Nghiên cứu vấn đề dân số tác động tới thị trường lao động. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê ngắn hạn để…

Lời mở đầu Dân số là nguồn lực quan trọng tác động đến mọi mặt của xã hội, bước vào một thế kỷ mới vấn đề đặt ra là dân số của toàn cầu, sự bùng nổ dân số đang là một thách thức lớn trong sự phát triển của xã hội. Không chỉ riêng đối với nước ta mà cả thế giới đều nhận định rằng vấn đề dân số đang là mối quan tâm hàng đầu trong sự phát triển. Giải quyết vấn đề dân số đang được quan tâm hàng đầu. Con người có thể làm nên sự phát triển của xã hội nhưng rồi con người cũng lại là nguyên nhân chính

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu vấn đề dân số tác động tới thị trường lao động. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê ngắn hạn để…, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của sự nghèo đói, thiếu việc làm, thất nghiệp. Nước Việt Nam là nước có đông dân, phần lớn dân số tập trung ở các khu vực nông thôn, lực lượng lao động nông nghiệp chiếm tới 70% lực lượng lao động toàn xã hội, chính cơ cấu lực lượng lao động ở nước ta còn nhiều bất hợp lý mà em chọn nghiên cứu vế đề dân số tác động tới thị trường lao động, để làm rõ vấn đề này Phần I Những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp phân tích dãy số thời gian I. Khái niệm: Dãy số thời gian là dãy các trị số cửa chỉ tiêu thống kê đươc sắp xếp theo thứ tự thời gian. Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cưu …độ dài giữa hai thời gian liền nhau được goi là khoảng cách thời gian . Chỉ về hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối,số tương đối ,số bình quân . Trị số cửa chỉ tiêu gọi là mức độ cửa dãy số căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng qua thời gian có thể phân biệt dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm. + Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định . Trong dãy số thời kỳ mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn . + Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định . Yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trứơc sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Mức độ trung bình theo thời gian . Đối tượng với dãy số thời kỳ : Mức độ trung bình các dãy số được tính theo công thức. Trong đó yi(i=1,2…n) là các mức độ của dãy số thời kỳ đối với với dãy số thời điểm: để tính mức độ trung bình theo thời gian từ một dãy số thời điểm có khoảng các thời gian bằng nhau ta có công thức tính như sau: Trong đó yi(i=1,2…n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau, thì mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau đây: Trong đó ti(i=1,2…n) là độ dài thời gian có mức độ yi 2.2.Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối. Đây là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi vể mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì chỉ số của chỉ tiêu mang dấu (+) và ngược lại mang dấu (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) sau đây. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (). chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau (thời gian i-1 và thời gian i). (i=2,3…n) - Lượng tăng(hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn)là hiệu số giữa mức độ nghiên cứu(yi)và mức độ của một kì nào đó được chọn làm gốc,thường là mức độ đầu tiên trong dãy số(yi),chỉ tiêu phản ánh mức tăng(hoặcgiảm) tuyết đối định gốc ta có = (i=1,2,3…n) Dễ dàng nhận thấy (i=2,3…n) Tức là,tổng các lượng tăng(hoặc giảm)tuyệt đối liên hàm bằng lượng tăng (hoặc giảm)tuyệt đối định gốc - Lượng tăng (hoặc giảm)tuyệt đối trung bình là mức trung bình cửa các lượng tăng (hoăc giảm)tuyệt đói liên hàm.Nừu kí hiệu là lượng tăng (hoăc giảm)tuyệt đối trung bình 2.3 Tốc độ phát triển Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc lớn hơn bằng phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau đay, Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức tính như sau: = (i=2,3…n) Trong đó: T i: tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1 : mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1 yi: mức độ của hiện tượng ở thời gian i tốc độ phát triển định góc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. công thức tính như sau: Ti = (i=2,3…n) trong đó: Ti: tốc độ phát triển định gốc yi: mức độ của hiện tượng ở thời gian i y1: mức độ đầu tiên của dãy số giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có các mối liên hệ sau đây. - Thứ nhất: tính các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc tức là t2.t3....tn=Tn hay = Ti (i=2,3…n) -Thứ hai: thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó, tức là: (i=2,3…n) Tốc độ phát triển trung bình là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn. vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân, người ta sử dụng công thức số trung bình nhân. nếu kí hiệu là tốc độ phát triển trung bình thì công thức như sau: 2.4.Tốc độ tăng (hoặc giảm). Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tương ứng với các tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây: - Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn (hay từng kỳ) là tỉ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. nếu ký hiệu ai (i=2,3…n) là tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì: (i=2,3…n) hay nếu ti tính theo phần trăm thì: ai(%) =ti(%)-100 tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc là tỉ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) định mức với mức độ kỳ gốc cố định. Nếu ký hiệu Ai(i=2,3…n) là các tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì Ai= Hay Ai= Ai=Ti-1 Hoặc Ai(%)=Ti(%)-100 Tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Nếu ký hiệu là tốc độ tăng (hoặc giảm) trung bình thì hoặc 2.5.Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu. nếu ký hiêu gi (i=2,3…n) là giá trị số tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) thì : gi= (i=2,3…n) Việc tính toán chỉ tiêu này sẻ đơn giản hơn nếu ta biến đổi công thức: gi== Chú ý: chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn đối với tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì không tính vì luôn là một số không đổi và băng 3. Một số phưong pháp biểu hiện su hướng biến động cơ bản của hiện tượng. a.Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian Phương pháp này được sử dụng khi một dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được su hướng biến động của hiện tượng. Do khoảng cách thời gian được mở rộng (từ tháng sang quý) nên trong mỗi mức độ dãy số mới thì sự tác động của các nhân tố ngẫu nhiên (với chiều hướng khác nhau) phần nào đã bù trừ (triệt tiêu) và do đó cho ta thấy rỏ biến động cơ bản. b.Phương pháp số trung bình trượt (di đông). Số trung bình trượt (còn gọi là số trung bình di đông) là số trung bình của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đâu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho tỉ số lượng mức độ tham gia tính số trung bình không thay đổi. Giả sử có dãy số sau đây: y1,y2.y3…yn-2,yn-1,yn Nếu tính trung bình trượt cho ba mức độ ta sẻ có: ……… Từ đó ta có một dãy số mới gồm các số trung bình trượt việc lựa chọn nhóm bao nhiêu mức độ để tính trung bình trượt đòi hỏi phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng các mức độ của c.Phương pháp hồi quy. Trên cơ sở dãy số thời gian, người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau: (t,ao,a1…an) tronyg đó mức độ lý thuyết ao,a1…an các tham số t: thứ tự thời gian các tham số ai (i= 1,2…n ) thường được xác định bằng phương pháp Một số phương trình đơn giản thường được sử dụng - Phương trình đường thẳng - theo phương pháp bình phương nhở nhất ta sẽ xác định được b0 , b1 theo phương trình sau: Phương trình đường parpol giảI hệ phương trình trên ta thu được b0, b1, b2 Phương trình đường thẳng hypepol Theo phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có thể tìm b0 ,b1 bằng cách giải hệ phương trình sau: Phương pháp hàm mũ Giải hệ sau; Ta sẽ thu được b0,b1. c. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ. vụ của thống kê là dựa vào số liệu của nhiều năm(ít nhất là 3 năm) để xác định tính chất và mức độ của biến động thời vụ. Phương pháp thường được sử dụng là chỉ số thời vụ. trong đó Ii : chỉ số thời vụ của thời gian t :số trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên i : số trùng bình của tất cả các mức độ II. Phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn 1. Khái niệm về dự đoán thống ngắn hạn Dự đoán thống kê là việc dự đoán các quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn , nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng các phương pháp thích hợp . 2. Một số phương pháp đơn giãn để dự đoán thống kê ngắn hạn a. Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình Mô hình dự đoán là: với (l = 1,2,3…là tâm dự đoán) Điều kiện sử dụng Trong đó : Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian : Lá mức độ đầu tiên của dãy số thời gian c. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triện trung bình mô hình dự đoán : với l=1,2,3…n là tâm dự đoán với với điều kiện ti xấp xỉ nhau yn :mức độ cuối cùng của dãy số thời gian y1 :mức độ đầu tiên của dãy số d. Dự doán dựa vào hàm xu thế Chọn hàm xu thế tốt nhất tức là chọn hàm xu thế co Se min Trong đó k : là số lượng các tham số trong mô hình n : số trường hợp nghiên cứu . Hàm xu thế có dạng : ( t= 1,2 ..là thứ tự thời gian ) bo , b1 là hệ số của phương trình tuyến tính sau : Trong đó y: là tiêu thức chỉ kết quả x : là số thứ tự theo thời gian Phần II Vận dụng phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê ngắn hạn để phân tích và dự đoán dân số việt nam giai đoạn 1990-2004 I . Các khái niệm và tính chất của dân số 1. Các khái niệm. Dân số: là tập hợp người sinh sống trong những vùng lãnh thổ nhất định. Lãnh thổ ở đay có thể là xã, huyện, tỉnh, cả nước, một châu lục hay toàn bộ trái đất ...Và mỗi cư dân như vậy là khách thể nghiên cứu chung của nhiề nghành khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, y học, kinh tế khía cạnh nào đó của khách thể này, tức là tìm thấy đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Nghiên cứu dân số tức là nghiên cứu một cư dân nào đó là quy mô của nó. ậđây mỗi con người không phân biệt gái trai già trẻ, nam nữ đều là một đơn vị đẻ nghiên cứu. Tuy nhiên tất cả dân cư đều sống trong cùng một lãnh thổ nhưng thường khác nhau về giới tính hoặc độ tuổi. Để hiểu biết được chi tiết hơn chúng ta xem xét đến các nhóm như nhóm nam, nhóm nữ hoặc là các nhóm có độ tuổi khác nhau tức là chúng ta xem xét về cơ cấu (cấu trúc ) của dân cư theo giới tính và độ tuổi. Dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ số lượng như quy mô và cơ cấu như vậy được gọi là dân số. Trên một lãnh thổ thì dân cư luôn có sự biến đổi và di chuyển do số người được sinh ra, có số người mất đi, có số người chuyển đến và có người đi như vậy quy mô và cơ cấu sẽ không ngừng biến động. Vậy biến động dân sốlà hiện tượng dân cư thay đổi về quy mô và cơ cấu do số người được sinh ra, có số người mất đi, có số người chuyển đến và có người đi. Khi nghiên cứu dân số chúng ta nghiên cứu ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động. Nghiên cứu cả những thành phần gây nên sự biến động đó. 2. Quy mô và cơ cấu dân số. 2.1.Quy mô dân số . Quy mô dân số phản ánh tổng dân số của một vùng, một quốc gia, một khu vực hay trên toàn thế giới. ở mỗi địa phương, mỗi lãnh thổ,khu vực khác nhau thì dân số cũng khác nhau, có người được sinh ra có người chết đi, có người di cư tù vùng này sang vùng khác tuỳ vào từng khoảng thời gian tương ứng.Do vậy quy mô dân số luôn biến động cả về mặt không gian và thời gian. Vậy ta xem xét quy mô dân số trên cả hai mặt. Quy mô dân số theo không gian: Tức là xem xét tổng số dân của một khu vực lãnh thổ, một địa phương nhất định nào đó, vào một thời gian nhất định. Quy mô dân số cả nước vào ngày 1.4.1999 là 76327919 người trong đó qui mô ở thành thị là 17918217 người chiếm 23,475% qui mô cả nước, tổng dân số ở nông thôn là 58409702 người chiếm 76,525% qui mô dân số cả nước. Quy mô dân số ở nước ta phần lớn tập trung ở các vùng nông thôn, dân số nông thôn chiếm gần tổng dân số cả nước. Quy mô dân số theo thời gian là tổng số dân của một khu vực lãnh thổ tính theo thời gian. Quy mô 1.4.1989 là 64,6 triệu người sau 10 năm đến ngày 1.4.1999 dân số nước ta là 76327919 người tăng 11,9 triệu dân như vậy qui mô dân số nước ta là lớn chỉ sau 10 năm dân số nước ta tăng thêm tương đương với dân số của một nước trung bình . 2.2. Cơ cấu dân số. Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân theo một hay một số phương thức nào đó như tuổi, giới tính… Nghiên cứu và phân chia dân số theo cơ cấu để đi sâu nghiên cứu lực lượng lao động theo giới tính và độ tuổi. Với mục đích tiếp cận dân số để đi sâu nghiên cứu về thị trường lao động ta thiết lập bảng dân số theo cơ cấu tuổi và giới tính qua kết quả điều tra của tổng cục thống kê vào 1.4.1999. Đơn vị tính: Người Nhóm tuổi Tổng số Nữ Phần trăm Cả nước 76327919 38809372 51% 0 1303867 627641 60,4% 1 – 4 5965505 2856639 47,9% 1 1347980 647726 48,1% 2 1391966 666933 47,9% 3 1560811 741492 47,5% 4 1664748 800488 48,1% 5 – 9 9161070 4416317 48,2% 10 – 14 9131786 4407685 48,3% 15 – 17 5278318 2582677 48,9% 18 – 19 2940222 1512092 51,4% 20 – 24 6764665 3481834 51,5% 25 – 29 6474106 3248251 50,2% 30 – 34 6001306 3016394 50,3% 35 – 39 5551660 2851185 51,4% 40 – 44 4509330 2364973 52,4% 45 – 49 3105353 1637191 52,7% 50 – 54 2136908 1171603 54,8% 55 – 59 1804244 1010524 56,0% 60 – 64 1766579 990820 56,1% 65 – 69 1681907 931102 55,4% 70 – 74 1208885 704688 58,3% 75 – 79 833725 520092 62,4% 80 – 84 418708 275210 65,7% 85 289775 202454 69,9% Nguồn: Tạp chí con số và sự kiện tháng 3-2000, trang 25 Theo bảng trên nhìn chung dân số dựa theo giới tính nữ chiếm 51% như vậy lực lượng lao động nữ chiếm nhiều hơn nam giới, theo chiều tăng dần của tuổi thì tỉ lệ dân số nữ trong tổng số dân ngày càng tăng. ở lứa tuổi từ 1 đến 14 tuổi nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ giới nhưng khi bước vào tuổi lao động thì nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam, lúc này nữ chiếm tỷ lệ là hơn 51%. Xét về tỷ số giới tính thì theo số liệu của các cuộc TĐTDS, tỷ số giới tính của nước ta vào năm 1979 là 94 nam trên 100 nữ và sau 20 năm tỷ lệ này đã tăng lên được 97 nam trên 100 nữ vào năm 1999, tỷ số giới tính nước ta vào loại thấp so với khu vực châu á. Mặc dù vậy ở nhóm trẻ sơ sinh tỷ số giới tính đạt 107 nam trên 100 nữ nhưng do mức tử vong của nam cao hơn nữ nên tỷ số này giảm dần đến nhóm tuổi 65 trở nên chỉ còn 68 nam trên 100 nữ. Ngày nay do mức sinh giảm nhanh trong khi tuổi thọ ngày càng tăng nên dân số nước ta đã bắt đầu có xu hướng lão hoá với tỷ trọng người già từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng. Năm 1989 tỷ trọng này là 4,7% thì đến năm 1999 đã là 5,8%.Trong khi đó tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi ngày càng giảm, vào năm 1989 là 39% đến năm 1999 giảm xuống còn 33,5%. Như vậy khi tỷ lệ sống phụ thuộc chung(1) của dân số nước ta liên tục giảm với tốc độ nhanh từ 98 vào năm 1979 xuống 86 vào năm 1989 và chỉ còn 71 vào năm 1999. Điều này càng chứng tỏ là lực lượng dân số tham gia vào lực lượng lao động ngày càng tăng, sức cung về lao động trên thị trường tăng lên qua các năm. 2. Phân tích biến động của dân số việt nam giai đoạn tư năm 1990-2004 Đơn vị : nghìn người Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 Tổng số 66016,7 68450,1 70824,5 73156,7 75456,3 77635,4 79727,4 82032,3 Theo số liệu của tổng cục thống kê . 2 . Phân tích các chỉ tiêu dân số theo dãy số thời gian. 2.1. Mức trung bình qua thời gian nghìn người. Lượng tăng giảm tuyệt đối. Lượng tăng giảm tuyệt đối từng kì ………….. tương tự các tiếp theo. Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc. Lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình. nghìn người. 2.3 Tốc độ phát triển liên hoàn. (lần) hay = 103,68 % ….. (lần) hay = 102,89 % Tốc độ phát triển định gốc : ( lần ) hay = 103,68% ( lần) hay = 107,28% …… (lần) hay = 124,25 % Tốc độ phát triển trung bình (lấn) hay =103,15 % Tốc độ tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) từng kì Tốc độ tăng giảm định gốc. Tốc độ tăng giảm trung bình lần hay = 3,15 % Tính toán như trên ta có bảng số liệu sau. t y t% T% a% A% 1 66016,7 _ _ _ _ _ _ 2 68450,1 2433,4 2433,4 103,686 103,686 3,686 3,686 3 70824,5 2374,4 4807,8 103,468 107,282 3,468 7,282 4 73156,7 2332,2 7140,0 103,292 110,815 3,292 10,815 5 75456,3 2299,6 9439,6 103,143 114,298 3,143 14,298 6 77635,4 2179,1 11618,7 102,887 117,599 2,887 17,599 7 79727,4 2092,0 13710,7 102,694 120,768 2,694 20,768 8 82032,3 2304,9 16015,6 102,890 124,259 2,890 24,259 Nhận xét : Qua bảng tính toán trên ta thấy : - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng năm :càng về sau dân số càng giảm dần ví dụ như năm ,nhưng đến năm 2004 dân số không theo quy luật đó , nó tăng lên rất nhiều so với năm 2002 ,ta có . - Tốc độ phát triển : Đa số dân số năm sau giảm dần so với năm trước tuy nhiên chỉ có năm 2004 là tăng lên 4 . Dự đoán dân số của việt nam năm 2005 ,2006 ,2007 4.1 . Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình. Mô hình dự đoán (l = 1,2,…tầm dự đoán) Với Dự đoán : Năm 2005 (l=1) : (nghìn nghười) Năm2006 (l=2) : (nghìn người) Năm 2007 (l=3) : (nghìn người) 4.2 Mô hình dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình. Mô hình dự đoán : Trong đó là tốc độ phát triển trung bình Theo phần trên ta có lần Dự đoán cho năm 2005 ,2006 ,2007 ta có: Năm 2005 (l=1) : (nghìn người) Năm 2006 (l=2) : (nghìn người) Năm 2007 (l=3) : (nghìn người) III. Mối quan hệ giữa dân số và thị trường lao động VN: Với qui mô dân số ngày nay của đất nước Việt Nam cho thấy thị trường lao động mất cân đối nghiêm trọng cung lao động lớn hơn cầu lao động nhiều và hiện tượng thất nghiệp là phổ biến. Về qui mô nguồn nhân lực chúng ta có trên 40 triệu lao động. Hàng năm bổ sung thêm 1,4 triệu thanh niên mới bước vào tuổi lao động. Tính đến cuộc tổng điều tra gần đây nhất 1.4.1999 ta có bảng về dân số như sau: Đơn vị tính: Người Chung Thành thị Nông thôn Tổng số TĐ: Nữ Tổng số TĐ:Nữ Tổng số TĐ: Nữ Cả nước 76327919 38809372 17918217 9136713 58409702 29672659 0 –4 7269372 3484280 1452767 692725 4866605 2791555 5 – 9 9161070 4416317 1742070 827251 7419000 3589066 10 – 14 9131786 4407685 1764998 839524 7366788 3568161 15 – 24 14983205 7576603 3621294 1846451 11361911 5730152 25 – 34 12475412 6264645 3278110 1679538 9197302 4585107 35 – 44 10060990 5216158 2793304 1435848 7267686 3780310 45 – 54 5242261 2808794 1446359 782641 3795902 2026173 55 – 59 1804244 1010524 474944 254654 1329300 755870 60 6199579 3624366 1344371 778101 4855208 2846265 Nguồn: Con số và sự kiện tháng 3-2000, trang 25 Dựa vào bảng trên ta có trong dài hạn sau 15 năm nữa thì có 7269372 người bước vào tuổi lao động mà số lao động mà số lao động ra khỏi độ tuổi lao động trong thời gian đó là 7046505 người.Vậy sau mười lăm năm sẽ tăng thêm hơn 200000 lao động trong lực lượng loa động. Trong khi đó cơ cấu nguồn lao động nước ta không được hợp lý thông qua tháp lao động sau so với các nước công nghiệp. Tháp lao động Việt nam Tháp lao động của nước công nghiệp Các nhà khoa học Kỹ sư 0,3 2,8% 3,5% 5,5% 88% 0,5% 5% 24,5% 35% 35% Chuyên viên kỹ thuật Lao động lành nghề Lao động không lành nghề Nguồn: Tạp chí lao động và xã hội tháng 9-2000, trang 35 Như vậy qua tháp lao động chúng ta thấy được cơ cấu lao động của nước ta chủ yếu là lao động không lành nghề, tỷ lệ lao động giản đơn còn quá cao chiếm 88%, cơ cấu lao động còn quá lạc hậu, lao động lành nghề của nước ta chỉ có 5,5% trong khi đó các nước công nghiệp họ chiếm tới 35%. Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư, các nhà khoa học của nước ta chỉ vẻn vẹn 6,5% còn các nước công nghiệp lên tới 30%. Trong năm 1999 thì lực lượng lao động kỹ thuật nước ta mới có 1590 công nhân kỹ thuật chiếm 40,8%, 1380 người kỹ thuật viên chiếm 35,4% và 928 lao động trình độ cao đẳng và đại học chuyên nghiệp chiếm 23,8%. Như vậy ở nước ta thiếu lao động thừa lao động phổ thông, cơ cấu lao động đã không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước. 3. Tồn tại và giải pháp. Mặc dù dân số nước ta hiện nay có tốc độ tăng đã giảm nhưng số lượng lao động tăng thêm hàng năm vẫn không ngừng tăng cho tới năm 2010. Nên nước ta đang đứng trước một tình trạng trong thị trường lao động hiện nay cung lớn hơn cầu rất nhiều. Cơ cấu nguồn lao động nước ta còn lạc hậu và bất hợp lý, không đồng bộ đó là lao động giản đơn còn chiếm tỷ lệ cao (88%) trong khi đó tỷ lệ lao động kỹ thuật cao còn quá thấp (5,5%) chỉ bằng 1/6 lần số lao động giản đơn. Chúng ta còn thiếu rất nhiều đội ngũ lao động kỹ thuật, cho đến giữa năm 1999 đội ngũ lao động kỹ thuật mới đạt tới 14% và lực lượng lao động nước ta tập trung tới tổng lao động xã hội vào ngành nông – ngư - nghiệp. Thực tế ở thị trường lao động Việt Nam cái thiếu là lao động kỹ thuật trong khi lại dư thừa cung về lao động giản đơn. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng “ thừa thầy thiếu thợ”. Ngay trong lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cơ cấu còn rất bất hợp lý, có thể thấy rằng cơ cấu hợp lý mà thế giới đưa ra trong cơ cấu lao động theo tỷ lệ 1:4:10 tức là cứ 1 lao động kỹ thuật ở bậc đại học cao đẳng thì có 4 trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật. Nhưng ở nước ta tình trạng bất hợp lỷ trong cơ cấu ngày càng tăng cho thấy năm 1979 tỷ lệ này là 1:2,2:7,1 nhưng ngày nay tỷ lệ này là 1:1,68:2,26. Theo báo cáo của Bộ giáo dục và đào tạo trong 10 năm 1986 – 1996, số học sinh học nghề giảm 35%, số giáo viên dạy nghề giảm 31%, số trường dạy nghề giảm trên 40% trong khi đó có tới 70 – 80% số sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng ra trường không có việc làm, riêng nghành y hiện có trên 3000 bác sĩ không có việc làm. Nhưng thực tế hiện nay với tâm lý chung của học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông vẫn là mong muốn vào các trường đại học, đó cũng là mong muốn của các bậc cha mẹ học sinh. Hàng năm số lượng thí sinh vào các trường đại học ngày một đông, có nhiều thí sinh tham gia nhiều kì thi tuyển để mong được vào đại học xu thế thanh niên vào các trường đại học đều có phần lớn là những em có hoàn cảnh khó khăn, học lực thấp nhưng khi thi vào trường thì tâm lý vẫn không hứng khởi, sự tham gia học với tinh thần “ bất đắc dĩ”. Một thực tế cho thấy hầu hết các thiết bị dạy học ở các trường dạy nghề là cũ kỹ và lạc hậu trong khi đó các doanh nghiệp lại nhập các thiết bị công nghệ mới vì vậy mà sản phẩm của các trường dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Bất cập lớn nhất đang diễn ra hiện nay ở nước ta là đào tạo nghề chưa gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng vùng kinh tế chưa gắn với sản xuất và thị trường lao động. Nhiều tỉnh thành phố chỉ tính đến nguồn nhân lực là đại học và cao đẳng trung học, các cơ sở dạy nghề thì đào tạo cho người học “ cái mà mình có” chứ không đào tạo “ cái mà thị trường cần”. Đào tạo công nhân kỹ thuật chưa có chính sách phù hợp. Nhà nước thì lai lưng ra đào tạo nhưng lại không xác định sau khi tốt nghiệp họ sẽ làm việc ở đâu. Những chính sách gắn đào tạo với việc làm ở nước ta là vô cùng lỏng lẻo có thể nói là chưa được chú ý tới, những công cụ để quản lý dạy nghề như nghị định của chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn luật Giáo dục và Bộ luật lao động về dạy nghề là chưa có. Danh mục nghề đào tạo, danh mục nghề xã hội tiêu chuẩn cấp bậc nghề… còn đang để trống. Những năm gần đây kế hoạch đào tạo đại học đã vượt 50%, còn đào tạo công nhân lại đạt tỷ lệ quá thấp. Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng dần nhưng cho dạy nghề lại bị giảm dần ( năm 1991 là 8,7%, năm 1998 chỉ chiếm 4% ) trong khi dạy nghề tốn kém gấp 10 lần giáo dục phổ thông. Nhiều trường đào tạo cùng một nghề trên cùng một địa bàn nhưng có nghề lại không có trường đào tạo. Lực lượng lao động nông nghiệp là chủ yếu trong cơ cấu lao động theo nghành. Mặc dù nước ta tiến hành CNH đã được tiến hành vài thập kỷ song đến nay nền kinh tế nước ta vẫn còn mang đậm dấu ấn một nền kinh tế thuần nông thể hiện rõ trong cơ cấu nguồn lao động theo nghành. Năm1993, lao động nông nghiệp chiếm tới 71%, trong khi lao động công nghiệp chỉ chiếm có 12% và dịch vụ 17% trong tổng lao động xã hội. Năm 1998, cơ cấu lao động theo nghành đã có chuyển biến tích cực, nhưng so với yêu cầu còn rất chậm: lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên 13% và 21%, lao động nông nghiệp giảm xuống còn 66% như vậy tỉ trọng lao động nước ta còn quá lạc hậu. Thiếu cân đối trong cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ. Hiện nay tỷ trọng lao động ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long cao nhất nước chiếm 20,5% và 21,7% tổng lực lượng lao động xã hội. Trong khi đó vùng Tây Nguyên rộng lớn, lực lượng lao động chỉ có 4%, vùng duyên hải miền trung 10,4% và Đông Nam Bộ 12,7%. Sự mất cân đối này không chỉ gây nên khó khăn cho vấn đề công ăn việc làm mà còn ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để tháo gỡ những bất cập trên cần tập trung vào một số giải pháp: Khẩn trương điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực. Thực tế liên tục trong nhiều năm quy mô đào tạo đại học, cao đẳng của nước ta mở rộng quá mức tăng gấp 2 đến 3 lần so với đào tạo trung học chuyên nghiệp và tăng 6 đến 7 lần so với đào tạo công nhân kỹ thuật, quy mô đào tạo nghề giảm mạnh, mặc dù 3 năm gần đây đã có sự mở rộng quy mô đào tạo nghề nhưng cùng với sự tăng của đào tạo đại học cao đẳng còn tăng nhanh hơn. Vì vậy vẫn không tránh khỏi tình trạng thừa thầy thiếu thợ, để đáp ứng được nhu cầu hiện nay của đất nước cần phải có quy mô đào tạo hợp lý hơn cần phải nâng cao mở rộng quy mô đào tạo nghề và thu hẹp tốc độ tăng quy mô về đào tạo đaị học cao đẳng một cách hợp lý. Việc giảm quy mô đào tạo đại học cao đẳng một cách linh hoạt tức là ở một số trường hiện quy mô đang quá tải so với điều kiện cho phép hoặc với những nghành quy mô đang vượt quá nhu cầu như báo chí, luật, kinh tế thì cần giảm ngay chỉ tiêu tuyển sinh, còn so với các trường ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trung du miền núi phía Bắc, các trường sư phạm, nông nghiệp thì lại cần tăng chỉ tiêu. Để làm tốt điều này cần phải kiểm tra lại nguồn nhân lực và có chiến lược đào tạo để kịp thời điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các trường đại học, các nghành. Các cơ sở đào tạo một mặt thực hiện đúng chỉ tiêu tuyển sinh một mặt tiến hành khâu tuyển sinh chặt chẽ, nghiêm túc đảm bảo chất lượng, ngoài phần kiến thức cần có phần nâng cao đòi hỏi sự sáng tạo chính là mấu chốt để nâng cao chất lượng đầu vào. Nhanh chóng mở rộng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Trong vài năm qua, tuy đã tăng về quy mô đào tạo nghề nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội, phải quy hoạch lại công tác dạy nghề theo hướng đồng bộ cả về cơ cấu trường, ngành và địa phương, vùng kinh tế. Đội ngũ giáo viên cần được tăng cường về số lượng và chất lượng. Đổi mới nội dung, chương trình và hiện đại hoá trang thiết bị cho dạy nghề. Xã hội hoá công tác đào tạo nghề, tăng nguồn tài chính cho đào tạo, mở rộng hình thức phương thức đào tạo, xây dựng một số trường dạy nghề đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Thực hiện phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông để sau khi tốt nghiệp có nguồn vào các trường đại học cao đẳng và có nguồn vào các trường dạy nghề. Chúng ta cần phải giảm bớt lao động nông thôn chuyển lao động nông nghiệp sang một số nghành kinh tế khác như phát triển mạnh các nghề chế biến nông sản, lâm sản và thuỷ sản. Đây là giải pháp có ý nghĩa chiến lược không chỉ thực hiện mục tiêugiải quyết việc làm mà còn nâng cao nông lâm thuỷ sản giải quyết đầu ra cho sản xuất. Phải coi đây là hướng đi cơ bản trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 90% cơ sở sản xuất chế biến nông lâm thuỷ sản được đặt ở khu vực nông thôn, khơi dậy phát triển các làng nghề truyền thống, coi đó là những “bàn đạp” để phát triển tiểu thủ công mỹ nghệ cũng như tiến hành cơ cấu lại lực lượng lao động. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn sẽ đưa đến tác dụng nhiều mặt là một giải pháp để ngăn chặn dòng di dân đang có xu hướng tăng lên về các thành phố lớn. Tiếp tục làm tốt công tác phân bố lại lực lượng lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng khu vực. Mặc dù trong những năm qua chúng ta đã có chính sách di dân đi xây dựng những vùng kinh tế mới, song vấn đề thực hiện vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả thực hiện công tác này chưa cao. Những thành phố lớn vẫn là nơi để phân bố lao động và dân cư hiện nay. Nhà nước phải có những chính sách thoả đáng để những người dân di cư đi xây dựng vùng kinh tế mới vững lòng ở lại và phát triển trên vùng đất mới. Tăng cường sự chỉ đạo, quản lý của nhà nước trong toàn bộ quá trình chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu lao động xã hội. Nhà nước cần kiên quyết hơn trong điều tiết quản lý và giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu tuyển sinh ở các nghành học, khối học, bậc học, có cơ chế khuyến khích học sinh theo học các nghành mà xã hội đang có nhu cầu và sẽ cần tới trong phát triển ở tương lai. Phải có chính sách tăng kinh phí cho giáo dục và đào tạo nhất là cho đào tạo nghề, điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên phát triển CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn tạo lập và quản lý tốt thị trường lao động. Để giải quyết vấn đề dư thừa lao động trên thị trường lao động hiện nay vẫn cần có những chính sách về dân số nhằm giảm tỷ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28148.doc
Tài liệu liên quan