Bài thảo luận:
Đề tài: “Nghiệp vụ bảo lãnh và tự doanh trên thị trường chúng khoán Việt Nam”
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán;
Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán;
Khái niệm
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức
10 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiệp vụ bảo lãnh và tự doanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
1.2 Một số phương thức bảo lãnh phát hành
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành, cho dù có phân phối hết hay không.
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán, mà cam kết sẽ cố gắng hết mức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng phần không phân phối hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành.
- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không bán gì: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành nếu không bán hết số chứng khoán thì huỷ bỏ toàn bộ đợt phát hành.
- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức bảo lãnh trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không bán gì. Theo phương thức này, tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành phải bán tối thiểu một tỷ lệ nhất định chứng khoán phát hành. Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ
* Ở Việt Nam, bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại.
- Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết.
1.3 Điều kiện để được bảo lãnh phát hành
CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (CK) khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng.
- Không vi phạm pháp luật CK trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh.
- Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
- Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành.
1.4 Hạn chế phát hành
- Tổ chức bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau đây:
+ Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
+ Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ.
- Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai lần vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó có tổ chức bảo lãnh phát hành chính và các tổ chức bảo lãnh phát hành phụ.
- Khi một CTCK bảo lãnh phát hành CK, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua CK của khách hàng.
II. Thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Việt Nam;
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ra đời cách đây 10 năm. Vì vậy, mọi chuyện về TTCK Việt Nam đều còn rất mới mẻ và đang ở phía trước. Một trong số đó là nghiệp vụ ngân hàng bảo lãnh cho cho phát hành chứng khoán ở Việt Nam. Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CtyCK 6 tháng đầu năm 2007 vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị (xem bảng dưới đây).
Công ty
Khối lượng bảo lãnh
Giá bảo lãnh (đồng)
Vốn chủ sở hữu của CtyCK (tỷ đồng)
Hình thức bảo lãnh
Số hợp đồng bảo lãnh
Giá trị bảo lãnh (triệu đồng)
BVSC
5.314
33.500
150
Chắc chắn
1
178
ACBS
880.000
67.000
250
Chắc chắn
1
58.960
Cty CK
Thăng Long
108.758
451.000
120
Chắc chắn
2
49.050
Như vậy, các CtyCK đã thực hiện 4 hợp đồng bảo lãnh phát hành với hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Các hợp đồng bảo lãnh nói trên đã thực hiện theo đúng quy định hiện hành do giá trị chứng khoán đã được bảo lãnh không vượt quá 50% vốn điều lệ của CtyCK. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, trong thời gian gần đây, có rất ít CtyCK thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai
Khó khăn
Do điều kiện vốn pháp định cho nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán cao ( 165 tỷ) nên hiện nay nhiều công ty chứng khoán và tổ chức tín dụng đã gặp phải khó khăn khi tham gia nghiệp vụ này. Giải pháp trước mắt mà các công ty chứng khoán lựa chọn là giảm bớt các nghiệp vụ để phù hợp với số vốn điều lệ hiện tại. Việc rút bớt nghiệp vụ không ảnh hưởng gì đến thị trường bởi nhu cầu hiện tại không có. Khi thị trường khởi sắc, công ty sẽ xin tăng vốn, bổ sung nghiệp vụ là 1 lựa chọn tối ưu cho các tổ chức công ty không đủ khả năng tham gia.Hầu hết các công ty chứng khoán tập trung cho lĩnh vực môi giới , tự doanh và tư vấn đầu tư chứng khoán với tổng vốn pháp định là 135 tỷ. ( ví dụ; công ty Tràng An, Quốc Tế, Hà Nội, Thủ Đô, SME, Quốc Gia, Việt Tín. Thị trường hiện tập trung vào hai nghiệp vụ chính: môi giới và tư vấn đầu tư, vốn cần thiết cho hai mảng này cũng chỉ có 35 tỷ đồng. SME xin rút bớt nghiệp vụ này. Hiện SME đang trong quá trình tăng vốn lên 300 tỷ đồng và duy trì 3 nghiệp vụ: môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư. Công ty chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) cũng quyết định rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành khi thị trường hiện không có nhu cầu. Thay vào đó, VIS sẽ tấn công vào thế mạnh là môi giới, tư vấn đầu tư.
B. Nghiệp vụ tự doanh
Tổng quan về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
1. Khái niệm
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tiến hành các giao dịnh mua bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thong qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC
Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng. nghiệp vụ này song song với nghiệp vụ mô giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hang đồng thời cũng phục vụ cho chình mình, vì vậy trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giũă thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thân công ty. Do đó, luật pháp của các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa các nghiệp vụ mô giới và tự doanh, công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình. Ở Việt Nam tại điều 77 luật chứng khoán đã quy định rõ.
Khác với nghiệp vụ mô giới công ty chứng khoán chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty. Vì vậy công ty chứng khoán đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn (ở Việt Nam nghiệp vụ này yêu cầu vốn pháp định của doanh nghiệp là 100 tỷ đồng) và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường.
2. Yêu cầu đối với công ty chứng khoán
Tách biệt quản lý: Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ mô giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Sự tách biệt này bao gồm tách biệt về yếu tố con người, quy trình nghiệp vụ, vốn và tài sản của khách hàng và công ty
Ưu tiên khách hàng: Công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên lhách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty. Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng trong qúa trình giao dịch chứng khoán. Do có tính đặc thú về cách tiếp cận thông tin và chủ động trên thị truờng nên các công ty chứng khoán có thể sẽ dự đoán trước diễn biến của thị trường và sẽ mua hoạc bán tranh của khách hàng nếu không có nguyên tắc trên.
Góp phần bình ổn thị truờng: Các công ty chứng khoán hoạt động tự doanh nhằm góp phần bình ổn giá cả thị trường. Trong trường hợp này, hoạt động tự doanh được tièn hanh bắt buộc theo luât định. Luật các nước đều quy đinh các công ty chứng khoán phai dành một tỷ lệ phần trăm nhất định các giao dịch của mình (ở Mỹ là 60%) cho hoạt động bình ổn thị trường. Theo đó các công ty chứng khoán có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán bị giãm và bán ra khi giá chứng khoán tăng lên nhằm giữ giá chứng khoán ổn định.
Hoạt động tao thị trường: Khi được phát hành, các chứng khoán mới chưa có thị trường giao dịch. Để tạo thị trường cho các chứng khoán này, các công ty chứng khoán thực hiện tự doanh thông qua việc mua bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản trện thị trường cấp hai. Trên những thị trường chứng khoán phát triển, các nhà tạo lập thị trường sử dụng nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thị trường.Theo đó họ liên tục có những báo giá để mua hoặc bán chứng khoán với các nhà kinh doanh khác. Như vậy họ sẽ duy trì một thị trường lien tục đối với chứng khoán mà họ kinh doanh.
3. Các hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh
Giao dịch gián tiếp: Công ty chứng khoán đặt các lệnh mua và bán chứng khoán trên Sở giao dịch, lệnh của họ có thể thực hiện với bất kì khách hàng nào không được xác định trước.
Giao dịch trực tiếp: là giao dịch tay đôi giữa hai công ty chứng khoán với một khách hàng thông qua thương lượng. Đối tượng của các giao dich trực tiếp là các loại chứng khoán đăng ký giao dịch ở thị trường OTC
II. Nghiệp vụ tự doanh ở Việt Nam
Hoạt động tự doanh của các CTCK vào thời điểm hiện nay vẫn chưa thực sự nổi bật, các CTCK mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới. Điều này có thể được nhìn nhận dưới rất nhiều lý do khác nhau như: tính chất phức tạp của hoạt động tự doanh hay các CTCK chỉ muốn tập trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới trước để từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động có liên quan trong tương lai... Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực:
Thứ nhât: các CTCK thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yết cho chính công ty mình. Tuy nhiên, hiện nay do số lượng các chứng khoán niêm yết còn ít nên nghiệp vụ này hầu như chưa được triển khai
Thứ hai: các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức như mua chứng khoán không niêm yết trên OTC. Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủ những hạn mức do pháp luật quy định.
Ngoài ra, một hoạt động tự doanh phổ biến hiện nay của một số CTCK là việc mua chứng khoán niêm yết lô lẻ, sau đó CTCK sẽ gộp lại thành lô chẵn để niêm yết và có thể bán lại trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Đây là một lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho các CTCK. Giá mua lô lẻ được xác định bằng thỏa thuận giữa khách hàng bán với CTCK, do đó các CTCK có điều kiện để đưa ra mức giá phù hợp để thu hút khách hàng, tạo sự chủ động cho các CTCK trong hoạt động kinh doanh của mình.
Năm 2004, cùng với môi giới, nghiệp vụ tự doanh cũng được các công ty chú trọng thực hiện, nhiều công ty tăng vốn điều lệ để được thực hiện nghiệp vụ này như CTCK Sài Gòn tăng vốn 2 lần lên 20 tỷ đồng, CTCK Thăng Long tăng vốn từ 9 tỷ lên 43 tỷ đồng, CTCK Ngân hàng ĐT&PT và CTCK Ngân hàng NN&PTNT tăng vốn lên 100 tỷ để gia tăng tiềm lực tài chính, có điều kiện mở rộng các loại hình kinh doanh chứng khoán. Tổng giá trị giao dịch và doanh thu tự doanh đã tăng mạnh qua các năm mặc dù mức độ có khác nhau ở từng công ty. Hiện đã sự thay đổi về kết cấu danh mục đầu tư chứng khoán tự doanh ở các CTCK. Nếu như 2 năm đầu mới đi vào hoạt động (2000-2002), các công ty tập trung vào tự doanh cổ phiếu chưa niêm yết thì bắt đầu từ nửa cuối năm 2002 đến nay các công ty tập trung vào tự doanh trái phiếu và cổ phiếu niêm yết.
Những CTCK tự doanh nhiều cổ phiếu là CTCK Đệ Nhất, CTCK ACB. Những CTCK tự doanh nhiều trái phiếu là CTCK Ngân hàng NN&PTNT, CTCK Ngân hàng ngoại thương, CTCK Ngân hàng công thương, CTCK ngân hàng ĐT&PT. Sự gia tăng về giá trị trái phiếu tự doanh trong thời gian gần đây đã góp phần kích hoạt thị trường thứ cấp về trái phiếu, điều mà hơn 2 năm trước đây không có được.
Theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán là: 25 tỷ đồng cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán, 10 tỷ đồng với nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, 165 tỷ đồng với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và 100 tỷ đồng với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Như vậy, muốn hoạt động cả bốn nghiệp vụ, công ty phải có số vốn tối thiểu là 300 tỷ đồng. Đây là con số quá sức đối với các công ty chứng khoán trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Từ đầu năm 2009, hàng loạt công ty chứng khoán đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin rút bớt nghiệp vụ tự doanh. Cổ phiếu xuống dốc không phanh, thậm chí có những mã blue-chip giảm còn 50 - 70% giá trị sổ sách, khiến nhiều công ty chứng khoán lỗ nặng ở mảng tự doanh.
Để giảm bớt gánh nặng, nhiều công ty chứng khoán đã bắt đầu cắt giảm nhân sự, đóng cửa các đại lý nhận lệnh, thu hẹp diện tích hoặc chuyển sàn ra khỏi khu vực trung tâm để giảm bớt chi phí. Không ít công ty chứng khoán đang “ngán” cổ phiếu khi rút bớt hoạt động tự doanh chứng khoán khỏi các nghiệp vụ của mình. Đa phần trong số đó là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như Công ty CP chứng khoán Việt Tín (VTSS), Thái Bình Dương (PSC), Gia Anh (GASC), Mê Kông (MSC)...
Phần lớn công ty chứng khoán được thành lập trong bối cảnh thị trường đang “nóng” nên ngay khi có phép, họ không bỏ lỡ cơ hội đầu tư cổ phiếu để kiếm lợi. Nhưng do khả năng phân tích và dự báo còn nhiều hạn chế nên không kịp bán khi giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, các doanh nghiệp này bị thua lỗ rất lớn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26567.doc