1. Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây nhãn (Dimocarpus longan Lour) thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae) là cây ăn quả quen thuộc với người Việt Nam. Cây nhãn nhiều tuổi nhất được trồng cách đây trên 300 năm tại Chùa Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên (Vũ Công Hậu, 1999 [10]. Quả nhãn được xếp vào loại quả ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Trong cùi nhãn có hàm lượng đường tổng số chiếm 12,38 - 22,55 %, trong đó đường khử là 3,85 - 10,16 %, hàm lượng axit 0,09 - 0,10 %, hà
104 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao và ổn định năng suất, chất lượng quả vùng nhãn chủ yếu thuộc tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lượng Vitamin C từ 43,12 - 163,70 mg/100g, hàm lượng vitamin K 196,5 mg/100g, ngoài ra còn có các chất khoáng Ca, P, Fe, và vitamin (B1, B2)…. đều là những chất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người ([34], [35], [37]). Quả nhãn có thể dùng cho ăn tươi, làm đồ hộp, sấy khô làm long đều là những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Các sản phẩm từ nhãn còn làm thuốc quí trong đông y như long nhãn, hạt nhãn, vỏ quả. Long nhãn làm thuốc bổ điều trị suy nhược thần kinh, chứng sút kém trí nhớ, mất ngủ hay hoảng hốt (Huyên Thảo, 2001 [32]). Nhãn còn là cây cung cấp nguồn mật quan trọng có giá trị dinh dưỡng, giá trị y học cao. Gỗ nhãn được dùng đóng các đồ gỗ gia dụng có độ bền, chất lượng thẩm mỹ khá tốt (Trần Thế Tục, 2004 [35]).
Diện tích và sản lượng nhãn ở Việt Nam trong một vài năm gần đây đã có sự tăng trưởng đáng kể so với một số chủng loại cây ăn quả khác. Trong những năm gần đây việc tuyển chọn giống nhãn đã được Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Trường Đại học Nông nghiệp I-Hà Nội, Sở Khoa học Công nghệ Hưng Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hưng Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây nghiên cứu, chọn được những cây đầu dòng tốt, có năng suất cao, ổn định và phẩm chất tốt, được người làm vườn hoan nghênh. Cùng với kỹ thuật nhân giống, các biện pháp kỹ thuật thâm canh cũng được các cơ quan nghiên cứu, các ngành chức năng quan tâm và đã có rất nhiều các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất nên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất ([12], [13], [14], [26], [27], [46]).
Hưng Yên là vùng trồng nhãn nổi tiếng và lâu đời nhất của cả nước. Cây nhãn đã trở thành cây ăn quả đặc sản của vùng. Tuy nhiên, phát triển nhãn ở Hưng Yên còn gặp không ít khó khăn cản trở, nguyên nhân có thể kể đến như: sản xuất nhỏ lẻ không tập trung thành vùng lớn, không đồng bộ về giống, các biện pháp kỹ thuật thâm canh còn chưa được áp dụng hoặc áp dụng chưa đồng bộ,... dẫn tới sản phẩm thu hoạch không đồng đều, giảm sức cạnh tranh, điều này sẽ càng khó hơn khi nước ta gia nhập AFTA, WTO... nơi đòi hỏi cao về các tiêu chuẩn hàng hoá. Để đưa cây nhãn trở thành cây hàng hóa có giá trị cao, cần phải có bộ giống tốt, rải vụ thu hoạch và kỹ thuật thâm canh tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Các giống hiện nay đang được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc chủ yếu vẫn là các giống nhãn chín sớm và chính vụ có thời gian thu hoạch ngắn dẫn đến tình trạng khó tiêu thụ, hiệu quả kinh tế thấp. Trước thực tế đó, đã có nhiều những đề tài nghiên cứu ứng dụng sản xuất quả an toàn theo hướng VietGAP là hướng đi mới trong giai đoạn hiện nay và đã thành công trên một số cây ăn quả như thanh long Bình Thuận, vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang).…
Vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng quả nhãn góp phần hoàn thiện qui trình chăm sóc và quản lý cây nhãn là rất cần thiết. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao và ổn định năng suất, chất lượng quả vùng nhãn chủ yếu thuộc tỉnh Hưng Yên”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao và ổn định năng suất, chất lượng quả nhãn, từ đó bổ sung thêm một số biện pháp kỹ thuật vào qui trình trồng thâm canh nhãn tại vùng nhãn Hưng Yên.
1.2.2. Yêu cầu
+ Điều tra, đánh giá hiện trạng, xác định yếu tố hạn chế việc sản xuất nhãn tại vùng nhãn chủ yếu của tỉnh Hưng Yên.
+ Nghiên cứu một số biện pháp xử lý ra hoa (khoanh vỏ, xử lý hoá chất) và ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến khả năng ra hoa, đậu quả nhằm nâng cao, ổn định năng suất, chất lượng quả đối với giống nhãn lồng Hương Chi tại Hưng Yên.
1.3. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. ý nghĩa khoa học
- Xác định được mối quan hệ giữa các điều kiện trồng trọt ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất quả nhãn.
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện qui trình thâm canh nhãn Hương Chi tại Hưng Yên.
- Đề tài khẳng định được vai trò kỹ thuật trong sản xuất nhãn nói riêng và các cây ăn quả khác nói chung.
1.3.2. ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu góp phần thúc đẩy sản xuất nhãn theo định hướng thâm canh, nâng cao và ổn định năng suất quả nhãn, do đó nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề trồng nhãn.
- Kết quả thu được qua nghiên cứu góp phần tư vấn, định hướng phát triển nhãn, làm cơ sở cho các cơ quan quản lý xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch vùng nhãn chủ yếu của Hưng Yên.
1.4. Đối tượng, vật liệu, phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng
- Điều tra tại nông hộ có vườn nhãn trong vùng nhãn chủ yếu của tỉnh Hưng Yên.
- Tiến hành thí nghiệm trên giống nhãn Hương Chi, nhân giống bằng phương pháp chiết có độ tuổi 7 năm và được trồng trên nền đất phù sa trong đê tỉnh Hưng Yên
1.4.2. Vật liệu nghiên cứu
- Hoá chất sử dụng phun để thúc đẩy việc ra hoa, đậu quả của cây nhãn là KClO3, GA3, Axit Boric (nguồn gốc Trung Quốc), Atonik,Yogen, Rong biển (sản xuất tại Việt Nam).
- Cưa sắt được sử dụng loại cưa có độ mở của lưỡi 0,2 cm, thước đo, cân điện tử...
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
Điều tra tại vùng nhãn huyện Tiên Lữ, Thị xã Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên.
Thí nghiệm được bố trí tại vườn nhãn của Trung tâm UDTB KH&CN - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên.
1.4.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 8 năm 2008
2. Tổng quan tài liệu của đề tài
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Một biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả đối với cây nhãn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, các chủng loại giống… Những biện pháp kỹ thuật này bao gồm biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp cơ giới, biện pháp hoá học…mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, đem lại những hiệu quả khác nhau tuỳ thuộc vào thời điểm tác động, mức độ tác động cũng như phương pháp tác động. Trong số các biện pháp kể trên, biện pháp kỹ thuật tác động bằng các chất hoá học và biện pháp cơ giới còn chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức. Trong khi đó, cây ăn quả là loài cây có chu kỳ kinh tế dài, việc tuyển chọn giống kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh như sử dụng một số hóa chất, chế phẩm bón lá, biện pháp khoanh vỏ, tỉa lá tác động làm tăng khả năng ra hoa; đậu quả; tăng năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho người dân sẽ có ý nghĩa rất quan trọng ([4], [14], [17], [36]).
Cây nhãn cần có một thời kỳ gần như ngừng sinh trưởng (thời kỳ ngủ nghỉ) để chuẩn bị phân hóa mầm hoa (qua hai tiểu thời kỳ là tiền phân hóa hoa và phân hóa hoa), sau đó là ra hoa và đậu quả.
Từ sau khi đậu quả và trước khi quả chín có hai thời kỳ rụng quả chính: sau khi hoa tàn khoảng một tháng thì xẩy ra rụng quả lần thứ nhất (chiếm 40% - 70% tổng số quả rụng), lần rụng quả thứ 2 vào khoảng giữa tháng 6 đến tháng 7. Khi quả chín vẫn còn hiện tượng rụng quả nhưng tỷ lệ rụng hầu như không đáng kể. Cùng với yếu tố thời tiết, khí hậu, sâu bệnh phá hại thì hiện tượng thụ phấn, thụ tinh không hoàn toàn và thiếu chất dinh dưỡng đã gây ra hiện tượng rụng quả hàng loạt ở nhãn ([8], [9], [11], [12], [15], [16]).
2.2. Nguồn gốc, phân bố của cây nhãn
Cây nhãn thuộc lớp hai lá mầm, họ bồ hòn Sapindaceae, họ này có hơn 1000 loài, thuộc 125 chi. Hầu hết các cây này thuộc loại thân gỗ, thân bụi và rất ít thuộc về thân thảo. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt là ở Châu á và Châu mỹ (Wong Kai Choo, 2000 [61]).
Theo nhiều nhà khoa học nhãn có nguồn gốc ở miền Nam - Trung Quốc, từ đời vua Hán Vũ đế có ghi chép về nhãn cách đây 2000 năm; có tài liệu nói nhãn có nguồn gốc đầu tiên ở các vùng núi thuộc tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc nhưng nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng, nhãn có nguồn gốc từ ấn Độ vùng Tây Ghats ở độ cao 1000 m trồng nhiều nhãn, Loenhoto thì cho rằng vùng Kalimanta - Indonexia cũng là cái nôi của nhãn (dẫn theo Trần Thế Tục, 2004, [35]).
Nước ta phát hiện có 25 chi và 70 loài Nhãn thuộc chi Dimocarpus longan nhưng chỉ có nhãn là cây trồng cho quả ăn được. Các loài khác trong họ bồ hòn có giá trị là vải (Lichi chinensis), chôm chôm (Nephelium), (Hoàng Thị Sản, 2003 [24]).
Nhãn được trồng ở nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan, Malaisia, Việt Nam, Philippin… Đến thế kỷ 19 nhãn được trồng ở Châu Mỹ (Bang Florida -Mỹ), Châu Phi và Châu Đại Dương ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới ([36], [53], [56], [61]).
Trên thế giới Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều nhãn nhất, diện tích trồng nhãn năm 1995 của Trung Quốc là 80. 000 ha. Nhãn trồng tập trung ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Hải Nam… Trong đó Phúc Kiến là nơi trồng nhiều nhất và lâu đời nhất, chiếm khoảng 48,7% diện tích cả nước, ở nơi này còn tồn tại nhiều cây nhãn trên 100 năm, đặc biệt có những cây trên 380 năm tuổi. Tỉnh Quảng Tây, nhãn được trồng dọc theo hai bên đường từ Phúc Châu đến Hạ Môn dài trên 300 km, có nơi bề ngang tới 30 km. Tỉnh Quảng Đông, nhãn được trồng tập trung ở vùng đồng bằng Châu Giang.
ở Thái Lan, bắt đầu trồng nhãn từ 1896, giống nhập từ Trung Quốc. Vùng nhãn lớn nhất của Thái Lan tập trung ở miền Bắc và Đông Bắc, nổi tiếng nhất là vùng Chiềng Mai và Lăm Phun. Sau thế kỷ 19 nhãn được nhập vào trồng ở các nước âu Mỹ, Châu Phi, ôxtrâylia, vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (dẫn theo Trần Thế Tục 2004, [35]).
ở Việt Nam, nhãn được trồng từ bao giờ chưa được nghiên cứu, xác định mặc dù cây nhãn đã có mặt rộng rãi ở khắp mọi miền trên đất nước. Leenhouto, Kilimantan (Indonesia) cho rằng cũng là một trong những cái nôi của cây nhãn. Các tác giả đã gặp cây nhãn dại ở vùng ven biển gần Cà Ná cách Phan Rang khoảng 30 km. Cây nhãn được trồng lâu nhất ở chùa Phố Hiến thuộc phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên (cách đây khoảng 300 năm) (dẫn theo Vũ Công Hậu, 1999) [10].
Hiện nay, với ưu thế là cây trồng có hiệu quả kinh tế khá cao, nhãn đã được phát triển mạnh ở nhiều vùng trong cả nước: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và lẻ tẻ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đến nay đã hình thành nhiều vùng nhãn tập trung có diện tích khá lớn như: Hưng Yên, Sông Mã - Sơn La, Vĩnh Châu - Sóc Trăng, Cao Lãnh - Đồng Tháp, Cù lao - An Bình và Đồng Phú - Vĩnh Long.
Theo số liệu thống kê năm 2007 [40], năm 2006, tổng diện tích nhãn và vải hiện có ở các tỉnh phía Bắc xấp xỉ khoảng150. 000 ha trong đó có 105. 000 ha vải và 45. 000 nhãn, và tỷ lệ các giống mới được đưa vào chiếm khoảng 25 -30% tương ứng với 37. 500 - 45. 000 ha nhãn, vải cần được cải tạo thay thế giống.
2.3. Tình hình nghiên cứu về cây nhãn
2.3.1. Nghiên cứu về yêu cầu sinh thái của cây nhãn
* ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển của nhãn
Phạm Văn Côn, 2000 [4], Trần Thế Tục, 1998 [36] nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển của nhãn cho biết: nhiệt độ là một trong những nhân tố khí hậu chính, có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh trưởng phát triển, ra hoa, đậu quả và năng suất cây trồng.
Những vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 20oC trở nên là thích hợp với cây nhãn và là vùng trồng nhãn có hiệu quả kinh tế. Nhiệt độ tối thấp không được dưới 1oC. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ khoảng 8 - 14oC rất thuận lợi cho việc phân hóa mầm hoa của nhãn. Khi nhãn ra nụ, gặp năm có nhiệt độ cao, lá ở chùm hoa phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa và đậu quả của nhãn. Khi hoa nhãn nở, yêu cầu nhiệt độ cao hơn từ 20 - 27oC, nếu gặp nhiệt độ thấp, việc thụ tinh không thuận lợi dẫn đến năng suất thấp. Vào thời điểm thu hoạch quả, nhiệt độ không khí có tác dụng cải thiện chất lượng quả, nhưng nếu nhiệt độ lớn hơn 40oC gây rụng quả, nếu nhiệt độ nhỏ hơn 0oC có thể làm cho nhãn bị chết hoặc bị tổn thương rất nặng ([5], [10], [ 35]).
* ảnh hưởng của nước đến khả năng sinh trưởng phát triển của nhãn
Nhãn là cây sinh trưởng mạnh, sinh khối lớn nên cần một lượng nước khá lớn, đặc biệt là vào thời kỳ sinh trưởng mạnh và phát triển quả. Lượng nước mưa hàng năm cần thiết 1.300 - 1.600 mm/năm. Vào thời gian cây ra hoa cây cần có thời tiết ấm, nắng và tạnh ráo.
Nhãn là cây ưa nước, có khả năng chịu úng tốt (3 - 5 ngày) nhưng cũng đồng thời là cây chịu hạn nhờ có rễ nấm nên có thể trồng ở vùng gò đồi.
Năng suất nhãn thường đạt cao nhất khi lượng mưa là 1.200 - 1.400 mm phân bố vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 (Trần Thế Tục, 2004 [34]).
* ảnh hưởng của đất đến khả năng sinh trưởng phát triển của nhãn
Nhãn là cây có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới nên thích nghi và phát triển tốt trên đất ẩm, mát, đất phù sa nhiều màu. Thực tế các vùng nhãn nổi tiếng đều tập trung trên đất phù sa ven sông như: vùng nhãn Hưng Yên nằm ở ven sông Hồng và sông Thái Bình, Sơn La ven Sông Mã, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng ven sông Tiền, sông Hậu vv. . . Độ pH thích hợp cho nhãn là 4,5 - 6,0 (Trần Thế Tục, 2004 [35]).
Người Trung Quốc cho rằng: nhãn dễ thoả mãn yêu cầu về đất của cây miễn là không phải đất bạc màu, khô hạn, không thoát nước, đất nào cũng trồng được nhãn (Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần, 1991 [22]; Trần Thế Tục, 2004 [35]).
* ảnh hưởng của gió bão đến khả năng sinh trưởng phát triển của nhãn
Gió bão cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới nhãn, nhất là vào thời gian nhãn nở hoa đến khi thu hoạch. Nước ta thường chịu ảnh hưởng bởi gió Tây Nam gây khô nóng, làm cản trở quá trình thụ phấn, thụ tinh của hoa nhãn, làm rụng quả và làm quả kém phát triển.
Thời gian mang quả của nhãn dài từ đầu tháng 4 đến tháng 7, tháng 8 (ở miền Bắc) có thể gặp bão gây rụng, nứt, chầy xước quả, gẫy cành thậm chí gẫy cây, chết cây, để khắc phục cần trồng các giống nhãn chín sớm, tạo tán cây thấp, trồng dày vừa phải, che tủ gốc, trồng cây chắn gió (Trần Thế Tục, 2004 [35]). Hiện nay các tiến bộ kỹ thuật về cây ăn quả đặc biệt là các giống nhãn chín muộn, các giống vải chín sớm đã được chuyển giao vào sản xuất và đang được mở rộng diện tích trồng ở hầu hết các tỉnh như Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Giang. . . đã góp phần bổ sung vào cơ cấu giống hiện có với tỷ lệ 20 -30% so với tổng diện tích nhãn, vải hiện có (Viện nghiên cứu Rau quả, 2005 [48]).
* ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng sinh trưởng phát triển của nhãn
Nhãn là cây thích râm hơn vải, không chịu được các nơi quá khô, ánh sáng gay gắt. Barnhant cho rằng cần phải bảo vệ nhãn vì nó không chịu được ánh sáng găy gắt và khí hậu khô vào mùa hè của chúng ta và cũng không chịu được giá rét của mùa đông (dẫn theo Trần Thế Tục, 1994 [39])
2.3.2. Nghiên cứu về đặc tính nông học của cây nhãn
Sự sinh trưởng và phát triển của rễ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, loại đất, tuổi cây, hình thức nhân giống, sự sinh trưởng phát triển của cành, và quả. Rễ sinh trưởng thành nhiều đợt trong năm (3 - 4 đợt/năm), số đợt rễ phụ thuộc vào tuổi cây. Đợt sinh trưởng mạnh nhất vào thời gian tháng 6 - 8, tổng thời gian sinh trưởng là 229 ngày và ngừng vào đầu tháng 1, hoạt động của rễ chịu nhiều yếu tố chi phối nhất là nhiệt độ, đất và nước. Khi nhiệt độ đất đạt 10oC trở lên rễ bắt đầu hoạt động và 23 - 280C là thích hợp nhất, 29 - 300C hoạt động chậm dần và ở 33 - 34oC rễ hầu như ngừng sinh trưởng. Hàm lượng nước trong đất cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của rễ, nếu hàm lượng nước nhỏ hơn 13% cộng với nhiệt độ không thích hợp rễ sinh trưởng chậm thậm chí ngừng sinh trưởng. Dù là cây chịu nước khá nhưng nếu ngập nước trong thời gian dài rễ nhãn bị chết ngạt do thiếu oxi (Trần Thế Tục, 1998 [36]) .
Số lượng rễ hút có mối quan hệ chặt chẽ với lượng cành dinh dưỡng và số lượng quả trên cây. Năm mất mùa lượng rễ mới nhiều hơn 1,7 lần. Trên cây có 50% cành dinh dưỡng và 50% cành quả có sản lượng ổn định và bộ rễ có số lượng lớn nhất. Chiều dài rễ có liên quan tới biện pháp tỉa hoa. Số lựơng rễ còn thay đổi do biện pháp vun xới, nghiên cứu trong vườn ở Tứ Xuyên cho thấy cây được vun xới có số lượng rễ nhiều hơn cây không được vun xới (6,75g rễ tơ/30cm2 đất so với cây không được vun xới 0,75g rễ tơ/30 cm2 đất) (Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần, 1991 [22]; Trần Thế Tục, 2004 [35]).
Kell cho biết, nhãn có rễ nấm (cộng sinh giữa nấm và rễ), nên có khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng mạnh hơn, nhãn có thể huy động được lượng nước và dinh dưỡng tốt hơn, nhất là trong mùa khô hạn (dẫn theo Trần Thế Tục và cộng sự , 1998 [36]).
- Nghiên cứu về thân, cành nhãn: cây nhãn có tán hình tròn hoặc hình mâm xôi, có màu xanh quanh năm và có tuổi thọ cao. Vì vậy, ngoài mục đích kinh tế, cây nhãn còn được sử dụng làm cây bóng mát hoặc làm cây cảnh. Theo quan sát của Ngô Nhân Sơn, ở huyện Bắc Lưu (Trung Quốc), trong điều kiện bình thường, cây nhãn tơ chưa ra quả, một năm ra lộc 5 lần. Cây trưởng thành bước vào thời kỳ kinh doanh thì thời gian và số lần ra lộc hàng năm thay đổi theo lượng quả, dinh dưỡng trong cây, tuổi cây, mức độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh. . . (dẫn theo Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần, 1991 [22]). Cây nhãn thường ra 4 đợt lộc chính trong năm là lộc xuân, lộc hè, lộc thu, lộc đông (hay còn gọi là cành xuân, cành hè, cành thu và cành đông), trong đó cành thu là cành cho quả năm sau ([10], [12], [13], [20]). Với những cây còn nhỏ, chưa có quả, nếu mùa đông ấm áp thì lộc đông xuất hiện. Đối với những cây đang ở thời kỳ sung sức, cho quả nhiều, cành đông ít khi hình thành, những năm cuối thu đầu đông trời ấm áp và đủ ẩm, cành đông rất dễ có khả năng hình thành và phát triển. Do cành đông có thời gian mọc ngắn và trong thời gian này có nhiều yếu tố bất lợi nên cành đông thường yếu, khó có khả năng trở thành cành cho quả ở vụ xuân năm sau. Dựa vào mùa vụ phát sinh của các cành lộc, nắm được quy luật sinh trưởng và chức năng của từng loại cành để điều khiển nó một cách hợp lý trong quá trình hình thành tán cây, ra hoa đậu quả là rất cần thiết ([3], [8], [35], [38]).
- Nghiên cứu về lá nhãn: Lá nhãn thuộc loại lá kép lông chim, lá đơn mọc đối xứng hay so le. Đại bộ phận các giống nhãn có từ 3 - 5 đôi lá, có giống có từ 1 - 2 đôi, thường là 4 đôi. Lá hình lưỡi mác, mặt lá xanh đậm, lưng lá xanh nhạt, cuống lá ngắn, gân chính nổi rõ. Lá non màu đỏ, tím hay nâu tùy giống và thay đổi theo thời tiết. Lá nhãn từ lúc bắt đầu nhú đến thành thục biến động trong khoảng thời gian 40 - 50 ngày tùy nơi trồng, điều kiện dinh dưỡng và mùa vụ. Tuổi thọ của lá từ 1- 3 năm, có thể căn cứ vào cấu tạo, hình thái, màu sắc của lá để phân biệt được các giống.
- Nghiên cứu về hoa nhãn: Hoa nhãn nở chủ yếu vào ban đêm, khi bắt đầu có ánh sáng thì hầu như hoa ngừng nở, nhãn ra hoa kết quả trong cùng một năm. Quá trình phân hóa mầm hoa diễn ra trong thời gian từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3, đây là thời kỳ phát triển chùm hoa.
Có thể chia quá trình phân hóa mầm hoa thành các thời kỳ sau:
- Chưa phân hóa mầm hoa
- Trước khi phân hóa mầm hoa
- Thời kỳ phân hóa mầm hoa và hình thành nhánh hoa
- Thời kỳ phân hóa các cơ quan của hoa
- Thời kỳ phân hóa trục chính của mầm hoa
Hoa nhãn có màu trắng vàng, có 5 cánh, phía ngoài có lông tơ. Khi hoa nở, độ lớn hoa đạt 4 - 5m, mùi thơm nhẹ, có nhiều mật, hoa xếp thành từng chùm mọc ở nách lá. Chùm hoa có từ 10 - 20 nhánh, trên chùm hoa có từ 1.500 đến 3.000 hoa. Nhãn có các loại hoa: hoa đực, hoa cái là chủ yếu, ngoài ra còn có hoa lưỡng tính và hoa dị hình ([20], [34], [37], [39]).
Thời gian ra hoa của nhãn tùy thuộc vào giống, tuổi cây, và các điều kiện ngoại cảnh, thông thường thời gian ra hoa của nhãn vào khoảng đầu đến cuối tháng 2.
- Nghiên cứu về quả và chùm quả:
+ Chùm quả: Căn cứ vào hình thái, đặc điểm chùm hoa, chùm quả nhãn được phân chia thành 3 dạng sau:
Chùm sung có dạng chùm quả gần giống với chùm quả sung, cuống chùm quả từ trục chính đến quả thường ngắn và đều.
Chùm dâu da có cuống chùm quả từ trục chính thường dài có khi đạt tới 50cm tạo cho chùm quả có độ uốn cong mềm mại, quả trên chùm phân bố rất thoáng ([30], [36], [37]).
Chùm bị là dạng trung gian giữa chùm sung với chùm dâu da, cuống của các nhánh chùm quả không đều nhau, chùm quả có dạng hình chóp hay hình cái bị.
Trong điều kiện bình thường, cây nhãn nở hoa trong khoảng từ 30 - 45 ngày, thời gian nở của một chùm hoa khoảng 15 - 30 ngày, thông thường hoa đực nở trước, rồi đến hoa cái, kết thúc là hoa đực, có khi cả hoa đực và hoa cái cùng nở. Tỷ lệ hoa đực, hoa cái trên cây phụ thuộc vào giống, tuổi cây, điều kiện thâm canh và điều kiện ngoại cảnh ([36], [44], [58]).
+ Quả: quả nhãn có hình cầu tròn dẹt, cân đối hay hơi lệch, cuống quả hơi lõm. Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy, số nụ hoa có thể nở thành hoa đạt 60 - 90%, số còn lại bị rụng. Số hoa cái không đậu được quả trên 60%, chỉ còn lại 10 - 20% là đậu thành quả. Tỷ lệ đậu quả là khá cao so với cây ăn quả khác. Ví dụ: cam, chanh tỷ lệ đậu quả thường chỉ đạt 2,1 - 2,3%, xoài tỷ lệ đậu quả đạt từ 1 - 3%. Sau khi thụ phấn, thụ tinh xong quả bắt đầu phát triển. Trong tháng đầu, chiều cao quả phát triển nhanh hơn đường kính quả đồng thời hạt phát triển to dần lên và thời kỳ sau tốc độ phát triển của đường kính quả nhanh hơn so với chiều cao quả.
+ Cùi và hạt: cùi nhãn là một lớp vỏ giả bao bọc lấy hạt, cùi nhãn thường có mầu trắng đục, trắng trong, hanh vàng, có giống cùi ăn giòn nhưng có giống cùi dai, nhão.
Hạt nhãn có hình tròn, dẹt, màu đen hay nâu đen bóng. Độ lớn của hạt cũng rất khác nhau giữa các giống. Bình thường khối lượng hạt nhãn đạt từ 1,6 - 2,6g (chiếm 17,3 - 42,9% khối lượng quả). Cũng có giống nhãn hạt rất bé, hầu như không có hạt (Trần Thế Tục và cộng sự, 1998 [36]).
2.3.3. Nghiên cứu về giống nhãn và kỹ thuật nhân giống
Các giống nhãn được trồng ở nhiều vùng chính trên thế giới
Cây nhãn được trồng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, với bộ giống khá phong phú và đa dạng.
ở Thái Lan, các giống nhãn chủ lực cho sản xuất thương mại được trồng phổ biến là Daw, Chompoo, Haew, Biew-kiew, Dang, Baidum,Talub Nak, Phestakon, Chom Pu. Các giống nhãn này có thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến cuối tháng 8 (Quang zhou, 2000 [57]).
Trung Quốc có khoảng 400 giống khác nhau và có 40 giống được trồng với mục đích thương mại trong đó 14% là giống chín sớm, 68% là giống chính vụ, 18% là giống chín muộn. Thời gian thu hoạch nhãn ở Trung Quốc kéo dài từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9. Các giống nổi tiếng như: Đại ô Viên, Thạch Hiệp, Trữ Lương, ô Long Linh, Đông Bích, Quảng Nhãn, Băng Đường Nhục. Ngoài ra, Trung Quốc còn có giống nhãn đặc biệt có tên là Long Nhãn giống này ra hoa vào tháng 12, kết quả vào tháng 3 âm lịch, nhưng đến tháng 12 quả mới chín, quả to, vỏ mỏng, cùi dày và nhiều nước. Một số giống khác là nhãn không hạt, cùi ngọt sắc ([21], [35], [36]). Ngoài ra, Jin Song Huang và cộng sự ở Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Phúc Kiến 2000 cũng đã theo dõi và đánh giá một số dòng nhãn hạt lép trên 30 năm. Các dòng nhãn hạt lép có triển vọng là: Minjiao N01, Minjiao N02, Minjiao N03, N04, N05. Trong đó dòng Minjiao N04 là dòng có triển vọng nhất, vì có tỷ lệ hạt lép cao, quả to, chất lượng tốt và năng suất cao ([55], [56], [57]).
Đài Loan có hơn 40 giống nhãn và được phân chia thành 3 nhóm giống: chín sớm, chính vụ và chín muộn. Những giống chủ yếu gồm: nhãn trên vỏ có phấn, nhãn vỏ đỏ, nhãn vỏ xanh, nhãn tháng 10, Fengko, Hongko và Chingko, trong đó giống Fengko chiếm 95% ([22], [37], [61]).
ở Mỹ, các loại cây ăn quả thuộc họ bồ hòn được sản xuất chủ yếu ở Florida, Hawaii, Puerto Rico và California. Florida có khoảng 405 ha nhãn với các giống Blackball, Kona, Homestead N01, N02, Dagelmen, Choompook, Sweeney (dẫn theo Wong Kai Choo, 2000 [61]. ở khu vực Hawaii có diện tích cả vải và nhãn khoảng 123 ha với các giống nhãn chủ yếu là Kohala, Biew, Chompoo, Egami, R3, R9, Florida có các giống: Fukho N02, Wai, Carambo, (Chapman K. P., 1995 [52]).
Các giống nhãn được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam
Với đặc điểm tính thích ứng rộng, cây nhãn ở nước ta được trồng khắp mọi miền từ Bắc đến Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất, tình hình tiêu thụ hoa quả của thị trường nội địa cũng có sự phát triển ngày càng cao cả về lượng và chất.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là việc sử dụng phương thức nhân giống bằng hạt, dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, sự biến dị đã tạo nên quần thể các giống nhãn rất đa dạng về kiểu hình. Kết quả điều tra về các giống nhãn ở hai miền đất nước cho thấy: giống nhãn ở miền Bắc khác xa so với giống nhãn ở miền Nam. Giống nhãn ở miền Bắc thuộc loài phụ Dimocarpus Sub. sp. longan, giống nhãn ở miền Nam thuộc loài phụ Dimocarpus. sp. longan var Obtutus (Vũ Công Hậu, 1996 [10] . ở miền Bắc chủ yếu là giống nhãn lồng Hưng Yên. Giống nhãn này gần với giống nhãn lồng á nhiệt đới và chỉ sản xuất được một vụ quả trong năm có thể xếp các giống nhãn dựa vào một số đặc điểm:
Dựa vào đặc điểm hình thái thực vật và phẩm chất quả có thể xếp các giống nhãn miền Bắc theo hai nhóm chủ yếu sau.
+ Nhóm nhãn cùi: bao gồm Nhãn Lồng, Nhãn Cùi, Nhãn Cùi gỗ, Cùi hoa nhài, Cùi Điếc, Hương Chi, Bàm Bàm, Đường Phèn.
+ Nhóm nhãn nước: Nhãn nước, Nhãn đầu nước cuối cùi, Nhãn thóc và nhãn trơ.
Dựa vào thời gian thu hoạch có thể chia nhãn thành ba nhóm sau:
+ Nhóm chín sớm: Có thời gian thu hoạch từ 15/7 - 05/8.
+ Nhóm chính vụ: Có thời gian thu hoạch từ 05 - 25/8.
+ Nhóm chín muộn: Có thời gian thu hoạch từ 25/8 - 15/9.
Riêng giống nhãn chín muộn HTM-1, thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến 20 - 25/9 (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2006, [12]).
Từ năm 1993 đến nay, Viện Nghiên cứu Rau Quả phối hợp với các tổ chức và người làm vườn địa phương trồng nhãn đã tiến hành điều tra tuyển chọn giống, kết hợp với tổ chức hội thi bình tuyển cây nhãn đầu dòng được tổ chức tại tỉnh Hưng Yên, Sơn La, Hà Tây đã chọn ra được rất nhiều cây nhãn đầu dòng có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt. Tại Hưng Yên, sau 2 lần tổ chức hội thi bình tuyển cây nhãn đầu dòng đã tuyển chọn được 14 giống nhãn thuộc 3 nhóm giống; nhóm chín sớm, chính vụ và nhóm chín muộn, có năng suất cao chất lượng tốt đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cây đầu dòng. Đây cũng là nguồn vật liệu khởi đầu quý giá cho công tác chọn tạo giống trong tương lai. Năm 2005, 3 giống nhãn PH-M99-1.1, PH-M99-1.2 và giống nhãn HTM-1 đã được Bộ nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tạm thời ([12], [16], [49], [47], [13], [43], [46]).
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, các giống nhãn được trồng phổ biến là: nhãn Long, nhãn Tiêu huế, nhãn Xuồng Cơm Vàng, nhãn Tiêu Lá Bầu, nhãn Da Bò, nhãn Vĩnh Châu. Các giống nhãn này có nguồn gốc nhiệt đới, có thể cho 2 vụ quả trong năm. Bộ giống nhãn ở miền Nam tuy phong phú hơn ở miền Bắc nhưng cây thường bé hơn, quả ra sớm và nhiều vụ quả hơn. Giống nhãn Xuồng Cơm Vàng, nhãn Tiêu Da Bò và Tiêu Lá Bầu có nguồn gốc ở Bà Rịa Vũng Tàu và huyện Chợ Lách - Bến Tre đã được Viện Cây ăn quả miền Nam tuyển chọn là hai giống có năng suất cao và chất lượng tốt. Hai giống nhãn này đã được Bộ NN & PTNT công nhận và đã được đưa ra trồng phổ biến trong sản xuất [7], [47], [41], [42]).
* Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống
Nhân nhanh giống tốt, đảm bảo chất lượng giống là một khâu quan trọng thúc đẩy sản xuất, có ý nghĩa lớn trong mở rộng sản xuất, tạo sản phẩm đồng đều đang được các nhà vườn quan tâm. Theo nhóm tác giả Trần thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn Văn Lư, 1998 [36] việc chọn gốc ghép cho nhãn thì ở miền Bắc dùng giống nhãn thóc hoặc nhãn nước làm gốc ghép còn ở miền Nam gốc ghép được chọn là Nhãn Long.
Nhãn là cây ăn quả quý nên cùng với việc nghiên cứu chọn tạo giống, nhân nhanh giống phục vụ sản suất đại trà thì việc bảo tồn nguồn gen nhãn cũng được nhà nước quan tâm lưu trữ và bảo tồn nguồn gen. Trong thời gian từ năm 2002 -2005),viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam kết hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã xây dựng được vùng bảo tồn các giống nhãn bản địa tại xã Hồng Nam huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên và 01 vườn bảo tồn các cây nhãn đầu dòng tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên (Viện Di truyền nông nghiệp, 2005 [45], ngoài ra còn duy trì và bảo tồn tại các hộ gia đình hoặc các vườn nhãn tập thể có cây nhãn đầu dòng.
2.3.4. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật chăm sóc
* Phân bón và cách bón phân
Sachs và Knop, 1938 cho biết: cây cần 10 nguyên tố để sinh trưởng phát triển bình thường, đó là, các bon, oxy, hydro, nitơ, phospho, kali, canxi, lưu huỳnh, mangiê và sắt. Ngày nay con người đã phát hiện ra một cách chính xác các nguyên tố thiết yếu của cây trồng. Có 16 nguyên tố thiết yếu đối với cây đó là: C, H, O, N, K, P, Ca, Mg, S, Cu, Fe, Mn, Mo, B, Zn, Cl. Trong đó 7 nguyên tố sau cùng cây cần một lượng rất ít nên được gọi là các nguyên tố vi lượng, các nguyên tố còn lại gọi là các nguyên tố đa lượng (dẫn theo Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 1996, 2000 [28], [29]).
Cũng như mọi loại cây trồng khác đáp ứng đầy đủ yêu cầu dinh dưỡng cho nhãn là chìa khoá cho việc tăng năng suất, chất lượng nhãn quả. Nhãn là cây ăn quả lâu năm, được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau do đó việc nghiên cứu phân bón cho nhãn là vấn đề quan tâm của không chỉ các nhà khoa học, nhà vườn ở một khu vực, một quốc gia mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Trung Quốc, vườn nhãn cao sản 11-12 tấn quả/ ha, bón 22,5 tấn nước phân và 15 tấn phân chuồng cộng 180 kg ure + 225 kg surper lân + 300kg KCl. Khi phân tích 1000 kg quả tươi cho thấy: cây lấy đi của đất hết 4,01 - 4,08 kg N; 1,46 - 1,58 kg P2 05 và 7,54 - 8,96 kg K2O tương ứng với tỷ lệ N: P: K là 1:1,28-1,37: 1,76 - 2,15. Từ kết quả này người ta đề nghị bón cho vườn nhãn cao sản là 2,7 kg Ure + 3,5 kg Super lân+ 3 kg KCl cho một cây. Sở nghiên cứu cây ăn quả Phúc Kiến nghiên cứu tỷ lệ bón N: P: K có hiệu quả đối với nhãn nhận thấy tỷ lệ 1: 0,5: 1 hoặc 1:1:2 là tốt nhất, hiệu quả tăng rõ rệt. Trong sản xuất, có thể căn cứ vào năng suất để bón phân. Hàng năm cứ thu hoạch 100 kg quả nhãn tươi thì phải bón 2 kg N; 1 kg P2O5 và 2 kg K2O. Dưới đây là bảng liệt kê lượng phân bón cho cây nhãn kinh doa._.nh 6 - 7 năm tuổi ở Viện Nông học Quảng Tây ([22], [35]).
Bảng 2.1.Lượng phân bón hoá học cho vườn nhãn kinh doanh
Viện Nông học Quảng Tây (1990-1991)
Thời kỳ bón phân
Chủng loại và lượng phân bón (kg/cây)
Urê
Phân hỗn hợp
Clorua kali
Supe lân
Đầu tháng 2
0,25
0,3
0,2
-
Giữa, cuối tháng 3
0,2
0,2
0,2
-
Giữa tháng 5
0,2
0,2
0,2
-
Cuối tháng 6
0,3
0,2
0,3
-
Cuối tháng 7 - Giữa tháng 9
0,4
0,3
-
-
Giữa, cuối tháng 11
-
-
0,5
0,5
Tổng cộng
1.35
1.2
1.4
0. 5
Nguyễn Hạc Thuý, 2001 [33] nghiên cứu về mức độ bón phân cho cây nhãn ở ấn độ và các nước cho biết: lượng phân bón thích hợp cho nhãn như sau: cây từ 1 - 3 năm tuổi bón 200g urê + 300 - 500g super lân + 150 - 250g KCl chia làm 2 - 3 lần bón trong năm. Cây 3 tuổi trở lên bón 300 - 450g urê + 150 - 250g P2O5 + 350 - 450g KCl.
Bảng 2.2. Lượng phân bón cho nhãn ở các mức độ tuổi khác nhau:
Tuổi cây
(năm)
Phân chuồng
(kg/cây/năm)
Canxi Amoninitrat
(kg/cây/năm)
Superphotphat
(kg/cây/năm)
KCl
(kg/cây/năm)
1-3
10 - 20
0,3 - 1,0
0,2 - 0,6
0,05 - 0,15
4-6
25 - 40
1,0 - 2,0
0,75 - 1,25
0,2 - 0,5
7-10
40 - 50
2,0 - 3,0
1,5 - 2,0
0,3 - 0,8
>10
60
3,5
2,25
0,6
ở Việt Nam lượng phân bón thích hợp cho nhãn như sau: cây từ 1 - 3 năm tuổi bón 200g urê + 300 - 500g super lân + 150 - 250g KCl chia làm 2 - 3 lần bón trong năm. Cây 3 tuổi trở lên bón 300 - 450g urê + 150 - 250g P2O5 + 350 - 450g KCl .
Đường Hồng Dật, 2003 [6] cho biết lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây, độ phì nhiêu của đất. Tuỳ theo từng nơi mà thay đổi loại phân cho phù hợp vì đặc điểm đất đai khác nhau. Trên cơ sở đó ông đề xuất lượng phân bón như sau: trước khi ra hoa bón 1/3 đạm và 1/3 kali. Cây từ 1 - 3 năm tuổi bón 200g urê, từ 300 - 500g super lân, từ 150 - 250g kali clorua, chia làm 2 - 3 lần bón trong năm. Cây 3 tuổi trở lên bón 300 - 450g urê, 150 - 250g P2O5, 350 - 450g KCl . Khi quả lớn 1cm: bón 1/3 đạm và 1/3 kali. Trước khi thu hoạch quả khoảng 1 tháng: bón 1/3 kali, sau khi thu hoạch quả: bón 1/3 đạm và toàn bộ lân.
Hàng năm cần bón thêm phân chuồng hoai mục cho nhãn với lượng khoảng 10-20 kg/gốc.
Trần Thế Tục, 2004 [35] đề xuất liều lượng và tỷ lệ: khi cây còn nhỏ 3-4 năm đầu có thể dùng nước phân chuồng pha loãng (tỷ lệ 1:3) tưới cho cây, cách 2 - 3 tháng tưới một lần, mỗi lần tưới 5 - 10 lít nước phân /cây hoặc có thể thay thế bằng 50 - 100g urê/cây/năm. Cây càng lớn, tán càng rộng lượng phân bón càng tăng. Có thể bón phân theo tuổi như sau:
Bảng 2.3. Lượng phân bón cho cây theo tuổi (kg/cây)
Tuổi cây
Loại phân
1- 4 năm
5 -10 năm
Trên 10 năm
Phân hữu cơ
15 - 20
25 - 30
40 - 60
Phân lân Văn Điển
0,3 - 0,4
0,5 - 0,7
1,0 - 1,5
Đạm sunfat
0,5 - 0,7
1,0 - 1,5
2,0 - 3,0
Clorua kali
0,3 - 0,4
0,5 - 0,7
1,2 - 1,8
Cách bón, được chia ra làm 4 - 5 lần bón:
+ Lần thứ nhất: vào đầu tháng 2 lúc cây phân hoá mầm hoa, mỗi cây bón 15 - 20 lít nước phân chuồng, không bón đạm quá nhiều để tránh cành mọc vượt.
+ Lần thứ hai: bón vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 với 30% phân đạm, 30% Kali và 10 - 12% phân lân. Mục đích của đợt bón là thúc hoa giúp hoa phát triển tốt có tác dụng tăng khả năng đậu quả.
+ Lần thứ ba: bón vào tháng 6 đến tháng7 với 40% phân đạm và 40% kali. Mục đích của đợt bón này là bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển, đồng thời chuẩn bị điều kiện cho cây phát triển tốt trong năm tới.
+ Lần thứ tư: bón đầu tháng 7 đến đầu tháng 8 trước khi thu hoạch quả 20 - 25 ngày, nhằm cung cấp dinh dưỡng vào thời kỳ quả phát triển nhanh và khắc phục giữa yêu cầu dinh dưỡng của quả và phát triển cành.
+ Lần thứ năm: bón sau khi thu hoạch quả vào tháng 8 đến tháng 10 với toàn bộ phân hữu cơ, 80-90% phân lân và toàn bộ lượng phân đạm, lân, kali còn lại.
Bùi Thị Mỹ Hồng, 1997 [15] khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng N: P: K đến năng suất và phẩm chất nhãn tiêu da bò cho biết các công thức bón N: P: K/cây/năm (N: P2O5: K2O), công thức 450:240:330; và 350:180:270 cộng phân hữu cơ làm năng suất nhãn tăng một cách có ý nghĩa, công thức 400:210:300; 450:240:330 và 50:180:270 cộng phân hữu cơ làm tăng độ Brix (%), đặc biệt công thức 350:180:270 cộng phân hữu cơ làm cho vỏ quả sáng và đẹp hơn.
Báo cáo tổng kết “Xây dựng mô hình thâm canh cây nhãn Hưng Yên”, (1997 - 1998) và (1999-2002) cho cây nhãn thời kỳ kinh doanh, tiến hành bón phân làm 3 giai đoạn: cây từ trước ra hoa đến đậu quả, lượng phân bón cho cây ở độ tuổi 5 - 10 và hàng năm cho thu hoạch tương đương 100 kg quả tươi là 10 kg NPK hoặc 5 kg lân vi sinh + 0,3 kg urê + 0,3 kg KCl. Từ đậu quả đến thu hoặch 0,5 - 0,8 kg urê + 1,0 - 1,5 kg KCl + 0,8 - 1, 0 kg Lân Super. Sau khi thu hoặch bón 50 - 100 kg phân chuồng hoai + 1-2 kg urê + 2-3kg Kali clorua + 15 -20kg lân Super ([25], [26]).
Ngoài biện pháp bón gốc, phương pháp phun phân qua lá cũng đã được sử dụng với các loại phân như Komix, Superzin -K, Thiên nông, Bayfolan, Orgamin…nhằm bổ xung kịp thời dinh dưỡng làm giảm tỷ lệ rụng, tăng trọng lượng quả, tăng năng xuất nhãn, tăng độ sáng vỏ. Phân bón lá Thiên nông đã hạn chế được sự rụng trái non, phân Komix, Superzin -K làm tăng trọng lượng trái ([2], [14], [46]).
Các nguyên tố vi lượng được sử dụng làm phân bón nhiều hơn, trên nhiều loại cây trồng cho hiệu quả rõ rệt. Những nghiên cứu chỉ rõ: nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong hình thành và kích thích hoạt động của các hệ thống men giúp cho các quá trình sinh lý, sinh hoá và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây (Vũ Hữu Yêm,1995 [50]). Nguyên tố vi lượng, xét về mặt số lượng cây cần không nhiều, nhưng mỗi nguyên tố đều có vai trò xác định và không thể thay thế trong đời sống cây trồng.
* Những nghiên cứu về cắt tỉa đối với cây nhãn
Sự sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Cắt tỉa sẽ cho bộ tán hợp lý, cây có thế đứng vững chắc cho khả năng cho quả và mang quả tốt. Cắt tỉa còn là một biện pháp điều chỉnh dinh dưỡng, điều hoà sinh trưởng và ra hoa kết quả của cây. Với những cây đang ra hoa kết quả cắt tỉa còn có tác dụng làm trẻ hoá lại những cành mang quả, do đó sẽ làm tăng sản lượng cây ăn quả (Phạm Văn Côn, 2004 [3]).
Theo tác giả Trần Thế Tục, 2004 [34], [35] cho biết cắt tỉa là một biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất, hạn chế sâu bệnh, khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, kéo dài thời gian thu hoạch và tăng hiệu quả kinh tế. Tạo hình cho cây thời kỳ kiến thiết cơ bản, cắt tỉa cho cây thời kỳ kinh doanh nhằm tạo cho cây có bộ tán hợp lý, có khả năng hấp thụ tốt nhất năng lượng mặt trời và nguồn dinh dưỡng từ đất. Cắt tỉa loại bỏ được các cành bị sâu bệnh, cành yếu, cành mọc lộn xộn .
Mức độ cắt tỉa phụ thuộc vào sức khoẻ cây, giống, tuổi cây để có thể quyết định mức cắt đau hay cắt nhẹ. Nghiên cứu của các tác giả Vũ Mạnh Hải, Phạm Văn Côn, Nguyễn Thị Bích Hồng về ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn [1], [48], [49] cho biết cây cắt tỉa, vệ sinh cây sau thu hoạch phối hợp với tỉa lộc, tỉa hoa và tỉa quả có tác dụng làm tăng số cành ra hoa, tỷ lệ đậu quả và khối lượng trung bình quả, năng suất nhãn tăng gấp 2 lần so với không tác động.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy Bính, 2006 [2] ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa hoa, quả tới năng suất, chất lượng nhãn Hương Chi cho biết việc tỉa hoa, quả đều có tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng suất, chất lượng quả nhãn hơn so với để tự nhiên.
Biện pháp khoanh vỏ có ý nghĩa rất rõ rệt trong việc làm giảm sự phát lộc mùa đông, xúc tiến sự phân hoá mầm hoa tốt và phương pháp khoanh xoắn ốc có hiệu quả cao nhất.
Sử dụng các biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa bằng các biện pháp tác động cơ giới như khoanh vỏ thân, buộc vòng trên thân cây hoặc buộc dây thép hoặc dây nilon có đường kính 2,5 - 3,0 mm thắt chặt vòng quanh thân hoặc cành khung sau 1 - 1,5 tháng nhằm hạn chế rụng quả và tăng khả năng đậu quả ([2], [25], [48]).
Đỗ Văn Chuông, 2000 [5] đã nghiên cứu xử lý nhãn ra hoa bằng khoanh vỏ. Trước khi khoanh cành khoảng một tuần phun 2 lần tobasun, với các vết khấc từ 6 - 12mm. Sau khi khấc xong, bôi thuốc Rhidomil sát trùng, khoảng 25-35 ngày sau, cây nhãn sẽ bắt đầu xuất hiện giò hoa.
* Nghiên cứu về sâu bệnh hại nhãn
Nhãn cũng như nhiều loại cây ăn quả khác bị rất nhiều các loài dịch hại tấn công, chúng gây thiệt hại một cách đáng kể cho người sản xuất, có những loài gây hại ở mức độ thấp, nhưng có những loài làm giảm năng suất rõ rệt thậm chí còn làm mất mùa nhãn hoàn toàn.
Theo nhiều tài liệu của các tác giả ở nước ta trên nhãn có rất nhiều loại dịch hại. Có 428 loài côn trùng, 166 loài bệnh hại trên 23 loại cây ăn quả ở nước ta, trong đó trên nhãn có 12 loại bệnh và 38 loại sâu hại ([43], [46], [47]). Một số loài dịch hại chủ yếu như:
- Sâu hại: bọ xít, rệp sáp, sâu đục quả, sâu đục thân, sâu tiện vỏ, sâu đục gân lá.
- Bệnh hại: bệnh sương mai, khô cháy hoa, phấn trắng, vàng lá, tổ rồng hại hoa, bệnh đốm bồ hóng, xém mép lá.
- Các loại dịch hại khác: nhện, rốc, dơi, chuột.
Các tài liệu của Trung Quốc [22], [23] cho thấy, cũng giống như ở nước ta, trên nhãn, vải có rất nhiều loại dịch hại nhưng đáng chú ý là các loại: bọ xít nhãn vải, rầy hại hoa, xén tóc đốm sao, xén tóc mai rùa, ngài nhỏ vằn chéo, bướm ngài sáp nâu vàng, rệp sáp, sâu đục cành, bệnh sương mai, đốm lá, héo cành, muội đen, tổ rồng rồng, nhện lông nhung, mối, chuột, dơi.
Nhóm các tác giả Vũ Mạnh Hải, Phạm Văn Côn, Nguyễn Thị Bích Hồng, 2005 [48] khi nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV (Rhidomill, Boocdo, Oxyclorua đồng) cho thấy ngoài việc trừ bệnh còn làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng khả năng duy trì của cây còn có tác dụng làm tăng khối lượng trung bình quả, trong đó sử dụng Rhidomill cho năng suất cao nhất.
Để nâng cao tỷ lệ đậu quả trong thời gian cây nở hoa có thể thả ong, thụ phấn nhân tạo, lắc hoa sau mưa, phun nước khi khô hạn, cắt bớt chùm hoa.
2.3.5. Nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng, chế phẩm qua lá ở Việt Nam và trên thế giới
ở nước ta, hiện nay hạn chế của sản xuất nhãn là năng suất thấp, sản lượng không ổn định qua các năm. Một trong những nguyên nhân chính là nhãn ra hoa không đều. Điều này cũng được các nhà khoa học trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, việc nghiên cứu về tác động của các chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng ra hoa, đậu quả, tăng năng suất, chất lượng đối với nhãn còn chưa nhiều và giải pháp đưa ra còn chưa đồng bộ.
Các chất điều hoà sinh trưởng có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều khiển sinh trưởng, phát triển của các loại cây ăn quả nói chung và cây nhãn nói riêng, tất cả các quá trình hoạt động của cây đều có sự tham gia của các chất điều hoà sinh trưởng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng loại chất mà chúng có thể tham gia vào các quá trình cơ bản như: Điều khiển các quá trình ra lá, tăng trưởng chiều cao cây, điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả trái vụ; điều khiển quá trình ra rễ cho cành giâm, chiết cành; điều chỉnh quá trình già hoá của các bộ phận trên cây (Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2000 [28].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của Cloratkali (KClO3), Sodium hypochlorite (NaOCl) và Ca(ClO3)2 đến sự ra hoa và thay đổi sinh lý ở giống nhãn, Daw Sritontip C và cộng sự (2003), đã tiến hành thí nghiệm xử lý các chất hóa học trên cây nhãn từ 10 - 12 tuổi vào ngày 30/11/1999 với nồng độ tương ứng là 5,25 và 5,55 g/m2 tán. Kết quả cho thấy, ở những cây được xử lý, ra hoa tốt hơn ở những cây không xử lý. Cụ thể là, những cây có xử lý KClO3 và NaOCl, hoa ra sớm hơn so với những cây xử lý Ca(ClO3)2, bên cạnh đó đã xuất hiện những chùm hoa ngắn ở những cây xử lý NaOCl và Ca(ClO3)2.. Các chất hóa học này không làm ảnh hưởng đến số quả trên chùm, kích cỡ quả và các thành phần trong quả (Sritontip, C và cộng sự, 2003[59]).
Xử lý Ethrel với nồng độ 1000ppm, GA3, IAA phối hợp với Ethrel, GA3 phối hợp với Ethrel làm tăng tỷ lệ hoa cái và tỷ lệ đậu quả đã có hiệu quả làm tăng năng suất rõ rệt. Trong thời kỳ cây ra hoa, dùng thuốc trừ bệnh Rhidomil MZ và Oxyclorua đồng cũng làm tăng tỷ lệ đậu quả và hạn chế rụng quả.
Chen và cộng sự, 1984 [53] cho biết, sử dụng GA3 ở nồng độ 100mg/lít và ethrel 500-1000mg/lít cũng làm tăng khả năng ra hoa. Khi phun vào thời kỳ phân hoá mầm hoa, chất điều tiết sinh trưởng cũng đã làm tăng kích thước hoa, số lượng hoa cái nhiều và làm giảm lá dị hình trên chùm hoa.
Huang QiangWei, 1996 [54], đã nghiên cứu mối quan hệ giữa PP333 và GA3 với chất điều hoà sinh trưởng nội sinh IPA (isopentenyladenosine), kết quả cho thấy: hàm lượng IPA trong những mắt xử lý PP333 cao hơn đáng kể so với xử lý GA3.Hàm lượng IBA trong mắt xử lý PP333 thấp hơn so với xử lý GA3.. Kết quả xác nhận rằng, hàm lượng GA3 và IBA cao làm hạn chế sự phân hoá mầm, còn hàm lượng IPA trong các mầm cao có lợi cho sự phân hoá mầm. Sử dụng PP333 làm giảm độ lớn của chùm, tăng khả năng đậu quả và năng suất.
Sự bắt đầu nở hoa sớm hơn cũng như thời gian nở hoa ngắn hơn ở những cây được xử lý 2- chloroethanephosphoricacid với tỷ lệ hoa cái/hoa đực tăng khi tăng nồng độ xử lý (Saranant Subhadrabandhu, 1973 [58]).
Những cây Chom-Pu trồng ở hai điểm có độ cao 300m tại Hung Đong- Chiềng Mai (Thái Lan) được xử lý daminozide và malic hyđrazide (MH) ở 3 nồng độ: 1000, 4000, 7000 ppm cho thấy: đường kính của lóng (đốt) già và mới, độ dài của lá kép già và mới ở hai điểm trồng và độ dài của những mầm mới không bị ảnh hưởng của vị trí vườn. Xử lý daminozide và MH không ảnh hưởng đến đường kính của lóng già và độ dài của mầm già, lá chét già, mầm mới, lá kép và lá chét mới ([51], [55]).
ở Thái Lan, hiện nay nhãn được bán quanh năm, do người sản xuất đã nắm được và tác động một số biện pháp kỹ thuật sản xuất trái vụ. Tuy nhiên, việc sử dụng giống, và các loại hóa chất ra hoa trái vụ để thúc đẩy nhãn ra hoa trái vụ đã được nhiều người quan tâm ([55], [56], [60]) .
ở miền Nam Việt Nam, các hộ nông dân đã xử lý nhãn ra hoa thành công. Kết quả cho thấy, cần kết hợp các biện pháp kỹ thuật với một số loại phân bón và hóa chất để làm cho nhãn ra hoa đồng loạt. Tiến hành xử lý KClO3 (Clorat kali) hoà tan trong nước tưới đều xung quanh tán cây. Sau khi xử lý 25 - 35 ngày, cây sẽ bắt đầu xuất hiện giò hoa. Ngoài sự tác động của các hóa chất ra còn có các biện pháp khác như; tỉa cành, bấm ngọn, kết hợp với phân bón lá, phân hóa học. Sau khi thu hoạch 10 ngày thì nhãn sẽ ra lộc và khi 2 đợt lộc thành thục dài và khỏe thì tiến hành xử lý KClO3 (Vũ Ngọc, 2001 [20]).
Đỗ Văn Chuông, 2000 [5] đã nghiên cứu xử lý nhãn ra hoa là: tưới KClO3 vào gốc với lượng 100 - 120g/cây có đường kính tán 2,5m. Hoà tan trong 10 lít nước tưới xung quanh hình chiếu của tán cây, sau khi xử lý tưới đủ ẩm trong vòng một tuần thì sau 25 - 35 ngày sẽ xuất hiện giò hoa.
Ngoài việc xử lý ra hoa cho nhãn bằng phương pháp tưới KClO3 để làm tăng số cây ra hoa, phun KClO3, với nồng độ: 0,5; 1; 1,5; 2 và 2,5%, KNO3 với nồng độ: 1; 2; 3 và 4%, kết quả cho thấy: KNO3 ít có tác dụng kích thích nhãn ra hoa, KClO3 có tác dụng kích thích nhãn ra hoa nhưng ở nồng độ > 1,5% nó đã gây cháy lá nhãn do vậy năng suất không cao (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2001 [13]).
ở Trung quốc, người ta dùng phân bón hợp lý, đúng lúc, cắt tỉa kịp thời hay cuốc làm đứt rễ hoặc phun ethrel ở nồng độ 400ppm khi lộc đông dài 5 - 10 cm cũng làm tăng được năng suất nhãn ([21], [22], [23]).
Xử lý Ethrel với nồng độ 400 - 500ppm cho những cây nhãn ra lộc đông từ 5 - 7cm sẽ làm tăng số cây ra hoa, từ đó làm tăng năng suất nhãn (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2001 [13]).
Các biện pháp có tác động tốt đến việc làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả của nhãn là phun chế phẩm đậu quả, chất điều tiết sinh trưởng như, α-NAA, GA3, KClO3, các loại phân bón qua lá như kích phát tố hoa trái thiên nông, Atonic, Bayfolan, Orgarmin. Có thể dùng riêng rẽ hay dùng hỗn hợp các nguyên tố vi lượng với các chất kích thích sinh trưởng và phun khi hoa bắt đầu nở, hoa nở rộ có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả, giảm tỷ lệ rụng quả non ([14], [12], [38], [39]).
Nguyễn Huy Bính, 2006 [2] đã nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 và axít Boric đến năng suất và phẩm chất của nhãn Hương Chi đều có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả, giảm tỷ lệ rụng quả non, năng suất cao hơn so với đối chứng (163,53 - 173,21%).
Theo Nguyễn Mạnh Dũng, 2001 [8] quá trình sinh trưởng phát triển của nhãn, vải được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn bắt đầu tính từ thời điểm sau khi thu hoạch quả đến trước khi cây ra hoa, từ khi cây ra hoa đến lúc đậu quả và từ khi có quả non đến lúc thu hoạch.
Việc xử lý Thiourea cũng đã được áp dụng cho cây vải một cây có họ hàng gần với nhãn, ở nồng độ từ 300ppm đến 900ppm, tỷ lệ đậu quả cao hơn so với đối chứng. Trong đó công thức phun thiourea ở nồng độ 500ppm làm tăng năng suất 52,4%. Xử lý paclobutrazol bằng phun ở nồng độ 900ppm làm tăng năng suất 43,1%; và tưới 15gam/cây làm tăng năng suất 85,2% so với đối chứng. Sử dụng thiourea ở nồng độ 500ppm cũng cho năng suất cao hơn so với đối chứng (Đào Quang Nghị, 2005 [18])
* Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy:
Quá trình sinh trưởng, phát triển của nhãn yêu cầu khá chặt chẽ về điều kiện thời tiết khí hậu, nhất là các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa. Đây là những yếu tố cơ bản quyết định khả năng phân hoá mầm hoa, phát triển hoa, phát triển quả.
Ngoài một số yếu tố tự nhiên như giống, điều kiện thời tiết khí hậu, đặc biệt là mùa đông đủ lạnh và khô để cây ngừng sinh trưởng, chuyển giai đoạn, thì một số điều kiện do con người tác động đúng lúc và hợp lý sẽ giúp cho cây vượt qua điều kiện bất thuận và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa đậu quả cũng như phát triển quả.
Sự rụng quả là một trong những nhân tố gây năng suất thấp và thất thường trên cây nhãn. Nguyên nhân là do: Điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ dinh dưỡng, sâu bệnh hại…
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
+ Điều tra, đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, điều kiện trồng trọt và phân tích yếu tố thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nhãn tại Hưng Yên.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khoanh vỏ đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn lồng Hương Chi.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, liều lượng KClO3 đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng của nhãn lồng Hương Chi.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá (Atonik, Yogen, Rong biển, GA3, Axit Boric) đến năng suất, chất lượng nhãn lồng Hương Chi.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp điều tra
Tiến hành phỏng vấn theo phương pháp (PRA) tại 240 nông hộ của 8 xã, phường thuộc 02 huyện, thị về độ tuổi của cây, kỹ thuật canh tác… có mẫu phiếu điều tra lập sẵn.
3.2.2. Thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu sẵn có tại các cơ quan quản lý: điều kiện kinh tế xã hội, khí hậu thời tiết, diện tích, năng suất, giá bán quả nhãn tươi.
3.2.3. Nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng
Nghiên cứu thí nghiệm tại vừờn bảo tồn nhãn lồng của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN - Sở Khoa học và Công nghệ - Thị xã Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên, vườn nhãn trồng trên đất phù sa cổ không được bồi tụ hàng năm, nằm trong đê sông Hồng có chế độ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh như nhau.
Thí nghiệm được bố trí trên cây nhãn Hương Chi 7 năm tuổi và cây được nhân giống bằng phương pháp chiết cành ( Phạm Chí Thành, 1986 [31]).
Thí nghiệm 1:
Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến khả năng ra hoa, đậu quả của nhãn Hương Chi.
+ Công thức thí nghiệm:
Công thức 1: không khoanh vỏ.
Công thức 2: khoanh vỏ vào 01/11
Công thức 3: khoanh vỏ vào 10/11
Công thức 4: khoanh vỏ vào 20/11
Công thức 5: khoanh vỏ vào 30/11
+ Điều kiện thí nghiệm:
- Tiến hành khoanh vỏ bằng loại cưa sắt có độ mở lưỡi cưa 2 mm, khoanh trên cành cấp 2 (cành có đường kính 4-5 cm), áp dụng biện pháp khoanh soắn ốc 2 vòng, khoảng cách giữa 2 vòng là 1,5-2,5 cm.
Số cây cho mỗi công thức là 3 cây, 3 lần nhắc lại. Tổng số cây nghiên cứu là 15 cây.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ KClO3 phun qua lá đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng của nhãn lồng Hương Chi
+ Công thức thí nghiệm:
Công thức 1: Không phun.
Công thức 2: Phun nước lã.
Công thức 3: Nồng độ 0,5 %
Công thức 4: Nồng độ 1,0 %
Công thức 5: Nồng độ 1,5 %
Công thức 6: Nồng độ 2,0 %
Công thức 7: Nồng độ 2,5 %
* Thời gian phun vào ngày 20/12/2007.
* Phương pháp tiến hành: Hoá chất sử dụng phun để thúc đẩy việc ra hoa, đậu quả của cây nhãn là KClO3, được phun 1 lần ướt đều bề mặt tán lá của cây nhãn khi thời tiết râm mát.
+ Bố trí thí nghiệm:
Số cây cho mỗi công thức là 3 cây, gồm 3 lần nhắc lại. Tổng số cây thí nghiệm là 21 cây.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng KClO3 tưới vào đất đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng của nhãn lồng Hương Chi
+ Công thức thí nghiệm:
Công thức 1: Không tưới
Công thức 2: Tưới nước lã
Công thức 3: Liều lượng 6 gam/1m2
Công thức 4: Liều lượng 8 gam/1m2
Công thức 5: Liều lượng 10 gam/1m2
Công thức 6: Liều lượng 12 gam/1m2
Công thức 7: Liều lượng 14 gam/1m2
* Thời gian tưới vào ngày 15/11/2007.
* Phương pháp tiến hành: Hoá chất sử dụng tưới để thúc đẩy việc ra hoa, đậu quả của cây nhãn là KClO3, liều lượng trên được tính trên 1m2 diện tích hình chiếu tán lá. Và được pha tan đều trong 30 lít nước rồi tưới xung quanh 1/2 bán kính hình chiếu tán lá phía ngoài gốc cây.
+ Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 1 cây/1 công thức. Tổng số cây thí nghiệm là 21 cây
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến năng suất, chất lượng nhãn lồng Hương Chi.
+ Công thức thí nghiệm:
Công thức 1: Không phun.
Công thức 2: Phun nước lã.
Công thức 3: Phun Atonik
Công thức 4: Phun Yogen
Công thức 5: Phun Rong biển
Công thức 6: Phun GA3 40 ppm
Công thức 7: Phun GA3 40 ppm + 1/1000 Axít Boric.
+ Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 1 cây/1 công thức. Tổng số cây thí nghiệm là 21 cây.
Bố trí mỗi cây theo dõi 30 chùm hoa (quả)/1cây, 3 lần nhắc lại tổng số chùm theo dõi cho một công thức là 90 chùm.
Qui trình phun:
Phun lần 1: Thời kỳ chuẩn bị nở hoa.
Phun lần 2: Thời kỳ tàn hoa.
Phun lần 3: Thời kỳ sau tàn hoa (sau tàn hoa 5-7 ngày).
Cách phun: Sử dụng bình phun 10 lít, phun ướt toàn bộ bề mặt lá trên đầu cành và chùm hoa của cây.
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa lá trên chùm hoa đến khả năng ra hoa, đậu quả của nhãn lồng Hương Chi.
+ Công thức thí nghiệm:
Công thức 1: Không cắt.
Công thức 2: Cắt ngay sau khi lá non xuất hiện.
Công thức 3: Cắt sau 10 ngày lá non xuất hiện
Công thức 4: Cắt sau 20 ngày lá non xuất hiện
Công thức 5: Cắt sau 30 ngày lá non xuất hiện
+ Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 1 cây/1 công thức. Tổng số cây thí nghiệm là 15 cây.
3.2.4.- Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nhãn tại Hưng Yên:
Thu thập các thông tin sau:
+ Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội vùng nhãn Hưng Yên.
+ Các giống cây ăn quả, tỷ lệ cơ cấu trên vườn của các giống cây ăn quả.
+ Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng nhãn qua các năm.
+ Diễn biến về giá bán một số giống nhãn chính.
+ Tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và quản lý vườn nhãn của các nông hộ (bón phân, tỉa cành…. . trong năm).
+ Diễn biến tình hình phát sinh, phát triển một số loại sâu, bệnh hại chính trên vườn nhãn.
+ Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn.
- Đường kính tán (m).
- Chiều cao cây (m)
- Số đầu cành /cây (cành)
- Thời gian ra lộc
- Số lượng lộc/cành mẹ
- Chiều dài lộc
- Thời gian bắt đầu ra nụ
- Thời gian ra nụ rộ
- Thời gian kết thúc nụ
- Thời gian thu hoạch quả
- Tình hình sâu bệnh hại hoa, quả nhãn
- Trọng lượng quả: cân 30 quả/công thức
- Tỷ lệ cùi: tỷ lệ giữa cùi quả (phần ăn được) và trọng lượng quả (30 quả/công thức) cân bằng cân phân tích.
- Tỷ lệ vỏ: tỷ lệ giữa cùi quả (phần ăn được) và trọng lượng quả (30 quả/công thức) cân bằng cân phân tích bằng cân phân tích
- Trọng lượng hạt: cân 30 quả cho một công thức theo dõi và theo dõi cân từng quả bằng cân phân tích.
- Đường kính quả: 30 quả/công thức, dùng thước kẹp
- Số chùm: đếm toàn bộ số chùm quả trên cây
- Số quả: đếm số quả trên chùm
- Trọng lượng quả: cân 30 quả chia trung bình một công thức
- Số quả/chùm: mỗi cây lấy 4 chùm quả theo 4 hướng
- Số quả/cây = số quả/chùm x số chùm/cây
- Tỷ lệ đậu quả:
-
-
-
- Năng suất quả (kg/cây) được cân đo trực tiếp trên vườn khi thu hoạch
- Xác định hàm lượng chất khô theo phương pháp sấy đếm trọng lượng không đổi (%).
* Phân tích phẩm chất quả: phân tích chất lượng quả tại phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến Viện nghiên cứu Rau quả, Hà Nội. Mỗi mẫu phân tích 15 quả.
- Độ Brix: dùng máy đo Brix kế để đo 5 lần/công thức rồi lấy trung bình.
- Hàm lượng đường (mg) theo phương pháp Bectrand
- Hàm lượng vitamin C theo phương pháp quang phổ
- Hàm lượng chất khô (%): sấy đến trọng lượng không đổi ở 105 oC
* Đánh giá hiệu quả kinh tế công thức thí nghiệm:
- Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi
(Trong đó tổng thu = số kg/cây x Giá thực tế; Tổng chi = tổng tất cả các chi phí vật tư, lao động)
- Tính hiệu quả kinh tế:
+ Mức tăng năng suất
+ Giá thành
+ Mức đầu tư để tăng năng suất
3.1.3. Xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê toán học: tổng hợp tài liệu, số liệu và áp dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, giá cả. . . có liên quan đến cây nhãn.
- Xử lý số liệu: theo chương trình EXCEL và chương trình IRRI START 4.0 trên máy vi tính.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất cây ăn quả tại Hưng Yên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý
Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh). Toạ độ địa lý của Hưng Yên là từ 21036 đến 21001 vĩ độ Bắc và 105053’ đến 106017’ kinh độ Đông, được giới hạn bởi:
Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh;
Phía Tây giáp thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam và tỉnh Hà Tây;
Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình;
Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
Hưng Yên có vị trí và địa thế giao thông thuận lợi với các trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật và đô thị lớn của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước nhờ có hệ thống đường giao thông quan trọng chạy qua địa bàn tỉnh như: đường bộ với các đường Quốc lộ 5A, 39A, 38, Tỉnh lộ 200, 207, 208, 199,. . . đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; các tuyến giao thông đường thuỷ trên sông Hồng, sông Luộc, hệ thống Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải.
4.1.1.2.Đặc điểm khí hậu.
Nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, khí hậu Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có mùa đông lạnh. Trong thời kỳ đầu mùa đông khí hậu tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt, mùa hè nóng ẩm và nhiều mưa. Qua theo dõi số liệu khí tượng của Hưng Yên (bảng 4.1 và bảng 4.2) tính bình quân trong 12 năm và đặc biệt là các tháng cuối năm, đầu năm từ năm 2005 đến nay cho thấy: các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa của Hưng Yên khá phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây nhãn đặc biệt là các tháng mùa đông lạnh. Tháng 10, 11,12 năm 2007 và tháng 1, 2, 3/2008 (bảng 4.2), miền Bắc nói chung và Hưng Yên nói riêng đã chịu ảnh hưởng của đợt rét đậm và kéo dài nên đã làm thay đổi đến quá trình ra hoa, đậu quả và thời gian thu hoạch của nhãn (ra hoa muộn hơn so với mọi năm khoảng 1 tháng và thời gian thu hoạch cũng như vậy) và tỷ lệ cây nhãn ra hoa rất cao. Nhiệt độ bình quân trong tháng 1/2008 là 14,60C (trung bình các năm là 16,90C), tháng 2/2008 là 13,10C (trung bình các năm là 17,80C). Như vậy có thể thấy nhiệt độ của các tháng đầu năm 2008 thấp hơn rất nhiều so với trung bình các năm (từ 3 - 50C). Ngoài nhiệt độ, lượng mưa cuả các tháng 1, 2, 3/2008 (13; 5,2; 6,9mm) cũng thấp hơn trung bình nhiều năm (19,7; 25,1; 48,8mm).
Bảng 4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu tỉnh Hưng Yên
Hạng mục
Các tháng trong năm
Cả năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1.Nhiệt độ TB (0c)
16,9
17,8
20,2
23,9
26,9
29,2
29,2
28,2
26,9
25,2
21,6
18,6
23,7
2.Lượng mưa (mm)
19,7
25,1
48,8
66,8
188,7
176,3
187,4
253,0
197,4
124,4
81,8
24,6
1393,9
3.Độ ẩm không khí TB (%)
83
87
89
88
86
82
83
87
85
83
81
80
85
4.Lượng bốc hơi TB (mm)
71,1
55,1
60,6
70,7
87,5
101,3
101,0
75,7
78,4
84,3
83,1
78,6
947,3
5. Số giờ nắng (h)
63,2
39,0
37,1
37,8
164,2
170,8
168,9
147,7
154,9
143,5
132,5
91,7
1401,2
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Hưng Yên 1995 - 2007)
Bảng 4.2. Diễn biến thời tiết khý hậu một số tháng tại tỉnh Hưng Yên (từ 2005 - 2008)
Tháng
Nhiệt độ (0C)
Giờ nắng (h)
Lượng mưa(mm)
Độ ẩm kk (%)
2005
2006
2007
2008
2005
2006
2007
2008
2005
2006
2007
2008
2005
2006
2007
2008
1
16,0
16,8
15,8
14,6
60,5
61,2
53,9
62,4
24
32
0,4
13,0
84
82
68
82,8
2
16,9
18,6
22,8
13,1
41,7
42,7
43,7
24,6
36
39
10,3
5,2
87
81
83,3
74,1
3
19,7
20,4
20
19,9
43,4
44,1
8
55,4
44
39
11,4
6,9
90
83
86
87,1
4
23,4
24.7
22.8
24.0
70,0
97. 9
73.4
65. 5
11,4
8
65
33
87
83
87
79
5
28,4
27. 1
26.5
26.8
198,9
180. 2
155. 6
155. 1
88,3
130
145
100
84
79
83
82
6
29,9
29. 5
29. 8
28. 0
127,7
171.6
223.4
102.6
117,0
110
107
303
80
78
79
79
10
25,6
26,6
24,3
-
113,2
129,8
94,6
-
17,0
18,2
55,9
-
75
82
83,7
-
11
22,2
24,1
20,3
-
124,1
131,8
169
-
190,7
66,0
4,1
-
77
81
75
-
12
16,6
17,6
20
-
57,2
91,9
31,1
-
57,2
91,9
31,1
-
36,9
0,7
3,2
-
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Hưng Yên 1995 - 2007)
4.1.1.3. Đặc điểm đất đai
Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng không có rừng, không c._.công thức 4, 5, 6 và thấp nhất ở 2 công thức đối chứng (38,98 - 39,29%). Như vậy việc sử dụng các chế phẩm bón lá có tác dụng tích cực làm hạn chế hiện tượng rụng quả và GA3 40 ppm + 1/1000 Axít Boric, Yogen, Rong biển, GA3 40ppm có tác dụng giảm rụng quả cho cây nhãn tốt hơn Atonik.
Bảng 4.30. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến khả năng giữ quả
Công thức
Số quả/chùm sau tắt hoa (quả)
Số quả đậu sau tắt hoa
Tỷ lệ giữ quả sau 60 ngày
Sau 15 ngày
Sau 30 ngày
Sau 45 ngày
Sau 60 ngày
CT1
149,4
108,6
86,2
77,6
58,10 d
38,98 b
CT2
142,1
107,5
88,5
72,3
55,80 d
39,29 b
CT3
181,4
106,8
89,4
81,5
75,67 bc
41,73 b
CT4
165,9
108,4
90,6
83,9
72,67 bc
43,82 ab
CT5
167,3
109,2
87,2
81,4
71,23 c
42,59 ab
CT6
181,8
120,1
99,1
87,8
78,17 b
42,99 ab
CT7
184,1
124,7
101,9
93,7
85,33 a
46,38 a
LSD0,05
5,895
5,62
CV%
4,67
6,33
4.5.3. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất
Kết quả ảnh hưởng của của phân bón qua lá đến năng suất nhãn được tổng hợp tại bảng 4.31 cho thấy: số chùm quả/ cây đạt cao nhất ở công thức 3, 4, 7, giảm dần ở công thức 5, 6 và thấp nhất ở 2 công thức đối chứng (công thức 1, 2). Như vậy sử dụng GA3 40 ppm + 1/1000 Axít Boric, Atonik, Yogen đã giúp cây nhãn tăng được tỷ lệ đậu quả.
Công thức 7 có số quả/ chùm khi thu hoạch cao nhất (79,6quả/ chùm) điều đó chứng tỏ chế phẩm GA3 40 ppm + 1/1000 Axít Boric có tác dụng làm giảm rụng quả non tốt nhất, tiếp theo là các công thức 3, 4, 5, 6 (65,8 – 71,7 quả/ chùm)và thấp nhất ở công thức đối chứng (47,3 - 48,5quả/ chùm).
Năng suất trung bình của cây nhãn ở các công thức sử dụng phân bón qua lá đều cao hơn đối chứng rõ rệt. Chỉ tiêu này đạt cao nhất ở công thức 7 và giảm dần ở các công thức 3, 4, 5, 6.
Nhận xét: các chế phẩm phân bón lá đều làm tăng tỷ lệ đậu quả, giảm rụng quả non và tăng năng suất cho cây nhãn. Nên sử dụng các chế phẩm: GA3 40 ppm + 1/1000 Axít Boric, Atonik, Yogen để thu được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó chúng tôi còn nhận thấy các công thức có sử dụng phân bón qua còn làm tăng giá trị của quả nhãn vì khi thu hoạch quả nhãn có màu vàng sáng đẹp hơn.
Bảng 4.31. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến các yếu tố
cấu thành năng suất
Công thức
Tổng số cành ra hoa/cây (cành)
Số chùm quả/cây (chùm)
Số quả /chùm khi thu hoạch (quả)
Năng suất trung bình (kg/cây)
Tăng so đối chứng
(%)
CT1
99,73
77,2
47,3 c
42,27 c
CT2
101,53
78,7
48,5 c
43,77 c
100
CT3
98,73
91,7
69,2 b
69,00 b
157,63
CT4
100,62
87,2
65,8 b
62,17 b
142,91
CT5
99,82
86,5
67,8 b
63,33 b
144,64
CT6
102,48
84,3
71,7 b
65,57 b
149,80
CT7
103,00
88,4
79,6 a
78,43 a
179,06
LSD0,05
7,785
7,205
CV%
6,8
6,7
Nghiên ảnh hưởng của một số chế phẩm phân bón lá đến kích thước, khối lượng và thành phần cơ giới của quả nhãn Hương Chi, kết quả được thể hiện ở bảng 4.32 cho thấy: khối lượng quả của các công thức sử dụng phân bón qua lá đều cao hơn đối chứng trong đó công thức 7 có khối lượng quả lớn nhất (12,41g).
Tỷ lệ phần ăn được đạt cao nhất ở công thức 5 (64,3%) tiếp theo là các công thức 3, 4, 6, 7 và thấp nhất ở công thức đối chứng (59,39 – 59,73%).
Bảng 4.32. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến kích thước, khối lượng và thành phần cơ giới quả
Công thức
Kích thước quả(cm)
Khốilượng quả(g)
Khối lượngvỏ vàhạt(g)
Tỷ lệ phần ăn được(%)
Chiều cao
Đường kính
CT1
2,1
2,3
10,76
4,37
59,39
CT2
2,2
2,5
11,05
4,45
59,73
CT3
2,5
2,6
11,05
4,17
62,27
CT4
2,4
2,6
11,68
4,62
62,40
CT5
2,3
2,4
11,57
4,35
64,30
CT6
2,5
2,6
11,32
4,26
62,37
CT7
2,6
2,7
12,41
4,88
60,68
Kết quả phân tích ảnh hưởng của một số chế phẩm phân bón lá tới chất lượng quả nhãn Hương Chi được thể hiện qua bảng 4.33 cho thấy: các chỉ tiêu đường tổng số, axit tổng số, Vitamin C của các công thức gần như không có sự sai khác so với đối chứng.
Độ Brix của công thức 3, 7 cao hơn đối chứng chút ít, các công thức còn lại cho kết quả tương đương đối chứng.
Bảng 4.33. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá tới chất lượng quả
Công thức
Đường tổng số (%)
Axit tổng số (%)
Vitamin C
(mg%)
Brix
CT1
15,95
0,075
58,37
18,7
CT2
16,27
0,069
62,51
18,9
CT3
16,13
0,082
60,09
19,0
CT4
15,69
0,071
61,35
18,9
CT5
15,47
0,088
55,26
18,7
CT6
16,08
0,079
59,38
18,8
CT7
15,82
0,061
57,22
19,1
Nhận xét: Các chế phẩm phân bón lá đã làm tăng đáng kể khối lượng quả, tỷ lệ phần ăn được và độ brix cho quả nhãn.
* Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm bón lá Tính toán các chi phí và số lượng quả thu được (Phụ lục 4), chúng tôi thu được bảng 4.34 cho thấy: việc sử dụng phân bón lá đã làm tăng hiệu quả kinh tế rõ rệt ở tất cả các công thức thí nghiệm so với công thức đối chứng, cao nhất ở công thức 7 và công thức 3 (lãi thuần thu được là 948.850 đ/cây và 827.800 đ/cây).
Bảng 4.34. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm bón lá
Đvt: 1000đ/cây
Công thức
Hạng mục
CT1
CT2
CT3
CT4
CT5
CT6
CT7
Tổng thu
634.050
657.150
1.035.900
933.150
950.550
984.450
1.176.750
Tổng chi
194.900
206.900
208.100
208.400
29.900
226.900
227.900
Lãi thuần
439.150
450.250
827.800
724.750
704.650
757.550
948.850
4.6. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến khả năng đậu quả và năng suất nhãn Hương Chi
Khi kỹ thuật chăm sóc cây chưa hợp lý hoặc thời tiết biến động đã dẫn tới hiện tượng cây xuất hiện 1 đợt lá non cùng với thời điểm ra hoa. Do một phần dinh dưỡng của cây phải tập trung cho lá non nên chùm hoa của cây không có điều kiện để phát triển tốt nhất.
4.6.1. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến chiều dài chùm hoa
Kết quả của thí nghiệm cắt tỉa lá trên chùm được trình bày tại bảng 4.35 cho thấy: có sự khác biệt về kích thước chùm hoa giữa các công thức được cắt tỉa lá so với đối chứng. Chùm hoa có đạt kích thước lớn nhất (32,3 - 36,4 cm) ở công thức cắt tỉa lá ở ngay sau khi xuất hiện đến 10 ngày. Trên 2 công thức cắt tỉa lá sau 20 - 30 ngày có chiều dài chùm hoa thấp hơn (22,1 - 26,1cm) nguyên nhân là do ở thời điểm cắt bỏ lá trên cây đã gần thành thục nên lượng dinh dưỡng cây phải cung cấp là lớn hơn chính điều đó đã làm giảm dinh dưỡng cung cấp cho quá trình phát triển chùm hoa. Như vậy khi cây xuất hiện lá cùng giai đoạn ra hoa cần tiến hành cắt tỉa lá cho cây ở thời điểm sau khi xuất hiện đến 10 ngày giúp chùm hoa của cây nhãn có điều kiện phát triển tối đa.
Bảng 4.35. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến chiều dài chùm hoa
Công thức
Thời gian cắt tỉa lá (ngày)
Chiều dài chùm hoa sau (cm)
10 ngày
20 ngày
30 ngày
CT1
-
12,25
17,60
20,7c
CT2
12/03
19,40
28,84
36,4a
CT3
22/03
15,25
22,50
32,3a
CT4
02/04
13,80
18,75
26,1b
CT5
12/04
12,75
17,87
22,8b
LSD0,05
5,14
CV%
9,9
4.6.2. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa tới thời gian xuất hiện hoa và thời gian nở hoa
Kết quả về ảnh hưởng của thí nhiệm ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa tới thời gian xuất hiện hoa và thời gian nở hoa được thể hiện ở bảng 4.36 cho thấy: cây bắt đầu nở hoa sớm nhất trên công thức cắt tỉa lá ngay sau khi xuất hiện mức độ chênh lệch so với đối chứng nên đến 10 ngày. Trên các công thức còn lại khoảng thời gian này càng xích gần với công thức đối chứng khi thời gian cắt tỉa lá được thực hiện muộn hơn điều đó chứng tỏ việc cắt tỉa lá non đúng thời điểm sẽ giúp cây nhãn nở hoa sớm hơn như vậy hoa của cây sẽ nở cùng thời điểm với cây nhãn không xuất hiện lá non tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch.
Do thời gian bắt đầu nở hoa của các công thức có sự sai khác đã dẫn tới thời điểm kết thúc nở hoa của các công thức cắt tỉa cũng sớm hơn tuy nhiên mức độ chênh lệch là không đáng kể.
Bảng 4.36. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá đến thời gian xuất hiện hoa và thời gian nở hoa
Công thức
Thời gian bắt đầu xuất hiện hoa (ngày)
Thời gian bắt đầu nở hoa (ngày)
Thời gian kết thúc nở hoa (ngày)
CT1
9-12/3
9-12/4
9-14/5
CT2
29/2 - 4/3
28/3 - 1/4
6-9/5
CT3
3-7/3
1-5/4
7-10/5
CT4
5-9/3
5-9/4
8-11/5
CT5
8-12/3
7-12/4
10-13/5
4.6.3. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến động thái đậu quả
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của cắt tỉa lá đến khả năng đậu quả của cây nhãn được thể hiện ở bảng 4.37 cho thấy: số quả/ chùm sau tắt hoa của các công thức có sự chênh lệch không đáng kể tuy nhiên khả năng giữ quả của cây có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức. Tỷ lệ đậu quả cao nhất ở công thức cắt tỉa lá ngay sau khi xuất hiện với 62,4 quả/ chùm và tỷ lệ giữ quả là 42,56%. Tiếp theo là các công thức cắt lá sau 20, 30 ngày và thấp nhất ở công thức đối chứng không cắt tỉa lá với số quả trên chùm là 35,5 quả, tỷ lệ giữ quả chỉ đạt 26,26%. Như vậy ngoài tác dụng làm tăng kích thước chùm hoa, giúp cây nở hoa sớm việc cắt tỉa lá non trên chùm hoa còn giúp cây nhãn tăng khả năng duy trì quả trên chùm tốt tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất cây nhãn.
Bảng 4.37.ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến động thái đậu quả
Công thức
Số quả/chùm sau tắt hoa
Số quả đậu sau (quả)
Tỷ lệ đậu quả sau 60 ngày (%)
15 ngày
30 ngày
45 ngày
60 ngày
CT1
135,3
88,6
57,5
45,7
35,5 c
26,26 b
CT2
146,6
97,3
75,6
67,3
62,4 a
42,56 a
CT3
138,5
95,4
70,3
60,2
54,9 ab
39,49 a
CT4
140,7
93,5
67,9
55,8
48,3 bc
34,33 ab
CT5
137,4
84,7
61,4
49,6
45,2 bc
32,89 ab
LSD0,05
12,51
10,31
CV%
13,48
16,34
4.6.4. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến các yếu tố cấu thành năng suất nhãn Hương Chi
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất nhãn được trình bày tại bảng 4.38 cho thấy: tiến hành cắt tỉa ngay sau khi lá xuất hiện (CT2) đến sau 10 ngày (CT3) thu được kết quả cao nhất khi số quả/ chùm và năng suất cây đều cao hơn các công thức và đối chứng rõ rệt. Số quả/ chùm đạt 50,3 – 58,5 quả và năng suất của cây nhãn tăng từ 50 – 58%. Khi việc cắt tỉa được tiến hành ở thời điểm muộn hơn (CT4, CT5) thì hiệu quả thu được là không đáng kể.
Bảng 4.38. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến các yếu tố cấu thành năng suất
Công thức
Số chùm/cây (chùm)
Số quả/chùm khi thu hoạch (quả)
Năng suất trung bình (kg/cây)
Tăng so với đối chứng (%)
CT1
83,4
31,6 c
28,34 c
100
CT2
86,4
58,5 a
44,82 a
158,15
CT3
85,5
50,3 b
42,75 ab
150,84
CT4
82,6
43,7 bc
36,71 b
129,53
CT5
84,7
38,4 c
34,18 bc
120,60
LSD0,05
7,49
6,51
CV%
8,9
9,3
4.6.5. ảnh hưởng của việc cắt tỉa đến kích thước quả và phẩm chất quả
Kết quả phân tích mẫu quả nhãn của thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.38 và 4.39 cho thấy: khối lượng quả đạt cao nhất tại công thức 2 (11,76g), chỉ tiêu này giảm dần khi thời gian tỉa lá được tiến hành muộn hơn ở các công thức 3, 4, 5 và thấp nhất ở công thức đối chứng (10,65g) (bảng 4.39).
Tỷ lệ phần ăn được của các công thức 1 (đối chứng) lá thấp nhất 58,21%. Giữa các công thức được cắt tỉa lá công thức 2, 3 có tỷ lệ phần ăn được cao nhất 62,58 – 62,84%, 2 công thức còn lại cho kết quả cao hơn đối chứng không đáng kể (bảng 4.39).
Bảng 4.39. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến
kích thước, khối lượng và thành phần cơ giới quả
Công thức
Kích thước quả(cm)
Khốilượng quả(g)
Khối lượngvỏ vàhạt(g)
Tỷ lệ phần ăn được(%)
Chiều cao
Đường kính
CT1
2,2
2,3
10,65
4,45
58,21
CT2
2,5
2,6
11,76
4,37
62,84
CT3
2,4
2,6
11,01
4,12
62,58
CT4
2,4
2,5
11,18
4,48
59,93
CT5
2,3
2,4
11,06
4,45
59,76
Hàm lượng đường tổng số, axít tổng số của công thức 2 cao hơn đối chứng, các công thức còn lại đều thấp hơn đối chứng chút ít (bảng 4.40).
Hàm lượng Vitamin C, độ Brix của các công thức đều thấp hơn đối chứng (công thức 1). Giữa các công thức tiến hành cắt tỉa chúng tôi nhận thấy các chỉ tiêu trên giảm dần khi thời gian cắt tỉa lá diễn ra muộn hơn (bảng 4.40).
Nhận xét: Việc cắt tỉa lá đã làm tăng khối lượng, tỷ lệ phần ăn được cho cây nhãn tuy nhiên biện pháp này cũng đã làm ảnh hưởng chút ít tới phẩm chất nhãn khi hàm lượng VitaminC, độ brix giảm chút ít. Theo chúng tôi vấn đề trên sẽ được khắc phục hiệu quả khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cung cấp dinh dưỡng qua gốc, qua lá cho cây một cách hợp lý.
Bảng 4.40. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa tới chất lượng quả
Công thức
Đường tổng số (%)
Axit tổng số (%)
Vitamin C
(mg%)
Brix
CT1
15,92
0,075
62,05
19,1
CT2
16,07
0,081
58,38
18,9
CT3
15,38
0,061
56,73
18,8
CT4
15,17
0,077
55,82
18,8
CT5
15,54
0,068
52,94
18,7
* Hiệu quả kinh tế của việc cắt tỉa lá trên chùm hoa, tính toán các chi phí và số lượng quả thu được (Phụ lục 5), được thể hiện qua bảng 4.41 cho thấy: công thức 2 và công thức 3 có hiệu quả kinh tế cao nhất (467.400 đ/cây và 436.350 đ/cây).
Bảng 4.41: Hiệu quả kinh tế của việc cắt tỉa lá trên chùm hoa
Đvt: 1000đ/cây
Công thức
Hạng mục
CT1
CT2
CT3
CT4
CT5
Tổng thu
425.100
672.300
641.250
550.650
512.700
Tổng chi
194.900
204.900
204.900
204.900
204.900
Lãi thuần
230.200
467.400
436.350
345.750
307.800
5. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
1. Hưng Yên có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp hàng hoá. Kinh tế nông nghiệp chuyển dần từ qui mô sản suất nhỏ có hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình kinh tế trang trại theo qui hoạch vùng hàng hoá, đã hình thành các vùng cây ăn quả trù phú với trọng điểm là nhãn và cam Vinh, quýt canh . . . trong đó cây nhãn chiếm diện tích lớn, đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu cây ăn quả của tỉnh (năm 2007, diện tích nhãn toàn tỉnh là 3.352 ha chiếm tỷ lệ trên 43% với sản lượng là 35. 550 tấn).
2. Các biện pháp kỹ thuật tác động lên cây nhãn đã và đang được nghiên cứu dạng mô hình và từng bước chuyển giao tới bà con nông dân. Vùng thị xã Hưng Yên và một số xã có diện tích nhãn lớn ở Tiên Lữ có số hộ có áp dụng các biện pháp kỹ thuật như bón phân, cắt tỉa, xử lý hoá chất, phun chất kích thích sinh trưởng, phun thuốc bảo vệ thực vật cho hiệu quả khá tốt. Thị xã Hưng Yên có trên 90% số hộ thực hiện bón phân vô cơ, phân bón lá trên 41,07%, thuốc BVTV trên 92,86%, riêng xã Hồng Nam có tới 65,74% số hộ đã sử dụng (KClO3). Tuy nhiên ở một số xã việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vẫn còn ở mức thấp.
3. Xác định thời gian khoanh vỏ vào (30/11 - 10/12) có tác động rõ rệt đến khả năng ra hoa tập trung trên các đầu cành của cây nhãn và tỷ lệ đầu cành/cây ra hoa cao nhất đạt 100%,
4. Xử lý Cloratkali (KClO3) phun qua lá có tác dụng kích thích khả năng phân hoá hoa, thể hiện qua các chỉ tiêu: tỷ lệ đầu cành ra hoa cao đạt (98,28%), trong đó nồng độ thích hợp là (0,5 - 1,0%) là có hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây nhãn.
5. Xử lý Cloratkali (KClO3) tưới vào đất có tác dụng kích thích khả năng phân hoá hoa, thể hiện qua các chỉ tiêu: tỷ lệ đầu cành ra hoa cao đạt (98,68%), trong đó liều lượng thích hợp là (8 - 10gam/m2) là có hiệu quả nhất, không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây nhãn.
6. Phun các loại chế phẩm bón lá có tác dụng làm tăng khả năng đậu quả, giảm tỉ lệ rụng quả, tăng khối lượng quả, do đó có thể nâng cao năng suất nhãn và cho hiệu quả kinh tế cao. Công thức xử lý (GA3 40 ppm +1/1000 Axit Boric) tỷ lệ hoa cái + hoa lưỡng tính tăng rõ rệt đạt 29,15 % (đối chứng đạt 22,45 - 22,67 %). Tỷ lệ đậu quả đạt cao nhất ở các công thức xử lý (GA3 40 ppm + 1/1000 Axit Boric), Atonik (32,6 - 33,4%), còn GA3, Yogen, Rong biển tỷ lệ đậu quả cao hơn đối chứng.
7. Cắt tỉa lá non trên chùm hoa giúp cho cây nhãn tập trung dinh dưỡng để phát triển chùm hoa tốt nhất ở công thức cắt tỉa ngay sau khi xuất hiện có chiều dài chùm hoa đạt 36,4cm và nở hoa sớm, tập trung hơn, tăng khả năng duy trì quả trên chùm sau 60 ngày đạt 42,56%. Tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất cây nhãn.
5.2. Đề nghị
1. áp dụng các biện pháp kỹ thuật: khoanh vỏ, cắt tỉa lá non trên chùm hoa đối với giống nhãn Hương Chi và khảo nghiệm các biện pháp kỹ thuật này trên diện rộng với nhiều chủng loại giống khác nhau để nâng cao, ổn định năng suất và hiệu quả kinh tế trên cây nhãn.
2. Tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của KClO3 phun lên lá đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng, đặc biệt là tình trạng sinh trưởng của cây nhãn ở những năm tiếp theo.
3. Tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của GA3, axit Boric đến khả năng ra hoa, đậu quả của cây nhãn ở những năm tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng việt
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển Châu á Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2004), Sổ tay kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Huy Bính (2006), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả nhãn vùng Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Phạm Văn Côn (2005), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển, ra hoa, kết quả cây ăn trái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Văn Côn (2000), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả cây ăn trái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 101 - 152.
Đỗ Văn Chuông (2000), Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp 1996 - 1997, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đường Hồng Dật (2003), Hỏi đáp về cây nhãn và cây vải, Nxb Hà Nội.
Đường Hồng Dật (2000), Nghề làm vườn: Phát triển cây ăn quả ở nước ta, nhóm cây ăn quả nhiệt đới có khả năng thích nghi hẹp, NXB văn hoá dân tộc, Hà Nội, tr 5 - 13.
Nguyễn Mạnh Dũng (2001), Chăm sóc vải nhãn theo giai đoạn, Báo cáo khoa học và đời sống, số 45 ngày 30/9/2001.
Lại Tiến Dũng (2003). Điều tra tuyển chọn một số cây nhãn đầu dòng ở tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội.
Vũ Công Hậu (1999), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Hiền (2007), Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của một số hoá chất đến khả năng ra ha, đậu quả của một số giống nhãn chín muộn trồng tại Gia Lâm - Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội.
Nguyễn Thị Bích Hồng (2006), “Nghiên cứu ứng dụng biện pháp kỹ thuật cắt tỉa và xử lý ra hoa trong thâm canh nhãn Hương Chi ở miền Bắc”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về rau, hoa, quả và dâu tằm tơ giai đoạn 2001 - 2005, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Bích Hồng (2001), Nghiên cứu áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao và ổn định năng suất nhãn, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Nguyễn Thị Bích Hồng (1999), Kết quả điều tra tuyển chọn giống nhãn ở một số vùng miền Bắc Việt Nam, Hà Nội
Bùi Thị Mỹ Hồng (1997), "ảnh hưởng của một số loại phân bón lá trên cây nhãn", Tạp chí nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, số 6, tr. 250 - 251.
Nguyễn Văn Huỳnh, Võ Thanh Hoàng (1997), Sâu bệnh hại cây ăn trái NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
Trần Văn Khởi, Đào Xuân Thảng (2000), "Kết quả bước đầu tuyển chọn giống nhãn”, Tạp chí nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, số 4, tr. 164 - 165.
Đào Quang Nghị (2005), Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh trưởng đến giống vải chín sớm Bình Khê tại Uông Bí - Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Niên giám thống kê Hưng Yên, 2006
Vũ Ngọc (2001), Kinh nghiệm xử lý KClO3 cho nhãn ra hoa của chú Năm Y, Báo nông nghiệp Việt Nam, số 169 ngày 22/10/2001.
Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần (1991), Kỹ thuật trồng vải, Nhà xuất bản Nông nghiệp Bắc Kinh, Bắc Kinh.
Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần (1991), Kỹ thuật trồng nhãn, Nxb Nông nghiệp Bắc Kinh (tài tiệu dịch).
Lưu Vinh Quang (1995), Sổ tay trồng cây ăn quả, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Quảng Tây, Quảng Tây.
Hoàng Thị Sản (2003), Phân loại thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Sở địa chính Hưng Yên (2002), Quy hoạch sử dụng đất đai Hưng Yên.
Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hưng Yên (1997-1998), Báo cáo tổng kết dự án xây dựng mô hình thâm canh cây nhãn, Hưng yên.
Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hưng Yên (2000 -2002), Báo các kết quả thực hiện mô hình lưu giữ giống Nhãn lồng ưu tú tại hộ và mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trồng vườn nhãn mới, chăm sóc vườn kinh doanh.
Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2000), Giáo trình sinh lý thực vật, Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội
Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1996), Sinh lý thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm thực vật học về hoa và biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả của một số giống vải ở Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Phạm Chí Thành (1986), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXB Nông nghiệp.
Huyên Thảo (2001), “Thuốc quý từ quả nhãn và cây nhãn”, Báo nông nghiệp Việt Nam, số 96.
Nguyễn Hạc Thúy (2001), Cẩm nang sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng và bón phân cho năng suất cao, Nxb. Nông nghiệp.
Trần Thế Tục (2004), 100 câu hỏi về cây vải, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Thế Tục (2004), Cây nhãn kỹ thuật trồng và chăm sóc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần thế Tục, Cao Anh Long, Phạm văn Côn, Hoàng ngọc Thuận, Đoàn thế Lư (1998) Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
Trần Thế Tục (1998), Hỏi đáp về nhãn vải, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
Trần Thế Tục (1996), Báo cáo kết quả điều tra tuyển chọn giống nhãn ở Hải Hưng, Hà Nội.
Trần Thế Tục (1994), Sổ tay người làm vườn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
Tổng cục thống kê (2007), Số liệu thống kê Nông - Lâm -Thuỷ sản, Hà Nội.
Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Long Định (1998), Giống nhãn tiêu lá bầu - 265 giống cây trồng mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Long Định (1998), Giống nhãn xuồng cơm vàng - 265 giống cây trồng mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Viện bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 74 - 75, 112 - 113.
Viện công nghệ sau thu hoạch (2002), Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ 2002, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Viện Di truyền nông nghiệp (2005), Báo cáo tổng kết dự án bảo tồn đa dạng sinh học.
Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (2001), Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ăn quả, NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, tr. 165 - 175
Viện nghiên cứu rau quả (2006), Kết quả nghiên cứu khoa học công về Rau, Hoa, Quả và dâu tằm tơ giai đoạn 2001 - 2005, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 47-51.
Viện nghiên cứu Rau quả (2005), Số liệu thống kê về cây ăn quả, Tài liệu tổng hợp và lưu hành nội bộ.
Viện nghiên cứu Rau quả (2000), Kết quả nghiên cứu khoa học về Rau quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 78 - 82.
Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo trình phân bón và cách bón phân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Tài liệu tiếng anh
Chaitrakulsup, T; Sidthiwong, P; Gemma, H và Oogaki, C, (1989), Japese Journal of Tropical Agriculture, vol 33 P. 73-80.
Chapman K. P. (1995). Tree fruit field guide: Longan, Winrok International Institute For Agricultural Development Petit jean Mountain Morrilton, Arkansans USA.
Chen, K. M; Wu, X. M; Pan, Y. X; He, G. Z; Yu, Y. B, (1984) Studies on inflorecence inductionb and the control of compound leaves at the base of inflorescences on longan trees using plant growth regulators, Fujian Agricultural Science and Technology, p29 - 31.
Huang QiangWei (1996), Effects of plant growth regulators on endogenous hormones and bud differentiation of longan, Acta Botanica Yunnanica, vol 18, p145 - 150, (Bioengineering College, Fujian Normal
Nuchrin Boontum, Paitoon leksawasdi (1996), Fruit damge by litchi and longan fruit borer (Conopomorpha sp. Gracillariidae: Lepidoptera), Kasetsart Univ, BangKok (TháiLan), 34th Kas0etesart Univ annual conference, BangKok (TháiLan), 406 pp. 7 - 11.
Popenoe Wilson (1924), Manual of tropical and subtropical fruits, Mae Millan Company, New York
Quang zhou (2000), 1st international symposium on litchi and longan, China June, p19 - 23.
Saranant Subhadrabandhu (1973), Effect of some growth regulators on the flowering and sex ratio of the longan variety Bai-dam- Thailan, Kasetsart University: Annual report 1972 - 1973, p54 - 56.
Sritontip, C, khaosumain, Y, changjaraja, S. and poruk sa, R. (2003), Effects of potassium chlorate (KclO3) sodium hy pochlorite (NaOCl) and calcium hypochlorite (Ca(ClO)2) on flwering and some phy sio logical changes in longan (Dimocarpus longan Lour) CV. Daw, Lampang Agricultural Reseach and Training center, Rajamangala Institute of Technology, Muang, lampang 2000, Thai Land.
Supriyanto A, Hardiyanto Samekto H, Kristianto D, (1999), Technological package of longan seedling by mini grafting - Mahfud - M. C, Widjajanto - D. D, Rosmahani - L (Eds). Balai Pengkajian Teknologi Pertarian, Karangploso (Indonesia), Proceedings of the seminar on research result and priority commodity assessment, Karangploso (Indonesia). BPTP. 1997, pp. 314 - 327
Wong Kai Choo (december 2000), Longan production in ASIA - Bangkok, Thai Lan, N.
Bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học nông nghiệp hà nội
------------------
Lê văn lương
Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao và ổn định năng suất, chất lượng nhãn hương chi trồng ở tỉnh Hưng Yên
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: trồng trọt
Mã số: 60. 62.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Văn Lư
Hà Nội, 2008
lời cam đoan
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Lê Văn Lương
lời cảm ơn
Tác giả luận văn xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Văn Lư đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cặn kẽ tác giả trong suất quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông học, Khoa sau đại học, đặc biệt các thầy cô trong Bộ môn Rau hoa quả, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, đã trực tiếp đóng góp nhiều kiến quí báu về chuyên môn cho tác giả hoàn thành luận văn.
Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn đến Ban goám đốc, lãnh đạo và chuyên viên Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên, đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian cho tôi thực hiện triển khai luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến anh em cán bộ, công nhân của Trung tâm UDTB - KH&CN Hưng Yên. Sinh viên thực tập Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện các nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng.
Qua đây tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên và bạn bè đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn này.
Tác giả
Lê Văn Lương
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Lượng phân bón hoá học cho vườn nhãn kinh doanh 18
2.2. Lượng phân bón cho nhãn ở các mức độ tuổi khác nhau: 19
2.3. Lượng phân bón cho cây theo tuổi (kg/cây) 20
4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu tỉnh Hưng Yên 38
4.2. Diễn biến thời tiết khý hậu một số tháng tại tỉnh Hưng Yên (từ 2005 - 2008) 39
4.3. Một số chỉ tiêu chính của đất tại các điểm lấy mẫu 40
4.4. Cơ cấu giống cây ăn quả chính đến năm 2005 44
4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng nhãn Hưng Yên qua các năm 45
4.6. Thực trạng cây nhãn ở 8 xã trồng nhãn trọng điểm 47
4.7. Tình hình quản lý và chăm sóc của các hộ trồng nhãn 48
4.8. Một số đối tượng sâu bệnh hại chính và mức độ phát sinh, phát triển trong năm 49
4.9. Giá bán nhãn một số năm tại Hưng Yên 52
4.10. ảnh hưởng của thời gian khoanh vỏ đến khả năng ra hoa của nhãn Hương Chi. 55
4.11. ảnh hưởng của thời gian khoanh vỏ đến tỷ lệ đậu quả 56
4.12. ảnh hưởng của thời gian khoanh vỏ đến các yếu tố cấu thành năng suất 57
4.13. ảnh hưởng của thời gian khoanh vỏ đến thành phần cơ giới của quả 57
4.14. Hiệu quả kinh tế của kỹ thuật khoanh vỏ cho nhãn 58
4.15. ảnh hưởng của nồng độ KCLO3 phun qua lá đến thời gian và khả năng ra hoa của cây nhãn. 59
4.16. ảnh hưởng của nồng độ KCLO3 phun qua lá đến khả năng giữ quả và tỷ lệ đậu quả 60
4.17. ảnh hưởng của nồng độ KCLO3 phun qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất 61
4.18. ảnh hưởng của nồng độ KCLO3 phun qua lá đến các thành phần cơ giới quả 62
4.19. ảnh hưởng của nồng độ KCLO3 phun qua lá tới chất lượng quả 63
4.20. Hiệu quả kinh tế của việc xử lý KCLO3 phun qua lá cho nhãn 63
4.21. ảnh hưởng của liều lượng KCLO3 tưới vào đất đến khả năng ra hoa và thời gian ra hoa 64
4.22. ảnh hưởng của liều lượng KCLO3 tưới vào đất đến các chỉ tiêu về hoa 65
4.23. ảnh hưởng của liều lượng KCLO3 tưới vào đất đến tỷ lệ đậu quả và khả năng giữ quả 66
4.24. ảnh hưởng của liều lượng KCLO3 tưới vào đất đến các yếu tố cấu thành năng suất 67
4.25. ảnh hưởng của liều lượng KCLO3 tưới vào đất đến kích thước, khối lượng và thành phần cơ giới quả 68
4.26. ảnh hưởng của liều lượng KCLO3 tưới vào đất tới chất lượng quả 68
4.27. Hiệu quả kinh tế của việc xử lý KCLO3 tưới vào đất 69
4.28. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến khả năng đậu quả 70
4.29. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến khả năng giữ quả 71
4.30. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất 72
4.31. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến kích thước, khối lượng và thành phần cơ giới quả 72
4.32. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá tới chất lượng quả 73
4.33. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm bón lá 73
4.34. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến chiều dài chùm hoa 74
4.35. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá đến thời gian xuất hiện hoa và thời gian nở hoa 75
4.36. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến động thái đậu quả 76
4.37. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến các yếu tố cấu thành năng suất 77
4.38. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa đến kích thước, khối lượng và thành phần cơ giới quả 77
4.39. ảnh hưởng của thời gian cắt tỉa lá trên chùm hoa tới chất lượng quả 78
4.40. Hiệu quả kinh tế của việc cắt tỉa lá trên chùm hoa 78
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHTT033.doc