Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa

Chương I . Một số nét cơ bản về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế I - quá trình hình thành và phát triển ngành giao nhận ở Việt Nam 1. Khái niệm chung về giao nhận Đặc điểm nổi bật của buôn bán hàng hoá quốc tế là người mua và người bán ở hai nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng, tức là hàng hoá được chuyển từ nước người bán sang nước người mua. Để hàng hoá đến được tay người mua thì cần phải thực hiện hàng loạt các cô

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc khác nhau liên quan đến quá trình chuyên chở như bao bì, đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hoá ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận... Những công việc đó được gọi là giao nhận. Giao nhận (Forwarding) là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi đến nơi nhận hàng. Thực chất giao nhận là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình đó. Giao nhận gắn liền với vận tải nhng nó không phải là vận tải. Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, là hai khâu chủ yếu của chu trình tái sản xuất xã hội. Và nó thực hiện chức năng đa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối vật chất khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành. Người kinh doanh dịch vụ giao nhận là người giao nhận (Freight Forwarder hay Forwarding Agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện công việc giao nhận. Những dịch vụ mà người giao nhận có thể đảm nhận bao gồm từ việc bình thường đơn giản như lưu cước hay làm thủ tục thuế quan cho đến làm trọn gói các dịch vụ cho toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng. ở một số nước thì tên gọi của người giao nhận khác nhau như: đại lý giao nhận, đại lý gửi hàng, đại lý chuyên chở, người thụ ủy chuyên chở, người phụ trợ chuyên chở, đại lý hải quan...Nhưng tất cả đều cùng mang một tên chung trong giao dịch Quốc tế là “người giao nhận hàng hóa Quốc tế” (International Freight Forwarder), cùng làm một ngành nghề giao nhận và cùng bán dịch vụ, nhiều hay ít tùy theo cầu, là dịch vụ giao nhận. Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service), theo “qui tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận”, là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật Thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. 2. Sự ra đời của ngành giao nhận ở Việt Nam Ngày 3/11/1959, Bộ Ngoại thương đã ra quyết định số 338-BNT cho ra đời Cục vận tải giao nhận kho vận Việt Nam. Mặc dù đã có hơn 40 năm phát triển, nhưng do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều thăng trầm nên ngành giao nhận Việt nam mới chỉ thực sự phát triển trong vòng vài năm nay, trong thời kỳ đổi mới kinh tế của đất nước. 3. Các giai đoạn phát triển của ngành giao nhận Việt Nam - Giai đoạn trước Đại hội Đảng VI: Trước năm 1986, trong thời kỳ bao cấp, những tính chất chủ yếu của hoạt động ngoại thương có thể thấy là: Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, hoạt động ngoại thương theo kế hoạch nhằm bảo vệ và phục vụ việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Cách thức hoạt động là Nhà nước ký các nghị định thư (chủ yếu là đối với các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ), xác định rõ kim ngạch xuất nhập khẩu từng năm cho từng đơn vị. Vì muốn quản lý hoàn toàn hoạt động ngoại thương nên công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu trong giai đoạn này được Nhà nước giành độc quyền cho VIETRANS. Phạm vi các dịch vụ giao nhận trong giai đoạn này chỉ giới hạn ở các hoạt động như nhận hàng của người gửi hàng, hoặc nhận hàng từ người chuyên chở giao cho người nhận hàng. Hoạt động giao nhận diễn ra tại các ga, cảng, cửa khẩu. - Giai đoạn sau Đại hội Đảng VI: Với chính sách mở cửa kinh tế, việc buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và các nước ngày càng phát triển. Các hình thức hoạt động ngoại thương bao gồm các cơ chế xuất nhập khẩu theo nghị định thư và xuất nhập khẩu tự cân đối. Các đơn vị xuất nhập khẩu có điều kiện để phát triển năng động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Trong tình hình mới nhiều doanh nghiệp từ nhiều thành phần kinh tế đã tham gia vào hoạt động giao nhận kho vận. Các tổ chức giao nhận gồm: Viconship, Transimex,Vietfracht, Matexim, Saigonship, VOSA, VOSCO, Vietransimex, Romanico, Mariserco, Sotrans, Hamatco, TTP, Vinatranco...tất cả có hơn 30 tổ chức trong nước. Tuy nhiên về mặt giá cả và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp rất khác nhau. Những đơn vị có chuyên môn, có cơ sở vật chất kỹ thuật, làm ăn tốt được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm như Vietrans, Vietfracht, Transimex, Vosco...Bên cạnh đó có những doanh nghiệp mới vào kinh doanh nghề này, thiếu nghiệp vụ và cơ sở vật chất để tiến hành các dịch vụ giao nhận mà thực chất chỉ hoạt động như đại lý, môi giới, thụ động làm theo chỉ dẫn của đối tác nước ngoài. Ngoài các đơn vị chuyên làm giao nhận, nay còn có cả những đơn vị, tổng công ty, công ty xuất nhập khẩu đứng ra lo liệu cùng cảng làm giao nhận cho hàng hoá xuất nhập khẩu của mình (như Transimex) nhằm tiết kiệm chi phí. Sự cạnh tranh trên thị trường giao nhận ngày càng tăng làm phát sinh thêm các loại dịch vụ như khai thuê hải quan, chuyển phát nhanh chứng từ, gom hàng, thuê tàu, đại lý tàu...nhằm tiến tới làm giao nhận tổng hợp ngoài giao nhận thông thường. Ngành giao nhận Việt Nam đến nay phát triển cả về chất lượng và số lượng các dịch vụ. Tuy nhiên loại hình giao nhận truyền thống là giao nhận hàng bằng đường biển vẫn chiếm trên 80% tổng khối lượng hàng hoá giao lưu quốc tế. Vì vậy cho đến nay, sự phát triển của ngành giao nhận quốc tế ở Việt Nam cũng phản ánh sự phát triển của giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển ở nước ta. II - vai trò và nhiệm vụ của người giao nhận hàng hoá 1. Vai trò của người giao nhận hàng hóa Ngày nay, với sự mở rộng của thương mại quốc tế và sự phát triển của các phương thức vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn cả về chiều sâu và chiều rộng. Người giao nhận hiện giờ đã đóng vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Hoạt động giao nhận có thúc đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn trong thương mại quốc tế do có sự chuyên môn hóa trong việc làm các thủ tục. Theo sự tính toán thống kê của Nhà nước thì giá trị phần mà người giao nhận thu được từ các hoạt động xuất nhập khẩu chiếm từ 8 - 18% giá trị xuất nhập khẩu của mỗi nước. Điều đó cho thấy mức độ đóng góp vô cùng to lớn của người giao nhận trong hoạt động xuất nhập khẩu. Người giao nhận giữ vị trí, vai trò to lớn như vậy vì đã làm chức năng và công việc của những người sau đây: a. Môi giới hải quan Ban đầu người giao nhận chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu. Sau đó người giao nhận mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự uỷ thác của người xuất khẩu hay người nhập khẩu tuỳ thuộc vào qui định của hợp đồng mua bán. Trên cơ sở được Nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu hay người nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan. Đại lý (Agent) Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở. Họ chỉ được coi là cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng. Người giao nhận làm cho việc kinh doanh của người chuyên chở tốt hơn do am hiểu, gần gũi khách hàng hơn. Và nếu người chuyên chở tổ chức được nhiều đại lý ở các khu vực thị trường khác nhau thì xác suất có khách hàng lớn hơn là khi không có các đại lý. Người giao nhận còn có làm các dịch vụ mà hãng chuyên chở ủy thác. Bên cạnh đó, đối với người gửi hàng thì đại lý cũng thực sự cần thiết để có thể nhanh chóng tiếp cận được với người chuyên chở. Đối với hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác, hoặc giao hàng đến tay người nhận. Công việc chuyên môn này của người giao nhận làm giảm tối thiểu thời gian tiêu phí và rủi ro, tổn thất, trộm cắp, hư hỏng hàng hoá ở các điểm chuyển tải. Trong trường hợp phải lưu kho hàng hoá trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê của người khác và phân phối hàng hoá nếu cần. Người gom hàng (Cargo Consolidator) ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận tải đường sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hoá bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải, thời gian làm hàng. Khi làm người gom hàng, người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở đối với người có hàng gửi, còn đối với người “chuyên chở thực sự” thì họ là người gửi hàng. Những người gửi hàng lẻ, nhận lẻ không trực tiếp với người “chuyên chở thực sự”. Người giao nhận sẽ cấp vận đơn gom hàng (House Bill of Lading) cho những người gửi hàng lẻ. Điều đáng lưu ý là House Bill of Lading chưa được ICC thông qua và có nội dung không thống nhất trên toàn thế giới. ở những nước có điều kiện kinh doanh chuẩn, nhiều người giao nhận khi cấp House Bill of Lading, họ chịu trách nhiệm về hàng hóa đối với chủ hàng như người “chuyên chở thực sự”. ở những nước không có điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, nhiều người giao nhận khi khi được cấp "House Bill of Lading" họ chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa với chủ hàng như là người đại lý. Hiện nay FIATA đang khuyến khích những người giao nhận cấp vận đơn vận tải liên hợp (FBL). Khi cấp FBL, người giao nhận chịu trách nhiệm về hàng hóa như người “chuyên chở thực sự ”. Người chuyên chở Ngày nay trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier) nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (Performing Carrier). Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO) Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải từ “cửa đến cửa” thì người giao nhận đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO). MTO cũng là người chuyên chở và chịu trách nhiệm đối với hàng hóa. MTO chỉ cấp một chứng từ duy nhất và chỉ một trách nhiệm duy nhất. Người giao nhận kinh doanh vận tải liên hợp có thể cấp BIMCO (Hội nghị hàng hải quốc tế và Bantic) hay FBL (tuỳ thoả thuận) và hành động như một người ủy thác. Người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát đối với hàng hóa xảy ra trong thời gian kể từ khi hàng được anh ta nhận để chuyên chở cho đến khi hàng được giao. Như vậy, bằng các hoạt động của mình, người giao nhận giảm được chi phí, thời gian cho cả người gửi hàng và người chuyên chở, giảm gánh nặng về chứng từ, thủ tục mỗi khi cần xuất khẩu hay nhập khẩu một lô hàng. Nói khác đi, người giao nhận đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường thế giới. 2. Nhiệm vụ của người giao nhận Thông thường người giao nhận thay mặt người gửi hàng hay người nhận hàng lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các công đoạn. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua những người ký hợp đồng phụ hay những đại lý mà họ thuê. Người giao nhận cũng sử dụng những đại lý của họ ở nước ngoài. Công việc của người giao nhận cần tuân theo những quy định về luật của từng nước thông qua điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn. Điều kiện tiêu chuẩn ở các nước tương đối khác nhau, tuy nhiên người giao nhận luôn luôn phải: - Tiến hành chăm sóc chu đáo hàng hóa đợc ủy thác. Thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề có liên quan đến vận tải hàng hóa đó Là người ủy thác, trách nhiệm đối với bên thứ ba, quyền hạn về giới hạn trách nhiệm và quyền thực hiện việc giữ hàng cũng giống như khi người giao nhận đóng vai trò của đại lý. iii - nội dung liên quan tới giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển 1. Các hình thức giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển Thường có hai loại là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đóng trong các container và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường là việc giao nhận những loại hàng rời, có khối lượng lớn, không thể tận dụng việc sử dụng container để chứa đựng các loại hàng hóa đó. Còn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đóng trong container có các hình thức giao nhận sau: - Nhận nguyên giao nguyên (FCL/FCL): Hàng nguyên (Full Container Load) là lô hàng của người gửi hàng có khối lượng tương đối lớn, đòi hỏi phải xếp trong một hoặc nhiều container. Nhận nguyên, giao nguyên là người chuyên chở nhận nguyên từ người gửi hàng (Shipper) ở nơi đi và giao nguyên cho người nhận (Consignee) ở nơi đến. - Nhận lẻ giao lẻ (LCL/LCL): Hàng lẻ (Less than a Container Load) là lô hàng của người gửi có khối lượng nhỏ không đủ đóng trong container. Nhận lẻ, giao lẻ là người chuyên chở nhận lẻ từ người gửi hàng và giao hàng lẻ cho người nhận. - Nhận lẻ giao nguyên (LCL/FCL): phương pháp này được sử dụng khi một người gửi hàng cần gửi hàng cho nhiều người nhận tại một nơi đến. - Nhận nguyên giao lẻ (FCL/LCL): Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhận lẻ giao nguyên, tức là người chuyên chở khi nhận nguyên container từ chủ hàng và có thể cấp nhiều B/L tương ứng với số lượng người nhận. 2. Các tổ chức Quốc tế và công ước liên quan đến giao nhận đường biển a. Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (V.I.F.F.A.S) Cùng với sự chuyển dịch kinh tế nước ta từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển ngày càng mạnh mẽ. Để giúp đỡ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhiều cơ quan, công ty đã tham gia vào dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu làm cho thị trường giao nhận ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà giao nhận, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (V.I.F.F.A.S) đã được thành lập năm 1984 và đã trở thành thành viên chính thức của F.I.A.T.A trong năm đó. Hiệp hội đưa ra những quy tắc chung, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các công ty giao nhận khi cung cấp các loại dịch vụ cho khách hàng. b. Các tổ chức Quốc tế Liên đoàn Quốc tế các hiệp hội giao nhận - F.I.A.T.A F.I.A.T.A được thành lập năm 1926, là một tổ chức giao nhận vận tải lớn nhất thế giới, là tổ chức phi chính trị, tự nguyện, là đại diện của 35 nghìn công ty giao nhận ở 130 nước trên thế giới. Thành viên của F.I.A.T.A là các hội viên chính thức (Ordinary Members) và hội viên hợp tác (Associated Members). Hội viên chính thức là Liên đoàn giao nhận của các nước, hội viên hợp tác là các công ty giao nhận riêng lẻ. Mục tiêu chính của F.I.A.T.A là bảo vệ và phát huy lợi ích của người giao nhận ở mức độ quốc tế và cải thiện chất lượng dịch vụ. Nhiều công ty giao nhận ở Việt Nam là hội viên của F.I.A.T.A như Vietrans, Transimex, Vietfracht... Hội nghị Hàng hải Quốc tế (I.M.O) Năm 1889, I.M.O đã được triệu tập tại Washington (Mỹ), đề nghị thành lập một tổ chức Quốc tế thường trực nhằm giải quyết các vấn đề về số vụ tai nạn ngày càng tăng. Đề nghị này bị phản đối vì ngành Hàng hải lúc bấy giờ đang nằm trong tay một số cường quốc có ưu thế về đường biển và đội tàu. Sau thế chiến thứ hai do sự xuất hiện của những tàu chở hàng siêu trường, siêu trọng nên tai nạn ngày càng tăng, thực sự là một thảm hoạ với con người và với môi trường biển. Một lần nữa, yêu cầu về việc phải có một tổ chức Hàng hải quốc tế lại được nhắc đến. Tháng 2 năm 1948, Liên hợp quốc đã triệu tập hội nghị quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ) để xem xét thành lập một chức mới chuyên trách điều hành Giao thông vận tải đường biển quốc tế đặc biệt là việc đảm bảo an toàn hàng hải. Ngày 6 tháng 3 năm 1948, Hội nghị đã thông qua “Công ước thành lập Tổ chức Hàng hải quốc tế” với tên ban đầu là “Tổ chức tư vấn hàng hải liên chính phủ” viết tắt là I.M.C.O, sau này là I.M.O. Với tôn chỉ “hàng hải an toàn hơn - biển cả trong sạch hơn”. Mục đích của tổ chức được ghi rõ trong điều I của Công ước: Cung cấp một cơ chế để hợp tác giữa các chính phủ về vấn đề kỹ thuật thuộc mọi loại tác động tới Hàng hải thương mại quốc tế, và để khích lệ việc chấp nhận chung các tiêu chuẩn có tính thực tiễn cao nhất trong lĩnh vực an toàn hàng hải và hiệu năng của hàng hải. Ngày 17 tháng 3 năm 1958, Nhật Bản đặt bút chấp nhận khiến công ước I.M.O có hiệu lực. Ban đầu chỉ có 28 thành viên, đến tháng 3năm 1998 I.M.O đã có 155 thành viên và 2 thành viên liên kết là Hồng Kông và Ma Cau. Đến nay I.M.O đã đưa ra được nhiều công ước, đáng chú ý trong giao nhận vận tải đường biển là các Công ước về tàu, về thuyền trưởng, thuyền viên, Công ước quốc tế về an toàn container (International Convention for Sale Container-1972), Công ước quốc tế về đường chuyên chở 1966 (Load line 1966)... c. Các hiệp định, hiệp ước vận tải liên quan đến giao nhận đường biển Quy tắc Hague Năm 1924 “Công ước Quốc tế để thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận đơn đường biển” đã được ký kết. Điều đáng chú ý ở quy tắc này là khi nước người gửi hàng đã phê chuẩn quy tắc hoặc ban hành luật phù hợp với quy tắc đó thì quyền lợi hàng hóa được bảo vệ ở mức tối thiểu với tính bắt buộc, nghĩa là người chuyên chở có thể nhận trách nhiệm rộng hơn nhưng không thể giảm mức trách nhiệm tối thiểu của mình bằng hợp đồng. Mức độ bảo hộ tối thiểu này áp dụng trong vận tải quốc tế (nghĩa là cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng ở các nước khác nhau) về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa, tên hàng ghi trong vận đơn và ở một số nước bảo hộ cho cả việc chậm trễ trong vận tải nhưng không dẫn đến hư hỏng hàng hóa. Quy tắc Hague-Visby Đây là bản quy tắc sửa đổi quy tắc Hague với mức độ hạn chế đáp ứng sự phê phán từ nhiều phía. Quy tắc Hague-Visby cũng mở rộng phạm vi áp dụng của quy tắc Hague, đồng thời nghị định thư cũng tìm cách giải quyết vấn đề phát sinh do chuyên chở hàng hóa trong container và palet. Khi hàng hóa được đóng vào container được coi là một đơn vị tính giới hạn trách nhiệm. Nếu container thuộc về chủ hàng và do chủ hàng đóng hàng thì vấn đề giới hạn trách nhiệm sẽ phụ thuộc vào điều khoản kê khai trong vận đơn. Quy tắc Hamburg Việc sửa đổi theo quy tắc Hague-Visby không làm thoả mãn lợi ích của những người gửi hàng. Sự cần thiết phải sửa đổi hoàn toàn quy tắc Hague dẫn tới việc chấp nhận một công ước mới gọi là “Công ước của Liên hiệp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển-1978” tại Hamburg tháng 3 năm 1978, do đó có tên là “quy tắc Hamburg”. Trách nhiệm của người chuyên chở dựa trên nguyên tắc “lỗi hoặc sơ suất suy đoán”, có nghĩa là người chuyên chở phải có trách nhiệm chứng minh mình có lỗi hay sơ suất. Công ước Quốc tế về vận tải đa phương thức Theo công ước thì người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, mất mát, hư hỏng hoặc giao chậm, xảy ra khi hàng hoá nằm trong sự bảo quản của MTO (người kinh doanh vận tải đa phương thức) trừ phi MTO chứng minh được rằng anh ta là người làm công hoặc đại lý của anh ta đã dùng mọi biên pháp hợp lý cần thiết để tránh sự việc trên và hậu quả của chúng. Công ước này vẫn chưa có hiệu lực vì chỉ có 9 nước ký kết, phê chuẩn, gia nhập hoặc thông qua (để có hiệu lực cần có 30 nước ký kết). Trong khi chờ đợi công ước có hiệu lực thì bản “Công ước thống nhất ICC về chứng từ vận tải hỗn hợp” có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1992, cũng như Công ước bản quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức được xây dựng trên cơ sở chế độ trách nhiệm thống nhất (Uniform Liability System). Điều này có nghĩa là chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng của hàng hóa trong suốt chặng đường chuyên chở từ nơi gửi đến nơi nhận bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau. Tuy nhiên, trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức trong trường hợp được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy lục địa. Cụ thể là MTO không chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng gây ra bởi hành vi sơ suất hoặc lỗi lầm của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hoặc người làm công của người chuyên chở trong việc điều khiển và quản trị con tàu, do cháy hoặc do tàu không đủ khả năng đi biển mà MTO đã chứng minh được là cần mẫn hợp lý lúc bắt đầu hành trình. Trong điều kiện công ước chưa có hiệu lực thì trách nhiệm của MTO sẽ được quy định trên cơ sở hợp đồng. Do đối với nhiều nước các công ước Quốc tế về các phương thức vận tải khác nhau là bắt buộc nên trong hợp đồng vận tải đa phương thức phải quy định rõ trong hai trường hợp: - Nếu biết được trên quãng đường nào của vận tải đa phương thức tổn thất hàng hóa đã xảy ra thì sẽ áp dụng Công ước quốc tế của phương thức vận tải đó. - Nếu không xác định được thì phải quy định áp dụng một chế độ trách nhiệm, chẳng hạn theo quy tắc Hague-Visby. Việc quy định như trên về trách nhiệm của MTO gọi là chế độ trách nhiệm từng chặng (Network Liability System). Việc Việt Nam tham gia các tổ chức, các Công ước quốc tế sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế ở nước ta. Đối với các doanh nghiệp giao nhận, vận tải, việc tham gia vào các tổ chức, các công ước, các hiệp định trên sẽ góp phần nâng cao trình độ kinh doanh thương mại quốc tế, mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra thị trường quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa tham gia bất cứ một công ước quốc tế nào về chuyên chở, tuy nhiên trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chúng ta đang áp dụng những quy định chủ yếu của công ước Hague-Visby 1968. Những quy định của luật hàng hải Việt Nam 1990 về thời hạn trách nhiệm, cơ sở và giới hạn trách nhiệm tương đương với các điều ước quốc tế về vận tải đường biển. Điều này rất thuận lợi cho sự phát triển của vận tải đường biển Việt Nam nói riêng cũng như xu hướng hòa nhập của Việt Nam đối với thế giới và khu vực nói chung. chương II. thực trạng hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hoá tại công ty vietrans I - vài nét khái quát về vietrans 1. Quá trình hình thành và phát triển của VIETRANS VIETRANS là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Thương mại hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ tài chính, là tổ chức về giao nhận đầu tiên được thành lập ở Việt Nam theo quyết định số 554/BNT ngày 13 tháng 8 năm 1970 của Bộ Ngoại thương. Khi đó công ty lấy tên là công ty giao nhận đường bộ, trụ sở tại Hà Nội, dưới sự quản lý điều hành của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại). Năm 1976, Bộ Thương mại sát nhập Cục kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận ngoại thương, trụ sở tại Hải phòng và công ty giao nhận đường bộ thành một công ty giao nhận thống nhất là “Công ty giao nhận kho vận Ngoại thương", tên giao dịch là “Vietnam National Foreign Trade Forwarding and Warehousing Coporation”, viết tắt là VIETRANS, trụ sở chính đặt tại số 13 Lý Nam Đế - Hà Nội. Cục kho vận kiêm tổng công ty giao nhận ngoại thương lúc đầu được xây dựng trên cơ sở Phân cục kho vận ngoại thương Hải Phòng và các chi nhánh sát nhập lại. Những năm qua tiếp nhận thêm các chi nhánh xuất nhập khẩu khác, thống nhất các bộ phận giao nhận đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, bưu điện vào một mối, thành lập cơ sở ở các cảng phía Nam ngay sau ngày giải phóng. Sau nhiều lần chia tách, đổi tên vào các năm 1975, 1976 và 1993, công ty đã chính thức mang tên gọi như ngày nay theo quyết định số 337/TM/TCCB ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ thương mại. Có thể tóm tắt quá trình hoạt động và phát triển của công ty qua các thời kỳ sau: - Trước năm 1986, VIETRANS là cơ quan duy nhất được phép giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở ủy thác của các đơn vị xuất nhập khẩu, đây là thời kỳ làm ăn thoải mái nhất của công ty. Công ty được hưởng lao vụ phí theo quy định của Bộ và không phải cố gắng nhiều lắm cũng có khách hàng. Tuy nhiên thời kỳ này Ngoại thương Việt Nam không phát triển nên các hoạt động giao nhận và các dịch vụ có liên quan diễn ra không sôi động và đa dạng như hiện nay. - Thời kỳ 1986-1989 là thời kỳ chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng của Nhà nước. Đây là giai đoạn sóng gió nhất đối với VIETRANS, thể hiện ở khối lượng giao nhận của công ty giảm sút đáng kể. Nếu khối lượng giao nhận của công ty năm 1988 là 100% thì đến năm 1989 chỉ còn 27% và năm 1990 xuống còn 12%, lực lượng lao động thiết bị tuy lớn nhưng không sử dụng, đời sống của lao động gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là Nhà nước từng bước giảm dần độc quyền về ngoại thương. - Ngày 31 tháng 03 năm 1993, Nhà nước xóa bỏ độc quyền ngoại thương đối với công ty theo quyết định 227/BTM/TCC và từ đó công ty chuyển sang là doanh nghiệp vẫn thuộc Bộ Thương mại, nhưng thực hiện việc hạch toán kinh doanh độc lập theo cơ chế thị trường. Hiện nay, công ty giao nhận kho vận ngoại thương VIETRANS đóng trụ sở chính tại 13 Lý Nam Đế - Hà Nội. Ngoài ra, VIETRANS còn có các đơn vị trực thuộc là: - VIETRANS Hải Phòng tại 5A Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng - VIETRANS Bến Thuỷ tại 103 Nguyễn Du - Vinh - Nghệ An - VIETRANS Đà Nẵng tại 16 Trần Phú - Đà Nẵng - VIETRANS Nha Trang tại 21 Trần Quý Cáp - Nha Trang - VIETRANS Quy Nhơn tại 91 Lê Lợi - Quy Nhơn - VIETRANS Sài Gòn tại 55 - 57 Hoàng Diệu - Quận 4 - TP. HCM - Liên doanh cầu cảng kho bãi - Lotus Joint Venture Company Ltd. (Phú Nhuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) - Liên doanh TNT - Vietrans Express Worldwide Vietnam Co., Ltd. Ngoài ra còn có các đại diện ở nước ngoài như Moscow, Odessa, Vladivostoc ... và xí nghiệp xây dựng Phú Mỹ. Việc buôn bán trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và các nước ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho các dịch vụ giao nhận phát triển. Đây là cơ hội tốt để VIETRANS tự điều chỉnh mình bằng những chiến lược kinh doanh thích hợp trong tình hình mới. Hiện nay, VIETRANS đã vươn lên trở thành một Công ty giao nhận quốc tế lớn nhất Việt Nam với số vốn hơn 80 tỷ đồng và có quan hệ đại lý rộng khắp thế giới. 2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của VIETRANS a. Chức năng VIETRANS thực hiện chức năng của một Tổ chức giao nhận vận tải quốc tế cụ thể như: tổ chức chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ, đường hàng không; tiến hành các dịch vụ giao nhận, vận tải, gom hàng, lưu kho, bảo quản, tái chế, chia hàng lẻ; tổ chức chuyên chở hàng nước ngoài quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế, thương mại thông qua việc lựa chọn các phương thức vận tải hợp lý trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra còn mở rộng quan hệ liên kết liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải. b. Nhiệm vụ Để thực hiện tốt các chức năng trên, VIETRANS phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành. - Bảo đảm an toàn vốn trên cơ sở tạo nguồn vốn đảm bảo tự trang trải về tài chính, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. - Mua sắm, xây dựng, bổ sung, cải tiến, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện của công ty. - Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ giao nhận, thay đổi biểu giá hợp lý, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh, thu hút khách hàng. - Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ chính sách cán bộ và quyền lợi người lao động. - Tổ chức quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc công ty theo quy chế hiện hành. c. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu Nghiệp vụ đại lý tàu biển: Đại lý tàu biển là một mắt xích quan trọng, cần thiết trong mối quan hệ giữa người gửi hàng - người nhận hàng và hãng tàu biển. Với mạng lưới tiếp thị của mình, các đại lý có thể đảm bảo nguồn hàng tương đối thường xuyên và lớn đi cung cấp việc làm cho các hãng tàu. Hơn nữa được các hãng tàu ủy thác, các đại lý tàu có thể thực hiện, cung cấp các dịch vụ cho người gửi hàng và đảm bảo giao hàng cho các hãng tàu trong điều kiện hàng sẵn sàng chuyên chở, vì thế sẽ thuận lợi hơn cho các hãng tàu. Đối với người gửi hàng hay người nhận hàng, đại lý thực sự cần thiết bởi vì các thủ tục để xuất hay nhập một lô hàng rất phức tạp, đòi hỏi người tiến hành phải có nghiệp vụ. Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty đối thủ khác nhưng đại lý tàu biển vẫn luôn được coi là khâu dịch vụ quan trọng đối với các đơn vị cơ sở của VIETRANS. VIETRANS chủ yếu làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài, qua mấy năm, công ty mở hướng phát triển các nghiệp vụ đại lý tàu với các hãng như: Blasco, Bol, Fesco, RLC, Hapag Lloyd’s, Evergold...đã đem lại việc làm cho nhiều cán bộ nhân viên, kinh doanh có lãi. Kinh doanh trong lĩnh vực này, công ty đã thu được những hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện cho khâu kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế và nội địa, góp phần đa dạng hoá các nghiệp vụ ở các đơn vị, nâng cao thêm trình độ nghiệp vụ giao nhận vận tải cho cán bộ. Dịch vụ khai thuê hải quan: Thủ tục hải quan là khâu quan trọng trong xuất nhập khẩu nên khi nhận thấy tình hình hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng và phức tạp, Nhà nước đã có cơ sở đào tạo các cán bộ chuyên môn làm các công việc có liên quan đến hải quan. Hàng hóa nhập khẩu phải được làm thủ tục hải quan. Những người làm dịch vụ khai thuê hải quan sẽ giúp các đơn vị xuất nhập khẩu tránh được nhầm lẫn khi làm thủ tục hải quan cũng như tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp. VIETRANS là một trong số 30 công ty đầu tiên được chọn để triển khai dịch vụ khai thuê hải quan. Những công ty này được cấp giấy đăng ký dịch vụ khai thuê vào ngày 8 tháng 2 năm 1999. VIETRANS đăng ký làm dịch vụ hải quan tại Cục Hải quan Thành phố H._.à Nội đồng thời các chi nhánh của công ty cũng đã thực hiện việc đăng ký tại các địa bàn hoạt động. Hiện nay VIETRANS có mã số đăng ký dịch vụ thủ tục hải quan là 002 do Tổng cục Hải quan công bố. Nghiệp vụ tổ chức giao nhận: - Đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam: các hãng giao nhận nước ngoài đã thu xếp hàng và gửi hàng đi theo một hãng tàu nào đó (có thể là một lô nguyên hay nhiều lô lẻ gom lại). Đối với các lô hàng gom sẽ có vận đơn chủ do hãng vận tải cấp cho hãng giao nhận nước ngoài, trên MB/L (Master Bill of Lading) chỉ định VIETRANS là người nhận hàng và trong trường hợp cước thu sau VIETRANS còn được chỉ định làm đại lý thu cước. Đồng thời hãng giao nhận nước ngoài cấp vận đơn gom hàng (HB/L-House Bill of Lading) cho các chủ hàng lẻ để nhận hàng từ VIETRANS. Theo chỉ dẫn của người nhận hàng, VIETRANS có thể cung cấp thêm các dịch vụ như: kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa (B/L, Sea Way Bill, Shipping Note...), thanh toán cước nếu cần, làm thủ tục hải quan, trả lệ phí, thuế và những phí khác, thu xếp việc lưu kho nếu cần, giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở và tổn thất hàng hóa nếu có. Công ty sẽ thu của người nhận hàng các khoản chi phí đại lý, phí báo hàng... - Đối với hàng xuất khẩu : Nếu hàng hóa do VIETRANS tự liên hệ từ các nhà cung cấp, người sản xuất trong nước hay từ người bán cần gửi hàng đi theo đường biển thì VIETRANS thường phải tự liên lạc với các hãng tàu hoặc đại lý các hãng tàu. Để nhận hàng ở nước ngoài, VIETRANS cũng phải chỉ định một hãng giao nhận nước ngoài khác với quy trình tương tự như trên. Còn nếu hãng giao nhận đã có sẵn nguồn hàng ở Việt Nam thì hãng sẽ chỉ định VIETRANS đứng ra làm thủ tục xuất hàng với mức giá đã đặt trước. Nếu VIETRANS thu xếp được với mức giá thấp hơn thì phần chênh lệch sẽ chia tùy theo thoả thuận. Ngoài các dịch vụ trên, công ty VIETRANS còn kinh doanh các dạng dịch vụ khác như: kinh doanh kho và vận tải đường bộ, dịch vụ giao nhận chứng từ nhanh... 3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty VIETRANS Đứng đầu là giám đốc công ty do Bộ trởng Bộ Thương mại bổ nhiệm hay miễn nhiệm. Giám đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về hoạt động của công ty. Giám đốc làm việc theo chế độ thủ trưởng, có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định 217-HDBT và quy định của Bộ theo phân cấp quản lý toàn diện của công ty. Giúp việc cho giám đốc có từ một đến hai phó giám đốc do giám đốc đề nghị và được Bộ Thương mại chấp nhận. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao. Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị và bộ phận trực thuộc công ty cũng như mối quan hệ công tác giữa các đơn vị bộ phận nói trên do giám đốc quy định cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của từng năm, từng giai đoạn nhất định, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty. Dưới đây là vài nét sơ qua về cơ cấu tổ chức các phòng ban trong công ty - Bộ phận kinh doanh dịch vụ: Bộ phận này gồm các phòng có chức năng kinh doanh như: phòng vận tải Quốc tế, phòng gửi hàng, phòng hàng không, phòng xuất nhập khẩu, phòng chuyển tải, phòng triển lãm, phòng Marketing, phòng giao nhận hàng công trình, phòng giao nhận vận tải kho Yên Viên, đội xe, xí nghiệp dịch vụ xây dựng. - Bộ phận hành chính có phòng hành chính quản trị: Bộ phận này có chức năng quản lý trụ sở nơi làm việc của công ty, quản lý, theo dõi tình trạng sử dụng máy móc, thiết bị vật tư phục vụ cho hoạt động của văn phòng. Ngoài ra phòng hành chính quản trị có chức năng lập kế hoạch xây dựng cơ bản, cải tạo, mở rộng, sửa chữa, xây dựng các xí nghiệp, văn phòng công ty...tham gia ban quản lý công trình xây dựng, giải quyết thủ tục về xây dựng. - Bộ phận quản lý: có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác quản lý mọi hoạt động của công ty. Bộ phận này gồm các phòng ban: phòng tổng hợp, phòng tổ chức, phòng kế toán tài vụ, phòng pháp chế và quan hệ đối ngoại. Phòng pháp chế và quan hệ đối ngoại có nhiệm vụ hỗ trợ các phòng ban kinh doanh về mặt pháp lý của các hợp đồng kinh doanh, cùng các phòng ban có liên quan tham gia giải quyết các tranh chấp có yếu tố pháp luật phức tạp và khai thác các mối quan hệ trong nước và quốc tế để tạo cơ hội cho việc kinh doanh được tốt đẹp. sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Vietrans các công ty liên doanh - lotus joint venture co., ltd - tnt-vietrans express world wide co., ltd (vietnam) Phòng pháp chế và đối ngoại bộ phận quản lý Phòng kế toán tài vụ Phòng tổ chức cán bộ các chi nhánh - hải phòng - đà nẵng - Quy nhơn - Nha trang - tp. hồ chí minh Phòng tổng hợp Phòng hành chính quản trị Văn phòng đại diện ở nước ngoài - odessa -Vladivostock các phó giám đốc giám đốc Xí nghiệp dịch vụ xây dựng Đội xe Phòng giao nhận vận tải bộ phận kinh doanh dịch vụ Phòng Mar- keting Phòng giao nhận hàng công trình Kho Yên Viên Phòng gửi hàng Phòng triển lãm Phòng xuất nhập khẩu Phòng hàng không Phòng chuyển tải Phòng vận tải quốc tế II - tổng quan tình hình hoạt động giao nhận của vietrans 1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận ở VIETRANS Công ty giao nhận kho vận ngoại thương là công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ nhiều chức năng, tuy nhiên hoạt động kinh doanh chính vẫn là giao nhận vận tải. Giao nhận vận tải là đầu mối cho lĩnh vực hoạt động khác trong đó bao gồm cả giao nhận đường biển. Gần 30 năm hoạt động, công ty đã giao nhận một khối lượng hàng hóa trên 100 triệu tấn, trong đó trên 85 triệu tấn hàng nhập và hơn 10 triệu tấn hàng xuất. Để xem xét khả năng thực tế hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty VIETRANS, ta xét đến hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty cụ thể là hệ thống kho bãi của công ty với số liệu như sau: Biểu 1: Hệ thống kho bãi của công ty Khu vực Diện tích Kho hàng (m2) Diện tích Bãi Container (m2) Kho ngoại quan (m2) Hà Nội 2.500 9.300 Hải Phòng 75.140 79.537 12.500 Đà Nẵng 11.250 30.000 5.000 Quy Nhơn 6.000 20.000 TP. Hồ Chí Minh 1.340 Liên doanh Lotus 3.200 8.000 Nguồn: Báo cáo của công ty năm 1998 Như vậy, hệ thống kho bãi của công ty VIETRANS nằm ở tất cả các cảng lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Hải Phòng và Đà Nẵng, hai cảng lớn nhất ở miền bắc và miền trung. Kho ngoại quan chưa thực sự phát triển, chỉ mới có Hải Phòng và Đà Nẵng. Biểu 2: Hệ thống phương tiện, thiết bị của VIETRANS Loại xe Chiếc xe (chiếc) Trọng tải (tấn) Chuyên chở container 100 Loại xe vận tải khác 100 5 - 20 Đội tàu 2 10.000 Nguồn: Báo cáo của công ty năm 1998 Về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nhìn chung tăng đều qua các năm từ 1994 - 2000. Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau: Biểu 3: biểu đồ sản lượng giao nhận hàng xuất nhập khẩu qua các năm 1994 - 2000 Tấn Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy sản lượng giao hàng xuất của công ty năm 2000 đạt 25.510 tấn, tăng 55% so với năm 1999; sản lượng giao hàng nhập là 85.156 tấn tăng 162% so với năm 1999. Sở dĩ lượng hàng xuất nhỏ hơn lượng hàng nhập là vì VIETRANS không có ưu thế về đại lý và hãng tàu nên khả năng cạnh tranh về hàng xuất yếu, lợi nhuận không cao. Còn hàng nhập thì chủ yếu là hàng công trình có giá trị lớn, đòi hỏi uy tín cao; các lô hàng nhỏ, lẻ và chỉ giao nhận trong nội địa thì lãi ít vì bị cạnh tranh về giá. Xét từ năm 1994 trở lại đây, ta có thể thấy sản lượng giao hàng xuất nhập khẩu tăng ổn định từ năm 1994 đến năm 1996 (cao nhất là năm 1996); sang đến năm 1997 và 1998 sản lượng hàng hóa giảm xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á. Năm 1999 tình hình có khả quan hơn và trong năm 2000 vừa qua, VIETRANS đạt được khối lượng giao hàng rất lớn. Tuy sản lượng đó so với năm 1999 là lớn xong vẫn không đáng kể so với các hãng giao nhận khác. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay VIETRANS không còn khách hàng lớn, thường xuyên, không được làm đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài có chân hàng ổn định hoặc các hãng tàu...đặc biệt trên thị trường giao nhận vận tải, với sự tham gia của các công ty giao nhận đa quốc gia, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty tư nhân,...với cơ chế tài chính linh hoạt nên nghiệp vụ này bị chững lại. Bên cạnh đó, trên thị trường luôn xuất hiện hiện tượng đội giá, phá giá, làm vỏ bọc cho người nước ngoài kinh doanh trốn thuế,... gây không ít khó khăn cho VIETRANS. Trước tình hình như vậy đòi hỏi công ty phải đổi mới trên nhiều lĩnh vực linh doanh để giành và giữ thị phần cả trong lẫn ngoài nước, đồng thời ổn định cơ cấu tổ chức, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh theo phương châm kết hợp vận tải đa phương thức với giao nhận vận tải đơn thuần, mở thêm tuyến vận tải container, gửi hàng từ cửa đến cửa, mở rộng đại lý đường biển, đường không, đại lý chuyển phát nhanh,... tìm đối tác nước ngoài để liên doanh, liên kết trong khả năng có thể. Hiện nay VIETRANS vẫn là đại lý phụ của Vinatrans đối với Hapag Lloyd's, hợp tác chặt chẽ với hãng giao nhận Hansol CSN Co., (Hàn Quốc), Suzue Corporation (Nhật Bản), Mark Davie (Philippine), Altas International (Canada),... đồng thời tích cực gom hàng và giao nhận nội địa. Riêng chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác với các đại lý TTA, Tower Group Excell và là bạn hàng với các hãng tàu uy tín như Yangmai (Hồng Kông), Cang Myeing Shipping Co., Ltd. (Hàn Quốc), Lintas Samudera (Indonesia),... Về thị trường giao nhận của VIETRANS thì chỉ giới hạn trong một số nước thuộc khối XHCN cũ nay hoạt động của công ty đã vươn ra nhiều nưóc trên thế giới. Thị trường của VIETRANS hiện nay bao gồm: - Khu vực Đông Nam á: các nước ASEAN - Khu vực Nam á: ấn Độ, Pakistan - Khu vực Đông Bắc á: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản - Khu vực Tây Âu: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch - Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Cu Ba Trong các thị trường trên thì Đông Bắc á là một thị trường lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần theo từng năm, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn. VIETRANS có hợp tác làm đại lý lẫn nhau với một số công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc nên có thể đảm nhận với khách hàng dịch vụ vận chuyển trọn gói; Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước có số vốn đầu tư vào Việt Nam lớn đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp nhẹ, nên hàng năm có một khối lượng lớn máy móc, thiết bị được giao nhận qua VIETRANS. Tuy nhiên, một số công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc đang từng bước tiến vào thị trường giao nhận Việt Nam thâu tóm các mối giao nhận từ Việt - Nhật, Việt - Hàn và tiến tới tham gia dịch vụ giao nhận hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài làm cho sản lượng giao nhận của VIETRANS bị giảm sút. Khu vực Châu Âu trước kia chiếm tỷ trọng trên 80% sản lượng giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty, hiện nay tỷ lệ này đã giảm nhưng vẫn là thị trường lớn của công ty. ở khu vực này, ưu thế của công ty là có nhiều kinh nghiệm, các tuyến luồng hàng đã được xây dựng một cách hoàn chỉnh và có các đối tác lâu năm như các nước trong khối XHCN cũ. Mặt khác vì là thành viên của ASEAN, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tạo dựng mối quan hệ với EU nên sản lượng giao nhận hàng hóa của VIETRANS tới thị trường EU tăng. Nhưng sản lượng giao nhận với thị trường này có xu hướng giảm từ 37% năm 1997 xuống còn 32,56% năm 1998 vì số lượng, chủng loại hàng xuất sang EU theo hạn ngạch ngày càng tăng, trong khi đó lượng hàng từ EU vào Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị...thuộc phạm vi các dự án đầu tư nên triển khai rất chậm. Thêm nữa, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và EU quá xa, thời gian vận chuyển thường kéo dài từ 35 đến 50 ngày (vận chuyển trogn các nước Châu á chỉ mất từ 3 đến 7 ngày) do vậy chu kỳ kinh doanh bị kéo dài, khả năng quay vòng vốn chậm, hiệu quả kinh doanh thấp... Ngoài hai khu vực trên, ASEAN cũng là một thị trường lớn của Việt Nam. Năm 1999, tỷ trọng xuất khẩu của các nước ASEAN chiếm 21,3%. Qua đó ta có thể thấy Châu á và ASEAN là khu vực làm ăn buôn bán khá hấp dẫn, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Chính vì lẽ đó, VIETRANS đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tăng cường giao nhận và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực này. Có thể nói rằng đây là thị trường ít rủi ro và dễ kinh doanh nhất nên luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty xuất nhập khẩu và các công ty trong lĩnh vực giao nhận đều muốn đảm nhận công tác giao nhận ở thị trường này. Bên cạnh đó, VIETRANS còn có hai thị trường lớn là Trung Quốc và Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu (theo đường chính ngạch) sang Trung Quốc tăng từ 340,2 triệu USD năm 1996 lên 858,8 triệu USD năm 1999. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 504 triệu USD năm 1999, gấp 4 lần năm 1995 (170 triệu USD), chiếm tỷ trọng 4,4% so với 3,1% năm 1995. Mặc dù khối lượng hàng hóa giao nhận của VIETRANS vào hai thị trường này còn khá khiêm tốn, xong đây sẽ là hai thị trường đầy tiềm năng trong tương lai gần, nhất là sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được thông qua và Việt Nam được tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thêm nữa, về mặt địa lý Trung Quốc nằm sát cạnh Việt Nam, có nhiều cửa khẩu thông thương dọc theo đường biên giới, dự án tuyến đường sắt Việt-Trung đang được triển khai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Với tốc độ phát triển của thương mại hiện nay, dịch vụ giao nhận trở thành một lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận cao chính vì vậy mà sự canh tranh giữa các công ty càng khốc liệt. Hiện nay, có hơn 40 công ty tư nhân và Nhà nước, 50 công ty nước ngoài và liên doanh cùng 30 hãng tàu. Nhưng một số đối thủ đáng gờm nhất của VIETRANS là: GIMATRANS (công ty thuộc Bộ GTVT), VINATRANSCO (công ty thuộc Bộ Thương mại), NISSHIN (Nhật Bản), KONOIKE (Nhật Bản), VIETFRACHT, TRANSIMEX. Biểu 4 : cơ cấu thị trường giao nhận của Vietrans (đơn vị: tấn) đối với Giao nhận hàng xuất Năm Khu vực Asean Đông Bắc á Châu Âu tt khác Tổng 1994 Sản lượng 2.718 3.682 4.552 2.437 13.389 % 20,3 27,5 34 18,2 100 1995 Sản lượng 2.208 2.232 5.544 2.016 12.000 % 18,4 18,6 46,2 16,8 100 1996 Sản lượng 6.462 8.562 10.759 7.020 32.803 % 19,7 26,1 32,8 21,4 100 1997 Sản lượng 4.560 2.400 6.560 3.100 16.620 % 27,4 14,4 39,5 18,7 100 1998 Sản lượng 4.794 3.001 5.047 3.341 16.183 % 29,62 18,54 31,19 20,65 100 1999 Sản lượng 6.647 3.410 4.762 1.639 16.458 % 40,388 20,719 28,934 9,959 100 Nguồn: Báo cáo tổng hợp (đơn vị: tấn) Đối với giao nhận hàng nhập Năm Khu vực Asean Đông Bắc á Châu Âu tt khác Tổng 1994 Sản lượng 759 2.400 1.409 593 5.161 % 14,7 46,5 27,3 11,5 100 1995 Sản lượng 3.432 4.518 3.036 1.014 12000 % 28,6 37,7 25,3 8,4 100 1996 Sản lượng 2.116 5.374 2.822 885 11197 % 18,9 48 25,2 7,9 100 1997 Sản lượng 4.120 4.650 3.420 2.014 14204 % 29 32,7 24,1 14,2 100 1998 Sản lượng 4.320 4.845 3.513 2.397 15075 % 28.66 32,14 23,3 15,9 100 1999 Sản lượng 11.284 5.426 9.897 5.894 32502 % 34,721 16,694 30,45 18,135 100 Nguồn : Báo cáo tổng hợp Một số chỉ tiêu dùng trong đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận ở công ty VIETRANS - Doanh thu (M): Là tổng giá trị biểu hiện bằng tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ của mình. - Mức tăng (giảm) doanh thu (DM): Là phần chênh lệch giữa doanh thu của kỳ báo cáo so với kỳ gốc. DM = M1 – M0 Trong đó: M1 là doanh thu kỳ báo cáo M0 là doanh thu kỳ gốc - Tỷ lệ tăng (giảm) doanh thu: TLM = DM Ô M0 x 100 (%) - Chi phí kinh doanh (F): Là toàn bộ hao phí về lao động và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. - Mức tăng giảm chi phí (DF): Là phần chênh lệch giữa chi phí kỳ báo cáo và chi phí kỳ gốc. DF = F1 - F0 Trong đó: F1 là chi phí kỳ báo cáo F0 là chi phí kỳ gốc - Tỷ lệ tăng giảm chi phí kinh doanh (TLF): TLF = DF Ô F0 x 100 (%) - Tỷ suất chi phí (TSF): TSF = F Ô M x 100 (%) Biểu 5: Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1996 1997 Tăng giảm năm 1997 so 1996 1998 Tăng giảm năm 1998 so 1997 1999 Tăng giảm năm 1999 so 1998 ST TL (%) ST TL (%) ST TL (%) Doanh thu (M) 2715 4219 1504 55,4 4120 - 99 - 2,35 5567 1447 35,12 Chi phí (F) 2366 4002 1635 69,1 3823 - 178 - 4,5 5351 1528 40 Kết quả (P=M-F) 349 218 - - 297 - - 216 - - Tỷ suất chi phí (TSF)(%) 87,15 94,8 - - 92,79 - - 96,12 - - Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 1996-1999 của công ty Qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty nhìn chung là tốt (doanh thu tăng đều qua các năm). Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính từ giữa năm 1997 và 1998 đã làm cho doanh thu giao nhận hàng xuất nhập khẩu của công ty giảm sút (giảm 99 triệu). Điều này đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty. Chi phí cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty cũng tăng lên. Nguyên nhận chủ yếu là công ty chú trọng vào việc mở rộng quy mô hoạt động trong lĩnh vực giao nhận như cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, kho tàng, bến bãi, tăng lương cho cán bộ công nhân viên. Do đó mà doanh thu từ hoạt động giao nhận được cải thiện. Tuy nhiên xét về lợi nhuận thì không thu được kết quả khả quan. Cụ thể là nếu kết quả năm 1996 là 349 triệu đồng thì đến năm 1997 giảm xuống. Đến năm 1998 kết quả kinh doanh có tăng lên nhưng năm 1999 lợi nhuận lại sụt giảm đáng kể. Theo số liệu và tính toán ở bảng trên thì tỷ lệ tăng doanh thu qua các năm đều nhỏ hơn tỷ lệ tăng chi phí. Mặt khác, tỷ suất chi phí trong doanh thu của lĩnh vực giao nhận rất cao (trừ năm 1996 là 87,15% còn các năm khác đều ở mức lớn hơn 90%). Từ đó ta rút ra kết luận là việc sử dụng chi phí xét về mặt hiệu quả là không cao. Trong thời gian tới VIETRANS cần tập trung tìm ra nguyên nhân của tình hình này và tìm ra hướng giải quyết phù hợp giúp doanh nghiệp đi lên và cạnh tranh trên thị trường giao nhận. Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển Giao nhận hàng hóa xuất khẩu chuyên chở bằng đường biển Việc giao hàng xuất khẩu chuyên chở bằng đường biển được tiến hành theo hai bước. Bước 1: Nhận hàng của người xuất khẩu Công ty thực hiện việc nhận hàng của các chủ tàu từ các địa phương hoặc địa điểm thoả thuận để vận chuyển hàng ra cảng. Việc nhận hàng bao gồm việc xem xét hàng hóa có đúng với quy định trong hợp đồng không; kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa trước khi vận chuyển ra cảng để tránh gây phiền hà trong tiến độ giao nhận. Đối với hàng hóa cần phải tái chế, đóng gói lại bao bì, thay thế hoặc sửa chữa, công ty có thể đứng ra đảm nhiệm hoàn tất những công việc này đảm bảo cho hàng hóa đúng như hợp đồng nếu như chủ hàng yêu cầu. Sau khi ký vào biên bản giao nhận hàng giữa công ty và chủ hàng, công ty tiến hành bốc xếp hàng lên phương tiện vận chuyển hàng về kho riêng của đơn vị, tiến hành bảo quản hàng hóa, chuẩn bị cho các công việc tiếp theo. Bước 2: Tổ chức giao hàng lên tàu Khâu này thực hiện theo 2 giai đoạn: Trước khi tàu vào cảng và khi tàu vào cảng. Trước khi tàu vào cảng: Trước khi tàu vào cảng, tàu sẽ gửi thông báo thời gian tàu dự định vào cảng để nhận hàng - ETA (Expected Time of Arrival) cho người giao hàng. Thời gian ETA được gửi phụ thuộc vào tuyến đường xa hay gần. Ví dụ: Tuyến đường xa, ETA được gửi trước 48h, 24h. Tuyến đường gần, ETA được gửi trước 72h, 48h, 24h. Quy trình giao hàng xuất khẩu chuyên chở bằng đường biển Ký hợp đồng ủy thác giao nhận vận chuyển hàng hóa Tái chế hàng hóa, đóng gói lại bao bì Kiểm tra hàng hóa và ký vào biên bản nhận hàng Dùng phương tiện vận chuyển đưa hàng về lưu kho Tổ chức giao hàng lên tàu Trước khi tàu vào cảng Khi tàu vào cảng Nhận eta Lập danh sách mục hàng hóa gửi cảng và đại lý tàu Nộp thuế xuất khẩu (nếu có) Lập tờ khai hải quan, thông quan hàng xuất khẩu Kiểm nghiệm, kiểm dịch cho hàng hóa (nếu cần) Lập bộ chứng từ thanh toán gửi cho chủ hàng Nhận NOR Chở hàng hóa ra cảng Lên kế hoạch giao hàng, xếp hàng lên tàu Lập biên bản khi có thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa Kiểm tra tàu Ký chấp nhận NOR Thông báo cho chủ hàng ngày tàu rời cảng Đánh giá công tác giao nhận hàng xuất khẩu Làm thủ tục thanh toán phí giao nhận với chủ hàng Thanh toán phí cho cảng Khi nhận được ETA, người giao nhận sẽ tiến hành các công việc sau: - Xin kiểm nghiệm, kiểm dịch cho hàng hóa để lấy giấy chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch, nhất là đối với hàng nông sản. Việc kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa thông thường do Vinacontrols tiến hành và được thực hiện tại kho riêng của đơn vị (cảng). - Lập tờ khai hải quan, tiến hành thông quan hàng xuất khẩu. - Nộp thuế xuất khẩu (nếu có) cho hàng hóa. - Thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp (Shipping Order). - Chỉ dẫn xếp hàng (Shipping Note). - Lập bản danh mục hàng hóa (Cargo List) gồm 5 bản để gửi cảng và gửi cho tàu. Nếu là hàng xuất khẩu đóng trong container, sau khi làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng, hàng sẽ được công ty đóng vào container và hải quan niêm phong kẹp chì. Sau đó công ty dùng phương tiện vận chuyển container và giao lại cho tàu tại CY quy định và lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt). Đối với hàng lẻ, VIETRANS cấp cho chủ hàng vận đơn gom hàng (House Bill of Lading), tập hợp các lô hàng lẻ thành một lô nguyên và đóng vào container sau khi đã qua kiểm tra của Hải quan. Tàu vào cảng: Khi tàu vào cảng, chuẩn bị xong mọi điều kiện để có thể xếp hàng, tàu sẽ gửi thông báo sẵn sàng xếp dỡ - NOR (Notice of Readiness) cho người giao hàng. Khi nhận được NOR, công ty tiến hành kiểm tra xem thực tế tàu đã sẵn sàng xếp dỡ chưa và ký chấp nhận vào NOR, bắt đầu tính thời gian xếp hàng và thực hiện các công việc: - Tổ chức chuyên chở hàng hóa từ kho ra cảng để xếp lên tàu. - Căn cứ vào bản kê khai hàng hóa, tàu sẽ lên sơ đồ xếp hàng (Cargo Plain). Người giao nhận cùng phòng điều độ của cảng lên kế hoạch giao hàng, xếp hàng lên tàu. - Cùng với tàu, cảng theo dõi, đôn đốc việc xếp hàng lên tàu. Người giao nhận có mặt liên tục để giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Khi bốc hàng lên tùa cần đảm bảo kỹ thuật xếp hàng để hàng hóa được an toàn trong quá trình chuyên chở. - Lập các biên bản cần thiết khi có hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa. - Lập bộ chứng từ thanh toán: Xếp hàng lên tàu xong, cảng lấy biên lai thuyền phó để đổi lấy vận đơn (B/L), sau đó người giao nhận sẽ lấy vận đơn và tập hợp cùng các chứng từ cần thiết khác lập thành bộ chứng từ thanh toán gửi cho chủ hàng. - Thông báo cho chủ hàng biết ngày tàu rời cảng để họ thông báo cho người nhập khẩu, mua bảo hiểm hàng hóa nếu cần. - Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vân chuyển, bảo quản, lưu kho. - Tính toán thưởng phạt xếp dỡ nếu có. - Làm thủ tục thanh toán phí giao nhận với chủ hàng. Giao nhận hàng hóa nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển Đây là công việc hết sức phức tạp vì hàng hóa kết thúc quá trình trên một hành trình dài nên có thể xảy ra nhiều biến cố. Công việc được tiến hành theo nhiều bước: Trước khi có ETA Trước khi có ETA, người giao nhận phải thu thập các thông tin về tàu và hàng hóa. Thông qua VOSA, người giao nhận sẽ có thông tin về tàu như tên quốc tịch, ngày tàu sẽ đến cảng dỡ hàng...; bản lược khai hàng (Cargo Manifest) để cảng có thể tiến hành dỡ hàng. Thông qua chủ hàng, người giao nhận lấy vận đơn gốc và các chứng từ khác về hàng hóa như giấy chứng nhận phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu..., người giao nhận bàn bạc với chủ hàng để lập kế hoạch giao cho các chủ nội địa. Khi nhận được ETA Nhận được ETA, người giao nhận viết giấy báo hàng về cho chủ hàng nội địa lần thứ nhất để họ chủ động chuẩn bị các phương tiện đưa ra cảng lấy hàng. Đồng thời, người giao nhận sẽ làmn các công việc sau: Bước 1: xin kiểm nghiệm, kiểm dịch cho hàng hóa (nếu cần). Bước 2: nếu là hàng đặc biệt, kết hợp với các cơ quan hữu quan (cảng, hải quan, lực lượng PCCC) để có kế hoạch phòng ngừa. Bước 3: tiến hành kê khai hải quan nhập khẩu. Nội dung tờ khai hải quan được lập theo quy định của Nhà nước (Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan). Sau khi lập xong tờ khai hải quan, công ty gửi bộ hồ sơ hàng hóa nhập khẩu tại nơi quy định phân luồng hàng hóa. Bộ hồ sơ bao gồm: tờ khai hải quan, hợp đồng thương mại, bản kê chi tiết (với hàng hóa không đồng nhất), hóa đơn thương mại, vận đơn (bản sao) và các giấy tờ liên quan khác. Người giao nhận mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (Delivery Order - D/O). Trường hợp chưa có vận đơn gốc, phải có giấy cam đoan hoặc có giấy bảo đảm của ngân hàng. Nội dung lệnh giao hàng gồm: tên công ty XNK, tên cơ quan nhận hàng (ở đây là VIETRANS), tên tàu, đề nghị của người chuyên chở, số vận đơn, ký mã hiệu, tên hàng, số lượng, trọng lượng. Khi nhận được NOR Khi nhận được NOR trong vòng 24 giờ, người giao nhận sẽ thông báo cho chủ hàng nội địa lần thứ 2. Gửi lệnh giao hàng cho công ty xuất nhập khẩu để họ có cơ sở đòi tiền chủ hàng nội địa. Tổ chức nhận hàng từ tàu và giao hàng cho chủ hàng nội địa Nhận hàng từ tàu, giao hàng từ kho bãi Hàng được đưa vào kho bãi bảo quản sau đó mới giao cho chủ hàng. Theo phương pháp này chủ hàng sẽ phải tốn thêm chi phí vận chuyển hàng từ cảng vào kho và phí lưu kho (nhưng trên thực tế đây là phương thức thường dùng). Tổ chức nhận hàng từ tàu và giao hàng cho chủ hàng nội địa được thực hiện theo ba bước: Bước 1: Nhận hàng từ tàu bao gồm các công việc: Lấy hồ sơ xếp hàng (Cargo Plan) và sơ đồ hầm tàu (Hatch List) từ chủ hàng nhằm biết rõ vị trí hàng hóa để dỡ và kiểm tra trạng thái hàng hóa trước khi dỡ. Cảng, đại diện tàu và cán bộ giao nhận của công ty tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hàng hóa hư hỏng, mất mát, hầm tàu ẩm ướt, hàng mất mùi, mốc,... thì lập biên bản giám định sắp xếp hàng trong hầm tàu. Biên bản này do cảng và thuyền trưởng lập đối tịch hoặc giám định viên được người nhận hàng mời đến lập. Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho bãi. Quá trình dỡ hàng được tiến hành dưới sự giám sát của đại diện hải quan, cảng và cán bộ giao nhận. Trong khi dỡ hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng nhận từ tàu vào biên bản kiểm hàng (Tally Report), cuối ngày ghi vào biên bản cuối cùng (Final Report). Phía tàu cũng cho người ghi vào Tally Sheet. Phía công ty VIETRANS cũng có cán bộ kiểm nhận hàng hóa. Sau đó tất cả các bên đối chiếu số liệu thống nhất ghi vào Tally Sheet. Khi đã dỡ hàng xong toàn bộ, lập biên bản kết toán với tàu (ROROC - Report On Receipt Of Cargo). Nếu số lượng hàng thực tế ít hơn số lượng hàng ghi trong vận đơn thì yêu cầu lấy giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC - Certificate of Shortlanded Cargo). Biên bản này thường do Đại lý tàu biển cấp. Nếu hàng bị hư hỏng hoặc đổ vỡ thì lập biên bản cho số hàng đổ vỡ (COR - Cargo Outurn Report). Đối với hàng hóa khó xác định tổn thất ngay hoặc nghi ngờ về hàng hóa tổn thất thì tiến hành lập thư dự kháng (LR - Letter of Reservation) để chứng minh công ty đã thông báo tổn thất rõ ràng cho người chuyên chở và gửi cho tàu hoặc đại lý tàu trong vòng 3 ngày kể từ ngày dỡ xong hàng. Nhận hàng xong, Công ty sẽ bảo quản hàng trong kho bãi chờ giao hàng cho chủ hàng nội địa. Bước 2: Giao hàng cho chủ hàng nội địa Công ty cử cán bộ đưa chủ hàng đến kho nhận hàng theo trình tự sau: Kiểm tra giấy tờ do chủ hàng nội địa xuất trình. Quản lý kho căn cứ vào bảng kê khai hàng hóa xuất kho, xác định vị trí hàng hóa, bố trí phương tiện dỡ hàng giao cho chủ hàng nội địa. Chủ hàng nội địa kiểm tra hàng hóa, lập các biên bản cần thiết, yêu cầu các bên cùng ký vào biên bản. Chủ hàng nội địa đưa hàng về kho riêng của mình. Bước 3: Giải quyết khiếu nại khi có khiếu nại của chủ hàng nội địa. Nhận hàng từ tàu, giao hàng cho chủ hàng nội địa ngay ở cầu tàu: Hàng được cẩu trực tiếp từ tàu vào phương tiện của chủ hàng nội địa. Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là không phải vận chuyển và bảo quản hàng trong kho nên chủ hàng tiết kiệm được chi phí lưu kho, hạn chế tổn thất cho hàng hóa, hàng được đưa vào sử dụng nhanh hơn, tăng tốc độ vòng quay vốn. Quy trình nhận hàng nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển Ký hợp đồng uỷ thác giao nhận vận chuyển hàng hóa Trước khi có ETA Thông qua VOSA Thông qua chủ hàng Thông tin về tàu gồm: Tên, quốc tịch, ngày đến,... Bản lược khai hàng Lấy vận đơn gốc và các chứng từ khác Nhận ETA Thông báo cho chủ hàng lần thứ nhất Làm đơn xin kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần) Kết hợp các cơ quan hữu quan để phòng ngừa sự cố khi nhận hàng Kê khai hải quan, làm hồ sơ hàng nhập khẩu Mang vận đơn gốc và giấy tờ khác đến VOSA để lấy D/O Nhận NOR Thông báo cho chủ hàng nội địa lần thứ hai Nhận hàng từ tàu Lấy sơ đồ hầm tàu, sơ đồ xếp hàng Kiểm tra tình trạng hầm tàu Dỡ hàng Lấy biên bản giám định xếp hàng trong tàu (nếu hàng xếp không đúng quy định) Kiểm đếm Hàng nhận Lấy LR (đối với hàng hóa khó thấy tổn thất hoặc có nghi ngờ hỏng hàng) Lấy biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng Kiểm nghiệm, kiểm dịch cho hàng hoá Giám định, xác định tổn thất thực tế và lấy giấy xác nhận Lập ROROC Lấy giấy chứng nhận hàng thiếu Gửi cho chủ hàng nội địa Chở hàng về cho đơn vị, chờ giao cho chủ hàng Trước khi nhận hàng, Công ty VIETRANS phải hoàn tất thủ tục hỉa quan và trao cho cảng vận đơn (B/L), lệnh giao hàng (D/O). Sau khi đối chiếu với bản lược khai hàng (Manifest), cảng sẽ lên hóa đơn cước phí bốc xếp và cấp lệnh giao thẳng để Công ty trình cán bộ giao nhận cảng tại tàu dể nhận hàng. Sau đó việc nhận hàng từ tàu được tiến hành theo các bước: Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (vẫn do cảng làm). Lập các giấy tờ cần thiết (Bảng kiểm đếm - Tally Sheet; biên bản hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng - COR; giấy chứng nhận hàng thiếu - CSC; biên bản kết toán với tàu - ROROC; thư dự kháng - LR). Thanh toán phí giao nhận với chủ hàng nội địa. Giám định: Khi nhận hàng nhập khẩu, nếu có tổn thất hàng hóa thì phải tiến hành giám định nhằm tìm ra nguyên nhân của tổn thất và phân định ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8520.doc
Tài liệu liên quan