Phần mở đầu
*****
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động bao thanh toán là một trong những hình thức tài trợ thương mại lâu đời nhất trên thế giới. Với một bề dày lịch sử phát triển hàng trăm năm, bao thanh toán đang là một phương thức không thể thiếu trong hoạt động thương mại trong nước và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển. Khi thế đàm phán trong thương mại nghiêng về phía người mua; người bán buộc phải nhượng bộ. Việc người bán cấp tín dụng cho ngườ
130 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mua trở thành một trong những điều khoản bắt buộc trong nhiều thoả ước kinh tế. Trên thực tế, người bán lại rất cần vốn để tiếp tục sản xuất, kinh doanh, đặc biệt đối với người bán là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phương thức bao thanh toán ra đời đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, đồng thời đem lại nguồn thu không nhỏ cho các công ty bao thanh toán. Như vậy, bao thanh toán thực chất là việc tổ chức tín dụng hay công ty bao thanh toán đứng ra tạm ứng cho người bán để người bán tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh thông qua việc mua lại và quản lý những khoản phải thu của người bán. Bao thanh toán đến với Việt Nam hơi muộn nhưng bao thanh toán đang là một kênh cấp tín dụng được các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng hết sức quan tâm.
Việt Nam đang trên con đường chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này đặt các ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trước những thách thức lớn; đó là bị “thua thiệt ngay trên sân nhà” nếu không có những bước đột phá trong cung cấp dịch vụ ngân hàng mới như bao thanh toán hay bảo hiểm tín dụng…. Có thể thấy, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giữ được vị thế cạnh tranh khi mà các ngân hàng nước ngoài trong tương lai sẽ tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam với quy mô ngày càng rộng và sâu đang trở thành một vấn đề “sống còn”. Việc phát triển loại hình tài trợ thương mại trong đó có dịch vụ bao thanh toán là hoàn toàn phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, đề tài nghiên cứu về “Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, theo tác giả, mang giá trị thực tiễn cao.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về nghiệp vụ bao thanh toán, hệ thống hoá những lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán tại các tổ chức tín dụng; trên cơ sở đó đánh giá về thực trạng và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam khi triển khai bao thanh toán
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiệp vụ bao thanh toán của các tổ chức tài chính trên thế giới và đi sâu vào nghiệp vụ này ở một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như chi nhánh Ngân hàng Far East National Bank (FENB-Mỹ), Ngân hàng Citibank;
- Nghiên cứu về những cơ hội và thách thức của các Ngân hàng thương mại Việt Nam khi áp dụng dịch vụ này.
4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phân tích + So sánh
+ Thống kê + Điều tra chọn mẫu
+ Tổng hợp + Các bảng số liệu
5. Những đóng góp khoa học của luận văn:
- Nghiên cứu về nghiệp vụ bao thanh toán, hệ thống hoá những lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán tại các tổ chức tín dụng
- Đánh giá thực trạng và triển vọng nghiệp vụ bao thanh toán ở các NHTM Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp đối với các NHTM Việt Nam trong phát triển nghiệp vụ bao thanh toán
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm ba chương, cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) của các tổ chức tín dụng
Chương II: Thực trạng và triển vọng của nghiệp vụ bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
CHƯƠNG i:
Tổng quan về Nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) của các tổ chức tín dụng
Ngày nay khi tốc độ lưu thông tiền tệ đang được thúc đẩy, nhu cầu về vốn đối với hầu hết các doanh nghiệp đang trở thành một vấn đề khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do việc tiếp cận với nguồn vốn cho vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác không đơn giản. Với nhiều quốc gia trên thế giới bao thanh toán thực sự là một phương thức tài trợ thương mại đem lại nguồn lợi to lớn không chỉ cho các nhà bao thanh toán mà còn đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này với các tính năng ưu việt của nó. Do đó, việc nắm vững cơ sở lý luận về bao thanh toán là cần thiết, để từ đó có cái nhìn khách quan hơn trong quá trình tiếp cận và ứng dụng tốt vào thực tiễn loại hình nghiệp vụ này.
1.1. Khái quát chung về nghiệp vụ bao thanh toán
1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của bao thanh toán
1.1.1.1. Lịch sử ra đời của bao thanh toán
Hoạt động bao thanh toán là một trong những hình thức tài trợ lâu đời nhất trên thế giới với một bề dầy lịch sử phát triển hàng trăm năm. Một số học giả cho rằng bao thanh toán có từ thời đế chế La Mã. Một số nhà học giả lại cho rằng bao thanh toán có từ cách đây chừng bốn nghìn năm từ thời vua Hammurabi. Hammurabi là vị vua của vùng Mesopotamia, nơi được coi là cội nguồn phát triển việc cho vay. Khái niệm factor xuất phát từ động từ trong tiếng Latin facio, có nghĩa là “he who does thing” (tạm dịch là “người kinh doanh buôn bán hưởng hoa hồng”). Động từ tiếng Latin trên gợi ý rằng nguồn gốc của bao thanh toán cũng được phát sinh vào thời gian đó khi ấy, nó được đưa vào nội dung các giấy tờ làm bằng chứng cho các hoạt động mua bán của vùng và các văn bản mô phỏng luật lệ cai trị của vị vua này. Theo thời gian, vị vua Hammurabi và người dân ở vùng đất này cũng không còn nhưng phương thức bao thanh toán vẫn còn tồn tại. Hầu hết các quốc gia văn minh thời bấy giờ coi trọng buôn bán, đều đã thử ứng dụng một số phương thức tương tự như phương thức bao thanh toán hiện giờ; lấy một ví dụ điển hình là người Roman đã từng bán giảm giá tờ thương phiếu.
Các nhà sử học thường cho rằng bao thanh toán có từ thời xuất hiện đại lý hưởng hoa hồng, những người thực hiện việc mua bán và luân chuyển hàng hoá khoảng 2000 năm trước thời Đế chế La mã. Do hệ thống thông tin và vận tải còn sơ khai, đại lý hưởng hoa hồng thực hiện chức năng marketing quan trọng trong giao dịch giữa nhà sản xuất ở nước ngoài và người mua trong nước. Với vai trò là đại lý, họ nắm quyền sở hữu (không chỉ đơn thuần về mặt danh nghĩa) của hàng hoá của bên uỷ nhiệm - nhà sản xuất nước ngoài - rồi giao hàng hoá đó cho người mua trong nước, ghi sổ và thu nợ khi đến hạn, chuyển số tiền trả nợ cho bên uỷ nhiệm sau khi đã trừ đi phần hoa hồng của mình, phần hoa hồng này thường được tính bằng phần trăm trên tổng doanh thu.
Cùng với sự phát triển toàn cầu của ngành công nghiệp dệt của Anh vào thế kỷ 14 và thế kỷ 15, các đại lý bao thanh toán cũng ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong giao thương. Khi họ bắt đầu tin tưởng hơn vào khả năng trả nợ của khách hàng, họ chấp nhận cấp tín dụng cho các đại lý cấp dưới của mình để ăn hoa hồng cao hơn. Thực tế là với khoản hoa hồng nhiều hơn, đại lý bao thanh toán bắt đầu đảm bảo khả năng trả nợ của người mua bằng cách cam kết trả cho đại lý cấp dưới trong trường hợp người mua không trả nợ đúng hạn và khả năng tài chính của họ không cho phép họ có sẵn nguồn để thanh toán.
Trước đó không lâu, xuất hiện hình thức bảo lãnh tín dụng, đại lý thanh toán có đủ vốn bắt đầu trả trước một phần, gọi là “tạm ứng” cho đại lý cấp dưới của mình dựa trên khoản thanh toán trong tương lai của người mua hoặc của đại lý bao thanh toán, nếu người mua không trả tiền và nếu nó bảo lãnh khoản tín dụng đó với người mua. Do có những khoản tạm ứng này mà đại lý bao thanh toán tính thêm phí hoa hồng hoặc lãi suất. Thông thường, để tránh khỏi tình trạng không thanh toán hoặc là thanh toán không đủ do những vấn đề không thuộc lĩnh vực tín dụng; ví dụ như người mua khiếu nại người bán về số lượng, chất lượng hoặc thời gian giao hàng, đại lý bao thanh toán không tạm ứng toàn bộ số tiền doanh thu bán hàng. Thay vào đó họ giữ lại một phần để dự trữ phải trả cho người bán cho tới khi họ đã thu hồi được tất cả các khoản nợ. Người mua được thông báo là đại lý bao thanh toán đã mua quyền nhận tiền thanh toán của họ.
1.1.1.2. Sự phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán trên thế giới
Vào thời điểm Columbus phát hiện ra châu Mỹ năm 1492, đại lý bao thanh toán đã phát triển từ vai trò duy nhất là với chức năng marketing thành đóng vai trò vừa có chức năng marketing vừa có chức năng tài chính.
Thế kỷ 16 chứng kiến sự bắt đầu của chế độ thực dân của Mỹ, và cùng với nó vai trò ngày càng tăng và nhiều cơ hội mới cho bao thanh toán - đặc biệt là đối với những người thiết lập hoạt động kinh doanh ở Mỹ. Khoảng cách giữa châu Âu và thị trường thực dân rất lớn và càng lớn hơn khi Mỹ mở rộng biên giới phía Tây của nó. Khoảng cách lớn này làm cho những nhà sản xuất châu Âu khó quen với thị trường châu Mỹ và làm giảm sự tin cậy về tín dụng đối với những khách hàng đầy tiềm năng này. Và điều này làm cho vòng tuần hoàn từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi nhận được khoản tiền thanh toán cuối cùng cũng dài hơn. Kết hợp những yếu tố trên đây có thể thấy người sản xuất phải trải qua rất nhiều khó khăn để thu hồi vốn tái sản xuất. Vì vậy, những đại lý bao thanh toán ở Mỹ do đã quen với thị trường và người mua trong nước của họ, quyết định nhóm họp lại thành một tổ chức để cung cấp cho các nhà sản xuất châu Âu những dịch vụ marketing và tài chính tương tự như trước đây các đại lý bao thanh toán vẫn thường làm.
Đến cuối thế kỷ 19, một sự thay đổi quan trọng trong thế giới thương mại đã diễn ra. Mỹ phát triển mạnh mẽ trở thành một quốc gia có chủ quyền, ít bị phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài. Sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước có được là nhờ dân số và lực lượng lao động phát triển rất nhanh, tài nguyên thiên nhiên dư thừa và việc áp đặt biểu thuế gắt gao đối với hàng hoá nước ngoài. Đồng thời những nhà sản xuất Mỹ cũng phát triển đội ngũ kinh doanh (marketing) của mình và vì vậy nhu cầu chức năng marketing mà trước đây các nhà bao thanh toán thường thực hiện bấy giờ giảm đi. Tuy nhiên, một lần nữa các đại lý bao thanh toán lại phát triển và điều chỉnh theo nhu cầu của nền kinh tế mới trong nước, tập trung vào các hoạt động tín dụng, thu nợ, kế toán và các chức năng tài chính (thường là thông báo cho người mua việc bán các khoản phải thu). Việc giao cho các đại lý bao thanh toán thực hiện các chức năng này cho phép các nhà sản xuất ngành dệt của Mỹ có thời gian tập trung hơn vào sản xuất và tiếp thị kinh doanh sản phẩm.
Vào đầu thế kỷ 20, khi các nhà sản xuất Mỹ mở rộng sang các sản phẩm may mặc, phụ kiện, đồ nội thất và thảm…, các đại lý bao thanh toán Mỹ cũng mở rộng chuyên môn và dịch vụ sang ngành công nghiệp mới này. Trước năm 1930, bao thanh toán diễn ra chủ yếu trong ngành công nghiệp dệt may vì ngành công nghiệp này là con đẻ của nền kinh tế thuộc địa vốn rất hay áp dụng hình thức bao thanh toán. Sau chiến tranh thế giới thứ II, bao thanh toán của Mỹ phát triển sang các ngành công nghiệp mới đang phát triển như điện, hoá chất, sợi tổng hợp… công ty bao thanh toán đưa ra hình thức bao thanh toán mua lại các khoản phải thu dựa trên cơ sở hoá đơn và từ đó trở đi bao thanh toán đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong hoạt động của giới doanh nhân.
Ngày nay các đơn vị bao thanh toán tồn tại dưới đủ mọi hình thức: một phòng ban của một tổ chức tài chính lớn hay ở quy mô lớn hơn như một doanh nghiệp kinh doanh độc lập. Rất nhiều đơn vị bao thanh toán đã hoạt động thực sự có những bước tiến mạnh mẽ khi mức lãi suất tăng cao đỉnh điểm vào những năm 60, 70. Xu hướng này càng diễn biến trở nên sâu sắc hơn khi vào những năm 80, lãi suất ngày càng gia tăng và ngành ngân hàng đã có những biến động mạnh. Từ đó việc hình thành một Hiệp hội thế giới về bao thanh toán trở thành một vấn đề cấp thiết.
Đầu những năm 1960, tổ chức các nhà bao thanh toán quốc tế ra đời (gọi tắt là IFG: International Factor Group) ra đời với gần 70 thành viên có mặt ở 47 quốc gia. Với mục tiêu để giúp các nhà bao thanh toán thuận lợi trong quá trình hợp tác với nhau, IFG là tổ chức sáng lập ra hệ thống bao thanh toán hai đơn vị (two-factor system), một hệ thống dịch vụ bao thanh toán quốc tế.
Một tổ chức khác mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn đó là Hiệp hội các nhà bao thanh toán thế giới - Factors Chain International (gọi tắt là FCI). Năm 1968, FCI ra đời với vai trò là một hiệp hội đứng ra tập hợp các công ty bao thanh toán độc lập lại với nhau. Ngay từ những ngày đầu thành lập các thành viên sáng lập ra FCI luôn nhận thức được tiềm năng của bao thanh toán, do đó họ luôn đặt sứ mệnh của FCI lên trên hết đó là:
Đưa bao thanh toán trở thành một dịch vụ mang tính toàn cầu
Giúp các thành viên trong Hiệp hội của mình giành được lợi thế cạnh tranh trong tài trợ thương mại toàn cầu thông qua việc
Thiết lập một mạng lưới các nhà bao thanh toán hàng đầu thế giới
Xây dựng một hệ thống mạng lưới thông tin hiện đại và hiệu quả để kết nối các nhà bao thanh toán lại với nhau
Xây dựng khung pháp lý nhằm bảo vệ các nhà xuất nhập khẩu
Tiến hành thủ tục tuân chuẩn quy tắc về chất lượng dịch vụ đặt ra
Thường xuyên xây dựng các gói đào tạo
Không ngừng giới thiệu quảng bá bao thanh toán là một phương thức tối ưu trong tài trợ thương mại.
1984
1989
1994
1999
2004
2005
Với phương châm hoạt động như vậy, cho đến nay FCI đã có trong mình số lượng thành viên lên tới 206 tại 59 quốc gia, chiếm hơn 50% doanh số bao thanh toán toàn cầu. Doanh số bao thanh toán cũng như tầm ảnh hưởng tới tài chính toàn cầu của FCI ngày càng gia tăng rõ rệt.
(đơn vị: triệu euro)
Biểu đồ 1.1: Doanh số bao thanh toán của FCI
1984 29%
1989 41%
1994 44%
1999 42%
2004 51%
2005 54%
(Nguồn: Factors Chain International, 2006)
Biểu đồ 1.2: Thị phần về doanh số bao thanh toán của FCI so với toàn cầu
(Nguồn: Factors Chain International, 2006)
1984
1989
1994
1999
2004
2005
(đơn vị: triệu euro)
Biểu đồ 1.3: Doanh số bao thanh toán xuất nhập khẩu của FCI
1984 32%
1989 47%
1994 49%
1999 49%
2004 64%
2005 68%
(Nguồn: Factors Chain International,2006)
Biểu đồ 1.4: Thị phần về doanh số bao thanh toán xuất nhập khẩu của FCI so với toàn cầu
(Nguồn: Factors Chain International,2006)
Qua bảng số liệu, có thể thấy sự phát triển không ngừng về doanh số bao thanh toán đang minh chứng cho hoạt động sôi động và chiếm ưu thế của FCI trong thị trường bao thanh toán trên toàn thế giới. Ngoài ra, với đội ngũ khách hàng lên tới con số 134.800, 4.962.638 người mua và 102.105.720 giao dịch bao thanh toán đã diễn ra tính đến thời điểm quý IV/2005, FCI đang ngày càng khẳng định tầm ảnh hưởng của mình tới nền tài chính toàn cầu.
Với một truyền thống lịch sử khá lâu đời, sự phát triển không ngừng của phương thức bao thanh toán qua một số thời kỳ và sự ra đời của một số tổ chức, hiệp hội về bao thanh toán, có thể thấy trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ, bao thanh toán đang ngày càng trở thành một phương thức tài trợ thương mại được ưa chuộng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nghiệp vụ này, vẫn tồn tại một số quan niệm chưa đúng. Trước khi nghiên cứu bản chất của bao thanh toán, tác giả xin đưa ra một số quan điểm sai lầm của một số người khi đánh giá về bao thanh toán.
1.1.2. Một số quan niệm sai lầm về bao thanh toán
Do bản chất bao thanh toán là một nghiệp vụ tài chính khá đặc biệt nên khá nhiều người vẫn có những quan niệm sai lầm chưa đúng về hoạt động bao thanh toán:
1.1.2.1. Bao thanh toán là một khoản cho vay
Trên thực tế, mặc dù bao thanh toán là công cụ tài trợ thương mại nhưng bao thanh toán lại không là một khoản cho vay thông thường vì bao thanh toán không mang đặc thù của các khoản vay như thời hạn hoàn trả hay trách nhiệm hoàn trả của người xin vay. Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ không cho vay nếu tài sản đảm bảo của khoản vay không đủ lớn; còn trên thực tế đối với bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán lại tập trung đánh giá các khoản phải thu. Trong một số trường hợp, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác vẫn có thể cấp vốn lưu động dựa trên những khoản phải thu, tuy nhiên như trên đã khẳng định, nó không liên quan đến thời hạn hoàn trả hay trách nhiệm hoàn trả của người xin vay.
1.1.2.2. Bao thanh toán là một hình thức để xử lý nợ khó đòi
Bao thanh toán cung cấp các dịch vụ thu nợ các khoản phải thu đến hạn với tính chất chuyên nghiệp cao nhưng thực chất đơn vị hay công ty bao thanh toán không phải là tổ chức chuyên xử lý các khoản nợ khó đòi tiến hành các việc như: cơ cấu lại khoản vay, cơ cấu lại hoặc tiếp quản con nợ và các nghiệp vụ xử lý nợ khó đòi khác. Nói cách khác, bao thanh toán không phải là dịch vụ cung cấp cho khách hàng khi các khoản phải thu của họ là các khoản nợ khó đòi hoặc bản thân họ không thu được nợ của những người mua hàng.
1.1.2.3. Bao thanh toán là nghiệp vụ mang tính “chiết khấu hối phiếu”
Về hình thức, bao thanh toán và nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu giống nhau ở chỗ đều cho phép khách hàng nhận ngay được một khoản tiền khi xuất trình hoá đơn hay hối phiếu. Tuy nhiên có điểm khác biệt là hối phiếu trong nghiệp vụ chiết khấu được “tài sản hoá” để chuyển nhượng còn hoá đơn trong bao thanh toán là phương tiện để thu hồi nợ. Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu tập trung nhiều vào mục đích “tài chính” hơn so với bao thanh toán
1.2.2.4. Một số quan niệm chưa đúng khác
Bao thanh toán chỉ sử dụng khi có khó khăn về mặt tài chính cho nên khách hàng cảm thấy “mất uy tín” khi thông báo cho người mua hàng biết về những khoản phải thu đó được bao thanh toán. Khách hàng sử dụng dịch vụ bao thanh toán vì những lợi ích của nó đem lại phù hợp với lợi ích khách hàng, đó không phải là hoạt động cứu trợ khi khách hàng gặp khó khăn về tiền mặt, vốn lưu động. Do vậy sẽ không đúng khi cho rằng khách hàng tham gia vào bao thanh toán đang gặp khó khăn và khách hàng mất uy tín khi tham gia vào bao thanh toán.
Công ty bao thanh toán có vai trò như “người cho vay cuối cùng” và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Không phải khách hàng chỉ lựa chọn phương thức bao thanh toán khi họ không thể tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng. Bao thanh toán cho phép chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt một cách nhanh chóng tuy nhiên đây không phải là phương tiện để xử lý các khó khăn về vấn đề thanh khoản. Khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ bao thanh toán khi mà mức chi phí bao thanh toán nhỏ hơn lợi ích mà việc có tiền mặt trong tay mang lại tại thời điểm nhận tiền thanh toán trước.
Trên đây là một số quan điểm sai lầm, rất dễ dẫn đến nhầm lẫn các phương thức tương tự. Như vậy, thực chất bao thanh toán là gì và tại sao người ta lại quan tâm đến loại hình dịch vụ này nhiều đến vậy. Trước hết, xin bắt đầu bằng một số khái niệm về bao thanh toán
1.1.3. Khái niệm về bao thanh toán
Khái niệm về bao thanh toán không phải là mới đối với hệ thống các ngân hàng hay tổ chức tín dụng, nhưng với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thì đây dường như là một khái niệm vô cùng mới mẻ.
1.1.3.1. Khái niệm theo Công ước quốc tế về Bao thanh toán tại Ottawa
Hiệp hội các nhà bao thanh toán quốc tế cùng với việc hoạt động ngày càng phát triển của mình, đồng thời nhằm phối hợp, giúp đỡ nhau trong hoạt động thương mại quốc tế đưa ra những chuẩn mực làm căn cứ pháp lý cho hoạt động bao thanh toán, đảm bảo lợi ích cho các bên có liên quan, đã chính thức cho ra đời Công ước quốc tế về bao thanh toán (UNIDROIT Convention on International Factoring) ngày 28/05/1998 trong cuộc họp các nhà bao thanh toán tại Ottawa (Canada).
Theo Công ước này, hoạt động bao thanh toán là hoạt động công ty bao thanh toán mua lại các khoản phải thu của khách hàng phát sinh từ giao dịch bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng thanh toán chậm, theo đó khách hàng nhận được các khoản tiền ứng trước tương ứng với tỷ lệ định trước giá trị của khoản phải thu. Phần giá trị còn lại sẽ trả lại khách hàng khi người mua hàng thực hiện việc thanh toán và đã trừ đi các khoản phí trả cho công ty bao thanh toán. Ngoài ra, việc tài trợ chính, bao thanh toán còn bao gồm cả việc quản lý sổ sách bán hàng, kế toán và tiến hành việc thu nợ một cách chuyên nghiệp để đảm bảo tối đa lợi ích khách hàng. Như vậy, bao thanh toán theo Công ước quốc tế về bao thanh toán là hoạt động tài chính tổ hợp từ các hoạt động tài trợ, quản lý sổ sách kế toán, bán hàng thu nợ và bảo vệ khách hàng trước rủi ro tín dụng.
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau mô tả về nghiệp vụ bao thanh toán qua lịch sử phát triển của nghiệp vụ này. Những định nghĩa này khác nhau khá nhiều phụ thuộc vào thời gian và hoàn cảnh. “Định nghĩa thuần tuý” nhất của Mỹ được định nghĩa như sau “Bao thanh toán là một thoả thuận tiếp theo giữa bên liên quan đến bao thanh toán và người bán hàng hoặc là người cung cấp dịch vụ về mở một tài khoản, chiểu theo đó bên bao thanh toán tiến hành (tất cả) những dịch vụ sau liên quan đến khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng hoá và dịch vụ nói trên:
Mua lại tất cả những khoản phải thu và nếu cần thiết thì ứng trước tiền mặt dựa trên các khoản phải thu này trước khi thu nợ
Duy trì ghi sổ cái và thực hiện các nhiệm vụ ghi sổ sách khác liên quan đến khoản phải thu này.
Thu nợ các khoản phải thu
Dự tính các tổn thất có thể xảy ra khi tình hình tài chính của khách hàng không trả được nợ (tổn thất tín dụng)”
1.1.3.2. Khái niệm theo Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ bao thanh toán cho các bên tham gia trong hoạt động bao thanh toán trong nước và bao thanh toán quốc tế trong hoạt động thương mại khu vực và quốc tế, sau nhiều lần dự thảo, ngày 06/09/2004, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa ra Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ/NHNN.
Trong Quy chế, điều 2 quy định rõ khái niệm bao thanh toán: Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của Tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản bao thanh toán là một hình thức tài trợ thương mại trong đó ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác sẽ mua lại các chứng từ thanh toán, các khoản nợ chưa đáo hạn để trở thành chủ nợ trực tiếp đứng ra đòi nợ người mua hàng đồng thời cung cấp dịch vụ quản lý sổ cái bán hàng cho bên bán hàng.
Tại Quy chế này cũng quy định rõ một số khái niệm cần thiết liên quan đến khái niệm về bao thanh toán như:[1]
Khoản phải thu: là khoản tiền bên bán hàng phải thu từ bên mua hàng theo hợp đồng mua, bán hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản phải thu đều thuộc bao thanh toán, có một số trường hợp các khoản phải thu không nằm trong bao thanh toán như:
Gửi bán: Trường hợp này người mua không phải trả tiền hàng cho đến khi hàng hoá đã được bán đi. Nếu sau một thời gian mà hàng hoá chưa bán được, người mua hoàn lại hàng cho người bán và tài khoản người mua lại ghi có.
Lắp đặt thiết bị sản xuất: Người mua sẽ chỉ thanh toán tiền hàng khi thiết bị vận hành theo đúng quy cách chi tiết kỹ thuật đã thoả thuận. Nếu người bán bị vỡ nợ, sau khi thiết bị đã được giao, lập hoá đơn và đã được lắp đặt theo các chi tiết kỹ thuật đã thoả thuận, khi đó nếu bao thanh toán cho những khoản phải thu này, công ty bao thanh toán sẽ không được nguời mua thanh toán
Thanh toán theo tiến độ và giữ lại một phần tiền (phổ biến trong ngành xây dựng): người mua có quyền giữ lại 5% đến 10% số tiền trên mỗi hoá đơn cho đến khi kết thúc hợp đồng. Nếu công ty xây dựng bị phá sản giữa chừng trong khi đang tiến hành thực hiện hợp đồng, khi đó người mua sẽ phải tìm một nhà thầu xây dựng khác để tiếp tục thực hiện hợp đồng. Người mua sẽ khấu trừ phần giá trị giữ lại và các chi phí phát sinh thêm vào các hoá đơn chưa thanh toán và đơn vị bao thanh toán sẽ phải chịu rủi ro này.
Hợp đồng mua, bán hàng: là thoả thuận bằng văn bản giữa bên bán hàng và bên mua hàng về việc mua, bán hàng hoá theo quy định của pháp luật, trong đó bên mua hàng chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Số dư bao thanh toán: là số tiền mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận tại hợp đồng bao thanh toán.
Hạn mức bao thanh toán: là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận của đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng trong hợp đồng bao thanh toán.
Bên mua hàng: là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua, bán hàng.
Chứng từ bán hàng: là các chứng từ liên quan đến việc giao hàng và việc yêu cầu thanh toán của bên bán hàng đối với bên mua hàng trên cơ sở hợp đồng mua, bán hàng.
Tại khoản 2, điều i của Quy chế này cũng quy định rõ tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, gồm:[1]
- Ngân hàng thương mại nhà nước;
- Ngân hàng thương mại cổ phần;
- Ngân hàng liên doanh;
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Công ty tài chính.
Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh toán là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài cung ứng hàng hoá và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá theo thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng.
Như vậy không phải trong trường hợp nào, bao thanh toán cũng được áp dụng. Theo Quy chế hoạt động bao thanh toán, một số khoản phải thu không được bao thanh toán đó là các khoản phải thu:
Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm
Phát sinh từ các giao dịch thoả thuận bất hợp pháp
Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh chấp
Phát sinh từ các hợp đồng mua bán dưới hình thức ký gửi
Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày
Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp
Các khoản phải thu đã quá hạn theo hợp đồng mua bán hàng
Các giới hạn này cũng mang tính tương đối tùy từng quy định của luật pháp cũng như quy định của chính tổ chức tín dụng đó.
1.1.3.3. Một số tính chất đặc trưng của bao thanh toán
Tính chất tín dụng
Với tính chất tín dụng, bao thanh toán sẽ xoá bỏ được các khó khăn trong việc bổ sung vốn lưu động đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các hoạt động xuất khẩu. Họ thiếu vốn lưu động nhưng việc tiếp cận với nguồn tín dụng hỗ trợ từ phía ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác là rất khó khăn. Với bao thanh toán, các tổ chức tín dụng sẽ chỉ quan tâm đến người mua hàng thông qua hoá đơn các khoản phải thu và không yêu cầu người xuất khẩu phải mang tài sản ra thế chấp. Thông thường, các công ty bao thanh toán sẽ thanh toán ngay 70% đến 90% số tiền trên hoá đơn và số tiền này sẽ được nhà bao thanh toán thanh toán trong vòng 24 giờ. Thay vì phải đợi 30, 60 thậm chí 90 ngày mới được thanh toán tiền hàng, doanh nghiệp xuất khẩu có thể đem bán quyền đòi tiền của mình cho tổ chức bao thanh toán để lấy tiền ngay, trừ đi một khoản chiết khấu hợp lý trên hoá đơn thương mại. Với số tiền đó, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh vòng quay sử dụng vốn, chớp lấy cơ hội kinh doanh hấp dẫn khác, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Như vậy rõ ràng, bao thanh toán không là một khoản tín dụng nhưng nó lại có tính chất tín dụng với các bên tham gia vào bao thanh toán.
Tính chất nhờ thu
Tính chất nhờ thu của bao thanh toán giúp các doanh nghiệp xuất khẩu làm giảm chi phí quản lý nợ và giảm nợ xấu. Bởi lẽ, khi khách hàng sử dụng dịch vụ bao thanh toán họ sẽ không còn phải lo nghĩ nhiều đến việc quản lý các khoản nợ chưa được thanh toán của mình nữa. Công ty bao thanh toán sẽ đảm nhiệm công việc đó, họ sẽ tiến hành kiểm tra tín dụng, duy trì các khoản phải thu, phải trả và các công việc khác. Hơn nữa, các công ty bao thanh toán thông thường được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong việc thu hồi các khoản nợ xấu vì cấp tín dụng và thu nợ là công việc chính của công ty này. Vì vậy, trong trường hợp bên nợ không thanh toán hoặc chậm trễ trong việc thanh toán, họ sẽ có nhiều biện pháp thu hồi nợ một cách hiệu quả nhất.
Như vậy, bao thanh toán là một nghiệp vụ tài chính khá đặc biệt, vừa mang tính “tín dụng” vừa mang tính “nhờ thu”.
1.2. Các hình thức cơ bản của hoạt động bao thanh toán
Cũng giống như một số phương thức tài trợ thương mại khác, bao thanh toán cũng được cung cấp dưói nhiều hình thức đa dạng khác nhau phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của khách hàng[14]
1.2.1. Theo loại hình dịch vụ
1.2.1.1. Bao thanh toán đến hạn (Maturity Factoring)
Công ty bao thanh toán mua các khoản phải thu của khách hàng và thực hiện thanh toán đầy đủ giá trị của khoản phải thu sau khi trừ đi phí bao thanh toán tại thời điểm thu được nợ từ người mua hàng hoặc vào thời điểm thỏa thuận trước hoặc sau ngày trả nợ ghi trên hoá đơn bán hàng, tùy theo thời điểm nào sớm hơn. Thông thường bao thanh toán đến hạn là hình thức bao thanh toán miễn truy đòi. Khách hàng sử dụng hình thức này thường là các công ty có quy mô trung bình và lớn, muốn chuyển rủi ro tín dụng và công việc thu nợ, theo dõi sổ sách kế toán, bán hàng cho công ty bao thanh toán.
1.2.1.2. Bao thanh toán ứng trước (Advance Factoring)
Bao thanh toán ứng trước hay còn gọi là bao thanh toán trọn gói cùng được thoả thuận về mặt thời điểm thanh toán như bao thanh toán đến hạn. Tuy nhiên khách hàng tham gia vào bao thanh toán ứng trước có quyền được nhận một khoản tiền thanh toán trước tương đương với tỷ lệ nhất định (70-90%) giá trị khoản bao thanh toán phải thu ngay trong vòng từ 24-48 tiếng sau khi bàn giao cho công ty bao thanh toán các khoản phải thu. Bao thanh toán ứng trước có thể là truy đòi hoặc miễn truy đòi tuỳ theo thoả thuận giữa công ty bao thanh toán và khách hàng. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay trong hoạt động bao thanh toán.
1.2.2. Theo địa lý
1.2.2.1.Bao thanh toán trong nước (Domestic Factoring)
Bao thanh toán trong nước là hình thức bao thanh toán với sự tham gia của công ty bao thanh toán, khách hàng, người mua hàng trên cùng một lãnh thổ quốc gia. Bao thanh toán trong nước có thể được thực hiện theo bao thanh toán đến hạn hoặc bao thanh toán ứng trước.
Theo khoản 2 điều 4 chương I của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam giải thích rõ: Bao thanh toán trong nước là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là n._.gười cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
1.2.2.2. Bao thanh toán xuất khẩu/nhập khẩu (Export/Import Factoring)
Bao thanh toán xuất nhập khẩu được thực hiện trên giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Khác với bao thanh toán trong nước sẽ có nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, công ty bao thanh toán của nhà xuất khẩu (có thể là một ngân hàng tham gia vào hình thức bao thanh toán này). Nhà xuất khẩu được công ty bao thanh toán cung cấp mọi dịch vụ trong bao thanh toán mà không cần phải liên hệ với công ty bao thanh toán nhập khẩu. Công ty bao thanh toán nhập khẩu chịu trách nhiệm thu nợ từ nhà nhập khẩu và trả cho công ty bao thanh toán xuất khẩu. Như vậy, rủi ro không trả được nợ của nhà nhập khẩu do công ty bao thanh toán nhập khẩu chịu. Trong nghiệp vụ bao thanh toán này thì các công ty bao thanh toán đều không chịu rủi ro về ngoại hối.
Tương tự như bao thanh toán xuất khẩu nhưng bao thanh toán nhập khẩu được tiến hành ngược lại. Cụ thể, công ty bao thanh toán nhập khẩu đảm bảo việc thanh toán của nhà nhập khẩu (ở nước ngoài). Vì vậy thông qua thoả thuận bao thanh toán, nhà nhập khẩu có thể được nhập hàng ngay và liên tục từ các nhà xuất khẩu thông qua tài khoản mở.
Cũng theo Theo khoản 2 điều 4 chương I của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam quy định: Bao thanh toán xuất - nhập khẩu là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất - nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu là đơn vị thực hiện bao thanh toán cho bên bán hàng là bên xuất khẩu trong hợp đồng xuất - nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu là đơn vị được phép hoạt động bao thanh toán tham gia vào quy trình bao thanh toán xuất - nhập khẩu.
Thông thường, phương thức phân chia bao thanh toán theo địa lý rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia thực hiện bao thanh toán. Ban đầu, công ty hay đơn vị bao thanh toán có thể áp dụng bao thanh toán nội địa, sau đó mới phát triển sang phương thức bao thanh toán xuất nhập khẩu.
1.2.3. Theo tính chất bảo vệ khách hàng trước rủi ro tín dụng
1.2.3.1. Bao thanh toán truy đòi (Recourse Factoring)
Là nghiệp vụ bao thanh toán mà công ty bao thanh toán chịu trách nhiệm thu nợ từ người mua hàng nhưng công ty bao thanh toán vẫn giữ quyền truy đòi đối với khách hàng trong trường hợp người mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu.
Gần đây, ở những nền kinh tế mới nổi, xuất hiện một hình thức bao thanh toán mới, đó là bao thanh toán đảo chiều, thực chất là phương thức lựa chọn khác ngoài bao thanh toán có quyền truy đòi. Trong đó thay vì đơn vị bao thanh toán mua lại toàn bộ danh mục các khoản phải thu của các sản phẩm của nhà cung ứng đối với bao thanh toán thông thường, đơn vị bao thanh toán mua nhiều khoản phải thu của một người mua có chất lượng cao nhất. ở đây quan hệ bao thanh toán đã nâng lên thành quan hệ ba chiều với sự tham gia của đơn vị bao thanh toán, người mua và các nhà cung ứng. Người mua thường là một công ty nổi tiếng, hoạt động hiệu quả đem lại chất lượng cao.
Xin đưa ra một ví dụ đơn giản mô tả cơ chế hoạt động của bao thanh toán đảo chiều. Wal-Mart (một công ty bán lẻ lớn nhất tại Hoa Kỳ) có quan hệ bao thanh toán đảo chiều với Công ty tài chính Heller liên quan đến các nhà cung ứng Mêhicô. Wal-Mart cho các nhà cung ứng Mêhicô quyền lựa chọn được bao thanh toán các hoá đơn của mình. Công ty tài chính Heller bao thanh toán các hoá đơn khi được Wal-Mart thông báo rằng một nhà cung ứng đã lựa chọn quyền bao thanh toán. Đối với bao thanh toán đảo chiều, có thể giải quyết được rủi ro liên quan đến người mua do rủi ro tín dụng hay rủi ro do thiếu thông tin mang lại.
1.2.3.2. Bao thanh toán không truy đòi (Non Recourse Factoring)
Đối với bao thanh toán không truy đòi, công ty bao thanh toán không thực hiện việc truy đòi đối với khách hàng ngay cả trường hợp người mua hàng không trả được nợ. Như vậy công ty bao thanh toán phải chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu. Hình thức này thường được sử dụng phổ biến trong nghiệp vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu.
1.2.4. Theo trách nhiệm phải thông báo cho người mua:
1.2.4.1. Bao thanh toán không thông báo (Non-notifed Factoring)
Khách hàng tham gia vào nghiệp vụ bao thanh toán nhưng không thông báo cho người mua hàng biết khoản phải thu đó đã được bao thanh toán và không thông báo để người mua hàng vẫn phải trả nợ trực tiếp cho công ty bao thanh toán. Khi đó các khách hàng trực tiếp thực hiện việc thu nợ từ người mua hàng và trả cho công ty bao thanh toán. Đối tượng của hình thức này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có bộ phận thu nợ riêng và họ chỉ sử dụng bao thanh toán như một nguồn tài trợ cho mình.
1.2.4.2. Bao thanh toán thông báo (Notified Factoring)
Người mua hàng tham gia vào loại hình bao thanh toán này đã được công ty bao thanh toán mua và yêu cầu trả nợ trực tiếp cho công ty bao thanh toán. So với hình thức bao thanh toán không thông báo, bao thanh toán thông báo phổ biến hơn.
1.3. Quy trình hoạt động của nghiệp vụ bao thanh toán
Nghiệp vụ bao thanh toán được hoạt động theo quy trình chặt chẽ. Theo quy trình nghiệp vụ bao thanh toán chung, người ta thường chia ra các quy trình theo số đơn vị bao thanh toán tham gia vào đó:[22]
1.3.1. Hệ thống một đơn vị của bao thanh toán
Hệ thống một đơn vị của bao thanh toán gồm có ba bên bao gồm: một đơn vị bao thanh toán, người bán và người mua, quá trình giao dịch sẽ được thể hiện chi tiết qua sơ đồ sau:[13]
Người bán
(Khách hàng)
Người mua
(Con nợ)
Đơn vị bao thanh toán
1. Hợp đồng bán hàng
6. Giao hàng
2. Yêu cầu tín dụng
7. Chuyển nhượng hoá đơn BTT
4. Trả lời tín dụng
5. Ký hợp đồng BTT
8. Thanh toán trước
11. Thanh toán ứng trước
3. Thẩm định tín dụng
9. Thu nợ khi đến hạn
10. Thanh toán
Sơ đồ 1.1: Hệ thống một đơn vị của bao thanh toán (hay Sơ đồ bao thanh toán nội địa)
Bước 1: Người bán và người mua ký kết hợp đồng mua bán hai bên. Người bán ở đây đóng vai trò là khách hàng của công ty bao thanh toán. Còn người mua trở thành con nợ.
Bước 2: Khách hàng đề nghị công ty bao thanh toán cấp cho người mua hàng của họ một hạn mức tín dụng (credit line).
Bước 3: Công ty Bao thanh toán tiến hành thẩm định tín dụng người mua. Trong trường hợp này công ty bao thanh toán có thể từ chối việc cấp hạn mức tín dụng khi họ không có đầy đủ thông tin về người mua hàng hoặc người mua hàng không đủ uy tín về tín dụng.
Bước 4: Sau khi công ty bao thanh toán chấp nhận cấp hạn mức, họ sẽ có trách nhiệm trả lời tín dụng cho khách hàng của mình, khách hàng lúc này có trách nhiệm thông báo cho người mua hàng về thoả thuận bao thanh toán và yêu cầu người mua hàng trả nợ trực tiếp cho công ty bao thanh toán.
Bước 5: Khách hàng và công ty bao thanh toán chính thức ký hợp đồng bao thanh toán
Bước 6: Người bán tiến hành giao hàng cho người mua
Bước 7: Sau khi giao hàng cho người mua hàng, khách hàng nộp toàn bộ chứng từ liên quan đến khoản phải thu như hoá đơn, giấy báo nợ … cho Công ty Bao thanh toán
Bước 8: Sau đó toàn bộ chứng từ được công ty bao thanh toán xử lý trước khi tiến hành thanh toán ứng trước lần đầu (initial prepayment) với khoản tiền tương ứng theo tỷ lệ nhất định (khoảng từ 80% đến 90%). Thông thường việc thanh toán được tiến hành sau 24 hoặc 48 giờ kể từ khi khách hàng nộp chứng từ. Khách hàng có thể nhận được tiền dưói hình thức thanh toán séc hoặc chuyển khoản.
Bước 9: Công ty bao thanh toán sẽ trực tiếp tiến hành việc thu nợ đến hạn từ phía người mua hàng.
Bước 10: Sau khi người mua hàng thanh toán tiền cho công ty bao thanh toán, công ty bao thanh toán sẽ tất toán phần tiền còn lại cho khách hàng sau khi đã trừ đi các khoản phí bao thanh toán.
Trên đây là toàn bộ quy trình bao thanh toán một đơn vị. Trên thực tế, “một đơn vị” chẳng qua đó là hình thức bao thanh toán nội địa, chỉ có một đơn vị tham gia vào quy trình bao thanh toán. Đối với bao thanh toán nội địa, việc tiếp cận thông tin đối với người mua hàng là không quá khó. Tuy nhiên cũng có một số trách nhiệm bên cạnh việc thanh toán ứng trước cho khách hàng, đó là công ty bao thanh toán còn thực hiện việc lưu trữ chứng từ và chức năng kế toán cho khách hàng. Theo định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), công ty bao thanh toán sẽ gửi cho khách hàng báo cáo về khoản phải thu và các bản sao kê kế toán. Tuy nhiên có một điểm cần nhấn mạnh là hoạt động bao thanh toán đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các bên tham gia để tránh hoặc phải xử lý những tranh chấp kiện tụng có thể xảy ra nhằm đảm bảo lợi ích của các bên.
Ngoài ra, do ngày nay nhu cầu quốc tế hoá, khu vực hoá, giao thương giữa các quốc gia ngày càng trở nên phát triển mạnh mẽ. Phương thức bao thanh toán quốc tế hiện đang là một giải pháp hữu hiệu trong tài trợ thương mại quốc tế. Chúng ta đi sâu nghiên cứu hệ thống hai đơn vị của bao thanh toán, đây cũng là quy trình chủ yếu và cơ bản áp dụng cho bao thanh toán quốc tế
1.3.2. Hệ thống hai đơn vị của bao thanh toán:
Hệ thống hai đơn vị của bao thanh toán bao gồm bốn bên tham gia vào quá trình này:[22]
Nhà Xuất khẩu
(Người bán)
Nhà Nhập khẩu
(Người mua)
2. Yêu cầu tín dụng
8. Chuyển nhượng HĐ BTT
5. Trả lời tín dụng
6. Ký hợp đồng BTT
9. Thanh toán trước
13. Thanh toán
4. Thẩm định HĐ
10. Thu nợ khi đến hạn
11. Thanh toán
Đơn vị BTT XK
Đơn vị BTT NK
1. Hợp đồng ngoại thương
7. Giao hàng
3. Yêu cầu tín dụng
12. Thanh toán, báo cáo chuyển tiền
5. Trả lời tín dụng
8. Chuyển nhượng
8. Chuyển nhượng
Sơ đồ 1.2: Hệ thống hai đơn vị của bao thanh toán (hay Sơ đồ bao thanh toán xuất nhập khẩu)
Bước 1: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương, nêu rõ phương thức thanh toán là bao thanh toán xuất nhập khẩu.
Bước 2: Nhà xuất khẩu đề nghị thực hiện bao thanh toán, xin cấp hạn mức tín dụng cho nhà nhập khẩu.
Bước 3: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu gửi yêu cầu cấp hạn mức đến cho Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đồng thời cung cấp các thông tin về hợp đồng mua bán ngoại thương, người mua và người bán và các thông tin cần thiết khác.
Bước 4: Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu sẽ tiến hành thẩm định hợp đồng và thẩm định năng lực tín dụng của người nhập khẩu. Sau khi chấp nhận, tiến hành trả lời hay thông báo chấp nhận món bao thanh toán cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu.
Bước 5: Đơn vị bao thanh toán sau đó thông báo cho nhà xuất khẩu, để nhà xuất khẩu làm thông báo bằng văn bản cho nhà nhập khẩu biết rõ về việc lô hàng theo hợp đồng xuất nhập khẩu đã được đăng ký bao thanh toán tại đơn vị bao thanh toán xuất khẩu, trong đó nêu rõ tên đơn vị bao thanh toán nhập khẩu.
Bước 6: Sau khi nhận được thông báo có chữ ký xác nhận của nhà nhập khẩu do nhà xuất khẩu xuất trình, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và nhà xuất khẩu tiến hành ký hợp đồng bao thanh toán.
Bước 7: Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng
Bước 8: Khách hàng xuất khẩu sau khi giao hàng sẽ tiến hành chuyển giao hợp đồng mua bán ngoại thương bản gốc, các chứng từ bán hàng và các chứng từ khác có liên quan (Hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hoá, chứng từ vận tải, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận bảo hiểm…). Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển quyền đòi tiền bằng cách chuyển giao bộ chứng từ giao hàng đó cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu để đơn vị này chuyển giao cho người nhập khẩu.
Bước 9: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu sẽ tạm ứng tiến hành thanh toán ứng trước lần đầu (initial prepayment) với khoản tiền tương ứng theo tỷ lệ nhất định (khoảng từ 80% đến 90%)
Bước 10: Công ty bao thanh toán nhập khẩu thực hiện chức năng thu nợ khi đến hạn.
Bước 11: Nhà nhập khẩu khi đến hạn phải có trách nhiệm thanh toán số tiền theo như thoả thuận trong hợp đồng cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu.
Bước 12: Theo thoả thuận bao thanh toán từ trước, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu sau khi trừ đi các khoản phí, thanh toán số tiền trên cho công ty bao thanh toán xuất khẩu.
Bước 13: Công ty bao thanh toán xuất khẩu thanh toán phần tiền còn lại cho người xuất khẩu sau khi đã trừ các khoản phí bao thanh toán như đúng quy định.
So sánh cơ cấu giá của hai loại hình bao thanh toán này:
Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán có đặc thù chi phí cao hơn hệ thống một đơn vị bao thanh toán. Tuy nhiên, chi phí tính cho khách hàng trong nghiệp vụ bao thanh toán về cơ bản gồm hai chi phí chính:
Phí dịch vụ: một tỷ lệ phần trăm nhất định không phụ thuộc vào giá trị của khoản phải thu để bù đắp các chi phí trong việc cung cấp các dịch vụ khách hàng như thu nợ, quản lý sổ sách kế toán, bán hàng, theo dõi tình trạng khoản phải thu…. Công ty bao thanh toán có thể tính phí theo từng dịch vụ cung cấp hoặc đưa ra một giá phí tiêu chuẩn chung.
Phí tài chính: Phí được tính dựa trên:
Chi phí tín dụng (tiền lãi của khoản thanh toán trước = giá trị của khoản thanh toán trước x (chi phí vốn + lợi nhuận)
Phụ thuộc vào hình thức bao thanh toán
Một số yếu tố tác động đến việc tính phí là: Khối lượng các khoản phải thu, mức độ trung bình các khoản phải thu, tình hình diễn biến ngành, thời hạn trả chậm, số lượng và uy tín của người mua hàng….Trong đó với bao thanh toán xuất nhập khẩu, các yếu tố này càng có tác động mạnh mẽ đến yếu tố giá loại hình dịch vụ này.
Hệ thống bao thanh toán hai đơn vị là phương thức quản lý các khoản phải thu ở nước ngoài đơn giản, linh hoạt và hiệu quả, phù hợp trong thương mại quốc tế. Hiện nay, trên thế giới phương thức này được các tổ chức bao thanh toán áp dụng thực hiện đối với các thành viên trong hiệp hội của mình.
Trên thế giới bao thanh toán đang ngày càng được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bao thanh toán vẫn chưa thực sự “có đất” để phát triển. Chương II xin đi sâu vào thực trạng áp dụng bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, vốn vẫn được coi là trung tâm của mọi hoạt động dịch vụ tài chính.
Chương II:
Thực trạng và triển vọng của nghiệp vụ bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1. Vài nét về chức năng và hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Trước thời kỳ đổi mới, mô hình tổ chức ngân hàng Việt Nam được mô phỏng theo mô hình tổ chức ngân hàng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Theo mô hình này, Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương, vừa đóng vai trò là ngân hàng trung gian tài chính. Mô hình này gọi là mô hình một cấp.
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và thực hiện chính sách mở cửa, các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội cũng từng bước được đổi mới cho phù hợp, trong đó đổi mới hệ thống ngân hàng là một trong những bước đột phá khẩu. Mốc đánh dấu sự chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp là Pháp lệnh Ngân hàng được công bố ngày 24/05/1990. Pháp lệnh đã đặt nền móng cho việc tổ chức, vận hành hệ thống quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo các quy luật của nền kinh tế thị trường. Theo đó đã có sự tách bạch chức năng tổ chức: Ngân hàng Trung ương (NHNN) là cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, được độc quyền phát hành tiền và đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức trung gian tài chính khác thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Kể từ khi đổi mới đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi, trong đó trước hết phải kể đến là sự đa dạng hóa về các loại hình hoạt động trong lĩnh vực trên ở 6 ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN): Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, 37 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, 6 công ty tài chính.
Vai trò của các ngân hàng thương mại được thể hiện qua các hoạt động cơ bản của nó, ở đây tác giả xin đánh giá theo các mảng hoạt động cụ thể. Riêng đối với các NHTMNN, ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận, hệ thống các ngân hàng này còn đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
2.1.1. Huy động vốn
Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau:
Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp thuận.
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam
Vay vốn ngắn hạn của Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Nhà nước
Các NHTM đáp ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của đa phần dân cư với mạng lưới các chi nhánh cấp 1, cấp 2 đến tận thôn, làng, xã. Người gửi tiền tiết kiệm được hưởng một khoản tiền gọi là lãi suất với mức độ an toàn và khả năng thanh khoản cao.
Huy động động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của các NHTM Việt Nam. Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các NHTM còn nhiều bỡ ngỡ, hiệu quả kinh doanh còn nhiều mặt hạn chế, kể cả mảng huy động vốn. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của bản thân các ngân hàng thương mại và sự ủng hộ từ nhiều phía tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, các NHTM đã quen dần với cơ chế mới và đạt được những thành quả nhất định trong kinh doanh. Trong giai đoạn 2000-2005, chỉ xét riêng mảng huy động vốn của hầu hết các NHTM đều có sự tăng lên cả về quy mô và chất lượng. Theo báo cáo của NHNN, tổng khối lượng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trong nước cũng như các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh liên tục tăng. Năm 2005, các ngân hàng thương mại quốc doanh huy động được 367,5 ngàn tỉ VND (kể cả ngoại tệ quy đổi) (khoảng 70% GDP) vượt mục tiêu đã đề ra tại Đại hội Đảng IX.
Mở rộng tín dụng và đầu tư
Tín dụng của các NHTM có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ nền kinh tế, nó cung cấp nguồn tài trợ cho các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ của đất nước. Tín dụng ngân hàng đã tạo ra khả năng thực hiện toàn bộ quá trình từ khi sản phẩm được sản xuất cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Bảng 2.1- Tăng trưởng dư nợ của hệ thống NHTM
Đơn vị: tỉ đồng - %
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Ngân hàng thương mại nhà nước
302.840
389.950
457.535
Ngân hàng thương mại cổ phần
45.920
58.950
69.745
Ngân hàng nước ngoài và liên doanh
38.240
46.100
53.720
Tổng cộng
387.000
495.000
581.000
Tỉ trọng dư nợ/GDP
54,73%
62,38%
68,42%
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2006)
Đối với các NHTM Việt Nam do dịch vụ ngân hàng chưa đa dạng và phát triển ở mức độ chưa cao, lợi nhuận thu được từ việc thu phí dịch vụ còn thấp nên hoạt động cho vay giữ vai trò số một trong việc tìm kiếm lợi nhuận của các ngân hàng. Do tính đơn điệu của sản phẩm nên hình thức cạnh tranh chủ yếu là thông qua lãi suất cho vay. Và trong “cuộc chiến” lãi suất, lợi thế thuộc về nhóm các NHTMNN do có quy mô vốn lớn, mạng lưới chi nhánh rộng. Các NHTMCP, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài do chi phí cho việc huy động cao hơn nên thường phải đặt mức lãi suất cao hơn so với các NHTMNN. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khối lượng khách hàng đến xin vay tại các NHTMNN không lớn. Bởi vì có mức “giá” hấp dẫn hơn, nhưng các nguồn vốn vay từ các NHTMNN là rất khó tiếp cận. Các NHTMNN thường cho vay đối với các Tổng công ty 90, 91, các doanh nghiệp nhà nước; cho vay theo chỉ định của chính phủ đối với các công trình trọng điểm của quốc gia…Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thường không có quan hệ tín dụng tốt đối với các NHTMNN do luôn bị coi là những khách hàng nhỏ, hoạt động theo kiểu manh mún, chụp giật, vốn tự có thấp, uy tín chưa cao. Các doanh nghiệp này là đối tượng của các NHTMCP, ngân hàng liên doanh, và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Từ sau khi các NHTMNN tách chức năng tín dụng chính sách đồng thời chuyển đổi từ các ngân hàng chuyên doanh sang kinh doanh đa năng, đa dạng hoá khách hàng, khu vực kinh tế tư nhân có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận vốn của các ngân hàng này. Năm 2004, các NHTMNN cho vay khu vực kinh tế tư nhân là 265.792 tỉ đồng, đến năm 2005 đã tăng lên 372.869 tỉ đồng, tăng 14,1% so với năm 2004.
Hoạt động thanh toán
Việc đưa ra hoạt động thanh toán, hay nói cách khác, sự vận động của đồng vốn là một trong những chức năng quan trọng. Trong những năm gần đây, hệ thống các ngân hàng đã có những biến chuyển nhất định, các ngân hàng đã và đang trang bị máy vi tính, hệ thống mạng kết nối thanh toán thẻ quốc tế, các phương tiện kỹ thuật để đưa vào sử dụng những hình thức chuyển tiền mới như chuyển tiền điện tử, mạng SWIFT và mạng hoá hệ thống máy tính trong ngân hàng. Hệ thống mạng kết nối thanh toán điện tử liên ngân hàng được thiết lập, tạo nên những biến chuyển sâu sắc trong hoạt động thanh toán nội địa và quốc tế của các NHTM Việt Nam.
Tài trợ thương mại
Đây có thể nói là một trong những hoạt động quan trọng nhất do các NHTM thực hiện trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Mặc dù ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ những hoạt động nội thương, nhưng có những sự khác nhau đáng kể và chính từ sự khác nhau đó mà các ngân hàng thương mại cần cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế hay bao thanh toán xuất nhập khẩu để cho quá trình này diễn ra suôn sẻ. Sở dĩ như vậy là do mỗi nước có một hệ thống tiền tệ riêng, không đồng nhất, và với năng lực tài chính của người mua và người bán ở các quốc gia cũng không giống nhau, ngoài ra còn có những hạn chế về ngôn ngữ, môi trường văn hoá, phong tục tập quán khác nhau, môi trường pháp lý và luật pháp của các quốc gia khác nhau, các chế độ chính trị khác nhau, người mua, người bán cách xa nhau về địa lý…. Chính vì vậy các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, điều này thể hiện ở những mặt sau:
Cung cấp các khoản bảo lãnh hoặc tín dụng: bao gồm bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh phát hành L/C, cho vay…đối với nhà nhập khẩu và chiết khấu chứng từ xuất khẩu, mua lại chứng từ nhờ thu…đối với nhà xuất khẩu.
Trung gian thanh toán: hệ thống ngân hàng cho phép việc thực hiện thanh toán giữa các bên liên quan, đảm bảo an toàn nhanh chóng và chính xác.
Tư vấn: Trong bất kỳ trường hợp nào nếu gặp phải những vấn đề liên quan đến thanh toán trong giao dịch ngoại thương, khách hàng liên quan có thể nhận được những tư vấn tốt từ cán bộ chuyên môn trong các ngân hàng thương mại.
Quản lý rủi ro tín dụng: Trong thương mại quốc tế, người mua có thể giao dịch với một người bán mà họ không hề biết, thậm chí ngay cả khi họ đã thực hiện một số giao dịch mua bán với nhau, người mua cũng không biết về người bán một cách triệt để. Như vậy người mua và người bán không thể nắm bắt được chắc chắn về khả năng tài chính, uy tín và khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác, do đó khó lường được những rủi ro có thể xảy ra. Với sự giúp đỡ của ngân hàng, người mua và người bán sẽ có thể tin tưởng nhau hơn vì sẽ loại trừ hoặc giảm thiểu một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Quản lý rủi ro về ngoại hối: Trong thương mại quốc tế, nguời mua và người bán ở hai nước khác nhau nhưng chỉ giao dịch với nhau cùng một loại tiền tệ, họ sẽ phải đương đầu với những loại rủi ro dao động về tỷ giá, những rủi ro này sẽ dễ dàng được hạn chế khi có sự giúp đỡ của ngân hàng thông qua các hợp đồng mua bán hoặc chuyển đổi ngoại tệ tuỳ theo sự lựa chọn của khách hàng.
Cung cấp khả năng lựa chọn các phương thức thanh toán: thanh toán trước, thanh toán sau, tài khoản mở, nhờ thu, L/C và bao thanh toán. Hiện nay, ở Việt Nam, phương thức tín dụng chứng từ vẫn được khách hàng ưa chuộng.
Các hoạt động khác
Các hoạt động khác như giao dịch hối đoái, kinh doanh vàng, kim loại đá quý, dịch vụ uỷ thác…cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Như vậy, ngoài những nhiệm vụ chính đóng vai trò huyết mạch, là bà đỡ cho các hoạt động kinh tế, hệ thống các NHTM Việt Nam còn cung cấp các dịch vụ ngân hàng, là một ngành kinh tế dịch vụ. Ngày nay, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập nền kinh tế, do đó các sản phẩm và dịch vụ do ngân hàng cung cấp luôn phải đáp ứng với yêu cầu của thời đại. Trên thế giới, khi mà bao thanh toán đã trở thành một trong những nghiệp vụ quen thuộc của hầu hết hệ thống các tổ chức tín dụng, ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp chưa biết tới loại hình này. Tác giả xin dành một phần trong luận văn của mình để đề cập đến trực trạng áp dụng bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam hiện nay.
2.2. Thực trạng nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam
2.2.1. So sánh ưu nhược điểm của bao thanh toán với phương thức tài trợ khác ở các NHTM Việt Nam
Các NHTM Việt Nam đứng trước một môi trường cạnh tranh đang trở nên khốc liệt, phát triển đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng hơn lúc nào hết trở thành một vấn đề cấp thiết nằm trong chiến lược phát triển của từng ngân hàng nói riêng và của toàn ngành ngân hàng nói chung. Cho đến nay, phương thức tài trợ thương mại chủ yếu vẫn là cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ…, những phương thức rất phổ biến và truyền thống ở hầu hết các ngân hàng trên thế giới. Vậy bao thanh toán có gì vượt trội hơn so với các phương thức phổ biến ở các ngân hàng Việt Nam hiện tại. Qua một số bảng so sánh với các dịch vụ hiện tại của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (TECHCOMABNK), một ngân hàng điển hình về phát triển và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và sản phẩm, tác giả hi vọng có thể minh chứng phần nào một thực tế là các sản phẩm dịch vụ NHTM Việt Nam thiếu đi tính sáng tạo, đổi mới và hiện đại.[15]
2.1.2.1. So sánh bao thanh toán và cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ
Bao thanh toán như đã phân tích, có những đặc điểm giống và khác nhau nhất định so với các sản phẩm ngân hàng truyền thống của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu (quyền đòi nợ).
Bảng 2.2. So sánh bao thanh toán và cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ
Điểm khác biệt
Cho vay bảo đảm bằng quyền đòi nợ
Bao thanh toán
Sở hữu khoản phải thu
Thuộc người bán
Thuộc Ngân hàng
Tài trợ vốn cho người bán trên cơ sở phải thu
Giống nhau giữa hai hình thức: người bán đều có thể nhận được tài trợ vốn lưu động dựa vào các khoản phải thu
Rủi ro từ việc mua không trả được nợ
Người bán phải gánh chịu hoàn toàn
Ngân hàng (trong trường hợp bao thanh toán không truy đòi)
Dịch vụ thu hộ
Không có
Có dịch vụ thu hộ
Đối tượng thẩm định của ngân hàng
Người bán (chủ yếu là nguồn trả cuối cùng) và người mua
Người mua (năng lực tín dụng) và người bán (năng lực cung cấp hàng)
(Nguồn: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, 2006)
Như vậy, có một sự khác nhau căn bản giữa phương thức cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ và phương thức bao thanh toán, đó là những dịch vụ sau liên quan đến các khoản phải thu, đó là quyền sở hữu các khoản phải thu và trách nhiệm thu hộ của ngân hàng.
2.1.2.2. So sánh bao thanh toán và các phương thức thanh toán quốc tế
Bao thanh toán xuất nhập khẩu có thể được coi là một phương thức thanh toán độc lập. So với các phương thức thanh toán truyền thống khác, bao thanh toán có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định. Cụ thể:
Bao thanh toán chỉ áp dụng trong thanh toán trả chậm, nên sẽ khác với các phương thức trả ngay, bao gồm: Chuyển tiền ứng trước (TTR In advance); thanh toán tiền mặt dựa trên chứng từ (CAD: Cash against Documents); Nhờ thu bộ chứng từ trả ngay (D/P: Documents against Payment) và phương thức thư tín dụng trả ngay (At sight Letter of Credit)
Các phương thức thanh toán trả chậm bao gồm: Chuyển tiền sau khi giao hàng (TTR after shipment hay còn gọi là Open Account); nhờ thu bộ chứng từ trả chậm (D/A: Document against Acceptance) và tín dụng thư trả chậm (Usance Letter of Credit). ở ngân hàng Techcombank, sản phẩm bao thanh toán được kết hợp với phương thức trả chậm. Trong một số ít trường hợp, bao thanh toán có thể kết hợp với D/A. Đối với L/C trả chậm, bao thanh toán lại là một phương thức thay thế hiệu quả.
Tuy nhiên, đối với hình thức L/C trả ngay, thông thường vẫn có độ trễ nhất định trong thanh toán (do các vấn đề về yêu cầu chứng từ phức tạp, thủ tục chặt chẽ và khả năng có sai biệt của bộ chứng từ so với L/C dẫn đến trì hoãn trong thanh toán) nên có thể so sánh chung như sau:
Đối với nhà xuất khẩu:
Bảng 2.3. So sánh chấp nhận thanh toán bằng L/C và chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán
So sánh
Chấp nhận thanh toán bằng L/C
Chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán
Phương thức áp dụng
Thanh toán trả ngay hoặc trả chậm
Chỉ áp dụng với thanh toán trả chậm
Khả năng tài trợ vốn cho người bán khi xuất hàng
Được ngân hàng chiết khấu sau khi có bộ chứng từ xuất khẩu
Được ngân hàng ứng trước trên cơ sở bộ chứng từ xuất khẩu
Rủi ro từ việc không thanh toán tiền
Thấp (do ngân hàng phát hành L/C bảo lãnh thanh toán theo L/C
Ngân hàng gánh chịu (trường hợp bao thanh toán không truy đòi)
Theo dõi và thu hộ các khoản phải thu
Không có
Có dịch vụ thu hộ
(Nguồn: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, 2006)
Cũng tương tự như phương thức trên, đặc điểm nổi bật của bao thanh toán là có dịch vụ theo dõi và thu hộ các khoản phải thu, thông thường chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán chỉ áp dụng đối với phương thức thanh toán trả chậm. Đặc biệt, trong bao thanh toán không truy đòi, rủi ro do chính ngân hàng gánh chịu. Như vậy, đối với nhà xuất khẩu, sử dụng bao thanh toán ngoài lợi thế về nguồn vốn còn có thể giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình, chuyển giao rủi ro đó sang một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hồi nợ.
Đối với nhà nhập khẩu
Bảng 2.4. So sánh mở L/C và chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán
So sánh
Mở L/C
Chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán
Phương thức áp dụng
Thanh toán trả ngay hoặc trả chậm
Chỉ áp dụng với thanh toán trả chậm
Chi phí từ việc nh._.đồng bao thanh toán;
c. Chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu trong trờng hợp thực hiện bao thanh toán không có quyền truy đòi.
d. Thực hiện đúng và đẩy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán.
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của bên bán hàng
1. Quyền của bên bán hàng:
Nhận tiền thanh toán của đơn vị bao thanh toán theo giá mua, bán khoản phải thu đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán;
2. Nghĩa vụ của bên bán hàng:
a. Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu và báo cáo theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán;
b. Thông báo cho bên mua hàng và các bên có liên quan theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 13 của Quy chế này;
c. Chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu trong trờng hợp bao thanh toán có quyền truy đòi.
d. Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho đơn vị bao thanh toán hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ khác có liên quan đến khoản phải thu đợc bao thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán;
e. Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng mua, bán hàng.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên mua hàng
1. Quyền của bên mua hàng:
a. Đợc thông báo về việc bao thanh toán;
b. Không thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, ngoại trừ bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu. Việc điều chỉnh các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng phải đợc bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản.
2. Nghĩa vụ của bên mua hàng:
a. Xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đợc thông báo và cam kết thanh toán theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 13; trờng hợp từ chối thanh toán phải có lý do xác đáng và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán.
b. Thanh toán cho đơn vị bao thanh toán theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng.
c. Không đợc đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trờng hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng, mua, bán hàng, trừ trờng hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã đợc bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng.
Chơng V: Xử lý vi phạm
Điều 26. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Quy chế này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chơng VI: Điều khoản thi hành
Điều 27. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của đơn vị bao thanh toán: Căn cứ vào Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan, đơn vị bao thanh toán ban hành các văn bản hớng dẫn nghiệp vụ bao thanh toán cụ thể phù hợp với điều kiện, đặc điểm và Điều lệ của mình.
2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nớc:
a. Vụ Các Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nớc Chi nhánh tỉnh, thành phố:
- Tiếp nhận hồ sơ xin phép hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng theo đúng trình tự và thủ tục đợc quy định tại Chơng III mục 1 của Quy chế này.
- Phối hợp với các Vụ có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nớc xem xét trình Thống đốc quyết định việc cho phép tổ chức tín dụng đợc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.
b. Thanh tra Ngân hàng Nhà nớc:
- Phối hợp và cung cấp cho Vụ Các Ngân hàng về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng để trình Thống đốc ngân hàng Nhà nớc xem xét quyết định cho phép Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.
- Tổ chức thanh tra, giám sát việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán; Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị Thống đốc ngân hàng Nhà nớc xử lý các trờng hợp vi phạm các quy định tại Quy chế này.
c. Vụ Chính sách tiền tệ:
- Hớng dẫn các quy định về gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong bao thanh toán của Tổ chức tín dụng.
- Quy định chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động bao thanh toán cho các đơn vị có thẩm quyền thuộc Ngân hàng Nhà nớc.
d. Vụ Kế toán - Tài chính: hớng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.
e. Vụ Tín dụng: hớng dẫn các đơn vị bao thanh toán thực hiện đồng bao thanh toán.
Điều 28. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc ngân hàng Nhà nớc quyết định.
Thống đốc ngân hàng Nhà nớc
Phó thống đốc
Trần Minh Tuấn
Phụ lục II
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Số 676/NHNN-CSTT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2005
V/v cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Kính gửi: - Các ngân hàng thương mại
- Các ngân hàng liên doanh
- Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
- Các công ty tài chính
Thực hiện quy định tại Điều 17 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các công ty tài chính (gọi chung là tổ chức tín dụng) thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán, chuyển nợ quá hạn đối với các hợp đồng bao thanh toán như sau:
1. Các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán đối với các hợp đồng bao thanh toán theo hai phương thức sau đây:
- Điều chỉnh kỳ hạn thanh toán là việc tổ chức tín dụng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ trong phạm vi thời hạn thanh toán đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng bao thanh toán, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.
- Gia hạn thanh toán là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ tiền bao thanh toán vượt quá thời hạn thanh toán đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng bao thanh toán.
2. Các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán, chuyển nợ quá hạn đối với các hợp đồng bao thanh toán mà tổ chức tín dụng ứng trước tiền cho bên bán hàng như sau:
a. Các tổ chức tín dụng tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng đối với các trường hợp:
- Khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng kỳ hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán có ứng trước tiền cho bên bán hàng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền bao thanh toán.
- Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn trả nợ đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán có ứng trước tiền cho bên bán hàng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn bao thanh toán, thì tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc gia hạn thời hạn thanh toán gốc và/hoặc lãi tiền bao thanh toán.
b. Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn đã thoả thuận trong các hợp đồng bao thanh toán nêu tại điểm 2 công văn này và tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn trả nợ, không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn thanh toán, thì số dư nợ gốc của hợp đồng bao thanh toán đó là nợ quá hạn; tổ chức tín dụng phân loại toàn bộ số dư nợ gốc tiền bao thanh toán của khách hàng vào các nhóm nợ thích hợp, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Đối với hình thức bao thanh toán nhập khẩu mà tổ chức tín dụng phải trả nợ thay cho bên nhập khẩu, thì tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán, chuyển nợ quá hạn đối với số tiền mà tổ chức tín dụng đã trả nợ thay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng.
4. Các tổ chức tín dụng phân loại toàn bộ số dư nợ gốc tiền bao thanh toán của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn thanh toán vào các nhóm nợ thích hợp, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Các tổ chức tín dụng phải có quy trình về gia hạn thanh toán phù hợp với quy định của công văn này, của pháp luật có liên quan về hoạt động bao thanh toán và gửi cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước ngay sau khi ban hành.
6. Đối với các hợp đồng bao thanh toán được gia hạn thanh toán, tổ chức tín dụng phải báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng./.
KT. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phó thống đốc
Nguyễn Đồng Tiến
Phụ lục III
Unidroit Convention on International Factoring
(Ottawa, 28 May 1988)
The states parties to this convention,
Conscious of the fact that international factoring has a significant role to play in the development of international trade,
Recognising therefore the importance of adopting uniform rules to provide a legal framework that will facilitate international factoring , while maintaining a fair balance of interests between the different parties involved in factoring transaction,
Have agreed as follows:
Chapter I - sphere of application and general provisions
Article 1
1. This convention governs factoring contracts and assignment of receivables as described in this Chapter.
2. For the purposes of this convention, “ factoring contract” means a contract concluded between one party ( the supplier) and another party ( the factor) pursuant to which:
(a) The supplier may or will assign to the factor receivables arising from contracts of sale of goods made between the supplier and its customers (debtors) other than those the sale of goods bought primarily for their personal, family or household use;
(b) The factor is to perform at least two the following function:
- Finance for the supplier, including loans and advance payments;
- Maintenance of accounts (ledgering) relating to the receivables;
- Collection of receivables;
- Protection against default in payment by debtor;
(c) Notice of the assignment of the receivables is to be given to debtors.
3. - In the Convention references to “goods” and “ sale of goods” shall include services and the supply of services.
4. - For the purposes of this Convention:
(a) a notice in writing need not be signed but must identify the person by whom or in whose name it is given;
(b) “notice in writing” includes, but is not limited to, telegrams, telex and other telecommunication capable of being reproduced in tangible form ;
( c) a notice in writing is given when it is received by the addressee.
Article 2
1. - This Convention applies whenever the receivables assigned pursuant to factoring contract arising from a contract of sale goods between a supplier and a debtor whose places of business are in different State and:
(a) Those State and the State in which the factor has its place of business are Contracting States ;or
(b) Both the contract of sale of goods and the factoring contract are governed by the law of a Contracting State.
2.- reference in the this Convention to a party’s place of business shall, if it has more than one place of business, mean the of business which has the closest relationship to the relevant contract and its performance, having regard to the circumstances known to or contemplated by the parties at any time before or at conclusion of that contract.
Article 3
1. The application of this Convention may be excluded:
(a) By the parties to the factoring contract; or
(b) By the parties to the contract of sale of goods, as regards receivables arising at or after the time when the factor has been given notice in writing of such exclusion.
2. Where the application of this Convention is excluded in accordance with previous paragraph, such exclusion may be made only as Convention as whole.
Article 4
1. In the interpretation of this Convention , regard is to be had to its object and purpose as set forth in the preamble, to its international character and to the need to promote uniformity in its application and the observance of good faith in international trade.
2. Questions concerning matters governed by this Convention which are not expressly settled i it are to be settled in conformity with the general principles on which it is based or, in the absence of such principles, in conformity with the law applicable by virtue of the rules of private international law.
Chapter II - rights and duties of the parties
Article 5
As between the parties to the factoring contract:
(a) provision in the factoring contract for the assignment of existing or future receivables shall not be rendered invalid by the fact that the contract does not specify them individually, if at the time of conclusion of the contract or when they come into existence they can be identified to the contract;
(b) a provision in the factoring contract by which future receivables are assigned operates to transfer the receivables to the factor when they come into existence without the need for any new act of transfer.
Article 6
1– The assignment of a receivable by the supplier to the factor shall be effective not withstanding any agreement between the supplier and the debtor prohibiting such assignment.
2– However, such assignment shall not be effective against the debtor when, at the time of conclusion of the contract of sale of goods, it has its place of business in a Contracting State which has made a declaration under Article 18 of this Convention.
3– Nothing in paragraph 1 shall affect any obligation of good owed by the supplier to the debtor or any liability of the supplier to the debtor in respect of an assignment made in breach of the terms of the contract of sale of goods.
Article 7
A factoring contract may validly provide as between the parties thereto for the transfer, with or with a new act of transfer, of all or any of the supplier’s rights deriving from contract of sale of goods, including the benefit of any provision in the contract of sale of goods reserving to the supplier title to the goods or creating any security interest.
Article 8
1 The debtor is under is a duty to pay the factor if, and only if, the debtor does not have knowledge of any other person’s superior right to payment and notice in writing of the assignment:
is given to the debtor by the supplier or by the factor with the supplier’s authority;
reasonably identifies the receivables which have been assigned and the factor to whom or for whose account the debtor is required to make payment; and
Relates to receivables arising under a contract of sale of goods made at or before the time the notice is given.
Irrespective of any other ground on which payment by the debtor to the factor discharges the debtor from liability, payment shall be effective for this purpose if made in accordance with the previous paragraph.
Article 9
In a claim by the factor against the debtor for payment of a receivable arising under a contract of sale of goods the debtor may set up against the factor all defences arising under that contract of which the debtor could have availed itself if such claim had made by the supplier.
The debtor may also assert against the factor any right of set –off in respect of claims existing against the supplier in whose favour the receivable arose and available to the debtor at the time a notice in writing of assignment conforming to Article 8(1) was given to the debtor.
Article 10
Without prejudice to the debtor’s right under Article 9. non - performance or defective or late performance of the contract of sale of goods shall not by itself entitle the debtor to recover a sum paid by the debtor to the factor if the debtor has a right to recover that sum from the supplier.
The debtor who has such a right to recover from the supplier a sum paid to the factor in respect of a receivable shall nevertheless be entitled to recover that sum from the factor to the extent that:
The factor has not discharged an obligation to make payment to the supplier in respect of that receivable; or
The factor made such payment at a time when it knew of the supplier’s non-performance or defective or late performance as regards the goods to which the debtor to which the debtor’s payment relates.
Chapter III – Subsequent assignments
Article 11
Where a receivable is assigned by a supplier to a factor pursuant to a factoring contract governed by this Convention :
The rules set out in Articles 5 to 10 shall, subject to sub-paragraph (b) of this paragraph, apply to any subsequent assignment of the receivable by the factor orby a subsequent assignee;
For the purposes of this Convention, notice to the debtor of the subsequent assignment also constitutes notice of the assignment to the factor.
Article12
This Convention shall not apply to a subsequent which is prohibited by terms of the factoring contract.
Chapter V- Final Provisions
Article 13
This Convention is open for signature at the concluding meeting of the Diplomatic Conference for the Adoption of the Draft Unidroit Conventions on International Factoring and International Financial Leasing and will remain open for signature by States at Ottawa until 31 December 1990
This Convention is subject to ratification, acceptance or approval by which have signed it
This Convention is open for accession by all States which are not signatory States as from the date it is open for signature.
Ratification, acceptance, approval or accession is effected by the deposit of a formal instrument to that effect with the depositary.
Article 14
This Convention enters into force on the first day of the month following the expiration of six months after the date of deposit of the third instrument of ratification, acceptance, approval or accession.
For each State that ratifies, accepts, approves, or accedes to this Convention after the deposit of the third instrument of ratification, acceptance, approval or accession, this Convention enters into force in respect of that state on the first day of the month following the expiration of six months after the date of the deposit of its instrument of ratification, acceptance, approval or accession
Article 15
This Convention does not prevail over any treaty which has already been or may be entered into.
Article 16
If a Contracting State has two or more territorial units in which different systems of law are applicable in relation to the matters dealt with in this convention, it may, at the time of signature, ratification, acceptance, approval or accession, declare that this Convention is to extend to all its territorial units or only to one or more of them, and may substitute its declaration by another declaration at any time.
These declarations are to be notified to the depositary and are to state expressly the territorial units to which the Convention extends.
If, by virtue of a declaration under this article, this Convention extends to one or more but not all of the territorial units of a contracting State, and if the place of business of a party is located in that State, this place of business, for the purposes of this Convention, is considered not to be in a Contracting State, unless it is in a territorial unit to which the Convention extends.
If a Contracting State makes no declaration under paragraph 1, the Convention is extend to all territorial units of that State.
Article 17
Two or more Contracting State which have the same or closely related legal rules on matters governed by this Contraction may at any declare that the Convention is not to apply where the supplier, the factor and the debtor have their places of business in those States. Such declaration may make jointly or by reciprocal unilateral declarations.
A Contracting State which has the same or closely related legal rules on matters governed by this Convention as one or more non-Contracting States may at any time declare that the Convention is not to apply where the supplier, the factor and the debtor have their places of business in those States.
If a State which is the object of a declaration under the previous paragraph subsequently becomes a Contracting State, the declaration made will, as from the date on which the Convention enters into force in respect of the new Contracting State, have the effect of a declaration make under paragraph 1, provided that the new Contracting State joins in such declaration or makes a reciprocal unilateral declaration.
Article 18
A Contracting State may at any time make a declaration in accordance with Article 6(2) that an assignment under Article 6(1) shall not be effective against the debtor when, at the time of conclusion of the contract of goods, it has its place of business in that State.
Article 19
Declarations made under this Convention at the time of signature are subject to confirmation upon ratification, acceptance or approval.
Declarations and confirmations of declarations are to be in writing and to be formally notified to the depositary.
A declaration takes effect simultaneously with the entry into force of this Convention in respect of the State concerned. However, a declaration of which the depositary receives formal notification after such entry into force takes effect on the first day of the month following the expiration of six months after the date of its receipt by the depositary. Reciprocal unilateral declaration under Article 17 take effect on the first day of the month following the expiration of six month after the receipt of the latest declaration by the depositary.
Any State which makes a declaration under this Convention may withdraw it at any time by a formal notification in writing addressed to the depositary. Such withdrawal is to take effect on the first day of the month following the expiration of six months after the date of the receipt of the notification by the depositary.
A withdrawal of a declaration made under Article 17 renders inoperative in relation to the withdrawing State, as from the date on which the withdrawal takes effect, any joint or reciprocal unilateral declaration by another State under that article.
Article 20
No reservation are permitted except those expressly authorised in this Convention.
Article 21
This Convention applies when receivables assigned pursuant to a factoring contracting arise from a contract of sale of goods concludes on or after the date on which the Convention enters into force in respect of the Contracting States referred to in Article 21(1) (a), or the Contracting state or States referred to in paragraph 1(b) of that article, provided that:
The factoring contract is concluded on or after that date; or
The parties to the factoring contract have agreed that the Convention shall apply.
Article 22
1. This Convention may be denounced by any Contracting State at any time after the date on which it enters into force for that State.
2. Denunciation is effected by the deposit of an instrument to that effect with jthe depositary.
3. A denunciation takes effect on the first day of the month following the expiration of six months after the deposit of the instrument of denunciation with the depositary. Where a longer period for the denunciation to take effect is specified in the instrument of denunciation it takes effect upon the expiration of such longer period after its deposit with depositary.
Article 23
This Convention shall be deposited with the Government of Canada.
The Government of Canada shall:
inform all States which have signed or acceded to Convention and the President of the International Institute for the Unification of Private Law (Unidroit) of:
each new signature or deposit of an instrument of ratification, acceptance, approval or accession, together with the date thereof;
each declaration made under Articles 16, 17 and 18;
the withdrawal of any declaration made Article 19(4);
the date of entry into force of this Convention;
the deposit of an instrument of denunciation of this Convention together with the date of its deposit and the date on which it takes effect;
ransmit certified true cpies of this Convention to all signatory States, to all States acceding to the Convention and to the president of the International Institute for the Unification of Private Law ( Unidroit).
IN WITNESS WHEREOF the undersigned plaenipotentiaries, being duly authorised by their respective Governments, have signed this Convention.
DONE at Ottawa, this twenty-eighth day of May, one thousand nice hundred and eighty-eight, in a signle original, of which the English and French texts are equally authentic.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Hà Nội
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định số 1117/2004/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động thông tin tín dụng, Hà Nội
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010, Hà Nội
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Văn bản hướng dẫn số 676/NHNN-CSTT về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Hà Nội
Đào Văn Chung (2005), “Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán và biện pháp phòng ngừa”, Tạp chí Tài chính tiền tệ 15.07.2005, tr 26-27
Trương Thị Thu Giang (2004), “Lợi ích và rủi ro của nghiệp vụ bao thanh toán”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 13-17
Nguyễn Hải Hà (2004), “Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 22-26
Đặng Thị Hồng Hải (2004), “Hoạt động Bao thanh toán và khả năng triển khai tại các Công ty tài chính trong Tổng Công ty”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 27-30
TS. Phí Trọng Hiểu (2005), “Hình thành giá dịch vụ: bài toán về hiệu quả kinh doanh cho các ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng số tháng 12/2005
Trần Thị Hoà (2004), “Mô hình hoạt động bao thanh toán đối với ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 18-21
Phạm Xuân Hoè (2005), “Phát triển theo chiều sâu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại”, Tạp chí khoa học đào tạo Ngân hàng số 12 tháng 12/2005
Trần Kiên (2006), “Đã có mua nợ trả chậm”, Báo Đầu tư số 58 15.05.2006
Lê Trung Kiên (2004), “Hoạt động bao thanh toán và các vấn đề cần quan tâm”, Tọa đàm khoa học: Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, tr. 01-12
ThS. Nguyễn Quỳnh Lan (2006), Nghiệp vụ bao thanh toán - Factoring, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương (2006), Tài liệu giới thiệu sản phẩm bao thanh toán, Phòng Thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Kỹ thương, Hà Nội
GS. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Chí Trung (2005), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí khoa học đào tạo Ngân hàng số 12 tháng 12/2005
Tiếng Anh
Unidroit Convention on International Factoring, Ottawa (Canada), 1998
Barbara Summers, Nicolas Wilson (1998). “Why do firms use factoring?” Credit Management, ABI/INFORM Research. Pg 26-28
Charpentier, D. (2003). “Factoring and Credit Insurance: Competitors or Complements?”. Paper presented at the World Bank Conference on the Factoring Industry as a key tool for SME Development in EU Accession Countries, 23-24 October, Warsaw, Poland
Michael Rowe (2004). “International Factoring takes off”. DC Insight. 10(4).pg 8-12
Ronald L. Kissling (2005). “Factoring: A Global View”. Paper presented at the IFC Conference on the Development of Factoring in Serbia, 24 February, Belgrade, Serbia
Sharon Lin (2004). “An Introduction for Factoring”. Paper presented at the Far East National Bank Conference on the Factoring Industry as a key tool for SME Development in Vietnam, 14-15 December, Hanoi, Vietnam
Sidney Rutberg (1989). “Banks Enter Factoring”. The Secured Lender.45 (3), pg. 6-8
-----------------
Danh mục các từ viết tắt
STT
Các từ
Viết tắt
1
Ngân hàng thương mại
NHTM
2
Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMNN
3
Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMCP
4
Tổ chức thương mại thế giới
WTO
5
Hiệp hội nhà bao thanh toán thế giới
FCI
6
Tổ chức bao thanh toán quốc tế
IFG
7
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVN
Danh mục bảng biểu
STT
Số bảng biểu
Nội dung bảng biểu
Nguồn
1
Biểu đồ 1.1
Doanh số bao thanh toán của FCI
Factors Chain International
2
Biểu đồ 1.2
Thị phần về doanh số bao thanh toán của FCI so với toàn cầu
Factors Chain International
3
Biểu đồ 1.3
Doanh số bao thanh toán xuất nhập khẩu của FCI
Factors Chain International
4
Biểu đồ 1.4
Thị phần về doanh số bao thanh toán xuất nhập khẩu của FCI so với toàn cầu
Factors Chain International
5
Sơ đồ 1.1
Hệ thống một đơn vị của bao thanh toán
Far East Nationanal Bank
6
Sơ đồ 1.2
Hệ thống hai đơn vị của bao thanh toán
Far East Nationanal Bank
7
Bảng 2.1
Tăng trưởng dư nợ của hệ thống NHTM
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
8
Bảng 2.2
So sánh bao thanh toán và cho vay đảm bảo bằng quyền đòi nợ
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
9
Bảng 2.3
So sánh chấp nhận thanh toán bằng L/C và chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
10
Bảng 2.4
So sánh mở L/C và chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
11
Bảng 2.5
So sánh chiết khấu chứng từ xuất khẩu và bao thanh toán
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
12
Bảng 3.1
Lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010
Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
13
Bảng 3.2
Doanh số bao thanh toán của các quốc gia châu á trong FCI
Factors Chain International
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32342.doc