Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH NGUYỆN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 62 22 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trịnh Sâm 2. PGS.TS. Hoàng Dũng Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH NGUYỆN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN (Đề tài: Ngôn ngữ bá

pdf184 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCCL : báo chí chính luận CA TPHCM : báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh CN : chức năng ĐP : Đông phương báo GĐB : Gia Định Báo LTTV : báo Lục tỉnh tân văn NCMĐ : báo Nông cổ mín đàm NLĐ : báo Người Lao động NKĐP : báo Nam Kỳ địa phận NKTB : Nam Kỳ tuần báo NNBC : ngôn ngữ báo chí PC : phong cách PCCN : phong cách chức năng PCH : phong cách học PCNN : phong cách ngôn ngữ PCNNBC : phong cách ngôn ngữ báo chí PCNNKH : phong cách ngôn ngữ khoa học PCNNSH : phong cách ngôn ngữ sinh hoạt PCNNCL : phong cách ngôn ngữ chính luận PCNNHC : phong cách ngôn ngữ hành chính PCNNNT : phong cách ngôn ngữ nghệ thuật PCNNQC : phong cách ngôn ngữ quảng cáo PL TPHCM : báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh PN TPHCM : báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh PNTV : báo Phụ nữ tân văn PYB : Phan Yên Báo SG : Sài Gòn SGGP : báo Sài Gòn giải phóng SG – TPHCM : Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TĐ : tiêu đề TL : báo Thời luận TM : báo Tin mới TN : báo Thanh niên TT : báo Tuổi trẻ VBBC : văn bản báo chí VN : Việt Nam MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong vài thập niên gần đây, ngôn ngữ báo chí (NNBC) mới được các nhà nghiên cứu quan tâm đến. Do đó, những thành tựu về lĩnh vực này là chưa nhiều. Trong khi phải thấy rằng, ngay từ buổi đầu hình thành (kể từ Gia Định Báo, 1865), báo chí đã có nhiều đóng góp to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. NNBC đã thực hiện tốt chức năng chuyển tải thông tin, đồng thời cũng góp phần không nhỏ trong việc truyền bá chữ quốc ngữ, xây dựng một nền văn học, hình thành và phát triển một hệ thống các phong cách chức năng (PCCN) tiếng Việt v.v. Cho đến nay, qua hơn một thế kỷ, ở nước ta các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng, đang có bước phát triển rất nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Báo chí không chỉ là phương tiện thông tin như buổi đầu hình thành mà đến nay đã trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc phổ biến quan điểm, đường lối chính trị, xã hội, góp phần nâng cao tri thức và tác động giáo dục đối với đông đảo công chúng. Với mục đích giao tiếp như vậy, hướng đến một đối tượng đa dạng (không đồng nhất về trình độ, về tuổi tác, về giới tính...), báo chí đã sử dụng kênh ngôn ngữ như một hệ đa chức năng không chỉ để đem thông tin đến cho người đọc mà còn nhằm tác động đến mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực. Để đạt được mục đích này, ngôn ngữ trên báo luôn chứa đựng những thông tin mới lạ, hấp dẫn, được tổ chức ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Mặt khác, báo chí là một phương thức giao tiếp khá đặc biệt, nhất là báo viết . Ở đó, người tạo ngôn tức tác giả và người thụ ngôn tức độc giả không đồng thời có mặt. Mọi thông tin - hay nói khác là hoạt động giao tiếp - chỉ thể hiện qua các văn bản trên báo. Vì thế, NNBC có những yêu cầu rất nghiêm ngặt, được xem như là một ngôn ngữ chuẩn mực không chỉ để chuyển tải đúng thông tin mà còn có thể định hướng khả năng sử dụng ngôn ngữ cho đông đảo công chúng độc giả. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trên hầu hết các báo hiện nay, ta có thể tìm thấy khá nhiều lỗi dùng từ, lỗi viết câu, những cách diễn đạt có tính chất mơ hồ về nghĩa v.v. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng thông tin và tất nhiên là ảnh hưởng đến nhận thức, thẩm mỹ và cả khả năng ngôn ngữ của người đọc. Khảo sát thực tế sử dụng ngôn ngữ trên các văn bản báo chí hiện nay là một hướng tiếp cận rất thiết thực để tìm ra những quy luật chung, đồng thời góp phần định hướng cho hoạt động giao tiếp báo chí ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Năm 2004, trong luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có dịp đề cập đến vấn đề này. Trên cơ sở khảo sát cứ liệu ngôn ngữ báo Bình Dương, luận văn của chúng tôi đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của NNBC, đồng thời đã đề xuất những yêu cầu về chuẩn ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cách tổ chức văn bản trên các phương tiện báo chí in ấn hiện nay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, nhiều vấn đề đặt ra chưa thể trình bày hết được. Hơn nữa, báo chí ở một địa phương như Bình Dương, dù là đã và đang tiếp cận khá nhanh với những tác động của thời đại, nhưng không thể cho một cái nhìn toàn cục đối với vấn đề đề tài đặt ra. Lần này, luận án của chúng tôi chọn ngữ liệu khảo sát là báo chí ở Sài Gòn trước năm 1975 và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh) để xem xét trên cả hai phương diện đồng đại và lịch đại. Việc chọn lựa báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (SG-TPHCM) làm đối tượng nghiên cứu là rất thuận lợi, có thể tìm thấy nhiều đặc điểm tiêu biểu. Bởi lẽ, SG là chiếc nôi của báo chí cả nước, kể từ Gia Định Báo (GĐB) với số báo đầu tiên ra ngày 14/01/1865, suốt hơn một thế kỷ phát triển đã có đến trên 800 đầu báo, tạp chí; và hiện nay số báo, tạp chí xuất bản định kỳ tại TPHCM chiếm hơn 1/10 của cả nước [x.phụ lục 2]. Đó là những lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài “NGÔN NGỮ BÁO CHÍ SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nói chung Cho đến nay việc nghiên cứu NNBC nói chung đã đạt được không ít thành tựu từ nhiều góc nhìn khác nhau. 2.1.1. Dưới góc nhìn của báo chí – xã hội học, NNBC đã được đề cập đến trong mối tương quan với bản chất của truyền thông đại chúng và những kỹ thuật tác nghiệp báo chí. Trên thế giới, những vấn đề lý luận về truyền thông đại chúng đã được nói đến từ những năm 50 của thế kỷ XX. Trong công trình Khái niệm cơ bản về truyền thông, Frank Dance đã dẫn ra 15 quan điểm về vấn đề này [x.TL138, tr.9-11]. Các quan điểm về cơ bản đều thừa nhận vai trò của ngôn ngữ trong quá trình truyền thông. Donald L. Ferguson và Jim Patten trong lần tái bản bộ giáo trình Journalism today (1993), đã đề cập đến những tính chất mới mẻ của thông tin trong thế kỷ XXI [204, tr.61- 65]: - Tính thời sự: Tính thời sự liên quan đến tính mới mẻ của tin, nó làm cho bản tin tường thuật về một trận đá bóng ở tháng mười hợp thời hơn bản tin tường thuật về trận đá bóng ở tháng sáu. - Tính gần gũi : Những sự kiện xảy ra tại nơi ở, trong trường học của bạn thì quan trọng hơn so với những gì xảy ra ở bên kia trái đất. - Tính nổi bật: Tính nổi bật liên quan đến những sự kiện, những cái tên 'đáng lên báo'. - Tính quan trọng: Đề cập đến tầm quan trọng của sự kiện. Đối với một người nào đó, việc anh ta thi trượt môn toán thì quan trọng hơn là bạn thi trượt. - Tính tâm lý: Những tin có tính tâm lý thường gây cho độc giả có thể cười, khóc hoặc xúc động. Một bé gái bị bỏ rơi trong cái lò hoang, một con chó khóc trước nấm mồ của chủ, một cô bé 15 tuổi tốt nghiệp đại học, một chiếc cầu bị gãy,… đó là những câu chuyện có sức tác động đến tâm lý người đọc. - Tính gay cấn: Tính gay cấn liên quan đến sự căng thẳng, hồi hộp và yếu tố bất ngờ. Những nhận định trên dù mang nhiều dấu ấn chủ quan theo tâm lý của độc giả phương Tây nhưng quả thật là những đúc kết rất sắc sảo. Cũng theo các tác giả này, những tiến bộ của công nghệ truyền thông hiện đại đang đặt nhà báo thế kỷ XXI đứng trước nhiều yêu cầu: thông tin phải có độ chính xác cao, thông tin phải ngắn gọn và khách quan, có độ nén, tạo được sự hấp dẫn, thông tin phải hợp thời và quan trọng [204, tr.2-3]; người viết báo phải thấu hiểu từ ngữ, thông suốt chính tả, ngữ pháp và cách chấm câu [204, tr.115]. Năm 1974, Ký giả chuyên nghiệp [75] của John R. Hohenberg được dịch ra Việt ngữ lần đầu tiên. Tác phẩm đã trình bày nh iều công việc có tính bếp núc như: thể thức căn bản trong nghề báo, ký giả hành văn, những nguyên tắc của nghề phóng viên v.v. Năm 1993, cuốn Bước vào nghề báo [125] ra mắt công chúng, dịch từ quyển An Introduction to Journalism của Leonard Rayteel và Ron Taylor Cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề như: cách xử lý nguồn tư liệu, những kỹ thuật biên tập báo chí, cách viết một bài báo theo từng kiểu bài v.v. Liên tiếp trong hai năm 2003, 2004, Nhà xuất bản Thông tấn (Hà Nội) đã phát hành bộ sách nghiệp vụ báo chí của nhiều tác giả nước ngoài, gồm 27 cuốn như: Truyền thông đại chúng - Những kiến thức cơ bản; Báo chí trong kinh tế thị trường; Hướng dẫn cách biên tập v.v. Tại đây, cần thiết điểm qua một vài quan điểm như sau: Philippe Gaillard trong Nghề làm báo [43], sau khi nêu lên sự tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị hiện nay đối với báo chí, đã trình bày vai trò của phóng viên và tòa soạn trong việc đưa tin. Theo ông, người làm báo phải biết chọn lựa sự kiện theo các tiêu chuẩn [43, tr.41-50]: - Thời sự nóng hổi: Tin tức là cái gì đó mới và công chúng không nhầm lẫn. Công chúng luôn chờ đợi lời giải đáp cho một câu hỏi “có gì mới không đây?”. - Ý nghĩa: Tiêu chuẩn ý nghĩa áp dụng cho sự kiện và cho phạm vi tác động của nó trong thời gian và trong không gian. Nước ngập tầng hầm chỉ có ý nghĩa thực sự đối với những người ở trong ngôi nhà. - Sự quan tâm: Ý nghĩa và tính thời sự của tin được công chúng quan tâm ở mức độ nào? Trong cuốn Nghệ thuật thông tin [126], Line Ross đã dành ba chương đầu bàn về những quy tắc riêng cho báo viết và bốn chương còn lại bàn về cách viết báo, đặc biệt là ở thể loại tin. Theo tác giả này, “cung cấp một thông tin tốt trong một ngôn ngữ tốt” đó là cách hành văn tốt nhất [126, tr.10-11]. Một số vấn đề về cách sử dụng ngôn ngữ, cách tổ chức các dạng bài cũng được đề cập đến trong các công trình của R. Ferguson [203], Jean - Luc Martin - Lagardette [78], A.A. Chertưchơnưi [21] v.v. Năm 2007, Nhà xuất bản Trẻ TPHCM phát hành cuốn Nhà báo hiện đại [107] được dịch từ giáo trình News Reporting and Writing của Khoa Báo chí Trường Đại học Missouri (USA). Phần đầu tác phẩm trình bày bản chất của tin tức ở thế kỷ XXI. Theo đó, để đáp ứng được nhu cầu của lớp độc giả mới, tin phải có những tính chất như: tính tương tác, tính đa dạng, tính liên quan, hình thức bắt mắt, thông tin dày đặt nhiều tầng, nhiều lớp v.v. Trên cơ sở này, toàn bộ phần còn lại trình bày cách viết tin ở từng kiểu bài cụ thể. Cuốn sách là sự tích hợp những chỉ dẫn cần thiết cho hoạt động báo chí in ấn, phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến và cả lĩnh vực quan hệ công chúng. Ở Việt Nam (VN), những nghiên cứu sớm nhất về báo chí phải kể đến một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí từ nửa đầu thế kỷ XX. Theo một số nhà nghiên cứu, người khơi nguồn cho việc tìm hiểu báo chí VN là học giả Đào Trinh Nhất với bài viết “Thử tìm hiểu long mạch của tờ báo ta” đăng trên báo Trung Bắc Chủ nhật năm 1942 [178, tr.8]. Thật ra, ngay từ Việt Nam văn học sử yếu (1941), Dương Quảng Hàm sau k hi phân chia các thời kỳ lịch sử báo chí, đã nêu lên tác dụng của báo chí bấy giờ: thông tin tin tức ở trong xứ và ban bố các mệnh lệnh của chính phủ, giúp cho việc thành lập quốc văn, sáp nhập vào tiếng ta nhiều danh từ mới về triết học và khoa học, giúp cho sự thống nhất tiếng nói ba kỳ [55, tr.428]. Nhưng trước đó, phải kể đến những ý kiến của Phan Khôi trên các tờ báo bấy giờ . Chẳng hạn: (1) Tự vị chữ ta đã có lâu rồi, bây giờ chúng ta cần nhứt phải viết đúng theo tự vị. Thế mà quý báo coi ý không chăm về chỗ đó, cho nên quảng cáo thì viết ra "quản cáo”, phô bày thì viết ra "phô bài”, song quý chủ nhiệm đã có nói rằng: Tôi vẫn biết ai ai cũng viết khó khăn mà tôi muốn viết "khó khăng”; đã tự ý muốn chi thì muốn, thì còn ai nói vào làm chi? (1) (Đông Pháp Thời Báo – 27/10/1928) (2) Có nhiều khi vì cái đầu đề không ổn đáng mà làm cho cả bài văn thành ra hư hỏng, dầu bài văn ấy là hay cũng mặc. (Trung Lập - 7/8/1930) Năm 1954, ông đã tập hợp một số bài đã viết của mình về những vấn đề này trong công trình Việt ngữ nghiên cứu [87]. Tiếp đó là các bài nghiên cứu của nhiều tác giả khác đăng trên một số báo, tạp chí đương thời như: Tiếng Việt ngày nay của Nguyễn Hiến Lê (Bách ____________ (1) Những ví dụ dẫn trong luận án có nhiều lỗi sai sót về cách chấm câu, viết hoa, chính tả, dùng từ, diễn đạt,… nhưng chúng tôi xin được phép trích nguyên như trên báo để đảm bảo tính khách quan của tư liệu. khoa 1957), Báo chí hôm qua của Nguyễn Ngu Í (Bách khoa 1966), Những khám phá mới về Gia Định Báo của Phạm Long Điền (Bách khoa 1974) v.v. Năm 1972, lớp hàm thụ báo chí Thời nay (SG) ấn hành bộ giáo trình nghiệp vụ báo chí của nhiều tác giả. Các tài liệu dù sơ lược (mỗi tài liệu dày khoảng 20 trang in r oneo) nhưng là những chỉ dẫn rất cụ thể trong việc viết tin, làm báo. Lê Trang nói về cách làm đẹp trang báo như sau [170, tr.20]: (3) Tờ báo giống như một người đàn bà. Mỗi ngày người đàn bà cố trang sức cho đẹp để làm vui lòng người đàn ông. Nàng phải là người có tính tình thuần hậu, không thay trắng đổi đen , lời nói của nàng có thể tin cậy được, nhưng nàng phải là một người bạn đường linh hoạt, để người đàn ông không buồn chán. Nàng phải biết hết mọi chuyện, từ nhỏ đến lớn nhưng không phải nhiều chuyện. Người đàn bà dùng phấn son để tô điểm cho vẻ đẹp của mình, che giấu những tì vết xấu xa. Nhưng nàng phải biết cách làm đẹp để người ta thích nhìn chứ không thì càng lố bịch. Nàng ăn mặc sao cho tươi mát, ưa nhìn. Lòe loẹt quá làm cho người ta nghi ngờ đức tính của mình, thiếu sự kính trọng. Nhưng một người con gái phục sức luộm thuộm quá thì không được người đàn ông nhìn đến lần thứ hai - và khó kiếm nổi một tấm chồng. Năm 1977, Trường Tuyên huấn Trung ương xuất bản bộ Giáo trình nghiệp vụ báo chí [180]. Ngoài những phần mang tính lý luận chung, cuốn sách còn h ướng dẫn kỹ thuật viết bài ở một số thể loại. Tiếp sau đó, nhiều công trình nghiên cứu về báo chí của các nhà báo, các nhà nghiên cứu, giảng dạy đã được xuất bản: Nguyễn Trọng Báu [13], Huỳnh Văn Tòng [185], Hà Minh Đức [40] [41], Đức Dũng [ 32] [33], Hoàng Minh Phương [120], Trần Hữu Quang [1 22] [123], Vũ Quang Hào [57], Nguyễn Tri Niên [115], Dương Xuân Sơn [137] [138] v.v. Nguyễn Trọng Báu (2001) với tác phẩm Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí [13] đã xem xét khá thấu đáo về chuẩn tiếng Việt ở các cấp độ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trên cơ sở đó, tác giả này đã đưa ra những nguyên tắc biên tập ở từng cấp độ ngôn ngữ và trong toàn bộ bản thảo. Vũ Quang Hào (2001) trong tác phẩm Ngôn ngữ báo chí [57] đã đưa ra những đặc điểm chung về ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí, đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận (PCNNCL), phong cách ngôn ngữ khoa học (PCNNKH), phong cách ngôn ngữ hành chính (PCNNHC), ba kiểu phong cách mà tác giả cho là báo chí thường sử dụng. Phần còn lại cuốn sách trình bày về tên riêng, tít báo, thuật ngữ khoa học,... Có thể nói đây là cuốn giáo trình nghiệp vụ báo chí đầu tiên đề cập đến nhiều vấn đề của NNBC. Năm 2003, trong cuốn Ngôn ngữ báo chí [115], Nguyễn Tri Niên đã chỉ ra ba đặc điểm loại hình của NNBC và xem xét NNBC trong nhiều mối quan hệ: quan hệ phản ánh, quan hệ đối xứng, quan hệ liên tưởng. Những quan hệ này được cụ thể hóa trong một số mô hình thông tin. Cũng phải kể đến tạp chí Nghề báo là tạp chí chuyên ngành của Hội Nhà báo TPHCM với những trang chuyên đề nghiệp vụ thường kỳ đã nêu lên nhiều vấn đề rất thấu đáo về cách thức sử dụng ngôn ngữ trên báo. Như vậy, dưới góc nhìn này, trong khi đề cập đến tính chất của thông tin báo chí, các tác giả đã khẳng định vai trò của NNBC và đề xuất những kỹ thuật tác nghiệp đối với nhà báo như: việc lựa chọn sự kiện để đưa tin, cách viết các kiểu bài, lối hành văn, sự chuẩn mực trong NNBC,… 2.1.2. Dưới góc nhìn của các nhà ngữ học, việc nghiên cứu NNBC, trước hết, gắn liền với những thành tựu của phong cách học. Khởi đầu là công trình Giáo trình Việt ngữ - Tập 3 - Tu từ học [88] của Đinh Trọng Lạc. Tác phẩm đã đưa ra một số vấn đề nền tảng lý thuyết cho bộ môn Phong cách học (PCH): các khái niệm PC và PC chức năng; giá trị biểu đạt của các phương tiện tu từ ở cấp độ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,... Năm 1982, Phong cách học tiếng Việt [165] được ấn hành. Cuốn sách đã đề cập đến hai chức năng cơ bản của PC báo chí – tin tức, miêu tả những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí – tin tức và phân chia các thể loại văn bản báo chí. Năm 1993, cuốn Phong cách học tiếng Việt [90] do Đinh Trọng Lạc chủ biên ra đời. Cuốn sách xác định rõ một số khái niệm của PCH, đề xuất cách phân loại một bậc ra năm phong cách chức năng (PCCN) và miêu tả cụ thể tính chất, chức năng, các kiểu thể loại văn bản và đặc điểm ngôn ngữ của từng dạng PC. Cuốn sách cũng đặt ra một số vấn đề về nghiên cứu và giảng dạy PCH trong nhà trường. Năm 2000, tác giả Hữu Đạt, trong cuốn Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt [35], sau khi miêu tả đặc điểm của các PCCN tiếng Việt, cũng đã đặt ra vấn đề chuẩn hóa chính tả ở phương diện sử dụng từ ngữ tiếng nước ngoài trên các văn bản báo chí hiện nay. Gần đây, chuẩn hóa tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng là vấn đề cũng đã được các nhà Việt ngữ học đề cập khá nhiều trong các cuộc hội thảo, trao đổi khoa học, trong các bài viết trên các báo, tạp chí. Tiêu biểu là các hội nghị do Viện Ngôn ngữ và Trung tâm biên soạn sách cải cách giáo dục tổ chức trong các năm 1978 và 1979, cuộc hội thảo Các vấn đề chuẩn ngôn ngữ sách và báo chí tiếng Việt do Phân viện Báo chí Tuyên truyền và Hội Ngôn ngữ học VN tổ chức ngày 12/9/1997 tại Hà Nội , cuộc thảo luận về Phiên chuyển từ ngữ nước ngoài sang tiếng Việt trên tạp chí Ngôn ngữ từ số 2 năm 2000. Kết quả là đã có rất nhiều tham luận, bài viết trình bày những nghiên cứu cụ thể về NNBC và việc chuẩn hóa ngôn ngữ trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. Đáng chú ý là quan điểm xem xét NNBC theo hướng “động”, “hai chiều”. Theo đó, những biến đổi của ngôn ngữ trên báo hiện nay không chỉ vì thực hiện chức năng đa dạng của nó đối với xã hội mà còn vì chịu sự tác động nhiều mặt của thời đại đối với chính nó. Từ đó, việc nghiên cứu NNBC đòi hỏi một cách tiếp cận từ báo chí đến ngôn ngữ, xem xét việc sử dụng ngôn ngữ trên báo trong mối liên hệ với những nhu cầu khách quan của báo chí. Hoàng Tuệ, trong bài viết Người giáo viên trước các vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt [168, tr.805], khi bàn về hoạt động ngôn ngữ cũng đã xác định báo chí hiện nay thuộc phạm vi thông tin đại chúng và theo hướng phát triển tương lai, nó sẽ thuộc phạm vi giao tiếp khoa học - kỹ thuật. Trịnh Sâm, trong bài viết Đặc trưng ngôn ngữ của phong cách báo chí trong thời đại thông tin [133, tr.195-209] đã đặt ra hướng tiếp cận trên bình diện ngoại tại của ngôn ngữ. Theo tác giả này, mối tương quan giữa thời đại và ngôn ngữ trong thời đại thông tin, kinh tế, xã hội như hiện nay được thể hiện tiêu biểu trong NNBC. Và để đánh giá đúng những tác động cả tiêu cực lẫn tích cực của thời đại đối với ngôn ngữ thì cần chú ý đến “những đặc trưng về mặt cấu trúc và ngữ dụng của tiếng Việt” hiện nay. Năm 2007, cuốn Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản [31] ra mắt bạn đọc. Cuốn sách được viết trên cơ sở những bài giảng từ nhiều năm của tác giả về một số vấn đề cơ bản của NNBC như: đặc điểm của NNBC, cấu trúc của một bài tin, một số kỹ thuật liên quan đến cách viết đúng tiếng Việt, cách viết mạch lạc, có hiệu quả để truyền tải được thông tin. Như vậy, ở góc độ này, NNBC đã được xem xét trên các phương diện: - Khảo sát các hiện tượng ngôn ngữ trên các báo xưa và nay, - Đề ra những yêu cầu viết hay, viết đúng đối với ngôn ngữ trên báo, - Xây dựng một số vấn đề lý luận chung về PCNNBC như: xác lập và miêu tả các đặc điểm của PCNNBC, miêu tả đặc điểm các phương tiện diễn đạt, phân chia cá c thể loại văn bản báo chí (VBBC),... Đây có thể xem là cơ sở soi rọi cho việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trên các báo, tạp chí hiện nay. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí SG-TPHCM Trong xu thế chung, việc nghiên cứu NNBC SG-TPHCM cũng đang thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Sài Gòn là chiếc nôi của báo chí VN với tờ GĐB ấn hành số đầu tiên ngày 15/4/1865. GĐB mỗi số có 4 trang là tờ báo nhà cầm quyền Pháp chủ trương, do Ernset Potteaux làm Chánh Tổng Tài. Lúc đầu, GĐB thuần là Công vụ gồm: dụ, nghị định, chỉ thị, thông tư, biên bản Hội Đồng Quản Hạt. Từ năm 1869, Trương Vĩnh Ký được cử làm Chánh Tổng Tài, tờ báo có thêm phần Tạp vụ gồm: lời rao, tin tức, trả lời cho các đương đơn, án Hội Đồng xét lại. Về sau phần Tạp vụ phát triển với nhiều chuyên mục vừa mang lại những thông tin, kiến thức về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí, thẩm mỹ cho độc giả đương thời. Tiếp đó, những tờ báo sớm nhất cũng được ấn hành ở SG: Phan Yên Báo (1868), Nhật Trình Nam Kỳ (1888), Thông Loại Khóa Trình (1898), Nông Cổ Mín Đàm (1901), Lục Tỉnh Tân Văn (1907), Nam Kỳ Địa Phận (1908) v.v. Nghiên cứu về NNBC SG - TPHCM phải kể đến công trình đầu tiên là Những bước đầu của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới [161] của Bùi Đức Tịnh xuất bản lần đầu vào tháng 2 năm 1975. Cuốn sách giới thiệu một số tờ báo như GĐB, Nông Cổ Mín Đàm (NCMĐ), Phan Yên Báo (PYB), Lục Tỉnh Tân Văn (LTTV). Nhận xét sơ lược của tác giả về cách diễn đạt trong một số bài báo phần nào cho ta thấy đặc điểm hành văn của báo chí buổi đầu. Nguyễn Quang Thắng trong Tiến trình văn nghệ miền Nam [142] đã xem xét vai trò của một số tờ báo thời kỳ đầu. Theo ông, các tờ GĐB, PYB, NCMĐ, LTTV đã làm khởi sắc cho đời sống chính trị, văn hóa ở Nam Kỳ: cổ động tân học, truyền bá quốc ngữ, là diễn đàn cho các nhà trí thức bấy giờ. Sài Côn cố sự [44] là tác phẩm đề cập đến một số sự kiện và nhân vật trên báo chí SG thời kỳ 1930-1975. Phân tích của tác giả Bằng Giang về đề tài, thể loại, cách viết trên một số bài báo cho ta thấy vai trò của báo chí trong việc "hướng dẫn dư luận" và "tạo thuận lợi cho sự thống nhất ngôn ngữ". Năm 2001, cuốn Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại [177] được ấn hành. Đây là công trình nghiên cứu của một nhóm cán bộ giảng dạy Trường Đại học Khoa học & Xã hội Nhân văn TPHCM về các vấn đề: chính sách ngôn ngữ, chuẩn hóa ngôn ngữ, vay mượn ngôn ngữ, xu hướng phát triển của từ vựng, cú pháp tiếng Việt v.v. Nhiều nhận xét rất xác đáng như: Báo chí đã tạo điều kiện thuậ n lợi trong việc thống nhất phương ngữ Nam Bộ và tiếng SG, việc sử dụng danh ngữ phức hợp trong NNBC hiện nay là một trong những nét mới của cú pháp tiếng Việt v.v. Tháng 12 năm 2002, tại cuộc hội thảo Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm Khoa học và Xã hội Nhân văn TPHCM chủ trì tổ chức. Một số tham luận lấy đối tượng nghiên cứu là báo chí ở SG-TPHCM. Nguyễn Đức Dân trên cơ sở phân tích cách viết trong một số bài ở GĐB, so sánh với cách viết ở báo chí Bắc Kỳ đã đưa ra những nhận xét bước đầu về đặc trưng của NNBC SG - TPHCM. Theo ông, điều làm nên những đặc trưng của NNBC SG-TPHCM trước hết là cách viết, "viết câu ngắn và bài ngắn", và sau nữa là cách tổ chức bài vở, "nhiều bài tin hơn, ít những bài "thuyết" dài dòng, nhiều bài mang tính "đối thoại" phản ánh tính cách và khí phách của người Nam Bộ…"[175, tr.145]. Cũng trong thời gian này, cuộc hội thảo Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn TPHCM do Hội Ngôn ngữ học TPHCM chủ trì. Nhiều báo cáo tham luận tại hội nghị đã chỉ ra những cách diễn đạt có tác dụng làm tăng hiệu quả chuyển tải thông tin. Trong hai năm 2006 và 2007, có nhiều công trình đặc b iệt quan tâm đến NNBC SG- TPHCM với sự tham gia của các nhà Việt ngữ học hàng đầu. Đáng chú ý nhất là các công trình sau: - Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đầu (1865-1930) [193]. Đây là công trình nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ. Nhiều vấn đề đặt ra được xem xét trên các bình diện đồng đại và lịch đại. Qua đó, ta hình dung được sự tiến triển của NNBC SG-TPHCM qua các thời kỳ, đặc điểm của NNBC SG -TPHCM nói chung cũng như đặc điểm ngôn ngữ trên một số tờ báo tiêu biểu. - Ngôn ngữ báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh – Quá khứ, hiện trạng và xu hướng phát triển [136]. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM. Từ việc xác định vai trò, đặc điểm của báo chí (tính thời sự và hấp dẫn), tác giả Nguyễn Đức Dân đã chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí (tính chính xác, hấp dẫn và ngắn gọn). Trọng tâm là phần trình bày của tác giả về cấu trúc khuôn tin và cách viết một bài tin, tiêu đề và đề dẫn, thông tin chìm trong báo chí, cách diễn đạt hay và đúng phong cách trong một bài báo v.v. - Mấy vấn đề bảo vệ và phát triển tiếng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [135]. Đây là công trình nghiên cứu của Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM năm 2006. Từ những nghiên cứu cụ thể về hiện trạng sử dụng tiếng Việt trên một số văn bản hành chính, báo chí, quảng cáo tại TPHCM, các tác giả đã đưa ra nhiều ý kiến đề xuất cho việc bảo vệ và phát triển tiếng Việt hiện nay. Năm 2006, cuốn Gia Định Báo – Tờ báo Việt ngữ đầu tiên được ấn hành. Theo các tác giả, "Gia Định Báo có thể xem là bức phát thảo sinh động của tiếng Việt, đặc biệt là tiếng Việt ở Nam Kỳ, trong gần 50 năm (1865-1910) trên nhiều bình diện: chính tả, từ vựng, cú pháp, phong cách" [178, tr.176]; "về cơ bản, ngôn ngữ trong Gia Định Báo gọn gàng, sáng sủa, giản dị và rất gần với tiếng Việt hiện đại" [178, tr.166]; những thành tựu của GĐB, "kể cả những thành tựu về ngôn ngữ”, vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Năm 2007, tái bản cuốn Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ [191], tác giả Hoàng Xuân Việt cũng nhắc đến vai trò rất lớn của GĐB và báo chí nói chung trong thời kỳ đầu. Nghiên cứu của tác giả này cho biết văn phong của báo chí lúc này "đơn sơ, mộc mạc như lời nói hàng ngày", "giọng văn rất bình dân và trơn tuột như lời nói". Cũng trong năm 2007, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM ấn hành cuốn Báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh [169]. Cuốn sách là một trăm câu hỏi đáp về báo chí SG-TPHCM. Đôi chỗ đã đề cập đến vai trò của báo chí trong việc truyền bá chữ quốc ngữ, về các thể loại, và cách hành văn trên một số tờ báo. Trong một bài viết gần đây trên tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (số 12-2008), nhìn từ hoạt động báo chí ở TPHCM, tác giả Trịnh Sâm đã đúc kết một số đặc điểm nổi bật (trên các bình diện ngôn ngữ) của báo chí hiện đại trong kỹ thuật làm báo và tổ chức thông tin [134]. Điểm qua các tài liệu trên, ta thấy NNBC SG-TPHCM đã được nghiên cứu ở nhiều phương diện: vai trò đối với việc truyền bá và phát triển tiếng Việt, văn phong báo chí thời kì đầu, khả năng chuyển tải thông tin, một số đặc điểm về chính tả, từ vựng, ngữ pháp,…Những kết luận có được rất xác đáng, các ngữ liệu đã công bố có giá trị tham khảo cao, gợi mở nhiều hướng nghiên cứu tiếp tục. Nhìn chung, cho đến nay các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trên báo chí Việt ngữ là chưa nhiều. Các tài liệu PCH đã có cũng chỉ đặt ra những vấn đề cơ bản, có tính khái quát về đặc điểm của PCNNBC trong hệ thống các PCCN tiếng Việt. Những vấn đề lý luận mang tính nền móng này, trải qua gần nửa thế kỷ, trước sự phát triển vượt bậc của báo chí hiện nay, tất nhiên rất cần có sự kiểm nghiệm và bổ sung từ thực tiễn. Một số bài viết, luận văn, luận án gần đây lấy đề tài từ ngữ liệu thực tế trên báo cũng chỉ đề cập đến những vấn đề riêng lẻ. Trong tình hình chung này, việc nghiên cứu ngôn ngữ trên báo ở SG-THCM cũng vậy, hầu như chưa có một công trình nào cho ta một cái nhìn bao quát về đặc điểm NNBC SG-TPHCM. Những kiến giải trong luận án hy vọng là sẽ bổ sung phần nào những khiếm khuyết này. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN 3.1. Đối tượng nghiên cứu NNBC hiện nay được thừa nhận là ngôn ngữ dùng trong các văn bản báo chí dưới những dạng tồn tại trên các phương tiện in ấn (báo viết), phát thanh (báo nói), truyền hình (báo hình) và trên internet (báo điện tử). Nhưng đối tượng nghiên cứu của luận án chủ yếu là ngôn ngữ trên báo viết Việt ngữ ở SG trước năm 1975 và ở TPHCM hiện nay. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng xem xét đến một số cứ liệu ngôn ngữ trên báo chí ở một vài địa phương khác nhằm đối chiếu, so sánh để làm rõ hơn những vấn đề có liên quan. 3.2. Nhiệm vụ của luận án Đề tài của luận án là khá rộng, đặt ra nhiều thách thức đối với người viết. Thật không dễ để có thể đưa ra một cái nhìn vừa bao quát lại vừa cụ thể trên tất cả các bình diện của ngôn ngữ trong lĩnh vực giao tiếp báo chí. Do vậy, nhiệm vụ của luận án chủ yếu nghiên cứu một số đặc điểm làm nên sự khác biệt của phong cách NNBC với các phong cách khác, cụ thể là: - Chỉ ra những đặc điểm về chính tả, về viết tắt và viết hoa tên riêng, về cách phiên chuyển từ ngữ tiếng nước ngoài trên báo chí Việt ngữ qua các thời kì. Ngữ liệu của chúng tôi cho thấy đây là những vấn đề nổi trội, rất đáng xem xét, đặc biệt là đối với ngữ âm và chữ viết tiếng Việt cách đây gần 150 năm. - Khảo sát các lớp từ vựng (từ toàn dân, từ địa phương, từ cổ, từ mới, từ Hán Việt, từ thuần Việt,...) để thấy được sự phong phú, sự phát triển của từ vựng tiếng Việt cùng với tính năng động, sáng tạo của giao tiếp báo chí trong việc chọn lựa từ ngữ để chuyển tải thông tin. - Xem xét cách lựa chọn và tổ chức câu trong văn bản báo chí. Câu trong giao tiếp luôn là những thông tin hai chiều (hướng đến các nhân vật giao tiếp). Tin tức, sự kiện trên báo chí không chỉ mang tính mới mà còn phải là những thông tin hấp dẫp, lôi cuốn và có giá trị định hướng cho người đọc. Do vậy, câu trong giao tiếp báo chí rất đa dạng, có nhiều kiểu câu đặc trưng, nhiều biểu thức dẫn tin độc đáo. - Mô tả cấu trúc của một văn bản báo chí nói chung, đồng thời phân tích biểu hiện cụ thể của nó trong khi hành chức ở một số thể loại. Các đặc._. điểm được xác lập không phải dựa trên tiêu chí đối lập có (+)/không (-) mà dựa vào độ đậm/không đậm (nhạt). Điều này phản ảnh tình hình thống nhất trong thế đa dạng của tiếng Việt, nhất là ở giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên cả hai phương diện đồng đại và lịch đại. Như nhà ngôn ngữ học lừng danh Ferdinand de Saussure đã viết: “Trên thực tiễn, một trạng thái ngôn ngữ không phải là một điểm, mà là một khoảng thời gian khá dài trong đó tổng số những sự biến hóa xảy ra là hết sức nhỏ. Đó có thể là mươi năm, một thế hệ, một thế kỷ hay hơn nữa”[129, tr.178]. Mặt khác, sự phát triển của báo chí Việt Nam nói chung và báo chí SG-TPHCM nói riêng đã có bề dầy gần 150 năm. Cho nên, để lý giải được nhiều hiện tượng ngôn ngữ trên báo hiện nay, không thể không xem xét các ngữ liệu ngay từ buổi đầu cũng như qua các thời kì phát triển của báo chí. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu như trên đã đặt ra một thách thức rất lớn cho người viết về phương pháp nghiên cứu, cách xử lý nguồn tư liệu, và hướng tiếp thu, kế thừa thành tựu của những nghiên cứu đã có trước đây. 4.1. Phương pháp nghiên cứu Ngoài những thao tác cơ bản như quan sát, sưu tập, lập luận theo các hướng quy nạp, diễn dịch, luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Trong luận án, các đối tượng được thống kê, phân loại là những đơn vị từ tắt, các lớp từ ngữ, các kiểu câu, kiểu thể loại văn bản. Các đối tượng thống kê được phân loại theo nhóm, các số liệu được phân tích theo tần suất, tỷ lệ nhằm tìm ra sự nổi trội của một yếu tố và mối liên hệ giữa các đối tượng. - Phương pháp đối chiếu: Các đối tượng khảo sát được chúng tôi so sánh, đối chiếu trên bình diện cấu trúc, hệ thống và trong các phạm vi hành chức của chúng. Khi đối chiếu chúng tôi đặt đối tượng để xem xét hiện trạng của nó trên các tờ báo cùng thời kì, đồng thời cũng so sánh với các thời kì khác; từ đó các kết luận vừa mang tính cụ thể, vừa có thể khái quát. Chẳng hạn, khi xem xét việc sử dụng kiểu câu, độ dài ngắn của câu trên các báo hiện nay, so sánh với cách diễn đạt của câu trên các báo thời kì đầu, ta sẽ có một cái nhìn rõ hơn về về tính chính xác, ngắn gọn của thông tin trên báo. - Phương pháp phân tích ngữ n ghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng : đây là phương pháp đặc trưng rất quan trọng trong việc miêu tả đối tượng trên các bình diện để xác định đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, trong việc phân tích các mô hình diễn đạt mang tính khuôn mẫu, trong việc giải thích cấu trúc của các kiểu thể loại văn bản trên báo hiện nay. - Phương pháp mô hình hóa: việc xây dựng, xác lập các mô hình, bảng biểu có thể cho ta cái nhìn khái quát về hàng loạt đối tượng cùng loại. Điều này càng cần thiết đối với nguồn ngữ liệu phong phú, đa dạng. Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay (và kể cả yêu cầu của tòa soạn), rất nhiều thông tin được lập ngôn theo một công thức quen thuộc. Đặc biệt là, các bài báo hiện nay đang được tổ chức theo đặc trưng khuôn mẫu của từng thể loại. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp được vận dụng kết hợp; có khi tùy vào từng nội dung nghiên cứu, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà sử dụng ưu tiên một phương pháp thích hợp. 4.2. Nguồn tư liệu Tư liệu của luận án sử dụng chủ yếu từ ngữ liệu trên các báo và tạp chí xuất bản ở SG và TPHCM do chúng tôi sưu tầm được . Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, số lượng báo và tạp chí xuất bản ở SG và TPHCM tính đến nay có khoảng 800 tờ [x.phụ lục], cụ thể qua các giai đoạn như sau: + 1865 – 1907 : 7 + 1908 – 1918 : 7 + 1919 – 1929 : 27 + 1930 – 1945 : 174 + 1946 – 1975 : 502 + 1976 – nay : 72 Tuy nhiên, do việc lưu trữ tại các thư viện không đầy đủ, cũng như khả năng sưu tầm có hạn , ngữ liệu chúng tôi sử dụng được chọn lọc từ một số tờ báo tiêu biểu cho từng giai đoạn theo hướng như sau: - Sử dụng ngữ liệu ở tất cả các giai đoạn khi cần xem xét một vấn đề nào đó trên phương diện lịch đại, chẳng hạn để xem xét lịch sử nghiên cứu , đặc điểm của NNBC SG- TPHCM qua các thời kì. - Sử dụng ngữ liệu ở một giai đoạn nào đó khi xem xét một vấn đề trên phương diện đồng đại, chẳng hạn sử dụng ngữ liệu từ năm 1976 đến nay để xem xét những đặc điểm chung của NNBC hiện nay. - Trong mỗi giai đoạn chỉ chọn ra một số tờ báo tiêu biểu để khảo sát ngữ liệu. Các ngữ liệu được đối chiếu chủ yếu trên mốc thời gian trước và sau 1975, đặc biệt là giữa báo chí SG thời kì đầu với báo chí ở TPHCM hiện nay. - Xuất xứ của nguồn ngữ liệu từ các báo được chú thích rõ theo tên báo và ngày tháng năm xuất bản, ví dụ: (Trung Lập - 08/5/1930) - Số lượng các tờ báo làm nguồn ngữ liệu chính, danh mục tài liệu tham khảo và một số hình ảnh, bài báo,… được chúng tôi liệt kê chi tiết ở phụ lục. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Khi chọn đề tài này, luận án hướng đến các trọng tâm sau: Về mặt lý luận, trên cơ sở tham khảo các thành tựu đã có, luận án sẽ đúc kết những ý kiến nghiên cứu về NNBC. Trong quá trình kiến giải từng vấn đề, thông qua những xử lý cụ thể, luận án góp thêm tiếng nói nhằm xác định rõ hơn đặc điểm của PCNNBC, nhất là những vấn đề đang chịu sự chi phối rất lớn của tính chất thời đại như: tác động của tâm lí công nghiệp, tác động của NNBC trong việc chuẩn hóa tiếng Việt hiện nay v.v. Mặt khác, những nhận định của chúng tôi về đặc điểm ngôn ngữ trên báo chí ở một thành phố có bề dày về lịch sử và thành tựu cũng sẽ góp phần chỉ ra những quy luật trong hoạt động giao tiếp báo chí nói chung. Về mặt thực tiễn, trên cơ sở khảo sát diện mạo ngôn ngữ trên báo chí ở SG-TPHCM, luận án sẽ có những đóng góp thiết thực cho việc định hướng sử dụng NNBC, một mặt theo yêu cầu giao tiếp nói chung, mặt khác có chú ý đến cái riêng của tiếng Việt trong giao tiếp có tính chất vùng miền như ở SG-TPHCM. Cụ thể là những đề nghị về cách dùng từ, viết câu, tổ chức văn bản sao cho chuyển tải được nội dung thông tin một cách tốt nhất. Những lỗi diễn đạt được chỉ ra từ các trang báo cũng sẽ có giá trị tham khảo cho tác giả và người biên tập để có thể nâng cao chất lượng của tờ báo. Ngoài ra, những vấn đề lý luận mà luận án đúc kết, những hiện tượng thực tế trên báo được nêu ra , cùng những ngữ liệu phân tích thiết tưởng sẽ có giá trị tham khảo cho việc viết lịch sử báo chí tiếng Việt nói chung, báo chí SG- TPHCM nói riêng, cũng như cung cấp một số lưu ý bổ ích cho những ai quan tâm đến đề tài. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, chính văn của luận án có dung lượng 196 trang gồm Mở đầu, Kết luận và ba chương nội dung. Phần Mở đầu (20 trang) trình bày lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu vấn đề, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, bố cục luận án. Chương một (52 trang) trình bày một số vấn đề chung là những tiền đề lý luận về phong cách ngôn ngữ báo chí. Sau khi đúc kết những thành tựu của phong cách học trong việc nghiên cứu các phong cách chức năng ngôn ngữ, chúng tôi sẽ điểm qua đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí. Cũng ở chương này, thể loại văn bản báo chí được xem xét một cách đáng kể vì tính thời sự và phức tạp của vấn đề. Chương hai (69 trang) và Chương ba (51 trang) là phần khảo sát những ngữ liệu cụ thể trên một số báo, tạp chí ở SG-TPHCM. Chương hai trình bày những đặc điểm của NNBC trên các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Chương ba trình bày những đặc điểm về cách thức tổ chức văn bản cụ thể ở một số thể loại như tin, bình luận, tiểu phẩm v.v. Phần Kết luận (4 trang) tổng kết nội dung của luận án, nêu lên những kết quả đã thu hoạch được trong quá trình thực hiện đề tài và một vài hạn chế mà vì nhiều lí do chúng tôi chưa giải quyết một cách triệt để. Phụ lục gồm 3 phần: (i) Danh mục báo chí Việt ngữ ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh; (ii) Danh mục báo chí Việt ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay; (iii) Một số tài liệu trên báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. PHONG CÁCH HỌC VÀ VIỆC NHẬN DIỆN PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 1.1.1. Vài nét về phong cách học Phong cách học (PCH) là bộ môn đã có từ rất lâu trên thế giới với tên gọi ban đầu là Thuật tu từ (rhetoric). Nhưng chỉ đến đầu thế kỷ XX, với công trình “Khảo luận về phong cách học tiếng Pháp” (1909) của Ch. Bally nó mới thật sự được khẳng định là một ngành học độc lập với nhiệm vụ nghiên cứu các sự kiện biểu đạt của ngôn ngữ ở mặt nội dung biểu cảm của chúng. Với khảo luận này, Ch. Bally là người đã đặt nền móng cho PCH hiện đại. Khoảng mười năm sau Ch. Bally, chịu ảnh hưởng của trường phái duy tâm Đức, L. Spitzer đã đưa ra quan điểm: ngôn ngữ chỉ tồn tại trong lời nói cá nhân, do vậy mà ngôn ngữ là sự sáng tạo của cá nhân. Theo quan điểm này, PCH hướng đến nghiên cứu hai yếu tố: những thói quen sử dụng ngôn ngữ mà cá nhân ưa thích và lời nói cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định. Quan điểm của L. Spitzer có ảnh hưởng tích cực đến các nhà PCH phê bình cùng thời. Nó cũng đặt ra một hướng nghiên cứu mới: nghiên cứu mối quan hệ giữa chức năng và cấu trúc ngôn ngữ. Mà sau này, R. Jakobson (1896 - 1982) đã đề xướng lý thuyết về PCH chức năng – cấu trúc, có ảnh hưởng sâu rộng đến giới ngôn ngữ học. Trong cuốn Khảo luận về ngôn ngữ học đại cương (1960), R. Jakobson đã dành trọn chương cuối để bàn về PCH. Về sau, trong bài viết Ngôn ngữ và thi ca (1963), R. Jakobson tiếp tục trình bày rõ các nhân tố của sự kiện biểu đạt, quan hệ giữa các nhân tố và chức năng của chúng. Các nhân tố được chính tác giả biểu diễn trong lược đồ sau: BỐI CẢNH NGƯỜI GỬI ………… THÔNG ĐIỆP ……….. NGƯỜI NHẬN TIẾP XÚC MÃ Một thông điệp muốn đến được với người nhận trước hết phải có bối cảnh (được người nhận lĩnh hội); kế đến, thông điệp phải được kí mã chung cho cả người gửi và người nhận; cuối cùng, thông điệp đòi hỏi phải có một đường kênh và một sự tiếp xúc (tiếp cận tâm lí giữa người gửi và người nhận) để xác lập và duy trì sự giao tiếp. Tương ứng với các nhân tố đó là các chức năng cơ bản của sự giao tiếp ngôn ngữ cũng được chính tác giả biểu diễn trong lược đồ: CN THỂ HIỆN CN BIỂU CẢM ……….. CN THI CA ……….. CN TÁC ĐỘNG CN TIẾP XÚC CN SIÊU NGÔN NGỮ Theo đó, ngôn ngữ phải được nghiên cứu trong tất cả các chức năng của nó. Trước khi bắt tay vào nghiên cứu chức năng thi ca, ta phả i xác định xem vị trí của nó giữa các chức năng khác của ngôn ngữ là như thế nào. Quan điểm của Jakobson đã mở ra hướng nghiên cứu mới, không chỉ bằng kinh nghiệm, không chỉ theo cách mô tả cấu trúc, hệ thống mà ngôn ngữ học trước đó đã làm. Từ đây, mọi sự kiện biểu đạt cần được xem xét trong nhiều mối quan hệ liên nhân, liên văn bản. Quan điểm này đã gợi mở nhiều hướng giải thuyết văn bản về sau. Ở Liên Xô, PCH bắt đầu thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học tiếng tăm từ sau sự kiện tranh luận trên tạp chí Những vấn đề ngôn ngữ học (1954). PCH được nghiên cứu một cách có hệ thống, từ việc nghiên cứu có tính "nguyên tử luận" và chỉ "xác nhận" những hiện tượng tu từ học riêng lẻ, người ta đã chuyển sang việc nghiên cứu có phân biệt, có hệ thống và sâu sắc các PC và các phạm trù tu từ học [176, tr.183]. Các công trình nghiên cứu quan tâm đến những vấn đề như khái niệm PCCN, đối tượng nghiên cứu của PCH, việc phân chia các loại PC,… I. Conteanu (1962) cho PCCN là những cách nói năng, những nhánh của ngôn ngữ được đặc trưng bằng những nét đặc biệt của giao tiếp nhằm phục vụ cho những ngành khác nhau của hoạt động xã hội. Theo V.V. Vinogradov (1963), PCCN là sự tổng hợp mọi thủ pháp sử dụng, lựa chọn và kết hợp các phương tiện thông báo bằng lời, có ý thức về mặt xã hội, có điều kiện về mặt chức năng và thống nhất nội tại trong lĩnh vực ngôn ngữ toàn dân, tương ứng với những phương thức biểu đạt khác nhau, phục vụ cho những mục đích khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau trong thực tiễn ngôn ngữ của một dân tộc nhất định. I.R. Galperin (1973) chỉ ra đối tượng nghiên cứu của PCH gồm: 1. Khái niệm phong cách và phong cách học. 2. Phong cách chức năng của ngôn ngữ như là những biến thể của ngôn ngữ văn học. 3. Các phương tiện diễn đạt đặc biệt của ngôn ngữ. 4. Phong cách cá nhân của tác giả như là sự phối hợp, tổ chức đặc biệt các phương tiện ngôn ngữ ở một nhà văn. 5. Những hình thức đặc biệt của sự giao tiếp – thi pháp, những đặc điểm hình thái và cấu trúc – nội dung của nó. Ông chia PCH gồm 3 loại: - PCH của ngôn ngữ chuyên khảo sát các PC chức năng ngôn ngữ. - PCH của lời nói khảo sát các thể loại và các dạng nói, viết cụ thể như: tranh luận, bài giảng, họp báo,… - PCH của tác phẩm nghệ thuật có nhiệm vụ khảo sát các yếu tố của tác phẩm văn chương nghệ thuật. D.E. Rozenthal (1977), nêu lên 8 ý kiến khác nhau trong việc phân loại các phong cách chức năng và đề nghị cách phân loại sau [74, tr.100]: Các phong cách chức năng Các phong cách sách vở Phong cách khẩu ngữ PC khoa học PC hành chính PC chính luận PC văn học – nghệ thuật Những quan điểm này đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà PCH tiếng Việt thời kì đầu. Ở VN, PCH tiếng Việt được biết đến từ những năm 1960 với bộ môn Tu từ học trong các giáo trình đại học như: Giáo trình tu từ học (Phan Cảnh, 1959), Khái luận tu từ học (Lê Anh Hiền,1961), Đề cương bài giảng về tu từ học của ngôn ngữ văn học (Cù Đình Tú, 1962). Đến năm 1964, với Giáo trình Việt ngữ - Tập 3 - Tu từ học của Đinh Trọng Lạc thì bộ môn PCH mới chính thức ra đời. Từ đó đến nay, các công trình nghiên cứu về PCH tiếng Việt cũng đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt lý luận lẫn thực tiễn. Có thể kể đến một vài tác phẩm tiêu biểu như sau: - Phong cách học tiếng Việt (Cù Đình Tú - Lê Anh Hiền - Nguyễn Thái Hòa - Võ Bình, 1982) trình bày sự hoạt đ ộng của ngôn ngữ trong xã hội ở những phạm vi và chức năng khác nhau; phân loại và miêu tả các PCCN tiếng Việt hiện đại; miêu tả các phương tiện biểu hiện (trên bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp). Cuốn sách là tập hợp quan điểm riêng của từng tác giả nên nhiều chỗ chưa thống nhất, gây băn khoăn cho độc giả. - Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (Cù Đình Tú , 1983). Đây là tài liệu nghiên cứu công phu về PCH, phần lớn cuốn sách đi sâu miêu tả đặc điểm các phương tiện diễn đạt trên các bình diện của từng PCCN. - Phong cách học tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hòa, 1993) xác định những khái niệm cơ sở, trình bày sự khác nhau của ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật, miêu tả hệ thống PCCN tiếng Việt trong hoạt động lời nói, miêu tả các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ. Hướng vào PCH hoạt động nên cuốn sách cũng đặt ra vấn đề ý nghĩa của việc giảng dạy bộ môn PCH tiếng Việt trong nhà trường. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác và nhiều tài liệu, bài viết trong các hội thảo, trên các tạp chí chuyên ngành. Nhìn chung, cho đến nay, PCH tiếng Việt đã đạt được những thành tựu chủ yếu sau: - Xây dựng những khái niệm cơ bản của PCH tiếng Việt. - Xác lập một hệ thống các PCCN năng tiếng Việt. - Mở đường cho nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến các phạm vi PC. - Ứng dụng vào thực tiễn các thành tựu nghiên cứu như: định ra các chuẩn mực trong hoạt động lời nói, khảo sát những hiện tượng cụ thể trong văn bản, giảng dạy tiếng Việt thực hành trong nhà trường v.v. 1.1.2. Việc nhận diện phong cách ngôn ngữ báo chí Trong các tài liệu PCH, PCNNBC được thừa nhận khá muộn với nhiều quan niệm khác nhau. Mở đầu, Giáo trình Việt ngữ - Tập 3 - Tu từ học [88] chia tiếng Việt gồm hai PC: PC khẩu ngữ và PCNN văn học. PCNN văn học được chia tiếp thành năm PC, trong đó không thấy nói đến PCNNBC : PC thư từ , PCNN hành chính, PC chính luận , PCNN khoa học, PCNN nghệ thuật. Hơn mười năm sau (1975), các tác giả Cù Đình Tú - Lê Anh Hiền - Nguyễn Nguyên Trứ trong cuốn Tu từ học tiếng Việt hiện đại căn cứ vào các chức năng giao tiếp đã phân chia các PC như sau [165, tr.85]: Năm 1982, cuốn Tiếng Việt trên đường phát triển [140] được xuất bản nghiên cứu sự phát triển của tiếng Việt trên hai mặt: các chức năng xã hội và cấu trúc nội bộ. Trong phần trình bày những yêu cầu về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở phạm vi các PCCN, tác giả Nguyễn Kim Thản cũng đã nêu lên các PCCN tiếng Việt bao gồm: PC khẩu ngữ, PC nghệ thuật, PC khoa học – chính luận, PC thông dụng. Theo tác giả này PC thông dụng là sự hòa lẫn đặc điểm của ba PC trên, được dùng hằng ngày trong xã hội. Còn PC khoa học – chính luận là một thể thống nhất giữa PC khoa học và PC chính luận, và "tất cả các sự kiện, những đòi hỏi về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đều diễn ra chủ yếu ở phong cách khoa học – chính luận này" [140, tr.192]. Như vậy, đến thời điểm này PCNNBC vẫn chưa được thừa nhận. Phải đến năm 1982, với công trình Phong cách học tiếng Việt [165], PCNNBC mới được nhìn nhận, dù là vẫn có hai quan điểm khác nhau trong nhóm tác giả công trình này. Nguyễn Thái Hòa phân loại các PCCN tiếng Việt như sau [165, tr.36]: Tiếng Việt toàn dân Phong cách khẩu ngữ Tiếng lóng Tiếng tục P/c văn hóa P/c khoa học (văn học) P/c báo chí – tin tức P/c hành chính – công vụ P/c cổ động P/c nghệ thuật Ngôn ngữ toàn dân PC ngôn ngữ nghệ thuật PC ngôn ngữ trình bày PC ngôn ngữ gọt giũa PC khẩu ngữ tự do PC hành chính PC khoa học P/c chính luận Trong đó, thuộc về PC cổ động là các loại: khẩu hiệu, áp phích, biểu chương, quảng cáo, biển hàng; còn PC chính luận là một phong cách trung gian giữa hai loại PC khoa học và PC báo chí tin tức. Cù Đình Tú, trong phần dẫn luận, cho rằng tuy còn nhiều điểm chưa thống nhất nhưng các nhà nghiên cứu đã thừa nhận có sự tồn tại của các PCCNNN sau đây: PC khẩu ngữ sinh hoạt hàng ngày, PC gọt giũa (sách vở), PC nghệ thuật (của tác phẩm văn học) và các PC bộ phận như: PC khoa học, PC hành chính, PC chính luận [165, tr.26]. Năm 1983, trong công trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Cù Đình Tú đã chia các PCCN tiếng Việt như sau [166, tr.91]: Tiếng Việt toàn dân Phong cách khẩu ngữ tự nhiên Phong cách ngôn ngữ gọt giũa Ph on g cá ch k ho a h Ph on g cá ch c hí nh lu Ph on g cá ch h àn h ch ín h Phong cách ngôn ngữ văn chương Ở đây, PC báo chí được xếp chung vào PC chính luận vì theo tác giả này, "các tin tức đưa trên báo chí, dưới các hình thức lư ợc thuật, điều tra, phóng sự… ít nhiều có tính chất bình giá" [166, tr.151]. Trong khi đó, Nguyễn Nguyên Trứ (1988), không xếp PC báo chí – tin tức trong hệ thống các PCCN tiếng Việt, vì cho rằng "phong cách này cũng bao gồm nhiều phong cách phức tạp". Ông phân chia như sau [182, tr.18]: P H O N G C Á C H C H Ă P.C NGÔN NGỮ VĂN HÓA PC ngôn ngữ khoa học PC ngôn ngữ hành chính PC ngôn ngữ chính luận PC ngôn ngữ văn chương P.C KHẨU NGỮ Năm 1993, cuốn Phong cách học tiếng Việt [90] do Đinh Trọng Lạc chủ biên ra đời, được xem là "cái mốc mở đường" cho những vấn đề cơ bản của lý thuyết PCH. Theo tác giả này, ở bình diện hệ thống ngôn ngữ ta có các kiểu chức năng của ngôn ngữ: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ phi nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật. "Ở bình diện hoạt động lời nói, ta có các phong cách chức năng có tư cách bình đẳng với nhau, đều là những khuôn mẫu, những chuẩn mực trong hoạt động lời nói để xây dựng (hoặc lĩnh hội) các lớp văn bản (hoặc phát ngôn). Có năm PCCN như vậy: PC hành chính – công vụ , PC khoa học – kỹ thuật, PC báo chí – công luận, PC chính luận và PC sinh hoạt hàng ngày" [90, tr.56]. Phát triển quan điểm này, năm 2000, trong công trình Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt [35], Hữu Đạt đã mở rộng hướng phân chia các PCCN như sau [35, tr.95]: (Các PC chức năng) Như vậy, trong các tài liệu PCH tiếng Việt hiện nay tồn tại ba quan điểm khác nhau đối với PCNNBC: không thừa nhận có PCNNBC, xếp chung PCNNBC trong PC khác và thừa nhận có PCNNBC nhưng gọi tên theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn: - Phong cách báo chí – tin tức (Nguyễn Thái Hòa, 1982) - Phong cách thông tấn – báo chí (Nguyễn Nguyên Trứ, 1990), (Lê Khắc Cường, 2007) TIẾNG VIỆT Phong cách ngôn ngữ viết PCHC công vụ PC khoa học PC chính luận PC báo chí PC văn học-nghệ thuật (sáng tác VH, kịch bản VH) PC khẩu ngữ tự nhiên Phong cách hội thảo PC diễn xuất sân khấu, điện ảnh Phong cách ngôn ngữ nói - Phong cách báo chí – công luận (Đinh Trọng Lạc, 1993) - Phong cách thông tấn (Hồ Lê, 1994) - Phong cách báo chí (Hữu Đạt, 2000), (Trịnh Sâm, 2001) - … Quan điểm của luận án về vấn đề này như thế nào sẽ được thể hiện rõ trong phần trình bày dưới đây. 1.1.3. Vấn đề phân chia các phong cách chức năng tiếng Việt Xuất phát từ những góc nhìn khác nhau, các công trình nói trên đã có nhiều hướng phân chia đối với hệ thống PCCN tiếng Việt, qua đó thể hiện quan điểm thừa nhận/không thừa nhận PCNNBC. Theo chúng tôi, các quan điểm này chỉ căn cứ vào tiêu chí về cấu trúc, về chức năng mà chưa chú ý đến khía cạnh thực tiễn của vấn đề. Trong thực tế, chỉ có thể thừa nhận một PC trên cơ sở đã tồn tại 'đủ lớn' các kiểu loại văn bản thuộc PC đó. Hơn nữa, cũng phải xét đến vai trò, nhiệm vụ của các kiểu loại văn bản đó. Nói cách khác, văn bản thuộc PC đó phải phát huy được tác dụng trong phạm vi giao tiếp của nó. Phần trình bày sau đây sẽ góp phần nhận diện rõ hơn sự tồn tại của PCNNBC trong hệ thống các PCCN tiếng Việt. Trong lịch sử phát triển tiếng Việt, có những chứng cứ cho phép ta xác định được khởi điểm ra đời của các kiểu loại văn bản. Từ đó, có thể xác định được đâu là khoảng thời gian hình thành các PCCN tương ứng. Hiện nay các văn bản viết cổ xưa nhất của tiếng Việt bằng chữ Nôm được biết đến là các văn bản như: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI) và một số truyện Nôm khuyết danh. Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm được xuất hiện từ thế kỷ XIII. Từ đó cho đến cuối thế kỷ XIX có khá nhiều tài liệu, trước tác văn chương được viết bằng chữ Nôm. Thậm chí, dưới triều nhà Hồ, chữ Nôm còn được dùng để dạy học, dịch sách, sáng tác văn chương và dưới triều Tây Sơn được dùng trong thi cử, trong các văn từ, chiếu biểu suốt 24 năm (1788-1802). Tuy vậy, trong suốt thời gian đó, chữ Nôm không được phổ dụng như chữ Hán. Cho đến khi chữ quốc ngữ xuất hiện và với sự cấm đoán của thực dân Pháp thì chữ Nôm đã kết thúc vai trò thực tế của nó (từ năm 1920) nhưng giá trị về lòng tự hào dân tộc và giá trị của những trước tác văn chương chữ Nôm thì không bao giờ mai một. Rất nhiều tác phẩm thơ văn chữ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương v.v. trở thành những kiệt tác của mọi thời đại. Như vậy, căn cứ vào thực tiễn giao tiếp, có thể nói tiếng Việt trong giai đoạn đầu đã hình thành rất sớm hai PC: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (PCNNSH) và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (PCNNNT). Còn các phong cách khác chỉ có thể hình thành sau khi có sự xuất hiện của chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ ra đời từ nửa sau thế kỷ XVII. Các văn bản chữ quốc ngữ cổ xưa nhất hiện còn lưu lại là một số văn bản viết tay của các giáo sĩ Tây Âu sang VN truyền đạo từ năm 1620 đến 1650, Từ điển Việt - Bồ - La (1651) và Phép giảng tám ngày (1651) của A. de Rhodes. Đặc biệt là năm 1865, tờ báo quốc ngữ đầu tiên ra đời là tờ GĐB. Từ đây, việc truyền bá chữ quốc ngữ (với nhiều mục đích) được đẩy mạnh trên các phương tiện báo chí, trong các sáng tác văn chương, ở các văn tự hành chính, học thuật v.v. Báo chí quốc ngữ đến đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ đã có các tờ : Gia Định Báo (1865), Nhật Trình Nam Kỳ (1883), Thông Loại Khóa Trình (1888), Phan Yên Báo (1898), Nông Cổ Mín Đàm (1901), Nhật Báo Tỉnh (1905), Lục Tỉnh Tân Văn (1907), Nam Kỳ Địa Phận (1908),... Ở Bắc Bộ cũng xuất hiện một số tờ báo như: Đại Việt Tân Báo (1905), Đăng Cổ Tùng Báo (1907), Đông Dương Tạp Chí (1913), Nam Phong Tạp Chí (1917),… Xét về toàn cục, các văn bản báo chí thời kỳ khởi đầu này chưa đủ để hình thành một PCNN. Về phạm vi giao tiếp, tờ báo sớm nhất là tờ GĐB độc diễn trong suốt mấy mươi năm nhưng chủ yếu vẫn là công cụ của chính quyền thuộc địa. Các báo khác sau đó cũng thường xuyên đăng tải luật lệ, nghị định của chính quyền thuộc địa. Tin tức thì không nhiều (còn được xem là phần công vụ), các lời rao, quảng cáo phần đông là của hiệu b uôn do người Pháp làm chủ. Công chúng độc giả thì ít và đương nhiên số lượng xuất bản trong thời kỳ này là không nhiều. Vai trò tác động của báo chí cũng rất hạn hẹp. Trương Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Phan nhận xét về báo chí thời kỳ này như sau: "Việc ấn hành báo chí trong giai đoạn đầu là còn mới mẻ nên gặp nhiều khó khăn. Số lượng độc giả không nhiều, quần chúng chưa hiểu lợi ích thiết thực của báo chí, còn xem báo chí là mặt hàng xa xỉ. Giá báo tương đối cao và khó bán, chưa tác động đến quảng đại quần chúng" [169, tr.13]. Tuy vậy, giá trị thực tiễn của NNBC trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX – thời kỳ "chuyển mình" của tiếng Việt, chính là đã tạo nên một tiềm năng PC. Trong một công trình nghiên cứu mới đây, Bùi Khánh Thế nhận định: "Tiềm năng của tiếng Việt có thể hành chức một cách linh hoạt, uyển chuyển đáp ứng được những yêu cầu ngôn luận ở nhiều hoàn cảnh khác nhau của hoạt động truyền thông đại chúng đa dạng và phong phú hiện nay rõ ràng là đã được bộc lộ từ giai đoạn chuyển mình của tiếng Việt" [193, tr.31]. Phải đến năm 1945 trở đi, khi chữ quốc ngữ đã bắt đầu phổ cập rộng rãi trong cả nước, báo chí VN bước vào thời kỳ trưởng thành thì PCNNBC mới có đủ điều kiện để hình thành. Đây là thời kỳ báo chí cả nước có nhiều tác động tích cực trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và cả phương diện kỹ thuật nghề nghiệp, thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo công chúng (báo chí SG thời kỳ này có gần 200 đầu báo và tạp chí). Cũng nên nhắc đến một sự kiện góp phần xác định sự hình thành PCNNBC, đó là lớp học viết báo đầu tiên ở nước ta mang tên Huỳnh Thúc Kháng do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai giảng ngày 4/4/1949. Hai bức thư của Người gửi cho lớp học đã chỉ rõ nhiệm vụ, mục đích, tôn chỉ, đối tượng của một tờ báo và những lời dặn quí báu trong việc viết tin. PCNNCL được hình thành sớm hơn do các văn bản chính trị - xã hộ i ở những thập niên đầu thế kỷ XX có một sứ mệnh lịch sử đặc biệt. Theo Lê Quang Thiêm, trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một số lượng đáng kể những từ ngữ thể hiện những biến chuyển lớn lao của đời sống chính trị xã hội ở nước ta: "Trong lịch sử ngôn từ Việt Nam lần đầu trên văn bản quốc ngữ tiếng Việt có một số lượng đáng kể từ ngữ xã hội chính trị mới với nội dung mới hợp thời đại, được giới thiệu một cách có hệ thống, có hình thức cấu tạo hợp với cấu trúc tiếng Việt, có nhiều sáng tạo, ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với quần chúng. Bộ phận từ ngữ này cùng với cách thức giải thích diễn đạt đã thực sự góp phần tạo ra những diễn ngôn chính trị xã hội quốc ngữ hiện đại có chất lượng ở Việt Nam ta thời bấy giờ"[156, tr.109]. Đây là lớp từ thường dùng trong các văn bản chính luận như báo cáo, tham luận chính trị, luận cương, điều lệ và trong các bài bình luận, xã luận trên báo chí lúc bấy giờ, đặc biệt là trong các văn kiện, báo chí c ách mạng mà tiêu biểu là tác phẩm Đường Kách mệnh (1927) của Nguyễn Ái Quốc. Tiếp sau PCNNCL là sự ra đời của PCNNKH. Ngay từ đầu thế kỷ XX, trên một số báo chí Việt ngữ đã có các bài viết mang tính chất khoa học như nhóm bài phổ biến kiến thức vệ sinh, vạn vật, hóa học, vật lý v.v. trong mục Thứ vụ trên GĐB, hay các bài phổ biến kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt, cách ăn uống v.v. trong NCMĐ. Tuy nhiên, văn phong, từ vựng, hình thức văn bản chưa theo phong cách khoa học được (dù chỉ là khoa học đại chúng). Chẳng hạn một đoạn trong bài Dưởng phong pháp đăng trên báo NCMĐ (số 8, năm thứ nhất 1901) chỉ dẫn về cách nuôi ong như sau: (4) "Hễ nuôi ong thì trông cho nhiều mật sáp, muốn mật sáp nhiều thì giống cái phải nhiều, ong chúa phải lựa cho niên cường lực tráng. Hèm vì trời sanh làm chúa, một nước chẳng hai vua. Lúc già bớt để bớt sanh, lòng chẳng khẳng cho ai phụ bật. Vậy nên trời mới định, hễ già yếu thì rẻ nước chia con, một phần ong trẻ theo với chúa già, tìm chốn khác để gây nên cơ nghiệp mới. Còn nơi ở củ thì đợi nẻ chúa tơ, lựa phải mặt lên ngôi xây bồi nền củ”. Cũng có một ít sách khoa học xuất bản cùng thời với báo chí giai đoạn này nhằm phổ biến kiến thức như: Từ điển Việt - Bồ - La (A. de Rhodes, 1651), Từ điển Annam – Latinh (J. L. Taberd, 1838), Sách Bác học sơ giải (Hùinh Tịnh Của, 1887), Đại Nam Quấc âm tự vị (Hùinh Tịnh Của, 1895),... Thông qua việc giải thích, việc minh định nội hàm và ngoại diên của một số khái niệm trong đời sống cùng với việc cung cấp tri thức khoa học, một số thuật ngữ phổ dụng bắt đầu hình thành. Theo tác giả Lê Quang Thiêm, đây là "những yếu tố đầu tiên", "nhân tố mới" của từ vựng tiếng Việt hệ thuật ngữ khoa học: "Những yếu tố của hệ thuật ngữ khoa học được hình thành một cách tự phát trong những năm đầu thế kỷ được tiếp tục nổi rõ hơn trong văn bản báo chí quốc ngữ ở những thập kỷ hậu Đông Kinh Nghĩa Thục và đến những năm 20 của thế kỷ thì đã có một diện mạo mới, những nhân tố mới hứa hẹn một sự phát triển vượt bậc sau đó"[156, tr.80]. Cũng theo tác giả này, cho đến năm 1930, số lượng từ ngữ chuyên môn có đến hàng nghìn và được phân ngành chuyên môn đa dạng, "được tiếp nhận, giới thiệu rải rác, lẻ tẻ mà chưa thành một tư trào chuyên môn có hệ thống, được xây dựng một cách có bàn bạc khoa học tự giác chính thức như về sau này" [156, tr.90]. Cột mốc “sau này” chính là công trình khoa học Tự điển Hán Việt (1932) của Đào Duy Anh: "Lần đầu tiên có nhiều thuậ._.i nói về phép trồng trái. Tại nước Sane mới lập một hội lớn lắm, để mà tra xét về việc thuốc men, các thầy thuốc ở trong nước cũng có chọn người vào hội ấy. Chính việc gốc phải xét nghĩ trong hội, thì là việc trồng trái. Lập hội ấy ra là vì có một hội đồng mới phòng nghĩ về sự buộc người ta phải trồng trái, lại có lời hội công đồng xin quan Lại bộ trong nước lo hỏi về việc trồng trái mà trả lời cho mau. Cho đến bây giờ tại nước Saxe chưa có luật riêng buộc người ta phải trồng trái. Từ năm 1866 đến năm 1871, coi theo sổ lính cùng sổ học trò, thì số người có trồng trái thường giảm bớt; phép trồng thì là phép cải tử hoàn sanh, mà xem ra trong các năm ấy, ai nấy lần lần tháo trót không chịu trồng, nhứt là trong các phương gần thành phố; bởi đó năm 1872, trong mấy chổ không có trồng trái, người ta phải dịch đậu nhiều lắm. Ấy là tại nhiều người nghịch tặc lại gặp người dốt nát không biết gì, không tin phép trồng trái gây nên sự khốn nạn làm vậy. Số người ta phải trái mà chết, so lại với số người có trồng trái mà chết, thì nhiều hơn bội phần. Số con nít bị trái hết hai phần: con nít từ một hai tuổi, không trồng trái nên mùa mà chết, thì trong một trăm hao hơn năm sáu mươi. Cớ sự thể ấy thì kẻ đã trồng trái cùng phải hiểm nghèo, mà lại làm cớ cho người ta mất đều khỏe mạnh. Nhà có hai thứ người, thì trong 100 bị hết 80. Còn nhà có trồng trái đều thì trong 100 hết 10. Ấy là các lẽ làm chứng cho biết phép trồng trái là một phép có ích cùng làm cho người ta biết lấy sự khỏe mạnh làm đều cần kíp… ------------ Tháng 10 ngày mồng 1 quan tham biện Só c-trăng xử Lê-văn-mít 21 tuổi ở Tân-hương, và Đỗ- văn-tài 54 tuổi ở Bình-an, cả hai có tội ăn trộm trâu, nên phạt tên Mít 13 tháng tù, còn tên Tài phải ở tù 2 tháng. Tháng 9 ngày 21 quan tham biện Mỉ -tho, xử Lê -văn-đủa 38 tuổi, Nguyễn-văn-sáo 26 tuổi, Nguyễn-văn-đào 26 tuổi ở Phú -yên, cả thảy có tội ăn trộm nên phạt tên Đủa 2 năm tù, còn tên Sáo và tên Đào mỗi người là hai năm rưỡi. Tháng 9 ngày 21 quan tham biện Saigon, xử Nguyễn -văn-húy 30 tuổi và Nguyễn -văn-phước 32 tuổi ở Vỉnh-lộc, có tội ăn trộm nên phạt tên Húy ở tù 8 tháng, còn tên Phước ở tù 4 tháng. Tháng 9 ngày mồng 2 quan tham biện Saigon, xử Nguyễn -văn-nhan 39 tuổi ở Tân -thới-nhứt, Nguyễn-văn-kỳ 35 tuổi và Nguyễn-văn-cu cả và hai ở Phước-chỉ, đều có tội làm văn khế giả nên phạt 1 người ở tù 5 tháng, còn 2 người sau ở tù 4 tháng. Tháng 8 ngày 23 quan tham biện Thủ-dầu-một xử Lương-thành-phú 88 tuổi ở Chợ-đuổi, có tội trái lệ nha phiến nên phạt ở tù 15 bữa, lại bồi thường 500 quan tiền, mà nếu nạp tiền phạt không đặng thì phải phạt 4 tháng. Tháng 9 ngày mồng 1 quan tham biện Long-xuyên, xử Phạm -văn-hào 23 tuổi ở Tân -hựu, có tội cưởng gian nên phạt lưu 10 năm, nó xin hội đồng xét lại, bây giờ cũng y nguyên án. Tháng 8 ngày 22 quan tham biện Thủ-dầu-một, xử Nguyễn-văn-học 19 tuổi, và Nguyễn-văn- l ý 35 tuổi cả hai ở Phú-long, đều có tội ăn trộm nên phạt tên Học ở tù 9 tháng, còn tên Lý khỏi tội, nó xin hội đồng xét lại bây giờ cũng y như án. Tháng 9 ngày mồng 2 quan tham biện Long-xuyên, xử Vỏ -văn-sanh là lính mata, có tội ăn trộm nên phạt ở tù 9 tháng, nó xin hội đồng xét lại bây giờ cũng y nguyên án. Gia Định Báo -15/4/1874 TÓM LẠI NHỮNG CHUYỆN ĐÃ ĐEM VÀO TRONG NHỰT TRÌNH NÀY: ---------- PHẦN CÔNG VỤ. Lời nghị quan Nguyên-Soái lảnh các đạo binh bên tàu cùng Nhựt-bổn, quyền làm nguyên soái tổng thống Nam-kỳ. – Lời nghị ông Pinet quyền làm Thượng thơ. – Lời nghị cấp bằng và thiên bổ các viên quan. – Lời nghị tách làng Đức-hòa thành hai làng tại hạt Chợ -lớn và tách làng Long- nhung nguyên thuộc về phần tổng An -phú-thượng tại hạt Bà-rịa, mà sắp với tổng An-phú-hạ. – Lời phạt hai tên lính tập tại Thuận-kiều. – Lời nghị cắt chức một tên cai tổng. – Nói về sự chiếu nhận điền thổ tại Tây-ninh. – Yết thị bán đất tại Saigon và Chợ-lớn. PHẦN TẠP VỤ. Lời nghị hội đồng thẩm án các sở tham biện. – Tiếp theo chuyện sách sử nước Annam. ---------------- LỜI RAO Quan Thượng thơ rao cho ai nấy đặng hay nhà nước muốn phát mải các chổ đất kể ra sau nầy: 10 Một chổ đất ở làng Vỉnh-hội, hạt Saigon, vuông vức có hai mươi lăm sào, hai mươi thước tây. Bên đông bắc giáp đất Lê -thị-hưởng; bên đông nam giáp đất nhà nước, bên tây bắc giáp đất Lê-thị-hưởng và Nguyễn-văn-thanh, bên đông nam giáp đất Phạm-thị-do. 20 Một chổ đất ở tại làng Tân-sơn-nhứt, tổng Dương-hòa thượng hạt Saigon, vuông vức có hai mẫu bốn mươi lăm sào, sáu mươi thước tây. Bên đống bắc giáp đất Lê-văn-Uyên, bên đông nam giáp đất Trần -văn-để, bên tây bắc giáp đất tên No, bên tây nam giáp đất đàng Thuận-kiều. 30 Một chổ đất ở tại Chợ-đuổi hạt Saigon, vuông vức có một ngàn năm trăm sáu mươi lăm thước tây. Bên đông bắc giáp đàng Thuận-kiều, bên đông nam giáp đất nhà nước, bên tây bắc giáp đàng Kiệt làng Tân-hòa, bên đông nam giáp đất công thổ. Bản đồ các chổ đất ấy để tại tòa tham biện Saigon ai có việc muốn mua sẻ tới đó mà coi. Những giấy kêu nài về các chổ đất ấy, quan tham biện Saigon sẻ thâu cho, nội trong kì ba tháng, y theo lời nghị ngày 29 décembre năm 1871 nói về sự phát mãi điền thổ. Hạn ấy kể từ ngày 20 avril năm 1874 là ngày đem lời rao vào nhựt trình Saigon. -------------- Y theo lời quan thượng thơ tỏ bày: Hội nghị tư đồng hiệp ý, Nhứt định nghị ra sau nầy: Điều thứ 1. – Cách thức khảo hạch các thông ngôn bên tây, bên đông, cùng là kí lục chữ nhu, chữ tây bên đông, nhứt định ra sau nầy: 10 Cho những người muốn chịu khảo hạch làm thông ngôn hậu bổ, theo lệ người tây. Hạch viết. – làm bài, dịch bài Annam, đọc tiếng Langsa, kể những đều thể cả trong sách mẹo. Hạch miệng. – định ra trên ván, những câu đọc tiếng Langsa, dịch ra Langsa những câu người Annam hội đồng khảo hạch đọc, toán tính cùng cắt nghĩa ra trên ván về phép toán, phép đo bề mặt và đo nguyên xác, cội rể phép toán algebrè cùng phép đo đất. Cắt nghĩa về phép dùng đồ đo đất cả thể. Địa đồ chung. Truyện chung đời bây giờ. 20 Về những người muốn chịu hạch, mà làm thông ngôn bậc thi sai THEO LỆ TÂY Hạch viết. - Làm bài, trả bài Annam. Hạch miệng. - Dịch ngửa sách một truyện gì đặt tầm thường. Dịch ra tiếng Langsa chuyện thưa hỏi một người Annam trước mặt hội đồng. Dịch lời hai người hội đồng vấn đáp tiếng Langsa ra tiếng Annam và viết ra trên ván một hai câu trả lời. Hỏi Truyện và hỏi bản đồ nước Annam, nước Java, nước manila, Thiên-trước, các địa phận Langsa. Hỏi về phép Annam cai trị; phép định thuế trong nước Annam cùng trong Nam-kỳ. Đọc qua một tập giấy thuế, một cái khế bán hay là giấy gì thường dùng viết ra chữ tàu. Lục tỉnh tân văn -16/9/1915 "Bẩm các ngài. Nhơn ngày nay, Các Ngài có lòng chịu khó dời gót ngọc đến nhóm hội nầy, đặng có ý giúp anh em chúng tôi trong cuộc lạc -quyên, thì tôi xin phép đứng lên thốt một đôi lời mà thay mặt cho hết thảy những bà-con bị tai nạn ở Bắc-kỳ, để cảm tạ các Ngài đã có lòng chiếu-cố thương-xót đến sự đau-đớn thê-thảm của đồng-bào. Nguyên các Ngài với chúng tôi đây, đều ở chốn thị -thiềng nầy, xa nơi hoạn-nạn, ngày ăn đêm ngủ, gạo trắng nước trong, cửa nhà cao rộng thì không có thể nào mà thấu cho hết được cái thảm-trạng ở ngòi kia: ít nữa là hai tháng trời nay, nạn hồng-thủy chưa qua, lại kế thêm tai dịch-tả: hơn sáu muôn mạng con -người chết một cách khốn-đốn, minh-mông trời nước, chẳng có đất mà chôn; sớm còn tối mất không kịp trở tay. Thiệt lấy làm chua-xót, đau-đớn thay cho dân đất Bắc! Kìa các nơi thôn-xã, nước ngập nửa nhà, có chỗ lên tới nóc. Nhà cửa, trâu bò, lúa gạo đã trôi đi mất hết: muôn -vàn sanh-linh, già trẻ, l ớn bé tụ-hội chen-chúc với nhau , hoặc ở trên gò-bồng, hoặc ở mặt bờ-đê, qui tạm vài tấm phên, ít chiếc chiếu làm nơi che thân trong khi mưa nắng ; đồng tiền chẳng có, hột gạo cũng không, ăn kham uống khổ, bữa đói bữa no. Cơn túng ngặt bạ gì quơ nấy, bất cứ trái thơm, hay là dưa hấu, chẳng kể độc hiền, cững ăn liều, miễn là cho qua buổi đói khát, cho ruột khỏi bào-bọt xót-xa. Ngờ đâu no được một lát, rồi sanh ra liền chứng nọ bịnh kia, ôn- dịch nổi lên, hành hung khốn-đốn; thuyền bè đậu sẵn mà chở xác thây, lòng nào mà nỡ đem liệng xuống nước! té ra lệ-khí truyền-nhiễm khắp nơi. Tình-cảnh thiệt rất là khổ não! Mà nghĩ đến rằng biết bao giờ cho nước dựt đi thì lại càng thêm nóng lòng đốt ruột, không biết có chịu-đựng cho đến cùng chăng? Nông-nỗi đồng-bào ta xót-xa dường ấy, dầu ta tận-tâm mà cứu giúp, cũng chẳng qua như hột muối bỏ xuống biển Đông, không thấm-thía vào đâu cả. Ngoài còn những kẻ lở sống, lở chết, vợ bỏ chồng, con bỏ cha, trôi nổi linh-đinh, mỗi người một ngả, tiền mất của hết, sau nầy ăn chẳng đủ ăn, mặc không đủ mặc, ắt phải bán vợ đợ con, đặng cho khỏi ngó nhau mà chết đói. Thiệt rất khổ thay cho cái cảnh sanh vô gia cư, tử vô địa táng ấy. Than ôi! Trời gây ra một kiếp-vận riêng cho xứ Bắc. Vậy thì ai là kẻ chẳng cầm tinh! Lục tỉnh tân văn - 4/11/1916 VĂN MINH GIẢ (Fausse civilisation) Ngày nay, ở chốn thị -thiềng, nhẩm xem tình-trạng trong xã-hội Annam, có một sự làm cho những kẻ biết nghĩ xa phải dựt mình lo sợ quá. Ấy là cái mặt-nạ giả văn-minh mà ta hằng thấy người mình đeo nhan nhản. Than ôi! Hai chữ văn-minh, kẻ hiểu rõ nghĩa mà biết dùng, thì làm cho đáng nên quí-báu dường nào; còn kẻ hiểu lầm, đem dùng sai, thì hóa ra dơ-dáng dại-hình, coi mà chán-ngán! Bởi từ đâu người nước ta tiêm-nhiễm cái tệ-tập cứ ưa bắt-chước sự dở mà không thèm noi theo lấy sự hay! Cái thói ham thanh chuộng lạ, thấy người ăn nhặt bỏ bị, biết ngày nào cho Annam mình chừa hết được. Nầy, nầy xin ai hãy nghe lời ông Nguyễn-khắc-Hiếu luận câu văn-minh lại-cái ở trong báo Đông Dương, thì đủ rõ ràng người nước mình hiện đang theo một ngả-đường hiểm-trở, nếu không biết nghĩ, mau quay lại, thì e rằng mai -sau cái hại cho tiền -đồ nước ta không biết đâu mà lường được. Phàm những người có chí trong bọn thượng -lưu, vì chẳng sớm liệu làm gương mà sửa đổi những tệ-tập ngày nay, thì có khi mỗi ngày mỗi thành nếp xấu, một dày thêm lên, về sau khó lòng chữa được… Ông Hiếu nói rằng: "Bây giờ sáng dậy, ngồi trên lầu Khách-sạn, khoác cái mền, hút mồi thuốc, mà ngó xuống đường. Không kể người nước ngoài, người nước mình , cũng nhiều người đội nón, mặc áo vắn, đi giầy Tây. Ông thời nón vàng giầy đen; thầy thì nón đen giầy vàng; cậu thì áo vàng nón trắng; anh thì giầy trắng quần thâm. Còn từ đàng xa mà ngó độn, rõ-ràng là văn-minh; qua trước cửa lầu mà ngó xuống, cũng vẫn rõ-ràng là văn-minh. Hai bên hàng phố và các người đi đường ra ý chịu nhận là văn-minh; xem ý người ăn mặc đồ văn minh ấy, cũng đã tự tin là văn-minh, làm cho mình cũng choáng mắt mà mừng cho người nước đã đến cõi văn -minh. Nhưng hai chữ văn-minh, người các nước phải thế-nào thế-nào mãi mới được. Người nước ta thông minh tài trí, chưa chắc hơn người ngoài; có lẽ đâu chỉ tốn vài chục bạc, dẩu tới tiệm hàng tây, về qua hiệu thợ may, mà đã làm xong văn-minh ngay. Quả như vậy thì sự văn-minh không khó; quả như vậy thì người các nước văn-minh không đáng trọng; quả như vậy thì không mấy chốc mà văn -minh hết toàn cầu. Sự đó thiệt đáng ngờ. Muốn biết phải hay chưa, thì phải làm một người đờn-bà lại cái. Thương ôi! Của linh ai bán mà mua; Ai cho mà lấy, ai thừa mà xin. Ai về bảo chị cùng em. Bảo nhau mài sắt nên kim có ngày. Muốn nên thầy, phải học thầy, Bể trầm luân lấp cho đầy mới ngoan. Chút thân lẽo đẽo theo đàn Kể sao cho xiết muôn vàn ái ân!" Quả như vậy. Ta chỉ biết chuộng cái văn-minh hình-thức bề ngoài mà không biết thấm-thía lấy cái văn-minh tinh-thần ở trong. Cho nên hễ kiếm được đồng nào thì cũng đổ cả vào cái ông văn- minh giả ấy. Biết bao nhiêu kẻ, hết tháng hết tiền, mang công mang nợ cũng chỉ vì ưa đeo cái mặt- nạ, ưa mặc cái lốt văn-minh. Ta thiết nghĩ: văn-minh như vậy, mà trong túi không có một mảnh đồng su, trong óc không có một chút học-thức, thì sao lại có gọi là văn-minh! Cổ tích nước ta có câu chuyện hài-đàm, ý-tứ rất sâu-xa, tôi tưởng nên thuật lại để anh -em suy-gẫm: "Một bữa kia, ông Di-lặc ngó thấy ông Hộ-pháp đội nón mặc áo lịch-sự lắm, mới khen rằng: - Tôi đây mang tiếng bụng -chqng-bang; nhưng mà bất quá ngày rằm mồng một, nó chỉ cho một phẩm oản trái chuối mà thôi, chớ có gì đâu? Sao bằng anh ăn-mặc quần áo sang-trọng dữ hé! Ông Hộ-pháp mới than thán rằng: - Khốn nạn! Tôi cũng chẳng dám nói dấu gì bác; bác cứ ngó thấy bộ bên ngoài tôi choáng thế nầy, thì bác biểu là sang trọng; chớ thiệt mà đem cạo hết những cái vàng son phủ thiếp nầy đi, thì trơ đất sét ngay ra đó chớ gì!" Ta ước sao cho người nước ta gẫm lời than thán của ông Hộ-pháp ấy. Thời họa là người trên kẻ dưới mới hiểu mà khuyên-bảo nhau nên học-hành, nên chắt-lót: Có ăn thì vóc, có học mới hay – Có tiền cú hóa tiên, không tiền tiên hóa cú! Thôi, xin ai đừng rẻ -cúi tốt mã dài đuôi, nên xếp ngay những cách hào-nhoáng, những lối huê-hòe ấy lại, mà cùng nhau ra tay học-hành, dốc lòng cần-kiệm, kẻo nữa rậu đổ thì bìm leo, văn- minh chưa thấy đâu, đã thấy ngay hủ-bại. Nữ giới chung -1/2/1918 Mấy lời kính tỏ Bà Sương Nguyệt Anh chủ bút bổn-báo, vốn người là con gái ông Đồ-Chiểu bực đại văn-hào trong Nam-châu ta hồi xưa, là hiền nội -trợ ông Phó-tổng Tín ở Rạch-miễu làng Tân-Thạch. Năm nay người ngoại ngũ -tuần, ở góa tự hồi 21 tuổi. Có một gái, mới vừa vui chữ vu qui, nửa chừng thoắt đã gẫy nhành thiên-hương. Người thuở nhỏ, đã nổi tiếng văn tài, khí-tiết thường lộ ngoài câu thơ giọng phú. Những danh sỉ hồi đó, vẫn khen là bà Đoàn-thị-Điểm đất Nam Trung. Tuy sanh là bực nữ -lưu, mà lại có tánh hào hiệp; chén cơm Phiếu -Mẫu, biết mấy hàn-nho căn nhà Đỗ -Lăng dung bao danh-sỉ. Bởi thế nhà càng nghèo, danh vọng lại càng cao. Bổn-báo có quen dai-tế người, là thầy Mai-bạch-Ngọc (Mỹ Tho) nên đặng dự ngoài môn- tường nghe lời địch-huấn, đã mấy năm dư. Nay quan Toàn quyền Saurraut đang sốt sắng về sự nữ -học, cho phép bổn-báo chũ-nhơn là ông Blaquière lập ra tờ nữ báo nầy, đặng giúp ích trong cuộc phổ-thông một đôi chút. Bổn-báo lấy tình là tử-chấp, nên xin người đứng làm Chủ-bút. Người cũng sẳn có lòng nhiệt- thành về sự báo, nhưng vì già cả, và trở nhiều việc, chỉ ở nhà viết bài gởi lên mỗi tuần mà thôi. Thiệt là vinh hạnh! Tờ nữ-báo lại thuộc tay nữ -sĩ, dám hùng-đàm, thêm có khách anh-thơ. Việc ấy nước ta, bây giờ mới có! Vậy nên bổn-báo rao trước mấy lời đặng tiền dẫn làm quen với chị em đọc báo! PHÉP THỬ NƯỚC UỐNG Lấy một ly nước lạnh, hòa rượu chín chục chữ với sà-bong, rồi nhỏ 2, 3 giọt vào ly nước ấy. Nếu không có chất tạp thì nước vẩn trong, mà xấu thì tự nhiên phải nổi bọt trắng. Hoặc lấy một ly nước, bỏ một chút Hàn-the, "Băng-sa" vô, nếu đục thì nước có chất độc. CÁCH LÀM NƯỚC MẶN RA NGỌT Những nơi gần biển, ít chỗ có được nước ngọt. Nay có một cách; múc nước đổ vào một cái thạp, để lóng một vài giờ đồng hồ, cho nó chìm những chất dơ xuống dưới đáy, rồi gạn lấy nước trong, nấu xôi. để một lát cho lóng hết, lại gạn lần nữa. Nấu đi gạn lại vài ba lần như vậy, thì nước mặn cũng phải hóa ra ngọt. THUỐC DẢ RƯỢU Lấy 2, 3 giọt nước-đái quỉ (Amoniaque) nhỏ vào chén nước uống, thì dả say liền. Hay là nấu nước đậu đen cho uống cũng mau dả. ---------------- CÁCH NUÔI CON Sữa người là một vật bổ-dưởng con nít, hơn và cả các món ăn khác. Nhưng có lúc người mẹ đau hay vú nuôi bịnh, thì nên dùng đến sữa bò. Vậy trước hết xin kể cách dùng sữa bò ra thể nào? 10 - Sữa bò hòa nước. - Trong sữa bò, có chất trứng gà, có chất béo, chất nặm, phần nhiều hơn là sữa người, nên phải chế thêm nước, cho giảm bớt các chất ấy, thì uống mới mau tiêu. Nhưng cách chế nước, cũng phải tùy theo đứa nhỏ, sức mạnh hay yếu, nổi nhiều hay ít, mà thêm bớt lần, như vầy: Trong 3 tháng: 1 phần sửa, 3 phần nước. Trong 6 tháng: 1 phần sửa, 2 phần nước. Trong 8 tháng: 2 phần sửa, 1 phần nước. Từ 9 tháng trở lên: 3 phần sửa, 1 phần nước. 20 - Cách thử sữa tươi. 1) Lấy cái ly thủy tinh, đổ đầy nước, rồi nhỏ sữa, 2, 3 giọt, nếu sữa chìm xuống đáy ly, là sữa tốt, mà nổi lên thì sữa xấu. 2) Lấy tấm kiến, nhỏ một giọt sữa lên trên, nếu kết hình tròn là sữa tốt, còn không thì sữa xấu. 3) Phàm sữa bò, nếu có chất hơi béo, mới là sữa tốt, không là sữa xấu. 30 - Cách dùng sữa hộp. Sữa họp cũng là sữa tươi, lọc bớt nước, pha thêm đường mà chế thành ra. Chất nó đặc, và có nhiều đường, thì hay hại sự tiêu hóa, nên phải pha thêm nhiều nước. Sữa hộp cũng có thứ tốt thứ xấu, khi mở ra mới biết đặng. Hể sắc trắng là tốt, mà vàng, hay là đóng cục, hoặc ngửi có mùi chua, là sữa cũ và xấu. Khi đã mở hộp ra rồi, thì phải lấy giấy bao lại cho kín, mà cũng không nên để lâu, nếu lâu lại càng thêm hại. Nay xin kể cách hòa sữa với nước sôi, theo tuổi con nít lớn nhỏ ra sau đây: Trong nửa tháng: 1 phần sửa, 25 phần nước. Trong 1 tháng: 1 phần sữa, 22 phần nước. Trong 2 tháng: 1 phần sữa, 18 phần nước. Trong 7,8 tháng: 1 phần sữa, 12 phần nước. Từ 9 tháng về sau: 1 phần sửa, 6 phần nước. ----------------- Một cách khéo léo chia gia tài Có một ông già kia, khi lâm chung, gia tài có 17 con ngựa, đễ lại cho 3 đứa con chia nhau. Theo luật Annam xưa, thì con lớn đặng một phần hai, con thứ nhì, đặng một phần ba, con thứ ba đặng một phần chín. Cứ trong số chia như vậy, thì phần con lớn tám con rưởi, phần con thứ nhì năm con 66, phần con thứ ba một con 88...thế không sả thịt một con thì chia không đều. Anh em đang bàn tính kiến thế già cho phương tiện, mà chưa đặng. Có ông già ở bên lối xóm nghe tiếng bèn dắt một con ngựa cũa nhà mình qua mà nói rằng. Thôi mấy chú đừng bàn tính lôi thôi, thêm con ngựa này của lảo vô nữa cho đủ số 18 con lảo sẻ chia giùm cho mấy chú! Số là con lớn một phần hai, là đặng 9 con ngựa, con thứ nhì một phần ba, thì đặng 6 con, con thứ ba một phần chín thì đặng 2 con, cọng là 17 con ngựa, vẩn còn dư một con ngựa, ông lối xóm lại dắt về. Thế là không ai hơn, mà cũng không ai thiệt ráo. --------------- Gái hiền cứu bịnh cha Xưa Phủ Quốc-oai tỉnh Sơn-tây (Bắc-kỳ) có ông trưởng giả họ Trượng, nhà thiệt giàu mà đau bịnh trướng, cúng vái hết nơi, thuốc thang đủ mặt, không bùa nào hiệu, thuốc nào thần. Ngày kia có rước một ông thầy thuốc khách trú lại chẩn mạch. Ông Trưởng-giả cực chẳng đã nghe lời thầy ra ngoài cỏ nằm mấy đêm liền mà chẳng thấy hiệu nghiệm chi cả. Ông có một nàng con gái tuổi vừa hai sau thấy ch a mê tín quá vậy lở cảm thương hàn mang khốn. Bèn sanh một kế, chờ đêm khuya, cha nàng ngủ mê, bắt sẳn một con rắn đem để lén bên chổ cha nàng nằm. Khi ông Trưởng-giả tỉnh giậy, thấy có con rắn, vừa mừng vừa sợ, chạy ngay về nhà, khen ông thầy thuốc thiệt là Biển-Tước tái sanh; người con gái cười thầm không dám nói ra, cả nhà làm tiệc ăn mừng rộn rực. Ông Trưởng-giả vì mừng nên bớt đau được mấy tháng, kế đau lại, ổng nghi trong bụng còn có con rắn khác nữa, lại uống thuốc, ra nằm ngoài cỏ như trước, người con gái lại củng bắt một con rắn đánh chết, để lén bên mình cha. Rủi gặp ông Trưởng-giả vừa tĩnh giậy, ông hỏi rỏ đặng mưu ấy, cả khen con còn trẻ thơ, mà đã có lòng thảo, rất lấy làm cảm động lắm, sau bịnh củng tự nhiên hết. Người ta hồi đó ai củng oán ông thầy thuốc, song tôi tưởng có ông thầy thuốc như thế, thì mới rỏ đặng sự hiếu của người con gái, mới hết đặng bịnh của ông Trưởng-giả. Sao đời nầy những thầy thuốc như vậy thì nhiều mà con gái như vậy thì ít, thiệt nghĩ đời củng ngán cho đời lắm hé! Nữ giới chung -8/3/1918 Cách nuôi con (tiếp theo) Xem xét bịnh con nít Con nít nhứt là hay đau mà không biết nói được cái chứng đau của mình ra làm sao, nhiều bịnh coi như thường mà nặng. Nên người vú nuôi cần phải xem xét, hể thấy nó khó ở, phải rước thầy cho thuốc uống ngay, đừng để lâu ngày mà khó trị. Nay xin kể cách xem xét bịnh con nít ra sau đây, đặng cho chị em nuôi con, cần nên nhớ lấy. 1.- Tiếng khóc – Con nít khi đau, chỉ lấy tiếng khóc mà tỏ dấu trong mình mình không đặng yên. Nên người nuôi cần phả i nghe cái tiếng nó khóc có khác độ thường cùng chăng, Như tiếng khóc lớn mà dài, nước mắt tràn ra nhiều, chơn lúc thì co, lúc thì thẳng. Vậy chứng ấy đau về ngủ- tạng ở trong bụng. Tiếng khóc lớn mà vắn, không có nước mắt, chỉ nghe la khan, hơi thở lúc thì mạnh, lúc thì yếu. Vậy chứng ấy thuộc về nảo hư. Phàm con nít có bịnh tại nơi óc thì chút khóc, chút nín. Còn đói mà khóc thì tiếng khóc cũng như thường, mà đầu, lúc thì lắc bên này, lúc thì lắc bên kia. Ấy là dấu đòi bú, chớ không có bịnh hoạn chi cả. 2.- Dạng ngủ – Con cái hình trong khi con nít ngũ, cũng có thể biết đặng lúc có bịnh cùng không. Phàm lúc mạnh, thì nó nằm hay chòi đạp, mà yếu thì nằm ngay đơ. Ngủ mình hay ngay, mà đầu hay co, thì bịnh thuộc về bộ nảo, còn như bốn ngón tay con, hay nắm chặt một ngón tay cái trong lòng bàn tay, cũng là chỉ dấu có bịnh, nên lấy nước nóng tắm ngay cho nó, rồi mời thầy thuốc đến coi mạch... --------------- Cách vệ sanh Về các món ăn Gạo – Gạo là một món ăn nhu cầu của người phương đông ta, trong còn có chất trứng gà, chất mở, chất nước, chất bột. Mà chất trứng gà thì có bảy phần mười, nên ăn bổ dưỡng cho người ta lắm. Gạo lúa có nhiều lân-chất, cho nên ăn nó thì bổ nảo, gạo giả thiệt kỹ ăn thì hay sanh ra chứng nhứt đầu, sưng chưn vân. vân. Gạo nếp ăn nó lâu tiêu, phàm người yếu bao tử thì không nên dùng. Lúa mỳ - Lúa mỳ thì cũng tương tợ như gạo, nhưng có nhiều chất trứng gà và lân-chất hơn là gạo, nên ăn nó có bổ ích nhiều. Phàm người sưng chơn thì dùng lúa mỳ, hơn là dùng gạo, bởi vì trong nó có nhiều lân-chất. Đậu - Món ăn thường dùng của nước ta, ngoài gạo thì có các thứ đậu: nào là đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu vàng, đậu tằm, đậu trắng tuy có khác nhau mà tánh chất cũng hơi giống. Đậu có tánh bổ không thua gì thịt, vì nó có nhiều chất tròng trắng trứng gà Song nhiều chất tròng trắng trứng gà, thì ăn nó lâu tiêu hóa, phàm dùng nhiều thì hay sanh chứng đau bụng. Con nít còn yếu bao-tử, ăn nó lại càng mau sanh bịnh lắm. Như đậu nấu lẫn với thịt, ăn lại càng khó tiêu vì chất mở và chất tròng trắng trứng gà đều là đồ no lâu cả. Tuy vậy, muốm cho đậu mau tiêu, phải đem nấu cho kỹ, rồi sẻ dùng thì không sao. ------------------- Thời sự Nam-van mồng 10 tháng 3 tây ước chừng 6 giờ rưởi chiều tại đường Praier trước sân đá banh, thiên hạ rầng rộ đua chen nhau, tiếng nói om sòm đường như chệt xeo gỗ, tôi lật đật chạy lại coi, té ra là 2 anh thợ bạc đang sấm sửa tỷ thí nhau một anh tên là sáu D đương săng tay áo, chất khí anh thợ này cũng ban tát chi với Lí -nguyên-Bá, còn anh kia lui cui săng ống quần, bộ khí cũng tri âm với võ-văn-thành đô, hai đàng đương chờ trống lệnh đặng ra tài, dè đâu, kẻ nói mả -tà, người la ông-cò lại, làm cho tang cuộc tỷ thí. Đoạn tôi mới xít lại gần hỏi thăm duyên cớ, thì người ở gần đó lịch trần đầu đuôi ra như vậy. Từ thưởi nay chạm một đôi vàng chẳng cần nói giá thì chủ lò cũng hiểu là một đồng bạc, nay mấy cậu thợ nhỏ không có chỗ làm, hè tới lò lảnh sụt giá còn có tám cắt. Thọ sáu D nghe lọt vào tai liền mời anh em bạn thợ nhóm lại mà phân như vầy: nếu ai không có chổ làm, thì anh em ta dang tay ra của ít lòng nhiều mà nuôi cho tới khi có chỗ làm đáng khen người có bụng hảo tâm... ----------- LÍNH KHÔNG ĐI BẮT Mà lại bị bắt! Bấy lâu những tưởng lính để mà đi bắt trộm cướp cờ bạc cùng là những người làm đều coi phạm luật, nào dè ... lại những người khác lại có quyền mà bắt lính. Hôm nọ tại Bình-tây đội Nghị và đội Cội hai người đánh bài với 6,7 người khác, bổng có ông cò bót cái là người mẩn cáng M. Mariot, có người cho đám cờ bạc ấy nên thân hành đến Bình -tây bắt đặng. Chẳng biết việc ấy quan trên định lịnh lẻ nào chớ nghe nói thì thầy đội Nghị có tiền án, chắc quan trên không dụng. BÀ-HỎA DẠO XÓM-CHỈ Tối thứ sáu lối 3 giờ, bà Hỏa dạo chơi Xóm-chỉ, chừng trà nước đem đải bả, dòm lại thì một dãy 6 cái nhà lá tiêu điều. Kỳ Lân báo (28/8/1928) NAM VĂN VÀ HỌC GIỚI Dân tộc nào cũng có một thứ tiếng riêng, có một thứ chử riêng. Cái tinh-thần cần quốc-văn muôn đời chung đúc thành ra tinh thần của giang-san nòi giống. Ấy vậy tiếng với nước rất có quan- hệ nhau. Tiếng là nước, tiếng còn thì nước còn, tiếng mất thì nước mất. Nước nào không văn -tự, không quốc-âm thì không sao duy trì nòi giống đặng. Kìa như Chiêm -thành, vì không giử được văn- tự, nên chi, khi nước mất nhà tang. Nước Tàu thì hồn nước cũng đà nên diệc, là một nước có cái văn-minh thiên cổ là nhờ người Tàu hằng bồi-bổ cái nền quốc-văn của họ. Nước Anh, nước Pháp mà được cái cơ nghiệp đồ sộ của họ trên hoàn-cầu này, là vì tiếng họ đã tràng khắp cả năm-châu thế-giái. Ấy vậy muốn bảo tồn quốc túy, ta phải mong rèn tập quốc-văn, vung trồng cây quốc-văn cho càng ngày càng thạnh-mầu. Nước tuy nguy, hồn nước vẫn còn, ắt có ngày cùng hồi sanh đặng. …Theo các nước văn minh như Trung, Nhật, bọn xuất -dương du-học là hạng hữu-ích hơn hết. Dùng cái học thuật Âu Mỹ để bồi bổ cho nền quốc văn, nào dịch sách, nào viết sách để công hiến cho đồng bào, mở rộng đường học thức. Cái học của họ là cái học cho nước cho nhà, chớ chẳng phải cái học cho quan cho tước, cho vợ đẹp, cho vựa lúa đầy… -------------------- Mừng báo Kỳ Lân Mừng Kỳ Lân báo mới ra đời Thiên hạ muôn ngàn đặng thảnh thơi Gấm dệt nên văn hâm mấy cột Chuông rung dậy tiếng bốn phương trời Gan vàng khắn khắn khôn day chuyển Dạ sắt khu khu khó đổi dời. Kêu tỉnh đồng bào mau thức giất Ước ao cho đặng bấy nhiêu lời. ------------------- Vài lời cảm tạ Tôi đã hơn hai năm phãi mang lấy bịnh ho và siển, chạy đã cùng nơi, tây nam đều đủ, nhưng tiền mất tật còn. Nay đâu, nghe người đồn rằng có thầy HƯƠNG-HỘ-XANH ở tại làng Tân-thế-tự (Hocmôn) có cho bịnh rất giỏi. Tôi lật đât tiềm đến nơ i thầy coi bịnh rồ cho thuốc uống thấy đã giảm lần. Tôi rất mừng theo uống năm thang nữa thì bịnh đã đặng mạnh, nhưng không tốn b ao nhiêu tiền thiệt lòng thầy nhơn đạo… ------------------ TIỆM TRỒNG RĂNG NAM-NGHĨA-LỢI 11 – Đa Kao …….. Tiệm tôi lập tại Saigon đã lâu, lựa chọn thơ thiện nghệ nên công việc làm chắc chắn, nhiều người có đến tiệm tôi một lần đều công nhận cuộc làm ăn của tôi thật thà và tinh xảo. Xin mời Qu í-khách khi nào có trồng răng thì đến tiệm tôi thì chắc đặng vừa chẳng sai. Chủ nhơn THÁI-SƠN-QUẢ Kính cáo TIỆM BÁN ĐỒ NỮ TRANG S.L.M. Dahined 9 – Palace Prancle – Saigon Bán hột xoàn và đủ các thứ đồ nữ trang, đồ vàng, đồ vàng pha với bạch kim vân vân. Trong tiệm sẵn có thợ người miền dưới Bombay chế tạo ra các món, đồ làm khéo như bên tây đã định giá bán thì nội Saigon không đâu rẻ bằng. Vậy kính mời quí ông qui thầy quí bà quí cô nhơn dịp tốt may, hãy ghé coi cho biết, còn mua cùng không la do nơi quyền tự do của quí khách. Chủ nhơn; Kính cáo ĐẦY TỚ PHẢN CHỦ NHÀ Mới đây tại làng Tân-phú tây có thầy Huỳnh quan Sanh làm việc trướng tiền, cho sở tuần cảnh hay rằng thằng tớ của thầy tên Nguyễn văn Phụng 25 tuồi và một đứa anh em bạn cũa nó đồng rũ nhau trốn mất, duyên cớ như vầy. Số là tên Nguyễn văn Phụng này trước khi nó là tên kéo xe, vì có tánh nhõ nhoi nên M. Sáng thấy vậy thương tình cho hắng tới lui nơi nhà, M. Sanh lại có cái xe hơi , nên cậu ta năng nĩ ỹ ôi với M. Sanh để vào phụ sự trong cuộc xe hơi đặng học luôn nghề cầm bánh, M. Sanh thấy vậy mới cho vào giúp việc đặng dạy luôn, khi học thành nghề lại ra tiền bảo bọc, cho chàng vào thi lấy cấp bằng tài năng, xong rồi về nhà mới tính lại với chủ là M. Sanh, việc tấn hao hết 80$00 xin làm giấy giao cho M. Sanh cầm, mà lại còn hỏi thêm 50$00 nữa là khác cả thảy tính cọng lại là 130.$00 đến nay chưa có trả lại một su nào, mà ở trong nhà M. Sanh ăn cơm, nay ngó lại mình lông cánh đủ rồi, nên mới tính với một người xa phu, dĩ đào vi thượng, bàn tín xong nên bỏ M. Sang mà đi từ hôm ngày 10 tây tháng Aout đến nay mà chưa trở lại, nghe đâu M. Sanh đả làm tờ cớ, thế thì tên Nguyễn -văn- Phụng chạy đâu cho khỏi. ---------------- NẠN XE HƠI Ngày 21 Aout vừa rồi lối hai giờ rưỡi chiều có một cái xe đò số 7928 của ông Trần Điển ở phía miệt rừng xuống giữa đường chạy động vô bờ lề, và vô nhằm gốc cây, và móp, đèn bể chứ không hư hao cho lắm. Coi lại cái nhíp xe ở trước sổ nên xữa xơ rồi cũng cho chạy về. – Khi về đến nơi bộ hành xuống hết anh cơp-phơ cho xe chạy về chổ để xe đặng sửa, mới chạy đến ngả năm thì xe trở chứng lại, xốc một cái xe kiến đậu trên lề đường. Xe kiến lật. Lúc xe kiến bị lật lại có một anh tên T y đứng kề xe kiến nên cũng liên cang. Té ngửa ra bất tỉnh. Một chập sau Ty tỉnh dậy la đau ngực. Liền đó các bác lính chạy đến giẩn hết về bót. Ông có cho đòi chủ xe hơi và xe kiến lại. Ông có giãn giải sơ vài lời hai bên đều tuân thuận, là ông chủ xe hơi chịu sửa xe kiến, còn anh T y thì cũng ông chủ xe hơi năn nỉ xin huề và chịu tiền cơm thuốc cho anh ta mà thôi. ------------------ Mytho HỘI BANH TRÒN MỚI LẬP Hạt Mytho là một hạt lắm tiền nhiều của, nhơn dân cũng không chịu thua sút các hạt khác nhưng không có một hội thể tháo nào cho xứng đáng vì là không có người hâm mộ thể tháo, không biềt rằng món thể tháo là một món rất cần ích cho người, nên không ai đứng đề xướng. May thay, mới đâu có mấy thầy mới đổi tới, dòm thấy hạt Mytho về nền thể giục thua sút các nơi, nên đồng nhau đứng ra lập một hội. Hôm ngày 22 Aout mới đây đã nhóm và cữ bầu trị sự như sau nầy: M. M. Nguyễn-văn-Thêm …………….. Chánh hội trưởng Paul De – Muller, Phó hội trưởng, Nguyễm-kim-Vân hội viên .... ---------------- Huế ÔNG GASTON GERARD ĐẢ TỚI HUẾ Ông Gaston Gerard đã tới Huế rồi, ngày rồi ông có duyễn thuyết cho cả thảy triều đình Huế và mấy viên chức Pháp nghe. Nhờ tài hùng biện cũa ông, nên cụ lớn Phụ chánh đại thần có ban cho một cái bài. Thì có vinh diệu nào bằng. Pháp quốc khi nghe tin này thế nào cũng vui lòng vì chọn m ột ông nghị thật gồm tài, đến đâu cũng đặng hoan nghinh đến Huế diễn thuyết có một lần mà được sự đón. ---------------- ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5476.pdf
Tài liệu liên quan