BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Lệ
NGÔN NGỮ ÁN VĂN TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Lệ
NGÔN NGỮ ÁN VĂN TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 602201
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ TRẦN HOÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thà
203 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Ngôn ngữ án văn tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cảm ơn Tiến sĩ Trần Hoàng đã tận tình hướng
dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến các thầy cô, gia đình và bạn bè tôi đã ủng hộ,
động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2011
Nguyễn Thị Lệ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trên bất
kỳ công trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2011
Nguyễn Thị Lệ
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
MỤC LỤC .................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 4
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................... 4
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 7
4. Đóng góp của đề tài .............................................................................................................. 8
5. Nguồn ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 8
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................. 11
1.1. Khái niệm án văn ............................................................................................................. 11
1.2. Án văn trong hệ thống văn bản pháp luật ....................................................................... 11
1.3. Những đặc trưng pháp lý của án văn ............................................................................... 13
1.4. Khái niệm ngôn ngữ án văn ............................................................................................ 14
1.5. Vị trí của ngôn ngữ án văn trong hệ thống ngôn ngữ pháp luật ...................................... 14
1.6. Hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp của án văn ................................................... 16
1.7. Những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến ngôn ngữ án văn ........ 17
1.8. Tiểu kết ............................................................................................................................ 21
CHƯƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ÁN VĂN TIẾNG VIỆT ....................... 24
2.1. Đặc điểm tổ chức văn bản trong án văn .......................................................................... 24
2.1.1. Cấu trúc của án văn .................................................................................................. 24
2.1.1.1. Cấu trúc thể loại tiềm năng của án văn....................................................................... 25
2.1.1.2. Cấu trúc phát triển nhận thức của án văn ................................................................... 28
2.1.2. Các phương tiện liên kết trong án văn ..................................................................... 29
2.1.2.1. Phép lặp ....................................................................................................................... 30
2.1.2.2. Phép nối ....................................................................................................................... 34
2.1.2.3. Phép tuyến tính ............................................................................................................ 37
2.1.3. Phương pháp trình bày nội dung án văn .................................................................. 37
2.1.3.1. Phương pháp đưa thông tin ......................................................................................... 38
2.1.3.2. Phương pháp sử dụng lập luận ................................................................................... 41
2.1.3.3. Phương pháp mệnh lệnh .............................................................................................. 45
2.2. Đặc điểm từ vựng trong án văn ....................................................................................... 45
2.2.1. Hệ thuật ngữ trong án văn ........................................................................................ 45
2.2.1.1. Hệ thuật ngữ xét về mặt cấu tạo .................................................................................. 46
2.2.1.2. Thuật ngữ xét về tần số xuất hiện và phạm vi phân bố ............................................... 48
2.2.2. Từ biểu thị ý phủ định, khẳng định .......................................................................... 50
2.3. Đặc điểm cú pháp trong án văn ....................................................................................... 52
2.3.1. Hiện tượng tách biệt cú pháp ................................................................................... 52
2.3.2. Câu tỉnh lược chủ ngữ .............................................................................................. 56
2.3.3. Thành phần phụ trạng ngữ và phần phụ chú ............................................................ 58
2.3.3.1. Thành phần phụ trạng ngữ .......................................................................................... 58
2.3.3.2. Phần phụ chú ............................................................................................................... 64
2.4. Đặc điểm ngữ dụng trong án văn .................................................................................... 68
2.4.1. Câu ngôn hành và động từ ngôn hành trong án văn ................................................ 68
2.4.2. Tình thái trong án văn .............................................................................................. 72
2.4.2.1. Phân loại tình thái trong án văn .................................................................................. 73
2.4.2.2. Các phương tiện biểu hiện tình thái đạo nghĩa trong án văn ...................................... 78
2.5. Tiểu kết ............................................................................................................................ 83
CHƯƠNG 3 - NGÔN NGỮ ÁN VĂN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY: THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .......................................................................................... 86
3.1. Căn cứ nhận diện và phân loại lỗi ngôn ngữ trong án văn .............................................. 86
3.2. Thực trạng và giải pháp về từ ngữ trong án văn ............................................................. 87
3.2.1. Về xưng – hô ............................................................................................................ 87
3.2.2. Về phong cách chức năng ngôn ngữ ........................................................................ 94
3.2.2.1. Dùng từ ngữ địa phương ............................................................................................. 95
3.2.2.2. Dùng từ ngữ khẩu ngữ ................................................................................................. 99
3.2.2.3. Dùng từ ngữ chung chung, mơ hồ ............................................................................. 100
3.2.3. Về ngữ nghĩa của từ trong phát ngôn ..................................................................... 103
3.2.3.1. Dùng thừa từ ngữ....................................................................................................... 103
3.2.3.2. Dùng sai nghĩa của từ ngữ ........................................................................................ 106
3.3. Thực trạng và giải pháp về ngữ pháp trong án văn ....................................................... 108
3.3.1. Về sử dụng dấu câu ................................................................................................ 108
3.3.1.1. Sử dụng dấu câu sai chức năng ................................................................................. 109
3.3.1.2. Sử dụng thừa dấu câu ................................................................................................ 112
3.3.1.3. Thiếu dấu câu ............................................................................................................ 115
3.3.2. Về tách câu ............................................................................................................. 118
3.3.3. Về thành phần chủ ngữ của câu ............................................................................. 120
3.4. Thực trạng và giải pháp về tổ chức văn bản trong án văn ............................................ 121
3.4.1. Không thống nhất ở cấu trúc văn bản .................................................................... 121
3.4.2. Không hợp lý trong việc chia tách đoạn văn ......................................................... 124
3.5. Tiểu kết .......................................................................................................................... 127
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 132
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 135
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bản án là văn bản pháp luật ghi nhận quyết định của tòa án, đánh dấu sự kết
thúc của quá trình tố tụng và có thể làm phát sinh một quá trình tố tụng khác. Bản án
có tính quyết định đến số phận, tính mạng, tài sản của cá nhân và pháp nhân.
Cùng với xu thế phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới, việc công khai
bản án trên các phương tiện truyền thông và xây dựng án lệ đang được ngành tòa án
nghiên cứu thực hiện. Có thể trong tương lai, bản án và quyết định của tòa án không
còn bị bó hẹp trong phạm vi ngành nữa mà sẽ được phổ biến rộng rãi tới cán bộ, công
chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị tư pháp, lập pháp, hành pháp, nghiên cứu
pháp luật và nhân dân.
Tuy nhiên, sự tồn tại và hành chức của vô số bản án, quyết định của Tòa án
chưa được các nhà ngôn ngữ học quan tâm vì nhiều lý do khác nhau. Với tư cách là
một sản phẩm ngôn ngữ; các bản án, quyết định của tòa án có những đặc trưng gì? Có
thể tiến hành chuẩn hóa ngôn ngữ bản án hay không? Đấy là những vấn đề từ lâu đã
được đặt ra và nay càng có ý nghĩa cấp thiết. Những vấn đề này được giải quyết sẽ
góp phần xác lập cơ sở khoa học để tạo bản án đúng chuẩn mực, đúng với yêu cầu
khắt khe của lý luận và thực tiễn.
Từ nhận thức trên, chúng tôi xác định đề tài nghiên cứu với tên đầy đủ là
“Ngôn ngữ án văn tiếng Việt”. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn bước đầu chỉ ra
những đặc trưng ngôn ngữ của bản án, quyết định của tòa án - một loại văn bản pháp
luật rất điển hình của hoạt động tư pháp. Ngoài ra, chúng tôi cũng dành một phần của
luận văn để tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong án văn tiếng Việt hiện nay,
bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục những vấn đề ngôn ngữ còn tồn tại để góp
phần xác lập bản án chuẩn về mặt ngôn ngữ.
2. Lịch sử vấn đề
Ngôn ngữ án văn vẫn còn là một địa hạt mới mẻ đối với những nhà ngôn ngữ
học. Cho tới nay, ngành Việt ngữ học chưa có một công trình nào trực tiếp nghiên
cứu ngôn ngữ trong các bản án. Ngôn ngữ án văn là một bộ phận của ngôn ngữ luật
pháp, được sử dụng trong ngành tòa án. Ở Việt Nam, ngôn ngữ luật pháp cũng được
quan tâm tìm hiểu trong những năm gần đây. Đáng chú ý nhất là luận án tiến sĩ Ngữ
văn của Lê Hùng Tiến (1999): Một số đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt
(có so sánh đối chiếu với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch Việt – Anh). Tác giả chỉ
ra những đặc điểm chính về từ ngữ, ngữ pháp, văn bản của ngôn ngữ luật pháp tiếng
Việt trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Lê Hùng Tiến coi văn bản quy phạm pháp luật là một dạng diễn ngôn và
phân tích văn bản dưới góc độ của phân tích diễn ngôn. Từ đó, tác giả chỉ ra những
đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp độ: Từ
ngữ, ngữ pháp và tổ chức văn bản. Ở cấp độ từ ngữ, tác giả quan tâm đến phương
diện chức năng liên nhân của văn bản luật pháp tiếng Việt thể hiện ở phương tiện
ngôn ngữ là động từ ngữ vi, câu ngữ vi và tình thái. Những phương tiện này góp phần
tạo tính hành thực cho văn bản pháp luật, biến văn bản thành quy phạm pháp luật và
là phương tiện ngôn ngữ quan trọng góp phần tạo lập quyền và nghĩa vụ trong văn
bản luật pháp tiếng Việt. Ở cấp độ từ ngữ, tác giả còn tìm hiểu phương diện chức
năng quan niệm thông qua hệ thống thuật ngữ luật pháp và đặc điểm của từ Hán Việt
sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật. Ở cấp độ ngữ pháp, tác giả Lê Hùng Tiến
chú ý đến hiện tượng danh hóa như một phương tiện ngôn ngữ góp phần tạo nên tính
chính xác và bao trùm của văn bản luật pháp, chú ý đến độ dài bất thường của câu
trong văn bản và chỉ ra nguyên nhân của vấn đề đó. Ở cấp độ văn bản, tác giả phân
tích cấu trúc của văn bản quy phạm pháp luật dưới hai khía cạnh: Cấu trúc phát triển
nhận thức và cấu trúc tiềm năng, chỉ ra những phương tiện liên kết đặc thù mà văn
bản pháp luật sử dụng.
Văn bản quy phạm pháp luật và án văn có mục đích giao tiếp rất khác nhau.
Văn bản quy phạm pháp luật có mục đích giao tiếp là chỉ dẫn, đặt ra nghĩa vụ, ban
phát quyền hành và hình phạt. Người phát là Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất
của Nhà nước, người nhận là đông đảo quần chúng nhân dân. Vì vậy văn bản quy
phạm pháp luật chỉ có một dạng thức duy nhất. Còn án văn là văn bản thuộc dạng thủ
tục pháp lý, mục đích của nó là giải quyết những vấn đề cụ thể, với những đối tượng
cụ thể. Người phát là cán bộ ngành tòa án và người nhận là những đối tượng liên
quan trong vụ án. Án văn có rất nhiều biến thể. Chính vì vậy mà cách thức tổ chức
văn bản và sử dụng ngôn từ của hai loại này cũng rất khác biệt. Tuy nhiên, những
nghiên cứu của Lê Hùng Tiến là những gợi ý rất hữu ích cho chúng tôi và cùng với
tác giả, chúng tôi bổ sung thêm một khía cạnh khác nữa về ngôn ngữ pháp luật.
Nếu như án văn là một địa hạt mới mẻ đối với những nhà ngôn ngữ học thì với
những nhà luật học, án văn lại được quan tâm và nhắc đến khá nhiều trong các tạp chí
chuyên ngành, báo in và báo điện tử pháp luật. Vì giới hạn của ngành, mặc dù quan
tâm đến ngôn ngữ án văn nhưng các nhà luật học mới chỉ xem xét nó ở mức độ đề
xuất nghiên cứu với những nhận xét khái quát mà chưa có công trình nào nghiên cứu
rõ ràng, tỉ mỉ. Đáng kể nhất là các bài viết của Phan Trung Hoài [25], Nguyễn Thu
[36], Anh Thư [37], Nguyễn Xuân Tùng [43].
Trong bài viết “Bàn về khái niệm và các tiêu chí của bản án điển hình” (Tạp
chí Khoa học pháp lý, số 5/2002), thạc sĩ Luật học Phan Trung Hoài chỉ ra những đặc
trưng cơ bản của bản án và quyết định của tòa án, xác định khái niệm cho bản án điển
hình và các tiêu chí để xác định bản án điển hình. Ông cho rằng “văn phong bản án
thể hiện ngôn ngữ pháp lý chặt chẽ, khúc chiết, rõ ràng”, ngôn ngữ án văn “phải là
ngôn ngữ thể hiện quyền lực Nhà nước, mang tính pháp lý chặt chẽ, rõ ràng, khúc
chiết và hiểu đơn nghĩa”. Phan Trung Hoài coi văn phong bản án với những đặc điểm
như trên là một tiêu chí bắt buộc của một bản án điển hình: “Khi xây dựng cơ sở dữ
liệu bản án điển hình, một việc nên làm là nên tuyển chọn những bản án có văn
phong sắc sảo, nhận định rõ ràng, sử dụng ngôn từ thuyết phục, ngắn gọn, có tác
dụng giáo dục và truyền bá tốt.”. Ông cũng đưa ra một nhận định khá sắc sảo về vấn
đề chuẩn hóa văn phong bản án như sau: “Vấn đề hiện nay là pháp luật chưa quy
định rõ và Tòa án Nhân dân Tối cao chưa hướng dẫn cụ thể về cái gọi là “văn phong
bản án”. Thật ra, quy chuẩn hóa văn phong bản án theo một mẫu chung thống nhất
không phải là giải pháp đúng, vì bản án là sản phẩm của nhận thức chủ quan và
chính sắc thái đa dạng trong nhận định tình huống, chứng cứ và những lập luận chặt
chẽ, sắc sảo của mỗi bản án lại là một điều nên làm.”. Cụ thể hơn, trong bài viết
“Một số suy nghĩ về kỹ năng viết bản án sơ thẩm hình sự”, Nguyễn Xuân Tùng trình
bày ý kiến của mình về bản án mẫu và cách viết một bản án sơ thẩm hình sự. Trên cơ
sở xem xét và đối chiếu bản án mẫu với bản án thực tế, tác giả chỉ ra những điểm hợp
lý và những điểm chưa hợp lý về tổ chức văn bản, sử dụng ngôn từ của bản án mẫu
và bản án thực tế. Ví dụ như tác giả đề nghị thay cụm từ “Trình độ văn hoá” trong
phần lý lịch bị cáo của mẫu bản án bằng cụm từ “Trình độ học vấn” để bản án chính
xác hơn. Vì tác giả cho rằng “Nói đến văn hoá là nói đến tính sáng tạo, là nói đến
khả năng tạo ra cái mới và văn hoá là một khái niệm rộng lớn phản ánh trình độ văn
minh của con người qua các thời kỳ phát triển của xã hội […]. Còn trình độ học vấn
của một con người là nói đến khả năng học tập (khả năng tiếp thu) của một cá nhân,
phản ánh cá nhân đó đã học được đến lớp mấy rồi”. Ngoài ra, tác giả Anh Thư [37],
Nguyễn Thu [36, tr.4] cũng đề cập đến những vấn đề bất cập trong việc viết bản án
như: Bản án chưa có sự thống nhất, viết bản án còn tuỳ tiện, trong bản án còn có
nhiều lỗi sai về sử dụng từ ngữ, ngữ pháp.
Những nghiên cứu của những người đi trước sẽ là gợi ý rất hữu ích cho chúng
tôi tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ án văn tiếng Việt và thực trạng sử dụng ngôn
ngữ án văn tiếng Việt hiện nay.
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu đối tượng thuộc về ngôn ngữ luật
pháp ở dạng viết: Bản án và các quyết định của Toà án có giá trị như một bản án.
Cần phải nói thêm rằng, trong quá trình thụ lý và giải quyết một vụ án, Toà án
nhân dân các cấp có thể ban hành nhiều loại quyết định khác nhau như: Quyết định
đưa vụ án ra xét xử, quyết định hoãn phiên toà, quyết định thay đổi thẩm phán, hội
thẩm hay thư ký…Sự phân biệt các quyết định nằm ở ranh giới giữa quyết định về
nội dung hay quyết định về tố tụng và chỉ có những quyết định về nội dung, có giá trị
như một bản án mới là đối tượng của luận văn. Vì vậy, chúng tôi không tách bản án
và các quyết định của Tòa án có giá trị như một bản án thành hai đối tượng riêng biệt
mà coi chúng thuộc cùng một loại để nghiên cứu.
Trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu ngôn ngữ án văn dưới góc nhìn của
ngôn ngữ học đồng đại và bỏ qua góc nhìn lịch đại về sự phát triển trong nội bộ ngôn
ngữ. Nói như vậy có nghĩa là đối tượng cụ thể của luận văn là ngôn ngữ án văn
tiếng Việt hiện đại.
Nghiên cứu ngôn ngữ án văn, chúng tôi nhằm đến mục đích là tìm hiểu thực
tiễn sử dụng ngôn ngữ của bộ phận cán bộ ngành Toà án trong quá trình xét xử vụ án,
tìm hiểu những yếu tố chi phối quá trình sử dụng ngôn ngữ đó. Từ đó, chúng tôi xác
định những đặc trưng ngôn ngữ của án văn, giúp phân biệt án văn với các văn bản
pháp luật gần gũi khác. Ngoài ra, luận văn còn dành một chương để khảo sát những
lỗi ở các cấp độ ngôn ngữ, đề ra giải pháp nhằm hướng tới quy chuẩn ngôn ngữ án
văn.
4. Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài mà luận văn nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học
ứng dụng. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp cho lý luận ngôn ngữ
một số cứ liệu về đặc điểm ngôn ngữ án văn – một dạng cơ bản của ngôn ngữ luật
pháp. Đồng thời, luận văn còn cung cấp những cứ liệu cho thấy sự phong phú, đa
dạng và phức tạp của ngôn ngữ tiếng Việt trong hoạt động hành chức.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đóng góp gián tiếp vào việc xây dựng và hoàn
thiện pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án. Kết quả nghiên cứu của luận
văn sẽ cung cấp ít nhiều thông tin hữu ích cho việc sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả
trong lĩnh vực pháp luật, góp phần phát triển ngôn ngữ án văn tiếng Việt nói riêng
và ngôn ngữ luật pháp nói chung.
5. Nguồn ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Về nguồn ngữ liệu: Ngữ liệu của luận văn là những bản án của các cấp sơ
thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm ở các lĩnh vực: Dân sự, hình sự, hành chính, lao
động và thương mại; những quyết định có giá trị như một bản án như: Quyết định
giám đốc thẩm, quyết định kháng nghị... Trong đó những bản án dân sự chiếm đa số
với nhiều tiểu loại như: về việc ly hôn và tranh chấp tài sản, về việc tranh chấp quyền
sử dụng đất, về việc tranh chấp thừa kế, về việc tranh chấp bồi thường thiệt hại…Xét
các ngữ liệu ở nhiều loại như vậy sẽ giúp người nghiên cứu bao quát được ngôn ngữ
án văn ở diện rộng và có cơ sở để so sánh, đối chiếu khi cần thiết. Tổng số ngữ liệu
khảo sát là 74 bản án gồm 561 trang. Phạm vi ngữ liệu: bản án và quyết định của toà
án nhân dân các cấp tại các tỉnh phía Nam Việt Nam như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình
Thuận, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Hậu Giang, Long An, Ninh
Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long.
Về phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng
phối hợp các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích diễn ngôn: Đây là phương pháp dùng để xem xét án
văn dưới góc độ chức năng và dụng học. Cụ thể là xem xét hoàn cảnh giao tiếp để tìm
ra các mục đích giao tiếp của văn bản, từ đó tìm hiểu cơ chế hoạt động của từ vựng,
ngữ pháp, các phương tiện liên kết văn bản, cấu trúc ngầm ẩn quy định sự sắp xếp, bố
trí các đơn vị từ vựng, ngữ pháp trong án văn.
Phương pháp miêu tả: Luận văn sử dụng phương pháp này để miêu tả ngữ
nghĩa, cấu tạo của một số đơn vị ngôn ngữ đặc trưng trong án văn như thuật ngữ,
trạng ngữ, các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện tình thái…; miêu tả cách thức sử dụng
những đơn vị từ vựng, ngữ pháp để xác định lỗi sử dụng ngôn ngữ trong án văn.
Phương pháp thống kê: Để thực hiện có hiệu quả đề tài, chúng tôi sử dụng
phương pháp thống kê ngôn ngữ khi cần biết tần số xuất hiện của một đơn vị ngôn
ngữ cụ thể, như: thuật ngữ, trạng ngữ để xác định đơn vị ngôn ngữ chiếm ưu thế và
hiệu quả tác động của nó đối với mục đích giao tiếp của án văn.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này chúng tôi dùng khi cần phải so sánh
các loại và các tiểu loại án văn theo phạm vi vụ việc, so sánh các hiện tượng ngôn
ngữ bên trong và bên ngoài án văn để xác định đặc trưng cho án văn hay chỉ ra những
lỗi ngôn ngữ thường thấy trong án văn.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm có ba chương.
Chương một có tên gọi “Những vấn đề chung”. Trong chương này, chúng tôi
trình bày những vấn đề lý thuyết cần phải lưu ý khi xét đặc điểm ngôn ngữ án văn.
Bảy đề mục của chương sẽ lần lượt giải quyết những vấn đề xoay xung quanh án
văn và ngôn ngữ án văn, như: khái niệm, tên gọi, đặc trưng pháp lý của án văn, hoàn
cảnh và mục đích giao tiếp của án văn, phân biệt án văn với những văn bản gần gũi
khác, những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan tới ngôn ngữ án
văn.
Chương hai “Đặc điểm ngôn ngữ án văn tiếng Việt” là trọng tâm nghiên cứu
của luận văn. Trong chương này, chúng tôi chỉ ra những đặc điểm cơ bản của ngôn
ngữ án văn giúp phân biệt nó với những văn bản hành chính khác. Những đặc trưng
của ngôn ngữ án văn tiếng Việt sẽ được làm rõ ở các cấp độ và bình diện ngôn ngữ:
từ ngữ, ngữ pháp, ngữ dụng và tổ chức văn bản.
Chương ba “Ngôn ngữ án văn tiếng Việt hiện nay: thực trạng và giải pháp” chỉ
ra những vấn đề ngôn ngữ còn xuất hiện trong án văn ở ba khía cạnh: từ, câu, văn
bản. Từ thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong án văn, chúng tôi bước đầu đề xuất một
số giải pháp nhằm hướng tới việc xây dựng chuẩn ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm án văn
Từ điển Luật học (1999) đã định nghĩa về án văn như sau: Án văn là văn bản
phản ánh kết quả xét xử của tòa án về một vụ án cụ thể (án hình sự, dân sự, kinh tế,
lao động, hành chính), trong đó nêu rõ: ngày tháng mở phiên tòa, thành phần hội
đồng xét xử, các bên tham gia tố tụng, nội dung sự việc, nhận định của tòa án và
quyết định của tòa.[41, tr.18].
Trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2004) không có từ “án văn”
nhưng án văn được gọi dưới một tên khác là bản án và được định nghĩa như sau:
“Quyết định bằng văn bản của tòa án sau khi xét xử vụ án.” [31, tr.30], là án với
nghĩa “Quyết định của tòa án xử một vụ án” [31, tr. 6].
Như vậy về tên gọi của đối tượng nghiên cứu, án văn là tên gọi mang tính chuyên
môn trong ngành Luật, ngoài ra án văn còn có những tên gọi thông thường và thông
dụng hơn là bản án, gọi tắt là án. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng cả ba tên gọi
này. Án văn khác với quyết định, nhưng như đã nói, không phải quyết định nào cũng
là đối tượng của luận văn mà chỉ có những quyết định về nội dung tố tụng mới là đối
tượng nghiên cứu. Những quyết định này có giá trị như một bản án, vì vậy chúng tôi
sử dụng tên gọi án văn để gọi chung cho cả hai loại đối tượng.
1.2. Án văn trong hệ thống văn bản pháp luật
Án văn là một văn bản pháp luật. Văn bản pháp luật có ba loại khác nhau: văn
bản cá biệt, văn bản quy phạm pháp luật và văn bản mang tính chất chủ đạo. Cần
phân biệt ba loại văn bản này để xác định vị trí của án văn trong hệ thống văn bản
pháp luật. Ba loại văn bản này được hiểu (dẫn theo Lê Minh Toàn [38, tr.81]) như
sau:
Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà
nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, ví dụ: hiến pháp, bộ luật…
Văn bản có tính chất chủ đạo: là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành nhằm thực hiện các chủ trương lớn, các đường lối, nhiệm vụ lớn, đề
cập đến các vấn đề có tính chất chính trị, pháp lý của Quốc gia, địa phương (ví dụ:
lời tuyên bố, hiệu triệu…) động viên nhân dân thực hiện. Các chính sách đó tuy
mang tính pháp lý song không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản cá biệt: là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ
vào quy phạm pháp luật ban hành để giải quyết các vụ việc cụ thể, hiệu lực chỉ một
lần và chỉ có quan hệ với những cá nhân, tổ chức chỉ ra trong chính văn bản, ví dụ:
bản án, quyết định của tòa án, quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức…
Điểm giống nhau giữa ba loại văn bản trên là chúng đều do các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành, vì vậy đều có tính pháp lý. Nhưng điểm khác nhau cơ
bản giữa ba loại văn bản này là nội dung, phạm vi hiệu lực và mục đích giao tiếp. Có
thể thấy rõ sự khác biệt của chúng trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Điểm khác nhau giữa ba loại văn bản: Văn bản quy phạm pháp
luật, Văn bản có tính chất chủ đạo, Văn bản cá biệt
Văn bản quy
phạm pháp luật
Văn bản có tính
chất chủ đạo
Văn bản cá biệt
Nội dung Quy định về quy
tắc xử sự chung
cho toàn xã hội
Tuyên truyền cổ
động nhân dân thực
hiện một chủ trương,
chính sách của nhà
nước
Xử lý những vụ việc cụ
thể liên quan đến những
con người cụ thể
Hiệu lực Có hiệu lực đối
với tất cả công
dân của một nước
trong thời gian
không xác định
Có thể là tất cả công
dân của một nước
hoặc chỉ của một địa
phương nào đó trong
một khoảng thời gian
nhất định
Có hiệu lực đối với
những đối tượng cụ thể
mà văn bản chỉ ra và chỉ
có hiệu lực một lần
Mục đích
giao tiếp
Điều chỉnh các
quan hệ xã hội
theo một định
Động viên nhân dân
thực hiện chủ trương,
chính sách mà văn
Dựa vào văn bản quy
phạm pháp luật để giải
quyết những vụ việc cụ
hướng cụ thể bản nêu ra thể
Như vậy, có thể thấy án văn thuộc dạng văn bản cá biệt do cơ quan có thẩm
quyền là tòa án các cấp ban hành, xử lý các hành vi hoặc quan hệ pháp luật phát sinh
từ một vụ việc cụ thể về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi hoặc quan hệ
đó.
1.3. Những đặc trưng pháp lý của án văn
Những đặc trưng được trình bày ở đây là những đặc trưng pháp lý ảnh hưởng
đến sự lựa chọn và tổ chức ngôn ngữ của án văn.
Đặc trưng thứ nhất: Án văn luôn nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Các bản án, quyết định của tòa án là sự biểu hiện ra bên ngoài của quyền
lực nhà nước, trong sự phân công của bộ máy tư pháp. Chính đặc trưng này khiến
cho ngôn ngữ án văn mang tính pháp lý cao, thể hiện ở hàng loạt những thuật ngữ
pháp luật, những từ mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc. Điều 10 Bộ Luật Tố tụng
hình sự quy định: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt nếu chưa
có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Như vậy về bản chất, khi
được công bố, bản án thực hiện một hành vi xã hội cụ thể là hành vi phân xử và kết
tội. Điều này khiến cho ngôn ngữ án văn mang tính chất của một hành động ngôn
trung, sử dụng những câu ngôn hành và động từ ngôn hành.
Đặc trưng thứ hai: Bản án do hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng
nghị án và tuyên án công khai tại phòng xử án. Đặc trưng này khiến bản án trở thành
một loại văn bản cá biệt. Nó là sản phẩm của một tập người (từ 3 người trở lên) và có
người đại diện ghi lại thành biên bản. Nó được đọc (tuyên án) công khai tại phòng xử
án. Tuy nhiên, thực tế Hội đồng xét xử chỉ thảo luận và thông qua tại phòng nghị án
về nội dung của bản án và quyết định cuối cùng của tòa án. Còn ngôn ngữ bản án lại
là do một cá nhân cụ thể viết, mang dấu ấn nhất định của cá nhân đó. Vì vậy, mỗi bản
án có thể coi là những biến thể của cùng một dạng văn bản. Bản án chỉ có hiệu lực
khi đư._.ợc công khai tại phòng xử án. Như vậy bản án là dạng viết ra để nói nhưng nói
ở đây thực chất lại là một hình thức đọc lại văn bản đã được soạn thảo. Vì thế ngôn
ngữ án văn vẫn là dạng ngôn ngữ viết, theo những chuẩn mực của ngôn ngữ viết và
nó không chịu tác động của những yếu tố ngữ âm như ngữ điệu. Ngữ điệu đọc hoàn
toàn phụ thuộc vào cấu trúc và nội dung của văn bản.
Đặc trưng thứ ba: Án phải viết thành văn bản và giao án theo đúng quy định
của pháp luật. Pháp luật về tố tụng ở các lĩnh vực khác nhau đều quy định: trong một
thời gian nhất định (15 ngày trong vụ án hình sự, dân sự; 7 ngày trong vụ án kinh tế,
lao động, hành chính) sau khi tuyên án, tòa án phải giao bản sao bản án cho bị cáo,
đương sự, Viện Kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, gửi bản sao bản án cho những
người vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ
chức nơi bị cáo, đương sự cư trú hoặc làm việc. Pháp luật cũng quy định trong
trường hợp xử vắng mặt bị cáo, đương sự, trong thời hạn nói trên, bản sao bản án
phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi
làm việc cuối cùng của bị cáo, đương sự. Như vậy, bản án không phải là dạng tài
liệu bí mật của riêng ngành tòa án mà nó có tính đại chúng. Vì vậy ngôn ngữ án văn
có ảnh hưởng nhất định đến quy chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt, tác động đến việc sử
dụng ngôn ngữ của nhân dân. Cho nên ngôn ngữ án văn đòi hỏi sự chính xác trong
cách dùng từ, đặt câu, phù hợp với văn phong của một văn bản hành chính.
Đặc trưng thứ tư: Bản án, quyết định đã được tuyên bố thì không được sửa đổi,
bổ sung, trừ trường hợp có sai sót rõ ràng về số liệu vì tính toán sai hoặc do lỗi chính
tả. Việc sửa đổi, bổ sung bản án là một việc làm phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vì
thế, ngôn ngữ án văn lại càng cần phải chính xác, mẫu mực để tránh những sai sót
trong việc diễn đạt dẫn đến việc hiểu sai nội dung cần thông báo.
1.4. Khái niệm ngôn ngữ án văn
Hiểu một cách đơn giản nhất, ngôn ngữ án văn tiếng Việt là hình thức văn tự
tiếng Việt được sử dụng trong án văn, bao gồm việc sử dụng ngôn từ và tạo lập ngôn
bản để thể hiện nội dung của án văn.
1.5. Vị trí của ngôn ngữ án văn trong hệ thống ngôn ngữ pháp luật
Bản án nằm trong hệ thống văn bản pháp luật vì vậy ngôn ngữ án văn thuộc về
ngôn ngữ luật pháp. Ngôn ngữ luật pháp tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau như
ngôn ngữ luật pháp ở dạng nói và ngôn ngữ luật pháp ở dạng viết. Ở dạng viết, ngôn
ngữ luật pháp lại chia ra thành nhiều tiểu loại khác nhau tùy thuộc vào tính chất, nội
dung và mục đích của văn bản. Có thể nhận diện ngôn ngữ án văn trong hệ thống
ngôn ngữ luật pháp trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các tiểu loại của ngôn ngữ luật pháp
(Nguồn:dẫn theo Lê Hùng Tiến [39])
Ngôn ngữ luật pháp
Nói Viết
Sư phạm Học thuật Nghề nghiệp
Thuyết trình Tòa thực tập Tham vấn Thẩm vấn
Luật sư – khách hàng Luật sư – nhân chứng
Chỉ dẫn của hội đồng thẩm xét
Giao tiếp giữa các nhà chuyên môn
Học thuật Thủ tục pháp lý Luật pháp
Giáo trình Tạp chí Hồ sơ vụ án Bản án
Khuôn mẫu Thể chế chính thức
Hợp đồng Bộ luật
Hiệp định… Quy định
Luật lệ .v.v
Như vậy, trong hệ thống ngôn ngữ luật pháp thì bản án được xếp vào loại thủ
tục pháp lý, nó khác với những văn bản thuộc thể chế chính thức như các Bộ Luật,
Hiến pháp….
1.6. Hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp của án văn
Hoàn cảnh giao tiếp của án văn: Ngôn ngữ án văn là ngôn ngữ trong hành
chức, xử lý mối quan hệ pháp luật với nhiều vai giao tiếp khác nhau.
Người tạo lập nội dung văn bản là một tập người và một người ghi lại theo sự
thống nhất chung. Tập người này đại diện cho luật pháp, đại diện cho quyền lực của
nhà nước vì vậy vai giao tiếp của họ trong án văn là vai quyền lực hay vai tác động.
Đối tượng tiếp nhận văn bản trực tiếp là cá nhân hay pháp nhân có quan hệ với nhau
về mặt pháp luật, có những xung đột quyền lợi nhất định được chỉ ra trong chính văn
bản. Những hành vi và quan hệ pháp luật của họ được vai quyền lực/vai tác động
phân xử theo hướng hợp pháp hay không hợp pháp. Vai giao tiếp của những cá nhân
hay pháp nhân đó là vai chịu sự tác động. Ngoài đối tượng tiếp nhận trực tiếp là
những công dân bình thường, án văn còn có đối tượng tiếp nhận gián tiếp. Đó là
những thẩm tra viên, thẩm phán ở những cấp cao hơn hoặc là những luật sư. Họ là
những người có chuyên môn trong lĩnh vực luật pháp. Vì vậy, ngôn ngữ án văn phải
đảm bảo được hai tiêu chí: vừa đơn giản, dễ hiểu lại vừa mang tính chuyên môn cao
để hướng tới sự tiếp nhận văn bản của cả hai đối tượng trên.
Mục đích giao tiếp: Án văn không chỉ viết ra để cho người khác đọc mà chính
người soạn thảo văn bản đại diện đọc trước Tòa. Khi bản án được đọc lên ngay lập
tức nó thực hiện một hành động xã hội. Nó làm thay đổi hiện thực ngoài văn bản;
kết thúc một quá trình xét xử, phân định tính hợp pháp – không hợp pháp của hành
vi hoặc quan hệ xã hội; chỉ ra quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của những cá nhân
hay tổ chức được chỉ ra trong chính văn bản và buộc họ phải thi hành theo. Vì thế
ngôn ngữ án văn phải có tính chính xác, minh bạch, tính khách quan và phải có tính
thuyết phục cao.
1.7. Những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến ngôn ngữ án văn
Những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến ngôn ngữ án văn theo
hai hướng: liên quan trực tiếp và liên quan gián tiếp.
Những văn bản liên quan trực tiếp tới án văn là những văn bản có những quy
định trực tiếp về ngôn ngữ án văn, như: các Bộ Luật Tố tụng và các Nghị định quy
định về hình thức và nội dung của án văn.
Các Bộ Luật tố tụng quy định cụ thể về nội dung và bố cục của án văn ở từng
cấp khác nhau. Ví dụ như, Điều 224 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định về Bản án:
1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm mở phiên
tòa; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử và thư ký Tòa án; họ tên của Kiểm
sát viên, họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn
hóa, thành phần xã hội, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam;
họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị
cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án, người đại diện hợp pháp của họ.
3. Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng
cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có phạm tội
hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ Luật
hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý
thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị
cáo không có tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp
pháp của họ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của tòa án và quyền
kháng cáo đối với bản án.
Điều Luật trong Bộ Luật Tố tụng hình sự mới chỉ chú ý tới nội dung của bản
án. Điều 238 Bộ Luật Tố tụng dân sự có thêm quy định về bố cục của bản án như sau:
“2. Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định của tòa án, phần
quyết định.”.
Bản án phúc thẩm còn có thêm nội dung về quá trình giải quyết vụ án, quyết
định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Ngoài các Bộ Luật Tố tụng, còn phải kể đến một văn bản khác có liên quan
trực tiếp đến án văn. Đó là Nghị quyết 04/2004/HĐ-TP, ngày 5 tháng 11 năm 2004
của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (sau đây sẽ gọi tắt là Nghị quyết
04), hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ
Luật Tố tụng hình sự 2003 và Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm
2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (sau đây sẽ gọi tắt là Nghị
quyết 01). Nghị quyết 04 có quy định cụ thể về bố cục của một bản án hình sự sơ
thẩm như sau:
2. Về Điều 224 của Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLTTHS)
2.1. Toà án ra bản án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản án phải có ba phần như sau:
a. Phần mở đầu. Trong phần này phải ghi đầy đủ các vấn đề theo quy định tại
khoản 2 Điều 224 của BLTTHS.
b. Phần nội dung. Trong phần này có hai phần nhỏ như sau:
- Phần thứ nhất là phần “nhận thấy”, trong đó phải trình bày các hành vi phạm
tội của bị cáo mà Viện kiểm sát truy tố; số của cáo trạng; ngày, tháng, năm ra cáo
trạng; tên Viện Kiểm sát truy tố bị cáo; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ Luật Hình
sự và mức hình phạt mà Viện Kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo. Cuối cùng của
phần này ghi: “Sau khi xem xét, kiểm tra những tài liệu, chứng cứ tại phiên toà, qua
việc xét hỏi và tranh luận tại phiên toà” và chuyển sang phần thứ hai.
- Phần thứ hai là phần “xét thấy”, trong đó phân tích những chứng cứ xác
định có tội và chứng cứ xác định không có tội đối với các hành vi mà Viện Kiểm sát
đã truy tố đối với bị cáo; nếu xác định bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo Điểm,
Khoản, Điều Luật nào của Bộ Luật Hình sự; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự đối với bị cáo và hướng xử lý. Nếu bị cáo không phạm tội thì phải
ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không phạm tội và giải quyết việc khôi phục
danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
c. Phần quyết định. Trong phần này ghi những quyết định của Toà án. Nếu bị
cáo phạm tội thì ghi tuyên bố bị cáo phạm tội gì; áp dụng điểm, khoản, điều luật của
Bộ Luật Hình sự để xử phạt bị cáo và hình phạt cụ thể; các biện pháp tư pháp; án phí
hình sự và án phí dân sự sơ thẩm. Cuối cùng là ghi quyền kháng cáo đối với bản án.
Ngoài nội dung ghi trên liên quan đến ngôn ngữ án văn, Nghị quyết còn có
thêm một mẫu bản án hình sự sơ thẩm kèm theo. Mẫu bản án này quy định một cách
chi tiết hơn về tổ chức văn bản của bản án, những khuôn mẫu cố định dùng chung
cho tất cả các bản án hình sự sơ thẩm. Ví dụ quy định về thể thức từ phần “Nhận
thấy” đến “Xét thấy” như sau:
NHẬN THẤY
- Bị cáo (các bị cáo) bị Viện kiểm sát........................... truy tố về hành vi
(các hành vi) phạm tội như sau:
(Trình bày việc phạm tội, các hành vi phạm tội của bị cáo (các bị cáo) mà Viện
kiểm sát truy tố theo nội dung của cáo trạng).
- Tại bản cáo trạng số.. .. . ngày..... tháng..... năm..... Viện kiểm sát.............
đã truy tố.
(Ghi phần quyết định truy tố của cáo trạng đối với từng bị cáo về tội danh và
điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng).
Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà; căn cứ
vào kết quả tranh luận tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ,
ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa (nếu có) và những người tham gia
tố tụng khác,
XÉT THẤY
Nghị quyết 01 cũng kèm theo một mẫu bản án dân sự sơ thẩm sử dụng cho tất
cả các tòa án xét xử sơ thẩm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động. Trong đó còn có thêm phần hướng dẫn chi tiết về việc
sử dụng mẫu bản án sơ thẩm theo từng đề mục.
Như vậy các Bộ Luật tố tụng và Nghị định không quy định cụ thể, rõ ràng về
việc sử dụng ngôn ngữ trong án văn mà chỉ đưa ra những quy định về cấu trúc và nội
dung của án văn. Nhưng chính cấu trúc và những nội dung này lại quy định cách thức
sử dụng ngôn ngữ và tổ chức ngôn bản của án văn nói chung và của từng bộ phận
trong án văn nói riêng.
Bên cạnh những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp tới ngôn
ngữ án văn còn có những văn bản liên quan gián tiếp. Đó là Thông tư 55/2005/TTLT-
BNV-VPCP ngày 6 tháng 5 năm 2005 của Liên tịch Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính
phủ hướng dẫn về thể thức và trình bày văn bản (gọi tắt là Thông tư 55). Phạm vi và
đối tượng áp dụng Thông tư 55 là những văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành
chính và bản sao văn bản; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân. Như
vậy án văn cũng thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư 55. Nội dung Thông tư 55
quy định cách thức và kỹ thuật trình bày văn bản rất chi tiết, cụ thể về cỡ chữ, kiểu
chữ, khổ giấy, vị trí trình bày các thể thức…Đặc biệt, Thông tư 55 có quy định về
việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản, như:
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
- Dùng từ ngữ phổ thông; không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài
nếu không thực sự cần thiết. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung
thì phải được giải thích trong văn bản;
- Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng. Đối với những từ, cụm từ
được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt nhưng các chữ viết tắt lần
đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó;
- Việc viết hoa được thực hiện theo quy tắc chính tả tiếng Việt;
- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, trích yếu
nội dung văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản và tên cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản (trừ trường hợp đối với luật và pháp lệnh); trong
các lần viện dẫn tiếp theo, có thể ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.
Như vậy, Thông tư 55 quy định về chuẩn ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản
quy phạm pháp luật và văn bản hành chính tiếng Việt.
Thông tư 01/2011/TT-BNV, ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính (gọi tắt là Thông tư 01) là văn
bản pháp luật mới nhất hiện nay có liên quan gián tiếp tới ngôn ngữ án văn. Thông tư
01 chủ yếu đề cập đến kĩ thuật trình bày văn bản hành chính, bao gồm khổ giấy, kiểu
trình bày văn bản, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức…
Ví dụ quy định về thể thức và kĩ thuật trình bày Quốc hiệu trong Thông tư 01
như sau:
Điều 6. Quốc hiệu
1. Thể thức
Quốc hiệu ghi trên văn bản gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
2. Kĩ thuật trình bày
Quốc hiệu được trình bày ở ô số 1; chiếm khoảng ½ trang giấy theo chiều
ngang, ở phía trên, bên phải.
Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình
bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
Dòng thứ hai: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in
thường, cỡ chữ 13 hoặc 14 […].
Điều 11. Nội dung văn bản của Thông tư 01 có những quy định về việc sử
dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính như: Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông
(không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết).
Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích
trong văn bản; chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn
ngữ tiếng Việt dễ hiểu…
Những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới án văn sẽ là những tư liệu
cần thiết để người nghiên cứu tham khảo, lấy căn cứ xác định tính chất, mức độ
chuẩn của án văn.
1.8. Tiểu kết
Những vấn đề chung được trình bày trong chương một là những vấn đề về án
văn và ngôn ngữ án văn. Về khái niệm và tên gọi, chúng tôi dựa vào hai nguồn tư liệu
đáng tin cậy là Từ điển Luật học và Từ điển tiếng Việt để xác định chính xác đối
tượng nghiên cứu. Trong đó, chúng tôi lựa chọn án văn làm tên gọi chung cho đối
tượng, bao gồm cả các quyết định có giá trị như một bản án.
Đặc điểm cần lưu ý thứ hai khi nghiên cứu ngôn ngữ án văn là phải xác định vị
trí của án văn trong hệ thống văn bản pháp luật. Chúng tôi đã so sánh đối chiếu ba
dạng cơ bản của văn bản pháp luật là văn bản cá biệt, văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản có tính chất chủ đạo ở ba khía cạnh: nội dung, hiệu lực và mục đích giao tiếp
của văn bản. Từ đó, chúng tôi xác định án văn thuộc dạng văn bản cá biệt với những
đặc thù như: Án văn phải do cơ quan có thẩm quyền là tòa án các cấp ban hành, xử lý
các hành vi hoặc quan hệ pháp luật phát sinh từ một vụ việc cụ thể về tính hợp pháp
hay không hợp pháp của các hành vi hay quan hệ đó.
Ngoài ra, chúng tôi cũng chỉ ra bốn đặc trưng pháp lý tiêu biểu của án văn: Án
văn luôn nhân danh nhà nước; án văn được một Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua
và tuyên án công khai tại phòng xử án; án văn được viết thành văn bản và giao án
theo đúng quy định; án văn đã được tuyên bố thì không được sửa đổi, bổ sung trừ
trường hợp có sai sót rõ ràng về số liệu và chính tả. Bốn đặc trưng này ảnh hưởng đến
sự lựa chọn ngôn từ và tổ chức văn bản của án văn, khiến cho ngôn ngữ án văn mang
những nét riêng.
Bên cạnh việc xác định vị trí của án văn trong hệ thống văn bản pháp luật,
chúng tôi cũng xác định vị trí của ngôn ngữ án văn trong hệ thống ngôn ngữ luật
pháp. Ngôn ngữ án văn thuộc dạng ngôn ngữ viết (phân biệt với dạng nói), nằm trong
hệ thống ngôn ngữ thủ tục pháp luật và phân biệt với ngôn ngữ của các tài liệu trong
hồ sơ vụ án.
Ngôn ngữ án văn có những nét riêng về hoàn cảnh và mục đích giao tiếp. Về
hoàn cảnh giao tiếp, ngôn ngữ án văn xử lý mối quan hệ pháp luật với nhiều vai giao
tiếp khác nhau. Trong đó, vai quyền lực/vai tác động là vai của người phát – người
đại diện cho luật pháp, đại diện cho quyền lực của nhà nước và vai chịu sự tác động
là vai của người nhận – những cá nhân hay pháp nhân có quan hệ pháp luật trực tiếp
được gọi ra trong bản án. Về mục đích giao tiếp, khi được công bố, án văn thực hiện
một hành động xã hội. Hành động đó làm thay đổi hiện thực ngoài văn bản, kết thúc
một quá trình xét xử và có thể làm phát sinh một quá trình xét xử khác. Chính những
đặc trưng về hoàn cảnh và mục đích giao tiếp như vậy mà ngôn ngữ án văn phải vừa
đơn giản, dễ hiểu lại vừa mang tính chuyên môn cao; phải có tính chính xác, khách
quan và có tính thuyết phục.
Cuối cùng, trong chương này chúng tôi cũng đề cập đến những văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới ngôn ngữ án văn.
Đó là những Bộ Luật Tố tụng, Nghị định 04, Nghị định 01, Thông tư 55, Thông tư 01
có những quy định về tổ chức văn bản và sử dụng ngôn từ trong án văn. Những quy
định này giúp chúng tôi xác định tiêu chuẩn để tìm hiểu những vấn đề ngôn ngữ còn
xuất hiện trong án văn.
Chúng tôi đã điểm lại những nội dung chính được trình bày trong chương một.
Sau đây chúng tôi đi vào nội dung cụ thể là những kết quả trong quá trình nghiên cứu
về ngôn ngữ án văn tiếng Việt.
CHƯƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ÁN VĂN TIẾNG VIỆT
Chương hai có nhiệm vụ chỉ ra đặc điểm sử dụng ngôn từ và tổ chức ngôn bản
trong án văn tiếng Việt. Án văn tiếng Việt có một cấu trúc khá đặc biệt và chính cấu
trúc này quy định sự lựa chọn sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với tính
chất, mục đích giao tiếp của từng bộ phận trong cấu trúc. Vì vậy chúng tôi không sắp
xếp các đề mục của chương theo một trật tự thông thường (tức là sắp xếp theo các
cấp độ ngôn ngữ: từ, ngữ pháp, văn bản) mà có sự thay đổi nhỏ để tiện cho việc
nghiên cứu và theo dõi. Chúng tôi sẽ đưa đề mục nghiên cứu về tổ chức văn bản của
án văn lên đầu tiên và sau đó là thứ tự các đề mục sắp xếp theo cấp độ và bình diện
ngôn ngữ.
Trong chương này, chúng tôi không chủ trương chỉ ra toàn bộ những phương
tiện ngôn ngữ được sử dụng trong án văn. Chúng tôi chỉ tìm hiểu và phân tích những
nét đặc biệt trong việc lựa chọn và ưu tiên sử dụng loại phương tiện từ ngữ, ngữ pháp
nào đấy để phục vụ cho mục đích giao tiếp của án văn và vai trò của nó trong việc
đảm bảo những đặc trưng của án văn như: tính khách quan, minh bạch, tính thuyết
phục, tính đơn nghĩa, tính chặt chẽ…Những phương tiện ngôn ngữ mà chúng tôi
nhắm tới là những phương tiện có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công của
án văn. Chúng tôi cũng không có ý định đi sâu vào lĩnh vực lý thuyết của những vấn
đề được nêu ra mà chỉ khái quát những nội dung chính mà chúng tôi đã chọn lựa để
làm cơ sở cho việc triển khai vấn đề. Vì vậy những vấn đề lý thuyết nêu ra không
được tách riêng thành một mục mà sẽ được trình bày gộp trong phần triển khai nội
dung.
2.1. Đặc điểm tổ chức văn bản trong án văn
2.1.1. Cấu trúc của án văn
Cấu trúc thể loại văn bản là những cấu trúc ngầm ẩn mà theo đó nó quyết định
việc triển khai các đơn vị từ vựng, ngữ pháp trên bề mặt văn bản để phục vụ cho các
mục đích giao tiếp riêng mà văn bản phải hoàn thành. Có hai loại cấu trúc nằm trong
cấu trúc của thể loại văn bản là cấu trúc hóa nhận thức, hay còn gọi là cấu trúc phát
triển nhận thức, quyết định việc triển khai ý nghĩa chính của văn bản và cấu trúc thể
loại tiềm năng quyết định triển khai toàn bộ văn bản. Án văn có đầy đủ hai loại cấu
trúc trên.
2.1.1.1. Cấu trúc thể loại tiềm năng của án văn
Các văn bản đều được phát triển dựa trên những cấu trúc tương tự có thể quy
nạp lại thành một dạng chung điển hình cho thể loại văn bản đó. Cấu trúc như vậy
được gọi là cấu trúc thể loại tiềm năng. Cấu trúc thể loại tiềm năng quyết định đến
việc triển khai toàn bộ văn bản.
Cấu trúc thể loại tiềm năng trong án văn được quy định một cách rõ ràng trong
các Bộ Luật. Điều 238, Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định về Bản án sơ thẩm:
1.[…]
2. Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định của tòa án,
phần quyết định.
3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý
vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, thư ký
tòa án, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởi kiện,
người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối
tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử
công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.
4. Trong phần nội dung vụ án và nhận định của tòa án phải ghi yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn, khởi kiện của cơ quan, tổ chức; đề nghị, yêu cầu phản tố của bị
đơn; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhận định
của tòa án; điểm, khoản và điều luật của văn bản quy phạm pháp luật mà tòa án căn
cứ để giải quyết vụ án.
Trong nhận định của tòa án phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc
không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự.
5. Trong phần quyết định phải ghi rõ các quyết định của tòa án về từng vấn đề
phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp
có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
Dựa vào quy định trong các Bộ Luật Tố tụng và dựa vào những bản án trong
thực tế xét xử, chúng tôi thấy có thể phân chia và định danh lại cho từng bộ phận
trong cấu trúc thể loại tiềm năng của án văn một cách chi tiết như sau:
- Bộ phận tiền văn bản, gồm: Quốc hiệu; tên cơ quan xét xử và định danh bản
án (số hiệu bản án, ngày/tháng/năm xét xử, vụ việc).
Ví dụ1 (1):
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bản số 2121/2009/HN-PT
Ngày 27/10/2009
Về việc Ly hôn và tranh chấp tài sản
(Ngữ liệu B372, tr.1)
- Phần mở đầu văn bản: Đây là phần thể hiện tính pháp lý và hiệu lực pháp luật
của bản án; xác định bối cảnh, khuôn khổ mà vụ án diễn ra, mô tả về danh phận của
những người tham gia tố tụng, bao gồm:
Cơ sở pháp luật: Nhân danh nhà nước, cơ quan đại diện cho nhà nước và thành
phần đại diện cơ quan.
Ví dụ (2):
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Với hội đồng xét xử gồm có:
1 Từ đây trong những trường hợp không cần thiết, trong những ví dụ mà chúng tôi đưa ra, chúng tôi sẽ viết tắt danh từ
riêng (chỉ viết chữ cái đầu của danh từ riêng), chẳng hạn: Bà Nguyễn Thị Hai viết tắt là bà N. T. H. Để tiện theo dõi, nếu
ví dụ là một câu, một chuỗi câu quá dài chúng tôi sẽ lược bớt phần nội dung không liên quan đến vấn đề đang được đề
cập tới. Phần lược bớt sẽ được đặt trong dấu […], chẳng hạn: Xét kháng cáo của nguyên đơn thấy rằng […]. Trong
những ví dụ đưa ra, có những ví dụ có sai sót về chính tả, chúng tôi sẽ sửa lại những lỗi chính tả đó (chủ yếu là những
lỗi viết hoa) ngoại trừ trường hợp đó là những ví dụ minh họa cho lỗi sử dụng từ ngữ không chuẩn theo chính tả.
2 Ngữ liệu được đánh dấu số thứ tự trong phần Phụ lục.
Chủ tọa phiên tòa: ông Nguyễn Văn Luật
Chức vụ: Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao
Và các Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao:
1. Bà Nguyễn Thị Minh Tuấn
2. Bà Vũ Thị Minh Thủy
Thư ký phiên tòa: Bà Hoàng Thanh Thủy
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao: Bà Trịnh Thị Hồng Bốn,
Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao
(Ngữ liệu H69, tr.1)
Cơ sở thực tiễn: Cơ sở thực tiễn của án văn nêu lý do và căn cứ đưa vụ án ra xét
xử, tính chất và cấp độ của việc xét xử và những người tham gia tố tụng.
Ví dụ (3):
Vào các ngày 23, 27 tháng 10 năm 2009, tại phòng xử án, Tòa án Nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 142/2009/HN-
PT ngày 08/10/2009, về việc “Ly hôn và tranh chấp tài sản”.
Do bản án hôn nhân gia đình số 40/2009/HNGĐ-ST ngày 14/8/2009 của Tòa án
Nhân dân quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ
án ra xét xử số 743/2009/QĐ-PT ngày 20/10/2009 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: […]
Bị đơn:[…]
[…]
(Ngữ liệu B37, tr.1)
- Phần nội dung: Nội dung của án văn được chia thành ba phần nhỏ là phần
Nhận thấy (trình bày tóm tắt nội dung của vụ án), Xét thấy (lập luận, phân tích, đánh
giá của cơ quan đại diện), Quyết định (đưa ra phán xét phân xử vụ án)
- Phần kết thúc: Đây là phần nêu quyền kháng cáo của đương sự, hiệu lực thi
hành của bản án, người có thẩm quyền ký tên đóng dấu và nơi nhận bản án.
Từ những nhận xét nêu trên, chúng tôi khái quát lại sơ đồ bố trí các thành phần
thể thức của án văn như trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức của án văn
Tên cơ quan ban hành Quốc hiệu
Định danh văn bản
Cơ sở pháp luật và đại diện
Cơ sở thực tiễn, căn cứ và thành phần tham dự
Nhận thấy
Xét thấy
Quyết định
Quyền kháng cáo và hiệu lực thi hành
Nơi nhận Ký tên, đóng dấu
2.1.1.2. Cấu trúc phát triển nhận thức của án văn
Cấu trúc phát triển nhận thức là cấu trúc biểu hiện cách thức khai triển tư duy
mà văn bản dựa vào đó để khai triển ý. Nó là cấu trúc đã được quy ước hóa giữa các
thành viên của một cộng đồng chuyên môn nào đó và được thường xuyên sử dụng để
khai triển văn bản dưới một số biến dạng khác nhau. Như vậy nó là cấu trúc trình bày
với tư cách là cơ chế ngầm điều tiết việc bố trí các đơn vị từ vựng, ngữ pháp trong
văn bản.
Bản án thể hiện quá trình tư duy của cơ quan đại diện pháp luật, căn cứ vào thực
tiễn, căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho mục đích sau cùng là đưa
ra những phán xét công bằng, hợp lý vừa có tính thuyết phục cao, vừa thể hiện được
tính quyền lực. Vì vậy phần nội dung chính của văn bản được trình bày theo cấu trúc
phát triển nhận thức.
Cấu trúc phát triển nhận thức của bản án qua hai bước theo đúng như quá trình
nhận thức thông thường “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, “từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn”:
Bước 1: Từ Nhận thấy -> Xét thấy.
Phần “Nhận thấy” ghi lại một cách khách quan nội dung của vụ án, bao gồm
diễn biến của vụ án trước khi Tòa xét xử và tiến trình xét xử vụ án. Những nội dung
khách quan trình bày trong phần “Nhận thấy” được xem xét kỹ lưỡng và kết hợp với
những quy định của pháp luật; tòa án sẽ đưa ra kết luận cho từng phần, từng nội dung
cụ thể. Quá trình tư duy này được thể hiện rõ trong phần “Xét thấy”. Như vậy từ
“Nhận thấy” đến “Xét thấy” thể hiện bước một của quá trình nhận thức vấn đề.
Những điều nêu trong phần “Nhận thấy” là những điều mà tòa án nhận biết được
bằng trực quan, và những điều nêu trong “Xét thấy” là kết quả của quá trình tư duy.
Bước 2: Từ Xét thấy -> Quyết định.
Từ những nhận định, kết luận thể hiện trong phần “Xét thấy”, dựa trên cơ sở thực
tiễn và quy định của pháp luật, tòa án đưa ra những phán quyết cuối cùng kết thúc
một quá trình xét xử. Những phán quyết ấy được thể hiện trong phần “Quyết định” có
giá trị như một hành động, một mệnh lệnh buộc phải thi hành.
Như vậy, cấu trúc phát triển nhận thức trong án văn giúp cho nội dung bản án
trở nên minh xác, chặt chẽ và có tính thuyết phục cao.
2.1.2. Các phương tiện liên kết trong án văn
Văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần giữa các câu mà giữa các câu
trong văn bản phải có những sợi dây liên hệ chặt chẽ. Sợi dây liên kết ấy tạo nên
tính liên kết cho văn bản. Tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết hình
thức và liên kết nội dung. Hai mặt này có mối liên hệ mật thiết với nhau: liên kết nội
dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên
kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung.
Trong luận văn này chúng tôi tạm gác lại mặt thứ hai của tính liên kết trong án
văn và đi vào tìm hiểu mặt liên kết hình thức với những phương thức liên kết được
biểu hiện bằng những phương tiện ngôn ngữ cụ thể. Theo khảo sát của chúng tôi, án
văn sử dụng nhiều phương thức liên kết khác nhau như: phép lặp, phép tuyến tính,
phép nối. Mỗi phương thức liên kết này lại có những phương tiện liên kết cụ thể thể
hiện vai trò khác nhau trong án văn.
2.1.2.1. Phép lặp
Phép lặp là phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những
yếu tố đã có trong chủ ngôn. Phương tiện ngôn ngữ thể hiện sự liên kết trong
phương thức lặp được gọi là lặp tố. Tùy thuộc vào tính chất của lặp tố mà phương
thức lặp chia làm ba dạng: lặp từ vựng, lặp ngữ pháp và lặp ngữ âm. Trong án văn,
dạng thức lặp ngữ âm không xuất hiện hoặc không được sử._.hai cách như trường hợp
(103). Theo chúng tôi, việc dùng như vậy rất dễ gây hiểu lầm là áp dụng luật và căn
cứ vào luật có ý nghĩa khác nhau. Thực chất, trong án văn chúng được sử dụng với
cùng một nghĩa là dựa vào một cơ sở cụ thể để lập luận và hành động. Phần “Xét
thấy” có những căn cứ xác định để lập luận và đến phần “Quyết định” những căn cứ
ấy là cơ sở để hành động. Vì vậy, theo chúng tôi, nên sử dụng nhất quán một cách là
“căn cứ…” để tránh hiểu lầm và cách diễn đạt chính xác hơn. Vậy thì nên để “căn
cứ…” đứng trước hay sau cụm từ “Quyết định”? Như đã nói, căn cứ là dựa vào một
cơ sở nào đó để lập luận và hành động. “Quyết định” và nội dung quyết định trong án
văn là một hành động cụ thể. Vì vậy nên đặt “căn cứ…” trước cụm từ “Quyết định”
sẽ phù hợp hơn.
Thứ hai, cách sử dụng “Tuyên xử:” cũng chưa hợp lý. Xét ví dụ (106), ta thấy
sau “Quyết định” có nội dung “chấp nhận…” và “sửa 01 phần…” rồi sau đó mới tới
“Tuyên xử:” và nội dung tiếp theo. Rõ ràng hai nội dung vừa nêu thuộc về nội dung
“Tuyên xử:” là những phán quyết của tòa án khi xử lý vụ việc. Việc tách riêng nội
dung phán quyết như vậy khiến bản án không rõ ràng về giới hạn nội dung; khiến
người nghe, nhất là khi nghe Tòa tuyên án có thể nhầm tưởng nội dung bên trên
không thuộc phạm vi “Tuyên xử”.
3.4.2. Không hợp lý trong việc chia tách đoạn văn
Đoạn văn thông thường được hiểu là một phần của văn bản tính từ chỗ viết
hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn có thể
gồm một câu hoặc nhiều câu tùy vào nội dung diễn đạt. Việc chia tách đoạn văn được
xem xét từ góc độ của văn bản hoàn chỉnh hoặc một phần đủ lớn của văn bản. Đối với
những văn bản phi nghệ thuật, việc chia tách đoạn văn có tác dụng tạo cơ sở hình
thức cho kết cấu văn bản (hoặc của phần văn bản đủ lớn) cũng là đánh dấu sự liên kết
tổng thể, giúp làm rõ cấu trúc ý của văn bản.
Án văn là dạng văn bản khá dài. Trong án văn, cần thiết phải có nhiều đoạn
văn để nội dung được rõ ràng, dễ theo dõi. Việc chia tách đoạn văn cần phải chú ý
đến sự thống nhất chung trong các phần của án văn và trong toàn án văn, có như vậy
mới đảm bảo được tính minh bạch và tránh được sự nhầm lẫn về nội dung. Tuy
nhiên, một số bản án còn xuất hiện vấn đề chia tách đoạn văn không hợp lý. Điều đó
dẫn đến việc phá vỡ cấu trúc chung của phần văn bản hoặc toàn văn bản, phá vỡ tính
liên kết giữa các đoạn văn và có thể dẫn đến hiện tượng mơ hồ về nghĩa. Xét các ví
dụ sau (Đ là ký hiệu viết tắt của đoạn văn):
Ví dụ (108):
Tại phiên tòa, bị cáo L.Q.S thừa nhận […].(Đ1)
Bị cáo N.C.T khai […].(Đ2)
Bà N.T.K.L, mẹ của nạn nhân P.C.T yêu cầu làm rõ: H giữ vai trò chủ mưu
trong vụ giết người nhưng sao không bị xử lý lại được cho về nhà. H khai là H kêu
mỗi người mang một khúc cây. (Đ3)
L.T.Nh không thừa nhận có đưa dao cho T tại sao ngày thực nghiệm điều tra
lại diễn tả rất thuần thục mà không phản ứng gì. T khai tại phiên Tòa dao do Nh chị
của H đưa cho tại sân nhà H và anh N.Q.D có nhìn thấy. Vậy con dao từ đâu mà có
trong khi Sỹ và Th không mâu thuẫn gì. (Đ4)
Bà L và ông X yêu cầu […].(Đ5)
Ông Kiểm sát viên lập luận […].(Đ6)
(Ngữ liệu A7, tr.4)
Ví dụ trên gồm có 6 đoạn. Xét về nội dung ý nghĩa, (Đ1), (Đ2), (Đ3), (Đ5), (Đ6)
có quan hệ song hành, liên kết với nhau bằng phép lặp cấu trúc ngữ pháp: câu đề
được đặt ở đầu mỗi đoạn văn xác định phạm vi nội dung mà đoạn văn đề cập tới (chỗ
in đậm trong ví dụ trên là đề của mỗi đoạn). Nhờ có kết cấu như vậy mà người đọc
dễ dàng xác định được nội dung cụ thể của vụ án; xác định chính xác yêu cầu, ý kiến,
lời khai…của từng đối tượng liên quan. Tuy nhiên, (Đ3) và (Đ4) có quan hệ trực
thuộc: (Đ4) là một phần nội dung triển khai của câu đề: Bà N.T.K.L, mẹ của nạn
nhân P.C.T yêu cầu làm rõ thuộc (Đ3) và nội dung biểu đạt trong hai đoạn này cũng
không quá dài và phức tạp. Việc chia tách đoạn (Đ3+4) thành hai đoạn đã phá vỡ cấu
trúc chung của phần văn bản, khiến cho cấu trúc ý nghĩa không còn có sự liên kết
chặt chẽ và khó theo dõi. Theo chúng tôi, nên gộp hai đoạn (Đ3) và (Đ4) thành một
đoạn để đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ cho phần văn bản này.
Ví dụ (109):
[…] Ông H và ông Đ xác định vết thương của bà S trên mặt là do bà S và bà B
nắm đầu vật nhau té xuống đống gạch, do đó chưa đủ căn cứ để xác định ông B cầm
gạch để đánh vào mặt bà S gây thương tích. (Đ1)
Đối với thương tích của bà S, tại giấy chứng nhận thương tích ngày 22/9/2007,
tình trạng thương tích lúc nhập viện. (Đ2)
Vết thương vùng trán (T) gần mí mắt (T) dài 3cm (đã khâu ở trạm y tế) + bầm
nhẹ mi trên mắt (T) cao huyết áp. (Đ3)
Bà S nhập viện từ ngày 22/9/2009, đến ngày 29/9/2007 xuất viện, thời gian 7
ngày. (Đ4)
(Ngữ liệu B30, tr.6)
Ở ví dụ trên chúng tôi chỉ xét đến hai đoạn (Đ2) và (Đ3) nhưng để tiện
theo dõi chúng tôi dẫn thêm (Đ1) và (Đ4) để có thể nhận diện vấn đề rõ hơn. Kết hợp
hai đoạn (Đ2), (Đ3) và thêm từ vào ta mới được một câu hoàn chỉnh về cấu trúc và ý
nghĩa: Đối với thương tích của bà S, tại giấy chứng nhận thương tích ngày
22/9/2007, tình trạng thương tích lúc nhập viện là vết thương vùng trán (T) gần mí
mắt (T) dài 3cm (đã khâu ở trạm y tế) + bầm nhẹ mi trên mắt (T) cao huyết áp. Việc
chia tách một câu thành hai đoạn là bất hợp lý. Nó không những tạo ra hai đoạn
không hoàn chỉnh về nội dung biểu đạt mà còn thiếu đi sự liên kết, nội dung không rõ
ràng. Sửa lại bằng cách gộp hai đoạn (Đ2) và (Đ3) thành một đoạn.
Xét thêm ví dụ (110) về việc tách đoạn không hợp lý:
Xét kháng cáo của các nguyên đơn yêu cầu phía bị đơn phải trả đất ngang
1.37m x dài 8m là không có căn cứ pháp luật bởi lẽ: (Đ1)
Tại phiên tòa ngày 06/5/2009 các nguyên đơn đều thừa nhận phần đất liền kề
với đất của ông Q, bà H với đất của ông N, bà C chuyển nhượng của bà Từ [từ] năm
1943, ông N bà C không sử dụng […].(Đ2)
Theo sơ đồ do đạc ngày 06/4/2008 của […] và Tòa sơ thẩm căn cứ vào đơn
đăng ký đất ngày […] cho rằng bị đơn lấn đất của nguyên đơn và buộc bị đơn phải
trả cho nguyên đơn 80.640.000 đồng là không có căn cứ. Bởi lẽ: […].(Đ3)
Xét kháng cáo của bị đơn không đồng ý trả tiền giá trị đất cho các nguyên đơn
là có căn cứ pháp luật. Bởi lẽ: […].(Đ4)
(Ngữ liệu B29 tr.5)
Ở ví dụ trên, tòa án đưa ra ba lập luận theo quan hệ nhân quả: B bởi lẽ A. Mỗi
một lập luận được tách thành một đoạn để tạo ra sự rõ ràng và dễ theo dõi. Tuy nhiên
lập luận thứ nhất: kết luận (B) và luận cứ (A) lại được tách thành hai đoạn. Nên gộp
(Đ1) và (Đ2) thành một đoạn để tạo sự thống nhất cho phần văn bản và dễ theo dõi
nắm bắt nội dung hơn.
Như vậy, trong tiểu mục này chúng tôi đã phân tích ba ví dụ tiêu biểu cho việc
chia tách đoạn văn không hợp lý xuất hiện trong án văn. Theo chúng tôi, nguyên nhân
của vấn đề này nằm ở chỗ người viết chưa ý thức rõ về tầm quan trọng của tính thống
nhất trong cấu trúc của đoạn văn (như ví dụ 108), hoặc có thể do sao chép một cách
máy móc, thụ động nội dung trong tờ tường trình/lời khai của đương sự (như ví dụ
109), xuống dòng một cách tùy tiện (như ví dụ 110). Việc chia tách đoạn văn không
chỉ dựa vào nội dung ý nghĩa mà còn phải tính đến sự thống nhất, mạch lạc cho toàn
văn bản.
3.5. Tiểu kết
Về mặt xã hội, bản án là văn bản pháp luật có tính quyết định đến tính mạng,
tài sản của con người. Về mặt ngôn ngữ, bản án là một sản phẩm ngôn ngữ đặc trưng
cho thể loại hành chính, công vụ. Bản án được thảo luận công khai và khi công bố tại
phòng xử án thì phát sinh hiệu lực và ràng buộc nghĩa vụ thi hành án. Về mặt pháp lý,
bản án, quyết định khi đã được công bố thì không được sửa đổi, bổ sung trừ trường
hợp có sai sót rõ ràng về số liệu do tính toán và sai lỗi chính tả. Tuy nhiên việc sửa
đổi do sai sót như vậy rất phức tạp, tốn thời gian và làm giảm đi tính thuyết phục của
bản án, giảm đi lòng tin của nhân dân vào chất lượng xét xử. Vì vậy, bản án cần đảm
bảo tính chính xác tuyệt đối trong việc sử dụng ngôn từ và tạo lập ngôn bản để đạt tới
hiệu quả giao tiếp cao nhất, hướng tới chuẩn mực của tiếng Việt.
Tuy vậy, hiện nay ở nước ta vẫn còn những bản án mắc không ít những lỗi cơ
bản về dùng từ ngữ, ngữ pháp và tổ chức văn bản như đã trình bày ở trên. Thực trạng
sử dụng ngôn ngữ như vậy có thể do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, là do bản thân
người viết kém năng lực sử dụng ngôn ngữ. Thứ hai, là do cơ quan chức năng có
thẩm quyền chưa đưa ra những quy định thật cụ thể và chi tiết cho việc viết bản án;
chưa có những bản án mẫu phù hợp với từng lĩnh vực xét xử và nội dung vụ việc…
Để tăng hiệu quả giao tiếp cho án văn, người viết án cần chú ý đến tính chuẩn
mực của ngôn ngữ, tính khuôn mẫu của văn bản và những quy định riêng về tạo lập
văn bản, tránh rơi vào các lỗi đã được phân tích ở trên. Cơ quan chức năng cũng cần
phải theo dõi và ban hành những hướng dẫn chi tiết về cách viết bản án cho từng lĩnh
vực xét xử.
Để khắc phục những lỗi ngôn ngữ trong án văn cần phải có một thời gian dài
và bắt đầu ngay từ gốc rễ của vấn đề. Đó là nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ của
những người viết án trong hiện tại và trong tương lai. Chúng tôi xin đề xuất một số
hướng giải quyết chung như sau:
- Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải đưa ra những quy định cụ thể, chi
tiết cho việc soạn thảo và xét duyệt bản án.
- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức ngôn ngữ cho cán bộ ngành tòa án, nhất
là Cán bộ tòa án cấp huyện.
- Cần nâng cao trình độ tiếng Việt cho sinh viên các ngành, vì những đối tượng
này là những người xử lý các vụ án và viết bản án trong tương lai.
- Cần chú trọng đến kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong công tác tuyển chọn,
đánh giá thi đua, khen thưởng và đề bạt cán bộ, chuyên viên ngành tòa án các cấp.
KẾT LUẬN
1. Mặc dù ngôn ngữ luật pháp tồn tại từ lâu và là một phần tất yếu của xã hội
nhưng nghiên cứu về ngôn ngữ luật pháp nói chung và ngôn ngữ án văn nói riêng còn
là một địa hạt rất mới mẻ đối với ngành Việt ngữ học. Nếu ngôn ngữ luật pháp được
nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc thì nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy
sự pháp triển của ngành Luật và của ngôn ngữ tiếng Việt. Luận văn của chúng tôi hi
vọng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu sự độc đáo, phong phú của tiếng Việt trong
lĩnh vực giao tiếp đặc biệt quan trọng của xã hội: lĩnh vực pháp luật với đối tượng cụ
thể là án văn. Đồng thời luận văn cũng mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho những
người quan tâm tới ngôn ngữ trong lĩnh vực này, như: nghiên cứu sâu hơn vào tổ
chức ngôn ngữ trong án văn, nghiên cứu ngôn ngữ luật pháp ở những lĩnh vực khác,
nghiên cứu so sánh đối chiếu ngôn ngữ án văn tiếng Việt với những ngôn ngữ án văn
thuộc loại hình ngôn ngữ khác, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ án văn với ngôn ngữ
trong những thể loại văn bản pháp lý khác…
2. Đặc điểm ngôn ngữ án văn tiếng Việt được chúng tôi xem xét ở nhiều góc
độ khác nhau như: từ ngữ, ngữ pháp, ngữ dụng, tổ chức văn bản. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân mà việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ án văn của luận văn mới chỉ
dừng lại ở mức độ nhất định với những phương tiện ngôn ngữ đặc trưng nhất của án
văn.
Xét về phương diện tổ chức văn bản, án văn có một cấu trúc tương đối chặt chẽ
với những phần, bộ phận liên kết mật thiết với nhau. Cấu trúc của án văn thể hiện ở
hai bình diện: cấu trúc thể loại tiềm năng và cấu trúc phát triển nhận thức. Hai bình
diện này có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau và cùng quy định cách
thức sử dụng ngôn từ cho văn bản. Phương tiện liên kết trong án văn rất đa dạng, tiêu
biểu là phép lặp, phép nối và phép tuyến tính. Những phương tiện liên kết này có vai
trò khác nhau trong từng bộ phận của văn bản. Án văn còn sử dụng ba phương pháp
trình bày nội dung tương ứng với ba phần nội dung của văn bản. Phần “Nhận thấy”
sử dụng phương pháp đưa thông tin. Phần “Xét thấy” sử dụng phương pháp lập luận
và phần “Quyết định” sử dụng phương pháp mệnh lệnh. Nhờ đó, án văn có sự rạch
ròi về chức năng giao tiếp của từng bộ phận.
Xét về mặt từ ngữ, án văn sử dụng một hệ thống thuật ngữ luật pháp liên
ngành, tức là không chỉ có những thuật ngữ thuộc ngành tòa án. Ngoài ra, từ ngữ biểu
thị ý phủ định và khẳng định cũng là một phương tiện ngôn ngữ đắc dụng đối với lập
luận và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giao tiếp của án văn.
Mặt ngữ pháp của án văn cũng có nhiều điểm đặc biệt. Hiện tượng tách biệt cú
pháp là hiện tượng ngữ pháp thường thấy trong các văn bản hành chính – công vụ,
giúp cho nội dung diễn đạt được rõ ràng và người đọc dễ nhận diện. Trong án văn
hiện tượng cú pháp này còn có vai trò liên kết các bộ phận của cấu trúc trong văn bản
khiến văn bản có sự chặt chẽ, thống nhất. Câu tỉnh lược cũng là đặc trưng của án văn
trong việc lập luận và đưa ra nội dung quyết định. Thành phần trạng ngữ và phần phụ
chú trong câu cũng có một vai trò đáng kể đối với việc trình bày nội dung và hiệu quả
giao tiếp của án văn.
Đáng chú ý nhất trong ngôn ngữ án văn là đặc điểm về ngữ dụng.Án văn khi
có hiệu lực và được công bố, nó thực hiện một hành động xã hội.Vì thế trong án văn
có sử dụng loại câu ngôn hành và động từ ngôn hành để thực hiện hành động xã hội;
sử dụng tình thái để phục vụ mục đích giao tiếp.Tình thái trong án văn là loại tình
thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Trong đó tình thái đạo nghĩa được biểu hiện
bằng các phương tiện ngôn ngữ khá đa dạng để tạo lập quyền và ràng buộc nghĩa vụ
cho đối tượng tiếp nhận.
3. Ngoài đặc điểm ngôn ngữ án văn tiếng Việt, luận văn còn dành một chương
để khảo sát thực trạng ngôn ngữ án văn tiếng Việt hiện nay ở các cấp độ ngôn ngữ:
từ, ngữ pháp, tổ chức văn bản căn cứ vào chuẩn chính tả tiếng Việt hiện hành, các
quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, phong cách học tiếng Việt, căn cứ vào những quy định
của pháp luật về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính… Những vấn đề ngôn
ngữ còn xuất hiện trong án văn có hai loại. Loại thứ nhất là những lỗi ngôn ngữ, như:
lỗi trùng ngữ, dùng sai nghĩa của từ ngữ, dùng dấu câu chưa hợp lý, tách câu tùy tiện,
câu thiếu thành phần chủ ngữ, chia tách đoạn văn không hợp lý…Với từng loại lỗi,
chúng tôi đã chọn lựa những ví dụ tiêu biểu để phân tích và đề nghị cách sửa.Loại thứ
hai là những vấn đề ngôn ngữ còn xuất hiện chưa phải là lỗi nhưng chúng lại xuất
hiện ở nhiều bản án và khiến cho khuôn mẫu bản án thiếu đi sự thống nhất, giảm đi
tính chất trang trọng cần có, giảm khả năng giao tiếp của án văn.Ví dụ như: vấn đề
xưng hô trong án văn không thống nhất, cấu trúc văn bản trong phần “Quyết định”
không thống nhất và có nhiều điểm bất hợp lý…Với loại này, chúng tôi đưa ra ví dụ
để chứng minh và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục chung.
4. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng luận văn đã bước đầu chỉ ra những đặc
trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ án văn tiếng Việt, mở ra một hướng nghiên cứu mới
có ý nghĩa thực tiễn cao.Hy vọng trong tương lai, những điểm còn thiếu sót trong
luận văn sẽ được khắc phục và vấn đề ngôn ngữ án văn tiếng Việt sẽ được nghiên cứu
một cách chi tiết, đầy đủ và sâu sắc hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
3. Bộ Luật Tố tụng Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2008),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ (2011), Thông tư 01/2011/TT-BNV.
6. Gilian Brown & George Yule, Phân tích diễn ngôn (Trần Thuật dịch), Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội.
8. Phan Mậu Cảnh (2000), “Xung quanh kiểu phát ngôn tỉnh lược trong tiếng Việt”,
Ngôn ngữ, (8), trang 16 – 23.
9. Nguyễn Đức Dân (1996), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Simon C. Dik (2005), Ngữ pháp chức năng (nhóm biên dịch: Nguyễn Văn Phổ,
Trần Thủy Vịnh, Nguyễn Hoàng Trung, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh
Phong), Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Đăng Dung, Hoàng Trọng Phiến (1997), Hướng dẫn soạn thảo văn bản,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
13. Nguyễn Đăng Dung, Ngô Đức Tuấn, Nguyễn Thị Khế (1995), Nhà nước và pháp
luật đại cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Đỗ Văn Đại (2009), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Đỗ Văn Đại (2009), Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đỗ Văn Đại (2010), Tuyển tập các bản án, quyết định của tòa án trong lĩnh vực
trọng tài thương mại, Nxb Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Vũ Xuân Đoàn (2003), “Tổ chức văn bản hợp đồng thương mại quốc tế”, Ngôn
ngữ & đời sống, (6), trang 9 – 13.
18. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội
19. Đinh Văn Đức, Kiều Châu (1998), “Góp thêm đôi điều vào việc nghiên cứu danh
ngữ tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (1), tr.39 – 46.
20. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Hoàng Văn Hành (1983), “Về sự hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt”,
Ngôn ngữ, (4), trang 26 – 34.
22. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
24. Võ Lý Hòa (2009), “Các đặc trưng ngôn ngữ cơ bản của văn bản tóm tắt”, Ngôn
ngữ, (4), trang 29 – 40.
25. Phan Trung Hoài (2002), “Bàn về khái niệm và các tiêu chí của bản án điển
hình”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (5).
26. Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (2004), Nghị quyết 04/2004/HĐ-
TP.
27. Bùi Mạnh Hùng (2000), “Về một số đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của “những”
và “các””, Ngôn ngữ, (3), trang 16 – 26.
28. Đinh Trọng Lạc (1995), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Liên tịch Bộ Nội vụ - Văn phòng chính phủ (2005), Thông tư 55/2005/TTLT-
BNV-VPCP.
30. Dư Ngọc Ngân (2001), “Về giới ngữ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (1), trang 29 –
35.
31. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội.
32. Võ Văn Thành (2009), Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiếng Việt trong
lĩnh vực thương mại, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
33. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Thìn (2000), “Quán ngữ tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (9), trang 64 – 68.
35. Nguyễn Phú Thọ (2008), So sánh các biện pháp liên kết từ vựng trong văn bản
tiếng Việt và tiếng Anh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
36. Nguyễn Thu (2004), “Hướng tới việc cải cách tư pháp trong năm 2004: Ban hành
mẫu bản án thống nhất trong toàn ngành – Một việc rất cần làm”, Pháp luật,
(2), trang 4.
37. Anh Thư (2004), “Cách viết bản án còn tùy tiện”, Vietbao.vn,
ngày 20
tháng 4.
38. Lê Minh Toàn (2003), Pháp luật đại cương (dùng trong các trường ĐH, CĐ và
THCN) (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Lê Hùng Tiến (1999), Một số đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt (có so
sánh đối chiếu với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch Việt – Anh), Luận án
tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.
40. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
41. Từ điển luật học (1999), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
42. Hoàng Tuệ (1996), “Về vấn đề thành phần câu”, Ngôn ngữ và đời sống xã hội –
văn hóa, Nxb Giáo dục, trang 201 – 211.
43. Nguyễn Xuân Tùng (2009), “Một số suy nghĩ về kỹ năng viết bản án sơ thẩm
hình sự”, tand.hochiminhcity.gov.vn,
ngày 17 tháng 9.
44. Ủy ban KHXHVN (1983), “Các dấu câu”, Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, trang 225 – 238.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Nguồn ngữ liệu của luận văn
STT NGỮ LIỆU6 Số
trang
A Án hình sự
1 Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận, Bản án số 08/2009/HSST
ngày 05/3/2009.
21
2 Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bản án số 69/2008/HSST ngày
24/9/2008.
3
3 Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bản án số 03/2009/HSST ngày
15/01/2009.
9
4 Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bản án số 08/2009/HSST ngày
25/2/2009.
5
5 Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bản án số 11/2009/HSST ngày
26/02/2009.
6
6 Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bản án số 14/2009/HSST ngày
25/3/2009.
5
7 Tòa án Nhân dân tỉnh Long An, Bản án số 02/2010/HSST ngày
12/01/2010.
17
8 Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Bản án số 01/2009/HSST
ngày 12/01/2009.
6
9 Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Bản án số 02/2009/HSST
ngày 14/01/2009.
6
10 Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Bản án số 03/2009/HSST
ngày 20/02/2009.
9
11 Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Bản án số 04/2009/HSST
ngày 23/02/2009.
11
12 Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Bản án số 05/2009/ HSST 6
6 Ngữ liệu được chúng tôi sắp xếp theo trật tự ABC của tên riêng tỉnh, thành phố, huyện.
ngày 04.3.2009.
13 Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh, Bản án số 186/2008/HSST ngày
26/11/2008.
18
14 Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh, Bản án số 201/2008/HSST ngày
11/12/2008.
11
15 Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang, Bản án số 13/2010/HSST ngày
04/9/2008.
12
16 Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Bản án số 04/2010/HSST ngày
17/03/2010.
15
17 Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Bản án số 05/2010/HSST ngày
19/3/2010.
8
B Án dân sự phúc thẩm
18 Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước, Bản án số 18/2008/DS-PT
ngày 29/12/2008, về việc Tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền
sử dụng đất.
7
19 Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ, Bản án số 263/2008/DSPT
ngày 20-10-2008, vụ việc Tranh chấp-Đòi nợ theo hợp đồng vay
tài sản.
4
20 Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ, Bản án số 274/2008/DS-
PT ngày 30-10-2008, vụ án tranh chấp Quyền sử dụng đất.
6
21 Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ, Bản án số 09/2009/HNPT
ngày 15.4.2009, vụ việc Tranh chấp xin ly hôn.
6
22 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 429/2008/DSPT
ngày 18/9/2008, về việc Tranh chấp đòi quyền sử dụng đất.
6
23 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 442/2008/DS-PT
ngày 23/9/2008 về việc Tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
4
24 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 451/2008/DS-PT
ngày 26/9/2008 về việc Tranh chấp lối đi và ranh giới Quyền sử
dụng đất.
9
25 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 465/2008/DS-PT
ngày 29/9/2008 về việc Tranh chấp Quyền sử dụng đất.
5
26 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 532/2008/DS-PT
ngày 04/12/2008 về việc Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh.
5
27 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 549A/2008/DS-PT
ngày 23/12/2008 về việc Yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức
khỏe.
4
28 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 89/2009/DS-PT
ngày 11/3/2009 về việc Tranh chấp Quyền sở hữu nhà và Quyền
sử dụng đất.
6
29 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 176/2009/DSPT
ngày 13/5/2009 về việc Tranh chấp ranh giới Quyền sử dụng đất.
8
30 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 222/2009/DS-PT
ngày 25/6/2009 về việc Bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
7
31 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 264/2009/DSPT
ngày 27/7/2009, về việc Tranh chấp ranh giới Quyền sử dụng
đất.
6
32 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 377/2009/ DS-PT
ngày 22/10/2009 về việc Tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
6
33 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Bản án số 384/2009/DSPT
ngày 28/10/2009 về việc Tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng
Quyền sử dụng đất.
6
34 Tòa án Nhân dân tỉnh Hậu Giang, Bản án số 46/2010/DS-PT
ngày 19/4/2010 về việc Tranh chấp Quyền sử dụng đất.
5
35 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số
1153/2008/DS-PT ngày 22/9/2008 về việc Tranh chấp Quyền sử
dụng đất.
14
36 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số
1688/2009/DS-PT ngày 07/9/2009 về việc Tranh chấp hợp đồng
7
vay tài sản.
37 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số
2121/2009/HN-PT ngày 27/10/2009, về việc Ly hôn và tranh
chấp tài sản.
10
38 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số
123/2010/DS-PT ngày 20/02/2010 về việc Tranh chấp hợp đồng
thuê nhà.
15
39 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số
197/2010/DS-PT ngày 02/3/2010 về việc Tranh chấp tài sản
chung và hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất.
9
40 Tòa án Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Bản án số 58/2010/DS-PT về
việc Tranh chấp Quyền sử dụng đất.
6
C Án dân sự sơ thẩm
41 Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre, Bản án số 04/2009/DS-ST ngày
17/12/2008 về việc Đòi tài sản.
5
42 Tòa án Nhân dân quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ, Bản án số
79/2008/DSST ngày 28/5/2008 về việc Tranh chấp Quyền sử
dụng đất.
5
43 Tòa án Nhân dân thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, Bản án
số 62/2008/DS-ST ngày 17/6/2008 về việc Tranh chấp QUYềN
Sử DụNG ĐấT và tranh chấp thừa kế QUYềN Sử DụNG ĐấT
theo di chúc.
10
44 Tòa án Nhân dân thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, Bản án
số 106/2008/DS-ST ngày 29/9/2008 về việc Tranh chấp ranh đất.
5
45 Tòa án Nhân dân thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, Bản án
số 115/2009/DS-ST ngày 25/12/2009 về việc Tranh chấp ranh
giới quyền sử dụng đất.
5
46 Tòa án Nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, Bản án số
02/2008/DSST ngày 02/10/2008 về việc Tranh chấp nhà và
5
Quyền sử dụng đất.
47 Tòa án Nhân dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Bản án số
72/2008/DSST ngày 18/7/2008 về việc Hợp đồng vay
3
48 Tòa án Nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, Bản án số
59/2008/DSST ngày 15/7/2008 về việc Đòi lại quyền sử dụng
đất.
4
49 Tòa án Nhân dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, Bản án số
51/2008/DSST ngày 26/9/2008 về việc Tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
8
50 Tòa án Nhân dân huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, Bản án số
31/2009/DS-ST ngày 27/3/2009 về việc Tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà.
5
51 Tòa án Nhân dân huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, Bản án số
55/2009/DS-ST ngày 27/8/2009 về việc Tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
5
52 Tòa án Nhân dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, Bản án số
135/2008/DSST ngày 21/07/2008 về việc Tranh chấp hợp đồng
thuê Quyền sử dụng đất.
3
53 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số
1268/2008/DS-ST ngày 20/8/2008 về việc Tranh chấp hợp đồng
thuê nhà.
9
54 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số
2584/2009/DS-ST ngày 09/9/2009 về việc Tranh chấp thừa kế.
15
55 Tòa án Nhân dân Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số
55/2008/DS-ST ngày 04/11/2008 về việc Tranh chấp quyền sử
dụng đất ở.
7
56 Tòa án Nhân dân Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số
30/2009/DS-ST ngày 17/6/2009 về việc Tranh chấp hợp đồng vay
tài sản.
8
57 Tòa án Nhân dân Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số
40/2009/HNGĐ-ST ngày 14/8/2009 về việc Ly hôn và tranh chấp
tài sản.
11
58 Tòa án Nhân dân quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh,
Bản án số 52/BA/2008/DSST-ST ngày 10/10/2008 về việc Tranh
chấp quyền sử dụng đất lối đi chung.
16
59 Tòa án Nhân dân huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án
số 61/2009/DSST ngày 25/02/2009 về việc Tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng Quyền sử dụng đất.
7
60 Tòa án Nhân dân huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án
số 286/2009/DSST ngày 30/7/2009 về việc Tranh chấp tài sản
chung và hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất.
20
D Án kinh tế phúc thẩm
61 Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Bản án số 04/2008/KDTM-PT
ngày 11/4/2008 về việc Đòi BTTH trong HĐ vận chuyển.
6
62 Tòa án Nhân dân Tối cao - Tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí
Minh, Bản án số 72/2008/KDTM-PT ngày 23/5/2008 về việc
Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về tên thương mại.
6
63 Tòa án Nhân dân Tối cao - Tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí
Minh, Bản án số 05/2009/KDTM.PT ngày 12-01-2009 về việc
Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp.
10
E Án kinh tế sơ thẩm
64 Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bản án số
04/2008/KDTM-ST ngày 26/9/2008 về việc Tranh chấp hợp đồng
tín dụng.
9
65 Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bản án số 07/2008/KDTM-ST
ngày 07/10/2008 về việc Tranh chấp về hợp đồng kinh doanh
thương mại Tín dụng ngân hàng.
7
66 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 5
1750/2008/KDTM-PT ngày 27/10/2008 về việc Tranh chấp hợp
đồng tín dụng.
F Án hành chính
67 Tòa án Nhân dân tỉnh Long An, Bản án số 05/HCPT ngày
02/04/2004.
4
G Án lao động
68 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số
1792/2008/LĐ-ST ngày 04/11/2008 về việc Đơn phương chấm
dựt hợp đồng lao động.
11
H Quyết định
69 Tòa án Nhân dân Tối cao tại phía Nam, Quyết định Giám đốc
thẩm số 105/GĐT-DS ngày 30 tháng 5 năm 2003
5
70 Tòa án Nhân dân Tối cao tại phía Nam, Quyết định kháng nghị
số 191/2010/KN-DS, ngày 26 tháng 3 năm 2010 Đối với bản án
dân sự phúc thẩm số 46/2009/DSPT ngày 27/02/2009 của Tòa án
Nhân dân tỉnh Bình Dương
3
71 Tòa án Nhân dân Tối cao, Quyết định kháng nghị số
127/2010/KN-DS, ngày 10 tháng 3 năm 2010 Đối với bản án dân
sự phúc thẩm số 512/2008/DSPT ngày 17/9/2008 của Tòa án
Nhân dân tỉnh Bến Tre.
2
72 Tòa án Nhân dân Tối cao, Quyết định kháng nghị số
128/2010/KN-DS, ngày 10 tháng 3 năm 2010 Đối với bản án dân
sự phúc thẩm số 537/2008/DSPT ngày 30/9/2008 của Tòa án
Nhân dân tỉnh Bến Tre.
3
73 Tòa án Nhân dân Tối cao – Tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí
Minh, Quyết định số 73/2008/QĐ-PT.
2
74 Tòa án Nhân dân Tối cao – Tòa phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí
Minh, Quyết định số 35/2010.
3
Phụ lục 2: Một số ngữ liệu tham khảo
Ngữ liệu số A10
Ngữ liệu số A16
Ngữ liệu số B37
Ngữ liệu C41
Ngữ liệu số D63
Ngữ liệu E66
Ngữ liệu số H69
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5202.pdf