Ngoại hối và đổi mới chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam hiện nay

Lời nói đầu: N gày nay, xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra với một cường độ rất cao. Hầu như tất cả các nước đều mở cửa để hội nhập với bên ngoài, tận dụng lợi thế của mình để phát triền và thúc đầy tăng trưởng kinh tế. Quan hệ thương mại quốc tế, ngoại thương với các hình thức xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và vô cùng đa dạng. Điều này dẫn đến việc tăng lên nhanh chóng các loại ngoại tệ được trao đổi hàng ngày về cả doanh số lẫn tính phức tạp của nó. H

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ngoại hối và đổi mới chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động ngoại thương phát triển đòi hỏi các quốc gia, các Ngân hàng thương mại phải tập trung nghiên cứu về lĩnh vực hết sức quan trọng này. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện công cuộc CNH - HĐH đất nước. Song để thực hiện thành công công cuộc này thì cần phải có sự phát triển đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng. Công cuộc đổi mới nền kinh tế do Đảng ta khởi xướng hơn 10 năm đã ghi nhận những thay đổi căn bản trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, các cải cách trong hệ thống Ngân hàng cũng như những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực quản lý ngoại hối và kinh doanh ngoại tệ. Trên cơ sở lý luận đã được học tại trường và quá trình tiếp thu những vấn đề thực tiễn về ngoại hối , em đã quyết định chọn đề tài :”Ngoại hối và đổi mới chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam hiện nay” Chương I Lý luận chung về thị trường ngoại hối I/ Tổng quan về thị trường hối đoái: 1. Khái niệm về thị trường hối đoái: Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc trao đổi mua bán các ngoại tệ và phương tiện chi trả có giá trị như ngoại tệ, mà qua đó hình thành nên tỷ giá hối đoái. Hoặc có thể nói thị trường hối đoái là nơi chuyên môn hoá về trao đổi mua bán ngoại tệ, thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu về ngoại tệ để thoả mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Các cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng và các Chính phủ đều cần đến thị trường hối đoái để thanh toán các khoản mục mua bán, vay mượn nhằm phục vụ cho các nhu cầu khác nhau về ngoại tệ. Ngày nay, các giao dịch phục vụ cho các nhà thương mại, các nhà đầu tư chỉ còn chiếm khoảng 15%, còn lại khoảng 85% hoạt động của thị trường này liên quan đến các khoản giao dịch của các nhà đầu cơ, các nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Đối với họ, ngoại tệ cũng chỉ là một thứ hàng hoá để mua bán kiếm lời như các hàng hoá khác vậy. Mỗi ngày, hiện nay, khối lượng các loại ngoại tệ được trao đổi tại các thị trường hối đoái trên thế giới trị giá khoảng 8.000 tỷ USD trong đó 3 thị trường hối đoái lớn nhất thế giới chiếm một tỷ trọng khống chế. ở thị trường hối đoái New York doanh số hoạt động mỗi ngày trị giá ước khoảng 2500 tỷ USD, thị trường ở Tokyo khoảng 1500 tỷ và ở London khoảng 1000 tỷ USD. 2. Đặc điểm của thị trường hối đoái: Thị trường hoạt động liên tục 24/24 giờ do việc lệch múi giờ ( trừ những ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ của từng quốc gia ). Khi thị trường ở nơi này đóng cửa thì cũng là lúc thị trường ở nơi khác mở cửa. Ví dụ khi thị trường London ( Anh ) mở cửa thì các thị trường khác ở Châu Âu như Paris ( Pháp ), Amstecdam ( Hà Lan ), Frandfrut ( Đức ) cũng mở cửa nhưng đến khoảng 2-3 giờ chiều thì thị trường New York ( Mỹ ) và các thị trường khác ở Bắc Mỹ mới mở cửa. Và khi thị trường ở New York bắt đầu đóng cửa thì thị trường các nước Châu á lại mở cửa tạo ra một vòng quay khép kín giữa các thị trường trên toàn thế giới. Nhờ vào các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại và tức thời như Telex, Fax, điện thoại..., hệ thống giao dịch và thông tin tài chính, ngân hàng quốc tế ... mà một thị trường khu vục nào đó vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng có thể liênlạc tức thì với thị trường khác trên thế giới. Kết quả là thị trường hối đoái khu vực có thể đóng cửa nhưng thị trường hối đoái trên thế giới nói chung hoạt động liên tục không bao giờ đóng cửa. Thị trường mang tính quốc tế: Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ các phương tiện thông tin liên lạc ( điện thoại, telex, telexfax, mạng thông tin quốc tế SWIFT...) từ đó tạo điều kiện phá vỡ khoảng cách giữa các thị trường hối đoái trên thế giới. Một lời chào giá trên thị trường nào đó không chỉ phải đương đầu với các thành phần tham gia cạnh tranh trên thị trường đó mà còn đương đầu với các thành phần khác ở các thị trường khác trên thế giới. Bên cạnh đó, bất cứ một sự kiện, biến động nào về chính trị, kinh tế, quân sự ... trên thế giới đều có ảnh hưởng tới các thị trường hối đoái quốc tế. Chính sự quốc tế hoá này và việc quản lí ngoại hối ngày càng giảm bớt cũng như các thị trường tài chính đóng mở cửa đều có sự liên lạc tức thì với nhau nên giá yết đối với tất cả các đồng tiền lớn như USD, JPY, DEM, GBP, FRF, CHF đều gần như giống nhau ở mọi thị trường. Điều này cũng giải thích vì sao tỉ giá đóng cửa ngày hôm trước không khác nhiều so với tỉ giá mở cưả ngày hôm sau. Những đồng tiền mạnh như USD, JPY, EURO... giữ một vị trí quan trọng trên thị trường, đặc biệt là đồng dollar Mỹ ( USD ) Các thị trường hối đoái quốc tế thường giao dịch chủ yếu là USD và dùng USD làm dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, với sự ra đời của đồng tiền chung của 11 nước Châu Âu đồng EURO vào ngày1 tháng1 năm1999 thì thời thế đang dần thay đổi. Theo các nhà phân tích, trong thời gian tới đồng EURO sẽ chiếm một tỷ trong đáng kể trong các giao dịch của thị trường hối đoái và cũng đã có rất nhiều Ngân hàng Trung Ương các nước đang có ý định chuyển một phần dự trữ ngoại hối của mình sang đồng EURO. Cũng không thể xem nhẹ tầm quan trọng của đồng dollar Mỹ bởi hiện nay nó vẫn tham gia vào hơn 80% các giao dịch ngoại thương trên thế giới và đa số các thị trường hối đoái các nước vẫn quan tâm đến tỷ giá USD/Bản tệ. Thị trường hối đoái là thị trường vô hình nhưng hoạt động rất sôi động. Các đồng tiền không phải được mua bán tại các sàn giao dịch mà thị trường hối đoái được tổ chức thành một thị trường qua tay, tại đó hằng trăm nhà kinh doanh hối đoái (đa số là các ngân hàng) sẵn sàng mua và bán các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ. Thị trường hối đoái mang tính cạnh tranh cao và việc mua bán ngoại tệ giữa các Công ti, ngân hàng thương mại, chính phủ diễn ra hết sức thường xuyên. 3. Hàng hoá của thị trường hối đoái: Hàng hoá của thị trường hối đoái là ngoại hối ( foreign exchange). Ngoại hối là phương tiện thanh toán thể hiện dưới dạng ngoại tệ ( foreign currency) 3. Đối tượng mua bán trên thị trường hối đoái: Hàng hoá của thị trường hối đoái là ngoại hối ( foreign exchange). Ngoại hối là phương tiện thanh toán thể hiện dưới dạng ngoại tệ ( foreign currency) hoặc các khoản phải thu, phải đòi bằng ngoại tệ, bao gồm : Ngoại tệ tiền mặt ( foreign notes and coins ) : là các đồng tiền của nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế kinh doanh ngoại hối, người ta ít khi xem tiền mặt ngoại tệ là ngoại hối vì nó chỉ có ý nghĩa chủ yếu trong lĩnh vực du lịch ( khối lượng giao dịch được thực hiện trên trên thị trường hối đoái dưới dạng tiền mặt ngoại tệ chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng khối lượng các giao dịch). Các giao dịch hối đoái phần lớn được thực hiện với các phương tiện thanh toán phi tiền mặt. Các phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ như : séc, hối phiếu, kì phiếu, điện chuyển tiền, thư chuyển tiền, thẻ tín dụng, thư tín dụng ngân hàng, tiền điện tử ghi bằng ngoại tệ..... Các chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ như : cổ phiếu, trái phiếu Công ti, công trái quốc gia, trái phiếu kho bạc.... Vàng, bạc, kim cương, ngọc trai, đá quí và các kim loại quí hiếm khác được dùng làm tiền tệ. Nhìn chung các đồng tiền giao dịch trên thị trường hối đoái là các ngoại tệ mạnh, có khả năng chuyển đổi cao như USD, JPY, DEM, GBP, FRF, CHF. Các ngoại tệ này đóng vai trò vừa là phương tiện thanh toán quốc tế vừa là phương tiện dự trữ và được các nước công nhận là đồng tiền quốc tế. Các đồng tiền không nằm trong nhóm đồng tiền mạnh ít được lưu thông trên thị trường hối đoái. Như vậy, trên thị trường hối đoái, người ta mua bán loại hàng hoá đặc biệt là ngoại hối. Cũng bởi vậy mà hoạt động của thị trường hối đoái có nhiều điểm khác biệt so với các thị trường hàng hoá khác. 4. Các đối tượng tham gia thị trường hối đoái: Về nguyên tắc, bất kỳ ai muốn chuyển đổi một đồng tiền này sang một đồng tiền khác đều trở thành người tham gia vào thị trường hối đoái. Đối tượng tham gia thị trường hối đoái được quy định chặt chẽ bởi luật lệ của từng quốc gia. Đối tượng tham gia vào thị trường hối đoái có thể là ngân hàng thương mại, ngân hàng TW, các nhà môi giới và các công ty. 4.1 Ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại tham gia trên thị trường hối đoái thường là các ngân hàng lớn có nhiều khách hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại thương cần thanh toán bằng ngoại tệ, hoặc là các ngân hàng tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Các ngân hàng thương mại giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đoái, với hai hình thức hoạt động chính : hoạt động trên cơ sở nghiệp vụ khách hàng ( trung gian thanh toán ) và hoạt động ngoại hối liên ngân hàng. Ngày nay, thị phần hoạt động ngoại hối liên ngân hàng lớn hơn rất nhiều so với các hoạt động trên cơ sở nghiệp vụ khách hàng. Theo thống kê, hoạt động ngoại hối liên ngân hàng chiếm từ 70 - 90% tổng doanh số hoạt động kinh doanh ngoại hối. Hoạt động trung gian thanh toán Các ngân hàng thương mại đảm nhiệm hầu hết các hoạt động chuyển hoá trên thị trường ngoại hối và tối thiểu, với tư cách là người bán hoặc người mua. Những ngân hàng thương mại lớn có nhiều khách hàng tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, có nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán tiền hàng hoặc có nguồn thu ngoại tệ muốn đổi lấy nội tệ và các ngân hàng chuyên tài trợ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tham gia vào thị trường hối đoái với tư cách làm trung gian thay mặt cho khách hàng của mình ( thường là các Công ti xuất nhập khẩu ). Vai trò này xuất phát từ vị trí trung tâm của các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Khi cần thực hiện các hợp đồng thanh toán bằng ngoại tệ, trước sau ngân hàng cũng phải thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Qua đó, ngân hàng là nguời cuối cùng hình thành nền tảng doanh thu của thị trường hối đoái. Ngày nay, các ngân hàng thương mại đảm nhận vai trò trung gian thanh toán quốc tế thường dùng ngay những chi nhánh của mình ở nước ngoài giống như một ngân hàng đạI lí. Không những thế, họ còn mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại lớn ở những nước đối tác và đồng thời các ngân hàng thương mại lớn đó cũng mở tài khoản tại ngân hàng này. Đối với một số các ngân hàng nhỏ trong nước ít có giao dịch quốc tế, họ sẽ đề nghị các ngân hàng lớn thanh toán hộ họ khi có giao dịch hối đoái xuất hiện. Nói cách khác, những ngân hàng nhỏ này sử dụng các ngân hàng lớn trong nước khác như những ngân hàng đạI lí của họ ở nước ngoài. Mục đích của ngân hàng thương mại khi thực hiện nghiệp vụ khách hàng này là : Cung cấp các dịch vụ mua bán ngoại tệ thuận lợi, các thông tin về thị trường hối đoái như diễn biến tỉ giá tại các Sở giao dịch hối đoái quốc tế... ; tiến hành tư vấn cho khách hàng về xu hướng biến động tỉ giá trong tương lai... Tăng doanh lợi cho ngân hàng từ các khoản phí dịch vụ thu về Mở rộng hệ thống ngân hàng đạI lí và mạng lưới thanh toán quốc tế, nâng cao uy tín và vị thế trong giới tài chính quốc tế . Hoạt động ngoại hối liên ngân hàng. Bên cạnh những giao dịch ngoại hối phục vụ hoạt động thanh toán, hầu hêt các ngân hàng còn thực hiện các hoạt động ngoại hối theo hình thức liên ngân hàng, có nghĩa là các ngân hàng trực tiếp mua bán với nhau, bằng chính tài khoản riêng của ngân hàng, không liên quan tới nghiệp vụ khách hàng. Hằng ngày, các chuyên viên kinh doanh ngoại tệ phải theo dõi số dư tài khoản kinh doanh ngoại hối của mình ( trạng thái ngoại hối - exchange position) và lượng ngoại tệ mua vào bán ra để đánh giá tình trạng số dư tài khoản của từng ngoại tệ. Trưòng hợp số dư một loại ngoại tệ quá cao hoặc quá thấp thì phải được điều chỉnh ngay. Nếu số dư giảm thấp ( tình trạng thiếu - short ) thì phải mua ngoại tệ vào; nếu số dư tăng cao ( tình trạng thừa - long ) thì phải bán bớt ngoại tệ. Mục đích của ngân hàng khi thực hiện các giao dịch liên ngân hàng là : Tối đa hoá lợi nhuận từ các nghiệp vụ kinh doanh. Quản lí trạng thái hối đoái của ngân hàng sao cho trạng thái có sẵn (inventory position ) của mỗi ngoại tệ được duy trì ở mức mà ngân hàng mong muốn. Các ngân hàng thường muốn duy trì một trạng thái có sẵn ngoại tệ nhất định của từng đồng tiền để phục vụ khách hàng khi họ yêu cầu mua hoặc bán. Tuy nhiên, khi mỗi một thương vụ giao dịch hối đoái với khách hàng kết thúc thì trạng thái có sẵn của các đồng tiền đã được mua và bán bị tác động tăng hoặc giảm, nói cách khác, quá trình làm trung gian thanh toán của ngân hàng làm xuất hiện trạng thái hối đoái thực ( net exchange position) đối với các đồng tiền giao dịch. Chúng ta sẽ xem xét hai ví dụ dưới đây, mô tả sự thay đổi trạng thái hối đoái của các đồng tiền giao dịch tại một ngân hàng thương mại sau khi tiến hành các giao dịch ngoại hối với khách hàng và với ngân hàng thương mại khác. Ví dụ 1: Khi một khách hàng muốn mua USD 1,000,000 bằng DEM, tỉ giá USD / DEM = 1.7. Khi đó trạng thái hối đoái thực của USD và DEM của ngân hàng đó là : USD _ 1,000,000 vì bán đồng đôla DEM + 1,700,000 vì mua đồng Mac ( kí hiệu dòng tiền vào in flow là dấu cộng + , dòng tiền ra out flow là dấu trừ _ ) Nếu trạng thái hối đoái mới được tạo ra là bất lợi thì ngân hàng sẽ phải thực hiện giao dịch theo hình thức liên ngân hàng để cân bằng trạng thái đó. Ví dụ 2: Khách hàng của ngân hàng gồm các nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Các nhà nhập khẩu kí với ngân hàng một hợp đồng kì hạn mua DEM 2,000,000 để thanh toán tiền hàng sau 60 ngày nữa - tức là ngân hàng sẽ bán DEM 2,000,000 cho nhà nhập khẩu sau 60 ngày nữa. Cùng thời gian này, một sô nhà xuất khẩu cũng kí với ngân hàng một hợp đồng bán kì hạn DEM 1,000,000 trong thời gian 60 ngày nữa khi họ được thanh toán tiền hàng - tức là ngân hàng sẽ mua DEM 1,000,000 của nhà xuất khẩu sau 60 ngày nữa. Giả thiết hiện tại, trạng thái hối đoái DEM của ngân hàng = 0 ( tổng tài sản có DEM = tổng tài sản nợ DEM ). Tới ngày đáo hạn hai hợp đồng nói trên, giả thiết ngân hàng không có những hoạt động giao dịch ngoại hối khác liên quan tới đồng DEM, trạng thái hối đoái thực của DEM sẽ là : DEM _ 2,000,000 + 1,000,000 Net _ 1,000,000 (Net position) Trong thực tiễn kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, các ngoại tệ ở trạng thái âm là kết quả ngân hàng bán ngoại tệ từ nguồn tiền gửi ngoại tệ của khách hàng hoặc từ nguồn đi vay trước sau phải mua vào để kịp bù đắp. Các ngoại tệ ở trạng thái âm có hai áp lực buộc ngân hàng phải tính đến : áp lực về khả năng chi trả ngoại tệ và áp lực tỉ giá lên cao. Trong trường hợp này cũng vậy, nếu duy trì trạng thái DEM âm như vậy ( tổng tài sản có DEM < tổng tài sản nợ DEM ), ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu đồng DEM xuống giá. Vì vậy để tránh rủi ro khi đồng DEM biến động, ngân hàng này sẽ mua DEM 1,000,000 kì hạn 60 ngày của các ngân hàng khác trên thị trường hối đoái bằng các ngoại tệ ngân hàng giữ nhiều hơn mức cần thiết để cân bằng trạng thái hối đoái của đồng DEM. Giao dịch kì hạn này giữ cho trạng thái hối đoái thực đồng DEM của ngân hàng bằng 0 vào thời điểm thực hiện hai hợp đồng kì hạn với các khách hàng kể trên, và tất nhiên ngân hàng sẽ không gặp rủi ro khi đồng DEM xuống giá. 4.2 Ngân hàng Trung Ương ( NHTW ): NHTW không chỉ chịu trách nhiệm phát hành đồng tiền nước mình và quản lý cung ứng tiền tệ mà còn phải gánh vác trách nhiệm ổn định giá trị đồng tiền trong nươc so với các đồng tiền khác. Cũng như các ngân hàng thương mại, phần lớn các NHTW luôn duy trì số dư Có trên tài khoản đối với từng ngoại tệ và số dư này trùng với ngoại tệ được dùng làm dự trữ quốc gia. Để thực hiện việc thu gom ngoại tệ vào NHTW cũng như các nghiệp vụ ngoại hối khác, tương tự như các ngân hàng thương mại, NHTW cũng phải mua bán ngoại tệ. Doanh số của các hoạt động này chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động ngoại hối của NHTW. Ngoài ra NHTW còn thực hiện các hoạt động thanh toán với Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế. các tổ chức phi chính phủ như các doanh nghiệp, các ngân hàng và tư nhân. Song điều khác của NHTW với các ngân hàng thương mại là NHTW về nguyên tắc không tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Vai trò lớn hơn so với hoạt động thương mại là hoạt động can thiệp của NHTW vào thị trường hối đoái. Phạm vi và phương pháp thực hiện phụ thuộc trước hết vào cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái mỗi nước. Điều đó có nghĩa về cơ bản, tuỳ thuộc vào NHTW thả nổi tỷ giá cho thị trường tự do hay tác động vào tỷ giá thông qua các hoạt động can thiệp vào thị trường. Cả hai hệ thống đều tồn tại song song và trong một số trường hợp đan chéo lẫn nhau. Trong hệ thống tỷ giá cố định, NHTW phải giữ tỷ giá của đồng bản tệ giao động trong biên độ cho phép, do đó nếu giá trị của đồng bản tệ giảm xuống dưới mức được phép thì NHTW buộc phải can thiệp để chống lại xu hướng trên thị trường. Vai trò này được NHTW thực hiện thông qua việc can thiệp vào cung hoặc cầu. ở hệ thống này, bất kỳ lúc nào có sự mất cân bằng về cung cầu ngoại tệ làm thay đổi tỷ giá vượt mức giới hạn thì NHTW phải can thiệp thông qua dự trữ ngoại tệ. Khi thị trường có nhu cầu quá lớn về đồng bản tệ, để giảm thiếu hụt, NHTW phải mua ngoại tệ và bán đồng bản tệ. Điểu này tạo ra một nguồn thu bằng ngoại tệ, làm tăng dự trữ ngoại tệ và gây nên áp lực tăng giá động nội tệ.Việc bán đồng nội tệ sẽ làm tăng lượng cung ứng tiền tệ, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và có xu hướng làm tăng lạm phát. Khi trên thị trường mức cung về đồng bản tệ quá lớn, để giảm thiếu hụt, NHTW phải mua vào lượng bản tệ dư thừa bằng cách bán dự trữ ngoại tệ của mình, quá trình này tạo nên nguồn cung về ngoại tệ, làm giảm dự trữ ngoại tệ gây áp lực giảm giá đồng nội tệ và giảm phát đối với nền kinh tế. 4.3 Các nhà môi giới hối đoái: Các nhà môi giới là những người trung gian trong các giao dịch mua bán ngoại tệ được luật pháp qui định và kinh doanh hợp pháp. Vai trò của các nhà môi giới là trung gian giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng với doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau... để tạo điều kiện cho cung và cầu ngoại tệ tiếp xúc nhau. Cơ sở hoạt động của các nhà môi giới là việc tổ chức các quan hệ bằng điện thoại và mạng vi tính với các ngân hàng trong và ngoài nước. Nhiệm vụ của người môi giới là tìm ra một tỉ giá có lợi nhất cho khách hàng của họ thông qua việc sử dụng hệ thống thông tin. Mạng lưới thông tin liên lạc có thể nói là "dòng máu sống" cho hoạt động của các nhà môi giới. Qua đó, các nhà môi giới có điều kiện, chỉ trong thời gian rất ngắn có thể trao đổi với số lượng động đảo các thành viên của thị trường và ngược lại, bản thân họ cũng nhận được các thông tin từ các thành viên này thường xuyên. Các nhà môi giới luôn có các hợp dồng mua bán ngoại hối với các ngân hàng cộng tác với họ, và các hợp đồng này được thường xuyên ấn định hạn mức. Chính từ các hợp đồng, và tất nhiên tuỳ theo từng ngân hàng, đã thoả thuận trước giá mua tối đa và giá bán tối thiểu đối với các hợp đồng này, đã tạo cho các nhà môi giới những cơ hội lớn để tìm đến với đối tác có nhu cầu. Từ đó, tỉ giá hối đoái của thị trường được các nhà môi giới xác định trên cơ sở tham khảo cung cầu của thị trường. Lợi thế chủ yếu của việc liên kết với các nhà môi giới ngoại tệ thể hiện trong việc kí kết nhanh chóng các hợp đồng, và thông thường, tại một tỉ giá thuận lợi hơn so với các hoạt động kinh doanh trực tiếp. Về phía mình, các nhà môi giới sẽ thu về một khoản lệ phí môi giới. Thông thường, khi thoả thuận liên kết người ta đã thống nhất với nhau về một giá trị nhất định cho từng triệu USD được mua bán. Theo thông lệ, người ta áp dụng cách phân chia tiền hoa hồng trả cho người môi giới trong đó mỗi bên bán và bên mua phải trả một nửa. Hàng tháng, các bên này trực tiếp trả số tiền thù lao này cho người môi giới. Tại một số nước, cơ sở để hành nghề môi giới tự do là chứng chỉ nghề nghiệp. Sự khống chế duy nhất đối với hoạt động nghiệp vụ của các nhà môi giới ngoại hối tự do là việc ngăn cấm các hoạt động tư lợi cũng như việc trang bị thiết bị cùng nghe. 4.4 Các công ty: Việc tham gia vào thị trường hối đoái của các Công ti bắt nguồn từ quan hệ thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp. Thương mại quốc tế gắn liền với việc thanh toán bằng ngoại tệ. Do vậy, việc mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái của các Công ti, trước hết, để thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, sau nữa, nhằm tự bảo hiểm đối với các rủi ro do những biến động bất lợi của tỉ giá hối đoái gây ra. Các giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các Công ti và các ngân hàng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong các giao dịch trên thị trường hối đoái. Tuy nhiên, hiện nay vai trò của các Công ti lớn, đặc biệt là Công ti đa quốc gia ngày càng tăng trên thị trường hối đoái. Nguyên nhân là do các công ti xuyên quốc gia thi hành chính sách mở rộng các nguồn dự trữ ngoại tệ, giảm bớt nguy cơ thiệt hại do sự mất giá của các nguồn vốn tính bằng các đồng tiền không ổn định, đồng thời tích cực chạy đua vì lợi nhuân trên cơ sở thu chênh lêch tỉ giá. Nếu như tỉ giá của một đồng tiền nào đó có xu hướng giảm xuống thì các Công ti xuyên quốc gia sẽ chuyển nguồn vốn của mình sang đồng tiền khác ổn định hơn. Hiện nay, một số Công ti thậm chí đã có phòng giao dịch hối đoái giống như phòng giao dịch hối đoái của các ngân hàng thương mại, các chi nhánh ngoại hối của nhiều Công ti xuyên quốc gia có qui mô còn lớn hơn cả một vài ngân hàng cỡ trung bình. Tuy nhiên, hầu hết các Công ti có nhu cầu về ngoại tệ đều tiến hành giao dịch với các ngân hàng. Khi lựa chọn ngân hàng để tiến hành giao dịch, các Công ti không chỉ căn cứ vào giá mua bán ngoại tệ do ngân hàng chào mà còn dựa vào nhiều nhân tố khác như : mối quan hệ với ngân hàng, tốc độ giao dịch của ngân hàng, khả năng cung cấp, đánh giá các thông tin về kinh tế ở các nước mà Công ti đang hoạt động, khả năng đưa ra dự đoán về biến động tỉ giá trong tương lai... mô hình thị trường hối đoái Chi nhánh NHTM Các công ty Các công ty Các công ty Chi nhánh NHTM Ngân hàng thương mại Các nhà môi giới hối đoái Ngân hàng thương mại Ngân hàng trung ương Chi nhánh NHTM II. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại trên thị trường hối đoái: 1. Kinh doanh ngoại hối: 1.1 Khái niệm: Kinh doanh ngoại hối theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán ngoại hối, đảm bảo ổn định số dư tài khoản kinh doanh ngoại hối tại nước ngoài và tìm cách thu lời thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau. Theo nghĩa hẹp, người ta hiểu khái niệm kinh doanh ngoại hối chỉ đơn thuần là việc mua hoặc bán số dư có trên tài khoản bằng ngoại tệ. 1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với ngân hàng: Trong xu thế hợp tác và quốc tế hoá kinh tế ngày càng mở rộng hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại hối có điều kiện phát triển mạnh mẽ, bổ sung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động khác của ngân hàng. trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh tổng thể của ngân hàng hiện đạI, góp phần nâng cao uy tín và vị trí của ngân hàng trong cộng đồng tài chính quốc tế. Ngân hàng là một tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay cũng như thực hiện các hình thức dịch vụ thanh toán quốc tế. Khi hoạt động thanh toán quốc tế giữa một công ty trong nước với một công ty nước ngoài diễn ra, các Ngân hàng sẽ đóng vai trò là trung gian thanh toán giữa các bên. Ta có ví dụ sau: Ngân hàng VIETCOMBANK nhận được hợp đồng của khách đề nghị chuyển một khoản giá trị bằng đồng Đê mác Đức cho người hưởng thụ ở Beclin ( Đức ). Để thực hiện hợp đồng này, ngân hàng VIETCOMBANK phải liên hệ với một ngân hàng tại Béc lin có quan hệ tài khoản với ngân hàng mình. Khi đó sẽ phát sinh vấn đề đối với VIETCOMBANK: ngân hàng phải có đủ trên tài khoản đồng DM để có thể thực hiện việc ghi nợ tài khoản và đối với khách hàng, ngân hàng phải chuyển đổi giá trị đồng DM sang VND để ghi nợ cho khách hàng. Nhìn chung, với sự hỗ trợ rất lớn của các trang thiết bị kỹ thuật như: điện thoại, telex, máy vi tính, mạng Internet và các phương tiện truyền tin điện tử khác, công việc thanh toán quốc tế với vai trò trung gian của các ngân hàng được tiến hành vô cùng nhanh chóng và với hiệu quả cao. Hơn nữa, tất cả các chủ thể kinh tế trong hoạt động ngoại thương để đảm bảo công việc thanh toán thì đều phải có tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng. Ngân hàng có thể tập trung thu gom các nguồn ngoại tệ từ việc xuất khẩu hàng hoá-dịch vụ... của các chủ thể kinh tế và sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu của người nhập khẩu muốn có ngoại tệ bằng việc tận dụng lợi thế của mình mua ngoại tệ của người chưa có nhu cầu sử dụng và bán cho người có nhu cầu sử dụng. Trong hoạt động thanh toán quốc tế, cho dù hoạt động thanh toán được thực hiện theo một loại ngoại tệ nào thì vẫn luôn phát sinh hoặc là sự thiếu hụt hoặc là dư thừa ngoại tệ của một trong các các ngân hàng tham gia. Nhiệm vụ của thị trường hối đoái phải cân bằng các dư thừa hoặc thiếu hụt về ngoại tệ này. Và ngân hàng với các thế mạnh của mình và đồng thời với chức năng trung gian thanh toán đã tham gia tích cực vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối: Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại phức tạp và " nhạy cảm ", gắn kết chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, vì thế mà chịu tác động của nhiều yếu tố. Một số nhân tố căn bản ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động này là : Sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của nền kinh tế đối ngoại nói riêng. Chính sách quản lí ngoại hối quốc gia. Sự biến động của tỉ giá hối đoái. Sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của nền kinh tế đối ngoại nói riêng. Thực tiễn cho thấy, các nước phát triển đồng thời là các nước tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế thường cũng có nền kinh tế đối ngoại phát triển. Còn những nước có nền kinh tế đóng thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, khó có khả năng khắc phục những khó khăn để phát triển kinh tế, đi kèm theo là một nền kinh tế đối ngoại ở trình độ thấp. Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác trên thế giới, với các tổ chức kinh tế và tài chính quốc tế. Nội dung của lĩnh vực này rất rộng, bao gồm lĩnh vực ngoại thương, lĩnh vực dịch vụ quốc tế, lĩnh vực đầu tư quốc tế, lĩnh vực tài chính, lĩnh vực chuyển giao công nghệ, kĩ thuật quốc tế và nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Do đó có thể coi kinh tế đối ngoại là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, trong đó kinh tế ngoại thương là quan hệ trung tâm. Để phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại sao cho có lợi nhất, trong từng thời kì, mỗi quốc gia sẽ căn cứ vào tình hình trong và ngoài nước để hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại cho phù hợp. Thực tiễn cho thấy, xu hướng của thời đạI ngày nay là các quốc gia đều thay đổi chiến lược phát triển kinh tế, thực hiện chính sách kinh tế hướng ngoại, mở cửa thu hút đầu tư công nghệ và phát triển giao lưu thương mại với quốc tế. Khi mà hoạt động ngoại thương ( xuất nhập khẩu ) của một nước phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của một loạt các lĩnh vực khác như đầu tư quốc tế , thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo hiểm... Các hoạt động này sẽ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, thúc đẩy hoạt động của thị trường hối đoái nói chung và kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại nói riêng. Chính sách quản lí ngoại hối quốc gia. Chính sách quản lí ngoại hối là những qui định pháp lí, những thể lệ của nhà nước trong vấn đề quản lí ngoại tệ, quản lí vàng, bạc, đá quí và các chứng từ có gía trị ngoại tệ cũng như đối với việc trao đổi, sử dụng, mua bán trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài. Nội dung của chính sách quản lí ngoại hối là quản lí và kiểm soát các luồng vận động của ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra, có liên quan tới quan hệ ngoại thương cũng như các quan hệ kinh tế đối ngoại khác bằng ngoại tệ. Đồng thời, chính sách quản lí ngoại hối cũng quản lí và kiểm soát sự lưu thông của ngoại hối ( chủ yếu là vàng, bạc, đá quí và đặc biệt là ngoại tệ ) trong phạm vi mỗi quốc gia. Với việc thực hiện các nội dung này, chính sách quản lí ngoại hối không những góp phần phát triển ngoại thương, tạo sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc ổn định gía trị tiền tệ quốc gia nói riêng, và ổn định nền kinh tế quốc dân nói chung. Từ sự trình bày khái quát trên, có thể thấy rằng chính sách quản lí ngoại hối có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại thông qua các qui dịnh, thể lệ ràng buộc được luật pháp thừa nhận. Đặc biệt, một chính sách quản lí ngoại hối đúng đắn và phù hợp với điều kiện của từng quốc gia trong mỗi thời kì sẽ đóng vai trò đòn bẩy khuyến khích phát triển ngoại thương, hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư của nước ngoài..., qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại. Sự bién động của tỉ giá hối đoái. Về hình thức, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia ; là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác, được xác định bởi mối quan hệ cung - cầu trên thị trường tiền tệ. Về nội dung, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ, phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ ( sự vận động của vốn, tín dụng...) giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái, mặc dù đã có lịch sử lâu dài trong các giai đoạn phát triển của nhân loại, nhưng cho đến nay vẫn còn là vấn đề hết sức phức tạp. Sự phức tạp của vấn đề tỷ giá thể hiện trên hai phương diện: Một là, ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài ( tình hình kinh tế, thị trường tài chính quốc tế và chính sách can thiệp của các nước ) các yếu tố này không nằm trong tầm khống chế của một quốc gia, hai là : sự tương tác nhiều chiều của các quá trình, chính sách kinh tế - tài chính - tiền tệ ở mỗi nước. Hình thức biểu hiện tổng hợp về sự tương tác từ hai phương diện trên chính là quan hệ cung - cầu ngoại hối trên thị trường. Nói chung, có rất nhiều yếu tố tác động lên tỷ giá hối đoái, một số yếu tố cơ bản đó là : Sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước hữu quan. Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến cung - cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động lên tỷ giá. Chênh lệch mức lãi suất giữa các nước, giữa thị trường tín dụng nội địa và quốc tế. Một số các nhân tố tác động lên cung - cầu ngoại tệ, qua đó ảnh hưởng đến tỷ g._.iá như các cú sốc chính trị, thói quen tâm lí, các nhân tố xã hội ... Đến lượt mình, bất kì một biến động nhỏ của tỉ giá hối đoái cũng tác động tới rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như hoạt động xuất nhập khẩu, ngoại thương, đầu tư nước ngoài, lạm phát... Tất cả những nhân tố này lại ảnh hưởng, chi phối trực tiếp tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại nói riêng và sự vận hành của thị trường hối đoái nói chung. Do đó, có thể nói biến động của tỉ giá hối đoái có tác động sâu, nhiều chiều, phức tạp tới hoạt động kinh doanh hối đoái của các ngân hàng thương mại. Để dự đoán được chính xác xu hướng biến động tỉ giá của các đồng tiền, ngoài kinh nghiệm phân tích tổng hợp các yếu tố tác động lên quá trình hình thành tỉ giá, sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, kinh tế xã hội, các nhà kinh doanh hối đoái của ngân hàng thương mại cần có sự cảm nhận nhạy bén với thị trường, trên cơ sở đó tiến hành mua bán, dự trữ cơ cấu ngoại tệ sao cho có lợi nhất. 2. Quản lý rủi ro hối đoái: 2.1 Khái niệm rủi ro hối đoái: Rủi ro hối đoái là những tổn thất về ngoại tệ nằm ngoài dự kiến hoặc trái với mong muốn của nhà kinh doanh hối đoái. Bên cạnh các công ti tham gia vào nền tài chính và mậu dịch quốc tế, ngân hàng thương mại cũng phải thường xuyên đối mặt với rủi ro hối đoái. Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường hối đoái vừa với tư cách một trung gian thanh toán thay mặt cho khách hàng, vừa với tư cách người kinh doanh ngoại tệ, chấp nhận rủi ro kiếm lời. Để loại trừ và giảm bớt rủi ro hối đoái, các ngân hàng thương mại phải thực hiện quản lí rủi ro hối đoái, đánh giá mức độ của từng rủi ro hối đoái và đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro đó. 2.2 Các loại rủi ro hối đoái: Khi thực hiện các giao dịch hối đoái, ngân hàng thường gặp những rủi ro sau : Rủi ro tỉ giá hối đoái: là rủi ro do biến động của tỷ giá làm giảm giá trị tài sản có giảm hoặc làm tăng gía trị tài sản nợ. Rủi ro tín dụng: là rủi ro do biến động lãi suất ngoại tệ và rủi ro do khách hàng không thực hiện được hợp đồng vào ngày đến hạn hoặc trong thời hạn của hợp đồng. Rủi ro hoạt động: là rủi ro do thanh toán chậm, thanh toán sai số lượng, thanh toán sai đối tượng, không tuân thủ các hướng dẫn về thanh toán dẫn đến việc ngân hàng phải chịu các khoản tiền phạt. Rủi ro chuyển đổi: là rủi ro xảy ra khi việc chuyển đổi một đồng tiền hoặc hoán vị nó sang một đồng tiền khác bị cấm do những biện pháp của nhà nước. Trong số các rủi ro nêu trên chỉ có rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro đặc trưng cho hoạt động kinh doanh ngoại hối. Còn các rủi ro khác, cũng xuất hiện trong các nghiệp vụ của ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động. Nhưng rủi ro trong chuyển đổi cũng quan trọng không chỉ trong kinh doanh ngoại hối. Đương nhiên, những rủi ro này có ý nghĩa quan trọng trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hơn là những nghiệp vụ ngân hàng khác, vì những nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phụ thuộc một phần vào sự phát triển ở nuớc ngoài và như vậy, khó tập hợp và khó kiểm tra hơn là những rủi ro tương ứng ở trong nước. 2.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro hối đoái: Rủi ro tỷ giá hối đoái: Rủi ro loại này xảy ra khi tỉ giá biến động ngược với trạng thái ngoại tệ của ngân hàng, và thường dẫn đến tổn thất lớn. Trạng thái ngoại tệ là phần chênh lệch giữa số ngoại tệ mua vào và số ngoại tệ bán ra. Trạng thái ngoại tệ = Số ngoại tệ mua vào - số ngoại tệ bán ra Dư thừa một loại ngoại tệ có nghĩa là có một trạng thái ngoại tệ dương ( long position ). Trạng thái ngoại tệ này sẽ có lợi nếu tỷ giá tăng và sẽ thiệt nếu tỷ giá giảm. Ngược lại thiếu hụt một loại ngoại tệ có nghĩa là trạng thái ngoại tệ âm ( short position ). Trạng thái ngoại tệ này sẽ có lợi khi tỷ giá giảm và sẽ thiệt nếu tỷ giá tăng. Ví dụ 1: Một ngân hàng mua của một khách hàng hay của một ngân hàng khác một lượng USD với tỉ giá nào đó, thì cho đến lúc bán lại khối lượng này, ngân hàng mới hết lo lắng về rủi ro tỉ giá. Rủi ro chỉ tồn tại trong khoảng thời gian cho dến khi cân bằng ( square off ) trạng thái này. Rủi ro sẽ tăng lên theo thời gian mà trạng thái này tồn tại. Khi chỉ có một biến động nhỏ về tỉ giá thì điều đó, đã dẫn đến hậu quả của một thất thoát lớn, nếu khối lượng ngoại tệ kinh doanh nhiều. Nếu tỉ giá USD khi bán ra giảm xuống thì ngân hàng này sẽ thiệt hại. Nhằm tránh thất thoát quá mức, ngân hàng thường ấn định các giới hạn sau : giới hạn trạng thái hối đoái trong ngày và qua đêm, giới hạn trạng thái hối đoái chung, giới hạn biến động tỉ giá, và giới hạn về mức độ chênh lệch trị giá giữa các giao dịch có kì hạn. Mức độ của giới hạn này phụ thuộc vào doanh số hoạt động của ngân hàng, khả năng chấp nhận rủi ro, và lòng tin vào khả năng kinh doanh của người điều hành kinh doanh ngoại hối. ở nước ta, giới hạn về trạng thái ngoại hối áp dụng đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ ( trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài ) đã được nêu rõ tại Điều 5, Quyết định 18/1998/ QĐ- NHNN7 ngày 10/01/1998 do Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành, như sau : Tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Trạng thái dư thừa, hoặc dư thiếu của đồng USD Mĩ cuối ngày của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Về mặt lí thuyết, mọi ngân hàng đều có thể tránh được rủi ro tỉ giá hối đoái và kinh doanh có lãi nếu kiểm soát được trạng thái ngoại tệ và có quyết định đúng trong điều chỉnh trạng thái ngoại tệ. Các giải pháp cụ thể là : - Chủ động điều tiết hoạt động mua bán ngoại tệ trong ngày giao dịch, hướng việc hình thành trạng thái ngoại hối theo ý định gồm cả hợp đồng mua bán giao ngay và hợp đồng mua bán có kì hạn. - Mua bán ngoại tệ theo yêu cầu của khách hàng, thanh toán dứt điểm vào tài khoản tiền gửi của khách hàng không tạo trạng thái qua đêm của ngân hàng. - Mua bán ngoại tệ thông qua tài khoản Nostro nhằm điều chỉnh trạng thái bất lợi, tăng khả năng chi trả ngoại tệ của ngân hàng. - Khép kín trạng thái bất lợi ở các thời điểm trong tương lai do các hợp đồng mua bán có kì hạn tạo ra bằng cách kí các hợp đồng đối ứng ở thị trường ngoại hối liên ngân hàng hoặc với các ngân hàng có quan hệ đạI lí. - Kiềm chế ở mức hợp lí, có tính toán kĩ lưỡng và tuân thủ qui chế việc chuyển đổi các ngoại tệ mạnh sang bản tệ để cho vay và có giải pháp khép kín khi đến hạn. Nói chung, kiểm soát trạng thái ngoại hối là cần thiết song không phải là mục đích cuối cùng, mục đích cuối cùng phải là kinh doanh có lãi, tránh được rủi ro, duy trì được khả năng chi trả về ngoại tệ và tôn trọng qui chế ngoại hối. Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng xuất phát từ hai nguyên nhân : Do biến động lãi suất ngoại tệ Biến động bất lợi của tỉ lệ lãi suất thường tạo ra rủi ro với các giao dịch kì hạn do tỉ lệ lãi suất có ảnh hưởng lớn tới điểm kì hạn ( hay tỉ lệ SWAP ), bất kì một sự thay đổi nào trong sự chênh lệch tỉ lệ lãi suất sẽ dẫn tới sự thay đổi trong điểm kì hạn, từ đó ảnh hưởng đến tỉ giá kì hạn trong tương lai. So sánh với rủi ro về tỉ giá, không nghi ngờ rằng rủi ro về tỉ lệ SWAP ít có ý nghĩa hơn, nhưng với khối lượng kinh doanh lớn cũng tạo ra điều đáng quan tâm. Do đối tác của ngân hàng không thực hiện hợp đồng. Với mỗi nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do ngân hàng kí kết, luôn xuất hiện rủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ, và hậu quả là, hoạt động này sẽ kết thúc bằng lỗ. Các ngân hàng xử lí vấn đề rủi ro tín dụng này bằng cách chọn lựa kĩ bạn hàng, qui định hạn mức song phương cho khối lượng ngoại hối giao dịch, cũng như trong giao lưu với khách hàng đòi hỏi một khoản bảo hiểm theo tỉ lệ phần trăm nhất định. Rủi ro hoạt động: Những rủi ro kiểu này nằm trong việc tất toán nhầm lẫn các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Nếu một người kinh doanh quên không lập chứng từ mua bán sau khi thực hiện hợp đồng thì khoản kinh doanh trong bảng cân đối của ngân hàng sẽ không thống nhất với thực trạng giao dịch, và hậu quả là, sẽ phát sinh thiệt hại khi thanh toán sau này hoặc thiệt hại lãi suất thông qua việc rút tiền quá mức (overdraft) trên tài khoản của khách hàng nước ngoài. Nếu dựa trên một địa chỉ sai để giao dịch cũng có thể gây ra thiệt hại lãi suất, nếu sau đó được báo lại thì việc thanh toán đúng hạn khhong thể thực hiện được. Để giảm bớt rủi ro hoạt động, ngân hàng thường phân chia trách nhiệm giữa các phòng trong bộ phận hối đoái, chẳng hạn : phòng giao dịch sẽ chịu trách nhiệm về việc giao dịch và mua bán ngoại tệ, phòng xử lí sẽ có trách nhiệm xử lí kiểm tra các chứng từ mua bán và xác nhận các hợp đồng mua bán ngoại tệ. Rủi ro chính trị: Rủi ro này có thể coi như bất khả kháng, cơ bản xuất phát từ các lí do chính trị. Một ví dụ gần đây nhất là chính phủ Mĩ tiến hành phong toả số tài sản của các ngân hàng Iran tại Mĩ, hay hiện nay cộng đồng quốc tế đe doạ cấm vận kinh tế đi kèm với việc phong toả tài khoản của Libi do nước này không chịu giao nộp hai công dân của họ bị tình nghi là thủ phạm của vụ đánh bom máy bay của hãng Panam ( Mỹ ). Nói chung các rủi ro chuyển đổi này ít xuất hiện trong giao dịch giữa các nước công nghiệp phương Tây. Thực tiễn đã cho thấy, công tác quản lí rủi ro hối đoái đóng vai trò quan trong trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại, tựa như phòng bệnh hơn chữa bệnh vậy. Tăng cường quản lí rủi ro hối đoái sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện có hiệu quả các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, đạt được mục đích của nhà ngân hàng khi tham gia vào thị trường hối đoái, đó là: kinh doanh có lãi, bảo toàn vốn và giảm thiểu rủi ro. 3. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: 3.1 Kinh doanh ngoại hối thanh toán ngay: Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua, bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỉ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán ( không tính ngày chủ nhật, ngày lễ và các ngày nghỉ khác ). Nhưng cần chú ý giao dịch giao ngay ở đây không có nghĩa là ngay lập tức mà thông thường giữa ngaỳ giao dịch ( ngày thoả thuận - deal date ) với ngày thanh toán ( ngày có giá trị - value date ). Đây là thời gian cần thiết để tiến hành các bút toán để thực hiện lệnh thanh toán chuyển tiền giữa các Ngân hàng trên khắp thế giới. Giao dịch hối đoái giao ngay đáo hạn chỉ trong vòng hai ngày nên rủi ro tín dụng ít khi xảy ra. Những năm gần đây, doanh thu của hình thức giao dịch này tăng rất mạnh nhờ có sự kết hợp của tính sinh lãi cố hữu và rủi ro tín dụng giảm. Đồng thời, lợi nhuận hoặc thua lỗ của các giao dịch này cũng được nhận biết nhanh chóng do tính giao động của thị trường giao ngay. Tỷ giá giao ngay Trong giao dịch hối đoái thanh toán ngay, tỉ giá áp dụng là tỉ giá yết trên thị trường tại thời điểm giao dịch. Theo tập quán kĩ thuật, người ta qui ước hai cách yết tỉ giá như sau : Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp. Trên cơ sở các qui ước yết giá này, các ngân hàng thương mại sẽ đưa ra bảng yết giá của mình. - Yết giá trực tiếp: Là phương pháp yết giá mà trong đó lấy tiền trong nước (nội tệ) làm đơn vị để so sánh với số lượng tiền tệ nước ngoài (ngoại tệ). 1 nội tệ = x ngoại tệ Ví dụ ngày 15/11/98 tại thị trường London: 1GBP = 1.6230 USD 1GBP = 2.2403 DEM Trong ví dụ trên GBP được gọi là đồng tiền yết giá, còn đồng USD, DEM là đồng tiền định giá. 1 ngoại tệ = x nội tệ - Yết giá gián tiếp: Là phương pháp yết giá mà trong đó lấy ngoại tệ làm đơn vị để so sánh với số lượng tiền tệ trong nước. Phương pháp yết giá này được áp dụng ở nhiều nước trong đó có Việt nam. Ví dụ ngày 15/11/98 tại thị trường Paris: 1USD = 6.0213 FRF 1DEM = 2.8652 FRF Tỷ giá mua và tỷ giá bán: Trên thị trường hối đoái khi hay tại các ngân hàng thương mại, khi cần mua bán ngoại tệ người ta có thể trao đổi với nhau qua điện thoại hoặc qua hệ thống “ Money Dealing “ Tỉ giá mua bao giờ cũng đứng trước, sau đó là tỉ giá bán. Ví dụ ngân hàng ABN-Amro yết tỉ giá USD/ JPY như sau: USD/JPY = 118.30 - 118.45 có nghĩa là ngân hàng yết giá sẵn sàng mua USD ở mức 118.30 JPY và bán USD ở mức118.45 JPY. Trên thực tiễn, cách yết trên đã được rút gọn, chỉ viết đầy đủ tỉ giá mua, còn tỉ giá bán chỉ viết điểm, như sau: USD/ JPY = 118.30 - 75. Ngân hàng được hỏi giá là ngân hàng xác định chiều yết giá. Ví dụ, một ngân hàng A chào cho khách hàng tỉ giá EURO/USD = 1.0732 - 42, có nghĩa là ngân hàng này sẵn sàng mua EURO ở mức 1.0732 USD là tỉ giá bán mà khách hàng của ngân hàng này thu được, và sẵn sàng bán USD ở mức 1.0742 CHF là tỉ giá mua đối với khách hàng. Tỷ giá chéo: Hiện nay tại các thị trường hối đoái quốc tế, người ta thường chỉ thông báo tỷ giá giữa đồng USD so với đồng bản tệ nước mình. Ví dụ, tại Đức USD/DEM, tại Nhật USD/JPY... Vì vậy, nếu cần xác định tỷ giá giữa DEM/JPY thì ta phải dùng tỷ giá chéo ( cross rate ) theo nguyên tắc: Muốn xác định tỷ giá hối đoái của đồng tiền A so với đồng tiền B theo phương pháp tính chéo thì ta lấy tỷ giá của A/C nhân với tỷ giá của C/B. A/B= A/C * C/B Trong trường hợp yết giá trực tiếp: Giả sử tại thị trường New York tỷ giá USD/JPY được một ngân hàng yết giá như sau: USD/JPY= 120.20 - 30 tại thì trường Châu Âu tỷ giá của EURO/JPY như sau: EURO/JPY= 128.40 - 50 Vậy tỷ giá EURO/USD là bao nhiêu? Ta sẽ có: Tỷ giá mua EURO bán USD= 128.40 = 1.0675 120.30 Tỷ giá bán EURO mua USD= 128.50 =1.0690 120.20 Ta có: EURO/USD= 1.0675 - 90 Với 2 tỉ giá ( yết trực tiếp ) A / C và B / C, ta có tỉ giá chéo A / B của ngân hàng là : tỉ giá mua A / C Tỉ giá mua A / B = _____________ tỉ giá bán B / C tỉ giá bán A / C Tỉ giá bán A / B = _____________ tỉ giá mua B / C Trong trường hợp yết giá gián tiếp: Giả sử trên thị trường Munic tỷ giá USD/DEM là USD/DEM= 1.5230 - 40 còn tại thị trường Zurich ( Thụy Sĩ ) tỷ giá USD/CHF là: USD/CHF= 1.2480 - 90. Vậy tỷ giá DEM/CHF là bao nhiêu? Ta có tỷ giá DEM/USD= 1/1.5240 - 1/1.5230 tỷ giá CHF/USD= 1/1.2490 - 1/1.2480 Tỷ giá mua DEM bán CHF là: 1/1.5240 = 1.2480 = 0.8189 1/1.2480 1.5240 Tỷ giá bán DEM mua CHF là: 1/1.5230 = 1.2490 = 0.8201 1/1.2490 1.5230 Ta có tỷ giá DEM/CHF = 0.8189 - 0.8201 Công thức tổng quát là : Với 2 tỉ giá ( yết gián tiếp ) A / B và A / C, ta có tỉ giá chéo B / C của ngân hàng là : tỉ giá mua A/ C Tỉ giá mua B / C = _____________ tỉ giá bán A / B tỉ giá bán A / C Tỉ giá bán B / C = _____________ tỉ giá mua A / B Trường hợp một đồng tiền được yết giá trực tiếp còn đồng kia được yết giá gián tiếp: Giả sử tại thị trường London tỷ giá: GBP/USD= 1.5410 - 1.5420 tại thị trường Munic tỷ giá: USD/ DEM= 1.5230 - 1.5240 Vậy tỷ giá GBP/DEM là bao nhiêu? Ta có: GBP/USD= 1.5410 - 1.5420 DEM/USD= 1/1.5240 - 1/1.5230 Tỷ giá mua GBP bán DEM là 1.5410 = 1.5410 * 1.5230= 2.3470 1/1.5230 Tỷ giá bán GBP mua DEM là 1.5420 = 1.5420 * 5240 = 2.3500 1/1.5240 Ta có tỷ giá GBP/DEM= 2.3470 - 23500 3.2 Kinh doanh ngoại hối có kì hạn: 3.2.1 Khái niệm: Giao dịch hối đoái kì hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỉ giá xác định, và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Trái với nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối thanh toán ngay, trong nghiệp vụ kinh ngoại hối có kỳ hạn, việc hoàn tất một nghiệp vụ mua bán ngoại hối được xác định vào một thời điểm nhất định sau đó. Thời điểm này được thoả thuận ngay từ khi kết thúc nghiệp vụ mua bán. Chỉ trong những trường hợp ngoại lệ thì tỷ giá kỳ hạn cho một thời điểm nhất định mới đồng nhất với tỷ giá thanh toán ngay, còn thông thường tỷ giá có kỳ hạn cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá giao ngay. 3.2.2 ý nghĩa trong việc chống lại rủi ro về tỷ giá: Chức năng kinh tế của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối có kỳ hạn chủ yếu nhằm tránh những rủi ro về tỷ giá trong kinh doanh ngoại thương. Thông qua việc thoả thuận một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối có kỳ hạn với ngân hàng, cả người nhập khẩu lẫn người xuất khẩu đều có thể tính toán trước hiệu quả kinh doanh của mình. Việc đảm bảo chống lại những rủi ro về tỷ giá được thể hiện ở chỗ, những khoản ngoại hối trong tương lai ( ví dụ sau 6 tháng ) không phải được tính toán bằng tỷ giá mua bán ngay vào thời điểm đó mà được xác định ngay vào lúc nghiệp vụ có kỳ hạn được thoả thuận. Việc loại trừ những rủi ro về tỷ giá thông qua thực hiện nghiệp vụ kinh doanh có kỳ hạn là quyền lợi đặc biệt cho các doanh nghiệp ngoại thương, trước hết bởi những biến động mạnh về tỷ giá mà thông thường người ta không thể dự đoán trước được mức độ và xu hướng của nó. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối có kỳ hạn của các ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu chống lại rủi ro về tỷ giá mà còn có ý nghĩa sống còn đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của bản thân ngân hàng. Nó tránh được rủi ro về tỷ giá khi tình trạng ngoại hối của một ngân hàng ở mức không cân bằng. Ví dụ: Một nhà xuất khẩu Mỹ đồng ý bán cho nhà nhập khẩu Đức lô hàng trị giá 200.000 USD và nhà nhập khẩu Đức sẽ phải trả 200.000 USD sau 90 ngày. Ta có sơ đồ như sau: Nhà xuất khẩu Mỹ Nhà nhập khẩu Đức Tiền Hợp đồng USD 200.000/90 ngày Hàng hoá Giả sử tỷ giá hiện tại là 1USD= 1.5680 DEM Như vậy, nhà nhập khẩu Đức sẽ phải chịu rủi ro về tỉ giá nếu đến hạn thanh toán tỉ giá USD/DEM tăng chẳng hạn ở mức 1USD= 1.5700 DEM Để chống lại rủi ro này anh ta thoả thuận với ngân hàng của mình một tỷ giá xác định là 1USD= 1.5690 DEM nhằm mua số USD trên của ngân hàng sau 90 ngày để thanh toán cho nhà xuất khẩu Mỹ. Nhờ hợp đồng kỳ hạn này mà nhà xuất khẩu Đức được lợi 200.000 * ( 1.5700 - 1.5690 )= 200 DEM. Tương tự như trên nhà xuất khẩu Mỹ cũng chịu rủi ro về tỷ giá khi tỉ giá USD/DEM giảm chẳng hạn ở mức 1USD= 1.5660 DEM. Để chống lại rủi ro này nhà xuất khẩu Mỹ sẽ thoả thuận bán cho ngân hàng của mình số tiền 200.000 USD sau 90 ngày với tỉ giá 1USD= 1.5670 DEM. Nhờ hợp đồng này nếu trong trường hợp tỷ giá USD/DEM giảm, nhà xuất khẩu Mỹ cũng được lợi: 200.000*( 1.5670 - 1.5660 )= 200 DEM 3.2.3 Xác định tỉ giá kinh doanh ngoại hối có kỳ hạn: Việc hình thành tỉ giá trên thị trường ngoại hối được xác định chủ yếu dựa vào những dự đoán trong tương lai trên cơ sở nhận định quốc tế một loại tiền tệ, tình trạng tăng cũng như giảm của cán cân thương mại hay dịch vụ, tình hình chính trị của một nước cũng như sự chênh lệch lãi suất ngân hàng giữa các nước. Ngược lại với thị trường mua bán ngay - nơi có sự công bố tỉ giá chính thức, tỉ giá trên thị trường có kỳ hạn chỉ được xác định căn cứ vào tình trạng của mỗi thị trường. Các thuật ngữ chuyên môn trong việc xác định tỉ giá kỳ hạn bao gồm: Pari ( bằng nhau ): không có chênh lệch tỉ giá có kỳ hạn và tỉ giá thanh toán ngay. Deport ( giảm ) : phần chênh lệch thấp hơn của tỉ giá có kỳ hạn so với tỉ giá thanh toán ngay. Report ( tăng ) : phần chênh lệch cao hơn của tỉ giá có kỳ hạn so với tỉ giá thanh toán ngay. Như vậy: Tỉ giá có kỳ hạn= Tỉ giá thanh toán ngay + Report ( hoặc - Deport ) Ví dụ: Ngày 1.8.1998 hãng Daimler - Chrysler của Đức bán ô tô Mercedes cho một công ty Mỹ giá 10 triệu USD, thoả thuận thanh toán sau 3 tháng ( ngày đến hạn là 1.11.1198 ). Daimler dự đoán trong vài tháng tới tỉ giá USD/DEM sẽ hạ. Ngày 1.8.1998, Daimler bán 10 triệu USD trên cho Deuche Bank, ngày giá trị là 1.11.1998, Tỉ giá thanh toán ngay ngày 1.8.1998 là 1.4610 - 1.4630, tỉ giá mua có kỳ hạn 3 tháng của ngân hàng được xác định là 1.4822. Vậy tỉ giá này xác định như thế nào? Tại thời điểm này lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 3 tháng của DEM trên thị trường Châu Âu là 9.7%. Tại thời điểm này lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 3 tháng của USD trên thị trường Châu Âu là 4% Khoảng thời gian tính là 90 ngày. Chúng ta có công thức tổng quát tính tỉ giá kì hạn và điểm kì hạn như sau : Rf = Rs + Rs . _ N___ . ( I d - I u ) 360 Điểm kì hạn = Rs . N . ( I d - I u ) 360 Trong đó : Rf là tỉ giá kì hạn Rs là tỉ giá giao ngay N là thời hạn cho vay, tính theo ngày. Nếu N là số tháng thì 360 sẽ được qui đổi thành 12 tháng. Iu là lãi suất của đồng tiền yết giá ( USD) Id là lãi suất của của đồng tiền định giá ( trong ví dụ trên là DEM ). Khi ngân hàng mua USD có kì hạn : I USD là lãi suất cho vay, I DEM là lãi suất tiền gửi. Khi ngân hàng bán USD có kì hạn : I USD là lãi suất tiền gửi, I DEM là lãi suất cho vay. Từ công thức trên suy ra: Rf = 1.4610 + 1.4610 x 90 x ( 9.7 - 4 ) = 1.4822 360 x 100 Như vậy đến ngày 1.11.1998 Daimler sẽ nhận được số tiền: 10.000.000 x 1.4822 = 14.822.000 DEM Một cách khái quát : Khi đồng tiền yết giá có lãi suất thấp hơn đồng tiền định giá ( I u < I d ) thì tỉ giá kì hạn được hưởng điểm gia tăng vào tỉ giá giao ngay : Tỉ giá kì hạn = Tỉ giá giao ngay + Report Khi này, lãi do điểm gia tăng ( tức đồng tiền lên giá ) sẽ bù đắp cho mức lãi suất thấp của đồng tiền đó. Ngược lại, khi đồng tiền yết giá có lãi suất cao hơn đồng tiền định giá ( I u > I d ) thì tỉ giá kì hạn bị khấu trừ vào tỉ giá giao ngay: Tỉ giá kì hạn = Tỉ giá giao ngay - Deport Khi này, lỗ do điểm khấu trừ ( tức đồng tiền xuống giá ) sẽ được bù đắp bởi mức chênh lệch lãi suất cao hơn của đồng tiền đó. 3.2.4 Nghiệp vụ Swap: Nghiệp vụ SWAP là hình thức kết hợp đồng thời một lúc hai giao dịch hối đoái : một giao dịch giao ngay và một giao dịch có kì hạn, được thực hiện cùng một khoản đối ứng với cùng một bạn hàng. Nói cách khác, giao dịch SWAP là một loại giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong đó với cùng một khách hàng, một đồng tiền được mua và bán đồng thời với thời hạn thanh toán khác nhau. Ví dụ: Một ngân hàng dùng DM mua USD của một ngân hàng khác theo tỉ giá thanh toán ngay, đồng thời bán luôn cho ngân hàng đó số USD trên theo tỉ giá có kỳ hạn để thu DM. Tất nhiên người ta cũng có thể thực hiện theo hướng ngược lại. Nghĩa là ngân hàng bán USD cho ngân hàng khác theo tỉ giá giao ngay đồng thời mua lại của ngân hàng đó số USD theo tỉ giá kỳ hạn. Nói chung người ta xem nghiệp vụ Swap là việc trao đổi ngoại hối có các kỳ hạn thanh toán khác nhau. Sự chênh lệch giữa tỉ giá mua bán ngay và tỉ giá có kỳ hạn được gọi là mức Swap. Phần lớn các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối có kỳ hạn đều được thực hiện thông qua nghiệp vụ Swap. Nghiệp vụ Swap thường được các ngân hàng sử dụng để cân bằng sự mất cân đối về ngoại hối . Ví dụ: Ngân hàng Deutche Bank nhận một khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng bằng DM của khách hàng A với lãi suất 9.7%, đồng thời cấp một khoản tín dụng cũng kỳ hạn 3 tháng bằng USD cho khách hàng B với lãi suất 4.00%. ở đây có 2 khả năng để Deutche Bank cân bằng nguồn vốn, tránh rủi ro thay đổi tỉ giá: Khả năng thứ nhất: trên thị trường tiền tệ. Gửi khoản tiền DM kỳ hạn 3 tháng trên vào một ngân hàng, đồng thời cho vay một khoản tín dụng kỳ hạn 3 tháng bằng USD để cho khách hàng B vay. Khả năng thứ hai: thông qua nghiệp vụ Swap. Mua USD, trả DM theo tỉ giá thanh toán ngay ( 1USD= 1.4620 DM ) để cấp tín dụng bằng USD cho khách hàng B. Đồng thời bán USD kỳ hạn 3 tháng thu lại DM để trả cho khách hàng A khi khoản tiền gửi bằng DM đến hạn với tỉ giá là 1USD= 1.4828 DM. Vậy tỉ giá này được tính như thế nào? Ta có: Tỉ giá có kỳ hạn bằng= tỉ giá thanh toán ngay + mức Swap Mức Swap= Rs x N x ( Id - Iu ) ( Đối với DM ) 360 Rs là tỉ giá giao ngay - có đồng USD ở vị trí yết giá N là thời hạn cho vay, tính theo ngày. Nếu N là số tháng thì 360 sẽ được qui đổi thành 12 tháng. Iu là lãi suất của đồng tiền yết giá ( USD) Id là lãi suất của của đồng tiền định giá ( trong ví dụ trên là DEM ). Thay số vào ta có: Mức Swap = 1.4620 x ( 9.70 - 4.00 ) x 90 = 0.0208 360 x 100 Tỉ giá có kỳ hạn ( Swap ) 1USD = 1.4620 + 0.0208 = 1.4828 DM 3.3 Nghiệp vụ Arbitrage: Nghiệp vụ Arbitrage là nghiệp vụ kinh doanh của bản thân ngân hàng - tức nghiệp vụ giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, nhằm sử dụng mức chênh lệch giá giữa các thị trường hối đoái để thu lãi. Mục đích của việc kinh doanh chênh lệch giá là để bảo toàn vốn và kiếm lời nhờ chênh lệch giá taị các thị trường hối đoái khác nhau. Hai hình thức kinh doanh chênh lệch giá phổ biến là : ARBITRAGE ngoại hối ( foreign exchange arbitrage ) và ARBITRAGE lãi suất ( interest arbitrage ) Nghiệp vụ ARBITRAGE ngoại hối. Có hai hình thức cơ bản : Nghiệp vụ ARBITRAGE cân bằng : là việc mua một lượng ngoại tệ nhất định tại thị trường ngoại hối rẻ nhất, hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định trên thị trường ngoại hối đắt nhất vào một thời điểm nhất định. Nghiệp vụ ARBITRAGE chênh lệch : là việc tiến hành mua và bán ngoại tệ đồng thời trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất. Nghiệp vụ Arbitrage lãi suất. Arbitrage lãi suất là sự lợi dụng về chênh lệch lãi suất của các đồng tiền giữa các thị trường hối đoái khác nhau để kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đi vay và cho vay. Nội dung của nghiệp vụ này bao gồm việc vay ngoại hối ở thị trường lãi suất thấp đồng thời cho vay ngoại hối ở thị trường có lãi suất cao. Ngày nay, trên cơ sở những phương tiện thông tin hiện đại, các thị trường ngoại hối trở nên thông suốt, nghiệp vụ Arbitrage không còn có ý nghĩa lớn trong kinh doanh ngoại tệ nữa. Thực vậy, khả năng Arbitrage chỉ kéo dài trong vài phút và có thể chỉ trong vài giây do yếu tố cung cầu đến bất ngờ trong từng thời điểm của thị trường. Nếu không chớp được thời cơ quyết định đó thì nghiệp vụ Arbitrage không thể thực hiện được. 3.4 Nghiệp vụ quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn: 3.4.1 Định nghĩa: Quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn là một sự thoả thuận bằng hợp đồng giữa người mua và người bán về quyền chọn mua ( call-option), hoặc quyền chọn bán (put-option) một loại ngoại tệ nhất định, với số lượng cụ thể, theo một tỉ giá cố định vào một thời điểm cụ thể. Theo tập quán kinh doanh của các nước Châu Âu, ngày thực hiện quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn là ngày cuối cùng đã ghi trên hợp đồng. Nhưng theo tập quán kinh doanh của Châu Mĩ, ngày thực hiện quyền mua bán lựa chọn có thể là bất cứ ngày nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. 3.4.2 ý nghĩa của quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn: Quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn là công cụ bảo đảm tỷ giá thực sự cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư. Người mua quyền lựa chọn phải trả cho người bán một khoản tiền bảo đảm ( Option Money ). Thông qua đó, người mua dành được quyền chọn mua hoặc bán một loại ngoại tệ nào đó. Mặt khác anh ta có thể từ bỏ quyền chọn của mình khi thấy bất lợi. Nghiệp vụ quyền mua - bán lựa chọn hiện nay được các ngân hàng sử dụng rộng rãi dưới hình thức tự do, với các thương vụ lớn. 3.4.3 Các loại quyền mua - bán lựa chọn: Có 4 loại quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn, đó là : Mua quyền chọn bán ngoại tệ Bán quyền chọn bán ngoại tệ Mua quyền chọn mua ngoại tệ Bán quyền chọn mua ngoại tệ. Mua quyền chọn bán ngoại tệ. Người mua quyền chọn bán được quyền, nhưng không bắt buộc, bán một lượng ngoại tệ nhất định, theo một tỉ giá cố định ( giá cơ sở ) vào ngày đến hạn. Tuy nhiên anh ta phải trả ngay một khoản tiền bảo đảm cho ngân hàng sau khi hợp đồng đã kí. Thực tế các nhà xuất khẩu thường mua quyền chọn bán, vì họ muốn có sự đảm bảo về tỉ giá đối với số ngoại tệ sẽ thu được từ số hàng xuất bán. Ngoài ra các nhà đầu tư cũng thường kí hợp đồng mua quyền chọn bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ khi họ phán đoán tỉ giá một loại ngoại tệ sẽ giảm xuống trong tương lai. Khi tỉ giá vào thời điểm đến hạn hợp đồng giảm xuống dưới mức tỉ giá cơ sở : Nhà xuất khẩu sẽ sử dụng quyền chọn bán đã mua để bán ngoại tệ với giá cơ sở. Nhà đầu cơ sẽ mua ngoại tệ ở ngoài thị trường theo giá thị trường, và sử dụng quyền chọn bán đã mua để bán số ngoại tệ đó cho ngân hàng theo mức giá cơ sở. Anh ta chỉ thực sự có lãi khi tỉ giá thị trường thấp hơn mức giá cơ sở trừ đi mức tiền bảo đảm đã trả. Ngược lại, nếu tỉ giá ở thời điểm đến hạn hợp đồng ở mức cao hơn giá cơ sở, lúc đó cả nhà xuất khẩu lẫn nhà đầu cơ sẽ từ bỏ quyền chọn bán của mình. Trong trường hợp này họ chỉ mất khoản tiền bảo đảm đã trả cho người bán hợp đồng mà thôi. Nhà xuất khẩu sẽ bán số ngoại tệ mình có theo giá thị trường. Phần lãi mà anh ta thu được từ mỗi đồng ngoại tệ sẽ bằng hiệu số giữa giá thị trường và giá cơ sở trừ đi tiền bảo đảm đã trả. Bán quyền chọn bán ngoại tệ. Người bán quyền chọn bán ngoại tệ có trách nhiệm phải mua một số ngoại tệ cụ thể, theo tỉ giá cố định được qui định từ trước ( giá cơ sở ) vào ngày đến hạn hợp đồng. Thực tế, người bán quyền chọn bán ngoại tệ thông thường là các nhà nhập khẩu, vì họ thường xuyên có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu. Ngoài ra các nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại cũng thường bán quyền chọn bán để đảm bảo mua được ngoại tệ theo giá mình đã cam kết. Vào ngày đến hạn hợp đồng, nếu tỉ giá thị trường giảm xuống dưới mức giá cơ sở, nhà nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện hợp đồng, tức là mua ngoại tệ theo giá cơ sở - tuy bị lỗ nhưng anh ta sẽ hạn chế được một phần thua thiệt do đã nhận được tiền bảo đảm cho mỗi đồng ngoại tệ mình mua vào. Điều đó có nghĩa là giá mua thực tế mỗi đồng ngoại tệ của anh ta vẫn thấp hơn giá cơ sở ( bằng giá cơ sở trừ đi tiền bảo đảm ). Ngược lại, vào ngày đến hạn hợp đồng, nếu tỉ giá thị trường tăng trên mức giá cơ sở, thì người mua quyền chọn bán sẽ từ bỏ quyền chọn bán của họ và do đó anh ta được hưởng mức lãi bằng chính số tiền bảo đảm. Mua quyền chọn mua ngoại tệ. Người mua quyền chọn mua ngoại tệ giành được quyền chọn mua một số lượng ngoại tệ cụ thể, theo tỉ giá cố định từ trước, vào ngày đến hạn hợp đồng. Để dành được quyền đó, anh ta phải trả cho người bán một khoản tiền bảo đảm ngay khi kí hợp đồng. Thực tế các nhà nhập khẩu thường mua quyền chọn mua để đảm bảo mua được ngoại tệ theo giá mong muốn. Ngoài ra các nhà đầu tư cũng thường kí hợp đồng mua quyền chọn mua ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ khi họ phán đoán tỉ giá một loại ngoại tệ sẽ tăng lên trong tương lai. Vào ngày đến hạn hợp đồng, nếu tỉ giá thị trường tăng lên trên mức giá cơ sở : Nhà nhập khẩu sẽ sử dụng quyền chọn mua của mình để mua ngoại tệ với giá cơ sở. Nhà đầu cơ cũng sử dụng quyền chọn mua của anh ta để mua số ngoại tệ đã kí theo giá cơ sở - thự._.ợc đưa ra nhằm củng cố và nâng cao hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng. Tuy nhiên để các giải pháp này có thể trở thành hiện thực và phát huy được tính tích cực của nó thì phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và của bản thân ngân hàng Nhà Hà Nội. Trong phần II này em xin phép được đưa ra một số kiến nghị với Chính Phủ, NHNN và Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội. 1. Đối với Chính Phủ: 1.1 Chính phủ nên tạo một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp. Vấn đề nổi cộm gây nhiều vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài là thủ tục hành chính có liên quan đến việc cấp giấy phép và triển khai thực hiện còn nhiều phiền hà phức tạp. Một số văn bản pháp qui về thủ tục cấp giấy phép, sử dụng đất, tín dụng, thuế ... còn thiếu nhất quán, chưa rõ ràng, ổn định. Vào ngày 15/31999, trong buổi gặp gỡ các doanh nghiệp nước ngoài tại Hà Nội, Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đã công bố việc xoá bỏ chế độ hai giá, đồng thời cắt giảm giá điện, giá thuê đất, chi phí cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đây có thể được coi là các bước hết sức cần thiết để làm sống dậy nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam. Trong quý I năm 1999 cả nước chỉ có 57 dự án được cấp giấy phép, với số vốn đầu tư là 358 triệu USD, bằng 32% cùng kỳ năm trước, vốn đầu tư thực hiện chỉ đạt 250 triệu USD, giảm 64% so với cùng kỳ năm 1998.. Nâng cấp, cải tiến cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực : giao thông, y tế, thông tin liên lạc, vui chơi giải trí ... Cần rà soát lại cơ cấu thu hút vốn đầu tư. Việc cấp giấy phép đầu tư nước ngoài phải chú trọng chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu ; cân nhắc kĩ càng việc cấp giấy phép đầu tư vào khu vực bất động sản. Nghiên cứu mở rộng thêm các hình thức đầu tư. Có chính sách khuyến khích hợp lí ( ưu đaĩ về thuế suất, thời gian miễn thuế, bảo đảm cân đối ngoại tệ ... ) đối với các dự án đầu tư ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa và địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn phù hợp với chủ trương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá ; giải quyết việc làm , xoá đói giảm nghèo... Đ ẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. 1.2 Quản lý có hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn nước ngoài: Việc thu hút nguồn vốn ngoại tệ cho nền kinh tế đất nước góp phần ổn định tỷ giá hối đoái trong những tháng đầu năm 1999 ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn, song việc quản lý để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài còn khó khăn hơn nhiều. Nếu chúng ta sử dụng nguồn vốn này không đúng mục đích, sử dụng sai, không có hiệu quả thì sẽ gây ra tình trạng lãng phí, nợ nước ngoài sẽ thêm chồng chất và sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế. Nền kinh tế không những không tăng trưởng mà còn thụt lùi và có khả năng lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Do vậy, vấn đề quản lý nguồn vốn nước ngoài phải được Chính Phủ và các cơ quan có liên quan quan tâm hàng đầu vì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. 1.3 Quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, kiên quyết ngăn chặn tình trạng buôn lậu đang có xu hướng gia tăng: Đối với hoạt động xuất khẩu: Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại đối với những thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, các nước trong khối ASEAN, các nước EU ... Có đối sách thương mại đúng đắn, khắc phục những yếu điểm, phát huy những lợi thế cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với hàng hoá nước ngoài. Tổ chức tốt công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường các nước để cải tiến các mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với từng thị trường cụ thể. Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu. Giờ đây rất nhiều các nhà nhập khẩu nước ngoài yêu cầu các công ty xuất khẩu của Việt Nam phải tiêu chuẩn ISO 9000, hoặc ISO 9002, do vậy việc cải tiến công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất là một vấn đề mang tính sống còn đối các doanh nghiệp xuất khẩu. Song vấn đề này chưa thực sự được các doanh nghiệp ở nước ta coi trọng vì thế chúng ta thua thiệt rất nhiều trên thị trường quốc tế. Không kể có lúc chúng ta phải đổ hàng đi vì hàng đã hư hỏng do không được bảo quản tốt. Do đó, chất lượng sản phẩm phải được coi là tiêu chuẩn hàng đầu. Đồng thời, coi trọng cải tiến vấn đề tiếp thị, dịch vụ chăm sóc khách hàng... Cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới. Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm nay chủ yếu vẫn là sản phẩm nông thuỷ sản dưới dạng thô hay sơ chế để tạo nguồn nguyên liệu cho các nước khác. Các nước sẽ dùng nguyên liệu nhập từ Việt Nam để chế biến ra các mặt hàng cao cấp xuất rồi lại xuất sang Việt Nam với giá rất cao. Đây quả là một sự thua thiệt. Bởi vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu trong thời gian tới sẽ phải cải tiến theo hướng tăng các mặt hàng chế biến tinh, giảm tỷ trọng sản phẩm thô. Do đó, chúng ta cần phải coi trọng việc phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng hợp tác và liên doanh với nước ngoài để nâng cao năng lực ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. Nhà nước phải có chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như miễn thuế, lãi suất cho vay ưu đãI đối với các mặt hàng xuất khẩu, có chính sách thu mua hợp lí đối với các mặt hàng xuất khẩu chiến lược ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu có điều kiện giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Các thủ tục về xuất khẩu cũng là vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc. Mặc dù nhà nước đã có chủ trương đơn giản hoá các thủ tục xuất khẩu, song trên thực tế vấn đề này cũng vẫn gây phiền nhiễu cho các nhà xuất khẩu. Thực tế đó không chỉ gây chậm trễ, mất thời gian, có khi lỡ cả cơ hội kinh doanh mà còn làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta. Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp, đảm bảo có lợi cho nhà xuất khẩu. Đối với hoạt động nhập khẩu: Có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý bằng hạn ngạch và công cụ thuế nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Có chính sách nhập khẩu hợp lí các mặt hàng thiết yếu, hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ nhập hàng nước ngoài. Có biện pháp kiên quyết ngăn chặn nhập khẩu lậu qua biên giới. Cần bổ sung vào Bộ luật hình sự xử lý hết sức nghiêm minh việc nhập lậu hàng hóa dưới mọi hình thức. Kiểm soát chặt chẽ thị trường nhập khẩu cả hai đầu mối : Nhập khẩu lậu qua biên giới và kiểm soát nghiêm ngặt cả người tiêu thụ hàng ngoại nhập trái phép. Tiếp tục triển khai công tác dán tem các mặt hàng nhập khẩu. Đồng thời kể từ ngày 1/6/1999 các cơ quan có chức năng sẽ tiến hành tịch thu các hàng hoá nhập khẩu bán trên thị trường mà không dán tem theo quy định đồng thời tiến hành sử lý hành chính, nếu vi phạm nghiêm trọng với số lượng lớn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó cơ quan thuế sẽ truy thu, phạt một lần thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp tất cả những hàng nhập khẩu không có hoá đơn hợp pháp. Đối với tình trạng buôn lậu: Các số liệu thống kê trong năm qua đã cho thấy một lượng ngoại tệ rất lớn chảy ra nước ngoài qua con đường buôn lậu các mặt hàng như: thuốc lá ngoại, rượu ngoại, các đồ điện tử gia dụng như tivi, cát xét, đầu máy video... Hoạt động buôn lậu gia tăng không những làm khốn đốn các doanh nghiệp sản xuất chân chính trong nước mà còn dẫn tới tình trạng nhu cầu ngoại tệ bất hợp pháp lớn, từ đó sẽ tạo nên sức ép làm biến động tỷ giá hối đoái, làm xáo động các quan hệ kinh tế quốc tế. Vụ án buôn lậu thế kỷ Tân Trường Sanh vừa qua được coi là bài học hết sức quý giá trong công tác phòng chống buôn lậu, 2 mức án tử hình dành cho trùm buôn lậu Trần Đàm và trùm chống buôn lậu thoái hoá Phùng Long Thất là tiếng chuông cảnh tỉnh cho tất cả những kẻ đang có ý đồ phá hoại nền kinh tế đất nước. Qua vụ án trên, thiết nghĩ Chính Phủ cần có chỉ thị cho Bộ quốc phòng, Bộ công an, Tổng cục hải quan và Tổng cục thuế phối hợp chặt chẽ ngăn chặn tận gốc các hoạt động buôn lậu góp phần ổn định thị trường hàng hoá trong nước, ổn định tỷ giá hối đoái tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2. Đối với NHNN: 2.1 Kiến nghị về đổi mới chính sách quản lý ngoại hối: Việc bổ sung, ban hành các văn bản pháp lý về quản lý ngoại hối trong thời gian vừa qua có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Các văn bản quản lý ngoại hối đã phát huy tác dụng về các mặt: - Bảo đảm cho Nhà nước quản lý nguồn ngoại tệ của nền kinh tế, tập trung được nguồn ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho việc nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá trong nước chưa sản xuất được, trả nợ nước ngoài ... - Giải toả được tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân đang gây căng thẳng không đáng có về cung cầu ngoại tệ, tạo sức ép đẩy tỷ giá lên cao. - Hạn chế việc buôn bán ngoại tệ trái phép, đầu cơ buôn lậu các loại ngoại tệ mạnh, trên cơ sở đó NHNN có thể kiểm soát được các luồng di chuyển ngoại tệ, thu hút ngoại tệ làm tăng nguồn dự trữ, ổn định tỷ giá hối đoái, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên các văn bản pháp lý cần phải tiếp tục được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tại của nền kinh tế trên cơ sở bảo vệ đồng tiền Việt Nam, từng bước thu hẹp tình trạng USD hóa, thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam, tạo tiền đề để trong tương lai có một đồng tiền Việt Nam chuyển đổi. Một số giải pháp cho vấn đề này là : Thứ nhất, cần ban hành quy chế quản lý ngoại hối mới thay thế cho các quy định quản lý cũ mà nay không còn phù hợp với thực tế nữa, đồng thời tiếp tục nhấn mạnh 2 mục tiêu của Chính Phủ đề ra là tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu đồng tiền Việt Nam và biến đồng Việt Nam thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi. Thực hiện quản lý ngoại hối theo hướng chống hiện tượng đôla hoá, hạn chế tối đa phạm vi sử dụng các loại ngoại tệ nhằm thu hút các nguồn vốn ngoại tệ vào ngân hàng đồng thời kiểm soát một cách có hiệu quả các luồng chu chuyển ngoại tệ tạo cơ sở cho hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong điều kiện hiện nay cũng như cho việc điều hành những chính sách lớn của Chính Phủ. Thứ hai, cần ban hành các quy chế mới về kinh doanh hối đoái cho phép các NHTM và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được tự do lựa chọn các công cụ giao dịch hối đoái để giúp các doanh nghiệp này tính được rủi ro khi tỷ giá biến động, chủ động trong kinh doanh, kích thích thị trường để hình thành nên một tỷ giá xác thực. Chấn chỉnh thể chế tín dụng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Về lâu dài, chuyển dần cơ chế tín dụng bằng ngoại tệ (kể cả huy động tiền gửi và cho vay) trong hệ thống ngân hàng sang cơ chế mua bán ngoại tệ theo tỉ giá hối đoái trên thị trường giữa ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp và dân cư ( kể cả người nưóc ngoài ) và giữa hệ thống ngân hàng thương mại với ngân hàng nhà nước. Hạn chế việc cho các doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển sang cho vay bằng VND và mua bán ngoại tệ. Cần tiến tới các doanh nghiệp Việt nam chỉ được phép vay vốn bằng VND, khi cần ngoại tệ thì mua từ ngân hàng và khi có ngoại tệ thì bán cho ngân hàng. Các doanh nghiệp cần phải nắm được các phương pháp bảo đảm tỷ giá hối đoái ( mua bán kỳ hạn ). Có như vậy mới hạn chế sự lên giá quá thực tế của VND so với USD và tiến tới thực hiện mục tiêu trên đất Việt nam chỉ lưu hành đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu để qui định lại việc cho vay bằng ngoại tệ của các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chỉ áp dụng đối với một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, tự cân đối được ngoại tệ. Thứ ba, tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối giữa các NHTM nhằm hạn chế tối đa hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, tạo cầu ở mức giả tạo gây nên hiện tượng sột ngoại tệ không đáng có. Đặc biệt cần phải trú trọng đến việc duy trì, quản lý trạng thái ngoại hối của các NHTM trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm theo pháp luật những tổ chức, các nhân cố tình vi phạm chính sách quản lý ngoại hối. Thứ tư, hạn chế các biện pháp hành chính trong điều tiết cung cầu ngoại tệ.Trong thời kì khi nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế lớn nhưng cung ngoại tệ nhỏ, chính sách quản lý ngoại hối của ta đã khuyến khích việc chuyển ngoại tệ vào không hạn chế, còn chuyển ngoại tệ ra chỉ với mục đích hạn chế nhất định thông qua các cơ chế và biện pháp hành chính rất chặt. Hiện nay cung ngoại tệ của nền kinh tế ngày càng lớn, nếu vẫn duy trì theo chính sách cũ tạo nên áp lực trong việc điều hành hình sách tiền tệ, chính sách tỷ giá cũng như chính sách khác liên quan đến ngoại tệ. Trong thời gian tới chúng ta cần từng bước điều chỉnh quan hệ cung cầu thông qua các cơ chế và quy định ngoại tệ cụ thể nhằm nới đều về ngoại tệ, tiến tới quan hệ cung cầu được hình thành một cách khách quan, không bị các biện pháp hành chính hạn chế. Nhà nước chỉ điều hành quan hệ cung cầu thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô: Lãi suất, tỷ giá, thuế, xuất nhập khẩu... Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải giải quyết trước mắt, đó là thị trường vẫn lén lút lưu hành các loại ngoại tệ mạnh như USD, DEM, JPY, ... Gần như hầu hết các cửa hàng kinh doanh vàng bạc tư nhân đều ngang nhiên mua bán ngoại tệ. Một số tổ chức kinh tế mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ không được các cơ quan chức năng cho phép nhưng vẫn ngang nhiên bắt khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ. Do vậy, công tác quản lý ngoại hối là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, các cấp các nghành, một mình NHNN không thể thực hiện có hiệu quả được công tác này. Cần có sự chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể của Chính Phủ và chính quyền các cấp, có sự phối hợp quản lý của các cơ quan có liên quan. 2.2 Kiến nghị về chính sách tỷ giá: Phải thừa nhận rằng thời gian qua, NHNN Việt Nam đã đưa ra những bước đi thích hợp trong việc điều hành tỷ giá và đã gặt hái được những thành công nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, các nhân tố thị trường ngày càng phát huy tác dụng, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng... thì cơ chế điều hành tỷ giá như vậy vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Chính vì vậy mà ngày 25/2/1999, NHNN Việt Nam đã chính thức công bố hai quyết định mới về tỷ giá: Quyết định số 64/1999/QĐ NHNN7 về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ và quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Bắt đầu từ ngày 26/2/1999 một cơ chế điều hành tỷ giá mới được hình thành ở Việt Nam: Thay cho việc công bố tỷ giá chính thức, hàng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đồng đôla Mỹ. Căn cứ vào tỷ giá này, Tổng giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ theo nguyên tắc: - Đối với USD, tối đa không được vượt quá 0.1% so với tỷ giá NHNN công bố của ngày giao dịch gần nhất trước đó. - Còn đối với các ngoại tệ khác do Tổng giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định. Có thể nói rằng, hai quyết định trên đã đánh dấu bước ngoặt trong cơ chế điều hành tỷ giá tại Việt Nam. Tuy nhiên để cơ chế mới về chính sách tỷ giá thực sự có khả năng phát huy tác dụng các thiết phải có các giải pháp kèm theo: NHNN phải có một dự trữ ngoại tệ đủ mạnh. Đây là giải pháp mà từ trước tới nay chúng ta vẫn rất quan tâm. Tuy nhiên mỗi giai đoạn nó mang những ý nghĩa có phần khác nhau. Trước đây, tỷ giá là do NHNN công bố, nó còn mang nặng tính chất hành chính cho nên nó tác động đến cung cầu nhiều hơn so với sự tác động của cung cầu đến với nó. Cung cầu có thể thay đổi, song tỷ giá vẫn có thể giữ nguyên giá trị cũ ( nếu như NHNN thấy như vậy là cần thiết ). Vì thế, có những lúc dự trữ ngoại tệ của ta rất mỏng manh nhưng tỷ giá danh nghĩa vẫn không hề bị biến động. Với cơ chế mới về điều hành tỷ giá thì mọi vấn đề lại không phải như vậy, khi cung cầu ngoại tệ trên thị trường thay đổi thì tỷ giá trên thị trường cũng sẽ thay đổi, nếu NHNN muốn giữ tỷ giá ổn định thì buộc phải can thiệp. Nếu cung lớn hơn cầu, NHNN chỉ việc tung VND ra mua ngoại tệ, làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ của NHNN. Nhưng ngược lại, nhu cầu về ngoại tệ lại cao hơn cung về ngoại tệ ( khả năng này xảy ra nhiều hơn ) thì không còn cách nào khác để giữ tỷ giá ổn định NHNN buộc phải tung ngoại ra để bán. Song không chỉ như vậy, dự trữ ngoại tệ còn phải đủ mạnh để sẵn sàng đối phó với những âm mưu đầu cơ trên thị trường. Bài học của các nước ASEAN vẫn còn đó, một số ngân hàng và công ty tài chính nước ngoài đã lợi dụng sự mất ổn định kinh tế và sự yếu kém của hệ thống ngân hàng trong nước để thực hiện các giao dịch đầu cơ châm ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng và làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Nếu dự trữ ngoại tệ của NHNN không đủ mạnh để can thiệp trong những lúc cần thiết thì lại phải quay lại điểm xuất phát của nó - dùng biện pháp hành chính để giữ tỷ giá, hoặc cho thả nổi tỷ giá tự do trên thị trường. Việc điều chỉnh tỉ giá phải căn cứ vào hàng loạt yếu tố như lạm phát,cung cầu ngoại tệ, yêu cầu về thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ quốc gia, xu hướng lãi suất, sự biến động của các tương quan tỉ giá trên thị trường ngoại hối thế giới... Như vậy, NHNN điều hành tỉ giá theo hướng linh hoạt, phù hợp với tình trạng cung cầu ngoại tệ, tỉ lệ lạm phát, biến động tỉ giá của các ngoại tệ mạnh, tham khảo giá thành xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Chính sách điều hành tỉ giá của NHNN là không áp đặt kiểu hành chính và đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, từng bước tự do hoá có điều tiết vĩ mô đối với thị trường ngoại tệ. Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt nhưng luôn ở mức ổn định tương đối nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trương đầu tư tốt, tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài Xây dựng đề án tính toán tỉ giá trên cơ sở rổ đồng tiền ( theo tỉ trọng đồng tiền sử dụng trong thanh toán đối ngoại ) để xác định một tỉ giá thực tương đối chuẩn xác. Đồng thời,trên cơ sở tỉ giá thực, xây dựng phương án tính toán tỉ giá mục tiêu theo các mục tiêu chính sách từng thời kì. Tiếp tục vận hành cơ chế điều hành tỉ giá như hiện nay theo hướng dần nới rộng kiểm soát, ngày càng cho phép tỉ giá hối đoái được hình thành khách quan hơn, sát thực hơn theo các qui luật của thị trường, hướng tỉ giá chính thức sát với mức tỉ giá giao dịch trung bình trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do, tạo điều kiện cho cơ chế tỉ giá mới sau này. Tỉ giá hối đoái cần được duy trì ở mức sao cho hàng hoá Việt Nam có sức cạnh tranh cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên khi xác định mức tỷ giá không được phép quên yêu cầu về sự cân bằng tối thiểu của hoạt động xuất nhập khẩu. Bởi nước ta nhập khẩu còn nhiều, xuất khẩu chưa lớn. NHNN không chủ trương phá giá đồng tiền để dẩy mạnh xuất khẩu vì sẽ ảnh hưởng lớn đến nhập khẩu và giá cả trong nước. NHNN chỉ tác động mua ngoại tệ ở mức vừa phải khi cần thiết để đồng Việt Nam không bị lên giá quá lớn ảnh hưởng đến xuất khẩu và sản xuất trong nước. 2.3 Kiến nghị về chính sách lãi suất: Giữa lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ ràng buộc khá chặt chẽ, nếu tỷ giá có xu hướng giảm thì người ta bắt đầu quan tâm đến lãi suất, nếu lãi suất giảm thì ngược lại, người ta lại quan tâm đến tỷ giá. Các hành vi mua - bán - gửi - rút ngoại tệ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và nó sẽ tạo ra dòng lưu chuyển giữa VND và ngoại tệ. Vì vậy, quan tâm đến tỷ giát thì không thể không quan tâm đến lãi suất và ngược lại. Thực tế cũng đã cho chúng ta thấy rõ điều này: Những tháng đầu năm 1997, diễn biễn của lãi suất, của tỷ giá hoàn toàn có lợi cho sự dịch chuyển của đồng VNĐ sang đồng USD. Hay trong năm 1998, việc điều chính tỷ giá lên 16% làm cho lợi tức dự tính của việc giữ ngoại tệ cao hơn lợi tức dự tính của việc giữ VNĐ đã dẫn đến sự chuyển đổi từ VNĐ sang ngoại tệ làm ảnh hưởng nguồn vốn khả dụng VNĐ của các tổ chức tín dụng. Nhu cầu găm giữ ngoại tệ đã tạo ra sức mua giả tạo trên thị trường, cầu ngoại tệ tăng lên và vì vậy tỷ giá có xu hướng bị đẩy lên. Như vậy, tình trạng đó không những làm giảm khả năng mua ngoại tệ của các ngân hàng mà thậm chí còn làm cho NHNN phải tung dự trữ ngoại tệ ra để ổn định tỷ giá. Chính vì vậy, phải quan tâm đến mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá. Và một câu hỏi đặt ra ở đây là: tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có thể làm cơ sở xác định giá mua, giá bán ngoại tệ của các NHTM, vậy tại sao lãi suất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng lại không thể là cơ sở để các NHTM xác định lãi suất cho vay và tiền gửi của mình. Trên cơ sở đó, NHNN cần xây dựng một cơ chế lãi suất cho phép phản ánh thực chất các tín hiệu cung cầu trên thị trường tiền tệ vào giá cả tín dụng tuỳ theo mức độ rủi ro, qui mô hoạt động và thực trạng tài chính, cũng như uy tín của mỗi tổ chức tín dụng, tạo ra một " sân chơi" bình đẳng mang tính công khai cao, trong đó mỗi tổ chức tín dụng phải tự giác, nỗ lực quản lí tiết kiệm, giảm chi phí nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của mình mà không thể trông chờ ỷ lại vào những đặc quyền, ưu đãi; đồng thời NHNN thực hiện được chức năng kiểm soát và điều tiết, ổn định thị trường tiền tệ thông qua vai trò người cho vay cuối cùng theo đúng nghĩa của nó. 2.4 Đầy mạnh hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: Nâng cao vai trò của NHNN: Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN Việt Nam vừa đóng vai trò là người tồ chức và điều hành thị trường vừa đóng vai trò là một thành viên trên thị trường. Hoạt động của NHNN nhằm mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái bảo đảm cho nền kinh tế phát huy được những lợi thế so sánh thông qua thương mại quốc tế, đồng thời từng bước xây dựng cơ sở nền tảng tạo điều kiện cho sự ra đời của thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam. Bên cạnh mục tiêu quan trọng này, hoạt động của NHNN còn bảo đảm là người mua bán cuối cùng trên thị trường giúp các NHTM cân đối trạng thái ngoại hối, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hiện đại hoá kỹ nghệ ngân hàng: Để hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và chuẩn bị cho sự ra đời của một thị trường hối đoái hoàn chỉnh thì trước hết phải bảo đảm những cơ sở vật chất kỹ thuật nền tảng bởi thị trường hối đoái bản thân nó mang những yếu tố hiện đại của nền kinh tế toàn cầu được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa thị trường trong nước cũng như các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Thị trường hối đoái ra đời đòi hỏi những yêu cầu cao về thông tin, về hệ thống thanh toán, về hệ thống giao dịch trên thị trường, về mạng lưới hoạt động của các thành viên, mạng lưới các nhà môi giới cùng với sự phát triển đồng bộ của toàn hệ thống. Có thể nói giải pháp về hiện đại hoá kỹ nghệ ngân hàng là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay, một trong những tiêu chuẩn để hệ thống ngân hàng hội nhập được với cộng đồng tài chính quốc tế và kỹ nghệ ngân hàng hiện đại. 3. Đối với Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội: 3.1 Hội sở cần theo dõi thường xuyên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Phòng ngoại hối: Do hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động hết sức phức tạp và tinh vi, liên quan đến các vấn đề về cung cầu ngoại tệ, sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nên hàng ngày Hội sở cần theo dõi chặt chẽ các báo cáo về doanh số phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ để có kế hoạch cân đối trạng thái và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong các quan hệ giao dịch ngoại tệ. 3.2 Hội sở cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Như đã trình bày ở chương II, tuy mới được đưa vào hoạt động nhưng doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Phòng ngoại hối không ngừng tăng lên. Để tiếp tục thúc đẩy cho sự phát triển của Phòng, Hội sở các ngân hàng thương mại cổ phần Hà nội cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các Phòng về trang thiết bị, quy chế hoạt động kinh doanh ngoại tệ, môi trường làm việc... Cụ thể là: Ban hành, chỉnh sửa hệ thống văn bản hướng dẫn qui trình nghiệp vụ phù hợp, tạo hành lang pháp lí cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội đã có nhiều văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về tín dụng ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, hối đoái... , đến nay có nhiều điểm không còn phù hợp, nhưng vẫn chưa được chỉnh sửa, hoặc chỉnh sửa không đồng bộ, làm cho người thực hiện khó theo dõi, vận hành, độ an toàn vốn không cao. Bản thân các văn bản đó được xây dựng trên cơ sở tham khảo các ngân hàng thương mại khác, do đó tính khoa học chưa cao, tính pháp lý chưa được chặt chẽ, nhiều điểm không phù hợp trong thực tế.Các ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội nên định kì hằng năm ban hành lại các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chỉ đạo với các điểm đã được tu chỉnh, bổ sung thống nhất áp dụng cho năm tới ; hoặc tổng hợp các điểm tu chỉnh bổ sung của các văn bản để người sử dụng đính kèm văn bản đó. Nhìn chung, cùng với xu hướng của nền kinh tế, các quan hệ kinh tế ngày càng được các quy phạm pháp luật điều chỉnh chặt chẽ hơn. Vì thế, việc nghiên cứu, ban hành, chỉnh sửa kịp thời hệ thống văn bản về hoạt động đối ngoạiấcccs ngân ahngf thương mại cổ phần Hà Nội theo hướng phù hợp với pháp luật của Việt Nam, văn bản của ngân hàng nhà nước Việt Nam, đồng thời phù hợp với luật pháp, tập quán, thông lệ quốc tế là điều hết sức cần thiết. Trong thời đại ngày nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới thay đổi không ngừng, nếu không đổi mới công nghệ ngân hàng và cập nhập mạng lưới thông tin thường xuyên, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu về công nghệ và trình độ kỹ thuật, kéo theo hiệu quả kinh doanh thấp. Hiện tại, nhiều ngân hàng thương mại hoạt động trên cùng địa bàn đã áp dụng công nghệ và trình độ tin học trong qui trình nghiệp vụ kinh doanh cao hơn hẳn các ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội. Vì thế, để đạt được mục tiêu kinh doanh tổng thể trong các năm tiếp theo cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ lên một bước cao hơn, các ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội phải chú trọng đẩy mạnh công nghệ tin học phục vụ công cuộc hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. Cụ thể : Tiếp tục xác định vị trí công nghệ là chìa khoá vàng mở cửa cho hội nhập của các ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội vào cộng đồng ngân hàng quốc tế . Thực hiện chương trình hiện đại hoá, trước hết phải củng cố và tăng cường các cơ sở hạ tầng cho tin học ngân hàng bao gồm thiết bị phần mềm và kĩ năng vận hành theo kịp trình độ thế giới. Coi sự tiến bộ công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, làm tiền đề cho việc hoà nhập với cộng đồng trong khu vực và quốc tế. Cùng với việc đổi mới và tăng cường các phương tiện tính toán, thông tin hiện đại, đồng bộ, ngân hàng cần chú trọng đổi mới các biểu đồ kế toán, thống kê cho phù hợp với quy chế quản lý mới và thông lệ quốc tế. 3.3 Tăng cường công tác đào tạo nhân viên: Các ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội cần phải thường xuyên củng cố trình độ đội ngũ cán bộ và nhân viên ngân hàng thông qua công tác đào tạo và tái đào tạo để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, nguồn nhân lực con người lại càng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội. Chỉ có một đội ngũ các cán bộ kinh doanh ngoại hối có năng lực, giỏi về nghề nghiệp thì mới có khả năng nắm bắt được những diễn biến của thị trường, mới có thể làm chủ được các giao dịch Spot, Forward, Option... Chính vì vậy vấn đề đào tạo nhân lực hiện nay của các ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường hối đoái hiện đại là rất cần thiết và cần có những giải pháp cụ thể sau: - Xây dựng chiến lược con người cụ thể, có định hướng rõ ràng theo từng bước phù hợp với từng thời kỳ phát triển của thị trường. Phát triển nhân lực trong điều kiện hiện nay là tất yếu để chuẩn bị một đội ngũ có năng lực, phẩm chất đáp ứng được nhu cầu của thị trường hối đoái trong tương lai. - Thực hiện đào tạo nguồn nhân lực phải chú trọng tới quy chế tuyển chọn với chế độ thi cử rõ ràng lựa chọn những con người có trình độ, có tư cách đạo đức, có kỷ luật và năng động, nhiệt tình với công việc. Đồng thời phải sử dụng nguồn nhân lực theo đúng mục đích, phù hợp với sở trường của họ thì mới có thể phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân. Vấn đề này cũng gắn liền với chế độ lương bổng hợp lý, khuyến khích vật chất kịp thời. - Phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ, cập nhật thông tin cho đội ngũ các bộ quản lý và nhân viên. Kết luận: B ước phát triển của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tiến tới một thị trường hối đoái ở Việt Nam trong thời gian tới là phù hợp với xu thế phát triển và sự đổi mới nhanh chóng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và nền kinh tế nói chung. Thị trường hối đoái ra đời và phát triển sẽ có ý nghĩa quan trọng lớn lao mang tính lịch sử thể hiện sự phát triển không chỉ trong phạm vi tài chính tiền tệ mà còn mở rộng phạm vi toàn bộ nền kinh tế, góp phần quan trọng đưa đất nước phát triển, giành một vị thế xứng đáng trong khu vực và trên thế giới. Do đề tài liên quan đến phạm vi nghiên cứu rộng, thời gian nghiên cứu và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế, hơn nữa vấn đề về thị trường hối đoái ở nước ta vẫn còn mới mẻ nên bản thân đề án không thể tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót về cả lý luận, thực tiễn lẫn ý kiến đề xuất. Vì vậy em kính mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn và góp ý của các thầy cô để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35269.doc