Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh sản khoa và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh Nghệ An

Tài liệu Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh sản khoa và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh Nghệ An: ... Ebook Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh sản khoa và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh Nghệ An

pdf89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2765 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh sản khoa và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------------- CAO VIẾT DƯƠNG NGHIÊN CỨU XÁC ðỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN, BỆNH SẢN KHOA VÀ THỬ NGHIỆM ðIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ðÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI MỘT SỐ ðỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Thú y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH Hà Nội – 2011 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2011 Tác giả luận văn Cao Viết Dương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh ñã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể cùng các thầy giáo, cô giáo Viện ñào tạo Sau ñại học, Bộ môn Ngoại - Sản, Ban chủ nhiệm Khoa Thú Y – Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn các hộ chăn nuôi bò sữa ở các ñịa phương và ñội ngũ thú y viên cơ sở, Trạm Giống chăn nuôi huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa ðàn, Thị xã Thái Hoà... ñã tạo mọi ñiều kiện cho tôi có ñược số liệu thực tế ñể xây dựng luận văn. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn ban Lãnh ñạo Chi cục Thú y, Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An, bạn bè, ñồng nghiệp và gia ñình ñã giúp ñỡ, tạo ñiều kiện, ñộng viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2011 Tác giả luận văn Cao Viết Dương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. iii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các biểu ñồ vii Danh mục hình viii 1. MỞ ðẦU i 1.1 ðặt vấn ñề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ñề tài 3 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản 4 2.2 ðặc ñiểm sinh lý sinh sản của bò cái 4 2.3 Những bệnh thường gặp ở cơ quan sinh dục bò cái 16 2.4 Tác dụng và ứng dụng của Prostaglandin (PGF2α) trong sinh sản gia súc 29 3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1 ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 32 3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 33 3.3 Phương pháp xử lý số liệu 37 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38 4.1 Cơ cấu và khả năng sinh sản của ñàn bò sữa Nghệ An. 38 4.2 Kết quả nghiên cứu xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh sản của ñàn bò sữa Nghệ An 39 4.2.1 Tuổi thành thục về tính 39 4.2.2 Tuổi phối giống lần ñầu, khối lượng cơ thể khi phối giống lần ñầu 41 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. iv 4.2.3 Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai 42 4.2.4 Tuổi ñẻ lứa ñầu 45 4.2.5 Tỷ lệ ñẻ toàn ñàn, tỷ lệ sẩy thai, tỷ lệ sát nhau 47 4.2.6 Khoảng cách giữa hai lứa ñẻ 49 4.2.7 Khối lượng bê sơ sinh. 51 4.2.8 Tỷ lệ nuôi sống bê ñến 6 tháng tuổi 52 4.2.9 Tỷ lệ ñẻ qua các tháng trong năm 53 4.3 Kết quả nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở cơ quan sinh dục bò sữa nuôi tại một số ñịa phương thuộc tỉnh Nghệ An 54 4.3.1 Tỷ lệ bò mắc bệnh ở cơ quan sinh dục 54 4.3.2 Tỷ lệ bệnh ở các bộ phận cơ quan sinh dục bò sữa. 55 4.4 Kết quả xác ñịnh thành phần, tính mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh và hoá trị liệu của các vi khuẩn phân lập ñược từ dịch viêm tử cung của bò sữa 62 4.4.1 Kết quả phân lập và giám ñịnh thành phần vi khuẩn trong dịch ñường sinh dục bò sữa bình thường và bệnh lý. 62 4.4.2 Kết quả xác ñịnh tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập ñược từ dịch viêm ñường sinh dục bò sữa với một số thuốc kháng sinh và hoá trị liệu 64 4.4.3 Kết quả xác ñịnh tính mẫn cảm của tập ñoàn vi khuẩn có trong dịch viêm ñường sinh dục bò sữa với một số thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu 66 4.5 Kết quả thử nghiệm một số phác ñồ ñiều trị bệnh viêm tử cung 67 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 70 5.1 Kết luận. 70 5.2 ðề nghị 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Tên ñầy ñủ 1 Cs Cộng sự 2 F1 Có 50% máu bò sữa HF và 50% máu bò laisind 3 F2 Có 75% máu bò sữa HF và 25% máu bò laisind 4 F3 Có 87,5% máu bò HF và 12,5% máu bò laisind 5 HF Holstein Friesian 6 FRH Follicle Releasing Hormone 7 FSH Follicle Stimulating Hormone 8 GnRH Gonadotropin Releasing Hormone 9 HCG Human Chorionic Gonadotropin 10 LH Luteinizing hormone 11 LRF Lutein Releasing Factor 12 LRH Lutein Releasing Hormone 13 PGF2α Prostaglandin F2 alpha 14 TSH Thyromin Stimulin Hormone 15 TTNT Thụ tinh nhân tạo 16 Stt Số thứ tự 17 Min Giá trị nhỏ nhất 18 Max Giá trị lớn nhất Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Cơ cấu ñàn bò sữa tại Nghệ An 38 4.2 Tuổi thành thục về tính 39 4.3 Tuổi phối giống lần ñầu và khối lượng cơ thể của bò sữa 41 4.4 Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai trên ñàn bò sữa tại Nghệ An 43 4.5 Tuổi ñẻ lứa ñầu 46 4.6 Tỷ lệ ñẻ toàn ñàn, sẩy thai, sát nhau 47 4.7 Khoảng cách giữa hai lứa ñẻ (ngày) 49 4.8 Khối lượng bê sơ sinh (kg) 51 4.9 Tỷ lệ nuôi sống bê ñến 6 tháng tuổi 52 4.10 Tỷ lệ ñẻ qua các tháng trong năm 53 4.11 Tỷ lệ mắc bệnh cơ quan sinh dục bò sữa 55 4.12 Tỷ lệ bệnh ở các bộ phận của cơ quan sinh dục bò sữa 56 4.13 Các thể bệnh viêm tử cung (n=16) 57 4.14 Các thể bệnh ở buồng trứng (n=17) 59 4.15 Thành phần vi khuẩn có trong dịch âm ñạo, tử cung bò bình thường và bệnh lý 63 4.16 Kết quả xác ñịnh tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập ñược từ dịch viêm ñường sinh dục bò sữa với một số thuốc kháng sinh và hoá trị liệu 65 4.17 Tính mẫn cảm của tập ñoàn vi khuẩn có trong dịch viêm ñường sinh dục của bò với một số thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu 66 4.18 Kết quả ñiều trị viêm tử cung và khả năng sinh sản của bò sữa sau khi lành bệnh 68 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ STT Tên biểu ñồ Trang 4.1 Tuổi thành thục về tính 39 4.2 Tỷ lệ thụ thai sau phối giống của ñàn bò sữa huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa ðàn và Thị xã Thái Hoà 44 4.3 Tỷ lệ bò ñẻ toàn ñàn và tỷ lệ sẩy thai 48 4.4 Khoảng cách giữa hai lứa ñẻ 49 4.5 Tỷ lệ ñẻ qua các tháng trong năm 53 4.6 Tỷ lệ bệnh ở các bộ phận cơ quan sinh dục bò sữa 56 4.7 Tỷ lệ các thể bệnh viêm tử cung 58 4.8 Tỷ lệ các thể bệnh ở buồng trứng 60 4.9 Kết quả so sánh phác ñồ ñiều trị viêm tử cung và khả năng sinh sản của bò sữa sau khi lành bệnh 68 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. viii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Viêm âm ñạo 17 2.2 Viêm nội mạc tử cung 20 2.3 Viêm cơ tử cung 21 2.4 Viêm tương mạc tử cung 22 2.5 Bệnh thiểu năng buồng trứng: Buồng trứng nhẵn, không có noãn bao và thể vàng 25 2.6 Bệnh thể vàng tồn lưu 29 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 1 1. MỞ ðẦU 1.1 ðặt vấn ñề Trong công cuộc ñổi mới phát triển công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp nông thôn. Với mục tiêu phấn ñấu ñưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính và chiếm vị trí cao trong sản suất nông nghiệp của ñất nước. Trong những năm qua ngành chăn nuôi luôn ñược sự quan tâm của ðảng và Nhà nước, vì vậy ñã ñạt ñược những thành tựu ñáng kể, ñáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng ngày càng cao của xã hội. Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có lịch sử phát triển trên 50 năm, nhưng bò sữa thực sự phát triển nhanh từ năm 2001 sau khi có Quyết ñịnh số 167/2001/Qð-TTg, ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ, về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010. Tổng ñàn bò sữa của nước ta ñã tăng từ 41 ngàn con năm 2001 lên trên 115 ngàn con năm 2009 và tương tự tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm tăng trên 4 lần; từ 64 ngàn tấn/năm 2001 lên trên 278 ngàn tấn/năm 2009 (ðỗ Kim Tuyên - Cục chăn nuôi, 2010). Trong 10 năm thực hiện Quyết ñịnh 167 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bò sữa giai ñoạn 2001-2010, số lượng ñàn bò sữa của ta cũng có lúc thăng trầm khác nhau và ñạt bình quân trên 30% năm. Giai ñoạn 2001-2006 tốc ñộ phát triển ñàn bò và sản lượng sữa ñã vượt mục tiêu ñề ra: số lượng bò sữa ñạt trên 104% (104/100 ngàn con) và sản lượng sữa ñạt trên 131% (197/150 ngàn tấn). Trong những năm vừa qua, từ năm 2009 ñến nay chăn nuôi bò sữa Việt Nam có nhiều thuận lợi và gặt hái nhiều thành quả tốt ñẹp, chăn nuôi bò sữa thực sự có hiệu quả kinh tế so với các vật nuôi khác. Nhu cầu về sữa tươi sản xuất trong nước tăng cao, ñây là cơ hội rất tốt ñể phát triển nhanh hơn ñàn bò sữa ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Giá thu mua sữa bò tươi tăng cao ñã kích thích người chăn nuôi Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 2 ñầu tư phát triển ñàn bò sữa. Các Công ty như Công ty Vinamilk, Công ty sữa quốc tế IDP Hà Nội, công ty sữa Lâm ðồng, Công ty CP thực phẩm sữa TH Nghệ An… ñang triển khai vùng nguyên liệu với quy mô lớn và các cơ sở chế biến sữa, góp phần ñưa ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa Việt Nam chuyển sang giai ñoạn mới. Những thành tựu ñạt ñược về chương trình bò sữa Việt Nam 2001-2010 theo Quyết ñịnh 167 của Chính phủ ñã khẳng ñịnh ñường lối ñúng ñắn về phát triển chăn nuôi bò sữa của Chính phủ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, giảm nhập siêu sữa, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao ñời sống cho người nông dân và thay ñổi diện mạo nông thôn. Nghệ An là ñịa phương phát triển chăn nuôi bò sữa từ năm 2001. Tỉnh ñã có nhiều chính sách ñể khuyến khích các doanh nghiệp và hộ gia ñình ñể phát triển về số lượng và chất lượng bò sữa. Hiện nay, ngoài các công ty ñang ñầu tư và phát triển quy mô lớn là: Công ty Vinamilk; Công ty CP thực phẩm sữa TH, thì thực trạng chăn nuôi bò sữa còn phân tán ở các nông hộ, trang trại nhỏ với ñiều kiện nuôi dưỡng khác nhau dẫn ñến các chỉ tiêu sản xuất khác nhau, ñặc biệt chỉ tiêu về sinh sản thường không ổn ñịnh. Nguyên nhân ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản của bò sữa có rất nhiều như: con giống, thức ăn, nuôi dưỡng, kỹ thuật nuôi và phải nói ñến các bệnh ở cơ quan sinh dục; trong ñó bệnh viêm tử cung xẩy ra với tỷ lệ rất cao. ðể góp phần bảo vệ, phát triển ñàn bò sữa tại Nghệ An, hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa cho bà con nông dân. ðược sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh - Trưởng bộ môn Ngoại - sản, Khoa Thú y, Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội, chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh sản khoa và thử nghiệm ñiều trị bệnh viêm tử cung trên ñàn bò sữa nuôi tại một số ñịa phương thuộc tỉnh Nghệ An.” Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài - Nghiên cứu xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh sản của ñàn bò sữa nuôi tại một số ñịa phương thuộc tỉnh Nghệ An. - Xác ñịnh ñược các bệnh thường gặp ở cơ quan sinh dục trên ñàn bò sữa. - Tìm ñược phác ñồ ñiều trị hiệu quả bệnh viêm tử cung trên ñàn bò sữa nuôi tại các ñịa phương trên. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài - Kết quả nghiên cứu của ñề tài về một số chỉ tiêu sinh sản của bò sữa là tư liệu cho các cấp, ngành quản lý về chuyên môn nắm ñược tình hình chăn nuôi và khả năng sinh sản của bò sữa nuôi tại một số ñịa phương thuộc tỉnh Nghệ An. - Kết quả nghiên cứu về một số bệnh thường gặp ở ñường sinh dục bò sữa nuôi tại ñịa phương giúp cho việc chẩn ñoán, phân biệt các quá trình bệnh lý thường gặp và biện pháp ñiều trị kịp thời. - Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở cho việc ñề ra những chính sách cụ thể nhằm quản lý, phát triển ñàn bò sữa của tỉnh Nghệ An cả về số lượng và chất lượng, ñồng thời ñề tài giúp người chăn nuôi bò sữa Nghệ An có những kỹ thuật cơ bản nhất ñể nâng cao khả năng sinh sản của bò sữa. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh sản Sinh sản là một chức năng trọng yếu của sự sống, ñó là quá trình sinh học phức tạp và tinh tuý nhằm ñáp ứng sự phát triển, duy trì và bảo tồn nòi giống, sự sinh sôi nẩy nở của mọi sinh vật. Các nhà chăn nuôi từ lâu ñã quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu về cấu tạo và hoạt ñộng của các cơ quan trong cơ thể, trong ñó có cơ quan sinh dục của gia súc cái. Qua sinh sản hữu tính thì công việc chọn giống, lai tạo giống mới nhanh và hiệu quả. Ở gia súc cái thực hiện chức năng sinh sản là cơ quan sinh dục do vậy việc nghiên cứu về ñặc ñiểm, chức năng của bộ phận này ñể ứng dụng và phát huy ñầu tư mạnh vào sinh sản thì ñó là việc làm cần thiết nhất và ñúng ñắn nhất ñể góp phần nâng cao khả năng sinh sản của vật nuôi. 2.2 ðặc ñiểm sinh lý sinh sản của bò cái 2.2.1 ðặc ñiểm cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục Cơ quan sinh dục bò cái mang ñặc tính chung của các loài gia súc khác. Cơ quan sinh dục bò cái ñược chia làm 2 bộ phận: Bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong. Bộ phận sinh dục bên ngoài bao gồm: âm môn, âm vật, tiền ñình. Bộ phận sinh dục bên trong gồm: âm ñạo, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. - Bộ phận sinh dục bên ngoài: + Âm môn (Vulva): nằm dưới hậu môn, bên ngoài có 2 môi, bờ trên hai môi có nhiều tuyến tiết chất nhờn trắng và mồ hôi. + Âm vật (Clitosis): giống như dương vật thu nhỏ lại, bên trong có các thể hổng, trên âm vật có lớp da tạo mũ âm vật, giữa âm vật bẻ gập xuống dưới. + Tiền ñình (Vestibum vaginae sinus inogenitali): là giới hạn giữa âm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 5 môn và âm ñạo. Trong tiền ñình có màng trinh, nằm ở trước âm ñạo. Màng trinh gồm các sợi cơ ñàn hồi ở giữa và do 2 lớp niêm mạc giáp lại thành một nếp. Tiền ñình có một số tuyến xếp chéo hướng về âm ñạo. - Bộ phận sinh dục bên trong: + Âm ñạo: Cấu tạo của âm ñạo chia làm 3 lớp: lớp liên kết ngoài, lớp cơ trơn có cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên trong, các cơ này liên kết với các cơ ở cổ tử cung, lớp cơ niêm mạc âm ñạo có nhiều tế bào thượng bì, gấp nếp dọc hai bên nhiều hơn ở chính giữa. Âm ñạo là một cái ống tròn, trước âm ñạo có cổ tử cung, phía sau là tiền ñình. Âm ñạo còn là con ñường ñể thai ñi ra ngoài khi sinh ñẻ và cũng là ống thải các chất dịch trong tử cung ra. Âm ñạo của bò Việt Nam dài khoảng 22 - 25 cm (Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, 1997); (Trần Tiến Dũng và Cs, 2002), âm ñạo là cơ quan giao cấu, kích thích phóng tinh ra, tinh di chuyển vào tử cung nhờ các dịch nhầy ở cổ tử cung, tinh thanh phần lớn ñược thải ra và một phần hấp thụ qua âm ñạo. + Tử cung: Tử cung của bò thuộc nhóm tử cung 2 sừng, 1 thân và 1 cổ tử cung. ðối với bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang chậu, khi ñã ñẻ nhiều lứa thì tử cung nằm trong xoang bụng. Tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, ở ñây hợp tử (sau này là thai) phát triển ñược là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp nội mạc tử cung cung cấp. Giai ñoạn ñầu hợp tử sống ñược một phần dựa vào noãn hoàng, một phần dựa vào "sữa tử cung" thông qua cơ chế thẩm thấu sau này giữa mẹ và thai hình thành hệ thống nhau thai. Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia ñiều hoà chức năng của thể vàng, ñảm nhận sự làm tổ, mang thai và ñẻ. Tử cung của bò có 3 phần từ ngoài vào trong là: Cổ tử cung, thân tử cung và sừng tử cung. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 6 * Cổ tử cung: hình tròn, nằm ở phía ngoài cùng của tử cung, thông với âm ñạo. Có kích thước dài từ 4 – 6 cm, ñường kính từ 2 – 6 cm, hơi cứng so với các phần khác của cơ quan sinh sản. Cổ tử cung luôn ở trạng thái ñóng, chỉ mở khi hưng phấn cao ñộ, khi sinh ñẻ hoặc do bệnh lý. Cổ tử cung nhô vào phía trong, niêm mạc cổ tử cung gấp nếp nhiều lần nên thành cổ tử cung không ñồng ñều tạo thành những thuỳ gọi là thuỳ hoa nở, có từ 3 - 5 lần thuỳ hoa nở. Thuỳ ngoài cùng nhô vào âm ñạo khoảng 0,5 - 1,0 cm nhìn từ bên ngoài tựa như hoa cúc dại. Có sự khác biệt về cổ tử cung giữa bò già và bò non, giữa bò ñẻ ít và bò ñẻ nhiều, giữa các giống bò, giữa bò ñẻ bình thường và bò ñẻ không bình thường. * Thân tử cung: ñược nối giữa cổ tử cung và hai sừng tử cung, thân tử cung của bò không dài, chỉ dài khoảng từ 2 – 4 cm. * Sừng tử cung: ñược chia thành 2 sừng là sừng tử cung trái và sừng tử cung phải. ðộ dài của mỗi sừng khoảng 20 - 25 cm, ñường kính phần dưới sừng tử cung 3 - 4 cm, phần ñầu chỉ khoảng 0,5 - 0,8 cm. Sừng tử cung có thành dày, có khả năng ñàn hồi cao và có nhiều mạch máu nhằm mục ñích nuôi thai. Hai sừng tử cung có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển trứng, tham gia ñiều hoà chức năng của thể vàng, là nơi làm tổ của hợp tử, hình thành nhau ñể nuôi dưỡng hợp tử trong suốt quá trình mang thai của bò cái. Phần gắn với thân tử cung dính lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng, phía trên của tử cung gọi là rãnh giữa tử cung dài 3 - 5 cm, rãnh này dễ dàng nhận thấy khi khám qua trực tràng ñể chẩn ñoán gia súc có thai và bệnh tử cung. + Buồng trứng: Hai buồng trứng nằm trong xoang chậu, ñược treo ở cạnh trước dây chằng rộng gần mút sừng tử cung. Hai buồng trứng thường có hình trái xoan, kích thước trung bình 4cm x 3cm x 1,5cm. Tùy theo tuổi và giống bò buồng trứng có các kích thước khác nhau. Buồng trứng của bò cái có chức năng sinh ra trứng và tiết ra các hormone. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 7 Cấu tạo của buồng trứng gồm lớp trong và lớp vỏ, ñược bao bọc bởi nhiều lớp mô mầm. Lớp trong có nhiều mạch máu, tổ chức liên kết. Trên buồng trứng có từ 70.000 - 100.000 noãn bào ở các giai ñoạn phát triển khác nhau, tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp phân bố tương ñối ñều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp ñang sinh trưởng, khi noãn bào chín thì nổi lên trên bề mặt buồng trứng. Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là tế bào noãn bào, tế bào noãn bào tăng sinh nhiều và hình thành xoang noãn bào, ép trứng về một phía. Khi noãn bào chín là quá trình sinh trưởng ñã hoàn thành, noãn bào nổi lên trên bề mặt buồng trứng ñến một giai ñoạn xác ñịnh, noãn bào vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào ñi vào loa kèn và ñi vào ống dẫn trứng. Nơi noãn bào vỡ sẽ hình thành thể vàng. Tế bào thể vàng tiết ra Progesterone, khối lượng thể vàng và hàm lượng Progesterone tăng nhanh từ ngày thứ 2 ñến ngày thứ 8 và giữ tương ñối ổn ñịnh cho ñến ngày thứ 15, sự thoái hoá thể vàng ở bò bắt ñầu từ ngày thứ 17 - 18 và chuyển thành thể bạch nếu trứng không thụ tinh. + Ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng với chức năng vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau. Nằm ở màng treo buồng trứng, một ñầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng và có hình loa kèn, loa kèn là màng mỏng tạo thành một cái tán rộng, vành tán có các tua ñiểm lô nhô không ñều, ôm lấy buồng trứng. ðối với bò diện tích của loa kèn thường rộng 20 - 40 mm2 và phủ toàn bộ buồng trứng (Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, 1997). Trứng ñược chuyển qua lớp nhầy ñi ñến lòng ống dẫn trứng, nơi xảy ra sự thụ tinh và phân chia sớm của phôi. Phôi ñược lưu lại trong ống dẫn trứng vài ngày trước khi về tử cung, dịch ống dẫn trứng cung cấp ñiều kiện thích hợp cho sự thụ tinh và phân chia của phôi, bao gồm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử. Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3 – 10 ngày. Trên ñường di hành trong ống dẫn trứng có thể bị ñứng lại ở các ñoạn khác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng. Khi Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 8 trứng ñược thụ tinh thì hợp tử ñược lưu lại trong ống dẫn trứng vài ngày trước khi ñược chuyển về tử cung, dịch trong ống dẫn trứng tạo ñiều kiện thích hợp nhất cho sự thụ tinh và sự phân chia của phôi, bao gồm các chất dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử. 2.2.2 Hoạt ñộng sinh dục của bò cái - Sự thành thục về tính và tuổi phối giống lần ñầu Cơ quan sinh dục của bò cái phát triển tới mức hoàn thiện: buồng trứng có noãn bào chín, có trứng rụng và có khả năng thụ thai, tử cung cũng biến ñổi theo và ñủ ñiều kiện tốt nhất cho thai phát triển... theo Nguyễn Xuân Trạch và Cs (2006): bò cái ñược xác ñịnh ñộ tuổi ñộng dục lần ñầu có rụng trứng gọi là thành thục về tính. Thực tế thì ña phần thành thục về tính sớm hơn thành thục về thể vóc, nó ñược kiểm soát bởi những cơ chế của sinh lý, tuyến sinh dục, thuỳ trước tuyến yên, ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố giống, di truyền và ngoại cảnh (chế ñộ dinh dưỡng, mùa, nhiệt ñộ...). Thể trọng và tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Ví dụ: bò Jersey thường thành thục về tính lúc 8 tháng tuổi và ñạt trọng lượng trung bình là 160kg, bò Holstein Friesian trung bình là 11 tháng tuổi và thể trọng 270kg. Chế ñộ dinh dưỡng rất quan trọng cho việc thành thục về tính của bò cái. Bò Holstein Friesian cho ăn uống bình thường thì sẽ thành thục về tính khoảng 11 tháng tuổi, nếu bò cái mà có chế ñộ dinh dưỡng kém thì có tuổi thành thục về tính cao hơn nhiều so với bình thường. Ví dụ: bò cái Holstein Friesian ñược nuôi với 60% khẩu phần ăn so với quy ñịnh từ lúc sơ sinh sẽ thành thục về tính 20 tháng tuổi, cũng giống bò này ñược nuôi với 150% so với khẩu phần ăn quy ñịnh thì sẽ thành thục về tính lúc 9 tháng tuổi. Thể vóc bò sữa thành thục về tính khi ñạt ñược 30 – 40% thể trọng lúc trưởng thành, bò thịt thì khoảng 45 – 50%. Theo Trần Tiến Dũng và Cs (2002): bò sữa thành thục về tính vào khoảng 12 – 14 tháng tuổi, bò Zebu thành thục về Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 9 tính muộn hơn so với bò cái có nguồn gốc Châu Âu từ 6 – 12 tháng tuổi. Nhiệt ñộ môi trường cao thì cũng làm cho bò cái thành thục về tính muộn. Ví dụ: ở nhiệt ñộ 27oC thì phải ñến 13 tháng tuổi mới thành thục về tính, cũng giống bò ñó ñược nuôi ở nhiệt ñộ môi trường là 10oC thì chỉ 10 tháng tuổi sẽ thành thục về tính. Ngoài ra do sức khoẻ không tốt hay môi trường chăn nuôi không tốt cũng ảnh hưởng lớn ñến việc thành thục về tính. - Chu kỳ ñộng dục Bò cái ñã thành thục về tính thì tính dục ñược diễn ra liên tục và có tính chu kỳ. Nó bao gồm việc các noãn bào trên buồng trứng phát triển ñến ñộ chín rồi rụng, mỗi lần rụng trứng bò cái có những biểu hiện tính dục ñặc trưng ra ngoài cơ thể gọi là ñộng dục. Trường hợp trứng không ñược thụ tinh và bò cái không mang thai thì chu kỳ này sẽ ñược lặp lại bởi một chu kỳ mới, một chu kỳ ñộng dục như vậy ñược tính từ lần ñộng dục này ñến lần ñộng dục tiếp theo. Một chu kỳ ñộng dục của bò cái trung bình là 21 ngày (biến ñộng trong 17 – 24 ngày). Theo Trần Tiến Dũng và Cs (2002): những gia súc có chu kỳ ñộng dục ngắn hơn 17 ngày hoặc dài hơn 24 ngày thường có tỷ lệ thụ thai thấp. Các nhà nghiên cứu ñã chia chu kỳ ñộng dục của bò thành 4 giai ñoạn: tiền ñộng dục, ñộng dục, hậu ñộng dục và thời kỳ yên tĩnh. Quá trình ñộng dục ñược chia thành 2 pha: Pha Folliculin: gồm toàn bộ biểu hiện trước khi trứng rụng (bao gồm tiền ñộng dục và ñộng dục). Pha Lutein: là những biểu hiện sau khi trứng rụng và hình thành thể vàng (hậu ñộng dục và yên tĩnh). + Tiền ñộng dục (proestrus): là giai ñoạn diễn ra trước khi ñộng dục. Trong giai ñoạn này, trên buồng trứng có một bao noãn lớn rất nhanh (sau khi thể vàng của chu kỳ ñộng dục trước thoái hoá), vách âm ñạo dày lên, ñường sinh dục tăng sinh, sung huyết. Các tuyến sinh dục phụ tăng tiết dịch nhờn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 10 trong suốt, keo dính. Âm môn hơi bóng, mọng, nhờn và cổ tử cung hé mở. Bò cái có triệu chứng bỏ ăn, kêu rống to và ñái rắt. Có nhiều bò ñực ñi theo trên bãi chăn nhưng con vật vẫn chưa chịu ñực (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). + ðộng dục (oestrus): ñây là một thời kỳ ngắn biểu hiện sự “chịu ñực” của bò cái. Thời gian chịu ñực dao ñộng trong khoảng 6 – 30 giờ, bò tơ trung bình 12 giờ, bò cái ñã sinh sản khoảng 18 giờ. Thời gian chịu ñực giữa các cá thể cũng có sự biến ñộng, trong ñiều kiện thời tiết nóng thì bò cái có thời gian chịu ñực ngắn hơn (10 ñến 12 giờ), ở xứ lạnh thì bò cái chịu ñực trung bình là 18 giờ. Trong thời gian chịu ñực thì niêm dịch chảy ra nhiều, càng về cuối càng trắng ñục, ñộ keo dính càng tăng. Âm hộ màu hồng ñỏ, về cuối có màu ñỏ sẫm. Cổ tử cung mở rộng, hồng ñỏ, con vật chịu ñực cao ñộ (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). Bò cái trong các giai ñoạn của chu kỳ ñộng dục sẽ nhảy lên những bò cái chịu ñực nhưng không cho những con khác nhảy lên nó. Do ñó việc ñứng yên cho con khác nhảy lên là thể hiện tập tính ñặc thù mạnh mẽ trong việc chịu ñực của bò cái. + Hậu ñộng dục (metoestrus): giai ñoạn này là từ lúc con vật thôi chịu ñực ñến khi cơ quan sinh dục trở lại trạng thái bình thường (khoảng 5 ngày). Con cái thờ ơ với con ñực và không cho giao phối. Niêm dịch khô lại như bã ñậu. Sau khi bò cái thôi chịu ñực 10 – 12 giờ thì trứng rụng. Có khoảng 70% số lần trứng rụng vào ban ñêm với các bò cái, có khoảng 50% bò cái và 90% bò tơ bị chảy máu trong giai ñoạn này, thường thấy một ít máu dính ở ñuôi vào thời ñiểm 35 – 45 giờ sau khi hết chịu ñực (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). * Sự ñiều hoà của nội tiết trong chu kỳ ñộng dục của bò Sự ñiều hoà hoạt ñộng sinh dục của bò cái bằng sự phối hợp thần kinh – nội tiết trong trục dưới ñồi – tuyến yên – buồng trứng. Thông tin nội tiết ñược Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 11 bắt ñầu bằng việc tiết GnRH (Gonadotrophin Releasing Hormone) từ vùng dưới ñồi (Hypothalamus), GnRH tác ñộng làm chuyển ñổi thông tin thần kinh trong não thành tín hiệu nội tiết ñể kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra 2 loại hormone là FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Luteinizing Hormone). FSH và LH ñược tiết vào hệ tuần hoàn chung và ñược ñưa ñến buồng trứng, kích thích buồng trứng tiết ra Oestrogen, Progeststeron và Inhibin. Các Hormone buồng trứng này cũng có ảnh hưởng ñến việc tiết GnRH, LH và FSH thông qua cơ chế tác ñộng ngược. Progesteron chủ yếu tác ñộng lên vùng dưới ñồi ñể ức chế tiết GnRH, trong khi ñó Oestrogen tác ñộng lên thuỳ trước tuyến yên ñể ñiều tiết FSH và LH. Inhibin chỉ kiểm soát việc tiết FSH (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). Những sự kiện trong chu kỳ ñộng dục như: sự phát triển của noãn bao, rụng trứng, sự hình thành và thoái hoá của thể vàng dẫn ñến hiện tượng ñộng dục tất cả ñều ñược ñiều hoà bởi trục dưới ñồi - tuyến yên - buồng trứng thông qua các hormone. Trong thời kỳ tiền ñộng dục, dưới tác ñộng của FSH do tuyến yên tiết ra thì một số noãn bao buồng trứng phát triển nhanh chóng và Oestradiol ñược tiết ra nhiều dần. Oestradiol kích thích huyết mạch và tăng trưởng của tế bào ñường sinh dục cái ñể chuẩn bị cho quá trình giao phối và thụ tinh. FSH và LH ñều thúc ñẩy sự phát triển của noãn bao ñến giai ñoạn cuối. Khi hàm lượng Oestradiol trong máu cao sẽ kích thích gây ra hiện tượng ñộng dục, sau ñó trứng sẽ rụng theo ñợt sóng tăng tiết LH từ tuyến yên ñồng thời kích thích vùng dưới ñồi tăng tiết GnRH. Sóng LH cần cho sự rụng trứng và hình thành thể vàng vì nó kích thích trứng chín, làm tăng hoạt lực của các enzym phân giải protein ñể phá vỡ các mô liên kết trong vách noãn bao, kích thích noãn bao tổng hợp Prostaglandin là chất có vai trò quan trọng trong việc làm vỡ noãn bao và hình thành thể vàng. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 12 Sau khi trứng rụng và thể vàng ñược hình thành trên cơ sở các tế bào ñó ñược tổ chức lại và bắt ñầu phân tiết Progesteron. Hormone này ức chế sự phân tiết Gonadotropin (FSH và LH) của tuyến yên thông qua hiệu ứng ức chế ngược việc này sẽ ngăn cản ñộng dục và trứng rụng trong suốt thời gian thể vàng tồn tại. Trong pha thể vàng các hormone FSH và LH vẫn ñược tiết ở mức cơ sở dưới kích thích của GnRH và ức chế ngược của các Hormone Steroid và Inhibin từ các noãn bao ñang phát triển. FSH ở mức cơ sở này kích thích sự phát triển của các noãn bao buồng trứng và kích thích chúng tiết Inhibin. Mức LH cơ sở cùng với FSH cần cho sự phân tiết Oestradiol từ các noãn bao lớn và Progesteron từ thể vàng trong thời kỳ “yên tĩnh” của chu kỳ. Tuy nhiên trong mỗi một chu kỳ ñộng dục không phải chỉ có một noãn bao phát triển mà còn có nhiều noãn bao phát triển theo từng ñợt sóng với khoảng cách ñều nhau. Bò thường có từ 2 – 3 ñợt sóng trong một chu kỳ, ứng với mỗi một ñợt sóng như vậy ñược ñặc trưng bởi một số noãn bao có nang nhỏ cùng bắt ñầu phát triển, sau ñó 1 noãn bao ñược chọn thành noãn bao trội, noãn bao này sẽ ức chế sự phát triển tiếp theo của các noãn bao cùng phát triển còn lại trong số ñó. Quá trình ức chế của noãn bao trội này thông qua Inhibin do nó tiết ra làm ức chế tiết FSH của tuyến yên, khi nào còn có sự tồn tại của thể vàng (hàm lượng Progesteron trong máu cao) thì noãn bao trội không cho trứng rụng ñược mà bị thoái hoá và một ñợt sóng phát triển noãn bao mới lại bắt ñầu hình thành. Trường hợp trứng rụng của chu kỳ trước mà không ñược thụ thai thì ñến ngày 17 – 18 của chu kỳ sinh dục nội mạc tử cung sẽ tiết ra Prostaglandin - F2α, hormone này có tác dụng làm tiêu thể vàng và kết thúc pha thể vàng của ._.chu kỳ. Noãn bao trội nào có mặt ở thời ñiểm này sẽ có khả năng cho trứng rụng nhờ hàm lượng Progesteron trong máu thấp, việc giảm hàm lượng Progesteron sau khi làm tiêu thể vàng làm tăng mức ñộ và tần số tiết GnRH, do Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 13 ñó tăng tiết LH của tuyến yên. Kết quả là noãn bao trội tăng sinh tiết Oestradiol và gây ra giai ñoạn tiền ñộng dục của một chu kỳ mới. Nếu trứng rụng trước ñó và ñược thụ tinh, thể vàng không tiêu biến ñi ñồng thời cũng không có trứng rụng tiếp, trong trường hợp này thể vàng sẽ tồn tại suốt thời gian có chửa nhằm duy trì một hàm lượng Progesteron cần thiết trong máu ñảm bảo cho quá trình mang thai. Thể vàng sẽ bị thoái hoá trước khi ñẻ và sau khi ñẻ hoạt ñộng chu kỳ của bò cái mới dần dần ñược hồi phục. - Sự thụ tinh Sự thụ tinh là một quá trình ñồng hoá và dị hoá lẫn nhau một cách phức tạp giữa hai tế bào: tinh trùng và trứng. Kết quả của sự thụ tinh này là sinh ra một tế bào mới gọi là hợp tử, sau này là phôi và phát triển thành một cơ thể mới khác với bố mẹ nhưng mang ñặc ñiểm di truyền của bố, mẹ cùng với ñặc ñiểm di truyền của loài. - Quá trình mang thai Sự phát triển của thai là một hiện tượng sinh lý ñặc biệt của cơ thể, nó ñược bắt ñầu từ khi trứng ñược thụ tinh cho ñến khi ñẻ xong. Trong thực tế thì thai của bò ñược tính từ ngày phối giống cuối cùng ñến ngày ñẻ. Thời gian mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi của mẹ, ñiều kiện nuôi dưỡng, chế ñộ khai thác và sử dụng, số lượng thai, ñôi khi còn phụ thuộc vào lứa ñẻ và tính biệt của thai. Thời gian mang thai của bò biến ñộng trong khoảng từ 278 – 290 ngày. Quá trình mang thai ñược chia thành 3 thời kỳ cơ bản là: Thời kỳ phôi (từ ngày 1 - 34) Thời kỳ tiền thai (từ ngày 35 - 60) Thời kỳ bào thai (từ ngày 61 ñến ngày ñẻ) - Sự phục hồi các hoạt ñộng sinh dục sau ñẻ Theo các tác giả Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004): sau khi Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 14 ñẻ thì tử cung cần phải ñược hồi phục cả về mặt thực thể và sinh lý, buồng trứng phải trở lại hoạt ñộng chu kỳ bình thường ñể bò cái lại có thể có thai tiếp. Các quá trình xảy ra trong giai ñoạn sau khi ñẻ chịu sự chi phối của một loạt yếu tố, chủ yếu là quá trình bú sữa và ñiều kiện dinh dưỡng, ngoài ra còn ảnh hưởng của tuổi, giống, lứa ñẻ, mùa vụ và ảnh hưởng từ con ñực. + Sự phục hồi của tử cung: Bình thường tử cung sẽ dần ñược hồi phục ñể chuẩn bị sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo. ðể tử cung hồi phục ñược thì liên quan trực tiếp ñến cơ tử cung, xoang tử cung và nội mạc tử cung. Cơ trơn của tử cung sẽ dần co lại nhằm mục ñích ñưa tử cung trở lại kích thước bình thường, những cơn co rút này còn trợ giúp hiệu quả cao trong việc ñẩy tất cả sản dịch ra ngoài như: (máu, dịch nhầy, các mảnh vụn của màng thai, các mô của mẹ và dịch của thai). Quá trình co bóp này là do sự phân tiết của PGF2α kéo dài sau khi sinh làm tăng trương lực và sự co bóp của cơ trơn tử cung. Cùng với sự co lại của cơ trơn tử cung thì nội mạc tử cung cũng dần ñược hồi phục ñể hợp tử làm tổ và phân tiết ra PGF2α trong hoạt ñộng sinh dục. Hai ñến ba ngày ñầu sau khi ñẻ thì cổ tử cung hồi phục rất nhanh, khoảng 5 - 7 ngày cổ tử cung ñóng chặt lại, trong trường hợp gia súc bị sát nhau thì cổ tử cung sẽ ñóng lại muộn hơn. Sau khi ñẻ khoảng 15 ngày, hầu hết các tế bào thượng bì mới xuất hiện ñầy ñủ trên bề mặt lớp niêm mạc tử cung, khoảng thời gian từ 12 - 14 ngày sau khi ñẻ tử cung trở lại bình thường như trước khi có thai, cả về kích thước và hình dạng. + Sự hồi phục trở lại của buồng trứng: Sự phục hồi của buồng trứng bao gồm sự phục hồi 2 chức năng nội tiết (hormone) và chức năng ngoại tiết (rụng trứng) nhằm ñưa hoạt ñộng sinh dục trở lại bình thường. Sau khi ñẻ chu kỳ ñộng dục và rụng trứng không xảy ra ngay, tuy buồng trứng không phải hoạt ñộng nhưng các noãn bao vẫn hình thành. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 15 Thời kỳ tạm ngừng của chu kỳ này chủ yếu là do cơ chế nội tiết ñiều tiết ñiều hoà sự phát triển của noãn bao. Trong thời kỳ này tần số phân tiết LH chưa ñủ lớn ñể gây ra giai ñoạn phát triển cuối cùng của noãn bao. Việc ức chế phân tiết LH từ thời kỳ mang thai cùng với tác dụng ức chế của việc bú sữa ñã gây ra sự giảm phân tiết LH ở giai ñoạn này. Khi các hoạt ñộng thần kinh thể dịch ñược phục hồi do sự thay ñổi các yếu tố nội và ngoại cảnh thì sóng LH sẽ ñược phục hồi lại và giai ñoạn phát triển cuối cùng của noãn bao sẽ xảy ra dẫn ñến ñộng dục và rụng trứng (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). Sau khi ñẻ, một số bò sẽ rụng trứng trong vòng 20 - 30 ngày, có những trường hợp “ñộng dục ngầm” hay “rụng trứng thầm lặng” thường chiếm tỷ lệ tương ñối cao. Những trường hợp rụng trứng vào khoảng 40 - 50 ngày ñẻ phần lớn sẽ biểu hiện ñộng dục bình thường, những trường hợp như vậy ít có vấn ñề về sinh sản hơn so với những con có thời kỳ không ñộng dục kéo dài. Quá trình hồi phục buồng trứng và tử cung sau khi ñẻ có ý nghĩa quan trọng trong hội chứng chậm sinh, bất kỳ bộ phận nào hồi phục chậm cũng làm kéo dài thời gian không ñộng dục sau ñẻ mặc dù các bộ phận khác ñã hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác làm kéo dài thời gian ñộng dục sau khi sinh: Chế ñộ sinh dưỡng không hợp lý trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh làm bò cái chậm ñộng dục trở lại. Dinh dưỡng không tốt cũng là nguyên nhân của hiện tượng rụng trứng thầm lặng. Hầu hết những trường hợp như vậy phần lớn là gầy yếu lúc sinh ñẻ do dinh dưỡng kém và cho con bú, thời gian không ñộng dục có thể kéo dài hơn 100 ngày. Tất cả những trường hợp không sinh ñẻ trong thời gian tiếp theo là do không rụng trứng và không ñộng dục. Ngoài lý do dinh dưỡng thì còn nhiều lý do khác khiến bò cái chậm ñộng dục trở lại như: bị nhiễm bệnh nhất là viêm nhiễm ñường sinh dục, bị rối loạn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 16 trao ñổi chất, những vấn ñề khác liên quan ñến sức khoẻ của con vật. Nghiên cứu xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò cái ñể có thể nắm ñược những trường hợp bò cái có chu kỳ ñộng dục không bình thường từ ñó chúng ta khắc phục và chăm sóc bò cái hợp lý và hiệu quả. 2.3 Những bệnh thường gặp ở cơ quan sinh dục bò cái Theo tác giả Settergreen. I (1986) thì một gia súc cái ñược ñánh giá là có khả năng sinh sản tốt trước hết phải kể ñến sự nguyên vẹn và bình thường của cơ quan sinh dục. Bất kỳ một bộ phận nào của cơ quan sinh dục cái bị bệnh ñều ảnh hưởng trực tiếp ñến khả năng sinh sản của gia súc (Anberth Youssef, 1997). Hàng năm, thế giới có những chương trình ñào tạo về sinh sản của gia súc ñược tổ chức thường xuyên tại trường ðại học Khoa học Nông nghiệp Appsala (Ai cập), nội dung của các chương trình ñào tạo này luôn ñi sâu vào nghiên cứu phương pháp chẩn ñoán và ñiều trị các bệnh về sinh sản của gia súc. Một số nhà khoa học ở Việt Nam như ðặng ðình Tín (1985), Nguyễn Kim Ninh và Bạch ðăng Phong (1994), Huỳnh Văn Kháng (1995), Bạch ðăng Phong (1995), ñã có những nghiên cứu và tổng kết về một số bệnh cơ quan sinh dục cái ở ñại gia súc. Hiện nay những tư liệu nghiên cứu về bò sữa ñã có khá nhiều, trong ñó nội dung bệnh ở từng bộ phận cơ quan sinh dục ñược nghiên cứu toàn diện. 2.3.1 Viêm âm môn, tiền ñình, âm ñạo Âm môn, tiền ñình là nơi thông ra ngoài của ñường sinh dục cái. Âm ñạo là cơ quan giao cấu của gia súc cái, là nơi gây kích thích cho bò ñực phóng tinh ñồng thời nó là con ñường ñưa thai ra ngoài khi ñẻ và là ñường thải các chất cũng như dịch trong tử cung ñi ra, do các bộ phận này tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị viêm nhiễm. Theo Athur G. H. (1964), ñã có những ghi chép về bệnh viêm âm môn, tiền ñình và âm ñạo ở bò, nguyên nhân Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 17 chính của bệnh là: - Khi có hiện tượng bò ñẻ khó thì phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ nhưng lại không làm ñúng kỹ thuật, không vô trùng dẫn ñến làm tổn thương và nhiễm trùng niêm mạc âm môn, tiền ñình, âm ñạo. - Trong quá trình sử dụng thuốc ñiều trị bệnh ở tử cung, âm ñạo không ñúng thuốc hoặc thuốc làm kích thích quá mạnh dẫn ñến viêm niêm mạc âm môn, âm ñạo, tiền ñình. - Một số trường hợp khác những bộ phận này có thể bị viêm do bị: sảy thai, thai chết lưu và thối rữa trong tử cung, sát nhau, âm ñạo lộn ra ngoài. Thời gian ñầu niêm mạc các bộ phận bị sung huyết nhẹ do viêm, khi kiểm tra âm ñạo bằng dụng cụ chuyên dụng con vật có phản xạ ñau (không có triệu chứng toàn thân), con vật ñi ñái rắt, có nhiều dịch chảy ra từ âm hộ. Thể nhẹ thì niêm dịch trong, không mùi. Khi bệnh nặng thì dịch chảy ra nhiều, có mùi tanh, ñặc và ñục, dịch có lẫn tổ chức hoại tử màu trắng. Niêm mạc âm ñạo sung huyết ñỏ từng ñám, không có hình thái cố ñịnh, có những trường hợp viêm nặng niêm mạc sưng dày. Hình 2.1: Viêm âm ñạo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 18 Ngoài ra còn trường hợp viêm màng giả: trên niêm mạc ñược phủ một lớp màng mỏng tổ chức hoại tử màu trắng hoặc màu vàng xám, phía dưới có những vết loét nằm phân tán hoặc tập trung thành một mảng lớn trên niêm mạc. Viêm màng giả có thể dẫn ñến nhiễm trùng huyết. Sau quá trình viêm màng giả do tế bào của âm ñạo tăng sinh, niêm mạc âm ñạo bị sẹo hoá, lòng âm ñạo hẹp lại việc này ảnh hưởng không tốt cho quá trình sinh sản tiếp theo. 2.3.2 Viêm cổ tử cung Cổ tử cung ñược cấu tạo bởi nhiều lớp cơ rắn chắc, niêm mạc có nhiều nếp gấp, cổ tử cung là hàng rào bảo vệ của tử cung. Cổ tử cung luôn ở trạng thái ñóng, nó chỉ hé mở khi ñộng dục hoặc bị viêm, chỉ mở hoàn toàn khi ñẻ (Kenneth. Mc Enter, 1986). Những nguyên nhân dẫn ñến bệnh viêm tử cung: bệnh viêm tử cung thường là do sai sót về thụ tinh nhân tạo, do thao tác ñỡ ñẻ nhất là những trường hợp ñẻ khó phải can thiệp bằng tay hay các dụng cụ không phù hợp, làm niêm mạc cổ tử cung bị xây xát dẫn ñến viêm. Viêm cổ tử cung còn do kế phát từ viêm âm ñạo (Shafik Ebrrahim Taufik, 1986). Dùng các thiết bị kỹ thuật ñể soi qua âm ñạo thấy cổ tử cung mở với ñường kính từ 1 - 2 cm, niêm mạc sung huyết hoặc phù rõ, trường hợp nặng có vết loét và dính mủ (Nongthombam Babu Singh, 1986). Có trường hợp cổ tử cung sưng to và cứng là do tổ chức tăng sinh (ðặng ðình Tín, 1985). Hậu quả của viêm cổ tử cung là khi gia súc ñộng dục thì niêm dịch không thoát ra ngoài ñược việc này có thể dẫn ñến viêm tử cung. 2.3.3 Viêm tử cung Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ và ñược ñảm bảo mọi ñiều kiện phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung ñều ảnh hưởng trực tiếp ñến khả năng sinh sản. Tác hại của bệnh viêm tử cung làm bò mẹ suy yếu, giảm sức ñề kháng, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 19 giảm sản lượng sữa, giảm khả năng sinh sản và thụ thai, giảm phân tiết prostaglandin F2α. Trên bò cái sau khi sinh, viêm tử cung ảnh hưởng sự tiết prostaglandin F2α, bò chậm ñộng dục làm giảm khả năng sinh sản và cho sữa, do vậy khả năng loại thải cao. Nhiều nhà khoa học như: Athur G. H. (1964), nghiên cứu về các thể viêm tử cung, A. Ban (1986) nhiên cứu về sự liên quan giữa các trạng thái bệnh lý ở tử cung với hiện tượng vô sinh của bò. Trong nước, các tác giả Nguyễn Tấn Anh và Cs (1984), ðặng ðình Tín (1985), Nguyễn Kim Ninh và Bạch ðăng Phong (1994), Bạch ðăng Phong (1995) ñã tổng hợp những thành tựu khoa học và kết hợp với các công trình nghiên cứu của mình ñã chia bệnh viêm tử cung ra làm 3 thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung và viêm tương mạc tử cung. - Viêm nội mạc tử cung: Viêm nội mạc tử cung là sự nhiễm trùng. Nguyên nhân chung nhất của sự nhiễm trùng là sự xẩy thai, quá trình ñẻ và sát nhau sau khi ñẻ; ñỡ ñẻ và can thiệp không cẩn thận, không vô trùng kỹ các dụng cụ và tay người làm... Theo Debois. C. H. W. (1989) viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc tử cung. ðây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh sản của gia súc cái do làm ảnh hưởng ñến sự phân tiết PGF2α ñể làm tiêu biến thể vàng ñồng thời ảnh hưởng trực tiếp ñến việc làm tổ của thai. ðây là thể viêm chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể viêm tử cung. Samad và Cs (1987) theo dõi 293 con trâu bị mắc bệnh ở cơ quan sinh dục thì những trường hợp trâu bị viêm nội mạc tử cung là cao nhất, chiếm 35,9% so với các bệnh sản khoa còn lại. Theo Settergreen (1986) thì ở bò bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi ñẻ, nhất là các trường hợp ñẻ khó phải can thiệp làm niêm mạc tử cung tổn thương. Sau ñó là các vi khuẩn như: Steptococcus, Staphylococcus, E. Coli, Brucela, Salmonella, C. Pyogenes, roi trùng Trycomonas Foetus tác ñộng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 20 gây viêm nội mạc tử cung. Khi bị bệnh, con vật có triệu chứng: thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, ñau nhẹ có hiện tượng cong lưng rặn ra hỗn dịch như mủ, dịch viêm, các mảnh hoại tử niêm mạc tử cung ra khỏi cơ quan sinh dục. Trường hợp dịch chảy ra nhiều thì xung quanh âm môn, gốc ñuôi, hai bên mông dính nhiều dịch bẩn khô lại thành những ñám vẩy màu trắng, xám. Khi kiểm tra âm ñạo thì cổ tử cung hơi mở, dịch viêm và niêm dịch chảy ra nhiều. Kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện tử cung sưng to, hai sừng tử cung không cân xứng nhau, thành tử cung sưng dày và mềm hơn bình thường, kích thích nhẹ sừng tử cung co lại yếu. Có hiện tượng chuyển ñộng sóng trong trường hợp có nhiều dịch viêm, mủ tích lại trong tử cung. Hình 2.2: Viêm nội mạc tử cung - Viêm cơ tử cung: Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung: niêm mạc bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập, quá trình viêm phát triển sâu làm các tế bào tổ chức bị phân giải, hệ thống mạch quản và lâm ba quản bị tổn thương, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 21 các lớp cơ và một ít lớp tương mạc bị hoại tử (Settergreen, 1986). Khi bị viêm cơ tử cung con vật thường sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống kém, giảm hoặc ngừng nhai lại, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn. Thường kế phát các bệnh như: chướng bụng, ñầy hơi, viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Gia súc ñau ñớn và rặn liên tục ra những hỗn dịch mùi tanh, hôi thối màu ñỏ nâu bao gồm: mủ, những mảnh tổ chức thối rữa từ ñường sinh dục. Kiểm tra qua âm ñạo thấy cổ tử cung mở, hỗn dịch chảy nhiều, con vật ñau ñớn. Kiểm tra qua trực tràng thì tử cung to hơn, hai sừng tử cung to nhỏ không ñều, thành tử cung dày và cứng. Kích thích nhẹ vật rất ñau và rặn mạnh, nhiều hỗn dịch bẩn từ tử cung thải ra ngoài. Viêm cơ tử cung rất dễ gây nhiễm trùng huyết hoặc huyết nhiễm mủ do lớp cơ và lớp tương mạc bị hoại tử, tử cung bị hoại tử, thậm chí thủng từng ñám. Hình 2.3: Viêm cơ tử cung - Viêm tương mạc tử cung: Theo Samad và Cs (1987), ðặng ðình Tín (1985) viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường tiến triển cấp tính với các triệu chứng cục bộ và toàn thân rất ñiển hình. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 22 Khi bị bệnh con vật có biểu hiện: thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh, ủ rũ, kém ăn, ñại tiểu tiện khó khăn, giảm ăn và nhai lại kém ñôi khi ngừng nhai lại, lượng sữa còn rất ít hay mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật luôn ñau ñớn, cong lưng, cong ñuôi rặn liên tục, hỗn dịch màu nâu ñược ñẩy ra khỏi ñường sinh dục là: mủ, tổ chức hoại tử, mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung không cân ñối, kích thích có biểu hiện ñau ñớn rõ rệt, rặn mạnh hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc dính với các bộ phận xung quanh có thể phát hiện ñược vì hình dáng của tử cung thay ñổi, có trường hợp không tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng. Lúc ñầu, lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển thành màu ñỏ sẫm và trở lên sần sùi, mất tính trơn bóng. Các tế bào bị hoại tử, bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Trường hợp viêm nặng, lớp tương mạc dính với các tổ chức xung quanh, dẫn ñến viêm mô tử cung, viêm phúc mạc. Viêm tương mạc thường dẫn ñến kế phát viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ. Hình 2.4: Viêm tương mạc tử cung 2.3.4 Các bệnh ở buồng trứng Theo Bierschwal và Cs (1980), buồng trứng là một tuyến ngoại tiết với chức năng sản sinh ra một số lượng lớn các noãn bào, buồng trứng của bò có tới Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 23 70.000 noãn bào nguyên thuỷ và khoảng 0,01% số noãn bào trên ñược sử dụng. Ngoài ra, buồng trứng còn có chức năng như một tuyến nội tiết, tiết ra hàng loạt các hormone ñiều khiển hoạt ñộng sinh sản của cơ thể. Là một bộ phận quan trọng nhất của bộ máy sinh sản, buồng trứng hoạt ñộng dưới sự ñiều khiển của hệ thống thần kinh và thể dịch. Bất kỳ một sự thay ñổi gì trong buồng trứng ñều làm hoạt ñộng sinh sản của gia súc rối loạn (Athur G.H, 1964). Có một số bệnh viêm buồng trứng như sau: - Viêm buồng trứng: Viêm buồng trứng ở ñại gia súc do viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm phúc mạc lan sang. Nếu viêm cả hai buồng trứng ở thể cấp tính thì gia súc mất hẳn chu kỳ sinh dục. Khi bị viêm, buồng trứng sưng to lên thành hình tròn, mềm và mặt ngoài nhẵn bóng, không có noãn bào và thể vàng, ở bò và ngựa buồng trứng bị viêm có thể phát triển lên gấp 3 - 4 lần bình thường (Anberth Youssef, 1997). Khi buồng trứng bị viêm mãn tính kiểm tra qua trực tràng ta thấy buồng trứng bị sưng to rõ rệt, rắn và mặt ngoài có nhiều chỗ lồi lõm khác nhau. Nếu trường hợp buồng trứng bị viêm kéo dài thì tế bào tổ chức bị thoái hoá, các tổ chức liên kết tăng sinh, cả hai buồng trứng bị xơ cứng, con vật sẽ mất khả năng sinh sản. - Thiểu năng buồng trứng: Theo Arthur G.H. (1964), Nguyễn Kim Ninh và Bạch ðăng Phong (1994), Settergreen (1986) cùng khẳng ñịnh bệnh thiểu năng và teo buồng trứng xảy ra phổ biến, là nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng rối loạn sinh sản nhất là ñối với ñại gia súc. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 24 Theo Barr và Hashim (1968) nghiên cứu cho thấy có tới 80% trâu ở Ai Cập không sinh sản là do thiểu năng buồng trứng. Còn Soliman và Cs (1981), nghiên cứu về nguyên nhân chậm sinh sản, vô sinh ở trâu, bò Ai Cập cho biết 30 – 40% trâu, bò ở ñây không có khả năng sinh sản vì buồng trứng không hoạt ñộng. Nguyên nhân chủ yếu các tác giả cho thấy: thiểu năng và teo buồng trứng là do kế phát của viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, nuôi dưỡng chăm sóc kém, bị khai thác và làm việc quá sức. Tuyến giáp cũng vai trò khá quan trọng, một số nghiên cứu cho thấy khi tuyến giáp bị xơ cứng do mô liên kết tăng sinh, thay thế các mô tuyến do vậy hàm lượng các hormone tuyến giáp, I2 (Iode) không liên kết, T3 (Triiodthyronin) trong huyết thanh của những con bò này rất thấp so với mức bình thường. Những xét nghiệm trên ta thấy rõ sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như sắt, I2 trong việc gây thiểu năng và teo buồng trứng. Theo Settergreen (1986) vai trò của TSH (Thyromin Stimulin Hormone) rất quan trọng, khi hàm lượng hormone này trong máu thấp thì buồng trứng của gia súc không hoạt ñộng. Triệu chứng ñặc trưng của bệnh thiểu năng và teo buồng trứng là chu kỳ sinh dục của gia súc bị rối loạn: ñộng dục không rõ, chu kỳ sinh dục kéo dài, ñộng dục nhưng không phóng noãn. Khi kiểm tra trực tràng thì vị trí, hình dáng và tính ñàn hồi của buồng trứng không thay ñổi, nhưng không có noãn bào phát triển và thể vàng, có trường hợp trên một buồng trứng có vết tích của thể vàng. Nếu buồng trứng bị teo thì thể tích buồng trứng nhỏ lại. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 25 Hình 2.5: Bệnh thiểu năng buồng trứng: Buồng trứng nhẵn, không có noãn bao và thể vàng - Xơ cứng buồng trứng: Theo tác giả Settergreen. I (1986) thì ở gia súc cái thường xảy ra tình trạng tế bào buồng trứng thoái hoá, tổ chức liên kết tăng sinh, buồng trứng teo, biến dạng và cứng gọi là xơ cứng buồng trứng. Trường hợp cả hai buồng trứng xơ cứng thì tử cung sẽ bị teo nhỏ lại, gia súc cái mất hoàn toàn khả năng sinh sản. Nguyên nhân của xơ cứng buồng trứng là do: kế phát từ hiện tượng viêm buồng trứng, do hậu quả của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, khai thác và sử dụng gia súc cái không hợp lý. Bệnh có thể xuất hiện trạng thái chai cứng toàn bộ hay một phần của buồng trứng. ðặc ñiểm chủ yếu của bệnh là buồng trứng teo nhỏ lại, mặt ngoài buồng trứng lồi lõm không ñều. Kiểm tra qua trực tràng, khi kích thích xoa bóp nhẹ nhàng buồng trứng ta có cảm giác cứng, rắn và gia súc không có biểu hiện ñau ñớn. ðây là một bệnh thường gặp Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 26 ở gia súc sinh sản, hậu quả của bệnh này thường là con vật bị loại thải nên thiệt hại về kinh tế là không nhỏ. - Bệnh u nang buồng trứng: Theo ðặng ðình Tín (1985), Anberth Youssef (1997) trong quá trình hình thành, phát triển của noãn bào, các tế bào thượng bì của noãn bào dần bị thoái hoá và biến ñổi, các tổ chức liên kết của noãn bào tăng sinh, màng noãn dày lên, noãn bào không vỡ ra ñược, tế bào trứng bị chết, dịch noãn bào chứa ñầy trong bao noãn. Siegmund và Fraser (1973) thì u nang buồng trứng là dạng thoái hoá buồng trứng thường thấy với dấu hiệu cuồng ñộng dục hoặc không ñộng dục. Những dạng u bì là những nang thường có mặt ngoài nhẵn, nang của mô liên kết có bề dày 1 – 2 cm, chúng có dạng hình cầu, ở bò thường có dịch màu vàng. Trên những ñàn bò sữa năng suất cao có khoảng 15% bò có u nang buồng trứng. Bệnh thường gặp trước thời kỳ rụng trứng, sau ñẻ 35 – 45 ngày, bò thường bị mắc bệnh vào mùa thu hoặc mùa ñông. Những trường hợp bò ñẻ song thai thường bị u nang buồng trứng (Gordon. I, 1983). Deas và Cs (1979) nghiên cứu trên giống bò Holstein Friesian và bò ñỏ ở Thụy ðiển ñã ñưa ra nhận xét bệnh u nang buồng trứng thường xảy ra vào tháng thứ 2 và 3 sau khi ñẻ. Tỷ lệ mắc bệnh ở các lứa tuổi khác nhau: 16 – 20% ở bò cái 4 – 5 tuổi, 50% ở bò cái 10 – 11 tuổi. ðỉnh cao của tỷ lệ mắc bệnh ở các tháng 12 và tháng 1, thấp nhất từ tháng 6 ñến tháng 9. Nguyên nhân của bệnh u nang buồng trứng: là do quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc kém, chế ñộ khai thác không hợp lý như gia súc phải cày kéo quá sức hay gia súc quá gầy yếu. Gordon. I (1988) cho rằng bệnh u nang buồng trứng là kết quả của sự rối loạn cơ năng thần kinh và hormone trong cơ thể, ñặc biệt là những sai lệch Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 27 về chế tiết Gonadotropin khi chức năng sinh lý của tuyến yên rối loạn dẫn ñến tình trạng rối loạn hoạt ñộng chu kỳ sinh dục. Sự rối loạn trạng thái ñộng dục, rụng trứng coi như triệu chứng ñặc biệt của hiện tượng rối loạn cơ năng hoạt ñộng của buồng trứng. Noãn bào phát triển chưa thành thục hoàn toàn, không phóng noãn, không teo lại, tồn tại lâu ngày dưới dạng u nang. Ngoài ra bệnh còn có thể bị kế phát từ sát nhau, sảy thai, viêm ống dẫn trứng, do ñộng dục nhiều lần mà không phối ñược giống hay trong quá trình hình thành và phát triển của noãn bào gia súc gặp phải ñiều kiện khí hậu, nhiệt ñộ của môi trường thay ñổi quá ñột ngột. Triệu chứng lâm sàng khi gia súc bị bệnh u nang buồng trứng là hoạt ñộng sinh dục có ñộ hưng phấn rất cao, không theo một quy luật nhất ñịnh, con vật có biểu hiện trạng thái ñộng dục mạnh và liên tục hay còn gọi là chứng cuồng dục (Bierschwal và Cs, 1980). Khi bị bệnh con vật thường kêu rống, nhảy lên lưng con khác, hoạt ñộng rối loạn, luôn ở trong trạng thái không yên tĩnh, mép âm môn bóng láng và sệ xuống. Niêm mạc âm ñạo ẩm và sung huyết có nhiều niêm dịch từ tử cung chảy ra và ñọng lại tại ñây, cổ tử cung phù nề giãn ra. ðuôi con vật cong lên, lõm khum ñuôi võng xuống, thích gần con ñực, khi gặp ñực giống vật bệnh luôn ñứng trong trạng thái hoàn toàn chịu ñực. Có những trường hợp do các tế bào thượng bì của noãn bào bị thoái hoá nên Foliculin tiết ra quá ít hay hoàn toàn không sản sinh làm cho gia súc mất hẳn ñộng dục trong một thời gian. Tiến hành khám qua trực tràng có thể phát hiện trên một hoặc hai buồng trứng có một hay nhiều u nang, kích cỡ to nhỏ khác nhau từ 2 – 8 mm, có thể có từ 1 – 5 cái. Những u nang này nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Thành u nang mỏng, khi xoa nhẹ có cảm giác mềm, bên trong tích ñầy dịch. Những trường hợp trên một buồng trứng có nhiều u nang nhỏ thì bề mặt buồng trứng trở nên sần sùi. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 28 - Thể vàng tồn lưu: Ở trạng thái sinh lý bình thường khi gia súc cái xuất hiện chu kỳ sinh dục: noãn bào chín và nổi rõ trên bề mặt buồng trứng, dưới tác dụng của thần kinh, hormone, áp suất thì noãn bào bị vỡ ra giải phóng tế bào trứng ñồng thời thải xuất ra dịch Folliculin. Sau khi noãn bào vỡ, dịch nang chảy ra, nang Graff xẹp xuống, ñường kính ngắn lại, tạo ra những nếp nhăn trên vách xoang ăn sâu vào trong và chứa nhiều tế bào hạt làm thu hẹp xoang tế bào trứng. Trong tế bào hạt có chứa Lipoit và sắc tố màu vàng, chúng tăng nhanh về kích thước và lấp ñầy xoang tế bào trứng, lúc này thay thế cho tế bào trứng là thể vàng (Corpus Luteum) chính là nơi tiết ra Progesteron. Sự phát triển của thể vàng: từ ngày thứ nhất ñến ngày thứ tư gọi là thể huyết (khám qua trực tràng ngày thứ tư ta có thể sờ thấy), từ ngày thứ tư ñến ngày thứ mười hai thì hoàn toàn là thể vàng và tiết ra Progesteron. Trường hợp gia súc không thụ thai thể vàng nhanh chóng ñạt ñến ñộ lớn tối ña và bắt ñầu teo biến ñi, ngược lại nếu gia súc ñược thụ thai thì thể vàng tồn tại suốt thời gian gia súc có thai ñến tận những ngày gia súc gần ñẻ. Trường hợp gia súc sau khi ñẻ xong hoặc sau hiện tượng ñộng dục, chưa phối giống hay phối giống không có thai thì thể vàng vẫn tồn tại trên buồng trứng hàng tháng thậm chí hàng năm ñược gọi là thể vàng tồn lưu. ðây là một trong những nguyên nhân gia súc không ñộng dục, vô sinh, bệnh thường gặp ở gia súc cái sinh sản nhất là ñại gia súc (Anberth Youssef, 1997). Về mặt cấu tạo, chức năng và tác dụng thể vàng trong bệnh này giống thể vàng của buồng trứng trong thời gian gia súc mang thai. Nguyên nhân của bệnh này thường do chế ñộ nuôi dưỡng kém, nhất là khẩu phần thức ăn thiếu protein, vitamin, chất khoáng. Soliman và Cs (1981) cho rằng thiếu hụt hàm lượng khoáng, ñặc biệt là trong khẩu phần thiếu Fe, I2 sẽ làm rối loạn cơ năng sau ñó là thể vàng tồn tại trên buồng trứng. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 29 Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch ðăng Phong (1994) ngoài ra bệnh còn do kế phát của viêm tử cung dính mủ, thai Canxi hoá, sát nhau. Khi gia súc bị bệnh thể vàng tồn tại thì hoàn toàn không ñộng dục, khám qua trực tràng ta thấy thể vàng to, nhỏ nhô lên bề mặt buồng trứng. Hình 2.6: Bệnh thể vàng tồn lưu 2.4 Tác dụng và ứng dụng của Prostaglandin (PGF2α) trong sinh sản gia súc Prostaglandin là một nhóm Lipoid ñược tiết ra từ nội mạc ống sinh dục (tử cung, âm ñạo) của con cái. Prostaglandin có nhiều loại nhưng có hoạt tính mạnh nhất là PGF2α (Prostaglandin – F2anpha). PGF2α và các chất tổng hợp có hoạt tính tương tự ñược coi là những hoạt chất có hiệu lực nhất trong việc gây ñộng dục của loài nhai lại. Những chất này làm thoái hoá thể vàng, làm giảm hàm lượng Progesteron trong máu, kích thích bài tiết Gonadotropin, kích thích noãn bao phát triển nhanh chóng, gây ra hiện tượng ñộng dục và rụng trứng (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 30 Trong kỹ thuật ñiều khiển sinh sản của gia súc, việc sử dụng kích dục tố ñóng vai trò quyết ñịnh sự thành công của công nghệ sinh sản. Do vậy việc sử dụng PGF2α như một công cụ kỹ thuật ñặc biệt của công nghệ sinh sản trong chăn nuôi gia súc, nhất là với gia súc lớn. Prostaglandin tham gia vào quá trình hồi phục của tử cung do vậy khi bò ñẻ xong ta tiêm Prostaglandin thì sẽ rút ngắn thời gian hồi phục của tử cung ñồng thời làm giảm khá lớn tỷ lệ viêm tử cung. PGF2α ñược các nhà khoa học thế giới rất quan tâm và nghiên cứu sâu. Henricks và Cs (1986) ñã nghiên cứu ra ñược liều lượng và cách sử dụng PGF2α. Tervit (1973) ñã tiêm PGF2α từ ngày thứ 1 ñến ngày thứ 4 của chu kỳ ñộng dục thì không thấy ảnh hưởng gì ñến thể vàng, khi tiêm tiếp từ ngày thứ 5 ñến ngày thứ 17 của chu kỳ ñộng dục thì thấy có tác dụng rất tốt trong việc phá vỡ thể vàng. Ông nhận xét rằng: hầu hết các thí nghiệm tiêm PGF2α trong 3 ngày thì gia súc ñộng dục. Cooper (1974) ñã gây ñộng dục cho bò tơ bằng cách tiêm PGF2α hai lần cách nhau 12 ngày ở giai ñoạn 5 – 17 ngày của chu kỳ ñộng dục, bò ñã ñộng dục từ 48 – 96 giờ sau khi tiêm lần 2. Agarwal và cộng sự (1987) nghiên cứu trên bò lai cho rằng sau khi tiêm PGF2α bò ñộng dục 100%. Thời gian từ khi tiêm ñến khi xuất hiện ñộng dục là 48 – 96 giờ, kể cả khi tiêm 1 lần hay 2 lần cách nhau 11 ngày. Ở Việt Nam có nhiều thành tựu thu ñược từ việc nghiên cứu PGF2α của các tác giả như: Nguyễn Tấn Anh và cộng sự (1984), Trịnh Quang Phong và ðào ðức Thà (1993), ðỗ Kim Tuyên và Cs (1995), Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997),... ñây là những tư liệu quý ñể áp dụng vào trong thực tế. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc._.có trường hợp buồng trứng bị chai cứng, kích thước teo nhỏ. Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi ñược biết: bò bị bệnh thiểu năng và teo buồng trứng thường là những con ñã từng mắc bệnh ở ñường sinh dục hoặc bệnh toàn thân, gầy yếu, nuôi dưỡng chăm sóc kém. * Bệnh thể vàng tồn lưu Triệu chứng: bò bệnh không có triệu chứng toàn thân rõ rệt, vẫn ăn uống, ñi lại bình thường, các chỉ số sinh lý như thân nhiệt, hô hấp, mạch ñập không thay ñổi. Quá trình ñiều tra chúng tôi thấy bệnh thường gặp ở những bò có biểu hiện không ñộng dục. Kiểm tra qua trực tràng thấy một hoặc cả hai buồng trứng to lên, bề mặt buồng trứng sần sùi, sờ thấy thể vàng nổi rõ trên bề mặt của buồng trứng. Qua tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi nhận thấy: chủ yếu do nuôi dưỡng kém; ngoài sử dụng cỏ trồng cho bò ăn thì ña số hộ gia ñình sử dụng thức ăn tinh tự phối chế dẫn ñến thức ăn thiếu vitamin và tỷ lệ các chất khoáng trong thức ăn không cân ñối. Có trường hợp là do kế phát của các bệnh ñường sinh dục, thai chết lưu hoặc sát nhau sau ñẻ cũng làm cho thể vàng tồn tại kéo dài. * Bệnh u nang buồng trứng Qua thăm vấn và kiểm tra lâm sàng chúng tôi thấy triệu chứng: bò mắc bệnh có các chỉ số sinh lý như thân nhiệt, hô hấp, mạch ñập bình thường nhưng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 62 có biểu hiện ñộng dục rất mãnh liệt và không theo một chu kỳ nhất ñịnh; phối tinh nhiều lần nhưng không có chửa. Cũng có trường hợp bò không ñộng dục. Khám qua trực tràng thấy có một hoặc vài u nang nổi lên trên bề mặt buồng trứng, bên trong các u nang có chứa dịch. Trường hợp trên một buồng trứng có nhiều u nang thì bề mặt buồng trứng sần sùi. Tìm hiểu nguyên nhân ñược biết: bệnh thường xảy ra trong các trường hợp nuôi dưỡng kém, thiếu dinh dưỡng, kế phát bệnh ñường sinh dục hoặc do nhiệt ñộ môi trường thay ñổi ñột ngột. 4.4 Kết quả xác ñịnh thành phần, tính mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh và hoá trị liệu của các vi khuẩn phân lập ñược từ dịch viêm tử cung của bò sữa 4.4.1 Kết quả phân lập và giám ñịnh thành phần vi khuẩn trong dịch ñường sinh dục bò sữa bình thường và bệnh lý. Với mục ñích tìm hiểu về tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viêm tử cung, chúng tôi ñã tiến hành lấy mẫu (3 - 5 ml/mẫu) dịch tử cung âm ñạo của bò bình thường sau ñẻ 24 - 36 giờ và lấy mẫu (3 - 5 ml/mẫu) dịch tử cung âm ñạo của bò bị viêm ñể xét nghiệm các vi khuẩn thường gặp trong tử cung bò và tình trạng bội nhiễm của nó khi tử cung bị viêm. Kết quả xét nghiệm 12 mẫu dịch tử cung âm ñạo của bò bình thường sau ñẻ 24 – 36 giờ và 12 mẫu tử cung âm ñạo của bò bị viêm ñược trình bày ở bảng 4.15. Qua kết quả bảng 4.15 chúng tôi có nhận xét như sau: các loại vi khuẩn thường gặp trong dịch tử cung, âm ñạo bò sữa khoẻ mạnh sau ñẻ là: E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus, Salmonella. Trong ñó số mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy 66,67% E.coli; 83,34% có Staphylococcus aureus; 75,00% có Streptococcus và 58,34% thấy Salmonella. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 63 Bảng 4.15: Thành phần vi khuẩn có trong dịch âm ñạo, tử cung bò sữa bình thường và bệnh lý Dịch âm ñạo, tử cung sau ñẻ Dịch âm ñạo, tử cung viêm Loại dịch Loại vi khuẩn Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Escherichia coli 12 8 66,67 12 12 100,00 Staphylococcus aureus 12 10 83,34 12 12 100,00 Streptococcus 12 9 75,00 12 12 100,00 Salmonella 12 7 58,34 12 12 100,00 Pseudomonas 12 0 0,00 12 6 50,00 Khi tử cung, âm ñạo bị viêm, 100% các mẫu bệnh phẩm ñều xuất hiện các vi khuẩn kể trên. ðặc biệt trong dịch viêm xuất hiện thêm loại vi khuẩn Pseudomonas với tỷ lệ 50%. Các loại vi khuẩn cơ hội này luôn có mặt trong chuồng nuôi. Chúng có thể tồn tại trên da, niêm mạc, trong phân, nước tiểu. Trong ñiều kiện sinh lý bình thường, cổ tử cung luôn khép chặt nên các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào tử cung. Nhưng trong quá trình ñẻ cổ tử cung mở rộng và sau khi ñẻ cổ tử cung vẫn mở nên tình trạng nhiễm khuẩn là không thể tránh khỏi. Như vậy việc tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể bò là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng tử cung sau khi sinh. Ngoài việc lựa chọn loại thuốc sát trùng tốt, phương pháp tiến hành sát trùng có ý nghĩa rất lớn trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Vì hầu hết các hóa chất sát trùng ñều không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng giới hạn trong môi trường có chất bẩn, chất hữu cơ. Do ñó, việc chà rửa sạch phân và tẩy uế chất bẩn phải thực hiện thật kỹ trước khi phun thuốc sát trùng. Việc sát trùng chuồng trại ñược ñánh giá tốt khi hiệu quả sát trùng ñạt mức trên 95%. Vì vậy hiệu quả sát trùng ñạt mức cao sẽ góp phần hạn chế nhiễm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 64 trùng vào tử cung bò sữa sau khi sinh. Khi tử cung bị viêm, dịch viêm tử cung chứa các sản phẩm ñộc. Sản phẩm ñộc vừa kích thích cổ tử cung luôn hé mở tạo ñiều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào tử cung, hơn nữa môi trường trong tử cung sau ñẻ rất thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nẩy nở tăng cường về số lượng và ñộc lực gây viêm, nhất là khi tử cung bị xây xát do quá trình sinh ñẻ ñặc biệt các trường hợp ñẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ làm tổn thương ñường sinh dục cái nói chung, tử cung nói riêng. ðặc biệt có sự xâm nhiễm của Pseudomonas ñã ñẩy nhanh quá trình hình thành mủ trong dịch viêm tử cung. 4.4.2 Kết quả xác ñịnh tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập ñược từ dịch viêm ñường sinh dục bò sữa với một số thuốc kháng sinh và hoá trị liệu ðể giúp cơ sở chăn nuôi bò sữa lựa chọn thuốc ñiều trị bệnh viêm tử cung. Chúng tôi tiến hành làm kháng sinh ñồ của những vi khuẩn chủ yếu phân lập ñược từ dịch viêm tử cung, âm ñạo của bò với một số thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu thông thường. Kết quả ñược trình bày tại bảng 4.16. Kết quả bảng 4.16 cho thấy: những vi khuẩn phân lập ñược từ dịch viêm của tử cung, âm ñạo bò có tỷ lệ mẫn cảm với thuốc không cao. Trong ñó những thuốc có ñộ mẫn cảm cao nhất là Amoxycillin tiếp tới là Ciprofloxacin Neomycin và Norfloxacin. Một số loại kháng sinh thông dụng hay dùng trong thực tiễn sản xuất như Streptomycin, Penicillin mức ñộ mẫn cảm với vi khuẩn là rất thấp. Như vậy theo chúng tôi ñể ñiều trị bệnh viêm tử cung, âm ñạo ở bò nên chọn các thuốc Amoxycillin tiếp tới là Ciprofloxacin, Neomycin và Norfloxacin. Không nên chọn các thuốc kháng sinh như Streptomycin, Penicillin vì hiệu quả ñiều trị không cao và dễ gây hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. Tr ư ờn g ð ại họ c N ôn g n gh iệ p H à N ội - Lu ận vă n th ạc sĩ kh o a họ c n ôn g n gh iệ p … … … … … … … … … … . . 6 5 Bả n g 4. 16 : K ết qu ả x ác ñ ịn h tín h m ẫn cả m củ a cá c v i k hu ẩn ph ân lậ p ñ ư ợc từ dị ch v iêm ñ ư ờ n g sin h dụ c bò sữ a v ớ i m ột số th u ốc kh án g sin h v à ho á tr ị l iệ u St a ph yl o co cc u s (n = 12 ) St re pt o co cc u s (n = 12 ) Es ch er ic hi a co li (n = 12 ) Sa lm o n el la (n = 12 ) Ps eu do m o n a s (n = 6) Lo a i V K K há n g sin h M ẫn cả m Tỷ lệ (% ) M ẫn cả m Tỷ lệ (% ) M ẫn cả m Tỷ lệ (% ) M ẫn cả m Tỷ lệ (% ) M ẫn cả m Tỷ lệ (% ) C o lis st in 7 58 ,34 8 66 ,67 8 66 ,67 6 50 ,00 3 50 , 00 N o rf lo x a ci n 10 83 ,34 9 75 ,00 10 83 ,34 9 75 ,00 4 66 , 68 C ip ro flo x a ci n 12 10 0,0 0 10 83 ,34 12 10 0,0 0 11 91 ,66 5 83 ,3 4 N a lid ix de a ci de 2 16 ,67 3 25 ,00 3 25 ,00 5 41 ,67 2 33 , 34 Te tr a cy cl in 9 75 ,00 8 66 ,67 6 50 ,00 7 58 ,34 3 50 , 00 K a n a m yc in 9 75 ,00 8 66 ,67 7 58 ,34 10 83 ,34 4 66 , 68 St ep to m yc in 4 33 ,34 3 25 ,00 5 4 33 ,34 2 33 , 34 G en ta m yc in 8 66 ,67 7 58 ,34 9 75 ,00 9 75 ,00 3 50 , 00 N eo m yx in 9 75 ,00 10 83 ,34 9 75 ,00 10 83 ,34 4 66 , 68 A m pi ci lli n 7 58 ,34 5 41 ,67 6 50 ,00 5 41 ,67 3 50 , 00 A m o x yl lin 11 91 ,66 12 10 0,0 0 12 10 0,0 0 12 10 0 6 10 0, 00 Pe n ic ill in 4 33 ,34 6 50 ,00 2 16 ,67 3 25 ,00 2 33 , 34 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 66 4.4.3 Kết quả xác ñịnh tính mẫn cảm của tập ñoàn vi khuẩn có trong dịch viêm ñường sinh dục bò sữa với một số thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu Nguyên tắc sử dụng kháng sinh cũng như yêu cầu thực tiễn sản xuất phải phát hiện bệnh sớm, ñiều trị kịp thời. Do ñó, chúng ta không có thời gian ñể phân lập, giám ñịnh vi khuẩn rồi làm kháng sinh ñồ như trên ñược. Vì vậy ñể ñáp ứng kịp thời công tác ñiều trị chúng tôi ñã làm kháng sinh ñồ trực tiếp với cả tập ñoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung của bò mắc bệnh ñể chọn thuốc. Kết quả ñược trình bày tại bảng 4.17. Bảng 4.17: Tính mẫn cảm của tập ñoàn vi khuẩn có trong dịch viêm ñường sinh dục của bò với một số thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu TT Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) ðường kính vòng vô khuẩn __ Φ (mm) xmX ± 1 Colisstin 12 5 41,67 16,74 ± 0,73 2 Norfloxacin 12 9 75,00 20,65 ± 0,48 3 Ciprofloxacin 12 10 83,34 21,72 ± 0,72 4 Nalidixde acide 12 4 31,34 16,73 ± 0,94 5 Tetracyclin 12 7 58,34 11,23 ± 0,74 6 Kanamycin 12 8 66,67 17,72 ± 0,86 7 Steptomycin 12 3 25,00 15,71 ± 0,64 8 Gentamycin 12 8 66,67 19,32 ± 0,38 9 Neomyxin 12 9 75,00 20,35 ± 0,66 10 Ampicillin 12 8 66,67 16,73 ± 0,83 11 Amoxyllin 12 11 91,66 23,54 ± 0,28 12 Penicillin 12 2 16,67 12,16 ± 0,52 Từ kết quả xác ñịnh ñược ở bảng 4.17 và dựa vào bảng ñánh giá ñường kính vòng vô khuẩn chuẩn cho thấy: mức ñộ mẫn cảm của tập ñoàn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 67 vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung âm ñạo của bò với thuốc kháng sinh là không cao. Trong 12 loại kháng sinh thí nghiệm chỉ có 4 loại thuốc là Amoxycillin tiếp tới là Ciprofloxacin, Norfloxacin và Neomycin có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm từ 75% trở lên và ñường kính vòng vô khuẩn ñạt trên 20mm. Riêng 2 loại kháng sinh Streptomycin và Penicillin có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm rất thấp chỉ ñạt 16,67 ñến 25% và ñường kính vòng vô khuẩn chỉ ñạt từ 12,16 ñến 15,71mm. Kết quả này phù hợp với kết quả làm kháng sinh ñồ ñối với từng loại vi khuẩn phân lập ñược từ dịch viêm của ñường sinh dục bò cái. Như vậy trong thực tiễn sản xuất ñể chọn ra những thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu dùng ñiều trị bệnh viêm tử cung, âm ñạo ở bò một cách kịp thời có thể dùng phương pháp làm kháng sinh ñồ ngay với tập ñoàn vi khuẩn có trong dịch rỉ viêm của tử cung, âm ñạo bò cái. 4.5 Kết quả thử nghiệm một số phác ñồ ñiều trị bệnh viêm tử cung Hiện nay, nhiều loại kháng sinh ñược sử dụng trong ñiều trị viêm tử cung, nếu chậm trễ trong ñiều trị thì thời gian ñiều trị sẽ kéo dài, tử cung bị tổn thương dẫn ñến chậm ñộng dục hoặc gây nhiễm trùng máu. Do vậy, việc ñiều trị phải tích cực và nhanh chóng. Hiện tượng viêm tử cung - âm ñạo là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ ñẻ của ñàn bò sữa. Kết quả khảo sát và theo dõi cho thấy tỷ lệ viêm tử cung trên ñàn bò sữa Nghệ An là khá cao. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm ñiều trị những bò bị viêm nội mạc tử cung bằng 3 phác ñồ khác nhau ñã ñược trình bày ở phần 3.2.2.4, nhằm tìm ra một phác ñồ ñiều trị hiệu quả nhất cho ñàn bò sữa. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian ñiều trị, tỷ lệ ñộng dục lại, tỷ lệ thụ thai ở lần phối ñầu tiên sau khi khỏi bệnh. Kết quả ñược trình bày ở bảng 4.18 và biểu ñồ 4.9. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 68 Bảng 4.18: Kết quả ñiều trị viêm tử cung và khả năng sinh sản của bò sữa sau khi lành bệnh Số ñộng dục lại Số có thai sau lần phối giống ñầu Phác ñồ ñiều trị Số con ñiều trị Số con khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi bệnh (%) Số ngày ñiều trị trung bình n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) I 8 6 75,00 5,00 4 66,67 2 50,00 II 9 8 88,87 4,56 7 87,50 5 71,43 III 9 9 100,00 3,78 9 100,00 8 88,87 75 88,87 100 66,67 87,5 100 50 71,43 88,87 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ khỏi bệnh Tỷ lệ ñộng dục lại Tỷ lệ có thai sau lần phối giống ñầu Phác ñồ I Phác ñồ II Phác ñồ III Biểu ñồ 4.9: Kết quả so sánh phác ñồ ñiều trị viêm tử cung và khả năng sinh sản của bò sữa sau khi lành bệnh Qua bảng 4.18 và biểu ñồ 4.9 chúng tôi có nhận xét sau: Trong 3 phác ñồ thử nghiệm ñiều trị: kết quả ñiều trị của phác ñồ III là cao nhất (100% bò khỏi bệnh) thời gian ñiều trị ngắn (3,78 ngày); Phác ñồ ñiều trị I cho kết quả khỏi bệnh thấp nhất 75,00% và thời gian ñiều trị dài nhất (5 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 69 ngày). Phát ñồ ñiều trị II cho tỷ lệ ñiều trị khỏi bệnh 87,50% và số ngày ñiều trị trung bình 4,56 ngày. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của bò sữa sau khi lành bệnh cũng cho thấy: sau khi ñiều trị ở phác ñồ III, tỷ lệ bò ñộng dục là 100% và phối giống có chửa 88,87 cao hơn phác ñồ II (tỷ lệ bò ñộng dục 87,50% và phối có chửa là 71,43%). Ở phác ñồ I thấp nhất, số bò ñộng dục là 66,67% và tỷ lệ thụ thai là 50%. Theo chúng tôi sở dĩ ñiều trị bằng phác ñồ I cho kết quả ñiều trị thấp là do khi tử cung viêm, phản ứng co nhỏ của tử cung giảm hẳn chính vì vậy các dung dịch thụt rửa và các sản phẩm của quá trình viêm không ñược ñẩy hết ra ngoài mà ñọng lại tại các vết thương sâu trên thành tử cung, sừng tử cung dẫn ñến hiệu quả ñiều trị không cao và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Phác ñồ III cho kết quả tốt nhất là do dùng Lutalyze một sản phẩm tương tự như PGF2α có tác dụng kích thích tử cung co bóp tống hết dịch viêm ra ngoài, ñồng thời PGF2α có tác dụng làm nhanh chóng hồi phục cơ tử cung. Ngoài ra PGF2α còn có tác dụng phá vỡ thể vàng kích thích nang trứng phát triển làm cho gia súc cái ñộng dục trở lại. Lugol có chứa nguyên tố Iod có tác dụng sát trùng ñồng thời thông qua niêm mạc tử cung cơ thể hấp thu ñược nguyên tố Iod có tác dụng kích thích cơ tử cung hồi phục nhanh chóng và giúp cho buồng trứng hoạt ñộng, noãn bào phát triển làm xuất hiện lại chu kỳ ñộng dục. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của tác giả Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương (1997). Theo các tác giả này những bò bị viêm tử cung dùng PGF2α ñể ñiều trị, nhờ tác ñộng của PGF2α làm tử cung nhu ñộng ñã tống chất bẩn trong tử cung ra ngoài, ñồng thời giúp bộ máy sinh dục trở lại bình thường. Tỷ lệ khỏi viêm ñạt 70 – 90%. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 70 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 5.1 Kết luận. Từ kết quả nghiên cứu xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh sản khoa và thử nghiệm ñiều trị bệnh viêm tử cung trên ñàn bò sữa nuôi tại nông hộ ở huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa ðàn và Thị xã Thái Hoà tỉnh Nghệ An có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Về một số chỉ tiêu sinh sản của bò sữa - Tuổi thành thục về tính của ñàn bò sữa nuôi tại Nghệ An trung bình là 16,04 ± 0,16 tháng với khoảng biến ñộng lớn 12,00 – 21,50 tháng. - Tuổi phối giống lần ñầu là 18,01 ± 0,20 tháng, phạm vi giao ñộng từ 13-24 tháng. - Khối lượng cơ thể khi phối lần ñầu trung bình là 253,59 ± 2,16 kg, thấp hơn bò sữa nuôi ở nhiều ñịa phương như ở Mộc Châu; Ba Vì. - Kết quả phối giống bò sữa ở Nghệ An có tỷ lệ thụ thai 58,24%, tương ñương so với khu vực khác nhưng hệ số phối giống cao hơn (1,87). - Tuổi ñẻ lứa ñầu là 28,22 ± 0,17 tháng cao hơn bò hướng sữa nuôi ở vùng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. - Tỷ lệ ñẻ toàn ñàn của ñàn bò sữa nuôi tại Nghệ An là 61,54% thấp hơn tỷ lệ ñẻ của ñàn bò nuôi tại Ba Vì (63,38%) và có tỷ lệ sẩy thai cao (5,47%). - Khoảng cách giữa hai lứa ñẻ là 445,19 ± 4,88 ngày, thấp hơn khoảng cách hai lứa ñẻ của ñàn bò sữa Holstein Friesian nuôi tại Mộc Châu. - Khối lượng bê sơ sinh ở Nghệ An trung bình là 30,02 kg thấp hơn so với bê Holstein Friesian ở Mộc Châu (33,7 - 34,2kg). - Tỷ lệ nuôi sống bê ñến 6 tháng tuổi ñạt cao: 94,87%, tương ñương với tỷ lệ nuôi sống bê trên bò sữa HF tại Mộc Châu (91 - 97%) và ở nhiều ñịa Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 71 phương khác. - ðàn bò sinh sản nuôi tại Nghệ An ñẻ nhiều vào thời gian từ tháng 10 năm trước ñến tháng 1 năm sau và ñẻ tập trung vào tháng 11 hàng năm, với tỷ lệ bình quân là 14,79%. 2. Về bệnh ở ñường sinh dục của bò sữa - Tỷ lệ mắc bệnh ở cơ quan sinh dục của ñàn bò sữa là rất cao 33,04%. - Trong các bệnh ở cơ quan sinh dục bò sữa, bệnh ở buồng trứng chiếm tỷ lệ cao nhất 44,74%, tiếp theo là bệnh ở tử cung chiếm 42,11% và thấp nhất là bệnh ở âm môn, tiền ñình, âm ñạo 13,16%. - ðối với bệnh ở tử cung thì bệnh viêm nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất 81,25%, viêm cơ tử cung 12,50%, thấp nhất là bệnh viêm tương mạc tử cung là 6,25%. - Trong các bệnh của buồng trứng thì bệnh thiểu năng, teo buồng trứng chiếm tỷ lệ cao nhất 64,71%, tiếp ñến là bệnh thể vàng tồn lưu 23,53% và thấp nhất là bệnh u nang buồng trứng 11,76%. - Trong dịch tử cung bò khoẻ mạnh sau ñẻ 24 - 36 giờ có 66,67% số mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy E.coli; 83,34% có Staphylococcus; 75% có Streptococus và 58,34% phát hiện thấy Salmonella. Khi tử cung âm ñạo bị viêm 100% số mẫu bệnh phẩm xuất hiện các vi khuẩn kể trên và xuất hiện thêm loại vi khuẩn Pseudomonas với tỷ lệ 50,00%. Các loại vi khuẩn trên mẫn cảm cao với thuốc kháng sinh Amoxycillin tiếp tới là Ciprofloxacin Norfloxacin và Neomycin. - Bò bị viêm tử cung có thể chữa khỏi bằng phác ñồ III: tiêm dưới da Lutalyse (một chế phẩm tương tự như PGF2α) với liều 25mg/con, thụt dung dịch Lugol và kháng sinh Amoxycillin vào tử cung kết hợp tiêm thuốc trợ sức, trợ lực. Bò viêm tử cung sau khi lành bệnh nhanh chóng hồi phục khả năng sinh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 72 sản (100% ñộng dục lại), tỷ lệ có thai sau lần phối ñầu cao (88,87%). 5.2 ðề nghị Cho phép sử dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất; ñiều trị những bò bị viêm tử cung ở tất cả các xã trong huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa ðàn và Thị xã Thái Hoà nhằm nâng cao khả năng sinh sản của ñàn bò sữa. Ứng dụng kết quả của ñề tài trên các ñịa phương khác của tỉnh Nghệ An; là tài liệu tham khảo cho các Công ty bò sữa, chế biến sữa ñầu tư vào Nghệ An. ðịa phương cần có những chính sách nhằm nâng cao năng lực, kỹ thuật chăn nuôi và thú y cho người chăn nuôi, ñội ngũ thú y viên, dẫn tinh viên cơ sở. Cần có ñịnh hướng về con giống chất lượng và quy hoạch phát triển chăn nuôi phù hợp với từng vùng, có chế ñộ khuyến khích người dân ñầu tư chăn nuôi tập trung quy mô, theo hướng công nghiệp./. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện, Lưu Kỷ, Trịnh Quang Phong, ðào ðức Thà (1969 - 1995). “Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản cho bò cái”. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi, Viện chăn nuôi, NXB nông nghiệp Hà Nội. 2. Lê Xuân Cương (1993). “ðánh giá ñặc ñiểm sinh sản, sức sản xuất thịt sữa của giống bò ñịa phương và bò lai ñang nuôi tại miền Nam-Việt Nam”, Báo cáo khoa học Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, tr 9-10. 3. ðinh Văn Cải (2003). "Một số ñặc ñiểm sản xuất của bò lai 50%, 75% HF nuôi tại Trung tâm huấn luyện bò sữa Bình Dương", Trích từ trang Web của Dairyvietnam. 4. Trần Tiến Dũng, Dương ðình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002). Giáo trình sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Khuất Văn Dũng (2005). "Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone ñiều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên ñàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ, Ba Vì-Hà Tây", Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, trường ðại học nông nghiệp I Hà Nội. 6. Nguyễn Quốc ðạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế ðức, Nguyễn Thanh Bình (1998). “Khả năng sản xuất của ñàn bò cái lai hướng sữa (Holstein friz x Lai Sind) trong ñiều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chi Minh”, Báo cáo khoa học-Viện Chăn nuôi, tr 16 -18. 7. Nguyễn Quốc ðạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế ðức, Nguyễn Thanh Bình (2000). “Khả năng sản xuất của ñàn bò lai HF trong ñiều kiện chăn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 74 nuôi trang trại ở Thành phố Hồ Chi Minh”, Báo cáo tổng kết ñề tài cấp Nhà nước KHCN-08-05. 8. Vũ Trường Giang (2008). ”Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh sản và biện pháp khắc phục một số rối loạn sinh sản trên ñàn bò cái nội tại huyện Bình Gia – Tỉnh Lạng Sơn”. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. 9. Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương (1997). Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Minh Hoàn, Hoàng Mạnh Quân, Nguyễn Văn Duệ, ðỗ Văn Lộc (1994). Một số ñặc ñiểm sinh sản của nhóm bò lai hướng sữa nuôi tại Hợp tác xã Thanh Lộc ðàn, Thành phố ðà Nẵng. 11. Phan Văn Kiểm (1998). Kết quả nghiên cứu ñộng thái Luteinizing hormone tiền dụng trứng ở bò hướng sữa F1 và ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo nhằm ñạt tỷ lệ thụ thai cao, Viện Chăn nuôi, tr 41-43. 12. Huỳnh Văn Kháng (1991 - 1995). “Những bệnh thường xảy ra ñối với ñàn bò sữa nuôi trong hộ gia ñình thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội và phương pháp ñiều trị”. Kỷ yếu kết quả NCKH CNTY, Trường ðại học Nông nghiệp I Hà Nội. 13. Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Võ Văn Sự, Trịnh Quang Phong (1997). "Phân tích hiện trạng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa ở các quy mô hộ gia ñình tại công ty bò sữa Thảo nguyên", Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1996-1997 (Nha Trang 20-22/08/1997), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội, tr. 169-179 14. Tăng Xuân Lưu (1999). ðánh giá một số ñặc ñiểm của bò lai hướng sữa tại Ba Vì - Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng, Luận văn Thạc sỹ Nông Nghiệp, ðại học Nông nghiệp Hà Nội. 15. Tăng Xuân Lưu (2005). Một số vấn ñề sinh sản ở bò sữa và phương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 75 pháp phòng trị, Viện Chăn nuôi. 16. Nguyễn Kim Ninh, Bạch ðăng Phong (1994). Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Nguyễn Kim Ninh (1994). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng sinh sản và cho sữa của bò lai F1 Hoistein Friseian x Lai Sind nuôi tại Ba Vì, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18. Trịnh Quang Phong, ðào ðức Thà (1993). “Một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sinh sản của bò”. Hội thảo thức ăn bổ sung – sinh sản và thụ tinh nhân tạo, Bộ Nông nghiệp và CNTP – Viện chăn nuôi. 19. Bạch ðăng Phong (1995). “Hiện tượng vô sinh ở bò sữa”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, số 4. 20. Nguyễn Văn Thanh (1999). “Một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh ñường sinh dục cái thường gặp ở ñàn trâu các tỉnh phía bắc Việt Nam”, Luận án TS NN, Trường ðại Học Nông Nghiệp I Hà Nội. 21. ðỗ Kim Tuyên (1995). “Nghiên cứu siêu bài noãn ở bò bằng sử dụng FSH và Prostaglandin”, luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 22. ðỗ Kim Tuyên, Bùi Duy Minh - Công ty bò sữa Mộc Châu (2004). "Một số chỉ tiêu giống bò Holstein Friesian tại Công ty bò sữa Mộc Châu". 23. ðỗ Kim Tuyên và ctv (2004). Tổng kết các chỉ tiêu sản xuất trên bò HF nuôi tại mộc Châu (1998 - 2002), Báo cáo khoa học, Viện Chăn nuôi - 2004. 24. ðỗ Kim Tuyên và ctv (2004). Nguyên cứu một số chỉ tiêu kỹ thuật của bò sữa Úc nhập nội Việt Nam (2002 - 2004), Báo cáo khoa học, Viện Chăn nuôi - 2004. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 76 25. ðỗ Kim Tuyên (2010). Tình hình phát triển Chăn nuôi bò sữa Việt Nam 2011 - 2009 và dự báo 2010 - 2020, Cục Chăn nuôi, 10/2010. 26. Nguyễn Trọng Tiến, Mai Thị Thơm, Nguyễn Xuân Trạch, Lê Văn Ban (1991). Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường ðHNN I Hà Nội. 27. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm (2004). Giáo trình chăn nuôi trâu bò (dùng cho học viên ngành chăn nuôi), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2006). Giáo trình chăn nuôi trâu bò (dùng cho học viên cao học ngành Chăn nuôi), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Nguyễn Xuân Trạch, Phạm Phi Long (2007). Khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa của các loại bò sữa ở Lâm ðồng, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2008: Tập VI, Số 3: 284-288. 30. Nguyễn Ngọc Tần (2006). ðánh giá khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa của bò lai hướng sữa nuôi tại một số vùng phụ cận Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, trường ñại học nông nghiệp I Hà Nội. 31. ðặng ðình Tín (1985). Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y, Khoa CNTY - Trường ðại học Nông nghiệp I – Hà Nội. 32. ðỗ Hồng Thái (2007). “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh thường gặp ở cơ quan sinh dục cái trên ñàn bò vàng nuôi tại một số ñịa phương thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ðắc Lắc”, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ðại Học Nông Nghiệp I Hà Nội. Tài Liệu nước ngoài 33. Agarwal S.K, Shanker U, Dhoble, Rl and Gupta, S.K (1987). “Synchronisation of oestrus and fertility with PGF2 alpha crossbred cattle”, Indian J. Anim Sci, 54 (4). 34. A Ban (1986). Control and Prevention of inherited desorder causing infertility. Technical Managemen A. I Programmes Swisdish University of Agricaltural sciences. Uppsala Sweden. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 77 35. Anberth Youssef (1997). Reproductive diseases in livestocks. Egyptian International Center for Agriculture. Course on Animal Production and Health. 36. Athur G. H (1964). Wrights Veterinary obsterics. The Williams and Wilkins Company. 37. Barr. A. M. and S. E. Hashim (1968). Field investigation of causes of infertility in buffaloes anf cattle. Sharkia province in U. A. R Zuchthyg3: 206 – 209. 38. Bierschwal B. J., R.G. Elmore, E. M. Brown, Youngquist (USA) (1980). Pathology of the ovary and ovary Disorders and the influence of ovarian abnormalities on the endometrium including theapentical aspesct cow. In 9th International Congress on Animal Reproduction and Artificial Insemination – Spain – Madrid Publication. 39. Cooper M.J (1974). “Cotrol of oestrus cycle of heifer with a synthetic prostaglandin analogue”, Veterinary record, (95): 200-203. 40. Chamberlain A (1992), “Milk production in the tropics intermediate tropical” Agriculture Series. 41. Deas D. W., D. R. Melrose, H. C. B. reed, M. Vandeplassche and K. H. Pidduc (1979). Fertility anf in Domestic Animal. 3th edit Bailliere Tindall – London. 42. Debois. C. H. W. (1989). Endometritis and fertility in the cow, Thesis, Utrecht. 43. Gordon. I (1983). Cotrol breeding in farm animal, Induction of twin births. Perganon Press Great Britian. P 123 – 145. 44. Gordon. I (1988). Cotrol breeding in farm animal. Gn – Rhcystic follicales. Perganon Press Great Britian. P 76 – 77. 45. Henricks R.C, Peltier, LS and Kushinsky (1986). Investigation on diffirent factors affecting embryo recovery fromsuperrovulated cow. Freien univessitat Berlin 1995: 119pp: 234ref. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 78 46. Kenneth. Mc Enter (1986). Reprouctive Pathology in Dometic Animal, Second Course on Technical Managament A. I. Programmes. Swidish University of Agricutural Sciences. Uppsala Sweden. 47. Nongthombam Babussingh (1986). The A. I service cattle development in Manipur state (India), Sưedish university of Agricultural Sciences Uppsala Sweden. 48. Samad. A., C. S. Ali, N. Rchman, N. Ahmad (1987). Clinicalincidence of reproduction disorder in the buffaloes. Pakistan – Veterinary – Jounal, 7: 1, 16 – 19: 8th Ref. 49. Siegmund. O. H., C. M. Fraser (1973). Cystic ovarian disease. Meck & co, Inc, Rakway, N. I, USA 794 – 796. 50. Settergreen. I (1986). Cause of infertility in femal reproduction system. Technical Management A. I. Programmes. Sweish University of Agricutural Sciences. Uppsala Sweden. 51. Soliman. F. A., H. Nasr, A. M. Rizk, M. Fayez, S. Y. Salen, E. L. Fadaly, and H. A. Ahmed (1981). Level of oestrogens, progesterone, TSH, T3, and T4 in the serum ofbuffloes during the estrus cycle and postpartum period. Egypt. Vet. Med. J. 52. Shafik Ebrahim Taufik (1986). Artificial Insemination of Cattle in Egypt. Second Course on Technical Management of A. I. Programmes. Swedish Univercity of Agricultural Sciences Uppsala Sweden. P 47–56 53. Tervit H..R, Rowson L.E.A. and Brand A.L (1973). Sychronization of oestrus in cattle using a prostaglandin F2anpha analogue – 1973. ICI 79939, J Report, Fert, 34: 1979 – 1981. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….. 79 MỘT SỐ HÌNH ẢNH Ảnh 1: Lutalyse (chế phẩm tương tự PGF2a ) Ảnh 2: Trang trại bò sữa hộ anh Trần Duy ðức - Thái Hoà, NA Ảnh 3: Khám sản khoa - Trại bò sữa hộ anh Trần Ngọc Cường xã ðông Hiếu - Thái Hoà Ảnh 4: Trại bò anh Hồ Sỹ Vận Quỳnh Thắng - Quỳnh Lưu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2719.pdf
Tài liệu liên quan