BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------
CAO THANH SƠN
NGHIÊN CỨU VẤN ðỀ DI CƯ TỰ DO TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN TUY ðỨC - TỈNH ðĂK NƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
Mã số : 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚC THỌ
HÀ NỘI - 2009
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… i
LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu,
133 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu vấn đề di cư tự do trên địa bàn huyện Tuy Đức - Tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa
được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác. Các thơng tin trích dẫn trong
luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Cao Thanh Sơn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc tơi xin gửi tới
thầy TS. Nguyễn Phúc Thọ, người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và đĩng
gĩp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo Khoa Kinh tế và PTNT,
Viện Sau đại học – Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội cùng tồn thể các thầy
giáo, cơ giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Cho phép tơi được gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Ban Quản lý các dự án
Nơng nghiệp - Bộ Nơng nghiệp & PTNT, Tung tâm nghiên cứu và tư vấn về
phát triển - Viện Dân tộc học, Sở Nơng nghiệp và PTNT tỉnh ðăk Nơng,
UBND huyện Tuy ðức, Phịng Nơng nghiệp - ðịa chính huyện Tuy ðức,
UBND các xã Quảng Trực, Quảng Tân và ðăk Ngo, các hộ gia đình di cư tự
do tại khu vực nghiên cứu đã cung cấp số liệu, thơng tin giúp tơi hồn thành
luận văn.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia đình
và những người thân đã là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tơi trong suốt
thời gian học tập nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2009
Tác giả
Cao Thanh Sơn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ vi
1. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: 1
1.2. Mục tiêu của đề tài: 2
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DI CƯ TỰ DO 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.2. Cơ sở thực tiễn: 22
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
3.1. ðặc điểm địa bàn: 48
3.2. Phương pháp nghiên cứu: 60
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63
4.1. Thực trạng đời sống đồng bào DCTD vào huyện Tuy ðức: 63
4.1.1. Tình hình di dân tự do trong thời gian qua tại huyện Tuy ðức: 63
4.1.2. Một số thơng tin về đồng bào di cư tự do: 68
4.1.3. Mức độ ổn định đời sống của đồng bào di cư tự do trên địa bàn
huyện: 71
4.2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định đời sống cộng
đồng dân di cư: 82
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… iii
4.2.1. Nguyên nhân: 82
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng 84
4.3. Một số giải pháp chủ yếu để ổn định đời sống đồng bào DCTD: 87
4.3.1. Những căn cứ để xây dựng các giải pháp: 87
4.3.2. Một số giải pháp chủ yếu: 91
4.4. Một số ðịnh hướng cho việc ổn định đời sống đồng bào di cư tự do: 100
4.4.1. Mục tiêu chung: 100
4.4.2. Mục tiêu cụ thể: 100
5. KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 110
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNQSDD Chứng nhận quyền sử dụng đât
DCTD Di cư tự do
ðBDTTS ðồng bào dân tộc thiểu số
ðVT ðơn vị tính
GDP Thu nhập
PRA/PLA Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
TW Trung ương
UBND Uỷ ban nhân dân
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
WTO Tổ chức thương mại quốc tế
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… v
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1: Lý do di chuyển chính chia theo nơi cư trú hiện tại và giới tính 17
2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc di cư tự do 19
2.4: Di dân xây dựng các vùng kinh tế mới trong 12 năm 1976 - 1987 32
3.1: Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Tuy ðức 51
3.2. Tình hình dân số, lao động huyện Tuy ðức 53
3.3. Tình hình phát triển nơng nghiệp huyện Tuy ðức 55
3.4: Tình hình phát triển giáo dục, y tế huyện Tuy ðức 58
4.1: Các điểm cĩ số lượng đồng bào di cư cao 67
4.2: Các lý do di cư tự do chủ yếu đến huyện Tuy ðức 69
4.3: Nơi đi của các hộ dân di cư tự do đến Tuy ðức. 70
4.4: Số hộ thiếu ăn trong năm 2006 của đồng bào DCTD 73
4.5: Tuổi của chủ hộ đồng bào di cư tự do 73
4.6. Số nhân khẩu của hộ đồng bào di cư tự do 74
4.7. Tình hình nhà ở của hộ đồng bào di cư tự do 75
4.8: Mức độ biết chữ của hộ đồng bào di cư tự do 75
4.9. Tình hình học tập của con em đồng bào di cư tự do 76
4.10: Tài sản và đồ dùng sinh hoạt chủ yếu của các hộ người. 77
4.11: Nguồn nước chính để ăn uống, sinh hoạt của đồng bào 78
4.12: Số hộ đồng bào sử dụng nhà vệ sinh 78
4.13: Mức độ ổn định đời sống của người di cư tự do 79
4.14: Khĩ khăn của người di cư tự do vào huyện Tuy ðức 83
4.15: Những khĩ khăn, vướng mắc của các hộ di cư tự do 84
4.16. Hỗ trợ của Chính quyền địa phương cho người di cư tự do 86
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
STT Tên biểu đồ Trang
4.1 Các lý do di cư tự do chủ yếu đến huyện Tuy ðức 70
4.2 Nơi đi của các hộ dân di cư tự do đến Tuy ðức. 71
4.3 Tuổi của chủ hộ đồng bào di cư tự do 74
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 1
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Tỉnh ðắk Nơng là một tỉnh mới, thành lập ngày 01/01/2004 được chia
và điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh ðắk Lắk theo Nghị quyết số
22/2003/QH.11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội khố XI trên cơ sở chia tách
một số huyện phía Nam của tỉnh ðắk Lắk (cũ); ðăk Nơng cĩ tổng diện tích tự
nhiên 651.402 ha, đất bazan màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp.
Trên địa bàn tồn tỉnh cĩ 20 xã và 28 thơn, bon thuộc khu vực đặc biệt khĩ
khăn, thuộc diện được đầu tư Chương trình 135 (giai đoạn II). Tỷ lệ hộ nghèo
theo tiêu chí mới cịn 15,7%, trong đĩ hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm
31% so với tổng số hộ nghèo tồn tỉnh.
Mặc dù là một tỉnh cĩ tiềm năng về đất đai, điều kiện khí hậu để phát
triển sản xuất, nhất là sản xuất cây cơng nghiệp cĩ giá trị kinh tế cao, nhưng
vẫn chưa phát huy được tiềm năng sẵn cĩ. Nguyên nhân là cơ sở hạ tầng cịn
quá yếu kém, dân cư thưa thớt và một bộ phận khơng nhỏ cịn phân bố tự phát
(phần lớn là dân di cư tự do), nên thời gian qua đã gây hạn chế rất lớn đối với
cơng tác quản lý của các ngành chức năng, đồng thời ảnh hưởng đến việc
triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
ðặc biệt tỉnh ðắk Nơng cĩ đặc điểm dân cư khá phức tạp, cĩ nhiều
thành phần dân tộc sinh sống (29 dân tộc), trong đĩ lượng dân di cư tự do từ
các nơi trong cả nước kéo đến sinh sống chiếm tỷ lệ lớn, mỗi thành phần dân
tộc cĩ một đặc điểm cư trú và các phong tục, tập quán khác nhau, tạo nên một
tổng thể cơ cấu dân cư cĩ nhiều bất cập, điển hình là sự phân bố dân cư thiếu
tập trung, cĩ nhiều tơn giáo khác nhau sống trên cùng một địa bàn.
Từ khi thành lập năm 2004 đến năm 2006, ðăk Nơng đã tiếp nhận lao
động và nhân khẩu từ các tỉnh đến xây dựng vùng kinh tế mới. Tuy nhiên, bên
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 2
cạnh việc di dân theo kế hoạch thì tình trạng dân di cư tự do từ các tỉnh khác ồ
ạt đến ðăk Nơng và đời sống của đồng bào di cư tự do (DCTD) cịn nhiều
khĩ khăn.
Tuy ðức là một trong những huyện nghèo của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo theo
tiêu chí năm 2007 của tồn huyện chiếm trên 28%, kinh tế chậm phát triển,
nguồn thu ngân sách cịn quá thấp. Một trong những nguyên nhân chính làm
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Tuy ðức là tình trạng di
cư tự do. Mặc dù, chính quyền các cấp đã cĩ nhiều biện pháp để ổn định dân
di cư tự do nhằm giúp đỡ đồng bào làm ăn sinh sống, hội nhập cộng đồng
nhưng cho đến nay, tình trạng di cư tự do vẫn cịn tiếp tục và gây ra nhiều
diễn biến phức tạp ở nhiều xã trên địa bàn như tình trạng phát rừng, khai
hoang lấy đất sản xuất vừa làm tổn hại đến mơi trường, vừa gây khĩ khăn
trong việc quy hoạch bố trí dân cư, quy hoạch sản xuất, quản lý dân cư, đảm
bảo an ninh trật tự và phịng chống tệ nạn xã hội…
Trong số đồng bào di cư tự do từ các tỉnh miền núi miền Bắc vào huyện
Tuy ðức, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số (ðBDTTS). Vì vậy, số
lượng di cư tự do của người đồng bào dân tộc thiểu số được xem như là đại
diện cho dân di cư tự do vào huyện và việc ổn định đời sống cho người di cư
tự do vào huyện Tuy ðức là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn này, tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu vấn đề di cư tự do trên địa bàn
huyện Tuy ðức tỉnh ðăk Nơng".
1.2. Mục tiêu của đề tài:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Thực trạng của vấn đề di cư tự do ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội
đối với cộng đồng dân di cư nĩi riêng, của cộng đồng sinh sống trên địa bàn
huyện Tuy ðức tỉnh ðăk Nơng nĩi chung nhằm giải quyết vấn đề di cư tự do
- đảm bảo phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hĩa lý luận và thực tiễn về di cư tự do và an sinh xã hội cho
cộng đồng dân cư.
- ðánh giá thực trạng di cư tự do trên địa bàn tỉnh ðăk Nơng mà mục
tiêu cụ thể là đồng bào di cư tự do vào huyện Tuy ðức.
- ðề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự ổn định đời
sống của đồng bào di cư vào địa bàn huyện Tuy ðức.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề kinh tế - xã hội của hộ di cư trong việc ổn định đời sống
của đồng bào di cư tự do vào huyện Tuy ðức.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.2.1. Phạm vi về thời gian:
Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu, báo cáo từ năm 2008 trở về trước.
Số liệu sơ cấp: Thu thập tình hình của các hộ dân di cư tự do đến năm
2008 và dự báo từ năm 2010 đến 2015.
1.3.2.2. Phạm vi về khơng gian:
ðịa bàn huyện Tuy ðức, trong đĩ trập trung nghiên cứu tình hình ổn
định đời sống dân di cư tự do tại 03 xã trọng điểm của huyện Tuy ðức là
Quảng Trực, Quảng Tân và ðăk Ngo.
1.3.2.3. Phạm vi về nội dung:
Tập trung nghiên cứu về hộ dân di cư tự do người đồng bào dân tộc tại
các điểm thuộc 3 xã Quảng Trực, Quảng Tân và ðăk Ngo; một số vấn đề kinh
tế - xã hội liên quan đến việc ổn định đời sống của đồng bào di cư tự do vào
huyện Tuy ðức.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DI CƯ TỰ DO
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản:
2.1.1.1. Di cư:
Hiện nay, cĩ rất nhiều cách hiểu về di cư, song mỗi định nghĩa về di cư
được xuất phát từ những khía cạnh khác nhau.
Di cư cĩ hai nghĩa; thứ nhất: di cư là hiện tượng di chuyển để mưu sinh
của bầy đồn khi chuyển mùa; thứ hai: di cư là hiện tượng người dân dịch
chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống. Di cư theo nghĩa thứ hai được
hiểu đồng nghĩa với di dân.
Theo khái niệm của Liên hiệp quốc, di cư là sự di chuyển từ một đơn vị
lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc là sự di chuyển với khoảng
cách tối thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di
dân xác định và được đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên.
Nơi xuất cư hay gọi là nơi đưa dân đi (đầu đi): là địa phương cĩ dân đưa
đến các vùng thuộc các tỉnh khác, hoặc trong phạm vi của tỉnh. người dân đi
từ địa phương này gọi là xuất cư.
Nơi nhập cư hay gọi là nơi đĩn dân (đầu đến): là địa phương cĩ dân đến
định cư theo chương trình. Người dân định cư ở vùng mới gọi là dân nhập cư.
2.1.1.2. Di dân:
Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với lịch sử phát triển
của xã hội lồi người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển
khơng đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các vùng các quốc gia trên thế giới.
Quá trình di dân cĩ những nét khác biệt giữa các nước và các vùng về hướng,
quy mơ cũng như hiệu quả kinh tế của nĩ. Vì vậy, cơ sở lý luận về di dân
cũng cần được nghiên cứu kỹ, cần cĩ những đánh gía cụ thể các cuộc di dân
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 5
quốc tế cũng như trong từng nước, từng khu vực để phát huy hết những ảnh
hưởng tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực của quá trình này.
* Theo nghĩa rộng: di dân được hiểu là sự chuyển động cơ học của dân
cư. Như vậy, bất cứ sự chuyển động nào của con người trong khơng gian gắn
với sự thay đổi theo vị trí địa lý lãnh thổ đều được coi là di dân.
* Theo nghĩa hẹp: di dân được hiểu là sự chuyển dịch của dân cư theo
lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên khơng phải bất kỳ sự dịch chuyển
nào của dân cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên
giới đất nước hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú gắn với việc
thay đổi chỗ ở của họ.
Các nhà dân số học coi di dân là một trong ba bộ phận cấu thành của quá
trình dân số và phân biệt với quá trình sinh, tử bởi những đặc điểm sau:
- Di dân khơng phải quá trình sinh học nên khơng bị giới hạn độ tuổi hay
giới tính mà chỉ giới hạn về mặt xã hội.
- Di dân khơng cĩ hạn định tối đa, sự di chuyển giữa các vùng, khu vực
chỉ cĩ ảnh hưởng về mặt xã hội hay sự phát triển từ trong khu vực.
- Quá trình di dân khơng đồng nhất, cĩ sự khác biệt giữa các loại và đặc
điểm của các loại về mặt xã hội.
Dưới gĩc độ quản lý, di dân là sự dịch chuyển dân cư theo khơng gian và
thời gian từ nơi này đến nơi khác. Cĩ ba tiêu chí để xác định:
- ðây là sự dịch chuyển địa điểm từ đơn vị hành chính này đến đơn vị
hành chính khác.
- Vì mục đích kinh tế - xã hội, gắn với điều kiện kinh tế, phát triển đời sống.
- Thời gian đến nơi ở mới phải lâu dài.
Trong nghiên cứu di dân, các thuật ngữ “di dân” và “di cư” được dùng
khá phổ biến và thường khơng phân biệt sự khác nhau vì cùng nĩi về sự di
chuyển của con người.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 6
2.1.1.3. Các loại hình di dân tự do (di cư tự do):
* Theo độ dài thời gian cư trú, cĩ thể phân biệt các loại di cư: di cư lâu
dài, di cư tạm thời và di cư chuyển tiếp.
- Di cư lâu dài: Gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và
nơi làm việc đến nơi ở mới với mục đích sinh sống lâu dài, trong đĩ phần lớn
những người di cư là do chuyển cơng tác đến nơi khác xa nơi ở cũ, những
người kiếm tìm cơ hội mới di chuyển đến những nơi cĩ điều kiện kinh tế - xã
hội tốt hơn, cĩ thể tìm kiếm việc làm và cuộc sống mới.
- Di cư tạm thời: là sự thay đổi nơi ở cũ lâu dài và đến một lúc nào đĩ sẽ
quay trở lại nơi ở cũ, di cư này thường là sự di chuyển theo mùa vụ hoặc theo
thời gian.
- Di cư chuyển tiếp: là sự di cư mà đích đến sẽ là một nơi khác tiếp theo
chứ khơng phải là nơi vừa mới tới.
* Theo khơng gian: cĩ thể hình thành các loại di cư trong một vùng hoặc
gần nhau giữa nơi đi và nơi đến, di dân giữa các nước thì gọi là di cư quốc tế,
di cư trong nước hoặc nội vùng thì gọi là di cư nội địa.
* Theo hình thức tổ chức: bao gồm các loại hình di dân sau:
- Di dân cĩ tổ chức (di dân theo kế hoạch của Nhà nước): sự di chuyển này
được thực hiện theo các chương trình, mục tiêu của Nhà nước vạch ra trực tiếp
chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Hình thức này được sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết từ
nhà nước để ổn định đời sống, kinh tế - xã hội của cộng đồng di dân cả ở nơi đi
và nơi đến; hình thức này thường là di dân đến vùng kinh tế mới, bảo vệ an
ninh quốc phịng hoặc di dân để thực hiện các dự án của Nhà nước.
- Di dân khơng cĩ tổ chức, được phân chia thành hai loại di dân tự do và
di dân bất hợp pháp:
+ Di dân tự do: Theo quy định tại Thơng tư số 05/NN/ðCðC – KTM
ngày 26 tháng 3 năm 1996 của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn thì
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 7
“Di dân tự do (di cư tự do) là đồng bào chuyển cư ngồi kế hoạch di dân
hàng năm của nhà nước”, cĩ nhiều quan điểm khác nhau về di dân tự do.
Quan niệm phổ biến được các nhà nghiên cứu cơng nhận: di dân tự do cũng
cĩ đủ các tiêu chí như di dân nhưng trong trường hợp này một cá nhân, một
gia đình, một nhĩm nguời tự quyết định hành vi đi hay ở mà khơng chịu sự
tác động từ phía Nhà nước hoặc bên ngồi. Cĩ thể hiểu di dân tự do là sự di
chuyển đến nơi ở mới hồn tồn do người dân tự quyết định, bao gồm việc
lựa chọn nơi đến, họ tự tổ chức di chuyển, tự lo các khoản kinh phí, tự tạo
cuộc sống mới tại nơi đến trên cơ sở thực hiện một số các thủ tục đối với
chính quyền sở tại nơi họ chuyển đến. Ngồi ra, nĩ cịn thể hiện sức hút của nơi
đến và lực đẩy của nơi đi.
+ Di dân bất hợp pháp: là sự di chuyển đến nơi cư trú mới cĩ đặc điểm
gần giống di dân tự do nhưng người đi bỏ qua sự kiểm sốt và khơng trình
diện với chính quyền địa phương nơi đến. Hình thức này thường gây ra những
tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng và mơi
trường nơi đến.
2.1.1.4. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng di cư tự do:
a. ðiều kiện sống, nơi cư trú:
Phần lớn những người di cư tự do là tìm kiếm cuộc sống tốt hơn tại nơi ở
mới cho bản thân, gia đình và cộng đồng của mình. ðây là sự thay đổi cơ bản
trong cuộc sống người dân về các mặt văn hố, tinh thần, sinh hoạt trước đây,
do nơi ở cũ thiếu cơng ăn việc làm, đời sống bấp bênh.
b. Trình độ dân trí:
Trình độ dân trí cũng tác động khơng nhỏ đến vấn đề di cư tự do, họ chủ
yếu là ít được học hành, điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhận thức của họ
đối với đời sống, kinh tế - xã hội ở cả nơi đi và nơi đến.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 8
c. Tập quán dân tộc:
+ Một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc cĩ tập quán dân tộc di cư
tự do từ nơi này đến nơi khác canh tác theo kiểu phá đốt, chọc tỉa trên đất dốc
nên đã làm cho đất bị rửa trơi mạnh và nhanh chĩng trở nên cằn cỗi, bạc màu.
Sau vài năm canh tác, khi thấy đất đã cằn cỗi, họ lại tiếp tục khai phá những
vùng đất mới, hậu quả là đất trống đồi núi trọc tăng nhanh.
Tình trạng du canh, du cư vẫn diễn ra thường xuyên, dẫn đến những khu rừng
phịng hộ, rừng đặc dụng tiếp tục bị tàn phá, gây tác động xấu đến bảo vệ mơi
trường sinh thái, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
d. Kẻ xấu xúi giục kích động:
Hầu hết các hộ dân di cư tự do cĩ đời sống vơ cùng khĩ khăn, họ sống tự
phát rải rác trên các khu đất sản xuất, một số sống trong các khu rừng, các vùng
trũng thường xuyên bị ngập lụt, xa các khu trung tâm, những nơi thiếu cơ sở hạ
tầng, điều kiện sống và sản xuất khĩ khăn, khơng cĩ điều kiện khám chữa
bệnh, con em khơng được đến trường, tỷ lệ thất học, mù chữ cao, nhiều thủ tục
lạc hậu vẫn tồn tại. Tại nơi dân di cư tự do sinh sống thường xảy ra các tệ nạn
xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc, nghiện hút, việc mua bán, sang nhượng,
tranh chấp đất đai giữa dân di cư tự do với dân sở tại, giữa dân di cư tự do với
nhau, tình trạng đĩi nghèo phổ biến, nhất là tình trạng phá rừng làm nương rẫy
xảy ra ngày càng nghiêm trọng, khơng kiểm sốt được.
Những nguyên nhân đĩ đã tạo điều kiện cho những kẻ lợi dụng dân tộc,
tơn giáo, lơi kéo, kích động đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ gây mất ổn định
tình hình an ninh, chính trị xã hội và tinh thần đồn kết giữa các dân tộc, kìm
hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gây khơng ít khĩ khăn cho
địa phương về quản lý nhân hộ khẩu cũng như qui hoạch bố trí dân cư.
2.1.2. Lý luận về di cư tự do
2.1.2.1. Vai trị của sự ổn định đời sống dân di cư tự do
Việc ổn định đời sống những hộ đã di cư tự do sẽ từng bước khắc phục
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 9
những khĩ khăn, tồn tại do tình trạng di cư tự do gây ra như: thiếu đĩi, tệ nạn
xã hội, để tạo điều kiện cho đồng bào sớm hịa nhập cộng đồng, đảm bảo
chính sách đồn kết các dân tộc, khai thác tốt tiềm năng và sức lao động, từng
bước thay đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức sản xuất - nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người dân. Mặt khác, việc ổn định đời sống dân di cư tự do cịn
gĩp phần hạn chế luồng di cư tự do từ những địa bàn thường xảy ra tình trạng
này, tiến tới kiểm sốt và điều chỉnh được hoạt động di dân phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từng vùng lãnh thổ,
từng địa phương; từ đĩ cĩ nguồn lực để tập trung giải quyết những vấn đề khĩ
khăn, bức xúc ở những điểm cĩ nhiều đồng bào di cư tự do mà đời sống đang
cịn nhiều khĩ khăn.
2.1.2.2. Tác động của hiện tượng di cư, di cư tự do:
* Di cư cĩ kế hoạch:
Di cư cĩ kế hoạch trong những năm gần đây đã đem lại những kết quả
đáng kể:
- Làm giảm sức ép dân số, việc làm ở một số tỉnh vốn thiếu đất sản xuất,
thiếu việc làm, là một trong những giải pháp phân bổ lao động.
- Gĩp phần tích cực khai thác đất đai, phát triển vùng kinh tế mới, tạo
thành nhiều vùng sản xuất tập trung lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nơng
nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu cĩ giá trị.
- Xây dựng vùng kinh tế mới, hình thành một hệ thống cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất nơng nghiệp và đời sống nhân dân như đường, điện, thủy
lợi, trường học, trạm y tế…
- Xây dựng vùng kinh tế mới ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, tăng
cường khả năng an ninh quốc phịng cho đất nước.
* Di cư tự do:
- Mặt tích cực:
+ Di cư gĩp phần phần bổ lại lao động và dân cư một cách tự nhiên, mở
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 10
các điểm kinh tế mới ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy kinh tế địa
phương (nơi cĩ dân nhập cư) phát triển.
+ Di cư tự do đã tạo cơ hội việc làm cho họ và phần đơng trong số họ đã
cĩ nguồn thu nhập cao hơn so với nơi ở cũ. Trong các chỉ tiêu so sánh giữa
nơi ở cũ và nơi ở mới, thực tế cho thấy chỉ cĩ hai chỉ tiêu là việc làm và thu
nhập tại nơi ở mới được đánh giá là tốt hơn, các chỉ tiêu khác như nhà ở, tiện
nghi sinh hoạt, điều kiện học hành con cái, ý tế, giao thơng, mua bán, thơng
tin liên lạc là kém hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
+ Di cư tạo cơ hội tăng thu nhập, gĩp phần nâng cao mức sống gia đình và
giảm đĩi nghèo ở các vùng nơng thơn cĩ thu nhập thấp. Ngồi ra, dân di cư tự
do đã cung cấp một lực lượng lao động làm thuê cho các nơng - lâm trường địa
phương trong những lúc thời vụ (thu hái cà phê, chăm sĩc cây cao su, thu hái
chè và các loại nơng sản khác). Di cư tự do đến địa phương nào thì họ cũng đã
tham gia tích cực vào thị trường lao động tại các địa phương đĩ.
+ ðối với nơi cĩ dân đi: các đối tượng di cư để lại một số diện tích đất
canh tác, vườn cây cho những người ở lại sản xuất, tạo thêm cơ hội việc làm
cho người dân ở lại địa phương, giảm sức ép về dân số đối với các vùng "đất
chật, người đơng". Một số dân di cư tự do làm ăn khá đã gĩp phần giải quyết
khĩ khăn về kinh tế cho gia đình, bà con thân thích ở quê cũ.
+ Về mặt xã hội: di cư tự do cịn gĩp phần tích cực đưa thêm ngành
nghề đến nơi nhập cư; gĩp phần thực hiện các chính sách và nghĩa vụ cơng
dân như thuế, nghĩa vụ quân sự và thực hiện đĩng gĩp xây dựng địa
phương mới nhập cư.
- Mặt tiêu cực:
+ Song song với mặt tích cực thì di cư tự do cũng làm nảy sinh những
mặt tiêu cực cho đời sống xã hội của đất nước. Di cư tự do làm tăng dân số
một cách đột biến, khai phá rừng bừa bãi, làm suy thối vốn rừng; quá tải sử
dụng các cơng trình hạ tầng cơ sở, làm trầm trọng mơi trường sinh thái và mĩ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 11
quan đơ thị. Một bộ phận những người di cư tự do khơng cĩ đất dựng nhà nên
đã phá rừng, đốt rẫy, lấy gỗ để dựng nhà khiến cho diện tích rừng bị thu hẹp,
nhiều vùng đất đai bị xĩi mịn và thối hĩa nghiêm trọng cũng như làm cạn
kiệt nguồn nước tự nhiên.
+ Di cư tự do ngồi kế hoạch làm đời sống nhân dân ở nhiều vùng định
cư gặp nhiều khĩ khăn, cịn tạo thêm gánh nặng cho địa phương (nơi nhập cư)
trong việc đầu tư thêm cơ sở hạ tầng ở các vùng đất mới. Di cư tự do cịn làm
nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp như mất trật tự an ninh, xung đột giữa
người di cư và người địa phương; nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm… ða số
những người đi di cư tự do khơng đăng ký hộ khẩu, kể cả hộ khẩu tạm trú nên
địa phương nơi cư trú khĩ nắm bắt hoạt động của họ khi cĩ những vi phạm về
trật tự, an ninh xảy ra.
+ Di cư tự do đến các vùng đất mới cùng với việc tăng dân số tự nhiên làm
tăng đột biến nhu cầu các dịch vụ xã hội, vượt khả năng đáp ứng hiện cĩ ở địa
phương, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh vốn đã thiếu lại càng thiếu thêm. Do vậy
tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng rất cao.
- Nguyên nhân của tình hình tiêu cực nêu trên:
Theo các tác giả Nguyễn Hữu Tiến (trong ðiều tra cơ bản và xác định
các giải pháp giải quyết tình hình di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh
khác), nguyên nhân của những tác động tiêu cực trên là do:
+ Trước hết, dịng di cư tự do với số lượng lớn ồ ạt đến vào thời điểm
địa phương chưa cĩ quy hoạch ổn định, đại bộ phận là dân nghèo, lại bao gồm
nhiều dân tộc, nhiều địa phương khác nhau, nếp sống tập quán khác nhau, cĩ
nhiều người tốt nhưng cũng cĩ kẻ xấu; lại khơng được quản lý tốt của địa
phương nơi đi cũng như địa phương nơi đến nên gây ra những tiêu cực trên.
+ Dân di cư tự do phân bố rải rác, họ đến nơi cư trú mới để tìm đất sản
xuất, tìm việc làm, mong cuộc sống khá hơn nơi ra đi nên nơi nào thuận lợi
thì họ đến, nơi nào cĩ sự quản lý lỏng lẻo thì họ tranh thủ làm ăn. Việc xử
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 12
phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng gần như khơng thực hiện
được vì họ khơng cĩ gì ngồi hai bàn tay trắng và niềm tin tồn tại bằng sự
khai phá đất rừng để canh tác.
+ Thu nhập và đời sống của số dân di cư tự do thấp kém lại đến những
vùng mà ở đĩ dân bản địa đời sống cũng cịn khĩ khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất và đời sống chưa cĩ gì đáng kể. Ngân sách địa phương cĩ hạn, nhà
nước lại chưa cĩ chính sách hỗ trợ về mặt tài chính, trách nhiệm của địa
phương cĩ dân đi cũng khơng đầy đủ nên khĩ ngăn chặn những tiêu cực xảy ra.
+ Các địa phương cĩ dân di cư đến cũng như các địa phương cĩ dân đi
chưa cĩ quy hoạch tổng thể về sử dụng đất đai, về phân bổ lao động và dân
cư, về các vùng định canh định cư, các vùng kinh tế mới nên các dự án xây
dựng thường bị động, phiến diện lại khơng được đầu tư dứt điểm, khơng đáp
ứng được yêu cầu bức bách của người dân di chuyển cũng gĩp phần tạo nên
những tiêu cực trên.
+ Sự quản lý của địa phương cũng cĩ nhiều bất cập và tồn tại như chưa
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục một cách liên tục, rộng rãi đối với mọi tầng
lớp dân cư (đặc biệt là vùng nơng thơn, miền núi những vùng cĩ dân đi và
đến) về các quy định quản lý hộ khẩu, về di cư và định cư, về bảo vệ mơi
trường và tài nguyên. Mặt khác chưa xử lý nghiêm khắc những kẻ coi thường
pháp luật, tuỳ tiện di cư, định cư, tuỳ tiện phá rừng, mua bán đất đai trái phép
ở những vùng kinh tế mới, những kẻ dụ dỗ, lừa đảo người di cư tự do.
+ Chính quyền bị động trong việc đưa ra những chính sách kinh tế - xã
hội để ổn định di cư tự do và các giải pháp cĩ tính khả thi cho những vùng cĩ
dân đến như chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách đầu tư và trợ giúp
vốn, chính sách xuất cư và nhập cư… và cho những vùng cĩ dân đi như chính
sách giải quyết về đất đai và tài sản của người dân di cư tự do, chính sách hỗ
trợ cho người đã ra đi và dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít
người vốn cĩ khĩ khăn triền miên. Nếu Nhà nước cĩ sự hướng dẫn, chủ động
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 13
làm tốt trong việc bố trí sản xuất, điều hịa phân phối dân cư lao động giữa
các vùng, các tỉnh thì chắc chắn đã khơng xảy ra những mặt tiêu cực đáng tiếc
trong thời gian qua.
2.1.2.3. Xu hướng di cư tự do:
Những nghiên cứu và đánh giá gần đây cho thấy xu hướng di cư của
ðơng Nam Á nĩi chung và của Việt Nam nĩi riêng sẽ ngày càng tăng lên.
Phương thức di cư của Việt Nam đi theo xu hướng đã xuất hiện ở các nước
châu Á khác. Nghiên cứu của Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã xác
định bốn đặc điểm quan trọng về xu hướng di cư của nước ta là:
- Mức độ di cư trong nước đang tăng lên.
- Di cư nơng thơn ra thành thị đang tăng lên.
- Cĩ một tỷ lệ khá cao trong di cư loại này là di cư tạm thời.
- Dịng người di cư cĩ một tỷ lệ cao là phụ nữ.
Dựa trên các tài liệu về di cư ở Việt Nam, ta cĩ thể xác định được ba
dịng di cư chính như sau:
i) Di cư từ đồng bằng sơng Cửu Long, miền núi phía Bắc và ðồng bằng
sơng Hồng đến ðơng Nam bộ. Những người này tìm kiếm các việc làm phi
nơng nghiệp ở các khu cơng nghiệp. ðơng Nam bộ là khu vực năng động nhất
nước ta và cĩ nhiều thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Biên Hịa, Bình Dương
và các khu cơng nghiệp lớn như Sĩng Thần I, Sĩng Thần II, Tân Tạo, Việt
Nam - Singapore.
ii) Di cư từ miền núi phía Bắc xuống đồng bằng sơng Hồng.
iii) Di cư từ vùng duyên hải miền Trung, miền núi phía Bắc và ðồng
bằng sơng Hồng lên Tây Nguyên. Những người này tìm kiếm việc làm và thu
nhập từ các vùng cĩ cây cơng nghiệp hoặc mua đất để đầu tư trồng cà phê,
cao su, hồ tiêu và các mặt hàng xuất khẩu khác.
Di cư nơng thơn tới các doanh nghiệp ở khu vực thành thị cả ở kinh tế
quốc doanh và ngồi quốc doanh với số lượng ngày càng tăng dường như là
dạng phát triển nhanh nhất của di cư cả nước. Số liệu điều tra mức sống hộ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 14
gia đình năm 1997/98 chỉ ra rằng điểm đến chính cho người đi di cư gồm
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, ðà Nẵng và một số trung tâm
kinh tế mới phát triển như Quảng Ninh, Bình Dương, ðồng Nai.
2.1.2.4. Các quan điểm về di cư tự do:
Lý thuyết về các yếu tố của lực đẩy và lực hút:
* Mitchell (trong "Phân tích thực trạng di dân tự do đến ðăk Lăk và ảnh
hưởng của nĩ tới sự phát triển kinh tế - xã hội" 2002) nhấn mạnh sự cần thiết
phải nhận thức được tầm qu._.an trọng của cơ chế di cư và điều này rất hữu ích
cho việc lý giải nguyên nhân vì sao một số người ra đi và những người khác
vẫn ở lại, dù đĩ là cá nhân, cộng đồng nhỏ hay lớn. Người ta khơng di chuyển
trong chân khơng mà di chuyển trong một mơi trường nhất định, gồm:
- Các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết hay độ màu mỡ của đất.
- Các yếu tố kinh tế như: sự giàu cĩ (hoặc sự nghèo khổ) tương đối hay
các cơ hội về việc làm.
- Các yếu tố xã hội, chẳng hạn những yếu tố ngăn cản họ dời bỏ quê
hương hoặc ngược lại đẩy họ ra đi.
- Các yếu tố chính trị như vấn đề luật pháp khuyến khích họ hay thậm
chí buộc họ phải di chuyển đến vùng nhất định hay bất cứ nơi đâu.
Theo lý thuyết này, quá trình di cư tự do xảy ra khi cĩ sự khác biệt rõ rệt
giữa hai vùng đi và đến về các yếu tố đặc trưng tự nhiên, kinh tế, xã hội, trong
đĩ các điều kiện kinh tế xã hội sẽ quyết định. Các yếu tố thường được gọi là
lực đẩy, lực hút thường được tạo bởi các vấn đề khác nhau.
* Everett Lee (trong "Di dân tự do nơng thơn - thành thị ở thành phố Hồ
Chí Minh" 1998). Mơ hình của Everett Lee ra đời vào những năm 60 của thế
kỷ XX trên cơ sở tĩm tắt lại những "luật di cư" của Ravenstein và những cảm
nhận của mình, ơng cung cấp những cơ sở cĩ giá trị về việc xem xét tại sao
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 15
con người lại di chuyển và tại sao họ lại chọn địa điểm định cư. Ơng cho rằng,
dẫn đến di cư là sư kết hợp của tất cả các yếu tố nơi đi và nơi đến. Ơng coi (+)
là yếu tố tích cực, (-) là yếu tố tiêu cực, (0) là yếu tố trung lập. Mơ hình của
Everett Lee được thể hiện qua sơ đồ 1.
Theo suy luận đơn giản nhất thì sự di cư cĩ khả năng xảy ra nhiều nhất ở
nơi mà tác động của các yếu tố tiêu cực ở địa điểm đi và các yếu tố tích cực ở
địa điểm đến trong tương lai là lớn hơn những yếu tố gắn bĩ con người với
vùng quê của họ, hoặc yếu tố ngăn cản họ di chuyển đến nơi khác. Sự cân
bằng tương đối giữa các yếu tố tích cực cĩ thể sẽ tác động mạnh mẽ khơng
chỉ tới mức độ di cư mà cịn tới cả hướng chuyển động, dịng di cư sẽ hướng
tới nơi hấp dẫn hơn. Nĩ cĩ khả năng tác động tới thời gian kéo dài của những
người di chuyển, khi mà di cư trở lại (hồi cư) cĩ thể xảy ra nhiều hơn nếu
cộng đồng nơi đi tiếp tục duy trì sức hấp dẫn đối với những người di chuyển.
Một yếu tố khác cũng tác động tới khả năng di cư là cái mà Lee gọi là
"những trở ngại ở giữa", đây cĩ thể là những rào chắn đối với di cư (như chi
phí vận chuyển, khoảng cách về khơng gian và văn hĩa khác nhau giữa các
nơi, quan hệ họ hàng, gia đình, thiếu thơng tin về cơ hội và điều kiện nơi ở
mới, luật pháp,…) nĩ cĩ thể vượt qua đối với một số người, nhưng đối với
một số người khác lại là điều khơng thể vượt qua được.
Sơ đồ 2.1: Lực hút, lực đẩy và các trở ngại trong di cư
+ - + - + -
0 + - 0 - + 0
0 + - + + - + 0 +
- + - + 0 - +
+ - 0 + + -
0 + - + 0 + 0 +
+ - 0 + 0 + 0
0 + 0 + -
Các trở ngại
Nơi đi Nơi đến
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 16
Như vậy, mơ hình của Lee đã phân biệt bốn tập hợp các nhân tố cơ bản
quyết định việc ra đi của người di cư, đĩ là:
+ Những nhân tố cĩ liên quan đến nơi đi.
+ Những nhân tố cĩ liên quan đến nơi đến.
+ Cĩ trở ngại trung gian ngăn cách giữa nơi đi và nơi đến.
+ Những yếu tố mang tính cá nhân của con người.
Nguyên nhân chênh lệch vùng:
Tương tự như lý thuyết lực đẩy, lực hút, các nhà nghiên cứu của Viện
nghiên cứu chiến lược phát triển Việt Nam khi xem xét các nhân tố tác động
đến chênh lệch vùng coi như là nhân tố lực đẩy, lực hút. Cĩ thể tĩm tắt các
nhân tố được xem xét trong chênh lệch vùng bao gồm:
- Sự khác biệt của các nhân tố tự nhiên và tài nguyên (vị trí địa lý, địa
hình, khí hậu, thủy văn, đất đai và tài nguyên khống sản, rừng, biển,
nước…).
Chênh lệch về các đặc điểm dân số, lao động và các vấn đề xã hội: trong
đĩ chỉ tiêu cần xem xét là trình độ văn hĩa nĩi chung và học vấn nĩi riêng,
trình độ chuyên mơn kỹ thuật của người lao động, mức hưởng thụ các sản
phẩm văn hĩa của cuộc sống xã hội, của cộng đồng và của mỗi gia đình, chất
lượng cuộc sống thể hiện qua các điều kiện ăn ở, giáo dục, dịch vụ y tế, nhu
cầu giải trí…
- Chênh lệch vùng về phát triển kinh tế: ðây là đặc trưng quan trọng nhất
được thể hiện qua chỉ tiêu tăng trưởng GDP, GDP/người, thu nhập và chi tiêu
bình quân đầu người, tiết kiệm, đầu tư phát triển và huy động ngân sách, phúc
lợi xã hội…
Hệ quả của chênh lệch vùng đã tạo ra các dịng di chuyển dân cư và lao
động từ vùng nghèo (kém phát triển) ra các vùng giàu (vùng phát triển). Sự di
chuyển đĩ hình thành nên hai vùng khơng gian: khơng gian tích cực (được tập
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 17
trung cĩ cả sức hút lẫn sức đẩy lớn) và khơng gian thụ động (khơng gian bị
hút là chủ yếu) càng làm tăng sự chênh lệch về kinh tế, đời sống xã hội giữa
các vùng, các cộng đồng, các tầng lớp dân cư giữa các vùng cĩ thể gây ra
xung đột và tạo ra hậu quả xã hội khĩ cĩ thể lường được.
Di cư tự do vì sinh kế:
- Theo số liệu điều tra di cư Việt Nam năm 2004, lý do di chuyển nơi cư
trú gồm nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân cao nhất là về
kinh tế, chiếm 68,6% trên tổng số người được phỏng vấn (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Lý do di chuyển chính chia theo nơi cư trú hiện tại và giới tính
Lý do di
chuyển
chính
Hà Nội
Các khu
kinh tế
Tây
nguyên
Thành
phố Hồ
Chí
Minh
Khu
cơng
nghiệp
ðơng
nam bộ
Tổng
số
Kinh tế 54,3 71,2 58,5 79,7 79,3 68,6
Học tập 5,7 7,9 0,3 5,1 3,7 4,5
Gia đình 21,4 16,2 15,1 10,0 11,6 14,9
Lý do khác 18,6 4,6 26,0 5,2 5,4 12,0
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Số người 999 998 1.000 1.001 1.000 4.998
Nguồn: ðiều tra di cư Việt Nam năm 2004 - Tổng cục Thống kê
Những nhân tố thúc đẩy di cư cĩ quan hệ với các sự kiện trong đời sống
hộ gia đình. Quyết định di cư thường là kết quả của những đắn đo, tính tốn
trong một thời gian dài, bao gồm cả việc cân nhắc những cái được và cái mất
giữa các thành viên trong hộ. Ở vào những giai đoạn khác nhau của đời sống
gia đình. Nếu khơng tham gia vào hoạt động kinh tế tăng thu nhập, các hộ ở
nơng thơn sẽ khơng thể cĩ đủ thu nhập để tồn tại hoặc chi trả những khoản chi
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 18
tiêu khi đau ốm và cho việc học tập. Thơng qua di cư, các thành viên trong hộ
sẽ chung sức đĩng gĩp thu nhập, tích lũy vốn để phát triển.
- Tại Hội nghị Sơ kết thực hiện Chỉ thị 660/TTg về giải quyết tình trạng
dân di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác, diễn ra ngày 16/9/2004,
tại Hà Nội, ơng Hứa ðức Nhị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết: đối tượng
di cư tự do gồm nhiều dân tộc khác nhau, diễn biến của di cư tự do khá phức
tạp và khĩ kiểm sốt, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Bắc Bộ. Lý
do khiến cho các đối tượng trên thường xuyên di cư tự do, đĩ chính là vì họ
nghèo, đời sống kinh tế khĩ khăn, thiếu vốn sản xuất. Tỷ lệ hộ đĩi nghèo ở
Mường Lát (Thanh Hĩa) hơn 90%, Bình Thuận 50%, Sơn La, ðiện Biên cũng
trên 50%...
Hơn nữa, các tỉnh miền núi phía Bắc thường cĩ địa hình phức tạp, độ
dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt, trong khi các tỉnh Tây Nguyên, miền ðơng Nam
Bộ và các vùng khác cĩ điều kiện sản xuất nơng, lâm nghiệp tốt hơn nên đã
thu hút người dân di cư tự do đến lập nghiệp.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến DCTD và ổn định đời sống người DCTD:
2.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến DCTD:
Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư tự do bao gồm từ các cơ hội về kinh tế,
tính sẵn sàng về nhà ở và các điều lệ, quy định của địa phương nơi đến, loại
hình di cư, các hỗ trợ mà người di cư cĩ thể cĩ được thơng qua hệ thống phúc
lợi xã hội chung hoặc mạng lưới xã hội riêng của người di cư.
Cĩ thể phân loại 3 nhân tố ảnh hưởng chính đến việc di cư tự do là yếu
tố lực hút, yếu tố lực đẩy và yếu tố xúc tác. Trong đĩ yếu tố lực hút và lực đẩy
nặng về các yếu tố bên ngồi và cĩ ảnh hưởng đến nhu cầu di cư, cịn các yếu
tố xúc tác thường liên quan đến tâm tư, tình cảm và quyết tâm của người di cư
tự do, khi cĩ đủ các yếu tố xúc tác, sự di cư mới xảy ra. Chi tiết được thực
hiện theo bảng phân loại dưới đây:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 19
Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc di cư tự do
Lực đẩy Lực hút
ðĩi nghèo • Kỳ vọng vào thu nhập cao hơn
• Thiếu đất sản xuất Kỳ vọng vào sử dụng nhiều đất đai hơn
• Thiếu việc làm, thất nghiệp • Khả năng kiếm được việc làm
• Tập quán du canh du cư • ðiều kiện canh tác thuận lợi hơn
• Sự chán nản, bất đồng… • Sự kêu gọi, thuyết phục di cư của những
người di cư trước
Xúc tác
• Nhu cầu về sự cần thiết phải di cư
• Sự sẵn sàng về di cư (sự tự nguyện di cư, đủ điều kiện về vật chất để di cư)
• Quyết tâm di cư
• Di cư
Nguồn: Phân tích của tác giả
Yếu tố xúc tác cĩ vai trị hết sức quan trọng, tuỳ trường hợp mà nĩ cĩ thể
tạo ra sự di cư lâu dài, tạm thời hay tiếp tục di cư. ðồng thời người di cư cĩ
thể bỏ qua hoặc lặp lại yếu tố này trong quá trình quyết định di cư.
Sơ đồ 2.2: Quá trình quyết định di cư tự do
1 - Nhu cầu di cư
3 - Quyết tâm di cư
4 - Di cư
2- Sự sẵn sàng di cư
Chiêm
nghiệm
Suy nghĩ
Quyết định
Tự đánh giá sự di cư
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 20
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định đời sống của người DCTD:
* Nhĩm yếu tố về điều kiện nội tại của người di cư tự do:
- Trình độ học vấn và kỹ năng lao động
Người di cư nĩi chung và di cư tự do nĩi riêng phần đơng đều mong
muốn cĩ việc làm và thu nhập, một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến
khả năng hội nhập nơi định cư là trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp
thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, trình độ học
vấn và kỹ năng lao động của người di cư cĩ ảnh hưởng mật thiết đến cuộc
sống của con người di cư tại nơi ở mới.
- Tình trạng bệnh tật của người di cư/hộ di cư.
- Tai nạn, khơng cĩ khả năng tài chính.
- Nợ nần, mất mùa.
- Khả năng thích ứng, khả năng nắm bắt tình hình sản xuất và đời sống
của địa phương nơi đến.
- Phong tục, tập quán, văn hĩa, ngơn ngữ của người di cư.
- Khả năng về nghề nghiệp của người di cư…
* Nhĩm yếu tố về điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý và đất đai:
ðối với người di cư vào Tây Nguyên và một số vùng khác với mục đích
tìm kiếm việc làm cĩ thu nhập từ các vùng cĩ cây cơng nghiệp hoặc mua đất để
đầu tư thì quy mơ đất đai, địa hình và tính chất nơng hĩa thổ nhưỡng cĩ sự ảnh
hưởng đến cuộc sống của họ, vì đất đai cũng một phần ảnh hưởng số lượng và
chất lượng sản phẩm sản xuất ra, giá trị sản phẩm và lợi nhuận đem lại.
- Khí hậu thời tiết và mơi trường sinh thái:
Khí hậu thời tiết cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nơng nghiệp. Ngồi
ra, các yếu tố tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất là những tác động ảnh
hưởng xấu đến đời sống người di cư tự do.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 21
* Nhĩm yếu tố về kinh tế:
- Vốn:
Trong sản xuất nĩi chung và sản xuất nơng nghiệp nĩi riêng, vốn là điều
kiện đảm bảo cho người di cư tự do đảm bảo cuộc sống ban đầu và việc tiếp
cận được các nguồn vốn cho phép họ cĩ khả năng tiến hành phát triển, mở
rộng sản xuất, kinh doanh.
- Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng cĩ tác dụng to lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội,
các nguồn lực cho sản xuất, vì vậy, nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển thì nơi đĩ
sản xuất phát triển, thu nhập tăng, mức độ thu hưởng các dịch vụ cơng cộng
của người di cư được cải thiện.
- Thị trường:
Nhu cầu thị trường sẽ quyết định người di cư sản xuất theo hướng nào là
cĩ lợi nhất. Thị trường hàng hĩa, dịch vụ cho phép người di cư tiếp cận và
trao đổi hàng hĩa được dễ dàng, giảm bớt các khĩ khăn trong bước đầu định
cư cũng như cho phép họ thâm nhập vào đội ngũ lao động của các địa phương
một cách nhanh nhất.
* Nhĩm yếu tố thuộc về quản lý vĩ mơ của Nhà nước:
Nhĩm nhân tố này bao gồm chính sách, chủ trương của ðảng và nhà
nước như: chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ sản phẩm,
trợ giá nơng sản, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải
quyết việc làm, chính sách ổn định dân cư tự do, chính sách đối với đồng bào
đi xây dựng vùng kinh tế mới…, Các chính sách này cĩ ảnh hưởng lớn đến
người di cư và là cơng cụ để Nhà nước bố trí lại dân cư và lao động, tạo điều
kiện để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người di cư tự
do nĩi riêng và người dân nĩi chung.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 22
Tĩm lại: Cĩ rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định đời sống của
người di cư. Việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng này sẽ cho phép người di cư
tự do cũng như các nhà quản lý đưa ra những biện pháp, chính sách phù hợp
để giảm thiểu những tác động xấu, gĩp phần ổn định đời sống của người dân
di cư tự do.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
2.2.1. Thực trạng vấn đề di dân tự do trên Thế giới:
2.2.1.1. Di dân ở Ba Lan:
Ba Lan đĩng vai trị quan trọng trong lịch sử các cuộc di dân từ Châu Âu.
Số phận bi kịch của Nước Ba Lan từ đầu thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX
và đầu thế kỷ XX đã dẫn đến sự di dân của người Ba Lan. ðối với rất nhiều
người dân yêu nước thì đây chính là cuộc di dân vì những lý do chính trị mà
cĩ liên quan đến việc mất độc lập của Ba Lan vào năm 1795, tiếp theo là 125
năm đơ hộ, với những cuộc nổi dậy khơng thành cơng chống lại kẻ xâm lược.
Cùng năm đĩ, lãnh thổ nước cộng hịa Ba Lan bị phân chia bởi 3 nước xâm
lược là Nga, Phổ và Áo.
Làn sĩng di dân chính trị đầu tiên diễn ra sau khi Liên bang Bar bị đánh
bại và việc chia cắt đầu tiên được diễn ra vào năm 1772. Những người di dân
chủ yếu đi đến các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ và Pháp. Sự di dân sau cuộc
chiến tranh với Nga vào năm 1792 và chiến thắng của Liên Bang Targowica cĩ
ý nghĩa thực sự về mặt chính trị. Vào thời điểm đĩ, các nhà hoạt động chính trị
nổi bật nhất và các quan chức cấp cao đã tham gia vào việc chuẩn bị cho cuộc
nổi dậy Kosciuszko cùng phối hợp với các cuộc vận động tại quê nhà và đã cố
gắng để cĩ được sự hỗ trợ từ cuộc cách mạng Pháp, họ đã dời đất nước.
Sau khi đánh bại quân khởi nghĩa Kosciuszko sự phân chia thứ 3 được
diễn ra, kết quả là Ba Lan đã mất đi độc lập. Những người di cư Ba Lan chủ
yếu đến các nước Pháp và Ý, nơi quân đội Ba Lan mang tên Dabrowski
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 23
Legions lập nên. Bên cạnh đĩ, người di cư Ba Lan đã phục vụ ở các đơn vị
quân đội Pháp và sau chiến thắng của Napoleon trong cuộc chiến tranh với
quân Phổ vào năm 1806, họ đã tham gia vào việc thành lập chính phủ và quân
đội của cơng tước Warsaw.
Sau thất bại của Napoleon và việc kết thúc cơng ước Vienna, một bộ
phận đáng kể những người di dân đã quay trở lại quê hương, làn sĩng di dân
mới được gọi là “ðại di dân” đã diễn ra sau sự sụp đổ của cuộc nổi dậy tháng
11 vào năm 1831. Khoảng 7.000 người dân đã dời đất nước cho đến năm
1831. ðiểm đến chủ yếu của họ là Pháp, trong khi nhĩm ít hơn những người
di dân lại tìm đến Anh, Bỉ và Thụy Sỹ.
Sau sự sụp đổ của cuộc nổi dậy tháng 01 năm 1863, khoảng 10.000
người tham gia vào cuộc nổi dậy đã rời Ba Lan. Nơi tập trung di dân chủ yếu
được hình thành cơ bản tại Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ. Nhĩm nhỏ hơn
những người di dân đến Anh, ðức, Italy, Bỉ và Mỹ, nơi họ đĩng gĩp một
phần quan trọng trong tổ chức di dân Ba Lan vì những lý do kinh tế gần đầu
thế kỷ XIX.
Khoảng đầu thế kỷ XIX cuộc di dân vì những lý do kinh tế bắt đầu mà
dần dần phát triển lớn hơn so với cuộc di dân về chính trị và trở thành một
cuộc di dân đồ sộ kể từ thập kỷ 1890.
Cuộc di dân vì những lý do kinh tế xảy ra trên một quy mơ đồ sộ vào
giữa thế kỷ XIX (chủ yếu đến từ lãnh thổ phần chia của quân Phổ) sau cuộc
bãi bỏ nơng nơ, chủ yếu liên quan đến dân số nơng thơn. Cuộc di dân diễn ra
theo đợt và thường đến từ các lãnh thổ của nước được chia phần. Trước cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ I, cuộc di dân diện rộng nhất là: Từ lãnh thổ của
phần chia của nước Phổ di dân vào sâu nước ðức – cĩ khoảng 650.000 người,
đến Mỹ- Khoảng 600.000 người; từ phần chia của người Nga rời đến Mỹ và
Brazil - hơn 750.000 người, từ lãnh thổ phần chia của nước Áo (cuộc di dân
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 24
khoảng những năm 1900) rời đến Mỹ - khoảng 600.000 người.
Vấn đề di dân được thể hiện ở đây phần lớn liên quan đến các khu vực phần
chia của nước Nga, đặc biệt là tỉnh Plock, nằm trong vùng phía Bắc Mazovia.
Những người di dân từ lãnh thổ phần chia của người Nga chủ yếu đến
từ giai cấp nơng dân. Cuộc cải cách ruộng đất năm 1864 đã khơng giải quyết
được vấn đề ruộng đất. Những người chủ của các nơng trại nhỏ sống tại vùng
nơng thơn khơng thể kiếm sống và khơng cĩ thu nhập thêm. Tuy nhiên, thế hệ
trẻ thường là con cháu của những người nơng dân lại khơng được thừa hưởng
mảnh đất là của số lượng lớn những người di cư. Các thị trấn đã khơng đủ cho
sự dư thừa lực lượng lao động, đặc biệt tại những vùng ít cơng nghiệp hĩa.
ðối mặt với những khĩ khăn trong thị trường lao động, những người dân
nghèo của thị trấn cũng đĩng gĩp vào lượng di dân. Hơn nữa, số lượng các thị
trấn nhỏ làm về nơng nghiệp lại trở thành nơi dự trữ nguồn lao động nhàn rỗi.
Cuộc khủng hoảng ruộng đất trong thập kỷ 1890 đã làm nổi thêm
những vấn đề về đồn điền độc lập và làm tồi tệ thêm tình cảnh của những
người nơng dân khơng cĩ ruộng đất. Tiền cơng thấp tại các đồn điền đã tạo
thêm những tác nhân kích thích cho việc tìm kiếm cơng việc tại nước ngồi.
Tình hình trở nên thậm chí tồi tệ hơn do sự phát triển dân số nhanh chĩng –
dân số tăng gấp đơi ở nửa sau của thế kỷ XIX.
Tỉnh Plock, đặc biệt là các huyện biên giới trên dịng sơng Drweca
được coi là lãnh thổ mà việc di dân của những người nơng dân được bắt đầu
sớm nhất.
Theo dữ liệu thống kê chính thức được cung cấp bởi người cĩ thẩm
quyền của Nga Hồng, khoảng 4.000 người đã di dân từ lãnh thổ của tỉnh
Plock vào thập kỷ 1880 đến nước Mỹ. Cho đến năm 1888, những người di
dân nhiều nhất đến từ: Rypin và Lipno, tiếp theo là Przasnysz, Sierpc,
Mlawa, Ciechanow, Plock và tỉnh Plonsk. Phần lớn những người di dân là
nơng dân - Khoảng 70%, tiếp theo là những người Do thái – 22,5%. Tổng số
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 25
là 7.458 người đã di dân trong thập kỷ 1890 từ tỉnh Plock đến Bắc Mỹ.
Trong phần lớn các trường hợp, cơ quan thẩm quyền đã ghi lại việc rời
đất nước là do những lý do về kinh tế. Một vài trường hợp là trốn nghĩa vụ
quân sự cũng được ghi chép mà đặc biệt liên quan đến những người cĩ nguồn
gốc Do thái.
Do sự khan hiếm về các dữ liệu sẵn cĩ nên rất khĩ để xác định những
người di dân đã ở lại Mỹ trong bao lâu. Việc phân tích dữ liệu liên quan đến
việc quay trở lại cho biết việc ở lại của người di dân điển hình kéo dài 2-3
năm. Phần lớn những người di dân là những người đàn ơng đã lấy vợ và dời
đi mà khơng mang theo vợ.
Hơn nữa, hiện tượng tái di dân cũng được đề cập tới. Những người di
dân Ba Lan thường xuyên đến Bắc Mỹ vài lần, sử dụng tiền họ kiếm được tại
đĩ để cải thiện mức sống tại quê nhà. Những chuyến đi như vậy khơng gây ra
sự tan vỡ gia đình và những mối ràng buộc tài sản giữa những người di dân và
họ hàng ở tại quê hương.
(Nguồn:
2.2.1.2. Di dân của người Thụy Sỹ tới Mỹ:
Xuyên suốt thế kỷ XVIII, cái nhìn dành cho việc di dân được coi là một
loại tội phạm chống lại tổ quốc tương đương với việc đào ngũ. Nĩ cướp đi
nguồn lao động và những người lính để bảo vệ quê hương.
Chỉ vào đầu thế kỷ XIX cơ chế di dân mới được khuyến khích. Trong
hồn cảnh này hội đồng của Bern đã ủng hộ cơ chế kiến nghị Nữ hồng Anne
để cho phép việc định cư của 4.000-5.000 người Thụy Sỹ tại Pennsylvia và
Virginia. Hội đồng hi vọng sử dụng kế hoạch để thốt khỏi những điều khơng
mong muốn: những người nghèo được hưởng cứu tế và khơng cĩ quyền cơng
dân là thành viên của các giáo phái những kẻ nổi dậy Baptist, Anabaptist và
Mennonite.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 26
Thuế di cư nặng nề - đến 10% đã áp đặt một cách khắt khe để ngăn
nguồn tiền chảy ra nước ngồi; kết quả là một vài người đã rời nước một cách
bí mật để tránh việc phải chi trả. Mặc dù những nỗ lực để hạn chế sự di dân,
phần lớn những người dân đi với sự cho phép, mặc dù cấp phép một cách
miễn cưỡng, thậm chí với việc chứng nhận là người đến từ vùng nơng thơn.
Áp lực kinh tế chính là những lý do chính cho việc di dân: khơng phải
vì họ trơng mong mình sẽ giàu cĩ mà để thốt khỏi sự nghèo đĩi khốc liệt.
Ước tính cĩ khoảng 25.000 người rời đến Mỹ với lượng lớn những người đã
dời đi vào những năm 1734- 1744.
(Nguồn:
0to%20the%20USA/th%20century.html)
2.2.1.3. Di dân của người Ai Len đến Bắc Mỹ:
Ảnh hưởng của nạn đĩi lớn nên cuộc di dân là đáng kể và ngay lập tức.
Giữa năm 1845 và 1855, gần 1,5 triệu người cập cảng nước Mỹ; 340.000
người đã đi tàu tới vùng Bắc Mỹ của người Anh, khoảng 300.000 người định
cư ở các thành phố của Anh và khoảng 70.000 đã đến Úc. Nhìn chung, hơn
2,1 triệu người đã rời Ai Len trong 11 năm này, hơn 1/4 dân số trước nạn đĩi,
lớn hơn tổng số kết hợp của những người di dân 2,5 thế kỷ trước. Cùng với số
lượng lớn những trẻ em bị chết đĩi, hậu quả là sự biến mất hồn tồn của gần
như một thế hệ.
Ở một chừng mực nào đĩ, làn sĩng lớn những người di cư vì nạn đĩi đi
theo khuơn của các cuộc di dân trước đĩ. Những tỉnh nghèo nhưng khơng
hồn tồn cơ cực – ðơng Connacht, Nam Ulster và Trung Leinster đã đĩng
gĩp vào một lượng lớn những người di dân.
Dẫu sao thì cũng cĩ một sự khác biệt đáng kể so với các cuộc di dân
trước. Trong khi chỉ cĩ 60% người đến New York thuộc về tầng lớp lao động
trong năm 1836, vào năm 1851-1855 tỷ lệ đã tăng lên giữa 79 và 90%. Hơn
bao giờ hết, những người này cần sự hỗ trợ về tài chính để trả cho việc dời đi
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 27
và chi phí chủ yếu được hỗ trợ bởi họ hàng.
(Nguồn:
2.2.1.4. Di dân ở Thụy ðiển:
Cuộc di dân đồ sộ của những người Thụy điển từ giữa thế kỷ thứ XIX
cho đến năm 1930 đã cĩ những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất
nước và đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của người dân. Một số lượng
lớn gia đình Thụy ðiển vẫn cĩ những người thân ở tại các nước Mỹ, Canada,
Bắc Mỹ hoặc Úc. Qua thời gian vài trăm năm, khoảng 1.3 triệu người Thụy
ðiển đã đến các nước này để tìm kiếm vận may vì những lý do như:
- Nghèo đĩi.
- Sự khủng bố về mặt tơn giáo.
- Thiếu niềm tin vào tương lại.
- Căng thẳng về mặt chính trị.
- Sự khao khát phiêu lưu.
- Cơn sốt vàng và những lý do tương tự như vậy.
Cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ I cùng với sự hạn chế nhập cư vào
Mỹ đã làm giảm tỷ lệ di dân mà trở thành vấn đề chính của xã hội Thụy ðiển.
Kết hợp với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, Thụy ðiển đã chuyển từ một
nước di dân thành một nước nhập cư.
2.2.1.5. Di dân ở ðức:
Từ 1683-1820: Kỷ nguyên của sự di cư này phần lớn là do khĩ khăn về
mặt kinh tế và khủng bố tơn giáo tiếp theo là những thay đổi do cuộc chiến
tranh kéo dài 30 năm từ 1618 đến 1648 và các cuộc chiến tranh của Napoleon
kéo dài từ năm 1799 đến 1815. Trong năm 1708 chính phủ bắt đầu khuyến
khích những kẻ phản kháng từ nước ðức định cư vào Mỹ. Vài năm sau,
khoảng 13.500 người ðức đã tới Anh. Nhiều người trong những người di dân
này là những kẻ phản kháng từ khu vực Palatinate của ðức.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 28
Từ 1820-1871: Nguyên nhân căn bản của sự di dân trong suốt giai đoạn
này chính là sư chuyển biến về mặt chính trị và những khĩ khăn về mặt kinh
tế. Nguyên nhân gây ra chính là cuộc cách mạng tháng 3 của ðức, kéo dài từ
1848 đến 1849, thất nghiệp, mùa màng thất bát và nạn đĩi. ðất tại nước Mỹ
thì nhiều và khá rẻ, cơng việc dư thừa, nguồn lao động khan hiếm. Cộng với
sự gia tăng trong nghành cơng nghiệp ở tại Mỹ khiến cho đất nước này trở
nên hấp dẫn hơn. Các thơng tin sinh động của những người ðức đã làm ra
những thành phẩm trên đất Mỹ vào thời gian đầu đã bổ sung thêm quan điểm
Mỹ là mảnh đất của cơ hội. Phần lớn những người di dân này đến từ Alsace-
Lorraine, Baden, Württemberg, Rheinland, và Hessen
Từ 1871-1914: Giai đoạn di dân này phần lớn là do sự phát triển dân số
và hiện đại hố ở tại ðức đã buộc nhiều người dân ðức rời bỏ việc kinh
doanh tại quê hương. Hơn thế nữa, hiện đại hố làm cho việc nhập cư trở nên
thuận tiện hơn và nhanh hơn với các phát minh như tàu hơi nước và thuyền
hơi nước. Việc di dân trở nên dễ dàng hơn trong suốt giai đoạn này, cũng như
nĩ trở nên phổ biến hơn. Thêm vào đĩ, Mỹ vẫn tiếp tục trở thành mảnh đất
của những cơ hội.
Nguồn: www.schneider-family.110mb.com/emigration.html
2.2.1.6. Di dân ở Trung Quốc:
Di dân từ năm 1850 - 1949 Việc khám phá ra vàng ở các núi phía tây
nước Mỹ từ năm 1848, nam Úc từ năm 1851 và tây Canada từ năm 1858 là
nguyên nhân dẫn đến dịng người từ Trung Quốc chảy đến các nước này hơn
8 thập kỷ bao gồm hàng triệu người. Phần lớn những người di dân chưa bao
giờ tham gia vào các mỏ vàng và chưa bao giờ đi đến những nơi xa hơn.
Nhưng những người quay trở lại ở giai đoạn đầu chính là cơng cụ truyền bá
thơng tin về thế giới nằm ngồi giới hạn các thị trấn và làng mạc Trung Quốc.
Vài người rời Trung Quốc như là những người di dân tự trả chi phí cho
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 29
chuyến đi của họ, nhiều người khác rời đi như là những lao động hợp đồng
hoặc giao kèo được tuyển dụng trực tiếp từ Chính phủ hoặc nhà tuyển dụng
lao động. Những người khác rời đi theo dạng thức hệ thống “vé tín dụng” với
chi phí được trả trước cho họ và họ sẽ phải trả nợ sau khi họ đến được điểm
đến. Phần lớn những người di dân là nam giới, những người được trơng mong
sẽ quay trở lại quê hương về với gia đình của họ hoặc quay về để kết hơn sau
quãng thời gian tại nước ngồi. Họ sẽ sống tạm trú tại nước ngồi và trên thực
tế rất nhiều người đã chết tại xứ người hoặc bị mắc trong nợ nần. Mặc dù vậy,
người Trung Quốc đã định cư tại nước ngồi, đặc biệt là nơi những người phụ
nữ di dân hoặc là được phép di dân. Vì vậy, cộng đồng lớn và ổn định những
người Trung Quốc tại nước ngồi đã được lập trước khi Chiến tranh thế giới
lần thứ II nổ ra. Khoảng 8.5 đến 9 triệu người Trung Quốc sống tại nước
ngồi với các cộng đồng người tại Châu Mỹ la tinh, vùng biển Caribean,
Quần đảo Thái Bình Dương, Nam Phi, Bắc Mỹ và Úc.
Theo ước tính, giữa năm 1850 đến 1939, riêng Hong Kong cĩ khoảng
hơn 6 triệu người đã dời đi. Thập kỷ 1850, lượng lớn những người di dân đến
Bắc Mỹ và Úc. Trong khi đĩ từ 1870 trở đi các nước Singapore và Malay nổi
lên như là điểm đến chủ yếu, việc chuyển hướng các điểm đến này là do 2 quá
trình xảy ra đồng thời. ðầu tiên là “những bức tường trắng lớn” của chính
sách loại trừ đã được dựng lên bao quanh nước Mỹ, Canada, Úc và New
Zealand- các chính sách đặc biệt được đưa ra để loại trừ những người Châu Á.
Thứ 2 là Chính phủ thực dân ở tại ðơng Nam Á, chủ yếu là người Anh, đang
tìm kiếm nguồn lao động để phát triển kinh tế lãnh thổ và chúng lập tức thu
hút sự chú ý.
Vào những năm chuyển giao của thế kỷ, hơn 100.000 người trong một
năm đã rời Hong Kong và Amoy đến Nanyang. ðương nhiên phần lớn trong
số họ là những người nơng dân nghèo từ các làng mạc, thị trấn nhỏ ở phía
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 30
Nam Trung Quốc, họ trở thành lao động ở cả vùng nơng thơn và thành thị. Cĩ
lẽ cĩ ý nghĩa nhất chính là các điểm đến đã tạo ra cho người di dân nghèo cơ
hội thành cơng qua sự chăm chỉ và mối quan hệ xã hội.
Thập kỷ 1930, với tình trạng suy thối trong thế giới tư bản, điểm đến
ðơng Nam Á đã giới hạn sự nhập cư của người Trung Quốc. Giai đoạn này đã
lên đến đỉnh điểm bởi cuộc di dân đồ sộ khoảng 2 đến 3 triệu người đã dời
đến Hong Kong và ðài Loan sau Chiến thắng của đảng cộng sản năm 1949.
Di dân từ 1950 - 1978: Giai đoạn di dân bị kiểm sốt và giới hạn.
Người dân Trung Quốc trong giai đoạn này chủ yếu di dân đến Hong Kong
với khoảng 40.000 người trước một năm bước vào thuộc địa của Anh trong
năm 1950. Con số này xuống 10.000 trong suốt thập kỷ 1960, ngồi trừ giai
đoạn hỗn độn của năm 1962. Tiếp theo là nạn đĩi lớn khi đĩ hơn 120.000
người đã đến Hong Kong trong vịng hơn 6 tuần, hơn 1/2 số họ đã bị bắt và
trục xuất. Năm 1966 với cuộc cách mạng văn hĩa và sự di dân sang nước
ngồi hồn tồn bị cấm theo phương thức gợi lại những chính sách của thời
nhà Thanh. Ngồi việc di cư đến Hong Kong, người di dân Trung Quốc chỉ
được giới hạn đến các nước thuộc khối chủ nghĩa xã hội.
Nguồn: www.iupui.edu/~anthkb/a104china.chinamigraton4.htm
2.2.2. Di dân tự do ở Việt Nam:
a. Di dân là một nhu cầu khách quan:
Do đặc điểm địa lý của Việt Nam đã dẫn đến sự phân bố khơng đồng đều
giữa dân số và diện tích đất đai. Chính vì vậy, yêu cầu di dân được đặt ra để
nhằm cân bằng lại sự mất cân đối này. Nếu xét về yếu tố địa lý, sự khác nhau
giữa phía Bắc đơng dân với phía Nam thưa dân, giữa những vùng đồng bằng
ven biển và vùng miền núi (hơn 80% dân số cả nước sống ở đồng bằng với
20% diện tích tự nhiên và 20% dân số sống ở miền núi với 80% diện tích cả
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 31
nước) đã làm cho việc sử dụng lao động khơng cĩ hiệu quả. Do vậy, việc khai
thác đất đai phì nhiêu, nguồn thổ sản phong phú tại các miền đất mới chưa ai
khai phá đã cĩ sự hấp ._.để phù
hợp với đặc điểm, điều kiện của đồng bào di cư tự do, trong đĩ cần chú ý
đến những điểm sau:
- Xây dựng đội ngũ khuyến nơng tại chỗ, là con em đồng bào di cư tự
do, biết tiếng của đồng bào vì vậy hiệu quả của cơng tác khuyến nơng sẽ nâng
cao hơn.
- Các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, nuơi trồng phải được dịch ra
tiếng đồng bào để họ cĩ điều kiện học hỏi.
- Phải xây dựng các mơ hình sản xuất cụ thể để người dân trực tiếp quan
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 99
sát. Dự kiến, với số hộ di cư tự do trên địa bàn huyện Tuy ðức cần tổ chức 10
lớp tập huấn/ năm, mỗi lớp khoảng 70 người, sẽ xây dựng 3-5 mơ hình trình
diễn trực quan, với chi phí ước tính khoảng 300 triệu đồng.
4.3.2.7. Giải pháp về sự phối hợp giữa chính quyền nơi dân DCTD đi và đến:
ðể đảm bảo ổn định đời sống cho người di cư tự do thì việc phối hợp
giữa Chính quyền nơi dân đi và đến cũng hết sức quan trọng. Chính quyền nơi
cĩ dân đi phải cùng với địa phương cĩ dân đến, giải quyết mọi thủ tục để số
dân di cư tự do vốn là người lương thiện, làm ăn chính đáng được đăng ký hộ
khẩu; đối với những hộ di cư tự do khơng tuân thủ sự bố trí quy hoạch của địa
phương nơi dân đến thì phải cĩ biện pháp buộc họ trở về quê cũ; cung cấp đầy
đủ thơng tin về những đối tượng cĩ vấn đề nghi vấn (như chống đối, trộm cắp,
nghiện hút, mại dâm…) để cùng với địa phương nơi dân đến bàn bạc cách
giải quyết cụ thể.
Mặt khác, chính quyền nơi cĩ dân đi di cư cần dành một số ngân sách để
đĩng gĩp với các tỉnh cĩ dân đến để trợ giúp đồng bào di cư của tỉnh mình
cịn quá khĩ khăn, chưa ổn định cuộc sống để thể hiện sự cùng gánh vác trách
nhiệm. Bên cạnh đĩ, căn cứ vào số lượng, tình trạng dân di cư tự do đã ra đi,
các địa phương cĩ dân đi cần trích lại một phần về trợ cấp xã hội, hỗ trợ về y
tế, giáo dục… chuyển cho địa phương cĩ dân đến.
Chính quyền các tỉnh cĩ dân đi cần quan tâm đến sự ổn định đời sống
của số hộ dân tộc vùng sâu, vùng xa, quen sống du canh du cư, giúp họ định
canh, định cư. ðầu tư đồng bộ và dứt điểm các điểm dân cư, tạo việc làm và
nâng cao thu nhập cho họ để sớm ngăn chặn dịng di dân vào Tây Nguyên,
ðơng Nam Bộ của các tỉnh miền núi phía Bắc. Coi việc chăm lo đời sống của
đồng bào dân tộc ít người và vùng cĩ nhiều đồng bào dân tộc sinh sống để
giúp họ xố đĩi giảm nghèo tại quê hương tại quê hương mà khơng cần phải
di cư tự do vào các vùng xa xơi của Tây Nguyên.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 100
Chính quyền địa phương nơi dân đến rà sốt lại số hộ di cư tự do đến địa
phương cùng tỉnh cĩ dân đi giải quyết đăng ký hộ khẩu chính thức cho số hộ
cĩ nguyện vọng chính đáng được ổn định làm ăn lâu dài, là người lương
thiện, chấp hành pháp luật. Qua đĩ kiên quyết xử lý những phần tử xấu lợi
dụng chính sách tơn giáo của Nhà nước để lừa phỉnh, lơi kéo kích động nhân
dân, xố nạn nghiện hút, cờ bạc và các tệ nạn xã hội.
4.4. Một số ðịnh hướng cho việc ổn định đời sống đồng bào di cư tự do:
4.4.1. Mục tiêu chung:
Quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư cho dân di cư tự do theo từng địa
bàn, gắn với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và lĩnh vực nhằm:
- Khắc phục những tồn tại do tình trạng dân di cư tự do gây ra như: đĩi
nghèo, thất học, bệnh tật, tranh chấp đất đai, phá rừng, và các tệ nạn xã hội
khác, tạo điều kiện cho đồng bào sớm hồ nhập cộng đồng, đảm bảo chính
sách đồn kết dân tộc.
- Hạn chế luồng di cư tự do từ các tỉnh khác đến, tiến tới kiểm sốt và
điều chỉnh được hoạt động di dân phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Từng bước chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy, chuyển đổi
kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp trong vùng dân di cư tự do sang phát triển
kinh tế hàng hố, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và đảm bảo an ninh chính trị trên địa
bàn, khai thác cĩ hiệu quả nguồn lao động, tài nguyên đất đai hiện cĩ.
- Quản lý chặt chẽ tình hình dân DCTD, hạn chế tình trạng dân DCTD
tập trung.
4.4.2. Mục tiêu cụ thể:
- Di chuyển tồn bộ dân di cư tự do đang sống phân tán rãi rác trên
nương rẫy, sống trong rừng, ở những nơi thường xuyên bị ngập lụt đưa về
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 101
vùng qui hoạch dân cư, thành lập các khu dân cư tập trung, để tạo điều kiện
đầu tư các cơ sở hạ tầng trong vùng dân cư, ổn định cuộc sống cho các hộ dân
nhằm khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên một cách bền vững, phát triển
kinh tế - xã hội.
- Giúp cho các đối tượng dân di cư tự do đã cĩ nơi ở và đất sản xuất
nhưng đời sống cịn khĩ khăn, cĩ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời
sống, từng bước hình thành cơ cấu nơng - lâm - cơng nghiệp, xây dựng nơng
thơn mới
- ðầu tư hỗ trợ cộng đồng các thơn, bon, xã cĩ dân di cư tự do một số
cơng trình hạ tầng cơ sở thiết yếu: giao thơng, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước
sinh hoạt, trường học, ... một cách đồng bộ trên phạm vi tồn tỉnh.
- ðến năm 2015 cơ bản giải quyết ổn định cho tồn bộ đối tượng dân di
cư tự do trên địa bàn tỉnh, xĩa đĩi giảm nghèo, ổn định đời sống và cĩ điều
kiện phát triển kinh tế. Vùng dân di cư tự do cĩ đầy đủ điều kiện để thực hiện
tốt các chương trình quốc gia về xã hội như y tế, giáo dục, văn hố,.. giảm dần
khoảng cách về mức sống giữa các bộ phận dân cư.
ðể thực hiện tốt mục tiêu nêu trên, tơi xây dựng phương án sau:
Phương án 1:
ðối với những hộ di dân tư do từ các tỉnh khác (chủ yếu là các tỉnh
miền núi phía Bắc) đến huyện Tuy ðức cần sắp xếp vào một vùng đất cĩ điều
kiện để họ sản suất và ổn định đời sống.
Phần lớn đất sản xuất là mua lại của đân địa phương hoặc phá rừng làm
rẫy; tự dựng lán trại hoặc nhà tạm để ở; hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường,
trạm,…) chưa cĩ gì; cuộc sống mang tính chất tạm bợ và rất khĩ khăn.
Nhằm tạo điều kiện cho họ ổn định sản xuất, nâng cao đời sống. Chính
quyền địa phương cần cĩ phương án để họ ở nguyên tại chỗ; đồng thời cĩ cơ
chế chính sách quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở: giao thơng, thuỷ lợi, cấp
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 102
điện, cấp nước sinh hoạt, trường học, ... một cách đồng bộ; bố trí quỹ đất ở,
đất sản xuất cho các hộ, hình thành một thơn, bon mới.
Ưu điểm: Tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ dân di cư tự do sớm ổn định
sản xuất, ổn định đời sống.
Nhược điểm:
- Việc quy hoạch hạ tầng cơ sở: giao thơng, thuỷ lợi, cấp điện, cấp
nước sinh hoạt, trường học,.. một cách đồng bộ; bố trí quỹ đất ở, đất sản xuất
cho các hộ, hình thànhh một thơn, bon mới cho nhĩm hộ này là rất khĩ khăn
vì khơng nằm trong quy hoạch phát triển chung của huyện.
- Phương án này sẽ tạo một cơ hội để lượng dân di cư tự do vào huyện
Tuy ðức ngày càng nhiều, lúc đĩ huyện sẽ khơng đủ quỹ đất, khơng đủ tiền
để bố trí, sắp xếp cho họ; Do vậy sẽ phát sinh nhiều hiện tượng phá rừng, mất
ổn định xã hội.
Phương án 2:
Khi phát hiện cĩ một nhĩm hộ dân di cư tự do đã tự bố trí, sắp xếp vào
một vùng đất của huyện, họ mua lại đất sản xuất của đân địa phương hoặc phá
rừng làm rẫy; tự dựng lán trại hoặc nhà tạm để ở. Chính quyền sở tại liên hệ
với Chính quyền địa phương nơi họ đi để tìm biện pháp trả họ về cho địa
phương nơi họ đi.
Ưu điểm:
- Chính quyền địa phương khơng cần phải quy hoạch, bố trí, sắp xếp ổn
định đời sống cho những người dân di cư tự do này; giảm được hiện tượng
phá rừng làm rẫy; quy hoạch chung của địa phương khơng bị phá vỡ.
- Giảm áp lực gia tăng dân số cơ học.
Nhược điểm:
- Khơng giúp được cho những người dân khĩ khăn; Chắc chắn một
điều rằng khi sống tại địa phương mà họ xuất phát cuộc sống của họ rất khĩ
khăn, nếu được tạo điều kiện hỗ trợ, bố trí cho họ được ổn định cuộc sống với
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 103
điều kiện đất đai, khí hậu cộng với kinh nghiệm, cần cù trong sản xuất thì
cuộc sống của họ sẽ khá hơn.
- Họ đã tự ra đi di cư tự do nếu cĩ trả về thì cĩ thể họ lại tiếp tục di cư vào.
Phương án 3:
Quy hoạch bố trí sắp xếp ổn định đời sống cho họ ở một vùng khác
nằm trong quy hoạch phát triển chung của địa phương (cả việc di chuyển
những hộ đang sống rãi rác trong rừng vào vùng quy hoạch) từ việc đầu tư
xây dựng hạ tầng cơ sở: giao thơng, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước sinh hoạt,
trường học,.. một cách đồng bộ; bố trí quỹ đất ở, đất sản xuất cho các hộ, hình
thành một thơn, bon, buơn mới; Tổ chức phát triển sản xuất để nâng cao thu
nhập cho họ.
Ưu điểm: Phương án này tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ dân di cư tự
do sớm ổn định sản xuất, ổn định đời sống; trong khi đĩ quy hoạch chung của
địa phương khơng bị phá vỡ.
Nhược điểm: Phần đa dân di cư tự do đến sinh sống khơng khai báo
cho chính quyền địa phương, vì thế cơng tác quản lý nhân hộ khẩu cũng gặp
rất nhiều khĩ khăn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, quốc phịng
cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy việc
quy hoạch bố trí sắp xếp ổn định đời sống cho họ cũng khĩ khăn, với lượng
dân di cư vào tỉnh trong kế hoạch tiếp nhận hàng năm thì quy hoạch bố trí
được, cịn những hộ khơng nằm trong kế hoạch thì khơng bố trí được.
* Lựa chọn phương án:
Qua việc phân tích ưu điểm, nhược điểm của 3 phương án trên cho thấy
rằng: Mội phương án giải quyết đều cĩ ưu điểm và nhược điểm riêng. Lựa
chọn một phương án phù hợp để áp dụng trong thực tế hiệu quả là một vấn đề
rất khĩ; Hướng giải quyết tốt nhất là áp dụng tổng hợp 3 phương án tùy thuộc
vào tình hình dân di cư tự do cụ thể vào địa phương.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 104
5. KẾT LUẬN
Huyện Tuy ðức cĩ nguồn gốc đất đai phong phú, khí hậu và thổ nhưỡng
đa dạng thích hợp cho sự phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau, vì vậy từ
năm 1996 đến nay, số dân di cư tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến địa
bàn huyện là rất lớn, cư trú rải rác tại 23 điểm với 20.964 hộ, 97.421 khẩu.
Những hộ dân di cư tự do này đến huyện Tuy ðức đã cĩ sự ảnh hưởng
khơng nhỏ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỷ lệ hộ nghèo trong
nhĩm này chiếm tỷ lệ rất cao. Vì vậy, việc ổn định đời sống cho người dân di
cư tự do cần phải cĩ sự đánh giá, phân tích các vấn đề liên quan để tìm ra
cách giải quyết khoa học nhằm tạo điều kiện cho họ hồ nhập cộng đồng, phát
triển kinh tế ổn định trên quê hương mới.
- Mặc dù trong những năm qua huyện đã xây dựng nhiều dự án nhằm
bố trí, sắp xếp dân di cư tự do nhưng vẫn cịn một lượng lớn dân di cư tự do
chưa được sắp xếp ổn định.
- Các dự án chỉ tập trung cho những địa bàn nĩng, cịn những nơi chưa
cĩ dự án cũng đang rất cần vốn hỗ trợ, nguồn vốn đầu tư phân bổ theo từng
dự án cịn thiếu so với nhu cầu thực tế, nên hầu hết khơng đáp ứng được tiến
độ theo dự án được phê duyệt.
- Một số định mức, đơn giá đầu tư chưa phù hợp so với thực tế, chưa
tính đến các yếu tố trượt giá do thời gian thực hiện dự án dài, nên khi triển
khai đầu tư đã gặp rất nhiều khĩ khăn, thời gian đầu tư kéo dài, giảm hiệu quả
đầu tư, khĩ đạt được mục tiêu đề ra.
ðời sống người di cư tự do cịn thấp và chưa ổn định là do các khĩ
khăn về vốn; thiếu đất đai; cơ sở hạ tầng kém; đau ốm, bệnh tật; thay đổi kỹ
thuật canh tác; thiếu lao động; thị trường tiêu thụ sản phẩm; khĩ khăn trong
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 105
quan hệ cộng đồng; trình độ dân trí thấp; sự giúp đỡ của chính quyền địa
phương nơi đi và nơi đến chưa kịp thời. Thu nhập bình quân hằng năm cịn rất
thấp; số hộ thiếu ăn chiếm đến 58% tổng số hộ; số hộ cĩ người khơng biết đọc
và biết viết của đồng bào dân tộc di cư tự do cịn rất lớn; sản xuất hàng hố
cịn mang tính tự cấp, tự túc; trang bị các phương tiện nghe nhìn thấp; tình
trạng mắc bệnh tiêu chảy, sốt rét cịn cao, do đĩ các tệ nạn xã hội cũng khơng
ngừng gia tăng.
ðể ổn định sản xuất cũng như nâng cao đời sống của đồng bào di cư tự
do, địi hỏi phải cĩ sự quan tâm của các cấp, các ngành và địa phương trong
huyện nhằm thực hiện tốt các biện pháp về đất đai, nhân khẩu hộ khẩu về các
chính sách cho đồng bào mới định cư, đặc biệt là quy hoạch các dự án ổn định
dân di cư tự do. Việc ổn định và nâng cao đời sống cho người di cư tự do đến
huyện Tuy ðức cịn tạo điều kiện cho họ hồ nhập cộng đồng và gĩp phần
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ðặng Nguyên Anh (2005), Di dân trong nước: vận hội và thách thức đối
với cơng cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thế
giới, Hà Nội.
2. ðặng Nguyên Anh (2007), "Xã hội học dân số", Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
3. Huỳnh Thu Ba và cộng sự (1998), Di dân và sử dụng tài nguyên - Báo
cáo nghiên về biến động dân số và sử dụng tài nguyên tại khu vực
vùng đệm của vườn quốc gia Yok Don tỉnh ðắk Lắk.
4. Bộ lao động thương binh và xã hội (1993), Thơng tư số 7 - LðTBXH ngày
12-5-1993 hướng dẫn về chế độ trợ cấp cho hộ gia đình đi xây dựng
vùng kinh tế mới theo quyết định số 327-CT ngày 15-9-1992 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng.
5. Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn (1996), Thơng tư số
05NN/ðCðC-KTM ngày 26 tháng 03 năm 1996 hướng dẫn thi hành
chỉ thị số 660/TTg ngày 17-10-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc
giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác.
6. Bộ nơng nghiệp nơng thơn và Phát triển nơng thơn (2007), Thơng tư số
21/2007/TT-BNN ngày 27/03/2007 hướng dẫn thực hiện một số nội
dung của Quyết định số 193/2006/Qð-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ
tướng Chính phủ.
7. Mai Thanh Cúc, TS. Quyền ðình Hà (2005), Giáo trình phát triển nơng
thơn, Nhà xuất bản Nơng nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Duy Thiệu (2008) "Di cư và chuyển dổi lối sống - Trường hợp
cộng đồng Việt ở Lào" Nhà xuất bản Thế giới.
9. ðảng Cộng sản Việt Nam (1997), Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu
chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1997.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 107
10. Hội đồng Bộ trưởng (1990), Quyết định của số 116-HðBT ngày 9-4-1990 về
quản lý cơng tác phân bố lao động dân cư và xây dựng vùng kinh tế mới.
11. Hiệp hơi các đo thị Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo "Di dân với vấn đề phát
triển đơ thị, nơng thơn" Cát Bà ngày, Hải Phịng ngày 29-31/8/2006; Thành
phố Hồ Chí Minh 5-7/9/2006.
12. Nguyễn Xuân Hưng (2007), ðánh giá tình hình kinh tế hộ dân di cư tại
địa bàn huyện ðăkLong tỉnh ðắk Nơng, Báo cáo tốt nghiệp ðại học
Tây Nguyên.
13. ðào Lan (2007), Báo điện tử ðảng cộng sản Việt Nam www.cpi.org ngày
2/9/2007.
14. Trần Thị Vân Nga (1999), Thực trạng và giải pháp về di dân phát triển
vùng kinh tế mới ở xã Trúc Sơn huyện Cư Jút tỉnh ðắk Lắk, ðH Tây
Nguyên .1999.
15. Quốc hội khố XI, ban các vấn đề xã hội (2005), Báo cáo kết quả nghiên
cứu đánh giá chính sách di dân tới đơ thị.
16. Nguyễn Hữu Tiến (1998), ðiều tra cơ bản và xác định các giải pháp giải
quyết tình hình di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác, ðề tài
cấp Bộ.
17. Thơng tư liên Bộ số 09/TT-LT, ngày 31/03/2004 của liên Bộ giữa: Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn – Bộ Tài chính “V/v: Hướng dẫn
thực hiện chế độ hỗ trợ di dân theo Quyết định số 190/2003/Qð-TTg
của Thủ tướng Chính phủ”.
18. Tổng Cục thống kê - Quỹ dân số liên hiệp quốc tháng 11/2006 - ðiều tra
di cư Việt Nam năm 2004: "Chất lượng cuộc sống của người di cư
Việt Nam"; "Di dân và sức khoẻ" và "Di cư trong nước và mối liên hệ
với các sự kiện của cuộc sống".
19. Thủ tướng Chính phủ (1995), Chỉ thị số 660-TTg ngày 17 tháng 10 năm
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 108
1995 về việc giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và một
số tỉnh khác.
20. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số: 168/2001/Qð-TTg về việc
phê duyệt định hướng dài hạn kế hoạch 5 năm (2001-2005) và các
giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
21. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số: 190/2003/Qð-TTG ngày
16/9/2003 về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư
giai đoạn 2003-2010.
22. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg ngày 12 tháng
11 năm 2004 về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục giải quyết tình
trạng dân di cư tự do.
23. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 193/2006/Qð-TTg ngày 24
tháng 8 năm 2006 về việc phê duyệt chương trình bố trí dân cư các
vùng: thiên tai, đặc biệt khĩ khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung
yếu và rất xung yếu của rừng phịng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của
rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2015.
24. Thủ tướng chính phủ Quyết định 193/2006/Qð-TTg, ngày 24/8/2006
“V/v phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt
khĩ khăn, biên giới , hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu
của rừng phịng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc trưng giai
đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015”.
25. Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 78/2008/Qð-TTg, ngày 10/6/2008,
“Về một số chính sách thực hiện chương trình bố trí dân cư theo
Quyết định số 193/2006/Qð- TTg, ngày 24/8/2006”.
26. Tỉnh uỷ ðắk Nơng (2009), Quyết định số 354/Qð-UBND ngày 11/03/1009
“V/v Phê duyệt Dự án ổn định dân di cư tại tiểu khu 1541, xã ðăk Ngo,
huyện Tuy ðức, tỉnh ðăk Nơng”.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 109
27. Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc (2006), Báo cáo về
chất lượng cuộc sống của người di cư ở Việt Nam.
28. UBND tỉnh ðăk Nơng (2005), Quyết định số: 1953/Qð-CTUBND “V/v
Phê duyệt Dự án quy hoạch bố trí dân cư tỉnh ðăk Nơng giai đoạn
2005-2010” ngày 23/12/2005.
29. UBND tỉnh ðăk Nơng (2006), Quyết định số: 1651/Qð-CTUBND “V/v
Phê duyệt Dự án quy hoạch tổng quan ổn định dân di cư tự do tỉnh
ðăk Nơng” ngày 27/12/2006.
30. Văn phịng chính phủ (1999), Cơng văn số 4371/VPCP-NN ngày 24
tháng 9 năm 1999 về việc dự thảo quyết định về định canh, định cư, di
dân phát triển vùng kinh tế mới.
31. Văn phịng chính phủ, cơng văn số 1527/VPCP, ngày 11/03/2008 “V/v
giải quyết tình trạng dân di, cư tự do đến ðắc Nơng”;
32. Phân tích thực trạng di dân tự do đến ðăk Lăk và ảnh hưởng của nĩ tới sự
phát triển kinh tế - xã hội" 2002 - Mitchell.
33. "Di dân tự do nơng thơn - thành thị ở thành phố Hồ Chí Minh" 1998
Everett Lee
34. www.monre.gov.vn/monreNet/default.aspx?tabid=207&ItemID=7979)
35. www.binhthuantoday.com/modules.php?name=News&file=article&sid=5326
36. www.irishtime.com/ancestor/magazine/emigration/emig2.htm
37. www.swissroots.org/swissroots/en/stories/heritage/Swiss%20Emigration
%20to%the%20USA/th%20century.html
38. www.emigrantletters.com/PL/output.asp?CategoryID=6617
39. www.swissroots.org/swissroots/en/stories/heritage/Swiss%20Emigration
%20to%20the%20USA/th%20century.html
40. www.schneider-family.110mb.com/emigration.html
41. www.iupui.edu/~anthkb/a104china.chinamigraton4.htm
PHỤ LỤC
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 110
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ðỜI SỐNG CỦA ðỒNG BÀO DI DÂN TỰ DO
Xã Quảng Trực
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 111
Xã ðăk Ngo
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 112
Xã Quảng Tân
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 113
Dự án ổn định dân cư Tiểu khu 1541
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 114
BM 01
PHIẾU ðIỀU TRA
HỘ GIA ðÌNH DI CƯ TỰ DO
Họ tên người được phỏng vấn: …………………………………………
Quan hệ với chủ hộ: ……………………………………………………
Thơn/bản: ………………………………………………………………
Xã: ……………………………………………………………………...
Thời gian thực hiện: Ngày…….tháng…….năm…….
I. Thơng tin chung về hộ gia đình
- Họ tên chủ hộ: ……………..…………Giới tính……..Tuổi…......
- Dân tộc: …………………Trình độ văn hố: ……………………...
- Số lao động chính: ………………. lao động phụ: ………………...
- Số khẩu trong gia đình: ……….trong đĩ: nam ………… nữ…….......
- Năm di cư vào ðắk Lắk: …….Năm di cư đến Tuy ðức…………….
- Nơi ở trước khi di cư vào Tuy ðức: ………………………………
- Nguyên nhân di cư vào Tuy ðức: ……………………………………
- Di cư theo hình thức (đánh dấu): Do chính quyền tổ chức
Do tự phát
TT Họ và tên Quan hệ
với chủ hộ
Giới
tính
Trình độ
văn hố
Nghề nghiệp
chính/thu nhập
1
2
3
4
…
Ghi chú: Nếu nghề nào tính được thu nhập thì ghi, ví dụ: lương, làm
thuê, buơn bán,…
II. Hoạt động kinh tế chính của hộ (đánh dấu vào ơ thích hợp):
Loại hình sản xuất, kinh doanh của hộ Ghi chú
- Sản xuất nơng nghiệp
- Sản xuất nơng - lâm nghiệp
- Nơng nghiệp - buơn bán
- Nơng nghiệp + Tiểu thủ CN
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 115
Nơng nghiệp + Dịch vụ
- Kinh doanh và cung cấp dịch vụ
- Cơng chức, viên chức, cơng nhân
- Lao động phổ thơng
- Nghành nghề khác (nêu rõ)
III. ðất đai và sản xuất nơng nghiệp
Loại ruộng đất Tổng
số
(m2)
ðược cấp
sử dụng
đất (m2)
Nhận
khốn, đấu
thầu (m2)
ðất tự
khai
phá
(m2)
Ghi
chú
(m2)
Tổng diện tích
ðất nơng nghiệp
1. ðất ruộng lúa
- lúa
- lúa + màu
- màu
2. ðất màu bãi
3. ðất nương rẫy
- Trồng lúa
- Trồng cây CN ngắn ngày
- Trồng màu
4. ðất trồng cây CN lâu năm
5. ðất lâm nghiệp
- Rừng tự nhiên
-Rừng khoanh nuơi tái sinh
- Rừng trồng
6. ðất trống, đồi núi trọc
7. DT mặt nước nuơi trồng
thuỷ sản
8. ðồng cỏ chăn thả
9. ðất thổ cư
Trong đĩ: vườn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 116
- Diện tích đất được tưới:
Trong đĩ:
- ðất ruộng .….m2 (.…%); Trong đĩ: Lúa 2 vụ:…..m2; Lúa 1 vụ:….m2
- ðất màu:…………………………….m2 (………..%)
- ðất cây CN lâu năm: ……………….m2 (………...%)
IV. Chăn nuơi
Gia đình cĩ tiến hành hoạt động chăn nuơi nào khơng?
Cĩ….. Khơng…..
Nếu cĩ, hãy điền vào bảng dưới đây:
Hiện cĩ Bán năm ngối Tên vật nuơi
Số con Giá trị (đ) Số con Giá trị (đ)
Trâu (cả nghé)
Bị (cả bê)
Lợn tổng số
Dê tổng số
Ngựa
Gà
Vịt, ngan, ngỗng
V. Tài sản, cơng cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt
1. Loại nhà mà gia đình đang ở? ðánh dấu vào loại hình thích hợp dưới đây:
- Nhà xây kiên cố (mái bằng, cao tầng): ………………………...m2
- Nhà xây mái ngĩi: ..……………………….m2
- Nhà gỗ mái ngĩi hoặc tơn: ….……………………..m2
- Nhà vách đất + mái lá: …...……………………m2
- Nhà tạm (tranh tre, nứa, lá): ………………………...m2
2. Gia đình cĩ sử dụng điện khơng? Cĩ ……Khơng ……….
3. Gia đình cĩ sử dụng nhà vệ sinh khơng? Cĩ……Khơng ……….
Nếu cĩ, là loại nào?
4. Gia đình cĩ sử dụng nguồn nước nào cho sinh hoạt hằng ngày:
Giếng khoan, đào…. Hệ tự chảy….. Bể nước mưa….. Nước suối…..
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 117
5. Gia đình cĩ loại cơng cụ sản xuất nào? (ðiền vào mục thích hợp)
Loại cơng cụ Số lượng (cái, chiếc…) Tổng giá trị hiện tại
(nghìn đồng)
- Ơ tơ (tải, bán tải)
- Máy kéo, máy cày
- Máy xay xát
- Xe súc vật kéo
- Máy phát điện
- Bình phun thuốc sâu
- Máy bơm nước
- Máy tuốt lúa
- Thuyền
6. Các đồ dùng cĩ giá trị trong gia đình:
Tên đồ dùng Số lượng (cái, chiếc, bộ) Giá trị hiện tại (nghìn
đồng)
- Xe máy
- Xe đạp
- Tivi
- ðầu video
- Radio cassette
- Máy điện thoại
- Bếp ga
- Tủ gỗ
- Bàn ghế
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 118
VI. Thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình trong năm qua
1. Thu nhập trong năm qua của hộ gia đình
Hạng mục Giá trị thành tiền (nghìn đồng)
Thu nhập Trong đĩ hàng hố bán ra
1. Thu từ trồng trọt
- Lúa, gạo
- Ngơ, khoai, sắn
- Lạc, đậu…
- Cà phê, điều…
-
-
2. Thu từ chăn nuơi
- Trâu (kể cả nghé)
- Bị (kể cả bê)
- Lợn (các loại)
- Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng)
-…
- Từ các hoạt động lâm nghiệp
- Nhận khốn trồng, chăm sĩc,
bảo vệ rừng
- Các sản phẩm từ rừng (gỗ, củi,
lâm sản)
- …
4. Từ nuơi trồng thuỷ sản
-
- …
5. Từ các hoạt động khác (buơn
bán, cung cấp dịch vụ, làm thuê,
lương hưu…..)
- …
6. Từ săn bắt thú rừng
Tổng thu nhập Giá trị hàng hố
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 119
2. Các khoản chi tiêu trong năm qua các gia đình
Các khoản chi Giá trị thành tiền
(nghìn đồng)
Ghi chú
1. Chi cho sản xuất
- Sản xuất nơng nghiệp (giống, phân bĩn,
các yếu tố đầu vào khác)
- Chăn nuơi (giống, thức ăn, tiêm phịng,
dịch bệnh…)
- Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
- Nuơi trồng thuỷ sản (giống, thức ăn,
phịng bệnh…)
- Các khoản phải nộp (thuế NN , phí thuỷ
lợi, phí HTX…)
2. Chi cho sinh hoạt, đời sống
- Lương thực, thực phẩm (gạo, thịt, rau….)
- Mua sắm đồ gia dụng
- Mua sắm quần áo
- Khám chữa bệnh
- Học hành của con cái
- Tiền điện
3. Chi phí hoạt động cộng đồng
- ðĩng gĩp cho lễ hội tại địa phương
- Ma chay, cưới xin
- Thăm viếng người ốm đau, thai sản
4. Chi khác:
-
-
Tổng chi:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 120
3. Cân đối thu chi của hộ: ………………………đồng.
4. Trong năm qua gia đình cĩ thiếu ăn khơng? Nếu cĩ, bao nhiêu
tháng…. Và cách giải quyết của gia đình (ghi rõ: mua lương thực, vay
mượn…):………………………………………….
VII. Tiếp cận một số dịch vụ xã hội
1. Giáo dục:
- Khoảng cách từ nhà tới trường học: Trường tiểu học ………..km
Trung học cơ sở ………….km
Trung học PT …………..km
- Gia đình hiện cĩ mấy cháu đang trong độ tuổi đi học (6- 17 tuổi)?.......
Trong đĩ: - ðang đi học ……………………
- Chưa đi học bao giờ ……………….
- ðang học giở rồi bỏ ………………..
- Nguyên nhân bỏ học?.........................
- Gia đình cĩ mấy người lớn (15 tuổi trở lên) khơng biết đọc, biết
viết:……..người.
2. Y tế.
- Khoảng cách từ nhà tới trạm y tế là bao nhiêu km?:
- Các thành viên trong gia đình cĩ hay bị ốm đau khơng?
Cĩ……..Khơng
- Các bệnh thường mắc phải (ghi rõ bệnh): ……………………..
Khi cĩ người đau ốm, thường chữa bệnh thế nào? Chọn các hình thức
phù hợp:
ðến khám, chữa tại các trạm y tế xã
ði khám bệnh viện huyện, tỉnh
Khám, chữa tại phịng khám tư nhân
Chữa thầy lang
Mời thầy cúng
Tự chữa lấy (nêu rõ: vì khơng cĩ tiền đi bệnh
viện, trạm xá ở xa, biết cách chữa bệnh…)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 121
3. Chợ:
- Khoảng cách từ nhà tới chợ gần nhất: …………………………km
- Các hàng hố phổ biến bán tại chợ (nêu rõ tên):…………………..
- Gia đình thường bán sản phẩm nơng lâm nghiệp và chăn nuơi như thế
nào? Chọn các hình thức sau:
a) Bán tại nhà ………....
b) Bán tại ruộng ………….
c) Bán tại chợ ………….
4. ðường giao thơng:
- Hiện tại đường giao thơng ở khu vực mà gia đình đang sinh sống chủ
yếu là loại đường nào?
ðường nhựa ; ðường cấp phối ; ðường đất ; ðường mịn
- Khoảng cách gần nhất từ nhà đến đường nhựa là …………..km.
5. ðiện chiếu sáng:
- Gia đình cĩ sử dụng điện chiếu sáng khơng: Cĩ ; Khơng
Nếu cĩ, sử dụng từ nguồn nào:
Nhà nước ; Máy phát điện ; Thuỷ điện gia đình
VII: Các khoản được chính quyền và các tổ chức trợ cấp, giúp đỡ
trong năm qua:
- Gạo: …..kg.
- Vải: ……m.
- Dầu hoả thắp sáng…… lít.
- Muối I ốt, muối ăn: …….kg.
- Hỗ trợ vay vốn: …….đồng.
- Hướng dẫn khuyến nơng:……..lần.
- Chăm sĩc y tế (ghi cụ thể):…………………………………………..
- Hỗ trợ sách, vở và đồ dùng học tập cho con em đi học.
- Cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất: …………………………..
- Hướng dẫn kê khai và đăng ký hộ khẩu: …………………………….
- ðịnh canh, định cư: …………………………………..
- Phương tiện nghe nhìn: ……………………………….
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 122
VIII. Tự đánh giá mức độ ổn định cuộc sống của gia đình
1- Về kinh tế
Khá hơn:
Như cũ:
Thấp hơn:
2- Về đời sống xã hội (y tế, giáo dục, nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội…)
Khá hơn:
Như cũ:
Thấp hơn:
3- Sự phân biệt, khĩ hồ nhập với người bản địa
Cĩ sự phân biệt
Khơng cĩ sự phân biệt
IX. Những khĩ khăn, vướng mắc của các hộ trong ổn định cuộc sống
TT Vấn đề khĩ khăn ðánh dấu vào dịng thích hợp
1 Thiếu vốn
2 Thiếu đất đai
3 Cơ sở hạ tầng kém
4 Giá bán thấp
5 ðau ốm, bệnh tật
6 Khĩ tham gia vào sinh hoạt tại địa phương
7 Thiếu lao động
8 Khĩ khăn về nhà ở
X. Các đề xuất của hộ trong việc ổn định cuộc sống:
1. Về đất đai:
2. Về đăng ký hộ khẩu: …………………………………………..
3. Về cơ sở hạ tầng, giao thơng:
4. Về trường học, trạm y tế, nước sạch:
5. Ngành nghề nơng thơn tạo thêm thu nhập và việc làm:
………………………………………………………………….
6. Các ý kiến đề xuất khác:
………………………………………………………………….
Chủ hộ ký tên Nguời điều tra
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ kinh tế nơng nghiệp…………… 123
PHIẾU ðIỀU TRA
BM 02
CHÍNH QUYỀN XÃ NƠI CĨ ðỒNG BÀO DI CƯ TỰ DO
- Họ tên người được phỏng vấn: ……………………………
- Chức vụ: …………………………………………………..
- Xã: ………………………………………………………..
I. Một số thơng tin cơ bản của xã:
- Diện tích tự nhiên: ……………………………..km2
- Dân số: …………………………………………người
Trong đĩ:
Dân tộc Kinh: …………người
Dân tộc M’Nơng: …………người
Dân tộc H’Mơng: …………người
Dân tộc Dao: …………người
Dân tộc Thái: ………...người
Dân tộc Tày: ……..…..người
Dân tộc Nùng: ..……….người
Dân tộc: ..………người
…
II- Các hoạt động của Chính quyền xã đối với việc ổn định đời sống
cho người dân di cư tự do
1- Về đất đai: …………………………………………………….
2- Về quản lý nhân khẩu, hộ khẩu: ………………………………
3- Về quy hoạch định canh, định cư: …………………………….
4- Về các trợ giúp khác: ………………………………………….
III- Các biện pháp và sự phối hợp của Chính quyền xã trong việc ổn
định đời sống người dân di cư tự do trên địa bàn
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….
Ngày tháng năm
TM. UND xã…………
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2554.pdf