Tài liệu NGHIÊN CỨU VĂN BẢN NHỮNG TÁC PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH HIỆN TÀNG TRỮ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM: ... Ebook NGHIÊN CỨU VĂN BẢN NHỮNG TÁC PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH HIỆN TÀNG TRỮ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM
215 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu NGHIÊN CỨU VĂN BẢN NHỮNG TÁC PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH HIỆN TÀNG TRỮ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc Quèc Gia Hµ Néi
Trêng §¹i häc Khoa häc X· héi vÀ Nh©n v¨n
*****
NGUYỄN THỊ HOA LÊ
NGHIÊN CỨU VĂN BẢN NHỮNG TÁC PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH HIỆN TÀNG TRỮ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60.22.40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS . TRẦN NGHĨA
HÀ NỘI - 2007
MỞ ĐẦU
Lí do lựa chọn đề tài:
Theo sách DSHNVN-TMĐY cho biết, hiện nay ở Viện nghiên cứu Hán Nôm có tới 9 tác phẩm chữ Hán mang tên tác giả Nguyễn Khắc Trạch, với đủ các thể loại như thơ, văn, trướng, đối…Ngoài số này ra, tác phẩm của Nguyễn Khắc Trạch còn được chép lẫn trong không ít sách của người khác.
Trong các tác phẩm đó, thơ chiếm phần chủ yếu. Bản nhiều nhất có đến 422 bài (bản VHv.212), về văn, bản nhiều nhất có 54 bài. Nếu tổng cộng các văn bản lại, có đến hơn một nghìn bài thơ và mấy trăm bài văn. Số lượng thơ văn như thế quả là đồ sộ. Nhưng đó mới chỉ là nhìn từ góc độ hình thức. Còn khi đi sâu vào nội dung cụ thể từng văn bản ta mới thấy chúng đang hàm chứa nhiều ẩn số. Các nhà văn bản học Hán Nôm cho biết kho thư tịch Hán Nôm của chúng ta hiện nay, nhất là các văn bản viết tay, thường có nhiều vấn đề phức tạp, rối rắm về mặt văn bản. Nào là “thật giả lẫn lộn, sao đi chép lại quá nhiều”; nào là “khó đọc, khó hiểu”…Các văn bản của nhóm tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện còn cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Khi xem cụ thể nội dung trong từng tác phẩm, thấy sự tương đồng và dị biệt giữa các tác phẩm rất nhiều. Ngoài ra, có những bản còn có chép cả thơ văn của người khác. Bởi vậy, việc nghiên cứu văn bản nhóm tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch là một nhu cầu khách quan mang tính điển hình về mặt văn bản học đối với di sản Hán Nôm. Đó là lí do đầu tiên thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này.
Lí do thứ hai, nhóm tác phẩm mang tên tác giả Nguyễn Khắc Trạch chủ yếu ra đời vào thời Nguyễn. Đây là thời kì khoa cử rất phát triển, người đỗ đạt rất nhiều, vì vậy người trùng tên trùng họ cũng không ít. Trong các sách như Cổ kim trùng tính trùng danh khảo của Mai Phong - Đặng Xuân Khanh, sách Hán ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hay Quốc triều Hương khoa lục của Cao Xuân Dục, hoặc Trạng nguyên Tiến sĩ hương cống Việt Nam, và Những ông nghè ông cống triều Nguyễn… đều cho biết thời Nguyễn có bốn người trùng tên họ, đều đỗ Cử nhân tên là Nguyễn Khắc Trạch. Vậy nhóm tác phẩm mang tên tác giả Nguyễn Khắc Trạch trên là thuộc về ai trong số bốn vị này? Học giả Trần Văn Giáp trong sách Lược truyện các tác gia Việt Nam Nxb.KHXH, 1971 đã cho rằng nhóm tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện còn là của Nguyễn Khắc Trạch ở làng Bình Hồ, huyện Đông Yên, nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng. Gần đây, Nguyễn Khắc Chính, hậu duệ của họ Nguyễn Khắc ở xã Bình Hồ, huyện Đông Yên này đã viết sách Danh nhân Nguyễn Khắc Trạch thân thế và sự nghiệp, Nxb VHTT 2004. Sách giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Khắc Trạch ở xã Bình Hồ, huyện Đông Yên, và sách này đã mặc nhiên coi nhóm tác phẩm mang tên tác giả Nguyễn Khắc Trạch là của Nguyễn Khắc Trạch làng Bình Hồ. Phần Phụ lục trong sách có trích dịch khoảng 80 bài thơ trong nhóm các tác phẩm này. Nhưng điểm mấu chốt khiến cho tôi băn khoăn trăn trở và dẫn dắt tôi thao thức với mỗi dòng chữ trong các văn bản của các phẩm, chính là lời của GS Trần Nghĩa người được tác giả Nguyễn Khắc Chính mời viết “Lời giới thiệu” cho cuốn sách, GS viết rằng: “Nguyễn Khắc Trạch là quan chức thanh liêm, chính trực, được người đời ngưỡng mộ, quý mến, triều đình trọng dụng. Ông đồng thời còn là một nhà văn hóa đa diện, có những đóng góp nhất định trong các lĩnh vực giáo dục, lịch sử, kiến trúc, xây dựng và văn hóa. Về sáng tác, sách Lược truyện các tác gia Việt Nam, Tập I, do Trần Văn Giáp chủ biên, NXB KHXH, 1971, cho biết Nguyễn Khắc Trạch có các tập thơ văn sau đây: Nhuế Xuyên bạch bút thi tập, Nhuế Xuyên tập, Nhuế Xuyên thi tập, Nhuế Xuyên văn tập… Nhìn chung, đối với một số tác phẩm Hán Nôm hiện nay, còn có điều chưa được rõ ràng, cần tiếp tục được nghiên cứu”. Ngay soạn giả Nguyễn Khắc Chính trong sách Danh nhân Nguyễn Khắc Trạch (1797-1884), thân thế và sự nghiệp, trang 50, chú thích (32), sau khi liệt kê các tác phẩm của Nguyễn Khắc Trạch, cũng cảm thấy băn khoăn: “Danh mục các tác phẩm trên tập hợp từ nhiều sách, báo, tạp chí. Tuy nhiên vẫn còn những điều chưa được xác định rõ ràng, cần nghiên cứu thêm”. Quả thực khi xem hết lượt các tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện còn, thấy nhận định của học giả Trần Văn Giáp trong Lược truyện các tác gia Việt Nam về tác giả của nhóm tác phẩm trên đã có chỗ không đúng. Ông đã “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Bởi vậy tôi quyết định nghiên cứu văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện còn, nhằm làm sáng tỏ ai trong bốn vị Nguyễn Khắc Trạch cùng đỗ Cử nhân dưới triều Nguyễn là tác giả đích thực của nhóm tác phẩm này.
2. Lịch sử vấn đề:
Từ trước đến nay chưa có một chuyên khảo nào về văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch. Chỉ có sách Danh nhân Nguyễn Khắc Trạch – thân thế và sự nghiệp xuất bản năm 2004 của Nguyễn Khắc Chính nói trên có đề cập đến một số khía cạnh nhỏ về nội dung nhóm tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch. Như trong phần viết về tình hình văn học của tác giả Nguyễn Khắc Trạch làng Bình Hồ, Nguyễn Khắc Chính đã giới thiệu tác phẩm của ông bao gồm những tác phẩm như LTCTGVN và sách DSHNVN-TMĐY đã thống kê. Trong phần phụ lục sách này, tác giả Nguyễn Khắc Chính có giới thiệu bản dịch và chú thích khoảng 80 bài thơ trích trong tác phẩm Nhuế Xuyên tùy bút thi tập (VHv.212) và Nhuế Xuyên thi tập (A.444). Theo nguyên chú ở trong sách, phần trích dịch này do GS.Trần Nghĩa và Thọ Nhân dịch. Ngoài ra, trong sách này tác giả Nguyễn Khắc Chính còn trích rất nhiều những nhận định, nhận xét của các sách, các bài báo khác ở tỉnh Hưng Yên viết về sự nghiệp văn học của Nguyễn Khắc Trạch ở xã Bình Hồ. Chẳng hạn như Nguyễn Phúc trong sách Danh nhân Hưng Yên (Sở VHTT và Hội VHNT Hưng Yên, 1997) viết: “Nói về văn chương Nguyễn Khắc Trạch thì thật là một điều khiến nhiều người sửng sốt, ông để lại trên một chục tác phẩm với hàng nghìn bài thơ, vài trăm bài văn…”. Còn Hai trăm năm nhớ về một con người (Báo Hưng Yên ngày 06- 12- 1997) Thế Hải viết: “Ân Thi xưa sau Nguyễn Trung Ngạn (1298 - 1370) có tài học rộng, văn thơ hay phải kể đến Nguyễn Khắc Trạch (1797- 1884), ông đã để lại hàng nghìn bài thơ và hàng trăm bài văn”.
Tóm lại, cũng như Nguyễn Khắc Chính, các sách báo khác ở Hưng Yên khi viết về Nguyễn Khắc Trạch ở xã Bình Hồ đều cho biết ông có những tác phẩm như Trần Văn Giáp đã cho biết trong LTCTGVN và DSHNVN-TMĐY đã lên thư mục. Những nhận định, đánh giá về những tác phẩm của Nguyễn Khắc Trạch còn dừng lại ở mức chung chung, chưa thật cụ thể. Bởi vậy, luận văn của tôi sẽ là cố gắng đầu tiên đi vào nghiên cứu văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện còn được lưu trữ ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Văn bản nhóm tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch được viết bằng chữ Hán, hiện lưu giữ ở thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Ngoài ra, những tài liệu liên quan đến các nhân vật mang tên Nguyễn Khắc Trạch sống dưới triều Nguyễn cũng là đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Phạm vi nghiên cứu: Trong điều kiện tư liệu hiện có, và với điều kiện khả năng cho phép tiến hành việc khảo sát, so sánh, đối chiếu và làm thư mục của 7 tác phẩm bao gồm cả thơ lẫn văn.
Phương pháp tiến hành:
Phương pháp văn bản học:
Do yêu cầu nghiên cứu văn bản, luận văn sẽ vận dụng các phương pháp của văn bản học, bắt đầu là việc thu thập đầy đủ văn bản nhóm tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch mà cuốn DSHNVN-TMĐY đã nêu trong thư mục. Thứ đến, tiến hành mô tả vật lý, đọc văn bản, xử lí các nội dung chứa trong văn bản, làm thư mục các bài thơ bài văn để so sánh đối chiếu nhằm tìm ra bản tiêu biểu nhất, đáng tin cậy nhất. Ngoài ra còn tìm hiểu về quá trình truyền bản, chữ kiêng húy để xác định niên đại của văn bản.
Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu, phân tích chứng minh.
Luận văn thống kê những cứ liệu liên quan đến thân thế và sự nghiệp của các vị Cử nhân Nguyễn Khắc Trạch trong và ngoài tác phẩm (nội chứng, bàng chứng) để từ đó tiến hành so sánh đối chiếu, từ đó chứng minh ai là tác giả đích thực của nhóm văn bản này.
5. Đóng góp mới của luận văn.
Thứ nhất, trên cơ sở thu thập văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện còn, tiến hành nghiên cứu văn bản tìm ra bản đáng tin cậy nhất, đây là điều trước đây chưa ai làm. Đồng thời, lập thư mục số lượng các bài trong các dị bản, tiến hành so sánh đối chiếu sự tương đồng và dị biệt để đi đến xác định số lượng các bài thơ, bài văn đích thực của tác giả là bao nhiêu.
Thứ hai, từ các nội chứng trong tác phẩm, kết hợp với những bàng chứng về thân thế và sự nghiệp của tác giả, luận văn đã chứng minh được ai là tác giả đích thực của nhóm tác phẩm này, nhằm đem lại quyền tác giả cho tác phẩm. Tránh tình trạng từ một ngộ nhận của một học giả đi trước mà kéo theo bao nhận định sai lầm khác của các thế hệ kế sau.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn có 3 chương như sau:
Chương 1: Về văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện còn.
Chương 2: Ai là tác giả đích thực của nhóm tác phẩm trên.
Chương 3: Sơ bộ tìm hiều giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.
Cuối luận văn là phần Phụ lục (phần trích dịch những bài mà trong luận văn đã đề cập đến trong Chương 2 và Chương 3)
Chương 1
VỀ VĂN BẢN NHỮNG TÁC PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH HIỆN CÒN
1.1. Tình trạng văn bản.
Sách Di sản Hán Nôm Việt Nam-Thư mục đề yếu (DSHNVN-TMĐY) cho biết văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm còn có 9 bản. Tên gọi các tác phẩm phần lớn có hai từ chung đứng đầu là “Nhuế Xuyên”, cũng có bản viết là “Nhuế Giang” hay “Thuấn Nhuế”. Theo nội dung bài thơ “Tân định danh hiệu trình Vĩnh Lăng nhị thú đài” trong tác phẩm Nhuế Xuyên tùy bút thi tập, thì “Nhuế Xuyên” là tên hiệu của Nguyễn Khắc Trạch tự đặt cho mình. Vậy có thể tên gọi các tác phẩm như thế là do tác giả tự ghi, cũng có thể do người sưu tầm sao chép số thơ này tự ý ghi vào. Tên cụ thể của các văn bản là:
Nhuế Xuyên thi tập. Kí hiệu A.444
Nhuế Xuyên thi tập. Kí hiệu VHv.213
Nhuế Xuyên tùy bút thi tập. Kí hiệu VHv.212.
Nhuế Xuyên bạch bút thi tập. Kí hiệu A.517.
Nhuế Xuyên văn tập. Kí hiệu A.2169
Nhuế Xuyên thặng bút văn tập. Kí hiệu VHv.214
Nhuế Xuyên trướng tập. Kí hiệu VHv.215
Thuấn Nhuế thi văn tập. Kí hiệu A.2538
Thọ tịch châu cơ. Kí hiệu VHv.608
(10) Ngoài ra, thơ, phú của Nguyễn Khắc Trạch còn có chép trong nhiều tác phẩm của người khác. Như thơ của Nguyễn Khắc Trạch có chép trong Minh đô thi tuyển. Kí hiệu A.2171; Vi giang hiệu tần tập. Kí hiệu VHv.216; Vũ trung tùy bút. Kí hiệu A.2312. Phú có chép trong Tam đăng Hoàng Giáp trường phú. Kí hiệu VHv.321.
Ở đây chúng tôi chủ yếu chỉ đi vào mô tả tình trạng văn bản và đi sâu tìm hiểu các văn bản độc lập của Nguyễn Khắc Trạch, còn thơ văn trướng phú của ông chép ở tác phẩm của người khác thì chỉ tìm hiểu về phần của Nguyễn Khắc Trạch ở trong đó mà thôi. Sau đây là tình trạng của từng loại văn bản.
1.1.1. Tình trạng các văn bản thơ.
1. Bản Nhuế Xuyên tùy bút thi tập. Kí hiệu VHv.212.
Khổ 15 x 26 cm, viết tay trên giấy dó mỏng đã ố vàng. Bìa có hai tờ: tờ bìa chính ở ngoài làm bằng giấy các-tông, được quét sơn đen; tờ bìa phụ ở trong bằng giấy dó, quét sơn màu vàng đất. Trên tờ bìa phụ thứ hai có tem của “Thư viện khoa học Trung ương”. Sau hai tờ bìa chính và phụ, đến tờ ghi tên tác phẩm. Tên tác phẩm viết dọc bằng bút lông mực tàu đen, cỡ chữ lớn hơn phần chính văn. Sau tờ này, còn có hai tờ giấy để trống, rồi mới đến phần chính văn. Mặt a tờ thứ nhất (trong hai tờ giấy để trống) có dòng chữ Hán “Sơn Tây Yên Sơn Thuấn Nhuế nhân, Tự Đức tứ thập niên Tân Dậu khoa Cử nhân, quan sử quán biên tu”. Dòng chữ này viết bằng bút mực xanh của thời nay, nên đây là chữ của người thời nay mới viết vào. Tiếp đến là phần chính văn. Dòng đầu tiên của phần chính văn “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập quyển chi nhất”. Sau dòng này, có một đoạn đề bạt (khoảng ba dòng), tiếp đến thơ.
Phần gáy ở hai đầu quét sơn đỏ, để trống một khoảng để viết tên tác phẩm “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập”. Bản này không thấy đánh số trang. Phần chính văn tổng cộng 189 trang, mỗi trang văn bản được chép 8 dòng, mỗi dòng có khoảng 23 đến 24 chữ. Cả bản đều chép thơ, tổng cộng 422 bài. Tên các bài thơ đều viết án xuống nên rất dễ nhận ra. Thơ vừa có tứ tuyệt vừa có thất ngôn bát cú, cũng có lẫn vài bài ngũ ngôn và thất ngôn trường thiên. Riêng trong “Nhuế Xuyên tùy bút quyển chi nhất” đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt; còn các quyển sau thì chủ yếu là thơ thất ngôn bát cú. Trong thơ có rất nhiều phụ chú và cước chú, gần như bài nào cũng có. Cước chú và phụ chú, cỡ chữ nhỏ hơn chính văn.
Dấu tích đọc duyệt văn bản được thể hiện qua màu mực đỏ gạch, viết bằng bút lông, dùng trong các trường hợp như ngắt câu, bổ sung chữ thiếu, xóa chữ viết sai, đồng thời viết chữ đúng theo cách nhìn của người đọc duyệt văn bản. Nét bút duyệt này ở q1và q4 chỉ dùng để ngắt câu, không thấy có sửa chữa hay thêm bớt gì. Ở q2 và q3 việc thêm chữ, thêm câu chú, gạch bỏ sửa lại xuất hiện tương đối nhiều. Tính ra có đến khoảng 45 chỗ. Có những chỗ thêm cả câu chú vào văn bản, như ở trên cùng d8 t77 thêm vào mấy chữ “Lê thần dĩ hạ”; bên phải d6 t80 thêm vào mấy chữ “Thiên cổ trung nhất can bút họa xuất”; bên phải d6 t104 thêm vào mấy chữ “Thiếu bảo Bùi Tuấn dã” vv. Ngoài ra, dấu bút duyệt còn đánh dấu các danh từ riêng, địa danh, nhân danh, niên hiệu và khuyên tròn bên cạnh một số câu chữ nào đó.
Về chữ húy, chữ “thời” trong toàn văn bản đều nhất quán viết kiêng húy thành chữ “thìn” ví dụ ở d5 t20, d8 t167, d5 t167, d7 t171, d1 t174 …..
Văn bản không có mục lục, nhưng xem hết lượt thấy cả bản chia làm bốn quyển cộng với một phần cuối chia tác phẩm theo thời gian sáng tác. Thứ tự các quyển và phần phụ thêm cụ thể như sau:
- “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập quyển chi nhất” từ t1 đến d7 t41.
- “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập quyển chi tứ” từ d8 t41 đến hết t76.
- “Nhuế Xuyên thi tập quyển chi nhị” từ t77 đến d1 t147, cộng với một phần phụ thêm ở cuối quyển 3 từ t165 đến t170, phần phụ thêm chắc do người chép bổ sung.
- “Dĩ hạ tại đệ tam quyển” từ d2 t147 đến t163. Giữa quyển ba và phần chép thêm của quyển hai để trống một mặt giấy. Tên quyển ba không trình bày như ba quyển trên, tức tên quyển không viết chữ to bằng chính văn và viết giống quyển 1 và quyển 4 theo kiểu “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập quyển chi…” mà viết bằng cỡ chữ nhỏ như phụ chú dưới mục đề của một bài thơ, tức chỉ viết “dĩ hạ tại đệ tam quyển”, sau bài cuối cùng quyển này còn chú cho rõ thêm “hữu tại đệ tam quyển”.
“Nhuế Xuyên thi tập, nc: Đinh Sửu dĩ hạ”, từ t171 đến t189 (đến hết). Phần này không chia theo quyển mà chia theo trình tự thời gian sáng tác. Năm sáng tác được ghi chú ngay dưới tên phần thơ đó.
Như vậy bản này vừa chia theo quyển vừa chia theo trình tự thời gian sáng tác. Các quyển trong văn bản cũng không đặt theo trình tự, q4 lại đặt lên trước q2 và q3, có lẽ khi sưu tập thơ của tác giả, người chép tìm thấy q4 trước.
Trong cả bản, có ba loại chữ khác nhau. Cụ thể là: q1 và q4 (t1 đến t53) viết cùng một loại chữ, chữ viết theo thể hành, có nhiều chữ viết theo giản thể, nhưng ít chữ viết ngoáy, nét viết hơi tròn. Sang q2 và q3 (t74 đến t170) nét bút nhìn tổng thể khác với phần trên, cũng viết theo thể hành, có nhiều chữ viết thảo, đá thảo, nét bút phóng khoáng hơn, thể hiện rõ nét thanh nét đậm, vuông thành sắc cạnh hơn phần trước. Phần “Nhuế Xuyên thi tập, Đinh sửu niên dĩ hạ” (t171 đến t189) nét chữ khác với hai phần trên, chữ viết theo thể hành, cũng có chữ đá thảo. Đơn cử ra đây cách viết chữ “聲 thanh” ở trong 3 loại chữ:
Ở q1 và q4, chữ này được viết theo dạng chữ giản thể của thời hiện đại 声, các nét rõ ràng như ở d6 t2, d7 t3, d2 t13, d3 t19, d4 t20, d5 t35, d5 t38, d2 t43, d1 t53, d2 t54, d6 t55, d4 t59, d6 t60, d7 t62, d4 d6 t63…tất cả các chữ “thanh” trong hai quyển này đều viết theo kiểu giản thể này.
Ở q2 và q3, chữ “thanh” cũng có một số nơi viết theo giản thể nhưng phần lớn đều viết theo phồn thể và viết thảo, các nét trong chữ gần như viết liền nhau, như ở: d1 t83, d5 t88, d5 t96, d3 t97, d8 t103, d8 t109, d6 t115, d6 d8 t121, d5 t129, d4 t132, d8 t132, d2 t134, d4 t136, d1 t141, d1 t153, d8 t154, d4 t155, d4 t156, d8 t157, d4 t159, d5 d7 t162…
Ở phần “Nhuế Xuyên thi tập Đinh Sửu niên dĩ hạ”, chữ “thanh” được viết theo dạng phồn thể, các nét, các bộ phận trong chữ tương đối rõ ràng, chỉ có bộ “nhĩ” viết tháu giống như con số 3 trong chữ quốc ngữ bây giờ, ví dụ ở: d8t172, d6t183, d3t185…
Với ba loại chữ khác nhau như thế, cho thấy văn bản này do nhiều người sao chép.
Trong bản, đầu q1 có một đoạn đề tựa đặt sau dòng “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập quyển chi nhất ” như sau: “Dư nhân bình duyệt bản phủ Thái thú Nguyễn Phát Khoa, (nc: Thừa Thiên Thành Công) Lịch hoạn thi phổ, mỗi ngộ vị an xứ, tùy bút cải chính, cựu hủy tân thành, toại vi kỷ tác, hỗn nhập tập trung, chí dư thi dã. Biệt cư tập thủ, minh phi dư đề dã. Ngự sử cải thụ Thị lang Thuấn Nhuế Ngoại thôn Nguyễn tiên sinh cẩn thức.” (Ta nhân lúc bình duyệt ‘Lịch hoạn thi phổ’ của Nguyễn Phát Khoa người xã Thành Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên là Thái thú ở phủ ta. Mỗi khi gặp chỗ chưa ổn, tiện tay sửa đổi, bỏ cũ thay mới, bỗng trở thành tác phẩm của ta, rồi chép chung vào trong tập thơ của ta. Nhưng số thơ này để riêng ở đầu tập, vì chúng nguyên chẳng phải là thơ làm theo đề của ta. Ngự sử cải thụ Thị Lang Thuấn Nhuế Ngoại thôn Nguyễn tiên sinh kính cẩn đề tựa). Theo đoạn đề tựa này, nhất là từ “đầu tập”, ở đây chưa rõ ý của ông “đầu tập” là của “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập quyển chi nhất” hay “đầu tập” là phần đầu của tác phẩm “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập” tức cả văn bản, bởi q1 không thấy chia phần. Q1 không chia ra từng phần, nhưng dựa vào nội dung các bài thơ trong q1 này, thấy có hai phần:
Phần đầu từ bài 1 đến bài 79, nội dung gồm các bài thơ vịnh về núi sông phong cảnh nhân tài, tập tục, trường sở, lị quán, hàng phố…ở huyện Quảng Xương và tỉnh thành Thanh Hóa. Bài đầu tiên của phần này là “Quảng Xương huyện đường” rồi bài “Quảng Xương học xá” vv. Để sau đây cho tiện gọi xin đặt cho phần này là “Thanh Hóa thi”
Phần sau, từ bài 80 đến bài 138, nội dung gồm các bài thơ vịnh về núi sông, cảnh vật, nhân tài, tập tục…ở phủ Quốc Oai. Bài đầu tiên của phần này là “Quốc Oai phủ thành” rồi bài “Quốc Oai phủ học xá” vv. Để sau đây cho tiện gọi cũng xin đặt cho phần này là “Quốc Oai thi”.
Dưới tiêu đề bài “Quốc Oai phủ thành” của phần “Quốc Oai thi” có cước chú: “Tập trung đại thú khẩu vẫn” (trong tập này ta thay cho giọng điệu của thái thú). Nếu như dựa vào câu nói này thì phần này lại là thơ của Khắc Trạch ư? Ở bản Nhuế Xuyên thi tập, Kí hiệu A.444 cũng có phần “Quốc Oai thi”. Phần “Quốc Oai thi” ở Nhuế Xuyên thi tập được mang tên “Nhuế Xuyên lịch hoạn thi - Quốc Oai thi thảo”, không thấy viết lời tựa nói trên, không thấy chép phần đầu (phần “Thanh Hóa thi”). Như thế tác phẩm Nhuế Xuyên thi tập A.444 đã công nhận phần “Quốc Oai thi” là của Nguyễn Khắc Trạch.
Nhưng riêng tôi thì không, tôi cho rằng nửa sau của quyển 1 (tức phần “Quốc Oai thi” vẫn là thơ của Nguyễn Phát Khoa. Kết luận này căn cứ vào: thứ nhất như lời của tác giả trong bài tựa đầu quyển 1 đã nói: “Nhưng số thơ này để riêng ở đầu tập, vì chúng nguyên chẳng phải là thơ làm theo đề của ta”. “Đầu tập” trong câu này chắc là đầu của “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập” tức đầu tác phẩm. Thứ hai, ở trong phần này dưới nhiều bài thơ có các cước chú ở cuối bài thơ kiểu như: “Nam kì nhân hữu bất tri loa giả, cựu thường vấn dư, dư thư thử dĩ đáp chi” (Người ở Nam Kì không biết loa như thế nào, trước đây hay hỏi ta, ta viết bài này để trả lời họ) ; “Nam Kì vô thử thuế cố Thái thú dị nhi mệnh vi đề” (Nam Kì không có loại thuế này cho nên thái thú thấy lạ mà làm bài này) ; “Nam vô đê bất tri tác pháp dị nhi mệnh chi” (Trong Nam không có đê, nên không biết cách làm, thấy lạ nên làm bài này) …>. Nguyễn Phát Khoa là bạn thân với Nguyễn Khắc Trạch. Sách NÔNÔCTN cho biết: “Nguyễn Phát Khoa trước có tên là Nguyễn Đôn Khiêm người xã Thành Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thi Hương khoa Đinh Mão, Tự Đức thứ 20 (1967) tại trường Thừa Thiên. Làm đến chức Án sát”. Theo bài văn “Tứ Quốc Oai phủ nha hạ bản quan trướng tự” (Trướng trần bày cấp trên ban cho sở quan phủ Quốc Oai chúc mừng quan của bản phủ) , Phát Khoa sau khi thi đỗ Cử Nhân chức giữ chức đầu tiên là Án sát tỉnh Thanh Hóa, một thời gian làm Tri huyện huyện Hòa Vinh, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau đó lại cải bổ Thái thú phủ Quốc Oai. Không những Nguyễn Khắc Trạch duyệt bình, nhuận sắc thơ của Nguyễn Phát Khoa mà còn làm rất nhiều thơ tặng tiễn, chúc mừng ông, chẳng hạn như chùm thơ “Tập Đường thập thủ tống song linh tân doãn Nguyễn Phát Khoa chi quan” … Thứ ba, cũng theo bài văn “Tứ Quốc Oai phủ nha hạ bản quan trướng tự” có những đoạn viết: “Tân thú doanh phủ Nguyễn công lai, nhi phụ mẫu ngã, thất nguyệt dĩ cập kim hĩ. Mệnh thủy hạ, mạc hữu thức kì tường giả. Chất chư Ngự sử Nhuế Xuyên Nguyễn đài, đài viết ‘ngô hữu dã, ngô tri chi, quốc sơ Thành Công tổng trấn quan’… Nhuế Xuyên thường tập Đường thi dĩ tiễn công khứ…Phục văn công hữu ‘Lịch hoạn thi phổ’, cận lai ngã phủ sơn xuyên, cảnh vật, nhân tài, phong tục, đương dĩ nhập vịnh.” (Thái thú mới ông Nguyễn lớn lao thay đã đến, ông là quan phụ mẫu của bọn ta từ tháng 7 đến nay. Khi mới có lệnh ông đến phủ ta, không có ai biết tí gì về ông cả, bèn đến hỏi Ngự sử Nhuế Xuyên Nguyễn đài, ông trả lời rằng ‘là bạn của ta, ta quen ông ấy, ông là quan ở tổng trấn Thành Công từ đầu thời Tự Đức…’. Ông Nhuế Xuyên thường làm thơ tập Đường để tiễn ông đi…Còn nghe ông có ‘Lịch hoạn thi phổ’ phong tục, nhân tài, cảnh vật, núi sông của phủ ta gần đây đã được ông vịnh vào trong thi phổ). Thứ tư, trong phần này có nhiều cước chú có khi dưới câu thơ, có khi dưới tiêu đề: “nguyên, nhuận, tân” (để nguyên, sửa đổi, làm mới) bằng bút mực đen cùng màu với chính văn, nên có lẽ đó là lời chú của Khắc Trạch khi nhuận sắc phần thơ này. Qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng q1 (từ bài“Quốc Oai phủ thành” trở đi) do Nguyễn Phát Khoa làm, nhưng chắc phần này được Nguyễn Khắc Trạch khi bình duyệt đã sửa đổi nhiều, có những chỗ sửa chữa nhiều quá, trở thành như thơ của Khắc Trạch.
2. Nhuế Xuyên thi tập. Kí hiệu A.444.
Khổ 23 x 32, sách chép tay trên giấy dó dày, giấy còn khá mới. Bìa bằng màu hồng, giống bìa vở học sinh thời nay. Sau tờ bìa chính có tờ bìa phụ bằng giấy dó, trên đó viết: “Nhuế Xuyên thi tập - Tốn Trai thi tập hợp đính”. Dòng này được viết bằng bút mực xanh của thời nay, nên đây là do người sau này mới viết. Sau tờ này đến tác phẩm Nhuế Xuyên thi tập. Đây là bản hợp đính nên có hai tác phẩm, tác phẩm Nhuế Xuyên thi tập có kí hiệu A.444 ở nửa đầu văn bản, nửa sau là Tốn Trai thi tập kí hiệu A.445. Phần gáy quét sơn đỏ, trên đó viết tên của tác phẩm nhưng do mối mọt ăn nên đã mất một số chữ chỉ còn “Xuyên thi tập - Tốn Trai thi”. Như vậy đã mất đi chữ “Nhuế” và “tập hợp đính”.
Ở mỗi trang, mép bên ngoài đều ghi Nhuế Xuyên thi tập, phía dưới ghi số thứ tự tờ. Phần chính văn tổng cộng 246 trang, viết trên hai mặt giấy, mỗi trang văn bản có 9 dòng, mỗi dòng có khoảng 19 chữ. Dòng đầu tiên tờ 1 phần chính văn là “Nhuế Xuyên cử nhân Nguyễn Khắc Trạch thi tập”, ở đây chữ “Trạch” tên tác giả được viết bằng chữ (澤), nhưng ở các bản khác đều viết chữ (宅), cỡ chữ dòng này bằng chính văn. Từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm được viết cùng một loại chữ, chữ chân phương, rõ ràng, dễ đọc. Các cước chú, phụ chú khá nhiều, nhưng viết không nhất quán, có chỗ viết chữ nhỏ hơn phần chính văn (ví dụ: d4 t39; d1 t39; d2 t41), có chỗ lại viết chữ to bằng phần chính văn (d7,8 t38; cả trang 49). Tiêu đề các bài thơ viết không đài lên hay án xuống nên rất khó nhận ra.
Dấu tích đọc duyệt văn bản được thể hiện qua màu mực đỏ hồng, bằng bút lông, dùng trong các trường hợp như ngắt câu, đánh dấu bên địa danh, nhưng không thấy sửa chữa, gạch xóa hay thêm bớt. Cả bản đều nhất quán viết kiêng húy chữ “thời” thành chữ “thìn”.
Văn bản không có bạt tựa gì, tên tác phẩm là “thi tập”, nhưng trong đó chép lẫn cả thơ, văn, phú và câu đối. Cả bản tổng cộng có 331 bài thơ, 19 bài văn, hơn 100 cặp câu đối, câu đối chép xen lẫn trong phần văn. Từ trang đầu đến trang 159 chép thơ, sau trang 159 đến hết chép văn và câu đối.
Mặc dầu không chia quyển nhưng có các phần đặt theo trình tự như sau:
- “Nhuế Xuyên Cử nhân Nguyễn Khắc Trạch thi tập” từ t1 đến t92,
- “Hoàng triều ngự chế quan chức thi” từ d4 t92 đến hết t126. Trong phần này, cuối một số bài thơ, cuối một số tiêu đề có những cước chú như: “Giải nguyên quan soạn” gồm ba bài, “Hữu Sơn Lộc tú tài đệ họa” ; hoặc tiêu đề một số bài thơ kiểu như: “Ngự chế Hoài Như Thanh sứ Phan Huy Vịnh đẳng tác” , “Sơn Tây tổng đốc quan soạn chẩm thi nhị thủ” , “Ngự chế khấp Nhạc Vũ Mục” , “Sử cục biên tu Phạm Vũ Khải phụng họa” , “Trường Xuân phủ doãn Lê Khắc Cẩn phụng họa” vv. Như vậy, theo như tên của phần thơ “Hoàng triều ngự chế quan chức thi” nên trong phần này có thơ của nhiều khác. Tính ra có 17 bài có chú hoặc tiêu đề dạng như vậy.
-“Nhuế Xuyên lịch hoạn thi - Quốc oai thi thảo” từ t126 đến t146, có 57 bài thơ, toàn thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. 57 bài thơ phần này tương đồng với phần “Quốc Oai thi” ở nửa sau q1 của bản VHv.212 nói trên. Như đã chứng minh, nhận định trong phần tình trạng bản VHv.212, đó là thơ của Nguyễn Phát Khoa.
- Cuối t146 sau phần thơ “Nhuế Xuyên lịch hoạn thi-Quốc Oai thi thảo” có dòng cước chú “Thượng chư thi Lê triều Trần tiến sĩ cảm tác” (Trên đây là cảm tác của Tiến sĩ Trần triều Lê). Nếu theo ý câu chú này, phần “Nhuế Xuyên lịch hoạn thi - Quốc Oai thi thảo” là cảm tác của Tiến sĩ Trần triều Lê. Nhưng theo bài tựa ở bản VHv.212, đó là thơ của Nguyễn Phát Khoa, được Nguyễn Khắc Trạch bình duyệt và nhuận sắc. Vậy có lẽ người sao chép đã viết nhầm chăng? Quả đúng như lời phỏng đoán, bởi sau dòng chú “Thượng chư thi Lê triều Trần tiến sĩ cảm tác” có 31 bài thơ. Đến cuối bài thứ 26 trong 31 bài này (t157) lại có dòng cước dưới một bài thơ: “Hữu chư vịnh Lê triều Trần tiến sĩ cảm tác” (Phần bài vịnh ở trên là cảm tác của Trần tiến sĩ triều Lê). Như vậy chữ “thượng” trong “Thượng chư thi Lê triều Trần tiến sĩ cảm tác” ở trang 146 phải đổi là “hạ” mới ăn khớp với chú ở t157, như thế người sao chép đã viết nhầm. Vậy 26 bài trong phần này là của Tiến sĩ Trần triều Lê.
- Tiếp đó (t158 và t159), còn có 4 bài thơ, không thấy chú thích gì, nên cũng chưa biết có phải thơ của Nguyễn Khắc Trạch không?
Từ trang 160 đến hết chép câu đối lẫn văn, phần văn này chép rất tùy tiện, nhiều bài không có tiêu đề. Nói chung phần văn và câu đối trong bản này chủ yếu là của người khác, văn chỉ có bài “Sơn Tây thị độc Nguyễn Khắc Trạch đại lục bộ vãn hiển điện đại học sĩ tướng công Nguyễn Tri Phương văn” có chú do Nguyễn Khắc Trạch soạn. Riêng câu đối phần lớn là của người khác phúng viếng, mừng tặng Nguyễn Khắc Trạch.
3. Nhuế Xuyên bạch bút thi tập. Kí hiệu A.517.
Khổ 22 x 32, viết trên giấy dó dày. Bìa bằng giấy các tông màu vàng đóng đôi, phần gáy phía sau đã sờn rách. Khoảng 1/3 nửa trên của gáy phía sau đề tên tác phẩm “Nhuế giang bạch bút thi”. Văn bản có đánh số trên tất cả các trang ở mép ngoài.
Trừ tờ bìa chính và tờ bìa phụ, tổng cộng có 142 trang chính văn, chép trên hai mặt giấy, mỗi trang 9 dòng, mỗi dòng 20 chữ. Cả bản viết cùng một loại chữ, chữ viết rõ ràng chân phương, dễ đọc, không có chữ viết tháu hay thảo. Cả tác phẩm có 306 bài thơ, chép liền mạch không chia quyển hay phần.
Trang đầu, dòng đầu viết “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập”, dòng thứ hai “Ngự sử An Chi Nguyễn Khắc Trạch”. Trong dòng thứ hai chữ “Trạch” tên tác giả có hai chữ, chữ trên viết 澤, bên phải chữ này có dấu gạch bỏ, phía dưới viết lại bằng chữ 宅 .
Trong văn bản không có dấu tích đọc duyệt văn bản, rất ít cước chú, phụ chú. Cỡ chữ của phần phụ chú, cước chú hầu như viết bằng chính văn nên rất khó phân biệt, ví dụ ở d 7,8,9 t1; d1,2,6,7,8 t4; d4 t6…Về tình hình kiêng húy, chữ “thời” trong toàn văn bản đều viết kiêng húy thành chữ “thìn”.
4. Nhuế Xuyên thi tập. Kí hiệu VHv.213.
Khổ 20 x 18, viết tay trên giấy dó dày. Bìa chính bằng giấy xi-măng quét sơn đen, sau đó có hai tờ bìa phụ bằng giấy dó. Phần gáy ở hai đầu quét sơn đỏ, có để một khoảng trống viết tên tác phẩm. Sách được kẻ khung bằng mực đỏ nhạt để viết cho ngay. Mép ngoài giữa hai trang có chữ “Tường Thái tạo”, cũng bằng mực đỏ. Chứng tỏ giấy này do nhà sách Tường Thái làm. Sách không đánh số trang, tính tổng cộng cả bản gồm 72 trang. Đầu tác phẩm viết “Nhuế Xuyên thi tập”, nhưng dòng 7 trang 42 chép một tập thơ của người khác tên là “Duệ Khê thi tập”. Như vậy, từ trang đầu đến d6 t42 thuộc tập thơ “Nhuế Xuyên thi tập”, từ d7 t42 đến hết thuộc “Duệ Khê thi tập”
Trang 1, dòng đầu tiên viết “Nhuế Xuyên thi tập”, tiếp sau đến chính văn. Tổng cộng 42 trang, mỗi trang văn bản có 11 dòng, mỗi dòng có khoảng 15 chữ, chữ viết thảo, khó đọc. Cả tác phẩm có tổng cộng 90 bài thơ.
Trong bản không có dấu tích đọc duyệt văn bản. Các chữ “thì” trong văn bản đều được viết kiêng húy thành chữ “thìn”.
5. Thơ của Nguyễn Khắc Trạch chép trong tác phẩm của người khác.
- Phần “Nhuế Xuyên bạch bút thi biên toàn tập quyển chi nhị” trong tác phẩm Vũ trung tùy bút. Kí hiệu A.2312.
Phần “Nhuế Xuyên tùy bút thi biên toàn tập quyển chi nhị” chép trong tác phẩm của người khác. Chép bắt đầu từ tờ 32a của tác phẩm Vũ trung tùy bút. Phần thơ của Nguyễn Khắc Trạch ở tác phẩm này tổng cộng 26 tờ. Tờ đầu, dòng đầu tiên viết: “Nhuế Xuyên tùy bút thi biên toàn tập quyển chi nhị”. Dưới dòng này có dòng chữ nhỏ hơn: “Nguyễn Khắc Trạch An Chi cẩn sao thủ bút”. Song song với dòng chữ nhỏ này có dòng: “Đồng phủ thời dã Cát Đình Hoàng thị phẩm bình”, dòng này viết bằng bút đỏ gạch. Như vậy, phần thơ của Nguyễn Khắc Trạch trong tác này là thủ bút của chính tác giả, được họ Hoàng Cát Đình phẩm bình. Phần này tổng cộng có 84 bài thơ.
Trong bản, dấu tích đọc duyệt văn bản được thể hiện qua màu mực đỏ gạch của bút lông, dùng trong các trường hợp như: phẩm bình, ngắt câu, khuyên tròn bên các câu chữ nào đó, gạch bên những từ chỉ địa danh…Các chữ “thì” kiêng húy thời Tự Đức đều được viết bằng chữ “thìn”.
- Phần thơ trong Minh đô thi tuyển. Kí hiệu A.2171.
Trong tác phẩm này, phần thơ của Nguyễn Khắc Trạch từ tờ 86a. Có tổng cộng 39 bài. Đây là tác phẩm “thi tuyển” nên phần thơ của Nguyễn._. Khắc Trạch trong tác phẩm này được tuyển từ nhiều nguồn, trong đó tuyển cả những bài ở nửa đầu quyển 1 bản VHv.212 (phần “Thanh Hóa thi” và “Quảng Xương thi”, tức phần chúng tôi đã nhận định là thơ của Nguyễn Phát Khoa do Khắc Trạch bình duyệt và nhuận sắc). Nói chung, thơ trong phần ít, nhưng tương đồng nhiều, chỉ có 5 bài dị biệt.
- Phần thơ trong Vi giang hiệu tần tập. Kí hiệu Vhv.216.
Trong tác phẩm này, phần thơ của Nguyễn Khắc Trạch từ tờ 69a đến tờ 74b, chữ in rõ ràng. Tờ đầu, dòng đầu phần thơ Nguyễn Khắc Trạch có dòng: “Nhuế Xuyên Nguyễn An Chi thi tập, Sơn Tây Thuấn Nhuế nhân, tự Khắc Trạch, Tân Dậu cử nhân”. Tổng cộng có 37 bài thơ, trong đó có 10 bài dị biệt với các bản độc lập và các phần ở tác phẩm người khác.
Trong phần này có 1 chữ “thời” ở d2 tờ 73a không viết kiêng húy, chứng tỏ phần thơ trong tác phẩm này được in sau thời Tự Đức.
Hiện chỉ còn 4 bản thơ độc lập được mô tả tỉ mỉ ở trên và 3 phần chép trong tác phẩm của người khác. Trong quá trình mô tả văn bản, khi đi vào nội dung của từng phần trong tác phẩm, chúng tôi đã phát hiện trong trong bản VHv.212 và A.444 có chép khá nhiều thơ của người khác. Bởi vậy, chúng tôi tổng hợp số lượng thơ của các tác phẩm trước và sau khi đã sàng lọc thơ của người khác qua bảng I dưới đây.
Bảng I: Bảng tổng hợp số lượng thơ trong các tác phẩm trước và sau khi khấu trừ những bài được nhận định của người khác.
STT
Tên tác phẩm
Kí hiệu
Số thơ khi chưa khấu trừ trong các tác phẩm
Số thơ xác định của người khác
Số thơ khi đã khấu trừ trong các tác phẩm
1
N.X thi tập
A.444
331
57+26+17=100
231
2
N.X tùy bút thi tập
VH.v212
422
138
284
3
NX thi tập
VHv.213
90
0
90
4
NX bạch bút thi tập
A.517
306
0
306
5
Phần trong Vũ trung tùy bút
A2312
84
0
84
6
Phần trong Minh đô thi tuyển
A.2171
39
0
39
7
Phần trong Vi giang hiệu tần tập
VHv.216
37
0
37
Tổng
(Tổng tất cả các bản)
1309
238
1071
1.1.2. Đối chiếu văn bản và một vài nhận định bước đầu.
So sánh đối chiếu văn bản để chọn ra bản có niên đại tương đối sớm và tốt, đồng thời tìm ra bản có nội dung khá hoàn chỉnh để làm bản nền “để bản”.
Qua bảng I, cho thấy số tổng lượng thơ của Nguyễn Khắc Trạch hiện còn trong các tác phẩm độc lập và các phần chép trong tác phẩm của người khác là 1071 bài. Song, trong số 1071 bài này tương đồng và dị biệt rất nhiều. Bởi vậy chúng tôi lập bảng đối chiếu dị bản, để tìm ra số lượng thơ đích thực của tác giả. Thứ đến, tìm ra “để bản” trong rất nhiều bản và phần nói trên. Nhưng số văn bản nhiều, số lượng thơ trong các bản không ít, cộng thêm nhiều tiêu đề bài thơ rất dài. Nếu làm thư mục so sánh tất cả các bản và các phần trong các tác phẩm của người khác nữa sẽ gây “đa thư loạn mục”. Thế nên, luận văn chỉ so sánh thơ của 4 bản độc lập: VHv.212, VHv.213, A.444, A.517. Ngoài ra từ bài 131 đến 306 của bản A.517 xét thấy các bài trong phần này không có sự tương đồng với bản hay phần nào, khi so sánh cũng mạn phép trừ ra để giảm bớt sự rắc rối trong khi so sánh. So sánh xong chúng tôi sẽ tổng hợp lại sau. Phần thơ chép trong tác phẩm của người khác cũng có sự tương đồng dị biệt, nhưng số lượng thơ ở các phần này ít, chúng tôi cũng mạn phép so sánh nháp ở ngoài, rồi tổng hợp lại sau. Sự so sánh về tương đồng và dị biệt các bài thơ được thể hiện trong bảng II. Còn sau đây là so sánh để tìm ra để bản.
- Bản VHv.212, như tình trạng văn bản đã mô tả, trong một bản có ba loại chữ, nên bản này do ba người sao chép. Hiện chỉ còn thủ cảo của tác giả ỏ phần “Nhuế Xuyên tùy bút thi biên toàn tập quyển chi nhị” chép ở tác phẩm Vũ trung tùy bút. Chúng tôi đã so sánh nét chữ ở phần này với ba loại chữ trong VHv.212, không có loại chữ nào giống nhau, vậy có thể kết luận bản VHv.212 này không phải thủ cảo của tác giả. Trong bản này cũng có “Nhuế Xuyên tùy bút thi tập quyển chi nhị” nhưng số lượng bài nhiều gần gấp đôi phần “Nhuế Xuyên tùy bút thi biên toàn tập quyển chi nhị” trong tác phẩm Vũ trung tùy bút (VHv.212 có 143 bài, VTTB có 84 bài). Như vậy, qua đây cho thấy q2 của VHv.212 sưu tập đầy đủ hơn.
Đem VHv.212 so với ba bản độc lập VHv.213, A.444, A.517 có một số điểm vượt trội như sau: Thứ nhất giấy dó bản này mỏng và cũ hơn các bản. Sách mang kí hiệu VHv, có dấu triện của Thư viện KHTƯ, theo nhận định về các phông sách của DSHNVN-TMĐY, sách ở Thư viện KHTƯ, chủ yếu sách sưu tầm từ các thư viện thời trước, nên bản này là sách sưu tầm. Trong tác phẩm còn lưu dấu tích bình duyệt và nhuận sắc, điều mà các bản còn lại không có nên nó gần với thủ cảo hơn. Thứ hai, tác phẩm chia quyển và phần rõ ràng, trong các quyển và phần đó thời gian sáng tác hầu như chưa bị xáo trộn trình tự vốn có. Ví dụ quyển hai chép các bài làm bắt đầu từ năm Tân Dậu (1861), tiếp đến năm Nhâm Tuất (1862), năm Đinh Mão (1867), rồi Mậu Thìn (1868); quyển 3 gồm các bài làm trong năm Giáp Tuất (1874); quyển 4 gồm các bài làm năm Ất Hợi (1875) và Bính Tí (1876)… Thứ ba, cước chú và phụ chú trong bản này nhiều hơn đầy đủ hơn so với các bản khác. Luận văn đã thống kê về cước chú và phụ chú của 10 bài trong chùm thơ “Thống trung thiềm phát thập thủ” và 10 bài trong chùm thơ “Nhâm Tuất niên kinh hành khán cố Lê tiết nghĩa truyện…” làm đại diện. Kết quả được tổng hợp trong bảng sau:
Tên chùm thơ
Số lượng cước chú, phụ chú của hai chùm thơ các trong các bản
VHv 212
A 444
A 517
Thống trung thiềm phát thập thủ
38
28
1
Nhâm tuất niên kinh hành khán cố Lê tiết nghĩa truyện, mỗi đáo nhất công lược vịnh nhất thi dĩ tiện kí ức.
19
12
10
Qua bảng trên, cho thấy bản VHv.212 có số lượng cước chú nhiều nhất. Không những thế, câu chữ trong từng chỗ cước chú ở bản này cũng đầy đủ hơn, mang khẩu khí bạch thoại hơn các bản khác. Ví dụ có những chỗ bản này chép: “giả hạn nhị cá nguyệt” (d8t120), “giáo thụ thất niên cửu hĩ” (d7t122), bản A.444 chép: “hạn nhị cá nguyệt” (d6t70), “thất niên giáo thụ” (d4t72). Thứ tư, qua so sánh đối chiếu ở bảng II về các bài tương đồng và dị biệt. Bản này có số lượng bài thơ tương đồng với các bản khác rất nhiều (169 bài) trong tổng số 284, số lượng dị biệt cũng nhiều (115 bài), chứng tỏ bản này sưu tập được đầy đủ hơn. Qua đây có thể nhận định bản này gần với thủ cảo nhất, và đầy đủ hơn cả. Với những ưu thế vượt trội như vậy, trong khi phân tích chứng minh ở chương II, chúng tôi chủ yếu căn cứ vào bản này, tức sẽ lấy bản này làm “để bản. Nhưng cũng có những phần bản này không có, khi cần chúng tôi sẽ lấy thêm ở bản khác.
- Về bản A.444, thứ nhất sách này mang kí hiệu A. Theo nhận định về các kho sách của sách DSHNVN-TMĐY, phông sách mang kí hiệu A là sách có nguồn gốc từ Thư viện Trường Viễn đông bác cổ. Lại theo lời ông Dương Thái Minh (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cho biết về tình hình các kí lục Thư viện Trường Viễn đông bác cổ như sau: “Theo lời các cụ làm việc hồi đó, Thư Viện của trường thường có khoảng từ 10 đến 20 nhân viên ký lục suốt năm suốt tháng thực hiện công việc sao chép. Do không có máy Fotocopi nên để tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các bản gốc và bản sao chép, học viên cũng đưa ra một số quy định như, khổ sách (thường là khổ sách to, 31 x 21 cm); cách ghi không đầy đủ: thiếu lạc khoản, có thể thiếu cả Tựa, Bạt; hoặc cách ghi tổng hợp từ nhiều nguồn do được sao chép về sau…”. Bản này cũng gặp phải các tình trạng như lời ông Dương Thái Minh nói. Thứ nhất, văn bản mang kí hiệu A. Thứ hai, bản này giấy dó dày, đang mới, lại có khổ giấy 32 x 23. Vì vậy đây là bản có nguồn gốc từ Thư viện Trường Viễn đông bác cổ, có lẽ do các kí lục của trường sao chép lại.
Không những bản này không có Tự, Bạt gì mà khi chép còn rất tùy tiện. Tên tác phẩm là “thi tập” nhưng trong đó lại chép lẫn cả văn và câu đối, thậm chí còn chép rất nhiều văn thơ của người khác vào. Chép thiếu, chép sai, ví dụ: bài “Ngâm kí Vĩnh Tường phủ thái thú” không có câu thơ đầu, nhưng ở VHv.211 có câu này. Chép sai, chép nhầm cũng rất nhiều, như cước chú ở bài cuối trong chùm thơ “Tống Song Linh doãn tập Đường thập thủ”, bản này viết “thập thủ hạo cú hựu thị tương phùng dự vi nhị nhân tác sám ngữ” (câu đầy hạo khí của 10 bài, dự định làm sấm ngữ cho hai chúng tôi gặp nhau). Bản VHv.212 viết: “thập đề kết cú hựu thị tương phùng dự vi ngô nhị nhân tác sám ngữ” (Câu kết của mười bài lại là gặp nhau, vì dự định làm sấm ngữ cho hai chúng tôi gặp nhau). Câu kết của 10 bài này là Bích sơn như họa hựu phùng quân (Non xanh như tạc, lại gặp ông). Năm 1874 khi vào kinh, qua huyện Minh Linh (tỉnh Quảng Trị) lại nghe tin Song Linh Nguyễn Phát Khoa cũng vào kinh nhận lệnh cải bổ, ông đã vui mừng nhắc lại câu hẹn ước năm xưa trong một bài tứ tuyệt: Nhất cú tập Đường ưng thị sấm. Bích sơn như họa hựu phùng quân (Một câu thơ Tập Đường đáng làm lời sấm, Non xanh như tạc, lại gặp ông) . Như vậy, liên kết với ý của câu thơ cuối ở bài thứ 10, dùng chữ “kết” mới đúng, có lẽ tự dạng chữ 结 khi viết đá thảo ở bản VHv.212 có tự dạng gần giống chữ 浩 nên bản này đã chép nhầm.
Sau khi so sánh sự tương đồng và dị biệt trong bảng II, kết quả 162 bài giống với các bản khác, còn lại 69 bài dị biệt. Trong 162 bài giống với các bản khác có 134 bài giống với bản VHv.212 ở trên. Tiêu đề của 134 bài giống nhau giữa hai bản chỉ bị sửa đổi khoảng 20 tiêu đề, tức có 114 tiêu đề vẫn để nguyên như VHv.212. Qua đây có thể nhận định rằng có những phần của của bản này sao lại từ bản VHv.212, hoặc có thể hai bản cùng sao lại từ những phần nào đó đã mất.
Trong bản này cũng có đến 69 bài dị biệt, vì vậy khi chứng minh ở chương sau, nếu cần đến chúng tôi cũng phải lấy dẫn chứng trong bản này.
- Về bản A.517, sách mang kí hiệu A nên bản này cũng có nguồn gốc từ Thư viện Trường Viễn đông bác cổ. Bản này chép cũng rất tùy tiện, cả bản chép một mạch, không chia quyển, phần, không có tựa bạt gì, cước chú phụ chú rất ít. Chỉ tính riêng 10 bài của chùm thơ “Thống trung thiềm phát thập thủ”, ở bản VHv.212 có 38 chỗ cước chú mà bản này chỉ có 1 chỗ. Các cước chú còn viết tùy tiện, chỗ thì viết cỡ chữ nhỏ hơn chính văn, chỗ thì viết bằng chính văn. Có những chỗ chép sai. Ví dụ bản này có tiêu đề “Nhâm Tuất xuân đán Quảng Xương huyện đường thí bút” , nhưng các bản khác đều chép “Giáp Tuất xuân đán Quảng Xương huyện đường thí bút” , đúng ra phải là năm Giáp Tuất (1874), vì năm Nhâm Tuất (1862) ông chưa ra làm quan. Vậy bản này đã chép sai.
Về tiêu đề bài thơ, bản này soạn lại rất ngắn. Qua so sánh tương đồng và dị biệt ở bảng II, có 96 bài giống với bản VHv.212, nhưng trong đó chỉ có 16 tiêu đề giống với bản Vhv.212, còn lại 80 tiêu đề đều viết gọn lại. Ngoài ra câu chữ trong thơ ở bản này có nhiều chỗ thay đổi khác với các bản. Vì đây là công việc so sánh tỉ mỉ mất nhiều thời gian nên chúng tôi không lập bảng so sánh hết được, ở đây so sánh một bài vịnh về Nguyễn Đình Viện trong chùm thơ “Nhâm Tuất niên kinh hành khán….” để chứng minh:
(Quy tắc trình bày: những từ ngữ được gạch chân thể hiện sự thay đổi so với các bản khác.)
BảnVHV212
Bản A444
Bản A517
Phần trong VGHTT
Nguyễn Đình Viện (Nc: Nghệ An nhân)
Tự tu chiến cụ kết hương binh,
Mưu sự an tri sự bất thành.
Tâm dị nan bằng ngụy Tây tướng,
Thế cô phiên thất Nhật Nam thành.
Nhất môn ủy sự trung kiêm hiếu,
Thiên cổ lưu phương tử diệc sinh.
Huống thị nghĩa cao năng đắc sĩ,
(Nc: Xuất Hàn văn)
Đảo trung nhân chỉ thức Điền Hoành.
Nguyễn Đình Nghê (Nc: Nghệ An)
Tự tu chiến cụ kết hương binh,
Mưu sự an tri sự bất thành.
Tâm dị nan bằng ngụy Tây tướng,
Thế cô phiên tác Nhật Nam thành.
Nhất môn ủy mệnh trung kiêm hiếu,
Thiên cổ lưu phương tử diệc sinh.
Huống thị nghĩa cao năng đắc sĩ,
(Nc: Xuất Hàn văn)
Đảo trung nhân chỉ thức Điền Hoành.
Nguyễn Đình Viện
(Nc: Nghệ An nhân)
Tự tu chiến cụ kết hương binh,
Mưu sự an tri sự bất thành.
Tâm dị nan bằng ngụy Tây tướng,
Thế cô phiên thất Nhật Nam thành.
Mai tiên gia chỉ sinh đào mãng,
Hải đảo nhân chung tử bào hoành.
Hảo thiếp hảo nhi hảo đồ bộc
Nhất môn hiếu nghĩa nhất phương danh
Nghệ An Nguyễn Viện
Tự tu chiến cụ kết hương binh,
Mưu sự an tri sự bất thành.
Tâm dị nan bằng ngụy Tây tướng,
Thế cô phiên thất Nhật Nam thành.
Nhất môn ủy mệnh trung kiêm hiếu,
Thiên cổ lưu phương tử diệc sinh.
Huống thị nghĩa cao năng đắc sĩ.
Đảo trung nhân chỉ thức Điền Hoành.
Nhìn vào bảng trên cho thấy bản này thay đổi nhiều nhất, thay đổi nguyên cả bốn câu cuối, rồi cước chú, phụ chú cũng bị cắt. Việc thay đổi tiêu đề, viết tiêu đề cho gọn lại, rồi từ ngữ, thậm chí cả câu thơ trong bài được sửa đổi nhiều như thế chứng tỏ bản này được soạn lại theo ý đồ của người soạn sách. Thậm chí tên tác phẩm cũng không nhất quán, phần gáy sách viết “Nhuế Giang thi tập”, nhưng trang đầu dòng đầu phần chính văn lại viết “Nhuế Xuyên bạch bút thi tập”.
Bản này còn có số lượng thơ khá nhiều, tổng cộng 306 bài. Có nguyên một phần từ bài bài 131 đến bài 306 không tương đồng với bản hay phần khác. Các bài thuộc phần này không thấy xuất hiện thời gian hay sự kiện như phần đầu. Nội dung phần này chủ yếu vịnh về các nhân vật lịch sử, thần tiên, các điển tích, điển cố trong sử sách, hoặc lấy các câu thành ngữ, cách ngôn, điển tích, điển cố làm tiêu đề, chủ đề cho bài thơ. Bởi vậy, phần này cũng là tư liệu đáng quý để nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật thơ của Nguyễn Khắc Trạch.
- Về bản Vhv.213, số lượng bài thơ ít hơn so với 3 bản trên (90 bài). Bản này chép cũng rất tùy tiện, tên tác phẩm là “Nhuế Xuyên thi tập” nhưng nửa sau sách lại có chép tập thơ khác “Duệ Khê thi tập”. Chưa biết Duệ Khê là ai nhưng đây có lẽ không phải thơ của Nguyễn Khắc Trạch.
Trong bản này có nhiều bài thơ tiêu đề được đặt lại khác hẳn các bản khác. Ví dụ: VHv.212 có tiêu đề “Đinh Sửu chí niên tịnh tự tính thể dương lịch nhị thiên”, ở bản này chia ra hai tiêu đề cho hai bài, b1: “Chí niên quan mê”(Ghi lại sự mê muội trong khi làm quan), b2:“Chí niên quan bình sinh” (Ghi lại đời làm quan). Trong bản tổng cộng có 90 bài, có 57 bài giống với ba bản trên, còn 33 bài dị biệt, như vậy bản này có số lượng thơ ít nhưng số lượng bài giống với bản khác tương đối nhiều, chứng tỏ đây không phải là một phần riêng mà tổng hợp từ nhiều nguồn, và có nguồn các bản trên không có.
Qua so sánh về sự tương đồng và dị biệt của bốn bản độc lập trong bảng II dưới đây, luận văn tính ra được một số kết quả như sau:
11bài (cùng xuất hiện trong 4 bản), nên chỉ tính: 11 bài
95 bài (cùng xuất hiện trong 3 bản), nên chỉ tính: 95 bài
89 bài (cùng xuất hiện trong 2 bản), nên chỉ tính: 89 bài
229 bài (dị biệt, tức xuất hiện trong 1bản) nên tính: 229 bài
Vậy tổng cộng các bài thơ trong bốn tác phẩm khi đã trừ bài tương đồng là:
11 + 95 + 89 + 229 = 423 bài.
Còn có phần ở bản A.517 (từ bài 131 đến bài 306 ) tức 176 bài không tương đồng với bản nào, đã xin trừ ra ở trong phần nhận định về bản này, bây giờ xin tổng hợp lại. Lại còn số bài dị biệt của các phần chép trong tác phẩm người khác đã được so sánh nháp ngoài bây giờ xin cộng vào: Vi giang hiệu tần tập có 10 bài dị biệt; Minh đô thi tuyển có 4 bài dị biệt.
Vậy con số tổng hợp cuối cùng về thơ của tác giả trong tất cả các bản và các phần khi đã trừ bài tương đồng là:
423 + 176 + 10 + 4 = 613 (bài)
1.2.1. Tình trạng văn bản văn, phú, trướng văn, và bản tổng hợp.
Về văn bản văn, phú, trướng văn và bản tổng hợp nhiều thể loại hiện còn 5 bản và một phần chép trong tác phẩm của nhiều người là VHv.214, Vhv.215, A.2169, A.2538, VHv.608. Phú trong VHv.321. Sau đây là tình trạng các văn bản:
Nhuế Xuyên thặng bút văn tập. Kí hiệu VHv.214.
Khổ 15,5 x 26,5 gồm 147 trang viết tay trên hai mặt, giấy dó mỏng. Bìa bằng giấy các-tông dày, mặt ngoài quét sơn đen. Sau tờ bìa chính, có một tờ bìa phụ bằng giấy dó, trên đó viết tên tác phẩm “Nhuế Xuyên Thặng bút văn tập”, cỡ chữ của dòng này lớn khoảng 1cm. Phần gáy hai đầu quét sơn đỏ, có để trống một khoảng viết tên văn bản. Sau tờ bìa phụ, đến phần chính văn. Trang một, dòng đầu tiên phần chính văn ghi lại tên tác phẩm “Nhuế Xuyên thặng bút văn tập”, sau đó mới đến tiêu đề bài văn. Cả tác phẩm tổng cộng có 55 bài văn, mỗi trang văn bản 8 dòng, mỗi dòng có khoảng 25.
Trong văn bản có hai loại chữ, từ đầu đến trang 138 chữ viết rõ ràng, nét bút thẳng. Phần từ trang 139 đến hết (trang 149) chữ viết theo thể hành, có nhiều bộ viết theo giản thể. Lấy chữ “hữu: có” ở trong hai phần làm ví dụ. Lối viết chữ “hữu” phần trang 1 đến trang 138 viết rõ ràng, nét thứ hai của chữ này là nét phẩy kéo dài ra như ở d2 t51, d5 t51, d3 t53, d3 t55, d1 t60, d1 t64, d1 t67, d1 t69,d2 t99,d1 t113…Còn chữ “hữu” ở trang 139 đến trang 149 có cách viết ngoáy, các nét liền nhau, vì không phải dân chuyên về văn bản nên khi mới gặp chữ này chưa nhận ra chữ gì, qua mấy lần gặp lại, mới nhận ra. Như ở d8 t139, d4 t140, d4 d5 t144, d4 t149.
Loại chữ ở phần sau (trang 139 đến trang 149) giống với loại chữ ở phần “Nhuế Xuyên thi tập. Nc: Đinh Sửu đông dĩ hạ” của bản VHv 212. Như chữ “hữu” ở VHv.212 trong các dòng và các trang: d6 t173, d3 t176, d5 d6 t177, d8 t182, d5 t187…Qua đây cho thấy phần cuối của bản văn này và phần cuối của VHv.212 và bản này do một người chép.
Dấu tích đọc duyệt văn bản thể hiện qua màu mực đỏ, dùng trong các trường hợp như ngắt câu, sửa sai, xóa chữ viết sai, bổ sung chữ thiếu.
Về chữ húy, văn bản nhất quán viết kiêng húy “thời” dưới dạng chữ “thìn”. Khi đi sâu vào nội dung các bài, có sự tương đồng và dị biệt với bản VHv.215 nên đã lập thư mục so sánh trong bảng III.
2. Nhuế Xuyên trướng tập. Kí hiệu VHv.215.
Khổ 18 x 25, viết tay trên cả hai mặt, tổng cộng 71 trang giấy dó dày. Bìa bằng giấy xi-măng, phía ngoài quét sơn đen. Hai đầu mép sách viết tên văn bản “Nhuế Xuyên trướng tập”. Sau tờ bìa chính có hai tờ bìa phụ bằng giấy dó, trên mặt a tờ bìa phụ thứ nhất có dấu triện vuông của Thư viện khoa học Trung ương. Văn bản được kẻ khung và dòng bằng mực đỏ hồng. Mép ngoài cùng trên tất cả các tờ của mặt a in chữ “祥 泰 造”, như vậy giấy viết của bản này có nguồn gốc từ hiệu Tường Thái, điều này cũng giống với bản thơ VHv.213.
Mỗi trang viết 6 dòng, mỗi dòng có 16 chữ. Cả bản viết cùng một loại chữ, nhưng nhiều trang, nhiều chữ viết thảo, rất khó đọc, như từ tờ 1 đến tờ 23 có nhiều chữ viết thảo, sau trang 23 có đỡ hơn. Cả bản có 29 bài văn, khi đi sâu vào nội dung các bài này, có sự tương đồng dị biệt với bản VHv.214 nên được lập thư mục so sánh trong bảng III.
Trong bản này, dưới tiêu đề của một số bài có cước chú như “Phạm Chi Hương soạn” , “Thượng Hiệp tú tài soạn” , như vậy trong bản này có chép cả văn của người khác.
Cả bản không có dấu tích duyệt văn bản hay sửa chữa gì, về chữ húy văn bản nhất quán viết khiêng húy chữ “thời” dưới dạng chữ “thìn”.
3. Nhuế Xuyên văn tập. Kí hiệu A.2169.
Khổ 14 x 26, tổng cộng 74 trang, viết tay trên giấy dó dày. Bìa bằng giấy xi-măng, mặt ngoài được quét sơn đen, sau tờ bìa chính có 1 tờ bìa phụ, tiếp đến là tờ viết tên văn bản. Tên văn bản “Nhuế Xuyên văn tập”được viết bằng cỡ chữ to. Các mép văn bản đều được quét sơn đỏ.
Dấu tích đọc duyệt văn bản thể hiện qua màu mực đỏ của bút lông, dùng trong các trường hợp chủ yếu như ngắt câu, khuyên tròn, không thấy có dấu sữa chữa hay gạch xóa. Về chữ húy văn bản nhất quán viết kiêng húy chữ “thời” dưới dạng chữ “thìn”.
Cả bản có 30 bài văn, mỗi trang văn bản được viết 10 dòng, mỗi dòng 25 chữ, chữ viết hơi đá thảo. Các bài trong bản này phần lớn là những bài làm thay người khác. Xét thấy không có sự tương đồng với các bản khác nên đưa thư mục tiêu đề các bài văn vào dưới đây. Sau đây là mục lục các bài văn được sắp xếp theo A-B-C, cuối tiêu đề, ở trong dấu lớn bé là số trang và trình tự bài ở trong văn bản:
Cố Bình Phú tổng đốc Bùi Công hành trạng.
Đông Ngạn tráng liệt phiên tu gia phả tự.
Hạ bản triều thỉnh Quảng phúc án sát Nguyễn thọ ông văn.
Hà Nội phiên niết hạ đốc bộ đường thực thụ khải.
Hà Nội văn thân vãn Ninh Bình đốc học Hoàng Liên Đình trướng văn.
Hà Tĩnh kinh ngoại văn thân hạ định nghiệt phụ mẫu phong tặng.
Nghĩ Bắc Ninh học đồ hạ nghiệp sư Hoàng tiên sinh thọ khải.
Nghĩ Bắc Ninh quân thứ thân biện hạ tổng thống đại thần thăng thụ ….đại học sĩ trướng văn.
Nghĩ Hà Ninh tổng đốc Khoái Châu bá Nguyễn Tự Châm tính tự.
Nghĩ Hà Nội kinh ngoại văn thân vãn Vĩnh Thuận Nguyễn đại phu trướngvăn.
Nghĩ Hà Nội văn thân vãn thái bộc tự khanh Trần tiên sinh.
Nghĩ hạ Sơn Tây tổng thống Nguyễn Sư Phần tân thọ bình văn.
Nghĩ Hà Tĩnh kinh ngoại văn thân vãn Bắc Ninh tổng đốc Bùi Công Khắc văn.
Nghĩ Hà Tĩnh niết ty hạ niết lão nghiêm đường ân phong .
Nghĩ Hà Tĩnh văn thân hạ chế lão Đào thất thập thọ văn.
Nghĩ Hà Tĩnh văn thân hạ sơn phiên Nguyễn Thành Chi lưỡng đường phong tặng.
Nghĩ Hà Tĩnh văn thân vãn cố sơn phiên Nguyễn Thành văn.
Nghĩ Hải Dương phủ huyện hạ tân tổng thống đại thần trướng văn.
Nghĩ Hưng Yên liêu thuộc hạ Hoàng bố chánh thăng ….tiểu khải.
Nghĩ Hưng Yên liêu thuộc hạ y tỉnh lĩnh án sát thăng thị giảng học sĩ Đặng Đình tiểu khải.
Nghĩ Kim Cổ tiến sĩ Vũ tử song đường chúc thọ văn.
Nghĩ Sài Sơn Phan tộc tử tôn …..hạ khải.
Nghĩ Sơn phiên phụ mẫu phong tặng tự thuật chung văn.
Nghĩ Sơn Tây viên thuộc hạ chế đài Nguyễn Sư Phần thăng hiệp biện đại học sĩ tự.
Nghĩ tham biện đề chánh Nguyễn hạ sinh mẫu tiến phong khải văn.
Nghĩ Thịnh Liệt Bùi tộc hạ tộc thúc bát thập thọ khải.
Nghĩ Yên Lãng phân phủ Lương Huy Nhất.
Thái bộc tự khanh Trần tiên sinh hành trạng.
Thanh Sơn Thanh Thủy chi huyện văn chỉ bi kí.
Thượng Phúc Tử Dương chưởng ấn Nguyễn phủ gia phả tự.
Phú trong (Tam đăng Hoàng giáp trường phú. Kí hiệu: VHv.321)
Phú không có văn bản riêng nhưng được chép thành một phần trong “Tam đăng Hoàng giáp trường phú”. Văn bản này có khổ 16,5 x 30,5, không đánh số trang nhưng tính cả bản có 236 trang, viết trên chất giấy dó mỏng. Trong bản chép nhiều tác phẩm của nhiều tác giả, chia thành từng phần, mỗi phần được viết bằng một loại chữ khác nhau, nên bản này do nhiều người sao chép. Phú của Nguyễn Khắc Trạch trong bản này từ trang 117 đến 161, tổng cộng có 44 trang, mỗi trang viết 10 dòng, mỗi dòng khoảng 31- 32 chữ, cỡ chữ nhỏ. Có rất nhiều phụ chú, cước chú, cỡ chữ của các cước chú, phụ chú này viết nhỏ hơn phần chính văn, vì quá nhỏ nên rất khó đọc.
Đầu phần phú của Nguyễn Khắc Trạch (tức đầu trang 117), dòng đều tiên viết “Văn hội hữu đức thành lân phú”, dưới dòng này có chú “Dĩ đề vi vận, Thuấn Nhuế Thị độc Nguyễn Khắc Trạch soạn dĩ hạ”, tiếp đến là chính văn. Như vậy dòng “Văn hội hữu đức thành lân phú” là tên của bài phú, tổng cộng có 22 bài.
Phần này cũng có dấu duyệt văn bản thể hiện qua màu mực đỏ, dùng chủ yếu trong các trường hợp như ngắt câu, khuyên tròn, sửa chữa, gạch chữ sai, viết chữ thiếu.
Sau đây là Mục lục tiêu đề các bài phú được trình bày theo trình tự ở trong văn bản, (số thứ tự đặt đầu, số trang để trong dấu lớn bé đặt ở cuối tên bài phú)
1. Văn hội hữu đức thành lân phú.
2. Mạch hoạt từ thanh quan nhân đa thiểu bút lộ. (Nguyễn Kế bình)
3. Bộ khúc chỉnh trai kì cổ sâm diệc nhất ngạn. (Nguyễn Tiểu Chi bình)
4. Lão Bạng sinh châu phú.
5. Châu hoàn hợp phố phú.
6. Bôi tửu thích binh quyền phú.
7. Tiên thụ sinh đồ hậu liệt nữ lạc phú.
8. Quân tử bất khí phú.
9. Tứ hải giai đồng vạn dân khang thái phú
10. Trung Quý Ưng quy Ngô quận phú.
11. Ô thước kiều phú.
12. Sử Tử Lộ vấn tân phú.
13. Quắc thước thị ông phú.
14. Đại dịch tượng đồ phú.
15. Hạ thưởng lục hà trì phú.
16. Minh nguyệt hợp bích ngũ tinh tiêm châu phú.
17. Phần hương cáo thiên phú.
18. Thụy tại đắc hiền phú.
19. Chức nữ hoài khiên ngưu phú.
20. Vọng phu thạch phú.
21. Xuân vũ như cao phú.
22. Liên bích phú.
5. Bản Thuấn Nhuế thi văn tập. Kí hiệu A.2538
Khổ 17 x 28, tổng cộng có 70 trang, viết cả hai mặt, trên giấy dó dày. Bìa giống giấy vở học sinh ngày nay. Sau tờ bìa, đến chính văn. Chữ trong bản này viết thảo, khó đọc. Dòng đầu tiên phần chính văn viết tên tác phẩm “Thuấn Nhuế thi văn tập”, cỡ chữ dòng này to, tiếp sau dòng này đến chính văn.
Trong tác phẩm chỉ có một bài văn có cước chú do Nguyễn Khắc Trạch soạn, bài này đặt đầu tác phẩm: “Thuấn Nhuế cử nhân Nguyễn Khắc Trạch phụng soạn trướng văn kì đổng sức đại thần Nguyễn Tri Phương”. Các bài sau đó đều có chú tên người khác soạn, ví dụ: trang 3 có chùm thơ “Ngự chế thi: Vịnh mai; Vịnh lan; Vịnh cúc; Vịnh trúc”, trang 4 “Mậu Tí khoa Cần chánh Nguyễn Hữu Độ hạ Hà Nam nhị trường đối liên”…Như vậy, tác phẩm này chép thơ, văn, câu đối của nhiều người, chỉ có một bài văn của Nguyễn Khắc Trạch, bài này tương đồng với bài 20 trang 51 bản VHv.215, nên không lên thư mục tiêu đề các bài trong bản này.
6. Bản Thọ tịch châu cơ. Kí hiệu VHv.608
Khổ 25 x 19, tổng cộng 68 trang, sách chép tay trên hai mặt, giấy dó mỏng. Bìa bằng giấy xi-măng gấp đôi, không quét sơn. Phần gáy phía sau viết tên tác phẩm: “Thọ tịch châu cơ”. Sau tờ bìa chính có hai tờ bìa phụ bằng giấy dó đã mủn rách. Sách có kẻ khung màu hồng để viết cho ngay. Chữ rõ ràng, chân phương, dễ đọc.
Dòng đầu, trang đầu phần chính văn viết lại tên tác phẩm “Thọ tịch châu cơ”, sang dòng hai có lưỡng cước chú (cỡ chữ nhỏ hơn) “Hưng Yên Bình Hồ Hàn Lâm viện trực học sĩ Vĩnh Trai Nguyễn thất thập thọ. Kinh thân đầu tặng thi văn như tả, Tự Đức Bính Dần” (Nguyễn Vĩnh Trai Hàn lâm viện trực học sĩ người làng Bình Hồ thọ 70 tuổi, các quan trong kinh tặng thơ văn như sau. Năm Bính Dần thời Tự Đức {1866}). Đi sâu vào nội dung bên trong tác phẩm, thấy bản này chép xen lẫn thơ, văn, trướng, đối. Về nội dung tác phẩm này, luận văn sẽ đề cập lại trong chương II dưới đây.
1.2.2. So sánh sự tương đồng và dị biệt cùng một vài nhận định bước đầu
Qua việc mô tả về tình trạng các bản văn, cho thấy có hai bản có tương đồng và dị biệt là VHv.214 và VHv.215. Sự tương đồng dị biệt được so sánh trong bảng III dưới đây. Qua bảng III chúng tôi có một số kết quả như sau:
15 bài (xuất hiện hai lần trong hai bản).
54 bài (xuất hiện một lần)
2 bài (có chú do người khác soạn )
Như vậy hai bản khi trừ đi bài tương đồng và của người khác còn lại là :
15 + 54 - 2 = 67 (bài).
Vậy con số bài văn, trướng văn, phú của tác giả trong tất cả các bản trên là:
22 (phú) + 30 (A.2169) + 67 (VHv.214 và VHv.213 ) = 117(bài)
Về nhận định:
Bản VHv.214 và VHv.215 đều mang kí hiệu VHv, có nguồn gốc từ Thư viện KHTƯ nên đây là sách sưu tầm. Riêng bản VHv.214 ra đời cùng thời với văn bản thơ VHv.212, bởi hai bản này có một phần do cùng một người sao chép. Bản thơ VHv.212 là bản được coi ra đời sớm nhất trong các bản thơ ở trên nên bản VHv.214 cũng là bản ra đời sớm, hơn nữa đây là bản có số lượng bài văn nhiều nhất nên chúng tôi coi bản này là để bản cho phần văn.
Nhưng nói chung phần văn ít dị bản nên các bản đều là những tài liệu quý để chúng tôi tìm hiểu về tác giả cũng như nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Riêng bản VHv.608 là bản tổng hợp thơ văn của người khác chúc mừng Nguyễn Vĩnh Trai. Về nội dung tác phẩm này, chúng tôi sẽ đề cập lại trong Chương II.
1.3. Tiểu kết chương 1.
Khảo cứu văn bản là việc làm không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu văn bản. Theo thống kê, nhóm văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện còn 9 bản trong đó có bốn 4 bản thơ, 3 bản văn và 2 bản tổng hợp nhiều thể loại. Khi đi sâu khảo sát về hình thức và nội dung của nhóm tác phẩm này, nhận thấy văn bản hết hết sức đa dạng và phức tạp, nhất là các văn bản thơ.
Khi mới tổng hợp thơ lần đầu qua đánh số thứ thự bài trong các tác phẩm, thấy con số thơ quả là chóng mặt (1309 bài). Bởi vậy mà một số bài báo, chuyên san ở Hưng Yên khi nhận định thơ của Nguyễn Khắc Trạch đã từng nói ông có hơn một nghìn bài thơ. Quả thực nếu ngồi “trỏ đầu đen” mà tính thì số lượng thơ ông đã ngang tầm với “Đỗ Phủ nhà thơ Thánh với hơn một ngàn bài thơ” (Phan Ngọc). Nhưng qua quá trình khảo sát bước đầu qua bài Tựa và các phụ chú, cước chú, thấy 238 bài của người khác chép lẫn vào. Thêm một bước so sánh đối chiếu về dị bản nữa, số thơ còn lại chưa đầy một nửa của tổng số trên (còn 613 bài). Con số thực của bài thơ đã rút xuống như thế này là vì dị bản quá nhiều. Chỉ tính riêng mấy chùm thơ như “Nhâm Tuất niên kinh hành…” (gồm 11 bài nhưng có bản chép 11, có bản chép 9, cũng có bản chép 10 nên cứ quy tròn để tính cho dễ là 10 bài), “Thống trung thiềm phát thập thủ”(10b), “Tập Đường thập thủ tống Song Linh doãn Nguyễn Phát Khoa chi kinh”(10b) đã xuất hiện 5 lần trong 6 văn bản (VHv.212, A.444, A.517, trong Minh đô thi tuyển, Vi Giang hiệu tần tập, Vũ trung tùy bút.) Như vậy, nhẩm tính qua ba chùm thơ này đã tạo ra 300 bài trong các tác phẩm đó. Có những bài thơ, những chùm thơ được xuất hiện trong nhiều tác phẩm như thế, điều đó chứng tỏ thơ của tác giả cũng rất được người đời coi trọng, và thơ phải hay mới được người đời coi trọng như thế.
Về việc so sánh để tìm ra để bản, luận án đã chứng minh được bản VHv.212 là bản có chia quyển duy nhất và vẫn còn giữ được trình tự thời gian sáng tác vốn có, nên lấy bản này làm để bản cho phần thơ, còn phần văn thì sự tương đồng ít nhưng cũng xét thấy VHv.214 là bản có số lượng bài văn nhiều nhất, lại có một phần chữ viết giống với để bản thơ (VHv.212) vì vậy phần văn chọn bản này làm để bản.
Các tiêu đề của các bài có dị bản phần lớn lại đều có sự thay đổi, vừa có bớt đi, vừa có thêm vào, vừa có xáo trộn khiến cho chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc so sánh dị bản. Vì số lượng thơ nhiều, không thể làm thư mục đối chiếu thủ công mà phải nhờ vào máy, luận văn buộc phải đánh câu thơ đầu tiên của bài vào trước tiêu đề rồi sắp xếp theo A-B-C để tìm ra bài giống nhau. Khi làm thư mục so sánh theo cách này đã phát hiện rất nhiều từ, ngữ, thậm chí cả câu trong bài thơ bị sửa đổi, nhưng vì số lượng thơ nhiều, dị bản cũng nhiều, với cấp độ của luận văn này, chúng tôi chưa đủ thời gian để so sánh tình tiết sửa đổi câu, từ của dị bản. Chúng tôi chỉ so sánh đại diện một bài, kết quả như trong bảng ở phần nhận định về bản A517 phía trên.
Sau khi đã so sánh dị bản, số lượng trang quá nhiều nên chúng tôi lại cắt các câu thơ đó. Bởi vậy mà trong bảng II các tiêu đề không sắp xếp theo thứ tự nào. Qua điều này cho thấy phần nào sự tùy tiện của người làm công việc sao chép và hiệu chỉnh các sách vở cổ, đồng thời cho thấy các văn bản Hán Nôm chép tay hết sức phức tạp. Nhưn._.ếng thoang thoảng phả hương thơm.
Chú thích :
Bài này ở trong VHv212 thuộc phần thơ làm năm Đinh Sửu (1877), nhưng ở bản này bài này gạch xóa nhiều, nên dịch theo bản VHv213.
Hạc sơn tường: Tức trường học ở vùng núi Bạch Hạc, Bạch Hạc là huyện do phủ Vĩnh Tường kiêm lí.
Thuấn Nhuế: xã ở huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.
Nc: “Giả Đảo trừ tịch dĩ tửu bô tế nhất niên sở đắc chi thi, viết: lao nhĩ tinh thần thị dĩ bổ chi = Giả Đảo vào đêm trừ tịch lấy rượu và nem tế thơ đã làm được trong một năm qua, rồi nói rằng: Làm mệt nhọc tinh thần ngươi, bởi vậy bù đắp cho ngươi.”
88. 春 旦 示 兒 二 首
XUÂN ĐÁN THỊ NHI NHỊ THỦ
Bài 1
那 得 才 如 爾 故 兄, Na đắc tài như nhĩ cố huynh,
望 兒 蓋 體 爾 親 情 . Vọng nhi cái thể nhĩ thân tình .
嬉 閒 歲 月 增 牛 齒 , Hi nhàn tuế nguyệt tăng ngưu xỉ ,
赫 奕 門 庭 劣 豹 名 . Hách dịch môn đình liệt báo danh .
莫 謾 風 流 資 父 廕 , Mạc mạn phong lưu tư phụ ấm ,
最 當 奮 勉 繼 家 聲 . Tối đương phấn miễn kế gia thanh .
宦 貧 尚 有 書 田 在 , Hoạn bần thượng hữu thư điền tại ,
及 此 春 韶 起 一 耕 . Cập thử xuân thiều khởi nhất canh .
Dịch nghĩa:
HAI BÀI THƠ DẠY CON VÀO ĐẦU XUÂN
Làm sao tài được như anh quá cố của con,
Quá mong con bởi vì con là tình thân của cha.
Năm tháng nhàn rỗi quá sẽ tăng thêm tuổi,
Lên mặt ở chốn cổng đình mất dần tiếng tăm.
Chớ có nhờ vào tập ấm mà ngạo mạn phong lưu,
Rất nên cố gắng thừa kế thanh danh gia đình.
Ta làm quan nghèo nhưng hãy còn có sách và ruộng,
Gặp tiết xuân sang ta khởi công cày.
Bài 2.
纔 出 親 胞 便 北 南 , Tài xuất thân bào tiện bắc nam ,
客 中 歲 月 宦 家 男 . Khách trung tuế nguyệt hoạn gia nam .
韶 齡 志 學 須 專 一 , Thiều linh chí học tu chuyên nhất ,
暇 日 居 閒 莫 聚 三 . Hạ nhật cư nhàn mạc tụ tam .
有 義 理 膏 予 欲 飫 , Hữu nghĩa lí cao dư dục ứ ,
為 文 字 飲 爾 當 酣 . Vị văn học ẩm nhĩ đương hàm .
由 來 紈 綔 多 庸 子 , Do lai hoàn khóa đa dung tử .
破 得 煙 樓 始 不 凡 . Phá đắc yên lâu thủy bất phàm.
Dịch nghĩa:
Mới lọt lòng mẹ đã phải hết bắc lại nam,
Con trai của nhà làm quan xa làm khách quanh năm.
Tuổi trẻ để chí vào việc học nên chăm chỉ,
Rãnh rỗi thư nhàn chớ tụ tam.
Có ý nghĩa có lí phải thì có gì ngon ta cũng muốn cho,
Vì văn vì chữ mà uống thì con cũng nên say.
Vốn nghề chăn tơ dệt vải lắm kẻ tầm thường,
Phá được lầu khói mới là bất phàm(1).
Chú thích:
(1) Nc: “Yên lâu khóa táo dã, điển xuất bạch mi= Ý của yên lâu là con hơn cha, diển xuất phát từ chuyện lông mày trắng nói về năm anh em nhà Mã Lương ”
89. 丁 丑 歲 除
ĐINH SỬU TUẾ TRỪ
牛 生 兩 尾 客 知 夫 , Ngưu sinh lưỡng vĩ khách tri phu ,
忽 发 云 除 守 得 無 . Hốt phát vân trừ thủ đắc vô .
三 百 六 旬 最 後 日 , Tam bách lục tuần tối hậu nhật,
四 十 八 歲 以 前 吾 . Tứ thập bát tuế dĩ tiền ngô .
還 將 年 月 從 元 起 , Hoàn tương niên nguyệt tòng niên khởi,
自 算 功 名 可 遂 途 . Tự toán công danh khá toại đồ .
五 運 就 吟 雞 唱 曉 , Ngũ vận tựu ngâm kê xướng hiểu ,
戲 爭 群 幼 飲 屠 蘇 . Hí tranh quần ấu ẩm Đồ Tô .
Dịch nghĩa:
NGÀY CUỐI NĂM ĐINH SỬU (1877)(1)
Trâu sinh ra hai cái đuôi khách có biết chăng(2),
Bỗng phát phẫn bảo rằng hết rồi giữ được không.
Khắp ba trăm sáu mươi ngày đến ngày sau cùng nhất,
Bốn tám tuổi chính là ta ngày trước.
Lại đưa năm tháng trở về với sơ khởi,
Tự tính đường công danh đã khá toại đồ.
Gà gáy sáng dậy ngâm nga ngũ vận(3),
Vui tranh bọn trẻ uống rượi Đồ Tô(4).
Chú thích:
Nc: “Mậu Dần dĩ hạ = Phần sau là thơ làm năm Mậu Dần (1878)”
Nc: “Thất tự = chữ thất 失” ở đây tác giả chơi chữ, chữ ngưu thêm hai cái phẩy ở phẩy ở sau thành chữ ‘thất: mất’
Nc: “Chỉ Dần = Chỉ năm Dần” tác giả chú cho “kê xướng hiểu” tức gà gáy sáng tức vào giờ Dần, và cũng chỉ sang năm Dần.
Nc: “Dư dĩ Dần niên sinh, kê xướng vi Dần. Dư phương nhất tuế, dư gia quần ấu niên giai quá dư, Đồ Tô tửu thiểu giả tiên lão khứ hậu dư tranh tiên ẩm diệc hí dĩ bản sinh kê tuế = Ta sinh vào năm Dần, gà gáy vào giờ Dần. Khi ta mới một tuổi, bọn trẻ nhà ta đều hơn tuổi ta, rượu Đồ Tô ít, đợi cho các bậc tiên lão đi rồi ta tranh uống hết, ở đây cũng vui vịnh lại để kể về lúc ta còn nhỏ”
90. 賦 餞 丁 丑 公
PHÚ TIỄN ĐINH SỬU CÔNG
迎 於 鄉 送 不 於 鄉 , Nghênh ư hương tống bất ư hương,
數 盞 城 西 靜 圃 堂 . Sổ trản thành tây tĩnh phố đường.
六 月 同 夷 三 郡 匪 , Lục nguyệt đồng di tam quận phỉ,
半 年 能 就 一 山 商 . Bán niên năng tựu nhất sơn thương.
功 成 名 便 飄 然 去 , Công thành danh tiện phiêu nhiên khứ,
思 在 予 何 敢 爾 忘 . Tư tại dư hà nhĩ cảm vong.
又 十 二 周 予 與 客 , Hựu thập nhị chu dư dữ khách,
重 逢 大 約 在 岩 廊 . Trùng phùng đại ước tại nham lang.
Dịch nghĩa:
THƠ TIỄN NĂM ĐINH SỬU
Đón ở quê tiễn lại không ở quê,
Tiễn bằng mấy chén rượu ở phố vắng phía tây thành.
Sáu tháng nay cùng dân mọi và thổ phỉ của ba quận,
Nửa năm ròng phải luôn đến góc phố buôn bán trên núi.
Công đã thành tựu thì danh cứ thế mà nhẹ đi theo,
Nhớ ở ta rồi sao ngươi lại giám quên.
Lại mười hai vòng ta với khách,
Cùng gặp lại hẹn ước ở mái hiên nhà.
91. 靜坐 對 節 即 事
TĨNH TỌA ĐỐI TIẾT TỨC SỰ
居 亭 應 丑 又 逢 寅 , Cư đình ưng Sửu hựu phùng Dần ,
四 月 中 成 兩 个 春 . Tứ nguyệt trung thành lưỡng cá xuân .
只 欠 米 錢 頒 赠 數 , Chỉ khiếm mễ tiền ban tặng số ,
無 多 文 字 索 徵 頻 . Vô đa văn tự sách trưng tần .
當 門 弄 膝 珠 雙 樨 , Đương môn lộng tất chu song tế ,
對 岸 鍾 情 玉 一 人 . Đối ngạn chung tình ngọc nhất nhân .
剩 有 閒 園 舊 栽 李 , Thặng hữu nhàn viên cựu tài lí ,
葦 绡 萬 織 給 詩 貧 . Vi tiêu vạn chức cấp thi bần.
Dịch nghĩa:
YÊN TĨNH NGỒI ĐÓN TẾT TỨC SỰ
Ở trong đình đang năm Sửu lại gặp năm Dần ,
Trong bốn tháng thành hai lần xuân(1).
Chỉ thiếu số gạo tiền quan trên ban tặng(2),
Không nhiều văn tự nhưng người tới xin luôn(3).
Dưới chân trong sân còn chơi đôi tháp ngọc.
Một người ngọc chung tình đang ở bên bờ sông.
Còn thừa vườn trống để trồng mận cũ,
Cỏ lau muôn ngọn cấp thơ nghèo.
Chú thích:
Nc: “Dư cư tự thập nguyệt tiểu xuân dã = Ta ở trong đình từ tháng 10 tức Tiểu xuân”
Nc: “Thời Tổng đốc đa lĩnh mễ tiền, Phiên đài nhị vị diệc như hữu tặng = Bấy giờ quan Tổng đốc được lĩnh rất nhiều tiền gạo, hai vị bên Án sát cũng được tặng như thế”
Nc: “Thời xuân tiết đa khánh sự, đồng liêu sĩ thứ đa cầu văn lai thi mính = Bấy giờ đang tiết mùa xuân nên nhiều việc mừng, đồng liêu học trò rồi thứ dân thường đến nhờ ta làm văn thơ, đồng thời đưa chè đến”
92. 戲 詠 李 小 姨
HÍ VỊNH LÍ TIỂU DI
小 姨 何 事 尚 含 嬌 , Tiểu di hà sự thượng hàm kiều,
最 我 花 情 久 寂 寥 . Tối ngã hoa tình cửu tịch liêu.
也 有 合 歡 歡 未 合 , Dã hữu hợp hoan hoan vị hợp,
豈 無 消 恨 恨 難 消 . Khởi vô tiêu hận hận nan tiêu.
不 三 影 照 宜 雙 照 , Bất tam ảnh chiều nghi song chiếu,
曾 九 標 評 識 數 評 . Tằng cửu tiêu bình thức cửu tiêu.
早 晚 東 風 便 未 嫁 , Tảo vãn đông phong tiện vị giá,
粧 奩 賸 願 滿 葦 綃 . Trang liêm thứng nguyện mãn vi tiêu.
Dịch nghĩa:
VỊNH ĐÙA CÂY MẬN NHỎ(1)
Việc gì mà em gái nhỏ còn giữ vẻ yêu kiều,
Thực ta tình hoa lâu rồi đã tịch liêu.
Cũng có hợp hoan nhưng rồi chỉ hoan chứ chưa hợp,
Vui không tiêu được hận vì hận này khó tiêu(2).
Không phải ba bóng cùng soi mà nên đôi bóng,
Từng đem chín tiêu chuẩn ra bàn luận nhưng biết có mấy điều.
Sớm muộn gió đông vẫn chưa được gả,
Hộp điểm trang còn muốn đầy cỏ lau.
Chú thích:
Nc: “Chước kì chi chi câu phóng hoa. Thời dư dự mãi nhất thiếp hựu hữu kỉ cá đào nương tương dữ chung tình, cập ư tam tứ cú ý =Các cành trên cây đều rờ rỡ nở hoa. Bấy giờ ta định mua một người thiếp nhưng lại có mấy cô đào muốn chung tình. Gặp ý đó trong ba bốn chữ”
Nc: “Đào hoa tiêu hận = Hoa đào tiêu hận”
93. 寅 年 元 旦 自 述
DẦN NIÊN NGUYÊN ĐÁN TỰ THUẬT
庚 寅 吾 已 降 為 人 , Canh Dần ngô dĩ giáng vi nhân,
歲 箭 翻 然 五 放 寅 . Tuế tiễn phan nhiên ngũ phóng Dần.
玄 鬢 兩 莖 參 白 雪 , Huyền mấn lưỡng hành tham bạch tuyết,
素 衣 半 領 上 紅 塵 . Tố y bán lĩnh thượng hồng trần.
難 將 昔 玉 猶 幾 日, Nan tương tích ngọc do kỉ nhật ,
便 作 今 陶 已 是 身 . Tiện tác kim đào dĩ thị thân.
烏 府 自 拋 霜 簡 去 , Ô phủ tự phao sương giản khứ,
年 年 夢 想 帝 城 春 . Niên niên mộng tưởng đế thành xuân.
Dịch nghĩa:
TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM MẬU DẦN (1878) TỰ THUẬT
Năm Canh Dần ta đã sinh ra làm người,
Năm tháng như tên vùn vụt đi qua năm lần phóng Dần.
Tóc đen giờ đã lốm đốm màu tuyết trắng,
Trên nửa cổ áo trắng vẫn còn đọng bụi hồng.
Khó đem ngọc xưa so sánh với ngày nay,
Lại ngày nay hun đúc đã là thân ta.
Sương tự ném vào nhà của quan Ngự sử rồi tự tan đi,
Hàng năm vẫn mộng tưởng đến mùa xuân ở chốn kinh thành.
TUYỂN DỊCH VĂN CỦA NGUYỄN KHẮC TRẠCH, VÀ VĂN NGƯỜI KHÁC VIẾT VỀ ÔNG NGHĨ THƯỢNG HIỆP XÃ THƯỢNG THÔN TỪ BI KÍ
(Nc: An Chi mẫu hương dã sinh trưởng ư hương tam thập ngũ niên hĩ tự Ất Sửu thủy hồi quán nhi mẫu nhưng tại thị hương cố vãng lai diệc lũ)
Ấp hữu văn từ vi phong giáo kế dã. Nhất ấp chi văn vận thực quan yên. Ngã hoàng ngự lịch chi nhị thập niên, tuế tại Đinh Mão bát nguyệt nhật, Thượng thôn từ vũ thành, thậm thịnh cử dã. Tích niên hoang lạc chi khư nhất đán văn minh chi địa, chí kim thập tứ niên hĩ. Bản niên xuân tế hậu, hội trưởng Trần công (húy Thống Đinh Mùi khoa Tú tài) bình thuộc tạo, dư nhi trưng văn. Dư vấn kì kết cấu, viết hướng dã đàn duy, kim tắc ốc vũ hướng chuyên thạch, kim tắc ngõa phúc, hữu cửu trục chi quy mô yên. Vấn kì phương vị viết tọa tắc Ất Mão, hướng tắc Tân Dậu, mộc án đương tiền, long hình ủng hậu, hữu hoành trường chi khí tượng yên. Tướng địa bản Thùy Quận bác Ngạc Đình Nguyễn tiên sinh dã (bản phủ giáo thụ húy Chân). Dư tích sản tư hương (dư mẫu dĩ Canh Dần cửu nguyệt nhị thập cửu nhật sinh dư vu thị hương Ngõ Ngòi xứ), do cập kì thủy, hương đình lưỡng vũ hạ tiểu thác cung tường, tạm đăng trở đậu, hình thế thậm bất hợp cảnh. Nhập bản triều kỉ ngũ thập niên, nhất bạt giải (Cử nhân Nguyễn Ngọc Dịch), nhị đăng tường (Trần Huy Nghiễm, Trần Huy Thống) giai pháp tư nhi phi đắc pháp công dã. Mậu Thân niên thiên vu xứ Ma Tẩu (tại kim từ địa chi tây). Hội trưởng thủ chủ kì nghị nhiên nhi sảng khải dĩ đăng, hình thế vị chính. Kinh thập tam niên vị hữu kế đăng hương bảng, thạch đa văn thiểu, nhân hoặc liễu trào (liễu điền đa thạch nhi văn sĩ thiểu). Thiên nhi hựu thiên dã khả, hội trưởng công cái ư phong tàn thượng khởi kiến, văn vận thượng trí tư dã. Đương nhật hội đồng pháp quân tử, diệc giai dĩ tâm vi tâm, địa tương tiết kì bí, thiên tương phát kì trung, nhân duy thức dĩ hòa, thần cố tích chi cát. Dư văn tái thiên hậu trúng tú tài chí tam viên. Nhất nhị trường trấp dư nhân, tại sĩ tịch trung nhi liệp thủ danh diệc phục bất thiểu (Tú tài Nguyễn Thiên Bút, Trần Huy Thống, Nguyễn Văn Phiền dĩ xuất đơn đắc lục phẩm văn giai bản Nguyễn Kiện, Trần Huy Thận), thử phí kì tuấn dư. Địa đáo khởi thời nhân giai tri học, gia lư huyền tụng, lí thành y quan, thiên bách niên văn vận đương tòng thử văn mạch đắc chi, khả vị bốc vân kì cát, chung vi nguyên tàng bản dã. Hậu chi nhân kính thành nhi thức, tự tức trí nhi ngôn công, lịch lịch khẩu bi, tức vi lư sử, cố bất đãi văn yên nhi hậu truyền, nhi tầm thường kí bút. Văn hoặc nhân sự dĩ truyền, thị hựu dư chi nguyện dã. Ư thị hồ văn chi thành kí vu thạch, lập vu từ chi đông, thời chính Tự Đức tam thập niên Đinh Sửu quý xuân thượng hoán dã. (Thời dư quan Hàn lâm thị độc đinh ưu).
Dịch nghĩa:
NGHĨ BÀI BI KÍ CHO VĂN TỪ THÔN THƯỢNG XÃ THƯỢNG HIỆP
(Nc: Thôn Thượng xã Thượng Hiệp là quê mẹ của An Chi, sinh trưởng ở quê 35 năm rồi, từ năm Ất Sửu ra làm quan mới về trường học ở, nhưng mẹ vẫn ở làng này cho nên thường qua lại luôn)
Ấp có văn từ để làm kế sách cho phong giáo, nhưng văn vận của một ấp thực liên quan đến điều đó. Năm thứ hai mươi hoàng triều ta tức tháng 8 năm Đinh Mão (1867), từ vũ của thôn Thượng khánh thành, cử hành rất long trọng. Gò đất bỏ hoang lâu nay bỗng một sớm trở thành chốn văn minh. Đến nay đã trải mười bốn năm. Năm nay sau lễ tế xuân, ông hội trưởng Trần (nc: húy Thống tú tài khoa Đinh Mùi) sai liêu thuộc đến hỏi nhờ ta làm bài văn. Ta hỏi về kết cấu, đáp rằng trước đây là dãy tường thấp bao quanh nay đã là nhà có mái lợp, trước đây gạch đá nay thì lợp ngói, có quy mô lâu bền. Hỏi về phương vị, đáp lưng dựa vào Ất Mão, mặt hướng về Tân Dậu, bàn thờ gỗ đặt ở trước, hình rồng ôm sau, có con voi to lớn ở đó. Người xem tướng đất vốn là Thùy quận bác Ngạc Đình Nguyễn Tiên Sinh (giáo thụ của phủ ta húy Chân).
Ta xưa sinh ra ở thôn xã này (nc: mẹ ta sinh ta vào ngày 29 tháng 9 năm Canh Dần tại xứ Ngõ Ngòi của thôn xã này). Giống như lúc đầu, phía dưới hai bên dãy nhà của đình làng xây trên đó bức tường trên nhà, tạm thời dâng đồ tế lễ, hình thế thật không hợp với quy mô. Vào bản triều ta, gần năm mươi năm mới có một người bạt giải (nc: là Cử nhân Nguyễ Ngọc Dịch) hai người đỗ Tú tài (nc: Trần Huy Nghiễm, Trần Huy Thống), đều được phép tư nhưng không được phép công. Năm Mậu Thân (1848) chuyển về xứ Ma Tẩu (nc: tại phía tây đất của văn từ ngày nay). Ông hội trưởng theo chủ ý của mình, thế rồi chuyển lên chỗ cao ráo thoáng đãng, nhưng hình thế vẫn chưa ngay. Trải 13 năm chưa có ai đỗ Cử nhân, đất đá nhiều nên văn ít, có người còn đưa chuyện ruộng liễu ra giễu cợt (ruộng liễu nhiều đá nhưng văn sĩ ít). Chuyển rồi lại chuyển khá lên chăng, ông hội trưởng bởi lo cho phong hóa bị tàn lụi đã đưa ra kiến nghị, văn vận trên hết phải nghĩ cho kĩ. Hôm đó hội đồng pháp theo những người có học thức, cũng đều lấy cái tâm làm cái tâm, đất sẽ phải theo cái thần bí của đất, trời sẽ đáp lại lòng ngay thực, người biết lấy điều hòa thuận, thần sẽ ban cho điềm lành. Ta nghe nói sau khi lại chuyển lần nữa, trúng Tú tài đến 3 người, một hai trường có hơn hai mươi người thi đỗ, trong sổ ghi người đỗ đạt thì người dành được danh tiếng địa vị cũng không ít (như Tú tài Nguyễn Thiên Bút, Trần Huy Thống, Trần Văn Phiền, đã đưa đơn tự về chức Lục Phẩm), đó chẳng không là tài giỏi ư. Đất đã đến lúc khởi phát rồi, người người đều muốn học, trong nhà ngoài ngõ đều đọc sách, làng toàn người phú quý, văn vận trăm ngàn năm đang phát khởi theo văn mạch này. Bảo quẻ bói nói tốt cuối cùng là cái gốc tàng ẩn ban đầu vậy. Người sau này nhìn thấy thành tựu thì biết tự tức trí mà nói về công lao. Bia miệng cũng rành rành ra đó. Như thế sử làng vốn không đợi văn viết ra thì sau đó mới được truyền, chỉ là tầm thường bút kí nhưng có khi văn cũng nhờ đó, đó lại là chí nguyện của ta. Văn làm xong ghi lên trên đá, dựng ở phía đông văn từ. Bấy giờ đúng ngày thượng hoán cuối xuân năm Đinh Sửu triều Tự Đức năm thứ 30 (1877). (Bấy giờ ta quan Hàn lâm thị độc đang để tang cho mẹ).
Chú thích:
Thôn Thượng xã Thượng Hiệp: thuộc tổng Thượng Hiệp huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.
Trong ngoặc là phần cước chú của tác giả.
TỨ QUỐC OAI PHỦ NHA HẠ BẢN QUAN TRƯỚNG TỰ
Quốc Oai cổ danh quận, sơn xuyên cảnh vật chi thắng, nhân tài phong tục chi mỹ, ngô sơn ngũ thành chi đệ nhất dã. Nhi kì quan tư thổ giả, vãng vãng đắc hiền thú, tân thú doanh phủ Nguyễn công lai, nhi phụ mẫu ngã thất nguyệt dĩ cập kim hĩ. Mệnh thủy hạ, mạc hữu thức kì tường giả, chất chư Ngự sử Nhuế Xuyên Nguyễn đài, đài viết ngô hữu dã, ngô tri chi, quốc sơ Thành Công tổng trấn quan, dĩ liêm tiết chính thanh văn thiên hạ. Công kì tốn dã tao tuế trì danh, nhân hữu năng văn tiệp thủ chi xưng, ngũ đăng tường nhi thủy lĩnh giải, vị ứng Hội nhi tiên nhập các, ngộ diệc kì tai. Tòng thử xuất phán Thang Châu, lịch doãn xích huyện, sở chí giai hữu huệ chính, ư kim nhật Thú lệnh. Công thị hiền, tạc ngô kiến phúc tinh (một sắc đắc hảo) thứ ngô Tây phận dã, ý giả kì ứng tại công hồ. Chư huynh đệ mạc hận Trúc ông (tiền Tri phủ Nguyễn Tuấn hiệu Trúc Đình, trị quận hữu liêm danh, nhân tích kì vãng. Hiện lị phủ quan, tự Khoa, tòng bán tự, xưng viết Đẩu ông) vãn bất lai. Đẩu ông hành thả chí hĩ (đẩu tự chiếu Thượng phúc tinh diệu hợp). Ty đẳng văn kì ngôn, mãn diện hỉ khí khả cúc, cức kíp bôi hương, chỉnh trúc mã, sĩ kì chí nhi nghênh chi, bất vị nhật phục nhất nhật việt tứ ngũ lục nhật, ngã phủ thủy đắc hữu công. Công lai hà mộ dã, truy tuân kì cố, Hòa Vang sĩ dân, an công chi chính, tích công chi biệt, hướng tỉnh cụ đơn, nguyện lưu phất toại, hướng kinh đỉnh cổ, khất tá hựu phất toại, nhi công nãi chuyển triệt di xa. Vấn Tản Lô tiền lộ đáo thử. Quảng Nam nhân chỉ đắc tụng khứ tư, Quảng Nam nhân bất đắc tư thục thủ (tỉnh quan sớ thỉnh cải bổ Hà Đông huyện dĩ tư thục thủ). Ngã Quốc Oai bất vị Trình Khanh chi đoạt, Phượng Tường chi tranh, nhi tự nhiên hữu vĩnh xuân chi hạnh dã. Tích nhân vị dục tri kì nhân quan kì hữu, Nhuế Xuyên sở ngôn, đương bất hư. Công tự chi chức, điếu tiên đắc ngư phỏng hiền nhi tri tục, nhân tục dĩ vi chính, thị Dương Trú giáo đơn phụ chi trí dã. Thời phương quan sự, quan sự như hỏa, nhi nhiệt bất đáo ngã, công vụ như vị, nhi súc bất đắc bỉ. Thường dĩ kì hạ luận văn, cổ lệ đa sĩ, chính thi vi giáo, quan kiêm vi sư, hựu ngôn yển hóa Vũ Thành chi đao dã. Ti đẳng hướng đắc công ư hữu tái giản chi khẩu, kim đắc công sư nhĩ, tự nhàn dã. Nhuế Xuyên thường tập Đường thi dĩ tiễn công khứ, thiên dĩ đãi báo kì niên chính, thử địa hoàn thành yếu tân, Hòa Vang nhất niên, nhi Quốc Oai thi tiện thị sám. Nhiên Quốc Oai chi vi tân dã, khởi tiện thị yếu da, sở dĩ công chi phúc trạch chi học hành chi chính tích. Tường loan ngẫu tập, thụy nhạn hạc đãi phi, tha nhật vi đài lang vi khổn thần, đãi phân nội sự. Ti đẳng tuy dục vị Hòa Vang chi ngọa triệt phan xa (ứng thượng Hòa Vang văn ý bất cô), hà bất đắc dã. Phục văn công hữu Lịch hoạn thi phổ, cận lai ngã phủ sơn xuyên cảnh vật nhân tài phong tục, đương dĩ nhập vịnh, hựu văn công gia hữu lệnh nam, giáo hối vũ tự, thứ cơ kế công nhi vi phó thị chi âm sơn (giá lưỡng đoạn đa thiểu tây đường tốn bút), tắc thi phổ tắc vi trị quận phổ. Ti đẳng phục thỉnh ư công hữu Nhuế Xuyên đài, tục nhất hạ văn, hợp khắc vu Phượng Hoàng sơn đầu phụ bất hủ.
Dịch nghĩa:
TRƯỚNG TRẦN BÀY BAN CHO SỞ QUAN PHỦ QUỐC OAI CHÚC MỪNG QUAN CỦA BẢN PHỦ
Quốc Oai xưa gọi là quận, núi sông cảnh vật mĩ lệ, phong tục nhân tài phồn thịnh, đệ nhất trong ngũ thành của tỉnh Sơn Tây ta. Ông Nguyễn Thái thú mới đến vĩ đại thay, là cha mẹ ta chúng ta từ tháng 7 đến nay.
Khi vừa có lệnh ông đến phủ, không ai biết rõ về ông, chất vấn Ngự sử Nguyễn Nhuế Xuyên ta, ta nói ông là bạn ta, ta là người quen biết về ông trước nhất ở Quốc Oai này. Ông là quan thanh liêm có tiếng ở tổng trấn Hòa Vang(1), nhưng rất khiêm tốn, nức tiếng phong nhã, cũng là người văn chương tiệp thủ, nhưng phải năm lần đi thi mới lĩnh giải, chưa đỗ kì thi Hội đã được ra lãnh chức quan, cảnh ngộ cũng thực kì thay. Từ đó ra lãnh chức Án sát ở Thang Châu, rồi trải làm tri huyện, nơi nào ông đến đều thi hành chính sách nhân ái. Đến nay đây, đang giữ chức Thái thú phủ ta, thực là người hiền tài, hôm qua ta thấy sao Phúc (nc: sao không có màu sắc được điềm lanh) đóng ở phận dã Sơn Tây ta, sự như thế có lẽ ứng ở ông chăng. Các anh em chớ có giận ông Trúc đã vời đến mà không đến (nc: tri phủ trước đây là Nguyễn Tuấn có hiệu là Trúc Đình, làm quan ở tỉnh ta nổi tiếng là liêm khiết, mọi người tiếc nuối khi ông đi. Quan hiện đang tới phủ ta tự là Khoa, trước có tự là Bán, thường gọi ông Đẩu). Ông Đẩu khi sắp đến, bọn người hèn mọn ta nghe tiếng tăm về ông, ai cũng hớn hở vui mừng hiện ra trên mặt, vội vàng đi chuẩn bị nén hương, chỉnh đốn ngựa xe, đợi ông đến để ra đón. Không nói rõ ngày đến , qua một ngày, lại bốn năm sáu ngày, phủ ta mới có được ông. Ông đến chiều nào, truy hỏi nguyên cớ, biết được sĩ và dân ở Hòa Vang đã yên với khuôn phép của ông, tiếc nuối khi ông đi, nên đệ đơn lên tỉnh xin giữ ông lại nhưng không được, lại gióng trống lên kinh, nhờ xin giữ lại cũng không được, thế là ông đành chuyển bánh rời xe, hỏi thăm đường cũ ở núi Tản sông Lô đi đến đây. Người Quảng Nam đành khen tụng khi nghĩ về ông, quan ở Quảng Nam đã không có được người nhờ cậy thân thuộc (nc: các bậc thần ở trên tỉnh cũng viết sớ xin đổi bổ chức ở huyện Hà Đông để nhờ cậy vì đã quen việc)(2). Quốc Oai ta không làm cái đoạt của Trình Lang, cái tranh của Phượng Tường mà tự nhiên có được sự may mắn của Vĩnh Xuân vậy(3).Người xưa nói muốn biết về anh ta thì phải xem bạn mà anh ta chơi thế nào. Lời của Nhuế Xuyên ta thật chẳng sai chút nào. Từ khi ông đến nhận chức, con cá đầu tiên ông câu được là tới hỏi người hiền để biết tập tục của dân, theo tập tục thi hành chính lệnh, đó chính là mưu trí của Dương Trú dạy cha sống một mình vậy. Bấy giờ đang là lúc việc quan, việc quan lại đang như lửa, nhưng cái nóng đó không tời đến ta, công vụ đang xúm xít bề bộn, đã được đẩy lùi. Vào những lúc rảnh rỗi ông thường luận đàm văn thơ, khuyên nhủ, cổ vũ các quan lại, thi hành chính lệnh cũng là để giáo hối, làm quan kiêm cả làm thầy, lại nói đó là đạo giáo hóa của Vũ Thành. Bọn tôi trước đây được biết ông từ lời của Nhuế Xuyên bạn ông, nay đã được tận tai nghe ông nói, tự thấy ổn rồi. Nhuế Xuyên thường làm thơ tập Đường để tiễn ông đi. Trời đợi để báo đáp chính sự trong năm đang mong chờ, đất này lại trở thành bến sông quan yếu cho ông dừng chân. Ông ở Hòa Vang một năm nhưng thơ ở Quốc Oai lại là lời sấm kí, vậy Quốc Oai mới là nơi ông cầm quyền trọng yếu. Lẽ nào lại trọng yếu như vậy, bởi vì đây là nơi nuôi dưỡng phúc trạch của ông, nuôi dưỡng văn hành của ông, công tích chính sự của ông đều thành tựu ở đây. Chim loan mang điềm lành ngẫu nhiên tụ tập, chim hạc tốt đang chờ để bay. Sau này, giữ chức quan Ngự sử hay là quan to hầu như đều xuất phát từ đây cả. Bọn người hèn mọn này dẫu vì sự ngọa trị của Hòa Vang mà kéo ông xe về đó, phỏng có thể được không. Còn trộm nghe ông có “Lịch hoạn thi phổ”, gần đây, phong tục nhân tài cảnh vật non sông của phủ ta đã được ông vịnh vào trong Thi phổ. Lại nghe nhà ông có con trai, được giáo hối theo võ nghệ, ngõ hầu nối tiếp ông giúp rập họ hàng (nc: hai đoạn trên nhờ bút gửi gắm bao nhiêu chuyện riêng tư ở nhà). Vậy thì “Thi phổ” của ông cũng chính là “Trị quận phổ” vậy. Bọn hèn mọn này sẽ lại mời bạn ông Nhuế Xuyên kế tiếp làm bài văn chúc mừng, rồi cùng khắc lên đầu núi Phượng Hoàng để gửi vào đó không bao giờ mất.
Chú thích:
Hòa Vinh: Huyện ở phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nay thuộc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Hà Đông huyện: huyện thuộc tỉnh Quảng Nam. Nay thuộc huyện Tam Kì tỉnh Quảng Nam.
HỢP HÒA SĨ TỬ HẠ BẢN QUAN TRƯỚNG
(Bản quan thị mỗ đại nhân hạ dĩ thực nam vi từ)
Phiên âm:
Phủ học chi thiết cửu hĩ, dĩ giáo thụ các kì quan dĩ Cử nhân sung kì tuyển. Đáo tự khánh lịch tứ niên thủy thành dĩ Nho lâm chi chức, phi kì nhân bất khả cư dã, đắc thị chức nhi cư chi dã. Khả hỉ nhân cư quan nguyện thiên ngã lạc thân bất hận tư ngôn dã. Cổ nhân hỉ vị học quan hĩ, đắc thị nhân nhi sư chi dã, lão khả hỉ. Đế lai sư huấn tác ngã huân đào, tư dâm hỉ đắc học quan hĩ. Ngã Hiệp Hòa huyện thống ư phủ học giáo đạo khóa thí chi sự, tư đạc bản kiêm chi huyện trung. Sĩ tử thường tương vị viết: ngã huyện sĩ số hi thiểu, khoa mục chi phát đa tốn, tha hạt an đắc hữu cửu ư chức giả. Sử ngã tư hóa hóa chi thâm hồ, an đắc hữu thiện ư chức giả, sử ngã thành tựu chi tốc hồ, ngã nhật vọng chi thứ cơ kiến chi. Kim Nhuế Xuyên tiên sinh thực cư thị chức, tiên sinh cái lạc cư thị chức dã. Tiên sinh thiếu thị học thả lạc thả dẫn nhân, thường dư nhị huynh nhất đệ sư hữu ư kì gia, suất giai khoa danh úy kì mẫu. Tân Dậu khoa thí trúng Cử nhân, thứ niên Hội thí dự hữu phân số, hoặc khuyến chi tòng chính, tiên sinh viết ‘ngô mẫu cố dĩ đại khoa kì tử, ngô kì miễn chi’. Ất Sửu khoa tái phó Hội hồi trường câu lợi ư văn nhi bất lợi ư trúng tích giả. Hựu khuyến chi sĩ khoa, tiên sinh viết ‘ngô mẫu lão hĩ’. Thích văn lại bộ vựng tấu bổ lệnh chức Cử nhân, dự hữu phân số bổ giáo thụ tân lệ dã, lệ tự tiên sinh thủy dã. Tiên sinh phụng tân sắc tiền đạo, mẫu dư hậu huề vũ khuông hân hân nhiên chi chức yên. Tiên sinh lai nhi viễn cận lai giả, đa kì nhân tụ phủ học, quan bất tịch hĩ. Tiên sinh tùy tài nhi thụ, tiên biên hoàng tiểu dữ chi đề huề, tề tề y quan vị chi Nho xướng. Khởi tiểu vô đại giai nguyện vi kì truyền, tử đệ cao giả thị chi như quan, ….lục giả thị chi như gia nhân. Viết tính hòa nhi khoan nhu, dĩ chức diệc chức đạo dã. Chí dư khảo duyệt khử thủ vị từng hữu tư tình. Viết phụng công nhi dĩ năng kích, bất năng diệc chức thuật dã. Kí tự thập bát niên chi thập nguyệt cập kim tam đông hĩ. Tiên sinh cái cửu ư chức nhi thiện sở chức hĩ. Tiên sinh duy cửu ư chức, ngã huyện tòng học số bội ư tích, hữu Hàn công nhi triều hà nhân nhật xu vu học đương vị ngã huyện chi nhật hạ tiên sinh duy thiện ư kì chức. Ngã huyện đăng khoa nguyên cập tha hạt. Hữu Trương công nhi các lạc sĩ khả dĩ hoa xưng đương vi ngã huyện. Tha nhật hạ tiên sinh duy lạc cư thị chức, tha nhật chi vi học chính vi tế tửu giai thụ dụng địa dã. Ngã bối lạc lưu chi hữu lạc cử chi thị khả dự vi tiên sinh hạ.
Dịch nghĩa:
TRƯỚNG CỦA SĨ TỬ HUYỆN HỢP HÒA(1) CHÚC MỪNG BẢN QUAN.
(Bản quan tức là Nhuế Xuyên ta, ta thường chúc mừng thay người khác, nên rất khó từ chối lời chúc của các sĩ tử)
Trường học của phủ đặt ra đã lâu, và gọi là Giáo thụ. Các quan về dạy ở đây đều từ Cử nhân được sung tuyển. Từ thời Khánh lịch năm thứ tư mới trở thành chức thuộc hàng Nho lâm. Chẳng phải những người đó không thể gánh vác được chức này, nhận được chức này đảm đương gánh vác, nhưng người ta lại vui khi được thăng chức khác. Ta suốt đời không giận về những lời đó. Người xưa mừng khi giữ chức quan là giáo thụ, được chức này người khác sẽ coi mình là thầy, quá vui mừng rồi. Vua đưa đến lời giáo huấn của người thầy hun đúc nên ta, điều đó quá vui vì được học với quan rồi.
Huyện Hợp Hòa của ta lĩnh việc học hành dạy dỗ thi cử ở trong phủ, người giữ chức giáo thụ kiêm luôn cả những việc đó. Sĩ tử trong huyện từng bảo với nhau rằng: “ số lượng kẻ sĩ trong huyện ta ít, sự phát triển danh mục khoa cử kém hơn các hạt khác. Làm sao để có được người ở lâu với chức này, để ta nhờ đó được giáo hóa sâu hơn vậy, làm sao có được người tài giỏi về chức này, để cho ta thành tựu nhanh hơn vậy. Ta ngày ngày mong ngóng điều đó ngõ hầu đã thấy nó rồi. Nay Nhuế Xuyên tiên sinh thực đã gánh vác chức này, tiên sinh cũng yêu thích chức này. Tiên sinh thủa nhỏ ham học lại vừa thích dẫn dụ người, từng cùng với hai anh và một người em đối đãi với nhau như thầy bạn ở trong nhà, mấy anh em đều theo con đường khoa danh để vui lòng mẹ. Khoa thi năm Tân Dậu (1861) thi trúng Cử nhân, năm sau dự kỳ thi Hội có điểm nhưng không đỗ Tiến Sĩ. Có người khuyên nên ra làm quan, tiên sinh lại nói mẹ ta vốn luôn mong con đỗ đại khoa, ta vì thế lại gắng gỏi đáp lại lòng mong muốn của mẹ. Khoa thi năm Ất Sửu (1865) lại dự kì thi Hội, ở trường thi đều có lợi về văn chương nhưng không lợi về trúng, tiếc thay. Lại có người khuyên đợi khoa thi tiếp, tiên sinh nói mẹ ta già rồi ta sẽ ra làm quan. Vừa lúc nghe Lại bộ vựng tấu bổ chức quan cho Cử nhân, sẵn có điểm số, theo lệ mới được bổ chức Giáo thụ, lệ này từ tiên sinh bắt đầu mới có. Tiên sinh vâng sắc lệnh mới dẫn đường đi trước, mẹ đi sau xe xách hòm xiểng hân hoan đến nhận chức ở đây. Tiên sinh đến thì xa gần đều kéo đến. Rất nhiều người lại tụ tập nơi phủ học. Tiên sinh tùy tài mà nhận dạy, luôn quanh quẩn bên bọn trẻ để dẫn dắt chúng. Các quan lại cũng tấp nập vì tiên sinh mà xướng lên những điều nho nhã. Không kể lớn nhỏ, tiên sinh đều mong được truyền thụ cho họ. Con em mà cao siêu hơn cũng coi trọng như quan, học trò thì coi như người trong nhà. Mọi người đều bảo ông tính khoan hòa, bao dung độ lượng, đã gánh vác công việc làm đúng với chức trách của mình. Còn về việc khảo duyệt, thu nhận hay không, chưa từng có tư tình. Có người nói cung phụng tiên sinh thì có thể phấn phát lên, không thể quên được phương pháp giảng dạy của tiên sinh. Còn nhớ ngày tháng 10 năm thứ 18 (1865) đến nay đã trải ba mùa đông rồi. Tiên sinh không những ở lâu với chức này mà còn khéo léo đảm đương chức trách này. Tiên sinh ở lâu với chức này, nên số người theo học trong huyện ta gấp bội ngày trước, ấy là nhờ có ông Hàn mà người nào cũng ngày ngày đến để học. Nay đây thay huyện ta chúc mừng tiên sinh thiện lương đối với chức của mình. Người đăng khoa của huyện ta ngõ hầu đã bằng các huyện khác, ấy là nhờ có ông Trương mà kẻ sĩ ở khắp xóm làng có thể xứng với hoa. Sau này vì huyện ta mà chúc mừng tiên sinh yên vui với chức này, sau này dù có giữ chức Học chính, chức Tế tửu thì cũng cũng phải thụ dụng cho đất này. Lũ chúng tôi vui mừng giữ ngài lại cũng vui mừng tiến cử ngài, đó có thể là dự định chúc mừng cho tiên sinh.
Chú thích:
(1) Hợp Hòa: tức huyện Hợp Hòa còn gọi là Hiệp Hòa, thuộc phủ Đa Phúc, sau là phủ Bắc Hà tỉnh Bắc Ninh.
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 1
Chương 1: VỀ VĂN BẢN NHỮNG TÁC PHẨM MANG TÊN
NGUYỄN KHẮC TRẠCH HIỆN CÒN……………………………… 6
1.1. Tình trạng văn bản……………………………………………………… 6
1.1.1. Tình trạng văn bản thơ………………………………………………… 7
1.1.2. Đối chiếu các bản thơ độc lập là một vài nhận định bước đầu….. 17
1.2.1. Tình trạng văn bản văn, trướng văn, phú và bản tổng hợp……… 24
1.2.2. So sánh sự tương đồng, dị biệt và một vài nhận định bước đầu….. 31
1.3. Tiểu kết chương 1………………………………………………………… 31
Chương 2: AI LÀ TÁC GIẢ ĐÍCH THỰC CỦA NHÓM TÁC
PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH……………………… 60
2.1. Những cứ liệu bên ngoài tác phẩm nói về bốn vị Cử nhân
Nguyễn Khắc Trạch dưới triều Nguyễn…………………………………… 60
2.2. Những thông tin về tác giả do chính tác phẩm mang tên
Nguyễn Khắc Trạch cung cấp………………………………………. 65
2.3. Tiểu kết chương 2………………………………………………………… 83
Chương 3: SƠ BỘ TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ
THUẬT CỦA NHÓM TÁC PHẨM MANG TÊN
NGUYỄN KHẮC TRẠCH………………………………………………. 85
3.1. Sơ bộ tìm hiểu về nội dung……………………………………………… 85
3.2. Nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Khắc Trạch……………………… 106
3.3 Tiểu kết chương 3………………………………………………… 115
KẾT LUẬN CHUNG………………………………………………………117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
b
Bài
CKTTTDK
Cổ kim trùng tính trùng danh khảo
d
Dòng
ĐKDĐC
Đồng Khánh dư địa chí
ĐNCBLT
Đại Nam chính biên liệt truyện
ĐNNTC
Đại Nam nhất thống chí
DSHNVN-TMĐY
Di sản Hán Nôm Việt Nam-Thư mục đề yếu
LTCTGVN
Lược truyện các tác gia Việt Nam
NÔNÔCTN
Những ông Nghè ông Cống triều Nguyễn
NX
Nhuế Xuyên
QTCBTY
Quốc triều chính biên toát yếu
QTHKL
Quốc triều hương khoa lục
t
Trang
TNTSHCVN
Trạng nguyên Tiến sĩ Hương cống Việt Nam
q
Quyển
nc
Nguyên chú
VGHTT
Vi giang hiệu tần tập
VHNT
Văn học nghệ thuật
SVHTT
Sở văn hóa thông tin
Lêi c¶m ¬n
T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi phã Gi¸o s TrÇn NghÜa ngêi ®· tËn t×nh híng dÉn t«i hoµn thµnh luËn v¨n nµy.
C¶m ¬n gia ®×nh, bÌ b¹n vµ ®ång nghiÖp ®· ®éng viªn t«i trong suèt thêi gian qua .
Hµ Néi, ngµy 20 th¸ng 11 n¨m 2007
T¸c gi¶
NguyÔn ThÞ Hoa Lª
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2838.DOC