Tài liệu Nghiên cứu vai trò của vi sinh vật trong quá trình xử lí nước thải trên mô hình hợp khối Aeroten và lọc sinh học: ... Ebook Nghiên cứu vai trò của vi sinh vật trong quá trình xử lí nước thải trên mô hình hợp khối Aeroten và lọc sinh học
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3178 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu vai trò của vi sinh vật trong quá trình xử lí nước thải trên mô hình hợp khối Aeroten và lọc sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Anh Dũng
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT TRONG
QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI TRÊN MÔ HÌNH
HỢP KHỐI AEROTEN VÀ LỌC SINH HỌC
Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60 42 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Lương Đức Phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lương Đức Phẩm, người đã tận tình
hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa sinh trường ĐHSPTPHCM, chủ nhiệm bộ môn Vi
sinh TS. Trần Thanh Thủy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn những thầy, cô đã giảng dạy và truyền thụ cho tôi những kiến thức quý
báu trong toàn bộ quá trình học tập tại trường.
Con xin chân thành cảm ơn ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình đã đã chăm sóc,
nuôi dạy con thành người.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn những anh, chị, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập và nghiên cứu.
Tp. HCM, ngày…..tháng….năm…..
Nguyễn Anh Dũng
Lời cam đoan
Tôi, Nguyễn Anh Dũng xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu nêu ra và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận văn chưa
từng được công bố tại bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Anh Dũng
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự sống xuất hiện trên hành tinh chúng ta bắt nguồn từ nước, đó là những giọt coaxecva cho đến
những động vật đơn bào hay đa bào. Con người cũng không nằm ngoài quy luật tiến hóa đó nên muốn
tồn tại thì nước là nhu cầu hàng đầu bên cạnh những nhu cầu khác. Chính vì vậy với tình trạng tăng dân
số cùng sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhất là những nghành chế biến, sản xuất cũng như nhịp độ
đô thị hóa đã và đang gây sức ép vô cùng to lớn đến quỹ nước của hành tinh chúng ta.
Cùng với xu thế phát triển của thế giới, ngày càng nhiều những đô thị mới cùng những khu công
nghiệp mới mọc lên thu hút hàng triệu công nhân lao động, chính vì vậy, nhu cầu sử dụng nguồn nước
cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng gia tăng. Điển hình là TP. Hồ Chí Minh, một đô thị được đánh giá
là đô thị lớn nhất nước ta với khoảng 8,5 triệu người, hàng chục khu công nghiệp và hàng trăm những
xí nghiệp nằm rải rác trong thành phố nên nhu cầu sử dụng nước là vô cùng lớn. Tuy nhiên, một thực tế
là phần lớn những xí nghiệp vẫn chưa trang bị hệ thống xử lí nước thải. Nước thải sinh hoạt thì cũng
chỉ xử lí sơ sài qua các bể tự hoại. Những nguồn nước thải này không được xử lí tiếp tục hay có xử lí
nhưng chưa đạt yêu cầu xả thải nhưng vẫn thải trực tiếp thông qua hệ thống cống rãnh rồi vào những hệ
thống kênh rạch gây ô nhiễm trầm trọng (kênh Tàu Hủ, kênh Nhiêu Lộc, kênh Tân Hóa, kênh Ba
Bò…) mà gần đây báo chí gọi đây là những dòng kênh bị bức tử.
Chính vì thực tế trên mà công tác xử lí nước thải đang được đẩy mạnh ở TP. Hồ Chí Minh,
nhiều công trình và giải pháp đang được triển khai trên địa bàn thành phố. Một trong những biện pháp
trên thì phương pháp xử lí nước thải bằng biện pháp sinh học hiếu khí nhân tạo được xử dụng rộng rãi
và có hiệu quả nhất. Đề tài “ Nghiên cứu vai trò của vi sinh vật trong quá trình xử lí nước thải đô thị
trên mô hình hợp khối aeroten và lọc sinh học” nhằm góp một phần nhỏ làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường ở thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu quy trình làm sạch các chất hữu cơ dễ phân hủy nhờ vi sinh vật trong nước thải đô
thị trên kênh Tân Hóa. Bước đầu xử lí chất bẩn chứa Nitơ và Photpho bằng phương pháp bùn hoạt tính
và màng sinh học dựa trên mô hình hợp khối.
3. Nội dung đề tài
- Phân tích các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự ô nhiễm của nước thải ở khu vực nghiên cứu.
- Chế tạo mô hình hợp khối 50 lít dùng trong xử lí nước thải.
- Nghiên cứu quá trình làm việc ổn định theo mẻ của mô hình hợp khối.
- Nghiên cứu số lượng, thành phần, hoạt tính sinh học của vi khuẩn trong bùn lơ lửng và màng
sinh học.
- Nghiên cứu quá trình làm việc ổn định theo dòng của mô hình hợp khối.
- Khảo sát khả năng xử lí Nitơ của vi khuẩn trong bùn hoạt tính và màng sinh học.
Chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Nước thải
Nước thải nói chung là nước đã qua sử dụng vào các mục đích khác nhau của con người như
sinh hoạt, tưới tiêu, dịch vụ, chế biến công nghiệp, chăn nuôi….
Những nguồn nước này sau khi đã qua sử dụng được thải ra môi trường và bị thay đổi nhiều so
với tính chất ban đầu của chúng. Sự thay đổi này thường là làm cho chúng bẩn hơn so với ban đầu.[14]
1.1.1. Các chất gây nhiễm bẩn trong nước thải
Trong nước thải có rất nhiều chất gây bẩn, tùy theo bản chất của chúng mà chia hành hai loại là
chất vô cơ và chất hữu cơ.
1.1.1.1. Chất hữu cơ.
Trong nước thải thì nguồn chất hữu cơ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm. Trong nước tự nhiên
thì hàm lượng chất hữu cơ là rất thấp nhưng trong nguồn nước đã qua xử dụng thì hàm lượng chất hữu
cơ là rất cao. Tùy vào khả năng bị phân hủy bởi vi sinh vật mà người ta chia chất hữu cơ thành các
dạng chính khác nhau.[ 5, 14, 23]
a. Chất hữu cơ dễ phân hủy
Là những hợp chất protein, hidratcacbon, chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực
vật….Những chất hữu cơ dễ phân hủy này thường gặp nhiều trong nước thải của những nhà máy chế
biến hay từ nước sinh hoạt hằng ngày của khu dân cư…Những chất này thường gặp trong xác bã động
thực vật hay từ phân của con người.[5, 14, 24]
b. Chất hữu cơ khó phân hủy
Các chất này là những chất hữu cơ Clo vòng thơm như hydrocacbua của dầu khí, các chất đa
vòng ngưng tụ, các hợp chất clo hữu cơ, phospho hữu cơ…[5, 14, 24]
c. Hợp chất hữu cơ có độc tính cao
Những chất hữu cơ có độc tính cao có thường gặp trong những nguồn nước thải của nông
nghiệp, lâm nghiệp dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hay nguồn nước thải của những nhà máy chưng
cất dầu mỏ, nhà máy hóa chất, phân bón, acquy – chì .v.v…[5, 14, 24]
+ các hợp chất của phenol
PCP (pentaclorophenol) gây độc cho quá trình hô hấp ( WHO đã quy định hàm lượng 2,4
triclophenol và PCP với nước uống là < 1µg/l, và FAO đã quy định <5mg/l với nước nuôi trồng thủy
sản).[5, 11,14]
+ Các chất bảo vệ thực vật
Người ta thường chia thành thuốc diệt sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chống vi khuẩn, thuốc diệt nấm
mốc, thuốc diệt loài gặm nhấm… WHO đã quy định hàm lượng cho phép các chất bảo vệ thực vật
trong nước uống và FAO quy định nồng độ cho phép các chất bảo vệ thực vật trong nước nuôi trồng
thủy sản: hàm lượng tổng cộng Clo hữu cơ <0,1µg/l và phospho hữu cơ < 0,2µg/l,[5, 11, 14].
+ Các hợp chất cacbuahydro
Là thành phần chủ yếu của dầu mỏ, khí đốt, chúng có thể là những hợp chất no hay không no, có
mạch vòng hay mạch nhánh…,[5, 11,14].
+ Xà phòng và chất tẩy rửa
Chúng thường là những muối của acid béo bậc cao như natri stearat xử dụng như tác nhân làm
sạch. Xà phòng không phải là tác nhân gây ô nhiễm cơ bản cho nước. Tuy nhiên, các chất tẩy rửa và xà
phòng hàng năm được sản xuất tới 25 triệu tấn/năm nên cho dù chúng ít gây độc cho con người và các
sinh vật nhưng cũng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước. Mặt khác trong xà phòng cũng có
nhiều polyphotphat nên khi chúng phân hủy thì làm thực vật thủy sinh trong nước phát triển mạnh, [5,
11,14, 24, 34].
+ Tanin và lignin
Đây là hai chất có nguồn gốc thực vật, chúng có nhiều trong nước thải của nhà máy thuộc da và
nhà máy giấy. Các chất này làm cho nước có màu nâu hay đen, có độc tính cao với thực vật thủy sinh
gây ô nhiễm nhiều đến chất lượng nước, [5, 11,14].
1.1.1.2. Các chất vô cơ
Trong nước thải thường chứa nhiều chất vô cơ tùy thuộc vào nguồn nước thải. Ngoài ra trong
nước thải còn chứa nhiều kim loại nặng có độc tính cao.
a. Các chất chứa Nitơ
Các chất chứa Nitơ này là những chất ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phân hủy protein
trong nước thải.
+ Amoniac
Nếu nước chứa hầu hết các hợp chất Nitơ hữu cơ, ammoniac hay NH4OH thì chứng tỏ nước mới
bị ô nhiễm. NH3 trong nước sẽ gây độc với cá và sinh vật trong nước. Trong nước thì NH3 tồn tại ở hai
dạng là NH3 và (NH4)
+ tùy thuộc vào pH của nước vì nó là một base yếu. Cùng với photphat thì
ammoniac làm thúc đẩy quá trình phú dưỡng của nước. Trong nước thải sinh hoạt và nước thải từ các
xí nghiệp chế biến thực phẩm có hàm lượng amon cao 10 – 100mg/l, [5, 11, 14, 24].
+ Nitrit và nitrat
Nếu trong nước có hợp chất Nitơ chủ yếu là nitrit là nước đã bị ô nhiễm một thời gian dài hơn.
Nếu nước chứa hợp chất Nitơ ở dạng nitrat chứng tỏ quá trình phân hủy đã kết thúc. Nitrat sẽ bị phản
nitrat do các vi sinh vật thực hiện thành khí NO, N2O…
Nitrat thường có nồng độ 10mg/l ở nước bị ô nhiễm do chất thải hay phân bón làm cho rong tảo
dễ phát triển. Nitrat khi vào cơ thể sẽ kết hợp với một số chất tạo thành nitroso là chất có khả năng gây
ung thư. Nếu nồng độ cao trong máu thì có thể gây bệnh thiếu máu, [5, 11, 14, 24].
b. Các chất chứa Photpho
Photpho trong nước thường ở dạng ortho là muối photphat của acid photphoric : (H2PO4)
-,
(HPO4)
2-, (PO4)
3- từ xác động vật thối rữa hay là phân bón. Ngoài ra photphat trong nước còn là do
những chất tẩy rửa có cứa polyphotphat.
Bản thân photphat không phải là chất gây độc nhưng trong nước thì nó là nguyên nhân gây nước nở
hoa. .[5, 11, 14, 24]
c. Các kim loại nặng
Trong nước thải có thể chứa kim loại nặng có độc tính cao với người và động vật như: chì (Pb),
thủy ngân (Hg), Asen (As), Crom (Cr), Cadimi (Cd)…Trong đó chì và thủy ngân là hai kim loại nặng
rất nguy hiểm thường xuất hiện trong nước thải, [ 14].
Chì có khả năng thâm nhập vào cơ thể sinh vật và tích tụ lại, đặc biệt là ở thực vật thủy sinh thì
chì có thể tích lũy lại với hàm lượng rất cao. ở người hay động vật thì chì ít gây độc cấp tính mà tích
lũy lại ở xương trong thời gian dài, khi đạt đến nồng độ nhất định thì gây độc bằng cách gây ức chế hệ
enzyme trong quá trình trao đổi chất của hồng cầu, gây ảnh hưởng đến não và thậm chí có thể gây chết
người. Chì trong các hợp chất hữu cơ thì gây độc gấp 100 lần so với hợp chất vô cơ chứa chì, [ 5, 11,
14, 23].
Thủy ngân có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua nước uống và thực phẩm có nhiễm thủy ngân.
Độc tính của thủy ngân gây ra với con người cũng là do tác dụng kìm hãm hoạt tính của hệ enzyme vì
nó kết hợp với nhóm sulfohydryl của protein. Ngoài ra thủy ngân còn phá hoại màng sinh học và làm
giảm lượng acid ribonuleic trong tế bào. Đối tượng chính gây hại của thủy ngân là hệ thần kinh trung
ương gây mất khả năng tập trung và tính tình thất thường, [ 5, 11, 14, 23].
d. Một số chất khác
Trong thành phần của nước thải còn có một số chất khác là những kim loại hay những gốc của
các muối hòa tan như : Đồng (Cu), Niken (Ni), Kẽm (Zn), Bari (Ba), Bo (B), Molipden (Mo), Antimon
(Sb+), Sulphat (SO4)2-, Xianua (CN-), Hidrosulfua H2S.v.v…
Trong đó CN- là rất nguy hiểm, gốc này tồn tại ở dạng muối của acid xianic, muối này có độ bền
rất kém và yếu hơn cả muối của acid cacbonic. Xianua có thể kết hợp với đường trong hoa quả, củ gây
ra vị đắng trong các hạt táo, mơ, đào…, [ 14, 23].
Xianua tự do có độc tính cao hơn so với ở dạng hợp chất, chúng có khả năng tạo phức bền với
các loại enzyme chứa sắt, nó cũng có khả năng tấn công vào liên kết disulfide trong mạch của phân tử
protein. Do sự phong tỏa enzyme chứa sắt cytochrom – oxidase dẫn đến quá trình ngừng hô hấp. Nồng
độ cho phép của WHO với xianua trong nước uống là 70µg/l, còn với các nước EU là 50µg/l,[ 14, 23].
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải
1.1.2.1. Chỉ số COD ( nhu cầu oxi hóa học – Chemical Oxigen Demand)
Chỉ số này dùng để xác định hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và sự ô nhiễm của nước tự
nhiên. COD là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ trong mẫu nước thành
CO2 và nước.
Để xác định chỉ số này người ta thường dùng những chất có tính oxi hóa mạnh trong môi
trường acid như kali penmanganat (KMnO4) hay kali bicromat ( K2Cr2O7), trong hai chất trên thì kali
bicromat thường được dùng nhiều hơn vì cho kết quả chính xác hơn, [11, 14, 23, 24, 34].
1.1.2.2. Chỉ tiêu BOD ( Nhu cầu oxi sinh hóa – Biochemical Oxigen Demand)
Nhu cầu oxi sinh hóa là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các chất hữu cơ có trong nước nhờ vi sinh
vật. Các vi sinh vật tham gia chính ở đây là những vi khuẩn hoại sinh và quá trình này gọi là quá trình
oxi hóa sinh học.
Chất hữu cơ + O2+ vi sinh vật CO2 + H2O + sinh khối vi sinh vật.
Như vậy, thông qua BOD ta biết những chất hữu cơ dễ phân hủy hay nguồn dinh dưỡng của vi
sinh vật có trong nước thải. Thời gian để vi sinh vật trong nước sử dụng hết những chất hữu cơ này
cũng kéo dài khoảng vài chục ngày hay dài hơn là tùy thuộc vào những điều kiện khác nhau. Thông
thường thì 70% nhu cầu oxi sinh học được sử dụng trong 5 ngày đầu, 20% trong 5 ngày tiếp theo và
99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21.
Việc xác định BOD rất quan trọng trong việc tính gần đúng lượng oxi cần thiết oxi hóa các chất
hữu cơ dễ phân hủy trong nước thải, làm cơ sở tính toán các công trình xử lí, xác định hiệu suất của
một số quá trình.
Trong xử lí nước thải thì người ta thường xử dụng một chỉ tiêu là BOD5 là lượng oxi cần thiết
trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 20oC trong bình tối. Sau khi đã biết được BOD5 thì sẽ biết được BOD20
bằng cách chia cho hệ số biến đổi 0,68 hay dùng công thức tính BODt = Lo ( 1 – e
-kt)
Trong đó:
BODt : BOD tại thời điểm t ngày
Lo : BOD cuối cùng
k : Tốc độ phản ứng (d-1) tính theo hệ số e
BOD5 thích hợp cho những nước ôn đới có nhiệt độ thấp nhưng ở những nước nhiệt đới thì
thường dùng chỉ số BOD3 là lượng oxi cần thiết trong 3 ngày đầu khi ủ ở nhiệt độ 30
oC.
COD và BOD đều là các chỉ số định lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị oxi
hóa. Nhưng COD cho thấy toàn bộ chất hữu cơ có trong nước bị oxi hóa bằng nhân tố hóa học còn
BOD thì chỉ thể hiện cho những chất hữu cơ dễ phân hủy có khả năng oxi hóa bằng tác nhân là vi sinh
vật. Vì vậy tỉ số của COD/ BOD là luôn ≥ 1, tỉ số này càng cao thì nước ô nhiễm càng nặng. Nếu
COD/BOD ≤ 2 thì có khả năng xử lí nước bằng phương pháp sinh học hiếu khí, nếu tỉ số này quá cao
thì phải xử lí bằng phương pháp kị khí hay phương pháp hóa lý trước, [11, 14, 23, 24, 34].
1.1.2.3. Oxi hòa tan ( DO – Dissolved Oxigen)
Lượng oxi hòa tan trong nước rất cần cho các sinh vật hiếu khí, thường thì oxi hòa tan trong
nước khoảng 8 – 10mg/l, chiếm 70 – 85% khí oxi bão hòa. Sự hòa tan của oxi trong nước thải phụ
thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, hoạt động của giới thủy sinh, hoạt động hóa sinh, hóa học và
vật lý của nước.Trong nước bị ô nhiễm nặng thì oxi thiếu trầm trọng vì dùng nhiều cho các quá trình
hóa sinh, [11, 14, 23].
1.1.2.4. Độ pH
Là chỉ tiêu quan trọng với nước thải vì thông qua thông số này nhằm xác định xem có cần thiết
phải trung hòa hay không. Sự thay đổi của trị số pH làm thay đổi các quá trình hòa tan hay keo tụ, làm
tăng hay giảm vận tốc các quá trình xảy ra trong nước, [14, 23, 24, 34].
1.1.2.4. Hàm lượng chất rắn
Các chất rắn trong nước có thể là các muối vô cơ hòa tan hay không hòa tan, hay các chất hữu
cơ như xác các sinh vật và các chất hữu cơ tổng hợp. Chất rắn trong nước phân thành hai loại là chất
rắn qua lọc có đường kính hạt nhỏ hơn 1µm ( chất rắn dạng keo kích thước từ 10-6 – 10-9m và các chất
hòa tan là ion hay phân tử hòa tan) và chất rắn không qua lọc d > 1µm ( rong tảo, vi sinh vật, các hạt
sạn, cát…), [14, 23, 24, 34].
1.1.2.5. Màu
Nước thải thường có màu nâu đen hay màu đỏ nâu. Màu trong nước thải có hai loại là màu biểu
kiến và màu thực thường tạo thành do các chất hữu cơ trong xác động thực vật phân rã, do các kim loại
hòa tan hay ở dạng keo, chất thải công nghiệp gây nên, [14, 23, 24, 34].
1.1.2.6. Độ đục
Độ đục trong nước cũng là do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc do giới thủy sinh
gây ra. Độ đục càng cao thì nước có độ nhiễm bẩn càng cao. Độ đục cũng gây cản trở sự quang hợp và
làm giảm chất lượng nước, [11, 14, 23, 24, 34].
1.1.2.7. Chỉ số Nitơ (N), Photpho (P)
Việc xác định lượng N tổng số và P tổng số là rất quan trọng trong đánh giá nước thải, cũng như
nhờ hai thông số này mà người ta có thể cân đối dinh dưỡng cho quá trình xử lí nước thải bằng bùn
hoạt tính, [11, 14, 23, 24, 34].
1.1.2.8. Hàm lượng Nitơ (N)
Như đã biết trong nước thải luôn có sự hiện diện của các hợp chất chứa N, đó là những chất ở
những giai đoạn khác nhau của sự phân hủy protein như amon, nitrat, nitrit. Việc xác định những chỉ số
này giúp xác định được mức độ và giai đoạn phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải cũng như tìm
hiểu sự có mặt của các vi khuẩn phản nitrat hóa trong nước thải, [11, 14, 23, 24, 34].
1.1.2.9. Hàm lượng Photpho (P)
Photpho trong nước là nguồn dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh và thúc đẩy quá trình phú
dưỡng hóa gây ô nhiễm trầm trọng hơn. Việc xác định P trong nước thải nhằm xác định tỉ số BOD : N :
P từ đó chọn kĩ thuật thích hợp cho quá trình xử lý. Ngoài ra cũng có thể xác lập tỉ số giữa P và N để
đánh giá mức dinh dưỡng có trong nước, [ 14, 23].
1.1.2.10. Chỉ số LC50
Sự xác định chỉ số này dựa trên nguyên tắc các chất độc trong nước ảnh hưởng đến đời sống của
sinh vật hay vật nuôi sống trong nước. Những sinh vật dùng cho thí nghiệm này là cá, bèo tấm, vi
khuẩn, chuột trắng…Những chủng dùng thí nghiệm thì phải nhạy với các chất độc và những chất làm ô
nhiễm có trong nước, [14].
Các đối tượng này phải nhân giống thành dòng thuần để có sự đồng đều về mặt sinh trưởng, sau
đó đưa vào dịch thí nghiệm với các nồng độ khác nhau của nước thải. Sau 96 giờ nuôi thì xác định
nồng độ thấp nhất ảnh hưởng đến 50% sinh vật thì nghiệm. Chỉ số này gọi là LC50 hay LOEC. Qua chỉ
số LC50 thì cho phép xác định nồng độ nước thải thấp nhất gây tác dụng ức chế đến sinh vật thí nghiệm,
đồng thời cũng cho sơ bộ về độc tính của nước thải để đề ra các biện pháp tiếp theo : xác định chất gây
độc, xử lý hấp phụ hay loại bỏ các chất độc, [11, 14, 23, 24, 34]
1.1.2.11. Các chỉ tiêu về vi sinh
Trong nước thải thường nhiễm nhiều loại vi sinh vật có sẵn trong phân người và động vật.
Chúng chủ yếu là những vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa : tả, lị, thương hàn, vi khuẩn gây ngộ độc
thực phẩm...
Nhóm vi khuẩn đường ruột nhiễm vào trong nước thải có rất nhiều loại chia thành 3 nhóm chính là :
Nhóm Coliform đặc trưng là Escherichia coli (E. Coli)
Nhóm Streptococus đặc trưng là Streptococcus faecalis
Nhóm Clostridium đặc trưng là Clostridium perfringens
Việc xác định tất cả những loài vi sinh vật trong phân bị hòa tan trong nước thải cũng như
những vi sinh vật gây bệnh là rất khó khăn. Trong đó thì E. coli là đại diện cho nhóm vi khuẩn quan
trọng nhất trong việc đánh giá mức độ vệ sinh cũng như đủ các tiêu chuẩn lí tưởng cho sinh vật chỉ thị,
nó cũng có thể được xác định theo các phương pháp phân tích vi sinh vật học bình thường ở các phòng
thí nghiệm cũng như có thể xác định sơ bộ trong thực địa. Vì vậy mà người ta thường chọn E. coli là vi
sinh vật chỉ thị cho chỉ tiêu vệ sinh, [11, 14, 23, 24, 34].
1.2. Thành phần sinh học của nước thải
Trong nước thải có rất nhiều chất hữu cơ nên có rất nhiều sinh vật sinh sống cùng với vi sinh vật
tạo thành một hệ sinh vật có quan hệ vô cùng mật thiết, [14, 23].
1.2.1. Tảo
Tảo trong nước thải ( trong đó có cả vi khuẩn lam mà trước đây gọi là tảo lam ) được xếp vào
nhóm thực vật nổi của nước. Chúng sống chủ yếu nhờ quang hợp, chúng xử dụng CO2 cùng với N và P
để cấu thành tế bào dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời, đồng thời cũng thải ra oxy. Trong
nước thải rất giàu N, P nên nước thải là môi trường thích hợp cho tảo tăng sinh khối. Mặt khác, việc
tăng nhanh sinh khối của tảo cũng là nguồn ô nhiễm thứ cấp của nước thải khi tảo chết đi. Khi phát
triển tảo và thực vật thủy sinh làm cho nước tăng độ hiếu khí, [7, 14, 23, 29, 34, 37].
1.2.2. Động vật nguyên sinh
Động vật nguyên sinh thuộc nhóm sinh vật trôi nổi trong nước và là chất chỉ thị cho nước, vì
nếu có sự xuất hiện của chúng chứng tỏ quá trình xử lý đạt hiệu quả và trong nước không có độc tính.
Thức ăn của những động vật nguyên sinh trong nước thải là các vụn hữu cơ, các loại tảo hay vi khuẩn,
[7, 14, 23, 29, 34, 37].
1.2.3. Hệ vi sinh vật của nước thải
Các vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé, đơn bào, tồn tại với số lượng rất lớn trong tự nhiên.
Trong nước thải, vi sinh vật xâm nhập vào thông qua nhiều đường khác nhau : từ phân, nước tiểu, rác
thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện, không khí, đất, gió bụi.v.v..., [14].
Hệ vi sinh vật trong nước thải bao gồm nhiều loại : vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, xoắn thể, xạ
khuẩn, virut, thực khuẩn thể, nhưng chủ yếu và chiếm số lượng nhiều nhất là vi khuẩn. Vi khuẩn đóng
vai trò cực kì quan trọng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ làm sạch nước thải. Theo phương thức
dinh dưỡng vi khuẩn được chia thành hai nhóm chính :
- Vi khuẩn dị dưỡng : là những vi khuẩn sử dụng chất hữu cơ làm nguồn cacbon dinh dưỡng, và
làm nguồn năng lượng để hoạt động sống, xây dựng tế bào, phát triển... Có ba loại vi khuẩn dị dưỡng :
+ Vi khuẩn hiếu khí
+ Vi khuẩn kị khí
+ Vi khuẩn tùy nghi
- Vi khuẩn tự dưỡng : là những vi khuẩn có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ CO2, H2O,
NH4
+, PO4
3- .... nhờ ánh sáng mặt trời hay năng lượng thải ra từ những phản ứng hóa sinh. Những vi
khuẩn thuộc nhóm này bao gồm : vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn sắt, vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn khử
H2S.v.v..., [7, 14, 23, 29, 34, 37].
1.3. Vai trò của vi sinh vật trong xử lí nước thải
Vi sinh vật trong nước thải nói chung là những vi sinh vật hoại sinh và dị dưỡng. Chúng phải sử
dụng những chất hữu cơ có sẵn trong nước thải để phân hủy và chuyển hóa thành vật liệu xây dựng tế
bào, đồng thời làm sạch ô nhiễm, [6, 13, 14].
Các hợp chất hữu cơ nhiễm bẩn của nước thải sẽ được phân hủy đến sản phẩm cuối cùng là CO2
và nước hay tạo thành các loại khí khác nhau : CH4, H2S, Mercaptan, Scatol, Idol, NO2, N2O,
N2.v.v...., [ 6, 13, 14].
Trong nước thải, những chất hữu cơ chủ yếu là những chất hữu cơ hòa tan, ngoài ra còn có
những chất hữu cơ ở dạng keo và phân tán nhỏ ở dạng lơ lửng. Những chất hữu cơ này sẽ tiếp xúc với
bề mặt tế bào vi khuẩn ( trong nước thải thì vi khuẩn chiếm chủ yếu) bằng cách hấp phụ hay keo tụ sinh
học, sau đó sẽ chuyển qua quá trình đồng hóa và dị hóa.
Như vậy quá trình làm sạch nước thải gồm 3 giai đoạn :
- Các chất hữu cơ tiếp xúc với bề mặt tế bào vi sinh vật
- Khuếch tán và hấp thụ các chất ô nhiễm của nước qua màng bán thấm vào trong tế bào vi sinh
vật.
- Chuyển hóa các chất ở trong nội bào để sinh năng lượng và tổng hợp các vật liệu mới cho tế
bào vi sinh vật.
Cơ chế của quá trình phân hủy các chất trong tế bào vi sinh vật diễn ra như sau :
Sau khi vào trong tế bào vi sinh vật, những chất hữu cơ có mạch phân tử còn tương đối dài dài
sẽ được hệ enzyme thủy phân tiếp tục cắt thành những sản trung gian hay sản phẩm cuối cùng dễ sử
dụng như :
Tinh bột sẽ phân cắt bởi enzyme amylase tạo thành đường.
Protein sẽ bị phân cắt bởi enzyme protease tạo thành pepton, axit amin và cuối cùng là NH4
+.
Với chất béo thì enzyme lipase sẽ phân hủy tạo thành axit béo và glycerine.
Các sản phẩm này sẽ được tế bào vi sinh vật sử dụng làm năng lượng hay làm nguyên liệu cho
quá trình tổng hợp tế bào.
Có hai loại quá trình thủy phân hay phân hủy : phân hủy các chất hữu cơ hiếu khí nhờ các vi
sinh vật hiếu khí có sự tham gia của oxy phân tử của không khí và phân hủy kị khí nhờ các vi sinh vật
kị khí không có sự tham gia của oxy phân tử, [13, 14, 23].
Những cơ chất ở đây là những chất hữu cơ hòa tan trong nước thải vì vậy thể hiện bằng BOD.
Có thể coi BOD là nguồn cơ chất dinh dưỡng cacbon của vi sinh vật trong nước thải. Chính nhờ hoạt
động sống của vi sinh vật thì các chất nhiễm bẩn trong nước thải được làm sạch và đồng thời một phần
trong số đó được vi sinh vật sử dụng để tăng sinh khối nhờ chúng đồng hóa BOD, NH4
+, PO43- và các
ion kim loại. Trong số này BOD là nguồn thức ăn chính của các chủng vi sinh vật dị dưỡng và là mục
tiêu làm sạch trước tiên. Các nguồn NH4
+, PO43- nếu thiếu trong nước thải cần phải bổ sung để cân đối
dinh dưỡng cho các vi sinh vật hoạt động, nếu thừa thì cần xử lí riêng. Các ion kim loại cũng vậy, nếu
các vi sinh vật sử dụng để tăng sinh khối còn dư thì phải xử lí riêng, [6,13, 14, 23, 29, 34].
1.3.1. Quá trình phân hủy hiếu khí
Các phản ứng xảy ra trong quá trình này là do các vi sinh vật hoại sinh hiếu khí hoạt động cần
có oxi của không khí để phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước.
Những vi sinh vật phải có khả năng sinh tổng hợp những enzyme tương ứng với những chất hữu
cơ trong nước thải : để phân giải protein thì phải có enzyme protease, phân giải tinh bột thì phải có
enzyme amylase, hay phân giải chất béo thì phải có enzyme lipase....Những ezyme này ở vi sinh vật
hiếu khí gồm có hai cấu tử là nhóm chính và nhóm phụ. Nhóm phụ là – coenzyme gồm flavin – adenin
– dinucleotid (FAD) có vai trò quan trọng vì chúng xúc tác các phản ứng oxy hóa khử, [6, 13,14, 23,
29].
Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy hiếu khí :
- Phải đủ lượng oxy hòa tan ở trong nước để cung cấp cho đời sống vi sinh vật và các phản ứng
oxy hóa – khử, [14].
- Các chất hữu cơ có trong nước ở dạng hòa tan thì vi sinh vật sẽ phân hủy nhanh hơn, [14].
- Nhiệt độ thích hợp cho vi sinh vật hoạt động là 20 – 40oC, tối ưu là 25 – 35oC, nhiệt độ thấp
nhất vào mùa đông là 12oC, [14].
Oxy hòa tan để cung cấp cho quá trình sống của vi sinh vật trong nước, ngoài lượng oxy hòa tan
tự nhiên thì còn cần bổ sung oxy trong những công trình xử lí nước thải, [14].
Oxi cung cấp cho quá trình phân hủy chất hữu cơ có thể chia thành hai pha : pha cacbon là pha
phân hủy các hợp chất hidratcacbon giống như quá trình hô hấp nói chung và giải phóng ra năng lượng,
CO2, nước cùng các vật liệu tế bào; pha N là pha phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa N trong phân
tử như protein hay các sản phẩm phân hủy trung gian và giải phóng ra NH3 hay NH4
+ là nguồn N dinh
dưỡng được vi sinh vật sử dụng trực tiếp cho xây dựng tế bào, [14].
NH3 hay NH4
+ không phải được các vi sinh vật sử dụng hoàn toàn để xây dựng tế bào mà có thể
còn được sử dụng bởi những thực vật, tảo trong nước. Ngoài ra, NH3 còn dư sẽ được vi khuẩn
Nitrosomonas chuyển hóa thành nitrit, nitrit sẽ được vi khuẩn Nitrozobacter chuyển hóa thành nitrat,
nitrat sẽ được chuyển hóa tiếp theo thành N2 bay vào không khí nhờ các vi khuẩn phản nitrat hóa,[ 6,
13, 14, 23, 34].
Những vi khuẩn tham gia quá trình phân hủy hiếu khí thuộc các chi sau :Bacillus, Pseudomonas,
Cytophaga, Nitrosomonas, Nitrozobacter, Nitrococcus, Alcaligen, Desulfovibrio,
Thiobacillus.v.v...,[13, 14, 23].
1.3.2. Quá trình phân hủy kị khí
Phân hủy kị khí là những quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong điều kiện
không có oxi phân tử của không khí được thực hiện bởi các vi sinh vật kị khí, [14].
Quá trình phân hủy kị khí bao gồm hai giai đoạn :
Giai đoạn thủy phân : dưới tác dụng của ezyme thủy phân do vi sinh vật tiết ra các chất hữu cơ
sẽ bị thủy phân. Những chất phức tạp như :tinh bột, xenlulozơ, hemixenlulozơ, protein, chất béo
.v.v...sẽ thủy phân thành những chất đơn giản : đường, pepton, axit amin, glycerol, axit béo..., [6,13,
14, 23, 29, 34].
Giai đoạn tạo khí : những sản phẩm của giai đoạn 1 sẽ tiếp tục được phân giải tạo thành sản
phẩm cuối cùng là hỗn hợp khí chủ yếu là CO2 và CH4. Ngoài ra còn có một số khí khác : H2, N2, H2S
và ít muối khoáng. Trong số hỗn hợp khí thì metan CH4 chiếm phần lớn 60 – 65%, vì vậy quá trình này
còn được gọi là lên men metan. Lên men metan có hai pha : pha axit và pha kiềm ứng với hai giai đoạn
phân hủy đã khảo sát ở trên, [6,13, 14, 23, 29, 34].
Ở pha axit : hydratcacbon, axit béo phân hủy tạo thành những axit hữu cơ như axit butyric, axit
acetic, axit propionic... làm cho pH môi trường giảm xuống dưới 5, kèm theo mùi hôi thối. Cuối pha
này thì các chất tan có chứa N tiếp tục bị phân hủy tạo thành hợp chất amon, amin, muối của axit
cacbonic, một lượng nhỏ hỗn hợp khí CO2, N2, H2, CH4....pH của môi tường tăng lên và chuyển đến
vùng trung tính và sang kiềm. Mùi rất hôi do chứa hỗn hợp khí H2S, Indol, Skatol và Mercaptan, [6,13,
14, 23, 29, 34].
Ở pha kiềm : là pha tạo khí CH4, các sản phẩm thủy phân của pha axit là cơ chất và sản phẩm
tạo thành chủ yếu là CH4 và CO2. pH của pha này chuyển hoàn toàn sang kiềm, [6,13, 14, 23, 29, 34].
Quá trình lên men kị khí có thể từ 10 – 15 ngày, nhiệt độ tối ưu là 45 – 55oC, với hàng trăm loài
vi khuẩn kị khí bắt buộc và kị khí không bắt buộc tham gia. Các vi khuẩn tham gia quá trình này cũng
chia làm hai nhóm là nhóm vi khuẩn không sinh metan và nhóm vi khuẩn sinh metan, [6,13, 14, 23,
29, 34].
+ Nhóm vi khuẩn không sinh metan : Bacillus cereus, B. megaterium,
Pseudomonas aeruginosa, Ps. riboflavin, Ps. reptilorova, Leptespira biflexa, Alcaligen feacalis,
Proteus vulgaris, Micrococcus candidus, Clostridium butylicum, Clostridium perfringens....., [13, 14,
23, 29, 34].
+ Nhóm vi khuẩn sinh metan: là những vi khuẩn kị khí nghiêm ngặt, sinh trưởng và phát triển
chậm như: Methanobacrerium hình que, không sinh bào tử; Methanobacterium hình que, sinh bào tử;
Methanococcus tế bào hình cầu, đứng riêng rẽ, không kết thành chuỗi; Methanosarsina tế bào hình cầu,
kết thành chuỗi hoặc khối, [6,13, 14, 23, 29, 34].
1.4. Nước thải đô thị
Nước thải đô thị là nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt, nước mưa, nước thải của các khu
công nghiệp hay những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Trong nước thải đô thị có tỉ lệ là khoảng 50 – 60% là
nước thải sinh hoạt, nước mưa thấm qua đất khoảng 10 – 14%, nước thải công nghiệp khoảng 30 –
36%, [3, 6, 14].
1.4.1. Đặc điểm của nước thải đô thị
Nước thải đô thị là hỗn hợp phức tạp thành phần các chất, những chất này có thể ở dạng keo,
hòa tan hay không hòa tan. Thành phần của nước thải đô thị nói chung có thể thay đổi tùy theo phong
tục tập quán cũng như các nghành công nghiệp đặc trưng của khu vực đó. Trong nước thải đô thị
thường có các chất hữu cơ (tinh bột, protein,._. chất béo, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...), những chất vô cơ
( Fe, Mg, Cu, Na, Ca, Zn...), những chất tạo màu và mùi, [3, 6, 12, 14, 24 ,27, 34].
Trong nước thải đô thị cũng chứa nhiều các vi sinh vật gây bệnh cũng như vi sinh vật có ích cho
quá trình xử lí nước thải. Thành phần và số lượng vi sinh vật trong nước thải đô thị phụ thuộc vào
nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đặc trưng của đô thị. Vi sinh vật trong nước thải đô
thị là nấm mốc, nấm men, vi khuẩn, xạ khuẩn ; trong số đó thì vi khuẩn chiếm số lượng nhiều và đóng
vai trò quan trong nhất trong xử lí nước thải. Ngoài vi sinh vật thì trong nước thải đô thị còn có những
động vật nguyên sinh protozoa hay các loài tảo, thực vật thủy sinh, [ 3, 6, 12, 14, 24 ,27, 34].
Bảng 1.1. Đặc tính của nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu Nồng độ mg/l
Cao Trung Thấp
BOD5 400 220 110
COD 1000 500 250
N hữu cơ 35 15 8
N – NH3 50 25 12
N tổng số 85 40 20
P tổng số 15 8 4
Tổng số chất rắn 1200 720 350
Chất rắn lơ lửng 350 220 100
Nguồn : Metcalf and Eddy, 1979, trích bởi Chongrak 1989 – Lê Hoàng Việt, Trung tâm kĩ thuật môi
trường và năng lượng mới.
1.4.2. Hiện trạng nước thải đô thị ở Việt Nam và Tp. HCM
1.4.2.1. Việt Nam
Hiện nay, dù các ngành các cấp có thẩm quyền đang tiến hành nhiều chính sách ngăn chặn và
khắc phục nhưng tình trạng ô nhiễm nước vẫn chưa giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Tại các
thành phố lớn trên cả nước: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Dương, Huế, Đà Nẵng…nước thải sinh hoạt
không được xử lí mà thải ra môi trường cùng với nước thải công nghiệp, y tế làm cho các thông số
COD, BOD, TS, SS đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép 5 – 10 lần thậm chí là 20 lần, [1, 2, 20, 26].
Cộng thêm vào đó là tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lí chất thải,
nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các TP lớn, các KCN, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong
tổng số 183 KCN trong cả nước, có trên 60% KCN chưa có hệ thống xử lí nước thải tập trung. Các đô
thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lí nước thải,
chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... . Trên cả nước chỉ có vài khu công nghiệp
mà nước thải được xử lí trước khi thải: khu công nghiệp Việt Nam – Singapore ở Bình Dương, khu
công nghiệp Bắc Thăng Long ở Hà Nội, khu công nghiệp Nomura ở Hải Phòng, [1, 2, 20, 26].
Nước thải bệnh viện là nguồn mang mầm bệnh đặc biệt nguy hiểm nhưng hầu hết các bệnh viện,
trung tâm y tế hiện nay chưa có hệ thống xử lí riêng mà chủ yếu là xả thải thẳng vào hệ thống thoát
nước chung vì vậy làm cho vấn đề ô nhiễm nước thêm trầm trọng, [46].
Hậu quả là hiện nay trên cả nước nhiều dòng sông đang kêu cứu trước nguy cơ bị diệt vong bởi
nước thải như sông Thị Vải, sông Đáy, sông Nhuệ và nhiều dòng sông khác.
Theo báo Sức khỏe & Đời sống của Bộ Y tế mỗi ngày sông Nhuệ phải hứng chịu hàng trăm
nghìn m3 nước thải từ các nguồn trong đó có nước từ sông Tô Lịch với tổng hợp các loại nước thải của
khu công nghiệp, làng nghề, nước thải sinh hoạt... Các chất độc trong nước sông Tô Lịch luôn vượt quá
tiêu chuẩn cho phép vài chục lần. Không còn một loại sinh, thực vật có ích nào sống được dưới lòng
sông. Sông Thị Vải nằm trên 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Mỗi ngày sông Thị Vải tiếp nhận
45.000m3 nước thải của 10 khu công nghiệp. Lượng nước thải của các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xả ra sông Thị Vải chiếm hơn 25.000m3/ngày, [41].
1.4.2.2. Tp. Hồ Chí Minh
Tại Tp. Hồ Chí Minh, tình trạng ô nhiễm nước tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của thành phố
này. Hàng ngày, hệ thống thoát nước của thành phố phải tiếp nhận 1,5 – 1,7 triệu m3 nước thải chưa
qua xử lí, không đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ
Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính
500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt, [1, 2, 20].
Nước thải bệnh viện cũng thi nhau đổ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố mang theo
nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Thành phố Hồ Chí Minh hiện còn trên 40 bệnh viện chưa có hệ thống xử
lí nước đạt chuẩn và 35 cơ sở khác thậm chí chưa có cả hệ thống xử lí. Nước bẩn đi thẳng xuống cống
thoát nước và ra môi trường.
Từ những nguyên nhân trên mà hiện nay trên địa bàng thành phố, hàng loạt những dòng kênh :
kênh Tàu Hủ, kênh Nhiêu Lộc, kênh Tân Hóa….là những dòng kênh chết, nước thải từ những dòng
kênh này hàng ngày đi vào sông Sài Gòn làm cho tình trạng ô nhiễm nước sông ngày càng trầm trọng, [
1, 20, 46].
Bảng 1.2. Số liệu phân tích chất lượng nước thải tại 39 miệng cống xả ra kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè.
Chỉ tiêu Nồng độ (mg/l)
Khoảng dao động Trung bình
COD 100 - 396 177
BOD 50 - 230 99
SS 200 – 650 90
TS 100 – 540 241
pH 6,18 – 7,92 6,89
N kjeldahl 0 – 0,75 12,28
P 0,06 – 2,23 1,19
Nguồn : Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường – Trung tâm Bảo vệ Môi trường (EPC)
03/1994
1.5. Các phương pháp xử lý nước thải đô thị
1.5.1. Phương pháp cơ học
Trong nước thải thường có nhiều loại tạp chất rắn với các kích cỡ khác nhau : rơm, cỏ, gỗ mẫu,
bao bì chất dẻo, giấy, giẻ, dầu mỡ, .v.v… Ngoài ra, còn có các loại hạt lơ lửng ở dạng huyền phù khó
lắng. Chính vì vậy mà để việc xử lí nước thải đạt hiệu quả thì việc đầu tiên phải loại những tạp chất
trên ra khỏi nước thải và phương pháp thích hợp nhất là xử lí cơ học. Xử lí cơ học bao gồm nhiều
phương pháp:
- Song chắn rác: nhằm giữ lại các vật thô như giẻ, giấy, rác, vỏ hộp, mẩu đất đá, gỗ… trước song
chắn rác. …, [11, 14, 24, 25].
- Lưới lọc: đặt sau song chắn rác nhằm loại bỏ tạp chất rắn co kích cỡ nhỏ hơn, mịn hơn và có
thể đặt thêm lưới lọc, [11, 14, 24, 25].
- Lắng cát: dựa theo nguyên lí trọng lực, dòng nước thải chảy qua bẫy cát, [14, 24, 25].
- Các loại bể lắng : trong quá trình xử lí cần phải lắng các loại hat lơ lửng , các loại bùn… nhằm
làm cho nước trong. Nguyên lý làm việc của các loại bể này đều dựa trên cơ sở trọng lực, [11, 14, 24,
25].
- Tách dầu mỡ : trong nước thải có chứa một lượng dầu mỡ do các cơ sở sản xuất bơ sữa, ăn
uống, xí nghiệp ép dầu… thải ra. Để loại bỏ dầu mỡ một cách đơn giản có thể dùng các tấm sợi quét
trên mặt nước, [5, 6,11, 14, 24, 25].
- Lọc cơ học : là phương pháp dùng tách các tạp chất phân tán nhỏ khỏi nước mà bể lắng không
lắng được bằng các loại phin lọc. Vật liệu lọc có thể là thép không gỉ, nhôm, niken, đồng thau, amiang,
bông, len, sợi tổng hợp, than cốc, sỏi, đá nghiền.v.v…, [5, 6,11, 14, 24, 25].
1.5.2. Phương pháp hóa học và hóa lý
1.5.2.1. Trung hòa
Người ta thường trung hòa pH của nước thải về 6,6 – 7,6 để thích hợp cho quá trình xử lý.
Những hóa chất thường dùng để điều chỉnh pH của nước thải: CaCO3, CaO, Ca(OH)2, NaOH, HCl,
H2SO4, [5, 6,11, 14, 24, 25].
1.5.2.2. Keo tụ
Trong nước thải thì những hạt nhỏ ở dạng keo không thể lắng được, muốn cho chúng lắng được
thì phải làm tăng kích thước của chúng. Muốn làm như vậy thì phải trung hòa điện tích của chúng rồi
mới liên kết chúng lại với nhau. Những chất có thể thực hiện keo tụ thường là muối sắt hay muối nhôm
hoặc là hỗn hợp của chúng: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)5Cl, KAl(SO4)2.12H2O,
Fe2(SO4)2.3H2O, Fe2(SO4)3.3H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3….., [5, 6, 11, 14].
1.5.2.3. Hấp phụ
Phương pháp này thường dùng để loại bỏ khỏi nước thải những chất hòa tan mà không thể loại
bỏ bằng phương pháp khác vì chúng có hàm lượng rất nhỏ trong nước thải. Những chất này thường là
những chất độc hại, chất màu hay mùi khó chịu. Những chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính,
silicagen, keo nhôm, xỉ tro, xỉ mạt sắt…trong số này thì chất thường dùng phổ biến nhất là than hoạt
tính, [5, 6, 11, 14].
1.5.2.4. Tuyển nổi
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc các phân tử phân tán trong nước có khả năng tự lắng kém
nhưng lại có khả năng kết dính vào các bọt khí nổi trên bề mặt nước. Sau đó người ta tách các bọt khí
này ra khỏi nước, thực chất đây là quá trình tách bọt hay làm đặc bọt.
Tuyển nổi thường dùng trong tách các chất lơ lững không tan và một số chất khó tan ra khỏi pha
lỏng. Kĩ thuật này thường dùng trong xử lí nước thải đô thị và nhiều lĩnh vực công nghiệp như: chế
biến dầu béo, thuộc da, dệt, chế biến thịt.v.v…., [5, 6, 11, 14].
1.5.2.5. Trao đổi ion
Thực chất đây là quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi với các ion có cùng
điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Phương pháp này dùng loại ra khỏi nước thải các ion
kim loại như Cu, Cr, Ni, Hg, V, Mn, chất phóng xạ, loại các ion Ca2+ và Mg2+ làm mềm nước, [5, 6, 11,
14].
1.5.2.6. Khử khuẩn
Dùng các hóa chất có tính độc với vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, giun, sán…để làm sạch
nước, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để đổ vào nguồn hay tái sử dụng. Để khử khuần có thể dùng hóa chất
hay những tác nhân vật lý như tia tử ngoại hay ozone…Công đoạn khử khuẩn thường đặt ở cuối trong
quá trình xử lí nước thải, [5, 6, 11, 14]
1.5.3. Phương pháp sinh học
Phương pháp này chủ yếu dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật mà chủ yếu là vi khuẩn dị
dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước trước hết được vi sinh vật
sử dụng làm thức ăn nếu dư sẽ bị khoáng hóa thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước,
[11, 14].
Phương pháp này dựa trên cơ sở là hoạt động của vi sinh vật vì vậy điều kiện đầu tiên và vô
cùng quan trọng là nước thải phải là môi trường sống của quần thể vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ
có trong nước thải, [11, 14]
Từ yêu cầu trên mà nước thải phải thõa mãn những yêu cầu sau:
+ Không có chất độc làm chết hay hay ức chế hoàn toàn hệ vi sinh vật trong nước thải. Trong số
các chất độc phải chú ý đến hàm lượng kim loại nặng. Theo mức độc hại thì các kim loại xếp theo thứ
tự:
Sb> Ag > Cu > Hg > Co > Ni > Pb > Cr+3 > V > Cd > Zn > Fe
Muối của những kim loại này cũng ảnh hưởng đến đời sống của vi sinh vật. Nếu quá nồng độ
cho phép, các sinh vật có thể sẽ không sinh trưởng được và có thể bị chết, [11, 14]
+ Chất hữu cơ có trong nước thải phải là cơ chất dinh dưỡng nguồn cacbon và năng lượng cho vi
sinh vật. Những chất dinh dưỡng đó thường là hidratcacbon, protein, lipid hòa tan, [11, 14]
+ Nước thải đưa vào xử lí sinh học có hai thông số đặc trung là COD và BOD. Tỉ số của hai
thông số này là phải là: COD/BOD ≤ 2 hay BOD/COD ≥ 0,5 mới có thể đưa vào xử lí sinh học hiếu
khí. Nếu COD lớn hơn BOD nhiều lần, trong đó có cellulose, hemicellulose, protein, tinh bột chưa tan
thì phải xử lí bằng sinh học kị khí hay thêm các biện pháp xử lí hóa lý như kết tủa, hấp phụ.v.v…, [11,
14]
1.5.3.1. Xử lí nước thải bằng ao hồ sinh học
Ao hồ sinh học hay còn gọi là ao hồ ổn định nước thải, đây là phương pháp đơn giản nhất và đã
được áp dụng từ thời xa xưa. Phương pháp này không yêu cầu kĩ thuật cao, vốn đầu tư ít, chi phí hoạt
động rẻ tiền, quản lí đơn giản, hiệu quả cao, song yêu cầu về diện tích mặt bằng lớn và quá trình xử lí
có thể sinh ra mùi khó chịu. Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa vào quá trình tự làm sạch của
nước liên quan tới hoạt động sống của giới thủy sinh. Hoạt động sống của chúng dựa trên quan hệ cộng
sinh của toàn bộ quần thể sinh vật có trong nước. Tùy theo chiều sâu của hồ sinh học mà chia thành 3
vùng: vùng kị khí ở đáy, vùng tùy nghi ở giữa và vùng hiếu khí trên mặt, [5, 6, 11, 14, 23, 25].
Tại vùng kị khí xảy ra quá trình phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kị khí có trong lớp bùn
hay trong nước đáy. Các sản phẩm tạo thành trước tiên là các acid hữu cơ và sản phẩm cuối cùng là
NH3, H2S, CH4, H2, CO2…., [5, 6, 11, 14, 23, 25].
Tại vùng tùy nghi, các vi khuẩn sẽ phân hủy chất hữu cơ thành nhiều chất trung gian khác nhau,
cuối cùng là CO2 và nước. Những vi khuẩn này xử dụng O2 do tảo và các loài thực vật trong nước sinh
ra. Tại đây cũng xảy ra quá trình phản nitrat hóa, [5, 6, 11, 14, 23, 25].
Tại vùng hiếu khí, những thực vật thủy sinh như tảo, rong đuôi chó, các loại bèo… sẽ quang hợp
cung cấp O2 cho vi khuẩn hiếu khí hoạt động, ngoài ra thì rễ của chúng là nơi bám vào của vi khuẩn
giúp chúng sống sót dưới ánh sáng mặt trời. Ngược lại những vi khuẩn hiếu khí sẽ phân giải chất hữu
cơ thành các chất khoáng cung cấp cho thực vật thủy sinh và tảo sử dụng. Cứ như vậy thì nước ô nhiễm
sẽ được làm sạch. Nếu dư PO43- và NH4+ tảo sẽ phát triển bùng nổ làm nước nở hoa. Nếu lượng chất
hữu cơ thấp có thể nuôi cá và sinh khối tảo làm thức ăn tốt cho cá. Còn ngược lại thì phải dùng hóa
chất diệt tảo và như vậy nước có thể bị ô nhiễm thứ cấp, [5, 6, 11, 14, 23, 25].
Hồ sinh học chia thành các loại tùy theo độ sâu và mục đích sử dụng, [14]
- Ao hồ hiếu khí.
- Ao hồ kị khí.
- Ao hồ hiếu – kị khí.
- Ao hồ ổn định xử lí bậc III.
1.5.3.2. Cánh đồng tưới và bãi lọc
Việc thực hiện xử lí nước thải trên những cánh đồng tưới và bãi lọc là dựa vào khả năng giữ cặn
của nước trên mặt đất, nước thấm qua đất như đi qua lọc, nhờ có oxy trong các lỗ hổng và mao quản
của lớp đất mặt, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn. Càng sâu
xuống, lượng oxy càng ít nên quá trình oxy hóa chất nhiễm bẩn giảm dần. Cuối cùng đến độ sâu mà tại
đó chỉ còn diễn ra quá trình khử nitrat. Các cánh đồng tưới và bãi lọc chỉ xây dựng ở những nơi có mực
nước nguồn thấp hơn 1,5m so với mặt đất, [ 11, 14, 25].
Cánh đồng tưới có hai chức năng là xử lí nước thải và tưới bón cây trồng. việc dùng nước thải
tưới bón cây trồng có thể tăng năng suất lên 2- 4 lần, nhất là cánh đồng cỏ thì có thể tăng lên 5 lần, [
11, 14, 25].
Khi xử dụng cánh đồng tưới và bãi lọc thì phải đảm bảo vệ sinh cho cộng đồng và cho các sản
phẩm cây trồng, đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước sau xử lí có thể đổ vào trong các
thủy vực. Chính vì những yêu cầu trên mà các công trình loại này phải xây dựng ở xa khu dân cư và
cuối hướng gió, [ 11, 14, 25].
1.5.3.3. Xử lý nước thải dựa trên cơ sở sinh trưởng lơ lửng của vi sinh vật
Trong nước thải luôn có những hạt chất rắn lơ lửng và khó lắng, đây là những giá thể giúp cho
vi sinh vật có thể bám vào phát triển thành những bông cặn có khả năng phân hủy chất hữu cơ trong
nước thải. Người ta có thể ứng dụng sinh trưởng lơ lửng để xử lý nước thải kị khí hay hiếu khí, [5, 6,
11, 14].
Với những hạt bông bùn này nếu được thổi khí khuấy đảo sẽ lơ lửng trong nước và dần lớn lên
do hấp phụ vi sinh vật, chất rắn, nguyên sinh động vật …trong nước thải. Thành phần của bùn chủ yếu
là vi khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn, nguyên sinh động vật. Vi sinh vật mà chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí sẽ
sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm thức ăn tăng sinh khối, đồng thời chất keo trong khối nhầy của
bùn hoạt tính sẽ kết dính các chất lơ lửng, làm sáng màu và khử mùi…vì vậy mà bùn hoạt tính to lên và
lắng xuống đáy, nhờ vậy mà nước thải được làm sạch.
Những công trình xử lí nước thải hiếu khí ứng dụng sinh trưởng lơ lửng với vi khuẩn hiếu khí
như aeroten, mương oxy hóa, bể oxyten.… , [5, 6, 11, 14].
Những công trình xử lí nước thải kị khí ứng dụng sinh trưởng lơ lửng với vi khuẩn kị khí bắt
buộc như xử lí bằng tiếp xúc kị khí ANALIFT, xử lí nước thải ở lớp bùn kị khí và dòng nước hướng
lên UASB hay còn gọi là lên men ở lớp bùn ANAPULSE. Phương pháp này có thể loại bỏ BOD5 80 –
95%, COD từ 65 – 90% với những nước thải bị ô nhiễm nặng, [5, 6, 11, 14].
1.5.3.4. Xử lí nước thải dựa trên cơ sở sinh trưởng dính bám của vi sinh vật
Trong dòng nước thải có những vật rắn làm giá mang, giá mang là nơi các vi sinh vật dính bám.
Trong số những vi sinh vật thì có những loài có khả năng sinh ra chất dẻo hay polymer sinh học, chất
này có khả năng dính nhờ vậy có càng nhiều vi khuẩn và ngày càng dày lên gọi là màng sinh học.
Màng này có khả năng oxy hóa chất hữu cơ trong nước khi chảy qua hay tiếp xúc với màng. Bên cạnh
các chất hữu cơ thì màng này còn có khả năng kết dính những động vật nguyên sinh, trứng giun sán….
làm cho nước thải giảm chất hữu cơ, cũng như giảm đi những chất lơ lửng trong nước thải nhờ vậy mà
nước thải được làm sạch, [5, 6, 11, 14].
Những công trình hiếu khí xử lí nước thải ứng dụng màng sinh học như lọc sinh học, đĩa quay
sinh học, BIOFOR, NITRAZUR, OXIZUR, BIODROP…., [5, 6, 11, 14].
Những công trình kị khí xử lí nước thải ứng dụng màng sinh học như : lọc kị khí với sinh trưởng
gắn kết trên giá mang hữu cơ ( ANAFIZ), lọc kị khí với vật liệu giả lỏng trương nở ( ANAFLUX ), [5,
6, 11, 14].
1.5.3.5. Xử lí bằng quá trình hợp khối
Quá trình hợp khối trong xử lí nước thải là quá trình kết hợp các phương pháp hiếu khí, kị khí và
thiếu khí nhằm xử lí nước thải một cách triệt để, [33].
Quá trình hợp khối này thường ứng dụng để khử N và P trong nước. Trong quá trình hiếu khí thì
nitơ ở dạng amoni sẻ được chuyển hóa thành nitrat nhờ những vi khuẩn Notrosomonas và Nitrobacter.
Trong điều kiện thiếu khí thì nitrat lại được các vi khuẩn khử nitrat chuyển hóa thành nitơ phân tử bằng
cách tách đi oxi của nitrat và nitrit. Với muối chứa photpho như polyphotphat, orthophotphat người ta
ứng dụng quá trình photphoryl hóa của vi khuẩn kị khí tùy tiện Acinetobacter sp để khử photpho, [33].
Dùa trªn c¸c nguyªn lý nµy, ngêi ta ®· thiÕt lËp mét qui tr×nh xö lÝ níc th¶i theo ph¬ng ph¸p
bïn ho¹t tÝnh ®Ó khö BOD, N, P trong hÖ thèng Bardenpho (gåm hÖ thèng c¸c bÓ kÞ khÝ, bÓ thiÕu khÝ, bÓ
hiÕu khÝ...). Xö lÝ níc th¶i b»ng hÖ thèng nµy sÏ t¸ch ®îc mét lîng lín photpho ra khái níc th¶i
díi d¹ng polyphotphat trong bïn d, vµ khö ®îc nitrat trong c¸c bÓ thiÕu khÝ, [33].
1.6. Quá trình hợp khối và kĩ thuật kết hợp aeroten với lọc sinh học.
Với nước thải đô thị là nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp người ta
có thể xử lí nước thải này qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất qua aeroten với bùn hoạt tính và giai
đoạn hai là lọc sinh học với vật liệu lọc là hạt xốp làm bằng chất dẻo.
Giải pháp này cho phép:
- Có lợi về mặt năng lượng cho xử lí nước.
- Có lợi về vị trí do những chất thải có khả năng lọc trên lớp vi sinh vật ( hiệu suất
khoảng 5 kg BOD5/ngày ).
- Có khả năng làm việc tốt hơn khi thay đổi tải đột ngột.
Nước thải khi qua aeroten, các vi khuẩn trong bùn hoạt tính hoạt động chúng sử dụng chất hữu
cơ trong nước thải và làm sạch nước một phần lớn chất hữu cơ. Nước thải tiếp tục chuyển sang lọc sinh
học, tại đây những vi khuẩn của màng sinh học cùng nới những vi khuẩn trong bùn có thể sang bám
vào màng tiếp tục làm sạch nước triệt để hơn. Trong thực tế để xử lí nước thải ô nhiễm nặng
( BOD5 từ 300 – 1000 mg/l) người ta thường sử dụng hệ thống xử lí hợp khối gồm: bể kị khí + aeroten
+ lọc sinh học, [14].
1.6.1. Aeroten
Nước thải luôn chứa những chất lơ lửng là những chất rắn hay là những chất hữu cơ chưa hòa
tan. Chất lơ lửng này là nơi vi khuẩn bám vào, những vi khuẩn này tiết ra enzyme ngoại bào và phân
hủy những chất hữu cơ dễ phân hủy cũng như những chất hữu cơ khó phân hủy thành những dạng đơn
giản. Sau đó những chất hữu cơ đã được phân hủy ngoại bào này sẽ được thẩm thấu qua màng tế bào
và được oxi hóa tiếp thành sản phẩm cung cấp vật liệu cho tế bào cùng sản phẩm cuối cùng là CO2 và
H2O. Nhờ quá trình này mà sinh khối vi sinh vật ngày càng tăng, tạo thành những hạt bông lơ lửng
trong nước với kích thước khoảng 3 đến 150µm. có màu vàng nâu dễ lắng còn gọi là bùn hoạt tính, [3,
5, 6,11, 14, 15, 19, 24, 31, 32, 33].
Thành phần sinh học của bùn hoạt tính bào gồm nấm mốc, xạ khuẩn, động vật nguyên sinh
nhưng chủ yếu là vi khuẩn chiếm đa số, số lượng khoảng 108 – 1012 trên 1mg chất khô với những giống
như: Pseudomonas, Achromobacter, Alcaligen, Bacillus, Micrococcus, Flavobacterium…. Vi khuẩn
trong bùn hoạt tính cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. .[3,
5, 6, 11, 14, 15, 19, 24, 31, 32, 33]
Bảng 1.3. Một số giống chính trong quần thể vi sinh vật trong bùn hoạt tính.
Vi khuẩn Chức năng
Pseudomonas Phân hủy hidratcacbon, protein, các hợp chất hữu cơ khác và
phản nitrat hóa
Athrobacter Phân hủy hidratcacbon
Bacillus Phân hủy hidratcacbon, protein
Cytophaga Phân hủy các polymer
Zooglea Tạo chất nhầy (polisaccarit), hình thành chất keo tụ.
Acinetobacter Tích lũy polyphotphat, phản nitrat
Nitrosomonas Nitrit hóa
Nitrobacter Nitrat hóa
Sphaerotilus Sinh nhiều tiên mao, phân hủy các chất hữu cơ
Alcaligen Phân hủy protein, phản nitrat hóa
Flavobacterium Phân hủy protein
Nitrococcus denitrificans
Phản nitrat hóa (khử nitrat thành N2)
Thiobacillus denitrificans
Acinetobacter
Hyphomicrobium
Vi khuẩn Chức năng
Desulfovibrio Khử sulfat, khử nitrat
Quá trình oxi hóa hợp chất hữu cơ trong nước thải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: tốc độ oxi hóa bằng tốc độ tiêu thụ oxi. Ở giai đoạn này thì bùn hoạt tính hình
thành và phát triển. Sinh khối trong giai đoạn này ít, tuy nhiên sau khi vi sinh vật thích nghi với môi
trường thì chúng sinh trưởng theo cấp số nhân và lượng oxi tiêu thụ cũng tăng dần, [14].
- Giai đoạn 2 : vi sinh vật phát triển ổn định và tốc độ tiêu thụ oxi cũng ở mức gần như ít thay
đổi. Giai đoạn này thì chất hữu cơ đựơc phân hủy nhiều nhất, [14].
- Giai đoạn 3 : sau một thời gian khá dài tốc độ oxi hóa cầm chừng và có chiều hướng giảm thì
lại thấy tốc độ tiêu thụ oxi tăng lên. Đây chính là giai đoạn nitrat hóa các muối amon, [ 14].
Sau giai đoạn này bùn lắng xuống đáy, nếu không tách bùn cặn thì bùn sẽ tự phân gây ô nhiễm
thứ cấp nguồn nước, [ 14].
1.6.2. Lọc sinh học
Phương pháp lọc sinh học dựa trên quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng sinh học, oxi hóa
các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Vật liệu lọc dùng trong lọc sinh học thường là gỗ, đá, hay polymer.
Màng sinh học là tập hợp nhiều loài vi sinh vật hiếu khí, kị khí và tùy tiện xuất hiện theo bề dày từ
ngoài vào trong của màng sinh học.
Lớp ngoài cùng: là lớp tập trung chủ yếu là vi khuẩn hiếu khí mà điển hình là Bacillus.
Lớp giữa: là nơi xuất hiện các vi khuẩn tùy tiện Pseudomonas, Alcaligens, Flavobacterium,
Micrococcus và cả Bacillus.
Lớp trong cùng: là lớp kị khí với sự xuất hiện của vi khuẩn khử nitrat và khử lưu huỳnh
Desulfovibrio. Bên cạnh những vi khuẩn kị khí thì tại vùng này còn xuất hiện những động vật nguyên
sinh, chúng ăn một phần màng và tạo thành những lỗ nhỏ trên màng, [5, 6, 8, 11, 14, 19, 24, 36].
Chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị oxy hóa một phần bởi những vi sinh vật hiếu khí bên ngoài.
Sau khi thấm sâu vào bên trong màng nước sẽ hết oxy hòa tan và tiếp tục được làm sạch bởi những vi
khuẩn kị khí và tùy tiện. Cùng với quá trình làm sạch thì màng ngày càng dày lên 1 – 4 mm, khi nước
đã cạn kiệt chất hữu cơ thì vi khuẩn trên màng sẽ chuyển sang hô hấp nội bào và xảy ra hiện tượng tróc
màng, sau đó lớp màng sẽ được tái lập lại. Lọc sinh học thường áp dụng cho các công trình xử lý nước
thải ô nhiễm tương đối nhẹ ( BOD5 từ 100 – 300mg/l) và SS trong nước thấp khoảng vài chục mg/l. Do
vậy trong hệ thống hợp khối thường đặt ở vị trí sau kị khí và aeroten làm công việc xử lí bổ trợ hay xử
lí những công đoạn cuối, [5, 6, 8, 11, 14, 19, 24, 36].
1.7.Tình hình áp dụng mô hình hợp khối ở Việt Nam và trên thế giới
1.7.1. Thế giới
Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp bằng biện pháp sinh học đã được các quốc
gia phát triển trên thế giới nghiên cứu và đưa vào ứng dụng. Hiện nay, để xử lí đạt hiệu quả cao những
nước thải ô nhiễm nặng thì phương pháp chủ yếu được chọn là phương pháp hợp khối kết hợp kị khí và
hiếu khí hay kết hợp lọc sinh học và aeroten. Đây là công nghệ xử lý nước thải được ứng dụng ở những
nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức, Israel….
Ảnh 1.1. Mô hình J
Một trong những giải pháp cải thiện môi trường được áp dụng tại Nhật Bản là sử dụng rộng rãi
trong toàn xã hội hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt tại nguồn J (1982). J là hệ thống xử lí chất thải và
nước sinh hoạt đạt được những chỉ tiêu tiên tiến, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất về bảo vệ môi
trường hiện nay của các nước phát triển. Thiết bị J gồm phần vỏ được chế tạo bằng vật liệu
Dicyclopentadiene – Polymer hoặc nhựa Composite kết hợp sợi hóa học, một máy bơm và 5 bể lọc kị
khí, 2 bể lọc màng sinh học – vi sinh hiếu khí và một bể trữ nước đã qua xử lí, có khoang khử trùng
bằng clo…Hệ thống thiết bị này được thiết kế gọn nhẹ, tối ưu nhằm đem lại cho chúng ta sự đơn giản
trong lắp đặt và sử dụng, [47].
Aqwise là công ty chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý nước thải vừa qua đã phối hợp với
WESTT Development BV một công ty của Hà Lan để phát triển hệ thống xử lý nước thải kết hợp kị
khí và hiếu khí xử lí nước thải của công nghiệp chế biến giấy, công nghiệp dược và đồ hộp khả năng xử
lí của hệ thống này có thể lên đến 3 - 10 tấn COD/ngày. Mức kinh phí cho dự án này là 1 triệu đô la và
hoàn thành trong năm 2010.[45]
Với những ưu điểm vượt trội của mình thì công nghệ hợp khối ngày càng được ứng dụng rộng
rãi ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.
1.7.2. Việt Nam
Ở nước ta cùng với sự phát triển, mọc lên của hàng loạt những khu công nghiệp thì vấn đề xử lí
nước thải công nghiệp bằng công nghệ hợp khối ngày càng ứng dụng rộng rãi.
Công ty Bia ong Thái Bình sản xuất chủ yếu là bia hơi, công suất hiện nay là 5 triệu lít/năm.
Đến năm 2003, công suất dự kiến sẽ tăng lên 8 triệu lít/năm. Công nghệ sản xuất bia là công nghệ
truyền thống theo tiêu chuẩn Việt Nam do công ty POLICO chuyển giao. Lượng nước cần cho quá
trình sản xuất bia là 500 m3/ngày, trong tương lai sẽ tăng lên 700 m3/ngày. Nước chủ yếu dùng trong
các khâu: nấu, rửa tang bốc, rửa nồi, rửa chai, vệ sinh công nghiệp ... Nước nấu bia khoảng 30 đến 50
m3/ngày (ngày cao điểm đến 60 m3). Nước thải chủ yếu là nước rửa nồi, rửa chai, tang bốc, nước cấn
men... khoảng 300 m3/ngày hiện nay sẽ tăng lên 400 m3/ngày khi sản lượng 8 triệu lít bia/năm. Kể cả
nước thải sinh hoạt sẽ là 450 m3/ngày. Nước thải Công ty Bia ong Thái Bình có hàm lượng BOD5 trên
900 mg/l, COD trên 1200 mg/l và hàm lượng cặn lơ lửng trên 300 mg/l. Nước thải được xử lí theo dây
chuyền công nghệ UAFB và SBR hiệu quả xử lí nước thải theo BOD5 đạt tới 95%, đáp ứng yêu cầu xả
vào nguồn nước mặt loại B theo quy định của TCVN 5945-1995.[48]
Dự án xây dựng công trình xử lí rác Gò Cát do Công ty Xử lí chất thảI TP. HCM (hiện nay đã
sáp nhập vào Công ty Môi trường đô thị) và công ty VERMEER (Hà Lan) lập với tên gọi “Dự án đầu
tư nâng cấp chất lượng công trình xử lý rác Gò Cát”. Tổng mức đầu tư: khoảng 242 tỷ đồng, trong đó:
Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Vương quốc Hà Lan: 176,9 tỷ (theo Hiệp định tài trợ giữa
chính phủ Hà Lan và Chính phủ Việt Nam được ký kết vào ngày 24/5/2000). Vốn đối ứng trong nước
bằng ngân sách địa phương 65,1 tỷ đồng.
Nước rỉ rác được bơm về hồ chứa. Từ đây, nước rác được bơm vào bể khuấy trộn → Tháp khử
Caxi → Bể sinh học kị khí UASB → Bể tiền khử Nitơ → Bể thoáng khí Aerotank → Bể hậu khử
Nitơ → Bể lắng → Thiết bị xử lí hóa lý PCTU (keo tụ - tạo bông - tạo lắng) → Lọc cát → Lọc 130
µm → Lọc 5 µm → Lọc Nano → Xả ra nguồn tiếp nhận. cùng với xử lí nước rỉ rác thì hệ thống này
còn cho phép thu gas và điện.[49]
Theo tạp chí Phát Triển KH&CN, tập 12, số 02 – 2009, các tác giả Nguyễn Văn Phước, Nguyễn
Thị Thanh Phượng, Lê Thị Thu đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài “ Xử lí nước thải tinh bột mì bằng
công nghệ Hybrid – Lọc sinh học và Aeroten”. Bằng phương pháp này nước thải nhà máy tinh bột mì
với hàm lượng chất hữu cơ và chất độc cao đã được xử lí với khả năng làm sạch lên tới 95% COD,
95% N – NH3 ở tải trọng tối ưu 1kg COD/ m
3/ ngđ, thời gian lưu nước 1 ngày. Hàm lượng vi sinh vật
trong hệ thống có thể đạt đến 10.000mg/l. Nước sau xử lí đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5945 –
2005.
Ở Hà Nội đã đưa vào sử dụng hai trạm xử lí nước thải đô thị là trạm Trúc Bạch với hệ thống hợp
khối là bể kị khí UASB và aeroten, trạm Kim Liên là bể kị khí + aeroten + lọc sinh học. Hai trạm này
hoạt động rất tốt, nước sau xử lí đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN.
Nhà máy bia Hà Nội với hệ thống hợp khối là bể kị khí UASB + aeroten đã xử lí được toàn bộ
nước thải của xí nghiệp với mức ô nhiễm trên 1000 mg/l với công suất 500 m3/ ngày đêm.
Nhà máy bia Tiger cũng áp dụng xử lí nước thải trên hệ thống hợp khối đạt hiệu quả cao và tự
động hóa gần như hoàn toàn hệ thống xử lí.
Ngày nay, Kỹ thuật xử lí hợp khối đang được nhiều nghành công nghiệp quan tâm, vì hệ thống
này chứng tỏ hiệu quả xử lí cao và có thể áp dụng cho xử lí nhiều loại nước thải đặc biệt là các loại
nước thải ô nhiễm nặng nếu như được kết hợp với xử lí hóa lý như : kết tủa, keo tụ….và cuối cùng là
khử khuẩn.
Chương 2
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm lấy mẫu nước thải
Cầu Hòa Bình bắc ngang kênh Tân Hóa quận 11 Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.1.2. Nơi tiến hành thí nghiệm
- Phòng thí nghiệm Vi sinh, Sinh hóa Trường ĐHSP Tp. HCM.
- Vườn trường Khoa sinh, nơi đặt mô hình thí nghiệm.
2.2. Các dụng cụ và thiết bị hóa chất cần dùng trong nghiên cứu.
2.2.1. Dụng cụ, thiết bị
+ Thiết bị
- Kính hiển vi quang học Olympus ( Nhật Bản).
- Máy đo pH WTW (Đức).
- Cân phân tích SATURIUS (Đức).
- Bình tối xác định BOD (Mỹ, Thụy Điển).
- Tủ ấm, tủ sấy vô trùng MEMERT (Đức)
- Tủ cấy vô trùng ( Trung tâm nhiệt đới Việt Nga).
- Nồi hấp vô trùng HUXLEY (Đài Loan).
+ Dụng cụ
- Pipet, pipetman
- Đĩa Petri. ống nghiệm
- Bình cầu 500l
- Ống sinh hàn
- Bình tam giác, các loại que cấy
2.2.2. Hóa chất
- Cồn đốt, K2HPO4, KH2PO4, CaCl2, KOH, Na2SO3. ( Việt Nam)
- Tinh bột tan, CMC, Casein, KI, I2, HgSO4, Glucose, Gentian violet. (Trung Quốc)
- FeCl3. 6H2O, K2Cr2O7, cao nấm men, cao thịt (Đức).
2.3. M«i trêng nu«i cÊy
2.3.1.M«i trêng MPA dùng nuôi cấy vi kh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5351.pdf