BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------
LAI NHÃ TRÚC
NGỮ NGHĨA CỦA LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS DƯ NGỌC NGÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2006
Trước hết, tôi chân thành biết ơn Tiến sĩ Dư Ngọc Ngân, người đã
quan tâm, động viên và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin
133 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 8511 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Ngữ nghĩa của liên từ tiếng việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỏ lòng biết ơn sâu sắc về những đóng góp quý báu của
quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn, cũng như quý thầy cô đã giảng
dạy trong thời gian học cao học tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
Bên cạnh đó, tôi cũng không quên gởi lời cảm ơn đến gia đình và cơ
quan đang công tác vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận
văn.
Tôi sẽ không bao giờ quên tất cả những sự ủng hộ, khuyến khích và
chia sẻ của các bạn học chung lớp Lí luận ngôn ngữ khoá 13.
TPHCM, tháng 5 năm 2006.
Người viết
Lai Nhã Trúc
MỤC LỤC
Trang
Dẫn nhập ....................................................................................................1
0.1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................1
0.2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................3
0.3. Phạm vi đề tài, giới hạn đề tài .................................................................3
0.4. Lịch sử vấn đề ..........................................................................................4
0.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu. ...........................................8
0.6. Đóng góp của luận văn ............................................................................9
0.7. Bố cục của luận văn...............................................................................10
Chương 1: Tổng quan về liên từ tiếng Việt ...................................11
1.1. Khái niệm liên từ tiếng Việt ..................................................................11
1.2. Phân biệt liên từ với các loại hư từ khác trong tiếng Việt......................13
1.2.1. Phân biệt liên từ với giới từ.................................................................15
1.2.2. Phân biệt liên từ với trợ từ ..................................................................25
1.2.3. Phân biệt liên từ với phụ từ .................................................................29
1.3. Khái quát ngữ nghĩa của liên từ tiếng Việt ...........................................32
1.3.1. Ý nghĩa ngữ pháp của liên từ tiếng Việt .............................................33
1.3.2. Ý nghĩa ngữ dụng của liên từ tiếng Việt .............................................37
1.4. Phân loại liên từ tiếng Việt ....................................................................39
1.4.1. Dựa vào yếu tố được liên kết ..............................................................39
1.4.2. Dựa vào ý nghĩa của liên từ ................................................................42
1.4.3. Thống kê danh sách các liên từ tiếng việt ..........................................45
Tiểu kết ........................................................................................................49
Chương 2: Ngữ nghĩa của liên từ tiếng Việt..................................51
2.1. Ý nghĩa ngữ pháp của liên từ tiếng Việt ................................................51
2.1.1. Ý nghĩa của các liên từ đơn ................................................................51
2.1.1.1. Ý nghĩa quan hệ liệt kê ....................................................................51
2.1.1.2. Ý nghĩa quan hệ tương phản.............................................................56
2.1.1.3. Ý nghĩa quan hệ lựa chọn.................................................................61
2.1.1.4. Ý nghĩa quan hệ nối tiếp ..................................................................66
2.1.1.5. Ý nghĩa quan hệ đối chiếu ..............................................................67
2.1.1.6. Trường hợp nhiều loại ý nghĩa được biểu thị trong liên từ ...............68
2.1.2. Ý nghĩa của các cặp liên từ sóng đôi ..................................................77
2.1.2.1. Ý nghĩa quan hệ nguyên nhân – kết quả .........................................77
2.1.2.2. Ý nghĩa quan hệ điều kiện/ giả thiết – kết quả...............................82
2.1.2.3. Ý nghĩa quan hệ nghịch nhân quả (nhượng bộ)................................94
2.2. Ý nghĩa ngữ dụng của liên từ tiếng Việt. ...............................................99
2.2.1. Ý nghĩa liên kết dụng học .................................................................100
2.2.1.1. Liên kết hiển ngôn với hàm ngôn ..................................................101
2.2.1.2. Liên kết hàm ngôn với hàm ngôn ..................................................104
2.2.1.3. Liên kết hiển ngôn với tiền giả định..............................................106
2.2.1.4. Liên kết hai hành vi ngầm ẩn........................................................107
2.2.2. Ý nghĩa định hướng hành vi ngôn ngữ (hành động ngôn từ) .............108
2.2.2.1. Định hướng nghĩa về hành vi bác bỏ..............................................108
2.2.2.2. Định hướng nghĩa về hành vi khẳng định.......................................110
2.2.2.3. Định hướng nghĩa về hành vi nói mỉa và nói dỗi ...........................110
2.2.2.4. Định hướng nghĩa về hành vi thề bồi .............................................112
2.2.2.5. Định hướng nghĩa về hành vi chấp nhận ........................................112
2.2.2.6. Định hướng nghĩa về hành vi bày tỏ thái độ không hài lòng .........113
2.2.3. Ý nghĩa đánh giá ...............................................................................113
2.2.3.1. Đánh giá về độ quan trọng của thông tin .......................................114
2.2.3.2. Đánh giá về độ tin cậy của thông tin .............................................115
Tiểu kết.......................................................................................................117
Kết luận ..................................................................................................122
Thư mục tham khảo.....................................................................................123
Ngữ liệu trích dẫn ......................................................................................135
1
DẪN NHẬP
0.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo ngữ pháp truyền thống tiếng Việt, hư từ thường được đề cập
như một phạm trù đối lập với phạm trù thực từ. Nhìn chung, lớp từ này
thường được xem xét, xác định dựa vào những thuộc tính ngữ pháp. Theo
cách nhìn này thì mặt ngữ nghĩa, đặc biệt là một số sắc thái nghĩa tinh tế
trong giao tiếp hàng ngày gắn với các đơn vị được gọi là hư từ của tiếng
Việt sẽ khó bề được phát hiện một cách đích thực như nó đang có.
Việc không đề cập đến mặt ngữ nghĩa cũng như việc tách hư từ ra
khỏi hiệu lực giao tiếp mà chỉ nhấn mạnh chức năng “công cụ thuần túy
ngữ pháp” của hư từ là một việc làm chưa đủ thuyết phục về lí thuyết lẫn
thực tế. Hư từ, tuy chiếm một tỉ lệ rất nhỏ về số lượng so với thực từ,
nhưng hư từ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc ngữ nghĩa,
ngữ pháp của các đơn vị ngôn ngữ, đặc biệt đối với ngôn ngữ không biến
hình như tiếng Việt. Đã đến lúc vấn đề hư từ cần được xem xét không
những trong các kết cấu ngữ pháp, mà còn phải được xem xét trong hoạt
động mở của ngôn ngữ gắn với hiện thực giao tiếp của nó, từ góc nhìn ngữ
nghĩa học và ngữ dụng học.
Một trong những lớp từ thuộc hệ thống hư từ tiếng Việt là liên từ.
Vấn đề liên từ tiếng Việt cùng những vấn đề hữu quan, từ lâu không còn
là vấn đề mới. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về liên từ tiếng
Việt đã có những đóng góp có giá trị cho ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên,
vấn đề liên từ vẫn chưa được các tác giả chú ý lí giải một cách trọn vẹn.
Việc nghiên cứu liên từ tiếng Việt cho đến nay vẫn còn nhiều điểm bất
đồng.
2
Nhìn chung, liên từ đã được nghiên cứu khá kĩ trên bình diện ngữ
pháp, chúng thường được xếp vào nhóm từ là công cụ ngữ pháp, có thể
được dùng để nối kết các từ, các ngữ, các câu, và các đoạn văn. Nhưng
trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng thì nhiều vấn đề về liên từ vẫn chưa
được tập trung nghiên cứu.
Trong ý nghĩa của nhiều liên từ, ngoài cái lõi quan hệ lôgic, còn có
những nội dung tình thái đánh giá khiến cho chúng không chỉ là phương
tiện nối kết đơn thuần hình thức. Trước nay, giới Việt ngữ học chưa quan
tâm nhiều đến vấn đề này. Gần đây, một số công trình có quan tâm hơn,
nhưng chủ yếu cũng chỉ là nhân đề cập đến một phạm vi khác có liên
quan, hoặc dừng lại ở những quan sát đơn lẻ chưa bao quát.
Hầu hết các nhà ngữ pháp đều thừa nhận liên từ không có ý nghĩa từ
vựng, mà chỉ làm công cụ để biểu hiện các quan hệ ngữ pháp khác nhau.
Thật ra, sự hiện diện của liên từ trong câu đã tạo nên những kiểu nghĩa
ngữ pháp, nghĩa tình thái khác nhau. Ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa liên kết cú
pháp do các liên từ tạo nên là rất quan trọng. Nếu chỉ nghiên cứu liên từ ở
góc độ hình thức như là một công cụ, một dấu hiệu biểu hiện mối quan hệ
ngữ pháp mà chưa xem xét chúng ở khả năng góp phần biểu hiện ý nghĩa
của câu, của lời ở khả năng hành chức của nó trong hoạt động giao tiếp, thì
quả là chưa đủ để hiểu hết giá trị và chức năng của liên từ.
Tóm lại, liên từ có vai trò quan trọng như vậy, cho nên việc nghiên
cứu lớp từ này đã được các nhà ngôn ngữ học đặt ra từ lâu và có nhiều
kiến giải có giá trị. Nhưng vì tính chất phức tạp của của liên từ tiếng Việt
nên cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nhất là các vấn đề: khái
niệm liên từ, việc miêu tả và phân loại liên từ, ý nghĩa của liên từ, chức
năng góp phần tạo nghĩa của câu và lời của liên từ.
3
Vì tính phức tạp nhưng hấp dẫn của vấn đề liên từ tiếng Việt như
trên, luận văn của chúng tôi đã chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu.
0.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về liên từ tiếng Việt, luận văn của chúng tôi nhằm một
số mục đích sau:
0.2.1. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các nhà
ngôn ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam về liên từ nói chung và liên từ
tiếng Việt nói riêng, từ những kết quả khảo sát ngữ liệu, luận văn sẽ xác
định bản chất ngữ nghĩa, ngữ pháp của liên từ tiếng Việt, đặc biệt chú ý
đến vai trò của các đơn vị này trong việc tạo nghĩa của câu, phát ngôn.
0.2.2. Luận văn miêu tả các ý nghĩa ngữ pháp, một số ý nghĩa ngữ
dụng do các liên từ tạo nên, từ đó khẳng định khả năng góp phần biểu hiện
ý nghĩa của câu, lời, ở khả năng hành chức của liên từ trong hoạt động
giao tiếp.
0.3. PHẠM VI ĐỀ TÀI, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Liên từ, về phương diện lí thuyết đã được các nhà ngữ pháp, các nhà
lôgic ngữ nghĩa dày công nghiên cứu và đạt được những thành tựu nhất
định. Từ thực tế đó, luận văn không đi sâu vào tìm hiểu liên từ về phương
diện lí thuyết mà chủ yếu chúng tôi đứng ở góc độ ngữ pháp và dụng học
để khảo sát hoạt động các liên từ tiếng Việt. Từ đó, luận văn khái quát
một số ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa ngữ dụng của liên từ tiếng Việt.
0.4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Liên từ tiếng Việt đã được các nhà ngữ pháp nghiên cứu từ rất lâu.
Hầu hết các công trình ngữ pháp tiếng Việt đều có đề cập đến lớp từ này.
4
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ điểm qua những công trình được
coi là tiêu biểu cho mỗi giai đoạn.
Đầu tiên phải kể đến Trương Vĩnh Ký với tác phẩm đầu tay là “Tóm
tắt ngữ pháp tiếng Việt” (1867). Trong công trình này, tác giả dành 48
trang nói về từ loại: danh từ , tính từ , đại từ, động từ, và 82 trang để nói về
335 tiểu từ mà tác giả cho rằng “có thể coi như giới từ , liên từ, phó từ hay
thán từ”, và “một số động từ cũng được dùng như tiểu từ. Mười sáu năm
sau, tác giả cho ra đời quyển “Ngữ pháp tiếng Việt”, ở đây, các loại tiểu
từ được miêu tả riêng biệt, và liên từ có 11 tiểu loại.
Nhưng có lẽ kể từ cuốn “Việt Nam văn phạm” (1940) của Trần
Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ thì từ loại tiếng Việt mới bắt đầu
được nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ hơn. Trong công trình nghiên cứu
của mình, các tác giả đã phân chia vốn từ vựng tiếng Việt thành 13 từ loại.
Các tác giả cuốn sách này, một mặt căn cứ vào vai trò trong cấu trúc câu
đơn và câu phức của liên từ, để phân chia liên từ thành hai loại: tập hợp
liên tự và phụ thuộc liên tự. Mặt khác, các tác giả căn cứ vào ngữ nghĩa
của các liên tự, để phân chia chúng thành các nhóm nhỏ và nêu rõ ý nghĩa
ngữ pháp mà chúng diễn đạt.
Các công trình sau đó có thể kể đến các cuốn “Những nhận xét về
văn phạm Việt Nam” (1948), “Văn phạm Việt Nam” (1952) của Bùi Đức
Tịnh; “Việt ngữ nghiên cứu” (1955) của Phan Khôi, v.v …
Trong các công trình này, những vấn đề về liên từ bắt đầu trở nên
phức tạp hơn bởi các thuật ngữ và các cách phân chia liên từ khác nhau.
Bùi Đức Tịnh nêu ý nghĩa của liên từ, phân biệt liên từ với phó từ và thấy
được vài tiếng trong số các liên từ cũng có thể thuộc vào những từ loại
khác. Phan Khôi xếp liên từ vào loại quan hệ từ.
Ở giai đoạn sau đó, có thể nói đến một số công trình như:
5
-“Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (1957-1960) - Lưu Vân Lăng,
Nguyễn Kim Thản.
-“Giáo trình về Việt ngữ” (1962) - Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú.
-“Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam” (1963) – Trương Văn Chình,
Nguyễn Hiến Lê.
-“Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” (1962), tập 1, tập 2, và
“Tiếng Việt của chúng ta” (1980) – Nguyễn Kim Thản v.v…
Các tác giả đã vận dụng được nhiều khái niệm và phương pháp
nghiên cứu của ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu từ loại nói chung và
liên từ nói riêng. Trong lí thuyết từ loại tiếng Việt, các tác giả đã nêu lên
các tiêu chí phân chia từ loại rõ ràng. Tuy vậy, do phương pháp phân loại
khác nhau và cách đánh giá các hiện tượng ngôn ngữ cụ thể còn khác
nhau, nên kết quả phân chia từ loại và tiểu loại liên từ còn nhiều bất đồng.
Từ sau năm 1980 đến nay, các công trình nghiên cứu về ngữ pháp
tiếng Việt đều có đề cập đến liên từ, như:
- “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” (1980) – Nguyễn Anh Quế.
-“Ngữ pháp tiếng Việt” (1983) – Ủy ban Khoa học Xã hội Việt
Nam.
-“Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại” (1986) – Đinh Văn Đức.
-“Ngữ pháp tiếng Việt” (1992), tập 1 – Diệp Quang Ban và Hoàng
Văn Thung.
-“Cú pháp tiếng Việt” (1992), quyển 2 – Hồ Lê.
-“Tiếng Việt” (1995) – Đinh Thanh Huệ. .. v.v
Ở những công trình này, chúng tôi thấy cách gọi tên và cách phân
loại liên từ có khác nhau.
Điểm qua một số công trình tiêu biểu về ngữ pháp tiếng Việt, chúng
tôi nhận thấy rằng liên từ được nghiên cứu khá sâu và khá kĩ nhưng chỉ
6
trên phương diện ngữ pháp, còn trên phương diện ngữ nghĩa và dụng học
thì chúng chưa được quan tâm nhiều. Những năm gần đây, khi mà nghĩa
học đi sâu vào tìm hiểu nội dung biểu đạt của các đơn vị từ vựng và các
đơn vị cú pháp, đặc biệt là nghĩa của hư từ, còn dụng học tỏ ra là một địa
hạt đầy hiệu quả trong việc giải thích các hiện tượng ngôn ngữ trong hoạt
động tương tác ngôn từ, thì các nhà nghiên cứu mới chú ý nhiều đến khía
cạnh ngữ nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa ngữ dụng của nhóm từ này. Nhưng
nhìn chung, đó chỉ là những nghiên cứu riêng lẻ chưa bao quát. Có thể kể
đến những nghiên cứu sau:
-“Lô-gich và sắc thái liên từ tiếng Việt (về các liên từ và, hay, hoặc,
nếu … thì…)” (1976), “Ngữ nghĩa các từ hư: định hướng nghĩa của từ”
(1984), “Ngữ nghĩa các từ hư: nghĩa của cặp từ” (1984), “Phương thức liên
kết của từ nối” (1985), “Lôgích và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả”
(1990) ,“Lôgích và tiếng Việt” (1999), “Ngữ dụng học” (1999), tập 1, -
Nguyễn Đức Dân.
-“Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý nghĩa đánh giá của
các hư từ” (1991), “Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ: siêu ngôn ngữ và hư
từ tiếng Việt” (1992) - Lê Đông.
-“Nghĩa ngữ dụng của cặp liên từ lôgic nếu … thì…” (1999), Phạm
Văn Tình.
-“Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” (1991) - Cao Xuân Hạo.
- “Đại cương ngôn ngữ học” (2001), tập 2 (Ngữ dụng học) - Đỗ Hữu
Châu.
- “Logic-ngôn ngữ học” (2003), Hoàng Phê.
Nhìn chung, trong Việt ngữ học có hai quan điểm là hợp nhất và
lưỡng phân kết từ.
7
- Các tác giả như Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Kim Thản, Phạm Tất Đắc,
Trần Trọng Kim, v.v… không dùng thuật ngữ kết từ mà lưỡng phân kết từ
thành hai loại là giới từ và liên từ.
- Ngược với sự phân loại trên, nhóm thứ hai gồm Trương Văn Chình,
Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn, Lê Cận, Phan Thiều, Đinh
Văn Đức, Diệp Quang Ban, Hồ Lê … không phân ranh giới giữa hai nhóm
từ loại này và gọi chung là kết từ hoặc quan hệ từ hay từ nối. Lê Văn Lý
cũng không tách liên từ ra thành một lớp riêng mà gọi là phụ từ. Ông chia
phụ từ ra thành 4 tiểu loại nhỏ: phụ từ khởi đầu, phụ từ trung gian, phụ từ
tận cùng và phụ từ tự do. Đái Xuân Ninh gộp chung giới từ và liên từ thành
từ định chức.
Có thể khẳng định rằng, việc hợp nhất giới từ và liên từ thành kết
từ hay lưỡng phân chúng là vấn đề chưa có sự thống nhất của các nhà ngôn
ngữ học tiền văn bản nói riêng và của các nhà từ pháp học nói chung. Khi
ngôn ngữ học văn bản ra đời thì các vai trò liên kết văn bản của hầu hết
các từ loại trong các ngôn ngữ trong đó có giới từ và liên từ mới được các
nhà ngôn ngữ học văn bản như Halliday và Hasan, Quirk và các đồng tác
giả, cùng với Trần Ngọc Thêm (1985) nhìn nhận và đưa về phạm trù hoạt
động trọng tâm của nó: các phương tiện liên kết văn bản.
0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
0.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này chúng tôi đã sử dụng những phương pháp
sau:
0.5.1.1. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa ngữ pháp
Luận văn dùng phương pháp này để khảo sát và phân tích ý nghĩa
ngữ pháp của liên từ tiếng Việt.
8
0.5.1.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa ngữ dụng
Luận văn dùng phương pháp này để khảo sát và phân tích ý nghĩa
ngữ dụng và các sắc thái nghĩa ngữ dụng của liên từ tiếng Việt.
0.5.1.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Khi nhận diện một liên từ, để tránh nhầm lẫn với các lớp từ khác,
chúng tôi đã phân biệt liên từ với các loại hư từ khác là giới từ, phụ từ, trợ
từ ( đặc biệt qua khảo sát một số trường hợp có hiện tượng chuyển loại).
Sau khi miêu tả, phân tích các ngữ liệu, chúng tôi tiến hành so sánh
đặc điểm về cấu trúc và ý nghĩa của các nhóm liên từ để tìm ra những đặc
điểm khác biệt và tương đồng giữa chúng.
0.5.1.4. Phương pháp thống kê
Dùng phương pháp này, chúng tôi thống kê tất cả các liên từ có
trong tiếng Việt (dựa vào Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê).
Trong những phương pháp trên, chúng tôi dùng phương pháp 0.5.1.1
(phương pháp phân tích ngữ nghĩa ngữ pháp) và phương pháp 0.5.1.2
(phương pháp phân tích ngữ nghĩa ngữ dụng) là chủ yếu.
0.5.2. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ các sách
báo và các tài liệu sau:
- Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2003), Nxb Đà Nẵng.
- Một số sách ngữ pháp tiếng Việt (từ loại tiếng Việt).
- Một số tác phẩm văn học và báo chí (có liệt kê trong ngữ liệu trích
dẫn).
0.6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
9
Việc nghiên cứu đề tài này có những đóng góp về mặt lý luận và
thực tiễn, như sau:
0.6.1. Góp phần tìm hiểu đặc điểm của liên từ tiếng Việt (đặc biệt
là trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng), nhận diện và xác định liên từ, phân
biệt liên từ với các lớp hư từ khác.
0.6.2. Cùng với sự phát triển của các phân ngành ngôn ngữ học
khác, ngữ nghĩa học không ngừng có những hướng tìm tòi mới. Hiện nay,
bên cạnh việc nghiên cứu cấu trúc nghĩa trong bản thân từng từ, người ta
còn chú ý đến nghĩa của từ trong quan hệ với câu, với phát ngôn. Việc
xem xét nghĩa của từ còn được đặt trong mối quan hệ với con người – chủ
thể sử dụng ngôn ngữ với một mặt là nội dung của phát ngôn, mặt khác với
thực tiễn, với hoàn cảnh nói năng; tức là vượt ra ngoài cấu trúc ngôn ngữ,
hướng sự chú ý đến bình diện dụng học trong việc nghiên cứu nghĩa của từ.
Vận dụng những thành quả của khuynh hướng mới này vào việc nghiên
cứu ngữ nghĩa của lớp liên từ tiếng Việt, chúng tôi hi vọng sẽ đạt được
những kết quả khả quan, gần với thực tiễn sử dụng liên từ tiếng Việt hơn.
0.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài hai phần Dẫn nhập và phần Kết luận, nội dung chính của luận
văn được phân thành hai chương.
Chương Một trình bày tổng quan về liên từ tiếng Việt. Trong phần
này luận văn nêu những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu
liên từ tiếng Việt như khái niệm liên từ, phân biệt liên từ với các lớp hư từ
khác, tìm hiểu khái quát về đặc điểm ngữ nghĩa của liên từ và phân loại
liên từ.
Chương Hai đi vào phân tích ngữ nghĩa của liên từ tiếng Việt dựa
trên sự phân loại liên từ đã có ở chương Một. Trong chương này, chúng tôi
10
phân tích và miêu tả các nhóm ý nghĩa ngữ pháp của liên từ tiếng Việt
(bao gồm liên từ đơn và các cặp liên từ sóng đôi), và một số loại ý nghĩa
ngữ dụng của liên từ tiếng Việt.
11
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT
1.1. KHÁI NIỆM LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT
Trên thế giới, những vấn đề từ loại nói chung và liên từ nói riêng đã
được đề cập tới từ một số triết gia và một số trường phái triết học, ngữ văn
học thời Cổ đại Hy Lạp. Aristote, một triết gia Hy Lạp vào thế kỷ IV trước
Công nguyên, đã xác định từ nối (sindesmos), trong đó có liên từ là một bộ
phận của những đơn vị trần thuật bằng ngôn ngữ bên cạnh các yếu tố khác
như yếu tố âm tiết, danh từ (ónóma), động từ (réma), từ trỏ (arthran) …
[Nguyễn Kim Thản, 151, 98]. Trường phái triết học và ngữ văn học
Alexandria Hy Lạp (thế kỷ II, III trước Công nguyên) cũng có nhiều đóng
góp về việc phân định từ loại của từ tiếng Hy Lạp. Dionysius Thrax, một
nhà ngữ pháp học thuộc trường phái này, trong công trình “Ngữ pháp tiếng
Hy Lạp”, đã phân từ tiếng Hy Lạp ra thành 8 từ loại, trong đó có liên từ.
Theo ông, liên từ là “từ nối liền các tư tưởng theo một trật tự nhất định và
chỉ ra sự ngắt đoạn trong sự biểu thị tư tưởng” [Nguyễn Kim Thản, 175,
98], “từ loại liên kết văn bản và chêm vào các khoảng trống trong khi giải
thích nó” [Nguyễn Kim Thản, 69, 98].
Ở Việt Nam, giới Việt ngữ học có nêu khái niệm về liên từ trong
những công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt.
- Liên tự là dùng để nối mấy tiếng cùng một loại, hoặc mấy mệnh
đề, hay mấy câu với nhau.
Ví dụ:
+ Tôi mua sách và vở (tiếng và nối 2 tiếng sách và vở cùng là
danh tự)
12
+ Nó ăn và uống rất nhanh (tiếng và nối 2 tiếng ăn, uống cùng là
động tự)
+ Mua cái bút chì xanh hay đỏ (tiếng hay nối 2 tiếng xanh, đỏ
cùng là tĩnh từ) [Phạm Tất Đắc, 68, 35]
- Liên từ là những tiếng dùng để nối lại với nhau hai tiếng hoặc hai
mệnh đề, khi nào giữa ý nghĩa của hai tiếng cũng như của hai mệnh đề
không có sự tương thuộc nào hết cả. Hai tiếng hoặc hai mệnh đề ấy đồng
một loại với nhau và có nhiệm vụ văn phạm giống như nhau.
Ví dụ:
+ Quyển sách và quyển tập vở này đều là của bạn tôi. [Bùi Đức
Tịnh, 236, 113]
- Liên từ là những từ dùng để liên kết các từ cùng vai trò cú pháp
trong câu đơn, các mệnh đề (hay các vế câu) trong câu phức và liên kết
các câu hay các đoạn văn với nhau, nhằm diễn đạt những ý nghĩa ngữ
pháp như: liên kết, chống đối, tường giải, điều kiện, thực thi, nguyên nhân,
kết quả, v.v… [Nguyễn Văn Thành, 479, 97]
Tóm lại, liên từ là những từ có chức năng liên kết các từ ngữ có
cùng vai trò cú pháp trong câu hoặc liên kết các thành phần câu đồng
chức năng, các vế câu, các câu, các đoạn văn, qua đó liên từ thể hiện
những chức năng ngữ nghĩa nhất định.
Chức năng liên kết của liên từ được thể hiện trong phạm vi rất rộng,
có liên quan đến nhiều đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau như
từ, ngữ, câu, đoạn văn, văn bản. Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi
chủ yếu khảo sát hoạt động liên từ trong câu.
1.2. PHÂN BIỆT LIÊN TỪ VỚI CÁC LOẠI HƯ TỪ KHÁC TRONG
TIẾNG VIỆT
13
Từ trước tới nay, trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
Việt theo quan điểm truyền thống, khi phân chia từ ra các từ loại thì bước
đầu tiên các nhà ngữ pháp phân ra thực từ và hư từ.
Với tần số xuất hiện tương đối cao và cùng với những đặc điểm
riêng, hư từ trong tiếng Việt giữ một vai trò quan trọng trong việc diễn đạt
quan hệ ngữ pháp. Hầu hết các nhà ngữ pháp đều thừa nhận thực từ có ý
nghĩa chân thực, còn hư từ thì không có ý nghĩa từ vựng chân thật mà chỉ
làm công cụ ngữ pháp để biểu hiện các quan hệ ngữ pháp khác nhau. Sự
hiện diện của hư từ trong câu đã tạo nên những kiểu nghĩa ngữ pháp, nghĩa
tình thái khác nhau.
Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu khi đề cập đến hư từ là
cơ sở phân định chúng. Đối với tiếng Việt, các nhà nghiên cứu thường dựa
vào những cơ sở sau đây:
- Ý nghĩa ngữ pháp.
- Ý nghĩa từ vựng.
- Khả năng đảm nhiệm các chức vụ cú pháp.
- Nhược hóa về ngữ âm.
- Dựa vào tổ chức đoản ngữ và tổ chức câu.
Các nhà ngữ pháp khi xem xét hư từ trong tiếng Việt còn bộc lộ
nhiều quan điểm, nhiều kiến giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Và
cho đến nay vấn đề nhận diện hư từ vẫn chưa phải là một vấn đề đã khép
kín.
-“ Hư từ là một lớp từ làm phương tiện biểu hiện các quan hệ ngữ
pháp ngữ nghĩa khác nhau giữa các thực từ. Hư từ không có ý nghĩa từ
vựng” [Hoàng Trọng Phiến, 7, 87]
-“Hư từ là những từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa quan hệ trong
nội bộ ngôn ngữ” [ Lê Cận, Phan Thiều, 42, 14]
14
-“Hư từ là một tập hợp không lớn về số lượng trong hệ thống từ loại
tiếng Việt nhưng tần số sử dụng khá cao.
Về nghĩa: hư từ là những từ có “nghĩa hư”, loại nghĩa mà không thể
nhờ nó làm sự liên hệ với sự vật, hiện tượng. Ví dụ: rất, với, thì, mà.
Về đặc điểm ngữ pháp:
1. Hư từ cùng với thực từ cấu tạo ngữ, trong đó các thực từ được bổ
sung các nghĩa ngữ pháp; ví dụ: nghĩa thời gian (xe đã chạy);
nghĩa mức độ (lúa rất tốt);
2. Hư từ biểu thị quan hệ cú pháp; ví dụ: quan hệ liên hợp (lúa mùa
và lúa chiêm đều rất tốt); quan hệ hạn định (lúa của hợp tác xã
rất tốt) [Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn, 87 , 122]
Nói chung vấn đề hư từ vừa đa dạng vừa rộng lớn, đề cập đến mặt
nào của hư từ cũng hết sức phức tạp và khó khăn cả về lí luận cũng như
thực tiễn.
Hầu hết các hư từ trong tiếng Việt có nguồn gốc từ thực từ. Trong
những cấu trúc nhất định, trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định,
những thực từ này bị hư hóa dần ý nghĩa từ vựng chân thật để trở thành
một từ công cụ nhằm biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp hoặc ý nghĩa quan hệ
nào đó.
“ … Hoàn toàn không nên coi những hư từ là những từ có ý nghĩa ngữ
pháp đơn thuần, nghĩa là hoàn toàn mất ý nghĩa từ vựng. Rõ ràng ở đây có
vấn đề các chức năng khác nhau của một từ loại, trong quá trình biến
chuyển ngữ nghĩa từ thực đến hư của một từ. Cho nên, trừ một số ít các hư
từ tạm coi là những hư từ thần túy, tức là những từ vốn xuất hiện từ đầu
như một công cụ ngữ pháp, còn nói chung những hư từ đều có một ý nghĩa
từ vựng nhất định. Có như vậy chúng ta mới phản ánh được diện mạo
chung của hư từ, mới có thể tiến hành mô tả những nét nghĩa mạnh, yếu
15
khác nhau, từ nghĩa hiện đến nghĩa ẩn của hư từ. [Hoàng Huy Lập, 11&12,
64]
Khi đi vào khảo sát, chúng tôi thấy ranh giới giữa liên từ và các từ
loại khác không phải lúc nào cũng được xác lập rõ ràng. Do tính chất đơn
lập không biến hình, tiếng Việt có hiện tượng cùng một từ nhưng có khả
năng giữ nhiều chức vụ cú pháp khác nhau. Do vậy, việc vạch ranh giới
giữa chức năng liên từ và các chức năng cú pháp khác nhau của hư từ,
nhìn chung, không phải dễ dàng. Tuy nhiên, để xác định phạm vi và đối
tượng nghiên cứu, và để tìm những tiêu chí nhận diện liên từ, chúng tôi sẽ
tiến hành phân biệt liên từ với một số hư từ khác.
1.2.1. Phân biệt liên từ với giới từ
1.2.1.1. Khái niệm giới từ
Từ trước tới nay, trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
Việt (đặc biệt là phần từ loại ), các nhà Việt ngữ học đều có xác định khái
niệm giới từ.
- Giới từ là tiếng dùng để nối, để liên lạc một tiếng với túc từ của
nó. [Phạm Tất Đắc, 64, 35]
- Giới từ là tiếng dùng để chỉ sự tương quan ý nghĩa giữa một tiếng
và túc ngữ của nó [Bùi Đức Tịnh, 119, 115]
- Giới từ dùng để nối định ngữ với danh từ – thành tố chính hoặc bổ
ngữ gián tiếp với động từ – thành tố chính. [Diệp Quang Ban, 146, 4].
- Giới từ là một loại hư từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối
liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính) biểu thị quan hệ
giữa hai đơn vị đó. [ Nguyễn Kim Thản, 330, 100].
- Giới từ diễn đạt quan hệ chính phụ thường dùng để nối định ngữ ấy
với danh từ hoặc bổ ngữ gián tiếp với động từ. [Hữu Đạt, 160, 34]
16
- Giới từ là những từ trợ nghĩa ngữ pháp, luôn đi trước danh từ, đại
từ, số từ, để giới hạn hành động hay sự kiện về địa điểm cụ thể, thời gian
cụ thể hoặc biểu thị nguyên nhân, mục đích, đối tượng, phương tiện và
cách thức cụ thể diễn ra hành động trong câu. [Nguyễn Văn Thành, 476,
97]
Tóm lại, giới từ có các đặc điểm sau:
- Về ý nghĩa khái quát: Giới từ là những từ có ý nghĩa ngữ pháp ,
không có ý nghĩa từ vựng, ví dụ: bằng, để, cho, tại, v.v… Một số danh từ,
động từ mất ý nghĩa từ vựng, mang công dụng của giới từ như: của, cho,
để, v.v…
- Về đặc điểm ngữ pháp: giới từ là những từ biểu thị quan hệ ngữ
pháp chính phụ giữa các từ, ngữ trong câu. Chúng thực hiện chức năng
liên kết các từ, ngữ trong cùng một câu.
1.2.1.2. Những điểm giống nhau và khác nhau của liên từ với giới từ
Bên cạnh việc xác định khái niệm liên từ, giới từ, các nhà ngữ pháp
học cũng chú ý phân định ranh giới của hai lớp từ này.
- Giới từ khác liên từ ở chỗ nó chỉ quan hệ với từ phụ hay từ tổ phụ
với từ chính hay từ tổ chính. Còn liên từ thì nối liền hai từ hoặc hai đoạn
câu bình đẳng với nhau hoặc những đoạn câu có quan hệ qua lại với nhau.
[ Nguyễn Kim Thản, 331, 100]
- Giới từ tham gia cấu trúc ngữ pháp ở cấp độ cụm từ. Chúng vừa
hoạt động như những thành tố của cụm từ tự do, có thể đứng đầu câu, giữa
câu hay cuối câu. Liên từ thuộc cấp độ cấu trúc câu, nghĩa là cấu trúc các
mô hình cú pháp của câu, trong đó có cả cụm từ “giới từ - danh từ”, “giới
từ - số từ”. [Nguyễn Văn Thành, 67- 69, 97]
17
- Giới từ có xu hướng gắn với thành phần phụ như là một yếu tố làm
dạng thức hóa thành phần để nó có thể giữ một chức vụ ._.cú pháp nào đó.
Liên từ đứng trung lập không gắn với thành phần nào và không có khả
năng quy định chức vụ, cú pháp của thành phần
Liên từ có khả năng liên hợp các câu để tạo thành câu ghép, giới từ
có khả năng mở rộng thành phần câu đơn.
Do vậy về mặt phân bố, liên từ hầu như chỉ có dạng: A – q – B còn
giới từ có cả dạng A – q – B lẫn: q – B. [Vũ Văn Thi, 70, 105]
- Liên từ: dùng để nối các từ cùng giữ một chức vụ trong câu, các vế
câu trong một câu ghép hoặc các câu trong một bài văn. Giới từ dùng để
nối định ngữ với danh từ, bổ ngữ với động từ, tính từ. [Bùi Minh Toán, 48,
119].
Tóm lại, theo chúng tôi, liên từ và giới từ có những điểm giống nhau
và khác nhau sau đây:
Điểm giống nhau
Liên từ và giới từ đều là những từ có chức năng liên kết, không có
ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa quan hệ). Chính vì điểm
giống nhau này mà cả hai được gọi chung là quan hệ từ hay kết từ.
Điểm khác nhau
Tuy nhiên, về cơ bản, đây là hai lớp từ có chức năng ngữ pháp và
ngữ nghĩa khác nhau. Có thể tóm tắt những điểm khác nhau như sau
Khác
nhau
Liên từ Giới từ
1.
Về
ngữ
pháp
- Liên từ có chức năng liên kết các
thành tố có quan hệ đẳng lập, có
vai trò ngữ pháp như nhau trong
một kết cấu ngữ pháp (ngữ hoặc
- Giới từ có chức năng liên
kết các thành tố phụ với thành
tố chính trong ngữ (tức tổ hợp
từ chính phụ)
18
2.
Về
ngữ
nghĩa
câu, đoạn văn) và các vế có quan
hệ phụ thuộc trong câu ghép.
- Liên từ là yếu tố trung gian giữa
các thành tố mà nó liên kết.
- Liên từ biểu thị các loại ý nghĩa
được tạo nên từ mối quan hệ đẳng
lập và quan hệ phụ thuộc (qua lại)
giữa các thành tố, như ý nghĩa liệt
kê, tập hợp, lựa chọn, tương phản,
đối chiếu, nguyên nhân - kết quả,
điều kiện/ giả thiết - kết quả, v.v…
- Giới từ có khuynh hướng gắn
với thành tố phụ, lập thành
một đơn vị chức năng ở trong
câu (giới từ-B). Vì thế, giới từ
còn được xem là yếu tố dẫn
một thành tố phụ (định ngữ,
bổ ngữ) vào cho thành tố
trung tâm.
- Giới từ biểu thị các loại ý
nghĩa được tạo nên từ mối
quan hệ chính phụ giữa các
thành tố như ý nghĩa phương
tiện, cách thức, thời gian,
không gian, nguyên nhân,
mục đích, quan hệ so sánh,
v.v…
Có thể tóm tắt chức năng ngữ pháp của liên từ và giới từ trong bảng
sau đây:
Quan hệ
Đơn vị
Đẳng lập Chính phụ
Từ, ngữ 1. Liên từ 2. Giới từ
Câu 3. Liên từ 4. Liên từ (phụ thuộc)
1.2.1.3. Những từ hoặc là liên từ hoặc là giới từ
19
Trong tiếng Việt có một số từ được dùng như giới từ hoặc liên từ.
Nhóm từ chỉ quan hệ nguyên nhân
Theo ngữ pháp truyền thống tiếng Việt, những từ “vì, do, bởi, tại,
nhờ” là những giới từ chỉ quan hệ nguyên nhân vì những từ này liên kết
thành tố phụ chỉ quan hệ nguyên nhân với thành tố chính.
Ví dụ:
(1)Máy bay không thể cất cánh được vì mây mù.
(2) Những người ở đây bị trói buộc bởi tập quán cũ.
(3) Anh ấy thất bại do chủ quan.
(4) Các cháu ngoan là nhờ công dạy dỗ của các thầy.
(5) Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà (tục ngữ).
Trong các câu trên, các từ nối “vì, do, bởi, tại, nhờ” có chức năng
của giới từ, vì chúng liên kết các thành tố phụ “mây mù”, “tập quán cũ”, “
chủ quan”, “công dạy dỗ của thầy”, “mẹ, bà” với thành tố chính là những
ngữ động từ, tính từ trước đó. Các giới từ này còn được xem là có chức
năng dẫn thành tố phụ vào thành tố chính. Về mặt nghĩa, những thành tố
phụ này biểu thị nguyên nhân của những trạng thái, tình trạng, sự việc
được biểu thị ở thành tố chính.
Tuy nhiên, những giới từ này có thể được dùng như liên từ khi
chúng được sóng đôi với một từ tương ứng và chúng tạo ra một cặp từ nối
có chức năng của liên từ.
- Bởi … nên/ cho nên
- Do … nên/ cho nên
- Nhờ … nên / cho nên
- Tại … nên/ cho nên
- Vì … nên / cho nên
Ví dụ:
20
(6) Do em không biết nên em mới hỏi.
(7) Tại nó không uống thuốc nên nó mới bệnh nặng thêm.
(8a) Vì cố chăm học nên chẳng mấy chốc bài đã thuộc làu làu.
[Nam Cao, 571, 12]
Lưu ý:
1. Có khi những giới từ “vì, do, bởi, tại, nhờ” chỉ xuất hiện một mình
không có từ hô ứng, nhưng vẫn được coi là liên từ. Đó chính là trường hợp
tỉnh lược một từ hô ứng.
Ví dụ:
(8b) Vì cố chăm học φ chẳng mấy chốc bài đã thuộc làu làu.
2. Bên cạnh đó, khi sau “vì, do, bởi, tại, nhờ” là một cụm C-V thì
chúng cũng là liên từ. Đây là trường hợp đảo vị trí của câu có cặp từ hô
ứng.
Ví dụ:
(9) Chúng tôi không đến dự tiệc vì anh ấy không mời.
Ù Vì anh ấy không mời, φ chúng tôi không đến dự tiệc.
(10) “Bà làm thế bởi bà tưởng Sinh đùa” [Nam Cao, 354, 12]
ÙBởi bà tưởng Sinh đùa φ bà làm thế.
Nhóm từ chỉ quan hệ mục đích
Theo ngữ pháp truyền thống tiếng Việt, nhóm từ “để, cho” là giới từ
chỉ quan hệ mục đích, vì những từ này liên kết thành tố phụ chỉ mục đích
với thành tố chính.
Ví dụ:
(11) Gửi quà cho bạn.
(12) Bổ ích cho nhiều người.
21
(13) Học cho giỏi.
(14) Thà chẳng biết cho xong.
(15) Có đủ điều kiện để làm việc.
Trong các ví dụ (11), (12), (13), (14), (15), “cho, để” liên kết thành
tố chính của cụm từ “gửi quà”, “bổ ích”, “học”, “thà chẳng biết”, “có đủ
điều kiện” với thành tố phụ biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhằm đến
hoặc đối tượng phục vụ của hoạt động, của cái vừa được nói đến “bạn”, là
đối tượng chịu tác động, chịu ảnh hưởng của tính chất, trạng thái vừa được
nói đến “nhiều người”, là mục đích, yêu cầu, mức độ nhằm đạt tới của
việc vừa được nói đến “giỏi”, là hệ quả mà điều vừa nói đến có thể mang
lại cho chủ thể “xong”, là mục đích hoặc chức năng, công dụng của sự
việc hoặc sự vật vừa nói đến “làm việc”
Nhìn chung nhóm từ chỉ mục đích là giới từ chúng có thể được dùng
như liên từ khi:
1. Để, cho liên kết 2 vế câu.
Ví dụ:
(16) Hắn lấy vợ để cho vợ nó nuôi. [Nam Cao, 141, 12] (Để:
thường dùng kết hợp với cho)
(17) Con cái phải chăm chỉ học cho cha mẹ được vui lòng.
2. Sau để, cho là một cụm C-V.
(18) Hứa trước làm gì để cho nó mong.
(19) Tránh ra cho nó đi.
3. Khi để kết hợp với một liên từ khác tạo thành cặp liên từ sóng đôi.
- Để … thì.
Ví dụ:
(20) Để bài toán có nghiệm thì độ dài của đoạn AB phải lớn hơn
độ dài của CD.
22
Nhóm từ chỉ quan hệ liệt kê
Trong ngữ pháp tiếng Việt, từ “với” có thể được dùng với chức năng
của giới từ. Nó biểu thị các ý nghĩa sau:
-Dùng sau động từ, biểu thị người sắp nêu ra là đối tượng cũng có
chung hành động, trạng thái vừa nói đến.
Ví dụ:
(21) Tôi sẽ đi với anh.
(22) Cãi nhau với bạn.
(23) Sống chung với nhau.
- Dùng sau động từ để biểu thị sự vật sắp nêu ra là đối tượng hướng
tới của hoạt động hay của quan hệ vừa nói đến.
Ví dụ:
(24) Đề nghị với anh ta.
(25) Tôi sẽ đến với cụ để an ủi cụ.
(26) Trứng chọi với đá.
(27) Liên lạc với nhau.
- Biểu thị điều sắp nêu ra là điều kiện hay phương thức của hoạt
động được nói đến.
Ví dụ:
(28) Được bầu với số phiếu cao.
(29) Ăn cơm với thịt kho.
(30) Ông ấy dựng nên cơ nghiệp này với hai bàn tay trắng.
- Biểu thị người hay sự vật sắp nêu ra là đối tượng có quan hệ trực
tiếp đến điều nói đến.
Ví dụ:
(31) Với nó, việc này dễ dàng.
23
(32) Với bài toán này, cách giải có khác.
(33) Ý nghĩ đó đã đến với tôi.
(34) Một tai họa đã ập đến với vùng này.
- Dùng sau động từ, tính từ, biểu thị người, sự vật sắp nêu ra là
nguyên nhân trực tiếp của trạng thái không hay vừa nói đến.
Ví dụ:
(35) Khổ với nó.
(36) Còn mệt với chuyện này.
(37) Mày chết với tao! (Lời dọa).
- Biểu thị điều sắp nêu ra là đặc điểm của sự vật vừa nói đến.
Ví dụ:
(38) Căn hộ với đầy đủ tiện nghi.
(39) Thành phố với một triệu dân.
(40) Một người với nước da ngăm.
Trong tiếng Việt từ “với” có thể dùng với chức năng liên từ khi có
nghĩa như “và”, liên kết hai từ, hai cụm từ, hai câu cùng loại với ý nghĩa
gắn bó chúng với nhau, đồng thời biểu thị quan hệ liên hợp giữa hai sự vật,
hiện tượng kết thành đôi, có chức năng giống nhau hay có những quan hệ
qua lại chặt chẽ.
Ví dụ:
(41) Tôi với anh cùng đi.
(42) Như hình với bóng không rời nhau một bước.
(43) Xung khắc như nước với lửa.
Tóm lại, với là liên từ khi có chức năng liên kết các thành tố
đẳng lập, (ví dụ (44): Nó và tôi), còn với là giới từ khi có chức năng liên
kết các thành tố trong ngữ có quan hệ chính –phụ (ví dụ (45): Chúng ta
phải liên hệ với thực tế.)
24
1.2.2. Phân biệt liên từ với trợ từ
1.2.2.1. Khái niệm trợ từ
- Trợ từ là hư từ xuất hiện ở bậc câu (tuy có thể đi kèm cụm từ)
dùng để tạo tiêu điểm ở từ ngữ đứng sau nó hoặc để đánh dấu một sự phân
đoạn nào đấy. Trong việc tạo tiêu điểm (điểm nhấn), trợ từ thường kèm
theo những sắc thái nghĩa tế nhị khác nhau thuộc về nghĩa liên nhân trong
sự kết hợp với các từ ngữ khác mà nó đi kèm. [ Diệp Quang Ban, 555, 10]
- Trợ từ là một loại ngữ thái từ phục vụ cho việc tỏ rõ hơi câu ( nghi
vấn, mệnh lệnh, cảm thán) hoặc tỏ thái độ của người nói. [Nguyễn Kim
Thản, 359, 100]
- Trợ từ là những đơn vị dùng để biểu thị thái độ, tình cảm của
người nói, làm tăng tính hiệu lực của nội dung thông báo của người nói đối
với thế giới bên ngoài [Lê Cận –Phan Thiều, 168, 14]
- Về ý nghĩa khái quát: trợ từ là gia tăng một sắc thái nghĩa (ý nghĩa
phụ trợ) cho từ, ngữ, hoặc một câu, một cấu trúc trên câu (đoạn văn),
nhằm nhấn mạnh vào một nội dung cụ thể, một quan hệ cụ thể trong một
phát ngôn. Trợ từ diễn đạt những mối quan hệ có tính chất bộ phận giữa
người nói với nội dung phát ngôn, với từng bộ phận của phát ngôn. Nói
khác đi, về mặt chức năng, các trợ từ có thể nhấn mạnh bộ phận chủ ngữ,
vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, một vế câu ghép …. Do đó, tùy theo bộ phận cần
nhấn mạnh mà trợ từ đi kèm. [Lê Biên, 169, 11]
- Trợ từ là hư từ chuyên dùng để nhấn mạnh thêm nghĩa của từ, cụm
từ (của câu) hoặc để biểu thị thái độ. [Đỗ Việt Hùng, 182, 49]
- Do chức năng bổ sung ý nghĩa tình thái cho thành tố, thành phần
hoặc cho câu, trợ từ thường ở hai vị trí:
25
1. Khi bổ sung ý nghĩa tình thái cho thành tố hay thành phần nào, trợ
từ ở vị trí trước thành tố hay thành phần ấy.
Ví dụ: Chính tôi trông thấy nó.
2. Khi bổ sung ý nghĩa tình thái cho thông báo câu, trợ từ bao giờ
cũng ở cuối câu.
Ví dụ: Đi à, đi nhé, đi chứ [Nguyễn Văn Hào, Hoàng Xuân Tâm,
236-237, 44]
1.2.2.2. Những tiêu chí phân biệt liên từ với trợ từ
Tiêu chí
phân định
Liên từ Trợ từ
- Ý nghĩa
- Khả năng kết
hợp
- Chức năng cú
pháp
-Biểu thị các ý nghĩa
quan hệ có tính chất logic
giữa các yếu tố ngôn ngữ
trong kết hợp từ hay trong
câu
- Kết nối các yếu tố ngôn
ngữ (từ, kết hợp từ, câu,
đoạn câu … v.v.) để biểu
thị quan hệ một cách
tường minh.
-Đánh dấu các kiểu quan
hệ cú pháp trong kết hợp
từ và trong câu (quan hệ
đẳng lập giữa các từ, ngữ,
- Biểu thị các ý nghĩa quan hệ
có tính tình thái (giữa các đối
tượng và bối cảnh giao tiếp
bằng ngôn ngữ.
- Kết hợp với các yếu tố ngôn
ngữ, các chức năng cú pháp ở
bậc câu hoặc trên câu.
- Làm thành phần phụ trong
câu.
26
vế câu, quan hệ phụ
thuộc giữa các vế câu).
1.2.2.3. Những từ hoặc là liên từ hoặc là trợ từ
cùng, là, mà, rồi, thì, với.
Chúng tôi dẫn vài trường hợp tiêu biểu sau:
Rồi
Rồi là liên từ.
- Biểu thị quan hệ nối tiếp về thời gian, điều sắp xảy ra liền ngay
sau điều vừa nói đến.
Ví dụ:
(46) Làm xong rồi đi chơi.
(47) Chờ một lúc rồi bỏ về.
- Biểu thị một loại quan hệ kéo theo, điều vừa nói đến có thể sẽ dẫn
tới điều sắp nêu ra.
Ví dụ:
(48) Chóng ngoan rồi mẹ yêu.
(49) Không nghe rồi có ngày hối tiếc.
(50) Đi đâu rồi cũng nhớ quê hương.
Rồi là trợ từ:
Thường dùng ở cuối câu, biểu thị ý nhấn mạnh về điều coi như đã có
thể khẳng định dứt khoát.
Ví dụ:
(51) Đẹp lắm rồi.
(52) Tất nhiên rồi.
(53) Phải rồi.
(54) Chậm mất rồi còn gì.
27
Với
Với là liên từ:
Biểu thị quan hệ liên hợp giữa hai sự vật, hiện tương kết thành đôi,
có chức năng giống nhau hay có những quan hệ qua lại chặt chẽ.
Ví dụ:
(55) Tôi với nó học cùng lớp
- Thường dùng xen giữa hai thành tố bị tách rời ra của một từ song
tiết hoặc một tổ hợp. Biểu thị nhấn mạnh ý chê bai, trách móc, không hài
lòng.
Ví dụ:
(56) Con với cái, chán quá!
(57) Học với hành gì mà lười thế?
(58) Làm với ăn như thế này à?
(59) Cần thì mua cho rồi, còn đắt với rẻ!
Với là trợ từ:
- Dùng ở cuối câu (khẩu ngữ), biểu thị ý yêu cầu thân mật hoặc tha
thiết một việc gì đó cho mình hay cho người có quan hệ thân thiết với
mình.
Ví dụ:
(60) Chờ tôi với!
(61) Anh cho nó đi với!
1.2.3. Phân biệt liên từ và phụ từ
1.2.3.1. Khái niệm phụ từ
- Phụ từ là những từ đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa
cho động từ, tính từ. [Phạm Hùng Việt, 155, 129]
28
- Phụ từ là lớp từ chuyên đi kèm từ thực để điễn đạt ý nghĩa ngữ
pháp cho từ thực. Nó không có khả năng làm trung tâm đoản ngữ, không
có khả năng thay thế như đại từ. [Hữu Đạt, 160, 34]
- Phụ từ có những đặc điểm sau:
1. Không thể dùng để gọi tên, mà chỉ làm dấu hiệu cho một loại ý
nghĩa nào đó.
2. Không thể làm thành tố chính của cụm từ (ngữ) mà chuyên làm
thành tố phụ.
3. Không thể một mình đảm nhiệm chức năng của các thành phần
câu, mà phải cùng với thành tố chính của cụm từ đảm nhiệm một thành
phần câu. [Bùi Minh Toán, 180, 117]
- Ý nghĩa khái quát: so với các hư từ khác, về mặt ý nghĩa phụ từ
gần với thực từ hơn cả. Phần lớn các phụ từ đều có ý nghĩa tình thái, ý
nghĩa liên quan đến việc hiện thực hóa mối quan hệ giữa nội dung câu nói
và hiện thực, thái độ, tình cảm của người nói đối với nội dung của câu và
đối tượng tham dự giao tiếp. [Nguyễn Văn Hào, Hoàng Xuân Tâm 222,
44].
1.2.3.2. Những tiêu chí phân biệt liên từ với phụ từ
Tiêu chí
phân định
Phụ từ Liên từ
- Ý nghĩa
- Biểu thị các ý nghĩa quan
hệ về thời –thể, về lượng
và các ý nghĩa quan hệ có
tính tình thái
- Biểu thị các ý nghĩa
quan hệ có tính chất
logic giữa các yếu tố
ngôn ngữ trong kết hợp
từ hay trong câu.
29
- Khả năng kết
hợp
- Chức năng cú
pháp
- Thường có khả năng kết
hợp theo lối đi kèm với một
từ loại (làm từ chính trong
kết hợp đó) nhất định (có
tính chất chuyên biệt).
- Làm từ phụ trong kết hợp
từ làm thành phần câu
- Kết nối các yếu tố ngôn
ngữ (từ, kết hợp từ, câu
..v.v.) để biểu thị quan hệ
một cách tường minh.
- Đánh dấu các kiểu quan
hệ cú pháp trong kết hợp
từ và trong câu
1.2.3.3. Từ hoặc là liên từ hoặc là phụ từ
Rồi
Rồi là liên từ.
- Biểu thị quan hệ nối tiếp về thời gian, điều sắp xảy ra liền ngay
sau điều vừa nói đến.
Ví dụ:
(62) Làm xong rồi đi chơi.
(63) Chờ một lúc rồi bỏ về.
- Biểu thị một loại quan hệ kéo theo, điều vừa nói đến có thể sẽ dẫn
tới điều sắp nêu ra.
Ví dụ:
(64) Chóng ngoan rồi mẹ yêu.
Rồi là phụ từ.
- Dùng phụ sau động từ, tính từ, biểu thị điều vừa nói đến là đã được
thực hiện, là thuộc về thời gian đã qua.
Ví dụ:
30
(65) Nó đến rồi.
(66) Anh ấy đã có vợ rồi.
(67) (Làm) việc đã rồi.
(68) Lâu rồi không gặp.
- Dùng phụ sau động từ, tính từ, biểu thị điều vừa nói đến sẽ được
thực hiện xong, sẽ kết thúc ngay trước mắt.
Ví dụ:
(69) Xong rồi, chỉ ít phút nữa thôi.
(70) Sắp đến giờ rồi.
(71) Chỉ qua vài ga nữa là đến nơi rồi.
- Biểu thị điều sắp nêu có nhiều khả năng sẽ xảy ra trong một tương
lai gần.
Ví dụ:
(72) Việc đó rồi hãy hay.
(73) Rồi trước sau người ta cũng biết.
(74) Kết quả rồi sẽ ra sao?
- Dùng phụ sau một số danh, chỉ thời gian (khẩu ngữ). Vừa rồi (nói
tắt).
Ví dụ:
(75) Hôm rồi họ có đến chơi.
(76) Đêm rồi.
(77) Tết rồi mới có dịp về quê nhà.
1.3. KHÁI QUÁT NGỮ NGHĨA CỦA LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT
Cũng như các loại hư từ khác, liên từ cũng có chức năng biểu đạt
nghĩa. Cao Xuân Hạo [394, 41] nhận xét “ …. cũng nên thừa nhận rằng hư
từ chẳng phải là “rỗng nghĩa”, vì nó chỉ không có nghĩa sự vật mà thôi
31
( hiểu theo một nghĩa rất hẹp và rất ước định nào đó). Chứ nếu rỗng
nghĩa thì thật thì nó không có lí do tồn tại trong ngôn ngữ vốn là cái công
cụ truyền đạt nghĩa. Những đơn vị của ngôn ngữ như giới từ, liên từ và các
thứ chỉ tố này nọ không phải là rỗng nghĩa, mà chứa đầy nghĩa ngữ pháp.
Nó mang những nghĩa rất quan trọng và chi phối những ngữ đoạn lớn nếu
không phải là toàn câu, làm cho ngữ đoạn và câu có được những ý nghĩa
mà nếu không có tác dụng của nó thì không sao diễn đạt được. Vì vậy, nó
hay được gọi là tác tử (operators), nghĩa là những từ mà chức năng là tác
động vào những từ và ngữ trong câu làm cho những từ ngữ đó và cả câu
biến nghĩa hay có thêm những nghĩa mà nó vốn không có.”
Khi đi vào kết cấu ngữ pháp và được hiện thực hóa trong các phát
ngôn, liên từ mang theo mình hai chức năng tải nghĩa: ý nghĩa ngữ pháp và
ý nghĩa ngữ dụng.
1.3.1. Ý nghĩa ngữ pháp của liên từ tiếng Việt
Trước khi đi vào tìm hiểu ý nghĩa ngữ pháp của liên từ tiếng Việt,
chúng tôi nói qua về ý nghĩa ngữ pháp. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã định
nghĩa ý nghĩa ngữ pháp như sau:
“ Trong trường hợp các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau có chung một
biểu vật có thể phân thành hai kiểu:
Thứ nhất: các ý nghĩa ngữ pháp gắn với đối tượng phản ánh (ý nghĩa
sự vật, vận động, tính chất, số lượng) mang tính thường xuyên.
Thứ hai: các ý nghĩa ngữ pháp hình thành do mối quan hệ giữa các
khái niệm trong tư duy (ý nghĩa thực thể, thông báo, đặc trưng, quan hệ …)
mang tính không thường xuyên.
Loại ý nghĩa thứ nhất là thuộc tính không bản chất, loại ý nghĩa thứ
hai thiên về chức năng” [Đinh Văn Đức, 44, 38]
32
“Ý nghĩa ngữ pháp ( … ) là ý nghĩa trừu tượng, khái quát về giống,
số, về thể, thời, về quan hệ của từ hay cụm từ trong câu..” [Đái Xuân
Ninh, 8, 79]
“Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho nhiều từ, nhiều đơn vị … Ý
nghĩa ngữ pháp vẫn có tính hiện thực. Chúng đều bắt nguồn từ những đối
tượng, những thuộc tính, những quan hệ của các sự vật và hiện tượng trong
thực tế khách quan mà con người đã nhận thức và phản ánh vào tư duy
ngôn ngữ.
… Sự phản ánh thành ý nghĩa ngữ pháp có chức năng tổ chức lời nói,
tổ chức câu, nhờ có chúng mà các từ có thể kết hợp được với nhau để tạo
câu.” [ Đỗ Hữu Châu, 70-73, 17]
Như vậy, ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa ngôn ngữ tổng quát, trừu
tượng, có mặt ở hàng loạt các từ, các kết cấu cú pháp và được biểu hiện
thường xuyên, đều đặn trong ngôn ngữ. Đó là ý nghĩa quan hệ không phải
bằng từng từ riêng biệt, mà bằng các yếu tố không độc lập, bổ sung cho bộ
phận cơ bản của từ. Ý nghĩa ngữ pháp còn là sự phản ánh kết quả của
nhận thức và tư duy vào ngôn ngữ nhằm để tổ chức câu (và tổ chức những
đơn vị giao tiếp nói chung).
Có nhiều loại ý nghĩa ngữ pháp nhưng có hai loại được nhiều nhà
Việt ngữ học chấp nhận, đó là loại ý nghĩa được tạo nên từ những hình
thức ngữ pháp đối lập (chỉ có ở các ngôn ngữ biến hình) và loại ý nghĩa
chức năng hay ý nghĩa quan hệ. Riêng về mối quan hệ giữa ý nghĩa tình
thái và ý nghĩa ngữ pháp thì có hai quan điểm khác nhau: quan điểm cho ý
nghĩa tình thái thuộc ý nghĩa ngữ pháp và quan điểm cho ý nghĩa tình thái
độc lập với ý nghĩa ngữ pháp.
Ý nghĩa quan hệ là loại ý nghĩa “ thể hiện quan hệ của các từ với
các từ khác, cũng có nghĩa là thể hiện vị trí và chức năng của từ ngữ trong
33
các kết cấu ngữ pháp nên còn được gọi là ý nghĩa cú pháp. Một từ nào đó
khi chưa tham gia vào kết cấu ngữ pháp thì chưa có loại ý nghĩa này,
nhưng khi đã nằm trong một kết cấu ngữ pháp thì ngoài các ý nghĩa ngữ
pháp khác nó có thêm ý nghĩa quan hệ”. [Đỗ Hữu Châu, 78, 17]
Chúng ta thấy rằng các ý nghĩa quan hệ cũng là ý nghĩa chung cho
tất cả các từ ngữ có cùng một vị trí, một chức năng trong kết cấu ngữ pháp
trong câu. Một trong những phương tiện biểu hiện ý nghĩa quan hệ là hư
từ. Hư từ biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp và làm dấu hiệu cho các quan hệ
ngữ pháp của các thực từ ở trong câu. Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến
hóa hình thái nên vai trò của hư từ trong việc biểu hiện các ý nghĩa ngữ
pháp và ý nghĩa quan hệ càng nổi rõ. Căn cứ vào chức năng của hư từ
trong việc biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp, có thể phân biệt các hư từ tình
thái và hư từ cú pháp.
“Các hư từ cú pháp biểu hiện các quan hệ ngữ pháp giữa các từ, hay
nói cách khác chúng biểu hiện các ý nghĩa quan hệ. Đó là quan hệ giữa
các từ, quan hệ giữa các cụm từ, các thành phần câu hoặc giữa các câu”.
[Đỗ Hữu Châu, 87, 17]
Vì vậy, mặc dù liên từ tiếng Việt là những từ không có ý nghĩa từ
vựng, nhưng có ý nghĩa ngữ pháp nên liên từ có vai trò quan trọng nhất
định trong việc tạo ra nội dung ý nghĩa của quan hệ ngữ pháp mà nó là
phương tiện biểu hiện.
Như vậy, ý nghĩa ngữ pháp của liên từ tiếng Việt chính là ý nghĩa
quan hệ. Ý nghĩa quan hệ của liên từ tiếng Việt phong phú và đa dạng.
Trong phần này, chúng tôi chỉ nêu khái quát các ý nghĩa ngữ pháp của liên
từ tiếng Việt.
Những ý nghĩa quan hệ mà liên từ biểu hiện là:
- Ý nghĩa tập hợp, liệt kê: và, với, cùng, lẫn
34
- Ý nghĩa lựa chọn: hay, hay (là), hoặc, hoặc (là), hoặc … hoặc.
- Ý nghĩa tương phản: nhưng, mà, song, chứ
- Ý nghĩa đối chiếu: còn, thì, thì … thì ….
- Ý nghĩa nối tiếp: rồi
- Ý nghĩa loại trừ: trừ phi, thà … chứ, thà … còn hơn.
- Ý nghĩa nguyên nhân - kết quả:
Vì …(cho) nên/ mà ….
Tại …(cho) nên/ mà ….
Do …(cho) nên/ mà ….
Nhờ … (cho) nên/ mà ….
Bởi … (cho) nên/ mà ….
- Ý nghĩa điều kiện - kết quả hay nhượng bộ:
Nếu … thì
Hễ … thì …
Giá … thì…
Ví … thì…
- Ý nghĩa nghịch nhân quả:
Tuy … nhưng
Dù … nhưng …
Mặc dù … nhưng …
- Ý nghĩa mục đích:
Để … thì
Có thể liên từ tiếng Việt còn nhiều ý nghĩa quan hệ hơn thế nữa,
nhưng trên những ngữ liệu đã khảo sát, chúng tôi tạm liệt kê các nhóm ý
nghĩa chủ yếu trên đây của liên từ tiếng Việt.
Điều cần chú ý là, với chức năng liên kết, các liên từ có thể tham
gia vào các tổ hợp cú pháp có quan hệ ngữ pháp khác nhau, tổ hợp đó (có
35
liên từ) có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp khác nhau, nhưng nét
nghĩa quan hệ của liên từ vẫn không thay đổi.
Ví dụ:
(78) Tôi thích hoa hồng và hoa huệ. ´Và nối 2 bổ ngữ.
(79) Tôi thích Đà Lạt và tôi cũng thích Nha Trang. ´Và nối 2 vế
câu.
Cả hai tổ hợp ngữ pháp có liên từ và đều thể hiện quan hệ liệt kê,
mặc dù chúng khác nhau về chức vụ cú pháp.
1.3.2. Ý nghĩa ngữ dụng của liên từ tiếng Việt
Một sự tìm kiếm nhiều nét nghĩa của bản thân các từ gọi là liên từ
cũng có ý nghĩa to lớn, bởi lẽ, ngay các liên từ tùy theo các ngữ cảnh khác
nhau có thể có những nghĩa khác nhau.
Ngoài ý nghĩa ngữ pháp, liên từ tiếng Việt còn có những ý nghĩa ngữ
dụng. Bản chất của liên từ chỉ được hiểu đầy đủ hơn khi đặt chúng vào
quan hệ giao tiếp. Bởi vì, trong cấu trúc ngữ nghĩa của bất cứ một loại từ
nào đều có không ít những nét nghĩa có quan hệ với người sử dụng ngôn
ngữ. Cho nên không thể có một câu, một ngôn từ nào hoàn toàn tách khỏi
ngữ cảnh, tách khỏi người dùng – nghĩa là không chứa bất kì một nhân tố
dụng học nào.
Chẳng hạn, ý nghĩa quan hệ ngữ pháp thường được miêu tả của từ
nhưng là ý nghĩa tương phản. Tuy nhiên, trong những trường hợp sử dụng
cụ thể, liên từ này biểu thị các khía cạnh ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa ngữ
dụng khác nhau. Chẳng hạn, khảo sát các ví dụ sau đây:
(80) Tôi vẫn nghĩ là cô đẹp … nhưng thực tế cô đẹp hơn lời miêu
tả của em gái tôi nhiều. [Trần Áng Sơn, 64, 31]
36
(81) Tình yêu có thể có nhiều nhưng mùa xuân thiếu nữ lại chỉ có
một. [Nguyễn Huy Thiệp, 276, 38]
(82) Em xinh đẹp đã đành nhưng đức hạnh của nàng cũng không ít
người bì kịp. [Nguyễn Huy Thiệp, 286, 38]
Trong các ví dụ trên từ nhưng hầu như không có ý nghĩa tương
phản nào khi xét trên bề mặt toàn bộ văn bản. Tuy nhiên, khi xét từng bộ
phận, chúng ta nhận thấy có sự tương phản:
- Ví dụ (80): đẹp – đẹp hơn.
- Ví dụ (81): nhiều – một.
- Ví dụ (82): xinh đẹp (vẻ đẹp bề ngoài) – đức hạnh (vẻ đẹp bên
trong).
Với kết cấu tương phản bộ phận như trên, trong những hoàn cảnh cụ
thể từ nhưng tạo nên những nghĩa hàm ẩn sau:
- Ví dụ (80): Nhưng có nghĩa so sánh, và thông qua so sánh thể hiện
sự ca ngợi về vẻ đẹp của cô gái vì vẻ đẹp đó vượt ngoài tưởng tượng của
mình và dành nhiều tình cảm cho cô ấy.
- Ví dụ (81): Nhưng có nghĩa so sánh, và thông qua so sánh thể hiện
môt lời khuyên về sự lựa chọn giữa tình yêu và mùa xuân thiếu nữ (tuổi
trẻ).
- Ví dụ (82): Nhưng có nghĩa bổ sung, khen một cô gái đẹp toàn vẹn
cả người lẫn nết.
Vì thế, để có một cái nhìn đầy đủ về ngữ nghĩa của liên từ tiếng
Việt, luận văn sẽ khảo sát một số loại ý nghĩa ngữ dụng của liên từ.
1.4. PHÂN LOẠI LIÊN TỪ TIẾNG VIỆT
1.4.1. Dựa vào yếu tố được liên kết
1.4.1.1. Liên từ liên kết từ, ngữ
37
Đây là những từ có chức năng liên kết các từ, ngữ (hay cụm từ) có
vai trò ngữ pháp như nhau, ngang bằng nhau trong một kết cấu ngữ pháp.
Nói cách khác loại này là những quan hệ từ (từ nối) đẳng lập, đối lập với
những quan hệ từ chính phụ là giới từ.
Nhóm này bao gồm những từ như: và, với, cùng, lẫn, hoặc, hay,
nhưng, mà …
- Liên từ liên kết từ có thể liên kết hai danh từ, hai động từ, và hai
tính từ.
Ví dụ:
(83) Lời lẽ bình tĩnh và nhún nhường của lá thư khiến Cúc Hương
đâm ra có thiện cảm với đối phương. [Nguyễn Nhật Ánh, 22, 4]
(84) Xuyến và Thục không hẹn mà cùng đưa mắt nhìn nhau.
[Nguyễn Nhật Ánh, 108, 4]
(85) Một tháng qua, Sài buồn hay vui, đau khổ hay sung sướng.
[Lê Lựu, 47, 25]
-Liên từ liên kết ngữ cũng có thể liên kết ngữ động từ, ngữ tính từ và
ngữ danh từ.
Ví dụ:
(86) Anh gọi khe khẽ và đứng dậy. [Đan Thùy, 69, 40]
(87) Anh ít nói nhưng sẵn lòng. [Trầm Nguyên Ý Anh, 13, 1]
(88) Cậu nghẹn lời vì ngỡ ngàng và vì đau xót. [ Trầm Nguyên ý
Anh, 56, 2]
1.4.1.2. Liên từ liên kết các vế câu
Liên từ liên kết các vế câu có quan hệ đẳng lập (hay liên hợp,
song song)
38
Liên từ này không thuộc vế nào mà thuộc cả hai vế như: và, nhưng,
mà, hay, hoặc, rồi, chứ, còn, thì … thì …
Ví dụ:
(89) Tôi dừng một lát rồi tôi nói tiếp.
(90) Chồng đi làm còn vợ đi học.
(91) Anh đến nhà tôi hay tôi đến nhà anh?
(92) Gió vẫn thổi và mưa vẫn rơi.
(93) Mỗi lần đến thăm cô Năm Sa Đéc, thật ra hầu chuyện với cô
Năm thì ít mà đàm đạo với cụ Vương thì nhiều. [Thiên Mộc lan, 10, 23]
(94) Nếu như mọi lần, Thục sẽ không tha cho tôi ăn nói sàm sỡ
của Cúc Hương. Nhưng hôm nay, Thục ngồi im chẳng buồn nhếch mép.
[Nguyễn Nhật Ánh, 66, 5]
Liên từ liên kết các vế câu có quan hệ phụ thuộc
Đây là những cặp liên từ sóng đôi: vì … nên, do … nên, bởi … nên, tuy
… nhưng, dù …nhưng, nếu … thì … Các cặp liên từ này có tác dụng làm cho
mối quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu được chặt chẽ và mối quan hệ ngữ
nghĩa giữa chúng được thể hiện rõ.
Trong câu khi chứa các liên từ loại này thì câu sẽ trở nên chặt chẽ,
rõ ràng và không cho phép hiểu nhiều nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
(95) Dù có phải ăn cháo nhưng việc đạo việc đời vẫn phải lo cho
đầu cuối. [Dương Hướng, 57, 21]
(96) Ông nội thương con dâu hễ nghe ai nói đâu có thuốc hay là
ông đều tìm đến dù có phải đi bộ hai, ba ngày đường … [Tạ Hữu Bình, 24,
11]
(97) Tuy ngoài miệng nói vậy nhưng trong bụng tôi không tin mình
lắm. [Nguyễn Nhật Ánh, 22, 4]
39
(98) Giá mỗi cây chuối cố sinh ra lấy 2 buồng thì hắn không đến
nỗi là con người lật lọng đâu. [Nam Cao, 193, 12]
Trong hai loại trên, loại liên từ liên kết các vế câu có quan hệ đẳng
lập do chức năng liên kết đẳng lập, một loại quan hệ cú pháp có tính lỏng
lẻo, nên dễ được tỉnh lược, rút gọn; còn loại liên từ liên kết các vế câu có
quan hệ phụ thuộc do liên kết quan hệ phụ thuộc, một loại quan hệ cú
pháp có tính chặt chẽ hơn, nên khó tỉnh lược (việc rút gọn chỉ thực hiện
được trên một chừng mực nào đó, ví dụ: chỉ rút gọn một trong hai liên từ).
Về mặt ngữ nghĩa, việc bỏ đi liên từ liên kết các vế câu đẳng lập không
làm ảnh hưởng đến nội dung ngữ nghĩa của câu bằng việc lược bỏ liên từ
liên kết các vế câu phụ thuộc.
Về mặt hình thức, để phân biệt hai loại liên từ liên kết các vế câu
có quan hệ đẳng lập và liên kết các vế câu có quan hệ phụ thuộc, chúng
tôi tạm gọi những liên từ liên kết các vế câu có quan hệ đẳng lập là liên từ
đơn, còn các liên từ liên kết các vế câu có quan hệ phụ thuộc là cặp liên
từ sóng đôi.
1.4.2. Dựa vào ý nghĩa của liên từ
Ý nghĩa của liên từ được dùng làm tiêu chí phân loại ở đây là những
ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa quan hệ mà liên từ biểu hiện khi thực hiện chức
năng liên kết trong câu.
1.4.2.1. Liên từ có ý nghĩa tập hợp, liệt kê
và, với, cùng, lẫn
Ví dụ:
(99) Đà Lạt bây giờ mỗi buổi sáng sương giăng buồn và lạnh lắm.
[Lê Thị Hải, 55, 18]
40
(100) Có những lúc ngồi một mình nghĩ đến Việt An tôi bất giác
gọi thầm tên nó và cái giọng âm vang ngọt ngào ấy bao giờ cũng gợi nơi
tôi một cảm giác nhớ nhung trìu mến lẫn một nỗi hân hoan khó tả. [
Nguyễn Nhật Ánh, 2, 6]
1.4.2.2. Liên từ có ý nghĩa lựa chọn
hay, hay là, hoặc, hoặc là, hoặc … hoặc.
Ví dụ:
(101) Nó không biết nên phớt lờ hay nên trả lời. [Nguyễn Nhật
Ánh, 6, 5]
1.4.2.3. Liên từ có ý nghĩa tương phản
nhưng, mà, song, chứ
Ví dụ:
(102) Một điều đáng nói là nhà nước đã bỏ “giấy phép con” để
giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp, nhưng lại đẻ ra những “giấy phép
con của giấy phép con. [Ông Nguyễn Hữu Thọ (Tổng Công ty Du lịch Sài
Gòn),7, 39]
1.4.2.4. Liên từ có ý nghĩa đối chiếu
còn, thì, thì … thì ….
Ví dụ:
(103) Hai đứa trẻ, đứa thì đẩy thanh nứa, đứa thì gõ vào cái
ống bỏ đựng nước, mồm kêu thòm thòm, … [Tô Hoài, 28, 20]
1.4.2.5. Liên từ có ý nghĩa nối tiếp
rồi
Ví dụ:
(104) Nó ốm. Rồi nó chết. Em khóc suốt tuần. [Nguyễn Nhật
Ánh, 62, 8]
41
1.4.2.6. Liên từ có ý nghĩa nguyên nhân - kết quả
Vì …(cho) nên/ mà ….
Tại …(cho) nên/ mà ….
Do …(cho) nên/ mà ….
Nhờ … (cho) nên/ mà ….
Bởi … (cho) nên/ mà ….
Ví dụ:
(105) Vì quá lo lắng cho kì thi nên nó đã ngã bệnh.
1.4.2.7. Liên từ có ý nghĩa điều kiện - kết quả
Nếu … thì
Hễ … ._.hẳn sẽ chọn lối nói:
(323b) Cái áo này đắt đấy, nhưng đẹp.
Mỗi người, bằng cách nói của mình đã hướng dẫn đối tượng giao
tiếp chú ý vào những bộ phận thông tin khác nhau mà mình coi là quan
trọng hơn, đáng lưu ý hơn, để đạt tới hiệu quả cuối cùng là mua hoặc bán
theo giá sát mà mình mong muốn.
2.2.3.2. Đánh giá về độ tin cậy của thông tin
Trong quá trình giao tiếp người nói thường phải chịu trách
nhiệm về độ tin cậy của những thông tin mà mình nói ra, hoặc phải bộc lộ
đánh giá của mình về một thông tin nào đó được người khác cung cấp.
Người nói có thể tiếp cận hiện thực ở những mức độ khác nhau, và do đó
thông tin mà họ cung cấp trong giao tiếp cũng phản ánh đánh giá chủ quan
của họ về mức độ tin cậy của nội dung thông báo.
Chúng ta xét ví dụ về từ hay, hay là
(324) Điều gì đã làm anh mếch lòng? Hay là còn mặc cảm nào
nữa? [Nguyễn Mạnh Tuấn, 299, 47]
Ở đây hay là (x) chỉ ra rằng: ngoài khả năng (x) nêu trong câu còn
có thể có những khả năng khác nữa; khả năng nêu trong câu chỉ là một
điều đoán định chưa chắc chắn, chưa đầy đủ cơ sở tin cậy. Nhưng dựa vào
những cứ liệu hiện có trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, người nói cho rằng
có khả năng là (x).
Trong quá trình giao tiếp người nói không chỉ đánh giá lời nói của
mình, mà còn có thể bộc lộ sự đánh giá chủ quan đối với độ tin cậy, tính
chân thực trong lời nói của người khác. Đây là một hiện tượng rất phổ
biến.
108
Một trong những ý nghĩa của từ mà (mà lại) là nối giữa hai thành
phần mà sự song song tồn tại của chúng, theo đánh giá của người nói, là
điều bất thường, trái ngược hay có gì vô lí. Do vậy, khi người nói phản ứng
lại câu nói có trước của một người khác theo công thức: “A mà (mà lại) B”,
“A đâu mà A”… thì câu nói mang nội dung đánh giá sau đây: điều anh nói
ra thật trái ngược bất thường, không chân thật. Và không thể tin, không thể
chấp nhận được. Từ đó hình thành sự bác bỏ..
Ví dụ:
(325) - Thằng Hưng học giỏi lắm mày ạ!
- Học giỏi vậy mà sao lại bị lưu ban? (= người nói nói rằng
thằng Hưng học rất giỏi. Nhưng điều người nói nói ra thật trái ngược, bất
thường khi Hưng lưu ban. Điều người nói nói ra là không thể tin được,
không đúng sự thật).
Các kiểu ý nghĩa đánh giá nhiều khi không tồn tại một cách tách
rời. Ở một số liên từ, trong sử dụng, có thể đan bện vào nhau nhiều kiểu ý
nghĩa đánh giá, hoặc là sự thống nhất biện chứng rất tinh tế của nhưng sắc
thái khác nhau của cùng một kiểu.
Ví dụ:
(326) Em thà không có chồng chứ không thể thiếu nó ( nó = ca cải
lương). [ Nguyễn Mạnh Tuấn, 195, 47]
+ Cấu trúc thà A chứ không B.
Ý nghĩa của cấu trúc này như sau: người nói giả thiết về một tình
huống xấu nhất, tiêu cực nhất (A) có thể xảy ra, có thể phải gánh chịu,
nếu không (B). Người nói đành chịu chấp nhận (A) trong trường hợp bất
đắc dĩ, không thể khác được, chứ không chấp nhận (B), vì (B) còn xấu, còn
tiêu cực hơn (A) (đánh giá bậc (I), từ đó hình thành nội dung hàm ẩn và
109
đánh giá bậc (II): quyết tâm không chọn (B) ở mức độ cao nhất, mạnh mẽ
nhất.
BTiểu kết
Trong chương này chúng tôi đi vào khảo sát và phân tích ngữ
nghĩa bao gồm ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa dụng học của liên từ tiếng
Việt
Liên từ tiếng Việt phong phú, đa dạng và việc nhận diện chúng
trong nhiều trường hợp chưa có sự thống nhất. Vì thế chúng tôi chỉ đi vào
phân tích những liên từ mang tính chất ổn định và được mọi người chấp
nhận. Còn những từ hay tổ hợp từ có chức năng như liên từ, chúng tôi đành
để lại vào một dịp khác.
Để phân tích ý nghĩa ngữ pháp của liên từ, chúng tôi kết hợp dựa
vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố được liên kết. Ý nghĩa của
liên từ đơn bao gồm những ý nghĩa quan hệ như: ý nghĩa quan hệ liệt kê, ý
nghĩa quan hệ lựa chọn, ý nghĩa quan hệ nối tiếp, ý nghĩa quan hệ đối
chiếu và ý nghĩa quan hệ tương phản. Bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy
rằng một liên từ có thể biểu thị nhiều ý nghĩa trong những ngữ cảnh khác
nhau (và, nhưng, mà …). Và chúng tôi đã phân tích hai liên từ nhưng, và để
chứng minh cho điều đó. Với ý nghĩa của cặp liên từ sóng đôi, chúng tôi
phân tích những ý nghĩa sau: ý nghĩa quan hệ nguyên nhân – kết quả, ý
nghĩa quan hệ điều kiện/ giả thiết – kết quả và ý nghĩa quan hệ nghịch
nhân quả.
Để giúp cho việc sử dụng liên từ một cách chính xác và tinh tế,
trong khi phân tích, chúng tôi cũng có so sánh, đối chiếu để tìm ra những
nét tương đồng và khác biệt của những liên từ cùng biểu thị một ý nghĩa
quan hệ.
110
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng liên từ ngoài
ý nghĩa ngữ pháp còn có ý nghĩa ngữ dụng. Thậm chí có thể nói nghĩa ngữ
pháp của liên từ tiếng Việt phong phú bao nhiêu thì nghĩa ngữ dụng của
liên từ liên từ tiếng Việt cũng phong phú bấy nhiêu. Trong luận văn này
chúng tôi tìm hiểu ba ý nghĩa ngữ dụng mà liên từ đem lại đó là: ý nghĩa
liên kết dụng học, ý nghĩa định hướng hành vi ngôn ngữ, ý nghĩa đánh giá.
111
KẾT LUẬN
Do đặc điểm loại hình của tiếng Việt, liên từ tiếng Việt đóng một
vai trò quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp, ngữ nghĩa cũng như trong việc tổ
chức các sản phẩm lời nói phục vụ cho hoạt động tư duy và hoạt động giao
tiếp.
1. Để có thể thấy được vai trò quan trọng của liên từ tiếng Việt, luận
văn đã tiến hành thu thập những ngữ liệu từ trong Từ điển tiếng Việt, từ
những tác phẩm văn học, báo chí. Tiếp thu những thành tựu về lí thuyết
ngữ pháp học, logic ngữ nghĩa, ngữ dụng học, chúng tôi đã tiến hành xác
định khái niệm, phân loại liên từ, đặc biệt là khảo sát, phân tích ngữ nghĩa
của liên từ, bao gồm nghĩa ngữ pháp và nghĩa ngữ dụng của liên từ.
2. Luận văn đã tiếp thu và tổng kết những khái niệm về liên từ tiếng
Việt của các nhà ngôn ngữ học trước đây và từ đó nêu lên khái niệm về
liên từ tiếng Việt.
3. Trong lớp hư từ tiếng Việt có nhiều từ có cùng vỏ ngữ âm nhưng
lại khác nhau ở từ loại của nó. Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng, chúng tôi
tiến hành xác định những tiêu chí để phân biệt liên từ với những hư từ
khác như: giới từ, phụ từ, trợ từ. Sự phân biệt không dừng lại ở mặt lý
thuyết mà chúng tôi còn có ví dụ dẫn chứng cụ thể cho từng loại.
4. Dựa vào yếu tố được liên kết (từ, ngữ, vế câu) và dựa vào ý nghĩa
của liên từ, chúng tôi đã phân loại liên từ tiếng Việt thành những tiểu loại.
Sau khi phân loại liên từ, để dễ dàng cho việc theo dõi, chúng tôi có lập
bảng thống kê danh sách các liên từ tiếng Việt.
5. Luận văn đã phân tích, xác định bản chất ngữ nghĩa của liên từ. Ý
nghĩa của liên từ tiếng Việt là ý nghĩa ngữ pháp, được tạo nên từ mối quan
hệ ý nghĩa giữa các yếu tố mà liên từ thực hiện chức năng liên kết. Đồng
112
thời khi liên từ được hiện thực hóa trong các phát ngôn do sự chi phối của
những hoàn cảnh phát ngôn cụ thể, liên từ còn có ý nghĩa ngữ dụng.
6. Chúng tôi đã tiến hành phân tích ý nghĩa ngữ pháp của liên từ
tiếng Việt. Ý nghĩa ngữ pháp của liên từ chính là ý nghĩa quan hệ do chức
năng liên kết của các liên từ đem lại. Ý nghĩa ngữ pháp của liên từ vô
cùng phong phú. Nhưng do dung lượng của một luận văn cao học chúng tôi
chỉ phân tích những ý nghĩa tiêu biểu của các liên từ như: ý nghĩa liệt kê,
ý nghĩa nối tiếp, ý nghĩa đối chiếu, ý nghĩa tương phản, ý nghĩa lựa chọn, ý
nghĩa nhân – quả, ý nghĩa điều kiện/giả thiết – kết quả, ý nghĩa nghịch
nhân quả.
Việc phân chia liên từ ra thành từng nhóm, mỗi nhóm bao gồm
những liên từ, cặp liên từ có chung những dấu hiệu cơ bản về nghĩa. Có
thể xem những nhóm này là những liên từ, cặp liên từ đồng nghĩa hay gần
nghĩa. Chẳng hạn, các liên từ và, cùng, với, lẫn lập thành nhóm có nghĩa
chung biểu thị ý nghĩa quan hệ liệt kê, các cặp liên từ nếu … thì, hễ … thì,
giá … thì, ví … thì lập thành nhóm có nghĩa chung biểu thị quan hệ điều
kiện/ giả thiết – kết quả, ..v.v. Việc xếp các liên từ vào cùng nhóm đồng
nghĩa hoặc cùng nghĩa tạo cơ hội tốt để đi sâu miêu tả nghĩa từng liên từ,
cặp liên từ. Khi miêu tả liên từ, cặp liên từ nào đó, chúng tôi chỉ ra tất cả
mối liên hệ giữa liên từ, cặp liên từ ấy với cả nhóm, và quan trọng hơn là
chúng tôi đã vạch ra những gì đối lập giữa liên từ, cặp liên từ ấy với các
liên từ, cặp liên từø khác trong nhóm. Đây là bước phát hiện những nét
riêng biệt của liên từ, bước xác định nghĩa của liên từ. Việc tìm ra sự khác
nhau giữa những liên từ, những cặp liên từ cùng biểu thị một ý nghĩa giúp
cho việc sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong khi nói và viết.
7. Chúng tôi cũng tiến hành phân tích ý nghĩa ngữ dụng của liên từ
tiếng Việt. Trong khuynh hướng chú trọng ngữ nghĩa và hoạt động hành
113
chức của các đơn vị ngôn ngữ, các liên từ của tiếng Việt cũng được xem
xét không chỉ ở sự tham gia vào cấu trúc hình thức của ngôn ngữ mà còn
có thể và cần được xem xét ở sự tham gia vào việc thực hiện những nhiệm
vụ và mục đích giao tiếp nhất định, ở việc hình thành ngữ nghĩa của phát
ngôn, các ngôn bản. Với cách nhìn nhận như vậy, liên từ không phải là yếu
tố “hư” hoặc “rỗng” về ý nghĩa, không phải chỉ làm nhiệm vụ nối kết
thuần túy hình thức mà chính là một công cụ của hoạt động tư duy và giao
tiếp, trực tiếp tạo nên và biểu hiện những quan hệ ý nghĩa, những tư
tưởng, những ý kiến của các chủ thể phát ngôn.
Nếu xét ý nghĩa của liên từ mà chỉ đi vào phần ý nghĩa ngữ pháp
mà không xét ý nghĩa dụng học là một thiếu sót lớn. Qua nghiên cứu
chúng tôi thấy rằng liên từ bộc lộ rõ vai trò của mình trong việc tổ chức
các sản phẩm lời nói, trong việc phục vụ cho hoạt động tư duy và giao tiếp
của con người. Chúng không chỉ đóng vai trò trong cấu trúc hình thức của
phát ngôn mà còn tham gia vào việc hình thành ngữ nghĩa của câu, của
phát ngôn. Ý nghĩa ngữ dụng của liên từ là vấn đề lí thú. Tiếp thu những
thành tựu nghiên cứu của một số nhà Việt ngữ học, chúng tôi phân tích và
miêu tả một vài ý nghĩa tiêu biểu: ý nghĩa liên kết dụng học, ý nghĩa định
hướng hành vi ngôn ngữ và ý nghĩa đánh giá. Qua đó chúng tôi làm rõ
chức năng ngữ dụng của liên từ.
Về ý nghĩa liên kết dụng học, chúng tôi thấy rằng liên từ có liên
kết hiển ngôn với hàm ngôn (nhưng, hay, hay là, nếu … thì ), liên kết hàm
ngôn với hàm ngôn ((nhưng, hay, hay là), liên kết hiển ngôn với tiền giả
định, liên kết hai hành vi ngầm ẩn (thì ).
Về ý nghĩa định hướng hành vi ngôn ngữ, chúng tôi khai thác
phần lớn ở liên từ thì. Đó là ý nghĩa định hướng về hành vi bác bỏ, ý
nghĩa định hướng về hành vi khẳng định, ý nghĩa định hướng về hành vi
114
nói mỉa, nói dỗi, ý nghĩa định hướng về hành vi thề bồi, ý nghĩa định
hướng về hành vi chấp nhận, ý nghĩa định hướng về hành vi bày tỏ thái độ
không hài lòng.
Về ý nghĩa đánh giá, chúng tôi cho rằng liên từ đã biểu thị những
nội dung tình thái đánh giá góp phần tạo nên sắc thái ngữ dụng như: liên từ
đánh giá về độ quan trọng của thông tin (nhưng), liên từ đánh giá về độ tin
cậy của thông tin (hay, hay là, mà ).
Như vậy, liên từ tiếng Việt vừa mang tính logic cú pháp vừa biểu
thị những sắc thái nghĩa tình thái rất đa dạng. Liên từ không chỉ thuần túy
thực hiện chức năng cú pháp của mình là nối các từ – ngữ –câu, mà chúng
cũng có chức năng quan trọng ở mặt dụng học nữa. Từ đó, nếu nắm vững ý
nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa dụng học của liên từ, chúng ta có thể ứng dụng
liên từ vào những hoàn cảnh phát ngôn khác nhau để tạo nên những phát
ngôn không chỉ đúng về ngữ pháp và logic mà còn có hiệu quả cao về giao
tiếp.
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê A, Hoàng Văn Thung (1994), Ngữ pháp tiếng Việt, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
[2] Alexandre De Rhodes (phiên dịch: Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt,
Đỗ Quang Chính) (1991), Từ điển Việt - Bồ – La, Nxb Khoa học
Xã hội.
[3] Diệp Quang Ban (1985), “Thử bàn về một cơ chế chuyển di từ loại
trong tiếng Việt (qua từ cho)”, Ngôn ngữ, (4), tr. 5-7.
[4] Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Nxb Đại
học & Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.
[5] Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1993), Thực hành ngữ pháp
tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[6] Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
[7] Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2002), Ngữ pháp tiếng Việt,
tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[8] Diệp Quang Ban (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
[9] Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam phần câu, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
[10] Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
[11] Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Tiếng Việt 10 (ban Khoa học Tự
nhiên- ban Khoa học Tự nhiên –Kĩ Thuật), Nxb Giáo dục, Tp Hồ
Chí Minh.
116
[13] Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – từ ghép –
đoản ngữ), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[14] Lê Cận, Phan Thiều (1983), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 1,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[15] Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983),
Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[16] Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
[17] Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ, tập 1,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[18] Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học (Ngữ dụng học), tập
2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[19] Nguyễn Văn Chính (2000), “Vai trò của hư từ “mà” trong tiếng
Việt hiện đại”, Ngữ học trẻ, tr. 21-24.
[20] Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ
pháp Việt Nam, Đại học Huế.
[21] Nguyễn Đức Dân (1976), “Lô-gich và sắc thái liên từ tiếng Việt
(về các liên từ và, hay, hoặc, nếu … thì…)”, Ngôn ngữ, (4), tr. 15-25.
[22] Nguyễn Đức Dân (1984), “Ngữ nghĩa các từ hư: định hướng nghĩa
của từ”, Ngôn ngữ, (2), tr. 21-30.
[23] Nguyễn Đức Dân (1984), “Ngữ nghĩa các từ hư: nghĩa của cặp từ”,
Ngôn ngữ, (4), tr. 37-45.
[24] Nguyễn Đức Dân, Lê Đông (1985), “Phương thức liên kết của từ
nối”, Ngôn ngữ, (1), tr. 32-39.
[25] Nguyễn Đức Dân (1990), “Lôgích và hàm ý trong câu trỏ quan hệ
nhân quả”, Ngôn ngữ, (1), tr. 5-8.
117
[26] Nguyễn Đức Dân (1997), Tiếng Việt (dùng cho đại học đại cương),
Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
[27] Nguyễn Đức Dân (1999), Lôgích và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Tp
Hồ Chí Minh.
[28] Nguyễn Đức Dân (1999), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Tp
Hồ Chí Minh.
[29] Nguyễn Đức Dân (2002), Nỗi oan thì, là, mà, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí
Minh.
[30] Hồng Dân (1971), “Vấn đề miêu tả hư từ trong việc biên soạn từ
điển giải thích”, Ngôn ngữ, (1), tr. 55-63.
[31] Lương Đình Dũng (2005), “Phép nối và một vài suy nghĩ về
phương pháp dạy phép nối trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (6), tr. 38-
47.
[32] Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Tiếng Việt thực hành (sách dùng
cho người nước ngoài), Nxb Trẻ thế giới, Hà Nội.
[33] Hữu Đạt (2000), Tiếng Việt thực hành, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
[34] Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Thanh Lan (2000), Cơ sở tiếng Việt, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[35] Phạm Tất Đắc (1950), Phân tích từ loại và phân tích mệnh đề, Nxb
ABC, Hà Nội.
[36] Lê Đông (1991), “Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý
nghĩa đánh giá của các hư từ”, Ngôn ngữ, (2), tr.15-23.
[37] Lê Đông (1992), “Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ: siêu ngôn ngữ
và hư từ tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (2), tr. 45-50.
[38] Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
118
[39] Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng,
quyển 1, Nxb Giáo dục , Tp Hồ Chí Minh
[40] Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt, Nxb
Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
[41] Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm-ngữ pháp-
ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
[42] Cao Xuân Hạo (chủ biên) (2002), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục,
Nxb Khoa học Xã hội, Tp Hồ Chí Minh.
[43] Cao Xuân Hạo (chủ biên) (2003), Câu trong tiếng Việt, quyển 1,
Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
[44] Nguyễn Văn Hào, Hoàng Xuân Tâm (1988), Tiếng Việt, Trường
Cao đẳng Sư phạm Long An.
[45] Lê Thị Minh Hằng (2004), “Một đề nghị phân loại câu điều kiện
tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (2), tr. 41-52.
[46] Vũ Thu Hằng (2004), Lôgích và sắc thái liên từ (so sánh tiếng Việt
và tiếng Anh), Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa
học Xã hội & Nhân Văn, Tp Hồ chí Minh.
[47] Ngô Hữu Hoàng (2002), “Thử kiến giải một số hiện tượng ngữ
nghĩa – ngữ dụng của liên từ Anh-Việt bằng giải nghĩa”, Ngữ học
trẻ, tr. 333-335.
[48] Đinh Thanh Huệ (1985), “Thử dùng một số tiêu chí để khu biệt hư
từ cú pháp (giới từ) và hư từ phi cú pháp (hư từ chỉ hướng đi sau
động từ) trong cấu trúc A X B”, Ngôn ngữ, (4), tr. 9-10.
[49] Đỗ Việt Hùng (2002), Sổ tay kiến thức tiếng Việt trung học phổ
thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[50] Đỗ Việt Hùng (2003), Sổ tay kiến thức tiếng Việt tiểu học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
119
[51] Nguyễn Văn Hương (1997), Vai trò của hư từ trong việc hình thành
hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan, Luận văn Thạc sĩ Ngữ
văn, Trường Đại học Sư phạm, Tp Hồ chí Minh.
[52] I. I. Glêbôva (1982), “Về vấn đề phân định chức năng liên từ và
giới từ của các chỉ tố chỉ quan hệ nguyên nhân, nhượng bộ và mục
đích trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (2), tr. 9-15.
[53] Lương Đình Khánh (2003), “Phép nối – quan hệ nghĩa giữa các
phát ngôn và giá trị tu từ của chúng trong truyện ngắn Chí Phèo
của Nam Cao”, Ngữ học trẻ, tr. 440-448.
[54] Lương Đình Khánh (2005), “ Quan hệ nghĩa giữa các phát ngôn,
giá trị tu từ của từ và trong liên kết văn bản tiếng Việt”, Ngôn ngữ,
(4), tr. 41-46.
[55] Lê Đình Khẩn (2002), Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Nxb Đại
học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh.
[56] Nguyễn Xuân Khoa (1995), Tiếng Việt dùng cho hệ đào tạo giáo
viên mầm non, tập 1, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội I.
[57] Nguyễn Xuân Khoa (2003), Tiếng Việt giáo trình đào tạo giáo viên
mầm non, tập 1, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội .
[58] Nguyễn Xuân Khoa (2003), Tiếng Việt giáo trình đào tạo giáo viên
mầm non, tập 2, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội .
[59] Trần Trọng Kim (?), Việt Nam văn phạm, in lần thứ 8, NXB Tân
Việt.
[60] Đinh Trọng Lạc, Lê Xuân Thại (1994), Sổ tay tiếng Việt phổ thông
trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[61] Đinh Trọng Lạc (2001), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
120
[62] Đinh Trọng Lạc (2003), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[63] Nguyễn Lai, Văn Chính (1999), “Một vài suy nghĩ về từ hư từ góc
nhìn ngữ dụng học”, Ngôn ngữ, (5), tr. 49-53.
[64] Hoàng Huy Lập (1998), Sự tham gia của hư từ cú pháp vào việc
hình thành ngữ nghĩa của câu tiếng Việt, Luận án Phó tiến sĩ, Hà
Nội.
[65] Hồ Lê (1992), Cú pháp tiếng Việt, quyển 2, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
[66] Nguyễn Thế Lịch (2001), “Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt”,
Ngôn ngữ, (7), tr. 62-71.
[67] Nguyễn Thế Lịch (2001), “Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt”,
Ngôn ngữ, (9), tr. 67-74.
[68] Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
[69] Vương Lộc ((1980), “Về một vài hư từ trong Quốc âm thi tập”,
Ngôn ngữ, (4), tr. 9-14.
[70] Lê Văn Lý (1972), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm Học liệu
Bộ Giáo dục, Sài Gòn.
[71] Phạm Xuân Mai (2002), “Các phương tiện nối của cấu trúc định
ngữ là một cụm C-V trong tiếng Nga và tiếng Việt”, Ngữ học trẻ,
tr. 344-351.
[72] Trịnh Mạnh (2003), Tiếng Việt lí thú, tập 2, Nxb Giáo dục, Tp Hồ
Chí Minh.
[73] Ngô Thị Minh (2000), “Một số biểu hiện tình thái trong câu ghép
chính phụ tiếng Việt”, Ngữ học trẻ, tr. 82-84.
[74] Ngô Thị Minh (2002), “Vai trò của một số tác tử trong phát ngôn
có cấu trúc câu ghép tiếng Việt”, Ngữ học trẻ, tr. 188-192.
121
[75] N. K. Sokolovskaja (1984), “Tiêu chuẩn thông báo trong việc phân
ranh giới từ thực và từ hư (trên cứ liệu tiếng Việt)”, Ngôn ngữ, (2),
tr. 45-50.
[76] N. V. Xtankêvich (1984), “Về quá trình hình thành chức năng quan
hệ từ của cho nên”, Ngôn ngữ, (2), tr. 31-33.
[77] N. V. Xtankêvich (1985), “Về sự diễn biến của những hư từ chỉ
nguyên nhân”, Ngôn ngữ, (4), tr. 58-59.
[78] Nguyễn Thiện Nam (1998), Tiếng Việt nâng cao (người nước
ngoài), quyển 1, Nxb Giáo dục.
[79] Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
[80] Nguyễn Thanh Nga (2002), “Thử khảo sát nhóm hư từ đồng nghĩa
chỉ quan hệ điều kiện nếu – hễ – giá - ví, Ngữ học trẻ, tr. 90-94.
[81] Nguyễn Thanh Nga (2003), “Thử khảo sát nhóm hư từ chỉ mục đích
cho – để – mà”, Ngữ học trẻ, tr. 89-93.
[82] Hoàng Kim Ngọc (2000), “Cấu trúc so sánh và giá trị biểu hiện
của chúng trong ca dao Việt Nam, Ngữ học trẻ, tr. 298-304.
[83] Hoàng Phê, Hoàng Văn Hành, Đào Thản (2002), Sổ tay dùng từ
tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[84] Hoàng Phê (2003), Logic-ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng.
[85] Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
[86] Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt câu, Nxb Đại học
& Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.
[87] Hoàng Trọng Phiến (2003), Cách dùng hư từ Tiếng Việt, Nxb Nghệ
An.
[88] Phan Văn Phức (1983), “Tìm hiểu thêm về hư từ dầu”, Ngôn ngữ,
(1), tr. 60-65.
122
[89] Nguyễn Anh Quế (1990), Một số vấn đề về hư từ trong tiếng Việt
hiện đại, Luận án phó tiến sĩ, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
[90] Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Từ điển
Bách Khoa.
[91] R. H. Robins (1990), Lược sử ngôn ngữ học (Bản dịch của Hoàng
Văn Vân, 2003), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[92] Lê Xuân Thại (1988), “ Mấy vấn đề về các phương tiện tổ hợp cú
pháp trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (1), tr. 36-40.
[93] Lê Xuân Thại (1992), Câu chủ vị tiếng Việt, Luận án Phó tiến sĩ,
Hà Nội.
[94] Đỗ Thanh (1999), Tự điển từ công cụ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[95] Nguyễn Thị Việt Thanh (2000), “Về một phương thức biểu thị quan
hệ ngữ nghĩa giữa các câu”, Ngữ học trẻ, tr. 103-109.
[96] Nguyễn Thị Việt Thanh (2001), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt,
Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
[97] Nguyễn Văn Thành (2003), Tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã
hội, Tp Hồ Chí Minh.
[98] Nguyễn Kim Thản (1980), Lược sử ngôn ngữ học, tập 1, Nxb Đại
học & Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.
[99] Nguyễn Kim Thản (1996), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học
& Trung học Chuyên nghịêp, Hà Nội.
[100] Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
[101] Nguyễn Thị Thảo (2004), “Chất trí tuệ qua từ mà trong thơ Chế
Lan Viên”, Ngôn ngữ & đời sống, (9), tr. 16-18.
[102] Trần Ngọc Thêm (1981), “Một cách hiểu về tính liên kết của văn
bản”, Ngôn ngữ, (2), tr. 42-52.
123
[103] Trần Ngọc Thêm, Hoàng Huy Lập (1991), “Thử bàn về từ và việc
phân loại từ tiếng Việt trong cách nhìn từ văn bản”, Ngôn ngữ, (2),
tr. 10-14.
[104] Trần Ngọc Thêm (2000), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
[105] Vũ Văn Thi (1995), Quá trình chuyển hóa của một số thực từ thành
giới từ trong tiếng Việt, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội.
[106] Đỗ Thiện (1974), “Về vấn đề dịch liên từ “AND” sang tiếng Việt”,
Ngôn ngữ, (4), tr. 26-31.
[107] Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
[108] Nguyễn Thị Thìn (2001), Câu tiếng Việt và nội dung dạy – học câu
ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[109] Nguyễn Minh Thuyết (1986), “Thảo luận về vần đề xác định hư từ
trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (3), tr. 39-43.
[110] Nguyễn Hữu Tiến (1998), “Mạch lạc và vai trò của các từ ngữ
chuyển tiếp chỉ quan hệ so sánh, tuyển chọn trong văn bản”, Ngôn
ngữ, (4), tr. 63-69.
[111] Nguyễn Hữu Tiến (1999), “Quan hệ liên câu trong văn bản tiếng
Việt”, Ngôn ngữ, (1), tr. 52-59.
[112] Phạm Văn Tình (1999), “Nghĩa ngữ dụng của cặp liên từ lôgic
“nếu … thì…”, Ngôn ngữ & đời sống, (7), tr. 7-10.
[113] Bùi Đức Tịnh (1952), Văn phạm Việt Nam, Nxb P.Văn Tươi, Sài
Gòn.
[114] Bùi Đức Tịnh (1992), Văn phạm Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
[115] Bùi Đức Tịnh (2003), Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
124
[116] Bùi Minh Toán (1980), “Về các câu có các vị ngữ liên hợp được
biểu hiện bằng động từ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (4), tr. 20-28.
[117] Bùi Minh Toán, Đinh Trọng Lạc, Đặng Thị Lanh, Lê Hữu Tĩnh
(1998), Giáo trình tiếng Việt đào tạo giáo viên tiểu học hệ THSP 9
+ 3, Nxb Giáo dục.
[118] Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp, Nxb Giáo
dục.
[119] Bùi Minh Toán, Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hoà Bình (1999), Sổ
tay ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[120] Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San (2002), Tiếng Việt giáo trình
đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP & SP 12 + 2, tập 3, Nxb Giáo
dục.
[121] Bùi Minh Toán, Đinh Trọng Lạc (2002), Tiếng Việt giáo trình đào
tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP & SP 12 + 2, tập 2, Nxb Giáo dục.
[122] Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc gia (2002), Ngữ
pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[123] Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc gia (2003), Nguyễn
Kim Thản tuyển tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[124] Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt,
Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
[125] Tủ sách đại học sư phạm (1976), Giáo trình tiếng Việt, tập 1, Nxb
Giáo dục.
[126] Đào Thị Vân (2002), “Bước đầu tìm hiểu ý nghĩa khái quát của
phần phụ chú trong câu tiếng Việt (tổ hợp từ tự do có kết từ đứng
đầu), Ngữ học trẻ, tr. 265-270.
[127] Viện ngôn ngữ học (2001), Hoàng Tuệ tuyển tập ngôn ngữ học,
Nxb Đại học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh.
125
[128] Phạm Hùng Việt (1996), Một số đặc điểm chức năng của trợ từ
tiếng Việt hiện đại, Luận án Phó tiến sĩ.
[129] Phạm Hùng Việt (2003), Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
[130] Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Tự điển giải thích ngôn ngữ học,
Nxb Giáo dục.
[131] Nguyễn Thị Hoàng Yến (2003), “Một vài cách dùng của tiểu từ thì
trong tiếng Việt”, ”, Tiếng Việt và Việt ngữ học cho người nước
ngoài, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội, tr 389-400.
126
NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN
[1] Trầm Nguyên Ý Anh (2002), “Tiếng sáo bay xa”, Tập truyện ngắn
đoạt giải đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn nghệ An Giang.
[2] Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn Ngọc Tư
(2005), Truyện ngắn 3 tác giả nữ đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn
học, Tp Hồ Chí Minh.
[3] Nguyễn Nhật Ánh (1990), Còn chút gì để nhớ, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí
Minh.
[4] Nguyễn Nhật Ánh (1995), Bàn học có năm chỗ ngồi, Nxb Trẻ, Tp Hồ
Chí Minh.
[5] Nguyễn Nhật Ánh (1997), Bồ câu không đưa thư, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí
Minh.
[6] Nguyễn Nhật Ánh (1997), Cô gái đến từ hôm qua, Nxb Trẻ, Tp Hồ
Chí Minh.
[7] Nguyễn Nhật Ánh (1997), Nữ sinh, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
[8] Nguyễn Nhật Ánh (1997), Thiên thần bé nhỏ của tôi, Nxb Trẻ, Tp Hồ
Chí Minh.
[9] Nguyễn Nhật Ánh (1999), Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Nxb
Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
[10] Đoàn Thạch Biền (1990), Tình nhỏ làm sao quên, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí
Minh.
[11] Tạ Hữu Bình (2005), “Ông tôi và những người lính”, Tạp chí Văn học
Nghệ thuật Cửu Long, (29), tr. 28.
[12] Nam Cao (2004), Nam Cao toàn tập, tập 1, Nxb Công an Nhân dân.
[13] Nam Cao (2004), Nam Cao toàn tập, tập 2, Nxb Công an Nhân dân.
127
[14] Vũ Cẩm Chướng (2004) , “Tím xoan”, Bông hồng cho tình đầu, Nxb
Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
[15] Dương Tấn Diệp (2004), “Những câu nói ấn tượng trong tuần”, Làng
cười, (106), tr. 2.
[16] Trần Thị Tâm Đan (2005), “Những câu nói ấn tượng trong tuần”,
Làng cười, (111), tr. 2.
[17] Trần Bạch Đằng (2005), “Những câu nói ấn tượng trong tuần”, Làng
cười, (134), tr. 2.
[18] Lê Thị Hải (2004), “Tình yêu không lời”, Bông hồng cho tình đầu,
Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
[19] Bùi Hiển (2000), Nằm vạ, Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh.
[20] Tô Hoài (2005), Dế mèn phiêu lưu kí, Nxb Mỹ thuật, Tp Hồ Chí Minh.
[21] Dương Hướng (1998), Bến không chồng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[22] Trần Thanh Khiêm (2005), “Những câu nói ấn tượng trong tuần”,
Làng cười, (111), tr. 2.
[23] Thiên Mộc Lan (2002), “Học giả, nhà khảo cổ Vương Hồng Sển với
quê hương Sa Đéc”, Tạp chí Văn nghệ Đồng Tháp, (7&8), tr. 10.
[24] Tạ Nghi Lễ (1993) , Yêu một người làm thơ, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí
Minh.
[25] Lê Lựu (2004), Thời xa vắng, Nxb Văn học, Hà Nội.
[26] Đinh Tiến Luyện (1993), Bầy chim trắng trong sân trường, Nxb Trẻ,
Tp Hồ Chí Minh.
[27] Trương Hoàng Minh (2002), “Bước ngoặt”, Tạp chí Văn học Nghệ
thuật Cửu Long, (30&31), tr. 14.
[28] Lương Hoài Nam (2005), “Những câu nói ấn tượng trong tuần”, Làng
cười, (148), tr. 2.
128
[29] Vũ Trọng Phụng (1999), Lấy nhau vì tình, Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí
Minh.
[30] Phương Quý (2002), “Trung thu cho người lớn”, Tạp chí Văn học Nghệ
thuật Cửu Long, (30&31), tr. 33.
[31] Trần Áng Sơn (1990), Nữ sinh nội trú, Nxb Long An.
[32] Hồng Sơn (2002), “Thầy đời”, Tập truyện ngắn đoạt giải đồng bằng
sông Cửu Long, Nxb Văn nghệ An Giang.
[33] Hắc Sơn (2002), “Dắt nước”, Tập truyện ngắn đoạt giải đồng bằng
sông Cửu Long, Nxb Văn nghệ An Giang.
[34] Ông Văn Sử (2005), “Những câu nói ấn tượng trong tuần”, Làng cười,
(106), tr. 4.
[35] Lê Tân (2002), “Tiếng vọng của biển”, Tập truyện ngắn đoạt giải
đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn nghệ An Giang.
[36] Hồ Tĩnh Tâm (2002), “Gió đồng khoáng đạt”, Tạp chí Văn học Nghệ
thuật Cửu Long, (29), tr. 20.
[37] Nguyễn Thành Tài (2005), “Những câu nói ấn tượng trong tuần”,
Làng cười, (119), tr. 2.
[38] Nguyễn Huy Thiệp (2003), Truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.
[39] Nguyễn Hữu Thọ (2005), “Những câu nói ấn tượng trong tháng”, Tuổi
trẻ cười, (286), tr. 7.
[40] Đan Thùy (1993), “Màu xanh mơ ước”, Tóc mây bay, Nxb Văn nghệ,
Tp Hồ Chí Minh.
[41] Hồ Văn Thưởng(2005), “Những câu nói ấn tượng trong tháng”, Tuổi
trẻ cười, (286), tr. 7.
[42] Nguyễn Đông Thức (1996), Ngọc trong đá, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
[43] Ngô Tất Tố (1997), Lều chõng, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp.
[44] Ngô Tất Tố (1997), Tắt đèn, Nxb Văn học, Hà Nội.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7165.pdf