Tài liệu Nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP. HCM: ... Ebook Nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP. HCM
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP. HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ :
Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Tp.HCM (housing bank) viết tắt là HDB chính thức khai trương và hoạt động vào ngày 04/01/1990 với vốn điền lệ là 3 tỷ đồng, đến năm 2003 vốn điều lệ tăng lên 23 lần đạt 70.026 tỷ đồng năm 2004 là 150 tỷ đồng.
Các hoạt động của ngân hàng : kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng, các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo qui định của pháp luật. Định hướng chính của ngân hàng là phục vụ cho lĩnh vực chỉnh trang đô thị, góp phần thực hiện các chương trình về xây nhà ở – sửa chữa nhà. đặc biệt cho vay với thời hạn tối đa 10 năm để bổ sung vốn mua nhà, xây dựng nhà ( kể cả nhà ở tại các dự án khu dân cư, chung cư…), khu dân cư theo quy hoạch của TPHCM củng như các địa phương khác trong cả nước.
Ngân hàng PTN Tp.HCM Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại TPHCM, HDB duy trì hơn 70% vốn do cổ đông là doanh nghiệp nhà nước đóng góp.
Tổng số cán bộ công nhân viên của HDB đến thời điểm 31/12/2004 là 208 nhân sự, trong đó số cán bộ - công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 61% tổng số.
1.1.1 Mạng lưới chi nhánh :
Mạng lưới hoạt động của HDB hiện nay gồm 01 trụ sở chính và năm chi nhánh cùng hoạt động trên địa bàn TPHCM:
Hội sở:
33-39 pasteur quận 1, TPHCM
Chi nhánh PHÚ NHUẬN (CN cấp 1) :
174 Phan Đăng Lưu quận Phú Nhuận.
Chi nhánh LÃNH BINH THĂNG (CN cấp 1) :
281B Lãnh Binh Thăng Q 11
Chi nhánh NGUYỄN TRÃI (CN cấp 2) :
207-209 Nguyễn Trãi Q11
Chi nhánh BÌNH CHÁNH ( CN cấp 2) :
271A Hùng Vương, H.Bình Chánh.
Chi nhánh CỘNG HÒA( CN cấp 2) :
440A Cộng Hoà, F13, Q Tân Bình
1.1.2 Các cổ đông lớn:
Tổng công ty địa óc Sái Gòn (RESCO)
Quỹ đầu tư và phát triển đô thị.
Tổng công ty thương mại Sài Gòn (SATRA)
Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV)
Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Thu Duc housing)
1.1.3 Các dịch vụ ngân hàng :
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Dịch vụ thanh toán trong nước.
Dịch vụ thanh toán quốc tế .
Kinh doanh vàng và ngoại tệ .
Kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng.
Dịch vụ địa óc.
1.1.4 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng:
Chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển.
Chặng đường 15 năm xây dưng và phát triển của NHPTN TP.HCM đã trãi qua các giai đoạn thăng trầm, chịu ảnh hưởng sâu sác của quá trình thay đổi và phát triển đất nước, đồng thời chịu tác động của nền kinh tế thế giới phát triền vượt bậc. Điều này thể hiện qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1989-1996 : giai đoạn phát triển bình ổn trong điều kiện lợi thế kinh tế ngành.
Trong giai đoạn này, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời (năm 1990) đã giúp cho hoạt động của ngân hàng đi vào ổn định. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng tăng cao trong đó có ngân hàng phát triển nhà, đồng thời các ngân hàng củng tăng doanh số cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn của các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên đây là giai đoạn đầy biến động trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế còn nhiều khó khăn các đơn vị kinh tế đã tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Đến năm 1996, ngân hàng TMCPphát triển nhà có vốn điều lệ tăng đạt 21.616 triệu đồng; vốn huy động luôn ổn định và liên tục tăng cao, đạt 286.875 triệu đồng; dư nợ cho vay tăng mạnh, từ 2.825 triệu đồng lên 223.034 triệu đồng; tổng lợi nhuận trước thuế giai đoạn này là 8.931 triệu đồng và không năm nào bị lổ; tổng số thuế nộp ngân sách nhà nước đạt 15.789 triệu đồng.
Tuy nhiên vẩn còn những tồn tại : vốn điều lệ tăng nhưng vẩn ở mức thấp.
Nợ quá hạn và nợ khoanh bình quân chiếm đến 13% dư nợ cho vay.
Giai đoạn 1997-2000: giai đoạn khủng hoảng nợ vay
Năm 1997 hệ thống ngân hàng chịu sự tác động mạnh mẻ của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam A. Mặc dù nền kinh tế trong nước đã mau chóng phục hồi sau đó nhưng các khoản nợ quá hạn này đã trở thành gánh nặng mà ngân hàng TMCP phát triển nhà TPHCM gặp khó khăn trong kinh doanh. Đến năm 2000, số vốn điều lệ đạt 59.726 triệu đồng. vốn huy động tăng chậm và không ổn định (tăng 13.3 so với năm 1996) dư nợ cho vay tăng chậm và được kiểm soát nghiêm ngặt, tổng lợi nhuận trước thuế bình quân đạt2.504 triệu đồng/năm. Nợ quá hạn và nợ khoanh bình quân chiếm 11% dư nợ cho vay( năm cao nhất là 1999 chiếm 22%), bình quân tăng xấp xỉ 3 lần so với giai đoạn trước.
Giai đoạn 2001-2003 : giai đoạn tự chấn chỉnh củng cố, hướng đến phát triển ổn định và bền vững
Ngân hàng tiến hành chấn chỉnh, củng cố, phát huy thế mạnh và năng cao tỷ lê cho vay trong lĩnh vực nhà ở - đất ở, tăng quy mô kinh doanh-năng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ quá hạn kết quả dư nợ quá hạn của 2 năm 2002, 2003 về 0% và không để phát sinh nợ quá hạn mới, năng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ thông tin, cải cách tiền lương vào năm 2001, đào tạo lại nguồn nhân lực. Kết quả là: vốn điều lệ đạt 70.026 triệu đồng, vốn huy động tăng 113,2 so với năm 2000. tổng lợi nhuận trước thuế va trước khi dự phòng rủi ro bình quân đạt 2.190 triệu đồng /năm và không năm nào bị thua lổ, kết thúc năm tài chính 2003, tỷ lệ cổ tức chia cho cổ đông đạt 12% năm.
Ngân hàng tiến hành đánh giá kết quả kinh doanh theo tiêu chuẩn quốc tế ROA, ROE….vốn điều lệ đạt 150 tỷ đồng, đầu tư xây dựng chương trình tin học, viết website; tiến hành thủ tục mở các chi nhánh tại quận 9, quân tân bình, tại cần thơ.
Chương trình mục tiêu năm tài chính 2005:
Thực hiện mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, tăng 150 tỷ đồng so với năm 2004. bên cạnh việc áp dung5 chính sách ưu đãi cho cổ đông hiện hữu, HDB tiếp tụcmở rộng việc gợi vốn từ các cổ đông mới, trong đó vốn cổ đông nước ngoài chiếm khoảng 10%.
Đảm bảo tốc độ tăng trưởng và mở rộng các hình hoạt động:
Huy động vốn dự kiến đạt 1.620 tỷ đồng (tăng 48% so với năm 2004), dư nợ cho vay dự kiến đạt 1,540 tỷ đồng ( tăng 45% so với năm 2004).
Dẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế, tăng cường liên doanh liên kết với đối tác và mở rộng các laọi hình dịch vụ phi tín dụng khác.
Tích cực mở rộng mạng lưới chi nhánh: phát triển mạng lưới chi nhánh ở TP.HCM và tại một số địa bàn trọng điểm trên cả nước.
Xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2010 và khai thác chiến lược phát triển nguồn nhân lực – đầu tư công nghệ thông tin nhầm từng bước tiếp cận và hội nhập vào hệ thống tài chính – tiền tệ khu vực. Trong năm 2005, HDB bước đầu triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và đầu tư công nghệ thông tin, góp phần thực hiện định hướng phát triển HDB giai đoạn 2005-2010.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN:
Phòng kế toán tài chính:
tổ chức hướng dẩn công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống ngân hàng TMCP phát triển nhà:
Kế toán tài chính : phục vụ lập các báo cáo tài chính.
Kế toán quản trị : phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành các quyết định về kế toán- tài chính.
kiểm tra , giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành các quyết định về kế toán tài chính.
lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
soạn thảo các quy định hướng dẩn nghiệp vụ kế toán- tài chính toàn hệ thống.
hạch toán, cập nhật, quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng.
Phòng kinh doanh:
Thực hiện cho vay, đầu tư, liên kết theo từng chế độ, thể lệ và văn bản của nhà nước. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đưa ra các quyết định về hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ:
Kiểm tra kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng, hạch toán kế toán, các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng để phát hiện những trường hợp vi phạm nhằm sớm có biện pháp xử lý.
Phòng tổ chức và quản trị hành chính :
Tổ chức quản lí cán bộ, nhân viên ngân hàng. Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của ngân hàng, theo dỏi lưu trữ công văn.
Phòng thanh toán và ngân quỹ:
Là nơi nhân viên ngân hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng về các nghiệp vụ gửi và rút tiền mặt, thanh toán séc, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt… và các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm. Quản lý thu chi tiền mặt kịp thời, chính xác, đảm bảo an toàn kho quỹ. Kiểm tra các chế độ nghiệp vụ tiền mặt và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Đây cũng là nơi lưu trữ giấy tờ thế chấp của ngân hàng vay vốn.
Phòng thanh toán quốc tế:
Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng nước ngoài tổ chức tài chính quốc tế, tài trợ mở L/C xuất khẩu, tham gia mua bán ngoại tệvà các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ, hổ trợ tích cực cho đơn vị để tạo nguồn ngoại tệ cho chi nhánh.
Phòng kế hoạch và phát triển:
Phòng này có chức năng đề ra chính sách kế hoạch phát triển cho ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể và cho các giai đoạn trong tương lai. Đảm bảo phù hợp với tốc độ phát triển của ngân hàng trong hiện tại và phát triển tốt trong tương lai.
Phòng tin học: Nâng cao, kiểm tra xử lý, sửa chửa… các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin ngân hàng, đảm bảo tốc độ xử lý các nghiệp vụ liên quan với tốc độ nhanh và hiệu quả.
Phòng dịch vụ địa óc:
Dịch vụ đại óc của trung tâm giao dịch bất động sản – HDB ngày càng khẳng định hiệu qủa , góp phần bình ổn giao dịch mua bán nhà- đất trên thị trường bất động sản. Bên cạnh đó trung tâm giao dịch bất động sản HDB còn hổ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của HDB, đặc biệt là hoạt động thanh toán mua bán nhà đất ở qua ngân hàngvà hoạt động tín dụng.
1.3 GIỚI THIỆU HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN ĐIỀU HÀNH, BAN KIỂM SOÁT:
1.3.1 Giới thiệu Hội đồng quản trị :
Ong NGUYỄN HƯŨ CẢNH : chủ tịch
Bà GIAO THỊ YẾN : phó chủ tịch
Ong TRẦN VĂN VĨNH : phó chủ tịch
Ong TRẦN TẤN PHƯỚC : uỷ viên
Bà NGUYỄN MAI BẢO TRÂM: uỷ viên
Bà ĐOÀN TRẦN PHƯƠNG LAN : uỷ viên
1.3.2 Giới thiệu ban kiểm soát:
Bà LÝ KIM VÂN: kiểm soát vịên trưởng
Bà LÂM THỊ LAN: kiểm soát viên chuyên trách
Bà LÊ THỊ TUYẾT ANH: kiểm soát viên chuyên trách
1.3.3 Giới thiệu ban điều hành:
Bà ĐỖ THỊ HỒNG DUNG :Tổng giám đốc.
Bà TRẦN THỊ KIM ANH:phó giám đốc.
Ong TRẦN ANH TUẤN : phó giám đốc.
Bà PHẠM THỊ MỸ CHI : kế toán trưởng
SƠ ĐỒ CƠ CẤUTỔ CHỨC VÀ MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG.
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Hội đồng quản lí tài sản
Hội đồng tín dụng
Hội đồng nhân sự
P kiểm tra kiểm toán nội bộ
P. kế hoạch và phát triển
P. kinh doanh
P. kế toán tài chính
P. nhân sự, quản trị HC
P. thanh toán ngân quỹ
P. dịch vụ địa óc
P. thanh toán quốc tế
P. tin học
Chi nhánh phú nhuận 187 Phan Đăng Lưu
Chi nhánh Quận 5 207-209 Nguyễn Trãi
Chi nhánh Lãnh Binh Thăng 281 Lanh Binh Thăng Q.11
Chi nhánh Bình Chánh 271A Hùng Vương
Đại hội đồng cổ đông
Chi nhánh Cộng Hoà
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẦN I: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM: (bảng số liệu 1)
(đơn vị tính: triệu đồng)
năm
chỉ tiêu
2002
2003
2004
Biến động 02/03
Biến động 03/04
Mức (+), (-)
Tỷ lệ
Mức (+), (-)
Tỷ lệ
VỐN HUY ĐỘNG
614 657
769 741
1092 353
177 385
30%
322 612
42%
1) Tiền gửi của KBNN và TCTD khác
15 538
57 446
124 347
41 908
270%
66 901
116%
2) Vay NHNN và TCTD khác
23 101
0
0
-23.101
-100%
0
3) Tiền gửi của TCKT, dân cư
447 676
522 445
718 835
74 769
17%
196 390
38%
4) Phát hành giấy tờ có giá
128 342
189 850
249 171
83 809
79%
59 321
31%
Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2003,2004, ngân hàng TMCP PTN)
Theo báo cáo năm 2002, tình hình kinh tế khu vực đã ổn định sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh. Với công tác huy động vốn, vốn huy động đưỡc thực hiện dến 31/12/2003 là 770 tỷ đồng tăng 30% so với 2002, trong đó số dư vốn huy động từ dân cư (TGTK, tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá ) đạt 712 tỷ đồng , tăng 24% so với 2002 (năm 2002 là 576 tỷ) , tăng 177 tỷ đồng so với đầu năm, tôc độ tăng là 30% đạt kế hoạch. Cụ thể:
+ Tiền gửi của KBNN và TCTD khác tăng 41.908 triệu đồng , tốc độ tăng là 270%.
+ Phát hành giấy tờ có giá tăng 83.809 , tốc độ tăng 79%.
+ Tiền gửi cảu các tổ chức kinh tế tăng 74.769 , tốc độ tăng 17%.
+ Vay NHNN giảm 23.101, tốc độ giảm 100%, đây là dấu hiệu rất tốt chứng tỏ ngân hàng có khả năng tự chủ về mặt tài chính.
Năm 2004 là năm có nhiều sự kiện trên thế giới, đặc biệt là chiến tranh MỸ-IRAC, làm cho nền kinh tế nước MỸ phát triển chậm lại , ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên nước ta có tình hình chính trị ổn định nên đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, nền kinh tế trong nước phát triển mạnh. Vì vậy nhu cầu giao dịch qua ngân hàng tăng lên, vai trò của ngân hàng ngày một nâng cao đúng với đặc điểm của nền kinh tế hiện đại. Những tháng cuối năm, giá vàng tăng lên, nhập khẩu thép tăng, giá xăng, dầu tăng…cộng thêm nhiều yếu tố khác làm cho nền kinh tế nước ta có dấu hiệu lạm phát ở mức thấp. Năm 2004 là năm đánh dấu bước phát triển hiệu quả cao của ngân hàng phát ttriển nhà: đến ngày 31/12/04 nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 1 092 353 triệu đồng. So với năm 2003 nguồn vốn huy động tăng 323 tỷ đồng, tốc độ tăng 42%, trong đó số dư vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán đạt 968 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2003 . cụ thể:
+ Tiền gửi của KBNN và TCTD khác tăng 67 tỷ đồng, tốc dộ tăng 116%.
+ Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư tăng 196 390 triệu đồng, tốc độ tăng 38%.
+ Phát hành giấy tờ có giá tăng 59 321 triệu đồng, tốc độ tăng 31%.
+ Qua phân tích ta thấy, HDB đã có những bước chuyển biến lớn trong công tác huy động vốn và ngày càng phát triển hiệu quả.
PHẦN II: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ:(bảng số liệu 2)
(theo số liệu thống kê từ năm 2002 đến năm 2004)
(đơn vị tính: triệu đồng)
chỉ tiêu năm
2002
2003
2004
cơ cấu theo loại tiền
Số tiền
Tỉ lệ
Số tiền
Tỉ lệ
Số tiền
Tỉ lệ
VỐN HUY ĐỘNG
615 657
100%
769 741
100%
1 092 353
100%
VND
436 406
71%
531 121
69%
753 723
69%
ngoại tệ
153 914
25%
30 789
4%
284 012
26%
vàng
24 627
4%
207 830
27%
54 618
5%
cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn
VỐN HUY ĐỘNG
615 657
100%
769 741
100%
1 092 353
100%
không kì hạn
61 566
10%
115 461
15%
273 088
25%
trung , dài hạn
184 697
30%
254 014
33%
371 400
34%
ngắn hạn
369 394
60%
400 265
52%
447 865
41%
Nguồn: báo cáo thường niên năm 2002, 2003, 2004, ngân hàng TMCP PTN
Nhận xét:
Những năm 2002,2003, 2004: VND, ngoại tệ, vàng có sự thay đổi đáng kể cùng với sự phát triển của tình hình kinh tế Việt Nam củng như thế giới. Năm 2004 giá vàng thế giới tăng mạnh đặc biệt là vào cuối năm, ngoại tệ ít biến động và ở nước ta năm 2004 VND có dấu hiệu mất giá. Do đó người dân ít gửi vàng vào ngân hàng thay vào đó người ta gửi ngoại tệ còn VND vẩn không đổi.
Theo thống kê từ năm 2002 đến năm 2004 ta thấy rằng ngân hàng phát triển nhà đã có những thay đổi trong cơ cấu huy động như sau:
+ VND: Năm 2003 tỷ lệ huy động là 69% giảm 2% so với 2002 và năm 2004 không đổi so với 2003.
+ Ngoại tệ: Năm 2003 cơ cấu là 4% giảm so với năm 2002 là 21%, năm 2004 cơ cấu ngoại tệ trong tổng nguồn vốn là 26% tăng so với 2003 là 22%.
+ Vàng : năm 2002 là 4% năm 2003 là 27% và năm 2004 chỉ còn 5%.
Nghiên cứu cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của NHPTN: NHPTN bắt đầu phát triển từ những năm gần đây, uy tính cùa ngân hàng củng được nâng cao do đó ngày càng nhiều khách hàng gửi tiền tiết kiệm dài hạn và mở tài khoản tiền gửi thanh toán:
+ Năm 2002 tiền gửi không kì hạn chỉ chiếm 10%, đến năm 2003 tăng lên 15% và năm 2004 đã tăng lên 25%.
+ Theo trung dài hạn cũng tăng từ 30% ở 2002 lên 34% (năm 2004).
Uy tính tăng lên do đó tiền gửi ngắn hạn cũng giảm, năm 2002 chiếm 60%, đến năm 2003 còn 52 % và năm 2004 chiếm 41%.
Đây là những dấu hiệu lạc quan chứng tỏ NHPTN đã hoạt động hiệu quả trong công tác huy động vốn.
Tổng quát tình hình huy động vốn của NHPTN ta thấy răng ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đã có vị trí trong hệ thống ngân hàng và có được lòng tin của khách hàng.
Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: (biểu đồ 1)
biểu đồ cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn
PHẦN III: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM:
Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm
1.1 Tiền gửi tiết kiệm:
1.1.1 Những quy định chung về tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP phát triển nhà TP. Hố Chí Minh. (thể lệ tiền gửi tiết kiệm)
Đối tượng gửi:
Là cá nhân gửi tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng tại các đơn vị trực thuộc hệ thống housing bank.
Tiền gửi tiết kiệm là số tiền mà người gửi là thể nhân gửi vào HDB dưới hình thức có kì hạn và không kì hạn. Tiền gửi tiết kiệm được hưởng lãi, được hoàn trả khi đến hạn hoặc khi có nhu cầu.
Quyền của người gửi :
Được thanh toán đủ vốn gốc và lãi đúng thời hạn.
Được rút tiền trước hạn trong phạm vi nguồn tiền gửi theo quy định của HDB
Được HDB cung cấp thẻ tiết kiệm, trong đó ghi đúng số tiền đã gửi, kì hạn gửi, lãi suất áp dụng và các thông tin có liên quan.
Được chuyển quyền sở hữu cho ngưòi khác để thanh toán , cho tặng.. theo quy định của HDB.
Thẻ tiết kiệm có thể dùng thế chấp vay vốn, chiết khấu theo chế độ tín dụng hiện hành của HDB.
Thẻ tiết kiệm được thừa kế theo quy định của pháp luật. được uỷ quyền cho người khác giao dịch đúng nội dung uỷ quyền theo đúng pháp luật và quy định của HDB.
Trách nhiệm của người gửi tiền:
Thực hiện đúng quy định thể lệ và gửi tiền tiết kiệm và các thoả thuận với HDB.
Đối với tường hợp tất toán trước hạn có thoả thuận ngay khi gửi tiền, phải thông báo trước 1 ngày làm việc về yêu cầu rút tiền trước hạn.
Cần bảo quan thẻ tiết kiễm cẩn thận và không được tự ý xoá bỏ, sửa chữa, ghi chép vào thẻ, mọi thẻ tiết kiệm bị tẩy xoá, sữa chữa đều không có giá trị thanh toán.
Trách nhiệm của HDB:
Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của chính phủ và ngân hàng nhà nước.
Nhận tiền gửi tiết kiệm vào các ngày giờ giao dịch theo quy định của HDB đươc công khai, không tự ý ngưng giao dịch mà không báo trước. Trường hợp ngưng giao dịch tạm thời sẽ được niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất 24 giờ trước thời điểm ngưng giao dịch.
Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu; đảm bảo trả đầy đủ, đúng hạn vốn và lãi của mọi khoản tiền gửi.
Công bố công khai cá hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm và khung lãi suất áp dụng, phương pháp trả lãi, mức phí đối với các dịch vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm của HDB tại các địa điển nhận tiền gửi tiết kiệm.
Đảm bảo bí mật số dư tiền gửi của khách hàng, từ ch6í việc điều tra, phong toả, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi mà không có sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Đảm bảo an toàn tiền gửi tiết kiệm của người gửi.
Chịu trách nhiệm về thiệt hại, vi phạm, lợi dụng đối với tiền gửi tiết kiệm do lổi của HDB.
Báo cáo NHNN các số liệu liên quan đến hoạt động nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê.
chứng từ, mẩu biểu, sổ sách
Thẻ tiết kiệm, các chứng chỉ gửi vàng:
Là giây chứng nhận về việc gửi vàng và tiền tại HDB, được HDB cấp cho khách hàng theo mẩu quy định, nội dung chi tiết trên thẻ tiết kiệm được thể hiện đầy đủ theo điều 6 quy chế về tiền gửi tiết kiệm của HDB.
Phiếu lưu:
Được dùng như bảng sao thẻ tiết kiệm, chứng chỉ gưỉ vàng đã phát hành cho người gửi lưu tại HDB, trên phiếu lưu có 2 chữ kí mẩu của người gửi và các chi tiết khác có liên quan.
Giấy gửi và lĩnh tiền, vàng: dùng theo mẩu có in sản hoặc mẩu in bằng máy,
Giấy uỷ quyền , giấy báo mất: theo mẩu in sẳn.
Những quy định cụ thề đối với tiền gửi tiết kiệm
tiền gửi tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ:
Housing bank nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ theo thời gian và có 2 loại : tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn.
Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn:
Người gửi được hưởng lãi hàng tháng theo lãi suất không kì hạn của ngân hàng HDB được quy định theo từng thời kì , lãi được nhập vốn hàng tháng vào ngày do HDB quy định . tính lãi theo số dư và thời gian thực tế trong tháng, tính từ ngày đầu tháng này cho đến đầu tháng kế tiếp.
Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn:
Phân loại theo phương thiức trả lãi: theo phương thức loại trả trước, loaị trả sau.
Loại trả trước : là hình thức gửi tiền mà lãi được trả ngay cho người gửi..
Loaị trả sau: gồm 2 hình thức:
Hình thức trả lãi khi đáo hạn: đến ngày đáo hạn ngân hàng tự động nhập lãi vào vốn, nếu ngưởi gửi không đến rút vốn và lãi thì toàn bộ số dư mới ( gồm vốn + lãi) sẽ được ngân hàng kéo dài thêm kì hạn tiếp theo.
Hình thức trả lãi theo kì hạn thoả thuận: hình thức trả lãi theo định kì tương ứng vời từng loại tiết kiệm có kì hạn theo quy định của HDB trong từng thời kì. kể từ ngày đến kì lĩnh lãi, người gửi có thể lĩnh khoản lãi đó vào bất kì ngày làm việc của HDB, những khoản lãi người gửi chưa lĩnh HDB tạm giữ hộ không nhập vốn. Đến ngày đáo hạn người gữi không rứt vốn, HDB sẽ kéo dài vốn góc thêm 1 kì hạn tiếp theo. Người gửi được quuyền lựa chọn phương pháp trả lãi phù hợp trên cơ sở các hình thức tiết kiệm có kì hạn của HDB quy định trong từng thời kì.
Tiết kiệm bằng tiền Việt Nam:
HDB nhận tiền gửi tiết kiệm bằng tiền Việt Nam, kí hiệu quốc gia “đ” kí hiệu quốc tế là “VND” của công dân việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam .
Đơn vị nhỏ nhất để ghi chép trên thẻ tiết kiệm là “đồng”
Số dư tối thiểu cho mỗi lần gửi của loại tiết kiệm VND là 50.000đ.
Tiết kiệm bằng ngoại tệ:
Đơn vị ghi chép trên thẻ tiết kiệm và các chứng từ kế toán là đơn vị nguyên tệ của laọi ngoại tệ khi gủi. Việc quy đổi ra các lloại ngoại tệ khác nhau để lập báo cáo thực hiện theo quy định của ngân hàng hà nước và HDB.
HDB chi trả vốn và lãi cho người gửi bằng đồng ngoại tệ mà người gửi đã gửi hoặc bằng VND theo yêu cầu của người gửi. Trường hợptrả lãi bằng VND thì tính theo tỉ giá mua của HDB tại thời điểm rút tiền.
Khi chi trả lãi có số lẻ (dưới 1 đơn vị ngoại tê) thì số ngoại tệ lẽ đó được quy đổi ra VND theo tỷ giá mua của HDB tại thời điểm trả lãi để trà cho người gửi.
Số dư tối thiểu cho mổi lần gửi của loại tiết kiệm bằng ngoại tệlà 20 đơn vị ngoại tệ.
Các hình thức huy động vàng
HDB chỉ huy động loại chứng chỉ gửi vàng có kì hạn, gồm loại trả lãi trước và lãi trả sau theo kì hạn thoả thuẩn, được áp dựng tương tự như huy động tiền gửi tiền đồng Việt Nam cùng hình thức.
Đơn vị nhỏ nhất để ghi chép trong nghiệp vụ huy động chứng chỉ gửi vàng là “lượng” và số vàng tối thiểu cho mỗi lần gửi là 1 lượng.
1.2 Kế toán nghiệp vụ tiền gữi tiết kiệm
1.2.1 Những quy định chung về nghiệp vụ kế toán tiền gữi tiết kiệm
Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm là 1 trong những nghiệp vụ của ngân hàng. Các phát sinh lên quan đến huy động vốn phải được phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời vào sổ sách kế toán và tổng hợp vào bảng cân đối điều hành vốn kinh doanh hằng ngày, bẳng cân đối tháng năm trong toàn bộ hệ thống ngân hàng:
Bộ phận kế toán có trách nhiệm quản lý thẻ tiết kiệm trắng, sử dụng tài khoản nội bảng “ vật liệu dự trữ “ để theo dõi giá trị và sử dụng tài khoản ngoại bảng” các giấy tờ có giá của TCTD” để theo dỏi số lượng , số seri và giá trị. Khi xuất thẻ tiết kiệm trắng cho các đơn vị phải căn cứ vào phiếu đề nghị của thủ trưởng đơn vị để lập phiếu xuất, ghi rỏ các chi tiết: số lượng thẻ, số seri thẻ xuất và chữ kí người giao, người nhận.
Các quỹ tiết kiệm thực hiện hạch toán nghiệp vụ huy động vốn tiền gửitiết kiệm. Việc thực hiện các nguyên tắc bảo mật số liệu của khách hàng theo qui định hiện hành.
Quá trình hạch toán kế toán theo dõi thẻ tiết kệim và sổ sách chi tiết nếu thực hiện huy động bằng VND thì việc hạch toán theo dõi ghi hép bằng VND. Nếu huy động bằng ngoại tệ thì việc hạch toán ghi chép bằng ngoại tệ.
Các đơn vị thành viên phải tăng cường cộng tác kiểm tra, kiểm soát, cộng tác hạch toán nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi dân cư. Thực hiện đối chiếu công khai một năm ít nhất một lần với khách hàng. Qua kiểm tra kiểm soát đối chiếu nếu phát hiện thấy những vi phạm sai sót phải có uốn nắn kịp thời và có biện pháp xử lý đích đáng.
Nhiệm vụ của kế toán tiết kiệm:
+ Lập các chứng từ, thẻ , phiếu, mẩu biểu vềtiết kiệm kiểm soát các yếu tố, kí tên trên các chứng từ và chịu trách nhiệm về các nội dung đã kiểm soát.
+ Ghi chép rỏ ràng, đầy đủ, chính xác và kịp thời đối với các giao dịch hàng ngày quay tiết kiệm, đảm bảo đúng thể lệ và chế độ hiện hành.
+ Bảo quản hồ sơ khách hàng.
+ Chấp hành nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán của HDB và các qui định có liên quan của pháp luậ hiện hành.
Qui trình kế toán tiền gửi tiết kiệm
Thủ tục mở thẻ tiểt kiệm lần đầu:
Người gửi tiền phải rực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền với HDB và phải xuât trình các giấy tờ sau:
Đối với người gửi tiền là ca nhân người việt nam phải xuất trình CMND.
Đối với người gửi là cá nhân người nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu có thời gian hiệu lực còn lại dài hơn kì hạn gửi tiền ( đối với trường hợp nhập cảnh miển htị thực ) ; xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hệu kực còn lại dài hơn kì hạn gửi tiền ( đối vơí trường hợp xuất nhập cảnh có thị thực)
Đối với người gửi tiền là giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình CMND hoặc hộ chiếu , phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách là ngưòi giám hộ hoặc đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng kực hành vi nhân sự.
Người gửi tiền đăng kí chữ kí mẩu lưu tại HDB, trường hợp khách hàng không thể viết được thì phải đăng kí bằng mật mã hoặc kí hiệu đặc biệt thay cho chữ kí mẩu.
Người gửi tiền thực hiện cac thủ tục mở thể tiết kiệm theo quy định Của HDB và được cấp thẻ tiết kiệm có đủ các thông tin cần thiết theo quy định của HDB và ngân hàng nhà nước.
Thủ tục các lần gửi tiết kiệm tiếp theo:
Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm các lần tiếp theo do tổng giám đốc HDB quy định căn cứ theo điều kiện kinh doanh và mô hình quản lí của HDb, đảm bảo việc nhận tiền gửi tiện lợi chính xác và an toàn tài sản.
Đối với những giao dịch gửi tiền thêm vào thẻ tiết kiệm đã cấp, người gửi tiền có thể giao dịch trực tiếp hoặc người khác giao dịch thay theo quy định của HDB.
Rút vốn gốc và trả lãi tiền gửi tiết kiệm
Khi rút vốn gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm người gửi tiền thực hiện những thủ tục sau:
Xuất trình thẻ tiết kiệm.
Lập giấy rút tiền và ký chữ kí đúng với chữ kí mẫu đã đăng kí tại HDB.
Xuất trình CMND đối với cá nhân người Việt Nam, hộ chiếu , thị thực đối với người nước ngoài và xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ đại diện theo pháp luật.
Đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, nếu ngày đến hạn trùng với ngày nghĩ , ngày lể thì việc chi trả vốn gốc và lãi được chi trả vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên, trương hợp chi trả trước ngày kề ngày nghĩ theo yêu cầu của khách phải được thực hiện theo quy định của tổng giám đốc.
Trường hợp rút tiền trước hạn, khách hàng phải thông báo trước theo quy định của ngân hàng và được hưỏng lãi không kì hạn
Trường hợp rút một phần vốn gốc thì kế toán thu thẻ củ và làm lại thẻ mới .
Sau đó chuyển thẻ tiết kiệm củ, thẻ mới , CMND, phiếu chi, cho kiểm soát và trưởng phòng kí.
d) Tất toán tài khoản:
Khi muốn tất toán tài khoản, kế toán kiểm tra CMND ( hộ chiếu , thị thực) và chử kí mẩu…. Nếu đúng thì lập phiếu chi và đưa cho khách hàng kí, đống dấu “ đã tất toán” vào thẻ tiết kiệm sau đó chuyển thẻ và phiếu chi cho kiểm soát kí.
Đối với tiền gửi ngoại tệ:
Qui trình nhận gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ củng tương tự như qui trình nhận trả tiền gửi tiết kiệm bằng tiền Việt Nam.
Trường hợp khách hàng có tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ rút ra bằngVND hoặc ppần ngoại tệ lẻ phải chi trả bằng VND thì qui đổi số ngoại tệ này theo tì giá mua tại thời điểm thanh toán.
Trương hợp khách hàng có tiền gửi bằng VND có nhu cầu và được phép mua ngoại tệ theo qui định của ngân hàng nhà nước thì tiết kiệm qui đổi số tiền VND theo tỉ giá bán tại thời điểm thanh toán.
nguyên tắc và phương pháp tính lãi.
Nguyên tắc tính lãi:
Ap dụng khung lãi suất qui định của HDB
Ngày tính lãi: tính ngày gửi không tính ngày lĩnh .
Lãi suất tháng tính trên cơ sỡ 1 tháng là 30 ngày
Lãi suất năm tính trên cơ sỡ 1 tháng là 360 ngày.
Kỳ tính lãi là 1 tháng cho mỗi loại huy động.
Chỉ làm tròn kết quả tính lãi bằng VND, USD, vàng .
Trong việc tính lãi mặc định VND không có số lẻ, USD 2 số lẻ, vàng 3 số lẻ.
Tôn trọng các hình thức kì hạn mà khách hàng lựa chọn.
Phương pháp tính lãi:
Tính theo tích số:
Ap dụng để tính các khoản trả lãi tiết kiệm không kì hạn, trả lãi tiền gửi không kì hạn…
Số tiền lãi = tổng tích số X lãi suất tháng hoặc lãi suất năm
Phải trả được tính lãi 30 ngày 360 ngày
Tổng tích số được = ∑ ( số dư có X số ngàythực tế trong tháng)
tính lãi trong tháng
Tính theo món:
Áp dụng cho trả lãi tiết kiệm có kì hạn, tiền gửi có kì hạn, lãi phát hành giấy tờ có giá:
Số tiền lãi = số dư tiền gửi X thời gian gửi X lãi suất
( tháng) ( tháng)
Qui định về trả lãi tiền gửi tiết kiệm và chứng chỉ gửi vàng: ngày, kì tính lãi, và kì trả lại.
Loại huy động không kì hạn
Ngày trả lãi là ngày do HDB qui định, tất cả thẻ tiết kiệm được mở trong các ngày trong tháng đều qui về ngày qui định dể tính lãi hàng tháng.
Kì tính lãi không kì hạn được tính theo ngày thực tế của tháng.
Loại huy động có kì hạn:
Ngày mở thẻ tiết kiệm, chứng chỉ gửi vàng được tính là ngày trả lãi hàng kỳ của loại huy động có kì hạn.
Ngày trả lãi của loại huy động có kì hạn trả trước là ngày gửi.
Ngày trả lãi của loại huy động có kì hạn trả sau là ngày đáo hạn hoặc ngày phải trả lãi theo kì hạn thoả thuận.
Trường hợp ngày mở thẻ/chứng chỉ là ngày cuối tháng, thì ngày trả lãi được tính là ngày cuối cùng của tháng theo kì hạn thoả thuận.
Kì trả lãi là kì hạn thoả thuận do người gửi lựa chọn ngay khi gửi.
Kì tính lãi có kì hạn là tròn tháng từ ngày gửi của tháng này đến ngày gửi của háng sau, không căn cứ ngày thực tế của tháng.
Hạch toán kế toán tiền gửi tiết kiệm
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản tiền gửi tiết kiệm gồm 13 số:
xxxx.xx.xx.xxxxx :
xxxx : 4 số tài khoảncấp 3 theo qui định của ngân hàng nhà nước
xx : 2 số mã loại tiền theo qui định của ngân hàng nhà nước.
00 : tiền VND, 01: vàng, 14: ngoại tệ UER, 37: ngoại tệ USD
xxxxx: 5 số mã khách hàng, hoặc mã số thứ tự tiểu khoản
xx : mã số kì hạn, trả lãi:
không kì hạn: 00
ví du: 4231 00 00 04599 là số tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kì hạn bằng VND của khách hàng, số thẻ tiết kiệm là 04599.
có kì hạn
Kì hạn, kì trả lãi
Lãi đáo hạn
Lãi tháng
Lãi quý._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4231.doc