LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn từ nay tới năm 2010 việc mở cửa nền kinh tế nói chung và mở cửa thị trường tài chính nói riêng đang là yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam. Việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng không ngừng đổi mới mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của xu hướng chung đó. Đổi mới rõ nhất trong vấn đề này là việc xây dựng chính sách tiền tệ ngày càng tiến dần tới thông lệ quốc tế, chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiếp trong việc điều hành chính sách t
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3569 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiệp vụ thị trướng mở - Công cụ ưu việt của thị chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền tệ quốc gia. Bên cạnh đó trong quá trình hội nhập các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ ngày càng tự chủ và cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động của mình, khi đó để có thể điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng phục vụ cho thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia NHNN sẽ phải sử dụng các công cụ gián tiếp một cách có hiệu quả hơn. Nói đến các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ thì nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) là công cụ mang tính ưu việt nhất nhưng cũng khó sử dụng nhất do những điều kiện mà nó đòi hỏi. Đối với các nước phát triển thì NVTTM là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ, tuy nhiên tại Việt Nam công cụ này mới chỉ được chính thức hoạt động từ ngày 12/07/2000. Việc chính thức đưa công cụ này vào hoạt động đã đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong diều hành chính sách tiền tệ của NHNN, từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang gián tiếp, tuy nhiên để có thể sử dụng một cách có hiệu quả công cụ này thì còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì vậy bài viết sau đây sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề này với đề tài "Nghiệp vụ thị trướng mở - công cụ ưu việt của thị chính sách tiền tệ" dựa trên cơ sở kiến thức của môn học Lý thuyết Tài chính Tiền tệ với mục đích hoàn thiện hơn nữa công cụ này tại Việt Nam trong việc thực thi các nhiệm vụ của chính sách tiền tệ quốc gia.
Để có thể nghiên cứu các ưu thế của công cụ này ta phải đặt nó bên cạnh các công cụ khác và so sánh đối chiếu với các mục tiêu của chính sách tiền tệ vì vậy bài viết sẽ đề cập đến chính sách tiền tệ cùng với các công cụ khác của nó. Về thực tiễn, việc nhận xét đánh giá sẽ dựa trên quá trình hơn 8 năm đưa vào thực hiện NVTTM tại Việt Nam.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ
THỊ TRƯỜNG MỞ
I - CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Khái niệm
Chính sách tiền tệ cùng với chính sách tài khoá là hai bộ phận cấu thành chính sách tài chính quốc gia
Chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương khởi thảo và thực thi, được thực hiện theo một trong hai hướng sau:
+ Chính sách tiền tệ mở rộng, nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Được áp dụng khi nền kinh tế đang suy thoái.
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt, nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. Áp dung để chống lạm phát.
Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản chủ yếu nhất của Ngân hàng Trung ương. Có thể coi
Ổn định tiền tệ
Ổn định giá cả
Ổn định lãi suất
Ổn định tỉ chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt mọi hoạt động của Ngân hàng Trung ương. Các hoạt động khác của Ngân hàng Trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ.
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
2.1.Nhóm các mục tiêu ổn định giá
Ổn định thị trường tài chính
Về mặt lý thuyết khi tiền tệ ổn định thì giá cả, lãi suất, tỉ giá hay thị trường tài chính cũng sẽ ít biến động. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế mở thì các tác động của thị trường tài chính quốc tế là không thể tránh khỏi vì vậy chính sách tiền tệ quốc gia phải đồng thời thực hiện tất cả các mục tiêu trên..
2.2. Nhóm các mục tiêu tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế
Tạo việc làm
Tăng trưởng kinh tế luôn gắn chặt với mục tiêu việc làm cao. Chính sách tiền tệ có thể tác động đồng thời đến hai mục tiêu này: khi lượng tiền cung ứng tăng lên, trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh trong quá trính này sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại khi cung tiền giảm lãi suất tăng làm hạn chế đầu tư tăng việc làm tại ra ít hơn làm sản lượng giảm, kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Ổn định và tăng trưởng, bản thân tên gọi đã tạo ra sự xung đột giữa hai nhóm mục tiêu trên. Vì vậy tuỳ theo từng giai đoạn, điều kiện cụ thể cần có sự đánh đổi giữa hai nhóm mục tiêu này từ phía cơ quan điều hành chính sách tiền tệ_NHTƯ.
3. Công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia
Công cụ của chính sách tiền tệ là hệ thống các bộ phận mà Ngân hàng Trung ương sử dụng nhằm can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất, từ đó đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
3.1. Nghiệp vụ thị trường mở (xem phần IV)
3.2. Chính sách chiết khấu, tái chiết khấu
Chính sách chiết khấu bao gồm các quyết định và điều kiện cho vay của Ngân hàng Trung ương đối với NHTM. Đó là hạn mức chiết khấu, lãi suất chiết khấu và các điều kiện tái chiết khấu trong đó lãi suất chiết khấu được sử dụng là chủ yếu. Ngân hàng Trung ương cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu. NHTM vay Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) nhằm bù đắp hoạc bổ sung nhu cầu vốn khả dụng và hình thành nên bộ phận dự trữ đi vay.
Lãi suất chiết khấu có hai tác dụng gián tiếp và trực tiếp:
Khi NHTƯ tăng lã suất chiết khấu sẽ giảm bớt lượng tiền vay của các NHTM ở NHTƯ do đó các NHTM phải giảm bớt các khoản cho vay thương mại và cho vay tiêu dùng để có đủ dự trữ. Như vậy lãi suất chiết khấu trực tiếp làm tăng dự trữ, giảm cho vay làm sản lượng và tổng cầu giảm.
Mặt khác khi lãi suất chiết khấu tăng, các NHTM sẽ nâng từ từ lãi suất cho vay để khỏi thiệt hai khi cần vay của NHTƯ→ lãi suất trong hệ thống ngân hàng tăng làm giảm bớt lượng tiền cung ứng và tác động đến nền kinh tế (lãi suất i của nền kinh tế sẽ tăng).
Chính sáchi chiết khấu là công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTƯ, nó không chỉ điều tiết lượng tiền cung ứng mà còn thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng và tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế.
Hạn chế: Do mức độ phát huy hiệu quả của công cụ này căn cứ vào mức độ phụ thuộc về vốn của NHTM vào NHTƯ, vì vậy sẽ kém chủ động . Để khắc phục được nhược điểm này, NHTƯ thường sử dụng kết hợp với công cụ dự trữ bắt buộc.
3.3. Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại không được dùng để cho vay và đầu tư, mức dự trữ này do NHTƯ qui định và bằng một tỉ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Số tiền dự trữ được gửi ở NHTƯ và không hưởng lãi.
NHTƯ sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng tiền cung ứng trên hai phương diện:
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các NHTM thông qua hệ số nhân tiền (=1/ tỉ lệ dự trữ). Nếu NHTƯ tăng hay giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho hệ số nhân tiền thu hẹp hay mở rộng tương ứng . VD khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì với một lượng tiền dự trữ ban đầu NHTM sẽ tạo ra lượng tiền gửi lớn gấp 10 lần (giả thiết không có dự trữ vượt quá và không ai giữ tiền trong người).
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của các NHTM. Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên đòi hỏi các NHTM phải tăng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế , giá cả khoản vay dắt hơn, khả năng cho vay của các NHTM giảm xuống làm cho lượng tiền cung ứng giảm xuống và ngược lại.
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc là một công cụ ảnh hưởng rất mạnh tới lượng tiền cung ứng, việc thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng một cách bình đẳng tới tất cả các ngân hàng, tuy nhiên chính điều này tạo nên sự thiếu linh hoạt của công cụ này vì sự thay đổi thường xuyên sẽ gây nên sự bất ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng và chi phí cho sự điều chỉnh thích ứng với tỉ lệ dự trữ bắt buộc mới là rất tốn kém. Ngoài ra do đây là công cụ mạnh nên nếu áp dụng quá mức có thể gây nên các cú sốc cung, cầu gây bất lợi cho nền kinh tế.
Nhìn chung các công cụ của chính sách tiền tệ gồm ba công cụ cơ bản trên, tuy nhiên tuỳ theo từng quốc gia sẽ áp dụng thêm một số các công cụ khác. Tại Việt Nam theo luật NHNN 26/12/1997 thì các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở. Ngoài ra để thực hiện chính sách tiền tệ còn có các công cụ sau:
3.4. Lãi suất tín dụng
Lãi suất tín dụng được xem là công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ trong việc điều khiển mức cung ứng tiền cho nền kinh tế. Cơ chế tác động của lãi suất phụ thuộc vào cơ chế diều hành của NHTƯ:
a) Cơ chế điều hành gián tiếp: Thông qua cơ chế tái cấp vốn, NHTƯ sẽ công bố mức lãi suất áp dụng của mình đối với các tổ chức tín dụng, qua đó tác động tới lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng và cuối cùng là tác động tói lalĩ suất kinh doanh của tổ chức tín dụng tới các chủ thể trong nền kinh tế. Cơ chế này được áp dụng phổ biến với các nền kinh tế có hệ thống tài chính phát triển khi bên cạnh các lái suất trên, NHTƯ co thể chấp nhận lái suất do thị trường hình thành và tác động vào lái suất này để duy trì ở mức mông muốn như lãi suất Repo của mọt số NHTƯ Châu Âu; lãi suất tiền gửi liên bang của Cục dự trữ liên bang Mỹ…
b) Cơ chế điều hành trực tiếp: Khi đó NHTƯ quy định mức lái suất tối đa và tối thiểu của các tổ chúc tín dụng đối với nền kinh tế. Trong phạm vi đó, các tổ chức tín dụng được phép tư do ấn định lãi suất kinh doanh phù hợp.
3.5. Công cụ hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa ma ngân hàng buộc các tổ chúc tín dụng phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền king tế.Mức dư nợ quy định cho từng ngân hàng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của ngân hàng đó, trong định hướng cơ cấu kinh tế tổng thể và nằm trong giối hạn của tổng dư nợ tín dụng dự tính của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức tính dụng được sử dụng để khống chế tổng dư nợ hạn múc tín dụng, qua đó khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Do vậy cơ chế này mang tính áp đặt của NHTƯ đối với hệ thống ngân hàng hay bằng công cụ hạn mức tín dụng NHTƯ có thể kiểm soát khá chặt chẽ tổng lượng tiền cung ứng. Vì vậy công cụu này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu lực. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, kiểm soát trực tiếp hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế có một số bất lợi đặc biệt là có thể làm giảm cạnh tranh và sai lệch cơ cấu đầu tư của các NHTƯ, ảnh hưởng đến cơ cấu nền kinh tế.
3.6. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là công cụ đòn bẩy điều tiết cung-cầu ngoại tệ, tác động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Tuy nhiên về thực chất, tỷ giá không làm tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông do vậy nó không phải là công cụ của Chính sách tiền tệ. Thực tế ở các nước, nhất là các nước đang phát triển, đang chuyển đổi, lại coi tỷ giá là công cụ bổ trợ quan trọng cho điều hành CSTT.
IV - NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
1. Khái niệm
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán chứng khoán giữa NHTƯ với các NHTM và các tổ chức tín dụng thành viên trên thị trường mở.
Chứng khoán ở đây chủ yếu là tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ.
2. Cơ chế tác động
2.1. Khi NHTƯ thực hiện nghiệp vụ thị trường mở sẽ làm thay đổi lượng tiền cơ sở dẫn đến thay đổi lượng tiền cung ứng
Ta xét ví dụ sau:
Giả sử NHTƯ mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ từ NHTM A và thanh toán cho ngân hàng này bằng một séc 100 triệu đồng. NHTM A sẽ gửi tờ séc đó vào tài khoản của mình tại NHTƯ hoặc đổi lấy tiền mặt. Dù hành động theo cách nào thì ngân hàng này sẽ thấy bản thân có thêm 100 triệu tiền dự trữ và giảm 100 triệu tài khoản trái phiếu chính phủ. Tài khoản NHTM A:
Tài sản có Tài sản nợ
Trái phiếu chính phủ -100 triệu
Tiền dự trữ +100 triệu
Trong khi đó NHTƯ thấy rằng tài sản nợ của mình đã tăng thêm 100 triệu là tiền dự trữ, đồng thời tài sản có của NHTƯ tăng thêm 100 triệu trái phiếu chính phủ. Tài khoản của NHTƯ:
Tài sản có Tài sản nợ
Trái phiếu chính phủ +100 triệu Tiền dự trữ +100 triệu
Kết quả của việc mua trên thị trường mở này là tiền dự trữ tăng lên thêm 100 triệu. Do không có sự thay đổi nào về đồng tiền lưu hành nên lượng tiền cơ sở cũng tăng thêm 100 triệu làm cho lượng tiền cung ứng tăng lên.
Như vậy khi NHTƯ tiến hành mua trên thị trường mở làm tăng lượng tiền cơ sở do đó tăng lượng tiền cung ứng, khi NHTƯ bán trên thị trường mở làm giảm lượng tiền cơ sở dẫn đến giảm lượng tiền cung ứng.
2.2. Tác động khác
Khi NHTƯ mua vào càng nhiều (giả sử) trái phiếu CP, lượng trái phiếu còn lại càng ít, giá trái phiếu bị đẩy lên. Giá trái phiếu tăng do cung > cầu làm giảm giá tín dụng (lãi suất ngân hàng giảm), lượng tín dụng và đầu tư tăng lên , tăng sản lượng, việc làm và giá cả cũng tăng. Như vậy khi NHTƯ mua các giấy tờ có giá trên thị trường mở là thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, mở rộng lượng tiền cung ứng.
Ngược lại việc NHTƯ bán chứng khoán trên thị trường mở nhằm thực hiện chính sác thắt chặt tiền tệ. Khi đó:
Làm giảm lượng tiền trong lưu thông cả tiền mặt và tiền gửi, từ đó giảm khả năng cho vay của các NHTM.
Nguồn vốn kinh doanh của các NHTM giảm, các khoản cho vay của hệ thống NHTM giảm hẳn.
Giá chứng khoán hạ, lãi suất chứng khoán tăng.
Lãi suất chứng khoán tăng buộc các NHTM phải tăng lãi suất tín dụng để tránh tình trạng khách hàng rút tiền để mua chứng khoán.
Lãi suất tăng làm giảm lượng tiền trong lưu thông do số người mua chứng khoán và tiền gửi ngân hàng tăng lên.
Tiền khan hiếm làm cho giá cả hàng hoá, tỉ giá giảm, sức mua giảm, nhập khẩu giảm, sản lượng giảm...
3. Hàng hoá giao dịch trên thị trường mở
Chủng loại các chứng khoán được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở không giống nhau ở từng nước. Ở những nước như Anh, Mỹ, nghiệp vụ thị trường mở là hành vi giao dịch các chứng khoán chính phủ của NHTW nhưng chủng loại các chứng khoán được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở lại phong phú hơn các nước khác như Nhật Bản, Pháp, Úc. Mặt khác, có nước chỉ cho phép các chứng khoán ngắn hạn được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở, trong khi các chứng khoán dài hạn lại được chấp nhận ở các nước khác. Về mặt lý thuyết, nghiệp vụ thị trường mở không giới hạn cụ thể chủng loại cũng như thời hạn các chứng khoán giao dịch, tuy nhiên những loại chứng khoán nợ chủ yếu bao gồm:
Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do chính phủ phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu thông thường là dưới 12 tháng. Đây là công cụ chủ yếu của nghiệp vụ thị trường mở của hầu hết NHTW các nước vì : thứ nhất Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao; thứ hai được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và vì thế có thể thỏa mãn nhu cầu can thiệp của NHTW với liều lượng khác nhau. Bộ Tài Chính là người có vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng phát hành, thanh toán lãi và gốc của tín phiếu.Tín phiếu kho bạc được phát hành hàng tuần để chi trả các khoản nợ ngắn hạn của chính phủ, vì vậy, khối lượng tín phiếu này thay đổi tùy theo nhu cầu vay mượn của chính phủ.
Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng hay các trung gian tài chính phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền gửi vào ngân hàng trong một thời gian nhất định với mức lãi suất xác định trước. Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi thường là ngắn hạn (cũng có trường hợp thời hạn lên tới 3-5 năm). Sự ra đời của chứng chỉ tiền gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý ngân hàng: Chuyển từ quản lý tài sản nợ sang quản lý tài sản có vì nó cung cấp một hình thức huy động vốn chủ động cho ngân hàng thay vì phải phụ thuộc vào người gửi tiền. Tính ưu việt của chứng chỉ tiền gửi chính là đảm bảo cho sức sống của nó, và do đó nó được sử dụng như là hàng hóa phổ biến cho nghiệp vụ thị trường mở.
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian xác định. Đây là giấy ghi nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ sung nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Luật và pháp lệnh thương phiếu ở các nước đảm bảo tính chất an toàn cho công cụ này bằng các quy định về điều kiện được phép phát hành thương phiếu. Thương phiếu là tài sản có đối với người sở hữu, có thể là ngân hàng ( thông qua các hành vi chiết khấu hoặc cho vay có bảo đảm bằng thương phiếu) hoặc các tổ chức phi ngân hàng trong quan hệ thanh toán trực tiếp ( cơ chế bảo lãnh của ngân hàng là là cho thương phiếu có tính chuyển nhượng cao và vì thế được chấp nhận dễ dàng trong thanh toán của tổ chức này). Vì vậy, việc mua, bán thương phiếu của NHTW sẽ ảnh hưởng mạnh đến dự trữ của các NHTM hoặc tiền gửi của các khách hàng tại cá NHTM.
Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được nhà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu chính phủ được sử dụng phổ biến trong nghiệp vụ thị trường mở ở một số quốc gia bởi tính an toàn, khối lượng phát hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp đến giá cả tín phiếu kho bạc trên thị trường tài chính.
Trái phiếu chính quyền địa phương: tương tự như trái phiếu chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địa phương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi liên quan đển trái phiếu. Thông thường người sở hữu trái phiếu của chính quyền địa phương được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu. Sự can thiệp của NHTW qua việc mua bán loại trái phiếu này cũng tương tự như trái phiếu chính phủ. Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu để tài trợ cho chi tiêu của họ và thường chỉ có chính quyền địa phương lớn phát hành. Loại chứng khoán này được các nhà đầu tư ưa chuộng và các NHTM thường dùng trái phiếu này để tái chiết khấu tại NHTW.
Các hợp đồng mua lại: Đây là những món vay ngắn hạn trong đó tín phiếu kho bạc được dùng làm vất bảo đảm cho tài sản Có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh toán nợ. Phần lớn các hợp đồng mua lại là do người kinh doanh thực hiện qua đêm. Nhà kinh doanh ngân hàng và phi ngân hàng thường vay để tài trợ cho tình hình vốn của họ. Các hợp đồng mua lại cũng có thể hiểu là các nghiệp vụ trên thị trường mở.
Hàng hóa trên thị trường mở ngày càng có xu hướng đa dạng hóa , điều này phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Một là, do cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa các hoạt động tài chính và sự xuất hiện nhiều tổ chức cung cấp tài chính mới . Tình trạng này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải tìm kiếm các công cụ mới thỏa mãn nhu cầu thu hút vốn về các mặt : thời hạn, mức độ, rủi ro, mức sinh lời và cách thức thanh toán nợ. Xu hướng này sẽ có ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu hàng hóa trên thị trường mở.
Hai là, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phức tạp của khách hàng và mức độ khẩn trương của cuộc sống là động lực quan trọng ra đời các sản phẩm tài chính mới, có ảnh hưởng đến chủng loại hàng hóa trên thị trường mở.
4. Các loại nghiệp vụ thị trường mở và phương thức giao dịch trên thị trường mở
4.1. Các loại nghiệp vụ thị trường mở
+ Giao dịch các giấy tờ có giá:
Giao dịch mua bán hẳn: Là việc mà NHTƯ mua bán chứng khoán với người giao dịch (mua bán một lần) và chuyển hẳn quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ cho người giao dịch và ngược lại.
Nghiệp vụ này được áp dụng khi NHTƯ cần can thiệp vào cung cầu của thị trường. Khi NHTƯ mua, làm giá chứng khoán lên cơn sốt và lãi suất hạ rất nhanh. Ngược lại, mỗi lần NHTƯ bán ra, giá chứng khoán lại tụt dốc, lãi suất lại vọt lên.
Giao dịch mua bán hẳn thường diễn ra dài hạn.
Giao dịch mua bán có kỳ hạn: Là việc thực hiện mua bán các giấy tờ có giá theo kỳ hạn. Khi đã NHTƯ phải ký hai hợp đồng: Hợp đồng mua và hợp đồng bán có kỳ hạn hoặc hợp đồng bán và hợp đồng mua có kỳ hạn.
Nếu mua bán theo thoả thuận RPs (hoặc theo hợp đồng mua lại): NHTƯ ký một hợp đồng mua chứng khoán với người giao dịch và người giao dịch sẽ đồng ý mua lại chứng khoán đã vào một ngày xác định trong tương lai. Đây là những hợp đồng mua bán có thời hạn rất ngắn. Do đó lượng tiền xuất ra hầu như không ảnh hưởng lớn đến lượng tền cung ứng. Có thể nói, một cách gián tiếp hoạt động này làm cho chu chuyển hàng hoá trên tệi trường tài chính tiền tệ trở nên linh hoạt và thuận lợi hơn.
Nếu mua bán theo thoả thuận chuyển dịch tương đương hoặc mua bán lại dự trữ (còn gọi là theo hợp đồng mua lại đảo ngược): NHTƯ bán chứng khoán cho người giao dịch và người giao dịch đồng ý bán lại chứng khoán cho NHTƯ vào thời điểm xác định trong tương lai. Nói cách khác, đây là một hợp đồng vay tiền. Các ngân hàng trung gian hoặc công ty kinh doanh chứng khoán cho NHTƯ vay ngắn hạn chính dự trữ của họ tại tài khoản ở NHTƯ. Điều này sẽ tác động đến dự trữ của họ và do đã làm tăng, giảm khối lượng tín dụng cấp phát vào nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
+ Giao dịch hoán đổi ngoại tệ
Trong nghiệp vụ này, khi tham gia giao dịch, NHTƯ đồng thời ký hai hợp đồng:
- Ký một hợp đồng mua hoặc bán ngoại tệ với tỷ giá giao ngay.
- Ký một hợp đồng bán hoặc mua ngoại tệ với tỷ giá cã kỳ hạn.
Tỷ giá có kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + điểm Swap
+ Giao dịch hoán đổi các chứng khoán khi đến hạn
Loại hình này chủ yếu áp dụng ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ. Người nắm giữ các chứng khoán, khi đến hạn thì có thể thực hiện nghiệp vụ chuyển đổi chứng khoán cò thành chứng khoán mới trên thị trường mở. Khi chuyển đổi, mệnh giá chứng khoán có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn chứng khoán mới.
Nếu giá chứng khoán cũ nhỏ hơn chứng khoán mới thì tức là NHTƯ thực hiện tăng lượng tiền cung ứng. Ngược lại nếu giá chứng khoán cũ lớn hơn chứng khoán mới thì tức là NHTƯ muốn hấp thụ khả năng thanh toán.
Ngoài các loại hình nghiệp vụ trên, NHTƯ còn có thể thực hiện một số nghiệp vụ khác như: Phát hành chứng chỉ nợ của NHTƯ hoặc huy động tiền gửi với lãi suất cố định.
4.2. Phương thức giao dịch trên thị trường mở
+ Giao dịch song phương: NHTƯ giao dịch trực tiếp với người mua bán thực hiện mua bán hẳn chứng từ có giá.
+ Giao dịch qua thị trường chứng khoán: Thông qua thị trường chứng khoán, qua các đại lý chứng khoán mà NHTƯ tiếp cận với người mua hoặc người bán để tiến hành mua hoặc bán.
+ Giao dịch qua đấu thầu: Cã hai loại đấu thầu là đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.
Đấu thầu khối lượng: Theo phương thức này, NHTƯ sẽ đưa ra khối lượng, lãi suất, loại giấy tờ cã giá và thời hạn của nó. Người giao dịch sẽ thực hiện đặt thầu với khối lượng với mức lãi suất mà NHTƯ đã công bố.
Trường hợp khối lượng đặt thầu nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng mà NHTƯ can thiệp thì không cần phân bổ thầu. Ngược lại, nếu khối lượng đặt thầu lớn hơn tổng khối lượng mà NHTƯ can thiệp thì phải tiến hành phân bổ thầu.
Tỉ lệ phân bổ thầu là tỉ lệ giữa tổng khối lượng mà NHTƯ can thiệp với tổng khối lượng đặt thầu của các ngân hàng tham gia. Sau đã tính khối lượng trúng thầu của từng ngân hàng thành viên bằng tích của tỷ lệ phân bổ thầu với số lượng đặt thầu của từng ngân hàng.
Đấu thầu lãi suất: Theo phương thức này, các đơn vị đặt thầu đăng ký lãi suất đặt thầu và đi kèm là lượng tiền mua theo lãi suất đăng ký. NHTƯ sẽ quan tâm đến lãi suất đặt thầu và sẽ lấy từ lãi suất cao đến lãi suất thấp đến khi nào đạt được lượng tiền mà NHTW cần cung ứng vào lưu thông.
Cả hai phương thức đấu thầu lãi suất: đầu thầu lãi suất thống nhất (kiểu Hà Lan) là tất cả khối lượng trúng thầu tính thống nhất theo mức lãi suất trúng thầu và đấu thầu lãi suất riêng lẻ (kiểu Mỹ) là tổng mức khối lượng trúng thầu sẽ tương ứng với mức lãi suất dự thầu.
Nguyên tắc xét thầu là: Các đơn vị dự thầu được sắp xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần trong trường hợp NHTƯ mua chứng khoán (cung ứng tiền) và lãi suất dự thầu tăng dần trong trường hợp NHTƯ bán chứng khoán (hấp thụ khả năng thanh toán).
Lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu thấp nhất nêú NHTƯ mua các giấy tờ có giá hoặc lãi suất dự thầu cao nhất nếu NHTƯ bán các giấy tờ có giá mà tại mức lãi suất đó, NHTƯ đạt được khối lượng tiền cần can thiệp.
Trường hợp khối lượng đặt mua lớn hơn mức cần can thiệp thì phải tiến hành phân bổ thầu. Sau khi xác định được lượng trúng thầu của từng ngân hàng thì sẽ xác định giá mua và bán giữa NHTW và đối tác theo công thức:
Gd: giá bán các chứng từ có giá
Gt: giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán
T : thời hạn còn lại của giấy tờ có giá
L: lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ
Nếu thực hiện mua bán có kì hạn thì giá mua bán lại giữa NHTƯ với các tổ chức tín dụng được xác định theo công thức:
Gv: giá mua lại
Tb: thời hạn mua bán.
5. Nghiệp vụ thị trường mở - ưu nhược điểm
Dưới giác độ là một công cụ của chính sách tiền tệ có thể thấy các ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở:
+ Nghiệp vụ thị trường mở tự nó có thể kiểm soát được hoàn toàn khối lượng mà nó thực hiện. Trong khi đó việc này không thể có được với các công cụ khác. Chẳng hạn với dự trữ bắt buộc, tự nó không phản ánh được toàn bộ dự trữ của hệ thống ngân hàng và do đó khó kiểm soát được lượng tiền cung ứng, đối với nghiệp vụ chiết khấu NHTƯ có thể dùng lãi suất chiết khấu để điều tiết việc các NHTM vay vốn nhưng tự nó không thể kiểm soát được khối lượng chiết khấu. Sở dĩ có thể nói nghiệp vụ thị trường mở có thể kiểm soát được toàn bộ khối lượng mà nó thực hiện bởi vì khối lượng chứng khoán mua, bán trên thị trường sẽ trực tiếp tác động làm tăng, giảm lượng tiền cung ứng.
+ Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ linh hoạt và chính xác. Sự linh hoạt và chính xác ở đây thể hiện trên hai phượng diện là mức độ điều tiết và khả năng đảo ngược sự điều tiết.
- Mức độ điều tiết: Nghiệp vụ thị trường mở có thể sử dụng ở bất cứ mức độ nào. Mong muốn mức thay đổi của dự trữ hay lượng tiền cơ sở nhỏ đến như thế nào cũng được bằng việc mua hoặc bán một lượng chứng khoán ít tương ứng. Ngược lại nếu muốn sự thay đổi lớn trong dự trữ và lượng tiền cơ sở thì nghiệp vụ thị trường mở đủ sức thực hiện điều đó thông qua việc mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng lớn
- Khả năng đảo ngược sự điều tiết: nghiệp vụ thị trường mở có thể dễ dàng đảo ngược lại. Khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ thị trường mở NHTƯ có thể lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó trong thời gian ngắn. Chẳng hạn khi NHTƯ thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhiều do mua quá nhiều trên thị trường mở thì có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trong phiên giao dịch sau. Khi mà khoảng thời gian giữa các phiên giao dịch trên thị trường mở ngày một được rút ngắn lại thì khả năng này càng được nâng cao.
+ Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ đầy quyền lực. Khi NHTƯ quyết định mua hoặc bán thì sẽ tìm mọi cách định giá và đặt ra các điều kiện để thu hút các NHTM tham gia tích cực đáp ứng được yêu cầu của NHTƯ. Mặt khác nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng mà không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính.
Về nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Nhược điểm duy nhất có lẽ là những điều kiện đòi hỏi để công cụ này phát huy hiệu quả:
+ Về thị trường tài chính: phải có một thị trường tài chính phát triển, trong đó hàng hoá của thị trường là các giấy tờ có giá ngắn hạn phải phong phú và đa dạng.
+ Về phía NHTƯ: NHTƯ phải có khả năng dự báo trước vốn khả dụng của toàn bộ hệ thống để can thiệp mua bán, có như vậy việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động vào lượng tiền cung ứng. Ngoài ra khi NHTƯ mua bán làm tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Để tránh ảnh hưởng này NHTƯ phải có các biện pháp xử lí phù hợp, điều này đòi hỏi NHTƯ phải nhạy cảm và linh hoạt trong việc phối hợp các công cụ của chính sách tiền tệ.
Từ những ưu nhược điểm nói trên có thể thấy nghiệp vụ thị trường mở có ưu thế hơn hẳn so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ, khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các công cụ khác, chính vì vậy đây là công cụ chủ yếu để điều hành chính sách tiền tệ tại các nước phát triển. Vậy ở Việt Nam công cụ này được sử dụng như thê nào, ta sẽ nghiên cứu trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM
I - CƠ SỞ PHÁP LÝ
Tại Việt Nam ngay từ năm 1997 trong luật ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành năm 1997 đã có khái niệm về thị trường mở: "Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiên chính sách tiền tệ quốc gia". Tuy nhiên đến tháng 07/2000 công cụ này mới chính thức được đưa vào hoạt động với việc NHNN ban hành qui chế Nghiệp vụ thị trường mở theo đó các lại giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường bao gồm: tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các lại giấy tờ có giá ngắn hạn khác thoả mãn các điều kiện:
Có thể giao dịch được;
Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
Đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định về việc đăng ký giấy tờ có giá ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước;
Giấy tờ có giá được mua, bán hẳn phải có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày.
(Luật NHNN sửa đổi 16/06/2003 đã cho phép các lại giấy tờ có giá dài hạn còn thời hạn ngắn được giao dịch trên thị trường)
Nội dung cơ bản của qui chế đã nêu lên được những quy định chung về ban hành nghiệp vụ thị trường mở, thành viên tham gia thị trường, phương thức đấu thầu, quy trình đấu thầu của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt nam. Tiếp theo là hàng loạt các văn bản khác liên quan được ban hành như Quy trình nghiệp vụ thị trường mở, Quy định dăng ký giấy từ có giá, Quy chế quản lý vốn khả dụng, Quy trình nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu kho bạc... Đã khẳng định sự chính thức đi vào hoạt động của công cụ này trong vận hành chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN.
II - ĐIỀU KIỆN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Như trong chương trước đã đề cập đến, để nghiệp vụ thị trường mở phát huy hiệu quả thì đòi hỏi một thị trường tài chính phát triển trong đó bao gồm các thị trường trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên thị trường tài chính Việt Nam còn rất nhiều hạn chế cả về quy mô và chất lượng.
1. Thị trường tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc được phát hành qua Kho bạc từ tháng 10/1992 đến tháng 3/1995 với tổng doanh số trên 13.000 tỷ đồng. Lãi suất tín phiếu giảm dần qua các năm, từ 5%/tháng năm 1991 xuống còn 1,7%/tháng năm 1995. Từ tháng 6/1995 đến tháng 12/2004, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức 392 đợt đấu thầu tín phiếu kho bạc với 63.718 tỷ đồng.
Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc năm 2005 gồm 47 thành viên với 5 ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước, 18 NHTM cổ phần, 4 ngân ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6098.doc