong văn bản tự sự, trong thế giới hình tượng nhà văn xây dựng trong sáng tác của mình. Bằng cách này, người kể chuyện cũng kéo người đọc đến gần hơn với những quan niệm của tác giả về hiện thực, về nhân sinh. Trong nhiều trường hợp, người kể chuyện cịn tiến hành đối thoại, tranh luận với người đọc để cùng nhau kiếm tìm, khám phá chân lí cuộc sống. Lúc này, người đọc khơng cịn được “dắt tay” bởi một người kể chuyện tồn tri. Người kể chuyện trở nên bình đẳng với nhân vật, với người đọc của mình. Anh ta chỉ đưa ra những gợi ý, chỉ kể mà khơng giải thích, khơng bộc lộ rõ thái độ của mình. Thậm chí điểm nhìn của các nhân vật và người kể chuyện hốn chuyển cho nhau, tạo nên một “ma trận” ngơn từ, ý tưởng đối với độc giả. Nhưng điều đĩ khơng cĩ nghĩa là người đọc khơng thể hiểu những gì tác giả viết, chỉ cĩ điều anh ta phải tận dụng nhiều hơn khả năng suy nghĩ và kinh nghiệm sống của mình. “Nhờ thay đổi các chủ thể kể chuyện khác nhau, nhà văn tạo điều kiện cho cách nhìn nhiều chiều về nhân vật, sự kiện, giảm bớt sự phụ thuộc vào quan điểm của tác giả, tăng cường khả năng nghiền ngẫm của người đọc, đồng thời tránh được lối kể đơn điệu theo một giọng từ đầu đến cuối tác phẩm” [86, tr.90]. 1.1.2 Các yếu tố nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự Hình tượng người kể chuyện trong văn xuơi tự sự cĩ thể được nhà văn miêu tả như một nhân vật cĩ ngoại hình, tính cách, biết suy nghĩ, biết đi lại nĩi năng, giao lưu cùng các nhân vật khác. Song những phương diện nghệ thuật gắn liền với hình tượng nhân vật lại khơng phải là đặc trưng thi pháp để nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. Muốn nắm bắt được hình tượng người kể chuyện trong một văn bản tự sự phải căn cứ vào ba khái niệm cơ bản: điểm nhìn nghệ thuật, ngơi kể và lời kể. a) Điểm nhìn nghệ thuật Điểm nhìn nghệ thuật (điểm nhìn) là “vị trí từ đĩ người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm” [25, tr.112]. Điểm nhìn là vấn đề của chính nghệ thuật kể chuyện, nĩ khơng chia sẻ với thơ ca hay văn học kịch. Việc tổ chức kết cấu tác phẩm văn học phụ thuộc vào yếu tố quan trọng này. Chính điểm nhìn cho phép người kể chuyện soi sáng tồn bộ diễn biến câu chuyện, quan hệ các nhân vật, trình bày nội dung trong những phối cảnh được xem là hợp lý nhất. Cĩ thể nĩi, điểm nhìn chính là nơi khởi nguồn cho việc xây dựng cấu trúc nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Nĩ xác lập “điểm rơi” của cái nhìn của chủ thể kể chuyện vào đối tượng trần thuật, vào thế giới khách thể hư cấu được tái hiện trong sáng tác. Trong trường hợp này, hệ thống các chi tiết, sự phân bố và kết nối thưa dày của các sự kiện, sự thay thế loại chi tiết này bằng loại chi tiết khác trở thành biểu hiện của điểm nhìn nghệ thuật. Đến lượt mình, điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngơi kể, cách xưng gọi sự vật, cách dùng từ ngữ, kiểu câu…Nĩ cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật của tác phẩm, nhận ra những đặc điểm phong cách, quan niệm về nghệ thuật và nhân sinh của nhà văn. Liên quan đến vấn đề này, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương đã cĩ một nhận xét xác đáng: “Sự trần thuật câu chuyện bao giờ cũng được tiến hành từ một điểm nhìn nào đĩ. Kết cấu văn bản cĩ liên quan mật thiết đến điểm nhìn đĩ, nĩ liên kết ngơn ngữ người kể chuyện và ngơn ngữ trực tiếp của các nhân vật trong một mối thống nhất hỗ tương. Miêu tả mối quan hệ hỗ tương đĩ sẽ gĩp phần làm sáng tỏ kết cấu ngơn từ của sự trần thuật” [26, tr.201]. Tuy nhiên, cần phải nĩi rõ rằng, điểm nhìn là một yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật chứ khơng bao hàm các quan điểm chính trị, xã hội của nhà văn. “Khi nĩi đến điểm nhìn, ở đây tơi thuần túy chỉ muốn xét về mặt kỹ thuật chọn chỗ đứng để nhìn và kể, chứ khơng bao hàm ý quan điểm tư tưởng chính trị xã hội của người kể” [92, tr.212]. Thêm vào đĩ, điểm nhìn là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật chứ khơng phải là bản thân cấu trúc đĩ. Cấu trúc nghệ thuật vốn là hằng số khơng đổi của những quan hệ của các yếu tố nghệ thuật được lựa chọn để đưa vào tác phẩm. Điểm nhìn nghệ thuật chiếu cái nhìn vào các yếu tố được lựa chọn, thêm bớt hoặc nhấn mạnh và chỉ được suy ra từ cái nhìn tổng thể đối với tác phẩm nghệ thuật, theo yêu cầu của người tiếp nhận. Nhưng, thơng qua việc lựa chọn điểm nhìn của nhà văn, người đọc vẫn ít nhiều cảm nhận được tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của anh ta. “Cĩ thể nĩi rằng, chính điểm nhìn trần thuật của nhà văn trong tác phẩm là một phương tiện thể hiện đắc lực tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của tác giả. Sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật của nhà văn quyết định một phần lớn giọng điệu, sắc thái thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật của tác phẩm” [99, tr.128]. Điểm nhìn nghệ thuật cĩ thể phân chia dựa theo tương quan với thời gian và khơng gian trần thuật trong tác phẩm. Song cịn cĩ một cách phân chia khác là dựa vào mối quan hệ giữa người kể chuyện và thế giới nhân vật. Điểm nhìn này cĩ tính chất tâm lý, nên cịn cĩ thể được gọi là điểm nhìn tâm lý. Trong tự sự hiện đại, loại điểm nhìn này giữ vai trị chủ đạo trong việc kiến tạo điểm nhìn, định hướng cho sự phát triển của câu chuyện và sự tiếp nhận của độc giả. Tuy nhiên, sự dịch chuyển điểm nhìn theo khơng và thời gian trần thuật vẫn được chú ý, đĩng vai trị hỗ trợ tích cực cho điểm nhìn tâm lý, tạo nên những gĩc nhìn đa dạng và biến hĩa, gĩp phần mang lại sức hấp dẫn và triết lý sâu sắc cho truyện kể. Thi pháp văn xuơi hiện đại phân chia điểm nhìn (thực chất là điểm nhìn tâm lý) thành ba loại chính: - Điểm nhìn zero (phi tiêu điểm): Là điểm nhìn từ phía trên hoặc phía sau. Trong đĩ người kể chuyện gần giống như một thượng đế đối với nhân vật của mình. Nghĩa là trong tương quan với các nhân vật khác trong tác phẩm, người kể chuyện là người biết tất cả mọi sự. Nhân vật khơng thể che giấu được gì đối với người kể chuyện. Vì người kể chuyện hiểu thấu được những điều mà chính nhân vật cũng khơng ý thức được hết. Người kể chuyện ở đây biết nhiều hơn nhân vật biết về chính nĩ. - Điểm nhìn nội quan (nội tiêu điểm): Ở đây người kể chuyện đồng thời là một nhân vật trong tác phẩm. Anh ta chỉ nĩi lên những điều anh ta biết và thấy. Cái nhìn của người kể chuyện thiên nhiều hơn về chủ quan theo tư tưởng, thái độ nhân vật mà anh ta nhập thân. - Điểm nhìn ngoại quan (ngoại tiêu điểm): Là điểm nhìn từ bên ngồi. Người kể chuyện chỉ đề cập đến những gì bên ngồi, khơng đề cập đến thế giới bên trong của nhân vật. Người kể chuyện khơng hướng đến việc khai thác thế giới nội tâm nhân vật, tỏ ra hiểu biết ít hơn nhân vật hiểu về chính nĩ nhưng chính từ những gợi mở bề ngồi ấy, người đọc cĩ thể liên tưởng đến những gì nhân vật đang suy nghĩ và cảm nhận. Sự phân chia này dựa trên lý thuyết về điểm nhìn của nhà lý luận người Pháp G.Genette. Ơng gọi điểm nhìn nghệ thuật là tiêu điểm (focalization). Tiêu điểm theo quan niệm của G.Genette chính là vị trí của chủ thể trần thuật trong mối quan hệ với câu chuyện mà anh ta kể lại. Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, người kể chuyện với điểm nhìn zero hồn tồn vắng bĩng. Nhưng anh ta cũng khơng đơn thuần kể chuyện bằng điểm nhìn nội quan hay ngoại quan. Trong các chương sau của luận văn, vấn đề điểm nhìn nghệ thuật sẽ được người viết khảo sát kỹ hơn nhằm tìm hiểu mơ hình tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Trong tự sự truyền thống, câu chuyện được kể lại chỉ từ một điểm nhìn. Người kể chuyện cĩ thể giấu mặt, coi như đứng ở một gĩc nào đấy trong khơng gian, thời gian, bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra trọn vẹn và thuật lại với người đọc. Chuyện được kể ở ngơi thứ ba số ít. Dù nhân vật kể chuyện khơng xuất hiện, khơng được người viết cho biết tên tuổi, mặt mũi, tư cách ra sao nhưng độc giả vẫn ngầm hiểu rằng câu chuyện được kể từ đầu chí cuối vẫn do một người. Đây là loại truyện kể cĩ một người kể chuyện duy nhất hàm ẩn, “biết tuốt” và trần thuật chỉ bằng điểm nhìn của anh ta. Đến thế kỷ XIX, loại truyện kể ngơi thứ nhất với người kể chuyện xưng “tơi” ra đời. Câu chuyện gây cảm giác đáng tin cậy hơn vì người kể khơng phải ai xa lạ, đứng bên ngồi để trần thuật mà hịa mình trực tiếp tham gia vào các biến cố, nhất là khi người kể chuyện đĩng vai là nhân vật chính. Tuy nhiên, dù nhân vật xưng “tơi” kể về câu chuyện của người khác hay của chính mình thì điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm vẫn chỉ cĩ một. Thế kỷ XX chứng kiến những thay đổi cơ bản trong nghệ thuật tự sự khi các nhà văn chú ý đến vấn đề người kể chuyện và hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm. Người ta tìm cách vượt ra khỏi lối viết truyền thống xây dựng thế giới tác phẩm từ một điểm nhìn duy nhất. Điểm nhìn được phân tán ra thành hai, ba hoặc nhiều điểm nhìn khác nhau gắn với những người kể, các địa điểm và thời điểm phân biệt. “Điểm nhìn của các nhân vật chồng chéo lên nhau, hịa trộn vào nhau, đối nghịch với nhau tạo nên một hợp thể phức điệu của các điểm nhìn khơng chỉ trong tồn bộ tác phẩm mà trong từng hành động của nhân vật” [26, tr.203]. b) Ngơi kể Đây là một khái niệm được vay mượn từ lý thuyết hội thoại trong ngơn ngữ học. Lý thuyết hội thoại cho rằng một hoạt động hội thoại bao giờ cũng cĩ hai ngơi tham dự: ngơi thứ nhất và ngơi thứ hai. Trong đĩ ngơi thứ nhất là người nĩi (người phát thơng tin), ngơi thứ hai là người nghe (người nhận thơng tin), cịn ngơi thứ ba là hiện thực được nĩi tới, là vật quy chiếu khơng tham gia vào hoạt động giao tiếp. Kể chuyện cũng là một hoạt động hội thoại giữa người kể chuyện (người nĩi) và người đọc (người nghe kể). Người kể chuyện cĩ thể kể về mình (kể về ngơi thứ nhất), kể về người khác (kề về ngơi thứ ba). Cũng cĩ khi người kể chuyện kể về ngơi thứ hai (kể về người nghe) nhưng trường hợp này hiếm gặp hơn hai hình thức truyện kể trên. Ngơi kể trong cấu trúc tự sự là một yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật, nhưng trong một câu chuyện, nĩ khơng đơn thuần là ngơi ngữ pháp thuần túy. Vấn đề ngơi kể gắn liền với sự biểu hiện của hình tượng người kể chuyện. G.Genette khi bàn về vấn đề ngơi kể đã khẳng định: “Việc thay đổi ngơi, thực sự là sự thay đổi quan hệ giữa người kể chuyện và câu chuyện của anh ta – nĩi cụ thể hơn, nĩ cịn cĩ nghĩa là sự thay đổi người kể chuyện” [82, tr.188]. Nĩi cách khác, việc lựa chọn ngơi kể gắn liền với việc xác định tư cách kể của người kể chuyện đối với câu chuyện mà anh ta trần thuật lại. Người kể cĩ thể lộ diện trong câu chuyện của mình, lúc đĩ truyện kể sẽ được kể theo ngơi thứ nhất. Anh ta cũng cĩ thể ẩn tàng, lúc này truyện kể sẽ được kể theo ngơi thứ hai hoặc ngơi thứ ba. Chính mối quan hệ của người kể chuyện đối với câu chuyện của anh ta quyết định truyện sẽ được kể theo ngơi nào và giúp người đọc hình dung ra được mối tương quan giữa người kể chuyện đối với thế giới nhân vật trong tác phẩm. Trên cơ sở đĩ, độc giả cĩ thể đi sâu vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật bên trong. Như vậy, việc xác định ngơi kể trong một tác phẩm tự sự phụ thuộc vào mối quan hệ của người kể chuyện với câu chuyện mà anh ta đại diện tác giả trần thuật lại. “Sự khác nhau thường cĩ giữa những truyện kể ở “ngơi thứ nhất” và “ngơi thứ ba” tiến hành ở bên trong đặc điểm nhân xưng của mọi diễn ngơn, tùy theo mối quan hệ (hiện diện hoặc vắng bĩng) của người kể chuyện trong câu chuyện anh ta kể, “ngơi thứ nhất” chỉ ra sự hiện diện của người kể chuyện với tư cách nhân vật được nêu tên, “ngơi thứ ba” là sự vắng bĩng của nhân vật này”(G.Genette) [82, tr.189]. Nhận xét trên cũng bao hàm sự phân loại xác đáng về hai hình thức truyện kể theo ngơi thứ nhất và ngơi thứ ba. Ngơi kể và điểm nhìn trần thuật chính là hai yếu tố cấu thành phương thức trần thuật của một tác phẩm văn học. Sự phối hợp giữa hai yếu tố này với nhau tạo thành các phương thức tự sự khác nhau, mang lại những khả năng khái quát hiện thực phong phú cho truyện kể, đồng thời mở rộng những phương diện tiếp cận nghệ thuật đa dạng cho độc giả đối với thế giới hư cấu trong truyện. Người kể cĩ thể kể chuyện ở ngơi thứ ba với điểm nhìn “biết tuốt” bằng một thái độ khách quan. Anh ta cũng cĩ thể vắng mặt trong thế giới nhân vật trong truyện, nhưng vẫn thể hiện được dấu ấn chủ quan của mình khi trần thuật dựa vào điểm nhìn bên trong của nhân vật. Người kể chuyện cĩ khi kể chuyện ở ngơi thứ nhất nhưng lại trong vai trị của một người kể bàng quan, đứng ngồi. Hoặc vừa là người kể chuyện, vừa là nhân vật trong truyện, trần thuật bằng điểm nhìn của người trong cuộc…Mỗi phương thức trần thuật sẽ mang lại cho truyện kể một khả năng khái quát hiện thực khác nhau. Chẳng hạn những câu chuyện được kể theo ngơi thứ ba với điểm nhìn “biết tuốt” và thái độ khách quan cho phép người kể chuyện phát huy tối đa sự can thiệp của mình đối với thế giới hình tượng, những chi tiết, tình huống, diễn biến, hành động của nhân vật…trong truyện kể được tái hiện lại thơng qua vai trị định hướng tồn năng của người kể chuyện. Chính vì vậy, thế giới hình tượng trong tác phẩm dường như vơ cá tính, tất cả những biểu hiện của nhân vật chỉ nhằm minh họa cho những ý tưởng dẫn dắt đã cĩ sẵn của người kể. Ngược lại, những câu chuyện được kể theo ngơi thứ ba với điểm nhìn bên trong lại cho phép nhân vật cĩ thể bộc lộ ý thức cá nhân của mình và mang màu sắc cá tính rõ nét hơn. Tuy nhiên, những đặc điểm này lại được bộc lộ trọn vẹn hơn cả trong các tác phẩm được trần thuật theo ngơi thứ nhất. Trong văn học truyền thống, vấn đề ngơi kể chưa được đặt ra. Các tác phẩm chủ yếu được kể dưới dạng “vơ nhân xưng”, người kể thường ít để lại dấu vết riêng của mình cả về phương diện nội dung tinh thần và hình thức ngữ pháp trong văn bản. Truyện được kể ở ngơi thứ ba với những điều người kể chuyện cảm nhận và nghe thấy. Dần dần cùng với quá trình cá thể hĩa hành động sáng tạo văn học, chủ thể kể chuyện hiện ra rõ hơn. Xuất hiện người kể chuyện xưng danh “tơi”, “chúng tơi” trong các truyện kể ngơi thứ nhất (thế kỷ XIX). Kèm theo đĩ là những nhận xét trực tiếp và mang tính chủ quan của cá nhân người kể về những diễn biến xảy ra, về hành động, phẩm chất của các nhân vật. Đến lúc này, vấn đề phân biệt ngơi kể mới được đặt ra. Lối kể theo ngơi thứ nhất cũng mở ra bình diện khái quát mới của văn học: quan tâm đến cái riêng tư, sự tự ý thức của con người cá nhân. Trong ba hình thức trần thuật chủ yếu của loại hình tự sự: người kể chuyện ở ngơi thứ nhất, người kể chuyện ở ngơi thứ hai và người kể chuyện ở ngơi thứ ba, hình thức kể chuyện ở ngơi thứ ba ra đời sớm hơn cả. Trong các hình thức ngơi kể, khơng cĩ hình thức nào quan trọng hơn hình thức nào. Chúng bổ sung cho nhau, cùng tạo nên ý nghĩa mở rộng phạm vi trần thuật đời sống của tác phẩm tự sự. c) Lời kể chuyện Lời kể chuyện (lời kể) là ngơn từ của người kể chuyện sử dụng trong tác phẩm để dẫn dắt câu chuyện; thuật lại những sự kiện, biến cố; khắc họa hành động và tâm lý của nhân vật. Lời kể là yếu tố rất quan trọng của truyện kể, đồng thời là phương tiện nghệ thuật thể hiện trực tiếp và rõ nét nhất hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. Cốt truyện, nhân vật, tồn bộ hình tượng của truyện được dệt nên qua lời kể đĩ. Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống thành hình tượng trong truyện, mặt khác cũng là phương tiện để biểu hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống. Lời kể trong truyện đồng thời là phương tiện khắc họa lên hình tượng một nhân vật thường khi là vơ hình nhưng lại vơ cùng quan trọng, đĩ là hình tượng người kể chuyện. Một truyện hay thường do bản thân câu chuyện được kể đồng thời cịn do cách kể chuyện. Cĩ khi từ những chuyện khơng cĩ gì đặc biệt mà người kể cĩ thể kể thành ra rất lý thú, hấp dẫn, sâu sắc. Đĩ là vì lời kể thường hay thể hiện cách nhìn, cách nghĩ, cách nhận xét, đánh giá, nĩi chung là thái độ của người kể đối với sự việc và con người trong truyện. Cũng như điểm nhìn và ngơi kể, lời kể trong truyện cũng biến hĩa rất nhiều qua các hình thái lịch sử khác nhau của truyện. Các truyện dân gian vì vốn là những tác phẩm truyền miệng nên khơng cĩ lời kể cố định. Điều quan trọng trong các truyện dân gian là tình tiết và nhân vật. Cịn lời kể thì hết sức linh động, tùy theo chủ thể kể chuyện. Đây là một nguyên nhân làm phát sinh tính dị bản của truyện kể dân gian. Trong các truyện kể của thời kỳ văn học trung đại, khi văn học chưa đề cao yêu cầu về phong cách, cá tính của người kể chuyện, của tác giả thì lời kể của các truyện thường chỉ chú trọng sự linh hoạt, sinh động cốt sao chở được cốt truyện và nhân vật, nên thậm chí người ta cĩ thể đi đến những ước lệ, những cơng thức giống nhau về cách kể những truyện cĩ nội dung rất khác nhau. Đến thời cận đại, trong một thời gian dài, vai trị của lời kể vẫn chưa được ý thức đầy đủ. Phải sang đến thời kỳ hiện đại, các nhà viết truyện mới nhận thấy lời kể, câu văn chính là nơi bộc lộ phong cách, cá tính của mình rõ rệt nhất đồng thời là một nguồn hấp dẫn thẩm mỹ và nghệ thuật đối với người đọc. Do đĩ, nhà văn khi sáng tác ngày càng chú ý trau chuốt và đa dạng hĩa các hình thức lời kể trong tác phẩm của mình. Trong văn học hiện đại, người kể chuyện cĩ thể sử dụng nhiều hình thức lời văn nghệ thuật để kiến tạo hệ thống lời kể của mình. Phần lớn lời kể trong tác phẩm là lời gián tiếp. Lời gián tiếp bao gồm tồn bộ phần lời văn của tác giả, của người kể chuyện hoặc nhân vật được giao nhiệm vụ trần thuật. Nĩ cĩ chức năng trình bày tồn bộ thế giới hình tượng, kể cả các yếu tố nội dung, hình thức của lời nhân vật cho người đọc. Lời gián tiếp cĩ hai nhiệm vụ thống nhất: tái hiện và phân tích lý giải thế giới khách quan vật chất, sự việc, con người, cảnh vật, đồ vật; tái hiện, phân tích và lý giải lời nĩi, ý thức của người khác. Theo M. Bakhtin, lời gián tiếp cĩ thể chia làm hai loại: lời gián tiếp một giọng và lời gián tiếp hai giọng. Trong đĩ, lời gián tiếp một giọng cĩ chức năng tái hiện, phẩm bình các hiện tượng của thế giới nghệ thuật trong ý nghĩa khách quan vốn cĩ của nĩ theo ý đồ của tác giả, khơng liên quan đến ý thức và suy nghĩ của nhân vật về chúng. Cịn lời gián tiếp hai giọng lại chủ yếu hướng tới lời và ý thức của các nhân vật trong tác phẩm, biểu lộ sự đồng tình, tranh biện hay phản bác của người kể chuyện đối với chúng. Lời gián tiếp hai giọng cĩ thể là lời nửa trực tiếp hoặc lời kể của nhân vật - người kể chuyện. Lời của người kể chuyện cĩ khi cũng là lời trực tiếp. Đĩ là những trường hợp người kể đan xen trong văn bản truyện kể những lời trữ tình ngoại đề, trực tiếp bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật được trình bày qua cốt truyện. Các loại lời văn nghệ thuật trên thường được sử dụng phối hợp, đan xen nhau trong tác phẩm tự sự hiện đại. Điều này gĩp phần làm cho hiện thực được tái tạo trong đĩ thêm sinh động và sâu sắc; đồng thời giúp tác giả bộc lộ ý đồ nghệ thuật, cũng như quan niệm nhân sinh, thái độ đối với nhân vật của mình. Ba yếu tố hình thức điểm nhìn nghệ thuật, ngơi kể và lời kể chuyện gắn bĩ chặt chẽ với sự thể hiện của hình tượng người kể chuyện. Mỗi yếu tố cĩ một vai trị khác nhau nhưng cùng gĩp phần làm nên chỉnh thể, tạo ra diện mạo hồn chỉnh cho người kể chuyện trong một tác phẩm. Những câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp phần lớn là những truyện cĩ cốt truyện đơn giản, thậm chí khơng cĩ cốt truyện, nên những đặc sắc nghệ thuật của chúng bộc lộ phần lớn qua hình thức tự sự. Hình tượng người kể chuyện - một loại hình tượng đặc biệt của văn xuơi tự sự, cĩ chức năng trần thuật và định hướng cho sự triển khai kết cấu của văn bản - chính là một phương diện thể hiện rõ nét những đặc sắc trong việc sử dụng các hình thức tự sự của nhà văn. Và đối với việc xây dựng hình tượng người kể chuyện, vấn đề được đặt lên hàng đầu là việc tổ chức điểm nhìn trần thuật. Đây cũng sẽ là trọng tâm khảo sát của luận văn trong các chương sau. 1.2 Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự Việt Nam giai đoạn sau 1975 Từ khoảng đầu những năm tám mươi, cuộc sống thời bình đã thực sự trở lại, con người hằng ngày phải đối diện với bao nhiêu vấn đề thực tiễn của đời thường, các quan hệ thế sự và đời sống riêng tư. Các nhà văn cĩ sự mẫn cảm với cuộc sống đã khơng thể bỏ qua hiện thực đời thường đĩ và họ đã nhìn ra nhiều vấn đề cĩ ý nghĩa, đáng được quan tâm trong đĩ. Từ thể tài lịch sử dân tộc vốn là thể tài chủ đạo và chi phối mọi bình diện của hiện thực, văn học đã chuyển sự quan tâm chủ yếu sang thể tài thế sự và đời tư. Cảm hứng thế sự - đời tư trở thành cảm hứng chủ đạo của thời kỳ văn học này. Văn xuơi đã vượt qua tình trạng bị lệ thuộc vào đề tài, vào một cách nhìn đã được định trước, để mở ra khả năng phong phú, vơ tận trong sự khám phá và thể hiện hiện thực đời sống trong tính muơn mặt và muơn vẻ của nĩ. Khi văn chương được giải phĩng thì điều đĩ vừa là một thuận lợi, vừa là một thách thức đối với người sáng tác. Họ cĩ thể viết về mọi điều, kể cả những điều trước kia cần phải kiêng kỵ, nhưng cái quan trọng là ở chỗ nhà văn cĩ phát hiện được điều gì mới, cĩ thể hiện được cái gì của riêng mình trong những cái quen thuộc hay xa lạ với người đọc hay khơng. Thay đổi trong quan niệm về hiện thực cũng đi liền với sự thay đổi quan niệm về mối quan hệ giữa văn học với hiện thực. Khi khơng cịn bị trĩi buộc trong quan niệm phản ánh hiện thực một cách thụ động dẫn tới sự sùng bái hiện thực và hạ thấp vai trị của chủ thể sáng tạo, thì người ta khơng cịn xem xét tác phẩm theo cách tìm sự tương đồng giữa hiện thực ngồi đời với thế giới nghệ thuật để đánh giá về mức độ chân thực của tác phẩm. Thế giới nghệ thuật khơng chỉ phản ánh thực tại ngồi đời, mà cịn là thế giới do nhà văn sáng tạo, cĩ thể bao gồm cả cái cĩ thực và cái khơng thể cĩ, cái kỳ ảo ._. cuối của tập bút ký của Phăng tuy mang màu sắc bi kịch nhưng lại cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ của nhân vật. Đĩ là sự đoạn tuyệt các thiên kiến, khả năng hướng thiện bộc lộ qua câu hỏi đầy đau đớn mang tính nhân bản “đến bao giờ? Hỏi đến bao giờ trên mặt đất này xuất hiện tiến bộ?”. Câu hỏi thể hiện một sự “sám hối từ tầm vĩc của con người” ở nhân vật. Đoạn kết thứ hai là đoạn kết “cĩ hậu” nhất, nhưng đồng thời cũng “tầm thường” nhất trong ba đoạn trích. Khơng hề cĩ một sự thức tỉnh nào xảy ra. Phăng vẫn là một nhân vật mang đầy những định kiến về “xứ An nam xa xơi” gắn liền với những ảo giác về thời oanh liệt của mình. Cịn đoạn kết thứ ba lại thể hiện một sự thức tỉnh mang đậm tính bi kịch, nhưng đây khơng cịn là cái nhìn từ bên ngồi như ở hai đoạn kết trước, mà là cái nhìn từ bên trong, cái nhìn của người phương Đơng về lịch sử của chính mình. Thơng qua cái nhìn đĩ, những bí mật của cả một nền đế chế “trọn vẹn và điển hình” ở phương Đơng được phát lộ. Người kể chuyện xưng “tơi” đã mang vào đoạn kết này của mình một nụ cười châm biếm khi viết rằng “Triều Nguyễn của vua Gia long lập ra là một triều đại tệ hại. Chỉ xin lưu ý bạn đọc đây là triều đại để lại nhiều lăng” [27, tr.171]. Thế nhưng đằng sau nụ cười phát hiện tấn bi hài kịch của lịch sử ấy là sự ý thức về một thời đại đen tối, nĩ hiện diện ở tầng nghĩa bên trong của văn bản, mang lại cho người đọc những liên tưởng sâu sắc vượt xa ngồi chủ định kể chuyện của “tơi”. Khi xây dựng ba đoạn kết khác nhau như vậy, người kể chuyện xưng “tơi” đã tạo ra sự đối thoại về bản chất của lịch sử, cái bản chất mà người đọc phải tự phát hiện lấy, với tư cách là người đồng hành với tác giả trên con đường đi tìm chân lý. Vàng lửa là câu chuyện lịch sử nhiều ẩn ý, cịn Mưa lại là một thiên truyện về tình yêu tinh tế và cảm động. Trên nền của câu chuyện giữa “anh” và “em” cịn cĩ một câu chuyện tình yêu khác đan cài bên trong giữa hai cơ gái. Tất cả đều là những tâm sự đầy day dứt và thiết tha về tình yêu của mình. Câu chuyện lớn giữa “anh” và “em” được xây dựng trên nền của một cuộc độc thoại nội tâm dài. Kết cấu của truyện là những đoạn đối thoại liên tục, hầu như khơng cĩ những đoạn “tạm nghỉ” kể chuyện, miêu tả hay dẫn dắt của người kể chuyện. Nhưng những đối thoại này lại diễn ra trong ý thức của người kể chuyện chính xưng “anh” (“Anh” cũng chính là “tơi”, nhưng trong hồn cảnh xưng hơ với người yêu của mình theo hình thức đối thoại, đại từ “anh” mang tính gần gũi, thân mật hơn). Chính vì vậy, hình thức đối thoại ở đây thật ra là sự đối thoại trong ý thức của một nhân vật, là một quá trình tự thoại, tự vấn của người kể chuyện xưng “anh”. Nĩ thể hiện rõ những mâu thuẫn nội tâm đầy dằn vặt trong nội tâm nhân vật. Câu chuyện được kể ở thì hiện tại nhưng suy nghĩ của nhân vật lại ngược vể quá khứ, anh ta đối thoại với người “em” trong trí tưởng tượng của mình bằng cách tự kể lại những việc đã qua. Kí ức của anh ta cũng là những dịng đối thoại, ở đĩ cĩ những kỷ niệm giữa hai nhân vật, đồng thời đĩ là sự đối thoại giữa những ý thức để tìm cho mình một định nghĩa chung về tình yêu. Trong quá trình hồi cố ấy xuất hiện câu chuyện giữa hai cơ gái N và M. Câu chuyện này được xây dựng từ gĩc nhìn của hai nhân vật “anh” và “em”, nhưng lại là một câu chuyện độc lập, do “anh” và “em” chỉ giữ vai trị quan sát và kể lại. Nhưng chính câu chuyện này lại gợi hứng quan trọng cho những đối thoại ý thức giữa “anh” và “em” về tình yêu. Người đọc nắm bắt được câu chuyện giữa N và M hồn tồn thơng qua quá trình đối thoại trực tiếp giữa hai nhân vật. Hình thức kết cấu này buộc độc giả phải tập trung cao độ vào những gì đang đọc và vận dụng khả năng tự phán xét của mình để phân định các ý thức đang trị chuyện cùng nhau. Chính điều này lại tạo nên sức hút lớn cho tác phẩm. Câu chuyện giữa M và N xoay quanh một nhân vật giấu mặt là “hắn”, một người mà cả hai cơ gái cùng đem lịng yêu thương. Nhưng N lại tìm cách ngăn cản M bằng cách kể lại chuyện tình đã qua với “hắn” của mình. Cuộc trị chuyện chấm dứt bằng nước mắt và sự ra đi của hai nhân vật, song những vấn đề gợi lên thơng qua đoạn hội thoại dài ấy lại bỏ ngỏ như chính sự bế tắc của các nhân vật trên hành trình lý giải về tình cảm của mình. Truyện ngắn thực chất là một quá trình đối thoại liên tục liên tục giữa bốn ý thức riêng biệt về cùng một vấn đề: Tình yêu. Mỗi ý thức là một gĩc nhìn, là một quan điểm, là một cách cảm nhận khác nhau về tình yêu. Khơng cĩ câu trả lời cho những nghi vấn của các nhân vật. Chỉ cĩ thơng qua đối thoại, tự biểu hiện, suy nghĩ của họ mới bộc lộ rõ ràng. Bốn tiếng nĩi vang lên làm thành một thiên truyện tình đa thanh, đa giọng điệu. Mỗi giọng điệu mang theo một cung bậc cảm xúc. Độc giả sẽ phải tự mình soi chiếu lại những câu chữ trong tác phẩm để rút ra một cách hiểu cho mình. Và biết đâu đấy cũng là một ý thức đối thoại khác. Trong các truyện ngắn kể theo ngơi thứ nhất với điểm nhìn đa tuyến, người kể chuyện xưng “tơi” luơn đồng hành cùng các nhân vật khác trong quá trình kiến tạo nên một câu chuyện trọn vẹn. Anh ta khơng chỉ kể chuyện từ điểm nhìn của mình mà cịn trao quyền trần thuật lại cho những cái “tơi” khác. Cĩ khi người kể chuyện đĩng vai trị là người kể chính, câu chuyện được kể từ điểm nhìn bao quát mang tính chủ quan của anh ta, nhưng xen giữa mạch truyện là những câu chuyện do các nhân vật khác tự kể lại (Những bài học nơng thơn). Trong truyện kể cĩ lúc xuất hiện đồng thời hai người kể xưng “tơi”, trong đĩ một người đồng thời là nhân vật chính, cịn người kia đĩng vai trị người tường thuật (Chú Hoạt tơi, Thổ cẩm). Và cĩ trường hợp “tơi” – người kể chuyện cịn đứng ngang hàng với các nhân vật khác để kể những câu chuyện khác nhau (Vàng lửa, Mưa). Sự tham gia của những cái “tơi” khác nhau trong cùng một truyện kể đã tạo ra sự đối thoại liên tục giữa các ý thức riêng biệt trước những vấn đề của hiện thực, nhân sinh. Sự đối thoại ấy mang lại cho truyện ngắn những giọng điệu trần thuật phong phú, đồng thời đa dạng hĩa những khả năng tiếp cận đối với thế giới hình tượng trong tác phẩm. Từ đĩ, mở rộng tầm quan sát và liên tưởng cho người đọc. Nếu như truyện ngắn kể theo ngơi thứ nhất với điểm nhìn đơn tuyến chịu sự chi phối của một cái “tơi” trần thuật chủ đạo thì hình thức tự sự ngơi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến lại mang đến cho truyện ngắn sự va chạm cùng lúc của nhiều cái “tơi” người kể chuyện. Những cái “tơi” này giữ các vai trị chính phụ khác nhau trong truyện kể song chúng đều là những ý thức độc lập mang những khả năng chi phối đặc thù đối với kết cấu truyện kể, tùy theo vai trị nhất định của chúng. Sự đan xen của nhiều cái “tơi” trong mạch truyện khiến cho thế giới tinh thần, tâm lý của các hình tượng thêm sâu sắc và rộng mở. Người đọc chỉ cĩ thể rút ra cho mình một cách hiểu thơng qua quá trình đi sâu vào phân tách đặc điểm của từng cái “tơi” trong tác phẩm. Song điều đĩ lại giúp gia tăng chất trữ tình, chất triết lý suy nghiệm vốn là đặc trưng ở các truyện ngắn kể theo ngơi thứ nhất của Nguyễn Huy Thiệp. * Tiểu kết: Các truyện ngắn được kể theo ngơi thứ nhất bao quát các đề tài khá rộng lớn, từ những câu chuyện lấy cảm hứng từ lịch sử dân tộc đến những tác phẩm viết về những vấn đề của đời sống hiện đại, trong đĩ hiện lên bộ mặt tinh thần phong phú của con người hơm nay. Hình thức tự sự ngơi thứ nhất ở các truyện ngắn này khá đa dạng. Cĩ khi trong truyện chỉ xuất hiện một người kể chuyện xưng “tơi”, cĩ khi xuất hiện từ hai cái “tơi” kể chuyện trở nên. Trong nhiều trường hợp, người kể chuyện cịn trao điểm nhìn trần thuật lại cho nhân vật và kể chuyện từ gĩc nhìn của nhân vật này. Hơn nữa, các điểm nhìn ở “tơi” – người kể chuyện khơng cố định mà luơn cĩ sự di động. Sự kết hợp nhiều hình thức tự sự đa dạng đã đem lại cho tác phẩm cái nhìn đa chiều hấp dẫn, đồng thời mở rộng tầm khái quát hiện thực của truyện ngắn. Tự sự ngơi thứ nhất giúp người kể chuyện thể hiện được tính cá thể cao trong lời kể và các kể chuyện của mình. Cái “tơi” của người kể chuyện cĩ khả năng bộc lộ chiều sâu trong nhận thức và thể hiện sâu sắc quá trình tự vấn của bản thân. Sự tương tác, đối thoại giữa những ý thức chủ thể độc lập gĩp phần tạo nên tiếng nĩi đa thanh, đa giọng điệu trong tác phẩm. Thơng qua những truyện ngắn này, nhà văn đã thể hiện những quan niệm sâu sắc của mình về bản chất của lịch sử và bản chất của đời sống xã hội hiện tại. Hầu hết các tác phẩm đều chứa đựng những vấn đề triết lý sâu sắc cĩ khả năng lay động suy nghĩ và cảm xúc của người đọc. Tuy vẫn chú ý khai thác những mặt trái trong đời sống là chủ yếu, nhưng ở đây, tiếng nĩi nhân bản, nhân văn vẫn giữ vai trị chủ đạo trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp. KẾT LUẬN 1. Các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện được những vấn đề đa dạng của cuộc sống hơm nay, nhất là những mặt trái trong đời sống xã hội và nhân tính con người. Đĩ là những sự thật cĩ sức lay động và cảnh tỉnh to lớn đối với con người thời đại. Ngay trong những tác phẩm lấy đề tài lịch sử, cảm quan hiện đại cũng thể hiện rất rõ trong cách nhìn nhận lại các nhân vật, các vấn đề của quá khứ. Nhà văn khơng ngần ngại đưa ra một cách nhìn mới đối với những gì đã được ý thức cộng đồng thừa nhận để nêu bật lên những vấn đề muơn thưở của nhân sinh, thế sự, khơi gợi sự suy nghĩ và chiêm nghiệm nơi người đọc. Thế nhưng nhịp mạnh trong các tác phẩm của ơng vẫn là nhịp yêu thương, sự cảm thơng và thấu hiểu sâu sắc với con người. Để thể hiện tư tưởng của mình, khi dựng truyện, nhà văn khơng chủ trương chồng chất các biến cố, sự kiện. Ơng thường lấy các trạng thái tâm lý, những diễn biến trong ý thức của nhân vật làm đối tượng miêu tả. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đa số khơng cĩ cốt truyện phức tạp, khơng chứa đựng những mâu thuẫn đầy kịch tính, những tình tiết ly kỳ, gay cấn. Nĩi cách khác, nhiều truyện chỉ đơn giản là những truyện khơng cĩ chuyện. Thế nhưng, viết về những đề tài quen thuộc trong cuộc sống nhưng các thiên truyện của Nguyễn Huy Thiệp vẫn khơng đơn điệu mà chứa nhiều sức gợi cảm và suy nghĩ sâu xa. Khi đọc các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, độc giả lại tìm thấy thêm nhiều điều mới mẻ, thấy tâm hồn vang vọng khơng dứt những dư âm. Đĩ là những câu chuyện “nĩi” được nhiều hơn bản thân nĩ. Cĩ thể chỉ là những mẩu chuyện nhỏ thể hiện những phương diện rất đỗi bình thường trong đời sống song chúng chuyển tải được biết bao ý nghĩa lớn lao về mối quan hệ giữa con người với con người, về vấn đề lương tâm xã hội, sự tha hĩa của nhân cách sống… Để kể những truyện khơng cĩ chuyện đầy sức thuyết phục, Nguyễn Huy Thiệp đã vận dụng hết sức linh hoạt các hình thức tự sự để xây dựng nên những hình tượng người kể chuyện đa dạng. Việc tìm hiểu người kể chuyện trong tổ chức truyện ngắn của nhà văn giúp chúng ta xác định sâu sắc hơn vai trị của cấu trúc trần thuật trong việc làm nổi bật giá trị tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm đặc sắc này. Nghiên cứu người kể chuyện thực chất là tìm hiểu một phương diện quan trọng của thi pháp xây dựng truyện ngắn. Vấn đề này ít được các nhà nghiên cứu chú ý khi phân tích, tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Chính vì vậy, luận văn đã xốy sâu vào việc tìm hiểu những nét đặc sắc về hình thức cũng như ý nghĩa của loại hình tượng này để cung cấp một cái nhìn tồn diện và hệ thống hơn về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên bình diện mới, gĩp phần khắc phục những cái nhìn chưa đầy đủ trong nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp từ trước tới nay. 2. Tự sự học là hệ thống lý thuyết cĩ nội hàm nghiên cứu sâu rộng, bao gồm nhều thành phần của nghệ thuật tự sự. Trong đĩ, người kể chuyện là một yếu tố trọng yếu cĩ khả năng chi phối đến việc tổ chức cấu trúc tác phẩm. Trên cơ sở trình bày các lý thuyết về người kể chuyện và các khái niệm cĩ liên quan (điểm nhìn trần thuật, ngơi kể, lời kể), luận văn đã vận dụng khảo sát, phân tích một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp. Quá trình vận dụng các lý thuyết tự sự vào việc nghiên cứu tác phẩm cụ thể vừa cĩ ý nghĩa làm sáng rõ, minh chứng cho cơ sở lý thuyết, vừa giúp chúng ta hiểu sâu hơn bản chất sáng tạo của nhà văn. Khi đi vào tìm hiểu hình tượng người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, luận văn đã làm nổi bật ý nghĩa của vấn đề ngơi kể và cách thức tổ chức điểm nhìn trần thuật – những vấn đề mấu chốt làm nên diện mạo người kể chuyện và tạo nên phẩm chất nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã kết hợp khảo sát đan xen nhiều thành phần khác nhau của nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện như điểm nhìn, ngơi kể, lời kể, giọng điệu trần thuật chứ khơng tách nghiên cứu từng thành phần riêng rẽ. Chẳng hạn, nếu ở các truyện ngắn tự sự ngơi thứ ba theo điểm nhìn bên ngồi, lời kể chủ yếu là lời người kể chuyện mang giọng điệu lạnh lùng, khách quan, bình thản, thì ở các truyện ngắn tự sự ngơi thứ ba theo điểm nhìn bên trong, lời người kể chuyện và lời nội tâm của nhan vật luơn cĩ sự đan xen, hịa trộn, bổ sung cho nhau làm nên giọng điệu thâm trầm, sâu lắng. Với các tác phẩm tự sự ở ngơi thứ nhất, gắn với cái “tơi” kể chuyện đa dạng, giàu suy tư là chất giọng trữ tình giàu chất suy nghiệm, triết lý làm chủ đạo. 3. Qua việc tìm hiểu hình tượng người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, luận văn đã khẳng định vai trị đĩng gĩp tích cực của nhà văn trong quá trình hiện đại hĩa văn học dân tộc giai đoạn từ sau 1975 trở đi. Các hình thức tự sự trong các truyện kể của Nguyễn Huy Thiệp rất đa dạng với sự tổ chức sinh động, linh hoạt các điểm nhìn nghệ thuật, sự đan xen các hình thức ngơi kể khác nhau cùng với giọng điệu trần thuật biến hĩa, phong phú đã tạo nên sức rung động và khả năng tác động to lớn của các tác phẩm. Trong xu hướng cách tân chung của thời đại văn học sau một thời gian dài “tơn sùng” kiểu sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, các nhà văn cùng thời với Nguyễn Huy Thiệp như Phạm Thị Hồi, Dương Thu Hương, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ… đã cố gắng khai thác những hình thức nghệ thuật để khai thác hiện thực và đời sống tâm lý con người theo một hướng mới. Họ cố gắng đưa câu chuyện và các nhân vật của mình lại gần hơn với hiện thực cuộc sống đương đại sau chiến tranh, tuy khơng cịn tiếng súng nhưng cũng lắm những xung đột, diễn biến phức tạp, lắm khi tàn khốc. Trong dịng xốy của cuộc đời mới, con người phải trực diện đối mặt với những biến động khơn lường, phong phú của cuộc đời. Viết về những bề bộn của nhân sinh, thế sự như vậy, các nhà văn khơng thể sáng tác theo kiểu ngợi ca và ngưỡng vọng một thời. Ngịi bút của họ cần tỉnh táo, chân thực và khách quan hơn khi khai thác các vấn đề hơm nay. Chính vì vậy, việc đa dạng hĩa các hình thức nghệ thuật trong sáng tác là một yêu cầu tất yếu của quá trình vận động văn học. Sự thay đổi ấy của văn học cũng đồng thời đáp ứng được những địi hỏi của hiện thực mới đối với văn học. Sự đa dạng hĩa các hình thức thể hiện của văn học được thể hiện ở nhiều phương diện: sự lựa chọn đề tài, cách thức tổ chức cốt truyện, miêu tả nhân vật…trong đĩ, việc xây dựng hình tượng người kể chuyện theo hướng mới cũng là một sự cách tân quan trọng. Người kể chuyện trong các truyện ngắn từ sau 1975 khơng cịn là một người kể “biết tuốt”, cĩ vai trị chi phối tồn năng đối với câu chuyện cũng như nhân vật của mình. Anh ta cĩ thể hiện diện hoặc vắng bĩng trong truyện kể, song sự tác động của anh ta đối với thế giới hình tượng trong tác phẩm cĩ một giới hạn nhất định, các nhân vật trở nên độc lập hơn đối với người kể, mang tư cách là những ý thức riêng biệt cĩ khả năng đối thoại với người kể chuyện. Nhờ đĩ, tính chân thật và sinh động của truyện kể được gia tăng đáng kể so với thời kỳ trước đĩ. Nằm trong dịng chảy chung của văn học thời đại, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một đại diện tiêu biểu cho những đổi thay và cách tân của văn học thời kỳ đổi mới. Trong đĩ, việc xây dựng được những loại hình tượng người kể chuyện đa dạng và sinh động là một nỗ lực đáng ghi nhận của nhà văn. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người kể chuyện ngơi thứ hai khơng xuất hiện, cịn các truyện ngắn kể theo ngơi thứ nhất và thứ ba cĩ số lượng tương đương nhau. Đặc biệt, chiếm phần lớn là các truyện kể ngơi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp và ngơi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến. Sự ưu trội của các truyện kể ngơi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp đã cho thấy sự phân hĩa phức tạp của các ý thức kể chuyện trong cùng một tác phẩm, cũng như sự phát triển của trình độ phản ánh hiện thực sâu rộng và tinh tế của truyện ngắn. Cịn các truyện kể ngơi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến lại tập trung phát lộ những tầng sâu phức tạp, đầy mâu thuẫn trong đời sống tâm lý của các cái “tơi” cá nhân. Tự sự ngơi thứ nhất tạo điều kiện cho họ trần tình, độc thoại, bày tỏ tư tưởng và đối thoại về các vấn đề xã hội. Bên cạnh đĩ, sự di chuyển liên tục của các điểm nhìn nghệ thuật từ ngồi vào trong, từ người kể đến nhân vật, từ nhân vật này đến nhân vật khác ở mỗi tác phẩm cũng gĩp phần tạo ra sự biến hĩa sinh động của các hình thức truyện kể. 4. Trong quá trình đi sâu phân tích hình tượng người kể chuyện trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, luận văn đã cố gắng chỉ ra những hiệu quả nghệ thuật đặc sắc trong việc xây dựng loại hình tượng này ở từng tác phẩm. Tựu trung, cĩ thể thấy, người kể chuyện trong truyện ngắn của nhà văn khơng chỉ là một người kể đơn thuần hay là một nhân vật, mà là một hình tượng nghệ thuật sống động. Anh ta khi xuất hiện ở ngơi này, khi xuất hiện ở ngơi kia và đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau: hoặc đứng ngồi câu chuyện, hoặc tham gia trực tiếp vào các tình tiết của truyện; hoặc đứng ngồi nhân vât, hoặc nhập vai vào nhân vật để kể… Người kể, trong quá trình trần thuật, khơng chỉ cho người đọc thấy những gì được kể, mà cịn cho thấy cả bản thân người kể. Điểm nhìn trần thuật trong truyện khơng chỉ là điểm tựa, là vị trí đứng để kể, mà nĩ cịn là điểm nhìn mang tính chất tâm lý thể hiện mức độ cảm xúc và chiều sâu tư tưởng. Sự kết hợp linh hoạt các hình thức tự sự, sự gia tăng hợp lý các điểm nhìn trần thuật giúp cho các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp gợi ra những cái nhìn nhiều chiều hấp dẫn. Chúng vừa cĩ khả năng khơi sâu, nắm bắt thế giới tâm hồn con người, vừa cĩ khả năng bao quát được những phạm vi hiện thực rộng lớn. Tính chất phức điệu, đối thoại, đa nghĩa của các tác phẩm đã được tạo nên bởi lối kể chuyện sinh động và biến hĩa tài tình của nhà văn. Mặt khác, tùy thuộc vào đối tượng phản ánh, trong mỗi tác phẩm thường nổi lên một chất giọng chủ đạo, song các tính chất lạnh lùng, khách quan, suy tư, triết lý, trữ tình thường đan hịa vào nhau, gợi cho người đọc nhiều cảm xúc đan xen phức hợp và nhiều suy ngẫm, trăn trở khơn nguơi trước các vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Sự sâu sắc và sức hấp dẫn của truyện Nguyễn Huy Thiệp là ở chỗ đĩ. Với một phong cách táo bạo, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã thổi một luồng sinh khí mới mẻ vào nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XX. Nghiên cứu hình tượng người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, luận văn khơng cho rằng đã giải quyết thấu đáo và đầy đủ mọi vấn đề. Nhưng người viết hy vọng đề tài đã mở ra một hướng tiếp cận mới đối với một hiện tượng tiêu biểu của văn học đương đại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hồi Thanh (sưu tầm và biên soạn), (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lý thuyết, Nxb. Hội nhà văn, Trung tâm văn hĩa ngơn ngữ Đơng Tây, H. 2. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, Nxb. Thanh niên, TP.HCM. 3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, H. 4. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu, Bộ văn hĩa thơng tin và thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, H. 5. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đơxtốiepxki, Nxb. Giáo dục, H. 6. Roland Barthes (2008), Những huyền thoại, Nxb. Tri thức, H. 7. Lê Huy Bắc (2007), Nghệ thuật Phran-dơ Káp-ka, Nxb. Giáo dục, H. 8. Gillian Brown, George Yule (2002), Phân tích diễn ngơn, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, H. 9. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuơi Việt Nam 1975-1995 – Những đổi mới cơ bản, Nxb. Giáo dục, H. 10. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngơn ngữ thơ, Nxb. Văn học, H. 11. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb. Khoa học xã hội, H. 12. Hà Huy Dũng (2007), Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn) , trường Đại học Sư phạm TP.HCM. 13. Đinh Xuân Dũng (2003), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, Nxb. Quân đội nhân dân, thành phố Hồ Chí Minh. 14. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây – Tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb. Giáo dục, H. 15. Trần Thiện Đạo (2008), Từ chủ nghĩa hiện sinh đến thuyết cấu trúc, Nxb. Tri thức, H. 16. Trần Thanh Đạm (1978), Giảng dạy tác phẩm văn học theo lọai thể, Nxb. Giáo dục, H. 17. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 1+2), Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, H. 18. Phan Cự Đệ (chủ biên), (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Giáo dục, H. 19. Phan Cự Đệ (chủ biên), (2007), Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp - Chân dung, Nxb. Giáo dục, H. 20. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb. Văn học, Trung tâm nghiên cứu quốc học, H. 21. Hà Minh Đức (chủ biên), (2008), Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục, H. 22. Cynthia Freeland (2009), Thế mà là nghệ thuật ư?, Nxb. Tri thức, H. 23. Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết L. Tơnxtơi, Nxb. Giáo dục, H. 24. Kate Hamburger (2004), Logic học về các thể lọai văn học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, H. 25. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Sinh (chủ biên), (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB.Giáo dục, H. 26. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, Nxb. Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh. 27. Đỗ Hồng Hạnh (tuyển chọn), (2005), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb. Văn hĩa Sài Gịn, TP.HCM. 28. Võ Thị Thu Hằng (2007), Triết lý văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp, nguồn: binh/2007/09/3B9ADA3F/ 29. Hồng Ngọc Hiến (1997), Tập bài giảng nghiên cứu văn học, Nxb. Giáo dục, H. 30. Hồng Ngọc Hiến (2003), Nhập mơn văn học và phân tích thể loại, Nxb. Đà nẵng, Đà Nẵng. 31. Hồng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học, Nxb. Giáo dục, H. 32. Hồng Ngọc Hiến (2007), Văn hĩa và văn minh, văn hĩa chân lý và văn hĩa dịch lý, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng. 33. Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩm văn chương như một sinh thể nghệ thuật, Nxb. Hội nhà văn, H. 34. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb. Giáo dục, H. 35. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb. Hội nhà văn, H. 36. La Khắc Hịa (2006), Những dấu hiệu của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hồi, nguồn: 37. Nguyễn Thái Hịa (2006), Từ điển tu từ - Phong cách – Thi pháp học, Nxb. Giáo dục, H. 38. Nguyễn Trọng Hồn (giới thiệu và tuyển chọn), (2004), Nguyễn Minh Châu - Về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, H. 39. Nguyễn Cơng Hoan (2005), Đời viết văn của tơi – Thăm nhà người anh em chiến đấu, Nxb. Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh. 40. Hans Robert Jauss (2002), Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khao học văn chương (Trương Đăng Dung dịch), Tạp chí Văn học (số 1). 41. Nguyễn Văn Kha (2006), Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000, Nxb. Đại học quốc gia TP.HCM, thành phố Hồ Chí Minh. 42. N.Konrad (1997), Phương Đơng và Phương Tây, Nxb. Giáo dục, H. 43. M.B.Khrapchenkơ (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, H. 44. M.B.Khrapchenkơ (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn văn và sự phát triển của văn học, Nxb. Tác phẩm mới, H. 45. Cao Kim Lan (2006), Lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại, nguồn: 46. Tơn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb. Khoa học xã hội, H. 47. Tơn Phương Lan (2002), Nguyễn Minh Châu – Trang giấy trước đèn, Nxb. Khoa học xã hội, H. 48. Ngơ Tự Lập (2008), Văn chương như là quá trình dụng điển, Nxb. Tri thức, H. 49. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb. Giáo dục, H. 50. Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (chủ biên), (2007), Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb. Giáo dục, H. 51. Iu.M.Lotman (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, H. 52. Chu Giang Nguyễn Văn Lưu (2004), Luận chiến văn chương, Nxb. Văn học, H. 53. Phương Lựu ( chủ biên), (2003), Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục, H. 54. Phương Lựu (2004), Lý luận và phê bình văn học, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng. 55. Phương Lựu (2005), Lý luận văn học hiện đại phương Tây, Nxb. Giáo dục, H. 56. Jean-Francois Lyotard (2007), Hồn cảnh hậu hiện đại, Nxb. Tri thức, H. 57. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn hiện đại – Chân dung và phong cách, Nxb. Văn học, H. 58. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, H. 59. M.AR. Nauđốp (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Nxb. Văn học, H. 60. Vương Trí Nhàn (2003), Ngồi trời lại cĩ trời, Nxb. Hội nhà văn, thành phố Hồ Chí Minh. 61. Phùng Quý Nhâm (2003), Văn học và văn hĩa từ một gĩc nhìn, Nxb. Văn học, Trung tâm nghiên cứu quốc học, thành phố Hồ Chí Minh. 62. Lê Thành Nghị (2003), Văn học – Sáng tạo và tiếp nhận, Nxb. Quân đội nhân dân, H. 63. Phan Ngọc (2000), Cách giải thích văn học bằng ngơn ngữ học, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 64. Phạm Xuân Nguyên (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nxb. Văn hĩa thơng tin, H. 65. K.Pauxtốpxki (2004), Một mình với mùa thu, Nxb. Văn hĩa thơng tin, TP.HCM. 66. Phạm Phú Phong (2002), Giọng điệu văn chương Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí Sơng Hương (số 155). 67. Pospelov (chủ biên), ((1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (tập 2) (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Nghĩa Trọng dịch), Nxb. Giáo dục, H. 68. Trần Đình Sử (2003), Lý luận và phê bình văn học, Nxb. Giáo dục, H. 69. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Giáo trình ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 70. Trần Đình Sử (chủ biên), (2003), Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb. Đại học sư phạm, H. 71. L.I. Timofeev (1962), Nguyên lý lý luận văn học, Nxb Văn hố, Viện Văn học, H. 72. Nguyễn Quang Thắng (sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu), Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê (tập IV: Văn học), Nxb. Văn học, thành phố Hồ Chí Minh. 73. Phùng Gia Thế (2007), Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học VN sau 1986, Báo Văn nghệ (số 8/12/2007). 74. Nguyễn Thành Thi (2006), Phong cách văn xuơi nghệ thuật Thạch Lam, Nxb. Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh. 75. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Giăng lưới bắt chim, Nxb. Hội nhà văn, H. 76. Trần Viết Thiên (2007), Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp – Chiều tương tác độc đáo, Tạp chí Sơng Hương (số 216). 77. Nguyễn Văn Thuấn (2008), Nguyễn Huy Thiệp đưa nhân vật vào lập trường đối thọai, Tạp chí Sơng Hương (số 233). 78. Lộc Phương Thủy (2003), Quan niệm văn chương Pháp thế kỷ XX, Nxb. Văn học, H. 79. Đỗ Lai Thúy (biên soạn), (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp (Lý thuyết chủ nghĩa hình thức Nga), Nxb. Hội nhà văn, H. 80. Đỗ Lai Thúy (2006), Theo vết chân những người khổng lồ, Nxb. Văn hĩa thơng tin, H. 81. Lê Hương Thủy (2006), Truyện ngắn sau 1975 – Một số đổi mới về thi pháp, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 11). 82. Lộc Phương Thủy (chủ biên), (2007), Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX (tập 1+2), Nxb. Giáo dục, H. 83. Chu Quang Tiềm (2005), Tâm lý văn nghệ, Nxb. Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh. 84. L.I. Timofeev (1962), Nguyên lý lý luận văn học, Nxb Văn hố, Viện Văn học, H. 85. Tzvetan Todorov (2006), Di sản Bakhtin, La Khắc Hịa dịch, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 7). 86. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mỹ và văn hĩa, NXb. Giáo dục, H. 87. Ngọc Trai (1987), Sự khám phá con người Việt Nam qua truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 10). 88. Nguyễn Văn Trung (1965), Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, Nxb. Sơn Nam, Sài Gịn. 89. Bùi Thanh Truyền (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuơi đương đại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 11). 90. Nguyễn Văn Tùng (tuyển chọn), (2008), Tuyển tập các bài viết về tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Giáo dục, H. 91. Phùng Văn Tửu (2005), Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI, Nxb. Giáo dục, H. 92. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại những tìm tịi đổi mới, Nxb. Khoa học xã hội, H. 93. Nhiều tác giả (1983), Số phận của tiểu thuyết (Lại Nguyên Ân, Nguyễn Minh, Phong Vũ biên dịch), Nxb. Tác phẩm mới, H. 94. Nhiều tác giả (1996), Một thời đại mới trong văn học, Nxb. Văn học, H. 95. Nhiều tác giả (2004), Thơ – nghiên cứu, lý luận, phê bình, Nxb. Đại học quốc gia TP.HCM, thành phố Hồ Chí Minh. 96. Nhiều tác giả (2004), Sự đỏng đảnh của phương pháp, Nxb. Văn hĩa thơng tin, Tạp chí Văn hĩa nghệ thuật, H. 97. Nhiều tác giả (2007), Huyền thoại và văn học, Nxb. Đại học quốc gia TP.HCM, thành phố Hồ Chí Minh. 98. Nhiều tác giả, (2008), Kỷ yếu Hội thảo Tự sự học (lần 2), Khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội. 99. Hồng Thị Văn (1995), Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam 1975-1995 (Luận án tiến sĩ Ngữ văn), trường Đại học Sư phạm TP.HCM. 100. Tiền Trung Văn (2006), Những vấn đề lý thuyết của M.Bakhtin về tính phức điệu, tạp chí Nghiên cứu văn học (số 6). 101. Nguyễn Khắc Viện (2007), Truyện Kiều và nghiên cứu sáng tác văn học, Nxb. Văn hĩa Sài Gịn, thành phố Hồ Chí Minh. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7446.pdf
Tài liệu liên quan