Tài liệu Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ: ... Ebook Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ
94 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá đối với cuộc sống. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của lao động đồng thời là sản phẩm của lao động.
Việc trồng rừng không đúng quy trình kỹ thuật đã thay đổi cơ bản các đặc tính hoá học đất, làm cho mực nước ngầm trong đất có xu hướng tụt xuống sâu.
Môi trường đất, nước thay đổi không còn phù hợp với các đặc tính sinh lý, sinh thái của một số loài cây rừng là cản trở lớn cho công tác trồng rừng.
Cho đến nay không ai còn nghi ngờ về giá trị kinh tế cao của cây bạch đàn trong công nghiệp giấy và gỗ, củi. Là một loài cây mọc nhanh đã đem lại nhiều lợi nhuận to lớn cho nhiều quốc gia. Chính vì vậy, bạch đàn đã được trồng hầu như khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển.
Bạch đàn đã đưa vào trồng ở nước ta khoảng hơn 10 loài và nhiều nơi đã trồng thành công, song một số nơi đã gặp không ít thất bại. Một trong những nguyên nhân thất bại trong việc gieo trồng bạch đàn là việc chọn đất chưa đúng, chưa có biện pháp kỹ thuật trồng và kinh doanh hợp lý để tạo ra những vùng trồng tập trung và ổn định về năng suất.
Qua thực tiễn sản xuất bạch đàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp gỗ giấy và gỗ củi vì nếu trồng đúng đất nó sẽ cho năng suất rất cao và đem lại lợi nhuận kinh tế to lớn
Để góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu mối quan hệ của đất đến sinh trưởng và phát triển của loài cây trồng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ”.
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Trên thế giới
* Đánh giá đất đai của FAO
Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Các khái niệm trình bày trên được sử dụng rộng rãi ở các nước Tây Âu và phương pháp đã được tổ chức FAO thừa nhận, hoàn chỉnh thành cẩm nang hướng dẫn đánh giá đất đai để áp dụng rộng rãi. Ví dụ năm 1979, FAO xuất bản cẩm nang hướng dẫn "Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp". Trên cơ sở đó một số nội dung hoặc khái niệm được xác định cụ thể như sau:
· Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (land capability): Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn hoá... Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp dụng trên qui mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh hay một huyện. Đánh giá tiềm năng đất được áp dụng thành công ở Mỹ và một số nước khác. Yếu tố hạn chế là những yếu tố hầu như không thay đổi được như độ dốc, độ dày tầng đất, khí hậu. Ở Mỹ đất đai toqnà quốc được phân thành 8 nhóm với yếu tố hạn chế tăng dần từ nhóm I tới nhóm VIII. Nhóm I là nhóm thuận lợi nhất trong sử dụng, có rất ít yếu tố hạn chế. Nhóm VIII là nhóm có nhiều hạn chế nhất trong sử dụng.
Đánh giá mức độ thích hợp nhất (land suitability): Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai.
Hệ thống đánh giá được thể hiện theo 4 cấp:
· Phân thành 2 cấp lớn: Kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng thích hoịưp (Viết tắt là S - Suitable) hay không thích hoịưp (Viết tắt là N - Not suitable) với điều kiện đất đai.
· Mức độ thích hợp (S) phân chia thành 3 mức:
- Thích hợp cao (S1): Đất hầu như không có hạn chế đáng kể khi thực hiện canh tác.
- Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng suất cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây trồng hoặc kiểu sử dụng đất.
- Thích hiợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng suất và tăng cao chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế bị suy giảm đáng kể.
Việc phân hạng và đánh giá đất đai đã được thực hiện từ khá lâu ở nhiều nước trên thế giới. Tuỳ theo mục đích cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung, phương pháp đánh giá đất của mình [27].
Khoa học đất ra đời sớm nhất ở nước Nga, các nhà khoa học Nga đã có cơ sở khoa học về đất và những phương pháp cơ bản về nghiên cứu đất. Nhờ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học V.V Docuchaev, P.A. Kostưsev và N.M Sibirsev mà thổ nhưỡng học đã trở thành bộ môn khoa học. [10].
V. V Docuchaev đã đưa ra lý thuyết về phát sinh đất và được thừa nhận trên toàn thế giới. Qua nghiên cứu đất đen làm ví dụ, ông cho rằng: đất là một thể tự nhiên độc lập cũng giống như khoáng vật, thực vật, động vật, đất không ngừng thay đổi theo không gian và thời gian. Trong công trình này lần đầu tiên ông đã xác định mối quan hệ có tính qui luật giữa đất và điều kiện tự nhiên, môi trường và đã chỉ ra việc hình thành đất là một quá trình phức tạp do tác động của 5 yếu tố tự nhiên là: khoáng vật, thực vật, động vật, không gian và thời gian.[10]
Ở Mỹ, ý đồ xây dựng một chương trình nghiên cứu phân loại đất đã có từ năm 1832 do E. Ruffin khởi xướng, đến năm 1860 W. Hilgard xây dựng bảng phân loại đất và bản đồ đất đầu tiên cho nước Mỹ, trên cơ sở nhận thức: đất là một vật thể tự nhiên, tính chất đất có quan hệ đến thực vật và khí hậu.[50].
Đại hội Khoa học đất Quốc tế lần thứ 4 được tổ chức vào năm 1950 ở Amsterdam Hà Lan và lần thứ 5 vào năm 1954 ở Conggo đã thúc đẩy sự ra đời của 2 trung tâm nghiên cứu phân loai đất có tính chất Quốc tế là: Trung tâm phân loại Soil Taxonomy và Trung tâm phân loại FAO-UNESCO. Hai Trung tâm này cùng có một quan điểm nghiên cứu giống nhau, đó là quan điểm định lượng, và đã tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu định lượng trong các cấp phân loại. Với quan điểm phân loại mới là dựa vào định lượng hoá tính chất, thì chỉ có những tính chất mà có thể xác định định lượng mới được sử dụng trong phân loại đất. [10]
Hiện nay ở Hoa kỳ việc nghiên cứu phân loại và xây dựng bản đồ đất sử dụng hệ thống phân loại Soil Taxonomy với hệ thống thuật ngữ riêng. FAO- UNESCO đã vận dụng phương pháp định lượng trong phân loại đất của Soil Taxonomy xây dựng hệ thống phân vị mang tính chú dẫn bản đồ, hệ thống phân loại và thuật ngữ mang tính hoà hợp, có mối quan hệ lãnh thổ nhằm sử dụng cho ngôi nhà chung toàn cầu. Năm 1961, Bản đồ đất thế giới, tỷ lệ 1/5.000.000 được Trung tâm FAO- UNESCO xuất bản. Việc phân loại đất và xây dựng bản đồ này dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp định lượng trong phân loại đất của của Soil Taxonomy. [52]
Từ những năm 1950, việc đánh giá khả năng sử dụng đất đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức Quốc tế quan tâm. Đây được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Ngày nay công việc này đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của các nhà quy hoạch, hoạch định chính sách và người sử dụng.[10]
Năm 1976 FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai như sau: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu phải có. Đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin, xem xét một cách toàn diện các yếu tố đất đai với cây trồng để phân định ra mức độ thích hợp cao hay thấp. [52]
Ở Mỹ, 2 phương pháp đánh giá đất đai được ứng dụng khá rộng rãi là: Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn và phân hạng đất đai cho từng cây trồng cụ thể, trong đó lấy cây lúa mì là đối tượng chính và Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên, kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm (hoặc 100%) để làm mốc so sánh với các đất khác. [10][53]
Nhiều nước Châu Âu việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện theo 2 hướng là:
1- Phân hạng định tính: dựa trên các kết quả nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất đai.
2- Phân hạng định lượng: dựa vào kết quả nghiên cứu các yếu tố kinh tế, để xác định sức sản xuất thực tế của đất đai.[10]
Ở Ấn Độ và các nước vùng nhiệt đới ẩm châu Phi thường áp dụng phương pháp tham biến để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đất đai và cây trồng. Các mối quan hệ này được biểu thị dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng % hoặc điểm. [20]
Bản dự thảo đầu tiên về tiêu chuẩn hoá việc đánh giá đất đai đã được thống nhất do 2 Uỷ ban nghiên cứu ở Hà Lan và FAO- Roma thực hiện vào năm 1972 và phương pháp đánh giá đất đai đầu tiên của FAO được công bố vào năm 1976 và được chỉnh lý vào năm 1983. [20]
Học thuyết về loại sử dụng đất đã được Duddlry (thế kỷ 19) xây dựng, sau này được Kostrowiky và các đồng sự của ông phát triển. Gần đây Beek và Bennerma đã hoàn chỉnh và được Brickman và Smyth sử dụng trong đề cương đánh giá đất đai năm 1976.[51]
Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc tính của đất đai với sinh trưởng của cây trồng. Từ các kết quả nghiên cứu này nhiều nhà khoa học đã cho rằng: Đối với các vùng ôn đới, phản ứng của đất, hàm lượng CaCO3 và các chất Bazơ khác, thành phần cấp hạt và điện thế ôxy hoá khử (Eh) của đất là những yếu tố quan trọng nhất, quan điểm này đã xem các yếu tố hoá học đất quan trọng hơn yếu tố vật lý. Còn ở vùng nhiệt đới thì các tác giả cho rằng: các yếu tố khả năng giữ nước, độ sâu của đất và độ thoáng khí là những yếu tố giữ vai trò chủ đạo, điều này có nghĩa là: yếu tố vật lý đất quan trọng hơn yếu tố hoá học đất [20]. Tuy nhiên các kết quả này là dựa trên các nghiên cứu về đất đồi núi, đất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây Trung tâm lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các nước nhiệt đới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi, Conggo, Brazil. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau đến độ phì đất, cân bằng nước sự phân huỷ thảm mục và chu trình dưỡng khoáng. [40], [41].
Đánh giá đất đai đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định độ phì nhiêu của đất và là cơ sở cho việc đề xuất cây trồng cũng như các giải pháp duy trì và bảo vệ độ phì đất.
Ngay từ đầu những năm 50, việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. tuỳ từng trình độ phát triển của từng quốc gia riêng lẻ, phương pháp đánh giá đất đai được nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và các tổ chức Quốc tế quan tâm. Do vậy nó trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và đặc biệt gần gũi với những nhà quy hoạch, người hoạch định chính sách đất đai và người sử dụng. Những nghiên cứu và các hệ thống đánh giá đất đai sau đây được sử dụng tương đối phổ biến;
* Phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrigation Land Suitability Classification) của Cục cải tạo đất đai - Bộ nông nghiệp Mỹ (USBR) xuất bản năm 1951. Phân loại này dựa vào độ phì của đất để đánh giá. Phân loại này gồm 6 lớp (classes), từ lớp có thể canh tác được (arable) đến lớp có thể trồng trọt một cách giới hạn (limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (non arable). trong phân loại này, nhiều đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế định lượng cũng được đề cập nhưng giới hạn ở phạm vi thuỷ lợi.
* Bên cạnh đó, năm 1964, Clingebiel và Naontgomery thuộc Vụ Bảo tồn đất đai - Bộ nông nghiệp cũng đưa ra khái niệm " Khả năng đất đai" (Land Capability) trong công tác đánh giá đất đai ở hoa Kỳ. trong việc đánh giá này, các đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Units) được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chung là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng đối với mục tiêu canh tác được đề nghị. Hệ thống đánh giá đất đai này mang tính chất sơ lược, gắn đất với hiện trạng sử dụng đất hay còn gọi là " Loại hình sử dụng đất".
* Vào những thập niên 60, ở Liên Xô và các nước Đông Âu, việc phân hạng và đánh giá đất đai cũng được thực hiện, bao gồm ba bước sau; so sánh các hệ thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên (đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng); đánh giá khả năng sản xuất của đất đai và đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất). Phương pháp này chỉ mới thuần tuý quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đối tượng đất đai mà chưa xem xét đầy đủ đến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất đai.
- Nhiều quốc gia ở Châu Âu vào những năm 70 đã cố gắng phát triển các hệ thống đánh giá đất đai của họ, cuối cùng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cần phải có một nỗ lực quốc tế để đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá vào việc đánh giá đất đai. Vì vậy, có 2 uỷ ban nghiên cứu được thành lập ở Hà Lan và FAO (Rome, Ý), kết quả là một dự thảo đầu tiên ra đời vào năm 1972, sau đó được hai nhà khoa học Brinkman và Smith soạn thảo lại và xuất bản 1973. Năm 1975 tại hội nghị ở Rome, những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo năm 1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO (K.J. Beek, J. Bennema, P. J. Mabier, G. A. Smith...) biên soạn lại để hình thành nọi dung phương pháp đầu tiên của FAO về đánh giá đất đai (A frame work for land evaluation) và công bố vào năm 1976, sau đó đã được chỉnh lý vào năm 1983 [44].
- Ngoài những tài liệu cơ bản của FAO về đánh giá đất đai, FAO cũng đưa ra những hướng dẫn khác nhau về đánh giá đất đai cho các đối tượng chuyên biệt như:
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (Giueline for land Evaluation for Rainfed Agriculture - FAO, 1983) [45].
- Đánh giá về đất đai cho trồng trọt cỏ quảng canh (Land Evaluation for extensive grazing, FAO, 1990) [47].
- Đánh giá về đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (Land Evaluation and farming system analysis for land use planning, FAO, 1992) [49].
Nhìn chung quá trình đánh giá đất đai của FAO được tiến hành thông qua một số bước sau:
- Xác định mục tiêu sử dụng.
- Thu thập thông tin liên quan.
- Đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất.
- Xem xét môi trường tác động của tự nhiên, kinh tế xã hội.
- Xác định các loại hình sử dụng đất thích hợp.
Việc xác định loại thực bì nào có mặt trước khi trồng rừng, mật độ trồng và điều kiện của lớp đất mặt là rất quan trọng. Mathur (1983) [58] đã đưa ra nghiên cứu so sánh thực bì dưới tán Bạch đàn camal (Eu.camaldulensis), Eu. grandis và Shorea robusta tại 3 địa phương khác nhau ở thung lũng Doon tại Ấn Độ. Các tác giả này cho thấy rừng trồng Bạch đàn dung nhận một lớp thực bì dưới tán tốt hơn và một sự đa dạng hơn về loài cây so với rừng Shorea robusta, những sự khác nhau nếu có chủ yếu do độ dày đặc trưng tán cây của hai chi thực vật. Jha và Pande (1984) [56] cũng báo cáo kết quả cho thấy thực bì dưới tán rừng trồng độc canh Bạch đàn ưu việt hơn trồng độc canh Shorea robusta về các loài cỏ mọc ở dưới tán.
Tại Bangladesh, Rajvanshi (1984) [58] nhận thấy do tán lá Bạch đàn nhỏ và hẹp nên lượng ánh sáng chiếu xuống đất nhiều, tạo điều kiện cho nhiều lớp cỏ và cây bụi ưa sáng phát triển. Giải thích về những lô Bạch đàn có lớp thực bì kém phát triển, tác giả cho rằng những lý do như chăn thả quá mức, cháy hoặc đốt lướt để phòng cháy hàng năm, quét lá để thu nhiên liệu, xói mòn đất đã ngăn cản thực bì phát triển hơn là do bản thân cây Bạch đàn tác động đối với lập địa đó. Gần đây áp dụng một số giống mới, tác giả còn ghi nhận một số loài cỏ mọc dưới tán Bạch đàn thậm chí ở cả những lô trồng dày với mật độ 0,3 x 0, 3 m (trên 10.000 cây/ha).
Nhiều tác giả cũng ghi nhận sự có mặt của nhiều loài cây họ đậu và lớp tái sinh cây bản địa gỗ lớn đã bắt đầu xuất hiện sau khi có sự che bóng của rừng Bạch đàn khép tán. Có thể coi như rừng Bạch đàn đã bước đầu tạo ra hoàn cảnh rừng, đặc biệt đối với những cây bản địa gỗ lớn sống thành quần thụ thì cây giai đoạn non thường ưa bóng. Nếu cứ để đất trống phơi nắng trực tiếp sẽ không có khả năng tái sinh.
Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này và mới chỉ nghiên cứu cho từng đối tượng cây trồng cụ thể. Ở vùng ôn đới nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng tự nhiên, rừng trồng đến độ phì đất đã được đề cập. Khi nghiên cứu về rừng mưa nhiệt đới ở Australia, Week (1970) [61] đã khảng định sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào các yếu tố: đá mẹ, độ ẩm cảu đất, thành phần cơ giới, CaCO3, hàm lượng mùn và đạm.
Tại Ấn Độ việc trồng Bạch đàn trên những vùng rộng lớn đã gây ra nhiều cuộc tranh luận kéo đài về tác dụng xấu của Bạch đàn đến đất. Ghosh (1978) [54] đã đánh giá sinh trưởng của Bạch đàn đến chế độ nước và chất dinh dưỡng trong đất tại Ấn Độ và nhiều vùng trên thế giới nhưng chưa có kết luận khảng định. Tuy nhiên Ghosh đã nhấn mạnh là các lời ca thán về tác hại của Bạch đàn đến đất tại Ấn Độ là quá đáng. Các nguồn lợi về kinh tế do Bạch đàn mang lại còn lớn hơn nhiều so với mặt hại nếu có.
1.2. Trong nước
Từ những năm 80 trở lại đây một số công trình nghiên cứu dưới đây đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu và đánh giá đất đai:
- Nghiên cứu đánh giá và quy hoạch đất khai hoang ở Việt Nam của Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu (1991) [50] đã ứng dụng phân loại khả năng (Capability classification) của FAO. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thuỷ văn và tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp) và nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở lớp (class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng.
- Trần An Phong (1995) [19] đã đưa ra kết quả đánhd giá hiện trạng sử dụng đất nước ta theo quan điểm sinh thái và lâu bền. Phương pháp đánh giá này đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố: tính chất của đất, hiện trạng sử dụng đât, tính thích nghi đất đai, vùng sinh thái.
- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất Lâm nghiệp của từng vùng sinh thái và trong toàn quốc của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1995) là phương pháp ứng dụng phần mềm GIS trên máy tính để xây dựng các bản đồ đánh giá tiềm năng sử dụng đất lâm nghiệp. Phương pháp này cho phép lợi dụng được các thông tin sẵn có và có ý nghĩa là mang tính chiến lược và dự báo.
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về đất ở Việt Nam có khá nhiều tập trung chủ yếu vào các nội dung chính sau:
Nghiên cứu cơ bản về hình thành và tính chất lý hoá học của đất.
Điều tra, phân loại, xây dựng bản đồ đất với các tỷ lệ khác nhau.
Đánh giá tiềm năng sản xuất đất.
Biện pháp cải tạo một số loại đất có vấn đề.
Bảo vệ và chống suy thoái tài nguyên đất.
Theo các kết quả nghiên cứu của VM. Fridland (1964), Nguyễn Viết Phổ (1978), trên các bãi bồi vùng đồng bằng Sông Cửu Long và sông Hồng thì: hàng năm Sông Cửu Long và sông Hồng đưa ra biển khoảng 200 triệu tấn phù sa. Do đó mỗi năm các bãi bồi ở vùng cửa sông của 2 con sông này có xu hướng lấn dần ra phía biển Đông từ 40-100m.
Ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1979) [31] cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng của Bạch đàn đến đất và thực bì. Ông cho rằng đối với Bạch đàn vấn đề quan trọng nhất để kinh doanh rừng thành công đó là đất. Và trong các yếu tố tạo thành độ phì của đất thì đối với cây Bạch đàn yếu tố nước trong đất giữ vai trò quyết định. Nếu như trồng Bạch đàn ở nơi đất xấu như vùng Đền Hùng - Phú Thọ với nhóm đất là sialit - feralit nâu vàng phong hoá trên phù sa cổ, bị thoái hoá mạnh có tính chất vật lý rất kém, hàm lượng dinh dưỡng thấp, tầng kết von hoặc đá ong lộ ra trên mặt đất.
Đỗ Đình Sâm (1991) [25] khi nghiên cứu về đất tế guột và vấn đề trồng rừng Bạch đàn liễu cũng cho rằng Bạch đàn cũng như các loài cây khác đều có quá trình tự bón và quá trình tiểu tuần hoàn vật chất để trả lại cho đất các chất dinh dưỡng như N, P, K, Ca, Mg,...qua cành lá rơi rụng. Tác giả cũng cho rằng Bạch đàn không làm cho đất xấu đi. Tuy nhiên do tán lá Bạch đàn thưa, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá không cao, lại chứa nhiều dầu nên so làm tăng độ phì của đất lên ít và chậm hơn. Tác giả cũng lưu ý trong thực tế rất nhiều diện tích Bạch đàn trồng do bị quét lá để làm chất đất nên quá trình tuần hoàn vật chất chỉ xảy ra có một chiều. Điều này đã phá vỡ quy luật tự bón của rừng Bạch đàn, làm cho đất bị bóc lột một chiều. Do vậy đất bị xấu đi là điều không tránh khỏi. Tác giả cũng kết luận sau khi trồng rừng Bạch đàn khép tán, các loài cỏ chịu hạn, hoàn toàn ưa sáng như cỏ lông lợn, cỏ lông trước đây vẫn sống ở vùng đồi trọc, nay bị đào thải ra khỏi tổ thành của rừng Bạch đàn là điều đương nhiên. Không phải do Bạch đàn phát sinh độc tố.
Năm 1960, F.R. Moormann đã xuất bản bản đồ thổ nhưỡng ở miền Nam Việt Nam với tỷ lệ 1/1.000.000 và kèm theo bảng phân loại đất dùng cho bản đồ này. Năm 1969 V. M. Fridland cùng một số nhà khoa học Việt Nam cũng đã xuất bản Bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 và bản chú giải phân loại. Đặc điểm của 2 bảnh phân loại này là theo 2 phương pháp khác nhau. Bảng phân loại đất dùng cho sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc là theo hướng phân loại phát sinh của Liên Xô. Bảng phân loại đất của Moorman theo hướng phân loại của Mỹ trước kia, một phần theo hướng phân loại phát sinh và một phần theo tính chất thực dụng. [10]
Tôn Thất Chiểu và Hoàng Ngọc Toàn (1980 – 1985) đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất đai tổng quan trên toàn quốc, với nhiều đối tượng cây trồng, nhiều vùng chuyên canh khác nhau trên cơ sở phân hạng định lượng của FAO. Đối tượng chính của đề tài này là đất nông nghiệp và đất đồi núi.[10]
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn nghành 10 TCN 343-98 về Quy trình đánh giá đất đai phục vụ Nông nghiệp, trên cơ sở vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất của FAO theo điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam.[10]
Kết quả điều tra tổng hợp của Viện quy hoạch thiết kế Nông nghiệp năm 1995 đã xác định 9 vùng sinh thái nông nghiệp trên toàn quốc. Phương pháp tổng hợp là căn cứ vào 7 yếu tố và các chỉ tiêu phân cấp là : Loại đất, Độ dốc, Độ dày tầng đất, Thuỷ văn mặt nước, Tưới tiêu, lượng mưa, Nhiệt độ. Mặc dù đã có sự cố gắng gộp nhóm và đơn giản hoá các yếu tố, chỉ tiêu tham gia xây dựng đơn vị đất đai, nhưng kết quả tổ hợp vẫn cho ra số lượng đơn vị đất đai toàn quốc khá lớn. Trên bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 toàn quốc có tới 373 đơn vị đất đai.[10]
Vũ Cao Thái và các cộng sự năm 1989 đã nghiên cứu đánh giá phân hạng đất Tây Nguyên với cây Cao su, Cà phê, Chè và Dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp phân hạng đất đai của FAO theo kiểu định tính và hiện tại để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng và đã phân chia đất theo 4 hạng riêng cho từng cây trồng.[10]
Kết quả nghiên cứu của đề tài KT 02-09 do Viện quy hoạch thiết kế Nông nghiệp thực hiện (1993-1995) đã đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và tác động ảnh hưởng tới môi trường đối với các loại hình sử dụng đất đai chính ở Việt Nam và đã xác định 4 loại hình sử dụng đất chính là: Các loại hình sử dụng đất đai bền vững về kinh tế xã hội và môi trường. Loại hình sử dụng đất không bền vững về kinh tế. Loại hình sử dụng đất không bền vững về môi trường. Loại hình sử dụng đất không bền vững về kinh tế và môi trường [10].
Tác giả Đỗ Đình Sâm (1995) và các cộng sự đã tiến hành đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp ở Việt nam theo 8 vùng kinh tế lâm nghiệp: Tây Bắc, Đông Bắc, Trung tâm, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền trung, Đông Nam bộ, Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, trừ đồng bằng sông Hồng vì chủ yếu là đất nông nghiệp.
Trong quy trình Điều tra xây dựng bản đồ lập địa phục vụ công tác trồng rừng cho các dự án như : KFW1, KFW3, ADB, Lâm nghiệp xã hội Sông Đà… của tác giả Ngô Đình Quế, đã dựa vào các yếu tố: loại đất, độ dày tầng đất , độ dốc và thực bì để và được để xác định đơn vị đất đai. [22]
Năm 1962, VM. Fridland đã tiến hành nghiên cứu về các nguyên tố vi lượng trong đất ở miền Bắc Việt nam, tác giả đã phân tích 35 nguyên tố vi lượng trong đất bằng phương pháp quang phổ với độ nhậy 1/10000 kết quả là: một số nguyên tố không phát hiện thấy hoặc chỉ có ở mức vệt. [26]
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng và đặc biệt là cây mọc nhanh, luân kỳ ngắn đến đất nhiệt đới chỉ mới bắt đầu. Điều đáng quan tâm là các kết quả nghiên cứu ở các vùng khác nhau và các loài cây khác nhau thường không thống nhất. Thậm chí đã có nhiều kết luận trái ngược nhau. Vì vậy đây cũng là vấn đề đang được nhiều nước ở vùng nhiệt đới quan tâm nghiên cứu.
Đỗ Đình Sâm (1984) [24] nghiên cứu về độ phì đất rừng và vấn đề thâm canh rừng trồng và cho rằng đất có độ phì hoá học không cao. Nơi đất có rừng độ phì đất được duy trì chủ yếu qua con đường sinh học. Các trạng thái rừng khác nhau, các biện pháp kỹ thuật tác động khác nhau cho thấy sự biến đổi về hoá tính đất không rõ nét (trừ yếu tố mùn, đạm) tuy nhiên các tính chất về lý tính của đất đặc biệt là cấu trúc và nhiệt là nhân tố dễ biến đỗi và bị ảnh hưởng của viêc trồng Bạch đàn đến độ phì đất. Tác giả đã chứng minh rằng việc trồng rừng Bạch đàn không làm chua đất, lượng nước do Bạch đàn tiêu thụ là rất ít vàđặc biệt là rừng trồng Bạch đàn luôn thường xuyên làm cho đất tốt lên, nhất là ở những trạng thái lập địa nghèo.
1.3. Một số đặc điểm sinh thái của Bạch đàn urô (E.urophylla)
Bạch đàn Urô (E.urophylla) là cây gỗ lớn, thân thẳng tròn cao, tán thưa, phân cành cao đến 20 - 25m, đường kính có thể tới l00 cm. Là cây ưa sáng có biên độ sinh thái rộng, có khả năng thích hợp với nhiều dạng đất, Bạch đàn Urô (E.urophylla) phân bố ở độ cao 300 - 2200mm với 2 - 8 tháng khô, nơi nguyên sản Bạch đàn Urô (E.urophylla) có thể cao 25 - 45m, cá biệt có thể cao 55 m, đường kính có thể đạt 1 - 2 m, Bạch đàn urô (E.urophylla) là loài cây thích hợp với các lập địa có đất sâu ẩm ở các tỉnh miền bắc, các xuất xứ có triển vọng nhất cho vùng trung tâm là Lewotobi và Egon Flores.
Bạch đàn urô (E.urophylla) (có nơi gọi là Bạch đàn nâu) có phân bố tự nhiên ở một số vùng nhỏ hẹp tại một số đảo của Indonexia kéo dài 5 kinh độ từ 1220 đến 1270 kinh đông với chiều dài khoảng 500 tìm và giữa các vĩ độ 7,30 và 100 Vĩ Bắc. Bạch đàn urô (E. urophylla) có phân bố theo độ cao lớn nhất trong số các loài Bạch đàn, đó là từ độ cao 70 - 2960m (ở Timor) so với mực nước biển. Do thay đổi về độ cao nên biến động về nhiệt độ cũng vì thế mà khá lớn. Trên cùng một đảo với khoảng cách không mấy xa nhau mà các quần thụ phải thích nghi với các điều kiện nhiệt độ rất khác nhau kéo dài từ 270 đến 300c (nhiệt độ tối cao bình quân tháng) trên độ cao 400 mét xuống 170 - 210c trên ở độ cao 1900 mét. Trên đảo Timor từ độ cao 1000 mét trở lên, ngoài lượng mưa cao (1300 - 2200 mm) còn thấy cả sương mù thường xuyên. Mặc dù phạm vi phân bố hẹp song loài Bạch đàn urô (E. urophylla) vẫn có lượng biến dị di truyền lớn theo độ cao được thể hiện qua các khảo nghiệm với các xuất xứ của loài ở nhiều nước. (Lê Đình Khả, 1991 [13])
Người Hà Lan thu hạt Bạch đàn này để trồng đầu tiên vào năm 1890 trên đảo Giava. Braxin đã từng trồng tới 500.000 ha loài cây Bạch đàn E. alba mà thực chất là cây lai giữa E. urophylla với một loài Bạch đàn khác ở Braxin. Những năm gần đây, loài Bạch đàn này đã được gây trồng nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và bán ẩm, đổi mùa (mưa sang khô) như ở một số vùng của Indonexia, Braxin và nam Trung Quốc. Riêng đối với loài cây này chọn vùng để gây trồng cần rất thận trọng vì đôi khi nhìn bề ngoài, các điều kiện khí hậu tưởng chừng như rất phù hợp, song cây lại sinh trưởng không đạt yêu cầu. Ví dụ như ở vùng bắc Queensland, loài này đã thất bại sau năm đầu khảo nghiệm mà nguyên nhân có thể là do sâu đục thân và các côn trùng khác.
Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về Bạch đàn và ảnh hưởng của chúng đến môi trường đất. Do có nhiều quan điểm khác nhau nên các kết luận còn thiên về định tính. Các kết quả nghiên cứu có thể tổng hợp vào một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến môi trường đất.
Bảng 1.1: Lượng nước tiêu thụ cho mỗi đơn vị sinh khối của một số loài cây
STT
LOÀI CÂY
Lượng nước tiêu thụ cho mỗi đơn vị sinh khối (l/g)
1
Eucalyptus tereticornis
0.48
2
Syzygium cumini
0.5
3
Aibizia lebbeck
0.55
4
Acacia auriculiformis
0.72
5
Dalbergia sissoo
0.77
6
Pongamia pinata
0.88
Nguồn: Tiwari và Matthur và các cộng sự (1983) [50]
1.4. Phân hạng đất
Phân hạng đất đai là một dạng của việc đánh giá đất đai. Phương pháp áp dụng phổ biến ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ, chủ yếu với cây trồng nông nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tìm mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất đất đai với năng suất cây trồng để phân hạng đất thành các cấp khác nhau ứng với loài cây trồng khác nhau. Trên cơ sở phân hạng đất có thể dự đoán được năng suất cây trồng.
Trong lâm nghiệp các yếu tố dùng để phân hạng thường là loại đất, độ pH, thành phần cơ giới, độ dầy tầng đất, thực bì chỉ thị cho độ phì đất hoặc mức độ thoái hoá đất.
Điều quan trọng đối với phân hạng đất đai là cần phải có tư liệu về năng suất cây trồng và tìm mối quan hệ của chúng với các tính chất đất đai.
Các nghiên cứu phân hạng đất lâm nghiệp thực hiện chủ yếu đối với một số cây trồng quan trọng và có ý nghĩa đối với thực tiễn sản xuất. Đó là các rừng trồng Bồ đề cung cấp nguyên liệu giấy được gây trồng mạnh ở vùng trung tâm vào những năm 1960 - 1970, rừng trồng thông nhựa gây trồng phổ biến trên đất trống đồi trọc trong toàn quốc, rừng trồng Thông ba lá và một số rừng cây đặc sản như: Hồi, Quế...
1.4.1. Tiêu chuẩn về đất trồng
Dựa trên kết qủa nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 3 tiêu chuẩn quan trọng để xác định trồng rừng bạch đàn phù hợp, đó là loại đất, độ dày tầng đất và độ thoái hoá đất và thực bì chỉ thị.
- Loại đất
- Độ dày
- Độ thoái hoá và thực bì chỉ thị
1.4.2. Phân hạng đất trồng
Phân hạng đất là giai đoạn tiếp theo của phân loại phát sinh và nhằm áp dụng cho từng nhóm cây cụ thể. Nó không những thừa kế được các ưu điểm của phân loại đất mà còn gắn liền được với cây trồng. Bảng phân hạng đất cây trồng rừng nhằm đạt 4 mục tiêu sau đây:
- Phản ánh được độ màu mỡ hiện tại của đất;
- Phản ánh được cơ cấu cây trồng và sản lượng;
- Phản ánh được biện pháp kỹ thuật và giá thành
- Đơn giản dễ áp dụng trong điều kiện rừng núi của lâm nghiệp.
Muốn đạt 4 yêu cầu trên trước hết phải chọn đúng các yếu tố chủ đạo để làm tiêu chuẩn. Đối với đất nông nghiệp thì pH, độ no kiềm, lượng lân dễ tiêu, .... thường có ý nghĩa rất lớn. Ngược lại đối với nhiều cây rừng khác yếu tố chủ đạo thường thuộc về lý tính đất, chế độ nước và hàm lượng chất hữu cơ.
Trên cơ sở yêu cầu của bạch đàn và tình hình đất đồi núi vùng Trung tâm miền Bắc, bảng phân hạng đất dựa vào hai nhóm nhân tố tổng hợp là "độ dày tầng đất" và "độ thoái hoá của đất" lấy "thực vật làm chỉ thị" được xây dựng.
Độ dày tầng đất là một yếu tố tổng hợp phản ánh không gian dinh dưỡng và tổng dự trữ thức ăn, dự trữ nước để điều hoà độ ẩm. Mặt khác trong đa số trường hợp nó phản ánh cả điều kiện đá mẹ và độ dốc. Ở miền Bắc nếu là đất tầng dày thường rơi vào đá biến chất hoặc mácma trung tính; ngược lại đất tầng mỏng thì đa số là đá cát hoặc mácma chua có độ dốc cao. [27]._.
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu, đối tượng và giới hạn của đề tài.
2.1.1. Mục tiêu.
2.1.1.1. Về lí luận
Góp phần tìm hiểu cơ sở khoa học của việc xác định tiêu chuẩn và phân hạng đất trồng rừng.
2.1.1.2. Về thực tiễn
Xác định các tiêu chuẩn và phân hạng đất cho rừng trồng Bạch đàn làm nguyên liệu giấy và ván dăm nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất và hiệu quả kinh doanh rừng tại tỉnh Phú Thọ.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian có giới hạn của đề tài nên chỉ tập trung nghiên cứu đối tựơng là rừng trồng Bạch đàn Urophylla từ tuổi 3 trở nên.
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Rừng trồng Bạch đàn Urophylla từ tuổi 3 trở nên tại tỉnh Phú Thọ.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề tài cần có những nội dung sau:
2.2.1. Thu thập, tổng hợp các tài liệu, kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
2.2.2. Điều tra thu thập các thông tin ngoài hiện trường.
- Thu thập các thông tin cần thiết ở các địa phương: số liệu chung, năng suất rừng...
- Xác định năng suất rừng trồng và một số chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao, đường kính cây.
- Đào phẫu diện, mô tả và lấy mấu đất để phân tích.
2.2.3. Nội nghiệp phân tích mấu đất và xử lý số liệu
- Phân chia mức độ thích hợp về điều kiện khí hậu, đất đai cho việc trồng rừng Bạch đàn Urophylla và xây dựng bản đồ phân cấp mức độ thích hợp cấp vĩ mô cho việc trồng rừng Bạch đàn Urophylla tại tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích các mẫu đất với các chỉ tiêu chủ yếu: Hữu cơ, đạm tổng số, các dạng độ chua đất, các chất dễ tiêu P, K, thành phần cơ giới...
- Xác định cấp năng suất rừng trồng và mối tương quan với các yếu tố lập địa.
- Đề xuất phân hạng đất cấp vi mô.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Bạch đàn urophylla
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận:
- Dùng không gian thay cho thời gian để bố trí và thu thập các số liệu thí nghiệm ngoài hiện trường.
- Khí hậu và đất đai là hai yếu tố chính để phân hạng đất.
- Dùng phương pháp điều tra so sánh năng suất rừng trồng (rừng đã định hình trên 3 tuổi) xác định các yếu tố đất đai có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của rừng.
2.3.2. Phương pháp cụ thể
a. Phương pháp kế thừa, thu thập một số kết quả nghiên cứu đã có trước đây có liên quan đến đề tài.
b. Điều tra ngoại nghiệp
- Chọn địa điểm nghiên cứu, lập tuyến điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực rừng trồng hiện có. Căn cứ vào bản đồ đã thu thập, mở các tuyến khảo sát theo nguyên tắc đi qua các kiểu địa hình, loại đất, cây trồng có năng suất khác nhau. Thông qua hệ thống tuyến khảo sát, tiến hành thu thập các thông tin theo nội dung đã định.
- Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng D1.3 và Hvn của cây rừng, mô tả thực vật dưới rừng:
Diện tích ô tiêu chuẩn là 20m x 20m = 400m2
Đo đường kính ngang ngực (D1,3) bằng thước kẹp và đo chiều cao bằng thước Blumeleiss
- Ngoài ra trong các ô tiêu chuẩn điển hình đào phẫu diện mô tả đặc điểm đất và lấy mẫu phân tích các tính chất lý, hoá học của đất trong phòng thí nghiệm.
Số lượng mẫu các ô tiêu chuẩn, các chỉ tiêu theo dõi phải đủ lớn và đại diện cho các điểm nghiên cứu khác nhau.
c. Phương pháp nội nghiệp.
- Xây dựng bản đồ phân cấp mức độ thích hợp cấp vĩ mô cho việc trồng rừng Bạch đàn Urophylla tại tỉnh Phú Thọ: áp dụng GIS xây dựng bản đồ tỷ lệ 1:250.000.
- Các mẫu đất lấy về được phân tích các chỉ tiêu lý, hoá tính theo các phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm hiện nay:
Dung trọng: Dùng ống đóng có thể tích V=100cm3
Thành phần cơ giới: Theo phương pháp 3 cấp của FAO.
Mùn tổng số: Theo Walkley- Black.
Đạm tổng số:Theo Kjendhall
PHKCl của đất: Dùng pH metter
P2O5 dễ tiêu: Trắc quang (Bray II)
K2O dễ tiêu: Theo Maslova (đo trên quang kế ngọn lửa)
Độ ẩm: Sấy ở nhiệt độ 1050C trong 3 giờ
- Các số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel và phần mền SPSS.
- Ứng dụng xử lý thống kê trên máy tính bằng phần mềm SPSS cho phép loại bỏ được những trị số đặc thù (về D1.3 và Hvn) có thể sai sót khi đo đếm, quan sát. Việc loại bỏ các trị số này chủ yếu là căn cứ mức độ chênh lệch giữa chúng với trị số trung vị của dãy quan sát.
- Xây dựng mối tương quan tuyến tính giữa sinh trưởng Bạch đàn urophylla và tính chất đất bằng chương trình SPSS.
d. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Bạch đàn urophylla.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Bạch đàn urophylla dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần NPV (Net Present Value): là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. Được tính theo công thức sau:
(2.1)
Trong đó:
t - thời gian tính dòng tiền
n - tổng thời gian thực hiện dự án
r - tỉ lệ chiết khấu
Ct – Dòng chi phí tại thời gian t
Bt- Dòng doanh thu tại thời gian t
- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn đầu tư, phản ánh mức độ quay vòng của vốn và xác định thời điểm hoàn trả vốn đầu tư, nó cho phép so sánh và lựa chọn các phương án, quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có IRR lớn hơn thì được lựa chọn.Công thức tính của IRR như sau:
(2.2)
Trong đó:
IRR: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
t = 1, 2, 3,......n
n - tổng số năm trong một chu kỳ kinh doanh rừng trồng
Ct - Chi phí cho rừng trồng trong năm thứ t
Bt- Thu nhập từ rừng trồng trong năm thứ t
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất đầu tư BCR: là thương số giữa toàn bộ thu nhập so với toàn bộ chi phí sau khi đã triết khấu đưa về giá trị hiện tại. BCR tính theo công thức như sau:
BCR =
(2.3)
Trong đó:
Ct- Chi phí cho rừng trồng trong năm thứ t
Bt- Thu nhập từ rừng trồng trong năm thứ t
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÂN SINH KINH TẾ TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ.
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng:
- Từ 200 55’ đến 210 43' vĩ độ Bắc;
- Từ 1040 47' đến 1050 47’ kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang
- Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình
- Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La
Với vị trí địa lý như vậy nên khu vực nghiên cứu rất gần Hà Nội (80 km) là khoảng cách rất thuận lợi để phát triển kinh tế, là cầu nối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi Tây Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La... có thị trường lớn để tiêu thụ nông sản và các sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Có thể đánh giá tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.
b. Địa hình, địa thế
Phú Thọ nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng băng sông Hồng và vùng núi phía Bắc. Do nằm cuối dãy Hoàng Liên Sơn nên địa hình chia cắt tương đối mạnh, độ cao địa hình giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Có thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau: miền núi, trung du và đồng bằng.
- Kiểu địa hình vùng núi chiếm khoảng 22 - 25% tổng diện tích tự nhiên, có độ dốc bình quân từ 300- 350, tầng đất dày và tơi xốp.
- Kiểu địa hình vùng đồi trung du chiếm 25 – 30% tổng diện tích tự nhiên, độ dốc trung bình < 300.Tầng đất dày thích hợp cho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp.
- Kiểu địa hình vùng đồng bằng và thung lũng ven sông suối chiếm 45 - 50% tổng diện tích tự nhiên, vùng này tầng đất dày nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thích hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp.
c. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa nóng ẩm và mùa khô lạnh. Mùa mưa nắng nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm trên 80% tổng lượng mưa trong năm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân năm của tỉnh là 1.700 – 1.900mm/năm.
- Độ ẩm không khí bình quân năm là 84 - 87%.
- Nhiệt độ bình quân hàng năm 230C.
- Nhiệt độ tối cao: 390C.
- Nhiệt độ tối thấp: 50C.
* Thủy văn
Với đặc điểm của địa hình sông suối, lượng mưa,... đã tạo ra chế độ thủy văn giữa các mùa trong năm có sự khác biệt rõ rệt: lòng sông ít dốc nhưng lượng nước thất thường, nhiều đoạn hẹp do đó về mùa khô, khả năng vận chuyển lâm sản và giao thông thủy rất hạn chế, ngược lại, trong mùa mưa thường gây ra lũ lụt, ngập úng gây nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân cũng như các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp.
d. Địa chất, thổ nhưỡng
* Địa chất
Đất đai được hình thành từ sản phẩm phong hóa của một số nhóm đá mẹ sau:
- Nhóm đá hỗn hợp (h) ;
- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu mịn (s);
- Nhóm đá vôi và biến chất của đá vôi (v);
- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (q);
- Nhóm đá Mácma axít (a).
* Thổ nhưỡng
Theo tài liệu thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung những năm gần đây, vùng nghiên cứu có 13 loại đất nằm trong 7 nhóm đất.
Nhóm I: Đất phù sa
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): đất có màu nâu tươi, phẫu diện đất khá đồng nhất, thành phần cơ giới nhẹ. Đất bị ngập nước trong mùa mưa lũ và có biến động. Độ phì tự nhiên cao (hàm lượng chất dinh dưỡng trong chất phù sa bồi của sông Hồng, sông Đà cao hơn sông Lô, sông Chảy vì nguồn gốc đá mẹ và vì có vùng mỏ Apatít Lào cai).
- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Đất có màu nâu nhạt, vì không được bồi nên hình thái phẫu diện đất đã có sự phân hoá. Thành phần cơ giới thay đổi từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Đất có phản ứng từ ít chua đến trung tính.
- Đất phù sa ngòi suối (Py): Đất phù sa Py được hình thành từ phù sa của các suối nhỏ trong vùng, tạo thành những giải đất hẹp và nằm dọc một sổ suối lớn Lý hoá tính của đất Py phụ thuộc vào loại đá mẹ, mẫu chất nơi các suối chảy qua.
- Đất phù sa úng nước (Pj): Đất được hình thành ở địa hình thấp, trũng, khó tiêu nước hoặc có mực nước ngầm nông, do vậy thường bị ngập nước vào mùa mưa. Đất có phản ứng chua, hàm lượng mùn và đạm tổng số khá cao, lân dễ tiêu thấp, thành phần cơ giới nặng. Hình thái phẫu diện các tầng dưới thường có màu xám xanh do bị ngập nước thường xuyên. Loại đất này hiện chỉ trồng 1 vụ lúa.
Nhóm II: Đất lầy (J)
Đất lầy (J) được hình thành từ phù sa sông, đặc điểm là bị úng nước quanh năm, ở các tầng sâu trên 15 cm đất có màu nâu hơi xanh, xám xanh, đất ẩm, dẻo, dính, thịt nặng, giây mạnh. Hiện đa phần đất lầy (J) chỉ được trồng 1 vụ lúa.
Nhóm III: Đất xám (X)
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (X): đất có phản ứng chua, hàm lượng dinh dưỡng thấp (mùn và đạm tổng số nghèo, lân tổng số, kim tổng số và dễ tiêu rất nghèo), thành phần cơ giới nhẹ. Đất được sử dụng trồng cấy, trồng cạn và phát triển trồng cây lâm nghiệp.
Nhóm IV: Đất đỏ vàng (đất Feralit)
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét (Fs): Đất Fs có màu đỏ vàng, được hình thành tại chỗ trên các loại đá sét, thành phần cơ giới nặng. Những nơi còn rừng độ phì đất khá, những nơi đất trống, cây bụi thì độ phì đất kém, đất bị rửa trôi. Rừng mọc trên đất đỏ vàng đã bị chặt phá nhiều, nơi ít dốc dân sử dụng trồng ngô, sắn, nơi dốc cao để khoanh nuôi tái sinh rừng.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): đất được hình thành trên các đồi thấp thoải, mẫu chất phù sa cổ, thành phần cơ giới là thịt trung bình. Phần lớn diện tích Fp đã được khai thác trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (chè, quế,…) và cây màu ngăn ngày.
- Đất vàng đỏ trên đá Mácma axit (Fa): Đất màu vàng đỏ, đất có phản ứng chua, thành phần cơ giới nhẹ. Địa hình dốc nên đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh, các chất dinh dưỡng đều nghèo hoặc trung bình, tầng đất mỏng nên ít có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FI): Là đất tại chỗ, được dân san thành ruộng bậc thang trồng lúa nước nên đã làm thay đổi một số tính chất đặc biệt là tính chất vật lý đất (cấu trúc lớp đất tầng mặt bị phá vỡ hình thành tầng đế dầy).
Nhóm V: Đất mùn (HS)
Hầu hết còn rừng vì ở đó là núi cao, độ dốc lớn. Đây cũng là vùng rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
Nhóm VI: Đất thung lũng (D)
Đất thung lũng (D) thường có phản ứng chua, lý hoá tính có thể thay đổi phụ thuộc vào sản phẩm rửa trôi từng khu vực.
Trên loại đất này hiện nay đang được nhân dân địa phương trồng lúa (nơi có nước) và hoa màu, cây công nghiệp ở những vùng địa hình không quá khó khăn.
Nhóm VII: Đất xói mòn trữ sỏi đá (E)
Nguyên nhân hình thành nên nhóm đất này là do bị khai thác không hợp lý trong một thời gian dài dẫn tới chất lượng đất rất thấp, khả năng cải tạo để trồng trọt là rất khó khăn.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Phú Thọ rất thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp với địa hình chính là núi thấp, núi trung bình và đồi gò, là đối tượng chính cho sản xuất lâm nghiệp. Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho nhiều loại cây trồng lâm nghiệp sinh trưởng và phát triển như: Keo, Bạch đàn Urophylla, Bồ đề, Mỡ, Trám, Lim xẹt, Lim xanh, Muồng,... Đây là lợi thế để phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ, củi tại chỗ, sản xuất nguyên liệu công nghiệp và chế biến đồ mộc dân dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao đời sống người dân trong tỉnh, đặc biệt là người dân nông thôn miền núi.
Diện tích đất cho sản xuất lâm nghiệp lớn, có khả năng mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy sợi, ván nhân tạo,... cũng như vùng trồng cây gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến đồ gỗ. Đây là một lợi thế rất lớn, là thế mạnh để phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Mặc dù có tiềm năng đất đai lớn nhưng một phần diện tích đã bị bạc màu nên năng suất cây trồng không cao. Hàng năm, điều kiện bất lợi của thời tiết như: gió lào, sương muối, mưa đá,... và thiên tai (lũ quét, hạn hán,...) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất của một bộ phận người dân. Đây là những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội.
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ
Nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã có bước chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Các hoạt động kinh tế bao gồm: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Trong đó, nông - lâm - ngư nghiệp là hoạt động sản xuất thu hút phần lởn lao động hiện có trong tỉnh (khoảng 72,9% tổng số lao động).
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng, từ 36,5% năm 2000 lên 41,3% năm 2005 (giá so sánh năm 1994) và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống còn 27,15% (thời điểm năm 2000 là 30,8%).
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thuỷ sản, một trong những nguyên nhân chính là:
- Lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, địa bàn hoạt động sản xuất rộng, giao thông khó khăn, thị trường chậm phát triển,... nên tốc độ tăng trưởng rất thấp. Ngoài ra, rừng còn có những chức năng rất quan trọng về môi trường và xã hội không thể tính toán đơn thuần về mặt tăng trưởng kinh tế.
- Cơ cấu thu của ngành lâm nghiệp ở cấp độ hộ gia đình thể hiện sự trì trệ trong chuyển đổi. Trong tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, hoạt động khai thác lâm sản chiếm tới 78,6% thu nhặt lâm sản phụ 13% thu từ hoạt động trồng mới, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ chiếm 7,4%.
Nhìn chung, hiện nay nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp nông thôn đang có sự chuyển dịch cơ cấu, loại hình, thành phần kinh tế. Trong đó, kinh tế hộ là phổ biến và kinh tế tập thể về cơ bản đã chuyển đổi từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới, các trang trại đang phát triển (chủ yếu là trang trại gia đình).
Phú Thọ là tỉnh có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện giao thông thuận tiện, có tiềm năng lớn về đất đai, lao động, Có khả năng phát triển toàn diện các ngành kinh tế như công nghiệp - xây dựng, giao thông - vận tải, thương mại - dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp.
Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển, ổn định, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi đời sống người dân ngày một cải thiện.
Tốc độ phát triển kinh tế bình quân trong 05 năm qua đạt 9,7%/năm. Tổng thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2.998.000 đồng năm 2000 lên 5.228.100 đồng năm 2005. Tuy nhiên, đời sống kinh tế và văn hoá xã hội người làm nghề rừng nhìn chung còn thấp so với mặt bằng của tỉnh.
Hệ thống giáo dục - đào tạo khá phát triển, lực lượng lao động dồi dào, số lao động được đào tạo, có kinh nghiệm sản xuất ngày một tăng cả về lượng và chất đang là lợi thế để phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, do chưa khai thác, phát huy hết lợi thế kể trên nên phát triển kinh tế xã hội chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Do đó, trong thời gian tới, lãnh đạo các cấp trong tỉnh cần có những định hướng, chính sách thích hợp nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, phát huy hết nguồn lực và lợi thế để phát triển kinh tế.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng tỉnh Phú Thọ.
Kết quả điều tra khảo sát phục vụ rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (báo cáo của Viện Điều tra quy hoạch rừng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kết hợp với số liệu kiểm kê đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện trạng sử dụng đất năm 2006 của tỉnh như sau.
* Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ được thể hiện ở bảng 3.1 sau
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ 2006
Các loại hình sử dụng đất
Diện tích
ha
%
Đất sản xuất nông nghiệp
102.583
29,1
Đất lâm nghiệp có rừng
167.118
47,4
Đất đồi núi chưa có rừng
31.613
9,0
Đất phi nông nghiệp
48.143
13,7
Đất chưa sử dụng
2.927
0,8
Tổng diện tích tự nhiên
352.384
100
Nguồn: Viện Điều tra quy hoạch rừng [34]
Như vậy Phú Thọ có diện tích đất lâm nghiệp có rừng lớn nhất (167.118ha) chiếm 47,4% diện tích đất tự nhiên, ngoài ra diện tích đồi núi chưa có rừng còn khá nhiều (31.613ha) chiếm 9% đây là một thuận lợi cho phát triển Lâm nghiệp đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu giấy.
* Diện tích các loại rừng, đất rừng:
Bảng 3.2: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2006
Diện tích các loại rừng và đât rừng
Diện tích
ha
%
Đất có rừng
166.717,50
84,06
- Rừng tự nhiên:
64.064,60
32,30
Rừng gỗ
39.741,70
20,04
Rừng tre nứa
20.475,00
10,32
Rừng hỗn giao
3.585,90
1,81
Rừng thưa trên núi đá
262,00
0,13
- Rừng trồng
102.652,90
51,76
Rừng trồng có trữ lượng
61.322,20
30,92
Rừng trồng chưa có trữ lượng
41.226,90
20,79
Rừng tre nứa
58,00
0,03
Rừng đặc sản
45,80
0,02
Đất đồi núi chưa có rừng
31.613,40
15,94
Đất trống trảng cỏ IA
4.121,80
2,08
Đất trống cây bụi IB
6.202,60
3,13
Đất trống cây gỗ rải rác IC
20.851,60
10,51
Đất chưa có rừng khác
437,40
0,22
Tổng
198.330,90
100
Nguồn: Viện Điều tra quy hoạch rừng [34]
Tính đến năm 2006 diện tích rừng che phủ của tỉnh Phú Thọ là 166.717,5ha chiếm 84,06% đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Diện tích đất đồi núi chưa có rừng còn khá lớn 31.613,40ha chiếm 15,94%, trong số này thì đất IA và IB còn khá nhiều là diện tích tiềm năng cho trồng rừng.
* Thực trạng sản xuất Lâm nghiệp
Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty giấy Việt Trì, trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam - Bộ Công nghiệp: đây là hai đơn vị trực tiếp sản xuất giấy, bột giấy các loại phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Trên địa bàn tỉnh có 09 Lâm trường, trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Đây là những đơn vị sản xuất lâm nghiệp vừa có chức năng dịch vụ, vừa có chức năng sản xuất lâm nghiệp với nhiệm vụ chính là trồng rừng và cung cấp nguyên liệu cho 2 công ty giấy Bãi Bằng và Việt Trì.
Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp chế biến gỗ và ván dăm của trung ương và địa phương: Xí nghiệp vật tư đường sắt Vĩnh Phú, Xí nghiệp ván nhân tạo Việt Trì. Sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp này là gỗ xẻ, ván nhân tạo và dăm mảnh phục vụ sản xuất nguyên liệu và đồ mộc lớn.
Ngoài ra trên địa bàn còn có Công ty Giấy Lửa Việt do tỉnh quản lý, công suất trên 3.000 tấn với sản phẩm sản xuất là giấy các loại. Ngoài ra có hàng trăm doanh nghiệp ngoài quốc doanh dưới hình thức công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) và doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Sản phẩm chính của các đơn vị này là đồ gỗ các loại, gỗ gia dụng và dăm mảnh. Đồng thời trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn hộ đình và cá nhân tham gia sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. Hàng trăm hộ gia đình và cá thể tiến hành trồng mới hàng nghìn hecta rừng, khai thác hàng chục nghìn m3 gỗ cho xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, cho nguyên liệu giấp và nhiều lâm sản ngoài gỗ khác.
Các loài cây chủ yếu được trồng rừng trong những năm qua tập trung chủ yếu là: Bạch đàn Urophylla, Keo, Bồ đề, Mỡ, Trám, Lim xẹt, Muồng đen, Sồi, Ràng ràng,… Qua đánh giá bước đầu cho thấy, phần lớn các lớn các loài cày nói trên đã tỏ ra thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai - thổ nhưỡng của khu vực.
Hiện tại, các diện tích rừng trồng sinh trưởng phát triển khá, sản lượng trung bình đối với diện tích rừng trồng nguyên liệu cho từ 60 – 100 m3/ha, đặc biệt có những khu vực đạt 120 m3/ha.
Tổng trữ lượng gỗ các loại đạt khoảng 6,4 triệu m3, trong đó: rừng nhiên là 3.016.692 m3, rừng trồng là 3.378.375 m3 và trên 100 triệu cây tre nứa
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân hạng mức độ thích hợp cây trồng cấp vĩ mô.
Dựa vào so sánh đặc điểm khí hậu, đất đai và yêu cầu của cây trồng đối với các yếu tố đó để phân chia ra các mức độ thích hợp khác nhau:
S1: Rất thích hợp
S2: Thích hợp
S3: Ít thích hợp
N: Rất hạn chế
Các yếu tố khí hậu được lựa chọn là: Nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất và lượng mưa năm.
Các yếu tố đất đai lựa chọn là: Loại đất và độ dày tầng đất.
Việc phân chia các ngưỡng thích hợp dựa vào đặc điểm sinh thái của loài cây qua tài liệu tham khảo và kết quả thực tiễn trồng rừng nhiều năm.
Phương pháp xử lý số liệu được tiến hành trên phần mềm MapInfo và chỉ xác định với diện tích đất không có rừng và rừng trồng.
Bảng 4.1: Chỉ tiêu thích hợp khí hậu của cây Bạch đàn urophylla
Mức độ thích hợp
Yếu tố
S1
Rất thích hợp
S2
Thích hợp
S3
ít thích hợp
S4/N
Rất hạn chế/ Ko thích hợp
Nhiệt độ bình quân năm (toC)
> 25
22- 25
18- 22
< 18
Nhiệt độ TB tháng thấp nhất (toC)
> 13
13- 14
10- 13
< 10
Lượng mưa năm (mm)
> 1.800
1.400- 1.800
1.000- 1.400
< 1.000
Nguồn: Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng- Viện KHLN Việt Nam, 2006
Bảng 4.2: Chỉ tiêu thích hợp đất đai của cây Bạch đàn urophylla
Mức độ thích hợp
Yếu tố
S1
Rất thích hợp
S2
Thích hợp vừa
S3
Ít thích hợp
S4 hoặc N
Rất hạn chế
Độ cao so với mặt nước biển (m)
< 100
100- 800
800- 1100
> 1100
Độ dốc
< 100
10- 200
20- 350
> 350
Nhóm hay loại đất
A
B
C
D
Độ dày tầng đất
> 100
50- 100
< 50
--
Nguồn: Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng- Viện KHLN Việt Nam, 2006
Ghi chú: A- X, Fp, Fk, Fs, D
B- Chua phèn, Fa, Fq, Fv, đất đen
C- C, E, bán khô hạn
D- Đất mặn, H, lầy, than bùn, núi đá
Kết quả đánh giá độ thích hợp của điều kiện khí hậu, địa hình và đất đai.
Bản đồ 4.1: Bản đồ mức độ thích hợp điều kiện khí hậu của cây Bạch đàn urophyll tỉnh Phú Thọ
Bản đồ 4.2: Bản đồ mức độ thích hợp đất của cây Bạch đàn urophylla
tỉnh Phú Thọ
Bản đồ 4.3: Bản đồ mức độ thích hợp khí hậu- đất của cây Bạch đàn urophylla tỉnh Phú Thọ
Bảng 4.3: Diện tích thích hợp trồng Bạch đàn urophylla tỉnh Phú Thọ
STT
Huyện
Diện tích tự nhiên (ha)
Đất trống và đất rừng trồng
Rất thích hợp
Thích hợp
ít thích hợp
Rất hạn chế
Rừng tự nhiên và đất khác (ha)
ha
%
ha
%
ha
%
ha
%
Thích hợp khí hậu
1
Tp Việt Trì
7.145,58
5.382,47
0,00
0,00
5.382,47
100,00
0,00
0,00
0,00
0,00
1.763,11
2
Tx Phú Thọ
3.380,07
426,04
0,00
0,00
426,04
100,00
0,00
0,00
0,00
0,00
2.954,04
3
Đoan Hùng
30.319,07
12.747,25
0,00
0,00
12.747,25
100,00
0,00
0,00
0,00
0,00
17.571,82
4
Hạ Hoà
34.121,30
11.634,80
0,00
0,00
11.634,80
100,00
0,00
0,00
0,00
0,00
22.486,49
5
Thanh Ba
19.735,89
5.602,76
0,00
0,00
5.602,76
100,00
0,00
0,00
0,00
0,00
14.133,13
6
Phù Ninh
18.577,67
4.700,99
0,00
0,00
4.700,99
100,00
0,00
0,00
0,00
0,00
13.876,68
7
Sông Thao
23.403,93
5.582,66
0,00
0,00
5.582,66
100,00
0,00
0,00
0,00
0,00
17.821,27
8
Yên Lập
43.786,96
18.304,96
0,00
0,00
18.267,25
99,79
37,71
0,21
0,00
0,00
25.482,00
9
Tam Nông
15.481,52
3.538,27
0,00
0,00
3.538,27
100,00
0,00
0,00
0,00
0,00
11.943,26
10
Thanh Sơn
130.824,06
68.794,07
0,00
0,00
68.308,65
99,29
482,72
0,70
2,70
0,00
62.029,99
11
Lâm Thao
13.347,08
1.875,38
0,00
0,00
1.875,38
100,00
0,00
0,00
0,00
0,00
11.471,71
12
Thanh Thuỷ
12.576,74
3.624,95
0,00
0,00
3.624,95
100,00
0,00
0,00
0,00
0,00
8.951,79
Tổng
352.699,88
142.214,59
0,00
0,00
141.691,46
99,63
520,43
0,37
2,70
0,002
210.485,29
Thích hợp đất đai
1
Tp Việt Trì
7.145,58
5.382,47
0,80
0,01
4.666,63
86,70
715,05
13,28
0,00
0,00
1.763,11
2
Tx Phú Thọ
3.380,07
426,04
365,74
85,85
58,46
13,72
1,83
0,43
0,00
0,00
2.954,04
3
Đoan Hùng
30.319,07
12.747,25
6.542,02
51,32
6.055,45
47,50
149,78
1,17
0,00
0,00
17.571,82
4
Hạ Hoà
34.121,30
11.634,80
6.560,99
56,39
4.215,75
36,23
858,07
7,37
0,00
0,00
22.486,49
5
Thanh Ba
19.735,89
5.602,76
3.991,01
71,23
1.559,45
27,83
52,30
0,93
0,00
0,00
14.133,13
6
Phù Ninh
18.577,67
4.700,99
1.679,13
35,72
2.967,71
63,13
54,15
1,15
0,00
0,00
13.876,68
7
Sông Thao
23.403,93
5.582,66
1.393,40
24,96
2.871,89
51,44
1.317,36
23,60
0,00
0,00
17.821,27
8
Yên Lập
43.786,96
18.304,96
1.623,52
8,87
10.899,20
59,54
5.782,24
31,59
0,00
0,00
25.482,00
9
Tam Nông
15.481,52
3.538,27
528,18
14,93
2.894,58
81,81
115,51
3,26
0,00
0,00
11.943,26
10
Thanh Sơn
130.824,06
68.794,07
13.818,94
20,09
41.815,80
60,78
13.159,33
19,13
0,00
0,00
62.029,99
11
Lâm Thao
13.347,08
1.875,38
95,27
5,08
1.496,17
79,78
283,93
15,14
0,00
0,00
11.471,71
12
Thanh Thuỷ
12.576,74
3.624,95
265,69
7,33
2.618,90
72,25
740,36
20,42
0,00
0,00
8.951,79
Tổng
352.699,88
142.214,59
36.864,69
25,92
82.119,99
57,74
23.229,91
16,33
0,00
0,00
210.485,29
Thích hợp khí hậu+ đất
1
Tp Việt Trì
7.145,58
5.382,47
0,00
0,00
4.667,42
86,72
715,05
13,28
0,00
0,00
1.763,11
2
Tx Phú Thọ
3.380,07
426,04
0,00
0,00
424,20
99,57
1,83
0,43
0,00
0,00
2.954,04
3
Đoan Hùng
30.319,07
12.747,25
0,00
0,00
11.409,80
89,51
1.337,46
10,49
0,00
0,00
17.571,82
4
Hạ Hoà
34.121,30
11.634,80
0,00
0,00
10.371,83
89,14
1.262,97
10,86
0,00
0,00
22.486,49
5
Thanh Ba
19.735,89
5.602,76
0,00
0,00
5.550,46
99,07
52,30
0,93
0,00
0,00
14.133,13
6
Phù Ninh
18.577,67
4.700,99
0,00
0,00
4.646,84
98,85
54,15
1,15
0,00
0,00
13.876,68
7
Sông Thao
23.403,93
5.582,66
0,00
0,00
4.265,25
76,40
1.317,41
23,60
0,00
0,00
17.821,27
8
Yên Lập
43.786,96
18.304,96
0,00
0,00
7.727,41
42,21
10.577,55
57,79
0,00
0,00
25.482,00
9
Tam Nông
15.481,52
3.538,27
0,00
0,00
3.422,75
96,74
115,51
3,26
0,00
0,00
11.943,26
10
Thanh Sơn
130.824,06
68.794,07
0,00
0,00
20.429,16
29,70
48.362,61
70,30
2,29
0,003
62.029,99
11
Lâm Thao
13.347,08
1.875,38
0,00
0,00
1.591,45
84,86
283,93
15,14
0,00
0,00
11.471,71
12
Thanh Thuỷ
12.576,74
3.624,95
0,00
0,00
2.699,41
74,47
925,54
25,53
0,00
0,00
8.951,79
Tổng
352.699,88
142.214,59
0,00
0,00
77.205,98
54,29
65.006,32
45,71
2,29
0,002
210.485,29
Nhận xét:
Kết quả tính toán về độ thích hợp cây trồng với điều kiện khí hậu cho thấy nhìn chung các huyện thuộc tỉnh Phú Thọ đều thích hợp cho việc trồng Bạch đàn urophylla (tỷ lệ thích hợp chiếm 99,63%), phần lớn các huyện đều thích hợp 100%..
Về đất đai thấy tỷ lệ thích hợp nhiều nhất (57,74%), rất thích hợp (25,92%), ít thích hợp (16,33) và không có diện tích hạn chế.
Đánh giá tổng hợp điều kiện khí hậu và đất đai thì diện tích thích hợp tập trung chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Đoan Hùng và Hạ Hoà. Tuy nhiên, tỷ lệ thích hợp cao nhất là thị xã Phú Thọ (99,57%), trong khi thấp nhất là huyện Thanh Sơn 29,70%. Bảng kết quả ở trên còn cho thấy hầu hết các huyện đều không có diện tích rất hạn chế cho trồng rừng Bạch đàn urophylla.
4.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn Urophylla tại Phú Thọ
4.2.1. Mối quan hệ giữa năng suất rừng và lập địa.
Kết quả khảo sát bổ sung được trình bày ở bảng 4.4
Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa năng suất rừng trồng Bạch dàn urophylla và lập địa tỉnh Phú Thọ
Địa điểm
Tuổi
Mật độ
Năng suất m3/ha/năm
Loại đất
Độ dốc
Độ dày
Thực bì
LT Yên Lập- Yên Lập
4
1200
20,1
Fq
<150
50
Cỏ Lào, sim mua
LT Yên Lập- Yên Lập
5
1200
29,5
FS
< 150
75
Cỏ may, cỏ lông lợn
LT Yên Lập- Yên Lập
7
1000
22,6
Fq
15- 25o
55
Cỏ Lào, sim mua, cỏ lông lợn
LT Tam Sơn- Thanh Sơn
5
1100
14,4
Fq
< 150
35
Cỏ may, cỏ lông lợn
LT Tam Sơn- Thanh Sơn
3
1200
13,6
Fq
< 150
50
Lau lách, cây bụi
LT Tam Sơn- Thanh Sơn
4
1200
15,1
Fs
15- 250
50
Cỏ may, cỏ Lào
LT Xuân Đài- Thanh Sơn
6
1000
16,1
FP
< 150
55
Tế guột phân tán.
LT Xuân Đài- Thanh Sơn
7
950
14,7
Fq
15- 250
40
Tế guột, sim, mua
LT Xuân Đài- Thanh Sơn
4
1100
17,2
FP
< 150
60
Sim, mua, cỏ lông lợn
LT Tam Thanh- Tam Nông
6
950
11,2
Fq
15- 250
30
Tế guột phân tán
LT Tam Thanh- Tam Nông
6
1200
11,8
Fq
> 350
30
Cỏ may, cỏ lông lợn
LT Tam Thanh- Tam Nông
5
1200
12,5
Fq
< 150
40
Cỏ may, cỏ lông lợn, tế guột
LT Đoan Hùng- Đoan Hùng
3
1200
21,1
Fs
< 150
70
Chít chè vè, cây bụi, nưa tép
LT Đoan Hùng- Đoan Hùng
7
925
20,1
Fq
15- 250
50
Chít chè vè, cây bụi, ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4679.doc