Nghiên cứu, xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chay và sự nhiễm khuẩn E.COLI ở trâu nuôi tại Bảo Yên - Lào Cai và biện pháp phòng trị bệnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ HOÀNG LÂN NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ SỰ NHIỄM KHUẨN E.COLI Ở TRÂU NUÔI TẠI BẢO YÊN - LÀO CAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ HOÀNG LÂN NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ Đ

pdf98 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu, xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chay và sự nhiễm khuẩn E.COLI ở trâu nuôi tại Bảo Yên - Lào Cai và biện pháp phòng trị bệnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ SỰ NHIỄM KHUẨN E.COLI Ở TRÂU NUÔI TẠI BẢO YÊN - LÀO CAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Thú Y Mã số: 60.62.50 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN QUANG TS. TÔ LONG THÀNH THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ các công trình nào khác. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Vũ Hoàng Lân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Quang – Trƣởng Khoa Chăn nuôi thú y, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, TS. Tô Long Thành – Trung tâm chẩn đoán Quốc gia, TS. Đặng Xuân Bình – Phó giám đốc Trung tâm liên kết đào tạo và hợp tác Quốc tế, PGS. TS. Trần Thanh Vân – Trƣởng ban sau Đại học, Đại học Thái Nguyên, T.S Nguyễn Thuý Mỵ - Giảng viên khoa Chăn nuôi thú y, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Các thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Chăn nuôi thú y cùng tập thể các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai, Trạm Thú y huyện Bảo Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi ngƣời thân trong gia đình và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy, Cô giáo, các vị Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2008 Tác giả Vũ Hoàng Lân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ, đồ thị MỞ ĐẦU Trang 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Đại cƣơng về hội chứng tiêu chảy ở trâu 4 1.1.1. Một số nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy 4 1.1.2. Các biểu hiện bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy 9 1.1.3. Biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy cho trâu 11 1.2. Những hiểu biết về vi khuẩn E.coli 14 1.2.1. Đặc trƣng về hình thái nhuộm màu 16 1.2.2. Đặc tính nuôi cấy 16 1.2.3. Đặc tính sinh hoá 17 1.2.4. Sức đề kháng 18 1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên 19 1.2.6. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli 22 1.2.7. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E.coli 31 1.3. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây ra ở trâu 32 1.3.1. Triệu chứng 32 1.3.2. Bệnh tích 32 1.3.3. Chẩn đoán 33 1.3.4. Phòng bệnh 33 1.3.5. Điều trị 34 1.4. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc 35 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 35 1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 38 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 38 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 38 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 38 2.2. Vật liệu dùng trong nghiên cứu 38 2.2.1. Mẫu bệnh phẩm 38 2.2.2. Động vật thí nghiệm 38 2.2.3. Hóa chất, môi trƣờng thí nghiệm 38 2.2.4. Các loại kháng huyết thanh chuẩn để định type vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc 38 2.2.5. Máy móc, thiết bị 38 2.3. Nội dung nghiên cứu 38 2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 38 2.3.2. Nuôi cấy, phân lập và xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 39 2.3.3. Xác định đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn E.coli đã phân lập đƣợc 39 2.3.4. Xác định số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu 39 2.3.5. Xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc 39 2.3.6. Kiểm tra độc lực vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 39 2.3.7. Kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng E.coli phân lập đƣợc với một số loại kháng sinh 39 2.3.8. Xác định một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu 39 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 39 2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu dịch tễ 39 2.4.2. Phƣơng pháp lấy mẫu 39 2.4.3. Phƣơng pháp phân lập và giám định vi khuẩn 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 2.4.4. Phƣơng pháp xác định số lƣợng vi khuẩn 40 2.4.5. Phƣơng pháp xác định đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn E.coli 41 2.4.6. Xác định serotype kháng nguyên O vi khuẩn E.coli bằng phản ứng ngƣng kết nhanh trên phiến kính 41 2.4.7. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn E.coli đƣợc phân lập trên chuột bạch 42 2.4.8. Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc 42 2.4.9. Phƣơng pháp xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng E.coli phân lập đƣợc 43 2.4.10. Phƣơng pháp xử lý số liệu 44 Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 45 3.1.1. Điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo đàn và theo cá thể 45 3.1.2. Điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo quy mô đàn 47 3.1.3. Điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo tuổi 49 3.1.4. Điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo mùa 52 3.2. Phân lập vi khuẩn E.coli trong phân trâu tiêu chảy và bình thƣờng 54 3.3. Giám định một số đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc 55 3.4. Kết quả xác định số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu 58 3.4.1. Số lƣợng vi khuẩn khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái bình thƣờng 58 3.4.2. Số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái tiêu chảy 59 3.4.3. Kết quả đánh giá sự biến động số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái bình thƣờng và tiêu chảy 61 3.5. Kết quả xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc 63 3.5.1. Khả năng gây dung huyết của vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 ột số 64 3.6. ột số chủ .coli phân 65 3.7. 67 3.8. Kết quả của một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu 69 Chƣơng 4 Ề NGHỊ 72 4.1. Kết luận 72 4.2. Đề nghị 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN AEEC BHI CPU ED EDP EHEC EMB EPEC ETEC HEM KN LT NXB P PCR RR SLT SLT1 SLT2 SS ST (a,b) ST1 Stx2e TSI UV VK VP VT2e VTEC : Adhenicia Enterropathogenic Escherichia coli : Brain-heart infusion : Colinial Forming Unit : Edema disease : Edema disease pathogenic : Entero heamorrhagic : Eosin Methylene Blue Agar : Enteropathogenic Escherichia coli : Enterotoxigenic Escherichia coli : Heamolysin : Kháng nguyên : Heat-Labile enterotoxin : Nhà xuất bản : Page : Polymerase Chain Reaction : Relative Risk : Shiga-like toxin : Shiga-like toxin 1 : Shiga-like toxin 2 : Samonella Shigella : Heat-Stabe Enterotoxin (a,b) : Heat-Stabe 1 : Shiga-toxin 2e : Triple Sugar Iron : Ultraviolet : Vi khuẩn : Voges Pros Kaver : Veterotoxin 2e : Verotoxigenic Escherichia coli Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Bảng DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Trang 3.1. điều tra tình hình trâu mắc bệnh tiêu chảy theo đàn và theo cá thể 45 3.2. Kết quả điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo quy mô đàn 48 3.3. Kết quả điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo tuổi 50 3.4. Kết quả điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo mùa 53 3.5. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ mẫu phân trâu khỏe và tiêu chảy 54 3.6. ợc 57 3.7. Kết quả xác định số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái bình thƣờng 58 3.8. Kết quả xác định số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái tiêu chảy 60 3.9. Sự biến động về số lƣợng vi khuẩn E.coli trong đƣờng tiêu hóa giữa trâu bình thƣờng và tiêu chảy 62 3.10. Kết quả xác định khả năng gây dung huyết của vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc 63 3.11. ột số 64 3.12. 66 3.13. 68 3.14. Kết quả của một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Biểu đồ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang 3.1. Tỷ lệ trâu bị mắc bệnh tiêu chảy theo địa phƣơng 47 3.2. Tỷ lệ trâu mắc bệnh tiêu chảy theo quy mô đàn 49 3.3. Tỷ lệ trâu mắc bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi 51 3.4. Tỷ lệ trâu mắc bệnh tiêu chảy theo mùa vụ 54 3.5. Sự biến động số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái bình thƣờng và tiêu 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trâu bò nói chung và đặc biệt là con trâu, đã từng gắn bó với nền văn minh lúa nƣớc và là một thành tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt Nam. Nhiều vùng nông thôn con trâu còn đƣợc coi nhƣ là một tài sản cố định hay một ngân hàng sống để đảm bảo an ninh kinh tế hộ gia đình. Uy tín và vị thế của một số ngƣời trong thôn bản nhiều khi phụ thuộc vào số lƣợng trâu mà họ có. Chăn nuôi trâu bò là kế sinh nhai, là một phƣơng tiện xoá đói giảm nghèo nhằm góp phần xây dựng nông thôn bền vững. Ngày nay, mặc dù có cơ khí hoá nông nghiệp nhƣng công việc làm đất nặng nhọc vẫn thu hút 70% trâu và 40% bò trong toàn quốc, đáp ứng khoảng trên 70% sức kéo trong nông nghiệp. Bên cạnh việc cung cấp sức kéo, nó còn cung cấp một lƣợng lớn nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt, các sản phẩm phụ của con trâu nhƣ lông, da, sừng đƣợc sử dụng nhiều trong công nghiệp chế biến và thủ công mỹ nghệ. Đồng thời đây còn là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Với những vai trò và ý nghĩa của ngành chăn nuôi trâu, những năm gần đây cùng với chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong chiến lƣợc kinh tế, phong trào chăn nuôi trâu đã và đang phát triển mạnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta. Vùng núi và trung du (gồm 13 tỉnh Đông Bắc và 3 tỉnh Tây Bắc) là những địa bàn phát triển chăn nuôi trâu, đàn trâu hiện có 1,7 triệu con, chiếm 50% tổng đàn trâu cả nƣớc (Trần Kim Anh, 2003 [2]). Các mô hình sind hóa đàn trâu bò theo quy mô từng hộ và trang trại phát triển khắp cả nƣớc, công tác quản lý giống, nuôi dƣỡng, chăm sóc đều đƣợc quan tâm cải tiến. Nhƣng công tác thú y, phòng và điều trị bệnh chƣa đƣợc chú ý đúng mức nên đã ảnh hƣởng không nhỏ về kinh tế cho ngƣời chăn nuôi. Bảo Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, nằm cách trung tâm của tỉnh 75km về phía Đông Nam, có diện tích 82.090ha. Trong chiến lƣợc kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến 2010, Bảo Yên là một huyện có vị thế quan trọng gắn Lào Cai với các tỉnh trung du Bắc Bộ cũng nhƣ các tỉnh vùng Tây Bắc. Trong các đề án về phát triển nông nghiệp của tỉnh, chăn nuôi đƣợc chọn là ngành phát triển chính và là khâu đột phá cho chuyển dịch cơ cấu phát triển nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 nghiệp của tỉnh. Trong đó ngành chăn nuôi trâu đƣợc quan tâm và đầu tƣ rất lớn. Sản phẩm chăn nuôi trâu thịt, trâu sinh sản tăng liên tục trong nhiều năm không những đã đáp ứng đủ cho nhu cầu thực phẩm trong tỉnh mà còn xuất ra tỉnh ngoài và tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên chăn nuôi trâu ở Lào Cai cũng chịu ảnh hƣởng rất lớn của tình hình bệnh tật đặc biệt là hội chứng tiêu chảy. Hội chứng tiêu chảy gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi các gia súc nói chung và chăn nuôi trâu nói riêng. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi: Trâu sinh sản, trâu thịt, trâu sau cai sữa, trâu theo mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiêu chảy của trâu nhƣ: Thức ăn, nƣớc uống không đảm bảo vệ sinh, chuồng trại ẩm thấp, thời tiết thay đổi …hoặc do các loại vi khuẩn: Escherichia, Salmonella sp, hay vi khuẩn yếm khí Chlostridium perfingens tuyp A, C cùng với các vi khuẩn khác nhƣ Lawsonia, interellulavis, Serpullina pilosicoli…Những vi rút gây tiêu chảy nhƣ vi rút viêm dạ dày truyền nhiễm, Rota virut và loại ký sinh trùng cũng gây bệnh tiêu chảy: Cầu trùng Coccidia, giun, sán,… Hội chứng tiêu chảy xảy ra quanh năm nhƣng nhiều nhất vào cuối Đông sang Xuân, cuối Xuân sang Hè, sau những đợt mƣa bão, khí hậu thay đổi đột ngột cho nên chăn nuôi trâu ở Lào Cai, dù là chăn nuôi tập trung trang trại hay chăn nuôi trong nông hộ, hội chứng tiêu chảy ở trâu các lứa tuổi vẫn đang là vấn đề nan giải. Hội chứng tiêu chảy có thể gây ra tình trạng thiếu sữa, bào thai phát triển chậm và khả năng nuôi con kém ở trâu, bò sinh sản. Bê, nghé giảm khả năng sinh trƣởng, còi cọc, tỷ lệ tử vong cao (Lê Minh Chí, 1995 [7]). Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, nhiều tác giả cho thấy, dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó bao giờ cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thƣơng thực thể đƣờng tiêu hóa và cuối cùng là một “quá trình nhiễm trùng” (Roeder B.L, 1987 [93]; Hồ Văn Nam, 1985 [28]) Trong các nguyên nhân gây tiêu chảy cho trâu, vi khuẩn E.coli có một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì ngoài tiêu chảy, vi khuẩn này còn gây chết cho trâu theo thể nhiễm trùng huyết, bại huyết, nhất là đối với nghé. Hiện nay đã có vắc xin để phòng bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra cho trâu, nhƣng vấn đề này chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều ở nƣớc ta, trong đó có địa bàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Vì vậy, để góp phần hạn chế bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây ra ở trâu và giải quyết yêu cầu cấp thiết cho ngành chăn nuôi trâu ở địa phƣơng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy và sự nhiễm khuẩn E.coli ở trâu nuôi tại Bảo Yên - Lào Cai và biện pháp phòng trị bệnh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở trâu. - Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy của trâu. - Xây dựng các phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu do vi khuẩn E.coli gây ra đạt hiệu quả cao. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Đây là công trình nghiên cứu về sự liên quan giữa các yếu tố dịch tễ và vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. - Công trình đã xác định đƣợc các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli. Từ đó, làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện các nghiên cứu về vi khuẩn E.coli trong bệnh tiêu chảy ở trâu. - Xây dựng một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu do vi khuẩn E.coli gây ra để góp phần khống chế bệnh trong thực tế sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cƣơng về hội chứng tiêu chảy ở trâu Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở trâu nói riêng là một hiện tƣợng bệnh lý đặc thù của đƣờng tiêu hóa. Hiện tƣợng bệnh lý này rất phức tạp và đƣợc gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đƣợc đánh giá cao, làm cơ sở cho việc phòng và trị, đồng thời còn là cơ sở, nền tảng cho việc tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về hội chứng tiêu chảy. Trâu là một loài gia súc nhai lại, đặc điểm về cấu tạo giải phẫu và về việc sử dụng thức ăn là có sự khác nhau cơ bản đối với những vật nuôi khác. Ngoài ra, với đặc thù của ngành chăn nuôi trâu bò nƣớc ta là thả rông và không có công tác kiểm tra thƣờng xuyên, nên trâu bò thƣờng xuất hiện nhiều hiện tƣợng bệnh lý, trong đó hội chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao. 1.1.1. Một số nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy 1.1.1.1. Do môi trường ngoại cảnh Môi trƣờng ngoại cảnh chính là môi trƣờng sống của các loài sinh vật, chúng bao gồm các yếu tố: khí hậu, thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, các điều kiện về chăm sóc nuôi dƣỡng, thức ăn, nƣớc uống… Nƣớc ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm đƣợc chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hè, Thu, Đông. Trong mỗi mùa đều có sự biến đổi về các yếu tố trên, và với sự biến đổi đó sẽ kéo theo sự biến đổi và phát triển của các loài vi sinh vật gây bệnh. Vụ Đông – Xuân, do điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi nên các bệnh truyền nhiễm xảy ra mạnh, gây chết nhiều gia súc, trong đó bệnh phổ biến thƣờng gặp là bệnh ở đƣờng tiêu hóa. (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1978 [40]; Đào Trọng Đạt, 1996 [9]). Trong các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ lạnh và độ ẩm cao là hai yếu tố gây ảnh hƣởng nhiều nhất đến sức khỏe của trâu. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống điều hòa trao đổi nhiệt của cơ thể dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khi đó hệ vi sinh vật trong đƣờng tiêu hóa có thời cơ tăng cƣờng độc lực và gây bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [53]; Hồ Văn Nam (1997) [29] cho thấy: Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém chất lƣợng nhƣ mốc, thối và nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa kèm theo viêm ruột ỉa chảy ở gia súc. Thay đổi thức ăn đột ngột, đặc biệt là tăng lƣợng đạm và chất béo thƣờng làm cho bê, nghé rối loạn tiêu hóa, dẫn đến viêm ruột (Phạm Sỹ Lăng và cộng sự, 2002 [25]). Trong chăn nuôi trâu, việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng sẽ đem lại sức khỏe và khả năng sản xuất cho trâu. Khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc không phù hợp đều có thể gây tiêu chảy cho trâu. 1.1.1.2. Do vi sinh vật * Tiêu chảy do virus Virus là những vi sinh vật cực kỳ nhỏ, ký sinh bắt buộc và chỉ phát triển trên tế bào sống của thực vật, động vật và vi khuẩn. Các virus gây bệnh đƣờng tiêu hóa thƣờng gây các triệu chứng nôn mửa kèm theo tiêu chảy có nhiều nƣớc, phân màu vàng hoặc hơi xanh, mùi hôi thối (Radostits O.M và cộng sự, 1994 [91]). Khooteng Huat (1995) [81] đã thống kê có hơn 10 loại virus có tác động làm tổn thƣơng đƣờng tiêu hóa, gây viêm ruột ỉa chảy nhƣ: Enterovirus, Rotavirus, Coronavirus,… Rotavirus và Coronavirus là những virus gây tiêu chảy quan trọng ở gia súc non mới sinh nhƣ nghé, cừu non, lợn con, ngựa con và đặc biệt là bê, do những virus này có khả năng phá hủy màng ruột và gây tiêu chảy nặng (Archie. H, 2000 [3]). Theo Phạm Sỹ Lăng (2002) [24], Pestivirut thuộc họ Togaviridae khi xâm nhập vào cơ thể trâu bò sẽ gây ra các triệu chứng chảy nƣớc dãi, nƣớc mũi, ỉa chảy liên tục, phân có máu, sợi huyết và màng niêm mạc ruột, gầy sút nhanh, ngừng nhai lại. * Tiêu chảy do vi khuẩn Vi khuẩn có khả năng gây bệnh là do chúng có độc lực, một mầm bệnh có độc lực là do nó có khả năng xâm nhập và phát triển trong cơ thể động vật, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 trong quá trình đó nó tiết ra những chất độc, những chất ngăn cản cơ năng bảo vệ của cơ thể. Vi khuẩn gây bệnh có khả năng xâm nhập vào tổ chức để sinh sôi, nảy nở và gây bệnh tích ở đó, ngoài ra còn có khả năng bài tiết huyết độc tố khuếch tán khắp trong cơ thể (ngoại độc tố) hoặc bài tiết ra sau khi chết (nội độc tố) bằng cách tự dung giải. Trong đƣờng tiêu hóa của động vật, các loại vi khuẩn có lợi tác dụng lên men, phân giải các chất trong đƣờng tiêu hóa, giúp cho sinh lý tiêu hóa diễn ra bình thƣờng, bên cạnh đó một số loài nhƣ: E.coli, Salmonella, Cl.perfringens,…là những vi khuẩn quan trọng gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột và tiêu chảy ở ngƣời cùng nhiều loài động vật khi có điều kiện thuận lợi. (Vũ Văn Ngũ 1979 [35]). Đào Trọng Đạt và cộng sự (1996) [10] cho biết: chiếm tỷ lệ cao nhất rong số các vi khuẩn đƣờng ruột gây tiêu chảy là E.coli (45,6%). Theo Tô Minh Châu (2000) [6] đã tiến hành giám định vi khuẩn E.coli của tổng số 90 mẫu lấy từ 6 trại chăn nuôi lợn quốc doanh khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy serotuyp K88 chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này phù hợp với nhận định cho rằng phần lớn lợn cai sữa bị tiêu chảy là do các chủng E.coli có K88 gây nên, chiếm tỷ lệ 58,3%. Radostits O.M và cộng sự (1994) [91] cho biết Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy. Theo nghiên cứu của Thái Thị Bích Vân và cộng sự (2007) [56] cho thấy: Trâu bị tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm Salmonella cao hơn so với trâu bình thƣờng tƣơng ứng với tỷ lệ là 27,50% và 18,87%. Thành phần vi khuẩn trong phân bê, nghé tiêu chảy thấy tập trung có 4 loài: E.coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, trong đó chủ yếu là E.coli và Salmonella có tỷ lệ nhiễm cao (72,48%, 51,32%) (Nguyễn Ngã và cộng sự, 2000 [32]). Vũ Đạt, Đoàn Thị Băng Tâm (1995) [8] đã chứng minh vai trò của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy của trâu, bò, bê, nghé và thông báo: Trâu, nghé khỏe mạnh có tỷ lệ nhiễm Salmonella từ 23,30% - 31,07%. Trong trƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 hợp tiêu chảy, tỷ lệ này tăng lên 37,50% (ở trâu) và 71,43% (ở nghé), đồng thời có hiện tƣợng bội nhiễm rõ. Theo Phan Thanh Phƣợng và cộng sự (1996) [41] cho biết: vi khuẩn Cl.perfrigens là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn lứa tuổi 1 – 60 ngày và 60 – 120 ngày. Lƣợng vi khuẩn yếm khí có trong 1g phân lợn bình thƣờng là 4,2 triệu/g, ở lợn bị bệnh lên tới 7,6 triệu/g phân. Các tác giả Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh, Đỗ Ngọc Thúy (1999) [39] cho biết: 70 mẫu bệnh phẩm của lợn mắc bệnh tiêu chảy ở các lứa tuổi khác nhau, đã phân lập đƣợc 60 chủng E.coli, chiếm 85,75% và Salmonella chiếm 80%. Từ kết quả này tác giả đã khẳng định hai loại vi khuẩn E.coli và Salmonella đóng vai trò chính gây chứng tiêu chảy. Xoắn khuẩn Spirochaetaceae serpulina, Treponema hyodysenteriae là nguyên nhân chính gây bệnh hồng lỵ ở lợn. Bệnh có triệu chứng đặc trƣng là sốt cao, ỉa chảy, phân có lẫn máu và vàng niêm mạc với dịch lầy nhầy, tỷ lệ chết 30% - 50%. Bệnh càng trầm trọng hơn nếu kế phát các vi khuẩn nhƣ E.coli, Salmonella (Nguyễn Hữu Vũ và cộng sự, 2000 [57]). * Tiêu chảy do nấm mốc Nấm mốc là vi sinh vật có cấu tạo gần giống với giới thực vật, sống ký sinh hay hoại sinh trên nhiều chất khác nhau, đặc biệt là các chất hữu cơ. Ngƣời ta tìm thấy nấm mốc ở khắp mọi nơi, từ phân, đất, cây cối mục nát, quần áo, giày dép, ngay cả trên cơ thể sống của động vật. Trong tự nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra khoảng 240 loài nấm mốc có khả năng sản sinh ra độc tố, trong đó có trên 20 loài có khả năng gây bệnh có tính chất nghiêm trọng cho ngƣời và vật nuôi (Dakashinamuthy A, 1991 [63]). Độc tố Aflatoxin gồm có B1, B2, G1, G2 làm ức chế quá trình tổng hợp protein, men tiêu hóa, men gan, gây thiếu protein, men, gây nhiễm mỡ, thoái hóa gan, giảm chức năng hoạt động của các cơ quan và dẫn đến hiện tƣợng tiêu chảy. Nguyễn Hữu Nam (1999) [30] cho biết: sự có mặt của nấm mốc sẽ phá hủy các thành phần các chất dinh dƣỡng, gây giảm chất lƣợng thức ăn và dễ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 gây ra chứng ngộ độc. Những biểu hiện thƣờng gặp nhƣ: ngứa ngáy, lở loét, biến loạn thần kinh và những rối loạn về tiêu hóa. Theo Đậu Trọng Hào (2003) [17] cho biết: T – 2 Toxin và DAS gây kích ứng trên da, làm cho con vật khó chịu. Ở lƣợng độc tố cao có thể dẫn đến sự hủy hoại da, DAS và T – 2 Toxin cũng gây giảm bạch cầu, viêm dạ dày và ruột, yếu cơ tim, làm sảy thai và giảm khả năng tái tạo máu. Gia súc ăn phải thức ăn có chứa DAS hoặc T – 2 Toxin có thể dẫn tới giảm trọng lƣợng, ỉa chảy, bỏ ăn, gây nôn mửa. Nhiễm độc Aflatoxin ở đại gia súc ít gặp hơn ở gia cầm và lợn tuy nhiên khi trâu, bò ăn phải thức ăn có chứa sẵn hàm lƣợng Aflatoxin nhƣ: bã lạc, bã khô dầu bông,… thì sẽ tác động đến hệ vi sinh vật dạ cỏ, gây hiện tƣợng rối loạn hệ vi sinh vật đƣờng tiêu hóa và có thể dẫn đến ỉa chảy. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các phƣơng pháp phân hủy Aflatoxin và có những kết luận sau: - Việc loại bỏ hoặc làm giảm lƣợng Aflatoxin bằng phƣơng pháp cơ học và vật lý nhƣ: phân hủy Aflatoxin bằng không khí nóng, phân hủy Aflatoxin bằng hấp ƣớt ở áp xuất cao, làm giảm Aflatoxin bằng phƣơng pháp hấp phụ, phân hủy Aflatoxin bằng nhiệt, tách Aflatoxin bằng dung môi hữu cơ, phân hủy Afltoxin bằng các tia xạ,…có thể mang lại những kết quả khả quan. - Phƣơng pháp hóa học sử dụng nhằm vô hoạt hay giảm lƣợng Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và đƣợc ứng dụng ở nhiều nơi: oxy hóa khử, sử dụng các chất kiềm, sử dụng khí NH3, sử dụng Formaldehyd, bisunfit và axit. - Ngoài ra ta còn có thể sử dụng phƣơng pháp vi sinh vật để làm giảm lƣợng Aflatoxin trong thức ăn. Nấm Candida albicans là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy ở bê, nghé. (Phạm Sỹ Lăng và cộng sự, 2002 [24]). 1.1.1.2. Do ký sinh trùng Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác đang sống, chiếm đoạt chất dinh dƣỡng của sinh vật đó để sống và phát triển. Bệnh ký sinh trùng đƣờng tiêu hóa gây ra cho trâu không thành ổ dịch nguy hiểm, không làm cho trâu chết nhiều nhƣng chúng gây ra các hậu quả nghiêm trọng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 làm giảm sinh trƣởng và phát triển, cơ thể gầy yếu nên dễ kế phát các bệnh truyền nhiễm khác, làm số lƣợng và chất lƣợng thịt giảm,…. Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự (2006) [22] cho biết: Các loài ký sinh trùng gây tiêu chảy cho trâu thƣờng gặp là: Nematode, Strongyloides, Ascaris suum, Fasciola herpatica. Qua việc nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán đƣờng tiêu hóa của trâu bò, Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự, 2000 [1] cho biết: Trâu bò bị nhiễm giun sán đƣờng tiêu hóa rất sớm và nhiễm ở mọi lứa tuổi, đặc biệt lứa tuổi từ 1 đến 4 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm giun tròn là 82,1%. Kết quả điều tra đã xác định 16 loài giun đã ký sinh trên đƣờng tiêu hóa của trâu bò tại Daklak, trong đó có 1 loài ký sinh ở gan, 11 loài ở dạ cỏ, 1 loài ở dạ múi khế, 2 loài ở ruột non và 1 loài ở ruột già. Loài gây tác hại nặng nhất cho trâu bò là Fasciola spp, ký sinh ở ống dẫn mật, làm rối loạn chức năng sinh lý bình thƣờng của gan, dẫn đến gia súc gầy yếu và rối loạn tiêu hóa (Nguyễn Văn Diên, Phan Lục, Phạm Sỹ Lăng, 2006 [11]). Giun đũa Toxocara vitulorum thƣờng gây ỉa chảy phân trắng cho bê, nghé non 1 – 3 tháng tuổi. Sán lá gan Fasciola gigantica trong quá trình ký sinh cũng tiết độc tố gây ỉa chảy cho bê non. Những ký sinh trùng thƣờng là nguyên nhân tiền phát cho nhiễm khuẩn và ỉa chảy nặng ở bê nghé. (Phạm Sỹ Lăng và cộng sự, 2002 [24]). Lê Văn Năm (2004) [31] cho biết: ở lợn con, bê, nghé nhiễm cầu trùng, do các kỹ thuật viên thƣờng sai sót trong chẩn đoán, dẫn tới 30 – 50% gia súc non bị bệnh chết, số còn lại còi cọc và chậm lớn. Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (2002) [25] cho biết: giun đũa A.suum trƣởng thành cƣ tú ở ruột non gây viêm niêm mạc ruột, gây loét niêm mạc, làm gia súc đau bụng và ỉa chảy. 1.1.2. Các biểu hiện bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy 1.1.2.1. Bệnh lý Nghiên cứu bệnh lý viêm ruột ỉa chảy ở gia súc, các tƣ liệu công bố tập chung chủ yếu về biến đổi tổ chức, tình trạng mất nƣớc và mất chất điện giải, trạng thái trúng độc của cơ thể bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Về giải phẫu bệnh, nhiều tài liệu cho thấy, viêm ruột ở gia súc thƣờng là thể cata - viêm chủ yếu trên niêm mạc ruột. Những trƣờng hợp viêm dạ dày - ruột, viêm ở tầng sâu là rất ít. Kết quả khảo sát của Mowwen J.M.V.M (1972) [86] cho thấy: viêm ruột niêm mạc ruột non chủ yếu là ở không tràng, hồi tràng, các lông nhung bị teo ngắn, biến dạng, tuyến Lieberkun tăng sinh sâu, các biểu mô phủ lông nhung biến dạng. Những biến đổi về tổ chức niêm mạc ruột của gia súc: niêm mạc ruột non xung huyết nhẹ, lớp hạ niêm mạc phù nhẹ, có nhiều tế bào ái toan thâm nhiễm, nhung mao ruột biến dạng, bề mặt biểu bì thoái hoá. Hệ thống nhung mao bị tổn thƣơng, hàng loạt men tiêu hoá bị ức chế. Về các chỉ tiêu huyết học, Macfaslance W.V và cộng sự (2003) [84] nhận xét: Khi gia súc bị viêm ruột mãn thì cơ quan tạo máu bị ảnh hƣởng và số lƣợng hồng cầu trong máu thấp. Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng gây tác hại trong hệ thống tiêu hóa của súc vật. Chúng xâm nhập qua những chỗ tổn thƣơng của niêm mạc dạ dày, nhung mao ruột rồi phát triển rất nhanh và tiết ra độc tố hoặc các men phá hoại tổ chức nhung mao, làm tróc ra từng mảng và chảy dịch ruột, đồng thời làm mất khả năng hấp thu chất dinh dƣỡng. Ngoài ra, vi khuẩn còn làm vỡ các mao mạch trong lớp cơ tiếp giáp với nhung mao của ruột và gây xuất huyết ruột. Rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy sẽ gây cho gia súc có những biểu hiện nhƣ mất nƣớc và chất điện giải, biến đổi về các tổ chức trong cơ thể, giảm trọng lƣợng,… Theo David F Sennior (1990) [64]; Lê Minh Chí (1995) [7] cho rằng: Khi cơ thể bị mất nƣớc sẽ gây ra hiện tƣợng giảm thể tích máu trong hệ thống huyết quản, làm thành phần hữu hình của máu cô đặc lại, tăng độ đặc của huyết thanh gây trở ngại tuần hoàn, quá trình này kéo dài dẫn đến nhiễm độc toan cho cơ thể. Ở gia súc ỉa chảy, nếu lƣợng dịch mất đi trong đƣờng ruột vƣợt quá lƣợng dịch đƣa vào khi ăn hoặc uống, thận sẽ cố gắng bù lại bằng cách cô đặc nƣớc tiểu để giảm lƣợng nƣớc thải ra. Nếu thận không bù đƣợc, mức dịch thể trong tổ chức bị giảm và máu bị đặc lại, hiện tƣợng này gọi là mất nƣớc và triệu Số hóa bởi Trung t._.âm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 chứng lâm sàng là yếu, bỏ ăn, thân nhiệt thấp và có thể trụy tim, mắt bị hõm sâu, nhìn lờ đờ, da khô và khi véo lên thì nếp da chậm trở lại vị trí cũ. (Archie. H, 2000 [3]). Bệnh lý của sự mất nƣớc đƣợc biểu hiện qua giảm khối lƣợng của cơ thể cũng nhƣ trạng thái lâm sàng. Mất nƣớc độ I biểu hiện bằng giảm từ 1% đến 5% khối lƣợng cơ thể, mất nƣớc độ II khối lƣợng cơ thể giảm từ 6% đến 8%, mất nƣớc độ III khối lƣợng cơ thể giảm từ 9% đến 11%, và mất nƣớc độ IV khối lƣợng cơ thể giảm từ 12% đến 14%. (Phạm Ngọc Thạch, 1998 [50]). Nhƣ vậy khi bị viêm ruột, cơ thể không những không hấp thu đƣợc nƣớc do thức ăn đem vào mà còn có thể mất cả nƣớc do tiết dịch ra nữa. Mặt khác khi viêm ruột tính mẫn cảm tăng, nhu động ruột tăng lên nhiều lần. Hơn nữa do tổ chức bị tổn thƣơng, niêm mạc tăng tiết làm cho dịch rỉ viêm và dịch tiết có thể tăng gấp 80 lần bình thƣờng. 1.1.2.2. Triệu chứng lâm sàng Súc vật có thời gian ủ bệnh 2 – 3 ngày, sau đó biểu hiện các triệu chứng lâm sàng đặc trƣng: Con vật uống nhiều nƣớc, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, thức ăn bị đầy ứ trong dạ dày, lá sách bị cứng. Sau đó con vật ỉa chảy, đầu tiên phân sệt, vài ngày sau ỉa chảy nặng, phân chỉ là dịch màu xám xanh, xám vàng và có mùi tanh. Trƣờng hợp nặng, gia súc còn bị xuất huyết ruột, phân lẫn máu và niêm mạc ruột lầy nhầy. Bê, nghé ỉa chảy nặng có thể 10 – 15 lần/ngày, mất nƣớc nhanh làm cho con vật trũng mắt, da nhăn nheo, rối loạn các chất điện giải và chết trong tình trạng mất nƣớc. Súc vật thƣờng bị chết sau 3 – 4 ngày với tỷ lệ cao 30 – 40% nếu nhƣ không điều trị kịp thời. (Phạm Sỹ Lăng và cộng sự, 2002 [25]). 1.1.3. Biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy cho trâu 1.1.3.1. Điều trị Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (2002) [25] có thể điều trị hội chứng ỉa chảy theo một trong các phác đồ sau: Phác đồ 1: Điều trị ỉa chảy do nhiễm khuẩn - Điều trị nguyên nhân: phối hợp kháng sinh và Sulfamid Kanamycin: 20 - 30mg/kg thể trọng/ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Tetracylin: 20 - 30mg/kg thể trọng/ngày Bisepton hoặc Sulfaguanidin: 30-50mg/kg thể trọng/ngày. Thuốc kháng sinh có thể cho uống hoặc tiêm, Sulfamid cho uống. Ba loại thuốc phối hợp dùng liên tục 3 - 5 ngày. Mỗi liều thuốc chia làm hai liều nhỏ cho súc vật uống, ngày 2 lần. - Điều trị triệu chứng: + Chống mất nƣớc: truyền huyết thanh mặn ngọt vào tĩnh mạch, cứ 1000ml/100kg thể trọng/ngày. Nếu không có huyết thanh mặn ngọt, cho súc vật uống dung dịch Oresol. Cách sử dụng: Oresol 1 gói 20g (đóng sẵn) Nƣớc đun sôi để nguội : 1 lít. Pha xong cho súc vật uống dần. Gói đã pha chỉ dùng trong một ngày. + Chống chảy máu ruột: tiêm vitamin K, C. - Thuốc trợ tim mạch: Tiêm vitamin B1, long não nƣớc hoặc cafein. - Hộ lý: cho súc vật ăn nhẹ, giảm lƣợng rơm cỏ để tránh cọ xát vào niêm mạc ruột, cho ăn thêm cháo gạo. Cách ly súc vật ốm khi điều trị. Giữ gìn vệ sinh chuồng trại khi có bệnh sảy ra. Phác đồ 2: Điều trị ỉa chảy do nhiễm khuẩn - Điều trị nguyên nhân: phối hợp kháng sinh va sulfamid. Kanamycin: 20 - 30mg/kg thể trọng/ngày. Oxytetracylin: 20-30mg/kg thể trọng/ngày. Bisepton hoặc Sulfaguanidin: 30-50mg/kg thể trọng/ngày. Thuốc kháng sinh có thể uống hoặc tiêm. Sulfamid cho uống, dùng phối hợp liên tục 3-4 ngày. - Điều trị triệu chứng: + Chống mất nƣớc: truyền huyết thanh mặn ngọt vào tĩnh mạch, cứ 1000ml/100kg thể trọng/ngày. Nếu không có huyết thanh mặn ngọt, cho súc vật uống dung dịch Oresol. Cách sử dụng: Oresol 1 gói 20g (đóng sẵn) Nƣớc đun sôi để nguội : 1 lít. Pha xong cho súc vật uống dần. Gói đã pha chỉ dùng trong một ngày. + Chống chảy máu ruột: tiêm vitamin K, C. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 - Thuốc trợ tim mạch: Tiêm vitamin B1, long não nƣớc hoặc cafein. - Hộ lý: cho súc vật ăn nhẹ, giảm lƣợng rơm cỏ để tránh cọ xát vào niêm mạc ruột, cho ăn thêm cháo gạo. Cách ly súc vật ốm khi điều trị. Giữ gìn vệ sinh chuồng trại khi có bệnh sảy ra. Phác đồ 3: Điều trị do nhiễm nấm và nhiễm khuẩn - Thuốc điều trị: phối hợp kháng sinh chống nhiễm khuẩn, chống nấm và Sulfamid. Kanamycin: 20-30mg/kg thể trọng/ngày. Nystatin: 20mg/kg thể trọng/ngày. Bisepton hoặc Sulfaguanidin: 40mg/kg thể trọng/ngày. Cho súc vật uống phối hợp 3 loại thuốc trong 3 - 4 ngày. Liều thuốc trên chia 2 lần cho uống trong ngày. - Điều trị triệu chứng: + Chống mất nƣớc: truyền huyết thanh mặn ngọt vào tĩnh mạch, cứ 1000ml/100kg thể trọng/ngày. Nếu không có huyết thanh mặn ngọt, cho súc vật uống dung dịch Oresol. Cách sử dụng: Oresol 1 gói 20g (đóng sẵn) Nƣớc đun sôi để nguội : 1 lít. Pha xong cho súc vật uống dần. Gói đã pha chỉ dùng trong một ngày. + Chống chảy máu ruột: tiêm vitamin K, C. - Thuốc trợ tim mạch: Tiêm vitamin B1, long não nƣớc hoặc cafein. Thuốc trợ sức: nhƣ phác đồ 1 - Hộ lý: cho súc vật ăn nhẹ, giảm lƣợng rơm cỏ để tránh cọ xát vào niêm mạc ruột, cho ăn thêm cháo gạo. Cách ly súc vật ốm khi điều trị. Giữ gìn vệ sinh chuồng trại khi có bệnh sảy ra. Phác đồ 4: Điều trị ỉa chảy do giun tròn và nhiễm khuẩn (giun đũa, giun xoắn dạ dày, giun tóc…) - Thuốc điều trị: phối hợp thuốc tẩy giun và kháng sinh. + Tẩy giun: dùng 1 trong 2 loại thuốc sau: Mebedazol: 10-15mg/kg thể trọng/ngày. Tetramisol: 7-10mg/kg thể trọng/ngày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Thuốc tẩy chỉ dùng một lần. Chỉ dùng thuốc tẩy khi phát hiện trong phân súc vật có các loại trứng giun và có dấu hiệu lâm sàng nhiễm giun. + Chống nhiễm khuẩn: phối hợp kháng sinh và Sulfamid: Oxytetracylin: 20-30mg/kg thể trọng/ngày. Bisepton : 40-50mg/kg thể trọng/ngày. Phối hợp 2 loại thuốc dùng liền trong 3-4 ngày. - Điều trị triệu chứng: + Chống mất nƣớc: truyền huyết thanh mặn ngọt vào tĩnh mạch, cứ 1000ml/100kg thể trọng/ngày. Nếu không có huyết thanh mặn ngọt, cho súc vật uống dung dịch Oresol. Cách sử dụng: Oresol 1 gói 20g (đóng sẵn) Nƣớc đun sôi để nguội : 1 lít. Pha xong cho súc vật uống dần. Gói đã pha chỉ dùng trong một ngày. + Chống chảy máu ruột: tiêm vitamin K, C. - Thuốc trợ tim mạch: Tiêm vitamin B1, long não nƣớc hoặc cafein.Thuốc trợ sức: nhƣ phác đồ 1 - Hộ lý: cho súc vật ăn nhẹ, giảm lƣợng rơm cỏ để tránh cọ xát vào niêm mạc ruột, cho ăn thêm cháo gạo. Cách ly súc vật ốm khi điều trị. Giữ gìn vệ sinh chuồng trại khi có bệnh sảy ra. 1.1.3.2. Phòng bệnh Phát hiện sớm súc vật bị bệnh, cách ly điều trị kịp thời. Thực hiện vệ sinh thú y: cho bò ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Phân phải ủ để diệt mầm bệnh. Định kỳ tẩy uế chuồng trại và bãi chăn thả, giữ vệ sinh môi trƣờng. Chăm sóc tốt đàn trâu, bò, nhất là bê, nghé non và cho ăn đúng khẩu phần đảm bảo đủ dinh dƣỡng, không thay đổi thức ăn quá đột ngột. 1.2. Những hiểu biết về vi khuẩn E.coli Trực khuẩn ruột già Escherichia coli thuộc giới Bacteria, ngành Proteobacteria, lớp Gamma proteobacteria, bộ Enterobacteriales, họ Enterobacteriaceae, chi Escherichae, loài Escherichia. Trong số các loài vi khuẩn hiếu khí trong đƣờng tiêu hoá của động vật thì E.coli là loài vi khuẩn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 chiếm nhiều nhất (Bộ môn vi sinh vật trƣờng Đại học Y Khoa Hà Nội, 1993 [5]). Trực khuẩn ruột già Escherichia còn có tên khoa học là Bacterium coli commune, hay Bacilus Colicommunis do bác sỹ nhi khoa Đức Escherich phân lập từ phân của trẻ em bị tiêu chảy, năm 1885 (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1978 [40]; Nguyễn Lân Dũng, 1976 [13]). Vi khuẩn do Escherich phát hiện từ trong tã lót của trẻ em đƣợc công bố với tên gọi đầu tiên là Bacterium coli commune. Chỉ 4 năm sau, năm 1889, vi khuẩn kia đƣợc giới chuyên môn đổi tên thành Escherich nhằm tri ân ngƣời có công khám phá. Năm 1895, nó lại đƣợc gọi bằng tên Bacillus coli. Năm 1896, gọi thành Bacterium coli. Sau nhiều kiểu gọi, đến năm 1991, vi khuẩn kia đƣợc định danh thống nhất toàn cầu là Escherichia coli. Nơi cƣ trú chính của Escherichia coli thƣờng ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ở phần trƣớc ruột của các loài động vật nhƣ: ngựa, bò, dê, cừu, lợn, chó, mèo, gia cầm và ngƣời. Chúng theo phân của ngƣời hay gia súc đào thải ra ngoài, loài vật ăn thịt bài tiết nhiều E.coli hơn loài ăn cỏ. E.coli xuất hiện và sinh sống rất sớm ở đƣờng ruột ngƣời và động vật chỉ vài giờ sau khi sinh (sau khi đẻ 2 giờ) và tồn tại đến khi con vật chết. Theo Nguyễn Nhƣ Thanh và cộng sự (2001) [52]: Các chủng E.coli không gây bệnh mà chỉ khi các điều kiện nuôi dƣỡng, chăm sóc, vệ sinh thú y kém và trên cơ sở mắc kế phát sau các bệnh ký sinh trùng, bệnh virus, bệnh CRD dẫn đến sức chống đỡ của con vật suy giảm thì vi khuẩn E.coli trở nên cƣờng độc và có khả năng gây bệnh. E.coli đƣợc chia làm các Serotype khác nhau dựa trên cấu trúc kháng nguyên O, K, H và F. Hiện nay ngƣời ta đã xác định đƣợc 170 yếu tố quyết định kháng nguyên O, 70 yếu tố quyết định kháng nguyên K, 56 yếu tố quyết định kháng nguyên H và một số yếu tố quyết định kháng nguyên F (Fairbrother J. M, 1992 [69]; Carter G. R. Chengappa M. M; Roberts A. W, 1995 [61]). Những chủng E.coli phổ thông về mặt huyết thanh học đƣợc chia thành một số type. Một số của những type này đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 1.2.1. Đặc trưng về hình thái nhuộm màu E.coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thƣớc 2 - 3 x 0,6  . Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Trong canh trùng già đôi khi thấy những trực khuẩn dài 4 - 8  . Phần lớn E.coli di động do có lông ở xung quanh thân, nhƣng 1 số không thấy di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô. Vi khuẩn E.coli bắt màu Gram (-), có thể bắt màu đều hoặc sẫm hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhầy nhuộm có thể thấy giáp mô, còn khi soi tƣơi thì không thể thấy đƣợc (Nguyễn Nhƣ Thanh và cộng sự, 1997 [51]). Nếu cố đinh bằng axit osmic rồi quan sát dƣời kính hiển vi điện tử thấy tế bào E.coli có nhân, đó là một khối tối nằm trong nguyên sinh chất màu sáng. 1.2.2. Đặc tính nuôi cấy E.coli phát triển dễ dàng trên các môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng, một số chủng còn có thể nuôi cấy đƣợc ở môi trƣờng tổng hợp đơn giản nên ngƣời ta đã chọn chúng để nghiên cứu về sinh vật học. E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tuỳ tiện, có thể sinh trƣởng ở nhiệt độ: 5- 40°C, nhiệt độ thích hợp là 37°C. Phát triển đƣợc ở pH từ 5,5 – 8, pH thích hợp là: 7,2 – 7,4.(Nguyễn Nhƣ Thanh và cộng sự, 1997 [51]). Môi trƣờng thạch thƣờng: sau 24 giờ nuôi cấy ở 37°C, vi khuẩn hình thành những khuẩn lạc tròn, ƣớt, bóng láng, không trong suốt màu tro nhạt, hơi lồi, đƣờng kính 2 – 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc chuyển màu gần nhƣ nâu nhạt và mọc rộng ra. Có thể quan sát cả những khuẩn lạc dạng M và R. Môi trƣờng thạch thịt Pepton: sau 18 – 24 giờ bồi dƣỡng trong tủ ấm 37°C, chúng mọc thành những khuẩn lạc ẩm ƣớt, ánh màu xám, kích thƣớc trung bình, dạng tròn, mặt khuẩn lạc hơi lồi lên, có nếp nhăn và bề mặt láng. Môi trƣờng nƣớc thịt: vi khuẩn phát triển tốt, môi trƣờng rất đục, có cặn màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màng mỏng trên mặt môi trƣờng, môi trƣờng có mùi phân thối. Môi trƣờng Mule Kopman (Mulle Kauffman), môi trƣờng lục Malasit (Malachit) E.coli không mọc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Môi trƣờng thạch máu: Sau 24 giờ ở 37°C hình thành khuẩn lạc màu sáng, kích thƣớc 1 – 2 mm tuỳ thuộc vào chủng và Serotype. Môi trƣờng Endo: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc màu mận chín, có ánh kim hoặc không có ánh kim. Môi trƣờng EMB có khuẩn lạc tím đen. Môi trƣờng thạch SS: E.coli có khuẩn lạc màu đỏ. E.coli bị ức chế ở môi trƣờng Vison – Blai. 1.2.3. Đặc tính sinh hoá * Chuyển hoá đƣờng E.coli lên men sinh hơi các loại đƣờng: Fructoz, Glucoz, Galactoz, Lactoz, Maniton, Mannit, Levulo, Ramnoz, Mannit, Xyloz, trừ Andonit và Inozit E.coli không lên men, trong khi đó Klebsiella lại lên men hai loại đƣờng này. Lên men không chắc chắn các loại đƣờng Dulcitol, Sacharoz và Salixin. E.coli lên men và sinh hơi nhanh đƣờng Lactoz. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt E.coli và Salmonella. Tuy nhiên có một số chủng E.coli không lên men Lactoz (Theo Nguyễn Nhƣ Thanh và cộng sự, 1997 [51]) * Các phản ứng khác: Sữa: Đông sau 24 đến 72 giờ ở 37 0 C. Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng đông: không tan chảy H2S - VP - MR + Indol + Khử Nitrat thành Nitric, khử Cacboxyl trong môi trƣờng Lysin, Decacboxylase. Có các men Cacboxylaza với Lyzin, Dinitin, Acginin và Glutanic. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Đặc tính sinh hoá của Escherichia coli Glucoz + H Maniton + Adoniton - Dunxiton ± Inoxiton - Lactoz + Salixin ± Saccaroz ± Indol + Gelatin Tan chảy - Amon xitrat Sử dụng - VP Voges proskauer - Ure Phân giải - Nitrat Khử + Môi trƣờng Mule Kopman Không sinh trƣởng Lyzin Khử cacboxyl Arginin Khử cacboxyl Axit Glutamic Khử cacboxyl Chú thích: + : lên men - : không lên men +H : lên men, sinh hơi ± : nghi ngờ 1.2.4. Sức đề kháng Cũng nhƣ các vi khuẩn không sinh nha bào khác, E.coli không chịu đƣợc nhiệt độ, đun 55°C trong 1 giờ, ở 60°C trong 30 phút diệt vi khuẩn, ở 100°C chết ngay. Các chất sát trùng thông thƣờng nhƣ axit phenic 3%, Hydroperoxit 1%, Focmon 1%…có thể diệt vi khuẩn trong 5 phút. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Ở môi trƣờng bên ngoài, vi khuẩn tồn tại 4 tháng. Vi khuẩn E.coli có khả năng đề kháng với sự sống khô và hun khói. 1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, Theo Bertschinger.H.U (1992) [60]; Quinn.P.J (1994) [90], cấu trúc này bao gồm: Kháng nguyên O (Somatic) hay thành tế bào, có bản chất lipopolysaccharid; Kháng nguyên K (Capsular hay Microcasular), bản chất là polysaccharid; Kháng nguyên lông H(Flagellar) và yếu tố bám dính F (Fimbriae), là protein. Cho đến nay, đã xác định đƣợc có ít nhất 170 serotype kháng nguyên O, 70 serotype kháng nguyên K, 56 serotype kháng nguyên H và sự phát triển một cách nhanh chóng số lƣợng các kháng nguyên F đã chính thức đƣợc ghi nhận (Bertschinger.H.U, 1992 [60]). * Kháng nguyên O (kháng nguyên thân): Đây là thành phần chính của thân vi khuẩn và cũng đƣợc coi là một yếu tố độc lực của vi khuẩn. Theo Zinner và Petter (1983) [102]: kháng nguyên O đƣợc coi nhƣ một nội độc tố có thể tìm thấy ở màng ngoài vỏ bọc vi khuẩn và thƣờng xuyên đƣợc giải phóng vào môi trƣờng nuôi cấy. Trong trạng thái chiết suất tinh khiết, nó có bản chất là Lypopolysaccharide bao gồm 2 nhóm sau: - Polysaccharide có nhóm Hydro thành phần chủ yếu là Lipit nằm ở phần ngoài vi khuẩn mang đặc trƣng cho kháng nguyên từng giống. Phần Lipit của màng quyết định độc lực của vi khuẩn, nếu tỷ lệ Lipit của màng càng cao thì độc lực của vi khuẩn càng mạnh. - Polysaccharide không có nhóm Hydro nằm ở phía trong, không mang tính đặc trƣng mà chỉ tạo sự khác biệt về khuẩn lạc (từ dạng S sang dạng R). Kháng nguyên O có những đặc tính sau: chịu đƣợc nhiệt (ở 100°C trong 2 giờ không bị phá huỷ). Các chất nhƣ: cồn, axit HCl 1M chịu đƣợc trong 20 giờ, phá huỷ bởi Focmon 0,5%. Kháng nguyên O đƣợc cấu tạo bởi các phân tử lớn với thành phần các phân tử gồm có: Protein: làm phức hợp có tính kháng nguyên. Polyosit: tạo ra tính dặc hiệu của kháng nguyên. Lipit: kết hợp với Polyosit là cơ sở của độc tính. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Theo Mendearis (1986) [85]: khi làm mất dần từng phân tử đƣờng của chuỗi Polysaccharide hoặc thay đổi vị trí của các phân tử này sẽ dẫn đến thay đổi độc lực của vi khuẩn. Vi khuẩn E.coli có khoảng gần 170 Serotype kháng nguyên O đƣợc xếp từ 01 đến 0170. Hiện nay dựa vào cấu trúc kháng nguyên O để thử khả năng miễn dịch và làm các phản ứng kết hợp kháng nguyên, kháng thể gọi là (hiện tƣợng ngƣng kết O) để định Type chủng E.coli (Bertschinger H.U và cộng sự, 1992 [60]). * Kháng nguyên H (kháng nguyên lông): Kháng nguyên H đƣợc cấu tạo bởi thành phần lông của vi khuẩn có bản chất là Protein nhƣ chất Myosin của cơ. Nó kém bền vững hơn kháng nguyên O, kháng nguyên H không giữ vai trò độc lực và không có ý nghĩa trong việc đáp ứng miễn dịch. Kháng nguyên H mang những đặc tính sau: + Bị phá huỷ ở 60 0 C trong một giờ. + Bị cồn và các enzym phân giải Protein phá huỷ. + Kháng nguyên H vẫn tồn tại khi sử dụng Formol 0,5% xử lý. + Kháng nguyên H khi gặp kháng thể tƣơng ứng sẽ xảy ra hiện tƣợng ngƣng kết H, trong đó các vi khuẩn đƣợc ngƣng kết lại với nhau nhờ lông dính. Các kháng thể kháng H cố định trên lông và là cầu nối với các lông bên cạnh. Kết quả tạo nên những hạt ngƣng kết giống nhƣ những cục bông nhỏ, các hạt ngƣng kết rất dễ tan khi lắc vì lông rất nhỏ và dài dễ đứt, các vi khuẩn di động khi tiếp xúc với kháng nguyên H sẽ trở thành không di động. Kháng nguyên H của vi khuẩn E.coli không có vai trò bám dính, không có tính độc và cũng không có ý nghĩa trong đáp ứng miễn dịch phòng vệ nên ít đƣợc quan tâm nghiên cứu, nhƣng có ý nghĩa rất lớn trong xác định giống, loài của vi khuẩn (Orskov, 1980 [89]). Weinstein và cộng sự (1984) [99] chứng minh bằng cách sử dụng những giống E.coli có lông và không lông có cùng bản chất là kháng nguyên O gây cảm nhiễm cho chuột bằng đƣờng miệng với lƣợng vi khuẩn bằng nhau. Kết quả cho thấy khả năng gây bệnh cho chuột là hoàn toàn giống nhau. * Kháng nguyên K (Kapsular – kháng nguyên bề mặt): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Kháng nguyên K còn gọi là kháng nguyên bề mặt, chúng bao quanh tế bào vi khuẩn và có bản chất là Polysaccharide. Vai trò của chúng chƣa đƣợc thống nhất lắm, có ngƣời cho rằng nó không có ý nghĩa về độc lực. Vì vậy chủng E.coli có kháng nguyên K cũng giống nhƣ chủng E.coli không có kháng nguyên K (Orskov, 1980 [89]). Cũng có ý nghĩa khác cho rằng: kháng nguyên K cũng có ý nghĩa về mặt độc lực vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trƣớc các yếu tố của cơ thể (Evan, 1973 [70]). Kháng nguyên K có 2 nhiệm vụ chính là: - Hỗ trợ phản ứng ngƣng kết với kháng nguyên 0. - Tạo ra hàng rào bảo vệ giúp vi khuẩn chống lại các tác động ngoại lai và hiện tƣợng thực bào. Kháng nguyên K với bản chất là Polysacharide dù ít hay nhiều đều có nhiệm vụ nhất định trong khả năng gây bệnh, không chỉ với vi khuẩn E.coli mà cả các vi khuẩn dƣờng ruột khác khi xâm nhập vào hệ thống tiêu hoá. * Kháng nguyên giáp mô (kháng nguyên vỏ bọc) Một số vi khuẩn trong quá trình phát triển tiết ra một chất nhầy có khả năng tan vào nƣớc ở một vai trò nhất định, những chất này bao xung quanh bên ngoài vách vi khuẩn chống lại tác động của môi trƣờng ngoại cảnh, có thể quan sát đƣợc ở trạng thái ƣớt, dễ bị mất đi khi bị thay đổi điều kiện phát triển gọi là giáp mô (Capsule). Chất nhầy giáp mô phần lớn không có tính định hình vì khuếch tán, thƣờng đƣợc cấu trúc bởi hợp chất Polysaccharide nhƣng cấu trúc của Polysaccharide này lại phụ thuộc vào từng họ vi khuẩn khác nhau thì cấu trúc khác nhau. Do đó mà tình kháng nguyên của từng loại vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên, ở vi khuẩn E.coli nói riêng kháng nguyên giáp mô không đóng vai trò quan trọng. * Kháng nguyên Fimbriae (kháng nguyên Pili) Ngoài lông ra ở nhiều vi khuẩn gram âm nói chung và vi khuẩn E.coli nói riêng còn có những bộ phận khác hình sợi gọi là Pili. Pili vi khuẩn có bản chất là Protein bao phủ trên toàn bộ bề mặt tế bào vi khuẩn. Dƣới kính hiển vi điện tử, chúng có hình ảnh giống một chiếc áo lông bao bọc xung quanh vi khuẩn. Pili vi khuẩn đƣờng ruột khác lông ở chỗ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 nó cứng hơn, không lƣợn sóng và không liên quan đến chuyển động. Trƣớc đây ký hiệu là K (K88, K99), nay đổi là F nhƣ: F4 = K88, F5 = K99, F41,… - Kháng nguyên F4 (K88): Kháng nguyên F4 có khả năng gây dung huyết hồng cầu, đây là một yếu tố độc lực đối với lợn mà không có khả năng gây bệnh đối với các gia súc khác. Kháng nguyên F4 đƣợc sản sinh ở nhiệt độ 37 0 C, trong khi ở nhiệt độ phòng (20 o C) thì vi khuẩn không có khả năng tạo kháng nguyên này. Thông tin di truyền mã hóa cho tổng hợp kháng nguyên nằm ngoài nhiễm sắc thể, trên plasmid (Gyles. G.L, 1992 [73]). - Kháng nguyên F5 (K99): F5 là kháng nguyên bám dính của E.coli và gây bệnh ở bê, nghé và cừu. sự sản sinh của F5 phụ thuộc vào nhiều yếu tố của vi khuẩn nhƣ: tốc độ sinh trƣởng, pha sinh trƣởng, nhiệt độ và alanine trong môi trƣờng, các gen mã hóa cho sự tổng hợp F5 nằm trên AND của plasmid (Isaacson. R.E, 1983 [74]). - Kháng nguyên F6 (987P): Giống nhƣ F4, F5, kháng nguyên F6 thƣờng có mặt ở các nhóm có kháng nguyên O9, O20, O101, O149. Vật liệu di truyền mã hóa quá trình tổng hợp kháng nguyên pili F6 cũng nằm ngoài nhiễm sắc thể, trên plasmid của tế bào vi khuẩn (Orskov và cộng sự 1980 [89]). - Kháng nguyên F41: Cox và cộng sự (1993) [62] đã nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về khả năng mẫn cảm và sức đề kháng của lợn đối với vi khuẩn E.coli có F41. Kết quả cho thấy các chủng có F41 bám vào lông nhung của 23 lợn trong số 30 lợn đƣợc kiểm tra. Tác giả cho rằng, những lợn lớn tuổi hơn có sức đề kháng với sự bám dính của các chủng E.coli có F41 do các receptor tƣơng ứng với F41 bị giảm đi. 1.2.6. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli Theo Kazunori (1987) [79]; Berstchinger H.U (1992) [60]: Bệnh viêm ruột tiêu chảy do E.coli gây ra chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, chúng có vai trò tạo ra những điều kiện và môi trƣờng thích hợp cho vi khuẩn có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 thay đổi từ dạng cộng sinh thƣờng trực trở thành cƣờng độc và gây bệnh. Tức là giúp E.coli tiếp thu đƣợc nhiều yếu tố gây bệnh khác nhau, trong đó có yếu tố là độc tố và cũng có cả các yếu tố không phải độc tố. Nhờ có đƣợc các yếu tố này mà chủng vi khuẩn E.coli có khả năng gây bệnh và trở thành tác nhân gây tiêu chảy, một bệnh nhiễm trùng đƣờng tiêu hóa của gia súc và gia cầm, cho nên ngƣời ta đã căn cứ vào các yếu tố gây bệnh để chia chúng vào các nhóm:Enterotoxigenic(ETEC),Enteropathogenic(EPEC),Enteroinvasive(EIEC) ,Enterohemorrhagic(EHEC) và Attaching and Effacing E.coli(AEEC). 1.2.6.1. Các yếu tố không phải là độc tố * Khả năng bám dính của vi khuẩn E.coli(adhesion) Khả năng bám dính của vi khuẩn E.coli là yếu tố gây bệnh vô cùng quan trọng để thực bƣớc đầu tiên của quá trình gây bệnh do vi khuẩn đƣờng ruột. Đó là một quá trình liên kết vững chắc, thuận nghịch giữa bề mặt vi khuẩn với tế bào vật chủ (Jones và cộng sự, 1977 [78]). Hiện tƣợng bám dính của vi khuẩn lên bề mặt tế bào, vừa mang tính lý, hoá học lại vừa mang tính sinh vật học và đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc sau: - Bƣớc 1: vi khuẩn liên kết từng phần lên bề mặt tế bào, thực hiện quá trình này đòi hỏi vi khuẩn phải có khả năng di động (Jones và cộng sự, 1983 [77]). - Bƣớc 2: là quá trình hấp thụ, nó phụ thuộc vào đặc tính bề mặt của vi khuẩn và tế bào mà vi khuẩn bám dính và thực hiện theo hƣớng thuận nghịch dƣới sự tác động của những lực tƣơng hỗ khác nhau (Freter và cộng sự, 1981 [70]). Việc chuyển động thẳng tiến của vi khuẩn cũng có thể giúp vi khuẩn cố định và bám chắc trên bề mặt tế bào tham gia vào sự hấp thụ của quá trình bám dính (Uhllman J.I, 1982 [99]). - Bƣớc 3: Là quá trình tác động tƣơng tác giữa yếu tố bám dính của vi khuẩn với các điểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào. Khởi đầu của quá trình gây bệnh là tác động bám dính (cố định) E.coli lên điểm tiếp nhận tƣơng ứng của tế bào lông nhung niêm mạc ruột, sau đó xâm nhập, phát triển và gây bệnh bằng Enterotoxin. Về mặt bệnh tích vi thể, E.coli gây bệnh không phá hủy cấu trúc của lông nhung ruột non (Fairbrother.J.M, 1992 [69]). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Về mặt hình thái, các pili mang yếu tố bám dính thƣờng thẳng, dạng ống hay xoắn gần nhƣ là những lông phụ, có bản chất là protein. Nghiên cứu siêu sâu cấu trúc phan tử thấy chúng đƣợc cố định ở bên ngoài màng tế bào vi khuẩn và hầu hết đƣợc di truyền qua plasmid (Smith.H.W, 1989 [97]; Nagy.B, Fekete.Pzs, 1999 [87]). Các yếu tố bám dính có trọng lƣợng phân tử khác nhau, dao động từ 15- 25 kDa, với vị trí bám dính đƣợc cố định tại một điểm trong cấu trúc của chúng. Khả năng ngƣng kết với hồng cầu một số loài vật của các yếu tố bám dính khác nhau đã đƣợc khẳng định rất dễ dàng và thƣờng đƣợc phân loại bởi sự có mặt của đƣờng D-Mannose 0,5%, là MSHA: Yếu tố bám dính mẫn cảm với đƣờng Mannose hoặc MRHA: Yếu tố bám dính kháng đƣờng Mannose, không tham gia gây ngƣng kết hồng cầu. Nhờ có yếu tố bám dính, E.coli cố định đƣợc vào các tế bào biểu mô của niêm mạc ruột mà không bị rửa trôi bởi nhu động và đẩy ra ngoài theo phân. * Khả năng xâm nhập của vi khuẩn E.coli (invasion) Khả năng xâm nhập của vi khuẩn đƣờng ruột nói chung và của vi khuẩn E.coli nói riêng là một khái niệm để chỉ quá trình chƣa đƣợc xác định rõ mà nhờ đó vi khuẩn qua đƣợc hàng rào bảo vệ của lớp Mucosa trên bề mặt niêm mạc để xâm nhập vào tế bào Ephitel, đồng thời sản sinh và phát triển trong lớp tế bào này. Trong khi đó, những vi khuẩn khác không có khả năng xâm nhập, không thể qua lại đƣợc hàng rào bảo vệ của lớp Mucosa hoặc khi qua đƣợc lớp hàng rào này sẽ bị tế bào đại thực bào tiêu diệt (Guerrant, 1975 [72]). Theo Fairbrother.J.M (1992) [69]: Xâm nhập là khái niệm dùng để chỉ quá trình vi khuẩn E.coli vƣợt qua hàng rào bảo vệ trên bề mặt niêm mạc ruột non vào tế bào biểu mô, để sinh sản và phát triển trong lớp tế bào này, tránh đƣợc các yếu tố phòng vệ không đặc hiệu của niêm mạc ruột. Quá trình này thực sự chƣa đƣợc xác định rõ ràng. Khi quan sát dƣới kính hiển vi điện tử, vi khuẩn thƣờng khu trú hầu nhƣ một nửa chiều rộng ở phía ngoài của lông nhung, có thể thấy đƣợc Fimbriae giữa vi khuẩn và lông nhung, đồng thời cũng phát hiện thấy xuất huyết trong ruột, số lƣợng các bạch cầu trung tính và đại thực bào tăng, một số đầu lông nhung bị teo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Giống nhƣ Shigella spp về cơ chế xâm nhập, chủng E.coli gây bệnh có thể xuyên qua lớp màng tế bào biểu mô niêm mạc ruột, dung giải thể thực bào. Sự xâm nhập của các chủng EIEC tập chung chủ yếu ở đoạn kết tràng nhƣng thƣờng không sâu (Smith.H.W, và cộng sự, 1976 [96]). Trong tế bào bị xâm nhập vi khuẩn phát triển, nhân lên, di chuyển rải rác trong tế bào chất, sản sinh ra một hay vài loại Enterotoxin làm phân rã cấu trúc tế bào gây phản ứng viêm sốc nhiễm khuẩn và sau cùng là tiêu chảy nặng Song song với cơ chế xâm nhập của các chủng E.coli gây bệnh ở gia súc và ngƣời thì các chủng E.coli gây bệnh ở gia cầm còn phải phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh khác để xâm nhập và gây bệnh. Đặc biệt là nó xâm nhập vào các tổ chức cơ quan của cơ thể khi các cơ quan tổ chức này bị viêm và hoại tử dẫn đến lớp niêm mạc bảo vệ cơ quan tổ chức của gia cầm bị viêm không còn khả năng bảo vệ, từ đó E.coli xâm nhập dễ dàng vào tổ chức gây bệnh ở đó. * Khả năng dung huyết Vi khuẩn đƣờng ruột phát triển ở trong tổ chức, cơ quan. Hàm lƣợng sắt đảm bảo cho sự phát triển của vi khuẩn phụ thuộc vào chất Ciderofordo vi khuẩn sản sinh ra. Chất này có khả năng phân huỷ sắt liên kết trong tổ chức của vật chủ, mà chủ yếu dung giải hồng cầu giải phóng sắt trong nhân HEM để cung cấp cho quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Smith.H.W (1963) [94]: đã phát hiện ra Hly plasmid di truyền khả năng sản sinh Haemolysin gây dung huyết. Vì vậy việc sản sinh ra men Haemolysin của vi khuẩn có thể coi là một yếu tố độc lực của vi khuẩn. Ketyl.I và cộng sự (1975) [80] cho rằng: khả năng dung huyết là yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn E.coli gây bệnh đƣờng tiết niệu và các chủng E.coli phân lập từ các cơ quan ngoài ruột thƣờng có độc lực cao hơn E.coli phân lập từ ruột (49% so với 8 – 18%). Có 4 kiểu dung huyết của E.coli nhƣng quan trọng nhất là kiểu -haemolysin và -haemolysin trong đó kiểu  gắn với tế bào vi khuẩn do vậy mà không có tác dụng độc. Smith H.W và cộng sự (1967) [95]: Kiểu  là kiểu 1 Protein thẩm thấu qua lọc, không đƣợc gắn với tế bào vi khuẩn, đƣợc giải phóng vào môi trƣờng nuôi cấy ở pha Logarit của chu trình phát triển của vi khuẩn và đƣợc coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Theo Smith H.W và cộng sự (1963) [94]: các Serotype E.coli gây bệnh thƣờng có khả năng sản sinh ra men Heamolysin. Vì vậy, khả năng tạo ra men Heamolysin cũng là yếu tố độc lực của vi khuẩn. * ColicinV(colV) - Yếu tố kháng khuẩn của E.coli Trong quá trình phát triển, E.coli thƣờng sản sinh ra yếu tố cạnh tranh đƣợc gọi là ColicinV, một chất kháng khuẩn có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn khác. Khi tồn tại cộng sinh với nhiều loại vi khuẩn khác nhau, E.coli nhờ ColicinV kháng lại các vi khuẩn có lợi làm cho mình trở thành vi khuẩn chiếm ƣu thế trong đƣờng ruột để gây nên loạn khuẩn. Khả năng sản sinh CilicinV của E.coli đƣợc di truyền bởi ColV plasmid (Smith H.W, Huggis M.B, 1976 [96]). ColicinV có thể đƣợc coi nhƣ là một Bacteriocin, song tất chất này chỉ có tác dụng độc đối với các vi khuẩn trong họ Enterobacteriaceae. Khoảng 40% số chủng E.coli ở ngƣời và động vật có đặc tính sản sinh ColicinV, chúng đƣợc gọi là các chủng E.coli có tính Colicingenic hay các E.coli ColV + . Khi Colicin đƣợc sản sinh ra từ các chủng E.coli cƣờng độc ký sinh trong cơ thể vật chủ, trong trƣờng hợp này ColicinV có thể đƣợc coi là một yếu tố gây bệnh (Đào Trọng Đạt v._.loại kháng sinh có hiệu lực với chính tác nhân gây bệnh là việc làm cần thiết. E.coli 3.13. : E.coli ớ với Gentamyc , chiế 50%. E.coli Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 . 3.13: E.coli STT & + % + % + % 1 Ceftazidime (Ce) 6 5 83,3 1 16,6 0 0 2 Colistin (Co) 6 3 50 2 33,3 1 16,6 3 Gentamycin (Ge) 6 4 66,6 1 16,6 1 16,6 4 Kanamycin (Kn) 6 3 50 1 16,6 2 33,3 5 Neomycin (N50) 6 4 66,6 2 33,3 0 0 6 Enrofloxacin (En) 6 5 83,3 0 0 1 16,6 7 Spectinomycin (Se) 6 3 50 1 16,6 2 33,3 8 Sulfamethoxazole (S3) 6 4 66,6 1 16,6 1 16,6 9 Tetracyclin (Te) 6 4 66,6 0 0 2 33,3 10 Trimethoprim (Tm) 6 3 50 2 33,3 1 16,6 12 60 38 63,3 11 18,3 11 18,3 Faibrother J. M (1992) [69] cho thấy: khi thử trên 11 loại kháng sinh và Sulfamid với các chủng E.coli phân lập từ gia súc tiêu chảy cho thấy: khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli tăng dần trên cùng một loại kháng sinh theo thời gian. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [18] cho biết: có 85,0% số chủng vi khuẩn E.coli mẫn cảm với Neomycin và ba loại kháng sinh Ampicillin, Sulfornamid, Penicillin hoàn toàn bị vi khuẩn này kháng lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 Các tác giả Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1999) [20] cho biết: E.coli kháng hoàn toàn với Penicillin, Sulfornamid và kháng ít nhất với Neomycin, Furazolidon (tỷ lệ kháng chỉ có 17,57% và 12,70%). Đỗ Ngọc Thúy và cộng sự (2002) [55] khi tiến hành kiểm tra khả năng kháng kháng sinh của 106 chủng vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc ở lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại các trại chăn nuôi lợn cho kết quả: các kháng sinh mẫn cảm với vi khuẩn E.coli là Apramycin, Ceftiofur và Amikacin với tỷ lệ mẫn cảm mạnh tƣơng ứng là 99,06%; 100,0%; 92,45%. Nhƣ vậy, qua các nghiên cứu của nhiều tác giả, ta thấy khả năng kháng thuốc của vi khuẩn E.coli là khá phổ biến, tính kháng thuốc này có sự khác nhau ở mỗi nơi, mỗi thời điểm nhƣng đều có chiều hƣớng tăng lên về tỷ lệ và chủng loại thuốc bị kháng. Vì vậy, cần phải sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi thú y một cách hợp lý để ngăn chặn hiện tƣợng kháng thuốc này, đảm bảo cho sự phát triển chăn nuôi bền vững. 3.8. Kết quả của một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu Căn cứ vào kết quả thử kháng sinh đồ của các chủng E.coli phân lập đƣợc. Chúng tôi lựa chọn một số loại kháng sinh: Enrofloxacin, Gentamycin, Colistin, áp dụng điều trị cho 59 trâu mắc bệnh tiêu chảy với các triệu chứng điển hình của bệnh tiêu chảy do E.coli nhƣ: Xù lông, mắt trũng, bỏ bú, ỉa chảy, phân màu trắng hoặc xám, nôn mửa. Nguyên tắc điều trị là: ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, chống mất nƣớc và chất điện giải,làm tốt công tác vệ sinh chăm sóc, nuôi dƣỡng. Thời gian điều trị của mỗi phác đồ là 03 ngày, theo dõi kết quả điều trị. Kết quả thu đƣợc chúng tôi trình bày ở bảng 3.14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Bảng 3.14: Kết quả của một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu Phác đồ điều trị Loại thuốc, hóa dƣợc Liều lƣợng Cách dùng Thời gian điều trị (ngày) Số trâu điều trị (con) Số trâu khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) Phác đồ 1 Colistin 0,1ml/kgP Tiêm 3 26 21 80,7 B.complex 0,05ml/kgP Oresol 100gr/25kgP Uống Phác đồ 2 Enrofloxacin 0,1ml/kgP Tiêm 3 18 16 88,8 B.complex 0,05ml/kgP Oresol 100gr/25kgP Uống Phác đồ 3 Gentamycin 0,1ml/kgP Tiêm 3 15 11 73,3 B.complex 0,05ml/kgP Oresol 100gr/25kgP Uống Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy: Hiệu quả điều trị của Colistin là 80,7%; Enrofloxacin là 88,8%; Gentamycin là 73,3%. Trâu khỏi bệnh thấy không còn bị ỉa chảy, không sốt và sau vài ngày sức khỏe trở lại bình thƣờng. Dung dịch tiêm Enrofloxacin 5% là kháng sinh tổng hợp hế hệ IV của nhóm Fluroquinolone, có hoạt phổ tác dụng mạnh với vi khuẩn Gram (-). Nó ức chế sự sao chép DNA bằng cách kêt dính hai tiểu đơn vị A của DNA gynase làm cho DNA không xoắn vòng đƣợc, tức là tác động vào cơ quan điều khiển quá trình sống của vi khuẩn là nhân. Enrofloxacin khuếch tán nhanh chóng trong cơ thể động vật đƣợc điều trị và duy trì nồng độ tác dụng trong vòng 24 giờ. Colistin là một kháng sinh nhóm polypeptit có tính diệt khuẩn ngay cả tế bào ở trang thái nghỉ vì thuốc làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng tế bào. Colistin tác dụng chủ yếu lên vi khuẩn Gram (-) nhƣ: E.coli, Salmonella, Pasteurella, Klebsiella. Colistin đào thải qua quá trình lọc ở cầu thận dƣới dạng không đổi hoặc dạng chuyển hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 Gentamycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid, tác dụng mạnh với vi khuẩn Gram(+) và Gram(-) . Thuốc tiêm vào bắp thịt đƣợc hấp thụ nhanh, nồng độ chữa bệnh của thuốc trong máu đạt chỉ sau 30 phút và thời gian bán hủy của thuốc bắt đầu sau 6 – 8 giờ và kéo dài tới 24 giờ sau. Gentamycin đƣợc đào thải nhanh khỏi cơ thể ở dạng không thay đổi qua thận (Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lƣu, 2000 [58]). B.complex là loại thuốc trợ sức, trợ lực, có sự tham gia của các vitamin thuộc nhóm B quan trọng nhất. Nó tác dụng nhƣ Co-enzyme trong hệ thống men tham gia trong hàng loạt quá trình trao đổi chất của cơ thể sống. Kích thích tăng trƣởng đối với gia súc non, tăng quá trình tạo máu, giải độc ở gan và tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với các bệnh truyền nhiễm và sự xâm nhiễm của ký sinh trùng. Vitamin B1 tăng cƣờng quá trình khử carboxin và nhƣ một chất vận chuyển, giải phóng tinh bột và protein, kích thích hệ thần kinh, hạn chế tình trạng rối loạn hệ thần kinh. Kích thích hệ thống lƣới nội mô, từ đó tăng cƣờng sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh truyền nhiễm. Tăng cƣờng sự tổng hợp chất Glutamin ở gan và não bộ. Thiếu vitamin B1, gia súc bị rối loạn thần kinh và rối loạn chức năng cơ tim. Vitamin B2 kích thích quá trình trao đổi tinh bột, mỡ và các acid amin. Kích thích tăng trƣởng, tạo máu, kháng dị ứng. Nó rất cần thiết cho quá trình hô hấp, điều hòa, cân bằng điện giải và tăng cƣờng khả năng khử độc ở gan. Vitamin B6 tăng cƣờng chức năng của hệ thần kinh, gan, tạo máu,… Vitamin PP kích thích chức năng của da, mô biểu bì, sự phát triển của lông, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Pantothenol tham gia trong thành phần của Co-enzym A trong trao đổi Glucid, lypit và protid. Nhƣ vậy, trong điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi thấy nên dùng 2 loại kháng sinh là: Enrofloxacin và Colistin sẽ cho kết quả tốt. đồng thời có kết luận 2 loại kháng sinh này chƣa bị các chủng vi khuẩn E.coli có trên địa bàn kháng, tuy nhiên cũng cần thấy phải khuyến cáo khi sử dụng các loại kháng sinh này phải đƣợc dùng đúng liều lƣợng, đủ liệu trình dùng thuốc, theo hƣớng dẫn của bác sĩ thú y để tránh việc vi khuẩn nhờn thuốc với các loại kháng sinh này. Việc thử kháng sinh đồ là rất cần thiết, qua đó chọn kháng sinh có hiệu lực để điều trị, đồng thời phải hết sức chú ý đến việc bổ sung các chất điện giải, vitamin một cách kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 Ề NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở các nội dung đƣợc nghiên cứu trong phần kết quả và thảo luận, chúng tôi có những kết luận sau: 1.1. Tỷ lệ trâu mắc bệnh tiêu chảy ở các xã của huyện Bảo Yên - Lào Cai là khá cao. Trâu mắc bệnh tiêu chảy theo đàn chiếm tỷ lệ từ 27,2% đến 47,9%; mắc bệnh theo cá thể, chiếm từ 12,8% đến 24,1%. 1.2. Trâu mắc bệnh tiêu chảy có xu hƣớng tăng dần theo quy mô đàn; đàn có quy mô ít hơn 3 con, tỷ lệ mắc bệnh là 11,8%; đàn có quy mô từ 4 - 5 con, tỷ lệ mắc bệnh là 19,4%; đàn có quy mô lớn hơn 5 con, tỷ lệ mắc bệnh là 26,2%. 1.3. Trâu mắc bệnh tiêu chảy có xu hƣớng giảm dần theo tuổi; ở giai đoạn dƣới 12 tháng tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 25,6%; giai đoạn từ 13 – 24 tháng tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 17,4%; giai đoạn trên 25 tháng tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 12,5%. 1.4. Mùa Xuân, trâu mắc bệnh tiêu chảy nhiều nhất, chiếm 23,8%; mùa Đông, tỷ lệ tiêu chảy là 20,1%; mùa Hè, trâu tiêu chảy chiếm 17,0%; trâu bị tiêu chảy ít nhất trong mùa Thu, chỉ chiếm 10,9%. 1.5. Khi trâu bị tiêu chảy, E.coli phân lập đƣợc ở tất cả mẫu phân thu thập đƣợc, chiếm tỷ lệ 100%. E.coli cũng phân lập đƣợc ở mẫu phân bình thƣờng, chiếm tỷ lệ 100%. 1.6. Tất cả các chủng vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc khi kiểm tra đều có các đặc tính sinh học, hoá học 2 citrate; có khả năng di động, oly O, H. 1.7. Trong trạng thái bình thƣờng, số lƣợng E.coli trong 1 gram phân có sự sai khác theo chiều hƣớng tăng dần: Giai đoạn dƣới 12 tháng tuổi, số lƣợng E.coli trong 1 gram phân chiếm từ 4,2 triệu/gram đến 6,3 triệu/gram; Giai đoạn từ 13 đến 24 tháng tuổi, số lƣợng E.coli trong 1 gram phân chiếm từ 8,8 triệu/gram đến 12,3 triệu/gram; Giai đoạn trên 25 tháng tuổi, số lƣợng E.coli trong 1 gram phân chiếm từ 11,6 triệu/gram đến 19,2 triệu/gram. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 1.8. Khi trâu bị tiêu chảy, số lƣợng E.coli trong 1 gram phân cũng có chiều hƣớng tăng dần theo tuổi của trâu, cụ thể: Giai đoạn dƣới 12 tháng tuổi, số lƣợng E.coli trong 1 gram phân chiếm từ 118,5 triệu/gram đến 128,9 triệu/gram; Giai đoạn từ 13 đến 24 tháng tuổi, số lƣợng E.coli trong 1 gram phân chiếm từ 135,7 triệu/gram đến 181,2 triệu/gram; Giai đoạn trên 25 tháng tuổi, số lƣợng E.coli trong 1 gram phân chiếm từ 165,9 triệu/gram đến 196,8 triệu/gram. 1.9. Khi trâu b ị tiêu chảy, số lƣợng vi khuẩn E.coli trong 1 gram phân có sự biến động tăng rõ rệt, cụ thể: Giai đoạn dƣới 12 tháng tuổi khi bị tiêu chảy, số lƣợng E.coli trong phân đã biến động tăng cao từ 113,4 triệu VK/gram đến 124,6 triệu VK/gram so với trạng thái bình thƣờng; giai đoạn từ 13 đến 24 tháng tuổi, khi bị tiêu chảy, số lƣợng E.coli trong phân biến động tăng, đạt từ 125,5 triệu VK/gram đến 169,3 triệu VK/gram; ở giai đoạn trên 25 tháng tuổi, khi bị tiêu chảy, số lƣợng E.coli trong phân biến động tăng từ 148,6 triệu VK/gram đến 178,2 triệu VK/gram so với bình thƣờng. 1.10. Trong 96 chủng vi khuẩn E.coli kiểm tra dung huyết có 12 chủng gây dung huyết trên thạch máu cừu, chiếm 12,4% và 84 chủng không gây dung huyết, chiếm 87,6%. 1.11. E.coli - stabl - 15,6%. 1.12. C E.coli có 71,8% (E.coli NĐ và E.coli LS) đến 78,1% (E.coli . 1.13. E.coli ớ ới Gentamycin, Neom , chiế 50%. E.coli . 1.14. Hiệu quả điều trị của Colistin là 80,7%; Enrofloxacin là 88,8%; Gentamycin là 73,3%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 2. Đề nghị Cần tiếp tục nghiên cứu và điều tra để có thêm kết quả chi tiết hơn về hội chứng tiêu chảy ở trâu. Nghiên cứu sâu hơn nữa các chủng vi khuẩn E.coli ở trâu, từ đó có cơ sở khoa học đầy đủ hơn để hoàn thiện quy trình phòng và trị bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra. Ứng dụng các kết quả đã nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự (2000), "Tình hình nhiễm giun sán đƣờng tiêu hóa và thử hiệu lực của Okazan và Levamizole đối với sán lá dạ cỏ trên trâu bò", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1996 – 2000, NXB Nông nghiệp. 2. Trần Kim Anh (2003), "Một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi từ năm 1990 đến nay và định hƣớng phát triển trong tƣơng lai", Trang web của Viện chăn nuôi. 3. Archie. H (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật (Phạm Gia Ninh và Nguyễn Đức Tâm dịch), NXB Bản Đồ, Hà Nội, trang: 207 – 214. 4. Đặng Xuân Bình (2004), "Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli và Cl.perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn theo mẹ, chế tạo các sinh phẩm phòng bệnh", Viện thú y 35 năm xây dựng và phát triển 1969 – 2004, NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang: 393 – 405. 5. Bộ môn vi sinh vật trƣờng Đại học Y Khoa Hà Nội (1993), Vi sinh vật y học, NXB Y Học. 6. Tô Minh Châu (2000), "Phân lập và giám định vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy trên heo sau cai sữa ở một số trại chăn nuôi quốc doanh thuộc TP Hồ Chí Minh", Tập san khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp, số 1, trang 45 – 48. 7. Lê Minh Chí (1995), "Bệnh tiêu chảy ở gia súc", Tài liệu Cục thú y Trung ƣơng. 8. Vũ Đạt, Đoàn Thị Băng Tâm (1995), "Đặc tính sinh học của các chủng Salmonella phân lập đƣợc từ phân nghé bị tiêu chảy", Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Thú y 1991 – 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Đào Trọng Đạt (1996), Bệnh lợn con ỉa phân trắng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 10. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phƣợng, và cộng sự (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 44 – 81. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 11. Nguyễn Văn Diên, Phan Lục, Phạm Sỹ Lăng (2006), "Một số nhận xét ký sinh trùng đƣờng tiêu hóa của trâu bò tại một số địa điểm ở Đăk Lăk", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XIII, số 1, trang: 54 – 60. 12. Tố Du (2000), Nuôi trâu bò ở hộ gia đình, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Văn Đức, Đặng Hồng Mai, Nguyễn Vĩnh Phƣớc (1976), Một số phƣơng pháp nghiên cứu vi sinh vật tập, NXB KHKT Nông Nghiệp. 14. Elizebi.J. P (1988), "Bình luận kết quả một kháng khuẩn đồ", Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, trang: 31 – 35. 15. Nguyễn Thanh Hà (1991), Phƣơng pháp kỹ thuật khoanh giấy khuếch tán. Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật Y học, NXB Văn Hóa, Hà Nội, trang 328 – 349. 16. Trần Thị Hạnh và cộng sự (2000), "Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli và Cl.perfrigens đối với bệnh ỉa chảy ở lợn con và bƣớc đầu nghiên cứu một số sinh phẩm phòng bệnh", Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật thú y 1996 – 2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 190 – 199. 17. Đậu Trọng Hào (2003), Nấm mốc và độc tố Aflatoxin, NXB Nông nghiệp, trang 41. 18. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn thƣờng gặp và biến động số lƣợng của chúng ở gia súc khỏe mạnh và gia súc bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội. Điều trị thử nghiệm, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Phạm Khắc Hiếu (1997), "Một số vấn đề dƣợc lý học đối với gia súc non", Tạp chí KHKT Thú y, trang 71 – 74. 20. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thi Tho (1999), "Một số kết quả nghiên cứu tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trong thú y", Kết quả nghiên cứu KHKT khoa Chăn nuôi Thú y, NXB Nông nghiệp, trang: 134 – 138. 21. Vũ Khắc Hùng, Nguyễn Đức Tân, Nancy Cornick, Lê Lập, Đặng Văn Tuấn, Đặng Thanh Hiền (2007)," Xác định tỷ lệ nhiễm và phân tích các yếu tố độc lực của vi khuẩn E.coli phân lập từ phân trâu khoẻ mạnh từ các tỉnh miền Trung", Khoa học thú y tập XIV, số 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 22. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Ngân (2006), "Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VIII, số 4, trang: 92 – 96. 23. Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (1999), Bệnh trâu bò ở Việt Nam và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo (2002), Hƣớng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở trâu bò, NXB Nông Nghiệp, trang 126. 25. Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo (2002), Bệnh truyền nhiễm ở bò sữa và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp, trang 32. 26. Chu Văn Mẫn (2001), Ứng dụng tin học trong sinh học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 27. Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999), "Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác định một số đặc điểm sinh vật hóa học của chủng phân lập", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y số 1, trang 15. 28. Hồ Văn Nam (1985), "Tình hình một số trâu đổ ngã ở một số huyện ngoại thành Hà Nội", Thông tin KHKT Nông nghiệp Trƣờng ĐH Nông nghiệp I Hà Nội. 29. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 205 – 210. 30. Nguyễn Hữu Nam (1999), Một số chỉ tiêu biến đổi bệnh lý trên gà công nghiệp nhiễm độc Aflatoxin B1 thực nghiệm, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Lê Văn Năm (2004), Bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 5 – 23. 32. Nguyễn Ngã và cộng sự (2000), "Điều tra nghiên cứu hệ vi khuẩn trong hội chứng ỉa chảy của bê, nghé khu vực Miền Trung", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1996 – 2000, NXB nông nghiệp, trang: 218 – 220. 33. Nguyễn Ngã và cộng sự (2000), "Sự nhiễm khuẩn trong hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VII, số 2, trang 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 34. Phạm Hồng Ngân (1999), "Xác định tỷ lệ Escherichia Coli sản sinh độc tố đƣờng ruột ở bê, nghé bình thƣờng và ỉa chảy", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Khoa CN – TY, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 70 – 73. 35. Vũ Văn Ngũ và cộng sự (1979), Loạn khuẩn đƣờng ruột và tác dụng điều trị của Colisuptil, NXB Y học, Hà Nội. 36. Nguyễn Khả Ngự và cộng sự (2000), "Phân lập và xác định một số tính chất sinh vật, hoá học của các chủng vi khuẩn E.coli gây bệnh phù đầu ở lợn con ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long", Kết quả nghiên cứu KHKT Thú Y (1996 - 2000), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 161 – 170. 37. Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Khƣơng Bích Ngọc, Phạm Bảo Ngọc, Đỗ Ngọc Thuý, Đào Thị Hảo (2000), "Kết quả phân lập xác định một số đặc tính sinh hoá của vi khuẩn gây viêm vú bò sữa và biện pháp phòng trị", Kết quả nghiên cứu KHKT Thú Y (1996 - 2000), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 161 – 170. 38. Nguyễn Thị Nội, (1985), Tìm hiểu vai trò của vi khuẩn E.coli trong bệnh phân trắng lợn con và vacvin dự phòng, Luận án PTS Nông Nghiệp, Hà Nội. 39. Cù Hữu Phú và cộng sự (1999), "Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh hóa học của chủng vi khuẩn phân lập đƣợc và biện pháp phòng trị", Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật thú y 1996 – 2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 40. Nguyễn Vĩnh Phƣớc (1978), Vi sinh vật thú y, NXB KHKT Hà Nội. 41. Phan Thanh Phƣợng, Trần Thị Hạnh, Phạm Thị Ngọc, Ngô Hoàng Hƣng (1996), "Nghiên cứu xác định vai trò của vi khuẩn yếm khí Clostridium perfrigens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn", Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số 2. 42. Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Tạo, Nguyễn Ngã, Nguyễn Thiên Thu, Lê Thị Thi, Đào Duy Hƣng (2002), "Độc lực và khả năng gây bệnh trên động vật thí nghiệm của E.coli phân lập từ bê, nghé tiêu chảy ở các tỉnh nam trung bộ", Khoa học kỹ thuật thú y, tập IX, số 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 43. Trƣơng Quang (2005), "Kết quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn 1 – 60 ngày tuổi", Tạp chí khoa học thú y tập XII, số 1. 44. Trƣơng Quang, Phạm Văn Tự và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2006), "Ảnh hƣởng của Aflatoxin B1 có trong thức ăn đến đáp ứng miễn dịch của gà công nghiệp với bệnh Newcastle và Gumboro", Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIII, số 4. 45. Trƣơng Quang và cộng sự (2006), Kết quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của E.coli trong bệnh tiêu chảy của bê, nghé. Khoa học kỹ thuật thú y tập XIII, số 4 trang 15. 46. Hồ Soái, Đinh Thị Bích Lân (2005), "Xác định nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy ở lợn con tại xí nghiệp lợn giống Triệu Hải – Quảng Trị và thử nghiệm phác đồ điều trị", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, trang 26. 47. Nguyễn Văn Sửu (2005), Nghiên cứu tình hình tiêu chảy của bê, nghé dƣới 6 tháng tuổi tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc và xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli, Salmonella và Cl.perfrigens phân lập đƣợc, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 48. Lê Văn Tạo và cộng sự (1990), "Xác định các yếu tố gây bệnh di truyền bằng Plasmid trong vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng để chọn giống sản xuất vắc xin", Tạp chí Nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, số 7, trang 270 – 273. 49. Nguyễn Đức Thạc (1985), "Một số đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của trâu Việt Nam và biện pháp cải tạo để nâng cao sức kéo", Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VII, số 3. 50. Phạm Ngọc Thạch (1998), Một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng ở trâu viêm ruột ỉa chảy và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp. 51. Nguyễn Nhƣ Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hƣơng (1997), Giáo trình vi sinh vật thú y, NXB Nông Nghiệp. 52. Nguyễn Nhƣ Thanh (2001), Dịch tễ học thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang: 22 – 23. 53. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh nội khoa và ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 54. Nguyễn Thu Thủy (1999), Một số vi khuẩn hiếu khí thƣờng gặp và biến động của chúng trong đƣờng ruột của lợn khỏe mạnh và tiêu chảy ở ngoại thành Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 55. Đỗ Ngọc Thúy và cộng sự (2002), "Tính kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con tiêu chảy ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam", Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, số 2, trang 21 – 27. 56. Thái Thị Bích Vân và cộng sự (2007), "Phân lập xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên trâu bò nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk", Kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trƣờng Đại học và Cao đẳng khối nông – lâm – ngƣ toàn quốc, trang: 60 – 66. 57. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lƣu, Nguyễn Văn Chí (2000), Một số bệnh quan trọng ở lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 57. 58. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lƣu (2000), Thuốc thú y và cách sử dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 118 – 121. Tài liệu tiếng Anh 59. Antonio Fagiolo., Cristina Roncoroni., Olga Lai and Antonio Borghese (2004), Buffalo pathologies, FAO Inter-Regional Research on Buffalo for Europe and the near East. 60. Bertschinger H.U., Faibrother J.M., Nielsen N.O (1992), Escherichia coli infection in swine, IOWA State University press. P. 487 – 488. 61. Carter G. R., Chengappa M. M., Roberts A. W (1995), Essentials of Vetrinary Microbiology, Copyright 1995 Wiliams and Wilkins. 62. Cox E., Houvenagel. A (1993), Comparison of the invitro adhension of K88, K99, F41 and 987P positive Escherichiae coli to intestinal villi of 4 to 5 week old pigs, Vet. Microbiol. p. 7 – 18. 63. Dakashinamuthy A., Shukla B. D (1991), Problems and perspectives of spoilage fungi and mycotoxins in India, Fungi and mycotoxins in stored products Asia proceeding, p. 213 – 230. 64. David F Sennior (1990), Fluid therapy, electrolytes and acid – base control, Veterinary medicine Bailliere tindall, London, Philadelphia, Sydley, Tokyo, Toronto, p. 294 – 311. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 65. Dejonge (1984), Test for Escherichia coli Enterotocxin using infant mice, Infect.Dis 125, p: 407-411 66. Epling L.K (1990), Antibiotic resistance of Salmonella isolated from pork carcasses in northeast Georgia, International Association of Milk, Food and Enviromental Sanitarians, p. 253 – 254. 67. Erwin M. Kohler (1994), Epithelial cell invasion and adherence of K88, K99, F41 and 987P positive Escherichia coli to intestinal villi of 4 to 5 week old pigs, Vet. Microbiol, p. 7 - 18. 68. Evan., Gorbach (1973), Production of Vascular permeability factor by enterotoxigenic Escherichia coli isolated from man, Infect. Immun. p. 725 – 730. 69. Faibrother J. M (1992), Escherichia Coli infectins, Diseases of swine seventh edition – Wolfe Publishing Ltd – Australian. p. 489 – 497. 70. Freter R., Alweiss B., Obrien P. C. M (1981), Role of chemotoxin in the association of motile bacteria with intestinal mucus in vitro studies, Infect Immu, p. 211 - 249. 71. Griffiths E, (1985), Efficacy of sulbactam-ampicillinin the treatment of neonatal calf diarrhoea, Vet-Rec. london : British Veterinary Association. p. 162-166. 72. Guerrant (1975), Role of toxigenic and check bacteria in acute diarrhoea of childhood, New England jouranl of Medicine 293. 567 – 573. 73. Gyles. G.L (1992), Escherichia coli cytotocins and enterotocin Can, J. Microbiol. p. 734 – 746. 74. Isaac sion R. E (1983), Regulation of expression of Escherichia coli pilus K99, infect, Immun, p. 633 – 639. 75. Janke B. H., Francis D. H., Collins J.E., Libal M. C., Zeman D. H., Johnson D. D (1989), Attaching and effecting Escherichia coli infections in calve, pigs, lambs, and dog, Journal of Veterinary Dialogistic Investigations, p. 6 -11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 76. Johnson M. C (1994), Cloning and expression of a DNA encoding epitopes shared by 15 and 60 Kdalton protein of Cryptosporidium parvum sporozoties, Infection immuno, p. 240 - 245. 77. Jones., Richardson (1983), The contribution of mannose sensitive and mannose sensitive heamagglutinate actives, J. Gen Micro Vol 127, p. 361 - 370. 78. Jones, G. W and Rutter, J. M (1977), Role of the K88 antigen in the pathogenic of neonatal diarrhea caused by Escherichia coli in piglets, Infection and Immunity 6, p. 918 - 927. 79. Kazunori. I, (1987), Gram-negative identification card for identification of Salmonells, Echerichia coli, and other Enterobacteriaceae isolated from foods: collaborative study, J-Assoc-Off-Anal-Chem. Arlington, Va. : The Association. Sept/Oct 1990. v. 73 (5) p.729- 773. 80. Ketyl. I., Emodyl., Kentrohrt (1975), Mouse lang Oedema caused by a toxin substance of Escherichia coli strains, Acta Microbiol. A cad - Sci. p. 307 - 317. 81. Khooteng Huat (1995), Veterinary animal science congress in Hanoi, Agricultural Publishing House. 82. Konowalchuck J., Speirs J.I., Stavric, S (1977), Vero response to a cytotoxin of Escherichia coli, Infection and Immunity 18, p. 775 – 779. 83. Linggood (1982), Enterobacteriaceae associated with animals in health and disease, Symp - Ser - Soc, Oxford, Black well Scientific publications, p. 71 - 85. 84. Macfaslance W.V (1981), The attachment to of hela cells by S. typhimurium the contribution of manose sensitive and manose – sensitive haemaglutimate activities, J. Gen. Microbiol, p.127. 85. Mendearis (1986), Veterinary Epidemiologi, Butter Worths & co (Published) Ltd, LodDon, p. 142 – 146. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 86. Mowwen J.M (1972), Epidemiology, diagnosis and control of undifferentiated calf diarrhoea, British Veterinary Association, p. 17 - 20. 87. Nagy B., Fekete Pzs (1999), Pathogenic Escherichia coli in animal. Veterinary reseach. Special issue, Inra. FNV. Toulouse France, p. 259 - 284. 88. Niconxki (1986), Serological comparison of the Escherichia coli prototype strains for the F(Y) and Att 25 adhesins implicated in neonatal diarrhoea in calves, University of Bristol, Department of Clinical Veterinary Science, UK, p. 168 - 172. 89. Orskov., Andersen. A (1980), Comparison of Escherichia coli fibriae antigen F7 with type I. Fimbriae, Infect. Immun, p. 657 – 666. 90. Quinn P.J., Carter M.E., Markey B.K., Carter G.R (1994), Clinical Veterinary Microbiology, Wolfe publishing. Mosby-Year Book Europe Limited, p. 191-233. 91. Radostits O.M., Blood D. C., Gay C. C (1994), A textbook of the diseases of cattle, Sheep, Pigs, Goats, and Horses, Set by paston press Ltd, London, Norfolk. Eighth edition. 92. Robichaud (1987), Isolation of Cl.perfringens from neonatal calves with ruminal and abomasal tympany, abomasitis and abomasal ulcretion, Jam.Vet.Med.Assoc, p. 1150-1155. 93. Roeder B. L., Chengappa M. M (1987), Isolation of Clostridium perfrigens from neonatal calves with ruminal and abomasal tympany, absomasitis and abomasal uncleration, J, Am,Vet, Med, Assoc, p. 1150 – 1155. 94. Smith H.W. (1963), The heamolysines of Escherichia coli. J. Pathol. Bacterial. p. 197 – 212. 95. Smith H. W., Halls S (1967), The transmissible nature of the genetic factor in E. coli that controls hemolysin production, J. Gen. Microbiol. 47 p. 153 – 161. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 96. Smith H.W., Huggis M.B (1976), Observaions by the ligated segment and oral inoculation methods on Escherichia coli infection in pigs, calves, lambs and rabbits, Journal of Pathology and Bacteriology 93, p. 499 – 52. 97. Smith B.P., Huggins M.B., Braun V (1989), Aromatic dependent Salmonella typhimurium as modified vaccine for calves, Am Journal Vet. Res 45, p. 2231 – 2235. 98. Sokol, (1991), Neonatal Coli – infencie with laboratorina diagnostina a prevencia, UOLV – Kosice, p. 223 – 225. 99. Uhllman J. I (1982), The occurrence of antibiotic resistance in Clostridium perfringens from pigs, Aut - Vet - Journal. North Melbourne, Victoria: Australian Veterinary Association. Aug 1985, vol 62, pp 276 - 279. 100. Weinstein (1984), Flagells help Salmonella typhimurium survire within murine macophages, Infection and Imunity, 46, p. 819 – 825. 101. Wilson J.M., Ewen M.C (1994), Factors for bovine infection with verotoxigenic E.coli in Ontario Canada, Journal of American Veterinary and Medicine Association, p. 467 – 482. 102. Zinner S.H., Petter G (1983), The potential role of cell wall core glycolipids in the immuno - prophylaxis and immunotherapiy of gram – negative red bacteracmin medical Microbiology volume, Immunization against bacterial, Academic press, London and New York. p. 71 – 85. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI Nghé mắc bệnh tiêu chảy Phân trâu tiêu chảy E.coli trên thạch Macconkey Dung huyết trên thạch máu cừu Kháng sinh đồ Vi khuẩn E.coli Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 Thử Endole Thử H2S âm tính Thạch Kligler slant Mổ khám chuột thí nghiệm phân lập lại E.coli Khả năng sản sinh độc tố bằng phản ứng khuyếch tán trong da thỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9354.pdf
Tài liệu liên quan