Nghiên cứu vật liệu khởi đầu phục vụ cho chọn tạo giống cà chua kháng bệnh mốc sương (phytophthora infestans)

Tài liệu Nghiên cứu vật liệu khởi đầu phục vụ cho chọn tạo giống cà chua kháng bệnh mốc sương (phytophthora infestans): ... Ebook Nghiên cứu vật liệu khởi đầu phục vụ cho chọn tạo giống cà chua kháng bệnh mốc sương (phytophthora infestans)

doc119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2689 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu vật liệu khởi đầu phục vụ cho chọn tạo giống cà chua kháng bệnh mốc sương (phytophthora infestans), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- tr­¬ng v¨n d­ NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CHO CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA KHÁNG BỆNH MỐC SƯƠNG (PHYTOPHTHORA INFESTANS) LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: Di truyÒn vµ chän gièng c©y trång M· sè: 60.62.05 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS. nguyÔn hång minh Hµ NéI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, tháng 12 năm 2009 Tác giả Trương Văn Dư LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, khoa Sau đại học, khoa Nông học, bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giống rau chất lượng cao, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Nghiên cứu Rau quả Hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: - PGS. TS Nguyễn Hồng Minh: Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Khoa Nông học- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - TS. Trần Ngọc Hùng: Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Nghiên cứu Rau quả Các thầy cô giáo bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Khoa Nông học- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Cán bộ công nhân viên Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Nghiên cứu Rau quả Để hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của những người thân trong gia đình và bạn bè. Tôi xin trân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó. Hà nội, tháng 12 năm 2009 Tác giả Trương Văn Dư MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG .v DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ..vi DANH MỤC VIẾT TẮT .vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Danh sách tập đoàn giống cà chua tham gia thí nghiệm lây nhiễm bệnh mốc sương. 27 Bảng 4.1a. Kết quả lây bệnh nhân tạo chủng PLS trên nhóm giống thu thập từ Viện Rau quả. 39 Bảng 4.1b. Kết quả lây bệnh nhân tạo chủng PLS trên nhóm giống thu thập Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật. 40 Bảng 4.1c. Kết quả lây bệnh nhân tạo chủng PLS trên nhóm giống thu thập Trung tâm nghiên cứu Rau màu Châu Á (AVRDC). 41 Bảng 4.1d. Kết quả lây bệnh nhân tạo chủng PLS trên nhóm giống thu thập từ Hàn Quốc và Mỹ. 42 Bảng 4.2a. Kết quả lây bệnh nhân tạo chủng PF6 trên nhóm giống thu thập từ Viện Rau quả. 43 Bảng 4.2b. Kết quả lây bệnh nhân tạo chủng PF6 trên nhóm giống thu thập Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên di truyền Thực vật. 44 Bảng 4.2c. Kết quả lây bệnh nhân tạo chủng PF6 trên nhóm giống thu thập Trung tâm nghiên cứu Rau màu Châu Á (AVRDC). 45 Bảng 4.2d. Kết quả lây bệnh nhân tạo chủng PF6 trên nhóm giống thu thập từ Hàn Quốc và Mỹ 46 Bảng 4.3. Một số mẫu giống kháng với chủng PLS và TF6 47 Bảng 4.4. Các giai đoạn sinh trưởng của các mẫu giống vụ xuân 2009 49 Bảng 4.5: Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa 56 Bảng 4.5a: Tỷ lệ đâu quả của các mẫu giống quả nhỏ 60 Bảng 4.5b: Tỷ lệ đâu quả của các mẫu giống quả lớn thu thập trong nước 61 Bảng 4.6a. Các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống quả nhỏ 64 Bảng 4.6b. Nhóm quả lớn thu thập trong nước 65 Bảng 4.6c.Nhóm quả lớn nguồn gốc nhập nội 66 Bảng 4.7a. Tình hình nhiễm virus và sâu đục quả của các mẫu giống thu thập từ Viện Nghiên cứu Rau quả 69 Bảng 4.7b. Tình hình nhiễm virus và sâu đục quả của các mẫu giống thu thập TT. NC Tài nguyên Di truyền Thực vật 70 Bảng 4.7c. Tình hình nhiễm virus và sâu đục quả của các mẫu giống thu thập TT. Nghiên cứu Rau màu Châu Á 71 Bảng 4.7d. Tình hình nhiễm virus và sâu đục quả của các mẫu giống thu thập từ Mỹ và Hàn Quốc 72 Bảng 4.8a: Một số đặc điểm về hình thái chất lượng quả của nhóm quả nhỏ 74 Bảng 4.8b: Một số đặc điểm về hình thái chất lượng quả của lớn thu thập trong nước 74 Bảng 4.8c: Một số đặc điểm về hình thái chất lượng quả của nhóm quả lớn nhập nội 75 Bảng 4.9. Một số đặc điểm của các mẫu giống cà chua triển vọng 79 DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình ảnh 4.1. Thang điểm đánh giá mức độ nhiễm bệnh mốc sương trên lá của các mẫu giống cà chua. 38 Đồ thị 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số mẫu giống 51 Đồ thị 4.2. Động thái tăng trưởng về số lá của một số mẫu giống 52 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AVRDC QTLs PLS PF6 Trung tâm nghiên cứu phát triển rau màu Châu Á (Asian vegetable research develoment center) Locus kiểm tra tính trạng số lượng (Quantitative trait loci) Phytophthora Lạng Sơn Phytophthora Phường 6, Đà Lạt I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cà chua (Lycopesicon esculentum Mill), thuộc họ cà (Solanaceae) có nguồn gốc nhiệt đới. Là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, quả cà chua được người tiêu dùng trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất ưa chuộng. Cà chua không những được dùng như một loại rau cung cấp Vitamin, chất khoáng mà còn nhiều tác dụng về mặt y học. Quả cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, khai vị giải nhiệt, điều hòa bài tiết, giúp tiêu hóa dễ dàng các loại tinh bột. Gần đây các nhà khoa học đã chứng minh được vai trò của quả cà chua trong việc ngăn ngừa các chất gây ung thư. Ở Việt Nam, cà chua được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc Bắc bộ như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh… Và một số nơi thuộc Nam Trung bộ. Trong chương trình chọn tạo giống rau của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2006- 2010 cây cà chua được chọn là một trong 5 cây chủ lực. Theo đề án phát triển rau quả 1999- 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2010 diện tích trồng rau là 800.000ha và sản lượng đạt 11 triệu tấn, trong số này 1,4 triệu tấn giành cho chế biến và xuất khẩu. Để thực hiện đề án trên của Chính phủ, năm 2000 nhà máy chế biến cà chua Hải Phòng được xây dựng và đi vào sản xuất với công suất 36.000- 38.000tấn cà chua nguyên liệu/năm. Như vậy chúng ta cần phải có bộ giống năng suất, chất lượng cao và có thể đáp ứng với điều kiện thời tiết từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau. Sản xuất cà chua trong vụ đông ở nước ta khá thuận lợi, nên cà chua được trồng chủ yếu (70%). Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, diện tích trồng cà chua vụ xuân (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) đang phát triển mạnh. Vụ xuân là thời kỳ hội tụ nhiều yếu tố môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng...) rất thuận lợi cho bệnh mốc sương, vi khuẩn, sâu đục quả... gây hại. Để hạn chế bệnh, kỹ thuật phổ biến nhất đang được nông dân áp dụng là phun thuốc trừ bệnh với 13-15 lần phun/vụ cà chua (Kết quả đề tài: Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn, 2001-2003, Hà nội). Với đặc thù này sản xuất cà chua luôn tiềm ẩn tính thiếu ổn định và nguy cơ không an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Các giống cà chua đang trồng phổ biến ở nước ta hiện nay phần lớn là các giống lai trong nước và nhập nội. Các giống này có năng suất cao nhưng không ổn định, chủ yếu bị sâu bệnh phá hại. Để đối phó với dịch bệnh, tạo sự phát triển bền vững và giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, công tác tạo giống kháng bệnh mốc sương trên thế giới đã đạt được kết quả: Bằng kỹ thuật lây bệnh nhân tạo đã tìm được nguồn gen kháng bệnh, xác định được đặc điểm di truyền tính kháng bệnh mốc sương và lập bản đồ QTL cho một số giống, thành công tạo giống kháng bệnh mốc sương thông qua lai khác loài (Interspecific crossing), tạo giống chống chịu ngang ( Non – specific race resistance)…. Trước thực trạng dịch bệnh đang phát triển mạnh mẽ, nghiên cứu phòng trừ bệnh mốc sương ở nước ta chủ yếu tập trung vào tìm hiểu qui luật phát sinh, phát triển bệnh và đề ra các biện pháp phòng trừ (hóa học là chủ yếu). Sử dụng giống kháng bệnh là một hợp phần quan trọng trong IPM, nhưng chọn tạo giống kháng bệnh nói chung và kháng bệnh mốc sương trên cà chua nói riêng chưa được quan tâm. Xuất phát từ thực tế trên được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu vật liệu khởi đầu phục vụ cho chọn tạo giống cà chua kháng bệnh mốc sương (phytophthora infestans)”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Chọn lọc được những mẫu giống cà chua kháng bệnh mốc sương (phytophthora infestans) phục vụ cho công tác lai tạo giống sau này. - Rút ra một số mẫu giống có những tính trạng giá trị phục vụ cho vật liệu chọn giống. - Chọn lọc một số giống cà chua triển vọng, thích hợp cho trồng ở vụ xuân hè sớm. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá khả năng kháng bệnh mốc sương (phytophthora infestans) bằng phương pháp lây nhiễm bệnh nhân tạo trên tập đoàn cà chua đã thu thập. - Đánh giá khả năng sinh trưởng, cấu trúc cây, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cà chua ở vụ xuân hè sớm. - Đánh giá một số đặc điểm hình thái quả và chất lượng phục vụ ăn tươi và chế biến của các giống cà chua. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc và một số đặc điểm sinh học của cây cà chua Cà chua thuộc chi Lycopersicon Tourn, họ cà (solanaceae). Chi: Lycopersicon Tourn chia làm 2 chi phụ: Subgenus 1- Eriopersicon, Subgenus 2- Eulycopersicon, chi phụ này có loài L. esculentum Mill trong đó bao gồm các loài phụ sau: L. esculentum ssp. Spontaneum (cà chua hoang dại), L. esculentum ssp. Cultum (cà chua trồng).[12] Theo nhiều nhà nghiên cứu cà chua trồng có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đảo Galapanos tới Chi Lê. Có nhiều ý kiến khác nhau về tổ tiên xuất hiện cà chua trồng, một số cho rằng từ dạng cà chua bán hoang dại L.esc.var.cerasiforme, số khác từ L.esc.var. pimpinellifolium.[71] Việc thuần hoá cà chua trồng đầu tiên xuất hiện ở Mêhicô. Nhiều bằng chứng khảo cổ học, thực vật học và lịch sử học đã thừa nhận Mêhicô là trung tâm thuần hoá cà chua trồng. Nhà nghiên cứu thực vật học người Ý, Pier Andrea Mattioli cho rằng những giống cà chua đầu tiên đưa vào Châu Âu xuất xứ từ Mêhico.[70] Ở thế kỷ 17, cà chua được trồng rộng rãi ở khắp Châu Âu nhưng chỉ được xem như cây cảnh vì quan niệm quả cà chua là một loại quả độc. Mãi đến thế kỷ 18 cà chua mới được chấp nhận là cây thực phẩm ở Châu Âu và đến nửa đầu thế kỷ XX cà chua mới trở thành cây trồng phổ biến trên thế giới.[51] Cà chua là loại cây ưa nhiệt độ, nhiệt độ tối thích ban ngày là 180C- 270C. Ban đêm là 120C- 150C. Nhiệt độ thấp từ 100C- 120C vào ban ngày cây ngừng sinh trưởng và rụng hoa. Ở nhiệt độ cao cây vươn mạnh. Kết hợp nhiệt độ thấp và ẩm độ cao trong thời gian ra hoa sẽ làm rụng quả.[14] Nhiệt độ trên 270C kéo dài cùng hạn chế sinh trưởng, ra hoa và đậu quả cà chua. Các tế bào phôi và hạt phấn sẽ bị hủy hoại khi nhiệt độ ban ngày trên 380C, nếu nhiệt độ ban đêm trên 210C khả năng đậu quả sẽ giảm.[56] Cà chua là loại cây ưa sáng, ngày dài sẽ thuận lợi cho sinh trưởng và cho năng suất. Nhưng chiếu sáng liên tục sẽ làm cho lá vàng và rụng. Để cây phát triển bình thường cần có 4- 8 giờ tối.[23] Trong thời gian ra hoa, phát triển quả, cây cà chua đòi hỏi độ ẩm, nhưng nếu độ ẩm thừa sẽ dễ nhiễm bệnh mốc sương, chân đen, đốm nâu và các bệnh khác. Cường độ ánh sáng cao làm tăng diện tích lá và tốc độ sinh trưởng của cây, cường độ ánh sáng cần cho cà chua ra hoa. Cà chua là loại rau cao cấp ăn quả, nên chất lượng quả rất được quan tâm. Thực tế đã cho thấy, điều kiện cần thiết để chọn giống cà chua chất lượng là đưa vào chương trình lai các loài và các dạng mới có hàm lượng chất khô, axit ascorbic, β- caroten và các chất sinh học khác cao. Trên cơ sở lai các giống cà chua trồng với các dạng thuộc chi phụ Eulycopersicon ( var.cerasiforme, var. racemigerum, var. pimpinellifolium) đã nhận được các giống có hàm lượng chất khô có trong quả và chống chịu với một số bệnh.[46] Hàm lượng chất khô trong quả phụ thuộc vào từng mẫu, biến động trong khoảng 6,6- 12,4 %, axit ascorbic:25,8- 79,3 mg%.[31] Nhiều tài liệu cho thấy chọn lọc theo hướng tạo giống vitamin cao chủ yếu dựa trên cơ sở lai khác loài, trong đó các loài dại và bán hoang dại của chi Lycopersicon Tourn là nguồn cơ bản về hàm lượng vitamin cao trong qủa.[36] Trong qũy gen cà chua đã tìm thấy dạng bán hoang dại L.esculentium var.minor Hook có hàm lượng cao chất caroten (6,4mg%), trong khi đó ở đa số các loài dại tổng hàm lượng caroten không vượt quá 0,7mg%. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: tăng hàm lượng chất khô trong quả cà chua dẫn đến tăng hàm lượng chất pectin. Các dạng cà chua hoang dại có hàm lượng chất khô trong quả cao đem lại với giống cà chua trồng đã làm tăng hàm lượng chất pectin.[29] Quả cà chua sử dụng ăn tươi cần phải có khẩu vị ngon và thịt qủa mềm. Khẩu vị ngon là một chỉ tiêu tổng hợp, xác định chủ yếu bằng hàm lượng đường, axit và tỷ lệ của chúng thường biến động từ 3- 15, thường là dạng quả tròn phẳng, độ lớn quả trung bình có vị thơm.[65]. Một quan tâm đặc biệt đối với cà chua chất lượng cao là mầu đỏ quả được quết định bởi hàm lượng lycopen, caroten và Xantophyl... Yêu cầu đối với các giống cà chua chế biến để làm bột nhão, nước ép, tương và nhiều sản phẩm khác, có sự khác nhau. Cây cà chua có những đặc thù sinh học riêng: cấu tạo hoa làm cho cà chua có khả năng thụ phấn chéo ngẫu nhiên không lớn, cho phép tiến hành lai tạo và nhân được nhiều hạt trên một cây, cho phép lai với các loài dại và bán hoang dại, mặc dù có sự cản trở của tính không dung hợp ở cà chua. 2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất cà chua trên thế giới. N.I. Vavilov xác định “giống cây trồng là cuộc cách mạng trong tay loài người” để thực hiện được phải có kiến thức di trưyền, các phương pháp lai tạo và chọn lọc đa dạng. Trong thời gian qua con người đã tạo ra vô số giống cây trồng khác nhau. Các giống này nếu theo con đường tự nhiên phải trải qua hàng nghìn, hàng triệu năm hoặc không thể hình thành được.[22] Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) thuộc họ cà cùng với các cây: thuốc lá, khoai tây, ớt, cà tím… có nguồn gốc ở miền Trung, Nam và Nam bắc Mỹ. Ngày nay cà chua đã được sản xuất ở hầu hết các nước trên toàn thế giới với hàng nghìn giống khác nhau, đa dạng về mầu sắc, dạng quả, dạng hình sinh trưởng… Năm 2004, diện tích trồng cà chua của Mỹ ước đạt 170.808 ha (trong đó 50.560 ha cho ăn tươi, 120.248 ha cho chế biến) với tổng giá trị 2,06 tỷ USD (trong đó: 1,34 tỉ thu từ cà chua ăn tươi và 0,72 USD tỉ thu từ cà chua chế biến).[48] Cà chua được xếp vào là loại rau có mức tiêu dùng nhiều thứ 2 trên thế giới, sau khoai tây.[37] Năm 2005, toàn thế giới có 4.50.719 ha cà chua, năng suất trung bình đạt 27,4 tấn/ha, sản xuất được 125 triệu tấn , trong đó Trung Quốc (31,6 triệu tấn), Mỹ (11,0 triệu tấn), Thổ nhĩ kỳ (9,7 triệu tấn), Ấn độ (7,6 triệu tấn), Hy lạp (7,6 triệu tấn) là các quốc gia dẫn đầu trong sản xuất cà chua. Một số nước khác cũng được xếp vào các quốc gia sản xuất cà chua chính là: Tây ban nha, Braxin, Mehico, Iran, Nga, Ai cập. Năm 2006, sản lượng cà chua của các nước sản xuất chính tiếp tục tăng (Trung quốc là 32.540.040 tấn, Mỹ là 11.250.000 tấn, Thổ nhĩ Kỳ là 9.854.877 tấn…).[38] Chọn tạo giống cà chua được bắt đầu thực hiện ở châu Âu (Italia) khoảng 200 năm trước. Ở Mỹ chọn tạo giống cà chua được thực hiện vào những năm 70 của thể kỷ 19.[66] (Stevens và Rick, 1986; Tigchelaar E. C, 1986). Nhờ chọn giống đã đưa năng suất của cà chua ở Mỹ tăng từ 10,1 tấn/ha trong những năm 20 của thế kỷ 20 đến 72,4 tấn trong những năm 90 và đến năm 2004 là 102 tấn/ha. ( Đóng góp vào sự nhẩy vọt về năng suất trên thì ước tính vai trò của công tác giống là 50%, còn lại là do tác động của các biện pháp kỹ thuật và đầu tư khác. Tuy nhiên trong quá trình thuần hóa, chọn lọc giống, con người đã làm tính đa dạng của nguồn gen ngày càng bị sói mòn, làm tăng nguy cơ nhiễm dịch bệnh của cây trồng này. Do vậy, hiện nay cà chua trồng trọt bị mẫn cảm với trên 200 bệnh khác nhau (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng, vi rút…).[69] Năng suất cây trồng được tồn tại thông qua các phản ứng sinh lý, sinh hoá và giải phẫu hình thái, nghĩa là sự tương tác đa nhân tố của quá trình trao đổi chất và cấu trúc tổng thể của cây. Kết quả tạo giống năng suất cao ở phần lớn các trường hợp được xác định không phải bởi một tính trạng quan trọng nào đó, mà bởi toàn bộ hệ thống di truyền của cây. Trong chọn giống cây trồng thích ứng, một yếu tố quan trong đó là các hệ thống di truyền về mức độ tiềm năng năng suất và sự chống chịu sinh thái có thể được kết hợp trong một giống lai F1. Mặc dù vậy thường những giống có năng suất cao hay mẫn cảm với sự biến đổi các yếu tố môi trường và thường có nhu cầu cao về kỹ thuật canh tác trong điều kiện môi trường bất lợi.[68] Ở phần lớn các trường hợp sự chống chịu sinh thái cao của cây trồng thường được kết hợp với năng suất thấp, chọn lọc theo một tính trạng nào đó sẽ giảm khả năng thích ứng chung của kiểu gen. Việc kết hợp được tiềm năng năng suất cao của các dòng giống có triển vọng với sự chống chịu sâu bệnh, điều kiện bất thuận là vấn đề được quan tâm lớn ở các trung tâm chọn tạo giống trên thế giới. Thích ứng cá thể chung của kiểu gen bao gồm tiềm năng năng suất thực tế và chống chịu sinh thái của nó. Thích ứng cá thể chung mà cao sẽ cho năng suất cao ổn định trong những điều kiện biến động lớn của các yếu tố môi trường. Phần lớn các tính trạng quyết định tính chống chịu của cây trồng với các điều kiện khắc nghiệt được kiểm tra bởi số lượng lớn các gen của toàn genom.[62] 2.3. Cơ chế chống chịu bệnh của cây trồng. Chống chịu (tolerance) là một kiểu tính nhiễm đối với bệnh, nó thể hiện khả năng của cây vẫn có năng suất ngay cả khi cây bị bệnh. Tính chống chịu là kết quả do di truyền của ký chủ điều khiển, cho phép ký sinh phát triển và phát sinh trên ký chủ, nhưng cây chủ vẫn tiếp tục phát triển tốt. Tính chống chịu được quan sát trên nhiều bệnh do nấm gây ra, trong đó bệnh đang tấn công nhẹ chỉ gây ảnh hưởng ít cho năng suất. Tính chống chịu giúp cho cây trồng đảm bảo năng suất ngay cả khi bị nhiễm.[2] Nhiều công trình đã được tiến hành nghiên cứu và kết quả đã được công bố trong đó cơ chế bảo vệ nói chung của cây được quy tụ do hai đặc điểm sau: i- Do đặc điểm cấu trúc: Các cấu trúc này làm thành những hàng rào cản trở việc xâm nhập và lan truyền của tác nhân gây bệnh. ii- Do sản sinh ra những hợp chất hoá học trong các tế bào, mô nhằm gây độc hoặc cản trở sự phát triển của tác nhân gây bệnh. 2.3.1. Cơ chế kháng Cây thể hiện tính kháng đối với ký sinh gây bệnh là do chúng mang các đặc tính phân loại khác nhau với nhóm ký chủ của ký sinh gây bệnh hoặc là cây chứa gen kháng mà ký sinh không có gen tương ứng để phá vỡ. Như vậy vài loài thực vật là ký chủ đối với một nhóm nhỏ trong số các sinh vật gây bệnh hoặc không là ký chủ khi mang tính kháng hoàn toàn ngay cả ở điều kiện thích hợp nhất cho bệnh phát triển. Hiện tượng từ kháng trở thành nhiễm của cây trồng đối với sinh vật gây bệnh là do số lượng khác nhau của gen kháng hiện diện ở mỗi giống cây và ảnh hưởng của gen kháng đối với ký sinh. Trường hợp giống rất nhiễm đối với vi sinh gây bệnh thể hiện sự kiện không có gen kháng một cách hiệu quả chống lại đòi hỏi gây bệnh đó. Giống cây trồng có thể nhiễm hoặc không nhiêm đối với nòi gây bệnh khác, phân lập từ cây bị nhiễm hoặc một giống khác.[5] Tính kháng thật thường được kiểm soát về mặt di truyền do có sự hiện diện của một hoặc nhiều gen kháng trong cây. Giữa tính kháng thật ký chủ và ký sinh có sự tương tác không tương thích với nhau bởi vì thiếu vùng tiếp nhận phân tử giữa ký chủ và ký sinh hoặc ký chủ có thể tự bảo vệ chống lại ký sinh do nhiều cơ chế khác nhau hoặc cơ chế này đã hiện diện hoặc được kích hoạt do sự xâm nhập của ký sinh gây bệnh. Có hai loại kháng thật là: kháng ngang và kháng dọc. Kháng ngang: biểu hiện khi tất cả cây trồng đều có khả năng kháng không chuyên biệt chống lại tất cả các vi sinh vật gây bệnh hoặc tấn công cây đó ( J. E. Van der Plank, 1963). Kiểu tính kháng như vậy có thể được coi bằng nhiều tên “kháng không chuyên biệt, kháng, kháng tổng quát, kháng số lượng, kháng thành thục” kháng ngoài đồng ruộng hoặc kháng bền vững. Tính kháng ngang được kiểm soát do nhiều gen (hơn mười cũng có thể hàng trăm) vì vậy, người ta còn gọi là kháng đa gen. Mỗi gen đơn độc có thể chống lại vi sinh vật gây bệnh một cách không hiệu quả hoặc đóng vai trò tối thiểu trong tổng số tính kháng ngang các gen kháng đều có vai trò quan trọng để kiểm soát nhiều bước xảy ra trong tiến trình có liên quan đến sinh lý cây trồng nhằm cung cấp vật liệu cũng như cấu trúc cho hoạt động của cơ chế tự bảo vệ. Tính kháng ngang không bảo vệ cây trồng khi bị nhiễm bệnh nhưng giảm bớt dần sự phát triển của ký sinh tại những điểm xâm nhập và vì vậy cũng hạn chế dần dần sự lây lan của dịch bệnh trên đồng ruộng. Có sự di truyền về số lượng đối với tính kháng ngang trong đó mỗi một gen đóng góp đồng đều. Kháng dọc: biểu hiện khi giống cây trồng có tính kháng hoàn toàn với vài nòi gây bệnh, trong khi đó chúng có thể nhiễm với nòi sinh lý khác, nhiều giống có thể kháng rất cao và cũng có thể nhiễm với vài nòi khác ở điều kiện môi trường khác nhau. Tính kháng dọc còn được gọi là kháng cao, kháng chính, hay kháng chuyên biệt, kháng định tính, kháng chỉ thị, nhưng thông thường người ta gọi chung là kháng dọc. Tính kháng dọc được kiểm soát do một hoặc vài gen cho nên gọi là đơn gen. Những gen này gọi là R gen đóng vai trò chính cho biểu hiện tính kháng. Kháng dọc ở ký chủ thường cho phản ứng siêu nhạy cảm hoặc miễn nhiễm hoặc làm giảm dần sự sinh sản của ký chủ, nó ngăn chặn bước phát triển khởi đầu của ký sinh khi xâm nhập, vì ký chủ đang có một số gen kháng chính khác nhau, tính kháng này giúp ngăn chặn sự phát triển của dịch do giới hạn nguồn bệnh ban đầu. Tính kháng bền vững: theo như định nghĩa của Johnson (1981) là dạng tính kháng của cây trồng có hiệu quả lâu dài, trên diện tích gieo trồng quy mô rộng. Kháng không hoàn toàn: biểu hiện của tính kháng không hoàn toàn là sự sinh bào tử giảm, mặc dù ký chủ nhiễm, nhưng thời kỳ ủ bệnh kéo dài, thời kỳ nhiễm bệnh của ký chủ ngắn đi gần đây người ta còn gọi là tính kháng số lượng.[11] Cây trồng có thể có nhiều gen kháng (20- 40 gen), chống lại một ký sinh đặc biệt nào đó, mặc dù mỗi giống chỉ có một hoặc vài gen. Phản ứng siêu nhạy cảm là vùng tự chết của tế bào, định vị ngay vị trí nhiễm bệnh của ký chủ đối với sự xâm nhập do nòi sinh lý hoặc dòng gây bệnh. Nó không thể phát triển xa hơn cứ điểm xâm nhập của ký sinh. Đây là kết quả của hệ thống gen chống gen trong đó gen avr của ký sinh tương ứng với gen R của ký chủ. Cơ chế này là kết quả của sự thừa nhận về mặt phân tử báo hiệu tính chuyên biệt, trong đó chất kích kháng phản ứng được sản xuất do gen không mang độc tính avr của ký sinh và được thừa nhận do phân tử đặc biệt được mã hoá của gen kháng R của cây ký chủ. Sự thừa nhận này tạo ra hoạt động của một mục đích, dẫn đến hiện tượng siêu nhạy cảm xảy ra, đồng thời ngăn cản của sự phát triển của ký sinh. Khi nghiên cứu về phản của cây đối với tác nhân gây bệnh chúng ta thường đặt ra hàng loạt câu hỏi thực vật đã nhận biết tác nhân gây bệnh như thế nào? Sự nhận biết này được chuyển thành những phản ứng sinh lý trong cây như thế nào? Hoặc những phản ứng sinh lý nào liên quan đến tính kháng của cây? Khi nghiên cứu các nhà khoa học dần dần hiểu được và trả lời được những câu hỏi trên. Có thể nói tổng quát như sau: - Tác nhân gây bệnh được nhận biết bởi sản phẩm của những gen kháng bệnh (gọi là gen R), những sản phẩm này có thể là một loại Receptor nào đó. Người ta đã phân lập và nghiên cứu hàng trục loại gen R của các loài cây khác nhau. Những điểm nhận trong cây (được mã hoá bởi những gen R) được xem như liên kết có tính chất chuyên biệt với phân tử elicitor của ký sinh. Việc sản xuất ra những elicitor này được kiểm soát bởi những gen không độc trong tác nhân gây bệnh (arv). Việc gắn của những elicitor này vào điểm nhận (receptor) tạo nên những tín hiệu nhận biết khởi đầu. Những tín hiệu này tiếp theo đó đã kích một chuỗi các tín hiệu khác trong cây (signal transduction cascade) dẫn đến một loạt các phản ứng sinh lý được kích hoạt trong các tế bào cây. Những phản ứng này bào gồm tạo các nguyên tử oxy hoạt hoá, một loại gen trong hệ thống bảo vệ. Những gen trong hệ thống bảo vệ như vậy gồm những gen mã hoá, một loạt gen trong hệ thống bảo vệ. Những gen trong hệ thống bảo vệ như vậy gồm các gen mã hoá cho các hợp phần của vách tế bào, Enzyme thuỷ phần và những gen liên quan đến việc sản xuất những sản phẩm thứ cấp có hoạt tính diệt nấm và vi khuẩn. Việc tạo ra những nguyên tử oxy hoạt hoá và các gen trong hệ thống bảo vệ cơ thể liên quan tới việc tạo thành phản ứng siêu nhậy cảm (hypersen- sitive reistance reaction- HR). Phản ứng này liên kết với tính kháng kiểm soát bởi gen R. Hệ thống HR được biết là hiện tượng tự hi sinh của những tế bào xung quanh vị trí xâm nhập của tác nhân gây bệnh dẫn đến sự hạn chế phát triển của nấm bệnh. Thực vật có khả năng tiết ra những hợp chất bay hơi và dịch độc có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật xâm nhập trước khi chúng xâm nhập vào cây. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn ngăn cản sự xâm nhập (gđ1) Một khi sinh vật gây bệnh vượt qua được hàng rào bảo vệ đó và tiếp xúc được với mô cây, thì tác nhân vẫn gặp nhiều trở ngại bởi các hợp chất khác, cũng như hệ thống bảo vệ của cây hiện diện trong các mô. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn cản trở trong quá trình xâm nhiễm (gđ2) Giai đoạn 1: Môi trường xung quanh rễ và thân cây thường tồn tại rất nhiều vi sinh vật. Tuy nhiên, rất ít loài có khả năng gây bệnh. điều này được giải thích là dược độc tố của cây đã giữ cho mật độ của vi sinh vật gây bệnh ở một mức độ mà chúng không thể gây bệnh được. Một số hợp chất bay hơi có khả năng ngăn cản sự xâm nhiễm của vi sinh vật như α- pinene, β- pinene, myrcenne; chlrogenic acid, α- terpenene, α- terpineol, benzoic acid vv...[9] 2.3.2. Cơ chế tránh Giảm thiểu khả năng, xác suất tiếp xúc giữa cây ký chủ và kẻ thù tự nhiên thông qua: Hình thái riêng, mùi vị cơ chế tránh hoạt động trước khi thiết lập sự tiếp xúc gần gũi cây ký chủ và ký sinh. Cơ chế tránh: Sự bắt chước, ngụy trang, mùi xua đuổi- bản chất hoá học, nông và chuyền dịch, gai, mô cây mần cảm chỉ có tồn tại trong thời gian ngắn (chiến lược thoát), cáu trúc cây. Tránh bệnh tương đối khó vì thể gây bệnh không có cơ quan cảm giác. 2.3.3. Cơ chế chịu Cơ chế chịu là khả năng của cây chịu đựng được tấn công của bệnh hại mà không làm giảm năng suất nghiêm trọng, mặc dù giống cảm nhiễm với bệnh. Chịu không làm giảm mức bị hại bệnh, giống không chịu tổn thất về kinh tế trong khi đó giống chịu vẫn cho năng suất cao. Cơ chế chịu có thể các yếu tố sinh lý như cây phục hồi nhanh sau khi bị hại hoặc khả năng sinh trưởng bù. 2.4. Một số vấn đề về chọn tạo giống chống chịu tổng hợp ở cà chua Để rút ngắn giai đoạn tạo giống, giống lai và giảm chi phí. Trong thời gian gần đây đã chú ý rất nhiều đến vấn đề chọn giống kết hợp sự chống chịu tổng hợp tới điều kiện bất lợi như điều kiện môi trường, sâu bệnh hại, để thu được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, giảm giá thành cũng như khắc phục sự ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều thuốc hoá học. Chọn giống chống chịu tổng hợp được thực hiện cơ bản bằng phương pháp đặt trên nền tảng mà ở đó tạo ra giống mới. Các giống và các dòng được chọn để lai tạo phải được nghiên cứu đặc trưng di truyền của tính trạng (trội và bán trội) và mối tương quan với sự chống chịu tới các bệnh hại của bố mẹ. Tập hợp các công trình nghiên cứu đã cho thấy chọn giống cà chua chống chịu được tiến hành hiện nay chủ yếu dựa trên vật liệu nhận được từ kết quả lai giữa các loài, chi Lycopersicon Tourn là nguồn gen chống chịu phong phú nhất.[12] Trong những năm gần đây tính chống chịu từ các loài hoang dại với Phytophthora infestant, Fusarium...đã được truyền cho các giống cà chua trồng có kết quả tốt (Martin, Williams, 1991). Trên cơ sở lai khác loài đã nhận được các giống kháng với các chủng khác nhau của nấm Phytophthora, Fusarium và héo vàng. bệnh vi khuẩn, virus.[52] 2.5. Nguồn gốc và tác hại của bệnh mốc sương đối với sản xuất cà chua: Bệnh mốc sương, gây hại bởi nấm (Phytophthora infestans) là một trong những bệnh gây hại hủy diệt ở hầu hết các vùng cà chua và khoai tây trên toàn thế giới. Bệnh có thể hại trong mọi thời gian sinh trưởng của cây (Fry, 1992; Goodwin, 1992).[41] Nấm bệnh hại nhiều bộ phận của cà chua: thân, lá, quả và hạt (Rubin và cộng sự, 2001; Rubin và Cohen, 2004a)[61] Bệnh có thể tiền ẩn trong đất, hạt giống, và phát tán được trong không khí. Năm 1840, bệnh này gây ra nạn dịch tại Châu Âu và Mỹ, tạo ra nạn đói khoai tây nổi tiếng năm 1845 tại Ai- len. Trên một triệu người đã bị chết do nạn đói (Clarkson L. A., 1989).[24] Và khoảng một triệu năm trăm ngàn người phải di cư (Alexopoulos J. C. và CTV, 1996).[16] Năm 2000, Nga là nước có sản lượng khoai tây thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, bệnh làm giảm 15% tổng sản lượng cây trồng (Anon, 2001). Năm 2001, trên thế giới chi phí cho thuốc hoá học để phòng trừ bệnh mốc sương ước tính khoảng 3 tỷ USD (Anon, 2001).[17] Vấn đề trở nên nghiêm trọng đến mức tháng 3 năm 1996, Trung tâm Khoai tây quốc tế (C.I.P) tại Lima- Pêru phải đưa ra cảnh báo về tác hại của bệnh này. Một cách gián tiếp, sự kiện đó cũng tạo cơ sở cho môn bệnh bước sang một giai đoạn phát triển mới và được xem như là một môn khoa học. Bệnh cây (Plant Pathology) ra đời cùng với sự đóng góp của Berkeley và De Bary. Reverend Berkeley là người đưa ra “lý thuyết nấm mốc sương” năm 1845 (Z.Gloria Abad và CTV, 1995).[15] Anton De Bary đã chứng minh một cách rõ ràng là: bệnh mốc sương gây ra bởi một loài nấm mà ông đặt tên cho nó là Phytophthora infestans (De Bary, 1867).[30] Hai tác giả này cùng quan điểm và cho rằng loài nấm này được đưa vào Châu Âu từ Andes – Nam Mỹ - nơi là nguồn gốc xuất xứ của khoai tây. Nhiều nhà bệnh cây danh tiếng cũng ủng hộ quan điểm này. Cho tới năm 1939, khi Redick đưa ra một quan điểm mới: Mêhicô là trung tâm xuất xứ của bệnh mốc sương cà chua, khoai tây (Redick D, 1939).[58] Ngày nay, Mêhicô được nhiều người cho rằng là trung tâm phát sinh của bệnh Phytophthora infestans (Fry W.E. và CTV, 1993).[42] Các tác giả cho rằng: bệnh Phytophthora infestans được đưa từ Mêhicô vào Mỹ năm 1842, sau đó tới Châu Âu năm 1845 (Goodwin S.B. và ctv, 1994).[44] Tại Nam Mỹ, bệnh xuất hiện tại Achentina năm 1887 và Braxin năm 1898 (Niederhauser, 1991).[55] 2.6. Nghiên cứu tạo giống cà chua kháng bệnh mốc sương: Để hạn chế bệnh mốc sương có thể áp dụng một số kỹ thuật: Luân canh cây trồng, sử dụng thuốc hóa học… Sử dụng giống kháng bệnh là một trong những giải pháp rất quan trọng để quản lý dịch hại này. Một số dòng cà chua kháng bệnh mốc sương đã dược chọn tạo (Kim và Mutschler, 2006).[50]._. Tuy nhiên những kết quả chọn tạo cà chua kháng bệnh mốc sương còn rất hạn chế, và cần phải tiếp tục nghiên cứu. Nghiên cứu ban đầu tính kháng bệnh mốc sương trên cà chua đã xác định được một số gen kháng: gen Ph-1 nằm trên nhiễm sắc thể 7 (Clayberg và cộng sự, 1965).[26] Gen Ph-2 nằm trên nhiễm sắc thể số 10 (Moreau và cộng sự, 1998).[54] Gen Ph-3 trên nhiễm sắc thể 9 (Chunwongse và cộng sự, 2002).[25] Tuy nhiên những gen này không thể hiện tính kháng đối với tất cả các isolate của nấm mốc sương. Gen kháng Ph-1 trội (có trong giống cà chua New Yorker), có hiệu quả với chủng T0. Gen kháng Ph-2 trội không hoàn toàn (có trong giống cà chua Pieraline, Macline, Piline) có hiệu lực với chủng T0, ít tác dụng đối với chủng T1. Gen Ph-3 trội không hoàn toàn, kháng tốt với chủng Pi -16, trong khi đó gen Ph-1 và Ph-2 không thể hiện tính kháng với chủng này. Giống cà chua mang gen kháng Ph-1 hay gen Ph -2 không thể hiện khả năng kháng tốt đối với các chủng mốc sương tại Israel (Cohen, 2002).[27] Điều đó chứng tỏ các gen trên chỉ mang tính kháng chuyên tính với một hoặc một số chủng Phytophthora infestans nhất định. Trái lại, nấm bệnh này có khả năng sinh sản hữu tính tạo ra các dạng tái tổ hợp mới rất nhanh nên giống cà chua mang gen kháng trên rất dễ bị nhiễm bệnh bởi các chủng mới. Phương pháp sử dụng nhiều gen, mỗi gen có vai trò nhất định liên quan đến tính kháng , nhằm tạo ra các giống cà chua kháng bệnh ổn định (Durable resistance) đã được nghiên cứu. Một số QTL kháng bệnh mốc sương đã được xác định trên loài cà chua dại Lycopersicon pimpinellifolium (Frary và cộng sự, 1998)[40], và L. hirsutum (Brouwer và cộng sự, 2004).[21] Giống L3707 (L. Pimpenellifolium, PI365951, Peru) được xác định kháng với nấm mốc sương (Black và cộng sự, 1996a; Black và cộng sự, 1996b; Ben-Daniel và cộng sự, 2004).[18][19][20], L3707 thể hiện tính kháng không chuyên tính với nấm phytophthora infestans, được qui định bởi 2 gen độc lập, trội không hoàn toàn, và thể hiện tương tác trội (Irit Irzhansky & Yigal Cohen, 2006).[49] Hầu hết nguồn gen kháng bệnh của cà chua được tìm thấy ở 8 loài hoang dại, tất cả chúng đều có thể lai với cà chua trồng trọt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể cũng gặp một số khó khăn do sử dụng loài xa nhau về di truyền như là Lycopersicon chilense hay Lycopersicon peruvianum (Rick 1982)[45]. Với phương pháp lai tạo giống truyền thống sẽ gặp rất nhiều khó khăn để sử dụng các gen có trong dạng dại (Jones, R.A. 1997).[39] Các dạng dại thường thiếu các tính trạng cần thiết cho nhu cầu con người: năng suất thấp, chất lượng quả kém…. Để hạn chế hàng loạt các gen không cần thiết đi kèm với một số ít gen cần trong quá trình lai tạo, phương pháp lai lại với dạng trồng trọt được sử dụng. Ở Bungari, các nhà chọn giống đã sử dụng các dạng cà chua dại thuộc các biến chủng Var.racemigerum có hàm lượng chất khô cao. Var. elongatum có hàm lượng đường cao, quả hình trụ và Var.pimpinellifolium chống bệnh mốc sương (phytophthora infestans) và bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas) để lai với giống cà chua trồng. Kết quả thu được dòng số 10 có hàm lượng chất khô và hàm lượng đường cao, quả hình trụ kháng bệnh mốc sương và vi khuẩn. Nhờ thành tựu này mà sản phẩm “cà chua trắng” của Bungari nổi tiếng thế giới.[3] Với sự trợ giúp của sinh học phân tử, bản đồ liên kết gen xác định được chính xác số và vị trí của từng gen hay QTL của nó trên nhiễm sắc thể. Các QTL cần thiết sẽ được đưa vào cây trồng, các tính trạng không cần thiết sẽ loại bỏ nhanh chóng trong quá trình chọn lọc có sự trợ giúp của chỉ thị phân tử (MAS).[8] Trong các năm qua, bản đồ chỉ thị phân tử (Molecular marker maps) đã được phát triển cho nhiều loại cây, trong đó có cây cà chua và đã sử dụng thành công trong lĩnh vực di truyền và chọn giống ứng dụng (Foolad và cộng sự, 1997; Paterson và cộng sự, 1988; Stuber, 1994 ; Martin và cộng sự, 1993).[53], [57], [67] Đối với QTL kháng bệnh sương mai của cà chua cũng được một số tác giả nghiên cứu (Duglas và cộng sự, 2003).[34] 2.7. Vị trí phân loại của nấm gây bệnh mốc sương Bệnh mốc sương Phytophthora infestans do Anton De Bary- một nhà khoa học người Đức đặt tên vào năm 1876, khi ông phát hiện ra bệnh mốc sương trên khoai. Ngày nay, các loài thuộc giống Phytophthora đã và đang được phân loại một cách tỷ mỷ. Trong một số hệ thống phân loại, người ta xếp chúng vào giới “nguyên sinh bào” (Large Kingdom Prototista), tuy nhiên trong hệ thống phân loại mới gần đây thì nhiều tác giả xếp nó vào Kingdom Chrommista (Dick,1995)[31]. Phylum: Oomycota, lớp: Oomycetes, Bộ: Peronosporales, Họ: Pythiaceae. Nguồn: www.metapathogen.com/phytophthora 2.7.1. Phân bố địa lý và phạm vi ký chủ của bệnh mốc sương Phytophthora infestans là loài nấm dị tản có hai dạng (matin type) A1 và A2 tuỳ theo vùng sinh thái ở các vùng trồng khoai tây trên thế giới.[32] Cho tới năm 1980, chỉ có dạng A1 là phổ biến rộng rãi (Fry W. E và CTV, 1993).[43] Dạng A1 và A2 chỉ phổ biến tại Mêhicô mà không thấy xuất hiện ở các khu vực khác.[28] Từ năm 1980- 1990, tình hình thay đổi một cách đột ngột, các isolate với dạng A2 lần đầu tiên được tìm thấy ở Thụy Sỹ (Hohl và CTV, 1984).[47] Tiếp sau đó qua các nghiên cứu của Fry năm 1993 dạng A2 cũng đã xuất hiện tại các nước Nam Âu (Fry W. E và CTV, 1993)[58] Ngày nay tại Châu Á các isolate A2 cũng đã được phát hiện tại Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ (Singh B. P., 1993).[63] Sự xuất hiện của các dòng ngoại lai (exotic) của nấm Phytophthora infestans (A1, A1) đã chứng tỏ có sự “di cư” của chúng. Và trong đa số các trường hợp, người ta gán cho Mêhicô là nguồn gốc xuất xứ của các dòng ngoại lai này và gây ra dịch mốc sương cà chua, khoai tây (Spiel và CTV, 1991; Goodwin và CTV, 1995).[64] Sau một khoảng thời gian dài ngoài vùng Mêhicô ra, người ta chỉ tìm thấy quần thể Phythophthora infestans chỉ tồn tại phương thức sinh sản vô tính thì ngày nay, sinh sản hữu tính đã xuất hiện tại một số nước Tây Âu, Mỹ, Ca- na- đa ( Drenth, 1995).[33] Mặc dù trên thực tế nấm gây bệnh được coi là loài ký sinh chuyên tính và có phổ ký chủ hẹp, song Phytophthora infestans đã được ghi nhận là gây bệnh trên nhiều loài cây Erwin và Ribeiro (1996) đã liệt kê ra 89 loài ký chủ mà Phytophthora infestans có khả năng gây hại.[35] Trong đó có hai loài ký chủ chính có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp phải kể đến là cây cà chua (Lycopersicon esculentum) và cây khoai tây (Solanum tuberosum). Ngoài ra, Phytophthora infestans còn có thể ký sinh gây hại trên ký chủ phụ là các cây cà dại thuộc Solanum ( Rivera- Pena và CTV, 1989).[60] 2.7.2. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học của mấn Phytophthora infestans Đặc điểm chủ yếu của Phytophthora infestans là sợi nấm đơn bào khá phát triển, là loại nấm có chu kỳ phát triển hoàn toàn, nhưng ở điều kiện nhiệt đới chỉ thấy xuất hiện giai đoạn sinh sản vô tính và do đó chúng buộc phải ký sinh trên ký chủ. Bào tử vô tính có thể tồn tại trong đất vài ngày đến vài tuần nhưng không thể qua đông hoặc qua vụ được, tản nấm không thể tồn tại khi thiếu vắng ký chủ. Tuy nhiên khi giai đoạn sinh sản hữu tính xảy ra, bào tử trứng có thể tồn tại qua nhiều tháng, năm mà không cần có ký chủ (Derenth và ctv, 1995).[33] *SINH SẢN VÔ TÍNH: Phương thức sinh sản của Phytophthora infestans được các tác giả nghiên cứu qua nhiều thập niên. Sự xâm nhiễm bắt đầu xảy ra khi có các bào tử phân sinh được sinh ra trực tiếp từ cành bào tử mọc ra hoặc nảy mầm gián tiếp thông qua bào tử động. Bào tử phân sinh có thể phát tán trong thời kỳ cây sinh trưởng, phát triển ngoài đồng ruộng nhờ gió, nước... Trong điều kiện ấm áp, bào tử phân sinh đơn bào có thể nẩy mầm trực tiếp thành sợi nấm. Trong điều kiện lạnh, ẩm, bào tử phân sinh nảy mầm gián tiếp trong thời gian 15 phút đến 6 giờ để hình thành bào tử động 2 lông roi di chuyển trong thời gian 30- 40 phút nếu gặp ký chủ sẽ xâm nhập qua biểu bì hoặc lỗ khí rồi phát triển thành tản nấm ở trong mô lá, sau đó hình thành cành bào tử phân sinh mọc ra ngoài mặt lá. Thời gian tiềm dục của bệnh tối thiểu là 3 ngày trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ. Cành bào tử phân sinh thường chui ra ngoài ở mặt dưới lá, cành bào tử phân sinh thon nhỏ không màu, phân nhánh ở phía trên. Đầu mỗi nhánh con hình thành bào tử phân sinh khi bào tử phân sinh thành thục sẽ hình thành vách ngăn với cành bào tử phân sinh, cành bào tử tiếp tục phát triển đẩy bào tử cũ sang bên cạnh và hình thành tiếp tục bào tử mới trên đỉnh cành. Phía đỉnh nhánh và đỉnh cành bào tử hơi phình to rồi thon lại. * SINH SẢN HỮU TÍNH Khi xuất hiện cả hai dạng A1 và A2, chúng tiếp hợp với nhau và quá trình sinh sản hữu tính xảy ra trên sợi nấm sinh ra cơ quan sinh sản riêng biệt là bao trứng (Oogonium) và bao đực (antheridium). Sau khi phối giao thì nhân của bao đực dồn sang bao trứng thụ tinh hình thành bào tử trứng lưỡng bội (Oospore) có vách dày. 2.7.3. Triệu trứng gây hại của nấm Phytophthora infestans Triệu trứng của bệnh mốc sương hại cà chua rất đa dạng, nó tuỳ thuộc vào cấp bệnh và điều kiện môi trường, khi cà chua mới chớm bị bệnh trên lá lúc đầu chỉ là một điểm nhỏ (2- 10mm) và không có giới hạn rõ rệt, mặt dưới lá chỗ có vết bệnh có lớp trắng xốp như sương muối, xuất hiện rõ nhất khi trời ẩm ướt, đó là đám cành bào tử phân sinh của nấm gây bệnh, vết bệnh tiếp tục lan rộng trên bề mặt lá, cuống lá, thân cành, quả... khi trời ẩm ướt lá bị thối nhũn và lá bệnh chết hoại khi trời nắng, khô. 2.8. Tình hình sản xuất, nghiên cứu cà chua ở Việt Nam. Công tác chọn tạo giống rau của nước ta trải qua từng giai đoạn đã thay đổi về chất: 1968-1985: chủ yếu là thu thập, khảo nghiệm và tuyển chọn giống; 1986-1995: tập trung tạo giống thuần (giống cà chua Hồng lan, CS1); 1996-2000: đã có giống lai F1 đầu tiên (cà chua HT7); 2001-2005: một số giống cà chua lai F1 đã được tạo ra. Nhiều giống được công nhận cho phép phát triển sản xuất là do kết quả tuyển chọn các giống cà chua nhập nội (CS1, VT3, PT18, XH5…), một số giống khác sử dụng phương pháp lai tạo truyền thống (Conventional Approach) thông qua đánh giá biển hiện kiểu hình của nguồn vật liệu ngoài đồng ruộng. Trong từng giai đoạn, các giống mới đã giữa vai trò nhất định trong sản xuất. Sản xuất rau ở nước ta những năm gần đây có mức tăng đáng kể về năng suất và sản lượng. Theo số liệu thống kê, năm 2002 tổng sản lượng rau đạt 7.484.800 tấn, tăng 2,4 lần so với năm 1992 (3.340.900 tấn). Khối lượng này đảm bảo bình quân đầu người 93 kg rau/năm, xấp xỉ trung bình toàn thế giới (95 kg/năm) và đạt 112% so với mục tiêu đề ra cho năm 2010 (Đề án phát triển rau, quả, hoa – cây cảnh giai đoạn 1999-2010). Đến năm 2005, năng suất rau bình quân cả nước đạt 14,99 tấn/ha với tổng sản lượng vượt 9,655 triệu tấn. Sản phẩm rau đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả và cây cảnh trung bình trong 5 năm (2000-2004) là 224,4 triệu USD và mục tiêu đến 2010 sẽ đạt 690 triệu USD. Để đạt được kết quả trên, bên cạnh sự đóng góp của công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến nông, bảo vệ thực vật... sử dụng giống rau mới có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, với thực trạng lượng hạt giống rau nhập khẩu với giá cao và khối lượng lớn nên đã hạn chế hiệu quả của ngành sản xuất rau. Mỗi năm ở Việt Nam sử dụng hết khoảng 8000 tấn hạt giống rau, trong đó hơn một nửa được nhập khẩu, 41% do người dân tự sản xuất và chỉ có 7% là do các công ty giống, các viện, trường trong nước cung cấp.[10] Theo số liệu thống kê năm 2005, diện tích trồng cà chua cả nước là 23.566 ha tăng 32% so với năm 2001(17.834 ha). Với năng suất trung bình 19,78 tấn / ha , sản lượng đạt 433.234 tấn cũng chỉ đảm bảo cho bình quân đầu người 5,5 kg quả/ năm, bằng 35% so với mức trung bình toàn thế giới. Năng suất cà chua ở nước ta rất thấp, mới chỉ bằng 62% so với năng suất chung toàn thế giới. Những tỉnh có diện tích trồng cà chua lớn (trên 500 ha) đều là những nơi có năng suất cà chua khá cao (trên 20,0 tấn/ha) và chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng Sông Hồng. Đặc biệt như Hải Phòng với năng suất bình quân đạt 31,94 tấn/ha; Bắc Ninh 24,38 tấn/ha; Hải Dương 22,78 tấn/ha. Đây là những địa phương có năng suất cà chua đạt cao nhất miền bắc đồng thời cao nhất cả nước. Các địa phương có diện tích trồng cà chua lớn nhất cả nước bao gồm: Nam Định (1959 ha), Bắc Giang (1300 ha), Hải Dương (1180 ha). Cà chua là cây trồng được nhập nội vào nước ta hơn 100 năm trước. Hiện nay có khoảng 1000 mẫu giống cà chua khác nhau tập trung ở các cơ quan nghiên cứu, có nguồn gốc ở hầu hết các nước trên thế giới gồm các dạng: hoang dại, bán hoang dại, cà chua trồng (Mai Phương Anh và CTV, 1996).[1] Bệnh mốc sương là loài nấm ký sinh gây bệnh trên cà chua, khoai tây trong suốt mùa đông. Hiện nay ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và đặc biệt ở Lâm Đồng, đã trồng rất nhiều các giống cà chua, khoai tây nhập nội, đây là nguyên nhân để nấm P. infestans xuất hiện kiểu gen mới (Lester W. Burgess, Nguyễn Kim Vân 2002).[13] Ở Việt Nam các nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua đã tiến hành từ lâu, song vấn đề tạo giống có phổ thích ứng rộng, trồng được nhiều vụ trong năm, nhiều năm qua mới thu được kết quả khiêm tốn. Các giống Balan, giống Pháp, một số giống tạo ra trong nước, cơ bản thích ứng ở chính vụ. Trong thời gian qua các nhà nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam đã thu được một số kết qủa nhất định. Kết quả nghiên cứu tập đoàn cà chua nhập nội ở vụ xuân hè đã cho thấy cà chua hoang dại L.racemigerum có khả năng chống bệnh cao nhất, sau đến Pháp số 7, BcA-5, kém nhất là giống Retanas, Ramanova, Pano... Giống có năng suất cao là BcA-5, Nhật số 2, Cuba (Tạ Thu Cúc, 1985).[4] Nghiên cứu tập đoàn giống cà chua, các tác giả, Vũ Tuyên Hoàng, Mai Phương Anh, Trần Khắc Thi, 1984 cho thấy rằng các giống cà chua hữu hạn, chín sớm, chín tập trung hơn các giống vô hạn. Các giống có năng suất cao thường có số qủa/cây lớn, khối lượng quả 70- 80gam, hầu hết các giống trong tập đoàn nghiên cứu đều nhiễm bệnh mốc sương Phytophthora infestant.[7] Từ kết quả nghiên cứu đạt được của các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ trong giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn tiếp theo 2006 - 2010, Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo thành công và giới thiệu cho sản xuất một số giống rau có năng suất cao và chất lượng tốt như sau; + Từ năm 1994 đến 1997, Vũ Thị Tình đã tiến hành chọn lọc thành công giống cà chua quả nhỏ thu thập từ Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan và giống được đặt tên là VR2. Giống có năng suất cao, ổn định, quả đỏ chất lượng tốt, chống chịu khá với bệnh mốc sương và bệnh virus trên đồng ruộng.[6] + Giống cà chua Lai số 9: giống có dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, cây khoẻ mập, phiến lá rộng, chiều cao trung bình khoảng 130 cm, thời gian sinh trưởng 120-150 ngày tuỳ thời vụ trồng, thời gian bắt đầu cho thu hoạch 70-75 ngày sau trồng, thích hợp trồng vụ thu đông và đông xuân. Năng suất cao 70-75 tấn/ha, quả to 150(gam) hình lê , hàm lượng chất khô hoà tan Brix lớn hơn 4,2, khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, mốc sương khá thích hợp trồng ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. + Giống cà chua lai HPT10: giống có dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao ở cả hai thời vụ thu đông và vụ đông xuân. Khả năng chống chịu bệnh khá. Thời gian sinh trưởng 102-130 ngày, chiều cao trung bình khoảng 120(cm). Thời gian bắt đầu cho thu hoạch 70 ngày sau trồng. Quả có dạng hình trụ tròn, khi chín có màu đỏ đậm, năng suất cao 40-50 tấn/ha vụ thu đông, 60-65 tấn/ha vụ đông xuân, quả có chất lượng cao hàm lượng chất khô hoà tan khoảng 5 độ Brix, thích hợp cho cả ăn tươi và chế biến. Giống đã được trồng thử nghiệm tại một số tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng và một số điểm trồng rau an toàn khu vực Hà Nội. + Giống cà chua XH5: là giống cà chua thuần, có dạng hình sinh trưởng hữu hạn, thời gian sinh trưởng từ 110 - 120 ngày. Giống có khả năng đậu quả cao trong vụ nóng, tỷ lệ nhiễm bệnh mốc sương thấp. Khối lượng quả trung bình 55-65g, dạng quả hình tròn cao, chín màu đỏ tươi, thích hợp cho ăn tươi, năng suất đạt 35 – 45 tấn/ha tuỳ thời vụ trồng. + Giống cà chua lai FM20: giống có dạng hình sinh trưởng hữu hạn, thời gian sinh trưởng 110-120 ngày, thời gian bắt đầu cho thu hoạch 70-75 ngày sau trồng, thích hợp trồng vụ thu đông và đông xuân. Năng suất cao 50- 55 tấn/ha, quả thuôn dài, khi chín màu đỏ tươi, khả năng kháng bệnh mốc sương khá, thích hợp trồng vụ đông xuân và xuân hè ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. + Giống cà chua lai FM29: giống có dạng hình sinh trưởng vô hạn, cây khoẻ mập, thời gian sinh trưởng 130-160 ngày thời thích hợp trồng vụ thu đông và đông xuân, năng suất cao 70-75 tấn/ha, quả to, hình tròn, khối lượng quả đạt 100-120 g, chín màu đỏ đậm, chất lượng quả cao, nhiều bột rất thích hợp cho ăn tươi. Sản xuất cà chua ở nước ta có một số tồn tại chủ yếu: chưa có bộ giống tốt cho từng vụ trồng, sản xuất còn manh mún, chưa có sản phẩm hàng hoá lớn cho chế biến công nghiệp. Quá trình canh tác, thu hái diễn ra hoàn toàn thủ công ... So với các nước trong khu vực, sản xuất cà chua ở Việt Nam có lợi thế rõ rệt về khí hậu thời tiết và đất đai, đặc biệt các tỉnh phía Bắc phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cà chua nếu được đầu tư tốt, năng suất cà chua sẽ rất cao. Diện tích cho phát triển cà chua còn rất lớn vì trồng trong vụ đông, không ảnh hưởng đến 2 vụ lúa nhưng sản phẩm lại là trái vụ so với Trung Quốc, nước có khối lượng cà chua lớn nhất thể giới (trên 20 triệu tấn/năm). Các vùng trồng cà chua đều có nguồn lao động lớn, nông dân có kinh nghiệm canh nên giá thành có khả năng cạnh tranh cao. Những năm qua trong nhiều chương trình, dự án chọn tạo giống rau, các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT, trường đại học đã đưa ra một số giống cà chua mới vào sản xuất. Giống cà chua phục vụ chế biến PT18 (Viện nghiên cứu rau quả), Giống C95, VT3 ( Viện cây lương thực & cây thực phẩm), các giống cà chua lai F1 : FM 20, FM29, lai số 4, lai số 9 (Viện nghiên cứu rau quả), HT7, HT21, HT42, HT160 (trường đại học Nông nghiệp Hà Nội)...So với các giống cà chua truyền thống ( cà chua Ba lan, cà chua Pháp, cà chua Hồng lan...) các giống mới tạo ra thể hiện vượt trội về năng suất và chất lượng. Điều đáng chú ý là hầu hết các giống được chọn tạo trên chưa hoặc ít chú ý đến tính kháng bệnh mốc sương. Bên cạnh các giống cà chua được đưa vào sản xuất trong thời gian qua, tại Viện Nghiên Cứu Rau Quả còn có trên 1000 dòng, giống cà chua đã được xác có các tính trạng quí: kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, kháng bệnh virus xoăn vàng lá, chất lượng quả tốt... Các dòng cà chua này đã được nghiên cứu phân lập thành từng nhóm theo yêu cầu của chọn giống : nhóm cà chua chín sớm, nhóm cà chua có chất lượng cao, nhóm cà chua có đặc điểm nông sinh học phù hợp cho chế biến, nhóm giống cà chua dùng cho ăn tươi, nhóm cà chua dạng quả nhỏ..... Một số dòng thể hiện tính kháng bệnh mốc sương ngoài đồng ruộng tốt. Hàng trăm dòng đã được ứng dụng công nghệ sinh học để đánh giá đa dạng di truyền, đó là nguồn vật liệu quí giá và là cơ sở dùng để tạo các giống cà chua trong giai đoạn tới. Ở nước đã có một số nghiên cứu lập bản đồ gen và QTL liên quan đến bệnh đạo ôn, rầy nâu, kháng phèn, chịu hạn… ở lúa, tính kháng bệnh héo xanh ở cây bông được thực hiện tại Viện Di truyền nông nghiệp. Một số nghiên cứu sử dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cũng đang được tiến hành ở một vài viện nghiên cứu như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Lâm nghiệp, Viện KHNN miền Nam, Viện Lúa ĐBSCL, trường Đại học Nông nghiệp Hà nội, nhưng chưa có nghiên cứu nào lập bản đồ gen hoặc QTL ở cây cà chua. III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu Gồm 68 mẫu giống cà chua, được thu thập từ Viện Nghiên cứu Rau Quả, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu Á. Thí nghiệm đồng ruộng lấy giống cà chua Hồng Lan trồng làm đối chứng. Bảng 3.1. Danh sách tập đoàn giống cà chua tham gia thí nghiệm lây nhiễm bệnh mốc sương. TT Ký hiệu (mẫu giống) Nguồn thu thập Nguồn gốc, tên giống 1 TP01 Viện Rau quả 2 TP02 Viện Rau quả 3 TP03 Viện Rau quả 4 TP04 Viện Rau quả 5 TP05 Viện Rau quả 6 TP09 Viện Rau quả 7 TP13 Viện Rau quả 8 TP14 Viện Rau quả 9 TP15 Viện Rau quả 10 TP16 Viện Rau quả 11 TP17 Viện Rau quả 12 TP18 Viện Rau quả 13 TP20 Viện Rau quả 14 TP34 TT. Tài Nguyên Thực Vật TX Cao Bằng, Cao Bằng 15 TP35 TT. Tài Nguyên Thực Vật Cà Kiu 16 TP36 TT. Tài Nguyên Thực Vật Phú Lương, Thái nguyên 17 TP37 TT. Tài Nguyên Thực Vật Quản Bạ, Hà Giang 18 TP38 TT. Tài Nguyên Thực Vật Chợ Cần Thơ, Hậu Giang 19 TP39 TT. Tài Nguyên Thực Vật Thắng Lợi, Kon tum 20 TP40 TT. Tài Nguyên Thực Vật Thạch Thành, Thanh Hóa 21 TP41 TT. Tài Nguyên Thực Vật Vĩnh Lộc, Thanh Hóa 22 TP42 TT. Tài Nguyên Thực Vật Quảng Ninh 23 TP43 TT. Tài Nguyên Thực Vật Na Rỳ, Bắc Kạn 24 TP44 TT. Tài Nguyên Thực Vật Bắc Sơn, Lạng Sơn 25 TP45 TT. Tài Nguyên Thực Vật Vĩnh Lộc, Thanh Hóa 26 TP46 TT. Tài Nguyên Thực Vật Đà Bắc, Hòa Bình 27 TP47 TT. Tài Nguyên Thực Vật Lệ Thủy, Quảng Bình 28 TP48 TT. Tài Nguyên Thực Vật Cà chua dại, Lâm Đồng TT Ký hiệu (mẫu giống) Nguồn thu thập Nguồn gốc, tên giống 29 TP49 TT. Tài Nguyên Thực Vật Mường Cơi, Sơn La 30 TP50 TT. Tài Nguyên Thực Vật Thanh Nưa, Điện Biên 31 TP51 TT. Tài Nguyên Thực Vật Nà Hang, Tuyên Quang 32 TP52 TT. Tài Nguyên Thực Vật Chí Linh, Hải Dương 33 TP53 TT. Rau màu Châu Á CLN6046BC3F251-1120- 34 TP54 TT. Rau màu Châu Á FMTT277, AVRDC 35 TP55 TT. Rau màu Châu Á FMTT572, AVRDC 36 TP56 TT. Rau màu Châu Á FMTT589, AVRDC 37 TP57 TT. Rau màu Châu Á L180, AVRDC 38 TP60 TT. Rau màu Châu Á AVRDC 39 TP61 TT. Rau màu Châu Á T2011 40 TP62 TT. Rau màu Châu Á NOVA, AVRDC 41 TP63 TT. Rau màu Châu Á W.VA.700, AVRDC 42 TP64 TT. Rau màu Châu Á CLN2037B 43 TP65 TT. Rau màu Châu Á CLN2037D 44 TP66 TT. Rau màu Châu Á CLN2037F 45 TP67 TT. Rau màu Châu Á L3708 46 TP69 TT. Rau màu Châu Á LBR-6 47 TP70 TT. Rau màu Châu Á LBR-7 48 TP71 TT. Rau màu Châu Á LBR-9 49 TP72 TT. Rau màu Châu Á LBR-10 50 TP73 TT. Rau màu Châu Á LBR-11 51 TP74 TT. Rau màu Châu Á LBR-16 52 TP75 TT. Rau màu Châu Á LBR-17 53 TP76 Hàn Quốc Ha u xừ tô tê răng 54 TP77 Hàn Quốc Poseidon 55 TP78 Hàn Quốc Zeus 42 56 TP79 Hàn Quốc Ta Sie 57 TP80 Hàn Quốc Reliance 58 TP81 Hàn Quốc European Rapsodie 59 TP82 Hàn Quốc Rafito 60 TP83 Hàn Quốc Ma I Ro Cu 61 TP84 Hàn Quốc Hô Ung 62 TP86 Syngenta Hồng Ngọc 63 TP87 Syngenta Savior 64 TP88 Syngenta TH1389 65 TP89 Syngenta ANNA 66 TP90 Viện NC rau quả CS1 67 TP92 Viện NC rau quả PT18 68 đ/c(TP59) Gia Lộc, Hải Dương Hồng Lan 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.2.1. Thời gian Thời gian bố trí thí nghiệm từ tháng 11/2008 đến tháng 7/2009 3.2.2. Địa điểm Các thí nghiệm được bố trí tại Viện nghiên cứu Rau quả 3.2.3. Cách bố trí thí nghiệm * Thí nghiệm lây nhiễm bệnh mốc sương nhân tạo - Mỗi giống thí nghiệm được trồng 5 cây, bằng giá thể sạch đã qua sử lý và được đặt trong nhà lưới. - Cây trồng trong nhà lưới được chăm sóc tưới nước thường xuyên, đảm bảo không có môi giới lan truyền bệnh Virus. - Sau khi trồng được 8- 9 tuần lấy những lá kép tốt nhất (sạch bệnh) đủ tiêu chuẩn để thực hiện lây bệnh. - Nguồn nấm để lây bệnh được thu thập từ các vùng Lạng Sơn, Đà Lạt * Thí nghiệm ngoài đồng ruộng - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát không nhắc lại. Lấy giống Hồng Lan làm giống đối chứng. Thí nghiệm được trồng 1 hàng trên luống, khoảng cách; cây x cây: 0,5m. Trồng 22 cây/1 mẫu giống, diện tích 12m2/1 ô. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nội dung 1: Đánh giá khả năng kháng bệnh mốc sương (phytophthora infestans) lây nhiễm nhân tạo. 3.3.2. Nội dung 2: Đánh giá tình hình sinh trưởng, cấu trúc cây, đặc điểm ra hoa, khả năng đậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cà chua. 3.3.3. Nội dung 3: Đánh giá tình hình nhiễm bệnh mốc sương trên đồng ruộng, một số bệnh khác như bệnh Virus, bệnh héo xanh do vi khuẩn… 3.3.5. Nôi dung 5: Đánh giá một số chỉ tiêu về hình thái và chất lượng tiêu dùng của quả của các giống cà chua. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu trong phòng 3.4.1.1. Thu thập mẫu bệnh. Mẫu bệnh được thu thập trên khoai tây tại Cao lộc – Lạng Sơn, và trên cà chua tại Phường 6 Đà Lạt. PLS: isolate phân lập trên khoai tây thu thập tại Cao Lộc -Lạng Sơn PF6:isolate lập phân trên cà chua thu thập tại Phường 6 Đà Lạt + Phương pháp thu mẫu: chọn những mẫu bệnh điển hình còn tươi, mới ngoài đồng ruộng và đem về phòng phân lập. Mẫu lá, thân, quả bị bệnh cho vào túi nilon, điền etiket đưa về phân lập ngay hoặc bảo quản trong phòng 180C. - Phương pháp giám định và phân lập nấm bệnh: theo phương pháp của Caten & Jinks 1968. + Cách tiến hành: Củ khoai tây sạch bệnh rửa sạnh để khô, khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn, cắt thành lát mỏng khoản 5- 7mm. Cắt mẫu bệnh lấy phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ thành những mảnh nhỏ 1- 2mm khử trùng bằng soldilum hypochlorit 1% trong 3 phút (cồn 700) sau đó rửa lại bằng nước cất vô trùng, đặt mẫu bệnh này vào giữa đĩa petri, sau đó đặt lát cắt khoai tây bên trên và giữ trong tủ định ôn với điều kiện nhiệt độ 180C và tối hoàn toàn. Sau 5- 7 ngày sợi nấm phát triển ăn lên mặt trên của lát cắt khoai tây, sau đó đưa lát cắt củ khoai tây soi dưới kính hiển vi để xác định đó có phải là nấm phytophthora infestans hay không. Nếu đúng là nấm P. infestans thì sử dụng que cấy khêu sợi nấm chuyển sang môi trường Pea- agar. Sau 7- 9 ngày khi nấm phát triển tốt trên môi trường này thì tiến hành cấy chuyển nấm sang môi trường dinh dưỡng Pea- agar mới để thu được mẫu nấm thuần. Cấy chuển bằng cách: Sử dụng buồng cấy nấm đã được khử trùng sạch sẽ, que cấy đã hơ trên ngọn lửa đèn cồn sau đó cắt một thạch trên có chưa sợi nấm chuyển sang môt trường Pea- agar mới, sau đó sử dụng giấy parafilm quấn quanh hộp Petri để tránh tạp. Sau 7- 9 ngày kiểm tra lần cuối cùng ta thấy sợi nấm P. infestans mọc trên đĩa mới và tản nấm mọc đều kiểm tra lần này chắc chắn là nấm P. infestans vậy là thu được mẫu nấm P. infestans thuần để bắt đầu tiến hành làm thí nghiệm. Danh sách các isolate sử dụng trong thí nghiệm: Isolate Nguồn cây ký chủ Địa điểm lấy mẫu PLS Khoai tây Cao Lộc- Lạng Sơn PF6 Cà chua Phường 6- Thái Phiên- Đà Lạt - Các loại môi trường để nuôi cấy nấm Phytophthora infestans + Môi trường V8 + Pea- agar (đậu Hà Lan) + Rye B- agar (lúa mỳ) + Môi trường Mix 3.4.1.2. Phương pháp lây bệnh nhân tạo và đếm bào tử Thu bào tử nấm ở môi trường nhân tạo: Lấy mẫu bệnh thuần thu được Sau đó thu bào tử cho vào hộp petri với 1-3ml nước cất, dùng que thuỷ tinh đã được uốn cong hình tam giác cà nhẹ trên bề mẫu bệnh cho bào tử tách ra khỏi sợi nấm và chắt dịch đó ra hộp petri mới và dùng lam để đếm bào tử. - Chuẩn bị lá cà chua: lá cà chua làm thí nghiệm được cắt từ nhà lưới từ sáng (trước 10h sáng), lấy những lá tốt nhất (lá sạch), không có dấu hiệu bị bệnh, đủ tiêu chuẩn (không lấy những lá già) để thực hiện lây bệnh trong phòng thí nghiệm. - Lá cà chua để nguyên lá đơn được đặt úp trong hộp xốp sạch, trong hộp có lớp giấy lọc ẩm. Mỗi giống được lây nhiễm 5 cá thể, mỗi cá thể lây nhiễm nhắc lại 5 lần/isolate, mỗi lần nhắc lại lây nhiễm 4 lá đơn và 1 lá làm đối chứng không lây nhiễm. Pha 1ml chứa 10.000 bào tử (Sporangia) và lây nhiễm bằng cách nhỏ 20µl dung dịch đã được pha vào chính giữa lá, sau đó dùng giấy chuyên dụng cố định. Dùng túi linon bọc kín để tránh bị lẫn tạp và giữ ẩm (độ ẩm 100%) sau đó để trong phòng có nhiệt độ 170- 180C. Sau hai ngày chiếu sáng bằng đèn 12 giờ sáng và 12 giờ tối. - Tiến hành đánh giá cho điểm sau 6 ngày lây nhiễm trên lá đơn. Cho điểm theo thang điểm từ 1- 6: Điểm Mức độ lá nhiễm bệnh (%) 1 Không có triệu trứng 2 Xuất hiện các chấm nhỏ trên lá 3 Vết bệnh có đường kính chỗ lớn nhất không quá 1 cm 4 Vết bệnh lan rộng ~ 1,5 cm 5 Vết bệnh lan rộng ~ 50% diện tích lá 6 Trên 60% diện tích lá bị bệnh 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng 3.4.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua trên đồng ruộng + Thời gian từ trồng đến khi ra hoa: + Thời gian từ trồng đến đậu quả: + Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín + Thời gian từ trồng đến chín rộ. 3.4.2.2. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng và cấu trúc cây - Tốc độ sinh trưởng chiều cao thân chính (cm): 7 ngày đo 1 lần. - Tốc độ ra lá trên thân chính: Đếm số lá trên thân chính, 7 ngày theo dõi 1 lần. - Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên (cm) - Số đốt từ gốc đến chùm hoa đầu tiên (đốt) - Chiều cao cây cuối cùng: đo bằng thước dây từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng (cm). - Mức độ phân cành đánh giá theo các mức: + Phân cành mạnh + Phân cành trung bình + Phân cành yếu - Màu sắc lá: Xanh đậm, xanh, xanh sáng 3.4.2.3. Một số đặc điểm về hình thái và đặc điểm nở hoa - Dạng chùm hoa: + Đơn giản: hoa ra trên 1 nhánh chính. + Trung gian: hoa ra trên 2 nhánh chính. + Phức tạp: chùm hoa chia thành nhiều nhánh. - Đặc điểm nở hoa: Quan sát và phân ra nở hoa rộ tập trung hay nở hoa rải rác. 3.4.2.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất - Tỷ lệ đậu quả = (số quả đậu / số hoa) × 100% Theo dõi trên 5 chùm hoa đầu của cây (từ dưới lên), tính tỷ lệ đậu quả trên từng chùm và tỷ lệ đậu quả trung bình. - Số chùm quả trên cây (chùm): đếm tổng số chùm quả - Tổng số quả trên cây (quả). - Khối lượng trung bình quả (gam). - Năng suất cá thể. - Năng suất quả/ ô thí nghiệm. 3.4.2.5. Đặc điểm hình thái quả và chất lượng quả - Chiều cao quả (cm): H - Đường kính quả (cm): D - Dạng quả: I = H/ D I > 1: Dạng quả dài I = 0,8-1: Dạng quả tròn I < 0,8: Dạng quả dẹt - Độ dày thịt quả (mm): Đo bề dày thành thịt quả (bằng thước panme) - Số ngăn hạt trên quả - Độ chắc quả: Rất mềm, mềm, chắc, cứng được đánh giá bằng cảm quan. Độ chắc quả (theo Kader và Morris, 1996) có các mức sau đây: + Rất cứng: Quả không bị móp khi ấn mạnh bằng tay, khi thái lát không mất nước hay hạt. + Cứn._. 47 TP69 1,33 2,00 2,67 1,67 2,67 2,07 48 TP70 1,33 1,67 1,00 1,00 1,67 1,33 49 TP71 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 50 TP72 1,33 1,00 1,67 1,00 1,00 1,40 51 TP73 1,33 1,33 1,33 1,00 1,67 1,33 52 TP74 1,00 1,33 1,00 1,33 1,00 1,60 53 TP75 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 54 TP76 4,00 4,33 4,67 3,67 4,33 4,20 55 TP77 4,67 4,67 4,00 4,67 5,33 4,67 56 TP78 5,00 4,67 4,67 4,67 5,33 4,87 57 TP79 4,67 5,00 5,00 5,00 4,67 4,87 58 TP80 5,00 5,00 5,00 4,67 5,00 4,93 59 TP81 5,00 4,67 5,00 5,00 5,00 4,93 60 TP82 4,33 4,00 4,33 4,67 4,33 4,33 61 TP83 4,67 3,33 4,33 4,67 4,67 4,33 62 TP84 4,67 5,00 4,00 4,33 5,00 4,60 63 TP86 5,00 4,67 4,67 4,00 5,00 4,67 64 TP87 4,00 4,33 3,67 5,00 4,67 4,33 65 TP88 4,67 4,67 5,33 4,67 4,33 4,73 66 TP89 4,67 4,33 4,33 5,00 4,33 4,53 67 TP90 5,00 5,67 5,00 4,67 5,00 5,07 68 TP92 5,33 4,67 5,67 5,00 4,67 5,07 Bảng 4.2: Kết quả lây bệnh nhân tạo chủng PF6 trên tập đoàn cà chua STT Mẫu Giống Cá thể 1 Cá thể 2 Cá thể 3 Cá thể 4 Cá thể 5 T.bình 1 TP01 4,00 4,00 4,33 4 5 4,27 2 TP02 2,67 4,00 4,67 3,67 4,00 3,80 3 TP03 5,00 3,33 3,00 4,00 4,00 3,87 4 TP04 4,67 5,67 3,67 3,33 4,67 4,40 5 TP05 3,33 4,00 3,67 4,00 3,67 3,73 6 TP09 4,00 3,67 3,00 2,67 4,00 3,47 7 TP13 4,00 4,33 3,33 3,00 3,67 3,67 8 TP14 4,33 5,00 2,67 2,67 6,00 4,13 9 TP15 4,67 3,67 3,67 4,00 5,67 4,33 10 TP16 3,00 3,67 3,67 3,67 3,67 3,53 11 TP17 6,00 6,00 4,00 3,00 3,33 4,47 12 TP18 3,33 4,00 4,00 4,00 3,33 3,73 13 TP20 4,33 4,67 5,33 3,67 5,00 4,60 14 TP34 4,67 1,67 3,67 4,00 3,00 3,40 15 TP35 6,00 4,67 2,33 2,00 2,67 3,53 16 TP36 5,00 4,00 4,67 3,33 6,00 4,60 17 TP37 4,00 5,00 5,00 5,00 3,67 4,53 18 TP38 6,00 4,00 3,67 4,33 5,00 4,60 19 TP39 3,33 4,00 3,33 5,00 5,00 4,13 20 TP40 3,33 3,00 2,67 4,00 2,00 3,00 21 TP41 3,00 3,67 2,67 2,33 1,00 2,53 22 TP42 5,67 6,00 6,00 6,00 6,00 5,93 23 TP43 3,33 2,33 2,00 4,33 2,00 2,80 24 TP44 3,67 5,00 3,00 4,00 4,00 3,93 25 TP45 4,67 2,67 3,33 1,67 4,00 3,27 26 TP46 3,67 4,33 4,67 3,67 3,00 3,87 27 TP47 3.67 3,00 4,00 3.33 3.33 3,50 28 TP48 2,67 3,33 4,00 3,33 3,00 3,27 29 TP49 5,00 4,00 4,33 5,67 4,33 4,67 30 TP50 4,67 4,00 6,00 5,67 4,00 4,87 31 TP51 4,33 3,67 5,67 3,00 4,00 4,13 32 TP52 3,33 3,67 2,67 2,33 4,00 3,20 33 TP53 6,00 5,00 3,67 6,00 6,00 5,33 34 TP54 3,33 3,33 4,67 4,00 4,67 4,00 35 TP55 5,00 5,33 4,00 4,67 5,00 4,80 36 TP56 5,33 5,00 5,00 4,67 5,00 5,00 37 TP57 5,33 5,00 4,67 5,33 5,67 5,20 STT Mẫu Giống Cá thể 1 Cá thể 2 Cá thể 3 Cá thể 4 Cá thể 5 T.bình 38 TP59 2,33 3,00 3,00 2,33 3,67 2,87 39 TP61 2,33 2,00 2,00 1,00 2,33 1,93 40 TP62 5,00 5,00 4,00 5,67 4,67 4,87 41 TP63 2,00 1,00 1,33 2,00 1,00 1,47 42 TP64 4,33 3,00 3,00 4,00 4,00 3,67 43 TP65 3,67 4,33 4,00 4,00 4,00 4,00 44 TP66 4,00 3,33 4,00 3,33 4,00 3,73 45 TP67 4,00 5,00 4,33 4,67 4,00 4,40 46 TP68 4,00 5,00 3,00 4,67 4,00 4,13 47 TP69 1 1 1 1 1 1 48 TP70 1 1 1 1 1 1 49 TP71 1 1 1 1 1 1 50 TP72 1 1 1 1 1 1 51 TP73 1 1 1 1,33 1 1,07 52 TP74 1 1 1 1 1 1 53 TP75 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 54 TP76 4,00 4,33 4,00 3,67 3,67 3,93 55 TP77 3,67 2,33 4,00 3,67 3,33 3,40 56 TP78 4,00 4,00 4,00 4,33 4,33 4,13 57 TP79 4,67 4,67 4,33 4,67 4,00 4,47 58 TP80 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 59 TP81 5,00 4,00 4,00 4,00 5,00 4,40 60 TP82 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 61 TP83 4,00 4,00 3,67 4,00 4,67 4,07 62 TP84 4,67 4,67 4,00 4,67 4,33 4,47 63 TP86 4,33 4,00 4,00 4,00 4,00 4,07 64 TP87 3,33 3,67 4,00 4,00 4,33 3,87 65 TP88 3,67 3,67 3,00 4,00 4,00 3,67 66 TP89 4,00 3,33 4,00 4,67 4,00 4,00 67 TP90 3,33 4,33 4,00 4,00 3,33 3,80 68 TP92 5,00 4,00 4,33 3,67 4,00 4,20 Bảng 4.3. Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống vụ xuân 2009 STT Mẫu giống Màu sắc thân Thời gian từ trồng đến (ngày) Ra hoa Đậu quả Bắt đầu chín Chín rộ Nhóm sinh trưởng hữu hạn 1 TP01 T 17 22 75 80 2 TP02 T 20 26 83 92 3 TP03 T 20 28 71 85 4 TP15 T 19 27 70 80 5 TP16 T 23 30 75 90 6 TP17 T 23 32 79 90 7 TP18 T 22 30 75 86 8 TP20 X 24 31 76 86 9 TP34 T 17 23 69 80 10 TP38 T 23 30 82 89 11 TP39 X 22 30 72 85 12 TP40 T 20 28 75 88 13 TP45 T 24 34 70 79 14 TP51 T 16 24 69 79 15 TP62 T 24 31 79 88 16 TP92 X 24 36 75 85 Nhóm sinh trưởng bán hữu hạn 17 TP09 T 25 31 80 87 18 TP13 T 23 32 80 90 19 TP14 X 22 30 75 83 20 TP52 T 20 30 75 90 21 TP57 T 16 23 70 82 22 TP65 X 28 38 80 88 23 TP66 X 26 34 83 94 24 TP69 T 27 34 81 96 25 TP70 T 27 34 86 98 26 TP71 T 26 34 82 99 27 TP72 T 23 30 80 97 28 TP73 T 25 33 82 93 29 TP74 T 27 36 82 89 30 TP75 T 27 34 82 98 31 TP79 T 28 36 82 90 32 TP86 T 28 36 86 95 33 TP87 T 25 33 77 84 34 TP88 T 24 34 82 96 35 TP90 T 26 33 73 88 STT Mẫu giống Màu sắc thân Thời gian từ trồng đến (ngày) Ra hoa Đậu quả Bắt đầu chín Chín rộ Nhóm sinh trưởng vô hạn 36 TP04 T 22 30 79 89 37 TP05 T 23 30 71 88 38 TP35 T 16 22 80 96 39 TP36 T 16 24 72 83 40 TP37 T 23 31 76 87 41 TP41 T 23 32 69 80 42 TP42 T 23 30 80 88 43 TP43 T 25 33 75 88 44 TP44 T 24 32 75 82 45 TP46 T 23 33 73 80 46 TP47 T 18 26 72 84 47 TP48 T 22 29 75 86 48 TP49 T 23 39 74 80 49 TP50 T 20 28 79 90 50 TP53 T 23 31 78 88 51 TP54 T 23 30 76 84 52 TP55 T 23 32 80 89 53 TP56 T 24 32 82 89 54 TP60 X 23 30 75 82 55 TP61 T 24 32 77 85 56 TP63 T 29 37 73 88 57 TP64 X 28 39 86 99 58 TP67 T 17 25 71 80 59 TP76 T 26 35 84 97 60 TP77 T 24 33 80 93 61 TP78 T 24 33 80 95 62 TP80 T 24 33 80 88 63 TP81 T 28 39 83 91 64 TP82 T 27 37 80 89 65 TP83 T 23 33 76 85 66 TP84 T 26 35 82 91 67 TP89 T 27 34 75 86 68 (đ/c) T 18 25 69 82 Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các mẫu giống TT Mẫu giống Ngày sau trồng (ngày) 14 21 28 35 42 1 TP01 15,2 27,5 40,4 57,6 81,3 2 TP02 16,5 30,0 45,8 61,3 84,2 3 TP03 11,5 24,1 38,4 56,3 75,8 4 TP04 22,5 36,3 54,0 76,1 93,3 5 TP05 30,2 48,3 66,5 85,6 94,3 6 TP09 13,0 26,4 42,4 52,7 71,5 7 TP13 19,8 34,5 55,2 71,7 95,5 8 TP14 16,2 28,6 48,3 65,5 85,4 9 TP15 32,5 46,2 62,4 74,8 91,0 10 TP16 30,2 45,6 58,4 73,3 92,7 11 TP17 25,8 36,0 51,2 62,6 80,3 12 TP18 35,2 49,3 63,8 82,0 95,4 13 TP20 12,0 21,6 30,5 46,1 68,5 14 TP34 30,3 44,6 56,6 70,4 92,9 15 TP35 30,5 47,2 65,0 73,7 98,6 16 TP36 29,8 42,5 57,1 74,8 92,5 17 TP37 23,5 33,0 51,9 70,6 92,6 18 TP38 25,6 32,7 45,2 61,8 88,5 19 TP39 23,6 38,4 51,2 69,4 94,4 20 TP40 31,2 48,2 59,4 74,6 94,6 21 TP41 27,8 42,0 57,4 70,0 95,5 22 TP42 19,4 32,2 50,8 68,3 97,2 23 TP43 12,4 20,0 32,8 64,5 90,7 24 TP44 19,7 30,1 52,5 66,2 92,9 25 TP45 21,2 34,5 48,8 62,2 88,1 26 TP46 16,6 31,2 48,5 63,3 90,1 27 TP47 19,5 35,2 47,2 68,5 95,6 28 TP48 16,2 20,9 44,8 63,4 92,5 29 TP49 22,8 42,3 60,0 88,6 104,5 30 TP50 19,2 35,6 53,8 80,0 100,1 31 TP51 17,5 36,3 48,5 72,0 98,2 32 TP52 18,2 35,2 50,0 65,6 82,2 33 TP53 12,4 20,6 36,4 55,2 78,6 34 TP54 22,6 40,2 62,5 77,3 95,7 35 TP55 19,2 36,3 53,6 70,2 95,9 36 TP56 15,8 32,5 50,7 72,3 91,0 37 TP57 25,4 36,2 49,6 62,6 80,4 TT Mẫu giống Ngày sau trồng (ngày) 14 21 28 35 42 38 TP60 20,2 42,6 55,2 70,6 92,4 39 TP61 26,0 45,8 65,0 82,0 91,0 40 TP62 20,2 37,5 55,3 80,0 95,3 41 TP63 15,0 35,4 55,8 77,2 90,6 42 TP64 8,6 17,6 30,0 39,4 66,2 43 TP65 12,4 29,2 41,8 53,8 69,4 44 TP66 14,8 31,0 45,2 59,8 82,6 45 TP67 19,2 36,0 60,2 78,8 92,6 46 TP69 13,6 28,2 46,8 55,0 62,8 47 TP70 11,0 20,6 33,6 45,5 52,6 48 TP71 13,4 22,8 34,6 44,2 60,2 49 TP72 15,6 29,2 48,0 56,2 71,4 50 TP73 11,2 23,0 36,8 53,5 66,8 51 TP74 14,2 26,0 35,2 48,6 58,2 52 TP75 13,2 22,0 34,4 41,2 63,8 53 TP76 17,8 35,4 51,2 64,4 86,8 54 TP77 17,3 35,8 53,8 66,4 88,8 55 TP78 20,0 39,2 53,4 65,4 81,4 56 TP79 21,8 40,0 51,6 62,8 84,6 57 TP80 16,5 32,7 49,4 58,2 75,6 58 TP81 17,0 34,8 50,8 62,6 82,6 59 TP82 15,3 38,8 54,8 68,8 88,2 60 TP83 16,9 40,4 53,8 63,4 85,8 61 TP84 11,1 26,2 39,8 56,4 78,6 62 TP86 14,1 33,8 49,8 64,4 83,0 63 TP87 18,4 38,8 50,4 61,2 80,6 64 TP88 20,3 39,6 54,8 66,6 85,2 65 TP89 17,7 34,6 50,4 65,4 85,2 66 TP90 25,6 38,2 59,6 80,0 101,4 67 TP92 17,1 29,0 42,0 57,2 78,2 68 đ/c 25,2 38,8 59,2 67,5 80,1 Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng số lá của các mẫu giống TT Mẫu giống Ngày sau trồng (ngày) 14 21 28 35 42 1 TP01 8,3 11,0 14,5 17,2 21,4 2 TP02 7,4 11,5 15,8 19,1 22,6 3 TP03 8,0 11,3 13,7 15,5 18,5 4 TP04 11,8 14,1 18,0 21,3 23,6 5 TP05 10,5 13,3 15,8 18,4 22,2 6 TP09 7,1 10,5 13,2 17,6 19,5 7 TP13 8,3 11,2 15,2 18,5 21,8 8 TP14 8,0 12,5 16,5 19,0 23,7 9 TP15 11,2 14,5 16,6 19,2 23,0 10 TP16 9,5 11,2 15,3 18,5 22,8 11 TP17 7,2 10,0 13,2 17,2 21,3 12 TP18 6,8 10,8 15,3 18,8 22,0 13 TP20 7,4 10,5 12,8 15,4 18,4 14 TP34 10,6 13,0 16,0 17,8 20,8 15 TP35 11,2 14,6 18,6 22,0 24,8 16 TP36 11,0 15,2 18,0 22,4 25,2 17 TP37 11,5 14,5 17,1 20,3 24,7 18 TP38 7,5 11,0 14,2 18,5 20,3 19 TP39 9,3 11,7 15,0 18,2 21,0 20 TP40 11,8 13,8 15,6 17,8 20,8 21 TP41 11,0 13,6 16,2 18,2 21,4 22 TP42 7,9 11,0 14,5 18,2 21,6 23 TP43 8,6 12,0 16,3 18,7 22,5 24 TP44 9,2 13,6 17,7 20,2 23,6 25 TP45 9,4 13,4 16,6 18,8 22,2 26 TP46 10,0 13,3 17,5 20,2 23,7 27 TP47 10,5 13,8 16,1 19,0 22,5 28 TP48 12,8 17,0 19,2 21,4 24,8 29 TP49 9,6 13,5 17,6 19,5 22,9 30 TP50 11,2 13,0 16,8 19,6 23,5 31 TP51 9,1 12,4 14,5 18,8 22,1 32 TP52 7,4 11,0 13,8 16,0 19,6 33 TP53 9,5 13,3 17,7 20,2 23,7 34 TP54 8,2 12,7 15,5 19,5 22,5 35 TP55 7,0 11,5 13,9 17,3 21,5 36 TP56 8,8 12,0 15,3 19,0 23,8 TT Mẫu giống Ngày sau trồng (ngày) 14 21 28 35 42 37 TP57 10,3 15,6 18,4 22,3 25,2 38 TP60 9,3 12,8 15,5 19,2 22,0 39 TP61 11,2 15,4 18,6 20,8 24,6 40 TP62 7,6 11,3 14,5 18,4 22,0 41 TP63 6,0 9,8 14,0 16,6 20,2 42 TP64 7,2 10,6 14,4 17,2 21,0 43 TP65 6,2 9,4 14,0 17,2 20,8 44 TP66 5,8 9,0 13,6 16,6 20,0 45 TP67 12,6 15,5 19,0 21,7 25,1 46 TP69 5,8 8,2 13,3 15,2 19,5 47 TP70 6,6 9,3 13,5 15,0 17,2 48 TP71 5,2 8,5 12,8 16,1 18,4 49 TP72 6,0 8,7 11,3 15,2 17,5 50 TP73 5,5 9,3 12,8 16,0 20,6 51 TP74 6,8 10,3 13,2 17,0 20,2 52 TP75 6,2 8,0 11,7 15,5 18,2 53 TP76 7,4 10,8 14,4 17,0 20,6 54 TP77 6,6 9,6 13,6 16,6 21,0 55 TP78 7,0 10,0 12,6 15,6 19,4 56 TP79 6,0 9,0 12,4 15,4 19,6 57 TP80 6,6 9,8 13,6 16,8 20,4 58 TP81 6,8 10,0 13,2 16,4 20,4 59 TP82 6,6 9,6 13,4 16,4 20,6 60 TP83 6,8 9,8 12,8 16,8 20,4 61 TP84 5,6 8,6 12,6 16,2 20,2 62 TP86 6,0 9,0 13,0 16,0 19,8 63 TP87 7,0 10,0 13,6 16,6 20,6 64 TP88 6,4 9,4 13,6 16,2 20,6 65 TP89 6,8 10,0 13,8 17,0 21,0 66 TP90 9,6 13,4 16,4 18,2 22,0 67 TP92 7,0 10,0 14,4 17,4 21,2 68 đ/c 8,0 11,5 13,3 17,8 20,5 Bảng 4.6: Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các dòng, giống TT Mẫu giống Số đốt đến chùm 1 (đốt) Chiều cao từ gốc đến chùm 1 (cm) Chiều cao cây (cm) Nhóm sinh trưởng hữu hạn 1 TP01 10.00 30.50 128.6 2 TP02 9.50 25.86 139,0 3 TP03 9.00 23.72 98.2 4 TP15 9.67 34.64 124.4 5 TP16 11.05 42.20 152.8 6 TP17 8.83 38.02 114.6 7 TP18 10.33 32.15 98,0 8 TP20 8.17 24.04 110.2 9 TP34 10.00 36.32 128,0 10 TP38 10.50 25.31 100,0 11 TP39 9.33 38.74 99.4 12 TP40 12.00 30.56 150,0 13 TP45 13.00 33.40 131.4 14 TP51 9.17 21.50 142.6 15 TP62 6.33 19.49 118.8 16 TP92 10.00 36.86 97.4 Nhóm sinh trưởng bán hữu hạn 17 TP09 8.00 21.72 131.4 18 TP13 9.33 31.51 129,0 19 TP14 10.00 29.75 119.6 20 TP52 8.17 28.59 104.6 21 TP57 7.00 26.10 131.4 22 TP65 9.33 33.34 99.2 23 TP66 9.33 35.56 102.4 24 TP69 9.00 25.38 100.8 25 TP70 9.17 29.48 90,0 26 TP71 8.83 29.52 118.6 27 TP72 9.00 28.81 141.6 28 TP73 9.00 32.07 120.8 29 TP74 11.56 24.56 91.6 30 TP75 8.82 24.82 118.2 31 TP79 9.32 33.32 104.6 32 TP86 10.00 36.20 140,0 33 TP87 9.00 35.02 160.4 34 TP88 11.00 37.11 144.2 35 TP90 9.00 28.07 153,0 TT Mẫu giống Số đốt đến chùm 1 (đốt) Chiều cao từ gốc đến chùm 1 (cm) Chiều cao cây (cm) Nhóm sinh trưởng vô hạn 36 TP04 10.17 26.50 167.2 37 TP05 11.5 35.49 177.2 38 TP35 12.00 28.26 176,7 39 TP36 11.50 35.45 221.4 40 TP37 12.00 43.23 204.2 41 TP41 9.67 28.30 193.8 42 TP42 12.83 35.47 202.2 43 TP43 10.5 22,00 209.0 44 TP44 8.83 25.35 193.2 45 TP46 9.00 25.50 244.8 46 TP47 11.17 28,00 266.8 47 TP48 12.33 24.12 241.8 48 TP49 11.00 32.26 227,0 49 TP50 10.00 22.32 138.8 50 TP53 9.17 28.72 165.8 51 TP54 10.83 31.38 173,0 52 TP55 9.67 30.20 162.6 53 TP56 9.67 32.78 171.4 54 TP60 11.83 36.82 205.4 55 TP61 11.05 38.63 203,0 56 TP63 11.05 24,00 201.4 57 TP64 8.17 21.26 182.2 58 TP67 7.17 39.42 192,0 59 TP76 10.11 35.11 178.2 60 TP77 9.09 38.09 150.6 61 TP78 9.14 36.14 158,0 62 TP80 11.6 35.66 162.4 63 TP81 11.92 36.92 171.8 64 TP82 10.15 37.15 198.2 65 TP83 9.00 35.04 184.2 66 TP84 9.00 32.36 172.6 67 TP89 12.00 39.26 183,0 68 (đ/c) 9.67 27.90 155.8 Bảng 4.7: Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa TT Mẫu giống Màu sắc lá Màu sắc vai quả xanh Màu sắc quả chín Dạng chùm hoa Đặc điểm nở hoa 1 TP01 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ BT ĐG Tập trung 2 TP02 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ BT ĐG Tập trung 3 TP03 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ cờ ĐG Tập trung 4 TP04 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ BT ĐG Rải rác 5 TP05 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ BT ĐG Rải rác 6 TP09 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ BT ĐG Tập trung 7 TP13 Xanh đậm Xanh sáng Đỏ BT ĐG Tập trung 8 TP14 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ thẫm ĐG Tập trung 9 TP15 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ cờ ĐG Tập trung 10 TP16 Xanh đậm Xanh sáng Đỏ BT ĐG Tập trung 11 TP17 Xanh đậm Xanh sáng Đỏ BT ĐG Tập trung 12 TP18 Xanh sáng Trắng ngà Đỏ BT ĐG Tập trung 13 TP20 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ BT ĐG Tập trung 14 TP34 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ thẫm ĐG Tập trung 15 TP35 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ thẫm ĐG Rải rác 16 TP36 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ thẫm ĐG Rải rác 17 TP37 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ thẫm ĐG Rải rác 18 TP38 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ BT ĐG Tập trung 19 TP39 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ cờ ĐG Tập trung 20 TP40 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ BT TG Tập trung 21 TP41 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ thẩm ĐG Rải rác 22 TP42 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ BT ĐG Rải rác 23 TP43 Xanh đậm Xanh sáng Đỏ thẩm ĐG Rải rác 24 TP44 Xanh đậm Xanh sáng Đỏ thẩm ĐG Rải rác 25 TP45 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ thẩm ĐG Tập trung 26 TP46 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ BT ĐG Rải rác 27 TP47 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ BT TG Rải rác 28 TP48 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ thẫm ĐG Rải rác 29 TP49 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ BT ĐG Rải rác 30 TP50 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ BT ĐG Rải rác 31 TP51 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ BT ĐG Tập trung 32 TP52 Xanh sáng Trắng ngà Đỏ BT ĐG Tập trung 33 TP53 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ BT ĐG Rải rác 34 TP54 Xanh đậm Trắng ngà Đỏ BT ĐG Rải rác 35 TP55 Xanh đậm Xanh sáng Đỏ BT ĐG Rải rác 36 TP56 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ BT ĐG Rải rác TT Mẫu giống Màu sắc lá Màu sắc vai quả xanh Màu sắc quả chín Dạng chùm hoa Đặc điểm nở hoa 37 TP57 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ thẫm TG Tập trung 38 TP61 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ cờ TG Rải rác 40 TP62 Xanh sáng Trắng ngà Đỏ BT ĐG Tập trung 41 TP63 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ BT ĐG Rải rác 42 TP64 Xanh sáng Trắng ngà Đỏ BT ĐG Rải rác 43 TP65 Xanh sáng Xanh nhạt Đỏ BT ĐG Tập trung 44 TP66 Xanh sáng Xanh nhạt Đỏ BT ĐG Tập trung 45 TP67 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ thẫm TG Rải rác 46 TP69 Xanh sáng Trắng ngà Đỏ BT TG Tập trung 47 TP70 Xanh sáng Trắng ngà Đỏ cờ ĐG Tập trung 48 TP71 Xanh sáng Trắng ngà Đỏ BT ĐG Tập trung 49 TP72 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ cờ ĐG Tập trung 50 TP73 Xanh sáng Trắng ngà Đỏ BT ĐG Tập trung 51 TP74 Xanh sáng Trắng ngà Đỏ BT ĐG Tập trung 52 TP75 Xanh sáng Trắng ngà Đỏ BT ĐG Tập trung 53 TP76 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ thẫm ĐG Rải rác 54 TP77 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ BT ĐG Rải rác 55 TP78 Xanh đậm Xanh đậm Đỏ hồng ĐG Rải rác 56 TP79 Xanh đậm Xanh sáng Đỏ BT ĐG Tập trung 57 TP80 Xanh đậm Xanh sáng Đỏ thẫm ĐG Rải rác 58 TP81 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ thẫm ĐG Rải rác 59 TP82 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ hồng ĐG Rải rác 60 TP83 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ hồng ĐG Rải rác 61 TP84 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ BT ĐG Rải rác 62 TP86 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ BT ĐG Tập trung 63 TP87 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ BT ĐG Tập trung 64 TP88 Xanh đậm Xanh sáng Đỏ BT ĐG Tập trung 65 TP89 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ BT ĐG Rải rác 66 TP90 Xanh sáng Xanh đậm Đỏ BT ĐG Tập trung 67 TP92 Xanh sáng Xanh sáng Đỏ BT ĐG Tập trung 68 đ/c Xanh đậm Xanh sáng Đỏ thẫm ĐG Rải rác Bảng 4.8 Một số đặc điểm về phẩm chất quả TT Mẫu giống Đặc điểm thịt quả Độ ướt thịt quả Hương vị Khẩu vị 1 TP02 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 2 TP03 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 3 TP04 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 4 TP05 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 5 TP09 Mềm mịn Ướt Có hương Ngọt dịu 6 TP13 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 7 TP14 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 8 TP15 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 9 TP16 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 10 TP17 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 11 TP18 Mềm mịn Ướt Có hương Ngọt dịu 12 TP20 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 13 TP34 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 14 TP35 Mền nát Ướt Không rõ Ngọt 15 TP36 Mềm mịn Ướt Có hương Chua dịu 16 TP37 Mềm mịn Ướt Có hương Ngọt dịu 17 TP38 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 18 TP39 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 19 TP40 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua 20 TP41 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 21 TP42 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 22 TP43 Mền nát Ướt Không rõ Ngọt dịu 23 TP44 Mềm nát Ướt Không rõ Ngọt dịu 24 TP45 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt 25 TP46 Mền nát Ướt Có hương Ngọt dịu 26 TP47 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 27 TP48 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 28 TP49 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 29 TP50 Mền nát Ướt Không rõ Ngọt 30 TP51 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 31 TP52 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 32 TP53 Mềm mịn Ướt Có hương Chua dịu 33 TP54 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 34 TP55 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 35 TP56 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 36 TP57 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 37 TP60 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 38 TP61 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu TT Mẫu giống Đặc điểm thịt quả Độ ướt thịt quả Hương vị Khẩu vị 39 TP62 Mềm mịn Ướt Có hương Chua dịu 40 TP63 Mền nát Ướt Không rõ Ngọt dịu 41 TP64 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 42 TP65 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 43 TP66 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 44 TP67 Mền nát Ướt Có hương Ngọt 45 TP69 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 46 TP70 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 47 TP71 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 48 TP72 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 49 TP73 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 50 TP74 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 51 TP75 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 52 TP76 Mềm mịn Ướt Có hương Ngọt 53 TP77 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 54 TP78 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 55 TP79 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 56 TP80 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 57 TP81 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 58 TP82 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 59 TP83 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 60 TP84 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 61 TP86 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 62 TP87 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 63 TP88 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu 64 TP89 Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 65 TP90 Mềm mịn Ướt Có hương Ngọt dịu 66 TP92 Chắc mịn Khô nhẹ Có hương Ngọt dịu 67 đ/c Mềm mịn Khô nhẹ Có hương Chua dịu Số liệu khí tượng tháng 1 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min (oC) 1 2 NNE 3,9 0 2,6 16,1 18,7 13,6 3 N 2,1 0 3,1 15,8 19,9 12,8 4 5 SE 3,1 0 0,2 19,7 22,2 17,8 6 SE 2,8 0 0 18,9 22,9 17,9 7 NNE 4,7 0 0,1 16,5 18 14,1 8 N 3,9 0 0 14,1 15,2 13,2 9 N 4,8 0 5,3 15 19,8 11,8 10 N 4 0 8,1 13,4 20,2 8,8 11 SE 3,2 0 7,7 13,2 20,7 6,6 12 N 3,3 0 7,1 14 21,3 8,5 13 N 3,7 0 7,1 14,2 20,5 9,2 14 N 3,2 0 6,7 13,5 19,6 8,6 15 NNW 2,8 0 6,9 13,8 20,7 8,5 16 N 2,4 0 6,8 14,7 21,6 8,6 17 SE 4,2 0 7,1 16,2 23,1 10 18 WNW 3,8 0 0 17,2 19,3 15,5 19 SE 6,8 0 6,3 19,8 25,6 16,1 20 SE 5 0 1,5 19,8 24 18 21 NNE 5 0 4,5 19,7 25,3 17 22 SE 5,4 0 5 18,6 22,4 16,2 23 NNE 4,8 0,5 0 17 18,1 15 24 NNE 5,1 0,5 0 11,4 15 10,2 25 NE 3,1 0 0,5 11,1 12,7 9,7 26 N 5,2 0,5 0 11,2 12,8 9,1 27 N 2,8 0 4,4 13,8 16,8 11,5 28 ESE 4,2 0 0 14,1 15,7 12,9 29 N 3,9 1 3,1 14,9 18,4 12,3 30 NNW 3,8 0 8,4 16,8 23,5 11,3 31 SE 5,5 0 6 17,5 21,9 13,5 Tổng 116,5 2,5 108,5 451,97 575,9 358,3 Max 6,8 1 8,4 19,8 25,6 18 Min 2,1 0 0 11,1 12,7 6,6 TB 4,02 0,09 3,74 15,58 19,86 12,35 Số liệu khí tượng tháng 2 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 ESE 2,6 0 1,1 18 20,7 15,7 2 NW 3,2 0 0,9 18,8 23,2 17,3 3 SE 5,2 0 3,3 20,2 24,5 17,9 4 SE 4,8 3,5 4,4 20,4 25,5 17,8 5 SE 4,5 0 0,4 19,5 21,8 17,9 6 SE 4,1 0 8,1 21,1 25,9 17,5 7 SE 4,2 0 0,8 19,7 23,7 17,5 8 SE 3,3 0 4,1 19,9 24 17,5 9 SSE 2,7 0 3,9 20,5 25,5 17,4 10 ESE 3,1 0 8,1 21,5 27,3 15,9 11 SE 7,3 0 6,7 21,7 27,8 17,6 12 SE 5,2 0 5,9 22,7 27,5 19,6 13 ESE 4,4 0 6,9 25 31,3 21,4 14 SE 5,5 0 6,2 23,9 30,4 20,9 15 SE 5,6 0 5,1 24,3 28,5 21,5 16 SE 6,9 0 4 24,8 28,6 22,7 17 SE 7,7 0 3,7 24,4 28 22,6 18 SE 6,8 0 4,2 23,9 27 22,3 19 SE 7,1 0 2,8 24,2 27,6 21,9 20 ESE 4,5 1,5 0,1 21,1 25,6 17,4 21 SE 5,6 0,5 0 19,4 22,1 17,7 22 SE 5,1 1 0 22,3 23,7 20,1 23 ESE 4 0 0,9 23,7 25,6 22,9 24 SE 7,4 0 3,3 24,8 28,2 22,9 25 SE 5,2 0,5 0 23,9 24,8 23,2 26 SE 3,9 0,5 0 23,9 25 23,1 27 28 29 Tổng 129,9 7,5 84,9 573,57 673,8 510,2 Max 7,7 3,5 8,1 25 31,3 23,2 Min 2,6 0 0 18 20,7 15,7 TB 5,00 0,29 3,26 22,06 25,92 19,62 Số liệu khí tượng tháng 3 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min (oC) 1 2 NNE 3,8 0 0 14,7 16,3 13,8 3 NNE 4,6 0 0,7 16 18,8 13,7 4 NNE 2,4 2,5 0 17,3 19,3 15,6 5 NNE 5,7 1 0 18,3 20 17,4 6 SE 3,4 0 1,6 17,6 19,8 16,7 7 NNE 3,2 0 2,2 16,8 18,4 15,6 8 N 2,3 0 0 15,6 16,3 14,9 9 SSE 3,5 0 1,9 20,5 23,9 17,7 10 SE 4 0 0 19,6 20,3 19 11 SE 2,7 0,5 0 20,8 22,3 19 12 SE 2,8 3,5 0 22,4 22,9 21,6 13 NNE 8,9 3,5 1 21,0 25,7 16,1 14 NNE 4,9 0 7,5 17,5 22,4 13,7 15 SE 3,9 0 7,7 17,5 22,2 12,7 16 N 0,8 0 0 16,3 17 15,9 17 18 19 SE 3,6 0 0 24,8 26,6 24,2 20 SE 4,2 1 0 23,8 25,1 23,2 21 SE 5 0 7,1 25,5 30,3 22,4 22 ESE 4 0 5,1 25,6 29,3 23,7 23 ESE 6 0 5,8 26,2 30,6 23,8 24 NE 3,1 0 0 24,5 26,7 23,4 25 NNE 3,2 19 0 21,7 24 19,8 26 SE 4,6 0 0,2 21,2 23,2 19,5 27 SE 6,6 1 6,5 24,6 29,4 21 28 SE 4,5 0,5 8,4 26 30,7 22,8 29 S 5,1 0 5,6 25,0 27,9 22,1 30 NE 3 0,5 0 21,3 22,8 18,7 31 NNE 3,7 1 0 18,4 19,8 17 Tổng 113,5 34 61,3 580,56 652 525 Max 8,9 19 8,4 26,2 30,7 24,2 Min 0,8 0 0 14,7 16,3 12,7 TB 4,05 1,21 2,19 20,73 23,29 18,75 Số liệu khí tượng tháng 4 năm 2009 trạm HAU-JIC Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min (oC) 1 1 3,7 2 0 17,9 19,8 16,6 2 16 4,3 16 0 17,3 18,5 16,2 3 6 5,1 0,5 1,5 20,8 24 17,7 4 6 3,9 0,5 2,1 23,4 26,6 21,1 5 15 8 11 1,1 21,4 25,4 18,3 6 16 3,9 0 5,2 20,3 24 18,4 7 8 6 5,6 0 1,7 22,7 25,4 21,3 9 6 6,2 0 4,6 23,4 26,8 21,3 10 6 5,8 0 4,3 24,2 27,6 22,6 11 11 4,9 1 1,7 23,7 26,4 22,8 12 6 7 0,5 5,2 24,9 28,7 23 13 7 3,9 0 6,2 26,7 30,7 24,2 14 15 6 5,5 0 3,5 26,6 29,5 24,4 16 6 3,5 3,5 6,7 27,1 32 24,2 17 6 5,1 0 2,6 25,6 28,5 24 18 6 5,8 0 5,2 27 31,2 24,7 19 6 3,2 0 8 29,5 35,8 25,2 20 16 6,2 2 7,3 27,2 32,1 23,3 21 6 3,5 0 9,3 26,9 32,2 23 22 6 5,2 0 8 26,3 30,5 22,9 23 6 4,3 0 4,4 27,0 29,9 24,9 24 6 5,5 0 0,1 27,1 31,4 24 25 16 5 3,5 3,4 24,3 27,1 21,9 26 6 4,6 0 2,3 24,1 29,4 21,3 27 7 4,4 0 4,6 23,6 28,1 20,6 28 6 2,4 0 0 23,5 25,2 22 29 5 4,4 4,5 0,4 23,7 25 22,9 30 6 4,7 0,5 0,3 24,3 26,1 23 31 Tổng 218 135,6 45,5 99,7 680,45 777,9 615,8 Max 16 8 16 9,3 29,5 35,8 25,2 Min 1 2,4 0 0 17,3 18,5 16,2 TB 7,79 4,84 1,63 3,56 24,30 27,78 21,99 Số liệu khí tượng tháng 5 năm 2009 trạm HAU-JIC Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min (oC) 1 SE 4,8 0 4,9 24,8 28,6 22,3 2 N 2,8 0 8,2 25,2 29,7 21,1 3 4 SE 4,9 0 8,5 26,8 31,3 22,8 5 SE 5,5 0 7,4 25,2 29,5 22,3 6 SE 4,4 0 1,3 24,6 27,2 23,2 7 SE 5,4 4,5 2 25,1 28,5 23,6 8 SE 9,6 149 0 24,8 25,8 22,8 9 10 SE 5,2 0 1,9 26,9 28,6 25,7 11 SE 7 0 4,7 27,4 30,9 24 12 SE 6,7 0,5 8,1 27,8 31,6 25,4 13 SE 6,1 0 9,6 27,7 32,1 25,2 14 SE 6,3 3,5 5 26,8 31,3 24,7 15 SE 8 24,5 6,1 26,6 30,5 23,5 16 SE 6,3 28 3,3 27,2 29,9 25,5 17 SE 5 0,5 6 28,4 32,9 25,7 18 SE 4,7 9,5 1 26 28,8 24,2 19 SE 2,8 0 1,4 25,54 29,1 24,4 20 21 23 ESE 2,1 0 2,6 29,1 33,1 26,5 24 N 3,7 0 11,3 29,3 33,7 25,6 25 SE 3,9 0 10,6 29 33,5 25,7 26 SE 4,7 0 10,5 29 33,6 25,7 27 SE 4,8 0 8,6 29,3 34,3 26,4 28 E 4,2 0 5,3 29,1 31,6 26,7 29 NNW 5,4 50 0,5 23,3 27,7 21,8 30 N 2,5 0 1,7 24,42 29 22,9 31 Tổng 126,8 270 130,5 669,36 762,8 607,7 Max 9,6 149 11,3 29,3 34,3 26,7 Min 2,1 0 0 23,3 25,8 21,1 TB 5,07 10,8 5,22 26,77 30,51 24,31 Số liệu khí tượng tháng 6 năm 2009 trạm HAU-JIC Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min (oC) 1 SE 6,4 0,5 6,5 29,6 33,1 26,7 2 SE 5,9 17,5 6,3 29,2 34,9 26,7 3 NW 7,1 7 6,5 24,8 28,7 21,7 4 NW 3,6 0 11 27,8 34 22,7 5 SW 3,8 0 4,7 28 33 24,5 6 S 4 0 6,8 29,5 34,6 25,8 7 S 4,6 0 7,5 30,9 36,2 27,3 8 SW 4,6 0 7,9 31,8 37,5 27,5 9 ESE 3,6 0 2,7 32,6 37,4 29,1 10 ESE 3,8 0 9 31,6 36,8 27,5 11 N 8 6 7 28,7 31,9 24,8 12 13 SE 3 0 0,6 30 33,5 28,6 14 ESE 4,1 0 6,3 30,6 35,5 27,3 15 NNE 9,7 19 6,3 28,9 35,6 25,4 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tổng 72,2 50 89,1 414,01 482,7 365,6 Max 9,7 19 11 32,6 37,5 29,1 Min 3 0 0,6 24,8 28,7 21,7 TB 5,16 3,57 6,36 29,57 34,48 26,11 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan