Nghiên cứu việc đưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện Đông Anh thành phố Hà Nội

Tài liệu Nghiên cứu việc đưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện Đông Anh thành phố Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu việc đưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện Đông Anh thành phố Hà Nội

pdf137 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu việc đưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------------- NGUYỄN VĂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU VIỆC ðƯA CHĂN NUÔI GIA CẦM TÁCH KHỎI KHU DÂN CƯ CỦA HUYỆN ðÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM THỊ MỸ DUNG HÀ NỘI – 2008 i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Văn Cường ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung, người ñã ñịnh hướng, trực tiếp hướng dẫn và ñóng góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng ñể tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Khoa Sau ñại học – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo ñã trực tiếp giảng dạy và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cho phép tôi ñược gửi lời cảm ơn tới Cục Thú Y, UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến Nông Hà Nội, UBND huyện ðông Anh ñã cung cấp số liệu, thông tin và ñịa bàn tốt nhất ñể thực hiện luận văn. Xin cảm ơn sự giúp ñỡ, ñộng viên của tất cả bạn bè, ñồng nghiệp, gia ñình và những người thân ñã là ñiểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Tác giả Nguyễn Văn Cường iii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vii Danh mục các biểu ñồ viii 1. Mở ñầu 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2. Cơ sơ lý luận và thực tiễn 4 2.1. Chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư 4 2.2 Thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư 12 3. ðặc ñiểm huyện ðông Anh và phương pháp nghiên cứu 22 3.1 ðặc ñiểm huyện ðông Anh 22 3.2. Phương pháp nghiên cứu 36 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 41 4.1 Thực trạng chăn nuôi gia cầm và ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của thành phố Hà Nội 41 4.1.1 Khái quát chung về kết quả chăn nuôi gia cầm của thành phố Hà Nội 41 4.1.2 Quá trình ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của thành phố Hà Nội 45 4.2 Thực trạng chăn nuôi gia cầm và ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh 48 iv 4.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm của huyện ðông Anh 48 4.2.2 Nghiên cứu nguyên nhân phải ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư huyện ðộng Anh 56 4.2.3 Thực trạng ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh 59 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh 65 4.3.1 Hướng sản xuất kinh doanh của nhóm hộ ñiều tra 65 4.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ chăn nuôi gia cầm huyện ðông Anh 70 4.3.3 Về các biện pháp thú y, phòng dịch của các nhóm hộ ñiều tra 72 4.3.4 Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gia cầm của các nhóm hộ ñiều tra 73 4.3.5 Các nguồn lực của hộ 75 4.3.6 Nhận thức của hộ với việc ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư 86 4.3.7 Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới việc ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư 89 4.4 Thuận lợi và khó khăn trong qua trình ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh 93 4.4.1 Xây dựng cây vấn ñề 93 4.4.2 Một số thuận lợi và khó khăn 97 4.5 Các giải pháp ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư 98 4.5.1 ðịnh hướng ñưa CNGC tách khỏi khu dân cư huyện ðông Anh 98 4.5.2 Các giải pháp cụ thể 105 v 5. Kết luận và kiến nghị 121 5.1 Kết luận 121 5.2 Kiến nghị 124 Tài liệu tham khảo 126 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNGC : Chăn nuôi gia cầm SL : Số lượng CC : Cơ cấu LMLM : Lở mồm long móng CNH – HðH : Công nghiệp hoá - Hiện ñại hoá BQ : Bình quân NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản TN : Thu nhập Lð : Lao ñộng NN : Nông nghiệp CSHT : Cơ sở hạ tầng ðH, Cð, THCN : ðại học, Cao ñẳng, Trung học chuyên nghiệp CN – TTCN&XD : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng GTSX : Giá trị sản xuất KCN : Khu công nghiệp vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Số lượng gia cầm của Việt Nam qua các năm 6 2.2 Sản phẩm chăn nuôi của thế giới giai ñoạn 1975-2005 12 2.3 10 quốc gia ñứng ñầu về sản lượng thịt gia cầm trên thế giới 13 3.1 ðất ñai và tình hình sử dụng ñất ñai của huyện ðông Anh giai ñoạn 2005 - 2007 28 3.2 Dân số và lao ñộng của huyện ðông Anh giai ñoạn 2005 - 2007 30 3.3 Cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho huyện ðông Anh trong giai ñoạn 2005 - 2007 32 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện ðông Anh qua các năm (2005-2007) 35 4.1 Kết quả chăn nuôi gia cầm của Hà Nội trong 8 năm gần ñây 44 4.2 Số trang trại chăn nuôi gia cầm ngoài khu dân cư của các huyện ngoại thành Hà Nội 47 4.3 Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm của huyện ðông Anh 50 4.4 Lượng vi sinh vật của khu chuồng 10 hộ nuôi gia cầm trong khu dân cư 56 4.5 Lượng khí ñộc trong không khí của khu chuồng 10 hộ nuôi gia cầm 57 4.6 Kết quả ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh 61 4.7 Kế hoạch và thực hiện việc ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của ðông Anh 64 4.8 Hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại ñiều tra 68 4.9 Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chăn nuôi gia cầm của nhóm hộ ñiều tra 70 viii 4.10 Tình hình tiêm phòng và tỷ lệ chết tại các hộ ñiều tra trên ñịa bàn huyện 73 4.11 Hiệu quả chăn nuôi gia cầm của nhóm hộ ñiều tra năm 2007 74 4.12 Nguồn nhân lực của nhóm hộ ñiều tra 76 4.13 Quỹ ñất tính bình quân trên nhóm 1 80 4.14 Quỹ ñất của huyện ðông Anh 81 4.15 Vốn và nhu cầu về vốn cho chăn nuôi gia cầm của hộ 83 4.16 Hình thức tiêu thu sản phẩm của các hộ chăn nuôi gia cầm 85 4.17 Nhận thức của hộ về việc ñưa CNGC tách khỏi khu dân cư 88 4.18 Mục tiêu ñưa CNGC tách khỏi khu dân cư huyện ðông Anh dự kiến ñến năm 2020 103 4.19 Quy hoạch xây dựng khu CNGC tập trung tách khỏi khu dân cư tại các xã thuộc huyện ðông Anh ñến 2020 109 ix DANH MỤC BIỂU ðỒ STT Tên biểu ñồ Trang 4.1 Cơ cấu ñàn gia cầm 45 4.2 Cơ cấu hộ chăn nuôi gia cầm 52 4.3 Yêu cầu kỹ thuật chuồng nuôi của các nhóm hộ 71 4.4 Trình ñộ học vấn của chủ hộ 78 4.5 Lý do chưa ñưa chăn nuôi gia cầm ra khỏi khu dân cư 89 1 1. MỞ ðẦU 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài Trong những năm ñổi mới, ngành chăn nuôi gia cầm của Thủ ñô Hà Nội có nhiều khởi sắc, tốc ñộ tăng tính trên ñầu con bình quân hàng năm 4 - 5% năm, mỗi năm ñã cung cấp ra thị trường khoảng 13 ngàn tấn thịt gia cầm, 80 ngàn quả trứng ñáp ứng 35 - 40% nhu cầu của nhân dân thành phố. Chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống ñem lại cho nông dân, các chủ trang trại chăn nuôi thu nhập ñáng kể và góp phần nâng cao ñời sống cho nhân dân. Hiện nay, Thành Phố Hà Nội có 4,5 - 5 triệu con gia cầm trong ñó khoảng 3,3 triệu gà vịt, ngan, ngỗng. Huyện ðông Anh chiếm 65% tổn ñàn gia cầm. Nhiều hộ nông dân trên ñịa bàn huyện ñã nuôi từ vài nghìn gà ñẻ trứng, gà thịt, ngan, hàng vạn chim cút. Song ña số chuồng trại vẫn nằm trong khu dân cư với quy mô hộ gia ñình. Việc chăn nuôi này cho năng suất, hiệu quả thấp và gây ô nhiễm môi trường nông thôn, quản lý dịch bệnh kém hiệu quả, gặp nhiều khó khăn ñồng thời có nguy cơ bùng phát dịch cúm H5N1 và lây sang người ảnh hưởng ñến sức khoẻ của nhân dân. Thực tế cho thấy, ñợt dịch cúm gia cầm do virut H5N1 gây ra năm 2004 và ñầu năm 2005 là một bằng chứng. Hà Nội ñã phải tiêu huỷ 2,4 triệu con gia cầm, chiếm 50% tổng ñàn, làm thiệt hại trên một tỷ ñồng, ảnh hưởng ñến nền kinh tế xã hội. Gây hoang mang lo lắng cho nhân dân về nguy cơ lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người. Do dịch cúm gia cầm, thịt gia cầm không tiêu thụ ñược ñã làm tăng giá các loại thực phẩm khác trên thị trường làm thị trường giá cả không ổn ñịnh. Dịch cúm gia cầm cũng ảnh hưởng lớn ñến du lịch và ñầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng ñến môi trường sinh thái [6]. 2 Hiện nay, ñàn gia cầm bước ñầu ñược phục hồi, tập quán chăn nuôi gia cầm trong khu vực dân cư lại tiếp tục tăng. Vì vậy, ñể phát triển chăn nuôi gia cầm tốt hơn sau khi có dịch, ñem lại nguồn thu nhập cho nông dân, nâng cao hiệu quả cho xã hội khắc phục những tồn tại chăn nuôi theo phương thức cũ thì dưới sự chỉ ñạo của Thành Uỷ, UBND Thành Phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành Phố Hà Nội ñã xây dựng và triển khai ñề án ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư theo quy mô trang trại. Là huyện ngoại thành Hà Nội, ðông Anh là huyện ñiển hình trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại, ñang trong quá trình thực hiện chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại tách khỏi khu dân cư của Thành Uỷ, UBND Thành Phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành Phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn chậm. Số lượng các trang trại chăn nuôi gia cầm còn ít, các trang trại ñã ñược xây dựng chậm phát triển, chưa ñáp ứng yêu cầu chỉ ñạo và mong muốn của nhân dân. Thực tế tình hình chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư của ðông Anh ñã gây ảnh hưởng nghiêm trọng ñến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp ñến kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu việc ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh - Thành Phố Hà Nội” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyên ðông Anh trong thời gian qua và ñề xuất những giải pháp nhằm thúc ñẩy quá trình ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư tại huyện ðông Anh trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư theo quy mô trang trại. - ðánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng ñến việc ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư ở huyện ðông Anh. - ðề xuất những giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư trên ñịa bàn huyện ðông Anh. 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 ðối tượng nghiên cứu Nghiên cứu việc ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư tại huyện ðông Anh. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu lý luận về ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư. Từ ñó liên hệ với việc thực hiện chủ trương này ở ðông Anh và tập trung vào các giải pháp kinh tế, quản lý là chủ yếu. b. Phạm vi về không gian: ðề tài tiến hành nghiên cứu trên ñịa bàn huyện ðông Anh – Thành phố Hà Nội. Vì ñây là một trong những huyện chăn nuôi gia cầm với mật ñộ cao. c. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu việc ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư trên của huyện ðông Anh từ năm 2005 ñến 2007. ðể ñảm báo tính khách quan, sát thực, cập nhật và hiệu quả trong giải pháp ñề xuất, ñề tài sử dụng số liệu ñiều tra hộ tại thời ñiểm nghiên cứu ñề tài (năm 2008). Các số liệu thứ cấp khác ñược sử dụng trong nghiên cứu có thời gian ñảm bảo tính cập nhật. 4 2. CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư 2.1.1 Chăn nuôi gia cầm 2.1.1.1 Phân loại chăn nuôi gia cầm Chăn nuôi bao gồm chăn nuôi ñại gia súc, tiểu gia súc, chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy, chăn nuôi gia cầm là một ngành nhỏ, một hướng trong chăn nuôi nói chung. Với chăn nuôi gia cầm có thể ñược phân loại theo nhiều cách khác nhau: * Phân theo loại gia cầm: chăn nuôi gà, chăn nuôi vịt, chăn nuôi ngan, chăn nuôi chim cút, ñà ñiểu, ngỗng, các loại chim cảnh,... * Phân theo ñiều kiện chăn nuôi: gồm có chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm. Chăn nuôi gia cầm là việc chăn nuôi những loại thích nghi với ñiều kiện sống trên cạn, như: gà, ñà ñiểu, chim cút,... Chăn nuôi thuỷ cầm là việc chăn nuôi những loại gia cầm thích nghi với môi trường sống dưới nước như: vịt, ngan, ngỗng,... * Phân loại theo hình thức chăn nuôi: gồm có chăn nuôi tập trung và chăn nuôi phân tán. Chăn nuôi tập trung là việc ñàn gia cầm của một hộ hoặc một trang trại ñược nuôi tập trung trong một diện tích nhất ñịnh, như chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi trong chuồng kín. Chăn nuôi gia cầm phân tán là việc chăn nuôi gia cầm trên diện tích rộng, không cố ñịnh như: chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi vịt chạy ñồng,... Nếu nhìn tổng thể trong một vùng thì chăn nuôi gia cầm tập trung còn ñược hiểu là hình thức chăn nuôi gia cầm gồm nhiều trang trại chăn nuôi tập 5 trung trong một khu nhất ñịnh, ñược quy hoạch tổng thể và có sự quản lý chung, còn chăn nuôi gia cầm phân tán ñược hiểu là việc các hộ, các trang trại chăn nuôi giải rác tại nhiều nơi khác nhau. * Phân theo hướng kinh doanh: chăn nuôi gia cầm lấy thịt, chăn nuôi gia cầm lấy trứng và chăn nuôi hỗn hợp (cả lấy thịt và lấy trứng). * Phân theo quy mô chăn nuôi: Quy mô chăn nuôi ñược hiểu là: số lượng gia súc, gia cầm ñược nuôi thường xuyên hoặc chăn nuôi theo các lứa, các ñợt trong năm, ñể sản xuất ra khối lượng nhất ñịnh các sản phẩm (có thể là thịt, trứng, sữa, con giống,…) ở một cơ sở chăn nuôi (xí nghiệp, trang trại, nông hộ). Quy mô chăn nuôi gia cầm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Nếu gia cầm ñược nuôi theo phương thức cổ truyền, thì quy mô thường nhỏ lẻ. Chăn nuôi theo lối công nghiệp, bán công nghiệp, thường có nhiều loại hình, nhiều quy mô khác nhau, trong ñó có chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại là chăn nuôi theo quy mô lớn, cho khối lượng sản phẩm hàng hóa cao. 2.1.1.2 Vai trò của chăn nuôi gia cầm Chăn nuôi gia cầm có vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp, trong nền kinh tế quốc dân và trong ñời sống của nhân dân. Nó cung cấp cho con người thức ăn giàu ñạm, giàu năng lượng, ñồng thời có tác ñộng ñể các ngành liên quan khác phát triển như ngành trồng trọt, công nghiệp chế biến nông sản… Theo tài liệu thống kê của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), sản lượng thịt gia cầm thế giới năm 2003 ñạt 75,9 triệu tấn, trong ñó sản lượng thịt gia cầm của Châu Phi 3,3 triệu tấn (4,34%), Châu Mỹ 33,6 triệu tấn (44,27%), Châu Á 25,4 triệu tấn (33,46%), Châu Âu 12,7 triệu tấn (16,73%) [2]. Tỷ lệ tiêu thụ thịt gia cầm của thế giới chiếm tới 30% trong tổng số các loại thịt gia súc, gia cầm. 6 Ở Việt Nam, chăn nuôi gia cầm là một nghề chăn nuôi truyền thống, có tốc ñộ phát triển nhanh, tạo việc làm, góp phần nâng cao ñời sống của người nông dân Việt Nam. Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu ñời, ñầu tư ít, tiêu tốn thức ăn ñể sản xuất ra 1 ñơn vị sản phẩm thấp (FCR trên dưới 2kg thức ăn/kg thịt hơi), quay vòng nhanh (gà giống chuyên thịt nuôi 40- 60 ngày/lứa, gà nội 90- 120 ngày/lứa) phát triển ñược khắp mọi miền của ñất nước, sản phẩm dễ tiêu thụ, ñược coi là món ăn "bổ dưỡng" và chưa có sản phẩm ñộng vật nào thay thế ñược. Sau những năm ñổi mới chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng có tốc ñộ phát triển rất nhanh: Bảng 2.1: Số lượng gia cầm của Việt Nam qua các năm STT Năm SL Gia cầm (triệu con) So sánh (%)/năm 1 Năm 1990 103,820 2 Năm 2000 196,1 2000/1990: + 8,92% 3 Năm 2001 218,12 2001/2000: + 11,22% 4 Năm 2002 233,29 2002/2001: + 6,96% 5 Năm 2003 254,64 2003/2002: + 8,90% 6 Năm 2004 218,150 2004/2003: - 14,33% 7 Năm 2005 219,910 2005/2003: - 13,64% 8 Năm 2006 214,564 2006/2003: - 15,74% (Nguồn: Hiệp Hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam) Cuối năm 2003 dịch cúm gia cầm xuất hiện, ñến nay ñã tái phát 3 ñợt làm ảnh hưởng lớn ñến việc phát triển ñàn gia cầm ở nước ta. Năm 2004; 7 2005; 2006 so với năm 2003 không những không tăng trưởng mà còn giảm từ 14-15%. - Hiện nay trên 80% hộ nông dân chăn nuôi gia cầm, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp ñã chuyển dần sang chăn nuôi tập trung hàng hoá, góp phần nâng cao ñời sống của người nông dân Việt Nam. Chăn nuôi gia cầm chiếm khoảng 18-19% tổng thu ngành chăn nuôi [9]. Chăn nuôi gia cầm cung cấp khối lượng thực phẩm lớn thứ hai sau chăn nuôi lợn. Nếu dịch cúm không xảy ra năm 2003 và tái phát nhiều lần ñến nay tổng ñàn gia cầm có khả năng lên tới 4201 triệu con (mỗi năm tăng 8,5%) và sản xuất ra khoảng 1,536,818 tấn thịt gia cầm qua ñó cho thấy dịch cúm gia cầm xảy ra ñã ảnh hưởng rất lớn ñến việc sản xuất và phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam. Khối lượng thực phẩm chiếm 16- 17% tổng sản lượng thịt và ñứng thứ hai sau chăn nuôi lợn [9]. 2.1.2 Chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư 2.1.2.1 Thế nào là chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư Khi dựa vào khoảng cách chăn nuôi tới khu ở của dân cư, ñược phân thành chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư và chăn nuôi gia cầm ngoài khu dân cư. Chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư là việc chăn nuôi gia cầm ngay trong khu vực dân cư sinh sống hoặc rất gần khu dân cư. Chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư là việc chăn nuôi gia cầm xa khu vực dân cư sinh sống, việc chăn nuôi gia cầm rất ít ảnh hưởng tới môi trường sống của khu dân cư. Chăn nuôi gia cầm nếu ñể trong khu dân cư sẽ làm ô nhiễm môi trường sống của con người. Theo ước tính mỗi con gia cầm một ngày ñêm ăn vào khoảng 100 - 150 gam thức ăn. Mỗi ngày thải ra 70 - 80 gam phân. Với số lượng một nghìn con mỗi tháng thải ra khoảng 500kg phân. Nếu 8 nuôi một lứa 3 tháng sẽ thải ra 7.500kg phân, sẽ có số lượng lớn khí ôi thối H2S cùng khí ñộc khác như cacbonic, khí amoniac... sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho con người [4]. Mặt khác, chủ yếu là phải thực hiện cho ñược “An toàn sinh học” ñảm bảo cho chăn nuôi thành công: + Một trong nội dung chính của An toàn sinh học quy ñịnh vị trí xây dựng chuồng trại: - Những cơ sở chăn nuôi tập trung phải ở cách xa khu dân cư, xa các trại chăn nuôi khác, xa các công trình công cộng, quốc lộ, bến cảng, ñặc biệt cần phải xa chợ bán ñộng vật, các cơ sở giết mổ ñộng vật. - Có hàng rào hoặc tường rào bao quanh khu chăn nuôi cách biệt với khu hành chính. + Nuôi riêng biệt theo từng giai ñoạn sản xuất hoặc theo nguồn gốc: - Trong một trại chăn nuôi nên bố trí các khu riêng biệt ñể nuôi gà mới nở, gà hậu bị, gà kết thúc giai ñoạn ñẻ, gà nhập từ nơi khác về. - Không nuôi chung nhiều loại ñộng vật trong cùng một trại. Ví dụ nuôi chung gà vịt, ngan, gia cầm chung với lợn. - Cùng nhập cùng xuất: ðây là cách tốt nhất tránh ñược nguy cơ bệnh xâm nhập do gia cầm mới ñồng thời sau khi xuất chuồng toàn bộ tiến hành tiêu ñộc ñể trống chuồng ñể phá vỡ vòng luân chuyển mầm bệnh ở trong ñàn… Về khoảng cách xa khu dân cư với trại chăn nuôi gia cầm và các trại lớn không có tài liệu nào quy ñịnh cụ thể. Tuy nhiên ñể tham khảo có thể căn cứ vào quy ñịnh của một số quốc gia có dịch cúm gia cầm vừa qua giữ cho dịch không lây lan ñã có hiệu quả. Các khoảng cách cấm vận chuyển không lưu thông gia cầm từ ổ dịch: Hàn Quốc : 3km Trung Quốc : 3 - 8km 9 Nhật Bản : 30km Lào : 10km ðài Loan : 5km Thái Lan : 10km Cambodia : 3 - 10km Việt Nam : 5km Inñônêxia : 1km Như vậy ở Hà Nội có thể quy ñịnh khoảng cách giữa trang trại và khu dân cư và trại này cách trại khác từ 1km trở lên. Khoảng cách càng gần thì phải có tường rào và các biện pháp cách ly càng chặt chẽ [3]. Chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư theo quy mô trang trại sẽ tạo ñiều kiện tốt hơn cho các hộ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh, quản lý kinh tế tốt hơn. Ở các nước có nền chăn nuôi gia cầm tiên tiến có Bộ luật thú y từ rất sớm. Các nước này có nền kinh tế thị trường nên quy luật cạnh tranh xảy ra gay gắt. Các chủ trang trại chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng trước khi tổ chức kinh doanh ñều tự trang bị cho mình các kiến thức về chăn nuôi thú y hoặc theo các trường trung cấp, ñại học nông nghiệp ñể ñảm bảo cho công việc kinh doanh thành công. Ví dụ như ở Thái Lan kết quả ñiều tra số học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi thú y nói riêng khoảng 40% làm thuê cho các chủ trang trại khác, khoảng 10% không tìm ñược việc làm phải chuyển nghề khác [5]. Vì vậy các trang trại ñã thu hút 80% số học sinh, sinh viên tốt nghiệp vào làm việc. Nên hầu hết các trại có bác sĩ thú y, kỹ sư chăn nuôi. Ngay từ khi xây dựng trại họ ñã có kiến thức về chăn nuôi thú y và chấp hành nghiêm chỉnh luật thú y, luật bảo vệ môi trường. Các trang trại có quy mô vừa và lớn ñề dựng xa khu dân cư. Còn ở Việt Nam do ñiều kiện các chủ trang trại chưa ñủ ñáp ứng kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi thú y một cách ñầy ñủ nên xây 10 dựng trại tùy tiện ngay trong khu dân cư hoặc quá gần khu dân cư. Vì vậy có thể nghiên cứu và rút ra những kinh nghiệm của các nước có nền chăn nuôi tiên tiến việc ñầu tiên là trang bị kiến thức cho các chủ trang trại và ñào tạo kỹ thuật về chăn nuôi thú y cho công nhân chăn nuôi. Về quy mô, phải di chuyển ra khỏi khu dân cư: qua tìm hiểu chăn nuôi gia cẩm ở các gia ñình nông thôn của các nước có nền chăn nuôi gia cầm tiên tiến vẫn còn tồn tại ñến ngày nay. Vì các gia ñình này không làm ô nhiễm môi trường tới mức vượt các chỉ tiêu cho phép của Luật bảo vệ môi trường. Chính vì vậy một số trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô vừa (khoảng 50 - 1000 con gia cầm) ở Thái Lan, Inñônêxia... vẫn còn tồn tại gần khu dân cư. Không có nước nào quy ñịnh cụ thể chỉ tiêu ñược nuôi bao nhiêu con gia cầm ñó ñã làm ảnh hưởng ñến môi trường: lượng khí ñộc CO2NH3, H2S... lượng bụi thải ra không khí xung quanh trại và lượng nước thải ra của trang trại ñó gây ô nhiễm nguồn nước xuang quanh và nguồn nước ngầm hay không. Lẽ tất nhiên nếu khi hộ chăn nuôi càng lớn càng gây ô nhiễm môi trường nhiều. Tuy nhiên cũng không hoàn toàn tuyệt ñối như vậy. Có các trang trại cùng nuôi quy mô như nhau, nhưng có trạng trại gây ô nhiễm nhiều hơn trang trại kia vì do có phương tiện biện pháp bảo vệ môi trường. Vì vậy ở Hà Nội chúng ta có thể áp dụng kinh nghiệm này, sử dụng các quy ñịnh tiêu chuẩn của Bộ luật bảo vệ môi trường ñể xem xét trại nào cần di chuyển [3]. Di chuyển ñến ñịa ñiểm nào? - ở các nước có nền chăn nuôi tiên tiến người ta xây dựng các trại giống thuần, giống ông bà ở ñịa ñiểm có ñiều kiện cách ly tốt nhất nhưng lại không quá xa các trang trại chăn nuôi giống bố mẹ và thương phẩm. 11 Việc di chuyển các trang trại chăn nuôi gia cầm tách khu dân cư ở Việt Nam là vấn ñề mới có tính ñặc thù sinh ra nhiều vấn ñề phải khảo sát thực nghiệm. 2.1.2.2 Sự cần thiết phải ñưa các trang trại chăn nuôi gia cầm ra khỏi khu vực dân cư Chăn nuôi gia cầm trong những năm gần ñây phát triển mạnh, nhưng hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô lớn lại nuôi trong khu vực dân cư và chính so sự gia tăng mạnh về ñầu con gia cầm trong khu vực dân cư ñã gây nên tình trạng bức súc: - Phân thải của gia cầm quá nhiều, lại không ñược xử lý kịp thời, chứa chất bừa bãi ở khắp nơi: Xung quanh nhà, sân, vườn, ñường làng, ngõ xóm. Làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường sống rất nặng nề. Theo kết quả khảo sát của Viện Y Học lao ñộng và vệ sinh môi trường tại các chuồng nuôi gia cầm ở huyện ðông Anh: + Vi khuẩn hiếm khí: 65.963,2 vi khuẩn/m3 không khí. + Vi khuẩn Ecoli: 510,1 vi khuẩn/m3 không khí. + Khí NH3: 1.119 mg/m3 không khí. + Khí H2S: 4,194 mg/m3 không khí. ðó là những chỉ số vượt quá mức cho phép, trong khi ñó ở nông thôn hộ gia ñình nào cũng chăn nuôi trong không gian hạn hẹp, môi trường bị ô nhiễm nặng nề làm ảnh hưởng ñến sức khoẻ của con người và gia súc, gia cầm [5]. - Các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm rễ phát sinh và lây lan thành dịch lớn. Trận ñại dịch cúm gia cầm năm 2003 - ñầu năm 2004, Hà Nội ñã phải 12 tiêu huỷ hơn 2 triệu con gia cầm, chiếm49,8% tổng số gia cầm của vùng và tiêu huỷ gần 80.000 quả trứng, làm thiệt hại 97 tỷ ñồng. Dịch cúm gia cầm không chỉ làm ảnh hưởng ñến kinh tế mà còn ảnh hưởng ñến nhiều mặt xã hội khác [6]. ðể giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, khắc phục tình trạng lây lan dịch bệnh và bảo ñảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phải sớm có biện pháp ñưa chăn nuôi gia cầm ra khỏi khu vực dân cư. Mặt khác cũng góp phần thúc ñẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc ñẩy chăn nuôi phát triển, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông hộ. 2.2 Thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư 2.2.1 Trên thế giới 2.2.1.1 Phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới phát triển mạnh trong vòng 35 năm qua. Sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng nhanh hơn sản lượng thịt bò và thịt lợn. Sản lượng thịt và trứng của các nước ñang phát triển cao hơn các nước phát triển. Hiện tại, sản lượng thịt của các nước ñang phát triển chiếm 55% sản lượng thịt thế giới, sản lượng trứng chiếm 68%. Mặt khác, do tốc ñộ phát triển nhanh nên ñã tạo ra sự mất cân ñối: Bắc, Trung Mỹ và Châu Âu bị chia sẻ thị phần bởi các nước châu á, Mỹ La tinh như: Trung Quốc, Brazil. Bảng 2.2: Sản phẩm chăn nuôi của thế giới giai ñoạn 1975-2005 (ðVT: 1000 tấn) Năm Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm Trứng gia cầm 1970 38.349 35.799 15.101 19.538 13 1975 43.724 41.674 18.684 22.232 1980 45.551 52.683 25.965 26.251 1985 49.285 59.973 31.206 30.764 1990 53.363 69.873 41.041 35.232 1995 54.207 80.091 54.771 42.857 2000 56.951 90.095 69.191 51.690 2005 60.437 102.523 81.014 59.233 Tốc ñộ 57,6 186,4 436,5 203,2 (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, Volume 62, December 2006) Trong các loại thịt gia cầm thì thịt gà chiếm tỷ lệ cao. Trong những năm giữa của thập kỷ 80 thịt gà chiếm 88,3% tổng lượng thịt gia cầm sau ñó giảm xuống và ổn ñịnh ở mức 86%, phần còn lại là các loại thịt gia cầm khác như thịt gà tây, thịt vịt, thịt ngan và thịt ngỗng. ở các nước ñang phát triển chủ yếu sản xuất các loại thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), còn thịt gà tây chỉ ñược sản xuất với lượng nhỏ ở các nước phát triển [2]. Bảng 2.3: 10 quốc gia ñứng ñầu về sản lượng thịt gia cầm trên thế giới Quốc gia Sản lượng năm 1970 (1.000 Tỷ lệ (%) Quốc gia Sản lượng năm 2005 (1000 tấn) Tỷ lệ (%) Mỹ 4.645 30,8 Mỹ 18.538 22,9 Liên Xô 1.071 4,1 Trung Quốc 14.689 18,1 Trung Quốc 971 6,4 Brazil 8.895 11,0 Pháp 637 4,2 Mêhico 2.272 2,8 Italia 626 4,1 Pháp 1.971 2,4 Anh 578 3,8 Italia 1.965 2,4 14 Tây Ban Nha 499 3,3 Anh 1.573 1,9 Nhật Bản 490 3,2 Tây Ban Nha 1.341 1,7 Canada 447 3,0 Indonesia 1.268 1,6 Brazil 378 2,5 Nhật 1.240 1,5 Tổng 10 nước 10342 68,4 Tổng 10 nước 53.752 66,3 Thế giới 15101 100 Thế giới 81.014 100 (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, Volume 62, December 2006) Trong mấy thập kỷ trở lại ñây, vùng chăn nuôi gia cầm chuyển từ Bắc và Trung Mỹ, Châu Âu sang khu vực Nam và ðông á. Nếu năm 1970 chỉ có 2 quốc gia châu á trong 10 quốc gia ñứng ñầu về chăn nuôi gia cầm ñó là Trung Quốc và Nhật Bản, thì ñến nay Mỹ vẫn ñứng ở vị trí ñầu (chiếm 22,9%), nhưng Trung Quốc và Brazil ñã ở vị trí thứ 2 và 3. Năm 2005, sản lượng thịt gia cầm ở các nước ñang phát triển chiếm 54,7% sản lượng thịt gia cầm thế giới. Thị phần của Bắc, Trung Mỹ và châu Âu bị chia sẻ bởi các nhà sản xuất lớn khác ở châu á và Nam Mỹ ñó là Trung Quốc và Brazil. Năm 1970, sản lượng thịt của khu vực Bắc và Trung Mỹ, Châu Âu (EU) và Liên bang Nga chiếm hơn 71% sản lượng thịt gia cầm thế giới, còn châu á và Nam Mỹ chiếm ít hơn 24%. ðến năm 2005, tỷ lệ này là gần 50%, tốc ñộ tăng trưởng cao nhất là ở khu vực châu á gần 25 triệu tấn trong giai ñoạn 1975-2005, sau ñó là Nam Mỹ 12 triệu tấn [2]. 2.2.1.2 Xu hướng chuyển ñổi chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư ở một số nước trong khu vực Chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư là một thói quen có tính phổ biến của tất cả các nước ñang và kém phát triển. Hầu hết các nước trong khu vực thì chăn nuôi gia cầm vẫn gắn chặt với khu vực dân cư. Nhưng do ảnh hưởng 15 của dịch cúm gia cầm nên xu hướng chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư ngày càng rõ. Sau ñây là kinh nghiệm của một số nước: * Với Thái Lan Vương quốc Thái Lan là một quốc gia có nền chăn nuôi tương ñối phát triển, ñặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Cộng ñồng quốc tế biết ñến nhiều sản phẩm gia cầm của nước này có mặt ở nhiều nước nhập khẩu trên thế giới. Tương tự như ở Việt Nam, Thái Lan cũng phân loại 4 hình thức chăn nuôi gia cầm gồm chăn nuôi công nghiệp với an toàn sinh học cao, chăn nuôi bán công nghiệp có an toàn sinh học trung bình, chăn nuôi gia cầm hàng hoá qui mô nhỏ có mức ñộ an toàn sinh học thấp và chăn nuôi gia cầm qui mô nhỏ tại nông hộ không ñảm bảo an toàn sinh học. Thái Lan ñã, ñang và sẽ thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi gia cầm ñể nâng cao an toàn sinh học thông qua các giải pháp sau: - ðẩy mạnh chăn nuôi gia cầm công nghiệp, khép kín tất cả các khâu từ con giống, thức ăn, giết mổ chế biến và bán sản phẩm. Hình thành hệ thống trang trại chăn nuôi áp dụng công nghệ cao ñể ñiều khiển tự ñộng hoàn toàn các hoạt ñộng của trại như ñiều hoà nhiệt ñộ, ñộ ẩm, thông gió, lượng khí ñộc, thức ăn, nước uống, khẩu phần thức ăn, kiểm tra tăng trọng, hồ sơ theo dõi... - Chuyển ñổi mạnh từ chăn nuôi gà qui mô nhỏ tại nông hộ sang chăn nuôi gà theo trang trại tiêu chuẩn do Cục Phát triển chăn nuôi thẩm ñịnh và cấp phép. Ví dụ như tỉnh Sakaeo trước dịch cúm gia cầm có 300.000 trang trại gia cầm nhưng hiện nay chỉ còn 60 trang trại tiêu chuẩn. - Hỗ trợ chuyển ñổi từ hình thức chăn nuôi gà không kiểm soát sang chăn nuôi có kiểm soát tại các nông hộ. - Hệ thống chăn nuôi, giết mổ, chế biến công nghệ cao phục vụ xuất khẩu các sản phẩm gia cầm của Tập ñoàn CP ñã chuyển hướng từ xuất khẩu 16 sản phẩm gia cầm chưa chế biến sang các sản phẩm gia cầm ñã chế biến ñể ñáp ứng yêu cầu mới của thị trường xuất khẩu. Ở Thái Lan, chăn nuôi vịt thả ñồng cũng là một nghề truyền thống như ở Việt Nam. Hiện nay, Thái Lan có khoảng 10 triệu con vịt, trước dịch cúm ._.gia cầm 80% ñàn vịt là nuôi không kiểm soát. Sau dịch cúm gia cầm, nước này nhanh chóng tổ chức lại hình thức chăn nuôi này ñể nâng cao an toàn sinh học. Chính phủ Thái Lan có chính sách hỗ trợ các chủ trại chăn nuôi vịt thả ñồng sang nuôi nhốt; ñầu tư 5 tỉ bạt thông qua 5 ngân hàng ñể hỗ trợ chủ trang trại vay vốn với lãi suất 2% năm ñể phục vụ chuyển ñổi. ðồng thời Thái Lan cũng tài trợ cho việc chuyển ñổi; tính bình quân, mỗi chủ trại nuôi một ñàn vịt khoảng 3.000 con sẽ ñược tài trợ 3.500 bạt. Trong quá trình chuyển ñổi, hàng loạt hợp tác xã chăn nuôi vịt ñược thành lập. 10-15% số người chăn nuôi gia cầm tại nông hộ chuyển ñổi sang nghề khác với sự trợ giúp ñào tạo và hỗ trợ chuyển ñổi nghề từ Cục Phát triển chăn nuôi [1]. Bên cạnh các trang trại nuôi bán chăn thả, ñã hình thành các trang trại hiện ñại chăn nuôi vịt có sử dụng công nghệ cao ñể ñiều khiển tự ñộng hoàn toàn các hoạt ñộng của trại như ñiều hoà nhiệt ñộ, ñộ ẩm, thông gió, lượng khí ñộc, thức ăn, nước uống, khẩu phần thức ăn, kiểm tra tăng trọng, hồ sơ theo dõi... Mặc dù ñã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm tốt hơn Việt Nam nhưng nước này vẫn có nguy cơ cao tái lây nhiễm và bùng phát dịch cúm gia cầm. Các nguyên nhân sau có thể ñược ñề cập: - Chăn nuôi gia cầm tại nông hộ, ñặc biệt là chăn nuôi vịt thả ñồng vẫn chưa quản lý hiệu quả và cách ly triệt ñể, ñặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. - Nguyên cơ lây nhiễm vi rút cúm gia cầm từ các ñàn chim hoang dã ñối với gia cầm nuôi tại nông hộ cao. 17 - Do Thái Lan không sử dụng vắcxin cúm gia cầm trong suốt thời kỳ bị dịch nên nguồn vi rút bài xuất ra môi trường sẽ là một nguồn lây nhiễm tiềm tàng. - ðể nâng cao an toàn sinh học, Thái Lan tăng cường kiểm soát chặt chẽ chăn nuôi gia cầm bản ñịa tại nông hộ, chuyển ñổi từ hình thức chăn nuôi không kiểm soát sang chăn nuôi có kiểm soát với sự hỗ trợ từ Chính phủ Thái Lan. * Với Trung Quốc Trung Quốc là nước sản xuất gia cầm lớn trên thế giới, sau Brazil và Mỹ. Theo báo cáo của ngân hàng Rabo và Reuters, Trung Quốc gia nhập WTO có ảnh hưởng sâu sắc ñến ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm trong nước. Năm 2001, sản lượng thịt gia cầm là 12,7 triệu tấn, khối lượng xuất khẩu ñạt xấp xỉ 1 triệu tấn. Năm 2002, một năm sau khi gia nhập WTO, khối lượng xuất khẩu lập tức giảm 160 nghìn tấn, kéo theo kim ngạch giảm 196 triệu ñô la do vướng phải các rào cản về kiểm dịch ñộng thực vật [1]. Trung Quốc cũng là nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ñại dịch H5N1. So với các nước có dịch khác, Trung Quốc là nước chịu thiệt hại lớn nhất vì ñây là nước có dân số chăn nuôi gia cầm lớn nhất. Cho dù giá trị tạo ra chỉ chiếm khoảng 2 phần trăm GDP hàng năm song ngành chăn nuôi gia cầm lại ñóng vai trò quan trọng với xã hội Trung Quốc bởi nó tạo ra 4 triệu việc làm (trong cả chăn nuôi và chế biến). Trong qua trình phát triển CNGC, Trung Quốc ñã huy ñộng các các khu ñất cằn, khô hạn,... của các ñịa phương ñể xây dựng các trang trại CNGC gia cầm. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một quốc gia có tình trạng CNGC manh mún trong khu dân cư, do chính sách phát triển ồ ạt CNGC những năm trước ñây. Chính phủ Trung Quốc xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển CNGC tách khỏi khu dân cư, xong do số hộ CNGC quá lớn nên trước mắt chưa thể giải quyết ngay tình trạng CNGC manh mún nói trên. 18 2.2.2 Với Việt Nam 2.2.2.2 Thực trạng và xu hướng phát triển chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam * Phương thức chăn nuôi Chăn nuôi gia cầm tự phát, phân tán, với qui mô nhỏ lẻ vẫn là chủ yếu, chăn nuôi tập trung qui mô lớn với trang thiết bị tự ñộng, bán tự ñộng còn rất thấp, mới chiếm 6-7% tổng ñàn gia cầm. Trước năm 1974 chăn nuôi 100% là phân tán, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, từ năm 1974 ñến nay ñã quan tâm, ñầu tư phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung theo hướng tự ñộng hoá, bán tự ñộng hoá nhưng phát triển rất chậm. Hiện nay trên 80% hộ nông dân chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao (từ 75-78% tổng ñàn gia cầm, nhiều tỉnh chiếm 94-95%), chăn nuôi tập trung theo phương thức tự ñộng hoá chiếm tỷ lệ rất thấp, khoảng 2% tổng số ñàn gia cầm, phương thức này mới ñược thực hiện ở một số cơ sở nuôi giữ ñàn gia cầm giống gốc của Trung ương, ñàn gà sinh sản của các công ty chăn nuôi lớn như CP group, Japfacomfeed, Cargill, Topmill và một vài công ty tư nhân. Chăn nuôi tập trung theo phương thức bán tự ñộng (có những công ñoạn thô sơ, có những công ñoạn tự ñộng hoá) chiếm trên 6%, chăn nuôi tập trung với trang thiết bị thô sơ chiếm khoảng 14-15%, còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ, thủ công chiếm khoảng 75-78% tổng ñàn gia cầm [5]. * Tình hình sản xuất gia cầm giống Hiện nay cả nước có 12 cơ sở nuôi giữ gia cầm giống gốc trực thuộc Trung ương, 106 trại gia cầm giống thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, trước dịch cúm có 2.260 trang trại với qui mô bình quân 1000-1400 con/trại, một số tỉnh thành có cơ sở nuôi giữ và nhân giống, còn hầu hết các tỉnh chưa có cơ sở nuôi giữ và nhân giống gia cầm, lực lượng sản xuất giống chủ yếu là tư nhân. Giống gia cầm nội chất lượng rất cao là tài sản quý của quốc gia nhưng chưa ñược quan tâm ñúng mức, mới nuôi giữ quĩ gen và nghiên cứu, 19 chưa có cơ sở nuôi giữ, chọn lọc và nhân thuần ñể cung cấp cho sản xuất. Các giống gia cầm nhập nội rất nhiều: gà chuyên trứng, gà chuyên thịt và kiêm dụng gồm 40 dòng, giống. Nhưng mới nhập ñược ông bà và bố mẹ, chưa nhập ñược dòng giống thuần, vì vậy chưa lưu giữ ñược, hàng năm phải nhập, nên khả năng thích nghi thấp và giá thành cao, hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao [5]. * Giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm (2003) hệ thống giết mổ và chế biến sản phẩm gia cầm hết sức lạc hậu và thô sơ, hầu hết gia cầm ñược giết mổ bằng thủ công, phân tán ở mọi nơi, mọi chốn: tại gia ñình, tại chợ, trên vỉa hè, ñường phố, chưa kiểm soát gia cầm trước và sau giết mổ, chưa khử trùng, tiêu ñộc nơi giết mổ nên chưa ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ năm 2005 ñến nay một số tỉnh ñã quan tâm ñến việc phát triển hệ thống giết mổ gia cầm tập trung tự ñộng và bán tự ñộng, phần lớn vẫn giết mổ thủ công ở các chợ, có kiểm soát thú y. Song, do tập quán của người tiêu dùng vẫn ưa chuộng thịt gia cầm tươi sống, mặt khác thịt gia cầm giết mổ giá bán cao hơn thịt gia cầm giết mổ thô sơ (siêu thị bán tăng 50% so với giá nhập) lại không ñảm bảo chất lượng nên người tiêu dùng không mặn mà với thịt gia cầm sau giết mổ. Vì vậy hệ thống giết mổ và chế biến gia cầm tập trung chưa phát triển, dẫn ñến tình trạng giết mổ gia cầm tươi sống và bày bán khắp mọi nơi, không kiểm soát ñược, ñây là mối lo ngại rất lớn ñối với người tiêu dùng và nguy cơ bùng tái dịch cúm. Sản phẩm gia cầm sản xuất ra mới tiêu thụ nội ñịa, trước ñây có xuất khẩu một số trứng vịt muối. Nhưng từ khi dịch cúm gia cầm xảy ra ñến nay thị trường tiêu thụ sản phẩm gia cầm chỉ còn thị trường nội ñịa, có thời gian sản phẩm gia cầm hầu như không tiêu thụ ñược (từ tháng 12 năm 2003 ñến tháng 3 năm 2004), cuối năm 2004 và ñặc biệt cuối năm 2005 trong khi ñó sản phẩm gia cầm ngoại nhập nội ngày một tăng nguyên nhân chính là do sản phẩm gia cầm sản xuất ra cao, chất lượng thấp, mặt khác 20 chưa ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ñây là mối lo ngại rất lớn ñến thị trường gia cầm Việt Nam sau khi gia nhập WTO không những không xuất khẩu ñược mà còn bị mất thị trường trong nước, và tất nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn ñến việc phát triển gia cầm ở nước ta [5]. * Công tác phòng chống dịch bệnh gia cầm Do qui mô chăn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu và do nhận thức của người chăn nuôi bị hạn chế, nên việc áp dụng biện pháp kỹ thuật vào sản xuất chưa ñược coi trọng và chưa làm tốt công tác vệ sinh an toàn sinh học, chưa tiêm phòng vacxin triệt ñể, dịch bệnh nói chung xảy ra nhiều, nên tỷ lệ nuôi sống rất thấp, chi phí thuốc thú y cao, nhất là bệnh cúm gia cầm xảy ra và tái phát nhiều lần ñã làm cho ngành chăn nuôi gia cầm thiệt hại nặng nề, nhiều người chăn nuôi bị phá sản, nhiều người lo sợ chưa dám tổ chức lại sản xuất. Có thể nói dịch cúm xảy ra ñã làm cho ngành chăn nuôi gia cầm bị kiệt quệ và ảnh hưởng ñến sức khoẻ của cộng ñồng và làm ảnh hưởng ñến nhiều ngành nghề khác, ñây là một trở ngại và khó khăn lớn nhất ñối với ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta [5]. 2.2.2.2 Chủ trương phát triển chăn nuôi gia cầm của Hà Nội Năm 2005, dưới sự chỉ ñạo của Thành Uỷ, UBND Thành Phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành Phố Hà Nội ñã xây dung và triển khai ñề án ñưa chăn nuôi tách khỏi khu dân cư theo quy mô trang trại tại các huyện ngoại thành Hà Nội. Căn cứ vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn chăn nuôi gia cầm tại các huyện ngoại thành, ñề án ñã ñưa ra những giải pháp cụ thể nhằm ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư theo quy mô trang trại, cụ thể như sau: - Về quy mô chăn nuôi: Quy mô chăn nuôi gia cầm hợp lý ñể tách khỏi khu dân cư giai ñoạn 2006 – 2010, ñối với các hộ chăn nuôi gà ông bà bố mẹ 21 có quy mô trên 500con/hộ; những hộ chăn nuôi gà thịt thương phẩm, gà ñẻ trứng thương phẩm có quy mô chăn nuôi thường xuyên trên 1000con/hộ. - Quỹ ñất cho chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại: ðề án ñề xuất diện tích tối thiểu của một trang trại chăn nuôi gia cầm là 1000 m2, ñược xây dựng tập trung tại một khu ñất ñược quy hoạch và ñầu tư cơ sở hạ tầng. Quỹ ñất xây dựng khu tập trung chăn nuôi gia cầm ñược ñề tài ñề xuất là mỗi thôn hoặc mỗi xã có thể chọn 1 hoặc 2 vùng ñất ñể xây dựng một khu chăn nuôi gia cầm tập trung với nhiều hộ tham gia. Phương án này ñược lựa chọn do có ưu ñiểm là tiết kiệm ñược diện tích ñất và trong cùng một thời ñiểm giải quyết ñược nhiều trang trại tách khỏi khu dân cư. - Khoảng cách các trang trại chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư: Qua nghiên cứu về các chỉ số vi sinh vật, chỉ số về các khí ñộc trong không khí, ñề án ñề xuất khoảng cách tối thiểu của các trang trại chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư là 300m trở lên. - Về nguồn vốn giúp hộ chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư ñược ñề tài ñề cập gồm các nguồn: vốn ngân sách; vốn vay ưu ñãi; vốn vay của người thân, bạn bè... ;vốn của chủ hộ chăn nuôi. - ðề án cũng ñã nghiên cứu các giải pháp về sử lý môi trường trong khu chăn nuôi, trong các trang trại, các giải pháp về kỹ thuật chăn nuôi gia cầm và xây dựng chuồng trại chăn nuôi nhằm giúp các chủ trang trại chăn nuôi ñạt hiệu quả cao và xử lý tốt môi trường chăn nuôi. 22 3. ðẶC ðIỂM HUYỆN ðÔNG ANH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ðặc ñiểm huyện ðông Anh 3.1.1. ðiều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí ñịa lý ðông Anh là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, cách thủ ñô Hà Nội 20km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 18.230,32 ha, có hệ thống giao thông thuận lợi, là cầu nối giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài và thành phố Hà Nội. Có hệ thống Sông Hồng và Sông ðuống chạy dọc theo hướng tây nam của huyện, ranh giới của huyện bao gồm: 23 - Phía Bắc giáp với huyện Sóc Sơn. - Phía Nam giáp Hà Tây - Phía Tây Nam giáp với Sông Hồng, Sông ðuống và nội thành Hà Nội - Phía ðông Nam giáp với huyện Gia Lâm. - Phía ðông giáp với Bắc Ninh. Các tuyến ñường bộ: ðường cao tố Bắc Thăng Long Nội Bài, ñường Quốc lộ số 3, ñường 23b, các tuyếng ñường sắt Hà Nội - ðông Anh - Lào Cai. Hà Nội - ðông Anh - Thái Nguyên chạy qua ñịa phận huyện, do ñó ðông Anh có nhiều ñiều kiện ñể phát triển về mọi mặt và giao lưu kinh tế với các vùng khác. 3.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn ðông Anh nằm ở khu vực sông Hồng, nên mang các ñặc ñiểm thời tiết khí hậu vùng châu thổ sông Hồng. Một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 ñến tháng 10 với ñặc ñiểm nóng lắm, mưa nhiều và ñộ ẩm cao. Mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 ñến tháng 3 năm sau có ñặc ñiểm hanh khô và rét. Giữa hai mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời gian chuyển tiếp hình thành nền khí hậu bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - ðông. Với ñặc ñiểm khí hậu này rất thuận tiện cho việc phát triển một nền nông nghiệp ña dạng, phong phú về chủng loại sản phẩm. ở ñông anh có thể sản xuất các loại sản phẩm có nguồn gốc nhiệt ñới, cận nhiệt ñới, á nhiệt và cả một phần sản phẩm ôn ñới. + Nhiệt ñộ trung bình năm là 230C. Nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối ño ñược là 380C (thường ño ñược vào tháng 7), nhiệt ñộ tối thấp là 50C (thường vào tháng giêng). 24 + Lượng mưa hàng năm khoảng 2200 - 2500 mm nhưng phân bố không ñều thường tập trung chủ yếu vào mùa nóng ẩm (tháng 2 và tháng 7). Do vậy mùa mưa thường xảy ra úng lụt ở những vùng ñất trũng, không tiêu nước kịp. + ðộ ẩm tương ñối trung bình là 84%, cao nhất thường vào tháng 3 (88% - 90%), thấp nhất thường vào tháng 11 (79%). + Lượng bức xạ nhiệt trung bình là 122,8Kcal/cm2. + Tích ôn lên tới 82700C/năm trong ñó vụ xuân là: 34900C và vụ mùa là: 47800C. Với tổng diện tích ôn như vậy, kết hợp với các ñiều kiện sản xuất khác, ðông Anh có thể thâm canh từ 3- 4 vụ/ năm. Nguồn nước: trên ñịa bàn huyện có 4 con sông chảy qua ñó là: sông hồng, sông ðuống, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, do ñó nhìn chung nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của huyện tương ñối tốt và thuận lợi. Tuy nhiên hệ thống tiêu ở ñây nhìn chung chưa ñảm bảo tiêu nước chủ ñộng trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Gặp những trận mưa lớn nước không tiêu kịp thường gây ra úng lụt, làm giảm năng suất cây trồng, gây thiệt hại cho mùa màng nhất là ñối với vùng miền ñông. 3.1.1.3. ðặc ñiểm ñịa hình Là một huyện ñồng bằng có ñịa hình tương ñối bằng phẳng, có hướng thoải từ Tây Bắc xuống ðông Nam. Các xã phía Tây Bắc của huyện như: Bắc Hồng, Nguyên Khê, Kim Chung, Kim Nỗ, Vân Nội, Tiên Dương có ñịa hình tương ñối cao, phần lớn là diện tích ñất vàn cao. Chính vị vậy ở ñây phù hợp với rất nhiều loại cây trồng khác nhau như: lúa, ngô, khoai, rau các loại… Các xã thuộc phía ñông nam của huyện như: Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm thì lại có ñịa hình tương ñối thấp, thường hay bị úng lụt vào mùa mưa. ðất của vùng này chỉ thích hợp với một loại cây chính là cây lúa nước. Do có hệ thống sông Hồng, sông ðuống, sông Cà Lồ chảy qua nên huyện có một vùng ñất ven sông rộng lớn. ðất vùng này chủ yếu là ñất phù 25 sa, rất thích hợp với việc phát triển lúa, hoa màu, ñậu các loại cũng như các cây công nghiệp ngắn ngày ở sứ nhiệt ñới. + Phân vùng kinh tế: dựa trên các ñặc ñiểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng, huyện ðông Anh ñược chia thành 4 tiểu vùng: Vùng I: Các xã ven sông Hồng, sông ðuống (gồm 8 xã): Mai Lâm, ðông Hội, Sơn Canh, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Võng La, ðại Mạch. ðây là vùng có diện tích ñất phù sa rộng lớn, do ñó vùng này phát triển mạnh các cây công nghiệp ngắn ngày. ðây ñồng thời cũng là vùng phát triển mạnh về chăn nuôi: lợn nạc, bò sữa, bò thịt, dâu tằm, chim cút,… chính vì vậy thu nhập của nhân dân vùng này khá cao. Vùng II: Vùng các xã miền ñông (gồm 5 xã miền ñông): Dục Tú, Liên Hà, Vân Hà, Thuỵ Lâm, Việt Hùng. ðây là vùng có ñịa hình tương ñối trũng, dó ñó có rất ít cây trồng phù hợp với ñặc ñiểm ñịa hình của vùng. Cây trồng, vật nuôi chủ yếu là lúa nước và lợn thịt, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ cũng kém phát triển hơn so với các vùng khác do vậy kinh tế vùng này kém phát triển hơn các vùng khác. Vùng III: Gồm thị trấn ðông Anh và 5 xã: Uy Nỗ, Cổ Loa, Xuân Nộn, Kim Chung. ðây là vùng phát triển chủ yếu về dịch vụ vì ở ñây có nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều xưởng sản xuất chế biến cũng như gia công hàng xuất khẩu. Hơn nữa ở ñây còn là trung tâm trao ñổi, giao lưu các loại hàng hoá của huyện. Vùng IV: Gồm 5 xã Tiên Dương, Vân Nội, Nam Hồng, Bắc Hồng và Nguyên Khê. ðây là vùng chuyên sản xuất rau và rau an toàn vì ở vùng này có lợi thế là ñất cao và màu mỡ nên việc phát triển rau ở ñây tương ñối thuận lợi. ðây là vùng phát triển mạnh nghề trồng rau, hiện tại ñã hình thành các vũng sản xuất rau an toàn tương ñối lớn cung cấp cho thị trường nội thành. 3.1.2 ðiều kiện kinh tế xã hội 26 3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng ñất ðất ñai là ñiều kiện quan trọng nó tham gia vào mọi hoạt ñộng của con người. Do ñó việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này ñòi hỏi phải hợp lý và hiệu quả. Mỗi một ñịa phương có những ñiều kiện thuận lợi khác nhau về ñịa hình, ñịa chất và phương hướng phát triển kinh tế xã hội. Là một huyện ngoại thành Hà Nội, thuộc ñồng bằng châu thổ Sông Hồng, ðông Anh cũng có những ñịnh hướng phát triển và lợi so sánh riêng. Số liệu về tình hình biến ñộng ñất ñai của ðông Anh trong những năm qua ñược thể hiện qua bảng 3.1. Với tổng diện tích ñất tự nhiên là 18230,32 ha, trong những năm qua diện tích ñất nông nghiệp có xu hướng giảm ñi ñể phục vụ cho các khu công nghiệp và khu ñô thị. ðất nông nghiệp năm 2005 chiếm 96,81% tổng diện tích của huyện, tương ứng với 9513,3ha giảm xuống còn 94,15% năm 2007. Trong ñó giảm mạnh là ñất tròng cây hàng năm, còn diện tích trong cây lâu năm và ñất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng, do những năm gần ñây huyện có chủ trương phát triển kinh tế trang trại, nhiều trang trại kinh doanh tổng hợp phát triển và cho hiệu quả kinh tế cao. Qua 3 năm diện tích ñất nông nghiệp bình quân hộ thuần nông giảm nhanh, từ 0,21ha/hộ năm 2005 xuống còn 0,17ha/hộ năm 2007. Một mặt do số hộ của huyện tăng, mặt khác nhiều vùng quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu ñô thị, dẫn ñến nông dân bị mất ñất sản xuất nông nghiệp. Là một huyện ngoài thành nên tốc ñộ công nghiệp hóa và ñô thị hóa ngày một nhanh, tạo ñiều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế chung của huyện, nhưng cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ cho những nông hộ bị mất ñất. Trong quá trình nghiên cứu các giải pháp ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư tại huyện ðông Anh cần tính toán kỹ cả về trước mắt cũng như 27 lâu dài diện tích và vị trí nguồn ñất chuyên dùng cho phát triển chăn nuôi gia cầm, tránh hiện tượng chồng chéo, trùng lặp. 28 Bả n g 3. 1: ð ất ñ a i v à tìn h hì n h sử dụ n g ñấ t ñ a i c ủ a hu yệ n ð ôn g A n h gi a i ñ o ạn 20 05 - 20 07 20 05 20 06 20 07 So sá n h( % ) C H ỉ T IÊ U SL (ha ) CC (% ) SL (ha ) CC (% ) SL (ha ) CC (% ) 06 \0 5 07 \0 6 B Q Tổ n g di ện tíc h ñấ t t ự n hi ên 18 . 23 0, 32 10 0, 0 1. 82 30 , 32 10 0, 0 18 . 23 0, 32 10 0, 0 I. ð ất n ôn g lâ m v à m ặt n ư ớc n u ôi tr ồn g th u ỷ sả n 9. 82 6, 5 53 ,9 0 9. 61 1, 64 52 ,7 2 9. 44 1, 54 51 ,7 9 97 ,8 1 98 ,2 3 98 ,0 2 1. ð ất sả n x u ất n ôn g n gh iệ p 9. 51 3, 3 96 , 81 9. 06 1, 92 94 , 28 8. 88 8, 94 94 , 15 95 , 26 98 , 09 96 , 67 1. 1. ð ất tr ồn g câ y hà n g n ăm 94 48 99 , 31 8. 87 4, 05 97 , 93 8. 61 8, 04 96 , 95 93 , 93 97 , 12 95 , 52 1. 2. ð ất tr ồn g câ y lâ u n ăm 65 , 3 0, 69 18 7, 87 2, 07 27 0, 90 3, 05 28 7, 70 14 4, 20 21 5, 95 2. ð ất lâ m n gh iệ p 5, 3 0, 05 5, 30 0, 06 5, 30 0, 06 10 0, 00 10 0, 00 10 0, 00 3. ð ất m ặt n ướ c N TT S 30 7, 9 3, 13 54 4, 42 5, 66 54 7, 30 5, 80 17 6, 82 10 0, 53 13 8, 67 II . ð ất ch u yê n dù n g 3. 64 0, 1 19 ,9 7 3. 86 7, 34 21 ,2 1 3. 96 0, 88 21 ,7 3 10 6, 24 10 2, 42 10 4, 33 1. ð ất x ây dự n g 91 6, 8 25 , 19 92 7, 80 23 , 99 93 5, 70 23 , 62 10 1, 20 10 0, 85 10 1, 03 2. ð ất gi ao th ôn g 1. 03 6, 2 28 , 47 1. 27 5, 60 32 , 98 1. 35 7, 60 34 , 28 12 3, 10 10 6, 43 11 4, 77 3. ð ất m ặt n ướ c 1. 14 6, 1 31 , 49 1. 14 8, 20 29 , 69 1. 15 1, 00 29 , 06 10 0, 18 10 0, 24 10 0, 21 4. ð ất ch u yê n dù ng kh ác 54 1, 1 14 , 86 51 5, 74 13 , 34 51 6, 58 13 , 04 95 , 31 10 0, 16 97 , 74 II I. ð ất kh u dâ n cư 2. 09 5, 7 11 ,5 0 2. 11 1, 67 11 ,5 8 2. 20 6, 86 12 ,1 1 10 0, 76 10 4, 51 10 2, 63 1. ð ất ñô th ị 11 9, 7 5, 71 50 7, 33 4, 03 70 2, 52 31 , 83 42 3, 83 13 8, 47 28 1, 15 2. ð ất n ôn g th ôn 19 76 94 , 29 1. 60 4, 34 5, 97 1. 50 4, 34 68 , 17 81 , 19 93 , 77 87 , 48 V . ð ất ch ư a sử dụ n g 2. 66 8, 02 14 ,6 4 2. 63 9, 67 14 ,4 8 2. 62 1, 04 14 ,3 8 98 ,9 4 99 ,2 9 99 ,1 2 M ột số ch ỉ t iê u 1. ð ất TN /K hẩ u 0, 07 5 - 0, 06 1 - 0, 05 3 - - - - 2. ð ất N N /L ð N N 0, 08 - 0, 07 5 - 0, 07 - - - - 3. ð ất N N /H ộ N N 0, 21 - 0, 19 - 0, 17 - - - - Ng uồ n : Ph òn g tà i n gu yê n m ôi tr ườ n g hu yệ n ð ôn g An h 29 3.1.2.2 ðặc ñiểm dân số và lao ñộng Huyện ðông Anh có 24 ñơn vị hành chính cơ sở, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, ðông Anh là huyện ñất chật người ñông, theo số liệu thống kê năm 2007, dân số của huyện là 346582 người, mật ñộ dân số là 1901 người/km2. Qua bảng 3.2 chúng ta thấy, từ năm 2005 ñến năm 2007, trong cơ cấu nhóm hộ (hộ thuần nông, hộ phi nông nghiệp và hộ kiêm) thì hộ thuần nông có xu hướng giảm nhanh (năm 2005 chiếm 80,37% giảm xuống còn 78,06% năm 2007), còn hộ phi nông nghiệp và hộ kiêm lại có xu hướng tăng. Do ñó dẫn ñến cơ cấu của nhân khẩu nông nghiệp và lao ñộng nông nghiệp cũng giảm mạnh; khẩu phi nông nghiệp, khẩu kiêm và lao ñộng phi nông nghiệp, lao ñộng kiêm có sự tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số hộ thuần nông của huyện vẫn chiếm tỷ lệ cao, 78.06% năm 2007. Lao ñộng nông nghiệp năm 2007 chiếm 64,96%. Có sự thay ñổi như vậy là do: Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HðH của ðảng, nhà nước và chính quyền ñịa phương. Bên cạnh ñó, những năm gần ñây Nhà nước có chủ trương thu hồi ñất nông nghiệp ñể phục vụ cho quá trình ñô thị hoá nên làm cho những hộ thuần nông giảm xuống. Nhiều hộ nông dân do ñất sản xuất nông nghiệp ít ñi nên họ chuyển sang làm thêm một số nghề khác ñể tăng thu nhập vì thế hộ kiêm có xu hướng tăng nhanh. Mặt khác nhiều hộ nông dân thấy sản xuất nông nghiệp không hiệu quả bằng tham gia các nghề khác nên họ cho người khác mượn ñất ruộng còn họ chuyển hẳn sang làm nghề khác như: kinh doanh buôn bán, ñi làm công nhân, làm thuê, sản xuất tiểu thủ công nghiệp v.v... do vậy cũng làm tăng các hộ phi nông nghiệp. Từ ñó các lao ñộng phi nông nghiệp và lao ñộng kiêm cũng tăng lên. 30 Bả n g 3. 2: D ân số v à la o ñ ộn g củ a hu yệ n ð ôn g A n h gi a i ñ o ạn 20 05 - 20 07 20 05 20 06 20 07 So sá n h C hỉ tiê u ð V T SL CC (% ) SL CC (% ) SL CC (% ) 06 \0 5 07 \0 6 B Q I. Tổ n g dâ n số N gư ời 24 2. 56 1 10 0, 00 29 7. 01 7 10 0, 00 34 6. 58 2 10 0, 00 12 2, 45 11 6, 69 11 9, 57 1. N ôn g n gh iệ p N gư ời 22 3. 00 1 91 , 94 24 3. 90 8 82 , 12 25 6. 10 5 73 , 89 10 9, 38 10 5, 00 10 7, 19 2. Ph i N N N gư ời 19 . 56 0 8, 77 53 . 10 9 21 , 77 90 . 47 7 35 , 33 27 1, 52 17 0, 36 22 0, 94 II . T ổn g số hộ H ộ 59 . 55 6 10 0, 00 64 . 52 4 10 0, 00 71 . 56 2 10 0, 00 10 8, 34 11 0, 91 10 9, 62 1. Th u ần n ôn g H ộ 47 . 86 5 80 , 37 51 . 23 6 79 , 41 55 . 86 3 78 , 06 10 7, 04 10 9, 03 10 8, 04 2. H ộ ki êm H ộ 5. 45 6 9, 16 6. 36 2 9, 86 8. 54 1 11 , 94 11 6, 61 13 4, 25 12 5, 43 3. Ph i n ôn g n gh iệ p H ộ 6. 23 5 10 , 47 6. 92 6 10 , 73 7. 15 8 10 , 00 11 1, 08 10 3, 35 10 7, 22 II I. Tổ n g số Lð Lð 17 21 08 10 0, 00 17 7. 93 8 10 0, 00 19 4. 87 7 10 0, 00 10 3, 39 10 9, 52 10 6, 45 1. La o ñộ n g N N Lð 12 2. 02 4 70 , 90 12 0. 63 2 67 , 79 12 6. 59 8 64 , 96 98 , 85 9 10 4, 95 10 1, 9 2. La o ñộ n g ki êm Lð 40 . 62 3 23 , 60 46 . 28 7 26 , 01 54 . 02 3 27 , 72 11 3, 94 11 6, 71 11 5, 33 3. La o ñộ n g ph i N N Lð 9. 46 1 5, 50 11 . 01 9 6, 19 14 . 25 6 7, 32 11 6, 47 12 9, 38 12 2, 92 IV . M ột số ch ỉ t iê u BQ 1. B Q kh ẩu / h ộ 4, 07 - 4, 60 - 4, 84 - 11 3, 02 10 5, 21 10 9, 12 2. B Q Lð / h ộ 2, 89 - 2, 76 - 2, 72 - 95 , 42 7 98 , 74 9 97 , 08 8 3. B Q Lð N N / h ộ N N 2, 55 - 2, 35 - 2, 27 - 92 , 35 5 96 , 25 3 94 , 30 4 Ng uồ n : Ph òn g th ốn g kê hu yệ n ð ôn g An h 31 Xu hướng biến ñộng lao ñộng như vậy là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và ñô thị hoá. Hiện nay tỷ lệ bình quân lao ñộng nông nghiệp/1 hộ nông nghiệp khá thấp và có xu hướng giảm. 3.1.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện trình ñộ, năng lực sản xuất cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của ñịa phương. Cơ sở vật chất là ñiều kiện không thể thiếu ñược trong mọi hoạt ñộng của ñời sống kinh tế xã hội. Mức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng cao thì sản xuất càng phát triển, năng lực phát triển kinh tế xã hội càng nhiều. Tuy nhiên, việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải ñảm bảo tính hợp lý và ñồng bộ, phù hợp với trình ñộ quản lý và ñiều kiện sản xuất cụ thể của từng vùng, từng ñịa phương thì mới ñem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay một vùng, một ñịa phương thì hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết và trực tiếp phục vụ cho sản xuất kinh doanh ñó là hệ thông cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng phục vụ giao lưu buôn bán, cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục, cơ sở hạ tầng phục vụ y tế, cơ sở hạ tầng sinh hoạt vui chơi giải trí và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, ñược sự hỗ trợ của thành phố và sự nỗ lực của toàn dân cùng các ban ngành ñoàn thể trong huyện, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của huyện ngày càng ñược nâng cấp và hoàn thiện. Qua bảng 3.3 ta thấy, toàn huyện có 111 trạm bơm tưới tiêu và hơn 96km kênh mương ñược kiên cố hóa, tạo ñiều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện. Huyện có hệ thống ñường giao thông thuận lợi, là cầu nối giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm thành phố Hà Nội, các tuyến ñường quốc lộ như quốc lộ 2, 32 ñường 23b, tuyến ñường sát Hà Nội - ðông Anh - Lào Cai,… ñây cũng là ñiều kiện thuận lợi ñể phát triển và giao lưu kinh tế với các vùng khác. Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho huyện ðông Anh trong giai ñoạn 2005 - 2007 Chỉ tiêu ðVT 2005 2006 2007 I. Thuỷ lợi 1. Tổng số trạm bơm Trạm 111 111 111 Trạm tới Trạm 100 100 100 Trạm tiêu Trạm 10 10 10 Trạm tới tiêu kết hợp Trạm 1 1 1 2. Kênh mơng ñã kiên cố hoá m 85185 85585 96077 II. CSHT phục vụ GTVT ðường quốc lộ Tuyến 3 3 3 ðường tỉnh lộ và nội thị Bến 1 1 1 Bến xe Tuyến 1 1 1 ðường sắt Ga 1 1 1 Ga tàu Tuyến 3 3 3 ðường sông Bến 3 3 3 ðường quốc lộ Tuyến 3 3 3 ðường tỉnh lộ và nội thị Bến 1 1 1 Bến xe Tuyến 1 1 1 ðường sắt Ga 1 1 1 Ga tàu Tuyến 3 3 3 ðường sông Bến 3 3 3 III. CSHT phục vụ TTLL Bưu ñiện Bưu ñiện tỉnh Bưu ñiện Bưu ñiện thị Trạm 1 1 1 Bưu ñiện xã ( Phường) Bưu ñiện 23 23 23 IV.CSHT phục vụ cho GD Trường Số trường ðH, Cð, THCN Trường 2 2 2 Số trường cấp III Trường 7 7 7 Số trường cấp II Trường 25 25 25 Số trường cấp I Trường 26 27 27 Số trường mẫu giáo Trường 24 24 24 V. CSHT phục vụ cho Y tế Số bệnh viện BV 2 2 2 Số trạm y tế Trạm 24 24 24 Tổng số giường bệnh Giường VI. Công trình phúc lợi Cái 33 Công viên, vườn hoa Sân 1 1 1 Sân chơi thể dục thể thao Cái 72 72 72 Nhà văn hoá thiếu nhi Cái 1 1 1 Chợ Cái 22 24 24 (Nguồn: Phòng kinh tế huyện ðông Anh) Ngoài ra, qua bảng ta cũng thấy huyện có hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin liên lạc, phục vụ kinh doanh buôn bán, phục vụ giáo dục, y tế, sinh hoạt văn hóa cũng không ngừng ñược nâng cấp và mở rộng, cơ bản ñã ổn ñịnh ñáp ứng nhu cầu phát triển, ñảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện và góp phần thực hiện CNH-HðH ñất nước. 3.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua các năm Những năm gần ñây huyện có sự chuyển mình rõ rệt, tổng giá trị sản xuất tăng nhanh qua các năm, từ 6132,26 tỷ ñồng năm 2005 tăng lên 7770,48 tỷ ñồng năm 2007, ñạt tốc ñộ tăng trưởng bình quân 12,57% năm. Qua bảng 3.4 ta thấy, ngành CN-TTCN&XD và dịch vụ có tốc ñộ tăng trưởng nhanh, qua 3 năm 2005 - 2007 ngành CN-TTCN&XD tốc ñộ tăng trưởng bình quân ñạt 17,6% năm, ngành dịch vụ ñạt 15% năm. Tốc ñộ tăng trưởng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm (bình quân 3 năm giảm 10,91%) do ñại dịch H5N1 ở gia cầm và dịch Tai Xanh (bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản) ở lợn ảnh hưởng nghiên trọng tới kết quá sản xuất kinh doanh của ngành chăn nuôi, mặt khác do quỹ ñất nông nghiệp giảm cũng làm ảnh hưởng tới giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện [10]. ðiều ñáng chú ý là cơ cấu ngành CN-TTCN&XD chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện, năm 2005 ngành CN- TTCN&XD chiếm 73,8% giá trị sản xuất toàn huyện, ñến năm 2007 ñã chiếm tới 80,48%. Cùng với nó là xu h._.i thiểu 1000con/hộ cần diện tích nền chuồng tối thiểu là 300m2. Với CNGC chuyên thịt, với số lượng tối thiểu 1000con/lứa/hộ cần diện tích tối thiểu 111m2, nếu hộ chăn nuôi ngan vịt cần thêm diện tích ao hồ. Ngoài diện tích chuồng nuôi, khi ñầu tư xây dựng trang trai CNGC ngoài khu dân cư cần diện tích xây dựng các công trình phụ trợ như phòng ở cho người chăm sóc, kho chứa thức ăn, kho chứa sản phẩm, bể xử lý chất thải,… Căn cứ vào diện tích hiện có của các nông hộ, cơ sở thực tiễn về quy mô chăn nuôi, ñề xuất quy mô chăn nuôi. ðề tài ñề xuất quy mô về diện tích CNGC ngoài khu dân cư như sau: Với phương án 1: Xây dựng các trang trại CNGC phân tán ngoài khu dân cư có diện tích tối thiểu 600m2/hộ chăn nuôi. Như vậy, bình quân nông hộ chỉ cần chuyển ñổi hai thửa ñất nông nghiệp có thể xây dựng ñược trang trại ngoài khu dân cư, hộ vẫn còn bình quân 6 thửa ñể phát triển trồng trọt, bảo ñảm lương thực, thực phẩm cho gia ñình và cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, với diện tích này sau khi trừ ñi tối ña diện tích các công trình phụ trợ, hộ có thể chăn nuôi tới trên 1500 con gia cầm ñẻ trứng, khoảng trên 4500con/lứa gia cầm lấy thịt. Hộ nên lựa chọn những ñịa ñiểm thuận lợi về giao thông, vùng ñất có năng xuất thấp ñể tiến hành lập dự án xin phê duyệt. Mặt khác với quy mô này hộ chỉ cần ñổi 1-2 thửa cho nhau ñã ñảm bảo ñược nhu cầu diện tích cho chăn nuôi gia cầm, như vậy sẽ dễ làm, giảm kinh phí cho ñầu tư cho hộ, thúc ñẩy qua trình ñưa CNGC tách khỏi khu dân cư của huyện. Với phương án 2: Xây dựng khu CNGC tập trung ngoài khu dân cư, diện tích tối thiểu cho một khu chăn nuôi của hộ là 400m2, chưa bao gồm các công trình phụ trợ. Do khu CNGC tập trung ñã xây dựng ñầy ñủ công trình 108 phụ trợ nên hộ không phải dành diện tích ñể xây dựng các công trình này. Tuy theo quy mô của khu chăn nuôi tập trung và nhu cầu CNGC của từng ñịa phương ñể chia diện tích từng lô cho hợp lý, trên quan ñiểm diện tích CNGC của hộ càng rộng càng tốt, giúp cho hộ có khả năng mở rộng quy mô CNGC. 4.5.2.2 Giải pháp về quy hoạch ñất ñai (1) Xác ñịnh rõ vị trí xây dựng trang trại CNGC tách khỏi khu vực dân cư * Nguyên tắc chọn vị trí xây dựng trang trại - Không vi phạm quy hoạch sử dụng ñất ñã ñược Nhà Nước phê duyệt. - Cách xa khu dân cư, ñường quốc lộ, khu vực giết mổ và chợ buôn bán gia cầm, các khu công cộng từ 300m trở lên. - Không xây dựng ở trước các hướng gió chính với các khu dân cư, các chợ và các công trình công cộng. * Các loại ñất có thể xây dựng trang trại - ðất khó giao theo Nghị ñịnh 64/Nð-CP của Chính phủ. - ðất giao lâu dài cho các hộ gia ñình sử dụng theo Nghị ñịnh 64/Nð- CP của Chính Phủ. * Lý do phải thực hiện các nguyên tắc trên - Xây dựng trang trại và tất cả các công trình khác phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng ñất ñã ñược Nhà nước phê duyệt và tuân thủ các nguyên tắc xây dựng cơ bản. Có như vậy mới thực hiện ñược quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hặn của Nhà Nước và khi ñó có các dự án của Nhà nước mới dễ thực hiện. - Cách xa khu dân cư, ñường quốc lộ, khu vực giết mổ gia cầm và chợ buôn bán gia cầm 300m trở lên ñể tránh sự lây lan dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực trên. Theo khảo sát của viện y học lao ñộng và vệ sinh môi trường thì tại các cự ly cách xa chuồng trại 300m các loại vi khuẩn hiếu khí, khí ñộc H2S vượt 109 mức cho phép không ñáng kể. Vi khuẩn E.Coli và khí NH3 chỉ còn ở dưới ngưỡng cho phép, cự ly dưới 300m thì các loại vi khuẩn và các khí ñộc hại vẫn còn nhiều. (2) Quy hoạch cho khu CNGC tập trung tách khỏi khu dân cư Trên cơ sở nghiên cứu quy hoạch phát triển của thành phố Hà Nội, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu ñô thị, ñường giao thông, các công trình phúc lợi,… trên ñịa bàn huyện. Nghiên cứu cụ thể tình hình ñất ñai và sử dụng ñất ñai của từng ñịa phương, thực tế phát triển CNGC của các ñịa phương. ðề tài ñề xuất phương án quy hoạch ñưa CNGC tách khỏi khu dân cư cho từng xã, thôn. Cụ thể ñược thể hiện qua bảng 4.19: Bảng 4.19: Quy hoạch xây dựng khu CNGC tập trung tách khỏi khu dân cư tại các xã thuộc huyện ðông Anh ñến 2020 STT Tên xã Số khu CNGC tập trung Tổng diện tích (Ha) Số hộ CNGC (dự kiến) Ghi chú(cụ thể từng thôn) 1 Xuân Nộn 1 7.5 22 ðường Nhạn 2 Vân Nội 3 29.8 86 Thố Bảo, Vân Trì 3 Tiên Dương 2 16.3 47 Lương Nỗ, Tiên Kha 4 Nguyên Khê 2 16.3 38 Khê Nữ 5 Bắc Hồng 1 7.5 22 Quan Âm 6 Liên Hà 3 28.3 82 Châu Phong 7 Thụy Lâm 2 16.5 48 Hà Lâm 8 Dục Tú 2 18.6 47 Nghĩa Vũ 9 Vân Hà 3 27 82 Vân ðiềm 10 Hải Bối 3 30.5 85 Hải Bối, Yên Hà 11 Kim Chung 2 13.6 38 Hậu Dưỡng 12 Xuân Canh 1 2.4 18 Xuân Trạch 13 Vĩnh Ngọc 2 16 39 Phương Trạch 14 ðại Mạch 3 26.5 74 ðại ðồng, Mai Châu 15 Việt Hùng 3 31.8 83 ðoài 110 16 Tàm Xá 1 10 15 ðông 17 Mai Lâm 2 14 42 Lộc Hà, Lê Xá 18 Uy Nỗ 3 28.3 85 ấp Tó, ðản Mỗ 19 Cổ Loa 2 18.6 41 Nhồi trên 20 ðông Hội 3 32.6 78 ðông Ngàn, ðông Trù 21 Võng La 1 7.9 25 Sáp Mai 22 Nam Hồng 2 18 56 ðìa, Vệ 23 Kim Nỗ 2 15.8 47 Bắc Tổng số 49 349.65 1200 Phấn ñấu ñến năm 2020 toàn huyện có 49 khu CNGC tập trung, giải quyết cho khoảng 1200 hộ có nhu cầu CNGC tách khỏi khu dân cư. (3) Giải pháp quy hoạch cho các trang trại CNGC tách khỏi khu dân cư riêng lẻ Các thôn, xã cùng huyện xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng thôn, từng vùng ñất của thôn. Những khu ñất ñáp ứng ñược yêu cầu ñặt ra nhưng có diện tích nhỏ, không ñủ xây dựng khu CNGC tập trung có thể chuyển ñổi sang CNGC thì có giải pháp cho các hộ trong khu ñất ñó dồn ñiền ñổi thửa nhau, hoặc ñổi cho hộ có nhu cầu CNGC ngoài khu dân cư ñể xây dựng trang trại CNGC. Thành lập các tổ dồn ñiền ñổi thửa tại các thôn, xúc tiến nhanh qua trình tích tụ ruộng ñất, tổ chức này có nhiệm vụ xem xét phê duyệt diện tích và vị trí xây dựng trang trại của các hộ phù hợp với các tiêu trí ñặt ra và phù hợp vời ñiều kiện của từng thôn 4.5.2.3 Giải pháp nguồn nhân lực Qua phân tích nguồn nhân lực của các hộ CNGC, thấy rõ những thuận lợi , khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ CNGC của hộ, ñề tài ñưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của hộ như sau: - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm nâng cao kỹ thuật CNGC cho người chăn nuôi, tổ chức theo ñịnh kỳ tháng, quý hoặc năm. 111 - Thành lập Hội CNGC tại các xã, thôn,… thường xuyên sinh hoạt trao ñổi kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật trong CNGC cho nhau, giúp ñỡ nhau. Kinh phí hoạt ñộng do hộ tự ñóng góp là chính, do ban khuyến nông quản lý, hỗ trợ và ñịnh hướng hoạt ñộng. - Hướng dẫn cách tổ chức và quản lý trang trại, cùng hộ xây dựng ñịnh hướng phát triển CNGC của gia ñình phù hợp với tiềm năng của từng hộ. Người thực hiện là các cán bộ khuyến nông, Hội CNGC, nông dân chủ chốt,… - Mở các lớp ñào tạo theo trình ñộ sơ cấp, trung cấp về chăn nuôi, thú y và áp dụng tiến bộ mới, khuyến khích lao ñộng của các hộ tham gia và cấp bằng, chứng chỉ khi kết thúc khóa học. Những người tham gia các lớp này sẽ ñược yêu tiên về chính sách hỗ trợ cho CNGC của hộ, có như vậy mới thu hút ñược nhiều hộ tham gia, từ ñó nâng cao ñược kỹ thuật CNGC cho ña số người chăn nuôi. - Xây dựng một số mô hình CNGC ñiểm ñể các hộ CNGC ñến thăm quan, học hỏi. 4.5.2.4 Giải pháp về vốn Qua phân tích tình hình thực tế về nhu cầu vốn vay của các hộ CNGC, các chủ trang trại thể hiện tại bảng 4.15, và nghiên cứu các nguồn vốn, cơ chế chính sách hỗ trợ CNGC, ñề tài ñề xuất một số giải pháp sau ñây: - Tập trung quy hoạch chăn nuôi thành khu tập trung ñể tiện cho việc ñầu tư cơ sở hạ tầng, ñối với các trang trại chăn nuôi tập trung cùng một khu vực, nhà nước nên ñầu tư hệ thống ñường, ñiện, hệ thống nước cho các trang trại với tỷ lệ ñầu tư là 50% tổng chi phí. - ðầu tư thêm lượng vốn cho quỹ khuyến nông, cho vay vốn với lãi suất thấp ñể các nông hộ ñầu tư vào hệ thống chuồng trại và phát triển quy mô chăn nuôi. 112 - Với các trang trại ñã hình thành và hoạt ñộng, Nhà nước ưu tiên cho vay với lãi suất thấp ñể các trang trại này có nguồn vốn mở rộng và phát triển chăn nuôi của gia ñình. - Ưu tiên cho vay với lãi suất thấp 0,3%/tháng ñối với nông hộ chăn nuôi gia cầm quy mô từ 1000con/lứa trở lên trong thời hạn 5 năm. - Kiểm tra, giám sát hoạt ñộng và việc sử dụng nguồn vốn của trang trại, kiểm tra về lỗ, lãi, kết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của trang trại. - UBND huyện thành lập tổ kiểm tra về tình hình hoạt ñộng của các trang trại trên ñịa bàn, các thành viên là chủ tịch UBND xã, từ ñó kiểm tra giám sát từ việc xây dựng chuồng trại ñến các hoạt ñộng của trại. ðối với các trang trại sản xuất kinh doanh không ñúng mục tiêu thì phải ñình chỉ, những trang trại làm ăn thua lỗ liên tục cũng phải xem xét ñình chỉ không cho tiếp tục. - ðể có thể huy ñộng ñược nhiều vốn, huyện cần cấp quyền sử dụng ñất lâu dài trên diện tích trang trại tách khỏi khu dân cư của hộ, hộ có thể thế chấp bằng chính ñất ñai và tài sản của trang trại CNGC của mình. - Huyện tạo ñiều kiện giúp ñỡ về mặt thủ tục vay vốn, giải ngân nhanh chóng ñể ñảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển CNGC của hộ. 4.5.2.5 Giải pháp về thị trường Thị trường tiêu thụ là vấn ñề sống còn của các hộ chăn nuôi, hiện nay các hộ CNGC chưa có thị trường tiêu thụ ổn ñịnh, lâu dài. Vì vậy, bên cạnh việc hộ phải năng ñộng tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình thì huyện và thành phố cần có một số giải pháp ñể tạo thi trường tiêu thụ cho các hộ chăn nuôi, vì lượng sản phẩm gia cầm tạo ra ngày càng lớn cần thị trường tiêu thụ lớn hơn. Hiện nay, sản phẩm gia cầm của các hộ chủ yếu ñược tiêu thụ trực tiếp cho người thu gom lưu ñộng, số lượng tiêu thụ ít, giá cả không ổn ñịnh và 113 không có hợp ñồng. ðể khắc phục ñược tình trạng này, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: - Thành lập Hội chăn nuôi gia cầm ðông Anh, hội có nhiệm vụ ñứng ra bảo lãnh tư cách pháp nhân cho hộ ký kết hợp ñồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến, các nhà hàng khách sạn. Hộ chăn nuôi phải cam kết cung cấp ñúng yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm gia cầm như ñã ký kết. Hội chăn nuôi kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của hộ, chánh tình trạnh phá hợp ñồng. Người chăn nuôi phải chủ ñộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ phù hợp với sản phẩm của mình. Bên cạnh ñó, Hội chăn nuôi ðông Anh hỗ trợ về ñàm phá giá cả, ký kết hợp ñồng. Giá áp dụng tại các hợp ñồng sẽ biến ñộng theo giá thị trường ñể ñảm bảo lợi ích của cả người chăn nuôi và phía doanh nghiệp, chánh tính trạng phá giá hợp ñồng. - Huyện cần xây dựng trung tâm giết mổ quy mô lớn, thu gom số lượng lớn gia cầm của huyện, từ ñó xây dựng một thương hiệu cho gia cầm ðông Anh, ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ñể ñưa vào các siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ bán buôn bán lẻ trên toàn quốc. - Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các nhà máy chế biến các loại sản phẩm từ gia cầm trên ñịa bàn huyện, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa nhà nông – nhà nước – doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra ñược những sản phẩm uy tín trên thi trường trong nước và hướng ra xuất khẩu. - ðưa những giống gia cầm có năng xuất, chất lượng cao vào chăn nuôi. Tao ra những sản phẩm gia cầm có tiếng vang trên thị trường. 4.5.2.6 ðề xuất giải pháp quản lý sản xuất CNGC tách khỏi khu dân cư a. Lập dự án xây dựng trang trại trình UBND xã hoặc huyện phê duyệt Các hộ CNGC phải lập dự án nhằm mục ñích: giúp hộ xây dựng ñược 114 ñịnh hướng ñầu tư, sản xuất phù hợp với khả năng của chủ trang trại và ñáp ứng ñược nhu cầu của thị trường. Tạo hành lang pháp lý ñể chủ trang trại yên tâm ñầu tư; trong sản xuất ñược pháp luật bảo hộ. Nội dung chính trong dự án: - Vị trí, ñịa ñiểm và nguồn vốn xây dựng trang trại - Họ và tên chủ trang trại. - Bố trí sản xuất, quy mô dự án, hình thức ñầu tư: + Bố trí sản xuất: Thể hiện trên bản ñồ 1/1000 các khu vực sản xuất. + Quy mô sản xuất: ñầu con, vốn ñầu tư, lao ñộng,... - Các hạng mục cần ñầu tư xây dựng và giải pháp kỹ thuật - Hiệu quả sản xuất: + Tổng thu nhập bình quân 1 năm + Tổng chi phí sản xuất bình quân 1 năm + Lợi nhuận bình quân 1 năm + Thời gian hoàn vốn - Thời gian thực hiện dự án - Các giải pháp bảo vệ môi trường b. Xây dựng kế hoạch sản xuất Các căn cứ ñể xây dựng kế hoạch: - Căn cứ vào dự án ñầu tư xây dựng trang trại ñã ñược UBND huyện phê duyệt. - Căn cứ vào quỹ ñất của trang trại: Diện tích ñất, loại ñất (ñất khó giao, ñất giao lâu dài, ñất công ích,...), chất ñất. - Nguồn nhân lực: Nhân lực của gia ñình, nhân lực thuê mướn (thuê mướn dài hạn, thuê mướn theo thời vụ,...). - Khả năng về vốn ñầu tư của chủ trang trại. - Thị trường: ñây là vấn ñề sống còn của một trang trại, nên phải ñược 115 quan tâm và ñánh giá ñúng ñắn. Kế hoạch sản xuất: - Kế hoạch chăn nuôi: + Kế hoạch về quy mô ñầu con từng năm + Thức ăn, chuồng trại ñáp ứng cho quy mô ñầu tư + Lao ñộng + Vốn ñầu tư + Hiệu quả sản xuất - Kế hoạch chế biến: + Chế biến thức ăn + Chế biến sản phẩm chăn nuôi gia cầm: có thể ký hợp ñồng với các cơ sở giết mổ ñược phép của thành phố. c. Quản lý chọn giống và quy trình chăn nuôi gia cầm - Chọn lọc giống gia cầm có chất lượng cao: Giống gia cầm phải ñược mua ở những cơ sở sản xuất giống có uy tín như: Trung tâm giống gia cầm Thụy Phương, Công ty CP. Phúc Thịnh, Công ty TNHH CP, JAPACOMFEED.. Phải là giống có nguông gốc rõ ràng, khỏe mạnh, sức sinh trưởng, phát triển và sinh sản mạnh. - Tổ chức chăn nuôi ñúng quy trình: Trong ñiều kiện nhiệt ñới nóng ẩm quanh năm, chỉ có một mùa ñông không hoàn toàn khô và ñiều kiện chăn nuôi dịch tễ phức tạp của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi gia cầm, ñặc biệt là quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh. ðịnh kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu ñộc khu vực chăn nuôi, thiết lập vành ñai an toàn dịch bệnh và thực hiện tốt công tác an toàn sinh học: Chống, tiêu diệt vật chủ trung gian gây bệnh, áp dụng triệt ñể quy trình vacxin phòng bệnh cho gia cầm. ðồng thời áp dụng quy trình sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý và chỉ ñược dùng các loại thuốc kháng sinh không 116 nằm trong danh mục cấm của Việt Nam ñể kiểm soát, ngăn chặn các bệnh chuyền nhiễm, ñặc biệt là các bệnh do vi khuẩn gây ra. Có thời gian ngừng dùng thuốc kháng sinh trước khi giết mổ là 15-20 ngày (tùy từng loại hóa dược). d. Tổ chức quản lý nguồn thức ăn Thức ăn cho gia cầm phải rõ nguồn gốc sản xuất và phải ñược kiểm tra chất lượng của các cơ quan chuyên môn. Hiện nay, ñối với chăn nuôi gà công nghiệp phải sử dụng hoàn toàn thức ăn hỗn hợp dạng viên và dạng mảnh ñể cung cấp ñầy ñủ chất dinh dưỡng cho gà. Nước uống cho gà công nghiệp phải ñảm bảo ñủ ñiều kiện vệ sinh cho phép. Hàng ngày phải lên rõ khẩu phần ăn cho từng lô gia cầm trong trại. Luôn kiểm tra tình hình ăn uống của gia cầm xem có ăn hết khẩu phần không, nếu không ăn hết phải ñiều chỉnh kịp thời và tìm nguyên nhân. e. Tổ chức quản lý lao ñộng Những người tham gia lao ñộng trong trang trại phải thực hiện chế ñộ làm khoán: khoán sản phẩm, khoán công việc, khoán chi phí,... chế ñộ khoán phải phù hợp với từng lao ñộng, với từng công việc. Nếu người nào làm vượt khoán phải có chế ñộ thưởng và ngược lại người nào làm việc không hiệu quả, khong ñạt mức khoán phải phạt. Thực hiện sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng người trong trang trại. f. Quản lý vốn Vốn ñầu tư cho sản xuất phải luôn ñược duy trì và phát triển không ñể thất thoát vốn bằng cách quản lý thông qua hệ thống kế toán và tuân thủ pháp lệnh kế toán thống kê. Trong sản xuất phải hạch toán cho cả chu kỳ sản xuất, cho năm sản xuất và nếu có ñiều kiện thì hạch toán cho cả quý sản xuất. g. Quản lý khu trang trại tập CNGC tập trung - Mỗi khu CNGC tập trung xây dựng một khu riêng là chỗ nghỉ ngơi 117 tập trung cho người lao ñộng, nguồn thức ăn và con giống phải ñược sự thống nhất của ña số các hộ chăn nuôi trong khu. - Mỗi khu tập trung phải có 1-3 người (tuy theo quy mô của khu chăn nuôi) có chuyên môn về chăn nuôi gia cầm, nhằm phục vụ kiểm tra và quản lý vệ sinh, phòng dịch, kỹ thuật chăn nuôi,… của các hộ trong khu. Hình thức trả lương cho 1-3 người ñó do các hộ ñóng góp, hoặc giao khoán cho họ làm dịch vụ thú y, thức ăn, vận tải, bao tiêu và quản lý sản phẩm ñầu ra và ñầu vào cho khu chăn nuôi tâp trung,… - Phải thành lập ñược hợp tác xã CNGC tại khu vực quy hoạch ñó và các thành viên là các chủ trang trại ñó, mục ñích ñể giải quyết và thống nhất các vấn ñề sau: + Quản lý ñất ñai: các trang trại CNGC tách khỏi khu dân cư phải cam kết sử dụng ñúng mục ñích. + Thống nhất về kế hoạch sản xuất, thống nhất về nguồn thức ăn và con giống. + Tổ chức quản lý nguồn lao ñộng, kết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của từng trại,… 4.5.2.7 Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường Chăn nuôi gia cầm càng phát triển thì số lượng phân, nước thải, khí ñộc và các vi sinh vật có hại do các trang trại chăn nuôi gia cầm thải ra môi trường ngày càng nhiều, lượng phân và giác thải không phân hủy kịp ñã gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người và ô nhiễm cho cả môi trường sống của gia súc gia cầm. Chính vì vậy một số nước ở Châu Âu và Nhật Bản không chủ trương phát triển thêm chăn nuôi gia súc, gia cầm, chỉ duy chì số lượng nhất ñịnh và ñể bù vào nhu cầu tiêu dùng tăng, họ nhập thêm. Họ ñã tính nếu ñể ô nhiễm thì kinh phí xử lý ô nhiễm còn gấp nhiều lần kinh phí dự phòng. Xin nêu một số thí dụ ở Nhật Bản. 118 - Ở vùng Minamata (Nhật Bản) do không chi kinh phí phòng chống phòng chống ô nhiễm nước hằng năm 125 triệu yên. Sau hai năm phải chi 5 năm gồm các khoản: bồi thường sức khoẻ cho dân trong vùng 7.671 triệu yên. Chi bù thiệt hại hoa màu 690 triệu yên. Chi bù cải tạo lại ñất 7.621 triệu yên. Cộng 12.632 triệu yên. Sau ñó phải tiếp tục chi hằng năm 125 triệu yên phòng chống ô nhiễm môi trường. - Ở lưu vực sông Zinzu: do không ñầu tư chống ô nhiễm nước và không khí do các trại chăn nuôi thải ra môi trường ñã phải chi 743 triệu yên bồi thường sức khoẻ cho dân trong vùng. 1.657 triệu yên bồi thường thiệt hại hoa màu do mất mùa và 893 triệu yên cải tạo ñất. Tổng phải chi 2.518 triệu yên. Sau ñó hằng năm cho 603 triệu yên phòng chống ô nhiễm môi trường. Rút kinh nghiệm ở các nước, chúng ta cần phát triển chăn nuôi gia cầm một cách bền vững, giữ cho môi trường sống của người dân quanh vùng và ñàn gia cầm ñược an toàn. Chăn nuôi gia cầm trang trại chủ yếu gây ra ô nhiễm nước, ñất, không khí do chất ñộc và vi sinh vật gây hại thải ra ở môi trường và cùng xung quanh trại. ðể phòng chống ô nhiễm môi trường phải lấy phương châm phòng là chính (ñó là phương pháp rẻ và có hiệu quả nhất). - ðể phòng chống ô nhiễm ñất, và nước ngầm cần xây dựng nền chuồng, hệ thống cống rãnh, nền nhà chứa phân,... lát gạch hoặc láng bê tông. - Phải có hệ thống cống thu gom nước vào bể chứa ñể xử lý nước bằng phương pháp sinh học hoặc dùng nước vôi, chất diệt trùng,... ñể làm sạch nước trước khi thải ra môi trường. - ðể phòng chống ô nhiễm không khí và vi sinh vật có hại ngay trong chuồng nuôi cần có hệ thống thông gió làm giảm lượng vi sinh vật có hại, khí ñộc như CO2,H2S, NH3,… và ñộ ẩm. Trồng cây xanh xung quanh trại và dùng thuốc khử mùi hôi thối như DEODORAGE, EM xịt vào thức ăn trong máng. Dùng BOKASHI rắc vào phân. 119 Hãng OLMIX (Pháp) ñã bán rộng rãi ở thị trường Việt Nam chế phẩm Mistral có nguồn gốc tự nhiên có khả năng loại trừ nguy cơ ñộ ẩm cao và CO2, NH3, thái quá trong chuồng trại gia cầm. - Xử lý phân: Nuôi gia cầm con và gia cầm thương phẩm lấy thịt; sau một lứa phải dọn phân rác sạch sẽ trong chuồng và tẩy uế chuồng trại. Nuôi gia cầm ñẻ trứng cứ sau 2 tháng - 3 tháng phải dọn phân, rắc ñộn chuồng và tẩy uế thay rác ñộn chuồng mới. Phân ở nhà chứa chất cần ñược chuyển sớm ñi chế biến làm phân bón ruộng, không ñể lâu sẽ ô nhiễm môi trường. - Xác gia cầm chết hoặc vỏ trứng ấp thải ra phải ñược ñốt bằng lò ñốt có hệ thống lọc khí ñộc. Dùng các chế phẩm ñể xử lý ô nhiễm môi trường trong chuông nuôi, như dùng chế phẩm DE.ODORAGE, BOKASHI rắc vào phân và rác ñộn chuồng. Tiến sĩ J.Foulkes nhận thấy khi sử lý chuồng bằng Mistaral ở Anh Quốc, lượng Amoniac ñã giảm ñi ñáng kể trong bầu không khí trang trại: Giảm 92% trên nền và 82% trên trần. Tiến sĩ Phạm Công Thiếu và cộng sự (Viện Chăn nuôi) ñã ding chế phẩm EM (Effective Microorganisms) cho 0,1% gốc vào nước uống và phun EM thứ cấp vào chất ñộn chuồng làm tăng tỷ lệ nuôi sống 10-12% và tăng 11,8% khối lượng thịt, thịt gà ñủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Nguyễn Thị Ngọc Liên bổ xung chế phẩm EM vào nước và phun vào rác ñộn chuồng nuôi vịt làm giảm tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng trọng và tăng tỷ lệ nuôi sống, giảm ô nhiễm môi trường. Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm khác nhau, mỗi chế phẩm ñều giới thiệu kỹ cách sử dụng và công dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng phải thử nghiệm và cân nhắc về giá cả, chi phí. Giữ trong sạch môi trường trong các trạng trại làm cho gia cầm phát triển tốt sẽ giảm ñược rất nhiều chi phí thuốc thú y, thuốc sát trùng và tránh ñược thiệt hại không mong muốn, giữ ñược chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững. 120 121 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua nghiên cứu ñề tài “Nghiên cứu việc ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh - Thành Phố Hà Nội”. Bằng việc áp dụng những phương pháp nghiên cứu ñã lựa chọn, ñề tài ñã hệ thống hoá ñược những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về những vấn ñề nghiên cứu. Trên cơ sở ñánh giá thực trạng ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh, nghiên cứu thực tiễn CNGC tại các hộ chăn nuôi, và những yếu tố ảnh hưởng tới việc ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư, ñề tài ñã ñề xuất những giải pháp nhằm thúc ñẩy quá trình ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư trên ñịa bàn huyện ðông Anh. Cụ thể: 1. Về nguyên nhân phải ñưa CNGC tách khỏi khu dân cư tại huyện ðông Anh - Do chăn nuôi gia cầm của huyện ðông Anh ña số trong khu dân cư, phát triển tự phát, quy mô nhỏ lẻ (số hộ chăn nuôi quy mô lớn chỉ chiếm 22,92% năm 2007), thiếu sự quy hoạch,... do ñó tình hình ô nhiễm môi trường rất trầm trọng ảnh hưởng sức khỏe con người. Hàm lượng khí ñộc và các vi sinh vật có hại ñều vượt quá mức cho phép (khí H2S cao gấp 279,6 lần tiêu chuẩn cho phép). - Cũng chính tình trạng phát triển chăn nuôi gia cầm bừa bãi, thiếu quy hoạch, thiếu ñầu tư làm cho dịch bệnh rất dễ xẩy ra và khi xảy ra dịch bệnh thì rất khó có ñiều kiện cách ly ñể khống chế và dập tắt dịch bệnh. - Hiệu quả kinh tế của việc CNGC trong khu dân cư thấp hơn CNGC ngoài khu dân cư. Doanh thu trên một ñồng chi phí của nhóm hộ chăn nuôi trong khu dân cư chỉ ñạt 1,09 lần, trong khi ñó tỷ lệ này của nhóm hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư ñạt 1,16 lần. 122 2. Về thực trạng ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh Quá trình ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện cũng ñã ñạt ñược những kết quả nhất ñịnh, số lượng các trang trại chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư tăng qua các năm, từ 48 trang trại năm 2005 lên 82 trang trại năm 2007. Tuy nhiên, kết quả này còn rất khiêm tốn, không ñạt ñược kế hoạch ñặt ra và chưa phát huy ñược tiềm năng của huyện. Huyện chưa quy hoạch và xây dựng ñược khu CNGC tập trung ngoài khu dân cư. 3. Về các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh Bên cạnh ảnh hưởng của kỹ thuật chăn nuôi, cơ sở vật chất trang bị cho chăn nuôi tới quy mô chăn nuôi của hộ và mức vốn ñầu tư của hộ khi chuyển chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư. Thì một số vấn ñề nổi cộm khác ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư của ðông Anh, cụ thể: Thứ nhất: Về nguồn nhân lực của hộ - Nguồn lao ñộng trong các hộ là tương ñối dồi dào, bình quân 3,68 lao ñộng/hộ CNGC trong khu dân cư và 4,83 lao ñộng/hộ CNGC ngoài khu dân cư. ðây sẽ là ñiều kiện thuận lợi trong khai thác và sử dụng nguồn nhân lực sẵn có trong phát triển chăn nuôi gia cầm của hộ. - Tuổi bình quân của chủ hộ CNGC trong khu dân cư khá cao, 46,65 tuổi, trong khi tuổi bình quân của chủ hộ CNGC ngoài khu dân cư là 38,53 tuổi. ðây là một khó khăn cho các hộ CNGC trong khu dân cư trong việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật, trong quản lý và ñịnh hướng sản xuất kinh doanh của hộ khi ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư với quy mô lớn hơn. Do tư duy kinh tế yếu dần và mức ñộ năng ñộng của hộ sẽ kém, tính bảo thủ cao. 123 - Chủ hộ CNGC trong khu dân cư có trình ñộ thấp chiếm tỷ lệ cao, cũng là một cản trở trong quá trình phát triển chăn nuôi gia cầm của hộ. Thứ hai: Về nguồn lực ñất ñai của hộ Trong khi diện tích ñất tối ña mà hộ có thể chuyển ñổi sang chăn nuôi gia cầm bình quân là 2113,57m2/hộ, thì huyện quy ñịnh một hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư phải có diện tích tối thiểu 3600 m2. Thứ ba: Về nguồn vốn của hộ Nhu cầu về vốn và vốn bình quân một hộ CNGC ngoài khu dân cư cao hơn nhiều hộ CNGC trong khu dân cư. Vốn hiện có bình quân một hộ của nhóm hộ CNGC trong khu dân cư là 251,18 triệu ñồng, trong khi ñó vốn hiện có bình quân một hộ CNGC ngoài khu dân cư là 713,67 triệu ñồng. Vì vậy, ñể chuyển CNGC tách khỏi khu dân cư hộ cần lượng vốn gần gấp 3 vốn hiện có của hộ. ðây là cũng là một khó khăn lớn của hộ trong viêc ñưa CNGC tách khỏi khu dân cư. Thứ tư: Về thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ các sản phẩm gia cầm của các hộ chăn nuôi không ổn ñịnh, chưa có một thị trường tiêu thụ lớn và 100% hộ chưa có hợp ñồng tiêu thụ. ðiều này gây tâm lý lo ngại, không mạnh dạn ñầu tư ñể ñưa CNGC tách khỏi khu dân cư. 4. Về các giải pháp ñưa chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư huyện ðông Anh Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới việc ñưa CNGC tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh, ñề tài xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết các vấn ñề vướng mắc và thúc ñẩy quá trình ñưa CNGC tách khỏi khu dân cư của huyện ðông Anh, như: Giải pháp về quy hoạch; ñề xuất quy mô chăn nuôi cho một trang trại CNGC tách khỏi khu dân cư tối thiểu là 1000con/lứa/hộ; ñề xuất diện tích tối thiểu cho một trang trại 124 CNGC trong khu tập trung là 400m2/hộ, các trại CNGC phân tán diện tích tối thiểu là 600m2/hộ; giải pháp về vốn, nguồn nhân lực; giải pháp tổ chức thực hiện, quản lý; giải pháp xử lý môi trường;… Chúng tôi tin rằng với việc thực hiện ñồng bộ và triệt ñể các giải pháp trên sẽ nhanh chóng ñưa CNGC của huyện tách khỏi khu dân cư, ñến năm 2020 số gia cầm CNGC trong khu dân cư của huyện chỉ còn khoảng 11,45% tổng số gia cầm của huyện, có khoản 1200 hộ CNGC ngoài khu dân cư với số lượng gia cầm chiếm 88,55% tổng ñàn. 5.2 Kiến nghị ðối với Nhà Nước và thành phố Hà Nội: Nhà nước và thành phố Hà Nội cần căn cứ vào tình hình thực tế của ñịa phương ñể có những chính sách tăng cường nguồn vốn hỗ trợ ñầu tư cơ sở hạ tằng cho các khu CNGC tách khỏi khu dân cư. Có quy hoạch phát triển lâu dài ñể phát triển các khu CNGC tách khỏi khu dân cư ổn ñịnh. Tạo tâm lý yên tâm cho người chăn nuôi và ñịnh hướng tốt cho ñịa phương phát triển CNGC tách khỏi khu dân cư. ðối với huyện: Nghiên cứu và phê duyệt ngay các quy hoạch phát triển các vùng CNGC, lập kế hoạch chi tiết, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện. Cùng các ñịa phương lên kế hoạch cụ thể cho từng thôn xã ñể ñưa CNGC tách khỏi khu dân cư. Thành lập các hợp tác xã CNGC ở các ñịa phương, các tổ dồn ñiền ñổi thửa và có biện pháp quản lý, hỗ trợ phù hợp. Hỗ trợ người chăn nuôi trong việc tìm và vay vốn phục vụ CNGC, hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật, quản lý trang trại CNGC của hộ. Hỗ trợ người chăn nuôi trong tìm kiếm thị trường mới và ký kết hợp ñồng với các nhà máy chế biến, các siêu thị,...trong và ngoài nước. 125 ðối với hộ CNGC: Thực hiện nghiêm túc dự án ñưa CNGC của hộ tách khỏi khu dân cư, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật trong CNGC và xử lý môi trường chăn nuôi. Kiểm tra và lựa chọn kỹ ñầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y,...Quản lý chặt chẽ và linh hoạt nguồn vốn ñược vay, ñược cấp, ñầu vào và ñầu ra nhăm ñạt hiệu quả cao trong CNGC của hộ. Tự giác và giúp ñỡ nhau dồn ñiền ñổi thửa, xóa bỏ tư tưởng tiểu nông, manh mún, thường xuyên trao ñổi kinh nghiệm CNGC ñể cùng nhau phát triển. 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Cục chăn nuôi (2005), Chăn nuôi gia cầm của một số nước trên thế giới, 2 Cục Chăn Nuôi (2007), Sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm thế giới, 3 Chi cục Thú Y Hà Nội (2005), Nghiên cứu ñề xuất các giải pháp nhằm ñưa chăn nuôi gia cầm ra khỏi khu dân cư theo hình thức kinh tế trang trại, Hà Nội. 4 ðỗ Thị Ngà Thanh, Ngô Thị Thuận (1997), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp. 5 Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (2007), Sổ tay Chăn nuôi gia cầm bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 6 Hà Yên (2005), Thiệt hại do cúm gia cầm 2005: Giảm kỷ lục, 7 Nguyễn Hữu Trí (2003), Bài giảng hệ thống nông nghiệp, ðại học Nông nghiệp Hà Nội. 8 Tô Dũng Tiến (2003), Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, ðại học Nông nghiệp Hà Nội. 9 TS. Trần Xuân Công – Chủ tịch Hiệp hội CNGC Việt Nam (2007), Sản xuất và thị trường gia cầm ở Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO, Bào cáo tại hội nghị chăn nuôi gia cầm quốc tế tổ chức tại Viện Chăn nuôi 14/03/2007. 10 Phòng Kinh tế huyện ðông Anh (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, ðông Anh. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………127 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2812.pdf
Tài liệu liên quan