Lời mở đầu
---------------
Trong năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nghành Ngân hàng đã góp phần không nhỏ trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Vượt qua giai đoạn khó khăn phức tạp Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có sự nỗ lực cố gắng không ngừng, góp phần đưa nền kinh tế tăng trưởng, đổi mới cả về khoa học- kỹ thuật trong sản xuất đến đời sống xã hội trong cả nước.
Mặt khác thông qua hoạt động Ngân hàng thúc đẩy sản xuaats phát triển, sử dụn
60 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiệp vụ Kế toán trong Ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hợp lý nguồn vốn nhàn dỗi nằm dải dác trong dân cư, cho đến việc vay vốn để bổ sung cho quá trình phát triển sản xuất. Thúc đẩy, giúp đỡ các thnàh phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước.
Nhờ có hệ thống tín dụng mà các hộ nông dân cũng như các thành phần kinh tế khác đã có điều kiện để phát triển và tín dụng đã góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo trong nông thôn, tạo ncông ăn việc làm cho người lao động. Hệ trống NHNN Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng đã và đang tìm cho mình một hướng đi có hiệu quả hơn. Với phương châm “ đi vay để cho vay” hệ thống Ngân hàng đã huy động được lượng vốn nhàn rỗi còn tiềm ẩn trong dân cư đây chính là tiềm năng nội lực sẵn có để đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao cho nền kinh tế .
Thực tế cho thấy đến nay nền kinh tế nước ta đã có những bứoc phát triển vượt bậc, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt, đời sống tinh thần cũng như vật chất được cải thiện đáng kể, nền kinh tế nông nghiệp đã có tên tưổi trên thị trường Thế giới, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Ngân hàng đã đầu tư một cách có hiệu quả trên bước đường đổi mới nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, hoạt động Ngân hàng hiện nay đang gặp phải những trở ngại cơ bản cần phải vượt qua trong những năm tới đó là chất lượng đầu tư còn thấp, khả năng mở rộng đầu tư còn hạn chế, các dịch vụ Ngân hàng phát triển còn chậm. Đứng trước yêu cầu đó , cần phải có một hệ thống Ngân hàng tốt, cũng như không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Ngân hàng . Vì vậy, kiến thức ỏ bản về Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng cần phải am hiểu một cách sâu sắc, cập nhật thường xuyên nhằm theo kịp sự phát triển của nền kinh tế và đáp ứng những đòi hỏi có tính chuẩn mực quốc tế.
Với lý do trên, là một sinh viên trường Ngân hàng và là một cán bộ Ngân hàng trong tương lai, cần phảI tích luỹ thêm nhiều kiến thức cho công việc sau này. Chính vì vậy mà việc thực tập thực tế tại Ngân hàng là một vấn đề rất quan trọng. Góp phần củng cố thêm những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, thực hành các nghiệp vụ trên thực tế tại Ngân hàng là một vấn đề rất quan trọng. Góp phần củng cố thêm phần nhứng kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, thực hành các nghiệp vụ trên thực tế, nắm vững quy trình làm việc và rèn luyện tác phong công của người cán bộ Ngân hàng trong thời kì Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Nội dung chính của báo cáo :
Phần I: Một số nét về NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên.
I-/ Khái quát tình hình kinh tế – xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của NHNo%PTNT huyện Phú Xuyên.
II-/ Khái quát tình hình hoạt động của NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên .
Phần II: nội dung chính trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT huyênh Phú Xuyên
A-/ Nghiệp vụ tín dụng
B-/ Nghiệp vụ kế toán .
Phần III: Một số giải pháp kiến nghị
I-/ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên.
II-/ Những đề suất, kiến nghị nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh tại HVNH-CSĐTHT
Phần IV: Rèn luyện tư cách đạo đức và tác phong công tác nghề nghiệp của một người cán bộ Ngân hàng trong tương lai.
Phần I
Một số nét về NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên
I-/ KháI quát tình hình kinh tế – xă hội tác động đến hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên
Đặc điểm tự nhiên.
Phú Xuyên là huyện đồng bằng thuộc phía Nam tỉnh Hà Tây, gồm 26 xã và 2 thị trấn. Với vị trí hết sức thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 30 km và có đường quốc lộ 1A đI qua tạo điều kiện cho huyện phát triển kinh tế ,cùng hoà nhập với nền kinh tế chung của cả nước.
Với tổng diện tích tự nhiên la 171,2 Km, dân số 44.110 hộ với 182.280 khẩu có truyền thống lao động cần cù sáng tạo và không ngừng đổi mới. Trình độ dân trí tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước.
Có hệ thống sông Hồng, sông Nhuệ bao quanh và một số đầm hồ lớn vừa cung cấp nứoc tưới phục vụ sản xuất vừa có giá trị nuôI trồng thuỷ sản có giá trị cao.
Ngoài những điều kiện thuận lợi trên huyện còn gặp phải một số khó khăn cần được khắc phục đó là: huyện là vùng chiêm trũng, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, dịch cúm gia cầm còn táI phát, người dân trong huyện chủ yếu sống bằng nghề nông (tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 40,43% tổng sản phẩm xã hội trong huyện) do vậy huyện cần có những chính sách đầu tư phù hợp như cải tiến kỹ thuật, tạo điều kiện cho người dân thâm canh tăng vụ, mở rộng sản xuất góp phần nâng cao đời sống nhân dân toàn huyện .
Thấy được tầm quan trọng đó ban lãnh đạo huyện đã phối hợp cùng NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên tạo điều kiện thuận lợi giúp nhân dân được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi tạo đà cho người dân phát triển sản xuất.
2. đặc điểm kinh tế-xã hội
Đảng và nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hoá, hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng ngày một hoàn chinh, tạo hành lang pháp lý trong hoạt động kinh doanh như luật đất đai, luật các tổ chưc tín dụng đã được bỏ sung sửa đổi. tỉnh hà tây có quyết định về việc định giá cao cho các loại đất trên địa bàn.
Với phương châm nông nghiệp là mặt hàng hàng đầu ban lãnh đạo huyện trong năm qua cùng với nhân dân trong toàn huyện đã phấn đấu không ngừng tích cự tham ra sản xuất, thực hiện cơ cấu mua hợp lý, ngoàI ra huyện còn khuyến khích thực hiện mô hình trang trại “ V_A_C” phát triển các ngành nghề truyền thống như khảm trai, sơn mài, mộc dân dụng… tạo lên một thị trường hàng hoá đa dạng phong phú, thu hút nhiều lao đông nhàn rỗi.
Cơ cấu kinh tế tiếp túc chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.
Song song quat trình phát triển kinh tế ban lãnh đạo huyện đặc biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao dân trí cho người dân. tae cường đầu tư hạ tầng cơ sở, vật chất như: điện, đường, trường, trạm và đáp ứng được nhưu cầu của nhân dân trong toàn huyện.
Sự nghiệp văn hoá xã hội đã có bướcc phát triển mới, dân số trong toàn huyện đã giảm tỷ lệ đáng kể, hạn chế được tệ nạn xã hội, nhiều gia đình đã được công nhận gia đình văn hoá.
Với nhưng điều kiện xã hội như trên ta thấy huyện phú xuyên có nhiều thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp và hình thành thị trường hàng hoá nhiều chủng loại sản phẩm. đồng thời với địa thế thuận lợi cùng với điều kiện kinh tế-xã hội tốt tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển sản xuất, có điều kiện vay vốn để cơ giới hoá nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tiến tới chuyên môn hoá làm thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành trong cơ cấu nền kinh tế.
3/ thực trạng kinh tế của huyện phú xuyên.
thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước trong 5 năm qua, tình hình kinh tế-xã hội của huyện phú xuyên không ngừng phát triển nhiều mục tiêu kinh tế xã hội đã đạt được trong đó:
tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng, bình quân năm là 14,3%
giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, bình quân hàng năm là 5,1%
giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dung cơ bản, bình quân hàng năm là 19,3%.
Thương mai, dịch vụ tăng 10,7%/năm
Về sản xuất nông nghiệp ,tổng diện tích gieo trồng tăng hơn năm 2005 là 4%.
Tổng sản lương thực cả năm đạt 11.480 tấn
Trên địa bàn còn có các doanh nghiệp lớn như: cơ khí thực phẩm, nhà máy giấy, nhà may đườc vạn điểm… là những khách hàng lớn đang tiến hành cổ phần hoá mạnh dạn đổi mới công nghệ tạo ra sản phẩm có tính csnhj tranh cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tông kim ngạch xuất qua các năm tăng bình quân là 10%, mặt hàng xuất khẩu tập trung vào các sản phẩm làng nghề truyền thống như: mây, tre, đan,gỗ mỹ nghệ, khảm, may mặc… riêng hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu còn quá nhỏ, thị trường xuất khẩu đang ting bước mở rông và phát triển.
II/ khái quát tình hình hoạt động của NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên.
1/ Mô hình tố chưc và cơ cấu hoạt động của Ngân hàng.
NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên là một ngân hàng loài 2 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh hà tây. có trụ sơ chính tại thị trấn Phú Xuyên ỷinh Hà Tây. tiền thân là NHNN huyên Phú Xuyên sau 2 lần đổi tên (NHNo và NHNo&PTNT).
NHNO&PTNT huyện Phú Xuyên có tổng số 52 cán bộ công nhân viên và gồm những phòng sau:
phòng tín dụng
phòng hành chính nhân sự
phòng kế toán ngân quỹ có con dấu riêng dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy đinh của NHNN
2/ Mối quan hệ của NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên với cả hệ thống
Hoạt động kinh tế của đất nước ngày càng phát triển và mở rộng, việc chuyển cấp vốn, cấp kinh phí, chuyển tiền giữa các đơn vị trong nền kinh tế là rất cần thiết. Với vai trò làm trung tâm thanh toán Ngân hàng càng cần tổ chức tốt nghiệp vụ thnah toán vốn giữa các Ngân hàng.
NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên là Ngân hàng loại 2 hoạt động chủ yếu trên địa bàn huyện Phú Xuyên, do vậy mà đa số các bút toán chuyển tiền của Ngân hàng đều thông qua NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây(Ngân hàng cùng hệ thống cấp trên) để nhận hoặc nhờ họ chuyển. Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa Ngân hàng và các Ngân hàng trong hệ thống là rất khăng khít và mật thiết, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
3/ Địa bàn hoạt động của Ngân hàng.
Phú Xuyên là huyện đồng bằng chiêm trũng gồm 28 xã và một thị trấn vì vậy nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp ngoàI ra còn một số làng nghề tập trung như: sơn mài, khảm trai Chuyên Mỹ, mỹ nghệ Tân Dân và tơ lưới Sơn Hà…
Ngoài việc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, phát triển thủ công nghiệp, Ngân hàng Phú Xuyên còn đầu tư cho các xí nghiệp quốc doanh TW như Công ty giấy Vạn Điểm, Công ty cơ khí thiết bị thực phẩm và một số công ty khác của địa phương như Công ty vật tư nông nghiệp, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi.
Ngoài những thuận lợi trên, NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên còn vấp phải một số khó khăn đáng kể, đó là phần lớn dân cư sống bằng nghề nông và tiểu thủ công nghiệp do vậy cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với sự năng động sáng tạo của Ban giám đốc cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đến nay NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động. Với màng lưới hoạt động gồm 4 Ngân hàng cấp 3(Minh Tân, Đồng Quan, Đại Xuyên, Phú Minh) Ngân hàng không những phục vụ đủ nhu cầu vốn cho các ngành sản xuất nông nghiệp mà còn đáp ứng đủ nhu cầu vốn của các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác như thương nghiệp, xây dung…góp phần vào sự phát triển kinh tếhộ do huyện đề ra. Với vai trò của mình NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên còn là chỗ dựa vững chắc của cán bộ nông dân và các thnàh phần kinh tế khác.
Phần II
Nội dung chính trong quá trình thực tập tại NHno&PTNT huyện Phú Xuyên
A/ nghiệp vụ tín dụng.
Ngân hàng nào cũng phải cần đến vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng. Nên vốn Tín dụng là hoạt động cơ bản, lâu dài, kịp thời của quá trình CNH-HĐH . Để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân thì phải có sự đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, áp dụng những KHKT tiến bộ để sản xuất ra hàng hoá phục vụ bản thân mỗi người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngoài ra còn xuất khẩu ra thị trường tiêu thụ. Để làm được như vậy thì điều tất yếu và quan trọng là phải có vốn đầu tư, nhưng vốn đầu tư ở đâu?
Trước chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT-XH , tiến lên CNH-HĐH. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngừng đầu tư về quy mô, vốn, cơ sở vật chất, lực lượng... để đáp ứng nhu cầu của người dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Hiện nay Việt Nam chúng ta đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh trong những năm gần đây nên Ngân hàng nhà nước kết hợp với chủ trương chính sách của Đảng có những chiến lược mới, để đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế mạnh mẽ, bền chặt, lâu dài.
Hệ thống Ngân hàng nói chung, NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên nói riêng. trong những năm qua đã không ngừng cố gắng phấn đấu, mở rộng quy mô, đặc biệt là công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay của người dân. Hoạt động Tín dụng của Ngân hàng ngày càng phát triển, có những chính sách ưu đãi về vốn cho người dân để phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Khách hàng chiếm phần lớn là hộ sản xuất kinh doanh, hiện nay số lượng doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng cũng chiếm tương đối, trong tương lai khách hàng cần vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh lớn nên bộ phận Tín dụng đã có những chiến lược, những chính sách mới trong huy động vốn cho vay đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong đầu tư Tín dụng, hoạt động Tín dụng thường mang tính rủi ro. Rủi ro Tín dụng là việc cấp Tín dụng cho một bên vay nợ không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi. Có nghĩa là khách hàng vay vốn không trả được nợ theo hợp đồng Tín dụng đã ký, hay nói cách khác là khoản thu nhập dự tính sinh lời từ tài sản cho vay của Ngân hàng không được hoàn trả đầy đủ về số lượng và thời hạn.
Vì vậy để hạn chế tối đa khả năng rủi ro khi đầu tư Tín dụng, hệ thống Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên nói riêng đã có những biện pháp và quy định nghiêm, chặt chẽ và thủ tục cấp Tín dụng phải đảm bảo tính thống nhất. Cán bộ Tín dụng và khách hàng phải tuân thủ và chấp hành theo quy định sau:
I. Quy định cho vay đối với khách hàng
1. Thực hiện theo các quyết định, nghị định
Nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới nền kinh tế, tạo điều kiện để Ngân hàng cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn và nhằm tránh rủi ro trong quy trình cấp Tín dụng mang tính quy định thống nhất chung.
Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành quyết định 72/QĐ ngày 03/02/2002. Đây là quyết định mới nhất, quy định về thủ tục pháp lý và quy định việc cấp Tín dụng một khoản vay cho khách hàng, quyết định bao gồm 32 điều, mỗi điều là một quy định.
Với việc ban hành quyết định 72/QĐ ngày 03/02/2002 của Chủ tịch HĐQT - NHNo&PTNT Việt Nam là hành lang pháp lý, nguyên tắc nhất định chung cho toàn hệ thống. Từ khi có quyết định ban hành, cán bộ và khách hàng NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên đã thực hiện theo đúng quy trình cấpTín dụng.
Ngoài ra còn có một số quyết định và một số Nghị định như quyết định 1627/2001/QĐ-NHNo ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNo và một số nghị định như NĐ178/NĐ về đảm bảo tiền vay, nghị định 03, nghị quyết "về chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu, nghị quyết 11...) đây là cơ sở và căn cứ cho quy trình cấp Tín dụng và thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
2. Điều kiện và nguyên tắc vay vốn
2.1. Điều kiện vay vốn đối với khách hàng
Ngân hàng cho vay phải xem và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
a. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
* Pháp nhân: Phải được công nhận là pháp nhân theo các điều của Bộ luật dân sự và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: Phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý.
* Doanh nghiệp tư nhân: Chủ tịch doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
* Hộ gia đình cá nhân:
+ Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi chi nhánh Ngân hàng cho vay đóng trụ sở, đối với khách hàng trong huyện Thường Tín đến Ngân hàng vay phải có giấy tạm trú tạm vắng tại địa bàn huyện. Nếu khách hàng khác địa bàn đến vay phảiđược Ngân hàng cấp trên đồng ý thì Ngân hàng mới quyết định cho vay, nhưng phải báo cho Ngân hàng nơi khách hàng cư trú biết.
+ Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với Ngân hàng phải là chủ hộ gia đình hoặc người đại diện chủ hộ: Chủ hộ hoặc người đại diện phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Không có nợ quá hạn, khó đòi trên 6 tháng tại NHNo&PTNT Việt Nam.
* Tổ hợp tác:
+ Hoạt động theo Bộ luật dân sự
+ Người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
* Công ty hợp danh: Thành viên của Công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật dân sự và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
b. Mục đích sử dụng vốn hợp pháp
c. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
* Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn tự có thực hiện theo điều luật quy định:
- Đối với ngắn hạn: Vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn
- Đối với trung hạn: Mức vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.
* Khi kinh doanh có hiệu quả: Có lãi, trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
* Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống thì phải có nguồn thu ổn định (như tiền lương, trợ cấp ...) để trả nợ Ngân hàng.
d. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.
e. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNo Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước&PTNT Việt Nam.
2.2. Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo và thực hiện theo nguyên tắc:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín dụng
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín dụng.
3. Những nhu cầu vốn không được vay và khách hàng không được vay vốn
a. Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên không cho vay những nhu cầu vốn sau đây:
- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cầm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
- Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
b. Những khách hàng mà không đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên và theo quy định của Ngân hàng ban hành thì khách hàng sẽ không được vay vốn.
Tuy nhiên có một điều kiện không thể viết thành văn bản, nó chỉ được rút ra từ những bài học kinh nghiệm, từ con mắt nghề nghiệp mà CBTD có thể biết được "phẩm chất, tư cách của người vay" để quyết định cho vay :
Nếu khách hàng là người:
+ Nát rượu và nghiện hút
+ Nợ nần chồng chất, triền miên
+ Xin vay với số tiền lớn vượt quá nhu cầu và chấp nhận vay với bất cứ lãi suất nào.
+ Nói nhiều hơn làm, có tính lừa lọc...
Khi gặp những trường hợp đó thì CBTD phải hết sức thận trọng điều tra, bằng mọi cách tiếp cận hoặc thu thập thông tin để quyết định cho vay hay không cho vay. Nếu từ chối nên có biện pháp từ chối khéo và nhẹ nhàng.
4. Quy định về bộ hồ sơ cho vay
Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên bộ hồ sơ cho vay là văn bản pháp lý, là giấy tờ, hồ sơ để cán bộ thẩm định, đánh giá dự án, nội dung vay vốn và là hồ sơ để CBTD thuận tiện trong việc theo dõi... nên bộ hồ sơ cho vay cho từng loại khách hàng được quy định như sau:
4.1. Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp
a. Đối với khách hàng là doanh nghiệp
* Hồ sơ pháp lý:
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, nếu thiết lập quan hệ Tín dụng lần đầu phải gửi đến Ngân hàng các giấy tờ (bản sao công chứng) sau:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp
- Điều lệ doanh nghiệp (trừ DNTN)
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT (nếu có), Tổng Giám đốc, Giám đốc, kế toán trưởng, chủ nhiệm HTX ...
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy phép đầu tư (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (đối với Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh)
- Các thủ tục về kế toán (báo cáo tài chính, dự án tài chính....)
* Hồ sơ kinh tế:
- Kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất
* Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống
- Các chứng từ liên quan (xuất trình khi vay vốn)
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
b. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác
* Hồ sơ pháp lý:
- Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh
- Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác)
- Giấy uỷ quyền cho người đại diện (nếu có)
* Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định
Ngoài các hồ sơ quy định như trên đối với:
- Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vốn phải có thêm:
+ Biên bản thành lập tổ vay vốn
+ Hợp đồng làm dịch vụ (nếu có)
- Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp phải có:
+ Hợp đồng làm dịch vụ
- Doanh nghiệp vay để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân:
+ Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân
+ Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay.
c. Đối với khách hàng vay nhu cầu đời sống
- Giấy đề nghị vay vốn
- Khách hàng có sổ lương phải có xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan chi trả, có sự thỏa thuận tay ba khi thu nợ nếu khách hàng không hoàn thành nợ.
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay (nếu có tài sản đảm bảo)
4.2. Hồ sơ do ngân hàng lập
- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định
- Biên bản họp hội đồng tín dụng (trường hợp phải qua hội đồng tín dụng)
- Các loại thông báo: Thông báo từ chối vay, thông báo nợ quá hạn
- Sổ theo dõi cho vay + Thu nợ (dành cho CBTD)
4.3. Hồ sơ do Khách hàng và Ngân hàng cùng lập
- Hợp đồng Tín dụng
- Sổ vay vốn
- Giấy nhận nợ
- Hợp đồng đảm bảo tiền vay
- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay
- Biên bản xác định rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro).
II. thời hạn - lãi suất - mức cho vay
1. Thời hạn cho vay được xác định dựa trên đối tượng, chu kỳ sản xuất kinh doanh của dự án.
+ Đối với SXKD có chu kỳ nhỏ hơn 1 năm (12T) thì giải quyết cho vay ngắn hạn.
+ Đối với hộ SXKD có chu kỳ nhỏ hơn 2 năm (24T) thì giải quyết cho vay trung hạn.
+ Đối với hộ cho vay phục vụ đời sống thì giải quyết cho vay lớn hơn hoặc nhỏ hơn 24T.
+ Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ SXKD dài thì giải quyết cho vay dài hạn.
2. Mức cho vay
+ Đối với khách hàng cho vay ngắn hạn thì mức dư nợ tối đa là không quá 80% tổng nhu cầu vốn SXKD của khách hàng.
+ Đối với khách hàng cho vay trung hạn thì mức độ dư nợ tối đa không quá 70% tổng nhu cầu vốn của khách hàng.
+ Đối với cho vay phục vụ đời sống thì tuỳ vào nhu cầu vay vốn nhưng không quá 80% nhu cầu vốn.
+ Đối với doanh nghiệp vay dài hạn thì tuỳ vào mức VTC và nhu cầu vốn của dự án và khả năng đáp ứng của Ngân hàng.
3. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay Ngân hàng phải tuân thủ theo quy định về lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam phát hành.
Hiện nay NHNo&PTNT huyện Thường Tín đang áp dụng mức lãi suất do NHNo&PTNT Việt Nam quy định như sau:
- Cho vay hộ sản xuất: + Vay ngắn hạn: 1,15%/tháng
+ Vay trung hạn: 1,25%/tháng
+ Vay dài hạn: 1,35%/tháng
- Cho vay doanh nghiệp: 1%
III. Quy trình xử lý một khoản vay
Một khoản vay đều bắt nguồn từ CBTD và kết thúc khi kế toán tất toán khế ước - thanh lý hợp đồng Tín dụng.
Quá trình đó được tiến hành theo 3 bước:
+ Kiểm tra trước khi cho vay
+ Kiểm tra trong khi cho vay
+ Kiểm tra sau khi cho vay.
Kiểm tra trước khi cho vay
1. Điều tra, khảo sát, xác lập hồ sơ kinh tế địa phương
Tại Ngân hàng mỗi CBTD quản lý một xã nhất định, cho nên để tạo điều kiện cho việc kiểm soát trước khi cho vay thì CBTD mỗi xã phải điểu tra, khảo sát, xác lập hồ sơ kinh tế địa phương để thông qua đó ta đánh giá được khách hàng.
Quy trình làm việc như sau:
- CBTD địa bàn phải có trách nhiệm và hiệu quả, phải đi khảo sát thực tế về địa bàn địa phương, có cái nhìn tổng quan để hồ sơ, qua các hồ sơ ta có thể tạo bước khởi đầu cho đầu tư tín dụng, xác định kinh doanh hàng năm.
- Qua việc điều tra, khảo sát, xác lập hồ sơ kinh tế địa phương. Yêu cầu cơ bản của hồ sơ kinh tế địa phương là:
+ Bám sát những chủ trương quy hoạch phát triển cấp uỷ, chính quyền địa phương đó.
+ Hồ sơ kinh tế địa phương phải được chính quyền xác nhận.
Hồ sơ kinh tế địa phương được bổ sung, cập nhật những diễn biến KT-XH hàng năm về một số nội dung cơ bản (chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề, tổng số hộ cần vay, tổng nhu cầu vốn tín dụng...) trên cơ sở đó phân loại khách hàng.
- Cán bộ phải chú ý đến mặt hàng nông sản, loại sản phẩm, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đó hiện tại và trong tương lai, giá trị sản phẩm... để qua đó có chiến lược đầu tư cho khách hàng.
2. Thẩm định khoản vay
a. Kiểm tra điều kiện vay vốn
Những khoản vay khi thẩm định, CBTD phải có trách nhiệm và làm việc độc lập, xác định tính đúng đắn của hồ sơ tín dụng và kết quả thẩm định hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ và ý thức chủ quan của CBTD.
* Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên việc kiểm tra điều kiện vay vốn của hộ sản xuất cụ thể như sau:
- Sau khi nhận được giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ có liên quan của hộ gia đình, cá nhân gửi đến, CBTD kiểm tra:
+ Kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự (phải cư trú tại địa bàn huyện). Hoặc là chủ hộ hoặc người đại diện. Những người này phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
+ Kiểm tra khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết (vốn tự có, nguồn thu để trả nợ). Vốn tự có có thể bằng tiền, bằng hiện vật - máy móc, nhà xưởng, bằng sức lao động... Nếu là người hưởng lương xin vay phục vụ nhu cầu đời sống phải có nguồn thu ổn định từ lương, không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo).
+ Kiểm tra mục đích xin vay, hộ vay phải hợp pháp, đối tượng xin vay không bị cấm lưu thông, cấm thực hiện.
+ Kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
- Xác định cần hay không cần thực hiện đảm bảo bằng tài sản. Nếu khách hàng phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, CBTD có trách nhiệm hướng dẫn lập các thủ tục như cam kết...
- Ngoài việc xác định nợ vay (qua mạng CIC...) CBTD phải xác định các khoản vay tại NHCS, NHTM khác, quỹ Tín dụng hoặc vay nặng lãi (nếu có).
- Đối với khoản vay trung, dài hạn, cần được phân tích, đánh giá dự án trên các phương diện:
+ Đánh giá phương diện kỹ thuật (kỹ thuật áp dụng vào SXKD)
+ Đánh giá phương diện thị trường: Nguyên liệu, sản phẩm, chất lượng, thương hiệu, khả năng tiêu thụ, cạnh tranh...
+ Đánh giá phương diện đội ngũ người lao động và người quản lý: số lượng, trình độ, cơ cấu, các chi phí liên quan...
+ Đánh giá phương diện tài chính: Tổng vốn đầu tư, vốn tự có bằng tiền, bằng tài sản, bằng sức lao động, vốn xin vay, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận, nguồn trả nợ...
+ Đánh giá phương diện lợi ích KT - XH
+ Đánh giá tiềm ẩn rủi ro và các biện pháp phòng ngừa. Đặc biệt quan tâm những tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán nợ...
* Muốn làm tốt việc đánh giá, phân tích dự án, CBTD phải am hiểu về kinh tế ở một trình độ nhất định (xuất đầu tư, giá cả thị trường, định mức kinh tế kỹ thuật, chương trình phát triển KT -XH).
VD: Ta cần biết xuất đầu tư bình quân/1ha trồng lúa/năm
Xuất đầu tư bình quân/1sản phẩm
- Có nhiều biện pháp để CBTD kiểm tra điều kiện vay vốn và đánh giá, phân tích dự án bằng phương pháp:
+ Xuống hộ gia đình kiểm tra thực tế, đây là điều kiện cơ bản ta có thể đánh giá được thực trạng về sản xuất kinh doanh của hộ vay.
+ Dựa vào tài liệu của khách hàng gửi đến ta đánh giá, phân tích, so sánh để tổng hợp tính khả thi của dự án.
+ Thông qua các tổ chức tín chấp địa phương như Hội nông dân, Hội CCB, Hội phụ nữ...
+ Căn cứ vào xác nhận của chính quyền địa phương và một số thông tin ở địa bàn.
b. Kiểm tra hồ sơ cho vay
* CBTD trực tiếp kiểm tra "Hồ sơ pháp lý" và "Hồ sơ vay vốn" theo các bước quy định.
* Đối với "Hồ sơ pháp lý" khi kiểm tra ta cần xác định như sau:
- Trường hợp hộ vay vốn không có CMND cần yêu cầu hộ vay vốn thực hiện một trong các biện pháp sau:
+ Làm đơn đề nghị nói rõ lý do không có CMND, có dán ảnh và có xác nhận của UBND xã.
+ Trên sổ vay vốn bắt buộc khách hàng phải dán ảnh.
- Đối với sổ hộ khẩu, tại thời điểm xin vay xác định người vay đã tách hộ chưa nhằm khắc phục sai sót, người vay đã đi ở riêng, tách hộ mà vẫn dùng chung sổ hộ khẩu, yêu cầu làm giấy uỷ quyền.
- Giấy đề nghị vay vốn: Đề nghị do chính người vay viết đầy đủ các yếu tố quy định trên giấy và ký tên. Nếu người vay không biết viết thì có thể nhờ người khác viết hộ, sau khi đó đọc lại cho người vay nghe và "điểm chỉ".
- Trường hợp hộ vay vốn, cá nhân, tổ hợp tác phải có dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ. CBTD sẽ thẩm định và lập báo cáo thẩm định.
- Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ, CBTD phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các loại giấy tờ như: biên bản thành lập tổ vay vốn, hợp đồng làm dịch vụ... Căn cứ danh sách thành viên và giấy đề nghị vay vốn, CBTD phối hợp với tổ trưởng tổ vay vốn kiểm tra điển hình hoặc toàn diện điều kiện vay vốn của tổ viên kiểm tra điển hình hoặc toàn diện điều kiện vay vốn của tổ viên.
- Cá nhân vay vốn là người hưởng lương vay phục vụ nhu cầu đời sống, ngoài việc kiểm tra mức lương, tính ổn định của lương (hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn), CBTD kiểm tra khoản thu nhập khác ngoài lương.
- Hộ vay qua doanh nghiệp, CBTD kiểm tra xem doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định, xác định hình thức chuyển tải vốn để hộ gia đình, các hợp đồng dịch vụ cung ứng vật tư tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với "Hồ sơ vay vốn" CBTD xác định hộ có phải thực hiện và không phải thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay để hướng dẫn lập hồ sơ và kiểm tra hồ sơ. CBTD phải quan tâm đối với hộ vay vốn phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay là phải kiểm tra "Hồ sơ đảm bảo tiền vay". Việc kiểm tra thực hiện theo 2 phương diện:
+ Kiểm tra thực tế tài sản đảm bảo: xác định hình dáng, quy mô, số lượng, chủng loại, vị trí, tính chất kỹ thuật của TS. Đây là bước công việc cực kỳ quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn vốn vay. Riêng đối với vấn đề kỹ thuật của tài sản, CBTD có thể thẩm định (nếu am hiểu). Nếu không có khả năng thẩm định thì trình Ban giám đốc để thuê người thẩm định. Qua đó đánh giá tài sản để xác định mức tiền vay.
+ Kiểm tra tính chất hợp lệ, hợp pháp của các loại giấy tờ có liên quan đến tài sản dùng làm đảm bảo. Xác định loại tài sản nào phải mua bảo hiểm, khách hàng được phép khai thác công dụng hưởng lợi tức. Tài sản nào được dùng bản photocopy để lưu hành (Ngân hàng giữ bản gốc) giấy tờ đó phải do cơ quan có thẩm quyền cấp và phải có hiệu lực thi hành.
+ Kiểm tra các giải pháp quản lý tài sản nếu áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay (kho tàng, phương thức quản lý kho, phương thức thanh toán khi xuất hàng...).
+ Kiểm tra các ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0191.doc