Tài liệu Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ong Opius phaseoli Fischer ký sinh trên ruồi đục lá đậu rau Liriomyza sativae Blanchard vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ong Opius phaseoli Fischer ký sinh trên ruồi đục lá đậu rau Liriomyza sativae Blanchard vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ong Opius phaseoli Fischer ký sinh trên ruồi đục lá đậu rau Liriomyza sativae Blanchard vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eêf----------
LƯU ĐỨC HUY
NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI ONG Opius phaseoli Fischer KÝ SINH TRÊN RUỒI ĐỤC LÁ ĐẬU RAU Liriomyza sativae Blanchard VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2009
Tác giả luận văn
Lưu Đức Huy
LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ong Opius phaseoli Fischer ký sinh trên ruồi đục lá đậu rau Liriomyza sativae Blanchard vụ đông xuân 2008 – 2009 tại Gia Lâm – Hà Nội”
Trước hết, tôi xin bày tỏ long cảm ơn chân thành đến TS. Hồ Thị Thu Giang, Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin tỏ long biết ơn đến các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Côn trùng, đã đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ long biết ơn đến Khoa Nông học, Viện Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là cơ sở đào tạo đã tạo điều kiện để tôi học tập và nghiên cứu tốt.
Tôi xin bày tỏ long biết ơn đến bà con xã viên, các Bác Nông dân huyện Gia Lâm – Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn đến các bạn bề, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2009
Tác giả luận văn
Lưu Đức Huy
MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích của đề tài 3
1.3 Yêu cầu của đề tài 3
2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
2.3 Kết quả nghiên cứu trong nước 13
3 ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 21
3.2 Vật liệu nghiên cứu 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu 21
3.4 Phương pháp làm mẫu và phân loại 26
3.5 Chỉ tiêu theo dõi 26
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Thành phần và mức độ phổ biến của ruồi đục lá họ Agromyzidae trên một số cây trồng ở Gia Lâm - Hà Nội 30
4.2. Thành phần ong ký sinh ruồi đục lá họ agromyzidae 34
4.3 Tình hình gây hại của ruồi đục lá Liriomyza sativae và tỷ lệ ký sinh của ong trên đậu cô ve vụ đông năm 2008 vùng nghiên cứu 37
4.4 Tính lựa chọn ký chủ của ruồi đục lá trên cây rưa chuột, đậu trạch, đậu đũa trong phòng thí nghiệm 40
4.5 Một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của ong Opius paseole Fischer 41
4.5.1 Vị trí phân loại của ong Opius phaseoli Fischer 42
4.5.2 Đặc điểm hình thái các pha ong ký sinh Opius phaseoli Fischer 42
4.5.3 Tập tính hoạt động của ong ký sinh Opius phaseoli Fischer 47
4.5.4 Thời gian phát dục của các pha và vòng đời của ong ký sinh Opius phaseoli Fischer 48
4.5.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến vòng đời của ong O. phaseoli 50
4.5.6 Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến thời gian sống và khả năng ký sinh của ong trưởng thành Opius phaseoli Fischer 51
4.5.7 Khả năng sinh sản và nhịp điệu đẻ trứng của ong Opius phaseoli trong phòng thí nghiệm 54
4.5.7 Ảnh hưởng của tuổi ký chủ tới khả năng ký sinh của ong Opius phaseoli 55
4.5.8 Ảnh hưởng của mật độ ký chủ đến tỷ lệ ký sinh và khả năng đẻ trứng ký sinh vào mỗi cá thể ký chủ của ong Opius phaseoli 57
4.6 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến trưởng thành ong Opius phaseoli ký sinh ruồi đục lá Liriomyza sativae 60
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
5.1 Kết luận 62
5.2 Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Từ viết tắt
BVTV
Bảo vệ thực vật
CS
Cộng sự
KC
Ký chủ
FAO
Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc
KS
Ký sinh
NXB
Nhà xuất bản
STT
Số thứ tự
T0
Nhiệt độ
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1 Thành phần ruồi đục lá đậu rau tại Gia Lâm - Hà Nội 31
4.2 Mức độ phổ biến của ruồi Chromatomyia horticola trên một số cây trồng tại Gia Lâm, Hà Nội 32
4.3 Mức độ phổ biến của ruồi Liriomyza sativae trên một số cây trồng tại Gia Lâm, Hà Nội 33
4.4 Thành phần ong ký sinh ruồi đục lá họ Agromyzidae hại rau vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội 35
4.5 Diễn biến mật độ ấu trùng ruồi đục lá Liriomyza sativae và tỷ lệ ruồi bị ký sinh trên đậu côve vụ thu đông năm 2008 tại Đa Tốn – Gia Lâm – Hà Nội 38
4.6 Sự gây hại của ruồi Liriomyza sativae trên dưa chuột, đậu trạch, đậu đũa trong phòng thí nghiệm 40
4.7 Kích thước các pha phát dục của ong ký sinh Opius phaseoli Fischer 45
4.8 Thời gian phát dục các pha và vòng đời của ong O. phaseoli 49
4.9 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến vòng đời của ong ký sinh O. phaseoli 50
4.10 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống và khả năng ký sinh của trưởng thành ong O. phaseoli 52
4.11 Khả năng đẻ trứng của ong ký sinh O. phaseoli 54
4.12 Ảnh hưởng của tuổi ký chủ tới tỷ lệ ký sinh và hiệu quả ký sinh của ong O. phaseoli (thí nghiệm không có sự lựa chọn tuổi ký chủ) 56
4.13 Ảnh hưởng của tuổi ký chủ tới tỷ lệ ký sinh và hệ số lựa chọn tuổi ký chủ của ong Opius phaseoli ký sinh ruồi đục lá Liriomyza sativae (thớ nghiệm có sự lựa chọn tuổi ký chủ) 57
4.14 Ảnh hưởng của mật độ ký chủ đến tỷ lệ ký sinh của ong O. phaseoli 58
4.15 Ảnh hưởng của mật độ ký chủ đến khả năng đẻ trứng ký sinh vào mỗi cá thể ký chủ của ong O. phaseoli 59
4.16 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến trưởng thành ong Opius phaseoli ký sinh ruồi đục lá Liriomyza sativae 61
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1 C. horticola 31
4.2 L. sativae 31
4.3 Một số loài ong ký sinh ruồi đục lá Liriomyzae sativae 36
4.4 Diễn biến mật độ ấu trùng ruồi đục lá Liriomyza sativae và tỷ lệ ruồi bị ký sinh trên đậu côve vụ đông năm 2008 tại Đa Tốn - Gia Lâm - Hà Nội 38
4.5 Tương quan giữa mật độ ấu trùng ruồi đục lá Liriomyza sativae và tỷ lệ ấu trùng ruồi bị ký sinh trên đậu côve vụ đông năm 2008 tại Đa Tốn – Gia Lâm – Hà Nội 39
4.6 Trưởng thành đực (ong ký sinh O. phaseoli) 43
4.7 Trưởng thành cái ong ký sinh O. phaseoli) 43
4.8 Hình thái các pha của ong O. phaseoli 46
4.9 Nhộng ong O. phaseoli sắp vũ hoá 47
4.10 Nhộng ong sắp vũ hoá trong vỏ nhộng ruồi L. sativae 47
4.11 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống và khả năng ký sinh của trưởng thành ong O. phaseoli 53
4.12 Nhịp điệu đẻ trứng của ong O. phaseoli trong phòng thí nghiệm 55
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây rau là loại cây thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và cần thiết không thể thay thế trong đời sống hàng ngày của con người, vì rau giữ vị trí quan trọng đối với sức khỏe con người. Rau xanh đặc biệt là rau an toàn có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao (Hà Quang Hùng, 2002) [4]. Phần lớn các loại rau là những cây dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc để chữa trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh thông thường (Đường Hồng Dật, 2002) [5]. Từ xưa, giá trị của cây rau cũng đã được thừa nhận qua câu ca dao “Cơm không rau như đau không thuốc”. Cây rau cung cấp cho cơ thể những chất quan trọng như protein, lipit, vitamin, các chất khoáng. Đặc biệt, cây rau có ưu thế hơn các cây trồng khác về vitamin như vitamin A, B1, B2, C, E, PP, chất khoáng, chất xơ-xenluloza, các axit hữu cơ và các chất tinh dầu thơm khác (Nguyễn Hữu Doanh, 2001) [6]. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người (Trần Khắc Thi và cs, 2002) [21].
Một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của ngành trồng rau, đặc biệt việc chuyên canh rau là sự tấn công của các loài sâu bệnh hại rau. Vì vậy, việc phòng trừ sâu bệnh hại rau luôn là mối quan tâm hàng đầu của nghề trồng rau.
Sử dụng thuốc hoá học một cách thiếu thận trọng để phòng trừ sâu bệnh hại rau đã gây ra nhiều tác hại như làm phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên sẵn có trong hệ sinh thái nông nghiệp; làm tăng tính chống thuốc của nhiều loài dịch hại như sâu tơ, ruồi đục lá, bọ nhảy….; một số loài sâu hại thứ yếu trở thành chủ yếu khó phòng trừ như ruồi đục lá (thuộc họ ruồi Agromizydae, bộ 2 cánh Diptera) (Hà Quang Hùng, 2002) [9]. Chúng đục phá trên thân cây làm cho cây chết, đục ăn rỗng hoa quả và lá. Ba đại diện trong tổng số 300 loài của giống ruồi đục lá Liriomyza của họ Agromizydae (Liriomyza sativae, L. huidobresis, L. trifolii) là những loài dịch hại nguy hiểm đối với sản xuất nông nghiệp trên thế giới với đặc tính dễ thích nghi với môi trường sống mới, tốc độ phát triển nhanh và nhanh quen với các loại thuốc hoá học (Hà Quang Hùng, 2001) [10].
Ruồi đục lá là những loài đa thực nên các loài ruồi đục lá dễ có chung ổ sinh thái khiến chúng có thể cùng có mặt trên một loại cây trồng. Điều này gây không ít trở ngại trong việc nhận diện đối tượng gây hại. Tuy nhiên, giữa chúng sẽ nảy sinh mối quan hệ cạnh tranh về thức ăn và nơi ở. Vì thế loài có ưu thế hơn sẽ trở thành loài gây hại chính. Xuất phát từ đặc điểm này, việc nghiên cứu hiện tượng tập trung loài và độ ưu thế của từng loài ruồi đục lá là rất cần thiết để đánh giá đúng đối tượng gây hại chính trên đồng ruộng.
Mặt khác, phần lớn nhóm ruồi đục lá có tính đa thực nên chúng có khả năng phân bố rộng rãi trong tự nhiên và chu chuyển dễ dàng trong phổ thức ăn của chúng qua các mùa trong năm. Vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm phân bố và chu chuyển của chúng là cơ sở quan trọng để xác định nguồn ruồi cũng như quy luật phát sinh phát triển của nhóm công trùng này trên một số cây trồng trên đồng ruộng.
Đặc biệt, ruồi lại là một nhóm côn trùng phân bố rộng, có khả năng xuất hiện quanh năm nên tập đoàn thiên địch của chúng sẽ rất đa dạng và phong phú. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ong ký sinh sẽ rất có ý nghĩa trong việc lợi dụng cũng như khích lệ vai trò của chúng trong hạn chế số lượng ruồi đục lá trên đồng ruộng, từ đó đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp đối với các loài ruồi đục lá, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ong Opius phaseoli Fischer ký sinh trên ruồi đục lá đậu rau Liriomyza sativae Blanchard vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu về ruồi đục lá gây hại trên đậu rau, đánh giá vai trò của loài ong ký sinh Opius phaseoli Fischer và thử nghiệm biện pháp hóa học phòng trừ ruồi đục lá sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học trong quản lý dịch hại tổng hợp ruồi đục lá từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ, duy trì ong ký sinh ngoài đồng ruộng
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định thành phần ruồi đục lá và ong ký sinh của chúng trên đậu rau vụ đông xuân năm 2008 – 2009 tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Điều tra diễn biến mật độ của loài ruồi đục lá và tỷ lệ ruồi bị ký sinh trên một số giống đậu rau tại vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài ong Opius phaseoli Fischer ký sinh trên ruồi đục lá.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với loài ong Opius phaseoli Fischer ký sinh trên ruồi đục lá trong phòng thí nghiệm.
2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Một vài năm gần đây, ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard đang được cảnh báo như một vấn đề lớn đối với việc trồng rau ở các nước Châu Á (Gail. A. Mason và cs, 1987) [27], (Beirit Snoan, 2001) [26]. Ở nước ta hiện nay, ruồi đục lá đang nổi lên là một loài gây hại nghiêm trọng trên một số loại rau (đậu côve, đậu đũa, đậu trạch, cà chua, dưa chuột…) tại các vùng trồng rau chính trong cả nước (Hà Quang Hùng, 2002) [11].
Do đặc điểm về sinh học cũng như đặc điểm gây hại của ruồi đục lá đậu rau là rất khó phòng trừ. Hiện nay tại các vùng trồng rau ở nước ta đều bị ruồi đục lá gây nặng, việc phòng trừ ruồi đục lá của bà con nông dân chủ yếu là bằng thuốc hóa học (dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc, 2002) [18]. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hóa học một cách tràn lan và thiếu hiểu biệt đã gây nên những tác hại khó lường, mà một trong những tác hại đó là làm ô nhiễm môi trường, làm mất tính đa dạng sinh học, phá vỡ mối cân bằng sinh thái có sẵn trong tự nhiên, làm tăng tính chống thuốc của các loài dịch hại và biến các loài dịch hại thứ yếu trở thành dịch hại chủ yếu, loài ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard là một trong những loài như vây (Hà Quang Hùng, 2002) [11].
Vì vậy việc phòng trừ các loài dịch hại nói chung và các loài ruồi đục lá rau nói riêng một cách khoa học và hiệu quả để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững đang là một vấn đề cần thiệt hiện nay. Biện pháp sinh học sử dụng các loài kẻ thù tự nhiên để hạn chế sự phát sinh gây hại của dịch hại và giảm thiểu việc sử dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng là rất thiết thực hiện nay. Thành phân thiên địch đặc biệt là thành phần ký sinh trong đó chủ yếu là tập đoàn ong ký sinh của ruồi đục lá trên đồng ruộng là rất phong phú, có nhiều loài có ý nghĩa lớn trong việc hạn chế ruồi đục lá. Vì vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái học về ong ký sinh ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard là rất cần thiết và có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp, từ đó đề xuất các biện pháp phòng trừ ruồi đục lá một cách khoa học và có hiệu quả.
2.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Một trong những khó khăn lớn của sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất rau nói riêng là tác hại của sâu bệnh. Các loài sâu hại đã phát triển là mối đe doạ thường trực đối với sản xuất nông nghiệp nước ta và trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên hiệp quốc thì những mất mát về lương thực hàng năm do sâu bệnh phá hại trên toàn thế giới là 83 triệu tấn, có thể nuôi sống được 400 triệu người trong năm. Hội nghị bảo vệ thực vật Trung Quốc (1995) cho biết lượng lương thực bị tổn thất 10- 20%, rau xanh chiếm 30 - 40%, cây ăn quả 40- 50%.
Từ lâu trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng gây hại thuộc bộ Diptera. Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu từng họ, từng giống, thậm chí từng loài một cách chi tiết.
Theo W. J. A Payne (1991) [29] thì bộ Diptera có khoảng 7 họ hại thường xuyên trên cây trồng nhiệt đới. Đó là các họ: Agromyzidae, Athomyiidae, Cicidimyiidae, Diopridae, Ephypridae, Mussiidae và Tepphridae.
Qua nghiên cứu về họ Agromyzidae, Kenth. A. Spencer (1973) [30] đã đề cập đến số lượng, đặc điểm hình thái, tập tính gây hại, sự thiệt hại về kinh tế và các vùng gây hại của các loài thuộc họ Agromyzidae. Ông cho rằng trong 156 loài gây hại cây trồng thì có 107 loài hại lá, 24 loài hại thân và 25 loài hại các bộ phận khác trên cây.
Theo Xie Qong Hua và cs (1993) [31] Liriomyza sativae đã trở thành loài côn trùng gây hại nghiêm trọng trên cây trồng đặc biệt là dưa. Từ khi được phát hiện vào năm 1993 loài này có thể xuất hiện quanh năm và trên các vùng trồng rau đậu, có 14 - 21 lứa giòi gối nhau hàng năm và với sự phá hoại nặng nề vào mùa Đông và mùa Xuân. Dưa bị hại nặng hơn là rau, điển hình là khoảng 30- 40% diện tích lá bị hại. Phạm vi ký chủ của loài này là 69 loại cây trồng thuộc 14 họ. Sâu non tuổi 2 có mật độ cao nhất.
Theo Deepesh Sharma, Usha Sharma (1997) [30] thành phần ký chủ của ruồi đục lá Lirriomyza trifolii tại quận Jabalpur, Ấn Độ năm 1985 là 59 loài cây trồng gồm rau, đậu, cây ăn quả, cây cảnh, cây hạt lấy dầu và cây dược liệu.
A. Rauf và M. Shepar (2000) [28] cho rằng: Những năm gần đây, ruồi đục lá thuộc họ Agromyzidae đã trở thành dịch hại nguy hiểm đối với nhiều loại rau, trong đó có đậu, đặc biệt đối với những vùng cao ở Indonexia, phổ biến rộng rãi nhất là loài Liriomyza huidobrensis đã được ghi nhận hại trên 45 loại cây trồng, còn loài Liriomyza sativae được ghi nhân là đã gây hại trên 7 loài cây trồng.
Trong báo cáo của Berit Snoan (2000) [32] cho biết trong những năm gần đây ruồi đục lá đã được thông báo như một vấn đề lớn đối với việc trồng rau ở một số nước Châu á và nó đã trở thành một thách thức mới cho sự phát triển chương trình IPM. Tập trung sử dụng thuốc hoá học đã làm xuất hiện các loài kháng thuốc và loại đi thiên địch của chúng, điều này đã mang đến sự thay đổi dịch hại giống Liriomyza sativae ở mức độ cao hơn. Với khả năng ăn tạp cao, Liriomyza sativae đã tấn công vào các giống cây trồng. Cùng với loài này thì loài Liriomyza trifolii Burguess điển hình là thách thức lớn cho việc trồng rau và cây cảnh ở nhiều vùng trên thế giới.
* Thành phần, sự phân bố
Trên thế giới, Liriomyza được phát hiện từ năm 1894 với trên 300 loài ruồi đục lá thuộc giống Liriomyza, nhưng chỉ có 23 loài gây hại trong nông nghiệp, trong đó có nhiều loài đa thực (dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc, 2003), [14]; 5 loài rất phổ biến là L. strigata, L. bryoniae, L. trifolii, L. huidobrensis, L. sativae. Riêng ở một số nước thuộc vùng Đông Nam Á có 3 loài là L. trifolii, L. huidobrensis, L. sativae đã phát triển thành dịch hại quan trọng trên nhiều vùng trồng rau và trồng hoa. Loài L. sativae thường phân bố rộng gây hại chủ yếu ở các vùng đồng bằng, loài L. huidobrensis thường gây hại ở vùng cao nguyên, còn loài L. trifolii gây hại hẹp hơn cả về vùng địa lý và cây ký chủ (dẫn theo Trần Thị Thiên An, 2007) [2].
Ruồi đục lá L. sativae được mô tả có nguồn gốc ở Argentina gây hại trên cây cỏ linh lăng. Sau đó chúng được tìm thấy ở Châu Mỹ, đảo Caribbean, Châu Phi, một số đảo Châu Đại Dương và một số nước Châu Á. Năm 1992, L. sativae xuất hiện ở Thái Lan. Năm 1993, chúng được tìm thấy ở Hải Nam – Trung Quốc, năm 1994, L. sativae được tìm thấy ở Ấn Độ, Camerun, Sudang. Năm 1998, L. sativae được tìm thấy ở Nigernia. Năm 2000, L. sativae là dịch hại phổ biến ở Malaysia, Indonesia, Phillippines và Việt Nam. Hiện nay, người ta tìm thấy ở hầu khắp các châu lục trên thế giới (dẫn theo Trần Thị Thuần, 2004) [22].
*Triệu chứng và mức độ gây hại
Parrella (1984) [2], Trumble và cs (1985) [2] đã ghi nhận cả 2 giai đoạn sâu non và trưởng thành của ruồi đục lá đều gây hại nguy hiểm cho cây ký chủ. Sâu non ruồi đục lá đục ăn phần thịt lá phía dưới lớp biểu bì tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, làm giảm khả năng quang hợp của cây, có thể làm chết cây con, ruồi trưởng thành gây hại trên cây bằng cách để lại rất nhiều vết châm nhỏ li ti do chúng ăn thêm và đẻ trứng ở dưới biểu bì của lá, làm giảm giá trị thẩm mỹ của cây cảnh và giảm năng suất cây trồng. Đông thời một số ruồi đục lá còn là môi giới truyền một số bệnh vius cho cây và truyền bệnh đốm vi khuẩn (Pseudomonas cichorii) trên cây hoa cúc và cây cà chua.
Vết do trưởng thành cái châm lên lá hút dịch tạo ra những đốm màu trắng với kích thước 0,13 - 0,15 mm, vết đẻ trứng nhỏ hơn 0,05 cm và có hình tương đối đồng nhất. Sâu non ăn nhu mô lá tạo đường đục luôn có màu trắng, xung quanh là vùng bị đen ướt, đường đục ngoằn ngoèo, uốn lượn và lớn dần đến khi ấu trùng đẫy sức. Những triệu chứng này tương tự ở loài L. huidobrensis và L. trifolii [2].
Nghiên cứu về mức độ gây hại của ruồi đục lá Liriomyza đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu trên nhiều loại cây trồng như cà chua, dưa chuột, dưa hấu, cần tây, đậu côve, đậu Hà Lan, hoa cúc và một số cây hoa khác trong nhà kính.
L. sativae được đánh giá là một trong những loài dịch hại rất quan trọng trên cây cà chua ở California và Hawaii [22].
Trên cây cà chua vùng Vanuatu của Pháp, L. sativae đã làm thiệt hại 70% sản lượng thu hoạch [2].
Rauf và cs (2000) [39] đã ghi nhận ở Indonesia, loài này đã gây hại nặng trên cây dưa chuột và cây dưa hấu ở vùng đồng bằng phía Tây Java.
L. sativae xuất hiện quanh năm và sinh sản từ 21 - 24 lứa/năm (các lứa gối lên nhau); trong năm phá hại nặng nhất vào mùa đông và mùa xuân với tỷ lệ lá bị hại lên tới 30 - 40%; tại Florida, loài này làm giảm năng suất cây cần tây tới 80% (dẫn theo Trần Thị Thuần, 2004) [20].
Gần đây, ruồi đục lá L. sativae được ghi nhận là dịch hại nghiêm trọng trên rau ở các vùng phía Nam của Trung Quốc, còn ở các vùng phía Bắc nơi có nhiệt độ 3 - 4oC thì không thấy chúng hiện diện trên đồng ruộng [2].
Đánh giá mức độ gây hại của L. huidobrensis, Rauf và cs (2000) [39] cho biết loài này cũng đã gây hại nghiêm trọng trên nhiều loài cây trồng ở Idonesia. Trên cây cà chua đang sinh trưởng phát triển, khoảng 40% diện tích cà chua không cho thu hoạch năng suất; đạu côve chỉ cho thu hoạch trong khoảng 4 tuần trong khi nó có thể cho thu hoạch 7 tuần; cây dưa chuột đang sinh trưởng, nếu bị loài này gây hại nặng sẽ bị giảm 70% sản lượng quả, gặp điều kiện bất thuận có thể bị chết ở khoảng 30 - 40 ngày sau trồng. Các tác giả Johnson (1986) [35], Kevin (1995) [37], cũng đã xác định mức độ gây hại ruồi đục lá L. huidobrensis trên nhiều loại cây trồng như cần tây, xà lách, đậu Hà Lan….
Tại California, thiệt hại do ruồi đục lá L. trifolii gây ra cho kỹ nghệ trồng hoa cúc từ năm 1981 đến năm 1985 là 93 triệu đô la. Ở miền Nam California, từ năm 1990 đến nay L. trifolii cũng là một trong nhiều loài dịch hại quan trọng trên cây cà chua và chúng đã xuất hiện với mật số ngày càng cao [2].
*Phạm vi ký chủ
Các công trình nghiên cứu đều cho thấy rằng, ruồi đục lá Liriomyza, đều có tính đa thực. Chúng có thể chiếm một phạm vi cây ký chủ rộng, cho nên chúng có thể sinh sống ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời điểm nào khi điều kiện thích hợp [23].
Spencer (1973) [34] cho rằng, ruồi đục lá họ Agromyzidae, bộ Diptera gây hại trên 130 loại cây trồng, có 107 loài hại trên lá, 29 loài hại trên thân và một số loài hại bộ phận khác.
Johnson và cộng sự (1987) [36] cho biết: tại Nam Mỹ và Hawaii, Liriomyza spp. gây hại trên 12 loài rau và cây cảnh, trong đó L. sativae gây hại trên 8 loài, L.trifolii gây hại trên 3 loài, L. huidobrensis hại trên 2 loài, L. brassicae hại trên 1 loài.
Năm 1997, đã xác định được 69 loài cây thuộc 14 họ thực vật là ký chủ của ruồi đục lá (dẫn theo Trần Thị Thuần, 2004) [22]
Nghiên cứu về ruồi đục lá hại rau ở Indonesia, đã phát hiện được 50 loại cây trồng khác nhau là ký chủ của 3 loài ruồi đục lá Liriomyza, trong đó có 45 loại cây là ký chủ của L. huidobrensis, 7 loại là ký chủ của L. sativae và 1 loại là ký chủ của L. horticola.[33].
L. sativae là một trong 6 nhóm ruồi Liriomyza có tính đa thực, chúng đã trỏ thành dịch hại nông nghiệp nghiêm trọng ở khắp các vùng trên thế giới. Chúng có thể gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau: chúng gây hại trên 41 loài cây ký chủ, trong đó có 33 loài là ký chủ chính và 8 loài là ký chủ phụ [22].
Kết quả nghiên cứu của Chambers và Kouskolekas (1995) [22] cho biết L. sativae có mặt trên 50 loài cây trồng khác nhau thuộc họ bầu bí, họ cà, họ đậu đỗ, họ Chenopodiaceae, họ Copositae và họ Umbelliferae, trong đó dưa hấu, dưa bở, dưa chuột, đậu xanh, ớt, cà chua, khoai tây, cà pháo, rau bina, cúc tây, cần tây bị hại nặng hơn cả.
Trần Quý Hùng (2001) [12] đã xác định L. trifolii là loài đa thực, nó gây hại trên các loài cây thuộc 25 họ thực vật; ở Shiruoka Nhật Bản đã thấy nó phá hại hơn 40 loại cây trồng thuộc 11 họ thực vật, có hoa cúc, cà chua, cần tây bị hại nghiêm trọng nhất, không hại cây họ hoà thảo, cây họ hoa hồng, khoai lang, khoai sọ.
Tại Hawaii, Nauy, Nigernia, Indonesia, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu về phạm vi ký chủ của ruồi đục lá Liriomyza và mức độ gây hại của chúng.
2.2.2. Thiên địch ký sinh của ruồi đục lá
Spencer, K. A (1973) đã xác định có 14 loài ký sinh ruồi đục lá Liriomyza spp., thuộc họ Branconidae và họ Eulophid. Tác giả Parrella, M. P (1987) cho biết có 40 loài ký sinh trên sâu non và nhộng ruồi đục lá; trong điều kiện tự nhiên, tỷ lệ sâu non bị ký sinh ở đầu vụ thường rất thấp và tỷ lệ này tăng dần tới khi cây trồng được thu hoạch. Borrdat et al. (1988) đã nghiên cứu hiệu quả của một số loại nấm ký sinh trên nhộng của L. sativae và thấy giảm số lượng dịch hại đáng kể, lên tới 80% nhộng không vũ hoá được (dẫn theo Trần Thị Thuần, 2004) [22].
Johnson và cs (1987) [36] đã xác định được 40 loài ký sinh trên 4 loài ruồi đục lá L. sativae, L. trifolii, L. huidobrensis, L. brassicae ở miền Băc Mỹ và Hawaii. Trong đó họ Eulophidae gồm 28 loài, họ Branconidae gồm 8 loài, họ Cynipidae có 3 loài và 1 loài thuộc họ Pteromalidae; chủ yếu ký sinh trên ruồi đục lá L. sativae có 37 loài, 19 loài ký sinh trên L. trifolii, 5 loài ký sinh trên L. huidobrensis và 6 loài ký sinh trên L. brassicae. Ở California và Florida, Johnson và cs (1980) [25] đã ghi nhận loài Diglyphus begini là ong ký sinh ruồi đục lá L. sativae gây hại trên cà chua và loài Opius dissitus (họ Braconidae) là ong ký sinh phổ biến trên cả hai loài L. sativae và L. trifolii.
Minkenberg (1989) [38] cho rằng nhiệt độ, loài ký chủ và giới tính ảnh hưởng tới thời gian phát dục và kích thước của ong Diglyphus isaea, thời gian phát dục của con đực ngắn, kích thước nhỏ hơn so với con cái; nhiệt độ tăng từ 15 đến 25oC thì thời gian phát dục, kích thước các pha của ong giảm. Ở 15 và 25oC, thời gian phát dục, kích thước của nhộng ong ký sinh trên L. bryoniae nhanh hơn trên L. trifolii.
Gần đây, Rauf và cs (2000) [39] đã xác định được 11 loài ký sinh thuộc bộ cánh màng Hymenoptera ký sinh ruồi đục lá trên cây rau, cây cảnh và cỏ dại ở Indonesia. Bao gồm 2 họ, đó là họ Eulophidae (10 loài: Asecodes sp., Chrysocharis sp., Cirropilus ambiguous, Closterocerus sp., Hemiptarsenus varicornis, Neochrysocharis formosa, Neochrysocharis sp., Pnigalio sp., Quadrastichus sp., Zagrammosama sp.) và họ Eucolidae (Gronotoma sp.). Loài H. varicornis được đánh giá là loài ký sinh chủ yếu, phong phú nhất. Mức độ ký sinh dao động từ 0 đến 100%, tuỳ theo mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng, loại cây trồng, trên khoai tây (<3%), hành (<1%), trên rau giền (100%), cây củ cải (94%); mức độ ký sinh thường cao khi không sử dụng thuốc trừ sâu.
Tác giả Giang và Ueno (2002) đã nghiên cứu về thời gian phát triển, tuổi thọ của trưởng thành, khả năng đẻ trứng và ký sinh của loài ong ký sinh Hemiptarsenus varicorni Girault; Ching và cs (2001) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Neochrysocharis formosa Westwood nội ký sinh sâu non ruồi đục lá L. trifolii (dẫn theo Trần Thị Thiên An, 2007) [2].
Khi nghiên cứu về ong ký sinh ruồi đục lá Hemiptarsenus varicornis, Hồ Thị Thu Giang (2006) [24] cho rằng, thức ăn của ong trưởng thành là một yếu tố quyết định tới khả năng sinh sản của con cái. Nuôi bằng dịch ký chủ, ong cái có thể sinh sản toàn bộ số trứng của nó. Ngoài ra, nhiều loài ký sinh còn có thể nuôi bằng mật hoa, mật ong vẫn đảm bảo được sự thành thục của trứng.
2.2.3 Phòng trừ ruồi đục lá
Rất nhiều công trình nghiên cứu ruồi đục lá đều đề xuất biện pháp hoá học để phòng chống và coi đó là biện pháp chủ yếu, có hiệu quả nhất trong thực tiễn sản xuất. Một số loại thuốc hoá học được đề xuất sử dụng trong phòng chống ruồi đục lá như Abamectin và Cyromazine. Đây là hai loại thuốc có hiệu quả cao trong phòng trừ ruồi đục lá L. sativae và L. trifolii trên đồng ruộng [22].
Việc dọn sạch các tàn dư của cây ký chủ sau thu hoạch, cày ải, phơi đất, tưới tràn để giết nhộng và loại bỏ các cây ký chủ bị nhễm ruồi đục lá trước khi gieo trồng cũng sẽ làm giảm được sự gây hại của ruồi đục lá trên đồng ruộng [2].
Sử dụng bẫy dính màu vàng để thu bắt trưởng thành làm giảm bớt sự gây hại của ruồi đục lá cũng đã được nhiều tác giả ghi nhận. Tuy nhiên, tuy nhiên biện pháp này không đủ tin cậy và chưa mang lại hiệu quả kinh tế và có khoảng 80% số ruồi dẫn dụ vào bẫy là con đực [2].
Về sử dụng thuốc hoá học không chọn lọc để phòng trừ ruồi đục lá thì đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự gây hại ngày càng gia tăng của ruồi đục lá, làm các loài ruồi trong nhóm Liriomyza spp. phát triển nhanh tính kháng đối với một số loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ, Carbamat, Pyrethroid. Kết quả khảo sát của Johnson (1980) và Oatman (1976) cũng cho biết việc sử dụng nhóm thuốc trừ sâu Methomyl đã làm phá vỡ quần thể ong ký sinh ruồi Liromyza. Để phòng trừ ruồi đục lá có hiệu quả bằng thuốc hoá học cần phải chọn lọc và thường xuyên thay đổi về chủng loại thuốc và nhóm thuốc sử dụng trên đồng ruộng.
Đến nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về việc sử dụng ong ký sinh trong phòng trừ ruồi đục lá. Các tác giả Johnson và cs (1980), Murphy và cs (1999), Palumbo và cs (1994), đã chỉ ra tầm quan trọng của nhóm thiên địch ký sinh trong việc quản lý các loài ruồi đục lá Liriomyza spp. Từ năm 1985 cho đến những năm gần đây, tại Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Tây Đức, Hà Lan, Thụy Điển, và Mỹ đã thực hiện thành công việc phòng trừ ruồi đục lá Liriomyza spp. bằng ong ký sinh trên khu vực khoảng 460 ha. Mộ số loài ong bản địa có khả năng ký sinh sâu non ruồi đục lá rất cao, song lại bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như cây ký chủ, ong ký sinh nhập nội, ký sinh bậc hai và thuốc trừ sâu [2].
2.3. Kết quả nghiên cứu trong nước
2.3.1. Nghiên cứu về ruồi đục lá
* Lịch sử phát hiện, thành phần và vùng phân bố
Trước những năm 1970, L.sativae chưa từng xuất hiện ở Châu Á [15], [25]. Ở Việt Nam, sự có mặt của L.sativae và L.huidobrensis Blanchard được phát hiện đầu tiên vào những năm 1998 - 1999 do CABI [25]. Ở Lâm Đồng, loài L.huidobrensis được xác định là một trong những loài sâu hại quan trọng trên các cây khoai tây, các loại đậu rau, xà lách, cà chua, cần tây và dưa chuột [2].
Theo Phạm Thị Nhất (2000) [17] cho biết, phổ biến có 3 loài là: L.trifolii, L.sativae, L.byoniae. Trong đó loài L.trifolii thường thấy xuất hiện ở miền Nam, còn loài L.sativae thấy xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1998 - 1999. Tuy nhiên, hiện nay L.sativae xuất hiện khá rộng khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam nước ta, đặc bệt là vùng đồng bằng sông Hồng.
Nguyễn Thị Nhung và Phạm Văn Lầm (2000) [16] đã xác định tên khoa học của ruồi đục lá trên một số cây thực phẩm ở vùng Hà Nội là L.sativae Blanchard chứ không phải là L.pusilla như một số tác giả đã công bố.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Trần Thị Thiên An đã phát hiện và xác định được loài L.trifolii [1].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đĩnh và Lương Thị Kiểm (2001) [8] cho biết tại Hà Nội và 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam (Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Quảng Ninh) ruồi đục lá L.sativae cũng đang gây hại trên cà chua, khoai tây.
Hà Quang Hùng (2001) [13] cũng đã phát hiện được 2 loài ruồi đục lá L.sativae và L.trifolii gây hại trên các loại rau, đậu ở vùng Hà Nội, vùng phụ cận và một số tỉnh miền Bắc, miến Trung và Miền Nam nước ta.
Ở Hà Nội và các tỉnh phụ cận chỉ phát hiện thấy L.sativae, c._.húng thường xuất hiện chủ yếu ở vùng đất thấp của miền Bắc. Ngược lại, L.huidobrensis lại xuất hiện ở các vùng đất cao quanh Đà Lạt và phía Nam [14].
Theo Đặng Thị Dung, Hồ Thị Thu Giang (2007) [25] cho biết, có 7 loài ký sinh qua điều tra 2 năm 2004 - 2006 ở 6 tỉnh phía bắc Việt Nam. Trong đó có loài ruồi Liriomyza Katoi sasakawa lần đầu tiên được công bố có mặt ở Việt Nam. Trong số đó thì loài ruồi L. sativae là phổ biến nhất, tấn công khoảng 24 loại cây trồng.
* Mức độ gây hại
Từ năm 1990, ruồi đục lá Liriomyza chỉ mới bắt đầu phát triển tấn công trên một số cây trồng, nhưng đến năm 1995 thì chúng đã trở thành dịch hại quan trọng. Sự gây hại của ruối đục lá ảnh hưởng đến năng suất của các cây trồng rất khác nhau, mức độ gây hại phụ thuộc vào mùa vụ gieo trồng, giai đoạn sinh trưởng của cây, tỷ lệ sâu non bị ong ký sinh và số lần phun thuốc của nông dân. Ở mức độ hại nặng chúng sẽ làm giảm năng suất từ 20 - 30%, ở mức độ trung bình làm giảm năng suất từ 5 - 10%. Ở Hà Nội, loài L.sativae đã gây hại trên cây dưa chuột với tỷ lệ lá bị hại là 56,0 - 62,85%, chỉ số hại là 30,8 - 34,6%. Ở TP. Hồ Chí Minh, chúng gây hại quanh năm trên các cây rau, mùa khô hại nặng hơn mùa mưa. Tác giả Randi Osen (2006) đã cho biết, khi 1% diện tích lá bị hại bởi ruồi đục lá L.sativae thì năng suất của cây đậu trắng sẽ bị giảm 1,1% (dẫn theo Trần Thị Thiên An, 2007) [2].
Vũ Thị Thắng (1999) [20] cho rằng, tại 4 vùng trong cả nước các loại rau như cà chua, đậu xanh, đậu trạch, hành, súp lơ, su hào, xà lách, đậu Hà Lan, dưa gang bị hại phổ biến từ 50 - 70%.
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thiên An (2000) [1] về sự gây hại của ruồi L. trifolii trên một số cây rau trong nhà lưới tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: loài L. trifolii gây hại trên dưa chuột, cà chua, đậu đũa nặng hơn trên cây cải ngọt và nặng nhất trên cây dưa chuột. Mức độ gây hại phụ thuộc vào loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây. Giòi có thể gây hại ngay từ khi cây mới có lá thật cho tới khi cây tàn, chưa tìm thấy giòi gây hại trên hoa và quả.
Trong các cây họ cà vụ đông, cây cà chua bị ruồi đục lá gây hại nặng hơn cả, tỷ lệ bị hại cuối vụ đạt tới 95,3%, ruồi hại khoai tây ở mức độ thấp tỷ lệ lá bị hại là 0 - 4,5% [2].
Nghiên cứu về tình hình gây hại của ruồi đục lá trong các vụ đông xuân và xuân hè từ tháng 10/2000 đến tháng 6/2001, Hà Quang Hùng (2001) [10] cho biết mức độ gây hại của giòi đục lá trên một số cây trồng rât cao: trên cây cà chu a ở giai đoạn cuối vụ tỷ lệ lá bị hại lên tới 94%, chỉ số hại là 65,31%; trên cây dưa chuột cao nhất ở giai đoạn hoa quả, tỷ lệ lá bị hại là 65,6%, chỉ số hại là 35,1%, thấp nhất ở giai đoạn thu hoạch, tỷ lệ lá bị hại là 30,5%, chỉ số hại là 19,7%.
Trên cây đậu trạch, ruồi đục lá gây hại từ giai đoạn 2 - 3 lá thật, thường có 2 đỉnh cao mật độ là 25 - 30 ngày và 50 - 55 ngày sau trồng [19].
Trần Thị Thuần (2004) [22] cũng đã cho biết sự gây hại của ruồi L. sativae trên cà chua, đậu trạch, đậu đũa vụ xuân hè tại Hưng Yên là đáng kể. * Phạm vi ký chủ
Trần Thị Thiên An (2000) [1] đã phát hiện được ký chủ của ruồi đục lá Liriomyza trifolii bao gồm 30 loài rau trong 11 họ cây trồng, 3 loài hoa và 1số cỏ dại là ký chủ phụ. Trong đó có 17 ký chủ bị hại ở mức độ phổ biến, gồm: 5 loài thuộc họ bầu bí, 4 loài thuộc họ thập tự, 3 loài rau thuộc họ cúc, 2 loài họ đậu, và các họ Lamiaceae, Solanaceae, Malvaceae mỗi họ có 1 loài.
Theo Nguyễn Thị Nhung và Phạm Văn Lầm (2000) [16], ở vùng Hà Nội ruồi đục lá Liriomyza sativae đã gây hại trên đậu trạch, đậu bở, đậu đũa, cà chua, dưa chuột, bí xanh.
Kết qủa nghiên cứu của Hà Quang Hùng (2001) [10] cho biết ruồi đục lá L. sativae là loài gây hại đa thực, chúng đã gây hại trên 24 loài cây trồng và 1 loài cây dại ở vụ đông xuân và xuân hè vùng Hà Nội và phụ cận, trong đó cà chua, khoai tây, dưa chuột, dưa lê, đậu trạch, đậu đũa bị hại nặng hơn cả. Nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh từ năm 2001 - 2002 tại Hà Nội và phụ cận cũng đã phát hiện 21 loại rau là ký chủ của ruồi đục lá L. sativae bao gồm 8 loài họ bầu bí, 6 loài họ cải, 3 loài họ đậu, 2 loài họ cà và 2 loài họ Asteraceae [19].
Đặng Thị Dung, Hồ Thu Giang (2007) [25] đã ghi nhận ở miền Bắc Việt Nam có 31 loài cây ký cảu của ruồi đục lá.
2.3.2. Kêt quả nghiên cứu về thiên địch ký sinh của ruồi đục lá
Nghiên cứu của Trần Thị Thiên An tại thành phố Hồ Chí Minh (2000) [1] đã tìm được 5 loài ký sinh sâu non và nhộng ruồi đục lá loài L.trifolii. Trong đó có 1 loài ký sinh thuộc họ Cecidomyidae, bộ Diptera, 3 loài thuộc họ Eulophidae, 1 loài thuộc họ Cyniphidae, bộ Hymenoptera. Tỷ lệ giòi bị ký sinh trên đồng ruộng biến động từ 0,6 - 40,6%.
Hà Quang Hùng và các cộng sự (2002) [14] [18] [22] đã nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ký sinh Dacnusu sibirica ký sinh sâu non ruồi đục lá L. sativae trên đậu rau vùng Hà Nội và phụ cận. Tác giả cho biết: ở nhiệt độ 28,4 oC và ẩm độ 87,7% vòng đời của D. sibirica khoảng 11 - 12 ngày, tỷ lệ hoá nhộng 60 - 80%. Ở điều kiện nhiệt độ 25 và 30oC, số sâu non bị ký sinh trung bình là 20,6 và 17,6 sâu/ 1ong cái (không giao phối), 26,6 và 21,4 sâu/ 1 ong cái (có giao phối). Ở 20 và 35oC tỷ lệ ký sinh thấp hơn. Như vậy, phần lớn sâu non ruồi đục lá bị ký sinh ở điều kiện 25oC.
Tác giả Hoàng Lâm cùng các ctv (2002) cho biết: ở vụ đông và vụ xuân hè, rau ở giai đoạn sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả, đây là thời kỳ mà ruồi đục lá phát sinh gây hại nặng nhất cũng là thời kỳ ruồi đục lá bị ký sinh với tỷ lệ cao nhất [14] [18]
Đến năm 2004, Trần Thị Thuần đã phát hiện được 4 loài ong ký sinh ruồi đục lá L. sativae trên cà chua, đậu trạch, đậu đũa. Bao gồm 2 họ Eulophidae (3 loài: Quadratichus liriomyzae Hansson, Diglyphus pusztensis Erdos, Enargolle) và Branconidae (1 loài Dacnusa sibirica Telenga), bộ Cánh màng Hymenoptera. Trong đó Q. liriomyzae xuất hiện với tần số cao nhất. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài này, tác giả cho biết: vòng đời của loài ong Q. liriomyzae phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao, vòng đời càng rút ngắn; tuổi của ký chủ ảnh hưởng tới hiệu quả ký sinh của loài, khi cho 1 cặp ong Q. liriomyzae tiếp xúc với sâu non mỗi tuổi khác nhau, sâu non ruồi đục lá ở tuổi 2 bị ký sinh nhiều nhất (8,5 sâu non/ 1 cặp ký sinh); chất lượng thức ăn cũng ảnh hưởng tới thời gian sống của trưởng thành và khả năng ký sinh của loài này, mật ong nguyên chất là phù hợp nhất [22]
Gần đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trần Thị Thiên An (2007) [2] đã ghi nhận có 12 loài thiên địch ký sinh của ruồi đục lá, với 2 loài quan trọng là Neochrysocharis beasleyi, Ascedes delucchii. Ong ký sinh sâu non N. beasleyi là loài thiên địch mới được phát hiện. A. delucchii và N. beasleyi (họ Eulophidae, bộ Hymenoptera) là 2 loài ong nội ký sinh chính có tiềm năng kiểm soát sinh học sâu non ruồi đục lá L. sativae theo hướng đẻ trứng ký sinh và ăn vật chủ. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài ong ký sinh trên cho thấy khả năng ký sinh, ăn mồi, tuổi thọ của ong trưởng thành … phụ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn bổ sung, mật độ sâu non, cây ký chủ.
Đặng Thị Dung, Hồ Thị Thu Giang (2007) [25] đã xác định có 15 loài ong ký sinh của ruồi đục lá.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về thiên địch ký sinh ruồi đục lá ở nước ta cho đến nay tập trung nghiên cứu về ong ký sinh pha ấu trùng ruồi đục lá, chưa có công trình nào nghiên cứu về ong ký sinh pha sâu non - nhộng hay ký sinh nhộng ruồi đục lá.
2.3.3. Nghiên cứu về phòng trừ ruồi đục lá
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Viên và Nguyễn Văn Đĩnh (2001) [24] về phòng chống ruồi đục lá trên cà chua, khoai tây cho thấy rằng, trong 11 loại thuốc được thử nghiệm thí có 5 loại thuốc trừ ruồi đục lá có hiệu quả cao đó là: Vertimec 1,8 EC, Padan 95 SP, Ofatox 400 EC, Polytrin P 440 EC, Dipterex 90 SP.
Nghiên cứu về hiệu lực thuốc hoá học đối với ruồi đục lá hại rau, Lê thị Kim Oanh cho rằng có 2 loại thuốc cho hiệu quả phòng trừ cao là Abamectin và Trigad [19].
Các loại thuốc Pegasus 500 SC, Sherpa 25 EC, Trebon 10 EC và Decis 2,5 EC có hiệu lực cao đối với ruồi đục lá, cao nhất là đối với giòi tuổi 2, sau 5 ngày xử lý, thấp nhất là ở tuổi 3 và sau 7 ngày xử lý [14]
Các tác giả khác đã nghiên cứu và đưa ra các loại thuốc có hiệu lực cao đối với ruồi đục lá. Trần Thị Vân đưa ra 6 loại thuốc (dẫn theo Trần Thị Thuần, 2004) [20]; Vũ Thị Thắng (1999) [20] kết luận có 2 loại thuốc; Nguyễn Thị Nhung và Phạm Văn Lầm (2000) [16] đưa ra 4 loại có hiệu quả phòng trừ cao đối với ruồi đục lá.
Phòng trừ ruồi đục lá có thể áp dụng các biện pháp sau: theo dõi đồng ruộng thường xuyên, đặc biệt lưu ý tới thiên địch của giòi đục lá; ngắt bỏ các lá già, lá gốc, những lá đã bị giòi đục để hạn chế lây lan; đảm bảo độ ẩm, không để ruộng bị khô hạn, thiếu nước; không dùng thuốc hoá học để bảo vệ thiên địch, dùng chế phẩm Bt khi tỷ lệ lá bị hại cao [13].
Việc sử dụng thuốc trừ sâu cũng ảnh hưởng đến ong ký sinh. Trần Đăng Hòa (2005) [32] đã đưa ra kết luận: 3 loại thuốc Admire, Match và Cheu đều rất độc đối với ong ký sinh ruồi đục lá Neochrysocharis formosa.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Trần Thị Thiên An (2007) [2], trong điều kiện phòng thí nghiệm, tác giả sử dụng ong ký sinh Asecodes delucchii và thuốc thảo mộc đã quản lý được quần thể sâu non ruồi đục lá - bảo vệ, duy trì được sự phát triển của quần thể ong ký sinh, giảm được số lần phun thuốc và cho năng suất đậu côve ổn định như phòng trừ bằng thuốc hoá học của nông dân.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đên ong ký sinh sâu non ruồi đục lá các tác giả cho biết: quần thể ruồi đục lá Liriomyza và ong ký sinh của chúng trên đồng ruộng thường có sự biến động rất khác nhau tuỳ theo vùng địa lý vì chúng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ và cây ký chủ ở từng địa phương khác nhau; việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu không chọn lọc như Permethrin, Etofenprox, Methomyl, Prothiofos để phòng trừ hai loài ruồi đục lá L. sativae, L. trifolii đã giêt chết rất nhiều thiên địch của chúng, đặc biệt là các loại ong ký sinh; một số loại thuốc hoá học chọn lọc có ảnh hưởng ngược lại là làm tăng được số lượng ong ký sinh và thiên địch bắt mồi của ruồi đục lá, Cyromazine là loại thuốc tương đối an toàn đối với các loại ong H. varicornis, Opius sp., Gronotoma micromorpha và Diglyphus isaea ký sinh ruồi đục lá L. huidobrensis; ngoài ra dung dịch chiết xuất từ hạt dầu Neem (azadirachtin) đã được xem là loại hoạt chất an toàn với ong ký sinh của sâu non ruồi đục lá L. trifolii [2]
Như vậy, các kết quả nghiên cứu về thiên địch ký sinh của ruồi đục lá Liriomyza đã cho biết ký sinh của các loài dịch hại này có thành phần loài rất phong phú, chúng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái. Tuy nhiên, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái chủ yếu là nghiên cứu các loài ký sinh sâu non ruồi đục lá.
3. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm điều tra được thực hiện tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Nghiên cứu hình thái, sinh học, sinh thái học của ong ký sinh Opius phaseoli Fischer được thực hiện tại phòng sinh thái Côn trùng – Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Thời gian thực hiện đề tài: tháng 08 năm 2008 đến tháng 08 năm 2009
3.2. Vật liệu nghiên cứu
* Cây trồng: Một số loại đậu rau tại vùng nghiên cứu
* Sâu hại: - Ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard
- Ruồi đục lá Chromasonyia horticola
* Ong ký sinh sâu non ruồi đục lá: Opius phaseoli Fischer
* Dụng cụ thí nghiệm:
+ Ống nghiệm, đĩa petri, lọ đựng mẫu, giấy thấm, hộp nuôi sâu lớn, lồng lưới cách ly (1,5 x 1,0 x 1,0 m), lồng mica (cao 30 cm, đường kính 15 cm, một đầu được lưới mịn), hộp mica, kính lúp, kính hiển vi, nhiệt ẩm kế, pince, kéo, bút lông, kim mổ, bình xịt nước, chậu trồng cây loại nhỏ, chậu trồng cây loại lớn.
+ Cồn 700 và Formol 5% để ngâm mẫu ong ký sinh ruồi đục lá. Mỗi lọ mẫu đều có nhãn ghi ngày thu thập, địa điểm thu mẫu, cây trồng thu mẫu giúp cho công việc giám định phân loại.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng
* Điều tra thành phần ruồi đục lá và thành phần ong ký sinh của chúng
Thực hiện theo phương pháp của Phạm Văn Lầm (1997) [15], điều tra ngẫu nhiên trên đồng ruộng, không cố định điểm (càng nhiều càng tốt), mỗi tuần 1 lần hoặc vào thời điểm cây ký chủ trên ruộng bị ruồi đục lá gây hại nặng.
+ Thời gian thu mẫu từ tháng 08/2008 đến tháng 08/2009.
+ Mẫu sâu non, nhộng được thu riêng từng loại cây trồng đem về phòng, tiếp tục nuôi để thu trưởng thành ruồi đục lá và ong ký sinh, rồi ngâm vào cồn 70o.
+ Thu thập tất cả trưởng thành các loài ruồi đục lá trên từng loại cây trồng đem về phòng và ngâm cồn 70o (ghi rõ địa điểm, ngày thu bắt, cây trồng) để phân loại.
Các mẫu ngâm được để riêng từng loại qua quan sát sơ bộ hình thái của trưởng thành.
* Điều tra diễn biến mật độ ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard và tỷ lệ ký sinh trên đậu rau tại Đa Tốn – Gia Lâm – Hà Nội
+ Điều tra tình hình gây hại của ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard chúng tôi tiến hành trên đồng ruộng theo phương pháp định kỳ (7 ngày/1 lần) trên mỗi ruộng cố định đậu côve. Phương pháp điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây, mỗi cây 5 lá. Đếm số đường đục, số giòi sống, số giòi chết trên lá.
+ Tỷ lệ ký sinh: mỗi lần đi điều tra kết hợp với thu mẫu (30 - 100 mẫu), đếm số giòi có trên lá, ghi chép số liệu, theo dõi trong phòng thí nghiệm cho đến khi ong vũ hoá để tính tỷ lệ ký sinh.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Nhân nuôi vật chủ ruồi đục lá L. sativae và ong ký sinh sâu non ruồi đục lá được thực hiện theo quy trình của Giang, Uend (2002) [41].
* Phương pháp nhân nuôi ký chủ ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard
Nhân nuôi ký chủ là một việc làm hết sức quan trọng đòi hỏi phải được quan tâm ngay từ khâu đầu tiên bởi vì ký sinh và ký chủ luôn song song tồn tại, “chất lượng” của ký sinh phụ thuộc vào “chất lượng” của ký chủ.
Chúng tôi tiến hành trồng cây đậu côve trong chậu trồng cây loại nhỏ, đặt trong lồng lưới giúp cây trồng có đủ ánh sáng, lá cây cứng và cách li ruồi đục lá. Khi cây được 2 lá đơn chúng tôi tiến hành thả trưởng thành ruồi đục lá vào, khi ấy chúng sẽ đẻ trứng trong nhu mô lá, rồi trứng nở thành sâu non, sâu non đẫy sức sẽ hóa nhộng, nhộng sẽ vũ hóa thành con trưởng thành. Cứ như vậy, quy trình nhân nuôi ruồi đục lá được tiến hành một cách liên tục đảm bảo đủ số lương ký chủ để giúp cho việc nhân nuôi ong ký sinh ruồi đục lá một cách có hiệu quả.
- Trồng cây ký chủ sạch: hàng ngày gieo 10 - 20 cây đậu côve trong chậu trồng cây nhỏ, đặt trong lồng lưới để cách li.
- Tiến hành nhiễm ruồi trưởng thành Liriomyza sativae trên đậu côve khi cây được 2 lá đơn, sau 24 giờ thay cây sạch vào để ruồi tiếp tục đẻ trứng và đảm bảo khả năng nở đồng loạt của trứng, cây đã có ruồi đẻ trứng được đưa vào lồng cách li, ghi ngày ruồi đẻ trứng. Nếu số lượng ruồi trưởng thành nhiều (> 30 con), rút ngắn thời gian tiếp xúc nhằm giảm số lượng sâu non sau khi nở trên 1 lá (1- 3 con), đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sâu non hoàn thành pha phát dục.
- Sau khi sâu non được 3 ngày tuổi, cắt lá có sâu non đặt vào hộp nhựa hoặc đĩa petri có trải giấy ẩm đảm bảo đủ ẩm cho sâu non hoá nhộng.
- Nhộng được đưa vào hộp petri có lót giấy ẩm với số lượng 20 nhộng/đĩa hoặc để vào ống nghiệm với số lượng 5 nhộng/ống. Khi nuôi nhộng phải chú ý tùy vào diện tích mặt đáy ống nghiệm mà bố trí số lượng nhộng cho phù hợp, nếu bố trí quá nhiều nhộng thì khi hóa trưởng thành sẽ bị các nhộng khác “chèn ép” khó có thể thoát lên được và nó có thể gây chết trưởng thành.
- Trưởng thành vũ hoá được đưa vào lồng mica tiếp tục nuôi và cho đẻ trứng, thức ăn bổ sung là mật ong nguyên chất.
* Phương pháp nhân nuôi ong ký sinh Opius phaseoli Fischer
Khi ký chủ là sâu non ruồi đục lá Liriomyza sativae được 3 ngày tuổi, chúng tôi tiến hành cho trưởng thành ký sinh tiếp xúc với ký chủ. Khi sâu non ký chủ bị ký sinh (sâu non ký chủ chết và chuyển sang màu vàng), chúng tôi tiến hành thay cây ký chủ mới, đồng thời lấy cây ký chủ đã bị ký sinh ra khỏi lồng.
Nếu mục đích thí nghiệm là xác định hình thái, đặc điểm sinh học các pha phát dục của ong, chúng tôi tiến hành mổ ký sinh hàng ngày để theo dõi.
Nếu mục đích thí nghiệm nhằm duy trì hoặc tăng quần thể ký sinh, chúng tôi tiếp tục theo dõi cho đến khi sâu non hóa nhộng trong đường đục sau đó ngắt lá cho vào hộp để thu trưởng thành. Sau đó lại cho trưởng thành ký sinh tiếp xúc với sâo non ruồi 3 ngày tuổi. Cứ như vậy quy trình nhân nuôi ong ký sinh phải đảm bảo tính lien tục để đủ nguyên liệu cho việc xác định các chỉ tiêu theo dõi ký sinh.
+ Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm hình thái, thời gian phát dục các pha trước trưởng thành, vòng đời và tập tính hoạt động ký sinh của Opius phaseoli Fischer
Thí nghiệm cho ong tiếp xúc đẻ trứng ký sinh với ấu trùng 3 ngày tuổi trong thời gian lá 24 giờ được nhắc lại nhiều lần để có đủ số lượng vật chủ cho theo dõi thí nghiệm. Thức ăn bổ sung là mật ong nguyên chất. Hàng ngày tiến hành mổ nhộng ruồi đục lá đã bị kí sinh, quan sát dưới kính lúp soi nổi, theo dõi sự phát triển của trứng, ấu trùng, nhộng cho đến khi ong ký sinh vũ hoá. Ghi nhận thời gian phát triển các pha trước trưởng thành. Đồng thời quan sát mô tả hình thái, đo kích thước các pha bằng thước vi trắc kế với số mẫu 30 cá thể cho mỗi pha. Còn đối với trưởng thành, chúng tôi cho trưởng thành mới vũ hoá cho vào lồng đã có ký chủ, theo dõi thời gian đến khi trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên. Ghi số liệu, tính vòng đời của ong.
Kết hợp thí nghiệm theo dõi tập tính hoạt động của trưởng thành ong ký sinh Opius phaseoli.
* Phương pháp xác định tỷ lệ ký sinh của ong Opius phaseoli Fischer
+ Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến thời gian sống của ong trưởng thành và tỷ lệ ký sinh
Bố trí 5 công thức thí nghiệm với 5 loại thức ăn là mật ong nguyên chất, mật ong 50%, mật ong 10%, nước lã và đối chứng (không cho ăn). Mỗi công thức 10 ấu trùng 3 ngày tuổi và thả 5 cặp ong (1đực, 1cái) vũ hoá được 1 ngày, 3 lần nhắc lại. Cứ sau 24 giờ thay cây có ký chủ mới, chuyến ấu trùng đã bị ký sinh ra đĩa petri có đặt giấy ẩm để thu nhộng, cho đến khi ong trưởng thành chết sinh lý, ghi chép số liệu để tính toán
+ Ảnh hưởng của tuổi vật chủ đến tỷ lệ ký sinh, từ đó xác định tuổi nào là thích hợp nhất đối với ong ký sinh
Cho trưởng thành ký sinh tiếp xúc riêng với sâu non 2 ngày tuổi, 3 ngày tuổi, 4 ngày tuổi và nhộng 1 ngày tuổi. Mỗi công thức 20 ấu trùng và 1 cặp ong 1 ngày tuổi, 3 lần nhắc lại, thức ăn bổ sung là mật ong nguyên chất, thời gian tiếp xúc là 24 giờ. Ký chủ đã bị kí sinh được theo dõi cho đến khi ong vũ hoá, ghi số liệu để tính tỷ lệ ký sinh. Ở tuổi nào có tỷ lệ ký sinh cao nhất thì đó thích hợp nhất đối với ong ký sinh. Bên cạnh đó thực hiện thí nghiệm hỗn hợp các tuổi (mỗi tuổi 10 sâu non) cho tiếp xúc với một cặp ong trong vòng 24 h. Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần. Xác định hệ số lựa chọn.
+ Ảnh hưởng của mật độ ong ký sinh đến hiệu quả ký sinh
Bố trí 6 công thức tương ứng với số cặp ong là 1; 2; 4; 6; 8; 10 cặp ong. Mỗi công thức 30 sâu non, nhắc lại 3 lần, cho tiếp xúc với ong ký sinh trong 24 giờ, ngắt lá đặt ẩm để thu nhộng, theo dõi đến khi ong vũ hoá, tính tỷ lệ ong ký sinh.
* Phương pháp xác định ảnh hưởng của một số loại thuốc đối với trưởng thành ong ký sinh Opius phaseoli Fischer
Bố trí 3 công thức thí nghiệm
+ Công thức 1: Thuốc trừ sâu hoá học Regent 800 WG nồng độ 0,08%
+ Công thức 2: Thuốc trừ sâu hoá học Padan 95SP nồng độ 0,10%
+ Công thức 3: Thuốc trừ sâu sinh học Boverit nồng độ 2,00%
Chúng tôi pha thuốc ở nồng độ khuyến cáo, sau đó dùng một băng giấy lọc kích thước 12 x 2 cm, nhúng vào dung dịch thuốc rồi hong khô, sau đó cho vào ống nghiệm 23,5 x 2,5 cm, trong đó đã có 10 ong trưởng thành 3 ngày tuổi. Sau 6 giờ tiếp xúc chuyển toàn bộ số ong sang ống nghiệm sạch để quan sát và đếm số ong sống sau 1, 12, 24, 36, 48 giờ xử lý. Ong được ăn mật ong nguyên chất.
3.4. Phương pháp làm mẫu và phân loại
Tất cả các mẫu ruồi đục lá họ Agromyzidae và ong ký sinh ruồi đục lá do GS.TS. Hà Quang Hùng, TS. Hồ Thị Thu Giang – Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội giám định tên loài và tên giống. Sau đó tất cả các mẫu ấy được lưu giữ tại Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
3.5. Chỉ tiêu theo dõi
Theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam Bộ NN và PTNT (2001), chúng tôi tiến hành:
- Xác định thành phần ruồi đục lá và thành phần ong ký sinh loài Liriomyza sativae Blanchard trên cây rau.
- Diễn biến mật độ ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard trên ruộng đậu côve, đậu trạch, đậu đũa.
+ Mật độ ruồi đục lá được tính theo công thức
Tổng số sâu non (nhộng) đếm được
Mật độ ruồi đục lá (con/lá) = -----------------------------------------
Tổng số lá điều tra
+ Tỷ lệ lá bị hại của ruồi đục lá được tính theo công thức
Tổng số lá bị hại
Tỷ lệ lá bị hại (%) = ------------------------- x 100
Tổng số lá điều tra
+ Chỉ số hại được tính theo công thức
∑ [(N1x1) + (N3x3) + ….+ (Nnxn)]
Chỉ số hại (%) = ----------------------------------------- x 100
Nxn
Trong đó: N: Tổng số lá điều tra
n: cấp thứ n
Nn: Số lá bị hại ở cấp n
Cấp 0: Trên lá hoàn toàn không bị hại
Cấp 1: Trên lá có từ 1 - 5 vết đục, các vết đục rải rác, thường có từ 1 - 3 sâu
Cấp 3: Trên lá có từ 6 - 10 vết đục, trong đó có một số vết đục đan xen nhau, thường có từ 4 - 6 sâu
Cấp 5: Trên lá có từ 11 - 20 vết đục, các vết đục đan xen nhau rõ rệt quanh khu vực gốc lá, thường có từ 7 - 10 sâu.
Cấp 7: Trên lá các vết đục đan xen nhau thành mảng, nhất là quanh khu vực gốc lá, một phần diện tích lá ở khu vực gốc lá bị cháy, thường có từ 11 sâu trở lên.
Tổng số lần bắt gặp
Mức độ phổ biến của ong ký sinh (%)= ---------------------------- x 100
Tổng số lần điều tra
- : Xuất hiện rất ít (< 5%)
+: Xuất hiện ít (từ 5 - 10%)
++: Xuất hiện nhiều hơn (10 - 25%)
+++: Xuất hiện nhiều (>25%)
+ Tỷ lệ ký sinh (TLKS) được tính theo công thức sau
Tổng số nhộng ruồi đục lá bị ký sinh
Tỷ lệ ký sinh (%) = ----------------------------------------------- x 100
Tổng số nhộng theo dõi
+ Tỷ lệ vũ hóa của ong được tính theo công thức
Tổng số cá thể vũ hoá
Tỷ lệ vũ hoá (%) = --------------------------------- x 100
Tổng số cá thể theo dõi
+ Tỷ lệ ký sinh của ong ở mỗi tuổi được tính theo công thức
Tổng số cá thể mỗi tuổi bị ký sinh
TLKS ở mỗi tuổi (%) = ------------------------------------------- x 100
Tổng số cá thể theo dõi
+ Hệ số lựa chọn (R) được tính theo công thức: R =
Trong đó: Ri: Tỷ lệ ký sinh ở tuổi thứ i
n: Tổng số tuổi
+ Thời gian phát dục từng pha (ngày) được tính theo công thức
=
Trong đó: ni: Số cá thể phát dục vào ngày thứ i
xi: Thời gian phát dục của cá thể thứ i
N: Tổng số cá thể theo dõi
X: Thời gian phát dục trung bình
Tổng số vật chủ có ký sinh vũ hóa ra ong
- Hiệu quả ký sinh của ong (%) = -------------------------------------------- x 100
Tổng số vật chủ thí nghiệm
* Phương pháp tính toán
Khoảng biến động: = Xi ± ∆
Sai số ước lượng
∆ = (t: tra ở bảng Student với độ tin cậy P = 95%, V= N-1)
Độ lệch chuẩn: S =
Vòng đời (ngày) = X1 + X2 +….+ Xn
Trong đó X1, X2, Xn là thời gian phát dục trung bình của từng pha, từng tuổi.
+ Kích thước cơ thể của từng pha phát dục (mm)
=
X1, X2, Xn: kích thước của từng cá thể trong pha theo dõi
N: tổng số cá thể theo dõi
Số liệu sẽ được tính toán và xử lý theo chương trình thống kê Excel và các chỉ tiêu khác được xử lý theo chương trình IRRISTAT dùng cho khối Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
Dùng phương pháp thống kê so sánh Duncan giữa các công thức thí nghiệm ở xác suất P = 0,05 và P= 0,01.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần và mức độ phổ biến của ruồi đục lá họ Agromyzidae trên một số cây trồng ở Gia Lâm - Hà Nội
Hiện nay ruồi đục lá đang là đối tượng dịch hại nghiêm trọng trên cây rau, chúng xuất hiện và gây hại tại tất cả các vùng trồng rau ở nước ta hiện nay.Tuy nhiên, tuỳ vào từng loài cây trồng, mùa vụ, vùng sinh thái khác nhau thì mức độ phổ biến và sự gây hại của ruồi đục lá cũng khác nhau. Để tìm hiểu về thành phần, mức độ phổ biến và sự gây hại của ruồi đục lá họ Agromyzidae chúng tôi tiến hành điều tra thành phần ruồi đục lá tại số một số vùng trồng rau ở Gia Lâm - Hà Nội vụ đông xuân năm 2008 - 2009. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.1.
Qua bảng 4.1 chúng ta thấy: về thành phần ruồi đục lá rau họ Agromyzidae chúng tôi thu được 2 loài gây hại là Liriomyza sativae Blanchard và Chromatomyia horticola. Trong đó loài Liriomyza sativae Blanchard là loài gây hại chủ yếu, chúng thường xuyên xuất hiện và gây hại trên nhiều loại cây trồng thuộc các họ thực vật khác nhau, các loại cây trồng chúng xuất hiện và gây hại nặng là dưa chuột, bí ngô, đậu đũa, đậu trạch, đậu đen, đậu xanh, cà chua, cà pháo, đậu tương, hoa cúc… Còn loài Chromatomyia horticola thì mức độ gây hại và phạm vi ký chủ là rất hẹp, chúng chỉ xuất hiện và gây hại trên một số loại cây trồng như cải cúc, cải xanh, tầm bóp, đơn buốt.
Qua quan sát triệu trứng gây hại, chúng tôi thấy sâu non của cả 2 loài này đều ăn phần thịt lá để lại phần biểu bì của lá tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo cắt nhau, kích thước đường đục lớn dần theo tuổi sâu non.
Bảng 4.1. Thành phần ruồi đục lá đậu rau tại Gia Lâm - Hà Nội
Tên loài ruồi đục lá
Cây ký chủ phổ biến
Liriomyza sativae
Đậu côve, Đậu đỗ, Dưa chuột, Đậu trạch, Mướp, Bí đỏ, Cỏ vòi voi, Rau dền dại, Cải ngọt, Cải cúc, Xà lách, Cải xanh, Cà chua, Ớt, Mồng tơi, Cà tím, Tầm bóp, Đơn buốt
Chromatomyia horticola
Cải cúc, Cải xanh, Tầm bóp, Đơn buốt
Hình 4.1. C. horticola
Hình 4.2. L. sativae
Điểm khác biệt ở triệu chứng gây hại của 2 loài này là: Liriomyza sativae chỉ gây hại ở mặt trên của lá, trong đường đục phân đen để lại nhiều, thành những dải liên tục; sâu khi sâu non đẫy sức, chui ra khỏi đường đục và co mình nhảy ra khỏi lá xuống đất hoặc bị vương lại trên lá, trên cuống lá, thân cây để hoá nhộng, hoặc chui ra khỏi đường đục và hoá nhộng ngay trên lá đó. Còn loài ruồi đục lá Chromatomyia horticola gây hại cả 2 mặt lá, phân đen chúng để lại trong đường đục rất ít thành dải đứt quãng hoặc không thấy. Ấu trùng đẫy sức hoá nhộng ở cả 2 mặt lá, trong hoặc ngoài đường đục nhưng ở dưới lớp biểu bì của lá. Nhộng có màu trắng, nâu hoặc đen.
Ruồi đục lá rau họ Agromyzidae đặc biệt là loài Liriomyza sativae là đối tượng gây hại nguy hiểm trên các vùng trồng rau, chúng thường xuyên xuất hiện và gây hại rất nặng. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại cây trồng, từng mùa vụ, điều kiện sinh thái khác nhau và tình hình sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân thì mức độ phổ biến và khả năng gây hại của chúng cùng khác nhau. Để đưa ra được các dẫn liệu khoa học chính xác về mức độ phổ biến, tình hình gây hại và sự chu chuyển của ruồi đục lá trên đồng ruông, từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ khoa học và hợp lý, chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi tại Gia Lâm – Hà Nội để xác định mức độ phổ biến của ruồi đục lá trên đồng ruộng và kết quả được thể hiện qua bảng 4.2 và bảng 4.3
Bảng 4.2. Mức độ phổ biến của ruồi Chromatomyia horticola trên một số cây trồng tại Gia Lâm, Hà Nội
Cây trồng
Năm 2008 (Tháng điều tra) Năm 2009
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6
7
Cải cúc (Chrysanthenum coronanium)
++
++
+++
++
+++
+++
+++
+
Cải bẹ xanh (Brassica juncea)
+
++
+++
++
+++
+++
+++
+
-
Tầm bóp (Biden spilosa)
++
++
+
-
-
-
+
Đơn buốt (Biden spilosa)
+++
+++
+++
+
-
-
+
Cải ngọt (Brassica chinensis L)
+
+
++
+
Ghi chú: -: rất ít phổ biến (10-25%); +++: phổ biến nhiều (>25%).
Qua bảng 4.2 và bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy: về phổ ký chủ thì loài Chromatomyia horticola có phổ ký chủ hẹp, chúng chỉ xuất hiện trên một số loại cây trồng như: cải cúc, cải bẹ xanh và cây dại như tần bóp, đơn buốt. Còn loài Liriomyza sativae thì có phổ ký chủ rất rộng, chúng xuất hiện và gây hại trên 20 loại cây trồng thuộc các họ khác nhau và 2 loài cây dại, điều này cho thấy loài Liriomyza sativae là loài đa thực và có phổ ký chủ rất rộng so với loài Chromatomyia horticola.
Bảng 4.3. Mức độ phổ biến của ruồi Liriomyza sativae trên một số cây trồng tại Gia Lâm, Hà Nội
Cây trồng
Năm 2008 (Tháng điều tra) Năm 2009
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5
6
7
Dưa chuột (Curcumis sativus L.)
++
+
+
+++
+++
+++
Bí ngô (Curcubita moschota Duch. C.)
-
++
+
-
-
Đậu tương (Glycine max L. Mer)
+
+
-
Đậu trạch (Phaseolus vulgaris)
+++
+++
+++
++
Đậu xanh (Vigna aurea Roxb)
+
+
-
Đậu đen (Vigna cylindrica L.)
+
+
-
Đậu đũa (Vigna sesquipedalis)
++
+++
++
-
+++
+++
+++
+
-
Đậu cô ve (Phaseolus vulgaris)
++
+++
++
+++
+++
+++
++
-
Cà chua (Solannum licopersicum L.)
+
++
+++
++
+++
+++
+++
Cà pháo (Solanum turberosum L.)
-
-
-
Cà tím
-
-
-
-
-
-
-
Cải cúc (Chrysanthenum coronanium)
-
-
+
+
-
-
+
+
Cải bẹ xanh (Brassica juncea)
-
-
+
+
Cải ngọt (Brassica chinensis L).
-
+
+
-
-
+
+
Rau dền (Amaranthus tricolor L.)
-
-
Mông tơi (Basella rubra L. )
-
-
Mướp (Luffa cylindrical L.)
-
+
+
-
+
+
++
Sà lách (Luctuca sativa L.)
-
-
-
-
-
-
Tầm bóp (Physalis ungulata)
+
+
-
-
-
-
+
+
++
++
+
Đơn buốt (Biden spilosa)
-
-
+
+
-
-
+
+
++
++
+
Hoa cúc (Tagetes erecta L.)
-
-
-
-
-
+
+
+
Ghi chú: -: rất ít phổ biến (10-25%); +++: phổ biến nhiều (>25%).
Qua quá trình điều tra theo dõi trên đồng ruộng chúng tôi nhận thấy ràng loài Chromatomyia horticola xuất hiện chủ yếu vào các tháng có điều kiện nhiệt độ tương đối thấp khi thời tiết còn lạnh, và chúng xuất hiện chủ yếu vào các tháng 11, tháng 12 năm trước và các tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm sau. Sang đến tháng 4, tháng 5 khi nhiệt độ cao hơn thì chúng ít phổ biến. Trong 4 loại cây có sự xuất hiện của Chromatomyia horticola thì có 3 loại cây là chúng xuất hiện phổ biến như: cải cúc, cải bẹ xanh, đơn buốt.
Liriomyza sativae Blanchard xuất hiện quang năm trên đồng ruộng, tuy nhiên chúng xuất hiện phổ biến vào các tháng có nhiệt ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc